Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, có thể Việt Nam phải bỏ tiền ra trả cho nước ngoài và chờ đợi họ hoàn thành. "Quyết tâm" thực hiện một đại dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, kinh tế như xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong khi thiếu nền tảng không chỉ về tri thức địa phương mà cả về nhân lực, tri thức, kinh nghiệm, phương tiện kỹ thuật… là vấn đề lớn của Việt Nam khi thực hiện dự án này.

dienhatnhan0

Cộng hòa Czech đã có hai nhà máy điện hạt nhân thông thường. Tuy nhiên, nước này có kế hoạch tăng công suất hạt nhân với các tổ máy điện thông thường mới và các lò phản ứng mô-đun nhỏ, từ năm 2032. Shutterstock / jaroslava V

Việt Nam có thể sẽ không thể tham gia vào những phần cốt lõi của việc xây dựng nhà máy vì trình độ công nghệ mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Giáo sư Tiến sĩ Trần Đại Phúc, một chuyên gia tư vấn về điện hạt nhân cho Chính phủ Việt Nam khi dự án được khởi động lần đầu tiên, từng khẳng định nếu xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Việt Nam chỉ đủ năng lực để tham gia việc đổ bê tông xây dựng hàng rào cho nhà máy. Phát biểu này của Giáo sư Phúc đưa ra mười năm trước, nhưng hiện nay như chính các quan chức Việt Nam thừa nhận, nước nào chưa có bước tiến nào mới về công nghệ điện hạt nhân.

Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Nam giao cho một nhà thầu nước ngoài xây dựng nhà máy còn mình chỉ đảm nhận khâu vận hành, bản thân việc vận hành nhà máy cũng không phải dễ dàng cho nước này.

Giáo sư Trần Đại Phúc cho biết cần có ít nhất 500 chuyên viên, chuyên gia để vận hành hai nhà máy ở Ninh Thuận. Ngoài ra, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân cũng "cần khoảng chừng ấy người để kiểm tra tính an toàn của nhà máy trong lúc vận hành".

Theo Giáo sư Phúc, cần khoảng tám đến 12 năm để đào tạo một chuyên gia về hạt nhân. Tháng 11/2024, trong đợt tuyên truyền cho việc tái khởi động dự án điện hạt nhân, cựu Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Đức Kiên cũng cho biết để có "đội ngũ kỹ sư chủ động điều hành được nhà máy ở một số khâu thường phải mất 12-15 năm". Giáo sư Trần Đại Phúc cũng cho rằng nếu đào tạo theo quy trình thông thường, Việt Nam không thể đào tạo cả ngàn chuyên gia hạt nhân trong một số năm ít ỏi.

Thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật

RFA đặt câu hỏi với Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, một chuyên gia trong lĩnh vực địa kỹ thuật và xây dựng nền móng cho nhà máy điện hạt nhân tại Pháp và Anh, về năng lực kỹ thuật mà Việt Nam cần đạt được nếu muốn sở hữu nhà máy điện hạt nhân.

Theo Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, vấn đề lớn của Việt Nam không nằm ở trình độ kỹ thuật hay tay nghề cho các việc cụ thể. Vấn đề lớn nhất là xác định những tiêu chí và hệ tiêu chuẩn nào để đánh giá và kiểm soát các khâu, từ khảo sát đến thiết kế và thi công, đặc biệt là cho các cấu kiện, hạng mục liên quan trực tiếp đến hạt nhân như lò phản ứng, hệ thống làm nguội, và xa hơn một chút là turbine điện… Những vấn đề này là những vấn đề Việt Nam lần đầu tiên làm nên không biết họ sẽ theo hệ quy chuẩn gì.

Ở các nước đều có những cơ quan chuyên môn phụ trách về quy chuẩn hạt nhân. Anh quốc có Văn phòng quản lý hạt nhân (Office for Nuclear Regulations - ONR), Hoa Kỳ có Ủy ban quản lý hạt nhân (Nuclear Regulatory Commission - NRC). Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho biết họ là những cơ quan rất uy tín và có những hệ tiêu chí rất khắt khe về an toàn, độ tin cậy, môi trường để đánh giá, kiểm tra và kiểm soát các công nghệ lò hạt nhân và các công việc liên quan. Họ phải duyệt thì công việc mới có thể tiến triển. Việc này cần rất nhiều thời gian, đến độ "lâu quá đáng" đối với những người muốn đẩy nhanh tiến độ.

"Không biết Việt Nam sẽ làm với ai, công nghệ nào. Nếu với Nga thì cái cơ quan này có thể sẽ là "Cơ quan liên bang về giám sát môi trường, công nghệ và hạt nhân của Liên bang Nga. Không rõ cơ quan quản lý quy chuẩn kỹ thuật hạt nhân mà Việt Nam hợp tác sẽ phải tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam như thế nào".

Theo Tiến sĩ Tĩnh, bên cạnh các vấn đề trên còn vấn đề quy trình cấp phép (licensing) khác. Bởi vì dự án hạt nhân là đại dự án, cần phải đảm bảo về mặt an ninh, an toàn địa chất của khu vực được chọn xây dựng. Ngoài ra phải có đánh giá rất nghiêm ngặt về môi trường, nhưng khâu này thì Việt Nam có thể tự lập nhiều hơn. Ông nói : "Nếu xây dựng được một hệ tiêu chuẩn, quy chế, tiêu chí rõ ràng cho các giai đoạn thì tôi nghĩ các nhà thiết kế và thi công Việt Nam có thể tham gia hơn 50% trong các dự án nhà máy điện hạt nhân. Tóm lại cũng như nhiều câu chuyện khác, vấn đề không chỉ nằm ở trình độ kỹ thuật. Từng vấn đề cụ thể của đại dự án này, ví dụ câu chuyện nền móng cho công trình điện hạt nhân, cũng tương tự như vậy".

Việt Nam có Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. Họ có một số hoạt động về kiểm soát an toàn và đối phó với tai nạn phóng xạ. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, từ làm việc với các vấn đề An toàn bức xạ/hạt nhân đến xét duyệt một loại lò, nhà máy điện hạt nhân là một khoảng cách rất xa về công việc và năng lực.

Nếu cơ quan này muốn Việt Nam tự chủ trong việc xét duyệt lò, công nghệ, đề ra tiêu chí… như các cơ quan ONR của Anh hay NRC của Mỹ thì chắc chắn Việt Nam phải nhờ tư vấn nước ngoài chứ đào tạo chuyên gia để thực hiện điều đó thì không kịp. Bởi vì để đào tạo một chuyên gia như vậy cần trên mười năm, theo nhận định của ông Lê Trung Tĩnh, người nhận bằng tiến sĩ tại Trường Quốc gia cầu đường Pháp (ENPC) cho một nghiên cứu về đặc tính của đất sét dùng để chứa chất thải hạt nhân trong lòng đất.

Vẫn mơ hồ về vấn đề an toàn hạt nhân

Trao đổi với RFA, một chuyên gia về năng lượng không muốn nêu tên cho biết, sau sự cố điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, trong số các nước tiếp tục xây mới nhà máy điện hạt nhân, chỉ có hai nước phát triển là Hàn Quốc và Phần Lan, còn lại là các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Belarus, Ả Rập, Pakistan. Trong số đó, Nga và Trung Quốc chiếm phần lớn. Do đó, nếu Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân thì khả năng trúng thầu chủ yếu sẽ thuộc về Nga hoặc Trung Quốc.

dienhatnhan2

Khách tham quan xem mô hình lò phản ứng hạt nhân VVER/1200 của Nga được trưng bày ở Hà Nội hôm 26/10/2012. Hoang Dinh Nam / AFP

Nếu Việt Nam chọn Nga như hồi năm 2010 thì sao ? Theo vị chuyên gia này, sau cuộc chiến Ukraine, Nga bị cấm vận toàn diện. Trước cuộc chiến Ukraine, có thể hi vọng Nga sẽ dùng các thiết bị từ khối các nước phát triển G7. Nhưng nếu thuê Nga ở thời điểm này thì họ sẽ khó có thể có thiết bị từ các nước tiên tiến. Ông nhắc lại trường hợp nhà máy nhiệt điện Long Phú. Việt Nam giao cho Nga thực hiện EPC (thiết kế kỹ thuật, mua sắm, xây dựng) nhưng turbine nhà máy của hãng GE (General Electric) của Mỹ. Khi Nga bị Mỹ cấm vận thì dự án đổ vỡ.

Những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một tay chơi mới trong ngành điện hạt nhân. Trong 10 năm qua, Trung Quốc bổ sung thêm 34 gigawatt (GW) công suất điện hạt nhân, nâng số lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động của nước này lên 55. Trong khi trước đó, Hoa Kỳ cần 40 năm để nâng công suất như Trung Quốc vừa qua.

Thời gian qua, từ khi tuyên truyền tích cực cho việc tái khởi động dự án điện hạt nhân, các quan chức Việt Nam liên tục khẳng định điện hạt nhân hiện nay rất an toàn. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nói "chúng ta tin tưởng từng bước thận trọng thực hiện dự án. Công nghệ điện hạt nhân rất là tiên tiến, đảm bảo an toàn". Các chuyên gia của Việt Nam cũng bình luận tương tự.

Họ không nhắc đến mới đây, năm 2021, Trung Quốc đã xảy ra tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn (Taishan) ở Quảng Đông, địa phương giáp giới với Việt Nam. Điều đáng chú ý là Trung Quốc có thể linh động về tiêu chuẩn an toàn để bảo đảm lợi ích. Khi tai nạn xảy ra, một công ty Pháp có sở hữu cổ phần và giúp vận hành nhà máy đã gửi báo cáo cho chính phủ Mỹ cho biết cơ quan quản lý an toàn của Trung Quốc đã nâng "giới hạn chấp nhận được" của mức độ bức xạ bên ngoài nhà máy Đài Sơn để tránh phải đóng cửa nhà máy này.

Chưa rõ Việt Nam sẽ chọn ai làm nhà thầu. Nhưng rõ ràng những phát ngôn của các quan chức Việt Nam về mức độ an toàn của công nghệ điện hạt nhân cần phải được xem xét lại. Những lo lắng của người dân Chăm bản địa về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân, cũng như lo lắng của họ về hậu quả môi trường, văn hóa, xã hội có thể xảy ra là những điều cần được quan tâm tuyệt đối, thay vì huy động truyền thông nhà nước để tuyên truyền về sự "ủng hộ" của người dân địa phương.

Dư Lan

Nguồn : RFA, 16/12/2024

Additional Info

  • Author Dư Lan
Published in Diễn đàn

Hôm 30/11, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết quyết định khởi động lại dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong chuyến thị sát địa điểm quy hoạch dự án sau đó, Tổng bí thư Tô Lâm đã khẳng định "chủ trương khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã có. Nhân dân đồng tình, thì cần xây dựng kế hoạch để bắt tay vào làm và triển khai có hiệu quả. Chậm là lãng phí".

dienhatnhan1

Các tháp làm mát của nhà máy điện hạt Mochovce ở Slovakia, tháng 11/2023. Tomas Benedikovic / AFP

Có những điều nếu "chậm là lãng phí", nhưng theo các chuyên gia, với điện hạt nhân ở một nước như Việt Nam, nhanh có thể còn "lãng phí" hơn.

Ở lần triển khai dự án trước, bắt đầu từ năm 2010, có rất nhiều tiếng nói phản biện dự án. Bộ Chính trị và sau đó Quốc hội Việt Nam đã quyết định hủy bỏ dự án năm 2016. Thế nhưng, lần này, trong hai tháng qua, các quan chức và cơ quan truyền thông của Việt Nam liên tục ca ngợi chủ trương này mà hầu như không thấy tiếng nói phản biện nữa.

Năng lực của chính quyền

Tháng 5/2023, chính phủ Việt Nam công bố Quy hoạch điện VIII do Bộ Công thương soạn thảo.

Trong đó, không đề cập đến kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Quy hoạch Điện VIII đặt ra mục tiêu với những con số rất tham vọng. Hai mục tiêu lớn nhất là bảo đảm an ninh năng lượng và đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đến tháng 10/2024, Bộ Công thương kêu gọi trở lại với điện hạt nhân. Lúc này, lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định "việc phát triển điện hạt nhân thời gian tới là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng mục tiêu Net Zero".

Câu hỏi đặt ra là tại sao khi nghiên cứu, soạn thảo và phê duyệt Quy hoạch Điện VIII, điện hạt nhân không được xem xét như yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu năng lượng kể trên, thì nay chính cơ quan soạn thảo lại khẳng định muốn "thực hiện Net Zero, phải có điện hạt nhân", và điện hạt nhân "lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng quốc gia" ?

dienhatnhan2

Một người dân tham quan mô hình lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 của Nga mà Việt Nam dự định sử dụng cho nhà máy hạt nhân đầu tiên ở tỉnh Ninh Thuận. Triển lãm diễn ra ở Hà Nội hôm 26/10/2012. Hoang Dinh Nam / AFP

Lập quy hoạch, nhưng loay hoay không xây dựng được kế hoạch thực hiện. Đó là một vấn đề lớn khác của Bộ Công thương. Sau gần một năm Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, Bộ này đã sáu lần trình Chính phủ "kế hoạch triển khai" nhưng kế hoạch quá yếu kém nên phải làm lại liên tục. Kế hoạch này được phê duyệt vào tháng 3/2024.

Điều đáng chú ý là Bộ Công thương đã bỏ ra ba năm để nghiên cứu soạn thảo Quy hoạch Điện VIII. Họ bắt đầu soạn thảo Quy hoạch điện VIII từ năm 2021. Họ phải trải qua nhiều lần sửa đổi, tháng 5/2023 mới hoàn thành và phê duyệt.

Đến tháng 9/2024, Bộ này lại xin sửa đổi Quy hoạch Điện VIII. Tuy nhiên, ở thời điểm tháng 9/2024, các nội dung sửa đổi này vẫn chưa nói đến điện hạt nhân.

Quan chức Nhà nước cũng đã đưa ra những tuyên bố mâu thuẫn xung quanh vấn đề này.

Tháng 6/2023, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên còn khẳng định trước Quốc hội "về lâu dài, năng lượng tái tạo là nguồn điện năng rẻ nhất". Giờ đây, theo Bộ Công thương, điện hạt nhân mới là nguồn điện rẻ.

Điện nền là nguồn điện ổn định hệ thống khi các nguồn điện tái tạo như điện mặt trời, điện gió không ổn định. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu năm 2023, "ở Việt Nam, điện than, điện dầu, điện khí, sinh khối và cả thủy điện được xem là nguồn điện nền". Nay thì muốn có nguồn điện nền ổn định, nhất định phải có điện hạt nhân.

Theo Bộ Công thương, nguyên nhân Việt Nam khó thực hiện các mục tiêu Quy hoạch Điện VIII là dự án điện khí, điện mặt trời, điện gió, thủy điện… luôn bị chậm tiến độ, khó hoàn thành như kế hoạch.

Thế nhưng, nguyên nhân gây ra các trở ngại nêu trên nằm ở đâu, năng lực quản trị của Bộ này hay vấn đề nằm ở nguồn điện ?

Chỉ cần nhìn vào việc cơ quan này đã phải soạn dự thảo Quy hoạch Điện VIII trong ba năm với nhiều lần sửa đổi, soạn "kế hoạch thực hiện" với sáu lần sửa đổi, có thể thấy Bộ Công thương có vấn đề về năng lực quản lý hệ thống sản xuất điện, gồm cả công và tư, của các loại nhà máy điện thông thường một cách khoa học để đúng kế hoạch.

Nếu vậy, thì liệu xây nhà máy điện hạt nhân trong bối cảnh năng lực còn nhiều hạn chế có phải là "giải pháp" đúng ?

Đó là chưa kể đến nguy cơ tiêu cực, tham nhũng chính sách khi quy hoạch năng lượng quốc gia.

Vào tháng 12/2023, Bộ Công thương bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra việc tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời "không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch". Đến tháng 9/2024, nhiều lãnh đạo Bộ này bị truy tố, trong đó, Hoàng Quốc Vượng (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) và Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương) bị truy tố vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn, "tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi".

Nhà máy điện hạt nhân trong vùng đất của người bản địa

Năm 2009, Quốc hội Việt Nam công bố nghị quyết xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại hai huyện giáp biển là Thuận Nam và Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Dự án này sau đó bị hủy bỏ vào năm 2016. Nay chính phủ Việt Nam nói muốn tiếp tục xây dựng tại vị trí cũ.

Khi dự án điện hạt nhân này được khởi động lần đầu tiên năm 2010 (nhà máy số 1) và 2011 (nhà máy số 2), một vấn đề lớn được đặt ra là khu vực ảnh hưởng của dự án là nơi sinh sống hàng ngàn năm qua của cộng đồng người bản địa, trong đó chủ yếu là đồng bào Chăm.

Theo bài nghiên cứu "Quan hệ nhóm tộc người - tôn giáo của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận với quốc gia trong phát triển hiện nay", đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2023, của hai nhà nghiên cứu Trần Minh Hằng (Viện Dân tộc học) và Lý Hành Sơn (Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam) cho biết huyện Ninh Hải và Thuận Nam là hai trong số địa bàn người Chăm sinh sống đông nhất.

Trong đó, hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam có "cộng đồng Chăm thuộc ba nhóm là Chăm Bàlamôn, Chăm Bàni và Chăm Islam sinh sống" theo khảo sát năm 2022. Ở huyện Ninh Hải, có cộng đồng Chăm và Raglai sinh sống, tập trung tại xã Xuân Hải và Vĩnh Hải (Vĩnh Hải là nơi đặt nhà máy số 2), với số dân 9.748 người, theo thống kê năm 2019. Theo nghiên cứu nêu trên, cộng đồng Chăm ở đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt.

Trao đổi với RFA, nhà văn, nhà hoạt động văn hóa người Chăm Inrasara nói với RFA rằng nếu muốn tái khởi động dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, nhà nước nên thực hiện theo tinh thần của Điều 27 trong Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa.

Điều 27 của Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa của Liên Hiệp quốc năm 2007 khẳng định rằng :

"Nhà nước cần thiết lập và thực thi, cùng với các dân tộc bản địa, một quá trình công bằng, độc lập, không thiên vị, cởi mở và minh bạch công nhận một cách đầy đủ luật lệ, truyền thống, phong tục và hệ thống sở hữu đất đai của các dân tộc bản địa, để công nhận và phân xử các quyền của các dân tộc bản địa với đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ, bao gồm cả đất đai, lãnh thổ và tài nguyên theo sở hữu truyền thống hay đã sinh sống và sử dụng nhờ các phương thức khác. Các dân tộc bản địa có quyền tham gia vào quá trình này".

Ông Inrasara cho biết từ khi dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được khởi động từ năm 2010, ông đã lên tiếng với Nhà nước về cộng đồng Chăm trong vùng ảnh hưởng của dự án. Theo ông, ngày nay, khi dự án được khởi động lại, những ý kiến đó vẫn còn nguyên tính thời sự.

Người Chăm là cộng đồng bản địa tại địa phương trước khi người Kinh di cư tới và trước khi nước Việt Nam thống nhất ngày nay hình thành. "Panduranga", âm tiếng Việt là "Phan Rang", gồm Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay, là khu vực cực nam của vương quốc Champa. Người Chăm đã cư trú ở đó khoảng hơn 2.000 năm.

Trong khu vực này, cách hai nhà máy điện hạt nhân trong vòng bán kính 30 km, có cụm tháp Po Rome và Po Klaung Girai. Đây là các di sản văn hóa của cộng đồng Chăm, nơi bà con vẫn hành lễ hàng năm. Ngoài hai cụm tháp tiêu biểu này, trong vùng còn có hàng trăm di tích văn hóa – tín ngưỡng khác đang được thờ phụng.

Nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara khẳng định khu vực dự định xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là vùng đất văn vật và tâm linh sâu đậm nhất của dân tộc Chăm, được truyền lại từ truyền thống lịch sử hàng năm của họ.

Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô năm 1986, khu vực trong bán kính 30km trở thành vùng cấm. Nhà nghiên cứu Inrasara đặt vấn đề rằng nếu tai nạn hạt nhân Ninh Thuận xảy ra, các tháp thiêng nói trên của người Chăm sẽ thành "Bimong bhaw" (tháp bỏ hoang). Đó là chưa kể hàng trăm nghĩa trang tộc mẫu trong các làng người Chăm cũng sẽ bị bỏ hoang, không được thờ cúng. Theo ông Inrasara, đó là điều không người Chăm nào "có thể tưởng tượng nổi" khi mình còn sống.

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam hôm 9/12 nói trên trang Báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết tỉnh này sẽ "chủ động tiến hành khảo sát, lấy ý kiến, xác định tâm tư, nguyện vọng nhân dân vùng dự án, đồng tăng cường tuyên truyền, thông tin, vận động tạo đồng thuận nhân dân khi dự án được triển khai".

Bản thân lời ông Trần Quốc Nam không cho biết chính quyền địa phương có coi cộng đồng Chăm bản địa là một cộng đồng quan trọng trong dự án này hay không. Ngay cả khi chính quyền làm việc trực tiếp và sâu sát với cộng đồng Chăm, rõ ràng phương hướng của chính quyền là "tuyên truyền", "vận động" để "tạo đồng thuận" chứ không thực sự thấy các vấn đề lịch sử chính trị và văn hóa tại khu vực rất phức tạp.

Nỗi lo của người dân

Tháng 11/2024, khi Bộ Công thương và một số chuyên gia nhà nước bắt đầu kêu gọi tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Thông tấn xã Việt Nam đã kể chuyện rằng "khi hay tin Chính phủ đề xuất tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trước đây đều bày tỏ phấn khởi và đồng thuận cao".

Không chỉ quan chức như ông chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, các chuyên gia của "Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam" khi viết kiến nghị cho chính quyền cũng chỉ quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật của dự án. Họ không thấy đây là một vấn đề xã hội, chính trị nhạy cảm.

dienhatnhan4

Những nhà hoạt động phản đối điện hạt nhân tập trung bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok, Thái Lan hôm 26/4/2011. Reuters/Chaiwat Subprasom

Trao đổi với RFA, một nhà hoạt động xã hội văn hóa người Chăm không muốn nêu tên vì lý do an ninh cho biết "bà con người Chăm tất nhiên là không ủng hộ dự án này ngay từ trước năm 2016 rồi".

Ông cho biết mức độ phản đối của bà con mạnh "đến nỗi thời điểm đó đã dấy nên xung đột căng thẳng dẫn đến bắt nguội sau sự vụ". Chính quyền địa phương "bắt nguội" một số người nhiệt tình, có ảnh hưởng, "làm công tác tư tưởng rồi thả cho về", ông nói với RFA.

Theo nhà hoạt động văn hóa trẻ này, hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận dù chưa có quyết định xây dựng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

"Về môi trường rõ ràng là ảnh hưởng rất nặng, vì quỹ đất làm rẫy, chăn thả gia súc đã bị thu hồi, bất động sản ăn theo, hay các doanh nghiệp ăn theo đang thâu tóm quỹ đất xung quanh càng làm cho xã hội càng xáo trộn hơn. Lợi ích thì chưa thấy, vì nó là ở tương lai khi dự án triển khai hoạt động, nhưng trước mắt thì người dân không biết bám víu vào đâu, mông lung thôi".

Về khả năng lắng nghe tiếng nói của người dân địa phương, ông cho biết ở lần triển khai trước, "người dân còn dám đưa ra chính kiến của mình về việc đồng ý hay không đồng ý về dự án, nhưng sau vụ bắt nguội 2016 thì người dân chỉ phó mặc thôi, đâu biết kêu ai, ai lắng nghe mình đâu".

Ông khẳng định "không có chuyện người dân đồng tình về dự án đâu, vì người dân hoàn toàn không nghe biết gì về thông tin dự án, kiểu ngày mai làm thì tối nay mới biết".

Liệu một cơ quan yếu kém về năng lực và tham nhũng chính sách như Bộ Công thương có thể đảm đương một đại dự án liên quan đến các vấn đề quốc tế, công nghệ cao, các vấn đề chính trị - xã hội nhạy cảm tại địa phương ? Đó là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Dư Lan

Nguồn : RFA, 11/12/2024

Additional Info

  • Author Dư Lan
Published in Diễn đàn

Đông Nam Á muốn thúc đẩy điện hạt nhân, giới chuyên gia hoài nghi

Sân khấu chính trị Pháp đặc biệt là cách tổng thống Macron xử lý tình trạng liên minh cầm quyền không nắm được đa số tuyệt đối sau cuộc bầu cử Quốc hội dĩ nhiên vẫn là chủ đề được báo chí ra ngày 24/06/2022 theo dõi nhiều nhất. Đối với thính giả Việt Nam, đáng chú ý có lẽ là bài viết trên Le Monde về xu hướng chạy theo năng lượng hạt nhân của nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

dien1

Khói trắng thoát ra từ các tháp giải nhiệt của nhà máy điện hạt nhân là hơi nước. Những tháp này chỉ có ở các nhà máy điện nằm ven sông. © Jaromir Sebek S ebek / M afa F iles / AFP

Trong bài viết "Indonesia, Việt Nam và Philippines bị nguyên tử cám dỗ", Le Monde ghi nhận sự kiện ba nước Đông Nam Á mong muốn thúc đẩy lĩnh vực điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm sự phụ thuộc của mình vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, ý muốn hồi sinh các dự án hạt nhân dân sự của ba nước đã bị giới chuyên gia đón nhận với tâm lý hoài nghi.

Theo tờ báo, khu vực này hiện phải nhập khẩu đến 40% năng lượng, và chủ yếu phụ thuộc vào nguồn dầu hỏa từ Trung Đông và nguồn than từ Úc. Về cơ cấu năng lượng sử dụng, 80% dựa vào nhiên liệu hóa thạch, phần còn lại là năng lượng tái tạo, cụ thể là thủy điện. Trong những điều kiện đó, hạt nhân trở nên hấp dẫn, ngay cả khi nhiều chuyên gia đã hoài nghi về khả năng tất cả những thông báo thúc đẩy điện hạt nhân của ba nước Việt Nam, Indonesia và Philippines sẽ trở thành hiện thực.

Việt Nam : nước Đông Nam Á đầu tiên có nhà máy điện hạt nhân ?

Ở Việt Nam chẳng hạn, cuối tháng 5 vừa qua, bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã tuyên bố trước Quốc hội rằng phát triển năng lượng hạt nhân là "xu hướng tất yếu".

Năm 2016, một dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn Rosatom của Nga và Tập đoàn Điện Nguyên tử Nhật Bản tại tỉnh Ninh Thuận đã bị bỏ dở do thiếu ngân sách, nhưng bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhắc lại rằng dự án đã bắt đầu được thực hiện, hiện chỉ bị "đình chỉ" chứ không phải "hủy bỏ", hàm ý rằng các cơ quan chức năng có thể khởi động lại dự án này.

Theo ông Diên : "Chúng ta không thể phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện, trong khi tiềm năng thủy điện của đất nước đã bị khai thác hết". Ông còn cho biết thêm rằng Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, nên cần một nguồn năng lượng "ổn định".

Đối với Philip Andrews-Speed, nhà nghiên cứu chính tại Viện Nghiên cứu Năng lượng thuộc Đại học Quốc gia Singapore, sự tồn tại của một dự án cũng như tính chất chuyên chế của chế độ cho thấy Việt Nam được xem là quốc gia đầu tiên trong khu vực có được nhà máy điện hạt nhân. 

ASEAN : Hạt nhân là năng lượng sạch

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2020 đã khuyến nghị dùng năng lượng hạt nhân "như một nguồn năng lượng sạch", để giúp khu vực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu đã tăng 80% kể từ năm 2000 và sẽ tăng thêm 60% vào năm 2040.

Tại Philippines, tân tổng thống Ferdinand Marcos Junior, đắc cử ngày 09/05/2022, đang có kế hoạch mở cửa trở lại nhà máy điện hạt nhân Bataan, nằm cách thủ đô Manila 80 km về phía Tây, hoàn thành vào năm 1984, nhưng chưa bao giờ được đưa vào hoạt động. Còn tại Indonesia, một dự luật mới đã được đưa ra vào đầu tháng 6 để có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2045.

"Chúng tôi nhận thấy rằng các vấn đề về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng đang nằm trong chương trình nghị sự", Philip Andrews-Speed lưu ý. Các công nghệ mới, các biện pháp an toàn được cải thiện cho các nhà máy điện hạt nhân và cuộc chiến ở Ukraine, đã dẫn đến bùng nổ chi phí năng lượng (khí đốt, dầu mỏ), đã đưa năng lượng hạt nhân trở lại vị trí hàng đầu.

Xu hướng chạy theo hạt nhân : "Ngọn lửa rơm"?

Jean-Christophe Simon, thành viên nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Kinh tế Ứng dụng ở Grenoble, Pháp, nghĩ rằng lựa chọn hạt nhân ở Đông Nam Á sẽ là "một ngọn lửa rơm".

Ngoài những "trở ngại về tài chính và môi trường", chuyên gia về phát triển công nghiệp của các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á này cho rằng : "Khi xem xét kỹ hơn, các dự án đang mang lại những thách thức lớn. chẳng hạn như vị trí, bảo trì và độ tin cậy (theo tiêu chuẩn hậu Fukushima), cũng như kiểm soát thời gian vận hành". Thêm vào đó là những lo ngại về nạn tham nhũng và chủ nghĩa bè phái tồn tại ở những quốc gia này. 

Macron lâm vào bế tắc 

Thời sự Pháp là chủ đề được tất cả các tờ báo lớn đưa lên trang nhất vào hôm nay. Không hẹn mà gặp, cả Le Monde lẫn Le Figaro đều nhấn mạnh trong tựa lớn trang nhất của mình khó khăn mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang gặp phải trong việc kêu gọi các đảng đối lập hợp tác với liên minh cầm quyền, trong lúc Libération lại chú ý đến số phận nữ thủ tướng Elisabeth Borne.

Nếu Le Monde nhìn thấy là : "Trong hoàn cảnh bế tắc, Macron kêu gọi phe đối lập", thì Le Figaro nói thẳng "Macron bị cô lập sau câu trả lời "không" của các phe đối lập"

Le Monde nhắc lại : "Vì chỉ nắm được đa số tương đối trong Quốc hội, người đứng đầu nhà nước hôm thứ Tư (22/06) đã kêu gọi tinh thần "trách nhiệm" của "tất cả các lực lượng chính trị". Do phải đối mặt với điều mà ông gọi là một "thực tế mới" trong nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, ông Macron đề ra một phương pháp dựa trên "thỏa hiệp" và "đối thoại".

Vấn đề theo tờ báo, là tổng thống và đảng của ông lại không chịu loại trừ việc xem đảng Tập Hợp Dân Tộc là một tác nhân đối thoại hợp pháp, một điều có nguy cơ thể chế hóa phe cực hữu tại Pháp. Bà Marine Le Pen lãnh đạo đảng này xem điều đó là đỉnh cao của hai mươi năm nỗ lực đã qua, và như ghi nhận của Le Monde, 89 dân biểu cực hữu của đảng đứng đầu phe đối lập này, đang cố phô trương một hình ảnh ôn hòa, có sức trấn an. 

Macron bị cô lập

Về phần mình, Le Figaro đã nhấn mạnh đến việc các đảng đối lập, từ liên minh cánh tả Nupes cho đến đảng Những Người Cộng Hòa cánh hữu và đảng Tập Hợp Dân Tộc cực hữu, tất cả đều bác bỏ yêu cầu mà tổng thống Pháp Macron đưa ra muốn họ nhanh chóng cho biết "sẵn sàng đi bao xa" để "xây dựng các thỏa hiệp" và ngăn chặn cuộc khủng hoảng chính trị.

Đối với Le Figaro, ba thành viên chủ chốt trong phe đối lập đã từ chối "khoán trắng" việc nước cho tổng thống và cho rằng chính ông Macron mới là bên phải nhờ vả đến họ và đưa ra những cam kết trước.

Le Figaro không ngần ngại nhận định rằng sau cuộc bầu cử Quốc hội, ông Emmanuel Macron đã bị cô lập và lâm vào thế yếu. Tờ báo cho biết rằng đó cũng là ý kiến 83% người Pháp, được ghi nhận trong một cuộc thăm dò ý kiến do viện Odoxa-Backbone Consulting thực hiện. Theo công trình điều tra dư luận này, cứ 10 người Pháp thì có đến 7 người đổ lỗi cho ông Macron về việc liên minh cầm quyền mất đa số tuyệt đối trong Quốc hội.

Cuộc thăm dò ý kiến này cũng cho thấy là 57% người được hỏi không muốn thấy bà Elisabeth Borne tiếp tục làm thủ tướng Pháp. 

Số phận mỏng manh của nữ thủ tướng Borne

Số phận của đương kim thủ tướng Pháp chính là đề tài quan trọng trong ngày của tờ báo thiên tả Libération. Ngay trang nhất, bên trên một bức hình ghép một tấm ảnh bị làm cho nhòa đi của bà Borne đứng trên sân cỏ của điện Matignon – tức phủ thủ tướng Pháp – tờ báo chạy hàng tựa lớn : "Elisabeth Borne : Bóng ma của điện Matignon".

Theo tờ báo, "được chọn làm thủ tướng nhờ đức tính nghiêm túc và kín đáo, nhưng lại bị cuộc bầu cử Quốc hội đẩy vào tình trạng bấp bênh và hầu như bị làm ngơ trong bài diễn văn hôm thứ Tư của tổng thống Macron, nữ thủ tướng Pháp gặp khó khăn trong việc áp đặt uy quyền của mình, và thấy chiếc ghế của mình khơi dậy lòng thèm muốn".

Pháp tung kế hoạch chống thiếu hụt khí đốt

Khó khăn kinh tế mà nước Pháp phải gánh chịu, chủ yếu trên vấn đề nguồn cung ứng khí đốt đang bị Nga bóp nghẹt đã được nhật báo kinh tế Les Echos nêu bật trong hàng tựa trang nhất : "Khí đốt : Kế hoạch của Pháp nhằm tránh thiếu hụt".

Theo Les Echos, chính quyền Pháp đã yêu cầu các xí nghiệp và cơ quan giảm 10% mức tiêu thụ của mình, đồng thời ra lệnh đổ đầy 100% các kho dự trữ khí đốt ngầm dưới lòng đất từ nay đến 01/09. Hiện các kho này đã đầy khoảng 59%, một mức cao hơn bình thường, nhưng khả năng bơm thêm có nguy cơ bị chậm lại do việc nguồn cung cấp từ Nga cạn dần.

Tuy vậy, theo nhận định của tờ báo, tình hình ở Pháp chưa nghiêm trong đến mức phải kích hoạt lệnh báo động, như điều đã xẩy ra tại Đức và 9 nước Liên Âu khác.

Lý do là Pháp ít lệ thuộc vào khí đốt của Nga hơn, và nhất là có sẵn những cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng và được nối với hệ thống ống dẫn khí tại Tây Ban Nha. 

Pháp chuẩn bị đón 32 triệu khách nghỉ hè

Vào lúc các đồng nghiệp chú ý đến các chủ đề nặng nề, nhật báo công giáo Pháp La Croix hôm nay đã chọn khai thác sâu một đề tài nhẹ nhàng. Trên trang nhất, tờ báo chạy hàng tựa lớn : "Đi hè nghỉ hè bằng mọi giá".  

Theo La Croix, mệt mỏi với hai năm khủng hoảng Covid và nỗi lo lắng về bối cảnh địa chính trị và kinh tế, nhiều người Pháp đã quyết định sẽ đi nghỉ hè. Mùa hè này hứa hẹn sẽ rất đặc biệt, cả về điểm đến lẫn giá cả tăng cao.

Theo giới chuyên môn trong ngành du lịch, số người Pháp đi nghỉ hè năm nay sẽ cao kỷ lục, lên đến 32 triệu, một mức hơn hẳn con số 30 triệu khách, vốn đã cực cao của năm 2019, tức là trước khi bùng nổ đại dịch Covid.

Một dấu hiệu cụ thể : sự gia tăng của lượng vé xe lửa đặt mua trước. Đến giữa tháng 6, công ty đường sắt Pháp SNCF đã bán được 6,5 triệu vé tàu cao tốc TGV cho các đợt chạy trong tháng 7 và tháng 8, tức là nhiều hơn 10% so với giữa tháng 6 năm 2019 (và tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái).

Một dấu hiệu thứ hai : Lượng vé máy bay được đặt cũng tăng vọt, vượt qua mức của năm 2019. Vấn đề đối với các hãng hàng không hiện nay không còn là thiếu khách, mà là thiếu nhân viên, đến mức một số đã phải hủy chuyến bay…

Tại các công ty du lịch cũng vậy, lượng đặt chỗ đã cao hơn 20% so thời kỳ trước khủng hoảng Covid.

Vấn đề là mức cầu gia tăng tất yếu dẫn đến việc giá cả dịch vụ gia tăng, từ nhà hàng, khách sạn, cho đến vận chuyển hay cho thuê xe. Nguyên nhân tăng giá thường được đưa ra là do vấn đề nhiên liệu đã trở nên đắt đỏ hơn.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Châu Á

Nhu cầu năng lượng của Việt Nam đang tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng kinh tế. Vấn đề cấp bách của Việt Nam là phải tìm nguồn năng lượng thay thế không phải nhiên liệu hóa thạch để giảm thiểu ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Hiện tại, thị trường điện hạt nhân lớn nhất thế giới tồn tại ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển vì những nước này đang rất cần năng lượng tương đối rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng năng lượng hạt nhân, không rẻ cũng không an toàn, đang đặt các quốc gia đó vào tình thế khó xử. Khi điểm nóng của thị trường điện hạt nhân chuyển từ "công nghệ tiên tiến" sang "khả năng chi trả kinh tế", làm thế nào để tìm ra giải pháp điện hạt nhân toàn diện cho các nước đang phát triển với những yêu cầu cụ thể đang đặt ra một câu hỏi nghiêm túc đối với cộng đồng quốc tế.

hatnhan1

Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt

https://phuongnamvina.com/vien-nghien-cuu-hat-nhan-da-lat.html

Nhu cầu cung cấp điện tăng 14% mỗi năm và mức tăng trưởng dự kiến ​​s đạt 15% Vit Nam cho đến năm 2015. Vit Nam ph thuc vào thy đin, chiếm 36,04% ngun cung đin quc gia vào năm 2009. Thiếu các ngun năng lượng khác, sẽ rất khó để Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước trong tương lai chỉ với thủy điện và nhiệt điện từ nhiên liệu hóa thạch (như dầu, than và khí tự nhiên). Cung cấp điện hạt nhân, một giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện mà không thải ra khí nhà kính, vẫn đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nước đang phát triển mà đại diện là Việt Nam. Việt Nam đã công bố chương trình điện hạt nhân đầy tham vọng, dự kiến ​​phát trin t mt lò phn ng vào năm 2020 lên 10 lò vào năm 2030, trong đó đóng góp hạt nhân vào lưới điện quốc gia sẽ là 1,5% vào năm 2020, 8% vào năm 2030 và 20-25% vào năm 2050.1, 3 Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đặt tại Phước Dinh, được cung cấp bởi Atom Story Export từ Nga. Nhà máy thứ hai, đặt tại Vinh Hải, do JAPC Nhật Bản cung cấp. Là một quốc gia đang phát triển, điều duy nhất Việt Nam có thể làm là đưa điện hạt nhân trở thành một phần không thể thiếu của lưới điện quốc gia, đồng thời đảm bảo an toàn và an ninh cho điện hạt nhân.

Nga và Nhật Bản hứa cung cấp gói viện trợ cho Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam về kinh phí, công nghệ, nhiên liệu hạt nhân, xây dựng và vận hành nhà máy điện, v.v., vì Việt Nam không có các yếu tố cơ bản để tự phát triển điện hạt nhân.

Các nước đang phát triển như Việt Nam phải đặt vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân lên hàng đầu và tiến hành nghiên cứu các tai nạn hạt nhân trong lịch sử, ví dụ như Chernobyl, Fukushima, v.v., ảnh hưởng của thiên tai đối với các nhà máy điện hạt nhân trước khi phát triển năng lượng hạt nhân. Để giữ cho một nhà máy điện hạt nhân hoạt động trơn tru và an toàn, cũng cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia hạt nhân, kỹ sư, chuyên gia và người vận hành.

Một quốc gia phải mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để nắm vững bản chất của khoa học và công nghệ hạt nhân, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện có của quốc gia đó. Vì các chuyên gia hạt nhân đang khan hiếm ở các nước đang phát triển, Việt Nam nên bổ sung thêm các khóa học kỹ thuật hạt nhân ở các trường cao đẳng và đại học để mở rộng phạm vi đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên nghiệp về hạt nhân. Chính phủ nên đầu tư thêm kinh phí để hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong nước và tiến hành các chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài để phát triển các chuyên gia hạt nhân bản địa.

Vị trí của nhà máy điện hạt nhân là rất quan trọng. Theo các chuyên gia khí tượng địa phương, nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận đang bị sóng thần đe dọa. Để giảm thiểu ảnh hưởng của sóng thần, chính phủ nên xây dựng trung tâm cảnh báo sóng thần, động đất và thiết lập hệ thống dự báo sóng thần.

Ngay cả khi chương trình điện hạt nhân được khởi động với đầy đủ kinh phí và công nghệ, bất kỳ sự chậm trễ nào trong giai đoạn xây dựng kỹ thuật sẽ mang lại hậu quả tai hại và không thể tưởng tượng được đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong trường hợp dự án EPR của Pháp, EDF đã công bố ước tính chi phí sửa đổi là 6 tỷ EUR do chậm trễ gây ra, so với ước tính chi phí 5 tỷ EUR vào năm 2010.

Một bài học rút ra từ kinh nghiệm Fukushima cho thấy cách thức mà Chính phủ và Cơ quan An toàn Hạt nhân giám sát và điều chỉnh việc quản lý và vận hành một nhà máy điện hạt nhân có tầm quan trọng rất lớn đối với sự an toàn và an ninh của nhà máy. Chúng tôi cho rằng khó có thể thiết lập một hệ thống quản lý hạt nhân hoàn hảo với các tiêu chuẩn an toàn cao trong một thời gian ngắn như vậy. Một cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt [tức GS Phạm Duy Hiển, chú thích của người dịch] nhấn mạnh văn hóa an toàn không tốt đang phổ biến trong mọi lĩnh vực của đất nước, thể hiện qua các vụ tai nạn giao thông thường xuyên ở Việt Nam.2 Quản lý nhà máy điện hạt nhân buông lỏng và không công khai sẽ hình thành sự thông đồng giữa người giám sát và người vận hành, và cuối cùng, dẫn đến một vụ tai nạn hạt nhân tương tự như những gì đã xảy ra ở Fukushima. Hậu quả của một vụ tai nạn hạt nhân là khó có thể tưởng tượng được ở các nước đang phát triển vì họ không có bất kỳ khả năng nào để đối phó với thảm họa.

Nhìn chung, các chương trình điện hạt nhân ở các nước đang phát triển phải chịu những hạn chế về tài chính và kỹ thuật cũng như những thách thức như thiếu các kỹ sư và kỹ thuật viên lành nghề, việc xử lý chất thải phóng xạ, ảnh hưởng đến môi trường và nguy cơ phổ biến hạt nhân. Bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển điện hạt nhân trước hết cần lập một kế hoạch thiết thực phù hợp với điều kiện cụ thể của mình và xây dựng văn hóa an toàn với các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Hỗ trợ cần thiết từ các lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, xã hội và R&D phải được huy động trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân. Bên cạnh đó, các chương trình điện hạt nhân đòi hỏi sự tương tác có lợi giữa cơ quan quản lý hạt nhân và các phương tiện thông tin đại chúng để công khai kịp thời tình hình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân. Nhà quản lý hạt nhân có thể giảm bớt sự nghi ngờ của công chúng và giành được sự ủng hộ của công chúng bằng cách minh bạch hóa thông tin hạt nhân.

Tóm lại, an toàn và an ninh hạt nhân nên được ưu tiên hàng đầu. Việt Nam phải có một cơ quan độc lập với các cơ quan pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao để soạn thảo và thực thi pháp luật về an toàn và an ninh hạt nhân. Khi các lò phản ứng hạt nhân đi vào hoạt động, cơ quan quản lý phải làm việc độc lập và luôn cảnh giác. Tất cả những điều này sẽ giúp Việt Nam sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình./.

Changjian Wang, Qiang Wang & Fei Wang (Trung Quốc)

Nguyên tác : Is Vietnam Ready for Nuclear Power ?,
Environmental Science & Technology, 15/05/2012

Nguyễn-bá Dũng dịch

Nguồn : Viet-studies, 27/04/2022

Tài liệu tham khảo :

(1) World Nuclear Association, Điện hạt nhân ở Việt Nam (truy cập ngày 24/03/2012)

(2) The New York Times, Những giấc mơ hạt nhân của Việt Nam đã nở hoa bất chấp những nghi ngờ (truy cập ngày 26/03/2012)

(3) The Vancouver Sun, Việt Nam bất chấp lo ngại hậu Fukushima và theo đuổi chương trình phát điện hạt nhân (truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2012)

(4) Nuclear Engineering International. EDF trì hoãn dự án EPR Flamanville 3 (truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2012)

(5) Qiang Wang, Xiaolei Zhang, et al. Hệ thống hành chính được cải thiện để đảm bảo an ninh hạt nhân của Trung QuốcEnvironmental Science & Technology, 2011 ; 45 (11) : 4666 DOI : 10.1021/es201312e Copyright © 2012 American Chemical Society (Kỷ niệm 10 năm, bản tiếng Anh được xuất bản lần đầu tiên, tháng Tư 2012)

Additional Info

  • Author Changjian Wang, Qiang Wang và Fei Wang, Nguyễn Bá Dũng
Published in Diễn đàn

Việt Nam có nên tái khởi động chương trình điện hạt nhân ?

Thanh Trúc, RFA, 13/09/2020

Việt Nam nên cân nhắc để chương trình điện hạt nhân được sớm tái khởi động trong bối cảnh nguồn năng lượng nội địa suy giảm từng năm.

Đây là một trong những đề xuất của giới chuyên gia trong nước đối với Bộ Công Thương, khi mà Bộ cũng đang tham khảo ý kiến liên quan đến Tổng Sơ Đồ Phát Triển Năng Lượng Quốc Gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

atom1

Triển lãm mô hình điện hạt nhân ở Hà Nội hôm 28/5/2010. Người tham quan xem mô hình của Tập đoàn Resenergoatom của Nga. AFP

Tại Diễn Đàn Năng Lượng Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức ngày 21/8, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa Học & Công Nghệ đã phát biểu rằng hiện các nguồn năng lượng truyền thống đã cạn kiệt, cần nghĩ tới loại hình năng lượng thay thế là điện hạt nhân mà dự án liên quan bị Quốc hội Việt Nam biểu quyết đình chỉ từ tháng 11/2016.

Truyền thông Nhà nước hôm 6/9 dẫn yêu cầu của ông Trần Xuân Hòa, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên thuộc Tập Đoàn Than & Khoáng Sản Việt Nam, rằng việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân phải được ghi vào bảng Tổng Kế Hoạch Năng Lượng Quốc Gia. Lý do đưa ra vì mạng năng lượng xuất khẩu càng ngày càng rộng, việc tìm kiếm nguồn cung càng ngày càng khó thì điện hạt nhân phải được coi là nguồn năng lượng chắc chắn và bền vững nhất.

Vẫn theo lời ông, so với những nguồn năng lượng mà Việt Nam đang sử dụng trước nay thì điện hạt nhân là loại hình năng lượng an toàn hơn, giá cũng thấp hơn.

Những đề xuất vừa nêu cho thấy chừng như đã đến lúc Việt Nam phải phát triển năng lượng hạt nhân vốn chưa được đưa lên hàng ưu tiên vì nhiều nguyên nhân nội và ngoại tại, là nhận định của tiến sĩ Ngô Đức Lâm, nguyên viện phó Viện Khoa Học Năng Lượng Việt Nam, hiện là một nghiên cứu gia độc lập.

Thực ra Việt Nam đã có kế hoạch đưa điện hạt nhân vào lưới điện quốc gia, tiến sĩ Ngô Đức Lâm nói, thế nhưng giai đoạn 2020-2030 không thực hiện được bởi lý do kinh phí, tài chính, nghiên cứu, an toàn, giải phóng mặt bằng, dư luận xã hội vân vân :

"Cho nên lúc đó có đề nghị tạm đình lại để sau 2030 thì bắt đầu nghiên cứu tiếp, đấy là chủ trương của Nhà Nước. Đến bây giờ nhìn cái tổng sơ đồ phát triển hệ thống điện Việt Nam từ 2020-2030 của Bộ Công Thương thì thấy trong đó có dự kiến tiếp tục đưa điện hạt nhân vào làm từ 2035 và cái mức nhỏ thôi, khoảng độ 10.000 Megawatts thôi".

"Năng lượng hạt nhân là hướng tương lai lâu dài cho đến 2050, cho nên tôi nghĩ thực ra cái đó không phải cái ưu tiên của Việt Nam".

atom2

Các nhà hoạt động chống điện hạt nhân biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Việt Nam ở Bangkok, Thái Lan hôm 26/4/2011 Reuters

Từ lâu Việt Nam sử dụng 3 loại nhiên liệu chính để sản xuất điện, đó là than, dầu khí, thủy điện. Hàng loạt nhà máy điện than và hàng loạt đập thủy điện được xây trên cả nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất điện.

Thế nhưng sản lượng than dùng cho các nhà máy nhiệt điện trong nước ngày càng ít đi nên Việt Nam phải nhập từ bên ngoài. Chỉ riêng 7 tháng đầu 2020, Việt Nam đã nhập 36,5 triệu tấn than, trị giá 2,6 tỷ USD.

Nguồn nhiên liệu thứ nhì là dầu khí thì mức cung năm nay chỉ đạt 25% so với mức cầu, trong lúc sản lượng dầu khí tại các nước nhập khẩu cho Việt Nam cũng đang có dấu hiệu suy giảm từ giờ đến năm 2023 do bị khai thác quá độ.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2019, từ 2021-2025 mỗi năm Việt Nam sẽ cần từ 1 đến 4 tỷ mét khối dầu khí mới đáp ứng đủ cho việc sản xuất điện.

Hình thức thứ ba, thủy điện, chiếm ¼ tổng lượng điện quốc gia, được coi là không nguy hại như than hay dầu chuyên phát thải khí CO2, nhưng lại gây lũ quét mỗi lần xả đập.

Chính vì thế, đề xuất sớm tái khởi động chương trình điện hạt nhân trở thành vấn đề cấp bách trong những năm tháng tới.

Đối với tiến sĩ Ngô Đức Lâm, xây dụng điện hạt nhân là một qui trình phức tạp, trong lúc Việt Nam đã phát triển được năng lượng tái tạo là điện gió và điện mặt trời :

"Thực ra mà nói thì không có cái nào mà không gây ô nhiễm, tác động đến môi trường chỉ ở mức độ khác nhau thôi. Đứng về xếp hạng thì năng lượng mặt trời và năng lượng gió tốt nhất vì nó không sinh ra khí CO2 gây biến đổi khí hậu. Tuy vậy sau khi dùng độ 20 năm thì chất thải hóa học từ các tấm kim loại tạo thành cái panel cũng có sinh ra, thế nhưng cái ô nhiễm này có cách giải quyết được".

"Còn nhiệt điện than, bụi, xỉ than tác hại đến sức khỏe con người. Cái thứ ba là thủy điện, đứng về môi trường nó chả sinh ra CO2 nhưng tương lai không còn khả năng phát triển nữa".

"Cuối cùng là năng lượng hạt nhân, được xép thứ tư trong hệ thống điện Việt Nam, ưu điểm của nó là phát điện ổn định, số giờ phát điện trong năm khoảng độ trên 7.000 giờ, còn năng lượng gió và mặt trời chỉ vận hành được khoảng độ 3.000 hoặc hơn 2.000 giờ /năm thôi".

Tuy không phát thải khí CO2 gây biến đổi khí hậu, nhưng nguy cơ của điện hạt nhân mà tiến sĩ Ngô Đức Lâm muốn lưu ý là :

"Sự cố an toàn, vận hành rất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì tác hại đến cả nòi giống, nguy hiểm cả một vùng rộng lớn, cho nên phải có biện pháp kiểm tra theo dõi rất tốn kém".

"Cái thứ hai là trình độ quản lý, trình độ công nghiệp, ý thức kỷ luật rất cao của chuyên viên kỹ sư vận hành nhà máy. Mà bây giờ trình độ của Việt Nam hiện nay là chưa đủ, phải có một thời gian đào tạo 5, 10 năm. Có đủ điều kiện thì mới đứng ra vận hành nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam được".

Từ Pháp, giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, Đại học Grenoble, chuyên gia năng lượng từng đóng góp nhiều bài chuyên môn cho giới chức thẩm quyền trong nước, cho biết ông từng rất vui mừng khi biết Quốc Hội Việt Nam chuẩn thuận dừng các dự án nhà máy điện hạt nhân hồi 2016 và ông vẫn giữ lập trường như thế đến lúc này :

"Nói rằng điện hạt nhân không ô nhiễm môi trường sự thật cũng có lý, nhưng vấn đề quan trọng là nguy hiểm về sức khỏe và nguy hiểm về rác thải phóng xạ hàng chục thế kỹ không giải quyết được.Giá thành điện hạt nhân không rẻ như người ta hiểu lầm mà cao hơn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió".

Vẫn theo giáo sư Nguyễn Khác Nhẫn, vào khi đề nghị tái khởi động chương trình điện hạt nhân được nói tới ở Việt Nam nhưng ở Pháp thì ngược lại :

"Tỷ lệ điện hạt nhân của Pháp là 75% nay còn 70%. Từ mấy năm nay Pháp đã quyết tâm dần dần sẽ xuống còn 50%. Pháp sẽ tăng nguồn năng lượng tái tạo lên 50% để bù đắp, thay thế điện hạt nhân trong 10, 15 năm nữa. Trong tháng qua người ta vừa đóng cửa nhà máy Fessenheim ở gần Strasbourg, còn 14 lò từ đây đến 2025 dần dần sẽ đóng".

"Từ lâu tôi đã đề nghị chính phủ Việt Nam nên đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo. Việt Nam có thể đạt 100% năng lượng tái tạo, tệ lắm vào năm 2050, nếu chuẩn bị chu đáo ngay từ bây giờ. Hiện bên nhà cũng đã có một tỷ lệ khá quan trọng về năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhưng theo tôi không đủ giải quyết nhu cầu điện lực. Năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm, giá thành càng ngày càng rẻ thì tại sao, lý do nào mà đi vào con đường điện hạt nhân có thể xem như đã lỗi thời, không có triển vọng trên thế giới như người ta tưởng".

Tóm lại, theo đề nghị của tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia ngành năng lượng quốc gia tại đại học Pháp, trong bối cảnh điện hạt nhân đang được xét lại và được nhiều nước tìm cách giảm thiểu, Việt Nam phải hết sức thận trong đối với đề nghị tái khởi động chương trình này, cùng lúc phải quyết tâm đầu tư nâng cao sản lượng điện gió và điện mặt trời vốn là hai nguồn tái tạo tương đối sạch sẽ và an toàn nhất cho năng lượng quốc gia.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 13/09/2020

*********************

Điều kiện ‘cần’ và ‘đủ’ để Việt Nam tái khởi động chương trình điện hạt nhân

Trần Chí Thành, nangluongvietnam.vn, 11/09/2020

Lời giới thiệu : Như chúng ta đều biết, trong dự thảo Báo cáo Quy hoạch điện VIII, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đã đưa ra phương án xem xét phát triển nhà máy điện hạt nhân sau năm 2030, để cập nhật thêm thông tin, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học Công nghệ) về những nhận định xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, chủ trương dừng dự án điện hạt nhân đã được Quốc hội thông qua vào năm 2016, vì vậy, Tiến sĩ Trần Chí Thành trả lời với tư cách là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và an toàn điện hạt nhân [1].

atom3

Bà Anna Zykova, đại diện của ROSATOM Đông Nam Á trao bức tượng Viện sĩ Igor Kourchatov cho Tiến sĩ Trần Chí Thành – Nguồn : kienthuckhoahoc, 25/06/2019

*********************

Phóng viên : Xin ông cho biết hiện trạng các nhà máy điện hạt nhân và xu thế phát triển loại nguồn điện này trên thế giới trong hai thập kỷ tới ?

Trần Chí Thành : Có thể thấy rằng, từ sau khi sự cố Fukushima xảy ra năm 2011, ngành điện hạt nhân thế giới tuy có bị ảnh hưởng, nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay trên thế giới có 442 lò đang vận hành, tổng công suất lắp đặt gần 392.000 MWe, chiếm khoảng 11% sản lượng điện của cả thế giới, mặc dù điện hạt nhân chỉ có ở hơn 30 quốc gia. Có 53 lò hạt nhân đang được xây dựng, nhiều lò đã lên kế hoạch và nhiều nước bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân.

Có thể thấy, về tổng công suất lắp đặt, hay số lò vận hành vẫn được giữ ở mức cao hơn trước khi có sự cố một chút. Sau khi sự cố Fukushima xảy ra, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, một lần nữa thế giới đánh giá lại và đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn về an toàn đối với các nhà máy đang vận hành và các thiết kế mới. Điều này làm kinh phí đầu tư cao hơn một ít so với trước.

Trong vài thập kỷ tới, theo dự báo của các tổ chức quốc tế và chuyên gia ngành năng lượng, điện hạt nhân sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng bền vững, mặc dù tăng trưởng không nhanh và quá nóng. Lý do chính liên quan đến biến đổi khí hậu, xu thế nóng ấm toàn cầu và ô nhiễm môi trường đang làm thay đổi xu thế của cơ cấu nguồn điện. Năng lượng tái tạo được ưu tiên, nhiệt điện than đang giảm dần và bị hạn chế mạnh, đặc biệt ở các nước tiên tiến, và ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ... điện hạt nhân vận hành an toàn là nguồn điện không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, do tăng cường về an toàn, dẫn đến suất đầu tư cao, nên các quốc gia phát triển điện hạt nhân cần xem xét kỹ lưỡng về năng lực kỹ thuật, hạ tầng cơ sở đảm bảo an toàn, nguồn nhân lực, vấn đề giá thành điện… Vì vậy, các dự án hạt nhân thường được phát triển dài hạn, nhiều năm hơn. Điện hạt nhân góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời, điện hạt nhân vận hành trong hệ thống điện với cơ chế chạy nền, rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện quốc gia. Do đó điện hạt nhân là một lựa chọn tốt trong thời gian tới, cùng với năng lượng tái tạo.

Phóng viên : Những nhận xét của ông về lý do chính mà nhiều nước đang dần từ bỏ điện hạt nhân, trong khi có nhiều nước đang tiếp tục phát triển nguồn điện này?

Trần Chí Thành : Thực tế chỉ một số nước hiện nay có quyết định và chính sách từ bỏ điện hạt nhân, điển hình là Đức. Chính sách bỏ điện hạt nhân của Đức có từ lâu, chủ yếu do liên quan đến chính trị. Hiện nay điện hạt nhân ở Đức vẫn đảm bảo khoảng 12% điện năng. Kế hoạch khoảng vài năm nữa sẽ đóng cửa hết các tổ máy, tuy nhiên có thực hiện được hay không còn chưa rõ. Hiện nay giá thành điện ở Đức cao nhất châu Âu, gần như hơn gấp đôi giá điện ở Pháp. Khi thiếu điện (ví dụ khi nguồn điện năng lượng tái tạo phát không đủ), Đức vẫn mua điện từ Pháp. Một số nước như Thuỵ Điển, hay Thuỵ Sỹ vẫn tiếp tục duy trì điện hạt nhân. Pháp là nước có điện hạt nhân với tỷ trọng khoảng 80%, do yêu cầu thực tế về an ninh năng lượng (không nên có một loại hình phát điện chiếm tỷ trọng lớn), nên họ sẽ xem xét giảm tỷ lệ điện hạt nhân xuống (dự kiến giảm xuống 50%).

Bên cạnh đó, Pháp đang triển khai mạnh các dự án tại nước ngoài, đặc biệt tại Anh Quốc. Nhật Bản sau khi có sự cố Fukushima đã đóng cửa tất cả 54 tổ máy điện hạt nhân để kiểm tra chặt chẽ các vấn đề an toàn, cấp phép lại.

Nhật Bản không bỏ điện hạt nhân. Hiện nay Nhật Bản đã tái khởi động và đang vận hành 9 lò hạt nhân (9 tổ máy). Năm 2020-2021 sẽ tiếp tục khởi động lại thêm 6 lò. Theo Chiến lược Năng lượng hiện nay của Nhật Bản, điện hạt nhân sẽ duy trì ở mức 20-25% (khoảng hơn 20 tổ máy). Năm 2021 Nhật Bản sẽ cập nhật Chiến lược Năng lượng mới, trong đó sẽ hạn chế tối đa nhiệt điện than, đến 2030 sẽ đóng cửa khoảng 100 tổ máy nhiệt điện than. Điện tái tạo, điện khí hóa lỏng (LNG) và điện hạt nhân sẽ là thành phần chính trong hệ thống điện. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nhiêu sẽ được đưa ra vào năm 2021.

Các quốc gia đẩy mạnh phát triển điện hạt nhân cũng có nhiều lý do, tùy từng nước. Các nước châu Âu đã có điện hạt nhân sẽ tiếp tục duy trì, và phát triển ở mức độ cần thiết, vì thấy rằng điện hạt nhân ở các nước đó an toàn, kinh tế, không ảnh hưởng môi trường, và cũng được người dân ủng hộ. Rất nhiều quốc gia khi phát triển điện hạt nhân thành công đã xây dựng được nền tảng, năng lực khoa học và công nghệ, công nghiệp… để đất nước của họ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước đây là các nước châu Âu, gần đây điển hình là Hàn Quốc, hay Ấn Độ.

Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều tổ máy điện hạt nhân nhất thế giới hiện nay (gần 100 tổ máy), đóng góp khoảng 20% sản lượng điện toàn quốc. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân, gần đây đã bắt đầu xây dựng các tổ máy mới công nghệ tiên tiến III+ (AP1000). Mặc dù việc xây dựng có bị chậm trễ do nhiều thập kỷ họ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, do cải tổ các công ty làm điện hạt nhân, tuy nhiên cho đến nay, việc xây dựng đang đến giai đoạn kết thúc, và sẽ vận hành thương mại trong thời gian sắp tới.

Đặc biệt, gần đây, Hoa Kỳ đã có Chiến lược Năng lượng hạt nhân mới (Bộ Năng lượng - DOE), trong đó chú trọng nghiên cứu phát triển công nghệ mới (ví dụ SMR), thúc đẩy phát triển điện hạt nhân, xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân, ưu tiên bố trí tài chính cho các dự án điện hạt nhân… với mục tiêu đưa ngành hạt nhân của Hoa Kỳ trở lại vị trí số 1 (Nga và Trung Quốc là các nước cạnh tranh với Hoa Kỳ).

Liên bang Nga là nước có công nghệ nguồn về điện hạt nhân. Liên Xô (cũ) đã phát triển các công nghệ lò VVER, lò RBMK, lò nơtron nhanh. Nga hiện nay vẫn là nước tiếp tục phát triển điện hạt nhân trong nước, và đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân ra nước ngoài. Trong nước Nga, tỷ lệ điện hạt nhân chiếm khoảng 20% sản lượng điện. Về xuất khẩu, Nga là nước đi đầu trong xuất khẩu điện hạt nhân, kể cả thời kỳ Liên Xô (cũ) còn tồn tại. Liên Xô trước đây đã xây nhiều lò hạt nhân ở Đông Âu, và các lò VVER-440 hiện nay vẫn vận hành an toàn và rất kinh tế. Hiện nay Liên bang Nga đang triển khai nhiều dự án điện hạt nhân ở nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, và sắp tới là Phần Lan, Slovakie, Hungary, Ai Cập v.v...

Thiết kế VVER của Nga rất tốt, an toàn, và đã được kiểm chứng thực tế qua nhiều nơi và qua thời gian. Thiết kế VVER 1200 mới thế hệ III+ đã đi vào vận hành. Liên bang Nga có lợi thế về khoa học công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ giỏi, hùng hậu, nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân. ROSATOM là tập đoàn Nhà nước về Năng lượng nguyên tử đang triển khai nhiều dự án trên thế giới, trong đó có Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam với lò phản ứng nghiên cứu mới.

Trung Quốc là nước phát triển điện hạt nhân mạnh nhất, và có chương trình điện hạt nhân nhiều tham vọng. Hiện nay Trung Quốc có 47 lò hạt nhân đang vận hành. Theo kế hoạch, đến năm 2030 số lò hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ (hiện nay Mỹ có gần 100 lò hạt nhân), đến 2050 Trung Quốc sẽ có khoảng gần 280 lò. Ngoài công nghệ điện hạt nhân dân dụng phổ biến, Trung Quốc còn phát triển công nghệ lò nhanh, điện hạt nhân nổi, và công nghệ lò nhỏ mục đích dân sự và quốc phòng (tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay dùng năng lượng hạt nhân).

Như vậy, mục tiêu phát triển điện hạt nhân của Trung Quốc ngoài lý do cung cấp điện năng, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu… còn những lý do khác liên quan đến tiềm lực đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh vị trí cường quốc. Trung Quốc đang rất muốn xuất khẩu công nghệ hạt nhân ra các nước, và đã xuất khẩu sang Pakistan. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm, trình độ khoa học, về tái chế nhiên liệu hạt nhân (chu trình nhiên liệu khép kín), về cam kết trách nhiệm trong trường hợp sự cố (thành viên của Công ước IAEA), so với Liên bang Nga, nên hiện nay Trung Quốc chưa xuất khẩu được nhiều lò hạt nhân sang các nước.

Các nước khác phát triển điện hạt nhân để cung cấp điện năng, đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ và công nghiệp nền tảng cơ bản. Ấn Độ đang đẩy mạnh điện hạt nhân. Gần đây một số nước đã bắt đầu phát triển điện hạt nhân như: Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, UAE, Bangladesh, Ai Cập, Ba Lan… UAE vừa vận hành tổ máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 1.400 MWe (được hòa vào lưới điện ngày 19/8/2020). Ngoài mục tiêu phát điện, phát triển khoa học công nghệ cũng là nhiệm vụ quan trọng của UAE, họ đồng thời thúc đẩy chương trình hạt nhân và chương trình vũ trụ (lên Sao Hỏa).

Phóng viên : Công nghệ điện hạt nhân hiện nay và những công nghệ mới dự kiến áp dụng trong tương lai gần như thế nào, thưa ông ?

Trần Chí Thành : Công nghệ điện hạt nhân là công nghệ phức tạp, được đưa ra dựa trên nhiều lĩnh vực nền tảng và cơ bản như vật lý hạt nhân, cơ học dòng chảy, cơ khí, vật liệu, luyện kim, tự động điều khiển, hóa học… Do đó, công nghệ điện hạt nhân (bao gồm cả thiết kế) không dễ thay đổi trong một thời gian ngắn. Trong gần 50 năm lại đây, công nghệ nền tảng của điện hạt nhân hầu như không thay đổi. Trên thế giới công nghệ phổ biến hiện nay (các lò đang vận hành) chủ yếu là lò nước áp lực, lò nước sôi, lò nước nặng và lò nơtron nhanh (tải nhiệt bằng kim loại lỏng). Đa số các lò đang vận hành hiện nay là công nghệ lò nước áp lực, với thiết kế của thế hệ II, III và III+.

Trong khi nhiều lò hạt nhân thiết kế thế hệ II và III vẫn vận hành an toàn ở nhiều nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao, các lò vừa mới đưa vào vận hành trong những năm gần đây, hoặc các lò đang xây dựng đều dựa trên thiết kế mới, tiên tiến của thế hệ III+. Các thiết kế mới đều đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất, cao nhất về an toàn mới đưa ra, đảm bảo vận hành an toàn kinh tế, và không ảnh hưởng đến con người, môi trường ngay cả trường hợp có sự cố xảy ra. Do đó, trong vài thập niên tiếp theo, công nghệ chủ yếu được triển khai vẫn là lò làm mát bằng nước (lò áp lực là chính), thiết kế tiên tiến thế hệ III+.

Công nghệ lò mô đun nhỏ (SMR) đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và triển khai. SMR chủ yếu áp dụng biện pháp làm mát bằng kim loại lỏng, chỉ có vài thiết kế làm mát bằng nước (như Nuscale). Công nghệ làm mát bằng nước đã được nghiên cứu nhiều và thuần thục trên thế giới, trong khi công nghệ lò làm mát bằng kim loại lỏng là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều, còn nhiều vấn đề khoa học mà ta chưa nắm rõ. Do đó, triển vọng sử dụng SMR vào mục đích phát điện là không cao trong vài chục năm tới (ngoại trừ Nuscale có khả năng cao hơn).

Phóng viên : Về an toàn của các nhà máy điện hạt nhân, xin ông cho biết những bài học về các sự cố nghiêm trọng trong quá khứ và những giải pháp công nghệ, quản lý về phòng ngừa sự cố hạt nhân hiện nay, cũng như trong tương lai ? Việt Nam có thể học hỏi gì về các giải pháp an toàn điện hạt nhân ?

Trần Chí Thành : Trong ngành điện hạt nhân, các sự cố lớn xảy ra là Three Miles Irland (TMI) năm 1979, Chernobyl năm 1986 và Fukushima năm 2011. TMI xảy ra sau thời kỳ triển khai mạnh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, an toàn chưa được chú trọng, pháp quy hạt nhân chưa đầy đủ như hiện nay. Sự cố xảy ra đã thúc đẩy cải tiến thiết kế, tăng cường an toàn và kiểm soát an toàn. Chernobyl xảy ra do con người là chính (ý chí chính trị). Thiết kế của lò này (RBMK) cũng có nhiều hạn chế và lỗi. Vấn đề con người, đào tạo kỹ lưỡng, và vấn đề pháp quy chặt chẽ được chấn chỉnh mạnh mẽ sau sự cố đó. Sự cố Fukushima xảy ra do con người và hệ thống pháp quy là chính. Sau khi sự cố Fukushima xảy ra, Nhật Bản đã thay đổi và cải tổ Cơ quan Pháp quy hạt nhân (trước là NISA, nay là NRA). Tất nhiên Fukushima xảy ra cũng do yếu tố thiên tai (sóng thần), hiếm khi xảy ra.

Bài học có thể thấy là, ngoài đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống pháp quy hạt nhân chặt chẽ, thực hiện tốt, đầy đủ và trách nhiệm các nhiệm vụ kiểm tra giám sát liên quan đến đánh giá an toàn, thiết kế, liên quan đến xây dựng và giám sát vận hành nhà máy (cũng như các hệ thống thiết bị), quản lý dự án cũng là lĩnh vực cần con người giỏi và kinh nghiệm. Về công nghệ, do thiết kế điện hạt nhân được đưa ra bởi các tổ chức hoặc công ty về hạt nhân của các nước tiên tiến, của các nước làm chủ công nghệ, nên vấn đề ở Việt Nam, nếu có, là kiểm tra đánh giá tính phù hợp của thiết kế trong điều kiện thực tế Việt Nam.

Phóng viên : Ông đánh giá như thế nào về giá thành và xu thế giá thành sản xuất điện từ điện hạt nhân ?

Trần Chí Thành : Do các yêu cầu về an toàn, nên trong các thiết kế III+ hiện nay có thêm nhiều hệ thống an toàn, hệ thống làm mát. Do đó giá thành đầu tư tăng lên. Tuy nhiên, các hệ thống thiết bị của nhà máy điện hạt nhân đều được thiết kế chế tạo với chất lượng cao, đảm bảo độ tin cậy lớn, và có thể vận hành lâu dài. Lò hạt nhân thế hệ mới có thể vận hành 60 năm, sau đó có thể kéo dài thêm 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Với thời gian dài như vậy, cho nên giá điện thực tế của điện hạt nhân hiện nay tuy cao nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ chấp nhận được.

Tại Việt Nam, theo tính toán (đã có), giá thành điện hạt nhân đắt hơn nhiệt điện than nội địa, nhưng rẻ hơn nhiệt điện than nhập. Giá điện cũng rẻ hơn nhiệt điện khí hóa lỏng (LNG). Các nhà máy khi đã hết tuổi thọ (ví dụ trước đây là 30-40 năm), nếu vẫn tốt và qua được đánh giá an toàn, được cấp phép tiếp tục vận hành, phát điện, thì giá thành điện là rẻ (nhiều tổ máy hiện nay trên thế giới đang vận hành ở thời kỳ sau khi hết tuổi thọ ban đầu, mang lại hiệu quả kinh tế lớn).

Phóng viên : Xin ông cho biết vài nét chính về sự cần thiết và vai trò của điện hạt nhân trong hệ thống điện của Việt Nam trong tương lai ? Theo ông, Việt Nam còn thiếu những điều kiện gì để có thể tái khởi động chương trình phát triển điện hạt nhân ?

Trần Chí Thành : Như mọi người đã biết, điện hạt nhân là nguồn điện ổn định, công suất lớn (1.000 MWe hoặc hơn). Điện hạt nhân là nguồn điện ổn định như thuỷ điện, nhiệt điện than. Hiện nay Việt Nam đang đầu tư phát triển nhiều nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Hiện nay tổng công suất điện mặt trời, điện gió Việt Nam có khoảng 6.000 MWe, nhưng hệ số sử dụng công suất thấp, có tính không ổn định, nên sản lượng điện sản xuất ra từ các nguồn này ít hơn khoảng 4 lần so với các nguồn điện ổn định nói trên. Tính không ổn định sẽ làm cho hệ thống điện mất cân bằng, và có thể dẫn đến sự cố, nếu mất điện sẽ làm cho các cơ cở cần dùng điện ổn định bị thiệt hại nhiều.

Trong bối cảnh thuỷ điện ở Việt Nam đã được khai thác gần như hết, nhiệt điện than đang bị hạn chế do ô nhiễm môi trường, do bụi mịn (PM2.5), và mục tiêu giảm tác động biến đổi khí hậu (CO2), việc đưa vào hệ thống điện các nguồn điện ổn định sẽ góp phần làm tốt việc cung cấp điện năng, đảm bảo phát triển kinh tế, và thu hút đầu tư nước ngoài (cung cấp điện năng ổn định là yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư xem xét khi lựa chọn để đầu tư).

Ngoài ra, điện than phụ thuộc nhiều vào cung cấp than (than nhập), và dự trữ than khó hơn nhiều cho một nhà máy nhiệt điện than so với nhà máy điện hạt nhân dự trữ nhiên liệu hạt nhân (có thể dự trữ nhiều năm). Do đó, theo tôi, phát triển điện hạt nhân là cần thiết cho một hệ thống điện ổn định.

Theo suy nghĩ của tôi, việc dừng điện hạt nhân năm 2016 tuy là cần thiết, nhưng ảnh hưởng khá đáng kể đến tâm lý, con người, xây dựng năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành hạt nhân v.v... Việt Nam đã có nhiều kết quả trong chuẩn bị và triển khai chương trình điện hạt nhân, việc dừng lại, trước hết sẽ làm mất dần đội ngũ cán bộ và mất dần những gì chúng ta đã làm. Do đó, nếu không có chủ trương chính sách gì để quay lại chương trình điện hạt nhân, trong vài ba năm nữa, sẽ mất hết toàn bộ những gì Việt Nam đã có về điện hạt nhân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ.

Cũng như bao ngành khác, đội ngũ cán bộ là chìa khóa thành công cho chương trình điện hạt nhân. Dự án điện hạt nhân thực hiện lâu, nhiều năm, nhưng đào tạo con người làm điện hạt nhân còn cần thời gian lâu dài hơn. Do đó, cần sớm có chủ trương để bắt đầu lại, vì theo tôi, điện hạt nhân là cần thiết cho Việt Nam trong tương lai. Đó không chỉ là điện năng, mà là tiềm lực của một đất nước.

Phóng viên : Ông có thể cho biết, nhiên liệu cho điện hạt nhân được cung cấp như thế nào ? Khi Việt Nam phát triển điện hạt nhân, việc nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân có được cho là phụ thuộc lớn vào bên ngoài hay không ?

Trần Chí Thành : Nhiên liệu cho điện hạt nhân hiện nay cũng phổ biến trên thế giới. Nhiên liệu tuỳ thuộc vào loại lò. Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga hay Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có thể chế tạo và cung cấp nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân. Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo nhiên liệu cho lò của các nước phương Tây, và ngược lại, Mỹ cũng đã và đang chế tạo nhiên liệu cho lò VVER của Nga.

Tôi không cho rằng, nếu làm điện hạt nhân là phụ thuộc vào bên ngoài. Vì có nhiều đối tác có thể cung cấp nhiên liệu, và nó như các hàng hóa dân dụng đặc biệt khác.

Phóng viên : Tính lan tỏa, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật khi phát triển điện hạt nhân trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng như thế nào, thưa ông ?

Trần Chí Thành : Như trên đã nêu, khi phát triển các dự án điện hạt nhân, một lĩnh vực đa ngành, do yêu cầu và đòi hỏi khi triển khai, nên nhiều nước đã rất thành công trong thúc đẩy và phát triển các lĩnh vực khoa học công nghệ, và công nghiệp nền tảng, cơ bản. Tiềm lực khoa học công nghệ, năng lực công nghiệp của các nước đó đã thực sự phát triển sau khi triển khai thành công dự án điện hạt nhân. Về pháp quy, nguồn nhân lực cũng được phát triển theo. Ví dụ điển hình là các nước châu Âu thời kỳ chiến tranh lạnh, Hàn Quốc gần đây, và Ấn Độ bây giờ.

Ấn Độ đang làm rất tốt việc thúc đẩy các ngành khoa học, ngành công nghiệp nền tảng, như cơ khí, chế tạo, vật liệu (thép và hợp kim…), hóa học, tự động điều khiển… Chính vì thế, gần đây khi chúng tôi sang Ấn Độ, họ tự hào về ngành hạt nhân, họ đã tự thiết kế, chế tạo và xây dựng vận hành nhà máy điện hạt nhân. Và họ cũng tự hào việc Ấn Độ có thể phóng vệ tinh với chi phí rẻ nhất thế giới.

Tôi nghĩ Việt Nam có thể thực hiện, thúc đẩy và "lan tỏa" khoa học công nghệ cơ bản, công nghiệp nền tảng từ chương trình điện hạt nhân.

Phóng viên : Gần đây, một số nước đang phát triển mô hình điện hạt nhân nổi trên biển. Ông đánh giá như thế nào về loại mô hình này ?

Trần Chí Thành : Hiện nay Nga đang vận hành nhà máy điện hạt nhân nổi (mang tên Lomonoxop). Trung Quốc đang có chương trình lớn thiết kế chế tạo khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để sử dụng trên biển. Có thể năm nay, hoặc năm sau Trung Quốc có thể đưa ra sử dụng tại các đảo ở biển.

Điện hạt nhân nổi là công nghệ mới, tiềm ẩn rủi ro liên quan đến tính kiểm chứng, an toàn, liên quan đến yếu tố thiên tai, yếu tố con người trên biển… Tuy nhiên, điện hạt nhân nổi vừa có thể phục vụ dân dụng và quốc phòng, hay gây ảnh hưởng địa chính trị, tuỳ vào mục đích của mỗi nước.

Phóng viên : Vâng, xin cảm ơn ông !

Hội đồng phản biện thực hiện

Nguồn : Tạp chí Năng Lượng Việt Nam, 11/09/2020

Chú thích :

[1] Tiến sĩ Trần Chí Thành sinh ngày 15/8/1965 tại xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1983 đến năm 1989 ông theo học và tốt nghiệp kỹ sư ngành Điện hạt nhân tại Trường Đại học Năng lượng Maxcơva, Liên Xô (trước đây). Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về Việt Nam làm cán bộ nghiên cứu và sau đó là Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Nhiệt điện, Điện hạt nhân và Môi trường - Viện Năng lượng.

Từ năm 2006 - 2009, ông giành được học bổng nghiên cứu sinh chuyên ngành An toàn Điện hạt nhân tại Đại học Công nghệ Hoàng gia (Thụy Điển). Sau đó, chính luận án Tiến sỹ “Mô hình đối lưu hiệu quả dùng để mô phỏng và phân tích quá trình truyền nhiệt của bể nhiên vật liệu nóng chảy ở đáy thùng áp lực lò nước nhẹ” của ông được trao Giải thưởng Sigvard Eklund (Thụy Điển) vào năm 2011 dành cho Luận án Tiến sỹ xuất sắc nhất giữa các trường đại học của Thụy Điển liên quan đến công nghệ hạt nhân.

Trong những năm từ 2009 - 2011, Tiến sĩ Trần Chí Thành đã cùng các cộng sự tham gia lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, đồng thời là cộng tác viên khoa học của khoa An toàn Điện Hạt nhân - Đại học Công nghệ Hoàng Gia (Thụy Điển) trong nghiên cứu liên quan đến phân tích an toàn lò nước sôi.

Từ năm 2012 đến nay, Tiến sĩ Trần Chí Thành là Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - Bộ Khoa học và công nghệ.

(Nguồn: http://nangluongvietnam.vn/news)

Additional Info

  • Author Thanh Trúc, Trần Chí Thành
Published in Diễn đàn

Ngũ Giác Đài tuần trước cnh báo v ý đ ca Trung Quc, định đưa các nhà máy đin ht nhân ni ti gn các đo, đá đang trong vòng tranh chp trên Bin Đông.

bd1

liu- nh chp ngày 13/7/2018, bn đ hình qu cu vi các đo trong Bin Đông với đường 9 đon mà Trung Quốc nói thuc ch quyn và là lãnh th ca h. Qu cu được trưng bày ti mt tim sách Bc Kinh. (AP Photo/Andy Wong)

Trong phúc trình thường niên đánh giá sc mnh quân s ca Trung Quc năm 2018 được đ trình lên quc hi, Ngũ Giác Đài cnh báo :

"Kế hoch ca Trung Quốc cung cấp đin cho các hòn đo đó có th đưa thêm yếu t ht nhân vào cuc tranh chp lãnh th đây".

Phúc trình mang tiêu đề "Din biến quân s và an ninh liên quan ti Trung Quc" nói là có du hiu cho thy Trung Quc đang trin khai kế hoch cung cp điện cho các đo và đá ngm trên Bin Đông qua trung gian các trm đin ht nhân ni. Hot đng này được cho là s bt đu trước năm 2020".

Hồi năm ngoái, Tp chí Chng khoán Trung Quc tường thut rng Bc Kinh có th xây dng 20 nhà máy đin ht nhân nổi để gi là "thúc đy phát trin thương mi" trên Bin Đông.

Báo South China Morning Post năm ngoái cũng tường thut rng mt s công ty nhà nước Trung Quc đã thành lp mt liên doanh nhm nâng cao năng lc đin ht nhân ca Trung Quc cho phù hp vi tham vọng ca nước này mun tr thành mt "cường quc bin".

Các quan hệ quân s M-Trung đã xu đi hi gn đây, sau khi chính quyn Tng thng Trump rút li li mi Bc Kinh tham gia din tp quân s RIMPAC vì nhng hot đng ca Trung Quc trong các vùng bin đang tranh chp.

Phúc trình "Diễn biến quân s và an ninh liên quan ti Trung Quc" năm 2018 nhn mnh mt s đim cn lưu ý, trong đó có :

Quân đội Trung Quc có th đã din tp các hot đng nhm tn công Hoa Kỳ và các đng minh.

Trung Quốc sn sàng dùng các bin pháp đ trn áp nhng s chng đi ca các nước khác, k c áp lc ngoi giao và kinh tế nhm thuyết phc Hàn Quc xét li vic triển khai lá chăn phi đn ca M.

Sáng kiến Vành đai Con đường ca Trung Quc là đ xây dng quan h vi các nước khác nhm mc đích phc v các li ích riêng ca Bc Kinh, và gim thiu nhng tiếng nói ch trích.

Hải quân ca Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quốc, Lc lượng Tun duyên và Lc lượng Dân quân Bin ca Trung Quc phi hp li là lc lượng hàng hi ln nht trong khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Trung Quốc có th đã dùng các bin pháp mnh đ áp lc Vit Nam đình ch các hot đng liên doanh với Tây Ban Nha khai thác mt lô du ha trong Bin Đông năm ngoái.

 

Các hệ thng máy tính trên khp thế gii, k c các h thng ca chính ph M tiếp tc là mc tiêu ca các cuc thâm nhp ca tin tc Trung Quc trong năm ngoái.

Ngũ Giác Đài tuần trước cnh báo v ý đ ca Trung Quc, định đưa các nhà máy đin ht nhân ni ti gn các đo, đá đang trong vòng tranh chp trên Bin Đông.

11111111111111111

liu- nh chp ngày 13/7/2018, bn đ hình qu cu vi các đo trong Bin Đông với đường 9 đon mà Trung Quốc nói thuc ch quyn và là lãnh th ca h. Qu cu được trưng bày ti mt tim sách Bc Kinh. (AP Photo/Andy Wong)

Trong phúc trình thường niên đánh giá sc mnh quân s ca Trung Quc năm 2018 được đ trình lên quc hi, Ngũ Giác Đài cnh báo :

"Kế hoch ca Trung Quốc cung cấp đin cho các hòn đo đó có th đưa thêm yếu t ht nhân vào cuc tranh chp lãnh th đây".

Phúc trình mang tiêu đề "Din biến quân s và an ninh liên quan ti Trung Quc" nói là có du hiu cho thy Trung Quc đang trin khai kế hoch cung cp điện cho các đo và đá ngm trên Bin Đông qua trung gian các trm đin ht nhân ni. Hot đng này được cho là s bt đu trước năm 2020".

Hồi năm ngoái, Tp chí Chng khoán Trung Quc tường thut rng Bc Kinh có th xây dng 20 nhà máy đin ht nhân nổi để gi là "thúc đy phát trin thương mi" trên Bin Đông.

Báo South China Morning Post năm ngoái cũng tường thut rng mt s công ty nhà nước Trung Quc đã thành lp mt liên doanh nhm nâng cao năng lc đin ht nhân ca Trung Quc cho phù hp vi tham vọng ca nước này mun tr thành mt "cường quc bin".

Các quan hệ quân s M-Trung đã xu đi hi gn đây, sau khi chính quyn Tng thng Trump rút li li mi Bc Kinh tham gia din tp quân s RIMPAC vì nhng hot đng ca Trung Quc trong các vùng bin đang tranh chp.

Phúc trình "Diễn biến quân s và an ninh liên quan ti Trung Quc" năm 2018 nhn mnh mt s đim cn lưu ý, trong đó có :

1.        Quân đội Trung Quc có th đã din tp các hot đng nhm tn công Hoa Kỳ và các đng minh.

2.        Trung Quốc sn sàng dùng các bin pháp đ trn áp nhng s chng đi ca các nước khác, k c áp lc ngoi giao và kinh tế nhm thuyết phc Hàn Quc xét li vic triển khai lá chăn phi đn ca M.

3.        Sáng kiến Vành đai Con đường ca Trung Quc là đ xây dng quan h vi các nước khác nhm mc đích phc v các li ích riêng ca Bc Kinh, và gim thiu nhng tiếng nói ch trích.

4.        Hải quân ca Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quốc, Lc lượng Tun duyên và Lc lượng Dân quân Bin ca Trung Quc phi hp li là lc lượng hàng hi ln nht trong khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

5.        Trung Quốc có th đã dùng các bin pháp mnh đ áp lc Vit Nam đình ch các hot đng liên doanh với Tây Ban Nha khai thác mt lô du ha trong Bin Đông năm ngoái.

6.        Các hệ thng máy tính trên khp thế gii, k c các h thng ca chính ph M tiếp tc là mc tiêu ca các cuc thâm nhp ca tin tc Trung Quc trong năm ngoái.

Published in Châu Á

Việt Nam và EU thúc đẩy hợp tác quốc phòng (RFA, 05/12/2017)

Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng.

Đây là nội dung chính được nêu ra tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên Hiệp Châu Âu, đại tướng Michail Kostarakos tại Hà Nội hôm 5/12.

vneu1

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên Hiệp Châu Âu hôm 5/12/2017 - Photo : RFA

Tại buổi gặp gỡ, ông Phạm Bình Minh đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm về quốc phòng và hoàn thiện khuôn khổ hợp tác.

Ngoài ra, người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam cũng ngỏ ý muốn cùng EU thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như huấn luyện đào tạo, an ninh mạng, giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc, tìm kiếm cứu nạn, quân y, hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh,…

Về phía EU, đại tướng Michail Kostarakos cũng khẳng định chuyến thăm này nhằm củng cố quan hệ an ninh-quốc phòng giữa hai phía. Cụ thể, ông đã bàn với Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh về 6 đề xuất hợp tác trong thời gian tới, trong đó có lĩnh vực đào tạo, an ninh hàng hải.

*******************

Dân biểu Đức yêu cầu trả tự do cho Mẹ Nấm (RFA, 05/12/2017)

Ông Frank Schwabe, một dân biểu thuộc Đảng dân chủ trong Quốc hội Liên bang Đức ra thông cáo yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

VIETNAM-RIGHTS-TRIAL

Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án tỉnh Khánh Hòa ngày 30 tháng 11 năm 2017. AFP

Thông cáo phổ biến sau phiên xử phúc thẩm blogger Mẹ Nấm nêu rõ những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam bị đe dọa, sách nhiễu và bắt giữ một cách có hệ thống. Riêng trường hợp Mẹ Nấm, thông cáo viết rằng bà bị giữ y án 10 năm tù trong phiên xử phúc thẩm hôm 30/11 vừa qua với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước dù bà chỉ lên tiếng bảo vệ nhân quyền và thảm họa môi trường do Formosa gây ra ở Việt Nam.

Mẹ Nấm là một trong số những người được các dân biểu Quốc hội Đức giúp đỡ qua chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu".

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, trong năm nay đã có 28 người bị bắt với lý do hoạt động chống nhà nước.

Bên cạnh việc dân biểu Đức kêu gọi trả tự do cho Mẹ Nấm, một hoạt động liên quan khác cũng đang diễn ra nhưng tại Mỹ, đó là việc một nhóm trẻ em gốc Việt thuộc trường Việt Ngữ Thăng Long tại Virginia, Hoa Kỳ gửi thiệp Noel cho Tổng thống Donald Trump về Mẹ Nấm và bà Trần Thị Nga. Bà Nga là một phụ nữ đang bị án 9 năm tù cũng với cáo buộc tuyên tuyền chống nhà nước.

Vào tháng 12 hàng năm, ở Mỹ có thông lệ trẻ em viết thiệp "I Wish" gửi tổng thống. Các em được nghe chuyện về Mẹ Nấm và bà Thuý Nga, xúc động vì hai người phụ nữ đều có hai con nhỏ, nên viết thiệp kêu gọi trả tự do cho hai phụ nữ này.

Ông Hoàng Vi Kha, Hiệu trưởng trường Việt Ngữ Thăng Long cho BBC biết, dù sinh ra ở Mỹ nhưng các em vẫn được cập nhật tin tức diễn biến bên Việt Nam để các em hiểu, tự tìm hiểu, chứ trường không giáo dục các em theo kiểu "tuyên truyền và nhồi sọ".

**************

Truyền thông Đức dự báo mức án cho Trịnh Xuân Thanh (VOA, 05/12/2017)

Ngay sau khi Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội công b s xét x cu lãnh đo ngành du khí Trnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018, cáo báo của Đc đng lot đăng tin v quyết đnh này và nhn đnh ông Thanh có th đi mt án t hình.

vneu3

Chính phủ Đc s theo dõi cht ch din biến tiếp theo v Trnh Xuân Thanh và có quyết đnh phù hp cho quan h song phương vi Vit Nam, theo DPA

Hãng tin thông tấn Đc DPA, tun báo Tm Gương (Der Spiegel) và các t báo ln khác ca Đc hôm 4/12 đăng ti thông tin cu doanh nhân 51 tui Trịnh Xuân Thanh, người mà B ngoi giao Đc cho là b mt v Vit Nam bt cóc Berlin cui tháng 7, s b đưa ra tòa x vào tháng 1/2018.

Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyn Hu Chính hôm 4/12 được truyn thông trong nước dn li nói ti phiên khai mc mt kỳ hp ca Hi đng Nhân dân thành ph rng ông Thanh s b xét x trong 2 v án tham nhũng vào đu năm sau.

"Trong tháng 1/2018 tòa án Hà Nội phi sm đưa ra xét x v án Trnh Xuân Thanh và các đng phm ti tham ô tài sn ti Tng công ty Xây lp du khí Vit Nam PVC và v án Trnh Xuân Thanh cùng các đng phm cũng tham ô tài sn xy ra Công ty C phn Bt đng sn Du khí Vit Nam", ông Chính nói.

vneu4

Bài viết v quyết đnh ca Vit Nam s đưa ông Trnh Xuân Thanh ra xét x vào tháng 1/2018 trên nht báo Berliner Zeitung ra ngày 4/12/2017.

Việt Nam cáo buc ông Thanh làm tht thoát hơn 3.300 t đng (147 triu USD) trong thi gian làm lãnh đo PVC t 2009-2013. Trong khi chính phủ Đc cáo buc Vit Nam đã bt cóc ông Thanh, người đang xin quy chế t nn trên đt Đc, thì Hà Ni li tuyên b Ông Thanh t tr v đu thú.

Các luật sư ca ông Thanh Đc cho rng ông Thanh không t v đu thú và nhn đnh ông là "một nn nhân ca cuc chiến quyn lc trong ni b Đng Cng sn", theo DPA.

Tuần trước Tng bí thư Vit Nam Nguyn Phú Trng tuyên b mun "khn trương" đưa ra xét x v Trnh Xuân Thanh mà ông cho là "đc bit". Đu năm nay, người đng đu Đng Cng sn đã nói rng s "bt bng được Trnh Xuân Thanh đ đưa v nước xét xử". Nhiu chuyên gia nhn đnh rng vic "bt cóc" ông Thanh v là mt phn trong chiến dch chng tham nhũng ca ông Trng.

Truyền thông Đc cho rng nếu b buc ti, ông Thanh có th s b mc án t hình.

Luật sư Trn Thu Nam ca Đoàn Lut sư Hà Nội cho biết đó là mc án cao nht cho các cáo buc tham nhũng. "Mc đ tham ô tham nhũng trên 5 t đng hoc làm thit hi trên 5 t đng thì có th b mc pht cao nht là t hình".

Theo đánh giá của lut sư Nam, vic ông Thanh b trn theo cáo buc ca Vit Nam là mt trong nhng tình tiết tăng nng cũng như s tin tht thoát quá ln, như trong v này, thì cu lãnh đo ngành du khí khó có kh năng "thoát án" t hình.

Chính phủ Đc và s quán Đc đang theo dõi cht ch nhng din biến tiếp theo ca v x ông Thanh và s đưa ra nhng quyết đnh thích hp cho mi quan h song phương vi Vit Nam, theo DPA. Cũng theo hãng thông tn Đc, Vit Nam "đã biết thái đ ca Chính phủ liên bang Đc đi vi án t hình".

Việt Nam là mt trong s 58 quc gia trên thế gii vn áp dng mc án t hình.

Tờ báo kinh doanh hàng đu ca Đc, Handelsblatt, hôm 4/12 cho rng nhng lo ngi v mc án t hình Vit Nam là có cơ s. Tun báo này, trong chuyên mục riêng có tên "Trnh Xuân Thanh" nm trong trang "Chính tr quc tế" ly trường hp gn đây nht v vic kết án t hình cu giám đc điu hành Nguyn Xuân Sơn ca PetroVietnam làm 1 ví d cho mi quan ngi này.

Các điều lut có án t hình đã được lượt b rt nhiu trong lut pháp Vit Nam, theo lut sư Nam, nhưng "nhng v án liên quan đến tham nhũng nếu không có hình pht t hình" có th s trm trng hơn.

"Khi chưa kim soát được tình trng tham nhũng mà b ngay hình pht t hình thì s rằng nó sẽ gây tác dng ngược", theo LS Nam. "Nó bo đm quyn sng ca mt người nhưng nó s làm nh hưởng rt nhiu cho xã hi và cho ngân sách nhà nước".

******************

Vì sao Việt Nam ngưng dự án điện hạt nhân ? (VOA, 04/12/2017)

Cựu Ch tch Vit Nam Trương Tn Sang mi tiết l rng thm ha ti nhà máy Fukushima Nht là nguyên nhân khiến Vit Nam t b kế hoch xây dng các nhà máy đin ht nhân đu tiên tr giá nhiu t đôla vi s tr giúp ca Tokyo và Moscow, theo Kyodo.

vneu5

Các sự c ti nhà máy đin Fukushima do đng đt và sóng thn năm 2011 đã khiến chính quyn Tokyo phi ban b tình trng khn cp và sơ tán người dân.

Hãng tin Nhật trích li ông Sang nói thêm : "Do tình hình thế gii biến đng, người dân Vit Nam rt lo ngi, nht là người dân khu vc nơi d kiến xây các nhà máy đin ht nhân. H phn ng. Vì thế, chúng tôi phi tm ngưng [kế hoch]".

Hãng tin của Nht nói rng đây là cuc phng vn đu tiên ca ông Sang vi mt hãng tin nước ngoài k t khi ri nhim s tháng Tư năm ngoái.

Các sự c ti nhà máy đin Fukushima do đng đt và sóng thần năm 2011 đã khiến chính quyn Tokyo phi ban b tình trng khn cp và sơ tán người dân.

vneu6

Một công nhân ti nhà máy đin ht nhân Fukushima Nht Bn đu năm 2017.

Chính quyền Hà Ni hi tháng 11 năm ngoái thông báo ngừng d án đin ht nhân Ninh Thun do "thy không kh thi trong bi cnh kinh tế Vit Nam hin nay".

Về lý do ngưng d án, khi y, B trưởng, Ch nhim Văn phòng Chính ph Mai Tiến Dũng, được VnExpress dn li nói rng "vic dng d án không phải vi lý do công ngh, an toàn".

Sau quyết đnh ca Hà Ni, Nikkei Asian Review, thuc s hu ca mt trong nhng tp đoàn truyn thông ln nht Nht Bn, nhn đnh rng đó là "mt bài hc cay đng" cho Nht Bn v vic "phi biết rõ khách hàng ca mình, dù đó là một cá nhân hay mt chính ph".

Tờ báo ca x s mt tri mc đưa tin rng Nht Bn giành hp đng xây dng các nhà máy đin ht nhân Vit Nam năm 2010 trong cuc gp gia Th tướng nước này khi y là ông Naoto Kan và người đng nhim Nguyễn Tấn Dũng.

"Nhật phi đánh giá k càng nhu cu ca nước đi tác và tính kh thi v tài chính của mt d án trước khi thúc đy các d án cơ s h tng vào mt nước nào đó", Nikkei viết.

Trả li VOA Vit Ng, ông Nguyn Vit Phương, Nghiên cu viên v vn đ ht nhân thuc Trung tâm Belfer, Trường hành chính Kennedy, Đi hc Harvard, tng nhn đnh : "Theo tôi, lý do quan trọng nht ca vic dng d án đin ht nhân, đy là tính kinh tế ca đin ht nhân bây gi không còn na vì hai điu".

"Thứ nht, nhu cu đin năng ca Vit Nam trong thi gian qua có hãm li mt chút so vi thi đim mình đnh phát triển đin ht nhân. Và th hai là, vic phát trin đin ht nhân qu thc là quá đt trong điu kin kinh tế ca Vit Nam hin nay", ông Phương nhn đnh.

Về quan ngi ca người dân, nhà nghiên cu này cho rng theo quan sát cá nhân ca ông, đin ht nhân "không bị phn đi kch lit như mt s nước".

Published in Việt Nam