Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao Nikki Haley khăng khăng đấu với Donald Trump ?

Anh Vũ, RFI, 26/02/2024

Nikki Haley sẽ không bỏ cuộc. Bất chấp thất bại ê chề trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Nam Carolina hôm thứ Bảy và các cuộc thăm dò cho thấy đối thủ Donald Trump vẫn là ứng viên đầy triển được đảng Cộng hòa đề cử, bà Haley vẫn nhất quyết tiếp tục cuộc đua. Phải chăng bà hy vọng trở thành người thay thế trong trường hợp ứng viên tỷ phú bị kết án giữa chiến dịch tranh cử ? Hay bà nhắm đến năm mục tiêu 2028, trong một đảng Cộng hòa thời hậu Trump ?

kehoach1

Một ngày sau thất bại, tại Nam Carolina, ứng viên Nikki Haley phát biểu trong chiến dịch tranh cử tại Troy, Michigan, ngày 25/02/2024. AP - Carlos Osorio

Không có cơ hội nào để chiến thắng, tuy nhiên, bà vẫn ở lại cuộc đua. Nikki Haley, ứng cử viên cuối cùng đối đầu với Donald Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, lại phải chịu một thất bại bầu cử nữa hôm thứ Bảy ngày 24 tháng 2 tại Nam Carolina. Có lẽ thất bại này là sự xúc phạm cá nhân lớn nhất kể từ khi bà làm thống đốc bang này từ năm 2011 đến năm 2017.

Tuy nhiên, thất bại mới này không làm bà nhụt chí. Nikki Haley nhắc lại vào tối thứ Bảy rằng bà sẽ tiếp tục chiến đấu. "Tôi sẽ không từ bỏ cuộc chiến đấu này", bà tuyên bố với những người ủng hộ tại một cuộc mít tinh ở Charleston. Nhưng cho đến khi nào ? Câu trả lời chỉ có mình bà biết.

Sau các bang Michigan vào thứ Ba tới, rồi đến Idaho, Missouri và Bắc Dakota, điểm hẹn lớn nhất của cuộc bầu cử này sẽ là ngày thứ Ba trọng đại (Super Tuesday) 05/03. Vào ngày hôm đó, hai chục bang sẽ đồng loạt bầu cử, mà kết quả theo các cuộc thăm dò thì sẽ chỉ càng củng cố vị thế độc tôn của Donald Trump để đảng Cộng hòa vào mùa hè tới chính thức cử ông ra tranh cử tổng thống Mỹ.

Tất cả các nhà phân tích đều đồng ý với nhau một điều : Chỉ có phép màu thì Nikki Haley mới lật ngược được xu thế này. Câu hỏi đặt ra là tại sao bà vẫn tiếp tục cuộc đua ? Lý do đầu tiên tất nhiên là bởi vì bà còn nguồn tài chính. Mấu chốt của mọi chiến dịch tranh cử ở Hoa Kỳ là tiền. Mà tiền thì bà Nikki Haley không thiếu. Bà đã quyên góp được 11 triệu đô la hồi tháng 1 và bộ phận chuyên trách tranh cử của bà PAC (Pilitical Action Committee), cũng đã quyên được 12 triệu đô la vào cùng giai đoạn đó. Những con số như vậy cao hơn so với chiến dịch của Donald Trump (8,8 triệu đô la quyên góp được đến tháng 1 và 7,3 triệu từ tổ chức tranh cử PAC của ông).

Kế hoạch B ?

Nhưng đối mặt với các kết quả bà, một câu hỏi khác được đặt ra : làm thế nào một ứng cử viên thất bại trông thấy lại có thể tiếp tục nhận được nhiều tiền như vậy ? Những nhà tài trợ đó thấy gì ở Nikki Haley ?

Một số người cho rằng, đó sẽ là kế hoạch B trong trường hợp Donald Trump qua đời hoặc bị kết án trước khi được đề cử (Ông Trump đã 77 tuổi và bị buộc 91 tội danh hình sự). Đối với những người khác, nhìn về lâu dài, họ nghĩ tới thời kỳ hậu Trump và việc ủng hộ Nikki Haley ngày hôm nay sẽ giúp chuẩn bị lãnh địa trong đảng.

Vn đã quen vi vai trò người ngoài cuc trong cut s nghip chính tr ca mình, ng viên này đã tng giành nhiu chiến thng bt ng trong nhiu cuc bu c. Bà tr li các các câu hi ca báo chí mà không gii đáp thc s bí n trong động cơ tranh c ca mình.

Trước tiên, bà nói rõ : Không giống như các ứng viên tranh cử sơ bộ khác đã bỏ cuộc giữa chừng, bà không tìm kiếm một vị trí nào trong chính quyền tương lai của Trump. Nikki Haley, đã từng nắm chức đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc dưới nhiệm kỳ của Donald Trump, cho đến tận gần đây vẫn còn là một lựa chọn nghiêm túc trong danh sách những những người có tiềm năng làm phó tổng thống cho nhà tỷ phú.

Nhưng từ đầu năm nay, bà gia tăng công kích cựu tổng thống Mỹ. Ông Trump không mấy ưa tính cách thiếu trung thành đó của bà và đã đặt Nikki Haley là mục tiêu mới của mình. Ông thậm chí còn gọi bà bằng biệt danh "não chim".

Trong diễn văn hôm 20/02 để tái khẳng định tiếp tục cuộc đua, bà Haley xác nhận "không sợ sự trừng phạt của Trump". Bà nói : "Tôi cảm thấy không có nhu cầu phải cúi mình. Tương lai chính trị của cá nhân tôi không phải là mối lo".

"Chúng ta không ở Nga"

Theo hãng tin AP đã phỏng vấn Nikki Haley, nếu bà còn ở lại cuộc đua, ít nhất đến ngày thứ Super Tuesday tới đây, đơn giản là vì nguyên tắc. Bà Haley khẳng định "10 ngày sau cuộc bầu cử ở Nam Carolina, 20 bang khác sẽ bầu. Tôi muốn nói ở đây là chúng ta không ở Nga. Chúng ta không muốn thấy một người nào đó xuất hiện và để người đó ẵm đi 99% phiếu bầu".

Trả lời phóng viên AP, bà Haley ghi nhận không còn một cơ hội nào thắng ở các bang đó, bà nhấn mạnh : "Thay vì hỏi tôi sẽ thắng ở bang nào, tại sao không hỏi làm sao ông ta (Donald Trump) sẽ đắc cử tổng thống sau khi đã mất cả năm ở tòa án ?"

Theo bà ứng viên, một bản án (cho ông Trump) trước ngày bầu cử, ngày 05/11 tới, là một khả năng có thực. Nhưng đặt giả định rằng ông Trump không thể đắc cử trong trường hợp bị kết án là điều sai lầm trên khía cạnh pháp lý vì không có điều gì cấm đoán trong Hiến pháp Mỹ.

Không quan trọng, Nikki Haley vẫn tỏ ra hiên ngang. Trong bài diễn văn hôm 20/02, bà khẳng định "chiến đấu" cho điều mà bà "cho là chính đáng". Tối thứ Bảy vừa rồi bà nhắc lại điều đã nói ở hết cuộc mít tinh này đến cuộc mít tinh khác : "Tôi không tin Donald Trump có thể đánh bại Joe Biden". Theo bà Haley, Hoa Kỳ xứng đáng phải có một ứng cử viên tốt nhất.

Cuộc thập tự chinh vô ích ?

Mặc dù khăng khăng thách thức Trump trong bầu cử sơ bộ, tháng Bảy năm ngoái bà cho biết cuối cùng bà cũng sẽ ủng hộ ông Trump nếu ông được đề cử. Tuần qua, bà đã né tránh câu hỏi này. Có thể là bởi vì bà ý thức được đó là nghịch lý lớn nhất với việc ra ứng cử của bà. Nếu như bà vẫn tin tưởng vững chắc vào những lý do thôi thúc bà ở lại cuộc đua thì tại sao lại kết thúc bằng việc ủng hộ ứng viên mà bà cho rằng không có cơ hội nào chiến thắng ?

Trường hợp của Nikki Haley đặt ra câu hỏi rộng hơn : Đó là vấn đề bản chất đảng Cộng hòa. Nữ ứng viên nổi loạn đang sẵn sàng trở lại hàng ngũ một khi các cuộc bầu cử sơ bộ kết thúc đồng thời bà nghĩ vẫn còn có vị trí trong đảng. Cũng giống như các nhà tài trợ cho bà, Nikki Haley hy vọng chiếm lĩnh vị trí để dẫn dắt đảng mình giành chiến thắng vào năm 2028, trong một môi trường chính trị hậu Trump.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo Mỹ New York Times, ông Kevin Madden, nguyên là nhà tư vấn về đảng Cộng hòa, nhận định rằng chiến dịch tranh cử này đã giúp Nikki Haley được biết đến trên phạm vi toàn quốc và xây dựng một mạng lưới và hạ tầng cần thiết cho ngày mà bà được đại diện chạy đua vào Nhà Trắng. Một phân tích dường như bắt đầu từ giả thuyết cho rằng đảng Cộng hòa sẽ có thể được trở lại bình thường vào năm 2028.

Thế nhưng dù nếu Donald Trump khi đó không còn ở đó nữa thì cũng không có bảo đảm gì các cử tri của ông, đã bị cuốn hút bởi một mẫu người phản hệ thống lại có thể quay về một ứng viên ôn hòa hơn, gần gũi hơn với hệ thống chính trị truyền thống như Nikki Haley. Mọi chuyện đang diễn ra như thể bà ứng viên này đang tiến hành một cuộc thập tự chinh vì tương lai của một đảng mà giờ đã không còn là đảng của bà. Trước bà, nhiều người đã thất bại.

(Theo france24.com)

Anh Vũ

*****************************

Phe thiểu số bài Donald Trump trong đảng Cộng hòa tìm cách cản đường Trump trở lại Nhà Trắng

Thùy Dương, RFI, 26/02/2024

Trong khi Donald Trump thắng lợi áp đảo đối thủ Nikki Halley trong cuộc bầu cử sơ bộ ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa ở bang Nam Carolina, tại Washington, các đảng viên Cộng hòa bài Trump, chỉ chiếm số ít trong đảng, tổ chức họp để kêu gọi bảo vệ nền dân chủ Mỹ bằng cách bỏ phiếu cho Joe Biden.

kehoach2

Dân biểu Adam Kinzinger phát biểu trong cuộc họp của Tiểu ban điều tra vụ tấn công trụ sở Quốc hội lưỡng viện, Capitol, Washington, Hoa Kỳ, ngày 21/07/2022. AP - J. Scott Applewhite

Thủ lĩnh của nhóm này là cựu dân biểu thuộc phe bảo thủ của đảng Cộng hòa tại bang Illinois, thành viên của Ủy ban điều tra của Hạ Viện Mỹ về vụ những người ủng hộ Donald Trump đột nhập vào điện Capitol hôm 06/01/2021.

Từ Wahsington, đặc phái viên David Thomson đã có cuộc gặp với Adam Kinzinger và hôm nay 26/02/2024 gửi về bài tường trình : 

"Sau khi xảy ra vụ tấn công vào Điện Capitol, Adam Kinzinger là một trong 10 dân biểu đảng Cộng hòa tại Hạ Viện đã bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội Donald Trump. Lá phiếu này đã khiến Adam Kinzinger bị chính đảng của mình tẩy chay và khiến ông ấy mất ghế dân biểu trong năm 2022. Adam Kinzinger hiện nay là thủ lĩnh của một nhóm hiếm hoi gồm những thành viên của đảng Cộng hòa bài Donald Trump, những người tổ chức hội nghị mang tên Principles First (Nguyên tắc là trên hết) vào cuối tuần này ở Washington.

Adam Kinzinger nói : "Tôi sẽ làm mọi điều để bảo đảm rằng Donald Trump sẽ không còn có thể đặt chân vào Phòng Bầu Dục". Ông hiện giờ đang kêu gọi các đảng viên đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho Joe Biden nếu Trump thắng cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa. Ông cho biết tiếp : "Nếu là Trump chống lại Biden, thì chẳng cần do dự làm gì. Donald Trump là tổng thống Mỹ tệ hại nhất và ông ta đã chứng minh điều đó. Những người ủng hộ ông ta công khai nói muốn lật đổ nền dân chủ. Joe Biden là người có thể bảo vệ Nhà nước của chúng ta".

Theo vị cựu dân biểu này của đảng Cộng hòa, nguy cơ Donald Trump thắng trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 là rất dễ xảy ra, và cũng sẽ có nhiều khả năng lại xảy ra các vụ bạo lực mới nếu ông Trump thất cử, bởi vì Donald Trump chưa từng công nhận thắng lợi hồi năm 2020 của ông Biden. Theo Adam Kinzinger, ông Trump cũng sẽ không công nhận điều đó vào năm 2024 nếu Biden thắng cử bởi vì : "Nếu quý vị thực sự tin rằng kết quả cuộc bầu cử đã bị đánh cắp, thì có nguy cơ quý vị sẽ đáp trả bằng bạo lực. Và đó là điều khiến tôi lo ngại, bởi vì họ đã thực sự thuyết phục được mọi người về điều đó".

Quả thực, hơn 2/3 đảng viên đảng Cộng hòa vẫn đang nghĩ rằng Joe Biden không phải là một vị tổng thống chính đáng".

Thùy Dương

**************************

Thm phán tuyên ông Trump phi tr 454 triu USD trong v gian ln New York

Reuters, VOA, 24/02/2024

Mt thm phán New York chính thc ra lnh buc ông Donald Trump phi tr hơn 454 triu đô la sau khi b xác đnh là đã thao túng giá tr tài sn ròng ca ông, trong v án dân s v gian ln do B trưởng Tư pháp bang New York khi kin.

kehoach3

Ông Trump đi vn đng c tri trong năm 2024.

S tin phi thanh toán này bao gm khon pht 354,9 triu đô la mà Thm phán Arthur Engoron ca tòa án cp bang Manhattan đã tuyên hôm ngày 16/2, cng vi tin lãi, sau phiên xét x không có bi thm đoàn kéo dài hơn 3 tháng.

Ông Engoron cũng ra lnh cho các con trai trưởng thành ca ông Trump, là Donald Trump Jr. và Eric Trump, mi người phi tr gn 4,7 triu đô la, và cu giám đc tài chính ca Trump Organization, là Allen Weisselberg, phi tr 1,1 triu đô la, tt c các khon này đu bao gm c tin lãi.

Các khon pht này đã được cht li vào th Năm 22/2 và phn tin lãi s tiếp tc được tính thêm. Phán quyết được công b vào th Sáu 23/2.

B trưởng Tư pháp bang New York, bà Letitia James, cáo buc rng các b cáo đã phóng đi mt cách bt hp pháp giá tr tài sn ca ông Trump nhm thi phng giá tr tài sn ròng ca ông và nhn được các điu kin vay tin và bo him tt hơn.

Ông Engoron cũng cm ông Trump gi vai trò lãnh đo cao nht ti bt k công ty nào New York hoc tìm cách vay tin t các ngân hàng đã đăng ký trong bang trong 3 năm. Các con trai trưởng thành ca ông đã b cm đm nhim vai trò lãnh đo trong 2 năm.

Thm phán nói rng các b cáo "chng h ăn năn và hi hn, dường như đến mc chai sn".

Quyết đnh ca ông Engoron đe da đế chế kinh doanh mà ông Trump đã xây dng trong phn ln nhng năm tháng trưởng thành ca mình.

Cu tng thng thuc đng Cng hòa cũng phi đi mt vi 4 v truy t hình s khác, nhưng không liên quan đến v này, ông đã không nhn ti v các v đó, gia lúc ông tìm cách giành li Nhà Trng t tay đng viên Dân ch Joe Biden.

Ông Trump đã cáo buc bà James và ông Engoron, c hai đu là đng viên Dân ch, là tha hóa và gi v vic này là mt phn trong cuc truy sát s nghip ca các đi th chính tr.

Ông d đnh kháng cáo hình pht áp vào ông vi mt tòa phúc thm cp trung, nhưng ông s phi np s tin còn n hoc xin np trước mt khon tin bo đm.

Ông Engoron đã không chp nhn mt đ ngh ca ông Clifford Robert, là lut sư ca các b cáo, v vic hoãn thi hành án trong 30 ngày đ to điu kin cho "mt quá trình có trt t sau phán quyết, đc bit là xét đến mc đ nghiêm trng ca bn án".

Trong email gi ông Robert vào sáng 22/2, ông Engoron viết : "Ông đã không gii thích được, ch đng nói đến chuyn bin minh, v bt k cơ s nào đ hoãn thi hành. Tôi tin rng Tòa Phúc thm s bo v quyn kháng cáo ca ông".

Reuters

Nguồn : VOA, 24/02/2024

Published in Quốc tế

Mỹ : Một dân biểu thân cận với Donald Trump đắc cử chủ tịch Hạ Viện

Phan Minh, RFI, 26/10/2023

Sau một thời gian chính trường Hoa Kỳ rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy bị phế truất, các dân biểu thuộc đảng Cộng hòa, hôm qua 25/10/2023, cuối cùng đã bầu ông Mike Johnson, dân biểu bang Louisiana và là một nhân vật thân cận với cựu tổng thống Donald Trump, vào chức vụ này.

havien1

Tân chủ tịch Hạ Viện Mỹ Mike Johnson họp báo tại Capitol, Washington, Hoa Kỳ, ngày 25/10/2023. AP - Jose Luis Magana

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

Có một sự mệt mỏi, nếu không muốn nói là kiệt quệ, sau thất bại của ba ứng cử viên liên tiếp, đi kèm với cảnh tượng chia rẽ suốt ba tuần qua. Có thể nói không ngoa rằng ông Mike Johnson đã được bầu "cho xong chuyện" vì ai cũng đã quá ngán ngẩm.

Năm nay 51 tuổi, ông là một dân biểu tương đối trẻ xét cả về tuổi đời lẫn thâm niên. Mike Johnson mới làm dân biểu được 6 năm, nên ông chưa kịp gây thù chuốc oán với quá nhiều người. Là con trai của một lính cứu hỏa tại một quận nghèo ở bang Louisiana, miền nam Hoa Kỳ, ông tự coi mình là nhân vật bảo thủ truyền thống. Là người theo đạo Tin Lành, ông cực lực phản đối việc phá thai và ủng hộ biện pháp hạn chế những quyền của thiểu số người đồng tính. Là một luật gia, ông đã từng đề xuất dự luật không chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống năm 2020, và là một trong những người đã bỏ phiếu chống việc chứng nhận kết quả nói trên.

Đây chắc hẳn là điểm mấu chốt giúp ông được bầu làm chủ tịch Hạ Viện. Mike Johnson không làm Donald Trump phật lòng, bởi ông là một trong những người đã tích cực bảo vệ ông Trump trong các phiên tòa luận tội cựu tổng thống.

Tân chủ tịch Hạ Viện giờ đây sẽ bắt tay ngay vào việc sau 3 tuần Hạ Viện bị tê liệt. Có những vấn đề cấp bách như tránh để xảy ra tình trạng tê liệt ngân sách nhà nước sau ngày 17/11. Ông chủ trương một ngân sách chặt chẽ, ủng hộ viện trợ cho Israel. Một trong những văn bản đầu tiên mà ông đề xuất ủng hộ viện trợ này vô điều kiện. Mọi chuyện sẽ phức tạp hơn đối với viện trợ quân sự cho Ukraine, bởi ông đã từng bỏ phiếu chống.

Phan Minh

*************************

Sau ba lần thất bại, đảng Cộng hòa đề cử được ứng viên mới vào chức chủ tịch Hạ Viện

Trọng Nghĩa, RFI, 25/10/2023

Đảng Cộng hòa, hiện nắm đa số tại Hạ Viện Mỹ, vào hôm qua, 24/10/2023 đã chọn được một ứng viên mới cho chức chủ tịch Hạ Viện. Đây là ứng cử viên thứ tư được đề cử để lên thay cựu chủ tịch Kevin McCarthy bị các dân biểu thân Trump lật đổ từ ngày 03/10. Từ đó đến nay, đã có 3 ứng viên khác liên tiếp bỏ cuộc vì không hội đủ số phiếu cần thiết trong nội bộ đảng.

havien2

Dân biểu đảng Cộng hòa, Mike Johnson, tại Hạ Viện Mỹ, ngày 24/10/2023. Reuters - Jonathan Ernst

Dân biểu Mike Johnson từ bang Louisiana đã chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu nội bộ của đảng Cộng hòa, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ứng cử viên Tom Emmer trước đó phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ phía cựu tổng thống Donald Trump và tuyên bố rút lui.

Hạ Viện Mỹ đã bị đẩy vào tình trạng tê liệt do việc đảng Cộng hòa, chiếm đa số sít sao tại định chế này, đang bị chia rẽ trầm trọng, với một nhóm dân biểu cực kỳ bảo thủ thân Trump thẳng thừng chống lại đa số ôn hòa. Từ Washington, thông tín viên RFI tường trình :

"Riêng trong ngày hôm qua, thứ Ba, không phải là một, mà đã có đến hai ứng cử viên, được đảng Cộng hòa đề cử lên nắm chức chủ tịch Hạ Viện. Tối khuya, dân biểu Mike Johnson ở bang Louisiana rốt cuộc đã được chọn sau một ngày bầu phiếu sôi động khác thường.

Sôi động là vì ngay buổi sáng, dân biểu này đã bị đánh bại ở vòng bỏ phiếu đầu tiên, thua ông Tom Emmer, một lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng hòa ở Hạ Viện Mỹ. Có điều là chưa đầy bốn tiếng đồng hồ sau khi được đề cử, ông Tom Emmer đã phải bỏ cuộc trước quá nhiều sự phản đối trong nội bộ đảng để hy vọng hội đủ số phiếu để đắc cử trong phiên họp toàn thể.

Đối với các thành phần cực đoan trong phe cực hữu trong đảng, Tom Emmer chưa đủ bảo thủ vì đã bỏ phiếu ủng hộ việc duy trì hôn nhân đồng giới. Thậm chí, đối với cựu tổng thống Donald Trump, ông còn là một đảng viên Cộng Hòa giả hiệu. Phát biểu bên lề một phiên tòa dân sự ở New York, cựu tổng thống đã yêu cầu tìm người khác.

Thế là đảng Cộng hòa ở Hạ Viện đã phải bắt đầu lại từ đầu. Người đứng thứ hai vào buổi sáng, Mike Johnson, đã tái ứng cử và giành được đa số tương đối. Ông tự mô tả mình là một người bảo thủ chân chính. Bằng chứng là ông thuộc nhóm đã phản đối việc xác nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Cuộc bỏ phiếu bầu chủ tịch Hạ Viện sẽ diễn ra trong phiên họp toàn thể dự kiến vào giữa trưa, theo giờ Washington. Ông Johnson sẽ cần đến ít nhất 217 phiếu bầu. Khuya hôm qua, trong cuộc bỏ phiếu nội bộ cuối cùng, không có ai phản đối ông một cách rõ ràng, nhưng có khoảng 20 người vắng mặt".

Trọng Nghĩa 

Published in Quốc tế

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng và Đinh Xuân Quân

Lãnh đạo đảng Cộng hòa phò Trump, từ Mitch Mc Connell đến Mc Carthy, đều cuồng nhiệt hỗ trợ Trump, bao che cuộc bạo loạn ngày 6/1/21 và chống dự án xây dựng hạ tầng cơ sở của nước Mỹ, giới hạn cử tri đi bầu cử..

Nguồn : Hoangbach Channel, 29/07/2021

Published in Video

Đừng để đảng Cộng hòa trở thành một đảng phản động

Jackhammer Nguyễn, Tiếng Dân, 04/07/2021

Tác giả Việt Linh lo ngại cho nền dân chủ Mỹ, qua bài viết "Tại sao nên lo sợ một cuộc đảo chánh quân sự ở Mỹ ", đăng trên Tiếng Dân ngày 2/7/2021. Mặc dù chia sẻ mối lo âu của tác giả, nhưng tôi không tin rằng nền dân chủ Mỹ có thể ngã gục dễ dàng như vậy, bởi các … Junta (độc tài quân sự).

capitol1

Mitt Romney, Liz Cheney và Adam Kinzinger là các đảng viên Cộng hòa nổi tiếng trong việc chống lại mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ do Donald Trump và các đảng Cộng hòa khác tạo ra. Ảnh minh họa của Brandon Raygo

Đúng là có vài viên tướng về hưu cực hữu, có Michael Flynn, một tay tội phạm may mắn được chủ Donald Trump dùng đặc quyền xóa tội, nhưng hãy nhìn những hành động của tướng Mark Milley, Tham mưu Trưởng Liên quân và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper phản kháng lại ông Trump như thế nào, trong việc ông ta muốn dùng quân đội dẹp những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc vào mùa hè năm 2020, hãy nghe tướng Milley mắng Stephan Miller, cố vấn của Trump, câm mõm lại  như thế nào. Trump đã không dám dùng tới cả luật chống nổi dậy để huy động quân đội, vì làm gì có nổi dậy !

Xem lại những vụ có thể gọi là bê bối của quân đội Mỹ từ chiến tranh Việt Nam đến nay, từ những vụ bắn giết dân thường, kỳ thị phụ nữ và người đồng giới, tra tấn tù binh… có thể thấy rằng, đội quân này ngày càng được công luận và quốc hội Mỹ kiểm soát chặt chẽ hơn, không dễ mà làm bậy.

Gần đây, trong buổi điều trần của tướng Milley ở Quốc hội, trả lời câu hỏi của dân biểu cộng hòa từ Florida, Matt Gaetz, rằng tại sao không dạy cho quân đội "Học thuyết phê phán chủng tộc" (Critical Race Theory) và rằng người da trắng đang giận dữ vì điều đó. Đáp lại lời nhận xét của Gaetz, tướng Milley nói rằng, hãy cho ông xem sự giận dữ đó, vì ông là người da trắng.

Xin thêm một vài thông tin cho rõ, Matt Gaetz hiện đang bị điều tra về chuyện quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. Còn Critical Race Theory là một khái niệm bừa bãi mới được giới bảo thủ đưa ra gần đây, để định hướng dư luận theo kiểu cộng sản, chứ không có một cái gì gọi là Critical Race Theory trong học đường Hoa Kỳ cả. Việc dạy về thời nô lệ của người da đen, về thảm sát dân da đỏ, về cấm nhập cư dân da vàng,… là dạy lịch sử, dạy những gì đã diễn ra.

Cái đáng lo nhất cho nền dân chủ Mỹ hiện nay là sự chia rẽ giàu nghèo, sự phân cực giữa các địa phương, vùng thành thị có học thức, đối nghịch với vùng quê kém tri thức, giữa hai bờ biển sung túc và vùng nội địa nghèo khó. Sự bất bình đẳng này đã góp phần tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít lên ngôi ở Châu Âu ngày xưa, chủ nghĩa cộng sản thắng thế ở Nga hồi đầu thế kỷ 20, và Donald Trump dân túy, bất tài lên cầm quyền từ năm 2017, suýt nhấn chìm nước Mỹ trong hỗn loạn.

Khổ nỗi, đối diện với hiện trạng mới đầy chia rẽ và bị đe dọa bởi toàn cầu hóa không tránh khỏi của nước Mỹ, những ý tưởng cải cách xã hội lại chỉ được nhóm cấp tiến thuộc đảng Dân chủ đưa ra, như là vấn đề an sinh xã hội, đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia, lương cơ bản (universal salary), bình đẳng giới… Đảng Cộng hòa không có gì mới để đưa ra, cứ nhai đi nhai lại những chuyện rất lỗi thời cả trăm năm trước, họ đành phải bày ra những tín điều bừa bãi như chuyện Critical Race Theory, chính trị hóa những chuyện khoa học như khẩu trang và chích ngừa, hay tệ hơn nữa là dựa vào những thuyết âm mưu nhảm nhí kiểu QAnon, để mỵ dân, giành quyền lực, với những gương mặt chính trị gia nói bậy, làm bậy không biết mắc cỡ như Donald Trump (thật ra ông này chả bảo thủ hay cấp tiến gì sất mà chỉ mị dân và cơ hội), Matt Gaetz (Florida), Ted Cruz (Texas), Josh Hawley (Missouri), Marjorie Greene (Georgia), Loren Boebert (Colorado),…

Câu chuyện dân chủ ở nước Mỹ trong hệ thống lưỡng đảng có nhiều khiếm khuyết, theo tôi lệ thuộc vào sự phục hồi của đảng Cộng hòa với những khuôn mặt liêm chính như Liz Cheney (Wyoming), Adam Kinzinger (Illinois), Mitt Romney (Utah)… nếu không, đảng này sẽ trở thành một đảng phản động, chống lại sự tiến hóa của xã hội, kéo theo nó là hàng chục triệu người Mỹ cảm thấy mình bị bỏ rơi.

Jackhammer Nguyễn

Nguồn : Tiếng Dân, 04/07/2021

**********************

Tại sao nên lo sợ một cuộc đảo chính quân sự ở Mỹ ?

Việt Linh, Tiếng Dân, 02/07/2021

Chúng ta đang sống ở một đất nước dân chủ hàng đầu thế giới, giờ đây chỉ cần nghe ai đó nói đến hai từ "đảo chính" đi kèm với "bạo lực", "bắn giết" và "đổ máu" là đủ để gây ra một mối đe dọa lớn đối với nền dân chủ vốn đang mong manh của chúng ta.

capitol2

Một đám đông ủng hộ Trump bị xịt hơi cay trong cuộc đụng độ với cảnh sát Capitol vào ngày 6 tháng 1. Ảnh : Shannon Stapleton / Reuters

Những ngày qua, chúng ta đã nghe nhiều về chuyện Michael Flynn, tên cựu tướng gian xảo, nguy hiểm đã phát biểu những lời kêu gọi cần có một cuộc đảo chính quân sự như tại Myanmar xảy ra ở Mỹ.

Trở lại năm 2016, khi Trump đưa cựu tướng Michael Flynn tham gia chiến dịch tranh cử còn non trẻ của mình, hầu hết những người ngoài giới quân sự và an ninh quốc gia đều không biết Michael Flynn là ai. Tuy nhiên, khi Michael Flynn xuất hiện tại hội nghị đảng Cộng hòa và dẫn đầu đám đông với những lời kêu gọi "nhốt bà ta lại" khi nói về Hillary Clinton.

Rõ ràng là, với lời kêu gọi đó đã khiến Donald Trump chú ý đến viên cựu tướng chủ trương bạo lực, mạnh mẽ này, đã đưa đến quyết định Trum đưa Michael Flynn trở thành cố vấn an ninh quốc gia của mình. Michael khi ngồi vào một chiếc ghế quyền lực như vậy, đã càng chìm sâu hơn vào tư tưởng cực đoan với chủ trương bạo lực nhiều hơn.

Một tuần sau cuộc bầu cử cuối năm 2016. Nhiều người Mỹ mới cảm thấy giựt mình khi biết rằng, Michael Flynn đã từng là giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng và sau đó trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia của tòa Bạch Ốc, nhưng đã có một số quan hệ khó hiểu với chính phủ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng của hệ thống an ninh quốc gia của chúng ta ở thời điểm đó.

Như chúng ta biết, Trump đã sa thải Michael Flynn trong những tháng đầu của nhiệm kỳ tổng thống, khi nhận ra Trump không thể chơi theo bất kỳ quy tắc nào của Michael Flynn. Dư âm của vụ sa thải nhanh chóng đó đã dẫn đến việc sa thải Giám đốc FBI, James Comey ngay sau đó và cuối cùng đã dẫn đến cuộc điều tra của Robert Mueller về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.

Michael Flynn đã bị truy tố, nhận tội và sau đó đảo ngược lời nhận tội của mình, để cuối cùng lại được Trump ân xá. Và để đền đáp công ơn đó, sau thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống của Trump, Michael Flynn cùng với những kẻ chủ trương bạo lực trong đảng Cộng hòa, đã liên tục kêu gọi Trump sử dụng sức mạnh của quân đội để tiếp tục nắm quyền kiểm soát chính phủ, thay thế chính phủ dân sự bằng chính thể độc tài chuyên chế.

Michael Flynn đã kêu gọi một cuộc đảo chính ở Mỹ, điều này ai cũng biết, nhưng, chúng ta cần để ý một điểm rất quan trọng, đó là Michael Flynn, không phải là cựu quân nhân duy nhất trong vòng kết nối và ủng hộ Trump đã đưa ra một đề xuất khủng khiếp và táo bạo như vậy.

Không chỉ có Michael Flynn, mà còn có một cựu Đại tá, có tên Douglas Macgregor, là một người tư vấn, bình luận viên, là khách mời thường xuyên của Fox News. Macgregor là người lần đầu tiên được Trump đề cử làm Đại sứ ở Đức nhưng vì có quan điểm phân biệt chủng tộc, thân Nga, tôn sùng Vladimir Putin, chống đối bà Angela Merkel và chống Hồi Giáo mạnh mẽ đã không được Uỷ Ban Đối Ngoại Thượng Viện thông qua theo đề cử của Trump. Tuy nhiên, đến những tháng cuối cùng năm 2020 của chính quyền thời Trump, Macgregor đã được thuê làm cố vấn cấp cao cho quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller, ông cựu Đại Tá này gần đây đã viết một quan điểm chính trị rất khiêu khích, cùng quan điểm với Michael Flynn cho một cuộc đảo chính.

Macgregor cũng đồng quan điểm với một số nhân vật diều hâu, chủ trương bạo lực và tin vào thuyết âm mưu QAnon, và cho rằng, ông ta hy vọng và muốn được thấy Trump sẽ được phục chức vào tháng 8 sắp tới. Vì đây là trường hợp đầu tiên bầu cử có gian lận và có thể sẽ xảy ra một cuộc đảo chính tại Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

Hình như những người ủng hộ Trump, tôn thờ chủ nghĩa Trump và một số đảng viên Cộng hòa cực đoan đều tin rằng, sẽ có một cuộc đảo chính xảy ra sớm muộn, nhưng trước tháng 8 năm nay, sẽ có một thế lực huyền bí nào đó sẽ đưa Trump trở lại tòa Bạch Ốc.

Bình luận của Michael Flynn đã gây ra khá nhiều xôn xao và có lý do chính đáng. Không phải ngày nào chúng ta cũng đều nghe thấy một cựu tướng khác nhau trong quân đội Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ cả, nhưng nếu chúng ta thêm đề xuất đảo chính của Michael Flynn vào một lá thư từ một nhóm cựu tướng quân đội cánh hữu đã nghỉ hưu phàn nàn rằng, cuộc bầu cử là gian lận và Joe Biden là một nhà độc tài theo chủ nghĩa xã hội. Họ có quyền nhóm họp, nói chuyện và phàn nàn, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những cuộc nói chuyện này không nguy hiểm.

Như chúng ta đã thấy, ngày 6/1, có rất nhiều người theo Trump sẵn sàng thực hiện bạo lực thay mặt Trump. Các chính trị gia đảng Cộng hòa trên khắp đất nước sử dụng những lời nói dối về một cuộc bầu cử bị đánh cắp để tạo ra một hệ thống về cơ bản sẽ cho phép các cuộc đảo chính pháp lý trong tương lai. Mối đe dọa này thật sự nghiêm trọng, đến mức hơn 100 chuyên gia hàng đầu về hệ thống dân chủ và chuyên gia luật pháp đã đưa ra một cảnh báo nghiêm túc, cho rằng, nếu chính phủ liên bang không đủ mạnh mẽ và cương quyết để hành động nhằm bảo vệ hệ thống bầu cử, thì chuyện đất nước này sẽ bị tước đi nền dân chủ tốt đẹp là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Những hành vi phản dân chủ mà đảng Cộng hòa đang thực hiện ở cấp tiểu bang và liên bang cũng như tại Quốc hội rất giống như các hành động của các đảng phi tự do, phản dân chủ, chống đa nguyên ở các nền dân chủ khác, đã cướp đi các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Có thể, không cần một cuộc đảo chính quân sự để những người theo chủ nghĩa Trump đạt được điều đó. Tất cả những gì họ cần làm bây giờ là đảng Cộng hòa tiếp tục thông qua các dự luật cho phép các cuộc tấn công của đảng phái để lật ngược kết quả một cuộc bầu cử, nếu họ không giành được chiến thắng. Và họ đang ráo riết làm việc để biến điều đó thành hiện thực trên khắp đất nước này.

Những điều họ đang làm hoàn toàn đồng nghĩa với một cuộc đảo chính quân sự, chỉ khác là không có tiếng súng, người chết và đổ máu. Nhưng hậu quả thì giống nhau, một chế độ độc tài, chuyên chế sẽ lên ngôi, và sẽ giống như những nước độc tài cộng sản khác trên thế giới, sẽ có đấu tố, thanh trừng, diệt chủng. Đừng để quá muộn mới nhận ra vấn đề hoàn toàn không đơn giản chút nào khi nói đến hai từ "đảo chính" tại Hoa Kỳ.

Việt Linh

Nguồn : Tiếng Dân, 02/0/2021

Tham khảo :

https://www.salon.com/2021/06/02/trumps-generals-who-remain-why-theres-reason-to-fear-a-military-coup-in-the-us/

https://time.com/5044847/michael-flynn-hillary-clinton-republican-convention-lock-her-up/

Published in Diễn đàn

Các quốc gia láng giềng là nơi đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc. Trung Quốc luôn đặt các quốc gia láng giềng ở vị trị ưu tiên trong tổng thể nền ngoại giao, kiên định giữ vững mối quan hệ láng giềng hữu nghị, thực hành lý luận "thân, thành, huệ, dung", làm sâu sắc thêm quan hệ láng giềng hợp tác đôi bên cùng có lợi, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường láng giềng. Năm 2020 chứng kiến một thế cục chưa từng có, dưới tác động của đại dịch và cục diện Trung – Mỹ, các yếu tố phức tạp trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng gia tăng.

dang1

Các quốc gia láng giềng là nơi đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc. Ảnh minh họa Campuchia và Trung Quốc ký nhiều thỏa thuận hợp tác song phương

Dưới sự lãnh đạo quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, Trung Quốc nhìn chung đã phối hợp đẩy mạnh công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, đi đầu trong việc đạt được những kết quả chiến lược quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp mới, đồng thời đi đầu trong công cuộc khôi phục tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc lấy ngoại giao chống dịch và hợp tác thiết thực làm phương châm chính, đoàn kết với các nước láng giềng Châu Á cùng chống dịch, hợp tác khôi phục kinh tế, tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, làm sâu sắc hơn tình cảm tốt đẹp và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị lên một tầm cao mới. Đồng thời, Trung Quốc mạnh mẽ đáp trả sự ngăn chặn và đàn áp toàn diện của Mỹ đối với Trung Quốc và kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh, sự phát triển và lợi ích quốc gia.

I. Ngoại giao láng giềng trong bối cảnh phòng chống đại dịch Covid-19

Trao đổi cấp cao tìm ra định hướng. Trong năm 2020, chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đến thăm Myanmar, tình hữu nghị Trung Quốc – Myanmar tiếp tục được viết thêm một chương mới. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, chủ tịch Tập Cận Bình đã thực hiện 17 cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia trên khắp Châu Á và đạt được những đồng thuận quan trọng về việc tăng cường chống dịch và hợp tác trong các lĩnh vực, đồng thời chỉ ra phương hướng phát triển quan hệ Trung Quốc và các nước láng giềng trong tình hình mới. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có cuộc điện đàm với thủ tướng Việt Nam, Lào và một số nước khác, đồng thời tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Nhật Hàn, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong – Lan Thương dưới hình thức trực tuyến. Các lãnh đạo của Campuchia, Mông Cổ và Pakistan đã "ngược dòng" đến thăm Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch. Ủy viên Quốc vụ viện Vương Nghị đã có 37 cuộc điện đàm với bộ trưởng bộ ngoai giao của 17 quốc gia láng giềng, và tổ chức các hội nghị Ngoại trưởng trực tuyến giữa Trung Quốc – ASEAN, Trung – Nhật – Hàn, Trung Quốc – Nga – Ấn Độ và Trung Quốc – Afghanistan – Pakistan – Nepal… Ngoại giao trực tiếp cũng đã phục hồi trở lại. Đồng chí Dương Khiết Trì đã đến thăm Singapore, Hàn Quốc, Myanmar và Sri Lanka. Ủy viên Quốc vụ viện Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Pakistan, Việt Nam, Philippines, cùng đặc phái viên của tổng thống Indonesia, đồng thời đến thăm Mông Cổ, Campuchia, Malaysia, Lào và Thái Lan.

Hợp tác chống dịch làm sâu sắc thêm tình hữu nghị. Trong thời kỳ đại dịch trở nên trầm trọng ở Trung Quốc, các nước láng giềng Châu Á đã chung tay giúp đỡ và hỗ trợ Trung Quốc dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi dịch lây lan ở các nước láng giềng, Trung Quốc đã cung cấp một lượng lớn sự hỗ trợ về trang thiết bị y tế và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chống dịch phù hợp với nhu cầu của từng nước láng giềng. Trung Quốc đã cử các nhóm chuyên gia y tế đến Campuchia, Pakistan, Lào, Philippines, Myanmar, Malaysia và các nước khác, đồng thời tổ chức các hội nghị giao lưu trực tuyến giữa các chuyên gia y tế với Mông Cổ, ASEAN và các nước Nam Á. Trung Quốc cũng đang tích cực hợp tác với các nước láng giềng để phát triển và đưa vắc-xin vào sử dụng nhằm thúc đẩy sự sẵn có và khả năng chi trả đối với vắc-xin ở khu vực và trên thế giới. Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và người dân các nước đã tích cực tham gia chống dịch, tạo nên một giai thoại đầy tính nhân văn.

Trở lại sản xuất, neo giữ niềm tin. Trung Quốc tranh thủ đi đầu trong công tác kiểm soát dịch và tích cực thúc đẩy việc thiết lập các cơ chế hợp tác phòng chống chung với Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Pakistan, Maldives và Afghanistan… Cùng với đó, các tỉnh biên giới của Trung Quốc cũng đã thiết lập các cơ chế phòng chống và kiểm soát với các nước láng giềng để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Trung Quốc đã thiết lập các "kênh nhanh" để tạo điều kiện trao đổi nhân sự hoặc "kênh xanh" để vận chuyển hàng hóa với Hàn Quốc, Singapore, Myanmar, Indonesia, Mông Cổ và các nước khác nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng trong khu vực, đồng thời giúp các nước phối hợp đẩy mạnh công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế, xã hội.

Quan hệ kinh tế thương mại tăng trưởng ngược với xu thế. Trong nửa đầu năm 2020, thương mại song phương của Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á đạt 632,1 tỷ USD, chiếm 31% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại với các nước ASEAN tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái và ASEAN đã vượt qua EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. 76% vốn đầu tư trực tiếp phi tiền tệ của Trung Quốc vào các nước dọc theo "Vành đai và Con đường" là đến Đông Nam Á. Các dự án hợp tác lớn của "Vành đai và Con đường" tiếp tục đạt được nhiều bước phát triển mới. Nâng cấp tuyến đường sắt ML-1 – dự án cơ sở hạ tầng giao thông lớn nhất trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan, đã được chính phủ Pakistan phê duyệt để xây dựng. Tuyến đường sắt Trung – Lào đã cơ bản hoàn thành các công trình nền móng và bước vào giai đoạn đặt đường ray, việc xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc – Thái Lan cũng tiếp tục được đẩy mạnh.

Đoàn kết, hợp tác để chống lại xáo trộn từ bên ngoài. Để đối phó với các động thái đi ngược lại với lịch sử của Mỹ như chính trị hóa vấn đề chống dịch, sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, tạo ra các nhóm nhỏ riêng rẽ, thúc đẩy "tách biệt" công nghệ – kinh tế, chủ trương đối đầu ý thức hệ và phá hoại quá trình hợp tác khu vực, Trung Quốc duy trì đối thoại chiến lược song phương và đa phương với các nước láng giềng, không ngừng loại bỏ can thiệp, xây dựng sự đồng thuận, kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tích cực chủ trương hợp tác rộng mở và bao dung, xử lý đúng đắn các bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn, tập trung nỗ lực giải quyết hai vấn đề chính là chống dịch và phát triển. Ý thức công bằng và ý thức đúng sai giữa các nước trong khu vực đã tăng lên, sự đồng thuận về hòa bình, phát triển và hợp tác cũng ngày càng được tăng cường.

II. Những rủi ro và thách thức hiện tại mà ngoại giao láng giềng phải đối mặt

Hiện nay, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn đang lây lan trên toàn cầu, mùa thu đông ở bắc bán cầu càng làm tăng thêm nguy cơ từ dịch bệnh. Tổng số ca nhiễm bệnh được xác nhận ở các quốc gia và khu vực lân cận của Trung Quốc đã vượt quá 10 triệu ca, chiếm một phần ba tổng số ca của toàn thế giới. Khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự lây lan của dịch bệnh, suy thoái kinh tế cũng như sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

– Tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng. Tổng số ca nhiễm được xác nhận ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á cho đến nay đã vượt quá 8 triệu ca, trong đó Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Philippines và Indonesia chiếm hơn 95%. Trong số đó, có gần 7 triệu người được chẩn đoán ở Ấn Độ, con số này đứng thứ hai trên thế giới và chỉ sau Mỹ (tính đến ngày 9/10/2020). Dịch bệnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Myanmar… đã bùng phát trở lại và tình hình không mấy khả quan. Mùa thu và mùa đông – thời điểm thích hợp hơn cho sự tồn tại và lây lan của virus sắp đến, và dịch bệnh ở các nước láng giềng có thể bùng phát trở lại. Hiện nay, tỷ lệ số ca mắc từ các nước này xâm nhập vào Trung Quốc không lớn nhưng đang gia tăng nhanh chóng. Xét thấy Trung Quốc và các nước láng giềng sông kề sông, núi liền núi và nhân dân thường xuyên qua lại, Trung Quốc không thể xem nhẹ nguy cơ từ bên ngoài.

– Suy thoái kinh tế. Dưới tác động của đại dịch, các nền kinh tế lớn trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn. GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng âm trong ba quý liên tiếp. Trong quý II năm 2020, GDP của Nhật giảm 7,8% so với tháng trước, đây là mức giảm lớn nhất tính từ số liệu thống kê có thể so sánh được. GDP của Singapore và Ấn Độ trong quý II lần lượt giảm 6,7% và 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm theo quý lớn nhất trong lịch sử. Trong nửa đầu năm 2020, GDP của Philippines đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái và lần đầu tiên sau 22 năm, nước này có mức tăng trưởng âm nửa năm. Nền kinh tế Indonesia lần đầu tiên trải qua suy thoái kể từ năm 1999. Dịch bệnh đã phá vỡ sự ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng trong khu vực, thương mại của các nước trong khu vực bị ảnh hưởng, xuất nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước khác giảm mạnh. Nếu dịch bệnh bùng phát trở lại, triển vọng phục hồi kinh tế của các nước láng giềng sẽ gặp càng nhiều bất ổn.

– Mỹ đang làm tất cả những gì có thể để phá vỡ tình hình. Mỹ luôn ngang ngược và cố kiềm chế Trung Quốc trên mọi phương diện. Nhóm "Bộ Tứ" của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã được nâng cấp và phát triển theo hướng "NATO phiên bản Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương". Mỹ cũng đưa ra chính sách mới ở Biển Đông để thổi bùng ngọn lửa, gieo rắc hiềm khích vào mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN, can thiệp vào tiến trình đàm phán "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông". Chỉ trong nửa đầu năm 2020, Mỹ đã điều 3.000 lượt máy bay quân sự và hơn 60 tàu chiến, bao gồm nhiều máy bay ném bom và dàn hàng không mẫu hạm kép, để phô trương sức mạnh của mình ở Biển Đông. Điều này đã trở thành động lực thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông lớn nhất và là nhân tố nguy hiểm nhất làm hủy hoại hòa bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

– Diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa các cường quốc. Mỹ đang kích động đối đầu và tạo chia rẽ ở khu vực này, làm ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường chiến lược khu vực và định hướng chính sách của các nước liên quan đối với Trung Quốc. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng hữu nghị và gần gũi của nhau, và việc phát triển mối quan hệ Trung – Nhật ổn định, hữu nghị và hợp tác lâu dài là vì lợi ích của cả hai bên. Là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Châu Á, Nhật Bản đã có những điều chỉnh khó khăn giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nước láng giềng gần gũi quan trọng và là đối tác hợp tác cấp cao, và lợi ích của cả hai bên có tính hòa hợp cao. Đồng thời, Hàn Quốc và Mỹ là đồng minh, quan hệ Trung Quốc – Hàn Quốc chắc chắn bị ảnh hưởng bởi yếu tố Mỹ. Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước lớn đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng, đồng thời cũng là đối tác hợp tác quan trọng, tuy nhiên gần đây, Ấn Độ thường xuyên có những hành động khiêu khích khiến tình hình khu vực biên giới của hai nước cũng như quan hệ hợp tác thực tế của hai nước bị suy yếu. Các nước ASEAN luôn duy trì quan hệ hợp tác với cả Trung Quốc và Mỹ. Họ chán ghét chủ nghĩa đơn phương, tâm lý Chiến tranh Lạnh và các hành động phá hoại sự thống nhất và hợp tác trong khu vực, nhưng họ bị mắc kẹt trong đó và đối mặt với khó khăn trong việc lựa chọn giữa hai bên.

III. Thiết lập cục diện mới trong ngoại giao láng giềng ở Châu Á

Trước tình hình mới, các khu vực láng giềng Châu Á đang đứng trước những nguy cơ, thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội phát triển mới. Châu Á vẫn là khu vực có sức sống và tiềm năng phát triển nhất trên thế giới, Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau, và phương châm láng giềng hữu nghị và hợp tác cùng có lợi ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trung Quốc sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu và thực hiện tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình, điều phối tình hình trong nước và quốc tế, tăng cường hoạch định và vận dụng chiến lược, tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước láng giềng, nhằm góp phần thực hiện công cuộc phục hưng Trung Quốc vĩ đại, cũng như xây dựng cộng đồng vận mệnh chung Châu Á và cộng đồng vận mệnh chung cho toàn nhân loại.

– Điều phối và nắm bắt phương hướng công việc chính. Trung Quốc luôn tôn trọng lịch sử, hướng về về tương lai, đồng thời sẵn sàng tăng cường liên lạc với chính phủ mới của Nhật Bản, tuân thủ các nguyên tắc và tinh thần đồng thuận về "Thỏa thuận bốn điểm" được thiết lập trong bốn văn kiện chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời tích cực thúc đẩy xây dựng quan hệ Trung – Nhật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Trung Quốc và Hàn Quốc phải là hình mẫu hợp tác đôi bên cùng có lợi. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược với Hàn Quốc, thúc đẩy việc xây dựng chiến lược phát triển, tìm tòi và trau dồi những điểm phát triển mới cho hợp tác song phương, tăng cường hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đa phương, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Trung – Hàn.

Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ với Ấn Độ, hai bên cần tuân thủ sự nhất trí chiến lược của lãnh đạo hai nước, rằng Trung Quốc và Ấn Độ không phải là đối thủ cạnh tranh mà là đối tác hợp tác, không gây nguy cơ lẫn nhau và tạo cơ hội cho nhau cùng phát triển. Đồng thời, hai nước cần quản lý đúng đắn mâu thuẫn và bất đồng, thúc đẩy tình hình biên giới bớt căng thẳng, đặt bất đồng vào vị trí thích hợp trong quan hệ song phương và nắm vững hướng đi đúng đắn của quan hệ Trung – Ấn.

Trung Quốc và các nước ASEAN vừa là đối tác chiến lược, vừa là láng giềng hữu nghị. Trung Quốc phải thực sự đi sâu vào các chiến lược phát triển, xây dựng đồng thuận về hợp tác, tăng cường ràng buộc lợi ích, thắt chặt tình cảm, làm sâu sắc hơn trao đổi quản trị và thúc đẩy trao đổi ý tưởng. Hai bên cần cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông", tìm cách duy trì tiến trình tham vấn về "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" một cách linh hoạt, theo đó duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và khu vực một cách hiệu quả. Trung Quốc phải phối hợp thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, xây dựng "vòng tròn bạn bè" và "mạng lưới đối tác" láng giềng ngày càng bền chặt.

– Làm sâu sắc hơn hợp tác chống dịch trong khu vực. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong cuộc chiến chống dịch, và hỗ trợ các nước liên quan ổn định tình hình dịch bệnh trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, tận dụng hiệu quả của các thỏa thuận về cơ chế phòng ngừa và kiểm soát chung với các nước láng giềng, Trung Quốc sẽ tăng cường các rào cản ngoại vi bằng cách tăng cường các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát từ xa. Đồng thời, Trung Quốc sẽ đảm bảo trao đổi nhân sự cần thiết, hợp tác sâu rộng hơn trong việc trở lại sản xuất, giúp phục hồi kinh tế khu vực. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác toàn diện về vắc-xin với các nước trong khu vực, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của các nước láng giềng sau khi vắc-xin được đưa vào sử dụng, tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển và sử dụng vắc-xin. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác y tế cộng đồng với các nước láng giềng, hỗ trợ Quỹ chống dịch ASEAN, xây dựng nguồn dự trữ vật tư y tế khẩn cấp, tìm hiểu hợp tác trong các lĩnh vực như an toàn sinh học và cùng xây dựng cộng đồng y tế khu vực.

– Thúc đẩy lưu thông kép trong nước và quốc tế. Trung Quốc cam kết từng bước hình thành một mô hình phát triển mới, trong đó chu kỳ lớn trong nước là chủ đạo và các chu kỳ kép trong nước và quốc tế thúc đẩy lẫn nhau. Các số liệu kinh tế gần đây cho thấy, triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc ở mức tốt, và năm 2020 có thể vượt Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới. Trung Quốc sẽ chỉ mở cửa ngày càng rộng hơn và sự phát triển này sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho các nước láng giềng. Trung Quốc phải tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô với các nước láng giềng, xây dựng "Vành đai và Con đường" với chất lượng và tiêu chuẩn cao, đồng thời nâng cao mức độ kết nối và hợp tác sản xuất. Tìm hiểu việc thiết lập mạng lưới "kênh nhanh" và "kênh xanh" trong khu vực để đảm bảo an toàn và ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng. Tuân thủ phát triển theo định hướng đổi mới, tăng cường hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy việc xây dựng "Con đường tơ lụa kỹ thuật số" và tạo ra các điểm tăng trưởng mới. Đẩy nhanh sự phát triển của quan hệ đối tác kinh tế xanh Trung Quốc – ASEAN, tiếp tục làm sâu sắc hơn hợp tác tiểu vùng Mê Công – Lan Thượng, và vạch ra một kế hoạch chi tiết mới cho hợp tác khu vực ở Đông Á. Tuân thủ tự do thương mại, duy trì chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy ký kết RCEP trong năm 2020 như đã định, đẩy nhanh đàm phán về khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn và xây dựng mạng lưới thương mại tự do cấp cao.

– Giải quyết thỏa đáng cạnh tranh và hợp tác Trung – Mỹ. Sự bất đồng và mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là cuộc tranh giành địa vị quyền lực, mà là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa đơn phương, giữa hợp tác đôi bên cùng có lợi và trò chơi có tổng bằng không. Đứng về phía sai lầm của lịch sử, Mỹ đã có hàng loạt hành động khiêu khích ở các khu vực lân cận của Trung Quốc, không chỉ gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc mà còn đi ngược lại lợi ích và nguyện vọng của các nước trong khu vực.

Trung Quốc không có ý định loại Hoa Kỳ ra khỏi Châu Á, mà sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới, kể cả Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa xã cách đây không lâu, Ủy viên Quốc vụ viện Vương Nghị tuyên bố rằng, Trung Quốc có thể khởi động lại các cơ chế đối thoại ở mọi cấp và trên nhiều lĩnh vực với Mỹ bất cứ lúc nào và hai bên cũng có thể xây dựng ba danh sách về hợp tác, đối thoại và quản lý bất đồng.

Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và trao đổi với Mỹ về các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương, phối hợp về các vấn đề điểm nóng trong khu vực, hợp tác ở thị trường bên thứ ba…, cũng như cùng đề xuất các sáng kiến, đồng tổ chức các hoạt động và thực hiện hợp tác thực tiễn hơn trong khuôn khổ hợp tác Đông Á. Đồng thời, đối với hành vi can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của Trung Quốc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và hòa bình của khu vực, Trung Quốc kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia lẫn tình hình ổn định chung của khu vực, tiếp tục đoàn kết và hợp tác với các nước láng giềng và kiên quyết phản kích.

– Đóng vai trò mang tính xây dựng đối với các vấn đề nóng. Nhìn chung, tình hình hiện nay trên bán đảo ổn định nhưng đối thoại Triều Tiên – Mỹ vẫn tiếp tục bế tắc. Điểm mấu chốt của vấn đề là Mỹ đã không đáp ứng những lo ngại chính đáng của Triều Tiên về an ninh và phát triển. Trung Quốc ủng hộ mọi phát ngôn và hành động có lợi cho việc nới lỏng đối thoại trên bán đảo, đồng thời sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc giải quyết vấn đề bán đảo trên phương diện chính trị và duy trì sự ổn định lâu dài trong khu vực. Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước ủng hộ, hòa giải và thúc đẩy tiến trình hòa bình Afghanistan. Trung Quốc ủng hộ việc đàm phán nội bộ của Afghanistan tuân thủ các định hướng cơ bản của một cuộc dàn xếp chính trị, tuân thủ nguyên tắc cơ bản dưới sự lãnh đạo của Afghanistan và tuân thủ mục tiêu khung của một khuôn khổ bao trùm và rộng rãi. Đồng thời, hy vọng rằng chế độ mới của Afghanistan sẽ kiên cường chống lại chủ nghĩa khủng bố, theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình và thân thiện, thúc đẩy Afghanistan đi theo con đường hòa bình, ổn định và phát triển. Trung Quốc chủ trương tăng cường đối thoại và tham vấn với Myanmar và Bangladesh, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi hương của những người tị nạn càng sớm càng tốt. Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết cho cả Myanmar và Bangladesh.

Láng giềng hữu hảo là báu vật của mọi quốc gia. Đối mặt với đại dịch thế kỷ và cục diện trăm năm có một, Trung Quốc sẽ tiếp tục nêu cao phương châm "thân, thành, huệ, dung", đồng hành cùng các nước láng giềng, chia sẻ vui buồn, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy quan hệ ổn định và sâu Lê Thị Thanh Loan rộng với các nước láng giềng, cùng nhau viết nên một trang sử vẻ vang trong cục diện phát triển đôi bên cùng có lợi ở Châu Á.

La Chiếu Huy

Nguyên tác (tiếng Trung) : "Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một", Tạp chí "Ngoại giao" kỳ 137, xuất bản năm 2020.

Lê Thị Thanh Loan dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/03/2021

La Chiếu Huy là Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.

Dường như đảng Cộng hòa ở Mỹ muốn biến thành đảng Cộng sản ?

Jackhammer Nguyễn, Tiếng Dân, 27/03/2021

Một nguyên tắc luôn được mọi người đồng ý là, điều quan trọng làm nên một nền dân chủ là sự tích cực tham gia của dân chúng, thông qua lá phiếu của mình. Nói nôm na là, trong một cuộc bầu cử, người dân đi bỏ phiếu càng nhiều càng tốt (dĩ nhiên, không phải ‘nhiều’ theo kiểu các nước cộng sản, kỳ bầu cử nào cũng có 99% dân chúng tham gia, nhưng thật ra người dân chẳng hề có tiếng nói nào).

11111111111111111111111

Các cử tri ở bang Georgia xuống đường phản đối việc cản trở bầu cử. Nguồn : UCSUSA

Thế nhưng đảng Cộng hòa ở Mỹ đang có khuynh hướng làm ngược lại, tức là hạn chế người dân đi bầu, bằng cách tạo ra các trở ngại để ngăn cản những người gặp khó khăn, không đi bỏ phiếu trực tiếp được, mà những người này thường là cử tri của đảng Dân chủ đối lập.
Sau cuộc đại bại trong kỳ bầu cử năm 2020, mất cả hai nhánh lập pháp và hành pháp, thay vì tìm cách thúc giục cử tri đi bầu cho mình lần sau bằng những chính sách, ý tưởng có lợi cho cử tri, đảng Cộng hòa lại đi tìm cách loại bỏ cử tri của đảng đối lập, với hơn 250 dự luật tại các địa phương mà họ đang nắm quyền.

Ví dụ tiêu biểu nhất là luật bầu cử vừa được thống đốc bang Georgia ký ban hành  hôm thứ Năm, ngày 25/3/2021, trong đó có điều khoản cấm phân phát nước uống cho những người xếp hàng bỏ phiếu, xem đó là tội phạm.

Tại bang Georgia, đảng Cộng hòa nắm cả ghế thống đốc lẫn lưỡng viện Quốc hội. Trong kỳ bầu cử vừa qua, bang này bầu cho đảng Dân chủ, lần đầu tiên sau gần 30 năm. Không những thế, cả hai ghế đại diện cho Georgia ở Thượng viện liên bang đều rơi vào tay đảng Dân chủ.

Phe Cộng hòa ở bang Georgia thông qua luật mới này với lý lẽ rằng, họ đề ra những quy định nghiêm ngặt để tránh gian lận bầu cử, sau những cáo buộc bầu cử gian lận của ông Trump và các đồng minh Cộng hòa, sau khi thua ở Geogia. Sau kết quả ban đầu, cơ quan phụ trách bầu cử của Georgia (do người của đảng Cộng hòa kiểm soát) đếm đi đếm lại thêm hai lần nữa  và kết quả vẫn phe Dân chủ thắng, tức là không có gian lận, mà đơn giản là cử tri bầu cho đảng Dân chủ đông hơn. Vì thế, bây giờ đảng Cộng hòa ở Georgia thông qua luật này để hạn chế quyền bầu cử của một số cử tri.

Xin điểm qua một số điểm chính của luật gọi là để "đề phòng gian lận" này của đảng Cộng hòa, vừa được thông qua :

1. Yêu cầu cử tri phải có căn cước. Điều này trong chừng mực nào đó là đúng, mặc dù phe chống đối nói là chuyện có căn cước (chủ yếu là bằng lái xe) là điều mà những người nghèo có thể không có.

2. Người bỏ phiếu bằng thư phải có người làm chứng, xác nhận chữ ký. Điều này rất nhảm nhí vì mỗi lá phiếu bằng thư gửi đến cho ai đó đều có mã số, và đằng sau mã số ấy là toàn bộ lý lịch của cử tri, có trong hồ sơ của chính phủ.

3. Thu ngắn thời gian bỏ phiếu qua thư, hạn chế các thùng bỏ phiếu bằng thư. Điều này rõ ràng là để han chế người nghèo đi bầu, vì người nghèo làm những công việc mà họ khó có thể xin nghỉ làm để đi bầu. Hạn chế thời gian bầu qua thư cũng như số lượng các thùng phiếu, là một phương cách giống với phương cách của các nhà nước cộng sản hay thực hiện là cái gì không kiểm soát được thì cấm.

4. Cấm các nhân viên kiểm phiếu nghỉ giữa giờ. Phương cách này chắc là để phòng ngừa nhân viên đánh cắp phiếu vứt đi chăng ? Mà phòng kiểm phiếu canh gác cẩn thận, có cả camera, thì làm sao mà đánh cắp ? Chưa kể gian lận phiếu bầu là phạm trọng tội , bị truy tố, lãnh án tù.

5. Cấm không đưa thức ăn và nước uống cho những cử tri đang xếp hàng dài chờ bỏ phiếu. Điều này rõ ràng là nhảm nhí, vì chả lẽ sợ người ta tráo phiếu bằng thức ăn ?

Ngoài ra còn một điều trắng trợn khác nữa, nhưng do bị phản đối quá, nên vào chót phe Cộng hòa đã bỏ đi, đó là không cho đi bầu sớm vào ngày Chủ nhật. Mà ngày Chủ nhật là ngày mà cử tri người da đen rảnh rỗi, sau khi đi lễ nhà thờ, họ rủ nhau đi bỏ phiếu. Điều này rõ ràng là một toan tính loại bỏ cử tri da đen nói riêng, cử tri da màu nói chung, những người ít có thời giờ do làm những công việc nặng nhọc, chỉ rảnh vào Chủ nhật.

Như vậy, mặt dù ngụy tạo dưới lý lẽ "đề phòng gian lận", nhưng rõ ràng các luật mới của phe Cộng hòa là dùng để loại bỏ cử tri da màu, những người có khuynh hướng bầu cho đảng Dân chủ. Một luật sư đại diện cho phe Cộng hòa tại một phiên tòa ở Arizona liên quan đến những luật mới này, nói trắng trợn rằng, luật mới là để cho đảng của ông ta thắng cử.

Ngoài ra, đảng Cộng hòa còn chống lại một dự định của phe Dân chủ đưa ra ở cấp liên bang, đó là giao việc xác định hạt bầu cử cho một ủy ban độc lập. Việc vẽ đường ranh bầu cử (gerrymandering) là một cách mà các đảng nắm quyền thực hiện, Dân chủ lẫn Cộng hòa, áp dụng từ xưa đến nay khi mình nắm quyền là vẽ lại ranh giới các hạt bầu cử cho đảng mình có lợi. Vậy tại sao đảng Cộng hòa lại chống, khi đảng Dân chủ muốn giao việc này cho một ủy ban độc lập ?

Tóm lại, nguyên nhân thúc đẩy đảng Cộng hòa chống ủy ban độc lập này, cũng như đưa ra các luật lệ gây khó khăn cho cử tri, là vì họ thấy cử tri của họ ngày càng ít. Với sự thay đổi của cơ cấu dân số Mỹ, các ý tưởng cấp tiến như an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đánh thuế nhà giàu, hòa đồng với người thiểu số… lại ngày càng được ưa chuộng, mà những ý tưởng này lại thuộc về đảng Dân chủ. Thế là đảng Cộng hòa không còn chỗ bấu víu, đành cố sống cố chết tìm cách ngăn cản dân chúng đi bầu, cũng như giành việc vẽ bản đồ gerrymandering.

Lich sử thay đổi một cách ngoạn mục, đảng Dân chủ từ chỗ là đảng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lại trở thành đảng có nhiều người thiểu số ủng hộ. Đảng từng chủ trương giải phóng nô lệ là đảng Cộng hòa với những lý tưởng cao đẹp, nay muốn hạn chế việc đi bầu của người nghèo.

Trả lời trong cuộc họp báo ngày 25/3/2020, Tổng thống Joseph Biden nói rằng , các luật hạn chế bầu cử đó không mang giá trị Mỹ chút nào. Khi được hỏi về cuộc tranh cử 2024 tới đây, ông Biden cũng nói rằng, không biết lúc đó đảng Cộng hòa có còn hay không.

Vì thái độ loại bỏ cử tri da màu và tầng lớp nghèo này của đảng Cộng hòa, cộng với các ý tưởng về an sinh xã hội của đảng Dân chủ mà các cộng đồng thiểu số bầu cho đảng Dân chủ nhiều hơn. Cử tri Việt Nam, theo khảo sát sau bầu cử vừa qua, trên cả nước, thì số người bầu cho đảng Dân chủ lại thấp hơn, nhưng điều đó đang thay đổi với nhóm cử tri trẻ ngày càng đông.

Riêng ở bang Georgia vừa qua, cộng đồng người Châu Á, trong đó có người Việt, đi bầu rất đông cho đảng Dân chủ. Có thể nói không ngoa rằng, với sự chênh lệch khít khao giữa hai phe tại Georgia, số phiếu của cử tri Châu Á, dù ít, đã làm lệch cán cân bất lợi cho đảng Cộng hòa.

Đã có nhiều đảng trong lịch sử Mỹ bị biến mất vì lỗi thời, thay thế bằng các đảng khác. Nếu đảng Cộng hòa tự biến mình thành một đảng hạn chế quyền bầu cử, tước đoạt quyền của người dân như kiểu nhà cầm quyền cộng sản, thì nó cũng phải biến mất trong tương lai, để thay thế bằng một đảng khác phù hợp hơn, trong cuộc đấu tranh cho công bằng và dân chủ của người dân.

Jackhammer Nguyễn

Nguồn : Tiếng Dân, 27/03/2021

Published in Diễn đàn

McConnell đi đu vi Trump

Ngô Nhân Dụng, VOA, 17/02/2021

Sau khi Tng thng Donald Trump t giã Tòa Bch c, Ngh sĩ Mitch McConnell tr thành "người cm c" ca đng Cộng hòa. Trong mt thp niên t 2008, ông đã đóng vai trò đó, là mt ct tr gi cho đng vng vàng.

mcconnell1

Hình chp năm 2019, Tổng thống Donald Trump (đang nói), và ngh sĩ Mitch McConnell (bìa phi).

Vai trò ca ông McConnell ni bt khi Tng thng Barak Obama nhm chc. Nước M bt đu sng vi v tng thng da đen đu tiên, h còn chưa quen. McConnell thành lãnh t đng đi lp.

Phi công nhn, Mitch McConnell đy kinh nghim và không thiếu gì th đon. Th đon được nhiu người nhc nh nht là vào năm 2016, ông đã không đưa ra bàn v Tng thng Obama đ c Thm phán Merrick Garland vào mt ghế trng trong Ti cao pháp vin. Ông McConnell, lúc đó là trưởng khi đa s, nêu lý do trì hoãn : Tám tháng na dân M s bu tng thng, hãy đ dân quyết đnh.

Lúc đó ông Trump chưa ni bt nhưng ông McConnell đoán đng Cộng hòa có hy vng. Tám năm trong thi Obama, nhiu người da trng không cm thy thoi mái, chưa th chp nhn d dàng mt v tng thng da đen. Ông Donald Trump đc c, có cơ hi đưa thêm hai thm phán tr vào Ti cao pháp vin : Neil M. Gorsuch và Brett M. Kavanaugh nh công ca McConnell.

Đến tháng Tám năm 2020, li có mt ghế trng. Tng thng Trump hãy c ngay người đin khuyết. Và sau đó 52 ngh sĩ Cộng hòa đã phong bà Amy Coney Barrett làm Thm phán Ti cao.

Nhiu người công kích ông McConnell ti sao không đi, ch trong ba tháng, cho dân b phiếu bu tng thng mi ? Ông tr li : Năm nay khác năm 2016 !

Có th nói McConnell đã khôn khéo giúp đng Cộng hòa thc hin được các chính sách c hu. Vì ông đã dùng đa v trưởng khi đa s đ thúc đy vic phong nhm rt nhiu thm phán có khuynh hướng bo th, t Ti cao pháp vin xung đến cp phúc thm và sơ thm, trong bn năm qua. Ngược li, trong thi ông Obama, vic tho lun và phong nhm din ra c t t, chm chp không bao gi vi vã.

Trên mt lp pháp, McConnell cũng thành công ngay trong năm đu thi ông Obama.

Hai chương trình lp pháp quan trng nht ca Tng thng Obama là mt ngân sách tái thiết kinh tế sau cơn khng hong 2007-2008 ; và d lut ci t h thng bo him y tế. Năm 2009, đng Cộng hòa ch có 40 ngh sĩ, 58 thuc Dân ch liên kết vi 2 người đc lp. Trong hoàn cnh đó, McConnell đã đng ra kêu gi hai đng phi đoàn kết và hp tác vi nhau.

Đ thi hành ch trương hp tác, các ngh sĩ Cộng hòa ha hn s tha hip v bo him y tế. Ngược li, h công kích bn d tho ngân sách, yêu cu ct gim bt nhiu khon chi tiêu. Năm đó, kinh tế M mi rt xung vc vì cuc khng hong đa c. Cui cùng Quốc hội chp thun ngân sách Hi phc và Tái Đu tư ch có 787 t đô la, mc dù đng Dân ch biết cn phi chi tiêu nhiu hơn đ kích thích kinh tế lên.

Sang năm 2010, vì dân chúng thy kinh tế chưa có du hiu hi phc, đng Cộng hòa đã chiếm đa s Quc hi. Thng trn đu ngân sách ri, các ngh sĩ Cộng hòa cũng t chi không tha hip vi d lut bo him y tế na ! Năm nay, chính quyn Joe Biden đã rút kinh nghim cũ, không bàn chuyn tha hip v ngân sách phc hi kinh tế gn 2 ngàn t đô la na !

Mitch McConnell, cùng vi ngh sĩ Charles Grassley, Iowa là nhng kiến trúc sư by ra mưu giúp đng Cộng hòa kim soát Quốc hội t năm 2010, cho đến năm 2021 mi b mt quyn vì thua Tiu bang Georgia. T khi Tng thng Trump đc c, ông McConnell đã ng h ông Trump trên mi mt, đ đt được nhng mc tiêu lâu dài ca đng Cộng hòa : Ct gim thuế cho các công ty và b nhim các thm phán bo th.

Nhưng năm nay đng Cộng hòa không còn ging như trước na. Hai khuynh hướng đi nghch đã xut hin ! Sáu tháng trước đây, không ai có th tưởng tượng hai ông Mitch McConnell và Donald Trump li công khai ch trích nhau nng n như bây gi.

Sau khi b phiếu không buc ti ông Trump, ông McConnell đã viết mt bài trên Nht báoWall Street Journal. Ông gii thích rng ông ch theo hiến pháp M. Mc đích đàn hch là đ trut quyn. Cho nên không th xét x mt người đã mãn nhim.

Nhưng ông McConnell vn coi ông Trump "chu trách nhim tinh thn và thc tế" v cuc bo lon tn công Quốc hội ngày 6 tháng 1, 2021. Ông k ti ông Trump đã kích thích nhng k quá khích, liên tc nói nhng điu hoàn toàn sai s tht v bu c gian ln. Khi cuc bo lon din ra ông Trump vn ch lo kết ti phó Tng thng Mike Pence, và sau đó còn khen ngi các k phm ti. Sau nhng li buc ti này, ông Trump quyết đnh cht cu !

Cu tng thng Trump đã tr đòn. Ông Trump không tiếc dùng nhng li mit th, "Mitch là tên chính tr gia nhăn nhó, ru rĩ, không biết cười". Ông nói thng điu ông ân hn nht là năm ngoái đã giúp McConnell tái đc c Kentucky : "McConnell đã ly van xin tôi ng h Nếu không được tôi giúp thì ông ta đã thua và thua đm". Nói vy cũng khó tin, vì t s phiếu thng ca ông McConnell quá cao, ti 20%, nếu không có ông Trump thì McConnel cũng đc c li.

Ông Trump còn v mt đường ranh gii. Ông đưa ra mt la chn cho các đại biểu quốc hội : hoc theo Trump, s được ng h và được tái c ; hoc theo McConnell, s b trng pht, loi ngay t vòng bu sơ b trong đng. "Nhng ngh sĩ Cộng hòa nào còn đi theo Mitch thì s không bao gi đc c na".

Ông Mitch McConnell t ra vn ch lo cho tương lai đng Cộng hòa. Ông lo rng nếu đng ca Cộng hòa biến thành mt ng Trump" thì s khó khôi phc li đa v cũ. Năm 2016 đng Cộng hòa đã chiếm đa s hai vin Quc hi, và làm ch Tòa Bch c. Năm 2018, đng mt H vin. Năm 2020, vì dân M tht vng vi ông Trump, đng đã mt c ba. Khi ông Trump nhit lit ng h bà Marjorie Taylor Greene, dân biu Georgia, thì ông McConnell gi bà này là mt cái bướu ung thư trong đng, vi nhng điu di trá mà bà tin tưởng.

Ngày Th Ba, cu tng thng Trump đ ti cho McConnell, nói rng vì ông ta mà đng Cộng hòa mt hai ghế ngh sĩ Tiu bang Georgia. Nhưng nhiu người nghĩ li là do ông Trump. Trước ngày dân b phiếu ông đã liên tc đ kích gii lãnh đo Cộng hòa tiu bang, khi h t chi không "tìm" thêm phiếu giúp cho ông thng. Ông Trump cũng đ kích ông McConnell v nhng mi làm ăn vi Trung Quốc. Bà v ông ngh sĩ là mt người gc Hoa, bà đã làm b trưởng trong thi các Tng thng Bush và Trump. Nhưng chính cô Ivanka Trump cũng tính làm ăn Trung Quc ; năm 2017 Tp Cn Bình đã công nhn ngay 30 nhãn hiu hàng hóa cô tính bán, sau khi ông b đc c.

McConnell ch chú trng đến mc tiêu, là làm sao năm ti đng Cộng hòa s chiếm li thế đa s Quc hi. Mun vy, phi đưa ra nhng ng c viên "có th đc c". McConnell ha s ng h ng c viên nào ca ông Trump mà năm 2022 có hy vng thng. Điu quan trng là các ng c viên đó có th thng hay không. Tt nhiên, McConnell và Trump s không đng ý 100% ai là người có hy vng thng. Vì thế, hai người s còn xung khc ít nht cho ti tháng 11 năm 2022.

T nay đến ngày đó, Tng thng Trump s cng c uy tín vi nhng người ng h ông vô điu kin. H là mt "nn tng" vn theo đng Cộng hòa t bao năm qua, không th thiếu được. Ông McConnell s phi i dây" mt mt chng các thành phn quá khích đang theo ông Trump, mt khác li không được gt b nhng người thuc "nn tng" ca đng dù h ch trung thành vi cu tng thng.

Chúng ta có th đoán được, trong nhng ngày sp ti ông Trump có th tiếp tc tn công ông McConnell cho h gin. McConnell s tránh đòn ; ch ông Trump phi ngh mt vì còn b rc ri vì nhng v kin khác. McConnell s chĩa mũi dùi vào đi th chính, tn công các chính sách ca chính quyn Joe Biden, t kinh tế, xã hi cho đến vn đ di dân. Đó là mt cách giúp cho dư lun bt chú ý đến cnh chia r trong đng mình.

Người M gi Mitch McConnell là "chiến thut gia chính tr" tinh xo. Năm 2026 chc ông s không ra tranh c na, vì tui đã gn 90. Người Vit Nam có th gi ông là mt "cáo già" chính tr, hai ch "cáo già" không có nghĩa ph báng. Geoffrey Kabaservice, mt giám đc Vin Nghiên cu Chính tr Niskanen Center, Washington, nói gin d : "Chưa thy ai đánh cá ngược vi Mitch McConnell mà ăn tin c". Ch coi ông Trump có th đánh McConnell mà vn n" hay không !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 17/02/2021

**********************

Mâu thuẫn nội tại của Mitch McConnell và đảng Cộng hòa

Thạch Đạt Lang, quyenduocbiet, 15/02/2021

Cuộc luận tội ông Donald Trump lần thứ hai đã kết thúc, kết quả không làm ai ngạc nhiên vì hầu hết đã thấy trước. Tuy nhiên rất nhiều người thất vọng, những người từng hi vọng các thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa còn lương tri, lòng tự trọng biết đặt quyền lợi đất nước hơn quyền lợi đảng phái, địa vị cá nhân, biết tôn trọng hiến pháp hơn số phiếu cử tri bầu cho mình…

luantoi1

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell cay đắng thốt lên rằng : "Thật là nhục nhã", "Ông ta (Trump) phải chịu trách nhiệm về việc gây bạo loạn vào ngày 06/01/2021".

Những thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống lại việc kết tội ông Trump kích động bạo loạn, nhằm mục đích lật ngược kết quả bầu cử, xóa bỏ hiến pháp ngày 06/01/2021 chẳng phải không biết việc bỏ phiếu ngược với lương tâm của họ là sai trái, làm tổn thương nền dân chủ, gây nguy hiểm cho nền cộng hòa của Mỹ nhưng vì đặt tương lai chính trị, địa vị, chức vụ của họ cao hơn quyền lợi đất nước, giá trị hiến pháp nên họ phải cắn răng bỏ phiếu tha tội cho Trump lần thứ hai.

Việc Thượng nghị sĩ Mitch McConnell bang Kentucky, sau khi cùng 42 thượng nghị sĩ khác của đảng Cộng hòa bỏ phiếu tha tội cho Trump đã phải cay đắng thốt lên trong một bài phát biểu rằng : "Thật là nhục nhã", "Ông ta phải chịu trách nhiệm về việc gây bạo loạn vào ngày 06/01/2021". Ông ta đây, nếu không là Trump thì còn ai trồng khoai đất này ?

"Không có điều gì để phải hỏi lại. Hoàn toàn không ! Ông ta chính là người phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cũng như thực tế những chuyện đã xẩy ra vào ngày 06/01/2021. Những người tấn công vào Điện Capitol tin tưởng rằng họ đang hành động theo mong muốn và chỉ thị của tổng thống".

McConnell nói tiếp : "Chính niềm tin gây ra hậu quả những gì có thể thấy trước được là sự gia tăng, ngày càng nhiều những phát biểu sai lệch, thuyết âm mưu cũng như sự cường điệu một cách liều lỉnh mà vị tổng thống thất cử liên tục hét vào cái loa lớn và mạnh nhất trên hành tinh".

Mitch McConnell nói rằng : "Cuộc bạo loạn ngày 06/01/2021 là một sản phẩm chết người từ những huyền thoại ngày càng hoang tưởng và một làn sóng thuyết âm mưu ngày càng dâng cao được dàn dựng bởi một tổng thống sắp chấm dứt nhiệm kỳ, người có quyết tâm xóa bỏ quyết định của cử tri, nếu không được sẽ tiêu hủy thể chế cộng hòa của chúng ta trên đường ra đi".

Mặc dù vậy, không quan tâm, đếm xỉa đến những lời phê bình, chỉ trích, Mc Connell nói rằng ông đã bỏ phiếu "không có tội" vì ông tin rằng không đủ điều kiện để kết án Trump theo hiến pháp khi ông Trump không còn là tổng thống.

Bà Nancy Pelosi trong thứ bẩy vừa qua nói rằng : "Cuộc bạo loạn được Trump kích động vào ngày 06/01/2021, Hạ Viện luận tội Trump vào ngày 13/01/2021 khi Trump vẫn còn tại chức. Hạ viện đã sẵn sàng gửi bản luận tội lên Thượng Viện ngày 15/01/2021 nhưng không được vì Thượng Viện không làm việc trong thời gian này". Mitch McConnell đã phản đối việc mở cửa Thượng Viện sớm hơn trong thời gian này, cho rằng một phiên tòa công bằng không thể tiến hành và kết thúc trong một thời gian ngắn khi ông Trump chỉ còn vài ngày sẽ phải rời khỏi tòa Bạch Ốc.

Trong cương vị lãnh đạo nhóm đa số ở Thượng Viện, Mitch McConnell đã hành động một cách có chủ ý khi không mở cửa Thượng Viện trong thời gian ông Trump còn tại chức để khỏi phải tiếp nhận bản luận tội và sau đó lấy lý do Trump không còn trong cương vị tổng thống để bỏ phiếu tha bổng Trump.

Ngày thứ ba 09/02/2021, Thượng Viện biểu quyết với 56-44 với 6 thành viên đảng Cộng hòa cùng với 50 Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tuyên bố phiên tòa luận tội Trump là hợp pháp.

Ông Mitch McConnell không cho biết ông có sẵn sàng bỏ phiếu kết tội Trump trong trường hợp Trump còn tại vị không, nhưng sẽ xem xét cẩn thận những gì hạ viện có chứng minh được những cáo buộc cụ thể của họ hay không? Trong phiên tòa này câu trả lời Trump có tội hay không tùy thuộc vào cuộc tranh luận.

Mitch McConnell tỏ ra thông cảm, đồng ý với phát biểu của những kẻ gây bạo loạn rằng họ tấn công Tòa Nhà Quốc hội chỉ vì được nuôi dưỡng, kích động bởi những điều giả dối, điên cuồng xuất phát từ người đàn ông quyền lực nhất trái đất chỉ vì ông ta đã thua trong cuộc bầu cử.

Là người thâm trầm nhưng khôn ngoan, giảo quyệt, thận trọng, hoàn toàn trái ngược với cá tính khoa trương, phét lác, phát ngôn bừa bãi của Donald Trump, Mitch McConnell đã khéo léo bảo vệ mình trong lúc đồng hành cùng Donald Trump trong 4 năm qua. Vừa là đồng minh trung thành của Trump để không phải đánh mất khối cử tri nền tảng ở Kentucky, đồng thời cũng không bị lên án nhu nhược, hèn hạ, quỵ lụy Trump như Ted Cruz, Josh Hawley, Marco Rubio…

Tháng 11/2020 McConnell tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ thứ 6 ở tiểu bang Kentucky, một thành trì vững chắc của đảng Cộng hòa nhưng trong một cuộc thăm dò mới đây cho thấy đa số dân Mỹ ủng hộ việc kết án, cấm Donald Trump nắm giữ một chức vụ chính trị trong tương lai. Điều này khiến cho các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa chịu thêm một áp lực khác khi hơn 8/10 đảng viên Cộng hòa chống lại điều đó.

Mitch McConnell, người rất hiếm khi trả lời phỏng vấn của phóng viên nói : "Quyết định của Thượng Viện hôm nay không dung thứ cho bất kỳ hành động nào xẩy ra trước và vào ngày 06/01/2021 khủng khiếp đó. Nó đơn giản cho thấy các thượng nghị sĩ đã làm công việc của họ, điều mà cựu tổng thống Trump đã không làm được. Nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi là tôn trọng và bảo vệ hiến pháp". Nói vậy nhưng không phải vậy.

Rời khỏi phòng họp ngày thứ bẩy 13/02/2021, McConnell tránh trả lời câu hỏi được nêu ra rằng ông ta có ân hận về lá phiếu của mình trong phiên luận tội hoặc liệu Trump có ứng cử lần nữa vào năm 2024 không ?

Vừa bỏ phiếu tha tội Trump, vừa lên án, chỉ trích Trump nặng nề về việc kích động bạo loạn ngày 06/01/2021, McConnell và 42 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa mắc phải một mâu thuẫn nội tại nặng nề giữa lương tâm, lòng tự trọng, tinh thần tôn trọng hiến pháp với tiền đồ chính trị của mình.

Thạch Đạt Lang

(15/02/2021)

Tham khảo :

https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/after-acquitting-trump-mcconnell-slams-him-disgraceful-dereliction-duty-n1257900?fbclid=IwAR0vxvhFEeZ6ihM0Q-2JuDo1ow_JWaffPNgMxMtUU6VNFl05sstxw2P8S-A

Published in Diễn đàn

"Muốn bảo vệ tự do cho nước Mỹ và tự do cho Thế giới, Trung Quốc phải có tự do" chính là tóm tắt chiến lược "thoát Trung" được giải thích qua 4 bài phát biểu của 4 vị lãnh đạo hành chánh Mỹ gần đây.

thoat1

"Muốn bảo vệ tự do cho nước Mỹ và tự do cho Thế giới, Trung Quốc phải có tự do"

Mỹ thụ động và ngây thơ …

Ngày 24/6/2020, Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien nêu lên một sự thật phũ phàng là gần nửa thế kỷ qua các chính trị gia cả hai đảng, các nhà khoa bảng, nhà giáo dục, nhà báo, nhà kinh doanh Mỹ đều thụ động và ngây thơ (passivity and naivety) trước Trung Quốc.

Người Mỹ không biết sự khác biệt giữa người dân Trung Hoa và Đảng cộng sản, một tổ chức theo chủ nghĩa Marxist-Leninist, mà Tập Cận Bình là hiện thân của Joseph Stalin.

Đảng cộng sản không đại diện cho người dân Trung Hoa nên phải sử dụng bạo lực và tuyên truyền để kiểm soát cuộc sống của người dân, họ kiểm soát về kinh tế, về chính trị, về thể xác và quan trọng nhất là kiểm soát suy nghĩ của người dân.

Mỹ ảo tưởng khi Trung Quốc giàu hơn, Đảng cộng sản sẽ thay đổi, người dân Trung Hoa sẽ được hưởng thành quả lao động và những giá trị tự do cũng như người Mỹ.

Trung Quốc giàu hơn và mạnh hơn thì ngược lại Đảng cộng sản vi phạm nhân quyền thô bạo hơn.

Mỹ càng phụ thuộc vào thương mãi với Trung Quốc thì Mỹ càng làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền, quay đầu với những giá trị tự do của người Mỹ.

Khi Trung Quốc giàu hơn, họ bỏ tiền tỷ, dùng ngay chính hệ thống giáo dục, truyền thông, mạng xã hội, điện ảnh Hollywood tuyên truyền về sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, thay đổi cách suy nghĩ và cách sống của người Mỹ.

Đảng cộng sản cho tin tặc xâm nhập những kho tài liệu cá nhân đánh cắp thông tin của người Mỹ để kiểm soát dân Mỹ cũng như họ đã kiểm soát người dân Trung Hoa.

Khi Trung Quốc giàu và mạnh hơn, họ bỏ tiền mua chuộc các quốc gia nhỏ bé và kiểm soát các tổ chức quốc tế bao vây nước Mỹ, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới.

Vì không hiểu chủ nghĩa cộng sản nên Mỹ tự bỏ cuộc hay thua cuộc chiến tranh ý thức hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc.

Mỹnhắm, bịt tai…

Ngày 7/7/2020, Giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho rằng người Mỹ không thể tiếp tục nhắm mắt, bịt tai trước mối đe dọa của việc Trung Quốc dùng thủ đoạn gián điệp kinh tế và an ninh tình báo để vượt mặt Mỹ trở thành cường quốc số một trên thế giới.

Cuộc chiến chống gián điệp Trung Quốc diễn ra trên mọi lãnh vực : từ chính trị, đến các ngành công nghiệp, nông nghiệp, khoa học, hàng không, robot, chăm sóc sức khỏe, xảy ra trên từng địa phương, từng đại học, từng cơ quan nghiên cứu, từng công ty Mỹ và ngay tại Quốc hội Mỹ.

Trung Quốc cho cả giải phóng quân trong vỏ bọc những khoa học gia đến Mỹ để đánh cắp thông tin về thuốc chủng ngừa dịch cúm Vũ Hán, do các Viện đại học và các Viện dược phẩm Mỹ nghiên cứu và phát triển.

Có khoảng 2.500 cuộc điều tra đang được FBI tiến hành về việc đánh cắp công nghệ Mỹ của tình báo Trung Quốc và cứ mỗi 10 giờ FBI phải mở một cuộc điều tra mới chống lại tình báo Trung Quốc.

Trung Quốc vừa chiêu dụ vừa đe dọa người Mỹ gốc Hoa, cũng như tìm mọi cách gây ảnh hưởng trên các chính trị gia, các nhà khoa học, các nhà giáo dục, nhà báo, và dư luận Mỹ để phục vụ cho tham vọng bá quyền đi ngược lại quyền lợi của nước Mỹ.

Mỹ bị bao vây kinh tế và chính trị…

Ngày 16/7/2020, tại Bảo tàng Tổng thống Gerald Ford, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nhắc đến việc 50 năm về trước hai Tổng thống Nixon và Ford mở cửa giúp Trung Quốc vực dậy nền kinh tế.

Nhưng thay vì cạnh tranh tự do và công bằng với Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng các chiến thuật thao túng tiền tệ, thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp nhà nước, bán phá giá, tấn công mạng, trộm cắp trí tuệ và gián điệp kinh tế.

Trung Quốc đã giết chết các công ty công nghệ Mỹ, xâm chiếm và thống trị thị trường Mỹ, buộc nước Mỹ lệ thuộc vào hàng hóa và chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ về sản lượng sản xuất trong năm 2010 và họ muốn xuất cảng chủ nghĩa tư bản nhà nước để xây dựng các chế độ độc tài trên thế giới.

Toàn cầu hóa không phải lúc nào cũng theo hướng thị trường tự do, thương mại tự do hoặc trao đổi ý tưởng tự do.

Các công ty điện ảnh Hollywood, đến cả Disney, trước đây là trung tâm của tự do sáng tạo, nhưng ngày nay vì lợi nhuận ngắn hạn trên thị trường 1,4 tỷ người Trung Hoa nên đã tự kiểm duyệt, đã cúi đầu khuất phục trước nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Công ty Cisco đã giúp Đảng cộng sản xây dựng bức tường lửa ngăn chặn người dân Trung Hoa không vào được mạng lưới truyền thông toàn cầu Internet, các công ty Google, Microsoft, Yahoo và Apple đều đã cộng tác với nhà cầm quyền cộng sản.

Lãnh đạo nhiều công ty của Mỹ còn tự đảm nhận vai trò vận động hành lang và nhiều chính trị gia Mỹ đã tiếp tay ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi nước Mỹ.

Trung Quốc còn dùng tiền kiểm soát hoặc đồng tổ chức một số các viện nghiên cứu học thuật của Mỹ, hay tìm cách ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và việc giảng dạy của các Viện đại học tại Mỹ.

Trung Quốc tập trung quyền lực xây dựng một chủ nghĩa xã hội vượt trội hơn chủ nghĩa tư bản, sáng kiến Made in China 2025 là một kế hoạch thống trị các ngành công nghệ thông tin tiên tiến, robot, hàng không và xe điện, sáng kiến "Vành đai Con đường" và mạng toàn cầu 5G nhằm kiểm soát cơ sở hạ tầng cho các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng mạng lưới bao vây Mỹ và thống trị toàn cầu.

Đã có lúc người Mỹ cần hiểu rõ sự thâm độc của Trung Quốc, cần coi mình là người Mỹ, cần tự hào bảo vệ quyền lợi và giá trị tự do của Mỹ.

Chiến lược Trung Hoa tự do…

Ngày 23/7/2020, tại Thư viện Nixon tiểu bang California, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói về cộng sản Trung Hoa và tương lai của Thế giới.

Năm 1972 khi đi thăm Trung Hoa Tổng thống Nixon mong ước sự hợp tác giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ tạo ra một tương lai đầy tươi sáng cho thế giới.

Nên Mỹ đã giúp hồi sinh nền kinh tế đang trên đà sụp đổ của Trung Quốc, nhưng đến nay kết quả là nhà cầm quyền Bắc Kinh đã ăn cháo đá bát phản bội thiện chí của Mỹ và các quốc gia tự do.

Ông Mike Pompeo tổng kết 3 bài phát biểu của Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, Giám đốc FBI Christopher Wray và Bộ trưởng Tư pháp William Barr về mối đe dọa của Trung Quốc đối với nền kinh tế và nền tự do của Mỹ và thế giới.

Ông nói ra một điều mà gần như người Việt thuộc nằm lòng là đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm (…communist China is to act not on the basis of what Chinese leaders say, but how they behave).

Ông cho biết đã đến lúc phải thay đổi, nên vừa rồi Mỹ đã bác bỏ yêu sách đường chữ U của Bắc Kinh về Biển Đông và Bộ Quốc phòng đã gia tăng nỗ lực tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, và Eo biển Đài Loan.

Mỹ cũng đã ra lệnh trừng phạt các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền, thu hồi tư cách đặc biệt của Hồng Kông về ngoại giao và thương mại, tuyên bố đóng cửa lãnh sự quán tại Houston vì đây là một trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ và đang cứu xét không cấp visa vào Mỹ cho các đảng viên Đảng cộng sản và gia đình.

Mỹ không thể bỏ qua các mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng không muốn đơn phương hành động nên kêu gọi các quốc gia có cùng chí hướng tạo thành một liên minh mới của các quốc gia tự do và dân chủ.

Mỹ đã nhận thức được sự khác biệt giữa người dân Trung Hoa và Đảng cộng sản, nhận thức được việc thay đổi Trung Quốc không chỉ là sứ mệnh riêng của người dân Trung Hoa, mà cả các quốc gia tự do cũng cần phải nỗ lực để bảo vệ tự do.

Đề tài tranh cử…

Cả bốn bài phát biểu được phổ biến trong mùa tranh cử và đều nêu lên một điều là nếu Mỹ không thay đổi Trung Quốc, Đảng cộng sản chắc chắn sẽ thay đổi Mỹ và thế giới.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chiến lược của Chính phủ Donald Trump là Trung Quốc phải có tự do thì Mỹ mới bảo vệ được tự do cho chính mình và cho thế giới.

Ứng cử viên Joe Biden, một chính trị gia đã tham gia chính trị liên bang Mỹ từ 3/11/1970, từng trải trong việc hoạch định chính sách Mỹ-Trung, nên chắc rằng trong các cuộc tranh luận sắp tới sẽ cho chúng ta biết những nhận định cá nhân, cũng như chiến lược của đảng Dân chủ Mỹ đối với một Trung Quốc đang trỗi dậy muốn thống trị toàn cầu.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi, 31/7/2020

Published in Diễn đàn