Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những vấn đề, hạn chế và thách thức chờ đón cho năm mới

Bàn Tròn Chuyên Đề nhìn lại công cuộc ‘đốt lò, củi lửa’ trong năm 2023 cùng vấn đề, hạn chế của nó và luận bàn thách thức đón chờ cuộc chiến chống tham nhũng này của nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam trong năm mới 2024.

Nguồn : VOA, 31/12/2023

Published in Diễn đàn

Ông Trọng lãnh đạo "theo phong cách Lê-nin-nít", "đốt lò" có yếu tố "chính trị nội bộ, phe cánh"

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng có chuyến thăm Anh quốc 3 ngày (từ ngày 04-06/5/2023) để tham dự lễ đăng quang của nhà Vua Anh Charles III. Nhân dịp này từ London, Tiến sĩ sử học Bill Hayton, nhà nghiên cứu của Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Chatham House dành cho Đài Châu Á Tự Do một cuộc trao đổi, với nội dung được tóm lược sau đây.

phongcach1

Tiến sĩ Bill Hayton và cuốn sách ông viết về Việt Nam. Hình : Bill Hayton

Bill Hayton : Đây là một năm đặc biệt trong quan hệ Anh – Việt vì hai nước đang đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức… (1973-2023). Trong dịp lễ đăng quang này của nhà Vua Anh, tiện thể sẽ có hơn một trăm nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước tới London, nên sẽ là điều hơi kỳ nếu không mời lãnh đạo Việt Nam tham dự sự kiện, nhất là vào lúc quan hệ giữa hai nước đang tốt…

RFA : Có ý kiến trong giới quan sát gợi ý rằng hai nước có thể nâng cấp quan hệ lên một tầm mức cao hơn nữa, trong lúc năm nay hai nước cũng đang đánh dấu 10 năm thiết lập đối tác chiến lược, ý kiến của ông ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ rằng hai bên đều đang khá hài lòng với vị trí của mối quan hệ đối tác hiện nay. Tôi không nghĩ là bây giờ họ sẽ đi xa nhiều hơn nữa. Hiện có một số hạn chế về chính trị trong mối quan hệ này, và tôi nghĩ phía Anh quốc đang khá quan ngại về việc trấn áp đang diễn ra ở Việt Nam đối với tự do biểu đạt tại thời điểm này. Do đó, tôi không nghĩ là Anh quốc muốn tỏ ra là có một mối quan hệ vô giới hạn và tôi nghĩ là còn có những hạn chế với cả hai bên.

RFA : Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) vừa xếp Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới trong phúc trình Chỉ số về tự do của người viết năm 2022, trong khi một Báo cáo toàn cầu về tự do báo chí năm 2023 của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), mới công bố nhân ngày Báo chí Toàn cầu 03/5, xếp Việt Nam vào nhóm ba quốc gia đứng cuối bảng trong số các nước được xếp hạng trên thế giới, với hai nước còn lại là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, bình luận của ông ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ là Hoa Kỳ lâu nay đã có nhiều nỗ lực để gây áp lực với chính quyền Việt Nam, nhưng phía Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ. Tôi cho rằng Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đang cho rằng họ có thể có một sự vô giới hạn trong việc hành xử với giới nhà báo, phóng viên, người viết và giới bất đồng. Chính quyền Việt Nam có thể cho rằng họ đang có một sự "bảo vệ" như thể lâu nay có rồi, nên họ có thể tiến hành các trấn áp, do vậy chỉ số trên (của PEN America) có thể là một sự thừa nhận của phía Mỹ rằng mối quan hệ có thể không hẳn diễn ra tốt như phía chính quyền Việt Nam tưởng và rằng chính quyền Việt Nam đang lợi dụng thiện chí của Mỹ, như là phía Mỹ lâu nay vẫn như vậy, và chính quyền Việt Nam tiếp tục các cuộc trấn áp.

RFA : Cũng có gợi ý từ trong giới quan sát rằng Anh quốc đang có điều chỉnh chiến lược và chính sách an ninh của mình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà đặc biệt thể hiện thông qua nhóm AUKUS gồm ba quốc gia Úc, Anh và Mỹ, và có thể điều này cũng có tác động tích cực nào đó tới quan hệ an ninh, quốc phòng Anh – Việt và an ninh của Việt Nam ở khu vực. Ý kiến của ông ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ rằng Anh quốc muốn quay lại trên tư cách một tác nhân, chủ thể (player) ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng tôi không nghĩ rằng họ có bất cứ ảo tưởng nào rằng Anh quốc sẽ là thế lực lớn, nhất là trong so sánh với Hoa Kỳ. Tôi nghĩ Anh quốc có một vị thế thích hợp, muốn có một vị trí trên toàn cầu, muốn là một đối tác chính trị và muốn kiếm tiền từ thương mại, và tất cả những điều đó cũng quan trọng trong mối quan hệ với Việt Nam. Song tôi không nghĩ AUKUS ràng buộc trực tiếp Anh quốc và Việt Nam với nhau, tôi không nghĩ Anh quốc có chính sách nào mà cải thiện quan hệ quân sự với Việt Nam, mặc dù Anh quốc có thể làm một số ít việc nào đó hỗ trợ Việt Nam trong vai trò giữ gìn hòa bình cho Liên Hợp Quốc, chẳng hạn ; nhưng tôi không nghĩ rằng Anh quốc muốn giúp Việt Nam chiến đấu trong các cuộc chiến tranh.

Trở lại với vấn đề nhân quyền, tôi nghĩ sẽ có nhiều câu hỏi ở trong Nghị viện Anh quốc rằng liệu Anh quốc có muốn được nhìn nhận như đang giúp đỡ cho một quốc gia mà bỏ tù các nhà báo, phóng viên và những người viết hay không…

RFA : Liên Hiệp Châu Âu từng bị một số giới quan sát chỉ trích là đặt ưu tiên quan tâm về nhân quyền chưa tương xứng với các quan tâm khác trong quan hệ, hợp tác với Việt Nam, trong hỗ trợ cải thiện nhân quyền, vai trò, vị thế xã hội dân sự, hay hỗ trợ cho một số đổi mới, nếu có, có tính thể chế trên tinh thần nhà nước dân chủ pháp trị, nhà nước pháp quyền. Ông nghĩ sao về chính sách của Anh quốc đối với Việt Nam ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ trong mối quan hệ song phương này, tìm kiếm sự cân bằng là một từ khóa then chốt, nhưng tôi không nghĩ rằng hai phía muốn bị cáo buộc là quay mặt đi như một người khiếm thị trước những lĩnh vực có vấn đề. Với phía Việt Nam, rõ ràng là có quan ngại về mặt an ninh trong chế độ, nên họ không muốn mở cửa cho những nhà hoạt động chính trị, chính trị gia và việc tự do biểu đạt, nên chính quyền Việt Nam sẽ tạo ra áp lực ở mặt đó.

Còn về phía Anh quốc, họ cũng không muốn đưa ra một tấm "ngân phiếu" khống với những sự tán thành vô giới hạn đối với những gì mà phía chính quyền Việt Nam đang hành xử. Do đó sẽ có những giới hạn trong những vấn đề đó. Tôi nghĩ, lưu tâm trong đầu óc những điều đó, sẽ có những lĩnh vực mà hai phía sẽ cố gắng hợp tác, chẳng hạn trong năng lượng là một lĩnh vực mà hai bên muốn hợp tác với nhau. Như vậy là còn có những vấn đề chiến lược, những vấn đề toàn cầu, nhưng sự hợp tác có thể sẽ bị kìm lại do lập trường của phía Việt Nam đối với tự do biểu đạt chẳng hạn.

RFA : Có ý kiến gợi ý và cho rằng chính quyền Việt Nam đã đang theo sát, học tập chính quyền Trung Quốc trong nhiều việc, nhưng không phải cái gì mà theo luồng ý kiến này Việt Nam cũng nên học theo. Ở Trung Quốc đả hổ diệt ruồi được cho có thể là một chiến dịch chống tham nhũng, nhưng cũng có thể có động cơ chính trị nội bộ, và cũng có thể có vi phạm nhân quyền, vi hiến, vi phạm pháp luật xảy ra trong các cuộc trấn áp "tham nhũng" đó, với chiến dịch "đốt lò", "củi lửa" đang diễn ra lâu nay tại Việt Nam. Ý kiến của ông thế nào ?

Bill Hayton : Đương nhiên, không có nghi ngờ gì là có vấn đề tham nhũng trầm trọng ở Việt Nam, nhưng cũng không có gì phải bàn cãi rằng ban lãnh đạo chính quyền Việt Nam đã và đang sử dụng những vấn đề chống tham nhũng này như một công cụ chính trị để loại một số chính khách, một số nhóm chính trị ra khỏi cơ cấu then chốt ra quyết định của Đảng Cộng sản. Do đó rõ ràng việc ra đi của hai Phó Thủ tướng Chính phủ và một q Chủ tịch nước mới đây, cùng việc thay thế họ rất nhanh chóng, cho thấy có một chiến dịch chính trị để loại bỏ những đối thủ chống lại việc lãnh đạo theo phong cách Lê-nin-nít của ông Nguyễn Phú Trọng, và chống lại sự củng cố quyền lực và quan điểm của nhóm ông Trọng mà đang đứng ở chóp bu của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản.

RFA : Trong bối cảnh mà có gợi ý rằng ở Việt Nam đang có một cấp độ bất ổn định chính trị nội bộ nào đó trong bộ máy cầm quyền cấp cao như những gì diễn ra gần đây cho thấy, thì việc ông Võ Văn Thưởng (sinh năm 1970), vừa được ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cơ cấu vào ghế Chủ tịch nước, thì đó là tín hiệu gì theo ông ?

Bill Hayton : Thực tế rằng ông ấy là một người trẻ tuổi rõ ràng cho thấy thế hệ lãnh đạo trước đã già nua, và họ cần phải chuyển giao cho một thế hệ trẻ hơn, và đó là điều thực sự không thể tránh khỏi. Ông Nguyễn Phú Trọng hiển nhiên đã có những sự gia hạn nhiệm kỳ bất thường trong vị trí Tổng Bí thư ĐCS. Nhưng liệu điều này có thực sự tạo ra sự thay đổi gì to lớn trong chính trị Việt Nam hay không, thì tôi không chắc chắn.

Nhưng cũng rõ ràng rằng ông Trọng đã chờ đợi cho đến khi ông ấy có thể tìm được ai đó thích hợp để ông chuyển giao quyền lực, và trước đây trong một số lần, ông chưa tìm được một người được ông ưa thích đồng thời lại có thể được Ban chấp hành Trung ương Đảng lựa chọn. Do đó có thể bây giờ ông Trọng đã tìm được một người mà ít nhất có thể chiếm lĩnh vị trí Chủ tịch nước, để củng cố sự lãnh đạo của bản thân ông Trọng.

Tôi nghĩ rằng ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay, có vẻ sẽ trở thành Tổng Bí thư kế tiếp của Đảng cộng sản Việt Nam. Do đó việc chuyển giao quyền lực trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam đang diễn ra đằng sau cánh gà, nhưng tôi cũng không nghĩ rằng nó chỉ đơn giản như thế, mà có thể sẽ có những đấu đá nội bộ ở hậu trường mà người ta không muốn công chúng nhìn thấy, trước khi có những thống nhất. Song nếu những diễn biến đó mà đi quá đà, thì cũng có thể sẽ có những phản ứng bất lợi ở trong Đảng CSVN, khi Đại hội đảng kế tiếp đang trên đường để diễn ra vào năm 2026.

RFA : Xin chân thành cảm ơn ông đã trả lời cuộc phỏng vấn này !

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 06/05/2023

Tiến sĩ Bill Hayton hiện là nhà nghiên cứu thuộc chương trình Châu Á – Thái Bình Dương của Chatham House, trước đó ông từng được bổ nhiệm làm cộng tác viên của chính chương trình này tại viện nghiên cứu quốc tế Chatham hồi năm 2015. Ông từng là phóng viên của BBC tại Việt Nam năm 2006-2007 và được biệt phái sang đài truyền hình công cộng tại Myanmar năm 2013-2014. Bill Hayton nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Cambridge năm 2019, với chủ đề nghiên cứu liên quan lịch sử và sự phát triển của các tranh chấp ở Biển Đông. Là cựu nhà báo của BBC (1998-2021), đồng thời là nhà quan sát chính trị quốc tế, khu vực và một số khía cạnh về nhân quyền, dân chủ, xã hội dân sự, trong đó có khu vực Châu Á, ông cũng được biết đến là tác giả của bốn cuốn sách về Châu Á và là biên tập viên của tạp chí học thuật Các vấn đề Châu Á.

Published in Diễn đàn
samedi, 03 septembre 2022 22:30

Vì điếc nên không sợ súng ?

Đó là câu hỏi khá phù hợp cho bối cảnh lò của Tổng Trọng càng đốt càng lòi ra củi, toàn củi gộc và nếu tiếp tục đốt, đốt nữa, đốt mãi, sẽ đến lúc xảy ra một chuyện hết sức khôi hài : cây củi cuối cùng để giữ lửa chống tham nhũng lại là Nguyễn Phú Trọng. Bởi nói theo nghĩa bình thường, mọi quan chức, thư lại cộng sản đều phải chịu chung một hướng dẫn của đảng, mà người đại diện là Tổng bí thư. Nhưng nếu đặt vấn đề một cách nghiêm túc, thì cả hệ thống đảng lại đang phải chạy đuổi theo một thứ qui luật bất biến khác, đó là bệnh điếc kinh niên.

dendo1

Thử hình dung trên một con đường có nhiều xe cộ lưu thông, trong đó, phần lớn là những người không có bằng lái, mặc dù khi cảnh sát giao thông thổi hỏi bằng thì họ có đầy đủ bằng cấp để đưa ra, nhưng đó là bằng họ mua, họ không phải mất một giờ học bằng nào, thậm chí việc thi bằng cũng do kẻ khác đạo diễn, thì hệ quả của nó ra sao ? Đó là người ta đi không cần luật giao thông, bởi luật giao thông không có ý nghĩa với những người không hiểu biết về nó.

Hay nói khác đi, luật giao thông lúc này cũng bằng thừa, bởi các tuyến giao thông chịu chung một luật chơi của lộng giả thành chân, tức khi cái sự không thật, không chính thống chiếm lĩnh toàn bộ, trở thành kẻ chi phối thì sự thật, sự chính thống, chính nghĩa trở thành kẻ thứ yếu, kẻ thừa, kẻ phụ phải tuân thủ luật chơi của số đông để tồn tại. Lúc này, những ai có bằng, từng học qua luật giao thông đều phải lái xe theo kiểu "khôn nhờ dại chịu", tức lái làm sao để phù hợp với qui luật chuyển động trên đường, để tránh bị người ta đâm mình. Một ví dụ điển hình, khi đèn đỏ, thay vì dừng hẳn, anh phải dừng từ từ và ngó chừng nếu người ta chạy thì anh phải chạy, hoặc luôn dõi mắt vào kính chiếu hậu rồi nhìn sang tuyến cắt ngang phía trước để canh chừng, lỡ có xe điên húc sau lưng thì anh phải rồ ga mà chạy tránh nó, nghĩa là chấp nhận vi phạm giao thông để giữ mạng sống.

Khi mọi qui định đặt ra bị phá vỡ, thì hệ quả của việc này là hệ thống các qui định đó dần trở nên thừa thải và người ta dần dở bỏ một cách không thương tiếc trên đường đi của họ. Chuyện này rất dễ nhìn thấy trong giao thông. Bởi người dân muốn hiểu biết luật giao thông thì phải học, thông qua việc học bằng lái, luật giao thông nằm ngay trong phần lý thuyết của khóa học. Đi đường, bạn chỉ cần nhìn cách người ta di chuyển trên đường đi hoặc bật đèn ban đêm, bạn cũng có thể đoán ra người lái xe kia có học bằng hay chưa, đương nhiên bạn thấy họ là lo tránh cho nó lành. Nhưng nếu công an giao thông tuýt còi, họ có ngay bằng lái trưng ra, bằng thật nhé. Bạn hiểu rồi đấy !

Và cứ như thế, người ta phạm lỗi giao thông ở bất kì nơi nào, người ta vẫn cứ chạy hằng ngày và những người hiểu biết luật phải tránh họ. Cho đến ngày mọi thứ trở nên tệ hại, tai nạn xảy ra, thậm chí người ta vẫn cứ tưởng rằng đó chỉ là va quẹt thuần túy, chả có gì đáng lo ngại, gọi điện thoại cho người thân có thế lực hoặc giở quyền lực ra là xong ngay. Bằng chứng của việc này là tay đại tá quân đội ở Bình Thuận đã tông chết một em nữ sinh, sau đó lạnh lùng rút điện thoại gọi người thân hoặc tay chân, chuẩn bị cho việc chạy tội, một cách lạnh lùng, may sao dư luận kịp lên tiếng ! Và có rất nhiều hình ảnh như thế trên đất nước này.

Chuyện giao thông sở dĩ trở nên bê trễ như vậy bởi người ta điếc nên không sợ súng. Và chuyện hệ thống quan lại Việt Nam, hãy cứ nhìn cách người ta đi trên đường thì sẽ hình dung ngay cách vận hành của hệ thống quan lại Việt Nam ra sao. Bởi nó cũng rối chằng rối đụp, cũng vô thiên vô pháp chả kém gì giao thông, và không chừng, giao thông là mặt nổi, là biểu hiện của nó.

Bởi nói cho cùng, một quan chức thực thụ phải có tri thức, bằng cấp thật mới có thể làm việc một cách nghiêm túc được. Thế nhưng hầu như giới lãnh đạo Việt, kẻ có bằng cấp thực thụ, có sở tri chiếm con số rất ít ỏi trong hệ thống, và những kẻ xài bằng giả, xài bằng mua, từ cử nhân cho đến tiến sĩ, thậm chí học hàm phó giáo sư và cả giáo sư đều có, và đáng sợ hơn là hầu hết những kẻ xài bằng giả lại nắm vị trí có quyền lực thật trong hệ thống, những kẻ có bằng thật trở thành con cúm núm, con xun xoe ăn cơm chúa múa tối ngày trong hệ thống, ngoài khả năng này còn có thêm khả năng tư vấn để cho kẻ làm sai lách luật mà kiếm sống. Mọi thứ trở nên khôi hài, chẳng giống ai.

Và, trong cái bằng thật cũng có những tín chỉ, học phần về pháp luật mà qua đó, người ta biết được chừng mực ứng xử và trách nhiệm trong công việc của một công chức tương lai. Thế nhưng cái bằng thật ấy khó có đất dụng võ, thay vào đó là một cái bằng cao cấp của kẻ đang ngồi ghế quyền lực, bằng cách này hay cách khác, họ có được cái bằng ấy để hợp thức hóa cái ghế quyền lực và tiếp tục tác oai tác quái theo những gì họ từng làm bấy lâu nay. Nghĩa là cái bằng có được để bảo vệ cho cái sai vốn dĩ của họ.

Hay nói khác đi là bằng cấp giống như tấm khiên bảo vệ những tội lỗi của họ, và những người có bằng cấp thật, có trắc ẩn và lương tri thật sẽ trở thành bù nhìn, phải giấu đi những gì là thật của họ nếu muốn tiếp tục tồn tại trong hệ thống quyền lực vốn dĩ chẳng có chính nghĩa và chẳng coi trọng luật pháp này. Hay nói khác đi là hệ thống này là hệ thống của những kẻ ngồi xổm trên pháp luật, bởi họ không có hiểu biết về pháp luật, hệ thống này là hệ thống của những kẻ không hiểu biết về hậu quả của những gì họ gây ra, cho đến khi họ bị tó bởi đã tác oai tác quái vượt mức chịu đựng của xã hội.

Bởi vì điếc nên không sợ súng, và khi hành xử theo lối của kẻ không còn sợ ai, không còn coi ai ra gì thì một lúc nào đó, mọi qui ước về lương tri hay pháp luật sẽ bị dở bỏ dưới bàn tay tác oai tác quái của họ, về lâu về dài, nó sẽ tác động ngược trở lại hệ thống các qui ước, thậm chí nó trở thành một thứ qui ước mới để người ta tuân thủ và làm việc theo nó. Nó lộng giả thành chân.

Và, đến một lúc nào đó, chính những kẻ còn biết sợ pháp luật, sợ trả giá cho sự bất lương cũng trở thành nạn nhân, cũng trở thành đồng bọn, bởi họ đã vấp vào một thứ qui ước mới mà không hay biết, hay nói khác đi, họ đang trở thành đồng bọn tiếp tay cho tội ác và họ cứ nghĩ rằng họ đúng, cho đến lúc họ thành củi của chính cái lò họ nhen nhóm, chuyện đó không phải bất khả thể !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 03/09/2022 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Trần Tuấn Anh là con trai ông Trần Đức Lương, người người chức vụ bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 đầy tai tiếng. Nhiều dự án ngàn tỷ vẫn đang lỗ đều, phong cách rất cửa quyền, mà đỉnh điểm là vụ cho xe công đón vợ bất chấp quy định của luật pháp.

trabtuananh1

Toàn bộ Ban lãnh đạo Bộ Công thương thời ông Trần Tuấn Anh làm bộ trưởng hiệm kỳ 2016-2021 đang bị unkt trung ương chiếu cố

Vào đại hội 13, người dân cả nước chờ đợi một mức kỷ luật cho ông Trần Tuấn Anh, hay ít nhất cũng loại ông ta ra khỏi trung ương đảng để nhường chỗ cho người có năng lực hơn. Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra, không những Trần Tuấn Anh không mất ủy viên trung ương mà ngược lại còn vào được Bộ Chính Trị và được phân về ban bí thư làm trưởng ban kinh tế trung ương, vị trí mà ông Nguyễn Văn Bình để lại.

Năng lực kém, sai phạm nhiều và thái độ với dân rất hách dịch, ông Trần Tuấn Anh không có điểm sáng nào để được đề cử, vậy mà vẫn cứ trúng cử. Nguyên nhân là do đâu ?

Theo những nguồn tin ngoài luồn trước và sau đại hội 13 thì chính ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có cuộc gặp riêng đối với ông tổng Trọng và kết quả là oong Trần Tuấn Anh vào Bộ Chính Trị, mặc dù uy tín của ông này trong đảng lẫn trong dân rất thấp.

Nguồn tin này cũng hợp lý, vì với thành tích làm bộ trưởng như thế, ông Trần Tuấn Anh không thể, và cũng không ai nghĩ ông ta lại trúng cử như thế. Mối quan hệ giữa Trần Tuấn Anh và Nguyễn Phú Trọng là một ẩn số, nhưng mối quan hệ giữa ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương và ông Nguyễn Phú Trọng là mối quan hệ thâm tình.

Ở trong ĐCS, mối quan hệ của bậc phụ huynh giúp con cái tiến thân là chuyện bình thường. Nguyễn Thanh Nghị tiến thân cũng bởi Nguyễn Tấn Dũng và Trần Tuấn Anh cũng thế, có được vị thế hôm nay là bởi một tay ông Trần Đức Lương lo liệu. Có thể nói rằng, Trần Tuấn Anh hiện nay vẫn còn là một cậu ấm chứ chưa phải là người trưởng thành.

Đáng lẽ cần phải thanh tra Bộ Công Thương khi Trần Tuấn Anh còn tại nhiệm

Tai tiếng của bộ trưởng bộ công thương trong giai đoạn 2016-2021 là rất nhiều, nhưng không hiểu sao ủy ban kiểm tra trung ương lúc đó không kiểm tra ngay lúc đó mà đợi đến khi ông Trần Tuấn Anh rời khỏi bộ này thì mới thanh tra ? Thanh tra để tìm lại sai phạm cũ là một việc làm khó khăn, và đôi khi không tìm được chứng cứ quan trọng. Tuy nhiên, việc thanh tra khi quan chức đó đã rời ghế dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng cũng là một chiêu thức lợi hại. Chính ông Trọng cho thanh tra và moi sai phạm của Đinh La Thăng từ thời ông còn làm sếp ở công ty nhà nước PVN, và cả Trịnh Xuân Thanh nữa. Và kết quả là cả Đinh LA Thăng và Trịnh Xuân Thanh phải xộ khám, vì thế hôm nay ông Nguyễn Phú Trọng cho thanh tra Bộ Công thương giai doạn 2016-2021 là một dấu hiệu khó đoán, người ta không biết đây là điềm lành hay điềm dữ cho đương kim trưởng ban kinh tế Trung Ương Trần Tuân Anh.

Theo báo chí nhà nước cộng sản thì ngày 30/9, Ủy ban kiểm tra Trung ương chỉ ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương giai đoạn 2016-2021. Ai cũng biết, Bộ Công thương trong giai đoạn này dưới quyền quản lý của Trần Tuấn Anh. Đây là điều bất ngờ, vì không ai nghĩ rằng, ông Nguyễn Phú Trọng lại nhắm vào con trai của ông Trần Đức Lương.

Theo báo chí nhà nước cộng sản, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế. Mà chủ nhiệm ban cán sự bộ công thương lúc đó là Trần Tuấn Anh.

Chiều ngày 30/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phát thông báo về kì họp thứ 7. Theo đó, kì họp diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30/9/2021, tại kì họp Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có liên quan đến Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra cho rằng, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ ; trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách, ban hành một số văn bản không đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung không phù hợp.

Đặc biệt, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, thực hiện bổ sung quy hoạch, quản lý phát triển năng lượng điện ; nhất là các dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ và vừa ; trong xây dựng cơ chế, chính sách về giá điện, giá xăng dầu.

Lành hay dữ đối với Trần Tuấn Anh ?

Bộ Công Thương có nhiều vi phạm trong thực hiện chính sách điện mặt trời, điện gió.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng nêu Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch EVN có vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ ; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vi phạm trong công tác cán bộ, đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa, thoái vốn, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong việc mua điện mặt trời mái nhà,…

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát nêu trên kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo lý mà nói, Trần Tuấn Anh phải là người chịu trách nhiệm cao nhất. Nếu nói đến sai phạm của Trần Tuấn Anh thì có thể nói là "tội cao như núi". Thời ông Trần Tuấn Anh làm bộ trưởng ông đã để xảy ra thua lỗ ở 12 địa dự án do bộ này quản lý.

Tại bàn giao nhiệm vụ xử lý một số dự án doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ nhưng thời đó, hình phạt cho ông bộ trưởng kém năng lực chỉ là rút kinh nghiệm sâu sắc.

Ông Trần Tuấn Anh sinh ngày 6/4/1964 ; vào Đảng ngày 29/11/1996 ; quê quán xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ; trình độ lý luận chính trị : cao cấp ; trình độ chuyên môn : Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân Ngoại giao.

Ông Trần Tuấn Anh là ủy viên trung ương đảng Khóa XII, XIII ; Bộ trưởng Bộ Công Thương ; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (kiêm nhiệm) ; Đại biểu Quốc hội Khóa XIV.

Từ tháng 5/2008 – 8/2010 là Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ.

Từ tháng 8/2010 – 1/2016 là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. VÀ vị trí hiện nay là ủy viên bộ chính trị Trưởng ban kinh tế Trung ương.

Tội lớn đang chờ Trần Tuấn Anh ?

Nếu ông Trần Tuấn Anh không là con trai của ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước, thì những sai phạm từ thời ông Trần Tuấn Anh còn ngồi ghế hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó trước khi ‘chia tay’ ghế Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Tuấn Anh nhận được kiến nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu Bộ Công thương cần ban hành quyết định cảnh cáo Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh do không đạt cả hai tiêu chí về giảng viên, diện tích sàn xây dựng và tự xác định chỉ tiêu vượt năng lực đào tạo thực tế quá lớn ở kỳ tuyển sinh năm 2012

Thời gian ông Trần Tuấn Anh ngồi ghế phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2004-2009, thời điểm này thân phụ của ông là chủ tịch nước, sẽ được lần giở lại hồ sơ trong bài viết khác, ở thời điểm thích hợp.

Trước đó, Vụ Kế hoạch – Tài chính đã phát hiện trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thu học phí "vượt trần" đối với sinh viên kể từ năm học 2010/2011 dưới thời Hiệu trưởng Tạ Xuân Tề sang cả thời Hiệu trưởng Trần Tuấn Anh.

Theo đó, suốt 3 niên khóa, sinh viên trường này dù "mang tiếng" là học trường công nhưng vẫn phải đóng học phí cao hơn so với quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo dưới hình thức "tín chỉ lý thuyết" và "tín chỉ thực hành".

Tuy nhiên khi Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo bắt đầu vào cuộc thì tháng 9/2012, ông Trần Tuấn Anh rời ghế kiêm nhiệm Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh để về tập trung làm tốt vai trò thứ trưởng Bộ Công thương, do đó không có một quyết định cảnh cáo nào dành cho cựu Hiệu trưởng Trần Tuấn Anh.

Đấy là những sai phạm xa, nếu kỳ này ông Trận Tuấn Anh bị thật thì rất có thể ông bị tội chồng tội liên hoàn. Tương lai của ông cựu bộ trưởng đầy tai tiếng này thế nào, hãy chờ xem.

Ngọc Thảo (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 02/10/2021

Published in Diễn đàn

79 vụ tham nhũng bị phát hiện trong 4 tháng đầu năm 2020 (RFA, 15/05/2020)

Bộ Công an phát hiện 79 vụ và 168 đối tượng tham nhũng tính từ đầu năm 2020 đến nay, giảm 21% về số vụ so với cùng kỳ năm 2019.

cui1

Ảnh minh họa. Một công trình nhà văn hóa tại ấp 7, xã Phong Thạnh Tây, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Courtesy : baobaclieu.vn

Truyền thông trong nước, vào ngày 15/5 dẫn nguồn từ Bộ Công an cho biết số liệu vừa nêu. Bên cạnh đó, còn phát hiện có hơn 3200 vụ và 3.400 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế. Số liệu này được ghi nhận giảm hơn 53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong báo cáo bổ sung gửi Quốc hội về kết quả thực hiện các nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 8, Bộ Công an xác nhận tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng và chức vụ diễn ra nghiêm trọng trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quản lý tài sản công, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quản lý đất đai…với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái để trục lợi ; thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản nhà nước.

Một vụ việc mới nhất mà báo giới quốc nội vừa loan tin vào ngày 14/5 là một công trình trị giá hơn 900 triệu đồng ở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu bị nhà thầu rút ruột đến 50%, nhưng những người chịu trách nhiệm chỉ bị kiểm điểm.

Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, được báo giới dẫn lời cho biết công trình vừa nêu là khu thiết chế xã Phong Thạnh Tây, có tổng mức đầu trư trên 932 triệu đồng và Công trình do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ và Trang trí nội thất Vỹ Thức trúng thầu.

Ông Thắng nói rằng sau quá trình kiểm tra của Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu cho thấy công trình đã bị rút ruột đến 405 triệu đồng, do thực hiện thiếu khối lượng, sai giải pháp thi công so với hồ sơ thiết kế. Thế nhưng các đơn vị giám sát công trình vẫn nghiệm thu và quyết toán đúng với thiết kế công trình.

Ông Thắng cho biết thêm rằng UBND thị xã Giá Rai đã tiến hành kiểm điểm đối với Ban quản lý dự án, Phòng quản lý đô thị, UBND xã Phong Thạnh Tây và các đơn vị liên quan trong vụ việc rút ruột 50% công trình này.

****************

Viện Kiểm sát : Gian lận điểm thi ở Hòa Bình là vụ án có tổ chức (15/05/2020)

Gian lận điểm thi ở Hòa Bình là vụ án có tổ chức, đó là quan điểm luận tội đối với 15 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi Trung học Phổ thông năm học 2017-2018 của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình đưa ra chiều ngày 14/5.

cui2

Bị cáo Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng Phòng Khảo thí Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, bên ngoài tòa hôm 15/5. Courtesy nld

Truyền thông trong nước loan tin hôm 15/5.

Theo luận tội, đóng vai trò là chủ mưu là bị cáo Nguyễn Quang Vinh, đã chỉ đạo, đưa chìa khóa phòng chấm thi để Nguyễn Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn can thiệp nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh. Ông Vinh cũng chỉ đạo Mạnh Tuấn tạo số phách bài thi tự luận môn ngữ văn trái quy chế thi để lấy thông tin; cung cấp mã phách thí sinh cần nâng điểm bài thi tự luận môn ngữ văn cho bị cáo Diệp Thị Hồng Liên, nguyên phó Trưởng Phòng Khảo thí, để Liên chỉ đạo các cán bộ chấm thi nâng điểm 20 bài thi.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân khẳng định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, vi phạm quy chế thi của Bộ Giáo dục và đào tạo, ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, niềm tin của nhân dân...

Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng Phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình - chủ mưu trong vụ gian lận điểm thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 : 7-8 năm tù ; Đỗ Mạnh Tuấn bị đề nghị 7-8 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" và 3-4 năm tù về tội "Nhận hối lộ", tổng hợp hình phạt 10-12 năm tù. Các bị cáo khác từ 2 đến 6 năm tù giam, về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Tại phiên xử ngày 15/5, một cô giáo ở Hòa Bình tự bào chữa, cho rằng hành vi gian lận, nâng điểm của mình không nghiêm trọng, không gây nguy hiểm cho xã hội như viện kiểm sát khẳng định…

Cũng tin liên quan giáo dục Việt Nam, trong ngày 15/5, cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đề nghị các cơ quan, tổ chức rà soát hồ sơ, phối hợp để làm rõ vụ án tại "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô, Hà Nội.

Theo kết quả điều tra, dù chưa được cấp phép, Trường Đại học Đông Đô đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo, cấp Bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh hệ Chính quy - Văn bằng 2. Ngoài ra còn liên kết với các cơ sở để tuyển sinh, đào tạo hệ Văn bằng 2 tiếng Anh không đúng quy định pháp luật và quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Cơ quan An ninh điều tra đề nghị các cơ quan, nếu có nhân viên sử dụng Bằng cử nhân Ngôn ngữ Tiếng Anh hệ chính quy - Văn bằng 2 do trường ĐH Đông Đô cấp thì thông báo ngay bằng văn bản cho Cơ quan An ninh điều tra trước ngày 25/6/2020.

********************

Đề nghị mức án 10 – 12 năm tù cho ủy viên chấm thi trắc nghiệm gian lận ở Hòa Bình (RFA, 14/05/2020)

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa đề nghị mức án 10-12 năm tù cho ông Đỗ Mạnh Tuấn, uỷ viên chấm thi trắc nghiệm trong vụ gian lận tại thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở tỉnh Hòa Bình hồi năm 2018. Tội danh  cho mức án đề nghị gồm "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Nhận hối lộ".

cui03

Bị can Đỗ Mạnh Tuấn. Photo: baovephapluat.vn

Truyền thông trong nước loan tin hôm 14/5 cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình cũng đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Vinh (nguyên Trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình) 7-8 năm tù với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình cũng đề nghị ông Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) 5 - 6 năm tù; ông Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí) 5 - 6 năm tù ; bà Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Trưởng phòng Khảo thí) 2 năm 6 tháng - 3 năm tù ; 9 bị cáo khác từ 12 tháng tù treo đến 4 năm tù giam ; Hồ Chúc (giáo viên) 2-3 năm tù.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình khẳng định hành vi của 15 bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, vi phạm quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo ; xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây mất lòng tin cho nhân dân ; xúc phạm danh dự các thầy cô, làm tổn thương niềm tin của học sinh trên cả nước.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình, đây là vụ án có tổ chức, các bị cáo cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội dưới sự chỉ đạo chủ mưu của ông Nguyễn Quang Vinh.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn bị xác định phải chịu trách nhiệm với việc nâng điểm của 65 bài thi ; ông Khắc Tuấn 100 bài, ông Chất 10 bài, bà Liên 20 bài.

Đặc biệt, ông Tuấn phạm tội vào 2 năm 2017 và 2018 nên phải tăng tình tiết phạm tội.

Kết quả điều tra cho thấy có 145 bài thi trắc nghiệm của 58 thí sinh được nâng từ 0,2 đến 9,25 điểm cho mỗi môn.

**********************

Hai sĩ quan quân đội bị bắt do vi phạm trong dự án trăm triệu đô tại Quảng Bình (RFA, 13/05/2020)

Truyền thông trong nước trích nguồn từ Viện kiểm sát quân sự loan tin ngày 13/5. Cho biết thêm 2 sĩ quan vừa nêu bị khởi tố bắt tạm giam trước ngày 30/4.

cui3

Cơ quan tố tụng đang khám xét, thu thập tài liệu tại trụ sở Ban quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu Thành phố Đồng Hới. Nguồn : vietnamfinance.vn

Tin cho biết, Trung tá Phan Văn Thành - Giám đốc Chi nhánh Miền Trung thuộc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) và Thiếu tá Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc xí nghiệp rà phá bom mìn thuộc Tổng công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4 đều bị khởi tố về tội danh ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ trong dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu Thành phố Đồng Hới.

Theo đó, vào năm 2018, dự án xây dựng hạ tầng môi trường đô thị và chống biến đổi khí hậu tại Thành phố Đồng Hới với tổng vốn 96 triệu đôla Mỹ gồm vốn vay 80 triệu đô từ Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới cùng với 16 triệu đô vốn đối ứng của Chính phủ Hà Nội, được giao cho Ban quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu Thành phố Đồng Hới làm chủ đầu tư.

Trung tá Thành và Thiếu tá Vinh bị xem là đồng phạm với 4 cán bộ tại Ban quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu Thành phố Đồng Hới, đã bị khởi tố, tạm giam trước đó vì những sai phạm tại 2 dự án rà phá bom mìn thực hiện cuối năm 2018.

Vào ngày 10/12/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với nguyên giám đốc Nguyễn Văn Thuận, phó giám đốc Lê Anh Tuân và 2 cán bộ kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Linh của Ban quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu Thành phố Đồng Hới về tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’, quy định tại Khoản 3, Điều 360, Bộ luật Hình sự.

Theo báo Tiền Phong, những người vừa nêu đã mắc sai phạm trong việc đơn vị thi công đã thực hiện công việc trước khi đơn vị tư vấn giám sát được ký hợp đồng điều tra, khảo sát, lên phương án và lập dự toán cho gói thầu rà phá bom mìn vật nổ.

*****************

Sắp xử phúc thẩm cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và đồng phạm (RFA, 13/05/2020)

Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22/5 tới đây sẽ mở phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh) và các đồng phạm là cựu lãnh đạo, cán bộ thành phố liên quan đến vụ giao đất vàng số 15 Thi Sách, Q1 cho Vũ "nhôm".

cui4

Cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín tại phiên tòa - Courtesy of cand.com.vn

Truyền thông trong nước loan tin hôm 12/5 cho biết phiên xử phúc thẩm vụ án này là dành cho các bị cáo Nguyễn Hữu Tín và các cựu cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ; còn ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") không phải là bị cáo và hành vi của Vũ "nhôm" đã được xét xử trong các phiên tòa khác. Đặc biệt, thiệt hại của vụ án cũng được quy cho ông Phan Văn Anh Vũ nên các bị cáo trong vụ án này không phải bồi thường.

Trước đó vào cuối năm 2019 tại phiên xử sơ phẩm, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Tín 7 năm tù, Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở TN&MT Thành phố Hồ Chí Minh) 6 năm 6 tháng tù, Trương Văn Út (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đất, Sở TN&MT Thành phố Hồ Chí Minh) 5 năm tù, Lê Văn Thanh (cựu Phó chánh Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh) 4 năm tù và Nguyễn Thanh Chương (cựu trưởng Phòng Đô thị, Văn Phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh) 3 năm tù cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí".

Theo cáo trạng án sơ thẩm, vào năm 2014, ông Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng danh nghĩa "Tổng cục Tình báo Bộ Công an" ký nhiều văn bản gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện thuê, giao nhà số 15 Thi Sách Q1 để phục vụ "công tác nghiệp vụ của ngành công an".

Ông Nguyễn Hữu Tín đã tiếp nhận việc cho phép Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 của Vũ "nhôm" được thuê đất tại số 15 Thi Sách Q1 mà không báo cáo chủ tịch UBND thành phố. Ông Tín bị xác định không tham mưu đề xuất mà trực tiếp phê bút chỉ đạo Sở Tài nguyên – Môi trường làm thủ tục.

Các cựu quan chức đồng phạm bị xác định đã tham mưu cho ông Tín ký ban hành chủ trương, quyết định cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà số 15 Thi Sách Q1 trái luật.

Cáo trạng cho rằng Vũ "nhôm" sau khi nhận khu đất vàng đã không sử dụng vào mục đích nghiệp vụ mà thực hiện xây dựng để thu lợi cá nhân.

Sau phiên sơ thẩm, ông Nguyễn Hữu Tín chấp nhận án 7 năm và mong thi hành sớm. Các ông Kiệt, Út xin giảm nhẹ. Ông Chương, Thanh kháng cáo xin miễn án tù.

****************

Nhiều cán bộ chưa được xử lý kỷ luật đến nơi đến chốn (RFA, 13/05/2020)

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào ngày 13/5 vừa có thông báo kết quả giám sát sau kỳ họp thứ 8 đến thứ 9 của Quốc hội. Việc giám sát cán bộ, đảng viên đối với tỉnh Hà Giang và Đà Nẵng, cho thấy nhiều cán bộ kỷ luật, xử lý kỷ luật chưa tới nơi tới chốn.

cui5

Các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang. Courtesy of antv.gov.vn

Tuyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết, tại Hà Giang, việc thi hành kỷ luật cán bộ một số trường hợp còn nhẹ, chưa kịp thời nhất là đối với những trường hợp có liên quan đến vụ nâng điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông năm 2018 với hình thức khiển trách.

Những cán bộ có trách nhiệm liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ thiếu điều kiện, tiêu chuẩn chưa được xem xét xử lý triệt để, quyết định kỷ luật cán bộ, đảng viên không có nội dung yêu cầu cơ quan quản lý công chức, viên chức xử lý kỷ luật về hành chính, có quyết định kỷ luật đóng dấu mật.

Việc chỉ đạo của các cấp ủy và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đối với những quy định của Đảng về việc giám sát nói chung và giám sát cán bộ, đảng viên nói riêng chỉ ở mức độ nhất định, chưa có kết quả cụ thể, chưa rõ nội dung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy định 218 của Trung Ương.

Tại Đà Nẵng, việc thực hiện Quy định số 124 của Ban Bí thư còn gặp khó khăn, vướng mắc trong một số quy định, do vậy kết quả chưa rõ ràng, việc xác định nội dung, phương pháp giám sát còn lúng túng ; chất lượng giám sát có lúc chưa cao. Việc giải quyết kiến nghị của một số ngành, chính quyền địa phương còn chậm, nhận xét cuối năm của một số cấp ủy đối với đảng viên là cán bộ, công chức còn chưa thẳng thắn, chưa mạnh dạn đánh giá, chỉ ra khuyết điểm cần khắc phục.

Do đó, Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu việc bổ sung nội dung công khai kê khai tài sản hàng năm của cán bộ, đảng viên, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ để người dân giám sát. Đồng thời rà soát đánh giá lại thực trạng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức nhất là các tỉnh miền núi.

**********************

Nguyên phó chủ tịch Thành phố Mỹ Tho ra tòa vì làm thiệt hại ngân sách nhà nước (RFA, 13/05/2020)

Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 13/5 đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án nguyên Phó chủ tịch UBND Thành phố Mỹ Tho cùng đồng phạm trong vụ án liên quan đến các sai phạm xảy ra tại Công ty công trình đô thị Mỹ Tho.

cui6

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm ngày 13/5 - Courtesy of vov.vn

Theo tin truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày, ông Phan Văn Hoàng, nguyên phó Chủ tịch UBND Thành phố Mỹ Tho, nguyên giám đốc Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho và ông Nguyễn Công Khanh, nguyên phó giám đốc công ty bị đưa ra xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Ngoài ra còn có 6 bị cáo khác nguyên là lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính- kế hoạch cũng bị xét xử về tội "Cố ý làm trái các quy định nhà nước, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo trạng, từ năm 2014-2016, trong thời gian làm giám đốc và phó giám đốc Công ty đô thị Mỹ Tho, Phan Văn Hoàng và Nguyễn Công Khanh đã chỉ đạo nhân viên điều chỉnh giảm doanh thu phí vệ sinh cung cấp cho Phòng Quản lý đô thị Thành phố Mỹ Tho để thanh quyết toán khối lượng rác nhiều hơn thực tế, đã làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 3,7 tỉ đồng.

Ngoài ra, ông Hoàng cùng ban giám đốc công ty cũng đã có chủ trương trích tiền lương hằng tháng của người lao động, tổng cộng 23 tháng lương với số tiền 7,4 tỉ đồng và đem gửi tiết tiện.

Số tiền lãi phát sinh thực tế khi gửi tiết kiệm là 974,8 triệu đồng ; tuy nhiên kế toán trưởng Trần Thị Thiện Mỹ đã thông đồng với Nguyễn Thị Thùy Linh (kế toán viên), lập bảng tổng hợp tiền gửi tiết kiệm thông báo cho cán bộ, công nhân viên biết số tiền lãi chỉ có 672,8 triệu đồng.

Sau khi chi trả cho cán bộ, công nhân viên công ty, số tiền lãi còn tồn 362,1 triệu đồng thì bà Mỹ chiếm đoạt 145 triệu đồng ; Linh chiếm 60,1 triệu đồng, thủ quỹ Đinh Phạm Anh Thư quản lý theo phân công của Phòng kế toán tài vụ số tiền 156,9 triệu đồng. Đến nay, số tiền thiệt hại trên đã được thu hồi và Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho đã chi trả cho người lao động xong.

Thanh tra tỉnh Tiền Giang đã vào cuộc, phát hiện hàng loạt sai phạm ở công ty này và chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.

*****************

Cựu trưởng Công an Thanh Hóa bị tuyên 24 tháng tù giam do tham nhũng (RFA, 12/05/2020)

Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, vào chiều ngày 12/5 tuyên 24 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Chí Phương, cựu đại tá, cựu trưởng Công an thành phố Thanh Hóa dưới tội danh "nhận hối lộ".

cui7

Bị cáo Nguyễn Đức Phương, cựu trưởng Công an thành phố Thanh Hóa, trong một buuori xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Courtesy : nld.com.vn

Truyền thông quốc nội loan tin vừa nêu trong cùng ngày, và cho biết thêm bị cáo Nguyễn Chí Phương đã vắng mặt trong ngày tòa sơ thẩm tuyên án vì lý do sức khỏe.

Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, hồi ngày 25/1/19, ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt tạm giam cựu trưởng Công an Thành phố Thanh Hóa, ông Nguyễn Chí Phương, về tội ‘nhận hối lộ’ theo qui định tại Điều 354, Khoản 2, điểm C- Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Chí Phương nằm trong khung xét xử từ 7 đến 15 năm tù giam. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đề nghị 24 đến 36 tháng tù giam đối với bị cáo Phương.

Tin cho biết, sau 5 ngày nghị án, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt bị cáo Phương 24 tháng tù và trả lại số tiền nhận hối lộ 260 triệu đồng từ Đỗ Đức Hiếu.

Cáo trạng nêu rõ vào ngày 18/7/2018, Đỗ Đức Hiếu, cán bộ Đội Cảnh sát Trật tự Công an thành phố Thanh Hóa lấy trộm 1 chiếc xe để tại nhà để xe của công an thành phố Thanh Hóa.

Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa, Đại tá Nguyễn Chí Phương vào thời điểm đó là người trực tiếp đề nghị xử lý kỷ luật và ký các văn bản tố tụng khi giải quyết vụ việc Đỗ Đức Hiếu có hành vi ‘trộm cắp tài sản’.

Trong quá trình thực hiện, ông Nguyễn Chí Phương ba lần nhận tiền của Hiếu, tổng cộng 260 triệu đồng để Hiếu không bị xử lý kỷ luật và không bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Phương không thể làm được theo thỏa thuận với Đỗ Đức Hiếu là xử lý nội bộ, vì Công an tỉnh Thanh Hóa không đồng ý. Ông Nguyễn Chí Phương phải làm thủ tục đề nghị xử lý kỷ luật tước danh hiệu công an ; khởi tồ và đề nghị truy tố đối với Đỗ Đức Hiếu. Do vậy Hiếu đòi lại tiền ; và ông Phương chỉ trả 150 triệu đồng.

Đỗ Đức Hiếu bị ra tòa hồi hạ tuần tháng 1 năm 2019 và nhận mức án 9 tháng cải tạo không giam giữ. Sau phiên xử, Hiếu đã làm đơn tố cáo ông Phương.

Bộ trưởng Bộ Công an, vào ngày 25/1/19 tước danh hiệu công an nhân dân đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương trước khi ông Phương bị khởi tố và bắt giam trong cùng ngày.

*****************

Cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh và Phan Văn Anh Vũ bị tuyên y án sơ thẩm (RFA, 12/05/2020)

Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã ra phán quyết bác kháng cáo của cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, tuyên y án sơ thẩm 17 năm tù ; riêng ông Văn Hữu Chiến được giảm 2 năm còn 10 năm tù.

cui8

Tòa phúc thẩm tuyên y án cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn MInh - Courtesy of state media- RFA edited

Kết quả trên được Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên vào chiều 12/5 sau một tuần xét xử và nghị án trong vụ án thâu tóm "đất vàng" tại Đà Nẵng. Truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin này vào cùng ngày.

Theo tin, Hội đồng xét xử đã không chấp nhận kháng cáo kêu oan của cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh và bị cáo Phan Văn Anh Vũ, tuyên giữ nguyên án sơ thẩm 17 năm tù với ông Trần Văn Minh và tổng hình phạt chung là 30 năm tù với Phan Văn Anh Vũ về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai".

Bản án phúc thẩm kết luận hành vi làm trái của cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh (nhiệm kỳ 2006-2011) cùng các đồng phạm đã làm nhà nước mất quyền quản lý, sử dụng, khai thác nhà, đất công sản trong thời gian dài, gây thiệt hại hơn 22.000 tỷ đồng do đó bản án 17 năm tù với ông Minh là đúng người đúng tội.

Trong khi đó, cựu chủ tịch Đà Nẵng Văn Hữu Chiến (năm 2011-2016) được giảm 2 năm tù còn tổng hình phạt là 10 năm với cùng tội danh như ông Minh.

Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng tuyên giảm án cho các bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (cựu giám đốc Sở Xây dựng, cựu phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng) từ 5 năm xuống 3 năm tù, Nguyễn Đình Thống (cựu giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng) từ 24 tháng còn 18 tháng tù, Trần Phi (cựu tổng giám đốc Công ty XNK Đà Nẵng), từ 24 tháng còn 12 tháng tù.

Ba người được chuyển hình phạt tù treo thành tù giam, gồm : Lê Anh Tuấn (cựu tổng giám đốc Công ty Cung ứng Tàu biển Đà Nẵng) án sơ thẩm 18 tháng tù, Đào Tấn Bằng (cựu phó chánh văn phòng UBND Đà Nẵng) 18 tháng tù, Huỳnh Tấn Lộc (cựu tổng giám đốc Công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng, án sơ thẩm 18 tháng tù.

Ngay sau khi tuyên án, ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã bị tạm giam để đảm bảo thi hành án.

*********************

Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam bị khởi tố, bắt giam (RFA, 12/05/2020)

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày 11/5 tiến hành bắt tạm giam ông Lê Quang Hào, phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, với lý do có những sai phạm xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

cui9

Ông Lê Quang Hào phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Courtesy of logistics.gov.vn/ RFA Edited

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, ông Lê Quang Hào vừa là phó tổng giám đốc công ty vừa kiêm chức chủ tịch hội đồng nghiệm thu cơ sở công trình dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Trong thời gian hoàn thành dự án ông Hào đã có hành vi sai phạm là đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng dự án không đúng trình tự quy định, không đúng tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu của thiết kế dự án được duyệt trước đó, đã dẫn đến việc công trình đường cao tốc tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 65 cây số không đảm bảo chất lượng vào sử dụng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với ông Lê Quang Hào về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 298 Bộ luật hình sự 2015.

Vào ngày 11/5/2020 Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định và lệnh tố tụng vừa nêu. Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án, củng cố chứng cứ để làm rõ hành vi để khởi tố, xác minh tài sản để thu hồi và một số thủ tục khác theo đúng quy định của pháp luật.

Published in Việt Nam

Mặc kệ ‘đốt lò,’ quan to ăn to, quan nhỏ ăn nhỏ, không từ cái gì (Người Việt, 31/12/2019)

Sáng thứ Hai 30/12/2019, ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam khoe thành tích "đốt lò" chống tham nhũng trong guồng máy cai trị của chế độ. Ông khoe đã lôi ra tòa hành tội có cả hai bộ trưởng cùng hàng loạt quan chức cao cấp, rồi ông dọa sẽ còn nhiều người nữa bị sờ gáy mà "Sắp tới các đồng chí chờ xem".

dotlo1

Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân Nguyễn Văn Hiến (trái) nói chuyện với Tư lệnh Hải quân Singapore (phải) trong một cuộc họp các tư lệnh hải quân ASEAN tại Hà Nội. Ông Hiến đang bị đưa vào "lò" vì tham nhũng. (Hình : Hoàng Đình Nam/AFP via Getty Images)

Có lẽ ông muốn bắn tiếng là sẽ hành tội tướng Tư Lệnh Hải Quân kiêm Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến và Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chăng ? Ông Hiến dính tới 10 lô đất quốc phòng bị phù phép để tham nhũng nên đã bị khởi tố từ hồi tháng 10/2019. Còn ông Hoàng Trung Hải, một ủy viên Bộ Chính trị, chỉ mới bị "xem xét kỷ luật" liên quan đến dự án mở rộng sản xuất của nhà máy gang thép Thái Nguyên, chưa biết số phận sẽ ra sao.

Cũng phải kể công cho ông Trọng là từ khi ông ta mở chiến dịch "đốt lò", một loạt từ ủy viên Bộ Chính trị, từng là bộ trưởng rồi Bí thư Thành ủy ở Sài Gòn, Đinh La Thăng ; đến một số tướng lãnh công an bị ông quẳng vào lò hồi năm 2018. Chiến dịch chống tham nhũng của ông ta chỉ làm mạnh sau khi đối thủ chính trị Nguyễn Tấn Dũng bị ông gạt ra khỏi guồng máy đảng và chính quyền.

Tuy ông Trọng có cố gắng đối phó với tham nhũng, nhưng kết quả chỉ là nắm được đầu những "đồng chí bị lộ" tức chỉ là một phần nhỏ nổi bên trên của khối băng sơn vĩ đại nằm bên dưới mặt nước.

Cách đây sáu năm, ngày 11/09/2013, báo chí trong nước tường thuật một cuộc họp ở Quốc hội, kể lại lời than của bà Nguyễn Thị Doan, khi đó là phó chủ tịch nước : "Người ta ăn của dân không từ một cái gì". Ăn từ đồng tiền mua gạo chống đói cho người dân tộc thiểu số nơi xa xăm đến ăn bớt liều vắc-xin ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh ở ngay Hà Nội.

Cho tới bây giờ, vẫn không thấy có gì khác, dù guồng máy tuyên truyền của chế độ thuật lời các sếp "chúa" chống tham nhũng "không có vùng cấm", Các quan chức đảng viên từ trung ương tới địa phương vẫn theo nhau "ăn không từ một cái gì". Quan to ở trung ương có cơ hội ăn triệu đô la thì quan nhỏ cấp xã ở nhà quê đành xà xẻo hàng triệu tiền Hồ.

Ngày 5/12/2019, báo Người Lao Động kể chuyện cấp bò "xóa đói giảm nghèo" cho hai gia đình dân nghèo ở xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Bò bệnh hoạn tuy có đủ cả bốn chân nhưng không đi được. Quan chức địa phương giải thích là một con không đi được vì "nhút nhát", còn một con thì không chịu đi vì "nằm vạ" và người được cho bò "không biết dắt".

Chuyện vừa kể không phải là chuyện đầu tiên hay duy nhất về các quan xã khắp nơi bớt xén tiền mua bò hay các loại tiền hỗ trợ khác, kể cả tiền chống đói hay cứu trợ lũ lụt ở các địa phương. Hồi Tháng Năm, 2018, quan chức một xã ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, đã lấy bò giống cấp cho dân nghèo chia cho người thân hay quan chức địa phương. Sau đó, dắt vào lò mổ.

dotlo2

Dân nghèo ở xã Kong Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, được chính quyền cấp bò bệnh hoạn, có chân mà không đi được. (Hình : Hoàng Thanh/Người Lao Động)

Hôm 19/12/2019 mới đây, có tin ông phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, tuy gia đình nhà ông có hai chiếc xe hơi, một dấu hiệu khá giả, nhưng ông vẫn nhận "nhà tình nghĩa xây theo kiểu Thái và có cả chỗ để đậu xe hơi".

Đấy là mấy chuyện nhà quê mới xảy ra bị bới móc, còn chuyện ở ngay Hà Nội thì mọi người đã theo dõi vụ án hai ông cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cùng đám thuộc cấp được phát cho các bản án tù từ vài năm đến chung thân trong vụ phù phép cho quốc doanh MobiFone mua công ty Nghe Nhìn Toàn Cầu AVG gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu USD

Vừa mới bị bắt mấy ngày qua là chánh văn phòng của Thành ủy Hà Nội tên Nguyễn Văn Tứ, nguyên giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố, bị cáo buộc "Vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng…" trong vụ phù phép cho công ty Nhật Cường trúng thầu, cung cấp phần mềm diện tử hóa guồng máy hành chính địa phương. Người ta chưa thấy đề cập gì tới số phận chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là Nguyễn Đức Chung, vốn là tướng công an.

Cũng chỉ tuần lễ cuối của năm 2019, báo chí trong nước tường thuật một báo cáo của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố, vấn đề ưu đãi cho doanh nghiệp "thân hữu" hay "sân sau" của các quan trúng thầu vẫn còn thấy đến 70%. Nói trắng ra, nếu không móc ngoặc từ trước, thỏa thuận ăn chia từ trước, không thể trúng thầu.

Vậy mới có chuyện những trạm thu phí đặt trên những trục lộ dân không phải đóng phí, hoặc tiền lệ phí sử dụng đường lộ quá cao, dân chịu không thấu nên đã xảy ra rất nhiều những vụ chống đối quyết liệt mấy năm gần đây.

Khi có các cuộc họp Quốc hội hồi đầu Tháng Mười Một, 2019, một ông đại biểu Quốc hội tên Nguyễn Tiến Sinh được báo VietnamNet thuật lời nói rằng "dư luận râm ran về ‘chợ đen’ mua quan bán chức thường nhộn nhịp lên trong các dịp bầu cử, đại hội" mà "tham nhũng vặt chỉ là phần nổi của tảng băng".

Chống thì cứ chống, lò thì cứ đốt nhưng "ăn của dân không từ một cái gì" thì vẫn cứ ăn. (Tư Ngộ)

*********************

Công ty Nam Nung nợ lương người lao động gần 20 tỷ đồng (RFA, 30/12/2019)

dotlo3

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nam Nung ở Tỉnh Đắc Lắc Courtesy : Báo Đắc Lắc

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nam Nung ở Tỉnh Đắc Lắc hiện đang nợ công nhân gần 40 tỷ đồng, cả lương và bảo hiểm xã hội. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 30 tháng 12.

Theo đó, từ năm 2012 đến nay công ty này không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho công nhân nên trên thực tế, dù có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người lao động không thể hưởng quyền lợi gì. Ngoài ra, nhiều công nhân bị nợ lương từ mấy năm nay.

Báo Mới dẫn lời công nhân Phan Công Phúc cho biết công ty đã nợ lương của ông gần ba năm nay, từ năm 2016 đến 2018, với số tiền khoảng 140 triệu đồng. Một công nhân khác là ông Phạm Xuân Ngọc bị nợ lương 148 triệu đồng.

Báo này cũng trích lời ông Hà Hữu Thanh, Phó Giám đốc Công ty Nam Nung, rằng tình hình tài chính của công ty đang gặp khó khăn, hiện nay không có khả năng thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Chuyện công nhân bị nợ lương tại các công ty sản xuất hàng gia công có vốn đầu tư nước ngoài từng xảy ra. Có công ty sau khi nợ lương công nhân vài tháng thì giám đốc bỏ trốn về nước luôn như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cho Won ở Đồng Nai, 100% vốn Hàn Quốc.

Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 hôm 16/12/2019 quy định : Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương ngay sau khi kết thúc thời gian làm việc, hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì "ông chủ" phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 tháng.

Published in Việt Nam

Khi Ủy ban Kiểm tra trung ương của cựu chủ nhiệm ủy ban này là Trần Quốc Vượng họp ngày 5/5/2019 về tiếp tục ‘đốt lò’ và còn có vẻ ‘đốt lò’ nóng hơn, dường như Nguyễn Phú Trọng đã tỉnh lại sau cơn bạo bệnh tại Kiên Giang - nơi được xem là ‘căn cứ địa cách mạng của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’.

dotlo1

Một buổi họp của Ủy ban Kiểm tra trung ương - Ảnh minh họa

Hàng loạt tướng lĩnh cao cấp thuộc Quân chủng hải quân - Bộ Quốc phòng - đã bị lôi ra kỷ luật mà nguồn cơn rất có thể liên quan đến chuyện ‘ăn đất’. Tuy nhiên, quan chức ‘sáng giá’ nhất bị kỷ luật là Vũ Văn Ninh - một cựu phó thủ tướng - ủy viên trung ương đảng thời Nguyễn Tấn Dũng, mà nguyên do rất có thể liên đới đến vụ Đinh La Thăng khi Thăng còn là Bộ trưởng Giao thông vận tải. 

Sau cơn bạo bệnh, Trọng vẫn không quên Dũng.

Trước cuộc họp trên của Ủy ban Kiểm tra trung ương, nhiều dư luận cho rằng cơn chấn động bệnh tật đối với ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến ‘lò’ của ông ta tắt ngấm, hoặc cùng lắm cũng chỉ âm ỉ mà không thể duy trì được nhiệt lượng như trước đây.

Cho tới nay, Nguyễn Phú Trọng đã trải qua hơn nửa nhiệm kỳ thứ hai của ông ta, nhưng thành tích ‘chống tham nhũng’ của Trọng vẫn còn rất khiêm tốn nếu so sánh với bề dày ‘đả hổ diệt ruồi’ của Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Phía trước Nguyễn Phú Trọng vẫn còn một đầm lầy mênh mông quan chức tham nhũng cần phải xử lý, mà nếu không thể xử lý được phần nào đó thì Trọng không chỉ không được ‘lưu danh sử xanh’ và tạo dấu ấn như một trong những đời tổng bí thư có thành tích lớn nhất, mà còn phải chịu nguy cơ bị ‘hồi tố’ nếu các phe phái tham nhũng nổi dậy và quật ngược lại ông ta. Khi đó, số phận của ông ta không có gì bảo đảm là sẽ không giống với hai án tù giam lên đến 30 năm của Đinh La Thăng.

Tuy không thể hiện ra tại đám tang cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh dù Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban lễ tang, bệnh nhân Trọng dường như có dấu hiệu dần phục hồi sức khỏe sau rất nhiều đồn đoán về ông ta đã bị tại biến mạch máu não và đột quỵ ngay tại Kiên Giang vào ngày 14/04/2019.

Vẫn không phải từ bất kỳ nguồn tin chính thức nào từ các cơ quan đảng, mà những tin tức ngoài lề gần nhất cho biết Trọng đang tập đi và tập nói. Có vẻ tin tức như thế lại logic với cú ra đòn mới nhất của Ủy ban Kiểm tra trung ương vào ngày 5/5. Giả thiết được đặt ra là trước đó, từ giường bệnh Nguyễn Phú Trọng đã có sự trao đổi và chỉ đạo trực tiếp đối với hai nhân vật là Trần Quốc Vượng - Thường trực Ban bí thư và Trần Cẩm Tú - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương về việc duy trì ‘đốt lò’ và còn có thể gia tăng nhiệt lượng của nó.

Vụ cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bị lôi ra lỷ luật đang khiến giới quan sát nhớ lại trường hợp cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng và Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Theo logic đó, trong thời gian tới ‘lò’ có thể áp sát và đốt một số quan chức - cựu chức và cả đương chức - của khối chính phủ, nơi mà mật độ tham nhũng diễn ra dày đặc nhất từ trước tới nay.

Bình thường, Nguyễn Phú Trọng là người có tâm tính khá ổn định và có thể đoán được về cách thức hành xử của ông ta. Nhưng bệnh lý tai biến cũng có thể làm biến đổi con người về não trạng và hành vi, để từ đó Trọng sẽ thay đổi, thậm chí có thể biến thành một con người khác hoàn toàn. Cũng bởi thế một khi phục hồi sức khỏe, có khả năng Trọng sẽ làm nhân sự và ‘đốt lò’ trong thời gian tới không theo quy tắc cũ, mà sẽ rất bất thường và tạo ra sự đảo lộn lớn.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 07/05/2019

Published in Diễn đàn

Chuyện ông B, nguyên ủy viên trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy của một tỉnh nghèo nhất nhì khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi nghỉ hưu, ông B đã "truy thu" xương máu, công lao của đồng đội năm xưa để hối lộ và lập hồ sơ tự phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Hành vi này làm tất cả cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ nghỉ hưu ở tỉnh này xôn xao náo động, họ uất ức, phẫn nộ, chưởi bới, phản kháng bằng nhiều hình thức. 

lo1

Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyện ông B, nguyên ủy viên trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy của một tỉnh nghèo nhất nhì khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi nghỉ hưu, ông B đã "truy thu" xương máu, công lao của đồng đội năm xưa để hối lộ và lập hồ sơ tự phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hành vi này làm tất cả cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ nghỉ hưu ở tỉnh này xôn xao náo động, họ uất ức, phẫn nộ, chưởi bới, phản kháng bằng nhiều hình thức. Tuy báo chí công luận trong nước lên án mạnh mẽ, dẫn trích lời bức xúc của rất nhiều cán bộ lão thành cách mạng phát biểu thẳng thắn trên công luận. Chúng tôi đã về tỉnh này tìm hiểu và đọc kỹ lịch sử Đảng cộng sản của huyện nơi ông B công tác và cũng đọc lịch sử Đảng cộng sản của tỉnh này suốt thời kỳ từ 1930-1975, không hề thấy một dòng nào ghi nhận những trận đánh ác liệt trên chiến trường của ông B tham gia. Trong khi tất cả các anh hùng của tỉnh này thì 2 cuốn lịch sử Đảng của huyện và của tỉnh đều ghi chép rõ ràng, tên tuổi, trận đánh và công lao to lớn của họ ? Lẽ nào ông B thuộc loại " anh hùng núp ?" để chui sâu leo cao. Trong cuốn lịch sử của tỉnh đội tỉnh này chỉ ghi ông B là " y tá " trong một đơn vị và không có bất cứ thành tích gì lớn lao ! 

Tệ hại hơn là trong 2 nhiệm kỳ ông B làm Chủ tịch UBND tỉnh và Bí thư Tỉnh ủy, ông xin kinh phí xây dựng 2 cái cầu lớn nhất khu vực. Ông thương một đứa cháu ba-zơ không có nguồn gốc. Thế mà ông đưa vào làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ của tỉnh. Ông lại đưa vào ứng cử Đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kì, rồi HĐND tỉnh 2 nhiệm kỳ. Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy 2 nhiệm kì. Rất may là cán bộ của tỉnh đã tỉnh táo và sáng suốt loại bỏ ngay tên này ra khỏi danh sách. Ông B còn gọi hàng trăm cú điện thoại, và gặp trực tiếp nhiều Giám đốc các chi nhánh ngân hàng trong tỉnh buộc họ phải cho đứa cháu nuôi của ông vay tổng cộng trên 2.300 tỷ đồng để "cậu tú" nuôi trồng thủy sản và đem tới Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau cho vay nặng lãi 12-14%/ tháng. 

Gian xảo và dối trá nhất là khi trung ương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong toàn tỉnh vay vốn sản xuất kinh doanh khoảng 300 tỷ đồng. Ông B dẫn mình cậu cháu nuôi với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ của tỉnh ra Hà Nội cuỗm hết. Khi còn một số thủ tục vướng mắc, ông B nhờ ông T - Tổng thanh tra chính phủ giúp đỡ can thiệp. Rút được vốn, ông ta cho cậu cháu nuôi này vay lại 3% lãi suất/tháng. Mừng quá, cướp được của công làm của riêng. Cậu cháu nuôi mua một loạt xe hơi đời mới tặng nhiều "sếp lớn của tỉnh". 

Sau một thời gian kinh doanh nuôi trồng thủy sản, cháu nuôi bị phá sản, nhiều giám đốc chi nhánh ngân hàng như ông D, ông H, ong T... bị kỷ luật chạy chọt chuyển đi nơi khác. Thấy giật mình với số tiền nợ hơn 2.300 tỷ của đứa cháu nuôi bị phá sản không còn đồng nào trả nợ ngân hàng. Ông B đưa ngay chiếc xe hơi đời mới xịn "Lexus" 7 chổ trả lại cho cậu cháu nuôi : "ngày xưa mày làm ăn được, mày cho tao, bây giờ thấy mày phá sản tao trả lại mày !". 

Chưa hết, với mức lương Bí thư Tỉnh ủy, vợ ông ở nhà nuôi heo đực, không biết nguồn tiền ông thu được từ đâu mà có ? Bà B đi du lịch 23 chuyến ngao du, ngáo đá khắp thế giới. Còn ông, những năm trước đây hàng tháng ông cầm hàng chục cuốn sổ tiết kiệm ở nhiều ngân hàng với số tiền gốc trên dưới 300 tỷ đồng. Thời gian gần đây,ông rút bớt tiết kiệm để mua 4 căn biệt thự ở Phú Mỹ Hưng và 2 căn ở ngay Quận 1 -Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là chưa kể nhiều căn nhà sang trọng tại tỉnh và nhiều ha đất vàng do ông tạo ra từ nguồn tài chính bất minh. Khi thấy dư luận xôn xao, chúng tôi về tỉnh này hỏi chuyện qua các cụ cán bộ cách mạng lão thành và cán bộ lớn đương chức thì họ đều cho biết : " Ông B có được nguồn tiền bẩn khổng lồ là nhờ xây 2 cái cầu cho tỉnh lớn nhất khu vực. Kế đến là ông nhờ thằng cháu nuôi hối lộ. Vì hiện nay tên HT này đang nợ các ngân hàng hơn 2.300 tỷ đồng không còn đồng nào trả nợ". 

Các cụ còn cho biết thêm, ở cái tỉnh này có tên giám đốc công an chiếm nhà đất bất chính, bảo kê cho bọn tội phạm làm hồ sơ giả cấp visa cho bọn tội phạm từ nhiều tỉnh khác đến đây làm thủ tục trốn ra nước ngoài hợp pháp để tên giám đốc này thu nguồn lợi bất chính khổng lồ. Rồi chuyện rất nhiều vụ tham ô tham nhũng ngân sách xảy ra ở tỉnh này mà ông B đều bỏ qua và nhấn chìm ! Nguyên nhân là vì hàng chục cán bộ là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này đều thi nhau cướp nhà của nhà nước mà báo chí đã từng đăng tải gọi đây là : " Vườn phố Thường vụ !" Nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nguyên là Bí thư, Chủ tịch tỉnh hỏi thẳng ông B : - Tiền đâu mà nhiều vậy, dư luận cho rằng có hiện tượng tham nhũng phải không ? Ông B đáp : - Tay Hai Quang - Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa tham ô, vừa gây thất thoát, vừa lập quỹ đen hàng trăm tỷ đồng mà vẫn hạ cánh an toàn. Sao dư luận không ai lên tiếng ? Có làm có hưởng, sợ đách gì ?

Các ngành chức năng bảo vệ pháp luật ở trung ương cần sớm sờ tới vụ trên 2.300 tỷ đồng vốn vay ngân hàng mà các giám đốc của nhiều chi nhánh ngân hàng đóng tại tỉnh này không dám đòi nợ. Sợ bị lộ về hành vi trước khi cho vay bọn chúng đã nuốt trên 10% trước rồi ! Dư luận cho rằng, nếu ông Trọng sớm có chỉ đạo các đệ tử sờ vào doanh nghiệp cậu cháu nuôi của ông B thì sẽ có ngay nguồn củi vô cùng lớn, tha hồ đốt lò thoải mái !

Duy Tân

Nguồn : VNTB, 18/03/2019

Published in Diễn đàn

Chiến dịch được cho là 'chống tham nhũng', 'chỉnh Đảng', còn được gọi là 'chiến dịch đốt lò' của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành gồm hai giai đoạn, tính đến nay, đã có một số diễn tiến thu hút chú ý, nhưng cũng có các thời điểm bị trùng xuống khá 'khó hiểu', một nhà báo độc lập từ Sài Gòn nói với Bàn tròn của BBC Tiếng Việt.

dotlo1

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được truyền thông ví như 'người đốt lò' trong cuộc chến 'chống tham nhũng', 'chỉnh đốn đảng' đang diễn ra ở Việt Nam.

Chống tham nhũng dường như tập trung vào thời kỳ hay nhiệm kỳ Ban lãnh đạo trước, mà không phải hiện nay và do đó có những kết quả thiếu cân đối giữa hai nhiệm kỳ trước và nay, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Năm, Phạm Chí Dũng nói.

Về phía hình thức, chiến dịch 'đốt lò' cũng có phát huy tác dụng nhất định, nhưng rõ ràng người dân mong muốn nó phát triển mạnh mẽ hơn 'không chừa nơi nào' và 'không có vùng cấm', nhưng trên thực tế, rõ ràng là 'đốt lò' chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận, chia sẻ với Bàn tròn thứ Năm từ London hôm 02/8/2018.

Dường như đang có một 'mê hồn trận' mà người dân rất khó nhận biết, sau cái vỏ ngo là 'đánh tham nhũng, chỉnh đảng hay đốt lò', và dường như đằng sau đó là có sự 'cạnh tranh, tranh đấu quyền lực' giữa các phe nhóm và nhìn như vậy sẽ giúp hiểu ra thực chất của 'đốt lò' là gì, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nêu quan điểm với Thảo luận của BBC.

'Lò có hai giai đoạn'

Trước hết, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng nêu nhận định với Bàn tròn thứ Năm do Quốc Phương điều hợp, điểm lại diễn biến chiến dịch 'đốt lò' theo trình tự thời gian :

"Đánh giá về chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì chúng ta cần nhìn lại điểm xuất phát của nó. Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã từng được kì vọng khá nhiều. Bắt đầu từ tháng 6/2016 là ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu đưa ra chủ trương về việc cần làm ngay, lúc đó đã hình dung ra một cái gì đó tương tự như cách đó 30 năm.

"Tức là vào năm 1986 là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã đưa ra những việc cần làm ngay, cái chủ trương của những việc cần làm ngay với những bài viết trong khoảng 30 bài viết cho tới năm 1989 chống bệnh quan liêu tham nhũng. Năm 2016 ông Nguyễn Phú Trọng cũng lặp lại cái việc đó và bắt đầu các việc cần làm ngay từ vụ Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

dotlo2

Ông Trịnh Xuân Thanh là mục tiêu mở đầu giai đoạn một 'những việc cần làm ngay' của Tổng Bí thư Trọng, theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, trong toàn chiến dịch 'đốt lò'

"Giai đoạn I của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, có lẽ tôi đã nghĩ đặt cái tên là "việc cần làm ngay" vì nó kéo dài từ tháng 6/2016 tới tháng 1/2017. Giai đoạn II của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể chính thức đặt tên là "đốt lò", bắt đầu từ tháng 12/2017 cho tới nay.

"Khởi sự của giai đoạn II chiến dịch chống tham nhũng, 'đốt lò' đó là vụ bắt Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Vào thời điểm đó thì thực sự ra thế này, ông Nguyễn Phú Trọng đã có tên tuổi trên báo quốc tế rồi chứ không phải đến mức mà ông ta phải chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao đi 'quảng cáo' trên tờ Le Monde của Pháp khi đi tới Pháp vào tháng 3/2018 đâu.

"Lúc đó chính những tờ trong khu vực Đông Nam Á như Asia Times hay là một số tờ khác đã viết về chiến dịch 'đốt lò' của ông Nguyễn Phú Trọng và thậm chí người ta còn nhắc lại biệt hiệu mà Đài Tiếng nói Việt Nam, có tác giả của đài Tiếng nói Việt Nam đặt cho ông Trọng là "Người đốt lò vĩ đại" và thậm chí là những biệt hiệu khác nữa chẳng hạn như là "Minh Quân" hay là "Sĩ phu Bắc Hà" hay là "Bậc trí nhân, thế Thiên hành Đạo" - những danh xưng có thể nói là ngút trời không văn tự.

"Thế thì tôi muốn nói là đã có một luồng dư luận, khá nhiều dư luận nhân dân có một sự hy vọng nhất định vào ông Nguyễn Phú Trọng trong khi là trước đó gần như chẳng còn hy vọng gì cả và đó là cái hy vọng còn nước còn tát, cho dù thực sự ra tình hình ở Việt Nam bây giờ quá là hỗn loạn rồi.

"Nhưng mà chiến dịch được cho là chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi thì cũng có hai giai đoạn mà tôi cho là đã bị trùng xuống một cách rất khó hiểu. Đó là sau Hội nghị Trung ương 5 vào tháng Sáu đến tháng Mười năm 2017 tự nhiên trùng xuống, mặc dù lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng đã phát ra câu là "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy".

"Và khoảng thời gian thứ hai là khoảng thời gian gần tới Hội nghị trung ương 7 của Đảng Cộng Sản Việt Nam tức là tháng 5/2018. Có hai giai đoạn nó trùng xuống một cách hết sức khó hiểu và chúng ta thấy thực sự là ở Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2018 là đã không có xử ở bất kỳ một quan chức nào cả, thậm chí là tệ hơn cả Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017.

"Hội nghị trung ương 6 còn 'xử' được Nguyễn Xuân Anh, được coi như là "ruồi". Nguyễn Xuân Anh lúc đó là bí thư của Đà Nẵng bị cắt chức Ủy viên Trung ương đảng. Thế thì đó là chiến dịch 'đốt lò' của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi và cũng có hai giai đoạn bị trùng xuống một cách bất ngờ. Và cho tới giờ vẫn có những dấu hiệu trùng xuống".

Có vùng cấm trong lò ?

dotlo3

Những sai phạm của ông Đinh La Thăng đưa ra xét xử là ở nhiệm kì về trước, dưới khóa XI, chứ không phải phát sinh dưới khóa XII, và những người đưa ông Thăng vào Trung ương và vào các chức vụ cao phải ch trách nhiệm, theo Luật sư Trần Quốc Thuận

Cũng từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với Bàn tròn thứ Năm :

"Nhìn về phía hình thức công khai gọi là chiến dịch 'đốt lò' nó cũng có phát huy tác dụng nhưng mà rõ ràng trong chiến dịch 'đốt lò' này người ta mong muốn rằng nó phát triển mạnh mẽ hơn. Có nghĩa câu mà tôi nhắc đi nhắc lại là không có chừa nơi nào, không có vùng cấm, thế này thế kia.

"Nhưng mà thực tế, qua những vụ án vừa qua thì chúng ta thấy rõ ràng là chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ bởi vì như những vụ vừa qua như vụ Vũ Nhôm và Út Trọc thì không thể Vũ Nhôm và Út Trọc nó thần thánh gì mà làm được, họ chỉ là tay sai công cụ thôi, họ chạy cho mấy ông ấy thôi, còn mấy ông phía trên là thế nào và thu hồi chiếm đoạt tiền bạc tài sản như thế thì thế nào ? Cho nên phải truy nguồn gốc đó chứ.

"Và như tôi đã vừa nói, những gì mà được đề bạt lên tới Thượng tướng rồi lên tới Thứ trưởng thì phải qua quy trình của những người thẩm định, thẩm tra quá trình, vậy đó thì nó như thế nào ? Để lọt những người như thế, thì những người [để lọt] như thế là trách nhiệm sai.

"Hay là nói xa hơn như vụ ông Đinh La Thăng, thì với ông Đinh La Thăng, những sai phạm đưa ra xét xử là ở nhiệm kì về trước, dưới khóa XI, chứ không phải phát sinh dưới khóa XII. Khóa XI như vậy thì với lý lịch như thế, với bao nhiêu sai phạm như thế, thì tại sao ? Những người có trách nhiệm như thế nào ?

"Và tại sao khi thẩm định hồ sơ thì bảo là ông này không có vấn đề gì ? Kết luận là không có vấn đề gì thì đưa ra Đại hội người ta mới bầu. Còn nếu mà kết luận là có những vụ án như thế này, như thế kia thì làm sao người ta bầu được ?

dotlo4

Những người đề bạt, xét duyệt quan chức cao cấp tới chức Thứ trưởng, hàm Tướng ở ngành Công an mắc sai phạm nghiêm trọng trong vụ ông Vũ Nhôm bị xét xử cũng cần bị truy trách nhiệm, theo Luật sư Trần Quốc Thuận

"Vậy thì trách nhiệm của những cơ quan đó là như thế nào ? Tôi nói thẳng là những cơ quan mà thẩm định những hồ sơ mà qua đại hội đó, phải thẩm định qua Ủy ban kiểm tra, ban Bảo vệ Chính trị nội bộ, Ban Tổ chức, Ban Nội chính, rồi các bộ phận nhân sự họ duyệt xét, mà những hồ sơ của những người như thế đó nó vẫn đi qua một cách thong dong, và tôi cho rằng như vậy thì phải chăng nó có một cái gì ở đây ?

"Và như vậy phải chăng là những người đó mà đi qua được và được các phiếu bầu cao, ít nhất là phải quá 50% trở lên thì họ mới trúng cử vào chức vụ này chức vụ kia. Như vậy cái 50% mà đã bầu cử những người đó vào chức vụ này kia, họ là ai và họ đang làm gì, trách nhiệm những người đó như thế nào ?

"Đó là cái mà cần phải đánh giá thực chất và hiện bây giờ đó là cái mà người ta đang rất lo lắng, người ta mong muốn 'đốt lò' thì phải làm công khai và làm công khai thì phải làm sao tạo điều kiện cho báo chí và nhất là nhân dân phải tham gia vào, cho nên nhân dân người ta có quyền phản biện, có quyền giám sát, chỉ thông qua những tổ chức của đảng, Mặt trận Tổ quốc, thanh niên, phụ nữ thì giám sát làm sao được ?

Dân giám sát đốt lò ?

Bình luận về việc có nên để người dân tham gia giám sát việc chống tham nhũng hay không, Luật sư Trần Quốc Thuận nói :

"Nhân dân người ta phải tham gia vào. Họ muốn có người dân tham gia vào thì phải có cơ chế, có luật pháp, có tạo điều kiện và phải đảm bảo sự an toàn cho mọi người tham gia. Chứ nếu không đánh giá tình hình của dân chúng thì nhiều quan chức phát biểu là có đánh giá khác nhau, chằng hạn như là cuộc biểu tình vừa qua đó, có người gọi là gây rối, có người gọi là thế này, thế kia.

"Nhưng mà tại Quốc hội thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi báo chí hỏi, ông bảo rằng vấn đề này 99 năm đặc khu thì không đặt ra được. Còn lòng dân mà như thế đó thì làm gì mà sợ mất nước. Bây giờ ông không ra thì lòng dân thì như nào, lòng dân mà tham gia biểu tình, lòng dân mà như thế thì làm gì mà sợ mất nước ?

"Nhưng mà sau đó Tổng bí thư tiếp xúc cử tri thì bảo rằng giờ chúng ta thấy rồi là cái chuyện này chuyện kia thì luật ba đặc khu thì đã bàn rồi, lâu rồi, những người biểu tình gây rối là ai thì bây giờ chúng ta cũng biết rồi.

"Thực chất lôi ra một số người có tiền xử tiền án gì đó thì đưa ra, những người đó bị đại diện, quy kết thì rõ ràng cưỡng chế, rồi bên Quốc hội thì phải tiếp thu ý kiến, nhân sự ý thức một cách đầy đủ trước khi xem xét thông qua.

"Rõ ràng có ý kiến bảo rằng những người phát biểu hình như là muốn gây rối, làm ồn ào, có những người đó, những thành phần đó là thế này thế kia. Rồi bên cạnh đó, thành phần đó là tiền án tiền sự còn có ý kiến thì phát biểu là : "À đó là lòng dân, đó là sự nhạy cảm yêu nước, có những người dân yêu nước".

"Cho nên nhìn nhận đánh giá thực sự vào xã hội Việt Nam thì nhìn nhận , đánh giá vào người dân thì rõ ràng những đánh giá tôi cho rằng có độ vênh giữa những người lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này.

"Còn nếu vậy đến bây giờ có những người người ta như vậy thì còn có tin vào dân hay không hay là bắt dân phải tin vào minh thì đó là câu hỏi người ta nhắc đi nhắc lại mãi. Trong chiến tranh trong hoạt động phải tin vào dân mới tồn tại nhưng bây giờ còn tin vào dân không hay là dân phải tin vào mình ?" Luật sư Thuận nói

Kết quả 'đốt' thế nào ?

Vẫn từ Sài Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bình luận về kết quả, hiệu quả của việc 'đốt lò' qua hai giai đoạn theo cách nhìn của ông :

"Còn về mặt kết quả, tôi cho là thế này. Đánh giá thì đúng là ông Nguyễn Phú Trọng là người Tổng bí thư đầu tiên từ trước đến giờ trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có thể xử quan chức tham nhũng nhiều đến thế trong một thời gian tương đối ngắn.

"Nhưng cũng có thể giải thích là thế này. Những đời Tổng bí thư trước tỉ lệ tham nhũng có lẽ chỉ bằng khoảng 1/10 cho tới 1/100 tình hình tham nhũng hiện nay ở Việt Nam mà thôi. Cho nên việc ông Nguyễn Phú Trọng bắt buộc phải xử tham nhũng không có gì là lạ cả.

"Ông ta muốn tồn tại thì ông ta phải gây dựng một cái cơ chế và một cái lý do tồn tại cho mình cũng giống như là Tập Cận Bình với chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" ở Trung Quốc từ năm 2012 cho tới giờ và đã duy trì được cái thế độc tôn và thậm chí cũng không ai nhắc đến việc Tập Cận Bình cần phải từ chức nữa.

"Thứ hai nữa về mặt kết quả thì đánh giá là mặc dù có xử được một số quan chức tham nhũng, mặc dù cũng giống như Tập Cận Bình đánh vào khu vực công an, đánh vào khu vực quân đội, kể cả Quân Ủy trung ương nhưng mà dường như là có một sự bất xứng và thiên về các khu vực với nhau.

"Tôi muốn nói là thế này, tức là trong thời gian gần đây, người ta có những khái niệm là "củi rừng" và "củi nhà". Thế thì người ta cho rằng trong cuộc chiến chống tham nhũng ông Nguyễn Phú Trọng thì ông được cho là đốt "củi rừng" hơn là đốt "củi nhà", nhiều hơn hẳn so với đốt "củi nhà".

"Và một nhân vật được cho là gần gũi với ông Nguyễn Phú Trọng đó là Thứ trưởng Bộ Công An Lê Quý Vương thì vào khoảng tháng 11/2017 nói ra cái việc thế này, tức là chiến dịch chống tham nhũng chủ yếu là 'chống tham nhũng thời kỳ trước'. Điều đó vô tình làm lộ ra một yếu tố đó là thời kỳ trước là thời kỳ nào ?

"Và rất nhiều người nghĩ rằng hình dung ra rằng cái thời kỳ đó là thời kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải thời nay, thời của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng".

Lò đốt bất cân xứng ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bình luận tiếp : "Vậy chống tham nhũng chủ yếu là chống tham nhũng thời kỳ trước có nghĩa là thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta vừa mới thấy có hàng loạt kết quả nó bất xứng với nhau có thể so sánh.

"Đầu tiên là vụ Đà Nẵng vào cuối năm 2017, trong khi ông Nguyễn Xuân Anh, một Bí thư Thành uỷ, bị khai ra khá nhiều tội, kể cả những cái tội liên quan đến bằng cấp này kia đầy rẫy và bị cách chức Ủy Viên trung ương Đảng, thì một ông Huỳnh Đức Thơ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, mà được coi là trong cuộc chiến Huỳnh Đức Thơ - Nguyễn Xuân Anh "Hai cọp một rừng", thì vẫn bình chân như vại và chỉ nhận một cảnh cáo nhẹ nhàng từ phía Chính phủ.

"Và sau đó cho tới bây giờ thì ông Huỳnh Đức Thơ vẫn thản nhiên còn tồn tại ở Đà Nẵng mặc dù ông ta bị cho là có rất nhiều sai phạm về mặt đất đai. Đó là kết quả ở Đà Nẵng. Sau kết quả ở Đà Nẵng thì dẫn tới vào Sài Gòn.

"Sài Gòn cho tới giờ chúng ta thấy có ít nhất là hai, ba vụ. Thứ nhất là vụ vào quý I năm 2018, đó là một quan chức cao cấp của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang, là Phó Bí thư Thường trực đã cố ý làm trái, tôi cho là rất cố ý làm trái trong việc ký thông qua chủ trương bán đất công cho Quốc Cường Gia Lai, bán 32 hecta đất ở Nhà Bè.

"Không có sự phát hiện của cán bộ công nhân viên công ty Tân Thuận thì chắc chắn vụ bán đất đã xuôi lọt rồi, nhưng mà cho tới giờ ông Tất Thành Cang vẫn chưa hề bị xử lý kỉ luật, gần như vụ việc người ta cho là chìm hẳn xuống. Như vậy liệu ông Nguyễn Phú Trọng có biết chuyện này hay không ?

"Bên cạnh đó ở Sài Gòn còn một vụ lớn hơn nhiều, thậm chí là đẫm máu, đẫm nước mắt và đầy rẫy những cái chết tự treo cổ phẫn uất khi mà bị cưỡng chế, đó là cái vụ ở Thủ Thiêm. Và cho tới giờ chúng ta biết rằng, sau hai ba lần hứa hẹn vẫn không có bất kì kết luận thanh tra nào của Thanh tra Chính phủ công bố về vụ Thủ Thiêm.

"Rất nhiều người dân đang cho rằng, khi mà lần mò vào vụ Thủ Thiêm thì ông Nguyễn Phú Trọng thấy đụng nhiều quan chức quá và ông ta đang muốn làm ém nhẹm vụ này và làm cho chìm xuồng cái vụ này lại.

"Như vậy cái vụ Thủ Thiêm là vụ liên quan đến quyền lợi của người dân vô cùng lớn, liên quan đến nước mắt xương máu của người dân vô cùng nhiều, nhưng mà tại sao cho tới giờ bị gần như chìm xuồng như vậy ? Và những thế lực nào đang muốn cho chìm xuồng như vậy ? Như thế, cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có công bằng hay không ?

dotlo5

Các ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út Trọc - trái) và Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) ra tòa tại Việt Nam

"Cuối cùng tôi muốn nhắc đến trường hợp bất xứng của ông Đinh La Thăng và trường hợp Trương Minh Tuấn. Các ông Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn đều bị Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng đánh giá là sai phạm 'rất nghiêm trọng', nhưng ông Đinh La Thăng thì đã lãnh hai cái án 31 năm tù giam, còn ông Trương Minh Tuấn lại làm Phó Trưởng ban Tuyên Giáo trung ương Đảng".

Bản chất 'ma trận' lò ?

Từ Hà Nội, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A tham gia ý kiến bình luận với Bàn tròn thứ Năm :

"Có một từ hai vị trước đây nói đến là vấn đề tham nhũng, tôi rất tránh cái chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng với chuyện tham nhũng. Về chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi nghĩ ông ấy đã khá là thành công trong việc đốt đối thủ hay những phe cánh của đối thủ. Nếu mà nhìn trong khuôn khổ là một bên là Đảng Cộng sản Việt Nam chống tham nhũng, minh bạch mọi thứ cho nhân dân, đấy là một cách nhìn, và tôi nghĩ cách nhìn ấy chưa chắc đã phải là đúng.

"Một cách nhìn thứ hai là như vậy trong chính quyền hay trong giới cầm quyền có hai phe, phe này triệt phe kia thì tôi nghĩ cũng chưa hoàn toàn đầy đủ. Không thể có một cái nhìn đầy đủ, nhưng theo cách nhìn của tôi, là trong giới cầm quyền có một số nhóm, hai ba nhóm, có thể là bốn nhóm gì đấy chẳng hạn.

"Và các nhóm ấy tranh giành quyền lực với nhau và ông Nguyễn Phú Trọng cùng với nhóm của ông ấy đã rất tích cực để củng cố quyền lực của nhóm ông ấy bằng cách triệt hạ các phe cánh khác. Nếu chúng ta để ý theo một khung khổ như thế thì chúng ta sẽ thấy rất nhất quán toàn bộ những sư diễn tiến mà gọi là chống tham nhũng, hay gọi là 'Đốt là' từ suốt cả ba, bốn năm nay.

"Có thể giải thích được dễ dàng kể từ những chuyện ông Đinh La Thăng, rồi cho đến chuyện Trịnh Xuân Thanh, cho đến chuyện Út Trọc và Vũ Nhôm, nó đều nằm trong một luồng như thế. Tức là tất cả những nhân vật ấy, trừ ông Đinh La Thăng là một người tương đối là to, việc xử ông Đinh La Thăng theo những tội như được nêu ra ở Tòa án, thì chẳng có nghĩa lý gì cả.

"Bởi vì nếu chỉ đúng những tội danh mà được nêu ở tại phiên tòa thì ông Đinh La Thăng phải được tha bổng ngay tại Tòa. Và tôi nghĩ chuyện thí dụ của ông Út Trọc chẳng hạn, nếu chúng ta nhìn thấy 12 năm tù của ông ấy, với những tội thực sự là lãng xẹt, nào là cố ý làm trái thế này, thế kia, rồi thì bằng cấp.

"Tất cả những cái ấy chỉ là bề nổi và nó có thể đánh lừa chúng ta, đánh lừa dư luận. Nhưng nếu mà mình xét rằng ở đằng sau đấy là có một thế lực này, và đằng sau vụ khác, nó là thế lực kia, các thế lực này chống đối với nhau, giành quyền lực với nhau.

"Và sự lên xuống lúc thì lạnh, lúc thì nóng nó phản ánh sự cân bằng, hay là sự chưa ngã ngũ về cân bằng quyền lực hay cái thế của những nhóm ấy chưa thực sự ngã ngũ.

"Ngay cả chuyện với ông Trương Minh Tuấn cũng như vậy. Với ông Tuấn, ông về làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thì phải chăng cũng lại giống như là ông Đinh La Thăng về làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ?

"Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ xét theo bề nổi và cái mà người ta nói đây là một vụ chống tham nhũng không trừ ai cả, thì chúng ta sẽ rất dễ bị lạc vào một mê hồn trận mà không biết đâu mà lần ra.

"Nhưng nếu xét từ quan điểm là có những phe phái khác nhau, các phe phái này tranh giành với nhau, triệt hạ lẫn nhau, để nó củng cố quyền lực của phe đó, thì lúc đó chúng ta có thể hiểu, có thể giải thích một cách dễ hơn những hiện tượng xảy ra liên quan cái gọi là chống tham nhũng, cũng như là 'đốt lò', hay là các vụ án vừa rồi.

"Nó theo một khung khổ tương đối là nhất quán", Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC.

BBC, 05/08/2018

Published in Diễn đàn

Đinh La Thăng 13 năm tù giam, Trịnh Xuân Thanh chung thân và các bị cáo còn lại trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn dâù khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) nhận mức án tù từ tù treo cho đến 22 năm tù giam. Dù phiên xử sơ thẩm đã qua mấy ngày nhưng sự âm ĩ thì vẫn còn, đặc biệt là bản án dành cho ông Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng liệu có thoả đáng hay không ? Đúng người đúng tội hay không ?...

dot1

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa.

Còn nhiều vụ chưa cho thấy xử lý triệt để

Theo tờ VOV báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam tổng hợp sau những ngày xét xử vụ án như sau ; Sáng ngày 8/01/2018, Tòa án Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị cáo khác trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng công ty PVC.

Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng là người có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 119 tỷ đồng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 3 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng. Ông Thanh còn chỉ đạo cấp dưới sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng. Ngoài ra, Trịnh Xuân Thanh còn để ra chủ trương, chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó bị cáo Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng.

Theo hồ sơ và diễn biến tại tòa, các bị cáo đều thừa nhận bản hợp đồng EPC số 33 do Tổng công ty Điện lực dầu khí- PVPower ký với PVC theo hình thức chỉ định thầu về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là bản hợp đống thiếu cơ sở pháp lý nhưng vẫn được ký. Sau này, chủ thể được chuyển về PVN và thay bằng hợp đồng 4194, tuy nhiên, bản hợp đồng này vẫn bị coi là chưa hoàn thiện.

Tại tòa, các bị cáo nguyên là lãnh đạo PVN gồm ; Đinh La Thăng, Phùng Đình Thục, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn khai do thiếu kiểm tra, giám sát, cấp dưới không khai báo cáo nên mới không biết kịp thời về những sai phạm của hợp đồng 33. Bản thân các bị cáo không có sự chỉ đạo ký hợp đồng do đã phân cấp, phân quyền rõ ràng trong tập đoàn nhưng thừa nhận trách nhiệm là người đứng đầu. Còn những người trực tiếp đàm phán, ký kết lại khai rằng do sức ép từ cấp trên, nội dung chỉ là "hợp đồng tạm" và thực tế hợp đồng chưa có hiệu lực. Ngày 22/01/2018, Tòa án Hà Nội tuyên án sơ thẩm, ông Đinh La Thăng –Nguyên Chủ tịch Hội dồng thành viên PVN 13 năm tù giam tội "Cố ý làm trái", Trịnh Xuân Thanh- Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVC chung thân và Vũ Đức Thuận-Nguyên Tổng giám đốc PVC 22 năm tù giam, cả 02 bị cáo này cùng tội "Cố ý làm trái" và "tham ô", các bị cáo còn lại nhận mức án từ án tù treo cho đến 16 năm tù giam.

Mặc dù đây là một trong những đại án kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên tâm điểm chính của vụ án mà giới truyền thông tập trung khai thác chủ yếu là 02 nhân vật của vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt là Đinh La Thăng cựu Ủy viên Bộ Chính trị. Từ Khánh Hòa, nhà báo Võ Văn Tạo có chung nhận định này, ông nói :

"Tôi nghĩ rằng vụ án này có hai bị cáo chính thôi, tuy rất đông người nhưng những người khác thì xã hội và dư luận không quan tâm lắm, kể cả có người chịu án khá cao hơn cả ông Đinh La Thăng nữa nhưng họ giữ trọng trách không tai tiếng nhiều lắm. Trên mạng xã hội cũng như bản thân tôi cũng không mấy quan tâm lắm".

Khi vụ án đang diễn ra những ngày xét xử sơ thẩm, nhà báo Tạo cũng đưa ra những suy đoán về bản án sẽ tuyên dành cho ông Đinh La Thăng. Đồng thời, bản án mà Hội đồng xét xử tuyên 13 năm dành cho ông Thăng cũng gọi là thỏa đáng.

"Tôi thấy mức án dành cho ông Đinh La Thăng như thế cũng gọi là thỏa đáng, trước khi xử án theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì ở khung án từ 10-20 năm. Tôi có dự đoán, khi ra Tòa thì ông Thăng sẽ bị kêu mức án từ 10-12 năm, lệch một năm so với mức tối đa mà tôi dự kiến, trong khi Viện kiểm sát lại đưa từ 14-15 năm thì tôi bất ngờ vì hơi cao một chút. Kết quả hôm nay ông Thăng thì 13 năm".- Lời của nhà báo Tạo.

Cũng cần phải nói thêm, ông Thăng ngoài việc ra tòa vì vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng công ty PVC thì thời gian tới đây ông Thăng còn phải ra tòa liên quan đến vụ án đã chỉ đạo Tập đoàn PVN góp 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) của Hà Văn Thắm để rồi sau đó bị mất trắng, cho nên khả năng ông Thăng cũng bị kết án tù trong vụ án này. Chung cuộc thì Tòa án sẽ tổng hợp kết quả của 2 vụ án thành hình phạt chung cho ông Thăng.

Trở lại vai trò của ông Thăng trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản", nhà báo Tạo chia sẻ thêm :

"Theo tôi nghĩ ông Thăng mức án như vậy cũng xứng đáng chứ không oan ức gì đâu. Bởi vì nhiều người ở Việt Nam do thiếu thông tin nên cho rằng ông ta bị oan, là người có nhiều thành tích... thực tế theo kinh nghiệm của tôi quan tâm môi trường doanh nghiệp nhà nước thì tôi biết có nhiều cán bộ giỏi đánh bóng hình ảnh, có số phát ngôn nghe rất bùi tai công chúng nhưng thực tế không phải thế. Trong giới báo chí những ai có mối quan hệ tốt đặc biệt với phía Viện kiểm sát thì người ta sẽ thấy ông Thăng bị kết án vậy cũng không oan gì".

Ngoài ra, ông Tạo nói rằng, bản thân ngạc nhiên ngay từ đầu là tại sao chỉ khởi tố ông Thăng với tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng mà không có thêm các tội khác liên quan trục lợi cá nhân như là "tham ô" hoặc "nhận hối lộ" điều này thấy hơi phi lý, không lẽ ông Thăng là cán bộ cao cấp của Đảng mà chỉ phạm tội cố ý làm trái, gây hậu quả cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước mà không có động cơ gì trong đó ?

Tuy vậy, nhà báo Tạo vẫn thừa nhận chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng trong thời gian gần đây do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động gặt hái không ít thành công mặc dù bên cạnh vẫn còn có nhiều trường hợp cho thấy Đảng và Nhà nước vẫn chưa thật sự quyết liệt, truy tận gốc rễ, có chăng vì tình nghĩa "đồng chí" và sỉ diện bộ mặt Đảng.

"Theo tôi để đánh giá trong đợt này, Cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam theo sự chỉ đạo của Đảng, đứng đầu phát động là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tôi thấy rất là ráo riết ở một số trường hợp. Tuy nhiên, cũng còn một số trường hợp khác sao lại chưa thấy làm hoặc có làm như chỉ xử lý hành chính chứ chưa thấy xử lý hình sự".

Một khi đã bắt tay vào làm, quyết tâm làm thì phải làm cho sạch sẽ chứ không thể nào chổ này làm mà chổ kia không làm. Nhưng dù sao, nói thế nào thì dư luận Việt Nam và cá nhân nhà báo Tạo xử lý được trường hợp nào thì tốt chừng đó, những con sâu làm hại đất nước thì cần phải trừng phạt để làm gương cho các cán bộ hiện nay đương chức, một số trường hợp khác dù về hưu mà có tội trạng rõ ràng cũng phải đem ra. Đứng về góc độ của ông Trọng về mặt Đảng thì đây là một thành công của ông Trọng về việc giương lá cờ chống tham nhũng và đưa cả Ủy viên Bộ Chính trị ông Đinh La Thăng ra tòa nhận bản án 13 năm tù không phải là nhẹ, rõ ràng về mặt hình thức đây là một thắng lợi của ông Trọng về mặt Đảng và cũng tác động nhất định đến quần chúng.

Minh Hải

Nguồn : VNTB, 26/01/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2