Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước Tết dương lịch ít hôm, báo chí Việt Nam đưa tin, con số thống kê những người dân vùng đồng bằng Cửu Long ly hương, với những tiêu đề rất bi thảm : Day dứt miền Tây  của báo Đại Đoàn Kết, Hơn 1 triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ đi lập nghiệp nơi khác của báo Dân Trí ; Nỗi niềm sau chuyện 1,3 triệu người miền Tây ly hương của báo Người Đô thị ; ‘Di dân nhiều cho thấy miền Tây kém phát triển’ của VnExpress và Dân bỏ xứ đi, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao ? của RFA…

dongbang1

Vẫn có nhiều nghi ngại của các nhà khoa học môi trường ở vùng này về dự án Cái Lớn – Cái Bé, rằng nó vừa tốn tiền, vừa có thể làm thay đổi thiên nhiên một lần nữa mà nếu sai thì rất khó sửa.

Trước đó vài tháng lại có những tin rất phấn khởi là đại dự án thủy lợi "Cái Lớn – Cái Bé" được các tỉnh hoan nghênh, thúc giục chính phủ tiến hành giai đoạn 2. Đây là một dự án rất tốn tiền, nằm trong đại quy hoạch vùng châu thổ này, dự phòng những biến chuyển bất lợi về thiên nhiên như nước biển dâng, biến đổi khí hậu,… trong tương lai.

Chuyện đồng bằng sông Cửu Long bị tụt lại đằng sau không phải là mới. Vùng đất "gạo trắng nước trong", "vựa lúa của Việt Nam" vang bóng một thời, bây giờ trở thành khu vực có đông dân nghèo, thất học. Cách đây vài chục năm đã có những phong trào thể hiện sự tàn lụi đó, phong trào thiếu nữ đi lấy chồng Đài Loan, những người phụ nữ đi làm nghề massage trên cả nước…

Người ta có thể giải thích sự lụi tàn này bằng nhiều lý do. Thứ nhất, thiên nhiên thay đổi, thay đổi từ bên ngoài, như là biến đổi khí hậu, hay người Tàu, người Lào, người Thái, cả người Việt nữa, xây đập trên thượng nguồn làm nước ngọt và phù sa không xuống được đến châu thổ.

Thứ hai là do chính mình làm hại mình. Người ta khai thác cát vô tội vạ, làm nước xoáy lở bờ, và nhất là hai đại dự án rất ngốc nghếch chống lại thiên nhiên do lãnh đạo cộng sản chủ trương trước đây : Đắp đê làm mùa lúa vụ thứ ba, và ngọt hóa bán đảo Cà Mau.

Cuối năm 2017, Đảng cộng sản ra nghị quyết số 120 về vùng đất này với tinh thần là không chống lại thiên nhiên nữa. Một số nơi phá đê cho nước ngọt tràn vào như thời xưa, các vùng nước mặn, nước lợ không bắt buộc nông dân trồng lúa…

Với nghị quyết 120, người cộng sản tỉnh ngộ sau 42 năm ra tay phá hoại thiên nhiên ở vùng đất trù phú này một cách vô ý thức và duy ý chí.

Thôi thì muộn còn hơn không, và dự án Cái Lớn - Cái Bé như nói bên trên được cho là nằm trong tinh thần của nghị quyết 120, không chống lại thiên nhiên, hơn nữa còn được cố vấn từ một dân tộc sừng sỏ trong chuyện khai thác và quản lý châu thổ, là dân Hà Lan. Dự án này được cho là "thuận thiên", chỉ điều hòa nước mặn, nước ngọt giữa khu vực dòng chính của sông Cửu Long và bờ biển phía Tây thuộc Vịnh Thái Lan.

Vẫn có nhiều nghi ngại của các nhà khoa học môi trường ở vùng này về dự án Cái Lớn – Cái Bé, rằng nó vừa tốn tiền, vừa có thể làm thay đổi thiên nhiên một lần nữa mà nếu sai thì rất khó sửa. Người ta cũng nghi ngờ về sự quản lý một số tiền quá lớn, do các bộ từ trung ương thực hiện.

Cứ giả thiết rằng dự án sẽ thành công, thì liệu các tựa đề ai oán của các bài báo tôi đề cập bên trên có biến mất không ? Tôi nghĩ là không.

Theo tôi thì bi kịch ở đây không phải là chuyện người dân rời khỏi đồng bằng sông Cửu Long, mà cho dù di dân nhưng họ vẫn tiếp tục cuộc sống nghèo đói tại các khu công nghiệp dụng công ở Sài Gòn, Bình Dương, Long An. Thanh niên trai trẻ miền Tây chen chúc trong các khu nhà ọp ẹp của công nhân, với thu nhập vừa đủ trang trải bữa ăn hàng ngày và chỗ trọ, không còn đồng nào gửi về quê cho cha mẹ già, tệ hơn là cũng không giúp gì cho một thế hệ trẻ em đồng bằng sông Cửu Long, lớn lên không cha, không mẹ, không học thức.

Cứ giả định rằng đại dự án Cái Lớn – Cái Bé thành công, các dự án tiếp theo trên tinh thần nghị quyết 120 "thuận thiên" thì giá một kg gạo sắp tới đây là bao nhiêu, một ký tôm là bao nhiêu, một cần xé xoài là bao nhiêu ? …

Nông dân bỏ quê lên thành thị đâu phải là chuyện lạ, thế giới cũng đã có nhiều, từ hàng trăm năm nay, không thể cản được họ đâu. Vấn đề là họ rời bỏ quê hương rồi có làm ăn khấm khá lên hay không ?

Trả lời câu hỏi này sẽ là bức tranh lớn hơn về chính sách xã hội, tổ chức dân sự, nghiệp đoàn, trong đó những người gốc nông dân sẽ phải thay đổi cuộc sống mãi mãi khi họ không còn là nông dân nữa.

Theo tôi thì người Hà Lan, với kinh nghiệm trị thủy lừng danh của họ, sẽ giúp được người Việt trị thủy thành công vùng châu thổ Cửu Long. Vùng đồng bằng này cũng ngập nước, cũng có diện tích xấp xỉ nước Hà Lan.

Cái khác là Hà Lan không chỉ có phô mai, lúa mì, sữa… của nông dân, họ còn có cả Philips từng là nhà tiên phong trong kỹ nghệ điện tử, có cả thị trường chứng khoán đầu tiên của thế giới ở Amsterdam. Họ cũng đã từng thê thảm khi chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên khi khám phá ra khí đốt. Họ cũng bỏ xứ ra đi hàng đoàn vào thế kỷ trước, nhưng ở chốn xa, họ lập nên được New York (trước đây là New Amsterdam), làm ăn khấm khá.

Để kết luận, tôi xin kể ấn tượng của tôi về hai chuyến đi. Một lần tôi đến Volendam, một cảng cũ của người Hà Lan nằm trên biển Bắc. Volendam có nhà rất đắt tiền, với giới giàu có về hưu của cả châu Âu đến thị trấn cổ kính này dưỡng già, nuôi sống cả một ngành dịch vụ thương mại ở đây.

Lần khác tôi đến một xã ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Hậu Giang (không có tỉnh nào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà tôi chưa đến). Đất ở đây đầy chất phèn, mùa nước nổi lên người ta phải đi bằng xuồng, mà nước thì không uống được, tôm cá cũng chẳng có. Tôi nghĩ là thời binh lính của các Chúa Nguyễn vào Nam, cả một huyện Mỹ Tú chắc chỉ có vài gia đình, thì mọi chuyện ổn cả, nhưng bây giờ có cả chục ngàn người sinh sống trên vài gò đất đầy phèn ấy, thì phải bỏ đi thôi, chứ ở lại làm gì ?

Jackhammer

Nguồn : Tiếng Dân, 02/01/2021

Additional Info

  • Author Jackhammer Nguyễn
Published in Diễn đàn

Dân bỏ xứ đi, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao ?

RFA, 17/12/2020

Đồng bằng sông Cửu Long : vựa lúa của Việt Nam

Khu vực miền Tây Nam Bộ, còn được gọi tên "Đồng bằng sông Cửu Long" là vùng châu thổ trù phú được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long được dân gian truyền miệng rằng vùng đất Phương Nam "chim trời cá nước" là một nơi không bao giờ bị đói khát vì được bao bọc bởi những đồng lúa cò bay thẳng cánh và dòng Mekong mênh mông với 9 nhánh sông đầy ấp tôm cá quanh năm, nhiều nhất vào mùa nước tràn đồng mỗi năm.

scl1

Một người nuôi vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Courtesy of Tùng Thien

Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa của Việt Nam, góp phần quan trọng để trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Nơi đây còn là khu vực phát triển nông nghiệp chủ lực với nhiều mặt hàng nông sản đa dạng, không những cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong vòng 10 năm từ 2009 đến 2019, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long góp đến 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% lượng trái cây và xấp xỉ 18% GDP của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương ghi nhận, trong năm 2020, tỷ lệ dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long gần 17,3 triệu người, chiếm gần 18% dân số Việt Nam. Tỷ lệ tăng dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long trong một thập niên qua thấp nhất Việt Nam, chỉ chiếm 0,05% trong khi chỉ số già hóa dân số lại cao nhất nước đến 58,5% và tỷ suất di cư thuần cũng cao nhất nước, ở mức 39,9%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các thông số này là do "sự đi ra khỏi vùng để làm ăn sinh sống của lớp người trong độ tuổi lao động".

scl2

Chợ nổi ở Cần Thơ. Courtesy of Duy Black

1,3 triệu người di cư trong một thập niên

Một nhà báo sinh sống tại Đồng bằng sông Cửu Long, hiện đang làm việc trong lĩnh vực phóng sự truyền hình, vào tối ngày 17/12 chia sẻ thêm thông tin liên quan về người miền Tây di cư, qua ghi nhận cá nhân của ông.

"Do sự đô thị hóa quá nhanh và cơ cấu kinh tế dịch chuyển từ sự yếu kém của nông nghiệp sang hướng về thương mại, dịch vụ và công nghệp cho nên lực lượng lao động trẻ đi đến các tỉnh phát triển công nghiệp mạnh, như người ta nói câu ‘Đi Bình Dương’, cho nên thanh niên ở tuổi lao động đi Bình Dương, Đồng Nai làm công nhân hết, cho nên đất đai thì do người già làm công việc đồng án nhiều, chứ không phải thanh niên trẻ. Do đó, nguồn lao động ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị mất và nằm trong diện di cư".

Báo giới quốc nội mới đây trích lời phát biểu của Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp, ông Phạm Thiện Nghĩa, tại lễ công bố báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020, được tổ chức vào chiều ngày 14/12 ở Cần Thơ, rằng "Nói Đồng bằng sông Cửu Long là trù phú, lao động nhiều, nhưng tổng hợp lại 10 năm di cư trên 1,3 triệu người là vấn đề rất buồn. Gần 40% lao động không học tiếp phổ thông, trong xã hội hội nhập như hiện nay là điều rất đau đáu".

Nhà báo truyền hình, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm với RFA rằng Đồng bằng sông Cửu Long tuy có rất nhiều thuận lợi về quỹ đất đai, phát triển nông nghiệp và được nhà nước đầu tư khoa học kỹ thuật, đặc biệt là nguồn nhân lực lao động trẻ dồi dào ; nhưng con số người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long di cư lên đến hơn triệu người, bởi khu vực này đang đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.

"10 năm trở lại đây, bất lợi thứ nhất là biến đổi khí hậu và làm cho một số tỉnh ven biển bị ngập mặn như Bết Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Nước ngập mặn xâm phạm vô vườn cây ăn trái hoặc các loại thủy hải sản, làm cho bị hư, bị chết. Rất nhiều trường hợp nông dân bị lao đao do biến đổi khí hậu đó. Còn những tỉnh không bị xâm nhập mặn như Đồng Tháp, An Giang… nhưng bị xói mòn và lở đất do dòng chảy của nước bị thay đổi. Nguyên nhân thay đổi là do khai thác cát, nhất là ở khu vực đầu nguồn Campuchia bị tận thu cát quá nhiều cho nên rất nhiều hộ dân phải sống khổ sở do vấn đề dòng chảy bị thay đổi gây ra".

Vị nhà báo ẩn danh còn liệt kê tình trạng các đập thủy điện được xây dựng ở Trung Quốc và Lào, khu vực thượng nguồn sông Mekong gây ra tình trạng khô hạn và phù sa không còn. Bên cạnh đó, hệ thống đê bao ngày càng nhiều cùng với việc nông dân gia tăng năng suất cây trồng bằng phân thuốc hóa học, thải ra dòng nước gây ô nhiễm môi trường và tác động ngược lại hệ thống nước tưới tiêu, làm cho ngành sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bị tổn thất nặng nề.

scl3

Một phụ nữ đang làm việc tại lò gạch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Courtesy of Duy Black

Bộ Tài nguyên-Môi trường Việt Nam, hồi năm 2016, công bố một báo cáo cho thấy các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong gây ra nguy cơ làm mất đi hoặc thậm chí tuyệt chủng tới 10% các loài cá và thu nhập người dân có thể giảm tới 50%. Việt Nam bị tổn thất hàng năm về thuỷ sản và nông nghiệp, bởi các đập thuỷ điện đó, có thể lên đến khoảng 760 triệu USD.

Bà Kim, một nông dân ở Bến Tre, vào tối hôm 17/12, lên tiếng với RFA rằng gia đình bà không thể sống được qua thu nhập từ ruộng vườn nên bà phải tìm việc làm xa xứ.

"Tôi phải lên Đồng Nai làm công nhân từ năm 2008. Mức lương lúc đó chỉ có 38 ngàn đồng/ngày làm việc 8 tiếng đồng hồ. Thời gian mười mấy năm qua tôi không đủ sống, cho nên cũng khổ lắm và phải cố gắng bươn chải".

Chị Anh, một cư dân ở Đồng Tháp rời quê nhà đến làm việc ở Công ty Kinh Đô, tại khu công nghiệp Bình Dương từ năm 2001, tâm tình với RFA về cuộc sống công nhân của mình :

"Coi như gần 6 triệu đồng/tháng. Nếu tăng ca thì lãnh thêm được lên 7,8 triệu, có khi được tới 10 triệu. Làm việc 12 tiếng đồng hồ/ngày, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều".

Cuộc sống của chị Anh được cho làm tạm ổn khi chị đủ trang trải cho bản thân và gửi tiền về quê chu cấp cho bà mẹ già đơn thân, bệnh tật. Tuy nhiên, vào đầu năm 2020, chị Anh buộc phải trở về quê sinh sống, để chăm sóc cho mẹ vì bà bị xe đụng gãy chân, không đi đứng được. Dù trong dịch bệnh Covid-19, nhưng chị Anh cũng tìm được việc làm nhân viên lau dọn trong một công ty, nhờ vào sự giới thiệu của người hàng xóm.

"Hiện giờ làm mức lương 3,5 triệu/tháng. Nào là tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền thuốc của má tôi. Chưa kể nhiều khi tôi bị đau ốm cho nên chi tiêu không đủ".

Ông K, giám đốc điều hành thuộc công ty tư nhân, kinh doanh các dự án bất động sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, cho RFA biết về tình hình công ăn việc làm hiện nay tại khu vực này :

"Đồng bằng sông Cửu Long vừa bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 chung với cả nước và xâm nhập mặn làm cho nông nghiệp bị tác động nghiêm trọng và Covid-19 cũng gây ra hậu quả nặng nề cho lực lượng lao động trẻ có trình độ, còn lao động phổ thông thì còn tệ hơn nhiều. 1,3 triệu người di cư chỉ là một phản ánh rất khiêm tốn".

Ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Phòng Thương Mại- Công Nghiệp chi nhánh Cần Thơ, vào ngày 17/12 trong trả lời báo mạng VnEXpress cho rằng việc người dân miền Tây rời đi quá nhiều trong một khoảng thời gian nhất định cho thấy đó là tình trạng bức bách và vùng đất này kém phát triển. Về lâu về dài nếu không giải quyết, xã hội sẽ bất ổn.

scl4

Đạp xe lôi là công việc lao động phổ thông phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Courtesy of Đặng Đại

Viễn cảnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thế nào ?

Mùa hạn mặn năm 2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là "khắc nghiệt" và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hồi đầu tháng 8, ra quyết định chi ngân sách cho 5 tỉnh bị thiệt hại bao gồm Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang số tiền 70 tỷ đồng/tỉnh để hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt và đời sống người dân.

Vào đầu tháng 11 vừa qua, tại một phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tuyên bố Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm và dành nguồn lực xứng đáng để đầu tư hạ tầng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng như hạ tầng yếu kém do đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của vùng. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam còn đồng ý tăng thêm 2 tỷ USD cho quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Nhà báo truyền hình ẩn danh xác nhận với RFA hiện tại chính quyền các tỉnh và thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện và tiến hành nhiều dự án theo quy hoạch vừa được đề cập. Ông nói rằng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai sẽ tập trung phát triển về công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch. Đặc biệt, ngành nông nghiệp sẽ chuyển hướng nhắm đến nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng các thị trường xuất khẩu như Mỹ và Châu Âu.

Kiến trúc sư trẻ Duy Black, hiện sinh sống và làm việc ở Sài Gòn, nói với RFA rằng chắc chắn anh và rất nhiều người con của miền Tây Nam Bộ sẽ hồi hương nếu như vùng này được đầu tư và phát triển theo như kế hoạch đề ra :

"Tất nhiên rồi. Bất kể ai cũng muốn được ở gần quê và nếu có được cơ hội phát triển tốt thì sẽ quay trở về để phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống. Nếu như nhà nước đầu tư tốt, bài bản và phát triển bền vững thì mọi người sẽ quay trở về. Nhưng mà, thật sự điều đó hơi khó tại vì theo các căn cứ của cơ sở khoa học thì khu vực miền Tây Nam Bộ đang ngày càng chết dần, chết mòn".

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, hồi tháng 6/2019, dẫn lời của Vụ trưởng Vụ Kiểm soát An toàn Thiên tai, ông Tăng Quốc Chính cho biết trước đó vào tháng 2, Đại học Utrecht, của Hà Lan công bố một nghiên cứu về mức độ lún sụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra cảnh báo với mức lún sụt như hiện nay thì đến năm 2100 gần như toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ bị chìm dưới mặt nước.

Đài RFA mượn lời của nhà báo truyền hình ẩn danh để kết thúc bài ghi nhận này, rằng trong "bức tranh tối tranh sáng" đời sống xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông rất đồng cảm với những người di cư như chị Anh và hàng chục ngàn "cô dâu" miền Tây phải ra đi tìm miếng cơm manh áo và thật thương cảm hơn về sự trở về của họ, mà trong đó có những hũ tro cốt của phận đời như nhánh lục bình trôi bập bềnh trên dòng Mekong sắp cạn.

Nguồn : RFA, 17/12/2020

*********************

Thêm 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 có lỗi : chuyện nhỏ hay nguy hại ?

RFA, 17/12/2020

Trong số 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo buộc phải rà soát, thì có đến 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn phát hiện có lỗi.

scl5

Các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Courtesy Tiền Phong

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong báo cáo về việc 4 bộ sách giáo khoa có lỗi cho biết đã tổ chức rà soát lại toàn bộ các cuốn sách giáo khoa của mình chịu trách nhiệm biên soạn, xuất bản, phát hành. Theo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có lỗ ở một số môn như tiếng Việt, Giáo dục thể chất, tiếng Anh... nhưng các lỗi được nhà xuất bản này cho là không lớn.

Tuy nhiên câu hỏi được nêu lên là vì sao lỗi của 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, bị phát hiện quá muộn, trong khi học sinh đã được học nhiều tháng. Trách nhiệm về việc này thuộc về ai ?

Từ Hà Nội, thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận định với RFA hôm 17/12 :

"Có thể nói là một sự kỳ lạ của những người biên soạn sách giáo khoa gần đây, càng về sau này càng cởi mở cho phép nhiều bộ sách giáo khoa ra đời, khiến cho người ta cẩu thả không giám sát được hết. Cái này là trách nhiệm của những người giám sát sách giáo khoa. Thứ hai là cái tư duy của người soạn sách có vấn đề, sách lớp 1 mà toàn mấy cái chuyện ở Tây, ở đâu ở đẩu... hay chuyện ngụ ngôn quái dị đưa vào trong khi sách lớp 1 cần gần gũi, những thơ ca câu từ trong sáng đưa vào thì biến mất cả".

Thầy Khoa cho biết khi sắp học về sách mới, thì hầu như 100% giáo viên phải đi học bồi dưỡng về chương trình mới. Nhưng kỳ lạ là không ai biết sách như thế nào và không cho giáo viên thẩm định, đến khi in ra thì giáo viên mới tá hỏa sao lỗi nhiều quá, thiếu tính khoa học. Thầy nói tiếp :

"Nhưng đã muộn sao sửa, còn sửa chắp vá như Bộ Cánh Diều cũng không được, bỏ làm lại là cách tốt nhất. Cái này trách nhiệm, ý thức có vấn đề, Bộ giáo dục không kiểm soát chặt chẽ nên sẽ còn tiếp tục phát hiện lỗi. Đặc biệt từ năm học này sẽ dạy cuốn chiếu, năm nay lớp 1, năm sau sẽ lớp 2 sách mới... nhưng đáng lo là giáo viên không ai được thấy để góp ý trước khi phát hành đại trà".

Các lỗi trong 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, được truyền thông nhà nước nêu lên như bộ 1 Kết nối tri thức với cuộc sống phải chỉnh sửa nhiều nhất với 37 trang... lỗi cụ thể ví dụ như : ngữ liệu "sách đâu ếch học bài ?" là "sách đâu em học bài ?"... Hay sách tiếng Việt 1 có lỗi khoảng 16 trang... trong đó có một trang phải điều chỉnh nội dung văn bản do ngữ liệu không đúng thực tế, v.v...

Một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do an ninh, khi trao đổi với RFA hôm 17/12 cho biết, tuy không trực tiếp giảng dạy 4 bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng việc đổi sách dù có huấn luyện trước nhưng cũng gây khó khăn :

"Nội dung chương trình lớp 1 mới thì hồi hè tụi tôi cũng phải đi học rồi. Đổi qua chương trình này thì tôi thấy rất nặng, có những bài bị dồn, đâm ra học sinh nắm không vững, chắc như những năm thế hệ trước. Do đó họ cũng gặp khó khăn nhiều".

scl6

Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. RFA Photo.

Từ trước đến nay, độc quyền phát hành sách giáo khoa là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng với Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm 2020 thế độc quyền này bị chia sẻ cho Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên dù có thay đổi thì vẫn có tới 24/32 sách giáo khoa mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn sách nào thì đa số cũng thuộc của nhà xuất bản này, do đó sách có sai sót đã đến với rất nhiều lớp học trong những tháng qua.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, từng có kinh nghiệm hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002, hiện sống ở Sài Gòn, khi trả lời RFA hôm 4/11, nhận định :

"Cách làm sách ở đây có nhiều sai lầm, quan điểm chưa rõ ràng, người biên soạn chưa làm hết trách nhiệm ; không thực nghiệm ; Hội đồng (kiểm duyệt) không làm hết trách nhiệm nên mới xảy ra sai sót ; nhà xuất bản biên tập cũng không làm hết trách nhiệm nên biên tập, xuất bản rồi đến khi nhân dân kêu mới nói ‘có những sai sót không tránh khỏi, sách giáo khoa phức tạp, khó lắm’… Sai căn bản từ đầu cứ đổ loanh quanh mà không ai chịu trách nhiệm, không ai bị kỷ luật".

Đây là năm học đầu tiên được triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1. Sau khi khai giảng vài tuần, Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều đang nhận được nhiều sự chú ý từ phía dư luận và cả Quốc hội thời gian gần đây vì nhiều sai sót, nhưng đã được chính phủ chỉ đạo chỉnh sửa.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà ngôn ngữ học, giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, khi trả lời RFA hôm 17/12 cho biết sách giáo khoa nếu sai sót nhỏ thì cũng là điều bình thường :

"Sai sót là chuyện của con người mà, cho nên tôi quan đến những sai sót thuộc loại lớn, hay nó để ra từ một quan điểm sai lầm hay không. Tôi không có cơ hội đọc hết 4 bộ sách, nhưng tôi có đọc cuốn trong số đó thì thật ra cũng khó lòng mà nói sai. Mỗi người nói một kiểu nhưng tính chất sai nếu có cũng không lớn lắm, như thế là bình thường. Ngày xưa tôi ở miền Nam, sách giáo khoa đôi khi chỉ có 1 tác giả biên soạn thôi, và nếu cách nhìn như ngày nay thì sai sót nhiều lắm chứ không phải không, chúng ta phải bình tĩnh mà thấy những chỗ đó. Trông mong 1 bộ sách giáo khoa tuyệt đối không sai sót thì tất nhiên là mong ước chính đáng, nhưng không phải bao giờ cũng thỏa mãn đâu".

Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng chuyện đáng lưu ý hơn lỗi sai của sách giáo khoa là người dân càng ngày càng phản đối giáo dục dữ dội. Ông giải thích thêm :

"Thật ra là người ta bất bình xã hội bằng cách trút giận chỗ đó, chứ còn đất nước Việt Nam có rất nhiều chỗ tệ hại, tệ hại lắm chứ không phải chỉ thế đâu. Nhưng giáo dục ảnh hưởng đến từng gia đình một, và người ta trút cái nỗi bất bình xã hội vào giáo dục là dễ thông cảm, chứ trút giận vào chỗ khác không dễ đâu".

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, ai ở trong nước đều biết, ngay cả nếu người dân muốn trút giận vào một ông quan có sai sót cụ thể cũng không dễ... vì sẽ có công an quân đội cần bắt ai là bắt... Cho nên người dân trút nỗi giận vô ngành giáo dục có vẻ sẽ an toàn hơn.

Nguồn : RFA, 17/12/2020

Additional Info

  • Author RFA tồng hợp
Published in Việt Nam

Tháng 04 và 05/2020, đồng bằng sông Cửu Long trải qua mùa hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, thiệt hại về mùa màng không lớn bằng đợt hạn 2016 do người dân và chính quyền địa phương đã rút được bài học và chuyển đổi một số diện tích cây trồng, theo nghị quyết số 120/NQ-CP Về Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, có hiệu lực từ ngày 17/11/2017.

mekong1 - Copie

Người dân Vĩnh Long, Việt Nam vận chuyển gạo trên sông Mekong. Wikimedia Commons

Nghị quyết này đã giúp tháo gỡ về mặt chính sách cho Việt Nam, theo nhận định của tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong, khi trả lời phỏng vấn RFI tiếng Việt. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến nguồn nhân lực và sự phối hợp giữa các nước trong vùng để có thể bảo đảm tương lai bền vững cho khu vực sông Mekong.

***

RFI : Mùa hạn 2020 đã khiến ngành nông nghiệp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ngành trồng lúa, bị tác động nặng, đâu là giải pháp cho lĩnh vực này ?

Dương Văn Ni : Năm 2017, thủ tướng ra nghị quyết 120. Tôi cho là nghị quyết 120 là một trong những tháo gỡ về mặt chính sách tốt nhất cho Việt Nam vào lúc này. Nghị quyết 120 đó đề cập đến mấy vấn đề cốt lõi.

Vấn đề thứ nhất đề cập là các nguồn nước, kể cả nước mặn, cũng phải xem như một dạng tài nguyên. Điểm này hoàn toàn khác với tư duy trước đó : Hễ thấy nước mặn là phải có một công trình nào đó ngăn chặn. Bây giờ công nhận nước mặn như một tài nguyên để mà khai thác nó dưới diện nào đó cho có hiệu quả về kinh tế. Tôi cho rằng sự thay đổi đó rất là căn cơ.

Nhưng điều quan trọng hơn nữa là nền nông nghiệp : Nhà nước cho phép chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng chiều sâu, hay là theo hướng có hiệu quả kinh tế nhất, chứ không phải là khư khư ép người dân trồng nhiều lúa để gọi là "bảo đảm an ninh lương thực". Đây là điều làm trong nhiều năm qua, chúng ta đẩy mạnh diện tích lúa ra sát bờ biển, trong khi vùng sát bờ biển vốn không thuận lợi cho trồng lúa. Bởi vì, năm nào khi dứt mưa, vùng này chắc chắn là sông rạch bị ảnh hưởng nặng, bị nhiễm mặn. Nhưng nhờ đợt hạn mặn 2015-2016 cho thấy những nỗ lực đưa nước ngọt, đưa cây lúa ra vùng duyên hải rất là bấp bênh. Những bài học đó giúp cho người dân, giúp cho chính quyền địa phương và cả cấp trung ương nhìn thấy ra được vấn đề chỗ nào rất bị tổn thương, chỗ nào không cần chăm chăm đưa cây lúa vào đó.

Tôi cho rằng 2017, Nhà nước ra được nghị quyết 120 là tháo gỡ khó khăn mang tính vĩ mô và như vậy nó giúp cho người dân có cơ hội điều chỉnh lại sản xuất của họ. Có nghĩa là nếu vùng đó thường xuyên bị mặn đe dọa và xâm nhập như vậy, tốt nhất là chúng ta nên chọn loại cây trồng, vật nuôi nào phù hợp hơn là cứ cố giữ khư khư cây lúa theo chỉ thị của Nhà nước. Đó là cái mở mang rất tốt !

RFI : Sau khi Nhà nước ban hành nghị quyết 120, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện chuyển sang hướng canh tác nào được cho là phù hợp với điều kiện thời tiết của vùng ?

Dương Văn Ni : Nghị quyết chỉ mang tính rất tổng thể, giải quyết được vấn đề vĩ mô. Còn để đi vào thực tế, thực tiễn từng vùng, thì điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo của người dân và chính quyền địa phương.

Bởi một lý do là trong một thời gian dài, chúng ta tập trung quá nhiều cho cây lúa, và bây giờ chuyển qua cây trồng và con khác, thì thứ nhất phải cần đến hạ tầng về kỹ thuật phải tương đối đồng bộ (hệ thống tưới tiêu, hệ thống dẫn nước…). Bây giờ ví dụ muốn nuôi trồng thủy sản, thì cũng phải có cải tiến hoặc thiết kế lại, công việc này tốn rất nhiều thời gian, cũng như kinh phí.

Điểm thứ hai, quan trọng hơn, đó là hạ tầng về xã hội và kinh tế. Ví dụ, ngày xưa trồng cây lúa, thì bao nhiêu chục năm nay, người dân biết trồng như thế nào. Bây giờ chuyển sang một cây trồng khác, việc đầu tiên là người dân phải nắm được kỹ thuật để quản lý mùa vụ của cây con đó. Khi người dân đã biết những việc đó rồi thì hạ tầng, dịch vụ phục vụ liệu đã có sẵn chưa, bởi vì một thời gian dài, chúng ta chỉ phục vụ cho cây lúa, giờ chuyển sang cây con khác, người ta không chuẩn bị sẵn vật tư, phân bón hay thuốc sâu, thuốc bệnh đó.

Tiếp theo phải nói tới công lao động. Phải nói rằng hiện nay cây lúa đã được cơ giới hóa với một tỉ lệ rất lớn, từ khâu làm đất đến thu hoạch. Bây giờ chuyển qua những cây trồng khác thì cần một lượng lao động nhiều để chuẩn bị gieo sạ hay thu hoạch. Điểm quan trọng cuối cùng là không biết bán cho ai và ai ăn, nên vẫn chưa biết thị trường ở đâu.

Những điểm trên cho thấy rằng mặc dầu nghị quyết 120 đã tháo gỡ những nút thắt, nhưng để chuyện đó thành hiện thực, cụ thể ở một nơi nào đó, thì cần sự quyết tâm và sự sáng tạo của người dân và chính quyền địa phương nơi đó.

RFI : Ngoài tình trạng thiên tai, còn phải nêu thêm vấn đề nguồn lao động do người dân, đặc biệt là thanh niên, di cư lên các thành phố lớn. Tương lai của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao ?

Dương Văn Ni : Nếu mà gọi là tương lai của đồng bằng sông Cửu Long như thế nào, chúng ta phải chia làm mấy loại tương lai.

Thứ nhất là tương lai gần. Tôi thấy trước mắt một vấn đề rất cụ thể là diện tích bình quân trên đầu người đã quá nhỏ do mật độ dân cư của đồng bằng đã quá lớn : Trước đây chỉ có 5-6 triệu người, giờ lên tới 20 triệu. Rồi vấn đề thiên tai, dịch bệnh, nước biển dâng, mưa bão... làm cho người dân không sống nổi trên mảnh đất của mình nữa, bởi thu nhập không đủ để trang trải nhu cầu của cuộc sống. Thành thử ra hiện nay, những người trẻ phải bỏ xứ, đi làm những nơi xa như ở trên thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sông Bé... Đây là một vấn đề rủi ro cho tương lai. Rủi ro là vì nguồn nhân lực không phải là thanh niên nữa.

Thứ hai là các đập ở phía thượng nguồn sẽ làm cho dòng nước thất thường, lúc nhiều thì nhiều qua, lúc ít thì lại không có thêm, gây hạn chồng hạn, lũ chồng lũ. Do đó, những thiên tai do con người đóng góp vô làm cho thêm trầm trọng, càng ngày càng nhiều trong tương lai.

Cái thứ ba, nói gì thì nói, chúng ta nhìn năng lực sản xuất của người dân đồng bằng mới là vấn đề quan trọng. Trong vòng 100 ngày thôi, ở đồng bằng này, người ta có thể sản xuất ra 7-8 triệu tấn lúa. Chưa thấy một vùng đồng bằng nào trên thế giới lại có một năng lực sản xuất, gọi là tương đối đặc biệt như vậy. Nếu sức sản xuất của đồng bằng sông Cửu Long bị mai một bởi vì nguồn nhân lực trẻ không còn ở tại chỗ, rồi đất đai bị bạc mầu dần vì không còn được phù sa bồi thêm nữa, rồi nguồn nước thất thường... tất cả những yếu tố đó đe dọa đến một vấn đề rất căn cơ : Làm cho "bao tử" của nước Việt Nam bị đe dọa.

Do đó, nếu nói về sự ổn định của đồng bằng, ngoài yếu tố ổn định về môi trường, chúng ta phải coi sự ổn định năng lực sản xuất của người dân trong vùng này là điều gì đó quan trọng, từ bằng đến hơn sự phong phú của tài nguyên tự nhiên. Vì nếu tài nguyên tự nhiên có phong phú mà không có con người thì cũng không tạo được vật chất. Do đó, phải biết làm sao phải gìn giữ được năng lực sản xuất này và biết làm sao cho người dân, từng gia đình một, người ta sống nổi trên chính mảnh đất của họ, thì đến lúc đó, chúng ta mới duy trì được tính ổn định.

Thành thử ra, nói ổn định ở đây, nói về tương lai gần, tương lai xa, chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta đang đối diện với một tương lai rất nhiều vấn đề bất định. Nếu chúng ta không tổ chức, gìn giữ được năng lực sản xuất của người dân trong khu vực này, thì chúng ta sẽ phải đối phó với nhiều rủi ro trong tương lai.

RFI : Nhiều nghiên cứu và diễn đàn khoa học đã cảnh báo rằng ổn định của lưu vực Mekong không được bảo đảm. Đâu là những nguyên nhân dẫn đến việc các nước trong khu vực vẫn chưa tìm ra được đồng thuận cụ thể ?

Dương Văn Ni : Đây là một vấn đề rất nổi cộm trong quá khứ, đặc biệt trong thời gian gần đây, nó lại nêu ra một vấn đề mang tính toàn cầu hơn. Trước hết, chúng ta thấy đồng bằng sông Cửu Long mỗi một năm xuất khẩu 6-7 triệu và 2-3 triệu tấn tôm cá... Lượng nông sản này phân phối ít nhất cho tầm 40 quốc gia trên khắp thế giới. Như vậy, đồng bằng sông Cửu Long không chỉ sản xuất để phục vụ cho 20 triệu người dân tại đồng bằng, hay là 100 triệu người dân của toàn nước Việt Nam mà nó còn đóng một vai trò quan trọng trong mắt xích kinh tế thế giới.

Do đó, vấn đề của đồng bằng sông Cửu Long phải vượt ra khỏi lưu vực của sông Cửu Long. Và không thấy ra được chuyện này, thì mọi người chỉ lo phát triển phần của mình. Ví dụ Lào có ưu thế phát triển thủy điện. Nhưng khi phát triển thủy điện thì lại gây ra những hệ lụy ở hạ lưu gồm có Campuchia, Việt Nam... Chúng ta thấy rằng Lào chỉ có khoảng từ 6-8 triệu dân, trong khi nội đồng bằng sông Cửu Long thôi đã có 20 triệu dân và có 60-80 triệu dân sống lệ thuộc vào dòng sông này. Dịch bệnh vừa xảy ra, chúng ta thấy rõ là ngành công nghiệp, dịch vụ bị ngưng trệ, thì lượng điện đâu có cần. Có nhiều điện nhưng không có lương thực thực phẩm trong khu vực, thì phải đối diện với rủi ro rất nhiều.

Điểm thứ hai mà chúng ta thấy là vừa rồi, khi dịch bệnh xảy ra, có hàng triệu người từ các thành phố lớn, như Sài Gòn, Bình Dương, Sông Bé... quay trở về đồng bằng sông Cửu Long tránh dịch. Chúng ta đặt tình huống là nếu đồng bằng sông Cửu Long không còn sức để hấp thụ thì mấy triệu người này đi đâu. Chúng ta biết là họ sẽ tìm những chỗ nào có nước, có lương thực để đi, thì đến lúc đó, liệu biên giới giữa các quốc gia còn thực sự yên ổn không hay là nó sẽ tạo ra sự xáo trộn trong khu vực và sự xáo trộn đó luôn luôn tạo ra nguy cơ lớn nhất cho những cộng đồng nào có số lượng ít.

Chính vì vậy, những quốc gia trong lưu vực sông Mekong phải thấy rằng đây là một vấn đề lệ thuộc lẫn nhau. Thế nhưng, đây lại là một thách thức rất khó, đã bàn từ vài chục năm mà vẫn chưa tìm thấy được một tiếng nói chung. Các quốc gia vẫn thấy phần của mình là quan trọng. Nhưng tôi vẫn tin rằng những đợt xáo trộn dịch bệnh như này cũng làm cho người ta thức tỉnh và nhìn lại tất cả những vấn đề. Hy vọng là sẽ có một tiếng nói, một sự đồng thuận về chia sẻ nguồn nước hợp lý, về gìn giữ hệ sinh thái của sông Mekong, bởi vì đây là tương lai không phải của một thế hệ mà của nhiều thế hệ tiếp theo.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 08/06/2020

Additional Info

  • Author Dương Văn Ni
Published in Diễn đàn

Bản Kiến nghị cứu Đồng bằng sông Cửu Long, với nơi gởi đích danh là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, được công bố trên trang mạng Tiếng Dân hôm thứ Hai 1/6 vừa qua.

kiennghi1

Người bán trái cây trên thuyền green sông Mekong ở Cần Thơ hôm 2/4/2016 Reuters

Đây là bản kiến nghị với chữ ký của nhiều nhà báo, nhân sĩ trí thức, chuyên gia trong ngoài các tổ chức xã hội dân sự, kêu gọi trách nhiệm của lãnh đạo Việt Nam trước nguy cơ cạn kiệt, suy kém tại khu vực nông nghiệp và kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ này.

Về sự hình thành bản kiến nghị, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân, cho biết :

"Bản này được 3 vị giáo sư, 3 vị phó giáo sư, 5 vị tiến sĩ, trong này có 8 người liên quan trực tiếp với Đồng bằng sông Cửu Long. Đương nhiên có người soạn thảo rồi chuyển cho anh em đọc, góp ý, sửa chữa".

"Bản kiến nghị nêu tất cả mọi vấn đề mang tính giải pháp, tính chiến lược, những điều từ trước tới giờ không làm hoặc làm chưa tốt, thì bây giờ phải điều chỉnh lại"".

Tiếp lời ông Lê Thân, nhà báo, nhà văn Lê Phú Khải, trước đây từng có bài "Thư ngỏ gởi Bộ Chính Trị : Các vị phải có trách nhiệm cứu lấy Đồng bằng sông Cửu Long :

"Trên cơ sở đó thì anh em soạn thảo chung rồi đưa ra kiến nghị tập thể này. Kiến nghị này rất quan trọng vì Đồng bằng sông Cửu Long là nền kinh tế lớn của đất nước. Trước đây chúng ta đã dựa vào nó mà thoát được cái hiểm họa đói kém, thiếu lương thực. Trong thời kỳ bao cấp chúng ta cũng vượt qua được nhờ Đồng bằng sông Cửu Long".

Trong phần mở đầu, bản kiến nghị nhắc lại cuộc họp về phát triển kinh tế ngày 26/5, với yêu cầu của thủ tướng chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến hạ tầng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được những người soạn thảo đánh giá là đại cuộc phát triển đất nước. Kiến nghị nhấn mạnh

"Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chiếm 90% mức xuất khẩu gạo, vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, cây trái lớn nhất cả nước, nhưng là nơi mà cơ sở hạ tầng lại thấp nhất so với các vùng khác".

"Đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long còn khó khăn muôn bề, trong lúc tình hình biến đổi khí hậu cũng như tác động của con người vào môi trường sống gây hậu quả tai hại khôn lường".

kiennghi2

Hình chụp hôm 8/3/2016 : một gia đình bắt cá gần một con mương cạn nước ở Sóc Trăng AFP

Cư dân Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đương đầu ra sao để bảo vệ và phát triển cuộc sống của mình, là câu hỏi nêu ra kèm theo câu trả lời, rằng

"Trước tình hình bức xúc này, một số nhân sĩ, trí thức, chuyên gia nông nghiệp, thủy lợi chúng tôi cùng nhau viết bản kiến nghị này với mong muốn góp phần với Nhà nước trong việc vạch ra một chính sách chiến lược phát triển hợp lý hữu hiệu để phát huy các mặt thuận lợi có sẵn của vùng miền, đồng thời khắc phục những sai sót đã phạm phải, nhằm giúp Đồng Bằng sông Cửu Long phát triển đúng hướng, bền vững trong xu thế phát triển chung của cả nước".

Từ Paris, Pháp, giáo sư vật lý Phạm Xuân Yêm, bày tỏ :

"Thực ra tất cả đều do những vị trong nước, bác Huệ Chi, bác Chu Hảo, bác Nguyên Ngọc vân vân, bạn bè đưa kiến nghị về Đồng bằng sông Cửu Long thì tôi ủng hộ và tôi ký vào thôi"

"Là người sống xa nước, tôi cũng bức xúc, tôi nhớ như Phạm Duy nói rằng đất nước Việt Nam ngoài Bắc có sông Hồng, miền Trung có sông Hương, nhưng đặc biệt trong Nam có Đồng bằng sông Cửu Long là cái nôi của văn hóa, kinh tế và nông nghiệp rất quan trọng. Một nhà trí thức ở Mỹ là ông Ngô Thế Vinh có viết cuốn sách "Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Nổi Sóng" càng khiến tôi thêm ủng hộ việc làm của nhân sĩ trí thức trong nước hơn".

Không có tên nhưng hết lòng ủng hộ kiến nghị cứu Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Tô Văn Trường, chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường :

"Đấy là bản kiến nghị từ những người có thiện chí, có tâm huyết và có nghiên cứu kỹ. Nội dung, mục đích và cách viết thể hiện quan tâm của người dân. Khi soạn thảo người ta đã căn cứ vào Nghị Định 120 của thủ tướng chính phủ năm 2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Người ta cũng căn cứ vào tất cả những văn bản khác và cập nhật hóa để có thể nói lên mối quan tâm trước tác động của thiên nhiên và của cả con người đối với Đồng bằng sông Cửu Long".

Trong nhiều năm qua, bản kiến nghị nhấn mạnh, nạn khô hạn và tình trạng nhiễm mặn khiến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, canh tác và sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long hao hụt trầm trọng và thường xuyên hơn. Việc tăng vụ mùa giúp lượng gạo xuất khẩu nhưng nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo.

Lại nữa, xuất khẩu gạo càng tăng, thành tích chính phủ càng lớn thì chi phí đầu tư cũng lớn theo, nạn ô nhiễm môi trường càng cao do qui mô sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, đe dọa rõ ràng đến môi trường sống.

Có những điểm tưởng là quốc sách nhưng thật ra là sai sót cho Đồng bằng sông Cửu Long, được coi là vựa lúa của cả nước. Ông Lê Thân, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, cho rằng muốn cứu Đồng bằng sông Cửu Long thì phải thuận theo tự nhiên của khu vực :

"Từ trước tới giờ người ta đặt chỉ tiêu về lúa gạo là chính, có những vùng phải chạy theo sản xuất lúa nên mới đẻ ra cái gọi là lúa vụ 3. Thực chất Nhà Nước lỗ mà nhân dân cũng lỗ vì phải chạy theo lúa vụ 3"

" Bây giờ thay vì lúa vụ 3 thì chỉ cần 2 vụ thôi, 2 vụ thì Đại Học An Giang đã thống kê rồi, là nếu cứ để cho nước mùa mưa, gọi là mùa nước nổi, ngoài Bắc gọi là nước lũ đó. Nó tràn về nó đưa phù sa mới về. Cũng trong mùa nước nổi người ta có thể khai thác, thu hoạch thêm hải sản. Khi nước rút xuống rồi thì đồng ruộng coi như được làm vệ sinh, được phù sa vào, khi trồng trọt lại ít tốn thuốc bảo vệ thực vật, ít tốn phân bón và thuốc trừ sâu. Nói chung nếu thuận thiên tức là không cần 3 vụ mà chỉ 2 thôi thì thu nhập của nông dân vẫn cao hơn chứ không phải là thấp hơn"

Điểm thứ hai mà bản kiến nghị nêu ra với lãnh đạo là nếu nhìn lại thì không thể nào không hỏi vì sao một vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng mà vẫn là vùng trũng về kinh tế, về cơ sở hạ tầng, cả về y tế lẫn giáo dục. Người trẻ vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải đi xuất khẩu lao động, ở đợ hoặc lấy chồng bản xứ, cực khổ muôn bề trong hy vọng kiếm ít tiền gởi về cho cha mẹ.

Về môi trường tài nguyên thiên nhiên, biểu hiện dễ thấy nhất là sự bức tử dòng sông Mê-Kông. Nhà báo Lê Phú Khải phân tích :

"Khí hậu biến đổi, nước biển dâng lên, Trung Quốc làm nhiều đập ở thượng nguồn làm cạn kiệt dòng Cửu Long. Một số nước hạ nguồn cũng làm đập thủy điện, bản thân chúng ta cũng chặt rừng Tây Nguyên, cũng làm hại nguồn nước xuống Đồng bằng sông Cửu Long"

"Cho nên bây giờ phải có một chiến lược lâu dài, toàn diện để bảo vệ lấy Đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ phải giúp dân xây dựng những công trình giữ nước ngọt vào mùa mưa. Tôi lấy ví dụ như Israel, là một nước rất khô cạn, nhưng người ta giáo dục cho học sinh tiết kiệm từng giọt nước, người ta vẫn sống khỏe mà còn là nước nông nghiệp tiên tiến nữa. Vấn đề cứu Đồng bằng sông Cửu Long là cấp bách".

Việt Nam không thể di chuyển Đồng bằng sông Cửu Long xa ‘người láng giềng xấu bụng’ Trung Quốc, bản kiến nghị viết tiếp. Việt Nam cũng không thể ra lịnh cho Lào, Thái Lan, cũng không thể tự mình chống lại biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việt Nam chỉ có thể làm cho người nông dân giàu hơn, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển hơn bằng chính sách, biện pháp phù hợp, thuận với qui luật tự nhiên, là kế sách trong bản kiến nghị gởi chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ.

kiennghi3

Quang cảnh công trường xây đập thuỷ điện Luang Prabang trên sông Mekong ở Lào hôm 5/2/2020 Reuters

Tâm đắc, là lời giáo sư Nguyễn Huệ Chi :

"Kiến nghị kêu gọi Nhà Nước quan tâm đúng mức hơn về Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt năm vừa rồi nó báo hiệu một tương lai không tốt đẹp, không chỉ đối với vùng phía Nam đất nước này mà cả một phần cư dân trên thế giới"

"Làm cho vùng đất này không còn sinh sống được nữa là tự mình đánh mất đi tiềm năng của đất nước. Chúng tôi đặt vấn đề rất rõ ràng trong kiến nghị vừa về mặt ý thức vừa về mặt trách nhiệm, đồng thời phải hiểu biết về mặt kỹ thuật, trình độ khoa học để giải quyết sự sống trên vùng đất này. Không giải quyết ổn đáng là mình thất bại"

Cứu Đồng bằng sông Cửu Long phải là trách nhiệm ưu tiên của chính phủ trong việc bảo tồn nét văn hóa Tây Nam Bộ, là khẳng định tiếp của học giả Nguyễn Huệ Chi :

"Mỗi vùng đất tạo nên một bản sắc riêng, gắn với văn hóa của cộng đồng cư dân sống lâu đời tại đó. Là nơi sông nước cho nên tính cách của người Việt ở đây tích tụ nét văn hóa riêng, đóng góp vào văn hóa chung của cả dân tộc".

Đó là những nét chính trong bản kiến nghị hãy cứu lấy Đồng bằng sông Cửu Long, có thể tham khảo trên trang mạng Tiếng Dân hôm 1/6.

Sẽ lôi kéo được sự chú ý hầu dẫn tới hành động từ lãnh đạo, là kỳ vọng của ông Lê Thân :

"Năm 2017 ông thủ tướng đã có Nghị Quyết 120 về Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nó không toàn diện, không mang tầm chiến lược như kiến nghị anh em chúng tôi viết ra. Tôi nghĩ bài toán đặt ra rồi Nhà Nước không thể không giải quyết"

Đối với nhà văn, nhà báo Lê Phú Khải, kiến nghị cứu Đồng bằng sông Cửu Long có lợi cho Nhà Nước và toàn dân là vì :

"Với chế độ hiện hành đang cai trị đất nước này, vấn đề mang tính chất chính trị, mang tính chất đòi dân chủ này nọ thì nó không có mẫu số chung"

Thế nhưng nếu Đồng bằng sông Cửu Long, cái nôi kinh tế Nam Bộ, được cứu sống, được giữ gìn, ông Lê Phú Khải giải thích tiếp, nhất định sẽ tìm được mẫu số chung giữa nhà cầm quyền và người dân trong chế độ.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/06/2020

Additional Info

  • Author Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

Đồng bằng sông Cửu Long chống chọi với hạn, mặn và đập thủy điện Trung Quốc

Do dịch Covid-19, sự chú ý của công luận đối với tình trạng hạn hán và nước biển xâm lấn ở đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Theo báo mạng Le Courrier du Vietnam (14/02), vào tháng 02/2020, khoảng 79.700 hộ trong khu vực không có nước sạch sử dụng hàng ngày. Nhiều xe bồn đã được huy động chở nước cung cấp cho khoảng 40.000 hộ dân ở những khu vực xa xôi nhất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau và Trà Vinh.

dongbang1

Kênh rạch nội đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long cạn trơ đáy. Ảnh : Nhật Hồ

Năm 2020, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Giai đoạn 08-13/04 là thời điểm nước biển xâm lấn đạt mức cao nhất, vẫn theo Le Courrier du Vietnam. Sau đó, tình trạng này giảm dần cho đến tháng Năm, nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2019, hạ lưu sông Mekong từng trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng do các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn đã cố tình giữ nước. Hiện tượng bất thường này được công ty nghiên cứu và tư vấn Mỹ Eyes on Earth Inc , do bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ, công bố ngày 12/04/2020.

Để hỗ trợ người dân tám tỉnh đang chịu thiên tai, ngày 10/04, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phê chuẩn chương trình trợ giúp 530 tỉ đồng (hơn 22,7 triệu đô la) : Năm tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang, mỗi tỉnh được nhận 70 tỉ đồng ; ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu, mỗi tỉnh được nhận 60 tỉ đồng.

Kinh phí trên được dành cho việc triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, như bơm nước ngọt, nạo kênh, xây kè giữ nước ngọt, đào ao và giếng, mở rộng mạng lưới dự trữ nước, mua trang thiết bị lọc và giữ nước, phân phối nước…

Những biện pháp trước mắt này là hữu hiệu, nhưng phải tính phương án xa hơn. Đây là nhận định với RFI Tiếng Việt của tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong, Mekong convervancy Foundation, MCF). Trách nhiệm nghiêm trọng của các đập thủy điện Trung Quốc trên thượng nguồn cũng được tiến sĩ Dương Văn Ni phân tích trong buổi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.

*****

RFI : Thưa tiến sĩ, đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua một đợt hạn hán và nước biển xâm lấn nghiêm trọng. Xin ông cho biết nghiêm trọng đến mức nào ?

Dương Văn Ni : Theo báo cáo của các địa phương, so với năm 2015-2016, chúng ta có 10 tỉnh tuyên bố thiên tai so với 12 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, đến giờ phút này (tháng 04/2020), có 7 tỉnh đã công bố thiên tai. Như vậy, so về mức độ ảnh hưởng, năm nay không bị ảnh hưởng nhiều như năm 2015-2016.

Tuy nhiên, đó là vấn đề mang tính hành chánh. Còn trong thực tế, năm 2020 này, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Dù nước mặn xâm nhập nhiều, nhưng dù sao bà con ở vùng duyên hải ít bị thiệt hại hơn 2015-2016 là bởi vì vào năm 2015-2016, bà con không có tư thế chuẩn bị, bởi vì cả mấy chục năm trước đó không có xuất hiện cái mặn gay gắt như vậy, thành thử ra người ta cũng chủ quan. Thứ hai là chính sách nhà nước lúc đó vẫn giữ diện tích lúa vì sợ ảnh hưởng tới an ninh lương thực, thành thử ra không cho phép người dân chuyển đổi.

Sau 2015-2016, nhiều địa phương rút kinh nghiệm và người ta cũng chuyển đổi một số diện tích, không trồng lúa nữa. Thành thử ra năm 2020 này, mặc dầu mặn xâm nhập sâu cũng không thua gì năm 2015-2016 nhưng mức độ thiệt hại thấp hơn 2015-2016, bởi vì người dân đã được cảnh báo trước.

RFI : Đâu là những nguyên nhân giải thích hiện tượng này ?

Dương Văn Ni : Nói về mặn của đồng bằng sông Cửu Long thì chắc chắn chúng ta biết rồi, bản chất của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong hai môi trường nước : nguồn nước ngọt trong mùa mưa và nguồn nước mặn trong mùa khô.

Vào mùa mưa, nó hình thành được là do nguồn nước ngọt truyền tải phù sa từ phía thượng nguồn về bồi thêm cho đồng bằng. Nhưng trong mùa nắng, thì nó lại nhờ dòng nước biển xâm nhập vào và mang phù sa biển vào để bồi cho vùng duyên hải. Vậy thì tự nhiên đã như thế rồi ! Hàng năm nước biển xâm nhập vào, tùy lượng nước ngọt trên phía thượng nguồn đưa về. Năm nào nguồn nước ngọt phía thượng nguồn đưa về nhiều và kéo dài khi mùa mưa chấm dứt thì mùa khô năm đó, mặc dầu đã dứt mưa giống như những năm bình thường, nhưng mà do lượng nước ở trên còn dồi dào đổ về, thành thử nó đẩy nước mặn ra ngoài biển, năm đó cái mặn xâm nhập vào đồng bằng ít hơn.

Nói nôm na lại, ở đồng bằng sông Cửu Long, cái mặn ngọt của vùng duyên hải lệ thuộc vào mấy yếu tố. Yếu tố thứ nhất là nguồn nước mặn, dồi dào đến mức độ nào. Yếu tố thứ hai là kiểu sử dụng đất của người dân. Ví dụ người dân trên vùng thượng nguồn hoặc ở những tỉnh phía trên, họ sử dụng nước để tưới tiêu nhiều thì sẽ chặn nguồn nước ngọt lại, do đó không đủ nước ngọt về bên dưới và bên dưới bị ảnh hưởng mặn. Yếu tố thứ ba là do mưa. Có nhiều năm, vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long nhận được một lương mưa khá lớn, từ 1.800 đến 2.200 mm. Do đó, lượng mưa này đóng góp rất đáng kể cho chuyện làm bớt mặn vùng này.

Ba nguồn nước này, nguồn nước mặn, nước mặt (nước ngọt) và nước mưa cùng kiểu sử dụng đất quyết định vấn đề mặn ngọt của vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long.

Nhưng mà mấy năm gần đây, chúng ta biết là trên chuỗi sông Mekong, từ phía Trung Quốc, qua tới Lào qua tới Thái Lan, Campuchia và xuống tới Việt Nam, thì trên dòng sông này, trong tự nhiên, nó có rất nhiều vùng chống ngập, những vùng chứa nước rất nhiều vào mùa mưa. Vào mùa khô, nó phóng thích từ từ ra dòng sông và chảy xuống dưới phía đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Điển hình nhất là Biển Hồ (Tonlé Sap) bên Campuchia, mỗi năm tích trữ một lượng nước khổng lồ. Khi mùa khô, hết mưa, nó cũng phóng thích từ từ ra dòng sông và do đó cũng góp phần đẩy mạnh, làm cho cái mặn của đồng bằng sông Cửu Long giảm đi.

RFI : Những công trình đập nước, nhà máy điện trên thượng nguồn sông Mekong tác động như thế nào đến hiện tượng này ?

Dương Văn Ni : Chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn mà không cần phải tranh cãi gì nữa, những đập thủy điện này tác động rất trầm trọng đến chế độ thủy văn của đồng bằng sông Cửu Long. Nói tác động trầm trọng, có nghĩa như thế nào ? Có nghĩa là có những năm bình thường, nói nôm na như người dân nói là "mưa thuận gió hòa", thì không có vấn đề gì xảy ra cả. Các đập thủy điện này ngăn nước để phát điện. Họ ngăn nhưng họ cũng phải xả nước. Vào những năm mưa thuận gió hòa, lượng nước về bình thường, nói chung không ảnh hưởng gì lớn.

Nhưng những năm thời tiết cực đoan, ví dụ hạn hán như năm nay, thì nguyên tắc của đập thủy điện là phải trữ nước, đủ nước mới phát điện được, thành thử ra, quá trình họ trữ nước, chắc chắn phía hạ du sẽ không thể nào nhận đủ nước. Nói tóm lại, những năm bị khô hạn thì những đập thủy điện này làm cho khô hạn thêm, như năm nay. Ngược lại, vào những năm mưa nhiều, khi đập thủy điện đã tích đầy, thì có ngưỡng an toàn, không thể nào tích cao hơn được nữa. Nếu tích cao hơn, trọng lượng của khối nước bên trên lớn hơn tính toán của đập, có thể làm vỡ đập và họ bắt buộc phải xả bỏ. Nói tóm lại, trong những năm mưa nhiều, trong khi phía hạ du nước đã ngập rồi, thì các đập thủy điện lại xả nước, làm ngập thêm. 

Do đó, các đập thủy điện có tác động, có thể nói, đối với nước, năm nào hạn thì sẽ trầm hạn, làm cho hạn hán trầm trọng thêm. Ngược lại, năm nào lũ thì sẽ chồng thêm lũ, làm trận lũ đó lớn thêm.

RFI : Vào đầu tháng 04/2020, thủ tướng Việt Nam đã thông qua kế hoạch hỗ trợ 530 tỉ đồng cho 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khoản kinh phí này có đủ giúp cải thiện tình hình, cũng như trợ giúp người nông dân trong vùng không ?

Dương Văn Ni : Với số tiền đó, nếu tính đều ra cho 8 tỉnh duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long thì không đáng là bao nhiêu cả. Nhưng số tiền đó tập trung vào giải quyết vấn đề nước sinh hoạt, thì có ý nghĩa tương đối tốt.

Tại vì nếu nói về nước, chúng ta chia làm mấy loại nước. Nước dùng để uống, để sinh hoạt hàng ngày tắm giặt và nước dùng để sản xuất. Với số tiền đó, nếu chính quyền địa phương từng nơi tập trung vào nguồn nước để người dân ăn uống, sinh hoạt, thì tôi cho rằng số tiền đó có ý nghĩa đáng kể.

Nhưng nếu số tiền đó để tập trung giải quyết nguồn nước sản xuất, thì chẳng thấm vào đâu bởi vì sản xuất cần nhiều nước lắm.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 27/04/25020

Additional Info

  • Author Dương Văn Ni
Published in Diễn đàn

Đồng bằng sông Cửu Long 2020 cánh đồng chết và 45 năm ảo vọng trí thức

mekong1

Tưởng nh giáo sư Phm Hoàng Hộ (trái) và giáo sư Nguyn Duy Xuân (phi), hai tượng đài trí tu kit xut, bt khut ca Min Nam.

Lời dn nhp

Giáo sư Phm Hoàng H sau khi hoàn tất b sách đ s "Cây C Vit Nam" mà ông gi là "công trình ca đi tôi" và vào my năm cui đi, như mt Di Chúc.

Giáo sư Phạm Hoàng H đã đ tng toàn s nghip y cho :

"Những ai còn sng hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết đnh li đ tiếp tc dâng góp cho đt nước.

Tặng giáo sư Nguyn Duy Xuân nguyên vin trưởng Đại học Cn Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại Tri Ci to Hà-Nam-Ninh.

Tặng hương hn nhng ai trên Biển Đông đã chết nghn ngào".

Thế h sinh sau 30/4/1975 nay cũng đã 45 tui ri, cũng là 45 năm của mt chính sách ngu dân lãng phí / hủy dit ngun chất xám, và lăng nhc cả mt thế h trí thc Min Nam. Và nghĩ xa hơn, mt Đồng bằng sông Cửu Long s không chết như ngày nay nếu có mt nhà nước biết trân trng sử dng ngun cht xám y, mà biu tượng là hai trí tu kit xut ca Miền Nam như giáo sư Phm Hoàng H, giáo sư Nguyễn Duy Xuân, là hai thành viên sáng lp Vin Đi hc Cn Thơ năm 1966, và sau 1975 c hai có cùng mt ý nguyn chn li đ xây dng đt nước sau chiến tranh và thng nht. Đ ri, giáo sư Nguyn Duy Xuân thì chết thm sau 11 năm b đy đa trong tri tù cải tạo Hà-Nam-Ninh Min Bc, và giáo sư Phm Hoàng H thì tri qua mt chng đường vô cùng đau kh qua "một thi kỳ sng trong o vng là s thy đt nước đi lên, giai đon đi xe đp, ăn go hm, tưởng hoa s n trên đường quê hương" để ri kết thúc là mt cái chết bun bã xa na vòng trái đt bên ngoài quê hương, mt quê hương mà ông sut đi gn bó và chng bao gi mun xa ri. 

Hình nh mt giáo sư Phm Hoàng H, mt giáo sư Nguyn Duy Xuân nhng năm sau 1975, là tm gương và cũng là mt tri nghim đau đn cho cả mt thế h trí thc Min Nam. Trang s m đm y là mt bài hc đng cay cho c mt dân tc s không th và không bao gi quên. Vi các thế h tr sau 1975  khp năm Châu, cùng vi bn tiếng Vit, nay có thêm bn tiếng Anh đ các bn d dàng tiếp cận hơn vi bài hc lch sy.

***

1. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ và bộ sách "Cây Cỏ Việt Nam"

"Với nhng ghi chú bng tiếng Anh, cùng vi nhng nét minh họa tinh vi ca hơn 10.500 chủng loi, b sách Họa hình Cây Cỏ Việt Nam (Illustrated Flora of Vietnam) ca giáo sư Phm Hoàng H đã cung cp cho gii đc gi tiếng Anh ln đu tiên và cp nht mt tài liu tham kho thu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này s đng như một tượng đài ca s quyết tâm, cng hiến, và uyên bác vi lòng can đm ca tác gi.

Giáo sư Phm Hoàng H hu như đơn đc hình thành mt công trình sinh hc thc vt có tm vóc hàn lâm (academic) ti Đại học Sài Gòn gia nhng năm tháng khó khăn. Trong hoàn cảnh cc kỳ th thách y, giáo sư H đã sưu tp được nhng cht liu cho b sách đc sc này và c nhng chuyến du kho nhm thu thp nhng mu vt đ minh họa. Và nay công trình được xut bn, đó s là ngun khích l cho các nhà sinh hc tr Vit Nam và cả hi ngoi.

Cây Cỏ Việt Nam có th lên ti 12.000 chng loi. Bi vì x s này nm sát b Châu Á-Thái Bình Dương nhit đi, đó là hành lang cho nhng chuyn dch theo chu kỳ bc-nam (periodic north-south migration) ca thm thc vt vô cùng phong phú từ phía nam Trung Hoa và phong phú hơn na là thm thc vt xích đo Mã Lai (equatorial flora of Malaysia). Trên các rng núi vn còn lưu li nhng chng loi tùng bách (conifer) và thc vt có hoa (angiosperm taxa) có tm quan trng vô song, trong khi các vùng bình nguyên mang dấu n ca quá kh có liên h ti các vùng hi đo Phi Lut Tân và Borneo Nam Dương. Đến nay s phong phú này hu như tiêu vong. Nhng n lc ca chính ph Vit Nam trong chiến lược trng cây tái sinh và bo tn s được h tr bởi công trình của giáo sư Phm Hoàng H như mt h sơ theo dõi các thm thc vt đến nay còn tn ti".

Peter Shaw Ashton, Giáo sư Charles Bullard
Ngành Lâm họ
c, Đi hc Harvard

mekong3

Mấy dòng tiu s ca Giáo sư Phm Hoàng H cùng vi Li ta ca Peter Shaw Ashton, nhà sinh hc gc Anh, Tiến sĩ Đại học Cambridge, Giáo sư Charles Bullard ngành Lâm hc, Đại học Harvard nơi bìa sau ca b sách Cây C Vit Nam [Quyn II, Tp 2] xut bn ti Montréal 1993.

***

Tiểu sử :

Giáo sư Phạm Hoàng H, trên giy t ngày sinh là 3 tháng 8 năm 1931 ti An Bình, Cn Thơ. Nhưng theo cáo phó mi đây ca gia đình giáo sư H sinh năm K T 1929, mt ngày 29 tháng Giêng năm 2017 ti Montréal, Canada hưởng th 89 tui. Anh Phm Hoàng Dũng, con trai giáo sư Phm Hoàng H xác nhn là "Ba tôi sinh năm K T 1929, nhưng theo l ngày xưa thì lâu sau đó mi khai sinh, là năm 1931".

Văn bằng :

- 1953 : Cử nhân khoa hc, th khoa Thc vt hc, Paris

- 1955 : Cao hc Vn vt hc, Paris

- 1956 : Thc sĩ (Agrégé) Vn vt hc

- 1962 : Tiến sĩ Khoa hc / Vn vt hc, Paris

Chức v :

- 1957-1984 : Trưởng phòng Thực vật Đại học Khoa học Sài Gòn

- 1965-1984 : giáo sư Thực vật học Đại học Khoa học Sài Gòn

- 1962-1966 : Giám đốc Hải học viện Nha Trang

- 1963-1963 : Khoa trưởng Đại học Sư phạm Sài Gòn

- 1963 : Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục

- 1966-1970 : Viện trưởng sáng lập Viện Đại học Cần Thơ

- 1978-1984 : Chủ bút tuần báo Khoa học Phổ thông Sài Gòn

- 1984-1989 : Giáo sư khảo cứu tại Viện bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris

Hội viên Khoa hc :

- 1956 : Hội viên Hội Thực vật học Pháp

- 1963 : Hội viện Hội Tảo học Quốc tế (International Phycological Society)

- 1964 : Hội viên sáng lập Hội Sinh học Việt Nam

- 1965 : Phó Chủ tịch Ủy ban Danh từ Việt Nam

- 1967 : Hội viên Hội Viện trưởng Đại học Quốc tế (APU)

- 1969 : Sáng lập viên Niên san Đại học Cần Thơ

- 1971 : Hội viên Ủy ban Thẩm định hậu quả chất da cam tại Nam Việt Nam, Viên Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Hoa Kỳ.

- 1973 : Cố vấn môi sinh Ủy ban Sông Mekong (MRC)

n phm :

- 1960 : Cây Cỏ Min Nam Vit Nam (Flore Illustrée du Sud Vietnam), B Giáo dc Vit Nam : 1 vol., 803 pp., 275 pls.

- 1964 : Sinh hc Thc vt, Bộ Giáo dc Vit Nam : 1 vol., 861 pp., nhiu hình

- 1968 : Hin hoa Bí t, Trung tâm Hc liu, B Giáo dc Vit Nam : 506 pp., 264 pls.

- 1969 : Rong Bin Vit Nam, Trung tâm Hc liu, B Giáo dc Vit Nam : 558 pp., 493 figs.

- 1970 : Cây C Min Nam Vit Nam, in kỳ 2, quyển I
Trung tâm H
c liu, B Giáo dc Vit Nam : 1.115 pp., 2.787 figs.

- 1972 : Cây C Min Nam Vit Nam, in kỳ 2, quyn II
Trung tâm H
c liu, B Giáo dc Vit Nam : 1.139 pp., 5.272 figs.

mekong2

Bộ sách Cây C Min Nam Vit Nam gm 2 quyn, do Trung tâm Hc Liu, B Giáo Dc Việt Nam Cộng Hòa xut bn 1970 [ngun : Sách Xưa]

Cây Cỏ Việt Nam (An illustrated Flora of VietNam)

- 1991, Tập 1 Quyn I : Khuyết Thc Vt. Lõa T. Hoa-cánh-ri đến Tiliaceae

- 1992, Tp 1 Quyn II Hoa-cánh-ri t Eleagnaceae… đến Apiaceae

- 1993, Tp 1 Quyn III T Smilacaceae, Cyperaceae, Poaceae... đến Orchidaceae

- 1991, Tp 2 Quyn I Hoa-cánh-ri t Sterculiaceae… đến Fabaceae

- 1993, Tp 2 Quyn II T Daphniphyllaceae, Fagaceae, Apocynaceae… đến Scrofulariaceae

- 1993, Tp 2 Quyn III T Smilacaceae, Cyperaceae, Poaceae... đến Orchidaceae

- 1998 : Cây c có v thuc Vit Nam
Nhà xuất bản Tr
, Thành phố H Chí Minh : 860 pp.,
Mô tả
2.149 loài có v thuc gp Vit Nam

Vẫn trong bn Tóm lược s nghip Khoa hc, giáo sư Phm Hoàng H tâm s"Có lẽ vì lúc còn rt nh tôi đã sng nơi vườn tược, rung đng xanh um vùng Châu th sông Cu Long, nên t nh tôi đã thích cây cỏ. Tôi không bao gi quên được hình nh ca bông Súng rung hay ao, lng ly dưới ánh mt tri ban mai, hay hình nh ca bông Nhãn lng phơi mình da b rung. Nên Thc vt hc và Sinh hc nhit đi đã hp dn tôi lúc đi du hc. Và lúc hc Đi hc Khoa học Paris, tôi đã bt đu tìm hiu Cây c Đông Dương. Tiếp xúc đu tiên mt cách khoa hc vi cây c y, tôi thc hin Vin Bo tàng Thiên nhiên Quc gia Paris. Lúc mi hc Vn vt, tôi đã vào nhà kiếng ca Vin này đ tìm coi có loi nào nước nhà hay không. Và một s loài đã được v t lúc y ! Tôi nh mt s Lan đã được v t năm 1950, trong nhà kiếng y. Đó là nhng hình "xưa" nht ca b Cây c ca tôi. Sau này khi làm lun án Cao hc, cũng Vin y, tôi mi có dp vào Tho Tp, và nhiu hình, nhất là ca ging Ficus, khó, vì chưa nhiu loài đã được v vì ngi s khó khăn y v sau khi v bên nhà mà tài liu tht là khó kiếm. Tht ra lúc y tham vng ca tôi vô cùng khiêm tn, là sau này được biết các loi Ficus Vit Nam mà thôi ! Cũng đã quá sung sướng ri.

Sau khi thi đậu Thc sĩ (Agrégation) hng sáu, trên 300 thí sinh, và ch có 30 đu, năm 1956 tôi v nước.

[Ghi chú của người viết : cn phân bit vi bng Thc sĩ hin nay Vit Nam tương đương vi cao hc (master), trong khi Thc sĩ (Agrégé) Pháp là hc v v sư phm, tri qua kỳ thi tuyn khó khăn, nếu thi đu s tr thành giáo sư thc th (professeur titulaire) từ bc trung hc (lycée) ti các trường cao đng (enseignement supérieur) thuc các ngành Khoa hc, Y dược, Lut khoa]

Giáo sư H viết tiếp : "Lúc y tham vng ca tôi ch là v dy hc mt trường Trung hc, và lúc rnh rang s tìm hiu cây c ca vùng Lục tnh mà thôi, nhưng Vin Đi hc Sài Gòn và Hi hc vin Nha Trang "kéo" tôi v ging dy và trông nom Hi hc vin. Khi làm vic Nha Trang tôi kho cu Rong bin, như là mt phn s. Và sau vài năm kho cu dưới s hướng dn ca giáo sư J. Felmann, tôi hoàn thành luận án Tiến sĩ mà tôi trình Đi hc Paris, năm 1961. Công trình này được đăng trong Niên san Khoa hc Đi hc đường Sài Gòn, và trong quyRong biển Vit Nam, cũng như mt s n phm trong vài tp chí khoa hc.

Sài Gòn, phn s chính của tôi là ging dy Thc vt và Sinh hc Thc vt (thay thế giáo sư Pháp Roger, mt nhà chuyên môn v nm gây bnh cây) cho sinh viên d b và chuyên khoa. Chính vì mun ging dy tt, thích nghi vào điu kin nhit đi Vit Nam, các môn y mà tôi lục lạo và sau đó cho ra đi công trình mà sau này s là công trình ca đi tôi là Cây Cỏ Vit Nam. 

[trích dẫn tư liu gia đình giáo sư Phm Hoàng Hvăn bằng, s nghip khoa hc, giáo sư thc vt hc].

1959-1960, tôi (người viết bài này) mi chỉ là sinh viên lp d b Y khoa PCB (Physique Chimie Biologie) tại Đi hc Khoa hc Sài Gòn và được hc thầy H mi tt nghip thc sĩ Pháp v, dy môn Sinh hc Thc vt. Tuy ch được hc thầy mt năm, nhưng thầy đã đ li cho đám sinh viên và riêng tôi mt nim cm hng vi nhng du n rt khó phai m. Vào trường Y khoa rồi, không còn được hc thầy H nhưng tôi vn mang lòng ngưỡng m và c theo dõi nhng bước đi và sưu tp nhng b sách công trình nghiên cu khoa hc ca thầy.

Vào đầu thp niên 1990, gii khoa hc trong nước và hi ngoi rt đi vui mng khi b sách Cây Cỏ Vit Nam của giáo sư Phm Hoàng H được ln lượt xut bn. Theo giáo sư Thái Công Tng, hin đnh cư ti Montréal thì các sách ca giáo sư Phm Hoàng H hin có đy đ Bibliothèque Jardin botanique Montréal, Canada, và dĩ nhiên là có trong nhiều thư vin ln trên thế gii.

Trọn bCây Cỏ Vit Nam gồm hai Tp, mi Tp 3 Quyn, tng cng khong 3.600 trang, chưa k Phn T vng tên Vit Nam và T vng tên Khoa hc các Ging (Chi) bao gồm thêm c công trình ca nhng năm tháng giáo sư ri quê hương Vit Nam sang Pháp, vn tiếp tc cm ci làm vic.

Riêng tôi (người viết) đã sm có được trn b 6 quyCây Cỏ Vit Nam xuất bn hi ngoi do bác sĩ Phm Văn Hoàng, nguyên Giám đc Trung tâm Phc hi Cn Thơ, mt đàn anh trong Y khoa gi tng, anh Phm Văn Hoàng chính là bào đ ca giáo sư Phm Hoàng H.

Tưởng cũng nên ghi li đây, là trước 1975, giáo sư Phm Hoàng H đã tng là Cố vn môi sinh Ủy ban Sông Mekong (Mekong River Committee) và khoảng năm 1974 hai giáo sư Phm Hoàng H và Thái Công Tng đã có mt nghiên cu chung v Môi sinh Đồng bằng sông Cửu Long (The Mekong Delta, Its environment, Its Problems), do Bộ Canh Nông Việt Nam Cộng Hòa xut bn, Sài Gòn 1974 ; khi tìm kiếm ti tài liu có tính cách lịch s y, tôi được anh giáo sư Thái Công Tng bùi ngùi cho biết : là đã mt hết sau cơn binh la...

Để tìm hiu thêm ti sao, các tác phm khoa hc ca giáo sư Phm Hoàng H li được ưu tiên xut bn bng tiếng Vit cho dù ngôn ng chính thông tho ca giáo sư H trong sut quá trình đào to và ging dy là tiếng Pháp.

Trong lời m đu quyRong Biển Vit Nam xuất bn năm 1969, giáo sư Phm Hoàng H viết : "Lúc đu, quyn sách này được tho bng ngoi ng, khi làm vic Hi hc vin Nha Trang và Museum, và tôi có hoài bão được xut bn trong ngoi ng y đ công b công trình kho cu ca mình ra bn phương, như li ha ngm lúc trình lun án.

Song nay tôi đã đổi ý và cho xut bn bng tiếng Vit Nam. Đó là đ chng minh rng ngôn ng nào, min được chăm sóc, đều có th din t kiến thc mi trình đ. Tôi biết rng có nhiu người cho rng không n hành trong mt ngôn ng quc tế là phí công, gii kho cu làm sao biết đến. Nhưng tôi thy chng cn đến vic y. Được my mươi triu người Vit Nam biết và dùng, có giá trị hơn là được vài ngàn hc gi chuyên môn thưởng thc. Tôi đã b cái t hào sai là tranh đua cùng người ngoài đ t to ly thanh danh, "làm thơm lây dân Vit". Tôi tin rng cái t hào y không thc tế, vì mt người Vit Nam hay không bng nhiu người Vit Nam khá : cm đuc soi thành ph người có v không thc thi trong khi nước nhà còn u ám. Cái t hào trên tht ra ch đ che đy s trn tránh trách nhim, s từ b phn s trước con cháu chúng ta mt cách không tha th được.

Tạo ra cho chúng ta mt nền văn chương khoa hc là mt công trình rt bao la. Vì thy nó quá to tát nên nhiu hc gi chp nhn gii pháp d nht : hc ngay trong văn chương khoa hc ngoi ng vô cùng phong phú, di dào. Cái hc như vy s cho ta nhng người gii, nhưng ta không quên rằng nn văn minh bây gi là văn minh ca đi chúng ch không phi ca vài người được na. Ta đng đ cho s phong phú ca văn hóa nước ngoài đè bp ta. Người Nht, cách đây mt thế k, há đã không hong s trước s hùng mnh ca khoa hc nước ngoài sao ? Mà nay họ đã t to được mt mt nn văn chương khoa hc riêng bit đã đến lúc gn hay hơn c nhng nước y !

n lúc nào hết, câu ca Nguyn Văn Vĩnh vn còn vng bên tai :

"Nước Vit Nam ta sau này hay hay d ch quc ng". Trong thế gii tương lai, sự l thuc v văn hóa, nht là v văn hóa khoa hc s là s l thuc chánh". 

[Lời m đu ca quyn "Rong Bin Vit Nam", Trung tâm Hc liu, B, Giáo vc (Việt Nam Cộng Hòa) xut bn, 1969].

Chặng đường đau khổ

Hình ảnh mt giáo sư Phm Hoàng H nhng năm sau 1975, là mt tm gương và cũng là mt tri nghim đau đn cho c mt thế h trí thc Min Nam mà giáo sư Phm Hoàng H là mt biu tượng.

Theo giáo sư Phm Hoàng H thì b sách Cây Cỏ Việt Nam đã được thc hin qua 4 giai đon :

- Nghiên cứu giai đon mt : hợp tác vi giáo sư Nguyn Văn Dương v phn dược tính, Cây Cỏ Việt Nam Vit Nam, do bộ Quc gia Giáo dc n hành năm 1960 mô t 1.650 loài thông thường ca Min Nam, "Đó là giai đon còn mò mm, hc hi mt thc-vt-chúng chưa quen thuc đi vi mt sinh viên va tt nghip t vùng xa l mi về".

- Nghiên cứu giai đon hai : kỳ tái bản ln hai 1970 bộ Cây Cỏ Việt Nam Vit Nam, số loài lên được 5,328 [Hình 2]. "Đó là giai đon mà tôi xem như vàng son ca mt nhà thc vt hc Vit Nam chúng ta. So vi bây gi, lúc y tôi yên n làm vic, có nhiu phương tin cá nhân cũng như ca non nước và nht là được s khuyến khích ca mi giới, bạn bè cũng như chính quyn".

- Nghiên cứu giai đon ba : tiếp tc công vic nghiên cu sau 1975, đưa thêm được vào b sách Cây Cỏ Việt Nam Vit Nam 2.500 loài và bộ được ni rng cho toàn cõi Vit Nam.

mekong4

Một s hình bìa b sách đ s Cây C Vit Nam gm 6 Quyn, 2 Tp ca Giáo sư Phạm Hoàng H xut bn ti hi ngoi [ngun : Ngô Thế Vinh]

Những năm ảo vọng

Sau biến c 1975, giáo sư Phm Hoàng H cũng như người bn đng hành trí tu ca ông là giáo sư Nguyn Duy Xuân đã cùng chn li đ xây dng đt nước sau chiến tranh và thng nht, nhưng vi cái giá rt đt mà sau này được giáo sư H ghi li là : "thời kỳ sng trong ảo vng là s thy đt nước đi lên. Giai đon đi xe đp, ăn go hm, tưởng hoa s n trên đường Quê hương".

Tuy giáo sư Phm Hoàng H vn còn chc danh là Hiu phó [phó Khoa trưởng] Đi hc Khoa hc, nhưng chính quyn mi ch s dng trí thc cũ như ông chủ yếu là "làm king", không có vai trò tương xng trong giáo dc. Vì không phải là đng viên, nên khi có vn đ gì thì Đng b hp riêng và quyết đnh, có vic ông không bao gi được biết. Năm 1977 sau tri nghim nhng ngày hc chính tr, mt lp hc kéo dài mười tám tháng v"Chủ nghĩa xã hi khoa hc" dành riêng cho các trí thức Min Nam t chc ti Thành phố H Chí Minh. T rt sm, giáo sư Phm Hoàng H đã phn đi cách đào to đưa thi gian hc chính tr quá nhiu vào chương trình. Ông cnh báo : "Nếu chính trị can d quá mnh, các nhà khoa hc s mt căn bn". [Huy Đức, Bên Thng Cuc]

Rồi phi chng kiến mt thiu s trí thc cũ xu thi, mau chóng hp tác toàn din vi chế đ mi, bt chp s liêm khiết, sn sàng cng hiến nhng công trình mnh danh khoa hc theo phong trào đ mng các ngày l hi 3/2 hay 19/5 như các bài báo chng minh "ăn my ký khoai mì b bng mt ký tht bò" hoc là "ăn bo bo nhiu dinh dưỡng hơn c go"... nhng công trình "gi khoa hc (pseudo-science)" y đã mau chóng tr thành giai thoại đy ma mai được lan truyn trong các tri tù ci to, nơi mà đám tù nhân Min Nam đang b thiếu ăn suy dinh dưỡng vi thc phm cung cp ch yếu là go hm "đi m" ca Trung Quốc cùng vi bo bo và khoai mì (ngoài bc gi là sn).

Giáo sư Phm Hoàng Hộ, cũng như s trí thc cũ khng khái ca Min Nam còn li, thy không th tiếp tc sng trong mt xã hi gi di và suy đi đến như thế, vic ông đi ti quyết đnh phi chm dt nhng năm "o vng" và lãng phí y, là điu không th tránh. Và rồi dpy đã ti, năm 1984 khi được chính ph Pháp mi sang làm giáo sư thnh ging, giáo sư Phm Hoàng H đã quyết đnh chn cuc sng lưu vong và li Pháp.

- Nghiên cứu giai đon bn : một giai đon mà giáo sư Phm Hoàng H gi là "vừa hiếm có va đau kh nht". Giáo sư H viết tiếp : "Đau khổ vì ri quê hương mà không hy vng tr li. Đau kh vì xa gia đình thân yêu, vĩnh bit m hin đã trn đi hy sinh cho các con. Đau kh vì thy đt nước thân yêu đang trong mt ni kh khôn lường, mt s nghèo khôn t, một s tuyt vng thương tâm".

Nhưng ri vi hùng tâm, ông cũng vượt lên trên s kh đau khôn lường y. Giáo sư H đã kiên nhn đm mình trong Vin Bo tàng Thiên nhiên Quc gia Paris, ct lc làm vic ròng rã sut sáu năm.

Vin Bo tàng Thiên nhiên Quc gia ở Paris (Muséum national d'Histoire naturelle - MNHN) thuộc h thng Đi hc Sorbonne, bên t ngn Sông Seine, được thành lp t thế k XVIII, thi kỳ Cách Mng Pháp.

Giáo sư Phm Hoàng H cho rng : "Hiếm có mt nhà Thc vt hc, nht là người Vit Nam, đã lục lo cây c nước nhà, li được li nghiên cu ti Vin Bo tàng Thiên nhiên Quc gia Pháp, cha mt tho tp phong phú vào bc nht thế gii, vi 8 ti 10 triu mu vt cây c. Ít nht cho Vit Nam, nó là kho tàng duy nht, vì cha hơn 10 ngàn loài thu được nước ta. Trong sáu năm làm vic Vin y, không mt ngày nào mà khi chiu ra v, dù tri đông âm u lnh lo, hay chiu hè vng v nóng khô, mà tôi không tht ra câu "Tht là mt ngày tuyt" vì đã biết thêm cho Vit Nam ít nht là mt loài hiếm, l hay mi !". Trong giai đoạn chót này, ông b túc thêm cho b Cây C được trên 3.000 loài. S loài mô t khong 10.500.

Tại Pháp khi gp li người hc trò cũ, nay đã là thành viên trong ban ging hun Đi hc Khoa hc Sài Gòn, cũng đang làm vic ti Viện Bảo tàng Thiên nhiên Quc gia Pháp, Phòng nghiên cu v Cá (Laboratoire d'Ichthyology), giáo sư Phm Hoàng H tâm s :

"Tôi ráng làm càng nhiều càng tt. B sưu tp ca Pháp rt di dào, đúng phương pháp khoa hc. Do được sưu tp t my mươi năm trước, các mu vt đã cũ, mình không làm gp e s hư hng thì ung quá... Nhiều người Trung Quc t đi lc và c t Đài Loan, Singapore đã đến tìm hc các b sưu tp thc vt Đông Dương ca Pháp. Tôi không biết h có ch trương gì đó không. Tài nguyên nước mình, mình phải biết. Mình không biết mà người ta biết thì người ta xài hết ca dân mình. Lãnh vc nào cũng vy riết ri người ta áp chế mình, ăn trên ngi trước còn mình cm đu dưới đt, tiếng là có đc lp mà còn thua hi thuc Pháp !".

mekong5

Viện Bảo tàng Thiên nhiên Quc gia Pháp, Paris nơi giáo sư Phm Hoàng H đơn đc làm vic ròng rã sut sáu năm đ hoàn tt b sách Cây C Vit Nam. [nguồn : Internet]

Sau khi hoàn tất b sách Cây Cỏ Vit Nam, giáo sư Phm Hoàng H đã bày t lòng tri ân sâu xa đi vi Viện Bảo tàng Thiên nhiên Quc gia Paris và các bn đng s Pháp, ông đã rt chân thành tâm s"thực hin nhng điu mà lúc nh dù điên rồ ti đâu tôi cũng không dám mơ ước : nô l ca mt thuc đa, hc mt trường thường, mt tnh nh, bao gi dám nghĩ đến to mt quyn sách dù nh bé, mê cây c xung quanh nhưng bao gi nghĩ đến biết cây c c nước !".

Người "trí thc đau kh" Phm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tt được "gic mơ điên r" tưởng như không th được y và tr thành cây "đi th" trong Khoa hc Thc vt ca Vit Nam và c thế gii.

Chút giai thoại văn học

Trong cuốBông Hồng T Ơn, khi viết v b sách ca giáo sư Phm Hoàng Hộ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn nh li : "Các năm trước 1975, b sách ca giáo sư Phm Hoàng H còn mang tên là Cây Cỏ Min Nam. Cuộc chia ct đt nước đã gii hn tm mc ca cun sách. Thế nhưng công trình ca giáo sư Phm Hoàng H không phi ch được coi là quý đối vi các nhà chuyên môn v thc vt hc, mà theo nhà văn Võ Phiến có k li trong b sách Văn Hc Min Nam son tho ti hi ngoi sau 1975, thì đã có nhiu nhà văn, [trong s đó có Nguyn Đình Toàn] đã tìm đc cuCây Cỏ Min Nam để biết thêm v mt vài loại cây c quanh mình, đ khi cn, có th đưa vào tác phm". Giai thoi văn hc này có l, chính giáo sư Phm Hoàng H không h biết ti.

Sáng lập Viện Đại học Cần Thơ

Khoảng thp niên 1960, do s vn đng ca các nhân sĩ trí thc Cn Thơ, vi hai tên tuổi hàng đu là giáo sư Phm Hoàng H và bác sĩ Lê Văn Thun, Vin Đi hc Cn Thơ được phép thành lp vào ngày 31/03/1966 và cũng là Đi hc đu tiên ca vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo sư Phm Hoàng H là Vin trưởng đu tiên ca Đi hc Cần Thơ t 1966 ti 1970.

Với uy tín ln v thành tích khoa hc và c v nhân cách, giáo sư Phm Hoàng H đã quy t được rt nhiu "cht xám" tinh hoa ca Min Nam thi by giờ. Ch riêng trong lãnh vc nông nghip, có th k ti s hp tác ca nhng tên tui như giáo sư Tôn Tht Trình, giáo sư Thái Công Tng, tiến sĩ Nguyn Viết Trương, tiến sĩ Trn Đăng Hng vi công lao bước đu đưa ging Lúa Thn Nông (HYV - High Yield Variety) vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Rồi phi k ti mt đi ngũ ging hun đy kh năng khiến Đại học Cn Thơ mau chóng tr thành một trung tâm giáo dc và khoa hc có tm c, đáp ng nhu cu trí tu ca ca mt vùng châu th rng ln rt giàu ngun tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa được khai thác. Đ có th thy được thành qu bước đu ca Vin Đi hc Cn Thơ, đó là các lp sinh viên đầu tiên trưởng thành và tt nghip 4 năm sau đó.

Giáo sư Đ Bá Khê [là thy dy tôi môn Vt lý năm PCB], trong "think tank" ca giáo sư Phm Hoàng H, cũng đến t Đi hc Khoa hc Sài Gòn, cách đây 50 năm, trong bài din văn "xut trường" ca Vin Đại học Cn Thơ, đã có mt tm nhìn rt xa v vai trò ca Vin Đại học này đi vi tương lai vùng Đng bng châu th :

"Ngày nay (19/12/1970) trong Thời đi Khoa hc k thut, các tnh Đồng bằng sông Cửu Long đang trông ch nơi ánh sáng soi đường ca Vin Đại học Cn Thơ ước mơ mt chân tri mi, tô đim bng nhng cành lúa vàng nng trĩu, nhng mnh vườn hoa qu on cây, dân cư thơ thi, mt cng đng trù phú trong mt xã hi công bng".

Giáo sư Đ Bá Khê cũng là người khai sinh ra h thng Đi hc Cng đng ti Miền Nam trước 1975, theo mô hình Community College Concept ca M, vi đin hình là Đi hc Cng đng Tin Giang thành lp năm 1971 ti M Tho, tiếp theo là Đại học Cộng đồng Duyên hi ti Nha Trang… Nhưng ri sau 1975, cùng chung s phn ca c mt h thng giáo dc tt đp Min Nam b sp đ, mô hình Đi hc Cng đng cũng đã hoàn toàn b chế đ mi làm cho biến th, và mt hết ý nghĩa tâm nguyn ban đu ca người khai sinh sáng lp.

mekong6

Tư liu Ngô Thế Vinh : thư tay ca giáo sư Đ Bá Khê viết t Thành ph Concord, California ngày 29/05/2002

Những năm v sau này, cho dù đã phi sng xa quê nhà, nhưng tm lòng giáo sư Đ Bá Khê vn c luôn đau đáu hướng v "tương lai Đồng bằng sông Cửu Long và vai trò ca Đại học Cn Thơ trong vic bo v và phát trin vùng này"

2. Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, ngọn hài đăng trí tuệ Miền Tây, người bạn đồng hành

Đến năm 1970, bước đu xây dng được mt Đi hc Cn Thơ vng vàng, đ có th tr v Sài Gòn tiếp tc các công trình nghiên cu khoa hc và ging dy, giáo sư Phm Hoàng H chính thc mi giáo sư Nguyn Duy Xuân v thay ông, làm Vin trưởng th hai ca Viện Đại học Cn Thơ.

Giáo sư Nguyn Duy Xuân cũng là người Cn Thơ, sinh năm 1925, hơn giáo sư Phm Hoàng H 4 tui, tt nghip Tiến sĩ Kinh tế ti Đi hc Vanderbilt Hoa Kỳ, tr v Vit Nam 1963, giáo sư Lut. Nhn chc Vin trưởng t giáo sư Phm Hoàng H, giáo sư Nguyn Duy Xuân đã n lc phát trin Vin Đi hc Cn Thơ trên mi lãnh vc : t chương trình ging dy, đào to ban ging hun đến xây ct thêm ging đường, phòng thí nghim, thiết lp ký túc xá (như h thng campus) cho sinh viên đến t các tnh xa Min Tây.

Ông là người tiên phong thc hin giáo dc đi hc theo tín ch (credits) thay vì chng ch (certificate) như trước đây ; ging như mô hình h thng Đi hc Hoa Kỳ. Ông còn gi c mt đi ngũ ging viên tr đi du hc, đin hình như anh Trn Phước Đường đi Mỹ tt nghip tiến sĩ ti Đi hc Michigan, sau đó h tr v trường phc v ngành Sinh hc, giáo sư Trn Phước Đường sau này tr thành Vin trưởng Đi hc Cn Thơ t 1989 ti 1997.

Năm 1972, ông cũng đích thân mời nhà nông hc tr Võ Tòng Xuân khi y đang công tác ở Vin Nghiên cu Lúa go Quc tế Los Banos Philippines v trường ging dy. Sau này anh Võ Tòng Xuân k li, khi nhn được thư ca giáo sư Nguyn Duy Xuân : "Anh Nguyễn Duy Xuân nói Đồng bằng sông Cửu Long là cái va ca lúa go nên rt cn nhng nhà khoa hc v nông nghip. Chiến tranh ri có ngày hòa bình, đt nước s cn nhng người như tôi. Đó là mt trong nhng lý do tôi v công tác Đi hc Cn Thơ".

Tiến sĩ Võ Tòng Xuân sau này trở thành mt giáo sư Nông hc danh tiếng, tên tuổi anh Võ Tòng Xuân gn lin vi s tiếp ni phát trin cây Lúa Thn Nông "Doctor Rice",và sau đó anh là Vin trưởng Đi hc An Giang là Đi hc ln th hai ca Đồng bằng sông Cửu Long, sau Vin Đi hc Cn Thơ.

Chỉ trong vòng 9 năm [1966-1975] với công lao xây dng ca hai Vin trưởng tin nhim : giáo sư Phm Hoàng Hvà giáo sư Nguyn Duy Xuân, Viện Đại học Cn Thơ như mt Ngn hi đăng Min Tây, trở thành mt trung tâm đào to và nghiên cu khoa hc, đc bit bước đu ưu tiên phát trin hai lãnh vực Sư phm và Nông nghip, vng vàng sánh bước vi các Vin Đi hc lâu đi khác ca Min Nam, đóng góp cho s thăng tiến ca vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ ảo vọng tới thảm kịch

Chỉ my ngày trước biến c 30/4/1975, cũng như giáo sư Phm Hoàng H, giáo sư Nguyn Duy Xuân như mt trí thc dn thân, quyết đnh li và gia cnh du sôi la bng, ông vn can đm nhn chc Tng trưởng B Văn hóa Giáo dc cui cùng ca Vit Nam Cng Hòa. Gi chc v đó chưa đy mt tun l thì chính quyn Min Nam sp đ, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đu hàng.

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân b đưa vào tri tù ci to, sau đó b đưa ra Bc, giam trong tri tù Hà-Nam-Ninh, hu như không có ngày v.

Vn theo anh Võ Tòng Xuân, năm 1983, trong mt ln ra Hà Ni d hp, anh Võ Tòng Xuân đã vô tri Ba Sao đ thăm lại v Vin trưởng ca mình khi còn Vin Đi hc Cn Thơ. Gp li đng nghip, giáo sư Nguyn Duy Xuân rt mng, và dù đang trong nghch cnh tù đy, ông vn đau đáu quan tâm hi han ti hin trng ca Đi hc Cn Thơ, nơi mà ông và giáo sư Phm Hoàng H đã dy công xây dựng.

Tôi, người viết bài này không th không t hi nếu không có 11 năm giam hãm đy đọa đc ác và vô ích ca nhng người cng sn thng cuc, nếu giáo sư Nguyn Duy Xuân, mt tiến sĩ kinh tế tài ba và giàu lòng yêu nước như ông vn tiếp tc li xây dựng Vin Đi hc Cn Thơ vi nhp đ 1966-1975, không biết Vin Đi hc Cn Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long s phát trin và tiến xa ti đâu.

Năm 1983 là lần gp g đu tiên ca hai giáo sư cùng tên Xuân sau 1975 tri Ba Sao và cũng là ln cui cùng giáo sư Võ Tòng Xuân được gp li giáo sư Nguyễn Duy Xuân. Tiếp tc b đy i thêm 3 năm na, tng cng 11 năm, giáo sư Nguyn Duy Xuân đã chết trong tù ci to Hà-Nam-Ninh ngày 10/11/1986 trong đói khát và bnh tt không thuc men. Xác ca ông được vùi nông trong nghĩa đa tù ci to trên triền núi phía sau tri tù Ba Sao.

mekong7

Trại tù Ba Sao Hà-Nam-Ninh, Min Bc Vit Nam, nơi trin núi phía sau tri tù là nghĩa đa chôn vùi xác rt nhiu tù nhân ci to có gc t Min Nam sau 1975, thân xác giáo sư Nguyn Duy Xuân được vùi nông trong nghĩa đa tri tù Ba Sao này.

Phải mãi đến tháng 4 năm 2015, gn 30 năm sau, di ct ca giáo sư Nguyn Duy Xuân, mi được người con gái là bà Nguyn Th Nguyt Nga t Pháp v bc mộ, đưa t nghĩa đa tri tù Ba Sao Hà-Nam-Ninh v Chùa Thiên Hưng, qun Bình Thạnh Sài Gòn đ lưu gi ti đây. Trong bui l cu siêu, ngoài các thành viên ca gia đình c Vin trưởng Nguyn Duy Xuân, còn có mt s cu ging hun và các cu sinh viên tt nghip Đi hc Cn Thơ trước 1975 như giáo sư Võ Tòng Xuân, tiến sĩ Nguyn Tăng Tôn (cu sinh viên), tiến sĩ Nguyễn Văn Mn (cu sinh viên), kỹ sư Minh (cu sinh viên), ông Hòa (nhân viên hành chánh), đến tham d bui l.

mekong8

Từ trái, giáo sư Võ Tòng Xuân, bà Nguyn Th Nguyt Nga con gái giáo sư Nguyn Duy Xuân, ôm bình tro ct ca cha, bn trai Alan và mt thân hu [ngun : Võ Tòng Xuân]

Viện Đại học Cần Thơ sau 1975

Thay thế giáo sư Vin trưởng Nguyễn Duy Xuân là ông Phạm Sơn Khai, gc Min Nam tp kết, đng viên cng sn vi hc v"Chuyên ngành Lịch s Đng". Ông Khai được đ c gi chc Vin trưởng và lãnh đo Đi hc Cn Thơ trong sut 13 năm t 1976 ti 1989.

Kể t sau 1975, chính quyn mi với chủ trương mnền giáo dc "hng hơn chuyên" nên học trình ca Đi hc Cn Thơ, cũng như toàn h thng các Đi hc Min Nam đã có thêm môn hc chính tr cưỡng bách "Chủ nghĩa Mác Lê và Tư tưởng H Chí Minh". Một môn hc mà "thy không mun dy, trò không muốn hc" nhưng vn c được duy trì cho đến ngày hôm nay.

mekong9

Những Hiu trưởng Vin Đi hc Cn Thơ t ngày thành lp ti nay : t trái, 1. Giáo sư Phm Hoàng H, 1966-1970 ; 2. Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, 1970-1975 ; 3. Ông Phm Sơn Khai, 1976-1989 ; 4. Giáo sư Trn Phước Đường, 1989-1997 ; 5. Tiến sĩ Trn Thượng Tun, 1997-2002 ; 6. Tiến sĩ Lê Quang Minh, 2002-2006 ; 7. Giáo sư Nguyn Anh Tun, 2007-2012 ; 8. Tiến sĩ Hà Thanh Toàn, 2013 đến nay. [ngun : tư liu Lê Anh Tuấn]

Ngót na thế k45 năm sau ngày thống nht đt nước, trên toàn cõi Vit Nam vn chưa có được mt nn "t tr đi hc". Quá sớm đ nói ti dân ch hóa đt nước, khi mà các Đại học như nhng "think tank" vẫn còn b chi phi lãnh đo bi nhng Chi b Đng cng sn.

mekong10

Giáo sư Võ Tòng Xuân mời giáo sư Phm Hoàng H tham gia chuyến kho sát Đng Tháp Mười của Đi hc Cn Thơ, tháng 3/1981. T trái, Tiến sĩ Trn Thượng Tun, Tiến sĩ Nguyn Th Thu Cúc (b che), Thạc sĩ Đ Thanh Ren, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Giáo sư Trn Phước Đường, mt cán b Phân vin Qui hoch, Giáo sư Phm Hoàng H, mt cán b tnh Đng Tháp. [ngun : tư liu Võ Tòng Xuân]

Qua một email, anh Võ Tòng Xuân k li : "Tôi nh mãi giáo sư H trong chuyến đi đó, ông rt k v vn đ ăn ung, đem theo đ ăn và bình ton đng nước ung riêng".

3. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ sinh nhật 80

Tháng 7 năm 2009, một s môn sinh đã t chc ti Montréal mt lễ mng sinh nht 80 tui ca giáo sư Phm Hoàng H, cùng vi mt bc tượng được đem ti tng thầy vi phát biu đy xúc đng ca mt môn sinh : "Bức tượng không phi ch là hình nh ca mt giáo sư Thc Vt đáng kính mà còn là biu tượng ca người trí thc Miền Nam, đã hiến trn đi mình cho khoa hc, hết sc khiêm tn so vi tài năng ca mình và nht là hết lòng yêu quê hương đt nước".

mekong11

Giáo sư Phạm Hoàng H bên bc tượng bán thân do mt điêu khc gia người Canada là bác sĩ Megerditch Tarakdjian thc hin nhân dp sinh nht th 80 do mt s môn sinh t chc ti Montréal, Canada.

Cũng rất ý nghĩa, trong bui hp sinh nht y, bác sĩ Tăng Quang Kit đã đc li chúc ca giáo sư Phùng Trung Ngân, đnh cư ti California, người sáng lp ra B môn Sinh môi hc (Ecology Department) cũng là Khoa trưởng Đại học Khoa Hc Saigon t 1973-1975, là bn đng môn và cùng tui vi giáo sư Phm Hoàng H :

"Anh Hộ thân mến, tôi thành thật cám ơn Anh Ch và gia đình đã cho phép tôi gi bài phát biu trong bui l long trng này. Vi 80 tui đi, Anh đã đóng góp mt công trình đ s v Cây C Vit Nam đng thi vi vic hướng dn sinh viên yêu Thc vt và Thiên nhiên Vit Nam.

Là người cộng tác gần gũi vi Anh trong công tác giáo dc sinh vt cho lp tr Việt Nam tôi đã thy s tn ty vi ngh nghip ca Anh và lòng hăng say nghiên cu ca Anh. Kết qu là công trình nghiên cu vĩ đi v Cây C Nam Vit Nam và nht là công trình b sung đy đ Cây cỏ toàn b Việt Nam vi các mu cây quý báu đang b b quên trong Vin Tho Tp Paris.

Trước năm 1975 Anh và tôi thường dn sinh viên đi thc tp Lâm Đng-Đà Lt, cho các em leo lên đnh Lâm Viên, mt trong nhng ngn núi cao khong 2000m min Nam, chúng ta thường ước mong khi hòa bình tr li s cùng nhau ra min Bc kho sát Cây c Đnh Fan Xi Pan cao hơn 3000m Hoàng Liên Sơn. Rt tiếc đến ngày hôm nay ước mong ca chúng ta chc không bao gi thc hin được. Tuy nhiên Anh đã t mình tiếp xúc vi đnh Fan Xi Pan qua các mẫu cây còn lưu tr ti Vin tho Tp Paris và cũng t đó hình thành b công trình Cây Cỏ Vit Nam cho Khoa học.

Tôi rt may mn là cng tác viên thân cn ca Anh trong nhiu năm nên đã hc được tính chu đáo trong nghiên cu, s tn ty trong ging dy và lòng say mê nghiên cu Thiên nhiên Vit Nam".

Di chúc Giữ xanh Đất Mẹ

Trong Quyển cui cùng ca b sách Cây Cỏ Vit Nam [Quyển III, Tp 2] xut bn ti Montréal 1993, ch vi hai trang Thay lời ta, giáo sư Phạm Hoàng H đã đ li mt Thông đip, cũng có th coi như mt Di chúc cho Vit Nam.

"Thực-vt-chúng Vit Nam có l gm vào 12.000 loài. Đó là ch k các cây có mạch, nghĩa là không k các Rong, Rêu, Nm.

Đó là một trong nhng thc-vt-chúng phong phú nht thế gii. S phong phú y là mt dim phúc cho dân tc Vit Nam. Vì như tôi đã viết t 1968, Hin hoa là ân nhân vô giá ca loài người. Hin hoa cho ta ngun thức ăn căn bn hàng ngày ; Hin hoa cung cp cho ta, nht là người Vit Nam, nơi sinh sng an khang. Biết bao cuc tình duyên êm đp khi đu bng mt miếng Tru, mt miếng Cau. Bao nhiêu chúng ta đã không chào đi bng mt mnh Tre đ ct rún, ri nhao ? Lúc đầy ngun sng lúc nhàn ri, chính Hin hoa cung cp cho loài người thc ung ngon lành đ say sưa cùng vũ tr. Lúc m đau, cũng chính cây c giúp cho ta dược tho hiu linh.

Các điều y rt đúng hơn vi chúng ta, người Vit Nam mà rt nhiu nơi còn sống với mt nn văn minh da trên thc vt.

Nhưng ân nhân ca chúng ta y đang b him họa biến mt, vì rng nước ta đã lùi dưới mc đ an toàn, đt màu m b soi mòn mt mt din tích ln, và cnh sa mc đang bành trướng mau l. Đã đến lúc theo nhc ca một bài ca, ta có th hát :

"Thn dân nghe chăng ? Sơn hà nguy biến. Rng dày nào còn, Xoi mòn đang tiến... Đâu còn muôn cây làm êm m núi sông". 

[Ghi chú của người viết : bài ca Hi ngh Diên Hng, nhc ca Lưu Hu Phước, li : Huỳnh Văn Ting - Mai Văn B - u Hu Phước].

Kho tàng thực vt y chúng ta có phn s bo tn. S bo tn và phc hi thiên nhiên nước ta rt là cp bách. Nó có th thc hin, vì mi người ca chúng ta, dù ln dù nh đu có th góp phn vào s bo tn y. Bng nhng c ch nh nht hàng ngày, sự đóng góp ca chúng ta quan trng không kém.

Không quăng bậy mt tia la, mt tàn thuc, là ta góp phn tránh nn cháy rng. Không đn by mt cây, là ta bo v Thiên nhiên ca ta. Trng cây là phn s ca chính quyn hay ca các Công ty gy rng. Nhưng quanh nhà chúng ta, chúng ta có th tìm trng mt cây l, đc bit, hiếm ca vùng hay ch Vit Nam.

Dân ta yêu cây hoa-king, nhưng các nhà nhàn ri có th trng cây l, đc bit, cũng là mt thú không kém hay đp. Các th xã nên có mt công viên hay vườn bách tho, không ln thì nh đ khoe các cây hay ca vùng, không bt buc là cây hu ích hay đp. Cây Dó đâu có gì l ? Nhưng nó là nim t hào cho dân tc vì t Hng Bàng, dân ta đã biết ly trm t nó. C ngàn loài cây khác ch Vit Nam mà thôi ! Các cây này có thể trng như cây che bóng mát da l. Các làng, các qun, các tnh nên to phong trào trng nhiu loài lý thú như vy. Ta không cn đi các lâm vin, khu d tr đ bo v tài nguyên quý báu cho thế h sau, mà ta cũng có th chính mình góp phần vào s bo v y. Trng các cây l, đc bit y còn là mt yếu t quến [ch giáo sư Phm Hoàng H theo cái nghĩa quyến rũ] du khách quan trng : Lan Thủy tiên hường Dendrobium amabile ca ta, ch mt Vườn Bách tho ngoi quc trng được và h t hào đến đi đã ghi trong "Sách ghi quán quân thế gii 1988".

Hàng năm ta có thể tuyên dương nhà nào đã trng cây hay, l. Tt nhiên là công vi nước nhà mi trông không bng nhng ai đã đem Rhizobium vào đ tăng năng xut đu nành, đã trng được cây Dó tạo trm, đã du nhp lúa Thn nông hay Nho. Nhưng nếu c ngàn người, c triu người đóng góp cho non nước nhng "nh-nhen" [ch giáo sư Phm Hoàng H theo cái nghĩa nh nht], c triu cái nh-nhen chc chn tr nên mt khi đ s.

Đóng góp lớn, tôi vn cho là việc khó. Tôi quý các đóng góp nh, hng ngày mà ai cũng làm được. Nó hay hơn. K sĩ, theo tôi không phi ch là nhng k đã làm được nhng chuyn ln. Đóng góp nhng chuyn nh hàng ngày cũng là hành đng ca mt k sĩ, k sĩ vô danh. K sĩ vô danh cao quý không kém. Với nhng đóng góp nh y, chc chn bn không làm bun lòng cho T Quc và không thn vi Non Sông. 

[lược dn Thay Li Ta, bộ sách Cây Cỏ Vit Nam, Quyển III, Tp 2].

Qua "Di chúc" ấy ca giáo sư Phm Hoàng H, t nay môn Sinh hc Thc vt không còn là lý thuyết mà đã đi vào đi sng ; Giữ Xanh Đt M phải là kim ch Nam cho mi trình đ giáo dc t Tiu hc ti Đi hc, c trong công dân giáo dc, là giá tr ph quát và xuyên sut cho mi th chế chính tr và c trên tm vóc toàn cu là Giữ Xanh Trái Đất này (Keep this Planet Green).

Thay cho một kết từ

Giáo sư Phm Hoàng H đã xem b sách "Cây Cỏ Vit Nam là công trình ca đi tôi" và giáo sư đã đ tng toàn s nghip y cho :

"Những ai còn sng hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định li đ tiếp tc dâng góp cho đt nước.

Tặng giáo sư Nguyn Duy Xuân nguyên vin trưởng Đại học Cn Thơ, mt ngày 10/XI/1986 ti tri Ci To Hà-Nam-Ninh.

Tặng hương hn nhng ai trên Biển Đông đã chết nghn ngào".

Bài viết này như li cu nguyn gi tới hương linh các giáo sư Nguyn Duy Xuân, giáo sư Phm Hoàng H, giáo sư Đ Bá Khê - nhng nhà khoa hc vi nhân cách ln, nhng k sĩ khí phách biu tượng ca gii trí thc Min Nam, đã đi hết chng đường đau kh vi trn đi cng hiến trong mt giai đoạn vô cùng đen ti ca đt nước. Viết trong ni xúc đng, cùng vi nén nhang tưởng nh, nghĩ ti câu thơ ca thi hào Nguyn Du : Thác là thể phách còn là tinh anh. Tấm gương ca các thầy vn c mãi là Ngn Hi Đăng soi sáng và dn đường cho Đồng bằng sông Cửu Long đang như mt con tàu lạc hướng sp đm, s vượt qua mi sóng gió, vào được bến đ an toàn. Và cũng ước mong mt ngày nào đó "hoa sẽ n trên đường quê hương", và rồi ra trên mt đt nước có t do dân ch, s có mt tượng đài ca giáo sư Phm Hoàng H trên đỉnh Fan Xi Pan cao hơn 3000 mét Hoàng Liên Sơn đ các thế h môn sinh tiếp tc được thầy H hướng dn ti đó kho sát Cây C và hoàn tGiấc Mơ Vit Nam của thầy.

Ngô Thế Vinh

Đồng bằng sông Cửu Long 30/4/ 2020
[Chân Dung VHNT & VH, V
iệt Ecology Press 2017]

Tham khảo :

1. Giáo sư Phạm Hoàng H & Giáo sư Nguyn Duy Xuân đi vi vic hình thành và phát trin Vin Đi hc Cn Thơ (1966 - 1975) ; Phm Đc Thun ; Tp san Xưa và Nay, s 439 tháng 11/2013 ; 

2. Vị Tng trưởng quyết không ri Quê hương, Trung Hiếu, Báo Thanh Niên 28/04/2015 ; 

3. Anh chị Thủy - Thu Vân thăm thầy Phm Hoàng H ;

4. Giáo sư Phm Hoàng H, mt người thy ca tôi, Lê Hc Lãnh Vân, Một Thế Gii 02/02/2017 ;

5. Đại hc cng đng được thành lp trước 1975, Giáo sư Đ Bá Khê, Đc san Tin Giang, July 1998.

Additional Info

  • Author Ngô Thế Vinh
Published in Diễn đàn

Đuôi sông Cửu Long khi đổ ra biển tạo nên một vùng đất phì nhiêu bậc nhất thế giới. Nơi đó, đất và nước hòa vào nhau tạo nên môi trường cực kỳ giàu có về dinh dưỡng, dưới sông tôm cá vẫy vùng, trên bờ hạt thóc rơi xuống là thành cây lúa trĩu bông, dọc sông ven biển rừng tràm, rừng đước mênh mông…

Cửu long giang : Nhạc : Phạm Duy - Tiếng hát : Thái Thanh

Hàng trăm năm nay, nói tới xứ sở này người ta nói tới những cánh đồng cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi do lưu dân người Việt, người Hoa Minh Hương, người Khmer… cùng nhau mở cõi để lại sự trù phú cho cháu con… Môi trường giàu có và dễ sống đó khiến tánh tình con người rộng rãi, nghĩa khí, bao dung, độ lượng. Miền Nam tiếp xúc với phương Tây rất sớm, cho nên tầng lớp trí thức nơi này hấp thu nét đẹp của văn hóa phương Tây như tính kỷ luật xã hội, tinh thần khoa học khách quan, lòng tôn trọng con người tạo nền móng cho xã hội dân chủ thực sự…

Miền Nam ngày mới mở được chia làm sáu đơn vị hành chánh nên gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh, gồm ba tỉnh Miền Đông và ba tỉnh Miền Tây. Các tỉnh này có địa giới lớn nhiều so với tỉnh bây giờ. Bài này viết về ba tỉnh Miền Tây, theo địa giới hành chánh thời đó trải dài từ bờ Nam sông Tiền chạy xuống Cà Mau, Rạch Giá. Vùng này được tưới bằng nước của đuôi sông Cửu Long, gồm sông Tiền, sông Hậu cùng vô số các con sông nhỏ, kênh, rạch tạo mạng lưới thủy chằng chịt. Đó là chưa kể các con sông nhận nước gián tiếp hay có liên hệ chặt chẽ với hệ thống này như sông Vàm Cỏ…

1. Quá khứ trù phú

ruong1

Nhắc tới miền Tây, người ta thường nghĩ tới những cánh đồng cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi…

Thế hệ ông nội tôi, sinh những năm cuối thế XIX đầu thế kỷ XX kể về những đàn sấu dưới sông quậy bùn, những con cọp mất dần nơi hoang dã thỉnh thoảng vô làng bắt chó. Làng mạc lúc đó hoang sơ, nóc gia rải rác, cả nhà xúm lại trên nhà sàn ban đêm ngó khe cửa thấy cọp ngồi trên sàn bên ngoài vách. Đất này sình lầy, cọp thúi móng, sáng ra chậm chậm chạy khỏi làng… Xin nói thêm, mùa nước nổi đất dọc sông Hậu thường bị ngập nên nhà thường là nhà sàn.

Thế hệ cha mẹ tôi, sinh những năm 1910 – 1920 kể về cảnh bến sông tấp nập, đò ngang đông đúc. Dinh ông chánh, như trụ sở ủy ban nhân dân ngày nay, sang trọng, văn minh, thầy thông thầy ký mặc đồ tây trắng… Dọc sông có một cái "xẹc", tức cercle, nghĩa là một câu lạc bộ thể thao, chiều chiều giới thượng lưu ra dạo bộ hóng gió hay chơi tơ-nít… Chính cái xã hội thượng lưu này, với tiềm lực kinh tế và tri thức của nó, là nơi theo phong trào Thanh Niên Tiền Phong rất sớm và sau này giúp nhiều vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

Lục tỉnh đất đai màu mỡ, nông nghiệp phát triển giàu có. Chủ điền lớn được xếp hạng hẳn hoi. Giàu có cấp huyện một năm thu hoạch hai ba chục ngàn giạ. Cấp tỉnh khoảng ba bốn chục ngàn giạ. Còn cấp Nam Kỳ thì năm chục ngàn giạ trở lên…

Có không ít điền chủ giàu nứt đố đổ vách do chăm chỉ tiện tặn mua đất đai, lần hồi đời con tiếp nối thành điền chủ lớn. Những chủ điền này còn gần gũi với tá điền, cả về nếp sinh hoạt lẫn tình cảm. Đất Nam Kỳ, người siêng năng chí thú dễ giàu, con người thoát dần sự bó buộc trong vòng phong kiến… Chung rượu không phải phân chia giai cấp, mà kết tình anh em. Khi thất mùa đói kém, chủ điền mở kho lẫm cho bà con tứ xứ… Miền đất mới bà con dung nhau, khách thương hồ đem nghĩa khí lang bạt khắp cõi Nam Kỳ, mỏi cánh thì dừng lại tát đìa, lùa vịt, đặt lọp, ăn ong… 

Tới đây thì ở lại đây,

chừng nào tốt rễ xanh cây hãy về.

Chim trời, cá nước, lúa đồng… thiếu ăn đâu mà sợ ! Cơm chiều no bụng, họ nằm võng ư ử ngâm nga nhớ ông cha thời mở cõi. Chỉ hai ba đời trước, có xa gì đâu các tiên hiền mộ dân lập ấp, khẩn hoang, cái phảng, cái leng còn dựng góc nhà sàn !

Nông dân Miền Tây Nam Kỳ biết dòng chảy từng sông lớn, sông nhỏ, biết từng doi đất, từng vàm, từng khúc sông, từng cồn đất mới nổi. Mùa nước nổi cồn chìm, mùa khô cồn hiện ra cỏ phất phơ xanh. Miền Tây không phân biệt đất và nước, ranh giới đất và nước thay đổi chẳng những theo con nước lớn ròng, mà còn khác nhau trong những tháng nước nổi, nước tràn bờ, nước rút… Mỗi năm một mùa nước nổi, tháng bảy nước nhảy khỏi bờ, nước tràn trề một vài tháng trên những cánh đồng bạt ngàn cùng phẩm vật vô giá của sông Cửu Long: phù sa. Phù sa trầm tích mấy chục ngàn năm tạo nên Miền Tây, mỗi năm phù sa đem tới những cánh đồng sự màu mỡ trẻ trung…

ruong2

Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đất và nước hòa nhau

Người Miền Tây như cây đước cây bần, lấy sức sống từ đất trời sông nước… để từ đó phát triển ra bốn phương trời. Con cháu họ sau này dù thành nhà trí thức, nhà công nghệ tầm vóc quốc tế như các ông Nguyễn Duy Xuân, Phạm Hoàng Hộ… vẫn giữ trong lòng màu nước đục phù sa. Đó là nguồn gốc sâu xa của bộ sách đồ sộ và nổi tiếng Cây cỏ Miền Nam của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, nguồn gốc của trường Đại học Cần Thơ, và xa hơn, của những thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Mỹ Tho… sung túc và yên bình phát triển trong tiếng vỗ ru của sông nước hiền hòa.

2. Hiện tại bấp bênh

Chín năm chống Pháp, Miền Tây có xáo trộn, cốt cách vẫn đầy. Hai mươi năm nội chiến từng ngày, vườn tược bỏ hoang, giao thông đứt đoạn, tình người Miền Tây vẫn đượm…

Sau những biến chuyển khiến lòng người chia lìa, anh em đẩy nhau vào trại cải tạo, ngăn sông cấm chợ, các cửa biển yên lành trước kia thành nơi dân chúng lũ lượt bỏ nước ra đi, Miền Tây lần hồi bắt đầu trở lại sung túc nhờ phẩm vật của sông nước : lúa, trái cây, tôm cá. Và một món quà đặc biệt : cá tra ! Trong hai mươi năm, ngành kinh tế cá tra lớn mau và giúp Miền Tây trù phú, năm 2019 xuất khẩu hai tỉ đô la Mỹ ! Cùng với các sản vật khác, sự giàu có của Miền Tây nói riêng, Nam Kỳ Lục Tỉnh nói chung, là sự giàu có của cả nước !

Tuy nhiên, cách đây khoảng trên chục năm bà con Miền Tây bắt đầu thấy sông nước Miền Tây đổ bệnh. Cho dù rất gần đây báo chí Việt Nam mới nói nhiều, các nhà khoa học đã gióng chuông báo động từ cuối thế kỷ trước. Với những người con Miền Tây, chỉ cần ngó màu sông sắp vào mùa nước đổ, họ biết năm nay nước đổ sớm hay trễ, phù sa ít hay nhiều. Những khuôn mặt đen sạm nắng gió vui mừng khi nước nâu đục phù sa, lo âu khi nước ít đục hơn. Mỗi năm, nước càng bớt đục, cùng lúc mặn từ cửa biển xâm nhập vào sông sâu hơn. Mấy năm lại đây, có lúc nước trong, dù chưa xanh, trong gần như sông Vàm Cỏ ! Điều này cho thấy con sông không còn màu mỡ. Và muối mặn đã vào tận Cần Thơ, thủ phủ Miền Tây ! Và có những nhánh sông đã qua đời !

Người dân chất phác hiện nay của chín nhánh Cửu Long có biết đâu hai mươi lăm năm trước đó, năm 1995, Việt Nam đã từ bỏ quyền phủ quyết trong Ủy hội sông Mekong ! Đồng bằng sông Cửu Long không hưởng lợi gì hết từ các đập thủy điện cách nó hơn ngàn cây số, trái lại là nơi chịu thảm họa tàn phá lớn nhất, thậm chí đồng bằng có thể bị xóa sổ ! Nếu không giữ quyền phủ quyết, đồng bằng sông Cửu Long lấy gì để tự vệ trước những quốc gia, những thế lực vì quyền lợi của họ mà không đếm xỉa tới quyền lợi đồng bằng sông Cửu Long ?

Những người nhìn xa trông rộng đã thấy trước, từ ngày đó, nguy cơ rất lớn, lưỡi hái rất sắc, đã treo lơ lửng trên đầu người dân Lục Tỉnh ! Họ đã nhìn thấy trước những con sông Miền Tây cạn nước ! Xin các anh chị đọc những bài viết của bác sĩ nhà văn Ngô Thế Vinh, của những người cùng chí hướng bảo vệ sông Cửu Long và châu thổ của nó, để thấy rõ hơn điều này.

Những người thay mặt Việt Nam bỏ phiếu đồng ý bỏ quyền phủ quyết của Việt Nam là những ai ? Họ có hiểu biết cặn kẽ về lịch sử địa chất hình thành nên sông Cửu Long, hiểu biết cặn kẽ về mọi nguồn lực của hệ thống sông ngòi của nó, chính là ngọn nguồn mang lợi ích tràn trề cho Miền Tây ? Họ có hiểu biết về nguồn cội của cách tổ chức xã hội Miền Tây, về tâm lý học, dân tộc học Miền Tây? Họ có tấm lòng của con dân Miền Tây không?

3. Tương lai có thể thịnh vượng ?

Sông Cửu Long cạn dòng đã là một Chính đề của Miền Nam, của đất nước ! Miền Nam sẽ thịnh vượng lâu dài hay Miền Nam sẽ nghèo đói, chậm tiến triền miên trong thảm họa ?

Giòng An Giang (Tác giả : Anh Việt Thu -- Ca sĩ : Ánh Tuyết)

Do tâm lý dân tộc, nhiều người Việt cho rằng Trung Quốc là nguồn gốc của Chính đề nói trên. Thực ra thì Trung Quốc, dù là tác nhân quan trọng tàn phá lưu vực thượng nguồn, chặn lượng phù sa về hạ nguồn nhưng chưa phải là tất cả. Còn những tác nhân khác…

So sánh bản đồ vệ tinh cũng thấy trong 25 năm rừng Việt Nam, nhất là trên vùng núi Trường Sơn, bị tàn phá như thế nào. Chính Việt Nam đã đối xử như thế nào với nguồn nước của các phụ lưu xuất phát từ rặng Trường Sơn đổ vào Cửu Long ?

Đồng bằng sông Cửu Long có được đầu tư bồi đắp xứng đáng với nguồn lợi sông Cửu Long mang lại ? Có đủ để duy trì sự khai thác bền vững không ?

Việt Nam đã có chiến lược chung cho toàn Miền Nam đối phó với tai họa đã rất gần này chưa ? Đã có một qui hoạch tổng thể giúp Miền Nam ứng phó các vấn nạn và xây dựng môi trường sống vững bền cho các thế hệ sau chưa ?

Có nhiều điều thực tế trả lời câu hỏi trên, trong đó hình ảnh rõ rệt nhất là 100 km đường cao tốc ở Miền Nam so với hơn 1.000 km đường cao tốc ở Miền Bắc !

Người viết bài này tin rằng với phương tiện của khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện nay, Miền Nam có những chọn lựa chiến lược khả thi cho sự phát triển lâu dài. Giải pháp cho Chính đề không chỉ nằm trong khoa học, công nghệ, mà quan trọng hơn là nằm ở nơi cao hơn : cách tổ chức xã hội, chính trị của đất nước !

Vấn đề ở tầm vóc quốc gia, giải pháp phải ở tầm vóc quốc gia. Để có giải pháp cho Chính đề của Miền Nam, cùng lúc phải có giải pháp cho Chính đề của Việt Nam. Việt Nam cần một sự lãnh đạo chính đáng và xứng đáng với tầm vóc Việt Nam. Chính thị phải là một sự lãnh đạo quốc gia, một sự lãnh đạo mà tầm cao vượt khỏi tư duy vùng miền, tư duy phe phái. Sự lãnh đạo hướng về lợi ích toàn quốc gia, coi sự phát triển của bất kỳ vùng nào cũng là sự phát triển của quốc gia. Có phải một sự lãnh đạo như vậy chỉ có thể được chọn lựa bởi toàn dân qua một cuộc ứng bầu cử minh bạch và trung thực ?

Chọn được sự lãnh đạo đó, có Chính đề nào của quốc gia không thể giải quyết được, kể cả vấn đề cạn dòng sông Cửu Long ?

Ngày 20 tháng 3 năm 2020

Lê Học Lãnh Vân

Nguồn : Văn Việt, 24/03/2020

Additional Info

  • Author Lê Học Lãnh Vân
Published in Tư liệu

Lẫm lúa ở miền Tây

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 26/03/2020

Lẫm lúa là cái thiếu lâu nay ở nhà nông miền Tây Nam bộ. Nếu có những lẫm lúa cho tử tế, thì có lẽ sẽ không xảy ra chuyện lùm xùm về ‘xuất’ hay ‘tạm dừng xuất’ trong ngành gạo hiện nay trước đại dịch toàn cầu và vấn nạn hạn mặn.

satlo01

Nước mắt nhà nông khi ruộng lúa bị khô hạn và nhiễm mặn

Lúa sau khi thu hoạch thì được phơi khô, giê sạch và bảo quản bằng nhiều vật dụng khác nhau như bồ lu, bồ nan, bùng binh, xe rương và cái lẫm hay còn gọi là lẫm lúa. Nhà nào có nhiều lúa để dự trữ thì phải dùng đến cái lẫm.

Chữ lẫm () là từ Hán Việt có nghĩa là kho đụn chứa lương thực. Cái lẫm chứa lúa thường chỉ có ở những nhà địa chủ lớn, một vụ thu vô 3-4 muôn lúa (3-4 ngàn giạ) trở lên mà các vật dụng như kể trên không thể chứa hết được.

Lẫm lúa nhà điền chủ

Trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) người ta phần nào hình dung được diện mạo nông thôn miệt sông nước đồng bằng ngày trước. Lúa gạo nhiều thì phải bán,người mua lúa gạo kêu là lái lúa,bạn hàng xáo. Bạn hàng xáo đi thu mua lúa từ trong đồng trong bái, chất lên ghe chở ra chành lúa.

Xuất hiện từ "chành lúa", chành là tiếng Tiều của người Hoa, vì người Tiều thâu mua lúa đầu tiên. Chành là cái kho chứa lúa của người mua lúa. Nếu của điền chủ thì kho kêu là "lẫm lúa". Khắp lục tỉnh nơi nào cũng có chành lúa.

Cái lẫm thường được thiết kế trong một ngôi nhà rộng ba gian, xây dựng ở những vùng cao không bị ngập lụt. Hai gian hai bên có diện tích rộng thiết kế thành 2 cái lẫm. Gian giữa hẹp hơn là nơi người ta chuyển lúa vào hay xuất lúa ra. Gian làm lẫm ba mặt là vách tường. Còn một mặt trong nhà hoặc đóng kín bằng ván gỗ hay tường làm bằng đất, có chừa một cái cửa bề cao lên đến cây trính, bề rộng phải lớn hơn cái thúng cái khi đưa thúng đổ lúa vào. Cửa này là nơi người ta đổ lúa vào. Có những tấm ván tấn chặn ở cửa, cao khoảng 0,5m.

Khi đổ lúa vào lẫm đầy đến 0,5m, người ta tấn tấm ván khác lên trên để tiếp tục đổ lúa vào. Rồi cứ thế mà đổ cho đến tầng 3, tầng 4… đến khi nào lẫm đầy lúa thì thôi. Nơi vách gần cửa lẫm, người ta chừa một cái ngách tra vào đó bằng một cái máng xuôi miệng, một miếng gỗ đặt nơi miệng máng.

Khi lẫm đầy lúa, cần xuất lúa từ lẫm thì rút miếng ván ở miệng máng cho lúa chảy ra, lấy đủ số thì đóng miếng ván lại. Trong nền lẫm, người ta lót gạch, cho trấu vào trên lớp gạch cao khoảng vài tấc, rồi lót những tấm bồ nan cách ly giữa trấu và lúa sẽ đổ vào sau này.

Người ta đổ lúa vào lẫm, tầng 1 dưới cùng, dùng thúng lường có 2 người khiêng. Những tầng kế trên đưa lúa vào bằng thúng cái và cao hơn nữa thì bằng thúng con cho nhẹ.

Ở những vùng thường xuyên bị lũ lụt, người ta vẫn xây nhà lẫm, nhưng trong nhà làm gác lửng có độ cao quá mức ngập lụt. Trên gác lửng đó, người ta làm khung bằng cây che kín bốn bên, đổ thóc lúa vào, hay lúa ít, họ quay bồ trên sàn gác để chứa lúa. Lên xuống lẫm này bằng cái thang gỗ…

Đó là lẫm lúa thường thấy thời trước của điền chủ, hay ở nhà ông hội đồng.

Giờ gọi là ‘kho chứa thóc’

Việt Nam hiện nay thì có hẳn bộ quy chuẩn về ‘lẫm lúa’ với tên gọi trên văn bản là ‘kho chứa thóc’ – dân miền Nam gọi gọn là ‘kho lúa’. Bộ quy chuẩn này nằm ở Thông tư 12/2013/Tổng thống-BNNPTNT do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng ký ban hành 06-02-2013.

Khác lẫm lúa ngày xưa, ‘kho chứa thóc’ theo quy chuẩn còn buộc phải có các thiết bị như máy sấy thóc có khả năng xử lý được độ ẩm của thóc đạt yêu cầu kỹ thuật, công suất sấy đáp ứng được năng lực của kho chứa.

Các dạng máy sấy gồm : Máy sấy dạng tháp ; Hệ thống (cụm) máy sấy tầng sôi kết hợp với sấy tháp ; Máy sấy vỉ ngang ; Thiết bị vận chuyển phục vụ xuất, nhập kho ; Thiết bị xử lý những sự cố bất lợi trong quá trình bảo quản ; Thiết bị đo lường kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật ; Hệ thống chiếu sáng…

Bộ quy chuẩn cũng đề cập đến kho silo. Theo đó kho silo có thân kho hình trụ (hoặc hình hộp) đáy dạng hình chóp hoặc đáy phẳng với cơ cấu tháo liệu, đường kính từ 6 m đến 20 m, chiều cao từ 10 m đến 30 m, có nắp kín và các cửa thông hơi. Vật liệu làm silo là bê tông, kim loại, hoặc tôn tráng kẽm ; Số lượng silo tối thiểu là hai chiếc, đảm bảo đảo trộn nguyên liệu trong quá trình bảo quản…

Giải pháp chọn lựa phổ biến ở nước nông nghiệp là xây dựng silo. Đây là một kết cấu bằng thép hay bê tông được xây dựng để bảo quản nông sản dạng hạt rời, được trang bị hệ thống kiểm định chất lượng lúa đầu vào, thiết bị làm sạch và sấy khô. Hệ thống nộp lúa vào và tháo lúa ra bằng cơ giới, trang bị hệ thống tự động theo dõi, điều tiết nhiệt độ và làm mát trong quá trình bảo quản, nhờ vậy có thể bảo quản lúa thời gian hơn một năm phù hợp với diễn biến lúa gạo trên thị trường. Nhờ có thể xây dựng theo chiều cao, silo ít tốn kém mặt bằng, chứa được khối lượng lớn. Nhờ được bảo quản tốt nên trong quá trình xay xát hạt gạo đạt chất lượng cao và ổn định.

Ở miền Nam trước 1975, tư liệu về nông nghiệp cho biết đã có một số các cụm silo, như ở Cao Lãnh (48.000 tấn), Trà Nóc (10.000 tấn), Bình Chánh (12.000 tấn), nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên sau 1975 không được sử dụng đúng công năng, hoặc bỏ trống.

Thị phần còn ‘trắng’ của ngành logistics Việt Nam ?

Khi có hệ thống tổng kho, nếu giá lúa thấp, nông dân không bán và mang lúa gạo đến ký gửi ở tổng kho của Nhà nước. Khi nhận được đơn xác nhận ký gửi hàng hóa từ Nhà nước, nông dân có thể đến ngân hàng vay một khoản tín dụng tương đương với giá trị lúa đã ký gửi trong tổng kho. Số tiền vay này có thể dùng trang trải trong cuộc sống hàng ngày, mua sắm vật tư chuẩn bị cho vụ mùa mới. Giá cả luôn được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu.

Khi nguồn cung giảm, giá sẽ tăng, khi đạt được mức giá mong đợi, nông dân bán lúa (gạo) ra và giải chấp vốn vay ở ngân hàng. Với mô hình này, nông dân sẽ có mức lời mong đợi, không phải bán tháo hàng hóa khi giá ở mức thấp. Hệ thống tổng kho không phải là nơi giữ hàng hóa miễn phí cho nông dân, doanh nghiệp mà đây còn là một ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận.

Ông Đoàn Đình Hoàng, giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, nhận định với nguồn lực trong tay, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống tổng kho, và tổ chức đấu thầu cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia khai thác.

Ví dụ một hệ thống tổng kho vùng có năng lực lưu trữ 1 triệu tấn hàng hóa sẽ được chia thành bốn hệ thống kho phụ, mỗi kho có sức chứa 250.000 tấn sẽ được chia nhỏ ra cho các đơn vị khai thác. Nhà nước cần đưa ra giá sàn với mức phí hợp lý mà nông dân và doanh nghiệp đều có khả năng ký gửi hàng hóa, và đặt ra thời hạn thu hồi vốn cho các hệ thống kho này.

Nếu có hệ thống tổng kho, người nông dân sẽ ít lệ thuộc vào thương lái hơn, hàng hóa không đi qua nhiều khâu trung gian. Ví dụ hệ thống tổng kho ở khu vực phía Nam có thể đặt ở Long An, Cần Thơ, Bạc Liêu và An Giang. Nông dân ở đây có thể đưa sản phẩm của mình đến kho gần nhất để ký gửi hàng hóa…

Rồi mùa dịch cũng đi qua

Những lo lắng về biến động của mùa dịch đến từ con virus corona rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc. Mùa mưa đến, vậy là miền Tây vừa giải hạn mặn, vừa no nước để làm những vụ mùa.

Câu chuyện về một hệ thống tổng kho lúa gạo cho đồng bằng sông Cửu Long được nhiều lần xới đi xới lại ở các hội nghị, hội thảo từ thập niên 80 ở thế kỷ trước, cho tới tận hôm nay, có lẽ lại chìm vào lãng quên ; hay ít ra là cũng tiếp tục bị ‘bỏ quên’ trong năm 2021, khi đây là năm bộn bề công việc nhân sự cho nhiệm kỳ mới của đảng chính trị và của cả quốc hội và chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên trong góc nhìn khác, một nhà báo chuyên trách về logistics ở miền Tây Nam bộ nói rằng cần coi lại chuyện thủ tục cho vay và lãi vay ngân hàng ở nông thôn. Nông dân thường không đủ vốn liếng để làm các vụ lúa tiếp theo, nếu như vì tình thế nào đó mà họ buộc phải ‘ký gửi’ lúa vào ‘lẫm lúa’ để chờ giá. Nên nhớ ‘lẫm lúa’ là dành cho điền chủ, cho ông bà hội đồng giàu có tiền muôn, bạc vạn.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 26/03/2020

******************

Nguy cơ sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau hạn mặn

Diễm Thi, RFA, 26/03/2020

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long năm nay ở mức độ được nói gay gắt và khốc liệt. Tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

satlo1

Ảnh minh họa bờ sông bị sạt lở - Photo : moitruong.net

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, do nước sông Mekong từ thượng nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức rất thấp nên xâm nhập mặn nghiêm trọng. Dự báo đến cuối tháng 4 mới kết thúc đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Khi hạn mặn đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân cũng như hệ sinh thái nơi này thì các chuyên gia lại cảnh báo hiện tượng sạt lở trong mùa mưa sắp tới.

Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên- Môi trường, lũ lụt, xâm nhập mặn và sạt lở là những thách thức lớn mà Đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện hàng năm. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các trận lũ hầu hết xuất hiện vào giữa tháng 10 và chủ yếu là lũ vừa và nhỏ, số trận lũ lớn đã giảm so với trước đó. Nguyên nhân là do việc xây dựng, vận hành các hồ chứa thủy điện ở thượng lưu sông Mekong đổ về vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thay đổi quy luật tự nhiên của dòng chảy.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia môi trường và tài nguyên, chỉ ra nguyên nhân làm cho tình trạng sạt lở hàng năm ngày càng nặng nề :

"Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng rất là nhạy cảm đối với sự thay đổi khí hậu thủy văn. Khi dòng chảy trên sông Mekong thay đổi do yếu tố như mưa hay do điều kiện đặc biệt khác thì nó ảnh hưởng đến hệ sinh thái rất là nhiều. Đậy là khu vực đồng bằng rất thấp và phẳng lại nằm cuối hạ lưu của một con sông lớn. Thêm vào đó là tác động từ con người như đập thủy điện làm cho tình trạng càng khó khăn hơn".

Mấy năm gần đây, mặc dù đang là mùa khô nhưng vẫn có hiện tượng sạt lở những căn nhà dọc bờ sông.

Hôm 18 tháng 6 năm 2019, tại diễn đàn ‘Quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long’ do Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, một báo cáo cho thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 560 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 800km và xâm nhập mặn hơn 90 km.

Cùng ngày, 6 căn nhà liền kề tại khu vực ven bờ sông Vàm Cỏ Tây, xã Lợi Bình Nhơn, tỉnh Long An đã bị sạt lở.

Ngày 29 tháng 7 năm 2019, năm căn nhà cặp sông Cái Sắn, ven quốc lộ 80 huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ bị sạt lở gây hư hỏng nặng nề và hai căn nhà đã bị cuốn trôi.

Tối ngày 29/8/2019, 58 m đường ven kênh Rạch Vọp, tỉnh Sóc Trăng bị sạt lở, nhấn chìm hoàn toàn chín căn nhà bán kiên cố xuống sông.

Những vụ sạt lở trên xảy ra không lâu khi mùa mưa đến. Vì thế năm nay, khi mùa khô hạn còn chưa hết, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long đã cảnh báo tình trạng sạt lở vào mùa mưa sắp tới.

Báo trong nước dẫn lời Thạc sĩ Thiện rằng, vào đầu mùa mưa tới, khi mực nước sông còn thấp nhưng bắt đầu chảy mạnh, nước lũ từ thượng nguồn Mekong đổ về làm tăng áp lực bào mòn vào chân bờ sông ở bên dưới. Dòng chảy đã khoét rỗng chân bờ sông, tạo "hàm ếch" bên dưới trong khi người sống ở trên không biết cho đến khi toàn bộ khối đất đổ ụp xuống. Vì vậy, dù đang trong tình trạng hạn mặn, chúng ta vẫn cần đề phòng chuyện này khi mùa mưa đến.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, cho rằng hạn mặn và sạt lở về mặt tự nhiên không liên quan đến nhau, nhưng mặt nhân tai thì có, bởi khi hạn hán thì bà con buộc phải khai thác nước ngầm. Khi khai thác như vậy làm cho nền đồng bằng bị tụt xuống khá nhanh. Điều đó làm ảnh hưởng đến chuyện sụt lở. Nhưng đó không phải là tác động trực tiếp và ngay bây giờ. Theo ông thì chuyện sạt lở là chuyện năm nào cũng có. Ông giải thích :

"Chuyện sạt lở bên bờ sông là do tốc độ dòng chảy của sông bất ổn. Có những lúc rất chậm nhưng có những lúc rất nhanh. Nguyên nhân thứ nhất là những năm lũ lớn, nước trên thượng nguồn lại đổ về do người ta xả đập nên lũ chồng lũ.

Nguyên nhân thứ hai là vùng thượng nguồn họ đắp đê bao kín để làm lúa ba vụ hoặc trồng cây ăn trái nên nước không có đường thoát trên thượng nguồn mà nó tràn xuống bên dưới với tốc độ nhanh hơn.

Nguyên nhân thứ ba là lòng sông những năm gần bị khai thác cát, sỏi rất nhiều nên lòng sông rộng và sâu tạo nên những vùng sụt lở. Ngoài ra những đập nước trên thượng nguồn nó chặn rất nhiều phù sa xuống hạ nguồn cho nên việc bồi đắp phù sa cho lòng sông bị giảm đi".

Chuyện sạt lở là chuyện xảy ra hàng năm. Đây là một thực tế mà vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phải chịu từ nhiều năm qua. Nguyên nhân do thiên tai cũng có mà nhân tai cũng có.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhận định :

"Thứ nhất là người ta ăn cắp cát. Gọi là ăn cắp chứ thật ra họ câu kết với chính quyền địa phương để bơm cát. Khi họ lấy cát thì đáy sông sâu hơn nên dòng nước chảy bị xoáy. Khi nước xoáy vậy thì nó cuốn chân bờ sông khiến bờ sông sụp.

Thêm nữa là khi dòng chảy mạnh thì nó dễ làm cho bờ bị lở. mà sông Tiền, sông Hậu chịu ảnh hưởng của triều bên biển Đông nên cũng có hai con nước lớn hai con nước nhỏ. Mỗi ngày hai lần như vậy. Khi lưu lượng chảy nhanh nó sẽ cuốn bờ sông. Một phần hữa là do dân mình lấn sông cất nhà làm trầm trọng thâm khả năng bị sạt lở".

Chuyện khai thác cát mà Giáo sư Võ Tòng Xuân đề cập đã xảy ra cả chục năm nay.

Theo thống kê của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, các sở Khoa học Công nghệ, Sở tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng của các địa phương đã cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác cát dọc sông Tiền và sông Hậu mỗi năm 28 triệu mét khối. Con số này chỉ tính từ năm 2010 đến năm 2013, khi viện này thực hiện đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 26/03/2020

******************

Vì đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Chính trị nên… ở đâu ngồi đó !

Trân Văn, 24/03/2020

Dịch viêm phi Vũ Hán đã cht thêm gánh nng cho cư dân đng bng sông Cu Long – khu vc vn b xem là đang hp hi vì hn hán và nướmặn xâm nhp càng ngày càng sâu vào rung, vườn.

dongbang1

Đồng Bng Sông Cu Long vi cnh hn hán khốc lit năm 2016. [ngun : Việt Nam Express 3/11/2016]

Hạn hán và nhim mn không mi. Tình trng này tng lp đi, lp li nhiu ln. Yếu t "mi" ch mc đ trm trng. Khi so ln sau vi nhng ln trước, dù mun hay không thì t các viên chc hu trách đến cư dân cũng phi cùng tha nhn là… chưa tng có !

Hậu qu ca hn hán và nhim mn càng ngày càng đa dng : Khai thác nước ngm đ bù vào lượng nước ngt cn thiết cho c sinh hot ln trng trt, chăn nuôi... vn càng ngày càng gim khiến b mt Đồng bằng sông Cửu Long biến dng.

Được s tiếp sc ca vic cho phép khai thác – tn thu cát vô ti v, st l, st lún đã xy ra khp nơi. Gi, "tan rã" không còn là nguy cơ. "Tan rã" đã tr thành hin thc, đe da hy dit khu vc mà sn vt t nhiên vn đa dng, phong phú nht Vit Nam !

***

Cho dù mức đ trm trng ca thm trng đang din ra  Đồng bằng sông Cửu Long có s góp phn ca nhng con đ thượng ngun sông Mekong và thi tiết d thường do biến đi khí hu nhưng xét cho đến cùng, nguyên nhân chính vn n tư duy qun tr và năng lc điu hành quc gia…

Cho dù còn không ít khác biệt v bin pháp gii cu Đồng bằng sông Cửu Long nhưng ít nht, các chuyên gia  c trong ln ngoài Vit Nam luôn đng thun : Hn hán  Đồng bằng sông Cửu Long s không càng ngày càng đáng s như đã thy nếu "đng ta" không ra lnh ci to nhng vùng trũng từng là nơi tích nước cho Đồng bằng sông Cửu Long (Đng Tháp Mười...) thành rung lúa.

Hệ thng đê bao, nhng d án kiu như "Ngt hóa bán đo Cà Mau"... nhng ngh quyết nhm tăng sn lượng g Đồng bằng sông Cửu Long đ vươn lên dn đu v xut cng go, đ nâng kim ngch xut cảng thủy sn, giúp "ch tiêu tăng trưởng" ca năm sau cao hơn năm trước...

Tương t, đ thu hút đu tư, vì "ch tiêu tăng trưởng" mà gt đu liên tc vi đ loi d án đu tư, cho phép xây dng nhng nhà máy mà hot đng hy hoi c môi trường sng ln ngun nước (bt giy, đt than đ phát đin...) đã khiến ngun nước ca sông rch ô nhim trm trng, phi bù đp bng gia tăng khai thác nước ngm.

Hạn hán, sông rch và rung vườn nhim mn, st l, st lún  Đồng bằng sông Cửu Long liu có trm trng như đang thy nếu không có những ch trương, nhng ngh quyết như đã k, không có vic thi nhau cho phép khai thác cát đ tăng ngun thu ? Chc chn là không ! Đã có ai, nơi nào nhn hoc b truy cu trách nhim v nhng ch trương, ngh quyết đó không ?

***

Trước tình trng càng ngày càng bi đát của Đồng bằng sông Cửu Long, cui năm 2017, chính ph Vit Nam ban hành thêm mt ngh quyết na đ giúp Đồng bằng sông Cửu Long "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hu" và "phát trin bn vng" (Ngh quyết 120/NQ-CP).

Nghị quyết 120/NQ-CP được chính các viên chc hu trách lãnh đạo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam ví von là "Ngh quyết thun thiên" : Qun tr và điu hành hot đng kinh tế - xã h Đồng bằng sông Cửu Long s "tôn trọng quy lut t nhiên, phù hp vi điu kin thc tế, tránh can thip thô bo vào t nhiên" (1).

Cho dù cuối cùng đng ta, quc hi ta, nhà nước ta, chính ph ta cũng thy, ít nht vi trường hp Đồng bằng sông Cửu Long, qun tr, điu hành phi thun… thiên nhưng trên thc tế, đng ta, quc hi ta, nhà nước ta, chính ph ta vn mun dùng ngh quyết thế… thiên !

Tuần trước, khi tham gia "Tổng kết 10 năm thc hin Kết lun 53 ca B Chính tr v Đ án An ninh lương thc quc gia đến năm 2020", ông Nguyễn Xuân Phúc – người thường t ra hết sc tâm đc vi "Ngh quyết thun thiên" - tuyên b : "Ta" đang đối din vi "thử thách ln", phải "nuôi ăn 104 triệu người", do đó cầ"chốt cng din tích trng lúa và sn lượng lương thc hàng năm" và sẽ sm trình Bộ Chính tr đ ngh gi hơn 3,5 triu héc ta đt trng lúa để ít nht cũng có 22 triu tn g(2)…

Cách nay hơn ba thp niên, "an ninh lương thc" m đường cho nhiu ch trương, ngh quyết "ci to toàn din" Đồng bằng sông Cửu Long, đy khu vc này trước thm trng như đang thy. Gi khi các chuyên gia  c trong ln ngoài Vit Nam đã hiến nhiu gii pháp nhm giúp Đồng bằng sông Cửu Long cm c, "an ninh lương thc" li ngóc đu gượng dy.

Thiếu nước ngt, rung vườn nhim mn là thc tế khó lòng xoay chuyn nhưng "thun thiên" có th giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long tn ti và phát trin theo nhng hướng khác nhưtôm, cá... Một "ngh quyết" kiu nhưphải gi hơn 3,5 triu héc ta đt trng lúa để ít nht cũng có 22 triu tn go có thể s tiếp tc s tot vai trò, tri thc ca các chuyên gia.

Bây giờ là lúc đ nhng cá nhân có thc hc trong nhiu lĩnh vc (thy li, nông nghiệp, thy sn, kinh tế, thương mi...) cùng nhau tho lun, la chn nhng gii pháp hp lý nht, kh thi nht giúp Đồng bằng sông Cửu Long có th tht s "thích ứng vi các tác đng ca biến đi khi hu" và "phát triển bn vng". Nếu chưa "tổ chc kim đim, rút kinh nghiệm sâu sc và t nhn các hình thc k lut tương xng" về trách nhim đi vi hin trng Đồng bằng sông Cửu Long, B Chính tr nên ngi im.

Thực tế đã cho thy nhng cá nhân th đ"cao cấp lý lun chính tr" hay "xây dựng đng" hoặc có chuyên môn sâu v nhng lĩnh vực tương t không th và không nên can d vào vic tìm li thoát him cho Đồng bằng sông Cửu Long. Phá đến như thế mà vn thy chưa đ ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 24/03/2020

Chú thích

(1) http://baochinhphu.vn/Thuc-hien-Nghi-quyet-thuan-thien/Thu-tuong-doc-thuc-trien-khai-hieu-qua-hon-Nghi-quyet-thuan-thien/359363.vgp

(2) https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-phai-dam-bao-an-ninh-luong-thuc-trong-moi-tinh-huong-20200318173437304.htm

Additional Info

  • Author Trần Dzạ Dzũng, Diễm Thi, Trân Văn
Published in Diễn đàn

Dịch viêm phi Vũ Hán đã cht thêm gánh nng cho cư dân đng bng sông Cu Long – khu vc vn b xem là đang hp hi vì hn hán và nước mặn xâm nhp càng ngày càng sâu vào rung, vườn.

dongbang1

Đồng Bng Sông Cu Long vi cnh hn hán khốc lit năm 2016. [ngun : Việt Nam Express 3/11/2016]

Hạn hán và nhim mn không mi. Tình trng này tng lp đi, lp li nhiu ln. Yếu t "mi" ch mc đ trm trng. Khi so ln sau vi nhng ln trước, dù mun hay không thì t các viên chc hu trách đến cư dân cũng phi cùng tha nhn là… chưa tng có !

Hậu qu ca hn hán và nhim mn càng ngày càng đa dng : Khai thác nước ngm đ bù vào lượng nước ngt cn thiết cho c sinh hot ln trng trt, chăn nuôi... vn càng ngày càng gim khiến b mt Đồng bằng sông Cửu Long biến dng.

Được s tiếp sc ca vic cho phép khai thác – tn thu cát vô ti v, st l, st lún đã xy ra khp nơi. Gi, "tan rã" không còn là nguy cơ. "Tan rã" đã tr thành hin thc, đe da hy dit khu vc mà sn vt t nhiên vn đa dng, phong phú nht Vit Nam !

***

Cho dù mức đ trm trng ca thm trng đang din ra Đồng bằng sông Cửu Long có s góp phn ca nhng con đp thượng ngun sông Mekong và thi tiết d thường do biến đi khí hu nhưng xét cho đến cùng, nguyên nhân chính vn nm tư duy qun tr và năng lc điu hành quc gia…

Cho dù còn không ít khác biệt v bin pháp gii cu Đồng bằng sông Cửu Long nhưng ít nht, các chuyên gia c trong ln ngoài Vit Nam luôn đng thun : Hn hán Đồng bằng sông Cửu Long s không càng ngày càng đáng s như đã thy nếu "đng ta" không ra lnh ci to nhng vùng trũng từng là nơi tích nước cho Đồng bằng sông Cửu Long (Đng Tháp Mười...) thành rung lúa.

Hệ thng đê bao, nhng d án kiu như "Ngt hóa bán đo Cà Mau"... nhng ngh quyết nhm tăng sn lượng go Đồng bằng sông Cửu Long đ vươn lên dn đu v xut cng go, đ nâng kim ngch xut cảng thủy sn, giúp "ch tiêu tăng trưởng" ca năm sau cao hơn năm trước...

Tương t, đ thu hút đu tư, vì "ch tiêu tăng trưởng" mà gt đu liên tc vi đ loi d án đu tư, cho phép xây dng nhng nhà máy mà hot đng hy hoi c môi trường sng ln ngun nước (bt giy, đt than đ phát đin...) đã khiến ngun nước ca sông rch ô nhim trm trng, phi bù đp bng gia tăng khai thác nước ngm.

Hạn hán, sông rch và rung vườn nhim mn, st l, st lún Đồng bằng sông Cửu Long liu có trm trng như đang thy nếu không có những ch trương, nhng ngh quyết như đã k, không có vic thi nhau cho phép khai thác cát đ tăng ngun thu ? Chc chn là không ! Đã có ai, nơi nào nhn hoc b truy cu trách nhim v nhng ch trương, ngh quyết đó không ?

***

Trước tình trng càng ngày càng bi đát của Đồng bằng sông Cửu Long, cui năm 2017, chính ph Vit Nam ban hành thêm mt ngh quyết na đ giúp Đồng bằng sông Cửu Long "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hu" và "phát trin bn vng" (Ngh quyết 120/NQ-CP).

Nghị quyết 120/NQ-CP được chính các viên chc hu trách lãnh đạo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam ví von là "Ngh quyết thun thiên" : Qun tr và điu hành hot đng kinh tế - xã hi Đồng bằng sông Cửu Long s "tôn trọng quy lut t nhiên, phù hp vi điu kin thc tế, tránh can thip thô bo vào t nhiên" (1).

Cho dù cuối cùng đng ta, quc hi ta, nhà nước ta, chính ph ta cũng thy, ít nht vi trường hp Đồng bằng sông Cửu Long, qun tr, điu hành phi thun… thiên nhưng trên thc tế, đng ta, quc hi ta, nhà nước ta, chính ph ta vn mun dùng ngh quyết thế… thiên !

Tuần trước, khi tham gia "Tổng kết 10 năm thc hin Kết lun 53 ca B Chính tr v Đ án An ninh lương thc quc gia đến năm 2020", ông Nguyễn Xuân Phúc – người thường t ra hết sc tâm đc vi "Ngh quyết thun thiên" - tuyên b"Ta" đang đối din vi "thử thách ln", phải "nuôi ăn 104 triệu người", do đó cần "chốt cng din tích trng lúa và sn lượng lương thc hàng năm" và sẽ sm trình Bộ Chính tr đ ngh gi hơn 3,5 triu héc ta đt trng lúa để ít nht cũng có 22 triu tn g(2)…

Cách nay hơn ba thp niên, "an ninh lương thc" m đường cho nhiu ch trương, ngh quyết "ci to toàn din" Đồng bằng sông Cửu Long, đy khu vc này trước thm trng như đang thy. Gi khi các chuyên gia c trong ln ngoài Vit Nam đã hiến nhiu gii pháp nhm giúp Đồng bằng sông Cửu Long cm c, "an ninh lương thc" li ngóc đu gượng dy.

Thiếu nước ngt, rung vườn nhim mn là thc tế khó lòng xoay chuyn nhưng "thun thiên" có th giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long tn ti và phát trin theo nhng hướng khác như tôm, cá... Một "ngh quyết" kiu nhưphải gi hơn 3,5 triu héc ta đt trng lúa để ít nht cũng có 22 triu tn go có thể s tiếp tc s tot vai trò, tri thc ca các chuyên gia.

Bây giờ là lúc đ nhng cá nhân có thc hc trong nhiu lĩnh vc (thy li, nông nghiệp, thy sn, kinh tế, thương mi...) cùng nhau tho lun, la chn nhng gii pháp hp lý nht, kh thi nht giúp Đồng bằng sông Cửu Long có th tht s "thích ứng vi các tác đng ca biến đi khi hu" và "phát triển bn vng". Nếu chưa "tổ chc kim đim, rút kinh nghiệm sâu sc và t nhn các hình thc k lut tương xng" về trách nhim đi vi hin trng Đồng bằng sông Cửu Long, B Chính tr nên ngi im.

Thực tế đã cho thy nhng cá nhân th đ"cao cấp lý lun chính tr" hay "xây dựng đng" hoặc có chuyên môn sâu v nhng lĩnh vực tương t không th và không nên can d vào vic tìm li thoát him cho Đồng bằng sông Cửu Long. Phá đến như thế mà vn thy chưa đ ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 24/03/2020

Chú thích

(1) http://baochinhphu.vn/Thuc-hien-Nghi-quyet-thuan-thien/Thu-tuong-doc-thuc-trien-khai-hieu-qua-hon-Nghi-quyet-thuan-thien/359363.vgp

(2) https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-phai-dam-bao-an-ninh-luong-thuc-trong-moi-tinh-huong-20200318173437304.htm

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Thủy điện Lang Cang-Mekong gây khát nước và đói phù sa cho Đông bằng sông Cửu Long bằng cách nào ?

Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu cơn khát chưa từng có, dân cư phải mua nước giá 250.000 đồng/mét khối, trong khi ở San Diego, nhà máy khử mặn nước biển thành nước uống bán với giá 30.000 đồng/mét khối. Trước tình cảnh thiệt thòi như thế, ngoài tác động khí hậu, họ rất cần thông tin chính xác về vai trò thủy điện trên lưu vực. Các kênh truyền thông có nhiều thông tin nhưng có những thông tin không chính xác, gây hoang mang cho dư luận nên chúng tôi tìm câu trả lời từ các nghiên cứu khoa học sau đây chia sẻ cùng các bạn.

dongbang1

Vùng hạ lưu sông Mekong khát nước và đói phù sa - Ảnh minh họa

- Các phụ lưu theo quá trình lịch sử đóng góp lượng nước vào Mekong như thế nào ?

- Các con đập cắt giảm phù sa của Mekong như thế nào ?

- Các hồ thủy điện Lang Cang-Mekong tích trữ bao nhiêu nước ?

- Nước về Đồng bằng sông Cửu Long xuống từ nguồn nào ?

- Con đường giải thoát cho lưu vực ?

-----------------------------

1. Các phụ lưu theo quá trình lịch sử đóng góp lượng nước vào Mekong như thế nào ?

Theo Báo cáo Thủy văn của Mekong River Commission, trung bình mỗi năm các lưu vực góp phần vào dòng chảy theo bảng tỉ lệ sau, Trung Quốc 16%, Lào 35%, Thái Lan và Cam Bốt đều 18%, Việt Nam 11% và Miến 2%. Do đó, Việt Nam không phải vô can vì cũng xây nhiều thủy điện trên phụ lưu tại Việt Nam, nhưng đứng thứ năm/sáu trong sáu/bẩy nước, không có nhiều nước để cất giữ gây ra đại hạn như hiện nay.

dongbang2

Lượng nước đóng góp vào Mekong theo Wikipedia

Vào mùa khô Lang Cang nhờ có tuyết tan từ Hy Mã Lạp Sơn nên lưu lượng từ Vân Nam góp vào lên gần đến 80% vào dòng chảy tại Vientiane và 40% vào dòng chảy tại Kratie, tỉ lệ này là báo cáo của Mekong River Commission.

Vào những năm ít mưa nặng hạn, tỉ lệ nước từ Vân Nam có thể còn cao hơn nhiều, với 40 tỉ mét khối thể tích các hồ chứa Vân Nam, Trung Quốc có trong tay quyền lực quyết đoánkiểm soát gần 100% lưu lượng Mekong những mùa có hạn hán. Những quan sát viên chỉ dựa vào 16% trung bình năm để coi nhẹ tác hại chuỗi dập thủy điện Vân Nam khác gì biện bạch cho Trung Quốc.

Thật vậy, xem xét tác động sinh thái cần nghiên cứu toàn diên. Theo giới chuyên gia môi trường, tác động các hồ chứa thủy điện hay chuyển nước của thủy nông phải được khảo sát cả hai mùa, theo ba hoạt cảnh, năm mưa bình thường, năm mưa nhiều và năm khô hạn. Khi đó sẽ thấy viêc vận hành thủy điện có thể gây hạn chồng hạn, lũ chồng lũ cho hạ du. Sự việc đáng tiếc này đã xảy ra ở Việt Nam.

Tương tự thế, không thể kết luận là Trung Quốc không lấy nước của Mekong với lý luận đơn giản là họ chỉ tạm giữ ở các hồ chứa và xả ra sau. Muốn biết rõ, phải làm phân tích cân bằng khối lượng (mass balance) từ những số liệu nước ra và vào, cùng với thể tích, mực nước của tất cả các hồ chứa, và lượng nước chuyển đi ra khỏi lưu vực sử dụng từng giờ qua nhiều năm. Nhưng những thông số này rõ ràng Trung Quốc cố tình không không tiện công bố ra, khiến sự ngờ vực càng tăng khi hạn hán kéo dài. Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long thì nhìn sự kiện hạn lụt sụt lở với nước mắt.

2. Các con đập cắt giảm phù sa Mekong như thế nào ?

Trung bình Mekong tải ra biển 150 Mt phù sa, theo báo cáo về sự cắt giảm trọng tải phù sa của các con đập trên Lang Cang-Mekong của Mekong River Commission đến năm 2020 Mekong chỉ còn 50% phù sa và năm 2040 Mekong sẽ không còn mang phù sa ra biển.

Những quan sát viên quan sát viên chỉ xét lưu lượng, không tính phù sa vốn nguồn dinh dưỡng cho đất và bồi lấp cho duyên hải là góp công tránh né trách nhiệm cho Trung Quốc.

3. Các hồ thủy điện trữ bao nhiêu nước ?

Theo số liệu từ Wikipedia người viết kết toán lại, tất cả các hồ chứa hiện nay trên Lang Cang-Mekong có tổng số thể tích vận hành (active storage) là 73 tỉ mét khối hay 15% lưu lượng trung bình năm. Trung Quốc chiếm phần lớn khoảng 40 tỉ (55%), sau là Lào khoảng 30 tỉ (41%) và Việt Nam chỉ có 1,6 tỉ mét khối (2%). 

Theo thảo luận của người viết với cố Kỹ sư thủy điện Nguyễn Hữu Chung, chuyên gia chạy mô hình của Quebec Hydro, tác động môi sinh của thủy điện nhiều hay ít phải đánh giá theo độ điều tiết (regulation). Các đập Vân Nam điều tiết 56% và Lào 20% lưu lượng sông. Theo đánh giá của Tiến sĩ Yadu Pokhrel, Đại học Michigan, qủy trình lụt tại hạ vực Mekong xáo trộn vì thủy điện điều tiết dòng chảy thượng lưu ; chu trình chảy ngược trên sông Tonle Sap sẽ chấm dứt khi nhịp lũ của Biển Hồ bị điều tiết 50% và trì hoãn lại một tháng ; theo nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Juaguo Qi đồng viện, diện tích Biển Hồ đã bị thu hẹp dần dần suốt 15 năm theo các công trình thủy điện.

Theo số liệu Mekong River Commission  nhịp lũ dâng tại Biển Hồ năm 2019 chỉ bắt đầu vào tháng 8, đã đến trễ 3 tháng và đạt thể tích cực đại 30 tỉ mét khối, 30 tỉ mét khối ít hơn so với thể tích trung bình (long term average) khiến thu hoạch ngư sản Biển Hồ không còn.

Trách nhiệm chia sẻ nước từ hồ thủy điện cho hạ du vào những năm có hạn phải dựa theo các số liệu và tỉ lệ thể tích và điều tiết. Quan điểm cho là người Việt vốn là nạn nhân của thủy điện lại phải tự trách mình và bác bỏ trách nhiệm tác nhân lớn nhất Trung Quốc, Lào (và chính phủ Việt Nam) là một phát biểu ngược ngạo bất công cho người Việt.

4. Nước về Đồng bằng sông Cửu Long từ nguồn nào trong mùa khô ?

Vào mùa khô, Đồng bằng sông Cửu Long nhận nước từ một ngã tư sông gần Phom Penh, ở đó bốn nhánh sông họp lại, sông Tonle Sap từ Biển Hồ và Mekong từ Lào chảy vào và từ đó tách ra thành sông Bassac và Mekong cùng chảy xuống Đồng bằng sông Cửu Long ra biển.

Lưu vực hạ Mekong có ba hồ chứa thiên nhiên là Biển Hồ, Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, ngoài ra là hàng trăm các hồ thủy điện nhân tạo ở thượng nguồn của chúng. Việc xây đê bao canh tác lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm mất nhiều khả năng trữ nước của Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười đúng như Tiến sĩ Dương Văn Ni, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện khuyến cáo, Tiến sĩ Koos Neefjes và Tiến sĩ Lê Anh Tuấn đã khảo sát và công bố báo cáo khoa học . Đồng bằng sông Cửu Long vì thế rất cần nước từ Biển Hồ chảy về, nhưng chỉ khi Biển Hồ còn lũ Đồng bằng sông Cửu Long mới có nước. Khi Biển Hồ không còn nhịp lũ như năm 2016 hay 2019, Việt Nam sẽ lâm ngủy dưới đại hạn như năm 2017 và 2020 hiện nay. 

Người viết cho rằng phải vận động giúp Cam Bốt tranh đấu giới hạn lượng nước tích ở các hồ thủy điện, để nhịp lũ sinh thái Biển Hồ tồn tại thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được bảo vệ theo. Biển Hồ từ năm 1997 đến 2005 có thể tích trung bình 50 tỉ đến 80 tỉ, trung bình 60 tỉ mét khối. Đồng bằng sông Cửu Long Theo PGiáo sư Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Đồng bằng sông Cửu Long cần lưu lượng khoảng 2000 mét khối/giây khoảng 10 tỉ mét khối trong mùa khô để đuổi mặn, ém phèn và có nước ngọt sinh hoạt canh tác. Việc này hoàn toàn khả thi và có cơ sở pháp lý theo Hiệp Định Mekong 1995, các thành viên đã ký kết bảo vệ nhịp lũ của Biển Hồ. 

Theo nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Mattis Kummu, tỉ lệ nước từ Biển Hồ góp cho Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, trong 5 tháng mùa khô họ cho từ 20% đện 50% nước về Đồng bằng sông Cửu Long, số còn lại là từ Mekong. Như thế số nước mất lớn nhất cho Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô chính là số nước Biển Hồ đã mất vào mùa mưa trước đó. Những nhà quan sát chỉ tung ra lưu lượng xả ra và mực nước ở các đập Trung Quốc và Lào vào mùa hạn, không kể đến dòng nước yếu đi từ Biển Hồ, cho là bình thường để chống chế cho các chủ đập là sai sót rất lớn. Tại sao ?

Khi khí hậu có ít mưa, các hồ chứa thượng nguồn nhờ có các cổng chắn họ chủ động chặn dòng chảy, gom trữ nước trước vì nước là nhiên liệu và lợi tức của họ, nên hồ thiên nhiên Biển Hồ nằm phía dưới hoàn toàn bất lực bị tước đoạt mất nhịp lũ. Đồng bằng sông Cửu Long mất mùa nước nổi, sang mùa khô Bác sĩ Ngô Thế Vinh kết luận Đồng bằng sông Cửu Long như bệnh nhân của ông "phải gánh chịu từng cơn khát thắt ngực" dưới chân thủy điện.

5. Con đường giải thoát cho lưu vực ?

Hiện giờ đồng bào Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu hụt phải mua nước ngọt với giá 200.000 đến 250.000 VNĐ/mét khối. Tiến sĩ Hủy Nguyễn đã trình bày trên Facebook những biện pháp xây hồ chứa ít tốn kém và công trình nước ngọt khả thi để đối phó với hạn mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long hy vọng được lãnh đạo đem vào qủy hoạch. Tủy có phản hồi quan ngại những hồ nước này sẽ bị lún, Kỹ sư Ngô Minh Triết không xem đó là mối ngủy mà vạch ra hệ quả sau đó là thể tích hồ chứa sẽ tăng lên.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long còn có khả năng tái phục hồi các vùng chứa nước Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười bằng cách loại bỏ dần các đê bao triệt để cho lúa 3 vụ. Tiến sĩ Dương Văn Ni cho rằng có thể bỏ vụ ba cách hai năm một lần. 

Bác sĩ Ngô Thế Vinh đã giới thiệu kỹ thuật xử lý và lọc sạch nước thải theo dự án Ground Water Recharge của Orange County để bù nước ngọt và chống sụt lún và xâm mặn ; và nhà máy khử mặn nước biển thành nước ngọt của thành phố Carlsbad, với giá bán 30.000 VNĐ/mét khối. Và thế giới đã sử dụng phương pháp khử và trữ nước vào tầng nước ngầm để sử dụng (ASR Aquifer Storage and Resuse) với chi phí 7.000 VNĐ/mét khối. Các biện pháp công trình có thể thu dụng bức xạ mặt trời và gió tại Đồng bằng sông Cửu Long để hoạt động, Việt Nam có thể tự túc, bảo đảm an ninh nước ngọt và sạch khi bị đe dọa.

Mặt khác, tác hại tuyệt chủng di ngư, ngăn chặn phù sa, và gây xáo trộn chế độ thủy văn của các hồ thủy điện không có thiết kế và kỹ thuật nào loại trừ hay giảm thiểu được ; các quốc gia Lang Cang-Mekong không nên xây thêm một con đập Mekong mới nào nữa trên phụ lưu hay trên dòng chính. Dòng chảy sinh thái của dòng sông sẽ mất, thiệt hại không thể đền bù, trong khi thủy điện không còn là nguồn năng lượng tốt hay rẻ nhất.

Đã có không ít chuyên gia và tổ chức quốc tế như Natural Heritage Institute, Stimson Center, OXFAM, ADB khuyến cáo lãnh đạo các nước Mekong từ bỏ thủy điện, điện than và chuyển hướng sang năng lượng tái tạo phi thủy điện như gió và mặt trời.

Dự án hồ Nam Ngum

dongbang3

Người viết đã đề bạt hai dự án năng lượng mặt trời nổi với bình trữ điện 11400 MW-8,8 Tỉ USD trên hồ Nam Ngum cho Lào và 28400 MW-41 tỉ USD Biển Hồ cho Cam Bốt, để thay thế cho 9 con đập đang trù tính trên dòng chính Mekong. Tủy đó là những đề án với qủy mô phá kỷ lục thế giới rất nhiều lần nên khả năng được tiếp nhận và tài trợ rất mong manh ; tủy nhiên đã có những dấu hiệu chuyển hướng tích cực : Lào đã ký kết hợp đồng tiền thiết kế dự án mặt trời nổi 1200 MW trê hồ Nam Ngum và Cam Bốt đã tuyên bố không xây thủy điện trong 10 năm tới.

Dự án Biển Hồ

dongbang4

Trước tiến bộ công nghệ năng lượng tái tạo và sức ép của giá thành thấp dưới thủy điện, lãnh đạo các nước Mekong đang đứng trước cơ hội thật tốt để từ bỏ thủy điện, chọn chiến lược năng lượng hiện đại hơn, tránh cho nhau những xung khắc quyền lợi vì thủy điện nổ ra lớn hơn trước biến đổi khí hậu, đến mức không thể chấp nhận và không thể giải quyết.

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa và ao cá của dân tộc đã lâm ngủy nay trở thành vùng đất đói phù sa thừa phèn, thiếu nước sạch, thừa nước bẩn, thiếu nược ngọt thừ nước mặn, sụt lún dần dần. Nhân dịp chính phủ Cam Bốt đã thận trọng không xây thủy điện trên Mekong trong 10 năm, chính phủ Việt Nam cần hành động liên minh với Cam Bốt cứu lấy Biển Hồ và Đồng bằng sông Cửu Long trước họa sinh tử này. Việt Nam phải thông báo cho Chính phủ Lào là theo Hiệp định Mekong 1995, Việt Nam nhìn nhận Việt Nam không có quyền phủ quyết những dự án thủy điện của Lào nhưng Lào cũng không có quyền đơn phương xây đập khi chưa có thỏa thuận của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên rút vốn đẫu tư vào xây đập Luang Prabang mặt khác nên đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời của Lào và Campuchia, sẽ giúp họ phát triển kinh tế bền vững và không còn xung khắc hay bất công giữa các dân tộc.

Phạm Phan Long

(Kỹ sư, P.E., Viet Ecology Foundation)

Nguồn : VNTB, 21/03/2020

Chú thích :

[1] http://www.mrcmekong.org/mekong-basin/hydrology/

[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Mekong

[3]http://www.mekonginfo.org/assets/midocs/0001968-inland-waters-overview-of-the-hydrology-of-the-mekong-basin.pdf

[4]http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/Mekong-sediment-from-the-MRC-Council-Study-Technical-notedocx.pdf

[5]https://en.wikipedia.org/wiki/Hydropower_in_the_Mekong_River_Basin

[6]https://www.nature.com/articles/s41598-018/35823-4

[7]https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0013935117308939# !

[8]http://ffw.mrcmekong.org/weekly_report/2020/2020/03/16%20Weekly%20Dry%20Season%20Situation.pdf

[9]https://www.netherlandsworldwide.nl/binaries/en-nederlandwereldwijd/documents/publications/2018/10/16/water-retention-strategy-mekong-delta/Water+retention+strategy+Mekong+Delta.pdf

[10]https://www.researchgate.net/publication/235936064_Water_balance_analysis_for_the_Tonle_Sap_Lake-floodplain_system

[11] https://tuoitre.Việt Nam/mekong-kho-mong-nuoc-tu-trung-quoc-20200221221215482.htm

[12]https://www.researchgate.net/publication/235936064_Water_balance_analysis_for_the_Tonle_Sap_Lake-floodplain_system

[13] https://www.facebook.com/huy.nguyen.5439087

[14] http://vietecology.org/Article/Article/2362

[15] http://vietecology.org/Article/Article/21

[16] https://waterinthewest.stanford.edu/groundwater/recharge/

[17] http://vietecology.org/Article/Article/1343

[18] http://vietecology.org/Article/Article/1351

File PDF :

Tác-động-thủy-điên-Mekong-2020-FINAL-Release-mới.pdf

*******************

Một đồng bằng sông đang chết khát

Diễm My, VNTB, 22/03/2020

Nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam hiện đang bị hạn hán và nhiễm mặn nghiêm trọng nhất trong hơn 100 năm qua.

dongbang5

Trên cánh đồng "bão hạn mặn" tấn công, bà Nguyễn Thị Kim Trang (48 tuổi) gom những gốc lúa, cỏ dại nhiễm mặn cho bò ăn. "Năm nay người dân ở đây chết đói, làm lúa thì lúa nhiễm mặn chết hết, muốn đi làm công nhân trên thành phố cũng không ai dám đi vì sợ dịch bệnh. Để có tiền sinh hoạt hàng ngày, chồng tôi đi phụ hồ, còn tôi ở nhà lo cơm nước và nuôi hai con bò", bà cho biết.

Theo các chuyên gia, lý do chính là các hoạt động phát triển ở các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông liên quan đến việc sử dụng tài nguyên nước của sông Mê Kông, bao gồm cả việc vận hành và xây dựng các đập lớn dọc theo sông cũng như chuyển nước cho mục đích nông nghiệp.

Cho đến nay, sau nhiều tháng vật lộn trong đợt hạn hán kỷ lục, hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phải chịu cảnh kiệt sức, do thiệt hại đáng kể về mùa màng, hoa quả và nuôi trồng thủy sản.

Lúa chết khô

Vào lúc 4 giờ chiều, mặt trời mùa hè thiêu đốt ánh nắng còn sót lại. Cánh đồng lúa ở thị trấn Long Phú (Long Phú, Sóc Trăng) chỉ còn là những mảnh đất cằn cỗi. Đây là minh họa rõ ràng nhất từ tác động của đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua. Xâm nhập mặn, thiếu nước nghiêm trọng, nhiều diện tích bị thiệt hại khiến nông dân mất trắng.

Ông H, một lão nông ở ở khu vực Long Phú đành phải chịu mất trắng số lúa của mình, trên cánh đồng ráo hạn.

Trồng lúa lâu năm, nhưng chưa bao giờ ông lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế này. Năm ngoái, gia đình ông trúng được lúa vụ ba, nhưng trong vụ mùa này, ông hoàn toàn không thu hoạch được gì, do hạn hán và xâm nhập mặn.

Điều khiến cho những người nông dân miền Đồng bằng sông Cửu Long canh cánh nỗi lo là tiền chi cho phân bón, cày thuê,… vẫn treo lơ lửng trên đầu.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, do hạn mặn kéo dài, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 1.000 ha lúa ảnh hưởng trực tiếp bởi hạn hán và xâm nhập mặn, nếu kéo dài thì 400 ha lúa, 4.000 ha cây ăn trái và 1.000 ha trồng rau sẽ chịu ảnh hưởng theo. Trong khi đó Cà Mau đã có hơn 18.000 ha lúa bị thiệt hại vì hạn hán, gần 16.000 ha lúa trên đất nuôi tôm, còn lại trà lúa vụ đông xuân, mức độ thiệt hại từ 30 đến hơn 70%.

Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam chiếm 12% tổng diện tích đất, gần 1/5 dân số và được coi là vựa lúa của Việt Nam, đóng góp 56% sản lượng lương thực và 90% xuất khẩu gạo. Nhưng bây giờ, ngôi nhà của gần 20 triệu người, đang bị xâm nhập mặn ở đất nông nghiệp.

Các nhà khoa học cho biết, sự xâm nhập mặn tại khu vực này có thể lên tới 4/1.000, đủ để giết chết tất cả các loại thực vật. Còn theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, thì với kịch bản nước biển dâng 50cm vào năm 2050, ngập nước làm thiệt hại 193,000 ha và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 294,000 ha lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nước mặn từ lâu đã xâm chiếm đồng bằng, nhưng do hạn hán, không có đủ nước ngọt trong sông đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Theo thông tin từ Viện khoa học thủy lợi miền Nam, dung tích Biển Hồ ngày Campuchia 12/3 chỉ còn 1,84 tỷ m3, nên lượng điều tiết từ lưu vực Biển Hồ xuống hạ lưu hiện không đáng kể. Nguồn nước mùa khô năm 2019 – 2020 về vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây.

Thiệt hại kinh tế đáng kể

Báo cáo về tình hình xuất khẩu lúa gạo trong năm 2019 của Bộ Công thương, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 6,259 triệu tấn, thu về 2,758 tỷ USD.

Do ảnh hưởng của hạn hán và nhiễm mặn của nước trong năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ giảm đáng kể. Nguồn cung gạo cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu sẽ giảm do những thách thức lớn đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

Diễm My

Nguồn : VNTB, 22/03/2020

Additional Info

  • Author Phạm Phan Long, Diễm My
Published in Diễn đàn