Gửi Nhóm Bạn Cửu Long và 18 triệu Cư dân đồng bằng sông Cửu Long
"Bây giờ chính sách phát triển thủy lợi của Việt Nam phải được chuyển đổi theo sự chuyển hướng của nông nghiệp, không thể theo mục tiêu cũ để tiếp tục tăng sản lượng lúa thông qua thâm canh nông nghiệp mà phải theo mục tiêu cải thiện sinh kế của nông dân thông qua đa dạng hỏa cây trồng và canh tác tổng hợp. Nhưng rất tiếc các nhóm lợi ích vẫn bám mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, xây dựng cống đập ngăn mặn, đào kênh dẫn nước ngọt quí hiếm từ Sông Hậu xa tít để tiếp tục bắt dân trồng lúa, như Dự án sông Cái Lớn – Cái Bé. Nhóm lợi ích luôn có thế lực mạnh, để được duyệt dự án thì họ mới có ăn, mặc kệ dân trồng lúa cứ nghèo".
(Trao đổi cá nhân giữa giáo sư Võ Tòng Xuân và Ngô Thế Vinh, qua một eMail ngày 16/09/2018)
*****************
Đi tìm các giải pháp phi công trình cho đồng bằng sông Cửu Long
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long và 18 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long
Hình trên và dưới : Phối cảnh tổng thể Cống Cái Lớn, Cống Cái Bé, được mệnh danh là Công trình Thế Kỷ
Hệ thống vĩnh cửu cống ngăn mặn sông Cái Lớn - Cái Bé, nếu thực hiện, theo ý kiến của các chuyên gia độc lập thì không những rất tốn kém (hơn 3 ngàn tỉ đồng) và không cần thiết, lại có nhiều rủi ro tiềm ẩn, hủy hoại rộng rãi cả một hệ sinh thái mong manh của đồng bằng sông Cửu Long.
Một dự án từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàn toàn đi ngược với tinh thần Nghị Quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 17/11/2017 trong đó nhấn mạnh nguyên tắc : "thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên" (1, 2).
Những công trình thất bại ở đồng bằng sông Cửu Long : có bài học nào được rút ra hay ai nhận trách nhiệm ?
Từ hơn hai thập niên, người viết đã không ngừng lên tiếng về mối nguy cơ trên toàn hệ sinh thái lưu vực Sông Mekong do những con đập khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, tới chuỗi 9 con đập thủy điện dòng chính của Lào, rồi tới 2 dự án đập của Cambodia : ngoài những hậu quả rối loạn về dòng chảy, mất nước nơi các hồ chứa và quan trọng nhất là mất nguồn cát nguồn phù sa, dẫn tới một tiến trình đảo ngược khiến một đồng bằng sông Cửu Long đang dần tan rã. Đồng bằng đang tan rã theo các bờ sông và sạt lở dọc theo duyên hải Biển Đông.
Với những mối hỏa từ thượng nguồn, thực tế cho thấy Việt Nam đã không thể làm gì được. Tuy là một quốc gia cuối nguồn, Việt Nam đã không thể ngăn cản được một dự án thủy điện phía thượng nguồn lưu vực Mekong nào cả, đó là chưa kể Việt Nam còn thúc đẩy quá trình ấy thông qua việc xây dựng nhà máy thủy điện ở Lào và Cambodia và gần đây nhất là mua điện từ Lào. Kể từ ngày Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm phạm phải một sai lầm chiến lược khi đặt bút ký Hiệp định Uỷ hội Sông Mekong (Mekong River Commission) năm 1995 từ bỏ quyền phủ quyết (veto) vốn đã có trong Hiệp ước Uỷ Ban Sông Mekong (Mekong River Committee) năm 1957 từ thời Việt Nam Cộng Hoà.
Và mọi người chắc vẫn không quên sự kiện nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải kêu gọi Trung Quốc xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Jinhong Dam Vân Nam) để cứu hạn cho đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày cuối tháng 03 năm 2016.
Nhưng còn phải kể tới những công trình phát triển tự hủy (self-destructive development) ngay nơi đồng bằng sông Cửu Long trong bốn thập niên qua với những hệ luỵ tích luỹ tác hại nghiêm trọng trên tài nguyên và sự sống còn của cả một vùng Châu thổ cuối nguồn Sông Mekong. Điển hình có thể kể, từ sau 1975 :
- Xây đê đắp đập chắn lũ hệ thống đê bao để mở rộng khu làm lúa ba vụ làm mất 2 túi nước thiên nhiên khu Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng Đồng Tháp Mười.
- Xây hệ thống cống đập chắn mặn phá vỡ nhịp đập thiên nhiên của hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long điển hình là 2 dự án lớn : Ngọt hỏa Bán Đảo Cà Mau và Công trình Cống đập Ba Lai.
Ngọt hỏa bán đảo Cà Mau : một điển hình hối tiếc
Công trình Quản Lộ - Phụng Hiệp, ngọt hỏa Bán đảo Cà Mau được khởi công từ đầu thập niên 1990 với vốn 1,400 tỉ đồng vay từ Ngân hàng Thế giới (World Bank). Trong suốt giai đoạn 1990 đến năm 2000, hàng trăm cống đập, đê biển, đê sông ngăn mặn, giữ ngọt đã được rộng rãi đầu tư. Theo tính toán – trên lý thuyết của ngành thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hệ thống đưa nước ngọt từ Sông Hậu về Bán đảo Cà Mau sẽ cung cấp nước tưới, chủ yếu trồng lúa, cho 70,000 ha đất của tỉnh Bạc Liêu, 50,000 ha đất của Cà Mau và 66,000 ha đất của Kiên Giang
Bản đồ hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt nơi vùng Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long [Nguồn : Amir Hosseinpour (ZEF), trích dẫn bởi Simon, 2014] (6)
Bản đồ Quy hoạch thủy lợi vùng Nam Bán Đảo Cà Mau (6)
Với những hậu quả là :
Về khía cạnh công trình, do các cống ngăn mặn đã gây cản trở giao thông trên sông rạch nên phải làm thêm những công trình khác như âu thuyền Tắc Thủ, được xây từ năm 2001 tại ngã ba sông Ông Đốc - Cái Tàu - sông Trẹm, thuộc hai huyện Thới Bình và U Minh, Cà Mau với kinh phí gần 80 tỉ đồng nữa. Công trình này do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi II thiết kế và xây dựng. Âu thuyền Tắc Thủ [Hình 4] sau khi hoàn thành năm 2006, đã chứng tỏ không những là vô dụng, mà còn gây thêm cản trở giao thông. Cho đến nay, hầu như không ai chịu trách nhiệm về kế hoạch thất bại và đầu tư lãng phí này (6).
Âu thuyền Tắc Thủ do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi II thiết kế và xây dựng từ 2001 tại ngã ba sông Ông Đốc - Cái Tàu - sông Trẹm, Cà Mau, với kinh phí gần 80 tỉ đồng nhưng sau khi hoàn thành năm 2006, đã chứng tỏ là vô dụng, mà còn gây thêm cản trở giao thông. [photo by Nguyễn Kiến Quốc] (6)
Về khía cạnh hệ sinh thái, do dòng chảy sông rạch thường xuyên bị chặn lại bởi các cống, nên sự kết nối hữu cơ giữa hệ sinh thái sông-biển với thủy triều từ biển là hoàn toàn bị triệt tiêu trong thời gian cống bị đóng. Và khi mở cống, ô nhiễm tích luỹ lại theo dòng nước lan tỏa hủy diệt sinh cảnh và nguồn thủy sản nơi cửa sông và vùng cận duyên.
Phía trong cống không còn hiện tượng nước lớn, nước ròng mỗi ngày, hoặc nước rong nước kém cho chu kỳ rằm mỗi nửa tháng. Khi chưa có cống đập, thủy triều trong sông rạch vùng Bán đảo Cà Mau tuy không đều nhưng có khi biên độ cao đến gần 2 mét. Do các cống đóng suốt mùa khô, nên khúc sông bên trong trở thành hồ nước tù đọng khiến tình trạng ô nhiễm gia tăng. Rác rưởi từ nguồn phế thải gia cư, cộng thêm với các độc chất phục vụ trồng lúa như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón hỏa học tràn xuống tích tụ dày đặc [Hình 5].
Ở những nơi dòng sông không chảy, đồng bằng sông Cửu Long dày đặc ô nhiễm và sinh cảnh thì đang chết dần. [photo by Ngô Thế Vinh 12/2017]
Theo Nhóm Nghiên cứu Mekong từ Đại học Cần Thơ (6), hệ thống các cống chặn mặn làm mất nguồn năng lượng dòng chảy nước ngọt từ phía thượng nguồn (mũi tên màu xanh) và năng lượng thủy triều đem dòng nước mặn từ biển vào (mũi tên màu đỏ) khiến môi trường tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long không còn được tẩy rửa hàng ngày (con nước lớn- con nước ròng), hàng tháng (con nước rong- con nước kém), và hàng năm (mùa nước nổi- mùa nước cạn) như trước kia. Hệ quả là hàm lượng oxy hỏa tan (DO) trong nước rất thấp khiến sông rạch mất cả khả năng tự làm sạch nguồn nước bằng cơ chế oxy hóa. [Hình 6]
Hậu quả ô nhiễm là nước trong các sông rạch đổi sang màu đen, bốc mùi hôi thối do các chất hữu cơ phân hủy ; và nguồn nước trong các vùng thủy lợi không còn sử dụng được cho mục đích ăn uống, kể cả sinh hoạt tắm giặt hàng ngày. Người dân nay phải sống bằng nước ngọt bơm từ những giếng ngầm, nguồn nước ngầm này cũng ngày một hạ thấp và có nơi cư dân đã phải khoan đến độ sâu 80 – 120 mét để tới được nguồn nước ngọt. Nhu cầu khai thác tầng nước ngầm để lấy nước ngọt quá lớn đang làm gia tăng tốc độ sụt lún đất đồng bằng sông Cửu Long nhanh gấp nhiều lần hơn nước biển dâng. (6)
Nhờ năng lượng dòng chảy nước ngọt từ phía thượng nguồn (mũi tên màu xanh) và năng lượng dòng nước mặn từ biển (mũi tên màu đỏ) mà môi trường tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long được tẩy rửa hàng ngày (con nước lớn-ròng), hàng tháng (con nước rong-kém), và hàng năm (mùa nước nổi-cạn). Nguồn nước này cũng giúp cho nước chảy được trong các kênh rạch vì địa hình đồng bằng sông Cửu Long quá bằng phẳng. (6) Những cống đập ngăn mặn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang "khai tử"dòng chảy và nhịp đập /Mekong Delta Pulse của hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.
Về khía cạnh tài nguyên, nguồn thủy sản cũng là nguồn chất đạm/ protein quan trọng trong mỗi bữa ăn với tô cá chén cơm của cư dân đồng bằng sông Cửu Long bị sút giảm nghiêm trọng : các loài cá trắng của nước chảy có nguy cơ bị tiêu diệt do dòng sông bị chặn bởi các cống đập, chỉ còn lại các loài cá đen nước tù của ao hồnhư cá lóc, cá trê, cá rô phi... Đây là hậu quả tất yếu khi mà hệ sinh thái sông ngòi (riverine environment) đã bị chuyển sang hệ sinh thái ao hồ (lacustrine environment) (Nguyễn Hữu Thiện, 2018).
Do môi trường nước cực kỳ ô nhiễm, lại thêm, lục bình phát triển tràn lan phủ kín cả mặt thoáng sông rạch khiến ghe tàu đi lại rất khó khăn nên nhiều nơi người dân đã phải phun thuốc diệt cỏ trên lớp lục bình nhằm khai quang thủy lộ khiến nước sông càng ô nhiễm thêm nữa ; [Hình 7] và do thiếu nguồn chất đạm từ tôm cá và các loài thủy sản khác đã ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, trẻ em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Những giề lục bình phủ kín sông rạch do nước tù đọng phía trong các cống chắn khiến ghe tàu đi lại khó khăn, nhiều nơi người dân đã phải dùng thuốc diệt cỏ để khai quang lục bình nhằm tạo lối đi khiến nước sông lại càng thêm ô nhiễm. Lục bình còn ngăn cản ánh sáng và không khí rất cần thiết cho sự sống còn của các loài thủy sinh. [photo by Ngô Thế Vinh 12/2017]
Các loại cây quen sống ở vùng nước lợ, điển hình như cây dừa nước, hư hại và chết do vùng nước lợ bị ngọt hoá. Nói chung, toàn thể tính đa dạng của hệ sinh thái khu vực quy hoạch bị xuống cấp và bị hủy hoại nghiêm trọng.
Về phương diện xã hội,ở những nơi có cống đập chặn dòng, do việc canh tác trở nên khó khăn, chi phí cao mà lợi nhuận sút giảm, cộng thêm môi trường nước bị ô nhiễm, là một trong những lý do khiến tình trạng di dân ngày càng phổ biến và nhiều người đã bỏ đồng ruộng đi tìm kế mưu sinh ở các khu công nghiệp bên ngoài đồng bằng sông Cửu Long hoặc trên thành phố (6). Trong hai thập niên qua đã có ngót 2 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long phải rời bỏ quê hương vốn được coi là "vùng mật ngọt" với gạo trắng nước trong tôm cá đầy đồng thìnay phải ra đi tìm kế sinh nhai. Trong nghịch cảnh đó thì phụ nữ và trẻ em là bị nhiều tổn thương nhất.
Cuối cùng, sau năm 2000 Chính quyền phải nhượng bộ để cho các tỉnh trong vùng dự án chuyển đổi 450.000 ha đất trồng lúa sang vùng nuôi tôm, cũng có nghĩa là bước sửa sai để đưa vùng đất này trở về điểm xuất phát, trả lại hệ sinh thái tự nhiên của hai mùa mặn ngọt.
Không chỉ có vậy, ngoài sự lãng phí 1.400 tỉ đồng, Dự án Ngọt hỏa Bán đảo Cà Mau, cho dù có sửa sai nhưng vẫn còn để lại những tổn thất về môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên và càng làm cho đất nước càng nghèo thêm. Các mục tiêu chính của dự án Ngọt hỏa Bán đảo Cà Mau gần như hoàn toàn thất bại.
Cống đập Ba Lai : thêm một hối tiếc nữa
Sau thất bại của công trình Ngọt Hỏa Bán đảo Cà Mau, tưởng như đã là một bài học, nhưng vẫn tiếp theo dự án Cống đập Ba Lai, thêm một bài học không học (unlearned lesson) vẫn phát xuất từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Được khởi công tháng 02/2000, công trình chắn ngang cửa sông Ba Lai từ xã Thạnh Trị kéo sang xã Tân Xuân. Kinh phí ban đầu lên tới hơn 66 tỷ VND. Trên lý thuyết – như từ bao giờ vẫn trên lý thuyết, cống đập Ba Lai có chức năng : ngăn mặn, giữ ngọt cho 115.000 hecta đất, cấp nước ngọt sinh hoạt cho hơn 600.000 dân cư Thành phố Bến Tre và các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Châu Thành ; cùng kết hợp với phát triển giao thông thủy bộ và cải tạo môi trường sinh thái vùng dự án [sic].
Hai năm sau, từ tháng 04/2002 cống đập Ba Lai bắt đầu được đưa vào hoạt động, được vinh danh lúc đó là công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Và từ đây, cửa sông Ba Lai, một trong 8 cửa của Cửu Long chính thức bị ngăn lại [Hình 9].
Cho tới nay, cống đập Ba Lai đã vận hành được hơn 16 năm [2002-2018], hiệu quả công trình cống đập Ba Lai ấy ra sao ? Những cống ngăn mặn Ba Lai đã không đạt mục đích vì còn chằng chịt những cửa sông kinh rạch khác không có cống ngăn đã tập hậu chuyển nước mặn vào bên trong hệ thống cống đập đã xây. Và để chỉ còn nghe những lời ta than của cư dân địa phương, bởi thế dân gian tỉnh Bến Tre mới có câu :
Ba Lai là cái cửa mình
Trung ương đem lấp dân tình ngẩn ngơ
Từ ngày có cống đập Ba Lai, cửa sông Ba Lai nhánh thứ 8 bị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng lại. Cửa Ba Thắc đã bị bồi lấp từ cả trăm năm nay, và hiện giờ Cửu Long Giang nay chỉ còn 7 nhánh : Thất Long. [photo by Lê Quỳnh, báo Người Đô Thị]
Sông Ba Lai ngừng chảy. Thay vì biến sông Ba Lai thành hồ nước ngọt thì cư dân Bến Tre phải sống với nước sông Ba Lai mặn hơn trước kia nhất là vào mùa khô. Hậu quả là tỉnh Bến Tre thiếu nước ngọt, người dân sống trong tình trạng thiếu nước ngọt kinh niên, phải mua nước ngọt cho nhu cầu gia dụng có khi phải trả tới 100.000 đồng/mét khối [Tuổi Trẻ online 22/02/2016].
Giải thích của Chính quyền về "hiệu quả ngược" của công trình cống đập Ba Lai như hiện nay là đổ lỗi do thiếu vốn để làm nhiều công trình khác tiếp theo, đó là phải xây thêm cống đập và cả âu thuyền trên hai con sông Giao Hỏa và Chẹt Sậy nơi vẫn tiếp tục đem nước mặn từ sông Cửa Đại đổ vào "hồ nước ngọt Ba Lai".
Qua kinh nghiệm 16 năm vận hành của hệ thống cống đập Ba Lai, để thấy rằng dù tốn hàng bao nhiêu tỷ đồng, cứ với quyết tâm mù quáng can thiệp thô bạo khập khiễng vào thiên nhiên,làm cống ngăn mặn nhưng nước sông rạch bên trong vẫn không thể dùng được cho sinh hoạt, những công trình như thế còn khiến nước bên trong bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn vì tù đọng do dòng sông không chảy.
Xây dựng cống đập Ba Lai không những đã rất tốn kém, nhưng khi phát hiện sai lầm thì việc phá bỏ, làm sạch môi trường và chuyển đổi sinh hoạt của cư dân cũng không thể mau chóng và không phải là dễ dàng.
Địa bàn môi trường không phải như một bàn cờ để dễ dàng xỏa đi bày lại. Một câu hỏi được đặt ra : với những tác hại do cống đập Ba Lai gây ra, ai - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hay Bộ Tài nguyên và môi trường, hay chính phủ trung ương sẽ nhận trách nhiệm với phong cách "đem con bỏ chợ" như hiện nay ?
Hai bài học đắt giá. Từ bài học thất bại của Công trình Ngọt hỏa Bán đảo Cà Mau tiếp theo thất bại khác của công trình Cống đập Chắn mặn Ba Lai, nhiều nhà khỏa học và giới hoạt động môi trường như một "think tank" đã không ngừng lên tiếng cảnh báo rằng : nếu không có một đánh giá môi trường chiến lược cho toàn đồng bằng sông Cửu Long mà chỉ đơn giản nhắm giải quyết tình hình mặn ngọt cho từng vùng, rồi lập ngay quy hoạch xây dựng xây một loạt hệ thống cống đập chỉ để ngăn mặn nơi các cửa sông lớn là phá vỡ cả một hệ sinh thái mong manh đã có đó từ ngàn năm và hậu quả sẽ khôn lường.Phát triển với những bước không bền vững (unsustainable development) như trên đã và đang làm thay đổi diện mạo, gây tổn thương trên toàn hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long và khiến các nguồn tài nguyên thiên nhiên cứ nghèo dần đi.
Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé : thêm một "công trình thế kỷ" đầy hoài nghi
Dự án Thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé (sông Cái Lớn - Cái Bé) được đề xuất từ năm 2011 với chủ trương trên lý thuyết như một công trình nhằm ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu và cũng để duy trì đất trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu, theo quy hoạch thủy lợi tổng thể cho đồng bằng sông Cửu Long đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ngày 19/04/2016.
Bản báo cáo Đánh giá Tác động môi trường (Tác động môi trường), Dự án Hệ thống thủy lợi Sông Cái Lớn – Cái Bé [nguồn : Tác động môi trường tr. 83].
Vùng dự án sông Cái Lớn - Cái Bé (vùng màu hồng) trong lưu vực đồng bằng sông Cửu Long (1) [nguồn : Tác động môi trường tr. 83].
Dự án Thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé Giai đoạn 1 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt ngày 17/04/2017 dựa theo tờ trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Toàn bộ công việc soạn thảo dự án, nghiên cứu khả thi cho đến lập báo cáo Tác động môi trường đều nằm trong một "chu trình khép kín" / behind close door thuộc quyền kiểm soát của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà không cho thấy có một tổ chức, cá nhân độc lập nào tham gia. Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ đơn vị tư vấn lập báo cáo dự án là Liên danh Viện Khỏa học Thủy lợi Việt Nam – Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam – Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 2 rồi đến cơ quan lập báo cáo Tác động môi trường là Viện Kỹ thuật Biển thuộc Quy hoạch Thủy lợi Việt Nam, tất cả đề là những đơn vị trực thuộc quản ý hành chính của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quyền ra chỉ đạo trực tiếp. Điều này có nghĩa các chuyên gia độc lập, tổ chức xã hội dân sự và cư dân không được tham vấn và có tiếng nói nào vào quyết định của dự án.
Dự án hệ thống thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé với địa bàn chủ yếu ở vùng Bán đảo Cà Mau, được giới hạn bởi : phía bắc là kênh Cái Sắn ; phía nam và đông nam là kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp ; phía đông bắc là sông Hậu và phía tây là Vịnh Thái Lan. Tổng diện tích vùng dự án là : 909,248 ha,trên địa bàn của 6 tỉnh/thành phố : Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Thành phố Cần Thơ.
Theo báo cáo Tác động môi trường (dày 487 trang) thì mục tiêu (trên lý thuyết) của dự án Hệ Thống Thủy Lợi sông Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 là :
- Kiểm soát mặn, giải quyết mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp của các tỉnh : Kiên Giang, Hậu Giang và tỉnh Bạc Liêu thuộc lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé. Đồng thời, góp phần phát triển thủy sản ổn định ở vùng ven biển của tỉnh Kiên Giang ;
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tạo nguồn nước ngọt cho vùng ven biển để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, phòng chống cháy rừng, đặc biệt trong những năm hạn hán, góp phần phát triển kinh tế xã hội ổn định ;
- Tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua cải tạo đất phèn ;
- Kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ trong vùng dự án.
Quy mô dự án hệ thống thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1) gồm các hạng mục công trình :
- Cụm công trình cống Cái Lớn - Cái Bé, tuyến đê nối 2 cống và nối với quốc lộ 63 và các cống dưới tuyến đê. tuyến kênh nối 2 sông Cái Lớn và sông Cái Bé.
- Nạo vét kênh Thốt Nốt và kênh KH6, sửa chữa cống, âu Tắc Thủ ; cụm công trình bờ đông kênh Chắc Băng và sông Trẹm ; cống Lương Thế Trân ; cống Ông Đốc ; Cống Xẻo Rô ; cống Ngọn Tắc Thủ và trạm bơm Tắc Thủ.
Dự kiến tổng vốn đầu tư cho dự án (Giai đoạn 1) là 3.309,5 tỷ đồng (tương đươngkhoảng 150 triệu Mỹ kim).
Tác động môi trường sông Cái Lớn - Cái Bé : "Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc biện phsap gây ô nhiễm ?
- Báo cáo Tác động môi trường Hệ thống thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, do Viện Kỹ thuật biển trực thộc Viện Khỏa học Thủy lợi Việt Nam (2018), một cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được ghi là một Báo cáo chưa được thẩm định, phê duyệt.
Với một bản báo cáo Tác động môi trường được ghi là chưa được thẩm định, phê duyệt thì đã có ngay một số nhận định khái quát từ giới chuyên gia trong nước cũng như hải ngoại cho rằng :
- Tác động môi trường dù với bề dày ngót 500 trang nhưng rất lan man nhiều sự kiện còn thiếu sót và không minh bạch do bị chi phối bởi quan điểm của chủ đầu tư/nhóm lợi ích, và chỉ để nhằm biện minh cho sự cấp thiết của dự án, nên lộ rõ nhược điểm là thiếu tính khỏa học khách quan, thiếu tính thuyết phục và chưa thực tế.
- Mục 01.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án chỉ nói chung chung mà thiếu dẫn chứng thực tế hiện trạng mặn-ngọt hiện nay trong vùng dự án đã gây tổn thất kinh tế xã hội cụ thể ra sao mà nay phải đối phó và thiếu một tầm nhìn chiến lược nhất là trong bối cảnh những "công trình thế kỷ" trước đó đã thật sự thất bại như đã dẫn chứng trong phần đầu của bài viết này. Cách viết báo cáo như vậy là nhằm để dễ dàng thông qua cho chủ đầu tư chứ không phải mang tính dự báo, cảnh báo để đưa ra giải pháp giảm thiểu hoặc thay thế từ một con toán so sánh được mất có sức thuyết phục.
- Tác động môi trường, ngoài tính toán rất sơ lược chi phí cho công trình, nhưng không thấy có đề cập chi phí hoạt động và bảo quản, không có ngân quỹ dự trù phòng thiệt hại rủi ro.
- Tác động môi trường không có thẩm định lợi hại tăng hay giảm cho dân bao nhiêu, cho chính quyền bao nhiêu so với hiện trạng, và cũng không rà xét các phương án nào khác để biết đây có là lộ trình tối ưu thật không ?
- Phần quan trọng nhất của Tác động môi trường là các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm thì viết rất chung chung chưa đến 3 trang trong các mục 4.1.3.2. Với những giải pháp chung chung như thế, việc áp dụng thực hiện trong thực tế có ai đảm bảo hiệu quả.
- Với một dự án thủy lợi có thời gian vận hành tối thiểu 50 năm, có khi đến cả trăm năm nhưng Tác động môi trường lại tập trung chủ yếu vào phân tích tác động của giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự án mà lại viết sơ sài tác độngcủa việc vận hành hệ thống thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé sau khi xây dựng xong. Quan trọng nhất Tác động môi trường này lại viết rất sơ sài những phần nội dung rất cơ bản và quan trọng như đánh giá tác động môi trường nước khi vận hành cống trong các mục 4.1.3.3.4, phần giảm thiểu tác động trên môi trường nước, giảm thiểu tới tài nguyên sinh thái… Với sự sơ sài chung chung như vậy thì không biết sẽ triển khai thực hiện thế nào trong thực tế.
Một điều đáng lưu ý là tử trang 451 tới trang 456, báo cáo Tác động môi trường liên tục lặp đi lặp lại một ý quan trọng, được cho là ý kiến của 8 trên trên tổng số 39 UBND xã trong phần tham vấn cộng đồng : "đề nghị Chủ dự án thực hiện nghiêm túc biện pháp gây ô nhiễm" [sic]. Báo cáo Tác động môi trường không đưa ra các văn bản gốc trích dẫn ý kiến chung này, nhưng có thể hiểu ý kiến "đề nghị Chủ dự án thực hiện nghiêm túc biện pháp gây ô nhiễm" theo hai hướng :
- Đơn vị tư vấn lập Tác động môi trường không phân biệt được "biện pháp gây ô nhiễm" và "biện pháp kiểm soát ô nhiễm" là hai khái niệm hoàn toàn đối nghịch nhau. Đây là những khái niệm sơ đẳng nhất của những học sinh khi học về khỏa học môi trường, lẽ nào những đơn vị tư vấn hàng đầu trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với một đội ngũ hùng hậu gồm cả những vị phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân lại không phân biệt được hai khái niệm sơ đẳng ấy để đưa vảo báo cáo ? Không phải không phân biệt được mà là cực kỳ cẩu thả khi viết và đọc báo cáo đến độ vô tri.
- Đơn vị tư vấn lập Tác động môi trường cố tình "nhét chữ vào miệng" các UBND xã để họ đưa ra ý kiến "đề nghị Chủ dự án thực hiện nghiêm túc biện pháp gây ô nhiễm" và kết quả là có 8 xã trên 39 xã được tham vấn đồng ý với tư vấn, kết quả là nguyên văn được ghi vào giấy trắng mực đen Tác động môi trường, nếu đúng như vậy thì đây là một sự thiếu trung thực, lập lờ mà xã hội không thể nào chấp nhận được. Không những không trung thực mà là vô trách nhiệm một cách thô bạo.
Dù với lý do nào, trong một bản báo cáo Tác động môi trường với "đề nghị Chủ dự án thực hiện nghiêm túc biện pháp gây ô nhiễm"vẫn có đó khiến người ta không khỏi nghi ngờ về hậu ý của những người lập báo cáo, của chủ đầu tư và cả những người phê duyệt đầu tư dự án ấy. Nhìn chung, mục tham vấn cộng đồng viết rất sơ sài nhưng lại để lộ sai sót nghiêm trọng và gần như vô nghĩa thay vì tìm kiếm ý kiến phản biện đa chiều của cộng đồng cư dân vùng dự án ngõ hầu làm do dự án tốt hơn lên.
Theo ý kiến các chuyên gia thì : "Tất cả những kịch bản dự báo trong chương 3 của báo cáo Tác động môi trường hoàn toàn mang tính lý thuyết, không viện dẫn bất kỳ một công trình điển hình thành công nào tại Việt Nam và thế giới. Nghiên cứu báo cáo Tác động môi trường cho thấy rằng nhóm tư vấn đã bỏ qua những bài học nhãn tiền về sự thất bại đầy hối tiếc và không thể đảo ngược về mặt tự nhiên của những công trình thủy lợi trước như dự án Ngọt hỏa Bán đảo Cà Mau và Công trình Cống đập Ba Lai đã được đề cập ở trên. Do vậy, có thể kết luận rằng những đánh giá của báo cáo Tác động môi trường đưa ra không có biện pháp ngừa tránh vết xe đưa đồng bằng thêm trầm mình vào ô nhiễm, không đủ cơ sở khỏa học và không thể tin cậy.
Với một báo cáo Tác động môi trường còn nhiều thiếu sót như thế thì không thể quyết định gì cả để khởi công một "Công trình Thế kỷ" có khả năng hủy hoại cả một hệ sinh thái mong manh không chỉ của bán đảo Cà Mau và trên toàn hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng trực tiếp trên đời sống sản xuất sinh kế của hàng triệu cư dân trong vùng quy hoạch, trong khi còn bao nhiêu vấn đề kỹ thuật chưa có giải pháp rốt ráo.
Một hệ sinh thái khi đã bị hủy hoại thì rất khó sửa chữa và không thể đảo ngược.
Sơ đồ dự án hệ thống cống đập chắn mặn trên Sông Cái Lớn- Sông Cái Bé, sẽ tác động trên 1/4 diện tích toàn đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng tới đời sống hàng triệu cư dân trong vùng. [nguồn : Ánh Sáng và Cuộc Sống]
Những chuyên gia độc lập nói gì về sông Cái Lớn - Cái Bé ?
Để có một cái nhìn thực tế nhất về dự án sông Cái Lớn - Cái Bé, tác giả bài viết này tìm đến những chuyên gia nông học, môi trường học, sinh thái học của đồng bằng sông Cửu Long. Họ là những chuyên gia không những được ghi nhận trong nước mà còn trên bình diện quốc tế vì những đóng góp cho khỏa học và cuộc sống. Quan trọng hơn hết, đa số họ là những cư dân sinh ra và lớn lên từ đồng bằng sông Cửu Long, cuộc sống của họ gắn liền với vùng đất này khiến họ am hiểu đồng bằng sông Cửu Long như đường chỉ tay của chính họ.
Ý kiến giáo sư Võ Tòng Xuân :
Phát biểu của giáo sư Võ Tòng Xuân ngày 16/09/2018 qua một email trao đổi cá nhân
Ngô Thế Vinh viết : Tôi và nhóm Bạn Cửu Long bên này đang rất quan tâm tới Dự án Cái Lớn Cái Bé mà tôi nhớ là trước đây, theo giáo sư Võ Tòng Xuân và các nhà nghiên cứu độc lập, thì những dự án chặn mặn sẽ phá vỡ đi dòng chảy tự nhiên vốn có, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường, nhất là về môi trường... Trong tình thân, đề nghị Anh Xuân đưa ra một nhận định có tính cập nhật (Up to Date) và chi tiết hơn (more specific) về dự án Cái Lớn Cái Bé để tôi có thể quote một tiếng nói có uy tín và rất có trọng lượng trong một bài đang viết, trong khi mà các nhóm lợi ích đang khuynh loát tiếng nói của những nhà khỏa học chân chính...
Giáo sư Võ Tòng Xuân trả lời : Tôi biết anh rất tâm tư mỗi khi nói đến đồng bằng sông Cửu Long. Qua 40 năm tôi mới đạt thêm một thắng lợi về mặt Khỏa học và Kiến tạo xã hội bằng một xoay chuyển chính sách nhà nước, nhưng phải nói ngay rằng, đây mới chỉ là bước đầu được Thủ Tướng chấp thuận đưa vào nghị quyết, nhưng phải cần một thời gian nữa mới có thay đổi thật sự, các Bộ, Ban, Ngành mới chấp hành chủ trương. Cho nên tôi xin trình bày với anh một cách tóm tắt như thế này :
Từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với đề nghị mà tôi đã từng nêu 28 năm nay sau khi Việt Nam trở lại vị trí nhóm 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Nghị Quyết 120 NQ-CP của Chính phủ đã được ban hành vào tháng 11/2017. Đây là một nghị quyết lịch sử của nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, vì nó gỡ trói người nông dân thoát khỏi vòng kim cô phải sản xuất lúa muôn đời để cho cán bộ nhà nước hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh về sản lượng lúa, mặc kệ nông dân phải chịu giá rẻ bèo của sản phẩm thặng dư quá lớn này. Bây giờ chính sách phát triển thủy lợi của Việt Nam phải được chuyển đổi theo sự chuyển hướng của nông nghiệp, không thể theo mục tiêu cũ để tiếp tục tăng sản lượng lúa thông qua thâm canh nông nghiệp mà phải theo mục tiêu cải thiện sinh kế của nông dân thông qua đa dạng hỏa cây trồng và canh tác tổng hợp.
Nhưng rất tiếc các nhóm lợi ích vẫn bám mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, xây dựng cống đập ngăn mặn, đào kênh dẫn nước ngọt quí hiếm từ sông Hậu xa tít để tiếp tục bắt dân trồng lúa, như Dự án sông Cái Lớn – Cái Bé (sông Cái Lớn - Cái Bé). Nhóm lợi ích luôn có thế lực mạnh, để được duyệt dự án thì họ mới có ăn, mặc kệ dân trồng lúa cứ nghèo.
Các nhà khỏa học chân chính đã đưa ý kiến đề nghị dừng dự án sông Cái Lớn - Cái Bé, với những lập luận bác bỏ các lý do cần phải thực hiện dự án. Nhưng lý do quan trọng mà các nhà phản biện nói rất ít là dưới ánh sáng của NQ120 của Chánh phủ, lương thực không còn là mục tiêu chính mà nhà nước đã bắt buộc mọi người thực hiện bằng mọi giá bất kể tổn phí. Thời thế bây giờ không như trước nữa. Chúng ta dư thừa quá nhiều lúa gạo. Với kỹ thuật lúa gạo của chúng ta ngày nay, chỉ trong vòng 3 tháng là chúng ta có gặt vụ lúa mới. Tại sao những người trong nhóm lợi ích chỉ nghĩ là phải ngăn mặn để có thể tiếp tục trồng lúa mà không thấy những người chuyên trồng lúa cả 40 năm nay vẫn khổ vì lợi tức từ lúa quá thấp ? Nhóm lợi tức này muốn những người trồng lúa của nước ta chịu nghèo khổ vĩnh viễn hay sao ?
Những người chỉ chủ trương trồng lúa-lúa-lúa quả là những người không biết cách làm ăn gì khác ngoài cây lúa. Họ càng chủ trương chỉ trồng lương thực càng bộc lộ sự yếu kém trình độ học thức của họ. Hãy tưởng tượng nếu Malaixia hoặc Singapo chỉ chủ trương sản xuất lương thực thì chắc họ không đứng hàng đầu quốc gia giàu có nhất ASEAN. Hoặc xa xa bên kia trời tây, nếu Thụy Sĩ cũng chủ trương tự túc lương thực thì chắc họ không bao giờ đứng đầu bảng các quốc gia giàu có của Châu Âu.
Mặt khác, các chuyên gia thủy lợi nước ta dư sức biến những cơ sở vật chất thủy lợi hiện có của vùng ngập sâu của đồng bằng sông Cửu Long cho cây trồng phi lúa, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ ở ven biển vùng. Quí vị không nên chạy theo đuôi các nhà quản lý chỉ biết có cây lúa, mà nên giúp dân có điều kiện sản xuất cây trồng khác, hoặc vật nuôi có giá trị cao, để họ sớm làm giàu. Vấn đề kế tiếp là gắn kết với các doanh nghiệp tài giỏi, có đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm của nông dân.
[Hết trích dẫn trao đổi cá nhân giữa giáo sư Võ Tòng Xuân và Ngô Thế Vinh, qua một eMail 16/09/2018]
Tưởng cũng cần nên nói thêm : Giáo sư Võ Tòng Xuân được biết đến như một nhà nông học suốt một đời lăn lộn với cây lúa nơi đồng bằng sông Cửu Long từ trước 1975 cho tới nay, ông được các nhà nông học Tây phương gọi tên là Dr. Rice (tiến sĩ Lúa gạo), do công lao hướng dẫn nông dân Miền Tây phát triển đại trà cây lúa Thần Nông HYV (High Yield Variety) trên khắp đồng bằng sông Cửu Long, đưa Việt Nam lên hàng thứ hai xuất cảng gạo [chỉ sau Thái Lan] đi khắp thế giới. Nhưng cũng chính ông, từ 28 năm nay đã rất can đảm và thức thời yêu cầu chuyển đổi canh tác, gỡ trói người nông dân thoát khỏi vòng kim cô phải sản xuất lúa muôn đời với giá rẻ bèo do thặng dư quá lớn này. Ông là một trong những tiếng nói uy tín và rất có trọng lượng cho sự ra đời của Nghị Quyết 120 NQ-CP của Chính phủ đã được ban hành vào tháng 11/2017.
Ý kiến giáo sư Nguyễn Ngọc Trân :
Là một thành viên lâu năm Hội đồng Chính sách Khỏa học và Công nghệ quốc gia qua nhiều nhiệm kỳ chính phủ, ông là người Miền Tây được sinh ra trên một cù lao nằm giữa sông Tiền huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, ông có những công trình nghiên cứu về sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long qua những "Điều tra Cơ bản Tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đối với với công trình sông Cái Lớn - Cái Bé, giáo sư Nguyễn Ngọc Trân nêu câu hỏi :
"Chúng ta đã triển khai dự án ngọt hỏa bán đảo Cà Mau, dự án cống đập Ba Lai Bến Tre đến nay tại sao không thành công ? Trước khi triển khai các dự án mới phải trả lời câu hỏi vì sao các dự án cũ không thành công". Nhưng vẫn không có câu trả lời từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân nhận định : "thiếu nước ngọt chỉ là hiện tượng, phải tìm nguyên nhân đúng thì mới có giải pháp đúng".
"Chúng ta đang sống trên một vùng mà hệ sinh thái rất đa dạng nhưng chúng ta đang đơn giản nó. Từ rất nhiều sản vật tự nhiên chúng ta gom lại chỉ còn cây lúa và con tôm. Ta đang nghèo hỏa môi trường và hệ sinh thái của chúng ta. Dựa trên tinh thần Nghị quyết 120, tôi cho rằng cần cân nhắc thật kỹ, khách quan và khỏa học. Nên có hội thảo về biện pháp phi công trình trước khi đưa ra quyết định cho một giải pháp công trình".
Nội dung của báo cáo chủ yếu là đánh giá tác động lên môi trường của việc chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án. Còn những chương khác hầu hết là từ "cắt và dán" (copy & paste) từ các báo cáo Nghiên cứu khả thi.
Trong khi đó, chúng tôi chờ đợi báo cáo đánh giá tác động lên môi trường nếu dự án hoàn thành và đi vào vận hành. Bởi có như vậy việc thẩm định dự án (báo cáo Nghiên cứu khả thi) mới mang đầy đủ ý nghĩa trước khi dự án được phê duyệt để thực hiện.
Vẫn theo quan điểm của giáo sư Nguyễn Ngọc Trân :
"Không nên đắp đập để ngăn mặn, lợ. Cần có nhìn nhận đúng đắn để tránh những quan niệm sai lầm về tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến việc định hướng các biện pháp ứng phó không phù hợp và không hiệu quả. Cụ thể, ở đây là dự án về thủy lợi trên sông Cái Lớn và Cái Bé rất dễ gây ô nhiễm môi trường cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long do không có sự trao đổi dòng chảy với bên ngoài. Các tỉnh vùng ven biển cũng nên xem nước mặn, lợ là một dạng nguồn tài nguyên lợi thế và không nên đắp đập để ngăn lại" (3).
Ý kiến tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ :
"Đáng tiếc thay, hàng chục năm gần đây, với tư duy đẩy mạnh sản xuất lương thực, chủ yếu là lúa, không coi nước mặn cũng là tài nguyên nên đã hình thành nhiều dự án "nghịch thiên" như "đắp đập chặn dòng", "ngăn mặn giữ ngọt". Hàng ngàn tỉ đồng đổ ra để làm các công trình bê tông như cống, đập, kè cọc nhằm chặn dòng sông ngay trước cửa biển… Các dòng sông bị đóng kín sau mùa mưa để giữ lại nước ngọt khiến thủy triều từ biển không vào nội đồng được : nhiều mảng cây rừng ven biển bị suy kiệt mà chết dần, sạt lở ven biển gia tăng. Còn phía trong đồng thì dòng sông biến thành các hồ chứa, nước bị cầm tù khiến nhanh chóng bị ô nhiễm, hôi thối. Lục bình và nhiều loại tảo lục phát triển, ghe tàu đi lại rất khó khăn, chậm chạp và tốn kém. Nhiều nơi nông dân buộc phải dùng thuốc độc hỏa học để tiêu diệt lục bình khiến ô nhiễm sông rạch thêm trầm trọng…
Nhiều bài học thực tế cho thấy, từ ngàn đời nay, thiên nhiên đã vốn tạo cho sông nước, đất đai, cây trồng, con người những mối ràng buộc hài hỏa và quan hệ có tính hữu cơ. Việc đưa công trình làm đảo lộn quy luật của tạo hỏa có thể tạo ra một số lợi nhuận nào đó, mang tính ngắn hạn nhưng về dài hạn, cái hại về môi trường, sinh thái, xã hội ngày càng lớn và dần dần vượt cao hơn cái lợi, khi đó kinh tế nông nghiệp cũng dần dần xuống dốc"… (4).
Ý kiến tiến sĩ Dương Văn Ni, người có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy Khỏa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên ĐH Cần Thơ :
Phát biểu tại hội nghị về dự án Thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 tổ chức Kiên Giang ngày 07/09/2018, tiến sĩ Dương Văn Ni cho rằng đối với vùng Bán đảo Cà Mau, hai sản phẩm chủ lực của vùng là lúa và tôm, nhưng đây lại là hai đối tượng mâu thuẫn với nhau về nguồn nước. "Con tôm cần độ mặn trên 4 phần ngàn, còn cây lúa dưới 4 phần ngàn. Nước thải ruộng tôm làm chết lúa và nước thải ruộng lúa có nhiều thuốc sâu cũng làm chết con tôm", ông dẫn chứng.
Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, vào năm 1990, ông mang một bộ giống lúa cao sản của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) trình diễn tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Lúc đó, người dân, chính quyền rất hào hứng chuyện đào kênh đắp đê để giữ ngọt. Thế nhưng, 4 năm sau, chính những người dân đi đắp đê đó lại đi phá đê để nuôi tôm.
"Tôi nói để thấy cái vấn đề ở khu vực này thiếu đa dạng cây trồng vật nuôi, chứ không phải mâu thuẫn mặn ngọt", ông cho biết.
"Nếu không nhìn ra vấn đề của vùng là thiếu đa dạng cây trồng vật nuôi, thì vùng này sẽ mãi loay hoay với các công trình. Khi đó, chính quyền địa phương với trách nhiệm được nhà nước giao giữ gìn công trình xã hội sẽ xem người dân như những người phá hoại, trong khi người dân nhìn chính quyền như là người cản trở cơ hội làm giàu của họ (4).
Ý kiến Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, người sinh ra và lớn lên từ đồng bằng sông Cửu Long, tốt nghiệp Đại học Wisconsin Hỏa Kỳ, chuyên gia độc lập về sinh thái
Với nhiều năm trăn trở với hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, phát biểu tại buổi tham vấn ý kiến chuyên gia về xây dựng dự án thủy lợi sông Cái Lớn - Cái Bé được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ ngày 28/05/2018, ông Nguyễn Hữu Thiện đã nhấn mạnh rằng, việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi này là không cần thiết.
Phân tích 4 luận điểm trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường Tác động môi trường của Dự án sông Cái Lớn - Cái Bé, ông Thiện khẳng định là tính cần thiết và cấp bách phải đầu tư dự án sông Cái Lớn - Cái Bé là không có tính thuyết phục, vẫn theo ông Thiện :
Luận điểm (1) được nêu ra xuất phát tình trạng khô hạn của mùa khô năm 2016. Thế nhưng, theo ông Thiện, đây là một sự kiện cực đoan 90 năm mới có một lần, không phải là xu hướng chung của đồng bằng sông Cửu Long, nên không thể căn cứ vào yếu tố cực đoan đó để khẳng định cần thiết phải đầu tư dự án nêu trên.
Luận điểm (2) được viện dẫn là nguy cơ nước biển dâng. Ông Thiện cho rằng, đây là luận điểm thiếu căn cứ, không đúng với thực tế của đồng bằng sông Cửu Long, tức khả năng nước biển dâng đến năm 2100 chỉ khoảng 53 cm, chứ không phải là 1 mét như những kịch bản được đưa ra trước đó.
"Vì vậy, đừng lấy chuyện nước biển dâng đề hù dọa", ông nói và cho biết sụt lún đất mới là vấn đề đáng lo hơn do sử dụng nước ngầm vì sông ngòi bị hủy hoại, trong khi lượng phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng quá nhiều cho nền nông nghiệp và do đắp đập.
Luận điểm (3) được đưa ra để xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé khi nói đồng bằng sông Cửu Long gánh trọng trách đảm bảo an ninh lương thực, theo ông Thiện là không đúng vì nói năm khô hạn 2016 nói rằng an ninh lương thực bị đe dọa, nhưng năm đó Việt Nam vẫn xuất khẩu hơn 4,8 triệu tấn gạo, còn dư cả chục triệu tấn lúa, thì rõ ràng an ninh lương thực không hề bị đe dọa.
Luận điểm (4) được đưa ra khi nói nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long do tác động của thượng nguồn. Ông Thiện cho rằng đập thủy điện không làm hết nước, mà chỉ có tác động đến phù sa và thủy sản.
Cũng theo ông Thiện, việc xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có thể đẩy quy hoạch tích hợp của Bộ Kế hoạch và đầu tư rơi vào thế "thất thủ chiến lược" nhằm hướng tới phát triển theo hướng "thuận thiên", theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu (7).
Ý kiến kỹ sư Phạm Phan Long, kỹ sư chuyên nghiệp (Professional Engineer) từ Viet Ecology Foundation
Chúng tôi chia sẻ với dân cư đồng bằng sông Cửu Long và cả nước mối quan ngại của chúng tôi về dự án Thủy lợi ngăn mặn trên sông Cái Lớn và Cái Bé với lời kêu gọi lập tức hủy bỏ hay ít nhất ngừng ngay dự án này để có thời gian đánh giá thận trọng hơn, rút kinh nghiệm từ những công trình thủy lợitốn kém đầy hối tiếc trước đây đã liên tiếp gây ra thảm trạng trên đồng bằng này.Những công trình trước cũng đều có những mục đích viết ra hay như thế nhưng toàn thất bại sau những thành quả nhất thời.
Công trình ngọt hỏa bán đảo Cà Mau đã gây tranh chấp gay gắt ngọt mặn và phải phá bỏ. Công trình cống ngăn mặn Ba Lai đã không ngọt hỏa mà khiến sông Ba Lai ngưng chảy biến thành hồ, tích lũy ô nhiễm và nước còn mặn hơn xưa. Công trình đê bao Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên không những làm cho hai lòng chảo bị tù đọng ô nhiễm mà còn làm mất hai vùng trũng chứa nước ngọt thiên nhiên hằng năm cung cấp bù đắp nước ngọt cho đồng bằng trong mùa khô.
Những công trình đó khiến đồng bằng cho dù vẫn bao phủ bằng mặt nước mênh mông nhưng không còn nước sạch có thể sinh hoạt hay canh tác được. Dân phải tận dụng nguồn nước ngầm khiến đất lún nhanh gấp chục lần biển dâng do biến đổi khí hậu. Những kinh nghiệm xót xa này không hề được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rút tỉa, rõ ràng vấn nạn lớn trên toàn đồng bằng hiện nay là ô nhiễm nguồn nước chính vì các công trình thủy lợi hoạch định phi lý đã gây ra. Ô nhiễm phải được xem là vấn nạn lớn mà mọi công trình phải phải bảo đảm không cho xảy ra. Công trình Cái Lớn Cái Bé sẽ đẩy đồng bằng sông Cửu Long lao sâu hơn vào ao tù thảm trạng ô nhiễm không khác những công trình thủy hại trước đây nhưng với một quy mô lớn hơn.
Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi lập tức hủy bỏ dự án này và thay vì tranh chấp với thiên nhiên nhiên với các công trình cắt sông ngăn biển, hãy khiêm nhường tìm những lời giải thuận thiên nhiên, tìm bền vững tiềm ẩn trong cân bằng sinh thái, tương tác tự nhiên giữa sông với biển, vì người có thể thích nghi sống với lũ, phèn, ngọt, lợ hay mặn nhưng không thể sống với ô nhiễm. Chúng tôi cho rằng nếu chưa kiểm soát ô nhiễm phục hồi phẩm chất nguồn nước và sửa lỗi các công trình trước thì không có lý do gì đầu tư để chuốc thêm thảm trạng chưa yên.
Nói không với dự án sông Cái Lớn - Cái Bé
Để thay kết luận, một lần nữa người viết gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, vẫn câu trích dẫn và cũng là bài học đầu tiên của một sinh viên vào học Y khỏa : Trước hết là không gây hại (Primum Non Nocere/First do no harm). Mọi kế hoạch vội vã, thiếu thời gian cho một đánh giá tác động môi trường có tính khách quan, với tổn phí hàng ngàn tỉ đồng có thể gây hại cho toàn hệ sinh thái vốn đã quá mong manh của một vùng Châu thổ mà trước đây đã từng được đánh giá là phong phú và giàu có nhất trên hành tinh này.
Như một nhắc nhở và nhấn mạnh, người viết ghi nhận lại nơi đây một đề nghị cụ thể với Thủ Tướng chánh phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc : hãy cho ngưng ngay Dự án xây hệ thống cống đập Sông Cái Lớn - Sông Cái Bé, hãy dùng ngân sách 3.300 tỷ dự trù cho dự án để thành lập ngay một nhóm nghiên cứu Tác động môi trường độc lập [có thể bao gồm cả các chuyên gia Hỏa Lan, họ đã có kinh nghiệm và có công lớn thực hiện một số chương trình khảo sát cơ bản cho đồng bằng sông Cửu Long], để đi tìm và phác thảo các giải pháp phi công trình (non-structural adaptation measures) để thích nghi và chung sống một cách tối ưu với cả ba vùng sinh thái : ngọt-lợ-mặn của đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh diễn tiến của Biến đổi Khí hậu toàn cầu. Đó mới đích thực là tinh thần Nghị quyết 120 về đồng bằng sông Cửu Long [17/11/2017] trong đó Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh theo nguyên tắc : "thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên" (2).
Hướng tới những biện pháp phi công trình
Trong 40 năm qua, nhiều biện pháp công trình (structural measures) lớn đã được đem ra thử nghiệm trên khắp đồng bằng sông Cửu Long như : đắp đê ngăn lũ, xây dựng đê kè để giảm sóng hay chuyển hướng dòng chảy, xây dựng hệ thống cống chăn mặn… Đã chứng tỏ một điều : không thể dùng những biện pháp thô bạo can thiệp vào thiên nhiên, lợi ích nếu có thì rất ngắn hạn trong khi hậu quả tác hại thì lâu dài, rất khó sửa chữa trên toàn hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.
Từ những bài học thất bại ấy, các nhà khỏa học môi trường đã khiêm tốn hơn khi chọn các giải pháp chung sống với mẹ thiên nhiên (mother nature) vốn bao dung nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt.
Trước những nan đề, mặn ngọt, thay đổi khí hậu, nước biển dâng không phải bây giờ mới có nơi đồng bằng sông Cửu Long mà nhiều ít đã cótừ thuở hoang sơ, và con người từ bao giờ đã biết thích nghi sống hài hỏa với thiên nhiên, dần dà nếp sống ấy đã tạo ra một nền văn hỏa sông nước, ngay cả khi mà nền khỏa học kỹ thuật phát triển, giải pháp chống lạimẹ thiên nhiên (mother nature) vẫn là một chọn lựa thiếu khôn ngoan và không cân sức, do đó đã đến lúc các nhà khỏa học môi trường thức thời đã có khuynh hướng đi tìm các "biện pháp phi công trình" chung sống và thích nghi với thiên nhiên là chủ yếu.
Thế nào là các biện pháp phi công trình (non-structural adaptation measures) : đó là không chọn xây những công trình lớn cố định vĩnh cửu để đối phó với một hệ sinh thái không ngừng chuyển động : tính cố định của các công trình đã chứng tỏ lỗi thời trong một môi trường sống không ngừng đổi thay. Và trong suốt lịch sử phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân và ngư dân vốn đã biết sống thích nghi để vẫn tồn tại và phát triển mà không gây ô nhiễm tổn hại cho môi sinh và vắt kiệtnguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những ví dụ :
- chưa có nha khí tượng, nhưng qua kinh nghiệm tích luỹ, người nông dân đã biết dự báo thời tiết, nắng mưa khá chính xác và hiệu quả ;
- chưa có nha địa chất, nhưng họ đã biết đánh giá các vùng thổ nhưỡng, để chọn đúng loại cây trồng, không chỉ có cây lúa họ biết đa canh để giữ màu cho đất ;
- chưa có nha thủy văn, họ đã biết chọn giống, nuôi trồng thủy sản phù hợp sinh cảnh : mặn ngọt lợ theo vùng.
Với hiện trạng môi trường suy thoái trầm trọng như hiện nay, điều mà nhà nước cần quan tâm giúp họ :
- giúp họ được sống trở lại với một môi trường không ô nhiễm đang đầu độc họ như hiện nay : mở cửa các cống đập cho các dòng sông được chảy ;
- với sông chảy và thủy triều là những động lực làm thanh sạch và tẩy rửa môi trường tích luỹ như hiện nay ;
- với các nhà máy xây dựng và hoạt động ven sông như nhà máy giấy Lee & Man, các nhà máy điện than đa phần từ Trung Quốc phải được giám sát chặt chẽ về xử lý các nguồn nước và chất thải ;
- nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường : tạo cho họ các tiện dụng gia cư tối thiểu như nhà vệ sinh, nơi xử lý rác thay vì thải hết xuống sông như hiện nay ;
- về tổng thể, nên có quy hoạch các khu cư dân hợp lý, thiết lập quỹ dự phòng như một hình thức bảo hiểm của nhà nước để tài trợ khi cư dân bị thiệt hại trong giai đoạn thay đổi khí hậu cực đoan như thời điểm 2016 ;
- với một môi trường dần dà được tẩy rửa thanh sạch, nguồn nước lênh láng trở lại sử dụng được, giảm nhu cầu khai thác tầng nước ngầm, giảm độ sụt lún mười lần nhanh hơn nước biển dâng như hiện nay. ;
- phục hồi nền văn minh "những chiếc lu", khuyến khích dân chúng dự trữ nguồn nước mưa nước uống dùng cho mùa khô hạn ;
- ở một chừng mực nào đó, chúng ta chủ động kiểm soát và cả chấp nhận phần nào tổn thất do biến đổi khí hậu nhưng phải biết nói không những công trình tốn kém và mang tính tự hủy hoại như hiện nay.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn từ Đại học Cần Thơ đã nói rất rõ về "Giải pháp phi công trình" trong sử dụng tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long với nhấn mạnh là cần diễn dịch khéo léo linh hoạt : đó là những phương cách "mềm" nhờ ưu điểm chi phí rẻ, dễ thực hiện, thiên về bảo vệ, cải thiện môi trường, thuận thiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học, mặc dầu phải tốn nhiều thời gian mới thấy hiệu quả của nó.
Tìm ra các sinh kế tương thích với hệ sinh thái và điều kiện tự nhiên : ví dụ mùa mưa trồng lúa, mùa nắng nuôi tôm, nuôi cá nước mặn, nước lợ, tổ chức du lịch sinh thái - tìm hiểu văn hỏa bản địa, phát triển khai thác, chế biến các lợi thế cây, con ở từng vùng miền (như trồng sen, chế biến sen, dệt lụa từ sợi sen, ... hoặc một số loại cây ưu thế), phát triển năng lượng tái tạo...
Ưu tiên "phi công trình" không có nghĩa là bài bác "công trình" mà cần có sự phối hợp hài hòa, chỉ phát triển công trình khi nào thật sự cần thiết, nên nghĩ làm các công trình nhỏ trước khi có những cân nhắc công trình lớn hơn.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuộc Đại học Cần Thơ đã chọn khu vực lúa-sen-cá-du lịch sinh thái ở Đồng Tháp như một điển hình về giải pháp "phi công trình", với minh hỏa rất dễ hiểu với người nông dân :
Vẫn những dự án sai lầm từ hệ thống
Hơn 40 năm sau 1975, như một chuỗi sai lầm từ hệ thống, nhà nước cộng sản Việt Nam đã thiết lập vội vã nhiều dự án trọng điểm rất tốn kém với tham vọng nhằm "cải tạo" đồng bằng sông Cửu Long, đa phần là can thiệp thô bạo gây tác hại trên hệ sinh thái mong manh của cả một vùng Châu thổ. Do tính cục bộ, thiếu sót trong Đánh giá Tác động Môi trường Chiến lược (SEA - Strategic Environment Assessment) của toàn đồng bằng sông Cửu Long, chỉ với những "nghiên cứu mệnh danh là khỏa học" nhưng theo phong cách : làm nhanh ăn nhanh ; chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm lợi ích các chủ đầu tư, rồi đem chính mạng sống và kế sinh nhai người dân ra đánh bạc, bất chấp ý kiến của họ, đồng thời trấn áp các phản biện và gạt bỏ mọi khuyến cáo của các chuyên gia kinh nghiệm có thẩm quyền.
Nhưng vẫn không thiếu những nhà hoạt động môi sinh độc lập can đảm và bền bỉ cất lên tiếng nói của lương tri. Họ hướng tới mục tiêu tối hậu là bảo vệ cả một vùng Châu thổ với 18 triệu cư dân, nhằm giảm thiểu những tác hại lâu dài trên nguồn tài nguyên của đất nước và của các thế hệ tương lai.
Với Dự án sông Cái Lớn - Cái Bé được mệnh danh là "công trình thế kỷ", các chuyên gia độc lập đã lên tiếng cạn lẽ rồi, nói chung là tình hình khá bi quan : do cái xung lực (momentum) của Dự án sông Cái Lớn - Cái Bé quá lớn, nhóm lợi ích và giới chủ đầu tư thì quá mạnh rất khó mà dừng lại được. Nhưng cũng chính đây mới là bước thử thách giữa "nói và làm" của Chính phủ Kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc. Và nếu như Dự án sông Cái Lớn - Cái Bé vẫn cứ tiến hành, thì Nghị quyết 120/NQ/CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành ngày 17/11/2017 hoàn toàn rơi vào thế "thất thủ chiến lược" – nói theo ngôn từ rất tượng hình của nhà nghiên cứu môi trường độc lập Nguyễn Hữu Thiện.
California 30/09/2018
Ngô Thế Vinh
Nguồn : VOA, 03/10/2018
Tham khảo :
(1) Dự án Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé Giai đoạn 1. Địa điểm xây dựng tỉnh Kiên Giang. Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bản báo cáo chưa hoàn thiện, chưa được thẩm định phê duyệt).
(2) Đồng bằng sông Cửu Long và Những bước phát triển tự hủy hoại 1975-2018, Ngô Thế Vinh, Việt Ecology Foundation 04/2018 (http://vietecology.org/Article/Article/299)
(3) Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé ở Kiên Giang : Đừng làm mất đi lợi thế tài nguyên, Người Lao Động, Đ04/06/18 (https://baomoi.com/du-an-thuy-loi-cai-lon-cai-be-o-kien-giang-dung-lam-mat-di-loi-the-tai-nguyen/c/26277343.epi)
(4) Lại cãi nhau với Dự án Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Trung Chánh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 07/09/2018 (https://www.thesaigontimes.vn/278260/lai-cai-nhau-voi-dai-du-an-thuy-loi-cai-lon--cai-be.html)
(5) Xin đừng bóp cổ Đất và Nước, Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ, SaigonTimes 14/09/2018 (https://www.thesaigontimes.vn/278468/xin-dung-bop-co-dat-va-nuoc-.html)
(6) Đánh giá các Hệ thống ngăn mặn vùng ven biên Châu thổ Cửu Long & Dự án Thủy Lợi sông Cái Lớn – Cái Bé (Bản thảo ngày 06/9/2018) Nhóm nghiên cứu : Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Văn Ni, Nguyễn Hồng Tín, Đặng Kiều Nhân (http://vietecology.org/Article/Article/314)
(7) Dự án Cái Lớn-Cái Bé : Lý do Không thể Phê duyệt. giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, Đất Việt Diễn đàn Trí thức 12/09/2018 (http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/du-an-cai-lon-cai-be-ly-do-khong-the-phe-duyet-3365429/)
(8) Chuyên gia : Không cần thiết phải xây dựng dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, Thời báo Kinh tế Saigon Online, Trung Chánh 28/05/2018 (https://www.thesaigontimes.vn/273170/chuyen-gia-khong-can-thiet-phai-xay-dung-du-an-thuy-loi-cai-lon--cai-be-.html)
(9) Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé : Quá nhiều lo ngại, Nguyễn Hữu Thiện, Báo Đất Mới (http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/du-an-thuy-loi-cai-lon--cai-be-qua-nhieu-lo-ngai-3365385/)
Mekong : Dự án đập thủy điện Sambor tiêu diệt nguồn cá ở Việt Nam (RFI, 18/05/2018)
Một dự án đập thủy điện của Cam Bốt do Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong sẽ tác động đến giao thông, đến nguồn cá ở hạ nguồn và sẽ gây căng thẳng với Việt Nam. Trên đây là nội dung kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Môi Trường Natural Heritage Institut do chính Phnom Penh yêu cầu, nhưng chính quyền Cam Bốt lại giữ im lặng.
Bản đồ vị trí của dự án đập Sambor, Cam Bốt - Ảnh : @nhi.org
Bản tin của AP ngày 18/05/2018 cho biết một kết quả nghiên cứu về hậu quả của dự án đập thủy điện lớn nhất trên dòng sông Mekong vừa được đăng trên trang mạng của Viện Bảo Vệ Môi Trường Natural Heritage Institut, Hoa Kỳ, sau ba năm nghiên cứu và sáu tháng sau khi cung cấp cho chính phủ Cam Bốt.
Theo bản nghiên cứu này, hồ thủy điện với diện tích 620 cây số vuông sẽ "có lợi cho Cam Bốt về điện lực, nhưng làm cho Việt Nam thiệt hại nặng nề, vì ngăn chận nguồn cá từ biển Hồ đổ xuống, gây khó khăn cho lưu thông trên sông Tiền và sông Hậu".
Chưa hết, đập thủy điện do China Southern Power Grig Co, một công ty Trung Quốc thiết kế, sẽ làm giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn. Hệ quả là ruộng đồng ở Châu thổ sông Cửu long, vựa lúa của Việt Nam không những sẽ thiếu phù sa mầu mỡ bồi đắp, mà còn bị nước mặn từ biển xâm thực thêm.
Nguy cơ hàng chục triệu dân Việt Nam bị đe dọa mất nguồn lương thực, sẽ gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước láng giềng, theo Natural Heritage Institut.
Các chuyên gia tác giả bản báo cáo đề nghị Cam Bốt chọn một địa điểm khác, trên một nhánh sông khác, nhưng theo AP, chính quyền Phnom Penh, với quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, không trả lời cho dù nhận được yêu cầu từ tháng 12 năm 2017.
Bảy đập thủy điện khác của Trung Quốc xây trên thượng nguồn, trong lãnh thổ của Hoa lục, đã làm giảm phân nửa lượng phù sa của sông Mekong chảy qua năm nước Đông Nam Á.
Tú Anh
*********************
Mỹ khuyến cáo việc Campuchia xây đập trên sông Mekong do Trung Quốc hỗ trợ (VOA, 18/05/2018)
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy đập thủy điện Sambor của Campuchia do Trung Quốc hỗ trợ sẽ hủy diệt các loài hản sản trên sông Mekong. Các chuyên gia Mỹ ra khuyến cáo dừng dự án này nhưng chính quyền Campuchia vẫn im hơn lặng tiếng.
Sông Mekong đoạn đi qua Sambor ở Campuchia.
Hãng tin AP hôm 17/5 dẫn phúc trình của Viện Di sản Thiên nhiên (NHI) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết dự án đập Sambor dù mang lại lợi ích lớn về điện cho Campuchia nhưng cũng góp phần phá huỷ môi trường sống của các loài thủy sản trên dòng Mekong, nơi sinh kế của hàng triệu người dân.
Các chuyên gia NHI cảnh báo đập Sambor sẽ trở thành rào cản ngăn chặn sự di cư của cá từ Biển Hồ của Campuchia, đồng thời ngăn chặn trầm tích chảy xuống vùng hạ lưu, nơi đất nông nghiệp đồng bằng bị phá hủy do xâm nhập mặn từ nước biển.
Đập Sambor sẽ chặn luồng cá từ Biển Hồ, một chi lưu quan trọng của sông Mekong, trong khi dòng sông này đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 60 triệu người Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Thêm vào đó, khoảng 80 con cá heo nước ngọt đang có nguy cơ tuyệt chủng ở sông Mekong có thể bị chết vì các khu vực mà chúng sử dụng để trú ẩn vào mùa khô sẽ bị lấp đầy do đập Sambor bị ngăn gây ra sự tích tụ của trầm tích.
Đập thủy điện Sambor được Công ty Lưới điện Nam Trung Quốc thiết kế, trong đó có một hồ chứa rộng 620 km vuông, khi hoàn thành sẽ là con đập lớn nhất từng được xây dựng trên sông Mekong, vượt qua đập Xayaburi ở Lào, vốn bị các nhà môi trường phản đối trong nhiều năm qua.
Các chuyên gia NHI đã gửi báo cáo cho chính quyền Campuchia vào năm ngoái, trong đó đề xuất ngưng dự án này và xây nhà máy điện năng lượng mặt trời để thay thế thủy điện, nhưng phía Campuchia chẳng hề có phản ứng gì.
Báo The Guardian của Anh nói các chuyên gia Mỹ nhận định dự án Sambor ở tỉnh Kratie thuộc Campuchia là một vị trí "tồi tệ nhất để xây thủy điện" vì có tác hại quá lớn đối với môi trường hoang dã.
Tờ Guardian dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Campuchia Ith Praing nói : "Đây là một vấn đề nhạy cảm và còn quá sớm để công bố thông tin về dự án Sambor".
Ông Praing cho biết sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước cuộc bầu cử tháng 7 tới. Nếu dự án được thông qua, nhà thầu Trung Quốc Hydrolancang International Energy Company có nhiều khả năng được chọn thực hiện dự án thủy điện Sambor.
**********************
Báo cáo của Mỹ về dự án đập Sambor ở Campuchia bị giấu nhẹm ? (Tuổi Trẻ, 17/05/2018)
Đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Sambor do Trung Quốc chống lưng tại Campuchia cho thấy con đập lớn nhất nước này sẽ giết chết sông Mekong theo đúng nghĩa đen.
Đập Hạ Sesan 2 ở Campuchia khi còn trong quá trình xây dựng. Đập này hiện đã vận hành - Ảnh : GUARDIAN
Theo báo Guardian của Anh, tác động khủng khiếp trên được cảnh báo trong một báo cáo mật do Chính phủ Campuchia thuê tư vấn thực hiện.
Phnom Penh đã được bàn giao toàn bộ tài liệu nghiên cứu 3 năm từ Viện Di sản quốc gia - một tổ chức nghiên cứu và tư vấn của Mỹ hồi năm ngoái, nhưng vì lý do nào đó đến nay chưa công bố dù nhiều tổ chức dân sự đã lên tiếng kêu gọi.
Theo những tài liệu tờ báo Anh tiếp cận được, các chuyên gia Mỹ nhận định dự án Sambor ở tỉnh Kratie thuộc Campuchia là một vị trí "tồi tệ nhất để xây thủy điện" vì tác động của nó đối với môi trường hoang dã quá lớn.
Đập Sambor sẽ chặn luồng cá từ hồ Tonle Sap (Biển Hồ), một chi lưu quan trọng của sông Mekong, trong khi dòng sông này đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 60 triệu người Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Việc Phnom Penh "ém" báo cáo làm dấy lên lo ngại Campuchia vẫn sẽ tiến hành xây đập Sambor mặc cho dự báo ảm đạm đối với số phận loài cá heo nước ngọt sông Mekong và một trong những luồng di cư cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Để hoàn thành dự án thủy điện này, người Trung Quốc đề xuất xây một con đập bê tông rộng đến 18km, cao 33m chắn ngang sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh Kratie để tạo thành một hồ chứa nước khổng lồ dài 82km.
"Bên cạnh mối đe dọa đối với cá heo Irrawaddy và nghề cá, sinh kế và dinh dưỡng của các cộng đồng nông thôn sẽ bị ảnh hưởng, đẩy nhanh hơn tình trạng sụt lún tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt nam" - ông Marc Goichot, chuyên gia về nguồn nước của tổ chức WWF, nhận định về đập Sambor.
An ninh lương thực của 60 triệu người sống dọc sông Mekong bị đập Sambor đe dọa - Ảnh: GUARDIAN
Trong phần kết luận, báo cáo của Mỹ viết : "Một con đập tại vị trí này có thể giết chết dòng sông, trừ khi được định vị lại, thiết kế và vận hành một cách bền vững. Sambor là vị trí tồi tệ nhất để xây một đập nước lớn".
Tờ Guardian dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Campuchia Ith Praing : "Đây là một vấn đề nhạy cảm và còn quá sớm để công bố thông tin về dự án Sambor".
Ông Praing cho biết sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước cuộc bầu cử tháng 7 tới. Nếu dự được thông qua, nhà thầu Trung Quốc Hydrolancang International Energy Company có khả năng được chọn thực hiện dự án Sambor.
Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của các quốc gia, người dân trong khu vực”
Tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC-Mekong River Commission) lần thứ 3 tổ chức tại Campuchia với chủ đề "Một Mekong, một tinh thần chung" vào đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hiện nay, lưu vực sông Mekong phải đối mặt với những thách thức lớn với hậu quả là nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy kiệt cả về số lượng và chất lượng, lượng phù sa và chất dinh dưỡng bị suy giảm, hệ sinh thái và môi trường bị suy thoái nghiêm trọng.
Các dấu hiệu tiêu cực đó thể hiện rõ rệt và trầm trọng hơn ở các quốc gia hạ lưu Mekong, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển và sụt lún đất… đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người dân.
"Cần phải có những hành động thiết thực, kịp thời để Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cá của cả khu vực trong hàng trăm năm qua tiếp tục phát triển và là nguồn cung gạo lớn cho bảo đảm an ninh lương thực khu vực", Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Ủy hội MRC tập trung cho sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên liên quan.
Phúc Long
Gửi Nhóm bạn Cửu Long
để tưởng nhớ Mai Chửng
điêu khắc gia tượng đài Bông Lúa 1970
Điêu khắc gia Mai Chửng đứng bên công trình tượng đài Bông Lúa thực hiện bằng đồng lá, cao hơn 16 m đang xây cất tại tỉnh Long Xuyên đồng bằng sông Cửu Long ; toàn cảnh pho tượng Bông Lúa tại Công viên Trưng Vương tỉnh Long Xuyên 1970 [nguồn : sưu tập Dương Văn Chung, Thatsonchaudoc.com]
Primum Non Nocere
Trước hết không gây hại
Đồng bằng sông Cửu Long với bờ biển ngày đêm bị sạt lở và sói mòn. [photo by Phạm Phan Long & Ngô Thế Vinh]
Tới Cửa Trần Đề mút cuối Sông Hậu
Từ con Kênh Vĩnh Tế biên giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài con Sông Hậu.
Nguy cơ rối loạn dòng chảy hạ lưu là có thật và có thể nhìn tử thượng nguồn. Nhìn về Phương Bắc, từ hơn hai thập niên qua, người viết không ngừng báo động về những mối nguy cơ tích lũy không thể đảo ngược từ phía thượng nguồn do nạn phá trắng những khu rừng mưa nhiệt đới (rainforest), rồi những khu rừng lũ (flooded forest) quanh Biển Hồ, tới kế hoạch phá đá phá các ghềnh thác (Mekong rapids blasting project) khai thông mở rộng dòng sông Mekong để cho tàu bè của Trung Quốc vận chuyển hàng hóa tràn xuống các quốc gia hạ lưu, cùng với ảnh hưởng lâu dài là những con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam, tiếp đến là chuỗi 12 dự án đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với hậu quả gây rối loạn dòng chảy, mất nguồn cát nguồn phù sa nơi các hồ chứa, với thời gian có thể đưa tới một tiến trình đảo ngược, một đồng bằng sông Cửu Long còn non trẻ có thể từ từ tan rã.
Trung Quốc đang khống chế không chỉ Biển Đông mà còn trên toàn lưu vực sông Mekong, Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn, giới cầm quyền Việt Nam thì lệ thuộc về chính trị vào Trung Quốc và do đó hoàn toàn bị động. Cho dù Việt Nam thỉnh thoảng có lên tiếng phản đối yếu ớt nhưng thực tế không có chiến lược gì cụ thể và hầu như không làm được gì để bảo vệ sự sống còn của hơn 17 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long và cũng là vựa lúa của cả nước. Đó là một sự thật.
Quá trình tự hủy xảy ra ngay tại đồng bằng sông Cửu Long. Lòng sông không ngừng bị nạo vét để lấy cát. Diện tích rừng tràm rừng đước tiếp tục bị phá và thu hẹp. Khai thác vô hạn các tầng nước ngầm. Thêm vào đó là những dự án trọng điểm của nhà nước được cổ suý là để"cải tạo" đồng bằng sông Cửu Long từ sau 1975, nhưng đã gây tác hại nhiều hơn. Đó là những hủy hoại mang tính tích lũy.
600 km bờ sông các tỉnh Miền Tây đang bị sạt lở ; hình trái, Sông Hậu tỉnh An Giang với nhiều khúc bờ sông bị sạt lở do nhiều yếu tố nhân tai : mất lượng phù sa do hồ chứa nơi những con đập thủy điện thượng nguồn, nạn phá rừng, nạo vét lòng sông khắp nơi để khai thác cát. [photo by AX, VnExpress 15/05/2017]
Hậu quả nhãn tiền là bờ sông, bờ biển không ngừng bị sạt lở, đất lún nhanh hơn biển dâng, nạn nhiễm mặn trầm trọng hơn và rõ ràng là nguồn tài nguyên thiên nhiên của cả một vùng đất mới vốn được ưu đãi thì nay cứ nghèo dần đi. Kết luận dễ dàng nhất để rũ bỏ mọi trách nhiệm là đổ lỗi cho Mẹ thiên nhiên, cho Biến đổi khí hậu nhưng không thể không kể tới một chuỗi hậu quả tích lũy của những yếu tố nhân tai, do chính con người gây ra với sự thụ động của giới cầm quyền.
Dọc bờ biển đồng bằng sông Cửu Long cũng ngày đêm âm thầm bị xói mòn (beach erosion) ; so với sạt lở ven sông, tình trạng sạt lở ven biển trầm trọng hơn nhiều. Một dãy nhà bị đổ sụp xuống sông được báo chí và dân chúng quan tâm nhiều hơn nhưng sạt lở ven biển là một cái chết chậm và rất âm thầm
Qua Cù lao Dung
Gần tới Biển Đông, gặp Cù lao Dung, Sông Hậu chia làm hai nhánh : hữu ngạn chảy ra cửa Trần Đề (trước đây còn có tên gọi là Trấn Di) thuộc tỉnh Sóc Trăng ; tả ngạn chảy ra cửa Định An thuộc tỉnh Trà Vinh. Ở giữa hai cửa Trần Đề và Định An là cửa Ba Thắc rất nhỏ đã bị phù sa vùi lấp từ trăm năm trước.
Cửu Long chín cửa : 9, thực tế chỉ có Bát Long : 8, nay thêm cửa Ba Lai của Sông Tiền bị bộNông nghiệp và phát triển nông thôn xây cống đập chặn mặn bít kín, chỉ còn là Thất Long : 7.
Cửu Long chín Cửa hai Dòng, nay chỉ còn bảy Cửa : Sông Hậu ba cửa nay còn hai : (1) cửa Trần Đề, (2) cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac) đã bị lấp. Sông Tiền sáu cửa nay còn năm : (3) cửa Cung Hầu, (4) cửa Cổ Chiên, (5) cửa Hàm Luông (cửa Ba Lai đã bị đắp đập làm cống chặn mặn từ năm 2000), (6) cửa Đại, (7) cửa Tiểu. [nguồn : bản đồ Dragon-CTU với ghi chú của Ngô Thế Vinh, CLCD BĐDS p.360]
Cù Lao Dung là một trong những cù lao lớn trên Sông Hậu, nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, diện tích 24.944 hecta với dân số khoảng 63.000 người [62.931 người theo thống kê 2009]. Phía Đông và Bắc giáp tỉnh Trà Vinh ; phía Tây giáp huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng ; phía Nam giáp Biển Đông. [Hình 5b]
Cù lao Dung chia Sông Hậu ra làm hai nhánh : nhánh hữu ngạn chảy ra cửa Trần Đề, nhánh tả ngạn chảy ra cửa Định An. [nguồn : Wikipedia, thêm ghi chú của người viết].
Nếu từ bản đồ Google bung ra, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều cù lao lớn nhỏ trên hai con Sông Tiền và Sông Hậu. Nói chung, đất cù lao là do phù sa bồi đắp nên phì nhiêu, rất thích hợp cho các loại cây trái. Cư dân sống trên đất cù lao, qua nhiều thế hệ, được thiên nhiên ưu đãi phải nói sung túc nếu không muốn nói là giàu có.
Do là một cù lao rất lớn và trải dài trên Sông Hậu, nửa cuối Cù lao Dung tiếp cận với Biển Đông nên được hưởng cả hai chế độ thủy văn và thủy sản nước mặn và nước ngọt theo mùa.
Qua kênh Quan Chánh Bố
Kênh Quan Chánh Bố nguyên là một kênh đào thuộc huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh. Một đầu kênh nối với Sông Hậu ở xã Định An (Trà Cú). Con kênh chạy dọc theo ranh giới huyện Duyên Hải và Trà Cú phía bắc Quốc lộ 53, và đổ ra Biển Đông. Nguyên thủy, con Kênh Quan Chánh Bố được đào từ thế kỷ 19 [thời gian 1837 - 1838] để dẫn nước từ Sông Hậu vào rửa mặn vùng đồng lầy Láng Sắt, công trình đào kênh thời đó do Quan Chánh Bố Trần Trung Tiên đảm trách.
Sang thập niên đầu của thế kỷ 21, [năm 2009], Bộ Giao thông vận tải dưới thời bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, người Đà Nẵng (nhiệm kỳ 06/2006 - 08/2011) triển khai một dự án nạo vét con Kênh Quan Chánh Bố nhằm tạo một thủy lộ từ biển đi vào Sông Hậu tới giang cảng Cần Thơ thay cho luồng đi qua cửa Định An, viện lý do cửa Định An bị nhiều phù sa bồi đắp khiến các con tàu trọng tải lớn có nguy cơ mắc cạn khi đi vào Sông Hậu [sic].
Dự án luồng Kênh Quan Chánh Bố với mức đầu tư ban đầu lên tới 9,781 tỷ đồng, từ ngày đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm đang là nguồn cơn thống khổ của cư dân đang sống hai bên bờ con kênh. [nguồn : tài liệu của Bộ Giao thông vận tải]
Với kế hoạch mở rộng và vét sâu theo suốt chiều dài 19,2 km con Kênh Quan Chánh Bố tính từ chỗ nối với Sông Hậu đến xã Long Khánh ; đồng thời, khai mở thêm một khúc kênh mới có tên gọi là Kênh Tắt dài 8,2 km được nối phần cuối đoạn mở rộng con Kênh Quan Chánh Bố qua xã Đông Hải thông ra tới biển và thêm đoạn kênh biển dài 7 km. Nếu kể cả đoạn Sông Hậu dài 12,1 km luồng Kênh Quan Chánh Bố có tổng chiều dài là 46,5 km.
Dự án luồng Kênh Quan Chánh Bố với mức đầu tư ban đầu lên tới 9.781 tỷ đồng, được khoe đây là "con kênh đào Panama của Việt Nam", một so sánh rất khiên cưỡng. Kênh Panama có tầm vóc thế giới và là một con kênh chiến lược cắt ngang eo đất Panama Trung Mỹ nối liền hai biển lớn là Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, thay vì phải vòng qua Mũi Sừng (Cape Horn) điểm cực nam của Nam Mỹ, với rút ngắn hơn nửa khoảng cách đường biển, như tàu bè đi từ New York chỉ phải vượt qua 9.500 km để tới San Francisco thay vì 22.500 km nếu không qua kênh đào Panama.
Cũng giống như các dự án trọng điểm khác nơi đồng bằng sông Cửu Long, phải nói là dự án luồng Kênh Quan Chánh Bố được hình thành khá vội vã, cả với những ý kiến bất đồng (4) nhưng vẫn cho khởi công từ cuối năm 2009. Như từ bao giờ, đa số các dự án chưa có đủ thời gian nghiên cứu để có được cơ sở khoa học, thảo luận và đánh giá một cách khách quan, và nhất là thiếu minh bạch ; đã thế khi đi vào thực hiện dự án luồng Kênh Quan Chánh Bố lại không có được hình thức đấu thầu công khai theo luật định, mà là chỉ định nhà thầu thuộc các nhóm lợi ích.
Tiêu tốn ngân sách hàng nhiều ngàn tỷ đồng chỉ với mục tiêu đơn giản và cuối cùng là tìm được một đường tàu biển trọng tải lớn ra vào đồng bằng sông Cửu Long mà không quan tâm gì tới tính bền vững về môi trường, đến hiệu quả kinh tế, và nhất là sự an toàn cho người dân. Nạn nhân không ai khác hơn vẫn những người "dân đen" được đưa ra làm thử nghiệm. Và, những cuộc thử nghiệm cứ nối tiếp nhau, dù hiệu quả thì chưa thấy rõ nhưng hậu quả thì hầu như ai cũng thấy.
Tưởng cũng nên có một ghi chú bên lề, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng sau nhiệm kỳ 5 năm ở Bộ Giao thông vận tải cho tới lúc nghỉ hưu vào tháng 8/2011 khi đó công trình con Kênh Quan Chánh Bố còn dở dang và cũng theo báo chí lề phải trong nước, để chuẩn bị trước về hưu, khi còn tại nhiệm chính ông Hồ Nghĩa Dũng cũng đã chỉ định một nhà đầu tư cho một dự án lớn khác : Xây đường hầm Đèo Cả để rồi sau đó không ai khác hơn là chính ông tham gia vào Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả. Bước chuẩn bị này đã từng gây tai tiếng, bị chính báo chí trong nước gọi đây là "hành động lót ổ" đồng thời là "một tiền lệ xấu". Ông bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng còn được nhớ tới với thành tích đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam dài 1.570 km với kinh phí 55 tỉ USD, may mà sau đó dự án đã bị Quốc hội khóa XII biểu quyết bác bỏ.
Công trình Kênh Quan Chánh Bố sau đó được tiếp tục qua thời Bộ trưởng kế nhiệm Đinh La Thăng, người Nam Định (nhiệm kỳ 03/2011 - 08/2016) với một tiểu sử rất dày : trước khi về bộ Giao thông vận tải, ông đã là Chủ tịch Hội đồng Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011), Chủ tịch Hội đồng quản trị Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2005-2008), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà (2001-2003) ; và nay 2018 thì đang bị dính vào vòng lao lý do "cố ý làm sai trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng khi ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Dầu khí Quốc gia Việt Nam".
Và rồi sau 7 năm khởi công [2009 - 2016], công trình luồng Kênh Quan Chánh Bố được hoàn thành vào đầu năm 2016 ; với thành tích là những con số : Kênh Quan Chánh Bố nay có thể tiếp nhận các tàu biển lớn 20.000 tấn giảm tải và 10.000 tấn đầy tải vào Sông Hậu (Wikipedia).
Và chỉ một năm đi vào hoạt động với không ít hệ luỵ, theo báo Đất Việt [ngày 10/04/2017], Bộ Giao thông vận tải lại tính thay thếPhà Kênh Tắt bằng một đường hầm chui qua Kênh Tắt, khiến dư luận hết sức băn khoăn.
Kênh Tắt là đoạn kênh đào mới nối đoạn cuối con Kênh Quan Chánh Bố thông ra biển. [photo by Ngô Thế Vinh]
Để nối hai bờ Kênh Tắt trên QL 53 dự tính ban đầu là Cầu Kênh Tắt ; sau đó cầu được thay thế bằng Phà Kênh Tắt, chỉ mới một năm Phà Kênh Tắt đi vào hoạt động, Bộ Giao thông vận tải lại tính thay thế bằng Đường Hầm Chui qua Kênh Tắt với dự tính tổn phí lên tới 10.319,2 tỷ đồng... khiến Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, người theo dõi dự án luồng Kênh Quan Chánh Bố từ giai đoạn đầu tiên đã phải vô cùng ngạc nhiên vì chủ đầu tư thay đổi phương án như thay áo cho dù phải chi hàng ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân [người gốc người Miền Tây, sinh ra trên một cù lao giữa Sông Tiền, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, là thành viên lâu năm Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ từ 1992] phải lên tiếng :
"Điều gây ngạc nhiên đến khó có thể tưởng tượng là thông báo trong Trang địa phương của vị Thứ trưởng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, rằng Thủ tướng chính phủ có chủ trương giao cho Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu làm hầm qua Kênh Tắt để tránh cho người dân không phải qua phà đồng thời đảm bảo an toàn cho luồng tàu biển. Để làm việc này, Trang địa phương cho thông tin sẽ cần thêm 50 ha đất, và trên 3.000 tỷ đồng. Dự kiến sẽ triển khai vào cuối năm nay".
Gây ngạc nhiên vì phương án đầu tiên nối hai bờ Kênh Tắt trên QL 53 là Cầu Kênh Tắt. Qua quá trình triển khai dự án, phương án cầu đã được thay thế bằng Phà Kênh Tắt. Phà này mới được đưa vào hoạt động từ ngày 20/01/2016, ngày thông luồng Kênh Tắt. Như vậy, chỉ sau một năm đi vào hoạt động, Bộ Giao thông vận tải lại tính thay thế Phà Kênh Tắt bằng một Hầm Chui qua Kênh Tắt. Và thay đổi này không phải là duy nhất.
Khi được cho triển khai (công văn số 123/TTg-CN ngày 22/01/2007) tổng mức đầu tư của dự án là 3,148.5 tỷ đồng. Mười tháng sau, tổng mức đầu tư của dự án được Bộ Giao thông vận tải duyệt tại Quyết định số 3744/QĐ-BGiao thông vận tải ngày 30/11/2007 tăng từ 3.148,5 lên 10.319,2 tỷ đồng, nghĩa là gấp 3.28 lần. Bởi vì khối lượng nạo vét luồng từ 22 triệu m3 tăng lên 28,1 triệu m3 ; kè dọc tuyến luồng 35,94 km thay vì 27,57 km ; giải phóng mặt bằng 1.406,47 ha thay vì 300 ha ; thay đổi mái dốc nạo vét do nền đất yếu ; thay đổi đê chắn cát thành đê chắn sóng ; kết hợp đê chắn sóng của dự án luồng với dự án cảng biển Trà Vinh…
Ngạc nhiên vì chủ đầu tư thay đổi phương án… giống như thay áo, cho dù phải chi hàng ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước cho những thay đổi đó. Cử tri, những người đóng thuế cho ngân sách, có quyền đặt câu hỏi về tính nghiêm túc của dự án ! Khó có thể tưởng tượng vì chi ngân sách hàng ngàn tỷ đồng sao mà dễ dàng đến thế ! Đó là chưa nói đến hiệu quả kinh tế, tác động lên môi trường tự nhiên và xã hội. Liệu lần này với phương án hầm chui rồi cũng sẽ làm như các lần trước ?" [sic] hết trích dẫn (2).
Không lâu sau đó, theo VTV.VN [16/11/2017] cơ quan truyền hình nhà nước đã lại phải lên tiếng báo động (3) :
Tàu biển hàng chục nghìn tấn lưu thông qua Kênh Quan Chánh Bố, tỉnh Trà Vinh gây sóng lớn đe dọa tính mạng, làm thiệt hại tài sản khiến người dân nơi đây vô cùng lo sợ. tháng 1/2016, luồng tàu biển vào Sông Hậu chính thức được thông luồng, đáp ứng cho tàu biển có tải trọng 10.000 tấn chở đầy hàng và 20.000 tấn vơi hàng lưu thông. luồng tàu vào Sông Hậu có đoạn đi qua Kênh Quan Chánh Bố của các huyện Trà Cú và Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Từ ngày thông luồng đến nay, hàng trăm hộ dân ở hai xã Long Vĩnh và Đôn Xuân sống ven Kênh Quan Chánh Bố luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng. Nguyên nhân là do tàu biển đã nhiều lần gây sóng lớn, làm thiệt hại tài sản và đe dọa đến tính mạng người dân. Người dân cho biết, hiện tượng sóng tràn vào nhà xảy ra rất nhiều lần. Theo bà Đặng Thị Cúc (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), cháu ngoại của bà đã từng bị sóng lớn do tàu biển gây ra cuốn trôi xuống con lạch trước nhà, rất may cháu được phát hiện và cứu kịp thời. Sau tai nạn kinh hoàng đó, để bảo vệ các cháu, gia đình bà đã phải làm hàng rào lưới trước nhà. Vết sẹo trên chân bà Kim Thị Tiến vẫn chưa lành hẳn, hậu quả sau một lần bà bảo vệ chiếc ghe của gia đình tránh bị sóng đánh vỡ. Đến nay, bà Dương Thị Phượng vẫn chưa hết bị ám ảnh khi nhắc lại câu chuyện tàu biển gây sóng lớn đánh nát một chiếc xuồng và ghe cào. Ngoài ra, một lượng hải sản lớn đã bị thất thoát khiến gia đình bà bị thất thoát khoảng 100 triệu đồng.
Người dân cho biết, các tàu này hoạt động không thường xuyên mà cách 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là các tàu biển gây sóng cao từ 3-4 m nhưng ít khi bấm còi khi qua khu vực đông dân cư và có thể chạy vào bất cứ giờ nào trong ngày, kể cả ban đêm... [sic].
Rồi tới báo Đại Đoàn Kết [04/07/2017], cho biết có tình trạng sạt lở hai bên bờ con kênh, đòi hỏi thêm kinh phí ứng phó được đề xuất lên đến 1,600 tỷ đồng nữa (1).
Sau khi chuyến tàu Đông Thiên Phú Diamond tải trọng hơn 4.000 tấn đi vào ngày 7/7, có nhiều tàu tải trọng lớn khác như tàu Tân Cảng Glory chở container tải trọng gần 9.000 tấn vào Sông Hậu một chuyến/ tuần. Cuối tháng 11, chuyến tàu Vinalines Unity tải trọng trên 20 nghìn tấn chở hàng nhẹ cũng hai lần vào Kênh Tắt an toàn để cập cảng trên Sông Hậu. Nhưng theo nguồn tin từ công ty Hải Vận Ship, thì dù đang trong giai đoạn thử nghiệm [sic] nhưng đến nay đã có 14 chuyến tàu từ biển đi qua Kênh Tắt đến Kênh Quan Chánh Bố để vào Sông Hậu.
Ông Võ Minh Tiến, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ cho biết, do đang trong quá trình khai thác thử nghiệm [sic] nên đơn vị phải phối hợp với lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuần tra, thanh thải luồng lạch để đảm bảo cho các chuyến tàu ra vào an toàn. Đến thời điểm này, dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào Sông Hậu đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tải trọng lớn ra vào.
Hải vận (Ship)
Điều đang lưu ý là ông Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Cần Thơchỉ quan tâm tới bảo đảm an toàn cho tàu biển trọng tải lớn ra vào Sông Hậu, mà lại không đề cập gì tới an toàn và sinh mạng của chính những người dân ngày đêm sống lo âu thấp thỏm ven kênh.
Tàu 7.000 tấn lưu thông từ biển qua Kênh Quan Chánh Bố vào Sông Hậu. [nguồn : báo Đại Đoàn Kết 04/07/2017]
Với những hệ lụy nổi cộm từ khi luồng Kênh Quan Chánh Bố từ khi đi vào vận hành, cũng vẫn Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân đã phải kiến nghị thẳng thắn đối với Dự án luồng Sông Hậu qua Kênh Tắt và Kênh Quan Chánh Bố cần được Quốc hội giám sát, đặc biệt là việc thực hiện giám sát những vấn đề liên quan đến luồng Quan Chánh Bố. Bởi vì, các luồng tự nhiên như Định An thì ngày càng nông trong khi luồng qua Kênh Quan Chánh Bố còn phải nạo vét nhiều và chưa biết độ ổn định ra sao.
Còn Tiến sĩ Lê Kế Lâm mong muốn, Bộ Giao thông vận tải trong quá trình thực hiện Dự án cần có cơ sở cho các nhà khoa học nghiên cứu, thảo luận và đánh giá một cách khách quan chính xác. Và, Bộ Giao thông vận tải nên tổ chức phản biện đối với Dự án này, nhất là phản biện của các tổ chức tư vấn, của các hội. Ngay cả khi lựa chọn tổ chức tư vấn phản biện theo hình thức đấu thầu công khai theo luật định, chứ không thể chỉ định thầu. Mục tiêu cuối cùng là tìm được một luồng tàu biển ra vào đồng bằng sông Cửu Long một cách kinh tế, an toàn, bền vững về môi trường, không phụ lòng mong mỏi của người dân.
Tưởng cũng nên nói thêm, Tiến sĩ Lê Kế Lâm nguyên Thiếu tướng Hải quân tương đương Phó Đô đốc, hiện là chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2014-2019, Tiến sĩ Lê Kế Lâm được nhiều người biết đến qua sự kiện Hội Khoa học kỹ thuật mà ông là Chủ tịch đã can đảm công khai lên tiếng phản đối mạnh mẽ Trung Quốc trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 (Đại Đoàn Kết, 04/07/2017, Lê Anh).
Về giá trị kinh tế của dự án Kênh Quan Chánh Bố cho tàu trong tải lớn từ Biển Đông đi vào Sông Hậu để tới giang cảng Cần Thơ, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời và vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi. Hiệu quả kinh tế của luồng Kênh Quan Chánh Bố chưa thấy đâu nhưng đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
Những dự án sai lầm từ hệ thống
Từ sau 1975, như một chuỗi sai lầm từ hệ thống, nhà nước đã thiết lập vội vã nhiều dự án trọng điểm nhằm "cải tạo" đồng bằng sông Cửu Long, đa phần là can thiệp thô bạo gây tác hại trên hệ sinh thái mong manh của cả một vùng Châu thổ, do thiếu sót trong Đánh giá Chiến lược tác động môi trường tác động môi trường [SEA-Strategic Environment Assessment], với những "nghiên cứu mệnh danh là khoa học" nhưng theo phong cách : làm nhanh ăn nhanh ; rồi đem chính mạng sống và kế sinh nhai người dân ra thử nghiệm, khi mà người dân đã bị tước đoạt tự do và quyền tự vệ. Đây hẳn là điều không thể nào được chấp nhận trong một quốc gia có dân chủ.
Có thể nói đa số các quy trình SEA là nguỵ tạo do thiếu minh bạch và trách nhiệm khi mà :
1. Mâu thuẫn lợi ích. Báo cáo SEA do chính chủ đầu tư chọn nhóm tư vấn, trả chi phí cho họ và đương nhiên toán tư vấn phải viết báo cáo biện hộ tối đa cho dự án và che đậy tối đa các tác động xấu cho chủ đầu tư. Những cố vấn có lương tâm trách nhiệm sẽ từ chối không tham dự vào những hợp đồng có hại cho uy tín lâu dài của họ. Hệ quả là các báo cáo SEA cho các dự án Việt Nam sẽ không thể tin cậy để đưa tới quyết định.
2. Thiếu minh bạch khoa học. Báo cáo SEA không được công bố rộng rãi trên truyền thông báo chí, mà là đặc ân dành cho những viên chức trong bộ máy cầm quyền tham vấn với nhau và người dân muốn tìm hiểu thì phải mò mẫm trong bóng tối và khi có ý kiến phản đối thì họ và cả gia đình có thể bị hăm dọa và cả đàn áp tù đầy.
3. Hội đồng thẩm định báo cáo SEA không có sự tham sự của các chuyên gia khoa học độc lập và xã hội dân sự. Đôi khi các nhà khoa học ấy còn bị mạo danh là tác giả của bản báo cáo để che chắn cho chủ thầu, lừa cả nhà cầm quyền và không ai phải chịu một sự chế tài hay trừng phạt nào. Hệ thống SEA bị ô nhiễm ở cả hai phía chủ thầu và ủy ban duyệt xét.
4. Những cơ quan quản lý phát triển cơ sở hạ tầng như Việt Nam Food, EViệt Nam, PViệt Nam, Vinacomin... là những tập đoàn chịu sự chi phối và khống chế bởi các nhóm lợi ích. Họ liên kết nhau đề ra những công trình quy mô để tạo cơ hội sinh lợi, một thứ văn hóa tham nhũng đã thành nề nếp cả nước đều biết mà vẫn phải im lặng chịu đựng.
5. Sau khi dự án đi vào vận hành, hệ thống quan trắc vi phạm ô nhiễm hoạt động không hiệu quả và không có báo cáo rộng rãi. Một ví dụ, theo điều tra riêng của Hội Sinh Thái Việt (Viet Ecology Foundation) thì ngay cả thông tin chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index) cũng bị chính cơ quan cầm quyền cố ý tự sửa đổi để né tránh trách nhiệm, tạo những thông tin sai lạc và đánh lạc hướng dư luận.
6. Một thể chế tạo ra và dung dưỡng các nhóm lợi ích như thế sẽ không có chỗ cho nhân tài tham gia nếu họ không chấp nhận từ bỏ ý thức trách nhiệm và tiếng nói của lương tri. Vẫn có những trí thức chân chính trong nước từ chối tham gia vào guồng máy nhưng khi cần họ vẫn can đảm lên tiếng phản biện cả với cái giá phải trả nhằm giảm thiểu những tác hại lâu dài trên nguồn tài nguyên đất nước của các thế hệ tương lai.
Nguyên lý bất di bất dịch là : Trước hết là không gây hại (Primum Non Nocere), vẫn cứ mãi là bài học vỡ lòng, là kim chỉ nam cho các bộ trưởng, vụ trưởng các ngành trước khi khởi công bất cứ một dự án nào trên đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng trong thực tế chưa có một chứng cớ nào cho thấy các vị ấy hành động theo nguyên lý căn bản trên.
Có thể liệt kê ngay những dự án chính đã và đang gây tác hại và tổn thương lâu dài cho đồng bằng sông Cửu Long như :
- Dự án đê bao chống lũ [Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn] với những đê bao ngăn lũ chỉ để có thêm đất làm lúa cao sản 3 vụ, vắt kiệt đất đai, lại không có nguồn phù sa, nước tù đọng tích lũy ô nhiễm đồng thời làm giảm lượng nước vào hai vùng trũng Đồng Tháp Mười và khu Tứ Giác Long Xuyên như nguồn dự trữ cho toàn đồng bằng sông Cửu Long trong Mùa Khô.
- Dự án cống đập chặn mặn [Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn] ngăn chặn dòng chảy tự nhiên biến những con sông khỏe mạnh thành ao hồ tù đọng, xóa đi một nền văn hóa nước lợ (brackish water( và gây rối loạn dây chuyền trên toàn nhịp đập (Mekong Pulse) của hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.
- Dự án 14 nhà máy nhiệt điện than [Bộ Công Thương] biến đồng bằng sông Cửu Long là bãi tiếp nhận các nhà máy nhiệt điện phế thải chạy than từ Trung Quốc với hậu quả tàn phá môi trường đất đai, nguồn nước và không khí với sức khỏe của người dân không hề được quan tâm tới nếu không muốn nói là bị hy sinh.
- Dự án Nhà máy Giấy Lee & Man [Bộ Tài nguyên và môi trường] gây ô nhiễm nghiêm trọng vì nguồn nước thải với đủ loại hóa chất được chính Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép cho xả thải ra Sông Hậu đang giết chết dòng sông, rồi còn phải kể tới bụi khói độc hại, mùi hôi thối, tiếng ồn từ nhà máy ngày đêm bào mòn sức khỏe của người dân.
- Dự án Kênh Quan Chánh Bố [Bộ Giao thông vận tải], với tốn kém hàng nhiều ngàn tỷ đồng chỉ để cho mấy tàu trọng tải lớn từ Biển đi vào Sông Hậu để tới giang cảng Cần Thơ gây bao khốn khổ cho người dân khi mà giá trị kinh tế của dự án kênh Quan Chánh Bố, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời và vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi gay gắt.
Danh sách trên vẫn chưa đầy đủ. Trong thực tế còn nhiều dự án nhỏ cấp địa phương đã và đang được triển khai nhưng không có những nghiên cứu làm cơ sở và cũng chẳng có đánh giá tác hại môi trường từ các chuyên gia độc lập.
Ấy vậy mà cho đến nay vẫn có những người trong giới cầm quyền và giới khoa học thuộc quản lý của nhà cầm quyền cho rằng họ đã thành công trong việc nâng cao sản lượng nông nghiệp qua các công trình thủy lợi và "ém phèn" được xem là "thành công ngoạn mục". Thật ngạc nhiên, một thành tựu lớn như vậy mà không hề có bất cứ một công bố khoa học nào trên các diễn đàn khoa học quốc tế ! Tuy nhiên, đối với những người sống và làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long thì những thành tựu đó chỉ là trên giấy. Những "ngôi sao" khoa học hình như xuất hiện nhiều trên hệ thống truyền thông của Nhà nước hơn là trên diễn đàn khoa học nghiêm chỉnh.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, một nhà khoa học có nhiều trải nghiệm ở trong nước và qua nhiều năm quan sát miền quê đồng bằng sông Cửu Long cho rằng : "Sự thật là một số không nhỏ trong giới khoa học Việt Nam làm nghiên cứu không theo chuẩn mực quốc tế, kết quả không được công bố, nên chẳng ai biết thực hư ra sao. Báo chí trong nước và ngay cả Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ cũng thừa nhận rằng nhiều 'công trình' của họ thường nằm trong hộc tủ, chứ ít khi nào được công bố. Ngay cả khi được công bố thì dấu hỏi lớn vẫn lơ lửng trên những số liệu họ báo cáo".
Cũng Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, nhận định : "[…] còn quá sớm để quy những công trạng - nếu có - cho giới khoa học. Tôi quan sát ở miền quê tôi thì thấy sự thật là những thành tựu về tăng năng suất trồng trọt và lúa là do người nông dân xoay xở. Nông dân tự thử nghiệm cho đến khi đạt được kết quả tốt (kiểu trial-and-error). Họ có thể không biết những nguyên tắc thí nghiệm hay ngẫu nhiên hoá, họ có thể không rành tính toán như các kỹ sư & tiến sĩ, nhưng qua trial-and-error, họ có thể lai giống và tạo giống mới, chế tạo máy gặt lúa, máy cấy lúa, máy hút lục bình, v.v. Giới khoa học chẳng giúp gì cho họ trong các sáng kiến đó. Người nông dân thiếu chữ để nói đó là công trạng của họ, và thay vào đó có những người mang mác 'tiến sĩ' giành công trạng cho mình. Ai cũng biết tác nhân làm nghèo làm khổ nông dân miền Tây là cái tập đoàn lương thực có tổng hành dinh nằm ngoài… Hà Nội".
Ở Việt Nam, người ta có câu khuyên các nhà quản lý và khoa học quốc doanh : đừng làm gì hết, ngồi yên đó để dân nuôi, vì họ làm là hư hỏng.
Trong thực tế miền nào (Nam, Trung, Bắc) cũng đều có những hiền tài với cả nhân cách, họ như những cánh sen giữa bùn lầy và nhà cầm quyền đã không có một chính sách chiêu hiền đãi sĩ khiến nguồn chất xám ấy không được trọng dụng ; để rồi những tài năng ấy hoặc bị mai một hoặc họ phải chọn con đường bỏ đất nước ra đi.
Và cũng không phải là quá khắt khe khi dân gian nhắc tới khái niệm "giới khoa học quốc doanh" theo cái nghĩa xấu nhất : đó là một tập đoàn đội lốt khoa bảng bị mua chuộc, chèn ép những người có thực tài, họ cấu kết với nhau, mai phục trong các bộ các ngành ở Việt Nam và nghiễm nghiên trở thành công cụ, tệ hơn nữa họ trở thành một dàn kèn dư luận viên bênh vực vô điều kiện cả những sai trái cho một guồng máy chuyên chính chỉ biết vơ vét và chia chác quyền lợi. Và nạn nhân không ai khác hơn chính là đám dân đen câm nín và tiếng kêu than của họ nếu có cũng không được lắng nghe.
Thay lời kết : Con đường vòng 43 năm
Bây giờ, chúng tôi đang đứng ở mút cuối con Sông Hậu, nhìn từng đợt sóng vỗ vẫn còn màu nâu nhạt của phù sa nơi cửa sông trải rộng để chan hòa vào biển cả ; bao nhiêu cảm xúc tràn về, như một flashback, chợt nhớ lại hơn một lần qua Long Xuyên, nơi có tượng đài Bông Lúa Con Gái của Mai Chửng, một cố tri và cũng là một tên tuổi lớn trong lãnh vực điêu khắc của Miền Nam.
Sau 30 tháng 4, 1975, cùng với chiến dịch đốt sách, Tượng đài Bông Lúa ấy đã bị phá sập, quả không phải là một "điềm lành" cho tương lai nền Văn Minh Lúa Gạo và cả hậu vận của toàn vùng sông nước Cửu Long.
Người dân Việt Nam, và hơn 17 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang thầm mơ ước gì ? Mơ được trở lại với một nền giáo dục nhân bản đã có từ 43 năm trước. Mơ được sống trở lại với một Miền Tây trù phú với gạo trắng nước trong, cây trái trĩu cành và tôm cá đầy đồng. Thời hoàng kim ấy đã qua rồi, sau 43 năm "cải tạo", một đồng bằng sông Cửu Long với nguồn tài nguyên thiên nhiên không những đã nghèo đi, người dân còn phải chứng kiến những dòng sông đang chết, phẩm chất cuộc sống (quality of life) của họ sa sút, họ phải sống ngày đêm trong nỗi bất an với đất, nước, không khí ngày càng thêm ô nhiễm. Và cũng dễ hiểu tại sao đã có ngót 2 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long bỏ làng xóm ra đi. Cuộc tỵ nạn môi sinh ấy không có dấu hiệu suy giảm.
Và cũng đã hơn một lần, trong các bài viết, người viết đã nêu rõ quan điểm : "môi sinh và dân chủ phải là một bộ đôi không thể tách rời".
Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 12/2017
California 04/2018
Ngô Thế Vinh
Nguồn : VOA, 30/04/2018
Tham khảo :
1/ Luồng Quan Chánh Bố trước nguy cơ sạt lở. Việc nạo vét luồng Quan Chánh Bố được dự báo sẽ tiêu tốn chi phí lớn trong nhiều năm, báo Đại Đoàn Kết, 04/07/2017
2/ Để không phải tiếp tục theo lao, Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, báo Đất Việt, Thứ Hai 10/04/2017
3/ Người dân Trà Vinh sống thấp thỏm cạnh luồng tàu biển, Diệp Phong-Phú Cường, VTV9, 16/11/2017
4/ Giới trí thức và quan chức bàn về luồng tàu Biển vào đồng bằng sông Cửu Long. Kinh Tế Biển Việt Nam, 29/01/2012
5/ Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả. Ngô Thế Vinh. Viet Ecology Foundation. 12/2017
6/ Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng. Ngô Thế Vinh, Nxb Văn Nghệ 2000. Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Ngô Thế Vinh, Nhà xuất bản Văn Nghệ 2006.
Mọi lý thuyết đều màu xám duy cây đời vẫn mãi xanh tươi.
Johann Wolfgang von Goethe
(Faust 1808 'Studierzimmer')
DRAGON và Đại học Cần Thơ
Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau ở Cần Thơ đầu tháng 12. Thực ra chúng tôi đã biết nhau từ trước do "văn kỳ thanh" qua những trăn trở chung về hệ sinh thái sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long.
Từ trái, tiến sĩ Lê Phát Quới, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, kỹ sư Phạm Phan Long, tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, tiến sĩ Dương Văn Ni, bác sĩ Nguyễn Văn Hưng. Trên khối đá, ghi khắc thời điểm 31/03/1966 là ngày tướng Nguyễn Cao Kỳ ký nghị định chính thức thành lập Viện Đại học Cần Thơ, với giáo sư Phạm Hoàng Hộ là Viện trưởng Sáng lập đầu tiên. [photo by Sang]
Đoàn hôm nay gồm 7 người. Buổi sáng, dự tính khởi hành sớm nhưng theo yêu cầu của người viết, muốn được trở lại thăm Đại học Cần Thơ, nay với thêm DRAGON - Mekong Institute là Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu mà tiến sĩ Lê Anh Tuấn trong đoàn hiện là Phó Viện trưởng. [DRAGON : Delta Research and Global Observation Network].
Có thể nói Đại học Cần Thơ có một thư viện : Trung tâm Học liệu khang trang và đẹp nhất theo tiêu chuẩn thư viện Mỹ. Trên lầu 3 của Thư viện là Phòng Truyền thống, với đôi nét lịch sử Đại học Cần Thơ, cả với hình ảnh các Viện trưởng [sau 75 gọi là Hiệu trưởng] từ ngày thành lập tới nay.
Những Hiệu trưởng Viện Đại học Cần Thơ từ ngày thành lập tới nay : (từ trái) 1. giáo sư Phạm Hoàng Hộ, 1966-1970 ; 2. giáo sư Nguyễn Duy Xuân, 1970-1975 ; 3. Ông Phạm Sơn Khai, 1976-1989 ; 4. giáo sư Trần Phước Đường, 1989-1997 ; 5. tiến sĩ Trần Thượng Tuấn, 1997-2002 ; 6. tiến sĩ Lê Quang Minh, 2002-2006 ; 7. giáo sư Nguyễn Anh Tuấn, 2007-2012 ; 8. tiến sĩ Hà Thanh Toàn, 2013-2017 đến nay. [photo by Lê Anh Tuấn]
Điều mới mẻ với tôi, kể từ chuyến viếng thăm trước là Đại học Cần Thơ có thêm Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu / DRAGON - Mekong Institute.
Viện được chính thức thành lập ngày 20/11/2009. Trong buổi lễ khai mạc, giáo sư Nguyễn Anh Tuấn, hiệu trưởng Đại học Cần Thơ lúc đó và Đại sứ Hoa Kỳ Micheal W. Michalak đã ký một Thỏa ước thiết lập quan hệ hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm lâu dài giữa hai Châu thổ sông Mekong và sông Mississippi, trong đó nhấn mạnh các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu với những biện pháp giảm thiểu và cả thích nghi.
Cùng ngày là lễ khánh thành trụ sởViện Nghiên cứu biến đổi khí hậu trong khuôn viên Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ. Có thể nói đây là bước mau chóng triển khai "Sáng kiến hạ lưu Sông Mekong (Lower Mekong Initiative-LMI)" của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước đó 5 tháng với khởi đầu là bước kết nghĩa giữa hai Ủy ban sông Mekong (Mekong River Commission-MRC) và Ủy ban sông Mississippi (23/07/2009) [3].
Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ là đơn vị nghiên cứu khoa học đa ngành nhằm phục vụ cho việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ; xây dựng chiến lược và kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cho các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Viện cũng phối hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và chia sẻ kinh nghiệm giữa các viện, trường trong và ngoài nước, đặc biệt là giữa trường Đại học Cần Thơ với các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long trong nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu (Website : https://dragon.ctu.edu.vn).
Một thoáng Châu Đốc
Lộ trình từ Cần Thơ tới Châu Đốc đường khá tốt đi khoảng 5 tiếng. Xe chạy men theo bờ Sông Hậu, ngang thị xã Long Xuyên nơi có Đại học An Giang, anh Võ Tòng Xuân Hiệu trưởng sáng lập đầu tiên thì đã về hưu, nay anh được mời về làm Hiệu trưởng một Đại học tư Nam Cần Thơ, anh Xuân còn có biệt hiệu là "Hai Lúa" dù đã bước qua tuổi cổ lai hy nhưng anh vẫn nhiều lần bay xa tới tận Châu Phi, giúp Sierra Leone đưa kỹ thuật "văn minh lúa nước" từ đồng bằng sông Cửu Long sang Phi Châu với tham vọng giúp lục địa này phát triển lương thực bền vững và vượt qua cơn thiếu đói.
Mỗi lần trở lại với con sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long với tôi như một tiếng gọi quyến rũ, như một cuộc trở về, để tìm tới những vùng đất đai, những khúc đoạn khác của con sông Mekong, do những bước phát triển không bền vững (unsustainable developments) khiến toàn thể hệ sinh thái không ngừng bị tổn thương suy thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Rồi ra thế hệ sắp tới có thể không còn cơ hội để thấy được sinh cảnh phong phú nhưng quá mong manh của dòng sông và sẽ trở thành "Con sông của quá khứ".Và những ai xa quê thì cũng vẫn mong được trở về với mái nhà xưa tìm lại cánh đồng xanh mùa màng ngày cũ.
Dọc đường có thể quan sát một số điểm sạt lở bờ sông Hậu. Ghé qua Ô Long Vĩ để xem đê lúa cao sản ba vụ. Đoàn tới Châu Đốc vào buổi xế trưa.
Châu Đốc trước kia là tên một tỉnh, nay là tên một thành phố thuộc tỉnh An Giang sát biên giới Việt-Miên. [tỉnh lỵ của An Giang nay là thành phố Long Xuyên]. Cư dân Châu Đốc khoảng hơn 150 ngàn dân, với các sắc tộc Kinh, Chăm, Hoa và Khmer, bao gồm nhiều tôn giáo : Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, và đạo Hồi Islam với cộng đồng người Chăm Châu Giang (chủ yếu sống dọc theo bờ Sông Hậu, ven Quốc lộ 91).
Có khoảng 900 ngàn người Khmer sống nơi đồng bằng sông Cửu Long. Họ theo đạo Phật tiểu thừa, sống đông nhất ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Châu Đốc nay là tỉnh An Giang. Nhà cửa của người Khmer vẫn đơn sơ nhưng nổi bật là các ngôi chùa tháp vàng uy nghi. Không xa chùa có tháp đựng tro cốt người chết sau khi được hỏa thiêu ; người Khmer không có nghĩa trang.
Qua công viên Ngã ba Sông Châu Đốc, nổi bật một Tượng đài cá Ba Sa cao 14 mét, chỉ riêng phần tượng cá đã nặng tới 3 tấn, màu sáng bạc chói chang trong nắng, như một biểu tượng tôn vinh nông ngư dân đồng bằng sông Cửu Long đã thuần dưỡng thành công trong các làng bè một giống cá ngon có chất lượng thay thế cho nguồn cá sông thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Ba Sa có tên khoa học là Pangasius bocourti, là loài cá da trơn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long và cả lưu vực sông Chao Phraya Thái Lan.
Bên chân tượng đài cá Ba Sa, biểu tượng phát triển ngành thủy sản của Châu Đốc. Ba Sa là loại cá nuôi được ưa chuộng và đang bơi ra xa khắp thế giới ; [photo by Nguyễn Hữu Thiện]
Cá Ba Sa chiếm hơn nửa sản lượng cá nuôi hàng năm nơi đồng bằng sông Cửu Long. Hàng ngàn làng bè đầu nguồn sông Hậu nơi các tỉnh An Giang (Châu Đốc), Đồng Tháp (Hồng Ngự) không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Không những thế, phi-lê cá Ba Sa nay đã trở thành một thương hiệu (brand name) được ưa chuộng ở nhiều thị trường trên thế giới.
Từ chân tượng đài, nhìn sang bên kia sông là một cồn lớn, như một tháp ghép lịch sử (historic transplant), đang có khoảng 12 ngàn người Chăm sinh sống trên đó, dân địa phương quen gọi họ là Chà Châu Giang, do nước da sậm và họ theo đạo Hồi.
Khi Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi tới Châu Đốc, thì Thoại Ngọc Hầu được giao trọng trách đào con kênh Vĩnh Tế, và một số người Chăm được điều động tới đây. Họ rất đắc lực trong vai trò đôn đốc tám chục ngàn sưu dân người Việt, người Khmer rất gian khổ ngày đêm đào con kinh Vĩnh Tế trong suốt 5 năm với rất nhiều tổn hại nhân mạng.
Sau khi kênh Vĩnh Tế hoàn tất, triều đình Huế xem đây như thành quả to tát và để thưởng công cho đám người Chăm này, vua Minh Mạng đã chiêu dụ cấp đất cho họ lập thành 7 làng, sau này có thêm làng Đa Phước. Đến nay họ sống khá cách biệt, chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa nên còn có tên là Cồn Tơ Lụa (Koh Kaboăk) và họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa Champa. Tôi có người bạn vong niên từ hồi báo Bách Khoa trước 1975, anh Dohamide sinh ra và lớn lên nơi đây ; anh là cây bút lâu năm uy tín viết chuyên khảo về lịch sử văn hóa Chăm. Có giai thoại cho rằng tên Việt Nam Đỗ Hải Minh của anh là do ông Ngô Đình Nhu đặt cho. Anh Dohamide hiện đang sống ở Mỹ.
Nhìn lên bầu trời xanh rồi như một flashback, tôi không sao quên được cảm xúc buổi chiều ngày hôm đó khi bước xuống ghe giã từ Đa Phước, ngôi làng lịch sử còn đầy ắp những hoài niệm của quá khứ [1].
Bà ngoại với chiếc Ipad
Rời Châu Đốc xe rời quốc lộ chạy vào những con đường làng nhỏ tráng nhựa thô sơ, quá hẹp cho xe hơi chạy hai chiều, đường chủ yếu cho xe gắn máy và xe đạp. Xe dừng ở xã Vĩnh Châu. Ấn tượng nhất là hình ảnh một bà cụ ngồi chồm hổm với chiếc iPad, nói chuyện với đứa cháu ngoại mãi tận bên Hàn quốc. Bà có một đứa con gái lấy chồng Hàn, nó vẫn gửi tiền về cho mẹ và cả chiếc iPad để cho Ngoại nói chuyện với cháu cho đỡ nhớ. Và đây có thể là trường hợp may mắn của một cô gái Cửu Long lấy chồng xa, có đời sống vật chất đủ để có thể bảo bọc cho gia đình, quán xuyến lo cho mẹ và các em nơi quê nhà.
Bà Ngoại ngồi chồm hổm với chiếc iPad nói chuyện với đứa cháu ngoại mãi tận bên Hàn quốc, bà có một đứa con gái lấy chồng Đại Hàn, nó vẫn gửi tiền về cho mẹ và cả chiếc iPad để cho Ngoại nói chuyện với cháu cho đỡ nhớ. [photo by Ngô Thế Vinh]
Không còn hình ảnh cũ ước lệ nhưng thân thương, bà Ngoại nằm đưa võng ôm cháu mà ru mấy tiếng à ơi. Hay câu ca dao rất quen thuộc mà tưởng như đã rất xa :
Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Nay thì không ít cô gái Cửu Long, không còn kiên nhẫn chờ ngày được má gả chồng, chính các cô đã tự tìm đường bươn trải, tự kiếm cho mình một tấm chồng thường ở một xứ sở xa lắc xa lơ, như Đài Loan, Hàn Quốc hay Trung Quốc... nhưng rồi với iPhone, iPad thì các cô biết rất rõ má mình đang ở đâu và cả bao xa. Nhưng rồi, trong số đó cũng phải kể tới không thiếu những cô gái Việt bất hạnh gặp nghịch cảnh, sống trong tăm tối tuyệt vọng và cũng không sao tìm được một con đường về.
Hỏi Ngoại thêm về nước dùng thì 100% là từ nước giếng bơm. Đây cũng là mối ưu tư của tiến sĩ Dương Văn Ni từ Đại học Cần Thơ : sông nước thì lênh láng mà vẫn thiếu nước dùng, và tầng nước ngầm thì không phải là vô hạn và ngày càng suy xụp.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia vùng đất ngập (wetlands) đã hơn một lần đưa ra những con số báo động :
"Nông thôn vùng sông nước Cửu Long bây giờ toàn xài nước ngầm ; có khoảng 1 triệu giếng khoan mỗi ngày rút lên 2 triệu mét khối nước ngầm, dùng cho sinh hoạt đủ thứ, vậy nên đồng bằng sông Cửu Long đang bị sụt lún nhanh gấp 10 lần nước biển dâng".
Nhà nước hay Bộ Tài nguyên và môi trường, ai sẽ đưa ra câu trả lời rốt ráo cho "vấn nạn nước" trong thập niên tới.
Quan tâm của anh Dương Văn Ni là làm sao bảo vệ nguồn nước mặt khỏi ô nhiễm và của anh Phạm Phan Long làm sao gia tăng dự trữ tầng nước ngầm, là mối ưu tư nặng trĩu trong lòng chúng tôi trong suốt cả chuyến đi.
Đến với hai con đập tràn huyện Tinh Biên
Ra lại Quốc lộ 91, theo con kênh Vĩnh Tế tới huyện Tân Biên. Đoàn dừng chân nơi có hai con đập tràn Tha La và đập tràn Trà Sư.
Tiến sĩ Dương Văn Ni bước xuống chân con đập Trà Sư, bắt đầu giải thích :
"Hai con đập Trà Sư và Tha La là loại đập tràn (spillway rubber dam), lúc thiết kế dự tính là chiều cao mực nước lúc cho tràn sẽ thay đổi tùy theo tình hình lũ thượng nguồn, nên họ sử dụng "phao khí", tức là nếu cho nước tràn sớm thì bơm ít khí, nếu cho nước tràn trễ thì bơm nhiều ống khí sẽ căng lên. Nhưng từ khi thiết kế kỹ thuật phao khí đến nay, bắt đầu từ năm 2000 thì chỉ có xả đập hay đóng đập, chứ không cho đập tràn như dự kiến. Đây cũng là câu hỏi kỹ thuật đặt ra cho việc vận hành các đập tràn ? Có lẽ vì đập nầy chỉ vận hành đóng/mở (xả) trong thời gian qua và hiện nay phao khí cao su đã bị lão hóa, nên họ cho sửa lại như mình thấy".
Anh Dương Văn Ni tiếp :
"Không phải chỉ các đập tràn, mà toàn bộ hệ thống đê / lộ chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Cambodia đã làm giảm lượng nước vào Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, nhằm làm tăng diện tích canh tác lúa cao sản 3 vụ bên phía Việt Nam nhưng đồng thời lại gây ngập cho phía Cambodia khiến nước bạn đã nhiều lần than phiền".
Không còn lũ, bờ bên này là các rạch nước tù đọng ô nhiễm, với các giề lục bình mọc khắp nơi ; phải, nông dân vẫn cắm cúi trồng lúa cao sản 3 vụ, làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn không dư dả và cả thiếu ăn. [photo by Ngô Thế Vinh]
Xả lũ hai đập tràn Tha La và Trà Sư
Hai con đập tràn Tha La và Trà Sư được xây cất và bắt đầu đưa vào vận hành từ tháng 5 năm 2000 với vai trò điều tiết lũ từ Cambodia thượng nguồn đổ ra Biển Tây, vịnh Thái Lan. Xây đập tràn với mục đích ngăn lũ đổ về phía nam Quốc lộ 91 dọc theo con kênh Vĩnh Tế, nhằm bảo đảm Kế hoạch An ninh Lương thực, sản xuất lúa cao sản 3 vụ cho vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Theo số liệu của Công ty Thủy lợi An Giang thì tại đập tràn Tha La mực nước thượng lưu bên Cambodia là 2,95m và hạ lưu là 2,05m với mức chênh lệch là 0,9m ; còn tại con đập tràn Trà Sư mực nước thượng lưu bên Cambodia là 2,94m và hạ lưu là 2,15m với mức chênh lệch là 0,8m.
Việc xả lũ 2 con đập tràn Tha La và Trà Sư được vận hành linh hoạt theo tình huống lũ từ thượng nguồn, kết hợp với nhu cầu nước của vùng dưới nhằm đảm bảo an toàn sản xuất lúa ba vụ, nhất là vụ lúa thu đông. Việc xả lũ có lợi ích tháo chua rửa phèn cho đất, làm sạch ô nhiễm cho vùng Tứ Giác Long Xuyên và phụ cận. Việc xả lũ còn có thêm lợi ích là mang phù sa như một thứ phân bón thiên nhiên màu mỡ cho hơn 20.000 hecta đất trồng trọt. Do đó mà sự kiện xả lũ được bà con nông dân coi như là một ngày vui, và có đông đảo bà con An Giang háo hức tụ về xem hai con đập tràn xả lũ như đi trẩy hội.
Theo báo Tuổi Trẻ ghi nhận thì 2 năm trở đây đã có 2 đợt xả lũ :
(1) Sáng ngày 22/10/2016, hai con đập tràn Tha La và Trà Sư đã được xả lũ.
(2) Sáng ngày 22/09/2017, sớm hơn một tháng hai con đập tràn Tha La và Trà Sư đã được xả lũ nhằm đối phó với mưa lũ lên nhanh phía Cambodia thượng lưu so với cùng kỳ năm ngoái.
Người nông dân cho rằng kế hoạch xả lũ sớm hơn sẽ có lợi hơn nhiều : lũ vào làm vệ sinh cho đồng ruộng, rửa phèn tháo chua cho đất và nhất là đem tới phù sa đã khiến năng suất mùa lúa tới "trúng hơn". Dòng lũ xả chảy cuồn cuộn còn kéo theo cả tôm cá, phải nói là người dân mừng rỡ là thế nào. Có cả nông dân đem vó ra đón lũ và lưới cá, một người đánh bắt được 5-6 kg cá tươi trong ngày dư dả cho bữa ăn giàu chất protein cho cả mấy gia đình.
Nhưng cũng để thấy rằng chính các đê bao chống lũ để làm lúa 3 vụ, đồng thời cũng làm mất đi 2 túi nước thiên nhiên quan trọng là khu Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng Đồng Tháp Mười rất cần thiết để cung ứng nước cho cả vùng Châu thổ trong mùa khô.
Vĩnh Tế con kênh lịch sử
Khi nói về lịch sử con kênh Vĩnh Tế, anh Dương Văn Ni thêm một nét chấm phá pha chút hài hước : "Vĩnh Tế là tên bà vợ Thoại Ngọc Hầu, vậy mà cũng có người giải thích kênh Vĩnh Tế là con kênh chiến lược về kinh tế.."..
Sơ đồ Canal de Prêk Yuan, tên Khmer của con kênh Vĩnh Tế, với ghi chú tiếng Pháp : Canal de Prêk Yuan ou Canal de Vinh Te Reliant la Rivière de Chau Đoc à Hà Tien, trang 394 sách đã dẫn [tư liệu Ngô Thế Vinh]
Thoại Ngọc Hầu, tục danh Nguyễn Văn Thoại, người gốc Điện Bàn Quảng Nam, theo phò chúa Nguyễn Ánh rất sớm và được trọng dụng. Năm 1818, ông được bổ làm Trấn thủ Vĩnh Thanh, tại đây ông có công điều động dân binh đào con kênh Đông Xuyên, vì những lợi ích kinh tế to lớn, nên kênh ấy được nhà vua cho đặt tên ông là Thoại Hà, ngọn núi Khâu Sơn gần đó cũng có tên là Thoại Sơn.
Năm 1819, Thoại Ngọc Hầu lại được lệnh vua Gia Long đào thêm một con kênh lớn hơn nhiều chạy thẳng từ Châu Đốc, tỉnh An Giang xuống đến Kiên Lương tỉnh Kiên Giang nhập vào sông Giang Thành tới cửa Hà Tiên đổ ra Biển Tây tức vịnh Thái Lan.
Trong suốt thời gian đào kênh, Thoại Ngọc Hầu đã được bà vợ là Châu Thị Vĩnh Tế người Vĩnh Long hết lòng cùng chồng đốc suất dân binh làm việc ngày đêm, kéo dài suốt 5 năm cho tới ngày con kênh hoàn tất 1824. Vua Minh Mạng cảm phục công sức khó nhọc của bà nên đã lấy tên bà đặt cho con kênh chiến lược này là kênh Vĩnh Tế, và ngọn núi Sam gần đó là Vĩnh Tế Sơn. Không những thế, hình kênh Vĩnh Tế còn được vua Minh Mạng cho khắc trên chiếc Cao Đỉnh với dòng chữVĩnh Tế hà (永濟河). Cao Đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh để thờ Thế Tổ Cao Hoàng đế tức vua Gia Long.
Kênh Vĩnh Tế chảy song song với đường biên giới Việt Miên, dài ngót 90 km, rộng 30 m, độ sâu trung bình 2,5 m ; không chỉ là một công trình thủy lợi có giá trị kinh tế to lớn nhưng quan trọng hơn thế nữa còn là một con hào chiến lược có giá trị quốc phòng bảo vệ vùng đất dọc biên giới.
Đến với con Kênh Vĩnh Tế cũng là đến với một chặng đường lịch sử trải dài ngót 200 năm với nhiều máu, mồ hôi và nước mắt.
Lịch sử Khmer : một cái nhìn khác
Với người Khmer, lịch sử ngót 200 năm của con kênh Vĩnh Tế là một cơn ác mộng. Vẫn lưu truyền trong dân gian Khmer, qua các câu chuyện kể, và cả bằng sách vở nữa của các vị sư sãi Miên là đã có hàng chục ngàn sưu dân Khmer bị Bảo Hộ Thoại Ngọc Hầu bắt làm khổ sai đào con kênh Vĩnh Tế từ Châu Đốc ra tới Hà Tiên mà người Khmer gọi là Canal de Prêk Yuan với bao nhiêu lầm than và chết chóc, rồi cả đến câu chuyện quái đản cùa người Pháp về"Vị Quan Triều Nguyễn Trương Minh Giảng chôn sống ba người Khmer ngập tới cổ rồi dùng đầu họ làm kiềng ba chân đặt nồi nấu cơm". Thật và không thật, các câu chuyện ấy vẫn được những người Khmer chống Việt Nam rêu rao như một bằng chứng hành hạ độc ác của người Việt mà họ miệt thị gọi là bọn Yuon.
Gia tài thù hận Việt-Khmer
Ngay cả sang cuối thế kỷ XX vẫn dấy lên những phong trào người Khmer bài Việt. Bấy lâu bị điều kiện hóa trong cảm giác thường trực bất an và luôn luôn bị ám ảnh về quá khứ bành trướng của người Việt với cuộc Nam Tiến, nên mọi chiến dịch chống Việt Nam bất kỳ trong hoàn cảnh nào vẫn đáp ứng một phần tâm tư thầm kín của người dân Khmer. Đối với các nhà hoạt động chánh trị Cam Bốt mị dân hay không, thì bài xích chống Việt Nam là một bằng chứng yêu nước.
Không ai ngạc nhiên cứ thỉnh thoảng lại xảy ra những vụ thảm sát "cáp duồn" người Việt sống trên đất Chùa Tháp rất ư là kinh hoàng. Lâu lâu lại có hàng trăm xác người kể cả đàn bà và trẻ em bị người Khmer chặt đầu mổ bụng thả trôi trên con sông Mekong loang máu, vẫn là cảnh tượng hãi hùng gây xúc động cho toàn thế giới.
Ngay thời Lol Nol, một chính quyền thân Mỹ cũng đã phát động một cuộc tổng ruồng bắt và "cáp duồn" người Việt khủng khiếp nhất trên quy mô cả nước. Đến thời kỳ Khmer Đỏ, một số lớn người Việt cũng đã bị thảm sát qua các cuộc thanh lọc chủng tộc (ethnic cleansing). Không cần che giấu ngay giữa thủ đô Nam Vang trên những bức tường, những dòng chữ khích động chiến dịch giết hết người Việt trên đất Chùa Tháp ; cả bằng tiếng Pháp tiếng Anh nhắm vào ống ảnh của đám ký giả ngoại quốc : "We must kill all Viets in Cambodia".
Thời Khmer Đỏ, Pol Pot không chỉ giết người Việt, mà còn tra tấn sát hại rất nhiều người Khmer bị nghi là thân Việt Nam với tội danh gán cho họ là bọn "xác Khmer hồn Việt", như thứ cỏ dại cần phải tiễu trừ. Rồi cũng Pol Pot tố cáo ngược lại chính Việt Nam mới là thủ phạm của bấy nhiêu sọ người trên khắp Những Cánh Đồng Chết ở Cambodia và không phải là không có những người Khmer cả tin như vậy.
Dù đã trải qua nhiều thế hệ sống trên xứ Chùa Tháp, đám người Việt tha hương này vẫn luôn luôn bị nghi kỵ và cả bị thù ghét. Cáp Duồn là những đợt người Khmer nổi dậy tàn sát cắt cổ người Việt không phải chỉ có trên đất nước Cam Bốt mà ngay cả nơi đồng bằng sông Cửu Long trong "Mùa Thổ Dậy" là những ngày đẫm máu kinh hoàng chẳng thể nào quên.
Con số người Việt hiện ở Cam Bốt là 200 ngàn, 400 ngàn, hay hơn một triệu – không ai biết chắc. Đám người Việt tha phương ấy, cùng với cộng đồng người Chăm, cư ngụ dọc theo hai bên bờ sông Mekong, sông Tonle Sap và tập trung quanh Biển Hồ, sống trên những căn nhà sàn tạm bợ chênh vênh trên những cây cột cao có thể gỡ ra chất lên ghe xê dịch trên mặt hồ theo mùa nước lên xuống. Đa số sống bằng nghề hạ bạc đánh cá, làm cá thuê vô cùng vất vả. Cực thì có cực nhưng họ đã đặt chân trên một vùng đất lên dễ khó về.
Nam Vang lên dễ khó về
Trai vô bạn biển, gái về tào kê
"Chống Việt Nam" bằng bất cứ giai thoại nào đúng hay sai vẫn luôn luôn là một chiêu bài ăn khách và thu phiếu cho bất cứ cuộc vận động tranh cử nào ở Cambodia. Khó mà tìm được một người Khmer nói tốt về người Việt đang sống trên đất nước của họ. Một thành viên nhóm bảo vệ nhân quyền đã kể lại với ký giả báo Far Eastern Economic Review (1994) : "Nếu có được quyền lựa chọn thì đa số người Khmer đều muốn tống xuất tất cả người Việt ra khỏi Cambodia". Người Khmer có thể chia rẽ nhưng họ luôn đoàn kết trên mặt trận chống người Việt bắt nguồn từ"mối thù hận lịch sử".
Từ trên xuống : (a) Cuốn sách tiếng Pháp có tựa đề "Sự sát nhập nước Cambodge bởi người Việt vào Thế kỷ XIX" với hình bìa là ký họa cảnh "Vị Quan Triều Nguyễn chôn sống ba người Khmer ngập tới cổ rồi dùng đầu họ làm kiềng ba chân đặt nồi nấu cơm" ; (b) phải, "Điều tệ hại nhất đã qua rồi", "Chúng ta phải giết bọn Yuon - tức người Việt" đó là những khẩu hiệu chống Việt Nam thời Lol Nol ; (c) sơ đồ Canal de Prêk Yuan, tên Khmer của con kênh Vĩnh Tế, với ghi chú tiếng Pháp : Canal de Prêk Yuan ou Canal de Vinh Te Reliant la Rivière de Chau Đoc à Hà Tien, trang 394 sách đã dẫn [tư liệu Ngô Thế Vinh]
Đến Tri Tôn đi trên con đường máu lệ
Từ Tịnh Biên theo Quốc lộ 91, hướng nam qua Chi Lăng là Trung tâm Huấn luyện cũ thời Việt Nam Cộng Hòa, qua rặng Núi Cấm đứng uy nghi phía tây. Đường tới Tri Tôn, hai bên toàn màu xanh với những cây thốt nốt và cả các mái chùa vàng uy nghi kiến trúc Khmer.
Nhưng tới với Tri Tôn cũng là đi trên một con đường máu lệ : không thể không nhớ tới địa danh thị trấn Ba Chúc và chùa Phi Lai, là những Cánh Đồng Chết (Killing Fields), tưởng như mới hôm qua. Những cuộc thảm sát người Việt của Khmer Đỏ trải dài bên tả ngạn con kênh Vĩnh Tế xuống tới Hà Tiên ra xa tới đảo Thổ Chu.
- 18/04/1978 : Khmer Đỏ tràn vào thị xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giết 3.157 thường dân.
- 20/04/1978 : Khmer Đỏ đến chùa Phi Lai bắn giết thêm 150 thường dân đang lẩn trốn tại đây.
[Nói tới các vụ thảm sát của Khmer Đỏ, không thể không nhắc tới một vụ thảm sát sớm hơn trên đảo Thổ Chu. Ngày 12/05/1975, Khmer Đỏ tràn qua đánh chiếm đảo Thổ Chu, thuộc tỉnh Kiên Giang giết và bắt toàn bộ 515 cư dân trên đảo, trong số đó có hai mẹ con nữ sĩ Phùng Thăng. Theo nhà văn Trần Hoài Thư, bạn học cùng lớp với Phùng Thăng, chị nổi tiếng với bản dịch "Câu Chuyện Dòng Sông" của Herman Hesse, dịch chung với người chị là Phùng Khánh. Chị Phùng Thăng và con đã chết bi thảm trên hòn đảo nhỏ Thổ Chu, nằm phía cực tây nam đảo Phú Quốc, lúc ấy chị mới 32 tuổi cùng với con gái Tiểu Phượng 9 tuổi].
Giải lời nguyền : Mekong dòng sông nối kết
Bước vào Thiên niên kỷ thứ Ba của toàn cầu hóa (globalization), để thấy rằng biên giới chánh trị giữa các quốc gia chỉ là một làn ranh ảo. Không hề có biên giới trong toàn hệ sinh thái (ecosytem) của con sông Mekong. Con Sông Mekong không chỉ là mạch sống (lifeline) của hai dân tộc Việt Khmer mà còn là một sợi dây nối kết chung sống hòa bình giữa các quốc gia chứ không phải là nguyên nhân gây chia rẽ.
Bên trong và bên ngoài, cùng những trăn trở chung về Hệ Sinh thái Sông Mekong, chúng tôi cùng hướng tới một mẫu số chung : phác thảo kế hoạch từng bước bền vững khai thác tài nguyên con sông Mekong, cùng phấn đấu cho những bước phát triển đồng bộ cho toàn lưu vực, với tầm nhìn toàn vùng (regional vision) chứ không phải cục bộ.
Một ví dụ : Khi chia sẻ với một số chuyên gia trong nước và ông Senglong Youk, phó giám đốc Liên hội Ngư nghiệp (Deputy Executive Director at Fisheries Action Coalition Team, FACT) và phát ngôn viên cho Nhóm Bảo Vệ Tonle Sap (Tonle Sap Lake Waterkeeper, TSW), kỹ sư Pham Phan Long đề nghị để cứu vãn Biển Hồ Tonle Sap, Cambodia và Việt Nam cần hợp tác vận động việc phối hợp quy trình vận hành tất cả các đập Mekong để bảo đảm Biển Hồ Tonle Sap đạt đủ dung lượng 80 tỉ mét khối lũ cần để phục hồi hệ sinh thái Biển Hồ đồng thời có nước để chảy về đồng bằng sông Cửu Long lượng nước cần cho sinh hoạt, bảo đảm khả năng chống hạn và xâm mặn vào mùa khô. Số nước cần thiết cho đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô theo giáo sư Trương Đình Dụ và thạc sĩ Trương Thu Hằng là khoảng 10 tỉ mét khối và theo ước tính tiến sĩ Lê Anh Tuấn viện DRAGON thì vận tốc dòng chảy để đẩy mặn là 10.000 m3/s.
Một ví dụ khác : kỹ sư Phạm Phan Long và một số thành viên của các tổ chức bảo vệ Môi sinh đang có những vận động thuyết phục về tính khả thi nhằm triển khai Năng Lượng Tái Tạo thay vì tiếp tục 7 dự án thủy điện của Lào, 2 của Cambodia, và để cùng thấy rằng mọi phía trong toàn lưu vực (Mekong Basin) đều có lợi (win-win situation) theo đúng hướng đi thời đại về năng lượng xanh của toàn cầu (5).
Để hóa giải mối thù hận Việt Khmer như một tồn tại lịch sử, tuy vô cùng khó khăn nhưng vẫn phải có bước khởi đầu để hướng tới. Điều thiết yếu là phải có một giới lãnh đạo mạnh từ hai quốc gia, với tầm nhìn lịch sử, có quyết tâm chánh trị, có hậu thuẫn của dân chúng, để can đảm cùng nhau mở ra những vết thương tuy đau đớn nhưng có cơ hội chữa lành.
Năm 2018, sẽ là một năm của ước vọng hàn gắn (healing process) những đổ vỡ, phục hồi niềm tin, tiến tới triển vọng hợp tác trong "Tinh Thần Sông Mekong (Mekong Spirit)" như một mẫu số chung để cùng nhau phát triển, cùng nhau hướng tới một tương lai thịnh vượng chung và hòa bình cho toàn vùng.
Châu Đốc - Tân Biên - Tri Tôn, tháng 12/2017
Ngô Thế Vinh
Nguồn : VOA, 25/01/2018
Tham khảo :
1./ Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng. Ngô Thế Vinh, Nhà xuất bản Văn Nghệ California 2000
2. Vực dậy từ tro than, đi qua những Cánh Đồng Chết, Ngô Thế Vinh, Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, Nhà xuất bản Văn Nghệ, California 2007
3. The Mekong and Mississippi Sister-River Partnership : Similariries and Differences, Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation 09/09/2009
4. Xả lũ hai đập tràn Tha La, Trà Sư tạo phù sa cho hạ lưu, Tuổi Trẻ 22/10/2016. Xả lũ hai đập tràn Tha La, Trà Sư thu hút hàng trăm người dân trong tỉnh đổ về xem, Tuổi Trẻ 22/09/2017
5. Blowing away the curse over the Mekong with its own Wind and Sunlight, Phạm Phan Long, Viet Ecology Foundation 01/2018
Xã luận
Ngày 3/10 vừa qua, hai Bộ Công thương và Xây dựng đã phối hợp tổ chức một cuộc hội thảo tại Cần Thơ với chủ đề là nên hay không nên thiết lập thêm những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây không phải là một cuộc hội thảo mà chỉ là một cuộc họp để thông báo một quyết định.
Các chuyên gia nước ngoài quan tâm tới việc sử dụng tro, xỉ của Nhà máy nhiệt điện ở đồng bằng sông Cửu Long.
Các quan chức nhà nước, một thứ trưởng Bộ Công thương, một thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đã có ba cụm nhiệt điện than, từ đây tới 2020 sẽ xây thêm ba cụm nhiệt điện khác và từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ có thêm 9 cụm nữa, nâng tổng công suất phát điện lên 18.225 MW, mỗi năm thải ra khoảng 13,67 triệu tấn tro, xỉ và thạch cao.
Việt Nam hiện đã có 21 cụm nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, thải ra hàng năm hơn 16 triệu tấn tro xỉ, và 12 cụm đang xây dựng và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. Tổng lượng tro, xỉ phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện đến năm 2020 ước khoảng 22,6 triệu tấn. Nếu chế độ cộng sản vẫn còn cho tới năm 2030 để tiếp tục xây các nhà máy nhiệt điện than theo cùng một nhịp độ với đồng bằng sông Cửu Long, như họ dự tính thì vào năm 2030 sẽ có khoảng 70 cụm nhà máy nhiệt điện than thải ra khoảng 50 triệu tấn tro và xỉ mỗi năm.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đã có ba cụm nhiệt điện than, từ đây tới 2020 sẽ xây thêm ba cụm nhiệt điện khác, và từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ có thêm 9 cụm nữa, nâng tổng công suất phát điện lên 18.225 MW, mỗi năm thải ra khoảng 13,67 triệu tấn tro, xỉ và thạch cao.
Lập luận của chính quyền cộng sản, qua lời phát biểu của các quan chức, là một sự thách đố xấc xược với cả khoa học kỹ thuật lẫn trí tuệ, lẫn nhân dân Việt Nam. Họ nói rằng nhiệt điện than, mà cả thế giới kể cả Trung Quốc đang vất bỏ, là chọn lựa bắt buộc cho Việt Nam, vấn đề chỉ còn là làm thế nào để các nhà máy nhiệt điện than ít gây ô nhiễm nhất và họ đã tìm ra giải đáp.
Giải đáp đó là dùng khối tro xỉ thải ra để làm vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng. Họ nói rằng người nông dân miền Bắc đã sử dụng tro và xỉ để làm vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng từ thập niên 1960 và Bộ Tài nguyên và môi trường cũng "chưa bao giờ xác định" tro, xỉ và thạch cao thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than là chất thải nguy hại. Nhưng đã có những thử nghiệm khoa học nào, do những định chế khoa học nào thực hiện và trong bao nhiêu năm ? Vả lại "chưa xác định" cùng lắm cũng chỉ là chưa có kết luận. Như vậy là đủ để quyết định là có thể xây hàng loạt cụm nhà máy nhiệt điện than ? Thái độ này khiến người ta nhớ lại một sáng kiến của Đảng và Nhà nước cộng sản, chiếc hố xí hai ngăn không thối từng được khoe khoang trước đây. Người ta cũng chưa quên là khi vụ Formosa xẩy ra cũng cái Bộ Tài nguyên và môi trường vô dụng này đã tuyên bố cá chết là do thủy triều đỏ chứ không phải do nhà máy thép Hưng Nghiệp của Trung Quốc.
Điều mà người ta có thể thấy rõ là Châu Âu, dù trước đây từng dùng than làm nguồn năng lượng chính và đã tích lũy hàng ngàn triệu tấn tro-xỉ, chưa bao giờ dám nghĩ đến sử dụng chúng làm vật liệu xây dựng vì sự nguy hiểm của than quá rõ ràng.
Cũng nên nhắc lại thảm kịch amiante của Châu Âu. Chất amiante đã được sử dụng trong hơn một thế kỷ nhưng chỉ tới thập niên 1980 người ta mới có thể quả quyết rằng nó đã là nguyên nhân của nhiều loại bệnh ung thư. Nhưng đã quá trễ, cả triệu người đã hoặc sẽ thiệt mạng, đa số không biết rằng mình chết vì amiante. Bài học này cho thấy là người ta phải rất khiêm tốn và thận trọng trong những chọn lựa liên quan đến sức khỏe và môi trường. Chính quyền cộng sản quả nhiên không coi đất nước và mạng sống của người dân ra gì khi đùa với tro và xỉ than như vậy.
Nguồn ô nhiễm lớn nhất là khói nhả ra bầu trời, điều này các quan chức cộng sản không hề nói tới.
Tuy vậy tro và xỉ không phải là nguồn ô nhiễm lớn nhất của các nhà máy sử dụng than. Nguồn ô nhiễm lớn nhất là khói nhả ra bầu trời, điều này các quan chức cộng sản không hề nói tới. Khói bay đi chứ không chất đống như tro, xỉ và thạch cao nên không phải là một vấn đề cho chính quyền. Đó chỉ là vấn đề cho môi trường, cho sức khỏe và sinh mệnh của người dân mà thôi. Bầu trời Việt Nam sẽ đen nghịt, hàng triệu người sẽ chết vì ung thư, hàng triệu người khác sẽ yếu bệnh và tật nguyền. Chính quyền cộng sản đang chuẩn bị để hủy hoại đồng bằng sông Cửu Long, và đất nước nói chung.
Nhưng tại sao phải xây các nhà máy nhiệt điện than ?
Các quan chức giải thích : "Theo kinh nghiệm quốc tế, các nước đang phát triển bao giờ cũng phụ thuộc nhiệt điện than, khi nào trở thành nước phát triển, khi đó họ mới chuyển dần sang nguồn năng lượng khác".
Không thể vớ vẩn hơn. Trước khi phát triển họ không có internet và điện thoại di động, vậy bây giờ ta cũng phải bỏ internet và điện thoại di động ? Không chỉ vớ vẩn mà còn là một ngụy biện tùy tiện nơi những cấp lãnh đạo của một đảng đã từng hô hào tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không cần kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Họ lý luận : "Các loại năng lượng tái tạo khác (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ; mà nếu quyết tâm đầu tư khai thác thì cũng chiếm tỉ trọng rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế".
Vừa rất sai vừa rất gian trá. Thế giới đang sống một cuộc cách mạng năng lượng lớn. Năng lượng mặt trời vô tận vì chỉ một tuần lễ nắng đủ để cung cấp một khối năng lượng tương đương với trữ lượng của toàn bộ các mỏ than, dầu và khí đốt trên toàn thế giới. Các tiến bộ về kỹ thuật sản xuất và tàng trữ cũng đã khiến năng lượng mặt trời tiếp tục rẻ đi một cách nhanh chóng. Chỉ trong mười năm nữa giá điện nắng sẽ chỉ bằng một nửa giá điện sản xuất bằng than, trước khi xuống thấp hơn.
Liên Hiệp Châu Âu, mà tên gọi ban đầu là "Liên Hiệp Than và Thép Châu Âu", đã quyết định bỏ hẳn than từ hơn hai thập niên và đang tiến hành bỏ cả dầu lửa và khí đốt. Thành phố Paris, nơi không khí được coi là lành sạch, vừa quyết định sẽ cấm các xe chạy bằng Diesel trong vòng bẩy năm, và sẽ chỉ cho phép lưu hành các xe chạy bằng điện vào năm 2030.
Thời đại của than không phải là đang chấm dứt mà đã chấm dứt. Vấn đề của các quốc gia chỉ là lập một lịch trình để tháo gỡ và thay thế các nhà máy nhiệt điện than còn lại. Trung Quốc cũng đã hiểu rõ như vậy. Mười năm trước đây họ dự định xây dựng thêm hàng ngàn nhà máy nhiệt điện than, bây giờ họ tập trung đầu tư vào điện nắng và đẩy sang Việt Nam những thiết bị của các dự án mà họ không tiến hành nữa.
Không thể nghĩ là các quan chức cộng sản Việt Nam không hiểu. Họ thừa biết đầu tư vào điện nắng rẻ hơn, sạch hơn và là chọn lựa hiển nhiên, nhất là nước ta lại được thiên nhiên đặc biệt đãi ngộ về nắng. Họ thừa biết là phần lớn các nhà máy nhiệt điện than mà họ dự trù sẽ phải gỡ bỏ ngay khi mới đi vào hoạt động, thậm chí trước khi đi vào hoạt động. Họ đã chấp nhận để Việt Nam trở thành một bãi rác công nghiệp của Trung Quốc chỉ vì nhu cầu kéo dài chế độ. Họ phải duy trì một mức tăng trưởng kinh tế nào đó, dù chỉ là tăng trưởng giả tạo và độc hại, nhưng ngân khố đã trống rỗng, nợ công và nợ xấu đã chồng chất vì của cải của đất nước đã bị các quan chức tham nhũng vơ vét hết rồi. Giải pháp bắt buộc của họ là xây dựng những dự án với những thiết bị mà Trung Quốc vất bỏ. Họ không chỉ hủy hoại đất nước mà còn khiến chúng ta lệ thuộc hơn nữa vào Trung Quốc.
Câu hỏi phải được đặt ra là Đảng cộng sản sẽ còn hủy hoại đất nước bao lâu nữa trong cố gắng kéo dài sự hấp hối của chế độ ?
Câu hỏi cũng cần được đặt ra cho lương tâm của mọi người Việt Nam là chúng ta còn cam tâm để Đảng cộng sản hủy hoại đất nước đến bao giờ ?
Nguyễn Gia Kiểng
(14/10/2017)
Văn hóa bị phá vỡ, một thách thức của đồng bằng Sông Cửu Long (RFA, 27/09/2017)
Trong hai ngày 26 và 27 tháng Chín, 2017, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị phát triển bền vững cho Đồng bằng Sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khô hạn tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Vùng đất này không còn là vùng có thể sông dễ dàng nữa. Ảnh chụp tại Long Phú, Sóc Trăng, 8/2016. AFP
Hội nghị này được báo chí Việt Nam mệnh danh là một Hội nghị Diên Hồng cho vùng đồng bằng này với sự góp mặt của rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các quan cao cấp của các bộ, ngành liên quan.
Trong ngày sau cùng của Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố rằng sẽ huy động số tiền trị giá một tỉ đô la Mỹ để giúp vùng đất này phát triển bền vững trong vài năm tới. Ngoài ra các quan chức của hai bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, và Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đưa ra những biện pháp cụ thể như là cấm phá 63 ngàn hectare rừng ngập mặn dù dưới bất cứ lý do gì, phát triển việc trồng trọt và chăn nuôi trên vùng nước lợ, nghiên cứu việc điều chỉnh hạn điền,… trong đó đáng chú ý là sẽ để cho người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, nhà nước làm chuyện định hướng.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Đồng bằng Sông Cửu Long rất hoan nghênh điều này :
"Một cái đột phá là từ trước đến giờ, các tỉnh các huyện, hay giao các chỉ tiêu xuống các ban ngành ví dụ như là năm nay phải sản xuất được bao nhiêu lúa, giống như một quota phải đạt được. Bây giờ thì cho phép người nông dân có được quyết định của họ".
Ngoài ra Tiến sĩ Tuấn còn cho rằng những điểm tích cực của Hội nghị là làm mọi người thấy được những nguy hại đang đe dọa vùng đất này như là ô nhiễm, thiếu nguồn nước, việc qui hoạch đang làm là theo hướng từng ngành, chồng chéo lên nhau và xung đột với nhau. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng cho rằng quyết định tăng mức đầu tư cho vùng Đồng bằng Cửu Long lên 20% tổng sản lượng quốc dân cũng rất đáng hoan nghênh, vì từ trước đến nay vùng đất này được nhà nước đầu tư ít hơn những vùng đất khác.
Một chuyên gia về sông Cửu Long là Tiến sĩ Dương Văn Ni cho rằng điều tích cực nhất của Hội nghị này là :
"Ở cấp cao nhất của Việt Nam là Thủ tướng cũng thấy rằng bây giờ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long không phải là một vùng đất gọi là làm chơi ăn thiệt như người ta hay nói nữa. Mà bây giờ là một đồng bằng có thể bị tổn thương rất trầm trọng".
Ngoài ra, theo ông còn có những điểm tích cực nữa là chính quyền Việt Nam đã thấy rằng không thể thắng được môi trường theo ý chí của mình, và đe dọa đối với Đồng bằng Sông Cửu Long không phải chỉ đến từ mối đe dọa toàn cầu do biến đổi khí hậu, mà cũng đến từ những hoạt động đang diễn ra trên vùng đất này như là nạn ô nhiễm, sản xuất bất hơp lý.
Cả hai nhà khoa học đều đồng ý rằng lời hứa sửa đổi nghị định 210, qui định số lượng đất đai mà mỗi hộ nông dân được quyền sử dụng, là rất quan trọng. Theo Tiến sĩ Tuấn hiện nay, theo nghị định này mỗi hộ nông dân chỉ được phép canh tác trên diện tích là nửa hectare, điều này gây trở ngại rất lớn cho việc sản xuất của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long. Việc mở rộng hạn điền sẽ cho phép người nông dân giỏi tập trung được nhiều đất đai, sản xuất hàng hóa có hiệu quả hơn.
Những điều chưa nói hết
Bên cạnh những tín hiệu tích cực đó Tiến sĩ Dương Văn Ni cho rằng Hội nghị này không nói đầy đủ về việc phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mà theo ông có tầm quan trọng bằng hoặc hơn ngành nông nghiệp.
Nhưng quan trọng nhất, theo ông, người ta chưa nêu lên được sự tổn thương về văn hóa mà Đồng bằng Sông Cửu Long gánh chịu từ vài mươi năm nay :
"Theo tôi cái tổn thương về văn hóa là cái tổn thương khó phục hồi lại nỗi. Mà cái tổn thương đó đang xảy ra, ví dụ như kinh nghiệm phải sống với mùa nước nổi như thế nào, thì người dân sống ở vùng đó người ta rất là rành. Sau bao nhiêu năm mình đắp đê, không cho nước ngập, một bộ phận dân cư từ nơi khác đến sống ở đó không biết những kinh nghiệm sống với nước ngập như vậy".
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vốn có hai mùa tự nhiên là mùa khô và mùa nước nổi. Trong mùa nước nổi, một phần lớn diện tích đất không thể canh tác được, mà người dân sống bằng cách đánh bắt cá tôm. Theo các nhà khoa học thì mặc dù không thể canh tác trong thời gian đó, nhưng mùa nước nổi rất quan trọng cho vùng Đồng bằng vì mang lại phù sa, cho đất nghỉ không bị cạn kiệt chất màu mỡ.
Từ sau năm 1975, với chủ trương sản xuất nhiều lúa gạo, nhiều vùng đất của Đồng bằng Sông Cửu Long đã bị đắp đê ngăn nước để trồng thêm một mùa lúa thứ ba trong năm, điều này dẫn đến việc đất đai bị cằn cỗi, và những xáo trộn về văn hóa như Tiến sĩ Dương Văn Ni nêu ra.
Kết quả của chủ trương trồng thêm nhiều lúa gạo bằng cách đắp đê, theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn đã làm cho Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới, nhưng nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long, những người tạo ra những lô hàng lúa gạo xuất khẩu ấy vẫn nghèo.
Ông Dương Văn Ni tiếp lời :
"Mình không khai thác có hiệu quả vùng đất mà ông bà đã để lại để đủ sống, người ta phải tha phương cầu thực, có nhiều làng xã đồng bằng Sông Cửu Long bây giờ chỉ còn có người già và trẻ em, thanh niên trai tráng đã đi nơi khác để tìm việc làm hết. Việc cha mẹ sống xa con như vậy tạo nên điều không tốt, cho một thế hệ tiếp theo".
Người dân trong độ tuổi lao động của vùng Đồng bằng Cửu Long đã tìm đến các trung tâm công nghiệp lớn ở Sài Gòn, miền Đông Nam Bộ để làm việc vì việc trồng trọt không đủ sống, tuy nhiên đồng lương công nhân lại không cho phép họ mang theo gia đình để có thể ổn định trên vùng đất mới, từ đó xảy ra tình trạng mà Tiến sĩ Dương Văn Ni gọi là gia đình ly tán, mặc dù Việt Nam đã không còn chiến tranh từ hơn 40 năm nay.
Khi được hỏi rằng điều gì còn chưa được nêu ra đầy đủ trong Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói :
"Mong chính phủ nhìn nhận bài học sai lầm trong quá khứ, phải rút ra được cái đó, tới giờ vẫn chưa thấy rằng sai lầm đó là ở chổ nào và như thế nào".
Theo ông còn những điều cần phải làm rõ như là vạch ra kế hoạch cung cấp năng lượng cho vùng đất này. Hiện nay kế hoạch cung cấp năng lượng được dự trù là 14 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, mà theo Tiến sĩ Tuấn sự ô nhiễm rất nguy hiểm của nó đã trở thành một điều hiển nhiên, nhưng Hội nghi bàn về phát triển bền vững lại chưa đưa ra được giải pháp nào thay thế. Điều thứ hai ông Tuấn đề cập là số tiền 1 tỉ đô la Mỹ mà chính phủ hứa hỗ trợ Đồng bằng Cửu Long trong những năm tới sẽ được phân bổ như thể nào, sử dụng như thế nào để không tiêu tốn một cách phung phí mà thực sự giúp vùng đất này phát triển, làm cho đời sống người dân sung túc hơn.
Kính Hòa
Người dân ấp Tân Cang, xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai vừa qua phải làm rào chắn chặn xe tải chở đá qua đường dân sinh. Lý do vì những xe tải này gây ô nhiễm cho dân chúng địa phương.
Người dân ấp Tân Cang, xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai vừa qua phải làm rào chắn chặn xe tải chở đá qua đường dân sinh. Lý do vì những xe tải này gây ô nhiễm cho dân chúng địa phương. RFA
Đường Đinh Quang Ân thuộc xã Phước Tân, nhiều năm qua bị xe tải chở đá cày nát, hàng loạt vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, người dân đã nhiều lần chặn xe để phản đối.
Ngoài ra, những xe tải này còn gây ra ô nhiễm khói, bụi tác động đến sức khỏe người dân địa phương :
"Đây nó bụi ghê lắm. Bàn bán như vậy nè, nó bám vô. Mình bán mình phải lau chùi. Đi qua tạt vô cái là đầy nhà đầy cửa hết trơn. Có tưới đường mà tưới qua cũng như không à chú ơi !"
Thực tế ghi nhận cây cối ven đường bám đầy bụi ; từ đó có thể nói người dân địa phương phải hằng ngày hít thở lượng khói bụi do xe ben chở đá gây nên.
Để phản đối, người dân nơi đây nhiều lần lập rào cản bằng thùng phuy, treo băng rôn chặn không cho các xe ben chạy qua đường dân sinh.
Một người dân cho biết lại tình hình thực tế ở ấp Tân Cang nơi người này sinh sống lâu nay :
"Hồi xưa con đường rất nhỏ, xe bò đi thôi. Nhưng mà sau này mở rông ra hai bên là đất của người dân đóng góp. Đất của nhân dân hiến, bỏ ra để mở con đường rộng phát triển nông thôn".
Xe tải chở đá qua đường dân sinh ở ấp Tân Cang, xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai gây ô nhiễm, hư đường. RFA PHOTO
Sau lần phản đối mới nhất của người dân, vào ngày 19/9 vừa qua, đại diện chính quyền là Ông Nguyễn Tấn Long - Phó chủ tịch UBND Thành phố Biên Hòa đã xuống làm việc với người dân. Ông này cũng đã yêu cầu các cơ quan có liên quan giải quyết vụ việc. Nhưng theo phản ánh của người dân. Chính quyền đã không tôn trọng người dân đúng mức, giải quyết vấn đề không được rõ rang khiến người dân không hài long :
"Ông Long - là phó chủ tịch, xuống làm việc với dân. Cũng là thống nhất là con đường này sẽ trả lại cho dân không cho các xe từ mỏ đá đi ra đường Đinh Quang Ân này nữa. Nhưng mà hôm nay gửi văn bản này thì cũng nói chung chung không có thời gian, không có thời hạn nào cả. Chỉ nói vậy thôi chứ thực chưa có cái gì chính xác".
Trong khi đại diện thành phố Biên Hòa có hứa hẹn như thế ; nhưng theo phản ánh của người dân địa phương thì công an xã lại đe dọa sẽ cưỡng chế các vật cản và băng rộn phản đối của dân chúng đối với việc xe ben chở đá đi qua đường dân sinh của họ.
Hành xử của công an xã mà theo người dân là hù dọa như thế khiến họ thêm bất bình :
"Hù dọa là vô cưỡng chế ba cái băng rôn này. Ai cưỡng chế thì cưỡng chế, tui cho cưỡng chế. Tui đâu có cản đâu. Người nào cưỡng chế được mời vô cưỡng chế. Công an xã hù nếu không là tui vô cưỡng chế".
Những người dân ở ấp Tân Cang mà chúng tôi tiếp xúc nói rõ họ không yêu cầu điều gì sai trái, chỉ muốn các xí nghiệp khai thác đá hãy dùng con đường vận tải của riêng họ ; trả lại con đường dân sinh vì bao năm qua người dân đã thông cảm hết mức. Họ cho biết mong muốn :
"Mỏ đá có đường chuyên dùng của nó. Thì giờ người dân chỉ mong muốn là khi đã có đường chuyên dùng thì các xe trở về đường chuyên dùng. Chứ không ảnh hưởng gì đến người dân nữa. Người dân ta mong muốn vậy thôi. Bao nhiêu năm rồi đó giờ chưa có đường á, thì người dân thông cảm. Nhưng mà khi đã có đường chuyên dùng rồi thì trả lại đường dân sinh cho dân thôi".
Theo trình bày của người dân thì vấn đề diễn ra 6,7 năm nay rồi nên chính quyền nên giải quyết dứt điểm để dân được yên long :
"Xử lý vấn đề vệ sinh môi trường, đèn đường cho dân. Bây giờ thì mới nói ra. Phải không ? Mới quan tâm. Thì để cái chuyện nó như thế nào rồi bây giờ mới quan tâm tới. Còn gì nữa ? Nó muộn quá rồi ! Đâu còn gì nữa hay".
Theo ghi nhận thì sau 2 năm thi công, đường chuyên dụng dành cho xe chở đá từ mỏ đá Tân Cang ra Quốc lộ 51 được đưa vào sử dụng kể từ ngày 15 tháng 9 vừa qua.
Thực trạng xe ben chở đá gây ô nhiễm tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa có thể nói tương tự như một số vụ việc khác tại nhiều địa phương trên cả nước ; khi mà cơ quan chức năng phớt lờ yêu cầu chính đáng của người dân trước hoạt động gây ô nhiễm của doanh nghiệp.
Hội nghị về biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long được cho là lớn nhất từ trước đến nay khai mạc hôm 26 tháng 9 tại Cần Thơ. Hội nghị do hai phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Vương Đình Huệ và ông Trịnh Đình Dũng chủ trì.
Hội nghị về biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long được cho là lớn nhất từ trước đến nay khai mạc hôm 26 tháng 9 tại Cần Thơ. Hội nghị do hai phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Vương Đình Huệ và ông Trịnh Đình Dũng chủ trì. Courtesy chinhphu.vn
Theo các báo cáo đưa ra tại hội nghị, đồng bằng sông Cửu Long chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động khác từ khu vực thượng nguồn. Những ưu điểm về tự nhiên của vùng bị thay đổi dẫn đến mô hình sản xuất và tập quán sinh hoạt của cư dân vùng này bị ảnh hưởng.
Một số đại biểu tham gia hội nghị cho rằng biến đổi khí hậu là hiện tượng toàn cầu, và đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là nguồn nước và tình trạng xâm nhập mặn.
Chính phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại buổi khai mạc rằng đồng bằng sông Cửu Long đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, sẽ tạo ra thách thức và đe doạ đến quá trình phát triển của vùng. Đặc biệt là đời sống kinh tế của người dân.
Do đó, ông này đề nghị chuyển đổi mô hình phát triển đồng bằng sông Cửu Long theo xu hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề Chính phủ hết sức quan tâm.
Một chuyên gia về đồng bằng sông Cửu Long, tiến sĩ Dương Văn Ni, từng lên tiếng với báo giới trong nước là ngoài những yếu tố khách quan, khu vực này còn đối diện với những tác động do ‘nhân tai’ tức con người tạo nên.
Ta hô hào chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hơn 10 năm qua nhưng chưa có chuyển biến đáng kể. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long (đồng bằng sông Cửu Long) đang lúng túng trong việc "trồng cây gì, nuôi con gì", đời sống bị ảnh hưởng do thu nhập từ cây lúa, con cá... đều giảm.
Nước biển dâng sẽ biến khoảng 50% diện tích sản xuất lúa của đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn trong vòng mươi thập kỷ tới. Trước tình hình đó, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp do môi trường thiên nhiên và thị trường thế giới thúc ép là bắt buộc. Ảnh : LÊ HOÀNG VŨ
Tình hình mặn xâm nhập mấy năm qua, nhất là năm 2016, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với biến động của thị trường thế giới, mặt hàng lúa gạo cấp thấp là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam lâu nay bị sụt giảm đáng kể, chưa có dấu hiệu phục hồi.
Theo dự báo của các cơ quan quản lý khí tượng thế giới, hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng có thể diễn ra nhanh hơn tính toán của các nhà khoa học. Việt Nam là nước ảnh hưởng gần như nặng nhất trong năm nước bị ảnh hưởng. đồng bằng sông Cửu Long có thể thấy rõ việc biến đổi khí hậu - nước biển dâng qua mùa khô năm 2016 và việc giảm thiểu lượng phù sa do các con đập thủy điện thượng nguồn qua mùa mưa - lũ trong năm 2016 cũng rất rõ.
Nước biển dâng sẽ biến khoảng 50% diện tích sản xuất lúa của đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn trong vòng mươi thập kỷ tới. Quá trình này đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ qua. Trước tình hình đó, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp do môi trường thiên nhiên và thị trường thế giới thúc ép là bắt buộc. Nhưng chuyển dịch cái gì trước và phải bắt đầu như thế nào ?
"Dĩ bất biến…"
đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cả nước, nguồn chủ yếu để Việt Nam xuất khẩu gạo giá rẻ cho người nghèo trong hơn một phần tư thế kỷ qua với vị trí số 2, số 3 thế giới. Nhiều người còn cho đó là nguồn "an ninh lương thực thế giới". Từ đó, quan điểm chuyển dịch sản xuất là làm cho thu nhập người nông dân tăng lên, rút ngắn chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị, nhưng phải "bảo đảm an ninh lương thực quốc gia". Đó là yêu cầu "bất biến" !
Diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là 1,546 triệu héc ta, chiếm khoảng 50% cả nước và sản lượng niên vụ 2015-2016 đạt 25,2 triệu tấn bằng 56% cả nước, nhưng chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu. Trong đó, riêng các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Long An có diện tích và sản lượng lúa trên 60% toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng chủ yếu để giữ và có khả năng giữ cái "bất biến" trước biến đổi khí hậu - nước biển dâng như dự báo.
"Ứng vạn biến"
Tháng 6/2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương chuyển 200.000 héc ta trồng lúa sang trồng bắp và đậu nành thay nhập khẩu nhưng không có chính sách, giải pháp cụ thể, chỉ dừng lại mức hô hào nên chỉ chuyển được đâu chừng 35.000 héc ta. Trong khi đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường truyền thống ngày càng sụt giảm, thị trường mới chưa có. Năm 2012, xuất khẩu đạt cao nhất là 7,72 triệu tấn, năm 2013 còn 6,61 triệu tấn, đến 2016 chỉ đạt khoảng 5 triệu tấn. Cung vượt cầu 2 triệu tấn ở đây là lý do cái nghèo của nông dân ta đó !
Người dân đồng bằng sông Cửu Long từng quen "ứng vạn biến" từ khi đến khai hoang lập làng trên vùng đất vốn hoang vu ngập lụt này. Nhờ tinh thần đó mà suốt 10 năm kinh tế bao cấp, người dân không thiếu đói trầm trọng như nhiều nơi khác. Nay cũng phải tự "tìm đường cứu lúa, cứu người". Nhớ khi thực hiện "Chương trình Đồng Tháp Mười" - 1987 và "Tứ giác Long Xuyên" - 1988, nhiều người nghĩ rằng động vào đất nhiễm phèn nặng như ở vùng này là "chọc vào tổ ong vò vẽ", nhưng nhờ đó mà ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang tăng sản lượng lúa lên ba, bốn lần, đạt trên 12 triệu tấn. An Giang, Đồng Tháp gần đây từng hăng hái làm đê bao sản xuất ba vụ/năm hoặc ba năm tám vụ. Cách làm đó có dư luận khen, chê khác nhau, nhưng cái lợi làm tăng sản lượng thì đã hưởng rồi, còn cái "hại" - theo các nhà khoa học thì sẽ làm tăng khả năng ngăn - thoát lũ và làm tăng mức xâm nhập của mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu (?).
Người nông dân chưa thấy rõ điều đó, nhưng vì lợi ích và kinh nghiệm sống, họ đã âm thầm chuyển dịch sản xuất ngay trên các cánh đồng từng được cho là "rún phèn" của tứ giác Long Xuyên - An Giang bằng những mô hình chuyên canh, xen canh trên những ô có đê bao khép kín, cho ra những sản phẩm mới, xanh, sạch mà thị trường nội địa và xuất khẩu đang cần. Chỉ riêng hai xã Lương An Trà và Vĩnh Phước huyện Tri Tôn với gần 10.000 héc ta, giáp với tỉnh Kiên Giang, đang có lác đác mô hình phục hồi sản xuất lúa mùa nổi trong vùng đê bao, giữ mực nước vừa phải, điều khiển cây lúa sinh trưởng như trong môi trường nguyên thủy của nó khi xưa, gạo chất lượng bán theo yêu cầu đặt hàng, rạ làm "nền" trồng hoa màu, giảm chi phí bón phân và không cần tưới như cánh đồng màu Châu Phú những năm 1980 về trước.
Một số doanh nghiệp lợi dụng đê bao khép kín lập trang trại lớn nuôi bò, nuôi heo công nghiệp hiện đại ; nuôi cá bán tự nhiên cho ăn thức ăn như ngoài tự nhiên ; trồng cây ăn quả có ký hợp đồng xuất khẩu như chuối (cấy mô), xoài... Những mô hình này gợi ra ý tưởng sản xuất nhưng vẫn giữ nước ngọt trong các đê bao, chống mặn xâm nhập. Còn sản phẩm "thời thượng" là rau màu, củ, quả xanh, sạch hiện đang hút hàng, cả nội địa lẫn xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu rau quả cả nước từ năm 2010 tăng đều đặn 30% năm, đạt 2,4 tỉ đô la Mỹ năm 2016, tăng 31,2% so với năm 2015.
Nói xa hơn, tập đoàn Lộc Trời An Giang mấy năm qua có chương trình hợp tác các tỉnh ven biển Tây, đặc biệt là tỉnh Bạc Liêu, trồng lúa thơm luân canh với con tôm sú rất hiệu quả. Theo thống kê kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long) năm 2007 đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ, năm 2016 đạt 3,2 tỉ đô la Mỹ. Giá trị xuất khẩu tôm luôn chiếm trên dưới 50% của ngành thủy sản trong hơn 10 năm qua. Từ góc hẹp "cận cảnh" tập đoàn Lộc Trời hợp tác với các tỉnh "mặn", cho phép ta tin tưởng khả năng ứng biến của chính quyền và nông dân các tỉnh ven biển được dự báo sẽ ngập mặn nặng nhất toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long với mô hình phổ biến là "sống chung với mặn" như các tỉnh An Giang, Đồng Tháp... từng "sống chung với lũ" theo chủ trương của chính phủ trong những năm 1990.
"Biến nguy thành cơ"
Đó là truyền thống của dân tộc ta. Trong kháng chiến đã rõ ràng, trong xây dựng hòa bình cũng biết bao bài học. Gần đây nhất, những năm 1990, đồng bằng sông Cửu Long liên tiếp bị thiên tai, ngập lụt. Đọc lại các văn bản lưu trữ thấy rõ những con số nhà ngập, người chết, nhất là trẻ em chết đuối rất đau lòng. Thực hiện Quyết định 99/TTg ngày 9/2/1996 về xây dựng dân cư, thủy lợi, giao thông... cho toàn vùng, từ đó đồng bằng sông Cửu Long dần thoát nghèo do hoàn cảnh ngập lụt hàng năm, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Phương châm "sống chung với lũ" ra đời từ đó. Tiếc rằng các công trình giao thông - đường bộ triển khai quá chậm hoặc nửa vời nên việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện "công nghiệp hóa" mới trầy trật như hôm nay ; đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng trũng kinh tế - văn hóa - giáo dục nói chung.
Nay, nguy cơ ngập mặn đang dần hiện ra, cơ hội làm giàu nhờ khả năng "ứng vạn biến" rất rõ như một số mô hình chuyển dịch sản xuất gần xa như vừa kể trên (tuy còn hạn hẹp). Thế kỷ 21, lần thứ hai đồng bằng sông Cửu Long sẽ vượt qua thử thách thiên niên kỷ - biến đổi khí hậu, nước biển dâng - để tồn tại và phát triển theo phương châm "sống chung với mặn".
Nguyễn Minh Nhị
Nguồn : TBKTSG, 10/02/2017
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhìn ra cửa sổ máy bay khi bay ngang vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm 14/1/2017 trong chuyến thăm Việt Nam. AFP photo
Ô nhiễm mới và cũ
Đồng bằng Châu thổ sông Cửu Long với diện tích khoảng 30 ngàn cây số vuông, được biết là một vùng nông nghiệp trù phú của Việt Nam, sản xuất nhiều lương thực, thủy sản cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên nền nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đã không phát triển mạnh trong những năm gần đây. Vùng đất này lại đang gặp những khó khăn mới từ ô nhiễm môi trường do công nghiệp hóa đang diễn ra nơi đây. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Cần Thơ cho biết :
"Chúng ta biết rằng sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã đạt đến mức tối đa. Đất nông nghiệp đã được sử dụng gần hết, thậm chí tăng thêm số vụ, vì diện tích không tăng được nữa. Trong khi đó thì người nông dân vẫn còn nghèo, áp lực dân số gia tăng, mùa màng thất thường, thiên tai,… làm cho vùng nông thôn khó phát triển. Hướng phát triển cho một số tỉnh thành là người ta mở rộng các khu công nghiệp. Ở đồng bằng sông Cửu Long, phát triển công nghiệp đã hình thành, nguy cơ về ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải, đã được lưu ý. Chúng tôi đã cảnh báo một số nhà máy có thể gây ô nhiễm".
Một nhà máy mà Tiến sĩ Tuấn cảnh báo là nhà máy giấy của Trung Quốc Lee & Man đang xây dựng tại tỉnh Hậu Giang. Tờ báo mạng chuyên về vùng Châu Á Thái Bình Dương là Diplomat trích lời ông Tuấn nói rằng nhà máy này sẽ sử dụng các nguồn nguyên liệu là giấy thải, cho nên qui trình chế biến sẽ có thể gây ô nhiễm trên diện tích rộng hai dòng chính của sông Cửu Long là Tiền Giang và Hậu Giang.
Áp lực dân số mà ông Lê Anh Tuấn đề cập cũng tạo nên một nguồn ô nhiễm lớn tại các đô thị đang phình ra của vùng đồng bằng, đó là rác thải. Tiến sĩ Tuấn cho chúng tôi biết việc xử lý rác thải tại đồng bằng sông Cửu Long rất khó khăn vì đất thấp rất gần mạch nước ngầm nên chôn rác không được tiện lợi. Việc áp dụng các phương pháp phân loại rác, tái chế rác hữu cơ làm phân bón có được tiến hành nhưng trên bình diện nhỏ, và chậm chạp.
Một nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ là ông Nguyễn Minh Quang trích lời một giáo viên sống ở vùng đồng bằng Cửu Long rằng hiện nay không thể sử dụng nước ngầm hoặc nước của các dòng sông để uống nữa vì ô nhiễm thải ra từ các nhà máy.
Ô nhiễm tăng mạnh vào mùa khô khi thiếu nước mưa và một lượng nước lớn của sông Cửu Long bị ngăn lại trên thượng nguồn, không thể chảy về xuôi để rửa đi ô nhiễm từ con người cũng như nhiễm mặn, nhiễm phèn do điều kiện tự nhiên.
Ngoài những nguồn ô nhiễm mới do công nghiệp hóa mang lại, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn còn cho biết là tại các vùng chuyên nuôi cá, thâm canh lúa cũng bị ô nhiễm do sử dụng nhiều hóa chất.
Hiện vẫn chưa có thống kê riêng biệt về thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội thì ô nhiễm môi trường đang là một thách thức rất lớn cho Việt Nam.
"Thiệt hại về ô nhiễm môi trường của Việt Nam được Ngân hàng thế giới đánh giá là một năm có thể gây ra thiệt hại âm 5,2% Tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam, và đấy là một mức thiệt hại rất lớn đối với Việt Nam".
Trong năm 2016, thảm họa môi trường do nhà máy Formosa của người Đài Loan gây ra ở vùng biển miền Trung được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bế tắc
Một con kênh khô hạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long hôm 8/3/2016. AFP photo
Ngày 9 tháng 1 năm nay, báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh có một bài phóng sự về việc hàng chục ngàn người dân tại vùng Đồng bằng miền Tây sông Hậu bỏ xứ đi kiếm ăn. Có hai nguyên nhân, thứ nhất là nông nghiệp không mang lại đủ công ăn việc làm cho một dân số đang tăng lên.
Thứ hai là ô nhiễm môi trường. Ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải được báo Tuổi trẻ trích lời thừa nhận rằng môi trường suy thoái ở tỉnh Cà Mau đã làm cho việc trồng lúa nuôi tôm của người nông dân trở nên rất khó khăn.
Đứng trước những khó khăn về môi trường và kinh tế hiện nay, đã có những đề nghị là vùng đồng bằng sông Cửu Long nên giảm đi lượng lúa sản xuất mà chuyển sang việc trồng các loại cây khác bán có giá hơn, hoặc là sản xuất gạo hữu cơ rất được giá ở thị trường các quốc gia phát triển. Nhưng dường như người nông dân Việt Nam đang bị các đồng nghiệp láng giềng ở Campuchia qua mặt khi gần đây gạo hữu cơ của nước này đang bắt đầu tiến vào thị trường phương Tây, chưa kể những nông dân Thái Lan đã tiến xa từ lâu.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết là do sản xuất thâm canh lúa trong một thời gian lâu, những cánh đồng ở đồng bằng Cửu Long bị kiệt sức so với ruộng đất bên Cam Pu Chia, khó thể áp dụng việc sản xuất các loại sản phẩm hữu cơ chất lượng cao.
Đó là về mặt kỹ thuật, nhưng một nguyên nhân quan trọng khác được tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn đưa ra trong thời gian gần đây giải thích việc cản trở sức sản xuất của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chính là những chính sách. Hiện nay với chính sách hạn điền, người nông dân vùng sông Cửu Long không thể áp dụng khoa học kỹ thuật trên những mảnh ruộng quá nhỏ bé, ngoài ra do không có quyền làm chủ mảnh đất của mình vì về nguyên tắc đất đai là do nhà nước quản lý, người nông dân không muốn xúc tiến những dự án đầu tư dài lâu.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết ông đã từng viết báo đề nghị mở rộng hạn điền cũng như tăng quyền sở hữu cho nông dân. Ông nói tiếp :
"Tuy nhiên để làm được điều đó thì nó đòi hỏi một sự thay đổi rất lớn trong chính sách đất đai của chính phủ Việt Nam. Và đặc biệt là luật đất đai phải được sử đổi, vì luật đất đai vẫn chưa đặt ra vấn đề mở rộng diện tích hạn điền hay thừa nhận những người chủ trang trại, điền chủ, hay địa chủ,… những từ ngữ đó vẫn chưa phổ biến trong luật pháp Việt Nam".
Một chuyên gia kinh tế khác là ông Bùi Kiến Thành, trong một lần trao đổi với chúng tôi cho rằng nguyên tắc sở hữu toàn dân về ruộng đất đã lỗi thời cần phải thay đổi. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng sắp tới đây Việt Nam chắc phải có thay đổi nhưng ông không biết là mức độ thay đổi sâu rộng đến đâu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Quang của Đại học Cần Thơ cảnh báo rằng việc phát triển công nghiệp sử dụng nhiều nhân công ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết nhưng nếu không có liên quan đến nền kinh tế nông nghiệp của nó có thể kéo theo những bất ổn về môi trường và xã hội trong tương lai.
Kính Hòa, phóng viên RFA
Nguồn : RFA tiếng Việt, 18/01/2017
Chợ nổi Phong Điền vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam hôm 20/5/2015. AFP photo
Việt Nam đang tìm lối thoát cho tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long. Giải pháp tích cực nhất là phải bỏ lúa vụ ba, giảm dần diện tích đê bao khép kín sẽ khó thực hiện. Nếu không có những giải pháp đồng bộ, giải quyết được sinh kế của nông dân, nhà cửa ruộng đất bên trong hệ thống đê bao khép kín dày dặc ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cái khó bó cái khôn
Tìm giải pháp giữ nước cho đồng bằng sông Cửu Long là tên cuộc Hội thảo do Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức hai ngày 10-11/01/2017 tại Cần Thơ.
Nhà nước Việt Nam luôn đặt vấn đề an ninh lương thực lên hàng đầu, nên đã phát triển diện tích làm lúa vụ ba từ mức dưới 70.000 héc-ta lên 800.000 héc-ta trong gần hai thập niên vừa qua. Cùng với đó là hệ thống đê bao khép kín để có thể canh tác vụ lúa thứ ba trong mùa lũ. Cái được trước mắt là sản lượng lúa gạo tăng đến mức dư thừa, đủ xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo mỗi năm. Hơn nữa chính quyền quan niệm lũ là thiên tai và đê bao khép kín giúp giảm tổn thất tài sản, nhân mạng của nhân dân trong mùa lũ mênh mông nước.
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là hậu quả lâu dài từng được cảnh báo nay đã hiển hiện. Đê bao khép kín ngày càng nhiều thêm đã làm mất đi các vùng trữ lũ tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo các số liệu được chuyên gia nước ngoài công bố, trong những năm qua chỉ riêng các đê bao khép kín để trồng lúa ba vụ một năm ở khu vực Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, đã làm giảm khả năng trữ khoảng trên 16 tỷ mét khối nước trong mùa lũ.
Mùa lũ người dân vẫn canh tác vụ thứ ba bên trong đê bao, còn nước lũ bị đẩy nhanh ra biển, ruộng đồng trong đê bao khép kín không được phù sa bồi đắp, đất càng ngày càng bạc màu, phải sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học nhiều hơn, gây ra những tác hại môi trường.
Nông dân khó tránh hậu quả
Trả lời chúng tôi tối ngày 10/1/2017 sau ngày đầu tham gia Hội thảo, Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ nhận định :
"Cái khó ở chỗ là nếu bỏ những đê bao như vậy nó sẽ làm đảo lộn những sắp đặt trước đây, ví dụ như nhà cửa, mồ mả, vườn tược người dân đã làm trong những vùng thấp rồi. Bây giờ phá đê bao như vậy sẽ ảnh hưởng cuộc sống rất nhiều. Thứ hai là một số nông dân trồng lúa trong mùa đó thì bây giờ không biết làm gì…dần dần chúng tôi sẽ tìm ra dạng mô hình canh tác phù hợp trong những vùng đó…
Nhưng điều quan trọng trước tiên là yêu cầu các địa phương không nên mở rộng các khu đê bao nữa để chừa lại không gian giữ nước. Sau đó nghĩ tới những giải pháp giúp cho họ chuyển đổi trong những điều kiện khác nhau tùy theo vùng sinh thái. Tiếp theo là biện pháp công trình giúp giữ nước lại như thế nào để ít bị thất thoát, đó là những bước về lâu về dài mới thực hiện".
Một nông dân khoan giếng để lấy nước vào ruộng lúa bị hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long hôm 2/3/2016. AFP photo
Báo Tài nguyên Môi trường dẫn lời bà Nienke Trooster, Đại sứ Hà Lan cho rằng, có mối liên hệ giữa những thay đổi về cảnh quan và tính dễ bị tổn thương của vùng đồng bằng sông Cửu Long vì không chỉ bị tác động bởi biến đổi khí hậu, mà còn do những thay đổi của thời tiết, hay sự phát triển trên thượng nguồn.
Đặc biệt bà Đại sứ Hà Lan nhấn mạnh tới vấn đề quan trọng là sự thay đổi về khả năng giữ nước và biến động lũ lụt ở các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long. Đó chính là hậu quả của việc phát triển sản xuất 3 vụ lúa mỗi năm ở đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Bà Đại sứ Nienke Trooster, có nhiều lý do để ủng hộ đề xuất trở về với hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện thủy văn tự nhiên. Nhưng không dễ để thực hiện thay đổi như vậy, vì nó liên quan trực tiếp đến sinh kế của người dân, nhà cửa và đồng ruộng của họ.
Thức tỉnh giới lãnh đạo
Được biết ở Việt Nam mọi chủ trương lớn, đều phải được Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua rồi chính phủ là người thực hiện. Phát triển đê bao ở đồng bằng sông Cửu Long để làm lúa vụ ba đã được thực hiện qua nhiều nhiệm kỳ. 20 năm xây dựng đê bao khép kín và làm lúa ba vụ một năm, thì chắc hẳn 10 năm sắp tới cũng chưa đủ thời gian để thay đổi một cách triệt để. Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn nhận định :
"Năm vừa rồi và năm trước nữa chính phủ Việt Nam đã nhờ chính phủ Hà Lan giúp làm Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn 100 năm. Dù là thay đổi nhiệm kỳ của những người lãnh đạo ở các địa phương khác nhau, nếu mà cái "master plan" đó được thực hiện thì cũng theo đà đó, chỉ có những điều chỉnh nhỏ do biến động ở bên ngoài, bên trong chưa lường được hết, thì mình có thể điều chỉnh lại, nhưng mà đường đi thì vẫn phải đi theo như vậy. Thật ra cuộc hội thảo này do Đại sứ quán Hà Lan tài trợ thì cũng đã thấy được vấn đề đó rồi. Bây giờ phải là giải pháp trên toàn cục, chứ không phải những giải pháp từng nhiệm kỳ hay từng địa phương khác nhau nữa".
Câu chuyện biến đổi khí hậu, thủy điện bậc thang trên thượng nguồn sông Mê Kông làm giảm lưu lượng nước từ con sông mẹ này vào Việt Nam, rồi hạn hán xâm nhập mặn với hậu qủa nghiêm trọng năm 2016 đã làm thức tỉnh những nhà làm chính sách ở Việt Nam. Để giảm cây lúa vốn cần nhiều nước, Việt Nam có vẻ chưa chuẩn bị kịp để có những thay đổi triệt để.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nhà nông học nổi tiếng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ cho rằng, Việt Nam cần thay đổi tư duy, nên bảo đảm đầu ra thị trường cho các loại cây trồng hay tôm cá, trước khi thay thế cây lúa ở những nơi buộc phải chuyển đổi.
"Không có đâm đầu vô cây lúa ‘hoảng’ như trước nữa, phải trồng theo đúng sự thích nghi của đất đai. Nhiệm vụ của các nhà doanh nghiệp bây giờ là phải đi tìm thị trường cho những cây trồng gì mà nó sẽ thay thế cây lúa, khi đó mới dám bỏ cây lúa thì người dân không bị ảnh hưởng gì cả…không trồng lúa nữa người ta lên liếp trồng xoài, lên liếp trồng măng cụt, hoặc là có mương tưới, mương tiêu, đem nước mặn vô, đưa nước thải ra, chứa nước mưa lại để nuôi tôm, v.v.".
Bỏ vụ lúa thứ ba trong năm, giảm dần hệ thống đê bao khép kín, phục hồi hai túi trữ nước lớn ở đồng bằng sông Cửu Long là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là câu chuyện đường dài của Việt Nam. Hiện nay tái cấu cấu trúc nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiếu nước ở đồng bằng sông Cửu Long, là kế hoạch buộc phải tiến hành. Nhưng các nhà khoa học là người đề xuất giải pháp, còn việc chính phủ nhìn nhận vấn đề như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nguồn : RFA tiếng Việt, 11/01/2017