Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Năng lượng mặt trời nổi" cứu nguy cho sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt (Viet Ecology Foundation), Kỹ sư Phạm Phan Long thực hiện một đề án nghiên cứu về "năng lượng mặt trời nổi" ở Biển Hồ, Campuchia và ở Hồ Nam Ngum, Lào để cứu dòng Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long.

mekong1

Đoạn sông Mekong ở quận Sungkom, tỉnh Nong Khai, Thái Lan cách đập thủy điện Xayaburi (Lào) hơn 300km. Không ảnh chụp ngày 28/10/19., AFP

___________

RFA : Theo ghi nhận của RFA, Lào đã hoàn thành hàng trăm đập thủy điện lớn nhỏ trên các phụ lưu sông Mekong, làm xong 2 con đập lớn và dự tính xây thêm 7 đập nữa . Campuchia đồng thời lên kế hoạch xây dựng 2 đập thủy điện. Tất cả là 11 đập thủy điện lớn trên dòng chính. Dưới góc độ chuyên môn, ông đánh giá mức độ tác hại nghiêm trọng như thế nào cho các quốc gia trong khu vực sông Mekong ?

Phạm Phan Long : Tất các đập phụ lưu và dòng chính đều giam giữ phù sa, ngăn cản di ngư, gây sói lở bờ sông, để mặn lấn sâu vào thềm lục địa vào mùa khô và bỏ rơi để duyên hải cho biển sói mòn. Thủy điện không phải là năng lượng tái tạo sạch vì khí thải từ quy trình rữa mục trong hồ chứa ngang hàng với khí thải điện than. Tổ chức NGO độc lập OXFAM kết luận chuỗi đập hạ lưu Mekong không còn có lợi nếu tính tổn thất xã hội vào sẽ bị thiệt hại (net loss) lên đến 7 tỉ USD.

Viện Di sản Thiên nhiên (NHI), một viện nghiên cứu tại Hoa Kỳ, đã đánh giá dự án Sambor và khuyến cáo Chính phủ Campuchia nên hoãn bất cứ hợp đồng nào về Sambor, tìm thay vào đó phương án khác tốt hơn. NHI khuyến cáo rằng :

Trong tổng sản lượng thủy sản ở mức ổn định của Campuchia và Việt Nam là 1,2 triệu tấn/năm thì có tới 38% loài di ngư. 70% trong số này sẽ bị mất trắng vì bãi đẻ trứng của chúng là ở trên Sambor, và số cá này sẽ mất trắng vì việc di cư không tiếp tục được. Với mức thu nhập cơ bản cho ngư dân là 1,5 USD/kg ngư sản thì thiệt hại kinh tế của họ sẽ là 479 triệu USD/năm.

Căn cứ vào sự khác nhau về năng suất của các vựa lúa ở tỉnh An Giang, có và không có phù sa thì với khả năng giữ lại 62% lượng phù sa tại hồ chứa Sambor sẽ gây thiệt hại kinh tế từ 74 triệu USD/năm.

Điều quan trọng là tất cả lợi nhuận từ thủy điện Lào và đối tác chia với nhau, họ không phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho 30 triệu dân cư Campuchia và Việt Nam. Khối dân cư này phải mất kế sinh nhai, bị đe dọa an ninh lương thực và thất thoát nguồn nước ngọt sinh hoạt và canh tác.

RFA : Đề án nghiên cứu "Điện mặt trời nổi" của ông được phổ biến trên Tạp chí chuyên môn quốc tế PV Magazine, và được giới chuyên môn đánh giá sẽ mang lại hiệu quả năng lượng cũng như giải cứu cho sông Mekong. Trước hết, ông có thể cho biết cụ thể về Dự án "Điện mặt trời Nam Ngum" ở Lào ?

Phạm Phan Long : Lào được Trung Quốc và Thái Lan yểm trợ tài chính và kỹ thuật đã bất chấp tác động nói trên lao mình vào thủy điện biến Lào thành bình điện cho Đông Nam Á. Trước cảnh xung khắc và bất công về phân phối quyền lợi giữa các dân tộc rất khó giải quyết, tôi đi tìm một giải pháp năng lượng khác cho khu vực.

Tôi đã làm một nghiên cứu với tính toán kỹ thuật và kinh tế về độ khả thi cho một công trình điên mặt trời nổi quy mô 11.400 MW, trên hồ Nam Ngum chia ra trong 15 năm nhằm chứng minh dự án này đủ thay thế cho Pak Bang, Pak Lay and cả Luang Prabang với phí tổn sản xuất điện sẽ tương đương với chi phí của chúng. Nhất là đề án này không phải mất đất để làm hồ, di dân, ngăn nước phù sa hay thủy sản. Công trình này sẽ có lợi cho tất cả khu vực. Tôi đã công bố nghiên cứu này trên tạp chí kỹ thuật PV-Magazine đầu tháng 11 năm ngoái.

RFA : Còn về Dự án "Điện mặt trời trên Biển Hồ" sẽ mang lại những hiệu quả nào ?

Phạm Phan Long : Tương tự Nam Ngum, vào tháng 12 vừa qua, tôi đã công bố cũng trên PV-Magazine một nghiên cứu cho Biển Hồ Tonle Sap. Đây là một công trình điên mặt trời nổi quy mô 28.400 MW, chia ra trong 25 năm nhằm chứng minh dự án này đủ thay thế cho Sambor và Stung Treng.

mekong2

Nghiên cứu Đề án "Năng lượng mặt trời nổi" của Kỹ sư Phạm Phan Long đăng trên Tạp chí PV Magazine ngày 03/12/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình pv-magazine.com

RFA : Đề án nghiên cứu của ông được Chính phủ Lào và Campuchia cũng như các nhà đầu tư đón nhận ra sao ?

Phạm Phan Long : Tôi được nhiều phản hồi từ những chuyên gia thẩm quyền và học giả ủng hộ cho cả hai đề án, nhưng chưa được phản ứng từ chính phủ Lào hay Campuchia. Tuy nhiên, trong một buổi hội thảo quốc tế cuối năm ngoái ở Hà Nội, đề án của tôi đã được Tiến sĩ Lillian Corredor thuộc tổ chức Scientist4Mekong ủng hộ, bà đem vào bàn thảo và đề nghị cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin giới thiệu sáng kiến này với quan chức Lào và Trung Quốc.

Tình cờ vào tháng 2 Lào vừa qua, tôi nhận được thông tin về Lào đã ký với tập đoàn Hangzhou Safefound Technology, thực hiện một dự án tiền thiết kế dự án 1200 MW này trên hồ Nam Ngum sẽ là lớn nhất thế giới, nhưng đó mới chỉ ngang 1/10 dự án 15 năm tôi phác thảo.

RFA : Việt Nam là quốc gia ở cuối cùng hạ nguồn sông Mekong và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) sẽ được "giải cứu" qua các dự án "năng lượng mặt trời nổi" không ? Và, Chính phủ Việt Nam cần phải có hành động gì đối với các dự án này ?

Phạm Phan Long : Về kinh tế và kỹ thuật, nghiên cứu tôi đã thực hiện chứng minh là năng lượng mặt trờI hoàn toàn có thể thay thế và từ bỏ tất cả các con đập thủy điện dự tính trên sông Mekong. Nếu các chính phủ Lào và Campuchia hợp tác và chuyển đổi quy hoạch thì Châu thổ Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được giải cứu.

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa và ao cá của dân tộc đã lâm nguy nay trở thành vùng đất đói phù sa thừa phèn, thiếu nước sạch, thừa nước bẩn, thiếu nược ngọt thừ nước mặn, sụt lún dần dần. Chính phủ Việt Nam cần hành động cứu lấy Đồng bằng sông Cửu Long trước họa sinh tử này, cần phải thông báo cho Chính phủ Lào là theo Hiệp định Mekong 1995, Việt Nam nhìn nhận Việt Nam không có quyền phủ quyết những dự án thủy điện của Lào nhưng Lào cũng không có quyền đơn phương xây đập khi chưa có thỏa thuận của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mặt khác nên đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời của Lào và Campuchia, sẽ giúp họ phát triển kinh tế bền vững và không còn xung khắc hay bất công giữa các dân tộc.

RFA : Cảm ơn Kỹ sư Phạm Phan Lòng dành thời gian cho cuộc trao đổi này với Đài RFA.

Nguồn : RFA, 13/03/2020

Additional Info

  • Author Phạm Phan Long
Published in Diễn đàn
mercredi, 11 mars 2020 22:20

Nhìn thảm họa và so đối sách

Nếu đt hàng lot s kin liên quan đến thm ha và đi sách bên cnh nhau có th nhìn thy nhiu vn đ tương lai gn và thy "m no, hnh phúc" đang rt xa…

hanhan1

Đồng Bng Sông Cu Long vi cnh hn hán khc lit năm 2016. [ngun : VnExpress 3/11/2016]

***

- Ngày 3 tháng 3, trong phiên họp chính ph theo đnh kỳ, ông Mai Tiến Dũng thay mt chính phủ nhn đnh v tình hình kinh tế - xã hi ca tháng 2, theo đó, tuy có nhiu du hiu cho thy COVID-19 nh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và s n đnh ca kinh tế vĩ mô nhưng vn còn nhiu "điểm sáng".

Chẳng hn so vi cùng kỳ năm ngoái thì : Giá cả n định. C nông nghip ln công nghip đu tăng trưởng. Tng mc bán l và doanh thu t dch v tiêu dùng tăng. Kim soát được nhp siêu. S lượng doanh nghip mi thành lp và s vn đăng ký tiếp tc mc cao so vi cùng kỳ năm ngoái. S doanh nghip m ca hot đng tr li tăng.

Tuy nhiên ngay trong phiên họp va k, cũng chính ông Dũng không ch t che bt… đ sáng ca các "điểm sáng" mà còn gây hoang mang về yếu t… "sáng". Ví dụ, nếdu lịch, vn ti, lưu trú, ăn ung b COVID-19 tác động mnh thì tại sao doanh thu từ dch v tiêu dùng lạtăng ? Nếu cnông nghiệp ln công nghip đu tăng trưởng thì có cần cam kết s sm ban hành mt ch th đ đt đnh các giải pháp nhm duy trì sn xut, kinh doanh, bo đm an sinh xã hi ng phó vi COVID-19 (1) ?

- Vài ngày sau, hôm 7 tháng 3, cũng dựa trên các s liu vĩ mô do Tng cc Thng kê ca chính ph công b, t Thi báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG) nhn đnh : Kinh tế tháng 2 ‘ngm đòn’ COVID-19 (3). Theo phân tích của TBKTSG, nếu lưu ý đến yếu t tháng 2 năm nay không có nhiều ngày ngh Tết như tháng 2 năm ngoái thì sn xut công nghip không nhng không tăng mà còn gim trong hai lĩnh vc chính là chế to, chế biến.

Cũng theo TBKTSG, khó khăn đối vi sn xut công nghip ch mi bt đu và s càng ngày càng tăng trong những tháng ti vì ngun d tr nguyên vt liu cho sn xut ca nhiu doanh nghip đang gim. Nếu giao thương vi Trung Quc không sm tái lp thì sn xut công nghip trong các tháng ti có th s sm st gim.

So với cùng kỳ năm ngoái, tuy tng mức bán l và doanh thu t dch v tiêu dùng có tăng 8,3% nhưng đó là mc tăng thp nht k t năm 2014 đến nay. Nếu loi tr tác đng ca lm phát (tăng gn 6%) thì mc tăng tht ca doanh s bán l ch còn khong 2% hoc 3%. Thm chí so vi cùng kỳ năm ngoái, doanh thu riêng từ bán l và đc bit là doanh thu t ăn ung, lưu trú gim khong by ln !

Đừng so vcùng kỳ năm ngoái mà so với tháng trước đó thì số vn đăng ký ca các doanh nghip mi thành lkhông những không tiếp tc mc cao mà giảm chng 21%. Cho dù số doanh nghip mi thành lp không quan trng bng số doanh nghip tm ngng kinh doanh và xin gii th nhưng vì chính ph không đ cp nên có th nhiu người không biết, so với cùng kỳ năm ngoái, t l này tăng 61,8% và 121%...

- Hóa ra cùng dùng một ngun nhưng có ti hai cách la chn, gii thích – nhn đnh v các s liu thng kê. Cách la chn và gii thích – nhn đnh ca chính ph v tình hình kinh tế - xã hi khác xa thc tế cuc sng mà t doanh nhân đến công dân đi din, mc kích hàng ngày nên niềm tin vn đã mng manh càng thêm d v. Kêu gi, thm chí buc công dân tin vào kh năng qun tr, điu hành ca đng, nhà nước có khác gì buc đng bào mc áo cà sa khi đi vi… ma !

***

Ba ngày sau khi giới thiu nhng "đim sáng" v tình hình kinh tế - xã hi tháng 2 năm nay, ngày 6 tháng 3, Th tướng Vit Nam ban hành mt ch th như đã ha đ đt đnh "những gii pháp cp bách, tháo g khó khăn cho sn xut, kinh doanh nhm thc hin nhim v ‘kép’ va chng dch, va phát trin kinh tế, xã hội" (Chỉ th 11).

Theo Chỉ th 11, chính phủ s tung ra gói tín dng 250.000 t, gói tài khóa 30.000 t và hàng lot bin pháp đ giúp doanh nghip vượt qua nhng khó khăn do COVID-19 (3). Ví dụ h thng ngân hàng s rút ngn thi gian xét duyt h sơ vay vốn, cơ cu li thi hn tr n, min - gim lãi, gi nguyên nhóm n,... vi nhng khách hàng gp khó khăn vì COVID-19. Gói tín dng 250.000 t đng s dùng đ thc hin các gii pháp va k.

Bên cạnh đó, B Tài chính được yêu ckhẩn trương trình chính ph cơ chế min, gim thuế, l phí. Đ xut các gii pháp v thuế và chi ngân sách nhà nước... Những gii pháp mà chính ph yêu cu B Tài chính chi tiết hóa đ tháo g khó khăn cho sn xut, kinh doanh, bo đm an sinh xã hi, ng phó với COVID-19 được ước tính s tiêu hết khong 30.000 t đng.

Trong Chỉ th 11, nhng cơ quan khác như B Giao thông – Vn ti được ch đo là phhướng dn ngay các đơn v kinh doanh ct gim th tc hành chính, gim chi phí logistics, hàng không, đường b, đường st... Bộ Công Thương được yêu cnghiên cứu - đ xut các gii pháp đa dng hóa, bo đm đ ngun cung cho sn xut trong nước, đy mnh xut khu chính ngch sang th trường Trung Quc và các nước. Đy mnh xut khu, đa dng hoá các th trường xut, nhp khu và tìm th trường mi...

Nhìn một cách tng quát, nhng ch đo va k chng khác gì các… thân hu, du t nht, vô v nhưng người Vit thường xuyên phi… chm mt. C dùng google đ tra s thy c triu kết qu tương t vì các gii pháp như vy đã được ch đo t năm này qua năm khác, k c nhng năm không có… dch ! Nếu chính ph tiếp tc được kiến to theo phương thc này, Ch th 11 có th đi s, đi ngày ban hành đ đt đnh các gii pháp… cp bách đi phó vi COVID… 20, COVID…. 21, COVID… 22,… trong tương lai c gn ln xa !

***

Ngoài COVID-19, kinh tế - xã hi Vit Nam còn đi din vi nhng ri ro khó lường t hn hán. Nước cho ăn ung, tm git, trng trt, chăn nuôi đã và s còn thiếu ht trm trng c khu vc đng bng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tây Nguyên, min Trung,… Đến gi, ti ĐBSCL, hn hán, nước mn t bin xâm nhp vào sông rch, rung vườn đã vượt các k lc ca mùa khô 2015 – 2016 (vn được xem là chưa tng có).

Đã có 5/13 tỉnh thành ph ĐBSCL là Long An, Tin Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau công b tình trng khn cp (4). Tuy hn hán và nước mn xâm nhp ĐBSCL đã xut hin t tháng 12 năm ngoái nhưng cui tun va qua, Th tướng mi thay mt chính ph loan báo, s cp cho mi tnh trong s năm tnh va công bnh trạng khn cp khon tin là 70 t đng/tnh (5).

Nhiều người đã đem khon tin 70 t đng mà chính ph cp cho mi tnh trong năm tnh đang cht vt xoay s trước hn hán, nước mn xâm nhp ĐBSCL, vi khon tin 269 t đng mà chính quyn thành ph Hi Phòng d tính s dùng đ mua quc kỳ, m chén tng các cư dân ca thành ph này. Cn nh điu mà các viên chc thành ph Hi Phòng tng lưu ý : 269 t y là tin do Hi Phòng… làm ra (6) !

Vậy 13 tnh, thành ph ĐBSCL có làm ra tin không ? Có ! C xem lại các số liu ca thp niên 1990, 2000 thì có th thy ĐBSCL tng làm ra rt nhiu tin và đóng góp cho s phát trin kinh tế - xã hi ti Vit Nam ca ĐBSCL chính là tin đ đ nhiu tnh, thành ph như Hi Phòng làm ra… tin. Còn chuyn ĐBSCL ln bi vì biến đi khí hu, vì nước b chn thượng ngun sông Mekong, thm chí đi din vi nguy cơ mà nhiu chuyên gia ví von là "tan rã" thuc… phm trù điu hành, qun tr quc gia.

Thực hin ch trương ca Thành y Hi Phòng, Hi đng nhân dân thành ph Hi Phòng đã bỏ phiếu, nht trí chi 269 t mua quc kỳ và m chén. Đó là tin ca Hi Phòng và là "ý chí, nguyn vng" ca nhân dân thành ph Hi Phòng, đng, nhà nước, quc hi và chính ph tôn trng "ý chí, nguyn vng" đó. Không cn phi bn tâm ti ĐBSCL vì đã có nghị quyết… "phát trin bn vng, thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hu".

Trước nay, s dĩ ĐBSCL chưa bao gi được đu tư tha đáng là do công qu thiếu trước, ht sau, phi vay mượn c ngoài ln trong đ chi thường xuyên, chính ph "chưa thể cân đi, phân b ngân sách" và kh năng đu tư tha đáng cho "vùng kinh tế trng đim" như ĐBSCL có l s còn rt lâu bi ĐBSCL vn chưa phi là ưu tiên hàng đu. Đng, quc hi, nhà nước, chính ph còn phi dc hết ni lc quc gia cho nhng ý tưởng khác…

Cách nay mười ngày, khi nông dân ĐBSCL đã phi b hoang hàng trăm ngàn héc ta rung vườn, khi không lúa, không trái cây, không tôm cá, thiếu cơm ăn, áo mc đã hin hin, chính ph đã chính thc giao cho B Kế hoch - Đu tư nhim v xây dng "Đ án phát triển doanh nghip nhà nước quy mô ln, đc bit là phát trin tp đoàn kinh tế nhà nước đa s hu" đ "phát trin mt s tp đoàn kinh tế nhà nước đa s hu" nhm "m rng chui sn xut, chui giá tr trong nước, khu vc và thế gii" (7).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/03/2020

Chú thích :

(1) https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/cac-goi-ho-tro-phai-co-hieu-luc-ngay-voi-nguoi-dan-doanh-nghiep-1190597.html

(2) https://www.thesaigontimes.vn/300763/kinh-te-thang-2-ngam-don-covid-19.html

(3) https://vnexpress.net/kinh-doanh/chinh-phu-tung-goi-ho-tro-280-000-ty-dong-cuu-doanh-nghiep-4065210.html

(4) https://moitruong.net.vn/chinh-phu-ho-tro-70-ty-dong-cho-5-tinh-mien-tay-ung-pho-han-man/

(5) https://moitruong.net.vn/chinh-phu-ho-tro-70-ty-dong-cho-5-tinh-mien-tay-ung-pho-han-man/

(6) https://tuoitre.vn/hai-phong-tang-co-am-chen-cho-tat-ca-ho-dan-nguoi-cam-dong-nguoi-khong-tan-thanh-20200303101309003.htm

(7) https://ndh.vn/thoi-su/xay-dung-de-an-phat-trien-doanh-nghiep-nha-nuoc-quy-mo-lon-1263963.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Việt Nam làm được gì trong vấn đề sông Mekong khi là Chủ tịch ASEAN ? (RFA, 09/03/2020)

Hiệp định ứng xử của các quốc gia thuộc sông Mekong

Báo mạng VnExpress, vào đầu tháng 3 đăng tải trong mục "Góc nhìn" một bài viết có nhan đề "Chung một dòng sông", của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương.

mekong1

Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn mặn, sạt lở và lún sụt do các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong gây ra. AFP

Trong bài viết vừa nêu, tác giả đề cập đến ghi nhận của các tổ chức và giới chuyên gia gắn bó với vùng đồng bằng sông Cửu Long rằng tình trạng xâm nhập mặn, nguồn nước bị suy thoái khiến sạt lở, mùa màng thất bát trong năm 2020 có thể gây thiệt hại cao hơn mọi năm. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng khô hạn, xâm mặn, lún sụt tiếp tục kéo dài thì kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, càng bị đe dọa nghiêm trọng. Và như một hệ quả phần lớn người dân địa phương đã và đang phải di cư đến nơi khác để tìm kế sinh nhai.

Qua ghi nhận thực tế này, Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương đề ra một kế hoạch với tầm nhìn ngắn, trung và dài hạn. Trong đó, ông nhấn mạnh về tầm nhìn xa trên 10 năm thì phải bắt đầu từ bây giờ cần nỗ lực đi đến một "Hiệp định ứng xử cho toàn lưu vực với sáu quốc gia đang chia sẻ nguồn nước giống như Hiệp định khai thác và phát triển lưu vực sông Rhine ở Châu Âu".

Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương cho rằng Hiệp định ứng xử này là chìa khóa của vấn đề, bởi vì nguyên nhân quan trọng của khó khăn hiện nay với đồng bằng sông Cửu Long là do những đập nước thượng nguồn sông Mekong gây ra. Và, Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương kết thúc bài viết "Chung một dòng sông" với lập luận nếu như Việt Nam không dám lên tiếng mạnh mẽ và kêu gọi, thúc đẩy cho ra đời một hiệp định quốc tế được tôn trọng bằng tầm nhìn xa và những kiến thức khoa học thì không ai cứu được đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nếu không tạo ra một nguyên tắc cứng xử chung văn minh, nhất quán thì liệu rằng các quốc gia trong lưu vực sông Mekong "còn dòng nước chung mà uống mãi được không".

Bài viết "Chung một dòng sông" của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương được nhiều độc giả quan tâm và bày tỏ qua trang fanpage của VnExpress về sự lo ngại cho viễn cảnh không xa ngày đồng bằng sông Cửu Long bị "bức tử". Một số độc giả lên tiếng rằng giải pháp dài hạn cho một Hiệp định ứng xử chung mà Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương đề xuất sẽ có thể rất khó để thực hiện vì thực tế các nước trên thượng nguồn sông Mekong xây dựng hàng loạt đập thủy điện mà chính Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương cho là "tham lam và ích kỷ".

Đài RFA nêu vấn đề với Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ và được ông cho biết trong nhiều năm qua 6 quốc gia trên lưu vực sông Mekong đã nhiều lần thảo luận về sẽ có những hợp tác chia sẻ nguồn nước và thúc đẩy sự phát triển trên hệ thống sông Mekong. Thế nhưng, những kêu gọi đó mang tính chung chung và mang hình thức ngoại giao nhiều hơn là thực tế.

Liên quan đề xuất về giải pháp dài hạn cho một Hiệp định ứng xử của 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn trình bày thêm :

"Lời kêu gọi này cũng không có gì là mới. Vấn đề các nước trên lưu vực sông Mekong có thực tâm cùng nhau hợp tác với nhau và cùng chia sẻ những rủi ro hoặc những lợi ích trên sông Mekong hay không ? Ngoài ra còn thêm một vấn đề nữa là Trung Quốc cũng muốn khống chế nguồn nước ở phía dưới thượng nguồn nên họ không có thực tâm chia sẻ nguồn nước phía trên của sông Mekong, tức là khu vực mà họ gọi là Lan Thương. Trung Quốc đã không tham gia Ủy ban sông Mekong từ ban đầu rồi và họ cứ lặng lẽ xây dựng ra một loạt các đập thủy điện ở Vân Nam. Bây giờ các chuỗi thủy điện của họ gần như là hoàn tất. Đồng thời Trung Quốc đưa ra một đề xuất gọi là thực hiện ‘Lancang-Mekong Cooporation’, tức là một sự hợp tác Langcang-Mekong, kết nối giữa phần trên và phần dưới của sông Mekong. Tuy nhiên, Trung Quốc phải có vai trò chính yếu trong sự hợp tác này. Qua đó cho thấy Trung Quốc bộc lộ ý đồ muốn sử dụng nguồn nước Mekong như là một công cụ để kiểm soát dòng chảy ở các nước hạ lưu. Điều này cũng rất là thử thách và gây khó khăn cho những nước bên dưới. Cộng thêm yếu tố là Lào muốn trở thành một ‘bình điện’ của khu vực này để phát triển và điều này làm cho việc sử dụng nước ở hạ lưu ngày càng khó khăn hơn. Tôi cho rằng với những lợi thế mà Trung Quốc hay Lào đang nắm thì đòi hỏi 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong xây dựng ra một hiệp ước mới mà có lợi hơn cho những nước hạ lưu thì rất là khó".

Tận dụng vị thế Chủ tịch ASEAN trong thúc đẩy hợp tác ?

Dưới góc độ ngoại giao, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện đang là Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho rằng trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN thì Việt Nam cần phải :

"Việt Nam phải luôn ý thức được tác hại của những đập nước ở thượng nguồn, phải nhấn mạnh hơn nội dung về Mekong trong 2 cuộc họp cấp cao ASEAN, vào tháng 4 và tháng 11 tới đây, về ‘những quả bom nước’ đe dọa 5 quốc gia hạ nguồn. Việt Nam không một phút nào được lãng quên tiến độ suy thoái của sông Mekong và nhiều nhánh sông của nó đang tàn phá sức khỏe kinh tế và môi trường của vùng hạ lưu sông Mekong, địa bàn của khoảng 20 triệu nông dân và ngư dân".

mekong2

Luang Prabang sẽ là con đập dòng chính thứ 5 trên sông Mekong lớn nhất của Lào. Nguồn : Michael Buckley, Ngô Thế Vinh cập nhật 2019

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng lưu ý Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN chỉ có 1 năm, cho nên về dài hạn :

"Làm sao sau 1 năm nữa, Việt Nam vẫn là nước đồng-dẫn dắt, cùng với Mỹ, Nhật thúc đẩy ưu tiên cao nhất các dự án hiện nay, đặc biệt là ‘Sáng kiến Hạ nguồn Mekong’ (LMI) của Mỹ. Cam kết của Nhật Bản hỗ trợ các nước ở lưu vực Mekong 7 tỷ đô la Mỹ (USD) nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong quá trình thúc đẩy các dự án Mekong, phải luôn ý thức, dù là vấn đề Mekong, hay vấn đề COC (Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông), tất cả phải được đặt trong cuộc đấu tranh chống lại chính sách mở rộng ảnh hưởng một cách thái quá như một lời nguyền về địa lý đối với Đông Nam Á của Trung Quốc. Do đó, Uỷ ban sông Mekong Việt Nam phải có xây dựng tầm nhìn dài hạn để dẫn dắt, phối hợp để thúc đẩy các hoạt động tại Uỷ hội sông Mekong (MRC)".

Nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhấn mạnh rằng Việt Nam phải cảnh báo về các hệ luỵ nhãn tiền trong việc xây dựng các đập thủy điện nhằm tập trung kiểm soát dòng chảy, các kế hoạch mở rộng và nạo vét lòng sông, các cuộc tuần tra trên sông ngoài biên giới và áp lực của một số bên trong việc đưa ra các quy định nhằm quản trị dòng sông theo cách làm suy yếu vai trò của các thể chế quốc tế.

Việc khẩn trương cần làm trước mắt

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng đề cập đến công trình nghiên cứu của Nhà nghiên cứu-Bác sĩ Ngô Thế Vinh qua hai cuốn sách "Cửu Long cạn dòng-Biển Đông dậy sóng" và "Mekong-Dòng sông nghẽn mạch". Chuyên gia về sông Mekong Ngô Thế Vinh với cơ sở khoa học, viễn kiến và tính xác thực của dự báo đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tình trạnh sông Mekong đang hấp hối cũng như những tác hại mà đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam ở hạ nguồn dòng sông này đang gánh chịu chính là hệ thống các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Tiến sĩ Đinh Hòang Thắng cho rằng :

"Tôi nghĩ quan trọng nhất và khẩn trương nhất, Việt Nam phải tính toán lại việc bỏ vốn đến 38% cùng xây dựng một con đập Luang Prabang khổng lồ trên sông Mekong, có công suất 1400 MW, tháng 4 tới đây khởi công (do PV Power, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham gia trong dự án này). Đập thủy điện Luang Prabang trị giá 2,3 tỷ USD. Ở đây có 3 vấn đề phải xem lại : Nó sẽ ảnh hưởng tiếng nói của Việt Nam sau này. Bởi vì Việt Nam đã có ý kiến về việc Trung Quốc và 1 nước xây dựng quá nhiều đập trên Mekong, mà Việt Nam cùng Lào xây cái đập này thì tự tước quyền của mình trong vấn đề bảo vệ sông Mekong. Thứ hai, việc làm này tạo tiến lệ ngy hiểm. Thứ ba, đối với trong nước cấn phải có chấp thuận của Quốc hội, chứ không thể tự quyết định như thế được".

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nói với RFA mặc dù có lập luận được đưa ra rằng Việt Nam không tham gia đầu tư thì Lào vẫn xây dựng đập thủy điện Luang Prabang và PV Power đầu tư 38% trong dự án này nhằm để có thể có những quyết định điều tiết dòng chảy của sông Mekong tốt hơn hoặc có những ý kiến để khai thác nguồn sông đó ; thế nhưng :

"Theo tôi, sự tham gia của Việt Nam thì cái hại sẽ lớn hơn cái được rất nhiều và tôi cho đây là một sự bất cập vì lợi ích chưa rõ ràng, nhưng cái hại rất rõ là làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị thiếu phù sa, thiếu nguồn cát và bị nguy cơ sạt lở, lún sụt hoặc bị giảm dinh dưỡng, giảm nguồn cá cho các vùng hạ lưu càng ngày càng rõ ràng hơn. Cộng thêm các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở cùng đồng bằng sông Cửu Long càng phát triển rõ hơn, gây ra thêm khó khăn hơn".

Trong một cuộc phỏng vấn với RFA hồi trung tuần tháng 11 năm 2019, Nhà nghiên cứu-Bác sĩ Ngô Thế Vinh, thành viên của Viet Ecology Foudation quả quyết rằng Lào đã có những hành xử đơn phương và độc đoán, bất chấp mọi mối quan tâm của các quốc gia thành viên khác trong MRC, qua các dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang sắp tới đây. Chuyên gia sông Mekong Ngô Thế Vinh khẳng định Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ Hiệp Định Mekong 1995, buộc Lào phải tuân thủ những điều khoản cam kết trong Hiệp định này vì sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long với 20 triệu cư dân và cũng là bảo vệ an ninh lương thực cho toàn vùng.

Nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh cảnh báo Chính phủ Việt Nam rằng Trung Quốc rất muốn phân hóa chia rẽ giữa các quốc gia Mekong và hiện trạng 3 nước Đông Dương thì đã có Lào và Campuchia đang tách ra khỏi Việt Nam để rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Bác sĩ Ngô Thế Vinh cho rằng việc Hà Nội cần làm ngay và phải làm là hủy dự án Luang Prabang và hoãn thêm 10 năm tới năm 2030 tất cả các con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào.

***********************

Hạn, mặn sẽ lan rộng đến các tỉnh miền Trung & Tây nguyên trong mùa khô 2020 (RFA, 08/03/2020)

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết khô hạn, xâm nhập mặn không chỉ xảy ra ở khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà khu vực Trung Bộ trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020 cũng sẽ bị ảnh hưởng.

mekong3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát công trình đập tạm trên sông Ba Lai (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). Courtesy of TTXVN

Cụ thể, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Vũ Đức Long ngày 9/3 cho biết từ tháng 3-5, tình trạng khô hạn thiếu nước có khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Từ tháng 6-8, tình trạng khô hạn thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ và diễn ra gay gắt hơn mùa khô năm 2019.

Ông Long cũng cho rằng, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Một số sông thiếu hụt trên 80% ; dung tích các hồ thủy lợi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thiếu hụt từ 10-30% ; các hồ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thiếu hụt từ 11-47% ; các hồ ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 2-10% so với dung tích thiết kế.

Đối phó tình hình hạn mặn đang hoành hành tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 8/3 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang và Cà Mau.

Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch Bến Tre, tỉnh đang bị thiệt hại nặng nề nhất do hạn, mặn xâm nhập cho biết hầu hết ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh đều sử dụng nước ngọt cho sản xuất, do đó hiện tượng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Nếu hạn mặn tiếp tục kéo dài, có thể nhiều nhà máy trên địa bàn tỉnh có nguy cơ ngừng sản xuất.

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo các tỉnh về những khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân khi hạn, mặn xâm nhập cao, Thủ tướng đã đồng ý hỗ trợ khoảng 70 tỷ đồng/mỗi tỉnh từ ngân sách Trung ương cho 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Sắp có đợt xâm nhập mặn khốc liệt nhất tại miền Tây

Lâm Viên, VNTB, 04/03/2020

Sẽ có đợt xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch ở miền Tây 

hanman1

Dự báo từ ngày 7 đến 15/3, tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xảy ra một đợt xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi chính quyền các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cho biết theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc bộ, từ ngày 7 đến 15/3, tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xảy ra một đợt xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch. Đợt xâm nhập mặn này được đánh giá có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô.

Duyên cớ dẫn tới hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, là việc Trung Quốc xây 11 đập sông trên Mê Kông với khả năng tạo ra hơn 21.300 MW điện. Đang có 8 đập khác đang được tính đến trên sông chính và các nhánh của nó - có thể tăng thêm công suất gần 6.000 MW, theo Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington cảnh báo.

Các đập ở Lào nhỏ hơn nhiều và 64 cái hiện tại chỉ tạo ra dưới 5.700 MW, nhưng có 63 cái được xây dựng để phát điện bán cho Trung Quốc. Đây là cách sử dụng dòng sông tạo thuỷ điện một kiểu ích kỷ và những người khác đang bị thiệt thòi. Tổ chức sông ngòi thế giới, có nhận xét như vậy.

Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm của bản đồ nước Châu Á. Nhờ vào cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc là điểm khởi đầu của nhiều con sông chảy xuống 18 nước phía dưới hạ nguồn. Chẳng nước nào trên thế giới là đầu nguồn của nhiều con sông đến như vậy. Bằng việc xây dựng thật nhiều đập và nhiều hạ tầng phân phối nguồn nước, Trung Quốc đang tạo ra hạ tầng ở thượng nguồn giúp Trung Quốc có thể vũ khí hóa nguồn nước.

Tuy nhiên thật ra cũng không hẳn Việt Nam vô can trong việc góp thêm bàn tay khiến Mê Kông cạn dòng. Việt Nam đã xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Sesan-Srepok (thượng lưu sông Mê Kông của Campuchia). Trong dự án xây dựng thủy điện Luang Prabang, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) của Việt Nam sẽ tham gia 38%, phía Lào góp 25% và các đối tác khác góp 37%.

"Đồng bằng sông Cưu Long của Việt Nam đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn. Vì vậy, nếu Việt Nam tham gia vào đầu tư xây dựng đập thủy điện Luang Prabang cũng góp phần gây nên tác động tiêu cực cho đồng bằng sông Cửu Long, đẩy sinh kế người dân vào tình thế khó khăn hơn nữa trong bối cảnh khu vực này đang phải chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đề nghị Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam và các cơ quan chức năng xem xét lại việc đầu tư vào dự án thủy điện Luang Prabang tại Lào" - Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) đã phát đi bảng thông cáo báo chí có nội dung như vậy ở ngày 10/10/2019.

Chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, ông Đào Trọng Tứ đã kiến nghị PV Power và các cơ quan chức năng xem xét lại việc đầu tư vào dự án thủy điện Luang Prabang tại Lào.

Theo ông Tứ phân tích, trên dòng chính sông Mê Kông ở Lào có 2 đập thủy điện đã và đang xây dựng là Xayaburi và Don Sahong. Còn thủy điện Luang Prabang có công suất 1.410 MW nằm cách thị trấn Luang Prabang Lào 30km. Các nghiên cứu của Đan Mạch, Ủy hội sông Mê Kông đã chỉ ra, nếu xây dựng thủy điện Luang Prabang thì sự tác động xấu đến Việt Nam là rất rõ.

"Xây dựng thủy điện Luang Prabang còn nhiều tranh luận, phức tạp. Tuy nhiên, nếu các quốc gia đã chung nhau một dòng sông thì phải chơi theo luật, cần sự hợp tác để hạn chế những tác động xấu đến hạ lưu của Việt Nam. Việc tham gia đầu tư vào các đập thủy điện ấy của doanh nghiệp Việt Nam là cần xem xét lại", ông Tứ kết luận.

Bất chấp các ý kiến phản đối từ các nhà khoa học, chính phủ Việt Nam dường như vẫn kiên trì theo đuổi việc hợp tác dự án xây dựng đập thủy điện Luang Prabang. Nếu tình hình dịch bệnh corona ổn định, dự kiến vào tháng Tư này Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam lại tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia dự án thủy điện Luang Prabang của Lào.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 04/03/2020

********************

Quyết sách nào của Tổng bí thư cho ‘hạn mặn miền Tây’ ?

Lynn Huỳnh, VNTB, 03/03/2020

Trong suốt thời gian ngồi ghế Tổng bí thư từ ngày 19/1/2011 tới nay, tức đã 9 năm 43 ngày (tính đến ngày 2/3/2020), ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa đưa ra được một quyết sách nào cho căn cơ giải quyết vấn nạn hạn mặn ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long ?

hanman2

Từ ngày 19/1/2011 tới nay, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa đưa ra được một quyết sách nào cho căn cơ giải quyết vấn nạn hạn mặn ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 2/1/2020, thì tổng bí thư là người "Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng" (1).

Với quy định này do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành, cho thấy về lý thuyết, mẫu hình được coi là mẫu mực cả về đạo đức lẫn trí tuệ trong Đảng, không ai khác ngoài ông Nguyễn Phú Trọng. Vậy thì nên hiểu thế nào khi trong suốt thời gian ngồi ghế Tổng bí thư từ ngày 19/1/2011 tới nay, tức đã 9 năm 43 ngày (tính đến ngày 2/3/2020), ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa đưa ra được một quyết sách nào cho căn cơ giải quyết vấn nạn hạn mặn ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long ?

Gọi là giải pháp căn cơ vì ai cũng rõ nguyên do chính đưa đến thực trạng nước lũ của sông Mekong ngày càng hiếm hoi dần khi xuôi về miền Tây Nam bộ để ra Biển Đông, là do Trung Quốc đã chặn dòng từ thượng nguồn để làm các đập thủy điện.

Hai đảng cộng sản Việt - Trung, theo quan sát trên báo Nhân Dân, người ta có thể đếm được có bao nhiêu lần người đứng đầu hai đảng cộng sản Trung - Việt đã ký kết với nhau các hiệp định từ vấn đề chính trị, kinh tế đến văn hóa - xã hội. Thế nhưng vì sao không có sự lên tiếng quyết liệt từ người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam khi phía ‘đảng anh em’ luôn ỷ thế ‘thượng phong’ về địa lý của dòng Mekong để chèn ép quốc gia cuối nguồn là Việt Nam ?

Hôm 20/2/2020, tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ năm ở Lào, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc hứa ‘tăng thêm nước’ xuống hạ nguồn chống hạn.

Theo tường thuật của báo chí, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng cả khu vực hạ nguồn Mekong bị ảnh hưởng của hạn hán nặng là do mưa ít chứ không phải Trung Quốc tích nước ở các đập thủy điện trên Lan Thương (cách Trung Quốc gọi tên dòng Mekong chảy trên lãnh thổ của mình), và Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng từ tình trạng mưa ít. Nhưng ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc "đã vượt qua khó khăn" nên sẽ tăng dòng chảy của sông Lan Thương để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong đối phó với khô hạn.

Liên quan thông tin Trung Quốc tuyên bố tăng thêm nguồn nước cho sông Mekong, ông Lê Anh Tuấn - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) - cho rằng nước xả từ đập này sẽ không tới được Đồng bằng sông Cửu Long. Theo ông Tuấn, hồi năm 2016, Trung Quốc từng xả đập với lưu lượng 2.100m3/giây mà nước còn không tới được Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, trong khi lần này năm 2020 mới ở mức 850m3/giây thì sẽ không tới được, chưa nói tới việc các nước thượng nguồn khác như Thái Lan, Lào… cũng lấy nước. "Vấn đề là mùa khô đã đi gần hết mùa. Xả đầu mùa thì khác. Đó là chưa nói tới bây giờ Trung Quốc xả đập, nếu nước tới được Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải mất 3 tuần sau, lúc đó thì lúa đang thiếu nước ở đây cũng chết hết rồi" - ông Tuấn nhận định.

Ông Kỷ Quang Vinh (nguyên cán bộ Văn phòng công tác biến đổi khí hậu Cần Thơ) nói rằng trước đây có thời điểm mặn xâm nhập sâu vài chục cây số ở Đồng bằng sông Cửu Long thì dòng chảy đo được ở trạm Châu Đốc và Tân Châu còn hơn 1.200m3/giây, trong khi Trung Quốc xả với lưu lượng 850m3/giây mà cách hàng ngàn cây số mới tới Đồng bằng sông Cửu Long, việc có nước ở Đồng bằng sông Cửu Long từ việc xả này là không thể. Ông Vinh cũng cho biết qua nhiều năm theo dõi có ghi nhận hiện tượng Trung Quốc xả đập thủy điện (có năm nhiều, có năm ít) sau Tết Nguyên đán hằng năm (khoảng tháng 2 dương lịch). Nhưng ông vẫn chưa rõ lý do xả nước này từ nước láng giềng.

Liệu người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam có được các thư ký của ông thuật lại những diễn biến tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ năm ở Lào hôm 20-2 vừa qua ? (2)

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 03/03/2020

Chú thích :

(1) http://ubkttw.vn/documents/20182/96615/Quy+dinh+so+214.pdf/bdca7c9e-b45b-4f21-a280-58695d354d5f

(2) Xem thêmhttps://vietnamthoibao.org/vntb-nuoc-ngot-man-nhu-nuoc-mat/

******************

Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để giải quyết hạn mặn ở miền Tây Nam bộ

Lâm Viên, VNTB, 03/03/2020

Trên báo chí Việt Nam thường sử dụng cụm từ ‘cả hệ thống chính trị’ khi đề cập đến sự việc mang tầm vóc quốc gia, đòi hỏi việc phối hợp của các bộ, ngành, địa phương cùng chung tay giải quyết.

Trong cách hiểu đó, cần thiết Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết dành riêng cho vấn đề xử trí hạn mặn ở miền Tây Nam bộ.

hanman3

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy một nghị quyết nào của Bộ Chính trị về riêng vấn đề xử trí hạn mặn ở các tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ.

Vì sao lại cần đến "Hệ thống chính trị" ?

Thuật ngữ "Hệ thống chính trị" trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được hiểu như sau : "Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra các quyết định chính trị" (1).

Ở Việt Nam, khái niệm hệ thống chính trị được đảng cộng sản chính thức sử dụng từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, từ đó khái niệm này được các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tài liệu khoa học, sách báo sử dụng rộng rãi thay cho khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản trước đây.

Hệ thống đó bao gồm : Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trong đó, Đảng vừa là bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo đạo hệ thống, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Từ cách hiểu ở trên, qua việc tra tìm trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, lẫn của Đảng, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy một nghị quyết nào của Bộ Chính trị về riêng vấn đề xử trí hạn mặn ở các tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ.

Vì đâu mà Cửu Long cạn dòng ?

Ngày 17/11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết "Về phát triển bền vững đồng bằng sông cửu long thích ứng với biến đổi khí hậu". Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một Nghị quyết có nội dung tương tự cũng được ban hành có tên "Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", ký ngày 23/1/2014.

Cả hai Nghị quyết của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều chung một căn cứ là Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/06/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành (2).

Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) là một văn bản có nội dung mang tính chung chung, không đề cập trực diện đến hàng loạt cảnh báo từ rất lâu trước đó của các nhà khoa học về hiện tình "Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng".

Các cảnh báo của những nhà khoa học đến từ thập niên 80 của thế kỷ trước

Theo một khảo cứu ghi ngày xuất bản là tháng 11/1999 của Ngô Thế Vinh trong bút ký : "Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng", thì các thế hệ tiền nhân đến lập nghiệp thường chọn các khu đất gò, tại đồng bằng sông Cửu Long, gọi là "đất giồng", nên đến mùa nước lên, các cánh đồng bát ngát cò bay thẳng cánh biến thành biển nước mênh mông, thì đất giồng này vẫn là các khu an toàn cho người dân và cả cho các loài rắn.

Ngược lại, trong vài thập niên qua, các khu định cư mới thường chỉ nhằm vào các vùng đất có điều kiện cho đồng bào canh tác, nên khi đến mùa nước dâng lên, có nơi phải ngập sâu xuống cả 2, 3 thước nước, nên cái mà giới bình dân thường quen gọi là "thiên tai" hẳn nhiên phải nặng nề và tác hại nhiều hơn.

Ngoài ra, điều mà các nhà môi trường học đã lớn tiếng kêu gào nhiều nhất trong những năm gần đây là nạn chặt cây phá rừng bừa bãi ; những rừng cây xanh um từ xưa mang chức năng giữ lại trong lòng đất một lượng nước quan trọng ở các đầu nguồn thì nay không còn nữa hoặc đã biến thành quá lưa thưa, nên nước mưa xuống thì cứ thẳng chảy ra, làm tăng khối lượng nước ngoài dòng sông và hẳn nhiên mực nước sông phải dâng cao khi mưa nhiều ở thượng nguồn…

Tác giả Ngô Thế Vinh định cư tại Hoa Kỳ. Nhiều công trình của các tác giả trong nước với hàm lượng học thuật nhiều hơn, đầy đặn hơn so "Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng", dường như cũng không nhận được sự quan tâm đúng mức của nhiều đời tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam. Dư luận ngờ vực rằng vì yếu tố Trung Quốc nên những người đứng đầu đảng cộng sản ở Việt Nam tránh đụng chạm.

Cần ‘chỉ tận tay, day tận trán’

Ông Nguyễn Ngọc Trân, cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, người đã nhiều năm chủ trì Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long, đã có những phản ứng quyết liệt tại hội thảo "Tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông", được Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GREENID) tổ chức vào cuối năm ngoái, về phần nội dung mà ông cùng nhóm các nhà khoa học của Đại học Cần Thơ mổ xẻ Dự án Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (gọi tắt là MDS) do Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đại diện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thuê Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) thực hiện có tổng kinh phí khoảng 4,3 triệu USD (từ nguồn của Chính phủ Việt Nam và viện trợ ODA của một số nước tài trợ) thực hiện trong 30 tháng (từ tháng 6/2013 đến 1/2016) và được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu.

Ông Trân nói rằng nhận thấy còn rất nhiều vấn đề trong báo cáo cần được trao đổi, làm rõ. Bởi, mức độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu thể hiện không cao. Cho dù việc lựa chọn nhà tư vấn, thực hiện nghiên cứu đã được đấu thầu quốc tế nhưng với chất lượng này, kết quả của Báo cáo là "một kết luận nguy hiểm". Nguy hiểm bởi nó liên quan đến môi trường, sản xuất nông nghiệp và thủy sản, đời sống của gần 18 triệu người dân ở đồng bằng sông Cửu Long.

Mặt khác, đây là dự án giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thay mặt Chính phủ là chủ đầu tư quản lý và Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam điều hành. Kết luận của dự án nếu được công bố ra quốc tế, gián tiếp có thể hiểu là Chính phủ Việt Nam đồng tình với việc xây dựng cả 11 đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông.

Ông Lê Anh Tuấn, phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng : "MDS có nhiều bất cập và thiếu tin cậy". Theo ông Tuấn, báo cáo của MDS chưa có dẫn liệu về các đập thủy điện phía thượng nguồn của Trung Quốc. Điều này dẫn đến khó dự đoán được việc xả nước về hạ lưu. Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi nguồn nước. Song, các nhà tư vấn đã bỏ qua nhân tố này trong tính toán.

Về số liệu đầu vào của công trình, ông Tuấn cùng nhóm các nhà khoa học ở Đại học Cần Thơ nhìn nhận có nhiều số liệu cũ (từ năm 2008), không đúng với thực tế và những công trình nghiên cứu gần đây. Đặc biệt, dẫn liệu về bùn cát cho tính toán đầu vào chưa đồng nhất với báo cáo của các tác giả khác. Do số liệu cũ không chuẩn xác và có sự khác biệt dẫn đến kết quả đưa ra thiếu khách quan dễ dẫn đến sai lệch trong kết luận về đánh giá tác động.

"Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường cần cầu thị với tất cả các phản hồi và góp ý để điều chỉnh báo cáo cho hợp lý với tình hình thực tế lưu vực sông Mê Kông", ông Tuấn cùng nhóm các nhà khoa học của Đại học Cần Thơ kiến nghị.

Tuy nhiên diễn biến trên thực tế thì ai cũng biết, cả phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến Thủ tướng chính phủ, và cả Tổng bí thư đều không bày tỏ thái độ pháp lý nào trước những khuyến cáo cảnh báo từ ‘người trong cuộc’ (3).

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 03/03/2020

Chú thích :

(1) http://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/tim-hieu-thuat-ngu-he-thong-chinh-tri-trong-van-kien-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang.aspx

(2) http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-xi/nghi-quyet-so-24-nqtw-ngay-0362013-hoi-nghi-lan-thu-7-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-ve-chu-dong-ung-pho-voi-578

(3) Xem thêmhttps://vietnamthoibao.org/vntb-nuoc-ngot-man-nhu-nuoc-mat/

*****************

Miền Tây sợ hạn mặn hơn con virus Vũ Hán

Hiền Lương, VNTB, 03/03/2020

"Nắng rát da, nước sông mặn đắng vầy thì con virus nào sống cho nỗi ở miền Tây mà sợ ?"

Nhiều bà con ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã tỉnh bơ nói như vậy với nhóm nhà báo đến từ Sài Gòn.

hanman4

Hiện tại đồng ruộng ở miền Tây cháy khô, người dân nhiều nơi phải đi đổi nước ngọt về tiêu dùng.

Một số nhà báo theo dõi mảng môi trường cho hay chuyện hạn mặn này được cảnh báo gần nhất là hồi tháng 12 năm ngoái, khi Bangkok Post đưa tin, nước sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh đông bắc Nakhon Phanom của Thái Lan bỗng chuyển sang màu xanh lục. Đây là một hiện tượng lạ khiến con sông trông đẹp lung linh nhưng các chuyên gia hết sức lo lắng.

Mực nước sông Mekong ở đoạn này hiện chỉ đạt khoảng 1m - mức thấp nhất trong 50 năm qua. Cồn cát đã xuất hiện giữa lòng sông ở các khu vực Tha Uthen và Muang, một số trải dài đến 2-3km và diện tích đến vài trăm ngàn m2. Màu nước kỳ lạ của sông Mekong thu hút nhiều người dân hiếu kỳ đến chụp hình, tuy nhiên, các chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu báo trước hạn hán - thiếu nước sẽ hết sức nghiêm trọng trong những tháng tới. Ông Arthit Panasoon, chủ tịch một nhóm bảo tồn ở Nakhon Phanom, giải thích rằng dù màu nước trông đẹp nhưng đó là một dấu hiệu xấu cho thấy sông đang khô cạn. Các chuyên gia gọi đây là "hiệu ứng dòng nước đói".

Do nước sông hiện đang quá cạn, dòng chảy chậm lại khiến phù sa - vốn thường bị khuấy lên từ lòng sông - chìm xuống đáy và không di chuyển, chính điều này tạo nên màu xanh ngọc của nước.

Cũng chuyện con nước, tháng chạp âm lịch vào mùa chộn rộn nhất của làng hoa kiểng Cái Mơn ở Bến Tre, người dân đã đánh tiếng về chuyện nước mặn đang về sớm hơn mọi năm. Thời điểm này bên Trung Quốc bắt đầu xuất hiện dịch bệnh tại Vũ Hán, nhưng tin tức bị bưng bít. Ở Việt Nam thì nhà nước trung ương ngoài Hà Nội vẫn không thấy động tĩnh gì.

"Chị Ngân quê Giồng Trôm mình nè. Từ trước Tết, chị có về thăm quê cùng quà cáp gửi cho bà con nhiều huyện lỵ. Chị có nghe vụ hạn mặn này, nhưng cũng không thấy khi trở lại ngoài Hà Nội, chị có nói năng về mấy lãnh đạo ngoài ấy coi cách nào giúp dân chúng ? Nắng xứ này đang cháy da, nước sông thì mặn đắng luôn, dân còn muốn sống không nỗi, huống chi cái con vi-rút gì đó…". Nhiều bà con xã Lương Quới của Giồng Trôm, kể.

Hiện tại thì đồng ruộng ở miền Tây cháy khô, người dân nhiều nơi phải đi đổi nước ngọt về tiêu dùng. "Đổi nước ngọt" ở đây không phải là ‘đổi chác’, mà là từ địa phương chỉ việc mua bán nước sông chưa bị nhiễm mặn.

hanman5

Hiện tại thì đồng ruộng ở miền Tây cháy khô, người dân nhiều nơi phải đi đổi nước ngọt về tiêu dùng.

Nước cạn sẽ còn tiếp diễn vài tháng trước mùa mưa, nguồn thu của người đồng bằng sẽ héo hon hơn. Chi tiêu thế nào cũng phải tính toán, bởi riêng tiền mua nước sinh hoạt thôi đã chiếm phần lớn thu nhập của gia đình. Thiếu nước còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh kế dài lâu chứ không chỉ chuyện hiển hiện trước mắt.

"Ai giúp cho miền Tây có được mùa nước nổi như trước, giúp cho dân Bến Tre tụi tui trở lại như ngày trước nước ngọt ở mương rạch có thể bị phèn, nhưng đó là nước ngọt dễ dàng lóng phèn để xài… Nếu sắp tới có đi bầu, tụi tui chắc chắn sẽ bỏ lá phiếu cho người đó. Thiệt luôn !" - nhiều người dân ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, gần bên nhà ông Hai Nghĩa, tức ông Trương Vĩnh Trọng, cựu phó thủ tướng, đã tuyên bố chắc nịch như vậy.

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 03/03/2020

*****************

Nam Trung Bộ gồng mình ứng phó hạn mặn đến sớm

Nhiệt Băng, Lao Động, 03/03/2020

Dù chưa phải cao điểm mùa khô hạn, nhưng nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa lại bị thiếu nước. Trong khi đó cơ quan khí tượng dự báo tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn ra. Các địa phương phải đồng loạt lên phương án điều tiết, tiết kiệm nguồn nước vụ tới. 

hanman6

Các tỉnh Nam Trung Bộ phải đồng loạt lên phương án điều tiết, tiết kiệm nguồn nước vụ tới. Ảnh : Nhiệt Băng

Hạn, mặn đến sớm

Anh Bùi Văn Thiện (xã Diên An, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, năm nay lượng nước từ hồ chứa chảy về đồng ruộng ở địa phương sụt giảm so với năm ngoái. Hiện 10.000m2 lúa của anh Thiện đang giai đoạn đơm bông, khoảng 1 tháng nữa là thu hoạch. Nếu không cung ứng đủ nước, tình trạng hạt "lép" nhiều là có thể xảy ra. "Từ đầu năm đến nay không có mưa nên khả năng hụt nước phục vụ người dân sản xuất nông nghiệp có nguy cơ xảy ra trong vụ tới" - anh Thiện đánh giá. 

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, nếu thời tiết không có mưa bổ sung, sau khi kết thúc vụ Đông Xuân 2019-2020, chỉ có 6 hồ chứa đủ nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho vụ Hè Thu 2020 như hồ Hoa Sơn, Tà Rục, Suối Hành, Tiên Du, Đồng Bò, Suối Sim. Riêng các hồ còn lại với mực nước thấp chỉ ưu tiên nguồn nước để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Dự kiến, nếu tình hình hạn hán, thiếu nước xảy ra vụ Hè Thu sẽ dự kiến khoanh vùng không sản xuất khoảng 10.000 ha (trong đó diện tích do Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Khai thác công trình Thủy lợi Khánh Hòa) đảm nhiệm tưới, hồ chứa giảm 5.770 ha, các trạm bơm, đập dâng giảm 2.830 ha ; diện tích các địa phương đảm nhiệm tưới khoảng 1.400 ha).

Cụ thể, các hồ không cấp nước sản xuất để ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt : Hồ Suối Luồng, Hồ Suối Lớn, Hồ Suối Dầu, Hồ Cam Ranh, Hồ Cây Sung, Hồ Láng Nhớt, Hồ Suối Trầu. Các hồ chỉ đảm bảo một phần diện tích (Hồ Đá Bàn chỉ đủ tưới cho 1.950 ha/4.146 ha (giảm 2.196 ha) ; hồ Am Chúa chỉ đủ tưới cho 150 ha/356 ha, giảm 206 ha). Riêng hồ Bà Bác được hồ Hoa Sơn tưới hỗ trợ nên đủ tưới 30 ha vụ Hè Thu, hồ Đá Đen không sản xuất vụ Hè Thu và hồ Cây Bứa chỉ tưới hỗ trợ hồ Hoa Sơn.

Theo Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, trong thời gian tới lượng dòng chảy ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, kết hợp nắng nóng đến sớm và kéo dài, nên tỉnh Khánh Hòa có khả năng xảy ra tình trạng thiếu nước, khô hạn và xâm nhập mặn ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Không điều tiết nước đối với các diện tích gieo ngoài kế hoạch

Tại Phú Yên, các nhà máy đường trên địa bàn đã vào niên vụ sản xuất 2019-2020. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban điều hành chương trình mía đường tỉnh và kế hoạch sản xuất của các nhà máy đường thì sản lượng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh vụ này không đáp ứng công suất ép của các nhà máy do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài, mía chết. Nhiều người dân chuyển sang trồng các loại cây khác như sen, lạc, mì...

Tại Ninh Thuận, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết, vụ Đông Xuân năm 2020 đã kết thúc gieo trồng nhưng hiện tại các hồ trong tỉnh và hồ Đơn Dương thấp hơn trung bình nhiều năm nên việc cấp nước cho vụ này gặp nhiều khó khăn, vùng nước tưới cuối kênh bấp bênh.

"Các hộ dân chuyển đổi những vùng đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, sử dụng ít nước, tăng cường áp dụng các mô hình tưới tiết kiệm nhằm hạn chế thấp nhất hạn hán có thể xảy ra" - một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, cơ quan này đang triển khai nhiều giải pháp chống hạn, tiết kiệm nước đến các địa phương, như kiên quyết không điều tiết nước đối với các diện tích gieo ngoài kế hoạch và các vùng không chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kế hoạch... "Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng phối hợp với các địa phương nạo vét, khơi thông dòng chảy các suối còn nước ; đấu nối các công trình cấp nước tập trung ; dự phòng thêm một số máy bơm để tăng công suất các trạm, các hồ dưới mực nước chết"... - một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Thuận cho hay. 

Ứng phó với tình hình hạn hán diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Khánh Hòa ra chỉ thị yêu cầu chính quyền các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình nguồn nước, khả năng đảm bảo cấp nước, tiến hành điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp (chuyển đổi từ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn), đồng thời rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân, chuyển đổi sản xuất nếu nguồn nước không đảm bảo cung cấp trong suốt thời gian sản xuất. Chính quyền các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp cần thiết để có thể lấy nước chủ động, không phụ thuộc vào việc xả nước của hồ thủy lợi, thủy điện (nạo vét cửa lấy nước các trạm bơm, cống, kênh mương, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến...), tích trữ nước trong các hồ, ao, vùng trũng thấp, kênh rạch... để sử dụng trong thời kỳ cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn và đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn.

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, đang tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt ; xây dựng bản đồ trực tuyến cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, giải pháp đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra...

Nhiệt Băng

Nguồn : Lao Động, 03/03/2020

********************

Việt Nam : 17 triệu dân "khốn cùng" - Bộ Chính trị chỉ lo ra nghị quyết

Thu Thủy, Thoibao.de, 03/03/2020

Nước ngọt… mặn như nước mắt : Người dân miền sông nước Tây Nam Bộ phải đi xa mua nước ngọt với mức giá hoảng hồn, có nơi đến 150.000-200.000 đồng/m3, mức giá cao gấp hàng chục lần so với giá nước sinh hoạt ở đô thị. Tháng 3 hạn mặn tại Nam Bộ đạt đỉnh, miền Tây thiếu nước ngọt trầm trọng.

Đó là chuyện đang xảy ra ở một vùng sông nước mênh mông bao đời nay : Đồng bằng sông Cửu Long. Bạn đang ở thành thị, nước máy xả ào ào, đã bao giờ bạn trải qua tình cảnh "quý từng ca nước" ? Và liệu bạn sẽ "vô can" hay không ?

hanman7

Người dân miền Tây Nam Bộ phải đi xa mua nước ngọt với mức giá đến 150.000-200.000 đồng/m3, cao gấp hàng chục lần so với giá nước sinh hoạt ở đô thị

Tuần rồi, chính quyền tỉnh Cà Mau kêu gọi các chuyên gia giúp tìm đường thoát : Thiếu nước tưới, nông dân phải bỏ hoang 18.000 héc ta đất trồng lúa. 42.000 héc ta rừng đang khô héo.

Số điểm sụt, lún đã vượt quá mức 1.000 trong đó có nhiều tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã,… tổng chiều dài các đoạn đường có bề mặt đột nhiên sụt, lún là 21,6 cây số. Không chỉ có đường, nhiều đoạn kênh, rạch, đê ngăn nước mặn cũng bị sụt, lún, biến dạng.

Ngoài ra, hiện có 20.500 gia đình thiếu nước ăn uống, tắm giặt… Đặc biệt đáng ngại khi thiệt hại chưa ngừng ở đó mà sẽ tăng nhanh và cao hơn khi hạn hán càng ngày càng nghiêm trọng !

Tình trạng vừa kể không chỉ xảy ra ở Cà Mau mà là thực trạng chung của đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long).

Gần đây, cứ tới mùa khô, mực nước của hệ thống sông, rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tụt xuống, nước mặn từ biển lại tràn vào thế chỗ nhưng năm nay, phạm vi xâm nhập của nước mặn vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã vượt qua mức 100 cây số !

Tổng cục Thủy lợi của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Nghiệp loan báo, mùa khô năm nay, nước mặn xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra sớm hơn, sâu hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2015-2016 (vốn được cho là chưa từng có).

Thậm chí mọi thứ có thể sẽ tồi tệ hơn nữa do diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu và thượng lưu sông Mekong bị chặn để khai thác thủy điện ! Nhìn một cách tổng quát, tương lai của Đồng bằng sông Cửu Long - nơi cư trú của khoảng 17 triệu người - càng ngày càng ảm đạm.

Khu vực có diện tích khoảng 40.500 cây số vuông từng nổi tiếng vì sự phong phú của đủ loại sản vật tự nhiên, từng là vựa lúa cung cấp tới 90% lượng gạo xuất cảng, 60% lượng thủy sản xuất cảng, giữa thập niên 2010 còn đạt tốc độ tăng trưởng 7,8%, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung của Việt Nam (6,8%) đang tuột từ từ xuống đáy vì cơ hội sinh tồn, phát triển giảm dần.

Bởi càng ngày càng khó sống, càng ngày càng nhiều cư dân Đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ tha hương. Từ giữa thập niên 2010, tỉ lệ tăng dân số cơ học (mức chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư) của Đồng bằng sông Cửu Long luôn luôn là số âm.

Một số chuyên gia ước đoán, trong mười năm từ 2008 đến 2018, có khoảng 1,7 triệu cư dân Đồng bằng sông Cửu Long ly hương.

Nói cách khác, môi trường sống biến đổi theo hướng khắc nghiệt hơn, cơ hội thoát khỏi nghèo đói càng ngày càng nhỏ hơn là lý do chính khiến mỗi năm, Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 24.000 dân và con số này càng ngày càng tăng.

Đáng ngạc nhiên là tác động của biến đổi khí hậu, của việc khai thác thượng nguồn sông Mekong làm thủy điện đến tương lai của Đồng bằng sông Cửu Long đã được cảnh báo từ đầu thập niên 2010 và được minh họa rõ ràng hơn qua đợt hạn hán chưa từng thấy vào mùa khô 2015 - 2016 ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ ban hành… nghị quyết !

hanman8

Hình ảnh ở Gò Công - nơi trước đây là một dòng sông thì nay nước trơ cạn đáy

"Bây giờ Trung Quốc xả đập, nếu nước tới được Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải mất 3 tuần sau, lúc đó lúa đang thiếu nước ở đây cũng chết hết rồi", phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) nhận định.

Tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5 mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo về việc xả đập thủy điện như nêu trên để giúp các nước lưu vực sông Mekong đối phó khô hạn đang diễn ra khốc liệt. "Trung Quốc đã vượt qua khó khăn của mình và tăng dòng chảy của sông Lan Thương (đoạn sông Mekong tại Trung Quốc) để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong đối phó với khô hạn. Chúng tôi cũng đồng ý nâng cao hợp tác trong khuôn khổ LMC nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn nước hợp lý và bền vững", ông Vương nói.

iên quan thông tin Trung Quốc tuyên bố xả đập thủy điện trên sông Mekong, Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ), cho rằng nước xả từ đập này sẽ không tới được Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ông Tuấn, năm 2016 Trung Quốc từng xả đập với lưu lượng 2.100m3/giây nước còn không tới được Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi lần này mới ở mức 850m3/giây thì sẽ không tới được, chưa nói tới việc các nước thượng nguồn khác như Thái Lan, Lào… cũng lấy nước.

"Vấn đề là mùa khô đã đi gần hết mùa. Xả đầu mùa thì khác. Đó là chưa nói tới bây giờ Trung Quốc xả đập, nếu nước tới được Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải mất 3 tuần sau, lúc đó thì lúa đang thiếu nước ở đây cũng chết hết rồi", ông Tuấn nhận định.

hanman9

Hình ảnh các con đập thủy điện chi chít dọc sông Mê kong, hầu hết do Trung quốc xây dựng

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết mưa ít là lý do chính gây khô hạn và Trung Quốc cũng đang chịu thiệt hại từ điều này.

Trung Quốc cũng cho biết sẽ cân nhắc việc chia sẻ thông tin thủy văn để hỗ trợ thêm trong tương lai.

Một báo cáo mới do Fitch Solutions Macro Research thực hiện đã dự đoán việc xây đập thủy điện trên sông Mekong sẽ làm thay đổi các hoạt động kinh tế của 5 quốc gia thuộc lưu vực sông và cho rằng việc xây đập sẽ gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động khai thác thủy sản và trồng trọt, buộc các quốc gia phải nhập khẩu lương thực.

Trung Quốc đã hoàn tất 11 con đập dòng chính trên sông Lancang-Mekong thượng nguồn.

Lào đã hoàn tất 2 con đập dòng chính Xayaburi và Don Sahong.

Dự án Luang Prabang 1.410 MW lớn nhất dự kiến khởi công sớm vào tháng 4/2020 sẽ là con đập thứ 3 trong chuỗi 9 con đập dòng chính của Lào và điều rất nghịch lý là do PetroVietnam Power Co. làm chủ đầu tư và con đập Luang Prabang sau khi hoàn thành sẽ tiếp tục đẩy tình trạng của Đồng bằng sông Cửu Long vào tình thế tuyệt vọng hơn.

Tình hình khô hạn trong nhiều năm trở lại đây đang tàn phá ngành nông nghiệp của Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Giới quan sát cho rằng 11 con đập của Trung Quốc tại thượng nguồn sông Mekong cũng như biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính giết chết hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu long.

hanman10

Một cánh đồng lúa ở huyện Long Phú, Sóc Trăng bị chết do thiếu nước - Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện đã có khoảng 29.700ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn.

Nghị quyết 120/NQ-CP được công bố hồi cuối năm 2017 nhằm giúp Đồng bằng sông Cửu Long "phát triển bền vững", giúp khu vực này "thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu…" - chỉ là một họa phẩm trên giấy. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục được sử dụng như một thứ công cụ để cho hệ thống công quyền có thể đạt các chỉ tiêu tăng trưởng do hệ thống chính trị đề ra.

Vì chỉ khai thác và đầu tư theo kiểu nhỏ giọt, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành khu vực thiếu thốn đủ thứ, từ hạ tầng giao thông đến cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế…

Mức thu nhập trung bình tính theo đầu người/năm ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ dao động trong khoảng từ 80% đến 85% so với mức thu nhập trung bình tính theo đầu người/năm của Việt Nam.

Theo một thống kê được công bố hồi cuối năm 2017, trong năm năm từ 2010 đến 2015, Việt Nam đã chi 850 tỉ để thực hiện chương trình "xây dựng nông thôn mới".
Đến cuối năm 2015, Quốc hội Việt Nam "nhất trí", từ 2016 đến 2020 sẽ chi thêm 193 ngàn tỉ đồng nữa để… tiếp tục thực hiện chương trình "xây dựng nông thôn mới" !

Chương trình "xây dựng nông thôn mới" đã dựng lên vô số cổng chào, bưu điện trung tâm, chợ,… ở vài ngàn xã. Dù chính quyền của 53/63 tỉnh, thành phố thi nhau kêu gọi đầu tư, xây dựng đủ thứ hạng mục "vô nghĩa" theo "tiêu chuẩn nông thôn mới", cuối 2017 vẫn còn 15.277 tỉ đồng chưa thể thanh toán nhưng tiền giúp Đồng bằng sông Cửu Long "phát triển bền vững" thì không !
Đồng bằng sông Cửu Long có thể "thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu" khi bề mặt sụt, lún, nước biển dâng, hạn hán… nhưng không thể chủ động khi thượng nguồn Mekong bị các công trình thủy điện chặn nguồn nước chảy xuống hạ lưu.

hanman11

Đây là bản đồ ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Giữa tháng 2, nước biển xâm nhập vào các con sông lớn ở miền Tây 50-90 km, sâu hơn năm 2016 từ 2 đến 11 km

Từ những trường hợp như Hà Lan, Israel,… các chuyên gia khẳng định là cần nghiên cứu kỹ để xác định giải pháp phù hợp. Chẳng hạn muốn hóa giải tác hại của sụt, lún bề mặt thì phải cấp đủ nước, ngưng khai thác nước ngầm, thay đổi cả tư duy lẫn cách thức qui hoạch trong nhiều lĩnh vực…

Vấn đề nan giải nhất không nằm ở những biến đổi trong tự nhiên mà nằm trong đầu từng thành viên… Bộ Chính trị, thành viên chính phủ, chính quyền các địa phương.
Làm sao có thể giúp Đồng bằng sông Cửu Long "thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu" khi tất cả mọi thứ vẫn chỉ phụ thuộc vào những cá nhân có thẩm quyền lựa chọn - phê duyệt giải pháp nhưng chỉ biết "kinh tế chính trị Mác - Lenin", thạo "Xây dựng đảng" và thuộc "Lịch sử đảng" ?…

Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Bùi Trinh - một chuyên gia kinh tế - vừa mới cảnh báo : "Đồng bằng sông Cửu Long ốm thì cả nước cũng yếu" kèm theo khá nhiều dẫn chứng.

Giữa lúc Đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua giai đoạn "nước sôi, lửa bỏng" nhưng dường như hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ bận tâm đến chuyện làm sao để Covid-19 không ảnh hưởng đến khả năng đạt "chỉ tiêu tăng trưởng" đã được đề ra cho năm nay. Ông Trinh lưu ý, môi trường ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, nếu chỉ lao vào tăng trưởng GDP sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về môi trường từ đó ảnh hưởng ngược lại đến niềm say mê GDP.
Bấy lâu nay, những phân tích, cảnh báo của ông Bùi Trinh không phải là ít và dù hết sức rõ

hanman12

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp tại Ba Tri, Bến Tre với tổng vốn đầu tư 85 tỷ đồng sau 6 tháng đưa vào sử dụng cũng bị nhiễm mặn

Việt Nam với người đứng đầu Đảng và Nhà nước là ông Nguyễn Phú Trọng đã rất già nua và lạc hậu, cộng thêm chuyên nghành ông được học càng tệ hơn với môn xây dựng đảng từ trước khi Liên Xô sụp đổ. Chính điều đó đã gây hậu quả nặng nề thêm cho người dân Việt Nam vì Đảng chỉ chăm lo cho bộ máy đàn áp chuyên chính của mình mà quên đi hàng triệu người dân Việt Nam đang ngày đêm sống trong lầm than, đối diện thiên tai, dịch bệnh.

Thứ Đảng ngoại lai đang tồn tại tại ở Hà Nội, giờ chỉ có thể "thay" và không còn "sửa" được nữa.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 03/03/2020

Additional Info

  • Author Lâm Viên, Lynn Huỳnh, Hiền Lương, Nhiệt Băng, Thu Thủy
Published in Diễn đàn

Tuần ri, chính quyn tnh Cà Mau kêu gi các chuyên gia giúp tìm đường thoát : Thiếu nước tưới, nông dân phi b hoang 18.000 héc ta đt trng lúa. 42.000 héc ta rng đang khô héo. S đim st, lún đã vượt quá mc 1.000 trong đó có nhiều tnh l, đường liên huyn, liên xã,… tng chiu dài các đon đường có b mt đt nhiên st, lún là 21,6 cây s. Không ch có đường, nhiu đon kênh, rch, đê ngăn nước mn cũng b st, lún, biến dng. Ngoài ra, hin có 20.500 gia đình thiếu nước ăn ung, tm git… Đc bit đáng ngi khi thit hi chưa ngng đó mà s tăng nhanh và cao hơn khi hn hán càng ngày càng nghiêm trng (1) !

song1

Những cánh đng lúa khô hn Sóc Trăng, 2016.

Tình trạng va k không ch xy ra Cà Mau mà là thc trng chung ca Đng bng sông Cu Long (Đồng bằng sông Cửu Long). Gần đây, c ti mùa khô, mc nước ca h thng sông, rch Đồng bằng sông Cửu Long tt xung, nước mn t bin li tràn vào thế ch nhưng năm nay, phm vi xâm nhp ca nước mn vào khu vc Đồng bằng sông Cửu Long đã vượt qua mc 100 cây s ! Tng cc Thy li ca B Nông nghiệp và phát triển nông thôn loan báo, mùa khô năm nay, nước mn xâm nhp Đồng bằng sông Cửu Long xy ra sm hơn, sâu hơn, hu qu nghiêm trng hơn mùa khô năm 2015/2016 (vn đã được cho là chưa tng có). Thm chí mi th có th s ti t hơn na do din biến phc tp ca biến đi khí hu toàn cu và thượng lưu sông Mekong bị chn đ khai thác thy đin !

***

Nhìn một cách tng quát, tương lai ca Đồng bằng sông Cửu Long - nơi cư trú ca khong 17 triu người – càng ngày càng m đm. Khu vc có din tích khong 40.500 cây s vuông tng ni tiếng vì s phong phú ca đ loi sn vt t nhiên, từng là va lúa cung cp ti 90% lượng go xut cng, 60% lượng thy sn xut cng, gia thp niên 2010 còn đt tc đ tăng trưởng 7,8%, vượt xa tc đ tăng trưởng chung ca Vit Nam (6,8%) đang tut t t xung đáy vì cơ hi sinh tn, phát trin giảm dần. Bi càng ngày càng khó sng, càng ngày càng nhiu cư dân Đồng bằng sông Cửu Long b x tha hương. T gia thp niên 2010, t l tăng dân s cơ hc (mc chênh lch gia xut cư và nhp cư) ca Đồng bằng sông Cửu Long luôn luôn là âm.

Một s chuyên gia ước đoán, trong mười năm t 2008 đến 2018, có khong 1,7 triu cư dân Đồng bằng sông Cửu Long ly hương. Nói cách khác, môi trường sng biến đi theo hướng khc nghit hơn, cơ hi thoát khi nghèo đói càng ngày càng nh hơn là lý do chính khiến mi năm, Đồng bằng sông Cửu Long mt khong 24.000 dân và con s này càng ngày càng tăng (2). Đáng ngạc nhiên là tác đng ca biến đi khí hu, ca vic khai thác thượng ngun sông Mekong làm thy đin đến tương lai ca Đồng bằng sông Cửu Long đã được cnh báo t đu thp niên 2010 (3) và được minh ha rõ ràng hơn qua đt hn hán chưa tng thy vào mùa khô 2015 – 2016 ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam ch ban hành… ngh quyết !

Nghị quyết 120/NQ-CP được công b hi cui năm 2017 nhm giúp Đồng bằng sông Cửu Long "phát trin bn vng", giúp khu vc này "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hậu" ging như mt ha phm trên giy, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tc được s dng như mt th công c giúp h thng công quyn có th đt các ch tiêu tăng trưởng do h thng chính tr đ ra. Vì ch khai thác và đu tư theo kiu nh git, Đồng bằng sông Cửu Long tr thành khu vc thiếu thốn đ th, t h tng giao thông đến cơ hi giáo dc, chăm sóc y tế... Mc thu nhp trung bình tính theo đu người/năm Đồng bằng sông Cửu Long ch dao đng trong khong t 80% đến 85% so vi mc thu nhp trung bình tính theo đu người/năm ca Vit Nam.

Theo một thng kê được công b hi cui năm 2017, trong năm năm t 2010 đến 2015, Vit Nam đã chi 850 t đ thc hin chương trình "xây dng nông thôn mi". Đến cui năm 2015, Quc hi Vit Nam "nht trí", t 2016 đến 2020 s chi thêm 193 ngàn t đng na đ… tiếp tc thc hiện chương trình "xây dng nông thôn mi" ! Chương trình "xây dng nông thôn mi" đã dng lên vô s cng chào, bưu đin trung tâm, ch,… vài ngàn xã. Dù chính quyn ca 53/63 tnh, thành ph thi nhau kêu gi đu tư, xây dng đ th "tri ơi, đt hi" theo "tiêu chuẩn nông thôn mi", cui 2017 vn còn 15.277 t đng chưa th thanh toán nhưng tin giúp Đồng bằng sông Cửu Long "phát trin bn vng" thì không !

Đồng bằng sông Cửu Long có thể "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hu" khi b mt st, lún, nước bin dâng, hn hán, không thể chủ đng khi thượng ngun Mekong b các công trình thy đin chn ngun nước chy xung h lưu ? T nhng trường hp như Hà Lan, Israel,… các chuyên gia khng đnh là có nếu nghiên cu k lưỡng, suy tính cn thn đ xác đnh gii pháp phù hp. Chng hn mun hóa gii tác hi ca st, lún b mt thì phi cp đ nước, ngưng khai thác nước ngm, thay đi c tư duy ln cách thc qui hoch trong nhiu lĩnh vc (4),…

Vấn đ nan gii nht không nm nhng biến đi trong t nhiên mà nm trong đu tng thành viên… Bộ Chính tr, thành viên chính ph, chính quyn các đa phương. Làm sao có th "phát trin bn vng" khi vin kiến ca nhng cá nhân có thm quyn quyết đnh ch chm đến thi đim… cui nhim kỳ và vì vy ch chn nhng gii pháp có li nht cho chính cá nhân mình ? Làm sao có thể giúp Đồng bằng sông Cửu Long "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hu" khi tt c mi th vn ch ph thuc vào nhng cá nhân có thm quyn la chn – phê duyt gii pháp nhưng ch biết "kinh tế chính tr Mác – Lenin", tho "Xây dng đng" và thuộc "Lch s đng" ?…

Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Bùi Trinh – mt chuyên gia kinh tế - va mi cnh báo : "Đng bng sông Cu Long m thì c nước cũng yếu" (5) kèm theo khá nhiu dn chng. Gia lúc Đồng bằng sông Cửu Long đang tri qua giai đon "nước sôi, la bỏng" nhưng dường như h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam ch bn tâm đến chuyn làm sao đ Covid-19 không nh hưởng đến kh năng đt "ch tiêu tăng trưởng" đã được đ ra cho năm nay, nên ông Trinh mi lưu ý, môi trường nh hưởng nng n đến nn kinh tế, nếu ch lao vào tăng trưởng GDP s có nhng hu qu nghiêm trng v môi trường t đó nh hưởng ngược li đến nim say mê GDP.

Tương lai ca Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, tương lai ca Vit Nam nói chung khiến người ta mong các viên chc hu trách s tnh ra, ngộ được đâu là chính, đâu là ph, v trí lãnh đo quc gia, dân tc nên xem cái gì là ưu tiên hàng đu nhưng trước gi, nhng phân tích, cnh báo như phân tích, cnh báo ca ông Bùi Trinh không phi là ít và dù hết sc rõ ràng, nhng phân tích, cnh báoy vn ch như nhng cơn gió thi qua mt căn nhà trng ! Thành ra mong thì c mong, còn… th còn nên… hy vng du không chc các thành viên B Chính tr, lãnh đo Nhà nước, lãnh đo Quc hi, thành viên chính ph,… có kh năng hiu được nhng điu vn hết sức đơn gin đó !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 27/02/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/ca-mau-moi-cac-nha-khoa-hoc-giup-khac-phuc-thiet-hai-do-han-man/20200220125518483.htm

(2) https://tuoitre.vn/dan-dbscl-dan-bo-xu-do-bien-doi-khi-hau/20180110085014275.htm

(3) https://vnexpress.net/khoa-hoc/mat-40-dong-bang-cuu-long-neu-nuoc-bien-dang-mot-met/2225111.html

(4) https://baocantho.com.vn/-megastory-nhin-ve-tuong-lai-dong-bang-song-cuu-long-a114618.html

(5) https://www.thesaigontimes.vn/td/300337/dong-bang-song-cuu-long-om-thi-ca-nuoc-cung-yeu-.html

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Việt Nam hướng ngành tiện ích sang tư nhân (VOA, 15/02/2020)

Năm ngoái, các công ty như Coca Cola và Tetra Pak, mt công ty chế biến và đóng gói thc phm quc tế, đã hp tác vi thành ph ln nht ca Vit Nam trong d án gim mc rác thi. D án ca h bao gm vic đt các thùng rác tái chế quanh Thành ph H Chí Minh và đầu tư vào h thng qun lý cht thi.

tunhan

Rác thải Hà Ni ch được thu dn (nh tư liu này 13/1/2019)

Thu dọn rác cho ti nay vn là trách nhim ca chính quyn đa phương.

Dự án hp tác này cho thy Vit Nam đang ngày càng hướng ti các công ty tư nhân đ đáp ng nhu cu phát trin quc gia như thế nào.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyn đi quan trng t mt nước tng phi da vào h tr ca nước ngoài đ ci thin giáo dc, chăm sóc sc khe và đáp ng nhng nhu cu công cng khác sang thành mt quc gia có thu nhp trung bình.

Tuy nhiên, các chính phủ nước ngoài đang cắt gim ngân sách vin tr trên toàn cu và Vit Nam không còn hi đ các tiêu chun nhn nhiu vin tr na, vì vy nước này đang th mt cách tiếp cn mi đ phát trin.

Nó phù hợp vi chiến lược tiếp th thu hút vn đu tư.

Điều đó có nghĩa là sẽ có thêm nhiu công ty tư nhân tham gia vào các hot đng vn vn do chính ph thc hin, vi mc đích đt được các mc tiêu phát trin ca Vit Nam.

Ông Nirukt Sapru, giám đốc điu hành đc trách Vit Nam, Đông Nam Á và Nam Á ca Ngân hàng Standard Chartered nhận đnh : "Mt lot các ci cách th trường đang din ra đã đưa Vit Nam lên v thế dn đu th trường Đông Nam Á".

Ông nói thêm rằng ti Vit Nam, các Mc tiêu Phát trin Bn vng ca Liên Hp Quc mang đến "cơ hi cho các nhà đu tư khu vc nhân mun đu tư vi nhng tác đng và ci thin cuc sng cho hàng triu người trong thp k ti".

Cấp nước là mt ví d. S thay đi trong cách tiếp cn có nghĩa là các quan chc đang tho lun v vic cung cp nước sch không ch là quyn hay mc tiêu phát triển, mà còn là mt khon đu tư có kh năng sinh li. Cách tiếp cn hn hp này có th được nhìn thy trên khp Vit Nam : Các công ty năng lượng gió đang đóng mt phn vai trò trong chương trình ngh s an ninh năng lượng quc gia ; xây dng các tuyến đường thu phí mà c chính ph và các công ty thu phí ; và đt cáp internet như mt phn trong n lc kết ni toàn cu.

Ngân hàng Standard Chartered ước tính nhng mc tiêu này và các mc tiêu khác ti Vit Nam cung cp cho các công ty cơ hi đu tư 45,8 tỷ đô la.

Việt Nam đang xem xét đến lãnh vc công tư hp doanh, cho phép các công ty tham gia vào nhng gì thường là dch v công cng, có th là trong mt thi gian hn chế. Ví d, chính quyn thành ph có th cho phép mt công ty tư nhân xây dng cho h mt bnh vin, điu hành bnh vin đó cho đến khi thu hi vn đu tư và chuyn giao bnh vin cho thành ph. Vit Nam phi to được s cân bng, làm cho mi quan h công tư đó sinh li cho các công ty, mà không có s dính líu ca chính ph vi nhng khi nợ quá ln, theo các chuyên gia tư vn ca Ngân hàng Phát trin Châu Á (ADB) Sanjay Grover và Donald Lambert.

Các chuyên gia này viết trong mt phân tích ca ADB : "Nếu quá hào phóng, chính ph có th phi chu các khon n tim tàng hàng triu đô la. Nếu quá bảo th, đu tư s quay lưng li".

Tuy nhiên, tư nhân hóa mt phn không phi không có nhược đim ca nó. Năm ngoái, nhng người lái xe Vit Nam đã phn đi vic tr phí đường b mt phn cho các nhà đu tư tư nhân vì h cm thy mc phí cao mt cách bất công.

nhng nơi khác trong khu vc, Malaysia đã gp rt nhiu khó khăn khi áp dng thu phí làm sch b pht trong quá trình tư hu hóa, do cư dân đã quen vi vic đó là mt dch v công cng, đã được chi tr bi tin thuế. Công dân trên toàn cu thường phn đi khi chính ph bán nhng tài sn mà h nghĩ nên được gi vì li ích công cng, t vic bán sân bay Pháp đến vic bán công ty du m Mexico.

Tuy nhiên, một nhà tài tr ln, Cơ quan Phát trin Quc tế Hoa Kỳ (USAID), cho rng Vit Nam nên hướng tới vic đ cho khu vc tư nhân tham gia nhiu hơn. Trong nhng năm gn đây, USAID đã thúc gic các công ty Hoa Kỳ tham gia các d án phát trin ca Vit Nam, chng hn như các d án năng lượng và thành ph thông minh.

"USAID cung cấp h tr phát trin cho cải cách đnh hướng th trường và to thun li thương mi, bao gm trin khai chương trình tái to mô hình công tư hp doanh ti Vit Nam", Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam Daniel Kritenbrink cho biết hi năm ngoái.

************************

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam quản lý nghề cá và khả năng thực thi pháp luật biển (VOA, 14/02/2020)

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết đang hỗ trợ Việt Nam về quản lý nghề cá và khả năng thực thi pháp luật biển.

cuulong1

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam về quản lý nghề cá và khả năng thực thi pháp luật biển. Photo Facebook US Embassy Hanoi 14/02/2020.

"Hoa Kỳ hiện đang hợp tác cùng Việt Nam tăng cường quản lý nghề cá và nâng cao sự phối hợp liên ngành và trong khu vực", Đại sứ quán Hoa Kỳ loan báo hôm 14/02.

"Chúng tôi hỗ trợ tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị nâng cao khả năng thực thi pháp luật biển, và xây dựng các trung tâm đào tạo nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc bảo vệ và duy trì bền vững các nguồn sinh vật biển", thông cáo trên Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ viết.

Chính phủ Hoa Kỳ nhận định rằng ngành cá là một ngành kinh tế lớn của Việt Nam, tuy nhiên "việc khai thác quá mức, đánh bắt cá trái phép và suy thoái môi trường đã khiến trữ lượng thủy sản cạn kiệt, xuống dưới mức độ bền vững".

"Để đảm bảo nguồn sinh vật biển của Việt Nam và ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUUF). Hoa Kỳ hiện đang hợp tác cùng Việt Nam tăng cường quản lý nghề cá và nâng cao sự phối hợp liên ngành và trong khu vực", thông cáo cho biết thêm.

Từ tháng 10/2017, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã chính thức áp dụng "thẻ vàng" đối với hải sản Việt Nam, đồng thời cảnh báo có thể sẽ cấm nhập các mặt hàng hải sản từ Việt Nam nếu Hà Nội không "làm nhiều hơn" để giải quyết tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).

********************

Nước mặn đã xâm nhập đến 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (RFA, 14/02/2020)

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Cần Thơ cho biết hôm 14/2 là 13 tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước biển xâm nhập, sớm hơn một tháng so với đợt xâm nhập mặn lịch sử năm 2016.

cuulong2

Hàng chục ngàn hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do hạn mặn Courtesy of Congthuong.vn

Cụ thể, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm liếm cứu nạn thông báo độ mặn 3.5%0 đã lên đến rạch Cái Cui –điểm giáp ranh với tỉnh Hậu Giang, thuộc Phường Tân Phú, Quận Cái Răng, và đã xâm nhập vào các kênh rạch nội đồng ven sông Hậu.

Trước đó, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã thông báo nguồn nước đổ về đồng bằng sông cửu long (Đồng bằng sông Cửu Long) mùa khô năm 2019-2020 sẽ thấp hơn so với những năm trước. Đồng thời, các đập thủy điện Trung Quốc xả thấp, nguồn nước về thấp do đó Viện dự báo mặn sẽ thâm nhập sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2020.

Để đối phó với tình hình trên, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm liếm cứu nạn Cần Thơ đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân lấy nước sinh hoạt, sản xuất phù hợp để không ảnh hưởng đến đời sống.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ cho biết dự báo đến ngày 16/2 xâm nhập mặn trên sông Hậu sẽ đạt mức cao.

Theo truyền thông trong nước loan tin, hiện hạn hán và xâm nhập mặn đang gây thiếu nước nghiêm trọng ở 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, khiến 3.600 héc ta lúa ở huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng có nguy cơ mất trắng ; 26 ngàn hộ dân ở tỉnh này cũng đang thiếu nước sạch sử dụng.

Tại Trà Vinh hơn 10.000 hecta lúa đông xuân thiếu nước tưới, khả năng mất trắng 50%. Tỉnh Bến Tre cũng đang bị nước mặn xâm nhập khiến hoạt động sản xuất và đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng.

Được biết, hiện chỉ còn tỉnh Đồng Tháp chưa bị nước mặn xâm nhập.

Nguyên nhân được xác nhận là do đầu tháng 2 lượng nước sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm, cộng với triều cường và gió mùa đông bắc làm cho độ mặn trên các sông Tây Nam Bộ lên cao.

Cũng trong ngày 14/2, trước tình trạng nước mặn từ cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền và Hàm Luông lấn sâu đe dọa vùng trồng cây ăn trái của Cai Lậy, UBND huyện Cai Lậy, Tiền Giang đã quyết định đầu tư khẩn cấp 7,6 tỷ đồng cho các xã thi công khẩn cấp công trình phòng, chống xâm nhập mặn.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn tồn tại 30 năm ?

Từ Co-vi 2019 đến Hoa Vi thế hệ 5, do đâu mà Trung Quốc là mối hiểm nguy, mạnh lên cũng đáng lo, mà yếu đi cũng đáng ngại. Còn đối với người Việt Nam, nguy cơ trước mắt là Đồng Bằng sông Cửu Long với vựa lúa miền Tây sẽ biến mất trong tương lai gần, do khả năng tái tạo của thiên nhiên đã bị các đập thủy điện và nạn khai thác cát phá vỡ. Đó là các chủ đề thời sự trên các tuần báo Pháp.

song1

Người dân Vĩnh Long vận chuyển gạo trên sông Mêkông. Wikimedia Commons

Đất lở mà sông không bồi

Tại Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long chìm dần dưới nước biển. Qua rồi thời oanh liệt của thiên nhiên, thời "đất lở sông bồi". Hơn một chục đập thủy điện trên thượng nguồn và nhất là hiện tượng nạo vét cát khiến các cửa biển ngày càng sâu. Le Courier International giới thiệu bài phóng sự dài của Financial Times.

Một đêm tháng 8, dân làng Bình Mỹ, một ngôi làng trù phú ở đồng bằng sông Cửu Long bị một tiếng nổ lớn đánh thức. Chạy ra đường, họ thấy một đoạn xa lộ dài 30 thước trước xóm nhà lọt xuống sông. Bình Mỹ (tỉnh An Giang) không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất. Vì sao nên nỗi ? Và đến khi nào toàn vựa lúa của Việt Nam chịu chung số phận ?

Theo Financial Times, một trong những vùng ruộng đồng ở Châu Á đang chìm dần xuống biển. Hiện tượng biến đổi khí hậu làm mực nước dâng cao là một trong những lý do. Nghiên cứu của Tổ chức Climate Central dự báo "một phần lớn của vùng đồng bằng sông Mêkông sẽ biến mất từ nay đến năm 2050". Trái lại, nhiều nhà khoa học cho rằng, với tình hình hiện nay, mực nước chỉ dâng lên độ 3 mm mỗi năm, tức là rất chậm.

Nhưng đối với dân địa phương và chuyên gia theo sát biến đổi của dòng sông Mêkông từ ba bốn thập kỷ, thì có hai hiện tượng do con người gây ra, đe dọa nghiêm trọng vựa lúa và thực phẩm của Việt Nam. Một là nạn khai thác cát vô trách nhiệm, để phục vụ nhu cầu xây dựng các tòa nhà chọc trời ở thành phố Hồ Chí Minh và gia tăng diện tích lấn biển cho Singapore. Hai là các đập thủy điện của Trung Quốc và Lào trên thượng nguồn.

Cách nay 20 năm, nhờ vào phù sa, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long lấn thêm ra biển. Nhưng bây giờ, phù sa bị giảm gần 50% do các đập thủy điện Trung Quốc, nên bờ biển Cà Mau bị mất hàng chục mét mỗi năm. Nước biển xâm nhập sâu vào sông ngòi làm thay đổi quân bình giữa ba loại nước mặn, lợ và ngọt ; tác hại đến ngành trồng trọt, ruộng rẫy, chăn nuôi cá tôm của người dân. Nếu đồng bằng biến mất thì đến phiên người thành phố lãnh hệ quả.

Trước mắt, trong một thế giới mà số phận các vùng duyên hải ngày càng nguy ngập, những gì đang xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long là tín hiệu báo trước tương lai ảm đạm. Dân làng Bình Mỹ phải chuẩn bị sẵn sàng di tản trong trường hợp khẩn cấp.

Đến cát cũng cạn nguồn

Ý thức cần phải bảo vệ dòng trường giang huyết mạch, chính phủ Thái Lan vừa tuyên bố từ chối kế hoạch đầu tư nạo vét đáy sông của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam cũng ý thức cần phải thay đổi chính sách, phải bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng theo ý kiến một số chuyên gia, tình hình đã quá trễ, trừ phi ngăn chận được 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn.

Bảo vệ dòng sông bằng cách nào khi tàu khai thác cát "đông như kiến" ? Người dân bắt đầu ý thức mối nguy hại này nên đôi khi phản ứng thô bạo với dân vét cát. Theo một chuyên gia Việt Nam, cát của Việt Nam chỉ còn từng ấy thôi. Khi 11 đập thủy điện Trung Quốc cùng hoạt động thì cát cũng hết. Chính phủ Việt Nam cũng bắt đầu ý thức và thi hành một số biện pháp như xây kè bê-tông, nhưng cuối cùng phải bỏ dần vì quá tốn kém. Lệnh cấm khai thác cát, ban hành năm 2017, không hiệu quả vì thiếu quyết tâm, vì bị luồn lách.

Báo chí nhà nước cũng bắt đầu tường thuật những gì đang xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, kèm theo hình ảnh những con đường và nhà cửa rơi xuống sông. Chuyên gia Brian Eyler xem đây là tín hiệu tốt, bởi vì chính quyền Việt Nam bắt đầu nhìn nhận có sai lầm và tìm cách thay đổi chính sách 180°.

Hồ Bắc : Kẻ thù số một

Trung Quốc ho, thế giới sổ mũi. Trong khi thế giới nỗ lực tìm phương pháp chủng ngừa siêu vi Corona thì Đảng cộng sản Trung Quốc tập trung tuyên truyền chính trị vì sợ bất ổn định. Sợ hãi còn làm trỗi dậy tâm lý kỳ thị dân Hồ Bắc. Tình trạng một phần lãnh thổ bị tê liệt có thể tác hại cho kinh tế toàn cầu.

Tác giả bài xã luận "Định kiến đã thức giấc", từ Bắc Kinh, nêu lên một số phản ứng quá đáng và thiếu hiệu quả trong phương thức chống dịch siêu vi Corona tại Trung Quốc : Vì quá "sợ" cho nên trong cuộc chiến "không tiếng súng" này, thay vì đoàn kết tỉ người như một, lại tung ra những thông cáo "tẩy chay người dân Vũ Hán và xe hơi mang bảng số Hồ Bắc", hay "thưởng tiền cho những ai tố giác những người đi thăm thân nhân từ Vũ Hán trở về". Có địa phương còn công bố "tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số xe lửa du hành thậm chí điểm thi vào đại học" của những người Vũ Hán sau khi bắt họ khai báo qua thủ tục kiểm kê sức khỏe, để cư dân nơi đương sự trú ngụ hay làm việc biết rõ.

"Chống dịch không có nghĩa là nghi ngờ võ đoán hàng chục triệu dân của một tỉnh là mầm bệnh. Cho dù có 5 triệu người Vũ Hán đã thoát rào cách ly đi xa trước Tết, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta có định kiến đối với họ".

Trong lúc Trung Quốc còn loay hoay với cách ly và phong tỏa, thì báo chí quốc tế tập trung vào các hệ quả kinh tế. New York Times, trong bài "Trung Quốc ho, Thế giới sổ mũi", ngược dòng thời gian, trở lại toàn cảnh vụ khủng hoảng dịch SARS trong hai năm 2002-2003 cũng phát xuất từ Hoa lục. Sau nhiều tháng lao đao, kinh tế của Trung Quốc, chuyên sản xuất hàng giá rẻ, phất lên trở lại.

New York Times cho rằng hiện nay chưa có thể dự đoán dịch Corona chủng mới kéo dài đến bao giờ, lan rộng đến đâu và giết chết bao nhiêu nạn nhân, tác hại đến mức độ nào cho kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, do vị trí quan trọng của kinh tế Trung Quốc trong kinh tế thế giới, tác động xấu sẽ nghiêm trọng hơn nhiều, bởi vì các nhà máy Trung Quốc ngày nay chế tạo linh kiện tối tân.

Lãnh vực bán dẫn của Mỹ chẳng hạn, gần như lệ thuộc vào Trung Quốc. Hệ quả của siêu vi Corona trên các chuổi dây chuyền sản xuất rất khó dự kiến. Một món phụ tùng trong máy truyền hình kết nối có thể chứa hàng chục linh kiện nhỏ, mỗi thứ lại được ráp từ nhiều linh kiện nhỏ hơn… Chỉ cần một nhà máy ở Trung Quốc tê liệt vì virus thì nhiều nhà máy khác cũng ngưng hoạt động vì thiếu linh kiện.

Trúng nhiều đòn của Trung Quốc, Châu Âu hết ngây thơ

Cũng liên quan đến cuộc cạnh tranh thương mại nói chung và trận chiến kỹ thuật số nói riêng, hai câu hỏi được báo chí Tây phương đặt ra và tiếp tục đặt ra là "có quá trễ để tẩy chay Hoa Vi hay không, và liệu doanh nghiệp Châu Âu có còn ngây thơ nữa hay không ?".

Theo L’Express, tháng Ba tới đây, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ công bố một "hiệp ước sản xuất", như một loại cẩm nang để kích thích nền kỹ nghệ Châu Âu, phối hợp với Đức, trong các lãnh vực chiến lược chống lại cạnh tranh của Trung Quốc. Nhà máy chế tạo bình điện Airbus đang được xây dựng là một trường hợp cụ thể.

Như bức họa ở trang bìa, con gà trống nước Pháp đối đầu với con rồng đỏ Trung Quốc và con chim ưng xanh dương của Mỹ, tuần báo tự cho là độc lập, khẳng định với bài phân tích dài : Châu Âu cuối cùng đã hết dại khờ. Liên Hiệp Châu Âu đã có một thời tin cậy mù quáng vào các đối tác nên nền công nghệ Châu Âu phải trả giá đắt.

Từ đầu năm nay, Ủy Ban Châu Âu có thêm một ủy viên mới với nhiệm vụ mới, "Công tố thương mại Châu Âu", để theo dõi xem các đối tác của Châu Âu có tôn trọng cam kết về tự do thương mại hay không. Nói cách khác, như Hoa Vi muốn tham gia vào hệ thống 5G tại Châu Âu thì cũng như một người lái xe, đã đi trên đường sá Châu Âu, thì phải ôm lề phải, không có lôi thôi. Bài học đau đớn nhất cho Đức là đã bị một đối tác Trung Quốc, lợi dụng sơ hở của luật đầu tư để thâu tóm một công ty vô địch về rô-bô.

Chưa hết, các doanh nghiệp Châu Âu còn bị Trung Quốc ép buộc chuyển giao công nghệ để rồi bị đối tác cạnh tranh trở lại một cách khốc liệt mà không có biện pháp pháp lý chống đỡ. Với sự thúc đẩy của Paris, Berlin đồng ý thành lập "lá chắn sàng lọc chống dumping".

Ngoài phương án tự vệ mới, Châu Âu còn tăng cường vũ khí tấn công với tên gọi "Dự án quan trọng vì quyền lợi chung Châu Âu" : tạo điều kiện phát huy các ngành công nghệ chiến lược, kể cả tài trợ, mà không vi phạm nguyên tắc chống cạnh tranh bất chính của Liên Hiệp Châu Âu và của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

Phụ nữ không muốn sinh con

Vào lúc dịch siêu vi Corona đe dọa y tế và kinh tế thế giới thì một nguy cơ khác đe dọa tồn vong của nhân loại : đó là nạn sinh suất giảm, nói thẳng ra là phụ nữ ở mọi Châu lục không muốn sinh con. Đâu là căn nguyên, đâu là giải pháp. Le Courrier International giới thiệu bài phân tích của một nữ phóng viên Mỹ.

Các em bé đâu rồi ? Báo động thiếu trẻ con ! "Bébé" (em bé), cuộc khủng hoảng thế giới ! Đó là một số tựa báo mang tính báo động trong nhiều tuần qua từ Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, những nước chịu ảnh hưởng mạnh của Thiên Chúa giáo. Nguyên nhân có thể xem là mặt trái của chiếc huy chương.

Hiện tượng sinh suất giảm là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển là điều tự nhiên : Phụ nữ có học vấn cao, đi làm việc, tiến thân trong xã hội nên… sinh đẻ ít. Nhưng thực tế không lý tưởng như vậy. Theo nhà báo Anna Louie Sussman, trong một bài phân tích tỉ mỉ trên New York Times, khắp nơi trên thế giới, điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường đã làm nãn lòng phụ nữ như một loại thuốc ngừa thai âm ỉ.

Cuộc thăm dò của OCDE, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế năm 2016 cho thấy nguyện vọng của phụ nữ các nước phát triển là có hơn hai đứa con. Nhưng thực tế không đúng như vậy. Tất cả mọi châu lục đều giảm sinh suất. Từ 1985 đến 2016, Châu Phi giảm từ 6,5 xuống còn 4,4 ; Châu Á từ 3,69 còn 2,15 ; Châu Âu từ 1,88 xuống 1,61 ; Bắc Mỹ từ 1,79 xuống 1,75…

Tình trạng này dẫn đến hệ quả là dân số giảm. Chưa một chính sách nào hiệu quả để làm đảo ngược xu hướng này từ Trung Quốc, Đan Mạch, cho đến Nga hay Hoa Kỳ.

Tú Anh

Published in Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam là người ít nhiều chú trọng vấn đề mà Đồng bằng sông cửu long đang gặp phải. Năm 2017, ông đã thị sát khu vực này bằng trực thăng nhằm đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Hai năm sau, vào tháng 6/2019, ông chủ trì Hội nghị phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đánh giá hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

mekong1

5 nước thuộc hạ lưu sông Mê Kông bao gồm: Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. CIA World Factbook

Nghị quyết 120 và biến đổi tiếp tục diễn ra trầm trọng

Nghị quyết 120/NQ-CP đặt ra tầm nhìn và mục tiêu đến năm 2100, trong đó quy hoạch phát triển ngành theo hướng "sống chung với lũ" sang "chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn" trên cơ sở quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước, chủ động bảo đảm nguồn nước ngọt, khai thác hợp lý tài nguyên nước lợ, nước mặn trong phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra, để thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ ngoại giao và Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, các cơ quan liên quan tham mưu Chính phủ tổ chức điều phối các hoạt động hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia thượng nguồn, các lưu vực sông, đồng bằng lớn trên thế giới.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, Đồng bằng sông cửu long vẫn đối diện với nguy cơ bị xóa sổ vì "biến đổi khí hậu", góp phần bởi các quốc gia thượng nguồn và nạn khai thác cát.

Tờ Thời báo Tài chính (FT) trong một nội dung đăng tải tháng 1/2020 đã đề cập đến vụ sạt lở lớn ở Quốc lộ 91, đoạn tại xã Bình Mỹ (huyện Châu phú, tỉnh An Giang) với chiều dài hàng chục mét vào tháng 8/2019. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, bởi tối ngày 2/1/2020, hai mảng nứt lớn tại xã Bình Mỹ tiếp tục xác lở lớn với 85m chiều dài trên quốc lộ 91, đe dọa trực tiếp 26 hộ dân.

Nguyên nhân xuất phát từ hiện tượng sụp lún xuống biển của bề mặt khu vực Đồng bằng sông cửu long, một hệ quả từ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Nhưng đó chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân, một lý do khác được người dân bản địa chỉ ra là nạn khai thác cát diễn ra trầm trọng và tinh vi mà không bị chấm dứt.

Bên cạnh đó, hiện tượng khác là đến từ các đập mới xây ở thượng nguồn sông, tại Lào và trung Quốc làm thay đổi hàm lượng trầm tích và dòng chảy của sông. Chưa dừng tại hai quốc gia này, Bangkok Post xuất bản ngày 30/12/2019 thông tin Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc sẽ giảm lưu lượng xả của đập Cảnh Hồng từ 1.200-1.400 mét/giây xuống còn 504-800 mét/giây làm gia tăng tình trạng hạn hán và nhiễm mặn tại đồng bằng sông cửu long.

Giải pháp nào ?

Trong hội thảo khoa học "Lũ lụt, ngập úng và sạt lở đất ở Đồng bằng sông Cửu Long – Thực trạng và giải pháp" do Hội Thủy lợi Việt Nam và Hội Khoa học thủy lợi Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 16/6/2019 đều thống nhất ngưng khai thác cát để cứu đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng, trong Hội nghị phòng chống hạn mặn xâm nhập, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh ở 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tại Bến Tre, ngày 3/1/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đề cập đến chống hạn mặn, không đề cập đến giải pháp chống khai thác cát tại khu vực này.

Hơn 3.000 tỷ đồng chống sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ "đồng ý" vào tháng 9/2019 sẽ không thể giải quyết được vấn đề sạt lở nếu như các địa phương vẫn còn buông lỏng nạn khai thác cát, trong khi trung ương vẫn chưa ưu tiên cấm khai thác cát tại khu vực này, khiến tình trạng sạt lở tiếp tục gia tăng trên 600 điểm và dài hơn 800km.

Đối với vấn đề "chống hạn mặn", thực tế Nghị quyết 120/NQ-CP cũng đã nêu ra giải pháp song phương, đa phương đối với các quốc gia thượng nguồn. Tuy nhiên, các giải pháp này hiện nay vẫn chưa được kiểm nghiệm thực tế. Trung Quốc, bằng cách "kiểm soát sông Mekong", đã uy hiếp trực tiếp vấn đề trọng yếu của Việt Nam. Khả năng khi Việt Nam làm căng vấn đề Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ gián tiếp thông qua "thao túng dòng chảy" sông Mekong để gây sức ép, gián tiếp làm suy yếu Ủy ban sông Mekong.

Giải pháp đề ra hiện nay vẫn là siết chặt hoạt động khai thác cát tại các tỉnh đồng bằng sông cửu long, kiểm soát các phương tiện đi lại trên đường sông tại những điểm nóng sạt lở, và tích cực tham gia vào Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong [1] do Mỹ bảo trợ như một "sức ép" về mặt đa phương vơi Trung Quốc. Nếu không nghiêm túc thực hiện, thì khả năng lớn Đồng bằng sông cửu long sẽ biến mất trong tương lai, đe dọa an ninh lương thực quốc gia, thay vì "đảm bảo 20 năm" như ông Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tuyên bố vào tháng 11/2019. Ngoài ra, cần nhanh chóng hình thành nguồn ngân sách riêng cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực này, thay vì chỉ dừng ở mức khuyến khích "các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước".

Sông Mekong, là tuyến đường thủy quan trọng để vận chuyển xuyên biên giới giữa Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Và là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nền nông nghiệp của Việt Nam tại Đồng bằng sông cửu long.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 08/01/2020

Chú thích :

https://www.usaid.gov/vi/vietnam/lower-mekong-initiative-lmi

Additional Info

  • Author Trần Thành
Published in Diễn đàn

Đập Cảnh Hồng giảm xả làm cạn dòng Mekong ở Việt Nam dịp Tết (BBC, 06/01/2020)

Mực nước sông Mekong còn giảm đến nửa sau tháng 1/2020 vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện.

dap1

Đập Cảnh Hồng - Hình minh họa

Dù công tác thử thiết bị chỉ kéo dài ba ngày, 01-03 tháng 1, việc giảm xả nước từ con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã tác động xấu đến nhiều tỉnh của Thái Lan.

Còn nước sông ở hạ lưu là Việt Nam sẽ chịu tác động này vào dịp trước Tết Canh Tý, gây nguy cơ ngập mặn, theo báo Việt Nam.

Báo Chiangrai Time 03/01 cho hay, mức xả nước mà phía Trung Quốc thông báo là giảm xuống còn 800-1.000 mét khối/giờ.

Sang ngày 04/01, mức này giảm tiếp xuống 500-800 mét khối/giờ và sau đó sẽ phục hồi như cũ.

Tuy thế, mực nước sông Mekong phần chảy qua Thái Lan sẽ giảm xuống từ 02/01 và những ngày sau.

Cơ quan Dự trữ tài nguyên nước của Thái Lan ra thông báo nói họ tính rằng mức nước ở Loei sẽ giảm tới ngày 13/01.

Ở các tỉnh khác, mức nước thấp còn kéo dài đến 19/01.

Sẽ xảy ra trước Tết

dap2

Đồng ruộng khô hạn - hình minh họa

Hiện chưa rõ từng quốc gia ở hạ lưu Mekong sẽ chịu tác động nước xuống thấp ra sao.

Trang Bangkok Post nói tám tỉnh của Thái Lan bị ảnh hưởng từ công tác thử thiết bị ở đập Cảnh Hồng.

Trước mắt, điều thấy rõ là tàu hàng của Trung Quốc tạm ngưng hoạt động từ cảng sông Chiang San, theo báo Thái Lan.

Một số xà lan, tàu thủy chở hàng từ Lào cũng "dừng trong nước bùn".

Chính quyền Trung Quốc đã thông báo cho Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar và Campuchia biết về lịch giảm xả nước ở đập Cảnh Hồng.

Báo Việt Nam trong tuần đầu năm đăng tin về lo ngại ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng.

dap3

Bản đồ các đập thủy điện dọc sông Mekong

Theo một trang chuyên ngành thì "lưu lượng nước bình quân tháng 1/2020 qua trạm Kratie (Campuchia) trên sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long giảm xuống còn 3.024 m3/giây".

"Ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng sẽ về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) bắt đầu từ ngày 22/1/2020 và ảnh hưởng tới các vùng ven biển kéo dài đến hết ngày 28/1/2020, ngay thời điểm của kỳ triều cường và chuẩn bị đón Tết Canh Tý 2020".

Điều này có thể khiến nạn ngập mặn ở vùng thuộc Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn.

Mới hồi giữa tháng 12/2019, Trung Quốc tuyên bố tạm đóng 60 km sông Mekong, đoạn phía nam đập Cảnh Hồng, để tiến hành công tác phá đá bằng thuốc nổ, mở rộng sông.

Hành khách đi tàu thuyền từ Thái Lan lên Trung Quốc được mời lên bờ đi tiếp bằng xe bus.

*******************

Thủy điện Trung Quốc "siết nước", hạ lưu sông Mêkông sẽ hạn nặng hơn (TBKTSG, 05/01/2020)

Báo Bangkok Post xuất bản ngày 30-12-2019 đã loan tin tám tỉnh của Thái Lan nằm dọc sông Mêkông vừa nhận được khuyến cáo từ chính quyền trung ương về việc Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc sẽ giảm lưu lượng xả của đập Cảnh Hồng từ 1.200-1.400 mét/giây xuống mức 800- 1.000 mét/giây từ ngày 1 đến 3-1-2020 và ngày 4-1 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 504-800 mét/giây trước khi trở lại mức bình thường. Việc tích nước của đập Cảnh Hồng diễn ra vào đúng thời điểm hạn hán đang hoành hành ở khu vực hạ lưu Mêkông.

dap4

Nước sông Mêkông ngày 4/12/2019, đoạn qua tỉnh Nakhon Phanom, miền Đông Bắc Thái Lan, đã biến thành màu xanh nước biển, các tàu cá đã neo đậu ở các bãi cát ven sông bị lộ rõ do mực nước xuống rất thấp. Ảnh : Chessadaporn Buasai - AP.

Việc tích nước và giảm xả nước xuống vùng hạ lưu sông Mêkông từ đập thủy điện Jing Hong (Cảnh Hồng) đã từng diễn ra trong mùa khô năm 2016, đúng vào thời kỳ khô hạn gay gắt, mực nước sông Mêkông hạ thấp kỷ lục trong gần 100 năm nay. Cả 10 trong 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) phải ra công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn.

Năm nay, do tác động của hiện tượng El Nino, khô hạn trở lại vùng hạ lưu sông Mêkông với mức độ nghiêm trọng hơn năm 2016. Nhiều số liệu cho thấy mực nước ở các trạm đầu nguồn Việt Nam từ Thái Lan, Lào và Campuchia đều thấp hơn nhiều năm khô hạn trước đó, ngay cả trong giai đoạn cao điểm của mùa lũ năm 2019. Có thể mức độ khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 sẽ nặng nề hơn và nước mặn sẽ đến sớm và tràn sâu vào nội đồng vùng ven biển và vùng giữa đồng bằng. Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác chắc chắn sẽ xảy ra ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Màu nước sông ở các tỉnh ven sông của Thái Lan hiện đã bất thường, biến thành màu xanh nước biển, hiện tượng này người dân địa phương chưa từng thấy. Hiện nay, lưu lượng dòng chảy rất thấp và trong nước không còn mấy hàm lượng phù sa, nhiều nơi các bãi cát và cồn cát lộ rõ, dù mùa mưa mới chấm dứt. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, số liệu đo tại các tỉnh ven biển sớm ghi nhận độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu hơn 50 ki lô mét. Tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), độ mặn 2 phần ngàn đã lan đến sông Mỹ Tho. Lưu lượng dòng chảy sông Mêkông qua trạm Tân Châu trên sông Tiền và trạm Châu Đốc trên sông Hậu đã giảm mạnh, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-45%.

Chuyện ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, khi có thêm một tác nhân từ các đập thủy điện thượng nguồn như một tác động kép lên vùng đồng bằng. Với nguy cơ này, việc suy giảm năng suất và sản lượng lúa, hoa màu và cây ăn trái vụ Đông Xuân năm 2020 là điều chắc chắn. Ngay bây giờ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải khẩn trương tích nước ngọt để ưu tiên sử dụng cho sinh hoạt ăn uống, cần ngưng ngay việc gieo sạ, xuống giống các vùng canh tác lúa hiện nay. Các tỉnh cần chuẩn bị các phương tiện chuyển nước sinh hoạt đến các vùng ven biển để cứu khát. Về lâu dài, cần triển khai ngay việc xây dựng các hồ tích nước mà từ mùa khô năm 2016 nhiều tỉnh đã đề xuất nhưng xây dựng quá chậm. Mặt khác, trong tiến trình xây dựng quy hoạch tích hợp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần mạnh dạn thu hẹp diện tích canh tác lúa vào mùa khô, chuyển sang các hình thức canh tác nông nghiệp và thủy sản ít tiêu thụ nước và đưa đất trồng lúa vùng ven biển sang thành đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. 

Lê Anh Tuấn

*****************

Hàng trăm ngàn gia đình ở miền Tây thiếu nước do nhiễm mặn (Người Việt, 04/01/2020)

Mười ba tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự báo mùa khô 2020 sẽ có 158.000 gia đình bị thiếu nước do "hạn, mặn đang diễn biến rất phức tạp".

mientay1

Do tưới nước nhiễm mặn, nhiều ruộng khoai của người dân ở xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, bị sùng phải nhổ bỏ. (Hình : Hòa Hội/Tiền Phong)

Báo Thanh Niên hôm 4/1/2020, cho hay hiện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 82.000 gia đình bị thiếu nước, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Tiền Giang.

Dự báo trong thời gian tới của mùa khô năm 2020 sẽ có khoảng 158.000 gia đình thiếu nước, trong đó có 24.000 nhà ở vùng có công trình cấp nước tập trung và 134.000 nhà ở vùng cấp nước nhỏ lẻ. Nguyên nhân do "nguồn nước có độ mặn vượt ngưỡng cho phép, trong khi nhiều nhà thiếu dụng cụ trữ nước ngọt để sử dụng".

Ông Nguyễn Xuân Cường, bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cho biết nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ít là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xâm nhập mặn gay gắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

mientay2

Hầu hết các cống ngăn mặn cục bộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đóng cửa vì xâm nhập mặn đến sớm với cường độ mạnh. (Hình : Bắc Bình/Thanh Niên)

Thời gian xâm nhập mặn cao nhất sẽ tập trung vào Tháng Giêng và Tháng Hai, 2020. Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong khu vực (sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập của Trung Quốc) sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn so với mùa khô năm 2015-2016.

Theo báo Một Thế Giới, hiện nay trên lưu vực sông Vàm Cỏ Tây (tỉnh Long An) độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu 50 cây số trên sông Tiền và đã vào ba nhánh sông chính của tỉnh Bến Tre gần 60 cây số.

Tương tự, trên sông Hậu mặn cũng xâm nhập khoảng 50 cây số. Thời gian xâm nhập mặn cao nhất sẽ tập trung vào Tháng Giêng và Tháng Hai, 2020.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 136.000 hécta cây ăn quả, chiếm khoảng 39.1% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn.

Ngoài ra, tổng diện tích lúa mùa đã xuống giống 160,580 hécta và vụ Thu Đông là 719,100 hécta may mắn đã thu hoạch đạt 91%, song hiện vẫn còn 65,100 hécta đang trong giai đoạn trổ và chín. (Tr.N)

****************

Khai thác cát bừa bãi, sông Mekong đang chết dần (Người Việt, 04/01/2020)

Thảm họa đang bao trùm sông Mekong : hai bờ sông sạt lở nhanh chóng, nửa triệu người có nguy cơ mất nhà cửa. Tất cả là do nhu cầu về cát vô tận của thế giới.

mientay3

Sông Mekong đang bị hủy hoại vì nạn khai thác cát. (Hình : Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images)

Trải dài qua sáu quốc gia, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và kết thúc ở Việt Nam, sông Mekong đang bị hủy hoại dần vì nạn khai thác cát bừa bãi.

Đài BBC đưa tin, theo nghiên cứu của Giáo Sư Stephen Darby thuộc Đại Học Southampton, một nhà khoa học sông ngòi, hoạt động này đã khiến lòng sông ở vùng hạ lưu sông Mekong sụt thấp nhiều mét chỉ trong vài năm qua, trải dài hàng trăm cây số.

Cát là một trong những nguồn tài nguyên được tìm kiếm nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, người ta nạo vét đến 50 tỷ tấn cát. Đây là kỹ nghệ khai thác tài nguyên lớn nhất hành tinh.

"Việc khai thác cát đang diễn ra ở tốc độ khổng lồ. Chúng ta đang chứng kiến hình dạng hành tinh bị thay đổi ở quy mô công nghiệp", Giáo Sư Darby cho biết.

Từ xa lộ đến bệnh viện, cát là thành phần không thể thiếu trong nhiều kỹ nghệ khác nhau như mỹ phẩm, phân bón, sản xuất thép, và đặc biệt là xi măng.

mientay4

Lòng sông ở vùng hạ lưu sông Mekong bị sụt thấp nhiều mét chỉ trong vài năm qua. (Hình : BBC)

Theo Liên Hiệp Quốc, trong 20 năm qua, nhu cầu cát tăng gấp ba, mà nguyên nhân chính là cuộc đua xây cất nhà cửa, thành phố mới.

Chẳng hạn như ở Trung Quốc. Để đô thị hóa nông thôn, chỉ trong hai năm, từ năm 2011 đến năm 2013, quốc gia này tiêu thụ nhiều cát hơn cả Mỹ tiêu thụ trong suốt thế kỷ 20.

Cát còn được dùng để mở rộng bờ cõi. Nhờ bồi đắp cát mà diện tích Singapore bây giờ lớn hơn 20% so với thời nước này mới độc lập vào năm 1965.

"Mỗi năm, chúng ta khai thác cát đủ để xây một bức tường cao 27 mét, rộng 27 mét, chạy vòng quanh thế giới", ông Pascal Peduzzi, đại diện Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc, cho biết.

Không phải cát nào cũng dùng được. Cát sa mạc quá mềm và mịn, không thể làm bê tông, cũng không thể làm thủy tinh hoặc dùng trong kỹ nghệ điện tử.

Đó là lý do người ta thường khai thác cát từ những quặng khoáng sản cổ ở các mỏ đá, gọi là "khai thác tĩnh", hoặc từ biển và sông như sông Mekong, gọi là "khai thác động".

Ông Peduzzi cho hay khai thác động là hết sức tai hại : "Cát là một phần trong hệ sinh thái và có vai trò rất quan trọng. Thiếu cát sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây xói mòn, và làm tăng xâm nhập mặn".

Theo Quỹ Bảo Tồn Tự Nhiên WWF và Ủy Hội Sông Mekong, lòng sông ở hai nhánh sông chính của Vùng Đồng Bằng Sông Mekong đã sụt 1.4 mét trong 10 năm, từ năm 1998 đến năm 2008, và sụt từ hai đến ba mét kể từ năm 1990 đến nay.

mientay5

Việt Nam và Cambodia đã cấm xuất cảng cát từ sông Mekong nhưng cát vẫn được rao bán trên Internet. (Hình : Lillian Suwanrumpha/AFP via Getty Images)

Tạp chí Nature của Anh, xuất bản Tháng Mười Một, 2019, công bố việc khai thác cát trên một đoạn sông dài 20 cây số của sông Mekong là "không bền vững" vì trầm tích tự nhiên từ những khu vực thượng lưu không thể bù đắp kịp.

Đây không chỉ là mối đe dọa cho con người. Sông Mekong là nguồn thủy sản trên đất liền lớn nhất thế giới, cung cấp nguồn thực phẩm cho 60 triệu người dân sinh sống dọc theo con sông.

WWF ước tính 800 loài cá, trong đó có loài cá heo Irrawaddy đang bị nguy cơ tuyệt chủng, sinh sống ở đây.

Năm 2009, Việt Nam chính thức cấm xuất cảng cát từ sông Mekong. Cambodia ban hành lệnh cấm tương tự vào năm 2017.

Tuy nhiên trên Internet, cát sông Mekong vẫn được rao bán theo đơn hàng từ 20.000 đến 200.000 tấn. Và theo ông Rolf Aalto, giáo sư địa lý của Đại Học Exeter, mặc dù Cambodia tuyên bố là không xuất cảng nữa, nhưng hồ sơ cho thấy Singapore vẫn nhập cảng cát từ Cambodia.

Đài BBC có yêu cầu Bộ Khoáng sản và năng lượng Cambodia cho biết ý kiến về việc này nhưng họ không trả lời. (Th.Long)

Additional Info

  • Author Người Việt
Published in Việt Nam
mercredi, 01 janvier 2020 23:31

Sông Cửu

Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của những quốc gia, người dân trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

song1

Cuối năm, chính xác là vào ngày 18 tháng 12 năm 2019, FB Thanh Hieu Bui (hốt hoảng) báo động về một tai họa… đã hơi bị cũ : "Cái tin này mới đáng sợ này, đồng bằng Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước, chuyện này liên quan khủng khiếp đến đời sống nhân dân. Một trong những nguyên nhân là bọn Tàu Khựa nó lấy nước nguồn sông, khiến mực nước sông xuống thấp, nước mặn tràn vào".

Nạn ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu không phải là hiện tượng mới mẻ gì đâu, ông Lái Gió ạ :

"Mười ngày trước Giáng Sinh, ngư phủ Nguyễn Văn Chơn và vợ cư ngụ tại huyện Lấp Vò Tỉnh Đồng Tháp đã lưới được một con cá đuối khổng lồ trên sông Tiền, đoạn giữa hai xã Tân Mỹ và Tân Khánh Trung. Con cá đuối có chiều dài hơn 4 mét ngang 2 mét và nặng tới 270 ký.

Cá đuối hay Selachian, tên khoa học là chondrichthyes, thuộc loài cá sụn (cartilaginous fishes) gồm các giống cá mập, cá nhám, cá đuối và là cá nước mặn. Đây cũng là lần đầu tiên ngư dân Đồng bằng sông Cửu Long lưới được một con cá nước mặn lớn như vậy rất xa biển và trên một khúc sông nằm sâu trong đất liền… Cho sẻ thịt bán ngay tại bến số tiền thu được lên tới ngót 2 triệu đồng tính ra khoảng 140 đô la như món quà Giáng Sinh mà cả hai vợ chồng anh đã không thể nào ngờ tới. Nhưng ‘Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai’ như lời thơ Nguyễn Đình Toàn, bởi vì khi mà nước sông Cửu Long xuống mức thấp nhất so với 73 năm trở lại đây và có nơi mực nước sông chưa được hai thước gây sạt lở hai bên bờ làm thiệt hại nhà cửa và cả nhân mạng.

Nhiều chuyên gia Việt Nam ở ngoại quốc và cả trong nước đã lên tiếng báo động về hiểm họa hạn hán với sông Cửu Long có thể cạn dòng do các công trình xây đập ngăn nước của các quốc gia Thượng Nguồn Thái Lào và nhất là chuỗi tám con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam Trung Hoa mà lâu nay chánh quyền Hà Nội vẫn không hề lên tiếng phản đối…

Và khi một con cá đuối nước mặn lớn như vậy có thể vào tới Đồng Tháp thì đó là báo hiệu nạn ngập mặn (salt intrusion) đã vào rất sâu trong vùng châu thổ, nơi vốn là đất của ‘sữa và mật ngọt’ hay đúng hơn vùng đất của ‘phù sa, lúa gạo, cây trái và tôm cá đầy đồng…’ (1).

Cùng vào thời điểm này, trong một cuộc phỏng vấn do Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện – vào tháng 11 năm 2000 – tác giả của tác phẩm thượng dẫn cũng bầy tỏ sự lo ngại về "giai đoạn toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã ô nhiễm đã hoàn toàn ngập mặn thì vĩnh viễn chẳng còn đâu một nền Văn Minh Miệt Vườn và cũng không còn đâu Vựa Lúa để nuôi sống ngót 100 triệu dân của cả nước".

 song2

Nỗi bận tâm và bi quan của Bùi Thanh Hiếu và Ngô Thế Vinh, tiếc thay, không được Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường (kiêm Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam) hiện nay đồng tình hay chia sẻ. Nhân vật này vốn rất lạc quan. Mọi "sự cố" về môi sinh đều được đương sự lấp liếm rằng sự việc "chưa đáng quan ngại", vẫn ở ngưỡng "an toàn" hay "vẫn trong qui chuẩn".

Tại Hội nghị Toàn thể Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam lần thứ nhất của năm 2018, Trần Hồng Hà "đánh giá cao chương trình hành động của uy ban" do … chính ông ta làm chủ tịch ! Cái ủy ban này hoạt động ra sao ? Câu trả lời có thể tìm được trong nhiều mẩu tin, đọc được trong năm 2019 :

- Drought, saltwater intrusion loom in the Mekong Delta 

- Mekong Delta needs urgent measures to prevent drought

- Drought, saltwater intrusion double whammy for Mekong delta

- Đồng bằng sông Cửu Long : Đối diện khô hạn, ngập mặn

- Đồng Tháp : Xuất hiện tình trạng khô hạn

- Đồng bằng sông Cửu Long oằn mình từng ngày đối phó nguy cơ xoá sổ

Nhà nước Việt Nam đã chủ động "đối phó với nguy cơ xoá sổ" này bằng … nghị quyết : N.Q 20/NQ-CP, ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2017 : "Đưa ra những chiến lược có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long".

Qua năm 2018, VTC News (đọc được vào hôm 20/6) ái ngại cho hay : "1,7 triệu người đã rời khỏi đồng bằng sông Cửu Long". Thế là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  ký thêm cái Quyết định 417/QĐ-TTg để ban hành chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Thiệt là "quyền biến" và "linh động" hết biết luôn !

Chỉ có điều đáng phàn nàn là những khẩu hiệu, cũng như những Nghị quyết (và Quyết định) quyết liệt của ông Thủ tướng – xem ra – không có tác dụng gì ráo trọi đến vấn đề sống còn của 18 triệu dân nơi Đồng bằng sông Cửu Long !

Thế còn Quốc hội ?

Nếu tôi nhớ không lầm thì thảm trạng của Đồng bằng sông Cửu Long, dù đã được nhiều vị thức giả đề cập đến từ cuối thế kỷ trước, chưa bao giờ được đưa vào nghị trình để bàn thảo một cách nghiêm trang và thấu đáo ở Quốc hội Việt Nam cả. Cứ như thể đây là nơi tụ hội của những người bị tật (đui và điếc) vậy. Tôi còn e rằng không vị dân biểu nào biết là có một cơ quan chính phủ "chuyên trách" về vấn đề này nữa.

Trụ sở Ủy ban sông Mê Kông của nước Lào nằm sát cạnh bờ sông. Đôi khi, đi ngang qua toà nhà này – vào mùa nước lớn – tôi vẫn nghĩ vui rằng : Nếu đứng từ ban công mà quăng cần, dám câu được cá lắm nha, gẩn xịt hà. Còn Trụ sở Ủy ban sông Mê Kông của nước ta thì nằm ở số 23 phố Hàng Tre – quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – cách dòng sông Cửu đâu cỡ ngàn cây số. Cũng còn may là nó chưa bị đưa lên đến tận Hà Giang.

Tiến sĩ Nguyễn Thái Nguyên cho rằng : "Không thể đổ hết lỗi cho El Nino hay cho bọn ‘cướp nước’ Trung Quốc được, mặc dù đó là hai nhân tố khách quan rất lớn". Trong viễn ảnh Đồng bằng sông Cửu Long bị xoá sổ thì tôi e rằng yếu tố chủ quan còn lớn hơn nhiều. Đó là cái thái độ hoàn toàn vô trách nhiệm của tầng lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay trước mọi vấn đề (lớn/nhỏ) của đất nước. Khi giới người này đủ nhẫn tâm để có thể tháo cạn nước của một dòng sông, và đốt cháy nguyên một khu rừng (chỉ vì cần có vài con cá nướng trui để nhậu chơi) thì hiểm họa về môi sinh đang đe doạ dòng sinh mệnh của cả dân tộc, chứ nào có riêng chi chỉ dòng sông Cửu.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/01/2019 (tuongnangtien's blog)

(1) Ngô Thế Vinh, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, Westminster, CA, Văn Nghệ, 2000

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn