Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

02/06/2023

Điểm báo Pháp - Đảng cực hữu Pháp đã bị Nga thao túng

RFI tiếng Việt

Pháp : Đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc bị "gậy ông lại đập lưng ông"

Chủ đề trang nhất các tờ báo lớn ra hôm 02/06/2023 tại Pháp rất đa dạng, từ cuộc sống ở Hồng Kông dưới ách cai trị của Bắc Kinh trên La Croix, cuộc khủng hoảng trong ngành thực phẩm sinh học "bio" trên Le Monde, cho đến nguy cơ nước Pháp lại bị hạ điểm tín nhiệm trên Le Figaro, và đặc biệt là kết luận của một cuộc điều tra của Quốc hội Pháp, theo đó đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc đã bị Nga thao túng.

cuchuu1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nữ ứng viên tổng thống Pháp, Marine Le Pen tại Matxcơva ngày 24/03/2017. Mikhail Klimentyev / Sputnik

Ngay trên trang nhất của mình, dưới một bức ảnh chụp bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (tên tắt tiếng Pháp là RN) bắt tay tổng thống Nga Vladimir Putin, tờ báo thiên tả Libération chạy tựa : "RN : Dấu ấn Nga". Tờ báo giải thích : "Một báo cáo của Quốc hội Pháp đã chỉ ra rằng đảng cực hữu là một "trung gian truyền tải hữu hiệu" cho các lập luận của Putin".

RN : Công cụ tuyên truyền cho Putin

Trong bài phân tích chính bên trong mang tựa đề "Sự can thiệp của nước ngoài : Sai lầm ngớ ngẩn liên quan đến Nga của đảng RN", Libération nói rõ thêm : "Bản báo cáo được một ủy ban điều tra của Quốc hội thông qua hôm thứ Năm (01/06), mà Libération đã tham khảo được, một lần nữa chỉ ra ảnh hưởng của chế độ Vladimir Putin trên phe cực hữu Pháp. Bà Marine Le Pen (hiện là chủ tịch nhóm dân biểu RN tại Quốc hội Pháp) đã tố cáo một văn bản "không trung thực" và đã bị "chính trị hóa".

Libération nhắc lại rằng chính đảng Tập Hợp Dân Tộc là bên đã đề nghị thành lập ủy ban điều tra của quốc hội về sự can thiệp của nước ngoài vào nội bộ các đảng phái chính trị ở Pháp. Sau nhiều tháng làm việc và khoảng năm mươi phiên điều trần, bản báo cáo do dân biểu Constance Le Grip thuộc đảng Phục Hưng Renaissance (của tổng thống Macron) đã nêu bật các mối quan hệ được "đặc biệt ưu ái" giữa phong trào của bà Le Pen với Nga, tương tự như trường hợp của nhiều đảng chính trị cực hữu khác ở châu Âu.

Bản báo cáo ghi nhận: "Đảng RN thể hiện sự ngưỡng mộ và ủng hộ đối với một chế độ mà đảng này đã cho biết cùng chia sẻ các giá trị và quan điểm. Năm 2011, khi lên lãnh đạo đảng lúc đó còn mang tên Mặt Trận Quốc Gia FN, Marine Le Pen đã tuyên bố ngưỡng mộ Vladimir Putin. […] Trong cuộc điều trần trước ủy ban điều tra, Marine Le Pen không hề phủ nhận các điều đã nói, thậm chí còn xác nhận thêm, tuyên bố chia sẻ các giá trị chung với người Nga".

Theo tác giả bản báo cáo, "hành động truyền tải trực tiếp các lập trường chính thức của Nga, làm trung gian truyền tải hữu hiệu đó…, rõ ràng là đã được đánh giá cao ở Moskva : Phiên điều trần của Marine Le Pen vừa kết thúc, vào ngày 24/5, báo chí Nga đã hả hê giật tít về lời khẳng định lời khẳng định chính đã được Marine Le Pen lập lại : Crimea đang là và luôn luôn là của Nga".

Theo Libération, thái độ thân Nga của đảng RN đã chiếm 20 trong số hơn 210 trang của bản báo cáo, với nhiều ví dụ đã từng được biết đến : "Mỗi khi xẩy ra một cuộc khủng hoảng địa chính trị do Nga kích động, đảng FN và sau đó là RN đều đảm bảo với Putin về sự ủng hộ của họ. […] Khi Nga sáp nhập bất hợp pháp Crimea vào tháng 3/2014, Marine Le Pen đã nhập tâm lập luận chính thức của Moskva". Trong bản báo cáo, bà Le Grip còn nhắc lại rằng "vào năm 2017, bà Le Pen còn đi xa đến mức phủ nhận việc đã có 'một cuộc xâm lược Crimea'", và một lần nữa tuyên bố rằng Crimea "luôn luôn thuộc về Nga".

Cứ tưởng rằng mình sẽ được minh oan, nào ngờ !

Trong bài xã luận mang tựa đề dí dỏm là "Đầu Têu" (Instigatrice) Libération đặc biệt nêu bật sự kiện là với kết luận của ủy ban điều tra Quốc hội, đảng RN bị rơi vào tình trạng "gậy ông lại đập lưng ông".

Theo Libération, ngay sau khi báo cáo của ủy ban điều tra bị rò rỉ, quy kết đảng của bà là tay sai của Nga, Marine Le Pen đã giảm nhẹ giá trị của báo cáo, và cực lực tố cáo tác giả bà Le Grip. Đây quả là một điều oái ăm vì Marine Le Pen đã bị buộc phải biện minh cho mình, về một ủy ban điều tra do chính nhóm nghị sĩ của mình yêu cầu thành lập và chủ trì. Mục tiêu của đảng RN khi lâp ủy ban điều tra là "bạch hóa" quá khứ đáng ngờ của mình, nào ngờ kết quả lại hoàn toàn ngược lại.

Libération khẳng định đã không tìm thấy bất kỳ tiết lộ mới nào trong bản báo cáo vì mối quan hệ "đặc biệt" giữa đảng RN với điện Kremlin đã được biết rõ từ lâu. Thế nhưng sau khi tuyên bố "kinh hoàng" trước các kết luận của cuộc điều tra, một thành viên đảng RN trong ủy ban đã lên án một bản báo cáo "lạc đề", còn bản thân bà Marine Le Pen thì tố cáo "một phiên tòa chính trị".

Vấn đề, theo Libération, là kẻ chủ mưu chính trong vụ này lại chính là Marine Le Pen. Ủy ban điều tra này do chính nhóm của bà đòi thành lập để cố gắng phản bác những cáo buộc về ảnh hưởng từ Moskva. Dụng tâm của RN khi yêu cầu tập trung vào khả năng "có sự can thiệp của nước ngoài" vào tất cả các đảng phái chính trị là làm loãng các cáo buộc, một biện pháp khá cổ điển trong lĩnh vực chính trị.

RN tự "vạch áo cho người xem lưng"

Cùng một nhận định với Libération, nhật báo thiên hữu Le Figaro cũng thấy rằng trong khi tận dụng quyền hạn của mình để thành lập ủy ban điều tra về sự can thiệp của nước ngoài, đảng cực hữu Pháp đã tự "vạch áo cho người xem lưng".

Le Figaro nhắc lại khi đưa ra đề xuất thành lập ủy ban điều tra vào mùa thu vừa qua, dân biểu Jean-Philippe Tanguy của đảng RN tin rằng đây là một sáng kiến ​​tuyt vi. Thường xuyên b buc ti duy trì quan h cht ch vi Nga, đảng Tp Hp Dân Tc hy vng xóa được tiếng xấu từ việc nhận một khoản vay từ một ngân hàng Czech-Nga vào năm 2014, cũng như từ việc ửng cử viên tổng thống của họ đã liên tục ca ngợi Vladimir Putin.

Ủy ban điều tra đã được thành lập vào tháng 12 năm ngoái với dân biểu Tanguy làm chủ tịch. Trong sáu tháng, các nghị sĩ đã phỏng vấn hàng chục người, trong đó có Marine Le Pen và những người bạn đồng hành của bà, với mục đích "xác định xem liệu có các mạng lưới gây ảnh hưởng từ nước ngoài mua chuộc và thao túng các đại biểu dân cử, quan chức nhà nước, lãnh đạo của 'các công ty chiến lược hoặc phương tiện truyền thông nhằm phổ biến các luận điệu tuyên truyền, hoặc đạt được các quyết định trái với lợi ích của nước Pháp hay không".

Báo cáo của cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng, do dân biểu Constance Le Grip thuộc đảng Phục Hưng soạn thảo sẽ được công bố vào ngày 8/6. Nhưng một số yếu tố đã bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông Pháp vào hôm qua, cáo buộc đảng RN là cái loa tuyên truyền cho Nga sau khi nhận được một khoản vay từ một ngân hàng Séc-Nga.

Sau khi báo cáo bị tiết lộ, bà Le Pen cũng như ông Tanguy đều đã phản ứng mạnh mẽ, tố cáo một báo cáo "bè phái, không trung thực và hoàn toàn bị chính trị hóa". Tuy nhiên, theo Le Figaro, trong nội bộ đảng RN, nhiều người lại có cảm giác là đảng đã tự đưa gậy ra để cho người khác đánh mình. Họ thấy rằng ý tưởng triệu tập một ủy ban với các phiên điều trần thật là ngớ ngẩn khi biết rõ rằng điều này sẽ khơi dậy trở lại sự quan tâm của công luận về những nghi vấn liên quan đến sự gần gũi của đảng RN với nước Nga của Putin.

Hồng Kông mất tự do dưới ách Bắc Kinh

Vài hôm trước ngày kỷ niệm phong trào Thiên An Môn 04/06, nhật báo công giáo La Croix đã đặc biệt chú ý đến tình trạng Hồng Kông ba năm sau khi bị Bắc kinh áp đặt luật an ninh quốc gia cực kỳ khắc nghiệt.

Trên trang nhất của mình, La Croix chạy hàng tựa lớn : "Hồng Kông trong vòng kềm tỏa của Trung Quốc". Tờ báo giải thích : "Ba năm sau khi Bắc Kinh siết chặt quyền kiểm soát trên Hồng Kông, đời sống dân chủ ở thuộc địa cũ này của nước Anh đã bị bóp nghẹt.

Trong bài "Những vết thương được che giấu của Hồng Kông mới", đặc phái viên Dorian Malovic của tờ báo ghi nhận là "ba năm sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đã chận đứng một cách thô bạo các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, Hồng Kông đã mất tất cả các quyền tự do chính trị. Bên cạnh đó, các ấn phẩm bị coi là phản động đã bị rút ra khỏi các thư viện, các nhà đối lập bị truy tố ra tòa, trong lúc các trường học bị buộc phải dậy tiếng Quan Thoại.

Năm nay là năm thứ ba liên tiếp mà chính quyền đã cấm cử hành lễ kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 vào Chủ Nhật tới đây.

Tuy nhiên theo đặc phái viên La Croix, trong toàn cảnh không mấy sáng sủa đó, vẫn còn tồn tại một vài ốc đảo tự do, được một nhúm nhà đấu tranh nhân quyền kiên quyết bảo vệ

Trong bài "Lưu Tuệ Khanh (Emily Lau), sự phản kháng thầm lặng", phóng viên La Croix đã phác họa chân dung của người phụ nữ đầu tiên được bầu vào nghị viện Hồng Kông thông qua hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp vào năm 1991. Năm nay đã 72 tuổi, bà Lưu Tuệ Khanh vẫn không ngừng bảo vệ nhân quyền, pháp quyền và tự do báo chí. Dù bị giám sát chặt chẽ, bà vẫn tiếp tục ủng hộ những người ủng hộ dân chủ đang ở trong tù và ngày nào cũng đi dự các phiên tòa xét xử họ.

Ngành thực phẩm bio bị khủng hoảng

Trong hàng tựa lớn trang nhất Le Monde ghi nhận : "Lạm phát nhận chìm ngành thực phẩm bio trong một cuộc khủng hoảng gay gắt". Theo tờ báo, việc giá cả tăng đang khiến lượng tiêu thụ sản phẩm bio giảm ở Pháp, với tỷ lệ trong chế độ ăn đã giảm từ 6,4% xuống 6% vào năm 2022.

Đà giảm tốc mạnh khiến tất cả các ngành sản xuất nông nghiệp bị bất ngờ, đồng thời làm nản chí những ai muốn chuyển đổi, trong bối cảnh trợ cấp nhà nước không nhiều.

Đối với các cửa hàng bán sản phẩm bio, việc thị trường đảo chiều báo hiệu sự kết thúc của việc mở rộng. Nhiều thương hiệu đang đóng cửa, đặc biệt là những thương hiệu có màng lưới phân phối nhỏ. Các cửa hàng chuyên biệt cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà bán lẻ lớn và sự bùng nổ của các sản phẩm địa phương hoặc sản phẩm được dán nhãn "không dùng thuốc trừ sâu".

Không chỉ ở Pháp, theo Le Monde, tại Đức, lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số ngành thực phẩm bio sụt giảm 3,5% vào năm 2022.

Pháp và nguy cơ bị hạ điểm tín nhiệm

Thời sự kinh tế Pháp được Le Figaro hôm nay nêu bật trong tựa lớn trang nhất : "Nợ và thâm hụt ngân sách : Pháp bị giám sát chặt chẽ".

Theo Le Figaro, từ nhiều ngày qua, chính phủ đã lo sợ trước khả năng cơ quan thẩm định tài chánh quốc tế Standard & Poor's đưa ra phán quyết về vấn đề nợ công của Pháp. Vào tháng 12 năm ngoái, cơ quan này đã Pháp vào vòng kiểm soát với một "triển vọng tiêu cực".

Ngoài việc bị mắc nợ quá nhiều, khiến lãi suất tăng thêm gây thêm gánh nặng, Pháp còn đang lo ngại trước tình trạng bất lực trong việc khởi sự các cải cách cơ cấu.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Nghĩa
Read 237 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)