Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

06/03/2018

Thấy gì qua chuyến viếng thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Mỹ ?

Tổng hợp

Thông điệp gì từ chuyến thăm hàng không mẫu hạm đến Việt Nam (CaliToday, 06/03/2018)

Lần đầu tiên kể từ khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc cách đây hơn bốn thập niên, một hàng không mẫu hạm (hàng không mẫu hạm) Hải Quân Hoa Kỳ đã cập bến nước này.

Mẫu hạm USS Carl Vinson bỏ neo hai hải lý cách hải cảng Đà Nẵng, một nơi quan trọng trong chiến tranh kết thúc vào năm 1975.

thay1

Hàng không mẫu hạm Mỹ tiến sát vào hải cảng Tiên Sa. Photo : Ảnh riêng của Cali Today được gửi về từ Đà Nẳng

"Mối bang giao giữa hai quốc gia của chúng ta đã đạt đến những điểm cao mới trong vài năm qua, và chuyến thăm của mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam là một phản ánh của điều đó", Đô đốc Scott Swift, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết.

Một cách công khai, Hoa Kỳ đã mô tả chuyến viếng thăm bốn ngày của mẫu hạm Vinson cùng với 5.000 thủy thủ và phi công như một cơ hội lịch sử nâng cao tình hữu nghị đang nảy nở giữa hai cựu thù.

Các nhà phân tích nói rằng chuyến viếng thăm của mẫu hạm 95.000 tấn đến Việt Nam là một cú đánh rõ ràng vào Bắc Kinh, được thiết kế để chống lại việc xây dựng hòn đảo nhân tạo và hung hăng quân sự hóa ở Biển Đông.

"Việt Nam rất quan tâm đến những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở vùng tranh chấp Biển Đông", ông John Kirby, một cựu Đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và nhà phân tích quân sự và ngoại giao của CNN cho biết.

"Việt Nam đang lo lắng hướng đi của Trung Quốc trong tương lai, và họ đã muốn trong nhiều năm nay có một mối bang giao tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ".

Trao đổi văn hoá, bao gồm các hoạt động ăn uống và thể thao, sẽ diễn ra giữa một số nhân viên quân sự Hoa Kỳ trên tàu và các đồng sự Việt Nam của họ. Một số thủy thủ Mỹ cũng sẽ đến thăm trung tâm nạn nhân chất độc da cam, một hợp chất hóa học độc hại do Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến Việt Nam để phá hủy rừng.

Những hòn đảo pháo đài

Chủ đề về Trung Quốc, và hoạt động của Trung Quốc ở vùng tranh chấp Biển Đông, có thể được đưa ra trong chuyến thăm của mẫu hạm.

Từ năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng hòn đảo nhân tạo trong vùng biển đang tranh chấp mặc dù Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tại Hague đã đưa ra phán quyết vào năm 2016, theo đó không có cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.

Trong khi đó tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông kéo khoảng 1.000 dặm từ bờ biển phía nam, và xâm phạm lãnh hải chống lại Đài Loan, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Hình ảnh từ vệ tinh trên không cho thấy về những nỗ lực cải tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, gần đây đã thu thập được bởi tờ Philippine Inquirer, đưa ra các hình ảnh san hô và các bao cát đã thiết lập trở thành các pháo đài của hòn đảo, với các bến cảng, phi đạo, ngọn hải đăng, và các ụ chứa máy bay và nhiều tòa nhà nhiều tầng.

Việt Nam nằm trong số những nước tuyên bố chủ quyền trong vùng tranh chấp Biển Đông đã đứng lên công khai chống lại Trung Quốc, sau khi Philippines - một trong những nước chỉ trích gay gắt nhất về sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực - tuy nhiên đã thay đổi đường lối dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.

Tháng 6 năm 2017, Việt Nam từ chối yêu cầu của Trung Quốc ngừng việc khoan dầu vào Vanguard Bank, khu vực thuộc về Việt Nam theo luật quốc tế. Việt Nam đã chấp thuận một chi nhánh công ty Repsol của Tây Ban Nha khoan trong khu vực có dầu mỏ. Trong khi Trung Quốc tuyên bố khu vực này là một phần lãnh thổ của họ.

Việt Nam cuối cùng đã rút lui một tháng sau đó, dưới áp lực của Trung Quốc.

thay2

Máy bay do thám trên USS Carl Vinson - Photo Credit : CNN

Việt Nam cũng đã kêu gọi các nước ASEAN cùng tham gia vào một lập trường mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc ở vùng tranh chấp Biển Đông, mặc dù các quốc gia liên hệ trong vấn đề này đã quyết định không mạnh mẽ thách thức Bắc Kinh.

Ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên của Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, nói : "Đây rõ ràng là một trò chơi của quyền lực, và Trung Quốc đang khoa trương võ lực ở biển vùng Biển Đông.

"Các nước khác sẽ cần phải tích cực nhiều hơn để chống lại Trung Quốc".

Hoa Kỳ từ lâu đã có sự hiện diện hải quân mạnh mẽ ở Đông Nam Á, một phần để bảo đảm sự tự do của các tuyến thương mại qua lại Biển Đông. Khoảng 5 nghìn tỷ đô la hàng hóa vận chuyển qua các vùng đang có tranh chấp này mỗi năm.

Theo Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải", đã thực hiện các cuộc hải hành và cho các phi cơ bay gần các đảo ở Trung Quốc, thường gây ra các cảnh cáo nóng giận từ các đội tuần tra của Trung Quốc.

Tuy nhiên đó cũng còn quá ít để ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.

Cựu Đô đốc John Kirby nói : "Hoa Kỳ cần phải có chính sách chắc chắn có lẽ quyết đoán hơn để giải quyết vấn đề này.

"Tôi không nghĩ rằng đã quá muộn để ngăn chặn quân sự hóa thêm, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải có một chiến lược toàn diện - và không chỉ là một chiến lược quân sự để giải quyết vấn đề này".

Tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhìn thấy cơ hội để làm việc cho một vấn đề chung và ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Á Châu.

Quan hệ quân sự của Mỹ với Việt Nam đã tăng lên kể từ năm 2016, khi Cựu Tổng thống Obama xóa lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong một thập niên qua ở Á Châu.

Dưới thời Tổng thống Trump, hợp tác quân sự với Hà Nội tiếp tục.

Vào tháng 11, Tổng thống Trump đã viếng thăm Việt Nam trong chuyến đi khai mạc tại Á Châu nhằm trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ vẫn thực hiện các cam kết với khu vực, và trong tháng 1, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cũng viếng thăm, dọn trước cho chuyến thăm tuần này của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson.

thay3

Trung Quốc xây dựng các hòn đảo ở Biển Đi6ng./ Photo Credit : CNN

Thông điệp của Hoa Kỳ : Chúng tôi đến và sẽ ở đây

Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đang thắt chặt hợp tác quân sự với các nước đồng minh lâu đời như Úc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Việc bổ nhiệm Đô đốc Harry Harris, chỉ huy tối cao của các lực lượng Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu - Thái Bình Dương, đại sứ Mỹ tại Australia dự định tăng cường hợp tác giữa Canberra và Washington trong các vấn đề liên quan đến vùng Biển Đông.

Các tàu chiến Hoa Kỳ đã viếng thăm Việt Nam nhiều lần kể từ tháng 11 năm 2003, khi một khu trục hạm của Hoa Kỳ, USS Vandegrift, đã ghé cảng đầu tiên đến Việt Nam kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tuy nhiên, chuyến thăm của một hàng không mẫu hạm có mức độ khác nhau và điều mà các viên chức chính phủ Bắc Kinh sẽ chú ý tới.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng hy vọng chuyến thăm này có thể "đóng một vai trò xây dựng cho khu vực thay vì làm cho các nước trong khu vực cảm thấy lo lắng".

Cựu Đô đốc Kirby cho biết chuyến viếng thăm của mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam đã gửi một tín hiệu rõ ràng.

"Đây là một thông điệp gửi tới Việt Nam, về mối bang giao này với chúng ta, chúng tôi quan tâm đến những gì họ đang làm trong khu vực, nhưng đó cũng là một thông điệp rộng hơn cho các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương rằng Hoa Kỳ đang ở đây và chúng tôi đến ở đây để ở" ông Kirby tuyên bố.

Ngọc Thạch (Theo CNN)

****************

Mỹ : Trung Quốc thiếu minh bạch ở Biển Đông (VOA, 06/03/2018)

Trong bối cnh mt hàng không mu hm ca Hoa Kỳ cp cng Đà Nng, mt sĩ quan hi quân hàng đu ca M hôm 6/3 nói rng vic Trung Quc thiếu minh bch trong các hot đng Bin Đông có kh năng phá v an ninh khu vc.

thay4

Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer.

Tờ The Straits Times ca Singapore dẫn li Phó Đô đc Phillip G. Sawyer, ch huy Hm đi By ca M, hot đng trong khu vc Châu Á - Thái Bình Dương, đ cp ti chuyn Trung Quc cơi ni và quân s hóa các hòn đo Bin Đông, và nói thêm rng s thiếu minh bch trong chuyn đó đã dn tới "sự tc gin" ti khu vc.

"Không thực s rõ chuyn gì đang xy ra đó, và tôi nghĩ rng s tc gin cũng như s thiếu minh bch có kh năng phá v an ninh và n đnh ca khu vc. Và điu đó gây ra quan ngi", ông Sawyer nói hôm 6/3 trong cuc trao đi với phóng viên qua đin thoi.

Phó Đô đốc Sawyer còn được t Nikkei ca Nht dn li nhn mnh ti cam kết ca Washington đối vi khu vc Thái Bình Dương và n Đ Dương "t do và rng m", đng thi nói rng hi quân M s tiếp tc hot đng da trên nguyên tc t do hàng hi theo lut pháp quc tế.

Về chuyến thăm Vit Nam ca hàng không mu hm USS Carl Vinson, các quan chc M coi đó là mt ct mc trong mi bang giao gia hai nước cu thù.

Theo The Straits Times, Tổng lãnh s M Thành phố Hồ Chí Minh Mary Tarnowka nói : "Chuyến thăm thc s phn ánh cam kết ca chúng tôi đi vi Vit Nam và s hu thun ca M đi vi mt Vit Nam thnh vượng, vng mnh và đc lp, cũng như cam kết ca chúng tôi vì mt khu vc Thái Bình Dương và n Đ Dương rng m và vì trt t quc tế da trên lut l".

Bà nói thêm rằng M "mun các đi tác vùng n Đ Dương và Thái Bình Dương tr nên t hào và t ch, ch không phi 'da bóng' người khác hay là v tinh ca ai đó".

********************

Ông McCain nhắc tới Trung Quốc trong tuyên bố về USS Carl Vinson (VOA, 06/03/2018)

Thượng ngh sĩ Hoa Kỳ có nhiu "duyên n" vi Vit Nam hôm 5/3 nói rng chuyến thăm Đà Nng ca tàu sân bay USS Carl Vinson là "bước tiến ln" trong quan h Hà Ni - Washington gia lúc c khu vc b Trung Quc "đe da".

thay5

Thượng ngh sĩ John McCain.

Ông John McCain lên tiếng đúng ngày "thành ph ni" ca Hoa Kỳ th neo cng Tiên Sa thuc thành ph bin min Trung hướng ra Bin Đông.

"Chuyến cp cng lch s ngày hôm nay ca USS Carl Vinson Vit Nam cho thy bước tiến ln mà hai nước đã đt được trong quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dng mt mi quan h đi tác gn gũi".

"Nó cũng cho thấy sc mnh gia tăng trong các mi quan h đi tác ca M khu vc ngày càng b đe da bi s bành trướng, gây hn và phn đi trt t quc tế da trên lut l ca Trung Quốc", nhà lp pháp thuc phe Cng hòa, đi din tiu bang Arizona, nói.

"Các nguyên t
c như t do hàng hi mang li nn tng cho an ninh và thnh vượng khu vc quan trng này, và Hoa Kỳ nên sn sàng làm đi tác vi bt kỳ nước nào sn lòng bo v chúng".

thay6

USS Carl Vinson cập cng Tiên Sa, Đà Nng, hôm 5/3.

Cựu quân nhân M tng nhiều ln tr li Vit Nam nói rng "đi vi nhng người chiến đu trong Chiến tranh Vit Nam cũng như nhng ai n lc bình thường hóa quan h Vit - M, bước tiến đáng k này vượt xa c nhng kỳ vng mơ h nht".

Ông nói thêm : "Hướng v tương lai, cùng vi các đồng minh và đi tác khu vc, Hoa Kỳ và Vit Nam nên tiếp tc n lc tiến ti mt tm nhìn chung v mt khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương thnh vượng, n đnh và hòa bình da trên s tôn trng nhân quyn và các quyn cơ bn".

Ông McCain từng tt nghiệp Hc vin Hi quân M nhng năm 50, ri sau đó gia nhp lc lượng hi quân ca nước này cho ti năm 1981. Ông hin là Ch tch y ban Quân y Thượng vin M.

Gần như toàn b các bài viết ca các hãng thông tn nước ngoài v chuyến thăm Vit Nam kéo dài 4 ngày ca USS Carl Vinson đu nhc ti Trung Quc, nht là vn đ Bin Đông, trong tương quan ca mi quan h Hà Ni và Washington.

Ba ngày trước khi hàng không mu hm M ti quc gia cu thù, phát ngôn viên B Ngoại giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nói rng Trung Quc "không phn đi" các trao đi và hp tác thông thường gia các nước, k c tương tác quân s, nếu đó là các hot đng thông thường, theo Reuters.

"Hoa Kỳ là một cường quc có tm nh hưởng ln và có trách nhiệm quan trng đi vi hòa bình - an ninh thế gii. Vit Nam là mt quc gia quan trng trong khu vc và là láng ging tt ca Trung Quc", bà Hoa nói thêm.

"Tất nhiên, chúng tôi hy vng s trao đi gia Hoa Kỳ và Vit Nam có th đóng mt vai trò mang tính xây dựng, thay vì to bt n, nhm bo v hòa bình và n đnh khu vc. Trung Quc hy vng giao lưu Vit-M ln này là mt hot đng thông thường và mang li li ích cho khu vc".

Quay lại trang chủ
Read 564 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)