Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

26/10/2018

Người Mỹ gốc Việt cuồng Trump, vụ Khashoggi và MbS

VOA tiếng Việt

'64% người Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Trump' - Vì sao ? (VOA, 26/10/2018)

Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các c tri M gc Vit cho VOA biết chính các chính sách cng rn ca chính quyn Hoa Kỳ đi vi khi cộng sản, đc bit là Trung Quốc trong hai năm qua, là nguyên nhân chính khiến h càng ngày càng ng h Tng thng Donald Trump.

trump1

Tổng thng Donald Trump ti cuc vn đng cho Thượng ngh sĩ Ted Cruz, thành ph Houston, bang Texas, ngày 22/10/2018.

Luật sư Nguyn Quc Lân, y viên Ch tch ca Hi đng Qun tr Hc khu Garden Grove bang California, và là mt nhà hot đng tích cc ca đng Cộng hòa trong cộng đng Vit Nam ti Hoa Kỳ t nhiu năm qua, cho VOA biết nhn xét ca ông v lý do nhiu người trong cng đng có xu hướng ng h ông Trump :

"Trong thời gian qua cng đng và c tri gc Vit vn tin rng Tng thng Donald Trump đã làm được nhiều vic đ chng li khi cộng sản, đin hình là Trung Quc và Nga, và ông cũng có chính sách mnh v quc phòng, quân s… và đây chính là nhng điu mà cng đng người Vit Nam mong mun t nhiu năm trước t thi Tng thng Ronald Reagan. Điu này gii thích vì sao s ng h ca cng đng đi vi Tng thng Donald Trump li cao hơn vi các sc dân Á Châu khác".

Vào đầu tháng 10, mt cuc kho sát v c tri gc Á cho biết người M gc Vit là cng đng gc Á duy nht có s đông ng h Tng thng Donald Trump với t l cao nht đến 64%, trong khi ch có 24% c tri gc Hoa ng h.

trump2

Tổng thống Donald Trump và Thượng nghị sĩ Ted Cruz, Houston, Texas, 22/10/2018.

Từ bang Texas, ông Nht Nguyên, người va tham d mt cuc vn đng vi hàng chc ngàn người ng h ca đng Cng hòa do Tng thng Donald Trump ch trì ti thành phố Houton hôm 22/10, cho VOA biết :

"Cho đến hôm nay tôi ng h ông Trump tuyt đi. Gn đây ông có nhng chính sách rt mnh m đi vi chính quyn Trung Quc nơi người dân b đưa đến nhng nơi khn cùng, cũng ging như chính quyn cộng sản Vit Nam. Theo thiển ý ca tôi, nếu Trung Quc yếu đi thì có th có li cho vn đ đu tranh cho nhân quyn ca người Vit Nam. Đó là nhng lý do khiến tôi ng h ông Trump mnh m".

Đông Y sĩ Nhất Nguyên nói thêm :

"Là một người ng h đng Cng hòa t lâu nay, đc bit là Tng thng Trump, tôi thấy ông là mt v tng thng tng nói nhng gì ông làm, và c gng làm nhng điu ông đã nói. Đó là điu mà tôi rt tôn trng ông. Không nhng hin nay tôi ng h ông Trump mà tôi đã tng ng h ông và bu ông làm tng thng".

trump3

Quốc Kỳ Trung Quc và Mỹ - Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Quc Lân nói chính vic Washington mnh tay ngăn chn s bành trướng bá quyn ca Bc Kinh là đim mu cht đ c tri gc Vit ng h ông Donald Trump :

"Tôi nghĩ người gc Vit vn kỳ vng Tng thng Donald Trump có th kìm ta Trung Quc. H nghĩ ông có thể ngăn cn s bành trướng ca Trung Quc đ bo v Bin Đông cho Vit Nam. H hy vng rng vi s mnh tay như vy thì không nhng người Vit Nam cn tr được giao ho gia nhà nước Vit Nam vi Trung Quc mà còn ngăn cn khuynh hướng ngã theo cộng sản ca chính quyn Vit Nam. Cng đng Vit Nam nói chung rt kỳ vng rng Tng thng Donald Trump có th làm được vic này. H luôn h tr s mnh tay hơn ca ông Trump đi vi Trung Quc trong thi gian sp ti".

An Hải

*****************

Vụ nhà báo Khashoggi bị giết : Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói đến một số "bằng chứng mới" (RFI, 26/10/2018)

Trong một phát biểu sáng hôm nay, 26/10/2018, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định cơ quan điều tra nước này còn có trong tay "nhiều bằng chứng khác" liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.

trump4

Cảnh biểu tình trước tòa lãnh sự Saudi Arabia tại Istanbul đòi sự thật về cái chết của nhà báo Khashoggi. Ảnh 25/10/2018. Reuters/Osman Orsal

Theo Reuters, trong một cuộc nói chuyện với các thành viên đảng cầm quyền AKK tại Ankara, nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu chính quyền Riyadh trả lời cho câu hỏi : Ai là người ra lệnh sát hại nhà báo đối lập, tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istabul. "Ai ra lệnh cho 15 người (thành viên đội đặc nhiệm) đến Thổ Nhĩ Kỳ ?". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gia tăng áp lực lên chính quyền Saudi Arabia, khi khẳng định an ninh nước này còn có nhiều bằng chứng khác.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng cho biết viên chưởng lý Saudi Arabia sẽ đến Istanbul hôm Chủ Nhật tới để gặp lãnh đạo cơ quan công tố thành phố này.

Hôm qua, 25/10, chính quyền Saudi Arabia đã thay đổi lập trường trong vụ nhà báo bị sát hại, lần đầu tiên khẳng định đây là một vụ giết người được lên kế hoạch từ trước. Tuyên bố của chưởng lý Saudi Arabia dựa trên các chứng cứ được phía Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp. Trước đó, Riayd cho rằng việc nhà báo Jamal Khashoggi qua đời là do một tai nạn bất ngờ, sau một vụ "ẩu đả" với nhân viên tòa lãnh sự.

Việc tư pháp Saudi Arabia thừa nhận vụ giết người có chủ đích là theo hướng điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay. Riyadh thay đổi thái độ cũng có thể là để đối phó với các thông tin mà giám đốc CIA Mỹ đã thu thập được, trong chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ mới đây. Theo một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ thân cận với chính quyền Ankara, cơ quan an ninh nước này đã chia sẻ với lãnh đạo CIA Mỹ Gina Haespel một số đoạn ghi âm, cho thấy vụ giết người là do gia đình hoàng tộc Saudi Arabia chủ mưu. Hôm qua, lãnh đạo CIA cho biết đã thông báo với tổng thống Mỹ kết quả chuyến đi.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết không qua tư pháp, bà Agnès Callamard, yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế.

Đức muốn điều tra minh bạch, Nga tin tưởng lãnh đạo Saudi Arabia

Theo AFP, yêu cầu chính quyền Saudi Arabia tiến hành một cuộc điều tra "nhanh chóng, minh bạch, và đáng tin cậy" là đòi hỏi của Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong cuộc điện đàm với quốc vương Saudi Arabia hôm qua. Ngược lại, cũng sau một cuộc điện đàm giữa tổng thống Nga với quốc vương Saudi Arabia, người phát ngôn phủ tổng thống Nga ra thông báo khẳng định Moskva không có lý do gì để nghi ngờ hoàng gia Saudi Arabia can dự vào cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi.

Nghị Viện Châu Âu yêu cầu trừng phạt

Hôm qua, trong phiên họp toàn thể tại Strasbourg, các nghị sĩ Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết yêu cầu các quốc gia thành viên có các biện pháp trừng phạt Saudi Arabia, nếu có đủ chứng cứ cho thấy chính quyền Riyadh đứng đằng sau vụ này. Nghị quyết được thông qua với 325 phiếu thuận, một chống, 9 vắng mặt.

Trọng Thành

*****************

Sau vụ Khashoggi, "MbS" lọt vào vòng kim cô của Donald Trump (RFI, 26/10/2018)

Trách nhiệm của thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman al-Saud "MbS" càng lúc càng rõ trong vụ sát hại nhà báo đối lập Jamal Khashoggi hôm 02/10/2018 trong tòa lãnh sự tại Istanbul. Trong ván cờ địa chính trị và nhiên liệu, Washington cần Riyadh nhưng "MbS" bắt đầu trở thành một đối tác phiền toái. Tổng thống Donald Trump đối phó bằng cách nào ?

trump5

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh chụp ngày 11/04/2017.Reuters

Tổng thống Donald Trump rất hài lòng khi thấy "MbS", biệt danh của thái tử Saudi Arabia 33 tuổi củng cố quyền lực tại Riyadh và cũng là bạn thân của Jared Kushner, con rễ kiêm cố vấn của chủ nhân Nhà Trắng. Đó là chuyện cũ. Chuyện mới là từ khi nghi án sát nhân, thủ tiêu nhà báo đối lập Jamal Khashoggi nổ ra, vị thái tử đầy quyền uy bị đặt vào ghế bị cáo. Hệ quả là hầu hết giới lãnh đạo quốc tế tẩy chay diễn đàn đầu tư "Viễn ảnh 2030", khai mạc ngày 23/10, tại Riyadh.

Bởi vì từ hơn hai tuần nay, thông tin từ cuộc điều tra của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ được báo chí địa phương và Mỹ tiết lộ hàng ngày đã đánh tan những lập luận chống đỡ tình huống của chế độ Riyadh và giờ đây "MbS" bị xem là nghi can số một, người chủ mưu một chiến dịch trả thù cá nhân nhưng vụng về và thất bại thảm hại.

Hệ quả của vụ tai tiếng này ra sao ? Câu trả lời tùy thuộc vào quyết định của Washington, nếu không bỏ rơi MbS thì ít ra sẽ giữ khoảng cách lạnh nhạt để gây áp lực.

MbS tự trói tay

Theo phân tích của AFP, chính tổng thống Donald Trump, thoạt đầu còn tỏ ra bao dung nhưng sau đó phải tức giận vì cảm thấy bị phản bội. Biện pháp đầu tiên là cấm visa nhập cảnh những viên chức dính liếu với đoàn sát thủ. Trả lời phỏng vấn của Wall Street Journal, tổng thống Mỹ "để yên" cho quốc vương Salman 80 tuổi nhưng nhấn mạnh đến "trách nhiệm" quản lý đất nước của thái tử MbS, nếu "có một người can dự thì người đó không ai khác hơn là Mohammad bin Salman".

Về mặt chiến lược, Hoa Kỳ không muốn để cho chế độ Riyadh suy yếu. Saudi Arabia và Israel là hai đồng minh trụ cột của Mỹ tại Trung Đông. Ngoài nhu cầu chiến lược còn có lợi ích kinh tế. Dầu hỏa, đôla của Riyadh đóng góp đáng kể cho sự phồn vinh của Mỹ. Gần đây, trong chuyến công du Hoa Kỳ của thái tử MbS, hai bên đã ký hơn 300 tỷ đôla hợp đồng trong đó có 110 tỷ mua vũ khí. Chưa hết, Donald Trump còn cần Saudi Arabia trong vai trò "điều hòa" thị trường dầu khí trong khuôn khổ kế hoạch trừng phạt Iran và Nga. Riyadh bị mất ổn định đồng nghĩa với 13% lượng dầu cung cấp cho thị trường bị hao hụt, giá dầu sẽ leo thang.

Trợ lực và áp lực Mỹ

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, vương quyền Saudi Arabia cần Mỹ để tồn tại. Không có Washington, dòng họ Salman khó giữ ngôi lâu dài, theo nhận định của Martin Indyk, cố vấn địa chính trị thời tổng thống Bill Clinton. Trong chủ trương "lợi ích nước Mỹ trước tiên", tổng thống Donald Trump từ từ nhường gánh nặng khu vực cho đồng minh Israel và Saudi Arabia. Thế nhưng "MbS" đánh mất tín nhiệm, gây nhiều phiền toái cho Mỹ, từ vụ Khashoggi cho đến chuyện gây xích mích với Qatar và can thiệp vào Yemen, gây ra thảm nạn nhân đạo tại sừng Châu Phi, vô tình tạo lợi thế cho Iran. Các chuyên gia khác như Gary Grappo, nhà ngoại giao nhiều năm hoạt động tại Riyadh cho rằng các nước Tây phương rất e dè MbS nhưng thái tử đã củng cố được quyền lực rất khó loại trừ.

Nhưng trong trường hợp "thoát nạn" và lên ngôi, MbS sẽ là một ông vua suy yếu. Chuyên gia Joseph Bahout, Viện nghiên cứu Carnegie ở Washington dự đoán như sau : Để tồn tại, MbS sẽ đàn áp tàn bạo đối lập trong nước. Nhưng về đối ngoại vua MbS sẽ tỏ ra là đồng minh trung thành với Mỹ và cực kỳ cứng rắn với Iran, theo chính sách của chủ nhân Nhà Trắng.

Tú Anh

Quay lại trang chủ
Read 566 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)