Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nga : Thi hài của nhà đối lập Alexei Navalny được trao trả cho người thân

Chi Phương, RFI, 25/02/2024

Hôm qua, 24/02/2024, thi hài của Alexei Navalny đã được trao trả cho mẹ của ông, theo như xác nhận từ người phát ngôn của nhà đối lập Nga, bỏ mạng trong nhà tù ở Bắc Cực hôm 16/02 vừa qua. Hiện vẫn chưa rõ liệu chính quyền Nga có cho phép cử hành tang lễ cho nhà đối lập một cách công khai hay không, vì điều này có nguy cơ huy động hàng ngàn người ủng hộ Navalny đến tham dự, ngay trước thềm bầu cử tổng thống Nga.

navalny01

Người dân đặt hoa và ảnh để tưởng nhớ thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny, gần Đại sứ quán Nga ở Budapest, Hungary. Ảnh ngày 24/02/2024. AP - Denes Erdos

Từ Moskva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :

"Chắc chắn tin tức này khiến người thân của Alexei Navalny được an lòng. Chính quyền Nga cuối cùng đã chấp thuận trả lại thi hài của Navalny cho mẹ của ông. Theo Kira Yarmish, người phát ngôn của nhà đối lập Navalny, bà Lyudmila Navalnaya hiện vẫn ở Salekhard để có thể tiếp nhận thi thể của con trai bà. Nhưng hiện giờ, Kira Yarmish cho biết bà không rõ liệu chính quyền Nga có ngăn cản việc tổ chức đám tang của Navalny như mong muốn của gia đình và cũng là điều mà ông ấy xứng đáng được nhận hay không.

Cách nay hai ngày, bà Lyudmila Navalnaya đã đăng một video tố cáo hành vi bắt chẹt của chính quyền Nga, xác nhận rằng sẽ chỉ trao trả thi thể của con trai bà với một điều kiện duy nhất là đám tang của Navalny phải được tổ chức một cách kín đáo. Hiện chưa có bất cứ thông tin nào được đưa ra về thỏa thuận giữa chính quyền và mẹ của Navalny. Ngay lập tức, tất cả đội ngũ của nhà đối lập Nga quá cố, hiện đang sống lưu vong tại nước ngoài, đồng loạt gửi lời cảm ơn trên mạng xã hội đến hàng chục ngàn người đã công khai kêu gọi Vladimir Putin trao trả thi thể của Navalny về gia đình".

Trong cuộc họp trực tuyến của khối G7 tối ngày hôm qua, thông cáo chung của khối, được AFP trích dẫn, kêu gọi Nga làm sáng tỏ các tình tiết xung quanh cái chết của Alexei Navalny. Các lãnh đạo G7 cũng bày tỏ sự thương tiếc đối với "lòng dũng cảm phi thường của nhà đối lập Nga", "người đã hy sinh mạng sống trong cuộc chiến chống lại tham nhũng của điện Kremlin…".

Chi Phương

******************************

Thi th ca lãnh đo đi lp Nga Navalny được giao li cho m ông

Reuters, VOA, 25/02/2024

Thi th ca nhà lãnh đo đi lp Nga Alexei Navalny, người bt ng qua đi trong tù chín ngày trước, đã được giao li cho m ông vào ngày th By ti thành ph Salekhard Bc Cc.

navalny02

Lyudmila Navalnaya, m ca nhà lãnh đo đi lp Nga quá c Alexei Navalny, và lut sư Alexei Tsvetkov bước ra khi văn phòng cơ quan khu vc ca y ban Điu tra thành ph Salekhard, Vùng Yamal-Nenets, Nga, ngày 19/2/2024.

Gia đình ông Navalny và nhng người ng h cáo buc Tng thng Nga Vladimir Putin th tiêu ông, mt cáo buc mà Đin Kremlin bác b. Ông tng sng sót sau mt v đu đc vào năm 2020 và chu s đi x khc nghit trong tù nhiu năm, bao gm nhng khong thi gian dài b bit giam.

Đi ngũ ca ông Navalny cho biết trên mng xã hi X hôm th Năm rng giy chng t ca ông nói ông chết vì nguyên nhân t nhiên.

Trong video quay trước khi thi th được trao tr, v góa ca ông Navalny là Yulia Navalnaya cáo buc "qu d" Putin "tra tn" thi th ca mt đi th chính tr.

Nhng đng minh ca ông Navalny kêu gi người ng h "đng ngơi ngh" và phát ngôn viên ca ông, Kira Yarmysh, viết trên X rng không chc nhà chc trách Nga s cho phép người thân t chc tang l "theo cách mà gia đình mong mun và theo cách mà Alexei xng đáng có được".

Lãnh đo các nn dân ch ln thuc Nhóm By cường quc (G7), trong phát biu cam kết ng h Tng thng Ukraine Volodymr Zelenskyy nhân k nim hai năm cuc chiến Ukraine, hi thúc Nga làm sáng t đy đ tình hung xung quanh cái chết ca ông Navalny và tr t do cho "tt c các tù nhân b giam gi bt công".

"Chúng tôi s buc nhng người gây ra cái chết ca ông Navalny chu trách nhim, bao gm c vic tiếp tc áp đt các bin pháp hn chế đáp li nhng hành vi vi phm và xâm hi nhân quyn Nga cũng như thc hin các hành đng khác", G7 nói thêm.

Trong video dài sáu phút đăng trên YouTube, bà Navalnaya nói bà s tiếp tc cuc chiến chng li chế đ ca ông Putin, đt câu hi v đc tin ca tng thng và cáo buc ông ta gi thi th chng bà làm "con tin".

Ngày th Sáu, m ca ông Navalny, Lyudmila, cho biết các nhà điu tra Nga đã t chi đưa thi th ca ông ra khi nhà xác Salekhard cho đến khi bà đng ý an táng ông mà không t chc tang l công khai.

Bà cho biết mt quan chc đã nói vi bà rng bà nên chp thun yêu cu ca h vì thi th ca ông Navalny đang phân hy.

Ngày th By, các tr lý ca ông Navalny cho biết nhà chc trách đã đe da s chôn ct ông ti khu nhà tù ho lánh nơi ông qua đi tr phi gia đình ông đng ý các điu kin ca h.

Nguồn : VOA, 25/02/2024

Published in Quốc tế

Công lý nào cho Ukraine, cho Navalny và những nạn nhân của độc tài Putin ?

Cái chết bất ngờ của Alexei Navalny, nhà đối lập Nga nổi tiếng nhất khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ. Báo chí Pháp nhận xét "Alexei Navalny, bị Putin sát hại", "Cái giá của sự can đảm", "Người tử đạo vĩ đại của chế độ xô-viết", "Putin nay không còn từ một thủ đoạn nào"… The Economist cho rằng cách trả đũa tốt nhất của phương Tây là vũ trang cho Kiev, L’Obs kêu gọi "Công lý cho Ukraine".

nga1

Cảnh sát Nga bắt giữ một phụ nữ đến tưởng niệm nhà đối lập Alexei Navalny gần tượng đài Bức tường đau khổ dành cho các nạn nhân bị đàn áp chính trị ở Moskva, ngày 17/02/2024. Reuters - Stringer

Nước Nga của Putin không còn một giới hạn nào

Sự kiện được tất cả các báo ra cuối tuần chú ý và các tuần báo cũng kịp thời có những bài phỏng vấn, phóng sự, là việc nhà đối lập số 1 của Nga, Alexei Navalny đột ngột qua đời trong nhà tù ở Bắc Cực.

Riêng Libération cuối tuần dành trọn trang nhất cho chân dung ông, thẳng thừng chạy tựa "Alexei Navalny, bị Putin sát hại".

Trả lời L’Express, nhà báo Nga đang lưu vong ở Anh Andrei Soldatov nhấn mạnh, "Nước Nga của Putin không còn giới hạn nào". Chuyên gia về cộng sản Thierry Wolton nhận định trên Le Figaro cuối tuần "Tên của Alexei Navalny từ nay phải được thêm vào danh sách những người tử đạo vĩ đại của chế độ xô-viết".

Trong bài xã luận "Biểu tượng của tự do", Le Figaro cuối tuần nhận xét người đàn ông cao lớn với mái tóc vàng và đôi mắt xanh cương nghị, trong những bức ảnh gần đây có vẻ mặt hốc hác, ốm yếu và già hẳn đi vì bị hành hạ trong tù. Alexei Navalny đã bị chuyển trại nhiều lần, bị biệt giam 27 lần trong những điều kiện vô nhân đạo nhất, và lần cuối là hôm thứ Tư. Thi hài ông hiện ở đâu cũng không được biết. Chuyên gia Anna Colin Lebedev nhận định nhà tù Nga đã trở thành nơi vô thiên vô pháp.

Cái giá của tự do dân chủ

Sau khi sống sót thần kỳ từ vụ đầu độc, được chữa trị tại Đức, nhà đối lập chọn lựa về nước để tiếp tục chiến đấu. Ông biết cái giá phải trả, trong một chế độ mà những tiếng nói phản biện lần lượt bị trừ khử bằng cách này hay cách khác. Trong thông điệp cuối cùng gởi tới nhân dân Nga do các luật sư của ông đăng lên Instagram, Alexei Navalny kêu gọi "bước vào chiến dịch" chống lại Putin. Libération cho rằng nếu cần phải nhắc nhở sự nguy hiểm của Vladimir Putin đối với nhân dân Nga và thế giới, thì đó là cái chết đột ngột trong tù của nhà đối lập hàng đầu.

Khi bước lên phi cơ trở về Moskva hôm 17/01/2021, Navalny đã hy sinh cuộc sống cho Tự do – Bình đẳng – Bác ái, câu khẩu hiệu vẫn được khắc trên các tòa nhà Pháp. Ông biết điều đó, vợ con ông và các hành khách cùng chuyến bay, cũng như hàng triệu người theo dõi ông cũng biết như vậy. Thế nên Putin nhanh chóng trừ khử đối thủ nguy hiểm nhất này. Lời kêu gọi cuối cùng khi còn tự do của Alexei Navalny là "Người sẽ đến im lặng lập lại trật tự không hiện hữu, những người khác cho rằng đó là bạn (…). Không ai khác ngoài bạn, nhiệm vụ của bạn là phải kháng cự".

Theo Le Figaro cuối tuần, cái chết của nhà đối lập cho thấy đối với các chế độ độc tài, tự do dân chủ không phải thương lượng mà có được, mà chỉ có thể bảo vệ bằng sức mạnh. Tương tự, trong bài xã luận "Cái giá của sự can đảm", Libération cuối tuần cho rằng việc sát hại Navalny - vì cái chết của ông đã được lên kế hoạch như một vụ hành quyết - gây bất ngờ. Trong khi đó tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, một khuôn mặt anh hùng khác trong cuộc chiến chống lại Kremlin, đang viếng thăm chính thức Berlin và Paris, đang xin viện trợ những chiến đấu cơ mà phương Tây mãi ngần ngại không cho ; nhưng đây chính là thời điểm.

Nỗi sợ và lòng tham, hai cơ sở cho quyền lực Putin bị Navalny tấn công

The Economist giải thích "Cái chết của Alexei Navalny có ý nghĩa gì đối với Nga, với Putin và thế giới". Alexei Navalny không thích những bi kịch, chỉ thích những phim mà người hùng thắng được kẻ gian, Thiện thắng Ác. Ông có diện mạo và tài năng để trở thành một trong những người hùng như thế, nhưng Navalny sinh ra ở Nga và sống trong một thời đại u ám. Nhà đấu tranh nói : "Nhà tù ở ngay trong ý nghĩ của chúng ta. Nếu nghĩ kỹ, tôi không phải trong tù mà đang du hành trong không gian, đến một thế giới mới tuyệt vời". Chuyến viễn du này đã kết thúc hôm 16/02.

Trại giam Nga nói rằng Navalny chết vì "một cục máu đông", tuy bác sĩ của ông bác bỏ khả năng này. Dù lý do tử vong được ghi như thế nào trong giấy chứng tử, nhà đối lập đã bị Vladimir Putin sát hại khi lưu đày ông tận Bắc Cực với chế độ tù khổ sai. Là người vô cùng thông minh, Alexei Navalny đã nhận diện được hai cơ sở của quyền lực Vladimir Putin : nỗi sợ và lòng tham. Trong thế giới của Putin, mọi người đều có thể bị đe dọa hay mua chuộc.

Navalny đã tấn công mạnh mẽ vào hai cơ sở này. Trong cuộc thập tự chinh chống tham nhũng, ông đã tung ra những phim tư liệu cho thấy các du thuyền, biệt thự, phi cơ riêng của giới lãnh đạo Nga. Riêng video về "cung điện" trị giá hơn 1 tỉ đô la của Putin ở Hắc Hải đã thu hút 130 triệu lượt xem trên YouTube ; ông chủ của dinh cơ này được mô tả không phải là Sa hoàng mới mà là trùm mafia.

Cách trả đũa tốt nhất : Vũ trang cho Ukraine

Cái chết của Navalny khiến người dân Nga bình thường kinh ngạc và phẫn nộ. Tại Moskva và nhiều nơi trên cả nước, người ta đặt hoa viếng nhà đối lập trước khi bị cảnh sát giải tán. Reuters cho biết có ít nhất 340 người bị bắt tại khoảng 30 thành phố vì tưởng niệm Alexei Navalny - đợt bắt bớ quy mô nhất kể từ tháng 9/2022.

Đối với phương Tây, đây là lời kêu gọi hành động. The Economist cho rằng phương Tây cần tìm lại sức mạnh và lòng can đảm mà Alexei Navalny đã chứng tỏ. Mỗi lần nhân nhượng, Putin càng dấn tới ; mỗi lần các chính khách phương Tây bày tỏ "quan ngại sâu sắc", Putin lại cười khẩy. Sự trả đũa tốt nhất là vũ trang cho Ukraine. Giải phóng Ukraine là cách tốt nhất để nước Nga được tự do.

Hiệp ước an ninh song phương : Món quà quý giá đối với Zelensky

Trong lúc viễn cảnh được gia nhập NATO hãy còn xa, Volodymyr Zelensky tìm được sự hỗ trợ của ba nước lớn Châu Âu. Sau Anh quốc, Pháp và Đức hôm thứ Sáu 16/02 đã ký hiệp ước an ninh song phương với Ukraine.

Le Monde cuối tuần cho biết tổng thống Pháp khẳng định với đồng nhiệm Ukraine : "Chúng tôi quyết tâm cùng với các bạn làm cho Nga phải thất bại". Trong thỏa thuận an ninh có giá trị 10 năm, Pháp hứa viện trợ quân sự đến 3 tỉ euro cho Kiev trong năm 2024. Paris cho biết đến nay đã cung cấp 3,8 tỉ đô la vũ khí cho Ukraine. Có thể kể : 30 khẩu đại bác Caesar, 38 xe thiết giáp trinh sát AMX-10 RC, 250 thiết vận xa, hai hệ thống địa-không Crotale, khoảng 100 hỏa tiễn hành trình Scalp. Tuy vậy Pháp vẫn chưa chịu giao chiến đấu cơ cho Kiev.

Trước khi đến Paris, Volodymyr Zelensky cũng đã ký hiệp định song phương với Đức, trong đó Berlin viện trợ gần 8 tỉ euro, giúp gỡ mình và tái thiết cơ sở hạ tầng điện nước. Một loạt vũ khí tân tiến được hứa hẹn nhưng không có hỏa tiễn hành trình Taurus mà Kiev mong mỏi. Tuy vậy Zelensky nhấn mạnh "Ukraine chưa bao giờ ký kết những văn bản quý giá như vậy".

Hai năm qua, những vật thể bay trên bầu trời Ukraine chỉ là tử thần

Trong bài xã luận, L’Obs kêu gọi "Công lý cho Ukraine". Hai năm sau ngày quân Nga kéo sang xâm lược, cũng vì tự do và hòa bình mà người Ukraine tiếp tục chiến đấu trong máu, nước mắt và giá lạnh. Luật gia, cựu bộ trưởng tư pháp Robert Badinter, người vừa qua đời ở tuổi 95, được toàn bộ chính giới Pháp kính trọng vì cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống lại án tử hình, cho rằng về mặt pháp lý, ông chủ điện Kremlin xứng đáng bị đưa ra trước tòa án quốc tế vì "tội xâm lăng", "tội ác chiến tranh" và "tội ác chống nhân loại". Thế nhưng hai năm sau ngày 24/02/2024, khả năng này còn rất xa vời.

Cuộc phản công của Kiev thất bại một phần, những trận đánh đến nay đã làm 190.000 quân nhân và 10.000 thường dân Ukraine thiệt mạng, vẫn ác liệt. Tuy kiệt sức nhưng người Ukraine vẫn dũng cảm chiến đấu. Không ai hiểu được ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc hơn họ, và L’Obs dành số báo đặc biệt cho các nhà văn Ukraine.

Nhà văn tên tuổi Andrei Kurkov, trong bài "Sống và mơ ở Ukraine trong chiến tranh", đã viết : "Từ khi còn nhỏ, tôi đã rất mơ mộng và hay nhìn lên bầu trời để quan sát các phi cơ và chim chóc, nhưng thường thích nhìn máy bay hơn vì ba tôi là phi công. Đã hai năm qua, không còn chiếc phi cơ dân sự nào trên bầu trời Ukraine. Nếu có vật gì đó bay qua mà không giống như chim, thì đó là một hỏa tiễn hoặc drone Nga mang tử thần đến đất nước tôi".

Bị cấp trên hù dọa để tránh đầu hàng, lính Nga chỉ còn cửa tử

Bên cạnh những chuyện tai nghe mắt thấy trong đời sống thường nhật, nhà văn cho biết tù binh Ukraine tại Nga luôn đông hơn tù binh Nga ở Ukraine. Từ lâu người Ukraine vẫn kinh ngạc khi thấy từ các video do drone ghi lại, những lính Nga bị thương hay bị bao vây đã quay súng tự sát hoặc tự cho nổ lựu đạn. Tại sao họ không đầu hàng ? Một trong những câu trả lời đến từ một lính Nga mới bị bắt ở Robotino, thuộc vùng Donbass. Anh ta kinh hoàng hỏi : "Các anh sẽ không xịt loạt mút giãn nở vào miệng tôi chứ ?".

Các quân nhân Ukraine ban đầu không hiểu, sau mới biết rằng các sĩ quan Nga gieo rắc khủng hoảng cho binh lính, dọa dẫm một cái chết khủng khiếp nếu rơi vào tay địch. Trong túi những tù binh này người ta tìm thấy các truyền đơn nhấn mạnh không nên đầu hàng vì sẽ bị hành hạ dã man : "đánh gãy xương sườn, móc mắt, cắt tai và ngón tay hay bộ phận sinh dục, đâm thủng phổi, chết đói, cưỡng hiếp, đánh đập". Trên thực tế chính quân Nga tra tấn tàn bạo tù binh Ukraine, và lính Nga tin rằng họ cũng sẽ chịu chung số phận khi bị bắt.

Ban đêm, thời tiết tại Ukraine xuống đến -20 °C, khiến cuộc sống trong chiến hào trở nên khó thể chịu đựng. Các bệnh viện thường tiếp nhận những chiến binh Ukraine có ngón tay, ngón chân bị lạnh cóng. Ngủ quên có thể không bao giờ thức dậy được. Phải chăng vì vậy mà bộ chỉ huy Nga mỗi đêm thường xua quân sang tấn công, lính Nga tuân lệnh có phải vì chết rét còn đáng sợ hơn chết vì đạn ? Hay là vì nếu tử trận gia đình họ được lãnh một số tiền lớn ? Nhà văn vẫn mơ những vùng đất bị chiếm đóng được giải phóng, không còn bom mìn, những thành phố và làng mạc sống dậy, người dân hồi hương, cả những thú hoang chạy loạn về phương nam cũng trở về rừng rậm. Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc, nhưng vấn đề là bao giờ ?

Bóp méo thông tin : Sở trường của Nga, Trung Quốc

Không chỉ trên chiến trường, mà trên mặt trận thông tin cuộc chiến cũng rất khốc liệt. Le Point dành hồ sơ cho "những nhà máy sản xuất tin giả". Mạng "Portal Kombat" của Nga là đại diện cho một giai đoạn mới trong chiến tranh thông tin, hệ thống này gồm những trang web đang nằm im bỗng dưng được kích hoạt ngay sau hôm Nga xua quân sang xâm lăng Ukraine. Đây chỉ là một trong vô số mắt xích của Kremlin để làm mất uy tín các đồng minh của Ukraine, tìm kiếm tính chính danh cho cuộc chiến.

Một mạng lưới khác là RRN (Reliable Recent News, Thời sự mới và khả tín) có đến 353 trang web. Một số bằng tiếng Anh, tập trung cho tội ác chiến tranh của… Ukraine. Số khác bằng tiếng Pháp mang tên "Nước Pháp độc lập", "Tiến lên"… làm giả các tờ báo uy tín của Pháp như Le Parisien, Le Point, Le Figaro, tung ra vô số tin thất thiệt. Một người phó của Dmitri Peskov, phát ngôn viên của Vladimir Putin, được nhận ra là kiến trúc sư của cuộc tấn công vào các nền dân chủ Châu Âu.

Một nhân tố khác là cấu trúc cũ thuộc nhóm lính đánh thuê Wagner của Yevgeny Prigozhin, nay do tình báo Nga kiểm soát. Cả một "nhà máy tin giả" đặt tại Saint-Petersburg, với đội ngũ dư luận viên được trả lương khá cao để ngày đêm tung ra những thông tin được nhào nặn hoặc tưởng tượng. Không chỉ có Nga, Trung Quốc là một trong số những nước độc tài rất siêng năng tung hỏa mù thông tin.

Cựu chủ bút tuần báo L’Express là điệp viên KGB !

Một ví dụ điển hình cho việc Nga lũng đoạn chính trường phương Tây : L’Express tiết lộ cựu chủ bút của tuần báo, Philippe Grumbach lại chính là điệp viên của KGB, một sự "leo cao, trèo sâu" chưa từng thấy ở Pháp. Nhà báo này là một nhân vật có ảnh hưởng lớn, thân thiết với cả tổng thống François Mitterrand lẫn Valéry Giscard d’Estaing, và đã nhiều lần can thiệp vào chính sách đối ngoại. Đám cưới của Philippe Grumbach có đủ mặt những ngôi sao sáng chói của Pháp như Alain Delon, Isabelle Adjani, nhà văn Françoise Sagan…

Từ năm 2014, đại học Cambridge ở Anh đã có được các tài liệu của Vasili Mitrokhin, trưởng bộ phận lưu trữ của tình báo Nga từ 1972 đến 1982. Sau khi Liên Xô sụp đổ, vị trung tá KGB này đã chạy sang Anh quốc lưu vong, mang theo hàng ngàn trang tài liệu trong đó có mấy trăm tên tuổi các điệp viên. Tiết lộ chi tiết của Vasili Mitrokhin khiến nhiều điệp viên nằm vùng sau đó phải thú nhận. Riêng cơ quan phản gián Pháp đã vô cùng kinh ngạc khi được tình báo Anh chuyển cho tài liệu vào giữa thập niên 90 : Grumbach chính là điệp viên của Nga mang mật danh "Brock". Nhưng lúc đó Liên Xô không còn tồn tại, nước Nga suy sụp, đã hết thời hiệu khởi tố và họ còn nhiều mối lo khác.

Philippe Grumbach vốn được tình báo Nga biệt đãi với thù lao cao nhất, được tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao. Chuyên gia Thierry Wolton dựa theo tài liệu Vasili Mitrokhin đã viết hẳn một cuốn sách về câu chuyện này, nhưng bị ông ta dọa kiện nên vẫn nằm trong ngăn kéo nhà xuất bản. Mới đây được L’Express tiếp xúc, bà Nicole Grumbach, vợ ông xác nhận trước khi qua đời Philippe Grumbach thú nhận có cộng tác với KGB, và sau đó không thể chấm dứt vì bị đe dọa.

Bầu cử tổng thống Mỹ : Ai ít bị ghét nhất sẽ thắng

Nhìn sang nước Mỹ, Le Point nhìn thấy khía cạnh hữu ích từ tuyên bố khiêu khích của Donald Trump về NATO : đánh động được ý thức của các nước. L’Express phân tích về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Còn 10 tháng nữa đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, nhiều người tự hỏi liệu ông Biden có cáng đáng được nhiệm vụ nếu đắc cử. Hai nhược điểm của Joe Biden : nhiều người cho rằng ông quá lớn tuổi để làm công việc khó khăn nhất thế giới này, và Kamala Harris bị cho là bất tài, không thể thay thế tổng thống trong trường hợp phải bỏ dở nhiệm kỳ. Còn nếu muốn thay thế Harris thì đã quá trễ, Biden sẽ mất số cử tri da màu.

Tuần báo cho rằng Joe Biden tái ứng cử vì không tin các ứng cử viên khác có thể đối đầu với Donald Trump. Thống đốc California, Gavin Newsom hay thống đốc Michigan, Gretchen Whitmer, theo Jacob Heilbrunn, tổng biên tập The National Interest thì "Trump chỉ đợp một phát là xong". Đành rằng Biden không được lòng dân, nhưng Trump cũng vậy.

Một điểm yếu khác của Trump : ứng cử viên Nikki Haley làm ông mất đi cơ hội ca khúc khải hoàn ngay từ đầu, buộc lòng phải tiếp tục chiến dịch, và việc đả kích đối thủ có thể làm mất một số cử tri phụ nữ. Trump cũng không lợi dụng được những cuộc khủng hoảng hiện nay. Israel không tràn sang Lebanon, Iran không kích hoạt Hezbollah, Hoa Kỳ không hành động quá trớn và rốt cuộc sẽ có ngưng bắn ở Gaza. Và nếu phe Cộng hòa tiếp tục phong tỏa viện trợ cho Ukraine sẽ bị coi là đồng minh của trục Nga-Trung Quốc.

Cuối cùng, vấn đề là ai bị ghét bỏ nhiều nhất ? Giáo sư Vincent Michelot cho rằng trong cuộc bầu cử ngày 05/11, sự chọn lựa của cử tri không phải là ủng hộ mà nhằm bác bỏ, và như vậy cũng giống như một trò chơi bài tẩy. Ứng cử viên nào ít bị ghét hơn người kia sẽ thắng.

Tựa chính các tuần báo

L’Express chọn chủ đề xã hội "Mai đây, mọi người đều mảnh mai ?", nói về những loại thuốc giảm cân. Courrier International dành hồ sơ cho ma túy Fentanyl mà tuần báo nhận định đang "quá liều" trên thế giới. Về thời sự quốc tế, Le Point tố cáo "Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan… Trong hậu trường của việc bóp méo thông tin". 

L’Obs ra số đặc biệt nhường lời cho các nhà văn Ukraine với tựa lớn "Xin đừng quên chúng tôi". Bên cạnh đó là chân dung Robert Badinter, người cả đời đấu tranh cho việc bỏ án tử hình, tuần báo nhấn mạnh "Một cuộc đời vì công lý". The Economist đưa tít "Gặp gỡ liên minh toàn cầu chống toàn cầu hóa" với chiếc nón kết đỏ quen thuộc của Donald Trump, nhưng thay vì "MAGA" (Make America Great Again), sau "America" là một loạt Hungary, Ý, Pháp, Israel, Đức, Hà Lan, Ba Lan "Great Again".

Thụy My

Published in Quốc tế

Alexei Navalny : Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết ?

BBC, 17/02/2024

Alexei Navalny là người thường chỉ trích gay gắt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông từng bị đầu độc và cuối cùng đã chết trong tù.

navalny1

Nhiều người tưởng niệm ông Alexei Navalny

Ngày 16/2, ông Alexei Navalny – đối thủ trong nước lớn nhất của Tổng thống Vladimir Putin - được thông báo đã qua đời, nguyên nhân còn "đang được làm rõ".

Trước đó không lâu, Cơ quan quản lý nhà tù khu tự trị Yamalo-Nenets từng thông báo ông "cảm thấy không khỏe".

Cái chết của ông Navalny , chỉ chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử có thể sẽ đưa ông Putin lên nắm quyền thêm 6 năm, làm dấy lên làn sóng chỉ trích Nga từ phía cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Điện Kremlin phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Navalny, và rằng trách nhiệm của ông Putin là "không thể chối cãi".

Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu Charles Michel đánh giá ông Navalny đã "hy sinh một cách cao cả nhất" trong cuộc chiến "vì các giá trị tự do và dân chủ".

Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné cho rằng Navalny đã "trả giá bằng mạng sống của mình để chống lại một hệ thống áp bức" và nói rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông.

Cái chết của Navalny còn dẫn đến các cuộc biểu tình và tưởng nhớ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là bên ngoài các đại sứ quán Nga.

Đám đông ở Berlin hô vang : "Đưa Putin ra Tòa án Quốc tế". Ở London, những người biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nga giơ cao biểu ngữ "Navalny là anh hùng của chúng ta".

Hơn 100 người giơ cao chân dung của Navalny và đặt hoa tưởng nhớ ông trước tòa nhà Liên Hợp Quốc ở thành phố Geneva.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nhiều người đã đến đặt hoa tại các điểm tưởng niệm vừa hình thành ở thành phố Moscow và Saint Petersburg.

Theo một số nguồn tin, hơn 100 người đã bị bắt giữ tại các thành phố của Nga.

Phản ứng từ Nga

navalny2

Một bản tin ở Nga về cái chết của ông Navalny nhưng lại không có hình ảnh của ông

Các phương tiện truyền thông nhà nước Nga thường không dành nhiều thời lượng cho những người chỉ trích chính phủ.

Cái chết của ông Alexei Navalny cũng không phải ngoại lệ.

Trên hai kênh truyền hình nổi tiếng nhất - Channel One và Rossiya 1, phải mất lần lượt 45 và 60 phút sau khi có tin báo thì cái chết của Navalny mới được đề cập tới.

Các bản tin không cho biết ông Navalny là ai hay tại sao ông bị giam giữ.

Tuy nhiên, phản ứng trên mạng xã hội hoàn toàn trái ngược.

Tin tức về cái chết của ông tràn ngập các nền tảng như X (Twitter) và Telegram.

"Nếu đây là sự thật, thì dù với lý do gì, Vladimir Putin có trách nhiệm cá nhân đối với cái chết bất ngờ này", ông Mikhail Khodorkovsky, cựu tài phiệt Nga hiện sống ở London và là người chỉ trích ông Putin, viết trên Telegram.

Trong khi đó, một số nhân vật thân chính phủ ám chỉ rằng phương Tây hoặc phe đối lập Nga, chứ không phải Tổng thống Putin, mới là người hưởng lợi từ cái chết đột ngột của Navalny.

Margarita Simonyan, tổng biên tập của đài RT, nhanh chóng chế giễu phản ứng của phương Tây.

"Tôi không buồn giải thích cho họ hiểu rằng mọi người đã quên [Navalny] từ lâu, rằng việc giết ông ta là vô nghĩa, đặc biệt là trước thềm bầu cử do điều đó sẽ có lợi cho các phe đối lập", bà nói.

Người dẫn chương trình Channel One Anatoly Kuzichev cũng nói rằng ông Navalny đã "bị chính đồng đội của mình lãng quên", và nhận định rằng cái chết của ông Navalny có thể chỉ là "một tai nạn" hoặc có lẽ là một hành động "đâm sau lưng khủng khiếp".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng các nhà lãnh đạo phương Tây đang "tự phơi bày" chính mình với những phản ứng vội vàng.

"Hiện chưa có giám định pháp y, nhưng phương Tây đã vội vàng kết luận", bà nói.

Đối đầu với Putin

navalny3

Ông Navalny và vợ trong buổi diễu hành năm 2020 tưởng nhớ ông Boris Nemtsov - một người phê phán Moscow bị sát hại

Ông Navalny sinh ngày 4/6/1976 (47 tuổi) tại một ngôi làng ngoại ô Moscow. Năm 1998, ông tốt nghiệp ngành luật của Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga.

Trên nền tảng LiveJournal, ông Navalny và nhóm của mình đã công bố hàng chục kết quả điều tra được củng cố bởi các bản sao kê ngân hàng, tài liệu rò rỉ, bản đồ, biên bản kiểm kê tài sản, hình ảnh và video quay bằng drone.

Dần dần, ông Navalny bắt đầu nổi lên trong nền chính trị Nga với tư cách là nhà hoạt động chống tham nhũng cấp cơ sở.

Một trong những chiến thuật của ông là trở thành cổ đông thiểu số tại các công ty dầu mỏ, ngân hàng, ban ngành, và đặt những câu hỏi khó nhằn về các lỗ hổng trong tài chính nhà nước.

Ngày 9/9/2011, ông Navalny thành lập Tổ chức Chống Tham nhũng (Anti-Corruption Foundation).

Năm 2011 cũng là thời điểm ông Navalny bắt đầu dẫn dắt các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn chống lại Tổng thống Putin.

"Dưới thời [Boris] Yeltsin - tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ của Nga - tham nhũng là vấn đề nhức nhối. Dưới thời Putin, tham nhũng trở nên có hệ thống", ông Navalny viết vào năm 2012.

navalny4

Ông Navalny bị bắt giữ trong một cuộc tuần hành phản đối ông Putin vào năm 2012

Năm 2017, ông Navalny quyết định tranh cử tổng thống.

"Putin là kẻ đã lấy mất tương lai của nước Nga. Tôi tham gia cuộc bầu cử này để chống lại ông ta", ông tuyên bố.

Ngay sau đó, ông bị cấm tham gia cuộc tổng tuyển cử do từng bị kết án tù treo năm 2014. Theo luật của Nga, người có tiền án không được phép tranh cử.

Ông được nhiều người đánh giá là ứng cử viên duy nhất có cơ hội thách thức Tổng thống Putin.

Bất chấp lệnh cấm, ông tiếp tục vận động tranh cử vào năm 2018.

Hàng loạt ‘tai nạn’

Năm 2017, ông Navalny đã bị bỏng hóa chất ở mắt sau khi bị tấn công bằng thuốc nhuộm Zalyonka bên ngoài văn phòng của mình.

Năm 2019, ông nghi ngờ mình bị đầu độc khi đang ở trong tù do kêu gọi biểu tình trái phép. Sau đó ông được đưa vào bệnh viện với khuôn mặt sưng vù, thương tổn ở mắt và nhiều vết phát ban trên cơ thể.

Vào thời điểm đó, các tin tức cho biết đó là dị ứng - điều mà cả ông Navalny và bác sĩ của ông đều nghi ngờ. Theo ghi nhận chính thức, ông được chẩn đoán là bị "viêm da tiếp xúc".

Vụ đầu độc diễn ra một năm sau đó đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.

Ngày 20/ 8/2020, Navalny bất ngờ ngã quỵ trên chuyến bay qua Siberia và được đưa gấp vào bệnh viện Omsk ở Siberia. Sau đó ông được đưa tới Đức điều trị.

navalny5

Ông Navalny - trong ảnh cùng gia đình - đã được đưa đến Berlin để điều trị sau vụ đầu độc Novichok năm 2020

Tháng 9/2020, chính phủ Đức tiết lộ rằng các cuộc kiểm tra được quân đội thực hiện đã tìm thấy "bằng chứng rõ ràng về chất độc thần kinh Novichok". Đây là một chất độc thần kinh chỉ có quân đội mới có.

Điện Kremlin phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào và bác bỏ kết quả phát hiện này.

Ở tù và chết

navalny6

Ông Nalvany bị nhốt trong phòng kính tại phiên tòa năm 2021

Sau khi bình phục, ông Navalny trở về Moscow ngày 17 tháng 1 năm 2021 và ngay lập tức bị bắt giữ, theo đúng như dự đoán của ông.

Kể từ đó, ông chưa bao giờ được trả lại tự do.

Người ủng hộ ông đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Nga. Cảnh sát đã đáp trả bằng vũ lực, bắt giữ hàng ngàn người với lý do tham gia các cuộc tụ tập trái phép.

Tháng 3 năm 2022, án phạt của ông Navalny được tăng thêm 9 năm sau khi ông bị kết tội tham ô và coi thường tòa án. Ông được chuyển đến một trại giam mới ở Melekhovo, cách Moscow khoảng 250km về phía đông.

Trong một phiên tòa vào tháng 5/2022, ông Navalny cáo buộc ông Putin phát động một "cuộc chiến ngu ngốc mà không có mục đích hay ý nghĩa gì".

Tháng 6 năm 2022, đồng minh của ông lên tiếng báo động sau khi phát hiện ông không còn ở nhà tù ở Melekhovo.

Sau đó, cơ quan quản lý nhà tù liên bang thừa nhận ông đã được chuyển đến nhà tù IK-6 khét tiếng, cách Moscow hơn 249km về phía đông. Ông Navalny nói rằng mình liên tục bị biệt giam tại đây.

Vào tháng 9/2022, trong một bài báo trên Washington Post, ông cáo buộc giới tinh hoa Nga có "sự điên cuồng khát máu đối với Ukraine".

Bản án cuối cùng của ông, được các thẩm phán đưa ra vào tháng 8 năm 2023, kéo dài thời hạn tù thành 19 năm.

Bản án khiến ông bị chuyển đến một trại giam được bảo vệ nghiêm ngặt thường dành cho những tội phạm nguy hiểm nhất của Nga.

Đó là trại giam FKU IK-3 ở thị trấn Kharp thuộc huyện Priuralsky, khu tự trị Yamalo-Nenets.

Thời điểm này là 6 tháng trước khi ông chết vào ngày 16/2 vừa qua.

Nguồn : BBC, 17/02/2024

*****************************

Phương Tây đồng loạt lên án Nga về cái chết của nhà đối lập Navalny

Thanh Phương, RFI, 17/02/2024

Từ hôm 16/02/2024, các nước phương Tây đồng loạt lên án Moskva về cái chết của nhà đối lập hàng đầu ở Nga Alexei Navalny. Theo nhà chức trách Nga, ông Navalny đã chết trong một nhà tù ở vùng Bắc Cực trong hoàn cảnh mờ ám. 

navalny1

Nhà đối lập Nga Alexandre Navalny chết trong tù ngày 16/02/2024. AP - Michael Probst

Trong một thông cáo ngắn gọn hôm qua, nhà chức trách Nga chỉ báo cho biết là họ đã cố hết sức để cấp cứu cho ông Navalny, nhưng đã không thể cứu sống nhà đối lập mà tình trạng sức khỏe đã suy yếu nhiều sau vụ ông bị đầu độc vào năm 2020 và sau đợt tuyệt thực trong tù vào năm 2021.

Ngay từ tối qua, chính phủ Anh Quốc đã triệu các nhà ngoại giao của sứ quán Nga ở Luân Đôn lên để nói rõ chính Moskva "phải chịu trách nhiệm hoàn toàn" về cái chết của ông Navalny. Chính phủ Anh Quốc còn yêu cầu tiến hành "một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch". Đây cũng là yêu cầu của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin "có trách nhiệm về cái chết của Navalny", mà ông xem là "một tiếng nói mạnh mẽ của sự thật". Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định cái chết của Navalny thể hiện "sự yếu đuối của điện Kremlin và nỗi sợ các nhà đối lập". Tổng thống Zelensky thì cho rằng nhà đối lập Nga "đã bị sát hại như hàng ngàn người khác, chỉ vì một người duy nhất, Putin".

Liên Hiệp Châu Âu đã lên án chế độ Nga về cái chết của Navalny. Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 17/07/2024 cũng có phản ứng tương tự.

Riêng nước Đức, nơi mà nhà đối lập Navalny từng được chữa trị sau khi bị đầu độc, phản ứng như thế nào về cái chết của ông ? Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :

"Đối với nước Đức, tin về cái chết của Alexeï Navalny gây ra cú sốc kép, bởi vì Berlin đã từng đón tiếp nhà đối lập, lúc đó là nạn nhân của một vụ đầu độc ở Nga và chính các bác sĩ Berlin đã cứu sống ông trước khi ông Navalny vài tháng sau đó quyết định trở về nước.

Là người đã cam kết chữa trị cho nhà đối lập Nga, cựu thủ tướng Angela Merkel đã vào bệnh viện để thăm ông. Hôm qua, bà Merkel cho biết "bị chấn động rất mạnh", cho rằng "một tiếng nói can đảm đã bị dập tắt bằng những phương pháp kinh khủng".

Đối với đương kim thủ tướng Đức Olaf Scholz, Alexeï Navalny "rất có thể đã trả giá bằng mạng sống cho sự can đảm của ông". Trong một thông cáo, tổng thống Đức Steinmeier viết : "Ông ấy đã dấn thân hết sức mình cho một tương lai dân chủ của nước Nga. Một tương lai mà chế độ Putin muốn ngăn cản bằng quyền lực tàn bạo của ông ta".

Tại Berlin, nơi mà Navalny đã được chữa trị, hàng trăm người biểu tình đã đến tưởng niệm ông trước sứ quán Nga với biểu ngữ như "Putin là một kẻ sát nhân". Ngay cả các nhật báo của Đức, bình thường tỏ ra chừng mực, cũng đăng những bình luận tố cáo thẳng thừng "Navalny đã bị sát hại. Putin là kẻ sát nhân", trên tờ Tagesspiegel của Berlin. Nhật báo Frankfurter Allgemeine thì xem đây là "một vụ án mạng chính trị".

Ngoài Đức, tại nhiều nước châu Âu khác cũng như tại Hoa Kỳ, tối qua, hàng trăm người đã tập hợp để tưởng niệm nhà đối lập Nga và lên án chế độ Putin.

Thanh Phương

************************

Tưởng niệm nhà đối lập Navalny, hàng trăm người dân Nga bị bắt

Minh Phương, RFI, 17/02/2024

Theo số liệu mới nhất của tổ chức nhân quyền OVD-Info, tính đến sáng nay 17/02/2024, đã có hơn 200 người bị bắt ở 21 thành phố, chủ yếu là các trung tâm đô thị lớn, do tham gia các hoạt động tưởng niệm nhà đối lập Alexei Navalny vừa chết trong tù.

navalny2

Cảnh sát Nga bắt giữ những người đến đài tưởng niệm, đặt hoa tưởng nhớ nhà đối lập Alexei Navalny tại Saint Petersburg, Nga, ngày 16/02/2024. AP

Dù chính quyền thủ đô Moskva đã yêu cầu không tập hợp "trái phép", vào buổi tối, người dân vẫn xếp hàng dài để đặt hoa bên tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của các đợt đàn áp chính trị thời Liên Xô. Tại Nga, bất kỳ hình thức phản kháng công khai nào đều có thể bị phạt tù.

Từ Moskva, thông tín viên RFI Anissa El Jabri tường trình :

Những phương tiện truyền thông đầu tiên đưa tin về cái chết của ông Navalny là những cơ quan truyền hình có tính chính đáng nhất. Chẳng hạn như trên kênh số 1, trong suốt bản tin 45 phút, đài truyền hình này chỉ dành vỏn vẹn 28 giây đưa tin ông Alexeï Navalny đã qua đởi. Đó là 28 giây để đọc thông cáo báo chí của ban quản lý nhà tù.

Sáng hôm nay, không một chữ nào trên trang nhất của các tờ báo Nga Komsomolskaya Pravda hay Rossiskaya Pravda. Trang web của họ cũng tuyệt đối không đề cập đến thông tin này. Các phương tiện truyền thông khác hầu như cũng chỉ trích dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quản lý nhà tù và điện Kremlin, đang nổi dóa trước phản ứng của dư luận quốc tế. Moskva xem những cáo buộc của phương Tây về trách nhiệm của Nga về cái chết của Alexeï Navalny là "không thể chấp nhận được".

Chỉ có những tờ báo độc lập và hoạt động ở nước ngoài mới viết về cái chết của nhà đối lập Alexeï Navalny, đồng thời nhấn mạnh ông Navalny đã bị biệt giam tổng cộng 27 lần. Trong tổng số 1126 ngày bị giam giữ, ông đã chịu hình phạt này đến một phần ba quãng thời gian. 

Đêm qua, nhiều cuộc tập hợp đã diễn ra trên khắp nước Nga, chủ yếu là những người lặng lẽ đến đặt hoa, thường là tại tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bị đàn áp chính trị. Những cuộc tập hợp đó đã nhanh chóng kết thúc. Vào tối khuya vẫn có rất nhiều cảnh sát giải tán tất cả những người còn nán lại gần những địa điểm đó.

Đêm qua tại Moskva, Saint Petersburg, Krasnodar, đặc biệt tại Vladivostok, người ta nhìn thấy nhân viên, mặc áo trùm đầu, nhặt những bông hoa còn sót lại và bỏ vào túi rác. Tại Khabarovsk ở vùng Viễn Đông, một phương tiện truyền thông độc lập đã cho biết "giờ chỉ còn sót lại dấu vết của những ngọn nến".

Cũng trong đêm qua, ở Moskva một số người cứng đầu vẫn mang hoa cẩm chướng đỏ đến đặt ở "hòn đá Solovki", đài tưởng niệm các nạn nhân bị Liên Xô đàn áp ở trung tâm thủ đô. Sáng sớm, trong cơn tuyết rơi dày đặc những ngày gần đây, tượng đài và hoa được các cảnh sát túc trực canh gác.

Minh Phương

*************************

Nhà đối lập Nga Navalny qua đời trong một nhà tù ở Bắc Cực

Trọng Thành, RFI, 16/02/2024

Ông Alexei Navalny, 47 tuổi, người thường được truyền thông mệnh danh là "nhà đối lập chính của điện Kremlin", đã qua đời tại một nhà tù vùng Bắc Cực, theo một thông báo của cơ quan quản lý nhà tù Nga hôm nay, 16/02/2024.

navalny3

Nhà đối lập Nga Alexei Navalny, trong phiên xử tại Tòa án Moskva, Nga, ngày 15/05/2018. Ông đã qua đời ngày 16/02/2024 trong một nhà tù vùng Bắc cực, Nga. Reuters - Tatyana Makeyeva

Cơ quan quản lý trại giam vùng Iamal ở Bắc Cực ra một thông báo cho biết : "tù nhân Navalny đã cảm thấy khó chịu sau một cuộc đi dạo, và gần như bất tỉnh ngay lập tức". Nhân viên y tế của trại nhanh chóng có mặt, và đã gọi xe cấp cứu. Mọi biện pháp cấp cứu hồi sức tại chỗ đã được tiến hành, nhưng không mang lại kết quả tích cực. Các bác sĩ cấp cứu ghi nhận tù nhân qua đời. Hiện tại, "nguyên nhân tử vong đang được xác định".

Theo Reuteurs, điện Kremlin hiện tại chưa có thông tin về nguyên nhân cái chết của ông Alexei Navalny, và cho biết "các thẩm định đang được tiến hành".

Ông Navalny bị bắt đầu năm 2021, ngay khi từ Đức trở về, sau đợt điều trị nhiễm độc, mà ông cáo buộc là bị an ninh Nga đầu độc. Ông bị kết án 19 năm tù. Đầu tháng 12/2023, Navalny đột ngột biến mất khỏi nhà tù ở tỉnh Vladimir, cách Moskva 250 km, trong nhiều ngày trước khi thân nhân Navalny được thông báo ông bị đưa đến nhà tù vùng Bắc Cực băng giá.

Theo Đài Pháp France Info, "đây là tin chấn động tại Nga cũng như trên thế giới", "những người ủng hộ Navalny coi việc nhà cầm quyền đưa ông đến giam giữ tại một nơi xa xôi hẻo lánh là một thủ đoạn chính trị nhằm bịt miệng nhà đối lập vào thời điểm chỉ còn ba tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Nga."

Nhà hoạt động nhân quyền Olga Prokopieva, hiệp hội Nước Nga – Các quyền tự do, nhấn mạnh, khi đưa ông Navalny lên Bắc Cực, nhà cầm quyền mưu toan "sử dụng các điều kiện giam giữ hết sức khắc nghiệt để bẻ gãy tinh thần nhà đối lập".

Mới đây, từ trong tù, nhà đối lập Navalny phát đi lời kêu gọi phản kháng, hô hào mọi người xuống đường đông đảo trên toàn quốc ngay vào thời điểm cuộc bầu cử 15 đến 17/03 để phản đối chế độ Putin. Ông viết trên mạng X (tức Twitter cũ) : "Hãy có mặt đúng vào giờ bỏ phiếu, vào buổi trưa. Buổi trưa chống Putin."

Trọng Thành

*****************************

Alexei Navalny : Lãnh đạo phe đối lập Nga chết trong tù

BBC, 16/02/2024

Lãnh đạo đối lập nổi bật nhất của Nga trong thập niên qua, ông Alexei Navalny, đã chết trong nhà tù ở Vành đai Bắc Cực, cơ quan quản lý nhà tù cho biết.

navalny4

Alexei Navalny là thủ lĩnh phe đối lập nổi bật nhất của Nga thời gian gần đây

Được coi là người chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin gay gắt nhất, ông Navalny đang thụ án 19 năm tù trong một bản án được cho là có động cơ chính trị.

Ông được chuyển đến nhà tù gần Bắc Cực, nơi được coi là một trong những trại giam khắc nghiệt nhất vào cuối năm ngoái.

Theo Cơ quan quản lý nhà tù ở quận Yamalo-Nenets, ông "cảm thấy không khỏe" sau khi đi dạo vào hôm nay 16/2.

Thông cáo cho biết ông Navalny "gần như bất tỉnh ngay lập tức", sau đó một đội y tế khẩn cấp đã được gọi đến lập tức và cố gắng hồi sức cho ông nhưng không thành công.

"Các bác sĩ cấp cứu thông báo tù nhân đã chết. Nguyên nhân cái chết đang được xác định".

Luật sư Leonid Solovyov, đại diện của ông Navalny, nói với truyền thông Nga rằng ông sẽ chưa bình luận gì. Trong khi đó, Leonid Volkov, trợ lý thân cận của ông, đã viết trên mạng xã hội X : "Chính quyền Nga công bố lời thú nhận rằng họ đã giết Alexei Navalny trong tù. Chúng tôi không có cách nào để xác nhận hoặc chứng minh điều này có đúng không".

Chỉ vài phút sau khi cơ quan quản lý nhà tù công bố cái chết của ông Navalny, cộng đồng quốc tế đã ca ngợi lòng dũng cảm của ông, đối thủ trong nước lớn nhất của Tổng thống Vladimir Putin.

Pháp cho biết ông đã phải trả giá bằng mạng sống vì chống lại "sự áp bức" của Nga trong khi Ngoại trưởng Na Uy nói rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông.

Người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov, chỉ nói rằng cái chết của Navalny đã được "báo cáo với tổng thống", người đang có chuyến thăm thành phố Chelyabinsk.

Trước đó, vào tháng 8/2020, ông Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh chỉ quân đội mới sở hữu, khi ông đang trên đường đến Siberia.

Ông suýt mất mạng vì vụ tấn công này và sau đó phải bay đến Đức để chữa trị.

Ông Alexei Navalny sinh năm 1976, từng là thủ lĩnh của Đảng Tương lai nước Nga từ năm 2019 đến 2021.

Nguồn : BBC, 16/02/2024

Published in Diễn đàn

Người chỉ trích tổng thống Putin, ông Alexei Navalny, đã được xuất viện ở Berlin, nơi ông được điều trị vì bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok.

aexei01

Alexei Navalny chia sẻ một bức ảnh ông trong bệnh viện. Trông ông xanh xao nhưng có thể đứng mà không cần hỗ trợ

Bệnh viện Charité nói họ chấm dứt chăm sóc y tế đặc biệt vì tình trạng của ông đã cải thiện đáng kể.

Ông Navalny đăng một bức ảnh ông đứng ở cầu thang mà không cần hỗ trợ và thông điệp nói các bác sĩ đã cho ông cơ hội để bình phục hoàn toàn.

Đội ngũ của ông cáo buộc ông đã bị đầu độc theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Navalny, một nhà hoạt động đối lập hàng đầu của Nga, bất tỉnh trong một chuyến bay ở Siberia hôm 20/8. Sau đó ông được chuyển tới bệnh viện Charité ở thủ đô nước Đức.

Bác sĩ nói gì ?

Một thông cáo từ bệnh viện cho biết ông Navalny, 44 tuổi, đã nằm viện 32 ngày, trong đó có 24 ngày trong khoa hồi sức cấp cưú.

"Dựa trên tiến triển và hiện trạng của bệnh nhân, các bác sĩ điều trị tin rằng việc bình phục hoàn toàn là có thể. Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá tác độc lâu dài của việc ông bị đầu độc nặng", thông cáo nói.

Hồi đầu tháng bệnh viện tiết lộ ông Navalny đã bắt đầu bình phục, và cho biết ông đã được cai máy thở và có thể ra khỏi giường.

Khi đó, chính phủ Đức nói các phòng thí nghiệm ở Pháp và Thụy Điển tái khẳng định kết quả các xét nghiệm ở Đức cho thấy chất độc được dùng đối với ông Nalvany là chất Novichok.

Điện Kremlin nói không hề có bằng chứng về chuyện đó.

Bối cảnh của vụ việc là gì ?

Những người ủng hộ ông Navalny lúc đầu cho rằng ly trà ông uống ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay đi Moscow đã bị bỏ chất độc. Tuy nhiên, sau đó họ nói rằng dấu vết của chất độc thần kinh đã được tìm thấy trên một chai nước trong phòng khách sạn nơi ông nghỉ.

Ông Navalny đổ bệnh trên chuyến bay và máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Omsk. Hai ngày sau, các quan chức Nga đã đồng ý để ông được đưa sang Đức điều tri.

alexei2

Ông Navalny, khi đó đang bất tỉnh, được đưa sang Berlin trên một chuyến bay khẩn cấp từ Omsk

Sau khi các xét nghiệm khẳng định ông bị đầu độc bằng Novichok, EU yêu cầu chính phủ Nga mở một cuộc điều tra 'minh bạch'.

"Những người chịu trách nhiệm phải được đưa ra công lý", một thông cáo của EU viết.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cáo buộc vụ đầu độc là "nhẫn tâm".

Hôm thứ Ba, ông Navalny đăng trên Instagram bác bỏ gợi ý , được cho là của ông Putin, rằng ông Navalny đã tự đầu độc mình.

Báo Pháp Le Monde đưa tin trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Emmanuel Macron hôm 14/9, ông Putin đã "nói về ông Alexei Navalny một cách khinh bỉ, và coi ông ta chỉ là một kẻ gây rối trên internet, người đã tự tưởng tượng ra các bệnh tật trong quá khứ".

"Putin đã khôn hơn tôi", ông Nalvany viết trên Instagram, giễu cợt vị tổng thống Nga. "Ông ta không phải là kẻ khờ. Vì thế, tôi, như một thằng ngốc, đã bị bất tỉnh suốt 18 ngày nhưng lại đạt được điều mà tôi muốn. Hành động khiêu khích đã thất bại !".

alexei3

Alexei Navalny và vợ, bà Yulia Navalnaya, trong bệnh viện tại Berlin

Các chính trị gia phương Tây vẫn chưa có phản ứng về vụ đầu độc, phóng viên BBC Jenny Hill từ Berlin cho biết.

Tuy nhiên, việc ông Navalny xuất viện sẽ làm tăng sức ép cho Thủ tướng Đức Angela Merkel, người yêu cầu Kremlin có lời giải đáp đầy đủ, phóng viên Jenny Hill nói thêm.

Published in Quốc tế

Thứ Năm 20/08/2020, vào lúc mọi con mắt đang đổ dồn về những cuộc biểu tình tại Belarus, một thông tin đến từ Nga đã gây chấn động : Nhà đối lập nổi tiếng Alexei Navalny đã bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng hôn mê rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chưa được xác định, nhưng giới thân cận của nạn nhân đều cho rằng nhân vật đối lập số một với tổng thống Nga Putin đã bị đầu độc.

nga1

Đoàn xe cứu thương được cho là chở nhà đối lập Nga Navalny từ phi trường Tegel về bệnh viện ở Berlin (Đức), nơi ông được chữa trị. Ảnh chụp ngày 22/08/2020.  Reuters – Fabrizio Bensch

Trên mạng Twitter, hôm Thứ Sáu 21/08, bà Kira Iarmich phát ngôn viên của ông Navalny, đã nói thẳng thừng rằng ông Navalny đã bị đầu độc. Theo bà, trước khi bị chở đi cấp cứu, nhà đối lập Nga không hề ăn uống gì ngoại trừ một cốc trà nóng ở phi trường Omsk, vùng Siberia, nơi ông chờ máy bay.

Bệnh viện Omsk, nơi ông Navalny được chở đến, cho biết là các xét nghiệm đều không phát hiện bất kỳ dấu vết chất độc nào trong máu cũng như nước tiểu của ông, nhưng lời khẳng định này không thuyết phục được những người hoài nghi, nhất là khi ngay từ tháng 7/2019, Alexeï Navalny đã báo động rằng ông từng là nạn nhân của một vụ đầu độc bằng "một hóa chất không xác định" khi đang thọ một án tù ngắn hạn.

Theo báo Le Monde ngày 21/08, các vụ đầu độc gần đây tại Nga "chưa bao giờ được điều tra đầy đủ", mà chỉ có những trường hợp xảy ra ở nước ngoài mới có thể được xác minh chắc chắn, như trong 2 vụ ở Anh mà nạn nhân là Alexandre Litvinenko hay Sergei Skripal.

Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Pháp France Inter ngày 20/08, ông Michel Eltichaninoff, một chuyên gia về Nga, tác giả tập biên khảo "Trong đầu của Vladimir Putin" nhận định : "Đầu độc vì mục tiêu chính trị là một tập quán có từ lâu đời ở Nga, đặc biệt là trong thế kỷ 20. Vào năm 1921, Lênin đã thành lập một phòng thí nghiệm độc dược để có thể sản xuất các chất nhằm mục tiêu loại bỏ các đối thủ chính trị. Việc đó đã được thực hiện trong suốt thế kỷ XX. Và trong lịch sử gần đây, đã có nhiều vụ đầu độc vì lý do chính trị mà thủ phạm là cơ quan mật vụ Nga".

Nhà nghiên cứu Pháp đã gắn liền vụ Navalny với một vụ đầu độc tương tự mà nạn nhân là nhà báo người Nga Anna Politkovskaïa. Năm 2006, bà Politkovskaïa đã sử dụng một chuyến bay nội địa giữa hai thành phố của Nga. Trên máy bay, bà đã được phục vụ một ly trà. Kết quả là bà đã bị trúng độc. Trong vụ đó, Anna Politkovskaia không chết vì trúng độc, nhưng việc đầu độc bị coi là một cách hù dọa nhà báo.

Vào tháng 10/2006, nhà báo Nga đã bị ám sát tại Moskva, cuôc điều tra sau đó kết luận là bà bị sát hại vì những hoạt động báo chí, đặc biệt liên quan đến cuộc xung đột tại Tchetchenia. Năm 2012, một cựu trung tá mật vụ FSB bị kết án 11 năm lao cải về tội tổ chức vụ ám sát bà Politkovskaia.

Đài phát thanh Pháp France Info ngày 23/08 đã điểm qua nhiều trường hợp nhân vật đối lập Nga bị đầu độc mà tình báo hay mật vụ Nga bị nghi ngờ là thủ phạm.

Sergei Skripal bị đầu độc bằng chất Novichok

Vụ đầu độc gần đây nhất mà tình báo Nga bị quy là thủ phạm là trường hợp của Sergei Skripal, một cựu điệp viên Nga tị nạn tại Anh Quốc, bị mưu sát năm 2018 bằng chất Novichok.

nga2

Sergei Skripal, 66 tuổi, và cô con gái Yulia, 33 tuổi, đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu và đã hồi phục sau đó vài tuần.

Vào ngày 04/03/2018, có hai người được phát hiện nằm bất tỉnh trên một băng ghế ở thị trấn Salisbury, Vương Quốc Anh. Đó là hai người Nga Sergei Skripal, 66 tuổi và cô con gái Yulia, 33 tuổi. Cả hai đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu và đã hồi phục sau đó vài tuần.

Cuộc điều tra do Anh Quốc tiến hành đã kết luận rằng hai người đều trúng phải Novichok, một chất độc mà chính quyền Xô Viết bí mật chế tạo ra trong thời Chiến Tranh Lạnh.

Sergei Skripal nguyên là một điệp viên hai mang, từng là đại tá tình báo quân đội Nga GRU, nhưng hoạt động cho tình báo Anh MI6 từ đầu thập niên 1990. Bị bắt vào năm 2004 và bị kết án 13 năm tù về tội phản quốc, ông đã được "trao trả" cho Anh vào năm 2010 để đổi lấy các điệp viên Nga bị Mỹ bắt giữ.

Luân Đôn tố cáo tình báo quân đội Nga GRU là thủ phạm vụ đầu độc ông Skripal, điện Kremlin dĩ nhiên đã phủ nhận hành vi can dự, nhưng vu việc đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa Nga và phương Tây.

Alexander Litvinenko, bị giết bằng chất polonium 210

Vụ đầu độc gần giống kịch bản của vụ Navalny nhất là vụ dùng chất polonium 210 vào năm 2006 để sát hại cựu điệp viên Nga Alexandre Litvinenko, cũng sống lưu vong tại Anh Quốc.

nga3

Cựu điệp viên Nga Alexandre Litvinenko đã bị sát hại bằng chất polonium 210 năm 2006

Là một cựu đại tá thuộc cơ quan KGB (sau đó đổi tên thành FSB), vào năm 1998, Alexandre Litvinenko đã lên tiếng tố cáo giới lãnh đạo FSB mà ông Putin đứng đầu, là đã ra lệnh ám sát một nhà tài phiệt Nga nổi tiếng, nguyên là phó bí thư hội đồng an ninh Nga Boris Berezovsky. Bị bắt đi bắt lại về tội "lạm quyền", ông cùng gia đình đã chạy trốn qua Anh vào năm 1999 và sống lưu vong ở Luân Đôn.

Tháng 11/2006, ông dùng trà trong một nhà hàng ở thủ đô Anh Quốc với hai doanh nhân cũng là cựu thành viên KGB, Andreï Lougovoï và Dmitri Kovtoun, nhưng những ngày sau đó, ông bị nôn mửa, tiêu chảy, phải nhập viện và qua đời ba tuần sau đó.

Người ta đã tìm thấy chất polonium 210, một kim loại phóng xạ cực mạnh, rất hiếm và đắt tiền, trong dạ dày cũng như với liều lượng rất lớn trong ấm trà của nhà hàng tại Luân Đôn.

Một cuộc điều tra kéo dài 10 năm đã quy trách nhiệm cho điện Kremlin, nhưng trước đó, trên giường bệnh, cựu điệp viên Nga đã chỉ rõ thủ phạm là… Vladimir Putin.

Trong một bức thứ dưới dạng di chúc, mà trung tâm tư liệu truyền thông Pháp INA công bố ngày 21/08, Alexandre Litvinenko nêu đích danh tổng thống Nga là người chịu trách nhiệm : "Ông có thể bịt miệng một con người, nhưng những tiếng thét phản đối từ cả thế giới sẽ vang lên trong tai ông trong suốt quãng đời còn lại của ông, ông Putin ạ. Xin Chúa tha thứ cho những gì ông đã làm, không chỉ với tôi mà còn với cả nước Nga và người dân nước này".

Viktor Yushchenko, gương mặt bị dioxine hủy hoại

Nạn nhân của những vụ bị nghi là mật vụ Nga đầu độc không giới hạn trong thành phần đối lập Nga. Người ngoại quốc cũng có thể là mục tiêu. Đây là trường hợp của Viktor Yushchenko, ứng cử viên phong trào "Cách Mạng Màu Da Cam", đã đắc cử tổng thống Ukraine đầu năm 2005, nhưng trước đó một năm, đã bị đầu độc bằng chất dioxine, không chết nhưng gương mặt biến dạng.

nga4

Viktor Yushchenko, ứng cử viên phong trào "Cách Mạng Màu Da Cam", đã bị đầu độc bằng chất dioxine, không chết nhưng gương mặt biến dạng.

Ngay trong lúc vận động tranh cử tổng thống ở Ukraine, ngày 06/09/2004, Viktor Yushchenko đột nhiên cảm thấy khó chịu. Được chuyển qua Áo chữa trị, ông trở về nước một vài ngày sau, gương mặt bị hủy hoại. Ông Viktor Yushchenko tuyên bố là ông bị đầu độc.

Các bác sĩ đã mất 3 tháng để kết luận là ông đã trúng phải chất dioxine mà không hay biết. Nồng độ chất này trong cơ thể của ông "cao hơn 10.000 lần mức tối đa cho phép", theo báo Le Monde. Chất dioxine đã tán công vào gan, hệ thống tiêu hóa, lá lách và cuối cùng là da, khiến mặt của ông Viktor Yushchenko chằng chịt thẹo.

Vẫn theo Le Monde, cuộc điều tra thời đó hướng về phía Nga. Nhất là khi Moskva ủng hộ đối thủ của ông Yushchenko là Viktor Ianoukovytch. Cho đến nay, sau hơn 15 năm, vẫn chưa xác định chính thức ai có trách nhiệm trong vụ đầu độc ông Yushchenko bằng chất dioxine.

Vladimir Kara-Murza, bị đầu độc hai lần

Ngoài các trường hợp điển hình kể trên, danh sách những vụ đầu độc các thành phần đối lập với tổng thống Nga Putin bị tình nghi là do tình báo Nga thực hiện rất dài.

nga5

Vladimir Kara-Murza, chủ tịch phong trào Open Russia

Có thể kể đến nhà đối lập Nga Vladimir Kara-Murza, chủ tịch phong trào Open Russia (Nước Nga Cởi Mở) mà mục tiêu là xây dựng và củng cố xã hội dân sự Nga, bị đầu độc đến hai lần vào năm 2015 và 2016,

Theo tìm hiểu của báo Le Monde, năm 2015, nhà đối lập Vladimir Kara-Murza được đưa vào khoa điều trị tích cực vì "suy thận nặng". Các bác sĩ tìm thấy trong máu của nhân vật này dấu tích của 4 chất kim loại mangan, đồng, kẽm và thủy ngân với nồng độ cao "khác thường"

Vào năm 2016, khi kể lại câu chuyện cho báo Mỹ New York Times, nhà đối lập nhớ lại : "Chỉ trong khoảng 20 phút, trong lúc mà tôi vẫn cảm thấy bình thường, tim tôi đột nhiên đập rất mạnh, huyết áp tăng cao lên. Tôi đổ mồ hôi, nôn mửa và ngất xỉu".

Một năm sau, ông lại gặp vấn đề, một số cơ quan trọng yếu bị suy yếu một cách lạ thường. Luật sư của ông giải thích : "Các bác sĩ nói với tôi là các phân tích đã kết luận rằng có những chất độc hại chưa được biết đến". Vladimir Kara-Murza sau đó đã nói với kênh truyền thông Mỹ NBC News : "Tôi đã biết ngay đó là cái gì vì là lần thứ hai như vậy trong thời gian hai năm. Và triệu chứng cũng gần như y như thế".

Vladimir Kara-Murza, ngày nay 38 tuổi, đã từng bị đe dọa nhiều lần. Là chủ tịch phong trào Open Russia, ông cũng đã hướng dẫn một đề án nhằm hậu thuẫn các nhà đối lập trẻ nhân bầu cử Quốc Hội vừa qua. Ông cũng là một người bạn thân của nhà đối lập và cố phó thủ tướng Nga Boris Nemtsov, thời Boris Eltsine, bị ám sát năm 2015.

Piotr Verzilov, bị mù mắt với một chất độc lạ

Một nghi án đầu độc khác liên quan đến nghệ sĩ đấu tranh Piotr Verzilov, mang hai quốc tịch Nga và Canada, chồng của nữ ca sĩ Nadejda Tolokonnikova trong nhóm ca nhạc Pussy Riot nổi tiếng là chống Putin.

nga6

Nghệ sĩ đấu tranh Piotr Verzilov, trong nhóm ca nhạc Pussy Riot nổi tiếng là chống Putin, bị nhiễm một chất độc lạ, sau đó đã bị mù, nói năng và đi đứng khó khăn, và không nhận ra người thân.

Sau khi dự một phiên tòa ở Moskva ngày 11/09/2018 xét xử hai cảm tình viên nhóm Pussy Riot, ông đã phải nhập viện vì nhiều triệu chứng thần kinh, sau đó đã bị mù, nói năng và đi đứng khó khăn, và không nhận ra người thân.

Giới bác sĩ xác định ông bị nhiễm một chất độc lạ, và những người thân của ông tố cáo đây là một vụ đầu độc của tình báo quân đội Nga GRU.

Piotr Verzilov được biết đến nhiều nhất từ sau khi ông cùng vài người khác chạy vào sân trong trận chung kết Cúp Bóng Đá Thế Giới tổ chức tại Nga năm 2018, giữa hai đội Pháp và Croatia.

Trả lời tờ báo Đức Bild, Piotr Verzilov chỉ thấy 2 lý do có thể dẫn đến việc ông đầu độc : Chế độ muốn trừng phạt ông vì đã vào sân vận đông trong trận đấu Pháp -Croatia hay do mối quan hệ với 3 nhà báo Nga bị ám sát ở Châu Phi.

Nghệ sĩ đấu tranh này làm việc trên một đề án phim với Alexandre Rastorgouïev, bị giết ngày 30/07/2018 cùng với 2 nhà báo Nga khác ở Trung Phi. Các nhà báo này điều tra về sự hiện diện của lính đánh thuê Nga tại quốc gia Châu Phi này.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 24/08/2020

Published in Diễn đàn

Navalny đang được cha tr Đc, trong tình trng 'đáng lo ngi'

VOA, 22/08/2020

Nhà hot đng thường xuyên ch trích Đin Kremlin ca Nga, Alexei Navalny, được nói là đang trong tình trng "rt đáng lo ngi" sau khi ông được đưa khi Siberia đến Đc ngày th By đ chy cha vì ngã bnh nng.

nga1

Ng ườ i sáng l p t ch c "Cinema for Peace" Jaka Bizilj nói chuy n v i các nhà báo bên ngoài khu ph c h p b nh vi n Charite Mitte, n ơ i Alexei Navalny đ ang đ ượ c đi u tr Berlin, Đ c, ngày 22/08/2020.

Là đi th lâu năm ca Tng thng Vladimir Putin và là nhà vn đng chng tham nhũng, ông Navalny đ gc trên máy bay hôm th Năm sau khi ung trà mà các đng minh ca ông tin là b tm đc.

Nhân viên y tế ti bnh vin thành ph Omsk ti ngày th Sáu nói, sau khi bnh vin chp thun cho ông Navalny ra ngoài, rng ông được đưa vào tình trng hôn mê và tính mng ca ông ta không gp nguy him ngay tc thì.

Máy bay cp cu, do T chc Cinema for Peace thu xếp, đã bay đến sân bay Tegel Berlin vào sáng sm ngày th By và ông Navalny, 44 tui, được gp rút đến khu phc hp bnh vin Charite, Reuters đưa tin.

Bnh vin nói trong mt phát biu rng h s cung cp thông tin cp nht v tình trng ca ông và vic cha tr thêm sau khi hoàn tt các xét nghim và sau khi tham kho ý kiến ca gia đình ông. Bnh vin nói thêm có th s mt mt khong thi gian, theo Reuters.

"Tình trng sc khe ca ông y rt đáng lo ngi", Jaka Bizilj, người sáng lp Cinema for Peace, nói vi các phóng viên bên ngoài bnh vin.

"Chúng tôi nhn được thông đip rt rõ ràng t các bác sĩ rng nếu máy bay không h cánh khn cp Omsk, ông y l ra đã chết", ông Bizilj nói, nói thêm rng các bác sĩ và gia đình ông Navalny s cung cp thêm thông tin v tình trng ca ông.

Bizilj, mt nhà hot đng và nhà làm phim người gc Slovenia, trước đó đã được t Bild dn li nói rng tình trng ca ông Navalny n đnh trong sut chuyến bay và sau khi máy bay h cánh.

Hai năm trước, Pyotr Verzilov, mt nhà hot đng chng Đin Kremlin khác và là thành viên ca nhóm ngh thut Pussy Riot, đã được điu tr ti bnh vin Charite sau khi ông b đu đc Moscow.

Ông Navalny là mt cái gai đi vi Đin Kremlin trong hơn mt thp niên qua, phơi bày điu mà ông nói là tình trng tham nhũng trong gii chóp bu và huy đng nhng đám đông người biu tình tr tui.

Ông đã nhiu ln b bt giam vì t chc các cuc gp g và tp hp công khai và b kin v các cuc điu tra tham nhũng ca ông. Ông b cm tranh c trong cuc bu c tng thng vào năm 2018.

***********************

Nhà đối lập Nga Navalny được đưa sang Đức để chữa trị

RFI, 22/08/2020

Theo hãng tin AFP, chiếc máy bay chở nhà đối lập Nga Alexei Navalny, hiện đang bị hôn mê, sáng nay, 22/08/2020, đã đáp xuống sân bây Tegel của Berlin, nơi mà ông sẽ được điều trị. Theo những người thân cận, ông Navlany đã bị đầu độc.

nga01

Chiếc chuyên cơ y tế cất cách rời sân bay Omsk, Nga chuyển nhà đối lập Alexei Navalny, nghi bị đầu độc, về Đức điều trị, ngày 22/08/2020.Reuters – Alexey Malgavko

Chiếc máy bay được trang bị đầy đủ thiết bị y tế, do một tổ chức phi chính phủ thuê, đã cất cánh từ thành phố Omsk vùng Siberia sau nhiều giờ mặc cả gay go với phía Nga. Ngay khi vừa đáp xuống Berlin, nhà đối lập 44 tuổi, đang trong tình trạng nguy kịch, đã được đưa ngay đến một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất Châu Âu.

Navalny đã được sang Đức nhờ nỗ lực của những người thân cận, dứt khoát đòi các bác sĩ ở Omsk phải cho ông được ra nước ngoài để chữa trị, vì nếu tiếp tục ở bệnh viện tại đây thì sẽ khó mà bảo toàn tính mạng nhà đối lập Nga. Mãi đến tối qua, bệnh viện Omsk mới bật đèn xanh cho việc chuyển Navalny sang Đức, cho rằng tình trạng của ông đã "ổn định". Các bác sĩ Đức cũng đã được khám nhà đối lập Nga, để bảo đảm là có thể đưa ông bằng máy bay sang Berlin.

Là một trong những người chống đối chính quyền tổng thống Putin quyết liệt nhất, nhà đối lập Navalny đã bị ngất khi đang trên máy bay từ Tomsk đến Moskva hôm thứ năm. Phi cơ đã phải đáp khẩn cấp xuống Osmk, miền tây Siberia, nơi mà ông đã được đến bệnh viện cấp cứu và hôn mê cho đến nay.

Từ Moskva, thông tín viên Etienne Bouche gởi về bài tường trình :

"Phải nói là ngay từ đầu, những người thân cận của ông đã trải qua nhiều thử thách cam go. Những người có mặt ở Omsk đã lên án tình trạng bưng bít thông tin tại chỗ : các thông cáo có nội dung trái ngược nhau, bên trong bệnh viện có những nhân vật không rõ danh tính. Trên các mạng xã hội, họ đã cho thấy là những kẻ khả nghi đó đã cố ngăn chặn các bác sĩ Đức đến bệnh viện.

Trong những điều kiện như thế, những người thân cận của Alexei Navalny đã cố làm hết sức : gởi thư cho tổng thống Vladimir Putin, nhờ can thiệp của Tòa Nhân quyền Châu Âu…

Trên mạng Twitter, họ đã cung cấp đầy đủ thông tin và chia sẽ các thông tin đó, để đánh động dư luận quốc tế. Kết quả là họ đã nhận được sự ủng hộ từ thủ tướng Đức Merkel, tổng thống Pháp Macron cho đến các nghị sĩ Anh Quốc.

Đối với nhà hoạt động Vladimir Milov, "Putin đã hiểu rằng mưu toan của ông nhằm mô tả Navalny như là một blogger chẳng mấy ai quan tâm cuối cùng đã thất bại thảm hại.

Dĩ nhiên êkíp của Navalny cho rằng họ đã bị mất quá nhiều thời gian. Nên nhớ rằng chiếc máy bay trang bị đầy đủ thiết bị y tế bay từ Nuremberg đến đã đậu sẵn ở sân bay từ sáng hôm qua, nhưng cuối cùng sự huy động này đã đạt kết quả. Tuy vậy, họ vẫn tỏ ra lạc quan một cách thận trọng, vì Alexei Navalny vẫn đang trong tình trạng nguy kịch".

Thanh Phương

*******************

Nga : Các bác sĩ từ chối chuyển nhà đối lập Navalny ra nước ngoài

RFI, 21/08/2020

Các bác sĩ điều trị nhà đối lập Nga Alexei Navalny, hiện đang nằm trong phòng hồi sức sau khi dường như bị đầu độc, đã từ chối chuyển ông ra nước ngoài, với lý do là tình trạng của bệnh nhân "không ổn định". Theo AFP, khi thông báo tin trên hôm nay, 21/08/2020, những người thân cận của Navalny lên án một quyết định "đe dọa đến tính mạng" của nhà đối lập này.

nga02

Alexander Murakhovsky, trưởng khoa của bệnh viện đang cấp cứu Alexei Navalny, trả lời báo chí tại Omsk, Nga, ngày 21/08/2020.  Reuters – Alexey Malgavko

Trên mạng xã hội Twitter, Kira Larmych, phát ngôn viên của Navalny, cho rằng "sẽ là nguy hiểm chết người nếu vẫn để ông trong một bệnh viện thiếu máy móc thiết bị tại Omsk (miền tây Siberia), trong khi bệnh tình của ông vẫn chưa được chẩn đoán đầy đủ". Cũng trên mạng Twitter, Leonid Volkov, một nhân vật được xem là cánh tay phải của Navalny, lên án "một quyết định mang tính chính trị, chứ không phải vì lý do y tế". Theo ông Volkov, "họ chỉ chờ chất độc được thải ra khỏi cơ thể đến mức không thể được phát hiện. Không hề có chẩn đoán hay phân tích. Tính mạng của Alexei đang bị đe dọa nghiêm trọng".

Theo tin mới nhất, một trong những bác sĩ của bệnh viện ở Omsk vừa khẳng định là "không có chất độc nào" được tìm thấy trong cơ thể của nhà đối lập Nga.

Là một trong những người chống đối chính quyền tổng thống Putin quyết liệt nhất, nhà đối lập Navalny đã bị choáng váng khi đang trên máy bay từ Tomsk đến Moskva. Phi cơ đã phải đáp khẩn cấp xuống Osmk, miền tây Siberia. Ông đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện ở đây và hiện đang nằm trong phòng hồi sức, với máy trợ thở. Những người thân cận của Navalny khẳng định là nhà đối lập đã bị "cố tình đầu độc".

Điện Kremlin đã ra thông cáo chúc ông Navlany, "như đối với bất kỳ công dân Nga nào", chóng bình phục, đồng thời khẳng định cáo buộc đầu độc hiện chỉ là một sự "suy đoán".

Hãng tin AFP nhắc lại là nhiều nhà đối lập ở Nga đã là nạn nhân các vụ đầu độc trong những năm gần đây. Hôm qua (20/08), cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron lẫn thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ quan ngại về vụ này, đồng thời yêu cầu minh bạch thông tin về tình trạng sức khỏe của ông Navalny. Paris và Berlin cũng đã đề nghị trợ giúp y tế để cứu chữa ông Navalny. Đêm qua, một chiếc máy bay có trang bị đầy đủ thiết bị y tế, do một tổ chức phi chính phủ thuê, đã bay từ Đức đến Omsk nhằm đưa nhà đối lập Nga về Đức để điều trị.

Thanh Phương

*********************

Nhà đối lập Nga Navalny cấp cứu, nghi bị đầu độc

RFI, 20/08/2020

Nhà đối lập Nga Alexei Navalny hôm nay 20/08/2020 được cấp cứu tại một bệnh viện ở Siberia trong tình trạng trầm trọng, sau khi cảm thấy sức khỏe bỗng suy sụp trên một chuyến bay. Những người thân cận của ông Navalny tố cáo ông bị đầu độc.

nga03

Nhà đối lập Nga Navalny nổi tiếng vì các chiến dịch chống tham nhũng ở Nga và chỉ trích tổng thống Vladimir Putin. Ảnh minh họa.  AFP/File

Phát ngôn viên của ông Navalny, Kira Iarmych cho biết chiếc máy bay chở nhà đối lập đi từ Tomsk đến Moskva, đã phải hạ cánh khẩn cấp. Bà Iarmych tố cáo ông Navalny đã bị "cố tình đầu độc", và được đưa vào cấp cứu hồi sức tại khoa chống độc của bệnh viện số 1 Omsk.

Bác sĩ giám đốc bệnh viện nói với hãng tin TASS là tình trạng của nhà đối lập 44 tuổi "rất trầm trọng".Bà Iarmych viết trên Twitter : "Alexei vẫn hôn mê, được cho thở máy. Bệnh viện đã gọi cảnh sát theo yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng Alexei đã bị đầu độc bằng thứ gì đó bỏ vào tách trà, ông không hề uống gì khác sáng nay. Các bác sĩ nói rằng chất độc nhanh chóng ngấm vào thức uống nóng".

Cũng theo bà Iarmych, ông Alexei Navalny vẫn rất khỏe khi gặp luật sư ở Tomsk sáng 20/08. Ông chỉ uống trà ở sân bay, và lập tức sau khi phi cơ cất cánh, ông bị bất tỉnh. Kênh truyền hình Nga Life công bố một video nghiệp dư cho thấy các nhân viên cấp cứu đi về phía cuối máy bay, nơi một người đàn ông chừng như nằm gục vì đau đớn. Kênh Telegram 112 đưa một video khác, trong đó ông Navalny được chuyển bằng cáng từ máy bay sang một xe cứu thương.

Là nhà đối lập chủ chốt với điện Kremlin, các tài liệu tố cáo tham nhũng trong giới cầm quyền Nga được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, Alexei Navalny đã từng nhiều lần bị tấn công. Tổ chức Quỹ đấu tranh chống tham nhũng của ông bị phong tỏa tài khoản, bị khám xét.

Năm 2017, ông bị tạt thuốc sát trùng vào mắt khi vừa ra khỏi văn phòng ở Moskva. Tháng 7/2019 khi đang ở tù, Navalny tố cáo "bị đầu độc bằng một chất hóa học chưa rõ", và được đưa vào bệnh viện. Chính quyền nói rằng đó chỉ là do dị ứng. Bà Kira Iarmych hôm 20/08 khẳng định đó là những triệu chứng khác hẳn với dị ứng, ông đã bị đầu độc trong tù.

Một nhà đối lập khác là Piotr Verzilov đã phải nhập viện tháng 9/2018 sau một phiên xử ở Moskva, và được đưa sang Berlin trong tình trạng "trầm trọng".

Thụy My

Published in Quốc tế

Hòn đá cuội trong giày của Putin

Báo Le Monde hôm nay dành bài xã luận để nói về phong trào phản kháng chính quyền Nga với một tiêu đề giàu hình ảnh : "Hòn đá cuội trong giày của Putin".

putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, ngày 15/06/2017.REUTERS

Mở đầu bài xã luận, Le Monde nhận xét Vladimir Putin có thể an tâm mà ngủ ngon giấc vì sắp tới cuộc bầu cử tổng thống Nga 2018 và mọi chuyện đang diễn ra theo chiều hướng thuận lợi cho ông : tỉ lệ được lòng dân của tổng thống Nga vẫn ở mức trên 80% và không chính trị gia nào có khả năng cạnh tranh với Putin trong kỳ bầu cử sắp tới.

Le Monde ví von hoàn cảnh trên như một "bầu trời quang đãng, không một gợn mây". Người duy nhất "bướng bỉnh khuấy động bầu trời trong xanh" là luật gia Alexei Navalny, 41 tuổi, từng ra tranh cử chức thị trưởng Moskva và đang chịu án tù giam 30 ngày, sau đợt biểu tình ngày 12/06/2017 do ông phát động.

Theo nhận định của báo Le Monde, cho dù Alexei Navalny "chưa đủ tầm" để trở thành đối thủ của Putin trong kỳ bầu cử tổng thống Nga 2018, nhưng ông đang là người duy nhất có khả năng gây ra những cuộc phản kháng nhắm vào chế độ Putin thông qua cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Chính phủ Nga không có lựa chọn nào khác ngoài biện pháp trấn áp. Trong đợt biểu tình vừa qua tại ít nhất 187 thành phố trên khắp đất nước, chỉ tính riêng tại Moskva và Saint Petersburg, đã có 1400 người bị an ninh bắt giữ. Bộ máy tuyên truyền của điện Kremlin tỏ ra bất lực trước công cụ mà Alexei Navalny và những người ủng hộ ông sử dụng : đó là Internet và mạng xã hội. Theo Le Monde, Moskva không kiểm duyệt Internet và mạng xã hội gắt gao như Bắc Kinh.

Các phương tiện Internet và mạng xã hội rất hiệu quả trong việc thu hút đông đảo giới trẻ với khẩu hiệu "Nạn tham nhũng đang cướp mất tương lai của các bạn". Họ được gọi là "thế hệ người biểu tình mới". Đó mới là khó khăn mà tổng thống phải đương đầu. Một điều khác có thể khiến điện Kremlin lo ngại là phong trào phản kháng ngày càng quyết liệt và lan rộng ra cả nước chứ không chỉ tập trung ở Moskva như năm 2011.

Le Monde kết luận là Alexei Navalny tạm thời không đe dọa trực tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng cũng giống như phong trào phản kháng chế độ, cuộc đối đầu giữa Alexei Navalny và Vladimir Putin còn lâu mới chấm dứt.

Bạo lực và cái giá cho nhân loại

Trong bài viết "Cái giá nhân loại phải trả vì bạo lực", nhật báo kinh tế Les Echos cho biết theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Hòa Bình, bạo lực (chưa tính bạo lực gia đình) gây thiệt hại cho nhân loại đến 13% tổng thu nhập (14.300 tỉ đô la). Tính bình quân, mỗi người mất 4,6 euro/ngày. Con số này dựa trên 22 chỉ số tính chi phí mà mỗi quốc gia phải chi ra để "đề phòng và giải quyết hậu quả các vụ bạo lực", chẳng hạn chi tiêu cho quân đội và cảnh sát, chi phí chăm sóc sức khỏe nạn nhân … Đó là chưa kể các chi phí gián tiếp, thiệt hại gián tiếp gây ra cho các hoạt động kinh tế.

May mắn là tình hình năm 2016 đã được cải thiện so với năm 2008 : tổng thiệt hại giảm 2,9%. Bạo lực giảm ở 93 quốc gia nhưng tăng tại 63 nước khác. Quốc gia ít bạo lực nhất là Iceland, mỗi năm chỉ có 1 vụ giết người. Tiếp theo là các nước Châu Âu. Pháp đứng thứ 51. Đứng cuối bảng xếp hạng là 7 nước đang có chiến tranh : Syria, Iraq, Afghanistan, Colombia, Soudan, Somalia và Yemen. Bắc Triều Tiên là nước duy nhất không có chiến tranh nhưng lại có tỉ lệ ngân sách dành cho quốc phòng thuộc hàng cao nhất thế giới.

20% trẻ em các nước phát triển thiếu thốn về vật chất

"Tại các nước giàu có, cứ 5 trẻ thì có một em chịu cảnh nghèo khó về vật chất" là kết quả nghiên cứu của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc Unicef. Les Echos cho biết, trẻ em Thụy Điển và Đức được hưởng điều kiện vật chất tốt nhất. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, "tổng thu nhập quốc gia cao không đủ để đảm bảo điều kiện vật chất cho trẻ em". Trong bảng xếp hạng 41 quốc gia, Mỹ chỉ xếp thứ 37, trước Mexico, Romania, Bulgaria và Chile. Pháp đứng thứ 19/41. Mặc dù số vụ thanh-thiếu niên tự sát đã giảm, nhưng lượng rượu mạnh mà các em ở độ tuổi 15-24 uống và số thanh-thiếu niên rối loạn về tinh thần lại ngày càng tăng.

Hỏa hoạn ở Luân Đôn và ngọn lửa giận dữ trong dân chúng

Vụ hỏa hoạn thiêu rụi gần như hoàn toàn một chung cư 27 tầng ở Luân Đôn đã làm bùng lên ngọn lửa giận dữ trong công luận Anh Quốc. Trong bài viết "Ở Luân Đôn, cơn giận sau vụ hỏa hoạn", Le Monde cho biết dân chúng đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền Luân Đôn và doanh nghiệp quản lý chung cư.

Grenfell là một khu nhà xã hội được xây từ những năm 1970, ở quận Kensington và Chelsea, một trong những quận giàu có nhất hành tinh. Quận trưởng giao quyền quản lý chung cư cho công ty Kensington and Chelsea Tenant Management Organisation (KTCMO). Tuy nhiên, công ty này thường xuyên bị chỉ trích vì không tham khảo ý kiến người dân khi đưa ra các quyết định, chậm trễ khi tiến hành những cải tạo cần thiết.

Từ năm 2003, hiệp hội cư dân Grenfell Action Group đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ hỏa hoạn và chỉ trích KTCMO về cách thức phòng chống cháy : các cửa thoát hiểm bị chặn, thiếu biển báo chỉ dẫn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, sự cố quá tải điện năng … Công ty quản lý chung cư KTCMO thừa nhận mối lo của người dân Grenfell nhưng hiện tại từ chối trả lời cáo buộc để tập trung thu xếp nhà ở tạm thời cho người dân.

Chuyên gia phòng chống hỏa hoạn Sam Webb phẫn nộ : "Kensington và Chelsea, một trong những quận giàu có nhất, dường như đã không làm gì để giải tỏa nỗi lo của người dân".

Năm 2015-2016, tòa nhà được cải tạo với số tiền đầu tư lên tới 11 triệu euro. Theo Le Monde, nghịch lý là vụ hỏa hoạn xảy ra không lâu sau khi chung cư được nâng cấp. Tại sao điều đó lại xảy ra ? Giám đốc hiệp hội phòng chống hỏa hoạn cho biết chính lớp vật liệu cách nhiệt mới dễ bắt lửa đã khiến hỏa hoạn lan rộng và nhanh.

Thanh niên Hy Lạp : thất nghiệp và rời bỏ đất nước

Vẫn liên quan tới Châu Âu, Le Figaro nói về lựa chọn khó khăn của giới trẻ Hy Lạp, hoặc thất nghiệp, hoặc phải rời xa đất nước. Tỉ lệ thất nghiệp của Hy Lạp là 23%. Gần 50% số thanh niên không có việc làm. Nhiều người có bằng cấp, trình độ, giỏi ngoại ngữ phải chấp nhận làm phục vụ, bồi bàn, nhưng kiếm được việc làm thường xuyên cũng không đơn giản vì các quán cà phê, nhà hàng vắng khách.

Nhiều thanh niên phải từ bỏ đất nước, sang Pháp, Đức, Úc kiếm sống, kể cả làm bồi bàn. Một người chua chát nói Hy Lạp xuất khẩu cả bồi bàn ra khắp thế giới, cho dù thanh niên Hy Lạp là những người có trình độ học vấn nằm trong tốp cao nhất Châu Âu. Theo số liệu chính thức, từ đầu cuộc khủng hoảng 2009, 350.000 người Hy Lạp đã ra nước ngoài kiếm sống. Nạn chảy máu chất xám ngày càng nghiêm trọng trong những tháng qua, dù chính phủ đã hứa có các biện pháp thay đổi tình hình.

Cuộc sống của người dân Caracas : thiếu thốn và mất an toàn 

Vẫn trong lĩnh vực xã hội, Le Monde có bài viết "Cuộc sống thiếu thốn và mất an toàn ở Caracas" cho thấy sự đối lập giữa thực tế cuộc sống của người dân và những lời tuyên truyền của chính phủ Venezuela. Theo kênh truyền hình Nhà Nước VTV, "mọi chuyện vẫn ổn, tình hình đất nước ngày càng tốt lên, hàng hóa phong phú hơn".

Nhưng trong thực tế, cuộc sống của người dân Venezuela gói gọn trong vài từ : lạm phát, xếp hàng chờ mua thực phẩm, thiếu thốn, mất an ninh, biểu tình, bạo lực, trấn áp và sợ hãi. Bới thùng rác để kiếm thức ăn thừa là một cách để duy trì sự sống. Đường và cà phê là những món hàng xa xỉ. Trong khi lương tối thiểu là 65.000 bolivare/tháng, một cân thịt có giá tới 13.000 bolivare. Giá thịt đã tăng gấp đôi chỉ sau 1 tuần. Các cửa hàng bánh mỳ đều có lính canh gác để đề phòng tấn công trộm cướp.

Cảnh sát hiện diện khắp nơi, các vụ trấn áp ngày càng bạo lực và khiến người dân sợ hãi. Le Monde nhận xét : Thủ đô Caracas giống "ngọn núi lửa sắp phun trào".

Trang nhất các báo Pháp

Chỉ còn hai ngày nữa là tới vòng 2 bầu cử Quốc hội Pháp, nhật báo La Croix dành trang nhất cho chủ đề này với hàng tựa lớn "Những người nghiệp dư ở ngưỡng cửa Quốc hội" và dự báo đảng Cộng Hòa Tiến Bước sẽ được đa số tuyệt đối ở Quốc hội.

Nhân dịp triển lãm quốc tế về công nghệ mới Viva Tech khai mạc hôm qua ở trung tâm triển lãm Porte de Versailles, Paris với dự tham dự của tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron, báo kinh tế Les Echos quan tâm tới chiến lược của nguyên thủ Pháp để thu hút, phát triển các công ty khởi nghiệp qua hàng tít "Công ty khởi nghiệp : cam kết của Macron".

Trong lĩnh vực xã hội, Le Figaro quan tâm tới số phận đau đớn của những phụ nữ Hồi Giáo Yazidi thiểu số bị tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo bắt làm nô lệ tình dục và chạy tựa "Các câu chuyện kể đáng sợ của những nô lệ của Daesh", kèm theo đó là bức ảnh hai phụ nữ trùm khăn với ánh mắt đau đáu một nỗi buồn.

Libération lại dành tít lớn cho hồ sơ vụ án Grégory đã từng gây chấn động nước Pháp cách đây 32 năm liên quan tới vụ sát hại cậu bé Grégory Villemin (4 tuổi). Các chuyên gia về chiết tự lên án nhiều người trong gia đình Villemin vì trong vụ án này, có rất nhiều lá thư đe dọa và thư nặc danh. Libération cũng dành nhiều trang bài bên trong cũng như bài xã luận cho hồ sơ Grégory.

Thùy Dương

********************

Đối thoại trực tuyến : Tổng thống Nga lảng tránh các vấn đề đối nội (RFI, 16/06/2017)

Hôm 15/06/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc đối thoại thường niên với dân chúng, kéo dài gần bốn giờ và được ba kênh truyền thông lớn trong nước truyền hình trực tiếp.

putin2

Tổng thống Nga Vladimir Putin 'đối thoại' trực tuyến với dân chúng ngày 15/06/2017. REUTERS/Sergei Karpukhin

Cuộc đối thoại lần thứ 15 này diễn ra trong bối cảnh Nga tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kinh tế nặng nề, biểu tình bùng phát tại nhiều nơi trên cả nước, chính quyền đáp lại bằng đàn áp. Tổng thống Nga tảng lờ tình cảm phẫn nộ của dân chúng về tình trạng tham nhũng trầm trọng và không để ngỏ cánh cửa cho thay đổi chính trị.

Thông tín viên Muriel Pompone tường trình từ Moskva :

"Làm như không có chuyện gì xẩy ra, tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng giải thích là đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, cho dù người dân vẫn chưa cảm nhận thấy kết quả trên thực tế.

Ông Putin không hề nhắc đến các cuộc biểu tình mới đây, với sự tham gia của hàng ngàn người Nga tại hơn một trăm thành phố. Tổng thống Nga cũng không đưa ra bất cứ một câu trả lời nào về các mối quan tâm của người dân về tình trạng giới tinh hoa tham nhũng, và ông lại càng không đề cập đến mong muốn thay đổi người lãnh đạo Nhà nước.

Ông Putin không nói gì về cuộc bầu cử tổng thống sắp đến. Và tên của nhà đối lập Alexei Navalny không được nhắc đến nhưng bị tổng thống Nga gián tiếp chỉ trích. Ông Putin nói : "Tôi sẵn sàng nói chuyện với tất cả những ai mong muốn cải thiện đời sống của dân chúng, giải quyết các vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt, chứ không nói chuyện với những người lợi dụng các khó khăn này để gia tăng ảnh hưởng chính trị của họ".

Tổng thống Nga không để ngỏ cánh cửa cho thay đổi chính trị. Vả lại, ông cũng không đưa ra thông báo nào trong lĩnh vực xã hội hay kinh tế. Rõ ràng, ông Putin không có ý định đáp ứng các mong đợi của những người biểu tình, nhất là giới trẻ, ngoài việc tiến hành đàn áp".

Thông tín viên RFI cũng ghi nhận không khí căng thẳng tại nước Nga thể hiện rõ qua các dòng tin nhắn SMS của khán thính giả, được đưa lên truyền hình hôm qua, trước khi bị xóa bỏ : "Ba nhiệm kỳ tổng thống là quá đủ !", "Putin, ông có thực sự nghĩ rằng dân chúng còn tin vào trò hề này", "Giã từ Putin"…

Trong cuộc đối thoại hôm qua, tổng thống Nga Putin cũng thừa nhận số người sống dưới ngưỡng nghèo khổ tại Nga tăng lên ở mức "đáng ngại". Năm ngoái 2016, nước Nga có tổng cộng 20 triệu người sống dưới mức nghèo, tức nhiều hơn ba triệu rưỡi người so với năm 2014. Mức sống của người Nga được đánh giá là thụt lùi về 10 năm trước đây.

Trọng Thành

Published in Quốc tế