Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 14 décembre 2019 21:07

Cái giá của sự sùng bái

Ngày 10/12/2019 trong vai trò đại din chính phủ Miến Đin bà Aung San Suu Kyi đến trước Tòa Công lý Quc tế (CIJ) La Haye, đ tr li v v kin ca Gambia, đi din cho 57 quc gia thành viên T chc Hp tác Hi giáo, cáo buc chính quyn Miến Đin dit chng người thiu s Rohingya. Báo chí thế gii đưa ra rt nhiu nhn xét v cá nhân bà trước s kin này và cho rng bà đã b sc ép trước cuc bu c Quc hi sp ti vào năm 2020 ca các phe phái đang chi phi đi sng chính tr ti Miến Đin.

myanmar1

Bà Aung San Suu Kyi tại tòa quc tế International Court of Justice (ICJ).

Thật ra nhng cáo buc dit chng ca Tòa CIJ hoàn toàn có cơ s nht là sau vhai nhà báo Miến Điện là U Wa Lone, 32 tuổi, và U Kyaw Soe Oo, 28 tuổi làm việc cho Reuters bị tòa án Miến tuyên phạt 7 năm tù vì đưa tin một cuộc thảm sát người Rohingya của quân đội Miến đã đánh đng thế gii v thc trng dit chng đang xy ra mt cách h thng ti Miến Đin.

Theo điều tra ca tThe Japan Times, bắt đu vào năm 2011, bo lc xy ra khi 280 người Rohingya thit mng và 140.000 người buc phi chy trn khi nhà ca h bang Rakhine. Mt phái viên ca Liên Hip Quc đưa tin vào tháng 3/2013 rng tình trng bt n đã tái xut hin gia cng đng Pht giáo và Hi giáo ca Miến Đin, tc là nó đã âm trước khi bà Aung San Suu Kyi được dân chúng bu lên vào năm 2015.

Bạo đng ti bang Rakhine là mt lot các cuc xung đt din ra ch yếu gia nhng người Pht t Rakhine và những người Hi giáo Rohingya bang Rakhine phía bc Miến Đin, đến tháng 10/2012 thì người Hi giáo thuc tt c các dân tc khác quc gia này đã bt đu tr thành mc tiêu b tn công

Theo UN ước tính có khoảng 90.000 người đã b di ch do bo đng. Khong 2.528 ngôi nhà b đt cháy, 1.336 ngôi nhà thuc người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuc v người Rakhine. Quân đi Miến Đin và cnh sát b cáo buc đóng vai trò hàng đu trong vic nhm mc tiêu vào người Rohingya. Mt s t chc ca các nhà sư Pht giáo đóng mt vai trò quan trng trong cuc đu tranh dân ch ca Miến Đin đã thc hin các bin pháp ngăn chn bt kỳ s h tr nhân đo nào cho cng đng người Rohingya.

Theo tổ chAmnesty International, những v bt gi tùy tin, cướp bóc, đt nhà, hiếp dâm nhm vào dân thường đã được thc hin. Hàng trăm người Rohingya bị giết tính đến tháng 12/2016, và nhiu người đã chy trn khi Miến Đin vi tư cách t nn đ tìm nơi trú n trong các khu vc lân cn ca Bangladesh. Cui tháng 11, T chc Theo dõi Nhân quyn HRW công b hình nh v tinh cho thy rng có khoảng 1250 ngôi nhà ca người Rohingya trong năm ngôi làng đã b thiêu ri bi các lc lượng an ninh

Theo BBC news thì quân đội và cnh sát tuyên b đã đt cháy "nhà ca, trường hc, cha, cửa hàng và đn th Hi giáo" thuc s hu hoc được s dng bi nhng người Rohingya. Nhng người chy trn khi Miến Đin đ thoát cuc đàn áp đã báo cáo rng ph n b hiếp dâm, nam gii b giết chết, nhà ca b đt phá, và tr em b ném vào các ngôi nhà đang bốc cháy. Thuyn bè ch người t nn Rohingya trên sông Naf thường b bn h bi quân đi Miến Đin.

Tất c nhng v vic xy ra xut phát t h qu ca chủ nghĩa dân tc mà gii tăng l và Pht t Miến Đin âm theo đui và mc tiêu ca h là người Hi giáo Rohingya, b cáo buc đã du nhp vào Miến loi tôn giáo cc đoan, phá hoi văn hóa Pht giáo và tranh sống vi người bn x mt cách bt hp pháp.

Không phải 90% người Miến theo đo Pht và hàng chc ngàn tăng l cùng ý thc v s có mt ca người Rohingya là mm mng khiến Pht giáo tha hóa đã thúc đy ch nghĩa dân tc tr thành cc đoan và với sc mnh qun chúng y chính ph Miến Đin phi tha hip đ tn ti. Nhưng s Pht t hin hòa cm thông được ni thng kh ca người Hi giáo Rohingya không đ ln đ thuyết phc nhng phn t cc đoan ly vic bo hành người Rohingya như mt cứu cánh nhm nâng ch nghĩa dân tc lên thành th ch nghĩa dn đt đt nước Miến Đin tr thành vương quc ca đo giáo.

Giới tăng l Miến Đin nhìn thy kết qu mà nhà sưAshin Wirathu nhận được t Pht t Miến đã làm quan nim tu hành ca rt nhiu tăng ni thay đi. Chúng sinh bây gi đòi hi ch có Pht giáo là duy nht trong lãnh th Miến Đin và Hi giáo là mm mng gây ha cho Pht t.

Số đông tuyệt đi ca Pht t Miến không mun người Rohingya có mt trên đt nước ca h đã kéo theo chính quyn ln các đng phái, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, mt khôi nguyên Nobel, mt ánh sáng dân ch nay đã tr thành heo ht.

Bà Aung San Suu Kyi luôn vâng phục c tri t lúc bt đu cuc đu tranh cho dân ch ca Miến Đin. Bà hiu rõ ch có c tri Miến mi có th bo v bà trong khi b chính ph quân phit giam lng sut 6 năm tri. Trong 6 năm thiếu vng t do y bà được người dân Miến xem như mt v cu tinh và âm thm ch đi ngày bà tr li trong vinh quang. Đi vi người dân Miến Đin có hai th mà h sùng bái đó là đo Pht và bà Aung San Suu Kyi.

Và khi bà trở li thì v Rohingya bùng n, nhng tín đ Hi giáo đến đnh cư ti bang Rakhine t nhiu chục năm v trước b Pht t Miến gây hn, bo hành và kết qu là hàng trăm ngàn người b đy ra khi biên gii ca Miến.

Người Rohingya đã b t chi quyn công dân Miến Đin k t khi ban hành Lut công dân 1982. Chính ph Miến đã c gng trc xut người Rohingya ra khỏi đt nước và đưa nhng người không phi là người Rohingyas thay thế hChính sách này đã dẫn đến việc trc xut khong mt na (400.000) người Rohingya ra khi Miến Đin. Chính sách phân bit dân tc ca nhà nước Miến Đin đã khuyến khích người dân Miến ni lên chng li người Rohingya mt cách trit đ và ch nghĩa dân tc được tăng l Miến đ cao mt cách công khai qua các bài giảng v Pht pháp.

Giờ đây đng trước vành móng nga ca tòa La Haye, bà Aung San Suu Kyi không bin h cho nhng vic mà bà làm. Bà c gng cho thế gii thy mt góc s tht khác theo cách hiu ca bà đang xy ra ti đt nước mà bà tng b ra c cuc đi đu tranh cho nó. Nhưng dù c gng cách nào bà cũng không th km chế tiếng hoan hô c vũ ca người dân Miến khi thy bà đi din cho h bênh vc mt v án có hàng ngàn trang h sơ cáo buc, hàng trăm hình nh chng minh s dit chng có h thống cùng hàng trăm con người vn còn b tng giam trong các nhà tù mà bà là mt thành viên chính ph.

Phía sau các lời bin h y là kỳ vng, là lá phiếu ca người dân Miến dành cho bà. Bà đang c gng chng minh rng ch nghĩa dân tc mà người dân Miến theo đuổi ch là ch nghĩa yêu nước và hành vi bo đng xut phát t người Rohingya ch không phi người Miến.

Phía sau sự sùng bái ca người dân Miến Đin là thách thc liu bà dám đem s tht cùng lương tri nhân loi đ đánh đi s sùng bái y hay không ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 14/12/2019

Additional Info

  • Author Mặc Lâm
Published in Diễn đàn

La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi

Le Mondesố đề ngày 13/12/2019 chú ý đến việc "Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya", còn Le Figaro nhận định "Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi".

aung1

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người Rohingya. Reuters/Yves Herman

Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi

Khi bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp, ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa bình 1991 dường như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.

Le Figaro mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái, như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng dân chủ mất ngôi. "Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành" - Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI), Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm Công ước về diệt chủng năm 1948.

Le Monde cho biết, trong khi chờ đợi phán quyết của tòa, Gambia đòi hỏi những biện pháp khẩn cấp : ngưng ngay việc tàn sát người Rohingya và không được tiêu hủy các chứng cứ. Tuy nhiên theo bà Aung San Suu Kyi, "diệt chủng chỉ là một giả thiết", nêu ra "một cuộc xung đột vũ trang nội bộ". Bà không nói đến "thảm sát", mà cho rằng đó là một chiến dịch quân sự chống lại phe nổi dậy. Suu Kyi đòi hỏi tòa án giao trả "chủ quyền tư pháp" để Miến Điện xét xử một nhúm sĩ quan và lính vừa rồi phải ra tòa án quân sự.

Miến Điện còn phải đối mặt với Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) cũng tại La Haye, phụ trách xét xử các thủ phạm giết người hàng loạt. Tuy nhiên CPI chỉ xử nếu không có phiên tòa nào trong nước, trong khi bà Aung San Suu Kyi cho rằng Miến Điện có thể tự lo.

Thế giới đổi thay, ma thuật Aung San Suu Kyi không còn tác dụng

Trước Tòa án Công lý Quốc tế, các luật sư của Gambia nêu tên tướng Min Aung Hlaing, tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện. Chân dung được phóng lớn của ông này ngự trị trên một xe tải giữa đám đông người biểu tình phía trước, chủ yếu là người Rohingya tị nạn. Ảnh chụp màn hình tài khoản Facebook của bà "cố vấn nhà nước" với hàng chữ "RAPE = FAKE" (hãm hiếp = tin vịt) được chiếu lên trước tòa, nhưng bà như chìm vào dòng suy nghĩ riêng, không nhìn thẳng vào 17 vị thẩm phán.

Theo Le Figaro, về mặt luật pháp, không có gì buộc "Daw Suu" phải đi đến tận La Haye để biện hộ trước cáo buộc "diệt chủng" nặng nề, dưới sự quan sát của báo chí quốc tế. Nhà lãnh đạo Miến Điện đích thân đến tòa để đương đầu – một quyết định chưa có tiền lệ trong lịch sử tòa án Liên Hiệp Quốc, bất chấp khuyến cáo của những người thân cận.

Ông Khin Zaw Win, cựu tù chính trị, nay là giám đốc Viện Tampadipa ở Rangon, thất vọng trước sự chuyển hướng sang độc tài của thần tượng, nhận xét : "Bà ấy không nghe ai cả, đó là tính cách của bà. Aung San Suu Kyi quyết định đến Châu Âu để vực dậy hình ảnh đang trở nên xám xịt của mình, đóng vai người bảo vệ tổ quốc. Bà chơi trò dân túy".

Tuy nhiên cũng theo ông : "Đó là một sự đặt cược đầy rủi ro. Bà muốn độc chiếm diễn đàn, nghĩ rằng ma thuật Aung San Suu Kyi sẽ có tác dụng như thời xưa. Nhưng thế giới đã thay đổi, và các cáo buộc thì rất sắc bén".

Bậc thang cuối cùng : Chức tổng thống Miến Điện

Lời biện hộ của bà không thuyết phục được dư luận quốc tế, tuy nhiên Aung San Suu Kyi chỉ quan tâm đến chính trường Miến Điện, và Le Figaro cho rằng bà đã thắng cuộc thử thách Hà Lan, trong mục tiêu lấn át ảnh hưởng của phe quân đội và tái đắc cử trong năm tới. Từ khi loan báo quyết định đến La Haye "chiến đấu", bà được hoan nghênh nhiệt liệt trên mạng xã hội, và các cuộc mít-tinh ủng hộ liên tục diễn ra.

Nhà nghiên cứu Moe Thuzar của ISEAS (Viện nghiên cứu Đông Nam Á) ở Singapore nhận định, người dân coi Aung San Suu Kyi như người hùng vì đã nhận lấy những chỉ trích của quốc tế về các hành động do quân đội gây ra. Chiến dịch "đặc nhiệm" ở La Haye với danh nghĩa ngoại trưởng, giúp bà củng cố quyền lực trước các tướng lãnh.

Cho dù phán quyết của tòa như thế nào đi nữa, Aung San Suu Kyi cũng sẽ thu được nhiều lá phiếu trong năm 2020. Bản án của tòa sẽ phải chờ đợi trong nhiều năm, còn cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 11 năm tới. Vào buổi hoàng hôn của một cuộc đời chiến đấu, con gái của người anh hùng dân tộc Miến Điện còn một bậc thang cuối cùng để bước tiếp : chức tổng thống của quốc gia 53 triệu dân có vị trí chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Hiến pháp cấm bà giữ chức vụ tối cao này do kết hôn với một người ngoại quốc. Để sửa đổi quy định trên, The Lady cần được sự ủng hộ của 75% đại biểu, trong một Quốc hội có 1/4 là quân nhân. Chỉ khi nào thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2020, tham vọng này mới đạt được.

Một kịch bản khó thể diễn ra, theo nhiều chuyên gia, nhưng "Bà đầm thép" Miến Điện không phải là người chịu lùi bước. Khin Zaw Win than thở : "Đó là một nhà độc tài". Ngai vàng ở Naypyidaw xứng đáng cho cuộc chiến ở La Haye. Và những người Rohingya sẽ còn khốn đốn lâu dài trong những trại tị nạn bùn lầy ở Bangladesh, bên kia dòng sông biên giới Naf từng chở đầy xác người trong mùa mưa năm 2017.

Anh : Tắt hy vọng trưng cầu dân ý lần hai

Tại Châu Âu, Le Figaro nói về "Sự thất bại của chiến dịch đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai". Ba năm rưỡi sau khi 51,9% người Anh bỏ phiếu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, những người ủng hộ việc ở lại Châu Âu, thiếu đoàn kết với nhau, đã mất hết hy vọng.

Một loạt những sai lầm chiến lược của các chính khách Anh đã khiến các "remainer" không còn gì để bấu víu : không có sự ủng hộ của một trong hai đảng lớn trong chính quyền, thì mơ ước của họ không thể thành sự thực. Không có một ai đủ sức thu hút để trở thành phát ngôn viên cho phe ủng hộ Châu Âu. Họ đã buông vũ khí, chỉ còn 47% trong số họ muốn tổ chức trưng cầu dân ý lại, theo thăm dò mới nhất.

Ukraine : Không đầu hàng để đổi lấy hòa bình

Cũng liên quan đến Châu Âu, Le Monde nhận định "Hòa bình ở Ukraine vẫn luôn xa vời". Chưa có tiến bộ cụ thể nào trong hội nghị "theo công thức Normandie" (Pháp, Đức, Nga, Ukraine), ngoài một số động thái nhân đạo.

Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine, xuất thân là diễn viên không có kinh nghiệm chính trường, không thể làm gì khác hơn trước một Vladimir Putin đầy mưu mô. Đa số cho rằng ông là nạn nhân lý tưởng của Putin, nhưng Zelensky đã không lùi bước. Ông nhắc lại lằn ranh đỏ mà nhân dân Ukraine đã khẳng định : hòa bình sẽ không được đổi bằng sự đầu hàng.

Mỹ co cụm về chính trị, nhưng vẫn là "sen đầm quốc tế" về quân sự

Nhìn sang Hoa Kỳ, cây bút bình luận Alain Frachon của Le Monde đặt câu hỏi "Phải chăng nước Mỹ rút lui trên toàn cầu ?". Tại Châu Á, Châu Âu và Trung Đông, bây giờ là khởi đầu của việc Hoa Kỳ co cụm lại cả về chính trị lẫn quân sự. Mỹ không bỏ rơi các nước đồng minh, nhưng những nước này không còn trông cậy vào sự bảo vệ của của Washington nữa. Thời kỳ "Hòa bình của Mỹ" (Pax americana) đã kết thúc chăng ?

Xu hướng thật ra có từ thời Barack Obama đã được đẩy nhanh với "America First" (Nước Mỹ trước hết) của ông Donald Trump. Ông tiến hành một chính sách ngoại giao đơn độc, đơn phương trong mục đích chỉ giành lợi ích cho nước Mỹ. Tuần này Washington còn tiếp tục làm tê liệt hoạt động giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Liệu Hoa Kỳ đang rút lui thực sự ? Theo tác giả, không đơn giản như thế. Hiện nay có đến 200.000 quân viễn chinh Mỹ, trong đó phân nửa trú đóng tại Châu Âu, 54.000 quân ở Trung Đông, số còn lại ở Châu Á, với một mạng lưới căn cứ quân sự rộng lớn tại nhiều nơi trên thế giới. Ông Trump giảm bớt cam kết chính trị của nước Mỹ, nhưng về quân sự thì không.

Ông muốn Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu phải trả nhiều tiền hơn cho công bảo vệ của Mỹ : Tokyo phải chi gấp năm lần, Seoul gấp bốn còn Bruxelles thì phải cố thêm một chút. Về tình trạng hoạt động (không nói đến chính trị), NATO đang có sức khỏe dồi dào. Riêng tại Trung Đông, lực lượng chiến lược của Mỹ đè bẹp sự hiện diện nhỏ nhoi của Nga, và có thể là Trung Quốc sắp tới. Donald Trump từng muốn bỏ rơi NATO, nhưng Quốc hội đã ngăn cản. Tóm lại, sự co cụm của Mỹ chủ yếu về chính trị chứ không phải quân sự.

Pháp : Mốc tuổi về hưu khiến những nhượng bộ của chính phủ ít được quan tâm

Tại Pháp, cải cách chế độ hưu là tựa chính của tất cả nhật báo Paris ra ngày 13/12/2019. Le Monde chạy tựa "Tranh luận về cải cách chế độ hưu : Mục tiêu còn là bảo đảm giảm chi", La Croix nói về "Những gì còn có thể thương lượng". Nếu Le Figaro quan tâm đến "Cuộc chiến về mốc tuổi" thì Les Echos chú trọng "Cuộc chiến công luận". Libération đặt câu hỏi "Noël : Đình công hay hưu chiến ?".

Hưu bổng và cuộc đình công phản đối đang kéo dài, không chỉ chiếm trọn các trang nhất mà còn là chủ đề chính của các bài xã luận.

Le Mondenhận định đây là "Một thách thức nhiều rủi ro cho chính phủ". Thủ tướng Edouard Philippe hứa hẹn "Sẽ không có người thắng lẫn người thua", nhưng rốt cuộc việc đồng nhất 42 chế độ hưu khác nhau đã khiến các nghiệp đoàn và các đảng đối lập đồng tâm nhất trí chống lại. Việc ấn định "mốc tuổi thăng bằng" là 64 – ai về hưu trước đó sẽ không được lãnh hưu bổng toàn phần – đã khiến nghiệp đoàn CFDT, vốn ủng hộ cải cách, phải kêu gọi đình công ngày 17/12 tới.

Những nhượng bộ của thủ tướng bỗng bị trở thành thứ yếu, trong khi rất đáng kể : bảo đảm hưu bổng tối thiểu 1.000 euro, tính thêm cho các bà nội trợ, người giàu đóng góp nhiều hơn. Không lặp lại các sai lầm trong thời kỳ "Áo Vàng", chính phủ đã cam kết quyền lợi với những người dễ bị tổn thương, và đền bù cho những ai bị thiệt thòi.

Tuy nhiên công cuộc cải cách không chỉ có nội dung mà còn bối cảnh. Kế hoạch cải cách được đưa ra khá trễ, trong một nhiệm kỳ 5 năm được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng xã hội chưa từng thấy, và quan hệ xấu đi với các nghiệp đoàn. Chính phủ chọn lựa việc dùng công luận để chống lại nghiệp đoàn, khiến đất nước rơi vào bất ổn.

"Nước Pháp thầm lặng" trước đình công

La Croixkhuyến cáo "Hãy chọn lựa mục tiêu ưu tiên" để có được sự ủng hộ của các nghiệp đoàn muốn cải cách, và ghi nhận từ hôm qua, ông Edouard Philippe đã tỏ ra muốn hàn gắn với CFDT của ông Laurent Berger. Le Figaro khi nói về mốc tuổi "thăng bằng", cột trụ của cải cách, đã ví von "cũng như ba vua ở xứ Galilea", mọi ánh mắt đều dõi theo ông Berger, người đứng đầu CFDT. Tờ báo cho rằng tuy nghiệp đoàn hàng đầu nước Pháp này đóng vai trò quan trọng, nhưng không thể đại diện cho cả xã hội.

Theo tờ báo cánh hữu, 64 tuổi là ít hơn một tuổi so với tuổi về hưu năm 1980, cách đây 39 năm. Tuổi thọ thời đó ngắn hơn, và tỉ lệ giữa người làm việc và người về hưu cân bằng hơn bây giờ. Đã hẳn là phong trào phản kháng đã cứng rắn hơn, và các cuộc biểu tình sắp tới sẽ đông đảo. Nhưng một nước Pháp thầm lặng, không xe lửa, xe điện ngầm, xe buýt, hàng ngày vô cùng vất vả trong việc di chuyển, sẽ không thể hiểu được bất kỳ nhượng bộ nào về mốc tuổi hưu, cột trụ của cải cách.

Tuổi thọ tăng, sinh suất giảm : Không thể không cải cách

Nhật báo kinh tế Les Echos kêu gọi : "Vững tâm để cải cách". Chấp nhận một thực tế đối với Pháp cũng như Châu Âu, là tuổi thọ ngày càng kéo dài trong khi sinh suất giảm, theo tờ báo, chỉ có một giải pháp chứ không phải 100 ! Chẳng lẽ về hưu ở tuổi 64 vào năm 2027 thay vì trung bình 63 tuổi như hiện nay, là đòi hỏi quá nhiều ? Nếu không sẽ phải tìm cho ra ít nhất 8 tỉ euro một năm kể từ 2025 để trả hưu bổng. Bảo đảm lương hưu mà không làm phương hại đến việc làm qua việc tăng thêm đóng góp của người lao động, chẳng phải là bước đầu của công bằng xã hội hay sao ?

Les Echos cho rằng người lãnh đạo nghiệp đoàn lớn nhất nước Pháp nên đặt lợi ích chung lên trên, như người tiền nhiệm Nicole Notat đã làm trong đợt tổng đình công quy mô hồi năm 1995. Còn Libération ghi nhận các công đoàn đang chia rẽ trong vấn đề có nên hưu chiến trong kỳ nghỉ lễ Noël cuối năm và Tết Dương lịch hay không. Nghiệp đoàn CGT ngành đường sắt cảnh báo sẽ không ngưng chiến, nhưng CFDT muốn tránh kịch bản này.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Đúng vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12, người từng được trao giải Nobel Hòa Bình, được xem là một biểu tượng tinh thần trong hoạt động đấu tranh dân chủ và nhân quyền, đã ra trước Tòa án Công lý Liên Hợp Quốc tại La Haye đối diện với cáo buộc về tội diệt chủng.

aung1

Phiên tòa xem xét tội ác diệt chủng người Rohingya tại Tòa án Công Lý Liên Hiệp Quốc hôm 10/12 (Ảnh chụp từ màn hình UN Web TV)

Bà là Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước, nhưng trên thực tế là nhà lãnh đạo của chính quyền Myanmar hiện nay, tham gia phiên tòa trong tư cách bị đơn, đại diện cho nhà nước Myanmar chống lại các cáo buộc vi phạm tội ác diệt chủng.

Đơn khởi kiện được đệ trình bởi nhà nước Gambia, tố cáo chính quyền và quân đội Myanmar đã có hành vi tiêu diệt người sắc tộc thiểu số Rohingya tại Myanmar.

Phiên tòa diễn ra như thế nào ?

Theo thông cáo báo chí của Tòa án Công lý, phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12, bắt đầu vào lúc 16:00 và 21:00 theo giờ Việt Nam, mỗi phiên kéo dài trong ba giờ.

Trong phiên tòa này, các thẩm phán sẽ tiến hành xem xét yêu cầu của Gambia đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Myanmar chấm dứt các chiến dịch đàn áp nhằm bảo vệ cho người Rohingya.

Trong ba ngày diễn ra phiên điều trần, Tòa sẽ dành cho các bên thời gian ngang bằng nhau để mỗi bên có thể trình bày quan điểm, cung cấp luận cứ của mình, và các bên sẽ tiến hành tranh luận trực tiếp bằng lời ngay tại phiên tòa.

Phiên điều trần này cũng được truyền hình trực tiếp trên Web của Tòa án Công lý và trên Web TV của Liên Hợp Quốc.

Sau khi kết thúc phiên điều trần tranh luận, Tòa sẽ nghỉ để thảo luận. Phần nghị án của Tòa được tiến hành bằng các phiên họp kín và được giữ bí mật.  Sau đó Tòa sẽ đưa ra phán quyết. Phán quyết của Tòa là cuối cùng và không có kháng cáo.

Phán quyết này có tính ràng buộc đối với các bên liên quan. Theo Điều 94 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cam kết tuân thủ phán quyết của tòa án Liên hợp Quốc trong mọi trường hợp.

Khác với Tòa án Hình sự Quốc tế được thành lập theo Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế năm 1998, chỉ dùng để xét xử các cá nhân vi phạm nhân quyền, Tòa án Công lý được thành lập theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, là cơ chế để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc thực thi các Công ước quốc tế.  

Vì sao Gambia lại kiện ?

Gambia là một quốc gia ở Châu Phi, không liên quan đến vụ diệt chủng người Rohingya, nhưng lại nguyên đơn tiến hành vụ kiện và dựa vào cơ sở pháp lý nào để Tòa án Công lý Liên Hợp Quốc thụ lý và xét xử ?

Trước tiên có thể giải thích rằng, khác với số đa số dân chúng tại Myanmar theo Phật giáo, người Rohingya là một cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo, có nguồn gốc di dân từ Ấn độ, sinh sống chủ yếu ở bang Rakhine, Miến Điện. Các hành động đàn áp người Hồi giáo Rohingya tại Myanmar đã gây ra sự chú ý đặc biệt đối với Tổ chức Hợp tác Hồi giáo. Quốc gia Gambia cũng là một thành viên của tổ chức này và việc Gambia khởi kiện như là cách để bảo vệ cho những "đồng đạo Hồi giáo" của mình, dưới sự hậu thuẫn từ Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Về cơ sở pháp lý để tiến hành vụ kiện, cả Gambia và Myanmar đều là thành viên của Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng năm 1948. Theo Công ước này quy định, các quốc gia thành viên có thể đệ trình lên Tòa án Công lý để yêu cầu giải quyết các tranh chấp của nước mình với các quốc gia thành viên khác, liên quan đến việc áp dụng và thực thi Công ước.

Theo đơn khởi kiện được đệ trình  lên Tòa án Công lý vào hôm 11/11/2019, Gambia cáo buộc Myanmar đã các hành vi vi phạm Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng, khi chính quyền và quân đội nước này thực hiện các hoạt động tiêu diệt một phần hay toàn bộ người Rohingya. Các hành vi này được thực hiện từ khoảng tháng 10 năm 2016, bao gồm các hành động như giết người, tấn công nghiêm trọng thể xác và tinh thần, ngăn chặn sinh đẻ, và cưỡng ép di cư. Các hoạt động này cấu thành tội ác diệt chủng được định nghĩa trong Công ước này.

Biểu tượng sụp đổ

Điều gây ngạc nhiên đối với cộng đồng quốc tế về việc đàn áp người Rohingya đã được thực hiện hoặc bị bỏ mặc bởi những người lãnh đạo từng được kỳ vọng mang đến sự chuyển đổi dân chủ và nhân quyền tại Myanmar.

Theo đó bà Aung San Suu Kyi phủ nhận các cáo buộc đàn áp, và như những nhà độc tài khác, bà đã quay sang chỉ trích truyền thông phương Tây đã thêu dệt nhiều thông tin sai lệch  về tình hình Myanmar.

Trong khi đó vào tháng 3/2017, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thành lập một Phái đoàn Tìm kiếm Sự thật  để điều tra các cáo buộc vi phạm nhân quyền nhắm vào người Rohingya ở Myanmar. Chỉ một năm sau, Phái đoàn đã đệ trình một báo cáo  khẳng định rằng, nhiều trường hợp giết người, hãm hiếp tập thể, tra tấn, cưỡng bức di cư và các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác đã được thực hiện bởi Quân đội Myanmar, khiến khoảng 700.000 người Rohingya phải chạy trốn sang nước láng giềng Bangladesh. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Myanmar, Bà Yanghee Lee cũng cho biết chính quyền Myanmar đã không làm gì để phá hủy hệ thống bạo lực và đàn áp đối với người Rohingya.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng đàn áp này,  theo Washington Post, tác giả Richard Cockett giải thích nguyên nhân gốc rễ là tâm lý bài trừ Đạo Hồi trong quá khứ tại quốc gia mà Đạo Phật là quốc giáo.

Điều này cho thấy các giá trị nhân quyền không được bảo vệ hữu hiệu tại một quốc gia vừa thoát khỏi chế độ độc tài, ngay cả khi những nhà lãnh đạo đất nước đã từng là nạn nhân của các hoạt động bức hại nhân quyền. Đúng là quyền lực dễ làm con người tha hóa !

Minh Luật

Nguồn : RFA, 10/12/2019 (minh-luat's blog)

Additional Info

  • Author Minh Luật
Published in Diễn đàn

Miến Điện : Hàng ngàn người ủng hộ Aung San Suu Kyi (RFI, 08/12/2019)

Ngày 08/12/2019, lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi lên đường đến La Haye, Hà Lan để bảo vệ đất nước trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) vì cáo buộc có những "hành động diệt chủng" nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo thiểu số Rohingya.

aung1

Lãnh đạo Aung San Suu Kyi ngày 08/12 lên đường sàng Hà Lan, ra trước tòa CIJ, bào chữa cho đất nước về cáo buộc diệt chủng người Hồi Giáo Rohingya. Reuters/Chalinee Thirasupa

Trước đó một ngày, 07/12/2019, hàng ngàn người tụ tập về thủ đô Naypiydaw để ủng hộ bà Aung San Suu Kyi. Cuộc tập hợp diễn ra đúng vào thời điểm ngoại trưởng Trung Quốc đến Miến Điện theo lời mời của bà Aung San Suu Kyi.

Theo phân tích của giới chuyên gia, quyền phủ quyết của Trung Quốc, thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, sẽ là một đồng minh có "trọng lượng" cho Miến Điện, hiện đang phải đối mặt với một áp lực quốc tế ngày càng lớn trong hồ sơ Rohingya.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại là Gambia, được 57 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo ủy nhiệm, đã đệ đơn kiện chính quyền Miến Điện trước CIJ vì "tội ác diệt chủng" nhắm vào cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi thiểu số.

Điều nghịch lý là trên trường quốc tế, danh tiếng của bà Aung San Suu Kyi, cựu biểu tượng của phong trào dân chủ, đã bị hoen ố vì các chính sách trấn áp người Rohingya, thế nhưng, ở trong nước, bà vẫn có được một sự ủng hộ của bộ phận đông đảo người dân, vốn dĩ cho rằng những người thiểu số Rohingya là những "kẻ nhập cư bất hợp pháp".

Tháng 8/2017, hơn 740 ngàn người Rohingya phải bỏ chạy khỏi Miến Điện, sau một đợt tấn công của quân đội nhằm trả đũa vụ nhiều chốt biên phòng bị những người Hồi Giáo Rohingya nổi dậy tấn công. Ấn Độ là đất nước có đa số dân theo Phật giáo.

Minh Anh

*******************

Ấn Độ : Biểu tình chống dự luật cải cách về cấp quốc tịch (RFI, 08/12/2019)

Thứ Bảy, 07/12/2019, hàng trăm người đã tụ tập về New Dehli để phản đối dự luật cải cách tư cách công dân. Hôm 04/12/2019, Hội đồng Bộ trưởng đã bật đèn xanh cho dự luật gây tranh cãi này.

aung2

Đoàn người biểu tình tại New Delhi phản đối làn sóng bài người Hồi Giáo, ngày 28/06/2017. Ảnh minh họa- CHANDAN KHANNA / AFP

Từ New Dehli, thông tín viên đài RFI, Carole Dietrich giải thích :

"ʺẤn Độ là đất nước của chúng tôiʺ, ʺCuộc sống của người Hồi Giáo đang bị định đoạtʺ … Đó là những người ta có thể đọc được trên các tấm biển của những người biểu tình tụ tập phản đối chống dự luật cải cách về quyền công dân, một dự luật dự kiến cấp quốc tịch Ấn Độ cho những người thuộc nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau, trừ người Hồi Giáo, phải trốn chạy khỏi các nước Afghanistan, Pakistan và Bangladesh.

Đây là dự luật mà Kaushik Raj, sinh viên ngành kỹ sư, 21 tuổi cho là vi hiến : ʺDự luật này đi ngược lại với những nguyên tắc biệt lập tôn giáo của Ấn Độ. Sự khác biệt chính giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1974 chính là việc Ấn Độ không dựa trên những nguyên tắc tôn giáo. Tôi là một người theo Ấn Độ giáo có đặc quyền, chính vì điều này mà tôi được hưởng nhiều thứ ở đây một cách công khai, không có chuyện gì xảy ra cho tôi cảʺ.

Kể từ khi phe chủ nghĩa dân tộc theo Ấn Độ giáo lên cầm quyền năm 2014, các tội ác mang tính chất thù hận ngày càng gia tăng tại Ấn Độ, chủ yếu nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo, chiếm chỉ 14% dân số. Chính phủ của thủ tướng Narendra Modi biện minh khi cho rằng cải cách này chỉ để bảo vệ những cộng đồng tôn giáo bị bức hiếp tại các nước có đa số dân theo đạo Hồi.

Nhưng Mohammed Sadu lại nhìn sự việc theo một cách khác : ʺChính phủ nhắm vào người Hồi Giáo, chúng tôi biết rõ tư tưởng hệ của họ. Những người này nghĩ rằng người Hồi Giáo không phải là một phần văn hóa của họ, của đất nước Ấn Độʺ.

Dự luật cải cách này sẽ phải được trình trước Nghị Viện trong tuần tới".

Minh Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Facebook xóa những tài khoản liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện (RFI, 19/12/2018)

Facebook tiếp tục loại trừ hơn 100 tài khoản có liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh mạng xã hội này liên tục bị lên án đã không hành động gì để ngăn chặn các lời lẽ kích động thù hận chống lại người Hồi Giáo Rohingya, nạn nhân của các vụ đàn áp tàn khốc, do giới quân sự Miến Điện chủ trương.

myanmar1

Ảnh minh họa : Trong một cửa hàng bán điện thoại di động tạ Rangoon, Miến Điện, ngày 08/08/2018. Reuters/Ann Wang

Trong một thông báo hôm qua, 18/12/2018, Facebook tuyên bố xóa bỏ 135 tài khoản, 425 trang, và 17 nhóm trên mạng xã hội này, có dẫn các đường link có liên quan đến tập đoàn quân sự Miến Điện. Đây cũng là các tài khoản, địa chỉ bị cáo buộc phối hợp tung tin giả. Theo Facebook, các trang mạng bị xóa bỏ đăng tải các tin tức có vẻ độc lập, thông tin về các lĩnh vực giải trí, chăm sóc sắc đẹp hay lối sống, nhưng thực chất đều có liên hệ với giới quân sự Miến Điện.

Người phát ngôn của chính quyền Miến Điện Zaw Htay hôm nay, 19/12/2018, không đưa ra bình luận nào, khi Reuters đặt câu hỏi về vấn đề này.

Trước đó, Facebook đã xóa bỏ tài khoản của tư lệnh quân đội Miến Điện. Nhiều trang và tài khoản có liên hệ với quân đội Miến Điện đã bị xóa bỏ hồi tháng 8/2018. Việc Facebook quyết định xóa bỏ nhiều trang và tài khoản diễn ra sau một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc, với kết luận là các tướng lĩnh Miến Điện phải bị truy tố, bởi chiến dịch thảm sát và cưỡng hiếp tập thể nhắm vào cộng đồng Rohingya, với mục tiêu "diệt chủng". Hơn 700.000 người Rohingya hiện đang tị nạn tại Bangladesh, ít nhất 10.000 người bị quân đội Miến Điện thảm sát trong thời gian vừa qua.

Một báo cáo đặc biệt của Reuters hồi tháng 8/2018 cũng cho thấy là Facebook đã không nhanh chóng chú ý đến các cảnh báo của nhiều tổ chức nhân quyền Miến Điện, báo động về tình trạng tuyên truyền kích động thù hận lan tràn trên các mạng xã hội, chống lại các cộng đồng thiểu số, trong đó có người Rohingya.

Trọng Thành

******************

Aung San Suu Kyi bị Seoul rút giải nhân quyền Gwangju (RFI, 18/12/2018)

Một trong những tổ chức bảo vệ nhân quyền lớn nhất Hàn Quốc, Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm, hôm nay 18/12/2018 loan báo rút lại giải thưởng Gwangju đã trao cho nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi năm 2004, vì sự "dửng dưng" của bà trước thảm cảnh của người thiểu số Rohingya.

myanmar2

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về tình hình tại bang Rakhine, nơi người Rohingya bị đàn áp, Naypyitaw, 19/09/2017. Reuters/Soe Zeya Tun

Vào thời đó, nhà ly khai được thế giới ngưỡng mộ đã không thể đến nhận giải thưởng nhân quyền danh giá này, vì bị tập đoàn quân sự quản thúc. Nay đảng của bà đã lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi trở thành người lãnh đạo Miến Điện, nhưng bà lại bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì từ chối lên án bạo lực đối với người Rohingya, không hề tỏ sự cảm thông.

Từ năm 2017 đã có trên 720.000 người Rohingya phải chạy trốn các hành động tàn ác của quân đội và dân quân Phật giáo Miến Điện, cuộc khủng hoảng được Liên Hiệp Quốc đánh giá là "diệt chủng".

Ông Cho Jin Tae, phát ngôn viên của Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm tuyên bố : "Sự vô cảm trước những tội ác tàn bạo đối với người Rohingya đi ngược lại các giá trị mà giải thưởng bảo vệ, sự xúc tiến nhân quyền". Quỹ này được lập ra vào năm 1994 để tưởng niệm vụ nổi dậy đòi dân chủ ở Gwangju năm 1980, bị đàn áp trong biển máu với trên 200 người chết và bị thương.

Giữa tháng 11, Amnesty International cũng đã rút lại giải thưởng trao cho bà Aung San Suu Kyi năm 2009.

Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Bảo An chuẩn bị một dự thảo nghị quyết nhằm thúc đẩy Miến Điện hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng Rohingya, mặc dù Trung Quốc và Nga tẩy chay đối thoại. Dự thảo đặt ra mốc thời gian hồi hương trên 700.000 người Rohingya đang tị nạn tại Bangladesh, và cảnh báo có thể sẽ trừng phạt, nếu Miến Điện nếu không có tiến bộ nào.

Thụy My

Published in Châu Á

Sự kiện bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy-NLD), lãnh tụ đối lập của Myanmar, giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc hội tự do đầu tiên tại Myanmar ngày 8/11/2015 đã làm phấn khích không chỉ người dân Myanmar mà còn làm nức lòng cả dư luận thế giới.

aung1

Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đã giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc hội tự do đầu tiên tại Myanmar ngày 8/11/2015

Tổng thống Mỹ Obama vừa nhậm chức nhiệm kỳ hai đã chọn Myanmar làm điểm đến thăm đầu tiên. Các nước chủ nợ thuộc câu lạc bộ Paris đã xóa nợ hơn 6 tỉ USD cho Myanmar. Nhật Bản cũng xóa khoản nợ 3,7 tỉ USD cho Myanmar và nối lại viện trợ ODA. Các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu đổ xô vào thị trường mới đầy hứa hẹn này.

Dư luận thế giới và nhất là Việt Nam đã ca ngợi bà Aung San Suu Kyi hết lời. Rất nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới được trao cho bà trong đó đặc biệt nhất là các giải thưởng cao quí như Giải Nhân quyền Rafto (1990), Giải Nhân quyền Shakarov và Giải Nobel Hòa Bình (1991).

Aung San Suu Kyi không thể trở thành tổng thống vì hiến pháp không cho phép những người có chồng con là người nước ngoài làm tổng thống. Bà trở thành "cố vấn quốc gia", một chức vụ đặc biệt đứng trên cả tổng thống.

aung2

Dư luận thế giới đã ca ngợi bà Aung San Suu Kyi hết lời và tin rằng đất nước Myanmar sẽ chuyển hóa từ quân phiệt sang dân chủ một cách bền vững.

Tuy nhiên, chỉ hai năm, sau khi nắm quyền, hình ảnh của bà đã tan vỡ bởi cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến người Hồi giáo thiểu số Rohingya. Sắc tộc người Hồi giáo thiểu số này không được nhìn nhận như là công dân của Myanmar, họ bị tấn công, đàn áp và xua đuổi ra khỏi quê hương bởi chính quân đội Myanmar với sự tiếp tay cuồng nhiệt của các nhà sư Phật giáo quá khích. Hàng trăm ngàn người Rohingya đã phải từ bỏ quê hương và trốn chạy sang Bangdalesh, Thái Lan tị nạn. (700.000 người trên tổng số 1,1 triệu người Rohingya đang sống tại Myanmar)

Tình hình nghiêm trọng đến nỗi Liên Hợp Quốc phải lên án và chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Myanmar và đích danh bà Aung San Suu Kyi. Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng cuộc tàn sát do quân đội Myanmar gây ra là một "cuộc diệt chủng".

Các danh hiệu cao quí dành cho bà Aung San Suu Kyi bắt đầu bị thu hồi, đầu tiên là thành phố Oxford tước giải thưởng nhân quyền với lý do "quan ngại sâu sắc về sự đối xử với người Hồi giáo Rohingya" hôm 6/10/2017. Tiếp sau đó, trường cao đẳng St Hugh thuộc đại học Oxford, là trường cũ nơi bà theo học cũng đã gỡ bỏ bức chân dung của bà tại phòng truyền thống của trường. Mới nhất là ngày 11/11/2018, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã quyết định thu hồi danh hiệu cao nhất mà họ đã trao cho bà năm 2009…

Đã có một vài người phân tích lý do bà Aung San Suu Kyi thất bại như khi chưa nắm quyền thì khác sau khi nắm quyền lại khác vì bị quyền lực cám dỗ nên xa rời lý tưởng ban đầu, chuyên chế, tụ phụ… Những ý kiến này đều có phần đúng nhưng tại sao lại như vậy ? Đâu là lý do chính dẫn đến thất bại của bà ngày hôm nay ?

aung3

Sự thất bại của bà Aung San Suu Kyi và tổ chức của bà là không hề có một tư tưởng chính trị nào nên, khi nắm được quyền lãnh đạo đất nước, bà đã lúng túng không biết làm thế nào và cuối cùng phải làm theo sự chỉ đạo của giới quân đội Myanmar.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã theo dõi sự kiện chuyển giao quyền lực tại Myanmar và với tất cả sự dè dặt, chúng tôi đã đoán trước được sự thất bại của bà. Lý do cũng rất giản dị : bà Aung San Suu Kyi không hề có một Dự án Chính trị nào cho tương lai của Myanmar.

"Có lẽ sự thành công của bà ngày hôm nay vì bà là một biểu tượng. Bà có một người cha nổi tiếng là ông Aung San, người anh hùng dân tộc giải phóng Myanmar khỏi thực dân Anh và ông cũng là người thành lập nên quân đội Myanmar. Mẹ của bà là Daw Khin Kyi cũng là một nhà ngoại giao nổi tiếng. Bà Aung San Suu Kyi rời Myanmar năm 1960 và chỉ trở về nước năm 1988 với mục đích chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng. Sự kiện thanh niên sinh viên Myanmar xuống đường biểu tình chống chế độ quân phiệt bị đàn áp dã man ngày 8/8/1988 đã làm cuộc đời bà thay đổi. Vì là một người mang tính biểu tượng cao nên bà đã được yêu cầu đứng ra thành lập Liên Minh Quốc gia vì Dân chủ và trở thành người lãnh đạo của nó cho đến tận bây giờ.

Trong 28 năm sống xa quê hương bà Aung San Suu Kyi không có nhiều quan tâm đến đất nước của mình. Điều đó cũng giống như hai người anh của bà, một người bị chết đuối, một người định cư ở Mỹ. Bà đã kết hôn với một người ngoại quốc là giáo sư Alexander Aris, một học giả người Anh nghiên cứu về Tây Tạng và có hai người con với ông. Điều này chứng tỏ bà không có ý định trở về quê nhà hoạt động chính trị vì chính bố bà đã qui định, những người có vợ chồng là người nước ngoài thì không thể trở thành lãnh đạo Myanmar. Chính điều này đang là lý do ngăn cản bà trở thành tổng thống Myanmar. Bà cũng không viết được gì nhiều ngoài cuốn sách "Thoát vòng sợ hãi" là tập hợp các bài viết của bà rải rác trước đó".

Lý do khiến bà thành công và giành được nhiều giải thưởng cao quí và trở thành người Myanmar được biết nhiều nhất trên thế giới… là vì bà được giới trí thức Myanmar ủng hộ và đứng sau lưng bà. Chúng ta chỉ nghe nói đến bà và tổ chức Liên minh Quốc gia vì Dân chủ chứ không biết đến một tổ chức thứ hai nào khác" (1).

Hồng Việt, một thành viên của Tập Hợp từng nhận định :

"Người Việt Nam khi nói về Aung San Suu Kyi thường cho rằng bà đã thành công vì bà là một người phi thường và đã chịu nhiều hy sinh gian khổ. Sau khi đọc xong cuốn sách, tôi thấy không phải như vậy. So với những người đấu tranh ở Việt Nam, bà đúng là một người can đảm nhưng không hơn. Bà cũng chịu nhiều hy sinh mất mát nhưng chắc chắn là không bằng. Bà có hiểu biết về chính trị nhưng so với những trí thức lỗi lạc nhất của chúng ta, bà vẫn còn kém. Bà đã thành công vì những lí do khác" (2).

Chính vì bà và tổ chức của bà không hề có một tư tưởng chính trị nào, được trình bày bằng một Dự án chính trị nghiêm túc cho người dân được rõ là bà muốn gì, đề nghị những gì và sẽ làm những gì trong tương lai ?... nên khi nắm được quyền bà đã lúng túng không biết làm thế nào và cuối cùng phải làm theo sự chỉ đạo của giới quân đội Myanmar.

Nhớ lại khi xưa Lê-nin, một chuyên viên khủng bố thượng thặng và chuyên nghiệp (có người anh bị Sa hoàng treo cổ vì tội khủng bố) đã sớm nhận ra một chân lý rằng, nếu chỉ cướp chính quyền bằng bạo lực không thôi thì sẽ không đủ vì không có chính danh và không thuyết phục được người dân. Một cuộc cách mạng mà không có tư tưởng chính trị dẫn đường thì chỉ là một cuộc phản loạn, không hơn không kém. Hiểu rõ điều đó nên Lê-nin đã dựng dậy một học thuyết hoang đường và độc hại của một nhà tư tưởng tâm thần là Mác. Lê-nin xào nấu qua loa và biến thành nó một hệ tư tưởng chính trị mới với tên gọi : Chủ nghĩa cộng sản. Lê nin "thành công" khi biến nước Nga thành một nhà nước Công-Nông đầu tiên trên thế giới sau khi tiêu diệt hết giai cấp trí thức và tinh hoa trước đó.

Chủ nghĩa cộng sản của Mác-Lênin chỉ có đất sống ở những quốc gia, nơi mà tầng lớp trí thức tinh hoa thiếu hụt trầm trọng về tư tưởng chính trị như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Campuchia… Ở Châu Âu, tư tưởng phản khoa học của Mác đã bị chính các đảng cộng sản lên án và tẩy chay ngay trong kỳ họp của Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức tại Gotha năm 1875. Đại hội Gotha được xem như là mốc thời điểm chấm dứt chủ nghĩa Mác tại Châu Âu.

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc với 135 sắc tộc khác nhau trong đó 90% theo đạo Phật và sắc tộc Bamar, mà bà Aung San Suu Kyi là thành viên chiếm đại đa số. Những người này đưa bà lên đỉnh cao quyền lực và bà không muốn làm mất lòng họ vì bà không đủ cam đảm và viễn kiến để giải thích với họ về sự quan trọng của chính sách "Hòa giải và Hòa hợp dân tộc" trong một đất nước mà mâu thuẫn sắc tộc vô cùng trầm trọng và kéo dài như Myanmar.

Bà cũng từng có kêu gọi "hòa giải dân tộc" nhưng bà không xem những người như sắc tộc Rohingya là công dân của mình. Bà gần như đồng lõa với chính quyền quân sự Myanmar khi tìm cách truy bức và đẩy sắc tộc Rohingya ra khỏi biên giới của mình. Hành động này bị cả thế giới lên án và sớm muộn cũng sẽ bị đem ra xét xử vì tội "diệt chủng" như đối với chính quyền Khmer Đỏ.

Một dân tộc không có tư tưởng chính trị cũng giống như một con thuyền không có la bàn, sẽ không biết trôi dạt về đâu và sớm muộn cũng gặp tai nạn. Bà Aung San Suu Kyi và giới lãnh đạo Myanmar vẫn không hiểu rằng, trong thế giới ngày hôm nay, các giá trị về quyền con người, dân chủ, tự do, bao dung, liên đới, hợp tác, thỏa hiệp và nhân nhượng lẫn nhau là những giá trị không thể thay thế và bị chà đạp. Hành động chống lại người Rohingya sẽ cô lập Myanmar với thế giới. Bà Aung San Suu Kyi chống lại một sắc dân nhỏ là Rohingya để đổi lấy sự tẩy chay và lên án của cả thế giới. Một người có viễn kiến không bao giờ hành động như vậy.

Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng với Myanmar vì cũng có nhiều sắc tộc thiểu số và một quá khứ chất đầy hận thù do chiến tranh và do chính sách bất dung của đảng cộng sản Việt Nam. Trí thức Việt Nam cần ý thức một cách dứt khoát về tầm quan trọng của tư tưởng chính trị được trình bày cụ thể qua một Dự án chính trị. Rất nhiều tổ chức và cá nhân sau một hồi hoạt động ồn ào đều bị tan biến vì họ không có tư tưởng chính trị dẫn đường. "Hòa giải dân tộc" không chỉ là lập trường và phương pháp đấu tranh của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà còn là triết lý cầm quyền của chúng tôi trong tương lai.

Người Việt Nam trước khi tìm hiểu và nghiên cứu những triết lý hay tư tưởng sâu xa của thế giới thì hãy tìm đọc Dự án chính trị "Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai" của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên để biết về tư tưởng chính trị của một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đang tranh đấu cho dân chủ Việt Nam. Đây là một tài liệu bao gồm nhiều cuốn sách đề cập đến mọi vấn đề, từ những lý thuyết căn bản của cuộc tranh đấu cho đến tư tưởng chính trị cần có dành cho những người đang định dấn thân tranh đấu. Ngay cả những người không dấn thân cũng nên đọc để biết, để hiểu, để lấy một quyết định đúng đắn cho chính mình khi ủng hộ hay tham gia một tổ chức nào đó trong tương lai…

Một vấn đề nữa cần nói là cuộc chuyển giao quyền lực trong êm thắm giữa tập quyền quân đội và Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi năm 2015. Đây là một cuộc chuyển giao trong hòa bình và tự nguyện của chính quyền cũ. Chính quyền Việt Nam và các tổ chức đối lập nên học hỏi ở điểm này. Còn sự thất bại của bà Aung San Suu Kyi và chính quyền hiện tại là do sự thiếu hụt nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, từ cả hai phía. Họ phải vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng một nỗ lực phi thường, bằng sự nhảy vọt về tư tưởng chính trị nếu không họ sẽ tiếp tục chìm vào bóng đêm của sự cô lập của thế giới như trước đây.

Nếu Việt Nam có thể chuyển giao được quyền lực một cách hòa bình như Myanmar thì vấn đề hậu cộng sản không phải quá lo lắng vì đã có giải pháp từ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Việt Hoàng

(19/11/2018)

(1) https://thongluan2016.blogspot.com/2016/12/vi-sao-viet-nam-khong-co-thein-sein-lan.html?fbclid=IwAR1RHWW2YJYfTrHcyOFapEkfQL2BzuY37o8CLGXveNcmc4Sv1eStK6yqnQk

(2) https://www.facebook.com/notes/t%E1%BA%ADp-h%E1%BB%A3p-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-%C4%91a-nguy%C3%AAn/v%C3%AC-sao-aung-san-suu-kyi-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-h%E1%BB%93ng-vi%E1%BB%87t-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-thdc%C4%91n/1270492006294238/

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Tháng Sáu năm 2012 tôi có cợi gặp bà Aung San Suu Kyi tại Thái Lan.

aung1

Lãnh đạo đng cm quyn Myanmar Aung San Suu Kyi.

Hôm ấy tôi và một nhóm báo chí tại Bangkok nhận được tin bà Aung San Suu Kyi sẽ tới thăm người Rohingya tại trại tỵ nạn Mae La, nằm trong tỉnh Thak, Quận Tha Song Yang cách thủ đô Thái Lan hơn 550 cây số. Rời Bangkok rất sớm tớii khoảng 2 giờ chiều, bầu trời Mae La vẫn còn sương mù lãng đãng vì nơi này thuộc vùng cao như Đà Lạt của Việt Nam. Chúng tôi vào trại tỵ nạn và biết phái đoàn của bà Aung San Suu Kyi vẫn chưa tới.

Vòng quanh trại là những căn nhà lá thô sơ, nằm liền nhau với những khuôn mặt cằn cỗi lấp ló nhìn khách từ xa tới. Biết chúng tôi là báo chí nhiều người tới bày tỏ hoàn cảnh của họ nhưng tiếc thay trong chúng tôi không ai biết tiếng Rohingya nên đành cười trừ, an ủi họ bằng vài câu tiếng Anh, đi loanh quanh quan sát đời sống của họ và chờ bà Aung San Suu Kyi ghé trại.

Người Rohingya không khác mấy với dân Thái hay Miến Điện, có điều da họ đen hơn, nam thì quấn xà rông còn nữ thì choàng khăn nhưng không che mặt. Sau này tôi mới biết luật của trại tỵ nạn Mae La không cho phép.

Những đứa trẻ lớn lên trong trại với đời sống thật sự bị bao vây bởi hàng trăm khó khăn. Nhìn ánh mắt của chúng người ta cảm nhận ngay được tình trạng bi đát mà chúng đang bươn chải trong đó. Bao nhiêu năm qua người Rohingya sống mỏi mòn trong trại Mae La mà không có một chút hy vọng nào về việc định cư ợ̉t nước thứ ba. Họ không được quy chế tỵ nạn chính trị mà bị xếp vào diện di dân kinh tế, mặc dù ngay tại Miến Điện họ bị đối xử không khác gì súc vật vì bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Trại Mae La chờ phái đoàn bà Aung San Suu Kyi đến thăm nhưng tới hơn 5 giờ chiều vẫn chưa thấy đoàn xe vào trại. Chúng tôi không biết rằng đoàn của bà đi hướng khác để tránh báo chí và sau khi chạy một vòng khắp trại, đoàn xe chở bà Aung San Suu Kyi ra về và gặp chúng tôi ở cửa trại.

Bà không nói gì với người dân Rohingya, chỉ ngồi trong xe vẫy tay chào họ, chạy ngang nhìn ngắm cuộc sống của họ và... ra về. Tuy thất vọng nhưng chúng tôi vẫn cố tìm lý do biện minh cho bà, mặc dù sự biện minh ấy hoàn toàn có tính chất tự bào chữa. Nhưng có lẽ bắt đầu từ đó trong lòng tôi một dấu hỏi thật lớn nổi lên : Bà Aung San Suu Kyi sẽ có cách đối phó thế nào với người Rohingya cho phù hợp ?

Lần thứ hai, tôi gặp bà tại Washington DC ngay tại văn phòng RFA nơi chúng tôi làm việc, bốn tháng sau lần bà tới trại tỵ nạn Mae La.

Dáng người mảnh mai, nh bé, Aung San Suu Kyi toát ra sức hấp dẫn người khác qua cách bà nói chuyện, cách bà lắng nghe người khác đưa ý kiến và bà gần như lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Những chiếc hoa nối liền nhau trên chiếc kẹp tóc có lẽ là vật bất ly thân của bà. Nó nhắc nhợ̉t tính cách Aung San Suu Kyi : mạnh mẽ với cường quyền nhưng dịu dàng với người dân Miến Điện.

Không bất ngờ khi bà là người chiếm gần như tuyệt đối số cử tri ủng hộ tại quê hương sau 15 năm bị quản thúc tại gia bởi chính phủ quân phiệt Miến. Bà lãnh đạo Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) một đảng đối lập do bà thành lập gọi tt là NLD. Trong lúc bà bị cầm tù, chính NLD đã hoạt động tích cực không ngừng để lên tiếng tình trạng của bà ra với thế giới. Các cơ quan truyn thông quốc tế như CNN, CBS, VOA, RFA, BBC, RFI liên tục phát thanh những thông tin có liên quan tới bà, từ đó, bà được thế giới biết đến nhựt hình tượng chiến đấu không mệt mỏi cho dân tộc Miến Điện. Bà nhận được nhiều giải thưởng danh dự của các trường đại học nổi tiếng, những bằng khen của các tổ chức danh tiếng quốc tế và cuối cùng là giải Nobel Hòa Bình năm 1991.

Hào quang tỏa sáng không riêng cho bà mà cho cả dân tộc Miến. Chính phủ quân phiệt nhượng bộ và bà được tự do hoạt động sau hơn 15 năm bị quản thúc. Bà bước vào tòa nhà Quốc hội Miến với số phiếu thuyết phục, bà được thế giới ngưỡng mộ, là kim chỉ nam cho nhiều nước về tiến trình tranh đấu cho tự do dân chủ. Bà bắt đầu nếm trải mùi v quyền lực và cũng bắt đầu đối diện với những điều bà từng suy nghĩ tới nhưng chưa bao giờ lá phiếu cử tri Miến lại đè nặng trên bờ vai bé nhỏ của bà như lúc này, lúc mà tình trạng quân đội Miến đàn áp tàn tệ hàng trăm ngàn người Rohingya buộc họ phải chạy khỏi đất nước tạm dung sau khi bỏ lại hàng ngàn người bị quân đội Miến tàn sát.

Người dân Miến vẫn tiếp tục ủng hộ bà. Họ nhìn bà như vị nữ thánh vì bà tranh đấu cho quyền lợi của họ, kể cả quyền được bạo hành với người khác chủng tộc, tôn giáo.

Đạo Phật gần như quốc giáo và Hồi giáo không được chấp nhận tại Miến. Người Rohingya bị bạc đãi và đối xử tàn khốc bởi chính người dân Miến trước khi quân đội nhúng tay vào. Hàng trăm ngôi làng của người Rohingya b đốt thành tro, chính phủ đổ vấy cho phiến quân, còn bà Aung San Suu Kyi thì im lặng gần như tuyệt đối. Thế gới thắc mắc thái độ khó hiểu này và không ít nơi đã bày tỏ phẫn nộ khi bà tiếp tục có cung cách hành xử không khác gì chính quyền quân phiệt trước đây.

Khi báo chí quốc tế hỏi về hai nhà báo Miến Điện là U Wa Lone, 32 tui, và U Kyaw Soe Oo, 28 tuổi làm việc cho Reuters bị tòa án Miến tuyên phạt 7 năm tù vì đưa tin một cuộc thảm sát người Rohingya của quân đội Miến, bà đã trả lời rằng vì họ vi phạm pháp luật của Miến và bản án dành cho họ là đúng đắn.

Cách bà ứng phó với truyền thông làm bừng lên cơn giận dữ hơn nữa. Nhiều trường Đi học lột ảnh của bà đang treo trong trường, nhiều đề nghị rút bỏ các giải thưởng đã trao cho bà kể cả giải Nobel Hòa Bình vì người ta cho rằng bà không còn xứng đáng. Mới nhất vào ngày 11 tháng 11 năm 2018 Hãng tin CNN đã đăng tải lá thơ của tổ chức Ân xá Quốc tế do Tng thư kí Kumi Naidoo thông báo cho bà v quyết đnh thu hồi danh xưng Đi s Quc tế v Gii thưởng Lương tâm Quc tế mà bà nhn được do Amnesty International trao tặng năm 2009.

Ân xá Quốc tế chỉ trích người đot gii Nobel vì đã không s dng "quyn lc chính tr và đo đc" đ bo v quyn con người ở đất nước của bà, "s th ơ rõ ràng" ca bà đi vi các ti ác quân s các vùng dân tc và "không dung np t do ngôn lun". Những cáo buộc mạnh mẽ này như giọt nước làm tràn chiếc ly bất mãn của thế giới trước các hành động đi ngược lại những gì mà bà tranh đấu hơn hai mươi năm qua.

Thời kỳ hào quang của bà đã chấm dứt và thời kỳ bóng tối đang bao trùm Miến Điện.

Bà Aung San Suu Kyi đã đặt cược quá nhiều vào cử tri Miến. Bà bị ám ảnh bởi quyền lực của các sư sãi Miến với cuộc cách mạng áo cà sa năm 2007, bà cũng không thể quên "Phong trào 969", mt phong trào ngày càng có nh hưởng ln ti đt nước có ti 90% dân s theo Pht giáo. Mt trong nhng người khi xướng và lãnh đo phong trào này là nhà sư Ashin Wirathu, 44 tui, tr trì ti tu vin Masseyin thành ph Mandalay. Ashin Wirathu nổi tiếng đến nỗi báo Times đăng hình của ông ta trên bìa và gọi ông là "B mt ca khng b Pht giáo". Ashin Wirathu xách động Phật giáo Miến chống lại dân Hồi giáo Rohingya và không ngại kêu gọi họ̉i lên đuổi người Rohingya ra khỏi lãnh thổ Miến Điện.

Bà Aung San Suu Kyi biết tầm ảnh hưởng của Ashinh Wirathu và bà đã tiếp tc im lặng trước những hành vi mà ông này gieo rắc trên đất nước Miến.

Sự im lặng đồng lõa ấy đã làm hình ảnh bà biến dạng trước các chính khách quốc tế. Đất nước của bà bị xem xét và các quan chức Miến đang có nguy cơ bị đưa ra tòa xét xử về tội diệt chủng người Rohingya. Các nước ASEAN cũng đang xét lại việc Miến Điện đàn áp người Hồi giáo sau khi tân Tổng thống Malaysia, ông Mahathir Mohamad, lên tiếng cáo buộc và Indonesia có động thái hợp tác muốn đưa hồ sơ Miến Điện ra cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Singapore vào tháng 11 này.

Cử tri Miến Điện đã đưa bà lên, vì vậy bà không muốn mất sự ủng h của họ. Suy cho cùng không biết bà là con cờ của cử tri hay chính họ mới là con cờ cho khát vọng chính trị trong con người của bà ? Nhưng dù sao thì hào quang của bà đã tắt vĩnh viễn. Tắt đi vì một chính kiến sai lầm sau bao năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Nhân quyền đối với bà Aung San Suu Kyi không áp dụng cho người Rohingya và vì vậy bà đang chơi ván cờ cô độc chỉ có bà và cử tri Miến với nhau còn quốc tế bà không chú ý, mặc dù trước đây chính họ̣n động cho bà ra khỏi bóng tối của tù đày.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 15/11/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 14 novembre 2018 23:27

Aung San Suu Kyi : Biểu tượng sụp đổ

"Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã viết câu nói đầy triết lý ấy.

MYANMAR ELECTION 2

Người phụ nữ gây guộc mà can đảm này từng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao người đấu tranh cho dân chủ và tự do, không chỉ tại đất nước của bà mà còn trên toàn thế giới.

Là con gái của tướng Aung San, anh hùng dân tộc của Myanmar, bà thừa hưởng từ cha danh tiếng và di sản chưa hoàn thành – đó là bổn phận làm những điều lớn lao cho đất nước. 

Với thân thế đó, bà được dẫn dắt bởi một chuỗi các sự kiện và biến cố để trở thành một chính trị gia và một biểu tượng quốc tế về sự dấn thân bền bỉ và mạnh mẽ cho tự do và dân chủ.

Sinh ra vào năm 1945, hơn 2 năm sau, Aung San Suu Kyi mất cha vì ông bị ám sát. Bà trải qua những năm tháng tuổi thơ tại nhiều quốc gia trên thế giới dưới sự chăm sóc của mẹ là một nhân viên ngoại giao. 

Năm 1964, Aung San Suu Kyi đến Đại học Oxford để học chính trị, kinh tế và triết học. Tại đây, bà gặp Michael Aris, người về sau đã ngỏ lời cầu hôn và nhận được câu trả lời đồng ý từ bà với một điều kiện : nếu đất nước cần, bà sẽ phải đi. 

Năm 1988, bà về nước để thăm người mẹ bị đột quỵ. Chuyến đi được dự kiến diễn ra trong một tuần trở thành dài đằng đẵng bắt đầu từ việc bà miễn cưỡng đáp ứng lời đề nghị của một nhóm trí thức, rằng bà sẽ dẫn dắt phong trào dân chủ Myanmar.

Từ đó, bà cùng cộng sự thành lập NLD, tập hợp lực lượng, kêu gọi cải cách dân chủ và bầu cử tự do, và nhận được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng. Tiếng tăm của bà vang dội, và hình ảnh của bà trở nên quen thuộc trong đời sống chính trị Myanmar. 

Không thể chấp nhận các hoạt động cùng ảnh hưởng của bà, chính quyền quân sự đã quản thúc bà tại gia vào năm 1989 và bắt giữ nhiều thành viên của NLD. Lo ngại người vợ bị hãm hại, Michael đã thực hiện một chiến dịch cấp cao để xây dựng hình ảnh của bà như một biểu tượng quốc tế.

Năm 1990, để đạt được tính chính danh, chính quyền quân sự tổ chức bầu cử toàn quốc. NLD thắng lợi nhưng bị chính quyền khước từ chuyển giao quyền lực. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc tại gia trong chuỗi tháng ngày cô đơn.

Năm 1991, với ảnh hưởng của mình và nỗ lực thầm lặng của Michael, bà đoạt giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động đấu tranh, và vì là "một tấm gương tiêu biểu về quyền lực của người không quyền lực" [1].

Năm 2010, chính quyền quân sự của Thein Sein đã chính thức trả tự do cho bà và bắt đầu tiến hành cải cách. Điều này mở đường cho một cuộc bầu cử công khai và cạnh tranh vào tháng 11/2015 mà NLD giành thắng lợi áp đảo.

Tuy không thể trở thành tổng thống vì giới hạn trong Hiến pháp (đối với người có vợ/chồng và con là người nước ngoài), bà giữ cương vị cố vấn quốc gia và hi vọng có thể lèo lái đất nước thông qua tổng thống là người phụ tá thân cận của mình trước kia.

Tưởng như Myanmar từ đây đã bước sang một thời kỳ đầy hứa hẹn, với người lãnh đạo tinh thần Aung San Suu Kyi, người được dân chúng kính ngưỡng, thậm chí tôn thờ, nhưng nền dân chủ của Myanmar lại rơi vào tình trạng bấp bênh.

Kể từ khi nắm quyền lực, bà bị phê phán là chuyên chế, tự phụ, thích cho mình là trung tâm [2], chỉ xây dựng liên minh với những người đồng chính kiến và gạt ra bên ngoài những người mà bà không ưa. 

Không những thế, điều khiến cộng đồng quốc tế hụt hẫng là bà đã im lặng trước cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya khiến hàng ngàn người Rohingya thiệt mạng. Bà cũng đã im lặng trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Myanmar làm việc cho Reuters vì đã điều tra cuộc đàn áp [3].

Các vấn đề đã cho thấy rõ ràng rằng Aung San Suu Kyi đã rất khác trước. Đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những người từng tôn vinh bà và lấy bà làm hình mẫu, bà đã phản bội các giá trị mà bà từng đấu tranh cho.

Vì lẽ đó, nhiều địa phương, tổ chức trên thế giới từng vinh danh bà bằng các giải thưởng cao quý đã thu hồi các giải tưởng ấy, trong đó có các thành phố Dublin, Oxford của Anh, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ, và gần đây nhất là Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 13/11 vừa qua [4].

Có người nói sở dĩ các giá trị từng được bà đề cao giờ đây bị bà hạ thấp là vì sự ham muốn quyền lực đã làm bà mờ mắt. Và nói theo cách mà bà đã viết về tự do khỏi sự sợ hãi, thì chính sự sợ hãi mất quyền lực đã khiến bà mất tự do. 

Biểu tượng của nền dân chủ Myanmar đã thực sự sụp đổ. Có hai điều người ta có thể rút ra từ câu chuyện của Aung San Suu Kyi : thứ nhất, để không quá phụ thuộc vào biểu tượng duy nhất, phong trào đấu tranh cần xây dựng nhiều hơn một biểu tượng, và thứ hai, khi nắm quyền lực, một người có thể xa rời lý tưởng, dù người đó trước kia tốt đẹp thế nào đi chăng nữa. 

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 14/11/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nobel

[2] Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền 
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180906-mien-dien-aung-san-suu-kyi-cam-quyen

[3] như [2]

[4] Tổ chức Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của bà Suu Kyi
https://www.voatiengviet.com/a/to-chuc-an-xa-quoc-te-tuoc-giai-thuong-cu...

Published in Diễn đàn

 

Hồ sơ Rohingya nổi cộm tại Thượng Đỉnh ASEAN ở Singapore (RFI, 12/11/2018)

Singapore bước vào một tuần lễ sôi động về mặt ngoại giao với Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 33 chính thức mở ra từ ngày 12 đến 15/11/2018. Phát biểu trong khuôn khổ diễn đàn doanh nghiệp ASEAN, thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi các đối tác Đông Nam Á đẩy mạnh tiến trình hội nhập trong bối cảnh mô hình đa phương đang bị đe dọa, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Ngoài hồ sơ kinh tế, hồ sơ người Rohingya tại Miến Điện là một trong những trọng tâm của thượng đỉnh lần này.

rohingya1

Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu tại Diễn Đàn Kinh Doanh và Đầu Tư ở Singapore ngày 12/11/2018. Reuters/Athit Perawongmetha

Trước cử tọa gồm các doanh nhân ASEAN, trong cương vị chủ nhà thủ tướng Lý Hiển Long sáng nay nhắc lại cuộc đọ sức thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nguy cơ tác động tiêu cực đến kinh tế Singapore và nhấn mạnh : "Đông Nam Á có tiềm năng rất lớn nhưng lại lệ thuộc vào tình hình thế giới ở bên ngoài, do vậy khối này chọn giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập trong một thế giới đa phương".

Ngoài hồ sơ kinh tế, khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện là một trong những trọng tâm của thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33. Thông tín viên đài RFI từ Singapore, Carrie Nooten cho biết lãnh đạo Miến Điện bà Aung San Suu Kyi sẽ bị các đối tác Đông Nam Á yêu cầu giải thích về hồ sơ nhậy cảm này và đây có thể là một thay đổi trong đường lối hoạt động của ASEAN, vốn chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.

"Tuần này lãnh đạo các nước ASEAN có thể sẽ đoạn tuyệt với thái độ thản nhiên vốn có từ trước tới nay. Thông thường, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được 10 thành viên khối Đông Nam Á tuân thủ. Nhưng lần này, từ những tuần qua, nhiều tiếng nói phản đối chính sách của Miến Điện đối với cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Đây là một sự đương đầu trực tiếp với bà Aung San Suu Kyi.

Thay đổi trong thái độ của ASEAN xuất phát từ những đòn tấn công của thủ tướng Malaysia Mahathir, đã trở lại cầm quyền hồi tháng 5 vừa qua và là một người có lập trường mạnh mẽ bảo vệ ASEAN.

Thủ tướng Malaysia trước tiên đã lên tiếng qua các phương tiện truyền thông và ông đã nêu hẳn vấn đề trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Ông Mahathir đã nói thẳng là không còn tin tưởng vào bà Aung San Suu Kyi.

Có thể dự báo là, nhiều nước Hồi Giáo Đông Nam Á như Brunei hay Indonesia sẽ ủng hộ lập trường của thủ tướng Malaysia.

Một số các nhà ngoại giao ngầm cho biết về phía Miến Điện đã không có những tiến triển nhanh chóng trên, cho nên những lời lẽ mang tính khiêu khích này nhằm buộc Naypyidaw phải hành động.

Singapore trong cương vị nước chủ nhà, luôn giữ thế trung lập trong mọi tình huống, nhưng lần này, chính quyền Singapore dự trù sẽ có thái độ cứng rắn.

Các lãnh đạo ASEAN ý thức được rằng, uy tín của khối Đông Nam Á được đặt lên bàn cân. Trước mắt uy tín đó trên vấn đề người Rohingya đang bị lung lay, đặc biệt là sau báo cáo của Liên Hiệp Quốc về khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện".

Thanh Hà

*****************

Chính quyền Miến Điện hủy vụ kiện nhà báo chỉ trích quan chức đảng NLD (RFI, 10/11/2018)

Ngày 09/11/2018, chính quyền Miến Điện rút đơn kiện ba nhà báo bị bắt cách đây một tháng vì chỉ trích một người thân cận của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Quyết định trên từng bị đánh giá là một dấu hiệu mới cho thấy sự thụt lùi về quyền tự do báo chí ở Miến Điện.

myanmar1

Kyaw Zaw Linn, tổng biên tập tuần báo Eleven Media, cùng hai đồng nghiệp lúc ra khỏi tòa án Tamwe, Rangun, ngày 26/10/2018. Reuters/Ann Wang

Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm :

"Ba nhà báo đã viết một bài về việc tài trợ cho hệ thống xe buýt ở thành phố Rangun và lãnh đạo của vùng không hài lòng về bài báo đó.Vị quan chức này lại là một thành viên quan trọng của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD), đảng của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Vị quan chức của đảng NLD đã yêu cầu các nhà báo xin lỗi, đổi lại sẽ rút đơn kiện. Tuy nhiên, ba nhà báo này không xin lỗi.

Vì thế, đích thân tổng thống Miến Điện phải can thiệp để nhắc nhở chính quyền địa phương và yêu cầu họ tuân theo luật về truyền thông. Có nghĩa là trước tiên phải giải quyết vụ việc thông qua trung gian của Hội đồng Báo chí Miến Điện.

Đây là sự can thiệp hiếm hoi tại một quốc gia bị chỉ trích từ nhiều tháng qua vì vi phạm quyền tự do ngôn luận. Vụ việc của các nhà báo làm việc cho tạp chí Eleven xảy ra ngay sau khi hai phóng viên của hãng tin Reuters bị kết án 7 năm tù vì thực hiện phóng sự về một vụ thảm sát nhắm vào sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi giáo.

Kể từ khi bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền vào năm 2016, hơn 40 nhà báo đã bị truy tố tại Miến Điện theo một loạt các luật đàn áp, trong đó có 17 nhà báo bị quan chức chính phủ kiện. Vậy mà, ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, kiêm cố vấn quốc gia, từng tuyên bố cách đây không lâu rằng : "Tôi nghĩ là báo chí rất được tự do" ở Miến Điện".

Thu Hằng

*****************

Miến Điện : Các tổ chức phi chính phủ tố cáo kế hoạch hồi hương Rohingya (RFI, 09/11/2018)

Hàng chục tổ chức phi chính phủ nhóm họp tại Bangkok, Thái Lan, ngày hôm nay, 09/11/2018, để tố cáo kế hoạch của chính phủ Miến Điện liên quan đến việc đưa người tị nạn Rohingya từ Bangladesh trở về Miến Điện vào tuần tới, và cho rằng kế hoạch này làm cho những người phải hồi hương "kinh hãi".

myanmar2

Người Hồi giáo thiểu số Rohingya Miến Điện vượt sông Naf sang tị nạn ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 12/11/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hôm thứ Ba, 06/11, tờ báo chính thức của Miến Điện, The Global New Light of Myanmar, cho biết, kể từ ngày 15/11, nhóm đầu tiên bao gồm 2.260 người tị nạn Rohinygya sẽ được đưa về nước, theo nhịp độ 150 người mỗi ngày. Vẫn theo nguồn tin trên, Miến Điện đã đạt thỏa thuận với Bangladesh, nơi đang có khoảng 720 ngàn người Hồi giáo Rohingya tị nạn để tránh bị quân đội Miến Điện trấn áp, kể từ tháng 08/2017.

Tuy nhiên, 42 tổ chức phi chính phủ đã ký một bức thư ngỏ được công bố ngày hôm nay, cho rằng việc hồi hương là nguy hiểm, chưa có đủ điều kiện bảo đảm an ninh cho sắc dân thiểu số Rohingya theo đạo Hồi, tại một quốc gia đã xẩy ra nhiều vụ bạo lực do các phần tử Phật giáo dân tộc chủ nghĩa cực đoan tiến hành.

Theo các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Miến Điện, được AFP trích dẫn, những người Rohingya đã phải chạy sang Bangladesh để được an toàn và "họ kinh hãi khi nghĩ đến những gì sẽ xẩy ra nếu họ trở về Miến Điện vào lúc này". Người Rohingya lo ngại là có thể lại bị cưỡng bức đưa vào các trại tị nạn tồi tệ, nơi sinh sống của khoảng 120 ngàn người Rohingya từ nhiều năm qua, tại bang Rakhine, Miến Điện.

Cuối năm 2017, Miến Điện và Bangladesh đã ký một thỏa thuận hồi hương người Rohingya, nhưng mọi việc không tiến triển và hai bên đổ lỗi cho nhau, trong lúc đó, người Rohingya từ chối hồi hương chừng nào an ninh và các quyền công dân của họ không được chính phủ Miến Điện bảo đảm.

Các hành động trấn áp người Rohingya bị Liên Hiệp Quốc tố cáo như một vụ "diệt chủng".Hồi tháng 06/2018, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và tổ chức Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc đã ký với chính phủ Miến Điện một thỏa thuận hỗ trợ tạo các điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương an toàn và tự nguyện của người Rohingya.

Đức Tâm

 

Published in Châu Á

Miến Điện : Tòa án Hình sự quốc tế đồng ý thụ lý hồ sơ Rohingya (RFI, 07/09/2018)

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện và Liên Hiệp Quốc, Tòa án Hình sự quốc tế (CPI hay ICC theo tiếng Anh) hôm qua 06/09/2018 cho biết sẵn sàng điều tra về vụ người thiểu số Rohingya bị xua đuổi, bức hại, có thể coi là tội ác chống nhân loại.

myanmar1

Người tị nạn Rohingya ngã quỵ trên bãi biển Shah Porir Dwip, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh 1/10/2017. Reuters/Damir Sagolj/File Photo

Thông báo trên đây của tòa án có trụ sở tại La Haye được đưa ra sau khi các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Tám đã đề nghị khởi tố tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện và năm sĩ quan cao cấp khác về tội "diệt chủng", "tội ác chống nhân loại", "tội ác chiến tranh". Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cho rằng quyết định của CPI mang lại "một tia hy vọng mong manh" cho người tị nạn Rohingya.

Năm 2017, trên 700.000 người Rohingya theo đạo Hồi bị quân đội Miến Điện và dân quân Phật giáo truy bức đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện, sống chen chúc trong các trại tị nạn ở Bangladesh. Theo Y Sĩ Không Biên Giới (MSF), chỉ riêng trong hai tháng 8 và 9/2017, có ít nhất 6.700 người Rohingya đã bị sát hại trong đợt trấn áp mà Liên Hiệp Quốc gọi là "thanh lọc chủng tộc".

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm thứ Ba 4/9 cho biết muốn đề nghị triệu tập một "cuộc họp cấp cao" tại Liên Hiệp Quốc về các vụ thảm sát người Rohingya, cho rằng các thủ phạm phải trả lời trước tòa án quốc tế. Trước đó một hôm, thứ Hai 3/9, hai nhà báo người Miến Điện của hãng tin Reuters điều tra về vụ quân đội sát hại người Rohingya, hôm đã bị kết án bảy năm tù - một vụ án làm xấu thêm hình ảnh của giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi.

Chính phủ Miến Điện từ chối trả lời AFP về thông báo của CPI.

Thụy My

*******************

Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền (RFI, 06/09/2018)

Nhà báo kị kết án tù vì điều tra sự thật ; hơn 700.000 người Rohingya phải sống tị nạn nơi đất khách quê người để tránh các đợt trấn áp đẫm máu của quân đội… Trước những tấn thảm kịch, lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi vẫn giữ thái độ im lặng lạnh lùng. Với giới quan sát, cuộc cách mạng "Mùa xuân Miến Điện" đấu tranh vì dân chủ đã lụi tàn.

aung1

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi (G) tại sân bay Sittwe ngày 02/11/2017 khi đến thăm thị trấn Maungdaw, bang Rakhine. KHINE HTOO MRATT / AFP

Thắng lợi bầu cử ngày 08/11/2015 đã cho phép bà Aung San Suu Kyi cùng với đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ LNP vào tháng Ba năm 2016, chính thức bước vào nghị trường, cùng lãnh đạo đất nước với giới quân nhân. Thế giới ca tụng "một thời kỳ dân chủ mới" cho đất nước Miến Điện sau nhiều thập niên dưới chế độ quân sự độc tài hà khắc.

Thế nhưng, hai năm sau, giải Nobel Hòa Bình năm 1991 đã khiến giới đấu tranh dân chủ và cộng đồng quốc tế thất vọng. Họ cho rằng bà đã phản bội niềm tin của những ai đã từng ủng hộ bà. Lãnh đạo Miến Điện phủ nhận bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, tố cáo quân đội Miến Điện phạm tội ác "diệt chủng" nhắm vào sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo, bất chấp các bằng chứng về các hành động hãm hiếp và giết người do giới báo chí và các tổ chức phi chính phủ thu thập.

Bà "im hơi lặng tiếng" trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Miến Điện làm việc cho hãng tin Reuters. Tội của hai người này là đã dám điều tra các hành vi thảm sát người Rohingya của quân đội ở miền Tây Miến Điện.

Điều trớ trêu bà đã từng là một nhà bất đồng chính kiến, từng trải qua nhiều năm bị quản thúc tại gia dưới thời chế độ độc tài quân sự. Bà cũng từng kêu gọi đấu tranh cho tự do ngôn luận và dân chủ. Hình ảnh của bà được thế giới ngưỡng mộ, ví bà như là một Đạt Lai Lạt Ma, một Nelson Mandela hay như là một Martin Luther King của Miến Điện.

Ngày nay, bà bị lên án là "phát ngôn viên cho quân đội Miến Điện". Bà bị chỉ trích bóp nghẹt tự do ngôn luận khi lên án hai nhà báo trên là những "kẻ phản bội", tố cáo truyền thông phương Tây "bóp méo thông tin", những cơ quan đã từng bảo vệ bà trước các hành động trấn áp, sách nhiễu bà của chính quyền quân sự.

Theo giới quan sát, bản án 7 năm tù cho hai nhà báo trên là một đòn cảnh cáo mà quân đội và đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ LND, dành cho cả giới báo chí. Đó sẽ là một bất hạnh cho những ai muốn điều tra về các hành động của quân đội tại bang Rakhine. Mọi chỉ trích nhắm vào quân đội hay một bài phát biểu chính thức nào đều bị xem như là một cuộc tấn công chống lại lợi ích quốc gia.

Trước thái độ này của bà Aung San Suu Kyi, một cựu tù nhân chính trị, ông Khin Zaw Win, đã có những nhận xét nặng nề về lãnh đạo Miến Điện khi trả lời phỏng vấn báo Le Figaro : "Thế giới giờ mới khám phá bộ mặt thật của Aung San Suu Kyi : một nhà lãnh đạo chuyên chế, tự phụ và thích cho mình là trung tâm". Báo chí phương Tây cũng không kiệm lời khi cho rằng "thái độ im lặng tội lỗi của bà" (Le Figaro) đã làm "sụp đổ huyền thoại Aung San Suu Kyi" (La Croix).

Nhìn lại hai năm cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi và một năm tấn thảm kịch Rohingya xảy ra, ông Guillaume Pajot, phóng viên độc lập, chuyên nghiên cứu về Miến Điện, khi trả lời ban tiếng Pháp đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI, cho rằng chính sự ham muốn quyền lực đã làm mờ mắt bà Aung San Suu Kyi, bất chấp quyền hạn rất hạn chế trong nhiều hồ sơ lớn, nhất là trong vấn đề người Rohingya.

"Tôi nghĩ là giờ đây, chúng ta có thể đánh giá được cái giá mà bà Aung San Suu Kyi phải trả để lên nắm quyền một cách đơn giản nhất. Ngay từ năm 2010, bà đã nhiều lần nhắc lại rằng tôi không phải là một nhà tranh đấu cho nhân quyền. Tôi là một chính trị gia, hoạt động vì mục đích chính trị.

Năm nay, Aung San Suu Kyi 73 tuổi và điều mà bà đạt được vào lúc cuối đời là lên nắm quyền. Để làm được việc này, thì cần phải có những nhượng bộ, từ bỏ. Và sự im lặng của bà là một nhượng bộ, để có thể tham gia hệ thống chính trị Miến Điện, một hệ thống do quân đội hoàn toàn kiểm soát. Hay nói đúng hơn là để có được một phần quyền lực, Aung San Suu Kyi đã phải có những nhượng bộ to lớn và từ bỏ rất nhiều lý tưởng của mình trong quá khứ".

RFI : Như vậy theo ông, quyền lực của bà Aung San Suu Kyi là cực kỳ hạn chế ở Miến Điện ?

Guillaume Pajot : Hiện nay, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi có quyền lực rất hạn chế. Tại Quốc Hội, 25% số ghế được dành cho quân đội, không cần thông qua bầu cử và nhóm dân biểu này có quyền phủ quyết. Ba bộ rất quan trọng là Nội Vụ, Biên Giới và Tư Pháp nằm trong tay quân đội.

Ngoài ra, khả năng hành động của Aung San Suu Kyi cũng rất hạn chế. Tại bang Rakhine, đã xẩy ra các vụ trấn áp, sách nhiễu nhắm vào người Hồi Giáo Rohingya, tình trạng này cũng diễn ra ở các vùng khác tại Miến Điện. Quân đội muốn làm gì thì làm và không có trách nhiệm phải báo cáo với bà Aung San Suu Kyi.

RFI : Dù là quyền lực hạn chế, nhưng phải chăng với bà điều đó mang một hình ảnh rất quan trọng ?

Guillaume Pajot : Bà Aung San Suu Kyi chỉ có quyền lực mang tính biểu tượng. Tuy vậy, bà vẫn có thể lên tiếng, nhưng bà đã không làm. Bà có thể bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh của người Hồi Giáo Rohingya hiện đang phải tị nạn ở bên kia biên giới, tại Bangladesh. Thế nhưng, bà cũng không làm và giữ im lặng. Aung San Suu Kyi tuy chỉ có quyền lực biểu tượng, nhưng bà cũng có những ánh hào quang, uy tín, bà có thể nói vài câu để giải tỏa tình trạng bế tắc hiện nay.

Aung San Suu Kyi dường như cũng hòa nhịp cùng công luận. Có tới 90% dân Miến Điện cho rằng người Rohingya là dân nhập cư bất hợp pháp, từ Bangladesh chạy sang. Do vậy, họ phải quay lại Bangladesh. Aung San Suu Kyi dường như cũng có cùng quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực đoan này.

RFI : Người ta cũng thấy bà Aung San Suu Kyi không phát biểu gì về các hoạt động của phe Phật Giáo cực đoan, hiện đang lan rộng tại Miến Điện. Liệu đó cũng là do áp lực của quân đội ?

Guillaume Pajot : Miến Điện là quốc gia có đa số là phật tử - 90% theo đạo Phật. Sắc tộc chiếm đa số là Bamar - Aung San Suu Kyi thuộc sắc tộc này - gần như thống trị chính trường Miến Điện từ khá lâu. Aung San Suu Kyi không có lợi ích gì khi quay lại thọc gậy bánh xe vào cỗ máy đã đưa bà lên nắm quyền. Nếu muốn làm một việc gì đó, bà phải chấp nhận các điều kiện do quân đội áp đặt và tuân thủ "luật chơi". Trò chơi này có thể đi rất xa. Ngày nay người ta mới phát hiện ra trò chơi này và Aung San Suu Kyi phải trả giá đắt.

RFI : Bà Aung San Suu Kyi đã từng đề nghị cố tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan chủ trì một ủy ban nhằm tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề người Rohingya, một năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Tại sao những báo cáo đó chưa bao giờ được đưa ra thực hiện cụ thể ?

Guillaume Pajot : Không, không hẳn là như vậy. Aung San Suu Kyi đã đề nghị Kofi Annan lãnh đạo một tiểu ban quốc tế mà bà cho thành lập cách nay hai năm, để tìm ra các giải pháp cho tình hình tại bang Rakhine như vãn hồi hòa bình, các cộng đồng chung sống hòa thuận và phát triển kinh tế.

Rakhine đứng hàng thứ hai trong số các bang nghèo khó nhất Miến Điện. Bang này sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, rất ít phát triển, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế, giáo dục. Do vậy, ông Kofi Annan có nhiệm vụ đưa ra các đề xuất.

Ngày 24/08/2017, Kofi Annan đã đưa ra các đề xuất. Ngày hôm sau, mọi người đều biết chuyện gì đã xẩy ra : Các nhóm có vũ trang tự nhận là bảo vệ quyền của người Rohingya đã tấn công các trạm kiểm soát biên giới và quân đội đã tiến hành trấn áp đẫm máu. Từ đó, báo cáo của tiểu ban Kofi Annan bị chôn vùi.

Sau đó, Miến Điện lại cho thành lập một tiểu ban thứ hai. Tiểu ban này đã đưa ra báo cáo hồi mùa xuân 2018 và cho đến lúc này, báo cáo đó không hề tạo ra được một sự thay đổi nào.

Đầu tháng 07/2018, dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, Aung San Suu Kyi nói là sẽ lập một tiểu ban quốc tế, rằng Miến Điện sẽ xem xét tình hình và tìm ra giải pháp. Dường như đây chỉ là một giải pháp để kéo dài thời gian.

RFI : Thế nhưng, vãn hồi hòa bình từng là một trong số các cam kết của bà Aung San Suu Kyi trước khi bước lên cầm quyền. Vậy phải chăng Miến Điện ngày nay không mấy yên ổn hơn lúc trước, bởi vì có nhiều sắc tộc cũng đang bị quân đội trấn áp ?

Guillaume Pajot : Đúng như vậy. Miến Điện là một quốc gia bị chia rẽ kể từ khi giành được độc lập, chính quyền trung ương luôn luôn đấu tranh với các sắc tộc thiểu số. Aung San Suu Kyi đã coi việc vãn hồi hòa bình giữa các dân tộc là lá chủ bài hàng đầu, một giấc mơ lâu đời kể từ khi đất nước được độc lập. Mục tiêu này trở nên rất xa vời. Chưa bao giờ, tình hình tại bang Rakhine lại tồi tệ đến như vậy.

Năm 2017, khoảng 700 nghìn đã phải chạy đi lánh nạn. Ở phía bắc, sắc tộc Kachin, theo đạo Cơ Đốc, vẫn đang chống lại chính quyền trung ương. Rồi các sắc tộc Shan, Karen… Có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ giữa chính quyền trung ương và các sắc tộc, các cộng đồng tôn giáo khác.

Hiện nay, triển vọng hòa bình rất xa vời và đây là một thách thức to lớn. Người ta tự hỏi tại sao Aung San Suu Kyi lại đề ra mục tiêu này vào thời điểm đắc cử và lên nắm quyền. Bởi vì ngay từ đầu, người ta thấy rõ là mục tiêu này rất khó được thực hiện, một lĩnh vực khó thu được các kết quả.

Minh Anh

Published in Châu Á