Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguồn : BBC, 27/08/2018

Published in Video

Nguồn : BBC tiếng Việt, 17/08/2018

Published in Video

Với lý tưởng sống tự do và dân chủ, sự ra đi của nhà văn, nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải "không có gì phải hối tiếc và rất đáng tự hào", một nhà báo độc lập là khách mời của Hội luận tuần này nói với BBC.

nhansi1

Nhạc sĩ Tô Hải (1927-2018) (trái) và nhà báo Bùi Tín (1927-2018) là hai nhà bất đồng chính kiến cao niên có ảnh hưởng của Việt Nam

Hai nhà bất đồng chính kiến này là 'những ngọn nến thắp sáng' để những thế hệ theo sau kế tục.

Các khách mời tham gia Bàn tròn thứ Năm (16/8) đều bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính trọng sâu sắc đối với nhân cách và lý tưởng sống vì dân chủ, tự do của hai nhà bất đồng chính kiến cao niên Bùi Tín và Tô Hải.

'Những ngọn nến thắp sáng'

Nêu cảm tưởng về hai vị nhân sĩ vừa qua đời cùng hôm 11/8/2018 ở Sài Gòn và Paris, nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức chia sẻ:

"Tôi nghĩ rằng nhạc sĩ Tô Hải và nhà văn, nhà báo Bùi Tín là hai con người đáng kính.

"Tôi cho rằng hai người đó rất đáng tự hào và tôi kính trọng những con người đó", bà nói thêm.

"Những con người như vậy sẽ tồn tại trong lòng người dân Việt Nam như những ngọn nến sáng thắp lên và để cho những người sau tiếp tục".

Bà Võ Thị Hảo nhận xét "hai người đó, bằng tất cả tấm lòng và sự dũng cảm của mình, đến hơi thở cuối cùng vẫn sống có ích cho người Việt Nam".

Về nhà báo Bùi Tín, người đã tham gia Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập của Hội này vào năm 2014, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - nhà báo độc lập, Chủ tịch Hội từ Sài Gòn, nói :

"Chúng tôi thấy đột ngột và thật sự buồn vì đây là sự mất mát và ra đi không bao giờ trở lại nữa của những người đã luôn đau đáu về hiện tình của đất nước và ý nghĩa thoát Trung của dân tộc".

"Sự ra đi của hai con người này không có gì phải hối tiếc và rất đáng tự hào.

"Tôi cho rằng đó là tấm gương đối với thế hệ không còn trẻ lắm như chúng tôi - cần phải làm tiếp những gì mà nhà báo Bùi Tín, nhạc sĩ Tô Hải đã làm - bằng văn phong chính luận của ông Bùi Tín và bằng văn phong châm biếm, mỉa mai ngạo đời của nhạc sĩ Tô Hải".

Từ khi ra nước ngoài sống, nhà báo Bùi Tín đã viết và xuất bản nhiều sách vở, bài viết, trong đó có hai cuốn sách viết bằng tiếng Việt được nhiều người biết đến là 'Hoa Xuyên Tuyết' và 'Mặt Thật'.

Nhận xét về hai tác phẩm này, nhà báo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy từ Paris, Pháp cho rằng "đó là những đóng góp quan trọng, là những bằng chứng về chế độ cộng sản tại Việt Nam" và nó "cho chúng ta biết rất nhiều tin tức về mặt trái của xã hội cộng sản Việt Nam".

"Chúng ta cần phải tôn vinh vì đó là những tài liệu rất hiếm hoi mà chỉ có những người như ông Bùi Tín can đảm dám nói ra sự thật đó", ông nói thêm.

'Phản tỉnh từ chế độ Cộng sản'

Các khách mời của Bàn tròn thứ Năm từ London hôm 16/8 cũng bình luận về một khía cạnh được gọi là sự phản tỉnh của hai nhân sĩ, trí thức, từng có nhiều năm là đảng viên cộng sản và cùng từ bỏ tấm thẻ đảng khi sinh thời.

"Sự giác ngộ của hai ông này là từ tư cách là đảng viên Đảng Cộng sản có nhiều đóng góp cho hai cuộc chiến tranh với Đảng Cộng sản nhưng sau đó đã giác ngộ, đã quay lại để từ bỏ Đảng Cộng sản và có đóng góp rất lớn trong việc đưa ra những mặt trái, những sai lầm của Đảng Cộng sản và kêu gọi sự phản đối, phản biện", nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, từ Texas, Hoa Kỳ, nhận xét.

"Ông Tô Hải và ông Bùi Tín đều xuất thân là những gia đình thuộc loại giàu có và danh giá, nhưng họ đã chọn đi con đường đó là theo lý tưởng muốn giải phóng những người nô lệ", bà Võ Thị Hảo nói.

Về cá nhân ông Bùi Tín, bà Hảo nói ông đã "thức tỉnh rất sớm, từ những năm 1990 trước đó, ông đã được trọng dụng nhưng ông đã đi ra nước ngoài và ông ở lại, ông chấp nhận sống một cuộc sống rất cô đơn và nhiều khó khăn của một người lưu vong để ông viết".

"Cho đến tận những hơi thở cuối cùng ông vẫn viết để bày tỏ ý kiến của mình và để thức tỉnh người dân cũng như là đưa ra nhận thức để phản biện lại những cái gì gọi là làm cho người dân Việt Nam đau khổ".

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, về phần mình, cũng cho rằng nhà báo, ký giả Bùi Tín đã "chọn quyết định ngả hẳn về phía tự do và đứng về phía dân chủ để chống lại sự độc tài của chế độ cộng sản".

Báo chí trong nước 'không đưa tin'

Từ Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bình luận về thông tin và phản ánh của báo chí chính thống trong nước về sự qua đời của hai nhà bất đồng chính kiến cao niên Bùi Tín và Tô Hải.

"Về mặt báo chí trong nước thì chắc chắn họ sẽ không đưa tin về hai ông Bùi Tín và Tô Hải mất, vì tuyệt đối không được đưa tin về những chuyện này và họ cũng không thích gì những nhân vật bất đồng chính kiến".

Tuy nhiên "sự quan tâm từ mạng xã hội và một số tổ chức xã hội dân sự" thì trái lại là "rất nhiều", ông cho biết thêm.

"Không khí ở trong nước đối với hai sự mất mát vừa rồi khá là trầm lắng về phía nhà nước, nhưng về phía mạng xã hội và các tổ chức xã hội dân sự thì chúng tôi có tổ chức" các sự kiện.

Và nhà báo độc lập này cho biết lễ tang của nhạc sĩ Tô Hải đã được tổ chức 'ấm áp', 'trang trọng' tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thuộc dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, với sự hiện diện của đông đảo thành viên gia đình, giáo dân, cộng đồng, trong đó có giới hoạt động xã hội dân dự và các nhà đấu tranh cho dân chủ hóa ở Việt Nam.

Nhạc sĩ, blogger Tô Hải qua đời lúc 19g40 tại nhà riêng ở Sài Gòn, hôm 11/8/2018. Còn nhà báo, ký giả Bùi Tín qua đời lúc 01g25 sáng ở Paris ngày 11/8/2018 ở Paris.

"Tang lễ của ông sẽ được tổ chức lúc 11g30 ngày 27/8/2018 theo nghi thức Phật Giáo tại nghĩa trang Les Joncherolles, thành phố Villetaneuse, Pháp", Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, thành viên Ban biên tập tờ báo mạng thongluan-rdp.org nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC.

Published in Việt Nam

Hai vụ xử án với các ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) và Đinh Ngọc Hệ (tức Út Trọc) gây bất ngờ vì các cơ quan chuyên chính, thuộc lực lượng vũ trang lại là nơi để xảy ra những vấn đề nghiêm trọng, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 02/8/2018.

ut1

Ông Út Trọc đã sử dụng bằng Đại học giả nhiều lần trong quá trình thăng tiến

Đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của quy trình mà các nhân vật này được đưa vào các ngành chuyên chính này và quy trình họ thăng tiến, cũng như xem xét trách nhiệm những người tuyển dụng, đề bạt, xét duyệt, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Đại biểu Quốc hội và nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng trên từ Sài Gòn nêu quan điểm.

Hai nhân vật Vũ Nhôm và Út Trọc có những điểm 'đồng dạng' khi đều là những 'đại gia mới nổi', đều có quân hàm 'phiên ngang đặc cách' trong hai ngành Công an và Quân đội, lại có quan hệ với nhiều quan chức cấp cao trong hai ngành này, tuy nhiên các vụ xử đều diễn ra rất 'kín đáo', đâu là lý do và còn có những 'góc khuất gì hay không' mà phải xử kín đáo như vậy, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam nói với Bàn tròn cũng từ Sài Gòn.

Hai quan chức vừa bị xét xử và tuyên án trong hai ngành đầy quyền lực nói trên ở Việt Nam có thể không phải là 'những nhân vật chính' ở trong hai vụ án, mà những nhân vật chính có thể 'đứng đằng sau', không chỉ là các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp đã 'lộ mặt' như truyền thông chính thức nhà nước đã công bố, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách IDS (đã tự giải thể) từ Hà Nội nêu giả thuyết.

Hai vụ xử rất 'khó hiểu' và có thể đây chỉ là lý do để 'người ta đưa các ông này' ra xét xử thôi, còn đằng sau có thể có những chuyện khác mà công luận không thể biết được và chính đó cũng là lý do mà người ta đã xử kín cả hai phiên tòa, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt Online từ Warsaw, Ba Lan nhận định.

Mổ xẻ thực chất thể chế ?

Trước hết, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với Bàn tròn thứ Năm từ London :

"Nhận xét đầu tiên khi vụ án xảy ra, lúc đầu là vụ Vũ Nhôm rồi Út Trọc thì ở Việt Nam bắt đầu từ các trang mạng xã hội đã gây nên một làn sóng rất lớn. Vụ án xảy ra như chúng ta thấy xảy ở hai cơ quan mà có thể nói là thuộc về nền an ninh quốc phòng tại Việt Nam.

"Trong đó đáng chú nhất là vụ xảy ra tại Bộ Công an. Như tôi đã nói nhiều lần, Bộ Công an, Đảng Cộng sản coi như là thanh bảo kiếm. Có nhiều lúc tại Bộ Công an còn treo khẩu hiệu ''Còn đảng thì còn cha [mình] !''.

"Trong thời chiến và nhất là trong thời bình thì vai trò của Bộ Công an là rất lớn. Nhưng trong vụ này tôi thấy nó liên quan đến hầu hết các cục ở trong Bộ Công an, từ Tổng cục An ninh đến Tổng cục Tình báo rồi đến Tổng cục Cảnh sát, an ninh phòng chống tội phạm rồi cục Hậu cần, v.v...

"Điều này khiến cho tôi và nhiều người thấy rất là bất ngờ. Bất ngờ ở chỗ một cơ quan chuyên chính như vậy lại phạm nhiều sai lầm. Những người có liên quan thì có người bị kết án, có người bị kỷ luật hạ quân hàm cấp bậc, một số Trung tướng rồi các Thượng tướng.

"Và tiếp theo là Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng về mặt lý thuyết hay về nguyên tắc, họ là nơi quản lý đất đai, ruộng đất vì khu nào cũng là khu quốc phòng. Nhưng những khu quốc phòng đó dần dần lại chuyển thành những khu kinh tế và họ kinh doanh mua bán trái phép trên đó.

"Nhưng mà những hoạt động sai phạm đó thì nó liên quan đến hai nhân vật là Vũ Nhôm và Út Trọc. Rõ ràng hai nhân vật này đúng ra là hai nhân vật xã hội đen, là những thành phần không ra gì cả, nhưng mà bị hư đốn như thế thì rõ ràng là câu chuyện bên móc giáp thành lập những tổ chức như là [trong vụ] Phan Văn Anh Vũ, gọi là những Công ty Bình phong.

Công ty bình phong là những công ty thành lập ra để thực hiện những nghiệp vụ về an ninh, về tình báo hay là phòng chống tội phạm. Nơi đó là nơi họ hay phát ra những tin này tin kia, góp nhặt thế này thế kia, thì hóa ra những công ty đó là những công ty tiêu cực, những công ty ăn chơi và kinh doanh mua bán trên đó. Rất là kinh khủng.

"Cho nên những con người như thế mà để xây dựng [chế độ], mà họ lại vào trong bộ máy là an ninh quốc gia, giữ sự sống còn của một cái chế độ thì rõ ràng đứng trước vụ án, người ta nghĩ rằng không biết những người liên quan khác nữa thì sao và trong vụ án đó, trách nhiệm thì sao ?

"Và rõ ràng như tôi nói quy trình đề bạt những người đó là qua một quy trình rất chặt chẽ, đặc biệt là khi lên đến Thượng tướng, rồi lên đến Thứ trưởng. Hồ sơ đề bạt lên Thứ trưởng là đã đi qua cái phòng [khâu] rất là ngặt nghèo, phải được sự đồng ý của Ủy ban Quốc gia, đồng ý của Ban Tổ chức rồi cuối cùng mới thông qua được nhưng mà lại lọt ra những con người hư đốn như thế.

"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của cái quy trình đó, không phải chỉ những người phạm tội mà còn những người phụ trách, những người xét duyệt đề bạt những người này như thế nào, nên mổ xẻ bản chất thực sự cái thể chế và đó là nhiều người đang mong chờ như thế, chứ không chỉ vụ án xét đại để trừng chị một số người phạm tội cụ thể tham ô như thế", Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn nói với Bàn tròn thứ Năm.

Điểm đồng dạng là gì ?

ut2

Ông Vũ Nhôm bị Tòa án tuyên 9 năm tù giam, theo truyền thông Việt Nam

Cũng từ Sài Gòn, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng nêu nhận định với Bàn tròn :

"Về hai nhân vật Vũ Nhôm và Út Trọc thì tôi có ý kiến thế này. Hai nhân vật này đều có điểm đồng dạng, họ đều là những đại gia mới nổi từ cách đây khoảng ba năm, vào năm 2014 trở lại đây, chứ không phải lâu la gì.

"Và đều là những người có quân hàm phiên ngang đặc cách ở trong quân đội và công an. Họ cũng có mối quan hệ với nhiều quan chức cấp cao trong quân đội và công an. Hai phiên xử với Út Trọc và Vũ Nhôm đều diễn ra một cách rất kín đáo. Và chúng ta nhớ lại có một điểm đồng dạng nữa đó là bắt Út Trọc và bắt Vũ 'nhôm' là đều xảy ra vào tháng 12/2017, thời điểm chỉ một ít ngày sau khi Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và bị tống giam. Nó có những điểm đồng dạng lớn như vậy.

"Về trường hợp của Út Trọc thì tôi không có nhiều thông tin, nhưng mà những nghi vấn của tôi thì tập trung nhiều vào phiên tòa và quá trình dẫn đến phiên tòa xử Thượng tá Công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm.

"Tại sao phiên tòa này lại xử kín trong khi đó có nhiều thông tin, có rất nhiều dư luận kể cả là những dư luận của giới cựu thận, giới cách mạng lão thành ở trong nội bộ đảng yêu cầu phải công khai vụ Vũ Nhôm và công khai việc Vũ Nhôm đã phạm những tội gì ? Đặc biệt là những tài liệu bí mật được cho là Vũ Nhôm đã làm lộ và đó là những tài liệu gì ?

"Tất nhiên về mặt quy chế bí mật nhà nước thì có thể giữ kín những chuyện đó thôi nhưng mà vấn đề là cho tới giờ vẫn không có bất kỳ một cái thông tin nào liên quan đến tài liệu bí mật mà Vũ Nhôm làm lộ ra.

"Và chúng ta nhớ là, khi mà phát lệnh truy nã Vũ Nhôm vào cuối tháng 12/2017, thì tội danh đầu tiên áp đặt với Vũ Nhôm không phải là những tội danh sau này là lợi dụng chức vụ quyền lực, quyền hạn hay hối lộ tham nhũng mà tội danh đầu tiên là cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước. Như vậy tội danh đó liệu có liên quan đến cái tính chất xử kín Vũ Nhôm trong cái phiên tòa vừa rồi hay không ?

ut3

Ông Vũ Nhôm (áo ca rô) được cho là chỉ học đến lớp 9 phổ thông, nhưng có cấp bậc Thượng tá, ngành Tình báo, thuộc Bộ Công an

"Tôi đang tự đặt một cái dấu hỏi là khi mà thiết lập tội danh cố ý làm lộ bí mật nhà nước như vậy thì có phải cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã tính trước rằng có thể là phải xử kín và do vậy tốt nhất là đưa ra cái tội danh đó ? Và tội danh đó là lý cớ tốt nhất để có thể xử kín mà không xử lộ, không xử công khai để khỏi lộ ra những chuyện khác. Và xử kín phải chăng là cái việc mà để khỏi làm mất mặt ngành Công an và để khỏi cho báo chí dư luận nắm được những thông tin liên quan những quan chức khác ?

"Chúng ta biết rằng vào thời điểm xử kín Vũ Nhôm thì lại nổ ra cái vụ Tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an... Báo chí nhà nước thì có đưa những thông tin về Tướng Thành là đã ký những quyết định cho Vũ Nhôm đi nước ngoài này kia và coi đó là nguyên do Tướng Thành bị kỷ luật. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là nguyên do bề mặt thôi, xâu xa bên trong đó là cái gì và liệu Tướng Bùi Văn Thành có liên quan đến tài liệu bí mật nhà nước nào đó mà Vũ Nhôm đã cố ý để lộ hay không ?", Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam đặt câu hỏi.

'Một vụ chính trị' rất lớn ?

Và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói tiếp, nêu một số giả thuyết :

"Tôi xin trở lại vấn đề là Vũ Nhôm bị bắt dẫn độ từ Singapore về Việt nam vào tháng 01/2018. Ba tháng sau thì tới vụ Tướng Phan Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Công an và một Thượng tá tình báo, ông Nguyễn Hữu Bách, bị bắt và vụ Vũ Nhôm đưa ra xử kín là cùng với các ông Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách, có nghĩa là vụ cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước là đã ít nhất thiết lập được một cái tam giác có ba đỉnh.

"Đỉnh thứ nhất là Vũ Nhôm, đỉnh thứ hai là Nguyễn Hữu Bách, đỉnh thứ ba là Phan Hữu Tuấn. Như vậy đặt ra một dấu hỏi nữa là khi mà tướng Bùi Văn Thành bị kỉ luật và trong thông báo kỉ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có nêu là trong đó có vi phạm chế độ bảo vệ bí mật nhà nước, như vậy thì phải chăng là ông Bùi Văn Thành là 'đỉnh thứ tư' thiết lập một cái tứ giác về cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước, liên quan tới vụ Vũ Nhôm, từ tam giác biến thành tứ giác ?

"Nếu mà đúng như vậy thì tôi cho rằng đây là một vụ chính trị rất lớn, không chỉ đơn thuần là vụ tham nhũng tài chính kinh tế. Đó là lý do họ không muốn báo chí tham dự vào phiên tòa xử kín Vũ Nhôm tại vì trong phiên tòa đó có thể Vũ Nhôm đã phải khai ra những quan chức cao cấp của ngành Công an, ít nhất là tướng Bùi Văn Thành hay là tướng Trần Việt Tân và có thể còn cao hơn nữa. Đó là dấu hỏi của tôi liên quan đến phiên tòa xử kín Vũ Nhôm.

"Tôi cũng đặt thêm dấu hỏi lớn nữa là, vào đầu tháng 1/2018 khi mà Vũ Nhôm bị bắt ở cửa khẩu Singapore và Maylaysia thì lúc đó có thông tin Vũ Nhôm đã nắm được một số tài liệu liên quan đến hồ sơ bí mật nào đó rất quan trọng. Người ta đặt dấu hỏi xung quanh những tài liệu đó, phải chăng đó là những tài liệu liên quan tới công ty bình phong của ngành công an được kinh tế hóa, dân sự hóa mà hoạt động không chỉ ở trong Việt Nam mà trong quốc tế nữa, ở Châu Âu ?

"Thứ hai phải chăng là liên quan đến những chuyện 'hối lộ hay ăn chơi thác loạn' của giới quan chức, 'tài sản cá nhân' của giới quan chức và nó ảnh hưởng tới rất nhiều quan chức cao cấp, trong đó có quan chức ngành Công an ? Thứ ba, lúc đó có thông tin cho rằng Vũ Nhôm đã nắm được những thông tin của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

"Lúc đó có những thông tin là phía Đức đã có ý muốn là tiếp cận Vũ Nhôm tại Singapore nhưng mà không được, do Vũ Nhôm được đưa về Việt Nam nhanh quá. Bộ Công an và Tổng cục 2 đưa Vũ Nhôm về Việt Nam nhanh quá, cho nên phía Đức không tiếp cận được.

"Phiên tòa xử Vũ Nhôm vào tháng 7/2018 lại trùng vào thời điểm vụ xử phiên tòa của Tòa Thượng thẩm Berlin và đã gần như kết thúc tại vì nghi can trong đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là Nguyễn Hải Long ở Prague đã thú nhận toàn bộ thông tin tội trạng của mình là tham gia đường dây bắt cóc và có âm mưu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

"Như vậy liệu phiên tòa xử kín Vũ Nhôm ở Hà Nội có liên quan gì đó đến phiên tòa Tòa Thượng thẩm Berlin, xử Nguyễn Hải Long hay không ? Và liệu Vũ Nhôm có liên quan đến một tài liệu bí mật nào đó về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không ?

Và đây là những dấu hỏi rất lớn mà tôi cho là chúng ta cần phải mổ xẻ và chính quyền cần có những trả lời chính thức, đặc biệt là khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Khác không chỉ lan tỏa ở Đức mà đã dẫn sang Slovakia và kéo theo cả việc gần đây nhất là tổng thống Kiska của Slovakia đã phải chỉ đạo cho ngành cảnh sát của nước này làm rõ việc có một đoàn cán bộ của Bộ Công an Việt Nam sang Slovakia vào cuối tháng 7/2017 và dường như là một tấm bình phong để cho cái vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Vấn đề cuối cùng tôi muốn bàn luận là về việc xử Vũ Nhôm lên đến 12 năm tất nhiên là xứng đáng với Vũ Nhôm thôi thì lại có một bất công rất lớn là có một nhân vật khác mà tôi vừa đề cập ông Trương Minh Tuấn, cựu Bộ Trưởng Thông Tin - Truyền Thông và hiện nay được chuyển qua làm phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương thì đó là một cái bất công rất lớn đối với Vũ Nhôm, Út Trọc.

"Tại vì những nhân vật này cùng với Lê Nam Trà hay là Phạm Đình Trọng đều đã bị khởi tố, tống giam thì ông Trương Minh Tuấn, người chủ mưu vụ Mobile Phone và AVG thì vẫn 'nhởn nhơ' bên ngoài và thậm chí còn đang lãnh một cái ghế có thể coi là bộ phận định hướng tư tưởng chính sách tư tưởng tuyên giáo với hơn 800 tờ báo của Việt Nam và có thể có cơ hội răn dạy đạo đức cách mạng 'sáng ngời' ở Việt Nam", Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam nêu nhận định từ quan điểm riêng.

'Lạ và khó đoán định'

Từ Hà Nội, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A nói với Bàn tròn thứ Năm từ London :

"Tôi nhìn hai vụ án này là hai vụ án rất là lạ và thực sự là chúng ta không có nhiều thông tin lắm ngoài những thông tin mà truyền thông nhà nước đưa ra và chỉ dựa trên những thông tin này thì chúng ta thấy rất là khó để dự đoán nhận định.

"Ý kiến thuần túy chủ quan của tôi thì tôi thấy rằng ông Vũ Nhôm cũng như Út Trọc không phải là những nhân vật chính ở trong hai vụ án này mà những nhân vật chính nó ở đằng sau. Một số được cho là đã lộ mặt ra như là bảy, tám ông tướng Công an và một số tướng trong Quân đội. Nhưng tôi nghĩ những người lộ mặt ra đấy có lẽ cũng chỉ là những gương mặt vào loại bậc cao, nhưng cũng chưa phải là những nhân vật chính đứng đằng sau hai vụ án này.

"Thực sự có một sự cấu kết với xã hội đen, nó đồng kết với nhau và thực sự như thế nào thì chúng ta khó có thể biết được trừ khi là những lời khai thật của Út Trọc, cũng như của Vũ Nhôm được bạch hóa.

"Và tin vào điều đó thì rất là khó bởi vụ hai vụ này dính đến những người lớn hơn rất là nhiều và tôi nghĩ rằng hai người này chỉ là hai con tốt hay là hai con nhơ nhỡ mà thôi và nó bộc lộ 'sự thối nát' không thể tưởng tượng nổi của chính quyền này.

"Tuy là với hai vụ án này để đánh bóng chứng tỏ mọi sự lạm dụng, mọi sự 'bậy bạ' là đều bị trừng trị ở tất cả mọi nơi.

"Nhưng nếu nhìn vào đằng sau và sự thật đằng sau, những hiện tượng bề nổi là Vũ Nhôm và Út Trọc cũng như là một số ông tướng bị cắt chức, thì chúng ta có thể mường tượng ra một sự 'đấu đá' rất là quyết liệt ở trên tầng cao của nền chính trị Việt Nam", nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách (IDS đã tự giải thể) đưa ra quan điểm.

Còn từ Warsaw, thủ đô Ba Lan, Nhà báo Mạc Việt Hồng, nói với Tọa đàm của BBC :

"Tôi đồng ý với ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Tôi cho rằng đây là hai vụ án rất lạ lùng mà chúng ta, những người bình thường thì chúng ta không biết là họ xử cái gì cả, bởi vì bản án thì nói rằng các ông này làm lộ bí mật quốc gia, thế nhưng chúng ta cũng như 90 triệu dân Việt Nam không biết bí mật quốc gia đó là gì, không ai biết là hai ông này đã tiết lộ những tài liệu, những bí mật gì ?

"Tôi nghĩ rằng đây chỉ là lý do để người ta đưa ra xét xử thôi, còn đằng sau câu chuyện này có rất nhiều những chuyện mà người ta không biết được để bình luận cho thật khách quan, và đó cũng là lý do mà người ta xử kín cả hai phiên tòa.

"Về phía phiên tòa của ông Vũ Nhôm, ở bên này tôi cũng nghe ngóng thông tin từ CHLB Đức và có thông tin ông Vũ Nhôm có những tài liệu liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà ông ấy muốn tiết lộ, nhưng tất nhiên cũng như chỉ là phán đoán thôi.

"Ở đây tôi muốn đưa ra một điều đó là tất cả những vụ án xử quan chức tham nhũng ở Việt Nam, vụ án kinh tế lớn thì thực tình mà nói nó đều liên quan đến chính trị, ở cái bề nổi của tảng băng chìm ở bên dưới, đó là phe nhóm chính trị họ 'đấu đá nhau' mà mình thì cũng không thể biết rõ chuyện gì ở tảng băng chìm cả.

"Về hai vụ án này, tôi có thêm một ý kiến nữa, đó là tôi cảm thấy vụ xét xử này nó là kết quả tất yếu của cái xã hội kém minh bạch và hai Bộ Công an và Quốc phòng đã được tự do làm kinh tế trong rất nhiều năm qua, nó dẫn đến lũng đoạn trong lĩnh vực kinh tế ở một khu vực đặc quyền đặc lợi mà chúng ta không biết được.

"Qua vụ xử này cũng lộ ra rất nhiều những cái yếu kém trong công tác quản lý bổ nhiểm sát hạch cán bộ và đúng lẽ ra người ta đã bổ nhiệm cán bộ một cách bừa bãi trên cơ sở là những mối quan hệ thân hữu với nhau.

"Cả hai ông này có đặc điểm chung là đi lên mà không có bằng cấp gì cả, một ông thì học hết lớp 9, một ông thì dùng bằng đại học Kinh tế quốc dân giả mà đó chỉ là một hai cái ung nhọt mà chúng ta nhìn thấy thôi, chứ thực tế ở Việt Nam tình trạng như vậy nó rất là nhiều, không chỉ trong lĩnh vực quân đội hay là trong lĩnh vực công an, an ninh quốc phòng, mà trong cả lĩnh vực dân sự.

"Đó là những cán bộ đã leo lên mà không có những điều cơ bản và đi 'cửa sau', 'đi đêm' để nắm giữ những chức vụ như vậy và nó gây ra rất nhiều điều tai hại cho đất nước", Chủ biên báo mạng Đàn chim Việt Online nói với BBC.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 05/08/2018

Published in Diễn đàn

Chiến dịch được cho là 'chống tham nhũng', 'chỉnh Đảng', còn được gọi là 'chiến dịch đốt lò' của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành gồm hai giai đoạn, tính đến nay, đã có một số diễn tiến thu hút chú ý, nhưng cũng có các thời điểm bị trùng xuống khá 'khó hiểu', một nhà báo độc lập từ Sài Gòn nói với Bàn tròn của BBC Tiếng Việt.

dotlo1

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được truyền thông ví như 'người đốt lò' trong cuộc chến 'chống tham nhũng', 'chỉnh đốn đảng' đang diễn ra ở Việt Nam.

Chống tham nhũng dường như tập trung vào thời kỳ hay nhiệm kỳ Ban lãnh đạo trước, mà không phải hiện nay và do đó có những kết quả thiếu cân đối giữa hai nhiệm kỳ trước và nay, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Năm, Phạm Chí Dũng nói.

Về phía hình thức, chiến dịch 'đốt lò' cũng có phát huy tác dụng nhất định, nhưng rõ ràng người dân mong muốn nó phát triển mạnh mẽ hơn 'không chừa nơi nào' và 'không có vùng cấm', nhưng trên thực tế, rõ ràng là 'đốt lò' chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận, chia sẻ với Bàn tròn thứ Năm từ London hôm 02/8/2018.

Dường như đang có một 'mê hồn trận' mà người dân rất khó nhận biết, sau cái vỏ ngo là 'đánh tham nhũng, chỉnh đảng hay đốt lò', và dường như đằng sau đó là có sự 'cạnh tranh, tranh đấu quyền lực' giữa các phe nhóm và nhìn như vậy sẽ giúp hiểu ra thực chất của 'đốt lò' là gì, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nêu quan điểm với Thảo luận của BBC.

'Lò có hai giai đoạn'

Trước hết, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng nêu nhận định với Bàn tròn thứ Năm do Quốc Phương điều hợp, điểm lại diễn biến chiến dịch 'đốt lò' theo trình tự thời gian :

"Đánh giá về chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì chúng ta cần nhìn lại điểm xuất phát của nó. Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã từng được kì vọng khá nhiều. Bắt đầu từ tháng 6/2016 là ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu đưa ra chủ trương về việc cần làm ngay, lúc đó đã hình dung ra một cái gì đó tương tự như cách đó 30 năm.

"Tức là vào năm 1986 là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã đưa ra những việc cần làm ngay, cái chủ trương của những việc cần làm ngay với những bài viết trong khoảng 30 bài viết cho tới năm 1989 chống bệnh quan liêu tham nhũng. Năm 2016 ông Nguyễn Phú Trọng cũng lặp lại cái việc đó và bắt đầu các việc cần làm ngay từ vụ Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

dotlo2

Ông Trịnh Xuân Thanh là mục tiêu mở đầu giai đoạn một 'những việc cần làm ngay' của Tổng Bí thư Trọng, theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, trong toàn chiến dịch 'đốt lò'

"Giai đoạn I của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, có lẽ tôi đã nghĩ đặt cái tên là "việc cần làm ngay" vì nó kéo dài từ tháng 6/2016 tới tháng 1/2017. Giai đoạn II của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể chính thức đặt tên là "đốt lò", bắt đầu từ tháng 12/2017 cho tới nay.

"Khởi sự của giai đoạn II chiến dịch chống tham nhũng, 'đốt lò' đó là vụ bắt Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Vào thời điểm đó thì thực sự ra thế này, ông Nguyễn Phú Trọng đã có tên tuổi trên báo quốc tế rồi chứ không phải đến mức mà ông ta phải chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao đi 'quảng cáo' trên tờ Le Monde của Pháp khi đi tới Pháp vào tháng 3/2018 đâu.

"Lúc đó chính những tờ trong khu vực Đông Nam Á như Asia Times hay là một số tờ khác đã viết về chiến dịch 'đốt lò' của ông Nguyễn Phú Trọng và thậm chí người ta còn nhắc lại biệt hiệu mà Đài Tiếng nói Việt Nam, có tác giả của đài Tiếng nói Việt Nam đặt cho ông Trọng là "Người đốt lò vĩ đại" và thậm chí là những biệt hiệu khác nữa chẳng hạn như là "Minh Quân" hay là "Sĩ phu Bắc Hà" hay là "Bậc trí nhân, thế Thiên hành Đạo" - những danh xưng có thể nói là ngút trời không văn tự.

"Thế thì tôi muốn nói là đã có một luồng dư luận, khá nhiều dư luận nhân dân có một sự hy vọng nhất định vào ông Nguyễn Phú Trọng trong khi là trước đó gần như chẳng còn hy vọng gì cả và đó là cái hy vọng còn nước còn tát, cho dù thực sự ra tình hình ở Việt Nam bây giờ quá là hỗn loạn rồi.

"Nhưng mà chiến dịch được cho là chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi thì cũng có hai giai đoạn mà tôi cho là đã bị trùng xuống một cách rất khó hiểu. Đó là sau Hội nghị Trung ương 5 vào tháng Sáu đến tháng Mười năm 2017 tự nhiên trùng xuống, mặc dù lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng đã phát ra câu là "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy".

"Và khoảng thời gian thứ hai là khoảng thời gian gần tới Hội nghị trung ương 7 của Đảng Cộng Sản Việt Nam tức là tháng 5/2018. Có hai giai đoạn nó trùng xuống một cách hết sức khó hiểu và chúng ta thấy thực sự là ở Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2018 là đã không có xử ở bất kỳ một quan chức nào cả, thậm chí là tệ hơn cả Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017.

"Hội nghị trung ương 6 còn 'xử' được Nguyễn Xuân Anh, được coi như là "ruồi". Nguyễn Xuân Anh lúc đó là bí thư của Đà Nẵng bị cắt chức Ủy viên Trung ương đảng. Thế thì đó là chiến dịch 'đốt lò' của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi và cũng có hai giai đoạn bị trùng xuống một cách bất ngờ. Và cho tới giờ vẫn có những dấu hiệu trùng xuống".

Có vùng cấm trong lò ?

dotlo3

Những sai phạm của ông Đinh La Thăng đưa ra xét xử là ở nhiệm kì về trước, dưới khóa XI, chứ không phải phát sinh dưới khóa XII, và những người đưa ông Thăng vào Trung ương và vào các chức vụ cao phải ch trách nhiệm, theo Luật sư Trần Quốc Thuận

Cũng từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với Bàn tròn thứ Năm :

"Nhìn về phía hình thức công khai gọi là chiến dịch 'đốt lò' nó cũng có phát huy tác dụng nhưng mà rõ ràng trong chiến dịch 'đốt lò' này người ta mong muốn rằng nó phát triển mạnh mẽ hơn. Có nghĩa câu mà tôi nhắc đi nhắc lại là không có chừa nơi nào, không có vùng cấm, thế này thế kia.

"Nhưng mà thực tế, qua những vụ án vừa qua thì chúng ta thấy rõ ràng là chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ bởi vì như những vụ vừa qua như vụ Vũ Nhôm và Út Trọc thì không thể Vũ Nhôm và Út Trọc nó thần thánh gì mà làm được, họ chỉ là tay sai công cụ thôi, họ chạy cho mấy ông ấy thôi, còn mấy ông phía trên là thế nào và thu hồi chiếm đoạt tiền bạc tài sản như thế thì thế nào ? Cho nên phải truy nguồn gốc đó chứ.

"Và như tôi đã vừa nói, những gì mà được đề bạt lên tới Thượng tướng rồi lên tới Thứ trưởng thì phải qua quy trình của những người thẩm định, thẩm tra quá trình, vậy đó thì nó như thế nào ? Để lọt những người như thế, thì những người [để lọt] như thế là trách nhiệm sai.

"Hay là nói xa hơn như vụ ông Đinh La Thăng, thì với ông Đinh La Thăng, những sai phạm đưa ra xét xử là ở nhiệm kì về trước, dưới khóa XI, chứ không phải phát sinh dưới khóa XII. Khóa XI như vậy thì với lý lịch như thế, với bao nhiêu sai phạm như thế, thì tại sao ? Những người có trách nhiệm như thế nào ?

"Và tại sao khi thẩm định hồ sơ thì bảo là ông này không có vấn đề gì ? Kết luận là không có vấn đề gì thì đưa ra Đại hội người ta mới bầu. Còn nếu mà kết luận là có những vụ án như thế này, như thế kia thì làm sao người ta bầu được ?

dotlo4

Những người đề bạt, xét duyệt quan chức cao cấp tới chức Thứ trưởng, hàm Tướng ở ngành Công an mắc sai phạm nghiêm trọng trong vụ ông Vũ Nhôm bị xét xử cũng cần bị truy trách nhiệm, theo Luật sư Trần Quốc Thuận

"Vậy thì trách nhiệm của những cơ quan đó là như thế nào ? Tôi nói thẳng là những cơ quan mà thẩm định những hồ sơ mà qua đại hội đó, phải thẩm định qua Ủy ban kiểm tra, ban Bảo vệ Chính trị nội bộ, Ban Tổ chức, Ban Nội chính, rồi các bộ phận nhân sự họ duyệt xét, mà những hồ sơ của những người như thế đó nó vẫn đi qua một cách thong dong, và tôi cho rằng như vậy thì phải chăng nó có một cái gì ở đây ?

"Và như vậy phải chăng là những người đó mà đi qua được và được các phiếu bầu cao, ít nhất là phải quá 50% trở lên thì họ mới trúng cử vào chức vụ này chức vụ kia. Như vậy cái 50% mà đã bầu cử những người đó vào chức vụ này kia, họ là ai và họ đang làm gì, trách nhiệm những người đó như thế nào ?

"Đó là cái mà cần phải đánh giá thực chất và hiện bây giờ đó là cái mà người ta đang rất lo lắng, người ta mong muốn 'đốt lò' thì phải làm công khai và làm công khai thì phải làm sao tạo điều kiện cho báo chí và nhất là nhân dân phải tham gia vào, cho nên nhân dân người ta có quyền phản biện, có quyền giám sát, chỉ thông qua những tổ chức của đảng, Mặt trận Tổ quốc, thanh niên, phụ nữ thì giám sát làm sao được ?

Dân giám sát đốt lò ?

Bình luận về việc có nên để người dân tham gia giám sát việc chống tham nhũng hay không, Luật sư Trần Quốc Thuận nói :

"Nhân dân người ta phải tham gia vào. Họ muốn có người dân tham gia vào thì phải có cơ chế, có luật pháp, có tạo điều kiện và phải đảm bảo sự an toàn cho mọi người tham gia. Chứ nếu không đánh giá tình hình của dân chúng thì nhiều quan chức phát biểu là có đánh giá khác nhau, chằng hạn như là cuộc biểu tình vừa qua đó, có người gọi là gây rối, có người gọi là thế này, thế kia.

"Nhưng mà tại Quốc hội thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi báo chí hỏi, ông bảo rằng vấn đề này 99 năm đặc khu thì không đặt ra được. Còn lòng dân mà như thế đó thì làm gì mà sợ mất nước. Bây giờ ông không ra thì lòng dân thì như nào, lòng dân mà tham gia biểu tình, lòng dân mà như thế thì làm gì mà sợ mất nước ?

"Nhưng mà sau đó Tổng bí thư tiếp xúc cử tri thì bảo rằng giờ chúng ta thấy rồi là cái chuyện này chuyện kia thì luật ba đặc khu thì đã bàn rồi, lâu rồi, những người biểu tình gây rối là ai thì bây giờ chúng ta cũng biết rồi.

"Thực chất lôi ra một số người có tiền xử tiền án gì đó thì đưa ra, những người đó bị đại diện, quy kết thì rõ ràng cưỡng chế, rồi bên Quốc hội thì phải tiếp thu ý kiến, nhân sự ý thức một cách đầy đủ trước khi xem xét thông qua.

"Rõ ràng có ý kiến bảo rằng những người phát biểu hình như là muốn gây rối, làm ồn ào, có những người đó, những thành phần đó là thế này thế kia. Rồi bên cạnh đó, thành phần đó là tiền án tiền sự còn có ý kiến thì phát biểu là : "À đó là lòng dân, đó là sự nhạy cảm yêu nước, có những người dân yêu nước".

"Cho nên nhìn nhận đánh giá thực sự vào xã hội Việt Nam thì nhìn nhận , đánh giá vào người dân thì rõ ràng những đánh giá tôi cho rằng có độ vênh giữa những người lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này.

"Còn nếu vậy đến bây giờ có những người người ta như vậy thì còn có tin vào dân hay không hay là bắt dân phải tin vào minh thì đó là câu hỏi người ta nhắc đi nhắc lại mãi. Trong chiến tranh trong hoạt động phải tin vào dân mới tồn tại nhưng bây giờ còn tin vào dân không hay là dân phải tin vào mình ?" Luật sư Thuận nói

Kết quả 'đốt' thế nào ?

Vẫn từ Sài Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bình luận về kết quả, hiệu quả của việc 'đốt lò' qua hai giai đoạn theo cách nhìn của ông :

"Còn về mặt kết quả, tôi cho là thế này. Đánh giá thì đúng là ông Nguyễn Phú Trọng là người Tổng bí thư đầu tiên từ trước đến giờ trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có thể xử quan chức tham nhũng nhiều đến thế trong một thời gian tương đối ngắn.

"Nhưng cũng có thể giải thích là thế này. Những đời Tổng bí thư trước tỉ lệ tham nhũng có lẽ chỉ bằng khoảng 1/10 cho tới 1/100 tình hình tham nhũng hiện nay ở Việt Nam mà thôi. Cho nên việc ông Nguyễn Phú Trọng bắt buộc phải xử tham nhũng không có gì là lạ cả.

"Ông ta muốn tồn tại thì ông ta phải gây dựng một cái cơ chế và một cái lý do tồn tại cho mình cũng giống như là Tập Cận Bình với chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" ở Trung Quốc từ năm 2012 cho tới giờ và đã duy trì được cái thế độc tôn và thậm chí cũng không ai nhắc đến việc Tập Cận Bình cần phải từ chức nữa.

"Thứ hai nữa về mặt kết quả thì đánh giá là mặc dù có xử được một số quan chức tham nhũng, mặc dù cũng giống như Tập Cận Bình đánh vào khu vực công an, đánh vào khu vực quân đội, kể cả Quân Ủy trung ương nhưng mà dường như là có một sự bất xứng và thiên về các khu vực với nhau.

"Tôi muốn nói là thế này, tức là trong thời gian gần đây, người ta có những khái niệm là "củi rừng" và "củi nhà". Thế thì người ta cho rằng trong cuộc chiến chống tham nhũng ông Nguyễn Phú Trọng thì ông được cho là đốt "củi rừng" hơn là đốt "củi nhà", nhiều hơn hẳn so với đốt "củi nhà".

"Và một nhân vật được cho là gần gũi với ông Nguyễn Phú Trọng đó là Thứ trưởng Bộ Công An Lê Quý Vương thì vào khoảng tháng 11/2017 nói ra cái việc thế này, tức là chiến dịch chống tham nhũng chủ yếu là 'chống tham nhũng thời kỳ trước'. Điều đó vô tình làm lộ ra một yếu tố đó là thời kỳ trước là thời kỳ nào ?

"Và rất nhiều người nghĩ rằng hình dung ra rằng cái thời kỳ đó là thời kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải thời nay, thời của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng".

Lò đốt bất cân xứng ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bình luận tiếp : "Vậy chống tham nhũng chủ yếu là chống tham nhũng thời kỳ trước có nghĩa là thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta vừa mới thấy có hàng loạt kết quả nó bất xứng với nhau có thể so sánh.

"Đầu tiên là vụ Đà Nẵng vào cuối năm 2017, trong khi ông Nguyễn Xuân Anh, một Bí thư Thành uỷ, bị khai ra khá nhiều tội, kể cả những cái tội liên quan đến bằng cấp này kia đầy rẫy và bị cách chức Ủy Viên trung ương Đảng, thì một ông Huỳnh Đức Thơ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, mà được coi là trong cuộc chiến Huỳnh Đức Thơ - Nguyễn Xuân Anh "Hai cọp một rừng", thì vẫn bình chân như vại và chỉ nhận một cảnh cáo nhẹ nhàng từ phía Chính phủ.

"Và sau đó cho tới bây giờ thì ông Huỳnh Đức Thơ vẫn thản nhiên còn tồn tại ở Đà Nẵng mặc dù ông ta bị cho là có rất nhiều sai phạm về mặt đất đai. Đó là kết quả ở Đà Nẵng. Sau kết quả ở Đà Nẵng thì dẫn tới vào Sài Gòn.

"Sài Gòn cho tới giờ chúng ta thấy có ít nhất là hai, ba vụ. Thứ nhất là vụ vào quý I năm 2018, đó là một quan chức cao cấp của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang, là Phó Bí thư Thường trực đã cố ý làm trái, tôi cho là rất cố ý làm trái trong việc ký thông qua chủ trương bán đất công cho Quốc Cường Gia Lai, bán 32 hecta đất ở Nhà Bè.

"Không có sự phát hiện của cán bộ công nhân viên công ty Tân Thuận thì chắc chắn vụ bán đất đã xuôi lọt rồi, nhưng mà cho tới giờ ông Tất Thành Cang vẫn chưa hề bị xử lý kỉ luật, gần như vụ việc người ta cho là chìm hẳn xuống. Như vậy liệu ông Nguyễn Phú Trọng có biết chuyện này hay không ?

"Bên cạnh đó ở Sài Gòn còn một vụ lớn hơn nhiều, thậm chí là đẫm máu, đẫm nước mắt và đầy rẫy những cái chết tự treo cổ phẫn uất khi mà bị cưỡng chế, đó là cái vụ ở Thủ Thiêm. Và cho tới giờ chúng ta biết rằng, sau hai ba lần hứa hẹn vẫn không có bất kì kết luận thanh tra nào của Thanh tra Chính phủ công bố về vụ Thủ Thiêm.

"Rất nhiều người dân đang cho rằng, khi mà lần mò vào vụ Thủ Thiêm thì ông Nguyễn Phú Trọng thấy đụng nhiều quan chức quá và ông ta đang muốn làm ém nhẹm vụ này và làm cho chìm xuồng cái vụ này lại.

"Như vậy cái vụ Thủ Thiêm là vụ liên quan đến quyền lợi của người dân vô cùng lớn, liên quan đến nước mắt xương máu của người dân vô cùng nhiều, nhưng mà tại sao cho tới giờ bị gần như chìm xuồng như vậy ? Và những thế lực nào đang muốn cho chìm xuồng như vậy ? Như thế, cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có công bằng hay không ?

dotlo5

Các ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út Trọc - trái) và Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) ra tòa tại Việt Nam

"Cuối cùng tôi muốn nhắc đến trường hợp bất xứng của ông Đinh La Thăng và trường hợp Trương Minh Tuấn. Các ông Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn đều bị Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng đánh giá là sai phạm 'rất nghiêm trọng', nhưng ông Đinh La Thăng thì đã lãnh hai cái án 31 năm tù giam, còn ông Trương Minh Tuấn lại làm Phó Trưởng ban Tuyên Giáo trung ương Đảng".

Bản chất 'ma trận' lò ?

Từ Hà Nội, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A tham gia ý kiến bình luận với Bàn tròn thứ Năm :

"Có một từ hai vị trước đây nói đến là vấn đề tham nhũng, tôi rất tránh cái chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng với chuyện tham nhũng. Về chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi nghĩ ông ấy đã khá là thành công trong việc đốt đối thủ hay những phe cánh của đối thủ. Nếu mà nhìn trong khuôn khổ là một bên là Đảng Cộng sản Việt Nam chống tham nhũng, minh bạch mọi thứ cho nhân dân, đấy là một cách nhìn, và tôi nghĩ cách nhìn ấy chưa chắc đã phải là đúng.

"Một cách nhìn thứ hai là như vậy trong chính quyền hay trong giới cầm quyền có hai phe, phe này triệt phe kia thì tôi nghĩ cũng chưa hoàn toàn đầy đủ. Không thể có một cái nhìn đầy đủ, nhưng theo cách nhìn của tôi, là trong giới cầm quyền có một số nhóm, hai ba nhóm, có thể là bốn nhóm gì đấy chẳng hạn.

"Và các nhóm ấy tranh giành quyền lực với nhau và ông Nguyễn Phú Trọng cùng với nhóm của ông ấy đã rất tích cực để củng cố quyền lực của nhóm ông ấy bằng cách triệt hạ các phe cánh khác. Nếu chúng ta để ý theo một khung khổ như thế thì chúng ta sẽ thấy rất nhất quán toàn bộ những sư diễn tiến mà gọi là chống tham nhũng, hay gọi là 'Đốt là' từ suốt cả ba, bốn năm nay.

"Có thể giải thích được dễ dàng kể từ những chuyện ông Đinh La Thăng, rồi cho đến chuyện Trịnh Xuân Thanh, cho đến chuyện Út Trọc và Vũ Nhôm, nó đều nằm trong một luồng như thế. Tức là tất cả những nhân vật ấy, trừ ông Đinh La Thăng là một người tương đối là to, việc xử ông Đinh La Thăng theo những tội như được nêu ra ở Tòa án, thì chẳng có nghĩa lý gì cả.

"Bởi vì nếu chỉ đúng những tội danh mà được nêu ở tại phiên tòa thì ông Đinh La Thăng phải được tha bổng ngay tại Tòa. Và tôi nghĩ chuyện thí dụ của ông Út Trọc chẳng hạn, nếu chúng ta nhìn thấy 12 năm tù của ông ấy, với những tội thực sự là lãng xẹt, nào là cố ý làm trái thế này, thế kia, rồi thì bằng cấp.

"Tất cả những cái ấy chỉ là bề nổi và nó có thể đánh lừa chúng ta, đánh lừa dư luận. Nhưng nếu mà mình xét rằng ở đằng sau đấy là có một thế lực này, và đằng sau vụ khác, nó là thế lực kia, các thế lực này chống đối với nhau, giành quyền lực với nhau.

"Và sự lên xuống lúc thì lạnh, lúc thì nóng nó phản ánh sự cân bằng, hay là sự chưa ngã ngũ về cân bằng quyền lực hay cái thế của những nhóm ấy chưa thực sự ngã ngũ.

"Ngay cả chuyện với ông Trương Minh Tuấn cũng như vậy. Với ông Tuấn, ông về làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thì phải chăng cũng lại giống như là ông Đinh La Thăng về làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ?

"Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ xét theo bề nổi và cái mà người ta nói đây là một vụ chống tham nhũng không trừ ai cả, thì chúng ta sẽ rất dễ bị lạc vào một mê hồn trận mà không biết đâu mà lần ra.

"Nhưng nếu xét từ quan điểm là có những phe phái khác nhau, các phe phái này tranh giành với nhau, triệt hạ lẫn nhau, để nó củng cố quyền lực của phe đó, thì lúc đó chúng ta có thể hiểu, có thể giải thích một cách dễ hơn những hiện tượng xảy ra liên quan cái gọi là chống tham nhũng, cũng như là 'đốt lò', hay là các vụ án vừa rồi.

"Nó theo một khung khổ tương đối là nhất quán", Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC.

BBC, 05/08/2018

Published in Diễn đàn

Tổng thống Donald Trump nói ông sẵn sàng tăng cường cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách áp thuế quan lên toàn bộ 500 tỷ USD hàng nhập khẩu từ nước này.

trump1

Tổng thống Donald Trump nói ông sẵn sàng tăng cường cuộc chiến thương mại với Trung Quốc - Ảnh minh họa

"Tôi sẵn sàng tăng lên mức 500 [tỷ USD]," ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNBC.

Ông Trump có bình luận này trước khi đợt thuế quan mới nhất của Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đi vào hiệu lực vào cuối tháng 7.

Tuần trước, Washington liệt kê danh sách các mặt hàng Trung Quốc có trị giá 200 tỷ USD mà Mỹ dự định sẽ áp thuế bắt đầu từ tháng 9/2018.

Danh sách này gồm hơn 6000 mặt hàng gồm thực phẩm, khoáng sản, hàng tiêu dùng như túi xách. Các mặt hàng này dự tính sẽ chịu mức thuế 10%.

Danh sách này hiện vẫn đang trong giai đoạn tham khảo ý kiến của công chúng cho tới hết tháng 8/2018.

Mỹ 'bị trừng phạt'

Tổng thống Donald Trump cũng phàn nàn rằng đồng đô la Mỹ mạnh hơn đang làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ.

Trong một loạt các dòng tweet, ông đổ lỗi việc "thao túng" tiền tệ của Trung Quốc và EU đã làm tăng giá đồng đô la Mỹ.

Ông cũng chỉ trích động thái tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ hôm 20/7.

"Hoa Kỳ không nên bị trừng phạt vì chúng ta đang phát triển tốt. Biện pháp thắt chặt lúc này làm ảnh hưởng tất cả những gì chúng ta đã làm," ông viết trên Twitter.

Mỹ và Trung Quốc đã áp dụng thuế quan 'ăn miếng trả miếng' lên 34 tỷ USD hàng hóa của nhau. Lời đe dọa nâng thuế quan lên 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của ông Trump cho thấy sự leo thang đáng kể của cuộc chiến thương mại.

"Chúng ta vẫn thiệt [thâm hụt thương mại] một khoản rất lớn," ông Trump nói với kênh CNBC, nhấn mạnh lại quan điểm của ông rằng Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn đối với Mỹ do những tập quán thương mại không công bằng.

Khi được hỏi liệu động thái tiếp tục áp thuế bổ sung lên nhiều mặt hàng có dẫn đến chuyện rút vốn khỏi thị trường chứng khoán hay không, ông Trump đáp : "Nếu điều đó xảy ra, chuyện là vậy. Tôi không làm điều này vì lý do chính trị. Tôi làm điều này vì đó là điều đúng đắn cho đất nước chúng ta".

trump2

Mỹ cũng muốn Trung Quốc ngưng các tập quán kinh doanh được cho là khuyến khich việc chuyển giao sở hữu trí tuệ - những ý tưởng sản phẩm và thiết kế - cho các công ty Trung Quốc, chẳng hạn yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải cùng sở hữu với các đối tác trong nước nếu họ muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Nhiều công ty Mỹ phản đối các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump với Trung Quốc. Họ nói các biện pháp này có nguy cơ làm tổn hại doanh nghiệp và kinh tế Mỹ mà không làm thay đổi cách làm ăn của Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán Châu Âu mất điểm sau cuộc phỏng vấn của ông Trump được phát sóng, với chỉ số FTSE 100 giảm 0,4% trong phiên giao dịch chiều ngày 20/7.

"Đó là bằng chứng cho thấy, nếu cần thiết, vị tổng thống sẵn sàng đi tới cùng trong cuộc chiến thương mại để đạt được nhượng bộ từ phía Trung Quốc," ông Neil Wilson, nhà phân tích thị trường từ hãng Markets.com cho biết.

"Trong bối cảnh EU và các nước khác tuyên bố họ sẵn sàng đáp trả thuế quan đánh vào xe hơi, nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại đang tăng nhanh. Liệu chúng ta có một cuộc chiến tổng lực hay không thì còn phải xem xét, nhưng khả năng đó ngày một lớn," ông Wilson nhận định.

trump3

Cửa hàng Mi Store đầu tiên của thương hiệu smartphone Trung Quốc Xiaomi mở cửa ở Hà Nội hồi tháng 5/2018

Tác động đến Việt Nam

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ có hệ lụy khó lường đến các nước thứ ba, trong đó có Việt Nam, theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, từ Đại học Strasbourg, Pháp.

""Vì hàng hóa Trung Quốc xuất qua Mỹ bị đắt hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu qua các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Điều này sẽ tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc.

"Ngoài ra, việc đồng tiền Nhân dân tệ rớt giá, hàng hóa của Trung Quốc sẽ rẻ hơn so với hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, sẽ làm xuất khẩu Việt Nam gặp thêm khó khăn".

"Do vậy mà nhiều khả năng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ gây sức ép rất lớn lên kinh tế Việt Nam trong thời gian tới," TS Nguyễn Văn Phú bình luận với BBC Tiếng Việt.

Tiến sĩ Giang Lê, chủ nhân blog KinhteTaichinh, thì bình luận với BBC hôm 10/7 :

"Nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các căng thẳng thương mại khác tiếp tục leo thang, tác động trong dài hạn sẽ rất xấu vì không chỉ các hoạt động kinh tế bị gián đoạn mà trật tự thương mại quốc tế có thể bị đảo lộn.

"Có thể nói sau hơn 10 năm gia nhập WTO và trải qua một số sóng gió ban đầu, Việt Nam đang gặt hái nhiều lợi ích của hệ thống này trong vài năm gần đây.

"Tất cả những thuận lợi này có thể bị đảo lộn nếu các trật tự/thể chế kinh tế chính trị thế giới (Wto, Nafta, Imf, Wb, Eu) tan vỡ chỉ vì một vài chính sách thiển cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Ngay cả nếu điều này không xảy ra mà chỉ cần Mỹ quay lưng lại với thế giới, Việt Nam sẽ dễ dàng rơi vào một trật tự mới do Trung Quốc xác lập, nhiều phần sẽ tồi tệ hơn hệ thống hiện tại".

Published in Quốc tế

Một luật sư nói với BBC rằng sở dĩ những phiên tòa phúc thẩm xử các nhà hoạt động trong thời gian qua thường tuyên "y án" vì "có sự chỉ đạo trước từ phía an ninh".

ya1

Luật sư Võ An Đôn nói về các phiên tòa y án với nhà hoạt động

Phiên tòa phúc thẩm xử ba thành viên phong trào Chấn hưng Nước Việt (Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc) hôm 10/7 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, kết thúc với phán quyết y án sơ thẩm từ 6 đến 8 năm tù với cả ba bị cáo về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam viết : "Bản án sơ thẩm kết luận các hành vi của các bị cáo Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc đã phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là có căn cứ, đúng pháp luật".

"Từ lập luận đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo ; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm".

Trước đó, các phiên tòa phúc thẩm xử sáu thành viên Hội Anh em Dân chủ, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, blogger Thúy Nga (Trần Thị Nga), blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)... cũng đều tuyên y án và bác kháng cáo của những nhà hoạt động này.

ya2

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (phải) tại phiên tòa phúc thẩm ở Khánh Hòa hôm 30/11/2017

'Có sự chỉ đạo'

Hôm 11/7, trả lời BBC từ Phú Yên, Luật sư Võ An Đôn, người từng bào chữa cho blogger Mẹ Nấm, lý giải :

"Theo như tôi hiểu, hầu hết các bản án cho các nhà hoạt động đều có sự chỉ đạo trước từ phía an ninh. Do vậy các phiên tòa phúc thẩm được tiến hành xét xử theo đúng hình thức, thủ tục của pháp luật thôi".

"Có nhiều phiên tòa diễn ra nhanh, nhưng cũng có phiên kéo dài, do các luật sư đưa ra nhiều chứng cứ mâu thuẫn với lời buộc tội".

"Nhưng bản án chính trị thường được tuyên nặng, với mục đích mang tính răn đe để người khác nhìn vào không dám làm…".

"Vai trò của các luật sư trong các phiên tòa xử các nhà hoạt động này cũng chỉ mang tính hình thức thôi".

"Nhưng dù sao thì luật sư cũng mang tính cầu nối thông tin giữa bị cáo và người nhà, cũng như công luận".

"Còn việc bào chữa của luật sư với việc giảm án thì dường như chẳng có tác dụng gì", Luật sư Võ An Đôn kết luận.

Tuy nhiên, theo một quy định đề ngày 8/4/2013 của Đảng cộng sản Việt Nam thì Ban Nội chính tỉnh ủy mới là bên "chỉ đạo, định hướng các vụ xử án".

Quy định nói trên giải thích về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, và ghi rõ ltrách nhiệm của Ban Nội chính Tỉnh ủy là : "Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước".

yan3

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị tuyên y án 15 năm tù trong phiên phúc thẩm hồi tháng 6/2018 trước khi lên đường đi tỵ nạn ở Đức ba ngày sau đó

Cùng ngày, ông Châu Văn Thi, nhà báo độc lập hiện đang công tác ở Philippines, nói với BBC :

"Không phải đến phiên tòa xử ba thành viên Phong trào Chấn hưng Nước Việt ngày 10/7, người ta mới thấy tòa án Việt Nam tuyên y án sơ thẩm đối với các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ Việt Nam, mà đó là việc làm thường xuyên của chính quyền Việt Nam".

"Trong khi diễn ra phiên phúc thẩm, các luật sư bào chữa của ba nhà hoạt động này đã viết trên Facebook hy vọng sẽ có một bản án tốt hơn cho thân chủ của họ, tuy nhiên kết quả không nằm ngoài dự đoán".

"Theo tôi nguyên do là vì nền tư pháp không độc lập, bản án không được quyết định bởi những tranh tụng, lập luận của luật sư ở tòa mà ở những thế lực cao hơn đã khiến những bản án nặng nề tiếp tục đổ lên đầu những người tranh đấu, bất chấp dư luận trong nước và quốc tế".

"Tôi nghĩ việc tốt nhất nên làm là luật sư không cần phải khuyên thân chủ mình "nhận tội" để được giảm án, mà phải bằng cách nào đó tường thuật trung thực diễn biến phiên tòa để phơi bày sự thật của nền tư pháp Việt Nam".

Đến nay, phán quyết 'y án" sau các phiên tòa phúc thẩm xử giới hoạt động thường gây tranh cãi vì các lập luận trái chiều ở hai phía. Sau phiên xử phúc thẩm blogger Mẹ Nấm, tháng 11/2017, báo Thanh Niên tường thuật :

"Bản án sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của vụ án, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị xử phạt với mức án 10 năm tù là tương xứng với hành vi và hậu quả do bị cáo gây ra. Tại phiên tòa phúc thẩm, không có tình tiết giảm nhẹ nào mới nên Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giữ nguyên bản án sơ thẩm".

Cùng thời điểm, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, ra thông cáo nói : "Bản án này hoàn toàn trái với Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam là một bên tham gia".

Trong lúc thông cáo của bà Caryn McClelland, Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi đến BBC viết : "Tôi quan ngại sâu sắc trước việc tòa án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với cáo buộc mơ hồ "Tuyên truyền chống nhà nước".

Nguồn : BBC, 11/07/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam và Trung Quốc cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai đảng và hai nước, truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đưa tin.

vntq1

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, gặp ông Hoàng Khôn Minh, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chiều 5/7. TTXVN

Chiều ngày 5/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp với ông Hoàng Khôn Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Hoàng Khôn Minh và đoàn đại biểu Đảng cộng sản Trung Quốc đang có chuyến thăm Việt Nam và tham dự Hội thảo Lý luận lần thứ 14 giữa hai đảng với chủ đề "Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc", được tổ chức hôm 5/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

vntq2

Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc Hoàng Khôn Minh phát biểu tại Hội thảo Lý luận lần thứ 14 giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc

Tại cuộc gặp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói "đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc", theo báo Nhân dân Điện tử.

Tân Hoa Xã nói ông Trọng "ca ngợi thành tựu Trung Quốc đã đạt được từ Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18" và hy vọng dưới sự lãnh đạo của hai đảng "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước sẽ phát triển theo hướng lành mạnh, ổn định".

Ông Trọng cũng nhấn mạnh vai trò của các cơ quan tuyên giáo, tuyên truyền và báo chí hai nước để góp phần thúc đẩy quan hệ Việt-Trung.

Về phần mình, ông Hoàng Khôn Minh nói quan hệ Việt - Trung có "đà phát triển vững chắc trong những năm gần đây" với những thành tựu tích cực trong trao đổi hợp tác trên nhiều lĩnh vực, Tân Hoa Xã đưa tin hôm 7/7.

Trong hoàn cảnh mới, phía Trung Quốc sẵn sàng làm việc với phía Việt Nam để thực hiện những chủ trương mà lãnh đạo hai nước cùng nhất trí và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hoàng Khôn Minh.

Ông cũng kêu gọi hai bên tăng cường trao đổi kinh nghiệm và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, truyền thông và du lịch.

vntq3

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng gặp ông Hoàng Khôn Minh sáng 5/7 tại Hà Nội.

Cũng trong ngày 5/7, ông Hoàng Khôn Minh đã có cuộc gặp với ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Các hội thảo lý luận giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc diễn ra hàng năm.

Năm 2017, Hội thảo Lý luận lần thứ 13 giữa hai đảng được tổ chức tại Hà Nam, Trung Quốc.

Published in Việt Nam

Tòa Berlin bác đơn tại ngoại vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' (BBC, 04/07/2018)

Tòa thượng thẩm Berlin trong phiên xử sáng 4/7 quyết định bác yêu cầu xin tại ngoại hầu tra của ông N H Long, bị cáo duy nhất đang hầu tòa trong vụ án 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

vunhom1

Bị cáo N H Long bị cơ quan công tố Đức cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Đơn xin tại ngoại hầu tra do nhóm luật sư biện hộ của bị cáo bất ngờ đệ trình trong một phiên xử cuối tháng Sáu.

"Luật sư khi đó nêu các lý do, trong đó có nói rằng nguy cơ chạy trốn của ông Long là rất thấp, và rằng ông Long đang bị giam giữ trong điều kiện khó khăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của bị cáo", nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói với BBC về diễn biến phiên xử hôm 22/06.

Bị cáo 'có thể bỏ trốn' nếu được tại ngoại

Tuy nhiên, đơn xin của luật sư đã không được chuẩn thuận.

Một yếu tố quan trọng được tòa nêu ra để bác đơn là mối quan hệ khăng khít giữa bị cáo và ông Đào Quốc Oai, một nghi phạm khác trong vụ bắt cóc.

Ông Đào Quốc Oai được xác định là người cậu của ông Long và có thể có vai trò quan trọng trong vụ bắt cóc.

Ông Oai, người mang song tịch Czech và Việt Nam, hiện đang bỏ trốn, giới chức Đức chưa bắt được.

Ông Trịnh Xuân Thanh đã rút đơn kháng cáo, chấp nhận án chung thân ở Việt Nam

Ông này được cho là chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' đã rời Prague, thủ đô của Cộng hòa Czech, nơi ông cư trú từ nhiều năm nay, để về Việt Nam.

Trong một phiên xử bị cáo Long hồi cuối tháng Sáu, con gái của ông Đào Quốc Oai đã tới theo dõi phiên xử.

Tuy nhiên, cô "bất ngờ bị tòa gọi lên và thẩm vấn".

"Cô ấy đã rất bất ngờ và lúng túng. Được sự cố vấn của tòa cũng như các luật sư ở đó, cô đã cho rằng mình được phép giữ quyền im lặng, không trả lời trước tòa", nhà báo Lê Mạnh Hùng nói.

"Hôm nay, tòa viện dẫn chi tiết đó ra và cho rằng việc xuất hiện những người có dính líu đến băng đảng bắt cóc tại tòa càng chứng minh một điều là ông Long nếu bây giờ được cho tại ngoại thì nhiều khả năng sẽ có sự chuẩn bị để giúp ông chạy trốn".

Việc ông Long vẫn đang có quốc tịch Việt Nam khiến tòa quan ngại rằng bị cáo có thể tìm được nơi ẩn náu an toàn, bởi "ông ta có thể dễ dàng trở về Việt Nam", theo nhà báo Lê Mạnh Hùng.

Tòa cũng nhắc tới mối quan hệ thân thiết giữa vợ của bị cáo Long với con gái ông Oai, và đặt nghi vấn về khả năng gia đình ông Đào Quốc Oai có thể sẽ hỗ trợ cho ông Long nếu như ông Long trốn về Việt Nam.

Đào Quốc Oai qua lời khai nhân chứng

Đây không phải là lần đầu tiên cái tên Đào Quốc Oai được nhắc tới trong phiên xử bị cáo N H Long.

Từ những phiên xử đầu tiên tới nay, Đào Quốc Oai và các mối quan hệ của ông này với những người khác luôn là trọng tâm trong các buổi thẩm vấn trước tòa.

Theo nội dung bản cáo trạng do cơ quan công tố đọc trước tòa, ông Đào Quốc Oai bị nêu tên là đầu mối của cơ quan mật vụ Việt Nam tại Prague, luật sư Petra Schlagenhauf đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh trong vụ xử này, cho BBC biết.

Ông Oai có quen biết với ông Trịnh Xuân Thanh, nhưng cũng là người mà ông Thanh trong thời gian ở Berlin muốn tránh mặt, theo lời khai của vợ ông Thanh trước tòa.

"Có một lần Vũ [Đình Duy] rủ chồng tôi đi đánh golf và nói ông Oai sẽ tham gia, chồng tôi từ chối ngay", bà Trần Dương Nga khai trước tòa hôm 7/05.

vunhom3

Vũ Đình Duy hồi tháng 5 xuất hiện trước tòa tại Berlin trong vị trí nhân chứng vụ Trịnh Xuân Thanh

Ông Oai rất thân thiết với Vũ Đình Duy, một cựu quan chức rời khỏi Việt Nam từ cuối năm 2016 và ra trước Tòa Thượng thẩm Berlin trong vai trò nhân chứng, tòa được nghe trình bày.

"Vũ Đình Duy kể với tôi rằng khi ở Việt Nam, ông Oai sống ở Hải Phòng, là anh kết nghĩa của Vũ. Ở Tiệp, ông ấy được gọi là 'soái'", bà Trần Dương Nga nói.

Chi tiết này cũng được ông Vũ Đình Duy nói tại tòa trong phiên xử cùng ngày.

Ông Duy nói ông Oai với Duy là "bạn thân, ở cùng quê, nhà ở sát nhà".

"Ông Đào [Quốc Oai] nói với tôi rằng đã sang Châu Âu từ khoảng 1988", ông Duy nói trước tòa.

"Ông ấy nói ở Tiệp, ông ấy chuyên cung cấp các dịch vụ cho người Việt ở Châu Âu và ở Tiệp".

"Ông ấy nói với tôi là ông ấy có cổ phần ở chợ Sapa".

"Ông ấy làm dịch vụ chuyển tiền, buôn bán hàng qua lại giữa Việt Nam và Czech".

"Ở Việt Nam, ông ấy có đầu tư vào một kho ngoại quan, chuyên nhập hàng về rồi xuất đi nơi khác ; và có một hệ thống vận tải".

"Các đoàn lãnh đạo của Việt Nam đi Châu Âu, đặc biệt là phái đoàn của Bộ Công an đi thì ông ấy thường 'take care', giúp đặt khách sạn, đưa đón ở sân bay", ông Vũ Đình Duy trình bày chi tiết.

"Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy rất thân với Bộ trưởng Công an, nhưng bản chất mối quan hệ đó là gì thì tôi không biết".

Vũ Đình Duy nói sau khi rời Việt Nam sang sống ở Warsaw và Berlin, đã có một số lần ông sang Prague để thăm Đào Quốc Oai, và với cảm nhận cá nhân, ông nói với tòa rằng ông thấy cộng đồng người Việt ở thủ đô của Czech "đều tỏ thái độ rất nể trọng ông Oai".

"Ông Oai là người có quyền lực. Ông ấy nói hoặc muốn làm điều gì là ông ấy có thể làm được. Ông ấy nói là có người nghe".

"Chẳng hạn như hồi 2010, khi tôi đến Frankfurt, tôi gọi điện cho ông ấy, bảo ông ấy cho một xe đón tôi sang Tiệp. Chỉ vài tiếng sau là đã có người mang xe đến đón tôi".

"Hoặc vợ tôi muốn có một số loại mỹ phẩm mang về làm quà, ông ấy chỉ cần gọi điện là có người mang đến. Ông ấy bảo tôi muốn gì ông ấy cũng sẽ đáp ứng".

Ông Đào Quốc Oai được cơ quan điều tra của Đức xác định là người đã đặt phòng cho Tướng Đường Minh Hưng ở Berlin trước thời gian diễn ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

Tuy nhiên, giới chức Đức đã không bắt được ông Đào Quốc Oai và hiện đang điều tra tung tích của ông này.

vunhom4

Ông N H Long là người đứng tên đăng ký doanh nghiệp chuyển tiền ở chợ Sapa vào thời điểm bị bắt, 8/2017

Theo lời ông Vũ Đình Duy, thì vào khoảng hơn hai tháng sau ngày xảy ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh', ông Duy liên hệ với ông Oai và được biết vào thời điểm đó "ông Oai đang ở Việt Nam".

Ông Vũ Đình Duy cũng khai trước tòa rằng qua những lần gặp gỡ với ông Oai thì ông biết rằng bị cáo N H Long là "người thân cận, trợ giúp trong công việc" của Đào Quốc Oai.

Tại thời điểm bị bắt, bị cáo N H Long là chủ một cơ sở chuyên dịch vụ chuyển tiền ở khu chợ của cộng đồng người Việt tại Prague, chợ Sapa.

Tuy nhiên, theo lời khai của Vũ Đình Duy, thì dường như chủ thực sự của cơ sở này là ông Đào Quốc Oai.

"Ông Đào nói với tôi rằng ông ấy mở văn phòng thực hiện một số dịch vụ để anh Long có việc làm".

***********************

Đà Nẵng cho mua bán đất thuộc dự án Vũ Nhôm (BBC, 04/07/2018)

Giới chức Đà Nẵng vừa cho phép mua bán các lô đất từng thuộc dự án của ông Phan Văn Anh Vũ để 'đảm bảo quyền lợi của người dân'.

vunhom5

Giới chức Đà Nẵng vừa cho giao dịch trở lại các lô đất từng thuộc dự án của ông Phan Văn Anh Vũ (ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Ngày 4/7, cơ quan chức năng Thành phố Đà Nẵng cho hay đã tiếp nhận lại hồ sơ giao dịch đất của người dân liên quan đến các dự án của ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm), theo Tuổi Trẻ.

Các lô đất này do ông Vũ Nhôm đứng tên, bị dừng giao dịch từ đầu tháng 6/2018 theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

Một lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà lúc đó cho hay đang 'lúng túng' không biết có cho dừng giao dịch không đối với các lô đất đã chuyển nhượng sang nhà đầu tư thứ cấp.

Trong lúc 'chờ ý kiến chỉ đạo', chi nhánh văn phòng này cho tạm dừng giải quyết các hồ sơ liên quan.

Việc tạm dừng này bị luật sư đánh giá là 'tùy tiện'.

Luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư Thành phố Đà Nẵng) nói với báo Tuổi Trẻ rằng luật chỉ quy định phong tỏa, ngăn chặn các giao dịch dân sự đối với các tài sản 'do phạm tội mà có' của nghi can đang bị điều tra, xét xử để có giải pháp thu hồi.

Nếu công dân mua và sở hữu tài sản hợp pháp, không tiêu thụ hay đứng tên thay cho nghi phạm thì không thể ngưng giao dịch của họ.

Trong trường hợp người dân mua tài sản đứng tên ô Vũ Nhôm một cách hợp pháp qua dự án, thì khi xảy ra sai phạm liên quan đến ông Vũ, chính ông Vũ và các cấp có thẩm quyền liên quan phải chịu trách nhiệm, chứ không phải người dân.

Hồi giữa tháng Sáu, cơ quan điều tra Việt Nam đề nghị truy tố ông Phan Văn Anh Vũ tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt cao nhất của tội này là tù chung thân.

Trước đó, ông Anh Vũ bị khởi tố về hành vi "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" và "trốn thuế" xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương.

Bộ Công an phát lệnh truy nã vì ông Vũ đã bỏ trốn khi công an đến khám nhà và bắt giữ ông.

Đến đầu tháng 1/2018, ông Vũ bị bắt giữ ở sân bay Singapore và đưa về Việt Nam hôm 4/1.

Published in Việt Nam

Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.

chong1

Biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam

Ác cảm với Trung Quốc

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, cho rằng quan điểm chống Trung Quốc "là độc hại" ở Việt Nam, theo hãng tin Bloomberg.

Tờ này nhắc lại mối quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam với quốc gia láng giềng hùng mạnh Trung Quốc từng dẫn tới chiến tranh biên giới năm 1979.

Một sự kiện nữa từng làm bùng nổ biểu tình tại Việt Nam là khi Trung Quốc đem giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển tranh chấp năm 2014.

Tờ Asiatimes thì nhắc lại năm 2016 có các cuộc biểu tình hàng loạt khi nhà máy Formosa của Đài Loan thải hàng tấn chất độc hại xuống biển miền Trung Việt Nam.

Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố năm ngoái cho thấy chỉ 10% người Việt Nam có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, theo Bloomberg.

Trang The Diplomat nói các cuộc biểu tình gần đây tại Việt Nam tập trung vào phản đối Luật Đặc khu kinh tế. Người dân lo ngại chính quyền giao đất Trung Quốc thông qua hợp đồng cho thuê đất 99 năm.

Các thông điệp biểu tình phản đối chủ yếu là "Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày".

chong2

Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với trang The Diplomat :

"Luật Đặc khu được người Việt Nam gọi là luật bán đất nước… Những nhượng bộ như vậy chỉ dành cho các nước nghèo và lạc hậu".

Ông Dũng có thể nghĩ đến hai nước láng giềng nghèo hơn, Lào và Cambodia, đã bị cuốn vào việc chấp nhận cho các nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất tới 99 năm, theo tác giả bài báo.

Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến tại Hà Nội với 42.500 người theo dõi trên Facebook, không bị ấn tượng bởi lời hứa của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc sửa đổi các điều khoản của dự Luật Đặc khu :

"Chúng tôi có một lịch sử lâu dài với người dân Trung Quốc, họ luôn luôn muốn xâm lược đất nước của chúng tôi, vì vậy sẽ nguy hiểm để cho phép họ sử dụng các đặc khu kinh tế để kiểm soát đất nước của chúng tôi", ông Tuyến nói trên The Diplomat.

Tờ này nhắc lại chỉ vài ngày sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngày 14/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo Trung Quốc tái trang bị tên lửa trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao gọi đây là "một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam".

'Yêu cầu một xã hội dân chủ hơn'

chong3

Bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc còn có những thông điệp yêu cầu một xã hội dân chủ hơn

Tuy nhiên, tác giả David Hutt của Asia Times cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam không đơn thuần là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc chống Bắc Kinh.

Ông lập luận là bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc được trưng ra tại trong các cuộc biểu tình vừa qua, còn có những thông điệp mong mỏi và yêu cầu một xã hội dân chủ hơn.

Một số người biểu tình mang biểu ngữ "Trả lại quyền tự chủ cho người dân". Một biểu ngữ khác nói rằng cuộc biểu tình nhằm chống lại sự vi phạm Hiến pháp của Quốc hội.

Điều đó có khả năng bao gồm thực tế rằng người Việt Nam không được phép thực sự bầu cử dưới dưới sự lãnh đạo độc đảng, theo bài trên Asia Times.

"Đó không phải chủ yếu do Trung Quốc. Đó là một dấu hiệu của sự thất vọng và bất mãn sâu sắc của [người dân] đối với việc chính quyền kiểm soát của chính quyền đối với mọi thứ ", Nguyễn Phương Linh, một nhà phân tích rủi ro chính trị viết trên Twiter.

Các nhà bất đồng chính kiến nói với tờ Asia Times rằng thỏa thuận về đặc khu kinh tế không phải là ví dụ duy nhất Đảng "bán đất" cho người nước ngoài. Một số người cho rằng cuộc biểu tình cuối tuần này có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề về quyền đất đai, đặc biệt là việc chính phủ tịch thu đất đai của dân.

Các blogger chính trị, ngoài ra, lưu ý rằng vấn đề đặc khu kinh tế đã khiến người dân bình thường bắt đàu nói về các vấn đề các vấn đề như vai trò của Quốc hội.

Đảng cộng sản đã cho thấy rõ rằng nó không hoàn toàn vững mạnh, và rằng người dân có thể thực thi các thay đổi chính sách thông qua biểu tình, theo Asia Times.

'Cần có luật biểu tình'

Đã đến lúc cần có luật biểu tình, bởi vì luật biểu tình là cụ thể hóa điều 25 của Hiến pháp 2013 đã quy định công dân có quyền biểu tình, theo Phó Giáo sư Phạm Đức Bảo, chuyên gia về luật từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta).

Hôm 21/6, PGS. TS. Phạm Đức Bảo tham gia chương trình thảo luận bàn tròn của BBC Việt ngữ, cho rằng cần khẩn trương ban hành luật biểu tình, và luật biểu tình theo ông, là cần thiết cho cả người dân và nhà nước cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Nhà nghiên cứu hiện là Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) giải thích vì sao Quốc hội cần ban hành luật biểu tình, ông nói :

"Quốc hội khóa 13 cũng đã có dự kiến chương trình để thông qua luật biểu tình, nhưng cơ quan soạn thảo luật biểu tình chuẩn bị chưa chu đáo cho nên Quốc hội khóa 13 vẫn nợ dân, cử tri luật biểu tình và cũng chuyển giao việc làm luật biểu tình cho Quốc hội khóa 14.

"Quốc hội khóa 14 đến nay là kỳ họp thứ năm rồi nhưng luật biểu tình vẫn chưa ra được thì đây là một sự chậm trễ.

"Nếu không có luật biểu tình thì công dân thực hiện quyền được hiến định ấy không biết làm thế nào là đúng quy định của pháp luật và khi xảy ra các cuộc biểu tình thì các cơ quan chức năng cũng rất là khó để xử lý những hành vi mà có thể gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và ảnh hưởng đến pháp luật".

Quyền hiến định trong hiến pháp ?

Cùng ngày, luật sư Lê Công Định trả lời BBC Việt ngữ trước cuộc thảo luận, ông cho rằng việc truyền thông Việt Nam mặc nhiên cáo buộc kích động biểu tình như một hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn sai.

Ông cũng cho rằng Biểu tình là một quyền hiến định được ghi trong hiến pháp, do đó :

"Việc ai đó tổ chức biểu tình hoặc xuống đường biểu tình đi chăng nữa thì đó cũng là một hành động để người dân thực hiện quyền hiến định của mình, quyền công dân được ghi trong hiến pháp chứ hoàn toàn không có bất kỳ một quy định pháp lý nào trong luật hình sự cũng như về vấn đề luật hành chính để xem xét và cáo buộc cái gọi là kích động biểu tình là một hành vi vi phạm pháp luật".

Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất tham gia cuộc thảo luận hôm 21/6 từ Đà Nẵng cho rằng không phải vì chưa ban hành luật biểu tình mà người dân không có quyền biểu tình bởi vì quyền biểu tình là quyền hiến định.

"Chuyện ban hành luật biểu tình chậm trễ là do cơ quan lập pháp nhưng không phải vì thế mà tước đoạt đi quyền biểu tình của người dân".

Theo nhà báo Trương Duy Nhất, nguyên nhân sâu xa của các cuộc biểu tình gần đây đó là đụng chạm đến quyền lợi của dân.

"Chính quyền cứ hay vu cho người dân nói là có mục đích, có động cơ chính trị nhưng thực sự người dân người ta không quan tâm lắm đến câu chuyện chính trị đâu.

chong4

Ảnh bà Doãn trong lễ khai trương chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Hà Nội tháng 5/2018

"Vấn đề trong tất cả các cuộc biểu tình không phải ở phía dân mà vấn đề ở phía chính quyền", ông Nhất nói.

Theo hãng tin Reuters hôm 20/06, các cuộc phản đối được phía Trung Quốc "xem xem nghiêm túc", theo trang của Đại sứ quán nước này ở Việt Nam.

Cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam cũng "có các cuộc họp tuần trước với các đại diện doanh nghiệp Trung Quốc, với chính quyền và truyền thông Việt Nam".

Đại biện của Đại sứ quán, bà Doãn Hải Hồng đã "yêu cầu phía Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc", vẫn theo Reuters.

Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.

"Chủ tịch quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam", Reuters viết.

Nguồn : BBC, 22/06/2018

Published in Diễn đàn