Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quan hệ Việt - Trung vẫn còn 'rất nhạy cảm', nhất là liên quan tới các vấn đề như Hoàng Sa, một nhà phân tích chính trị Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung nói với BBC nhân sự kiện đoàn Nghệ thuật Nội Mông không thể biểu diễn ở Nhà hát lớn tại Hà Nội hôm 19/01, trong dịp đánh dấu 68 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc lấn chiếm 44 năm về trước ở Biển Đông vẫn còn là một 'nỗi đau' đối với người dân Việt Nam và vượt qua nỗi đau này về mặt tâm lý 'là khó', Tiến sĩ Vũ Cao Phan nói với BBC Tiếng Việt hôm 20/01.

viettrung1

Sự kiện được dự kiến xảy ra vào tối ngày 19/01/2018 tại Hà Nội

"Trước hết phải nói quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn hết sức nhạy cảm và nhạy cảm nhất là những vấn đề liên quan Biển Đông.

"Ta nhớ vào dịp này ngày 19/01/1974, Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, trước đó đã có ký kết giữa hai nước về việc công nhận lẫn nhau sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.

"Và ngày 18/01 cũng được coi là ngày kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, thế thì hai ngày này gần như trùng nhau vào một thời điểm.

"Vì tính chất nhạy cảm mà tôi muốn nói có lẽ đã xảy ra sự kiện như đã nói", ông Vũ Cao Phan đề cập tới tối biểu diễn của đoàn Nghệ thuật Nội Mông đã không thể diễn ra ở Nhà hát lớn ở Hà Nội vì lý do sự cố 'kỹ thuật' theo thông báo của phía Việt Nam.

'Vẫn còn là nỗi đau'

Theo Tiến sĩ Vũ Cao Phan, sự kiện Hoàng Sa bị quân đội Trung Quốc tấn chiếm năm 1974 vẫn còn là 'nỗi đau' chưa nguôi của người dân Việt Nam và việc giải quyết vấn đề này giữa hai nhà nước vẫn còn nan giải, ông nói thêm nhân dịp ngày 19/01 năm nay :

"Tuy rằng đây không phải là một ngày năm chẵn, nhưng đối với Việt Nam, với dân tộc Việt Nam, phải nói, đó là một nỗi đau và người ta nhắc lại, một mặt để người ta ghi nhận nỗi đau đó.

"Còn mặt thứ hai nó cũng bày tỏ tình cảm của nhân dân, của quần chúng Việt Nam với quan hệ giữa hai nước, tôi nghĩ điều này nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam mà nghĩ tới, cả Việt Nam và Trung Quốc muốn có một quan hệ lâu dài, tốt đẹp, thì họ cần phải tìm cách xử lý vấn đề này, đừng để cho nó vẫn tiếp tục tồn tại, đối với người Việt Nam đó là một nỗi đau !"

Bình luận về sự kiện đoàn Nghệ thuật Nội Mông của Trung Quốc không thể diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội tối hôm 19/01/2018, như dự kiến, ông Vũ Cao Phan nói :

"Nếu bản thân những cơ quan chuyên môn mà không rõ, thì cơ quan ngoại giao phải nắm rõ. Rõ ràng việc mời một đoàn như thế này không phải chỉ liên quan đến cơ quan văn hóa, mà liên quan đến cơ quan ngoại giao nữa.

"Họ nghĩ, họ tính như thế nào ? Hoặc là họ không tính được, họ tính mà họ vẫn bị một sức ép nào đó để tổ chức vào ngày đấy, thì tôi thấy cả hai cái đều là không được cả", nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung nói với BBC.

Trước đó, tin cho hay, chương trình biểu diễn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tối 19/1 tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã bị tạm hoãn vì lý do kỹ thuật.

viettrung2

Chương trình biểu diễn đêm 18/1 của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

Theo truyền thông nhà nước của Việt Nam, sáng 19/1, ban quản lý Nhà hát lớn đã gửi công văn báo cáo cho Văn phòng và Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn Hóa về sự cố kỹ thuật. Báo này dẫn công văn do Giám đốc Nhà hát lớn Nguyễn Thị Minh Nguyệt ký :

"Sau chương trình biểu diễn đêm 18/1 của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, bộ phận kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị phục vụ cho chương trình nghệ thuật kỷ niệm 68 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc theo kế hoạch được tổ chức vào 20 giờ ngày 19/1 đã phát hiện sự cố hệ thống máy cắt liên lạc của điện nguồn hoạt động không ổn định, do đó không thể đáp ứng cho yêu cầu kỹ thuật của buổi biểu diễn này".

Published in Việt Nam

Facebook có 'gỡ tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam' ? (BBC, 21/01/2018)

Báo Nhân Dân nói Facebook "đã gỡ bỏ hàng trăm tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam" trong lúc Facebook nói với BBC rằng họ "chỉ gỡ bỏ nội dung vi phạm chính sách của chúng tôi".

face1

Có khoảng 53 triệu người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam

Báo Nhân Dân gần đây cho hay, Facebook "sẽ xây dựng một kênh riêng để giải quyết vấn đề theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội".

'Không thay đổi'

Cơ quan của đảng Cộng sản Việt Nam cũng viết thêm : "Facebook đã gỡ bỏ hơn 670 trong tổng số gần 5.000 tài khoản Facebook giả mạo, có hoạt động gây chia rẽ, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, quảng bá hình ảnh dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực… Đây là nỗ lực rất lớn của Facebook, nhưng so với yêu cầu của Việt Nam gửi tới Facebook 5.000 tài khoản vi phạm thì đó là con số rất nhỏ".

Trong thư trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, cơ quan truyền thông đại diện Facebook hôm 21/1 viết : "Chúng tôi thường xuyên trò chuyện với nhiều bên - các nhà giáo dục, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và giới chức chính phủ - để nói về các chính sách, sản phẩm và chương trình của chúng tôi".

Thư cũng viết thêm rằng "Chính sách và cách tiếp cận của chúng tôi đối với yêu cầu của các chính phủ không thay đổi".

"Các cơ quan chính phủ các nước có thể gửi báo cáo cho Facebook về nội dung được cho là vi phạm điều khoản dịch vụ của chúng tôi và/hoặc pháp luật địa phương".

"Chúng tôi sẽ xem xét liệu các nội dung này có đi ngược lại chính sách của chúng tôi và sẽ xóa bất kỳ nội dung vi phạm nào".

"Chúng tôi minh bạch về các yêu cầu mà chúng tôi nhận được từ các chính phủ và bất kỳ nội dung nào chúng tôi hạn chế chiếu theo luật của nước sở tại trong Báo cáo minh bạch của chúng tôi".

face2

Google và Facebook đang phải đương đầu với tin thất thiệt được phát tán ở mức độ chóng mặt

Cùng thời điểm, báo Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông viết Google "cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam". Tờ báo cho hay : "Tính đến ngày 31/12/2017, Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 6.423/7.410 video clip khỏi YouTube, sáu trò chơi khỏi Google Play do vi phạm pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Google đã gỡ ứng dụng một số trò chơi có nội dung phản động, chống phá Việt Nam khỏi Google Play, đồng thời gỡ bỏ sáu video giới thiệu trò chơi này trên YouTube. Google đã gỡ ứng dụng của 5 trò chơi điện tử G1 chưa có quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản theo quy định khỏi Google Play".

Tờ báo cũng nói Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đề nghị Google "xem xét lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiếp nhận trực tiếp các yêu cầu xử lý và thực hiện nghĩa vụ có liên quan khi triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam".

BBC đã gửi thư đề nghị Google Việt Nam bình luận về các thông tin nêu trên nhưng chưa nhận được phản hồi.

*********************

Facebook sẽ khảo sát để tăng nguồn tin 'đáng tin cậy' (BBC, 20/01/2018)

Facebook vừa công bố sẽ ưu tiên các nguồn tin tức được cho là đáng tin cậy hơn trên Trang Tin (News Feed) của mạng xã hội này.

face3

Ông Zuckerberg nói Facebook sẽ cho người dùng biết trang tin nào là đáng tin cậy

Và cộng đồng mạng xã hội sẽ là người quyết định trang tin nào là đáng tin cậy thông qua cuộc khảo sát.

Người sáng lập và giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết nội dung tin tức sẽ sớm chiếm khoảng 4% trong số những gì xuất hiện trong News Feed - giảm từ 5% trước đó.

Động thái này là nỗ lực mới nhất của công ty nhằm dập tắt sự lây lan của hiện tượng tin tức và thông điệp tuyên truyền giả mạo trên mạng.

Trong một cuộc chiến chống tin giả khác, Twitter cho biết hôm 19/1, mạng xã hội gửi cảnh báo cho 677.775 người dùng ở Mỹ, những người đã đăng tải lại, thích hoặc theo dõi các tài khoản ảo của Nga liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016.

Sự thay đổi này là một nỗ lực nhằm tránh đưa ra các phán đoán quan trọng dựa trên sự thiên vị và sự chính xác của các nhân viên Facebook, mà dựa trên cơ sở người dùng mạng xã hội.

Ông Zuckerberg nói : "Chúng tôi có thể tự mình đưa ra quyết định đó, nhưng đó không phải là điều chúng tôi cảm thấy thoải mái".

"Chúng tôi đã xem xét yêu cầu các chuyên gia bên ngoài, điều này sẽ khiến tách quyền phán đoán ra khỏi chúng tôi nhưng có lẽ vẫn không giải quyết vấn đề về sự khách quan".

"Hoặc chúng tôi có thể yêu cầu bạn - cộng đồng người sử dụng mạng xã hội - và các phản hồi của bạn sẽ quyết định bảng xếp hạng các trang tin".

Người dùng sẽ được hỏi, liệu họ có nhận ra một thương hiệu tin tức hay không và nếu họ có tin tưởng nó.

Giả định của Facebook, dù chưa được thử nghiệm trên diện rộng, là trong khi có nhiều nguồn tin tức thiên về một phe phái chính trị vốn có rất nhiều người tin tưởng, thì cũng có một số hãng truyền thông nhỏ mà nhiều người cảm thấy "đáng tin cậy", cho dù các hãng tin này có thiên về phía nào.

Published in Quốc tế

Những 'khác thường' trong phiên tòa xử các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cho thấy có dấu hiệu vụ xử nhận 'sự chỉ đạo' về chính trị, theo một số luật sư.

Từ Sài Gòn, luật sư Đặng Đình Mạnh, chủ nhiệm Văn phòng luật sư cùng tên, bình luận với BBC về các mức án mà Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị với các ông Đinh La Thăng (14-15 năm) và ông Trịnh Xuân Thanh (chung thân) cho các tội danh mà các ông bị buộc tội :

"Đối với mức đề nghị hình phạt của cơ quan công tố, chúng tôi không quá ngạc nhiên. Mức đề nghị như vậy là hoàn toàn phù hợp với những diễn biến trong phiên tòa cũng như theo cáo trạng mà Viện kiểm sát đã công bố tại tòa.

"Giới làm luật và giới thực hành về pháp luật, nhất là giới luật sư chúng tôi rất quan tâm và chú ý đến vụ án này, bởi lẽ đây có lẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam có những vụ án mà đã được thu xếp để điều tra, sau đó lập cáo trạng và đưa ra xét xử với thời gian ngắn kỉ lục. Nhất là với một vụ án được mệnh danh là "đại án", thì đây phải nói là một việc rất khác thường.

"Nó làm dấy lên một mơ hồ hi vọng rằng đây sẽ là một khởi đầu để tất cả các cơ quan tố tụng từ nay về sau, tất cả các vụ án sẽ theo một trình tự nhanh chóng như vậy. Nếu được như vậy thì nền tư pháp Việt Nam sẽ tiến bộ rất nhanh.

xu1

Ngày đầu xét xử Đinh La Thăng và đồng phạm

"Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây cũng chỉ là niềm hi vọng mơ hồ chứ không biết thật sự những vụ án khác liệu có được giải quyết theo trình tự thời gian nhanh như thế được hay không".

Mang tính chính trị hay không ?

Bình luận trước câu hỏi liệu vụ án và phiên tòa có tính chất đơn thuần pháp lý hay còn mang tính chất chính trị nào đó, hoặc cả hai, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói :

"Theo tôi, với sự thu xếp về thời gian hết sức khác thường so với những vụ án khác, với đa phần những vụ án khác, thì tôi tin rằng vụ án này có sự chỉ đạo về phương diện chính trị, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của đất nước về chính trị. Do vậy nên vụ án này được sắp xếp trong một thời gian hết sức đặc biệt. Kể cả những vấn đề khác về phương diện pháp lý nữa, ví dụ như điều luật được áp dụng v.v., nếu có dịp chúng ta sẽ đi sâu hơn".

Cũng về câu hỏi, Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nêu quan điểm khi tham gia Diễn đàn Bàn tròn 11/01/2018 của BBC Tiếng Việt :

"Câu hỏi này nếu phát biểu theo tư cách của một người dân thì sẽ hợp lý hơn, chúng tôi cũng nghiêng về phương diện chính trị. Còn với cương vị luật sư thì chúng tôi không được phát biểu về vấn đề này. Theo tư cách một người dân thì theo tôi có yếu tố chính trị.

"Như chúng ta biết, hồ sơ ở đây có hơn 18.000 bút lục. Hồ sơ này cực kì khủng khiếp, cực kì lớn đối với một vụ án mà ở đây thời gian từ khi điều tra, truy tố đến xét xử thì chỉ riêng việc đọc từng đó tài liệu, lưu ý là trong thời gian khoảng một tháng mà luật sư chỉ mới được tiếp cận khoảng một chục ngày, thì không thể nghiên cứu hết được, nếu không nói là vừa đọc vừa viết, thì không thể đưa ra một nhận định rõ ràng được.

"Cơ quan điều tra và các cơ quan khác cũng tương tự như thế. Họ không thể đưa ra một bản án rõ ràng giống như một bản án thông thường được. Vậy thì có các yếu tố khác khiến cho những người từ điều tra, truy tố đến xét xử, họ có thể làm mọi thứ một cách thoải mái mà không lo ngại giống như các vụ án khác.

"Giống như sắp tới đây, và trước đó nữa, chúng tôi có những vụ án mà người ta bị tạm giam một vài năm là chuyện rất bình thường, kéo dài liên tục, không có bất cứ sự can thiệp nào nghiêm trọng về tố tụng nhưng người ta vẫn làm. Thì cái này chúng tôi nhận định rằng có yếu tố về chính trị".

Nhu cầu của dân hay của Đảng ?

Trước câu hỏi vụ án và việc xét xử vụ án với tốc độ và cách thức như vậy phản ánh đây là nhu cầu của nhân dân hay của lãnh đạo, hoặc thậm chí của một bộ phận nào đó trong Ban lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh đáp :

"Theo tôi, trước tiên phải nói đến đây là chủ trương của tổ chức Đảng bởi vì họ là cơ quan lãnh đạo. Do đó, những điều làm như vậy chỉ có tổ chức Đảng mới có khả năng chỉ đạo để các cơ quan tố tụng tiến hành làm.

"Đương nhiên qua điều đó cũng sẽ đáp ứng được sự chờ đợi của nhân dân trước các sự kiện như vấn đề tham nhũng tràn lan chẳng hạn, rồi vấn đề của công bị mất cắp v.v.

"Rõ ràng là Đảng trong chừng mực nào đó đã đáp ứng được sự đòi hỏi của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù điều đó là nhanh, là tốt nhưng tôi nghĩ cần có những biện pháp để làm nó căng cơ hơn, lâu dài và hiệu quả hơn chứ không chỉ làm bề nổi để hớt váng như hiện nay.

"Nhưng giai đoạn hiện nay, theo tôi như vậy là rất đáng khuyến khích rồi".

xu2

Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh chụp hôm 8/1/2018.

Cũng tại cuộc hội luận, nhà báo Mạc Việt Hồng, chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt Online đặt câu hỏi cho các luật sư, bà nói :

"Phía Việt Nam muốn lờ đi hay sẽ có những phiên tòa khác để xét xử việc ông Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài và có những phát ngôn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, cáo buộc ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản ?"

Trả lời câu hỏi này, Luật sư Đặng Đình Mạnh đáp :

"Cái này hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra không truy tố bởi lẽ rất có thể là họ chưa truy tố, cũng có thể bởi lẽ họ cho rằng những điều đó không phải những hành vi cấu thành tội phạm.

"Và chúng tôi với góc độ là luật sư, với thiên chức nghề nghiệp của mình là bào chữa để làm giảm nhẹ hình phạt hoặc bào chữa giúp thân chủ của mình vô tội, nếu trong trường hợp họ thực sự không có tội, thì chúng tôi không muốn đi sâu về vấn đề kể thêm tội của ông Trịnh Xuân Thanh".

Cần nhân chứng cấp cao ?

Tại Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw nêu quan điểm về vụ án và phiên tòa, trong đó bà đặt vấn đề phiên tòa cần có thêm nhân chứng là cựu thành viên của Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam, bà nói :

"Tôi tin rằng những chuyện không chỉ của tập đoàn dầu khí mà với tất cả những dự án lớn, các tổng công ty lớn của nhà nước thì những quyết sách vẫn được đưa ra từ Bộ Chính trị. Ở Việt Nam từ xưa đến nay người ta vẫn quen với quyết định tập thể và những vụ thật lớn thì thường cá nhân giám đốc hay tổng giám đốc cũng không thể đưa ra được những quyết định này.

"Vì vậy tôi nghĩ là có bóng dáng của Bộ Chính trị trong những quyết định của Tập đoàn dầu khí.

"Cá nhân tôi cho rằng ngoài ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh thì những ông như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn phải chịu trách nhiệm với vai trò là thủ tướng điều hành trong giai đoạn này.

"Ít nhất theo quan điểm của tôi thì người ta phải gọi ông Dũng tới tòa với tư cách là nhân chứng chứ không thể để ông ấy đứng ngoài hoàn toàn như vậy được".

Cơ chế giám sát sớm

Trước câu hỏi mang liệu Việt Nam có cần bổ sung hay không các tổ chức, thiết chế có vai trò giám sát, cảnh báo sớm, trong đó phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng và xã hội, vào việc giám sát ngay từ đầu các hoạt động của nhà nước, trong đó có cả khu vực kinh tế quốc doanh, nhằm ngăn chặn và ngăn chặn sớm những vụ việc nghiêm trọng trước khi có thể xảy ra, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói :

"Thực tế đề xuất đưa ra cơ chế giám sát độc lập tôi nghĩ là không nên. Hiện tại thực tế chúng ta đã có quá nhiều cơ quan giám sát rồi, tuy nhiên việc thực thi của họ lại kém.

"Nói là các cơ quan nhiều nhưng cơ chế thực thi để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ theo quyền năng của họ theo pháp luật cho phép thì gần như là không được. Họ có sinh ra rất nhiều cơ quan nhưng việc thực thi trên thực tế lại phụ thuộc vào các yếu tố không nằm trong luật, cho nên việc xử lý là không được.

"Có vấn đề là kiến trúc thượng tầng của chúng ta, vấn đề nội bộ của chúng ta chưa giải quyết được nên luật pháp chưa thực thi.

"Còn luật pháp của chúng ta cho tới thời điểm này thôi thấy thực tế không quá yếu, nhưng cũng không có cơ chế thực thi nên không thực hiện được trên thực tế, chứ không phải là thiếu người làm. Hoàn toàn không thiếu.

"Đầy người, nếu không nói là thừa người, thừa rất nhiều người. Nhưng những người đó thực tế không có cơ chế để làm hoặc họ không dám làm".

Có xử được 'cơ chế' ?

Có ý kiến cho rằng 'cơ chế' có vai trò nào đó trong các sai phạm nếu có như trong các vụ đại án đang được Việt Nam đem ra xét xử, trong đó có liên đới trách nhiệm của nhiều bị cáo là các cựu quan chức cao cấp hoặc trung cao ở Việt Nam trong nhiều ngành, như dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm nhưng câu hỏi đặt ra là dường như sẽ không thể 'xử được cơ chế' này.

Trước vấn đề này, từ Warsaw, Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng nêu quan điểm :

"Cá nhân tôi cho rằng không thể nào xử phạt cơ chế được và cơ chế thì chỉ có thể thay đổi mà thôi.

"Những vụ án vừa qua đối với ông Thanh và ông Thăng, khi theo dõi trên mạng xã hội, tôi thấy những bình luận mà người ta tỏ ra thương tiếc cho hai ông và người ta cho rằng hai ông có một chút "oan uổng".

"Theo tôi hiểu thì sự "oan uổng" ở đây có nghĩa rằng ở Việt Nam thì quan chức từ cấp xã, cấp huyện trở lên người ta đã tham nhũng rồi, chưa kể đến cấp trung ương.

"Tham nhũng hiện nay là cả bộ máy, cả hệ thống chính trị nhưng sao hai ông này bị ra tòa mà những ông khác, có khi tay chân cũng không sạch sẽ hơn, mà lại xét xử hai ông này. Người ta thấy sự oan ức là ở chỗ đó còn tôi nghĩ rằng bản án đối với hai ông như vậy là cũng xứng đáng thôi.

"Tôi cũng muốn nói thêm là theo nhận định của tôi thì đây chỉ là phát súng mở đầu thôi chứ chưa phải là kết thúc vì tôi biết là ngoài dầu khí ra thì trong một bài báo mới đây tôi vừa đọc, thì Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam hiện nay đang nợ 100 ngàn tỉ và hầu như mất khả năng thanh toán.

"Và nhiều cơ quan, tổng công ty nhà nước khác cũng đang rơi vào tình trạng nợ hàng ngàn tỉ thì tôi cho rằng đây chỉ là một phát súng báo hiệu và là một vụ án mang tính chất vụ án điểm.

"Tôi nghĩ tiếp theo đây trong năm 2018 - 2019 sẽ có nhiều vụ án với tầm cỡ khủng như thế này nữa", nhà báo Mạc Việt Hồng nói thảo luận của BBC từ thủ đô Ba Lan.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 12/01/2018

Published in Việt Nam

Việt Nam "chỉ còn hơn Lào và Campuchia" là nhận định của ông Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra tại buổi thảo luận dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được gọi tắt là đặc khu, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào ngày 11 tháng 1, 2018 tại Hà Nội.

hon1

Hình chụp hôm 11/1/2017 : công nhân Việt Nam ở nhà máy ô tô Ford tại tỉnh Hải Dương. AFP

Theo ông Dũng, Việt Nam đã tụt hậu rất xa so với khu vực và thế giới. Ông đưa ra thắc mắc nếu mức thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2017 đạt 2.385 USD, chỉ tăng 170 USD, thì không biết bao giờ Việt Nam mới đuổi kịp các nước.

Trong buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hôi Phùng Quốc Hiển đề nghị làm rõ các hiệu quả nếu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trở thành đặc khu, đồng thời nêu lên mong muốn tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược có tầm vóc để tạo động lực phát triển cho các đặc khu.

Về mặt tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết có ba phương án gồm mô hình chỉ có trưởng đặc khu, mô hình có Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân, mô hình có trưởng đặc khu và hội đồng đặc khu.

Ông Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết việc thành lập các đặc khu là cho quốc gia, chứ không phải cho địa phương nên trưởng đặc khu phải do Thủ tướng bổ nhiệm. Theo ông Dũng, mô hình cũ với hội đồng đặc khu là không đột phá.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình thì cho rằng hội đồng đặc khu nên thiên về tư vấn cho trưởng đặc khu chứ không phải là cơ quan giám sát như Hội Đồng Nhân Dân hiện hành.

Published in Việt Nam

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018.

mang1

Mạng internet ngày càng phổ biến ở Việt Nam

Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay".

mang2

Báo Việt Nam nói ông Tống Viết Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước"

Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói : "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng".

"Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân".

"Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới".

"Và nhiệm vụ của đại tá Trung là tích hợp phần nào hoạt động của Viettel cho phù hợp với định hướng phát triển của lực lượng tác chiến mạng trong tương lai".

"Cần phải nhấn mạnh là điều này hết sức có lợi cho Viettel, họ sẽ nhận đầu tư lớn hơn, có định hướng chính trị và nhiệm vụ rõ ràng và có sức ép lớn hơn trong phát triển các sản phẩm của mình, đặc biệt là cho tương lai xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài".

Lực lượng 47 'khác Bộ tư lệnh mới'

Ông Thế Phương nhấn mạnh : "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau".

"Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực lượng này".

"Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng".

"Thành viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị, có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".

"Mô tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất : quân nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47, vì về căn bản là nhân lực có sẵn".

Đề cập về Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, ông Thế Phương nói : "Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển".

"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành".

"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết".

"Thử tưởng tượng trong 5, 10 năm tới, mọi thủ tục hành chính, mọi hoạt động giao dịch tài chính tiền tệ đều được giao dịch qua mạng, IoT hay big data được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam".

"Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu".

"Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng như đã đề cập là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng".

Truyền thông Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.

Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.

Published in Việt Nam

Hai học giả nước ngoài, một từ Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của 'bức chân dung vua Quang Trung' nêu ra ở Việt Nam gần đây.

quangtrung1

Vua Quang Trung được xem là anh hùng dân tộc ở Việt Nam

Trong mấy tuần trước, ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính được dẫn thuật khẳng định tính chân thực của "chân dung vua Càn Long đã ra lệnh cho hoạ gia trong cung vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 khi vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang chúc thọ".

Bài viết của ông Duy Chính đã khá lâu nhưng chỉ gây ồn ào sau bài tường thuật của báo Tuổi Trẻ ngày 31/12/2017.

'Chưa thuyết phục'

Bình luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar, nghiên cứu về nhà Tây Sơn ở Universiti Sains Malaysia (USM), nói ông không cảm thấy được thuyết phục.

Tiến sĩ Ku Boon Dar dẫn lại các nguồn lịch sử từng mô tả vua Quang Trung (1753 - 1792) là người "có giọng nói vang to, tóc quăn, da dày, mắt sáng".

"Ông ấy được mô tả là khỏe tới mức có thể nâng cả tấn lúa trên vai".

Bài viết của ông Nguyễn Duy Chính dựa vào một công bố của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trên mạng.

Theo ông Đức, "một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh)".

Tuy tác giả Trần Quang Đức dè dặt không khẳng định nhưng ông Duy Chính "tin tưởng" đây chính là một trong ba bức chân dung được vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 "khi vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang chúc thọ".

Nhiều người phản ứng sau tin này, vì cho rằng nhân vật trong tranh có "tướng mạo tiểu nhân".

Cũng cần nói thêm rằng nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, trong các sách đã in tại Việt Nam, cho rằng người cầm đầu phái đoàn sang Trung Hoa năm 1790 chính là vua Quang Trung, tuy các nguồn sử Việt trước đây đều nói đó chỉ là "giả vương".

Ví dụ, Hoàng Lê nhất thông chí cho rằng giả vương tên là Nguyễn Quang Thực. Còn Đại Nam chính biên liệt truyện nói người đó tên là Phạm Công Trị.

quangtrung2

Hình vẽ 'vua Quang Trung' từ tư liệu của Trung Quốc, ảnh do ông Trần Quang Đức công bố

Bình luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar cho rằng giả vương là Nguyễn Quang Thực, người Nghệ An.

"Vì thế, tôi cũng nghi ngờ liệu bức hình này có phải vẽ Quang Trung không", ông nói khi được BBC Tiếng Việt gửi cho xem tấm hình trên.

Tiến sĩ Ku Boon Dar giải thích thêm rằng trong thế kỷ 19, Trung Quốc "thường vẽ chân dung người nước ngoài không chính xác".

Ông chỉ ra rằng Quang Trung trước đó đã thắng đạo quân nhà Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).

"Nhiều bức chân dung chỉ nhằm khẳng định cảm giác tự tin của họ, khẳng định cảm giác mình đứng cao hơn ở Đông Á".

Chân dung Càn Long ?

Trong khi đó, trên blog của mình, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội, chuyên ngành Hán Nôm, phản bác bài viết của ông Nguyễn Duy Chính.

Chỉ vào bức tranh "đen trắng nhòe nhoẹt này", tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói ông Nguyễn Duy Chính đã "bỏ qua, không dịch và lý giải tiêu đề của bức tranh".

Theo ông Diện, bức tranh có tiêu đề chữ Hán, và ông dịch ra là : "Bài thơ Ngự chế để ban cho An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình đến bệ kiến tại Tị Thử Sơn trang".

Từ đó, ông Diện nói : "Bức tranh này, nếu có thật, thì là tranh vẽ bên cạnh bài thơ để ban/tặng cho Quang Trung".

"Và người trên bức tranh đó, chính là Vua Càn Long nhà Đại Thanh, chứ không thể là Quang Trung của Đại Việt được. Bức tranh vẽ hình Càn Long để ban tặng cho Quang Trung (giả - hoặc thật) đưa về nước treo".

Về điểm này, BBC hỏi thêm ý kiến của ông Joshua Herr vừa hoàn tất luận văn tiến sĩ năm 2017 về quan hệ Việt - Trung thế kỷ 17 - 18 tại Đại học California, Los Angeles (UCLA).

Ông Joshua Herr tỏ ra nghi ngờ đây là chân dung vua Càn Long.

"Bức hình này trông không giống hình nào còn sót lại về vua Càn Long".

Theo ông, đây là chân dung một người còn trẻ hoặc trung niên, còn vua Càn Long khi đó đã 80.

"Những biểu chương và bộ quần áo của người trong hình không phải của một hoàng đế Mãn Thanh".

Ông Joshua Herr cũng đồng ý với các nguồn sử Việt trước đây, nghi ngờ không phải Quang Trung đích thân đến Bắc Kinh năm 1790.

"Trong các nguồn sử Trung Quốc, họ ghi chính Nguyễn Huệ - Quang Trung đến Bắc Kinh mừng thọ vua Càn Long".

"Nhưng các hồ sơ Việt Nam nói rằng Nguyễn Huệ chỉ gửi giả vương".

Ông Joshua Herr kết luận :

"Dù bức tranh này có phải là vẽ ông vua Việt Nam hay không, thì vẫn còn tranh luận liệu người ngồi đó là Nguyễn Huệ hay chỉ là người giả".

Tranh cãi mới nhất cho thấy mặc dù triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, bản thân Quang Trung chỉ ở ngôi 5 năm, qua đời ở tuổi 40, Quang Trung tiếp tục là chủ đề hấp dẫn, và cũng nhiều bí ẩn, cho giới sử học.

Nguồn : BBC, 08/01/2018

Published in Văn hóa

Nhà hoạt động môi trường hàng đầu của Nga là một trong số hơn một triệu người -đa phần còn trẻ và có trình độ học vấn cao- đã đóng gói hành lý và rời khỏi đất nước trong những năm gần đây, phóng viên Lucy Ash của BBC cho biết. Nga thậm chí còn dành hẳn một từ để miêu tả hiện tượng này "povaralism".

nga1

Chirikova trong một cuộc biểu tình Khimki năm 2011

"Tôi có cảm thấy nhớ nhà không ư ?", Evgenia Chirikova nói. "Không hẳn. Rất nhiều người ở đây nói cùng ngôn ngữ với tôi. Họ rất thân thiện, tràn đầy nhiệt huyết và rất lịch sự. Tôi đang sống ở nước Nga trong mơ !"

Bà đang nói về Estonia, quê hương của bà trong hai năm rưỡi qua- nơi bà ẩn náu để tránh bị truy tố vì là nhà vận động môi trường và người chỉ trích thẳng thắn tổng thống Nga Vladimir Putin.

Sự nghiệp của Chirikova như một nhà hoạt động xã hội đã bắt đầu cách đây 11 năm, khi bà và gia đình đi bộ xuyên qua khu rừng Khimki- khu săn bắn trước đây của Nga hoàng đầy những cây sồi già, heo rừng và những con bướm hiếm gặp.

"Tôi đang mang thai, đang mong đến bữa picnic với con gái lớn và chồng thì tôi thấy có điều gì bất thường", bà kể.

"Có những kí hiệu thập tự đỏ được sơn trên một vài cây sồi và cây bạch dương. Tôi tự hỏi tại sao những cây khoẻ mạnh này cần phải chặt".

Khimki là một khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, là lá phổi xanh của Moscow. Chirikova và chồng bà, ông Mikhail, đã chuyển đến khu này từ trung tâm thành phố luôn trong tình trạng tắc nghẽn giao thông, để được ở gần khu rừng.

Khi trở về từ buổi dã ngoại, Chrikova bật điện thoại và cảnh báo các nhà chức trách về những gì bà đã thấy. Bà cho rằng một công ty "lừa đảo" đã cố gắng lách luật, do vậy bà cực kì ngạc nhiên khi phát hiện ra có một dự án đường cao tốc trị giá 6,7 tỷ USD đã được duyệt chính thức xuyên qua khu rừng đang được bảo vệ này, mặc dù có những tuyến đường thay thế khác ít gây hại cho môi trường hơn.

Các quan chức của bộ Tài Nguyên và Uỷ ban Bảo vệ Thiên nhiên Nhà nước chấn an bà rằng quyết định này đã được chính tổng thống phê chuẩn và sau đó, ông Vladimir Putin, với tư cách là thủ tướng khi đó, cũng đã kí một sắc lệnh thay đổi tình trạng được bảo vệ của khu rừng để cho phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông.

Chirikova nghi ngờ lý do thực sự phía sau việc cho phép con đường cao tốc đi qua khu rừng là để cho phép các công ty bất động sản tiếp cận khu đất gần thủ đô.

Bà đã bỏ việc trong ngành cơ khí của mình để tổ chức biểu tình.

Cuộc biểu tình đầu tiên của nhóm bà, "Cứu lấy rừng Khimki", đã có 5000 người xuống đường - một trong những cuộc biểu tình về môi trường lớn nhất trong lịch sử Nga- và thu được hơn 50.000 chữ kí.

Nỗ lực vận động của bà đã thuyết phục được Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu và Ngân hàng đầu tư Châu Âu, các nhà tài trợ chính của dự án đường cao tốc, ngừng cấp vốn cho dự án này.

nga2

Vận động trong rừng Khimki

Nhưng thành công có cái giá của nó. Chirikova đã bị bắt nhiều lần ; các nhà hoạt động cùng các nhà báo khác thì bị tấn công bởi những kẻ vô danh. Khi tổng biên tập tờ báo của Khimki, ông Mikhail Beketov, nêu ra nghi vấn rằng các quan chức địa phương đang thu lợi từ dự án đường cao tốc, con chó của ông đã bị giết chết, chiếc xe của ông bị đốt và cuối cùng ông bị tấn công tàn bạo đến mức bị tổn thương não nghiêm trọng và không bao giờ nói lại được nữa.

Chirikova nhớ lại lần vài thăm ông tại phòng hồi sức cấp cứu. Ông bị mất đi nhiều ngón tay, bị cắt bỏ chân và mất một phần hộp sọ sau khi bị đánh bằng thanh sắt.

"Chân tôi run lên đến nỗi tôi ngồi phệt xuống sàn bệnh viện", cô nói. "Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự cảm thấy sợ hãi. Bất cứ kẻ nào có thể làm những điều đó với người khác là không có đạo đức và tôi hiểu rằng một chế độ cướp phá đang nắm quyền ở đất nước tôi".

nga3

Beketov qua đời vì đau tim vài năm sau khi ông bị tấn công

Chính Chirikova cũng bị nhắm đến qua một cách khác - thông qua "điểm yếu" của bà là những đứa con.

"Giới chức tung tin nhảm về tôi khi, rằng tôi đã đánh đập con mình và không cho chúng ăn", bà nói. " Một người tới từ cơ quan an ninh đến căn hộ chung cư của chúng tôi và yêu cầu người hàng xóm của tôi kí một văn bản nói rằng tôi là một người mẹ tồi tệ".

Con gái lớn của bà rất sợ khi nhìn thấy những người đàn ông trong những chiếc xe không dán biển theo dõi gia đình, sợ đến nỗi cô bé không dám đi học. Khi những kẻ lạ mặt gõ cửa, con gái bà trốn dưới gầm giường. Cuối cùng, gia đình bà phải chuyển đến một khu dân cư mới gần trung tâm Moscow nhưng sự quấy rối vẫn tiếp tục, hiện tại thì dưới hình thức những cú điện thoại đe dọa.

Chirikova cho biết phải mất ba năm trị liệu các con bà mới hồi phục. Tuy nhiên, nỗi bất an của bà vẫn tiếp tục, đặc biệt khi Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em gợi ý rằng họ có thể đưa những đứa con bị "lạm dụng"ra khỏi tay bà.

"Tôi thao thức suốt đêm, tự hỏi tôi sẽ làm gì nếu tôi bị đưa đến nhà tù và con gái phải vào trại trẻ mồ côi", bà nói. "Cuối cùng, đó là lý do tại sao tôi quyết định rời khỏi nước Nga".

Mặc dù đã giành được giải thưởng quốc tế uy tín cho chiến dịch vận động, Chirikova cũng không thể ngăn được tuyến đường cao tốc nối Moscow tới St Petersburg. Nhưng bà tin rằng kế hoạch ban đầu đã được sửa đổi và kết quả là chỉ một phần diện tích rừng nhỏ hơn bị phá huỷ.

"Quan trọng hơn, phong trào của chúng tôi cho những người Nga khác thấy họ có thể đấu tranh chống lại bất công, phơi bày ra sự tham nhũng và bắt các quan chức chịu trách nhiệm".

Từ Estonia, bà tiếp tục hỗ trợ các nhà hoạt động môi trường ở Nga thông qua website, activatica.org. Trang web này đăng tin bài về chiến dịch cứu một công viên ở Nga, về sương khói độc hại hoặc nguy cơ đối với hồ Baikal từ các nhà máy thuỷ điện mới.

"Tôi cảm thấy như một người nước ngoài sống ở Estonia, chứ không phải là người lưu vong", bà Chirikova nói, "và nó đủ gần để tôi có thể tới Nga bất cứ khi nào tôi cần".

Theo bà Alina Polyakova, giám đốc nghiên cứu về Châu Âu và Á-Âu tại hội đồng Atlantic ở Washington, từ năm 2000 đến năm 2014, khoảng 1,8 triệu người Nga rời khỏi đất nước này.

Đầu năm nay, bà cảnh báo xu hướng này đang tăng lên và gọi việc di dân ra nước ngoài của những thanh niên có học thức là "mối đe dọa an ninh quốc gia đáng kể đối với Liên bang Nga".

Việc tính toán số người đã rời khỏi Nga là phức tạp bởi hầu hết họ vẫn giữ hộ chiếu Nga ngay cả khi có được hộ chiếu hoặc giấy phép cư trú ở các nước khác. Số liệu của Cục Thống kê Nhà nước ước tính được có khoảng 350.000 người di cư vào năm 2015 - gấp 10 lần so với năm 2010.

Tại tầng cao nhất của một trung tâm mua sắm tại Berlin, tôi gặp một người nhập cư mới, cô Asya Parfenova, 33 tuổi. Cô từng là nhà báo ở Moscow và tham gia phong trào giám sát bầu cử vào các năm 2002 và 2003, đưa tin các cử tri được chở đi nhiều điểm bỏ phiếu- họ bỏ phiếu nhiều lần và các hộp phiếu đầy một cách đáng ngờ.

"Tôi có lẽ là người duy nhất trong số những người bạn quan sát viên của tôi không bị vào tù", cô nói.

nga4

Asya Parfenova

Asya lập một công ty, và nhờ đó có được thị thực làm việc tại Đức.

Công ty của cô quản lý "Escape Room" - một trò chơi đồng đội, trong đó người chơi bị khóa và phải tìm cách giải quyết các câu đố phức tạp, trong thời gian có hạn, để giành được sự tự do.

"Tôi thích những luật lệ rõ ràng và chúng tôi không có những quy tắc này tại Nga", cô nói. "Chính phủ luôn thúc đẩy mạnh ý tưởng về sự ổn định nhưng Nga thực sự là nơi ít ổn định nhất hiện nay, vì không ai có thể dự đoán được điều gì sẽ diễn ra vào ngày mai, pháp luật sẽ được giải thích như thế nào - và điều này lại cực kì nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh".

Bà Parfenova cho biết thêm nhiều doanh nhân thành công ở Nga đang cố gắng để có được một chỗ đứng tại thị trường nước ngoài. "Họ đang cố gắng để chuẩn bị, như chúng tôi đã nói, một 'sân bay phụ', một nơi an toàn để đáp xuống trong trường hợp không còn khả năng hạ cánh xuống Nga nữa".

Một từ lóng mới đã được đưa vào tiếng Nga, ông Artemy Troitskym, nhà phê bình âm nhạc hàng đầu của Nga nói. Đó là "poravalism", hoặc "chủ nghĩa đã đến lúc ra khỏi đây thời gian để thoát ra khỏi đây". Bản thân ông là một người poravalist, Troitsky hiện đang sống ở Estonia, giống như bà Chirikova.

Vào năm 2011, ông và một số trí thức nổi tiếng và các nhà chống đối đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận. Tất cả đều đeo băng trắng biểu tượng, và ông Vladimir Putin chế giễu họ là "trông giống như những chiếc bao cao su". Với tinh thần đầy khí thế, Troisky bước lên sân khấu trong chiếc áo choàng trắng dài.

nga5

Ông Artemy Troitsky

Cuối năm đó, ông phải đối đầu các vụ kiện cáo bôi nhọ - nhưng không phải vì thế mà ông dứt áo ra đi.

Đối với Troitsky, thời điểm quyết định đến sau cuộc sát nhập Crimea vào năm 2014 và cuộc chiến tranh tiếp theo ở đông Ukraine, khi ông phẫn nộ trước cái mà ông gọi là "một lễ hội ghê tởm về chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quân phiệt và chính thống" ở Nga.

Giống như Chirikova, ông nói mối lo ngại đối với con cái là yếu tố quyết định khiến ông rời bỏ đất nước.

"Nó làm tôi phát ghê khi tôi nghe những điều các con tôi nghe được ở trường hay nhà trẻ. Con gái nhỏ của tôi, Lydia, bắt đầu nói với tôi về những người theo chủ nghĩa phát xít muốn xâm chiếm đất nước chúng tôi, rằng chúng tôi phải tự bảo vệ mình, rằng Putin là một người tuyệt vời và rất nhiều điều nữa. "

Tuy nhiên, Troitsky vẫn nhớ nhà và vẫn còn say mê nền văn hóa Nga. Mặc dù vẫn về thăm nước Nga, ông hy vọng một ngày nào đó được về hẳn.

Ông không chắc thế hệ trẻ sau này sẽ gắn bó với đất nước như vậy. Ông nói chỉ có một phần tư con của những người bạn bè của ông trong độ tuổi 20 chọn để ở lại Nga - phần còn lại đang học, làm việc và xây dựng cuộc sống mới ở nước ngoài.

Người lưu vong trên mạng

nga6

Mikhail Khodorkovsky phát biểu trước các nhà báo ở Moscow qua đường dẫn video (2015)

London là một điểm đến ưa thích khác của những người di cư Nga. Một trong những người nổi tiếng nhất ở London hiện nay dành phần lớn cuộc đời của mình trên mạng, cố gắng thay đổi đất nước của mình từ bên ngoài.

Mikhail Khodorkovsky điều hành công ty dầu Yukos trước khi bị tống giam vào năm 2003 vì những tội được nhiều người cho là có động cơ chính trị. Sau 10 năm ngồi sau song sắt, ông gửi thư cho Putin yêu cầu được thả để có thể nói lời tạm biệt với người mẹ đang hấp hối của mình.

"Tôi được đưa ra máy bay như một tù nhân trong một đoàn xe áp tải. Và khi người trong giới chính trị điện Kremlin bắt đầu thảo luận về việc liệu tôi có thể được trở lại hay không, tôi nói",OK, tôi sẽ vui nếu được trở lại Nga. Chỉ cần cho tôi biết, có điều kiện gì không", ông nói.

Ông ngả người ra ghế với một nụ cười gượng gạo. "Thực sự trong vòng một tháng, thông báo được đưa ra rằng tôi sẽ phải đối mặt với một án hình sự mới, vì vậy cách duy nhất tôi có thể quay lại Nga là vào thẳng nhà tù".

Giống như Chirikova, Khodorkovsky coi internet là "chiến trường" của mình.

"Họ có thể nghĩ rằng những người như tôi không sát với thực tế hàng ngày tại Nga", vị thủ lĩnh có uy tín nói trong văn phòng tường ốp gỗ của tổ chức "Nga Mở rộng" nói. "Và tôi cần phải thuyết phục họ là không phải thế - vâng, bạn có thể nói rằng tôi sống trong một thế giới ảo. Đó là sự lựa chọn mà tôi đã thực hiện".

Một nhà vận động ở lại Nga

nga7

Cô Nadya Tolokonnikova, cựu thành viên nhóm Pussy Riot

Khi được hỏi cô ấy yêu điều gì ở Nga, Nadya Tolokonnikova, trả lời : "Nó giống như câu hỏi, "Bạn yêu điểm gì ở mẹ bạn vậy ?". Nước Nga cũng như mẹ tôi và tôi không thể tưởng tượng bản thân mình mà không có nước Nga".

Cô đạt tới đỉnh danh vọng ở độ tuổi 22 khi cô và hai người khác trong nhóm punk Pussy Riot bị bắt vì hát "Đức mẹ Đồng trinh Mary, Mẹ của Chúa, Hãy xóa sổ Putin !" trong một nhà thờ lớn ở Moscow.

Tolokonnikova bị giam gần hai năm và phải may trang phục của cảnh sát trong 16 giờ một ngày. Vậy tại sao cô ấy vẫn hết lòng muốn sống ở Nga ?

"Trước hết là ngôn ngữ, vì bây giờ tôi cảm thấy mình như một gã ngốc khi cố gắng diễn tả suy nghĩ của mình bằng một ngôn ngữ khác. Bạn không thể sử dụng các chi tiết, ngữ điệu, giai điệu của một thứ ngôn ngữ khác như tiếng của mình. Và đó là điều vô giá. Văn hoá, biểu tượng, tôn giáo, điện ảnh, văn học và những người Nga dữ dội, nguy hiểm, sáng tạo và cực kì dũng cảm.

"Tôi thực sự thích ở bên trong cộng đồng can đảm này, những người đang mạo hiểm tính mạng của họ để cố gắng thay đổi đất nước. Nó mang lại ý nghĩa choi cuộc sống của tôi".

Sau khi được thả, cô thành lập MediaZona, một trang web tin tức độc lập, tập trung vào hệ thống pháp luật và Zona Prava (Zone of Justice), một tổ chức vận động cho những điều kiện đối xử tốt hơn cho tù nhân. Khi đang bị giam sau song sắt ở Mordovia, miền bắc nước Nga, cô thấy kinh hoàng khi chứng kiến các tù nhân bị ốm nặng nhưng bị từ chối điều trị.

"Và ngay bây giờ chúng tôi có một vài chục trường hợp mà chúng tôi đã giành được chiến thắng tại Toà án Nhân quyền Châu Âu. Nó thực sự giúp ích, không chỉ giúp cho các cá nhân mà hy vọng nó còn khiến cả hệ thống trại giam phải ngại những nhà vận động nhân quyền và NGO (Tổ chức phi chính phủ) vì không ai muốn bị phơi ra ánh sáng".

Tolokonnikova cho biết phần lớn độc giả của MediaZona dưới 35 tuổi, họ thích học hỏi và ngày càng thiếu kiên nhẫn cho sự thay đổi.

Cô tin rằng khát khao được phiêu lưu, hành động ý nghĩa và niềm tự hào về nước Nga - không nên lẫn với chủ nghĩa dân tộc - có thể ngăn một số người ra nước ngoài, và đưa một số người khác quay lại Nga. Những người trẻ tuổi tham gia biểu tình chống tham nhũng ở nhiều thành phố hồi đầu năm cũng mang lại hy vọng cho cô.

"Họ là những người yêu nước thực sự. Họ không phải là những người theo chủ nghĩa yêu nước kiểu Putin, những người thích sống ở nước ngoài, nhưng lấy tiền từ ngành công nghiệp dầu khí. Những người hiện giờ đang phản đối chống lại Vladimir Putin, họ muốn làm cho cuộc sống tốt hơn ở ngay nước mình. Họ muốn phát triển kinh tế, nghệ thuật, truyền thông. Họ muốn có những kênh truyền hình tốt hơn, không chỉ là cỗ máy tuyên truyền như hiện tại".

Published in Quốc tế

Nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin cảnh báo về 'ngộ nhận' nước Đức là một nơi dung chứa cho người nước ngoài bị cáo buộc phạm tội, một nhà báo từ Berlin lên tiếng với BBC về những gì mà ông gọi là 'ngộ nhận' và 'ảo tưởng'.

duc1

Ở một đất nước pháp quyền, người đứng đầu Chính phủ như Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải tuân thủ pháp luật

Trao đổi tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt nhân chủ đề ông Phan Văn Anh Vũ, người bị Việt Nam truy nã đã trở về nước này từ Singapore, hôm 04/01/2018, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói :

"Luật lệ về tị nạn tại Đức quy định rất chặt chẽ.

"Nếu như ông Trịnh Xuân Thanh trước kia mà tiếp tục ở lại Đức, câu chuyện trở về Việt Nam hoặc theo con đường tự nguyện hoặc 'trình diện' giống như phía Việt Nam nói, hay là 'bị bắt cóc' như là phía Đức nói, thì ông Thanh cũng phải chịu những trình tự, thủ tục tị nạn giống như hàng triệu người khác tới Đức.

"Và nếu ông Thanh không chứng minh được những lý do chính trị chính đáng thì ông cũng sẽ bị trục xuất như rất nhiều người đã từng bị".

Đức là nhà nước pháp quyền

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh ngay cả lãnh đạo Đức như Thủ tướng Angela Merkel cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật vì nước Đức là nhà nước pháp quyền, ông nói :

"Vì nước Đức là một nhà nước pháp quyền, bản thân quan chức của Đức, kể cả bà Thủ tướng Merkel cũng bị ràng buộc về điều đó.

"Trước đây, bà không thể làm được việc là giải quyết vấn đề đưa ông Thanh về nước như là phía Việt Nam đề nghị, thì đến bây giờ cũng vậy thôi, bà ấy cũng như nhiều quan chức trong chính phủ cũng không thể nào 'thò tay vào' can thiệp trong việc ông Thanh được.

"Diễn biến ông Thanh tới đây bị xử như thế nào ở Việt Nam cũng liên quan những quyết định, những bước đi tiếp theo của Chính phủ Đức đối với Việt Nam trong quan hệ ngoại giao mà chúng tôi cũng đang hồi hộp chờ đón sự phản ứng đó".

'Đó chỉ là một ảo tưởng'

Về quy định xét tỵ nạn chính trị của Đức, nhà báo Lê Mạnh Hùng nhân dịp này chia sẻ với BBC :

"Nước Đức là một nước đứng đầu trong khối EU về việc tiếp nhận người tỵ nạn, nhất là những trường hợp đặc biệt như những nước Trung Đông, những nước có chiến tranh, hay xảy ra những sự cố lớn.

"Việt Nam là một trong số những nước mà rất ít người tới Đức được công nhận tỵ nạn chính trị, bởi lẽ tình hình Việt Nam bây giờ không giống như tình hình Việt Nam ba bốn chục năm trước.

duc2

Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không chứng minh được những lý do chính trị chính đáng với nhà nước Đức, thì ông cũng sẽ bị trục xuất như rất nhiều người khác

"Vì thế, những người nào trong nước vẫn ảo tưởng rằng mình đang có cuộc sống bình thường ở Việt Nam, bỗng dưng đến Đức trình bày là tôi bị đàn áp vì lý do a, b, c gì đó, cần nước Đức bảo vệ là ảo tưởng.

"Những cán bộ quan chức nhà nước cho rằng đến lúc gặp khó khăn chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị thì theo tôi đó là một ảo tưởng.

"Nước Đức [thường chỉ] bảo vệ những người mà vì chính kiến và những hoạt động chính trị của họ ở quê hương mà qua đó gặp phải sự đàn áp hay khó khăn", ông Lê Mạnh Hùng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

Published in Quốc tế
samedi, 30 décembre 2017 01:39

Việt Nam : 7 sự kiện nổi bật 2017

1. Đoàn Thị Hương và vụ ám sát ông Kim Jong-nam

Ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, tử vong ở sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2/2017, do bị đầu độc bằng chất độc thần kinh VX.

Siti Aisyah, 25 tuổi người Indonesia, và Đoàn Thị Hương, 28 tuổi người Việt, bị buộc tội giết hại ông Kim Jong-nam bằng cách bôi chất độc thần kinh VX vào mặt nạn nhân.

7sk1

Video từ CCTV quay cảnh tấn công ông Kim Jong-nam ngày 13/2.

Cuộc điều tra và vụ xử trong năm 2017 chưa xong và Đoàn Thị Hương nói cô vô tội.

2. Ông Đinh La Thăng bị truy tố

7sk2

Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp

Hôm 7/5, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng nhận kỷ luật của Đảng với mức cảnh cáo và không còn trong Bộ Chính trị.

Hôm 10/5, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản phân công thay ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau khi được điều động ra Hà Nội làm Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương nhưng vẫn giữ chức đại biểu Quốc hội của Thanh Hóa, sang tháng 12, ông Thăng bị tước mọi chức vụ và bị bắt tạm giam hôm 8/12, và chờ ra toà xử ngày 8/1/2018.

Mắt xích quan trọng trong vụ án cùng xử với ông Thăng là một cựu lãnh đạo ngành dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh, người đã sang Đức xin tỵ nạn nhưng bị an ninh Việt Nam "bắt cóc" về từ Berlin, theo chính phủ Đức. Vụ việc gây khủng hoảng quan hệ Đức - Việt chưa từng có.

Ông Thanh sẽ bị xử cùng ông Thăng vào ngày 8/1/2018.

Câu chuyện về sự nghiệp thăng trầm của ông Đinh La Thăng và những yếu tố ly kỳ trong vụ Trịnh Xuân Thanh đã chiếm lĩnh chính trị và đối ngoại Việt Nam trong nửa sau năm 2017 và xem ra chưa có hồi kết.

Năm 2017 cũng đánh dấu hàng loạt vụ cán bộ cao cấp bị kỷ luật mà nổi bật nhất là chuyện cách chức Bí thư Đà Nẵng của ông Nguyễn Xuân Anh, một ngôi sao tưởng như còn lên cao trong chính trị Việt Nam.

3. Phiên xử blogger Mẹ Nấm

Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã y án 10 năm tù trong vụ xử bà Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm hôm 30/11, một ngày trước khi có Đối thoại Nhân quyền hàng năm giữa Việt Nam và EU ở Hà Nội

7sk3

Phiên xử phúc thẩm vụ blogger Mẹ Nấm

EU đã lên tiếng kêu gọi thả bà Như Quỳnh và Anh Quốc, qua lời Đại sứ Giles Lever vừa bày tỏ sự thất vọng của chính phủ Anh trước tin toà án tại Việt Nam giữ nguyên án tù 10 năm trong phiên phúc thẩm blogger Mẹ Nấm.

Trong tuyên bố gửi cho báo chí hôm 1/12/2017, một ngày sau khi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị bác đơn kháng cáo, ông Lever viết :

"Chính phủ Anh vô cùng thất vọng về việc đơn kháng cáo của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm, đã bị bác bỏ và bản án 10 năm tù cho blogger này vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước', vẫn giữ nguyên".

Theo Human Rights Watch hồi tháng 11, trong vòng 12 tháng qua, công an đã bắt giữ ít nhất 28 người với các tội danh "an ninh quốc gia".

4. Repsol Việt Nam ngừng khoan dầu ở Biển Đông

7sk4

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol - hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa

Cuối tháng 7/2017 phóng viên BBC Bill Hayton công bố bản tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Trong một bài trên BBC News bằng tiếng Anh hôm 24/7, ông Bill Hayton viết: "Theo nguồn tin trong ngành, Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò".

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Liên quan đến căng thẳng Trung-Việt, tháng 6/2017, đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc do Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, đã bất ngờ rút ngắn chuyến thăm dự kiến hai ngày (18-19/6/2017) sang Hà Nội.

Sự việc này phản ánh việc Việt Nam và Trung Quốc đã 'không xử lý' và 'không kiểm soát được' những 'bất đồng cơ bản', theo ý kiến giới bình luận vì chuyện Biển Đông. Chuyến thăm của tướng Trung Quốc có liên quan đến áp lực khiến Việt Nam phải để công ty Repsol rút khỏi dự án khí đốt ở ven biển Việt Nam.

Sau nhiều dàn xếp, Thượng tướng Phạm Trường Long đã lại sang thăm Việt Nam vào tháng 9.

5. Hội nghị APEC và các chuyến thăm cao cấp

7sk5

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Hội nghị APEC tháng 11/2017

APEC tại Đà Nẵng tháng 11 và hai chuyến thăm cao cấp, của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội là điểm đỉnh của ngoại giao đa phương mà Việt Nam thực hiện năm 2017.

Tờ nhật báo Anh, The Guardian, nhận xét về thái độ của ông Trump với Trung Quốc ngay khi sang Việt Nam:

"Donald Trump đột ngột chấm dứt 'đường lối ngoại giao' mà ông đã thể hiện trong chuyến đi vòng quanh châu Á 12 ngày bằng cách tung ra một bài diễn văn chống lại hành động "vi phạm, gian lận hoặc gây hấn kinh tế" trong khu vực, chỉ vài giờ sau khi đã khen ngợi Trung Quốc."

"Phát biểu rõ ràng, đôi khi khá thẳng, được cho là tập trung vào Trung Quốc và các quốc gia khác mà ông đổ lỗi cho các chính sách kinh tế ở các quốc gia mà ông cáo buộc đã "tước đi" việc làm, nhà máy và các ngành công nghiệp ra khỏi Hoa Kỳ," vẫn theo The Guardian.

"Chúng ta không còn có thể chịu đựng được những vi phạm thương mại lâu dài này và chúng tôi sẽ không dung thứ cho họ."

Phát biểu ở Việt Nam, ông Trump cũng nhắc đến truyền thống Hai Bà Trưng giữ nước của người Việt thời xưa, và khen ngợi Chủ tịch Việt Nam, ông Trần Đại Quang.

Đến Hà Nội, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được tiếp đón với 21 loạt đại bác chào mừng bắn lên từ Hoàng Thành Thăng Long. Tứ trụ lãnh đạo Việt Nam tiếp ông Tập trong hai ngày 12-13/11, và Trung Quốc công bố viện trợ 10 triệu Nhân dân tệ cho chính quyền Việt Nam.

Chủ đề Biển Đông gần đây "tạm thời ổn định", theo nhận định của Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, và đó là điều có thể "tạm vui mừng".

Trong ba vấn đề chính với Trung Quốc do "lịch sử để lại", Tiến sĩ Thái nói với BBC, hai nước đã giải quyết được hai, gồm chủ đề biên giới trên bộ và việc phân định vịnh Bắc Bộ.

Như vậy, nay 'chỉ còn vấn đề biên giới trên biển Đông' với nhiều "bất đồng, khác biệt về quan điểm, hành động và lợi ích", ông nói.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Việt Thái ra tín hiệu tốt là "cả hai đều có những nỗ lực to lớn" để giải quyết vấn đề này "từng bước".

6. Xung đột ở Đồng Tâm, Mỹ Đức

7sk6

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm cuối tháng 4/2017

Ông Lê Đình Kình, một vị cao niên ở Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bị bắt và bị thương tích trong xô xát vì tranh chấp đất hôm 15/4/2017 gây ra cuộc đối kháng giữa chính quyền và người dân diễn cho đến hết tháng Tư.

Hàng chục cán bộ, công an đã bị người dân địa phương bắt giữ và một khu vực dân cư tự rào làng lập ấp để tự quản trong nhiều ngày.

Vụ việc chỉ chấm dứt sau can thiệp và cam kết của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và cuộc điều đình của nhiều luật sư cũng như phản ứng rộng khắp của mạng xã hội.

Đến hôm 11/10, Công An Hà Nội đọc trên loa phát thanh của xã Đồng Tâm lá thư kêu gọi người dân thôn Hoành từng bắt giữ 38 cảnh sát 'ra đầu thú'.

Cho đến giữa tháng 11, một số người dân xã Đồng Tâm, Hà Nội tổ chức cuộc họp trực tuyến phản bác lại lời bình luận của Phó giám đốc Công an TP Hà Nội Đại tá Đào Thanh Hải cho rằng ông Lê Đình Kình gãy chân "vì giằng co".

Căng thẳng xung quanh các vụ việc ở Đồng Tâm tới giờ vẫn chưa có hồi kết.

7. BOT Cai Lậy thành điểm nóng

7sk7

Trạm thu phí BOT Cai Lậy

Đến tháng 12, ở BOT Cai Lậy, Tiền Giang nổ ra phong trào trả tiền lẻ để làm ách tắc giao thông nhằm phản đối trạm thu phí trên tuyến huyết mạch đi TP HCM.

Tối 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí một tháng ở trạm BOT Cai Lậy trong lúc tìm phương án giải quyết.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo: "Riêng với Cai Lậy, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí một tháng và giao cho Bộ Giao thông Vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang để xử lý cụ thể."

Cả hai vụ Đồng Tâm và Cai Lậy cho thấy tranh chấp đất dễ đưa tới xung đột với chính quyền và bất tuân dân sự có nguy cơ lan rộng khi gốc rễ của chúng còn không đổi.

Nguồn : BBC, 30/12/2017

Published in Diễn đàn

40 năm trước, Trung Quốc khôi phục lại kỳ thi tuyển sinh đại học sau hơn một thập kỷ rơi vào hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa. Hơn năm triệu thí sinh dự thi với hy vọng trúng tuyển vào đại học. Nhà báo Ngô Ngọc Văn của BBC Tiếng Trung kể lại câu chuyện của mình.

daihoc1

Bà Ngô Ngọc Văn năm 1978, năm bà trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh

Vào ngày 10/12/1977, tôi bắt chuyến xe buýt số 35 đi từ trường Trung học Quận hướng Tây thành phố Bắc Kinh để làm một việc mà thanh niên Trung Quốc chưa hề làm suốt 12 năm trước.

Tôi dự kỳ thi tuyển sinh đại học đầu tiên kể từ năm 1965.

Có một sự hào hứng lẫn mong đợi khẽ khàng nhưng rõ ràng trong tiết trời đông lạnh, bởi vì lần đầu tiên trong nhiều năm qua chúng tôi có thể quyết định lấy số phận của mình. Tôi nắm chặt lấy thanh kẹo sô cô la trong túi mà cha cho. Đó là cách mà cha ủng hộ tôi - tôi chưa bao giờ được ăn sô cô la.

Trong thời gian Cách mạng Văn hóa, việc học hành chính quy tại trường và đại học bị gián đoạn, giáo viên và tầng lớp trí thức bị nhục mạ công khai và đánh đập ; một số tìm đến con đường tự vẫn. Đó không phải là thời của những ai trân trọng giáo dục chính quy.

Năm của sự thay đổi

Hầu hết người dân xem năm 1978 là năm Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa, nhưng động lực cho sự thay đổi được nhen nhúm dần từ năm 1977- và kỳ thi tuyển sinh là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tháng Hai năm đó, tôi nhận được công việc là giáo viên dạy tiếng Anh cho một trường tiểu học ở Bắc Kinh.

Tôi vừa học xong ba năm tại một trường ngoại ngữ có đào tạo giáo viên, và cảm thấy mình thật may mắn khi được ở lại thành phố và không bị chuyển về vùng nông thôn, như bốn anh chị em của tôi và rất nhiều bạn bè cùng lớp.

daihoc2

Khoảng 5,7 triệu thí sinh tham dự kỳ thi năm 1977 - với tỷ lệ trúng tuyển chỉ 4,8%

Tất nhiên tôi luôn muốn được học đại học, nhưng nhận ra rằng điều này là không thể vào thời điểm đó, và có thể không bao giờ xảy ra, nên tôi quyết định đi làm.

Tôi được giao công việc dạy tiếng Anh cho 200 học sinh lớp ba, 10 tuổi, được chia thành bốn lớp. Trong vòng một tuần, tôi thuộc tên tất cả học sinh, và cố gắng truyền cho các em niềm say mê môn tiếng Anh, và các giáo viên khác hỗ trợ tôi rất nhiều.

Tôi còn đảm trách cả một lớp học nâng cao cho toàn trường, và có vẻ như tôi đã đi đúng hướng để trở thành một giáo viên giỏi.

Một ngày mùa thu ấm áp năm 1977, tôi trở về sau một tháng ở vùng nông thôn cùng học sinh, mẹ tôi báo cho tôi, bằng giọng rất phấn khởi, rằng chính quyền quyết định khôi phục kỳ thi tuyển sinh đại học mùa đông năm đó, và tôi có thể dự thi.

Quyết định lịch sử

Tôi không tin vào tai mình. "Có thực không hay đây chỉ là chuyện đùa ác ý ? Cuối cùng con cũng có cơ hội được học đại học sao ?"

Hóa ra ông Đặng Tiểu Bình, sau khi bị chủ tịch Mao Trạch Đông cách chức trong thời gian Cách mạng Văn hóa và sau này được phục chức Phó Thủ tướng năm 1977, đã quyết định ưu tiên đưa giáo dục lên hàng đầu.

Ông tổ chức một cuộc họp vào tháng 8/1977 để bàn về khả năng khôi phục lại kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhiều người ủng hộ quyết định này, nhưng cũng có người không ủng hộ. Trở ngại chính là Chủ tịch Mao trước đây khuyến khích chọn học sinh đại học từ tầng lớp công nhân, nông dân và quân nhân, và nay có không đủ thời gian để chuẩn bị cho sự chuyển đổi.

Nhưng Chủ tịch Đặng đã ra quyết định lịch sử : bắt đầu hệ thống tuyển sinh mới vào năm đó, tạo nên một làn sóng hứng khởi khắp đất nước, trong đó có trường nơi tôi đang dạy.

Tám giáo viên trẻ muốn tham dự kỳ thi. Hiệu trưởng nhà trường ủng hộ chúng tôi nhưng không thể cho chúng tôi nghỉ phép để chuẩn bị cho kỳ thi. Do đó chúng tôi nên tiếp tục dạy như bình thường, nhưng có thể vắng mặt trong các cuộc họp.

Tiếp sau đó là những đêm dài chong đèn ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi cùng lúc với việc soạn giáo án lên lớp cho hôm sau. Nhưng tinh thần tôi rất hưng phấn và tôi không hề cảm thấy mệt mỏi. Mẹ cũng thức khuya cùng tôi, ngồi đan áo và thỉnh thoảng đặt câu hỏi ôn lại kiến thức lịch sử cho tôi.

Tôi nộp đơn thi vào ngành tiếng Anh tại Đại học Bắc Kinh theo lời khuyên của cha.

Ngày đầu tiên chúng tôi làm bài thi tiếng Trung ; đề bài tiểu luận yêu cầu chúng tôi kể lại những gì đã làm trong năm vừa qua.

Tôi trúng tủ - một công việc mới, dạy tiếng Anh cho 200 học sinh. Chúng tôi cũng thi môn tiếng Anh và toán sau đó.

Sau khi đỗ kỳ thi viết, tôi dự kỳ thi vấn đáp tại Đại học Bắc Kinh, trải qua một đợt kiểm tra sức khỏe, và chờ đợi đằng đẵng trước khi có kết quả cuối cùng.

Kết quả đến một cách đầy kịch tính.

daihoc3

Dưới thời Mao Trạch Đông, sinh viên được chọn dựa trên tiêu chí tư cách chính trị hơn là thi tuyển công khai

Ngày thứ Bảy cuối cùng của kỳ nghỉ đông tháng 2/1978, tất cả giáo viên, bao gồm tám người dự kỳ thi đại học, được yêu cầu chuẩn bị cho năm học mới, trong khi hiệu trưởng thay mặt chúng tôi đi nhận kết quả.

Nếu trúng tuyển, thì hôm đó có thể là ngày cuối cùng ở trường của chúng tôi ; nếu trượt, chúng tôi phải trở lại trường tiếp tục dạy học vào ngày thứ Hai.

Thông tin về Khóa '77

Kỳ thi tuyển sinh đại học bị tạm ngưng vào năm 1966 khi Phong trào Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông diễn ra trên toàn quốc. Sinh viên được huy động tham gia vào cuộc cách mạng, nên việc học chính quy bị tạm dừng.

Từ năm 1968, hàng triệu thanh niên được đưa về nông thôn để được "nông dân" giáo dục lại.

Khoảng đầu những năm 1970, các trường đại học và cao đẳng bắt đầu tuyển sinh trở lại, chủ yếu từ tầng lớp công nhân, nông dân và quân nhân, và họ được đề cử chủ yếu dựa vào tư cách chính trị tốt hơn là thi tuyển công khai.

Khoảng 5,7 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh năm 1977 và 273,000 trúng tuyển, tỉ lệ trúng tuyển 4,8% - thấp nhất trong lịch sử.

Tỉ lệ trúng tuyển đại học hiện nay - kỳ thi "gaokao" - cao hơn rất nhiều so với thời trước nhưng nguy cơ trượt vẫn cao.

Kết quả đến khoảng giữa ngày. Năm trong số chúng tôi trúng tuyển vào các trường đại học khác nhau. Tôi đậu Đại học Bắc Kinh. Mọi thứ dường như có phần kỳ ảo.

daihoc4

Đến năm 1982, bà Ngô Ngọc Văn đã trở thành giảng viên tại trường Đại học Bắc Kinh

Hiệu trưởng nhanh chóng tổ chức họp chia tay và mỗi người chúng tôi được tặng một quyển sách như quà chia tay.

Vài ngày sau, tôi đến Đại học Bắc Kinh, và mọi thứ còn lại trở thành lịch sử.

Chúng tôi được biết đến là Khóa '77 - mặc dù chúng tôi bắt đầu học vào năm 1978. Nếu bạn nhắc đến từ này với những người ở độ tuổi nhất định, họ sẽ lập tức gán cho bạn những đức tính như người từng trải, chăm chỉ, có trách nhiệm và may mắn.

"Các bạn lên được chuyến tàu đầu tiên", họ sẽ nói như vậy.

Tôi tự hào được làm một trong số các thành viên của Khóa '77 và là nhân chứng lịch sử cho một sự kiện của lịch sử Trung Quốc đương đại.

Kỳ thi tuyển sinh năm đó đánh dấu sự khởi đầu cho thời kì đổi mới và mở cửa của Trung Quốc và Khóa '77 trở thành lực lượng nòng cốt cho sự chuyển đổi của Trung Quốc trong suốt bốn thập niên về sau.

Họ là những giảng viên, nhà khoa học, luật sư, bác sĩ, nhà văn và nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình, trong đó phải kể đến Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường, từng học luật và kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, bạn đồng môn của tôi.

Rõ ràng đây là thế hệ ưu tú được trao nhiệm vụ đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ đen tối. Đã có những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế, nhưng đồng thời cũng có nhiều ý kiến hoài nghi tốc độ thay đổi về mặt chính trị.

Tôi đã hoàn thành giấc mơ đại học của mình và không thể chối cãi khi nói Trung Quốc đã có một bước tiến lớn để sửa chữa những sai lầm của cuộc Cách mạng Văn hóa.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 29/12/2017

Published in Văn hóa