Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 3/6/2021, Tổng thống Biden ký sắc lệnh trừng phạt 59 công ty Trung Quốc nhằm ngăn chặn đầu tư từ Mỹ vào các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ của Trung Quốc. Lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực vào ngày 2/8/2021 (sau khi ký sắc lệnh 60 ngày) và thời gian để các nhà đầu tư Mỹ thoái vốn trong các công ty này là một năm. Động thái này cho thấy Chính quyền Biden không chỉ duy trì mà còn mở rộng các biện pháp gây sức ép về kinh tế lên Trung Quốc của Chính quyền tiền nhiệm.

bidentrungquoc1

Danh sách trừng phạt được mở rộng

So với sắc lệnh ngày 12/11/2020 của Chính quyền Trump, danh sách trừng phạt của Chính quyền Biden rộng hơn rất nhiều. Trump đưa 31 công ty Trung Quốc vào danh sách "đen", gồm những tập đoàn nổi tiếng như China Telecom, China Mobile, Huawei, Hikvision hay Điện tử Panda… Biden đưa thêm 28 công ty vào danh sách này, bao gồm Tập đoàn Sản xuất Vật liệu Bán dẫn Quốc tế SMIC (nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu Trung Quốc), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia CNOOC (một trong số ba nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc) và Công ty Truyền thông Vệ tinh SATCOM (công ty chế tạo máy bay có Internet vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc)…

Sắc lệnh lần này của Biden còn mở rộng cả phạm vi thách thức. Trump chỉ tập trung vào các khu phức hợp công nghiệp - quân sự được cho là cung cấp thiết bị hoặc hỗ trợ các hoạt động an ninh, quân sự và tình báo của Trung Quốc. Trong khi đó, Biden nhắm vào cả việc Trung Quốc phát triển và sử dụng các công nghệ giám sát vào các hoạt động đàn áp hay vi phạm nhân quyền, coi đây là thách thức đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế Mỹ.

Điều này phù hợp với ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Biden về giá trị dân chủ và nhân quyền – điều mà chính sách thời Trump không chú trọng. Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken về chính sách đối ngoại ngày 3/3/2021 đã đặt dân chủ nhân quyền ở vị trí thứ ba trong tổng số tám ưu tiên đối ngoại và khẳng định Chính quyền mới sẽ không theo đuổi ưu tiên này bằng các biện pháp phi quân sự. Tuyên bố của Tổng thống ngày 4/2/2021 cũng khẳng định Mỹ sẽ đương đầu với các thách thức đối với các giá trị dân chủ từ Trung Quốc. Trong 100 ngày đầu, Chính quyền Biden đã có các biện pháp hiện thực hóa định hướng này như trở lại Hội đồng nhân quyền Liên hợp Quốc, trừng phạt phe quân sự đảo chính ở Myanmar, lên án tội ác diệt chủng tại Tân Cương và đàn áp ở Hồng Kông…

Động thái này cũng tiếp tục xu hướng áp đặt sức ép kinh tế liên tiếp lên Trung Quốc vào cuối Chính quyền Trump và đầu Chính quyền Biden. Cụ thể, ngày 7/12/2020, Mỹ tuyên bố trừng phạt các cá nhân Trung Quốc liên quan đến luật dẫn độ gây tranh cãi tại Hồng Kông. Ngày 22/12/2020, Mỹ công bố danh sách các công ty Trung Quốc bị hạn chế nhập khẩu hàng và công nghệ của Mỹ vì có quan hệ với quân đội. Ngày 12/3/2021, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) liệt thêm 5 công ty Trung Quốc vào danh sách các mối đe dọa an ninh quốc gia để bảo vệ mạng lưới truyền thông Mỹ. Ngày 17/3, Mỹ tuyên bố trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc vì dính líu đến việc thay đổi luật bầu cử ở Hồng Kông. Gần đây nhất, ngày 8/4/2021, Chính quyền Biden đưa thêm bảy công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì tham gia xây dựng "siêu máy tính" cho quân đội nước này.

Xu hướng này không chỉ đến từ Mỹ mà còn được thúc đẩy bởi những nước khác dù ở mức độ nhẹ hơn : Ý và Pháp năm 2020 đều có các biện pháp ngăn chặn Tập đoàn Huawei triển khai mạng lưới 5G tại nước mình ; một số nước Trung Âu và Mỹ La-tinh khác như Cộng hòa Séc, Brazil hay Romani cũng triển khai chính sách tương tự dưới tác động của Mỹ ; Anh và EU tháng 3/2021 ban lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản của một số quan chức liên quan tới việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – lần đầu tiên trong ba thập kỷ Anh và EU trừng phạt Trung Quốc về nhân quyền…

Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ nhưng chỉ là hình thức ?

Đáp lại trừng phạt mới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho rằng động thái của Mỹ là có "động cơ chính trị", Mỹ đã phớt lờ thực tế và làm tổn hại nghiêm trọng các quy luật thị trường thông thường cũng như lợi ích của các nhà đầu tư trên toàn cầu. Luận điểm này có lời lẽ tương tự các tuyên bố trước đó của Trung Quốc khi bị Mỹ trừng phạt. Trước các lệnh trừng phạt tháng 12/2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ trích Mỹ vi phạm các nguyên tắc quan hệ quốc tế cơ bản, "lạm dụng" khái niệm an ninh quốc gia để chèn ép các công ty nước ngoài hay tuyên bố sẽ có các biện pháp "cương quyết" để đáp trả…

Dù mạnh mẽ đáp trả bằng lời, Trung Quốc hầu như chưa trừng phạt lại các doanh nghiệp tương tự của Mỹ tại nước mình. Có thể, Trung Quốc vẫn cần các công nghệ của Mỹ hơn (các lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc được cho là vẫn sử dụng công nghệ vệ tinh của Mỹ để tăng cường năng lực đối thoại và giám sát các thực tể tại Biển Đông). Ngoài ra, các công ty Mỹ tại Trung Quốc như Qualcomm, Intel hay Apple… đem lại nguồn cầu nhân lực dồi dào, góp phần giúp Trung Quốc giải quyết bài toán thất nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch tiếp diễn.

Tác động của các sức ép kinh tế từ Mỹ

Trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc có hiệu quả hay không (so với mục tiêu của Mỹ) là điều vẫn cần xem xét. Thứ nhất, Trung Quốc khó lòng thay đổi chính sách trong các vấn đề như Hồng Kông hay Tân Cương – điều Chính quyền Biden coi là các hoạt động đàn áp nhân quyền – bởi Trung Quốc coi đây là các công việc nội bộ. Trong bối cảnh kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản, Trung Quốc càng ít khả năng có các động thái có thể bị coi là "nhượng bộ" hơn.

Thứ hai, trừng phạt có thể khiến Trung Quốc thúc đẩy quá trình cải cách trong nước, mang lại tác dụng ngược so với mong muốn của Mỹ. Trong vài năm trở lại đây, Chủ tịch nước Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng công nghệ bền bỉ, giảm phụ thuộc vào nước ngoài. Kế hoạch Năm năm gần vào tháng 3/2021 của Trung Quốc đã lần đầu tiên coi phát triển công nghệ là vấn đề an ninh quốc gia, gia mức tăng ngân sách nghiên cứu và phát triển (R&D) lên 7% mỗi năm. Mất đi nguồn đầu tư từ Mỹ có thể là động lực khiến các doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc dựa vào nguồn lực trong nước nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các trừng phạt kinh tế của Mỹ cũng thường xuyên vấp phải nhiều quan ngại khác khi : (i) trừng phạt có tác động tiêu cực ngoài ý muốn tới các nhà đầu tư và công ty Mỹ (nhiều công ty đã vận động hành lang chống lại các trừng phạt Trung Quốc) ; (ii) nhiều trừng phạt không trực tiếp nhắm vào những quan chức quan trọng trong bộ máy của Tập Cận Bình ; (iii) trừng phạt không có tiêu chuẩn rõ ràng và thường được áp dụng chọn lọc (Mỹ trừng phạt phe quân sự Myanmar nhưng không trừng phạt phe quân sự Thái Lan) ; và (iv) khi khoảng cách sức mạnh kinh tế Mỹ - Trung thu hẹp dần và hiện diện kinh tế của Trung Quốc trên toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, giá trị trừng phạt kinh tế Mỹ cũng giảm thiểu.

Đỗ Hoàng (Viện Biển Đông)

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 10/06/2021

Published in Diễn đàn

Tổng thống Biden nói rằng ông tin tưởng vào khả năng đoàn kết vì lợi ích của công dân của các nền dân chủ hàng đầu khi Trung Quốc độc tài đã phục hồi nhanh chóng hơn từ đại dịch Covid-19 và ngày càng khẳng định sức mạnh kinh tế và quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

biden1

"Chúng ta phải chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn có thể mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta", Tổng thống Biden nói

Trung Quốc đối thủ khó khăn

"Cạnh tranh với Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn", ông Biden nói hôm thứ Sáu tại một cuộc họp ảo của Hội nghị An ninh Munich. "Chúng ta đang ở vào điểm chuyển hướng giữa những người cho rằng - trước tất cả những thách thức mà chúng ta phải đối mặt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thông qua một đại dịch toàn cầu - chế độ chuyên quyền là con đường tốt nhất để tiến lên".

Trong phát biểu của mình, được đưa ra sau khi ông cũng phát biểu trước một cuộc họp ảo của G7 – Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu, ông Biden đã chỉ trích trực tiếp Trung Quốc và Nga nhưng không đưa ra kế hoạch chi tiết về cách Mỹ và các đối tác dân chủ của họ ở Châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể hợp tác với nhau trong nhiệm kỳ của ông.

Nền kinh tế Trung Quốc, lớn thứ hai thế giới, đã tăng 2,3% vào năm 2020 để trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tăng trưởng trong một năm bị đại dịch tàn phá. Bắc Kinh cũng đã đưa ra yêu sách đối với các đảo tranh chấp ở biển Hoa Nam và Hoa Đông, phô trương lực lượng nhằm chống lại Đài Loan, quốc gia mà họ coi là lãnh thổ ly khai, đồng thời tiến hành đàn áp quyền tự trị chính trị và tự do dân sự của Hồng Kông.

Trong tháng đầu tiên, chính quyền Biden đã có những hoạt động nhằm cải thiện mối quan hệ với các đồng minh như một cách để cạnh tranh chung với Trung Quốc, đồng thời duy trì cách tiếp cận tổng thể cứng rắn hơn của Hoa Kỳ vào cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump.

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chính quyền mới đã ủng hộ Philippines và Nhật Bản trong các tuyên bố chủ quyền chống lại Trung Quốc và lên tiếng ủng hộ việc bảo vệ Đài Loan và các liên kết của nước này với các tổ chức quốc tế.

Trong khi ông Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nhấn mạnh cách tiếp cận "Nước Mỹ trên hết" tại các cuộc họp quốc tế và kêu gọi các quốc gia khác cũng đặt người dân của họ lên trên hết, ông Biden của đảng Dân chủ hôm thứ Sáu kêu gọi giải quyết các vấn đề thế giới một cách tập thể theo cách "không mang tính đổi chác". Ông cũng nhiều lần khẳng định tính ưu việt của liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Châu Âu.

Chủ nghĩa đa phương và giá trị dân chủ

Ông Richard Haas, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết thông điệp của tổng thống đối với thế giới rất đơn giản : "Chúng tôi tin vào chủ nghĩa đa phương, chúng tôi tin vào sự lãnh đạo của Mỹ, chúng tôi tin vào các liên minh", ông nói, mô tả sự tập trung của ông Biden vào nền dân chủ và nhân quyền như một sự đối lập với cách tiếp cận của người tiền nhiệm của ông.

Trước thềm cuộc họp G-7, Bắc Kinh đã cảnh báo về những nỗ lực chia rẽ Trung Quốc với các nền kinh tế hàng đầu khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói : "Chúng tôi phản đối việc áp đặt các quy tắc của một số quốc gia đối với cộng đồng quốc tế với lý do chủ nghĩa đa phương. "Chúng tôi cũng phản đối việc thực hành chủ nghĩa đa phương theo ý thức hệ để hình thành các đồng minh dựa trên giá trị nhắm vào các quốc gia cụ thể".

Ông Biden đã phát đi thông điệp của mình tới một Châu Âu đang bị chia rẽ – nơi đăng cai tổ chức hội nghị Munich và là quê hương của hầu hết các quốc gia G7 – vì nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia muốn duy trì mối liên kết chặt chẽ với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và thuyết phục Bắc Kinh chấp nhận các quy tắc và chuẩn mực thương mại quốc tế.

Liên Hiệp Châu Âu dự kiến ​​ký một hiệp định đầu tư với Bắc Kinh vào trước nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, thu hút sự lo ngại từ một quan chức hàng đầu của Biden. Đa số dân chúng ở mọi quốc gia Châu Âu trong một cuộc khảo sát của Hội đồng quan hệ đối ngoại Châu Âu cho biết họ muốn quốc gia của họ giữ vị trí trung lập trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Nga hoặc Trung Quốc.

Một số quan chức nước ngoài đã đặt câu hỏi về vai trò lãnh đạo của Washington sau khi Hoa Kỳ phải vật lộn trong việc giải quyết đại dịch Covid-19, thái độ dao động của họ đối với các đối tác quốc tế trong những năm gần đây, và thậm chí là hậu quả từ vụ tấn công chết người ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol và tranh chấp về cuộc bầu cử tháng 11.

Ông Biden nói : "Ở rất nhiều nơi, kể cả ở Châu Âu và Hoa Kỳ, tiến bộ dân chủ đang bị tấn công. Chúng ta phải chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn có thể mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta".

Một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, ông Biden cho biết Hoa Kỳ hoàn toàn cam kết với NATO và bảo vệ tất cả các thành viên khỏi bị tấn công.

Ông Biden nói : "Tổng thống Nga Vladimir Putin "tìm cách làm suy yếu dự án Châu Âu và liên minh NATO của chúng ta".

Nga đã bị loại khỏi nhóm các quốc gia khi đó được gọi là Nhóm 8 nước sau khi sáp nhập Crimea và hậu thuẫn cuộc chiến ở Ukraine. Ông Trump đề xuất đưa Nga trở lại G-7, nhưng quan hệ giữa Moscow và các cường quốc Châu Âu đã xấu đi.

Ông Putin, tỏ ra bực bội với bài phát biểu chỉ trích Hoa Kỳ tại Hội nghị An ninh Munich vào năm 2007, đã không tham dự sự kiện năm nay. Sự vắng mặt của ông diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Đức, nơi nhà hoạt động đối lập người Nga Alexei Navalny đã hồi phục sau một vụ tấn công bằng chất độc suýt chết vào mùa hè năm ngoái. Nhà phê bình hàng đầu của Điện Kremlin gần đây đã bị bỏ tù sau khi trở về Nga trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng.

Ông Biden cho biết ông không muốn xung đột giữa các khối quốc gia. Ông nói : "Cạnh tranh không thể ngăn cản sự hợp tác trong các vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. "Ví dụ, chúng ta phải hợp tác nếu chúng ta muốn đánh bại Covid-19 ở mọi nơi".

Ông cũng trích dẫn động thái của chính quyền của mình để gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí START mới với Nga.

William Mauldin

Nguyên tác : Biden Defends Democracy at Summits With European Allies, Seeing China as ‘Stiff’ Competition, The Wall Street Journal, 19/02/2021

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 24/02/2021

Published in Diễn đàn

Biden muốn lập kế hoạch "tập thể", "có tổ chức" đối phó Trung Quốc

"Ransomwares", tin tặc bằng mã độc và đòi tiền chuộc, trong đó Pháp trở thành đối tượng trong thời gian gần đây ; Bruxelles tung chiến dịch đối phó với các biến thế virus corona ; Là người da đen tại Pháp… là một số chủ đề trên trang nhất của các nhật báo lớn tại Pháp ngày 18/02/2021.

biden1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (và phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 04/12/2013.  Reuters - POOL New

Tái lập cân bằng quyền lực Trung-Mỹ là chủ trương của tổng thống Joe Biden, được báo Le Figaro dành hai trang đề cập. Nhật báo thiên hữu nhận định chủ trương cứng rắn của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump sẽ vẫn được ông Joe Biden duy trì nhưng bằng một chiến lược khác.

Theo Le Figaro, từ khi lên nhậm chức, ông Joe Biden thể hiện ít nhất ba điểm khác biệt với người tiền nhiệm.

Thứ nhất, ông không vồ vập gọi điện ngay cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như tổng thống Trump từng làm, nhằm giữ khoảng cách với với nhà lãnh đạo từng bị ông gọi là "tên du côn" khi vận động tranh cử. Ba tuần, sau khi gọi điện hết cho các đồng minh, đối tác trên thế giới, ông gọi điện nguyên thủ Trung Quốc vào ngày 12/02, nhân dịp Tết Nguyên đán.

Mọi bất đồng đều được ông Biden nêu trong cuộc điện đàm dài hai tiếng. Washington đề cao "bảo vệ an ninh, sự phồn vinh, cách sống của dân tộc Mỹ", duy trì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương "tự do và mở" trong khi Trung Quốc liên tục tiến các quân cờ ở Châu Á. Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" về "các biện pháp đối xử bất công và cưỡng bức" của Trung Quốc, trấn áp ở Hồng Kông, "vi phạm nhân quyền" ở Tân Cương…

Chủ tịch Trung Quốc công nhận "những bất đồng" nhưng nhắc đến "hợp tác" và "tôn trọng lẫn nhau", đồng thời đặt ra vài lằn ranh đỏ mà Washington phải "thận trọng" : Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương là "chuyện nội bộ" của Trung Quốc.

Thứ hai, thời gian ba tuần còn được giải thích ở việc tổng thống Mỹ muốn tham khảo ý kiến của các đồng minh và đối tác về kế sách đối phó với Trung Quốc. Nói một cách khác, ông Joe Biden muốn có sức mạnh "tập thể" và phương sách "có tổ chức", khác với thái độ khó lường, bốc đồng của ông Donald Trump.

Một mặt trận quốc tế chống Bắc Kinh về thương mại, công nghệ, quân sự đã được ông Biden phác họa sau các cuộc điện đàm với nhiều nhà lãnh đạo, như thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hay thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Ngoài ra, theo Le Figaro, ông Joe Biden cũng sẽ chú ý đến ngoại giao cá nhân nhưng phải biết rõ đối thủ của mình. Theo tổng thống Mỹ, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một người "rất cứng rắn, rất thông minh" và "không có một chút dân chủ nào ở trong người".

Cuối cùng, chính quyền Mỹ hiện nay đồng tình về chính sách phải "cứng rắn" với Bắc Kinh của tổng thống Donald Trump, nhưng hứa đưa ra một "phương pháp" dù tạm thời vẫn "kiệm lời về những chi tiết liên quan đến chiến lược Châu Á", theo quan sát của báo Le Figaro.

Tuy nhiên, đội ngũ quan chức đảm nhiệm các trọng trách liên quan đến Trung Quốc có thể khẳng định quyết tâm phòng thủ của Washington. Ngoài ra, chính quyền Biden còn muốn chứng tỏ một điều : "Sẽ không lặp lại sai lầm dưới thời chính quyền Obama", theo nhận định của bà Bonnie Glaser, chuyên gia của trung tâm CSIS tại Washington. Ông Obama là người đưa ra chiến lược "xoay trục sang Châu Á", nhưng Tập Cận Bình đã nhanh chân hơn ở Biển Đông, xây 7 đảo nhân tạo và đòi chủ quyền ở vùng biển chiến lược này.

Về phản ứng từ phía Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, khẳng định : "Không một thế lực nào có thể ngăn được sự phát triển của Trung Quốc".

Nhìn vào quyết tâm được cả Washington và Bắc Kinh thể hiện, có ít chỗ cho thỏa hiệp, Le Figaro kết luận.

"Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thách thức lớn hơn cả Liên Xô"

Cuộc đối đầu Mỹ-Trung ở Đông Nam Á khiến Singapore lo ngại leo thang căng thẳng. Trả lời phỏng vấn nhà báo Sébastien Falletti của Le Figaro, ngoại trưởng Singapore nhận định "đối với Mỹ, Trung Quốc là một thách thức chiến lược còn vượt xa cả Liên Xô, thậm chí mạnh hơn cả thời Chiến tranh lạnh". Nếu hai bên không tìm được một thỏa hiệp, một phần lớn thịnh vượng và hòa bình mà chúng ta đang có sẽ bị đe dọa.

Ngoại trưởng Singapore nhắc lại Đông Nam Á không phải là một "chiến trường" nhưng là một "đấu trường của cơ hội". Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có những cơ hội quan trọng ở Đông Nam Á và "sẽ không khôn ngoan nếu tìm cách biến chúng tôi thành chư hầu hay bắt chúng tôi chọn phe", theo cảnh báo của ngoại trưởng Singapore.

Phương Tây bị cuốn vào chuyện cổ tích dân chủ ở Miến Điện

Cuộc đảo chính ở Miến Điện tiếp tục là chủ đề được các báo Libération, Le Figaro, Le Monde đề cập.

Le Monde ví cuộc đời của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi là "một thảm kịch không hồi kết". Bà bị phương Tây chỉ trích vì thỏa hiệp với tập đoàn quân sự, không lên tiếng bảo vệ người Hồi giáo Rohingya bị truy bức, bị đòi thu lại giải thưởng Nobel Hòa Bình danh giá. Nhưng đối với người dân trong nước, bà vẫn là một hình tượng. Bà sống một phần cuộc đời trong giam lỏng và giờ lại bị tạm giam, ít nhất đến ngày 01/03 để ra hầu tòa.

Nhật báo Kinh tế Les Echos trở lại những cuộc biểu tình tại Miến Điện và chiến lược bịt miệng thông tin của quân đội bằng cách cắt internet, triển khai lực lượng trên thực địa để đe dọa người biểu tình. Les Echos cho rằng "Tại Miến Điện : Người biểu tình và quân đội gần điểm tan vỡ".

Riêng Libération đăng bài phỏng vấn chi tiết với nhà sử học Thant Myint-U, từng làm cố vấn tổng thống, về mối quan hệ căng thẳng giữa bà Aung San Suu Kyi và giới tướng lĩnh, đặc biệt là với phe của thống tướng Min Aung Hlaing hiện nay.

Theo nhà sử học, bà Aung San Suu Kyi không đánh giá thấp giới tướng lĩnh nhưng có lẽ đặt niềm tin vào việc hòa giải với quân đội. Và đây chính là điểm mà phương Tây đã không hiểu được. Phương Tây đã không hiểu được các bước chuyển biến hướng đến một chính phủ cởi mở hơn sau năm 2010 bấp bênh đến mức nào. Phương Tây bị lôi cuốn vào câu chuyện cổ tích về nền dân chủ mà không tính đến thực tế Miến Điện phải chịu nội chiến trong 75 năm, với vài trăm tổ chức vũ trang không chính quy và các lực lượng ly khai, một nền công nghiệp ma túy lên đến 75 tỉ đô la hàng năm và đã sống trong suốt 5 thập niên dưới thời độc tài và bị cô lập với thế giới.

Về khả năng trừng phạt nhắm vào giới tướng lĩnh và các doanh nghiệp liên quan đến quân đội, được nhiều nước nêu lên, ông Thant Myint-U cho rằng đó không phải là một giải pháp hay vì các biện pháp trừng phạt trong suốt 20 năm chỉ mang lại kết quả thảm hại. Hàng triệu người dân bị nghèo đi, bươn chải kiếm sống qua ngày. Theo ông, cần phải khẩn trương phát triển, cổ vũ tự do chính trị và tôn trọng nhân quyền. Quốc tế đã bỏ lỡ thời điểm vàng để hòa giải, vào tháng 11, tháng 12/2020 khi căng thẳng bắt đầu dâng cao. Còn hiện tại, mọi ý định hòa giải có rất ít cơ may thành công.

Bruxelles tung chiến dịch chống các biến thể của virus corona

Sau khi bị chỉ trích vì chiến dịch tiêm phòng bị chậm, vac-xin bị thiếu, Ủy Ban Châu Âu muốn thể hiện vai trò tuyến đầu đối phó với những biến thể của virus đang lan rộng.

"Xét nghiệm, nghiên cứu, vac-xin : Bruxelles sẵn sàng chống lại các biến thể" của virus corona, theo báo Les Echos. Kế hoạch mang tên "Hera incubator" được chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen trình bày ngày 17/02 và dự kiến hoạt động vào đầu năm 2023. Dự án sẽ tập trung vào việc cung cấp tài chính để tìm hiểm sâu hơn về những biến thể này. Châu Âu cũng muốn tạo thuận lợi và phát triển thử nghiệm lâm sàng để các nhà sản xuất có thể có những điều kiện tốt hơn để thích ứng các loại vac-xin.

Le Figaro đi sâu hơn vào ba điểm chính của kế hoạch trong bài : "Liên Hiệp Châu Âu trang bị chống biến thể" : phát hiện sớm các biến thể, tăng tốc cấp giấy phép các vac-xin thích ứng, gia tăng sản xuất vac-xin tại Châu Âu.

Bruxelles hiện ký 6 hợp đồng với các nhà sản xuất. Một số điều khoản được sửa đổi liên quan đến các biến thể mới. Ngoài ra sẽ có thêm nhiều hợp đồng cung ứng vac-xin sẽ được ký. Tổng cộng Liên Hiệp Châu Âu đã ký mua 2,6 tỉ liều vac-xin chống Covid-19. "Vac-xin thứ tư đang được nghiên cứu cho Châu Âu", theo thông tin của La Croix. Tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson đã nộp giấy xin phép lên Cơ quan Dược phẩm Châu Âu. Kết quả sẽ được đưa ra vào khoảng giữa tháng Ba.

Pháp vũ trang chống tin tặc

Nhiều doanh nghiệp, bệnh viện tại Pháp trở thành đối tượng tin tặc đòi trả tiền chuộc, trong đó vụ mới nhất là bệnh viện Villefrance-sur-Saône (tỉnh Rhône). Nhật báo Le Monde có bài điều tra : "Pháp đối phó với tình trạng tin tặc mã độc như thế nào ?". Còn Le Figaro đưa tin : "Để đối phó với hàng loạt vụ tấn công, Pháp tăng tốc chiến lược an ninh mạng".

Số vụ tấn công tin tặc tăng chóng mặt trong năm 2020, lên đến 192 vụ so với 54 vụ trong năm 2019, theo số liệu của Cơ quan an ninh hệ thống tin học quốc gia Pháp (Anssi). Một chuyên gia, được trích dẫn trong bài điều tra của báo Le Monde, nhận định những kẻ tin tặc cho rằng "nếu họ tấn công một bệnh viện vào thời dịch Covid-19, Nhà nước sẽ trả tiền chuộc". Ngoài ra, đại tá Fabienne Lopez, phụ trách C3N, đơn vị chuyên trách của Hiến Binh Pháp, còn nhận thấy : "Năm 2020, có rất nhiều chủng loại (mã độc) hung hăng hơn. Chúng tôi có cảm giác là đằng sau là cả một nhóm có tổ chức hơn, nhắm vào nhiều công ty lớn hơn với những khoản tiền chuộc lên đến vài triệu euro". Nếu đe dọa đòi tiền chuộc không thành công, những nhóm tin tặc dọa mang bán đấu giá dữ liệu đánh cắp được. Và nhiều công ty đã phải trả tiền.

Ai là thủ phạm ? Rất khó xác định được do "các cuộc tấn công đều được tiến hành từ nhiều nước, thậm chí chính quyền nước đó còn bảo vệ tin tặc", theo phát biểu của ông Guillaume Poupard, giám đốc Anssi trong một buổi họp báo.

Các nhà điều tra của Pháp đã có những tiến bộ quan trọng trong năm 2020, theo phóng sự của Le Monde. Tuy nhiên, "Trước các vụ tấn công liên tiếp, Pháp tăng tốc chiến lược an ninh mạng". Le Figaro cho biết chính phủ sẽ đầu tư thêm 1 tỉ euro từ giờ đến năm 2025 để nâng cấp chung toàn bộ hệ thống bảo mật và tăng tốc phát triển nhánh công nghiệp Pháp trong lĩnh vực chiến lược này.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Sau nhiều tháng Đảng Cộng hòa lo ngại rằng Joe Biden sẽ mềm mỏng với Bắc Kinh, tân Tổng thống Mỹ đã nhận được lời khen ngợi bất ngờ từ một nhân vật diều hâu chống Trung Quốc hàng đầu sau chưa đầy hai tuần ở Nhà Trắng.

hawk1

Binh sĩ Trung Quốc diễn tập tuần tra bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh © Reuters

Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia cuối cùng của Donald Trump phát biểu tại một sự kiện của Viện Hòa bình Hoa Kỳ với người kế nhiệm, Jake Sullivan, rằng "Tổng thống Biden [và nhóm của ông] đang có một khởi đầu tuyệt vời trong vấn đề Trung Quốc".

Sau bốn năm chính sách đầy biến động, các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kỳ vọng sẽ có một cách tiếp cận mang tính cấu trúc hơn dưới thời Biden. Tuy nhiên, các chuyên gia đang theo dõi sát sao các dấu hiệu cho thấy ông sẽ có thái độ diều hâu đến đâu trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Hoa Kỳ.

"Sự lo lắng về chính sách Trung Quốc của Biden là rất lớn. Điều này đặc việt đúng ở Washinton khi nhiều người lo lắng rằng Biden có thể quay lại cách tiếp cận của Obama những năm giữa thập niên 2010", theo lời Eric Sayers, một chuyên gia an ninh Châu Á tại viện American Enterprise Institute. Sayers nói Nhật Bản và Đài Loan cũng rất lo lắng.

Nhà Trắng cho biết Biden sẽ có "sự kiên nhẫn" khi ông xây dựng chính sách Trung Quốc của mình. Tuy nhiên, ông đã đưa ra chỉ dấu về hướng đi trong tương lai thể hiện qua phản ứng của chính quyền đối với các sự kiện ở Châu Á và cách một số ứng viên nội các của ông trả lời trong các phiên điều trần bổ nhiệm tại Thượng viện.

Một ví dụ rõ ràng là ở Đài Loan. Trước khi đặt chân vào Nhà Trắng, Biden đã mời Hsiao Bi-khim (Đại diện Đài Loan tại Mỹ – NBT) trở thành đại diện đầu tiên của Đài Loan từng dự một lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ.

Ba ngày sau, bộ ngoại giao Mỹ cảnh báo Trung Quốc ngừng cố gắng đe dọa Đài Loan sau khi máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan và mô phỏng các cuộc tấn công vào một tàu sân bay Mỹ gần đó.

Trong phiên điều trần bổ nhiệm mình, ngoại trưởng Antony Blinken nói rằng ông Trump đã đúng khi cứng rắn hơn với Trung Quốc. Sau đó, ông đồng ý rằng sự đàn áp của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương là một "tội ác diệt chủng".

Tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ, Sullivan cho biết Biden sẽ làm việc với các đồng minh về vấn đề Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nói rằng ông sẵn sàng "áp đặt các chi phí lên những gì Trung Quốc đang làm ở Tân Cương, ở Hồng Kông, cũng như những sự hiếu chiến và đe dọa mà Trung Quốc đang nhắm vào Đài Loan".

Những lời này là dấu hiệu cho thấy Biden sẽ cứng rắn hơn so với thời làm phó tổng thống trong chính quyền Obama, khi các quan chức thường nói về việc khuyến khích Bắc Kinh trở thành một "bên liên quan có trách nhiệm".

Lindsay Gorman, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Mỹ, cho biết : "Giả thuyết cho rằng sự can dự kinh tế nhiều hơn với Trung Quốc sẽ biến nước này thành một bên liên quan có trách nhiệm trên trường thế giới đã được chứng minh là sai lầm – thời đại hoạch định chính sách kiểu đó của Mỹ đã qua".

"Những kỳ vọng về việc chính sách Biden ‘mềm mỏng đối với Trung Quốc’ không phù hợp với thực tế trong bối cảnh các nền dân chủ phải đối mặt với các mối đe dọa từ các chế độ độc tài trên toàn thế giới".

Trong khi ông Biden đã có những hành động được một số nhân vật diều hâu hoan nghênh, nhóm của ông cũng gây lo ngại.

Trong phiên điều trần xác nhận việc bổ nhiệm mình, Gina Raimondo, ứng cử viên bộ trưởng thương mại, đã từ chối cam kết giữ nguyên Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, trong "danh sách thực thể" – điều khiến các công ty Mỹ rất khó xuất khẩu công nghệ cho các công ty nằm trong danh sách.

Michael McCaul, thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết việc Raimando không đưa ra cam kết trên là điều "đáng chú ý và thực sự đáng lo ngại". Tại Thượng viện, Marco Rubio và một số nhân vật diều hâu khác của Đảng Cộng hòa, bao gồm cả Tom Cotton, cũng đã lên tiếng, báo hiệu một trở ngại lớn đối với việc xác nhận bà đảm nhận vị trí này.

Một cựu quan chức cấp cao cho biết ông Biden sẽ phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ các quan chức chuyên nghiệp lâu năm nếu ông có cách tiếp cận mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc trong các vấn đề như Huawei, nói rằng sẽ có sự "bất đồng mạnh mẽ".

Một số nhà phê bình cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo khi ông Biden chưa đưa ra lệnh cấm – do chính quyền Trump đề xuất – đối với các công ty Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc bị cáo buộc có quan hệ với quân đội nước này. Nhưng một số chuyên gia nói rằng nhóm của ông muốn có thêm thời gian để làm rõ một chính sách vốn đã tạo ra sự bối rối trên thị trường tài chính và nói rằng ông ít khả năng sẽ đảo ngược hướng đi vì áp lực từ Quốc hội.

Paul Haenle, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) dưới thời George W Bush và Barack Obama, cho biết Biden cho đến nay đã "làm đúng" trong vấn đề Trung Quốc.

"Chính quyền Trump đã đúng khi thực hiện một sự thay đổi, nhưng cách họ thực hiện lại tự chuốc lấy thất bại, rất không mạch lạc và mang tính phân tán", Haenle nói và bổ sung rằng chính quyền mới cũng sẽ phải đối mặt với việc Quốc hội ủng hộ một cách tiếp cận cứng rắn hơn để đối phó với Trung Quốc.

"Sự thay đổi ở Quốc hội dựa trên đồng thuận lưỡng đảng. Có những thành viên Đảng Dân chủ không muốn một cách tiếp cận mềm mỏng hơn, "ông nói. "Điều cốt yếu là phải có một cách tiếp cận thông minh phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ".

Một số thành viên Đảng Dân chủ lo lắng rằng John Kerry, người phụ trách vấn đề khí hậu quốc tế và là bạn hữu của ông Biden, có thể thúc đẩy tổng thống thỏa hiệp với Trung Quốc để đạt được các thỏa thuận về khí hậu. Điều này khiến vị cựu ngoại trưởng phải lên tiếng thanh minh : "Tôi biết một số người đã lo ngại. Nhưng sẽ không có sự đánh đổi giữa vấn đề này với vấn đề khác", ông nói.

Mối quan ngại đó cũng đã được xoa dịu phần nào nhờ việc chỉ định Kurt Campbell, một nhân vật diều hâu chống Trung Quốc, làm người điều phối chính sách Châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia, và việc bổ nhiệm một nhóm chuyên gia Trung Quốc thế hệ tiếp theo, những người được coi là có quan điểm diều hâu hơn về Trung Quốc, bao gồm Laura Rosenberger tại Hội đồng An ninh Quốc gia, và Kelly Magsamen và Ely Ratner tại Lầu Năm Góc.

Sayers nói : "Một thế hệ chuyên gia Châu Á mới đã xuất hiện trong Đảng Dân chủ, những người có cách tiếp cận mang tư duy cạnh tranh hơn đối với Bắc Kinh. Đây là nhóm hiện đang chuyển sang các vị trí quản lý cấp trung trong khắp chính quyền và đây là điều khiến tôi cảm thấy yên tâm".

Demetri Sevastopulo

Nguyên tác :"Biden shows his hawkish side on China", Financial Times, 31/01/2021.

Trần Hùng dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/02/2021

Published in Diễn đàn

Vào thế k 15, Trung Quc đng đu thế gii v kinh tế, quân s. Các triu đình Minh, Thanh còn c "sc mnh mm" nh nh hưởng trên các nước láng ging. T thế k 19, Trung Quc đã suy sp. Hin nay Tp Cn Bình c đng cho "Trung Quc Mng" đ tái lp vai trò bá ch cũ. M và Trung Quc s tranh giành nh hưởng trên thế gii trong mt thế h ti, nếu không nói là trong c thế k 21.

biden1

Ông Biden và ông Tp ti Andrews Air Force Base, Maryland, 2015.

Trong cuc cnh tranh này, mt nhược đim ca nước M là chính sách ngoi giao luôn thay đi. Chính ph M lên xung theo chu kỳ các cuc bu c. Các đng chính tr, Cng Hòa và Dân ch, phi chiu theo dư lun dân chúng vì nhu cu tranh c. Mà dân M thường ch nhìn vào các vn đ thiết thc ca h, không coi các chính sách ngoi giao là quan trng. Mi chính ph mi lên li có th đo ngược các chính sách bang giao, khiến người ta cm thy nước M không có mt chiến lược lâu dài.

Điu may mn là hin nay tt c mi người M đu coi Trung Quốc là mt đi th lâu dài, nguy him nht. Điu này được th hin rõ ràng trong quc hi ; c hai đng suy nghĩ ging nhau, đng ý phi đi phó vi Trung Quốc. Nhng đi th nh như Iran, Cuba, đáng quan tâm nhưng không đáng s. Còn nước Nga, hin càng ngày càng đi xung, dù bên ngoài vn làm ra v mnh.

Nhng v "tin tc" (hackers) xâm nhp vào máy đin tóa n ca các công ty và chính quyn M, mà mi người coi ch có gung máy gián đip ca Nga mi có kh năng thc hin, cho thy Vladimir Putin cũng nguy him không khác gì Tp Cn Bình. Nhưng hành đng len li vào các h thng đin tóa n đ có th làm tê lit, hoc điu đng theo ý mun, đ nhm vào mc tiêu nào ? Gián đip Nga có th phát ra các lnh làm xáo trn hot đng ca các ngân hàng, các nhà máy đin, hi cng hay phi trường, cho đến cơ quan nguyên t lc M ; nhưng sau đó h s làm gì đ có li cho nước Nga và chính quyn Nga ?

Nhng hot đng phá hoi quy mô đó ch có li cho Nga nếu mt cuc chiến tranh toàn din gia hai quc gia. Mà chc chn ông Putin không mun điu này xy ra ; bi vì cui cùng ch có Trung Quốc hưởng li. Vì thế, đi th ln nht ca M trên thế gii vn là Trung Quốc.

Cuc cnh tranh gia hai cường quc s có tính cách toàn din, nhưng quân s không phi là mt quan trng nht. Nước M đã thng trong cuc chiến tranh lnh thế k trước là do sc mnh kinh tế và sc hp dn ca lý tưởng t do. Điu này ti nay vn đúng. Sc mnh lâu dài ca nước M là "sc mnh mm", biu hin trong li sng ca mt "xã hi m" người dân được sng t do. Sc mnh mm này ch có th được thi th khi nước M to được nim tin ca các dân tc khác, các quc gia khác. Cho nên bên cnh cuc chy đua kinh tế, M phi liên kết mnh hơn vi các dân tc cùng theo chế đ dân ch t do, vượt lên trên nhng xung khc quyn li nht thi.

Trên mt kinh tế, Trung Quốc có mt chiến lược lâu dài. Tp Cn Bình đã c đng cho kế hoch Mt Vành Đai, Mt Con Đường, khai thác các qung m Châu Phi và gia tăng trao đi vi các nước Châu M La Tinh.

Trung Quốc đã chiếm ch ca M, tr thành nước giao thương ln nht vi vùng Nam M, ngoài Mexico. Năm 2019, các nước này trao đi 223 t USD hàng hóa vi Trung Quốc, ch có 198 t USD vi M. Trung Quốc đã cho các nước trong vùng vay n nhiu t đô la, trong chiến lược dùng tin n đ ràng buc lâu dài mà Bc Kinh đã áp dng khp thế gii. Trung Quốc nhm vào các qung m đng trong vùng núi Andes, mua nông sn và tht ca Argentine và Brazil. Cu tng thng Bolivia, ông Jorge Quiroga nói, "Người ta hi tôi thích M hay Trung Quc hơn, tôi tr li : Brazil ! Li hi tôi, sau Brazil là nước nào, tôi nói, Trung Quc ! Chính ph mi M phi xét li nhng mi bang giao này.

Ti Châu Á, sau khi chính ph M rút ra khi tha ước Hp tác Châu Á Thái Bình Dương (TPP), bây gi M không th tr li tham d tha ước mi thay thế TPP dù 11 nước còn li vn gi. Vì h s đt ra các điu kin mi mà quc hi M không th chp thun. Trong khi đó Trung Quốc đã xúc tiến đ ký kết tha ước RCEP vi các nước Đông Nam Á cùng Nam Hàn, Nht Bn, Australia và New Zealand. Nhưng RCEP là mt tha ước sơ sài và rt yếu, cho nên M vn có th xúc tiến vic liên kết vi các quc gia Châu Á đ to mt liên minh kinh tế mnh hơn. Điu này có th thc hin được nếu chính ph mi M t ra thiết tha mun ni cht li các quan h thương mi. Và các nước Á Đông đang trông đi du hiu đó.

Cnh tranh kinh tế trong thi gian ti s là mt cuc chy đua k thut, trong các lãnh vc vin thông và trí khôn nhân to. Nước nào mnh hơn s dn đu thế gii trong vic n đnh các tiêu chun cho các nước khác cùng theo. Nếu M thng thế, các chế đ dân ch s thng, nếu Trung Quốc mnh hơn, quyn t do ca các dân tc đu b đe da.

Trong hai năm qua, chính ph và quc hi M đã chú trng ti mt trn này khi dùng các bin pháp ngăn chn không cho các công ty Trung Quc như Huawei chiếm lĩnh th trường vin thông 5G Châu Âu cũng như trong các nước khác. M đã được các nước Châu Âu ng h trong kế hoch không cho các công ty Trung Quốc xâm nhp, vì quyn li ca chính h.

Mt li thế ca M là Trung Quc hin nay còn l thuc vào vic nhp cng cht bán dn (semiconductor) đ chế to các chip đin t hin đi nht. M còn tiếp tc gi được li thế này trong hàng chc năm ti. M đã cm các công ty M, và các công ty Châu Âu, Úc, Nht Bn, Nam Hàn, vân vân đang dùng đ ca M, không được cung cp các chip mnh nht cho Huawei và ZET. n Đ cũng cm các công ty ln Trung Quốc như Alibaba, TenCent, TikTok. Nhưng chiến thut này không th tiếp tc v lâu v dài. Các xí nghip s tìm cách "xé rào", có th m ra nhng trung tâm nghiên cu và sn xut trong lc đa Trung Hoa, giúp Trung Quốc thóa t nn và phát trin thêm.

Chính quyn mi M s phi áp dng mt chiến thut cô lp hóa Trung Quốc bng cách liên minh vi các nước hin đang dn đu v cht bán dn và chế to chip. Khi M và mt s nước như Đài Loan và Nam Hàn đng ý lp mt hàng rào k thut ngăn cn Trung Quốc, thì hiu qu s chc chn và vng vàng hơn.

Nhưng chính ph M làm cách nào bin h cho cuc liên minh này, khi các nước khác thy chính h b thit hi v kinh tế ?

Mt cách thuyết phc các đng minh đó là nhu cu liên kết gia nước t do dân ch trước mi đe da ca chế đ cng sn Trung Hoa đang làm sng li tham vng đế quc ngàn đi.

Chính ph M cn chng t cho các nước Đài Loan, Nht Bn, Úc, Nam Hàn và các nước Châu Âu rng các quc gia dân ch cn đoàn kết trước mi đe da ca mt nước đc tài đàn áp dân Tây Tng, Tân Cương, li nuôi gic mng khuynh đo thế gii.

Nước M phi làm sng li nim tin vào chế đ t do dân ch, trong lòng người dân các nước đng minh Châu Á. Chế đ dân ch mang mt nhược đim ni ti, không th thay đi được, là lúc nào cũng cha đng các mi xung đt, có khi sinh ra chia r gay go. Nhưng chế đ dân ch có mt sc mnh là luôn luôn biết cách t ci thin đ tiến ti. Cuc bu c M va qua cho c thế gii thy là ngay c khi người ta chia r trm trng, lúc người dân đã b phiếu ri thì th chế dân ch càng vng chc hơn. Vì nhng nn tng như chế đ phân quyn, tinh thn trng pháp, vn còn, không thay đi.

Cho nên, mt nhim v ca chính quyn mi M là cng c nim tin vào li sng trong các "xã hi m". Các nước dân ch Châu Á s là đng minh lâu đi ca M, s hp tác vi M đ m rng li sng dân ch t do cho người dân các nước khác trong vùng được hưởng.

Đó là chiến lược bn b mà nước M phi nm chc trong cuc chy đua kinh tế và thi th sc mnh mm vi mt chế đ đc tài vn ôm gic mng đế quc lâu đi là Cng sn Trung Quc.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 21/12/2020

Published in Diễn đàn

Bầu cử tổng thống Mỹ, chiến thắng đắng cay cho Biden

Thành công của ông Donald Trump là đã gắn bó được những người da trắng thuộc giới bình dân với người giàu có, đây là liên minh trong mơ của các đảng cánh hữu trên thế giới.

nhatrang1

Đường vào Nhà Trắng còn nhiều chông gai cho tổng thống tân cử Joe Biden.  AFP – Joshua Roberts

Le Point đăng ảnh ba nhà khoa học với câu hỏi "Hậu vaccin : Khi nào và làm sao chúng ta có thể thoát nạn". L’Expressthở phào "Cuối cùng cũng đã có được hy vọng", với bức ảnh tượng trưng là một lọ thuốc và ống chích trên trang bìa. L’Obs tuần này dành chủ đề cho cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Courrier Internationalchạy tựa "Hồi giáo cực đoan, thách thức của dân chủ". Ở trang trong, các tuần báo Pháp tiếp tục bàn tán về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và mối quan hệ với Trung Quốc, bên cạnh đó là tình hình bi thảm ở Armenia.

Chiến thắng mang vị đắng cho Biden

L’Obsphàn nàn về "Chiến thắng đắng nghét ở Hoa Kỳ" : làn sóng xanh Dân chủ được cho là sẽ tràn ngập Florida hay Texas đã không diễn ra, chiến thắng khít khao của Joe Biden tại các swing state khiến phải mỏi mòn chờ đợi kết quả chung cuộc. Ông Donald Trump, cứ ngỡ sẽ đại bại vì Covid, đã chống chọi mạnh mẽ hơn dự đoán.

Trong số những hậu quả có thể là Thượng Viện vẫn do Cộng hòa kiểm soát. Cho dù ông Biden kêu gọi đoàn kết, sự phân cực chính trị vẫn bền bỉ. Có hai nước Mỹ đối mặt với nhau, thù ghét nhau hơn bao giờ hết. Trả lời câu "Bạn có bất bình khi con cái kết hôn với một người Dân chủ ?", những phụ huynh Cộng hòa hồi năm 1960 chỉ có 5% xác nhận, còn giờ đây đến 50%.

Dấu ấn chính chia rẽ nước Mỹ là chủng tộc. Có 57% người da trắng bầu cho ông Trump, 72% người da màu bầu cho Biden, cho dù Donald Trump được nhiều phiếu của người Mỹ la-tinh hơn dự kiến. Hố cách biệt thứ hai là giáo dục : 2/3 người Mỹ da trắng không có bằng đại học đã chọn ông Trump, họ chiếm 31% cử tri Mỹ. Nếu cử tri của Biden sống ở các đô thị lớn, cử tri ông Trump ở các thành phố nhỏ và vùng quê.

Thành công của ông Donald Trump là đã gắn bó được những người da trắng thuộc giới bình dân với người giàu có, đây là liên minh trong mơ của các đảng cánh hữu trên thế giới. Được bầu lên nhờ tâm lý ghét Donald Trump thay vì chương trình hành động của mình, ông Joe Biden sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Chiến thắng được dự báo của Cộng hòa tại Thượng Viện có thể là "nụ hôn thần chết" của Donald Trump dành cho người kế nhiệm.

Donald Trump, cánh chim báo trước cơn bão chống toàn cầu hóa

Trả lời phỏng vấn của L’Express, nhà chính trị học Bertrand Badie nhận định việc chối từ toàn cầu hóa, nguyên nhân thành công của phe dân túy, buộc phải suy nghĩ lại toàn bộ về quan hệ giữa các Nhà nước.

Theo ông, ngoài tính cách cá nhân của đương kim tổng thống Mỹ, "chủ nghĩa Trump" đã bộc lộ khuynh hướng bác bỏ toàn cầu hóa, mà mãi đến 30 năm sau người ta mới nhận ra tác động bất ổn sâu sắc. Nếu những chỉ trích không được nhận ra, trước hết là do sự cổ vũ của các nhà kinh tế nổi tiếng nhất như Milton Friedman. Nó đặt lại vấn đề cân bằng bản sắc quốc gia, do luồng người nhập cư đã làm thay dổi cấu trúc xã hội nước Mỹ, người da trắng có nguy cơ trở thành thiểu số ngay trên đất nước mình. Phe tân tự do cho rằng tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ tăng trưởng, nhưng trên thực tế toàn cầu hóa chỉ làm giàu cho 1% người giàu nhất trong xã hội Mỹ.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, toàn cầu hóa dần dà vượt khỏi tầm tay của các nhà nước. Giới công nhân và giai cấp trung lưu cảm thấy bị bỏ rơi. Năm 2019 là dấu chỉ : trên cả năm lục địa đều dấy lên những phong trào phản kháng, từ Áo Vàng ở Pháp đến các cuộc nổi dậy ở Sudan, Chile, Lebanon, Algéria, Iraq… Tất cả đều có một điểm chung là yêu sách về điều kiện sống, như việc tăng giá vé métro ở Santiago, giá bánh mì ở Sudan, đánh thuế WhatsApp ở Lebanon…

Chính sách Trung Quốc của Joe Biden : Trump + Obama

Về phần ứng cử viên Dân chủ được truyền thông cho là tân tổng thống, The Economist nói về chính sách Trung Quốc của ông Joe Biden. Theo tuần báo Anh, đó sẽ là sự kết hợp giữa ông Trump và Obama.

Hồi đầu chiến dịch tranh cử, Biden bác bỏ quan điểm Trung Quốc là rất đáng lo ngại. Tháng 5/2019, ông chế giễu : "Trung Quốc sẽ xơi mất bữa trưa của chúng ta chăng ? (…) Họ không phải là người xấu, sẽ không cạnh tranh với chúng ta". Sau khi thấy Donald Trump thu hút được nhiều người ủng hộ nhờ nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc, Joe Biden mới thôi phát biểu như thế.

Các đối thủ đả kích, cho rằng Biden ngây thơ trước Bắc Kinh. Ngay cả một số cố vấn của ông cũng lo lắng, vì Biden vẫn khoe đã trải qua nhiều giờ với Tập Cận Bình khi còn là phó tổng thống thời Obama. Trong khi vận động tranh cử, Biden thay đổi, gọi Tập Cận Bình là "côn đồ", chỉ trích ông Trump vì đã khoan dung với ông Tập trong thời gian đầu dịch mới xuất hiện, và kết thúc chiến dịch với lời hứa hẹn sẽ cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên ông chỉ gọi Bắc Kinh là "người cạnh tranh lớn nhất", chứ không coi là "mối đe dọa lớn nhất".

The Economist cho rằng chính sách của Biden sẽ là một sự phối hợp : nghi kỵ Bắc Kinh như ông Trump, và thận trọng trong các vấn đề chiến lược, như Obama. Biden sẽ bị ràng buộc bởi một Quốc hội đã trở nên thù địch hơn với Trung Quốc trong những năm gần đây. Với một Thượng Viện do Cộng hòa nắm, ông khó thể bổ nhiệm những nhân vật quá thân thiết với Bắc Kinh. Dư luận của tác động đến chính sách – suy nghĩ tiêu cực về Trung Quốc của dân Mỹ đã đạt đến mức độ lịch sử.

Biden sẽ thừa hưởng cuộc chiến tranh thương mại. Tuy không thích dùng vũ khí thuế quan như Donald Trump, nhưng cũng khó có việc Joe Biden nhanh chóng dỡ bỏ các sắc thuế đánh lên hàng Trung Quốc, để gây áp lực trước mắt trong đàm phán thương mại và các vấn đề khác. Ông cũng khó thể quay lại với TPP. Biden tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng tránh gởi các quan chức cao cấp đến đảo quốc – các cố vấn của ông cho là một sự khiêu khích không cần thiết. Một số biện pháp cứng rắn được duy trì như bóp nghẹt Hoa Vi (Huawei), hạn chế các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc, tách rời lãnh vực công nghệ cao.

Tập Cận Bình sẽ tìm cách "nắn gân" Biden ?

Về quân sự, chính quyền Biden tiếp tục củng cố Bộ Tứ (Quad), tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông và eo biển Đài Loan, trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc là Mỹ sẽ hoạt động tích cực tại Châu Á – một số nhà ngoại giao trong khu vực than phiền là ông Obama chỉ xoay trục nửa vời.

Các biện pháp trừng phạt được tổng thống Trump áp đặt vì vi phạm nhân quyền, trong đó có vấn đề Hồng Kông, Tân Cương được cho là sẽ giữ nguyên, tuy không còn những phát biểu nảy lửa như ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Tư Pháp William Barr – đã gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc là mối đe dọa cho thế giới tự do. Song song đó Biden có thể dỡ bỏ việc hạn chế cấp visa cho sinh viên Trung Quốc, không gọi "virus Vũ Hán", quay trở lại với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hợp tác với Bắc Kinh trong vấn đê môi trường…

Các cố vấn khuyên Joe Biden đợi lâu hơn thường lệ trước khi nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình, không nghe lời ngon lẽ ngọt của ông Tập về một khuôn khổ mới trong quan hệ. Chắc chắn Tập Cận Bình sẽ tìm cách "nắn gân" Joe Biden : đang chuẩn bị cho đại hội đảng năm 2022, Tập không muốn tỏ ra yếu kém. Sự đáp trả của Biden trước những khiêu khích của Bắc Kinh còn tùy vào lời khuyên của các cố vấn. Một số "cựu chiến binh" thời Obama muốn tránh đối đầu, số khác muốn bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công.

Tuần báo Anh nhận định, quan điểm về Trung Quốc của các nhân vật từng làm việc với Obama giờ đầy đã xích lại gần hơn với các quan chức của Donald Trump. Về nhân sự cho ê-kíp mới, bà Susan Rice khó thể trở thành ngoại trưởng vì phe Cộng hòa cho rằng bà chịu một phần trách nhiệm trong sự thất bại của Obama trước Trung Quốc. Có thể chức vụ này sẽ được giao cho ông Antony Blinken hay Christopher Coons, còn bà Michèle Flournoy được cho là sẽ nắm Lầu Năm Góc.

Trung Quốc, người khổng lồ chân đất sét

Nhưng đối với nhà chính trị học Mỹ Michael Beckley, Trung Quốc chỉ là "người khổng lồ chân đất sét". Trả lời phỏng vấn của Le Point, ông nhận định Bắc Kinh không thể sánh được với Washington, lại càng không thể vượt qua được Hoa Kỳ.

Theo chuyên gia Beckley, Trung Quốc nghèo hơn, kém phát triển hơn so với những gì mô tả trên truyền thông, chỉ cần đi ra khỏi đô thị là thấy rất nhiều người nghèo khổ. Ông cũng đã đi thăm các đô thị mới – những thành phố ma không người ở và công trình nào cũng dở dang. Về dân số, từ nay cho đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ mất đi 200 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng có thêm 300 triệu người trên 65 tuổi. Dựa trên dữ liệu của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, có thể nhận thấy Hoa Kỳ có số hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử gấp từ 5 đến 10 lần Trung Quốc. Hơn nữa, hầu hết quân đội Trung Quốc phải tập trung duy trì ổn định nội địa và giám sát biên giới.

Về quân sự, nếu gây chiến với Đài Loan chẳng hạn, Trung Quốc có nhiều lợi thế vì dùng sân nhà làm căn cứ, nhưng nếu phải tấn công xa hơn thì không đủ năng lực. Người ta thường nói rằng quân đội Trung Quốc tay to nhưng chân thì teo tóp : sở hữu nhiều hỏa tiễn cực mạnh và đa dạng, nhưng lại không có các phương tiện tương ứng như oanh tạc cơ, hàng không mẫu hạm, phi cơ tiếp liệu, căn cứ quân sự như Mỹ hiện có ở khắp nơi trên thế giới.

Thụy My

Published in Quốc tế
mardi, 10 novembre 2020 11:56

Biden : Ác mộng mới của Bắc Kinh ?

Nếu tổng thống mới thất cử Donald Trump đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cử tri nhờ chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình thì sự lựa chọn người đứng đầu quốc gia mới của toàn thể người Mỹ vừa qua được truyền thông quốc tế dự đoán cũng sẽ không thể khiến Trung Quốc "dễ thở". Có thể nói, thoát khỏi Trump và gặp phải Biden với Trung Quốc sẽ là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

acmong1

Tổng thống đắc cử Joe Biden đọc diễn văn chiến thắng tối 07/11

Mạng thông tin Mỹ Axios hôm 29/10 cho rằng ông Joe Biden sẽ đối đầu với Trung Quốc ở mọi nơi trên thế giới, tiếp tục thực hiện một mục tiêu của tổng thống Trump nhưng với phương cách khác.

Về đại thể, Axios ghi nhận là khi khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ông Trump đã thay đổi về cơ bản mối quan hệ Mỹ - Trung - và buộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ phải chấp nhận một cách tiếp cận cứng rắn đối với Bắc Kinh.

Ông Biden hầu như đã chấp nhận đi theo sự đồng thuận mới đó, nhưng khẳng định rằng ông sẽ thách thức Trung Quốc một cách hiệu quả hơn khi phối hợp hành động với các đồng minh, thay vì đơn thương độc mã.

Theo Jeffrey Prescott, một cố vấn của ông Biden, việc ông Biden phối hợp với đồng minh là điều sẽ khiến Trung Quốc lo lắng.

Trong thời gian vận động tranh cử, ông Biden đã gọi chủ tịch Tập Cận Bình là một kẻ "côn đồ", trong lúc các cộng sự viên của ông đã cáo buộc Trung Quốc "diệt chủng" người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, một thuật ngữ mà chính quyền Trump đã tránh sử dụng.

Thậm chí, theo Axios, ông Biden còn chỉ trích ông Trump là "tổng thống Mỹ đầu tiên trong ba thập kỷ đã không tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma". Ứng cử viên đảng Dân chủ còn cam kết là sẽ gặp lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng với tư cách là tổng thống.

Riêng về Biển Đông, bà Michèle Flournoy, một người nhiều triển vọng lên nắm Lầu Năm Góc, hồi tháng 06 vừa qua đã cho rằng Mỹ nên trang bị khả năng "đánh chìm tất cả các tàu quân sự, tàu ngầm và tàu buôn của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 72 giờ".

Về phía ông Biden, trong cuộc tranh luận truyền hình với ông Trump tại Nashville (bang Tennessee) ngày 22/10 vừa qua, ông tuyên bố sẵn sàng điều oanh tạc cơ B-52 của Mỹ xẻ dọc Biển Đông nếu Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên khu vực.

Nhìn chung, theo Axios, "nếu ông Trump nhìn Trung Quốc chủ yếu qua lăng kính thương mại và virus corona, thì Biden coi mối quan hệ này như một cuộc cạnh tranh nhiều mặt, từ công nghệ, quân sự, kinh tế, cho đến ý thức hệ và ngoại giao, có tác dụng quyết định trật tự quốc tế trong nhiều thế hệ".

Truyền thông Pháp cũng nhận định một điều chắc chắn là bản chất quan hệ Mỹ - Trung đã thực sự thay đổi, và sẽ tiếp tục như thế dù chủ nhân Nhà Trắng là ai đi nữa.

Theo truyền thông Pháp, trong thực tế, chính phủ Trung Quốc dường như đang phân vân : giữa hai khả năng đều xấu, họ không biết phải chọn cái nào.

Triệu Thông (Zhao Tong), chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa ở Bắc Kinh giải thích : "Rất khó nói được là liệu Trung Quốc có thích một ứng cử viên cụ thể nào hay không, bởi vì cả hai đều không có lợi cho chế độ Bắc Kinh và cả hai đều có thể đồng nghĩa với rắc rối".

Lý do là vì ngoài sự chia rẽ giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, toàn bộ tầng lớp chính trị Mỹ hiện coi sự trỗi dậy của đối thủ Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng trên về mặt kinh tế, địa chính trị, quân sự và ý thức hệ. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew (Washington), gần 3/4 người Mỹ có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc.

Thực hiện kế hoạch phối hợp hành động với Châu Âu và Châu Á chống lại Trung Quốc sẽ là nỗi sợ lớn nhất của chính quyền cộng sản Trung Quốc dưới nhiệm kỳ của Biden.

Ông Triệu Thông khẳng định : "Biden sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc củng cố mạng lưới các đồng minh của Mỹ, ngăn chặn sự suy giảm nhanh chóng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên quốc tế và thống nhất phương Tây để chống lại Trung Quốc".

Cùng với đó, quan chức tại Trung Nam Hải, nơi tập trung quyền lực tại Trung Quốc còn lo sợ rằng nhà lãnh đạo đảng Dân chủ sẽ cứng rắn hơn ông Trump nhiều về lĩnh vực nhân quyền.

Biden còn khiến Trung Quốc lo sợ bởi Biden là một chính trị gia có dày dặn kinh nghiệm và vốn hiểu biết lâu năm về chính quyền cộng sản Trung Quốc. Ông Biden từng gặp Đặng Tiểu Bình vào tháng 04/1979.

Sau này, trong tư cách là Phó tổng thống, Joe Biden được giao trách nhiệm tạo dựng quan hệ với người đồng cấp Tập Cận Bình, lúc ấy còn mang vẻ một lãnh đạo khá chất phác.

Cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người là vào năm 2011. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama thấy rằng sẽ rất hữu ích khi hiểu rõ hơn về ông Tập Cận Bình, khi ấy còn là Phó chủ tịch Trung Quốc, nhưng được biết là sẽ lên nắm quyền lãnh đạo chế độ cộng sản Trung Hoa.

Hai người đã gặp nhau ít nhất tám lần trong 18 tháng, ở Trung Quốc cũng như ở Hoa Kỳ, từng chia sẻ với nhau nhiều bữa ăn tối chỉ có hai người cùng với phiên dịch viên của mình.

Bên cạnh đó, truyền thông quốc tế cho rằng dường như Bắc Kinh đã "thích nghi" được với Trump.

Trái ngược với những gì Donald Trump khẳng định rằng mình là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc, là người đầu tiên lớn tiếng với Trung Quốc, ở một khía cạnh nào đó, Bắc Kinh đã thích nghi với "triều đại" của ông.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm, thực sự, đã vô tình góp phần giúp Trung Quốc nổi lên trên trường thế giới khi rút Mỹ ra khỏi một số cơ quan quốc tế - chẳng hạn như Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Tăng Duệ Sanh (Steve Tsang), giáo sư tại viện nghiên cứu SOAS China Institute (Luân Đôn), nhận xét : "Trump đã làm nhiều hơn bất cứ ai để cho Trung Quốc trở nên vĩ đại - hoặc cướp lấy khẩu hiệu của chính ông : ‘Làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại’. Trong bốn năm, cán cân quyền lực đã chuyển sang phía Trung Quốc".

Hơn nữa, chủ nhân Nhà Trắng cuối cùng cũng không nhận lại được nhiều : Thị trường Trung Quốc phần lớn vẫn không mở cửa cho các công ty nước ngoài ; chế độ đã gia tăng sự kềm kẹp đối với Hồng Kông, và đã khởi động một chương trình rộng lớn đàn áp và giam giữ người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Vào lúc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tiến dần đến giai đoạn ngã ngũ, với việc ông Biden chiếm thượng phong, ngày 05/11, một cách gián tiếp, Bắc Kinh bắn tin muốn hòa hoãn với Washington khi bày tỏ hy vọng là quan hệ với Mỹ sẽ bớt căng thẳng.

Trong một tin nhắn Twitter, Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng cộng sản Trung Quốc đã chia sẻ ảnh chụp màn hình tin nhắn của một người được ông mệnh danh là một cư dân mạng "thông minh" cho rằng ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ có thể "bình thường hóa" quan hệ Mỹ - Trung.

Nội dung bài viết đó là : "Nếu ông Biden thắng cử, tôi chắc chắn rằng quan hệ Trung - Mỹ sẽ bình thường hóa trở lại, bởi vì Bắc Kinh có Biden (For-Biden city : chơi chữ với từ Forbidden city - Tử Cấm Thành)".

acmong2

Ảnh chụp màn hình bài viết được Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng cộng sản Trung Quốc chia sẻ trên mạng xã hội khi Biden gần như nắm giữ khả năng đắc cử tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ

Theo Vision Times, truyền thông Trung Quốc từ đầu đã kín tiếng về việc các lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ ai hơn trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc đảng Dân chủ đang "cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử", người đứng đầu Thời báo Hoàn cầu đã chế giễu về sự "hỗn loạn" trong cuộc bỏ phiếu ở Mỹ và nói rằng đây là một tình huống "đôi bên cùng có lợi" cho Bắc Kinh.

Sự im lặng trên diện rộng của Trung Quốc trước ngày bỏ phiếu đã khiến giới quan sát chỉ có thể suy đoán ứng cử viên mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn hơn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã tuyên bố trước các phóng viên trong buổi họp báo : "Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ là chuyện nội bộ của đất nước họ. Trung Quốc không có quan điểm về việc này".

Hải Yến (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 10/11/2020

Published in Diễn đàn

Bầu cử Mỹ : Trung Quốc hy vọng Mỹ thay đổi với Biden, nhưng đó chỉ là ảo vọng

Mai Vân, RFI, 26/10/2020

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ càng gần kề, Bắc Kinh được cho là càng nuôi hy vọng về khả năng xung đột với Washington sẽ giảm bớt nếu Joe Biden giành chiến thắng. Thế nhưng theo các nhà phân tích được hãng tin Mỹ AP ngày 23/10/2020 phỏng vấn, bất kỳ thay đổi nào, nếu có, chỉ mang tính hình thức chứ không phải thực chất, bởi vì cả nước Mỹ đều ngày càng nghi kỵ Bắc Kinh.

biden1

Ảnh tổng thống Trump ứng viên Biden phản ánh trên tấm che plexiglass nhân cuộc tranh luận ở Nashville, Tennessee, ngày 22/10/2020.  Reuters - MIKE SEGAR

Về phía Quốc Hội, các nhà lập pháp Mỹ, từ Dân Chủ đến Cộng Hòa, và các cử tri của họ, đều có dấu hiệu không muốn chính quyền mềm mỏng trở lại đối với Trung Quốc, điều dự báo cho một quan hệ căng thẳng tiếp tục với Trung Quốc, bất kể kết quả của cuộc bầu cử.

Công chúng Mỹ cũng có cái nhìn tiêu cực không kém. Hai phần ba số người được trung tâm thăm dò Pew Research Center đặt câu hỏi vào tháng 3 vừa qua, đều có cái nhìn "không thuận lợi" về Trung Quốc, mức cao nhất kể từ khi có các cuộc thăm dò vào năm 2005 đến nay.

Quan hệ Mỹ-Trung hiện rơi xuống mức tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ trong bối cảnh tranh cãi về đại dịch Covid-19, công nghệ, thương mại, an ninh và gián điệp.

Dù bất hòa với nhau trên nhiều mặt khác, nhưng hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại Mỹ đều chỉ trích hồ sơ thương mại và cách hành xử của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, Đài Loan, cũng như với các nhóm tôn giáo và thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi mà đảng Cộng Sản Trung Quốc giam giữ cả triệu người Hồi Giáo trong các trại cải tạo.

Tại sao Trung Quốc đặt hy vọng vào Biden

Giới lãnh đạo Trung Quốc lần này khá kín tiếng về cuộc bầu cử Mỹ, trái với lần trước vào năm 2016, khi họ ủng hộ Donald Trump hơn là Hillary Clinton vì Bắc Kinh căm hận việc bà Clinton, thời còn là ngoại trưởng của tổng thống Obama, đã luôn gây sức ép với Bắc Kinh, đặc biệt về nhân quyền. Hơn nữa, hình ảnh doanh nhân thành đạt của Trump đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích Trung Quốc, một tổng thống Mỹ như ông Biden có thể sẽ dễ đoán hơn đối với Bắc Kinh sau những cú sốc của cuộc chiến thuế quan mà ông Trump đã khởi động, cũng như cách ông kết thân với Ấn Độ, được coi là đối thủ chiến lược của Trung Quốc, và với các nước Đông Nam Á, đang có một loạt tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại Học Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh cho rằng ít ra là chính sách của ông Biden sẽ không cảm tính và lố bịch như của ông Trump.

Một giáo sư khác tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh thì nhìn thấy là đảng Dân Chủ ít hiếu chiến hơn, vì vậy họ có thể quan tâm nhiều hơn đến việc ngăn chặn các xung đột quân sự, kể cả những sự cố hạn chế, và chú ý hơn đến việc phối hợp với Trung Quốc để quản lý khủng hoảng.

Giới lãnh đạo tình báo Mỹ tin rằng Trung Quốc không muốn Trump tái đắc cử, nhưng không trực tiếp cáo buộc Trung Quốc âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử hoặc ủng hộ Biden.

Trump và Biden tố cáo nhau không đủ cứng rắn đối với Bắc Kinh

Trong các cuộc tranh luận, các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống Mỹ đã cáo buộc nhau là đã thiếu hiệu quả hoặc không đủ cứng rắn với Trung Quốc. 

Tổng thống Trump và phó tổng thống Mike Pence cáo buộc Biden đã để cho Trung Quốc tự do tung hoành khi ông còn là người phó của tổng thống Obama. Trong lúc đó thì thượng nghị sĩ Kamala Harris, ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của ông Biden thì cho rằng cuộc chiến thương mại của ông Trump là một thất bại.

Theo Michael Hirson, thuộc nhóm nghiên cứu Eurasia Group, ông Biden sẽ cố gắng nối lại hợp tác với Bắc Kinh về biến đổi khí hậu, Bắc Triều Tiên, Iran và virus corona, nhưng cho rằng Biden sẽ phải đối mặt với sự đồng thuận rộng rãi tại Hoa Kỳ theo đó cách tiếp cận Trung Quốc thời tiền Donald Trump sẽ thất bại hoặc không còn phù hợp nữa.

Theo chuyên gia này, sẽ có rất nhiều khả năng là hai bên sẽ có một kiểu quan hệ tấn công vào nhau nhưng cố tránh một cuộc khủng hoảng lớn về Đài Loan hoặc Biển Đông.

Thái độ bất bình về tham vọng quân sự và chiến lược của Bắc Kinh lan rộng tại Washington cũng như trong các đồng minh của Mỹ. Giới chức quân sự Mỹ cho rằng Bắc Kinh là một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Cảm nhận đó khó có thể thay đổi dưới một chính quyền mới.

Robert Sutter, một chuyên gia chính trị về Trung Quốc tại Đại học George Washington, nhận định : "Biden sẽ là một vấn đề đối với Trung Quốc vì chính quyền Biden có thể sẽ gắt gao với Bắc Kinh về nhân quyền, đồng thời sẽ phối hợp như đã tuyên bố, với các đồng minh để kiềm chế Trung Quốc, và như thế sẽ làm cho đường tiến của Trung Quốc thêm phức tạp".

Elizabeth Economy, một thành viên cấp cao tại Viện Hoover, Đại Học Stanford, giải thích là Biden có thể khẳng định lại vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ theo chiều hướng gây áp lực để Trung Quốc phải thực hiện đúng theo những gì họ từng hứa hẹn trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và y tế toàn cầu.

Một phần dư luận Trung Quốc ủng hộ Trump vì "đã giúp" Bắc Kinh vươn lên

Một số người tại Trung Quốc vẫn ủng hộ ông Trump vì họ tin rằng ông đang tạo điều kiện cho Trung Quốc vươn lên vị trí lãnh đạo toàn cầu bằng cách "dẫn nước Mỹ đi sai đường". Việc ông không quan tâm đến nhân quyền, chỉ trích các đồng minh NATO và rút khỏi Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và Tổ Chức Y Tế Thế Giới được coi là thể hiện sự đầu hàng, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ.

Theo chuyên gia Economy, cách ông Trump xử lý đại dịch Covid-19 và châm ngòi cho những căng thẳng trong nội bộ nước Mỹ về giai cấp và chủng tộc "chỉ đơn giản là quà tặng" cho chính phủ của ông Tập Cận Bình.

Các vấn đề bùng lên tại Hoa Kỳ đã cho phép ông Tập mô tả hệ thống độc đảng của Trung Quốc tốt hơn nền dân chủ phương Tây đầy hỗn loạn. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc hoàn toàn do Nhà nước kiểm soát đã phớt lờ hoặc bác bỏ những lời chỉ trích Bắc Kinh đàn áp các nhóm thiểu số hay về các vấn đề khác.

Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc tin rằng Trump đang cố gắng ngăn chặn sự vươn lên của Trung Quốc trong tư cách một lãnh đạo toàn cầu. Và Bắc Kinh thất vọng trước những thay đổi chính sách đột ngột của Trump.

Theo chuyên gia Scissors thuộc trung tâm tham vấn Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute) tại Washington : "Chính quyền Trump thứ hai có khả năng là cũng sẽ không ổn định trong lúc mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại rất coi trọng sự ổn định".

June Teufel Dreyer, một chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Đại học Miami, cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy Biden dễ uốn nắn hơn ngay cả khi vấn đề không thay đổi. Theo chuyên gia này, thì "trái với tục ngữ thông thường, Trung Quốc ngày nay thích quỷ lạ hơn là ma quen".

Mai Vân

Nguồn : RFI, 26/10/2020

Published in Diễn đàn