Căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực Biển Đông thuộc ASEAN có thể sẽ dẫn đến các xung đột lớn hơn.
AFP
Ngày 22/10, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã va chạm với một tàu tiếp tế của Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho tiền đồn của nước này tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa [1] Vụ va chạm xảy ra khi tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu Philippines tiếp tục hành trình. Một tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines (PCG) cũng bị tàu dân quân biển Trung Quốc va chạm trong khi thực hiện nhiệm vụ. Dù không có thương vong, nhưng vụ va chạm này khiến căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang, theo đó có nguy cơ dẫn tới một cuộc xung đột khu vực.
Ngày 30/10, quân đội Trung Quốc thông báo họ đã chặn một tàu chiến của Philippines xâm phạm trái phép vùng biển gần Bãi cạn Scarborough (hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Trung Quốc) ở Biển Đông. Người phát ngôn Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) của Trung Quốc, ông Điền Quân Lý (Tian Junli) khẳng định một khinh hạm của Philippines "đã xâm nhập trái phép gần đảo Hoàng Nham mà không được Chính phủ Trung Quốc cho phép" [2].
Trong khi đó, ngày 31/10, người phát ngôn quân đội Philippines Medel Aguilar khẳng định một tàu Hải quân nước này đã di chuyển gần Bãi cạn Scarborough hôm 30/10, song bác bỏ thông tin nói rằng tàu tuần tra Philippines bị quân đội Trung Quốc chặn lại. Ông Aguilar khẳng định thông tin đó là "không đúng sự thật, người cư trú bất hợp pháp không thể ngăn cản chủ sở hữu hợp pháp vào nhà và sân sau của mình" [3].
Trong suốt thời gian qua, mối lo ngại chính là các hoạt động đe dọa trên biển và trên không của Trung Quốc chống lại một loạt quốc gia khác – Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Canada và Mỹ - một ngày nào đó sẽ dẫn đến tình huống khốc liệt, khi mọi thứ nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, gây ra những hậu quả sâu rộng.
Hình chụp hôm 22/8/2023 cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo tàu dân sự của Philippines do hải quân Philippines thuê để tiếp tế cho tàu BRP Siera Madre ở Biển Đông. AFP
Mỹ đã phản ứng trước vụ va chạm ở Biển Đông bằng cách lên án hành động của Trung Quốc và cam kết tiếp tục hỗ trợ Philippines. Bộ Ngoại giao Mỹ bình luận về vụ va chạm này rằng đó là "hành vi nguy hiểm và bất hợp pháp", là "hành vi khiêu khích và không an toàn" của Trung Quốc ở Biển Đông, là "mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực". Mỹ hiện có Hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, điều đó có nghĩa là một cuộc tấn công vào một trong hai quốc gia sẽ được coi là tấn công vào cả hai đất nước này [4].
Phản ứng này của Mỹ có thể giúp ổn định tình hình trước khi một trong hai bên có thể leo thang như đã đề cập trước đó. Việc Mỹ tái khẳng định các cam kết với Philippines khiến Trung Quốc không thể đánh giá thấp phản ứng của Washington trước tình trạng leo thang căng thẳng, đồng thời cũng ngăn cản Philippines hành động thiếu suy xét.
Bất chấp những xung đột ở Đông Âu và Trung Đông, Mỹ vẫn có thể hỗ trợ các đồng minh của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Với Philippines, Mỹ đang mang lại sự đảm bảo dưới hình thức hỗ trợ ngoại giao, huấn luyện quân sự và tăng cường hiện diện ở Philippines. Điều này tạo cho Philippines niềm tin rằng Mỹ sẽ có mặt khi xung đột xảy ra.
Tuy nhiên, tình hình căng thẳng không chỉ là giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh Bãi Cỏ Mây và Scarborough. Ngày 18/10, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố một loạt hình ảnh và video cho thấy một số vụ chạm trán gần giữa phi công Trung Quốc và Mỹ trên không phận quốc tế. Đoạn phim công bố 15 sự cố xảy ra ở biển Hoa Đông và biển Đông. Trong đó có sự cố phi công của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) áp sát máy bay của Mỹ trong phạm vi 6m. Trong một video khác, người ta thấy một phi công của PLA thực hiện động tác lộn nhào dưới máy bay Mỹ [5].
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner được dẫn lời nói rằng có không dưới 180 vụ việc như vậy xảy ra trong hai năm qua. Theo ông, con số đó vượt quá tổng số vụ việc tương tự xảy ra trong một thập kỷ tính đến năm 2021. Ông cho biết : "Nếu tính cả số vụ PLA ngăn chặn mang tính hăm dọa và đầy rủi ro nhằm vào các quốc gia khác, con số này sẽ gia tăng lên 300 vụ nhắm vào máy bay của Mỹ, đồng minh và đối tác" [6]. Trung Quốc cho rằng Mỹ đang lan truyền thông tin sai lệch.
Trong các sự cố giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi Cỏ Mây, vẫn chưa rõ điều gì đã thúc đẩy sự leo thang mới nhất. Chúng diễn ra một ngày trước khi Trung Quốc và các nước ASEAN gặp nhau trong vòng đàm phán mới nhất về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) – bộ quy tắc nhằm ngăn chặn những sự cố như vậy.
Mới đây, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Washington để hội đàm với Ngoại trưởng Antony Blinken. Các sự cố này có thể là một cách báo hiệu quyết tâm của Bắc Kinh trong việc giữ vững lập trường của mình đối với các vấn đề then chốt được nêu trong các cuộc đàm phán và cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến diễn ra vào tháng 11/2023.
Một nhân vật cấp cao ở Manila cho biết rằng người Philippines dường như tin là Mỹ sẽ ủng hộ họ trong trường hợp xảy ra đối đầu, và điều đó củng cố quyết tâm của họ. Ông nhận định rằng một trận chiến trên biển có sự tham gia của lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ không còn nằm ngoài khả năng xảy ra nữa. Theo ông, dù cả Trung Quốc hay Mỹ và đồng minh của Mỹ đều không mong muốn xảy ra chiến tranh, nhưng "ánh sáng trong đường hầm đang tắt dần. Mỹ và Philippines vẫn đang tìm kiếm ủng hộ về ngoại giao. Trong khi đó, Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu niềm tin của người Philippines và thuyết phục họ rằng Mỹ sẽ không tham gia một cuộc chiến thực sự. Bắc Kinh cũng đang lợi dụng sự xao lãng của Mỹ với Trung Đông để làm lợi thế cho mình" [7].
Trang bị cho hải quân của Philippines đang từng bước được cải thiện ; vào tháng 9, Mỹ đã chuyển giao hai tàu tuần tra lớp Cyclone được tân trang lại cho Hải quân Philippines theo chương trình Các hạng mục phòng thủ quá hạn. Dự kiến đến cuối năm 2023, Mỹ sẽ bàn giao thêm bốn chiếc tàu nữa.
Mỹ và Philippines hiện đang thực hiện cái gọi là "các chuyến đi chung" ở Biển Tây Philippines (nơi Manila gọi một phần của biển Đông) hình thành nên một phần EEZ của nước này. Đến cuối năm nay, "các chuyến đi chung" này sẽ được nâng cấp lên thành "các cuộc tuần tra chung".
Ngoài ra, Pháp đã cải tiến hệ thống chống ngư lôi trên tàu khu trục của Philippines mà trước đó đã được Hàn Quốc nâng cấp hệ thống quản lý chiến đấu. Trong khi đó, Ấn Độ cung cấp tên lửa hành trình chống hạm phóng từ bờ biển. Điều đó khiến bãi Cỏ Mây hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng từ Palawan, cũng như eo biển Bashi nếu số tên lửa đó được đặt ở phía Bắc đảo Luzon.
ASEAN thời gian vừa qua đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết của họ nhằm chống lại đe doạ từ Trung Quốc. Nhưng trước sự đối đầu căng thẳng trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, khối này vẫn đang giữ im lặng, mặc dù năm nay Chủ tịch luân phiên của ASEAN là Indonesia - Quốc gia được cho là "anh cả" và có thái độ tích cực trước vấn đề Biển Đông.
ASEAN cần phải có tiếng nói rõ ràng về vấn đề này. Trong trường hợp ASEAN không thể tìm được tiếng nói chung trước các sự kiện căng thẳng này do Campuchia, Lào hay thậm chí cả Việt Nam có thể đều không muốn tham gia bất kỳ tuyên bố chung nào quá cứng rắn đối với Trung Quốc thì phản ứng của ASEAN có thể được thể hiện dưới dạng tuyên bố từ quốc gia đang giữ vai trò chủ tịch. Tuy nhiên, có lẽ, Jakarta có những mối quan tâm của riêng mình. Ngoại trưởng Retno Marsudi cũng phải lưu ý đến diễn biến ở Trung Đông kể từ khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10 vừa qua. Hơn nữa, Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa trở về từ diễn đàn Sáng kiến "Vành đai và Con đường" ở Bắc Kinh do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì – vui mừng vì được đối xử thân mật gần giống như cách Tập Cận Bình đã thể hiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thật không dễ dàng khi chỉ trích một vị chủ nhà vừa mới dành cho bạn nhiều sự quan tâm như vậy.
Gạt những sức ép cá nhân và quốc gia sang một bên, có lẽ đã đến lúc ASEAN phải đứng lên với tư cách là một khối bởi nếu mọi việc tiếp tục diễn ra theo cách này, thời điểm thảm họa có thể đang
Tham khảo :
[1] https://www.cnn.com/2023/10/22/asia/south-china-sea-philippines-collision-intl-hnk/index.html
[2] http://www.ecns.cn/news/2023-10-31/detail-ihcunyxi9334730.shtml
[3] https://apnews.com/article/philippines-scarborough-shoal-south-china-sea-disputes-8bd563cd4eeace571e3ef32174c3fbe3
[4] https://www.state.gov/u-s-support-for-our-philippine-allies-in-the-face-of-repeated-prc-harassment-in-the-south-china-sea/
[5] https://edition.cnn.com/2023/10/17/politics/us-china-risky-behavior-pilots/index.html
[6] https://edition.cnn.com/2023/10/17/politics/us-china-risky-behavior-pilots/index.html
[7] https://www.straitstimes.com/opinion/no-mere-scratch-south-china-sea-collisions-could-set-off-a-wider-conflict
Căng thẳng Biển Đông, bạo lực tại Myanmar… bao trùm chương trình nghị sự ASEAN
Căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, bạo lực kéo dài tại Myanmar và quan ngại chạy đua vũ trang trong khu vực là những chủ đề được cho bao trùm tại kỳ họp cấp ngoại trưởng Khối các Quốc gia Đông Nam Á và các nước đối tác đối thoại ở Indonesia trong tuần này.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hội đàm với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah hôm 10/5/2023 trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia. (Minh họa) Reuters/Willy Kurniawan/Pool
AP loan tin ngày 10/7 và cho biết kỳ họp ngoại trưởng ASEAN lần này sẽ diễn ra trong hai ngày 11, 12 ; sau đó vào các ngày 13, 14 các đối tác đối thoại Châu Á và Phương Tây của ASEAN sẽ tham gia thảo luận các vấn đề nóng khu vực như vừa nêu.
Tin nói rõ ngoại trưởng ba nước đối tác với ASEAN gồm Antony Blinken của Hoa Kỳ, Sergei Lavrov của Nga và Tần Cương của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc họp.
Bắc Hàn chưa thông báo chính thức bộ trưởng ngoại giao Choe Son Hui có tham gia kỳ họp cấp ngoại trưởng ASEAN lần này hay không.
Cho đến lúc này thông tin về các cuộc gặp bên lề giữa những nước liên quan cũng chưa được rõ.
Tại kỳ họp lần này, dự kiến sẽ có kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông cần tự chế.
Trung Quốc và ASEAN đang trong quá trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) nhằm ngăn chặn tình trạng leo thang căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ; thế nhưng suốt thời gian qua hoạt động đàm phán vẫn bị trì trệ.
Trong khi đó Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây, Châu Âu trong thời gian qua đưa chiến hạm đến Biển Đông thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại khu vực căng thẳng này.
AP dẫn nguồn từ các ngoại trưởng ASEAN về mối quan ngại chạy đua vũ trang và tăng cường sức mạnh hải quân tại khu vực có thể dẫn đến đánh giá sai lệch, làm gia tăng căng thẳng, gây phương hại đến hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực.
Nguồn : RFA, 10/07/2023
******************
Việt Nam đưa ra những yêu sách cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc đàm phán về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Asean và Bắc Kinh, Reuters đưa tin.
Theo bản thảo bộ quy tắc đang được đàm phán mà phóng viên Reuters có được, phía Hà Nội muốn đặt ngoài vòng pháp luật nhiều hành động mà Bắc Kinh đang tiến hành trên khu vực Biển Đông trong suốt nhiều năm qua, trong đó bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai các loại vũ khí phong toả biển như hệ thống tên lửa.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thúc đẩy những điều khoản nhằm ngăn chặn Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên khu vực Biển Đông, một động thái mà Bắc Kinh đã từng đơn phương thực hiện trên khu vực biển Đông Trung Hoa vào năm 2013.
Cũng theo Reuters, Hà Nội yêu cầu các nước tham gia đàm phán minh định yêu sách của họ về chủ quyền trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế. Động thái này nhiều khả năng nhắm vào "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, vốn bao trùm phần lớn diện tích Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn VOA Tiếng Việt, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS có trụ sở tại Singapore cho rằng những đòi hỏi của Việt Nam khá bất ngờ :
"Ở một mức độ nào đó, các đòi hỏi này có thể là bất ngờ, vì nó thể hiện sự cứng rắn của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông nói chung và trước Trung Quốc nói riêng, trái với chỉ trích của một số người. Trong các yêu cầu của Việt Nam, tôi thấy ấn tượng trước đề nghị cấm thành lập ADIZ ở Biển Đông. Lâu nay các nhà làm chính sách của Việt Nam lo ngại về điều này, và người ta thường nói về việc Việt Nam nên ứng phó ra sao nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông, mà ít nói tới việc làm sao để ngăn chặn điều đó xảy ra ngay từ đầu. Vì vậy đưa ra đề nghị này là một bước đi khôn ngoan của Việt Nam".
Tuy vậy, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cũng nhấn mạnh rằng, cần thời gian để đánh giá xem Việt Nam có tiếp tục theo đuổi những yêu sách cứng rắn này hay không.
"Cần lưu ý rằng đây mới là lập trường đàm phán ban đầu, và ở giai đoạn này tất cả các bên đều đưa ra phương án cao nhất, với mục tiêu là có thể có sự đánh đổi, hoặc điều chỉnh xuống đến mục tiêu thực sự mà các bên muốn. Vì vậy chúng ta vẫn cần theo dõi xem Việt Nam có thực sự kiên định với những lập trường nay hay không, hay sẽ có những điều chỉnh theo thời gian".
Đàm phán hứa hẹn "gay cấn"
Về những yêu sách của phía Trung Quốc, tài liệu mà Reuters có được còn xác nhận những thông tin được đưa ra trước đây rằng Trung Quốc muốn ngăn chặn những cuộc tập trận chung giữa các quốc gia trong khu vực với các cường quốc bên ngoài, "cấm cửa" các tập đoàn dầu khí bên ngoài Trung Quốc, và Đông Nam Á, tham gia khai thác tài nguyên trong khu vực biển Đông, trừ khi có sự đồng ý của tất cả các nước tham gia vào COC.
Đây là những yêu sách mà các chuyên gia cho rằng một số thành viên của ASEAN sẽ phản đối kịch liệt.
Từ lâu, Việt Nam đã triển khai những dự án khai thác dầu khí chung với các tập đoàn dầu khí đến từ Nga, Mỹ, Ấn Độ trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên mới đây, trước sức ép từ phía Trung Quốc, dự án khai thác dầu khí tại mỏ Cá Rồng Đỏ giữa Việt Nam và tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha đã phải "tạm dừng" vô thời hạn.
Trả lời câu hỏi của Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng cho biết đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) đã đạt được một số bước tiến trong thời gian gần đây. Việt Nam vẫn đang tích cực cùng các nước khác thể hiện "tinh thần xây dựng và hợp tác".
"Việt Nam mong muốn các nước liên quan sẽ tiếp tục các nỗ lực của mình, đóng góp tích cực cho quá trình đàm phám nhằm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, góp phần duy trì hoà bình, ổn định, và an ninh trên Biển Đông nói riêng, và trong khu vực nói chung", bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, các vòng đàm phán COC tới đây sẽ rất gay cấn :
"Chắc chắn là Trung Quốc sẽ bác bỏ tất cả những đề nghị này của Việt Nam vì chúng trái với mong muốn, ý đồ của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Ngược lại, Việt Nam và một số nước cũng sẽ bác bỏ các yêu sách của phía Trung Quốc".
"Tuy nhiên, nếu các bên thực sự muốn đạt được một bản COC trong tương lai, thì các nước, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, sẽ có thể có những nhượng bộ nhất định ở những vấn đề không cốt lõi đối với lợi ích của họ", Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói thêm.
Khi được hỏi về những lợi thế mà Việt Nam có thể dùng để "mặc cả" với Trung Quốc, chuyên gia về quan hệ quốc tế đang làm việc tại Singapore này cho biết :
"Tôi nghĩ là không có nhiều, trừ áp lực của Mỹ và các nước đồng minh đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, đây là vấn đề hai mặt. Có thể vì áp lực mà Trung Quốc sẽ điều chỉnh, nhượng bộ theo hướng mềm mỏng hơn. Nhưng cũng có thể vì chính các áp lực này mà Trung Quốc sẽ "xù lông", sẽ cứng rắn hơn".
Hồi tháng 8 năm nay, sau 15 năm kể từ ngày kí Tuyên bố Ứng xử Các bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) đã chính thức thông qua khung của một Bộ Quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC) nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông. Bước đi này được các quan chức Trung Quốc và Đông Nam Á ca ngợi như một dấu mốc quan trọng, một bước đột phá trong việc giảm thiểu những căng thẳng gây ra bởi những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trong khu vực.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đặt ra mục tiêu kí kết Bộ quy tắc ứng xử (COC) vào năm 2021. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, mục tiêu này rất khó để thực hiện.
Indonesia giải tán nhóm Hồi Giáo cực đoan (BBC, 08/05/2017)
Một tổ chức Hồi giáo có khuynh hướng cực đoan tên là Hizb ut-Tahrir (gọi tắt là HTI) có thể bị giải tán ở Indonesia.
Giáo sĩ Abderraouf Amri, lãnh đạo tổ chức Hồi giáo cực đoan Hizb ut-Tahrir, phát biểu tại trụ sở đảng ở ngoại ô Tunis, Ariana hôm 15 tháng Tư năm 2017 AFP photo
Ông Bộ trưởng An ninh Indonesia Wiranto nói như vậy trong ngày 8 tháng 5 và giải thích rằng những hoạt động của HTI đe dọa an ninh quốc gia cũng như sự thống nhất của dân tộc Indonesia.
Ông Wiranto nói là sẽ dùng những biện pháp pháp lý, đưa HTI ra tòa để giải tán tổ chức này.
Tổ chức HTI hoạt động từ hàng chục năm qua ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tổ chức này kêu gọi thực thi các giáo luật khắt khe của Hồi giáo tại Indonesia, cũng như thành lập một thể chế kiểu nhà nước Hồi giáo thời trung cổ, còn gọi là caliphate.
Vừa qua HTI đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình rộng lớn chống cựu thị trưởng Jakarta là ông Purnam, với lý do ông này báng bổ kinh thánh Koran. Kết quả là ông Purnama đã thất cử và vị trí đô trưởng Jakarta về tay một người Hồi giáo.
******************
Mỹ vẫn tiếp tục tuần tra khu vực Biển Đông (RFA, 08/05/2017)
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift. AFP photo
Chính sách về tuần tra tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ sẽ không có gì thay đổi dưới thời của tổng thống Donald Trump.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift, phát biểu với báo giới như vừa nêu tại Singapore vào ngày 8 tháng 5. Theo ông này thì trong hai, ba tháng qua không có thay đổi gì đáng kể.
Dưới thời của chính quyền tổng thống Barack Obama, Hải quân Hoa Kỳ tiến hành những chuyến tuần tra tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đến 90%. Tuy nhiên, từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền đến này thì chưa có hoạt động tương tự nào được tiến hành trong khu vực này.
Tờ The New York Times tuần rồi cho biết một vị chỉ huy ở khu vực Thái Bình Dương vào tháng ba có đề nghị cho thực hiện chuyến đi gần bãi cạn Scaborough, thế nhưng bị Ngũ Giác Đài bác bỏ.
*******************
Tàu chiến Việt Nam thăm Singapore (RFA, 08/05/2017)
Tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam đã rời cảng Cam Ranh đi Singapore tham gia những hoạt dộng nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hải quân Singapore. Báo Quân đội nhân dân loan tin này hôm nay. Tàu có 137 sĩ quan và thủy thủ, do đại tá Lê Hồng Chiến, Phó từ lệnh vùng 4 Hải quân làm trưởng đoàn.
Tàu 011 - Đinh Tiên Hoàng rời quân cảng Cam Ranh thăm Singapore năm 2016. Courtesy of tuoitre
Các hoạt động của tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng tại Singapore bao gồm duyệt binh tàu quốc tế, diễn tập biển đa phương trong khuon khổ Hội thảo Hải quân các nước Tây Thái Bình dương lần thứ 6 (WPNS-6), diễn tập chi sẻ thông tin hàng hải năm 2017 và tham gia triển lãm Quốc tế về Hàng hải quốc phòng Châu Á 2017.
Theo báo Quân đội Nhân dân, tàu của hải quân Việt Nam đến Singapore lần này là nhằm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, đường lối đối ngoại của Đảng về tích cực chủ động hội nhập quốc tế.
Hồi cuối tháng 3 vừa qua, tàu buồn huấn luyện Lê Quý Đôn của Hải quân Việt Nam cũng đã đến thăm Trung Quốc, Philippines và Brunei. Quân chủng Hải quân Việt Nam cho biết chuyến đi nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ nữu nghị, hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân các nước.
************************
Mỹ-Phi tập trận chung qui mô nhỏ (RFA, 08/05/2017)
Trung tướng Hải quân Philippines Oscar Lactao (trái) và người đồng cấp Mỹ, Trung tướng Lawrence Nicholson khai mạc cuộc tập trận ở Trại Aguinaldo, Quezon City, Manila ngày 8/5/2017. AFP photo
Cuộc tập trận Vai Kề Vai hàng năm giữa quân đội Philippines và Mỹ đã diễn ra vào hôm nay ngày 8 tháng 5 nhưng ở mức độ nhỏ hơn so với các năm trước và không bao gồm hoạt động bảo vệ lãnh thổ.
Hoạt động diễn tập này tập trung chủ yếu vào đối phó thảm họa và phòng chống khủng bố.
Có khoảng 5.400 quân sẽ tham gia cuộc diễn tập, chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 11.000 quân tham gia vào năm ngoái.
Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte đã yêu cầu có những thay đổi trong nội dung diễn tập năm nay.
Kể từ khi lên nắm quyền vào hồi giữa năm ngoái, Tổng thống Duterte đã có những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Philippines, theo đó Philippines muốn cải thiện quan hệ tốt hơn với Trung Quốc. Tổng thống Duterte cũng không chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp biển Đông giữa hai nước so với người tiền nhiệm là Tổng thống Benigno Aquino.
Ngoại trưởng Mỹ ngày 4/5 chủ trì cuộc họp đặc biệt với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại thủ đô Washington, củng cố Đối tác Chiến lược và đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ đôi bên, theo thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tại cuộc họp, ông Rex Tillerson đã nhấn mạnh rằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump và rằng ASEAN là đối tác quan trọng, thông cáo nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Heather Nauert, cho biết Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á hoan nghênh cam kết của Mỹ đối với ASEAN.
Một ngày trước, trong cuộc Đối thoại Mỹ-ASEAN hôm 3/5, các giới chức cấp cao của Mỹ, 10 nước ASEAN, và Thư ký ASEAN đã thảo luận hợp tác trong các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế và nhấn mạnh cam kết chung về thăng tiến hòa bình, an ninh, thịnh vượng khu vực.
Tại cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ và ASEAN hôm nay, các bên thảo luận về căng thẳng bán đảo Triều Tiên do các vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên và mối đe dọa lớn từ hoạt động này đối với ổn định khu vực. Các Ngoại trưởng cũng thừa nhận cần phải thực thi đầy đủ tất cả các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, thông cáo viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói Ngoại trưởng Tillerson và giới chức tương nhiệm từ 10 nước ASEAN cũng tái khẳng định tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ ở Châu Á Thái Bình Dương và các nguyên tắc chung đã nêu rõ trong Thông cáo chung của Thượng đỉnh Đặc biệt giữa Lãnh đạo Mỹ-ASEAN 2016, bao gồm giải pháp ôn hòa cho tranh chấp, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, và tuân thủ luật quốc tế.
Vẫn theo người phát ngôn Nauert, Ngoại trưởng Tillerson cũng lưu ý những quan ngại chung của các nước trong khu vực về các hoạt động quân sự hóa và bồi đắp đất ở Biển Đông.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm rằng tại cuộc họp đặc biệt này, Ngoại trưởng Mỹ-ASEAN đã nhấn mạnh rằng các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cần phải bảo đảm thực thi trọn vẹn, hiệu quả Tuyên bố Ứng xử Các bên ở Biển Đông và đề cập tới các nỗ lực hướng tới việc sớm chung quyết một Bộ Quy tắc Ứng xử ý nghĩa.
Ngoài vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển Đông, Mỹ-ASEAN cũng bàn về đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao nói Ngoại trưởng Tillerson trong cuộc gặp cũng bày tỏ ý định đại diện Mỹ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, Thượng đỉnh cấp Bộ trưởng Đông Á, và các cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa Mỹ với ASEAN vào tháng 8 tới đây tại Philippines.
Trà Mi
**************
Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc ngừng quân sự hóa Biển Đông (RFI, 05/05/2017)
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson chụp ảnh chung với các đồng nhiệm ASEAN, tại Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington, ngày 04/05/2017 - REUTERS/Yuri Gripas
Tiếp kiến những người đồng cấp Đông Nam Á tại Washington, ngoại trưởng Mỹ đưa ra hai lời thông điệp : chấm dứt quân sự hóa Biển Đông, giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng đối thoại và ASEAN có thể tin cậy vào Hoa Kỳ, với hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương.
Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
Trong cuộc gặp gỡ do phía Mỹ đề xuất, ngoại trưởng Rex Tillerson đã "đặc biệt kêu gọi" ASEAN và Trung Quốc, ngừng quân sự hóa, xây dựng, đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông trong khi đã có nỗ lực đối thoại, ôn hòa, tạo cơ may cho một giải pháp lâu dài.
Về mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Rex Tillerson kêu gọi Đông Nam Á "xét lại" chính sách ngoại giao với Bình Nhưỡng : cần phải thay đổi để cô lập chế độ Kim Jong-un.
Chi tiết cụ thể của cuộc họp Mỹ-ASEAN không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo trình bày của trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, Patrick Murphy, với báo chí, thì các thành viên Hiệp Hội ASEAN có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ để khẳng định các quyền lợi cốt lõi ở Biển Đông vì có "ảnh hưởng quan trọng đến thương mại, an ninh khu vực và an ninh thế giới". Quân đội Mỹ tiếp tục tuần tra "thường xuyên tại Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Biển Đông" theo nguyên tắc bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, trên biển cũng như trên không.
Về đề xuất của Mỹ cô lập Bắc Triều Tiên, cũng theo lời trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương thì "một số nước" đã đồng ý giới hạn "nhân sự của các toà đại diện ngoại giao của Bình Nhưỡng đông quá mức bình thường". Bình Nhưỡng sử dụng các cơ quan ngoại giao này ở Đông Nam Á để làm kinh tài "tránh né" các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Tú Anh
***********************
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (giữa) cùng ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự bữa trưa tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC, vào ngày 04 tháng 5 năm 2017. AFP photo
Đại diện Ngoại giao Việt Nam tại hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN Mỹ diễn ra ngày 4 tháng 5 tại Washington DC lên tiếng khẳng định tầm quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao kết quả đạt được trong hợp tác ASEAN và Mỹ thời gian qua, khẳng định tiếp tục các cam kết và đà phát triển quan hệ ASEAN Hoa Kỳ là phù hợp với lợi ích hai bên.
Đại diện Việt Nam nhân dịp này cũng bày tỏ lo ngại trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do tại khu vực này. Ông Nguyễn Quốc Dũng nói rằng đây là mối quan tâm chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực, bao gồm Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng đề xuất một số lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa ASEAN và Mỹ trong thời gian tới bao gồm thúc đẩy sáng tạo, kinh tế số, hợp tác biển và ứng phó với khủng bố, an ninh mạng, hợp tác bảo vệ nguồn nước Sông Mekong và đối phó với biến đổi khí hậu.
*************************
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (giữa) cùng ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự bữa trưa tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC, vào ngày 04 tháng 5 năm 2017. AFP photo
Biển Đông tiếp tục là chủ đề được đề cập trong cuộc họp đặc biệt Ngoại trưởng các nước ASEAN và Mỹ vừa diễn ra tại Washington DC hôm 4 tháng 5 với cam kết của Hoa Kỳ về việc đảm bảo an toàn và tự do hàng hải trong khu vực.
Nói với báo chí sau cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và Mỹ tại Washington DC, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Patrick Murphy, cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực biển Đông (gọi tắt là FONOPS) được bắt đầu từ thời của Tổng thống Barack Obama :
"Các lực lượng của Hoa Kỳ vẫn duy trì hoạt động ở mức thường xuyên, hàng ngày ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông. Điều này sẽ không chấm dứt. Nó sẽ được tiếp tục. Các hoạt động này tuân thủ luật quốc tế và nó cho thấy một nguyên tắc cơ bản là Hoa Kỳ sẽ cho máy bay bay qua và cho tàu đi qua và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Chương trình tự do hàng hải là khá toàn bộ…. Năm ngoái, FONOPS đã được thực hiện để thách thức các đòi hỏi về chủ quyền trên biển quá mức ở 22 quốc gia trên toàn thế giới cho nên nó không dành riêng cho một nước nào. Và tôi có thể khẳng định rằng Fonops sẽ tiếp tục".
Thứ trưởng Patrick Murphy không cho biết cụ thể kế hoạch hoạt động tuần tra tiếp theo sẽ được bắt đầu cụ thể khi nào và ở đâu.
FONOPS được chính quyền của Tổng thống Barack Obama bắt đầu từ tháng 10 năm 2015 để thách thức về chủ quyền của Trung Quốc quanh các đảo tại khu vực biển Đông bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Trong chương trình này, các tàu của Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Vào tháng 5 năm ngoái, tàu USS William P. Lawrence của Mỹ đã đi qua đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động này của Hoa Kỳ vì cho rằng đó là hành động phi pháp.
Vào tháng 2 năm nay, trang Navy Times của Hải quân Hoa Kỳ trích lời của quan chức Hải Quân Mỹ cho biết Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch tiếp tục chương trình FONOPS dưới thời của Tổng thống Donald Trump, người mới lên nắm quyền vào cuối tháng 1 năm nay. Theo Navy Times, việc tăng cường tàu chiến tham gia FONOPS là nằm ngăn chặn các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (trái) và bà Elizabeth Buensuceso, đại diện thường trực của Philippines cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta vào ngày 20 Tháng 4 năm 2017. AFP photo
Nhận định về khả năng Mỹ thực hiện cam kết duy trì hoạt động tuần tra quanh các đảo đang tranh chấp ở biển Đông, thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên quỹ Nghiên cứu biển Đông của Việt Nam nói :
" Ông Trump đang rất cần Trung Quốc. Đặc biệt bây giờ ông đang rất cần Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên, và cũng như vấn đề thương mại nên khả năng vấn đề FONOPS thì tôi không lạc quan lắm. Vấn đề duy trì tự do hàng hải tự do thương mại ở biển Đông thì đó là lợi ích của Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ phải giữ".
Tờ New York Times mới đây có bài viết nhận định bi quan về khả năng nối lại các hoạt động FONOPS tại biển Đông dưới thời của Tổng thống Donald Trump. Bằng chứng mà tờ báo này đưa ra là đề nghị của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ gửi lên Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị cho phép tàu chiến Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh bãi Scarborouh Shoal ở biển Đông đã bị từ chối trước khi đến được bàn của Tổng thống. New York Times dẫn lời các quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết, đã hơn 100 ngày trôi qua kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền mà tàu chiến Mỹ vẫn chưa tiến hành bất cứ một cuộc tuần tra nào trong FONOPS ở khu vực biển Đông.
Nhưng ngay cả dưới thời của Tổng thống Obama khi Mỹ thực hiện chiến lược chuyển trục về Châu Á để đối phó với sự lớn mạnh và đe dọa của Trung Quốc, các hoạt động của Mỹ trong khu vực cũng không ngăn cản nổi Trung Quốc thực hiện việc xây đảo nhân và quân sự hóa khu vực biển Đông. Thậm chí vào năm 2012, Trung quốc đã chiếm được bãi cạn Scaborough Shoal của Philippines, nước có hiệp ước đồng mình quốc phòng với Mỹ.
Mới đây trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Mỹ cho biết Trung Quốc đã gần hoàn tất việc xây dựng 3 đường băng để đáp các máy bay chiến đấu ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng đã cho xây dựng xong các nhà vòm bằng bê tông để chứa máy bay chiến đấu ở các đảo.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt cho rằng, với những gì đang diễn ra ở biển Đông, và sự bối rối của chính quyền Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc ở biển Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn lướt các nước trong khu vực
"Ngay cả từ thời Barack Obama làm Tổng thống mặc dù Barack Obama có một chiến lược dài hơi nhưng vẫn không ngăn chặn được các hành động của Trung Quốc trên biển Đông một cách hiệu quả. Vì vậy đặc biệt trong thời gian này khi mà chính quyền của Donald Trump còn đang bối rối và chưa có định hướng thì Trung Quốc rất giỏi trong việc đánh giá vấn đề đó. Ngay cả phản ứng của Tổng thống Donald Trump trước những hành động của Trung Quốc thì họ cũng đánh giá được nhiều. Một số các bài báo của các học giả Trung Quốc đã tuyên bố là Mỹ không đủ khả năng và quyết tâm để có các hoạt động quân sự ở biển Đông nên Trung Quốc rất tự tin trong vấn đề này. Một mặt họ vẫn nói nhẹ nhàng, mặt khác họ vẫn sử dụng nhiều biện pháp để lấn át ở biển Đông".
Theo Thứ trưởng Patrick Murphy, tại cuộc gặp Ngoại trưởng ASEAN và Hoa Kỳ, phía Mỹ đã tiếp tục khẳng định hợp tác với các nước Đông Nam Á thể hiện qua cam kết của Tổng thống Donald Trump đến dự Thượng đinh Đông Á và ASEAN tại Philippines vào tháng 11 tới. Thứ trưởng Murphy cho biết Tổng thống Donald Trump cũng sẽ đến dự APEC ở Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
********************
Mỹ hối thúc khối ASEAN tham gia trừng phạt Bắc Triều Tiên (RFI, 05/05/2017)
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và các đồng nhiệm ASEAN, ngày 04/5/2017. REUTERS/Yuri Gripas
Hôm qua, 04/05/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc gặp với các đồng nhiệm khối Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN. Tăng cường hợp tác Hoa Kỳ - ASEAN, các tranh chấp trên Biển Đông và căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là các chủ đề được bàn thảo trong cuộc gặp này tại Washington.
Chính sách đối ngoại của Washington với các nước trong khối ASEAN ra sao ? Lập trường của Mỹ về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông như thế nào ? Và Hoa Kỳ muốn ASEAN có những hành động gì để giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên ? Mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn của RFI Tiếng Việt với nhà báo Phạm Trần, tại Washington.
Nhà báo Phạm Trần, Washington :05/05/2017
http ://vi.rfi.fr/chau-a/20170505-hoa-ky-hoi-thuc-khoi-asean-btt#
RFI, Phạm Trần
"Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ?". Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.
Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013)- REUTERS
Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ "quyền lịch sử" rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về "đường lưỡi bò" chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong khi đó tân chính quyền Mỹ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Biển Đông, để lại những dấu hỏi lớn về sự cam kết của Washington trong khu vực. Và ngoại trừ Hà Nội, các nước Đông Nam Á khác có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, trước những diễn biến gần đây đã có những phản ứng khác nhau – từ thái độ chấp nhận thua cuộc ở Manila, đến ý định nhắm mắt cho qua của Jakarta và Kuala Lumpur.
Mặc dù trong chín tháng vừa qua Trung Quốc không leo thang mạnh mẽ lắm, nhưng chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này, với chiến lược bậc thầy của Trung Nam Hải. Tình hình này khiến các nhà phân tích phải tự hỏi, liệu Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm đã thua trận trong cuộc chiến đấu hay không. Phải chăng bây giờ là lúc Mỹ ra đi, bỏ lại các nước Đông Nam Á phải tự chống chọi, trong cuộc chiến không cân sức với Trung Quốc ?
Biển Đông chưa được quan tâm đúng mức
Một lý do chính cho sự yếu kém thấy rõ của Mỹ và các nước khác trong khu vực, là đa số người Mỹ vẫn chưa hiểu được tại sao Washington phải quan tâm đến Biển Đông. Ngay cả trong chính phủ, câu trả lời cũng bất nhất giữa các cơ quan với nhau, và trong nội bộ từng cơ quan. Làm thế nào Hoa Kỳ và các đối tác có thể theo đuổi một chiến lược dẫn đến thành công, hoặc thừa nhận thất bại, nếu họ không thể đồng ý với nhau về những gì được coi là chiến thắng ?
Chính quyền Obama đã duy trì một danh sách khá logic về các lợi ích của Mỹ tại Biển Đông : bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp, duy trì an ninh khu vực (trong đó có sự an toàn của các đồng minh Mỹ), và tự do hàng hải. Tiếc rằng cũng như nhiều chính sách Châu Á khác, đội ngũ của ông Obama chứng tỏ có tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, nhưng trong việc giải thích và áp dụng thì lại yếu ớt. Cũng giống như khái niệm xoay trục được định nghĩa qua các sáng kiến an ninh, mặc dù đã tốn rất nhiều thời gian cho các nỗ lực kinh tế, ngoại giao và văn hóa xã hội, cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn bị đè nặng bởi lý giải sai lầm rằng đây là sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về quân sự.
Tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề song phương Mỹ-Trung, và không thể giải quyết bằng cách mặc cả giữa Washington và Bắc Kinh. Biển Đông cũng không phải chủ yếu là sự đối đầu quân sự, và như vậy không thể có giải pháp quân sự.
Điều này không có nghĩa là quân đội Trung Quốc không nhìn thấy một mệnh lệnh chiến lược mạnh mẽ trong tranh chấp Biển Đông, hay năng lực bành trướng của Trung Quốc đang mở rộng từ các đảo nhân tạo, sẽ không gây khó khăn cho cuộc chiến đấu của Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột tiềm năng. Đó là những nhân tố góp phần trong tranh chấp, cũng như việc tranh giành tài nguyên, tuyến đường hàng hải chiến lược và nhiều vấn đề khác. Nhưng đây không phải là gốc rễ của tranh chấp Biển Đông, cũng không là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ và các nước bạn.
Như chuyên gia Bill Hayton đã lập luận một cách đầy thuyết phục, tranh chấp Biển Đông thực chất là sự ganh đua của các chủ nghĩa dân tộc. Đặc biệt là luận điệu về các quyền của Trung Quốc, đang thách thức mọi sự kiện lịch sử, luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng. Bắc Kinh cho là mình có quyền và quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi phương tiện cần thiết. Việc này đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, mà lợi ích này vượt xa lên trên khả năng tự do hoạt động của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.
Đó chính là một hệ thống quốc tế rộng rãi – gọi là " trật tự dựa trên luật pháp" vẫn thường được chính quyền Obama nêu ra. Trong đó các Nhà nước đều bình đẳng với nhau theo các quy định và tiêu chuẩn đã cùng thỏa thuận ; đàm phán cũng như thủ tục trọng tài thay thế cho cưỡng bức và vũ lực - được coi là phương cách giải quyết tranh chấp.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ theo tập quán quốc tế làm chỗ dựa cho công ước, là những thành phần chủ yếu của hệ thống này. Tất cả đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi những hành vi nhằm xác quyết chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Các quốc gia khác sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ bị bất lợi khi nghiêm túc tôn trọng UNCLOS, trong khi Trung Quốc bất chấp.
Hậu quả : Biển Đông sắp mất
Tiếc thay, trật tự dựa trên cơ sở luật pháp thì trừu tượng, không giúp bán được báo. Sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ và các cường quốc bậc trung khác như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ hết sức quan trọng để giúp các nước Đông Nam Á không bị Trung Quốc đè bẹp.
Hoa Kỳ phải đóng vai trò chủ đạo để răn đe thái độ hiếu chiến và các hành động leo thang quan trọng khác của Trung Quốc - như đã từng lên tiếng cảnh cáo ý định xây dựng trên bãi cạn Scarborough mùa xuân vừa rồi. Các quốc gia đối tác cần tìm cách tăng cường năng lực cho Hải quân và tuần duyên các nước Đông Nam Á, để họ có thể bảo vệ vùng biển tranh chấp, vốn đang phải đối mặt với áp lực chưa bao giờ tăng cao đến thế của Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực an ninh này nhằm cải thiện tình hình tại chỗ, chứ chưa phải là hồi kết.
"Chiến thắng" tối hậu trên Biển Đông cho Hoa Kỳ và các đối tác là thuyết phục được Trung Quốc điều chỉnh những yêu sách của mình cho phù hợp với luật pháp quốc tế, và bình đẳng với các nước láng giềng. Đó là một thử thách khổng lồ, đòi hỏi phải có một chiến dịch ngoại giao và luật pháp tập trung vào việc vạch trần tính bất hợp pháp của các yêu sách Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải mang tai tiếng.
Quan trọng nhất là phải có những cam kết dài hạn. Việc vạch mặt chỉ tên và tố cáo để Trung Quốc tỏ ra khiêm tốn hơn, có thể phải mất cả một thập niên. Trung Quốc không phải là miễn nhiễm trước áp lực quốc tế hay trước cái giá phải trả cho việc trở thành một kẻ ở ngoài vòng pháp luật, nhưng sức kháng cự của họ rất lớn.
Hoa Kỳ và Philippines muốn tập hợp một liên minh quốc tế cho nỗ lực này. Trước hôm Manila chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tháng 7/2016, một số đáng kể các quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa. Nhưng liên minh này đã tan rã sau khi tổng thống Rodrigo Duterte quyết định từ bỏ việc sử dụng áp lực quốc tế, với hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp ứng một cách hòa hoãn hơn.
Quyết định của ông Duterte chủ yếu do quan điểm tư tưởng của ông, nhưng được biện minh là do Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ Philippines chống lại Trung Quốc. Đây là một vết thương tự gây ra, có thể tránh được nếu chính quyền Obama nói rõ là hiệp ước quân sự hỗ tương giữa hai nước có thể áp dụng, để hỗ trợ cho quân đội và tàu chiến của Philippines trong vùng biển tranh chấp.
Trong khi được Duterte chìa ra cành ô liu và chính quyền Trump lo tập trung vào những hồ sơ khác, Trung Quốc tiếp tục củng cố các lợi ích của mình. Nhờ có các hải cảng và cơ sở hạ tầng đi kèm, số lượng tàu Trung Quốc tăng lên đáng kể tại khu vực nửa phía nam của đường 9 đoạn. Trong khi đội quân tiên phong này liên tục lấn chiếm vùng biển của các nước láng giềng, Trung Quốc tăng cường hơn bao giờ hết khả năng can thiệp, để ngăn trở các nước Đông Nam Á sử dụng vùng biển và đáy đại dương mà luật pháp quốc tế bảo đảm cho họ.
Nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển, vùng trời và tài nguyên của Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng biển tranh chấp, làm ngơ trước những hành vi quấy nhiễu của đối tác Trung Quốc, nhưng sẽ không dễ chịu chút nào cho các nước Đông Nam Á cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Việt Nam có thể tiếp tục phản đối thực tế mới này, nhưng những nước khác có cơ phải thích ứng với thực trạng tại chỗ. Hậu quả là hệ thống quốc tế và trật tự khu vực Châu Á sẽ thường xuyên bị thay đổi theo hướng gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích của Mỹ.
Thế nên, phải chăng Hoa Kỳ và các nước bạn đã bị mất Biển Đông ? Câu trả lời là chưa. Nhưng họ đang đánh mất, và mất một cách nhanh chóng.
Để thay đổi tình hình, trước tiên Washington cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của hồ sơ này. Chính quyền Trump cần có chính sách rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đặc biệt là trật tự dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Thứ đến, chính phủ Hoa Kỳ cần nắm lấy cơ hội, khi chính quyền Duterte nhận ra rằng Bắc Kinh không nhượng bộ như họ vẫn hy vọng - có lẽ qua lệnh cấm đánh cá trong khu vực, kể cả ở bãi cạn Scarborough kể từ ngày 1/5 của Trung Quốc.
Để đặt nền móng cho việc này, chính quyền ông Trump phải làm một việc từ lâu được chờ đợi : nói rõ rằng theo hiệp ước hỗ tương giữa hai nước, Mỹ sẽ yểm trợ lực lượng Philippines tại Biển Đông, vì vùng biển này thuộc Thái Bình Dương, theo điều V của hiệp ước. Như vậy công việc khó khăn là tái lập lực lượng quốc tế đối phó với yêu sách của Trung Quốc mới có thể khởi đầu.
Thụy My
Nguồn : RFI, 13/04/2017
‘Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông’ (BBC, 24/03/2017)
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói Bắc Kinh không quân sự hóa Biển Đông mặc dù thừa nhận có đưa thiết bị phòng thủ ra các đảo có tranh chấp, hãng tin Reuters tường thuật.
Thủ tướng Trung Quốc nói các đảo và rạn san hô của Trung Quốc chủ yếu phục vụ các mục đích dân sự
Ông Lý mô tả các thiết bị này là để duy trì "tự do đi lại".
Trung Quốc bị quốc tế chỉ trích vì xây dựng quy mô lớn ở Biển Đông, mặc dù ông Lý nói với các phóng viên ở Úc rằng các công trình này chỉ phục vụ cho mục đích dân sự.
"Cơ sở vật chất của Trung Quốc, các đảo và rạn san hô của Trung Quốc chủ yếu phục vụ các mục đích dân sự, và thậm chí nếu có một số thiết bị hoặc cơ sở quốc phòng thì đó là để duy trì tự do hàng hải", ông Lý nói.
Các nước láng giềng khác cũng tuyên bố chủ quyền tại đây gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Hoa Kỳ ước tính Bắc Kinh mở rộng thêm khoảng 1.300 héc-ta đất tại bảy cấu trúc ở Biển Đông trong ba năm qua, trong đó có việc xây dựng đường băng, cảng, nhà chứa máy bay và các trạm thiết bị liên lạc.
Hoa Kỳ đã tiến hành một loạt chuyến đi bằng tàu chiến mà họ gọi là chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông và hoạt động này làm căng thẳng về quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.
*******************
Trung Quốc tuyên bố không chủ trương quân sự hóa Biển Đông (RFA, 24/03/2017)
Trung Quốc không có chính sách quân sự hóa Biển Đông, những thiết bị quân sự được Bắc Kinh đặt trên những hòn đảo trong khu vực này chủ yếu được dùng cho dân sự.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự cuộc họp bàn tròn lần thứ 6 giữa Australia và Trung Quốc tại Sydney vào ngày 24 tháng 3 năm 2017. AFP photo
Đó là điểm đáng chú ý nhất trong cuộc họp báo tại Canberra của Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, khi được hỏi về các hoạt động mà Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với nhiều nước khác.
Theo giải thích của người đứng đầu chính phủ Bắc Kinh, Trung Quốc không hề chủ trương quân sự hóa ở khu vực đang tranh chấp, giải thích thêm rằng những thiết bị được đặt ở vùng biển đảo này chủ yếu nhắm vào sử dụng cho dân sự, điển hình là quyền tự do hàng không.
Thủ Tướng Trung Quốc còn nói rằng máy bay, tầu thuyền qua lại ở Biển Đông đều thuộc những nước bạn hàng của Trung Quốc, do đó, Bắc Kinh có trách nhiệm phải bảo vệ quyền lợi của mình.
Giải thích của Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tức khắc bị các nhà quan sát quốc tế xem là không thành thật, trước những chứng cớ cho thấy Bắc Kinh đang dùng Biển Đông để phô trương thế lực quân sự, khi xây đường băng và đặt các dàn hỏa tiễn phòng không.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn AFP, chuyên gia Tim Johnson đang làm việc tại Sydney cho rằng Thủ Tướng Bắc Kinh đưa ra lời tuyên bố này với mục đích muốn làm nhẹ vấn đề, trong khi hình ảnh vệ tinh chụp được cho thấy Trung Quốc xây dựng những căn cứ quân sự trên một số đảo mà họ đang nắm giữ ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo, Thủ Tướng Trung Quốc còn lên tiếng kêu gọi các nước đừng có hành động khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn, kể cả những hành động quân sự.
Nhưng Ngoại Trưởng Úc, bà Julie Bishop cho rằng việc Trung Quốc cải tạo, xây dựng các hòn đảo, bãi đá Bắc Kinh đang chiếm giữ cộng với những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn quân sự hóa khu vực tranh chấp này đã khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, đẩy các nước trong vùng tới chỗ không tin ở Bắc Kinh.
*********************
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ trích Hoa Kỳ có quan điểm khiêu khích về Biển Đông, đồng thời cho rằng việc Washington không hành động khi Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo là nguồn cơn của căng thẳng hiện thời ở vùng biển tranh chấp.
Reuters dẫn lời ông Duterte nói hôm 23/3 rằng các đợt tuần tra tự do hàng hải của Washington có thể dẫn tới "các tính toán sai lầm", làm bùng ra xung đột, đồng thời cáo buộc chính quyền Hoa Kỳ trước đây đã gây áp lực buộc Philippines chống Trung Quốc nhưng không bảo đảm sự hậu thuẫn quân sự.
Nhà lãnh đạo Philippines nói về việc tuần tra khởi sự dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Obama : "Chỉ một phát đạn, nó có thể dẫn tới một vụ nổ và chiến tranh cũng như chuyện ‘nồi da xáo thịt’".
Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng nước này muốn duy trì tự do hàng hải và bay ngang qua tuyến hải lộ chiến lược, và rằng chuyện đó không phải là hành động khiêu khích.
Bình luận của ông Duterte được đưa ra trong bối cảnh có quan ngại ở Philippines rằng Trung Quốc sẽ xây dựng một số trạm quan trắc môi trường ở vùng biển tranh chấp, trên cả bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ tin này.
Trước đó, Tổng thống Duterte tuyên bố rằng nước ông, hay thậm chí Mỹ, cũng không thể cản bước Trung Quốc ở Biển Đông.
"Tôi có thể làm gì ? Tuyên chiến với Trung Quốc ? Tôi có thể, nhưng chúng tôi sẽ để mất tất cả quân đội, cảnh sát, và đất nước sẽ bị phá hủy", ông Duterte được AP trích lời nói hôm 19/3 liên quan tới tin Trung Quốc sẽ xây dựng trên bãi cạn Scarborough.
Tháng trước, trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng việc Trung Quốc xây "khu phức hợp quân sự" ở Biển Đông "xảy ra dưới chính quyền của ông Obama", và "đáng lẽ không được cho phép làm vậy".
Khi được hỏi về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, "ông chủ" Nhà Trắng nói : "Tôi biết chính xác chuyện đang xảy ra giữa Trung Quốc và Bắc Hàn và mọi nước khác. Nhưng tôi không thích nói chuyện chiến lược quân sự trên báo chí… Tôi không thích".
"Điều này không xảy ra dưới thời kỳ nắm quyền của Trump mà dưới thời của ông Obama. Nhiều chuyện xảy ra mà đáng lẽ không được cho phép. Một trong số đó là việc xây dựng một khu phức hợp quân sự cực lớn, cực lớn ở giữa Biển Đông", ông Trump nói tiếp.
******************
Tổng thống Philippines : Mỹ án binh bất động là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông (RFI, 24/03/2017)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 23/03/2017 tố cáo Hoa Kỳ có thái độ khiêu khích trên Biển Đông, cho rằng việc Mỹ không hành động gì khi Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo là nguyên nhân gây căng thẳng trong khu vực. Ông cho biết sẵn sàng chia sẻ nguồn lợi thiên nhiên với Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Tổng thống Philippines Duterte trong một cuộc họp báo tại sân bay Manila sau chuyến công du Miến Điện và Thái Lan, ngày 23/03/2017. REUTERS/Romeo Ranoco
Ông Duterte nói rằng việc Washington cho các chiến hạm tuần tra để khẳng định tự do hàng hải là một "tính toán sai lầm", có thể gây ra xung đột. Ông cũng tố cáo chính quyền Obama trước đây đã ép Manila phải đối đầu với Bắc Kinh mà lại không bảo đảm yểm trợ về quân sự.
Tổng thống Philippines tỏ ra bực tức với đồng minh lâu đời nhất là Hoa Kỳ, vốn ràng buộc với Manila qua một hiệp ước hỗ tương, nhưng đã không hành động gì khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines tại Biển Đông.
Ông Duterte tuyên bố : "Chỉ cần bắn một phát súng là xung đột có thể bùng nổ, dẫn đến chiến tranh (…). Tại sao Mỹ là nước duy nhất có thể hành động, lại muốn hải quân chúng tôi phải đến ? Đó sẽ là một cuộc thảm sát lính Philippines (…). Khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng, tại sao các vị không phản ứng, không gởi năm hàng không mẫu hạm đến ? Mỹ đã có thể dập tắt vấn đề từ trong trứng nước nếu hành động dứt khoát".
Reuters nhận xét, ngược với những lời đả kích Hoa Kỳ, ông Duterte lại không chỉ trích Trung Quốc mà ông đang hy vọng sẽ mua nông sản và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Philippines. Chính sách mở cửa của ông đối với người láng giềng khổng lồ xưa nay vẫn bị Manila coi là kẻ hung hăng muốn xâm chiếm Biển Đông, là một bước ngoặt so với chính phủ tiền nhiệm đã đưa Bắc Kinh ra trước Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế La Haye.
Trong cuộc nói chuyện với các luật sư ở Manila ngày 23/03, tổng thống Philippines còn cho biết ông sẵn sàng chia sẻ nguồn lợi thiên nhiên với Trung Quốc tại vùng biển mà tòa án La Haye đã khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Manila, vì không đủ năng lực khai thác.
Những tuyên bố của ông Rodrigo Duterte được đưa ra trong bối cảnh quan ngại đang tăng lên về việc Trung Quốc sẽ xây nhiều trạm quan trắc môi trường tại Biển Đông, kể cả trên bãi cạn Scarborough đã chiếm của Philippines tháng 6/2012.
Ngày 24/03, tại Sydney trong cuộc hội đàm với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường biện minh Bắc Kinh không quân sự hóa Biển Đông, nói rằng các thiết trí quân sự trên các đảo nhân tạo "chủ yếu" là nhằm phục vụ mục đích dân sự.
Thụy My
***********************
Philippines muốn cùng Trung Quốc khai thác tài nguyên Biển Đông (RFA, 24/03/2017)
Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines cho biết có thể sẽ cùng Trung Quốc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực biển mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền.
Ngư dân Philippines phơi hải sản đánh bắt được trên bãi biển vịnh Manila hôm 21/11/2014. AFP photo
Tổng Thống Duterte ông đang nghĩ đến chuyện này, giải thích thêm là Philippines không có đủ điều kiện để tự khai thác.
Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền và chiếm giữ phần lớn khu vực Biển Đông, kể cả vùng biển nằm sát với bờ biển của Phi, bất kể phán quyết Tòa Trọng Tài Quốc Tế đưa ra hồi năm ngoái nói rằng Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử lẫn chủ quyền pháp lý ở khu vực mà họ đang chiếm giữ.
Cuối năm ngoái khi sang thăm Bắc Kinh, Tổng Thống Phi và Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý không để chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao lẫn thương mại. Mới tuần rồi, ông Duterte nói thêm rằng Trung Quốc có thể giúp Phi phát triển kinh tế, đồng thời cho hay Phi không đủ sức để đối đầu quân sự với Bắc Kinh.
********************
Cách Malaysia nâng cấp hải quân hàm chứa nhiều rủi ro (VOA, 24/03/2017)
Chiến hạm của Malaysia tuần tra gần đảo Langkawi (ảnh tư liệu ngày 16/5/2015)
Việc Malaysia đặt mua tàu hải quân của Trung Quốc và tăng cường tuần tra chống tàu tuần dương Bắc Kinh xâm nhập hải phận càng làm phức tạp cho quan hệ giữa hai nước và đề ra những lo ngại lớn về quốc phòng.
Các giới chức của Malaysia, quốc gia Ðông Nam Á có bờ biển trải dài từ Biển Sulu đến Ấn Ðộ dương, hồi tháng 11 cho hay họ sẽ mua bốn chiếc tàu tuần tra cao tốc lớp LMS do Trung Quốc chế tạo.
Các nhà phân tích nói các tàu LMS sẽ bắt đầu kế hoạch thay mới 50 chiếc tàu của Hải quân Hoàng gia Malaysia để bảo vệ lãnh hải nước này trước nhiều mối đe dọa, kể cả từ Trung Quốc, nước có tranh chấp chủ quyền với Kuala Lumpur trong Biển Đông.
Ông Ibrahim Suffian, giám đốc chương trình của Trung tâm Merdeka, nhóm chuyên thăm dò dư luận có trụ sở ở Kuala Lumpur, cho biết :
"Tàu tuần dương của Trung Quốc khi tuần tra trong đường chín đoạn đến rất gần vùng duyên hải của Malaysia".
Thủ tướng Malaysia hồi năm ngoái loan báo hợp đồng đặt mua bốn chiếc tàu tuần tra ven bờ của Trung Quốc. Trong quá khứ, các lực lượng vũ trang Malaysia ưa chuộng thiết bị quân sự của phương Tây, do Hoa Kỳ, Anh hay Pháp chế tạo. Hợp đồng với Trung Quốc đánh dấu một sự thay đổi đầu tiên trong truyền thống đó.
Năm 2015, Malaysia phát hiện một tàu tuần dương Trung Quốc neo tại Bãi cạn Luconia, một đảo nhỏ trong Biển Đông nằm cách bờ biển Borneo của Malaysia khoảng 150 kilômét về hướng bắc. Trước đó một tàu chiến của Trung Quốc bị phát hiện đến gần Malaysia, và vào tháng 3 năm 2016 Malaysia phát hiện đến 100 tàu đánh cá Trung Quốc được tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống.
Nhiều người ở quốc gia có 31 triệu dân này cảm thấy chính phủ của họ phản ứng quá yếu ớt trước những hành động của tàu bè Trung Quốc. Ông Collin Koh, một nhà nghiên cứu an ninh biển tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định rằng nhận thức đó của nhiều người Malaysia đe dọa uy tín của đảng đương quyền.
Ông Koh nói : "Nhìn lại những gì xảy ra vào tháng 9 năm 2015 khi lần đầu tiên chính phủ ở Kuala Lumpur tiết lộ vụ một tuần dương hạm của Trung Quốc neo tại Bãi cạn Luconia, công chúng đã phản ứng khá dữ dội, họ hỏi làm thế nào chính phủ Malaysia lại cho phép tàu tuần dương Trung Quốc đến đó. Chính phủ của Thủ tướng Najib Razak cảm thấy cần phải làm một cái gì đó, ít nhất là để xoa dịu công chúng và cho dư luận thấy rằng chính phủ đang thực sự chú tâm và hành động nghiêm túc về chuyện đó".
Tàu LMS là loại tàu chiến tương đối nhỏ được thiết kế để có khả năng triển khai tác chiến nhanh cận bờ, đôi lúc để chống các tàu lớn hơn của đối phương.
Các nhà phân tích nói Kuala Lumpur thường tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế rất quan trọng với nước này. Malaysia xem Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là đối tác thương mại hàng đầu và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Malaysia.
Trung Quốc đang đẩy mạnh ảnh hưởng kinh tế ở khắp nơi trong khu vực Ðông Nam Á, mới đây nhất là với Philippines, để đổi lại những nhượng bộ đối với các hoạt động của Bắc Kinh trong vùng biển đang tranh chấp.
Theo thống kê của trang mạng về sức mạnh quân sự trên toàn cầu "GlobalFirePower.com", Trung Quốc là nước có sức mạnh quân sự lớn thứ ba trên thế giới, trong khi Malaysia đứng thứ 34.
Ông Oh Ei Sun, giảng viên khoa nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nanyang ở Singapore, nhận định : "Cho dù Malaysia có nâng cấp hải quân của họ đến mức nào đi nữa, họ vẫn không thể nào theo kịp sự mở rộng của hải quân Trung Quốc trong kế hoạch lâu dài".
Các chuyên gia nhận định rằng ngoài việc chuẩn bị ứng phó với các xung đột có thể xảy ra liên quan đến tranh chấp lãnh hải, Malaysia còn cần phải nâng cấp lực lượng hải quân để chống các nhóm Hồi giáo bạo động đang tìm cách cách vượt qua vùng biển rất khó canh giữ từ miền nam Philippines vào Borneo.
Giáo sư Oh Ei Sun nói hải tặc đôi lúc cũng hoành hành trong vùng biển nằm về phía bắc Borneo khiến giới hữu trách cần trang bị loại tàu tuần tra tốc độ cao hơn.
Chuyên gia Suffain nhận định thêm rằng tàu đánh cá từ các nước Indonesia, Thái Lan, và Việt Nam thỉnh thoảng cũng vào hải phận của Malaysia để đánh bắt cá.
Nhưng Malaysia cắt giảm 12,7% ngân sách quốc phòng xuống còn 3,41 tỉ đôla trong năm nay. Và theo chuyên gia Koh, nhiều tàu trong hạm đội của Malaysia đã trải qua từ 30 đến 50 năm hoạt động, khiến chi phí bảo trì gia tăng, và vì vậy các tàu này phải dược thay thế vì "không còn mang tính kinh tế nữa".
Ralph Jennings
***********************
Tàu hải quân Trung Quốc sắp thăm Philippines (VOA, 25/03/2017)
Trung Quốc ngày 24/3 tuyên bố đang liên lạc với Philippines về chuyến thăm có thể có của một tàu hải quân Trung Quốc tới Philippines.
777777777777777
Các nhà hoạt động biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, phản đối Trung Quốc xây dựng quân sự trên Biển Đông, 24/1/17
Một ngày trước đó, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, loan báo đã mời tàu chiến Bắc Kinh sang thăm.
Đáp câu hỏi về tin tàu hải quân Trung Quốc sắp thăm Philippines, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nói trao đổi quân sự giữa hai nước là một phần quan trọng trong bang giao song phương.
Bà Hoa cho biết các cơ quan liên hệ của đôi bên đang liên lạc với nhau về kế hoạch này.
Diễn tiến này diễn ra giữa những quan ngại tại Philippines rằng Trung Quốc sắp xây một số trạm quan trắc môi trường ở Biển Đông, kể cả trên bãi cạn Scarborough, một cáo buộc mà Trung Quốc khẳng định là ‘không đúng sự thật’.
Tổng thống Philippines bị chỉ trích về cách đối phó với Trung Quốc (RFI, 23/03/2017)
Một thượng nghị sĩ đồng minh của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte yêu cầu ông xem xét lại cách đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Tổng thống Philippines họp báo ngày 23/03/2017, tại sân bay quốc tế Manila sau hai chuyến công du Miến Điện và Thái Lan. Reuters
Hãng tin ABS-CBN News của Philippines, ngày 22/03/2017, cho biết thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian là một đồng minh của tổng thống Philippines. Gần đây, thượng nghị sĩ Gatchalian đã chỉ trích việc Trung Quốc xâm nhập vào Benham Rise và báo cáo rằng Bắc Kinh cũng đang lên kế hoạch xây dựng một trạm kiểm soát tại bãi cạn Scarborough. Phản ứng trước chỉ trích của đồng minh Gatchalian, tổng thống Duterte nói rằng Philippines không thể làm bất cứ điều gì để ngăn Trung Quốc. Còn Bắc Kinh thì bác bỏ bản báo cáo trên.
Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian chỉ trích rằng cách tiếp cận vấn đề của tổng thống Duterte là sai và tổng thống phải đương đầu với Trung Quốc. Theo vị thượng nghị sĩ này, vẫn có nhiều giải pháp hợp pháp và ngoại giao và ông Duterte phải nỗ lực hết sức để bảo vệ lãnh thổ Philippines khỏi sự xâm lược nước ngoài. Ông Gatchalian cũng nói thêm là Philippines không nên để bị bắt nạt, cho dù đối thủ có thể lớn mạnh đến mức nào đi chăng nữa.
Vẫn theo thượng nghị sĩ Gatchalian, tổng thống Duterte vận động chiến dịch hợp pháp của Philippines chống Trung Quốc nếu Bắc Kinh tiếp tục các hành động xâm lược Biển Đông và phán quyết của tòa trọng tài La Haye theo hướng có lợi cho Philippines là một công cụ mạnh mẽ mà Manila cần tận dụng để thực thi chủ quyền ở biển Đông. Ông nhấn mạnh, nhiệm vụ của Philippines là áp dụng phán quyết trên và hành động trước các tổ chức pháp luật quốc tế để phản đối bất cứ hành động xâm lược nào của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tổng thống Rodrigo Duterte đe dọa thiết quân luật
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 23/03/2017 nêu ra khả năng áp đặt lệnh thiết quân luật và đình chỉ bầu cử đối với hàng chục ngàn chức vụ ở các địa phương. Lời đe dọa này khiến công chúng lo ngại về nền dân chủ trong tương lai tại nước này.
Sau khi kết thúc chuyến công du tại Thái Lan, trở về Philippines, trong một cuộc họp báo, tổng thống Duterte đã giải thích với phóng viên là ông dự tính áp dụng vào cuộc chiến chống ma túy hai biện pháp thiết quân luật và đình chỉ bầu cử 42.000 quan chức địa phương, hai biện pháp trên cũng góp phần giải quyết được hàng loạt mối đe dọa an ninh.
Tổng thống Duterte thông báo ông có thể cho thành lập các tòa án quân sự để xét xử các vụ việc có liên quan tới khủng bố. Tổng thống Philippines nói thêm : "Tôi sẽ cho phép quân đội xét xử và hành quyết các người bằng cách treo cổ". Theo AFP, lời đe dọa này nhắm tới phiến quân Hồi Giáo ở miền nam Philippines.
Ban hành thiết quân luật là vấn đề rất nhạy cảm ở Philippines. Ba thập kỷ sau khi cuộc cách mạng "Quyền Lực Của Nhân Dân" chấm dứt chế độ độc tài của Ferdinand Marcos, hiện Philippiones vẫn đang nỗ lực củng cố nền dân chủ.
Liên quan đến việc đình chỉ bầu cử quan chức địa phương dự kiến diễn ra vào tháng 10/2017, ông Duterte giải thích là chính ông sẽ bổ nhiệm lãnh đạo địa phương để tránh tình trạng như hiện nay, tức là có tới 40% quan chức địa phương có dính dáng tới buôn lậu ma túy.
Thùy Dương
************************
Philippines : Quân đội sẽ điều hành quốc gia ? (RFA, 23/03/2017)
Lên tiếng tại Manila ngay sau khi từ Bangkok trở về, Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines cho hay có thể sẽ ban hành thiết quân luật để bảo vệ an ninh và bài trừ tất cả những tệ trạng xã hội đang làm băng hoại quốc gia.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trả lời báo chí tại sân bay quốc tế Manila vào ngày 23 tháng 3 năm 2017. AFP photo
Theo lời Tổng Thống Phi, nếu thiết quân luật được ban hành, ông sẽ thành lập tòa án quân sự để xét xử khủng bố, ám chỉ những phần tử Hồi Giáo quá khích đang phá hoại an ninh ở miền Nam Philippines. Ông còn nói thêm bọn khủng bố sẽ lãnh án tử hình và bị treo cổ.
Tổng Thống Duterte cũng cho biết thay vì phải tổ chức bầu cử vào tháng Mười tới đây, ông dự tính sẽ đề cử người vào các chức vụ điều hành cấp xã, huyện, giải thích đây là điều cần thiết phải làm vì tới 40% viên chức địa phương có liên hệ đến những đường dây cung cấp, buôn bán ma túy.
*********************
Biển Đông : Bắc Kinh cải chính vụ xây dựng ở bãi Scarborough (RFI, 22/03/2017)
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn Scarborough, Biển Đông - Ảnh : Wikipedia
Theo hãng tin Anh Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phủ nhận các thông tin, theo đó Bắc Kinh bắt đầu trong năm nay công việc chuẩn bị xây dựng một trạm quan trắc môi trường trên bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Nhân cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh khẳng định rằng dựa theo các cơ quan có liên can đến vụ việc, thì các thông tin về việc xây dựng trạm quan trắc môi trường trên bãi Scarborough đều sai lạc và không đúng. Theo bà : "Trong vấn đề Scarborough Shoal, lập trường của Trung Quốc rất nhất quán và rõ ràng là Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Philippines".
Tuy nhiên, chính ông Tiêu Kiệt (Xiao Jie), thị trưởng của thành phố gọi là Tam Sa, trước đó đã tiết lộ rằng Trung Quốc dự định bắt đầu công việc chuẩn bị trong năm nay để xây dựng trạm quan trắc môi trường trên một số hòn đảo, trong đó có Scarborough. Thông tin này được chú ý vì Tam Sa là đơn vị hành chánh được Bắc Kinh tạo ra để chịu trách nhiệm quản lý Biển Đông.
Các tuyên bố của ông Tiêu Kiệt từng được tờ báo Hainan Daily loan tải và đăng trên mạng. Thế nhưng, theo hãng Reuters, vào hôm nay, phần đề cập đến bãi Scarborough đã bị xóa đi trong tuyên bố của ông Tiêu Kiệt.
Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
Theo hãng tin Mỹ AP, phát biểu với báo giới tại Bangkok, quyền ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo cho biết là bộ Ngoại Giao Philippines đã đề nghị Trung Quốc làm rõ thông tin về kế hoạch xây một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough. Ông Manolo khẳng định rằng tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói rất rõ rằng Manila muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, nhưng sẽ hành động để bảo vệ lợi ích quốc gia, nếu cần thiết.
Bãi cạn Scarborough – mà Philippines gọi là Panatag - là một khu vực ở phía bắc Biển Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, nhưng đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền và giành lấy quyền kiểm soát vào năm 2012.
Tổng thống Duterte hồi đầu tuần thừa nhận Philippines không thể ngăn Trung Quốc xây các cơ sở trên bãi cạn Scarborough.
Thái Lan và Philippines tăng cường hợp tác quân sự
Nhân chuyến công du Thái Lan của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ngày 21/03/2017, lãnh đạo hai nước đã quyết định tăng cường hợp tác quân sự và an ninh, trong đó có vấn đề chống ma túy.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm tại Bangkok, thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết là hai bên nhất trí duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhấn mạnh trên nhu cầu thực thi hiệu quả Tuyên Bố về Ứng Xử ở Biển Đông DOC cũng như hoàn thiện khuôn khổ Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông COC trong năm nay.
Hai lãnh đạo cũng cho biết là hai nước đã đồng ý tăng cường hợp tác quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, nhằm đối phó với các thách thức của khủng bố và mọi loại tội phạm xuyên biên giới, đặc biệt là nạn ma túy.
Trọng Nghĩa
******************
Philippines : Thông tin về chiến dịch chống ma túy xua đuổi du khách (RFI, 22/03/2017)
Một nhà thờ Công Giáo Philippines trương khẩu hiệu kêu gọi tôn trọng sự sống, để phản đối chiến dịch chống ma túy giết người hàng loạt của tổng thống Duterte, Manila, 14/03/2017. Reuters
Bộ trưởng bộ Du Lịch Philipines vào hôm nay, 22/03/2017, đã tranh thủ chuyến tháp tùng theo tổng thống Rodrigo Duterte công du Thái Lan, để yêu cầu các phương tiện truyền thông "bớt" đưa tin về cuộc chiến bài trừ ma túy gây rất nhiều tử vong mà ông Duterte đang tiến hành. Theo vị bộ trưởng, các bài báo viết về các vụ giết người không thông qua xét xử đã làm cho du khách ngoại quốc tránh đến Philippines.
Theo hãng tin Pháp AFP, bộ trưởng Du Lịch Philippines bà Wanda Teo phàn nàn rằng Philippines là một điểm đến an toàn, nhưng các nhà báo đã làm cho đất nước này trở nên đáng sợ, vì đã tập trung vào các vụ giết chóc.
Phát biểu với các nhà báo theo dõi chuyến công du Thái Lan của ông Duterte, bà Wanda Teo cho biết là giới điều hành các tour du lịch ở nước ngoài "luôn luôn" chất vấn bà về vấn đề này, và tâm lý lo ngại đặc biệt nặng nề ở Châu Á và Châu Âu.
Do vậy bộ trưởng Du Lịch Philippines đã yêu cầu báo giới là "hãy dịu giọng một chút khi viết về những vụ giết người ngoài vòng xét xử của tòa án".
Tổng thống Philippines Duterte đã được bầu lên vào năm ngoái, sau khi hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử là sẽ tận diệt nạn ma túy bằng cách giết chết hàng chục ngàn người.
Kể từ khi ông nhậm chức cách nay gần chín tháng, cảnh sát đã báo cáo rằng họ đã hạ sát 2.594 người trong cuộc chiến bài trừ ma túy, trong khi các tổ chức bảo vệ nhân quyền nêu lên con số hàng ngàn người khác đã bị giết trong một chiến dịch bị coi là "sát nhân hàng loạt".
Trong khi hầu hết những nạn nhân đều là những người nghèo sống trong các khu ổ chuột, một vài người nước ngoài cũng bị thiệt mạng trong đó đáng chú ý nhất là vụ một doanh nhân Hàn Quốc bị cảnh sát bài trừ ma túy bắt cóc rồi hạ sát.
Trọng Nghĩa
Trung Quốc thông báo đã có bản thảo đầu tiên của COC (RFI, 08/03/2017)
Theo ngoại trưởng Trung Quốc, bản thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông ( COC ) đã hoàn tất và căng thẳng ở vùng biển này đã giảm đáng kể.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 08/03/2017 - REUTERS
Trong cuộc họp báo thường niên vào hôm nay, 08/03/2017, bên lề kỳ họp của Quốc Hội Trung Quốc, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo là đã có dự thảo đầu tiên về COC.
Từ năm 2010, Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN đã thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh xảy ra xung đột giữa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã từng bày tỏ hy vọng là COC sẽ được hoàn tất trong năm nay và sẽ giúp làm giảm căng thẳng.
Theo ngoại trưởng Trung Quốc, các cuộc đàm phán vào tháng trước đã đạt "những tiến bộ rõ rệt" và đã soạn ra được bản thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. Ông Vương Nghị còn khẳng định, những căng thẳng ở vùng biển này không chỉ đã giảm, mà còn giảm "đáng kể" trong năm qua.
Nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố rằng những ai muốn "gây rối loạn" sẽ bị các nước trong khu vực lên án, ám chỉ việc Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.
Cho tới nay Bắc Kinh vẫn yêu cầu các nước "ngoài khu vực", thường là ám chỉ Hoa Kỳ, không được can thiệp vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, khẳng định là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á muốn giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình.
Thanh Phương
**********************
Trung Quốc nói 'đã đạt dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông' (BBC, 08/03/2017)
Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập trên Biển Đông trong thời gian qua
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói nước ông và Asean đã đạt được dự thảo đầu tiên của Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tuy nhiên đó là phát biểu của phía Trung Quốc, chưa thấy có bình luận gì từ phía các nước Asean.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Vương nói thêm rằng tình trạng căng thẳng trên vùng biển này đã giảm đi đáng kể trong năm 2016.
Trung Quốc và 10 thành viên khối Asean đã thảo luận về việc đưa ra một bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh xung đột giữa các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông từ 2010.
Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 8/3/2017 rằng Trung Quốc và Asean đã đạt được bản dự thảo đầu tiên của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông
Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, ông Vương nói rằng các cuộc trao đổi hồi tháng trước đã đạt "tiến bộ rõ ràng" và các bên đã đưa ra được bản dự thảo khung đầu tiên cho bộ quy tắc.
"Trung Quốc và các nước Asean thấy hài lòng về việc này", ông nói.
Ông Vương nói tình trạng căng thẳng ở Biển Đông không chỉ "đã giảm, mà là đã giảm một cách đáng kể" trong năm qua.
Theo ông Vương, Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) đang được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả, Tân Hoa Xã đưa tin, trong lúc Trung Quốc và các nước Asean tiến tới xây dựng COC.
Ám chỉ Hoa Kỳ
Tuy nhiên, ông Vương nói những ai vẫn muốn "gây rắc rối" sẽ bị các nước trong khu vực lên án, một chỉ dấu được cho là nhằm gửi tới Hoa Kỳ.
"Chúng tôi sẽ dứt khoát không cho phép tình thế ổn định hiện nay, vốn rất khó mới đạt được, lại bị làm tổn hại hoặc bị can thiệp", ông nói trong bối cảnh chính quyền ông Trump gần đây triển khai một hàng không mẫu hạm tới khu vực nhằm xác quyết quyền tự do đi lại trên biển.
Hoa Kỳ từ lâu nay đã chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự trong vùng biển, và tỏ ý quan ngại rằng các cơ sở này sẽ được dùng để hạn chế việc tự do đi lại. Trung Quốc cũng đã xây dựng đường băng trên một số đảo này.
Trung Quốc lâu nay vẫn kêu gọi các bên mà Bắc Kinh nói là "các nước bên ngoài khu vực" - chủ yếu nhằm để ám chỉ Hoa Kỳ - hãy đứng ngoài cuộc tranh chấp, và nói Trung Quốc và Đông Nam Á quyết tâm giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết toàn bộ vùng Biển Đông vốn giàu trữ lượng tài nguyên, cũng là nơi có tuyến hàng hải tấp nập trị giá chừng 5 nghìn tỷ đôla qua lại mỗi năm.
Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền từng phần ở vùng biển này.
*********************
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/3 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép sự ổn định ở Biển Đông lại bị "khuấy động" hoặc "phá hoại".
"Tình hình ở biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] đang yên tĩnh trông thấy vì nỗ lực chung của Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Nam Trung Hoa đang được triển khai một cách toàn diện, và các quốc gia liên quan trực tiếp đang quay trở lại con đường đúng đắn nhằm xử lý các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn", ông Vương Nghị được Tân Hoa Xã dẫn lời nói bên lề cuộc họp báo nhân kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc còn nói rằng "nếu ai đó tìm cách làm dậy sóng và khuấy động bất ổn, họ sẽ không nhận được sự ủng hộ và sẽ đối mặt với sự phản đối của toàn khu vực".
Ông Vương nói thêm rằng trong thế kỷ 21, Trung Quốc mong muốn hợp tác thêm nữa về hàng hải và tăng cường lòng tin giữa các bên.
"Kể cả giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nếu chúng ta thay đổi cách nghĩ, đại dương rộng lớn sẽ trở thành một nơi hợp tác sâu rộng", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời.
Phát biểu của ông Vương được đưa ra 10 ngày trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson dự kiến sẽ bắt đầu công du quốc gia đông dân nhất thế giới, với Biển Đông là một trong các chủ đề nằm cao trong nghị trình.
Cũng trong buổi họp báo trên, theo Reuters, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc nhận xét rằng ông Tillerson "là một người sẵn lòng lắng nghe và là một người giao tiếp sâu sắc". Hai nhà ngoại giao này mới đây đã lần đầu gặp mặt.
Ông Vương nói như trên ít ngày sau khi Việt Nam chỉ trích Trung Quốc "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa", sau khi Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Hoàng Sa hiện do Bắc Kinh kiểm soát.
ASEAN 'quan ngại về hệ thống vũ khí' của Trung Quốc (BBC, 21/02/2017)
Các nước trong khối ASEAN vừa bày tỏ quan ngại về hệ thống vũ khí mà Trung Quốc mới lắp đặt trên các đảo ở Biển Đông.
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc mang theo chiến đấu cơ J-15 đời mới
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói với các nhà báo tại đảo Boracay, nơi các ngoại trưởng ASEAN vừa nhóm họp, rằng quan ngại này được tất cả các nước trong khối chia sẻ.
Ông Yasay không nói chính xác hoạt động nào của Trung Quốc dẫn đến quan ngại hiện thời, nhưng nói ông hy vọng một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có thể đạt được trong tháng Sáu tới.
Bản COC sẽ có thành phần cơ bản là giải trừ quân bị nhưng hiện còn chưa rõ nó có bắt buộc Trung Quốc phải dỡ bỏ các hệ thống vũ khí đã lắp đặt hay không.
Ông Yasay được các hãng thông tấn dẫn lời nói : "Các thành viên ASEAN đồng lòng bày tỏ lo ngại về điều mà họ cho là quân sự hóa khu vực".
Ông ngoại trưởng cũng cho hay các nước ASEAN "đã nhận thấy một cách quan ngại rằng Trung Quốc đã lắp đặt hệ thống vũ khí trên các cơ sở mà họ thiết lập".
Philippines là nước giữ ghế chủ tịch luân lưu của khối ASEAN năm 2017.
Hãng Reuters đánh giá tuyên bố của ông Yasay cho thấy ASEAN có quan điểm cứng rắn ít thấy về hành động của Trung Quốc.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền, một số tuyên bố mạnh mẽ nhắm vào Trung Quốc của ông làm dấy lên phỏng đoán rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành điểm nóng xung đột trong tương lai gần.
Chính vì lẽ này mà các nước ASEAN cho rằng một bản quy tắc COC với các điều khoản bắt buộc sẽ là cần thiết.
************************
ASEAN muốn Hoa Kỳ sớm có chính sách rõ ràng về Biển Đông (RFI, 21/02/2017)
Các Ngoại trưởng ASEAN tại cuộc họp ở Boracay, Philippines ngày 21/02/2017. Malacanang Photo/Handout via Reuters
ASEAN hy vọng chính quyền của tân tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng thảo ra "một chính sách cụ thể hơn và rõ ràng hơn" về khu vực, đặc biệt chính sách với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh "quân sự hóa" nhiều đảo nhân tạo tại Trường Sa, khiến các quốc gia Đông Nam Á rất lo ngại. Trên đây là tuyên bố của lãnh đạo ngoại giao Philippines hôm nay, 21/02/2017, sau phiên họp kín với các đồng nhiệm ASEAN.
Reuters cho hay, phát biểu trước báo giới, tại Boracay, sau phiên họp đầu tiên với các ngoại trưởng ASEAN ngày hôm qua, Ngoại trưởng Perfecto Yasay tuyên bố : "chúng tôi hoàn toàn hiểu được là chính sách (quốc tế) của Hoa Kỳ đang được chính phủ Donald Trump xây dựng", "hiện tại chúng tôi chưa nắm chính xác về chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc… và chúng tôi hy vọng sẽ được biết cụ thể hơn và rõ ràng hơn trong những tháng tới".
Ngoại trưởng Perfecto Yasay cũng cho biết bộ trưởng các nước thành viên ASEAN đã thể hiện "sự quan ngại rất lớn" về "các hoạt động quân sự hóa" của Trung Quốc tại nhiều đảo ở Biển Đông, và việc làm sao để Trung Quốc chấp nhận "phi quân sự hóa" và giải thể các công trình quân sự hiện có tại các đảo tranh chấp là một thách thức lớn đối với toàn khối, đặc biệt là các nước có yêu sách chủ quyền như Việt Nam, Malaysia và Philippinnes.
Hãng thông tấn Philippine News Agency dẫn lời thứ trưởng Ngoại Giao Philippines Enrique Manalo trong cuộc họp báo hôm qua tại Boraca, theo đó ASEAN "rất quyết tâm" hoàn tất sớm Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông, và các hoạt động chuẩn bị sắp tới sẽ "rất khẩn trương". Về mặt chính thức, ASEAN và Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn tất khuôn khổ chung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (gọi tắc là COC) vào giữa năm nay 2017, nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông. Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Philippines, trên thực tế, rất ít tiến bộ đạt được trong các đàm phán, kể từ khi ý tưởng này được các bên nhất trí vào năm 2002.
Một số bộ trưởng ASEAN lo ngại các căng thẳng hiện nay tại Biển Đông có thể làm "xói mòn lòng tin", ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán COC. Ngay trước hội nghị hai ngày đầu tuần này của ASEAN, thứ Sáu tuần trước, 17/02, Trung Quốc vừa kết thúc một đợt tập trận với tàu sân bay tại Biển Đông. Ngày 18/02, Hải Quân Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đưa một nhóm tàu chiến đấu cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới tuần tra tại Biển Đông, để bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ tiếp tục hôm nay. Đây là cuộc họp đầu tiên cấp bộ trưởng do Philippines tổ chức với tư cách quốc gia Chủ tịch ASEAN năm 2017.
Trong Thành
********************
Các nước Đông Nam Á xem việc Trung Quốc lắp đặt những hệ thống vũ khí ở Biển Đông là "rất đáng lo ngại" và đã kêu gọi đối thoại để ngăn chặn sự leo thang "những diễn biến gần đây", Philippines cho biết hôm thứ Ba.
Bộ trưởng ngoại giao các nước trong khu vực đồng lòng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa những đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng tin tưởng rằng khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử hàng hải có thể đạt được với Bắc Kinh trước tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói trong một hội nghị các bộ trưởng khu vực trên đảo Boracay của nước này.
Ông Yasay không cho biết những diễn biến nào khơi lên mối lo ngại này, nhưng nói rằng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ bảo đảm hòa bình và ổn định.
Ông nói rằng việc phi quân sự hóa sẽ là một thành phần quan trọng của bất kỳ bộ quy tắc ứng xử nào giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng còn quá sớm để nói liệu điều kiện tiên quyết có phải là Bắc Kinh tháo dỡ những hệ thống vũ khí của mình hay không.
Nhắc đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, ông Yasay nói các nước ASEAN đã "nhận thấy, một cách rất đáng lo ngại, rằng Trung Quốc đã lắp đặt những hệ thống vũ khí tại những cơ sở mà họ đã thiết lập, và họ đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc này".
Với việc Philippines giữ chức chủ tịch ASEAN năm nay, những phát biểu của ông Yasay cho thấy một lập trường vững chắc hiếm có của một tổ chức mà thường chật vật để đạt được đồng thuận vì những quan điểm ý trái ngược của họ về việc làm thế nào đáp lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
Thông cáo bày tỏ lo ngại của ASEAN tránh nhắc tên Trung Quốc. Làm Trung Quốc phật lòng có thể nảy sinh nhiều nguy cơ, trong khi các nước thành viên của ASEAN đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc với mức độ khác nhau, và cần thương mại, đầu tư và khách du lịch từ Trung Quốc.
************************
ASEAN quan ngại Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (RFA, 21/02/2017)
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane hôm 07 tháng 9 năm 2016. AFP photo
Các thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc gia Đông Nam Á- ASEAN xem việc Trung Quốc cho bố trí hệ thống vũ khí tại các đảo nhân tạo lập nên ở khu vực Biển Đông là rất đáng quan ngại và muốn ngăn chặn biện pháp quân sự hóa, đồng thời thúc giục đối thoại nhằm chấm dứt leo thang những diễn tiến gần đây tại khu vực biển tranh chấp này.
Bộ trưởng ngoại giao Philippines, ông Perfecto Yasay hôm nay cho biết như vừa nêu nhắc lại sự nhất trí của những người tương nhiệm ASEAN tại hội nghị hẹp diễn ra trên đảo Boracay của Philippines.
Mặc dù ông bộ trưởng ngoại giao nước chủ nhà không nêu rõ những diễn biến nào gây nên quan ngại nhưng ông Perfecto Yasay nhắc lại mong muốn của khối ASEAN là Trung Quốc và Hoa Kỳ bảo đảm hòa bình và ổn định cho khu vực Biển Đông.
Hiện Philippines là nước chủ tịch luân phiên khối ASEAN năm nay. Nhiều hội nghị của khối sẽ được tổ chức ở nước này. Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng là những nước ngoài tham dự nhiều cuộc họp của ASEAN.
Đối với chính sách ngoại giao của tân chính phủ Hoa Kỳ dưới thời của tổng thống Donald Trump, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN cũng bày tỏ hy vọng Nhà Trắng trong vài tháng tới đưa ra một bức tranh cụ thể và rõ hơn, đặc biệt về quan hệ với Trung Quốc.
Điều này cũng được bộ trưởng ngoại giao Philippines Perfecto Yasay cho báo giới biết trong ngày hôm nay.
Căng thẳng giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề mậu dịch cũng như về ảnh hưởng đối với những vùng trên thế giới khi ông Donald Trump tham gia tranh cử cũng như khi thắng cử và nhậm chức tổng thống Mỹ tạo nên quan ngại Khu vực Biển Đông có thể trở thành điểm nóng bùng phát xung đột.
Về biện pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cũng cho biết khối ASEAN muốn có bộ khung các qui tắc ứng xử với Trung Quốc mà khối này có thể hoàn tất vào khoảng tháng sáu năm nay.
Tuy nhiên cũng theo ngoại trưởng Philippines thì kể từ năm 2002 khi ý tưởng về một bộ qui tắc ứng xử mang tính ràng buộc về mặt pháp lý được nêu ra cho đến nay vẫn chẳng có mấy tiến bộ.