Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Brexit : Đoàn kết làm nên sức mạnh của Châu Âu

Thời sự trong nước là chủ đề lớn trang nhất nhiều báo Pháp. Le Figaro chạy tựa : "Chính phủ rung chuyển bởi phong trào "Áo vàng" được lòng dân". Le Monde dành trọng tâm cho vấn đề thuế thu nhập đang ngày càng gây bất bình. Libération đưa hình ảnh nhiều phụ nữ giương cao khẩu hiệu chống bạo lực tình dục, và loan báo phong trào #NousToutes kêu gọi biểu tình khắp nước Pháp ngày mai, để bảo vệ các nạn nhân. Các thương lượng cuối cùng trước thượng đỉnh lịch sử về cuộc ly dị giữa Liên Âu và Anh Quốc, dự kiến Chủ Nhật 25/11/2018, là một trọng tâm khác.

brexit1

Ông Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán Liên Âu về Brexit (phải) và người phụ trách Brexit của Anh, ông Dominic Raab, Bruxelles, ngày 31/08/2018. Reuters/Eric Vidal

Sau hơn một năm rưỡi đàm phán và ít tháng trước hạn chót, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu và nước Anh rốt cuộc gần đạt được thỏa thuận, cho phép cuộc ly dị diễn ra trong trật tự. Cho dù đến tận thời điểm hiện tại khả năng Brexit suôn sẻ chưa phải hoàn toàn được bảo đảm, thế nhưng việc chính phủ Anh và Liên Âu đã có được một thỏa thuận sơ bộ cho phép lạc quan. Và có thể coi đây là một thành công. Nhật báo kinh tế Les Echos có bài xã luận mang tựa đề "Brexit : Đoàn kết làm nên sức mạnh".

Con đường cheo leo, hai bên là vực thẳm

Bài viết của Les Echos mở đầu với ghi nhận đầy hình ảnh ví cuộc hành trình của 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu hiện nay như "đi trên đỉnh núi", hai bên bờ là vực thẳm. Cho đến giờ, cộng đồng Châu Âu vẫn tiếp tục con đường khổ ải này, bất chấp sự công kích, lôi kéo của nhiều thế lực bên ngoài, mà một trong các ví dụ tiêu biểu là chính quyền Mỹ của Donald Trump. Trong bầu không khí thù địch này, Liên Âu đã tỏ ra hết sức gắn bó.

Trong vấn đề Brexit, có một sự tương phản nổi bật giữa một bên là các phân hóa, mâu thuẫn trong nội bộ nước Anh, và bên kia là ý thức đoàn kết tập thể của Châu Âu, cho đến nay được thể hiện một cách chuẩn xác qua vai trò của trưởng đoàn đàm phán, chính trị gia người Pháp Michel Barnier. Les Echos nhấn mạnh là một số đòi hỏi quá cứng rắn như của Tây Ban Nha trong vấn đề chủ quyền tại Gibraltar, hay trong vấn đề đánh cá chung tại vùng biển nước Anh… đã không cản trở toàn bộ các thành viên Liên Âu giữ vững tinh thần kỷ luật và đoàn kết chặt chẽ. Ưu tiên hiện tại là tránh mọi động thái có thể gây thêm khó khăn cho thủ tướng Anh Theresa May, có thể dẫn đến một cuộc ly hôn không thỏa thuận.

Ngày Chủ Nhật tới, những điều kiện cho cuộc ly hôn sẽ chính thức được chính phủ các nước thông qua. Điều mà cách nay ít tuần còn bị coi là điều không tưởng. Giai đoạn còn lại đầy rẫy chông gai. Cụ thể là Quốc hội Anh có thể bỏ phiếu chống. Tuy nhiên, nếu mọi việc diễn tiến thuận lợi, Liên Âu và Anh sẽ chia tay theo giải pháp "Brexit mềm", và các nước Châu Âu sẽ đứng ở thế mạnh.

Les Echos cũng nhấn mạnh đến "một hồ sơ nóng bỏng khác" cho thấy đoàn kết và sự kiên định làm nên sức mạnh của Liên Âu. Đó là hồ sơ ngân sách nước Ý. Trong hồ sơ này, Ủy Ban Châu Âu cũng đứng ở một vị thế hết sức khó khăn, như đi bên bờ miệng vực. Les Echos đánh giá Liên Âu tiếp tục đoàn kết, tỏ ra mềm dẻo, để ngỏ cánh cửa cho nước Ý điều chỉnh lại dự kiến ngân sách, chứ không đe dọa trừng phạt tức thời. Cách xử lý của Liên Âu nhận được hưởng ứng tích cực từ phía thị trường.

Thêm một hồ sơ thứ ba nữa cho thấy Liên Hiệp Châu Âu đang đi đúng hướng. Đó là tiến một cách từ từ nhưng vững vàng nhắm đến cái đích củng cố khu vực đồng euro, với dự án ngân sách của vùng, vừa được cặp Pháp-Đức đề xuất, và dự kiến sẽ được khối 27 nước phê chuẩn vào tháng tới. Les Echos khép lại bài viết với nhận định của ủy viên kinh tế Liên Âu, chính trị gia Pháp Pierre Moscovici : "Tranh đấu và thuyết phục sẽ là công việc phải làm thường xuyên… Nhưng đó cũng chính là lịch sử của Liên Hiệp Châu Âu".

Brexit : Thương lượng cuối cùng trước thượng đỉnh lịch sử

Cho dù viễn cảnh thỏa thuận Brexit có nhiều khả năng sẽ được thông qua hôm Chủ Nhật, khả năng đổ bể là rất nhỏ, nhưng đàm phán giữa Luân Đôn và Bruxelles vẫn tiếp tục trong những giờ cuối. Hôm qua, thứ Năm 22/11, hai bên đạt được thêm một bước tiến nữa, đó là thông qua dự thảo "Tuyên bố chính trị" cho phép xác định quan hệ tương lai giữa Liên Âu và Anh Quốc, sau khi cuộc ly hôn chính thức có hiệu lực vào ngày 30/03/2019. Một bất đồng khác đã có được giải pháp. Đó là hai bên có thể kéo dài giai đoạn chuyển tiếp, vốn hết hạn vào 31/12/2020. Thời gian được thỏa thuận là 2 năm, từ tháng Giêng 2021 đến tháng Giêng 2023 (Dự thảo "Tuyên bố chính trị" Brexit dài 26 trang được tranh luận quyết liệt là nội dung một bài viết khác trên La Croix).

Một điểm gai góc hàng đầu còn lại là số phận của vùng đất hẹp tại eo biển Gibraltar, cửa ngõ vào Địa Trung Hải, mà Tây Ban Nha mong muốn mọi quyết định về tương lai của vùng đất này phải có tiếng nói của Madrid. Một số vấn đề khác như quyền đánh cá chung tại các vùng biển Anh Quốc, đổi lại nước Anh được bán hải sản ở lục địa, được tách riêng và sẽ tiếp tục được thương lượng cho đến ngày 20/07/2020.

Le Monde dành một hồ sơ dài mô tả kỹ lưỡng các điểm chính của dự thảo thỏa thuận dài 585 trang, với nhiều phụ lục và ba phần riêng dành cho ba vùng địa lý Ireland, Gibraltar và Chyprus. Ba ưu tiên được nhấn mạnh. Thứ nhất là tránh để lập lại đường biên giới giữa Ireland và vùng Bắc Ireland (thuộc Anh), kết quả của thỏa thuận hòa bình năm 1998. Thứ hai là bảo vệ quyền lợi của các kiều dân Anh và Liên Âu, với tổng số ước tính 4 triệu người. Và thứ ba là Luân Đôn bảo đảm toàn bộ các cam kết về tài chính đối với Liên Hiệp Châu Âu.

Le Monde lưu ý, thỏa thuận với Anh Quốc, nếu đạt được, là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử của Liên Hiệp Châu Âu : Vừa cắt đứt vô số các quan hệ giữa hai bên trong lịch sử 46 năm nối kết, nhưng cũng vừa phải bảo đảm được nhiều quan hệ không đứt đoạn giữa Anh với Liên Âu. "Tuyên bố chính trị" nói trên sẽ đảm nhiệm vai trò này.

Trưởng đoàn đàm phán Châu Âu Michel Barnier thường xuyên nhắc lại là Anh Quốc "vẫn luôn là bạn, là đối tác, là đồng minh của chúng ta". Tuy nhiên, kể từ nửa đêm ngày 29/03/2019, Luân Đôn sẽ mất toàn bộ các quyền hạn của một thành viên Liên Hiệp Châu Âu, như nước này vẫn có từ gần 50 năm qua.

Pháp : Phong trào chống tăng thuế xăng được ủng hộ mạnh

Cuộc khủng hoảng về thuế xăng dầu tiếp tục dâng cao tại Pháp thách thức uy tín của chính phủ là một chủ đề lớn khác của các báo Pháp hôm nay. Theo một thăm dò dư luận của Odoxa cho Le Figaro, 77% người Pháp được hỏi đánh giá là phong trào "Áo vàng", phản đối chính sách tăng giá xăng, dầu của chính phủ, là "có cơ sở". Hồi thứ Bảy tuần trước phong trào Áo vàng đã phong tỏa nhiều trục đường tại Pháp để phản đối, và tiếp tục kêu gọi một lần xuống đường tương tự vào ngày mai thứ Bảy.

Trong vòng một tuần, tỉ lệ ủng hộ phong trào Áo vàng đã tăng thêm 3 điểm. Bên cạnh đó, hai phần ba người Pháp cho rằng phong trào cần phải tiếp tục sau ngày hành động dự kiến vào ngày mai. Vẫn theo điều tra dư luận nói trên, 60% người Pháp cho rằng phong trào xã hội này không mang tính bạo lực, 77% cho họ là "dũng cảm", 78% cho rằng họ tranh đấu vì "lợi ích chung". 82% người trả lời hy vọng tổng thống Pháp hủy bỏ sắc thuế này. Le Figaro nhấn mạnh là những con số nói trên cho thấy chiến lược bôi nhọ phong trào của chính phủ đã thất bại.

Theo Les Echos, đối mặt với phong trào phản đối dâng cao, phủ tổng thống Pháp hứa hẹn "các biện pháp mạnh". Hôm thứ Ba tới, tổng thống Emmanuel Macron sẽ thông báo "một kế hoạch mới", cho phép cuộc chuyển đổi sang Kinh tế Xanh với cái giá hợp lý khiến xã hội "có thể chấp nhận được". Nhà nước sẽ đầu tư thêm tiền để hỗ trợ những gia đình khó khăn, bị việc tăng thuế ảnh hưởng, đồng thời sẽ thảo luận rộng rãi với các công dân, về những vấn đề gây bất đồng.

Tổng thống Macron bỏ lỡ cuộc cải cách thuế các-bon như thế nào ?

Le Figaro có bài phân tích "Tổng thống Pháp đã bỏ lỡ cuộc cải cách thuế các-bon như thế nào ?". Le Figaro so sánh cách làm của tổng thống Macron với các tổng thống tiền nhiệm để cho thấy đương kim tổng thống đã đốt cháy giai đoạn, bỏ qua những lời tư vấn của các chuyên gia, để khiến cho cuộc cải cách, vốn là điều cần thiết, đang phải hứng chịu các phản đối dữ dội từ phía xã hội. Theo Le Figaro, trước khi đắc cử ứng cử viên Macron đã được tư vấn về việc cần phải lập ra một ủy ban để xây dựng một cơ sở khoa học cho cuộc chuyển đổi sang kinh tế Xanh hết sức phức tạp và khó khăn này. Tuy nhiên, sau khi đắc cử tổng thống Macron đã làm ngược lại, không lập ủy ban khoa học, không ủy ban tư vấn. Lộ trình tăng giá xăng dầu được quyết định một cách đơn giản ngay tại Bộ Tài chính trong mùa hè 2017, với mục tiêu bù đắp cho việc giảm thuế dự kiến trong nhiệm kỳ 5 năm.

Le Figaro cũng thừa nhận là tổng thống Pháp có làm theo lời khuyên của một số chuyên gia Bộ Tài chính, theo đó, cần dành một phần của khoản tiền này để hỗ trợ những người gặp khó khăn do giá tăng. Tuy nhiên, số tiền được chi ra chỉ vào khoảng vài trăm triệu euro, và chỉ đến khi gặp phải áp lực của phong trào Áo vàng, chính phủ mới quyết định chi thêm 500 triệu euro.

Về chủ đề này, La Croix có bài phóng sự dẫn lại trực tiếp tiếng nói của hai công dân Pháp, bị chính sách tăng thuế xăng dầu, ảnh hưởng nặng nề.

Đài Loan : Cuộc bỏ phiếu dưới áp lực

Về thời sự Châu Á, Les Echos giới thiệu với độc giả cuộc bầu cử giữa kỳ Đài Loan ngày mai, với tựa đề "Đài Loan, hòn đảo dưới áp lực". 19 triệu cử tri Đài Loan được kêu gọi đi bầu các lãnh đạo từ cấp phường xã, đến vùng. Đây được coi là một trắc nghiệm quan trọng đối với tổng thống Thái Anh Văn, đảng Dân Tiến, chủ trương giữ nguyên trạng, không đòi độc lập, nhưng cũng không siết chặt quan hệ với Bắc Kinh. Đảng Dân Tiến hiện nắm 13 trên tổng số 22 vùng. Một số thành phố lớn như Cao Hùng (Kaohsiung) hay Đài Chung (Taichung) có thể bị mất vào tay đảng đối lập Quốc Dân Đảng, thân Bắc Kinh.

Bên cạnh bầu cử lãnh đạo địa phương, cử tri Đài Loan cũng bỏ phiếu trong nhiều cuộc trưng cầu dân ý khác. Bắc Kinh theo dõi sát diễn biến bỏ phiếu ở Đài Loan. Phẫn nộ với chính quyền Trung Quốc, cử tri Đài Loan có thể bỏ phiếu thông qua nhiều biện pháp mang tính biểu tương, như chấm dứt tên gọi "Trung Hoa – Đài Bắc" của đoàn thể thao, để thay bằng "Đài Loan".

Les Echos cũng cho biết, với tình trạng tăng trưởng kinh tế chững lại hiện nay, tổng thống Thái Anh Văn đang ở trong tình thế khó khăn. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc không ngừng có các biện pháp cô lập hòn đảo về ngoại giao.

Cũng Les Echos có bài phỏng vấn ngoại trưởng Đài Loan – mang tựa đề "Đất nước tôi không thuộc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" - khẳng định vùng lãnh thổ này trên thực tế là một nhà nước độc lập, có tổng thống được bầu lên bằng con đường dân chủ, có quân đội, có đồng tiền riêng. Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan một mặt khẳng định "không tuyên bố độc lập", sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc, để bảo vệ hòa bình và ổn định hai bên bờ eo biển, nhưng mặt khác kêu gọi các quốc gia dân chủ hậu thuẫn Đài Loan. Ngoại trưởng Joseph Wu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phong trào đòi độc lập đang sôi động tại Đài Loan.

Mỹ : Lời qua tiếng lại giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Tòa án tối cao

Về Hoa Kỳ, La Croix có bài xã luận đáng chú ý về chuyện "Lời qua tiếng lại giữa tổng thống Trump và chánh án Tòa án tối cao", điều chưa từng xảy ra. Hôm thứ Tư vừa qua, sau khi bị tổng thống chỉ trích, chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ John Roberts - một người vốn được coi là cùng phe với ông Trump - đã phản ứng mạnh mẽ, khi khẳng định Tòa án tối cao có một dàn thẩm phán tuyệt vời và tận tụy hết mình vì việc công. Và không thể có các thẩm phán thân tổng thống, dù trong bất kỳ nhiệm kỳ nào.

Chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ cũng tái khẳng định là một nền dân chủ không thể chỉ được quy về các cuộc bầu cử, mà còn phải dựa trên nguyên tắc căn bản, đó là tam quyền phân lập, tách biệt giữa hành pháp, tư pháp và lập pháp.

Khí hậu : Quốc gia đầu tiên dọa kiện các tập đoàn dầu lửa

Trong lĩnh vực môi trường, Les Echos cho hay, đảo quốc Vanuatu đang xem xét kiện các tập đoàn dầu lửa, các định chế tài chính và chính phủ nhiều nước, vì các thiệt hại do nước biển dâng cao và thiên tai bất thường gia tăng, mà Vanuatu phải gánh chịu. Quần đảo Vanuatu có 260.000 dân, sinh sống tại 82 đảo nhỏ. Đây là lần đầu tiên một quốc gia đe dọa khởi kiện các doanh nghiệp, bị coi là thủ phạm của biến đổi khí hậu.

Hôm thứ Tư 21/11 vừa qua, ngoại trưởng Vanuatu, đảo quốc nam Thái Bình Dương thông báo tin trên trong cuộc họp qua mạng của Diễn đàn các quốc gia dễ tổn thương với biến đổi khí hậu (Climate Vulnerable Forum), bao gồm 48 nước.

Gần hai tuần trước thượng đỉnh Khí hậu COP24 tại Ba Lan, nhóm các nước dễ bị tổn thương muốn rung thêm một tiếng chuông cảnh báo để đánh động cộng đồng quốc tế. Theo thông báo của Tổ chức Khí tượng Thế giới, mức độ khí thải năm 2017 tiếp tục tăng so với năm trước 2016.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Brexit : ''Theo thủ tướng May hay để rơi vào hỗn loạn'' ?

Thỏa thuận sơ bộ giữa chính phủ Anh và Bruxelles về Brexit đạt được hôm thứ Ba, 13/11/2018, là chủ đề thu hút nhiều nhất sự chú ý của báo chí Pháp ngày 15/11.

brexit1

Biểu tình chống Brexit trước Nghị Viện Anh, Luân Đôn, ngày 13/11/2018. Reuters/Simon Dawson

Le Figaro chạy tựa trang nhất : "Thủ tướng Anh ép phe bà chấp thuận thỏa thuận Brexit". Trang nhất Le Monde là hình ảnh thủ tướng Anh trên nền đen, với dòng chữ lớn : "Bà May thương lượng về Brexit với nước Anh". Cho dù bước tiến nói trên là lớn, nhưng Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu không dễ hoàn tất thỏa thuận, để tránh một cuộc chia tay trong hỗn loạn.

"Brexit, May hay hỗn loạn" là tựa đề một bài xã luận của báo Les Echos. Theo báo kinh tế Pháp, trong bối cảnh "bị lên án từ mọi phía" hiện nay, thỏa thuận sơ bộ của thủ tướng May dường như chính là "điểm cân bằng hết sức mong manh", con đường duy nhất tránh rơi vào hỗn loạn. Hôm qua, ngành tài chính Anh Quốc đã tỏ ra hoan hỉ với một thỏa thuận mà quan hệ Anh và Liên Âu về cơ bản được coi là vẫn "giữ nguyên trạng, ít nhất cũng trong một khoảng thời gian nữa". Và đây là điều đã không được dự kiến.

Le Monde dự báo "Giữa May và Liên Âu, thỏa thuận đầy bất trắc". Theo Le Monde, thủ tướng Anh đang chơi ván cờ được ăn cả ngã về không : "Hoặc đạt thỏa thuận, hoặc rơi vào hỗn loạn". Việc thỏa thuận được thông báo trễ hơn so với thường lệ, có mục tiêu để dành thời gian cho các thành viên chính phủ phản ứng, bởi nhiều người trong số họ đã có ý định từ chức. Le Figaro cho hay rốt cục thỏa thuận của thủ tướng May đã nhận được đèn xanh của chính phủ Anh chiều hôm qua, sau 5 giờ thương lượng, điều mà bà May coi là "một giai đoạn quyết định để hoàn tất thỏa thuận, trong những ngày tới".

Theo Le Figaro, "thỏa thuận mà thủ tướng Anh vừa đạt được (với chính phủ) là một bước tiến lớn theo đúng hướng : một sự chia tay trong êm dịu, cho phép tránh được những rối ren của một sự chia tách không hợp đồng (No Deal). Tuy nhiên, Quốc hội Anh còn phải có ý kiến, và không thể loại trừ điều gì, thậm chí một cú đảo chính chống lại Theresa May". Le Figaro nhấn mạnh đến nguy cơ phe cứng rắn trong đảng Bảo Thủ chống lại thỏa thuận này.

Thỏa hiệp của bà May gây thất vọng lớn ở hai phe

Theo Le Figaro, đối với phe cứng rắn trong vấn đề Brexit, không thể chấp nhận được việc Luân Đôn tiếp tục bị chi phối bởi các quy định về thị trường, được quyết định từ Bruxelles, cũng không thể có được các thỏa thuận thương mại song phương với một nước thứ ba. Trong khi đó, phe ủng hộ Anh ở lại Liên Âu thì tiếp tục lên án việc "từ bỏ một cuộc hôn nhân sáng suốt", để đổi lấy "một liên minh ít có lợi hơn".

Báo Libération cũng chia sẻ nhận định này, khi nhấn mạnh nhiều hơn đến nỗi thất vọng của hai thế lực chính trị lớn tại Anh. Phe Brexit cứng rắn lo sợ viễn cảnh "Anh Quốc sẽ vĩnh viễn ở lại trong liên minh thuế quan (với Châu Âu), mà không thể tác động đến các quy tắc chung, và đây là một sự phản bội lại chính các nguyên tắc của Brexit". Còn đối với những người ủng hộ ở lại với Liên Âu, "đây là giải pháp tồi tệ nhất có thể có". Libération cho hay, ngay từ đầu tối qua, đã có nhiều tin đồn về khả năng bỏ phiếu "bất tín nhiệm" đối với thủ tướng tại Quốc hội Anh.

Trưởng đoàn đàm phán Châu Âu : "Bước tiến quyết định"

Về phía Châu Âu, theo Le Figaro, người phụ trách đàm phán Michel Barnier hôm qua, trong cuộc họp báo tại Ủy Ban Châu Âu, tỏ ra rất lạc quan về "các bước tiến mang tính quyết định" vừa đạt được. Một thỏa hiệp lớn giữa Anh và Bruxelles là thị trường Bắc Ireland vẫn ở trong Liên minh thuế quan và thị trường duy nhất, và giữa Anh và Liên Âu sẽ không có biên giới trên bộ, nếu không có giải pháp nào khác, sau đó. Tuy nhiên, lãnh đạo đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu báo trước là còn rất nhiều việc phải làm.

Theo xã luận Le Figaro, "đối với khối 27 nước, đây là một tin vui. Châu Âu rốt cục có thể sang trang giai đoạn Brexit, và tập trung vào việc tái xây dựng (Liên Âu), được hứa hẹn".

"Ba trở ngại phải vượt qua"

Về Brexit, báo kinh tế Les Echos có bài "Ba trở ngại phải vượt qua", nhấn mạnh trước hết đến Quốc hội Anh là cửa ải đầu tiên mà thỏa thuận sơ bộ phải được chấp thuận. Bất trắc lớn nhất hiện nay là cửa ải này. Tối thứ Ba 13/11, một lãnh đạo của đảng Bảo Thủ Anh, ông Julian Smith, cho biết tự tin về kết quả. Tuy nhiên, hiện tại nhiều thành viên của đảng này cho biết sẽ bỏ phiếu chống. Trong số những người phản đối, có cả thành phần ủng hộ Brexit cứng rắn không chấp nhận, điều mà họ cho là Anh Quốc sẽ là một "quốc gia chư hầu của Liên Hiệp Châu Âu", cũng như những người muốn Anh Quốc ở lại với Châu Âu.

Hiện tại, đa số của đảng cầm quyền chỉ có 13 ghế nhiều hơn đa số tuyệt đối. Liên minh của thủ tướng Anh phải dựa vào đảng DUP (Democratic Unionist Party) với 10 phiếu, trong khi đảng này chủ trương sẽ bỏ phiếu chống.

Phe Công Đảng có thể bỏ phiếu ủng hộ dự thảo thỏa thuận của thủ tướng, nhưng lãnh đạo đảng này, ông Jeremy Corbyn đã kêu gọi bỏ phiếu chống lại điều mà ông gọi là "một thỏa thuận cẩu thả".

Nếu dự thảo thỏa thuận được Anh thông qua, đến lượt Nghị Viện Châu Âu bỏ phiếu. Về cơ bản, theo Les Echos, đa số các nghị sĩ Châu Âu sẽ chấp thuận kết quả đàm phán của Bruxelles. Tuy nhiên, về mặt chi tiết, sau khi dự thảo thỏa thuận 500 trang này được chính phủ Anh chấp thuận, văn bản sẽ còn phải được chính quyền 27 nước Châu Âu xem xét kỹ lưỡng đến từng dấu phẩy, trước thượng đỉnh Liên Âu ngày 25/11.

Tuy nhiên, một bất trắc rất lớn hiện nay là vấp phải sự phản đối quá lớn trong nội bộ, chính phủ của thủ tướng May có thể tan vỡ. Nước Anh có thể sẽ phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần nữa về Brexit. Và việc này sẽ chỉ có thể diễn ra trong vòng 12 đến 18 tháng nữa. Nhưng nước Anh lại chọn Brexit lần nữa thì sao ? Hai năm sau cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ Brexit, xã hội Anh giờ đây đã chia rẽ sâu sắc.

Anh : Nỗi lo thiếu nhu yếu phẩm

Về tình hình tại Anh, Le Monde có bài phóng sự mang tựa đề "Anh là nước lo nhất về nhu yếu phẩm", cho biết từ nhiều tháng nay, trong bối cảnh đàm phán giữa Luân Đôn và Bruxelles giậm chân tại chỗ, nhiều người lo ngại khủng hoảng hàng hóa. Cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến Hai, Anh Quốc bổ nhiệm một bộ trưởng phụ trách phân phối thực phẩm và nhu yếu phẩm. Chúng ta biết 40% thực phẩm của Anh nhập từ bên ngoài.

Trên báo chí Anh, người ta đưa ra danh sách hàng loạt thực phẩm cần được dự trữ. Từ đầu tháng 10, chuỗi siêu thị Tesco loan báo trong trường hợp không đạt thỏa thuận, lượng hàng dự trữ của tập đoàn này là "rất, rất hạn chế". Cơ quan phụ trách thị trường dược phẩm của Anh ngay từ tháng 7, đã cảnh báo là, nếu "No Deal", sẽ thiếu thuốc insulin cho 3,7 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Kể từ đó, Luân Đôn yêu cầu ngành dược phẩm dự trữ thuốc men đủ tự túc trên toàn quốc trong vòng 6 tháng.

Merkel mang lại hy vọng cho dự án đánh thuế GAFA

Về tình hình Châu Âu, Le Figaro chú ý đến bước tiến về phía Đức, đối với "dự án thuế của Châu Âu" nhắm vào các tập đoàn kỹ thuật số thế giới, thường được gọi là nhóm GAFA (Google, Apple, Facebook, Amazon).

Cho đến nay, sự lưỡng lự của Berlin đã khiến dự án đánh thuế nói trên, theo sáng kiến của chính phủ Pháp (đánh thuế GAFA là một trong các dự án cải cách Châu Âu chính), bị giậm chân tại chỗ. Tuy nhiên, một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền thông Đức T-Online, tối thứ Ba 13/3, thủ tướng Angela Merkel cho biết "sẽ có một đề xuất từ đây đến tháng 12 tới". Thủ tướng Đức thông báo cụ thể hơn là các bộ trưởng tài chính Châu Âu dự kiến họp ngày 4/12, Berlin đang thảo luận vấn đề này với Paris, "không phải về việc một dự án đánh thuế với các công ty kỹ thuật số như thế có ý nghĩa hay không, mà vấn đề là cần làm như thế nào".

Theo những người chủ trì dự án đánh thuế GAFA, hiện tại các tập đoàn Mỹ chỉ phải trả 9% thuế tại Châu Âu, trong lúc các doanh nghiệp Châu Âu tại Mỹ bị đánh thuế trung bình tới 23%.

Cho đến nay, do lo ngại bị Mỹ trả đũa đối với hàng xuất khẩu Đức, mà Berin dè dặt trong dự án đánh thuế GAFA, vốn đã thỏa thuận với Pháp trong thượng đỉnh ở Mesberg, hồi tháng 6. Việc Đức nỗ lực tham gia dự án này sẽ thuyết phục được các quốc gia đối lập cuối cùng trong nội bộ Châu Âu : Ireland, Đan Mạch và Thụy Điển.

Để tăng khả năng dự án thuế được thông qua, Pháp quyết định dời thời hạn luật mới về thuế này, có hiệu lực từ 2020.

Đức có thể không cho Trung Quốc tham gia mạng 5G

Liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số, theo phụ trương Les Echos, Đức có thể sẽ không cho công ty Trung Quốc Huawei (Hoa Vi) tham gia mạng 5G, sau Mỹ và Úc, vì lý do an ninh.

Công ty Trung Quốc Huawei từ nhiều năm nay hoạt động mạnh tại Châu Âu. Cho đến nay, đầu tư của công này rất bị nghi ngờ tại khối Anh - Mỹ. Trong thời gian gần đây, một số nước Châu Âu bắt đầu lo lắng với đầu tư Trung Quốc trong lĩnh vực mạng.

Mạng internet 5G với tốc độ cao, khối lượng thông tin truyền tải, nếu bị thao túng, sẽ rất nguy hại cho hàng loạt cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội trọng yếu, như sân bay, bến cảng, bệnh viện… cũng như các doanh nghiệp. Theo Les Echos, chính phủ Pháp chưa lên tiếng về vấn đề này. Huawei hiện tại có nhiều cơ sở tại Pháp, có đầu tư trong mạng 4G, nhưng không được phép tham gia vào các thiết bị cốt lõi của mạng này.

Thế giới có kháng cự được, nếu kinh tế Trung Quốc suy thoái ?

Về viễn cảnh khủng hoảng thế giới, kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái là chủ đề một bài phân tích đáng chú ý của giáo sư Havard Kenneth Rogoff, nguyên kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, với tựa đề : "Liệu thế giới có thể kháng cự được sự thoái lùi của kinh tế Trung Quốc ?"

Kinh tế gia Kenneth Rogoff cảnh báo sự suy thoái của kinh tế Trung Quốc đi kèm với một cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới, do núi nợ khủng khiếp hiện nay, sẽ là đầu mối của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới. Xét về dài hạn, kinh tế gia Mỹ cho rằng cuộc suy thoái của Trung Quốc là "giai đoạn thứ ba" của cuộc khủng hoảng nợ, vốn bắt đầu từ năm 2008 tại Mỹ, lan sang Châu Âu năm 2010. Kinh tế gia này đánh giá là "cuộc chiến thương mại", mà tổng thống Mỹ đang chủ trương để chống lại Trung Quốc hiện nay, "dù có lý hay không có lý, đã rơi vào một thời điểm tồi".

Đường sắt cao tốc đầu tiên tại Châu Phi

Hôm nay, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Châu Phi, tại Morocco, đã được khánh thành. Theo Le Figaro, tuyến đường - do các doanh nghiệp Pháp thi công - cho phép nối liền thủ phủ kinh tế của Maroc Casablanca với thành phố Tanger, dài 337 km, trước mắt trong 2 giờ 10 phút. Dự án khởi sự từ năm 2007, với chi phí hơn 2 tỉ euro, trong đó một nửa do Pháp đầu tư. Theo nhiều chuyên gia, giá thành xây dựng tuyến đường này, do Pháp thực hiện, thuộc loại thấp nhất thế giới, với khoảng 8 triệu euro/km, so với 15 triệu đến 20 triệu euro/km, tại Châu Âu.

Pháp : 5 biện pháp đối phó với phong trào phản đối giá xăng tăng

Về thời sự nước Pháp, trong lúc những người phản đối việc thuế xăng dầu tăng cao chuẩn bị cuộc tuần hành lớn với thứ Bảy tới, Le Figaro cho biết chính phủ đưa ra 5 biện pháp nhằm giảm bớt căng thẳng.Chính phủ khẳng định không từ bỏ sắc thuế đánh vào các-bon được coi là để "phục vụ cho tiến trình chuyển sang mô hình kinh tế xanh", nhưng gia tăng các biện pháp hỗ trợ người thua thiệt. Theo đó, 500 triệu euro sẽ được giải ngân để hỗ trợ cho người dân, bị giá cả xăng dầu tăng cao ảnh hưởng.

Trong số 5 biện pháp đưa ra có, hỗ trợ tiền cho việc chuyển sang mua xe chạy điện hay động cơ lưỡng hợp điện xăng, với tài trợ tối đa lên tới 4.000 euro cho các gia đình khó khăn nhất ; thêm 2 triệu người (so với 3,6 triệu người hiện nay), sẽ được hưởng tiền trợ giá khoảng 50 đến 75 euro/người, với tổng chi về phía chính phủ là 160 triệu năm…

Vẫn trong lĩnh vực môi trường, Les Echos có bài về tình trạng ô nhiễm nặng nề tại các thành phố ở Ấn Độ, với 13 trên tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Ngày chính thức kết thúc hôn nhân hơn 40 năm gia Anh và Liên hip Châu Âu (EU), 29/3/2019, đang ti gn nhưng hai bên vn chưa đng ý được vi nhau v mt thóa thun thương mi trong lúc làn sóng phn đi cuc chia tay mang tên Brexit Anh ngày càng tăng.

brexit1

Thủ Tướng Anh, Theresa May, sau khi phát biu ti EU summit, Brussels, 18 tháng 10, 2018.

n na triu người đã xuống đường London trong na cui tháng 10/2018 đ đòi có cuc trưng cu dân ý na v cách thc ri b EU. Cuc vn đng ca t Independent đ có cuc b phiếu v thóa thun cui cùng gia Anh và EU cũng nhn đượn mt triu ch dù không ai có thể d đoán kết qu s ra sao nếu lại có trưng cu dân ý.

Thủ tướng Anh Theresa May hin đang có màn đu dây vô cùng chông gai gia nhng người mun đon tuyt hoàn toàn vi EU trong đng ca bà, hàng triu người dân mun có cuc trưng cu dân ý na và các quan chc EU đang không mun có cuộc ly d êm đp đ nêu gương cho nhng nước có ý đnh theo Anh.

EU kiên quyết bo v bn tr ct ca th trường chung Châu Âu đó là s t do đi li cho người dân, t do lưu thông tin t, hàng hóa và dch v. EU là bn hàng ln nht ca Anh trong năm 2017 và xứ sương mù đã xut khu lượng hàng hóa và dch v tr giá khong 350 t đô la vào EU so vi gn 145 t đô la xut khu vào Hóa Kỳ. Anh cũng nhp khu hàng hóa và dch v vi giá tr hơn 435 t đô la t EU so vi gn 90 t đô la t Hóa Kỳ.

Cái giá phải trả đ đng trong th trường chung Châu Âu là các nước phi tuân theo lut l do EU đ ra, không có quyn hn chế di dân t 27 nước EU còn li vào nước mình và cũng không có quyn đàm phán hip đnh thương mi song phương vi các nước khác.

Bà thủ tướng Anh hiện mun có quyn kim soát di dân và cũng mun được t do đàm phán các hip đnh thương mi gia Anh vi các nước trong đó có các nn kinh tế ln ngoài EU như Hóa Kỳ và Trung Quc.

Bà May cũng muốn Anh và EU đt thóa thun chung v các chính sách đng nhất gia hai bên v hàng hóa đ đm bo giao thương t do gia hai bên. Nhưng nhng người mun cưa đt đc sut vi EU cho rng vic Anh chp nhn lut l ca EU v hàng hóa là điu không chp nhn được. Kế hoch được cho là thân EU quá mc ca bà May đã khiến c b trưởng ngoi giao và b trưởng brexit đã t chc cách đây vài tháng đ phn đi.

EU cũng không mặn mà gì vi kế hoch Brexit ca bà May vì h cho rng nó không đm bo được vic tách bit gia lãnh th EU và lãnh th Anh vì hin không có biên giới cng gia Bc Ireland ca Anh và Cng hóa Ireland, vn nm trong EU. Mà Anh thì không mun dng đường biên và cht biên phòng gia hai min Ireland vì người dân c hai phía đu phn đi hành đng như thế.

Với kim ngch thương mi hơn 785 t đô la gia Anh và EU và phn xut siêu nghiêng v EU, có nhiu lý do đ hai bên có thóa thun thương mi cùng có li. Tuy nhiên chưa có gì chc chn là điu này s xy ra trước ngày 29/3 năm ti, thi hn có th được ni rng nếu 27 nước EU còn li đng ý.

Kể c khi một thóa thun được ký kết trước cui tháng Ba năm sau, nó cũng còn cn được phê chun bi quc hi Anh cũng như quc hi quc gia và trong mt s trường hp là c quc hi vùng ca 27 nước Châu Âu. Anh cũng đ ngh mt khong thi gian chuyn giao ti hết năm 2020 khi hin trng được gi nguyên.

Và trong khi hàng triệu người đang đòi có cuc trưng cu dân ý na, cuc trưng cu dân ý th ba nếu tính c ln thăm dò ý kiến hi năm 1975 khi đa s áp đo quyết đnh li EU, không phi ai cũng tin rng đây là điều sáng sut.

Trong bài viết cho Huffington Post Anh, người dn chương trình có tiếng mt thi ca BBC Robin Lustig có bài về chuyn ti sao ông không tham gia biu tình cùng hàng trăm người khác London đ đòi li có trưng cu dân ý :

"Nguyên tắc căn bn ca tt c các hot đng dân ch là người thua – cũng như người thng – chp nhn kết qu được chn la. (Ngoi tr bn là Donald Trump… người nói rng ông s chỉ chấp nhn kết qu cuc bu c tng thng Hóa Kỳ năm 2016 vi mt điu kin : là ông y thng)".

Ông Lustig nói không có gì đảm bo là cuc trưng cu dân ý ln ba s thay đi kết qu trong khi nguy cơ chia r sâu thêm trong nước Anh là rt ln.

Trong lần trưng cu hi năm 2016, Anh và x Wales mun ri EU trong khi Scotland và Bc Ireland mun li. Th đô London b phiếu li vi t l 59,9% trong khi vùng Kent giáp London nơi tôi sng mun ri EU vi s phiếu 54,9%.

Không ít người Anh cm thấy vô lý khi những người nông dân Romania hay Bulgaria nếu mun là có th lên đường sang Anh xếp hàng xin tr cp tht nghip, ch được phân nhà và hưởng h thng y tế min phí dù s này không nhiu. Nhưng nhng người Anh tr tui li mun có cơ hi t do tới hc tp, làm vic hay đnh cư ti bt c nước EU nào h mun. Bn thân EU hin cũng phi ci t đ đm bo s tn vong ca khi và chuyn Anh b phiếu ri EU chc chn s tác đng ti nhng thay đi ca EU trong tương lai. Tương lai ca bà th tướng Anh hiện cũng đang bp bênh và khó mà biết người ta s đ cho bà yên thêm bao lâu na.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 02/11/2018

Published in Diễn đàn

Kinh tế Anh sẽ phải trả giá đắt cho Brexit

Một tài liệu mật liên quan đến Brexit, lưu hành nội bộ chính phủ Anh, bị trang Buzzfeed tiết lộ ngày 29/01/2018 khiến công luận giật mình về tác động thật sự của việc Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos, thông tin này còn có nguy cơ tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết đến thủ tướng Theresa May trong các cuộc đàm phán với Bruxelles cũng như trên trường chính trị Anh.

anh1

Người biểu tình Anh phản đối Brexit trước Nghị Viện tại Luân Đôn, ngày 16/01/2018. Reuters/Hannah McKay

Tài liệu được bộ chuyên trách về Brexit thảo vào tháng Giêng thẩm định nền kinh tế Anh sẽ mất từ 2% đến 8% tăng trưởng trong vòng 15 năm tới. Hậu quả của Brexit sẽ tác động đến mọi lĩnh vực, mọi vùng trên khắp nước. Nền kinh tế Anh sẽ xấu đi, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, bất kể kết quả đàm phán về quan hệ hậu Brexit với Bruxelles ra sao.

Ba giả thuyết được thẩm định trong tài liệu của bộ Brexit. Trước hết, trong trường hợp đạt được thỏa thuận tự do thương mại toàn diện với Bruxelles, Liên Hiệp Anh có thể bị mất 5 điểm tăng trưởng trong vòng 15 năm. Nếu "không có thỏa thuận" nào, tăng trưởng của Anh sẽ bị mất 8 điểm trong cùng thời điểm. Cuối cùng, nếu Anh Quốc tiếp tục thâm nhập được thị trường chung Châu Âu, ví dụ với tư cách là một thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu, thì nước này cũng chỉ có thể giới hạn được phần nào mất mát, và tăng trưởng giảm 2 điểm.

Dĩ nhiên, Anh Quốc có thể ký được các hiệp định tự do thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc, nhưng tăng trưởng có được từ những thỏa thuận này vẫn không bù được mất mát liên quan đến việc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Cụ thể, vẫn theo đánh giá của tài liệu mật trên, một thỏa thuận với Washington mang lại thêm 0,2% cho tăng trưởng, và các thỏa thuận thương mại khác là khoảng 0,4%.

Brexit tác động đến mọi lĩnh vực, mọi vùng của Anh

Vẫn theo Les Echos, tài liệu trên còn nêu rõ mọi vùng của Anh đều bị tác động, bắt đầu từ vùng Đông Bắc, vùng Birmingham và Bắc Ireland. Mọi lĩnh vực kinh tế cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, hóa học, may mặc, sản xuất thực phẩm, chế tạo ô tô và phân phối. Mỗi ngành nông nghiệp có thể không bị tác động trong trường hợp "không có thỏa thuận". Ngoài ra, khu Tài chính City có thể cũng chịu thiệt hại nặng nề nếu như mất cửa thâm nhập thị trường chung Châu Âu.

Được soạn thảo để lưu hành nội bộ và đưa cho mỗi bộ trưởng xem vào tuần này, sau đó được thu lại để tránh bị rò rỉ, tài liệu trên còn có mục đích chuẩn bị cho cuộc họp vào thứ Tư tới, quy tụ các thành viên chính phủ quan tâm đến Brexit, để giúp đỡ nhóm làm việc của thủ tướng Theresa May xác định một tầm nhìn chung về thời kỳ hậu Brexit.

Theo nghiên cứu của tài liệu lưu hành nội bộ này, tác động của Brexit được dự báo không nghiêm trọng bằng những điểm được nêu trong văn bản do bộ Tài Chính soạn thảo trước cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016. Tuy nhiên, việc rò rỉ thông tin lại xảy ra vào thời điểm nhạy cảm đối với chính phủ và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng, hiện đã rất gay gắt, trong nội các và đảng bảo thủ. Phe đối lập có thể tận dụng cơ hội này để yêu cầu chính phủ công bố toàn bộ nội dung bản nghiên cứu tác động của Brexit đến nền kinh tế Anh.

Kinh tế Pháp tăng trưởng trở lại

Năm 2017, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Pháp tăng 1,9% và là năm có sức tăng trưởng mạnh nhất kể từ 2011, theo thống kê của Viện Insee ngày 30/01/2018. Sự kiện này được hầu hết các nhật báo đăng trên trang nhất.

"Tăng trưởng Pháp cao nhất từ 6 năm qua" là hàng tựa trên trang nhất của Le Monde. Theo đánh giá của các chuyên gia Viện Insee, kết quả đạt được là nhờ đầu tư của các doanh nghiệp (tăng 4,3% trong năm 2017 so với 3,4% năm 2016), cũng như đầu tư của các hộ gia đình, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản (tăng 5,1% cao gấp hai lần so với năm 2016).

Trang nhất của La Croix là hình ảnh lá cờ Pháp xuất hiện cuối đường hầm tối tăm với hàng tựa : "Khủng hoảng kinh tế, đã đến cuối đường hầm ?". Tuy nhiên, theo nhật báo Công giáo, hậu quả của cuộc khủng hoảng vẫn còn đó, cụ thể là tỉ lệ thất nghiệp và tình trạng nợ vẫn cao.

Với nhật báo kinh tế Les Echos, "Lời hứa tăng trưởng đã tìm lại được". Tờ báo phân tích ba lĩnh vực tác động đến tăng trưởng của Pháp : đầu tư của lĩnh vực tư nhân, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng cao nhất từ năm 2010 và hiệu quả của khu vực đồng euro.

Thế giới giầu gần gấp đôi trong vòng 20 năm

Vẫn về kinh tế, nhật báo kinh tế Les Echos, trích bản báo cáo mới nhất của Ngân Hàng Thế Giới, cho biết : "Thế giới giầu gần gấp đôi trong vòng 20 năm".

Không chỉ dựa trên GDP của 141 quốc gia được nghiên cứu, mức độ giầu có của một nước còn được căn cứ vào quá trình sản sinh vốn (máy móc, trang thiết bị…), vốn nhân lực (trình độ đào tạo của người lao động…), vốn tự nhiên (rừng, hầm mỏ, đất canh tác…) và tài sản ròng ở nước ngoài. Theo tính toán của Ngân Hàng Thế Giới, sự giầu có của những nước này, vượt từ 690.000 tỉ đô la lên đến 1.143.000 tỉ đô la (tăng khoảng 66%) từ năm 1995 đến năm 2014.

Trong thời gian này, hơn 20 quốc gia có thu nhập thấp đã trở thành những nước có thu nhập trung bình. Ngoài ra, kết quả đạt được còn nhờ vào sự phát triển tuyệt vời của Châu Á, đặc biệt là của Trung Quốc và Ấn Độ. Ngược lại, khu vực Châu Phi Nam Sahara vẫn là nơi có nhiều nước có thu nhập thấp.

Chính sách nhập cư của ông Trump chia rẽ cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ

Trở lại đề xuất của tổng thống Donald Trump vê việc cấp quốc tịch cho 1,8 triệu Dreamers theo cha mẹ đến Mỹ từ nhỏ, đổi lại việc Quốc Hội thông qua ngân sách xây bức tường biên giới với Mexico, nhà báo Gilles Paris trên tờ Le Monde đánh giá đây là "Cú đánh cược rủi ro của Trump về nhập cư" vì dự án này chia rẽ cả nội bộ phe Cộng Hòa lẫn Dân Chủ.

Đối với ông Donald Trump, thành công của chính sách cải cách nhập cư phụ thuộc vào "bốn trụ cột" : tăng cường biên giới với Mexico bằng bức tường ngăn cách hai nước, hợp thức hóa giấy tờ cho những người nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ từ nhỏ, hạn chế đoàn tụ gia đình và ngừng cấp thẻ thường trú thông qua hệ thống rút thăm ưu tiên đa dạng văn hóa.

Với một số nghị sĩ Dân Chủ, tổng thống Mỹ "cuối cùng cũng công nhận rằng những Dreamers phải được phép ở lại đây và trở thành công dân". Trên thực tế, 4,8 triệu người này có thể được trao quốc tịch Mỹ trong vòng 10 năm. Riêng trang cực hữu Breitbart News đã chỉ trích gay gắt tổng thống Trump, gọi ông là "Ngài Ân xá". Ngoài ra, nhiều chính trị gia bảo thủ phản đối đề xuất của ông chủ Nhà Trắng thì lấy làm tiếc là việc hạn chế đoàn tụ gia đình không hủy được ngay lập tức số lượng 4 triệu đơn đang được xem xét.

Syria : Vòng đàm phán Sochi thất bại

Sau vòng đàm phán thứ 9 về tình hình Syria tại Vienna do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, đến lượt Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức đàm phán riêng giữa các bên tham chiến tại Syria ở thành phố Sochi, bên bờ Biển Đen.

Tuy nhiên, theo nhật báo La Croix, "Nga đã thất bại trong việc biến hóa thành công quân sự tại Syria" vì cuộc họp đã không đưa đến bất kỳ tiến triển nào do các phe đối lập chính với chế độ Damascus, cũng như đại diện phương Tây vắng bóng. Tuy nhiên, gặp gỡ Sochi lại là một "bài tập" truyền thông tốt để điện Kremlin bày tỏ nguyện vọng xây dựng hòa bình, đặc biệt là tô bóng hình ảnh tổng thống Putin, trong bối cảnh chỉ chưa đầy hai tháng nữa, cử tri Nga sẽ bầu tổng thống mới.

Le Figaro phản ánh "sự lộn xộn trong cuộc họp về Syria tại Sochi", bắt đầu từ tranh cãi về quốc kỳ, tiếp theo là nhiều thành viên tham dự bỏ ngang cuộc họp và tiếng la ó nhắm vào ngoại trưởng Nga. Với Le Figaro, hội nghị Sochi cũng chẳng mang lại thêm kết quả gì so với hội nghị trước đó do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Lực lượng Quân đội Syria tự do : từ chống Assad đến ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ

Trên chiến trường Syria, nhật báo Le Monde đề cập đến vai trò mới trong cuộc nội chiến của lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) : "Từ cuộc chiến chống Assad đến lực lượng dân quân ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ".

Bị suy yếu sau khi các tổ chức thánh chiến chiếm ưu thế và để mất đông Aleppo vào tay lực lượng thân tổng thống Assad vào cuối năm 2016, lực lượng nổi dậy ôn hòa này đã hoạt động trở lại khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào khu vực Afrin, nằm dưới sự kiểm soát của người Kurdistan, tây bắc Syria. Vừa mới đây còn chống chế độ Assad, các lượng lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ (Sultan Mourad và Faylaq Al Sham) của Quân đội Syria Tự do giờ đóng vai trò trợ thủ cho lực lượng Ankara.

Ankara, giờ hiện là một đồng minh của Moskva trên chiến trường Syria, muốn biến Quân đội Syria Tự do thành một đội quân đối trọng với Lực lượng Dân Chủ Syria (FDS) của người Kurdistan, do lực lượng YPG đứng đầu và luôn bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố.

Theo nhận định của Le Monde, nếu như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm được thành phố Afrin và được quân nổi dậy FSA hỗ trợ đắc lực, thì các cuộc bạo động có thể lan rộng ở bờ đông dòng sông Euphrate, hiện đang nằm trong tầm kiểm soát của FDS, nhưng phần đông dân cư lại là các bộ tộc Ả Rập. Chuyên gia phân tích người Syria, Hassan Hassan lên tiếng cảnh báo nguy cơ một "cuộc nội chiến" mới. Vậy là sẽ có thêm một cuộc xung đột sắc tộc vào thảm kịch đang xảy ra tại Syria hiện nay.

210 người thân cận của tổng thống Nga trong danh sách đen của Mỹ

Khoảng 210 nhân vật người Nga bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách đen trong bản "Kremlin Report" của bộ Tài Chính Mỹ, công bố tối 29/01/2018. Le Monde đưa tin "Washington lập một danh sách người thân Putin nhưng không trừng phạt họ". Tương tự Les Echos nhận định "Washington đe dọa tất cả những người thân cận của Putin".

Trong bài báo "Washington liệt vào danh sách vòng thân cận của Putin", Libération cho biết danh sách gồm nhiều nhân vật được cho là thân cận với tổng thống Nga, nhiều quan chức cao cấp hoặc các tỉ phú có ảnh hưởng đến chính trị : phát ngôn viên điện Kremlin, các bộ trưởng văn hóa, ngoại giao, các phát ngôn viên của Thượng Viện và Hạ Viện... hoặc lãnh đạo các tập đoàn nhà nước Gazprom và Rosneft, cùng với 96 tỉ phú có ảnh hưởng đến đời sống chính trị Nga.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Hôm 10/11/2017, Liên Hiệp Châu Âu đã gia hạn cho Anh Quốc trong hai tuần phải làm rõ những cam kết của Luân Đôn về thủ tục ra khỏi khối này, xem đây là điều kiện tiên quyết để Bruxelles chấp nhận mở các cuộc đàm phán về thương mại trong tháng tới. Đàm phán về thương mại vẫn là điều mà Anh Quốc khẩn thiết yêu cầu để chuẩn bị cho thời kỳ hậu Brexit.

brexit1

Nhà đàm phán Anh David Davis (T) và Châu Âu Michel Barnier họp báo tại Bruxelles, ngày 10/11/2017. Reuteurs/Eric Vidal

"Tối hậu thư" nói trên đã được trưởng đoàn đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu Michel Barnier đưa ra trong một cuộc họp báo tại Bruxelles sau một phiên họp kéo dài một ngày rưỡi. Phiên họp này đã làm nổi rõ một bất đồng mới giữa Bruxelles với Luân Đôn, đó là vấn đề biên giới giữa Anh với Ireland.

Theo lời ông Barnier, chỉ khi nào có những cam kết "rõ ràng và thành thật" của Luân Đôn trong vòng 2 tuần tới, Liên Hiệp Châu Âu mới mở đợt đàm phán thứ hai với Anh Quốc, nhân cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu vào giữa tháng 12.

Nếu Luân Đôn không tuân thủ thời hạn đó, cuộc đàm phán sẽ bị dời sang tháng 2 hoặc tháng 3 năm tới, nhân các cuộc họp thượng đỉnh kế tiếp của Liên Hiệp Châu Âu. Đợt đàm phán thứ hai này sẽ bàn luôn cả quan hệ tương lai giữa Anh Quốc với Liên Hiệp Châu Âu.

Nhưng đối với 27 nước thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu, trước khi bàn về quan hệ tương lai, phải giải quyết ba vấn đề, mà gai góc nhất là vấn đề thanh toán tài chính của thủ tục Brexit, tức là số tiền mà Anh Quốc phải trả để ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, mà nước này đã là thành viên trong suốt hơn 40 năm. Số tiền này được thẩm định là khoảng 50 hoặc 60 tỷ euro. Hai vấn đề kia là các quyền của những công dân Châu Âu sống tại Anh thời kỳ hậu Brexit và ảnh hưởng của Brexit đối với đường biên giới giữa Ireland với tỉnh Bắc Ireland của Anh.

Trong cuộc họp báo hôm qua, trưởng đoàn đàm phán Michel Barnier nhắc lại rằng Anh Quốc sẽ chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu đúng nữa đêm ngày 26/03/2019.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Brexit : Chưa ly dị đã tính chuyện tái hôn ?

Theo lịch trình, Anh Quốc sẽ rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào đúng đêm 31/03/2019 sau hai năm đàm phán. Thế nhưng, người dân Anh bắt đầu cảm nhận được những tác động đầu tiên của Brexit mà hậu quả về kinh tế và ngoại giao được đánh giá là rất tai hại. Một số người còn cho rằng, ngay khi điều kiện cho phép, Luân Đôn sẽ tính đến chuyện gia nhập trở lại Liên Hiệp Châu Âu.

brexit1

Thủ tướng Anh Theresa May đến thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, tại Bruxelles, Bỉ, ngày 23/06/2017. REUTERS/Eric Vidal

Theo bài phân tích của Libération, chính sự bất lực của chính phủ Theresa May trong việc trình bày quan điểm đàm phán chặt chẽ, cùng với sự chia rẽ sâu sắc trong tầng lớp chính trị về Brexit "cứng" (hard) hay "mềm" (soft) càng làm tăng xác suất việc "đứa con bất trị" trở lại gia đình Châu Âu nhanh hơn người ta tưởng. Nhưng không phải với bất kỳ điều kiện nào.

Trước hết, theo khẳng định của một quan chức ngoại giao Châu Âu, tiến trình "Brexit sẽ vẫn diễn ra" vì "Anh Quốc đã lấn quá sâu để lùi bước, mặc dù nhiều cuộc tranh luận đang diễn ra bên kia biển Manche". Giáo sư khoa học chính trị Olivier Costa tại Bordeaux cho rằng "những người ủng hộ Brexit không thể phủ nhận, dù đều nghi ngờ về tính chính đáng của Brexit". Vẫn theo giáo sư Costa, "có lẽ phải cần đến một sự xáo trộn về chính trị trong 18 tháng tới để có thể làm thay đổi mọi việc, như cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, dù khó có thể hình dung ra được việc này vào thời điểm hiện tại".

Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội sớm đã không mang lại chiến thắng cho phe phản đối Brexit : Công Đảng Anh ủng hộ một Brexit "mềm", có nghĩa là duy trì các mối liên hệ chặt chẽ với Bruxelles. Phe tự do dân chủ, ủng hộ ở lại Liên Hiệp Châu Âu, lại bị gạt ngoài lề. Còn phe ủng hộ độc lập Scotland của đảng Dân Tộc Scotland (SNP), phản đối Brexit, lại bị suy yếu.

Một số ý kiến ở Ủy Ban Châu Âu nhận định : "Bà Theresa May chắc chắn bị yếu đi, nhưng chính chiến lược cắt đứt hoàn toàn với Liên Hiệp Châu Âu (Brexit hard) của thủ tướng Anh mới không được ủng hộ. Trên thực tế, người Anh khẳng định kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06/2016, nhưng họ không muốn đoạn tuyệt như thế. Không nên chạm vào lòng tự hào của người dân Anh dù họ hiểu rằng đã làm một điều ngớ ngẩn".

Giả sử người Anh thay đổi ý kiến, chưa chắc điều này có thể giải quyết được về mặt pháp lý vì quyết định của Luân Đôn kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisboa chắc chắn không thể xem xét lại được. Thậm chí, trong trường hợp toàn Liên Hiệp chấp nhận ngừng điều khoản 50 thì Bruxelles "cũng sẽ áp đặt các điều kiện, vì không thể để cho Luân Đôn tiếp tục "gây rối" như vẫn làm từ 40 năm qua". Theo đánh giá của một nhà ngoại giao Châu Âu, "sẽ không còn chuyện Anh Quốc tiếp tục được hưởng hàng loạt miễn trừ hay giảm bớt phần đóng góp vào ngân sách Châu Âu, và đây sẽ là điều không chấp nhận được đối với Luân Đôn".

Không một nước nào nghi ngờ việc Brexit, nhưng tái gia nhập gia đình Châu Âu là vẫn có thể như quy định trong khổ 5 của điều 50. Ủy Ban Châu Âu cho rằng "càng xa ngày trưng cầu dân ý 23/06/2016, thì sự trở lại của Anh Quốc có thể xảy ra. Vì đó là việc làm của một thế hệ chính trị khác, của một thế hệ cử tri khác".

Hậu quả kinh tế và ngoại giao của Brexit sẽ đóng vai trò quan trọng cho hồ sơ tái hội nhập vào Liên Hiệp. Vấn đề là phía Bruxelles sẽ không nương tay với Anh Quốc, "không ai muốn tặng bất kỳ món quà nào cho Luân Đôn sau khi thay đổi ý kiến về Brexit". Theo một quan chức ngoại giao Châu Âu : "Nếu trong vòng 10 đến 15 năm nữa, Liên Hiệp có hai khu vực riêng biệt, khu vực đồng euro và một khối rộng hơn quanh thị trường chung, thậm chí là vị thế thành viên cộng tác, điều này sẽ tạo điều kiện cho Anh Quốc trở lại Liên Hiệp", nhưng "sẽ qua một cánh cửa hẹp". Libération kết luận dù Brexit hay trở lại, Anh Quốc sẽ bị suy yếu lâu dài.

Hùng An : Thành phố mới ghi dấu ấn của Tập Cận Bình

Chuyển sang thời sự Châu Á, nhật báo Le Figaro đề cập đến việc chủ tịch Trung Quốc "Tập Cận Bình muốn xây dựng một thành phố cho tương lai".

Như nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đại, ông Tập Cận Bình cũng muốn để lại dấu ấn trong lịch sử. Nếu như tên tuổi Đặng Tiểu Bình được gắn liến với thành phố thịnh vượng Thâm Quyến, hay Giang Trạch Dân với khu tài chính Phố Đông (Pudong) ở Thượng Hải, thì Tập Cận Bình muốn có một "Thành phố-Vườn" được kết nối ở Hùng An (Xiongan), cách Bắc Kinh về phía tây nam khoảng 100 km và lớn gấp ba lần thành phố New York.

Dự án 525 tỉ euro được chủ tịch Trung Quốc thông báo vào tháng 04/2017 nhằm giảm tải cho dân cư thủ đô, sẽ được xây trên khu đất vô cùng ô nhiễm của tỉnh Hà Bắc (Hebei) và cần đến những khoản đầu tư khổng lồ. Tất cả công trình hạ tầng đều được xây mới tại đây và được xây ngầm để ưu tiên không gian xanh và người đi bộ.

Thành phố Hùng An tương lai sẽ tiếp nhận khối hành chính Nhà nước, các doanh nghiệp hay trường đại học. Khác với dự án của hai người tiền nhiệm trong những năm 1980 và 1990 khi nền kinh tế Trung Quốc khởi sắc, tham vọng "khu vực mới", hoàn toàn do trung ương lên kế hoạch, mang tính chính trị hơn là kinh tế.

Theo nhận định của kiến trúc sư Lý Thư Văn (Li Shuwen) tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình, người đang tìm cách củng cố quyền lực trước kỳ đại hội Đảng, "muốn chứng tỏ với thế giới rằng chế độ có khả năng sáng tạo ra một thành phố kiểu mẫu dựa trên hình thức phát triển mới".

Những tiếng nói phản đối dự án khổng lồ của chủ tịch Tập bắt đầu xuất hiện với lo ngại Hùng An sẽ lại trở thành "một thành phố ma" như nhiều khu đô thị trước. Tuy nhiên, theo Le Figaro, Hùng An sẽ không gặp khó khăn gì trong thời gian đầu vì chính phủ, nằm cách đó không xa, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước chuyển về thành phố mới. Trong tương lai xa, Bắc Kinh sẽ phải để Hùng An "tự phát triển theo quy luật của thị trường" để thu hút đầu tư khi trợ cấp chính phủ không còn như trước.

Tai tiếng trứng nhiễm độc fipronil tại Châu Âu

Tai tiếng trứng gà nhiễm chất fipronil, một loại thuốc trừ sâu bị cấm trong dây chuyền thực phẩm, mới được phát hiện tại Châu Âu cũng là một chủ đề được các nhật báo Pháp đề cập.

Tờ Le Monde đưa trên trang nhất hàng tựa : "Trứng nhiễm độc, tai tiếng thực phẩm mới tại Châu Âu". Còn trang nhất của Les Echos nêu lên "Năm thắc mắc về khủng hoảng trứng nhiễm độc".

Theo hai nhật báo, trứng nhiễm độc hiện có mặt tại 7 nước Châu Âu, Thụy Sĩ, Đức, Thụy Điển, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, trong đó Bỉ và Hà Lan là tâm điểm của tai tiếng và đã phải tiêu hủy vài triệu quả trứng. Còn tại Pháp, năm công ty đã nhập trứng gà nhiễm chất fipronil từ Hà Lan và Bỉ.

Các nhà điều tra đang nhắm đến hai công ty, một của Bỉ, một của Hà Lan, chuyên về phương pháp xử lý loại rận đỏ, xuất hiện tại nhiều cơ sở chăn nuôi. Dường như cả hai công ty này đều sử dụng một loại sản phẩm trị rận được phép trộn với chất fipronil.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, fipronil là "một chất độc tương đối với sức khỏe con người". Nhật báo Le Figaro cho rằng "Fipronil trong trứng : rủi ro hạn chế đối với sức khỏe". Còn nhật báo La Croix, trích phỏng vấn của Alfred Bernard, một chuyên gia về chất độc, đánh giá "nguy cơ (nhiễm độc) bằng không" vì một người trưởng thành cân nặng 65 kg phải ăn 7 quả trứng mỗi ngày mới bị nhiễm độc chất fipronil, tương tự với trẻ em dưới một tuổi, là một quả trứng mỗi ngày. Hiện tại, cơ quan Vệ sinh dịch tễ quốc gia (Anses) của Pháp đang đánh giá tính độc hại của fipronil trong trứng liên quan đến tiêu dùng.

Pháp : Thâm hụt thương mại kỷ lục từ năm 2012

Trên phương diện kinh tế, thâm hụt thương mại Pháp trong 6 tháng đầu năm 2017 ở mức 34,3 tỉ euro, so với 23 tỉ euro cùng kỳ năm 2016, trở thành đề tài bình luận của hầu hết báo Pháp.

Les Echos báo động : "Ngoại thương rơi vào vòng báo động đỏ nguy hiểm". Nguyên nhân được nhật báo Le Figaro nêu trên trang nhất là : "Pháp trả giá cho sự thiếu cạnh tranh". Bài xã luận của Les Echos cho rằng thâm hụt thương mại của Pháp là do lĩnh vực xuất khẩu khó lòng tăng tốc, dù nền kinh tế Châu Âu đang phục hồi và thương mại thế giới phát triển trở lại. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đánh giá kết quả này là "đáng báo động" vì sẽ ngăn nền kinh tế Pháp tăng tốc.

Xu hướng này lại đi ngược với nhiều nước Châu Âu, đứng đầu là Đức với mức thặng dư thương mại đạt hơn 100 tỉ euro. Với nhật báo Le Monde, thặng dư thương mại của Đức (21,2 tỉ euro) cho thấy Berlin không nhập khẩu đủ hoặc quá ít đầu tư và việc này sẽ gây nguy cơ nới rộng bất cân bằng với các đối tác thương mại.

Despacito : Công cụ tuyên truyền của tổng thống Venezuela

Trên lĩnh vực văn hóa, báo Les Echos tìm cách giải thích kỳ tích thu hút hơn 3 tỉ lượt người xem trên internet của ca khúc Despacito, đang làm mưa làm gió mùa hè 2017.

Nhạc phẩm latino Despacito giúp nhóm nhạc của ca sĩ Luis Fonsi của Porto Rico có thể thu về khoảng 20 triệu đô la nhờ bán đĩa và quảng cáo. Đó là chưa kể đến lợi nhuận du lịch cho thành phố San Juan của Porto Rico, nơi quay video clip.

Les Echos cho rằng Nam Mỹ trở thành một miền đất hứa cho âm nhạc trực tuyến, đồng thời là một công cụ marketing tuyệt vời. Điều này khiến mọi người đều hài lòng, kể cả tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ông biết tranh thủ thành công của bài hát để viết lại lời cho chiến dịch tuyên truyền và hát trong chương trình truyền hình hàng tuần của ông. Dù các tác giả bài hát tố cáo việc đạo nhạc của ông Maduro, nhưng dù sao, cách làm của tổng thống Venezuela cũng góp phần làm bài hát tiếp tục nổi tiếng trong những tuần qua.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Nỗi hoài nghi mang tên Brexit

Vào ngày này cách đây tròn 1 năm, Anh Quốc tổ chức trưng cầu dân ý về việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Một năm đã trôi qua, nhưng theo nhận định của Le Figaro, mọi chuyện vẫn "dậm chân tại chỗ", hiện chưa có gì chắc chắn về Brexit.

brexit1

Thủ tướng Anh Theresa May đến hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu tại Bruxelles., Belgium, June 23, 2017. REUTERS/Eric Vidal

Trong bài viết "Sau 1 năm, Brexit đang ở thời khắc của mối ngờ vực", Le Figaro cho biết trong khi thủ tướng Anh Theresa May đang nỗ lực nâng chủ đề Brexit thành tâm điểm của cuộc họp của Hội Đồng Châu Âu diễn ra trong hai ngày hôm qua và hôm nay tại Bruxelles, thì thủ tướng Đức Angela Merkel đã "ra đòn phủ đầu" khi phát biểu là tương lai của 27 nước thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu đáng được ưu tiên hơn việc thương lượng với Anh Quốc về việc nước này ra khỏi khối.

Le Figaro nhận định thủ tướng Anh Theresa May đã bị lãnh đạo các nước thành viên Liên Hiệp "gạt ra ngoài lề". Phớt lờ bà Theresa May, nguyên thủ 27 quốc gia còn lại hiện đang đặt ra giải thiết nước Anh vẫn ở lại Liên Hiệp.

Tối hôm qua, thủ tướng Anh đã được yêu cầu tóm tắt trong vòng 30 phút về những tác động của việc bà thất bại trong kỳ bầu cử Quốc Hội ngày 08/06 đối với Brexit. Sau đó, bà May đã phải rời khỏi cuộc họp để 27 nước còn lại thảo luận. Le Figaro gọi đó là một nỗi nhục của thủ tướng Anh. Bởi vì khi đề nghị bầu cử Quốc Hội, bà May nghĩ rằng bà sẽ đến dự thượng đỉnh Châu Âu khi quyền lực đã được củng cố. Nhưng mọi chuyện đã bị đảo ngược. Đảng của bà đã mất đa số tuyệt đối trong Quốc Hội. Bản thân bà Theresa May chỉ còn là một nhà lãnh đạo theo kiểu "đang chịu án treo". Ở Luân Đôn cũng như ở Bruxelles, không ai biết liệu bà còn trụ được trên cương vị thủ tướng qua hết mùa hè này hay không.

Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit, 52% cử tri ủng hộ Brexit, nhưng điều lạ là trong suốt một năm qua, cuộc chiến giữa Anh Quốc và Châu Âu lại nhường chỗ cho cuộc chiến trong nội bộ nước Anh. Trước đây, Anh Quốc nghĩ rằng Châu Âu sắp lụn bại trước chủ nghĩa dân túy, nhưng giờ đây người Anh ngày càng ý thức hơn rằng đất nước đang đơn độc. Kết quả bầu cử Quốc Hội vừa qua đã cho thấy dự án "Brexit tới cùng, cứng rắn" của thủ tướng Theresa May không được ủng hộ.

Trong khi đó, phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu, sau một năm, đã "lau khô nước mắt", mạnh mẽ trở lại. Chính chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk còn mường tượng là Anh Quốc sẽ ở lại Liên Hiệp, mượn lời bài hát của danh ca John Lennon, thành viên cựu nhóm nhạc Beatles nói rằng "Quý vị có thể nghĩ rằng tôi mơ mộng viển vông, nhưng tôi không phải người duy nhất như vậy đâu". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - "một tài năng mới của Châu Âu" - trong vòng một tuần đã hai lần nhắc tới "cánh cửa bỏ ngỏ" cho Anh Quốc ở lại Liên Hiệp. Điều này khó trở thành hiện thực, nhưng theo Le Figaro, một tín hiệu mới đã được đưa ra.

Mặc dù ngay tại nước Anh, thủ tướng Theresa May và bộ trưởng Brexit David Davis quả quyết không thay đổi ý định, không thể làm khác ý nguyện dân chúng trong cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng nhiều chính trị gia, chuyên gia phân tích nhận thấy đường hướng chính trị đã có sự thay đổi. Giới kinh tế lại hy vọng vào một "Brexit mềm mỏng" để hạn chế các nguy cơ xáo trộn nền kinh tế. Những người ủng hộ Liên Hiệp mạnh mẽ nhất, thậm chí một số thành viên trong đảng của thủ tướng May còn hy vọng "Brexit không phải là việc không thể tránh được".

Cách đây một năm, thủ tướng Anh đã nói ưu tiên cho thương lượng về quyền của công dân Liên Hiệp Châu Âu sống tại Anh và quyền của công dân Anh đang sinh sống tại các nước thành viên Liên Hiệp (tổng cộng 5,5 triệu người), nhưng cho tới giờ bà May vẫn luôn từ chối thảo luận chi tiết. Và lần này, để thể hiện thiện chí, thủ tướng Anh Theresa May đến Bruxelles với một kế hoạch để giải quyết hồ sơ nhạy cảm nói trên. Nhưng lãnh đạo 27 nước thành viên còn lại của Châu Âu đã thể hiện quan điểm rõ ràng : không thảo luận về chủ đề trên tại thượng đỉnh.

Người Châu Âu gắn bó trở lại với Liên Hiệp

Liên quan tới Châu Âu, Les Echos nhận định "người Châu Âu gắn bó trở lại với Liên Hiệp", có thể do hiệu ứng Brexit, hiệu ứng Donald Trump hoặc cũng có thể do Liên Hiệp đang dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Theo kết quả khảo sát của Pew Research Center tại 10 nước (Ba Lan, Pháp, Đức, Ý, Anh và Hy Lạp, Tây Ban Nha …), năm nay tỉ lệ người dân đánh giá tích cực Liên Hiệp đã tăng vọt so với năm 2016, đặc biệt là ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, kể cả Anh Quốc cho dù kết quả trưng cầu dân ý của nước này là ủng hộ Brexit. Chỉ có người dân Ý là bất mãn.

Không hài lòng với chính sách nhập cư của Châu Âu, 66% số người được hỏi mong muốn chính phủ nước họ kiểm soát lại được đường biên giới, kể cả biên giới giữa các thành viên Liên Hiệp. Và mặc dù đánh giá cao Đức, nhưng 49% số người được hỏi lo ngại là Đức sẽ chi phối các quyết định của Liên Hiệp Châu Âu.

Dân số thế giới năm 2050 : 9,8 tỉ người

Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc công bố hôm thứ Tư, dân số thế giới năm 2050 là 9,8 tỉ người. Hiện nay, có 7,6 tỉ dân sống trên Trái Đất. Libération cho biết theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, trong bảy năm tới, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc và trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Nigeria, với tốc độ tăng trưởng dân số rất nhanh, đến năm 2050 sẽ chiếm vị trí thứ ba hiện đang thuộc về Hoa Kỳ. Số người trên 60 tuổi sẽ tăng hơn gấp đôi, vào khoảng 2,1 tỉ người so với con số 962 triệu như hiện nay.

Liên quan tới dân số của Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos cho biết theo số liệu của Viện Thống Kê, dân số Pháp sẽ tăng lên đến 74 triệu người vào năm 2050, tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất là ở các tỉnh miền Tây và miền Trung : đảo Corse, Occitanie, Pays de la Loire và Auvergne-Rhônes-Alpes. Còn báo La Croix lại chú ý tới tình trạng lão hóa dân số trong tương lai. Vào năm 2050, số người trên 65 tuổi sẽ chiếm trên 25% dân số Pháp.

Nga : Người dân Moskva biểu tình giữ nhà cửa

Từ nhiều tuần nay, bên cạnh các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, trên đường phố Moskva còn diễn ra nhiều cuộc biểu tình của người dân phản đối việc chính quyền thành phố phá dỡ 4.000 tòa nhà cũ, nơi ở của hơn 1 triệu người. Ngày 14/05, hơn 60.000 người tham gia biểu tình không chỉ ở các khu phố có liên quan mà ở cả khu vực trung tâm thủ đô. Hôm 21/06, cảnh sát đã giải tán đám đông vài trăm người biểu tình trước trụ sở Hạ Viện Duma.

Về lý thuyết, kế hoạch của thành phố rất hợp lý : Xây dựng các tòa tháp hiện đại thay thế cho các tòa nhà "Khrouchtchevki" 5 tầng bằng gạch được xây dưới thời Khrouchchev. Vào thời kỳ đó, những căn hộ trong các tòa nhà này được coi là những căn hộ cao cấp trong bối cảnh người dân phải sống tập thể trong suốt nhiều thập kỷ. Thế nhưng, hiện giờ, các tòa nhà này đã xuống cấp. Các tòa tháp cao tầng hơn, tiện nghi hơn sẽ giúp Moskva giải quyết việc thiếu chỗ ở cho người dân. Hiện tại Moskva có 12 triệu dân. Tuy nhiên, người dân lo ngại rằng họ phải chuyển đi đến sống ở những khu vực xa xôi, căn hộ cấp cho họ có thể rộng bằng nhưng giá trị lại thấp hơn căn hộ mà họ đang ở. Thêm vào đó, người dân bất mãn vì chính quyền thành phố ra quyết định tự phát và áp đặt họ. Họ cho rằng chính quyền không tôn trọng dân chúng.

Trong bài viết có tiêu đề "Người Nga, vào thời khắc dân chủ ở địa phương", Les Echos cho biết người dân Nga ngày càng có khuynh hướng biểu tình vì những lý do cụ thể và liên quan tới một cộng đồng nhất định.

Nắng nóng : Nạn "street pooling" nở rộ ở vùng Paris

Nước Pháp vừa trải qua những ngày nắng nóng cao điểm. Les Echos cho biết, trong những ngày này, lực lượng cứu hỏa còn phải đối mặt với vấn nạn "street pooling" - hành động tự động mở các họng, trụ tiếp nước chữa cháy trên đường phố. "Street pooling" xuất hiện lần đầu ở New York và lan sang Pháp trong đợt nắng nóng hè 2016. Sau đó, với sự tiếp sức của mạng xã hội, "street pooling" nở rộ tại vùng Paris. Hôm qua 22/06, công ty cấp nước của Paris thông báo lượng nước tiêu thụ ngày 21/06 (ngày nắng nóng cao điểm) đã tăng thêm 50%. Chỉ trong một ngày, 500 họng, trụ tiếp nước chữa cháy đã bị người dân mở trộm, gây lãng phí 150.000 m3 nước (lượng nước của 60 bể bơi Olympic), làm thiệt hại 600.000 - 800.000 euro.

Theo ước tính của công ty cấp nước Veolia, tính từ ngày 26/05/2017, tại vùng phụ cận của Paris (không tính thành phố Paris), 600.000m3 nước đã bị thất thoát do "street pooling". Tại các vùng khác, hiện tượng này cũng xảy ra nhưng mức độ ít nghiêm trọng hơn.

Chuyện lãng phí nước, việc người dân tự động mở các họng tiếp nước chữa cháy rất nguy hiểm : áp lực nước từ các trụ họng nước này rất mạnh, tới 60m3/giờ, có thể tai nạn cho người xung quanh, đặc biệt là trẻ em, gây ngập nước trong khu vực, ảnh hưởng giao thông và có thể cản trở công tác cứu hỏa trong trường hợp hỏa hoạn.

Trang nhất các báo Pháp

Le Monde ra từ chiều hôm qua chạy tựa "Macron bổ nhiệm chính phủ gồm nhiều chuyên gia"và nhận định các gương mặt mới của nội các cân bằng về trình độ và lòng trung thành với tổng thống.

Les Echos lại quan tâm tới "Thành công rực rỡ của triển lãm hàng không Bourget" và cho biết trong 4 ngày diễn ra triển lãm, giới kinh doanh đã đạt được các đơn hàng trị giá 150 tỉ đô la, lần đầu tiên Boeing vượt mặt Airbus kể từ năm 2012. Hai hãng sản xuất động cơ là Sẩn và General Electric gặt hái được những thành công lịch sử.

Dành trọn trang nhất cho chủ đề Brexit, Libération chơi chữ "Biển Manche thứ hai, một năm sau Brexit" với bức ảnh nữ hoàng Elisabeth đệ nhị đang ngồi cúi đầu buồn bã. Libération cho biết một số người thì nuối tiếc, một số người thì vẫn kiên định, nước Anh vẫn đang bị chia rẽ bởi vấn đề Brexit. Trong khi đó thì vị thế của thủ tướng Anh lại bấp bênh và nước Anh bắt đầu đàm phán rời khỏi Châu Âu với một thế yếu. Libération cũng dành 6 trang bài bên trong cũng như bài xã luận cho hồ sơ Brexit.

Vẫn trên hồ sơ Châu Âu nhưng liên quan tới tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron, báo La Croix chạy tựa trang nhất "Châu Âu, ván bài mới chia lại" và cho biết lần đầu tiên tham dự cuộc họp của Hội Đồng Châu Âu vào hôm qua, nguyên thủ Pháp đã bảo vệ quan điểm về Châu Âu phòng thủ và xích lại gần Berlin.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Hôm 08/06/2017, cử tri Anh Quốc bầu Quốc Hội trước kỳ hạn. Kết quả thăm dò cho thấy Đảng Bảo Thủ và Công Đảng bám nhau sát nút. Chưa bao giờ, Liên Hiệp Châu Âu lại lo lắng cho kỳ bầu cử Quốc Hội tại Anh Quốc như lúc này, do nguy cơ đàm phán Brexit bị phá vỡ.

baucu1

Cử tri Anh Quốc đi bỏ phiếu tại Congleton, Luân Đôn, ngày 08/06/2017. REUTERS/Paul Childs

Vào lúc nhiều người đang đặt cược vào thắng lợi của Theresa May, các kết quả thăm dò trước kỳ bỏ phiếu cho thấy Đảng Bảo Thủ cánh hữu đang bị Công Đảng cánh tả bám sát nút. Nguy cơ thắng cử không có đa số tuyệt đối, bất kể là đảng nào, càng khiến cho Châu Âu thêm lo lắng.

Liên Hiệp Châu Âu hy vọng bắt đầu đàm phán Brexit vào ngày 19/6, tức chỉ 10 ngày sau cuộc bầu cử và Bruxelles mong muốn sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, nước Anh sẽ có một lãnh đạo "nặng ký", với một "nhiệm kỳ vững chắc" để tiến hành 2 năm đàm phán, được dự báo là sẽ rất căng thẳng.

Vấn đề đặt ra là Châu Âu không thể tiên đoán được chiến lược của Anh Quốc chừng nào Luân Đôn vẫn chưa ngồi vào bàn đàm phán. Do đó, mọi cặp mắt giờ đều đổ dồn vào cuộc bầu cử ngày hôm nay.

Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng theo phân tích của giới chuyên gia, được AFP trích dẫn, nếu có được đa số tuyệt đối, thủ tướng mãn nhiệm, bà Theresa May, sẽ chịu ít áp lực và không phải có những "nhượng bộ" đối với phe bài Châu Âu ngay trong chính Đảng Bảo Thủ của bà. Trong trường hợp này bà Theresa May có thể dễ dàng thương lượng một số hồ sơ gai góc như khoản tiền Anh Quốc nợ Liên Hiệp Châu Âu (theo ước tính là từ 50-100 tỷ euro) và các quyền dành cho những công dân của Liên Hiệp Châu Âu đang sinh sống tại Anh.

Còn nếu như ông Jeremy Corbyn, lãnh đạo đối lập thắng cử, tình thế còn trở nên bất định hơn. Vì như vậy, "mọi thứ lại phải làm lại từ đầu", tuy rằng lãnh đạo phe tả vẫn luôn khẳng định tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu dân ý.

Ông Michel Banier, trưởng đoàn đàm phán của Ủy Ban Châu Âu đã cảnh báo trước Luân Đôn có nguy cơ đi về tay trắng. Nghĩa là : Không đạt được thỏa thuận nào, đặc biệt là thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch song phương, thời hậu Brexit. Nếu vậy, Liên Hiệp Châu Âu phải dự trù một kế hoạch B.

Trong tình hình hiện nay, Bruxelles chỉ còn biết "chờ xem" và kêu gọi các thành viên "đoàn kết", đồng thời nhắc đi nhắc lại điệp khúc là các cuộc thương lượng về Brexit sẽ không làm xóa nhòa thiện chí tái thiết một Liên Âu vững mạnh, sau nhiều năm khủng hoảng và sự trỗi dậy của phe bài Châu Âu.

Minh Anh

Published in Quốc tế

eu1

Brexit, một vết thương trong lòng Châu Âu. Ảnh : Wikimedia

Tuyên bố ủng hộ Brexit, chống NATO của Donald Trump và thông báo chọn phương án ly dị "cứng rắn" với Liên Hiệp Châu Âu của thủ tướng Anh gây chấn động mạnh đối với giới ủng hộ Châu Âu. Trước cảnh lãnh đạo nước Mỹ tương lai tỏ rõ thái độ bài Âu, điều chưa từng thấy ở đồng minh Hoa Kỳ từ hơn nửa thế kỷ nay, trong lúc lãnh đạo Trung Quốc cao giọng cổ vũ cho một tiến trình toàn cầu hóa tự do tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, La Croix hôm nay 18/01/2017, cảm thán với tựa lớn trang nhất "Thế giới lộn phèo". Le Monde : "Trump chống lại Châu Âu", còn Les Echos đặt câu hỏi : "Tại sao Anh lại chọn phương án Brexit cứng rắn ?". Về chủ đề này, Libération có hồ sơ "Châu Âu : Vượt lên hay rơi vào hỗn loạn".

Bài phân tích của tờ Libération "Liên Hiệp Châu Âu giữa các gọng kìm" nhấn mạnh tình thế tứ bề thọ địch của khối, "giữa một chính quyền Nga hung hãn, một chủ nhân tương lai của Nhà Trắng chỉ muốn Liên Hiệp tan rã và nước Anh thì chọn cách ra đi cứng rắn, người Châu Âu đang đứng trước một thách thức lịch sử". Đây là một thử thách chưa từng có kể từ 70 năm sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.

Theo Libération, Liên Hiệp Châu Âu vốn dựa trên nguyên tắc giải quyết hòa bình các xung đột, quen sống trong một thế giới không có kẻ thù, đang ở trong một tình trạng rất dễ tổn thương. Bạn hữu lâu năm như Anh, Mỹ, có thể trở thành đối thủ thương mại, trong lúc người Nga sẵn sàng hành động chống lại Liên Hiệp.

Nhìn về nội lực của Châu Âu, tình hình cũng không mấy khả quan. Một bộ phận chính giới Châu Âu cho rằng khả năng kháng cự của Châu Âu trước hết là dựa trên nền tảng của cặp Pháp - Đức. Thế nhưng bản thân hai nước Pháp và Đức đang đứng trước một năm bầu cử quan trọng, với viễn cảnh nhiều thay đổi lớn, trong khi đó hai cường quốc khác của Liên Hiệp, là Ý và Tây Ban Nha, đang lâm vào tình trạng bất ổn chính trị kéo dài…. Về phần các định chế của Liên Hiệp Châu Âu, như Nghị Viện và Ủy Ban Châu Âu thì đều không có khả năng đáp ứng các thách thức, điển hình nhất là "sự im lặng thê thảm" của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, kể từ khi cử tri Anh quyết định Brexit và ông Trump trúng cử tổng thống Mỹ.

"Sống còn" là hàng tựa của bài xã luận báo Libération. Theo Libération, đây là lúc Liên Hiệp Châu Âu phải lựa chọn giữa hai tương lai : hoặc khuất phục, hoặc vượt lên mình, "tái khẳng định một cách mạnh mẽ dự án lịch sử của Châu Âu", "đó là xây dựng một thế giới mà ở đó hợp tác thay vì đối đầu, cạnh tranh kinh tế được kiểm soát thay cho chiến tranh thương mại, các giá trị phổ quát thay vì thái độ ích kỷ dân tộc chủ nghĩa". Tờ báo nhấn mạnh là dự án nói trên – cũng là một dự án tái xây dựng Liên Hiệp Châu Âu – "cần phải được khởi sự một cách nhanh chóng, với sự đóng góp sáng suốt của cộng đồng, nếu không Châu Âu sẽ bỏ lỡ cơ hội lịch sử này".

Trump ngây thơ về chính trị ?

Trong lúc công luận bị chấn động bởi phát biểu bài Châu Âu của tổng thống tân cử Mỹ, và tuyên bố của thủ tướng Anh, nhiều nhà phân tích tỏ ra thận trọng. Bài "Sự thù ghét Châu Âu của Trump sắp đối mặt với thực tiễn" của Libération dẫn lời cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Bỉ, ông Tom Korologos, lưu ý những tuyên bố ồn ã của ông Trump không hẳn sẽ biến thành "các thay đổi chính trị thực sự".

Cựu đại sứ Mỹ nhắc lại một cách hỏm hỉnh rằng : chỉ cần ông Trump nhớ là Châu Âu nhập khẩu gần 500 tỉ đô la hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ, và tạo gần 3 triệu công ăn việc làm tại Hoa Kỳ là đủ. Một số người khác cho rằng, cho đến nay tổng thống tân cử Mỹ vẫn được coi là một người không có đủ thông tin, khi đưa ra các quyết định có tầm chiến lược.

Việc ngoại trưởng tương lai Tillerson phát biểu về sách lược mới với Nga và Trung Quốc, mà không qua trao đổi trước với tổng thống tân cử, là một ví dụ được đưa ra để chứng minh cho nhận định này. Bà Jacqueline Grapin, chủ tịch viện tư vấn European tại Washington, cũng cho rằng tổng thống tân cử Mỹ là người ngây thơ về chính trị quốc tế, và để khắc phục điểm yếu này, ngay vào tuần tới, sau khi chính thức nhậm chức, "các cố vấn của ông Trump sẽ bắt tay vào việc giải thích cặn kẽ cho ông ấy". Vẫn theo Libération, nhận xét này không hẳn đã trấn an được người Châu Âu hiện nay.

Anh – Mỹ siết chặt liên minh : Giấc mơ và thực tế kinh tế

Về sự ủng hộ của ông Trump đối với Anh Quốc, báo Le Monde có bài : "Sẽ rất phức tạp để thực hiện thỏa thuận mà tổng thống tân cử Mỹ hứa hẹn với Luân Đôn". Le Monde dẫn lời ủy viên kinh tế Châu Âu Pierre Moscovici, theo đó Anh sẽ không được quyền ký kết thỏa thuận thương mại với bất cứ quốc gia nào, một khi vẫn còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, tức là khi chưa hoàn tất thủ tục ly dị. Mà thủ tục này, về nguyên tắc sẽ không thể xong trước tháng 3/2019, tức là hai năm sau khi Luân Đôn khởi động điều 50, cho phép chính thức khởi sự đàm phán với Châu Âu.

Những lợi ích mà Hoa Kỳ của ông Trump có thể mang lại cho Anh cũng cần phải được cân nhắc kỹ. Trên thực tế, Le Monde nhấn mạnh là quan hệ kinh tế của Anh với Châu Âu quan trọng hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ. Liên Hiệp Châu Âu tiêu thụ 44% tổng xuất khẩu của Anh, trong khi đó thị trường Mỹ chỉ là 16%. Bên cạnh đó, Anh vốn đang là quốc gia bị nhập siêu nặng từ Mỹ, với 44 tỉ euro năm 2015.

Di sản Obama, một số điều để nhớ

Về chính trị Mỹ, bên cạnh nỗi lo về chính sách cực đoan và bất thường của tổng thống tân cử Donald Trump, Le Monde cũng chú ý đến di sản của tổng thống mãn nhiệm Barack Obama. Bài "Sáu công thức của một chính sách đối ngoại" giúp độc giả nắm được một số nét lớn trong chiến lược đối ngoại của tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ trong 8 năm cầm quyền. Đặc biệt nổi bật là chính sách "xoay trục (sang Châu Á – Thái Bình Dương)" (hay tái cân bằng), chính sách "reset" (tái khởi động quan hệ với Nga)… Le Monde cũng không quên chính sách "đường ranh đỏ" của Obama trong trường hợp Syria. Cam kết can thiệp quân sự, nếu Damas dùng vũ khí hóa học, hay sinh học, hồi 2012, rốt cuộc đã không được tổng thống Mỹ thực hiện, cho dù có các bằng chứng.

Le Monde cũng bài phân tích kỹ lưỡng về thỏa thuận hạt nhân với Iran, được coi như một trong "những thành công xuất sắc" của nền ngoại giao Obama. Đây là bài thứ hai trong loạt năm bài của Le Monde "Những năm tháng Obama".

Davos thiếu lãnh đạo, Bắc Kinh chiếm diễn đàn

Về thời sự quốc tế, sự hiện diện của chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Thụy Sĩ là một tâm điểm. Les Echos có bài "Chủ tịch Trung Quốc bảo vệ tiến trình toàn cầu hóa tại Davos". Tờ báo kinh tế nhận xét, nhân lúc các lãnh đạo Hoa Kỳ và Châu Âu vắng mặt tại Diễn đàn quan trọng này, chủ tịch Trung Quốc tự khẳng định như là người cổ vũ cho tự do thương mại vào toàn cầu hóa. Bảo vệ tự do thương mại vốn không phải là vai trò quen thuộc của chế độ cộng sản Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Theo một chuyên gia kinh tế Singapore, thì cách nay 10 năm, không thể tưởng tượng được lãnh đạo quốc gia cộng sản thay thế với trò của các cường quốc dân chủ phương Tây, không thể tưởng tượng được tổng thống Mỹ nói rằng Hoa Kỳ trên hết, còn lãnh đạo Trung Quốc thì lại kêu gọi toàn thế giới "hãy làm việc cùng nhau". Vẫn chuyên gia trên nhận xét, trong phát biểu của ông Tập Cận Bình chỉ thiếu hai từ "tự do" và "dân chủ".

Về chủ đề này, báo Le Figaro có bài "Khách mời danh dự của Davos, Tập Cận Bình tự coi là người bảo vệ toàn cầu hóa", cũng nhấn mạnh đến tình trạng thiếu vắng lãnh đạo tầm cỡ thế giới trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, và ông Tập Cận Bình đã tranh thủ được tình trạng này. Tuy nhiên, một cựu kinh tế gia trưởng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, giáo sư Kenneth Rogoff đại học Havard, lưu ý cho dù là một đầu máy tăng trưởng của kinh tế thế giới (chiếm khoảng 30%), "Trung Quốc cũng là một trong những khu vực bất trắc nhất của nền kinh tế toàn cầu. Lý do Trung Quốc không đứng đầu là vì có Hoa Kỳ hiện cũng đang trở thành một nơi đầy bất trắc". Một thành viên duy nhất của ê-kíp tổng thống tân cử Mỹ có mặt tại Davos, thì khẳng định là Trump không chống lại toàn cầu hóa, mà chỉ muốn xác lập các quy tắc mới công bằng hơn cho cạnh tranh thế giới, và "ông ấy sẽ trở thành một nhà toàn cầu hóa lớn".

Vẫn về Trung Quốc, Les Echos liệt kê bốn thách thức lớn đối với chính quyền Bắc Kinh trong năm nay. Thách thức thứ nhất là nợ doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh (dự báo 10%), đe dọa sự ổn định kinh tế, Trung Quốc cũng sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để giữ giá đồng nhân dân tệ, thách thức thứ ba là cuộc chuyển giao quyền lực tại Đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thách thức thứ tư mà Les Echos nhấn mạnh là sách lược ngoại giao gây bất ngờ của chính quyền Trump, đặc biệt liên quan đến Đài Loan và Biển Đông, khiến Bắc Kinh bất an. Về chủ đề này, báo chí chính thức Trung Quốc đã dùng đến lời đe dọa chiến tranh để tỏ thái độ.

Miến Điện : Dân Hồi giáo thất vọng về giải Nobel Hòa Bình

Về thời sự Châu Á, La Croix chú ý đến nỗi thất vọng của dân chúng Miến Điện đối với chính phủ của nhà dân chủ Aung San Suu Kyi, chín tháng sau khi đảng của bà thắng cử. Người Hồi giáo, chiếm 5% dân số Miến Điện, không còn tôn trọng giải Nobel Hòa Bình. Nhiều người khẳng định lãnh đạo Liên Đoàn Quốc gia vì Dân Chủ không làm gì để hỗ trợ người dân đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo vô cùng nghiêm trọng tại bang biên giới Arakan, nơi họ là nạn nhân của các truy bức khốc liệt, kể cả do quân đội Miến Điện. Đến 65.000 người Hồi giáo Rohingya đã phải tìm cách lánh nạn sang nước láng giềng Bangladesh. Rất nhiều người đang phải sống trong các trại tị nạn, thiếu mọi điều kiện tối thiểu.

Mới đây, ngoại trưởng Aung San Suu Kyi phải hoãn chuyến đi Indonesia, quốc gia đa số theo đạo Hồi, vì bị chỉ trích mạnh mẽ. Một lãnh đạo, theo đạo Hồi, thuộc đảng Vì Phát triển Quốc gia của Miến Điện, tuyên bố bà Aung San Suu Kyi đã thất hứa, và trách bà đã quá thân thiện với giới tướng lĩnh. Theo ông, bà Suu Kyi đã bỏ mặc bang Arakan cho quân đội xử lý, "để đổi lại các cải cách dân chủ".

Vấn đề là tại Miến Điện, đa số dân cư theo đạo Phật (88%) dân số gần như không quan tâm đến những đau khổ mà cộng đồng Hồi giáo thiểu số phải gánh chịu.

Cha đẻ "Bính âm" Trung Quốc qua đời

Trong lĩnh vực văn hóa, Le Monde chú ý đến sự ra đi của cha đẻ hệ thống phiên âm tiếng Trung Quốc, ông Chu Hữu Quang (Zhou Youguang). Ông qua đời ở tuổi 112, tại Bắc Kinh.

Kế hoạch xây dựng chữ phiên âm Trung Quốc được khởi sự vào những năm 1950 đã cho phép Trung Quốc có được "một cây cầu" để đến với thế giới bên ngoài, và để thế giới bên ngoài đến với Trung Quốc, theo lời tâm sự của ông Chu.

Hệ thống chữ phiên âm Trung Quốc, tức "Bính Âm" hay Pin-yin, cho phép chính người Trung Quốc và người nước ngoài nắm được dễ dàng hơn tiếng nói của cư dân nền văn minh chữ tượng hình, vốn được coi là hết sức rối rắm.

Hệ chữ phiên âm vốn "bị phản đối quyết liệt" tại Trung Quốc, nhưng rốt cục đã được chính quyền thừa nhận vào năm 1979, trong bối cảnh nhiều quốc gia láng giềng với Trung Quốc đã có được hệ chữ cái phiên âm từ lâu.

Ông Chu Vĩnh Quang cũng là người chống lại chế độ toàn trị cộng sản cho đến cuối đời. Sau khi ông qua đời, báo chí chính thức nhiệt liệt ca ngợi đóng góp của ông trong việc lập ra chữ "Quốc ngữ" của Trung Quốc, mà lờ đi "các phê phán quyết liệt" của ông nhắm vào chế độ cộng sản.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài Hoa Kỳ NPR năm 2011, ông khẳng định : "tại Trung Quốc người ta không còn tin vào đảng Cộng Sản". Ông từng hy vọng được sống đến ngày phong trào đòi dân chủ Thiên An Môn 1989, bị đàn áp trong máu, được chính thức thừa nhận.

Trọng Thành

Published in Quốc tế
Trang 3 đến 3