Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ Hoa Vi : Trung Quốc trả đũa, bắt điều tra 2 công dân Canada

Anh Vũ, RFI, 13/08/2021

Ngày 13/12/2018, Bắc Kinh khẳng định hai người Canada bị tình nghi "hoạt động đe dọa an ninh quốc gia" Trung Quốc và đã có các "biện pháp cưỡng chế" với họ.

tradua01

Michael Spavor tại sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/01/2014.  Reuters/Kim Kyung-Hoon

Tương tự như trường hợp ông Michael Kovrig, đại diện tổ chức phi chính phủ, bị câu lưu hôm 10/12/2018, giờ đến lượt Michael Spavor, một doanh nhân Canada đang làm ăn tại Trung Quốc bị tạm giữ để thẩm vấn.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

Theo báo chí chính thức Trung Quốc, Michael Spavor bị bắt hôm Thứ Hai vừa qua trong tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc. Ông bị điều tra vì có hành vi xâm hại an ninh quốc gia. Trên một tấm hình selfi mới đăng trên tài khoản Twitter của ông, người ta thấy nhân viên tư vấn, chuyên gia về Bắc Triều Tiên này xuất hiện trước một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Koryo trên sân bay Bình Nhưỡng. Đó là nơi ông thường xuyên đi lại, đưa các đoàn quan tâm đến thị trường Bắc Triều Tiên.

Cư ngụ tại Đan Đông, ông là một số hiếm người phương Tây được gặp Kim Jong-un. Spavor được mô tả như là một người móc nối các trao đổi với Bình Nhưỡng. Năm 2005, ông có 6 tháng làm giảng viên Anh ngữ tại Bắc Triều Tiên. Michael Spavor giờ đây lãnh đạo Paektu Exchange, một tổ chức xúc tiến các chương trình trao đổi văn hóa thể thao với Bắc Triều Tiên. Có thể chính ông là người đã đưa vận động viên bóng rổ Mỹ Dennis Rodman đến gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Như vậy đây là vụ bắt giữ thứ hai công dân Canada tại Trung Quốc trong vòng chưa đầy một tuần, sau ông Michael Kovrig đại diện tổ chức International Crisis Group (ICG). Cho đến hôm qua trước các nhà báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc vẫn khẳng định không có thông tin gì về vụ việc.

Anh Vũ

*****************

Canada–Trung Quốc : Các nạn nhân của "ngoại giao con tin"

Anh Vũ, RFI, 12/08/2021

Sau gần hai năm rưỡi khủng hoảng ngoại giao, quan hệ giữa Canada và Trung Quốc lại thêm căng thẳng bởi đòn tấn công tư pháp của Bắc Kinh. Cuộc đọ sức tư pháp giữa hai nước còn kéo dài, thì sẽ còn người Canada bị đẩy vào bẫy "ngoại giao con tin". Theo nhiều chuyên gia, chỉ Washington mới có thể giúp Ottawa thoát ra khỏi bế tắc hiện nay.

tradua1

Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa án British Columbia, Canada, ngày 23/01/2020, sau khi nghe phán quyết về việc dẫn độ bà sang Hoa Kỳ. Bắc Kinh bị cáo buộc bắt giữ công dân Canada làm con tin để buộc Ottawa thả bà Mạnh. Reuters - Jennifer Gauthier

Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc lại được khơi dậy ở mức độ căng thẳng hơn sau khi sáng hôm 11/08/2021, trong một phiên xử chóng vánh, Bắc Kinh tuyên phạt doanh nhân Michal Spavor 11 năm tù vì cáo buộc làm gián điệp.

Căn nguyên của cuộc khủng hoảng khởi nguồn từ một vụ việc khác. Ngày 01/12/2018, Ottawa tiến hành bắt giữ tại phi trường Vancouver, bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc Hoa Vi, theo đề nghị của Washington. Hoa Kỳ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu, 49 tuổi, nhân vật số 2 của tập đoàn Hoa Vi, gian lận ngân hàng nhằm lách lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran, mặc dù đối tượng vẫn phủ nhận các cáo buộc. Washington yêu cầu dẫn độ bà Mạnh về Mỹ xét xử.

Chín ngày sau đó, chính quyền Bắc Kinh bắt giữ Michael Spavor, một doanh nhân Canada đang làm ăn tại Trung Quốc và Michael Kovrig, cựu nhân viên ngoại giao Canada. Lý do bắt giữ rất đơn giản : làm gián điệp. Canada và Trung Quốc từ đó rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có kể từ năm 1970.  Tư pháp của Canada trong thế kẹt, nhưng những ngày tới họ sẽ phải ra quyết định về việc có dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu qua Mỹ hay không.

Các bản án với công dân Canada được Bắc Kinh đưa ra vào lúc này không hề ngẫu nhiên. "Tất cả việc đó nằm trong chiến lược (của Trung Quốc) để gây áp lực buộc Canada phải trả tự do cho bà Mạnh Vãn Châu. Họ muốn gửi một thông điệp là Canada sẽ phải trả giá nếu không trả bà Mạnh cho họ", đó cũng là cách làm quen thuộc của Bắc Kinh, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, Guy Saint-Jacques bình luận trên nhật báo Canada The Global and Mail.

Thực sự thì trong vụ việc này, Canada bỗng nhiên bị đẩy vào thế kẹt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng ngay từ đầu vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, chính quyền Mỹ muốn đánh vào tập đoàn Hoa Vi, công ty đang đi tiên phong thế giới về mạng 5G. Chuyên gia Roromme Chantal, giáo sư đại học Moncton, Canada và là một chuyên gia về Trung Quốc, nhận định : "Trong vụ việc này, Canada rõ ràng là con tin của cuộc cạnh tranh địa chính trị và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc" và Bắc Kinh sẽ làm tất cả để Mạnh Vãn Châu được thả.

Từ khi bị bắt ở Vancouver, nhân vật số 2 của Hoa Vi vẫn bị quản thúc tại khu nhà riêng sang trọng tại đây chờ quyết định cuối cùng của tư pháp Canada. Nhưng cho dù có phán quyết chống lại bà Mạnh thì việc dẫn độ vẫn chưa thể tiến hành ngay được. Thủ tục sẽ còn phải mất hàng năm nữa trong trường hợp có kháng án, chưa kể các hoạt động mặc cả ngoại giao trong hậu trường.

Như vậy là các công dân Canada bị kết án tại Trung Quốc đang trở thành con tin của cuộc đấu ngoại giao và tư pháp giữa Bắc Kinh và Ottawa. Trong khi đó, Canada cũng trong hoàn cảnh không khác gì một con tin của mối quan hệ đối địch Mỹ-Trung. Trong vụ này, Canada, đồng minh của Mỹ, thực sự bị đẩy vào thế khó xử. Theo chuyên gia Roromme Chantal, "cách duy nhất để giải thoát cho công dân Canada là ngoại giao tay ba, cùng với Hoa Kỳ", vì Trung Quốc không dễ gì nhượng bộ khi Mạnh Vãn Châu không được trả tự do. Nếu không Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng đòn tư pháp để trả đũa. Sắp tới đây sẽ còn một phán quyết khác liên quan đến công dân Michael Kovrig. Giới quan sát dự báo bản án sẽ còn nặng hơn nữa, nếu vụ án Mạnh Vãn Châu không được giải quyết theo ý của Bắc Kinh.

Hôm qua ngoại trưởng Canada khẳng định đã thảo luận với Washington về việc "giải thoát hai ông Michael". Theo theo cựu đại sứ Canada Saint-Jacques, "một trong những giải pháp có thể sẽ là Hoa Kỳ bỏ các cáo buộc đối với bà Mạnh, hay tìm được một thỏa thuận với Trung Quốc".

Hiện tại thì lập trường của Washington không hề thay đổi. Ở Canada, một số nhân vật kêu gọi, trong hoàn cảnh hiện nay, phải làm áp lực lên Trung Quốc bằng cách đe dọa tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Như vậy thì vẫn lại là cái vòng luẩn quẩn của "ngoại giao con tin".

Anh Vũ

***********************

Phương Tây đồng thanh lên án Trung Quốc xử các công dân Canada

Anh Vũ, RFI, 12/08/2021

Bản án tù 11 năm mà chính quyền Bác Kinh tuyên phạt công dân Canada hôm qua, 11/08/2021, ngay lập tức đã dấy lên phẫn nộ từ Ottawa và cộng đồng quốc tế. Vụ bắt giữ nhân vật này ngay từ đầu đã bị tố cáo là cách mà Trung Quốc trả đũa vụ Hoa Vi để gây sức ép với chính quyền Canada.

tradua2

Hai công dân Canada - Michael Kovrig (trái) và Michael Spavor (phải) - bị Trung Quốc bắt giam và kết án, những vụ án mà phương Tây cáo buộc là có động cơ chính trị.  © La Presse canadienne/Twitter

Ngay ngày hôm qua, ông Charles Michel, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, cũng như lãnh đạo ngoại giao EU Josep Borrell đã lên tiếng phản đối gay gắt phán quyết của tư pháp Trung Quốc và bày tỏ sự ủng hộ đối với Canada, xem bản án này là cách trả đũa vụ bắt giám đốc tài chính của Hoa Vi tại Canada.

Bộ ngoại giao Pháp cũng phản ứng ngay về bản án 11 năm tù vì tội gián điệp đối với công dân Canada Michael Spavor và án tử hình đối với Robert Lloyd Schellenberg vì tội buôn ma túy. Phát ngôn viên ngoại giao Pháp trong một thông cáo tuyên bố "Pháp lên án mạnh mẽ tính chất vô lối của các bản án này" và "khẳng định lại Pháp luôn phản đối án tử hình".

Cùng lúc, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi Bắc Kinh trả tự do "ngay lập tức và không điều kiện" cho công dân Canada Michael Spavor. Trong một thông cáo ra hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Mỹ nhấn mạnh : "Việc bắt giữ vô cớ các cá nhân để tạo áp lực đối với các chính phủ nước ngoài là hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Về phần mình, Canada khẳng định sẽ kháng cáo. Thông tín viên RFI tại Québec Pascale Guéricolas tường trình :

"Chính phủ Canada sẽ kháng cáo bản án đối với doanh nhân Michael Spavor mà thủ tướng Justin Trudeau đánh giá là hoàn toàn không thể chấp nhận và bất công".

Bản án 11 năm tù cho ông Spavor được tuyên ngay ngày hôm sau kháng án của một công dân Canada khác bị bác. Đó là một bị cáo bị kết án tử hình vì tội buôn ma túy tại Trung Quốc.

Theo các chuyên gia ngoại giao, thời điểm được chính quyền Trung Quốc chọn để thông báo phán quyết của tư pháp này không hề ngẫu nhiên. Thực tế, nhân vật số hai của tập đoàn viễn thông Hoa Vi hiện đang chờ tòa án Canada ra quyết định về việc dẫn độ sang Hoa Kỳ.

Việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu tại sân bay Vancouver hồi tháng 12/2018 đã dẫn đến vụ bắt giam ông Michael Spavor, khi đó đang sống nhiều năm ở Trung Quốc và vẫn thường xuyên qua lại Bắc Triều Tiên.

Một công dân Canada khác là Michael Kovrig, cựu nhân viên ngoại giao, cũng đang phải trả giá cho những rối ren giữa hai cường quốc hiện nay. Ông cũng bị giam tại Trung Quốc từ hai năm rưỡi nay và đang chờ tuyên án sau một phiên xử chóng vánh.

Anh Vũ

********************

Thủ tướng Trudeau tố cáo bản án bất công của Trung Quốc cho công dân Canada Spavor

Thụy My, RFI, 11/08/2021

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 11/08/2021 tuyên bố bản án 11 năm tù mà Trung Quốc dành cho công dân Canada Michael Spavor vì cáo buộc gián điệp là "bất công, hoàn toàn không thể chấp nhận được".

tradua3

Ảnh hai công dân Canada Michael Kovrig (trái) và Michael Spavor, bị Bắc Kinh bắt giữ từ hơn hai năm qua, trên màn hình tại đại sứ quán Canada ở Trung Quốc, ngày 11/08/2021.  AP - Mark Schiefelbein

Trong thông cáo, thủ tướng Trudeau tố cáo: "Bản án hôm nay cho ông Spavor sau hơn hai năm rưỡi giam cầm tùy tiện rất thiếu minh bạch trong tiến trình tố tụng, và đây là một phiên tòa thậm chí không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu của luật quốc tế".

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Liu Zhifan cho biết thêm chi tiết :

"Năm tháng sau một phiên tòa vội vã, doanh nhân Canada Michael Spavor đã biết được số phận của mình. Sáng thứ Tư, 11/08, ông bị tòa án Trung Quốc kết án 11 năm tù vì cáo buộc "làm gián điệp", "đánh cắp bí mật Nhà nước".

Bản án được tuyên cùng thời điểm với một phiên tòa khác đang diễn ra ở Canada, xử bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Hoa Vi và là con gái của nhà sáng lập tập đoàn viễn thông Trung Quốc.

Việc bà Mạnh bị bắt tại Canada vào tháng 12/2018 đánh dấu sự xuống cấp trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Ottawa. Chế độ cộng sản tố cáo vụ bắt giữ này mang tính chính trị, trong khi Mạnh Vãn Châu có nguy cơ bị dẫn độ sang Hoa Kỳ vì nghi ngờ gian lận ngân hàng.

Vài ngày sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc liền bắt giam ông Michael Spavor và nhà cựu ngoại giao Canada Michael Kovrig. Ông Kovrig cũng bị cáo buộc tội gián điệp và đang chờ bản án. Từ hai năm qua chịu cảnh tù tội và không có cơ hội lên tiếng, hai công dân Canada này đều được xử kín".

Thụy My

Published in Quốc tế

Canada : Dịch Covid-19 làm tăng kỳ thị người Hoa (RFI, 29/05/2020)

Cũng giống như nhiều nước khác, Canada không thoát khỏi làn sóng các hành vi bài Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ.

canada1

Sau khi mặt tiền Trung tâm văn hóa Trung Quốc tại thành phố Vancouver, Canada, bị những người có tư tưởng bài người Hoa đập phá, cơ sở này được đặt dưới sự bảo vệ của cảnh sát, ngày 21/05/2020. David P. BALL / AFP

Nhiều công trình ở Vancouver đã bị phá hoại. Đây là thành phố lớn thứ ba Canada, nơi cộng đồng người gốc Hoa và Châu Á tập trung đông đúc. Theo cảnh sát, số vụ rắc rối liên quan đến các hành vi mang tính thù hận đã tăng vọt ở thành phố này bất chấp những nỗ lực đấu tranh chống kỳ thị của nhà chức trách địa phương và chính quyền trung ương.

Từ Canada, thông tín viên RFI Pascale Guéricolas cho biết thêm chi tiết :

"Nỗi lo sợ do đại dịch gây ra có thể đã hun đúc tư tưởng bài Hoa tiềm ẩn tại Canada. Thậm chí hiện giờ một số người còn rất muốn đuổi hậu duệ của những người Trung Quốc đã đến Canada để xây dựng đường sắt ở miền Tây nước này hồi cuối thế kỷ 19. Bị coi là những công dân hạng hai cho đến tận những năm 1940, người Canada gốc Hoa thường xuyên chịu những lời chửi rủa lăng mạ hoặc thậm chí là những vụ tấn công có liên quan đến gốc gác của họ.

Đại dịch bùng phát tại Trung Quốc đã dấy lên sự căng thẳng tiềm ẩn này. Ngay cả tiến sĩ Teresa Tam, cố vấn của thủ tướng Canada về xử lý dịch bệnh Covid-19, cũng trở thành nạn nhân. Một số dân biểu phe bảo thủ - đảng đối lập - một cách ẩn ý đã đặt câu hỏi về lòng trung thành của nữ giám đốc cơ quan Y Tế Canada, với cớ là bà Tam sinh ra tại Hồng Kông.

Đối mặt với tình trạng kỳ thị này, người đứng đầu bang British Columbia đã so sánh sự kỳ thị với virus. Còn thủ tướng Canada Justin Trudeau tố cáo các vụ tấn công nhắm vào người Canada gốc Hoa là không thể chấp nhận được".

Thùy Dương

****************

Hoa Vi : Tư pháp Canada cho tiếp tục xử vụ dẫn độ Mạnh Vãn Châu sang Mỹ (RFI, 28/05/2020)

Tư pháp Canada đã dội gáo nước lạnh vào những ai hy vọng bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc, sớm được tự do, sau khi bị bắt vào cuối năm 2018 tại sân bay Vancouver theo yêu cầu của Mỹ. Ngày 27/05/2020, thẩm phán Heather Holmes đã ra phán quyết cho phép tiếp tục xử vụ dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ.

canada2

Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa án British Columbia, Canada, sau khi nghe phán quyết về việc dẫn độ bà sang Hoa Kỳ. Reuters - Jennifer Gauthier

Theo AFP, bà Mạnh Vãn Châu và các luật sư của bà có mặt để nghe thẩm phán Heather Holmes đọc phán quyết. Trong một thông cáo, tập đoàn Hoa Vi cho biết "thất vọng" về quyết định của tư pháp Canada. Chính quyền Bắc Kinh cũng bày tỏ phẫn nộ. Quan hệ ngoại giao song phương Canada - Trung Quốc có nguy cơ thêm căng thẳng.

Thông tín viên RFI Pascale Guéricolas tường trình từ Québec :

"Trong phán quyết, nữ thẩm phán tỉnh British Columbia đã giải thích rằng tội gian lận ngân hàng mà Hoa Kỳ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu, nhân vật số 2 của tập đoàn Hoa Vi, cũng cấu thành tội ở Canada.

Như vậy, nữ thẩm phán này đã bật đèn xanh cho việc tiếp tục tiến trình dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Hoa Kỳ, dù không phán quyết về việc con gái của nhà sáng lập tập đoàn viễn thông Trung Quốc có phạm tội hay không. Trong khi chờ đợi, bà Mạnh Vãn Châu tiếp tục được tự do có giám sát ở Vancouver.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Canada đã bày tỏ sự phẫn nộ về phán quyết trên. Các phát ngôn viên của đại sứ quán cho rằng các quyền của công dân Trung Quốc này đã bị vi phạm. Vào đầu tuần, bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng ngầm đe dọa Canada rằng quan hệ giữa hai nước sẽ tồi tệ hơn.

Quyết định của tư pháp Canada cũng không có lợi cho Micheal Kovrig và Michael Spavor, hai công dân Canada đang ngồi tù ở Trung Quốc kể từ khi nhân vật số hai của tập đoàn Hoa Vi bị bắt ở Vancouver. Rất nhiều người lo ngại rằng họ sẽ còn bị giam giữ chừng nào bà Mạnh Vãn Châu chưa được về Trung Quốc".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Lãnh đạo tài chính Hoa Vi kiện chính phủ Canada (RFI, 04/03/2019)

Vụ lãnh đạo tài chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei), bị chính quyền Canada bắt giữ đầu tháng 12/2018, có thêm diễn biến mới. Ngày 03/03/2019, các luật sư của lãnh đạo tài chính Hoa Vi thông báo đệ đơn khởi kiện chính phủ Canada lên tư pháp bang British Colombia.

canada1

Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Hoa Vi (Huawei) tại tòa án ở Vancouver, Canada, ngày 07/12/2018 Reuters

AFP dẫn lời các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) cho hay giám đốc tài chính Hoa Vi quyết định khởi kiện vụ án dân sự chống lại chính phủ Canada, bị cáo buộc vi phạm "các quyền hiến định" của đương sự, trong vụ bà Mạnh bị bắt giữ ngày 01/12/2018 tại phi trường Vancouver, trong lúc đang trong thời gian chờ đợi giữa hai chuyến bay. Hồ sơ khởi kiện, được nạp tại Tòa Án Tối Cao bang British Colombia.

Bên bị kiện là một số thành viên trong chính phủ Canada, một số nhân viên ngành hải quan và cảnh sát liên bang. Các luật sư đặc biệt tố cáo các nhân viên hải quân đã xâm phạm quyền hợp pháp của bà Mạnh Vãn Châu khi thẩm vấn, lục soát các điện thoại cầm tay và máy tính cá nhân cũng như hành lý của đương sự trong khoảng thời gian ba giờ đồng hồ, trong khuôn khổ một cuộc kiểm tra thông thường của nhân viên công lực tại sân bay, trước khi có quyết định bắt giữ chính thức.

Lãnh đạo tài chính Hoa Vi khởi kiện đúng vào ngày thứ Sáu 01/03, ngày mà Tư pháp Canada chính thức khởi động thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Hoa Kỳ, theo yêu cầu của Tư pháp Mỹ. Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ cáo buộc tập đoàn Hoa Vi và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu đã vi phạm các quy định cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iran, cũng như đã đánh cắp nhiều bí mật công nghiệp của tập đoàn viễn thông Mỹ T-Mobile.

Kể từ giữa tháng 12/2018, bà Mãnh Vãn Châu được nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại. Lãnh đạo tài chính Hoa Vi phải nộp hộ chiếu và mang vòng giám sát điện tử.

Quan hệ Canada và Trung Quốc xấu đi trầm trọng với vụ này. Bắc Kinh lên án vụ bắt giữ và liên tục yêu cầu Ottawa trả tự do cho lãnh đạo tài chính Hoa Vi.

Ngày thứ Tư tới, 06/03, bà Mãnh Vãn Châu sẽ phải ra trình diện trước một thẩm phán ở Vancouver, để chuẩn bị cho một phiên tòa liên quan đến vấn đề dẫn độ. Thủ tục dẫn độ có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, do đương sự có nhiều cơ hội khiếu nại phúc thẩm.

Trọng Thành

************************

Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada là gián điệp (BBC, 04/03/2019)

Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada là gián điệp trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước khi Giám đốc Huawei có thể sẽ bị dẫn độ sang Mỹ.

canada2

Michael Spavor (trái) và Michael Kovrig bị tạm giam từ tháng 12 năm 2018

Ông Michael Kovrig, một nhà cựu ngoại giao, và ông Michael Spavor, một doanh nhân, đã bị bắt giam vào tháng 12 năm ngoái, sau khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada vì Mỹ nói họ nghi ngờ gian lận và vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.

Hiện bà Mạnh Vãn Chu đang kiện Canada vì vụ bắt giữ do Mỹ yêu cầu này, và Trung Quốc cũng đã lên án vụ bắt giữ bà.

Căng thẳng ngoại giao đã làm tổn hại không nhỏ đến mối quan hệ của Trung Quốc và Canada, và vụ bắt giữ hai công dân Canada được xem là hành động trả thù của Bắc Kinh.

Canada đã đưa ra quy trình dẫn độ bà Mạnh vào thứ Sáu tuần trước, tuy nhiên quy trình pháp lý chỉ đang ở giai đoạn đầu và có thể sẽ kéo dài.

Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada tội gì ?

Theo truyền thông Trung Quốc, ông Kovrig, hiện đang làm việc cho tổ chức International Crisis Group (ICG) có trụ sở tại Brussels, Bỉ, "bị nghi ngờ là gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia cho các đặc vụ nước ngoài".

Trong khi đó, người còn lại, ông Spavor bị cáo buộc "đã cung cấp thông tin tình báo cho ông Kovrig và là người liên lạc tình báo quan trọng của ông Kovrig".

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra cáo buộc cụ thể đối với Kovrig và Spavor, mà chỉ cho biết họ bị nghi ngờ làm tổn hại an ninh Trung Quốc.

ICG chưa bình luận gì về các cáo buộc mới nhất nhưng trước đó nói : "Kovrig không làm gì có hại đến Trung Quốc. Ngược lại, sứ mệnh của ICG là xoa dịu mọi cẳng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia lân cận, cũng như đưa ra đánh giá mới mẻ, độc lập về vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc trên thế giới."

ICG cho biết, công việc của Kovrig là gặp gỡ các quan chức, giới học thuật, các nhà phân tích và tham gia các cuộc hội thảo.

Trong khi đó, ông Spavor sống tại thành phố Đan Đông, Trung Quốc, giáp với Bắc Hàn. Ông Spavor có mối quan hệ thân với chế độ Bắc Hàn và đã từng đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến đây du lịch.

Thủ thướng Canada Justin Trudeau đã kêu gọi thả hai công dân nước này.

canada3

Nhà của bà Mạnh Vãn Chu ở Vancouver

Quá trình dẫn độ Mạnh Vãn Chu đang ở đâu ?

Bà Mạnh Vãn Chu, 47 tuổi, sẽ xuất hiện tại tòa lần tiếp theo vào thứ Tư, ngày chính phủ Canada sẽ xác nhận ban hành văn bản pháp lý về việc dẫn độ bà Mạnh đến Mỹ. Thời gian cho phiên điều trần việc dẫn độ cũng sẽ được đưa ra.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là giai đoạn đầu. Thẩm phán phải phê chuẩn việc dẫn độ trước, rồi sau đó Bộ trưởng Tư pháp sẽ quyết định có nên đưa bà Mạnh sang Mỹ hay không.

Có khả năng bà Mạnh sẽ kháng cáo, và thông thường các trường hợp kháng cáo sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Tại sao bà Mạnh kiện Canada ?

Vụ kiện của bà Mạnh Vãn Chu đã được đệ trình lên lên tòa án British Columbia hôm thứ Sáu. Bà Mạnh kiện Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP), Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) và chính phủ liên bang vì đã vi phạm quyền dân sự của bà theo Hiến chương Quyền và Tự do của Canada.

Theo bà Mạnh, vụ bắt giữ bà là "trái pháp luật" và "tùy tiện", và các cảnh sát đã "cố tình không cho bà biết lý do thực sự của việc bắt giữ, quyền tư vấn và quyền im lặng của bà".

Trước đó, vào ngày 1/12/2018, bà Mạnh Vãn Chu, con gái ông chủ tập đoàn Huawei, đã bị bắt khi đang đổi máy bay ở Vancouver.

Ngày 7/12/2018, bà Mạnh xuất hiện lần đầu tiên tại tòa án Vancouver, nơi bà bị cáo buộc phá vỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Trung Quốc đã yêu cầu Canada thả bà Mạnh Vãn Chu.

Huawei bị buộc tội gì ?

Mỹ cáo buộc Huawei đã lừa dối Mỹ và một ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của Huawei với hai công ty con, Huawei Device USA và Skycom Tech, để hợp tác kinh doanh với Iran.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi chúng bị hủy bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và gần đây đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn đánh vào xuất khẩu dầu, vận chuyển và ngân hàng.

Chính quyền ông Trump cũng cáo buộc Huawei ăn cắp công nghệ mà T Mobile sử dụng để kiểm tra độ bền của điện thoại thông minh cũng như ngăn chặn các vụ lừa đảo qua điện thoại.

Tổng cộng, Mỹ đã đưa ra 23 cáo buộc đối với Huawei.

Theo đó, một số quốc gia phương Tây đang xem xét lại mối quan hệ hợp tác kinh doanh với Huawei, mặc dù công ty này luôn duy trì các hoạt động kinh doanh một cách độc lập.

Trung Quốc phản ứng như thế nào ?

Vụ bắt giữ bà Mạnh đã đưa căng thẳng giữa Trung Quốc, Mỹ và Canada lên đỉnh điểm.

Bắc Kinh nói vụ bắt giữ bà Mạnh "vi phạm hiệp ước dẫn độ song phương" giữa Canada và Mỹ, và bày tỏ "sự phản đối kiên quyết" và "sự bất mãn mạnh mẽ" đối với các thủ tục tố tụng.

Trung Quốc cho rằng, cáo buộc đối với Huawei, công ty sản xuất số lượng điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, là "cuộc săn bắt phù thủy".

Published in Quốc tế

Nghị sĩ Canada hy vọng kiến nghị Biển Đông sẽ khiến Việt Nam hành động (VOA, 28/04/2018)

Sau khi Thượng vin Canada thông qua kiến ngh ch trích ‘cách ng x leo thang thù nghch’ ca Trung Quc trên Biển Đông, Thượng ngh sĩ Ngô Thanh Hi nói vi VOA rng ông hy vng bn kiến ngh s khiến Vit Nam thc tnh và hành đng.

canada1

Tàu chiến và máy bay chiến đu ca hi quân Trung Quc tham gia tp trn trên Bin Đông hôm 12/4. Canada va thông qua mt khuyến ngh ch trích cách ng x 'thù nghch' ca Trung Quc trên Bin Đông.

Bản kiến ngh do thượng ngh sĩ gc Vit thuc đng bo th bo tr đã được Thượng vin Canada thông qua hôm 24/4 vi t l 43/29 phiếu.

Kiến ngh được đưa ra t năm 2016 tuy nhiên ch mi được thông qua sau 2 năm tranh lun Thượng vin, theo ngh sĩ có nhiu hot đng trong cng đng người Vit ti thành ph Ottawa.

"Trong kiến ngh ca tôi, tôi mun Canada đóng mt vai trò ch đo trong vn đ thúc gic các quc gia tranh chp trong vùng (Biển Đông) phi công nhn lut pháp quc tế và chm dt mi hành đng làm leo thang tranh chấp đ bo v nn an ninh trong vùng Biển Đông".

Một ngày sau khi bn kiến ngh được thông qua, Trung Quc lên tiếng phn pháo, nói rng kiến ngh không có tính ràng buc ca Thượng viện Canada, kêu gi chm dt các hành đng ca Trung Quc trên Bin Đông là "vô trách nhim và s "khuy đng rc ri".

Trong một thông cáo, Đi s quán Trung Quc ti Ottawa nói ngh sĩ Ngô Thanh Hi đang tìm cách "khuy đng rc ri" mt tình hình đang yên ổn.

Giải thích lý do ông đng ra bo tr kiến ngh này, Thượng ngh sĩ đi din cho tnh bang Ontario cho biết ông mun thông qua kiến ngh đ "yêu cu chính ph Canada phi ch đng ng h các quc gia đng minh ngoi giao ca mình ti vùng Đông Nam Á" vì "chính ph Canada không th làm ngơ trước thc tế đang phát sinh từ các cuc tranh chp trên Biển Đông".

"Trong những năm qua t khi Trung Quốc tăng cường ln chiếm Biển Đông bng cách xây dng các cơ s quân s trên Biển Đông, không có quc gia nào đng ra tiếp tc lên án Trung Quốc", theo ngh sĩ Canada. "H im lìm đ cho các quốc gia có liên quan ti vùng Đông Nam Á phi đương đu trc tiếp vi Trung Quốc".

canada2

Công trình xây dựng ca Trung Quc trên Đá Vành Khăn thuộc qun đo Trường Sa mà Vit Nam cũng có tuyên b ch quyn trên Bin Đông qua hình nh v tinh được CSIS công b tháng 6/2017.

Đô đốc M Philip Davidson hôm 17/4 nói Trung Quc đã "bt đu" phát trin các tin đn quân s trên Bin Đông t tháng 12/2013, và t đó ti nay đã "bi đp xây đo nhân to", "xây hanga cha máy bay" và các h thng phòng th". Trung Quc ph nhn các hot đng này.

Phillipines từng đưa Trung Quc ra tòa án trng tài quc tế La Haye và tòa án này bác b đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc trong đó nước này mun mưu chiếm hu như toàn b Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quc không công nhn phán quyết ca tòa trng tài quc tế đưa ra vào đu tháng 7/2016.

"Trung Quốc không bao gii chp nhn phán quyết ca tòa án quc tế La Haye do đó ti gi phút này vn đ đó vn chưa gii quyết được", Ngh sĩ Canada nhn đnh vi VOA. "Vi hành đng đó chúng ta thy rng Trung Quốc có th dùng Biển Đông đ áp lc tt c các quc gia trên thế gii. Trung Quốc mun làm bá ch vùng Châu Á Thái Bình Dương".

Thượng ngh sĩ Ngô Thanh Hi, tng phc v trong vai trò Thm phán Di trú và Quc tch ti Ottawa, nói "Nếu chúng ta không quan tâm đến vn đ Biển Đông c đ Trung Quốc xâm chiếm và không ai lên án thì Trung Quốc s làm ti, chiếm đóng và mc hi phân gii".

Việt Nam, trong chưa đy 1 năm qua, đã phi 2 ln dng d án thăm dò du khí trên Biển Đông vì áp lc ca Bc Kinh. Chính ph Vit Nam chưa lên tiếng chính thc v đng thái này nhưng tp đoàn du khí nhà nước PetroVietnam trong 1 ln hiếm hoi đã lên tiếng tha nhn rng tình hình căng thng trên Biển Đông s nh hưởng đến các hot đng du khí ca tp đoàn trong năm nay.

Gần đây nht, Trung Quc lp đt các thiết b tác chiến đin t mi gây nhiu sóng trên Đá Ch Thp và Đá Vành Khăn. B Ngoi giao Vit Nam hôm 24/4 đã liên tiếng phn đi các đng thái này nhưng mt s chuyên gia nghiên cu Bin Đông nhn đnh vi VOA rng những li "phn đi" lp đi lp li ca Vit Nam trước nhng hành đng hung hăng ca Trung Quc Bin Đông to ra mt vòng "lun qun".

Tiến sĩ Nguyn Nhã, mt nhà s hc nhiu năm nghiên cu v Bin Đông, nói vi VOA rng nếu không phn đi, theo lut pháp quốc tế, k như Vit Nam công nhn nhng gì Trung Quc làm là thuc ch quyn ca Trung Quc, cho nên đó là mt vic làm đương nhiên".

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, đng thái "phn đi" ca Vit Nam " s không đ vì Trung Quc hung hăng lm. H c thế làm thôi. Việt Nam c phn đi, còn h c làm".

Về kiến ngh va được thông qua, Thượng ngh sĩ Canada Ngô Thanh Hi hy vng "(Đng) cộng sản Vit Nam s nhn thy rõ vai trò ca mình đi vi nhân dân Vit Nam là không th nào đ mt được Hoàng Sa và Trường Sa" trên Biển Đông.

******************

Vì sao Thượng viện Canada thông qua khuyến nghị chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông ? (RFA, 26/04/2018)

Thượng viện Canada hôm 24 tháng 4 năm 2018 thông qua bản khuyến nghị của các Nghị sĩ đảng Bảo thủ chỉ trích Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, một tuyến đường huyết mạnh của các hoạt động giao thương quốc tế. Nhân dịp này, Diễm Thi phỏng vấn Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải thuộc Đảng Bảo thủ Canada về kiến nghị này.

canada3

Thủ tướng Canada Justin Trudeau bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Hàng Châu, Trung Quốc ngày 4 tháng 9 năm 2016. AFP

Diễm Thi : Xin ông cho biết lý do vì sao lúc này thượng viện Canada lại thông qua kiến nghị phản đối Trung Quốc ?

Ngô Thanh Hải : Khuyến nghị này đã đưa ra từ 2016, cách đây hai năm nhưng bên chính phủ và Thượng nghị sĩ bận rộn nên để cho đến ngày hôm nay.

Mình thấy cái gì đúng thì mình làm. Đây là một cảnh báo để các quốc gia trên thế giới thấy rõ âm mưu của Trung Quốc. Đó là điều Canada muốn nêu lên, rằng Biển Đông không phải là một vấn đề tầm thường. Đó là một vấn đề hàng hải rất quan trọng.

Diễm Thi : Canada đã lên tiếng ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông hồi năm 2016, xin ông cho biết tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông có ý nghĩa thế nào đối với Canada ?

Ngô Thanh Hải : Vấn đề hàng hải ở Biển Đông thì khối lượng hàng hải qua Biển Đông lên đến hơn 5.000 tỷ USD một năm. Đó là điều rất quan trọng. Nếu sự tranh chấp giữa các bên đưa đến bế tắc trên con đường hàng hải đó thì sự thiệt hại về kinh tế rất lớn. Vì lý do đó khi Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế La Haye, và tòa án ra quyết định Trung Quốc không có tư cách để chiếm đoạt các bãi đá nhưng Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa.

Nếu Trung Quốc tiếp tục kiểm soát vùng Biển Đông thì sẽ tệ hại cho tất cả vùng Đông Nam Á.

Canada cũng là một quốc gia buôn bán với các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, và cũng là một thành viên của TPP (Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương).

Diễm Thi : Hiện nay Canada đang tìm cách đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Thượng viện Canada lại thông qua bản kiến nghị vào thời điểm này. Liệu điều này gây ảnh hưởng thế nào đến quan hệ song phương ?

Ngô Thanh Hải : Tôi nghĩ không ảnh hưởng gì cả bởi đây là quan hệ song phương buôn bán với nhau. Việc đàm phán thương mại song phương giữa Canada-Trung Quốc và kiến nghị về vấn đề Biển Đông là hai vấn đề khác nhau, không liên quan gì đến thảo luận thương mại.

Khi bang giao kinh tế giữa quốc gia với quốc gia thì đôi bên cùng có lợi chứ không chỉ một bên là Canada hay Trung Quốc. Mà khi bang giao với Canada thì Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn Canada.

Diễm Thi : Bất chấp dư luận quốc tế, Trung Quốc đã gần như hoàn tất việc xây dựng các thực thể nhân tạo và quân sự hóa khu vực Biển Đông. Vậy theo ông, kiến nghị trên sẽ mang lại kết quả gì ?

Ngô Thanh Hải : Bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Canada phải đóng vai trò thúc giục các quốc gia tranh chấp trong vùng công nhận luật pháp quốc tế. Chấm dứt mọi hành động tranh chấp bằng vũ lực để bảo vệ an ninh trong vùng.

Các quốc gia nhỏ như Indonesia, Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và bị Trung Quốc lấn lướt.

Canada là một quốc gia tôn trọng tự do dân chủ và luật pháp quốc tế nên Canada không thể là ngơ trước thực tế ở Biển Đông. Do đó Canada phải có tiếng nói cùng với các đồng minh ngoại giao của mình ở khu vực Đông Nam Á. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Canada cũng đã lên tiếng lo ngại sự căng thẳng trong khu vực liên quan tranh chấp Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao cũng kêu gọi các quốc gia trong khu vực kiềm chế, tránh các hành động dẫn đến leo thang căng thẳng của các quốc gia trong vùng.

Diễm Thi : Theo ông, Canada có thể có vai trò cụ thể gì trong việc gây sức ép lên Trung Quốc ở Biển Đông ?

Ngô Thanh Hải : Có thể lúc này các quốc gia trên thế giới không để ý tới vấn đề Biển Đông. Chính phủ Úc Châu cho biết Trung Quốc đã chiếm gần 90% Biển Đông thành ra tôi nghĩ đây là một cơ hội cho các quốc gia trong tranh chấp Biển Đông có cơ hội, lập trường dứt khoát với nhau lên tiếng kêu gọi Trung Quốc phải ngồi xuống và thảo luận để sự tranh chấp không ảnh hưởng đến khu vực.

Đồng thời kêu gọi các quốc gia siêu cường như Hoa Kỳ, hay Liên Hiệp Châu Âu, Úc Châu thấy rõ hàng hải trong khu vực lên tới 5.000 tỷ đô la sẽ bị thua thiệt nếu chúng ta không dể ý tới.

Theo tôi nghĩ thì Canada sẽ đóng vai trò ngoại giao nhiều hơn. Canada có ảnh hưởng với các quốc gia bạn trong vùng. Dù Canada không phải là một siêu cường như Hoa Kỳ, tuy nhiên Canada có ảnh hưởng về ngoại giao nên Canada có thể dùng tiếng nói của mình để cùng thảo luận với các quốc gia khác. Nếu các quốc gia cùng đồng ý thì kêu gọi yêu cầu Trung Quốc ngồi xuống thảo luận về Biển Đông. Đó là một giải pháp chúng ta cần phải làm.

Trung Quốc luôn dùng sức mạnh của mình để lấn át và cưỡng chiếm. Khi cùng thảo luận với sự quan tâm của quốc tế thì tôi nghĩ Trung Quốc sẽ e dè, sẽ dừng chân… nhưng mình cũng không thể đoán Trung Quốc sẽ làm gì. Tuy nhiên mình đã nêu lên như thế thì các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu Châu có thể áp lực Trung Quốc.

Diễm Thi : Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho chúng tôi.

Diễm Thi thực hiện

Published in Quốc tế