Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thỏa thuận đầu tiên được ký kết theo sáng kiến thương mại giữa Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực vào 10/12, cả hai chính phủ đều tuyên bố, giữa lúc Đài Bắc hy vọng một loạt các cuộc đàm phán đang diễn ra sẽ dẫn đến một hiệp định thương mại tự do.

mydai1

Cờ của Đài Loan và Hoa Kỳ.

Đài Loan không được nằm trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Hoa Kỳ lãnh đạo, một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm chống lại những gì họ cho là sự cưỡng ép kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực, khi tổ chức này được thành lập vào năm 2022.

Nhưng sau đó, Hoa Kỳ đã thiết lập Sáng kiến Hoa Kỳ-Đài Loan về Thương mại Thế kỷ 21, kết hợp giữa Đối thoại Đối tác Thịnh vượng Kinh tế Hoa Kỳ-Đài Loan và Khung Hợp tác Đầu tư và Thương mại Công nghệ mà hai bên sẵn có.

Trong một tuyên bố, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết thỏa thuận đầu tiên thuộc sáng kiến Thương mại Thế kỷ 21 sẽ có hiệu lực bao gồm các lĩnh vực bao gồm chống tham nhũng, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bà Tai nói : "Việc thỏa thuận đầu tiên theo Sáng kiến Thương mại Thế kỷ 21 của chúng ta có hiệu lực thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ kinh tế và thương mại Hoa Kỳ-Đài Loan".

Văn phòng Đàm phán Thương mại Đài Loan cho biết trong một tuyên bố riêng rằng thỏa thuận này cho thấy "mối quan hệ đối tác vững chắc" giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.

"Trong bối cảnh tình hình toàn cầu đầy biến động, việc Đài Loan củng cố và mở rộng mối quan hệ với các đối tác kinh tế và thương mại quan trọng có ý nghĩa chiến lược", cơ quan này cho biết.

Các cuộc đàm phán về thỏa thuận thứ hai trong khuôn khổ, bao gồm các lĩnh vực như lao động, môi trường và nông nghiệp, đang diễn ra.Các quan chức Đài Loan bày tỏ mong muốn sau này sẽ ký được một hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ, ngay cả khi chính phủ Hoa Kỳ đình chỉ tất cả các cuộc đàm phán như vậy.

Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố, mặc dù thiếu quan hệ ngoại giao chính thức.

Trung Quốc, nước phản đối bất kỳ hình thức tương tác chính thức nào giữa Đài Bắc và Washington, đã tỏ ra tức giận trước các cuộc đàm phán thương mại nói trên

Reuters

Nguồn : VOA, 10/12/2024

Additional Info

  • Author Reuters
Published in Châu Á

Suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đã tránh gây chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phần lớn nhờ vào sự cân bằng tinh tế giữa răn đe và trấn an.

Nhưng sự cân bằng đó đã bị đảo lộn. Trung Quốc đang xây dựng và phô trương sức mạnh quân sự của mình, và những lời lẽ thù địch bắt đầu đến từ cả Bắc Kinh và Washington. Dường như, chiến tranh ngày càng dễ xảy ra hơn.

hkdl0

Vẫn chưa quá muộn để khôi phục lại sự cân bằng vốn đã giúp duy trì hòa bình trong nhiều thập niên qua, nhưng sẽ cần một số hành động để giảm bớt lo ngại của Trung Quốc. Đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn vì sự không khoan nhượng của Trung Quốc và bầu khí "quá nóng" đang hiện diện ở Washington. Nhưng nó đáng để mạo hiểm về mặt chính trị, nếu điều đó giúp ngăn được chiến tranh.

Răn đe được thực hiện dưới hình thức Mỹ ngụ ý sử dụng lực lượng quân sự để ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan. Trong khi đó, trấn an có liên quan đến nhận thức rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào các quyết định liên quan đến tình trạng chính trị cuối cùng của Đài Loan.

Mỹ và các đồng minh khu vực phải tiếp tục tạo ra khả năng răn đe quân sự mạnh mẽ. Nhưng các nhà lãnh đạo và chính trị gia Mỹ cũng cần ghi nhớ sức mạnh của sự trấn an, cố gắng hiểu sự nhạy cảm sâu sắc của Trung Quốc về Đài Loan, đồng thời nên tái cam kết – một cách rõ ràng và dứt khoát – với quan điểm rằng chỉ có Trung Quốc và Đài Loan mới có thể giải quyết được những khác biệt chính trị của họ, một lập trường cho đến nay vẫn là chính sách chính thức của Mỹ

Trong Chiến tranh Lạnh, Bắc Kinh và Washington đã ký một loạt thông cáo liên quan đến Đài Loan. Một trong số chúng tuyên bố rằng Mỹ "tái khẳng định sự quan tâm của mình đến việc giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan bởi chính người Trung Quốc". Văn bản này và nhiều văn bản khác đều được viết mơ hồ một cách có chủ đích, nhưng nó vẫn được tất cả các bên chấp nhận như một cam kết để tránh làm xáo trộn tình hình. Và Trung Quốc vẫn xem thỏa thuận này là có tính ràng buộc.

Chính xác hơn thì Trung Quốc mới là bên làm xáo trộn tình hình trước.

Kể từ năm 2016, khi Thái Anh Văn của Đảng Dân Tiến có xu hướng ủng hộ độc lập cho Đài Loan được bầu làm Tổng thống (kế nhiệm một chính quyền thân thiện hơn với Trung Quốc), Tập Cận Bình đã nhiều lần phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bằng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và các chiến thuật gây áp lực khác, nhằm mục đích ngăn cản tình cảm ủng hộ Đài Loan độc lập.

Các chính trị gia Mỹ đã phản ứng đúng đắn bằng những lời ủng hộ một Đài Loan dân chủ, bằng cách cung cấp vũ khí cho nước này, và bằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Nhưng phản ứng của Mỹ cũng đang đổ thêm dầu vào lửa.

Tôi đã nghiên cứu chiến lược quốc phòng của Mỹ với nhiều vai trò khác nhau trong quân đội trong hơn một thập niên. Gần đây, tôi đã đến Bắc Kinh, nơi tôi gặp các quan chức chính phủ và quân đội Trung Quốc, các học giả và chuyên gia hàng đầu từ các viện chính sách trực thuộc Đảng Cộng sản. Trong các cuộc gặp gỡ này, tôi nhận thấy Bắc Kinh ít quan tâm đến những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường vị thế quân sự trong khu vực – nói cách khác là khía cạnh răn đe – so với những luận điệu chính trị, vốn được Trung Quốc xem là bằng chứng cho thấy người Mỹ đang dần từ bỏ sự mơ hồ trong quá khứ, và hướng tới ủng hộ nền độc lập trên thực tế của Đài Loan.

Họ có rất nhiều bằng chứng để chứng minh điều đó.

Tháng 12/2016, Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ khi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung năm 1979 nói chuyện trực tiếp với một nhà lãnh đạo Đài Loan, khi bà Thái gọi điện chúc mừng ông đắc cử. Về phần mình, Tổng thống Biden đã bốn lần mâu thuẫn với chính sách mơ hồ của Mỹ khi nói rằng người Mỹ sẽ hỗ trợ Đài Loan về mặt quân sự nếu Trung Quốc tấn công. Số lượng thành viên Quốc hội Mỹ đến thăm Đài Loan – hành động mà Trung Quốc cho là công khai ủng hộ nền độc lập của hòn đảo – đã đạt mức cao nhất trong một thập niên vào năm ngoái, bao gồm chuyến đi vào tháng 8/2022 của Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện vào thời điểm đó và là quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm chính thức Đài Loan kể từ những năm 1990. Những chuyến thăm vẫn tiếp tục diễn ra trong năm nay : Hồi tháng 6, một phái đoàn Quốc hội Mỹ gồm chín thành viên, đông nhất trong nhiều năm, đã đến Đài Bắc.

Vấn đề còn nằm ở việc thông qua nhiều đạo luật mang tính khiêu khích. Năm ngoái, Đạo luật Chính sách Đài Loan, trong đó ủng hộ vai trò của Đài Loan trong các tổ chức quốc tế, đã được đưa ra tại Thượng viện Mỹ, và vào tháng 7 năm nay, Hạ viện Mỹ đã thông qua một đạo luật tương tự. Trong khi đó, vào tháng 1, các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã đề xuất một kiến nghị công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.

Những hành động như thế gây áp lực lớn lên Tập, người không thể chấp nhận việc đi vào lịch sử với tư cách là nhà lãnh đạo Trung Quốc để mất Đài Loan. Điều đó được Bắc Kinh coi là một mối đe dọa sống còn, có khả năng thúc đẩy tình cảm ly khai ở các khu vực bất ổn như Tây Tạng và Tân Cương.

Hiện tại, những nghi ngờ đã có từ lâu về khả năng quân sự của Trung Quốc, cũng như lo ngại sự trả đũa của Mỹ và đồng minh là đủ để kiềm chế Tập. Nhưng nếu ông kết luận rằng Mỹ đã phá vỡ, một lần và mãi mãi, quan điểm trước đây của mình về Đài Loan và có ý định cản trở sự thống nhất với đại lục, ông có thể cảm thấy cần phải hành động quân sự. Mỹ có thể củng cố sức mạnh quân sự trong khu vực nhằm ngăn chặn Trung Quốc lựa chọn con đường chiến tranh. Nhưng sẽ rất khó đạt được mức độ thống trị quân sự đủ để ngăn Tập thực sự phát động một cuộc chiến mà ông cho là cần thiết.

Việc trấn an Trung Quốc sẽ đòi hỏi Biden nhắc lại rằng Mỹ không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, hay phản đối việc hòn đảo thống nhất trong hòa bình với Trung Quốc, và rằng cuối cùng số phận của Đài Loan tùy thuộc vào Đài Bắc và Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa là phải tránh những nỗ lực tạo không gian quốc tế cho Đài Loan, và tránh lên án Bắc Kinh khi nước này lôi kéo các đối tác ngoại giao của Đài Bắc. Nhà Trắng cũng cần sử dụng đòn bẩy mà họ có để ngăn cản các thành viên Quốc hội đến thăm Đài Loan và đe dọa phủ quyết các đạo luật mang tính khiêu khích.

Chắc chắn sẽ có sự phản đối ở cả Washington và Đài Bắc, và cũng có thể Tập đã quyết định sẽ chiếm Đài Loan, bất chấp lập trường của Mỹ. Nhưng lập trường trung lập về mặt chính trị đối với Đài Loan là điều mà người Mỹ đã theo đuổi trong nhiều thập niên. Các đời tổng thống từ George H.W. Bush tới Barack Obama đều ủng hộ đối thoại hòa bình giữa Đài Bắc và Bắc Kinh để giải quyết những khác biệt giữa hai bên.

Ngoài ra, còn có những hậu quả dài hạn cần xem xét : Nếu sự kết hợp giữa răn đe và trấn an thất bại, và Trung Quốc tấn công Đài Loan, điều đó sẽ tạo ra tiền lệ để các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định theo đuổi bạo lực nhằm đạt được mục tiêu của mình. Nhưng nếu Trung Quốc vẫn còn một con đường để cuối cùng thuyết phục người dân Đài Loan – thông qua dụ dỗ hoặc gây áp lực – rằng việc thống nhất một cách hòa bình là vì lợi ích của họ, thì đó có thể là một Trung Quốc mà chúng ta có thể sống chung.

Trong trường hợp tốt nhất, Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận cấp cao, một thông cáo chung mới, trong đó Washington nhắc lại quan điểm trung lập chính trị lâu đời của mình, và Trung Quốc cam kết giảm bớt các mối đe dọa quân sự. Điều này sẽ vừa ngăn chặn chiến tranh, vừa mang lại cho Trung Quốc không gian chính trị để hướng tới thống nhất bằng hòa bình, có thể là qua việc sử dụng ảnh hưởng của Trung Quốc để cô lập Đài Loan và cuối cùng thuyết phục người dân trên đảo rằng họ nên đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh. Nhưng Washington không có quyền ngăn cản sự thống nhất của hai bên – người Mỹ chỉ có thể đảm bảo điều đó không xảy ra bằng con đường quân sự hoặc cưỡng bức.

Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh Đài Loan có thể là cuộc chiến tàn khốc nhất kể từ Thế chiến II. Dù khó khăn về mặt chính trị đến đâu, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn có nhiệm vụ cố gắng ngăn chặn xung đột, và điều đó có nghĩa là cần nói năng nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn phải mang theo một cây gậy lớn.

Oriana Skylar Mastro

"This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan",  New York Times, 16/10/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/10/2023

Oriana Skylar Mastro là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli tại Đại học Stanford và là nghiên cứu viên cấp cao không thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ. Bà là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản "Upstart : How China Became a Great Power".

Additional Info

  • Author Oriana Skylar Mastro, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Đài Loan và Mỹ ký kết một thỏa thuận thương mại, được chính quyền Đài Bắc đánh giá là "lịch sử". Bắc Kinh "lên án mạnh mẽ". Lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn của Mỹ trở lại Trung Quốc sau hơn 3 năm đại dịch : chuyến đi của tỉ phú Elon Musk thu hút nhiều chú ý.

mydai1

Bộ trưởng Thương Mại Đài Loan Đặng Chấn Trung (John Deng) (đứng, trái) và phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Sarah Bianchi (đứng, phải) chứng kiến lễ ký kết phần một của ''Sáng kiến Hoa Kỳ-Đài Loan về Thương Mại Thế Kỷ 21", Washington, 01/06/2023. Reuters - TECRO

Nhóm BRICS - có tham vọng đối trọng với phương Tây - họp hội nghị trù bị thượng đỉnh, tăng tốc xem xét quy chế kết nạp thành viên mới. Tổ chức Khí tượng Thế giới - được mệnh danh là "Soái Hạm" của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - có tân giám đốc. Ứng cử viên Trung Quốc bị loại. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

***

Mỹ siết chặt quan hệ với Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một vùng lãnh thổ ly khai. Hôm 01/06, một thỏa thuận thương mại đã được ký giữa Viện Mỹ tại Đài Bắc và Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Loan tại Washington, tức cơ quan đại diện ngoại giao trên thực tế của Đài Loan. Lễ ký diễn ra với sự chứng kiến của phó đại diện thương mại Mỹ Sarah Bianchi. Bắc Kinh ngay lập tức lên án mạnh mẽ. Trung Quốc kêu gọi Mỹ "không nhân danh thương mại, gửi tín hiệu xấu" đến các lực lượng chính trị muốn thúc đẩy Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Đài : Thông điệp cứng rắn gửi đến Bắc Kinh

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Đài vừa ký kết có ý nghĩa thực chất thế nào ? Thỏa thuận nói trên là phần đầu của "Sáng kiến ​​Hoa K - Đài Loan v Thương Mi Thế Kỷ 21" (US-Taiwan Initiative on 21st-Century Trade ), được Mỹ - Đài đàm phán từ tháng 6/2022. Với thỏa thuận này, Mỹ - Đài hướng đến đồng bộ hóa các biện pháp kiểm soát hải quan, các thủ tục pháp lý, và thiết lập các biện pháp chống tham nhũng, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo nhiều chuyên gia, thỏa thuận vừa được ký không hẳn là một thỏa thuận thương mại tạo được bước đột phá ngay trước mắt về kinh tế. Giáo sư kinh tế Ngô Đại Nhậm (Wu Dachrahn), thuộc National Central University, trên France 24, khẳng định thỏa thuận này chủ yếu mang "tính biểu tượng", không tác động đáng kể đến khối lượng trao đổi mậu dịch song phương Mỹ - Đài. Theo giáo sư Ngô, "Đài Loan đã giao thương với Hoa Kỳ trong nhiều thập niên, bắt đầu với các hàng hóa sản xuất trong những năm 70 cho đến chip bán dẫn hiện nay. Và mặc dù có một vài trục trặc trong những năm 90 do các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, thương mại về cơ bản vẫn diễn ra suôn sẻ".

Thỏa thuận thương mại ngày 01/06 trước hết là một thông điệp khẳng định hợp tác Mỹ - Đài sẽ tiếp tục được siết chặt, bất kể thái độ của Trung Quốc. Chính quyền Đài Loan hoan hỉ coi thỏa thuận này "không chỉ là một sự kiện lịch sử, mà còn đánh dấu một bước khởi đầu mới". Thỏa thuận thương mại song phương, "đầy đủ nhất" từ năm 1979 đến nay, có thể được coi là bước tiến hướng đến một Hiệp định Tự do Mậu dịch (FTA) với Hoa Kỳ, điều mà tổng thống Thái Anh Văn ngụ ý nhắc đến trong tuyên bố hôm thứ 01/06.

Vào lúc Mỹ - Đài chính thức thông báo về thỏa thuận song phương "lịch sử", bộ trưởng ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu), trong một phát biểu tại Quốc hội, hôm 22/05, đã để ngỏ thông tin về trao đổi diễn ra với Hoa Kỳ, xung quanh khả năng Mỹ đặt Đài Loan dưới "ô bảo vệ hạt nhân". Theo báo Đài Loan Taiwan News, Bộ ngoại giao Đài Loan ngày 26/05 chỉ trích một số phương tiện truyền thông bóp méo thông tin về vấn đề này, "coi việc Hoa Kỳ hỗ trợ tăng cường khả năng tự vệ của Đài Loan là hành động khiêu khích (Trung Quốc)".

Bất luận vấn đề răn đe hạt nhân ra sao, trong thời gian gần đây chính quyền Mỹ đang hướng đến khẳng định rõ quyết tâm bảo vệ Đài Loan, chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc. Hãng tin Mỹ Bloomberg cho hay, về vấn đề "tính mơ hồ chiến lược" (tức lập trường không rõ ràng của Mỹ trong việc có trực tiếp bảo vệ Đài Loan khi hòn đảo bị tấn công hay không), trong một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ hồi tháng 3, lãnh đạo tình báo Mỹ Avril Haines (DNI) khẳng định : "rõ ràng là người Trung Quốc hiểu lập trường của chúng ta căn cứ vào những phát biểu của tổng thống" Joe Biden, nhiều lần khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan, cho dù các trợ lý của tổng thống cũng liên tục nhắc lại là quan điểm của Hoa Kỳ không thay đổi.

"Tính mơ hồ chiến lược" rõ ràng đã thu hẹp rất nhiều, hay nói cách khác, Mỹ ngày càng công khai hơn trong chính sách bảo vệ Đài Loan. Ngược lại, câu hỏi Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan cụ thể như thế nào vẫn còn để ngỏ.

Elon Musk đi Trung Quốc : Bắc Kinh phấn chấn, Washington cảnh giác

Trong lúc quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng, xung quanh hồ sơ Đài Loan và nhiều mâu thuẫn khác, giới kinh doanh đặc biệt chú ý đến chuyến đi trong tuần qua của nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn của Mỹ tới Trung Quốc, lần đầu tiên sau hơn 3 năm đại dịch. Chuyến thăm Trung Quốc 44 giờ của tỉ phú Elon Musk được hoan nghênh nhiệt liệt tại Trung Quốc.

Trước hết, về phía dân chúng, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết : trên các mạng xã hội Trung Quốc Elon Musk được ca ngợi như một người "tiên phong", "một thiên tài về kinh tế", "một người bạn của Trung Quốc", "một thần tượng tầm cỡ thế giới". Dân mạng Trung Quốc bày tỏ công khai mong ước Trung Quốc cũng có được người tầm cỡ như Elon Musk.

Bắc Kinh cũng hồ hởi hoan nghênh tỉ phủ Mỹ. Elon Musk đã gặp nhiều quan chức lãnh đạo Trung Quốc, từ bộ trưởng công nghiệp đến bộ trưởng ngoại giao. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Elon Musk là "dấu hiệu mới nhất về sự cởi mở của Trung Quốc đối với giới đầu tư toàn cầu, ngày càng lạc quan về thị trường Trung Quốc".

Quan hệ nồng ấm giữa Bắc Kinh và tỉ phú Mỹ dường như đang được Washington theo dõi sát, với sự cảnh giác cao độ. Hoa Kỳ lo ngại các thỏa hiệp của giới đại gia công nghệ với Trung Quốc có thể gây tổn hại cho nước Mỹ. Từ Washington, thông tín viên Guillaum Naudin cho biết cụ thể :

"Elon Musk là một doanh nhân thành công, vì vậy ông được vinh danh tại Mỹ. Tuy nhiên, tỉ phú này cũng trở thành vấn đề với Washington. Elon Musk duy trì quan hệ với Trung Quốc, trong lúc quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đặc biệt xấu. Ví dụ như trong vấn đề Đài Loan, và tình hình quan hệ song phương đã tồi tệ hơn kể từ vụ khinh khí cầu gián điệp bị bắn hạ sau khi bay qua không phận Mỹ.

Từ nhiều tháng nay, chính quyền Mỹ khó lòng tái lập các liên lạc với Bắc Kinh. Tỉ phú Elon Musk thì ngược lại. Elon Musk đi máy bay riêng đến thủ đô Trung Quốc, chụp ảnh cười tươi với ngoại trưởng Trung Quốc. Và đặc biệt là có nhiều hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường xe hơi điện lớn nhất thế giới. Tập đoàn Trung Quốc Đằng Tấn (Tencent) là một cổ đông của công ty điện Tesla, và Elon Musk cho biết hân hạnh có quan hệ đối tác và tư vấn với công ty Trung Quốc.

Nhà máy khổng lồ Tesla được xây dựng tại Thượng Hải. Sắp tới sẽ có một nhà máy chế tạo ắc quy. Các quan hệ giữa Tesla, Twitter và SpaceX là rất gần gũi. Space X cũng là công ty phụ trách việc phóng các phi thuyền Mỹ.

Dân biểu lưỡng đảng Hoa Kỳ quan sát ảnh hưởng Trung Quốc đối với các hoạt động của Elon Musk, một cách dè chừng. Mùa thu năm ngoái, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thậm chí đã khẳng định : quan hệ giữa Elon Musk và nước ngoài cần được xem xét kỹ lưỡng. Chuyến đi này của tỉ phú Musk chắc chắn cũng là như vậy".

mydai2

Ông chủ Tesla, Elon Musk, tại một nhà máy sản xuất xe điện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 01/06/2023 via Reuters - Tesla

Hội nghị Thượng Hải : Bắc Kinh bị chỉ trích "hành xử bất nhất"

Ngoài tỉ phú Elon Musk, Bắc Kinh cũng nhiệt liệt hoan nghênh hội nghị JPMorgan Global China Summit, 2 ngày giữa tuần qua tại Thượng Hải. Hội nghị, với sự tham gia của 2.600 người từ 37 quốc gia, do ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan Chase chủ trì. Hội nghị được coi là một cơ hội giúp Trung Quốc tái thu hút đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh chỉ số mua hàng công nghiệp PMI (Purchasing Managers' Index) của Trung Quốc tụt giảm mạnh tháng thứ hai liên tiếp, do nhu cầu sụt.

Việc các tỷ phú Hoa Kỳ dậm dịch trở lại Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh chính quyền Biden điều chỉnh chính sách với Trung Quốc : hướng đến chiến lược "hạ thấp rủi ro" (de-risking strategy) thay vì "tách rời" (decoupling) hai nền kinh tế, chính sách được đúc kết trong dịp thượng đỉnh G7, họp tại Hiroshima, Nhật Bản, trung tuần tháng 5 vừa qua.

Chiến lược của Mỹ và phương Tây nói chung "hạ thấp rủi ro" (do Trung Quốc) sẽ được triển khai thế nào là một câu hỏi để ngỏ. Đối với giới doanh nghiệp, bên cạnh các rủi ro do căng thẳng và bất định gia tăng trong quan hệ phương Tây – Trung Quốc, rủi ro lớn khác là các hành xử "bắt chẹt về kinh tế" của chính quyền Trung Quốc. Nhân dịp hội nghị ở Thượng Hải, hôm thứ Tư 31/05, theo Reuters, giám đốc điều hành JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, đã trực tiếp chỉ trích "hành xử bất nhất" của chính quyền Trung Quốc, có thể gây tổn hại lớn đến niềm tin của giới đầu tư trong và ngoài nước.

mydai3

Ông Jamie Dimon, giám đốc điều hành của JP Morgan Chase, trong một cuộc họp trực tuyến với sự tham gia của tổng thống Joe Biden, và bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen, Nhà Trắng, ngày 6/10/2021. AP / Evan Vucci

BRICS bàn quy chế kết nạp thành viên, và lập đồng tiền chung

Trong tuần qua, đã diễn ra một hội nghị đáng chú ý của nhóm 5 cường quốc đang trỗi dậy, tức nhóm BRICS, họp tại Cap, Nam Phi, trong hai ngày 31/05 và 01/06. Vấn đề tổng thống Nga -–hiện đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã vì tội ác chiến tranh tại Ukraine -–có được mời tới thượng đỉnh tháng 8 hay không, gây nhiều chú ý. Tuy nhiên, chính quyền Nam Phi -–có quan điểm trung lập về cuộc chiến tại Ukraine -–đã tránh né trả lời câu hỏi vấn đề này.

Một nội dung chủ yếu của hội nghị cấp ngoại trưởng BRICS là chuẩn bị quy chế cho việc kết nạp thành viên mới, trong bối cảnh ít nhất 19 quốc gia có ý định gia nhập BRICS. Thông tín viên Romain Chanson tường trình từ thành phố Cap :

"Năm nước BRICS biết là họ đang được nhiều quốc gia muốn gia nhập BRICS tìm cách chèo kéo. Tuy nhiên, câu lạc bộ khép kín của 5 nước này hiện tại chưa đạt được đồng thuận về các tiêu chí kết nạp thành viên. Nam Phi muốn thúc đẩy hồ sơ này, như phát biểu của ngoại trưởng Naledi Pandor : "Chúng tôi sẽ còn phải tiếp tục làm việc về chủ đề này. Ngay khi chúng ta có một văn bản sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi sẽ trình ra. Chúng tôi muốn hoàn tất công việc này, trước khi các nguyên thủ gặp nhau vào tháng 8 tới".

Đã có 19 quốc gia bày tỏ ý định tham gia BRICS, và một số đã có đơn ứng cử chính thức, như Ả Rập Xê Út, hay Iran. Nếu như Ấn Độ đặt vấn đề mở rộng nhóm một cách thận trọng, Trung Quốc với thứ trưởng ngoại giao Mã Triêu Húc (Ma Zhaoxu), mở rộng vòng tay. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc nói : "Chúng tôi hoan hỉ trước việc ngày càng có nhiều nước khẳng định quyết tâm tham gia vào nhóm của chúng tôi, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều nước tham gia đại gia đình chúng ta''.

Ngày họp thứ hai của hội nghị này mở cửa cho các quốc gia bạn hữu của nhóm BRICS tham gia. Khoảng một chục ngoại trưởng các nước được mời phát biểu. Có thể coi đây gần như là vòng sát hạch đối với các ứng cử viên".

Hướng đến lập một đồng tiền chung của khối để chống lại ảnh hưởng của Mỹ là một nội dung chính khác tại hội nghị. Theo hãng tin Bloomberg, hôm 01/06, ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor cho biết nhóm đang tìm các biện pháp để tránh cho các thành viên trở thành nạn nhân do các biện pháp trừng phạt tài chính "đơn phương", ngụ ý chỉ các trừng phạt của phương Tây chống Nga, do xâm lược Ukraine.

Chống biến đổi khí hậu : "Soái Hạm" của nhân loại có thuyền trưởng mới

Nhân loại đang lâm nguy. Biến đổi khí hậu do khí thải hâm nóng trái đất là nguyên do chính. Tình trạng hiểm nguy này đã được cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận. Tuy nhiên, điều đáng sợ là tình trạng hết sức nguy ngập hiện nay không phải đã được các tác nhân kinh tế và chính trị chủ chốt coi là quan trọng. Cơ quan Khí tượng Thế giới (thuộc Liên Hiệp Quốc) (WMO/OMM) hơn ai hết hiểu rõ tình hình này.

mydai4

Bà Celeste Saulo, lãnh đạo tân cử của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) tại Geneve, Thụy Sĩ, ngày 01/06/2023. AP - Martial Trezzini

Cơ quan Khí tượng Thế giới được một số nhà quan sát gọi là ‘Soái Hạm" của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu . Với mạng lưới hơn 230 vệ tinh, 10.000 trạm khí tượng bề mặt Trái đất, và cả nghìn trạm trên độ cao, 7.000 tàu thuyền, 3.000 máy bay chuyên được sử dụng để đo lường thời tiết, khí hậu, Cơ quan Khí tượng Thế giới hiểu rõ những tác động kinh hoàng của biến đổi khí hậu đến đời sống con người, đặc biệt là cư dân các quốc gia nghèo, thiếu phương tiện đối phó.

Tổ chức quốc tế này - tiền thân là Cơ quan Khí tượng Quốc tế, ra đời năm 1873 - cùng với Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, là đồng sáng lập Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC/GIEC). Hiện tại, Cơ quan Khí tượng Quốc tế vẫn là nơi đặt trụ sở của Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu, đồng giải thưởng Nobel hòa bình 2007, là nơi chủ yếu cung cấp các báo cáo khoa học, làm chỗ dựa cho các chính sách về khí hậu quốc tế.

Kể từ năm tới 2024, lãnh đạo "Soái Hạm" của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ là một phụ nữ người Achentina. Bà Celeste Saulo, phó giám đốc thứ nhất của OMM, đã đắc cử với 108 phiếu thuận, và 37 phiếu chống trong phiên bỏ phiếu hôm 31/05, vượt xa đối thủ người Trung Quốc, Zhang Wenjian, nhân vật số 3 của định chế này.

Nhà khí tượng học Achentina cho biết rất xúc động trước sự ủng hộ bất ngờ nói trên. Lãnh đạo tân cử cơ quan khí tượng Liên Hiệp Quốc đặc biệt chú ý đến việc nhiều quốc gia chịu trách nhiệm chính về tình trạng biến đối khí hậu, nhưng "không nhìn nhận" về trách nhiệm của mình. Bà cho biết sẽ hành động vì các quốc gia dễ tổn thương nhất vì các hiện tượng thời tiết cực đoan, mà biến đổi khí hậu đang làm cho trở nên dữ dội hơn. Các nạn nhân cũng thường là những nước ít góp phần nhất vào việc hâm nóng Trái đất.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 03/06/2023

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Diễn đàn

Mỹ thông báo thương vụ bán vũ khí trị giá 619 triệu đô la cho Đài Loan

Bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 01/03/2023 thông báo đã thông qua việc bán cho Đài Loan tên lửa, đạn dược trang bị cho máy bay tiêm kích F-16. Trị giá 619 triệu đô la, đây là thương vụ bán vũ khí đầu tiên trong năm 2023 của Washington cho Đài Bắc và là thương vụ thứ 9 trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Joe Biden.

vukhi1

Các chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan bay biễu diễn nhân ngày Quốc Khánh ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 10/10/2023. AP - Chiang Ying-ying

Theo thông báo của Lầu Năm Góc, Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 100 tên lửa chống radar tốc độ cao (HARM) AGM-888, 200 tên lửa không đối không tầm trung (AMRAAM) AIM-120C-8, nhiều dàn phóng tên lửa, cũng như hỏa tiễn mô phỏng dùng trong thao dượt. Bộ Quốc Phòng Mỹ khẳng định các loại vũ khí này sẽ "củng cố khả năng của Đài Loan về phòng không, bảo vệ an ninh trong khu vực và khả năng tương tác với Mỹ".

Theo AFP, Bộ ngoại giao Mỹ nhận định sự yểm trợ của Washington đối với Đài Bắc và các biện pháp của Đài Loan để củng cố năng lực phòng vệ góp phần vào duy trì hòa bình và sự ổn định ở eo biển Đài Loan và trong vùng. Về phía Đài Loan, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Jeff Liu tuyên bố : "Đài Loan sẽ tiếp tục tích cực cải thiện các năng lực phòng vệ để đối phó với sự bành trướng quân sự liên tục và các hành động khiêu khích của Trung Quốc".

Thương vụ bán vũ khí Mỹ cho Đài Bắc được thông báo trong bối cảnh các căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan không ngừng gia tăng. Hôm nay 02/03, Đài Bắc thông báo trong vòng 24 giờ, có đến 21 máy bay tiêm kích của Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Đài Loan.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Châu Á

Hôm 02/09 vừa qua, Hoa Kỳ thông báo hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 1,1 tỷ đô la. Trung Quốc đại lục, luôn coi hòn đảo là một phần lãnh thổ của mình, ngay lập tức đã yêu cầu Washington hủy bỏ thương vụ vũ khí lớn này với Đài Bắc. Tại sao lại Hoa Kỳ lại cam kết mạnh mẽ như vậy ? Đâu là nguy cơ leo thang căng thẳng ?

RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu chính trị và Trung Quốc Stéphane Corcuff, một chuyên gia về eo biển Đài Loan.

taiwan01

Tên lửa tốc độ cao chống bức xạ (HARM) là loại tên lửa đất đối đất có khả năng phát hiện và phá hủy hệ thống radar và các thiết bị điện tử khác trên mặt đất hoặc trên tàu. Ảnh minh họa

RFI : Trung Quốc đòi hỏi hủy hợp đồng mua bán vũ khí giữa Hoa Kỳ và Đài Loan thông báo hôm 02/09. Cần rút ra kết luận nào từ vụ bán vũ khí mới này cho Đài Bắc đang khiến Bắc Kinh tức giận ?

Stéphane Corcuff : Vụ việc này khẳng định một xu thế mà người ta đã thấy từ cuối thời của chính quyền Trump, và được tổng thống Biden khẳng định. Người Mỹ không còn bận tâm với những thận trọng ngoại giao do chính sách « một nước Trung Quốc duy nhất » của họ. Người Mỹ quyết định thăm chính thức Đài Loan nhiều hơn và nắm bắt vấn đề quân sự một cách rõ ràng hơn trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng áp lực quân sự trong eo biển Đài Loan.

Thương vụ vũ khí này khẳng định rõ lập trường của Hoa Kỳ trong khuôn khổ, không thay đổi, của chính sách một nước Trung Quốc duy nhất. Không phải Hoa Kỳ chuẩn bị công nhận Đài Loan. Nhưng họ nắm bắt vấn đề quân sự trong bối cảnh nếu chiến tranh phải nổ ra thì sẽ có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới.

RFI : Trung Quốc nói sẽ kiên quyết có các « biện pháp đáp trả chính đáng và cần thiết » theo tình hình. Ta có thể dự tính đó là các loại biện biện pháp gì ?

Stéphane Corcuff : Gần như không thể trả lời câu hỏi này bởi trước tiên đó là cách diễn đạt mập mờ, mơ hồ và có tính hệ thống. Mỗi khi cảm thấy bị xúc phạm là Trung Quốc phản ứng bằng kiểu diễn văn như vậy, không có gì cụ thể cả. Theo ý kiến tôi, không có gì to tát đây.

Hoa Kỳ có nghĩa vụ hợp pháp bán vũ khí tự vệ cho Đài Loan như họ đã cam kết hồi năm 1979. Hợp đồng bán vũ khí được thông báo hôm thứ Sáu (02/09) vừa rồi cụ thể là bán các loại vũ khí tự vệ, trong đó chủ yếu là các tên lửa, các phương tiện cải thiện khả năng radar của họ. Chính xác đó là các cơ cấu phòng thủ. Nhiều loại tên lửa sẽ được bán cho Đài Loan, đó là vấn đề cốt lõi.

Đài Loan là vùng đất trên thế giới có mật độ tên lửa phòng không tính trên km2 cao nhất, bởi Trung Quốc cũng chĩa hàng nghìn tên lửa về phía Đài Loan. Sẽ rất khó có được các hệ thống lá chắn phòng không hiệu quả cho Đài Loan nếu Trung Quốc quyết định bắn một lúc 1700 quả tên lửa, nhưng Trung Quốc sẽ không làm điều đó. Điều chủ chốt với Đài Loan là trong hệ thống phòng thủ có các đơn vị tên lửa phòng không cực kỳ hiện đại và vụ mua bán vũ khí vừa qua nằm trong hướng đó.

RFI : Tại sao Hoa Kỳ đầu tư vào Đài Loan nhiều như vậy ?

Stéphane Corcuff : Hoa Kỳ đã cam kết một cách hợp pháp bán vũ khí cho Đài Loan, từ lâu nay rồi, vì nhiều lý do. Thứ nhất, vì giờ đây họ coi Trung Quốc không chỉ là đối thủ cạnh tranh chiến lược mà có thể là kẻ thù, nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Quan điểm của Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan khác nhau căn bản, cho dù Hoa Kỳ đã chấp nhận chính sách một nước Trung Quốc duy nhất.

Điều đó có nghĩa là Mỹ không phủ nhận chủ quyền của Đài Loan, nhưng họ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Nhưng Trung Quốc chủ trương đòi lại đất, cho rằng Đài Loan thuộc lãnh thổ mình, cho dù không có thỏa thuận quốc tế nào cho phép Trung Quốc nói lên điều đó. Hoa Kỳ cho rằng nếu Trung Quốc đại lục tấn công Đài Loan, thì đó là hành động xâm phạm của một quốc gia có chủ quyền đối với một quốc gia có chủ quyền khác.

Tiếp đó, Đài Loan giờ là cây đèn biển của tự do, dân chủ và nhân quyền ở Châu Á. Trước mặt Đài Loan, bên kia eo biển chỉ cách 300 km, là một trong những nước độc tài nhất, thô bạo nhất thế giới trong lĩnh vực trấn áp nhân quyền. Đó là điều quan trọng với Hoa Kỳ dù đó là chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hòa. Tại Mỹ trong các cuộc tranh luận chính trị, vấn đề nhân quyền và những tiến bộ dân chủ trên thế giới luôn đóng vai trò quan trọng.

Cuối cùng, Hoa Kỳ và cả thế giới đều có lợi ích kinh tế sống còn ở Đài Loan : Đó là sự lệ thuộc vào các vi mạch điện tử, mà hơn nửa sản lượng diện nay do Đài Loan chế tạo. Nếu ta giới hạn trong phạm vi các vi mạch thế hệ mới nhất thì sản phẩm của Đài Loan chiếm tới 80-90% thị trường thế giới.

Như vậy tất cả chúng ta đều bị lệ thuộc, Hoa Kỳ đứng hàng đầu. Thậm chí giờ đây, một trong những thách thức lớn của Mỹ là phải bảo đảm an toàn việc tiếp cận các bộ vi xử lý, bảo đảm an toàn việc sản xuất, đồng thời sao cho việc sản xuất vi mạch không bị lệ thuộc vào Trung Quốc và Trung Quốc không có được khả năng công nghệ chế tạo vị mạch. Trong một quan điểm cực đoan như kiểu chiến tranh kinh tế, thì một trong nhưng thách thức có thể là không cho hoặc hạn chế Trung Quốc được tiếp cận các vi mạch thế hệ mới.

RFI : Đâu là những mối nguy cơ của leo thang căng thẳng ?

Stéphane Corcuff : Cần phải hiểu là, cho dù vẫn bị một số người chỉ trích nhiều, Hoa kỳ là một chế độ dân chủ tự do, Pháp và Châu Âu vẫn luôn sát cánh với Mỹ trên bình diện chính trị và quân sự. Ở phía bên kia, Trung Quốc là chế độ tân toàn trị, cực kỳ thô bạo trong đàn áp tự do và nhân quyền ở trong nước cũng như ở ngoại vi của họ : Hồng Kông, Tây Tạng không tuyệt nhiên là thuộc Trung Quốc về mặt lịch sử như Trung Quốc vẫn nói và Tân Cương cũng không còn như vậy về mặt lịch sử.

Nếu điều này đến với Đài Loan, tức là sự cân bằng lực lượng giữa thế giới tự do và thế giới không tự do sẽ đổ vỡ và người ta không cho phép bỏ rơi Đài Loan. Vì vậy Đài Loan là một thách thức chiến lược trên mọi phương diện. Ngay cả không nói đến các vấn đề đạo lý hay thực tế pháp lý thì Đài Loan không phải như Trung Quốc vẫn nói, mà đó là một Nhà nước có chủ quyền. Trung Hoa Dân Quốc đã được thành lập từ năm 1912, trước khi có Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và nó vẫn tồn tại. Vô đạo lý khi để Đài Loan bên ngoài xã hội quốc tế.

Đó cũng là một thách thức trên bình diện lợi ích căn bản của chúng ta, của tiến bộ của thế giới dân chủ trên địa cầu và của sự lệ thuộc của chúng ta vào vi mạch bán dẫn. Điều cốt lõi là phải tránh một cuộc chiến tranh, đó có thể sẽ là một cuộc chiến tranh không chỉ là cục bộ mà là một cuộc chiến tranh khu vực và thế giới. Bị lôi cuốn vào cuộc chiến đó không chỉ có nền kinh tế Trung Quốc mà là cả nền kinh tế thế giới.

Anh Vũ tóm lược

Nguồn : RFI, 05/09/2022

Additional Info

  • Author Stéphane Corcuf, Anh Vũ
Published in Diễn đàn

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 23/11/2021 đã mời khoảng 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Đài Loan, tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về dân chủ. Hôm nay 24/11, Trung Quốc đã gay gắt phản đối, bởi theo Bắc Kinh, Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.  

my1

Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung : Vẫn đối đầu gay gắt trên vấn đề Đài Loan

"Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" sẽ được tiến hành trực tuyến vào ngày 09-10/12/2021 và cuộc họp trực tiếp sẽ diễn ra một năm sau đó. Theo AFP, danh sách khách mời đã được công bố hôm thứ Ba 23/11 trên trang web của Bộ ngoại giao Mỹ. Các đối thủ chính của Mỹ, dẫn đầu là Trung Quốc và Nga, không có tên trong danh sách này. 

Trái lại, tổng thống Biden đã mời Đài Loan. Đối với Hoa Kỳ, hòn đảo không được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng là một mô hình dân chủ chống lại Trung Quốc. 

Ngay lập tức, Bắc Kinh đã có phản ứng. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Triệu Trung Quốc Lập Kiên (Zhao Lijian) hôm nay 24/11/2021 khẳng định sự "phản đối mạnh mẽ" của Trung Quốc và nhấn mạnh "theo luật pháp quốc tế, Đài Loan không có vị thế gì khác ngoài là một phần không thể tách rời của Trung Quốc". 

Từ khi nhậm chức vào tháng 01/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden đã không giấu diếm ý định tiến hành một "cuộc đấu" giữa các nền dân chủ và chế độ chuyên quyền, mà Trung Quốc và Nga là đại diện. Biden coi đó là tâm điểm chính sách đối ngoại của ông. 

Tuy nhiên, bà Laleh Ispahani, Quỹ xã hội mở (Open Society), lưu ý thay vì biến thượng đỉnh vì dân chủ lần này thành một cuộc họp chống Trung Quốc, tổng thống Biden phải tận dụng cơ hội này để tập hợp các nhà lãnh đạo và xã hội dân sự để "tấn công vào cuộc khủng hoảng do sự suy thoái nghiêm trọng của nền dân chủ ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả đối với các mô hình tương đối vững chắc như Hoa Kỳ"

Quả thực, hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ diễn ra trong bối cảnh nền dân chủ thế giới đã hứng chịu nhiều thất bại trong những tháng gần đây ở một số nước mà Hoa Kỳ từng đặt nhiều hy vọng, chẳng hạn Miến Điện, Sudan, những nơi đã diễn ra đảo chính quân sự. Ngay chính nước Mỹ cũng lần đầu tiên bị Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bầu cử (IDEA) có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, xếp vào danh sách "các nền dân chủ đang tụt lùi", chủ yếu liên quan đến thời tổng thống Donald Trump.  

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Quốc tế

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tiếp bộ trưởng Y tế Mỹ (RFI, 10/08/2020)

Ngày 10/08/2020, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã tiếp bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar, chính thức mở đầu cho chuyến công du ba ngày của một quan chức Mỹ cao cấp nhất từ năm 1979.

thaianhvan1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) phát biểu trong cuộc tiếp xúc với bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar ngày 10/08/2020 tại Đài Bắc, Đài Loan.  Reuters - Pool

Theo AFP, trong cuộc hội đàm, bộ trưởng Y tế Mỹ đã đánh giá biện pháp chống dịch Covid-19 của Đài Loan không những "là một trong những biện pháp hiệu quả nhất thế giới", mà còn thể hiện rõ "tính minh bạch, dân chủ của xã hội và văn hóa Đài Loan".

Tường trình của thông tín viên RFI Adrien Simorre tại Đài Bắc :

 "Về mặt chính thức, bộ trưởng Alex Azar đến Đài Bắc để tìm hiểu thành công về chống dịch Covid-19 của Đài Loan. Dù nằm sát Trung Quốc, Đài Loan chỉ có khoảng 7 người chết vì virus corona và không có bất kỳ ca nhiễm nào mới từ ba tháng nay.

Nhưng thực ra chuyến thăm này của một quan chức cao cấp Mỹ là một thông điệp mạnh gửi đến Trung Quốc. Bắc Kinh dứt khoát cấm tất cả các đồng minh ngoại giao gặp gỡ chính thức với các thành viên của chính phủ Đài Loan, mà Trung Quốc không công nhận và luôn coi đó là chính quyền ly khai.

Chính quyền tổng thống Trump đã phớt lờ những lời đe dọa đó khi cử bộ trưởng Y tế Alex Azar đến Đài Loan. Ông Azar đã tiếp xúc với nhiều bộ trưởng Đài Loan và đặc biệt là đã hội kiến tổng thống Thái Anh Văn.

Từ đầu mùa dịch, sự ủng hộ của chính quyền Trump đối với Đài Loan đã gia tăng đáng kể. Nếu như một số người cho rằng chuyến thăm của bộ trưởng Y tế Mỹ là một lời chế nhạo Trung Quốc, thì đối với Đài Loan, đây là một bước có tính chất quyết định trong mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa hòn đảo này với cộng đồng quốc tế".

Thu Hằng

**********************

Trung Quốc liên tục tập trận để cảnh báo các hoạt động của Mỹ ở Đài Loan và Biển Đông (RFA, 09/08/2020)

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng cộng sản Trung Quốc hôm 9/8 cho biết quân đội Trung Quốc trong các tuần qua và các tuần tới đã và sẽ liên tục có các cuộc tập trận đổ bộ và trên biển nhằm cho thấy sự quyết tâm và khả năng của quân đội nước này, và cảnh báo Mỹ không nên có những hành động nguy hiểm gần Đài Loan và ở Biển Đông.

dailoan1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng hạm đội tàu đang diễn tập ở Biển Đông hồi tháng 12/2016 - Reuters

Hoàn Câu Thời Báo trích thông tin từ Truyền hinh Trung ương Trung Quốc cho biết Bộ binh Trung Quốc đóng ở tỉnh Quảng Đông mới đây đã thực hiện một cuộc tấn công trên bờ biển, giả định một sự đối đầu giữa bên tấn công và bên phòng vệ ở tỉnh Hải Nam.

Theo đó, một lữ đoàn đã lên một tàu đổ bộ vào chiều tối, ra khơi và đêm và đến tiền tuyến vào sáng sớm hôm sau. Với sự trợ giúp của pháo đạn thật từ nhiều hệ thống phóng tên lửa, lực lượng đổ bộ đã chiếm được bờ biển.

Thuỷ quân lục chiến của quân đội Trung Quốc mới đây cũng đã tập trận ở Quảng Đông, có sử dụng các thiết bị lưỡng cư và tàu tấn công.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, từ ngày 16 đến 17 tháng 8, hai cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển sẽ được thực hiện ở tỉnh Chiết Giang.

Những cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc diễn ra vào lúc có những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề Đài Loan, biển Hoa Đông và Biển Đông.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 8/8, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đã xuất hiện ở biển Hoa Đông, trong khi một máy bay P-8A săn tàu ngầm của Mỹ được phá hiện đang thu thập thông tin ở khu vực eo biển Đài Loan.

Cũng theo Hoàn Cầu Thời Báo, tỏng vòng nửa năm qua, Hoa Kỳ dưa máy bay đến khu vực Biển Đông hơn 2.000 lần.

Từ ngày 17 đến 31 tháng 8 tới đây, Hoa Kỳ và các nước sẽ có cuộc tập trận thường niên mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).

********************

Bộ trưởng Y tế Mỹ tới Đài Bắc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung (RFI, 09/08/2020)

Bất chấp phản ứng phẫn nộ của Bắc Kinh từ nhiều ngày nay, bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đến Đài Bắc vào ngày 08/08/2020. Đây là chuyến thăm viếng dầu tiên của một bộ trưởng Mỹ từ nhiều chục năm nay tại hải đảo mà Trung Quốc không loại trừ khả năng "thống nhất" bằng quân sự.

dailoan2

Cờ Đài Loan trên nóc Phủ Tổng Thống ở Đài Bắc (Đài Loan) ngày 01/08/2020.  AP - Chiang Ying-ying

Theo hãng Blomberg, bộ trưởng Y tế và Xã Hội của chính phủ Donald Trump đã đặt chân đến Đài Loan vào hôm nạy. Theo chương trình, ông sẽ lần lượt tiếp xúc với đồng sư và ngoại trưởng Đài Loan.

Nội dung của chuyến thăm viếng này, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, là thảo luận về các biện pháp chống dich và cung cấp thêm cho Đài Loan các phương tiện y tế, theo thông báo của bộ Y tế Mỹ.

Bị Trung Quốc cô lập trong Tổ Chức Y tế Thế Giới, Đài Loan một mình đương đầu với siêu vi corona với kết quả ngoạn mục. Bộ trưởng Y tế Alex Azar không quên nhấn mạnh đến điều mà ông gọi là "quan điểm chung" : "Một chế độ dân chủ và tự do là mô hình bảo vệ sức khỏe hiệu nghiệm nhất".

Giới chuyên gia xem chuyến viếng thăm của bộ trưởng Y tế trong chính phủ Donald Trump là một tín hiệu khuyến cáo Bẵc Kinh trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày căng thẳng từ kinh tế, thuơng mại, cho đến Covid-19 và Biển Động.

Trong bối cảnh này, theo bản tin NewsWeek hôm nay, hình ảnh vệ tinh xác nhận Trung Quốc tập trung nhiều xe lội nước đổ bộ và các dàn tên lửa PCL 191 về bờ biển đối diện với Đài Loan.

Trong khi đó, đảo Đông Sa của Đài Loan đã được tăng cường 200 thủy quân lục chiến đề phòng Trung Quốc ra tay bất ngờ biến cuộc tập trận đổ bộ thành tấn công quân sự.

Tú Anh

*************************

B trưởng Y tế M ti Đài Loan (VOA, 09/08/2020)

B trưởng Y tế và các dch v nhân sinh Alex Azar ti Đài Loan hôm 9/8, tr thành quan chc cp cao nht ca Hoa K thăm hòn đo này trong vòng bn thp k, theo Reuters.

dailoan3

B trưởng Y tế và các dch v nhân sinh Alex Azar vy chào khi ti sân bay Đài Loan.

Hãng tin Anh đưa rng Trung Quc đã lên án chuyến thăm này, gây thêm căng thng cho mi quan h M - Trung.

Ông Azar ti sân bay Songshan trên chiếc máy bay ca chính ph M vào cui gi chiu ngày 9/8. Ti đón ông Azar là đi din ngoi giao M Đài Loan Brent Christensen và Th trưởng Ngoi giao Đài Loan Tien Chung-kwang.

Reuters đưa tin, theo quy đnh v Covid-19, các quan chc không bt tay nhau và phi đeo khu trang, k c ông Azar.

Tin cho hay, ông Azar ti Đài Loan đ tăng cường hp tác kinh tế và y tế cng đng cũng như h tr vai trò quc tế ca Đài Loan trong cuc chiến chng Covid-19.

Vào ngày 10/8, ông s ký biên bn ghi nh v hp tác y tế vi chính ph Đài Loan và ti thăm Trung tâm Kim soát Dch bnh. B trưởng M cũng d kiến s gp Tng thng Thái Anh Văn.

Ông Azar và phái đoàn đã phi xét nghim virus Corona trước khi đt chân ti Đài Loan.

H cũng s phi đeo khu trang trong sut chuyến thăm và thc hin vic giãn cách xã hi.

Published in Châu Á

Đại diện Mỹ : Sẽ không để mặc Trung Quốc dùng vũ lực tấn công Đài Loan (VOA, 31/10/2018)

Hoa Kỳ sẽ không cho phép vic s dng vũ lc đi vi Đài Loan, tân giám đc Vin Hoa Kỳ ti Đài Loan (AIT) Brent Christensen tuyên bố gia lúc Bc Kinh dn dp tăng áp lc lên Đài Bc. AIT được coi như s quán M ti Đài Loan trên thc tế.

bd1

Giám đốc Vin Hoa Kỳ ti Đài Loan (AIT) Brent Christensen

Ông Brent Christensen còn nói rằng Washington s làm tt c nhng gì có th làm được đ giúp Đài Loan tái gia nhập mt s t chc quc tế, bt chp nhng phn đi mnh m t Bc Kinh.

Hãng tin Reuters trích lời ông Christensen nhn mnh vi các nhà báo : "Bt kỳ n lc nào nhm quyết đnh tương lai ca Đài Loan "ngoi tr bng các bin pháp hòa bình" cũng là quan tâm sâu sắc đi vi Hoa Kỳ".

Washington không có quan hệ ngoi giao chính thc vi Đài Bc, nhưng là nhà cung cp vũ khí chính cho Đài Loan, và là quc gia hu thun mnh m nht cho hòn đo t tr này.

Tờ South China Morning Post trích li ông Brent Christensen, Giám Đc Vin Hoa Kỳ ti Đài Loan, nói rng Washington cũng s làm tt c nhng gì có th đ giúp Đài Bc gia nhp li vào mt s t chc quc tế chng hn như Interpol, bt chp s phn đi mnh mẽ t Bc Kinh, vn vn coi Đài Loan như mt tnh ly khai, thuc lãnh th Trung Quc.

*****************

Hải Quân Mỹ- Trung Quốc sẽ còn gặp nhau nhiều hơn trên các vùng biển lớn (RFA, 31/10/2018)

Hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ gặp nhau ngày càng nhiều hơn nữa trên các vùng biển lớn.

Đây là tuyên bố mà Tư lệnh Hải Quân Mỹ John Richardson đưa ra tại Jakarta, Indonesia vào ngày 30 tháng 10 và được mạng Sputnik News loan tin trong cùng ngày.

bd2

Tàu khu trục USS Decatur của Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. AFP

Tuyên bố vừa nêu của Đô Đốc John Richardson được đưa ra một ngày sau chuyến thăm Philipines. Tại đó ông cũng khẳng định với Manila về mối quan hệ hữu nghị, đối tác và đồng minh lâu nay giữa hai phía. Ngoài ra Đô đốc John Richardson cũng tuyên bố khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra ở khu vực Biển Đông trong chương trình tự do hàng hải nhằm thách thức những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại vùng biển này.

Hồi tháng 9, tàu khu trục USS Decatur của Hải quân Mỹ buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm với một tàu chiến Trung Quốc trong khoảng cách dưới 45m và Washington đã gọi đây là hành động "thiếu an toàn và không chuyên nghiệp" của Bắc Kinh.

Đố đốc hải quân Hoa Kỳ khẳng định rằng sự việc diễn ra tháng trước sẽ không ngăn cản được Hoa Kỳ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông.

Trong khi đó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Vương Nghị trong chuyến thăm Philippines hôm 29/10 cũng lên tiếng lặp lại quan điểm là các nước bên ngoài khu vực đang gây bất ổn ở vùng tranh chấp Biển Đông và phô diễn sức mạnh.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông, nơi mà các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Published in Châu Á

Trung Quốc ép Đài Loan : Washington triệu về 3 đại diện ngoại giao (RFI, 08/09/2018)

Ngày 07/09/2018, chính quyền Mỹ đã triệu 3 đại diện ngoại giao tại Trung Mỹ về nước để tham vấn, nhằm đối phó với chiến lược cô lập Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh.

dailoan1

Phó chủ tịch Trung Quốc, Vương Kỳ Sơn tiếp Tổng thư ký của đảng cầm quyền tại El Salvador, ông Medardo Gonzalez tại Bắc Kinh, ngày 21/08/2018.Roman Pilipey/Pool via Reuters

Bộ ngoại giao Mỹ ra thông báo cho biết đại diện ngoại giao Mỹ tại Cộng Hòa Dominicana, Savaldor và Panama được triệu về để "thảo luận về các biện pháp mà Hoa Kỳ có thể làm để ủng hộ các định chế dân chủ, các nền kinh tế mạnh và độc lập tại Trung Mỹ và vùng Vịnh Caribbean". Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lên án Trung Quốc, hồi tháng 8/2018, đã tiến hành chiến dịch "lôi kéo chính trị" nhắm tước đi các đồng minh cuối cùng của Đài Loan tại Châu Mỹ. Theo Washington, hành động của Bắc Kinh gây thêm bất ổn cho quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Hồi tháng 8 vừa qua, Salvador cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Salvador là quốc gia thứ năm bỏ Đài Loan để đi với Trung Quốc, kể từ khi tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) lên nắm quyền vào năm 2016, và là quốc gia thứ ba tính riêng trong năm nay.

Hiện tại, Đài Loan chỉ còn duy trì quan hệ ngoại giao với 17 nước, trong số đó có Vatican, một quốc gia Châu Phi duy nhất là Eswatini, ba quốc gia Mỹ Latinh (Paraguay, Guatemala, Honduras), và nhiều đảo quốc tại Thái Bình Dương. Cộng Hòa Dominicana cắt đứt với Đài Bắc hồi tháng 5/2018, còn Panama, hồi tháng 6/2017.

Trong thời gian gần đây, quan hệ Bắc Kinh – Đài Bắc liên tục căng thẳng. Trung Quốc nhiều lần đe dọa dùng quân đội tấn công đảo này.

Trọng Thành

****************

Mỹ triệu hồi các nhà ngoại giao ở Trung Mỹ về chuyện Đài Loan (VOA, 08/09/2018)

Mỹ hôm th Sáu cho biết đã triu hi các nhà ngoi giao cao nht ca mình ti Cng hòa Dominica, El Salvador và Panama v quyết đnh ca các nước này không công nhn Đài Loan na.

dailoan2

Đảo Đài Loan t tr gi có quan h chính thc vi ch 17 nước, hu hết trong s này là các quc gia nh bé và kém phát trin Trung M và Thái Bình Dương.

Washington đã bày tỏ lo ngi v vic ngày càng nhiu nước đang ct đt quan hệ ngoi giao vi Đài Loan đ ng v Trung Quc.

El Salvador bỏ Đài Loan theo Trung Quc vào tháng trước, trong khi Cng hòa Dominica làm như vy vào tháng 5 và Panama năm ngoái.

Đảo Đài Loan t tr gi có quan h chính thc vi ch 17 nước, hu hết trong số này là các quc gia nh bé và kém phát trin Trung M và Thái Bình Dương, bao gm Belize và Nauru.

Như hu hết các nước khác, Washington không có quan h ngoi giao vi Đài Bc nhưng là nước cung cp vũ khí chính ca hòn đo dân ch này và là nước hu thuẫn Đài Loan mnh m nht trên trưởng quc tế.

Nhà Trắng cnh báo hi tháng trước rng Trung Quc đang dn d các nước bng nhng khích l kinh tế "to điu kin cho s ph thuc và thng tr kinh tế, ch không phi quan h đi tác".

Trong một tuyên b hôm thứ Sáu, B Ngoi giao M nói h đã triu hi Đi s M ti Cng hòa Dominica Robin Bernstein, Đi s M ti El Salvador Jean Manes và Tham tán M ti Panama Roxanne Cabral "đ tham vn liên quan đến các quyết đnh gn đây không công nhn Đài Loan na".

Bộ nói các nhà ngoi giao s gp g các nhà lãnh đo chính ph M tho lun nhng cách thc mà M có th h tr các đnh chế vng mnh, đc lp, dân ch và các nn kinh tế khp Trung M và vùng Caribbean".

Hôm thứ Tư, các thượng ngh sĩ Hoa Kỳ đã gii thiệu lut mà s cho phép B Ngoi giao h cp quan h ca M vi bt kì chính ph nào ri b Đài Loan, và đình ch hoc thay đi vin tr ca M.

Trung Quốc coi Đài Loan là mt tnh li khai và chưa bao gi t b vic s dng vũ lc đ buc hòn đo này qui phục.

Published in Quốc tế