Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vài câu hỏi xung quanh việc Mỹ hủy nguyên tắc trung lập internet (RFI, 18/12/2017)

Dưới sự thúc đẩy của Donald Trump, Ủy ban Liên bang về Truyền thông Mỹ (FCC), hôm 14/12/2017, đã bỏ phiếu bãi bỏ quy tắc "tính trung lập internet" vì cho rằng quy định cũ được thiết lập dưới thời tổng thống Obama làm cản trở đầu tư vào dịch vụ internet. Không ít ý kiến cho rằng hủy bỏ nguyên tắc trung lập internet sẽ tạo cạnh tranh bất bình đẳng giữa các nhà mạng. Nhiều câu hỏi đang đặt ra xung quanh vấn đề tính trung lập internet.

internet1

Ảnh minh họa : Người sử dụng Internet trong một quán cà phê Starbucks tại New York, Mỹ, ngày 14/12/2017. Reuters/Brendan McDermid

Trước hết phải hiểu trung lập internet là gì ?

Nói đơn giản, "Internet trung lập" là tất cả các lưu lượng truy cập internet phải được đối xử một cách công bằng và không phân biệt. Internet trung lập buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider – ISP) và chính phủ phải truyền tải các loại dữ liệu mà không ưu tiên hay phân biệt với bất cứ một công ty hay loại dữ liệu nào. Nói cách khác, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại phải cung cấp cho mọi khách hàng đường truyền dữ liệu thông tin như nhau, không phụ thuộc vào giá thuê bao.

Lấy một ví dụ : Hiện nay, tại Mỹ, dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix rất phổ biến, dẫn đến lưu lượng dữ liệu của Netflix tải qua các đường truyền mạng chiếm một tỉ lệ cao so với các loại dữ liệu khác. Nhà mạng Comcast nhận thấy điều này và vì một lý do nào đó, họ cố ý làm giảm tốc độ truyền dữ liệu của riêng Netflix, làm giảm chất lượng phục vụ. Để tránh làm mất lòng khách hàng, Netflix phải ký kết với Comcast, trả phí phụ trội để nhà mạng này tăng cường tốc độ truyền tải cho người dùng Netflix trên mạng của Comcast.

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng phản đối nguyên tắc trung lập lý luận rằng là nhà mạng phải đầu tư lớn để xây dựng các đường truyền. Họ có quyền được bán đắt hơn các dịch vụ sử dụng băng thông lớn chiếm nhiều lưu lượng truyền tải, như YouTube hay Netflix.

Hơn nữa, theo FCC, nguyên tắc internet trung lập đánh đồng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với các dịch vụ công cộng, ngăn cản đầu tư vào các dịch vụ mới cần có đường truyền tốc độ cao, như vidéo hội nghị, khám chữa bệnh từ xa…

Trái lại, những người ủng hộ thì cho rằng tính trung lập sẽ giúp họ cải tiến dịch vụ. Nếu cho tự do hóa chạy đua, những nhà mạng lớn sẽ giành được ưu tiên bằng cách trả tiền hơn. Tóm lại là khi đó những công ty cung cấp dịch vụ internet nhỏ và nghèo sẽ không thể cạnh tranh.

Dưới nguyên tắc trung lập, các nhà cung cấp dịch vụ internet không được ưu tiên tốc độ cho bất cứ loại dữ liệu nào. Cho dù người sử dụng đang truy cập, Google, YouTube hay Facebook,… thì nhà cung cấp dịch vụ vẫn xử lý kết nối với tốc độ ngang nhau.

Vì thế mà các hiệp hội và tất cả các công ty trong Silicon Valley có sản xuất nội dung và cung cấp dịch vụ trên mạng đều ủng hộ nguyên tắc trung lập internet .

Nguyên tắc trung lập net có từ bao giờ ?

Theo giáo sư luật Tim Wu, người đưa ra thuật ngữ " tính trung lập nét", thì nguyên tắc chung của khái niệm này đã có từ năm 1970. Khi đó các nhà điều phối Mỹ đã tìm cách ngăn chặn AT&T ( Công ty cung cấp dịch vụ điện thoại lớn thứ 2 ở Mỹ) đang độc quyền về mạng viễn thông gây khó dễ cho các công ty điện thoại mới phát triển.

Đầu những năm 2000, các ý đồ điều tiết như trên lan sang lĩnh vực internet mới ra đời, nhưng không thành công. Đã có nhiều quyết định của tư pháp bác bỏ việc "đồng hóa" các nhà cung cấp dịch vụ internet với các công ty dịch vụ viễn thông. Phải đợi đến năm 2015, dưới thời tổng thống Barack Obama, Ủy ban Liên bang về Truyền thông Mỹ (FCC) mới đánh đồng các nhà cung cấp dịch vụ truy cập internet tốc độ cao với các công ty viễn thông.

Tại sao Mỹ lật lại nguyên tắc trung lập internet ?

Được tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm lãnh đạo FCC, ông Ajit Pai khẳng định những quy định về tính trung lập Net hiện tại quá khắt khe, không khuyến khích đầu tư vào đường truyền tốc độ cao. Đó là một trong những lý do dẫn tới việc FCC bỏ phiếu thông qua quyết định hôm 14/12 vừa rồi.

Trong quyết định hủy bỏ nguyên tắc trung lập internet, có một chút màu sắc chính trị. FCC nằm dưới sự điều hành của 5 thành viên do tổng thống Mỹ chỉ định gồm 2 đại diện thuộc đảng Dân Chủ và 3 người của phe Cộng Hòa, trong đó ông Ajit Pai là chủ tịch.

Điều dễ nhận ra là từ khi lên làm tổng thống Mỹ, ông Donald Trump luôn tìm cách xóa bỏ hết di sản của ê-kíp Obama. Hơn nữa ông Donald Trump không có quan hệ tốt cho lắm đối với những ông lớn trong đại bản doanh tin học nằm trong Thung lũng Sillicon. Ông sẵn sàng tạo thuận lợi cho các nhà mạng như AT&T, Comcast hay Verizon hơn là cho những Google hay Facebook.

Điều gì sẽ thay đổi sau quyết định của FCC

Trước tiên tại Mỹ, các nhà cung cấp mạng có thể đưa ra cho khách hàng các gói dịch vụ đắt hơn để được phục vụ tốt hơn. Trái lại, các thuê bao không thể trả tiền cao thì dịch vụ của họ sẽ bị chèn lấn , chất lượng xuống thấp. Muốn giữ được chất lượng dịch vụ tốt thì chỉ có cách là trả tiền cao hơn.

Trong lĩnh vực dịch vụ Internet, đại đa số các nước trên thế giới có liên quan đến các dịch vụ của các công ty Mỹ và ít nhiều sẽ bị tác động bởi các quy định mới của chính quyền Mỹ. Internet trung lập đã được thông qua tại nhiều khu vực trên thế giới như Canada, Ấn Độ, Nga, Hà Lan, Chilê, Singapore.

Năm 2016, Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua một chỉ thị áp dụng quy tắc trung lập Internet trên khắp các nước thành viên. Tuy nhiên, quyết định của cơ quan quản lý truyền thông Mỹ có thể là tiền đề gợi ý cho nhiều nhà mạng lớn của Châu Âu muốn thay đổi các quy định cũ.

Cuộc tranh luận về cái lợi cái hại của internet trung lập vẫn còn rất gay gắt giữa người ủng hộ và người phản đối. Có thể các dịch vụ sẽ không thay đổi gì nếu quy tắc Internet trung lập bị xóa bỏ, nhưng cũng có thể có nhiều thay đổi lớn khác.

Chưa biết những thay đổi có mang lại lợi ích cho người dùng không hay chỉ là đó là chiếc "chìa khóa internet bằng vàng" để một nhóm nhỏ các công ty đa quốc gia giàu có thống trị hệ thống thông tin toàn cầu.

Chưởng lý New York Eric Schneiderman đã cho biết ý định phối hợp cùng các tiểu bang khác ở Mỹ kiện FCC về quyết định hủy bỏ internet trung lập, mà ông gọi đó là "món quà Noel sớm cho các nhà khổng lồ viễn thông".

Có một điều chắc chắn là khi quyết định hủy bỏ trung lập internet có hiệu lực, hoạt động của các nhà mạng đã trở nên quen thuộc với người sử dụng toàn cầu như, Google, Netflix, Amazon hay Apple sẽ bị đảo lộn. Thị trường mạng viễn thông Mỹ sẽ chứng kiến các cuộc cạnh tranh thôn tính nhau khốc liệt.

RFI tiếng Việt

****************

Mỹ : Trump khẳng định không cách chức công tố viên Mueller (RFI, 18/12/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump tối qua 17/12/2017 khẳng định không có ý định cách chức ông Robert Mueller, công tố viên đặc biệt phụ trách điều tra về hồ sơ Nga – một thông tin vẫn được đồn đãi lâu nay.

internet2

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời báo chí tại khu vườn phía nam Nhà Trắng, Washington ngày 16/12/2017. Reuters/Yuri Gripas

Được hỏi về vấn đề này, ông Donald Trump chỉ đáp gọn "Không !". Nhưng ông nhấn mạnh không hề có sự thông đồng nào giữa ê-kíp của mình với phía Nga.

Công tố viên đặc biệt Mueller gần đây đã cho khởi tố nhiều người thân tín của ông Donald Trump, trong số đó có tướng Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia. Ông Flynn nhìn nhận đã khai gian với FBI, và chấp nhận hợp tác với tư pháp.

Từ nhiều tuần qua, những người thân cận của tổng thống Mỹ và một số đại biểu Cộng Hòa đã đặt dấu hỏi về độ khả tín và tính công minh của cuộc điều tra do ông Mueller lãnh đạo. Họ đòi hỏi chấm dứt cuộc điều tra mà theo họ là chẳng đi đến đâu cả.

Luật sư Kory Langhofer trong lá thư gởi Hạ Viện đã khẳng định cơ quan liên bang GSA (General Services Administration) đã "chuyển giao một cách bất hợp pháp" hàng ngàn email cho các nhà điều tra. Nhưng phát ngôn viên của ông Robert Mueller thẳng thừng phản đối, nói rằng cuộc điều tra tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.

Nhiều đại biểu Dân Chủ bất bình trước hàng loạt cáo buộc nhằm hạ uy tín công tố viên Mueller vào lúc cuộc điều tra đang tiến triển. Ông Eric Holder, nguyên bộ trưởng Tư Pháp thời tổng thống Barack Obama hôm qua kêu gọi người dân Mỹ xuống đường hàng loạt để phản đối nếu Donald Trump vượt qua lằn ranh đỏ - cách chức ông Mueller.

Tại Hạ Viện,thứ trưởng đương nhiệm bộ Tư Pháp Rod Rosenstein khẳng định, cuộc điều tra hiện thời là công minh, không hề chịu ảnh hưởng chính trị.

Thụy My

****************

Nga cảm ơn Mỹ giúp phá vỡ một âm mưu khủng bố (RFI, 18/12/2017)

Trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Mỹ ngày 17/12/2017, tổng thống Vladimir Putin cảm ơn ông Donald Trump vì nhờ các thông tin tình báo Mỹ cung cấp mà Nga "phát hiện kịp thời, bắt giữ một nhóm khủng bố âm mưu tấn công tại thành phố Saint Petersbourg". Thứ Sáu vừa qua (15/12/2017), mật vụ Nga thông báo phá vỡ một đường dây khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

internet3

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và nguyên thủ Mỹ Donald Trump (ảnh tư liệu của Reuters) Reuters

Thông tín viên RFI, Etienne Bouche từ Moskva :

Ông Vladimir Putin đã đề nghị tổng thống Donald Trump chuyển lời cảm ơn đến giám đốc và nhân viên cơ quan tình báo Mỹ CIA. Thông cáo của điện Kremli ngày Chủ Nhật, 17/12/201,7 cho biết như trên. Theo phủ tổng thống Nga, các thông tin của Mỹ đã cho phép Nga phát hiện và bắt giữ một nhóm khủng bố.

Tuần qua, bảy thành viên của một nhóm thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã bị mật vụ Nga bắt. Theo các giới chức Nga, nhóm này đang chuẩn bị một loạt các vụ tấn công nhắm vào Saint Petersbourg.

Các nghi phạm dự trù ra tay cùng lúc tại nhiều địa điểm đông người qua lại. Một trong những mục tiêu quân khủng bố nhắm tới là nhà thờ Đức Bà Kazan, biểu tượng của cố đô Saint Petersbourg.

Cũng trong cuộc điện đàm với tổng thống Hoa Kỳ hôm qua, nguyên thủ Nga đã nói thêm : Washington có thể trông cậy vào Moskva trong trường hợp tương tự. Nghĩa là nếu như phía Nga thu thập được thông tin về đe dọa khủng bố nhắm vào Hoa Kỳ hay các công dân Mỹ, thì tình báo Nga cũng sẽ lập tức chuyển những thông tin đó tới phía Mỹ.

Mặc dù bang giao Nga - Mỹ đang trong giai đoạn căng thẳng, nhưng tổng thống Vladimir Putin đã đặc biệt nhất mạnh đến một sự hợp tác cần thiết trong mục tiêu chống khủng bố.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Biển Đông : Philippines ngày càng ngả theo Trung Quốc (RFI, 18/12/2017)

Chính quyền Philippines của tổng thống Duterte càng lúc càng nói theo lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Ví dụ mới nhất là phản ứng của Manila trước bản báo cáo ngày 14/12/2017 của Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), theo đó trong năm 2017, lợi dụng việc quốc tế dồn chú ý vào bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh đã tiếp tục phát triển thêm các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp ở Biển Đông.

tbd1

Tổng thống Philippines (P) đón tiếp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Malina ngày 15/11/2017. DONDI TAWATAO / POOL / AFP

Trung tâm AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS tại Washington, đã dẫn các hình ảnh mới nhất chụp từ vệ tinh, cho thấy Trung Quốc đã mở rộng và xây dựng thêm khoảng 290.000m2 trên nhiều đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, đặt ra-đa cao tần và các cơ sở có thể dùng cho quân sự.

Một cách cụ thể, Bắc Kinh đã tập trung củng cố và mở rộng ba thực thể tạo thành điều được giới chuyên gia quân sự gọi là tam giác sắt chiến lược của Trung Quốc tại Trường Sa bao gồm Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi) và Vành Khăn (Mischief).

Một hệ thống ra-đa được thiết lập ở phía bắc đá Chữ Thập, một đường hầm được hoàn tất trên đá Xu Bi, có thể dùng để trữ đạn dược và hệ thống ra-đa. Còn trên đá Vành Khăn, Bắc Kinh đã xây thêm hầm chứa đạn dược, nhà chứa máy bay, hầm trú tên lửa và ra-đa. Đó là chưa kể đến các công trình khác ở Hoàng Sa, cụ thể là trên đảo Cây và đảo Tri Tôn.

Hình ảnh vệ tinh chụp rất rõ, các công trình mới đều nổi bật khi so sánh với những bức ảnh chụp vào đầu năm ngoái. Thế nhưng đối với ngoại trưởng Philippines Cayetano ngày 15/12 vừa qua, thì trong thời gian gần đây, Trung Quốc không hề chiếm đóng hay củng cố thêm một thực thể mới nào tại Biển Đông.

Về các công trình xây dựng của Trung Quốc bị trung tâm AMTI vạch trần, ngoại trưởng Philippines không phủ nhận, nhưng lại giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của sự việc khi cho rằng Trung Quốc không phải là nước duy nhất có hoạt động xây dựng tại Biển Đông. Theo ông, nhiều nước khác, trong đó có Philippines, "vẫn tiếp tục xây dựng tại những vùng họ đã chiếm giữ. Trên đảo Pag-asa, chúng ta (tức Philippines) cũng đang tu bổ. Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc cũng tu bổ, và ai cũng nói rằng việc đó chỉ mang tính chất phòng thủ mà thôi".

Một dấu hiệu thứ hai cho thấy là Manila vào lúc này hoàn toàn đi theo lập luận của Trung Quốc về Biển Đông là sự kiện hôm 15/12/2017, các quan chức quốc phòng Philippines và Trung Quốc có cuộc họp quan trọng tại Philippines để bàn về các biện pháp tăng cường quan hệ quốc phòng song phương. Theo báo chí Philippines, bản báo cáo của AMTI về hoạt động của Trung Quốc không hề được nêu lên trong cuộc họp.

Theo các nhà phân tích, sự kiện Manila đi theo lập trường của Trung Quốc từng được thể hiện rõ nét nhân Hội nghị ASEAN tháng 8 vừa qua tại Manila, khi Philippines, trong tư cách chủ tịch khối nước Đông Nam Á đã tìm cách loại bỏ hai từ ngữ "quân sự hóa – militarization" và "cải tạo, bồi đắp đảo đá – land reclamation" trong bản Thông Cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN.

Trên vấn đề này, hôm 15/12 vừa qua, ông Cayetano đã công nhận rằng chính ông đã không muốn đưa hai từ ngữ này vào khi soạn thảo văn kiện này, vì theo ông "điều đó không phù hợp với thực tế… Trung Quốc không còn bồi đắp đảo đá nữa". Có điều là khi đa số các thành viên ASEAN đòi đưa hai từ ngữ đó vào Thông Cáo Chung, ông đã đành phải chấp nhận.

Thái độ theo đuôi Bắc Kinh của Manila trong vấn đề Biển Đông đã tạo nên phản ứng bất bình trong dư luận Philippines. Trong một bài phỏng vấn vào hôm nay, 18/12/2017, chuyên gia Philippines Richard Heydarian đã tỏ ý quan ngại trước thông tin từ trung tâm AMTI liên quan đến việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng các cơ sở thường trực tại Biển Đông.

Đối với chuyên gia tên tuổi này, các hoạt động đó cho thấy là Trung Quốc đã đi ngược lại các cam kết, và chính quyền Philippines phải có một lập trường vững chắc hơn trên vấn đề này và các quan chức không nên phủ nhận những gì thực sự xảy ra trên hiện trường.

Trọng Nghĩa

*********************

Không Quân Trung Quốc tập trận trên biển Nhật Bản và gần Đài Loan (RFI, 18/12/2017)

Căng thẳng trong vùng biển Nhật Bản và gần eo biển Đài Loan leo thang. Ngày 18/12/2017, Không Quân Trung Quốc thông báo đã tiến hành một cuộc thao diễn tại eo biển Tsushima trong vùng biển Nhật Bản, huy động chiến đấu cơ và máy bay ném bom tham gia. Hàn Quốc phải can thiệp.

tbd2

Chiến đấu cơ Trung Quốc J-15 trên tầu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc diễn tập ngày 02/01/2017. STR / AFP

Hãng tin Reuters nhắc lại trong những tháng gần đây, Trung Quốc liên tục cho Không Quân mở các đợt thao diễn đường trường, đặc biệt là bay sát vùng quanh Đài Loan, nơi mà đến nay Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Eo biển Tsushima trong vùng biển Nhật Bản là giới tuyến phân chia hải phận giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Phát ngôn viên của lực lượng Không Quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa (Shen Jinke) trong thông cáo sáng nay khẳng định, đây là một cuộc thao dượt "bình thường, hợp pháp", diễn ra trên vùng biển Nhật Bản vì vùng biển này không thuộc về Nhật Bản.

Theo tin từ Seoul, 5 chiếc máy bay quân sự Trung Quốc thâm nhập vùng nhận dạng phòng không AZID của Hàn Quốc khiến Không Lực Hàn Quốc phải điều máy bay chận đuổi. Vẫn nguồn tin này cho biết thêm là máy bay của Trung Quốc đã thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản. Theo Reuters, trước mắt, chính quyền Tokyo chưa lên tiếng về vụ này.

Cũng hôm nay, Đài Loan thông báo phát hiện máy bay của Trung Quốc tập trận trong khu vực eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines, trước khi phi đội này bay trở về căn cứ quân sự của Trung Quốc qua ngả eo biển Miyako ở phía bắc Đài Loan và gần các hòn đảo cực nam của Nhật Bản. Trong thông cáo, bộ Quốc Phòng Đài Loan nói rõ là đã theo dõi việc Nhật Bản điều chiến dấy cơ F-15 đuổi máy bay Trung Quốc ra khỏi khu vực.

Cuộc tập trận sáng nay của Không Quân Trung Quốc càng làm dấy lên căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan sau khi Bắc Kinh chính thức dọa đổ bộ lên hòn đảo này nếu như tàu chiến của Mỹ ghé thăm cảng Đài Loan.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Nợ toàn cầu : Báo động "cấp tối đa"

Làn sóng cực hữu dâng cao khắp nơi ở Trung Âu, Pháp bị chỉ trích trong vấn đề đón tiếp người tị nạn là các chủ đề lớn của nhiều báo Pháp hôm nay. Nhưng trước hết xin giới thiệu vấn đề đang thách thức giới kinh tế thế giới hiện nay : "Báo động về nợ toàn cầu ở mức tối đa". Les Echos cảnh báo chính sách của khối G7 đang dẫn thế giới đến một cuộc "khủng hoảng tài chính toàn cầu mới".

no1

Lãnh đạo các nước G7 trong một thượng đỉnh tại Đức, năm 2015. Reuters

Báo kinh tế Les Echos nhận định "chưa bao giờ mức nợ công, nợ doanh nghiệp, nợ gia đình lại đạt đến mức cao như vậy trong thời bình". Quỹ Tiền Tệ Thế Giới và Cơ Quan Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE), cảnh báo nếu các nước G7, tức các cường quốc, "không xét lại triệt để chính sách kinh tế của mình, một khủng hoảng lớn rất có thể sẽ bùng phát".

Cụ thể là trong khoảng một thập niên, từ 2006 đến 2016, tổng số nợ đã tăng từ 234% đến 275% GDP. Chỉ riêng nợ của các gia đình những quốc gia giàu tăng từ 52% năm 2008 lên 63% vào năm ngoái, có nghĩa là mấp mé với mức 65%. Đây là mức mà theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế khả năng bùng phát khủng hoảng là rất cao.

Trong một phân tích gần đây, chuyên gia Patrick Artus của hãng Netixis điểm mặt thủ phạm trực tiếp của tình trạng này là do giá cổ phiếu, bất động sản, tỉ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp… leo thang không ngừng. Mà đứng sau tình trạng này là ngân hàng trung ương và lãnh đạo của các quốc gia khối G7. Hàng núi tiền mặt đã được rót vào hệ thống tài chính toàn cầu, chủ yếu thông qua việc bán công trái (Chính sách nói trên bị lên án là "vô trách nhiệm, kể cả trong lĩnh vực tiền tệ, kinh tế vĩ mô, cũng như về khí hậu hay quốc phòng").

Les Echos nhấn mạnh là "các nhà lãnh đạo đã không tiến hành các cải cách cấu trúc cần thiết để khôi phục tăng trưởng, hỗ trợ tạo việc làm và giảm bớt bình đẳng, mà chủ trương dùng chính sách tiền tệ làm công cụ chủ yếu". Cựu trợ lý thống đốc Ngân Hàng trung ương Pháp, ông Hervé Hannoun, trong một xuất bản mới đây, khẳng định đây là "một hành động tự sát".

Tác giả mô tả hiện nay, đông đảo dân chúng tại các nước phát triển dường như đều có cảm tưởng đang sống trong "thế giới kỳ diệu của nàng Alice", mà không hiểu rằng họ đang ngự trên một bong bóng nợ khổng lồ đang ngày một phồng lên, một ngày không xa đe dọa sẽ nổ tung.

Nhà kinh tế của Netixis nêu ra hai ví dụ cụ thể của tình trạng tài chính phi lý hiện nay. Thứ nhất là tình trạng lãi suất âm, "nhiều chính phủ các nước Châu Âu được trả tiền để vay thêm các khoản tiền mới". Đây là nguồn gốc của tình trạng nợ công tăng vọt tại một số nước (năm 2008 đến 2016, nợ công Pháp tăng từ 68 % lên 96% GDP ; Đức 65% - 68%). Ví dụ thứ hai là, về phía các doanh nghiệp, lãi suất tiền vay quá thấp, khiến nhiều doanh nghiệp vay tiền để mua lại cổ phiếu, thay vì đầu tư cho sản xuất.

Khủng hoảng sẽ xảy ra khi lạm phát trở lại, các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất trở lại (như điều mà ngân hàng trung ương Mỹ đang rụt rè tiến hành, Liên Âu và Nhật Bản thì chưa), với hệ quả là các nhà đầu tư sẽ thiệt hại lớn về tài chính. Chuyên gia kinh tế dự báo, cuộc khủng hoảng mới sẽ dẫn đến việc xem xét lại mô hình tăng trưởng của khối G7, cho đến nay "chủ yếu dựa trên nợ nần chồng chất, năng lượng hóa thạch và chạy đua vũ trang».

Nga : Bất bình đẳng ở hàng cao nhất thế giới

Vẫn trong lĩnh vực kinh tế, phụ trương Le Monde hôm nay dành chủ đề chính cho Nga và Brazil, hai nền kinh tế đang trỗi dậy đối mặt với nguy cơ nạn đói nghèo tăng vọt. Hơn 14% dân Nga (tức hơn 21 triệu dân) sống dưới mức 146 euro/tháng (mức thu nhập tối thiểu), tăng hơn 1%, trong quý đầu năm nay, so với năm trước.

Phóng sự của Le Monde đưa độc giả với tầng lớp những người sống bên lề xã hội tại Nga, thông qua một nhân viên thuộc một hiệp hội tình nguyện Pháp, làm nhiệm vụ tại các trung tâm tiến đón khẩn cấp ở thủ đô nước Nga. Người nhân viên nhận xét : trong khoảng 10 năm gần đây, tình trạng trẻ em lang thang trên đường phố không còn nữa, nhưng đã xuất hiện nhiều loại người bị đẩy ra lề khác, như người độc thân, thường là 50 tuổi hoặc hơn, những người lao động nghèo và kể cả thanh niên.

Theo thị trưởng Moskva, tại thành phố này, có 13.315 người vô gia cư. Con số này được đánh giá là không nhiều so với tổng số 12 triệu dân cư thành phố, và gần 70% dân vô gia cư đến từ nơi khác. Tình trạng nhìn chung là tội tệ hơn ở các địa phương.

Theo một nghiên cứu của ngân hàng Credit Thụy Sĩ, mức độ bất bình đẳng tại Nga gia tăng nhanh hơn so với nhiều nơi khác. Số liệu được công bố cuối 2016 cho thấy 1% dân Nga giàu nhất tập trung gần 75% tài sản. Tình trạng người nghèo càng trở nên khó khăn hơn với việc giá dầu mỏ sụt giảm và các trừng phạt của phương Tây, do Nga can thiệp vào Ukraine.

Tị nạn : "Danh dự nước Pháp" bị thách thức

Trở lại nước Pháp, chính sách với người xin tị nạn của chính phủ tiếp tục bị lên án, vào đúng Ngày Quốc Tế Người Di Cư. Báo Libération chạy trang nhất hàng tựa "Di cư : Những đỉnh cao của ô nhục", trên nền hình ảnh người di cư vượt qua Alpes trong tuyết trắng. Libération nhận xét : "Vào lúc hàng đoàn người nước ngoài liều mình đi bộ vượt núi Alpes, chính phủ chọn giải pháp trấn áp…", với việc xiết chặt các điều kiện nhập cư, "quê hương của nhân quyền giờ đây chỉ nghĩ đến chuyện đóng cửa biên giới và trục xuất hàng loạt".

Le Monde có bài xã luận "Nhập cư : Danh dự nước Pháp bị thách thức", so sánh các hành xử của chính phủ hiện nay với những hứa hẹn của ứng cử viên tổng thống Macron, trong thời gian tranh cử, sẽ hành động một cách "nhân văn và thực tế". Vào lúc đó, ông Macron khẳng định nước Pháp "có vinh dự được tiếp đón người tị nạn", tiếp theo những gì nước Đức đã làm. Tuy nhiên, cho đến nay, Le Monde ghi nhận Paris thiên về trục xuất hơn là đón tiếp, và điều này làm xấu đi hình ảnh của nước Pháp.

Dẫn lại quan điểm của cố thủ tướng Michel Rocard, được được đương kim tổng thống nhắc lại nhiều lần, đó là "Nước Pháp không thể đón nhận toàn bộ những nỗi đau của thế giới", Le Monde lưu ý là tổng thống Macron đã không chú ý đến một vế khác trong quan điểm của ông Rocard, đó là cho dù có lập trường cứng rắn về vấn đề này, Rocard cũng đòi hỏi nước Pháp phải bảo đảm phần trách nhiệm của mình, đối xử với những người xin tị nạn một cách tử tế nhất, mà đây không phải là điều chúng ta đang thấy hiện nay.

Le Monde cũng cho biết Ngày Quốc Tế Người Di Cư hôm nay sẽ là dịp mà 470 phong trào bảo vệ người tị nạn ở cấp địa phương và quốc gia tại Pháp đồng loạt lên tiếng.

Phỏng vấn tổng thống Pháp : Khí hậu chủ đề trọng tâm

Vấn đề người tị nạn nổi bật dường như ít nhiều che khuất cuộc trả lời phỏng vấn dài hiếm hoi của người đứng đầu nước Pháp sau 7 tháng cầm quyền đầu tiên, gần 2 tuần trước dịp Năm Mới. Le Figaro trong bài "Emmanuel Macron : Tôi làm những điều tôi đã nói" cho biết trên kênh truyền hình France 2, tổng thống Macron đã bảo vệ thành quả trong các hồ sơ quốc tế, cũng như khẳng định các nỗ lực đặc biệt của ông trong lĩnh vực khí hậu, cũng như phong cách lãnh đạo riêng của ông.

Tổng thống dự báo, với các nỗ lực quốc tế chung, cuộc chiến chống Daesh đang gần đạt đích, chiến thắng hoàn toàn tại Syria có thể sẽ là vào cuối tháng 2/2018. Về cuộc chiến chống thất nghiệp, theo tổng thống Pháp, cuộc cải cách quan trọng bộ luật Lao động, rất khó khăn, và bị tránh né từ 20 năm nay, đã được ông ưu tiên tiến hành ngay từ đầu, và các kết quả đầu tiên dự kiến sẽ thấy trong hai năm tới.

Chủ đề mà Le Figaro đặc biệt chú ý trong cuộc phỏng vấn tổng thống Pháp là khí hậu. Emmanuel Macron thừa nhận là ông đã "chậm trễ" trong việc chuyển sang lập trường bảo vệ môi trường, sinh thái. Tuy nhiên, trong cuộc chiến vì môi sinh hiện nay, ông hứa hẹn sẽ gia tăng nỗ lực, đặc biệt cho các năng lượng tái tạo ở Pháp.

Cùng lúc đó, nguyên thủ Pháp khẳng định quyết định rút khỏi thỏa thuận Paris của tổng thống Mỹ là sai lầm, nhưng ông cũng hy vọng nỗ lực của các địa phương, khu vực tư nhân tại Mỹ sẽ bù đắp được thiếu hụt về tài chính do quyết định của ông Trump.

Cực hữu : Liên Âu xem xét phản công

Về thời sự Châu Âu, sau biến cố cuối tuần qua, cánh cực hữu lọt vào chính phủ Áo, chiếm vị trí lãnh đạo ba bộ chủ chốt, Le Monde dành nhiều trang đầu mô tả xu hướng cực hữu đang dâng cao tại Áo và Cộng Hòa Séc. Bên cạnh trường hợp của Áo, đáng chú ý là bài mô tả chân dung một lãnh đạo cực hữu đang nổi lên tại Séc, một nhà kinh doanh gốc Nhật, một người chỉ mới gia nhập chính trường từ hơn hai năm nay.

Doanh nhân Tomio Okamura, lãnh đạo đảng cực hữu SPD, hiện đứng thứ 4 trong số các đảng phái ở Séc, kêu gọi cấm Hồi Giáo và ủng hộ một bản sắc văn minh Châu Âu dựa trên "các giá trị Do Thái và Thiên Chúa Giáo cổ xưa".

Về Ba Lan, Le Monde cho biết, Ủy Ban Châu Âu đang xem xét có các biện pháp cứng rắn hơn, nhằm cảnh báo việc chính quyền Ba Lan, do cực hữu chi phối, xâm phạm nghiêm trọng các định chế dân chủ, pháp quyền, tấn công vào thẩm quyền độc lập của tư pháp.

Cụ thể là, Ủy Ban Châu Âu có thể kích hoạt một điều khoản, theo đó khối 27 nước sẽ ra quyết định ghi nhận tình trạng xâm phạm định chế nhà nước pháp quyền "ở mức nghiêm trọng", Ba Lan có thể bị tước quyền bỏ phiếu. Vấn đề này sẽ được bàn thảo trong cuộc họp tới của Ủy Ban ngày 20/12.

Pháp : 70% bệnh nhân "đau mãn tính" bị chăm sóc kém

Trong lĩnh vực y tế, tình trạng đau đớn do các bệnh mãn tính là một vấn đề lớn đối với hơn 10 triệu người Pháp, tức khoảng 20% dân số. Theo Le Figaro, hơn 70% trong số họ "không nhận được điều trị tương ứng".

Các bệnh mãn tính phổ biến gây đau đớn dài là ung thư, viêm khớp, đau nửa đầu, cúm gây viêm, hội chứng bệnh đường ruột bị kích thích, lạc mạc nội tử cung hay hội chứng đau xơ cơ… Tình trạng đau đớn kéo dài gây những hệ quả gây gớm, cụ thể là có đến khoảng 30% người mắc có ý định tự sát, theo một bác sĩ tâm thần Đại học Montpellier. Riêng về ung thư, theo một chuyên gia khác, có khoảng 40% người bệnh cần nhưng không có morphine (giảm đau), trong lúc đơn kê morphine tăng hơn 70% trong thập niên 2005-2015.

Theo Le Figaro, để giải quyết vấn đề này, cần phải tìm nhiều biện pháp khác nhau đặc biệt không được quên phần đóng góp quan trọng của các phương pháp không dùng thuốc, như ám thị, châm cứu, luyện tập thể chất… Đây là các biện pháp hiệu quả, nhưng đáng tiếc là hiện tại không được bảo hiểm y tế chi trả.

"Y học cổ truyền" là tương lai ?

Cũng Le Figaro, có bài "Phải chăng chính các bộ môn y học truyền thống sẽ là tương lai của y học đương đại ?". Ngành y tế nước Pháp hiện tại đã thừa nhận bốn môn học cổ truyền và (vốn được coi là) "không chính thống", bao gồm châm cứu, liệu pháp chỉnh cốt (ostéopathie), điều trị bằng chất vi lượng (homéopathie) và endométrie (điều trị bằng liệu pháp tiêm thuốc dưới da). Viện hàn lâm y học Pháp công nhận châm cứu, liệu pháp chỉnh cốt, ám thị và thái cực quyền (tai-chi).

Năm 2015, khoảng 6.000 bác sĩ Pháp cho biết đã tốt nghiệp một chuyên ngành y học cổ truyền hay "phi chính thống".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

"Quyền lực bén", vũ khí lũng đoạn thâm hiểm của Trung Quốc

Sau khi ra số đặc biệt về thần tượng âm nhạc Johnny Hallyday vừa qua đời, các tuần báo Pháp vắng bóng trên sạp. Cả hai tờ Le Courrier International và Le Point phát hành trong tuần này đều dành chủ đề cho Trung Đông. Riêng tuần báo Anh The Economist đăng ảnh bìa là hình vẽ trái đất với những gai sắt nhọn tua tủa, chạy tựa "Quyền lực bén, một dạng mới của ảnh hưởng Trung Quốc".

sharp1

Lễ hội ánh sáng Trung Quốc tổ chức tại Cologne (Köln), Đức ngày 25/11/2017. Reuters/Thilo Schmuelgen

Ở trang trong, tờ báo phân tích cụ thể việc chính quyền Trung Quốc thâm hiểm dùng mọi cách xâm nhập để dẫn dắt công luận và dập tắt những tiếng nói chỉ trích của các nước khác trên thế giới. Phương thức này có thể gọi là "sharp power", tạm dịch "quyền lực sắc bén".

Úc, New Zealand, Canada, Đức… những nạn nhân của vòi bạch tuộc Trung Quốc

The Economist nhận định, trong năm qua nước Úc đã bị một loạt xì-căng-đan, mà gần đây nhất là vụ Sam Dastyari, một chính khách gốc Iran thuộc đảng Lao Động, đã phải rút lui khỏi Quốc Hội hôm 12/12. Trong một băng ghi âm, ông Dastyari đã cổ vũ Úc "tôn trọng" yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, đi ngược lại với chủ trương của chính phủ và ngay cả của đảng mình. Dân biểu này còn cố ngăn trở người phát ngôn về đối ngoại của đảng gặp một nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông.

Trước đó một năm, Dastyari đã mất chức trưởng ban kinh tế của đối lập, sau khi bị tiết lộ là ông ta đã từng nhận tiền của Hoàng Tương Mô (Huang Xiangmo), một doanh nhân người Hoa có quan hệ chặt với đảng Cộng Sản Trung Quốc, khi có những phát biểu bênh vực sự bành trướng của Bắc Kinh.

Rất nhiều bằng chứng về việc Trung Quốc xỏ mũi vào chính trị và các trường đại học khiến giám đốc tình báo Úc phải cảnh báo rằng đất nước đang đối mặt với sự can thiệp nước ngoài "ở mức độ chưa từng thấy". Những tiết lộ khác cho thấy hai công ty Trung Quốc, trong đó có một công ty của ông Huang, đã tặng 6,7 triệu đô la Úc (5 triệu đô la Mỹ) cho hai đảng chính trong thập niên qua. Hôm 5/12, chính phủ loan báo cấm nhận những món tiền từ người cho không phải là công dân Úc, và yêu cầu giới lobby chính trị phải khai báo nếu họ làm việc cho nước ngoài.

Không chỉ có nước Úc. Hồi tháng Chín, tờ Financial Times cho biết một dân biểu New Zealand từng giảng dạy trong một trường tình báo Trung Quốc trong nhiều năm trời, nhưng không ghi thông tin này trong lý lịch lúc xin nhập tịch. Sự kiện trên khiến ngày càng có nhiều lời kêu gọi xem xét kỹ lưỡng về cộng đồng người Hoa tại New Zealand. Cơ quan tình báo Canada thì đã lo ngại từ lâu : năm 2010 họ đã cảnh báo rằng có nhiều nhân viên chính phủ là người trà trộn gây ảnh hưởng.

Tại Châu Âu, cơ quan tình báo Đức tuần này tố cáo Bắc Kinh sử dụng mạng xã hội để liên lạc với 10.000 công dân Đức, kể cả dân biểu và công chức, nhằm "thu thập thông tin và tạo nguồn". Có những báo cáo cho biết tình báo Trung Quốc cố gắng dựng lên những chính khách ở Anh, đặc biệt những người có quan hệ làm ăn. Mới nhất hôm 13/12, một ủy ban của Quốc Hội Mỹ bắt đầu xem xét các âm mưu gây ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh.

sharp2

Dân biểu Úc Sam Dastyari phải từ chức vì nhận tiền của Bắc Kinh để ủng hộ "chủ quyền" Trung Quốc trên Biển Đông. AAP/Mick Tsikas/via Reuters

Lũng đoạn và gây sức ép khắp nơi

Phương cách của Trung Quốc có thể gọi là "sharp power", quyền lực bén. Không đến mức như quyền lực cứng thông qua sức mạnh quân sự hoặc kinh tế, nhưng khác với quyền lực mềm thông qua văn hóa, và ma mãnh hơn. Quyền lực bén là từ ngữ do National Endowment for Democracy (Quỹ Quốc gia vì Dân chủ - NED) sáng tạo, để chỉ loại quyền lực thông qua lũng đoạn và gây áp lực. Chuyên gia Anne-Marie Brady thuộc trường đại học Canterbury, New Zealand coi sự xâm nhập của Trung Quốc là "một trận chiến toàn cầu" để "lèo lái, mua chuộc hay cưỡng bức để gây ảnh hưởng".

Rất khó đối phó với quyền lực bén. Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế để bóp nghẹt những chỉ trích từ nước ngoài về hệ thống chính trị, vi phạm nhân quyền, bành trướng trên biển ; nhất là dập tắt những tranh luận về Đạt Lai Lạt Ma, Pháp Luân Công, vụ thảm sát Thiên An Môn.

Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh cũng đã cố dập tắt những phê phán qua việc từ chối cấp visa cho không ít nhà báo, giáo sư đại học, các chính phủ và công ty hay chỉ trích Trung Quốc. Bên cạnh đó là giám sát Hoa kiều, với các phương tiện truyền thông bằng tiếng Hoa và các hội nhóm thân chính phủ.

Quyền lực mềm từ lâu cũng được sử dụng rộng rãi với 500 Viện Khổng tử tại các trường đại học, 1.000 "lớp học Khổng tử" ở các trường trung học trên toàn thế giới, đa số tại các nước giàu. Không chỉ dạy tiếng Hoa, các Viện này còn cố chứng minh với sinh viên phương Tây về sự "hữu hảo" của chế độ độc đoán Bắc Kinh.

Sự nham hiểm của "quyền lực bén"

"Quyền lực bén" cố xâm nhập vào chính trị, truyền thông và giáo dục để vẽ ra một hình ảnh tích cực của Trung Quốc và bóp méo thông tin. The Economist nêu ra ba đặc tính của loại quyền lực này : hiện diện khắp nơi, khiến người ta phải tự kiểm duyệt, và rất khó chứng minh có bàn tay của Nhà nước.

Về đặc tính thứ nhất, hầu hết các chính phủ và cơ quan tình báo các nước ngỡ rằng Bắc Kinh chỉ xâm nhập giám sát cộng đồng người Hoa, nhưng họ đã lầm. Các Viện Khổng tử trở nên "bén nhọn" hơn. Nhiều trường đại học thiếu tiền đã thay thế các chương trình dạy ngoại ngữ của mình bằng chương trình của các viện này, thế là các chủ đề nhạy cảm bị bỏ sang một bên. Hiệp hội Sinh viên Học sinh Trung Quốc (CSSA) được các đại sứ quán Trung Quốc tài trợ cũng thế. Một giảng viên đại học Úc cho biết nhiều sinh viên Trung Quốc đã xin được xếp vào các nhóm không có sinh viên người Hoa nào khác để khỏi bị theo dõi.

Tại Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ Marco Rubio trong cuộc điều trần tuần này đã tỏ ra thất vọng khi các lãnh đạo chính trị và kinh tế dường như "ngủ quên" trong lúc Trung Quốc xảo quyệt tấn công vào nền độc lập đại học, tự do ngôn luận. Human Rights Watch tố cáo công an Trung Quốc đến "hỏi thăm" cha mẹ một sinh viên hai ngày trước đó đã nêu ra các "chủ đề nhạy cảm" trong một cuộc hội thảo khép kín tại một trường đại học Mỹ. Các sinh viên người Hoa bị ngăn trở khi ghi danh vào trường đại học California sau khi Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại đây. Ông Rubio nhận định các hoạt động can thiệp của Trung Quốc là "vấn đề địa chính trị hết sức quan trọng".

Mục đích trước mắt của "quyền lực bén" là sự tự kiểm duyệt. Hồi tháng Tám, Bắc Kinh đã đòi hỏi nhiều nhà xuất bản bỏ các bài viết về Thiên An Môn, các cuộc nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ra khỏi cơ sở dữ liệu. Springer và Cambridge University Press (CUP) đã làm theo, nhưng do bị phương Tây chỉ trích dữ dội, CUP đã phải hồi phục lại. Tháng 11 vừa qua, một nhà xuất bản Úc đã phải thu hồi cuốn "Sự xâm nhập lặng lẽ" (Silent Invasion), một liên hoan điện ảnh Pháp mùa hè rồi không cho chiếu một bộ phim về Trung Quốc đương đại dưới áp lực của Bắc Kinh. Năm ngoái 16 dân biểu Mỹ tố cáo tập đoàn Vạn Đạt (Dalian Wanda) - sở hữu một hãng phim Hollywood và hai chuỗi rạp xi-nê ở Hoa Kỳ - kiểm duyệt các đề tài.

Nhiều tổ chức có Nhà nước Trung Quốc đứng phía sau cố tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức tư vấn và trường đại học phương Tây để ngăn họ chỉ trích Bắc Kinh. Về truyền thông, một cuộc điều tra của Reuters năm 2015 phát hiện đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) tài trợ cho ít nhất 33 đài tại 14 nước, trong đó có Úc và Mỹ, tạo thành một mạng lưới tuyên truyền các tin tức có lợi cho Bắc Kinh. Hầu hết phát bằng tiếng Anh, tiếng Hoa, nhưng có cả tiếng Ý, Thái, Thổ Nhĩ Kỳ ; quan hệ với chính phủ Trung Quốc được giấu sau các công ty bình phong.

Tất nhiên là khó thể chứng minh được "bàn tay lông lá" của Bắc Kinh – một đặc tính thứ ba của "quyền lực bén". Ngay cả trường hợp dân biểu Úc Dastyari ủng hộ "chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông" như đã nói ở trên cũng thế.

Trung Quốc sẽ thành công với "quyền lực bén" ?

Liệu "quyền lực bén" có phải là một công thức mang lại thành công hay không ? The Economist đặt câu hỏi.

Tập Cận Bình, lãnh đạo quyền lực nhất từ sau Mao Trạch Đông, không chỉ cai trị Trung Quốc bằng bàn tay sắt, mà còn muốn vươn vòi ra kiểm soát khắp các nước. Bắc Kinh xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo chiếm đóng ở Biển Đông, gởi tàu chiến đi tập trận với Nga ở Địa Trung Hải và biển Baltic, mở căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti. Song song với quyền lực cứng là "quyền lực bén" để dập tắt chỉ trích, trưng ra bộ mặt cường quốc có trách nhiệm.

Tuy nhiên ít nhất là tại Úc, sự can thiệp trắng trợn của Trung Quốc đã bắt đầu gây phản tác dụng. Ở nhiều trường đại học, xuất hiện các áp-phích đòi trục xuất Hoa kiều, những chữ "Kill Chinese" tại toa-lét trường đại học Sydney, và có những thanh thiếu niên Trung Quốc bị hành hung tại một trạm xe buýt ở Canberra.

Cuộc "cách mạng độc tài" Philippines và "nền dân chủ phi tự do"

Cũng về Châu Á, Le Courrier International dịch lại bài viết của Nikkei Asian Review, nhận định "Philipppines, cuộc ‘cách mạng’ độc tài". Nhờ có sự ủng hộ của giới bình dân và sự đồng lõa của chính giới, nền dân chủ lâu đời của Philippines có nguy cơ bị tổng thống Rodrigo Duterte làm sụp đổ.

Ba mươi năm sau khi nhà độc tài Ferdinand Marcos (1965-1986) bị lật đổ, bóng ma của một chế độ toàn trị lại ám ảnh Philippines. Hôm 30/11, hàng ngàn người đã xuống đường ở Manila để đòi hỏi thành lập một "chính quyền cách mạng". Cuộc biểu tình do các nhóm ủng hộ ông Duterte tổ chức, họ muốn đình chỉ Hiến pháp dân chủ, dành ưu tiên cho chế độ độc tài của tổng thống !

Một tháng trước, chính ông Duterte cảnh báo "sẽ không ngần ngại tuyên bố một chính quyền cách mạng cho đến hết nhiệm kỳ", nếu đối lập tiếp tục "gieo rắc hỗn loạn, gây bất ổn". Đối với vị tổng thống nổi tiếng thô bạo, không có đối lập hợp pháp, chỉ có "những kẻ phá hoại".

Trong năm qua, phần lớn chính giới hoặc theo đuôi tổng thống, hoặc giữ thái độ thụ động, chờ thời. Duterte vừa có được đa số ở Quốc Hội, vừa được Tối cao Pháp viện ưu ái : cho cải táng nhà cựu độc tài Marcos tại nghĩa trang Anh hùng dân tộc (tháng 11/2016), và cho phép ra lệnh thiết quân luật ở Mindanao (tháng 5/2017). Những nhân vật hiếm hoi dám chống lại ông Duterte bị đàn áp, thậm chí như nữ nghị sĩ Leila de Lima còn bị tống giam với những lý do mơ hồ. Nikkei Asian Review kết luận, Philippines đang bước vào một vùng xám, mà một chuyên gia mô tả là "một nền dân chủ phi tự do".

Ông già Noel Trump tặng quà cho Israel và Trung Quốc

Nhìn sang vùng đất đang nóng bỏng là Trung Đông, Le Courrier International dành chủ đề cho "Jerusalem : Trump đổ dầu vào lửa". Tuyên bố của tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã gây ra nhiều phản ứng trái ngược trên thế giới.

Trong bài "Đối với Israel, Ông già Noel có thật và tên là Donald Trump" trên tờ New York Times được Le Courrier International dịch lại, tác giả Thomas Friedman cho biết ông viết về ngoại giao Mỹ suốt 30 năm qua, nhưng chưa bao giờ thấy một tổng thống lại nhượng bộ nhiều đến thế cho các nước khác – cụ thể ở đây là Trung Quốc và Israel – mà không hề đòi hỏi "bánh ít đi bánh quy lại". Đối với Bắc Kinh và Tel Aviv, đúng là Noel đã đến sớm, với "Ông già Noel" Trump.

Từ khi Israel lập quốc, tất cả các chính phủ nước này đều mơ một ngày nào đó được Hoa Kỳ công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái. Và tất cả các chính quyền Mỹ đều thận trọng không làm điều đó, cho rằng phải trong khuôn khổ một thỏa thuận hòa bình Israel-Palestine. Theo tờ báo, ông Trump thay vì biếu không món quà quý giá này, cần đòi Israel ngưng xây dựng các khu định cư chẳng hạn.

Còn đối với Trung Quốc, vừa bước chân vào Nhà Trắng, Donald Trump đã quẳng ngay TPP vào thùng rác, mà không hề đòi hỏi Bắc Kinh một nhượng bộ thương mại nào. Trong khi hiệp định tự do mậu dịch quy mô nhất trong lịch sử này chính là công cụ bằng vàng duy nhất mà Hoa Kỳ có được, để quyết định tương lai địa chính trị khu vực và gây áp lực với Trung Quốc. Khi Trump từ bỏ TPP, tất cả các đồng minh không còn tin tưởng vào Hoa Kỳ - theo một quan chức cấp cao Hồng Kông.

New York Timescho rằng sở dĩ Donald Trump phung phí tài nguyên và uy tín của Mỹ, không chỉ vì ông ngốc nghếch không biết gì, mà còn vì ông không tự coi mình là tổng thống Hoa Kỳ - chỉ là tổng thống của những người đã bầu ông lên. Trump coi trọng những lời hứa vô nghĩa hồi tranh cử, hơn là lợi ích của nước Mỹ.

Về phía Israel, trong bài "Vâng, Jerusalem thuộc về chúng tôi" của tờ Yediot Aharonot được Le Courrier International trích dịch, tờ báo cánh hữu nhắc nhở Jerusalem trong lịch sử luôn là thủ đô của người Do Thái. Jerusalem được Kinh thánh nhắc đến trên 850 lần, còn kinh Coran không hề đề cập đến dù chỉ một lần. Trong những ngày lễ tôn giáo, người Do Thái luôn chấm dứt buổi cầu kinh bằng câu "Sang năm về Jerusalem". Và ngày nay, thành phố này là nơi đặt trụ sở Quốc Hội, chính phủ, tư pháp cũng như các định chế quốc gia của Israel.

MBS, ông hoàng trẻ tuổi làm náo động thế giới Ả Rập

Cũng liên quan đến Trung Đông, tuần báo Le Point đăng ảnh thái tử Mohammed Ben Salmane của Saudi Arabia lên trang nhất và chạy tựa "Hồi giáo, Trung Đông, Jerusalem… Ông hoàng có thể thay đổi mọi thứ".

Trong vòng chưa đầy sáu tháng, Mohammed Ben Salmane, thường gọi tắt là MBS, 32 tuổi, được phong thái tử hồi tháng Sáu, đã làm đảo lộn vương quốc Ả Rập này. Ông cam đoan "dẹp bỏ những ý tưởng cực đoan" của Hồi giáo, đưa ra quyết định lịch sử cho phụ nữ được lái xe, và tung ra cuộc cách mạng kiểu Thatcher, nhằm đưa đất nước ra khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa.

Năng động và tham vọng, vị thái tử trẻ tuổi chuẩn bị kỹ lưỡng việc lên nối ngôi, tống khứ mọi đối thủ, không từ cả việc nhốt vào khách sạn sang trọng nhất nước. MBS quyết tâm triệt hạ chân tay của Iran trong khu vực, với sự ủng hộ của Donald Trump – bán cho Saudi Arabia hàng tỉ đô la vũ khí. Ông không ngần ngại lao vào cuộc xung đột Yemen đã làm 10.000 người chết, cấm vận nước láng giềng Qatar, thậm chí còn bắt làm con tin thủ tướng của một nước ngoài – ông Saad Hariri của Lebanon.

Là con của người vợ thứ ba, ái thiếp của quốc vương, tuy không hề du học nước ngoài như ba người anh cùng cha khác mẹ và không giỏi tiếng Anh, nhưng siêng năng và quyết đoán, MBS được vua cha cưng chiều. Thái tử hiện giữ rất nhiều chức : phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng, cố vấn đặc biệt của quốc vương, chủ tịch Hội đồng Kinh tế Phát triển. Có hẳn một đội ngũ tư vấn phương Tây tên tuổi, MBS thường làm việc đến ba giờ sáng, với mong muốn cứu vãn đất nước đang bị giá dầu xuống thấp đe dọa. Ông rất ghét bị mất thì giờ vì tình hình không cho phép : trong ba năm nữa, dự trữ ngoại hối quốc gia có thể cạn.

Thụy My

Published in Châu Á

Bầu cử tổng thống 2018 : Chưa phải lúc nước Nga thay đổi

Năm 2000, Vladimir Putin khi đó là tổng thống tạm quyền của Liên bang Nga, phát biểu về sự thất cử năm 1998 của thủ tướng Đức Helmut Kohl trước đối thủ Gerhard Schroeder : "Sau 16 năm, bất cứ dân tộc nào, kể cả ở quốc gia ổn định nhất như nước Đức, chắc đều mệt mỏi vì chỉ có một lãnh đạo duy nhất, cho dù có tài giỏi như ông Kohl. Họ chắc hẳn đã hiểu ra điều đó". Ấy vậy mà, tại nước Nga, sau thuở Putin ban đầu, Putin I, II, III, giờ lại sắp đến Putin IV.

baucu1

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ở Moskva (Nga) ngày 15/12/2017. Bà Ksenia Sobchak, thuộc phe đối lập lắng nghe.Reuters/Sergei Karpukhin

Ở trên đỉnh cao quyền lực từ 17 năm qua, ông Putin, 65 tuổi, là nhân vật lãnh đạo lâu nhất kể từ sau thời Stalin. Nếu đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống 2018, ông Putin sẽ lãnh đạo nước Nga đến năm 2024.

Cũng trong năm 2000, ông Putin phát biểu : "Nhà vua thì không lo ngại về việc liệu có tái đắc cử không. Nhà vua thì không cần các thủ đoạn chính trị nhỏ nhặt, cũng không cần tìm cách gây ảnh hưởng tới cử tri. Nhà vua có thể nghĩ tới số phận của dân tộc, mà không cần bận tâm tới những điều nhỏ nhặt ấy". Trong bài viết "Chiến dịch thường trực của Vladimir Putin" trên chuyên mục Tranh luận và phân tích, thông tín viên báo Le Monde, Isabelle Mandraud, nhận định chiến dịch tranh cử lần này của ông Poutine có thể chỉ là "một điều nhỏ nhặt" đối với điện Kremlin.

Chủ nhân điện Kremlin đã đợi tới ngày 06/12/2017, tức là chỉ chưa đầy 4 tháng trước ngày bầu cử tổng thống Nga 18/03/2018, mới thông báo chính thức sẽ ra tranh cử chức tổng thống, và thông báo cũng rất ngắn gọn, chỉ trong một vài phút, ban đầu là ở giữa đám đông thanh niên ở sân trượt băng Megasport Arena ở Moskva, và sau đó là ở Nhà máy sản xuất xe hơi GAZ ở thành phố Nizhny Novgorod, khi ông đang gặp gỡ công nhân nhà máy.

Theo thông tín viên Isabelle Mandraud, ông Putin không cần làm gì hơn, vì ai cũng hiểu Vladimir Putin sẽ tái đắc cử. Putin cũng không cần chứng tỏ ông mong muốn tiếp tục nhiệm vụ lãnh đạo đất nước thế nào. Chỉ bằng vài từ : "Nước Nga tiếp tục tiến lên phía trước. Không ai và không bao giờ có ai chặn được bước tiến của nước Nga". Không có tổng kết nhiệm kỳ, cũng không có chương trình tranh cử.

Câu hỏi duy nhất đặt ra cho các đối thủ của ông Putin : Làm thế nào để tồn tại khi phải đối đầu với Putin ? Theo thông tín viên báo Le Monde, không ai biết và không ai có thể trả lời câu hỏi trên. Nhà đối lập chính của Putin là Alexei Navalny, người không có quyền ra tranh cử trước năm 2028 vì bị kết tội lạm tiêu công quỹ, đả kích : "Mọi suy nghĩ của Putin chỉ hướng về một mục đích : "làm vương, làm tướng" ở nước Nga lâu nhất có thể… rồi sau đó chuyển giao quyền lực cho một ai đó trong "gia đình" của ông ta. Putin đang công khai xây dựng chế độ phong kiến mới".

Mặc dù là Navalny là nhà đối lập có tiếng nhất, nhưng thông tín viên báo Le Monde nhận định ngay cả nếu được quyền ra tranh cử năm 2018, chưa chắc Navalny sẽ thắng cử. Bởi vì Navalny chưa đủ tầm thay thế Putin. Sức mạnh của Navalny chỉ là thức tỉnh được trong xã hội Nga mong muốn làm chính trị mà người ta nghĩ rằng đã bị dập tắt.

Navalny là người duy nhất đi dọc ngang đất nước, tới những nơi chẳng ai muốn tới, lập cơ sở ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, thúc giục người Nga xuống đường tuần hành. Đó là những người chẳng tìm được lối thoát nào ngoài việc thể hiện sự bất mãn. Navalny thu hút được giới trẻ, và cả những người còn rất trẻ, thế hệ chỉ biết đến nhà lãnh đạo Putin và đang khát khao có sự thay đổi.

Nhưng nhiều người, kể cả phe đối lập, đều hiểu rằng kỳ bầu cử tổng thống 2018 sẽ không tạo nên sự đổi thay cho nước Nga, nhưng họ kêu gọi chuẩn bị cho "những trận chiến sau đó". Trong suy nghĩ của mọi người, nhiệm kỳ tổng thống 6 năm tới đây chắc chắn thuộc về chủ nhân đương nhiệm của điện Kremlin. Đối với phủ tổng thống, giờ đây điều quan trọng là tỉ lệ cử tri đi bầu, còn đối với những người chỉ trích ông Putin, điều họ quan tâm là sau khi tái đắc cử, Putin sẽ chuẩn bị đưa ai lên kế nhiệm ông.

Vladimir Putin có thể khoe là đã đưa nước Nga lên vị trí cao trên trường quốc tế, không ai có thể phủ nhận điều này. Nhưng tình hình trong nước thì khác hẳn…

Nam giới nghĩ gì về quấy rối tình dục ?

Trong những ngày qua, quấy rối tình dục là đề tài được báo chí nhắc tới nhiều. Trong chuyên mục Sự kiện, báo công giáo La Croix giới thiệu bài phóng sự "Lời nói của nữ giới khiến nam giới mất phương hướng".

Phản ứng trước việc nhiều phụ nữ trong thời gian qua chia sẻ họ là nạn nhân của nạn quấy rối tình dục, một số người đàn ông đã thay đổi cách cư xử với phụ nữ. Một số khác cảm thấy bối rối, mất phương hướng, không biết nên cư xử thế nào cho phải. Và nhiều người lo ngại là trong cơn bão truyền thông, chuyện gì cũng sẽ bị thổi phồng lên.

Ông Alain, 63 tuổi và là diễn viên. Ông thấy việc phụ nữ dám đứng lên tố cáo kẻ quấy rối họ là tốt, nhưng ông cũng cảm thấy bối rối. Ông khẳng định chưa bao giờ có hành động thiếu đứng đắn với phụ nữ, và chưa bao giờ thiếu tôn trọng phụ nữ. Giờ đây, ông tự hỏi có nên tiếp tục có những cử chỉ ga lăng với phụ nữ, chẳng hạn mở cửa cho họ, thanh toán hóa đơn khi đi ăn cùng phụ nữ. Trước đây, khi ông gặp một người phụ nữ đẹp, ông thường dành cho họ một lời khen. Nhưng giờ ông ngại khen phụ nữ vì sợ bị nghi là có "ý đồ". Thậm chí, ông còn tự hỏi có nên nói đùa nữa không, ông sợ là mọi việc đang bị thổi phồng lên.

Anh Hugues, 42 tuổi làm nông nghiệp. Anh lo ngại là giờ đặt tay lên vai một phụ nữ rất có thể cũng sẽ bị kiện ra tòa. Ông Karim, 52 tuổi cũng sợ là mọi điều ông nói đều có thể bị suy luận và hiểu sai. Ông chia sẻ là nếu ông có trêu đùa với phụ nữ thì cũng không phải là do ông thiếu tôn trọng họ, nhưng ông sẽ cẩn trọng hơn trong "lời ăn, tiếng nói" để tránh mọi sự ngờ vực.

Olivier, một bác sĩ nội trú, thừa nhận trong các bệnh viện, hành vi "cư xử không đúng mực"không phải là hiếm. Anh đã chứng kiến nhiều trưởng khoa sàm sỡ nữ đồng nghiệp. Chính anh là người đã đề nghị mở một cuộc điều tra về kỳ thị giới tính và quấy rối tình dục tại các bệnh viện, vài tuần trước khi báo chí phanh phui vụ Weinstein.

Sinh viên Alexandre, 23 tuổi, khá bất ngờ khi nhiều bạn gái kể rằng họ bị sàm sỡ, quấy rối ở cơ quan hay trên phố. Nhưng anh cho rằng cần hiểu là sự bình đẳng giới đang tiến triển theo chiều hướng tốt và không nên thổi phồng mọi chuyện theo hướng tiêu cực.

Ấn Độ : Hai tốc độ phát triển, hai bộ mặt

Chuyển sang Châu Á, Libération giới thiệu bài viết của thông tín viên Sébastien Farcis : "Ấn Độ : Hai tốc độ, hai bộ mặt".

Điển hình là sự đối lập giữa thành phố thương mại Gurgaon ở ngoại ô tây nam New Delhi và làng Hirmathla, cách đó 35 km. Một bên là thành phố đứng thứ ba Ấn Độ về thu nhập bình quân đầu người, với những văn phòng của các công ty lớn nhất thế giới, những căn hộ ốp kính và đá cẩm thạch, xa hoa, tiện nghi ; một bên là những căn nhà ở chuột tồi tàn, đường đi, lối lại đầy phân bò, nước sạch không phải ngày nào cũng có.

Đối với thông tín viên báo Libération, đó là một bức tranh khiến người xem cảm thấy đau buồn, bức tranh về một quốc gia ẩn chứa sự bất bình đẳng sâu sắc : 20% dân số sống dưới ngưỡng nghèo cùng cực. 10% số người giầu nhất Ấn Độ nắm giữ 55% khối tài sản của cả nước. Con số này tăng gấp đôi trong 25 năm qua, một tốc độ nhanh kỷ lục.

Ấn Độ là một trong những nước có khoảng cách giàu-nghèo lớn nhất toàn cầu, bằng Mêhicô, cao hơn cả Mỹ, Canada (47%), Trung Quốc (41%) và chỉ đứng sau các nước Trung Đông (61%). Ấn Độ đứng thứ 7 thế giới về PIB nhưng là "quốc gia giàu có với vô số người nghèo".

Người Pháp chờ sát Noel mới đi mua đồ chơi cho trẻ em

Sắp đến Giáng Sinh, thị trường đồ chơi đang nóng dần lên. Lượng sản phẩm bán được trong hai tháng 11-12 chiếm hơn 50% lượng hàng bán được trong cả năm. Tuy nhiên, báo kinh tế Les Echos ghi nhận : "Người Pháp có xu hướng đợi sát đến Noel mới đi mua đồ chơi cho trẻ em". Lượng đồ chơi bán ra hồi cuối tháng 11 giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng hiện tượng này không chỉ có ở Pháp mà còn phổ biến ở đa phần các nước Châu Âu. Lý do chính, theo bà Frédérique Tutt, chuyên gia nhóm NPD, là ngày càng có nhiều người chọn mua hàng trên mạng internet, với tâm lý chỉ mất 1-2 ngày là nhận được hàng. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về quản lý kho hàng cho các hãng kinh doanh trên mạng.

Cũng theo dự đoán của các chuyên gia, doanh thu của thị trường đồ chơi năm 2017 sẽ tăng 2%, đạt tới hơn 3.4 tỉ đô la, tăng 1% so với năm 2016. Trung bình, phụ huynh chi 121 euro mua đồ chơi cho mỗi con.

Trang nhất các báo Pháp

Bất bình đẳng kinh tế là đề tài thời sự nóng bỏng được đưa lên trang nhất nhiều báo Pháp. Le Monde chạy tựa : "Bất bình đẳng : Cuộc điều tra về mối nguy hại tầm thế giới". Khoảng 100 kinh tế gia đã cho công bố bản báo cáo đầu tiên về sự bất bình đẳng kinh tế thế giới giai đoạn 1980-2016. Khắp nơi trên Trái đất, khoảng cách giàu-nghèo ngày càng rộng : số người giàu nhất chiếm 1% nhưng lại nắm tới 27% khối tài sản toàn cầu. Theo các chuyên gia, khoảng cách giàu-nghèo giữa các quốc gia không giống nhau, phụ thuộc vào các định chế và chính sách công của từng nước.

Báo Libération lại đặc biệt quan tâm tới sự bất bình đẳng kinh tế ở Châu Âu qua hàng tít lớn : "Bất bình đẳng : Châu Âu hạn chế ngân quỹ" và nhận định mặc dù khoảng cách giàu nghèo tăng ở mọi khu vực trên thế giới, nhưng tình hình ở Châu Âu vẫn khả quan hơn. Vẫn liên quan tới Châu Âu, báo kinh tế Les Echos lạc quan thông báo : "Kinh tế tăng tưởng mạnh khắp nơi ở Châu Âu".

Trong khi đó, báo công giáo La Croix lại đặt câu hỏi : "Quấy rối tình dục, đàn ông nghĩ gì về vấn đề này ?". Còn báo Le Figaro quan tâm tới thời sự trong nước qua câu hỏi : "Thủ tướng Edouard Philippe tạo dấu ấn bằng cách nào ?" sau 7 tháng ở điện Matignon.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO/OMC) lún sâu thêm vào khủng hoảng. Sau ba ngày họp, hội nghị cấp bộ trưởng của 164 thành viên họp tại Buenos Aires (Argentina) bế mạc ngày 13/12/2017. Các bên không đạt được một thỏa thuận nào về thương mại toàn cầu. Mỹ bị chỉ trích có thái độ "cứng nhắc". Trên hồ sơ đánh bắt cá, WTO đã không vượt qua được sự chống đối của Ấn Độ.

wto1

Hội nghị cấp bộ trưởng của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tại Buenos Aires, Argentina, ngày 10/12/2017. Reuters/Marcos Brindicci

Từ Buenos Aires, thông tín viên RFI Jean-Louis Buchet gửi về bài tường trình :

"Trước chính sách bảo hộ của một số quốc gia, như Mỹ và Ấn Độ, mục tiêu được đa số các thành viên Tổ Chức Thương Mại đề ra cho hội nghị ở Buenos Aires lần này là nhằm duy trì một chính sách mậu dịch cởi mở trong khuôn khổ luật lệ nghiêm túc. Thế nhưng, liên quan đến một số chủ đề, các bên đã có một bước thụt lùi. Chẳng hạn trên vấn đề tích trữ lương thực giúp các nước nghèo, trên vế thương mại qua ngả internet, hay đánh bắt cá trái phép, trên cả ba vế này, WTO đã không đạt được đồng thuận.

Trưởng đoàn đàm phán của Pháp, ông Jean-Baptiste Lemoyne, quốc vụ khanh đặc trách về Châu Âu, xem hội nghị tại Argentina lần này là một bước ngoặt. Ông tuyên bố : "Buenos Aires phải đánh thức công luận. Chúng ta không hài lòng về kết quả của cuộc họp, vậy thì cần đề xuất những giải pháp để WTO vận hành tốt".

Đây cũng là quan điểm của cựu ngoại trưởng Argentina, Susana Malcorra, chủ tọa hội nghị lần này. Bà nhắc lại vai trò của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới trong nỗ lực đóng góp cho hòa bình, đặc biệt là khi nhìn vào lịch sử của thế kỷ 20.

Song song với hội nghị của WTO, đàm phán giữa Liên Hiệp Châu Âu và khối thị trường chung Nam Mỹ Mercosur đã đạt nhiều tiến bộ. Trên nguyên tắc, thỏa thuận tự do mậu dịch chung giữa hai khối này sẽ được ký kết trước tháng 03/2018".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

HRW lên án chương trình thu thập ADN tại Tân Cương (RFI, 14/12/2017)

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ngày 13/12/2017 lên án chính quyền Bắc Kinh thu thập ADN và nhiều dữ liệu thống kê sinh học của toàn bộ dân cư vùng Tân Cương bất chấp công ước quốc tế.

adn1

Cảnh sát giữ an ninh buổi cầu nguyện Eid al-Fitr tại nhà thờ Hồi giáo Id Kah ở Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 26/06/2017. Johannes EISELE / AFP

AFP cho biết lời cáo buộc này được đưa ra vào lúc cảnh sát Tân Cương đang tiến hành thu thập các hình ảnh, dấu vân tay, chụp ảnh mầu mắt và nhiều thông tin hành chính các hộ gia đình. Trong khi đó, cơ quan y tế tập hợp các mẫu ADN và dữ liệu mẫu máu trong khuôn khổ chương trình của chính phủ "kiểm tra sức khỏe toàn diện".

Theo nhận định của tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, hành động này của chính quyền Tân Cương là "một sự vi phạm trắng trợn nhân quyền". HRW cáo buộc chính quyền Tân Cương đã tiến hành chương trình này một cách "lén lút", dưới vỏ bọc "chương trình sức khỏe miễn phí".

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng, đã chỉ trích cáo buộc này của HRW là "sai lệch". Còn chính quyền Tân Cương không bình luận gì về những lời tố cáo trên.

Minh Anh

*******************

Ít nhất 6.700 người Rohingya tại Miến Điện thiệt mạng trong 1 tháng (RFI, 14/12/2017)

Theo báo cáo của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới (MSF) công bố ngày 14/12/2017, trong vòng một tháng, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9/2017, đã có "ít nhất 6.700 Rohingya bị sát hại" tại bang Rakhine, miền Tây Miến Điện. Số nạn nhân có thể còn "cao hơn thế nhiều".

adn2

Người tị nạn Rohingya sau khi vượt dòng sông Naf đến Bangladesh, Teknaf, ngày 27/11/2017. Reuters/Susana Vera

Tổ chức MSF trong bản báo cáo ghi nhận : Hơn 70% các ca tử vong vì bạo hành, trong số này có nhiều trẻ em dưới 5 tuổi ; 6.700 người Rohingya bị sát hại, trong đó có 730 trẻ em.

Báo cáo này căn cứ trên lời kể của hơn 11.000 người Rohingya tị nạn tại Bangladesh. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại Liên Hiệp Quốc thường xuyên đưa ra con số 640.000 người tị nạn chạy sang Bangladesh, nhưng chưa từng nhắc tới số ca tử vong.

Ông Sidney Wong, đại diện của MSF, trong cuộc họp báo tại Rangun lưu ý : Có nhiều trường hợp cả một gia đình bị quân đội Miến Điện nhốt ở trong nhà rồi phóng hỏa và "hầu như gia đình nào cũng đều có một hoặc nhiều thành viên bị bạo hành" ; "69% các ca tử vong bị bắn, 9% bị thiêu sống, và 5% bị đánh đập đến chết".

Tới nay, quân đội Miến Điện bác bỏ mọi các buộc của cộng đồng quốc tế về một cuộc "thanh lọc chủng tộc" nhắm vào cộng đồng người Rohingya, theo đạo Hồi. Quân đội Miến Điện khẳng định có chưa tới 400 người Rohingya thiệt mạng, tất cả đều là "quân khủng bố".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Trung Quốc : Đảng cộng sản ngược đãi dân nghèo

Bóng đen Trung Quốc đe dọa an ninh Úc, thất bại chính trị của Donald Trump, Vladimir Putin gặp thế cờ khó ở Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thừa nước đục thả câu ở Trung Đông, ba mặt trận của tổng thống Pháp từ khí hậu, cải cách Châu Âu cho đến chống khủng bố quốc tế là những chủ đề chính của báo chí Pháp ngày 14/12/2017.

danngheo1

Các ngôi nhà bị phá dỡ tại làng lao động Baiqiangzi ở Bắc Kinh, ngày 13/12/2017. Reuters/Thomas Peter

Như tên gọi, Le Monde với những tựa lớn tóm lượt đầy đủ nhất những sự kiện thế giới trong 24 giờ qua : "Donald Trump và phe cực bảo thủ thua ngược tại Alabama", "Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng", "Thượng đỉnh khí hậu không làm các tổ chức phi chính phủ thỏa lòng", "Bóng đen Trung Quốc tại Úc, Canberra tăng cường vũ khí luật pháp ngăn chặn Bắc Kinh mua chuộc tầng lớp tinh hoa của Úc".

Le Monde cũng dành cho một chuyên gia về Trung Quốc phân tích chính sách đối với dân nghèo của một chế độ tự xưng là xã hội chủ nghĩa. Vụ hỏa hoạn ở ngoại ô nam thành phố Bắc Kinh thiêu sống 19 dân làng ngày 18/11 vừa qua minh họa cho chính sách này mà đối tượng cũng là nạn nhân của chủ trương một bộ phận có ưu quyền "làm giàu trước đã".

"Đảng cộng sản là đảng của dân nghèo ?"

Chloé Froissard qua bài "Đảng cộng sản Trung Quốc truy đuổi dân đen" cho biết, chính quyền Bắc Kinh lợi dụng vụ hỏa hoạn ra lệnh giải tỏa và phá hủy hàng loạt khu nhà bị xem là bất hợp pháp nhưng kỳ thực là muốn đuổi di dân lên thành phố kiếm sống trở lại nông thôn.

Hàng trăm ngàn người bị trục xuất mà nhà nước không có biện pháp tái định cư, đừng nói chi đến chuyện bồi thường. Người dân vô sản bị đuổi nhà, trục xuất cho thấy sự gian trá của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhất là đại hội đảng lần thứ 19 vừa qua kết thúc với lời hứa vinh danh chủ nghĩa Mác là bảo đảm đời sống tốt lành cho mọi công dân theo Hiến pháp. Thế nhưng, di dân Trung Quốc không ngây thơ và ở Trung Quốc chẳng ai là không biết lý do an toàn phòng ngừa hỏa hoạn chỉ là cái cớ để chính quyền "loại trừ thành phần dân chúng không có tay nghề" ra khỏi thủ đô, để chỗ ở cho bộ phận có ưu quyền.

Mục tiêu của kế hoạch ngũ niên thứ 13 (2016-2020) là giảm 15% dân số ở 6 quận trung tâm để giải phóng mặt bằng bán lại với giá vàng, xây cao ốc văn phòng và căn hộ cho thành phần lắm bạc nhiều tiền xứng đáng sống ở thủ đô theo quan điểm của đảng cộng sản Trung Quốc.

Dư luận không để bị lừa

Vụ tai tiếng này đã gây ra một làm sóng phẫn nộ trong dư luận trước thái độ và phương pháp được xem là "thâm hiểm và man rợ của Nhà nước". Bởi vì đây là tột đỉnh của hệ quả "làm giàu trước đã" của Đặng Tiểu Bình. Bắt đầu từ thập niên 1980, chính sách cải cách hộ khẩu cho phép nông dân lần đầu tiên có quyền bỏ làng lên tỉnh cư ngụ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để được "hộ khẩu" càng ngày càng khó khăn, chỉ có giới đầu tư và lương thật cao mới có đủ điều kiện.

Thâm ý của Đảng cộng sản Trung Quốc là tạo tình trạng "đồng nhất kinh tế-xã hội", người giàu sống chung với nhau, ở các thành phố lớn để làm đầu tàu phát triển. Chính sách phát triển đất nước theo mô hình kim tự tháp được mô tả là cuối cùng mọi thành phần xã hội đều được hưởng lợi nhuận. Thế nhưng, số người bị luận điểm của chế độ đánh lừa càng ngày càng ít. Chính sách giải phóng mặt bằng, trục xuất dân nghèo ở Bắc Kinh làm lộ rõ thái độ khinh thường dân chúng của đảng cộng sản Trung Quốc.

Donald Trump thua ngược

Trên trang nhất, nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến trận đấu Brexit tại Châu Âu với quan điểm thiết thực : Macron muốn mời gọi nhân tài quốc tế có thu nhập cao về Paris, Bộ tài chính chuẩn bị cải cách thuế vụ để thu hút giới ngân hàng. Trong khi đó, Libération lo lắng về tình trạng hàng loạt thị trấn nhỏ tiêu điều, cửa hiệu bỏ hoang vì các khu thương mại lớn tràn ngập chung quanh. Hiện tượng này buộc chính phủ phải tung ra một "kế hoạch cứu nguy" nhưng không đủ tầm cỡ.

Về thời sự nước Mỹ, báo chí Pháp đồng loạt khai thác thất bại của đảng Cộng Hòa Mỹ trong cuộc bầu cử ở bang Alabama. "Donald Trump thua cược", tựa của Le Monde. "Trump và phe đa số của ông bị yếu đi", nhận định của Les Echos.

Libération phác họa chân dung tân thượng nghị sĩ Dân Chủ Doug Jones "mầu nhiệm", con ngựa về ngược làm phe tổng thống Trump ở Thượng Viện chỉ còn hơn đảng Dân Chủ có một phiếu. Libération gọi chiến thắng bất ngờ này là "cơn động đất" một năm trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, tạo hy vọng cho đảng Dân Chủ đang bị mất phương hướng từ sau thất bại cũng bất ngờ của bà Hillary Clinton năm 2016.

Nhật báo công giáo La Croix cũng nhập trận với bài "Donald Trump thua đậm tại Alabama". Bên cạnh sự kiện chính trị nội bộ này, Hoa Kỳ dường như cũng thay đổi chiến thuật với Bắc Triều Tiên để tránh leo thang đến chiến tranh. Ngoại giao Mỹ nói là sẵn sàng thảo luận với Bình Nhưỡng. Hư thực ra sao ?

Washington-Bình Nhưỡng : Cánh cửa đối thoại hé mở ?

Nhìn chung, báo chí Pháp tỏ ra có ít nhiều hy vọng về tin Mỹ "sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng".

Le Monde trích lời mời của ngoại trưởng Rex Tillerson hôm 12/12 : Hãy gặp nhau. La Croix cũng đưa cùng tựa kèm theo một số chi tiết để chứng minh viễn ảnh này không phải là hư ảo. Theo nhật báo công giáo thì một "cửa sổ" đang được hé mở nhằm tránh xảy ra xung đột võ trang. Nào là phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jeffrey Feltman, sau năm ngày thăm Bắc Triều Tiên, đã báo cáo mật kết quả với Hội Đồng Bảo An, nào là tổng thống Hàn Quốc công du Bắc Kinh, đồng minh của Bình Nhưỡng và sau cùng là có tin đặc sứ Mỹ về hồ sơ Bắc Triều Tiên, ông Joseph Yu sang Bangkok trong tuần này để gặp đại diện của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, một cách thận trọng, La Croix lưu ý trong phần kết luận : chính sách đối ngoại của Mỹ do… Trump quyết định.

Syria : Pax Putina

Thời sự Trung Đông nổi bật với hai sự kiện : Nga tuyên bố Syria được giải phóng khỏi phe Daesh trong khi tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ tự cho là anh hùng bảo vệ người Hồi giáo bị Mỹ xem nhẹ.

Triệu tập hội nghị bất thường Tổ chức các quốc gia Hồi giáo (OCI), tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dõng dạc tuyên bố "Jesusalem là thủ đô của Palestine". Tuy nhiên, theo Le Figaro, bản thông cáo chung không đưa ra một biện pháp nào.

Tại Syria, tình trạng hòa bình theo kiểu Putin đang bị khó khăn. Bài xã luận của Le Monde điểm qua các động thái của tổng thống Nga nhằm "áp đặt hòa bình tại Syria" như tuyên bố "Syria hoàn toàn được giải phóng", thông báo triệt thoái một phần lực lượng tham chiến trong khi Daesh vẫn hoạt động.

Trong tuần, Putin lần lượt đến Syria, sang Ai Cập và qua Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu của tổng thống Putin là chứng minh nước Nga, cho dù kinh tế mong manh, đã lấy lại vị thế không thế thiếu ở Trung Đông, xóa đi hình ảnh ô nhục đoàn cố vấn quân sự Liên Xô bị tổng thống Ai Cập al-Sadate trục xuất vào năm 1970 khi Cairo đi theo Tây phương.

Vấn đề là cho dù cứu được chiếc ghế tổng thống của Bachar al-Assad, nền hòa bình của Putin gặp khó khăn trăm bề, theo Le Monde. Nỗ lực ngoại giao của tổng thống Nga, dự định tổ chức một "hội nghị hòa giải giữa phe chính quyền và đối lập Syria" ở Sochi đã ba lần bị đình hoãn. Vấn đề gai góc thứ hai là tài chính. Để tái thiết Syria, cần phải huy động từ 200 tỷ đến 400 tỷ đôla, phần lớn là vốn của Tây phương. Do vậy, Tây phương sẽ có tiếng nói trong tiến trình chính trị. Hòa bình tại Syria sẽ không theo kịch bản của Putin, tiếp tục duy trì một chế độ độc tài bởi vì Tây phương đòi hỏi một cuộc "chuyển tiếp đúng nghĩa". Câu hỏi đặt ra là liệu Tây phương có quyết tâm đến đâu ?

Châu Phi : Macron muốn nhanh chóng thắng thánh chiến

Nga là ám ảnh của Châu Âu thì Trung Quốc là nỗi lo của Châu Á-Thái Bình Dương. Đó là nội dung bản tin "bóng đen Trung quốc tại Úc". Trong khi những lời cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ tràn ngập báo chí quốc tế thì tại Úc tai tiếng nhiều chính khách Úc bị Trung Quốc giật dây được phơi bày.

Một trang báo của Le Monde tường thuật chi tiết các nhân vật bị liên can đã không ngần ngại phục vụ chính sách của Bắc Kinh như từ chối tiếp xúc với các nhà dân chủ, bênh vực hành động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, thậm chí tiết lộ thông tin mật cho "cá voi" Trung Quốc làm áp lực hành lang trong chính giới Úc. Để chống lại nguy cơ đe dọa an ninh quốc phòng, chính quyền Úc chuẩn bị nhiều biện pháp cụ thể là pháp luật để đối phó và công khai cảnh báo Mỹ "không nên rút chân khỏi Châu Á-Thái Bình Dương, bỏ ngỏ cho Trung Quốc".

Úc sợ Mỹ bỏ ngỏ Thái Bình Dương, Pháp sợ Châu Phi mất an ninh. Tường thuật hội nghị G5 Sahel, ngày 13/12 tại ngoại ô Paris để thành lập lực chống thánh chiến gồm 5.000 quân của 5 nước Châu Phi, Libération tóm ý của tổng thống Pháp : Macron muốn chiến thắng thánh chiến vào năm 2018. Kết quả đầu tiên là hai nước dầu hỏa vùng Vịnh đóng góp 130 triệu euro, Châu Âu 50 triệu, Mỹ và Pháp lãnh phần trang thiết bị có thể lên đến 60 triệu. Mỗi nước Châu Phi trong nhóm G5 mỗi nước 10 triệu… cho ngân sách đầu tiên 450 triệu euro.

Kết quả có thể xem là khích lệ vì từ 5 năm nay, 4.000 quân Pháp gần như một mình chống đỡ cho 5 nước Châu Phi - Nam Sahara.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Thượng đỉnh khí hậu Paris : 12 cam kết vì hành tinh xanh (RFI, 13/12/2017)

Giảm nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích năng lượng tái tạo. Đó là nội dung 12 cam kết cụ thể của những công ty, ngân hàng, nhà tài trợ tham dự thượng đỉnh "Vì một hành tinh" ngày 12/12/2017 tại Paris để thúc đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong hiệp định COP 21. Huy động tài chính tư nhân và quỹ đầu tư nhà nước là mục tiêu mà thượng đỉnh Paris nhắm tới.

paris1

Tổng thống Macron chụp với trẻ em sau khi phát biểu kết thúc thượng đỉnh khí hậu Paris ngày 12/12/2017. Reuters

Để chiến lược "chuyển đổi năng lượng" thành công, phải cần đến 3.500 tỷ đô la hàng năm, trong vòng 30 năm, cho đầu tư phát triển năng lượng sạch. Tuy kết quả thượng đỉnh "Vì một hành tinh» còn khiêm tốn, nhưng 12 cam kết của các tác nhân tham dự được giới bảo vệ môi trường xem là rất khích lệ, vì đã đánh tan được não trạng thụ động.

Những thông báo mang ý nghĩa lớn nhất đến từ các định chế tài chính như Ngân Hàng Thế Giới, nhân hàng tư nhân, quỹ đầu tư nhà nước. World Bank thông báo kể từ 2019 sẽ ngưng tài trợ đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí, sẽ báo cáo hàng năm số lượng khí thải làm tăng nhiệt độ khí quyển. Biện pháp thứ hai là dành 4,5 tỷ đôla trong vòng ba năm để giúp 150 thành phố chống biến đổi khí hậu và thu hút vốn đầu tư

Công ty bảo hiểm Axa thông báo ngưng bảo hiểm cho các xí nghiệp khai thác than đá. Nhà tỷ phú Mỹ Bill Gates hứa đóng góp 350 triệu đôla để nghiên cứu nông nghiệp, giúp nông dân nghèo, đặc biệt là ở Châu Phi, thích nghi với hiện tượng biến đổi khí hậu. Cơ quan Phát triển Pháp AFD chọn bốn quốc gia bị đe dọa là đảo Maurice, Comores ở Ấn độ Dương, Tunisia và Niger ở Châu Phi, để trợ giúp đối phó với nạn xâm thực (biển hay sa mạc).

Ngoài quyết định bỏ nhiên liệu gây ô nhiễm, các định chế tài chính nhà nước và tư nhân còn dành ngân khoản quan trọng để giúp các đảo quốc bảo vệ bờ biển hay các nước nhiệt đới bảo vệ nguồn nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong bài phát biểu kết thúc hội nghị, cho rằng thượng đỉnh Paris đã giúp lấy lại phần nào thời gian chậm trễ trong cuộc chiến bảo vệ địa cầu. Ông thông báo thành lập diễn đàn "One Planet" trên mạng để thu nhận mọi sáng kiến và hy vọng thượng đỉnh "Vì một hành tinh" sẽ diễn ra mỗi năm.

Một chi tiết đáng được ghi nhận là phát biểu của diễn viên, cựu thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger khi trả lời một học sinh Pháp là liệu có thể lật ngược tình trạng hâm nóng địa cầu hay không ? "Terminator" dứt khoát là "được". Ông nói : " Muốn là được, các em hãy nhìn tấm gương thành công của tôi, của một thanh niên gốc Áo, ở Hollywood cũng như trên chính trường Mỹ".

Tú Anh

*******************

Bắc Cực ấm lên nhanh chóng : Một "điều bình thường mới" (RFI, 13/12/2017)

Đúng vào lúc mở ra hội nghị thượng đỉnh One Planet Summit tại Paris, ngày 12/12/2017, Cơ Quan Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Mỹ (NOAA) đã công bố phúc trình thường niên, với một lời cảnh báo về tốc độ tăng nhiệt độ nhanh chóng tại Bắc Cực. Theo bản báo cáo, đó là một hiện tượng đã trở thành một "điều bình thường mới", và băng tan sẽ gây ra những biến đổi môi trường tác động đến toàn địa cầu.

paris2

Một con gầu Bắc Cực tại quần đảo Svalbard, Bắc Băng Dương. Getty Images/E+/Dag SjAstrand

Bản báo cáo thường niên thẩm định rằng Bắc Cực đang trải qua một "giai đoạn chuyển đổi chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại", với nhiệt độ tăng nhanh gấp đôi so với các khu vực còn lại của hành tinh, làm cho mực nước biển dâng cao nhanh chóng, và khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan (như hạn hán, ngập lụt hay bão tố) diễn ra thường xuyên hơn.

Bản báo cáo mang tựa đề The Arctic Report Card ghi nhận là vào năm ngoái 2016, diện tích biển Bắc Cực mà băng bao phủ đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, trong lúc nhiệt độ tại đấy tăng lên mức cao thứ hai trong thời kỳ hiện đại.

Đối với 85 nhà khoa học tại 12 nước tham gia vào bản báo cáo của Cơ Quan Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Mỹ, điều đáng ngại là không có dấu hiệu nào cho thấy là tình trạng kể trên sẽ giảm bớt, khí hậu tại miền cực bắc địa cầu sẽ trở về thời kỳ băng giá hoàn toàn như nhiều thập kỷ trước, và có thể nói là hệ môi trường tại Bắc Cực đã đạt đến ngưỡng "bình thường mới".

Theo ông Jeremy Mathis, giám đốc Chương Trình Nghiên Cứu Bắc Cực của NOAA, đồng tác giả bản báo cáo, hệ quả của việc Bắc Cực tiếp tục ấm lên rất đáng ngại, vì những gì xẩy ra ở Bắc Cực không chỉ đóng khuôn trong khu vực đó, mà sẽ tác động đến đời sống con người ở mọi nơi trên Trái Đất.

Chuyên gia này giải thích là con người "sẽ phải sống chung với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, chí phí đắt hơn cho lương thực, thực phẩm, và phải xử lý tác động của việc số người tị nạn vì khí hậu gia tăng". Theo ông, những đợt giá lạnh bất thường, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại miền Tây nước Mỹ và những cơn bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico có thể đã bắt nguồn từ tình trạng tan băng ở Bắc Cực.

Đây là lần thứ 12 mà bản báo cáo về Bắc Cực được cơ quan NOOAA công bố, nhưng là lần đầu tiên kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức và tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris 2015, và mô tả tình trạng trái đất bị hâm nóng như là một "trò lừa bịp" của Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

******************

Biến đổi khí hậu : Nước Mỹ không đầu hàng dù Trump đã rút lui (RFI, 13/12/2017)

Dù tổng thống Trump đã quay lưng lại với thỏa thuận khí hậu Paris, cựu ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, nguyên thị trưởng thành phố New York, nhà tỷ phú Mike Bloomberg, thống đốc bang California, Jerry Brown… tại thượng đỉnh One Planet Summit đã thể hiện một cái nhìn khác của nước Mỹ về chống biến đồi khí hậu.

paris3

Tổng thống Pháp Macron đón tiếp ông Michael Bloomberg tại điện Elysée trước khi đến thượng đỉnh One Planet Summit ngày 12/12/2017. Reuters

Cựu thị trưởng của trung tâm tài chính Hoa Kỳ New York, ông Mike Bloomberg là người khởi xướng phong trào "America's Pledge" để nổ lực thực hiện thỏa thuận khí hậu Paris 2015. Tại thượng đỉnh One Planet Summit ngày 12/12/2017, ông nhấn mạnh các doanh nghiệp Mỹ "rất muốn giảm rủi ro về khí hậu, vì chính họ là những nạn nhân của hiện tượng đó. Sẽ không ai nghe theo những lời khuyên của chính quyền Trump, nếu như họ biết được là hiện tượng này có những tác động tai hại tới mức nào"

Nhà tỷ phú Bloomberg, chủ nhân hãng tin kinh tế mang tên ông, thông báo là tại Mỹ có tới 237 doanh nghiệp, kiểm soát tổng số vốn 6.300 tỷ đô la, đã cam kết thành động vì môi trường, đầu tư vào những lĩnh vực ít làm tổn hại tới thiên nhiên. Ông đã không quên chỉ trích tổng thống Trump, một tên tuổi khác trong câu lạc bộ các nhà tỷ phú New York. Theo ông, việc Trump rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận Paris càng khiến người Mỹ năng động hơn, quan tâm hơn tới môi trường.

Một giờ sau tuyên bố của Mike Bloomberg, đến lượt cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố đầu tư vào môi trường rất "tốt cho túi tiền của các doanh nhân". Phát biểu về vai trò của các thành phố và chính quyền địa phương trong nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, thống đốc bang California, Jerry Brown mở đầu bài phát biểu bằng tiếng báo động "khi hàng trăm ngôi nhà bị đốt cháy tại tiểu bang giàu có nhất của Hoa Kỳ, đừng ai nghĩ rằng thời tiết bị đảo lộn chỉ tác hại tới người nghèo, và nước Mỹ thì vẫn được bình yên".

Về phần ông vua tin học Bill Gates thì thông báo nâng khoản đóng góp từ 300 triệu lên thành 500 triệu đô la cho chương trình nghiên cứu về tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Rút quân khỏi Syria, Putin tìm lối thoát ngoại giao

Trong chuyến thăm chớp nhoáng căn cự quân sự Hmeimim ngày 11/12/2017, trên đường đến thăm Ai Cập, tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "đã quyết định rằng một phần lớn lực lượng được triển khai (tại Syria) trở về Nga". Ngày 14/03/2016, chủ nhân điện Kremlin đã phát biểu gần như nguyên văn tại Moskva và hai lần trong tháng 11, ông cũng tuyên bố chấm dứt các chiến dịch quân sự tại Syria.

syria1

Tổng thống Nga Vladimir Putin, bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu và tổng thống Syria Bashar al-Assad thăm căn cứ không quân Hmeimim, tỉnh Latakia, Syria, ngày 11/12/2017. Sputnik/Mikhail Klimentyev/Sputnik via Reuters

Với Le Monde, "Putin đang đẩy các quân cờ tại Trung Đông". Khi thăm chớp nhoáng căn cứ quân sự Hmeimim, tổng thống Nga muốn tự cho mình hưởng "chiến thắng" trước tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, trong khi liên quân Ả Rập-Kurdistan FDS, được liên quân quốc tế yểm trợ, mới là lực lượng chủ đạo trong những chiến thắng quân sự quan trọng.

Sau Syria, ông Putin đến Ai Cập. Chuyến công du ngoại giao tại Trung Đông cho phép tổng thống Nga trở thành trung tâm của chính trường quốc tế, trong khi đồng nhiệm Donald Trump đang gieo rắc rối ren trong nội bộ các đối tác của Hoa Kỳ.

Moskva tính đến việc tranh thủ vai trò của Nga tại Syria để đảm bảo sự hiện diện ở nơi khác, như tại Ai Cập, một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ. Thậm chí, một thỏa thuận nguyên tắc đã được hai bên ký kết để máy bay Nga được phép sử dụng không phận và các căn cứ của Ai Cập, theo thông tin được nhật báo New York Times đăng ngày 30/11.

Trong một bài viết khác, Le Monde nhận định : "Moskva đang tìm một lối thoát ngoại giao trên hồ sơ Syria". Phát biểu trước tổng thống Syria Bachar al-Assad tại căn cứ Hmeimim, tổng thống Putin cho rằng "các điều kiện đã tụ hợp cho quá trình giải quyết chính trị (cuộc xung đột) dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc". Cùng ngày với lời tuyên bố của ông chủ điện Kremlin, phái đoàn của chế độ al-Assad trở lại bàn đàm phán tại Genève với các phe đối lập, sau một tuần đơn phương rút khỏi vòng đàm phán thứ 8 về Syria do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

"Chính Moskva đã buộc (phái đoàn Syria) trở lại bàn đàm phán", theo tiết lộ của một nhà ngoại giao phương Tây, vì Kremlin mới là người làm chủ cuộc chơi. Nhưng Nga biết cũng cần đến Liên Hiệp Quốc để đẩy những quân cờ và bảo vệ lợi ích của mình tại Syria. "Chỉ Genève mới có tính chính đáng và chỉ Genève mới tiến hành được cứu trợ quốc tế hàng loạt cần thiết để khôi phục đất nước", theo nhận định của nhóm làm việc của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura. Số tiền cần thiết để tái xây dựng Syria được thẩm định từ 250 đến 400 tỉ euro. Nga, với GDP còn thấp hơn cả Ý, không có đủ phương tiện để giúp đỡ.

Moskva cũng muốn cạnh tranh vai trò trung gian khi đứng ra bảo trợ, cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, "tiến trình Astana" đàm phán giữa các bên tham chiến tại Syria. Việc thành lập bốn "khu vực giảm căng thẳng" là một thành công, nhưng Nga cũng bị rơi vào chiếc vòng luẩn quẩn trong việc hoà giải điều không hoà giải được.

Tổng thống Putin nhắc lại Moskva "chỉ muốn cổ xúy  Genève" trong bối cảnh Nga đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các cuộc đàm phán. Pháp và Mỹ cũng ủng hộ tiến trình của Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Nga có mọi lá bài quan trọng trong tay. "Vấn đề giờ là xem Nga sẵn sàng đi đến đâu trong việc thay đổi lãnh đạo mà vẫn giữ được cơ cấu của hệ thống", như phát biểu của một nhà ngoại giao. Nhưng Nga cũng có nguy cơ đối mặt với Iran, một vị cứu tinh khác của tổng thống Assad, cũng tìm cách bảo vệ nhiều căn cứ của họ trên lãnh thổ Syria và duy trì ảnh hưởng trên chế độ Damascus, cũng như sự tiếp tục duy trì sự hiện diện này với đồng minh được bảo trợ Hezbollah Lebaon.

Romania : Sự độc lập của ngành tư pháp lâm nguy

Ngày 07/12/2017, một trong ba dự luật cải cách tư pháp Romania đã được Hạ Viện thông qua, bất chấp phản đối của phe đối lập. Hai dự luật còn lại sẽ được thông qua từ giờ đến cuối tháng.

Nhật báo Le Monde nhận định "Độc lập của ngành tư pháp Romania đang lâm nguy" vì "các dự thảo luật nhằm xem xét lại tính độc lập của các thẩm phán và biện lý" được thông qua quá khẩn cấp, theo nhận định với Le Monde của bà Laura Codruta Kovesi, một biện lý viện kiểm sát chống tham nhũng (DNA-Direcția Națională Anticorupție-National Anticorruption Directorate). Phe đối lập, một bộ phận quan tòa, ngành ngoại giao Mỹ và Hội Đồng Châu Âu cùng lên án các dự thảo luật là nhằm làm suy yếu cuộc chiến chống nạn tham nhũng tại Romania.

Người đứng sau những dự thảo luật này không ai khác là ông Dragnea, chủ tịch Hạ Viện. Quan chức này từng bị kết án vào năm 2016 vì gian lận bầu cử và có liên quan đến hai vụ biển thủ công quỹ đang bị điều tra. Vì vậy, "ông Dragnea sợ mất tự do và muốn nhẹ nhàng nhúng tay vào ngành tư pháp để gây ảnh hưởng đến các quyết định của tòa", theo đánh giá của cựu thủ tướng Romania Dacian Ciolos.

Romania có nguy cơ "trở lại thời kỳ mà các biện lý đều sợ sệt và nhận được lệnh nhắm mắt làm ngơ với những hồ sơ nhạy cảm". Romania cũng "đang hất tung những gì chúng tôi khó khăn gây dựng được từ 20 năm nay".

Từ khi Romania gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, Viện Kiểm Sát chống tham nhũng của nước này đã kết án và tống giam vài trăm dân biểu ở mọi cấp, trong đó có cựu thủ tướng Adrian Nastase. Chỉ riêng năm 2015, một phần ba các chủ tịch hội đồng tỉnh đã bị truy tố. Thành tích có một không hai ở trong khu vực là niềm tự hào của Romania, nhưng cũng khiến một bộ phận chính trị gia lo sợ.

Các dự luật mới sẽ chỉ được ban hành vào mùa xuân 2018, sau khi những văn bản khác hết hiệu lực. Cựu thủ tướng Romania Ciolos hy vọng sẽ có một cuộc tuần hành lớn hơn để phản đối.

Tổ chức Thương Mại Thế Giới còn hiệu quả ?

Họp tại Buenos Aires (Argentina) đến ngày 13/12/2017, Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO đang phải đối mặt với những bất đồng nội bộ tác động đến sự trường tồn của tổ chức này. Ngoài ra, WTO đang bị chính quyền Donald Trump chỉ trích gay gắt vì thiên vị và không hiệu quả. Washington tỏ ra mạnh tay khi quyết định không cử đại diện mới tại tổ chức hiện đang có nguy cơ bị tê liệt.

Theo bài xã luận của Le Monde, khó khăn của Tổ chức Thương Mại Thế Giới không phải chỉ mới xuất hiện từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ, mà có từ năm 1995 khi, Thỏa thuận chung về Thuế khóa và Thương mại (GATT) trở thành WTO cũng với nhiều bất đồng nội bộ : Các thành viên không đạt được một thỏa thuận khung của vòng đàm phán Doha, được bắt đầu vào năm 2001. Ông Roberto Azevedo, người Brazil, chủ tịch WTO từ 2013, chỉ ký những thỏa thuận tối thiểu, lại càng cho thấy Tổ chức Thương Mại Thế Giới phải cấp tốc tìm lại tham vọng.

Sự bất lực hiện này còn do một phần lớn ở sự lỗi thời của một bộ khung được ấn định từ đầu thập niên 1990. Nhưng thế giới thay đổi sâu sắc từ thời điểm đó, khi Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil còn chưa trở thành cường quốc, còn hiện giờ đang cạnh tranh với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Cả Washington và Bruxelles khó lòng chấp nhận tiếp tục để những quốc gia đó được hưởng lợi thế thương mại như khi còn thuộc "thế giới thứ ba".

Chính vì vậy, những lời chỉ trích của tổng thống Mỹ, dù nhằm bảo vệ chính sách bảo hộ của Mỹ, nhưng cũng là cơ hội để WTO xem xét lại hệ thống. Nếu không, tổng thống Mỹ có lẽ có lý khi cho rằng WTO là một tổ chức lỗi thời.

Pháp tăng cường ủng hộ lực lượng G5 chống khủng bố tại Sahel

Pháp đang nghiên cứu giảm bớt lực lượng trong chiến dịch Chammal được triển khai tại Irak và Syria sau khi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo bị thất thủ. Tuy nhiên, gần 5 năm có mặt tại Mali và vùng hoang mạc Sahel, quân đội Pháp vẫn chưa giúp đẩy lui được lực lượng khủng bố trong vùng, trong khi chiến dịch Barkhan tiêu tốn của Pháp mỗi ngày hơn 1 triệu euro.

Các nhật báo Le FigaroLes Echos cho biết tổng thống Pháp tổ chức họp thượng đỉnh ngày 13/12/2017 tại ngoại ô Paris, với sự tham gia của thủ tướng Đức Angela Merkel. Chủ đề chính là nguồn ngân sách cho lực lượng quân sự của năm nước G5 (Mauritanie, Mali, Burkina Faso, Niger và Tchad).

Theo Le Figaro, tổng ngân sách cho các chiến dịch là 250 triệu euro, trong đó Pháp đóng góp 8 triệu euro bằng trang thiết bị, mỗi nước trong G5 đóng góp 10 triệu, Liên Hiệp Châu Âu hứa 50 triệu và có thể thêm 30 triệu euro, Saudi Arabia có thể đóng góp 100 triệu đô la, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hứa một khoản tiền đáng kể.

Trang nhất các nhật báo

Trang nhất của Le FigaroLibération đề cập đến dự án xây sân bay mới Notre-Dame-des-Landes thay thế cho sân bay Nantes Atlantique bị quá tải. Dự án đầy tranh cãi này bị trì hoãn nhiều năm vì làn sóng phản đối gay gắt. Chính phủ Pháp quyết định sẽ đưa ta câu trả lời vào tháng 01/2018 sau khi nghiên cứu báo cáo của một nhóm chuyên gia được trình lên chính phủ ngày 13/12.

"Macron : "Một cú sốc" để cứu hành tinh" là hàng tựa trên trang nhất của Le Monde. Trả lời phỏng vấn của Le Monde, tổng thống Pháp báo động về tình trạng khí hậu ngày càng xuống cấp, kêu gọi ngừng khai thác nhiên liệu hóa thạch trên quy mô thế giới và hướng tới nguồn tài chính của cả lĩnh vực công và tư để phát triển nhiên liệu sạch.

Chỉ riêng nhật báo La Croix đề cập đến thời sự quốc tế trên trang nhất : "Aleppo, một năm sau". Chế độ Damas giành lại thành phố từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo sau một trận chiến dữ dội. Nhật báo công giáo nhận định thành phố đang dần lấy lại nhịp sống bình thường. Les Echos quan tâm đến "Bàn tay sắt trong việc đánh thuế các hợp đồng ngắn hạn".

Thu Hằng

Published in Quốc tế