Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Syria cảnh báo lực lượng Kurdistan về nguy cơ bị Mỹ bỏ rơi (RFI, 18/02/2019)

Tuyên bố trên đài truyền hình hôm 17/02/2019, tổng thống Bashar al-Assad xác định cuộc chiến Syria chưa kết thúc. Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút quân khỏi Syria, Damas cảnh báo lực lượng Kurdistan hiện đang chiến đấu chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo là sẽ không được Mỹ bảo vệ.

trungdong1

Tổng thống Syria Bachar al-Assad nói chuyện với các dân biểu địa phương tại Damas. Ảnh ngày 17/02/2019. SANA/Handout via Reuters

Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh phụ trách khu vực, phân tích :

Nói chuyện với các đại biểu dân cử địa phương đến từ nhiều tỉnh của Syria, tổng thống Bashar al-Assad cho rằng đất nước Syria hiện đang phải đối phó với bốn loại chiến tranh : Quân sự, kinh tế, tin học và bài trừ tham nhũng.

Trong một thông điệp gởi đến người Kurdistan mà ông không nêu tên, tổng thống Syria đã khuyên họ không nên đặt cược vào khả năng Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ họ. Đối với ông Bashar al-Assad, chỉ có Nhà nước Syria mới có thể mang lại an ninh và hòa bình cho họ.

Tổng thống Syria đã tung ra những lời chỉ trích gay gắt đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mà ông gọi là người anh em Hồi giáo. Theo Bashar al-Assad, ông Recep Tayyip Erdogan chỉ là nhân viên tép riu của Mỹ, và ông ta đã lậy lục Mỹ để được Washington cho phép tiến vào miền bắc Syria. Nhân vật lãnh đạo Syria đã nói về việc chia cắt đất nước và khu vực Cận Đông, cho rằng kế hoạch đó không có gì là mới.

Tuyên bố của tổng thống Syria được đưa ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ, trong thời gian gần đây, loan báo ý định thiết lập một vùng an toàn tại biên giới rộng 30 km ngay trên lãnh thổ Syria.

Trong lời nhắn nhủ người dân miền đông bắc Syria, đang nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng dân quân Kurdistan nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ nhòm ngó, Bashar al-Assad khẳng định : Nếu chưa sẵn sàng bảo vệ đất nước, thì quý vị sẽ chẳng là gì khác ngoài việc là nô lệ cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Lời chiêu dụ lực lượng Kurdistan của Damas được đưa ra đồng thời với lời mời mọc của Nga, cũng muốn có sự hợp tác của người Kurdistan. Hoa Kỳ đã lập tức có phản ứng. Vào hôm qua, tướng Paul LaCamera, tư lệnh liên minh chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria đã lên tiếng cảnh cáo : Mỹ sẽ ngừng mọi trợ giúp cho Lực Lượng Dân Chủ Syria (SDF) nếu họ liên minh với lực lượng của Bashar al-Assad hoặc Nga.

Trọng Nghĩa

*****************

Iran khai trương tầu ngầm mới có trang bị tên lửa hành trình (RFI, 18/02/2019)

Trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ, các nước vùng Vịnh và Israel vẫn chưa hạ nhiệt, quân đội Iran ngày Chủ Nhật 17/02/2019 đã trình làng một tầu ngầm mới có khả năng bắn tên lửa hành trình.

trungdong2

Tổng thống Hassan Rohani dự lễ hạ thủy tầu ngầm Fateh tại căn cứ Bandar-Abbas. Ngày 17/02/2019.HO / Iranian Presidency / AFP

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường thuật :

"Chiếc tầu ngầm mới, mang tên Fateh, theo tiếng Ba Tư có nghĩa là ʺngười chinh phụcʺ, là chiếc tầu ngầm hạng trung đầu tiên của hạm đội hải quân Iran, có tải trọng 600 tấn.

Theo chính quyền Teheran, chiếc tầu này được đóng hoàn toàn ở trong nước và có khả năng bắn các tên lửa hành trình cũng như là phóng ngư lôi. Khả năng hoạt động độc lập sâu dưới biển là 35 ngày.

Chiếc tầu này đã gia nhập đội tầu chiến Iran nhân buổi lễ khai trương trước sự hiện diện của tổng thống Hassan Rohani tại cảng Bandar Abbas, nằm trong vùng Vịnh Ba Tư. Fateh tham gia vào đội tầu ngầm bỏ túi và tầu ngầm hạng nặng mà Iran mua của Nga.

Tổng thống Rohani khẳng định rằng sức mạnh quân sự của Iran là nhằm bảo vệ các lợi ích của đất nước chứ không phải để tấn công các nước khác. Cách nay vài tuần, Teheran đã trình làng hai loại tên lửa mới có tầm bắn 1.000 và 1.300 km, bổ sung vào kho khí tài của đất nước, nhất là kho vũ khí tên lửa đạn đạo.

Năng lực quân sự của Iran, đặc biệt chương trình tên lửa đạn đạo đã bị nhiều nước trong khu vực cũng như cả Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu phản đối. Washington và Paris đã yêu cầu Teheran từ bỏ phát triển chương trình đạn đạo, điều mà chính quyền Iran từ chối.

Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif, từ Munich khẳng định Teheran sẽ phải phát triển năng lực quân sự trong một khu vực mà nhiều nước khác không ngừng trang bị vũ khí. Nhất là ông không loại trừ khả năng một cuộc đối đầu giữa Iran và Israel".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Mỹ trừng phạt Iran : Đức cảnh báo gia tăng bất ổn tại Trung Đông (RFI, 08/08/2018)

Hôm 08/08/2018, một ngày sau khi Washington tái áp đặt các trừng phạt kinh tế đối với Iran, nhằm ngăn chặn tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Tehran tại Trung Đông, ngoại trưởng Đức lên tiếng cảnh báo, quyết định của Mỹ có thể có tác dụng ngược, khiến tình hình khu vực này thêm trầm trọng hơn.

trungdong1

Hình vẽ chống Mỹ trên một bức tường ở thủ đô Tehran, Iran. Ảnh chụp ngày 13/10/2017.Nazanin Tabatabaee Yazdi/TIMA via Reuters

Trả lời báo chí địa phương, ngoại trưởng Đức Heiko Maas báo động với tổng thống Mỹ là : "Việc cô lập Iran có thể tạo thuận lợi cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thế lực cực đoan". Lãnh đạo ngoại giao Đức nhắc đến Irak và Libya như các bài học nhãn tiền cho thấy, nếu Iran rơi vào hỗn loạn, tình hình của khu vực vốn đã bất ổn này lại càng thêm bất ổn hơn.

Theo ngoại trưởng Heiko Maas, quan điểm của Berlin là từ bỏ hiệp định về hạt nhân với Iran (đạt được năm 2015) "là một sai lầm". Dù thỏa thuận này có nhiều điều bất cập, nhưng có được thỏa thuận này rõ ràng còn hơn không.

Nhiều công ty lớn Châu Âu rút lui

Trước việc Mỹ tái áp đặt trừng phạt, Đức cùng các đối tác Châu Âu khác như Pháp và Anh, kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục hợp tác với Iran, và hứa hẹn có các biện pháp để giảm nhẹ các hậu quả, đặc biệt với việc tái áp dụng "luật ngăn chặn trừng phạt", cho phép các doanh nghiệp Châu Âu kiện những đối tượng, định chế gây thiệt hại cho họ, do thực thi trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn Châu Âu, như các công ty Pháp Total hay PSA và Renault, đã quyết định rút khỏi thị trường Iran, để tránh bị vạ lây. Hôm qua, đến lượt tập đoàn xe hơi Đức Daimler tuyên bố ra đi.

Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :

Daimler từng dự kiến sản xuất và bán xe tải Mercedes tại Iran trong khuôn khổ một kế hoạch hợp tác với nhiều doanh nghiệp địa phương. Nhà chế tạo xe hơi Đức - từng làm việc tại Iran trong vòng 50 năm, cho đến 2010 - nêu lý do tình hình kinh tế Iran và thị trường xe hơi nước này tiến triển ít thuận lợi để lấy cớ rút khỏi quốc gia này.

Nhiều doanh nghiệp lớn khác của Đức rút khỏi Iran do sợ các trừng phạt của Mỹ. Đây là trường hợp của hãng Adidas, từng ký một hợp đồng với Liên đoàn bóng đá Iran hồi năm ngoái. Còn tổng giám đốc của Siemens mới đây đã đưa ra các số liệu để chứng minh tầm quan trọng của thị trường Mỹ : 60.000 nhân viên của hãng làm việc tại Mỹ, với 24 tỉ đô la doanh thu, so với 600 triệu ở Iran.

Theo Phòng Thương Mại Đức - Iran, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức có thể sẽ không thay đổi chiến lược, nếu các doanh nghiệp này không làm ăn tại Mỹ. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp lĩnh vực máy công cụ.

Hàng hóa xuất khẩu Đức sang Iran tăng 16% trong năm ngoái. Tuy số hàng này chỉ chiếm 0,2% trong toàn bộ xuất khẩu của Đức, nhưng nước vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của Iran. Hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trong những năm 1970, Iran từng là đối tác kinh tế thứ hai của Đức ở ngoài Châu Âu, sau Hoa Kỳ.

Trọng Thành

****************

Saudi Arabia làm căng với bên ngoài để ổn định bên trong ? (RFI, 08/08/2018)

Thái độ cứng rắn bất ngờ của chính quyền Saudi Arabia với Canada trong những ngày qua đã làm cho không ít nhà quan sát ngạc nhiên. Thế nhưng động thái gây căng thẳng này của chế độ Ryad dưới quyền điều hành của thái tử Mohammed ben Salmane được cho là nhắm vào đối nội, tăng cường uy tín trong nước của thái tử vào lúc nhân vật này đang cho tiến hành những biện pháp cải tổ đầy rủi ro vì đụng chạm tới thành phần bảo thủ còn rất mạnh ở vương quốc này.

trungdong2

Thái tử Vương Quốc Saudi Arabia Mohammed benn Salmane tại thượng đỉnh Liên Đoàn Ả Rập ở Dhahran 15/04/2018. BANDAR AL-JALOUD / Saudi Royal Palace / AFP

Điều đầu tiên thu hút sự chú ý trong cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay giữa Ryad và Ottawa là tính chất dữ dội khác thường của các phản ứng từ phía Saudi Arabia, nhằm trả đũa một sự kiện về bản chất chỉ là một tin nhắn twitter của đại sứ Canada tại Ryad, bày tỏ thái độ "quan ngại sâu sắc" trước việc có thêm một số nhà hoạt động nhân quyền Saudi Arabia bị chính quyền bắt giữ.

Ngay sau khi tin nhắn được tung ra, Ryad đã ra lệnh trục xuất đại sứ Canada, triệu hồi đại sứ của mình về nước, đình chỉ giao thương với Canada, đình chỉ các chuyến bay của hảng hàng không Saudi Arabia đến Toronto, cắt học bổng đại học cho sinh viên đang học ở Canada và sẽ chuyển hàng ngàn sinh viên Saudi Arabia qua học ở nước khác…

Theo hãng tin Pháp AFP, chuyên gia James Dorsey thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore : "Đó rõ ràng là một cố gắng nhằm hù dọa các nước (ngoài) để giảm thiểu những lời chỉ trích Saudi Arabia".

Theo ghi nhận của AFP, đây không phải là lần đầu tiên mà chính quyền Ryad gây căng thẳng với nước ngoài khi bị chỉ trích.

Vào tháng 3 năm 2015, Saudi Arabia đã triệu hồi đại sứ tại Stockholm về nước để phản đối việc Thụy Điển chỉ trích về tình trạng nhân quyền ở Saudi Arabia.

Vào đầu năm 2018 này, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, Ryad cũng đã giảm hẳn quan hệ với các công ty Đức sau một cuộc tranh cãi ngoại giao với Berlin, xuất phát từ việc ngoại trưởng Đức trước đó đã cho rằng xứ Liban là con "chốt" trong tay Saudi Arabia, sau khi thủ tướng Liban Saad Hariri bất ngờ tuyên bố từ chức trong chuyến thăm Ryad.

Ông Khalil Harb, một chuyên gia về các vấn đề vùng Vịnh, ghi nhận là trong lịch sử của mình, Saudi Arabia thường có một đường lối ngoại giao rất kín đáo, thận trọng. Do vậy, phản ứng "hung hăng và táo bạo" đối với Canada có thể minh họa cho một chính sách mới do thái tử Mohammed ben Salmane chủ trương.

Một trong những thành tố của chính sách này là chủ nghĩa dân tộc cao độ, như đã được ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir nhắc lại hôm 06/08 vừa qua, theo đó, nước ông "từ chối mọi hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của mình và sẽ xử lý mọi sự can thiệp một cách kiên quyết".

Chuyên gia Kristin Diwan thuộc viện nghiên cứu các Quốc Gia Vùng Vịnh tại Washington nhận định rằng cuộc khủng hoảng với Canada là một ví dụ về "chủ nghĩa dân tộc cao độ đang phát triển tại Saudi Arabia, vốn chủ trương bảo vệ mạnh mẽ chủ quyền thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào các nước" dám chỉ trích Ryad.

Tuy nhiên, những người ủng hộ thái tử Saudi Arabia cho rằng ông chỉ tìm cách tránh những rắc rối có thể tác hại đến kế hoạch cải cách xã hội và kinh tế mà ông đề ra, vốn đang vấp phải cản lực từ nhiều giới cực kỳ bảo thủ tại vương quốc này.

Vị thái tử trẻ tuổi - năm nay chỉ mới 32 tuổi - đã cho áp dụng một loạt biện pháp cải cách ở một đất nước mà một nửa dân số dưới 25 tuổi. Nổi bật nhất là quyết định hủy bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe chẳng hạn.

Bà Najah al Otaibi, chuyên gia phân tích tại Hiệp Hội Arabia Foundation, thân chính quyền Ryad, khẳng định : "Thái tử muốn thay đổi, nhưng không muốn bị nước khác hướng dẫn, và cũng không muốn thay đổi quá nhanh chóng gây nên xung đột trong vương quốc".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Người Palestine bị bỏ rơi, nhân phẩm bị khinh rẻ

Bạo lực đẫm máu và nguy cơ xung đột võ trang tại Trung Đông, tương lai bất trắc của hiệp định hạt nhân Iran, chiếc cầu "thống nhất" của Putin tại Crimea, một trang sử mới ở Malaysia là một số chủ đề chính trên báo chí Pháp ngày thứ Tư 16/05/2018.

palestine1

Một cảnh ở giải Gaza, Palestine, ngày 14/05/2018. Reuters/Mohammed Salem

Hai ngày sau vụ xung đột đẫm máu tại Gaza mà một bên gọi là "đàn áp" và bên kia gọi là "tự vệ", Israel tiếp tục là mục tiêu tấn công của báo chí Pháp :

Lễ mừng tại Jerusalem, biển máu tại Gaza, tựa của Le Monde. Hòa bình tại Trung Đông còn chút hy vọng nào không ? La Croix đặt câu hỏi. Les Echos lo ngại chiến tranh xảy ra giữa quân đội Israel và Hamas vì chiến lược khiêu khích của tổ chức Palestine này. Đây cũng là nhận định của Libération trong bài "Tang lễ sau cuộc hy sinh của tuổi trẻ", trong khi Le FigaroLe Monde dường như không chia sẻ ý kiến này của đồng nghiệp cánh tả.

Trong bài xã luận "Người Palestine bị bỏ rơi và tước đoạt nhân phẩm", Le Monde nhận định "1,9 triệu dân Palestine bị phong tỏa trong dải Gaza từ 10 năm nay, họ sống trong nghèo đói và ba cuộc chiến tranh, bị cộng đồng quốc tế lơ là, bị Cơ quan quyền lực Palestine bỏ mặc, thì đâu cần Hamas xúi giục người Palestine mới xuống đường tranh đấu. Họ lao vào hàng rào kẽm gai, vì điên cuồng, vì ảo vọng tìm về quê hương bị chiếm đóng". Ngày "thứ Hai đen", theo Le Monde, đã phản ảnh thực trạng là gần như hầu hết giới chính trị Israel, tả cũng như hữu, tước đoạt nhân phẩm của thường dân Palestine, xem họ là "cảm tình viên của Hamas" trong khi chiến dịch "hành trình về quê hương" chứng tỏ người Palestine đã chọn con đường tranh đấu bất bạo động, chống khủng bố và vũ lực. Không thấy diễn tiến này là điều nguy hiểm.

Món quà tẩm độc của Washington

Nguy hiểm cho khu vực và cho cả Israel, bởi vì, theo Le Monde, sự kiện chính quyền Donald Trump ủng hộ chính sách của đảng cánh hữu Likud không phải là một món quà của Washington tặng cho Israel như một số người Israel lầm tưởng.

Chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem, khích lệ thủ tướng Netanyahu trong men say chiến tranh ngạo mạn, và tạo ảo tưởng quốc gia non trẻ này được Mỹ ủng hộ, trong khi trên thực tế, Israel bị cô lập hơn bao giờ hết trên trường quốc tế. Không một ai bị ru ngủ vì kế hoạch hòa bình Israel-Palestine do tổng thống Mỹ đề xướng. Thế mà, nếu không có viễn ảnh hòa bình, Israel sẽ sống trong nỗi sợ triền miên.

Trong khi đó, Le Figaro, trong bài "sau cơn bão, Gaza an táng người chết", cho biết sau ngày thứ hai đẫm máu với ít nhất 60 người Palestine thiệt mạng, cuộc biểu tình ngày hôm sau có vẻ yếu đi. Tuy nhiên, một bà mẹ Palestine cảnh báo : "Những người trẻ này chỉ đòi hỏi những quyền chính đáng và với sự hy sinh tột đỉnh này, một ngày nào đó, nếu Thượng đế chấp thuận, thì chúng tôi sẽ làm cho Israel lùi bước". Cũng theo Le Figaro, cho dù quân đội Israel lên án Hamas chỉ đạo các cuộc biểu tình ở ranh giới và nhận diện được "24 thành viên Hamas" trong số 61 người chết hôm thứ hai, thì một cán bộ chỉ huy của Hamas khẳng định "nhiều chiến binh đã chấp nhận buông súng để tranh đấu ôn hoà. Giờ đến lượt cộng đồng quốc tế phải lãnh trách nhiệm".

Les Echos dường như không cùng quan điểm này. Nhật báo kinh tế cho rằng Hamas do bị yếu dần, nên tiến hành một chiến thuật mới, "thuê đàn bà, con nít" lao vào hàng rào kẽm gai. Hamas phải đổi chiến thuật từ khi Israel bố trí hệ thống "vòm thép" chống tên lửa từ Gaza cũng như phá hủy được nhiều địa đạo của Hamas, xây thêm bức tường chận xâm nhập cao 6 mét. Về chính trị, Hamas không hòa giải được với Mặt Trận Fatah của chủ tịch Mahmoud Abbas. Do vậy, tổ chức Hồi Giáo này mất dần hậu thuẫn trong khối Ả Rập trừ Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trên nhật báo cảnh tả Libération, một số thanh niên ở Gaza không tham gia chiến dịch "hành trình về quê hương" cho biết ý kiến như sau : lãnh đạo Hamas là những "kẻ lợi dụng" đưa dân chúng vào chỗ tự sát tập thể. Mạng người quí hơn là một mẩu dây kẽm gai. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, trước tương lai bế tắc, xuống đường thách thức súng đạn là một cách biểu lộ hành động sống tự do.

"Iran và Châu Âu bảo vệ hiệp định hạt nhân"

Gaza không phải là hồ sơ nóng duy nhất tại Trung Cận Đông. Với tựa "Tehran và Châu Âu đồng thuận cứu hiệp định hạt nhân", Les Echos giúp độc giả tìm hiểu nỗ lực của Bruxelles qua cuộc tiếp xúc giữa ngoại trưởng Iran với ba đồng nhiệm Anh, Đức, Pháp ngày hôm qua.

Theo nhật báo kinh tế, Liên Hiệp Châu Âu chờ đợi Iran chấp nhận một số nhượng bộ để đánh tan mối nghi ngờ về chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran. Nhưng mối ưu tư chính vẫn là làm cách nào bảo vệ quyền lợi kinh tế của giới doanh nghiệp Châu Âu trong trường hợp Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt mới, hệ quả của quyết định của Mỹ hủy bỏ hiệp định hạt nhân ký với Iran năm 2015 : Các công ty Pháp kỳ vọng nhưng giới chính trị không có đủ thời giờ và phương tiện để bảo vệ doanh nghiệp.

Cùng nhận định, Le Figaro báo động : Châu Âu tìm cách tự vệ trước sức ép của Mỹ. Trong cuộc hội thảo ngày hôm qua tại bộ kinh tế Pháp, bộ trưởng kinh tế Bruno Lemaire và đồng nghiệp bộ ngoại giao Jean-Yves Le Drian cam kết với 60 doanh nghiệp lớn có quan hệ với Iran là sẽ làm mọi cách để bảo vệ họ bằng những "kênh tài chính độc lập với đô la" nằm ngoài thẩm quyền của tư pháp Mỹ.

Trước câu hỏi : Liệu Châu Âu có lách được lệnh trừng phạt của Mỹ, nhật báo La Croix nhận định là cần phải có sự hợp sức của toàn Liên Hiệp. Nếu không có nỗ lực chung này thì các doanh nghiệp vì đơn độc sẽ rơi vào trạng thái "tê cóng" trước đe dọa của Mỹ.

Trong mọi trường hợp, tương lai kinh tế thế giới đang bị một đám mây đe dọa : tình trạng dầu hỏa tăng giá đã trở lại vì khủng hoảng Iran. Giá xăng bán lẻ sẽ tiếp tục lên và cản trở đà tăng trưởng của kinh tế Pháp, theo Le Figaro.

Nhật báo cánh hữu cũng dành một bài khá dài về "chuyện chiếc cầu chính thức hóa việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea mà tổng thống Nga long trọng khánh thành ngày hôm qua. Bất lực trước các biện pháp lấy thịt đè người của láng giềng, tổng thống Ukriana Petro Porochenko tìm ra một câu khôi hài đen : "Bề gì thì quân xâm lược Nga cũng cần một cây cầu khi phải khẩn cấp rút chạy".

"Malaysia mở trang sử mới với nhà độc tài cũ"

Thời sự Châu Á duy nhất trên trang quốc tế của Le Figaro là "Bình Nhưỡng đe dọa đình chỉ thượng đỉnh với Donald Trump" sau khi thông báo "hủy bỏ một cuộc họp với Seoul" về hồ sơ phi hạt nhân hóa. Trong khi đó, sự kiện cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad, 92 tuổi trở lại chính trường sau 16 năm ở ẩn, được La Croix và Le Monde phân tích rộng rãi.

Theo La Croix, người dân Malaysia rất mong chờ những thay đổi lớn tại quốc gia Đông Nam Á này từ khi đối lập chiến thắng bất ngờ vào ngày 09 tháng 05. Họ đặt niềm tin và khả năng của cựu thủ tướng "từ độc tài chuyển đổi qua cấp tiến» giải quyết tệ nạn tham nhũng triền miên và chia rẽ giữa các cộng đồng sắc tộc.

Chống tham nhũng cũng là mục tiêu số một mà Le Monde, cũng như đồng nghiệp La Croix, cho rằng "nhà độc tài hối cải" đã cam kết với dân chúng. Mahathir Mohamad, 92 tuổi, đánh bại Najib Razak, nhân vật mà cách nay 16 năm lên thay ông ở ghế thủ tướng, là một "bước ngoặt" trong lịch sử Malaysia. Theo phân tích của Le Monde, tân thủ tướng đã ra lệnh cấm thủ tướng vừa mãn nhiệm, rời Malaysia và loan báo "một số quan chức cao cấp sẽ bị trừng phạt" vì đã đồng loã tham ô với vợ chồng Najib Razak mà tổng số tiền biển thủ lên đến gần một tỷ đô la. Cách chức Tổng chưởng lý Apandi Ali, người đã "minh oan" cho Najib Razak, có lẽ là phát pháo đầu tiên.

Chiến thắng của Mahathir Mohamad và đối lập Malaysia, theo Le Monde, có thể xem là một cuộc cách mạng. Tân bộ trưởng tài chính Lim Guan Eng, là người gốc Hoa đầu tiên, được bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng này, kể từ 40 năm qua tại Malaysia. Điều lý thú là nhà đối lập Lim Guan Eng từng bị ngồi tù hai lần dưới thời thủ tướng Mahathir Mohamad nắm quyền trước đây.

Mahathir Mohamad từng nổi danh là một nhà lãnh đạo độc đoán, bịt miệng báo chí và trấn áp đối lập bằng guồng máy tư pháp. Một phó thủ tướng của ông là Anwar Ibrahim bị truy tố ra tòa với những bản án dàn dựng. Thân phụ của tân bộ trưởng tại chính Lim Guan Eng, nhà lãnh đạo đối lập Lim Kit Suang, dự đoán với một nụ cười : Ở tuổi 92, ông ấy đã đổi mới. Được báo chí đặt câu hỏi, thủ tướng Malaysia tâm sự : ông sẽ rời chức vụ trong một hoặc hai năm tới đây. Có lẽ đây là thời để chuẩn bị chuyển giao trọng trách lãnh đạo quốc gia cho cựu phó thủ tướng Anwar Ibrahim, một nạn nhân cũ và cũng vừa được ân xá.

Le Monde tin rằng theo dõi Malaysia chuyển mình dân chủ hóa trong thời gian tới đây là điều rất lý thú.

Cần cấm nhập khẩu ếch nhái Châu Á

Xin kết thúc mục điểm báo hôm nay với hai thông tin khoa học trên Le Monde : Các máy điều hòa không khí làm tăng nhiệt độ bầu khí quyển. Dịch ếch nhái bị chết hàng loạt trên thế giới phát xuất từ bán đảo Triều Tiên. Cuộc điều tra của giới khoa học được mô tả là gay go không kém gì thám tử điều tra hình sự. Thủ phạm là một loài nấm độc có tên khoa học là "Bd" hay Batrachochytrium dendrobatidis, xuất phát từ bán đảo Triều Tiên trước khi đổi "gen" và lan khắp địa cầu trong suốt thế kỷ 20. Đồng lõa là các chuyến tàu chở hàng hóa đi khắp bốn phương. Nhận diện được thủ phạm và đồng lõa gây bệnh diệt chủng loài ếch nhái, các nhà khoa học kêu gọi ngưng nhập cảng ếch, cóc nhái từ Châu Á.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Israel đồng loạt oanh kích 50 vị trí của lực lượng Iran ở Syria (RFI, 10/05/2018)

Trong đêm hôm 09/05 rạng sáng hôm 10/05/2018, quân đội Israel đã bắn hỏa tiễn vào toàn bộ các vị trí của lực lượng Iran al-Qods tại Syria, lấy lý do là lực lượng Iran đã pháo kích vào khu vực Israel chiếm đóng ở cao nguyên Golan, vùng biên giới với Israel. Nhiều tiếng nổ đã được nghe thấy tại Damas. Phòng không Syria đã ngăn chặn được một số hỏa tiễn Israel.

golan1

Hệ thống chống hỏa tiễn Vòm Sắt của Israel tại Golan, gần biên giới Syria, 09/05/2018. Reuters/Amir Cohen

Tuy nhiên phát ngôn viên quân đội quốc gia Do Thái hôm nay khẳng định là Israel không muốn leo thang quân sự với Iran.

Thông tín viên RFI, Michel Paul, tại Jerusalem cho biết thêm chi tiết :

Phía Israel khẳng định là hàng chục vị trí của lực lượng Iran tại Syria đã bị nhắm trúng. Phát ngôn viên quân đội Israel cho biết là lực lượng lượng al-Qods của Vệ Binh Cách Mạng Iran đóng ở Syria đã bị tổn thất nặng nề, và Iran phải mất nhiều thời gian để "hồi phục".

Nguồn tin quân đội còn cho biết trong số 20 quả đạn pháo Iran bắn vào Golan, không một quả nào rơi xuống lãnh thổ Israel ở bên kia biên giới, và 4 quả đã bị chặn lại. Vẫn theo nguồn tin trên, quân đội Israel đã tấn công 50 mục tiêu ở Syria.

Ở Israel, người ta còn cho biết là Nga được thông báo trước về cuộc tấn công quy mô này. Hôm qua, thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu đến Matxcơva, hội đàm với tổng thống Nga Putin.

Đây là lần đầu tiên người ta chứng kiến cuộc đối đầu trực diện kiểu này giữa Israel và Iran từ khi bùng lên cuộc chiến tại Syria.

Israel đã cho mở những khu trú ẩn ở khu vực Golan mà họ quản lý, và cấm các vụ tụ tập hơn 1.000 người. Sáng nay, các trường học vẫn mở cửa đón học sinh.

Mai Vân

************************

Israel bắn trả đũa vào mục tiêu Iran ở Syria (BBC, 10/05/2018)

Israel cho biết lực lượng của họ đã tấn công gần như tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự của Iran tại Syria, đáp trả cuộc tấn công tên lửa của Iran trên cao nguyên Golan bị chiếm đóng.

golan2

Lực lượng Israel ở vùng Cao nguyên Golan bị chiếm đóng ở phía tây nam Syria

Quân đội Israel nói Vệ binh Cách mạng Iran đã bắn 20 quả tên lửa trong đêm.

Israel trả đũa bằng cách nhắm vào những gì được cho là kho vũ khí của Iran, các khu vực hậu cần và các trung tâm tình báo.

Không có bình luận ngay lập tức từ phía Iran, nước đã gửi quân tới Syria để ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad.

Truyền thông nhà nước Syria đưa tin rằng không quân của họ đã đẩy lùi một "cuộc xâm lược của Israel" vào lãnh thổ Syria, bắn hạ nhiều tên lửa.

Nhưng một nguồn tin quân sự nói với hãng tin Sana rằng một số tên lửa đã bắn trúng các tiểu đoàn phòng không, radar và một kho đạn dược.

Chính phủ Israel thề sẽ ngăn chặn cái gọi là "lực lượng cố thủ " của kẻ thù Iran ở Syria, và người ta cho rằng Israel đã tiến hành một số cuộc tấn công vào các cơ sở của Iran.

Đã có dự đoán về một cuộc tấn công trả đũa của Iran hoặc các lực lượng đại diện của nước này ở Syria sau khi bảy người của lực lượng Vệ binh Cách mạng bị giết trong một cuộc tấn công của Israel vào căn cứ không quân hồi tháng Tư.

Điều gì đã xảy ra ở Golan ?

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết họ đã nhắm mục tiêu không kích vào hàng chục cơ sở của Iran để trả đũa vụ tấn công, mà Iran chưa xác nhận.

Lực lượng này cho biết các kho vũ khí, bệ phóng tên lửa và các cơ sở tình báo đều là mục tiêu của hàng loạt cuộc tấn công trong đêm.

golan3

Israel nay nói họ không muốn 'làm căng thẳng thêm' tình hình sau đợt oanh kích đầu

Cơ quan thông tấn nhà nước Syria Sana cho biết tên lửa của Israel đã bị bắn hạ ở phía nam Homs, nhưng hãng tin này cũng báo cáo rằng một kho vũ khí và hệ thống radar đã bị bắn trúng.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman cảnh báo Iran một cách mạnh mẽ vào sáng thứ Năm.

"Nếu trời mưa ở Israel, nó sẽ đổ vào Iran", ông nói.

Nhưng ông Lieberman cũng nói thêm rằng đây không phải là khởi đầu của một cuộc đối đầu lớn.

"Tôi hy vọng chúng ta đã kết thúc giai đoạn này và mọi người đều nhận được thông điệp", Bộ trưởng nói.

Cuộc đối đầu mới nhất nổ ra sau vụ tấn công tên lửa của Israel vào một tiền đồn quân sự nằm ở phía nam thủ đô Damascus của Syria hôm thứ Ba.

Sana đưa tin rằng hai tên lửa đã bị bắn hạ trong khu vực Kiswah và hai thường dân bị giết trong một vụ nổ.

Nhưng Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, một nhóm hoạt động có trụ sở tại Anh, cho biết các tên lửa đã bắn trúng một kho vũ khí của Iran, giết chết 15 chiến binh ủng hộ chính phủ.

golan4

Đầu tuần này, cảnh quay truyền hình của nhà nước Syria cho thấy tên lửa Israel phóng xuống gần Damascus

Tám thành viên của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran và một số công dân không phải người Syria đã bị chết, tổ chức này cho hay.

Israel đã chiếm hầu hết cao nguyên Golan của Syria trong chiến tranh Trung Đông 1967 và sau đó sáp nhập khu vực này trong một động thái không được quốc tế công nhận.

Tại sao Israelđánh vào lợi ích của Iran ?

Iran là kẻ thù của Israel và đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt sự tồn tại của nhà nước Do Thái.

Iran là đồng minh lớn của Syria và đã triển khai hàng trăm quân lính tới nước này. Họ là những cố vấn quân sự cho Syria.

Hàng ngàn dân quân vũ trang, được đào tạo và tài trợ bởi Iran - chủ yếu từ phong trào Hezbollah của Li Băng, và cả Iraq, Afghanistan và Yemen - cũng đang chiến đấu bên cạnh quân đội Syria.

Iran ngày càng tăng cường hiện diện quân sự ở Syria, điều mà Israel coi là mối đe dọa trực tiếp.

Israel thề sẽ ngăn chặn Iran xâm nhập và đã nhắm mục tiêu, hoặc được cho là đã nhắm mục tiêu vào tài sản và các vị trí của Iran, ngày càng tăng trong những tháng gần đây.

golan5

Bản đồ khu vực Golan giữa Israel, Lebanon, Jordan và Syria

Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói Israel có thể sẽ chiến tranh với Iran "sớm còn hơn là muộn" để ngăn chặn nước này tấn công Israel.

Ông Netanyahu đã có công cụ thúc giục ông Trump chấm dứt ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tuần trước, ông tiết lộ những gì ông nói là các tài liệu của Iran chứng minh nước này nó không ngừng nỗ lực xây dựng vũ khí hạt nhân, bất chấp thỏa thuận này.

Ông Netanyahu đã ở Moscow tuần này, thông báo cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng minh của Iran và Syria, về những phát hiện này.

Published in Quốc tế

Syria : Mặt trận Afrin, nguy cơ đối đầu Damascus-Ankara và tính toán của Nga (RFI, 21/01/2018)

Tình hình chiến sự Syria ngày càng có vẻ phức tạp và "rối như mớ bòng bong". Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào lực lượng Kurdistan mà Ankara coi là "khủng bố" tại Afrin, phía bắc Syria từ một tháng nay hôm qua đã có thêm một diễn biến mới : Chính quyền Damascus thông báo triển khai lực lượng thân chính phủ Syria tại vùng tự trị Afrin.

syria1

Thành phố Afrin của người Kurdistan tại Syria. Ảnh chụp ngày 31/01/2018. Ahmad Shafie BILAL / AFP

Nhiều câu hỏi lớn đang được ra : Liệu một cuộc đối đầu trực diện Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có diễn ra hay không ? Nếu có, hệ quả sẽ ra sao ? Nga đang tính gì trong cuộc xung đột này ?

Nhưng câu hỏi đầu tiên cần phải nêu là chế độ Damascus được lợi gì khi liên kết với Đơn vị bảo vệ Nhân dân YPG chống Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin ? Theo giải thích của ông Julien Théron, chuyên gia về Quan hệ Quốc Tế với báo mạng L’Orient-Le-Jour, "chế độ Bachar al-Assad muốn chứng tỏ là đang làm chủ lãnh thổ và biên giới quốc gia".

Thế nhưng, thực tế trên hiện trường cho thấy, ít ra là đến lúc này, chưa có nguy cơ xẩy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, theo như nhận định của thông tín viên Alexandre Billette từ Ankara.

"Trước hết đó là một cuộc chiến truyền thông đang diễn ra từ nhiều ngày qua, giữa một bên là các quan chức Syria và Kurdistan cùng thông báo bắt đầu một chiến dịch can thiệp vũ trang thực sự. Và bên kia là Thổ Nhĩ Kỳ, với tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang cố giảm nhẹ tình thế khi cho biết có vài chiếc xe tải nhẹ đã bị pháo binh đẩy lùi…

Hiện tại, đối đầu trực diện chưa xảy ra ngoại trừ những "phát pháo cảnh cáo" này theo như phát biểu của Ankara… Liên lạc trực tiếp giữa hai quân đội vẫn chưa có, bởi vì mới chỉ có các dân quân tự vệ đến Afrin chứ chưa phải là những binh sĩ Syria thường trực theo đúng nghĩa. Đó dường như là những dân quân tự vệ thân Iran tại vùng Aleppo".

Vẫn theo chuyên gia Julien Theron, "Afrin giờ giống như là nhiều con rắn đang tự cắn đuôi mình". Chưa có một cuộc chiến nào mà ở đó, lợi ích, tính toán của các bên lại đan xen, chồng chéo nhau đến như vậy.

Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của khối NATO, mở chiến dịch tấn công lực lượng YPG của Kurdistan. Trong khi lực lượng này đang bị Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xem như là một công cụ thao túng của Mỹ, có ý đồ thành lập một quốc gia cho người Kurdistan.

Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ vừa hợp tác với Nga trong hồ sơ Syria, vừa hỗ trợ quân nổi dậy chống chế độ Bachar al-Assad, vốn dĩ được Nga bảo trợ.

Về vai trò của Hoa Kỳ, có rất ít khả năng là Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc xung đột này để bảo vệ người Kurdistan. Giới quân sự Mỹ cho rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ bên cạnh lực lượng Kurdistan chỉ giới hạn trong khuôn khổ cuộc chiến chống khủng bố. "Tham gia vào cuộc xung đột giữa YPG và Thổ Nhĩ Kỳ không phải là chuyện của Hoa Kỳ" như nhận xét của ông Aron Lund, chuyên gia về Syria thuộc trung tâm tư vấn Mỹ Century Foundation, được tờ L’Orient - Le Jour trích dẫn.

Vậy, Nga đang "chơi trò chơi" gì tại Syria và cụ thể là tại Afrin ? Thông tín viên Alexandre Billette cho biết :

"Thắc mắc lớn nhất hiện nay : đó là vai trò của Nga. Không có nước này không có điều gì có thể thực hiện. Không có Nga, chính quyền Damascus có lẽ cũng không thể gởi lực lượng tự vệ đến Afrin… Dường như Moskva gián tiếp bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào đánh Afrin cách nay một tháng. Trên cả cuộc đối đầu trực diện giữa Damascus và Ankara, đó còn là một ván cờ đã được Nga bày ra tại Afrin ngày hôm qua".

Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết rõ là không muốn Syria can thiệp vào Afrin, và không có gì có thể cản trở được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh đó, chính sách của Nga đối với người Kurdistan sẽ tác động lên chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi cứu được chế độ của tổng thống Bachar al-Assad, dường như Nga muốn làm cho các bên liên quan hiểu được là không có họ thì không giải quyết được vấn đề Afrin, tức là cả Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurdistan YPG đều cần đến Nga, qua đó, giảm nhẹ vai trò của Hoa Kỳ trong hồ sơ Syria.

Minh Anh

*****************

Pháp lo ngại thảm họa nhân đạo tại Syria (RFI, 21/02/2018)

Phát biểu trước Quốc hội, ngày 20/02/2018, ngoại trưởng Pháp Yves Le Drian tuyên bố : "Tình hình tại Syria xấu đi đáng kể" và cảnh báo nguy cơ thảm họa nhân đạo.

syria2

Ngoại trưởng Pháp Yves Le Drian (đeo kính), tại Quốc hội, Paris, ngày 20/02/2018 Reuters

Lãnh đạo ngành ngoại giao Pháp đã có phản ứng như trên sau khi quân đội chính phủ Syria và đồng minh Nga, từ ngày 05/02, đã mở một cuộc tấn công dữ dội vào khu vực Đông Ghouta, cứ địa cuối cùng nằm trong tay phe nổi dậy, ở ngoại ô Damascus. Theo thống kê của tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, được AFP trích dẫn, các vụ ném bom, nã pháo liên tục đã làm ít nhất 250 thường dân thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em.

Nhiều tổ chức của Liên Hiệp Quốc đã lên án chiến dịch oanh kích dữ dội nhắm vào Ghouta.

Ngoại trưởng Yves Le Drian nói :

"Tình hình tại Syria đã xấu đi một cách đáng kể. Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu không có những yếu tố mới, chúng ta sẽ chứng kiến một thảm họa nhân đạo. Tiến trình chính trị bị bế tắc. Đằng sau cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo, ưu tiên của chúng ta, cuộc nội chiến ở Syria vẫn tiếp diễn và ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi vì cuộc xung đột giờ đây mang tầm kích khu vực.

Pháp cho rằng Hội Đồng Bảo An phải hành động ngay từ bây giờ, để có được lệnh hưu chiến mang tính nhân đạo, giúp tránh những tổn thất nặng nề.

Mặt khác, nước Pháp cũng nhận thấy rằng sau thất bại của hòa đàm tại Sochi, do Nga chủ trì, thì cần phải nối lại đối thoại Geneva.

Chính vì thế, theo yêu cầu của tổng thống, trong những ngày tới, tôi sẽ tới Moskva và Tehran. Tình hình hiện nay rất khẩn cấp".

RFI tiếng Việt

Published in Quốc tế

Hồ sơ Trung Đông : Pháp nên hợp tác với Nga

Tình hình Trung Đông thu hút sự quan tâm của báo chí Pháp. Iraq thời hậu chiến sẽ tái thiết ra sao. Syria có nguy cơ biến thành mồi lửa cho một cuộc xung đột giữa Iran – Israel.

trungdong1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại lâu đài Versailles ngày 29/05/2017. Sputnik/Mikhail Metzel/Kremlin via Reuters

Trước rủi ro ngọn lửa xung đột quân sự trong khu vực bùng lên, báo Le Figaro (13/02/2018) có bài phân tích của nhà báo Renaud Girard cho rằng "Nước Pháp nên hợp tác với Nga tại Trung Đông", vì hòa bình cho khu vực cũng như lợi ích lâu dài của nước Pháp.

Về mặt chiến lược, Israel không thể chấp nhận nguy cơ Iran "cắm rễ" quân sự tại Syria bởi vì cho đến nay, Iran chưa bao giờ chính thức thừa nhận sự tồn tại của Nhà nước Do Thái. Theo tác giả, điều này thật phi lý vì nhiều lý do : Chưa bao giờ người Do Thái và người Ba Tư (Perse – Iran) thực sự thù nghịch với nhau ; tổng thống Iran Rohani theo xu hướng cải tổ đã chọn mở cửa đối thoại, ký kết thỏa thuận hạt nhân với phương Tây. Do vậy, tác giả lấy làm tiếc là sự đối đầu giả tạo giữa hai nước lại ăn sâu trong suy nghĩ của những chiến lược gia quân sự ở Israel và Iran.

Sau sự cố quân sự ngày 10/02, thủ tướng Israel đã điện đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin. Israel duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga bởi vì họ hiểu rằng Moskva là trụ cột không thể thiếu trong hồ sơ Trung Đông.

Vì thế, nhà báo Renaud Girard nghĩ rằng Pháp cũng phải làm như vậy vì Paris có bốn lợi ích cùng chia sẻ với Moskva tại Trung Đông.

Thứ nhất, Pháp và Nga cùng chống lại một kẻ thù chính, đó là thánh chiến Hồi giáo Sunni.

Thứ hai, Pháp cảm thấy có trách nhiệm bảo vệ các giáo dân Kito giáo phương Đông.

Thứ ba, Pháp có quan điểm giống Nga trong hồ sơ Kurdistan, tức là không chấp nhận một Nhà nước Kurdistan, nhưng ủng hộ quy chế tự trị cho vùng Rojava Kurdistan tại Syria, cũng như đối thoại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đảng PKK của người Kurdistan.

Thứ tư, Pháp và Nga cùng mong muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran được ký ngày 14/07/2015 về phi hạt nhân hóa Iran trong lúc chính quyền Mỹ của Donald Trump đang tìm cách xé bỏ văn bản này.

Tuy nhiên tác giả lưu ý : Làm việc, phối hợp với Nga không có nghĩa là đồng ý với toàn bộ chính sách đối ngoại và đối nội của điện Kremlin. Tình hình phức tạp hiện nay tại Trung Đông buộc Pháp phải nhìn nhận một thực tế : Nga là trụ cột cần dựa vào để làm dịu bớt bệnh hoang tưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong hồ sơ Kurdistan, thuyết phục Iran từ bỏ những phát ngôn hung hăng chống Israel. Tư tưởng thực tế, sự nghiệp hòa bình và lợi ích lâu dài của Pháp thúc giục Paris phải hành động theo hướng này.

Syria : Giữa hai làn đạn

Cũng liên quan đến Trung Đông, Les Echos có bài viết cho rằng "Syria nằm giữa hai cuộc xung đột quan trọng tiềm tàng".

Ở phía bắc là Thổ Nhĩ Kỳ, mở chiến dịch tấn công nhắm vào người Kurdistan tại Afrin. Kể từ khi nội chiến bùng nổ tại Syria vào năm 2011, cả Damascus lẫn Ankara đều tránh đối đầu trực diện, nhưng cuối tuần qua, chính quyền Bachar al-Assad đã cho phép lực lượng Kurdistan băng qua những vùng do Damascus kiểm soát để đến Afrin chống Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân của nước này.

Trong khi đó tại phía Nam, căng thẳng cũng đã bắt đầu dấy lên giữa Israel và Syria, sau một vụ oanh kích chưa từng có hôm thứ Bảy vừa qua nhắm vào các đơn vị chiến đấu của Iran trên lãnh thổ Syria. Trong vụ này, Israel lần đầu tiên từ 30 năm bị mất một chiếc F-16.

Giới quân sự Israel quan ngại gia tăng leo thang xung đột quân sự với trục liên minh Hồi giáo Shia bao gồm Iran, Hezbollah tại Lebanon và chế độ Damascus được Nga hậu thuẫn.

Tổng thống Hàn Quốc : "Nhà trung gian hòa giải bất đắc dĩ"

Tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục là tâm điểm thời sự tại Châu Á. Lãnh đạo Kim Jong-un, thông qua cô em gái Kim Yo-jong đến Seoul để dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông, đã gởi thư mời tổng thống Hàn Quốc đến thăm Bình Nhưỡng. Chính quyền Washington có vẻ sẵn sàng mở đối thoại sơ bộ mà không có điều kiện tiên quyết. Trong tình hình này, La Croix có bài nhận định đề tựa "Tổng thống Hàn Quốc, nhà trung gian giữa Washington và Bình Nhưỡng".

Ông Moon Jae-in đang phải chơi trò tung hứng với Washington và Bình Nhưỡng, tờ báo viết. Được bầu làm tổng thống Hàn Quốc với chủ trương "hòa giải" với phía Bắc để làm hạ nhiệt căng thẳng bán đảo Triều Tiên, nay ý định này của ông có nguy cơ bị phá hỏng vì nhiều trở ngại.

Thứ nhất là tuyên bố thông qua các biện pháp trừng phạt mới "cứng rắn nhất chưa bao giờ được áp dụng" của phó tổng thống Mỹ Mike Pence. Đe dọa này của Mỹ có nguy cơ dẫn đến việc Bình Nhưỡng đáp trả bằng cách tiến hành trở lại các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Thứ hai là các chiến dịch tập trận chung Mỹ - Hàn, hiện được cả hai bên chấp nhận tạm hoãn vì lý do cho phép Bắc Triều Tiên tham gia Thế vận Mùa đông. Việc hai bên tái khởi động chiến dịch sau thế vận rất có thể lại đẩy khu vực rơi vào căng thẳng.

Nhiều nhà quan sát nghi ngờ cơ hội mở một tiến trình thương lượng sơ bộ vô điều kiện tiên quyết. Với Bắc Triều Tiên, mối đe dọa từ Mỹ lên sự sống còn của chế độ biện minh cho chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Theo đánh giá của ông Kim Byung-yeon, giáo sư trường đại học quốc gia Seoul, được La Croix trích dẫn việc đưa Bình Nhưỡng và Washingtonra khỏi ngõ cụt là một nhiệm vụ hầu như bất khả thi. Bởi vì, "hiện nay Bắc Triều Tiên đòi hỏi một cái giá quá cao và Hoa Kỳ chưa sẵn sàng để trả. Nếu như người đứng làm trung gian nài nì quá mức để cố thuyết phục đôi bên trong khi mà sự cách biệt lại quá lớn, những gì ông có được sẽ chỉ là những lời chỉ trích từ hai phía".

Trong quá khứ, thượng đỉnh liên Triều vào năm 2000 và 2007, cũng như là những lần sự kiện văn hóa hay thể thao đều không thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ cuộc đua vũ khí nguyên tử.

Từ đây đến năm 2050, hàng trăm đô thị có nguy cơ "chết khô"

Trong lĩnh vực môi trường, báo Les Echos trích dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đức đăng trên tờ Nature, đưa ra một lời báo động được cho "lạnh xương sống". Theo đó, trong vòng ba thập niên tới, hơn 100 khu đô thị lớn nhất hành tinh có nguy cơ bị khan hiếm nước nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học Kassel (Đức), 416 trong số 482 thành phố, tức chiếm khoảng hơn một phần tư (27%) số thành phố trên địa cầu, sẽ không còn khả năng cung cấp nước cho 233 triệu dân của mình. Thành phố Cap tại Nam Phi có lẽ sẽ nằm trong số những thành phố đầu tiên nhìn thấy các vòi nước bị khô hạn.

Các nhà khoa học liệt kê 10 thành phố có nguy cơ bị đe dọa nhiều nhất theo thứ tự cấp bách : Los Angeles (Hoa Kỳ), Jaipur (Ấn Độ), Dar es Salaam (Tanzania), Đại Liên (Trung Quốc), San Diego (Mỹ), Karachi (Pakistan), Harbin (Trung Quốc), Phoenix (Hoa Kỳ), Porto Alegre (Brazil) và Monterrey (Mexico).

Vẫn theo các nhà khoa học Đức, tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến các xung đột với giới nhà nông tại một nhóm nhỏ khoảng 100 thành phố khác. Nguồn nước dự trữ trên bề mặt, nguồn cung cấp nước duy nhất sẽ không đủ để đáp ứng cùng lúc các nhu cầu của cả cư dân thành thị lẫn cho nông nghiệp.

Những dự báo u ám này được dựa từ nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên là yếu tố dân số. Tỷ lệ dân thành thị trên thế giới có lẽ sẽ tăng từ 54% lên hơn 60% từ đây cho đến cuối thế kỷ. Hệ quả là mức nước tiêu thụ hiện nay, vốn dĩ đã tăng gấp 4 lần trong vòng 60 năm qua, ít nhất chắc sẽ tăng thêm 80% từ đây đến năm 2030.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng khí hậu ấm dần còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Biến đổi của lượng mưa không nghiêm trọng bằng việc thay đổi chế độ mưa. Hiện tượng khô hạn và hơi nước bốc nhanh sẽ đan xen ngày càng nhiều. Lượng nước đổ ra biển sẽ nhanh như là lượng mưa rơi, và hệ quả là các mạch nước ngầm không kịp đầy nước.

Tuy nhiên, các nhà khoa học còn có chút tia hy vọng cho rằng nhiều cuộc khủng hoảng vẫn có thể tránh được nếu nhân loại chấp nhận thay đổi cách thức làm nông nghiệp. Tại 80% các vùng hạ lưu nơi có nguy cơ xung đột giữa thành thị và giới nhà nông sẽ có thể tránh nhờ vào việc trồng trọt những loại cây "ngốn" ít nước, tái sử dụng nước đã qua sử dụng, chống rò rỉ hệ thống dẫn nước hay như cải thiện kỹ thuật tưới tiêu hiệu quả hơn.

Bắc Băng Dương ngày càng bị acid hóa

Về phần mình, Le Figaro trích dẫn một nghiên cứu khác được đăng trên tờ Nature do các nhà khoa học Pháp và Tây Ban Nha đồng thực hiện, báo động hiện tượng nước biển tại Bắc Băng Dương ngày càng bị acid, gây tổn hại cho loài san hô nước lạnh.

Đại dương hấp thụ đến 90% hơi nóng dư thừa trong bầu khí quyển và hòa tan gần 30% lượng carbon dioxide có liên quan đến các hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiện tượng thừa thải khí CO2 trong khí quyển và bị tan trong nước biển đang dẫn đến những biến đổi sâu sắc hệ sinh thái biển.

Nước biển tại Bắc Đại Tây Dương, nhất là tại vùng biển Irminger, nằm giữa Groenland và Iceland đang ngày càng bị acid hóa. Xu hướng này ngày càng rõ nét trong những năm gần đây đến mức hiện tượng acid hóa đang lan sâu xuống đáy biển, gây nguy hại những điều kiện cần thiết cho tăng trưởng của loài san hô "nước lạnh", sinh sống ở độ sâu 1.000 – 2.000 mét.

Tình trạng này dẫn đến hiện tượng thiếu các carbonate ion, vốn rất cần thiết cho quá trình tạo xương của san hô (được tạo thành từ calcium carbonate). Nói một cách khác, tính acid là kẻ thù của loài san hô và xu hướng này có nguy cơ trở nên nghiêm trọng.

Than đá hồi sinh

Phụ trang kinh tế của Le Monde nhận thấy "Sự hồi sinh của ngọn lửa than đá". Trong những năm gần đây, nhiều nước đang phát triển vẫn chú trọng sử dụng than đá với nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện.

Theo chuyên gia Carlos Fernadez Alverez, thuộc Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (AIE), từ năm 2014, mức tiêu thụ than đá trên thế giới có giảm, nhưng lại tăng nhẹ trong năm 2017 do nhu cầu tại Châu Á.

Hiện tại, than đá vẫn đáp ứng 27% nhu cầu về năng lượng nói chung và 40% nhu cầu sản xuất điện trên thế giới. Tính theo giá hiện nay trên thị trường quốc tế, tổng giá trị sản lượng than đá trên thế giới là 350 tỷ euro.

Theo Le Monde, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á quyết định tương lai của than đá. Mức tiêu thụ tại Châu Á chiếm tới ba phần tư nhu cầu thế giới, thay vì 50% như trong năm 2010.

Than đá là kẻ thù của các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khí hậu. Ngày càng có nhiều các nhà máy nhiệt điện cũ, lạc hậu. Ngoài việc thải khí lưu huỳnh, nitrogen oxide và các phân tử cực nhỏ, than đá còn thải ra tới 45% lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Theo tổ chức Climate Action Netword – CAN, đây là nguồn sản xuất điện gây nhiều tác động nhất. Cần phải từ bỏ loại năng lượng này.

Trang nhất các báo Pháp

Thời sự nước Pháp chiếm trang nhất một số các nhật báo lớn. "Chính phủ gia tăng cuộc chiến chống lao động bất hợp pháp" là hàng tít lớn trên nhật báo Le Monde.

Phương pháp dạy toán ở trường học là mối bận tâm chính của Libération. Trên nền ảnh nhà toán học Villani, đại biểu quốc hội đảng LREM của tổng thống Macron, và người từng đoạt giải thưởng Field về toán học cùng thời với giáo sư Ngô Bảo Châu, tờ báo đề tựa : "21 đề xuất để dạy cách đếm, Villani – ông chủ toán học". Hôm qua, nhà toán học đã trình bày 21 giải pháp về giảng dạy toán cho các học sinh Pháp, vốn dĩ nằm trong số những học sinh có trình độ toán học tồi nhất.

"Sau chính trị, một cuộc đời mới", là tựa của La Croix. Sau các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2017, rất nhiều bộ trưởng và đại biểu quốc hội trong thành phần chính quyền thời tổng thống François Hollande đã phải thay đổi nghề nghiệp.

Về thời sự quốc tế, nhật báo kinh tế Les Echos quan ngại cho dự án ngân sách 2019 của Hoa Kỳ qua hàng tựa lớn "Trump : Những dự án lớn với cái giá thâm thủng khổng lồ". Le Figaro chú ý đến Trung Đông với hàng tít "Iraq, sau chiến tranh, những thách thức cho tái thiết".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Đối đầu Israel - Iran tại Syria : Nguy cơ bùng phát thành xung đột ?

Khủng hoảng tại Syria một lần nữa lại thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận quốc tế. Lần đầu tiên kể từ cuộc chiến Lebanon 1982, phòng không Damascus bắn hạ một chiến đấu cơ Israel hôm 10/02/2018, sau khi không quân Israel xuất kích tìm diệt cơ sở phóng drone Iran đã xâm phạm lãnh thổ nước này. Các chuyên gia lo ngại thế đối đầu giữa Israel và Iran có thể bùng phát thành xung đột vượt tầm kiểm soát. Khủng hoảng Syria có thể bước sang một khúc quanh mới. Đây là chủ đề của hầu hết các báo Pháp hôm nay 12/02. Libération có bài phân tích đáng chú ý.

trungdong1

Iran (hình xanh bên phải) và Israel trên bản đồ Trung Cận Đông. Ảnh : Wikipedia

Bài "Nỗi sợ chiến sự leo thang vượt tầm kiểm soát" nhấn mạnh là, trước khi xảy ra biến cố này, chính quyền Syria thường xuyên đe dọa trả đũa đối với mọi phi cơ nước ngoài hoạt động trong không phận nước này, mà không xin phép trước, bao gồm cả máy bay của liên quân quốc tế chống Daesh ở Raqqa, hay của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng Kurdistan ở miền bắc Syria. Nhưng đây là lần đầu tiên, phòng không Damascus biến đe dọa thành hiện thực.

Các cảnh tượng dân chúng hân hoan chào mừng máy bay Israel bị tên lửa Damascus bắn hạ được các kênh truyền thông thân chính phủ loan tải rộng rãi. Về phần mình, quân đội Israel trả đũa bằng một loạt không kích nhắm vào các đơn vị phòng không Syria.

Trên thực tế, Syria là địa bàn đọ sức gián tiếp giữa Israel với Iran. Đa số các cơ sở phòng không Syria, cũng như các lực lượng quân sự khác của Damascus, được sự hậu thuẫn của Iran và Nga.

Về mặt chính thức, chính quyền Iran phủ nhận đã đưa máy bay không người lái xâm nhập Syria, điều mà phía Israel coi là nguyên nhân trực tiếp của biến cố ngày 10/02. Trong khi đó, một lãnh đạo của lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa Iran cảnh báo Tel Aviv về mọi hành động "hung hăng", và đe dọa biến Israel thành "địa ngục", đồng thời cũng khẳng định Iran có đủ tiềm lực phá hủy "toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ (đồng minh trụ cột của Israel) trong khu vực". Lực lượng Hezbollah Lebanon, đồng minh của Iran và chính quyền Syria, tuyên bố : đây là điểm "khởi đầu cho một giai đoạn chiến lược mới", bởi vì kể từ đây Israel "không còn làm chủ được toàn bộ bầu trời" Syria.

Kể từ khi chiến tranh bùng nổ tại Syria vào năm 2011 cho đến nay, Israel đơn phương xác lập "các lằn ranh đỏ". Không quân Israel thường xuyên oanh tạc các đoàn xe quân sự, nhà máy chế tạo tên lửa, kho vũ khí, trung tâm huấn luyện quân sự, mà họ cho là của Iran hoặc lực lượng Hezbollah Lebanon.

Chuyên gia Ofez Zalzberg, thuộc cơ sở tư vấn International Crisis Group, nhận xét : Tel Aviv tin chắc là Iran đang chuẩn bị các cơ sở bàn đạp tại Syria, cho cuộc chiến tương lai chống lại nhà nước Do Thái, bởi vậy, họ "cố gắng chứng minh" chiếc drone nói trên là của Iran.

Vai trò bí ẩn của Nga

Thế đối đấu Israel và Iran tại Syria sẽ ra sao ? Theo Libération, một "ẩn số" quan trọng là thái độ của nước Nga.

Cho đến nay, Moskva một mặt can thiệp quân sự để chống lưng cho chế độ Damascus, mặt khác vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với Israel.

Trước biến cố nói trên, theo các nhà quan sát tại chỗ, dường như đã có một thỏa thuận ngầm giữa Nga với Israel, về các cuộc không kích mang tính ngăn chặn của Tel Aviv trên đất Syria, nhắm vào các đồng minh khác của Damascus, ngoài Moskva. Theo đó, Moskva chấp nhận "làm ngơ" để không quân Israel hoạt động, với điều kiện không gây nguy hiểm cho các đơn vị quân đội Nga.

Theo nhà phân tích của Crisis Group, Moskva muốn tỏ ra không đứng về bên nào, nhưng cũng không muốn đóng vai trò trung gian.

"Không ai có lợi nếu căng thẳng leo thang, nhưng…"

Về căng thẳng Israel-Syria-Iran, cũng Libération có bài phỏng vấn chuyên gia Bruno Tertrais (Fondation pour la recherche stratégique), mang tựa đề "Sẽ không ai có lợi nếu để căng thẳng leo thang, nhưng mỗi bên đều đặt tay lên cò súng".

Theo chuyên gia này, trong hiện tại, cả Israel và Iran đều không muốn căng thẳng gia tăng thêm nữa. Thế nhưng, tình hình khó dự đoán, cần phải cẩn thận theo dõi như "sữa đun trên lửa", lúc nào cũng chực trào lên. Còn xét về dài hạn, các tham vọng quân sự của Iran chắc chắn sẽ vượt qua "các lằn ranh đỏ" mà Israel ấn định hiện nay.

Ông Brunot Tertrais cũng lưu ý là cho đến nay, Hoa Kỳ, cho dù ủng hộ Israel, nhưng không khuyến khích đồng minh Cận Đông cứng rắn hơn nữa với Iran. Phản ứng của Washington được coi là "kiềm chế" : Tổng thống Trump hiện chưa có thông điệp Tweet nào về biến cố hôm thứ Bảy.

Cũng về biến cố nói trên, Le Figaro có bài phân tích : "Israel và Iran thăm dò giới hạn của nhau ở Syria". Tờ báo dẫn lời chuyên gia Crisis Group cho rằng Moskva không ủng hộ "các lằn ranh đỏ" của Israel tại Syria, đồng thời nhấn mạnh là Nga là "cường quốc duy nhất" có thể áp đặt các giới hạn cho các bên tham chiến, và lợi ích của Moskva sẽ bị tổn hại nhiều, nếu khủng hoảng gia tăng tại Syria.

Hội nghị tái thiết Iraq : Nền tảng là "giáo dục" và "hòa giải"

Vẫn về Trung Cận Đông, La Croix chú ý đến hội nghị quốc tế lớn về tái thiết Iraq, khai mạc hôm nay tại Kuwait, sẽ diễn ra trong ba ngày. Bài viết mang tựa đề "Ba ngày để hàn gắn Iraq" mời độc giả chú ý đến một thay đổi ngoạn mục.

Đó là Kuwait, quốc gia từng bị nhà độc tài Iraq Saddam Hussein xâm chiếm năm 1990, nay lại là trở thành nước đăng cai cho lộ trình tìm kiếm "hòa giải" giữa các quan điểm khác biệt về tương lai Iraq.

Quan điểm của Pháp là nhấn mạnh đến vấn đề "giáo dục", được coi là linh hồn của mọi nỗ lực hòa giải và tái thiết, như phát biểu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, được đại sứ Pháp tại Iraq nhắc lại. Paris đang nỗ lực đóng góp xây dựng lại đại học Mosul, từng là thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.

Một đại diện của hiệp hội công giáo Phương Đông Pháp (Oeuvre d’Orient) lưu ý là với nước Iraq đa tôn giáo - nơi sự đối đầu giữa các hệ phái Hồi giáo, giữa các cộng đồng Hồi giáo với các cộng đồng Thiên Chúa giáo là câu chuyện khó giải - thì chỉ tuyên bố hòa giải là không đủ. Mà vấn đề hàng đầu là phải từ bỏ mọi ý định trả thù. Bản thân người dân theo hệ phái Sunni cũng từng là nạn nhân của Daesh. Chỉ có một cộng đồng những người Iraq - cùng chia sẻ với nhau về các thảm họa mà họ phải chịu những năm qua - mới có thể tạo nên được hòa giải dân tộc.

"Bắc Triều Tiên chìa tay, Hàn Quốc chờ thời, Hoa Kỳ ngoảnh mặt"

Căng thẳng gia tăng tại Cận Đông không khiến báo Pháp quên đi một tâm điểm khác của thời sự quốc tế : Thế Vận Hội Mùa đông tại Hàn Quốc, khai mạc hôm thứ Sáu, 09/02, với sự tham gia của đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên, quốc gia đang bị quốc tế cô lập vì chương trình vũ khí hạt nhân.

Xã luận Le Monde mang tựa đề "Thế Vận Hội của Bắc Triều Tiên" nhấn mạnh đến thế thượng phong của Bắc Triều Tiên, với việc "nhà độc tài của Bình Nhưỡng đã áp đặt được lịch trình hành động của mình", khẳng định được vị thế, không chỉ trong, mà cả bên ngoài sự kiện thể thao này.

Theo Le Monde, phản ứng huyênh hoang của tổng thống Mỹ Donald Trump - với các dòng Tweet khiêu khích, câu nói khoe khoang "nút bấm hạt nhân" của mình to hơn nút bấm của "nhóc tì tên lửa" họ Kim - chỉ càng gây bất lợi cho hình ảnh nước Mỹ. Việc Washington không chấp nhận ông Victor Cha, một người có quan điểm ôn hòa, làm đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc (chiếc ghế vốn bị bỏ trống từ một năm nay), càng khiến cho khả năng vận động ngoại giao của Washington bị thu hẹp.

Về cơ hội mới mở ra nhân Thế Vận Hội Hàn Quốc, Les Echos có bài "Sau ngày hội Thế Vận, triển vọng hòa giải khó khăn giữa Seoul và Bình Nhưỡng". Les Echos chú ý đến phản ứng dè dặt của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sau lời mời hội kiến thượng đỉnh của lãnh đạo Bình Nhưỡng, được gửi đến Seoul qua em gái ông Kim Jong-un, đang có mặt trong phái đoàn Bắc Triều Tiên dự Thế Vận.

Theo Les Echos, tổng thống Hàn Quốc đứng trước lựa chọn đầy khó khăn, giữa một bên là kéo dài thời kỳ hòa hoãn Thế Vận Hội, với việc chấp nhận dự án thượng đỉnh liên Triều của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, và bên kia là trở lại với lập trường chung với Mỹ, tiếp tục kể từ tháng 4/2018, cuộc tập trận thường niên với Mỹ, giả định đối phó với các cuộc xâm lược từ miền bắc. Điều đó cũng đi liền với việc từ chối lời mời của lãnh đạo Bình Nhưỡng trên thực tế.

Quan điểm hiện tại của Seoul là, cần tạo "bối cảnh" cho một thượng đỉnh liên Triều, và để làm điều này, Bắc Triều Tiên cần "nối lại đối thoại với Hoa Kỳ", một nhân tố chủ chốt trong hồ sơ này.

Về chủ đề này, Libération có bài bình luận : "Bắc Triều Tiên chìa tay, Hàn Quốc chờ thời, Hoa Kỳ ngoảnh mặt", như một bức ảnh chụp tuy mang tính thời điểm, nhưng có tham vọng ghi lại xu hướng chuyển động ngoại giao lớn trong kỳ Thế Vận Mùa đông Hàn Quốc.

Xứ Catalunya đang hướng đến một chính quyền "hai đầu" ?

Về thời sự Châu Âu, Les Echos chú ý đến tình hình kỳ lạ tại xứ Catalunya, Tây Ban Nha, nơi phe đòi độc lập giành phần thắng trong cuộc bầu cử Nghị Viện vùng, nhưng ứng cử viên duy nhất vào chức chủ tịch vùng, đang phải lưu vong tại Bỉ, không có cơ hội về nước nhậm chức, do bị chính quyền Madrid truy nã về tội "phản loạn".

Liên minh đòi độc lập đang hướng tới một giải pháp chưa từng có. Theo Les Echos, các phe phái trong liên minh nghị sĩ đòi độc lập cho Catalunya hiện đang điều chỉnh sách lược hành động của họ, "theo hướng thực tế hơn", thay vì sa lầy vào bế tắc chính trị trong thế đối đầu không khoan nhượng với chính quyền trung ương. Theo đó, tuy lãnh đạo đòi độc lập lưu vong Puigdemont vẫn có thể sẽ là chủ tịch vùng, nhưng đây chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng. Việc điều hành xứ Catalunya, trên thực tế, sẽ được trao cho một chủ tịch khác, một người điều hành trực tiếp các công việc cụ thể. Hiện tại, ứng cử viên số một vào vị trí này là người đứng đầu chương trình tranh cử của ông Puigdemont, và cũng là cộng sự của lãnh đạo lưu vong, chính trị gia Elsa Artadi.

Các phe phái trong liên minh đòi độc lập vẫn còn chưa hoàn toàn thống nhất về giải pháp này. Madrid đang theo dõi sát các động thái nói trên.

Pháp : Giải thưởng cho "tiểu thuyết sinh thái"

Trong lĩnh vực văn hóa, La Croix chào mừng sự ra đời của một giải thưởng dành cho "tiểu thuyết sinh thái".

Theo La Croix, giải thưởng văn học đặc biệt này sẽ là dịp để công chúng biết đến các "vấn đề nóng bỏng của thời đại chúng ta" thông qua những cách biểu hiện khác.

Sáu tác phẩm Pháp ngữ là ứng cử viên của giải. Dù lấy đề tài là tỉnh Herault nước Pháp (một trong những tỉnh đứng đầu về thành tích sinh thái quốc gia), về Nam Cực, hay thung lũng Silicon Valley, điểm chung của các tác phẩm là "chất lượng văn học cao, và các ám ảnh môi trường xuyên suốt", theo La Croix.

Ban giám khảo bao gồm 24 thành viên, trong đó có các nhà văn tên tuổi, như Alexis Jenni, giải Goncourt năm 2011, hay nữ tác giả Alice Ferney, cũng như nhiều sinh viên ngành sáng tác văn học Ecole Supérieure d’art ở Le Havre, hay trường Ecole Nationale Supérieure de Paysage.

Giải thưởng sẽ được trao vào ngày 10/4 tới.

Trang nhất các báo

Về thời sự nước Pháp, Le Figaro chú ý đến hàng loạt các cải cách lớn trong giáo dục, dạy nghề, cắt giảm công chức, hưu trí, an ninh, giao thông, thể chế thế tục…, vừa được chính quyền của tổng thống Emmanuel Macron công bố chi tiết trong những ngày gần đây, với hàng tựa trang nhất : "Cải cách : Macron không muốn giảm tốc". Xã luận của Le Figaro ca ngợi chính phủ duy trì nhịp độ cải cách, như các cam kết tranh cử của tổng thống, nhưng báo hiệu là các nỗ lực cải cách dồn dập nói trên có nguy cơ vấp phải các đối kháng ngày càng mạnh trong xã hội.

Trang nhất của La Croix nói riêng về cuộc cải cách trong ngành tàu hỏa Pháp, với tựa "SNCF tìm đường". Tờ báo nhận định, với việc mở cửa cho tư nhân đầu tư, ngành hỏa xa Pháp sắp trải qua những thay đổi lớn nhất trong lịch sử.

Les Echos chú ý đến tình trạng thị trường tài chính Mỹ vừa trải qua đợt mất giá nghiêm trọng nhất kể từ năm 2008, với khoảng 7.500 tỉ đô la tiền chứng khoán bốc hơi trong tuần lễ vừa qua. Theo đa số các chuyên gia, đây là giai đoạn điều chỉnh "tự nhiên" và "cần thiết", chấm dứt một thời kỳ cho vay dễ dãi kéo dài hàng chục năm nay. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại phản ứng "sai lầm" của các ngân hàng trung ương. Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IFM), bà Christine Lagarde cảnh báo viễn cảnh một "khủng hoảng tài chính mới", cho dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu được coi là vững chắc.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Khủng hoảng Lebanon-Saudi Arabia : Ngoại giao Pháp trở lại Trung Đông

Thủ tướng Lebanon Saad Hariri từ Saudi Arabia đã đến Paris sáng 18/11/2017 theo lời mời của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Thứ Tư 22/11, sau khi trở về Lebanon, ông sẽ thông báo với tổng thống Aoun liệu ông có từ chức hay không. Lebanon nằm giữa hai gọng kìm trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Trung Đông giữa Iran-Saudi Arabia là chủ đề thời sự quốc tế chính trên tất cả các nhật báo Pháp ra ngày 20/11/2017.

arap1

Thủ tướng Lebanon Saad Hariri được tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp tại điện Elysée, ngày 18/11/2017. Reuters/Gonzalo Fuentes

Trước hết, "bộ phim nhiều tập" được cho là mới tạm khép lại tập 1 với vai trò quan trọng của Pháp, đang từng bước trở lại Trung Đông, theo nhận định của nhật báo La CroixLe Monde. "Tại sao Hariri trở về Lebanon lại phải qua Paris ?" Câu trả lời được Le Monde phân tích trong chuyên mục "Quốc tế" : "Paris giúp Saudi Arabia đỡ mất mặt khi đưa Hariri ra khỏi nước này".

Theo Le Monde, đối với ngành ngoại giao Pháp, vắng mặt từ lâu tại Trung Đông, việc đưa ông Hariri ra khỏi Saudi Arabia là một thành công. Ý tưởng của Paris đã giúp đưa thủ tướng Lebanon khỏi một tình huống tế nhị, mà vẫn mở một cánh cửa cho Ryadh tự đưa mình vào tình huống khó xử. Một doanh nhân phương Tây làm việc tại Saudi Arabia nhận xét : "Macron đã xử lý rất tốt, ông đã làm giảm căng thẳng tại Lebanon, đồng thời giúp Saudi Arabia tránh khỏi sự chê trách của quốc tế".

Từ khi được bầu, tổng thống Pháp không ngừng đề cao ý muốn "đối thoại với tất cả mọi người" và cố đóng vai trò trung gian quốc tế. Một vai trò mà Pháp đã từng đảm nhiệm tại thế giới Ả rập Hồi giáo, nơi, trái với Hoa Kỳ, Pháp duy trì quan hệ với tất cả các nhân tố có trọng lượng, kể cả với Iran và phong trào Hezbollah Lebanon theo hệ phái Shia và thân Tehran.

Với hai sáng kiến trong vùng về Libya và Syria, được người đứng đầu nhà nước Pháp từng đưa ra, nhưng không mang lại kết quả, "sự kiện Saad Hariri đến Paris đánh dấu sự quay trở lại của ngành ngoại giao Pháp tại Trung Đông", theo đánh giá của giáo sư Luật công Ali Mourad tại đại học Ả rập Beirut.

Sự đột phá này có được là nhờ quan hệ thân mật của ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian với rất nhiều lãnh đạo trong vùng được ông xây dựng trong 5 năm làm bộ trưởng Quốc Phòng dưới thời tổng thống François Hollande, trong đó có nhân vật quan trọng của Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất Mohammed Ben Zeyed (biệt danh "MBZ") và thái tử kế nghiệp Saudi Arabia Mohammed Ben Salman (biệt danh "MBS").

Khi trở về Lebanon đúng ngày Quốc khánh, thủ tướng Hariri có hai khả năng. Ông có thể sẽ rút lại tuyên bố từ chức nhưng đổi lại sẽ yêu cầu một động thái từ phía Hezbollah, đối tác phiền hà của ông tại chính phủ. Khả năng thứ hai là ông sẽ khẳng định từ chức, đồng thời thêm các phát biểu bài Iran như từng làm tại Ryadh, đồng thời có thể tạm rút khỏi chính trường Lebanon. Trong cả hai trường hợp, những vấn đề cơ bản, bị những âm mưu của Saudi Arabia che giấu, có nguy cơ trở lại và sẽ khuấy động mối bất hòa giữa các đảng phái tại Lebanon, vốn im lặng từ hai tuần nay.

Lebanon, quốc gia nằm giữa hai gọng kìm

Cả Les EchosLa Croix đều cho rằng Lebanon trong thế "một cổ hai tròng". Theo bài viết "Lời nguyền của Lebanon" trong mục "Ý kiến" của Les Echos, do cấu trúc thể chế không vững chắc, Lebanon bị kẹt giữa hai xu hướng tham vọng trong vùng và đều tìm cách khẳng định vai trò "nước bảo vệ" cho chính quyền Beirut : một bên là Iran, đang không ngừng "ghi điểm" tại Iraq và Syria ; bên kia là Saudi Arabia, đang tiến hành cải tổ nội bộ sâu rộng và hoạt động mạnh trong chiến tranh và ngoại giao, từ Yemen đến Qatar.

Ngoài ra, từ nhiều năm nay, phong trào Hezbollah thân Tehran không ngừng phát triển tại Lebanon, được coi là một "Nhà nước trong Nhà nước", với ít nhất hai bộ trưởng Hezbollah trong nội các chính phủ từ tháng 12/2016, mà theo nhận định trong bài phân tích "Lebanon, đất nước giữa vòng can thiệp" của La Croix, đã khiến Ryadh tức giận vì cho rằng chính phủ Lebanon bị Tehran điều khiển từ xa.

Trước khi trở về Beirut vào đúng ngày Quốc Khánh, thủ tướng Hariri sẽ đến Ai Cập vào thứ Ba 21/11 để tìm sự ủng hộ của Cairo. Nhật báo Le Figaro trích một nguồn tin nắm rõ hồ sơ cho biết, thủ tướng Lebanon có thể sẽ bảo lưu quyết định từ chức. Nhật báo Libération đánh giá : "Một tuần quyết định tại Beirut với Hariri và nước ông", trong khi Lebanon đang "sống trong một bầu không khí nội chiến".

Thái tử Saudi Arabia và chính sách ngoại giao "gậy ông đập lưng ông"

Khi buộc thủ tướng Saad Hariri từ chức, thái tử kế nghiệp Saudi Arabia Mohammed Ben Salman cho rằng sẽ kích động được một bộ phận tầng lớp chính trị Lebanon nổi dậy chống phe Hezbollah thân Iran, đối thủ cạnh tranh chính trong cuộc đua giành sức ảnh hưởng trong vùng.

Trả lời Le Monde, giáo sư Ali Mourad phân tích : "Phía Saudi Arabia muốn quyết định từ chức của thủ tướng Hariri nhanh chóng kết thúc để chuyển sang giai đoạn 2 trong kế hoạch phản công : đàm phán một thỏa thuận chính phủ mới. Tuy nhiên, sự phản kháng của đường phố và thái độ của tổng thống Lebanon Michel Aoun, từ chối lời từ chức của thủ tướng, đã khiến họ bị kẹt trong giai đoạn 1".

Chính quyền Ryadh từng hy vọng là quyết định từ chức, gây ấn tượng mạnh, của Hariri sẽ thiết lập lại sự cân đối chính trị tại Lebanon theo hướng có lợi hơn cho Saudi Arabia. Tuy nhiên, "kết quả lại thảm hại. Chính quyền Saudi Arabia không dự đoán được phản ứng của xã hội Lebanon", vẫn theo nhận định của giáo sư Ali Mourad. Từ một chính trị gia không có sức lôi cuốn, Hariri bỗng trở thành người hùng của đường phố. Ryadh đã đánh giá thấp tinh thần dân tộc của người dân Lebanon. Họ muốn đoàn kết với vị lãnh đạo bị làm nhục hơn là trút giận lên Haret Hreik, trụ sở của phe Hezbollah ở ngoại ô Beirut.

Với sự kiện này, nhật báo Le Monde đánh giá : "Mohammed Ben Salman bị mắc bẫy bằng chính đường lối ngoại giao của ông". Thay vì hướng mọi tập trung vào phong trào Hezbollah, Ryadh lại cho thấy sự can thiệp vào nội tình Lebanon. Đây là lần thứ ba, chính sách ngoại giao của Mohammed Ben Salman bị "gậy ông đập lưng ông". Lầu đầu, vào tháng 03/2015, thái tử kế nghiệp điều không quân Saudi Arabia tấn công phe nổi dậy Houthis tại Yemen, bị Ryadh coi là "con ngựa thành Troy" của Iran, và vẫn bị kẹt trong cuộc chiến chưa dứt này.

Tiếp theo là cuộc khủng hoảng ngoại giao với Qatar kể từ tháng 06/2017, sau khi ban sắc lệnh cấm vận ngoại giao-chính trị với tiểu quốc bị Ryadh cáo buộc có quan hệ với Iran, tổ chức Nhà Nước Hồi giáo, phe Shia Saudi Arabia và Hamas. Mohammed Ben Salman nghĩ rằng sẽ nhanh chóng "thần phục" được Qatar nhưng lại không tính đến mạng lưới đồng minh và khách hàng rộng lớn mà Doha đã gây dựng từ 20 năm nay trong mọi lĩnh vực từ ngoại giao đến quân sự, từ văn hóa đến thể thao.

Zimbabwe : Bất chấp phản đối của dân, tổng thống Mugabe không từ chức

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Zimbabwe tiếp tục được các nhất báo Pháp đề cập. Bất chấp áp lực từ quân đội, từ chính nội bộ đảng Zanu PF và từ cuộc biểu tình ngày 19/11 lớn chưa từng có kể từ khi Zimbabwe độc lập, tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi, kiên quyết không từ chức.

Nhật báo Le Figaro đưa tin "Bị đẩy đến lối ra, Mugabe kháng cự". Trong bài diễn văn được truyền hình tối chủ nhật 19/11, ngược với mọi phán đoán, tổng thống Zimbabwe từ chối nhượng bộ áp lực từ đường phố, dù trước đó ông đã bị đảng Zanu PF, do ông thành lập, tước chức chủ tịch đảng. 170 thành viên của Ủy ban trung ương đảng Zanu PF còn đưa ra tối hậu thư : Đến trưa thứ Hai 20/11, nếu tổng thống Mugabe không từ chức, Nghị Viện sẽ tước chức vụ của ông vào ngày 21/11. Nhật báo công giáo La Croix nhận định, "Robert Mugabe, Zimbabwe sang trang mới" với quyết định tước quyền chủ tịch đảng Zanu đối với "người cha của quốc gia".

Với Libération, quyết định bám trụ đến cùng của tổng thống 93 tuổi là "Lời nhạo báng của Mugabe". Trên truyền hình, ông tuyên bố sẽ tổ chức hội nghị đảng Zanu PF trong vài tuần nữa để "cho phép giải quyết các mâu thuẫn" trong nước. Trong bài diễn văn dài 20 phút, ông nói nhiều đến các thách thức kinh tế, ca ngợi thành công của nhà nước, của đảng và nêu lên "một cuộc xung đột thế hệ" mà không hề nhắc đến trường hợp cá nhân ông.

Kết thúc bài diễn văn bằng tiếng Anh, tổng thống 93 tuổi khẳng định : "Các bạn và tôi, chúng ta có một việc quan trọng phải làm", bất chấp những lời kêu gọi "ra đi" của người biểu tình. Họ "đã mệt mỏi về ông ấy. Ông ấy phải ra đi, và ngừng tìm cách xin lỗi. Đất nước bị tàn phá về mặt kinh tế. Tất cả là do lỗi của ông già này", như phát biểu của một người biểu tình 57 tuổi.

Đức : Thủ tướng Merkel vẫn chưa thành lập được chính phủ

Tại Đức, hai tháng sau cuộc bầu cử Quốc hội, và được bầu thêm nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư, bà Angela Merkel vẫn chưa thành lập được chính phủ.

Nhật báo Libération nhận định "Hai tháng sau bầu cử, Angela Merkel vẫn đang tìm liên minh". Liên minh cầm quyền CDU-CSU của thủ tướng Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung với các đảng Xanh và đảng tự do FDP. Thời hạn 18 giờ Chủ Nhật 19/11 lại được đẩy lùi và sau 4 tuần đàm phán, vẫn còn nhiều bất đồng quan trọng giữa 4 đảng chính, đặc biệt trong vấn đề nhập cư (áp dụng quota nhập cư), khí hậu và năng lượng (rút khỏi năng lượng than và động cơ diesel) hay ngân sách giành cho nông nghiệp…

Ngoài những thông tin như trên, trong bài viết "Thất bại của các cuộc thương lượng cuối cùng ở Berlin", nhật báo Le Figaro đánh giá "tương lai chính trị của Angela Merkel, bị suy yếu sau chiến thắng quá ngắn ngủi trong cuộc bầu cử liên bang ngày 24/09, trở nên đen tối".

Pháp : Căng thẳng giữa Nhà nước và các thị trưởng

Thời sự Pháp nổi bật với hội nghị lần thứ 100 của Hiệp hội Thị trưởng Pháp, diễn ra ngày 20/11/2017, trong bầu không khí rất căng thẳng giữa Nhà nước và chính quyền địa phương.

Nhật báo Le Figaro nhận định : "Tiếng phàn nàn gia tăng ở các địa phương" vì các thị trưởng lo ngại vấn đề ngân sách của địa phương mình và thắc mắc về mục tiêu của hành pháp. Phác họa chân dung hai thị trưởng Lyon và Bordeaux, La Croix nhận định "Các thị trưởng phải hành động tốt hơn với ngân sách ít đi".

Riêng nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin trên trang nhất "Nhà nước muốn đi xa hơn trong việc giảm các khoản đóng góp", áp dụng đối với mức lương cao từ 2,5 lần so với lương tối thiểu (SMIC) và sẽ tiêu tốn của nhà nước khoảng 2,9 tỉ euro. Đây là một khoản ngân sách lớn, chính vì vậy, một số người trong cơ quan hành pháp nhấn mạnh, trước hết phải khắc phục tình trạng tài chính công. Thông tin có thể được thủ tướng Edouard Philippe công bố ngày 20/11 trước Hội đồng Công nghiệp Quốc gia tổ chức tại thành phố Bobigny, ngoại ô Paris.

Thu Hằng

*************************

Tại hội nghị Liên Đoàn Ả rập, Ryadh chỉ trích gay gắt Tehran (RFI, 20/11/2017)

Trong cuộc họp bất thường cấp bộ trưởng của Liên Đoàn Ả rập vào ngày hôm qua, 19/11/2017 tại Cairo, Ai Cập, Saudi Arabia đã tố cáo Iran đe dọa an ninh các nước Ả rập qua việc ủng hộ các tổ chức khủng bố như Hezbollah Lebanon và Houthis Yemen.

arap

Hội nghị các ngoại trưởng Liên Đoàn Ả rập họp bất thường tại Caire, Ai Cập, ngày 19/11/2017-Reuters

Cuộc họp được triệu tập theo đề nghị của Ryadh nhằm xem xét vụ một tên lửa đạn đạo do Iran chế tạo, được bắn đi từ Yemen, nhắm vào thủ đô Saudi Arabia.

Từ Cairo, thông tín viên Alexandre Bouccianti tổng kết cuộc họp này :

"Chúng tôi sẽ không tuyên chiến với Iran trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của cuộc họp là lên án những hành động của Iran. Ông Ahmad Aboul Gheit, tổng thư ký Liên Đoàn Ả rập đã tuyên bố như trên trong cuộc họp báo kết thúc cuộc họp bất thường. Phải chăng đây là lời cảnh cáo hay tối hậu thư ? Điều chắc chắn là các nước Ả rập ủng hộ các biện pháp mà Saudi Arabia đánh giá là phù hợp để bảo đảm an ninh cho nước này chống lại Iran.

Bản thông cáo kết thúc hội nghị cũng lên án Hezbollah, bị coi là một tổ chức khủng bố và là cánh tay đắc lực của Iran trong các hoạt động can thiệp vào thế giới Ả rập. Ngoại trưởng Lebanon tẩy chay cuộc họp và Lebanon bác bỏ những cáo buộc nói trên, đồng thời nhấn mạnh rằng Hezbollah là một thành phần trong dân tộc và chính phủ Lebanon. Biện pháp cụ thể duy nhất được hội nghị cấp bộ trưởng Liên Đoàn Ả rập thông qua là việc cấm các kênh truyền hình được Iran tài trợ và được phát sóng qua các vệ tinh của các nước Ả rập".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Những điểm đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng Iran- Saudi Arabia (RFI, 15/11/2017)

Khu vực Trung Đông những ngày qua đang nóng lên với cuộc khủng hoảng được nhen nhóm từ vụ thủ tướng Lebanon, Saad Hariri, từ Saudi Arabia lên án Iran rồi bất ngờ thông báo từ chức. Lebanon chỉ là màn mới nhất trong cuộc tranh giành vị thế thống lĩnh giữa hai nước lớn trong vùng Vịnh : Iran và Saudi Arabia Sân đấu của cuộc đua tranh này không chỉ là Lebanon mà còn là Yémen, Iraq và Syria. Điểm lại 5 câu hỏi chủ chốt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng đầy nguy hiểm này.

saudi1

Quốc vương Saudi Arabia tiếp thủ tướng Lebanon từ nhiệm Saad Hariri, ngày 06/11/2017, tại Riyad. Saudi Press Agency/Handout via Reuters

1. Cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Iran và Saudi Arabia vẫn âm ỉ từ nhiều thập kỷ nay, tại sao căng thẳng bùng phát trở lại ?

Saudi Arabia, Vương quốc của Hồi Giáo Wahhabi, một hệ phái hà khắc trong Hồi Giáo Sunni, còn Cộng Hòa Hồi Giáo Iran theo hệ phái Shia. Hai cường quốc vùng Vịnh này năm 2016 đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhau cũng chỉ vì tranh giành ảnh hưởng. Cả hai cùng ủng hộ các phe đối địch nhau ở Lebanon, Iraq, Syria hay Yémen.

Bắt đầu từ hôm 4/11 vừa qua, căng thẳng giữa hai nước lại dấy lên với vụ thủ tướng Lebanon, Saad Hariri từ Riyad, thủ đô Saudi Arabia, đã lên tiếng tố cáo Iran can thiệp vào đất nước ông qua bàn tay của Hezbollah, phong trào theo hệ phái Hồi Giáo Shia được Tehran hậu thuẫn.

Căng thẳng được đẩy thêm một nấc mới khi hoàng tử kế vị Saudi Arabia, Mohammed ben Salmane tố cáo Iran đã tấn công Vương quốc ông, quy trách nhiệm cho Tehran trong vụ phe nổi loạn Houthis ở Yémen bắn một tên lửa và đã bị chặn ở gần Riyad. Téheran đã bác bỏ cáo buộc đồng thời đe dọa Riyad đừng đùa với lửa và hãy coi chừng "sức mạnh" của Iran.

2. Cuộc đối đầu giữa Saudi Arabia và Iran bắt nguồn từ đâu ?

Ngoài sự thù nghịch ăn vào trong máu giữa người Ba Tư và người Ả Rập, cuộc đua tranh giữa Ryad và Tehran đã trở nên kịch phát bởi cuộc cách mạng Hồi Giáo Iran năm 1979. Cuộc cách mạng này mang thông điệp giải phóng nhân dân nhưng đồng thời cả tâm lý chống Mỹ kịch liệt.

Vương quốc ả rập bảo thủ, một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ nhìn nhận sự kiện trên như là một mối đe doa đối với họ. Cần phải nhắc lại trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ 1980 đến 1988, Riyad là một trong những nguồn cung cấp tài chính lớn cho chính phủ của Saddam Husein.

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã làm Iraq bị suy yếu nhiều. "Saudi Arabia và Iran trở thành hai cường quốc chủ chốt trong khu vực và thế là họ lao vào cuộc tranh đua, trước tiên là để giành ảnh hưởng địa chính trị", nhà nghiên cứu Clément Therme, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược (IISS) nhận định.

Ryad nhìn thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran trong cuộc chiến tranh tại Iraq và Syria cũng như việc Tehran theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo như là một mối đe dọa lớn đối với với an ninh của họ. Trong khi đó Iran luôn cảm thấy bị bao vây bởi các căn cứ quân sự Mỹ cùng kho vũ khí trên lãnh thổ của người láng giềng thù nghịch. Tehran luôn khẳng định chương trình phát triển tên lửa của họ chỉ mang tính phòng thủ.

3. Những yếu tố hoàn cảnh nào tạo điều kiện thuận lợi cho căng thẳng gia tăng ?

Chuyên gia Therme, dẫn lại cuộc chiến tại Iraq, Syria và Yémen nhận định : "Nguyên nhân gây căng thẳng đầu tiên hiện nay liên quan đến cuộc đối đầu có bàn tay trung gian của Iran và Saudi Arabia". 

Còn theo ông Max Abrahms, giáo sư tại đại học Mỹ, Northeastern Boston, đồng thời là một chuyên gia về vấn đề an ninh quốc tế thì, cuộc tranh đua giữa Saudi Arabia và Iran trở nên rõ nét hơn với việc nhóm thánh chiến Nhà Nước Hồi Giáo bị suy yếu tại Iraq và Syria.

Chuyên gia này cho rằng cuộc tranh giành ảnh hương như vậy nhằm tập hợp các đồng minh ở Trung Đông, chia nhau phe phái.

Trong khi đó chuyên gia Therme nhận định : "việc ông Donald Trump lên lãnh đạo Hoa Kỳ đã giải phóng năng lượng chống Iran trên bán đảo Ả rập, bởi Washington dốc lòng dốc sức vì đồng minh Saudi Arabia và chống Iran". Đó là một lập trường dứt khoát khắc hẳn với chủ trương của chính quyền Barack Obama đã được đánh dấu bằng việc ký thỏa thuận lịch sử về hạt nhân Iran.

Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 được Tehran coi là một thắng lợi ngoại giao lớn giúp họ cải thiện quan hệ với phương Tây và Mỹ. Nhưng các vương quốc Ả Rập lại nhìn nhận nếu quan hệ Tehran và Washington ấm lên thì chắc hẳn mối quan hệ ưu ái của Mỹ giành cho họ sẽ có vấn đề.

4. Sự chia rẽ giữa hệ phái Hồi Giáo Shia và Sunni đóng vai trò như thế nào ?

Những căng thẳng tôn giáo trong vùng nổi lên là tham số chính của sự đối địch Iran - Saudi Arabia, nhất là kể từ sau cuộc xâm lăng của Mỹ vào Iraq năm 2003 dẫn đến việc người theo Shia nắm quyền ở Baghdad. Nhưng vấn đề chia rẽ tôn giáo này đặc biệt nổi cộm từ sau các cuộc nổi dậy mùa xuân Ả rập năm 2011.

Nhà nghiên cứu Therme nhận xét : "Các quốc gia Ả Rập trở nên mong manh, suy yếu và Iran thì được xác định như là mối đe dọa chính đến sự ổn định trong vùng". Tehran đã tỏ sự ủng hộ các đòi hỏi của những người theo hệ phái Shia trong các vương quốc vùng Vịnh.

Saudi Arabia sẽ cố gắng dùng vụ bắn tên lửa từ Yémen vừa qua để huy động sự ủng hộ thêm các trừng phạt đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran. Tuy nhiên việc nổ ra xung đột khu vực ở quy mô rộng hơn giờ vẫn còn là điều ít có khả năng xảy, nhà phân tích chính trị Graham Griffith nhận định.

Theo chuyên gia Therme, nguy cơ leo thang có vẻ như đã bị giảm bớt hai nước vẫn còn sợ chiến tranh xảy ra. Iran đã từng có những kinh nghiệm đau đớn về cuộc chiến tranh với Iraq. Saudi Arabia thì đã bị sa lầy khi nhảy vào Yémen từ hồi tháng 3 năm 2015 dẫn đầu một liên minh quân sự để ngăn chặn quân nổi dậy Houthis.

Hơn nữa giới quan sát cũng nhận thấy khẩu khí của Saudi Arabia cho thấy họ không hẳn đã muốn chiến tranh. Thế nhưng tinh thần dân tộc chủ nghĩa có thể sẽ là một công cụ để hoàng tử kế vị củng cố thêm vị thế.

5. Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu cuộc khủng hoảng có dẫn tới một cuộc xung đột mở giữa Iran và Saudi Arabia ?

Quả thực đây là một vùng bị chia rẽ sâu sắc và được vũ trang nhiều nhất. Trung Đông luôn được ví như thùng thuốc súng và tình hình ở đây đang trở nên nguy hại hơn bao giờ.

Tuy vậy, nhìn vào mối tương quan sức mạnh, Iran vẫn ỏ thế yếu hơn Saudi Arabia. Iran có quân đội hùng hậu hàng trăm nghìn quân, nhưng không có phương tiện khí tài quân sự công nghệ cao. 

Trái với Iran, Saudi Arabia có những thiết bị quân sự đời mới nhất, nhưng họ chỉ có khả năng triển khai được vài chục nghìn quân. Ý thức được tình trạng đó, Iran sẽ phải làm tất cả để cố gắng tránh né đối đầu trực diện với Saudi Arabia.

Một cuộc chiến tranh mở giữa nước Cộng Hòa Hồi Giáo Shia và Vương Quốc Hồi Giáo Wahhabi đến giai đoạn này vẫn có ít khả năng xảy ra.

(Tổng hợp từ AFP)

**********************

Lebanon, chiếc máy bay không người lái (RFI, 15/11/2017)

Nước Pháp, với quan hệ chặt chẽ với mọi tác nhân trong khu vực Trung Đông, tìm cách "đem" thủ tướng Lebanon Saad Hariri về nước. Tuy nhiên, khả năng của Paris có giới hạn trong lúc Lebanon như con tàu bay không người điều khiển.

saudi2

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) tiếp bộ trưởng ngoại giao Lebanon Gebran Bassil, tại Paris ngày 14/11/2017 nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Trung Đông. Reuters/Francois Mori

Sau Libya, khí hậu và hạt nhân Iran, nước Pháp một lần nữa lên tuyến đầu với một hồ sơ nóng bỏng Lebanon. Tổng thống Emmanuel Macron, sau khi đích thân gặp thái tử nối ngôi Saudi Arabia, tiếp ngoại trưởng Lebanon tại điện Elysée chiều thứ Ba và qua hôm nay (15/11), ngoại trưởng Pháp bay sang Iran. Theo tuyên bố của ngoại trưởng Lebanon, Gebran Bassil, thủ tướng Saad Hariri đang ở trong hoàn cảnh "không rõ ràng, không bình thường".

Sự kiện thủ tướng Lebanon Saad Hariri tuyên bố từ chức gây ra nhiều bình luận, đồn đoán, nào là Hariri bị Ryad bắt cóc, Israel sắp tấn công… Tổ chức Hezbollah-Lebanon thì cho rằng Saudi Arabia đứng sau vụ khủng hoảng này.

Căng thẳng với Iran và Hezbollah

Theo AFP, điều chắc chắn là Saudi Arabia Sunni, ủng hộ Saad Hariri, và Iran Shia, bảo trợ cho Hezbollah-Lebanon, đang tranh giành ảnh hưởng qua những cuộc khủng hoảng trong vùng từ Syria cho đến Yemen.

Do vậy, Hezbollah tố cáo Saudi Arabia tìm cách can thiệp vào Lebanon không phải là thiếu cơ sở. Vấn đề là tổ chức võ trang Shia này nhận vũ khí của Iran và sát cánh với "tình nguyện quân" Iran tiếp tay với chế độ Damas.

Xem xét động cơ thúc đẩy thủ tướng Saad Hariri bỏ nhiệm sở có thể giúp hiểu được phần nào tình trạng bế tắc ở Lebanon.

Cách nay đúng một năm, khi nhận lời mời làm thủ tướng Lebanon, doanh nhân trẻ tuổi này, theo đạo Hồi hệ phái Sunni, chấp nhận bỏ Riyad về Beyrouth. Ông cũng chấp nhận trả giá "hòa giải" với Hezbollah, tổ chức bị tình nghi ám sát thân phụ của ông, Rafic Hariri, tháng 02/2005, lúc đó là thủ tướng Lebanon, bạn thân của tổng thống Pháp Jacques Chirac.

Tuy nhiên, sự hy sinh của Saad Hariri không đem lại kết quả mong muốn cho Lebanon. Chiến tranh Syria đã vô tình đặt "Thụy sĩ của Địa Trung Hải" ra ngoài ống kính truyền hình thế giới. Công cuộc tái thiết trì trệ, quốc tế chỉ ủng hộ yếu ớt, Riyad cũng phớt lờ đồng minh, trong khi kinh tế Lebanon biểu hiện nhiều dấu hiệu "khủng hoảng cấu trúc", hệ quả của tình trạng tham ô bất trị, theo nhận định của Peter Harling, một chuyên gia về Trung Đông.

Rất có thể thủ tướng Lebanon đánh lá bài báo động để thúc đẩy công luận chú ý hơn về tình hình Lebanon. Đối với Riyad, chiến thuật này có lợi theo nghĩa sẽ gây sức ép lên tổ chức Hezbollah càng ngày càng nguy hiểm : Tích trữ vũ khí và hỗ trợ cho các nhóm dân quân Shia khắp khu vực.

Mỹ và Israel cũng đang gia tăng áp lực lên Iran và Hezbollah Lebanon. Tình thế này, theo Peter Harling (Le Monde 15/11/2017) có thể đưa Lebanon vào một cuộc chiến tranh mới vì Iran không bao giờ hy sinh Hezbollah.

Giới hạn thiệt hại

Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng này, nước Pháp của Emmanuel Macron lên tuyến đầu. Theo phân tích của chuyên gia Denis Bauchard, thuộc Viện quan hệ quốc tế IFRI, khác với Washington, Paris có thể đối thoại với tất cả mọi phe kể cả phe Shia.

Nước Pháp phải dấn thân một phần vì bổn phận lịch sử với Lebanon, một phần vì Lebanon biết trông cậy vào ai ? Chính sách của Donald Trump như thế nào ? Ở Châu Âu, Anh Quốc đang bối rối vì Brexit, Đức Quốc cũng phân tâm vì nội tình chính trị chưa giải quyết xong.

Giáo sư chính trị Ziad Majed, người Pháp gốc Lebanon, giảng dạy tại đại học Mỹ ở Paris tỏ ra lạc quan hơn cho rằng Paris có thể trợ giúp làm giảm bớt thiệt hại trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài. Giải pháp đó đến từ Washington.

Trong khi chờ đợi, người dân địa phương hy vọng chiếc tàu bay Lebanon, dù thiếu phi công, sẽ hạ cánh bình yên. Với điều kiện, không bị trúng tên lửa của Israel.

Tú Anh

***********************

Lebanon : Liên Hiệp Châu Âu phản đối mọi "can thiệp" từ bên ngoài (RFI, 14/11/2017)

Liên Hiệp Châu Âu ngày 13/11/2011, qua lời đại diện ngoại giao, Federica Mogherini, đã cảnh cáo mọi ý đồ "can thiệp của ngoại bang" vào Lebanon, đang trong tình trạng rối loạn, sau vụ từ chức đột ngột của thủ tướng Saad Hariri. Lebanon đang bị kẹt trong cuộc đọ sức giữa Iran và Saudi Arabia.

saudi3

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, bà Federica Mogherini tại Bruxelles, ngày 13/11/2017. Reuters/Yves Herman

Bà Mogherini nhấn mạnh rằng không nên du nhập vào Lebanon "các tranh chấp, động lực, căng thẳng" đang khuấy động khu vực. Theo bà, tất cả các yếu tố đó nên ở ngoài Lebanon.

Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đã bất ngờ từ chức hôm thứ Bảy 04/11 vừa qua, và thông tin đó được loan báo từ Saudi Arabia. Giới quan sát xem đây là một giai đoạn mới của trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Saudi Arabia và Iran, đang tranh giành ảnh hưởng ỏ Lebanon.

Trước lúc bà Mogherini phát biểu, hai ngoại trưởng Pháp, Đức, cũng nhấn mạnh trên sự cần thiết của việc nước ngoài không can thiệp vào Lebanon, và bày tỏ quan ngại về nguy cơ cuộc đối đầu chính trị hiện nay dẫn đến đối đầu quân sự.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel còn kêu gọi thủ tướng Saad Hariri trở lại Beyrouth, kêu gọi Lebanon nên hòa giải, không để biến thành "món đồ chơi’ của... Syria, Saudi Arabia hay nước khác".

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng cho biết là Pháp "rất lo ngại" cho sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của Lebanon. Theo ông, muốn đạt một giải pháp chính trị ở Lebanon, thì lãnh đạo tại quốc gia phải được hoàn toàn tự do hành động và việc không can thiệp từ ngoài phải là một nguyên tắc cơ bản.

Riêng thủ tướng từ nhiệm Saad Hariri, trả lời đài truyền hình Lebanon Future TV, hôm Chủ nhật 12/11, cho biết là ông sẽ trở về Beyrouth, nhưng không nói rõ lúc nào.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Iran sắp hoàn thành hệ thống phòng thủ chống tên lửa (RFI, 03/09/2017)

Tư lệnh đặc trách về hệ thống phòng không Iran, tướng Farzad Esmaili ngày 03/09/2017 thông báo "toàn bộ hệ thống đã hoàn tất và đang trong tiến trình thử nghiệm". Bavar - 373 có khả năng chận tên lửa tương tự như S-300 của Nga. Giới phân tích lo ngại, tuyên bố nói trên càng làm dấy lên nghi kỵ của Washington với Tehran.

moyenorient1

Quốc Hội Iran tháng 08/2017 bỏ phiếu tăng ngân sách phát triển tên lửa - Nazanin Tabatabaee Yazdi/TIMA via Reuters

Đài truyền hình Nhà nước Iran trích dẫn lời tướng Esmaili cho biết, hệ thống phòng thủ bắn chận tên lửa Bavar -373 hoàn toàn do công nghệ Iran chế tạo và sẽ được cung cấp cho quân đội trước tháng 03/2018. Tehran dự trù sử dụng lá chắn chống tên lửa đời mới này song song với hệ thống phòng thủ vốn đã có, thuộc lớp S-300 do Nga cung cấp.

Theo AFP, Iran bắt đầu triển khai dự án Bavar -373 vào năm 2010 khi Nga, dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, tạm hoãn hợp đồng đã được ký kết ba năm trước đó với Tehran.

Sau tháng 07/2015 khi Iran đạt được thỏa thuật với 6 cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân dân sự, Matxcơva đã cho phép xuất khẩu trở lại tên lửa chống tên lửa S-300.

Tin Iran sắp trang bị hệ thống phòng thủ mới được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Tehran và Washington gia tăng. Để trả đũa chính quyền Trump tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran, Quốc Hội Iran giữa tháng 8/2017 đồng ý tăng ngân sách phát triển các chương trình đạn đạo.

RFI tiếng Việt

*********************

Quân đội Syria kiểm soát trục đường chiến lược Damascus - Aleppo (RFI, 03/09/2017)

Hôm 02/09/2017, quân đội Syria và các đồng minh đã đánh đuổi được các chiến binh của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ra khỏi phần lớn lãnh thổ tình Hama, ở miền trung. Thắng lợi này cho phép quân đội Syria kiểm soát được hoàn toàn trục đường chiến lược nối liền thủ đô Damascus với thành phố Aleppo ở phía tây bắc.

moyenorient2

Xe tăng quân đội Syria, tại Fleita, ngày 02/08/2017 - Reuters/Omar Sanadiki

Paul Khalifeh, thông tín viên trong khu vực cho biết thêm thông tin :

"Thành phố Akeyrbat, nằm trên sa mạc ở phía đông tỉnh Hama vốn là cứ địa chủ chốt của quân thánh chiến trong vùng miền trung Syria. Khoảng 1500 chiến binh thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo – Daesh - đã cố thủ ở đây, khống chế con đường chiến lược Ithriya, trục lộ duy nhất nối liền Damascus với Aleppo.

Hôm qua, quân đội Syria và các đồng minh, với sự hỗ trợ của trực thăng và chiến đấu cơ Nga, đã chiếm được nơi đây.

Sau thất bại này, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo không còn có sự hiện diện đáng kể tại tỉnh Hama ở miền trung nữa. Từ ba năm qua, Daesh đã chiếm giữ phía đông tỉnh này.

Khi chiếm lại được Hama, quân đội Syria có thể bảo đảm an toàn cho phía sau các đơn vị đang tham gia vào một chiến dịch lớn, tấn công tỉnh Deir Ezzor, ở phía đông. Theo bộ Quốc Phòng Nga, cánh quân tiền phương của các đơn vị này, từ thành phố Sokhna, đã tiến được vào tỉnh Deir Ezzor.

Như vậy, ở miền trung Syria, chỉ còn mỗi một ổ quân thánh chiến rộng khoảng 2000 cây số và hoàn toàn bị bao vây".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế