Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Luận tội Tổng thống Trump : Thượng viện bác triệu tập nhân chứng, dọn đường cho tha bổng (VOA, 02/02/2020)

Thượng viện Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ Sáu (31/1) đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu triệu tập nhân chứng và thu thập thêm bằng chứng cho phiên xử luận tội Tổng thống Donald Trump, dọn đường cho ông Trump hầu như sẽ được tha bổng vào tuần tới.

impeach01

Phe Cộng hòa của Thượng viện Mỹ bác bỏ yêu cầu triệu tập nhân chứng cho phiên xử luận tội Tổng thống Trump hôm 31/1.

Với tỉ lệ biểu quyết 51/49, Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chặn nỗ lực của đảng Dân chủ muốn lấy lời khai từ các nhân chứng như cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người được cho là trực tiếp hiểu rõ các nỗ lực của Trump gây áp lực đòi Ukraine điều tra đối thủ chính trị của ông là cựu phó tổng thống Joe Biden.

Cuộc tranh luận kết thúc sẽ bắt đầu lúc 11 giờ sáng, giờ Washington, vào thứ Hai (3/2) trong bốn giờ đồng hồ, giữa bên công tố và bên biện hộ. Lịch biểu này cho phép bốn thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đang tranh làm ứng cử viên tổng thống của đảng họ đủ thời gian để bay về Iowa dự cuộc tranh cử trong nội bộ đảng tại tiểu bang đầu tiên này.

Tổng thống Trump sẽ đọc thông điệp liên bang trước lưỡng viện Quốc hội vào tối thứ Ba (4/2).

Thượng viện gần như chắc chắn sẽ tha bổng cho Tổng thống Trump, vì phải cần phiếu thuận của đa số hai phần ba Thượng viện 100 ghế thì mới kết tội tổng thống được, trong khi 53 Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã tuyên bố sẽ không bỏ phiếu kết án tổng thống.

********************

Impeachment : Thượng Viện Mỹ không mời nhân chứng John Bolton (RFI, 01/02/2020)

Con đường thoát nạn truất phế rộng mở cho tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 31/01/2020, trong cuộc biểu quyết tại Thượng Viện, phe Cộng hòa hội đủ đa số để bác bỏ đề nghị của phe Dân chủ triệu tập cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton làm nhân chứng.

FILES-US-POLITICS-IMPEACHMENT-BOLTON

Ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump. Ảnh chụp ngày 03/05/2019. Brendan Smialowski/AFP

Quyết định này mang ý nghĩa gì về chính trị cũng như đưa đến những hệ quả tất yếu nào trong vụ xử tổng thống Donald Trump ?

Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích :

"Kết quả là 51 phiếu chống và 49 phiếu đồng ý. Trong số 49 phiếu đồng ý (mời thêm nhân chứng), có hai phiếu của đảng Cộng hòa . Người thứ nhất là bà Susan Collins và người thứ hai là thượng nghị sĩ Mitt Romny, cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa .

Hai người này cho rằng cuộc điều trần tại Thượng Viện của phiên tòa đó, cần phải có thêm nhân chứng trước khi các nghị sĩ bỏ phiếu thì mới đúng là một phiên tòa. Nhưng phe Dân chủ không hội đủ số phiếu vì cần đến bốn lá phiếu của đảng Cộng hòa mà chỉ có hai người tham dự. Hệ quả của cuộc bỏ phiếu này đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho Hiến Pháp và chính trị Hoa Kỳ…

Phe Cộng hòa thắng nhưng bối rối. Họ thắng vì đa số nhưng để lại ấn tượng họ bảo vệ lầm lẫn, hành động vi phạm Hiến Pháp, chống lại Quốc Hội của Donald Trump. Tuy Donald Trump sẽ trắng án nhưng hậu quả về chính trị cho cá nhân ông và cho đảng Cộng hòa sẽ được nhân dân Mỹ quyết định trong cuộc bầu cử tháng 11 năm nay…".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Ngày thứ 5 xử luận tội : Nhóm bào chữa Tổng thống Trump bắt đầu trình luận cứ (VOA, 26/01/2020)

Các luật sư ca Tng thng Donald Trump đã bt đu bào cha ti phiên x lun ti Thượng vin hôm nay 25/1. Nhóm bào cha nói rng n lc ca đng Dân ch đòi phế trut tng thng s đt ra mt tin l "rt, rt nguy him" trong mt năm bu c.

luantoi1

Phiên xử lun ti Tng thng Donald Trump Thượng vin sang ngày th 5, khi các lut sư bào cha chun b trình lun c (nh tư liu ngày 25/1/2020)

Luật sư Nhà Trắng Pat Cipollone, người đng đu nhóm bào cha, nói vi các Thượng ngh sĩ rng các n lc đó ca Ðng Dân ch s bác b quyn ca c tri th hin ý kiến ca h v ông Trump trong cuc bu c tng thng ngày 3 tháng 11 ti đây, nếu phe Dân ch buc ti và phế trut ông ngay lúc này.

Ông Cipollone nói : "Họ đang yêu cu quý v [Thượng ngh sĩ] làm mt cái gì đó mà hu qu ca nó, tôi xin được thưa là... rt, rt nguy him".

Phe Dân chủ đã lp lun trong ba ngày qua rng Tng thng Trump nên b phế trut vì ông đã gây áp lực buc Ukraine phi m cuc điu tra dính líu đến cu Phó Tng thng Joe Biden, vn có th s khiến cho đi th chính tr bên Ðng Dân ch này ca ông Trump b tht thế trong cuc đua tranh chc tng thng trong năm 2020, và sau đó ông Trump đã cản tr cuc điu tra ca Quc hi v vic này.

Ông Cipollone nói : "Quý vị có th thy rng Tng thng không làm gì sai".

Hạ vin do đng Dân ch Kim soát tháng trước đã lun ti Tng thng Trump v các cáo buc lm quyn và cn tr Quc hi.

Thượng vin do Ðng Cng hòa kim soát theo d kiến s tha bng Tng thng Trump. Đ phế trut tng thng cn phi có đa s hai phn bao phiếu chp thut Thượng vin có 100 ghế. Không có thượng ngh sĩ đng Cng hòa nào lên tiếng ng h yêu cu phế trut Tổng thống Trump.

Phiên tranh luận Th By din ra tương đi ngn vì phe Cng hòa mun dành phn ln lun c ca h đ trình bày vào đu tun ti khi h d kiến lượng khán gi truyn hình theo dõi phiên x s cao hơn.

Theo Reuters

******************

Xử phế truất tổng thống : Phe Dân Chủ cáo buộc Trump "đe dọa" nền dân chủ (RFI, 25/01/2020)

Từ ngày 25/01/2020, đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện có 24 tiếng, được chia trong ba ngày, để bào chữa trong phiên xử phế truất tổng thống Trump. Phía đảng Dân Chủ đã kết thúc ba ngày luận tội tổng thống Donald Trump ở Thượng Viện hôm 24/01.

luantoi2

Ông Jerry Nadler, người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Hạ Viện, trong phiên xử phế truất tổng thống Trump, tại Thượng Viện, Washington, ngày 23/01/2020. HO / US Senate TV / AFP

Trong ngày luận tội cuối cùng, các công tố viên phe Dân Chủ đã nêu rất nhiều vụ việc để chứng minh Donald Trump phạm các tội : phản bội, tham nhũng cũng như nhiều tội lớn khác. Bản cáo trạng của các công tố viên Dân Chủ cáo buộc Donald Trump là một "mối đe dọa" cho nền dân chủ nếu như tổng thống không bị phế truất.

Theo thông tín viên RFI Anne Corpet tại Washington, phe Dân Chủ đã tìm mọi cách để bác trước một trong những lập luận của bên bào chữa cho tổng thống Trump.

"Thay vì cố phủ nhận sự việc, các luật sư của tổng thống chứng minh rằng các điều khoản của bản cáo trạng không bao gồm các tội theo đúng nghĩa hình sự và như vậy không có lý do để tiến hành thủ tục phế truất.

Những phe Dân Chủ đã lên án cách lập luận này. Suốt cả ngày thứ Năm 24/01, họ nhắc lại những tiền lệ trong quá khứ, viện đến cả những nhà lập quốc và trích dẫn cả những chuyên gia về Hiến Pháp từng làm chứng trước Hạ Viện để bác lập luận của bên bị cáo.

Ông Jerry Nadler, một trong những nghị sĩ Dân Chủ, trong vai trò công tố viên, thậm chí còn chiếu một trích đoạn video phiên xử tổng thống Bill Clinton năm 1998, trong đó có thể thấy Lindsey Graham, thượng nghị sĩ Cộng Hòa, hiện ủng hộ nhiệt thành tổng thống Donald Trump, tuyên bố : "Không cần phải phạm trọng tội để bị phế truất, chỉ cần làm biến chất chức vụ tổng thống đã là đủ".

Tuy nhiên, dẫn chứng của ông Jerry Nadler dường như không thuyết phục được các thượng nghị sĩ. Một số người tỏ dấu hiệu mệt mỏi. Và nhiều người trong số họ còn vi phạm nội quy, ra khỏi phòng họp ngoài giờ nghỉ giải lao chính thức. Thường những vi phạm như vậy có thể bị kết án tù".

Thu Hằng

******************

Khoảng 11 triệu người Mỹ theo dõi phiên tòa truất phế tổng thống Trump (RFI, 24/01/2020)

Khoảng 11 triệu người Mỹ đã theo dõi phiên tòa truất phế tổng thống Donald Trump trên các kênh truyền hình khởi đầu từ hôm thứ Ba, và hôm 24/01/2020, ngày buộc tội cuối cùng của phe Dân Chủ.

luantoi3

Phiên tòa phế truất Donald Trump ở Quốc Hội, Washington DC, ngày 23/01/2020. HO / US Senate TV / AFP

Trong hai ngày qua, các công tố viên Dân Chủ sau khi đưa ra các chứng cứ, đã nỗ lực chứng minh ông Donald Trump có tội với các tội danh quy định trong Hiến pháp để có thể truất phế tổng thống : từ phản quốc cho đến tham nhũng hay các tội phạm quan trọng khác.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

"Phiên tòa bắt đầu bằng một lời cầu nguyện, nhưng sau một phút im lặng, những mũi tên bắn ra như mưa từ trên bục phát biểu, nơi các công tố viên liên tục đọc các lời cáo buộc.

Dân biểu Jerry Nadler phản bác lý lẽ của phía biện hộ cho ông Donald Trump, theo đó tổng thống không thể bị truất phế vì hồ sơ luận tội không bao gồm khái niệm tội phạm theo nghĩa hình sự. Công tố viên của phe Dân Chủ khẳng định : "Quan điểm này hoàn toàn sai lầm, không có cơ sở Hiến pháp, không có tiền lệ nào theo nghĩa này cả".

Ông còn đưa ra một video của Lindsay Graham, một trong những người ủng hộ tổng thống Trump tích cực nhất, trong phiên luận tội ông Bill Clinton năm 1998. Hồi đó vị thượng nghị sĩ Cộng Hòa nói rằng : "Đối với việc vi phạm trầm trọng Hiến pháp, không cần phải phạm một tội danh".

Ông Lindsay Graham đã rời phòng xử vào lúc chiếu video trên đây, và trong thời gian nghỉ giải lao sau đó, trước báo chí thượng nghị sĩ này đặt ra vấn đề số tiền mà con trai của ông Joe Biden đã nhận được tại Ukraina, thay vì nói đến những phát biểu mâu thuẫn của mình".

Trong khi phiên tòa luận tội tiến hành, tổng thống Donald Trump hôm nay 24/1 lại tham gia cuộc "Tuần hành vì sự sống" tại Washington, diễn ra chỉ cách tòa nhà Quốc Hội khoảng vài trăm mét. Đây là lần đầu tiên kể từ 47 năm qua một tổng thống đương nhiệm dự cuộc tuần hành quan trọng nhằm chống phá thai. Một động thái được cho là nhằm làm hài lòng cử tri da trắng theo đạo Tin Lành, có đến 81% đã bỏ phiếu cho ông Trump hồi năm 2016.

Thụy My

Published in Quốc tế

Cuộc luận tội tổng thống Trump đang diễn ra tại thượng viện Hoa Kỳ. Sự kiện này vừa ly kỳ vừa đáng lo.

Nó ly kỳ vì mang tính lịch sử. Trump là vị tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội. Vụ xét xử này rất đặc biệt vì Trump đã lạm dụng quyền lực qua việc ép buộc Ukraine, một cường quốc nước ngoài, tác động đến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới, theo chiều hướng có lợi cho chiến dịch tái tranh cử của ông và đã cản trở cuộc điều tra. 

Nó đáng lo vì cho thấy một hệ thống chính trị đang khủng hoảng. Mức độ phân cực giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ đã đến đỉnh điểm khi tất cả các thượng nghị sĩ cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ các quy tắc luận tội do thủ lãnh đa số Mitch McConnell (Cộng hòa) đưa ra, trong khi tất cả các thượng nghị sĩ dân chủ bỏ phiếu chống lại.

senate0

Quốc hội Mỹ có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp, có quyền giám sát tổng thống và, trong trường hợp cần thiết, sẽ tiến hành việc luận tội.

100 thượng nghị sĩ sẽ quyết định kết quả phiên tòa xét xử Donald Trump. McConnell và Tòa Bạch Ốc muốn một tiến trình xét xử nhanh chóng, không cần phải có các nhân chứng và tài liệu mới. Đảng Dân chủ muốn mời các cộng sự viên thân cận trước kia và hiện nay của tổng thống, gồm cả cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, làm nhân chứng trước tòa.

Đảng Dân chủ cho rằng các nhân chứng và tài liệu mới sẽ làm sáng tỏ vấn đề và bảo đảm sự công bằng. Đảng Cộng hòa lại cho chính bản thân vụ kiện đã không công bằng và thiên vị.

Thực ra, không ai biết John Bolton, nhân chứng quan trọng nhất, sẽ nói gì. Liệu lời khai của ông ta sẽ củng cố hay làm suy yếu vụ kiện chống lại Trump ? Không ai biết hậu quả chính trị sẽ ra sao khi các thành viên thân tín của Trump phải làm chứng đúng theo lời thề trước tòa.

McConnell sẽ không mạo hiểm mở cửa cho những gì không đoán trước được. Ông ta phải kiểm soát những người cùng đảng với mình. Rất có thể sẽ có người cộng hòa phá rào, không theo đường lối của đảng vì liêm chính hay vì lo sợ cử tri chỉ trích.  

Mặc dù đã cam kết vô tư trong thực tế vụ án, hầu hết các thượng nghị sĩ sẽ thiên vị khi đánh giá vấn đề. Họ sẽ theo chủ trương và đường lối của đảng, bất kể mọi suy luận hay chứng cứ.

Đảng Cộng hòa hiện chiếm đa số tại Thượng viện, với 53 ghế. Đảng Dân chủ chỉ có 45 ghế.

Họ cần thêm 20 phiếu của các thượng nghị sĩ cộng hòa và 2 phiếu trung lập. Tỷ số 2/3 (hay 67 phiếu) chiếu theo Hiến pháp để có thể bãi nhiệm Trump là điều không tưởng. Một vở kịch toàn hảo sẽ diễn ra trong tòa nhà Thượng viện đáng kính. Tổng thống Trump sẽ được tha bổng.

Về mặt chính trị, việc tha bổng chắc chắn sẽ có hậu quả tiêu cực đối với cán cân quyền lực giữa hành pháp và lập pháp. Về mặt pháp lý, nó sẽ tạo tiền lệ cho các tổng thống trong tương lai. Quốc hội có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp, có quyền giám sát tổng thống và, trong trường hợp cần thiết, sẽ tiến hành việc luận tội.

Nếu Trump được tha bổng trong vụ kiện Ukraine, các tổng thống sau này sẽ dễ dàng tự tung tự tác. Và, nếu cương quyết đẩy nhanh tiến trình luận tội, không triệu tập các nhân chứng quan trọng, không xem xét một cách khách quan những thông tin của họ và cứ tha bổng tổng thống thì đa số nghị sĩ Cộng hòa đã chôn vùi ý nghĩa và tính pháp lý của việc luận tội.

Chính Trump cũng không che giấu việc ông đã làm. Đội ngũ chuyên gia pháp lý của ông cũng không phủ nhận những gì thực sự đã xảy ra trong bối cảnh cuộc điện đàm của ông với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Một cuộc điện đàm mà Trump cho là hoàn hảo. Nhưng những gì xảy ra trước và sau cuộc nói chuyện đã gây ra tranh cãi và cần sự giải thích hợp lý.

Người dân Mỹ được nghe hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau về cùng một sự kiện. Hai đảng cố gắng thuyết phục cử tri bằng những sự thật thay thế (alternative facts).

Đảng Dân chủ đưa ra bằng chứng là Trump đã lạm quyền và cản trở cuộc điều tra. Đảng Cộng hòa bác bỏ điều này. Họ nói rằng Trump chỉ quan tâm đến tệ nạn tham nhũng ở Ukraine và tổng thống hoàn toàn không làm gì sai.

Đội ngũ chuyên gia pháp lý của Trump tin rằng đảng Dân chủ đang dùng cuộc luận tội để đảo ngược kết quả bầu cử vào năm 2016 và gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2020.

Họ còn cho rằng đối phương chà đạp nguyên tắc phân quyền và lạm dụng luật pháp quốc gia như công cụ trong chiến dịch bầu cử. Ngược lại, đảng Dân chủ tuyên bố họ đang thực thi Hiến pháp bằng cách kiện Trump.

Chuck Schumer (Dân chủ), lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện, gọi kế hoạch thúc đẩy vội vã tiến trình luận tội của đảng Cộng hòa là "nỗi nhục quốc gia". Mitch McConnell muốn xiết chặt kỷ luật trong đảng và Tòa Bạch Ốc muốn vấn đề chấm dứt nhanh chóng. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi như họ muốn, Trump sẽ được tha bổng và đăng đàn đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 4 tháng Hai.

Điều đáng chú ý là Trump luôn miệng quả quyết mình vô tội nhưng lại tìm mọi cách ngăn chặn các thông tin gây bất lợi cho ông trong vụ đàn hạch.

Theo các luật sư của Trump, lời khai của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton trong vai trò nhân chứng sẽ là mối đe dọa cho an ninh quốc gia, vì nó tiết lộ nội dung các cuộc hội đàm bí mật giữa tổng thống và các nhân viên. Đảng Dân chủ lại cho rằng, trong vụ Ukraine, Trump đã đặt mục đích cá nhân trên lợi ích quốc gia.

Việc đóng cửa không mời các nhân chứng và bỏ qua các tài liệu mới sẽ khiến các thượng nghị sĩ không thể nhận định đúng mức việc Trump có tội hay vô tội. Có lẽ đa số, hay tất cả, các thượng nghị sĩ cộng hòa đã quyết định tha bổng Trump từ lâu do lòng trung kiên với đảng hay áp lực của cử tri.

Cuộc luận tội mang màu sắc chính trị nhiều hơn luật pháp. Đặc biệt lần này nó diễn tiến trong bầu không khí phân cực, nghi kỵ, định kiến, thiên vị và thù hằn.  Trò chơi chính trị đã bóp chết sự thật. Khi thực tế không phù hợp với hoàn cảnh, những sự thật thay thế khác (alternative facts) luôn xuất hiện trong nước Mỹ của Trump.

Hoàng Thủy Ngữ

(26/01/2020)

Published in Diễn đàn

Ngoại trưởng Mỹ nói sẽ làm rõ liệu cựu đại sứ ở Ukraine có bị đe dọa hay không (VOA, 18/01/2020)

Bộ Ngoi giao M s làm mi th cn thiết đ xác đnh liu cu Đi s Hoa Kỳ Marie Yovanovitch có b đe da Ukraine hay không, Ngoi trưởng Mike Pompeo cho biết hôm th Sáu.

impeach1

Cựu Đi s M ti Ukraine Marie Yovanovitch giơ tay tuyên th đ khai chng trước y ban Tình báo H vin trong Đin Capitol Washington, ngày 15/11/2019.

Các tài liệu được công b trong tun này cho thy Lev Parnas, mt công dân M gốc Ukraine, đã giúp luật sư cá nhân Rudy Giuliani ca Tng thng M Donald Trump điu tra ng c viên tng thng M Joe Biden và con trai ông Hunter.

Tài liệu cũng cho thy ông Parnas có dính líu vào vic theo dõi hành tung ca bà Yovanovitch trước khi ông Trump sa thải bà vào tháng 5. Bà Yovanovitch, mt nhà ngoi giao chuyên nghip được n trng, là mt nhân chng chính trong cuc điu tra ca H vin Hoa Kỳ nhm vào ông Trump trước khi ông b lun ti vào/12.

Trong những phát biu đu tiên v vn đề này kể t khi các tài liu được công b vào ti th Ba, ông Pompeo nói rng ông chưa bao gi gp g hay trao đi vi ông Parnas, nói thêm rng ông nghĩ phn ln nhng gì đã được báo cáo v vn đ này s được chng t là sai.

"Chúng tôi sẽ làm tt c nhng gì chúng tôi cần làm đ thm đnh liu có chuyn gì xy ra đó không", ông nói vi người dn chương trình phát thanh bo th Tony Katz trong mt cuc phng vn.

"Tôi ngờ rng phn ln nhng gì đã được báo cáo cui cùng s được chng ta là sai, nhưng nghĩa vụ ca chúng tôi, nghĩa v ca tôi vi tư cách ngoi trưởng, là đm bo rng chúng tôi thm đnh, điu tra. Bt c khi nào có ai đó cho rng có th có ri ro đi vi mt trong nhng viên chc ca chúng tôi, chúng tôi rõ ràng s làm điu đó", ông nói.

Bà Yovanovitch khai chứng rng bà đã nhn được mt cuc gi vào đêm khuya t Washington cnh báo rng bà cn phi quay li M ngay và có nhng lo ngi v s an toàn ca bà.

Việc theo dõi bà bt hp pháp có th là mt yếu t quan trng ca phiên xét x lun ti v vic có nên trut quyn tng thng ca ông Trump hay không. Quá trình này đã chính thc bt đu vào ngày th Năm.

*******************

Thượng Viện Mỹ trang trọng khai mạc phiên tòa truất phế Donald Trump (RFI, 17/01/2019)

Phiên tòa truất phế tổng thống Donald Trump được khai mạc tại Thượng Viện Hoa Kỳ 16/01/2020 trong không khí hết sức trang trọng, với thủ tục tuyên thệ của chánh án và 100 thượng nghị sĩ. Ông Trump gọi đó là "trò hề", "sẽ nhanh chóng kết thúc", và thứ Hai 20/01 ông đi Thụy Sĩ tham dự Diễn đàn Davos, nhằm duy trì hình ảnh một nhà lãnh đạo quyền lực.

impeach2

Chánh án tòa án tối cao John Roberts đọc tuyên thệ tại Quốc Hội ngày 16/01/2020. Reuters/U.S. Senate TV/Handout via Reuters

Thông tín viên Eric De Salves phụ trách miền tây nước Mỹ cho biết :

"Trước các thượng nghị sĩ, công tố viên trưởng Adam Shiff với vẻ trịnh trọng bắt đầu đọc cáo trạng đối với ông Donald Trump về các tội nặng và nhẹ, để khai mạc phiên tòa.

Ông nói : Donald Trump đã lạm dụng quyền lực tổng thống khi sử dụng chức vụ tối cao của mình để yêu cầu một chính phủ nước ngoài là Ukraina can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Buổi lễ diễn ra rất trang trọng. Ông Donald Trump là tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị đưa ra xét xử trước Thượng Viện. Trong sự im lặng hoàn toàn, chánh án tòa án tối cao trong chiếc áo thụng đen bước vào tòa nhà Quốc Hội. Tay trái đặt lên Kinh Thánh, tay phải giơ cao, ông John Robert đọc lời tuyên thệ. Sau đó vị thẩm phán cao cấp nhất nước Mỹ yêu cầu 100 thượng nghị sĩ đứng dậy để tuyên thệ sẽ xét xử tổng thống Mỹ một cách công minh, theo như Hiến pháp.

Phiên xử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ khởi đầu vào thứ Ba 21/01/2020, và kéo dài hai tuần lễ. Mặc dù có những tuyên bố mới của trợ lý luật sư ông Trump, khẳng định ông hoàn toàn biết về các hoạt động ngoại giao song hành nhân danh tổng thống tại Ukraina, Donald Trump luôn được phe đa số Cộng Hòa đồng lòng ủng hộ".

Được biết trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, tất cả các thượng nghị sĩ không được ra khỏi phòng xử, phải hoàn toàn giữ im lặng, nếu có câu hỏi thì viết giấy gởi cho chánh tòa.

Thụy My

Published in Quốc tế

Hạ Viện Mỹ đề nghị viết bản luận tội tổng thống Donald Trump (RFI, 06/12/2019)

Chủ tỊch Hạ Viện thuộc đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi, ngày 05/12/2019, đã yêu cầu soạn thảo các "điều khoản luận tội" tổng thống Donald Trump.

luantoi1

Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ trong buổi họp báo ngày 05/12/2019. Reuters/Erin Scott

Đây là một giai đoạn quan trọng trong thủ tục truất phế tổng thống. Chính trên cơ sở bản luận tội này mà các dân biểu sẽ bỏ phiếu quyết định xem có chính thức khởi tố và tiến hành thủ tục truất phế tổng thống hay không.

Tổng thống Trump bị cáo buộc vào 3 tội danh quan trọng : lạm quyền và tham nhũng ; cản trở công việc của Hạ Viện và cản trở công việc của ngành tư pháp.

Theo thông tín viên đài RFI, Eric de Salves tại Hoa Kỳ, phe Cộng hòa tức giận trước yêu cầu của bà Pelosi, cho là bà thù ghét cá nhân ông Trump. Chủ tịch Hạ Viện đã thẳng thừng đáp trả.

"Một màn đối đáp căng thẳng đã xẩy ra vào cuối cuộc họp báo hôm 05/12/2019 ở Hạ Viện. Bà Nancy Pelosi vừa rời bục phát biểu thì một nhà báo đã lên tiếng hỏi : Phải chăng bà thù ghét ông Donald Trump ? Lãnh đạo phe Dân chủ dừng bước ngay, câu hỏi có vẻ làm cho bà nổi giận.

Chỉ thẳng tay vào nhà báo, bà nói : Đây là vấn đề liên can đến bầu cử, đến Hiến Pháp nước Mỹ và những vụ việc đã khiến tổng thống bội thệ. Với tư cách một người Công Giáo, tôi không thích việc ông sử dụng từ thù ghét. Tôi không thù ghét ai cả. Tôi luôn cầu nguyện cho tổng thống.

Chủ tịch Hạ Viện vừa thúc đẩy thêm thủ tục truất phế ông Trump khi chính thức khởi động việc viết bản luận tội để truất phế tổng thống về tội lạm quyền.

Phe Cộng Hòa đồng thanh tố cáo một thủ tục thiên vị. Trong một tin nhắn Twitter, ông Trump cho là đảng Dân chủ "đã nổi cơn điên", và thách thức : "Nếu các người muốn truy tố tôi thì hãy làm ngay bây giờ đi, để chúng ta có được một xét xử công bằng ở Thượng Viện"..

Điều mà ông Trump nhắc đến là nếu bản luận tội được thông qua với đa số đơn giản ở Hạ Viện, thì khi đưa lên Thượng Viện, do đảng Cộng hòa nắm đa số, khả năng bỏ phiếu truất phế tổng thống kể như là số không".

Mai Vân

********************

Điều tra luận tội Trump : Những ý kiến bênh và chống (BBC, 06/12/2019)

Giới chuyên gia pháp lý đang tranh luận về những gì Hiến pháp Hoa Kỳ nói về luận tội, trong bối cảnh cuộc điều tra về cáo buộc lạm quyền của Tổng thống Donald Trump liên quan đến Ukraine đang diễn ra.

luantoi2

Từ phải : Noah Feldman, Pamela Karlan, Michael Gerhardt và Jonathan Turley

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định trong Điều II, Mục 4, rằng tổng thống, phó tổng thống và tất cả những vị dân cử, có thể bị buộc tội vì "tội phản quốc, hối lộ, hoặc các tội ác và tội nhẹ khác".

Nhưng điều này thực sự có nghĩa gì, từ lâu đã là một đề tài tranh luận.

Hôm thứ Tư, bốn luật sư hiến pháp xuất hiện trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện để đưa ra quan điểm của họ - ba người do đảng Dân chủ mời và một người do đảng Cộng hòa.

Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc điều tra luận tội khi ủy ban xem xét việc đưa ra các điều khoản luận tội - tương tự như một bảng liệt kê các cáo buộc. Sau khi một tổng thống bị luận tội tại Hạ viện, Thượng viện sau đó bỏ phiếu về việc kết án và bãi nhiệm.

Trong trường hợp này, tổng thống Mỹ bị cáo buộc lạm dụng quyền lực khi áp lực để được sự ủng hộ chính trị của Ukraine bằng cách từ chối viện trợ quân sự và cuộc họp tại Nhà Trắng với tổng thống Ukraine.

Nhưng hành vi này có xứng đáng bị luận tội và tổng thống Trump có thể bị loại khỏi văn phòng không ? Dưới đây là những gì các học giả luật pháp nói.

Ý kiến ủng hộ luận tội

Hành vi của Tổng thống Trump được mô tả qua các lời khai và bằng chứng cho thấy ông rõ ràng phạm cả trọng tội và tội nhẹ không thể chối cãi theo Hiến pháp. Theo lời khai và bản ghi cuộc điện đàm thoại ngày 25/7/2019 giữa hai tổng thống được công bố, Tổng thống Trump đã lạm dụng quyền lực của văn phòng mình, bằng cách đề nghị Tổng thống Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden để mình đạt được ưu thế chính trị cá nhân, bao gồm cả trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Hành động này tự nó đủ điều kiện là một tội trọng và tội nhẹ.

Noah Feldman, trường Luật của đại học Harvard

Hành vi sai trái nghiêm trọng của tổng thống, bao gồm hối lộ, nhờ một lãnh đạo nước ngoài giúp cho cá nhân mình để đổi lấy việc thực thi quyền lực của ông ta, cản trở công lý cũng như cản trở Quốc hội là những hành vi tồi tệ hơn bất kỳ tổng thống nào trước đây đã làm, kể cả những gì các tổng thống phải đối mặt với luận tội đã làm hoặc bị cáo buộc đã làm.

Khi chúng ta áp dụng hiến pháp cho các sự kiện được tìm thấy trong Báo cáo Mueller và các nguồn công khai khác, tôi không thể không kết luận rằng tổng thống này đã tấn công từng biện pháp bảo vệ của Hiến pháp trong việc chống lại sự thiết lập chế độ quân chủ ở đất nước này. Cả bối cảnh và sự nghiêm trọng của hành vi sai trái của tổng thống đều rõ ràng : "Sự ưu ái" mà ông đòi tổng thống Ukraine phải trao cho ông - để đổi lấy việc ông thông qua các khoản tiền mà Ukraine rất cần - thông báo là Ukraine sẽ có một cuộc điều tra hình sự về một đối thủ chính trị.

Cuộc điều tra không phải là hành động quan trọng đối với tổng thống ; nhưng thông báo về cuộc điều tra này mới là điều quan trọng, bởi vì sau đó thông báo có thể được sử dụng ở Hoa kỳ để lôi kéo công chúng gạt bỏ đối thủ chính trị của tổng thống vì lo ngại về những cáo buộc tham nhũng.

Michael Gerhardt, trường Luật của Đại học University of North Carolina

Quý vị không thấy ngay bằng trực giác là một vị tổng thống như vậy đã lạm dụng chức vụ của mình, phản bội lợi ích quốc gia và cố gắng làm hỏng quá trình bầu cử hay sao ? Tôi tin rằng hồ sơ của các chứng cứ cho ta thấy hành vi sai trái nghiêm trọng này. Nó cho thấy một tổng thống trì hoãn việc gặp một nhà lãnh đạo nước ngoài, trì hoãn tiền hỗ trợ quân sự mà Quốc hội và các cố vấn riêng của ông đồng ý là phục vụ lợi ích quốc gia trong việc thúc đẩy dân chủ và hạn chế sự xâm lược của Nga. Và nó cho thấy một tổng thống àm điều này để ép một nhà lãnh đạo nước ngoài bôi nhọ một trong những đối thủ của tổng thống trong mùa bầu cử đang diễn ra tại Hoa kỳ.

Dựa trên hồ sơ chứng cứ, những gì đã xảy ra trong vụ này là điều mà tôi không nghĩ chúng ta từng thấy trước đây : một vị tổng thống đã nhân đôi việc vi phạm lời thề của mình để "thực thi một cách trung thực" luật pháp và "bảo vệ và bảo vệ Hiến pháp". Bằng chứng cho thấy một tổng thống đã sử dụng quyền hạn của văn phòng mình để yêu cầu một chính phủ nước ngoài tham gia vào việc phá hoại một ứng cử viên tranh cử cho chức tổng thống.

Pamela Karlan, Trường Luật tại Đại học Stanford

Ý kiến phản đối luận tội

Tổng thống Trump sẽ không là tổng thống cuối cùng của chúng ta và những gì còn lại sau khi vụ bê bối này qua đi sẽ định hình nền dân chủ của chúng ta cho các thế hệ sau. Tôi lo ngại về việc hạ thấp các tiêu chuẩn luận tội để phù hợp với một ít bằng chứng và rất nhiều sự giận dữ. Nếu Hạ viện tiến hành việc luận tội chỉ dựa trên các cáo buộc về Ukraine, thì bản luận tội này sẽ nổi bật trong các bản luận tội hiện đại là vụ kiện ngắn nhất, với hồ sơ chứng cứ mỏng nhất, và căn cứ hẹp nhất từng được sử dụng để luận tội một tổng thống. Điều đó không tốt cho các tổng thống tương lai, những người phải lãnh đạo một quốc gia đôi khi có sự chia rẽ rất gay gặt và cay đắng.

Jonathan Turley, trường Luật tại Đại học George Washington vàcông tác viên của BBC.

Ông Jonathan nói tiếp :

"Tôi hiểu. Quý vị đang giận dữ. Tổng thống giận dữ. Bạn bè Dân chủ của tôi giận dữ. Bạn bè Cộng hòa của tôi giận dữ. Vợ tôi giận dữ. Con tôi giận dữ. Ngay cả con chó của tôi dữ ... và Luna là một loại chó không bao giờ giận dữ. Tất cả chúng ta đều giận dữ và sự giận dữ này đã đưa chúng ta đi đâu ? Một cuộc luận tội trơn tru sẽ làm cho chúng ta bớt giận dữ hơn hay nó sẽ chỉ đưa ra một lời mời cho sự giận dữ cho mọi chính quyền tương lai ?"

"Đó là lý do tại sao điều này sai. Nó không sai vì Tổng thống Trump đúng. Cuộc điện đàm của ông không hề "hoàn hảo" và việc ông ta nói đến gia đình nhà Biden rất không phù hợp. Nó không sai vì Hạ viện không có lý do chính đáng để điều tra nghi vấn Ukraine. Việc sử dụng viện trợ quân sự cho một trao đổi để điều tra đối thủ chính trị của một người, nếu được chứng minh, là một hành vi phạm tội không thể chối cãi. Điều đó không sai vì chúng ta đang trong một năm bầu cử. Không có lúc nào là thời gian tốt cho một bản luận tội, nhưng quá trình này liên quan đến quyền được giữ chức vụ trong nhiệm kỳ này, không phải là nhiệm kỳ tiếp theo".

"Điều này sai bởi vì đây không phải là cách một tổng thống Mỹ nên bị luận tội. Trong hai năm, các thành viên của Ủy ban này đã tuyên bố rằng các hành vi tội phạm và bị buộc tội đã được thiết lập cho tất cả mọi thứ, từ tội phản quốc đến âm mưu đến cản trở công lý. Tuy nhiên, không có hành động nào được đưa ra để luận tội. Đột nhiên, chỉ vài tuần trước, Hạ viện tuyên bố sẽ bắt đầu một cuộc điều tra luận tội và cuối cùng thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu luận tội chỉ trong vòng vài tuần".

"Để làm được như vậy, Ủy ban Tình báo Hạ viện tuyên bố họ sẽ không yêu cầu một loạt các nhân chứng có kiến thức trực tiếp về bất kỳ sự trao đổi nào. Thay vào đó, ủy ban xúc tiến việc luận tội trên một hồ sơ bao gồm một số ít nhân chứng với kiến thức chủ yếu là nghe lại. Ba cuộc trò chuyện trực tiếp duy nhất với Tổng thống Trump không có tuyên bố về một sự trao đổi nào và hai cuộc trò chuyện trực tiếp khác rõ ràng đã bác bỏ việc có một đòi hỏi như vậy".

Tại sao phải có quan điểm của các chuyên gia pháp lý ?

Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ

Đảng Dân chủ - vì họ nắm đa số - đã chọn ba chuyên gia pháp lý trong số những người tham gia. Không có gì đáng ngạc nhiên, tất cả những chuyên gia này đều đồng ý rằng Donald Trump đã có những vi phạm có thể bị luận tội.

Jonathan Turley, được đảng Cộng hòa chọn, thừa nhận rằng hành động của tổng thống không "hoàn hảo", nhưng than thở về sự giận dữ trong chính trị Mỹ và cảnh báo rằng luận tội trong trường hợp này sẽ hạ thấp tiêu chuẩn cho các hành vi bị buộc tội cho các tổng thống tương lai. Lời của Turley, tuy nhiên, không phải là sự bảo chữa toàn diện mà tổng thống muốn có từ các đồng minh chính trị của mình.

Nhiệm vụ đã nêu của Ủy ban Tư pháp trong những ngày tới sẽ là xác định xem các sự kiện được thiết lập trong phiên điều trần của Ủy ban Tình báo trước đó có tạo thành các hành vi bị buộc tội hay không.

Đây là lý do các chuyên gia pháp lý có mặt để giúp ủy ban quyết định. Trong thực tế, có vẻ hầu hết thành viên các ủy ban - cũng như các nhân chứng - đã có quyết định của họ trước đó.

Tại sao các tổng thống trước đây bị luận tội ?

Hai tổng thống từng bị luận tội và một người khác từ chức trước khi luận tội có thể xảy ra.

Nhưng không có tổng thống nào từng bị cách chức - điều đó đòi hỏi phải chiếm 2/3 đa số tại Thượng viện.

- Năm 1998, Bill Clinton bị luận tội với lý do khai man và cản trở công lý khi nói dối về bản chất mối quan hệ của mình với Monica Lewinsky và sau đó bị cáo buộc là yêu cầu bà nói dối về điều đó.

- Tổng thống duy nhất khác bị luận tội là Andrew Johnson vào năm 1868. Ông bị luận tội, vì bãi nhiệm thư ký chiến tranh chống lại ý chí của Quốc hội, và một số những vi phạm khác.

- Richard Nixon từ chức năm 1974 trước khi ông có thể bị luận tội về vụ bê bối Watergate.

*********************

Mỹ : Thủ tục truất phế tổng thống bước qua giai đoạn điều trần trước Ủy ban Tư pháp (RFI, 05/12/20198)

Vào hôm 04/12/2019, thủ tục truất phế tổng thống Mỹ Donald Trump bước sang giai đoạn điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện. Bốn chuyên gia pháp lý được mời đến cho ý kiến về báo cáo của Ủy ban Tình báo, công bố hôm 03/12.

impeach1

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, Jerrold Nadler (trái) trong phiên điều trần tại Hạ viện theo thủ tục phế truất tổng thống, Washington, ngày 04/12/2019 - Saul Loeb/Pool via Reuters

Theo thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, 3 trong số 4 chuyên gia khẳng định chắc chắn là tổng thống Trump đã phạm lỗi :

"Không khí khá căng thẳng. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerry Nadler đã phải nhiều lần gõ búa để vãn hồi trật tự sau những can thiệp không ngừng của phe Cộng Hòa.

Khi được hỏi về tính chất các sự kiện mà tổng thống bị trách cứ, 3 nhân chứng được phe Dân chủ mời ra điều trần đều khẳng định chắc chắn : đó là lạm quyền.

Chuyên gia đầu tiên, một người đàn ông nói rõ : Trên cơ sở các chứng cứ, thì tổng thống đã có hành vi lạm quyền có thể bị truất phế.

Chuyên gia thứ hai, một phụ nữ, cũng có ý kiến tương tự, trong lúc chuyên gia thứ ba, cũng một người đàn ông, cho biết : Chúng tôi , cả 3 người đều đồng nhất ý kiến.

Nhân chứng thứ tư, cũng là giáo sư luật, do đảng Cộng Hòa mời đến, thì có ý kiến dè dặt hơn. Ông nói : Tôi sợ rằng là người ta đã hạ thấp chuẩn mực của thủ tục để cho phù hợp với những chứng cứ hiếm hoi và nỗi tức giận rất lớn. Tôi nghĩ là việc luận tội này không phù hợp với những tiêu chí luận tội đề ra trong những vụ trước đây và sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm".

Như thường lệ Nhà Trắng đã can thiệp trong lúc diễn ra cuộc điều trần, cho là các chuyên gia thiên vị và tố cáo một thủ tục giả dối.

Trong phát biểu khởi đầu, ông Jerry Nadler đánh giá là mức cản trở của chính quyền chưa từng thấy từ trước đến nay. Chưa bao giờ một tổng thống lại cản trở những triệu mời của Hạ viện như thế

Nhưng với đa số ở Hạ viện, đảng Dân chủ không khó khăn gì để buộc tội ông Trump.

Mai Vân

*********************

Chứng cứ luận tội Trump quá choáng ngợp - báo cáo của Hạ viện (BBC, 04/12/2019)

Chứng cứ về những hành vi sai trái để luận tội Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhiều một cách choáng ngợp, theo ủy ban điều tra luận tội.

impeach2

Cần những điều kiện gì để luận tội một tổng thống ?

Tổng thống đã đặt quyền lợi chính trị của cá nhân "lên trên quyền lợi của nước Mỹ", một báo cáo then chốt gửi tới các nhà lập pháp thuộc Hạ viện cho hay.

Ông Trump đặt tư lợi cao hơn quyền lợi của đất nước bằng cách tìm cách "kêu gọi can thiệp nước ngoài" từ Ukraine để giúp ông trong cuộc tái tranh cử 2020, theo báo cáo.

Báo cáo được soạn ra để tạo hồ sơ vụ xử loại ông Trump khỏi ghế tổng thống.

Ông Trump phủ nhận mọi cáo buộc, và mô tả cuộc điều tra luận tội như "một cuộc săn phù thủy".

Trước khi bản phác thảo báo cáo được công bố, ông Trump đã tấn công cuộc điều tra của đảng Dân chủ rằng nó "rất không yêu nước".

Sau khi báo cáo được công bố, thư ký Nhà Trắng Stephanie Grisham nói đảng Dân chủ "hoàn toàn thất bại trong việc đưa ra bằng chứng về các việc làm sai trái" và rằng báo cáo này "chẳng phản ánh gì ngoài sự thất vọng của chính họ".

Báo cáo này hiện đã được gửi tới Ủy ban Tư pháp Hạ viện, nơi sẽ bắt đầu quá trình luận tội hôm thứ Tư và sẽ chính thức xem xét các tội danh của ông Trump.

Báo cáo nói gì ?

Báo cáo điều tra luận tội Trump-Ukraine được Ủy ban Thường trực về Tình báo của Hạ viện công bố hôm thứ Ba.

Báo cáo cho hay cuộc điều tra "bóc trần các nỗ lực kéo dài hàng tháng trời của Tổng thống Trump nhằm sử dụng quyền lực của mình để kêu gọi sự can thiệp nước ngoài có lợi cho ông trong cuộc bầu cử 2020".

"Mưu đồ của Tổng thống Trump đã làm sụp đổ chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Ukraine và làm suy yếu an ninh quốc gia trong nỗ lực thúc đẩy hai cuộc điều tra có động cơ chính trị nhằm giúp cho chiến dịch tái tranh cử của ông ta", báo cáo viết.

"Tổng thống Trump yêu cầu Tổng thống Ukraine mới đắc cử, ông Volodymyr Zelensky, công khai tuyên bố điều tra một đối thủ chính trị mà ông Trump có vẻ e ngại nhất, cựu phó Tổng thống Mỹ, và tung ra một thuyết âm mưu rằng Ukraine, chứ không phải Nga, đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

Các chứng cứ về việc làm sai trái này hiện nhiều một cách choáng ngợp "và các chứng cứ rằng ông ta cản trở Quốc hội cũng vậy", báo cáo cho hay.

Các chi tiết mới nổi bật

Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ

Bất cứ ai nghe phát biểu bế mạc của Adam Schiff tại phiên điều trần luận tội hai tuần trước có lẽ sẽ không ngạc nhiên với báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố hôm thứ Ba. Tuy nhiên, báo cáo dài 300 trang ẩn giấu những thông tin mới nổi bật.

Công ty AT&T cung cấp cho các nhà điều tra dữ liệu về các cuộc gọi của ông Rudy Giuliani - và dữ liệu này cho thấy thời gian và mức độ các cuộc hội thoại mà luật sư riêng của ông Donald Trump thực hiện với Nhà Trắng.

Bắt đầu vào tháng Tư năm nay, ông Giuliani đã có vô số các cuộc điện đàm với các số điện thoại trong danh sách của Nhà Trắng và, đặc biệt, với Cục Quản lý Hành chính và Ngân sách Hoa Kỳ - một cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm cho việc đình lại gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.

Trong khi chi tiết các cuộc trao đổi này chưa được làm rõ, sự tồn tại của những cuộc gọi đơn giản đã xói mòn lập luận của một số người bảo vệ tổng thống rằng ông Giuliani hoạt động độc lập với các quan chức trong chính quyền Trump.

Nhiều nhân chứng, bao gồm Đại sứ Mỹ tại Liên minh Châu Âu, ông Gordan Sondland, đã khai rằng ông Giuliani đã chỉ đạo họ, theo lệnh của tổng thống, gây áp lực buộc quan chức Ukraine phải mở cuộc điều tra có lợi về chính trị cho ông Trump.

Hiện giờ quan hệ giữa ông Giuliani và Nhà Trắng đã trở nên rõ ràng hơn.

Điều gì xảy ra tiếp theo ?

Ủy ban Tình báo bỏ phiếu phê duyệt báo cáo với 13 phiếu thuận, 9 phiếu chống, và gửi tới Ủy ban Tư pháp Hạ viện.

Các phiên điều trần của hội đồng tư pháp sẽ bắt đầu với bốn học giả về hiến pháp, người sẽ giải thích luận tội sẽ được thực hiện như thế nào. Nhà Trắng đã từ chối tham gia các phiên điều trần, cho rằng nó thiếu "công bằng".

Trong số các tội danh chính thức đang được xem xét, có lạm dụng quyền lực, cản trở công lý và khinh miệt Quốc hội.

Các đảng viên Dân chủ quyết tâm bỏ phiếu luận tội ở Hạ viện viện trước khi năm 2019 kết thúc, với viễn cảnh một phiên tòa sẽ được mở ở Thượng viện vào đầu tháng Một.

Đảng viên Cộng hòa nói gì ?

Trước khi bản phác thảo báo cáo của đảng Dân chủ được công bố, đảng Cộng hòa đã công bố báo cáo dài 123 trang của mình, lên án các "quan chức không được dân bầu" đã ra làm chứng, nói rằng những người này "bất đồng sâu sắc với phong cách của Tổng thống Trump, cả về quan điểm và quyết định".

Báo cáo này buộc tội đảng Dân chủ đã "cố gắng quay ngược ý chí của người Mỹ" và lập luận rằng họ đã cố gắng lật đổ tổng thống từ ngày đầu tiên ông nhậm chức.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff bác bỏ luận điệu của đảng Cộng hòa, nói rằng nó "nhắm vào một khán giả", ông Trump, và "bỏ qua bằng chứng áp đảo" là ông Trump có những hành vi sai trái.

Ở Luân Đôn, nơi ông đang tham dự kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh quốc phòng Nato, ông Trump đã gọi ông Schiff là "kẻ điên", "tâm thần", và "loạn trí".

Trump bị cáo buộc gì ?

Đảng Dân chủ nói ông Trump đã ra giá hai lần với Ukraine - 400 triệu đô la viện trợ quân sự vốn đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, và một cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng với ông Zelensky - để đạt được các cuộc điều tra. Họ cho rằng áp lực chính trị này, đặt lên một đồng minh dễ bị tổn thương của Mỹ, là lạm dụng quyền lực.

Cuộc điều tra đầu tiên mà ông Trump muốn Ukraine thực hiện là nhắm vào ông Biden, đối thủ chính của ông, và con trai ông Biden là Hunter. Ông Hunder từng làm trong ban quản trị một công ty năng lượng của Ukraine khi ông Joe Biden đang làm Phó Tổng thống Mỹ.

Điều thứ hai mà ông Trump yêu cầu là Ukraine phải cố đưa ra một thuyết âm mưu rằng Ukraine, chứ không phải Nga, đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Thuyết âm mưu này được công bố rộng rãi, và các cơ qan tình báo Mỹ nhất trí cho rằng Moscow đứng sau các vụ tấn công hệ thống email của đảng Dân chủ năm 2016.

impeach3

Sơ đồ tiến trình buộc tội Tổng thống Mỹ

Luận tội được thực hiện như thế nào ?

- Luận tội là phần đầu tiên - đưa ra các cáo buộc - của một quá trình chính trị gồm hai giai đoạn để Quốc hội có thể bãi nhiệm một tổng thống

- Nếu Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội, Thượng viện buộc phải tổ chức một phiên tòa

- Một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện đòi hỏi phải chiếm đa số hai phần ba để kết án tổng thống - được tiên đoán là không thể xảy ra trong trường hợp này, do đảng của ông Trump đang kiểm soát Thượng viện.

- Chỉ có hai tổng thống Hoa Kỳ trong lịch sử - Bill Clinton và Andrew Johnson - từng bị luận tội nhưng không bị kết án và không bị bãi nhiệm

- Tổng thống Nixon từ chức trước khi ông có thể bị luận tội

Published in Quốc tế

Các nhà điều tra của Hạ viện đang xét xem liệu Tổng thống Donald Trump có nói dối công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra về can thiệp của Nga vào bầu cử 2016 hay không.

luantoi1

Tổng thống Trump nói rằng cuộc điều tra luận tội chống lại ông là một "cuộc săn phù thủy"

"Tổng thống có đã nói dối ?" một luật sư của Hạ viện nêu vấn đề tại tòa khi ông yêu cầu xem hồ sơ từ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt.

Các nhà lập pháp luận tội của Quốc hội được cho là đang xem xét kỹ lưỡng lời khai của tổng thống với ông Mueller liên quan đến WikiLeaks.

Động cơ chính của cuộc điều tra do đảng Dân chủ lãnh đạo là về cáo buộc lạm quyền của ông Trump trong quan hệ Mỹ-Ukraine.

Các nhà lập pháp đã yêu cầu được xem tài liệu của đại bồi thẩm đoàn từ tháng Bảy.

Một thẩm phán vào tháng 10 đã cấp cho họ quyền xem những tài liệu này, mặc dù Bộ Tư pháp đã kháng cáo. Phiên điều trần hôm thứ Hai là để xác định xem kháng cáo có thể tạm thời chặn quyền được truy cập trước đó hay không.

Quốc hội đã được xem hầu hết các báo cáo của Mueller - bao gồm một số phần đã bị bôi đen - nhưng một số tài liệu của bồi thẩm đoàn vẫn còn được giữ bí mật.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ : "Dư luận ủng hộ điều tra luận tội Trump"Doug Letter, đại diện của Ủy ban Tư pháp Hạ viện - mà cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm nộp các bài viết luận tội tổng thống - đã nói chuyện với tòa phúc thẩm liên bang vào thứ Hai.

Ông nói rằng cuộc điều tra luận tội đang xem xét vấn đề Ukraine nhưng tiết lộ các nhà lập pháp cũng đang điều tra xem liệu ông Trump có nói dối ông Mueller trong quá trình điều tra về việc Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 hay không.

Ông Letter đã yêu cầu được xem các phần của báo cáo Mueller bị bôi đen và bản ghi chép đầy đủ liên quan đến các phần đó.Ông Trump đã không ra điều trần trong cuộc điều tra Mueller, nhưng ông đã gửi trả lời bằng văn bản cho một số câu hỏi từ nhóm của công tố viên đặc biệt Mueller.

Trong lời khai của ông Mueller trước Quốc hội vào tháng 7, ông được hỏi liệu các câu trả lời bằng văn bản không đầy đủ của ông Trump cho thấy ông không phải lúc nào cũng nói sự thật. Ông Mueller trả lời : "Tôi có thể nói đại khái là như vậy".

Không rõ ông Mueller chính xác có ý gì với câu trả lời của mình, nhưng ông Letter nói với tòa hôm thứ Hai rằng ông tin rằng điều đó có nghĩa là tổng thống "đã không trung thực trong một số câu trả lời".

Truyền thông Hoa Kỳ cho biết ông Letter có thể đã đề cập đến việc ông Trump có nói dối về các liên hệ với WikiLeaks và việc biết trước lúc nào các email Dân chủ bị hack sẽ được WikiLeaks công bố.

Ông Letter nói thêm rằng bằng chứng từ phiên tòa gần đây của ông Roger Stone, đồng minh của Trump, đã củng cố lập luận của các nhà lập pháp là họ cần được đọc các tài liệu bí mật.

Ông Roger Stone, người bị kết án tuần trước đã nói dối trước Quốc hội về công việc của mình với WikiLeaks, đã có nhiều cuộc gọi với ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Tổng thống từng nói rằng ông không hề biết bất kỳ liên hệ nào giữa chiến dịch tranh cử của mình với WikiLeaks và rằng ông không thảo luận gì về WikiLeaks với Stone.

Một luật sư của bộ tư pháp lập luận rằng cuộc điều tra luận tội không phải là một thủ tục tố tụng tư pháp và do đó việc cho các nhà lập pháp xem tài liệu của đại bồi thẩm đoàn không hợp pháp.

Nhưng có tiền lệ về việc này : trong quá trình tố tụng luận tội Tổng thống Richard Nixon, một thẩm phán liên bang đã cấp cho Quốc hội uyền truy cập vào các tài liệu của Đại bồi thẩm đoàn.

Sau những tranh luận hôm thứ Hai, hội đồng kháng cáo đang xem xét vấn đề.

Trước tin tức mới này về cuộc điều tra, ông Trump đã tweet rằng ông sẽ "có lẽ nghiêng về" việc làm chứng cho cuộc điều tra luận tội ''để cho Quốc hội tập trung trở lại".

Như ông đã làm với báo cáo của Mueller, tổng thống bác bỏ cuộc thăm dò luận tội, gọi đó là một "cuộc săn phù thủy".

Tuần này, tám người sẽ ra làm chứng trước Quốc hội như một phần của thủ tục luận tội.

Hôm thứ Ba, Trung tá Alexander Vindman, một chuyên gia về Ukraine trong Hội đồng An ninh Quốc gia, người đã nghe được cuộc gọi tháng 7 của ông Trump với Tổng thống Ukraine Zelensky, sẽ ra làm chứng.

Cuộc điện đàm giữa hai bên vào tháng 7 đã khiến một người tố giác phải lên tiếng khiếu nại và cuối cùng đã dẫn đến cuộc điều tra luận tội.

Published in Quốc tế

Hoa Kỳ : Donald Trump "dự kiến nghiêm túc ra điều trần" (RFI, 19/11/2019)

Trên mạng Twitter sáng 18/11/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố ông dự kiến nghiêm túc ra điều trần trong khuôn khổ thủ tục truất phế tổng thống đang được Hạ Viện tiến hành, mặc dù ông vẫn tố cáo cuộc điều tra của đảng Dân Chủ.

luantoi1

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 15/11/2019. Reuters

Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet tỏ ra dè dặt trước tuyên bố này :

"Nancy Pelosi, người phụ nữ dễ bị kích động, đã đề nghị tôi ra làm chứng trong cuộc điều tra dỏm về việc truất phế. Cho dù tôi không có làm gì sai, tôi sẽ dự kiến nghiêm túc làm điều đó", Donald Trump đã viết như trên trong tin nhắn Twitter.

Hôm Chủ nhật, trên đài truyền hình, bà Pelosi đã chỉ trích gay gắt những lời tố cáo không ngớt của tổng thống về thủ tục truất phế và đã cho rằng "nếu ông không đồng ý với những điều ông đã nghe thấy, thì ông nên đến làm chứng với lời tuyên thệ nói thật".

Ngay từ tuần trước, một dân biểu đã tuyên bố là nếu tổng thống muốn đến các buổi điều trần, thì ông rất vui mừng đón tiếp.

Nhưng trên thực tế, ít có cơ may ông Trump ra trước Hạ Viện : ông đã từ chối làm chứng, kể cả bằng lời nói, trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, và cũng không cung cấp tài liệu mà Quốc Hội yêu cầu, đồng thời cấm cố vấn Nhà Trắng chấp thuận những triệu mời của Hạ Viện.

Cho dù vậy, phía đảng Cộng Hòa đã không ngớt tố cáo trong tuần qua là không có nhân chứng trực tiếp trong cuộc điều tra mà đảng Dân Chủ tiến hành, một sự thiếu vắng sẽ được bù đắp vào tuần này : Cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, ông Gordon Sondland, người đã trực tiếp thảo luận với tổng thống về Ukraina, sẽ ra điều trần vào ngày mai.

Mai Vân

****************

Ngoại trưởng Mike Pompeo không bảo vệ nền ngoại giao Mỹ (RFI, 18/11/2019)

Trong hai ngày thứ Tư 13 và thứ Sáu 15/11/2019, Hạ Viện Mỹ tiến hành lấy lời chứng từ các nhà ngoại giao Mỹ trong vụ "Ukrainagate". Bên cạnh việc chỉ trích chủ nhân Nhà Trắng thiết lập mạng lưới ngoại giao "song song", ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị cáo buộc đã "không bảo vệ các thuộc cấp" của mình trong vụ tai tiếng này.

luantoi2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ngoại trưởng Mike Pompeo tại Nhà Trắng nhân chuyến thăm của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh 13/11/2019. Reuters/Tom Brenner

"Sự việc đã vượt quá thân phận ngoại giao của tôi và của hai hay ba người khác. Khi các nhà ngoại giao chuyên nghiệp bị bôi nhọ và bị làm suy yếu thì nền ngoại giao cũng bị ảnh hưởng tương tự. Tình trạng này sẽ nhanh chóng gây ra những tổn hại thật sự, nếu không muốn nói là đã xảy ra". Lời phát biểu này của nữ cựu đại sứ Mỹ tại Ukraina, bà Marie Yovanovitch, tại phiên điều trần công khai ngày thứ Sáu 15/11/2019 đã phản ảnh rõ một sự chống đối tiềm tàng và một cuộc khủng hoảng niềm tin thật sự tại bộ Ngoại Giao Mỹ.

Là rường cột của các chính sách đối ngoại chính quyền Donald Trump, ngoại trưởng Mike Pompeo cũng bị lung lay bởi thủ tục luận tội do phe Dân Chủ khởi động trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ tai tiếng "Ukrainagate" : Một cuộc mặc cả lấy trợ giúp quân sự đổi lấy việc mở các cuộc điều tra nhắm vào đối thủ chính trị Joe Biden của tổng thống thống Mỹ.

Lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã bị chỉ trích không bảo vệ nền ngoại giao Hoa Kỳ, đặc biệt là nữ cựu đại sứ Mỹ Yovanovitch trước những lời đe dọa của tổng thống Trump bất chấp nhiều lời cảnh báo từ nhiều thành viên từng là các cố vấn thân cận của chủ nhân Nhà Trắng.

Theo nhận định của Gilles Paris, thông tín viên báo Le Monde tại Washington, việc ngoại trưởng Pompeo luôn tìm mọi cách tỏ thái độ trung thành với tổng thống Trump và bản thân ông từ chối đảm nhiệm vai trò trụ cột của bộ Ngoại Giao, đã dẫn đến tình trạng nguyên thủ Mỹ có thể công khai lên án nữ cựu ngoại giao, mục tiêu tấn công của những tờ báo bảo thủ trong nhiều tháng.

Trong từng diễn tiến của vụ Ukrainagate, ngoại trưởng Mỹ đều giữ thái độ im lặng "đồng lõa". Ông Aaron David, cựu nhà đàm phán Trung Đông nghiêm khắc chỉ trích rằng "Rõ ràng ông Mike Pompeo không muốn bảo vệ các nhà ngoại giao chuyên nghiệp của mình tại bộ". Sự im lặng đến mức khó hiểu này đang biến ông thành vị "ngoại trưởng Mỹ tệ hại nhất" thời hiện đại.

Năm 2018, khi vừa nhậm chức, vị cựu nghị sĩ bang Kansas đã từng làm dấy lên nhiều tia hy vọng. Mối quan hệ thân cận của ông với Donald Trump được giới ngoại giao xem như là một lá chủ bài để vực dậy ánh hào quang của nền ngoại giao Mỹ, phần nào bị "thui chột" dưới thời Rex Tillerson.

Giới quan sát cũng nhìn nhận rằng tính khí thất thường, bất ổn của chủ nhân Nhà Trắng hiện nay đã phần nào giảm bớt các tham vọng của ông Pompeo. Trước những việc "đã rồi" của Donald Trump, ngoại trưởng Mỹ, đành phải hạ thấp vai trò, đóng vai một người lính "chữa cháy", tìm cách giảm bớt thiệt hại do những phát ngôn của tổng thống Mỹ.

Hình ảnh của nền ngoại giao Mỹ thời gian gần đây cũng bị lu mờ, bị đưa xuống hàng thứ yếu trong nhiều hồ sơ quốc tế. Từ cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng mới ở Syria tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, vụ ám sát lãnh đạo quân khủng bố Abou Bakr al Bagdadi tại Syria… đều vắng bóng lãnh đạo ngoại giao Mỹ.

Trong bối cảnh tổng thống Mỹ dồn lực để đối phó với thủ tục luận tội, có nhiều dấu hiệu cho thấy Mike Pompeo dường như đang nghĩ tới chuyện rút về cứ địa của ông, bang Kansas, vì vào tháng 11/2020, có bầu cử thượng nghị sĩ tại đây. Chỉ có điều, tờ báo địa phương Kansas City Star, ngày 26/10/2019 tỏ thái độ rất rõ ràng : Nếu muốn ra ứng cử, ông "nên từ nhiệm". Ngược lại, "nếu còn nhớ đến ngoại giao, ngài nên dồn hết tâm trí cho nền ngoại giao nước Mỹ".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Ngày 11/03/2019, trên tạp chí Washington Post bà Nancy Pelosi chủ tịch Hạ viện, cho biết :

"Tôi không luận tội Tổng thống. Tôi chưa từng trả lời bất cứ nhà báo nào, nhưng vì được hỏi và tôi đã suy nghĩ kỹ, luận tội gây chia rẽ quốc gia, trừ khi phải thật chính đáng, thật nghiêm trọng và không thiên vị đảng phái".

Bà kết luận :

"Tôi không nghĩ chúng ta nên đi theo hướng luận tội vì đất nước sẽ bị chia rẽ. Và ông ấy không đáng cho chúng ta làm vậy".

Chính trị gia lão luyện…

nancy0

Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ, bắt tay Tổng thống Donald Trump sau bài phát biểu trước Lưỡng Viện về Tình hình quốc gia ngày 5/2/2019

Bà Pelosi là phụ nữ nắm giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Tổng thống và Phó tổng thống và trước đây năm 2007-2011 bà cũng đã nắm giữ chức vụ này.

Bà sinh ngày 26/3/1940, gần 79 tuổi, thắng cử Hạ viện lần đầu năm 1987 và liên tục giữ đến nay 32 năm.

Bà là một chính trị gia lão luyện, đầy kinh nghiệm, uy tín, đạo đức, trung dung và chủ trương hợp tác lưỡng đảng.

Bà đã trải qua lần luận tội Tổng thống Bill Clinton, 1998-1999, nên hiểu rất rõ tình trạng chia rẽ đất nước lúc bấy giờ.

Thủ tục luận tội…

Chỉ cần một dân biểu đưa cáo trạng cho Ủy ban tư pháp Hạ viện.

Nếu cáo trạng được đa số ủy viên của Ủy ban đồng ý sẽ đưa ra Hạ viện biểu quyết.

Khi đa số quá bán Hạ viện đồng ý, một ủy ban truất phế được thành lập để đưa quyết định lên Thượng viện mở một phiên tòa.

Chánh án Tối cao Pháp viện sẽ là Chủ tịch Ủy ban truất phế và nếu 2/3 nghị sĩ đồng ý thì thủ tục truất phế sẽ được tiến hành.

Hiện tại đảng Cộng hòa đang giữ Thượng viện và Tối cao Pháp viện thuộc cánh bảo thủ nên việc luận tội ông Trump là một nỗ lực khó mang lại kết quả.

Bởi thế trong vai trò lãnh đạo đảng Dân chủ và lãnh đạo Hạ viện bà Pelosi tuyên bố như trên là 1 điều dễ hiểu.

Nếu đảng Dân chủ sử dụng luận tội như một trò chơi chính trị để hạ uy tín ông Trump thì đó là con dao hai lưỡi, cử tri bất mãn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của đảng Dân chủ.

Sở trường của ông Trump là lôi kéo cử tri ủng hộ mình. Vì thế luận tội ông, có khi lại trở thành một lợi thế cho ông trong kỳ tranh cử 2020 sắp tới.

Luận tội Tổng thống vẫn tiến hành ?

Dân biểu Al Green không đồng ý với bà chủ tịch đã cho phóng viên của đài C-SPAN biết ông sẽ tiếp tục luận tội Tổng thống.

Vào tháng 12/2017, ông Green đã được 58 dân biểu công khai ủng hộ, con số tăng lên 66 người vào tháng 1/2018, giờ ông tin rằng có hằng trăm người ủng hộ ông.

Ngày 4/3/2019, Dân biểu Jerry Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện gởi thư yêu cầu Tòa Bạch Ốc và Bộ Tư pháp cung cấp các tài liệu liên quan đến 81 cá nhân, tổ chức và cơ quan chính phủ nhằm điều tra nghi vấn ông Trump cản trở tư pháp và lạm dụng quyền lực.

Trong số những người bị điều tra có cả con trai và con rể của ông Trump.

Tòa Bạch Ốc và Bộ Tư pháp hiện đang xem xét và đánh giá yêu cầu của Ủy ban.

Trước đây Ủy ban Tình báo, Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Giám sát chính phủ, cũng đã gửi thư cho Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao yêu cầu cung cấp những nội dung chi tiết về các cuộc trao đổi giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ủy ban House Ways and Means của Hạ viện cũng dự định yêu cầu Bộ Tài chính cung cấp hồ sơ khai thuế của Tổng thống Trump.

Dân biểu cánh tả xã hội chủ nghĩa đang tạo áp lực thúc đẩy giới lãnh đạo Hạ viện phải tiến hành việc luận tội ông Trump.

Cũng cần kể thêm tỷ phú Tom Steyer thuộc cánh tả đảng Dân chủ đang thực hiện chiến dịch quảng cáo lên đến chục triệu Mỹ kim chỉ nhằm thu hút người dân Mỹ ủng hộ việc luận tội.

Bà Pelosi đang chơi trò chính trị ?

Trang ABC cho biết, theo ông David Smith, một giảng viên cấp cao về Chính trị và Chính sách Đối ngoại của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ :

"Đây có thể là một chiến thuật của Pelosi để bảo đảm việc công bố tường trình Mueller".

Ông Smith giải thích :

"Bộ trưởng Tư Pháp có thể không công bố nó nếu thấy đảng Dân chủ sử dụng nó cho mục tiêu chính trị : luận tội Tổng thống. Bởi thế bà Pelosi mới gởi tín hiệu rằng đảng Dân chủ sẽ không luận tội, sẽ có nhiều khả năng bản tường trình được công bố".

Công bố toàn văn bản hay chỉ công bố một phần nhỏ tường trình Mueller thuộc toàn quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nên có thể bà Pelosi thực sự đang chơi trò chính trị.

Bà Pelosi muốn gì ?

Trong cuộc phỏng vấn, bà Pelosi cho biết ông Trump không xứng đáng làm Tổng thống, cả về đạo đức, trí tuệ, lại không khôn ngoan...

Bà không tin ông thắng cử, nhưng ông đã thắng cử và việc bà làm không phải là luận tội ông.

Việc bà cần làm là đưa ra những chính sách về y tế, giáo dục, môi trường, an sinh xã hội, đường sá cầu cống… để thuyết phục dân Mỹ bầu cho một Tổng thống khác thuộc đảng Dân chủ.

Trả lời bà Pelosy, trên Twitter, ông Trump cho biết : "Tôi đánh giá cao các bình luận của bà Nancy Pelosi chống lại chuyện luận tội, nhưng mọi người nên nhớ lại chi tiết nhỏ là tôi chưa bao giờ làm điều gì sai trái".

Lưỡng đảng hợp tác…

Xây tường biên giới Mỹ - Mễ là việc ông Trump cố thực hiện bấy lâu nay, nhưng không được lưỡng đảng đồng ý nên ông phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Ngày 14/3/2019, có tới 13 dân biểu và 12 nghị sĩ đảng Cộng hòa không đồng tình với ông Trump, do đó Lưỡng Viện đã thông qua Nghị quyết đòi ông Trump phải chấm dứt tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Trên Twitter, Tổng thống Trump cho biết việc các thành viên Cộng hòa thông qua Nghị quyết là "bỏ phiếu cho bà Nancy Pelosi, cho tội phạm và cho mở cửa biên giới".

Và ông "cám ơn tất cả các thành viên Cộng hòa đã bầu cho An ninh Biên giới và nước Mỹ đang tuyệt vọng cần thiết một Bức Tường".

Ông loan báo sẽ dùng quyền phủ quyết "Veto !" để ngăn chặn Nghị quyết này.

Như vậy, lưỡng viện sẽ phải bỏ phiếu với đa số 2/3 tán thành mới có thể vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống.

Nếu lưỡng viện không đủ số phiếu thì phải mang ra Tối cao Pháp viện xét xử.

Chuyện xây tường biên giới sẽ tiếp tục là một đề tài tranh cãi và tranh cử.

Nhóm xã hội chủ nghĩa

Vai trò lãnh đạo đảng Dân chủ và Hạ viện của bà Nancy Pelosi cũng không suôn sẻ gì.

Kết quả khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân chủ thích chủ nghĩa xã hội.

Những người trẻ này đã bầu cho một số dân biểu xã hội chủ nghĩa vào Quốc hội trong lần bầu cử giữa kỳ 2018 vừa qua.

Nhóm xã hội chủ nghĩa chủ trương chăm sóc y tế miễn phí (universal healthcare), miễn phí đại học (tuition-free universities), bảo đảm công ăn việc làm (universal jobs guarantee), lương tối thiểu 15 Mỹ kim và đầu tư vào phát triển nhiên liệu xanh (green energy).

Các kế hoạch này đều rất tốn kém nên sẽ khó được ngay cả các dân biểu hay nghị sĩ trong đảng Dân chủ bỏ phiếu thông qua.

Nhiều kế hoạch trên đã được thực hiện tại Úc và Tây Âu nhưng vì quá tốn kém, người đi làm và doanh nhân phải chịu mức thuế rất cao nên dần dần bị hủy bỏ.

Nước Mỹ xã hội chủ nghĩa…

Phát biểu khai mạc Đại hội Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hôm 1/3/2019, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhấn mạnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ lựa chọn giữa "tự do và chủ nghĩa xã hội" :

"Tự do sẽ cho phép người dân sống cuộc sống theo cách họ thấy phù hợp, không phải do kiểm soát của chính phủ.

Tự do tạo ra hàng hóa nhiều hơn, tốt hơn bất cứ nơi nào và thời gian nào trong lịch sử thế giới.

Tự do thịnh vượng hơn, lợi ích hơn và nhân bản hơn bất kỳ mô hình xã hội hay kinh tế nào từng được áp dụng".

Ông Pence nhấn mạnh lựa chọn giữa chủ nghĩa xã hội và tự do sẽ là điều mấu chốt trong 20 tháng tranh cử sắp tới.

Hôm sau ngày 2/3/2019 cũng tại Đại hội CPAC 2019, Tổng thống Donald Trump khẳng định :

"Tương lai không thuộc về những người tin vào chủ nghĩa xã hội. Tương lai thuộc về những người tin vào tự do. Tôi đã nói điều này trước đây và tôi sẽ nhắc lại : Nước Mỹ sẽ không bao giờ là một nước xã hội chủ nghĩa".

Ông Trump cho biết :

"Những nhà lập pháp đảng Dân chủ bây giờ đang bám cứng vào chủ nghĩa xã hội, họ muốn thay thế quyền cá nhân bằng sự thống trị của chính phủ. Chủ nghĩa xã hội không phải vì môi trường. Nó không phải vì công bằng. Nó không phải vì đạo đức. Chủ nghĩa xã hội chỉ vì một điều duy nhất được gọi là quyền lực cho tầng lớp thống trị".

Đấy có thể là nỗi lo lắng nhất của bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Làm sao thuyết phục dân Mỹ chọn cho một Tổng thống thuộc phe xã hội chủ nghĩa khi chỉ 20% dân Mỹ thích Chủ nghĩa Xã hội ?

Biết đâu Hạ viện lại quay về với đảng Cộng hòa, bà lại một lần nữa trở thành lãnh tụ đối lập.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 15/03/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn