Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân túy giỏi. Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.
Giàn khoan HD 981 và tàu bảo vệ Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - Ảnh minh họa
Nói ngày 17/8/2014, trước hơn trăm sinh viên, và báo chí, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đam đã tuyên bố một cách mãnh liệt : "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được". Báo chí nhiều nơi đã rầm rập đưa lại. Cả nước hừng hực. Ai nấy đều như sốt, mặc dù cũng có người đặt câu hỏi "chúng ta đang đòi lại bằng cách nào, và nếu không được, thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi bằng cách nào ?".
Đó là chưa nói, ẩn trong câu tuyên bố, được nhìn thấy như là sự bất lực hô vang của một người cầm quyền về hiện trạng, khéo xô tất cả cho tương lai.
Sau năm 2014, ông Đam không hề nhắc lại lời nào về Hoàng Sa và chủ quyền ở Biển Đông, hay ý nào mang tính dân túy như vậy. Bởi đơn giản, năm 2014 là năm mà Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 đến biển của Việt Nam và bắt đầu thử khai thác. Bắc Kinh vấp phải một sức phản ứng dữ dội của người dân nói chung cho đến tận nay, và riêng của chính quyền trong một thời gian ngắn, từ 11 đến 18/5.
Nói thêm để biết, trong giai đoạn đó, bộ hồ sơ dự định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế đã bắt đầu được tính tới. Nhưng rồi sau khi sống êm gió lặng giữa hai quốc gia, đến năm 2016, thì bộ hồ sơ kiện Trung Quốc gần như bị bỏ quên. Và Anh Đam cũng im lặng, né chủ đề Hoàng Sa từ đó.
Tháng Một, 2020, ông Đam bùng lên một lần nữa trong con mắt ngưỡng mộ của công chúng, khi nhận chức Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19. Báo chí Nhà nước cũng tham gia đẩy nhân vật gầy gò, có dáng vẻ khắc khổ đáng kính này lên đến tận cùng. Đặc biệt là những hình ảnh và video ông xăng xái đi tìm những con hẻm không khóa lại, nhà nào có bị nghi ngờ dịch không bị cô lập, và lên giọng giận dữ vì thấy người dân vẫn còn đi ngoài đường. Áo ông ướt đẫm mồ hôi. Gương mặt ông suy tư lo âu được cân nhắc, chụp rất cẩn thận, trên những tấm hình đăng trên báo.
Bất ngờ, trong đại dịch, từ vị trí một nhà lãnh đạo quốc gia luôn cho thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt cho việc chung, ông Đam cho phát đi tấm ảnh vận động ủng hộ phát hành chính thức vaccine Covid-19 của Việt Nam sản xuất.
Vaccine tên Nanocovax, vốn trầy trật nhiều lần xin được phát hành chính thức, nhưng WHO của Liên Hiệp Quốc không chấp nhận vì thấy thiếu minh bạch, kể cả những chuyên gia y tế của Việt Nam cũng vậy. Hãng này không chịu thiệt, ra sức tự giới thiệu rực rỡ về giá trị của mình, nói rõ với ước mơ được một cơ hội toàn quốc không khác test kit Việt Á. Trong cơn tuyệt vọng, ông Thích Nhật Từ của Phật giáo nhà nước được mời đến và bị lộ một bản video cho thấy đang gióng chuông gõ mõ, cúng cầu mua may bán đắt cho vaccine này.
Trong một bức ảnh quảng cáo đó, ông Đam giới thiệu là mình đang chích mũi thứ hai của Nanocovax mà vẫn rất khỏe mạnh. Không có tờ báo nào phỏng vấn ông sau khi từ chức thủ tướng, về hai mũi chích đó ; cũng không nghe nói rằng có thật sự ông đã đi qua đại dịch mà không cần nhờ một vaccine nào của phương Tây không ?
Nhân kỷ niệm 50 năm Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng xâm lược, mà nhà nước Việt Nam vẫn luôn lên tiếng mạnh mẽ chứng minh chủ quyền, chợt nhớ lại câu phát ngôn cảm động đến rơi nước mắt của ông Đam về Hoàng Sa.
Nhưng trước khi bàn đến chuyện lớn như chuyện chủ quyền đảo Hoàng Sa, chỉ ước mong Đam có dịp nói thật về hai mũi chích Nanocovax, mà ông đã tự chuyển mình từ một nhà lãnh đạo, thành một người quảng cáo nhiệt tình một món hàng, mà giờ đây phát minh tầm quốc tế đó cũng không còn nghe đến nữa.
Chỉ dám xin ông đến đó thôi !
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 18/01/2024
Những tranh luận không dứt về sức mạnh của đồng tiền và giới hạn của đạo đức.
Đa số chúng ta có thể tạm chấp nhận việc bỏ tiền để đến thẳng "lối đi ưu tiên" ở cửa an ninh sân bay mà không cần phải xếp hàng. Tuy nhiên, việc tạo ra một lối đi ưu tiên về vaccine cho những người có nhiều tiền và quyền lực hơn là điều khó chấp nhận. Vậy làm sao để phân định ranh giới của những thứ tiền mua được và không ?
***
"Tập đoàn Vingroup đóng góp 480 tỷ đồng vào quỹ vaccine thì cho họ mượn 5.000 liều vaccine là chuyện hợp tình hợp lý, có gì đâu mà phải tranh cãi hay so đo".
Đây là một bình luận phổ biến mà tôi bắt gặp trong những ngày qua trong cuộc tranh luận xung quanh sự việc một công ty chen hàng để người lao động của mình được tiêm chủng trước. Lập luận kiểu nhà giàu thì tất nhiên được ưu tiên rất hay gặp ở những người tôn vinh nền kinh tế thị trường hoàn hảo – nơi hàng hóa được cung cấp theo mức độ sẵn lòng chi tiền của người mua mà không có bất cứ phán xét nào về hành vi con người.
Bỏ qua thực tế rằng Việt Nam vốn không tồn tại một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, khi bàn tay của chính phủ và chủ nghĩa thân hữu vẫn đang chi phối cách thức xã hội vận hành, niềm tin tuyệt đối vào chân lý "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" luôn cần bị chất vấn.
Chúng ta luôn phải đặt ra vấn đề, có phải tiền là thước đo duy nhất để định giá một điều gì đó ? Khi thực hiện một cuộc mua bán, ngoài câu hỏi "bao nhiêu tiền ?", chúng ta còn phải trả lời những câu hỏi nào khác ? Có thứ gì mua được bằng tiền nhưng không thể dùng tiền để mua không ? Đâu là giới hạn đạo đức của thị trường ?
Bạn có thể bắt gặp những câu hỏi hóc búa trên trong cuốn sách "Tiền không mua được gì ?" (tựa gốc : "What money can’t buy : The moral limits of markets") của Michael J. Sandel, một giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, Mỹ. Cuốn sách là một cuộc giằng co cân não giữa quy luật thị trường với sự chi phối của đồng tiền và những lập luận bảo vệ giá trị đạo đức của con người.
Nội dung sách là một chuỗi những tình huống, buộc người đọc phải tư duy và tham gia tranh luận để tìm ra ranh giới giữa những thứ mua được bằng tiền và không.
"Trả tiền cho phụ nữ triệt sản" là ví dụ minh chứng cho thấy rõ hạn chế về đạo đức của lập luận thị trường. Năm 1997, tổ chức từ thiện Project Prevention tại Mỹ đề nghị trả 300 USD cho mỗi phụ nữ nghiện ma tuý để họ triệt sản. Mục đích của dự án là nhằm ngăn chặn tình trạng các em bé sinh ra đã nghiện ma túy.
Tuy thừa nhận rằng nhiều phụ nữ dùng tiền có được từ chương trình để mua ma túy, người sáng lập của dự án vẫn tin rằng đây là cái giá hợp lý phải trả để đạt được mục đích của chương trình. "Tại sao quyền sinh sản của phụ nữ lại quan trọng hơn quyền được có cuộc sống bình thường của các bé gái ?", người sáng lập đặt vấn đề.
Chương trình "trả tiền cho phụ nữ triệt sản" bị chỉ trích gay gắt. Dư luận đánh giá "đây là một đề xuất ghê rợn".
Xét trên quan điểm thị trường, ý tưởng này không nên bị lên án vì đáp ứng hai lập luận của thị trường : tôn trọng tự do cá nhân và tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Theo đó, chương trình trả tiền cho người triệt sản là một dạng thỏa thuận tự nguyện của cá nhân, nhà nước không tham gia vào quá trình này. Người phụ nữ làm chủ bản thân họ và có quyền tự do mua bán khả năng sinh sản của mình. Việc mua bán không ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác.
Thỏa thuận này tăng phúc lợi xã hội vì đảm bảo rằng người nghiện sẽ không sinh ra một em bé nghiện ma túy bẩm sinh nào nữa. Đồng thời, thỏa thuận còn có hiệu quả về mặt kinh tế. Nó đã phân bổ hàng hóa – ở đây là biện pháp tránh thai cho người nghiện – đến với người sẵn lòng trả giá cao nhất cho hàng hóa đó (tức người sáng lập).
Dù phù hợp với quan điểm thị trường, chương trình bị phản đối gay gắt và bị xem là "tội lỗi về đạo đức".
Lập luận phản đối thứ nhất cho rằng một phụ nữ đồng ý triệt sản để có tiền là không hoàn toàn tự nguyện. Người nghiện ma túy hầu hết là người nghèo nên họ buộc phải triệt sản để có 300 USD.
Lập luận phản đối thứ hai cho rằng đây là hành vi hối lộ để triệt sản. Để dễ hiểu, chúng ta có thể liên hệ hành vi một người hối lộ quan chức để thu lợi bất chính. Dù hai bên đều tự nguyện và có lợi nhưng xã hội không cho phép hành vi này diễn ra vì cả hai đã mua bán những thứ không nên đem ra trao đổi.
Tương tự, hành vi "trả tiền để triệt sản" là hối lộ vì người mua và người bán đã đánh giá hàng hóa theo cách sai lầm, bán một thứ không nên bán. Ở đây, hành vi này bị lên án vì coi năng lực sinh sản của phụ nữ là một công cụ kiếm tiền chứ không phải một món quà của tạo hóa hoặc một trách nhiệm.
"Cái gì là hàng hóa và cái gì không ?" là câu hỏi lớn xuyên suốt chưa tìm ra hồi kết trong các tranh luận về vấn đề mại dâm, mua bán nội tạng người, mang thai hộ hay mua bán trứng và tinh trùng.
Dù hâm mộ cơ chế thị trường đến đâu, bạn và các tỷ phú trên thế giới cũng phải thừa nhận rằng có nhiều thứ tiền không thể mua được, từ những thứ trừu tượng như danh dự, tình bạn, tình yêu đến cả những cái hữu hình như giải thưởng Nobel.
Bạn không thể, hay không được phép, dùng tiền mua giải Nobel, và giả sử họ có bán thì thứ bạn mua cũng không thật. Việc trao đổi, mua bán trên thị trường làm mất đi giá trị của giải thưởng này. Trong trường hợp này, tiền làm xói mòn giá trị của hàng hóa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng đơn giản như vậy. Trong nhiều tình huống, chúng ta phải trả lời một câu hỏi hóc búa hơn : có thứ gì tiền mua được nhưng không nên mua bằng tiền ?
Thận người là một loại hàng hóa có thể mua được, nhưng việc mua bán đang gây tranh cãi về đạo đức. Bán thận là hành vi bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới. Khác với giải Nobel, khi bỏ tiền ra mua thận, chúng ta không làm xói mòn giá trị của quả thận đó. Nó vẫn có đầy đủ các chức năng, thậm chí, còn có thể cứu mạng người khác.
Những người ủng hộ cơ chế thị trường cho rằng hàng ngàn người chết do không được ghép thận. Nguồn cung cấp thận sẽ dồi dào hơn, nhiều sinh mạng sẽ được cứu sống nếu tồn tại một thị trường tự do để trao đổi thận. Thêm nữa, bán thận là quyền tự do cá nhân, mọi người có quyền bán những bộ phận thuộc về mình.
Phe ủng hộ thị trường vấp phải hai lập luận phản đối gay gắt. Lập luận thứ nhất là về tính công bằng. Thị trường bán thận thường nhắm vào người nghèo. Dưới vỏ bọc của cái gọi là "quyền tự do quyết định đối với cơ thể mình", những người bán thận thường không có nhiều lựa chọn. Đối với họ, bán thận gần như là lựa chọn cuối cùng và đầy đắng cay để nuôi sống gia đình. Nếu đủ tiền sống qua ngày, bạn có sẵn sàng bán đi một bộ phận cơ thể của mình để có nhiều tiền hơn ? Trả lời câu hỏi đó, bạn sẽ nhận ra thực chất, bán thận không phải là sự tự nguyện hoàn toàn như những người ủng hộ thị trường nói.
Ông Hồ Văn Tranh, một người nghèo ở Cần Thơ vì nợ nần phải bán thận với giá 120 triệu đồng vào năm 2014. Ảnh : Báo Người Lao Động.
Sự bất công còn thể hiện ở chỗ nếu tồn tại một thị trường tự do về thận, người bán luôn là người nghèo còn người mua lại là những người có tiền. Những bệnh nhân nghèo đang cần một quả thận sẽ nhận đủ thiệt thòi. Chuyện gì sẽ xảy ra với những người cần ghép thận nhưng không có tiền để mua thận ? Giả sử, bạn là bác sĩ của hai bệnh nhân chờ ghép thận. Trong đó, một người có đủ điều kiện kinh tế, nhưng tình trạng của người này không nguy cấp bằng bệnh nhân còn lại, vốn không có tiền mua thận. Vậy bạn trao thận cho người nguy cấp về tính mạng hơn hay trao nó cho người có khả năng chi trả ?
Cũng giống như câu chuyện "triệt sản cho phụ nữ", những người phản đối mua bán thận đưa ra lập luận thứ hai về suy đồi đạo đức. Theo đó, người mua và người bán đang trao đổi thứ không nên được mang ra bán. Ở đây, việc coi một bộ phận trong cơ thể mình là hàng hóa và đem ra mua bán khiến giá trị của con người suy giảm. Nội tạng người nói riêng và cơ thể con người không nên bị coi là một thứ hàng hóa để mua bán.
Như vậy, nếu không có sự chi phối về đạo đức hay niềm tin vào sự công bằng, khi một người bán quả thận, thị trường mặc nhiên đưa ra câu hỏi "bao nhiêu tiền ?". Thị trường không chỉ vào người bán thận và bảo "không được". Khác với cơ chế thị trường, chúng ta có niềm tin vào sự công bằng và tin vào giá trị, phẩm giá con người. Đó là lý do việc bán thận, hay các phần của cơ thể con người, luôn vấp phải nhiều sự phản đối.
Nếu tin rằng việc mua bán một loại hàng hóa sẽ làm hư hỏng, suy thoái hàng hóa thì chúng ta sẽ có cách nhìn khác để đánh giá giá trị của nó. Có những lúc chúng ta sẽ rơi vào các cuộc tranh cãi khó có hồi kết để vạch ra những giới hạn và bảo vệ lập luận đạo đức của mình. Đặt ra câu hỏi và tranh luận luôn là điều cần thiết, nhất là khi chúng ta thấy quy luật thị trường làm thay đổi tính chất của một sự việc hiện tượng nào đó.
***
Có ý kiến cho rằng tập đoàn Vingroup đóng góp nhiều vào hoạt động phòng chống dịch nên có quyền "mượn" vaccine. Ảnh minh họa : AFP/ Finance Vietnam/ RFA.
Đọc lại cuốn sách "Tiền không mua được gì ?" trong bối cảnh của vụ Vingroup, tôi nhận ra rằng những tranh luận dai dẳng về hành vi chen hàng của người giàu là điều nên được khuyến khích. Tranh luận có nghĩa là chúng ta không đồng tình với một xã hội nơi mọi thứ đều mua và bán được bằng tiền. Hơn thế, tranh luận là để bảo vệ những giá trị đạo đức mà chúng ta theo đuổi.
Quyển sách có thể sẽ không giúp bạn trả lời được câu hỏi "người có tiền thì có nên được ưu tiên vaccine" hay không. Nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về quan điểm và luận điểm của các bên, từ đó rút ra được kết luận của riêng mình.
Nguyen Minh
Nguồn : Luật Khoa, 27/07/2021
Dù không bị dịch Covid-19 nặng nề như nhiều nước Âu Mỹ, Việt Nam vẫn chủ trương tiêm chủng cho người dân trong nước : Bộ Y Tế Việt Nam cho biết đã đồng ý mua 30 triệu liều vac-xin phòng Covid-19 của hãng dược phẩm Anh Quốc AstraZeneca, đồng thời đang tìm mua thuốc chủng từ nhiều nguồn khác, kể cả thuốc của Pfizer.
Theo hãng tin Anh Reuters, trong một cuộc họp báo vào hôm, 04/01/2021, thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường xác nhận, hãng AstraZeneca đã "cam kết đảm bảo (cung cấp vac-xin) cho 15 triệu dân, tức là cung cấp 30 triệu liều và sẽ giao hàng theo tiến độ các quý 1, 2, 3, 4 của năm 2021".
Sở dĩ Việt Nam chọn loại vac-xin do AstraZeneca phối hợp với trường Đại học Anh Oxford sản xuất đó là vì loại vac-xin này giá hạ hơn một số khác, lại dễ bảo quản và chuyên chở vì có thể được lưu trữ trong những tủ lạnh thông thường.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã từng đồng ý mua 50 triệu liều vac-xin của Nga, nhưng vấn đề giao hàng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên Hà Nội cũng đã tuyên bố không vội vã đặt mua trước vac-xin do chi phí quá cao trong lúc Việt Nam lại khống chế tốt dịch bệnh, giới hạn ở mức không đầy 1500 ca nhiễm được xét nghiệm, và 35 ca tử vong cho đến ngày 04/01/2021.
Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cho biết thêm là Việt Nam cũng đang đàm phán mua vac xin Pfizer của Mỹ, Sputnik V vủa Nga và vac-xin của Trung Quốc, nhưng không cho biết tên cụ thể.
Theo ông Cường, Việt Nam cũng có quyền được mua vac-xin từ chương trình COVAX của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, để dùng cho khoảng 15,6 triệu dân Việt Nam, nhưng cần phải chờ thêm chi tiết cụ thể trong Quý 1.
Ngoài việc đặt mua, Việt Nam cũng đang thử nghiêm vac-xin tự bào chế. Loại vac-xin Việt Nam có tên "Nano Covax" đã được thử nghiệm trên người, và một loại vac-xin thứ hai sẽ trải qua giai đoạn thiết yếu này trong tháng Giêng 2021.
Trọng Nghĩa
AlJazeera, VNTB, 10/11/2020
WHO cho biết kết quả rất khả quan, nhưng cảnh báo rằng khoảng cách tài trợ 4,5 tỷ đô la có thể làm chậm việc tiếp cận các xét nghiệm, thuốc và vắc xin ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [Dado Ruvic / Illustration / Reuters]
Các nhà sản xuất thuốc Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cho biết vắc xin thử nghiệm của họ có thể có hiệu quả 90% trong việc ngăn chặn Covid-19.
Thông báo hôm thứ Hai đã khiến thị trường chứng khoán tăng vọt với những kỷ lục mới và các nhà lãnh đạo chính trị hoan nghênh kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối - ngay cả khi các nhà khoa học và bác sĩ cảnh báo nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời và cảnh báo không nên ăn mừng quá sớm.
Những gì đã được công bố ?
Các nhà sản xuất thuốc đã thử nghiệm thuốc trên khoảng 44.000 người ở sáu quốc gia, một nửa trong số đó đã được tiêm vắc xin, trong khi nửa còn lại được sử dụng giả dược.
Dữ liệu hôm thứ Hai là từ một phân tích tạm thời được thực hiện sau khi 94 người tham gia trong thử nghiệm tiếp tục phát triển Covid-19. Chưa đến 9 người mắc bệnh trong số họ đã được tiêm vắc xin.
Để xác nhận tỷ lệ hiệu quả, Pfizer cho biết họ sẽ tiếp tục thử nghiệm cho đến khi có 164 ca nhiễm Covid-19 trong số các tình nguyện viên, một con số mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã đồng ý là đủ để cho biết vắc-xin hoạt động tốt như thế nào.
Pfizer cho biết họ sẽ cho bình duyệt dữ liệu và công bố trên tạp chí y khoa khi có kết quả từ toàn bộ quá trình thử nghiệm.
Các chuyên gia bên ngoài cho biết các chi tiết chính của dữ liệu cần được phân tích và cảnh báo rằng vẫn còn nhiều câu hỏi, như liệu vắc-xin có thể ngăn ngừa bệnh nặng hoặc biến chứng hay không, chống lại nhiễm trùng trong bao lâu và sẽ hoạt động hiệu quả như thế nào ở người cao tuổi.
Vắc xin hoạt động ra sao ?
Khi chủng ngừa là một phần vi rút đã suy yếu hoặc đã chết, hoặc vi khuẩn gây bệnh sẽ được tiêm vào cơ thể. Vắc-xin không khiến cơ thể bị nhiễm bệnh nhưng giúp cơ thể nhận ra yếu tố lạ và tạo ra phản ứng miễn dịch. Điều này có nghĩa là khi cơ thể bạn bắt gặp virus thực sự gây bệnh thì cơ thể nó sẽ sẵn sàng tấn công virus đó ngay lập tức.
Cách thức hoạt động của loại vắc-xin mới này được gọi là mRNA, nghĩa là bạn không thực sự được tiêm vi rút hoặc một dạng suy yếu của nó, mà chỉ một phần mã di truyền của virus corona. Điều này buộc cơ thể sản xuất một số protein của virus để hệ thống miễn dịch sau đó phát hiện ra những protein này và bắt đầu tạo ra phản ứng phòng thủ với chúng.
Phản ứng
Các nhà đầu tư đổ xô vào cổ phiếu ngân hàng, hãng hàng không và các công ty nhạy cảm về kinh tế khác đã bị vùi dập bởi các đợt đóng cửa và cấm đi lại do covid-19 trong nhiều tháng, đẩy các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ lên mức cao kỷ lục mới.
Cổ phiếu của Pfizer đã tăng hơn 6% ở New York, trong khi cổ phiếu của BioNTech tại Mỹ tăng 18%.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết kết quả rất khả quan, nhưng cảnh báo rằng thiếu khoản tài trợ 4,5 tỷ USD có thể làm chậm khả năng tiếp cận các xét nghiệm, thuốc và vắc xin ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Các chuyên gia cũng cảnh báo có thể có những thách thức lớn trong việc phân phối vắc-xin, đặc biệt là ở các nước nghèo hơn, nơi nguồn cung cấp điện không đủ, vì thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh công nghiệp để có tác dụng.
Tiếp theo là gì ?
Pfizer và BioNTech cho biết họ có kế hoạch nộp đơn lên FDA để được chấp thuận khẩn cấp cho phép sử dụng vắc xin này vào cuối tháng, khi họ sẽ có dữ liệu an toàn trong hai tháng của khoảng một nửa số người tham gia thử nghiệm. Có khả năng sẽ có quyết định trong tháng 12.
Để tiết kiệm thời gian, các công ty đã bắt đầu sản xuất vắc-xin này trước khi họ biết liệu nó có hiệu quả hay không. Hiện họ dự kiến sẽ sản xuất tới 50 triệu liều, hoặc đủ để bảo vệ 25 triệu người, trong năm nay.
Pfizer cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất tới 1,3 tỷ liều vắc xin vào năm 2021.
Ai đang xếp hàng mua vắc-xin ?
Pfizer và BioNTech có hợp đồng trị giá 1,95 tỷ USD với chính phủ Hoa Kỳ để cung cấp 100 triệu liều vắc xin bắt đầu từ năm nay. Họ cũng đã đạt được các thỏa thuận cung cấp với Liên Hiệp Châu Âu, Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản.
Khánh An dịch
Nguồn : VNTB, 10/11/2020
Tham khảo thêm :
- Carl Zimmer and Katie Thomas, "Pfizer’s Covid Vaccine : 11 Things You Need to Know", The New York Times, 10/11/2020
- Ewen Gallaway, "What Pfizer’s landmark COVID vaccine results mean for the pandemic", Nature, 09/11/2020
*******************
Covid-19 : Vaccine của Pfizer và BioNTech 'hiệu quả trên 90%'
James Gallagher, BBC, 09/11/2020
Đã có vaccine phòng chống virus corona đầu tiên có tác dụng ngăn ngừa được bệnh ở hơn 90% số người được tiêm, một phân tích sơ bộ cho thấy.
Các hãng phát triển vaccine này - Pfizer và BioNTech - gọi đây là "một ngày vĩ đại cho khoa học và nhân loại".
Vaccine của hai hãng đã được thử nghiệm trên 43.500 người tại sáu quốc gia, và không gây ra bất kỳ quan ngại nào về an toàn.
Các hãng có kế hoạch nộp đơn xin chuẩn thuận khẩn cấp để vaccine này được đưa ra sử dụng vào cuối tháng.
Một loại vaccine hữu hiệu kết hợp với các biện pháp chữa trị hiệu quả hơn đang được coi là cách thức tốt nhất để thoát khỏi những hạn chế đã và đang được áp dụng trong đời sống chúng ta hiện nay.
Hiện đang có khoảng 10 loại vaccine trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, được gọi là giai đoạn thử nghiệm thứ ba, nhưng đây là vaccine đầu tiên cho kết quả.
Vaccine này sử dụng cách tiêm vào người một phần mã gene của virus để huấn luyện hệ miễn dịch trong cơ thể.
Các thử nghiệm trước đó cho thấy việc vaccine huấn luyện cơ thể, tạo ra kháng thể và một phần khác của hệ miễn dịch, được gọi là tế bào T, để chống lại virus corona.
Vaccine cần được tiêm hai liều, cách nhau 3 tuần.
Các thử nghiệm được thực hiện tại Hoa Kỳ, Đức, Brazil, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 90% những người được tiêm đã tạo được khả năng phòng chống trong vòng bảy ngày sau khi tiêm liều thứ nhì.
Hy vọng tràn trề
Anh Quốc sẽ có 10 triệu liều tính đến cuối năm nay và thêm 30 triệu liều nữa đã được đặt mua.
Tuy nhiên, có những thách thức trong vấn đề hậu cần, do vaccine cần phải được lưu trữ trong điều kiện siêu lạnh, thấp ở dưới mức -80 độ C.
Cũng đang còn có những câu hỏi về việc trực khả năng miễn dịch sẽ kéo dài được bao lâu và về mức độ hiệu quả của vắc xin này đối với các nhóm độ tuổi khác nhau.
Thông tin sơ bộ đầy tích cực này đồng nghĩa với việc hãng dược phẩm khổng lồ của Mỹ và đối tác của họ từ Đức đang đi đầu trong cuộc đua vaccine, sau khi đã ký các thỏa thuận trước với chính phủ các nước trên toàn cầu nhằm cung ứng hàng trăm triệu liều.
Pfizer tin rằng hãng có khả năng cung ứng 50 triệu liều vào cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều vào cuối năm 2021.
Cổ phiếu của Pfizer tăng mạnh trong phiên giao dịch trước khi thị trường chính thức mở cửa, tăng 15%, còn của hãng Mỹ BioNtech tăng %.
Tin tức cũng khiến Chỉ số MSCI All Country World Index tăng giá trị thêm 500 tỷ đô la.
James Gallagher
Phóng viên Y tế và Khoa khọc
Nguồn : BBC, 09/11/2020
*********************
Mai Vân, RFI, 09/11/2020
Dịch Covid-19 tại Pháp càng lúc càng lây lan mạnh, trong bối cảnh Châu Âu đã soán ngôi Châu Mỹ trong vai trò đáng buồn là tâm điểm dịch bệnh của hành tinh, với 12 triệu trên tổng số 50 triệu ca nhiễm, và 24% của tổng số hơn 1,25 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, theo số liệu được hãng tin Anh Reuters ngày 08/11/2020 công bố.
Đà bùng phát dữ dội của Covid-19 đã buộc rất nhiều nước Châu Âu phải tái ban hành các biện pháp chống dịch, từ giới nghiêm, hạn chế đi lại, cho đến phong tỏa toàn diện hay từng phần.
Tại Pháp, với số tử vong trong bệnh viện xoay quanh mức 400 ca trong nhiều ngày liên tiếp, tổng số người chết vì virus corona đã vượt ngưỡng biểu tượng 40 ngàn người hôm 07/11/2020. Bên cạnh đó, hàng ngày vẫn có thêm hàng chục ngàn ca nhiễm, mà kỷ lục mới nhất là hơn 60.000 trường hợp xét nghiệm dương tính trong 24 giờ ngày 06/11, (thậm chí là gần 87.000 ca hôm 07/11 sau khi cộng thêm các trường hợp ngày hôm trước chưa thống kê được do trục trặc máy tính).
Một lệnh phong tỏa toàn quốc trong 4 tuần lễ kể từ ngày 30/10 đã được chính phủ Pháp ban hành nhằm kềm hãm đà phát tán của virus. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là liệu biện pháp phong tỏa lần này có hữu hiệu hay không, khi thực tế ngoài đường phố cho thấy là sinh hoạt vẫn gần như là vào lúc không có phong tỏa trước đó.
Trước các biểu hiện bất lực của Pháp và nhiều nước Châu Âu khác trong việc ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, và những khó khăn trong việc kềm hãm đà lây lan của virus, dư luận báo chí Pháp trong những ngày gần đây đã nêu bật kinh nghiệm chống dịch Covid-19 thành công từ các nước Châu Á, chủ yếu là các nước ở vùng Đông Á.
Trong bài "Covid-19 : Các nước Châu Á đã làm thể nào để chặn được dịch bệnh ngay từ ngoài cửa", nhật báo Le Monde ngày 06/11 đã nêu bật trường hợp của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam, mà theo tờ báo là những nơi mà đợt dịch mùa xuân vừa qua đã bị "chế ngự" và "không có một làn sóng thứ hai".
Cùng một suy nghĩ, nhật báo Le Parisien trong bài viết ngày 07/11 mang tựa : "Covid-19 : Châu Á đã khống chế làn sóng dịch bệnh thứ hai như thế nào", đã ghi nhận rằng : "Một số quốc gia đã chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm, nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với Châu Âu. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể được giải thích bằng khả năng đáp ứng nhanh nhạy hơn và các biện pháp đối phó quyết liệt hơn".
Tạp chí Le Point ngày 04/11 không ngần ngại nói đến "Các bí quyết triệt để của Châu Á để tránh làn sóng Covid-19 thứ hai". Thông tín viên Le Point tại Hồng Kông đã so sánh : "Tại Pháp, mỗi biện pháp dù cực nhỏ, như đóng cửa các hiệu sách, giới nghiêm buổi tối… đều vấp phải sự phản đối, nhưng ở Châu Á lại không có tình trạng đó".
Ngay cả tạp chí Mỹ Atlantic ngày 16/10 cũng tư hỏi "Vì sao Châu Á xử lý dịch Covid-19 một cách hơn hẳn các nền dân chủ phương Tây ?"
Trên vấn đề này, ngày 04/11, Le Monde đã đăng tải ý kiến của Christophe Gaudin, giảng viên Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Kookmin (Seoul), cho rằng tại Châu Á, hai nền dân chủ là Đài Loan và Hàn Quốc đã đối phó với dịch Covid-19 tốt hơn nhiều so với Trung Quốc và đó là hai tấm gương mà mọi người có thể học tập.
Về tình hình dịch bệnh tại khu vực Đông Á, Le Monde ghi nhận là ngay từ tháng Ba và tháng Tư, các nước chủ chốt ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã hạn chế gắt gao việc nhập cảnh và thiết lập những hàng rào kiểm tra y tế chặt chẽ tại các cửa khẩu, với biện pháp cách ly 14 ngày áp dụng một cách có hệ thống.
Tính đến nay, ngoài Trung Quốc có đến 4.739 người chết vì Covid-19, một con số vẫn còn bị tố cáo là không đúng với thực tế nghiêm trọng hơn nhiều, các nước còn lại đều ghi nhận số ca tử vong thấp hơn rất nhiều so với Châu Âu : Việt Nam (35), Thái Lan (59), cho đến Đài Loan (7), Hàn Quốc (475) và Nhật Bản (1.799).
Tại các nơi này, đợt dịch bùng lên vào mùa xuân đã bị khống chế rất tốt trong lúc làn sóng thứ hai hoặc đã bị nhanh chóng ngăn chặn, hoặc không xuất hiện. Một trong những lý do là các nước không hề hạ thấp cảnh giác từ mùa hè cho đến tận ngày nay.
Đối với Le Monde, thực tế cho thấy là các chủ trương không nới lỏng cảnh giác đã thành công : Cho dù dòng khách du lịch và doanh nhân đã cạn kiệt ở tất cả các quốc gia này, nhưng họ vẫn có thể tiếp tục cho kinh tế tiếp tục vận hành. Không chỉ cửa hiệu, hàng quán, cơ sở thể thao - văn hóa vẫn mở cửa, mà các nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất.
Thậm chí Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam còn thấy xuất khẩu tăng vọt từ 6% lên 11% trong quý III so với cùng kỳ năm 2019, khi chưa có dịch Covid-19, và cả ba đều sẽ tránh được suy thoái.
Đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ xã hội, Đài Loan vừa quyết định thu nhận nhân công nước ngoài và sẵn sàng tài trợ chi phí cách ly 14 ngày trong các trung tâm chuyên trách đối với các lao động thường đến từ Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Theo ghi nhận của Le Monde, chính sách chống dịch và cách ly tại các nước Châu Á rất chặt chẽ chứ không lỏng lẻo như tại Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung.
Vào lúc chuẩn bị chấm dứt phong tỏa sau đợt dịch mùa xuân, Pháp đã từng nêu khả năng hai tuần cách ly bắt buộc đối với khách đến các sân bay của Pháp, nhưng trong thực tế, điều này không được áp dụng.
Công dân Pháp và người nước ngoài có thị thực hoặc giấy phép cư trú dài hạn, đã liên tục quay trở lại Pháp bằng các chuyến bay charter hoặc chuyến bay thương mại. Họ đến thẳng nước Pháp hoặc đi vòng qua các thủ đô của Châu Âu, và một số nước đã đến từ những nước nơi dịch Covid-19 đang hoành hành như Hoa Kỳ, Brazil hoặc Ấn Độ.
Theo Le Monde, nhiều người đã rất kinh ngạc lúc đặt chân đến Pháp khi thấy thiếu các biện pháp theo dõi y tế, mà họ chỉ cần viết một tờ khai danh dự là mình không có các triệu chứng, một tờ khai hiếm khi bị xét hỏi.
Tại Châu Á trái lại, kiểm soát ở các cửa khẩu rất nghiêm ngặt và việc cách ly được áp dụng rất chặt chẽ. Và đây là một chính sách quản lý được hỗ trợ bằng những biện pháp thích ứng. Ở Đài Loan, những người bị cách ly không có triệu chứng có thể tự cách ly ở nhà - với việc kiểm tra hàng ngày qua điện thoại, theo dõi bằng hệ thống định vị GPS và bị phạt rất nặng nếu vi phạm quy định cách ly.
Theo ông Pierre-Yves Baubry, làm việc tại văn phòng thông tin của chính phủ Đài Loan, các biện pháp cách ly hai tuần rõ ràng đã đóng một vai trò tích cực ngăn dịch bệnh bùng phát. Tại Hồng Kông, những người trở về từ nước ngoài cũng có thể tự cách ly ở nhà - nhưng phải đeo một chiếc vòng điện tử.
Đối với Le Monde, việc cách ly "cá nhân hóa" ít tốn kém hoặc ít gây phương hại đến các quyền tự do hơn so với các hình thức phong tỏa trên quy mô rộng lớn và lặp đi lặp lại như tại Châu Âu. Theo Le Monde, Châu Âu hoàn toàn có thể áp dụng một phương thức trung dung : những đợt cách ly ngắn hơn, kèm theo việc theo dõi những ca dương tính với những xét nghiệm thường xuyên.
Nhật báo Le Parisien rất chú ý đến kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước đã bị virus corona tấn công lần thứ hai vào mùa hè vừa qua nhưng đã kháng cự thành công. Tính theo tỷ lệ dân số, mức cao nhất của các ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày của hai nước này vào tháng 8 vừa qua thấp hơn gấp 50 lần so với mức hiện nay ở Pháp.
Theo ý kiến của các chuyên gia, điều này trước hết có thểđược giải thích bằng cách áp dụng rất kịp thời bộ ba "xét nghiệm, theo dõi, cô lập". Antoine Bondaz, chuyên gia về Châu Á tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, nhận định : "Ngay cả một sự kiện nhỏ nhất cũng được phát hiện và kiểm tra ngay lập tức, và đó là yếu tố cơ bản. Chỉ cần một vài ca xuất hiện là hàng trăm người có thể bị xét nghiệm… Dân Châu Á phì cười khi thấy Pháp quyết định phong tỏa khi chỉ mới bị 40.000 ca nhiễm. Trong lúc tại Pháp, phong tỏa được thực hiện để tránh tình trạng quá tải trong các bệnh viện, tại Châu Á, người ta làm việc đó để chặn đứng đà lây lan của virus".
Để truy tìm các trường hợp nhiễm virus, một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản, đã chọn phương pháp truy ngược về gốc, có nghĩa là truy tìm xem ai đã lây nhiễm cho một cá nhân bị xét nghiệm dương tính, thay vì chạy theo những người mà bệnh nhân này đã lây nhiễm sau đó. Phương thức đó cho phép phát hiện gốc tích của chuỗi truyền nhiễm và tìm ra những sự kiện đã phát tán dịch bệnh trên bình diện rộng.
Theo chuyên gia dịch tễ học Antoine Flahault, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu ở Genève, phương pháp đó, kết hợp với việc cô lập nghiêm ngặt và có kiểm soát tất cả các ca dương tính được phát hiện, đã cho phép cắt đứt sớm nhiều dây chuyền truyền nhiễm trước khi virus lan rộng ra cộng đồng".
Mai Vân
Nguồn : RFI, 09/11/2020
Tám tháng sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, cuộc chiến toàn cầu để kiểm soát đại dịch và khôi phục trạng thái bình thường mới đang bước vào một giai đoạn mới và vô cùng quan trọng.
Một công nhân đóng gói vaccine do hãng Sinovac Biotech sản xuất hôm 24/9/2020 - Reuters
Trung Quốc, nơi bùng phát đại dịch Covid-19 hồi tháng 2 năm 2020 và gần như đứng bên bờ vực thẳm vào thời điểm đó, đã hồi phục. Dường như Trung Quốc đã có những bước tiến khá tốt đẹp, cho dù vẫn còn quá sớm để nói về thời kỳ phục hưng. Thặng dư thương mại của Trung Quốc, nhân tố chính dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hiện cao hơn bao giờ hết. Tháng 8 năm 2020, con số này lên tới 58,9 tỷ USD, vượt xa mức 50,5 tỷ USD mà các nhà kinh tế dự đoán. Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 62,3 tỷ USD vào tháng 7/2020, và con số này có thể tăng vọt lên hơn 500 tỷ USD vào cuối năm nay. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đạt tốc độ nhanh nhất trong vòng 1 năm rưỡi qua.
Thế giới đã sửng sốt khi phải chứng kiến Covid-19 lây lan khắp nước Mỹ, làm tê liệt hệ thống y tế công cộng của nước này, lấy đi sinh mạng của hơn 210.000 người dân Mỹ, và làm ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của cường quốc số một thế giới này.
Trong khi đó, Trung Quốc - quốc gia đầu tiên bị virus SARS-CoV-2 tấn công - hầu như đã kiểm soát được đại dịch ở trong nước và kể từ tháng 3 đã đẩy mạnh một chương trình viện trợ toàn cầu, phân phối rộng rãi 151,5 tỷ khẩu trang, 1,4 tỷ bộ quần áo bảo hộ, 230 triệu kính bảo hộ và 209.000 máy thở. Trung Quốc cũng đang hy vọng sẽ sớm phân phối vaccine ngừa Covid-19.
Hiện có 44 loại vaccine ngừa Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng trên người khắp thế giới, trong đó có 11 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm giai đoạn ba - giai đoạn thử nghiệm hiệu quả trên quy mô lớn. Bốn trong số các vaccine này đang được các công ty Trung Quốc bào chế. Các tình nguyện viên ở các nước như Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Nga, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Maroc, Brazil và Argentina đang tham gia thử nghiệm các loại vaccine của Trung Quốc.
Trong khi các quốc gia giàu có như Mỹ, một số nước châu Âu và châu Á và Australia đã gấp rút đảm bảo các thỏa thuận được tiếp cận sớm nhất với các nhà sản xuất vaccine trong nước đối với các loại vaccine hứa hẹn nhất, Trung Quốc hiểu rõ rằng không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng tài chính để làm được điều này.
Và trong một năm khi Trung Quốc khiến các quốc gia láng giềng Đông Nam Á phẫn nộ vì các hành vi gây hấn ở Biển Đông và nhiều nước khác tức giận vì là nơi phát tán đại dịch Covid-19, ngoại giao vaccine - cũng giống như ngoại giao khẩu trang - có khả năng giúp khôi phục hình ảnh của Trung Quốc trên khắp thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng một khi vaccine được chế tạo thành công, nó sẽ được coi là một loại hàng hóa công ích toàn cầu và được ưu tiên chia sẻ với các quốc gia đang phát triển.
Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc bắt tay tại Thượng đỉnh Trung Quốc ASEAN về Covid ở Vientiane, Lào hôm 20/2/2020 AFP
Tiếp tục nhấn mạnh cách tiếp cận đa phương, ngày 8 tháng 10 năm 2020, Trung Quốc thông báo đã ký một thỏa thuận với Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), về việc tham gia COVAX - một dự án phân bổ vaccine trên toàn thế giới. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định : "Ngay cả khi Trung Quốc đang đi đầu thế giới trong việc bào chế một số loại vaccine ngừa Covid-19 và có năng lực sản xuất dồi dào, Trung Quốc vẫn quyết định tham gia COVAX. Chúng tôi thực hiện bước cụ thể này để đảm bảo việc phân phối vaccine một cách công bằng, đặc biệt là cho các nước đang phát triển".
Các thỏa thuận đã được ký và nhiều lời hứa đã được đưa ra trong những tháng gần đây mang lại hy vọng cho các quốc gia như Indonesia và Philippines, những nước đã thất bại trong việc ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 và đang phải chứng kiến số ca nhiễm không ngừng gia tăng.
Richard Heydarian, nhà phân tích chính trị có trụ sở tại Manila, cho biết : "Trung Quốc đang chịu nhiều điều tiếng xấu ở Đông Nam Á" và nhận thức được rằng họ cần phải tìm cách xoa dịu. Ông Heydarian cho rằng một khi Trung Quốc đã là một siêu cường, nước này cần tham gia giúp đỡ các quốc gia khác. Đồng thời do virus SARS-CoV-2 khởi nguồn từ Trung Quốc, nước này phải "nhân đôi trách nhiệm". Điều này "làm mất đi lợi thế ban đầu" của Trung Quốc so với sự hỗ trợ của Mỹ trong khu vực.
Chuyên gia này nhận định Trung Quốc đang gặp nhiều bất lợi hơn mọi người nghĩ. "Cho đến tháng 5, Trung Quốc còn chiếm thế thượng phong trong tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mọi chuyện cũng đang thay đổi. Hãy nhìn những tuyên bố phản đối từ Indonesia, từ Việt Nam, thậm chí cả Malaysia", nhà phân tích này nói.
Công ty dược phẩm nhà nước PT Bio Farma của Indonesia đã đạt được một thỏa thuận với công ty Sinovac của Trung Quốc, và vaccine CoronaVac của hãng dược này đang được thử nghiệm trên 1.620 người ở Bandung, Tây Java. Theo thỏa thuận, Bio Farma sẽ có thể sản xuất 250 triệu liều vaccine theo giấy phép vào năm 2021.
Một thỏa thuận khác về cung cấp vaccine đã được ký với SinoPharm, trong đó quy định công ty này sẽ cung cấp 300 triệu liều cho Indonesia vào cuối năm 2021. Indonesia cũng đang tìm cách sản xuất một loại vaccine nội địa nhưng cũng phải ít nhất đến giữa năm 2021 mới có vaccine này. Vì thế, Chính phủ Indonesia dường như đang đặt cược vào các loại vaccine của Trung Quốc, một điều khiến nhà dịch tễ học Pandu Riono của Đại học Indonesia lo ngại. Vị chuyên gia này cho rằng Indonesia không chỉ nên trông đợi thỏa thuận với Trung Quốc mà "cần chờ sự đồng thuận toàn cầu" về loại vaccine nào tốt nhất.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự hội nghị trực tuyến với ASEAN do Hà Nội tổ chức hôm 9/9/2020 AFP
Ngòai ra, Trung Quốc đã hứa với Tổng thống Rodrigo Duterte rằng Philippines sẽ được tiếp cận sớm với loại vaccine được bào chế thành công. Một số quốc gia khác ở Nam Á và Nam Mỹ cũng đã được hứa hẹn sẽ được ưu tiên tiếp cận hoặc vay với giá ưu đãi để mua vaccine của Trung Quốc.
Cũng giống như sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường (BRI) trị giá hàng nghìn tỷ USD của Chủ tịch Tập Cận Bình với những lời hứa hẹn sẽ định hình lại các tuyến đường thương mại toàn cầu và nâng cao vị thế của Trung Quốc, lời hứa về một loại vaccine có khả năng cứu sống hàng triệu người và hỗ trợ các chính quyền xử lý đại dịch không hiệu quả sẽ giúp tăng cường sức mạnh mềm của Bắc Kinh.
Ở Đông Nam Á, Indonesia và Philippines, hai quốc gia đông dân nhất trong khu vực, có lẽ là những quốc gia "dễ chịu khuất phục nhất" trước chính sách ngoại giao vaccine của Tập Cận Bình. Hai nước này có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao nhất trong khu vực : Indonesia đã có hơn 315.000 trường hợp dương tính và số ca nhiễm mới mỗi ngày là trên 4.000, và Philippines có hơn 329.000 trường hợp mắc bệnh được xác nhận và 2.500 ca nhiễm mới/ngày.
Aaron Connelly, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Singapore, cho rằng lãnh đạo cả hai quốc gia trên dường như đã "chốt" một chiến lược vaccine, điều này khiến họ dễ bị tổn thương về mặt địa chính trị".
Điều đó khiến người ta liên hệ đến tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang gây hấn với Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan về các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và các vùng biển. Indonesia không phải là một bên trực tiếp trong tranh chấp, nhưng yêu sách "Đường chín đoạn" của Trung Quốc chồng lấn với Biển Bắc Natuna của Indonesia, nơi đã xảy ra nhiều vụ việc nóng trong năm 2020.
Trong một cuộc phỏng vấn với Channel News Asia tuần này, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã tỏ ra gay gắt trước những bình luận cho rằng sự phản đối kiên quyết của nước này đối với các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc có thể được xoa dịu bằng… vaccine ngừa COVID.
Nhưng chuyên gia Connelly lưu ý "khả năng Trung Quốc có vaccine sẽ giúp Bắc Kinh gây áp lực lên Tổng thống Indonesia Widodo Jokowi". Theo chuyên gia này, Trung Quốc sẽ không chỉ sử dụng "con bài vaccine" để gia tăng ảnh hưởng và sự hiện diện của nước này ở Phillippines. Với việc Duterte lâu nay vẫn thân thiện với Trung Quốc sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2022 và hai nước vẫn đang tranh chấp về quyền sở hữu bãi cạn Scarborough, "Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận tối đa ngay từ bây giờ".
Theo chuyên gia Heydrarian, Trung Quốc đang tiếp cận trên nhiều lĩnh vực với danh nghĩa giúp Philippines đối phó với Covid-19, bao gồm cả việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực viễn thông và sân bay ở nước này.
Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò gần đây, công chúng Philippines đang tỏ thái độ chống Trung Quốc do các hành động hung hăng của nước này ở Biển Đông và là nơi khởi nguồn của đại dịch Covid-19.
Việt Nam nằm ở đâu trong chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc ?
Thời gian gần đây, đặc biệt khi Đại dịch xuất hiện và bùng phát, Trung Quốc đã nhân cơ hội đó đẩy mạnh các hành động hung hăng của họ tại biển Đông. Tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam hồi đầu tháng 4 năm nay. Đồng thời, các tàu khảo sát, tàu hải cảnh và các tàu cá trá hình của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách trên vùng biển Đông.
Với nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN luân phiên năm nay, Việt Nam đã nỗ lực tìm cách lên án các hành động phi pháp này của Trung Quốc và đang nỗ lực thuyết phục các quốc gia ASEAN tích cực tham gia việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông một các thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc bào chế được vaccine sớm hơn các nước khác và thực hiện chính sách ngoại giao vaccine thông qua việc phân phối vaccine mà không kèm theo các điều kiện ràng buộc, khả năng gia tăng ảnh hưởng và quyền lực của họ tại khu vực Đông Nam Á rất cao. Nhiều quốc gia ASEAN sẽ vì vaccine mà chấp nhận bảo vệ cho lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông. Đây sẽ là thách thức không nhỏ cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á trực tiếp đối đầu với Trung Quốc.
Ngược lại, sự kỳ vọng cao cũng có thể đẩy Trung Quốc vào thế nguy hiểm không lường trước được và hiện chưa thể khẳng định rằng Trung Quốc đã cầm chắc chiến thắng.
Riêng với Việt Nam, ngày 21/9/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đã đặt mua vaccine Covid-19 của Nga, Anh, Mỹ nhưng không nêu chi tiết số liều vaccine sẽ mua, đồng thời đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Nhưng trước đó, ngày 24/8/2020, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết tại Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo Hợp tác Lan Thương -Mekong (LMC) lần thứ 3 rằng Trung Quốc sẽ ưu tiên cung cấp vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cho các nước vùng Mekong khi vaccine này được phát triển và đưa vào sử dụng. Thủ tướng Lý Khắc Cường còn cho biết, Trung Quốc sẽ thành lập các quỹ đặc biệt để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng trong khuôn khổ Quỹ Đặc biệt LMC, đồng thời tiếp tục cung cấp các tài liệu và hỗ trợ kỹ thuật chống dịch cho các nước vùng Mekong trong khả năng của Trung Quốc.
Không dễ mà tách ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong cuộc điện đàm ngày 29/9/2020 giữa Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp 75 năm Quốc khánh Việt Nam, 71 năm Quốc khánh Trung Quốc và trong năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định " trong 70 năm qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính".
Trong tình "hữu nghị" đó, nếu vaccine Covid-19 của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn quốc tế và giá cả phải chăng, vừa túi tiền của người Việt Nam thì tại sao không mua ? Còn có thoát ra được ảnh hưởng của chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc hay không lại là bản lĩnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong nhiệm kỳ đại hội 13.
Nguyễn Trường
Nguồn : RFA, 14/10/2020
Trong khi trận đại dịch Covid-19 đã làm gần 700 nghìn người thiệt mạng trên thế giới và đà lây lan vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, vắc xin có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-ConV-2 đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Các nhà khoa học, phòng thí nghiệm trên khắp thế giới từ nhiều tháng qua đang lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra liều thuốc chủng công hiệu, an toàn phòng ngừa Civid-19. Dù một số kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đầy tỏ ra khả quan, nhưng đến nay thế giới vẫn chưa có loại vắc xin nào được coi là thành phẩm hoàn chỉnh. Cùng lúc, các cường quốc cũng lao vào cuộc chạy đua khốc liệt nhằm tìm ra liều thuốc quý tạo ra một cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Trong ghi nhận gần đây nhất, ngày 24/07, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê hiện trên thế giới có 25 "ứng viên vắc xin" đang được đánh giá trong những thử nghiệm lâm sàng ở người (giữa tháng 6 chỉ có 11).
Ngoài các thử nghiệm đã tiến hành, WHO cũng đã thống kê được 139 dự án nghiên cứu vắc xin đang trong giai đoạn tiền lâm sàng.
Đây là một tin tốt, vì như giải thích với AFP của ông Daniel Floret, phó chủ tịch Ủy ban tiêm chủng, thuộc Cơ quan Y tế cấp cao Pháp (HAS), "càng có nhiều ứng viên vắc xin, và nhất là càng nhiều loại vắc xin, thì người ta lại càng có nhiều cơ may đạt được kết quả nào đó".
Đa số các thử nghiệm nói trên vẫn còn đang trong "công đoạn 1" (tức nhằm đánh giá độ an toàn sản phẩm), hoặc ở " công đoạn 2" (thăm dò hiệu quả).
Chỉ có 4 ứng viên vắc xin vào được vòng sâu hơn là "công đoạn 3", tức là được đánh giá hiệu quả trên quy mô lớn. Ứng viên mới nhất là của công ty Mỹ Moderna. Công ty Mỹ đầu tuần này đã bắt đầu giai đoạn cuối, trong đó sẽ thử nghiệm trên 30 nghìn người tình nguyện.
Tiếp đến, dự án của Trung Quốc cũng bước vào công đoạn 3 từ giữa tháng 7. Đó là nghiên cứu của phòng thí nghiệm Sinopharm, đã được thử nghiệm ở Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất, với trên 15 nghìn người tình nguyện. Dự án thứ 2 của Sinovac, thử nghiệm trên 9 nghìn nhân viên y tế Brazil, có đối tác là viện nghiên cứu Butantan của Brazil.
Dự án thứ 4 đang trong giai đoạn 3 là của Châu Âu, do đại học Oxfortd hợp tác với công ty AstraZeneca (Anh và Thụy Điển) tiến hành. Vắc xin đã được thử nghiệm ở Anh Quốc, Brazil và Nam Phi.
Các kết quả sơ bộ của hai ứng viên vắc xin, một của đại học Oxford (ở giai đoạn 1 và 2), và một của công ty Trung Quốc Cansino (cho giai đoạn 2) đã được công bố hôm 20/07 trên tạp chí khoa học The Lancet. Kết quả được đánh giá khá khích lệ. Cả hai vắc xin đều tạo được "phản ứng miễn dịch mạnh", sản sinh ra được kháng thể và bạch huyết bào T.
Ngoài ra, hai vắc xin trên đều được người bệnh tiếp nhận tốt, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận. Các phản ứng phụ thường xảy ra khi tiêm vắc xin là đau đầu, sốt, mệt mỏi và đau ở vết tiêm chủng.
Mặc dù vậy vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận. "Người ta vẫn còn chưa biết các mức độ miễn dịch có thể bảo vệ trước nhiễm trùng, hay vắc xin này có thể bảo vệ những người yếu bị nhiễm nặng Covid-19", một giáo sư virus học thuộc đại học Nottingham (Anh Quốc) nhận xét.
Mặt khác, một nghiên cứu của Anh công bố hồi giữa tháng 7 nhắc nhở là miễn dịch dựa trên kháng thể có thể biến mất chỉ trong vòng vài tháng đối với trường hợp Covd-19. Điều này có nguy cơ làm phức tạp hóa việc triển khai vắc xin hiệu quả lâu dài.
Khắp nơi trên thế giới, tiến độ nghiên cứu vắc xin được thúc đẩy theo cách chưa từng có. Đặc biệt Trung Quốc, nơi virus SARS – CoV-2 xuất hiện, muốn là nước đấu tiên có vắc xin. Việc gây quỹ quốc tế cũng được nhiều nước tiến hành tấp nập. Điều đó cho phép các công ty có thể triển khai nhanh quy trình sản xuất công nghiệp cùng lúc với các công việc bào chế vắc xin. Bình thường thì hai quy trình trình này tách riêng với nhau.
Khác hẳn với Châu Âu, Hoa Kỳ một mình một ngựa. Chính quyền Donald Trump đã mở chiến dịch "Wapr Speed" (Trên tốc độ ánh sáng) để tăng tốc quá trình triển khai vắc xin nhằm dành được ưu tiên tiếp cận vắc xin cho 300 triệu dân Mỹ. Để làm được như vậy, chính phủ Mỹ đặt cược vào nhiều nơi cùng một lúc, đầu tư hàng tỷ đô la cho các chương trình khác nhau.
Hôm 26/07, Nhà Trắng thông báo tăng gấp đôi tiền đầu tư, gần 1 tỷ đô la, để hỗ trợ công ty Moderna triển khai vắc xin. Vài ngày trước đó, liên minh hai công ty Đức - Mỹ BioNTech và Pfizer cho biết Washington có thể sẽ rót cho họ 1,95 tỷ đô la, nhằm bảo đảm có được 100 triệu liều trong trường hợp vắc xin của họ ra đời.
Cuộc chạy đua điên cuồng này còn mang dáng dấp của một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Anh Quốc, Ha Kỳ và Canada tố tình báo Nga đứng đằng sau các cuộc tấn công tin tặc để chiếm hữu các nghiên cứu liên quan đến vắc xin. Tại Hoa Kỳ, hai người Trung Quốc đã bị buộc tội tương tự. Mátxcơva cũng như Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc đó.
"Để cho phép sử dụng một loại vắc xin phòng Covid-19, các thử nghiệm lâm sàng cần phải chứng minh được độ an toàn cao, tính hiệu quả và chất lượng tốt", Cơ quan quản lý Thuốc Châu Âu (EMA) cảnh báo.
Lý do là đi quá nhanh trong thử nghiệm lâm sàng có thể gây ra nhiều vấn đề về độ an toàn, chuyên gia Daniel Floret nhấn mạnh. Theo ông, "một trong những điểm mấu chốt là phải có bằng chứng cho thấy vắc xin không có khả năng kéo theo tình trạng kịch phát bệnh", tức là làm những người khi được tiêm chủng lại bị mắc bệnh nặng.
Điều này đã xảy ra khi thử nghiệm với khỉ trong các lần triển khai vắc xin phòng bệnh MERS-CoV và SARS, cũng do hai chủng virus corona gây ra. Ở người, hiện tượng mắc bệnh nặng khi tiêm chủng cũng đã xảy ra trong những năm 1960 với một số loại vắc xin phòng sởi, hay bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Các vắc xin này sau đó đã bị hủy bỏ.
Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu EMA nhận định "có thể ít nhất phải đợi đến đầu năm 2021, một loại vắc xin phòng Covid-19 mới có và được sản xuất với số lượng đủ dùng cho cả thế giới".
Những người lạc quan nhất, bắt đầu là một số hãng dược, bảo đảm mùa thu này có thể có vắc xin, nhưng nhiều chuyên gia vẫn tin là phải đợi ít nhất đến quý đầu 2021. Đạt được thời hạn mùa thu này có vắc xin thì quả là điều thần kỳ, vì bình thường để cho ra đời một loại vắc xin mới phải mất nhiều năm. Tuy thế vẫn có kịch bản tồi tệ nhất đó là vắc xin sẽ không bao giờ được ra đời.
Cho dù các nghiên cứu có thể đi đến đích với thời hạn dài hay ngắn, vẫn còn một câu hỏi cuối cùng, rất quan trọng : Liệu mọi người có chấp nhận tiêm vắc xin trong tâm lý hoài nghi ngày càng lớn đối với việc tiêm chủng ?
"Như đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đợt dịch sởi, chúng ta đã không trả lời được các lo ngại của mọi người về vắc xin. Nếu chúng ta không rút ra bài học từ những sai lầm trước, toàn bộ chương trình tiêm chủng phòng virus corona đã bị kết liễu trước rồi", Phoebe Danzger, một bác sĩ nhi khoa Mỹ cảnh báo trong một diễn đàn mới đây đăng trên New York Times.
Việc triển khai vắc xin chỉ là một phần giải pháp. Việc chấp nhận rộng rãi các loại vắc xin cũng rất cần thiết, các chuyên gia Mỹ thuộc đại học Johns Hopkins và đại học Texas đã nhấn mạnh trong một báo cáo đầu tháng 7.
Theo AFP và Le Monde
********************
Kiểm định Nga sắp thông qua vaccine Covid-19 đầu tiên (VOA, 29/07/2020)
Vaccine Covid-19 tiềm năng đầu tiên của Nga sẽ được cơ quan kiểm định thông qua trong nửa đầu của tháng Tám, Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết.
Tin cho hay, các nhân viên y tế ở tuyến đầu sẽ được cho sử dụng vaccine này.
Viện Gamaleya, một cơ sở nghiên cứu của nhà nước ở Moscow, hoàn thành giai đoạn thử nghiệm trên người đầu tiên trong tháng này và dự kiến sẽ bắt đầu giai đoạn tiếp theo trên diện rộng vào tháng Tám.
Nguồn tin nói với Reuters rằng cơ quan kiểm định của Nga sẽ thông qua loại vaccine này trong khi cuộc thử nghiệm lớn vẫn tiếp tục.
Hãng tin Anh cho rằng quyết định này cho thấy quyết tâm của Nga muốn trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua vaccine.
Tốc độ thông qua vaccine nhanh chóng khiến một số báo chí phương Tây đặt dấu hỏi là liệu phải chăng Moscow đặt uy tín quốc gia trước sự an toàn và khoa học vững chắc.
**********************
Trung tâm Nga nghiên cứu chủng virus corona mới tại Việt Nam (VOA, 28/07/2020)
Trung tâm nghiên cứu Rospotrebnadzor của Nga dự tính sẽ nghiên cứu dữ liệu về chủng virus corona mới ở Việt Nam, hãng thông tấn TASS dẫn thông cáo của trung tâm cho biết vào ngày 28/7, sau khi Việt Nam phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 mới sau nhiều tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Hà Nội vào tháng 3/2020.
"Thông tin về sự lây lan của loại virus corona mới trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được nghiên cứu sau khi các nhà nghiên cứu Việt Nam công bố trình tự bộ gen của chủng virus gây ra dịch ở Đà Nẵng", hãng thông tấn Nga dẫn thông báo của Rospotrebnadzor cho biết.
Trước đó, hôm 27/7, trong cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay kết quả phân tích nguồn gen của virus từ các bệnh nhân mới cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam. Chủng virus này lây lan nhanh hơn, nhưng chưa có căn cứ để xác định độc lực của chủng virus này có tăng lên so với 5 chủng virus đã phát hiện trước đây hay không.
Các chủng virus corona mới cũng được phát hiện ở nhiều tỉnh của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải và ở các quốc gia khác như Úc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Rospotrebnadzor là trung tâm nghiên cứu của Nga chuyên theo dõi tình hình lây nhiễm virus corona trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tính đến tối 28/7, Việt Nam báo cáo tổng cộng 438 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 7 ca nhiễm mới trong ngày và chưa có ca tử vong nào.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế Việt Nam, 2 trong số các ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại Đà Nẵng đang trong tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, phải lọc máu, thở máy, sử dụng máy tim phổi nhân tạo (ECMO). Trường hợp đầu tiên có nguy cơ tử vong cao.
Hiện Việt Nam đã phong tỏa toàn thành phố Đà Nẵng và các địa điểm được cho là "ổ dịch" Covid-19, trong đó có 3 bệnh viện là Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng Đà Nẵng.