Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Van Huy NGUYEN

Van Huy NGUYEN

Quốc tế lên tiếng về nhân quyền Thái Lan (RFA, 14/03/2017)

Một số tổ chức tranh đấu, bảo vệ nhân quyền cùng lên tiếng kêu gọi chính phủ Thái Lan thi hành nghiêm chỉnh luật cấm tra tấn, không được bắt giam người vô cớ, và phải thông báo cho gia đình những người bị bắt giữ biết thân nhân của họ đang bị giam giữ ở đâu, cũng như bị bắt về tội danh gì.

nq1

Chủ tịch Tổ chức Ân xá Quốc tế Thái Lan, bà Pornpen Khongkachonkiet (giữa), ông Anchana Heemmina và ông Somchai Homlaor (trái) tại văn phòng Công tố viên tại Pattani ngày 21 tháng 2 năm 2017. AFP photo

Kêu gọi được đưa ra trước khi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhóm họp tại Geneve để duyệt xét tình trạng nhân quyền của Thái Lan. Trong phiên họp này, các thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng sẽ đánh giá về sự minh bạch của hệ thống tư pháp Thái Lan, và quyền tự do bày tỏ quan điểm được chính phủ Bangkok tôn trọng tới mức nào.

Một điểm khác nữa cũng được nói tới là có nhiều trường hợp mất tích xảy ra, phần đông nạn nhân là những người hoạt động nhân quyền, bày tỏ quan điểm khác với quan điểm chính phủ.

Một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy từ năm 1980 đến nay, có 86 trường hợp mất tích, đến giờ vẫn chưa biết số phận của nạn nhân.

Ông Pornpen Khongkachonkiet, giám đốc một tổ chức chuyên vận động cấm tra tấn nói rằng mặc dù Thái Lan đã ký công ước cam kết bảo vệ quyền của người bị giam giữ, nhưng điều quan trọng là chính phủ Bangkok phải thực hiện đúng những gì đã ký với cộng đồng quốc tế.

Cùng một quan điểm, ông Brad Adams, Giám Đốc Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cho hay chính phủ Thái thường đưa ra những hứa hẹn, nhưng điều Bangkok cần làm và phải làm là có hành động cụ thể.

********************

Phương Tây bất đồng về điều tra nhân quyền ở Miến Điện (RFI, 13/03/2017)

nq2

Người tị nạn Rohingya tại trại tạm cư Kutupalang ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 12/02/2017. REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Ngày 13/03/2017, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền Miến Điện đệ trình lên Hội Đồng Nhân Quyền báo cáo về các tội ác nhắm vào sắc tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Bà Yanghee Lee yêu cầu Liên Hiệp Quốc thành lập ủy ban quốc tế, điều tra về những "tội ác chống nhân loại" do quân đội chính phủ gây nên. Nhưng một số quốc gia Châu Âu quan niệm rằng cần để cho Naypyidaw có thêm thời gian giải quyết khủng hoảng tại bang Arakan.

Thông tín viên đài RFI Rémy Favre từ Rangun giải thích thêm về thái độ khoan dung của phương Tây :

"Theo nhà ngoại giao Yanghee Lee, quân đội Miến Điện đã phạm tội ác chống nhân loại trong phạm vi bang Arakan, miền tây Miến Điện, qua những vụ giết người không xét xử, hay các vụ hãm hiếp tập thể. Hơn 74.000 người Rohingya phải chạy sang Bangladesh tị nạn trong những tháng gần đây. Bà Yanghee Lee mong muốn thành lập một ủy ban quốc tế điều tra về những tội ác tại quốc gia Đông Nam Á này, tương tự như các ủy ban đã được thành lập để điều tra về tình hình nhân quyền tại Syria hay Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, tất cả các nước Châu Âu không ủng hộ sáng kiến này. Giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi, cố vấn Nhà nước, đã yêu cầu có thêm thời gian để giải quyết khủng hoảng tại bang Arakan. Do vậy, một số nước Châu Âu không muốn làm xấu đi hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi, mới cầm quyền chưa đầy một năm nay.

Thái độ khoan dung này trái ngược hẳn với những hành động vi phạm nghiêm trọng của quân đội chính phủ tại bang Arakan. Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Yanghee Lee ghi nhận những trường hợp trẻ em Rohingya bị đốt cháy. Trong khi đó, phát ngôn viên đảng của Aung San Suu Kyi lại cho rằng nhà ngoại giao quốc tế này đã "thổi phồng" sự thật. Vẫn theo quan chức nói trên, khủng hoảng ở bang Arakan là vấn đề nội bộ của Miến Điện. Nói cách khác, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc không nên can dự vào hồ sơ này".

Thanh Hà

Trung Quốc bác phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines (VOA, 11/03/2017)

Trung Quốc ngày 10/3 nói phát biu ca B trưởng Quc phòng Philippines là võ đoán vô căn c và yêu cu ông Delfin Lorenzana n lc hơn đóng góp cho s tin cy gia đôi bên.

scar1

liu- Tàu Hi cnh Trung Quc tiếp cận tàu cá Philippines tại bãi cn Scarborough.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc, Cnh Sng, đưa ra bình lun này ti mt cuộc hp báo thường nht, đáp câu hi v chuyn B trưởng Quc phòng Philippines quan ngi vì nhng tháng gn đây tàu bè Trung Quc xut hin ti nhiu đa đim gn Philippines.

Tin cho hay ông Lorenza tuyên bố là tàu bè Trung Quc b phát hin ti các vùng biển gn Benham Rise, nơi mà Liên hip quc công nhn là mt phn lãnh th Philippines.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoi giao Trung Quc nói y ban Liên hip quc v Gii hn Thm Lc đa CLCS năm 2012 chp thun đơn đăng ký ca Philippines v vùng lãnh hi 200 hải lý bên ngoài giới hn thm lc đa Benham Rise, vì vy, Manila có th khai thác tài nguyên thiên nhiên đây nhưng không th xem vùng này là lãnh th ca Philippines.

Vẫn theo li ông Cnh Sng, quyn ca các nước ven bin v thm lc đa không nh hưởng đến t do hàng hi ca tàu bè nước ngoài cũng như quyn lưu thông vô tư trong các vùng bin thuc lãnh th mt quc gia theo lut quc tế, trong đó có Công ước v Lut bin ca Liên hip quc.

Ông Cảnh nói mt s tàu bè nghiên cu năm ngoái qua li vùng biển ngoài khơi đo Luzon và nhng hot đng ca các tàu này chc chn nm trong khuôn kh ca "quyn t do hàng hi và quyn lưu thông vô tư".

Ông Cảnh nhn mnh B Ngoi giao ca hai nước đã trao đi quan đim vào tháng 1 va qua, làm rõ các s kin và gii quyết tha đáng.

Phát ngôn viên này cũng bác bỏ tuyên b ca B trưởng Quc phòng Philippines rng Trung Quc đã hy b kế hoch bi đp trên bãi cn Scarborough vì áp lc ca M.

Ông Cảnh khng đnh Trung Quc làm gì hay không trên bãi cn Scarborough hoàn toàn là quyền ch quyn ca Trung Quc.

**************************

Trung Quốc khẳng định không cố tình đi vào vùng biển Philippines (RFI, 11/03/2017)

scar2

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana. SONNY TUMBELAKA / AFP

Theo báo chí Philippines, đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm nay, 11/03/2017, khẳng định là các tàu của Trung Quốc đã không cố tình đi vào một khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Hôm thứ Năm vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, tố cáo là các tàu của Trung Quốc đã được phát hiện trong những tháng gần đây tại các khu vực gần Philippines. Theo lời ông Lorenzana, hình ảnh vệ tinh do các đồng minh cung cấp cho thấy trong suốt ba tháng vào năm ngoái, các tàu của Trung Quốc đã hoạt động ở Benham Rise, khu vực mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận là thuộc thềm lục địa của Philippines. Ông Lorenzana nghi ngờ là các tàu của Trung Quốc đã cố thăm dò khu vực Benham Rise, nằm ở phía đông đảo Luzon của Philippines và là một nơi được cho là có rất nhiều khí đốt.

Nhưng đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm nay khẳng định rằng các tàu của Trung Quốc chỉ hành xử quyền tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại (innocent passage), chứ không hề có những hoạt động như mô tả của phía Philippines.

Trên trang web của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao nước này - ông Cảnh Sảng - hôm qua cũng tuyên bố là các tàu của họ có quyền tự do hàng hải tại vùng biển nói trên và xác nhận là các tàu "nghiên cứu" của Trung Quốc năm 2016 đã đi ngang qua khu vực phía Bắc đảo Luzon của Philipines.

Thanh Phương

Trung Quốc lại vi phạm luật quốc tế với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông (RFI, 11/03/2017)

lenhcam1

Ảnh minh họa : Tàu cá Philippines chuẩn bị ra vùng biển bãi đá Scarborough, ngày 03/11/2016. Reuters

Ngày 27/02/2017, Trung Quốc lại ban hành "lệnh" cấm đánh bắt cá ở nhiều khu vực trên Biển Đông, từ ngày 01/05 đến ngày 16/08. Sự kiện này thu hút sự chú ý vì đây là quyết định "cấm biển" đầu tiên của Bắc Kinh sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết (12/07/2016) về Biển Đông trong đó ghi nhận là một lệnh cấm đánh cá tương tự mà Trung Quốc đưa ra năm 2012 đã vi phạm luật biển quốc tế và phớt lờ chủ quyền của nguyên đơn Philippines trong việc bảo vệ sinh kế trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trong một bài phân tích đăng trên trang web Mỹ Lawfare ngày 07/03/2017, Julian Ku và Chris Mirasola, hai chuyên gia về luật quốc tế, đã phân tích quyết định vừa ban hành của Trung Quốc để kết luận rằng Bắc Kinh rõ ràng vẫn vi phạm những yếu tố rất quan trọng của luật biển nói chung và phán quyết của Tòa Trọng Tài nói riêng. Đối với hai chuyên gia này, thì lệnh cấm đánh cá mới của Trung Quốc cũng đe dọa tiến trình xích lại gần nhau giữa Manila và Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông.

Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc có hiệu lực trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông nằm ở phía bắc vĩ tuyến 12, được áp dụng cho cả ngư phủ Trung Quốc lẫn nước ngoài, và không có ngoại lệ nào cho các vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines hay nước khác.

Đòi cấm đánh cá ở vùng cách đất liền Trung Quốc 600 hải lý !

Là một quần đảo, Philippines có một vùng đặc quyền kinh tế trải rộng trên phần lớn Biển Đông ở phía bắc vĩ tuyến 12 và chồng lấn lên những vùng Trung Quốc mà đòi chủ quyền.

Tòa Trọng Tài La Haye đã đánh giá rằng yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền và quyền quản lý nguồn cá ở bên trong "đường chín đoạn" đều không phù hợp với luật biển quốc tế UNCLOS, vốn chỉ tính chủ quyền và quyền quản lý trong một giới hạn nhất định tính từ bờ biển quốc gia.

Điều 56 của luật biển UNCLOS quy định vùng đặc khu kinh tế mà các quốc gia ven biển có quyền khai thác, quản lý nguồn hải sản là 200 hải lý. Phần lớn bờ biển Trung Quốc đều nằm cách vĩ tuyến 12 - được ghi trong lệnh cấm đánh cá - hơn 600 hải lý về phía bắc.

Lệnh cấm của Trung Quốc không nói rõ về đòi hỏi chủ quyền của họ trong khu vực mà chỉ nói chung chung là lệnh cấm áp dụng cho vùng biển "Nam Hải ở phía bắc vĩ tuyến 12".

Luật Đánh Cá Trung Quốc dùng làm cơ sở cho quyết định cấm cũng mơ hồ vì quy định việc quản lý hoạt động đánh bắt trong "tất cả các vùng biển khác thuộc thẩm quyền của Trung Quốc" - tức là bao gồm vùng bên trong đường lưỡi bò.

Từ sau phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, hai tác giả viết trên Lawfare đã cố tìm hiểu xem Trung Quốc có tuân thủ phán quyết quốc tế trong thực tế hay không, bất chấp các tuyên bố phủ nhận công khai. Kết luận của hai chuyên gia này rất rõ : Trong số 15 khuyến cáo của Tòa, Trung Quốc chỉ tuân thủ 2 điểm, trắng trợn vi phạm 3 điểm, còn 10 điểm còn lại thì giữ thái độ mơ hồ.

Lệnh cấm đánh cá có thể phá đà cải thiện quan hệ Manila-Bắc Kinh

Với lệnh cấm đánh cá tương tự như những gì áp dụng năm ngoái sau phán quyết La Haye, Trung Quốc như vậy vẫn theo đuổi chính sách cũ và vẫn coi thường luật quốc tế.

Đối với hai tác giả bài phân tích, việc thông báo lệnh cấm đánh cá 2017 có thể đe dọa những diễn biến tích cực bắt đầu từ mùa thu qua, khi vào hạ tuần tháng 10, quan chức Trung Quốc và Philippines đã đạt trong thực tế thỏa thuận cho phép ngư dân Philippines đến đánh cá vùng biển chung quanh bãi Scarborough ở Biển Đông và phía bắc vĩ tuyến 12. Đây là một nguyên nhân gây căng thẳng dai dẳng giữa hai nước.

Nếu thực thi lệnh cấm đánh cá ở vùng này, nơi mà Tòa Trọng Tài đã xác định rằng ngư dân Philippines có quyền đánh bắt truyền thống, Trung Quốc không những vi phạm trắng trợn phán quyết quốc tế, mà còn phá hoại công cuộc hợp tác giữa Trung Quốc và chính quyền mới ở Philipppines.

Điều đó cũng gây bất lợi cho kế hoạch đúc kết một cái khung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN mà Philipppines muốn có vào cuối năm 2017.

Tóm lại, cho dù lệnh cấm đánh cá năm nay không phải là một cái gì mới trong hành động của Trung Quốc, nhưng việc thực thi lệnh này sẽ xóa bỏ một số kết quả hợp tác hiếm hoi về Biển Đông có được từ năm ngoái.

Nhưng nếu Trung Quốc bất ngờ không áp đặt lệnh cấm đánh cá đối với ngư dân nước ngoài - như Philippines chẳng hạn - ở gần khu vực Scarborough Shoal, giới quan sát sẽ xem đấy là một dấu hiệu cụ thể về ý muốn nhượng bộ từ phía Bắc Kinh.

Cho đến giờ, Trung Quốc không thấy có những dấu hiệu này, nhưng cách Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông năm nay cần được theo dõi kỹ.

RFI tiếng Việt

**************************

Láng giềng Trung Quốc tức giận vì lệnh cấm đánh cá (VOA, 10/03/2017)

lenhcam2

Các tàu đánh cá neo đậu ti cng Th Quang, Đà Nng, 26/3/2016.

Bắc Kinh nói s ra lnh cm tt c các tàu thuyn qua li trên vùng bin Nam Trung Hoa (Vit Nam gi là Bin Đông) nơi có ngun hi sn di dào, t tháng 5 đến tháng 8 năm nay, ngay c vùng bin mà Vit Nam và Philippines cũng có tuyên b ch quyn.

Các chuyên gia nói rằng kế hoch ca Trung Quc tuyên b lnh cm đánh bt cá mt cách cng rn và khác thường ở Biển Đông trong năm nay đe da mi quan h vi các nước láng ging, mc dù đã có mt cuc đi thoi trong vài tháng gn đây và lnh cm này có th vi phm phán quyết ca tòa án trng tài quc tế năm 2016.

Bộ Nông nghip Trung Quc vào tháng Hai cho biết s áp đt mt lnh cm đánh bt cá nghiêm ngt nht bt đu vào tháng 5 đ bo v ngun cá. Lnh tm ngưng s áp dng cho c khu vc Bin Đông đến vĩ tuyến 12, trong đó có các vùng bin mà Đài Loan, Vit Nam và Philippines tuyên b ch quyn.

Bắt đu t đt cấm đu tiên vào 1995 cho đến nay, Bc Kinh đã thc thi các lnh cm khai thác hi sn Bin Đông bng cách bt gi các tàu đánh cá. Các nhà phân tích nói nếu năm nay Trung Quc ra lnh cm na s gp ri ro đánh mt mi quan h tt đp vi Vit Nam và Philippines.

Ông Fabrizio Bozzato, một nhà nghiên cu chuyên v các vn đ quc tế ti Đi hc Tamkang, Đài Loan, nói : "Trung Quốc ra thông báo v lnh cm đánh bt cá mà không có s tham kho ý kiến vi các quc gia khác có tuyên b ch quyn, nhng quc gia có li ích đáng k Bin Đông. Vn đ s hoàn toàn khác đi nếu như Trung Quc có tham kho ý kiến vi các quc gia như Vit Nam hoc Philippines đ thc hin mt lnh cm đánh bt cá chung. Thông đip mà Bc Kinh mun chuyn ti là Bin Đông là bin hoàn toàn thuc Trung Quc và Trung Quc đc quyn đi vi các ngun tài nguyên".

Đài Loan thường im lặng trong tranh chp lãnh hi, nhưng Vit Nam và Philippines thì thng thn hơn v vic bành trướng lãnh hi ca Trung Quc, bao gm vic bi đp và thiết lp các cơ s quân s trên các hòn đo đang tranh chp.

Theo ông Termak Chalermpalanupap, thành viên của Vin ISEAS Yusof Ihsak Singapore, c hai quc gia Vit Nam và Philippines đu không tha nhn lnh cm ca Trung Quc, c hai nước đu cho phép thuyn đánh cá ca ngư dân t khai thác trên vùng bin, dù có vi phạm hay không.

Ông Termsak nói : "Điều này ph thuc vào ngư dân đa phương, h biết rng h có nguy cơ b lc lượng tun duyên Trung Quc bt gi. Thc tế h đã b bt nhiu ln ri".

Ông Herman Kraft, nhà khoa học chính tr thuc trường Đi hc Diliman, nói rng chính ph Philippines có lẽ s không khuyến cáo các tàu đánh cá phi rút khi khu vc cm, vì bt kỳ cnh báo nào ca Philippines s cho thy Philippines nhượng b Trung Quc.

Ông Kraft đề cp đến mt đo nh phía tây bc Manila khi b các tàu Trung Quc chiếm đóng vào năm 2012 : "Nếu có xy ra hành vi quy ri rt d di, như nhng gì đã xy ra bãi cn Scarborough. Có l s làm gim đi s hin din ca ngư dân Philippines nhng khu vc này".

Khác với nhng tng thng tin nhim, vào tháng 10, Tng thng Philippines Rodrigo Duterte đã gặp g nhà lãnh đo Bc Kinh đ bàn v kh năng cùng khai thác vùng bin tranh chp. Các quan chc cp cao ca Trung Quc và Vit Nam đã gp nhau t tháng 9 cũng đ xem xét kh năng hp tác v hàng hi.

Tuy nhiên, theo một bài bình lun của Vin Lawfare Hoa Kỳ, lnh cm đánh cá ca Bc Kinh đe do mi quan h đang m lên gia Trung Quc và Philippines.

Ông Zhang Hongzhou, nhà nghiên cứu thuc Chương trình Trung Quc ti Trường Nghiên cu Quc tế S. Rajaratnam thuc Đi hc Công ngh Nanyang, Singapore nói : Vit Nam s phn đi nhưng có l không khuyến khích các ngư dân "thách thc" lnh cm.

Một s nhà phân tích nói rằng lnh cm vn ca Trung Quc cũng vi phm phán quyết ca tòa án trng tài quc tế La Haye. Phán quyết đưa ra vào tháng 7 năm 2016 cho v kin ca Manila cho biết mt lnh cm tương t ca Trung Quc vào năm 2012 đã khước t quyn li ca người dân Philippines trong vic qun lý ngư trường trong vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý (tc khong 370 kilomet).

Ông Chalermpalanupap nói : "Có lẽ thách thc ca các quc gia ven bin có th ln hơn, do phán quyết ca tòa án trng tài rng Trung Quc thực s không có cơ s pháp lý đ đòi quyn kim soát trong nhiu khu vc tranh chp".

Nhưng ông nói thêm các lnh cm đánh cá cũng giúp Trung Quc khng đnh vic "kim soát hp pháp" các khu vc tranh chp. Các quan chc Trung Quc đã cc lc bác b phán quyết ca tòa án quc tế.

Ông Zhang nói rằng Trung Quc s "hoàn thành nghĩa v ca mình" theo Luật bin ca Liên Hip Quc thông qua vic kim soát vic đánh bt quá mc.

Theo một báo cáo ca cơ quan Đa lý Quc gia vào gia năm 2016, vùng bin này có năng sut 16,6 triu tn cá mi năm và ngành khai thác thy sn có khong 3,7 triu lao đng, nhưng tr lượng đang gim sút sau nhiu thp k b khai thác.

Tuy nhiên, ông Zhang cho rằng các vùng đc quyn kinh tế được mi nước áp dng "không c đnh" và ranh gii đường 9 đon như Trung Quc tuyên b đi vi hu hết bin Đông "vn còn chưa rõ ràng".

Theo tờ Nhân dân Nht báo, lnh cm năm nay s kéo dài đến gia tháng 8, dài hơn năm trước mt tháng, và hn chế nhiu loi hình hot đng đánh bt hi sn. Theo li bình lun Vin Lawfare, lnh cm không đ cp đến các quc tch ca ngư dân và ch cho phép sử dng dng c câu cá và đánh lưới đơn.

Bắc Kinh tuyên b ch quyn trên vùng Bin Đông tri dài 3,5 triu cây s vuông. Brunei và Malaysia có mt s vùng bin có tranh chp vi Trung Quc, nhưng các khu kinh tế bin ca c hai nước này đu nm phía nam ngoài khu vực cm đánh cá năm 2017.

Ralph Jennings

Việt Nam đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist (BBC, 02/03/2017)Bas du formulaire

vnnq1

Quyền biểu tình được cho là một khía cạnh của dân chủ

Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh.

EIU thuộc nhóm The Economist Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist.

Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.

Bảng xếp hạng chia các quốc gia thành bốn loại :

- Thực sự dân chủ : 19 nước

- Dân chủ chưa hoàn hảo : 57 nước

- Dân chủ lai tạp (đang chuyển đổi) : 40 nước

- Chế độ chuyên chế, độc tài : 51 nước

Và Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 - cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng.

Nhóm nghiên cứu EIU, nhóm thực hiện bảng Chỉ số Dân chủ, gọi năm 2016 là "năm suy thoái dân chủ toàn cầu và với Hoa Kỳ là phá hủy dân chủ".

Các yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng của EIU

Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện theo đánh giá gồm 5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm :

I. quy trình bầu cử và đa nguyên ;

II. các quyền tự do của công dân ;

III. hoạt động của nhà nước ;

IV. sự tham gia chính trị ; và

V. văn hóa chính trị

và chỉ số dân chủ của mỗi quốc gia được tính trung bình từ 5 yếu tố này.

vnnq2

Bản đồ Chỉ số Dân chủ 2016 do EIU thực hiện

So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam và một trong ba nước duy nhất trong số này (cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn) có yếu tố Quy trình bầu cử và đa nguyên đạt 0 điểm.

Việt Nam cũng là một trong số 5 nước (cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc tài tại vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào về dân chủ so với năm 2015.

Tuy nhiên so với năm 2015, Việt Nam lên được 3 bậc trong bảng xếp hạng (từ 134 lên 131).

Các nhà nước thuộc diện Chế độ chuyên chế, độc tài theo EIU là các nhà nước không có đa nguyên chính trị.

Tại đây một số cơ chế dân chủ chính thức có thể tồn tại nhưng không có thực chất. Bầu cử nếu có diễn ra thì không tự do và công bằng.

Các đặc điểm khác là :

- Những vi phạm quyền tự do dân sự bị bỏ qua.

- Truyền thông đặc trưng là thuộc sở hữu nhà nước hoặc do các nhóm có liên hệ với chính phủ cầm quyền kiểm soát.

- Có tình trạng đàn áp những chỉ trích chính phủ và kiểm duyệt nặng nề.

- Không có hệ thống tư pháp độc lập.

******************

Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển 'bị bắt vì làm clip xấu' (BBC, 03/03/2017)

nq1

Ông Vũ Quang Thuận (trái) và Nguyễn Văn Điển (phải) cùng Tùy viên chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ

Hôm 3/3, Thông tấn xã Việt Nam phát đi bản tin Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố  Hà Nội, đã bắt giữ ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển có hành vi "làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet".

Tuy nhiên bản tin chính thức này không nói rõ các clip "nội dung xấu" này là gì.

Trong khi đó có ý kiến nói hai ông bị bắt vì livestream trên Facebook "hướng dẫn biểu tình đúng luật".

Ông Thuận được cho là người gây dựng "Câu lạc bộ Chấn hưng Nước Việt".

Post mới nhất của ông trên trang Facebook cá nhân là clip hôm 2/3 chia sẻ Facebook live của ông Nguyễn Văn Điển "hướng dẫn biểu tình đúng luật".

Động thái này diễn ra trong bối cảnh trên mạng xã hội đang có lời kêu gọi biểu tình mọi Chủ Nhật và ngày nghỉ suốt năm 2017, bắt đầu từ hôm 5/3/2017 phát xuất từ linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, một cựu tù nhân lương tâm.

'Tội mù mờ'

Hôm 3/3, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà văn Phạm Thành, chủ blog Bà Đầm Xòe, nói : "Việc bắt giữ ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là hành động vi hiến của chính quyền, nhằm trấn áp những tiếng nói đối lập".

"Rõ là ông Thuận và ông Điển chỉ thực hiện quyền lên tiếng, nói ra nhận thức của họ về tình hình xã hội, sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam".

"Quyền ấy được Hiến pháp ghi nhận nhưng trên thực tế thì không".

"Mà nếu nói bắt vì họ làm và phát tán clip xấu thì cũng chẳng thấy luật Việt Nam định nghĩa thế nào là clip xấu".

"Quả là một cái tội mù mờ".

"Hai ông ấy đề cập đến việc biểu tình vốn được Hiến pháp quy định nhưng việc hoãn luật Biểu tình thì cù nhầy từ thập niên 1990 đến nay".

*********************

Dân biểu Mỹ thúc đẩy nhân quyền Việt Nam (RFA, 02/03/2017)

vnnq3

Dân Biểu Alan Lowenthal phát biểu trong một lần vận động cho nhân quyền Việt Nam. Ảnh minh họa. RFA

Sáu dân biểu Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 3 cùng ký vào bức thư gửi cho bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson, thúc giục Mỹ gây sức ép buộc Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

Bức thư viết ‘trong hơn 4 thập niên qua kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc và gần 22 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, Việt Nam vẫn là một nước do một đảng cộng sản lãnh đạo và gần như không chấp nhận những ý kiến trái chiều’.

Trong bức thư, các dân biểu nêu tên 3 nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Việt Nam đang bị cầm tù và quản chế là mục sư Lutheran Nguyễn Công Chính, hòa thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài.

Bức thư cũng nói đến thảm họa ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây nên kể từ tháng tư năm ngoái ở Việt Nam và sự chậm trễ của chính phủ Hà Nội trong ứng phó, giải quyết thảm họa. Trong khi đó nhà nước lại ra tay đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Formosa.

Các dân biểu ký tên yêu cầu ngoại trưởng Rex Tillerson phải thúc giục Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí, biểu đạt ý kiến và tự do lập hội. Ngoài ra các dân biểu cũng yêu cầu phía chính phủ Hà Nội phải ngay lập tức thả các tù nhân lương tâm. Theo các dân biểu Hoa Kỳ, đây là những bước cần thiết để Việt Nam có thể tìm kiếm mối quan hệ kinh tế và chiến lược tốt hơn với Hoa Kỳ.

Sáu dân biểu ký tên gồm Alan Lowenthal, Zoe Lofgren, Christopher Smith, Gerald Connolly, Ro Khanna, và Luis Correa.

**************************

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ cố vấn cho Đại biểu Correa (VOA, 02/03/2017)

vnnq4

Hội Đng Liên Tôn Vit Nam ti Hoa Kỳ gm có Mc Sư Nguyn Xuân Hng (Tin Lành), Linh mục Trn Văn Kim (Công Giáo), Giáo sư Nguyn Thanh Giàu (Pht Giáo Hoà Ho), Chánh Tr S Hà Th Băng (Cao Đài) và ông Nguyn Khanh gp Dân biểu liên bang Lou Correa ti văn phòng Đa Ht 46 ca H Vin Hoa Kỳ ti qun Cam, 23/2/2017.

Dân biểu liên bang Lou Correa mun Hi Đng Liên Tôn Vit Nam ti Hoa Kỳ làm c vn v tôn giáo và nhân quyền cho ông và thường xuyên cp nht cho ông v các din biến liên quan đến t do tôn giáo và nhân quyn ti Vit Nam, theo mt thành viên ca Hi đng.

Một ngày sau khi tuyên th nhm chc, dân biu liên bang H Vin Hoa Kỳ Lou Correa đã gp g Hội Đng Liên Tôn Vit Nam ti Hoa Kỳ. Bui gp din ra ti văn phòng Đa Ht 46 ca qun Cam, California, ngày 23/2.

Giáo sư Nguyn Thanh Giàu, Tng thư ký Hi Đng Liên Tôn ti Hoa Kỳ nói vi VOA hôm 28/2 rng dân biu Correa rt quan tâm đến tình hình Việt Nam và "ông mun có nhng bin pháp thích ng ngay". Giáo sư Giàu nói :

"Trong tuần va qua Hi Đng Liên Tôn Vit Nam ti Hoa Kỳ đã có cuc gp mt vi dân biu liên bang Lou Correa. Chúng tôi biết ông là mt người tích cc trong mi công tác tranh đu cho tự do dân ch và nhân quyn, và đc bit là t do tôn giáo ti Vit Nam. Va qua, trước vic đng bào Vit Nam b đàn áp, chúng tôi không th th ơ trước thm ha ca đt nước. Tiếng nói ca dân biu và Quc hi Hoa Kỳ là nhng tiếng nói quan trng. Chúng tôi cũng trình bày cho ông biết nhng vic xy ra đt nước mình".

Theo giáo sư Nguyn Thanh Giàu, dân biu Correa mong mun Hi Đng Liên Tôn thường xuyên trao đi thông tin, nht là giúp ông cp nht v tình hình t do tôn giáo ti Vit Nam :

"Ông muốn là Hi Đng Liên Tôn Vit Nam ti Hoa Kỳ gi liên h thường xuyên vi ông, giúp cho ông, làm c vn trong vn đ nhân quyn, cũng như t do tôn giáo ti quê nhà. Ngày hôm đó chúng tôi cũng đ trình cho ông mt bn lên tiếng ca Hi Đng Liên Tôn tại Vit Nam cho văn phòng ca ông Lou Correa và bn lên tiếng mi nht ca Hi Đng Liên Tôn Vit Nam ti Hoa Kỳ ym tr cho vn đ hin ti".

Giáo sư cho biết thêm trong bui gp vi dân biu Correa, các chc sc đi din các tôn giáo trong Hi Đng Liên Tôn Việt Nam ti Hoa Kỳ đã ln lượt trình bày nhng v đàn áp tôn giáo, vic giam gi, qun thúc, sách nhiu các chc sc tôn giáo khi h đến tnh Vĩnh Long ngày 13/2, và đàn áp giáo dân Song Ngc ngày 14/2 khi h lên tiếng đòi Formosa phi ngưng vic làm thiệt hi cho môi trường và phi bi thường tho đáng cho nhng thit hi mà Formosa đã gây ra.

Hội Đng Liên Tôn Vit Nam ti Hoa Kỳ được thành lp vào năm 1993, là mt t chc bao gm các lãnh đo tinh thn ca các tôn giáo gm có : Cao Đài, Chính Thng Giáo, Công Giáo, Phật Giáo, Pht Giáo Hoà Ho và Tin Lành.

Các chức sc ca Hi đng gp dân biu Correa gm có Mc sư Nguyn Xuân Hng (Tin Lành), Linh mc Trn Văn Kim (Công Giáo), Giáo sư Nguyn Thanh Giàu (Pht Giáo Hoà Ho), Chánh tr s Hà Th Băng (Cao Đài) và ông Nguyễn Khanh.

Dân biểu liên bang H Vin Hoa Kỳ Lou Correa, thành viên đng Dân ch, đi din cho đa ht 46 ca California tuyên th nhm chc vào ngày 22/2. Ông Correa đc c chc dân biu tiu bang California năm 1998. Ðến năm 2004, ông đắc c chc giám sát viên qun Cam. Năm 2006, ông đc c chc Thượng ngh sĩ California, Đa Ht 34, và gi v trí này cho ti năm 2015.

Theo Giáo sư Giàu ông Correa "là mt người bn tt và luôn nhit tình tranh đu cho tt c nhng nguyn vng và nhu cầu ca cng đng Vit Nam trong hơn 20 năm qua".

"Russia Today" và "Sputnik" : Vũ khí chiến lược của Nga

nga1

Tại một trường quay của kênh Russia Today - Ảnh : AFP/Yuri Kochetkov

Đời sống chính trị Pháp, với cuộc tranh cử tổng thống đang bước vào giai đoạn căng thẳng, chỉ còn đúng hai tháng trước ngày bầu cử (cuối tháng 4/2017), là chủ đề quan tâm hàng đầu của các tuần báo Pháp. Hồ sơ chính của L’Express đặt câu hỏi : "Vì sao bà Le Pen (đảng cực hữu) tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ?". Nhưng trước hết xin giới thiệu với quí vị về chủ đề ám ảnh tác động của truyền thông Nga đến các cuộc bầu cử sắp tới ở Châu Âu, đặc biệt là tại Pháp.

Tuần san Le Courrier International điểm lại bài "(Ứng cử viên Emmanuel) Macron trong tầm ngắm của truyền thông Nga" trên báo Mỹ The Washington Post khẳng định "với các tin đồn, phóng sự và những lời lẽ bóng gió, nhiều kênh truyền thông thân Moskva, từ nhiều tháng nay, đang tìm cách làm mất uy tín của ứng cử viên ủng hộ Châu Âu. Ảnh hưởng của chúng đối với cuộc tranh cử tại Pháp rất đáng ngại".

Le Courrier International cũng dẫn lại một bài viết có quan điểm gần gũi với chính quyền Nga, trên tờ Nezavissimaïa Gazeta, với tựa đề "Quá dễ dàng để nói đến can thiệp nước ngoài", với nhận xét : Kết tội như vậy chỉ làm cho cuộc tranh cử tại các nước dân chủ như Pháp "mất hết ý nghĩa".

Nezavissimaïa Gazeta chê trách phản ứng đề phòng cao độ của truyền thông phương Tây : "Nếu chính sách đối ngoại trở thành vấn đề chủ yếu của cuộc tranh cử thì điều đó có nghĩa, hoặc là tất cả các vấn đề chính trị trong nước đã được giải quyết, mà điều này là không thể, hoặc các cuộc bầu cử đã xa rời khỏi các vấn đề thực sự, mà điều này sẽ hủy hoại chính uy tín của các ứng cử viên".

Nhận xét của báo Nga có vẻ rất mạch lạc, nhưng dường như đã không nhắm thẳng vào vấn đề chính, đang gây lo ngại nhiều trong công luận phương Tây. Đó là mối lo về một nền truyền thông bóp méo thông tin, được Moskva hậu thuẫn, chứ không phải là "chính sách đối ngoại" nói chung.

Cỗ máy tuyên truyền với bề ngoài dân chủ

Về toan tính quốc tế của Nhà nước Nga trong lĩnh vực truyền thông, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài : "Những tiếng nói mới của nước Nga". Nằm ở tuyến đầu của cuộc chiến là "Russia Today" và "Sputnik", hai phương tiện truyền thông chủ lực của Moskva, bắt đầu hoạt động mạnh ở Pháp. Chủ trương của ông Putin là "phải bẽ gãy thế độc quyền của các phương tiện truyền thông Anh-Mỹ" (phát biểu trên Russia Today, tháng 6/2013).

Báo L’Obs cho biết cụ thể về kênh Russia Today, với hơn 2.000 nhân viên, khoảng 30 văn phòng trên khắp thế giới, được phổ biến bằng ba thứ tiếng : Anh, Ả Rập và Tây Ban Nha, và sắp tới là tiếng Pháp. Russia Today và Sputnik đều thuộc về tập đoàn Rossia Segodnia ("Nước Nga đương đại"), thuộc nhóm các doanh nghiệp "chiến lược" của Moskva, với ngân sách hàng năm 250 triệu euro, "vượt xa đầu tư cho văn hóa".

Tại trụ sở chính của Russia Today, người ta có thể thấy các nhà báo rất trẻ, tuổi không quá 30, làm việc trong không khí hài hước, nhẹ nhõm, có cảm tưởng không khác gì với một trung tâm báo chí chuyên nghiệp tại những quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, các phóng viên ở đây bắt buộc phải sử dụng "các ngôn từ" mang tính tuyên truyền của điện Kremlin, như chính phủ Ukraine phải gọi là "nhóm phát xít", hay quân nổi dậy ở Syria là "bọn khủng bố". Russia Today sử dụng mọi cách để lấy lòng cánh cực tả, với việc lên án chủ nghĩa tư bản ; lấy lòng cánh cực hữu, với việc khai thác vấn đề khủng hoảng nhập cư…

Russia Today tự coi là một phương tiện ngoại giao của nước Nga, giống như kênh CNN đối với Mỹ hay France 24 đối với Pháp. Tuy nhiên, theo L’Obs, vấn đề là Russia Today và Sputnik đã bất chấp đạo lý báo chí, khi coi việc sử dụng các tin tức bịa đặt như một phương tiện chinh phục cử tri. Hồi tháng 4/2014, phẫn nộ vì "các tuyên truyền trơ trẽn" của kênh RT (tức Russia Today) về cuộc khủng hoảng Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, "Liz Wahl, một nữ phóng viên Mỹ làm việc cho kênh này, đã tuyên bố từ nhiệm ngay trong một buổi truyền hình trực tiếp"...

Làm gì để bảo vệ nền dân chủ ?

Ít tháng nữa, Russia Today sẽ mở kênh bằng tiếng Pháp. Đề nghị của Russia Today đã được cơ quan quản lý Pháp bật đèn xanh. Trong một xã hội mở như hiện nay, nhất là với sự phát triển của internet, "làm thế nào để có thể bảo vệ được các nền dân chủ chúng ta (cụ thể là các đảng phái trong tranh cử)", trước ảnh hưởng tuyên truyền của Nga ? Tuần báo Le Courrier International dẫn lại một số gợi ý của tuần báo Đức Die Zeit.

Đó là các nạn nhân "cần ngay lập tức công bố các hành động tấn công, thông tin xuyên tạc…, và đưa tác giả của chúng ra trước công lý", trong quá trình tranh cử, các đảng phái "cần tập trung vào các vấn đề thuộc về thế mạnh của họ, như công lý, an toàn trong nước, hội nhập xã hội, giáo dục, cơ sở hạ tầng", cần phải "đến với các cử tri không tha thiết với bầu cử", hướng đến "các nhóm thiểu số", "các mạng xã hội", cũng như đầu tư thích đáng cho khâu "kiểm chứng thông tin".

Le Pen và "Nước Pháp ngoại vi"

Đời sống chính trị trong nước với cuộc tranh cử tổng thống đang bước vào giai đoạn căng thẳng, hai tháng trước ngày bầu cử, cuối tháng 4 tới, là chủ đề quan tâm hàng đầu của các tuần báo Pháp. Hồ sơ chính của L’Express đặt câu hỏi : "Vì sao Le Pen (tiếp tục) mở rộng ảnh hưởng ?".

L’Express đối diện với một thực tế là ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia (FN), bà Marine Le Pen, đang có được một tỉ lệ ủng hộ "cao chưa từng có trong lịch sử" của phong trào này. Tuần báo Pháp muốn đi sâu tìm hiểu cội rễ sâu xa của tình trạng này, được đánh giá là hậu quả của "hàng chục năm sai lầm" (về chính trị) …

"Một tấm bản đồ tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một bài diễn văn dài", câu nói được cho là của Napoleon, được L’Express dẫn ra để mở đầu cho một giới thiệu tóm lược về những mảnh đất màu mỡ của phong trào Le Pen.

Bốn tấm bản đồ cho phép độc giả nhận thấy : phong trào Le Pen phát triển mạnh ở những nơi nào dân chúng thất nghiệp nhiều, giới trẻ hội nhập khó khăn, nơi thu nhập thấp, và nơi có nhiều công nhân, người làm công ăn lương sinh sống.

L’Express nói đến một "Nước Pháp ngoại vi" (La France périphérique), luận đề và cũng là tên cuốn sách của nhà địa lý học Christophe Guilluy, qua bài phỏng vấn "Đảng FN, đảng của sự chấm dứt tầng lớp trung lưu".

Hàng chục năm sai lầm mà L’Express nhắc đến là thời gian các đảng phái của "nước Pháp bên trên" nắm quyền, "đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác", "nhưng, bởi mô hình được tạo ra không làm nên một xã hội gắn bó (dù vẫn tạo nên tăng trưởng), nên nó không bền vững", không bền vững vì ở đó "những con người có thân phận khiêm tốn" không có vị trí, không có triển vọng tương lai.

Theo tác giả cuốn "Nước Pháp ngoại vi", trong tình hình hiện nay, không có cách nào khác là phải trao quyền cho các dân biểu của khu vực "nước Pháp bên lề, để cho họ phát triển các dự án, tạo điều kiện cho các nỗ lực tự quản địa phương".

Cũng về phong trào Le Pen, báo L’Obs có bài : "Nước Pháp tầng trên không còn hiểu nước Pháp tầng dưới", phóng sự về một khu công nghiệp ở Nantes, nơi từng có một người thất nghiệp tự thiêu năm 2013. Cũng L’Obs có bài phỏng vấn diễn viên tấu hài Yassine Belattar, từng ủng hộ tổng thống Hollande, nhưng vỡ mộng : "Cánh tả (cầm quyền) đã thất bại tại các vùng ngoại ô".

Bầu cử Pháp : "Trò súng ru lét"

Các cây bình luận của nhiều tuần báo hết sức cảnh giác trước viễn cảnh hậu bầu cử. Le Point có bài "Trò súng ru lét Pháp". So sánh cuộc bầu cử tổng thống lần này của nước Pháp với trò tiêu khiển nguy hiểm chết người có nguồn gốc từ nước Nga quý tộc, thời thi sĩ Lermontov, đầu thế kỷ 19, bởi "tính chất vô cùng bạo lực và đầy bất trắc".

Một khả năng không cao nhưng có thể xảy ra, theo Le Point, nếu ứng cử viên đảng Xã Hội Hamon lọt vào vòng hai, bà Le Pen có cơ hội thắng cử, lịch sử có thể "sẽ đứt đoạn", nước Pháp có thể phải rời khỏi đồng euro, số phận Châu Âu không biết sẽ ra sao.

Còn tác giả Raphael Gucksmann trên L’Obs thì nhấn mạnh là "Le Pen có thể chiến thắng, nếu các đối thủ không nỗ lực xứng tầm với các thách thức". Bài "Marine và các cậu con trai" ví lãnh đạo đảng cực hữu như "một phụ nữ trẻ trung, vui tươi, đầy vẻ tự tin chiến thắng", trong lúc các đối thủ bám xung quanh chỉ là "những người vừa qua tuổi thiếu niên".

Truyền thông vụ lợi, đồng minh của các thế lực dân túy

Vẫn về chủ đề này, học giả Jacques Attali trên L’Express đưa ra một góc nhìn rất khác với bài "Các phương tiện truyền thông phải chăng là đồng minh khách quan của Marine Le Pen ?".

Jacques Attali lên án tính vụ lợi, cái nhìn thiển cận của nhiều phương tiện truyền thông trong "các xã hội dân chủ". Coi việc phê phán hết thảy giới cầm quyền là đặc quyền của báo chí, việc phê phán, chống lại những người nắm quyền đồng thời cũng mang lại độc giả, tăng doanh thu.

Tuy nhiên, với một chính quyền như Donald Trump, hay có thể một ngày nào đó không loại trừ là Marine Le Pen, báo giới sẽ phải đặt câu hỏi : sự phê phán nửa vờ - chỉ để tỏ ra là phê phán, tỏ ra là một thế lực đối lập, cùng lúc với các lợi ích tài chính nhờ bán báo - rất có thể sẽ biến họ trở thành đồng lõa của các lãnh đạo dân túy. Đó cũng là lúc nền dân chủ tiêu vong, như điều "từng xảy ra ở Châu Âu", có thể sẽ xảy ra ở nước Mỹ.

Đồng hồ sinh học : Bạn thuộc nhóm nào ?

Tuần san Le Point giới thiệu với độc giả về những bí ẩn của chiếc "Đồng hồ sinh học" bên trong mỗi con người. Cảm nhận về tính chất biến hóa tuần hoàn theo chu kỳ thời gian của cơ thể là điều nhiều người có thể tự thấy, nhưng chỉ ra những nguyên lý của nó lại là điều "không hề đơn giản". Cuộc cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra đèn điện, khiến cho bóng tối bị đẩy lùi. Với ánh sáng 24 giờ/24 giờ, con người tưởng sẽ không còn đêm tối.

Thiên tài sáng chế Thomas Edison, vào cuối thế kỷ XIX, thậm chí cho rằng giấc ngủ là "một điều ngớ ngẩn, một thói quen xấu", và chỉ cần nỗ lực một chút là con người có thể giảm được sự lãng phí thời gian này.

Đi ngược dòng thời gian, Le Point khẳng định : chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể sinh vật nói chung mới chỉ được các nhà khoa học phương Tây thừa nhận kể từ thập niên 1950. Năm 1990, ê kíp của Martin Ralph (Canada) phát hiện được một cấu trúc nhỏ nằm trong bộ phận đồi hải mã trong não, phụ trách chiếc đồng hồ sinh học.

Hiểu biết nhiều hơn về "vị nhạc trưởng" của cơ thể con người này khiến chúng ta có một thái độ cởi mở nhiều hơn với nhịp sống riêng của mỗi người, mà ảnh hưởng di truyền là không nhỏ. Bài "Khi nào thì uống cafe, khi nào làm tình ?" của Le Point giới thiệu cuốn sách dịch "The Power of When" (Quyền lực của chữ Thời) của Michael Breus, người được mệnh danh là "chuyên gia về giấc ngủ" tại Hoa Kỳ, sắp ra mắt độc giả Pháp.

Nếu như trực giác dân gian phân thành hai nhóm đồng hồ sinh học, chim dậy sớm và cú thức khuya, thì tác giả phân thành bốn nhóm : "Sư tử" (dậy sớm), "Gấu" (dậy tương đối sớm), "Sói" (thích dậy muộn, thức khuya) và "Cá heo" (cao điểm hoạt động là tối và thường tỉnh giấc vào khoảng 3 giờ sáng).

Mỗi nhóm tuân theo một đồng hồ sinh học riêng, mỗi đồng hồ sinh học lại gắn liền với một số tố chất tâm lý hết sức khác biệt. Sống đúng theo đồng hồ sinh học của mình sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Với hồ sơ này, Le Point muốn giải tỏa ám ảnh đồng phục hóa, coi dậy sớm là con đường duy nhất cho phép sống hiệu quả hơn (theo gương cuốn "Miracle Morning" của Hal Elrold).

"Phẫu thuật tâm lý" : Con đường chữa bệnh hiệu quả

Trong khi chủ đề chính của Le Point là đồng hồ sinh học, thì hồ sơ chính của L’Obs tuần này là các phương tiện trị liệu mới đối với các bệnh liên quan đến tinh thần, thông qua một chuyên ngành có tên gọi kỳ lạ "Phẫu thuật tâm lý" (Psychochirugie). Tại Pháp, đã có khoảng một chục bệnh viện thực hành trị liệu theo hướng này.

Phẫu thuật tâm lý hay nói cách khác sử dụng xung điện tác động vào các bộ phận trong não, có thể chữa nhiều chứng bệnh như bệnh Parkinson (liệt rung), Alzheimer (mất trí nhớ), biếng ăn, suy nhược, nghiện chất, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder)… Nhà nghiên cứu Pháp Alim-Louis Benabid, người đầu tiên dùng phương pháp này chữa bệnh Parkinson đã nhận được giải thưởng cao quý Lasker 2014, và một trong những ứng cử viên hàng đầu của giải Nobel y học.

Không chỉ để chữa bệnh, hiện tại trên thế giới đã xuất hiện nhiều start-up, đang phát triển những phương tiện điện tử dùng xung điện tác động vào não, để nâng cao các tố chất sinh học, hay tâm lý, chẳng hạn như trong thi đấu thể thao, hay các hoạt động cần đến sự tập trung cao, giấc ngủ sâu…

Trọng Thành

********************

Mỹ mở kênh truyền hình tiếng Nga thách thức Kremlin (RFI, 25/02/2017)

nga2

Hình minh họa - Ảnh : Internet

Ba thập niên sau khi đã góp phần làm sụp đổ các chế độ cộng sản ở Đông Âu, Đài Châu Âu Tự do/Đài phát thanh Tự do (RFE/RL), do Mỹ tài trợ, lại thách thức chính quyền Moskva với một kênh truyền hình tiếng Nga.

Theo hãng tin AFP, được đặt tên là "Giờ hiện tại" (Nastoïachtchee Vremia), kênh truyền hình này bắt đầu phát hình trong tháng này, nhắm tới 270 triệu khán giả ở các nước thuộc Liên Xô cũ. Kênh truyền hình mới phát sóng 24 giờ/ trên 24, nhằm đối lại các phương tiện truyền thông thân điện Kremlin. Chương trình của kênh truyền hình này sẽ được phát từ Praha, qua vệ tinh, hệ thống cáp và Internet.

Theo lời một lãnh đạo của đài "Giờ hiện tại", Kenan Aliev, mục tiêu của đài cũng tương tự như Đài Châu Âu Tự do, đó là nhắm vào chế độ của tổng thống Vladimir Putin, với các chương trình nói về tham nhũng, nạn nghèo khó, chăm sóc y tế, ngoài các bản tin thời sự. Một số chương trình được dành cho các nước vùng Baltic, Moldova và Ukraine, nơi có những cộng đồng người Nga sinh sống.

Kênh truyền hình tiếng Nga do Mỹ tài trợ ra đời trong bối cảnh quan hệ giữa Moskva và phương Tây đang xấu đi rất nhiều, kể từ khi Nga sát nhập vùng Crimea và mở chiến dịch quân sự ở Syria.

Moskva đã phản ứng qua lời một xướng ngôn viên nổi tiếng thân Putin, ông Dmitri Kisseliov, cáo buộc kênh truyền hình nói trên là nơi rửa tiền dưới danh nghĩa chống tuyên truyền của Nga. Tuy nhiên ông Kissieliov không đưa ra bằng chứng nào.

Thanh Phương

Trang 5 đến 5