Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đưa 39 di hài từ Anh về nước phức tạp thế nào ? (Zing, 22/11/82019)

Một chuyến bay của Boeing 787 có thể chở toàn bộ 39 bình tro cốt từ Anh về nước, nhưng nếu vận chuyển quan tài chứa thi thể thì phải cần tới gần 20 chuyến bay.

Liên quan đến việc vận chuyển 39 di hài của nạn nhân tại Anh về nước, Bộ Ngoại giao vừa gửi thông báo chi phí đến 6 địa phương có người tử vong ở Anh là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Hải Dương, Hải Phòng.

Bước đầu, Bộ Ngoại giao cho biết Chính phủ sẽ ứng trước chi phí đưa 39 thi thể về nước rồi các gia đình thanh toán sau. Tuy nhiên, kế hoạch chính thức để đưa các thi hài về nước vẫn chưa được công bố. 

Gia đình nạn nhân không muốn hỏa thiêu

Theo ghi nhận của phóng viên tại Hà Tĩnh, gia đình nạn nhân hầu hết mong muốn đưa thi hài về nước để mai táng thay vì hỏa thiêu ở Anh.

dihai1

Hơn 1 tháng sau cái chết của 39 nạn nhân người Việt, các gia đình chỉ biết lập bàn thờ vọng và mong đón di thể người thân về nước. Ảnh : P.T.

Ông Nguyễn Đình Gia (trú xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), bố của nạn nhân Nguyễn Đình Lượng, cho biết gia đình đã làm đơn đề nghị cơ quan chức năng giúp đỡ, đưa thi hài của con về quê mai táng. "Con chết ở nơi đất khách nên chúng tôi mong đón thi thể cháu hơn là nắm tro", ông Gia nói.

Người cha cho biết theo thông báo từ Bộ Ngoại giao, chi phí đưa thi hài về khoảng hơn 60 triệu đồng, Chính phủ sẽ ứng trước. Ông cho biết gia đình cố gắng xoay xở và mong được các nhà hảo tâm giúp đỡ.

Bố của nạn nhân Võ Văn Linh là ông Võ Văn Bình (58 tuổi, xã Thiên Lộc) cũng chia sẻ mong muốn đưa thi thể con trai về quê mai táng. "Hàng nghìn người đi lao động chứ không riêng gì con tôi. Giờ chỉ mong đón thi thể cháu về. Trường hợp phải nhận tro cốt thay vì thi thể thì cũng đành chấp nhận", ông Bình tâm sự.

Ông Bùi Huy Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc, cho biết địa phương vẫn đang chờ Chính phủ hai nước lên kế hoạch cụ thể để đưa các thi thể nạn nhân về nước. "8 gia đình ở Hà Tĩnh mong muốn người thân gặp nạn sớm về quê để mai táng", ông Cường nói.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chi phí hỏa táng thi thể và vận chuyển lọ tro cốt bằng đường hàng không từ Anh về Việt Nam là 1.370 bảng (hơn 41 triệu đồng), còn chi phí mang thi hài trong quan tài kẽm là 2.208 bảng (hơn 66 triệu đồng).

Thời điểm xảy ra thảm kịch 58 người Trung Quốc chết trong xe container ở Anh (năm 2000), việc thu xếp đưa các thi thể về nước đã kéo dài rất lâu do phía Trung Quốc từ chối trả tiền hồi hương cho các thi thể. Báo The Japan Times cho biết sau 7 tháng tranh cãi, cuối cùng toàn bộ chi phí đưa 58 thi thể về nước được Chính phủ Anh chi trả.

Chuyển thi hài phức tạp hơn tro cốt

Chênh lệch về chi phí chưa phải là trở ngại duy nhất để đưa các thi hài về nước. Khác biệt về kích thước, khối lượng và tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ khiến việc vận chuyển thi hài phức tạp hơn tro cốt rất nhiều.

Chia sẻ với Zing.vn, một chuyên gia trong lĩnh vực vận tải hàng không cho biết thi thể hay tro cốt của người chết được xếp vào loại hàng hóa đặc biệt và phải đặt cách ly với khoang hành lý.

Theo quy định của Bộ Y tế, thi hài khi vận chuyển qua biên giới phải được đặt trong quan tài 3 lớp. Lớp trong bằng kẽm hoặc vật liệu chịu lực, không rò rỉ, có lót chất hút ẩm và được hàn kín. Lớp giữa bằng gỗ và lớp ngoài bằng ván ép. Cơ quan y tế của nước sở tại cũng sẽ kiểm tra chặt chẽ tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ rồi mới cho vận chuyển về Việt Nam.

Ra đến sân bay, quan tài sẽ được để trong các hầm hàng ở phần bụng trước của máy bay. Với các chuyến bay của Boeing  787, kích cỡ các khoang hàng chỉ chở được tối đa 3 quan tài (có thể chở nhiều hơn nếu thuê chuyến - charter).

dihai2

Khác với máy bay chở hàng chuyên dụng, mỗi chuyến bay chở khách thương mại chỉ kết hợp chở được 2-3 linh cữu. Ảnh minh họa : Hoàng Hà.

Hiện, Vietnam Airlines là hãng hàng không nội duy nhất có 5 chuyến bay thẳng từ Việt Nam đi London mỗi tuần (3 chuyến từ Hà Nội, 2 chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, nếu bay hết công suất cũng phải mất gần 20 chuyến để đưa 39 thi thể về nước, thời gian vận chuyển sẽ kéo dài trong nhiều tuần.

Theo chuyên gia vận tải hàng không, vận chuyển tro cốt là phương án tiết kiệm và bớt phức tạp hơn. Chi phí hỏa thiêu, hoàn thiện giấy tờ tại Anh là 1.170 bảng, đắt hơn một chút so với chi phí đóng quan tài kẽm (990 bảng). Tuy nhiên, tiền vận chuyển tro cốt bằng máy bay chỉ mất 200 bảng (so với 1.218 bảng nếu vận chuyển quan tài).

Việc vận chuyển tro cốt cũng thuận lợi hơn cho công tác đón tiễn tại sân bay, bởi máy bay có thể chở hết cả 39 bình tro cốt (mỗi bình có kích thước gần bằng vali hành lý) chỉ trong 1 chuyến.

Nhìn chung, vận chuyển tro cốt hoặc thi hài người chết là công việc tế nhị trong ngành hàng không và thường được các hãng bay thực hiện bí mật. 

Có một phương án khác được chuyên gia đề xuất là huy động các máy bay vận tải C-130 của Không quân Hoàng gia Anh. Mỗi chuyến "ngựa thồ" C-130 có thể chở được 15-17 linh cữu. Tuy nhiên, khả năng này còn phụ thuộc vào kế hoạch ngoại giao giữa 2 nước.

Hôm 23/10, cảnh sát Anh tìm thấy 39 thi thể trong xe container tại khu công nghiệp Grays, hạt Essex, đông bắc thủ đô London. Chiếc container được đưa từ Bỉ sang Anh bằng phà từ đêm 22/10.

Hai tuần sau, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Anh chính thức xác nhận 39 nạn nhân thiệt mạng là người Việt Nam, đồng thời thông tin chi tiết về tên tuổi, quê quán của 39 người này.

Nghệ An là tỉnh có nhiều nạn nhân nhất với 21 người, Hà Tĩnh 10 người, Hải Phòng 3 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên - Huế và Hải Dương mỗi tỉnh có một người.

Ngọc Tân

*******************

Hồi hương 39 thi thể Việt từ Anh : Chính phủ cho vay, gia đình thêm nợ (VOA, 22/11/2019)

Chính phủ Vit Nam nói s "tm ng kinh phí đ h tr" gia đình các nn nhân đưa 39 thi hài và tro ct ca người thân h t Anh v nước, trong khi các t chc đang gây qu và các doanh nghip mun tr giúp tài chính cho việc hi hương thi th người thân ca các gia đình nn nhân này.

dihai3

Nguyễn Văn Hùng, mt trong nhng nn nhân v 39 người Vit chết trong thùng xe ti đông lnh Anh hi tháng trước, trong mt bc nh trên đin thoi do b anh, Nguyn Thanh L cho xem ti cư gia Din Châu, Ngh An, hôm 28/10.

Thứ trưởng B Ngoi giao Bùi Thanh Sơn nói vi phóng viên hôm 21/11 rng Chính ph s tr trước khon kinh phí này, sau đó chính quyn các đa phương "s làm vic vi các gia đình để hoàn tr li chi phí cho Chính ph".

Trước đó, ngày 14/11, B Ngoi giao cho biết phi phí đ đưa quan tài t Anh v Vit Nam là khong 2.208 bng Anh (66 triu đng) và vn chuyn mt bình tro ct mt khong 1.370 bng (41 triu đng).

Hai gia đình nạn nhân t Ngh An nói vi VOA rng h đã ký giy vi chính quyn đa phương hôm 19/11 đ nhn khon "tm ng kinh phí h tr" ca chính ph vì mong mun nhn được thi th người thân.

"Thời gian ch đi lâu quá ri, ch mong làm sao nhà nước gii quyết đ đưa [thi hài] nhanh càng sm càng tt", Nguyn Thanh Hi nói. Hi là anh trai ca Nguyn Văn Hùng, mt trong 39 nn nhân người Vit thit mng trong mt thùng xe ti đông lnh được tìm thy ngoi ô London, Anh, hôm 23/10. "Gia đình rt suy sp và rt lo lắng – b đang bnh mà m thì yếu – c ch đi tin tng ngày mà chưa biết ngày nào đưa được v. Gia đình suy sp lm".

Phía Việt Nam chưa xác nhn khi nào thi th ca các nn nhân s bt đu được hi hương.

Hoàng Thanh Tùng, anh trai một nn nhân khác cũng từ Ngh An tên Hoàng Văn Tiếp, cho VOA biết gia đình anh hôm 19/11 cũng đã ký giy đ nhn thi th người thân mi mc chi phí 66 triu đng.

Theo hai người anh trai ca các nn nhân này, gia đình h s thêm "n nn" vì trước đó đã phi vay mượn "hàng trăm triu đng" đ đưa Hùng và Tiếp ra nước ngoài lao đng.

Tháng trước, ông Nguyn Thanh L – b ca Hùng – cho VOA biết gia đình ông vay ngân hàng 400 triệu đng đ đưa con trai ông sang Châu Âu qua mt đường dây đưa lao đng chui ra nước ngoài. Nói vi VOA hôm 22/11, anh Hi, con trai ông, cho biết gia đình anh vn đang n ngân hàng gn 100 triu đng.

Anh Tùng cũng cho VOA biết rng gia đình anh vẫn đang tiếp tuc tr khon n mà h vay đ đưa Tiếp, em trai anh, sang Châu Âu và vi khon "ng trước" ca chính ph, gia đình anh s gánh thêm mt khon n na.

Cả Hùng và Tiếp đu làm vic trong các nhà hàng Pháp trước khi lên chiếc xe ti đnh mnh vào Anh.

Thứ trưởng Sơn nói hôm 21/11 rng "vic ng kinh phí đưa thi hài, bình tro ct các nn nhân v nước là th hin trách nhim cao nht ca Chính ph".

Trong khi đó, một s t chc đang gây qu nhm h tr các gia đình nn nhân đưa thi th người thân về nước. S tin quyên góp này đã vượt 110.000 USD, theo báo Ph N.

Trang mạng GoFundMe đã quyên góp được hơn 21.690 USD vi mc tiêu gây qu 60.000 USD đ h tr mi gia đình nn nhân 1.500 USD.

Shasha Mai, một trong nhng người t chc gây qu, xác nhận vi VOA qua đin thoi v vic này nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Các tổ chc khác đang gây qu đ giúp gia đình nn nhân đưa thi th và tro ct người thân v nước là Hip hi người Ngh An Berlin, Đc ; và Hip hi người Vit Birmingham, Anh.

Trong vài ngày qua, cũng có những thông tin v vic tp đoàn Vingroup mun tài tr cho mi gia đình nn nhân 20 triu đng.

Về thông tin có doanh nghip Vit Nam mun tài tr kinh phí đưa thi hài các nn nhân v nước, Th trưởng Sơn khng đnh "nếu doanh nhiệp tài tr kinh phí thì h s làm vic trc tiếp vi chính quyn đa phương và các gia đình nn nhân".

Nói với VOA t Ngh An, anh Hi cho biết anh có nghe v các thông tin trên nhưng chưa có bt kỳ mt t chc hay doanh nghip nào tiếp xúc vi gia đình về các khon h tr tài chính.

Trả li báo chí hôm 21/11 v thông tin phía Anh h tr tài chính cho Vit Nam trong vic đưa thi hài - di hài 39 nn nhân thit mng ti Ht Essex ca Anh v nước, người phát ngôn Lê Th Thu Hng nói "chúng tôi chưa nhn được thông tin nào về vic phía Anh h tr kinh phí".

Bà Hằng cho biết "hin các cơ quan chc năng ca Vit Nam đang tích cc phi hp vi phía Anh, h tr gia đình các nn nhân trong vn đ hu s trên tinh thn nhân đo theo đúng các quy đnh ca lut pháp quốc tế, pháp lut và tp quán ca Vit Nam và Anh và s sm có thông tin c th".

Published in Việt Nam

39 đồng bào ở Anh : đường về quê bỗng hóa bất định

Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 19/11/2019

Sắp tròn một tháng kể từ ngày phát hiện 39 nạn nhân người Việt tử vong trên đường nhập cư lậu vào Anh. Ghi nhận từ Nghệ An, các gia đình của nạn nhân vẫn đang ngóng chờ tin tức về một thông báo rõ ràng, ngày nào thì hồi hương các nạn nhân này ?

nannhan1

Madam Liên sẵn sàng chi trả mọi chi phí để đưa thi thể 39 nạn nhân về nước an táng theo phong tục Việt Nam

"Chúng tôi mong được nhìn mặt con, em mình lần cuối. Chúa đã gọi, chúng tôi chấp nhận !". Đó là ý kiến chung mà người viết trực tiếp ghi nhận khi tiếp xúc 7 gia đình có người thân tử vong tại Anh quốc hôm 23 tháng 10 vừa qua. Theo lời của một giáo dân ở Yên Thành, Nghệ An thì có đến 37 người tử vong là theo đạo Công giáo.

Tin tức trên báo chí Việt Nam về vụ việc bi thảm nói trên, dường như đã dừng lại từ cách đây hơn chục ngày. 

Chuyên mục về vụ việc "Lorry container investigation" (1) trên website của Cảnh sát Hạt Essex (2) tạm dừng ở ngày 8/11/2019 sau khi công bố danh tánh 39 nạn nhân. 

Báo chí Anh cũng chỉ đưa tin tức diễn ra vào ngày thứ Hai 11/11/2019 khi nghi can người Northern Ireland (Bắc Ireland) 22 tuổi Eamon Harrison, tài xế xe tải, bị đưa ra tòa án ở Dublin (North Ireland) với tội danh có liên can tới cái chết của 39 nạn nhân người Việt Nam theo lệnh bắt giam Châu Âu (European Arrest Warrant).

"Chúng tôi được hỏi là muốn nhận thi hài hay tro cốt ? Gia đình muốn nhận thi hài để có thể nhìn mặt người thân lần cuối và đích thân lo hậu sự", một người mẹ của nạn nhân ở tỉnh Nghệ An nói. Ở Hà Tĩnh thì cũng câu hỏi đó, có 4 gia đình đồng ý nhận tro cốt.

Sau lần đến hỏi thăm ấy, vẫn theo các gia đình nạn nhân, không còn có thông tin gì thêm, kể cả lời giải thích tường tận về 2 trường hợp lựa chọn ấy liệu có thể được đáp ứng ra sao ?

Ông P.H.P, một nhà báo người Việt từng có thời gian hành nghề tại Mỹ, nói rằng ông cũng theo đạo Công giáo, và nếu rơi vào người thân của mình thì ông cũng muốn được nhìn mặt lần cuối.

"Cần có giải thích cặn kẽ thay vì cứ làm thinh. Nếu tế nhị không thể trò chuyện trực tiếp với từng gia đình, thì hãy sử dụng kênh truyền thông báo chí để đưa tin tức đến với mọi người, thay vì im lặng để mặc tình cho nhiều đồn đoán, kể cả tiêu cực của ví von kền kền", nhà báo P.H.P nhận xét.

Theo ông P.H.P, chiếu luật định, Nhà nước Việt Nam không có khoản chi trả cho việc này, mà chỉ hỗ trợ về thủ tục cho gia đình người quá cố qua đời ở nước ngoài. Chính phủ Anh cũng không có trách nhiệm bồi hoàn cho những trường hợp như vậy. Ai cũng hiểu, có những việc nếu không làm theo luật định và tập quán trước nay mà tạo tiền lệ, sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài sau này.

Giả dụ tính đến hiện tại vẫn chỉ có 4 gia đình đồng ý nhận tro cốt, thì để hồi hương 35 thi hài còn lại buộc phải được đặt trong hòm kín bảo đảm được hàng loạt điều kiện tối thiểu đặt ra, như an toàn vận chuyển quá cảnh, thời tiết chênh lệch, thuê chuyến bay riêng. Ngoài ra cũng lưu ý chuyện thi thể được trữ lạnh đã ít nhiều biến dạng. Hình ảnh nhìn lần cuối có thể sẽ ám ảnh gia đình cả đời.

Vậy thì vấn đề cần giải quyết ra sao để sớm vẹn cả đôi đường ? 

Trong một tuyên bố lúc 21g08 ngày 29/10/2019 của bà Đỗ Thị Kim Liên – người tự giới thiệu là "Lãnh sự Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam", đã viết như sau : 

con số 39 và câu chuyện mất mát đau lòng mà không một"Chắc hẳn mấy ngày hôm nay, chúng ta nghe nhiều về ai mong muốn xảy ra.

Bản thân tôi từng là một người trẻ khởi nghiệp, từng bước ra khỏi vùng an toàn, đối mặt với rất nhiều khó khăn, trả giá có khi bằng máu và nước mắt... nhưng với các bạn trên chuyến xe ấy là cả tính mạng. Mình không chỉ đau cho các nạn nhân, mình còn thương cho người trẻ nước mình. Càng đau, càng thương những bạn ấy, tôi càng mong muốn được đưa các bạn về với gia đình, về với quê hương về, với đất mẹ !

Ngay khi xác định được danh tính các nạn nhân là người Việt Nam và hoàn tất các thủ tục ở nước sở tại, tôi muốn được trực tiếp hỗ trợ toàn bộ chi phí để đưa thi thể các bạn về nhà và an táng theo phong tục của quê hương. Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức nào về quá trình này, vì vậy tôi hy vọng nếu cả nhà có bất kì thông tin gì, hãy mạnh dạn cập nhật cho tôi, để chúng ta cùng đưa những đứa con của Việt Nam được về an nghỉ nơi quê cha đất mẹ..." (3).

Như vậy có thể thấy một trong những giải pháp là cần sự tham gia của các tổ chức nhân đạo, và cần thương thảo với gia đình nạn nhân các phương thức thích hợp. Vấn đề mấu chốt là cơ quan, tổ chức nào đứng ra đứng mũi chịu sào để tránh những rối ren, tiêu cực do lợi dụng và bất cập ? 

Bởi bất luận ra sao, ngày nào mà 39 đồng bào còn phải nằm trong hộc lạnh ở xứ người, ngày đó lòng chúng ta vẫn còn xao động. Tin rằng trên cương vị là Lãnh sự Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam, bà Đỗ Thị Kim Liên hoàn toàn ý thức được trách nhiệm về những tuyên bố của mình, trong vấn đề nhân đạo ở vụ việc đau lòng này của 39 người Việt.

Mong các nạn nhân được yên nghỉ chốn quê nhà !

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 19/11/2019

(1) http://bit.ly/33YDz3V

(2) https://www.essex.police.uk/

(3) https://www.facebook.com/madamdothikimlien/posts/450323235614862

*******************


Vụ
39 người chết : Chi phí đưa v tng cng chng 2,6 t đng

Nguyễn Hùng, VOA, 18/11/2019

Tôi vừa nhn được mt văn bn ca B Ngoi giao liên quan ti chi phí vn chuyn quan tài hay l tro do mt đc gi gi sau khi đọc bài ‘Năm cách đưa 39 thi th v mà không tn thêm ngân sách’.

nannhan2

Văn bản Bộ Ngoại giao gi ti u ban nhân dân sáu tnh có nn nhân trong v 39 người chết.

Văn bản đ ngày 14/11 ca b được gi ti u ban nhân dân sáu tnh có dân nm trong s 39 người thit mng, trong đó 10 người chưa ti tui 20. Ba em thm chí còn trong đ tui đang hc ph thông.

Trong công văn gửi các tnh Ngh An, Hà Tĩnh, Hi Phòng, Hi Dương, Qung Bình và Tha Thiên Huế, B Ngoi giao ch đ cp ti chi phí chuyn thi hài hay lọ tro v ti sân bay Ni Bài thay vì chi phí ti tn các gia đình nn nhân.

Chi phí mang quan tài kẽm t Anh v Vit Nam được cho là khong 2200 bng Anh, tc chng 66 triu đng. Khon này bao gm hai loi chi phí. Th nht là khon gn 1000 bng tin mang thi hài đi đóng quan tài km, đưa ti sân bay Heathrow và hoàn tất th tc giy t. Th hai là chi phí hơn 1200 bng cho vn chuyn hàng không, vn đã bao gm 50% gim giá.

Chi phí mang lọ tro t Anh v Vit Nam mc gn 1400 bng Anh, tương đương hơn 40 triu đng. S tin này bao gm gn 1200 bng tin đưa thi hài đi ho táng, mang ra sân bay Heathrow và làm th thc giy t cũng như khon 200 bng Anh phía vn chuyn. Tiền vận chuyn này cũng đã bao gm 50% gim giá.

Công văn của B Ngoi giao nói tng chi phí mc gn 2,6 t đng và đ ngh các tnh yêu cu gia đình 39 nn nhân "thanh toán hoc cam kết hoàn tr các chi phí" liên quan.

Như tôi đã viết trong blog trước, có nhiều cách đ chính quyn có th trang tri chi phí giúp các gia đình nn nhân thay vì khoét thêm vào ni đau và s nghèo khó vn đy nhiu gia đình vào tình cảnh cho con em trn sang Anh.

Chỉ riêng chuyn Vit Nam có ti 17 cơ quan chu trách nhim bo v tr em mà đ hai em 15 tui và mt em 17 tui b hc trong nhiu ngày đ cui cùng chui thùng vào Anh là đã đ lý do cho các cơ quan đó phi chu trách nhim đưa các em cùng các nn nhân khác v.

Chi phí 2,6 tỷ đng ch bng góc nh chi phí 46 t mi năm cp cho báo Nhân Dân, t báo mà không dân nào đc, theo s liu công b cách đây đã năm năm. Chi phí đ đưa mt thi hài v bng quan tài km cũng ch bng chừng 100 vụlạm thu c nh vẫxảy ra nhiu đi s quán Vit trên khp thế gii. Ngành ngoại giao nên phc thin bng cách "h tr công dân" mt cách có tình người trong v mà chính h gi là "thm kch".

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 18/11/2019

*******************

Gia đình nạn nhân chết trong vụ xe tải ở Anh chịu nhận khoản vay cao để đưa xác/tro người thân về nước

RFA, 19/11/2019

Một số gia đình có người thân trong 39 nạn nhân tử vong phát hiện hôm 23 tháng 10 trong một thùng lạnh xe tải sẽ chịu nhận khoản vay cao từ chính phủ để đưa thi hài hay tro cốt của thân nhân về nước.

nannhan3

Bùi Thị Nhung, người được cho là 1 trong số 39 người được tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải ở Anh. Ảnh chụp ngày 27/10/2019. AFP

AFP loan tin ngày 19 tháng 11 dẫn phát biểu của những người trong cuộc cho hay là Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với thân nhân rằng sẽ giúp hoặc đưa tro cốt hoặc thi thể của nạn nhân về nước ; nhưng gia đình phải chịu mọi chi phí.

Theo một văn bản chính thức gửi cho gia đình mà AFP được chia sẻ thì khoản tiền đưa một hũ tro cốt về là 1774 đô la, trong khi đó chi phí chuyển xác là 2.858 đô la.

Gia đình của những nạn nhân cho AFP biết họ hết sức mong đưa xác thân nhân về quê nhà mai táng sau gần 4 tuần lễ xảy ra thảm kịch dù rằng họ sẽ chịu nợ nần nhiều.

AFP dẫn phát biểu của ông Lê Minh Tuấn, người có con trai 30 tuổi trong nhóm 39 nạn nhân chết trong xe tải ở Essex, Anh Quốc hôm 23 tháng 10, rằng ông sẽ trả mọi giá cho dù có phải bán nhà hay bán đất để đưa xác con về quê. Gia đình ông muốn tiến hành các nghi lễ chôn cất truyền thống cho con trai chứ không muốn thiêu xác ở Anh rồi đưa về nước.

Gia đình ông này đã vay hơn 30 ngàn đô la Mỹ để cho con sang Châu Âu lao động. Đây là một khoản tiền lớn đối với gia đình ở vùng Nghệ An nơi mà thu nhập bình quân đầu người chỉ chừng 1200 đô la mỗi năm.

Trong văn thư mà gia đình nạn nhân chia sẻ với AFP, Bộ Ngoại giao Việt Nam thúc giục các gia đình nạn nhân chọn phương án thiêu xác vì nhanh, chi phí rẻ hơn và vệ sinh hơn.

Văn thư cũng nêu rõ là theo luật thì chính phủ Việt Nam không có trách nhiệm phải chịu chi phí đưa xác/tro nạn nhân về nước.

Published in Diễn đàn
dimanche, 17 novembre 2019 14:32

Công lý thương khóc

Khóc muộn

Đã gần một tháng qua từ khi Anh quốc phát hiện vụ việc 39 người trẻ tuổi Việt Nam bị bọn buôn người giết chết trong chiếc container đông lạnh.

hoa1

Thủ tướng Anh Boris Johnson tới đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân hôm 28/10. Thủ tướng Anh Boris Johnson tới đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân hôm 28/10.

Mặc dù vậy, thân nhân của 39 nạn nhân ấy vẫn phải tức tưởi đợi ngày nhận thi hài của người ruột thịt. Sự thấp thỏm chờ đợi càng khoan xoáy thêm đau thương.

Mạng xã hội lan truyền thông tin về việc gia đình một số nạn nhân đã bị công an đến canh chừng phát ngôn ra công luận. Khi có người Anh và phóng viên báo chí đến tận nhà thăm hỏi thì bị công an cấm cản, xua đuổi. Người của chính quyền địa phương nói rằng muốn đưa thi hài người thân về nước thì phải nộp tiền, yêu cầu gia đình làm đơn nhận tro cốt thay vì nhận thi hài, trong khi trước đó lại yêu cầu họ viết đơn xin nhận thi hài...

Nếu những thông tin nói trên là sự thật, những hành vi đó thể hiện sự đe dọa, thậm chí để giấu nhẹm sự đồng lõa, bảo kê cho đường dây buôn người tại các địa phương. Thậm chí, thực tế đã quá nhiều lần chứng minh hành vi "kiếm chác trên xác chết" cũng chẳng có gì xa lạ đối với bản chất tàn nhẫn và lưu manh của nhiều vị trong hệ thống chính quyền Việt Nam.

Một điều chắc chắn là dưới áp lực của báo mạng "lề dân", đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ của nước Anh và công luận thế giới, thi thể 39 nạn nhân ấy cũng sẽ về được Việt Nam.

Vì sao bỗng dưng 39 nạn nhân này được quan tâm đặc biệt, không bị chính quyền Việt Nam đối xử tàn nhẫn như vô số đồng bào Việt Nam đã chết mất xác, chết vô thừa nhận trên con đường di trú chạy trốn nạn độc tài toàn trị, nạn bất công và đói nghèo tại Việt Nam trước đây và sau này ?

Cái chết của gần trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam trước đây đã đánh động lương tri thế giới và khiến họ ra tay cứu giúp những người còn sống sót. Trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam vẫn hoàn toàn vô cảm, mấy chục năm qua không một lời chia sẻ, tưởng niệm, một đánh giá công bằng, một lời xin lỗi và sám hối dù họ là thủ phạm dẫn tới những cuộc ra đi và hàng loạt cái chết đó. Ngay cả sự kiện 64 chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma bị Trung Quốc bắn giết tàn bạo mà Việt Nam còn giấu nhẹm, thậm chí còn cho côn đồ và dư luận viên khủng bố những người tưởng niệm, vậy thì 39 mạng người này, lại chết ở nước ngoài, tại sao lại khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam phải chia buồn và hỗ trợ ?

Công luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi : nếu không có sức ép từ dư luận "lề dân" và truyền thông thế giới, nếu không có chính quyền Anh quốc tiên phong hành động , tạo ra một tấm gương, một đối lập về cách hành xử với Việt Nam, liệu 39 nạn nhân này có bị nhà cầm quyền Việt Nam lạnh lùng bỏ mặc hay không ?

Phải chăng sự quan tâm của Việt Nam chỉ là miễn cưỡng, dưới áp lực quốc tế, đặc biệt là từ nước Anh và áp lực "lề dân" rất mạnh mẽ trong thời đại Internet đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải lên tiếng, và cũng là hết sức chậm trễ ?

Chính phủ, nhiều cơ quan thiện nguyện, cảnh sát và người dân Anh và một số người Việt Nam tại Anh đã làm hết sức mình để hỗ trợ trong thủ tục xác nhận danh tính thi thể, các thủ tục ngoại giao và tài chính. Nước Anh bị thiệt hại khi bị các đối tượng nhập cư trái phép nhưng lòng thương xót đồng loại là điểu mà họ đã bày tỏ. Mặt khác, cũng chính vì tình đồng loại và tôn trọng quyền tự do di trú của con người mà nước Anh và các quốc gia dân chủ, đa nguyên văn minh khác vẫn để sẵn trong Hiến pháp và Luật của họ một số quy định mang tính ân xá, giúp đỡ cho những người vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ quê hương ra đi, không nỡ đẩy họ vào tuyệt vọng.

Nước Anh đã thương khóc cho 39 nạn nhân Việt Nam không quản ngại thí mạng mình để tìm miền lạc thổ, có cơ hội giúp mẹ cha, anh em, chồng vợ thoát khỏi đói nghèo nhưng họ đã bị giết chết trong độ tuổi trẻ trung và cường tráng nhất của đời người. 

Trước 39 cái chết này, khi mọi thông tin chi tiết đều được báo chí nước ngoài và người Việt Nam ở hải ngoại tường thuật cập nhật từng giờ phút, đã khiến nhiều người Việt Nam vượt qua nỗi sợ hãi "lưỡi hái" của luật An ninh mạng. Sự khủng bố của nền "công an trị" ở tầm mức "tự do Internet" đứng hàng chót thế giới" cũng không thể đe dọa được những người lên tiếng chia sẻ xót thương và bày tỏ sự phẫn nộ, chê trách chính quyền Việt Nam đã quá chậm trễ trong việc thi hành trách nhiệm của mình.

 Chờ mãi, đến 7.11, Thủ tướng Việt Nam cũng đã phải gửi thư chia buồn đến 39 gia đình nạn nhân.

 Cuối cùng thì các gia đình này cũng được quan tâm ở cấp "nguyên thủ quốc gia", nhưng đáng tiếc là quá chậm, chậm tới 11 ngày so với nguyên thủ Anh quốc. Ngay ngày 28.10, Thủ tướng Anh đã đến tận nơi phát hiện ra thảm họa để đặt vòng hoa, viết những lời chia buồn chân thành, sâu sắc và đốc thúc, bày tỏ quyết tâm cùng các nhà chức trách Anh điều tra tội phạm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ gia đình các nạn nhân và đưa thi hài người bị nạn về cố quốc, dù trong vụ việc này, các nạn nhân hoàn toàn không phải là đồng bào của họ và đã nhập cảnh trái phép vào Anh.

Bản thân cách ứng xử của hai nguyên thủ đã là sự tương phản về mức độ quan tâm, tình đồng loại, cách thức xử lý vụ việc. Điều này cũng thể hiện bản chất chế độ, giữa một bên là chính quyền cộng sản độc tài toàn trị với một bên là chính quyền thuộc hệ thống chính trị dân chủ đa nguyên.

Công lý

Thương khóc, tưởng niệm, hỗ trợ cho 39 nạn nhân hôm nay là thể hiện tình nghĩa đồng bào và đó là lương tri con người.

Nhưng thương khóc, hay bất cứ hành động gì của con người cũng đều liên quan đến công lý.

Nhân sự kiện đau thương này, người Việt Nam chúng ta hãy cùng nhau thiết lập chút công lý cho thương khóc.

Khóc 39 nạn nhân hôm nay, ta đừng quên đòi quyền được thương khóc, được giải oan bằng hành động, cho những nạn nhân khác. Họ cũng đã phải bỏ mạng lặng thầm và bị nhà cầm quyền cũng như trí nhớ cạn cợt của phù phiếm của con người cố tình lãng quên trên con đường di trú.

Cái chết của 39 nạn nhân hôm nay đã khiến thế giới phải rúng động kinh hoàng thay cho những gì mà người Việt Nam phải chịu đựng. Thế nhưng loạt 39 người chết này lại chỉ là một phần rất nhỏ trong hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ mạng mất xác trên hành trình tìm đường sống. Theo ước tính của Cao ủy tị nạn Liên hợp quốc, chỉ từ 1975 đến 1997 đã có ít nhất khoảng 84 ngàn thuyền nhân Việt Nam đi tị nạn hà khắc của chính quyền CS Việt Nam bỏ mạng trên biển. Ngoài những người thân còn sống sót và một số đồng bào cùng cảnh ngộ thương khóc, tưởng nhớ đến họ, chính quyền Việt Nam hoàn toàn vô cảm trước nỗi đau thương của người dân của một nửa đất nước, thậm chí còn coi đó chỉ là cái chết của kẻ thù. Như thế, mấy chục năm nay, dù vẫn lớn tiếng giả nhân nghĩa kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc nhưng không một lời xin lỗi hoặc bất kỳ một sự cảm thông, quan tâm nào đến những thuyền nhân đó. Cứu vớt, hồi sinh cho các thuyền nhân còn sống sót, chỉ vẫn là chính quyền của những nước dân chủ đa nguyên phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức...mà thôi.

Phẫn nộ, thương khóc và chia sẻ nỗi buồn đau với người nhà 39 nạn nhân hôm nay, chúng ta không thể quên cái chết và nỗi đau của hàng triệu nạn nhân khác, lớp lớp đồng bào của chúng ta đã lặng thầm tan xương nát thịt trên con đường lưu vong oan trái, dằng dặc trải qua nhiều thế kỷ, dưới các triều đại nhưng đặc biệt tàn nhẫn là kể từ năm 1945 đến nay.

Những người Bắc chết trên đường di cư vào Nam năm 1954. Những nạn nhân của Cải cách ruộng đất, của vô số cuộc cải tạo...Hàng triệu người Việt Nam chết oan khuất dưới chế độ độc tài toàn trị này...Họ cần phải được công bằng thương khóc. Phải có công lý cho các nạn nhân.

Họ phải được thường xuyên kể đến. Họ phải được tưởng niệm. Họ phải được xin lỗi. Thân nhân của họ phải được đền bù. Hãy ngẩng lên nhìn bầu trời để thấy những cánh chim Việt tan nát đập vô vọng trong cơn hấp hối trước sự cưỡng bách phải di trú tìm đường sống.

Mùa lại mùa qua, lại vẫn ngẩng đầu lên trời nhìn những đàn én bay. Bao nhiêu cánh chim nhỏ bé xao xác lẫn trong mây xám đầu đông, trên hành trình đi từ chân trời lạnh tới chân trời ấm áp, có ai đếm được bao nhiêu cánh chim đã ngắc ngoải, đã hấp hối trong gió độc và rơi rụng, tan xương nát thịt, không bao giờ tới được miền đất cứu rỗi.

Hãy mãi mãi kiếm tìm về nỗi oan của họ. Hãy kiếm tìm vì sao họ chết và họ đã chết ra sao. Không bao giờ là đủ. Sao không lắng nghe tiếng nấc nghẹn tuyệt vọng của đồng bào mình ? Hãy mường tượng vị mặn của những giọt máu ấy của đàn chim Việt thương đau chết bặt tăm thi thể giữa cái biển vô cảm của quá nhiều người Việt Nam. Không ai được phép xóa ký ức về họ. Trang sử chân thực và công lý khóc thương là những bài học trưởng thành cho mỗi đất nước, mới khiến những kẻ cầm quyền bị lên án, bị đòi hỏi, buộc phải lựa chọn giữa việc bị phế truất hay là tuân theo mệnh lệnh tối thượng là hành động chỉ vì quyền tự do dân chủ và hạnh phúc của toàn dân.

Thương khóc cũng là dịp để thực thi công lý của lương tri.

Hãy tưởng niệm công bằng. 39 thi thể đông lạnh ấy đã tạc lên trời xanh thành một trong những biểu tượng đớn đau của người Việt. Ta khóc thương họ và đừng quên khóc thương những đồng bào Việt Nam khác. Nếu 39 thi thể đông lạnh là một tượng đài đau thương, thì cái tượng đài tạc bởi hàng triệu thi thể Việt Nam khác được dựng lên phải sừng sững tới mức sầm tối cả bầu trời Việt.

Nhưng nó chắc chắn phải được dựng lên. Cái tượng đài tưởng niệm ấy, vì đó là lẽ công bằng mà chúng ta phải làm cho những đồng bào đã oan chết.

Vì nếu ta biết thực thi công lý thương khóc, là ta sẽ tự biết thay đổi xã hội trong một ngày không xa.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 15/11/2019 (vothihao's blog)

Published in Diễn đàn

Đa số người Việt Nam hôm nay chọn giải pháp luồn lách, làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho cái xấu, tước đoạt cơ hội của người khác, đặc biệt là những người kém may mắn, gia cảnh khó khăn… để đạt được mục đích của mình. Mỗi chúng ta nên xấu hổ, ăn năn khi chứng kiến cảnh người Anh rưng rưng nước mắt, cầm nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân, trong đó có nhiều người Việt Nam tử vong trong container nhập cư trái phép hôm 23/10/2019 vừa qua với một sự xót xa, thông cảm cùng khẩu hiệu "người nhập cư, tị nạn được chào đón ở đây". Vậy chúng ta, những người đồng bào của họ đã có trách nhiệm gì trong những cái chết vô cùng đau đớn, bi thảm, chẳng khác hình phạt hành hình thời trung cổ đó ?

ho1

Người dân Anh thắp nến cầu nguyện cho những người xấu số.

Có người nguỵ biện rằng những nạn nhân này ham tiền, cuồng vật chất khi tìm mọi cách để vượt biên vào Anh, vậy hãy tự xét lại bản thân xem chúng ta có ham tiền không ? Nếu không tại sao chúng ta chọn phương án chung chi, hối lộ để có được công việc dễ dàng, nhanh gọn, hòng giành được những ưu thế phục vụ mục đích tiến thân ? Chúng ta thường đánh giá con người qua trang sức họ đeo, chiếc xe họ đi, quần áo họ mặc và độ dày của ví tiền, vậy chúng ta không cuồng vật chất ư ? Người Việt không chỉ nhập cư bất hợp pháp vào các nước Châu Âu mà nhiều người Việt khó khăn nhưng không có điều kiện còn phải qua những nước nghèo như Lào, Campuchia... để làm chui kiếm sống. Trái lại, người dân ở hai nước mà chúng ta hay xem thường Lào, Campuchia gần như chẳng màng đến con đường vượt biên, tha phương cầu thực như những người Việt khốn khó.

Chúng ta cũng thừa biết tham nhũng và bất công sẽ tước đoạt cơ hội của người nghèo, kẻ yếm thế... nhưng chúng ta cũng góp sức đắc lực trong việc tước đoạt cơ hội tiến thân của họ bằng cách câm lặng, làm ngơ trước những bất công mỗi lúc một trắng trợn, thậm chí còn tiếp tay hòng kiếm chác những lợi ích sặc mùi gian trá. Bất công, hối lộ không chỉ tồn tại trong khu vực công, khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân, mà cả khu vực doanh nghiệp nước ngoài cũng không tránh khỏi. Người Việt trong các tập đoàn đa quốc gia thường là những người có năng lực vượt bậc, có thu nhập tốt so với mặt bằng chung, nhưng điều đó không ngăn cản được bản tính "luồn lách" nhằm kiếm được thật nhiều tiền, phục vụ cho những ước mơ nặng về vật chất và khá "bẩn thỉu" : sắm xe, mua nhà, cho con đi du học, định cư nước ngoài... Tôi nhận định "bẩn thỉu" vì đồng tiền họ kiếm được để phục vụ cho những mục đích này thường là những đồng tiền hối lộ, gian trá, có được từ bất công do họ tạo ra, nhằm cưỡng đoạt lợi ích chính đáng của người khác.

Chúng ta đã từng chứng kiến hai cuộc chạy trốn cộng sản với qui mô hàng triệu người (1954 và 1975) và hàng loạt cuộc chạy trốn nhỏ lẻ sau 1975, kèm theo đó là hàng vạn cái chết tang thương, thậm chí mất xác, nhưng chúng ta chưa bao giờ nghiêm túc giải quyết nguyên nhân thật sự của vấn đề : Vấn nạn cộng sản. Chúng ta cúi mặt và đầu hàng trước một đội ngũ cộng sản đã chia rẽ đến bạc nhược, chỉ đang cố gồng mình "ngoan cố", hòng che đậy sự thối nát và đe dọa sự phản kháng của người dân. Chúng ta đổ thừa cho cơm áo gạo tiền và nỗi vất vả mưu sinh để biện minh cho hành động im lặng nhục nhã này. Trên thế giới, chẳng có dân tộc tiến bộ nào ngu ngốc đến mức "chỉ chọn mưu sinh". Họ vừa mưu sinh vừa tranh đấu không phải chỉ cho bản thân họ, mà còn cho tương lai con cháu như Hồng Kông, còn chúng ta thì chuẩn bị cho tương lai của hậu thế ở tận Mỹ, Úc... bằng con đường luồn lách, bất lương.

Chúng ta đã sai khi kết án Việt Nam không còn tương lai từ quá sớm, việc "vượt biên" không phải mới xảy ra khi có tai ương cộng sản, nó từng là sản phẩm phổ biến mang tên "chạy giặc", đó cũng là điều bất khả kháng, vì một dân tộc cứ 30-40 năm lại có một cuộc chiến thì còn chỗ nào bình yên ? Nhưng hiện tại chúng ta đang có một hi vọng mới : gần như tuyệt đại đa số đã đồng ý phương pháp đấu tranh bất bạo động để xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên trên tinh thần hòa giải dân tộc. Đó sẽ là kim chỉ nam cho một cuộc tranh đấu xứng đáng nhất trong lịch sử Việt Nam, đó là tranh đấu cho dân chủ, tự do thật sự bằng giải pháp "dân chủ đa nguyên". Cuộc tranh đấu này sẽ đập tan định kiến : Việt Nam không còn tương lai. Giải pháp thì đã có, nếu chúng ta không nhanh tay nhập cuộc thì những thảm kịch như vừa xảy ra sẽ còn diễn ra liên tục, với mức độ tang thương đau xót tăng đến mức khó tưởng, sẽ sói mòn niềm tin vào một tương lai chung của dân tộc. Đặc biệt, thế hệ trẻ sẽ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng và tìm cách hòa tan vào một cộng đồng mà họ cho là tử tế hơn, có tương lai hơn.

Trong số những nạn nhân xấu số chắc chắn có những người mạo hiểm vì chán ghét lối sống luồn lách, đạo đức giả trong nước, họ muốn tìm một công việc mới, một môi trường tích cực, lương thiện hơn, chứ không hẳn chỉ vì tiền. Những nạn nhân này rõ ràng nhân phẩm còn tốt hơn khối người trong nước đang rắp tâm huỷ hoại dân tộc, họ thà bỏ xác nơi xứ người còn hơn làm người bất lương ở cố quốc. Cũng có những nạn nhân vì thiếu kiến thức nên bị lừa. Cũng có những người bế tắc và tuyệt vọng nên phải nhắm mắt đưa chân. Lý do gì đi nữa thì nó cũng xuất phát từ một xã hội đổ vỡ mọi niềm tin và sự nghèo khó. Chẳng có người dân của một quốc gia dân chủ bỏ nước ra đi bằng con đường mạo hiểm như vậy cả. Đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn bất lực trong việc mang lại tự do, ấm no và hạnh phúc cho người dân Việt Nam.

Sự việc xảy ra quá đau lòng và nó đang chất vấn lương tâm mỗi người trong chúng ta. Chúng ta tiếp tục im lặng để sống trong nỗi thấp thỏm lo âu hay lên tiếng ủng hộ cho một tổ chức chính trị đứng đắn với một giải pháp mới để thay đổi hiện tại đáng buồn và một tương lai bất định của chính con cháu chúng ta ? Chúng ta còn im lặng và thờ ơ đến bao giờ ?

Xót thương cho những người xấu số là lẽ đương nhiên nhưng không lẽ chúng ta chỉ dừng lại ở đó ? Để rồi lại tiếp tục đón nhận những tin tức bất hạnh khác của đồng bào mình, rồi lại xót thương ? Lấy gì làm đảm bảo rằng bất hạnh sẽ không đổ lên đầu người thân hay bà con ruột thịt của chúng ta ?

Nạn ô nhiễm môi trường như không khí và nguồn nước, tai nạn giao thông, y tế lạc hậu, giáo dục nhồi sọ, thực phẩm bẩn…đang bủa vây chúng ta tứ phía và không chừa một ai. Giàu cũng phải ăn, uống và hít thở không khí. Không ai trong chúng ta là vô can và nếu chúng ta không hành động thì sẽ không có gì thay đổi cả. Không có giải pháp cá nhân mà chỉ có một giải pháp chung cho tất cả chúng ta. Luồn lách không phải là giải pháp khôn ngoan vì chúng rất tạm bợ và đầy bất trắc. Người Việt Nam hãy chung tay để "Thức tỉnh quần chúng về sự cần thiết của một giải pháp chung cho cả dân tộc" :

"Sự mâu thuẫn đáng phẫn nộ giữa tiềm năng to lớn và hiện trạng bi đát của dân tộc, giữa ước vọng dân chủ rộng khắp và sự kéo dài thách đố của chế độ độc tài toàn trị có một nguyên nhân chính : đó là tâm lý luồn lách để tìm những giải pháp cá nhân cho những vấn đề cá nhân. Tâm lý đó là di sản lịch sử và văn hóa của hàng ngàn năm trong đó con người hoàn toàn không có tiếng nói, phải chịu đựng chính quyền như một định mệnh và tìm cách thích ứng để tự tồn. Luồn lách để tồn tại đã, một mặt, buộc người dân phải chấp nhận làm những điều không lương thiện và góp phần làm ung thối thêm xã hội, mặt khác, khiến người dân phải thỏa hiệp với chế độ, đóng góp cho chế độ và do đó giúp chế độ tồn tại, một điều không ai muốn.

Cố gắng đầu tiên, trọng đại và cam go của những người dân chủ là thức tỉnh dân chúng rằng bắt buộc phải có một giải pháp chung, nghĩa là một thay đổi chế độ chính trị, chứ mỗi người không thể xé lẻ và luồn lách để tự giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân. Sẽ chỉ có một thiểu số không đáng kể thành công như vậy và sự thành công nếu có cũng chỉ là tạm bợ và đầy bất trắc.

Phải đánh đổ trước hết chủ nghĩa luồn lách và phát huy ý chí sống lương thiện, xứng đáng và trách nhiệm. Chừng nào quần chúng còn chưa tin là mọi người Việt Nam đều gắn bó với nhau trong một số phận chung, và do đó cần một giải pháp chung, cuộc vận động dân chủ vẫn chưa thể thành công và chế độ độc tài vẫn tồn tại, hay nếu có sụp đổ do sự ruỗng nát của chính nó thì cũng chỉ nhường chỗ cho một tình trạng hỗn loạn vô chính phủ còn tồi tệ hơn cả một chế độ độc tài.

Khó khăn chính của cuộc cách mạng tâm lý này là nó đòi hỏi cả lý luận lẫn sự kích thích và do đó chỉ có những kết hợp chính trị mới có thể vận động được một cách hữu hiệu. Các nhà nghiên cứu, các nhà tư tưởng, ngay cả các nhân sĩ uy tín, nếu có, cũng bất lực vì chính sự kiện họ đứng một mình cũng đã không nhiều thì ít chứng tỏ họ chọn lựa giải pháp cá nhân và khiến cho những hô hào của họ về một ý thức chung mất rất nhiều tác dụng. Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên hiểu trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc đột phá tâm lý này".

(Trích Chương 7, Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai)

Việt Nghĩa

(27/10/2019)

Published in Quan điểm