Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông (RFI, 03/05/2020)

Trung Quốc vừa đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông trong vòng ba tháng rưỡi, từ ngày 29/04 đến 16/08. Trước tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ điều bốn máy bay ném bom B-1B đến ở đảo Guam, đánh dấu sự trở lại của loại oanh tạc cơ hạng nặng trong khu vực Thái Bình Dương.

cam1

Ảnh minh họa: Một đội tàu cá Trung Quốc tại cảng Đông Phương, Hải Nam. © Reuters (tư liệu)

Theo thông tin của Sở Nông Nghiệp Hải Nam, được báo mạng Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn ngày 02/05, "mọi hoạt động đánh bắt cá không được phép trong những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc". Trong thời gian không được ra khơi, tầu thuyền của ngư dân được kiểm tra an toàn miễn phí và ngư dân được đào tạo hoàn thiện kỹ năng và luật lệ liên quan đến đánh bắt cá.

Trước đó, lực lượng Hải Cảnh và bộ Nông Nghiệp Trung Quốc thông báo tăng cường tuần tra và giám sát kể từ ngày 01/05 nhằm bắt giữ tầu thuyền vi phạm.

Báo mạng Anh Express ngày 02/05 cho rằng với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, Bắc Kinh tự cho quyền bắt giữ tầu cá Việt Nam và Philippines đánh bắt "trái phép", trong khi hai nước Đông Nam Á này luôn bác bỏ và lên án lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam và Philippines chưa lên tiếng về quyết định của Trung Quốc.

Bốn chiến đấu cơ B-1B đến đảo Guam

Hoa Kỳ không tỏ ra khoanh tay trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt trong thời gian cả thế giới chống dịch Covid-19. Bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đã được điều đến căn cứ Andersen, trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, từ ngày 01/05 và chưa rõ thời gian kết thúc. Ba chiếc B-1B bay thẳng đến căn cứ Guam, chiếc còn lại bay đến Nhật Bản tập huấn với Hải Quân của Hoa Kỳ trong khu vực.

Trong thông cáo ngày 01/05 của bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM), nhiệm vụ của đội máy bay B-1B là hỗ trợ lực lượng tại Thái Bình Dương và đồng minh, tham gia các nhiệm vụ mang tính răn đe chiến lược, ổn định trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trước đó, ngày 30/04, hai chiếc B-1B, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota (Mỹ), đã có chuyến bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên oanh tạc cơ hạng nặng trở lại Guam sau khi rời khỏi căn cứ này vào giữa tháng 04/2019, kết thúc chiến dịch 6 tháng của các loại oanh tạc cơ B-52, B-1 và B-2 ở căn cứ Andersen. Loại máy bay ném bom B-1 có khả năng chở nhiều vũ khí nhiều hơn máy bay B-52, trong đó có bom dẫn đường JDAM và tên lửa hành trình chống hạm.

Thu Hằng

*********************

Tổng thống Philippines và Covid-19 : Từ đối phó chậm vì sợ Bắc Kinh đến đòi bắn bỏ dân chống phong tỏa (RFI, 02/05/2020)

Tính đến hết tháng Tư 2020, Philippines là quốc gia đứng thứ hai Đông Nam Á về số ca tử vong vì Covid-19, với 568 người chết, trong lúc vẫn đứng thứ ba về số lây nhiễm, xấp xỉ mức 8.500 trường hợp. 

cam2

Quân đội Philippines kiểm tra giấy tờ tại thành phố Pasay ngày 22/04/2020 vào lúc quốc gia Đông Nam Á bị phong tỏa chặt chẽ để chống dịch Covid-19. Reuters - Eloisa Lopez

Đặc điểm của quốc gia có gần 110 triệu dân này là việc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chậm trễ hơn các láng giềng trong việc chống Covid-19 để không làm phật ý đồng minh Trung Quốc, để rồi khi bắt tay vào chống dịch thì lại vô cùng cứng rắn, đe dọa bắn bỏ những ai không tuân lệnh phong tỏa mà ông đã ban hành.

Trong một phóng sự đăng ngày 27/04/2020, Marianne Dardard, thông tín viên tạp chí Pháp L’Express tại Philippines đã không ngần ngại mỉa mai, gọi tổng thống Philippines là một chàng "Cao bồi chống virus corona".

Phóng viên L’Express nhắc lại là một người nổi tiếng với những biện pháp không nương tay, tổng thống Philippines đã ra lệnh cho cảnh sát "bắn bỏ" những kẻ "gây loạn" không tôn trọng phong tỏa. Với cách nói thô bạo, ông đã gởi đến những thành phần này lời đe dọa "nếu gây phiền phức thì tao sẽ đưa bọn mày xuống mồ".

Cách phát biểu không khác gì lúc ông khởi động "cuộc chiến chống ma túy", đã làm ít nhất 27.000 người chết theo các tổ chức phi chính phủ, lần này cũng gây lo ngại về những biện pháp trấn áp thô bạo hơn "trong lúc mà người dân các khu phố nghèo lại mất thu nhập vì phải ở nhà". Ông Duterte đe dọa sử dụng những biện pháp của thiết quân luật với việc triển khai quân đội.

Tuy nhiên, nhiều người cũng lưu ý là trước khi có giọng điệu "oai hùng" như thế, trong những tuần lễ đầu năm 2020, ông Duterte đã làm tất cả để khỏi làm phật lòng Trung Quốc, vào thời điểm Bắc Kinh còn cố tìm cách che giấu quy mô dịch bệnh.

Tổng thống Philippines đã xích lại gần Trung Quốc để có được đầu tư, nên đã đi theo đúng quan điểm của Bắc Kinh. Ngày nay, ông đang bị chỉ trích là chỉ chăm lo chiều ý Trung Quốc hơn là bảo vệ người dân. Theo Marianne Dardard, những lời chỉ trích này không sai !

Duterte : Hãy chấm dứt những lời lẽ bài Trung Quốc

Vào cuối tháng Giêng, bộ trưởng y tế Philippines Francisco Duque vẫn từ chối cấm người Trung Quốc vào Philippines vi e ngại "tác động chính trị và ngoại giao".

Qua ngày 01/02, ca tử vong đầu tiên vì virus corona ngoài Trung Quốc được chính thức ghi nhận tại Philippines : Một du khách Trung Quốc, người ở Vũ Hán, trước đó đã đi khắp nơi trên lãnh thổ Philippines.

Lẽ ra chính quyền Philippines phải đi tìm những người đã có liên hệ, tiếp xúc với "bệnh nhân số 0" này để ngăn chặn việc lây lan trong dân chúng, nhưng họ lại không làm vì điều tra quá kỹ về một người Trung Quốc sẽ làm Bắc Kinh tức giận.

Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Pháp François Xavier Bonnet ở Manila, thuộc Viện Nghiên Cứu về Đông Nam Á Đương Đại, để không bị dư luận chỉ trích quá nhiều, bộ trưởng Y Tế Philippines đã giải thích là các hãng hàng không đã từ chối cung cấp cho ông tên các hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 0 đó.

Và cùng một lúc, chính quyền Philippines cũng đi tìm số 500 du khách Trung Quốc đến từ Vũ Hán đến mừng Tết Nguyên Đán trên các bãi biển nổi tiếng, đầy ắp người của đảo Boracay. Việc tìm kiếm rất miễn cưỡng vì phải mất 4 ngày để tìm ra !

Để đối phó với những lời chỉ trích, tổng thống Duterte đã lên tiếng kêu gọi "Hãy chấm dứt những lời lẽ bài Trung Quốc".

Duterte : Trung Quốc không có lỗi gì về việc virus xuất hiện

Vào trung tuần tháng 3, tổng thống Philippines đã ban hành lệnh phong tỏa trên một phần lớn lãnh thổ, cùng một lệnh giới nghiêm rất nghiêm ngặt ở thủ đô Manila. Trong mọi phát biểu, ông không quên cám ơn nồng nhiệt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự trợ giúp của Trung Quốc trong lúc mà nhiều nước chỉ trích sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về nạn dịch.

Gần đây tổng thống Philippines có cố bào chữa cho đồng minh : "Không phải lỗi của Trung Quốc nếu virus xuất hiện trên đất họ".

Tuy nhiên, giới quan sát đã ghi nhận là chiến lược thân thiện của Manila đã không mấy có kết quả. Bệnh dịch tại Philippines dự trù sẽ tiếp tục lan rộng, trái với những lời khẳng định là dịch bệnh đang lùi bước của chính quyền.

Bắc Kinh chẳng trợ giúp bao nhiêu cho Philippines để chống dịch

Duterte đã được Bắc Kinh thưởng công như thế nào ? Theo nhà báo của L’Express thì chẳng bao nhiêu : Chỉ có 400.000 khẩu trang giải phẫu, và 40.000 chiếc loại FFP2, theo số liệu của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.

Ngoài ra, lãnh đạo ngành y tế Philippines còn than phiền là chỉ 40% xét nghiệm mà Bắc Kinh gởi qua là cho kết quả chính xác. Sau đó Y Tế Philippines đã phải đổi ý kiến và xin lỗi về tuyên bố này.

Vấn đề là Philippines hiện thiếu phương tiện chống dịch một cách nghiêm trọng. Các số liệu chính thức, theo giới quan sát, không đúng với thực tế tại quần đảo hơn 100 triệu dân. Bác sĩ Karl Henson, nhà nhiễm trùng học tại một bệnh viện tư ở Manila, rất lo ngại trước nguy cơ "một kịch bản như tại Ý với ca tử vong tăng vọt trên một đất nước mà hệ thống y tế vô cùng tự do theo kiểu Mỹ".

Bác sĩ giải phẫu Kitchie Guanzon-Ridon tại một bệnh viện công lớn ở Manbila không giấu bực tức : "Tại sao các lãnh đạo của chúng tôi có thể khẳng định là dịch đã chậm lại khi mà chỉ có không đầy 1% dân chúng là được xét nghiệm ?"

Trong một chuyến thăm Philippines gần đây, các chuyên gia y tế Trung Quốc cũng kết luận là "có một nguy cơ đáng kể là Philippines không thể diệt trừ được nguồn gốc lây nhiễm".

Phóng viên L’Express kết luận dí dỏm : "Liệu chàng cao bồi Manila có dám nói ngược lại các chuyên gia Trung Quốc hay không ?"

Mai Vân

Published in Châu Á

Biển Đông : Bắc Kinh lên án Mỹ-Úc tập trận "gây bất ổn hòa bình khu vực" (RFI, 01/05/2020)

Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh về Biển Đông tiếp tục. Ngày 01/05/2020, đến lượt Bộ Quốc phòng Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ thúc đẩy "quân sự hóa" Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra hơn một tuần sau cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ - Úc tại một khu vực phía nam Biển Đông. 

bd1

Tầu chở trực thăng HMAS Parramatta của Hải Quân Úc tập trận với tầu đổ bộ Mỹ USS America, khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Barry và tầu USS Bunker Hill, tại Biển Đông, ngày 18/04/2020. © Reuters - Australia Department Of Defence

Trang mạng Financial Review dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) lên án cuộc tập trận nói trên, với nhận định : "Thực tế đã một lần nữa chứng minh Hoa Kỳ là kẻ tạo điều kiện lớn nhất cho việc quân sự hóa Biển Đông và là kẻ gây bất ổn hòa bình và ổn định khu vực".

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định : "Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân luôn trong tình trạng báo động cao, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của quốc gia, cũng như hòa bình và thịnh vượng của khu vực". 

Căng thẳng tại Biển Đông tăng thêm một nấc vào lúc tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiến hành khảo sát ở khu vực gần nơi mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas hoạt động, trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Hôm 21/04, Hải Quân Mỹ xác nhận tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông. Hôm 22/04, Bộ Quốc phòng Úc cho biết tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta của Hải quân Hoàng gia Úc tập trận cùng với ba chiến hạm Mỹ. Hãng tin Anh Reuters cũng xác nhận ba chiến hạm Mỹ đã đến gần khu vực tàu Trung Quốc khảo sát.

Bắc Kinh bị nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ tố cáo lợi dụng thế giới đang chao đảo vì đại dịch Covid-19, để lấn lướt ở Biển Đông. Ngày 18/04, Trung Quốc loan báo thành lập "hai quận" quản lý quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền, và quần đảo Trường Sa, mà một số nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Philippines và Malaysia đòi hỏi chủ quyển toàn bộ hay một phần. Cùng lúc đó, Bắc Kinh thông báo đặt tên cho 80 thực thể địa lý, trong đó có nhiều vị trí dưới đáy biển. Hành động của Trung Quốc bị nhiều luật gia lên án là vi phạm luật pháp quốc tế. 

Trước đó, ngày 17/04, Trung Quốc gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc đòi hỏi đích danh chính quyền Việt Nam "rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp" ở quần đảo Trường Sa. Công hàm nói trên được nhiều nhà quan sát cho là ngầm ẩn đe dọa sử dụng vũ lực. Một số nhà nghiên cứu khẳng định lần gần nhất Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút khỏi quần đảo Trường Sa là vào cuối tháng 2/1988, tức chỉ ít tuần trước khi Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa. 

Chính quyền Mỹ dường như đang gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông để ngăn ngừa nguy cơ Trung Quốc manh động. Ngày 30/04, theo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hai oanh tác cơ chiến lược B-1B Lancer đã có chuyến bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông. Lần diễn tập trước đó của oanh tạc cơ B-1B Lancer là cùng với Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, cách đây một tuần. 

Trọng Thành

*******************

Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng chính phủ Việt Nam giữa căng thẳng Biển Đông (VOA, 01/05/2020)

Nghiên cứu mi nht ca công ty an ninh mng hàng đu ca M cho biết nhóm tin tc được xem là do nhà nước Trung Quc hu thun có th đang đng sau mt chiến dịch nhm thu thp d liu t các quan chc chính ph Vit Nam, gia bi cnh tranh chp ch quyn trên Bin Đông đang làm gia tăng căng thng gia hai nước.

bd2

Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên tp trung tn công và khai thác d liu xung quanh vn đ xung đt ch quyn lãnh thổ trên Bin Đông

Theo nghiên cứu ca công ty chuyên cung cp thông tin v các mi đe do tình báo, Anomali, thì nhóm tin tặc có tên Pirate Panda đang c gng la các quan chc Vit Nam m các tài liu Microsoft Excel đc hi được đính kèm trong email có ni dung chi tiết v các ngày l.

Địa đim b tin tc nhm ti là các quan chc Đà Nng, khu vc gn qun đo Hoàng Sa, nơi được xem là "đim nóng" gây ra căng thng gn đây gia Vit Nam và Trung Quc vì các hot đng nhm khng đnh ch quyn ca Bc Kinh.

Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên thc hin các cuc tn công có ch đích (APT) được nhà nước Trung Quc hu thuẫn. Nhóm này ni tiếng v các cuc tn công mng nhm vào các chính ph và các t chc chính tr.

Pirate Panda cũng là nhóm tin tặc chuyên tp trung tn công và khai thác d liu xung quanh vn đ xung đt ch quyn lãnh th trên Bin Đông.

Trong những ngày gần đây, Vit Nam công khai phn đi các hot đng mi ca Trung Quc và không công nhn các yêu sách ca Bc Kinh đi vi các đo, đá Hoàng Sa, trong khi Trung Quc nói rng các yêu sách ca Vit Nam đi vi khu vc này là bt hp pháp.

Tin tặc Trung Quốc thường xuyên phát đng các chiến dch gián đip mng nhm vào các mc tiêu liên quan đến xung đt lãnh th ca mình. Năm 2018, tin tc Trung Quc đã tn công vào các công ty k thut và quc phòng ca M, nơi có quyn truy cp vào nhng thông tin nhạy cm liên quan đến vn đ tranh chp Bin Đông. Nhng thông tin này được xem là rt hu ích cho Bc Kinh.

Hiện c Vit Nam ln Trung Quc đu chưa phn ng gì đi vi thông tin v cuc tn công mng mi nht này.

Trong khi đó, một công ty an ninh mng khác của M, FireEye, tun ri công b mt báo cáo cho thy mt nhóm tin tc, được cho là do chính ph Vit Nam hu thun, đã thc hin chiến dch tn công vào các trang mng ca chính ph Trung Quc nhm tìm kiếm thông tin liên quan đến cách x lý ca Bc Kinh đối vi dch Covid-19.

*********************

Mỹ điều hai máy bay ném bom chiến lược tuần tra ở Biển Đông (RFA, 30/04/2020)

Hôm 29/4 Hoa Kỳ đã điều động hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer tuần tra trên Biển Đông.

bd3

Ảnh được chụp vào ngày 18 tháng 9 năm 2017 do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cung cấp cho thấy máy bay Lực lượng Không quân Hoa Kỳ B-1B Lancer thả bom vào khu vực bắn súng ở tỉnh Gangwon, phía đông Seoul, trong cuộc tập trận chung sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa mới nhất của Bắc Triều Tiên. AFP

Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ công bố thông tin vừa nói hôm 30/4/2020.

Tin cho biết, hai chiến đấu cơ ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota, Mỹ bay thẳng đến Biển Đông, sau khi tuần tra đã quay ngược về Mỹ. Toàn bộ hành trình xuyên Thái Bình Dương kéo dài trong 32 giờ.

Hoạt động này thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực. Đồng thời cho thấy mô hình xây dựng chiến lược không quân của Mỹ trở nên năng động hơn, phù hợp chiến lược quốc phòng quốc gia về sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom chiến lược.

Việc điều động chiến đấu cơ này này diễn ra cùng thời điểm Mỹ liên tiếp có hai chiến hạm thuộc Hạm đội 7, trong các hoạt động tuần hành tự do hàng hải ở biển Đông.

Cụ thể vào ngày ngày 29/4, Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG 52), thuộc lớp Ticonderoga, 4 đã di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG 52), vào hôm 28/4 cũng đã tiến vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Cả hai tàu này trước đó cũng đã hộ tống tàu đổ bộ USS America (LHA 6) tiến gần khu vực ngoài khơi Malaysia, nơi có tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 (HD 8) của Trung Quốc đang hoạt động.

Được biết trước đó, hôm 18/4 tàu USS Bunker Hill cũng tham dự cuộc tập trung trên Biển Đông cùng USS America và HMAS Parramatta của Australia trên Biển Đông.

Đây là đợt thứ 2, làm nhiệm vụ bay thẳng từ lục địa Mỹ đến Châu Á của máy bay ném bom B-1B Lancer. Trước đó, vào ngày 22/4, một chiếc tương tự cũng đã bay thẳng từ Mỹ đến tập trận cùng với lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản.

Việc triển khai máy bay ném bom bay thẳng từ lục địa Mỹ nhằm phù hợp với chiến lược "không thể đoán trước được" của chiến lược không quân Mỹ. Nhiệm vụ đầu tiên diễn ra vào tháng 4/2014, khi máy bay ném bom B-52H Stratofortresses và B-2 Spirits bay thẳng từ lục địa Mỹ đến căn cứ không quân liên hợp Hickam ở Trân Châu Cảng.

Published in Châu Á

Theo tác giả David Koh trên South China Morning Post ngày 28/04/2020, khi đụng đến vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều thấy rằng quá khứ của tình đồng chí không thể là cơ sở cho chính sách quốc gia. Hà Nội chẳng bao lâu nữa có thể nhận ra rằng đã bị Bắc Kinh chơi xỏ, trong khi đó Mỹ vẫn quan sát diễn tiến trong khu vực.

vntq1

Trên 300 người biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 05/06/2011 phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam, trong lúc đang hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Reuters/Kham

Có nhiều điều đã làm nên tình đồng chí giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo. Hai nước thường tuyên bố bên này là chỗ dựa của bên kia, và nhắc lại thời kỳ anh em thân thiết, cùng chung sức chiến đấu với đế quốc và thực dân. Tuy nhiên sự lãng mạn không thể là nền tảng bền vững cho chính sách quốc gia.

Khi nói đến vấn đề Biển Đông, yêu sách của Trung Quốc và Việt Nam không có điểm nào chung - cũng như mọi yêu sách về vùng biển tranh chấp. Và cũng không có thương thảo thực sự về chia sẻ chủ quyền, cùng sử dụng, khai thác hay cùng hợp tác về bất kỳ phương diện nào.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đứng ngoài cuộc trong việc nhanh chóng giúp giải quyết căng thẳng. Hoa Kỳ nhận thấy lợi ích của mình về tự do hàng hải trên Biển Đông bị ảnh hưởng bởi yêu sách của tất cả các bên, và bên cạnh đó mục tiêu của Mỹ còn là chận bước Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng tìm cách có được một vùng đất để đặt chân sát cạnh Biển Đông, từ khi Philippines có thái độ thất thường trong quan hệ quân sự với Washington. Trong số các kịch bản khác có thể kể thêm việc bảo vệ các đối tác quốc phòng như Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời trợ giúp Đài Loan.

Các nhà quan sát cho rằng sự thất vọng của Hà Nội về Bắc Kinh sẽ khiến Việt Nam xoay trục sang Hoa Kỳ - vốn mong muốn có chiến lược sâu hơn và thậm chí quan hệ quân sự gắn bó hơn với các quốc gia chủ chốt ở Đông Nam Á. Tuy nhiên Việt Nam hoàn toàn không thể chuyển nhanh sang quan hệ với Mỹ, vì như vậy Trung Quốc có thể có phản ứng mạnh bất ngờ. Thế nên Hà Nội tiếp tục nhấn mạnh nguy cơ nếu hoàn toàn thuận theo phía Mỹ, chẳng hạn việc Mỹ định hình dân chủ hóa cho chính quyền cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành quân cờ của Việt Nam nhằm đối phó với Trung Quốc.

Ý kiến trong nước về chiến lược của Việt Nam rất khác nhau. Có những tranh cãi trong xã hội về cách thức theo đuổi mục tiêu. Người thì cho rằng chính quyền ngây thơ, vẫn còn chìm đắm trong lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tình hữu nghị anh em, sẵn sàng chấp nhận tạm thời mất chủ quyền. Người khác thấy Hà Nội đã thận trọng đúng mức, muốn tránh chiến tranh, nhưng cũng không sợ chiến tranh nếu đó là cần thiết.

Còn bên trong chính phủ và đảng cộng sản, các quan điểm ít khác biệt hơn, tập trung vào sự cần thiết sử dụng nhiều cấp độ chiến thuật và chiến lược thay vì chỉ tỏ ra hiếu chiến. Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã tăng tiến rất nhiều trong việc siết chặt quan hệ với các quốc gia thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (mặt trận ngoại giao), mời gọi hợp tác đa phương về quốc phòng (mặt trận quân sự), củng cố tăng trưởng và nguồn lợi (vốn là nền tảng kinh tế của hai chiến thuật trên đây).

Theo tác giả, phương thức thận trọng và chậm chạp của Việt Nam đã bị các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khai thác, vì vấn đề quan trọng là chiếm giữ các đảo trên Biển Đông, biến thành một chuỗi căn cứ giúp Trung Quốc có được sức mạnh cấm đoán tàu bè các nước đi qua. Thế nên Bắc Kinh làm ngơ trước những phản kháng của Hà Nội, khiến cho sự chia rẽ trong nội bộ Việt Nam càng sâu sắc thêm. Tuy nhiên, sự kiên trì của Trung Quốc để một ngày nào đó sẽ giành chiến thắng toàn diện, đã khiến cho Việt Nam không thể kéo dài chính sách lửng lơ không muốn nghiêng hẳn sang phía khác. Có điều không ai biết được khi nào việc xoay trục này sẽ diễn ra.

Tình hữu nghị anh em nếu được thổi bùng trở lại, mỉa mai thay có thể giúp giải quyết vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2000, khi giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và ký kết hiệp ước phân định, hai bên đã có nhượng bộ lẫn nhau, và thỏa ước này được coi như điển hình cho việc thực hiện chính sách "đồng chí tốt, láng giềng tốt".

"Đồng chí tốt, láng giềng tốt" là phiên bản mờ nhạt của "môi hở răng lạnh", "tình anh em", những câu nói cửa miệng thường được sử dụng để mô tả mối quan hệ trong thời kỳ các nhà sáng lập cộng sản Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên hiệp ước năm 2000 đã đánh bạt khả năng xảy ra một cuộc xung đột trên đất liền, và hai bên có thể tiến tới.

Liệu Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa có thể viện đến tình hữu nghị anh em ? Tác giả David Koh cho rằng bối cảnh năm 2000 rất khác với năm 2020, có rất nhiều sự kiện đã diễn ra, đặc biệt có ba trở ngại lớn đang ngăn cản.

Trước hết, Trung Quốc không còn coi Việt Nam là quan trọng về mặt tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa, trong khi Việt Nam vẫn còn cần tình liên đới này, trong nỗ lực chống lại sự thôi thúc dân chủ hóa từ phía Hoa Kỳ. Từ cuối thập niên 80, Trung Quốc đã tuyên bố với Việt Nam là quan hệ song phương giữa đôi bên không phải là đặc biệt, không có gì khác với quan hệ giữa Trung Quốc và các láng giềng khác.

Khó thể tin rằng sự tham vấn giữa hai đảng cộng sản về kinh nghiệm chủ nghĩa xã hội và những bất bình giữa đôi bên có thể tác động đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Việt Nam. Đặc biệt là trong việc chặn bớt tốc độ bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, mà Việt Nam vô cùng căm ghét. Tuy rất nhiều người Việt Nam lên án các hành động của Trung Quốc trên biển, một tỉ lệ tương tự người Trung Quốc có thái độ ngược lại. Tình hữu nghị và ý thức hệ được đặt sau lợi ích quốc gia.

Trở ngại thứ hai là Việt Nam không mang lại cho Trung Quốc lợi ích kinh tế hoặc chính trị quan trọng nào, để có thể một lần nữa coi Việt Nam là anh em, hoặc nhường bước trước đòi hỏi của Việt Nam. Mối nghi ngờ lẫn nhau vẫn nung nấu, và quan hệ kinh tế không mạnh mẽ như tiềm năng thực sự.

Cũng như những gì đã diễn ra trong quá khứ, Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chận sườn phía nam chống lại sự xâm lấn của tư tưởng phương Tây. Mục tiêu rộng lớn hơn của Trung Quốc là đạt được các lợi ích cốt lõi, quan hệ tốt với Hoa Kỳ và Nga. Nói cách khác, Việt Nam chỉ mang lại lợi ích chiến lược nhỏ nhoi, trừ phi Hà Nội liên kết chặt chẽ, hoặc đang trên đường liên minh với Hoa Kỳ hoặc Nga.Đăng ký

Trở ngại thứ ba : có thể Bắc Kinh đã bao vây Hà Nội bằng cách siết rất chặt quan hệ với Lào, Thái Lan và Cam Bốt, tìm cách đẩy các nước này ra xa khỏi Việt Nam. Bên cạnh quan ngại này còn có những đồn đãi rằng Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự ở Cam Bốt, tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế với Thái Lan.

Lào vốn là căn cứ quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, cũng trở thân thiết hơn với Bắc Kinh (nước này cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc). Sự xâm nhập của Trung Quốc vào Lào đã trở nên rất bền chắc. Tác giả tự hỏi không biết lần tới, khi mặt trận phía bắc bị Trung Quốc đe dọa, Việt Nam còn có thể dựa vào Lào để đảm bảo an toàn hay không.

Nói cách khác, Trung Quốc đã khóa chặt lối ra bán đảo Đông Dương của Việt Nam. Lợi ích của Việt Nam trong khu vực bị giảm sút, đóng vai trò thứ yếu sau Trung Quốc, trừ phi Hà Nội nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự và quốc phòng.

Trong Sách Trắng quốc phòng năm 2019, Việt Nam tái khẳng định chủ trương không tham gia liên minh quân sự nào, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia. Đồng thời thêm vào một khái niệm thứ tư là không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nhưng với Sách Trắng quốc phòng mới, quan điểm đối nghịch có thể xuất hiện trong ngày một ngày hai để tái định hướng chính sách quốc gia, nếu Việt Nam cứ liên tục bị Trung Quốc o ép.

Theo David Koh

Nguyên tác : Is China and Vietnam’s ‘brotherly love’ adrift in the South China Sea?, South China Morning Post, 28/04/2020

Thụy My tóm lược

Nguồn : RFI, 29/04/2020

Tác giả David Koh nghiên cứu về Việt Nam và các vấn đề khu vực từ ba thập niên qua, hiện làm việc tại Viện hợp tác hòa bình Cam Bốt.

Published in Diễn đàn

Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng quân đội của họ để phát đi tín hiệu rằng trong đại dịch Covid-19, sẽ không bên nào lơ là cảnh giác ở Đài Loan và Biển Đông.

warfare1

Hải quân Hoa Kỳ phối hợp vận chuyển các thủy thủ được giao cho tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) đã thử nghiệm âm tính với COVID-19 tại đảo Guam. Ngày 4 tháng 4 năm 2020. (Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ bởi Chuyên gia Truyền thông Đại chúng Matthew R. White).

Ngay sau khi Phó tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức thăm Mỹ vào đầu tháng 2/2020, máy bay quân sự Trung Quốc đã bay qua đường phân giới ở eo biển Đài Loan xâm nhập không phận Đài Loan trong hai ngày liên tiếp. Những cuộc xâm nhập này có sự tham gia của máy bay ném bom H-6, máy bay chiến đấu J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500 của Trung Quốc. Đài Loan đã phản ứng bằng cách triển khai máy bay chiến đấu F-16 bám sát và đuổi máy bay của Trung Quốc ra khỏi không phận Đài Loan. Ngày 19/3, cả hai tàu khu trục USS Barry (DDG 52) và USS Shiloh (CG 67) cùng phóng tên lửa SM-2 trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Philippines. Một số nhà phân tích quân sự của Trung Quốc cho rằng cuộc tập trận này là một lời cảnh báo bất thường đối với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Sau đó, ngày 25/3, tàu khu trục USS McCampbell (DDG 25) đã đi qua eo biển Đài Loan – đây là lần thứ ba một tàu chiến Mỹ đi qua eo biển này trong năm 2020. Phản ứng trước vụ việc này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc gọi hành động của Mỹ là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế về quyền tự do hàng hải".

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, sau khi tàu USS McCampbell đi qua eo biển Đài Loan, hòn đảo này đã tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn nhằm ngăn chặn một cuộc xâm nhập trên không toàn lực của Trung Quốc. Ngày 24/3, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói thêm rằng các lực lượng vũ trang của Đài Loan đang cảnh giác hơn bao giờ hết. Mặc dù từng hành động quân sự đơn lẻ của Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan là không đáng chú ý, nhưng khi cùng diễn ra, chúng phát đi tín hiệu mà một nhà phân tích gọi là "trạng thái chứng tỏ dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến tinh thần sẵn sàng chiến đấu".

Ngoài Đài Loan, các nhà phân tích an ninh cho rằng Trung Quốc có thể đang nắm bắt lợi thế từ Covid-19 ở Biển Đông. Có tin Trung Quốc đã đạt được những bước phát triển ở cả các cơ sở nghiên cứu mới lẫn hoạt động khai thác tài nguyên tại Biển Đông kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. Ngày 20/3, truyền thông Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã khánh thành 2 trạm nghiên cứu mới trên các cấu trúc địa hình mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ điều hành 2 cơ sở này trên đá Chữ Thập và đá Subi để thực hiện các hoạt động nghiên cứu thực địa về "sinh thái vùng biển sâu, địa chất, môi trường, khoa học vật liệu và năng lượng biển".

Tờ International Business Times nhấn mạnh rằng những hoạt động được cho là vì mục đích khoa học dân sự của Trung Quốc diễn ra khi phần còn lại của thế giới đang bị phân tâm bởi Covid-19. Sau đó, ngày 26/3, Bộ Tài nguyên Trung Quốc tuyên bố rằng lượng khí đốt tự nhiên mà họ khai thác và sản xuất được trong một ngày ở Biển Đông đã đạt mức cao kỷ lục. Quá trình sản xuất diễn ra từ ngày 17/2 đến ngày 18/3, khi Covid-19 bắt đầu lan nhanh trên toàn thế giới.

Xung quanh Biển Đông, hai nước Đông Nam Á đối địch cùng tuyên bố chủ quyền là Malaysia và Philippines đang dồn sức vào việc thực thi các biện pháp cách ly bắt buộc. Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải tự cách ly để phòng dịch, và gần đây, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines cũng mới bình phục sau khi bị xét nghiệm dương tính với Covid-19. Việt Nam và Indonesia cũng đang thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế virus này lây lan.

Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông dường như không quá nhộn nhịp. Một số bài viết suy đoán rằng một nền kinh tế đang giảm tốc và quân đội bị ảnh hưởng bởi Covid-19 có thể buộc Trung Quốc phải giảm bớt những tham vọng trên biển của họ ở Biển Đông.

Bất chấp những khó khăn này, Bắc Kinh vẫn đang tìm cách phô trương hình ảnh về sức mạnh của quân đội. Truyền thông Trung Quốc đưa tin các tàu nổi, tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Hải quân PLA đã thực hiện các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông hồi cuối tháng 3. Ngày 24/3, tờ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố rằng tàu sân bay CNS Liêu Ninh (CV 16) của Trung Quốc đang tiến hành tập trận với máy bay chiến đấu giữa dịch Covid-19. Tờ báo này cho biết thêm rằng hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu sẽ không dừng lại ngay giữa đợt dịch Covid-19.

Tuy nhiên, có lý do để nghi ngờ cách Bắc Kinh tuyên truyền về tinh thần sẵn sàng của họ. Bài viết của Thời báo Hoàn Cầu đăng kèm một bức ảnh từ tháng 4/2018 và nói rằng các cuộc tập trận này diễn ra hồi đầu mùa Xuân ở eo biển Bột Hải, mà một vài tờ báo đã hiểu nhầm và đưa tin sai rằng nó được tiến hành ở Biển Đông. Tàu sân bay neo đậu ở cảng Thanh Đảo, phía Đông Bắc Trung Quốc, thuộc biển Bột Hải, cách Biển Đông gần 1.500 hải lý. Bài viết hôm 24/3 của Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa tin không có ca mắc Covid-19 nào trên tàu sân bay mới CNS Sơn Đông (CV 17) đóng ở Biển Đông trong ngày 17/2. PLA khẳng định không một ai trong lực lượng quân đội quy mô 2 triệu người của họ mắc Covid-19, một điều thật khó tin giống như số lượng người dân thường mắc Covid-19 được công bố thấp hơn thực tế. Do đó, vẫn chưa thể đánh giá tác động thực sự của Covid-19 đối với hai tàu sân bay của Trung Quốc và Hải quân PLA.

Trái lại, Covid-19 đã có tác động đáng kể và công khai đến ít nhất một trong các tàu sân bay của Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ngày 31/3, tờ San Francisco Chronicle đã đăng bức thư của thuyền trưởng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) Brett Crozier gửi cho giới lãnh đạo quân đội đề nghị tăng thêm hỗ trợ để kiểm soát sự bùng phát của Covid-19 trong đoàn thủy thủ hơn 4.800 người của tàu này. Ông Crozier đã so sánh tình hình trên tàu của mình với tình trạng bùng phát Covid-19 trên du thuyền Diamond Princess và viết : "Chúng ta không tham chiến, các thủy thủ không cần phải hy sinh. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ không thể bảo vệ tài sản đáng tin cậy nhất của mình đó là các thủy thủ". Trước khi dịch bệnh bùng phát, nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt đang thực hiện các hoạt động chung ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngày 1/4, Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly phát biểu : "Thực tế rằng việc thuyền trưởng Crozier gửi bức thư đó cho cấp trên để bày tỏ những quan ngại của ông chắc chắn sẽ không dẫn đến bất kỳ kiểu trả đũa nào". Tuy nhiên, ngày 2/4, Quyền Bộ trưởng Modly đã sa thải Crozier vì thái độ hoảng loạn khi phải chịu sức ép và chặn trước không để Tổng thống Trump "can thiệp với lý do Hải quân không quyết đoán". Sau đó, trong một bài phát biểu trước các thủy thủ của tàu sân bay này vào ngày 6/4, mà cũng nhanh chóng xuất hiện trên truyền thông, Quyền Bộ trưởng phát biểu rằng thuyền trưởng Crozier quá ngây thơ hoặc quá ngu ngốc đến mức không thể giữ vị trí chỉ huy nếu ông ấy tin rằng bức thư của mình sẽ không bị rò rỉ. Hiện vẫn chưa rõ ai tiết lộ bức thư của Thuyền trưởng Crozier, Tổng thống Donald Trump nói ông ủng hộ quyết định sa thải thuyền trưởng Crozier, tuyên bố rằng : "Tôi đoán thuyền trưởng đã cho tàu dừng ở Việt Nam và các thủy thủ đã xuống tàu ở Việt Nam. Có lẽ ông ấy không nên làm vậy khi đang có dịch bệnh hoặc điều gì trông có vẻ như vậy". Sau đó, ngày 7/4, Modly đã từ chức vì những phát biểu của ông với đoàn thủy thủ tàu Theodore Roosevelt và cách xử lý kém cỏi khi ứng phó với dịch Covid-19.

Ngày 5/3, tàu Theodore Roosevelt đã thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam trong 5 ngày. Đây là một chuyến thăm cảng có ý nghĩa quan trọng về ngoại giao, trong khuôn khổ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Nó cũng phục vụ cho một mục đích chiến lược, nhấn mạnh sự hiện diện liên tục của Hải quân Mỹ ở Biển Đông vào thời điểm quan hệ của họ với quân đội Philippines có xung đột. Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Michael Gilday nói rằng ở Việt Nam chỉ có 16 ca dương tính Covid-19 khi tàu Theodore Roosevelt cập cảng, và Tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Đô đốc Philip Davidson đã đưa ra một quyết định dù biết rõ là có rủi ro là cho phép chuyến thăm cảng này. Vào thời điểm đó, tất cả các ca mắc Covid-19 của Việt Nam đều ở Hà Nội, không có ca nào được báo cáo ở Đà Nẵng. Ngày 9/3, khi tàu Theodore Roosevelt hoàn thành chuyến thăm cảng Việt Nam, thì Tổng thống Trump vẫn đổ lỗi cho truyền thông tin giả và đảng Dân chủ về việc tìm cách kích động tình hình Covid-19.

15 ngày sau khi rời khỏi Đà Nẵng, 3 thủy thủ trên tàu Theodore Roosevelt đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong các hoạt động thường xuyên, các thủy thủ được điều đến điều đi tàu sân bay, do vậy không rõ virus đã lan lên tàu từ Việt Nam, trong quá trình tiếp tế hay quá trình vận chuyển quân bằng máy bay - một khả năng mà cựu quyền Bộ trưởng Modly đã nêu ra.

Tính đến ngày 7/4, đã có 230 thủy thủ tàu Theodore Roosevelt có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trong số đó chưa có thủy thủ nào cần nhập viện. Thuyền trưởng Crozier cũng có kết quả dương tính, nhưng không phải từ trước khi hàng nghìn thủy thủ tàu Theodore Roosevelt reo hò tên ông khi ông rời tàu lần cuối cùng. Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) neo đậu ở cảng Yokosuka, Nhật Bản, cũng đã có ít nhất 2 thủy thủ dương tính với SARS-CoV-2.

Việc cách chức Thuyền trưởng Crozier đã làm dấy lên một vài quan ngại đối với các hoạt động của Hải quân Mỹ. Một trong số đó là việc các sĩ quan chỉ huy sẽ dè dặt hơn khi nêu ra các vấn đề mang tính hệ thống trong tương lai do văn hóa "bắn người đưa tin" - điều đã góp phần vào những thiếu sót về đào tạo và chuẩn bị, vốn là nguyên nhân gây ra vụ va chạm đặc biệt nghiêm trọng giữa tàu USS Fitzgerald (DDG 62) và USS John S. McCain (DDG 56) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2017. Phó đô đốc Mỹ đã nghỉ hưu William Douglas Crowder, từng là Tư lệnh Hạm đội số 7 kiêm Phó Tham mưu trưởng hải quân, cho biết ông lo ngại về tín hiệu mà tàu sân bay gặp nạn đã gửi tới Trung Quốc, Triều Tiên và Nga. Chia sẻ với tờ New York Times, ông nói : "Họ đã tính toán sai về khả năng phản ứng của chúng ta". Quan ngại này dường như hoàn toàn có cơ sở, khi vào ngày 3/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng "sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm suy giảm đáng kể khả năng triển khai tàu chiến của Hải quân Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã bày tỏ phản đối việc cách chức Thuyền trưởng Crozier thông qua tờ Thời báo Hoàn cầu. Trong bài viết ngày 3/4, Tổng biên tập tờ báo này Hồ Tích Tiến đã viết : "Theo quan điểm của chúng tôi, Crozier còn sáng suốt hơn các quan chức Lầu Năm Góc". Đảng cộng sản Trung Quốc rõ ràng muốn Hải quân Mỹ tuân thủ khuyến cáo "ở nhà chống dịch". Ông Hồ Tích Tiến cũng so sánh Thuyền trưởng Crozier với "liệt sĩ" bác sĩ Lý Văn Lượng - người đã cảnh báo về sự lan truyền của virus corona chủng mới ở Vũ Hán trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, sau đó đã qua đời vì Covid-19 ; Đảng cộng sản Trung Quốc đã trao tặng danh hiệu liệt sĩ cao quý nhất cho bác sĩ Lý Văn Lượng. Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã và đang tiến hành chiến dịch tuyên truyền phối hợp nhằm định hình lại câu chuyện về Covid-19 và nguồn gốc Vũ Hán của đại dịch này, cùng với đó là hành vi cố tình bỏ sót số lượng lớn các ca bệnh và tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc khi khai báo số liệu.

Trong thời kỳ thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và ở nhà chống dịch, các đội tàu hải quân trên toàn thế giới đang bị giới hạn trong không gian hẹp và phải xa nhà. Các nhà hoạch định chính sách và chỉ huy quân sự trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ phải quyết định xem liệu những lợi ích chiến lược của các hoạt động hải quân có xứng đáng với nguy cơ Covid-19 lây lan nhanh chóng giữa các thuyền viên hay không. Như người ta thường nói, "con tàu neo đậu ở cảng thì an toàn, nhưng đó không phải là nhiệm vụ của một con tàu".

Thông tin về các vụ va chạm trên biển khác

Ngày 30/3, một tàu khu trục của Nhật Bản đã va chạm với một tàu cá Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Vụ va chạm đã để lại một lỗ hổng dài hơn 90 cm, rộng 15 cm ở mạn trái tàu JS Shimakaze (DDG 172). Tàu này vẫn tiếp tục hoạt động và không có thương tích xảy ra trên tàu. Một trong số 13 thuyền viên trên tàu cá Trung Quốc cho biết đã bị đau lưng nhẹ sau vụ việc. Vụ va chạm xảy ra trong khu vực giữa Thượng Hải và đảo Yakushima của Nhật Bản - nằm rất xa về phía Bắc so với các đảo bị tranh chấp (mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông.

Ngày 2/4, có tin một tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc đã đâm và đánh chìm một tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã bắt giữ và sau đó đã trả tự do cho 8 ngư dân Việt Nam trên con tàu bị chìm. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong vụ việc, Cảnh sát biển Trung Quốc bị cáo buộc đã bắt giữ và kéo ít nhất 2 tàu cá khác của Việt Nam tới đảo Phú Lâm hiện do Trung Quốc kiểm soát. Chính phủ Việt Nam đã chính thức trao công hàm phản đối với Chính phủ Trung Quốc sau vụ việc, nhưng Cảnh sát biển Trung Quốc trả lời rằng các tàu của Việt Nam đã đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của Trung Quốc.

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm, một tàu Trung Quốc đánh chìm một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước vụ việc, kêu gọi Trung Quốc ủng hộ "các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch toàn cầu, và ngừng lợi dụng sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng các tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình ở Biển Đông". Tờ New York Times cho biết lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đang tăng cường bảo vệ các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Tin tức về Hải quân Mỹ

Bốn năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, tàu USS Zumwalt (DDG 1000) đang được tiếp nhận hệ thống tác chiến nhằm đưa tàu này tiến một bước gần hơn tới mục tiêu trở thành tàu khu trục tàng hình có đủ khả năng hoạt động đầu tiên của Hải quân Mỹ. Các khoản chi vượt mức và việc cải biến tàu đã gây khó khăn cho chương trình DDG-1000 của Hải quân Mỹ trong vài năm trở lại đây. Vốn dự kiến được trang bị súng điện từ tối tân để tăng cường hỏa lực của hải quân, Zumwalt giờ đây được thiết kế là tàu chống hạm, với hệ thống tác chiến được tích hợp tên lửa Tomahawk tấn công trên biển và SM-6. Việc mua sắm và triển khai tên lửa chống hạm là ưu tiên hàng đầu của ban lãnh đạo Hải quân Mỹ nhằm đối phó và ngăn chặn hạm đội tàu chiến của Hải quân PLA Trung Quốc đang ngày càng phát triển.

Phân tích

Trong bài viết trên trang mạng War on the Rocks, Giáo sư James Kraska thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng về mặt pháp lý, Chính phủ Trung Quốc có thể phải bồi thường hàng nghìn tỷ USD thiệt hại trong dịch Covid-19. Kraska viện dẫn việc truyền thông nhà nước Trung Quốc che giấu thông tin về virus SARS-CoV-2, việc chính quyền Vũ Hán bác bỏ khả năng virus lây từ người sang người và việc Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu và khả năng tiếp cận Tổ chức Y tế thế giới là những bằng chứng tạo thành "sự vi phạm nghĩa vụ pháp lý của Trung Quốc đối với các nước khác theo luật pháp quốc tế, và vì lẽ đó các nước chịu thiệt hại - hiện vào khoảng 150 quốc gia - có thể tìm kiếm biện pháp pháp lý". Các biện pháp đối phó của các quốc gia khác có thể bao gồm việc phổ biến thông tin bên trong Trung Quốc về các chủ đề như ý kiến của truyền thông Đài Loan hoặc các tin tức về sự hiếu chiến của Trung Quốc đối với các quốc gia khu vực ở biển Hoa Đông và Biển Đông - những hành động thường cấu thành sự vi phạm chủ quyền quốc gia theo luật pháp quốc tế.

Đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu Mark Cancian và Brandon Schwartz biện luận trên tạp chí Proceedings rằng Mỹ cần cấp giấy phép chặn bắt cho các tàu tư nhân nhằm tạo ra "lợi thế lớn trong thời chiến và tăng cường sự răn đe trong thời bình" chống lại Trung Quốc. Họ chỉ ra rằng các giấy phép chặn bắt này là hợp pháp theo Điều I, Mục 8 của Hiến pháp Mỹ cũng như theo luật pháp quốc tế thông thường. Do giới hạn về ngân sách quốc phòng của Mỹ và đội tàu buôn rất lớn của Trung Quốc, giấy phép chặn bắt có thể cho phép Hải quân Mỹ tập trung vào Hải quân PLA trong khi các tàu tư nhân tập trung vào đội tàu gồm hơn 4.600 tàu buôn và tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc. Các tác giả đề xuất rằng các tàu tư nhân sẽ phục vụ trong phạm vi tương tự như các tàu tư nhân Mỹ nhằm vào quân Anh trong chiến tranh năm 1812 và 20.000 nhà thầu quân sự tư nhân được trang bị vũ khí từng hoạt động trong giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Iraq.

Sean Quirk

Nguyên tác : Water Wars : Coronavirus Spreads Risk of Conflict Around the South China Sea, Lawfare, 07/04/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 30/04/2020

Sean Quirk, cử nhân Khoa học Chính trị tại Đại học Columbia, từng là sĩ quan tác chiến mặt biển trong Hải quân Hoa Kỳ. Bài viết được đăng trên Lawfare

Published in Diễn đàn

Những vấn đề ẩn chứa sau phát biểu của tướng Vịnh

Nhất Nguyên, RFA, 28/04/2020

Biển Đông vẫn tiếp tục "nổi sóng". Theo dõi các hành động nối tiếp nhau từ 2007 đến nay cho thấy, Trung Quốc không dễ buông xuôi ý đồ độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, thủ đoạn hành động của Trung Quốc lại thiên biến vạn hoá, và Trung Quốc cũng tỏ ra hết sức kiên nhẫn để đạt được mục đích.

bd1

Tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-La, Singapore hôm 5/6/2016 - Reuters

Chính vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng với các hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến Việt Nam đang nhích lại gần phía Hoa Kỳ. So với 10 năm trước, thái độ cũng như mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ đã khác trước rất nhiều.

Việt Nam nhích lại gần phía Hoa Kỳ, tức là đồng thời bước xa hơn khỏi vòng kềm tỏa của Bắc Kinh. Có phải điều này đang thực sự xảy ra ?

Một trong những dấu hiệu quan trọng thể hiện thái độ của Việt Nam là thông qua các phát biểu của các lãnh đạo cao cấp. Tuy nhiên, năm 2014 là năm các lãnh đạo Việt Nam thể hiện những thông điệp rất kiên quyết, nhưng từ sự kiện căng thẳng ở khu vực Bãi Tư Chính hồi năm 2019 tới nay, các lãnh đạo Việt Nam rất ít thể hiện thái độ công khai trên truyền thông về vấn đề Biển Đông.

Mới đây, trong lần trả lời chương trình truyền hình quân đội, khi phóng viên hỏi về dịch COVID - 19 cũng như tình hình căng thẳng trên Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã có phát biểu : "Những thách thức ở an ninh khu vực thì nói dù có dịch hay không, thì nó đều tồn tại, nó là thách thức, nhưng nó chưa phải là nguy cơ.

Điều đáng lên án là những quốc gia nhân cái dịp này đẩy mạnh những hoạt động phi pháp và tham vọng của họ và cái đó tôi cho là không có lợi cho quốc gia đó. Quốc gia nào làm điều đó không có lợi".

Mặc dù tướng Vịnh chỉ là Thứ trưởng, nhưng ông ta đang là Thành viên Thường trực của Quân Ủy Trung Ương - Cơ quan nắm giữ sức mạnh quốc phòng của Việt Nam. Tướng Vịnh là người hiếm hoi trong giới quân đội đóng vai trò như người phát ngôn những vấn đề quan trọng của Bộ Quốc Phòng và thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng. Trong lần ra Sách Trắng Quốc Phòng mới đây hồi cuối năm 2019, tướng Vịnh cũng đóng vai trò là người chủ trì giới thiệu về Sách Trắng như một thông điệp của giới chính sách Việt Nam đối với thế giới. Chính vì vậy, phát biểu của Tướng Vịnh vào thời điểm này cũng là một thông điệp để xem xét và phân tích cho thấy phần nào thái độ của lãnh đạo Việt Nam trước vấn đề này.

Qua phát biểu này của tướng Vịnh, nổi lên ba vấn đề :

1. Thứ nhất, mặc dù câu hỏi của phóng viên trực tiếp về vấn đề Biển Đông, nhưng tướng Vịnh không đề cập trực tiếp đến Biển Đông, thay vào đó, tướng Vịnh chỉ đề cập về "an ninh khu vực". Thêm nữa, tướng Vịnh có nói về quốc gia nào đó nhân dịp dịch đẩy mạnh những hoạt động phi pháp, điều này hàm ý ám chỉ Trung Quốc. Tuy nhiên, tướng Vịnh không chỉ đích danh Trung Quốc. Điều này cho thấy sự e dè của các lãnh đạo Việt Nam khi chỉ trích Trung Quốc.

2. Thứ hai, tướng Vịnh cho rằng vấn đề an ninh khu vực mới chỉ là thách thức, chưa phải là nguy cơ. Thực sự thì điểm nóng nhất của an ninh khu vực hiện nay chính là Biển Đông. Và vấn đề gây căng thẳng nhất trong quan hệ Việt - Trung cũng là vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông, cùng với việc gia tăng các hành động hung hăng, hiếu chiến ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ASEAN khác, trong đó có Việt Nam đã dấn đến việc các quốc gia khu vực này liên tiếp phải tăng cường sức mạnh quân sự, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực. Từ đó, đưa đến nguy cơ khu vực này như một thùng thuốc súng. Đặc biệt đối với Việt Nam là quốc gia luôn nằm trong sự đe doạ của Trung Quốc. Chính vì vậy, việc tướng Vịnh đề cập an ninh khu vực mới chỉ là thách thức mà chưa phải là nguy cơ, cho thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo Việt Nam đối với vấn đề này. Từ đó dẫn tới các kế hoạch phản ứng của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông sẽ không tương xứng. Điều đó cũng giải thích vì sao giới chuyên gia Việt Nam cho rằng Việt Nam chưa thực sự có một chiến lược đối phó với Trung Quốc về Biển Đông một cách hiệu quả và lâu dài.

3. Điều thứ ba cũng phải đề cập, nhưng nằm ngoài tuyên bố của tướng Vịnh, cho dù cũng có sự liên quan. Tướng Vịnh cũng có những phát ngôn khá mạnh mẽ về Trung Quốc và Biển Đông từ những năm 2011, thế nhưng, một số người Việt Nam vẫn biết rằng, vào thời gian quan hệ Việt - Trung căng thẳng năm 2011 với sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 thì con gái của tướng Vịnh đang theo học tại Trung Quốc, được Trung Quốc chăm sóc rất chu đáo, với tiêu chuẩn như của một thứ trưởng. Ngoài ra, Hãng Hàng không Vietjetair mà chị ruột của tướng Vịnh là Chủ tịch Hội đồng quản trị, là công ty đang nhận sự giúp đỡ tài chính từ Trung Quốc. Chưa kể việc mới đây nhất, một số người thạo tin ở Hà Nội cho biết đã có một đoàn bác sĩ Trung Quốc sang giúp đỡ điều trị căn bệnh về huyết áp cho Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, vốn mới trải qua một tai biến nhẹ cách đây không lâu. Chuyện này có lẽ cũng đã xảy ra nhiều lần với nhiều lãnh đạo cao cấp Việt Nam khi có các bệnh về tim mạch thường được các bác sĩ Trung Quốc chữa trị với thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn loại đặc biệt.

bd2

Tàu hải cảnh của Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD981 hôm 15/7/2014 AFP

Ngay cả cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được coi là người có phát ngôn mạnh mẽ nhất về Trung Quốc "chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Nhưng ông cũng là người kiên quyết thực hiện dự án khai thác Bô xít ở khu vực Tây nguyên để cung cấp cho phía Trung Quốc.

Người ta còn nhớ năm 2011, sau sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 02, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm đó có sang Trung Quốc để chứng kiến quan chức hai bên ký kết Thỏa thuận chung về nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, một số người cho biết, văn bản này là do bên Trung Quốc đã soạn sẵn. Một số chuyên gia luật quốc tế của Bộ Ngoại giao đi theo để kiểm tra văn bản thì bị phía Trung Quốc mời ra với lý do đây là chuyện nội bộ giữa hai đảng. Và kết quả là văn bản tiếng Trung thì nhắc tới chủ trương "Gác tranh chấp cùng khai thác" giữa hai nước tại khu vực biển tranh chấp. Trong khi bản tiếng Việt thì đã được cố gắng đổi thành "Hợp tác cùng phát triển".

Những quan hệ lợi ích cá nhân chằng chịt như vậy, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề chính trị giữa hai quốc gia, đặc biệt với Trung Quốc là một dân tộc rất giỏi trong việc can thiệp chính trị và có truyền thống can thiệp và chi phối chính trị từ xa xưa như trường hợp Lã Bất Vi.

Vì vậy, việc nhìn nhận chính sách của Việt Nam đang rời xa Trung Quốc và xích lại gần Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục theo dõi để có những kết luận chính xác.

Nhất Nguyên

Nguồn : RFA, 28/04/2020

*********************

Tướng Vịnh : Cần lên án những nước lấn tới trên biển giữa lúc dịch bệnh

VOA, 28/04/2020

Thượng tướng Nguyn Chí Vnh, Th trưởng B Quc phòng Vit Nam, mi đây phê phán mt s nước li dng tình hình dch Covid-19 đ thúc đy tham vọng ca h trong khu vc. Ông cũng bình lun rng đây là lúc Vit Nam biết "ai là bn thân thiết, ai ch là đi tác".

bd3

Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Sách trắng quốc phòng Việt Nam công bố trong mt cuc hp báo hi tháng 11/2019 - Reuters

Trả li câu hi ca kênh Truyn hình Quc phòng v các thách thc an ninh và tình hình Bin Đông trong bi cnh thế gii đi phó với dịch Covid-19, Th trưởng Nguyn Chí Vnh nói :

"Những thách thc v an ninh trong khu vc dù có dch hay không nó vn tn ti. Đó là thách thc, chưa phi là nguy cơ. Điu đáng lên án là nhng quc gia nhân dp này đy mnh nhng hot đng phi pháp và tham vng ca h. Và cái đó tôi cho là không có li cho quốc gia đó. Nhng quc gia nào làm điu đó không có li".

Nhà lãnh đạo cp cao ca B Quc phòng khng đnh rng dch bnh không h làm quân đi Vit Nam "quên" vic đi phó vi các thách thc an ninh, trong đó, vic bo v ch quyn là "không th quên, không thể lơi là".

Ông Vịnh nói thêm rng các tàu hi quân và cnh sát bin ca Vit Nam "không ngh ngày nào c". B đi Trường Sa tuy phi cn trng đ không b lây nhim dch bnh nhưng chưa có mt quân nhân nào "cn phi dng nhim v c", v tướng cho biết.

Phát biểu ca Thượng tướng Nguyn Chí Vnh được đài truyn hình ca B Quc phòng Vit Nam phát sóng ti hôm 22/4. Tuy nhiên, v th trưởng quc phòng không nêu đích danh nhng quc gia nào đang hot đng phi pháp và đy mnh tham vng khu vc.

Từ na cui tháng 3 đến nay, các hãng tin quc tế nhiu ln đưa tin rng Trung Quc li dng dch Covid-19 đ đy mnh yêu sách ch quyn Bin Đông, bao gm vic xây 2 trm nghiên cu, đâm chìm tàu cá Vit Nam, lp các đơn v hành chính, gi công hàm lên Liên Hiệp Quc v xác đnh ch quyn, và có nhng thông đip cng rn nhm vào Vit Nam.

Bản danh sách dài nhng đng thái và phát ngôn đó ca Trung Quc đã dn đến mt s phn ng mnh qua phát ngôn ca đi din B Ngoi giao Vit Nam.

Trong tháng 4, cả B Ngoi giao ln B Quc phòng M đu ra tuyên b phê phán Trung Quc và kêu gi h "dng hành vi bt nt Bin Đông".

bd4

Hoa Kỳ hỗ tr Vit Nam v qun lý ngh cá và kh năng thc thi pháp lut bin. Photo Facebook US Embassy Hanoi

Nói trên kênh Truyền hình Quc phòng, Thượng tướng, Th trưởng Nguyn Chí Vnh rút ra kết lun rng dch bnh hiện nay là thời đim đ c quân đi ln đt nước Vit Nam "thay đi cơ bn v nhn thc" đi vi thách thc an ninh phi truyn thng và quan h vi các nước khác. Ông nói :

"Trong thách thức an ninh phi truyền thng, trong quan h đi ngoi, quan h quc tế, nhng lúc như thế này chúng ta s biết ai là bn, ai là bn thân thiết, ai là người mà ch là đi tác. Nhng lúc như thế này mi thy rng khi đt nước mình gp khó khăn, thì nhng ai s đến vi chúng ta. Cái này quan trng lm".

Trên mạng xã hi, nhiu người Vit t ý không hài lòng vi các phát biu ca Tướng Vnh vì ông không nêu tên c th ca các quc gia liên quan. Nhưng tiến sĩ Trn Công Trc, nguyên Trưởng ban Biên gii Chính ph, nói với VOA rng v th trưởng quc phòng không cn phi đi vào các chi tiết :

"Với phát biu đó, mi người có th nhn ra ngay ai là bn, ai là thù. Nhưng rõ ràng đây là vn đ khá phc tp, bi vì không ch là mi đi tượng chúng ta mun nhm vào là Trung Quốc. Cho nên vi mt nhà quân s tm chiến lược đó tôi cho rng phát biu như vy là va phi, không nht thiết phi nói rõ. Người ta nêu ra như vy đ nhc nh mi người cn phi cnh giác".

Trước s bành trướng ca Trung Quc Bin Đông, tiến sĩ Trần Công Trục, mt chuyên gia hàng đu Vit Nam v biên gii, lãnh th, nói vi VOA rng Vit Nam và mt s nước trong khu vc cn đoàn kết, đu tranh bng pháp lut, đng thi phi tăng cường "sc mnh, hot đng và hin din trên thc đa".

Một s cường quc cũng cn hin din trong khu vc, không đ cho Trung Quc có nhng hot đng gây căng thng hoc thm chí là khiêu khích gây chiến tranh, tiến sĩ Trn Công Trc nói.

Nguồn : VOA, 28/04/2020

*****************

Tinh… tướng lại xảo ngôn !

Đồng Phụng Việt, RFA, 28/04/2020

bd5

Hình minh hoạ. Thứ trưởng Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 28/1/2016 - Reuters

Ông Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, vừa xuất đầu lộ diện để đấu hót về chủ quyền quốc gia ở Biển Đông. Tuy nhiên lần này, qua kênh "Truyền hình Quốc phòng", giọng điệu của ông đã khác trước khi ông bảo : Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta (1)...

Tuy ông Vịnh chỉ nói chung chung như thế nhưng vẫn có một số người… phấn khích, thậm chí… cảm kích và hy vọng ! Tâm trạng ấy phát xuất từ chỗ, dường như nhận thức của ông Vịnh – nhân vật trước nay thường thay mặt đảng ta, nhà nước ta, quốc hội ta, chính phủ ta công bố định hướng về… đối ngoại trong… quốc phòng – đã… đổi ! Dường như "ta" sẽ không xem "sự tương đồng về ý thức hệ" với Trung Quốc là "di sản quý báu" nữa và có thể "ta" sẽ bớt tha thiết "tạo ra mối quan hệ đặc biệt" với Trung Quốc ?

Ông Vịnh từng là người nhân danh "nghiên cứu chiến lược" quảng bá "chính sách ba không" (Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác), đề cao chính sách này không phải vì… hiếu hòa mà chỉ vì khát khao "có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (2) !

Trên thực tế, từ đầu thập niên 1990 đến nay, "ta" chưa bao giờ bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để bày tỏ khát khao ấy với Trung Quốc !

Cách nay ba tháng, bất chấp sự kiện bãi Tư Chính còn nóng như nung, "nhân dịp Tết cổ truyền Canh Tý và kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Trung", ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam kiêm Chủ tịch Nhà nước vẫn trực tiếp gọi điện thoại cho ông Tập Cận Bình : "Chúc nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục giành được những thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" (3).

Giống như từ đầu thập niên 1990 đến nay, đáp lại khát khao cháy bỏng ấy của "ta", ngay sau đó, Tân Hoa Xã long trọng loan báo : "Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng chung tay nỗ lực với Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hai nước và quan hệ song phương trong thời đại mới lên tầm cao mới" (4). Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở "ta", giúp "đảng ta" tiếp tục duy trì "quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối" tiếp tục được người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh cam kết… ủng hộ !

***

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông vừa được Trung Quốc… nâng lên tầm cao mới. Yếu tố mới không nằm ở chỗ các loại tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn chặn - đuổi – bắt – đâm chìm các tàu đánh cá của Việt Nam. Yếu tố mới cũng không nằm ở chỗ Trung Quốc khăng khăng khẳng định chủ quyền tại Biển Đông thông qua việc thành lập các đơn vị hành chính, đặt lại tên cho các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa...

Yếu tố mới nằm ở chỗ Trung Quốc chính thức trưng bày đủ loại… "chứng cứ" để chứng tỏ yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông là… có lý, những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông là… "bất hợp pháp" ! Không chỉ có Việt Nam tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. Ngoài Việt Nam còn có Philippines, Malaysia, Brunei... song chỉ có Việt Nam tạo ra và trao cho Trung Quốc nhiều… "chứng cứ" !

Đâu chỉ có Công hàm mà ông Phạm Văn Đồng thay mặt Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi Trung Quốc ngày 14/9/1958, trong Công hàm vừa gửi Liên Hiệp Quốc ngày 17/4/2020, Trung Quốc còn trưng dẫn nhiều… "chứng cứ" khác như "các bản đồ, sách giáo khoa và thông tin trên báo chí chính thức" của "ta", công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc từ những năm 1960 (5) !

Hóa ra để được tiếp sức "giải phóng miền Nam", Trung Quốc muốn gì "ta" cũng… gật, miễn là có thể mở rộng khả năng "lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối" của "đảng ta" trên toàn Việt Nam ! Với "ta", chủ quyền quốc gia, vận mệnh dân tộc không quan trọng bằng… "sự nghiệp của đảng" nên sau đó, "ta" tìm đủ mọi cách gạt bỏ những bất đồng với Trung Quốc để tìm sự hậu thuẫn từ người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh, kể cả thẳng tay đàn áp đồng chí, đồng bào cảnh báo về dã tâm, phản đối Trung Quốc.

***

Năm 2012, khi một số quốc gia xác định cần ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa, độc chiếm Biển Đông, ông Vịnh từng cảnh báo đó là "một cuộc chạy đua vũ trang mới, một cuộc chiến tranh lạnh mới và một chiến lược ‘ngoại giao pháo hạm’ mới của các cường quốc" và đó là "nguy cơ lớn nhất" đối với an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng và chúng ta phản đối, không đồng tình với xu hướng phát triển như vậy, đồng thời tuyệt đối không cuốn theo chiều hướng đó !

Lúc ấy, đề nghị "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông" để giúp Việt Nam cân bằng cả về thế lẫn lực trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc đã bị ông tướng ba sao – đại diện cho đối ngoại trong quốc phòng của "ta" – thẳng thừng bác bỏ : Một vấn đề nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn gắn với bàn cờ chung của thế giới nhưng trong những vấn đề của hai nước thì Việt Nam và Trung Quốc là hai người chơi chủ yếu, sao cho không để bên khác chen vào trục lợi (6).

Năm sau – 2013 – trước một Trung Quốc càng ngày càng hung hãn, càn rỡ, tuy vẫn xuất đầu lộ diện như… Thứ trưởng Quốc phòng, song ông Vịnh tiếp tục cho thấy ông không giống như các ông tướng đúng nghĩa mà chỉ là… tinh tướng – khi tiếp tục khuyến dụ đồng bào, rằng trong quan hệ giữa Việt Nam với người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh, họ phải tin vào đảng, nhà nước. Đồng thời có nghĩa vụ phải duy trì sự thống nhất giữa nhân dân với đảng, nhà nước !..

Cho dù tình thế khiến ông Vịnh vừa phải đổi giọng nhưng vì chỉ là… tinh tướng nên ông tiếp tục ỡm ờ về định nghĩa bạn bè. Bối cảnh như hiện tại mà vẫn chưa biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai chỉ là đối tác ? Làm sao có thể đặt vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc vào tay những… tinh tướng như ông Vịnh và các đồng chí đồng đảng với ông. Thế nào là : Dự báo đúng tình hình và hạ quyết tâm sớm ?

Nếu dự báo đúng tình hình và hạ quyết tâm sớm là bài học quan trọng nhất thì còn nghĩ và hành xử theo tâm thế : Đã là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là quay lưng không nhìn nhau hoặc đập bàn đập ghế "ngài" và "tôi" không ? Còn cổ xúy "tinh thần quốc tế trong sáng" còn "biết ơn" và còn khát khao được Trung Quốc giúp đỡ để xây dựng chủ nghĩa xã hội không ? 

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 28/04/2020

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/watch/?v=560931434549481

(2) http://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm

(3) https://baoquocte.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-dien-dam-voi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-trung-quoc-tap-can-binh-107894.html

(4) https://www.voatiengviet.com/a/ong-tap-va-ong-tap-dien-dam-chuc-tet/5247974.html

(5) https://thoibao.de/blog/2020/04/27/them-mot-bang-chung-cong-ran-vao-nha/

(6) https://tuoitre.vn/tuong-vinh-toi-tu-hao-voi-quan-ham-binh-bet-473958.htm

Published in Diễn đàn

Khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, khả năng xảy ra tính toán sai lầm sẽ tăng lên.

Với việc thế giới đang phải tập trung đối phó đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Tuần này ba tàu chiến từ Hạm đội bảy của Hoa Kỳ, cùng một tàu khu trục của Úc, đã đáp trả bằng cách đi vào vùng biển tranh chấp trong một màn trình diễn lực lượng. Điều nguy hiểm là các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã hiểu sai suy nghĩ của người Mỹ và nghĩ rằng họ có thể làm Mỹ mất mặt mà không cần leo thang.

bd01

Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Ảnh minh họa

Biển Đông là một tuyến đường thủy quan trọng ở Tây Thái Bình Dương, giáp Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và Brunei. Bắc Kinh từ lâu đã tìm cách kiểm soát Biển Đông, và trong thời Chính quyền Obama, nước này đã tăng cường các yêu sách của mình bằng cách quân sự hóa các đảo bất chấp sự phản đối của quốc tế.

Việt Nam cho biết vào tháng này rằng một tàu Trung Quốc đã cố tình đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Ngư dân Indonesia cũng báo cáo các vụ quấy rối leo thang, và trong những tuần gần đây các tàu của chính phủ và dân quân biển Trung Quốc đã theo đuôi các tàu thăm dò dầu khí của Malaysia.

Các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ nhằm khẳng định Bắc Kinh không thể đơn phương kiểm soát vùng biển này. Một số vùng biển của Biển Đông được nhiều nước ven biển tuyên bố chủ quyền, nhưng Trung Quốc là cường quốc mạnh nhất trong khu vực và tuần trước họ đã tuyên bố chủ quyền thêm nhiều hòn đảo nữa bất chấp sự phản đối từ Việt Nam và Philippines. Trung Quốc muốn khẳng định sự thống trị của mình, đẩy các tuyến thương mại đường biển của các quốc gia khác ra khỏi các vùng biển ngay cả khi chúng gần đất liền của họ.

Người ta thường tin rằng các sĩ quan quân đội Trung Quốc là những người hiếu chiến và chống Mỹ hơn so với các quan chức dân sự của Bắc Kinh. Nhưng trong khi quân đội Trung Quốc thường được kiềm chế, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tăng cường chủ nghĩa dân tộc để củng cố sự kiểm soát của mình trong bối cảnh cuộc khủng hoảng coronavirus. Tuyên truyền của Trung Quốc cũng đã khuếch đại các vấn đề do virus gây ra trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, một tàu hải quân hàng đầu của Mỹ ở Thái Bình Dương, để cho thấy điểm yếu của Mỹ.

Một điểm nóng tiềm tàng khác là Đài Loan, nơi đã giành được sự công nhận quốc tế xứng đáng cho khả năng đối phó với coronavirus của họ. Điều đó cũng làm Trung Quốc tức giận, và nước này đã tăng số lượng các chuyến bay quân sự áp sát hòn đảo.

Căng thẳng Mỹ-Trung cũng đang gia tăng, khi Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc về những thông tin lừa dối về coronavirus trong năm bầu cử của Mỹ. Còn các nhà tuyên truyền Trung Quốc lại vu rằng chính Hoa Kỳ có thể đã tạo ra virus.

Trong những điều kiện như thế này, xác suất xảy ra tính toán sai lầm của quân đội hai bên tăng lên. Thậm chí một sự cố tương tự như sự cố ở đảo Hải Nam năm 2001, khi hai máy bay của Mỹ và Trung Quốc va chạm nhau, sẽ đòi hỏi phải có các bước xuống thang cẩn thận. Coronavirus đang chiếm hết phần lớn không khí chính trị Mỹ, nhưng các chỉ huy quân đội Trung Quốc không nên nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để gây rối cho Mỹ nếu hai bên chạm trán nhau trên biển. Chủ nghĩa cơ hội địa chính trị của Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch đã khiến công luận quay sang bất lợi cho Bắc Kinh.

Các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải rất quan trọng nhưng không đủ để bảo vệ Tây Thái Bình Dương trước sự thống trị của Trung Quốc. Hoa Kỳ vẫn trung lập trước các yêu sách lãnh thổ của các bên, nhưng chúng ta có thể cần phải bắt đầu công nhận yêu sách của các nước như Việt Nam để khiến Trung Quốc phải trả giá cho việc bành trướng hơn nữa. Mỹ cũng cần cố gắng duy trì hiệp ước quốc phòng với Philippines dưới thời vị tổng thống sớm nắng chiều mưa Rodrigo Duterte.

Hành vi gần đây của Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề cho tuyên bố sẽ trở thành một tác nhân toàn cầu tuân thủ luật lệ của nước này. Hoa Kỳ đã đúng khi làm rõ rằng chúng ta vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương và coronavirus sẽ không làm suy giảm quyết tâm của chúng ta.

The Editorial Board

Nguyên tác :"Watch Out in the South China Sea", Wall Street Journal, 23/04/2020.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/04/2020

Published in Diễn đàn

Vai trò "nhân tố tiềm tàng làm thay đổi cuộc chơi trên toàn cầu" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) có thể sẽ được bộc lộ một cách đầy đủ tại Biển Đông.

bd1

Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động tại tuyến hàng hải quốc tế trong bối cảnh Bộ Quốc phòngg Mỹ phải vật lộn với 1.500 ca được xác định là nhiễm virus SARS-CoV-2 trong lực lượng quân đội của họ.

Đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc và lên tới đỉnh điểm hồi tháng 2/2020 vừa qua, được coi là dịch bệnh nghiêm trọng nhất. Mặc dù đang phải nỗ lực để ngăn chặn làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ hai, song Trung Quốc cũng đang dần trở lại nhịp sống bình thường thông qua việc phô trương sức mạnh quân sự. Trong khi đó, Mỹ đang ở vào thời kỳ đỉnh dịch Covid-19 với số lượng người nhiễm và tử vong cao ngất. Có thể nói, SARS-CoV-2 đã gây cản trở cho bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ ở Biển Đông.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ, gần đây đã tới thăm Việt Nam, hiện neo đậu tại đảo Guam sau khi có báo cáo cho biết trên con tàu này có hơn 170 ca nhiễm Covid-19. Mọi việc trở nên xấu đi sau khi thuyền trưởng của con tàu này là ông Brett Crozier bị sa thải vì ông đã viết một bức thư thúc giục hải quân Mỹ tăng cường các biện pháp kiểm soát đợt bùng phát dịch Covid-19 trên tàu. Bức thư đã bị rò rỉ cho giới truyền thông.

Một tàu sân bay khác của Hải quân Mỹ đang neo đậu tại vùng biển Châu Á là tàu USS Ronald Reagan. Tuần trước, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với hãng tin CNN rằng trên con tàu này có "rất nhiều" ca dương tính với SARS-CoV-2. Con tàu này hiện neo đậu tại Yokosuka (Nhật Bản) để bảo dưỡng. Các ca dương tính Covid-19 khác trong lực lượng quân đội Mỹ được cho là ở một căn cứ Hải quân tại Sasebo (Nhật Bản) và tại Hàn Quốc.

Một số nhà phân tích, chẳng hạn như Carl Schuster - một thuyền trưởng đã nghỉ hưu của lực lượng hải quân Mỹ và là cựu giám đốc phụ trách các chiến dịch tại Trung tâm Tình báo Liên quân của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ - cho rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sẽ tận dụng lợi thế trong lúc Mỹ đang phải tập trung sự chú ý cho một vấn đề nghiêm trọng khác. Ông nói : "Tôi cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng việc hải quân Mỹ phải đối mặt với những thách thức từ SARS-CoV-2 để tăng cường vị thế ở Biển Đông bằng cách hiện diện và hoạt động tùy thích".

Vụ một tàu thuộc lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Trung Quốc mới đây đâm chìm một tàu cá của Việt Nam chỉ càng củng cố lập luận rằng mục tiêu của Trung Quốc là giành lợi thế ở Biển Đông. Siêu cường thứ 2 thế giới này tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông và tỏ ra coi thường những lời phản đối của quốc tế và khu vực. Sự phản kháng của các nước láng giềng cũng không phải là thách thức đối với lực lượng quân sự quy mô lớn của Trung Quốc, vì vậy, khu vực này phụ thuộc vào sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ với hy vọng sự hiện diện đó sẽ làm đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, hiện giờ Mỹ dường như bị "trói tay" phần nào, ngoài việc lên tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc đang tăng cường đưa ra những "tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp" ở Biển Đông.

Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc" về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam, khiến 8 ngư dân Việt Nam bị hất khỏi tàu khi con tàu này chìm. Bà nhấn mạnh : "Vụ việc này là sự kiện mới nhất trong một loạt hành động lâu nay của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) nhằm khẳng định các tuyên bố hàng hải bất hợp pháp của họ và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông". Bà cho rằng Trung Quốc nên "tập trung vào việc tiếp tục hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chống đại dịch toàn cầu này và ngừng lợi dụng sự sao nhãng hay tình trạng dễ bị tổn thương của các quốc gia khác để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông".

Tuyên bố của bà Ortagus cũng chỉ ra rằng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Bắc Kinh đã lợi dụng tình hình để công bố 2 trạm nghiên cứu mới mà nước này thiết lập tại các căn cứ quân sự ở Đá Chữ Thập và Đá Subi, đồng thời đưa một máy bay quân sự đặc biệt ra Đá Chữ Thập.

James Patterson

Nguyên tác : With US Sideswiped By Coronavirus, Beijing Steps Up Operations In South China Sea, International Business Times, 08/04/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 24/04/2020

James Patterson, nhà báo tại Thời báo kinh doanh quốc tế (IBTimes). Bài viết được đăng trên báo IBTimes

Published in Diễn đàn

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam về Biển Đông

Thu Thủy, Thoibao.de, 23/04/2020

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa "giao thiệp nghiêm khắc" để đáp trả điều mà họ gọi là "Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]", theo tin của Reuters và The Beijing News.

dedoa3

Tin cho hay ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một số công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, "liên tục tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp" tại Biển Đông, cũng như "cố phủ nhận" chủ quyền và các quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.

"Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam", ông Cảnh Sảng tuyên bố, vẫn theo tin của Reuters và The Beijing News.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp đến nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào cố phủ nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dưới bất kỳ hình thức nào đều là "vô hiệu" và "chắc chắn sẽ thất bại", bản tin của Reuters và The Beijing News cho biết.

"Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông]", ông Cảnh Sảng nói.

Theo quan sát của VOA, cho đến khi bản tin này được đăng, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, như VOA đã đưa tin, Việt Nam đã phản đối những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, bao gồm cả việc gửi tuyên bố chủ quyền đến Liên Hiệp Quốc.

Một số nhà phân tích và quan sát nhận định với VOA rằng cụm từ "mọi biện pháp cần thiết" trong tuyên bố hôm 21/4 của phía Trung Quốc là rất đáng lưu ý vì nó có hàm ý đe dọa, cũng như không loại trừ việc Trung Quốc tiến tới sử dụng biện pháp quân sự.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng 4 ngày, Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực, theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông.

Ông Việt nhắc đến công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc gửi đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc để phản đối Việt Nam, trong đó có đoạn : "Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp" ở quần đảo Trường Sa.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định với VOA về những tín hiệu liên tiếp phát đi từ Trung Quốc trong ít ngày qua : "Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông".

Đối sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hoàng Việt, là "phải giữ vững được thực địa" kết hợp với các biện pháp ngoại giao, hòa bình. Ông nói thêm với VOA :

"Việt Nam đang chiếm giữ, kiểm soát tất cả là 21 cấu trúc ở Trường Sa, cũng như các giàn ĐK, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thì Việt Nam phải kiên quyết giữ vững được. Nếu không giữ vững được thì có thể bị đe dọa rất là lớn. Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm, và Việt Nam phải vận động các quốc gia trực tiếp liên quan như Malaysia, Philippines cũng phải gửi công hàm lên tiếng cho trường hợp này".

Trên bình diện rộng hơn, ông Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đề xuất Việt Nam tận dụng vị thế chủ tịch đương nhiệm của khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) để làm việc cùng các thành viên và đưa ra một tuyên bố chung. Thêm vào đó, Việt Nam cần kêu gọi sự lên tiếng của các nước khác trong cộng đồng quốc tế, vẫn theo lời thạc sĩ Hoàng Việt.

Biện pháp thứ tư trong số các đối sách là Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nếu cần thiết, ông Hoàng Việt nói với VOA.

Trong bối cảnh tình hình mỗi lúc một căng thẳng thêm, nhà nghiên cứu này cảnh báo rằng Việt Nam cần giữ bình tĩnh trước các hành vi khiêu khích, hay còn gọi là "dưới ngưỡng chiến tranh", của Trung Quốc.

"Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây, chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được mình mà không mắc bẫy của Trung Quốc vào chuyện nổ súng trước hoặc khiêu khích Trung Quốc, để Trung Quốc tạo cớ".

Về nguyên nhân Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong giai đoạn hiện nay, ông Hoàng Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định với VOA rằng nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, có thể đã và đang gặp những thách thức chính trị nội bộ trong bối cảnh kinh tế năm qua sụt giảm vì thương chiến với Mỹ, nên ông Tập muốn hướng sự chú ý ra bên ngoài, đặc biệt nhắm đến Biển Đông.

Bên cạnh đó, vẫn theo thạc sĩ Hoàng Việt, tình hình quốc tế hiện cũng đang có thuận lợi cho Trung Quốc theo đuổi các mục đích của họ ở Biển Đông, khi các nước bận rộn đối phó với dịch Covid-19, trong đó, Hải quân Mỹ đang tạm thời suy giảm sức mạnh vì hai tàu sân bay có nhiều thủy thủ bị nhiễm bệnh, phải dừng hoạt động.

Trung Quốc đặt tên cho hàng chục đảo, thực thể trên Biển Đông

Mới hôm 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.

Phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.

Việt Nam nói trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.

dedoa1

Ảnh : Nhà giàn DK1 ở Biển Đông, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý. Việt Nam đã xây dựng bảy khu vực nhà giàn ở Biển Đông giao Lữ đoàn 171 thuộc Vùng 2 Hải quân quản lý.

Chỉ một ngày trước, 18/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã quyết định thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" thuộc "thành phố Tam Sa", lấy Bãi đá Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm được của Việt Nam làm Đại bản doanh (cơ quan chính quyền) quản lý 2 quận này.

Đây là "đơn vị hành chính" mà Trung Quốc đã thành lập vào năm 2012 để quản lý "Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa".

Ngày 19/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thông báo thành lập "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa".

"Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới", bà Hằng nói.

Ngày 20/4, từ Bắc Kinh, người phát ngôn Cảnh Sảng hồi đáp rằng việc nước này thành lập các đơn vị hành chính là "thuộc chủ quyền".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối ngôn từ và hành động của Việt Nam gây hại cho chủ quyền, lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải", ông Cảnh Sảng nói.

Quay lại buổi họp báo mới nhất ngày 21/4, trang báo nhà nước CGTN dẫn lời ông Cảnh Sảng :

"Cố gắng của bất kỳ nước nào muốn vi phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và đòi chủ quyền phi pháp sẽ chỉ vô ích".

dedoa2

Ảnh : Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19/4 công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. Một số nằm dọc theo "đường lưỡi bò" và rất sát Việt Nam. Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai), cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý ; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan’an Haidixiaguqun) cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý ; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) cách Hòn Hải khoảng 45 hải lý.

Trong bài viết trên RFA Tiếng Việt với tựa đề "Việt Nam phải làm gì để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông ?" tác giả Hoài Đông đưa ra một số phân tích về diễn biến mới của Trung Quốc và những hành động cần thiết của Việt Nam.

"Hiện nay, có một số lý do khiến Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng, hiếu chiến trên Biển Đông.

Thứ nhất, đó là việc Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tăng cường sức mạnh, trong đó có việc đưa vào vận hành 2 tàu sân bay (Liêu Ninh và Sơn Đông) và tiến hành các hoạt động gần hơn với eo biển Đài Loan và Philippines, đe dọa Indonesia cũng như Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Dường như, Trung Quốc đang mở rộng việc xác lập vùng ngoại vi của "đường 9 đoạn", nay bao gồm cả các khu vực không có tranh chấp như Bãi Tư Chính của Việt Nam và khu vực biển Natuna của Indonesia.

Trung Quốc cũng đang điều tàu đến biển Hoa Đông, với hàm ý rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các hành động như vậy sẽ giúp đánh lạc hướng chú ý của quốc tế và né tránh các cáo buộc trên thế giới về việc Bắc Kinh thiếu trách nhiệm đối với toàn cầu.

Thứ hai, đại dịch Covid-19 đã đặt ra những nghi ngờ nghiêm trọng về cam kết của Trung Quốc với tư cách là một quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và thái độ thiếu minh bạch của nước này trong các tuyên bố về dịch bệnh, bao gồm cả con số thương vong.

Biển Đông và các vụ thử tên lửa của Triều Tiên mang lại cho Trung Quốc cái cớ để đánh lạc hướng chú ý cũng như làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự bất mãn lớn ở trong nước.

Thế giới cần phải làm gì ?

Ngoài việc bàn thảo, cộng đồng quốc tế cần phải đưa ra một tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc. Về phía các quốc gia trong khu vực và đối tác đối thoại, các nước này cần ra một tuyên bố thống nhất chỉ trích gay gắt những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá vỡ trật tự khu vực ở Biển Đông. Các quốc gia nhóm "Bộ tứ" (The Quad) bao gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ phải tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải chung định kỳ và thậm chí một cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ là bài học lớn giúp cho vùng biển bình yên".

Vậy Việt Nam phải làm gì để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông ? Tác giả Hài Đông nêu vấn đề.

"Một chuyên gia của Ấn Độ cho rằng, cho đến bây giờ, Việt Nam phải hiểu rằng thực tiễn và động lực toàn cầu đã thay đổi qua thời gian và việc xác định Mỹ là kẻ thù lâu dài sẽ không có lợi cho các lợi ích chiến lược của Hà Nội. Việt Nam cần ký thỏa thuận an ninh và đối tác chiến lược với Mỹ. Có thể áp dụng theo mô hình quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Ấn Độ-Nhật Bản và tuyên bố chung về hợp tác an ninh. Chuyến thăm của tàu sân bay USS Roosevelt của Mỹ không được hoan nghênh trong cộng đồng chiến lược Trung Quốc, và Việt Nam phải tích cực để tàu của các nước đối tác (trừ Trung Quốc) ghé thăm cảng của mình.

Ngoài ra, Việt Nam cần đưa nội dung vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào cuối năm nay, và tất cả các bên cần phải tìm kiếm một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần thực hiện cách tiếp cận 5 bước để giải quyết vấn đề.

Thứ nhất, thể chế hóa một ủy ban có quyền lực cao để xúc tiến và xây dựng đồng thuận về dự thảo COC trong ASEAN trên cơ sở ưu tiên. Các nguyên thủ tướng chính phủ có thể tham gia vào ủy ban này để có được sự chấp nhận chính trị và tăng cường lòng tin giữa các quốc gia đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.

Thứ hai, Việt Nam phải thực hiện các sáng kiến 3 bên với các đối tác đối thoại và các bên đòi chủ quyền khác để khảo sát thủy văn và lập bản đồ đáy đại dương. Các đối tác đối thoại ASEAN (trừ Trung Quốc) bị ảnh hưởng gián tiếp vì các chiến thuật của Trung Quốc.

Thứ ba, Việt Nam phải tạo ra một Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (Standard operating procedure – SOP) giữa các quốc gia ASEAN và đưa ra tuyên bố duy trì hiện trạng.

Thứ tư, cần xây dựng Hiệp ước thân thiện và hợp tác liên quan đến Biển Đông. Có thể đặt tên cho thỏa thuận này là "Khu vực hòa bình, tự do và đi qua vô hại". Thỏa thuận cần được ký kết bởi tất cả các đối tác đối thoại và trên cơ sở đảm bảo quyền tự do hải hành trên khu vực biển này.

Thứ 5, Việt Nam phải kêu gọi cộng đồng quốc tế ưu tiên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bởi điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh biển và thúc đẩy thương mại trong khu vực". Tác giả Hoài Đông kết luận.

Và Việt Nam, sau khi đã thấy rõ bộ mặt và các mưu đồ thôn tính Biển Đông của Trung Quốc thì cần phải có thái độ dứt khoát, gia nhập các quốc gia Dân chủ Tự do trên thế giới để làm đồng minh với Mỹ , Châu Âu cùng bảo vệ tự do hàng hải, tự do hàng không và chủ quyền đất nước. 

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 23/04/2020

*****************

Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa

Thoibao.de, 23/04/2020

Bản tiếng Việt

tuyenbo1

"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố :

1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

4) Mục (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp".

tuyenbo2

Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa

Luật sư Lê Công Định (biên dịch)

P/S : Đây là bản tuyên bố minh định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng, mà Phạm Văn Đồng đã nhân danh Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành.

tuyenbo3

Công hàm đồng ý với "Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc hôm 14/09/1958

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Chiến hạm Úc, Mỹ tập trận gần nơi Trung Quốc, Malaysia đối đầu (RFI, 22/04/2020)

Căng thẳng quân sự có thể gia tăng tại Biển Đông với việc một khu trục hạm của Úc thao dượt với các chiến hạm của Mỹ gần nơi mà Trung Quốc và Malaysia đang đối đầu.

biendong1

Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG-52) của Hải quân Hoa Kỳ. ©wikipedia

Theo hãng tin Reuters hôm nay, 22/04/2020, trích dẫn các nguồn tin an ninh khu vực, ba chiến hạm Mỹ trong tuần này đã đến Biển Đông, gần khu vực mà hồi tuần trước, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc bị phát hiện đang tiến hành khảo sát. Khu vực này cũng gần nơi mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas đang hoạt động.

Hôm qua, Hải quân Mỹ xác nhận tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông. Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Úc hôm nay, tham gia tập trận chung với hai tàu này còn có tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta ( thuộc lớp ANZAC ) của Hải quân Hoàng gia Úc và một chiến hạm thứ ba của Mỹ, khu trục hạm USS Barry. Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Úc không nói rõ thời điểm tập trận.

Năm ngoái, chiếc HMAS Paramatta đã từng bị quân đội Trung Quốc theo dõi sát sao khi chiến hạm này đi qua vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo ABC News, các chuyên gia quốc phòng cho rằng sự tham gia của chiến hạm Úc vào cuộc tập trận với Mỹ có thể đã được dự trù từ nhiều tháng trước, nhưng cuộc tập trận này diễn ra vào lúc các nước trong khu vực đang ngày càng lo ngại trước các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù đang phải tập trung đối phó với dịch Covid-19, các quan chức Úc vẫn theo dõi các hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Theo các dữ liệu của trang mạng Marine Traffic, hôm nay, chiếc Hải Dương Địa Chất 8, được một tàu hải cảnh Trung Quốc tháp tùng, vẫn đang ở cách bờ biển Malaysia 325 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin cho rằng Hải Dương Địa Chất 8 đang đối đầu với tàu thăm dò dầu khí của Malaysia, khẳng định tàu này đang "tiến hành các hoạt động bình thường".

Thanh Phương

**********************

Biển Đông : Mỹ điều hai chiến hạm đến gần khu vực Trung Quốc, Malaysia đối đầu (RFI, 21/04/2020)

Ngày 21/04/2020, Hải quân Mỹ xác nhận đã điều hai chiến hạm ra Biển Đông và theo Reuters, hai tàu này hoạt động gần khu vực mà Trung Quốc và Malaysia đang đối đầu.

biendong2

Chiến hạm USS America của Mỹ (P) trong đợt thao diễn với Hải quân Nhật ở Biển Hoa Đông ngày 13/01/2020. © U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Vincent E. Zline

Hồi tuần trước, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã bị phát hiện đang tiến hành khảo sát gần khu vực mà tàu thăm dò của công ty dầu khí nhà nước của Malaysia Petronas đang hoạt động. Hành động của Hải Dương Địa Chất 8 giống với những gì tàu này đã làm ở vùng biển Việt Nam vào năm ngoái.

Vụ khảo sát gần khu vực của Petronas đã khiến Hoa Kỳ phải kêu gọi Trung Quốc ngừng các "hành vi dọa nạt" tại những vùng biển tranh chấp, đồng thời nêu lên những quan ngại về hành động khiêu khích của Bắc Kinh nhắm vào các hoạt động dầu khí tại những khu vực này.

Trong email gởi cho hãng tin Reuters, bà Nicole Schwegman, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, hôm nay cho biết tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông. Bà tuyên bố : "Thông qua sự hiện diện liên tục ở Biển Đông, chúng tôi nỗ lực thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không, và bảo đảm các nguyên tắc quốc tế vốn là nền tảng của an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Thiếu tướng hải quân Fred Kacher, chỉ huy cụm tàu USS America, nói với Reuters rằng lực lượng của ông đã có tương tác với Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông trong tuần này. Viên sĩ quan này khẳng định : "Mọi tương tác của chúng tôi tiếp tục được thực hiện một cách an toàn và chuyên nghiệp với Trung Quốc".

Thiếu tướng hải quân Kacher không cho biết chính xác vị trí các chiến hạm Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông, nhưng theo Reuters, các các nguồn tin an ninh cho rằng tàu Mỹ đang ở gần khu vực mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc được cho là đang đối đầu với tàu khoan thăm dò West Capella của công ty Petronas, Malaysia. Tuy nhiên khi được Reuters hỏi, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin, khẳng định tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang "tiến hành các hoạt động bình thường". Còn Bộ Ngoại giao Malaysia và Petronas đều chưa trả lời về vụ này.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Để chứng minh cho cái gọi là chủ quyền "mang tính lịch sử", giới học giả Trung Quốc đã nỗ lực lập luận, đưa ra những bằng chứng lịch sử. Tuy nhiên, các bằng chứng mà họ đưa ra rất mập mờ, không có bất cứ tham chiếu nào về vị trí trích dẫn chính xác, thậm chí còn cố tình sửa đổi ngôn từ gốc.

nine0

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông qua đường chín đoạn tự vẽ được các quốc gia Châu Á gọi một cách nhạo báng là Đường lưỡi bò - Ảnh minh họa

Một trong những bài báo sơ khai nhất trình bày "bằng chứng lịch sử" về nhận thức và thực tiễn lâu đời của Trung Quốc đối với các nhóm đảo ở Biển Đông xuất hiện trên tờ Nhân dân Nhật báo (Renmin ribao 人民日报) ngày 25/11/1975 với nhan đề "Các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa" (南海诸岛自古就是我国领土).

Việc xuất bản bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo phản ánh lập trường chính thức của Trung Quốc và khuyến khích các học giả Trung Quốc nỗ lực chứng minh tính xác đáng của các yêu sách lịch sử trên Biển Đông. Bài báo có ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm chính trị và học thuật trong tương lai về cách biến các đảo Biển Đông thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Nhằm phân tích cách mà bài báo của "Sử Đệ tổ" (Shi Dizu 史棣祖) thiết lập "chủ quyền lịch sử" đối với các đảo Biển Đông [1], tôi sẽ xem xét một số nguồn tư liệu được nhắc đến ở bên dưới.

Phân tích của tôi diễn ra vào đúng thời điểm khi Mỹ thực hiện các "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP) ở Biển Đông với mức độ thường xuyên [2] và khi phần lớn các hoạt động thương mại quốc tế toàn cầu đi qua khu vực này [3]. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Phán quyết cuối cùng từ Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague vào tháng 7 năm 2016 đã tuyên bố Trung Quốc không có "quyền lịch sử" trên Biển Đông như nước này vẫn yêu sách trong công hàm năm 2009 có chứa bản đồ đường chín đoạn (jiuduan-xian 九段线) [4].

Tiến trình tố tụng, được khởi xướng bằng việc Philippines kiện Trung Quốc vào năm 2013, bắt đầu vào năm 2015. Trung Quốc nhanh chóng bác bỏ Phán quyết, một lần nữa viện dẫn lịch sử cho lập luận khẳng định quyền sở hữu của họ trên Biển Đông [5].

Giới thiệu

Vào tháng 01/1974, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (Xisha qundao 西沙群岛 – Tây Sa quần đảo theo cách gọi của Trung Quốc ; tên gọi tiếng Anh là Paracel Islands) bằng việc đánh bại quân đội miền Nam Việt Nam đang đóng quân ở đây [6]. Do đó, Bảo tàng tỉnh Quảng Đông (Guangdong sheng bowuguan 广东省博物馆) và Phòng Văn hóa thuộc Khu Hành chính Hải Nam (Hainan xingzhengqu wenhuaju 海南行政区文化局) đã cử một nhóm học giả đến nghiên cứu về lãnh thổ vừa mới chiếm được vào giữa tháng Ba và tháng Tư năm 1974.

Nhóm học giả này phát hiện một số cổ vật như đồng xu, các mảnh gốm sứ và đi tới kết luận rằng "Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc kể từ thời xa xưa" (西沙群岛自古以来就是中国的神圣领土). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này cũng công bố một tài liệu [Thủy lộ bạ (shuilu bu 水路簿)] của ngư dân Tô Đức Liễu (Su Deliu 苏德柳), từ Đàm Môn (Tanmen 潭门), ở phía Đông của Hải Nam [7] ghi lại lộ trình đi đến các đảo và đề cập đến các đảo và bãi cạn ở Đàm Môn [8].

Điều thú vị là kết quả của các cuộc khảo cứu trên đã cho ra ba bài báo xuất bản ở Hong Kong - không phải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - cũng lập luận tương tự, lần lượt đề cập đến yêu sách lịch sử của Trung Quốc trong khu vực, dựa trên cơ sở các tài liệu lịch sử [9]. Hai trong số các bài báo xuất hiện ở số tương tự của tờ Minh Báo Nguyệt San (Mingbao yuekan 明報月刊).

Bài báo đầu tiên có nhan đề "Các vấn đề chủ quyền trên các đảo và rạn san hô ở Biển Đông" (南中国海诸岛屿的主权问题) của tác giả Đặng Tự Vũ (Deng Siyu 邓嗣禹) đã tuyên bố hùng hồn rằng tất cả nhóm đảo trên Biển Đông đều là lãnh thổ của Trung Quốc [10]. Ông Đặng Tự Vũ cũng dựa trên một số tài liệu và bản đồ trước thế kỷ 19 để đưa ra lập luận của mình, trong khi đó, bài báo thứ hai của các tác giả Diệp Hán Minh (Ye Hanming 葉漢明) và Ngô Thụy Khanh (Wu Ruiqing 吳瑞卿) mang tính bao quát hơn và gồm các tài liệu Trung Quốc từ thế kỷ thứ nhất trở đi [11]

Bên cạnh nguồn tài liệu tham khảo ngày càng tăng, bài báo của ông Diệp Hán Minh và Ngô Thụy Khanh còn bao gồm bản sao của các bản đồ.

Tác giả của bài báo thứ ba - trong Thất thập niên đại (Qishi niandai 七十年代) - Tề Tân (Qi Xin 齊辛) tập trung vào giai đoạn lịch sử thế kỷ 19, 20 và lý do vì sao Quần đảo Hoàng Sa đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ rất lâu rồi. Cũng giống Đặng Tự Vũ, Tề Tân không đưa ra nhiều tài liệu của Trung Quốc thời đầu mà tập trung vào các chính sách thời hiện đại [12]

Hai bài báo của tờ Minh Báo có mục đích làm rõ cách thức mà các nhà nước phong kiến và hiện đại Trung Quốc đã nỗ lực kiểm soát các đảo ở Biển Đông và biến nơi này thành lãnh thổ của Trung Quốc (南海诸岛的主权归属).

Có nhiều khả năng các tác giả của những bài báo này lấy động cơ viết bài từ việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và đuổi quân đội Việt Nam Cộng Hòa thời gian trước. Ở thời điểm đó, do tương quan về khả năng quân sự của Trung Quốc yếu hơn nhiều so với Mỹ, cho nên lập luận lịch sử có lẽ là vòng phòng thủ đầu tiên nhằm chống lại nguy cơ can thiệp của Mỹ yểm trợ cho Việt Nam Cộng Hòa.

Đi tìm Biển Đông trong các tài liệu tiền hiện đại : "Sử Đệ tổ" năm 1975

Trước sự xuất hiện bài báo của "Sử Đệ Tổ" trên tờ Nhân dân Nhật báo năm 1975, ông Thiệu Tuần Chính (Shao Xunzheng 邵循正)(1909-1972) đã nói trên Nhân dân Nhật báo hồi năm 1956 rằng một phần Biển Đông là lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc [13]

Ông Thiệu Tuần Chính từng là một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Lịch sử Đệ Tam của Học viện Khoa học Trung Quốc (中国科学院第三历史研究所). Ông lý giải rằng những thực thể biển xuất hiện trong các nguồn tài liệu từ thời thời tiền hiện đại của Trung Quốc đã chỉ dẫn trực tiếp đến các nhóm đảo ở Biển Đông ; ông Thiệu Tuần Chính tập trung vào khái niệm Thất Châu dương [Qi zhouyang 七洲洋 (bảy hòn đảo ở biển)], khái niệm được tác giả dùng để biểu thị quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), và ông sử dụng thuật ngữ này ở rất nhiều tài liệu. Trong các tài liệu trước thế kỷ 20 mà ông tiến hành khảo sát gồm có Nguyên sử (Yuanshi 元史) của Sử Bật (Shibi 史弼) ; Đảo di chí lược (Daoyi zhilue 島夷志略) (1349 ; Lược thuật về những đảo hoang) ; Tinh tra thắng lãm (Xingcha shenglan 星槎胜览) (khoảng năm 1436) ; Vũ Bị chí (Wubei zhi 武备志) (1621 ; ghi chép về quân trang và quân bị) ; Hải ngữ (Haiyu 海语) (giữa thời Minh ; các cuộc đối thoại biển) ; Hải quốc văn kiến lục (Haiguo wenjian lu 海国闻见录) (nửa đầu thế kỷ 18 ; Ghi chép về những gì nghe và thấy về các quốc gia biển) ; Hải lục (Hailu 海录) (1820 ; các ghi chép về Biển). Vì vậy, ông xây dựng một nhận thức liên tục về Hoàng Sa từ năm 1292 cho đến cuối thời Thanh, và tiếp tục cho đến thời hiện đại.

Gần 20 năm sau, bài báo của "Sử Đệ tổ" đã cung cấp nhiều bằng chứng mang tính "lịch sử" hơn thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm bác bỏ việc miền Nam Việt Nam phản đối sự hiện diện của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Kể từ năm 1975 khi Hoàng Sa bị coi là lãnh thổ của Trung Quốc sau chiếm đóng quân sự, bài báo mới có ảnh hưởng sâu rộng hơn về mặt lãnh thổ được yêu sách cũng như các nguồn tài liệu được trích dẫn.

Với việc sử dụng các tài liệu lịch sử, "Sử Đệ tổ" lập luận rằng Trung Quốc hiển nhiên và luôn luôn có chủ quyền đối với quần đảo này (中国对南海诸岛的主权无可争辩) [14]. Bằng cách đó, "Sử Đệ tổ" lập luận thẳng thắn hơn các tác giả của các bài báo đã xuất bản trước đó ở Hong Kong, và có lẽ là vì việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa chưa từng và sẽ không bao giờ bị thách thức quân sự [15].

Việc Trung Quốc khăng khăng lấy lịch sử làm lập luận cho quyền của mình trên Biển Đông tất nhiên nhằm hướng tới các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông. Những quốc gia này không có bất cứ bằng chứng lịch sử nào để chứng minh và vì thế không thể thách thức được Trung Quốc. Ngoài ra, những luật lệ liên quan đến biển như Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) tại thời điểm đó vẫn chưa được hình thành.

"Sử Đệ tổ" là bút danh của các thành viên trong Nhóm Địa lý Lịch sử của Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (中国科学院地理研究所历史地理组) hay Sử địa tổ (shidizu 史地组) đồng tác giả của bài viết xuất hiện lần đầu tiên trên tờ Quang Minh nhật báo (Guangming ribao 光明日报) vào ngày 24 tháng 11 năm 1975 và được xuất bản ngay ngày sau đó trên tờ Nhân dân Nhật báo [16]. Rất nhiều tài liệu mà "Sử Đệ tổ" phân tích đã được Diệp Hán Minh và Ngô Thụy Khanh khảo cứu trước đó.

"Sử Đệ tổ" tận dụng hàng loạt các tài liệu cho phép họ mở mang nhận thức mang tính giả định của Trung Quốc về Biển Đông và các đảo ở Biển Đông trong khoảng hơn một nghìn năm. Những tài liệu này tạo nên một kho dữ liệu để những tác giả Trung Quốc sau này có thể tận dụng thường xuyên [17].

Thay vì chỉ đơn thuần đưa ra tài liệu, "Sử Đệ tổ" phân các tài liệu thành từng loại khác nhau đưa ra bằng chứng cho việc đặt tên ban đầu các đảo, về hoạt động khai thác và canh tác trên thực tế và về cơ quan hành chính trong lịch sử qua các triều đại nối tiếp nhau của Trung Quốc. Điều này đã trở thành khuôn khổ chung cho các nỗ lực nghiên cứu quan trọng cũng như những tuyên bố chính thức cho đến thời điểm gần đây của các cơ quan chính phủ.

Các tài liệu lịch sử thỉnh thoảng được trích dẫn, nhưng nhìn chung "Sử Đệ tổ" không đưa ra bất cứ tham chiếu nào về vị trí trích dẫn chính xác. Tôi đã xác minh các trích dẫn trong tài liệu gốc và dịch lại những nguồn trên nhiều nhất có thể. Những cụm từ chính đóng vai trò quan trọng trong lập luận của Trung Quốc về Biển Đông là trướng hải (zhanghai 涨海) (biển nguy hiểm), thạch đường (shitang 石塘) (bãi đá), vạn lý thạch đường (wanli shitang 万里石塘) (bãi đá vạn dặm), vạn lý thạch đường tự (wanli shitang yu 万里石塘屿) (bãi đá nhỏ vạn dặm), trường sa (changsha 长沙) (bờ cát), vạn lý trường sa (wanli changsha 万里长沙) (bờ cát mười nghìn dặm), thất Châu dương (qizhouyang 七洲洋/七州洋) (bảy hòn đảo ngoài biển), Cửu Nhũ Loa Châu (Jiuruluozhou 九乳螺洲) (Quần đảo Cửu Nhũ Loa) [18], v.v. Vì những nơi đó có tên bằng tiếng Hoa, Trung Quốc mặc định những thực thể này là lãnh thổ của họ theo quy tắc "người đặt tên là người sở hữu". Các nguồn tài liệu mà "Sử Đệ tổ" tham khảo bao gồm các bản ghi chép chính thức và không chính thức về các triều đại, các bản ghi chép chuyến đi, công báo địa phương, sách hướng dẫn hành trình, bản đồ, các bài báo cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sách hướng dẫn hàng hải của Anh.

Nguồn tài liệu tham khảo

Sau đây tôi sẽ xử lý các nguồn trích dẫn tiền hiện đại của Trung Quốc mà "Sử Đệ tổ" đề cập đến cho đến đầu thế kỷ XIX. "Sử Đệ tổ" đã đưa ra các nguồn tham khảo dưới hai tiêu đề chính, đầu tiên là "Lịch sử lâu đời về phát kiến địa lý" (历史悠久的地理发现) và thứ hai "Sự khai phá cần mẫn, liên tục không ngừng" (持续不断的辛勤开发). Tiếp nối hai đề mục này là một mục có tên "Quản lý hành chính của các chính quyền Trung Quốc trong lịch sử đối với các đảo trên Biển Đông" (我国历代政府对南海诸岛的行政管辖) [19], mục này sử dụng nhiều tài liệu lịch sử hơn. Bài báo kết luận bằng một mục có tên "Lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm" (神圣领土不容侵犯) tập trung chủ yếu vào các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông vào thế kỷ hai mươi.

Những tài liệu chủ yếu bao gồm các bài viết tạp chí và biểu đồ từ giai đoạn sau của thế kỷ XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX ở mục hai và bốn đã được Bill Hayton xử lý rồi và tôi muốn cung cấp thêm cho người đọc những phân tích chi tiết của ông về chủ đề này [20]. Ở phần sau, tôi sẽ đề cập đến các nguồn tài liệu lịch sử xuất hiện ở mục một, hai và ba.

Lịch sử lâu đời về phát kiến địa lý

Loạt bằng chứng bằng tài liệu đầu tiên dưới tên đề mục bắt đầu với Hậu hán thư (Hou Hanshu 后汉书) (Lịch sử của triều hậu Hán) của Tạ Thừa (Xie Cheng 谢承) (khoảng thế kỷ 3) là những mảng rời rạc. "Sử Đệ tổ" đề cập đến một mục trong tài liệu được lưu trữ ở bách khoa toàn thư Thái Bình ngự lãm (Taiping yulan 太平御览) thời kỳ đầu nhà Tống (938 ; Tài liệu dành cho Vua Tống đọc trong thời kỳ có niên hiệu Thái Bình) :

Trần Mậu (Chen Mao 陈茂) [21], từ Nhữ Nam (Runan), từng là người hộ tống/ tùy tùng thân cận (biệt giá - biejia) ở Giao Chỉ, nơi tương tự như Thích Sử Hành Bộ ngày trước (jiu cishi xingbu 旧刺史行部) và ông ta không thể băng qua trướng hải (zhanghai). Khi Chu Sưởng (Zhou Chang 周敞) ra khơi, gió nổi lên và có nguy cơ đánh sập thuyền, Trần Mậu rút thanh gươm trong tay, quở trách thủy thần và ngay lập tức gió lặng xuống [22].

Cách đoạn văn này kể về việc quản lý Biển Đông, như "Sử Đệ tổ" đã nói, vẫn chưa được làm sáng tỏ. Đoạn văn này kể về một hành trình khó khăn ra biển nhưng không trở thành một bằng chứng thuyết phục cho việc "tuần hành" (xunxing 巡行) trên biển [23]. Thay vào đó, cụm danh từ nguyên gốc "Thích Sử Hành Bộ" (cishi xingbu 刺史行部) đã bị chuyển thành cụm từ "tuần hành trên biển dữ" (hành bộ trướng hải) (xingbu zhanghai 行部涨海) qua việc lý giải lại từ hành bộ (xingbu 行部) như một động từ thay vì chức năng gốc của từ này là một phần của danh từ chính thức.

Những tác giả sau này như Nam Minh Tự (Nan Mingzi 南溟子) [24] đã lựa chọn một phần khác của Hậu Hán sử của bách khoa toàn thư Sơ học ký (Chuxueji 初学记) thời Đường (nửa đầu thế kỷ 18) :

Các cống nạp từ bảy trưởng đoàn của Giao Chỉ được gửi qua trướng hải [25].

Trích dẫn này cho rằng phía Bắc Việt Nam (Giao Chỉ) là lãnh thổ dưới quyền của Trung Quốc và ám chỉ rằng vùng biển giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc phải là của Trung Quốc.

Tài liệu tiếp theo, Nam Châu dị vật chí (Nanzhou yiwu zhi 南州异物志) do Vạn Chấn (Wan Zhen 万振) chủ biên trong suốt giai đoạn Tam quốc (thế kỷ thứ ba) được trích dẫn trong Thái Bình ngự lãm như sau :

Đi thuyền từ hướng Tây Nam đến Đông Bắc, sẽ thấy những ghềnh đá lớn nổi lên từ trướng hải. Ở đó nước nông và có nhiều khe đá [26].

Lời giải thích được đưa ra ở đây là cho cụm từ mô tả các bãi chìm và đá chìm mà các tàu mắc phải trong hành trình từ Đông Nam Á tới phía Nam Trung Quốc. Với "Sử Đệ tổ", cụm đó chứng minh cho "[việc Trung Quốc là nước] đầu tiên phát kiến và mô tả về các đảo ở Biển Đông". Tuy nhiên, thông tin còn mập mờ, nguồn tham khảo này từ Nam Châu dị vật chí đã được bổ sung trong các ấn phẩm sau, thậm chí là ủng hộ hoàn toàn Dị vật chí (Yiwu zhi 异物志) (Ghi chép về những chuyện lạ) của Dương Phù (Yang Fu 杨孚) từ thời Hậu Hán (25-220 CN) [27]. Lý do khả thi nhất cho sự thay đổi này là Dị vật chí đã có trước Nam Châu dị vật chí vài thập kỷ [28]. Dị vật chí cho rằng :

Có những hòn đá gồ ghề ở trướng hải, nước nông và có nhiều khe đá. Người nước ngoài (kiếu ngoại nhân) (jiaowairen 獥外人[外人 – tác giả viết nhầm Hán tự]) đi vào trên các tàu lớn có mạn tàu bằng kim loại. Khi tới các eo biển, những tàu này không thể đi qua vì các tảng đá có lực từ [29].

Đoạn này nhấn mạnh đến việc va vào các bãi cạn và đá là không thể tránh khỏi khi đi tàu vào vùng chưa được khám phá. Điều đó ám chỉ rằng giao thông trên biển từ phía tây nam đến đông bắc không phải do người Trung Quốc, mà là "người nước ngoài", có thể hầu hết là người Đông Nam Á. Những người nước ngoài này đã cảnh báo người Trung Quốc về những nguy hiểm khi thực hiện các chuyến hành trình tương tự băng qua biển bằng thuyền.

Ở bất cứ trường hợp nào, việc đề cập đến các trở ngại ở vùng biển chưa được xác định là rất khó chấp nhận như là nhận thức ban đầu của người Trung Quốc về các đảo ở Biển Đông. Trong yêu sách trên Biển Đông bằng tiếng Anh vào ngày 17 tháng 11 năm 2002, Bộ Ngoại giao đã dịch trướng hải kỳ thủ (zhanghai ritou 涨海崎头) là "các đảo, đá, bờ cát và bãi biển ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông" [30]. Yêu sách này tiếp tục cho rằng kỳ thủ là một thuật ngữ chung được Trung Quốc sử dụng nhằm đề cập đến "tất cả các đảo, đá, bãi cạn và đảo nhỏ ở Biển Đông, bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa". Lời giải thích trên cũng được sử dụng cho phiên bản tiếng Trung Quốc của yêu sách nước này ngày 22 tháng 11 năm 2002 [31]

Bản dịch tiếng Anh có phần thiên lệch nhằm thuyết phục dư luận nước ngoài rằng những yêu sách của Trung Quốc là chính đáng. Ngoài ra, bản dịch còn làm rõ thêm nghĩa của từ "kỳ thủ" là nhằm gộp tất cả các thực thể nổi khi thủy triều cao cũng như các bãi cạn lúc chìm lúc nổi ở Biển Đông. Như vậy, đó là một thuật ngữ bao trùm tất cả các đảo và bãi chìm mà Trung Quốc thèm muốn. Liệu có ai còn có thể lập luận hoặc tranh luận với "bằng chứng lịch sử" này nếu thiếu hiểu biết tiếng Trung Quốc [32] ?

Jianming Shen đã đưa ra một bản dịch thậm chí còn mập mờ hơn về đoạn văn trong bản Nam Châu dị vật chí ở Thái Bình ngự lãm [33] :

Có các đảo nhỏ, bãi ngầm và đá ở Biển Đông và vùng nước ở đó thì nông và đầy các đá có từ trường. Các thủy quân khi đi tuần tra dùng thuyền lớn có vỏ sắt ; khi đến khu vực này, do những bãi đá từ trường họ không thể tiến xa hơn [34].

Jianming Shen đã chuyển từ cách gọi các đá thành "các đảo nhỏ, bãi cạn, đá và bờ cát" [35] ; "trướng hải" thành Biển Đông ; và người nước ngoài thành "các thủy quân khi đi tuần tra" [36]. Bằng việc thay đổi thứ tự của các ký tự kiếu ngoại nhân (jiaowairen) thành ngoại kiếu nhân (waijiaoren), ông đã chuyển cách gọi người nước ngoài từ "người ngoài biên giới" (kiếu ngoại - jiaowai 獥外) thành các thủy quân "tuần hành ở biên giới" (ngoại kiếu - waijiao 外徼). Ông cũng thay đổi từ bạc (bo ) vốn có nghĩa là một loại tàu có nguồn gốc từ Đông Nam Á [37] thành từ thuyền (chuan ). Qua đó, ông chuyển từ tàu nước ngoài thành tàu Trung Quốc, thay sự quan sát của các thủy thủ nước ngoài thành quan sát của thủy thủ Trung Quốc. Vì thế, Jianming Shen đã biến tài liệu trên phục vụ việc mô tả bối cảnh mà trong đó các thủy quân Trung Quốc đang ở một vùng biển do Trung Quốc kiểm soát, bỏ đi nghĩa gốc vốn thể hiện việc các thủy thủ của Đông Nam Á đã đi qua một vùng biển mở. Các tàu này có các lớp vỏ sắt bảo vệ nếu bị va vào đá. Từ trường của đá phản ánh việc va chạm với đá là không thể tránh khỏi và các tàu được tăng cường với vỏ kim loại không phải bị dừng lại do từ trường mà bởi không có cách nào vượt qua các vật cản [38].

Phù Nam truyện (Funan zhuan 扶南传) (Ghi chép về Phù Nam ; hay còn gọi là : Ngô thời ngoại quốc truyện Wu shi waiguo zhuan 吴时外国传) là bản ghi chép của Khang Thái (Kang Tai 康泰) và Châu Ứng (Zhu Ying 朱应) về hành trình tới Phù Nam của họ (phía Nam Việt Nam ngày nay) vào thế kỷ thứ ba. Chỉ có những mảnh ghi chép rời rạc còn giữ trong các nguồn trích dẫn ở bách khoa toàn thư ở giai đoạn Đường và Tống. Những ghi chép này được Trần Giai Vinh (Chen Jiarong 陈佳荣) biên tập và xuất bản [39]. Đoạn văn ngắn có liên quan được trích dẫn từ bản gốc ở Thái Bình ngự lãm có nội dung như sau :

Ở vùng trướng hải, người ta sẽ gặp các san hô Châu (shanhuzhou 珊瑚洲) [40] nơi mà san hô mọc trên đá [41].

Theo "Sử Đệ tổ", đoạn văn này cho thấy rằng thủy thủ Trung Quốc thời xưa có "nhận thức khá chính xác" (相当精确的认识) về hình dạng và cấu trúc của các đảo ở Biển Đông. Vị trí của các đảo san hô này chỉ là thứ yếu, vì trướng hải ở đoạn trích trong "Sử Đệ tổ" là Biển Đông. Là một trong những thuật ngữ quan trọng trong lập luận của Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đã liên tiếp và nhấn mạnh rằng trướng hải chính là Biển Đông.

Roderich Ptak đã chỉ ra rằng trước đó, nghĩa cuối cùng trong việc giải thích thuật ngữ trướng hải chưa được tìm ra, và tranh luận vẫn đang tiếp tục [42]. Trong các nghiên cứu ban đầu của Ptak về thuật ngữ này, ông đã giải thích rằng trướng hải - một thuật ngữ mà ông không dịch ra nghĩa nào khác ngoài "biển Trướng" ("Zhang Meer") - là thuật ngữ dùng để mô tả vùng biển ngoài Quảng Đông, bao quanh Đảo Hải Nam, và Vịnh Bắc Bộ [43]. Cuối cùng, thuật ngữ này bao gồm hầu hết vùng biển từ Quảng Đông đến Ấn Độ Dương. Như vậy, trướng hải không nhất thiết là đề cập tới một vùng biển đã xác định chắc chắn mà là một thuật ngữ mập mờ cho một vùng biển không xác định.

"Sử Đệ tổ" không đưa ra bất cứ một nguồn trích dẫn nào để giải thích cho việc đặt tên của Trung Quốc cho Biển Đông hoặc bất cứ thực thể nào khác ở đó giai đoạn giữa thời Tam Quốc và thời Đường (từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 10) ; thiếu tài liệu cho giai đoạn này, "Sử Đệ tổ" chuyển sang thời đại nhà Tống [44]. Lý do chính khi đề cập đến Bình Châu khả đàm (Pingzhou ketan 萍洲可談) (đầu thế kỷ 12) của Chu Úc (Zhu Yu 朱彧) là do đây là một trong những tài liệu đầu tiên mô tả việc đi thuyền có sử dụng la bàn. Mặc dù việc sử dụng la bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hướng trên biển, nhưng "Sử Đệ tổ" giải thích rằng các thủy thủ không xác định được các vị trí đó. Vì không có đảo, rạn san hô hay đá nào được đề cập ở Bình Châu khả đàm, "Sử Đệ tổ" đã liên hệ đến Lĩnh ngoại đại đáp (Lingwai daida 岭外代答) (1178) của Châu Khứ Phi (Zhou Qufei 周去) (?-sau 1178).

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây :

Johannes_l._Kurz_:_Biển_Đông_và_quá_trình__biến_thành_lãnh_thổ_lịch_sử_của_Trung Quốc nam_1975.pdf

Johannes L. Kurz

Nguyên tác : The South China Sea and how It Turned into "Historically" Chinese Territory in 1975, in China and the World – the World and China, Vol. 3, trong 133-160, © 2019. OSTASIEN Verlag, Gossenberg

Trần Thị Kim Nguyên, Nguyễn Phương Hoài dịch

Trần Quang hiệu đính

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 19/04/2020

--------------------------

Johannes L. Kurz, Tiến sĩ khoa Khoa học Xã hội và Mỹ thuật (FASS), đại học Vương quốc Brunei, chuyên nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc.

Bài viết được đăng trên China and the World – the World and China, Vol. 3, tiểu đề : The South China Sea and how It Turned into "Historically" Chinese Territory in 1975, tr.133-160.

 

--------------------------
Chú thích :

[1] Tôi sử dụng thuật ngữ này nhằm thể hiện các đá, đảo, bãi cạn và đảo san hô mà Trung Quốc vẫn thường đề cập đến là Nam Hải chư đảo (Nanhai zhudao 南海诸岛). Thuật ngữ chư đảo đề cập đến Tây Sa 西沙 (Hoàng Sa), Đông Sa 东沙 (Pratas Islands) ; Trung Sa 中沙 (Bãi Macclesfield) and Nam Sa 南沙 (Trường Sa). Hiện Đông Sa đang do Trung Quốc quản lý, các đảo khác vẫn đang trong tranh chấp với các nước ở Biển Đông. Chỉ khi Trung Quốc bắt đầu dự án xây đảo trên các thực thế này, một số thực thể đã biến thành "đảo", ví dụ như đá Xu Bi (Zhubi jiao渚碧礁, ở quần đảo Trường Sa). Đá Xu Bi chỉ nổi khi ở thủy triều thấp, còn khi thủy triều lên cao, thực thể này biến mất, Đá Xu Bi bị biến thành đảo nhân tạo qua quá trình cải tạo kể từ năm 2014. Về quá trình phát triển của Đá Xu Bi, xem Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á 2019. Về mặt pháp lý, các đảo có thể tạo ra một vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế, ngược lại các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không thể tạo ra các vùng này. Xem Freund 2017.

[2] Một trong những hoạt động Tự do hàng hải (FONOP) gần đây nhất được tiến hành vào tháng 1 năm 2019. Xem Storey 2019. Hải quân Hoàng gia Anh gần đây đã tham gia cùng Hải quân Mỹ. Xem Hải quân Hoàng gia 2019.

[3] Vào năm 2016, hoạt đông thương mại có giá trị tương đương gần 3.4 nghìn tỉ USD đi qua Biển Đông, chiếm khoảng 1/5 thương mại toàn cầu tại thời điểm đó. Xem China Power Team 2017.

[4] Về phán quyết (có bản PDF) xem Tòa Trọng tài Thường trực 2016. Về công hàm có bản đồ của Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc xem Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2009. Cũng có thể xem phản ứng của Bộ Ngoại giao Mỹ 2014. Các học giả phương Tây trước đó cũng đã bác bỏ khái niệm "quyền lịch sử" của Trung Quốc vì những yêu sách này không đáp ứng "các chuẩn mực của luật pháp quốc tế". Xem Dupuy và Dupuy 2013. Xem thêm Kopela 2017.

[5] Xem Bộ Ngoại giao Trung Quốc, 2016. Xem thêm sự bác bỏ của Hội Luật quốc tế Trung Quốc với phán quyết, đề cập nhiều nguồn có trong bài báo của "Sử Đệ tổ" dưới tiêu đề "Thực tiễn của Trung Quốc trên Biển Đông trước Thế kỷ 20. Xem Hội Luật quốc tế Trung Quốc 2018, 455-457.

[6] Về báo cáo của miền Nam Việt Nam về cuộc chiến, xem Ho 2014. Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chỉ trích sự hiện diện của quân miền Nam Việt Nam ở Nhóm đảo Lưỡi Liềm (Yongle qundao 永乐群岛,
nhóm đảo phía Tây) ở Hoàng Sa là "xâm phạm" lãnh thổ của Trung Quốc và lấy cớ sử dụng vũ lực. Xem Zhonghua renmin gongheguo waijiaobu
中华人民共和国外交部 1974.

[7] Về Thủy lộ ba và Canh lộ bạ (genglubu 更路簿) xem Kurz. Tài liệu của Tô Đức Liễu được coi là nguồn tham chiếu quan trọng với các hoạt động liên tục của ngư dân Trung Quốc tại các đảo trong bài báo xuất bản trên tờ Nhân dân Nhật báo năm 1976. Xem Nhân dân Nhật báo năm 1976.

[8] Quảng Đông tỉnh vật quán (Guangdong sheng bowuguan 广东省博物馆) năm 1974. Các thành viên của cùng viện nghiên cứu cũng đã tiến hành cuộc điều tra khác năm 1975 và có kết quả được xuất bản là Quảng Đông tỉnh vật quán (Guangdong sheng bowuguan 广东省博物馆) 1976.

[9] Vương Căng Kiệt (Wang Hengjie 王恒杰) (1932–1996) hỗ trợ các lập trường chính thức bằng việc biên soạn hai báo cáo về nghiên cứu khảo cổ tuyên bố sự hiện diện của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa trong khoảng hơn 2500 năm (Wang Hengjie 1992, 776-777) và hơn 2,000 năm (Wang Hengjie 1997, 68-69). Bài báo sau xuất hiện ngay sau đó. Năm 2012, Xu Yongjie và Fan Yiran đã đưa ra một bản tóm tắt về các cuộc nghiên cứu khảo cổ học ở các đảo ở phía Nam Trung Quốc Biển Đông. Về các bằng chứng khảo cổ học chưa chắc chắn ở các đảo phía Nam Trung Quốc, xem Lassere 1999. Một trong những vấn đề lớn đó là không có cách nào cụ thể xác định phương thức các đồ gốm, đồng xu và các di vật khảo cổ khác được đưa đến các đảo.

[10] Deng Siyu 1974.

[11] Ye Hanming and Wu Ruiqing 1974.

[12] Qi Xin 1974

[13] Shao Xunzheng 1956. Ju Jiwu 鞠继武 1954 có một mục (từ 44-46) tập trung chủ yếu vào tài liệu ở thế kỷ mười chín và hai mươi.

[14] "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông". Đây là tuyên bố được lặp đi lặp lại như thần chú trong các tuyên bố chính thức liên tiếp của Trung Quốc. Ví dụ, xem Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1980 ; 1988 ; 2011 ; 2015 ; 2016

[15] Trong khi Việt Nam là bên thách thức chính của Trung Quốc ở Biển Đông và Philippines đang quanh co trong quan hệ với Trung Quốc đặc biệt là dưới thời Tổng thống Duterte, các nước ASEAN vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Như đã đề cập trước đó, Mỹ sử dụng hoạt động tự do hàng hải (FONOP) thách thức Trung Quốc, một số FONOP được tiến hành ở Hoàng Sa. Về FONOP của Mỹ cho đến năm 2017 xem thêm Standifer 2017.

[16] Một bản dịch tiếng Anh xuất hiện vào ngày 12/12 như Shi 1975. Danh tính của ba tác giả được tiết lộ là : Li Baotian 李宝田, Song Lifu 宋力夫 and Zhu Dexiang 朱德祥. Zhu Zhenhai朱振海, người đã đồng hành cùng ba tác giả trên, làm việc ở Phòng Địa Mạo (dimaoshi 地貌室) trong Viện Hàn lâm Khoa học. Các nhà chức trách có liên quan đã tặng thưởng cho những tác giả này vì những nỗ lực với cơ hội tiến hành nghiên cứu nhiều hơn về Hoàng Sa năm 1976. Năm 1977, "Sử Đệ tổ" đã có một bài báo cáo về chuyến đi này, Tây Sa hành 西沙行 ở Địa lí tri thức (Dili zhishi 理知识) số 2 và 3. Tôi chưa tiếp cận tới các ấn phẩm này. Họ đã xuất bản các hồi ký liên quan đén vụ việc này vào năm 2010. Xem Sử Đệ tổ 2010. Li Baotian đã xuất bản một bài viết về việc kỷ niệm chuyến đi năm 1976 tới Hoàng Sa. Xem Li Baotian 2016.

[17] Nơi đầu tiên trong số đó có lẽ là Nam sử tổ, Nghiên cứu sở của Đại học Hạ Môn (厦门大学南洋研究所南史组) 1975. Bài báo đầu tiên của họ, được lưu ở Nam sử tổ (Nanshizu 南史组), ngày 1/12, 1975.

[18] Tôi vẫn chưa tìm được một bản dịch phù hợp với thuật ngữ này. "Cửu Nhũ Loa Châu" là một lựa chọn có xem xét đến giả định của "Sử Đệ tổ" về các rặng san hô ngầm. Một lựa chọn khác là xem xét Cửu Nhũ Loa như cụm từ thông thường chỉ đá và các bãi đá.

[19] Đề mục này có thể được lấy cảm hứng từ một bài báo có tiêu đề và lập luận tương tự. Xem Lin Ronggui
1990.

[20] Xem Hayton 2014, đặc biệt từ trang 29-60, và gần đây nhất Hayton 2018a và 2018b.

[21] Chen Mao giúp đỡ Zhou Chang, hoàn thiện Yuzhou ở Trung Quốc người đã bổ nhiệm ông làm tùy tùng. Xem Thái Bình ngự lãm 263.1b (tr. 1230).

[22] Thái Bình ngự lãm 60.1b (tr. 287).

[23] Tuy nhiên Jianming Shen tuyên bố chính xác như vậy bằng việc thay đổi sơ qua văn bản gốc để đọc là hành bộ trướng hải (xingbu zhanghai 行部涨海) và dịch cụm này là "cuộc khảo sát và tuần hành của thủy quân đến các đảo ở Biển Đông". Xem Shen 1997, 18.

[24] Nan Mingzi là bút danh của nhà sử học Chen Jiarong 陈佳荣. Bài báo trong câu hỏi là Nan Mingzi n. d.
Ở trong phiên bản gốc của bài báo – Chen Jiarong 1982 – Chen đã không đề cập tới Hậu hán thư.

[25] Sơ học ký 6.115.

[26] Thái Bình ngự lãm 790.7b (tr. 3501).

[27] Xem, ví dụ, Hàn Chấn Hoa 1988, 23 ; Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2000 ; Trung Hoa Dân quốc năm 2016.

[28] Ye/Wu năm 1974, 10, cũng đề cập đến Yiwu zhi. Nếu "Sử Đệ tổ" tiếp cận đến bài báo này, có lẽ họ đã khai thác bài báo này do tính lâu đời của bài này với Nanzhou yiwuzhi.

[29] Yiwu zhi, 3. Chú thích cụm từ liên quan từ Yiwu zhi, được trích dẫn trong Zhengde Qiongtai zhi 正德琼台志 42.14b, khác một chút so với cụm từ trong bài đã chỉnh sửa của Yiwu zhi.

[30] Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2000.

[31] Zhonghua renmin gongheguo waijiaobu 2000.

[32] Ấn bản đầu tiên bằng tiếng Anh kể từ nửa sau những năm 1970 đã chấp nhận yêu sách lịch sử của Trung Quốc và trở thành tài liệu được trích dẫn trong các nghiên cứu sau này. Xem Hayton 2018b, 4.

[33] Taiping yulan 988.3a (tr. 4372).

[34] Shen Jianming 2002, 113-114.

[35] Trong Shen Jianming năm 1997, 18, thuật ngữ kỳ thủ giải thích tất cả các nghĩa này.

[36] Trong bài báo đầu tiên Shen đã dịch không càng sai lệch đoạn : "các quan chức làm nhiệm vụ tuần tra đi thuyền lớn đã đổi sang đi thuyền nhỏ để đến được vùng này […]". Xem Shen 1997, 19.

[37] Manguin 1980, 274.

[38] Các thủy thủ chỉ cuối thế kỷ 19 mới có nhiều thông tin cụ thể hơn về vị trí các bãi cạn, đảo san hô, bãi đá ngầm. Cho đến lúc đó, các thuyền theo sau một lộ trình biển đã được thiết lập trước đó dọc theo các bở Biển Đông Nam Á. Xem Minh Hà Pham 2016.

[39] Chen Jiarong 2006.

[40] San Hô Châu là một thuật ngữ mập mờ khác dù chưa được xác định vẫn được các tác giả Trung Quốc thời hiện đại dùng để đề cập tới các đảo ở Biển Đông. Xem tham khảo Liu Nanwei 1996, 13-14.

[41] Thái Bình ngự lãm 69.3b (327). Cũng có thể xem Hàn Chấn Hoa năm 1988, 25. Về các rặng san hô xem Ptak 1990.

[42] Ptak 2007, 236.

[43] Xem thảo luận chi tiết về thuật ngữ trướng hải tại Ptak 2004.

[44] Ye and Wang năm 1974 đã thể hiện Guangzhou tonghai yidao 广州通海夷道 (Các tuyến đường biển từ Quảng Châu tới nước ngoài), biên soạn bởi Jia Dan 贾耽 (730–805) là nguồn tham khảo chính thức từ thời nhà Đường. Mô tả tuyến đường từ Quảng Đông tới các nước Đông Nam Á, có trong Tân Đường Thư (1060) 43A.1153. Hàn Chấn Hoa đã cố bổ sung cho thiếu sót của thời Tùy-Đường. Trong số các tác phẩm mà ông đề xuất là Tùy Thư Suishu 隋书 (656 ; Lịch sử chính thức về nhà Tùy), bao gồm bản ghi chép về việc đi lại thường xuyên đến Hoàng Sa mà ông nghĩ có tên là Jiaoshishan 礁石山, rằng Tongdian 通典 (801) đã ghi nhận các giới chức đi thuyền qua Hoàng Sa (Jiaoshishan), và các tuyến đường hàng hải từ Quảng Châu ra bên ngoài (Guangzhou tonghai yidao) đã đánh dấu Hoàng Sa với tên gọi Xiangshi 象石. Xem thêm Hàn Chấn Hoa 1988, 29-31.

Published in Diễn đàn