Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, cựu Chủ tịch điều hành của tập đoàn dầu khí ExxonMobil, từng có những phát biểu mạnh về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

bd1

Ông Rex Tillerson điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 11/01/2017. AFP

Trước đó ExxonMobil lại ký thỏa thuận hợp tác dầu khí với Việt Nam.

Thực tế nào mà vị tân ngoại trưởng Hoa Kỳ phải đối đầu ; đặc biệt trong vấn đề Biển Đông ?

Việt Nam - ExxonMobil - Trung Quốc

Ông Rex Tillerson vào ngày 1 tháng 2 năm 2017 chính thức trở thành vị Ngoại trưởng thứ 69 của Hoa Kỳ. Giới quan sát cho rằng ông này nhậm một nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong tình hình đối ngoại hiện nay của chính phủ tân Tổng thống Donald Trump.

Trên mạng Asia Times vào ngày 23 tháng giêng vừa qua, tác giả Helen Clark có bài viết với tựa tiếng Anh ‘Exxon-Vietnam gas deal to test Tillerson’s diplomacy’- tạm dịch "Thỏa thuận khí đốt giữa Exxon và Việt Nam sẽ thử thách chính sách ngoại giao của ông Tillerson.’

Đây là thỏa thuận cùng nhau khai thác và vận hành thương mại mỏ khí Cá Voi Xanh trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam ; nhưng phía Trung Quốc cũng cho là thuộc về họ.

Tác giả Helen Clark nói rõ dự án liên doanh giữa ExxonMobil và Việt Nam trị giá 10 tỷ đô la Mỹ được ký kết vào ngày 13 tháng giêng nhân khi ông John Kerry, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc có nguy cơ gây nên dậy sóng tại khu vực tranh chấp Biển Đông dưới thời của tân chính quyền Donald Trump.

Tuy nhiên theo tác giả Helen Clark thì dự án của ExxonMobil sẽ được bảo vệ mạnh mẽ bởi ngoại trưởng Rex Tillerson, cựu chủ tịch và viên chức điều hành chính của ExxonMobil.

Hồi năm 2011, Bắc Kinh gián tiếp cảnh báo ExxonMobil chẳng bao lâu sau khi tập đoàn này công bố phát hiện trữ lượng khí đốt lớn tại Lô 118 trong vùng dự án Cá Voi Xanh. Bắc Kinh nói rõ những công ty ngoại quốc phải ngưng thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp.

Nhiều tập đoàn năng lượng đa quốc khác dường như phải nghe theo khuyến cáo của Trung Quốc phải từ bỏ hoạt động thăm dò dầu khí với Việt Nam.

Hãng thông tấn Reuters loan tin vào trung tuần tháng 5 năm 2014, bản thân ông Tillerson gặp chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNOOC- Vương Nghi Lâm thảo luận về hợp tác thêm giữa hai tập đoàn nhưng không nói rõ chi tiết.

Từ đó đến nay hai phía không công bố kế hoạch sản xuất nào tại khu vực vừa nêu cho đến ngày 13 tháng giêng vừa qua khi ExxonMobil và PetroVietnam ký kết hai văn bản thỏa thuận cho dự án khí đốt Cá Voi Xanh.

Tin còn cho biết ExxonMobil còn có quyền thăm dò tại những lô kế cận mỏ khí đốt Cá Voi Xanh.

Tillerson sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh

Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, vào ngày 16 tháng giêng trong bài viết về thỏa thuận giữa ExxonMobil và Việt Nam nêu rõ là ông Tillerson hiểu thấu đáo về mọi nổ lực của Trung Quốc nhằm đe dọa tập đoàn này không được đầu tư vào Việt Nam từ những năm 2007-2008. Và bản thân ông Tillerson sẽ không nghe phản đối của Trung Quốc về thỏa thuận của ExxonMobil và Việt Nam.

Trước đây giới chức Hoa Lục từng có cảnh báo riêng với các công ty dầu khí Phương Tây là quyền lợi của họ tại Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nếu như hỗ trợ Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Đối với thỏa thuận giữa ExxonMobil và Việt Nam về dự án Cá Voi Xanh ký kết vào ngày 13 tháng giêng vừa qua, Trung Quốc chưa có bình luận đặc biệt nào ngoại trừ truyền thông Nhà nước Hoa Lục mạnh mẽ chỉ trích phát biểu của ông Rex Tillerson tại phiên điều trần về việc bổ nhiệm ông vào chức ngoại trưởng trong tân chính phủ Donald Trump trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Lúc đó ông Tillerson phát biểu là Hoa Kỳ cần gửi đến cho Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng là phải ngưng ngay hoạt động cải tạo, xây dựng và không được đến những đảo nhân tạo lập nên ở Biển Đông.

Tờ China Daily bình luận cho rằng những tuyên bố của ông Rex Tillerson là một mớ lộn xộn những thiên kiến ngây ngô, lỗi thời, có tầm nhìn ngắn cùng những tưởng tượng chính trị không thực tế".

Lãnh đạo Việt Nam đã chọn lựa ?

Tác giả Helen Clark trích lại ý kiến của giáo sư Carlyle Thayer rằng Việt Nam cũng như Trung Quốc cần năng lượng phục vụ cho nền kinh tế công nghiệp hóa đang phát triển nhanh chóng. Và thỏa thuận với ExxonMobil được cho là một phần của kế hoạch của trung ương kết hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Biển Đông vào kinh tế biển.

Những kế hoạch vạch ra trong khu vực tranh chấp khiến Trung Quốc giận giữ trước đây chắc chắn sẽ lặp lại nếu như ông Rex Tillerson có hành động cứng rắn giống như những tuyên bố mạnh mẽ mà ông đưa ra tại phiên điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ vừa qua như vừa nêu.

Theo nhà nghiên cứu Biển Đông, Đinh Kim Phúc, thì sẽ không có gì mới trong chính sách của chính phủ của tổng thống Donald Trump tại khu vực Biển Đông.

Theo nhà nghiên cứu này thì sẽ chẳng có gì sáng sủa nếu như thiếu ‘đột phá’ từ phía chính quyền Mỹ hiện nay :

"Không có gì lạc quan hơn vì rõ ràng tôi có cơ sở là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam đã sang Trung Quốc và ra thông cáo chung, rồi ký 15 liên kết giữa hai quốc gia.

Theo tôi đó là câu trả lời rõ ràng cho tình hình an ninh khu vực Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương ; đặc biệt trên Biển Đông. Các vị lãnh đạo Việt Nam đã chọn cho mình thái độ đi trước thái độ của Mỹ dưới chính quyền Donald Trump.

Tất cả quan chức dưới thời tổng thống Donald Trump chỉ được biết qua những phát biểu, chứ cho đến nay chúng tôi chưa có thể đánh giá cụ thể vì những bước đi chưa được triển khai. Tuy nhiên theo tôi tình hình Biển Đông vẫn như dưới thời ông Obama. Mỹ- Trung vẫn gờm nhau và cuộc chơi trên Biển Đông do Trung Quốc dẫn dắt.

Nếu có thay đổi thì chính sách của Mỹ phải có ‘đột biến’ ; phải có trọng tâm rõ ràng trong vấn đề Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, Mỹ và Đông Nam Á… Chứ còn cứ ỡm ờ suy tính giữa quyền lợi Mỹ- Trung thế nào thì tôi nghĩ cuộc chơi tại Biển Đông tiếp tục do Trung Quốc dẫn dắt như trong thời gian vừa qua".

Ngoài vấn đề ngoại giao với Trung Quốc liên quan Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải huyết mạch trên thế giới hiện nay, một số quyết định của Nhà Trắng đang gây phản ứng mạnh mẽ.

Đó là những lệnh hành pháp mà tổng thống Donald Trump ký ngay sau khi nhậm chức bị chỉ trích bởi nhiều quốc gia Hồi giáo, rồi đồng minh Châu Âu, lân bang Mexico và ngay cả những viên chức ngoại giao trước đây và hiện nay của Hoa Kỳ.

Những thách thức đang chờ đón vị tân ngoại trưởng nước Mỹ là một di sản ngổn ngang gồm cuộc nội chiến Syria, đe dọa bắn thử hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa của Bắc Hàn, một nước Nga quyết đoán và một Trung Quốc đang trổi dậy.

Gia Minh, RFA

Nguồn : RFA tiếng Việt, 01/02/2017

*************************

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đi Nam Hàn và Nhật Bản (RFA, 01/02/2017)

bd2

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, James Mattis tuyên thệ nhậm chức tại Bộ Quốc Phòng Mỹ hôm 27/1/2017. AFP photo

Hôm nay, Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis sẽ lên đường đi Nam Hàn và Nhật Bản, thực hiện chuyến công du đầu tiên trong vai trò người điều khiển Lầu Năm Góc.

Khi loan báo về chuyến đi này, thông cáo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ viết rằng chuyến đi nhằm khẳng định cam kết mà Washington đã có với Nam Hàn và Nhật Bản, đồng thời cũng để phát huy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với 2 nước đồng minh Đông Á.

Theo lịch trình, trạm dừng chân đầu tiên của ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ là Seoul, nơi ông sẽ bàn thảo với giới lãnh đạo Nam Hàn về tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên trước nguy cơ gây hấn do Bắc Hàn gây nên, và kế hoạch dựng hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD.

Đến ngày thứ Sáu, ông Mattis sẽ sang thăm Tokyo, gặp lãnh đạo Nhật để thảo luận về tình hình Châu Á-Thái Bình Dương, và kêu gọi Nhật đóng góp thêm để giúp Hoa Kỳ trang trải chi phí khi đưa quân sang giúp bảo vệ an ninh quốc phòng cho Nhật Bản.

*********************

Trung Quốc cực lực chống đối Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ (VOA, 01/02/2017)

bd3

THAAD có mục đích chng li kh năng tên la đn đo và ht nhân ca Bc Hàn, song Bc Kinh lp lun rng v lâu dài h thng đó có th làm nhiu hơn thế.

Trung Quốc đang đy mnh n lc đ ngăn chn Hàn Quc trin khai h thng phòng th tên la ca M trên lãnh th Hàn Quc, bng cách gia tăng áp lc trên mt trn kinh tế.

Mặc dù các giới chc Hoa Kỳ và Hàn Quc lâu nay nhn mnh rng mc đích chính ca H thng Phòng th Khu vc Tm cao Giai đon cui (THAAD) có mc đích chng li kh năng tên la đn đo và ht nhân ca Bc Hàn, song Bc Kinh lp lun rng v lâu dài h thng đó có thể làm nhiu hơn thế.

Jagannath Panda, một nhà phân tích ti Vin Nghiên cu và Phân tích Quc phòng New Delhi, cho biết Trung Quc đã bt đu siết cht các bin pháp đi vi Seoul, và có phn chc đng thái này s tiếp tc nếu Seoul không đi ý.

Panda nói kể t khi THAAD được trin khai, lượng du khách Trung Quc đến Hàn Quc ngh hè đã gim, và s th này đã tác đng mnh đến nn kinh tế Hàn Quc.

Đây mới ch là mt trong nhng cách mà Bc Kinh đang làm đ ch đng gây áp lc vi Hàn Quc v vic triển khai lá chắn tên la THAAD.

Hồi đu tháng này, nht báo Hankyoreh ca Hàn Quc nêu ra mt danh sách các bin pháp mà Trung Quc được cho là đã thc hin k t khi quyết đnh trin khai THAAD được thông qua hi tháng 7 năm ngoái, bao gm hn chế du hành đi vi các ngh sĩ gii trí Hàn Quc, các chuyến bay thuê bao t Hàn Quc, và nhm mc tiêu vào hot đng kinh doanh ca Tp đoàn Lotte ca Hàn quc Trung Quc.

Một sân golf thuc s hu ca Tp đoàn Lotte Ht Seongju min nam Hàn Quc được công b là nơi s đt h thng THAAD. D kiến h thng s được trin khai vào tháng 5. Mc dù vy, có nhng quan ngi rng nhng chng đi gia tăng có th trì hoãn vic này.

Published in Châu Á

Chuyên gia Mỹ : Washington cần tiếp tục răn đe Bắc Kinh về Biển Đông (RFI, 30/01/2017)

bd1

Ảnh minh họa : Máy bay thuộc hai phi đoàn Carrier Air Wing 5 và Carrier Air Wing 9 cùng tàu sân bay USS John C. Stennis tập trận trong vùng biển Philippines, ngày 18/06/2016. REUTERS/Courtesy Steve Smith/U.S. Navy

Trong một bài viết ngày 27/01/2017 mang tựa đề rất khô khan : Các nguyên tắc chỉ đạo về Biển Đông cho tân chính quyền (Mỹ) - South China Sea Guidelines for the New Administration – trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã nêu bật 5 khuyến cáo mà các chuyên gia Mỹ về Biển Đông vừa nhất trí chuyển đến chính quyền Donald Trump để đề nghị thực hiện.

Đối với hai chuyên gia Geoffrey Hartman và Amy Searight, tác giả bài viết, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh sẽ sớm thách thức nghiêm trọng quyết tâm của Washington tại Biển Đông, nơi mà Mỹ đã cố đáp trả một cách có hiệu quả trước các hành vi quyết đoán của Trung Quốc. Các lợi ích lâu dài của Mỹ - từ quyền tự do hàng không và hàng hải, tôn trọng một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình – tất cả đều bị đe dọa.

Các mục tiêu của Mỹ như duy trì các quan hệ liên minh và đối tác trong vùng, bảo vệ chuẩn mực và quy tắc quốc tế, và duy trì một quan hệ có hiệu quả với Trung Quốc là điều vẫn có giá trị. Thế nhưng Trung Quốc đã ra tay trước ở Biển Đông và Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược để xoay chuyển chiều hướng và tránh được cái bẫy của một đối sách bị động và vô hiệu quả.

Cho đến nay, phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông chưa đủ để làm cho Bắc Kinh thay đổi cách xử sự, thậm chí nuôi dưỡng lập luận theo đó Trung Quốc đang đẩy được Mỹ ra khỏi khu vực.

Đối với nhiều nước trong khu vực, việc chống lại các nỗ lực của Trung Quốc đã trở thành thước đo quan trọng về sự dấn thân của Mỹ vào khu vực. Nếu các hành vi bức hiếp của Trung Quốc vẫn không bị Mỹ đáp trả, điều đó sẽ gởi một tín hiệu nguy hiểm về sức mạnh của hệ thống liên minh của Mỹ trong vùng, và giảm thiểu vai trò đối tác an ninh của Washington.

Để ngăn chận các cố gắng của Trung Quốc nhằm khống chế Biển Đông, Hoa Kỳ cần có một chiến lược lâu bền để tăng cường năng lực của mình, làm việc hữu hiệu hơn với các đồng minh và đối tác, và củng cố trật tự khu vực. Để làm được điều này, chính quyền mới ở Mỹ nên nhanh chóng duyệt xét lại chiến lược Biển Đông từ trên xuống dưới và một cách cặn kẽ, sao cho có thực chất hơn và hữu hiệu hơn.

Trong khi chuẩn bị rà soát và củng cố chiến lược của mình ở Biển Đông, chính quyền mới nên giữ trong đầu những lời khuyến cáo ghi trong báo cáo của Trung Tâm CSIS, đưa ra ngày 25/01, mang tựa đề : "Biển Đông – Một vài nguyên tắc chiến lược cơ bản", với sự đóng góp của các chuyên gia về Châu Á tại CSIS— Tiến sĩ Michael Green, tiến sĩ Zack Cooper, Bonnie Glaser, Andrew Shearer, và Greg Poling.

Khuyến cáo 1 : Phải tiếp tục răn đe và đồng thời hợp tác

Cho dù hợp tác của Trung Quốc cần thiết để giải quyết một số vấn đề khu vực và toàn cầu – như hành vi hiếu chiến của Bắc Triều Tiên hay vấn đề biến đổi khí hậu – Hoa Kỳ không nên để bị Trung Quốc bắt bí vì sợ rằng chiến lược răn đe mạnh hơn sẽ cản trở công cuộc hợp tác song phương.

Mọi cố gắng giảm nhẹ chính sách của Mỹ ở Biển Đông để bảo vệ công cuộc hợp tác với Trung Quốc trong các lãnh vực khác đều không cần thiết, thậm chí còn không hiệu quả nữa là khác. Hợp tác trong những lãnh vực hai bên cùng chia sẻ quyền lợi không chỉ quan trọng đối với Mỹ mà cũng quan trọng đối với Trung Quốc.

Lãnh đạo Mỹ không nên lo ngại về tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung. Mỹ có thể vừa kiên quyết trên các nguyên tắc của mình và răn đe để không cho Trung Quốc làm hỏng trật tự khu vực, vừa duy trì quan hệ hiệu quả với Bắc Kinh. Nhượng bộ trên quyền lợi thiết yếu của mình ở Châu Á, sẽ không khuyến khích hợp tác rộng hơn trên những vấn đề toàn cầu. Thậm chí việc nhận thấy một sự yếu đuối nơi Mỹ có thể khuyến khích giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có thái độ quyết đoán hơn.

Tóm lại, một cách tiếp cận mang tính răn đe mạnh mẽ hơn không nhất thiết cản trở công cuộc hợp tác có lợi cho cả hai nước.

Khuyến cáo 2 : Có chính sách và thông điệp nhất quán và bền vững

Chính quyền mới cần đưa ra những thông điệp chiến lược rõ ràng và nhất quán, bởi vì sự thiếu mạch lạc trong việc gắn kết các mục tiêu của chiến lược tái cân bằng lực lượng vừa qua đã gây ra sự ngộ nhận nơi Trung Quốc cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Cụ thể là những lời giải thích không nhất quán về cách Hoa Kỳ xử lý đà tăng cường quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc – song song với việc thực thi vế quân sự rất rầm rộ của chiến lược tái cân bằng - đã làm gia tăng thái độ nghi kỵ của Bắc Kinh về việc Washington tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Thông điệp và chính sách thiếu nhất quán – trong đó có các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải và duy trì sự hiện diện thường xuyên - cũng đã gây nên hiểu lầm trong khu vực. Chính quyền mới nên cung cấp lời giải thích có thẩm quyền về các hoạt động này và không nên thay đổi lịch trình để chiều theo áp lực của Trung Quốc.

Hoa Kỳ nên tiến tới, các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải và khẳng định sự hiện diện thường xuyên phải được thực hiện một cách đều đặn để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ sẵn sàng cho không quân và hải quân hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Đây là điều quan trọng, nhưng cũng phải cẩn thận tính đến những yếu tố không lường trước được khi vạch ra chiến thuật và thực hiện các chiến dịch để ngăn không cho Bắc Kinh trở nên quá tự tin vào khả năng dự đoán phản ứng của Hoa Kỳ.

Khuyến cáo 3 : Đa dạng hóa các biện pháp chống Trung Quốc

Đối với các chuyên gia Trung Tâm Chiến Lược, chính sách của Mỹ ở Biển Đông cho đến nay đã dựa quá nhiều vào các giải pháp quân sự, vốn không phải lúc nào cũng hiệu quả nhất. Cách đáp trả về mặt ngoại giao, thông tin, luật pháp, kinh tế hiện không được chú ý nhiều trong chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ. Việc đưa các giải pháp này vào trong chính sách sẽ rất quan trọng cho thành công trong việc làm cho Trung Quốc lùi bước trong dài hạn.

Một ví dụ là có thể tính đến việc trừng phạt có chọn lọc nhắm vào các công ty Trung Quốc tham gia vào các hoạt động gây mất ổn định. Hoa Kỳ có khả năng gây sức ép trên Trung Quốc trong những lãnh vực không liên quan trực tiếp đến vùng Biển Đông và nên xem xét khả năng sử dụng hoặc đe dọa sử dụng những công cụ này để ổn định trật tự khu vực.

Khuyến cáo 4 : Tăng cường giúp đỡ đồng minh và đối tác

Hoa Kỳ cần tăng cường các nỗ lực giúp các đồng minh và đối tác xây dựng năng lực để cải thiện khả năng của các nước này chống lại sự thúc ép của Trung Quốc. Nỗ lực xây dựng năng lực thành công sẽ cho phép các quốc gia Đông Nam Á tự bảo vệ tốt hơn, tạo nên sự răn đe chống lại các hành vi bức hiếp ở của Trung Quốc ở cấp độ thấp, cho phép quân đội Mỹ tập trung nhiều hơn vào việc răn đe ở cấp cao.

Để tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực các đối tác, Washington cần phải giữ gìn các mối quan hệ quốc phòng trong khu vực. Khả năng của Hoa Kỳ hợp tác với các quốc gia ở tuyến đầu phụ thuộc vào thái độ hợp tác và tuân thủ của các nước này trong lãnh vực nhân quyền và quản trị tốt nhà nước.

Khuyến cáo 5 : Duy trì lập trường trung lập về tranh chấp chủ quyền

Các chuyên gia đã đi đến kết luận : Hoa Kỳ có một số lợi thế lâu dài khiến cho các nước trong khu vực tiếp tục chọn Mỹ làm đối tác an ninh hàng đầu, trong đó việc Mỹ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, lại được thiện cảm của các cư dân địa phương, và một chính sách ngoại giao ít hung hăng hơn Trung Quốc. Với những lợi thế đó, Washington có đủ sức tập trung vào việc duy trì vai trò của mình ở Châu Á, và có thể tin rằng chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc có thể sẽ đẩy nhiều quốc gia quay sang Hoa Kỳ để nhờ hỗ trợ.

Lập trường xưa nay của Hoa Kỳ là trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền trên các vùng đất ở Biển Đông, trong khi vẫn khẳng định rằng những tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là một lập trường đúng đắn và cần được duy trì.

Lập trường đó cho phép Mỹ bảo vệ lợi ích của mình mà không vướng vào các tranh chấp chủ quyền chằng chịt ở Biển Đông. Vị trí trung lập trước các tranh chấp chủ quyền cho phép Hoa Kỳ can thiệp một cách linh hoạt vào Biển Đông để bảo vệ lợi ích của mình cũng như chuẩn mực và luật lệ quốc tế, đồng thời phản bác các cố gắng của Trung Quốc cho rằng các hành động của Hoa Kỳ là một mối đe dọa đến chủ quyền của Bắc Kinh.

Các nước tranh chấp khác chào đón sự can thiệp của Hoa Kỳ chính là vì Washington không thiên vị bên này chống bên kia.

RFI tiếng Việt

**********************

Mỹ cam kết tiếp tục là cường quốc Thái Bình Dương (RFI, 30/01/2017)

bd2

Hàng không mẫu hạm USS John C.Stennis (CVN 74) và USS Ronald Reagan (CVN 76) ở vùng biển Philippines, ngày 18/06/2016.Courtesy Jake Greenberg/U.S. Navy/Handout via REUTERS

Trong một hội thảo tại trường Đại học Quốc gia Úc, ở Canberra, ngày hôm nay, 30/01/2017, các quan chức Mỹ khẳng định cho dù có những thay đổi chính sách dưới thời chính quyền Donald Trump, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cam kết là một cường quốc Thái Bình Dương.

Theo AFP, cuộc hội thảo có nội dung nói về liên minh của Hoa Kỳ với Úc và Nhật Bản. Cố vấn chính trị sứ quán Mỹ tại Úc, ông John Hennessey-Niland nói rằng các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể yên tâm là Thái Bình Dương vẫn có vai trò chủ chốt trong các lợi ích của Mỹ, dưới thời Donald Trump. Các hợp tác, huấn luyện chung và chia sẻ thông tin sẽ gia tăng.

Đại diện sứ quán Mỹ khẳng định : "Chúng tôi đang ở trong giai đoạn thay đổi và chuyển tiếp. Các lợi ích của Hoa Kỳ không thay đổi. Vì lợi ích của mình, nước Mỹ sẽ tiếp tục là một cường quốc Thái Bình Dương, hỗ trợ và tăng cường các quan hệ song phương, ba bên và đa phương".

Bà Amy Searight, nguyên là quan chức cấp cao Mỹ, phụ trách quốc phòng khu vực Nam và Đông Nam Á, nhận định, dường như Donald Trump đã thay đổi, không có những phát biểu chỉ trích nhắm các đồng minh của Mỹ. Bà hoan nghênh chuyến thăm Washington vào tháng Hai tới của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Theo bà Searight, Hoa Kỳ có kế hoạch nâng số tàu chiến từ 270 lên thành 350 và do vậy, sẽ có nhiều tàu chiến Mỹ hiện diện ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn với các đồng minh. Theo quan chức này, chính sách xoay trục sang Châu Á, được khởi xướng và thực hiện dưới thời Obama – vẫn đang được tiến hành.

RFI tiếng Việt

*************************

Xoay trục về Châu Á vẫn là trọng tâm trong chính sách của Hoa Kỳ (RFA, 30/01/2017)

bd3

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng tham mưu trưởng Reince Priebus, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Cố vấn Thương mại Peter Navarro, Cố vấn cao cấp Jared Kushner, Cố vấn chính sách Stephen Miller tại Phòng Bầu dục, Nhà trắng, Washington, DC, ngày 23 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Mặc dù Tân Tổng Thống Donald Trump sẽ có chính sách ngoại giao mới, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng ở Châu Á- Thái Bình Dương để đảm bảo quyền lợi của nước Mỹ cũng như của các nước đồng minh.

Điểm vừa nêu được ông John Hennessey-Niland, tham tán chính trị của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ đưa ra trong cuộc thảo luận về quan hệ chiến lược Mỹ-Nhật Bản và Úc, mới diễn ra ngày hôm nay tại Canberra.

Trong bài phát biểu, ông Hennessey-Niland nói rằng chính sách có thể thay đổi nhưng quyền lợi của Mỹ và đồng minh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ không thay đổi, hứa hẹn những cuộc thao diễn chung và mức độ chia sẻ tin tức sẽ gia tăng.

Trong lúc còn vận động tranh cử, Tổng Thống Trump có nói là những quốc gia Châu Á phải tự bảo vệ an ninh quốc phòng thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ, đồng thời cũng chỉ trích liên minh NATO là một tổ chức lỗi thời.

Tuy nhiên thứ Sáu tuần trước khi đón nữ Thủ Tướng Anh Quốc Theresa May ở Nhà Trắng, Tổng Thống Trump lại cho biết ông ủng hộ NATO 100%.

Dựa vào sự kiện đó, bà Amy Searights, người từng nắm giữ chức vụ trợ lý tổng trưởng quốc phòng đặc trách Nam Á và Đông Nam Á của chính phủ Barack Obama cho rằng không nên quá chú trọng đến những gì Tổng Thống Trump đã nói lúc vận động tranh cử, bằng chứng là tháng tới, tân tổng thống Mỹ sẽ đón Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe để bàn thảo về quan hệ đồng minh chiến lược.

Bà cũng nhắc lại tầm quan trọng của quan hệ chiến lược Mỹ Nhật Bản và Úc trong kế hoạch chuyển trục về Châu Á mà Tổng Thống Obama thực hiện, gọi đó là kế hoạch vẫn còn hữu lý để ngăn chận mức bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Vẫn theo bà Searight, Tổng Thống Trump có kế hoạch giúp Hải Quân Hoa Kỳ tăng số tầu chiến từ 270 chiếc lên thành 350 chiếc, điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ đưa thêm chiến hạm vào hoạt động ở Thái Bình Dương và tại Biển Đông.

**************************

Trung Quốc coi Mỹ, Bắc Hàn và Nhật là mối đe dọa (BBC, 30/1/2017)

Bas du formulaire

bd4

Trung Quốc đã có hàng không mẫu hạm.

Giới phân tích của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc coi Hoa Kỳ và Bắc Hàn là các mối đe dọa hàng đầu và quan ngại xung đột ở Biển Đông, Kyodo News nói.

Tài liệu phân tích mà hãng thông tấn Nhật Bản đọc được cho thấy mặc dù hai láng giềng có truyền thống quan hệ ngoại giao thân thiện, giới hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc coi Bắc Hàn là mối đe dọa khi xét đến việc Bình Nhưỡng phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Tài liệu được in vào tháng 5/2016, là hướng dẫn thao tập thời chiến để chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa của kẻ thù giả tưởng.

Phân tích này nói về tình huống Trung Quốc phải đối mặt, các chiến lược gia trích dẫn "năm mối đe dọa tiềm năng", với Hoa Kỳ và chiến lược "tái cân bằng Châu Á" của Mỹ là nghiêm trọng nhất.

Được đề cập hàng thứ hai là Bắc Hàn, và các nhà phân tích lưu ý việc Bình Nhưỡng tuyên bố họ là một cường quốc hạt nhân và đã lập nhiều cơ sở hạt nhân gần biên giới với Trung Quốc.

Nếu chiến tranh nổ ra một lần nữa trên bán đảo Triều Tiên, tài liệu này nói, thì sẽ gây ra một "mối đe dọa lớn" đến phía bắc và đông bắc của Trung Quốc.

Nhật Bản được đề cập tới là mối đe dọa thứ ba, với các chiến lược gia nói về thực trạng hai nước có tranh chấp các đảo mà Nhật Bản kiểm soát tại Biển Hoa Đông.

Với phi cơ và tàu của hai nước ra vào khu vực này, xung đột quân sự có thể xảy ra.

Đứng thứ tư là Nam Hải (Biển Đông) là nơi Việt Nam và Philippines có những tuyên bố về chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc và một số nước khác.

Giới hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc ghi nhận việc nước này đang mở rộng sức mạnh quân sự của mình trong khu vực này, chẳng hạn như bằng cách triển khai radar phòng không trên đảo mà Trung Quốc kiểm soát.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh chỉ có thể kiểm soát hiệu quả một số nơi và do đó "không thể lạc quan".

Ấn Độ, là nước có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và đang tăng cường lực lượng quân sự của mình, được nhắc tới như mối đe dọa đứng ở vị trí thứ năm.

Published in Châu Á

Quân đội Trung Quốc thấy nguy cơ chiến tranh với Mỹ (Một Thế Giới, 28/01/2017)

quandoi6

Quân đội Trung Quốc cho rằng tình hiện tại có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh với Mỹ.

Một cuộc chiến tranh với Mỹ dưới thời chính quyền của ông Donald Trump không chỉ còn là "khẩu hiệu tuyên truyền" mà sắp trở thành "nguy cơ có thật", theo một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc.

Nhận xét trên được đăng tải trên trang web của quân đội Trung Quốc, rõ ràng là một dấu hiệu để đáp trả lại sự cứng rắn của chính quyền mới của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Tờ South China Morning Post  đã phỏng vấn một nguồn tin trong Ủy ban Quân sự Trung ương, cơ quan đầu não của quân đội Trung Quốc về quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai.

"Một cuộc chiến trong 'nhiệm kỳ của Tổng thống' hay 'cuộc chiến nổ ra trong đêm' không còn là một khẩu hiệu tuyên truyền mà đã trở thành một nguy cơ có thật", nguồn tin từ Ủy ban Quân sự Trung ương nói.

Quan chức này còn khẳng định rằng quân đội Trung Quốc sẽ gia tăng triển khai vũ khí đến Biển Đông, biển Hoa Đông và gần bán đảo Triều Tiên như là phương cách đối phó với tình hình.

Nguồn tin trong Ủy ban Quân sự Trung ương Trung quốc cũng cho rằng để giảm bớt căng thẳng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì Mỹ cần xem xét lại chính sách của mình.

Tổng thống Donald Trump và các thành viên nội các của ông đã liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc. Ông Trump nhiều lần gọi Trung Quốc là "kẻ thao túng tiền tệ" và công khai chỉ trích việc xây dựng "căn cứ quân sự khổng lồ trên Biển Đông" của Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Rex Tillerson thì ủng hộ giải pháp phong tỏa những hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông. Hành động này của Mỹ nếu xảy ra có thể là một "tuyên bố chiến tranh" với Trung Quốc.

Thiên Hà (theo Independent)

****************************

Trung Quốc tăng cường đối phó khả năng xung đột với Mỹ (VOA, 28/01/2017)

quandoi2

Binh sĩ Quân đội Gii phóng Nhân dân Trung Quc tham gia mt cuc din tp chng khng b. (nh tư liu)

Trung Quốc đang gia tăng chun b đi phó vi xung đt quân s có th xy ra vi Mỹ trong lúc Tổng thng Donald Trump làm gia tăng nguy cơ bùng n chiến s, báo chí nhà nước Trung Quc và các quan sát viên quân s loan tin.

Bắc Kinh đang chun b đi phó trước kh năng các mi quan h M-Trung tut dc, đc bit v an ninh hàng hi.

Trong một bài bình lun đăng đúng ngày nhm chc ca Tng thng Donald Trump, t Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc nói nguy cơ chiến tranh ngày càng "thc tế hơn’ gia tình hình an ninh ngày càng phc tp Châu Á Thái Bình Dương.

Bài viết ca mt gii chức ti cc huy đng quc phòng thuc Quân y Trung ương nói li kêu gi Hoa Kỳ tái cân bng chiến lược ti Châu Á, trin khai quân đi ti vùng Bin Hoa Đông và Bin Đông, và b trí mt h thng phòng th phi đn ti Hàn Quc là nhng đim nóng sp bùng n.

Bài bình luận viết tiếp "cuc chiến theo thut ng ca Tng thng’ hay "chiến tranh bùng n đêm nay’ không còn là nhng khu hiu, mà đang tr thành hin thc".

Nhân dân nhật báo chính thc ca nhà nước Trung Quc trong bài xã lun hôm Ch nht nói quân đội Trung Quc s din tp trên bin bt chp nhng khiêu khích t nước ngoài. Liêu Ninh, tàu sân bay duy nht ca Trung Quc trong tháng trước đã chy qua Eo bin Đài Loan.

Bình luận này đ cp đến phát biu ca ông Rex Tillerson người được đ c gi chức vụ Ngoi trưởng M là Hoa Kỳ nên ngăn Trung Quc tiếp cn nhng đo nhân to Bc Kinh đã xây trên nhng khu vc tranh chp Bin Đông.

**************************

Úc quan ngại Biển Đông, thúc Mỹ trụ lại Thái Bình Dương (VOA, 28/01/2017)

quandoi3

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm v các hot đng quân s hóa Bin Đông, nói rng Australia s tiếp tc thc thi quyn t do hàng hi trong khu vc.

Bà Bishop cấp thiết kêu gi Hoa Kỳ đng rút lui khi khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương, và khuyến cáo rằng đa s các nước trong khu vc lo ngi v các thế lc khác không phi là Hoa Kỳ có th "có tiếng nói quyết đnh trong các vn đ khu vc".

Bà nói Australia quan ngại v nhng hot đng xây dng và quân s hóa các đo và bãi đá trong Bin Đông, đc biệt lo ngi v "tiến đ cũng như quy mô ca các hot đng ca Trung Quc", nhưng bà khng đnh Australia không ng v bên nào trong các cuc tranh chp lãnh th / lãnh hi.

Phát biểu ti Đi thoi Úc-M v Hp tác ti vùng n Đ Dương-Thái Bình Dương Los Angeles hôm th Sáu 27/1, bà Bishop nhc nh chính ph ca Tng thng Trump rng s hin din ca M trong sut nhiu thp niên qua trong khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương đã giúp mang lại s n đnh đã là "nn móng cho phép s phát trin ca khu vc".

Hệ thng truyn thông ABC ca Australia dn li bà Bishop, nói ti cuc đi thoi này :

"Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quc thiết yếu trong khu vc Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đu mun người M tăng cường vai trò lãnh đo, ch không gim nh vai trò này, tt c các nước đu không mun các thế lc khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết đnh trong các vn đ khu vc".

Bà khẳng đnh Australia không ng vn nào trong các cuộc tranh chp lãnh th vi Trung Quc và các nước láng ging, nhưng "s tiếp tc thc hin các quyn ca mình theo lut pháp quc tế v t do hàng hi và hàng không".

Ngoại trưởng Úc bày t s tht vng ca bà vi các đi din M hôm th Sáu 27/1 v vic Hoa Kỳ rút ra khi Hip đnh Hp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Bà nói Australia đã thương thuyết mt hip đnh thương mi t do vi Hoa Kỳ và 10 nước đi tác khác bi vì Canberra tin rằng Hip đnh Hp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có tim năng mang li li ích cho tt c các nước tham gia. Bà phát biu :

"Australia tiếp tc ng h các nguyên tc nn tng ca hip đnh TPP và chúng tôi đang làm vic vi các nước khác, bên cạnh Hoa Kỳ, đ thc hin nhng li ích đó bng cách thông qua hip đnh này".

Ngoại trưởng Bishop đã gp Phó Tng thng M Mike Pence trong cùng ngày. Văn phòng ông Pence ra thông cáo sau cuc gp g, "tái khng đnh tm quan trng ca vic tiếp tc cng cố liên minh M-Úc đ duy trì hòa bình và an ninh trong khu vc".

Nguồn : The Guardian, ABC News Australia

*************************

Chính quyền Donald Trump thề bảo vệ Biển Đông khỏi tay Trung Quốc (Một Thế Giới, 24/01/2017)

quandoi4

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer

Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 tuyên bố rằng Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng vùng biển quốc tế tại Biển Đông, một động thái mà truyền thông Trung Quốc nói "gây ra chiến tranh".

"Tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ quyền lợi của mình trong khu vực đó (Biển Đông)", Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói trong một cuộc họp báo.

"Những hòn đảo này đều nằm trong vùng biển quốc tế và không phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi đảm bảo rằng mình sẽ bảo vệ vùng lãnh thổ quốc tế bị một nước thôn tính bất hợp pháp", ông Spicer nói thêm.

Tuyên bố của ông Spicer đưa ra khi truyền thông hỏi ông rằng liệu tân Tổng thống Mỹ có đồng ý quan điểm của ứng viên Ngoại trưởng Rex Tillerson rằng Trung Quốc không được phép sử dụng các đảo nhân tạo phi pháp mà họ xây dựng trên Biển Đông hay không.

Nhận xét của ông Tillerson hôm 11/1 đã khiến truyền thông Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích và cho rằng nếu Mỹ chặn Trung Quốc tại Biển Đông sẽ là một hành động "gây ra chiến tranh".

Trong phiên điều trần trước thượng viện Mỹ ông Tillerson dõng dạc tuyên bố : "Chúng ta phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu mạnh mẽ. Đầu tiên, họ phải ngừng xây dựng đảo nhân tạo. Thứ 2, họ phải bị cấm sử dụng các hòn đảo nhân tạo".

Dù vậy, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn Exxon Mobil không nêu cách cụ thể để cấm không cho Trung Quốc sử dụng những hòn đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng phi pháp trên Biển Đông.

Các trợ lý của ông Trump khẳng định rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố rằng họ không hiểu ý định của ông Tillerson, sau khi ông Trump tuyên bố sẽ xem lại chính sách "một Trung Quốc" về vấn đề quan hệ giữa Đài Loan với Washington. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng không ngay lập tức đưa ra bình luận về lập trường mới của Nhà Trắng.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường chín đoạn". Ngày 12/7/2016 Tòa Trọng tài tại The Hague đã thông qua phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, không công nhận tính hợp pháp của "đường chín đoạn".

Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng gia tăng các hoạt động quân sự tại Biển Đông như xây dựng các hòn đảo nhân tạo phi pháp, xây dựng sân bay quân sự, triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu lên các đảo mà họ chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông... 

Mỹ không phải là một bên tranh chấp trên Biển Đông, tuy nhiên Washington luôn tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực vốn là tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới này.

Thiên Hà (theo Reuters)

Published in Châu Á

Chính sách Biển Đông của tân tổng thống Donald Trump, thể hiện qua những tuyên bố cứng rắn của các quan chức cao cấp chính quyền mới, là một vấn đề gây sự chú ý của báo chí quốc tế, với nhận định chung rằng đây sẽ không phải là một chính sách hiệu quả.

bd1

Khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur (DDG 73) hoạt động tại Biển Đông. Ảnh chụp ngày 13/10/2016. REUTERS/Courtesy Diana Quinlan/U.S. Navy

Trang mạng The Diplomat ngày 26/01/2017 trở lại bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Rex Tillerson trong cuộc điều trần trước Thượng viện, nói rằng Hoa Kỳ phải ngăn chận Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng ở vùng Biển Đông.

Qua tuyên bố này, ông Tillerson có vẻ muốn đề nghị tiến hành một cuộc phong tỏa các đảo nhân tạo nói trên, một biện pháp có thể bị xem là một hành động chiến tranh. Một chuyên gia về luật hàng hải quốc tế, ông James Kraska, được The Diplomat trích dẫn, cho rằng những đề nghị của Ngoại trưởng Tillerson có một cơ sở vững chắc và có thể là một chính sách hữu hiệu.

Chuyên gia Kraska cho rằng việc Trung Quốc không tuân thủ truyền thống và thông lệ hàng hải quốc tế đã tạo ra một tình huống mà trong đó Hoa Kỳ có đủ cơ sở pháp lý để không tôn trọng các quyền hàng hải truyền thống của Trung Quốc. Hải quân Mỹ sẽ có quyền gây xáo trộn các hoạt động của hải quân Trung Quốc gần các đảo nhân tạo, một hành động chưa thể bị coi là phong tỏa chính thức hay hành động chiến tranh. Nhưng theo The Diplomat, hải quân Mỹ không thể phong tỏa toàn diện các đảo nhân tạo mà không dùng đến vũ lực để phá hũy các tàu chiến và máy bay Trung Quốc.

Câu hỏi mà The Diplomat đặt ra đó là mục tiêu chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ là gì ? Để ngăn chận Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, Washington phải thuyết phục Bắc Kinh rằng đây là một ý định tồi tệ cả về mặt pháp lý, chính trị lẫn chiến lược, hoặc phải làm cho Trung Quốc thấy rằng việc bành trướng này là nhiều rũi ro và tốn kém.

Nếu dùng biện pháp sách nhiễu các tàu của Trung Quốc đi vào các đảo nhân tạo, Hoa Kỳ không thể thuyết phục được Bắc Kinh và nếu Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ dứt khoát có thái độ thù nghịch, họ lại càng thấy cần phải quân sự hóa hơn nữa các đảo nhân tạo.

Mặt khác, theo The Diplomat, trong cuộc đối đầu với hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc có lợi thế hơn, vì họ có các căn cứ hải quân và không quân gần đó, chưa kể các tàu dân sự có thể được sử dụng để duy trì liên lạc với các đảo nhân tạo. Khả năng các tàu của Hoa Kỳ tác động lên việc xây đảo của Trung Quốc là gần như không có. Nếu có xảy ra đối đầu thì các tư lệnh Trung Quốc chắc sẽ hoan nghênh, vì họ sẽ có dịp trắc nghiệm và huấn luyện lực lượng của họ trong những tình huống gần như thù địch.

Ngoài ra, theo The Diplomat, dư luận Mỹ cũng không sẳn sàng ủng hộ leo thang căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông, vì những lập luận dựa trên những khái niệm trừu tượng về tự do hàng hải và luật quốc tế sẽ không lôi cuốn nhiều người dân Mỹ.

Tờ nhật báo The Guardian của Anh ngày 25/01 thì cho rằng hiện chưa có dấu hiệu gì cho thấy là tân tổng thống Mỹ muốn chiến tranh với Trung Quốc. Nhưng nếu ông lao vào một cuộc chiến như vậy, đây sẽ chỉ là một chiến thuật đánh lạc hướng của Trump.

Tờ báo này trích lời một chuyên gia Mỹ về Biển Đông, xin được miễn nêu tên, cũng cho rằng việc phong tỏa các đảo nhân tạo của Trung Quốc không chỉ là một hành động chiến tranh, mà về mặt quân sự gần như không thể thực hiện được. Theo vị chuyên gia này, có thể là Trump dùng những tuyên bố cứng rắn về Biển Đông để ép Trung Quốc chấp nhận những nhân nhượng về thương mại, chứ không phải là một lời đe dọa thật sự.

Nhưng theo The Guardian, điều đáng lo ngại là nếu trong những tháng tới hay những năm tới, tổng thống Trump gặp tai tiếng hay uy tín bị sụt giảm, ông có thể sẽ kích động một khủng hoảng lớn, khủng hoảng với Trung Quốc hay với một tác nhân ngoại quốc nào khác, để có thể tiếp tục nắm quyền, giống như sau các vụ khủng bố ngày 11/09/2001, uy tín của tổng thống George W. Bush tăng vọt lên mức kỷ lục 92%.

Trang Asian Correspondent ngày 26/01 có đăng ý kiến cho rằng, dù có thi hành một chính sách cứng rắn, ảnh hưởng của Mỹ đang suy giảm trong tranh chấp Biển Đông.

Tác giả bài viết, Matthew Abbey, ghi nhận rằng, mặc dù tình hình ở Biển Đông đã căng thẳng từ nhiều năm qua, nhưng Trung Quốc là quốc gia duy nhất ra tay hành động bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo ở vùng này.

Sau khi đã dọa sẽ ngăn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo đó, Hoa Kỳ tự đặt mình vào thế khó xử vì không biết hành động kế tiếp sẽ là gì. Phương án duy nhất chính là triển khai lực lượng quân sự, nhưng do nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang với Trung Quốc, chắc chắn là Washington sẽ không chọn giải pháp này. Theo tác giả, Washington không thể xác quyết thế lực của mình ở Biển Đông vì Trung Quốc đang áp đảo cuộc chơi tại đây.

Trang mạng của Ủy ban quốc tế của phong trào Đệ tứ Quốc tế ngày 25/01 có đăng một bài nêu lên nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân do những lời đe dọa của Trump về Biển Đông.

Theo tác giả bài viết, những tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Tillerson và phát ngôn viên Nhà trắng Spicer đánh dấu một chuyển biến quan trọng trong chính sách của Washington về Biển Đông. Cho tới nay chính sách đó là, ít ra về mặt chính thức, không đứng về phe nàp trong tranh chấp chủ quyền, nhưng vẫn tuyên bố có "lợi ích quốc gia" ở vùng này và luôn bảo vệ "quyền tự do hàng hải".

Dưới thời chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã ba lần đưa các khu trục hạm đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo mà Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông. Nay chính quyền Trump trực tiếp thách thức quyền kiểm soát của Trung Quốc trên các đảo này. Như nhiều nhà phân tích đã nêu lên, phương cách duy nhất để ngăn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo chính là tiến hành phong tỏa trên biển và trên không và đây sẽ là một hành động chiến tranh.

Tác giả bài viết cho rằng các đảo ở Biển Đông không phải là lãnh thổ quốc tế mà là những đảo mà nhiều nước đang chiếm giữ và là những đảo đang tranh chấp chủ quyền. Những lời đe dọa của Trump về Biển Đông là lời cảnh báo rỏ rệt nhất rằng thế giới đang tiến nhanh đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Biển Đông : Mỹ gửi thêm phi cơ quân sự đến Úc (RFI, 25/01/2017)

bd1

Mỹ sẽ điều động máy bay cánh quạt lên thẳng MV-22 Osprey tới Darwin, Úc - REUTERS/Timothy Kelly

Vào lúc Nhà Trắng tuyên bố quan điểm cứng rắn trên vấn đề Biển Đông, quân đội Mỹ ngày hôm nay 25/01/2017 cho biết sẽ điều thêm máy bay quân sự đến đồn trú tại căn cứ Darwin, miền bắc nước Úc để tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ sát vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Theo hãng tin Reuters, phát ngôn viên lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ Chris Logan xác nhận rằng trong năm nay, Mỹ sẽ tăng viện cho lực lượng của mình tại Darwin năm chiếc trực thăng Super Cobra AH-1W và nhất là bốn chiếc máy bay cánh quạt lên thẳng MV-22 Osprey cho phép mở rộng phạm vi can thiệp của lực lượng Mỹ trong khu vực.

Về quân số, lực lượng đồn trú tại Darwin trước mắt vẫn giữ nguyên ở mức 1.250 lính thủy quân lục chiến. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, sẽ có tổng cộng 2.500 lính Mỹ luân phiên đặt căn cứ tại Darwin.

Quyết định cắm lực lượng tinh nhuệ Mỹ tại căn cứ Darwin miền bắc Úc, nhìn ra Biển Đông nằm trong chiến lược xoay trục qua Châu Á của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng, quyết đoán trên Biển Đông.

Sự hiện diện của cả ngàn lính thủy quân lục chiến Mỹ tại Darwin tạo lợi thế hiển nhiên cho quân đội Mỹ, có thể triển khai nhanh chóng lực lượng ra Biển Đông khi cần thiết.

Washington và Canberra hiện đang đàm phán về khả năng cho oanh tạc cơ tầm xa B-1 của Mỹ đặt căn cứ ở Darwin, một động thái đã gây nên phản ứng quan ngại từ bộ Ngoại Giao Trung Quốc.

Thông tin về quyết định tăng cường máy bay quân sự đến Darwin được đưa ra đúng vào lúc chính quyền mới tại Hoa Kỳ của tổng thống Donald Trump đã có những tuyên bố cứng rắn nhắm vào các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Động thái này như khẳng định thêm giả thuyết theo đó dù rút Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, nhưng trên bình diện an ninh, chính quyền Donald Trump sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong chiều hướng đó, ngay vào tuần tới, tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis sẽ dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình cho Châu Á, với chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong vùng.

Trọng Nghĩa

******************

Nhật chống Trung Quốc ở Đông Nam Á như thế nào ? (RFI, 25/01/2017)

bd2

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Rodrigo Duterte trong chuyến thăm Philippines ngày 13/01/2017. REUTERS/Lean Daval Jr.

Mối quan hệ bấp bênh giữa Hoa Kỳ và Philippines đã mang lại cho Tokyo một cơ hội để thực hiện vai trò lãnh đạo ở khu vực Đông Nam Á.

RFI giới thiệu bài viết "Nhật Bản dự tính chống lại Trung Quốc ở Đông Nam Á như thế nào ?" của chuyên gia chính trị Jeremy Maxie thuộc tổ chức nghiên cứu Strategika Group Asia Pacific. Bài viết được đăng trên trang The Diplomat vào ngày 24/01/2017.

Để tìm cách biến rủi ro địa chính trị và bất ổn chính trị thành một cơ hội chiến lược để chứng minh vai trò lãnh đạo của Nhật Bản trong khu vực, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khởi đầu năm 2017 với một chuyến đi hai ngày tới Philippines. Điều đáng chú ý là thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã thông báo một gói viện trợ 5 năm trị giá 1.000 tỷ yen (8,66 tỷ đô la), bao gồm viện trợ cho cả hai khu vực nhà nước và tư nhân với mục tiêu giúp Philippines phát triển cơ sở hạ tầng.

Đây là gói viện trợ lớn nhất của Nhật Bản cho một quốc gia, trong khi trước đây gói viện trợ của Nhật dành cho Miến Điện chỉ trị giá 800 tỷ yen (7,7 tỷ đô la). Điều này báo hiệu là trọng tâm của chiến lược cạnh tranh của Nhật Bản với Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á đã chuyển sang Philippines.

Hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Philippines cũng đã ký 5 hiệp định song phương, bao gồm khoản trợ cấp 5,2 triệu đô la trang bị tàu tuần tra tốc độ cao cho lực lượng tuần duyên của Philippines, và một thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng tuần duyên của Philippines và Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng cam kết sẽ hợp tác với Manila trong cuộc chiến chống nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp ở Philippines.

Chuyến thăm của thủ tướng Abe được xem là để đáp lại chuyến đi của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Tokyo vào tháng 10/2016. Nhân chuyến thăm của tổng thống Duterte, Tokyo cũng đã cho Manila vay 48 triệu đô la kèm theo một thỏa thuận theo đó các công ty của Nhật như Toyota và Mitsubishi cam kết đầu tư 1,85 tỷ đô la vào Philippines. Ngoài ra, tập đoàn thương mại Marubeni cũng tuyên bố sẽ đầu tư 17,2 tỷ đô la vào Philippines trong dài hạn.

Không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng hai nhà lãnh đạo Abe và Duterte đã đưa ra một tuyên bố chung công nhận hai quốc gia ven biển đều quan tâm tới việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển.

Nói cho chính xác là thủ tướng Abe đã có chiến lược xích lại gần tổng thống Philippines nổi tiếng "đồng bóng" để tiến tới một quan hệ đối tác chiến lược mật thiết hơn với Manila, nhằm tạo thế cân bằng với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy, quyết đoán, thách thức nguyên trạng trong khu vực và đang gây bất ổn về an ninh tại vùng này.

Nhìn từ Tokyo, việc Trung Quốc quân sự hóa biển Hoa Đông và Biển Đông đe dọa trực tiếp tới toàn vẹn lãnh thổ của Nhật và các tuyến thông thương trên biển (SLOC), yếu tố quan trọng sống còn cho nền kinh tế của Nhật.

Tokyo cũng tìm cách bảo vệ ảnh hưởng chính trị của mình đối với Manila cũng như bảo vệ mạng lưới quan hệ tài chính và thương mại đã có từ lâu nay để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Các nhân tố địa chính trị và địa kinh tế được củng cố bằng việc thủ tướng Abe tới thăm Úc, Indonesia và Việt Nam. Đây đều là những mối quan hệ quan trọng trong chiến lược khu vực của Nhật Bản.

Mặc dù Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và nước cấp nhiều vốn đầu tư nhất cho Philippines, nhưng Trung Quốc đã bắt đầu thâm nhập đáng kể vào thị trường Philippines. Khi tổng thống Duterte đến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2016, ông được chào đón với lời hứa được Bắc Kinh cho vay vốn ưu đãi 9 tỷ đô la và một bản thỏa thuận trị giá 13,5 tỷ đô la.

Tokyo không đủ khả năng để chi cho Manila nhiều tiền hơn Bắc Kinh. Tuy nhiên, Nhật lại có lợi thế là một nhà đầu tư dài hạn có nhiều cam kết và khả năng viện trợ, đầu tư. Điều này đã được thực tế kiểm chứng. Mặc dù vậy, vào tháng 12/2016, Manila đã chọn hợp tác với Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, vì việc kiểm soát rủi ro của ngân hàng này ít nghiêm ngặt hơn so với Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) có trụ sở tại Manila.

Một lo ngại khác của Tokyo là nhà lãnh đạo dân túy Philippines có lập trường đối đầu với Washington. Duterte đã giảm bớt hợp tác quốc phòng, hạn chế tập trận chung với quân đội Hoa Kỳ, đề nghị Trung Quốc và Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí thay thế, và làm dấy lên những nghi ngại bấp bênh về cam kết thực hiện Hiệp Định Tăng Cường Hợp Tác Quốc phòng (EDCA) ký kết vào năm 2014 với Hoa Kỳ.

Mặc dù ít có khả năng Manila bãi bỏ Hiệp Ước Quốc Phòng ký với Hoa Kỳ năm 1951 để liên minh với Trung Quốc và Nga, nhưng một trong những mục đích đằng sau chuyến thăm của thủ tướng Nhật là thúc giục tổng thống Duterte làm rõ ý định của Manila và củng cố những mối ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Philippines.

Hiện không ai rõ tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - người đã tuyên bố sẽ thực hiện một đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc và đòi hỏi các đồng minh của Hoa Kỳ cũng làm như vậy - liệu có hợp tác với người đồng nhiệm Philippines để "xua đuổi Trung Quốc" và nỗ lực để phục hồi mối quan hệ song phương Washington - Manila hay không. Mặc dù Trump không tính tới chuyện gây áp lực để Duterte hạn chế cuộc chiến chống ma túy đẫm máu tại Philippines, nhưng việc yêu cầu Philippines tăng cường "chia sẻ gánh nặng" có lẽ đã không phải là một khởi đầu tốt đẹp.

Ngược lại, rất có thể Manila lại yêu cầu Washington làm nhiều hơn nữa cho Philippines để tìm cách duy trì một trạng thái cân bằng đa phương với các cường quốc. Nhưng kể cả nếu điều này xảy ra thì Mỹ và Philippines cũng khó có thể khôi phục lại tình đoàn kết như dưới thời cựu tổng thống Benigno Aquino III.

Việc Tokyo thúc đẩy Duterte hướng tới một chính sách đối ngoại "độc lập" hơn - nhằm buộc các đối tác địa chính trị phải nhượng bộ về kinh tế và tài chính ở mức tối đa sẽ mang lại cả cơ hội và rủi ro cho Nhật Bản. Trong khi đó, sự gia tăng tiềm năng mở rộng vốn và thương mại của Trung Quốc có thể sẽ phá vỡ mạng lưới thương mại và đầu tư lâu dài của Nhật Bản tại Philippines và làm suy yếu ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản đối với Manila. Thêm vào đó, chiến lược của tổng thống Duterte rời xa Hoa Kỳ và xích lại gần hơn với Trung Quốc có nguy cơ phá hoại sự hợp tác an ninh mới được thiết lập giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines.

Tuy nhiên, điểm tích cực là thủ tướng Abe sẽ có cơ hội biện minh với các chính trị gia trong nước để tăng nguồn tài chính nhà nước hỗ trợ cho Philippines, đồng thời gây được áp lực buộc các doanh nghiệp của Nhật tăng gấp đôi đầu tư vào Philippines. Điều quan trọng hơn là sự rạn nứt trong hiện tại và tương lai không chắc chắn của quan hệ Mỹ-Philippines mang tới cho Tokyo cơ hội để thực hiện vai trò lãnh đạo, với nỗ lực không ngừng để phát triển các liên minh an ninh với Mỹ ở Châu Á thành một hệ thống đa phương hơn và với nhiều trao đổi thông tin hơn.

Nếu chính quyền của tổng thống Trump tập trung vào đối nội và rút lui khỏi việc duy trì trật tự dựa trên nguyên tắc tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thì Nhật Bản sẽ phải "tự lực cánh sinh", đảm nhận vai trò lãnh đạo và chia sẻ gánh nặng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nếu không có sự lãnh đạo và cam kết mang tính quyết định của Hoa Kỳ, thì các đồng minh và đối tác của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị hạn chế khi phải một mình hoặc hợp tác với nhau để đối đầu với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và đầy quyết đoán.

Thùy Dương

******************

Chính quyền Trump tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc (RFI, 25/01/2017)

bd3

Tổng thống Mỹ Donald Trump. REUTERS/Kevin Lamarque

Khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các "lợi ích quốc tế" ở Biển Đông và trao đổi thương mại phải là một "con đường hai chiều", chính quyền của tân tổng thống Donald Trump muốn tỏ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc trên cả hai hồ sơ này.

Đúng là với quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, ông Donald Trump đã mở đường cho Trung Quốc khẳng định vai trò của một lãnh đạo về kinh tế tại khu vực Châu Á, đặc biệt là tạo thuận lợi cho dự án tự do mậu dịch do Bắc Kinh đề xướng là Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RECEP.

Nhưng thật ra, theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 25/01/2017, việc bác bỏ hiệp định TPP chỉ là bước đầu tiên trong một kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền Trump nhằm sắp xếp lại trao đổi mậu dịch với Châu Á. Trước hết, ông Donald Trump đã hứa là sẽ tiếp tục thương lượng hiệp định mậu dịch song phương với từng nước tham gia TPP. Một kinh tế gia được AP trích dẫn cho rằng những hiệp định song phương này cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy tự do mậu dịch.

Tân tổng thống Mỹ cũng đã hứa sẽ đánh thuế 45% vào hàng Trung Quốc nhập vào thị trường Hoa Kỳ và sẽ khuyến khích các công ty Mỹ chuyển cơ sở sản xuất về Hoa Kỳ. Theo AP, những biện pháp nói trên có thể sẽ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước láng giềng.

Vào tuần trước, Phòng Thương Mại Mỹ ở Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh đang chuẩn bị trả đũa trong trường hợp chính quyền Trump thi hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Theo Phòng Thương Mại Mỹ, chính quyền Trung Quốc chưa gì đã tỏ thái độ cứng rắn bằng cách áp dụng một mức thuế cao bất thường trong một vụ chống phá giá vào tháng Giêng năm nay, nhắm vào một hóa chất của Mỹ sử dụng trong thức ăn cho gia cầm.

Về hồ sơ Biển Đông, ngay cả trước khi chính thức nhậm chức, tân ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố là Hoa Kỳ phải có biện pháp để buộc Bắc Kinh dừng xây các đảo nhân tạo ở vùng biển này và phải ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo đó. Ngay lập tức, báo chí Trung Quốc dọa là xung đột quân sự với Mỹ sẽ nổ ra nếu Washington có hành động như thế. Chính quyền Bắc Kinh lúc đó phản ứng chừng mực hơn, có lẽ vì muốn chờ xem chính quyền Trump sẽ chính thức tỏ thái độ như thế nào.

Ngày 23/01/2017, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã tuyên bố là chính quyền Trump sẽ "bảo vệ các lợi ích quốc tế" ở vùng Biển Đông đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nuớc láng giềng. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã thẳng thừng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền "không thể tranh cãi được" trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, và Bắc Kinh sẽ "kiên quyết" bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở vùng biển này.

Tuy nhiên, theo nhận định của bà Bonnie Glaser, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS ở Washington, cả hai ông Tillerson và Spicer đều đã cố cho Trung Quốc thấy là chính quyền Trump sẽ có lập trường cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông, nhưng thật ra tân nội các Mỹ chưa vạch ra một chính sách rõ ràng. Theo bà Glaser, chính quyền mới của Hoa Kỳ cần phải gửi các tín hiệu " rõ ràng và nhất quán" đến Trung Quốc.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Trung Quốc phản ứng việc Mỹ cảnh cáo chuyện Biển Đông (BBC, 24/01/2017)

Bas du formulaire

phanung1

Trung Quốc là một trong số các nước có tuyên bố chủ quyền đối với từng phần Biển Đông

Trung Quốc xác quyết 'chủ quyền không thể tranh cãi' đối với nhiều vùng ở Biển Đông sau khi chính quyền ông Trump tuyên bố sẽ chặn việc Bắc Kinh chiếm lãnh thổ trong khu vực.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh sẽ 'tiếp tục cương quyết bảo về quyền của mình trong khu vực'.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ 'đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó'.

Chính quyền của ông Barack Obama từ chối bênh các phe trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, nhưng hồi năm ngoái đã gửi máy bay ném bom B-52 và tàu khu trục hải quân tới khu vực.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là John Kerry đã lên tiếng về điều mà ông gọi là "sự gia tăng tình trạng quân sự hóa từ dạng này sang dạng khác" trong khu vực.

Một số quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông giàu trữ lượng tài nguyên, đồng thời là nơi có tuyến giao thông đường biển quan trọng.

Tân tổng thống Hoa Kỳ đã có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, và ông Spicer nói với các phóng viên rằng "Hoa Kỳ sẽ đảm bảo rằng chúng ta bảo vệ lợi ích của mình" tại Biển Đông.

"Nếu các hòn đảo đó thật ra là vùng biển quốc tế chứ không phải là thuộc về Trung Quốc, thì chúng ta sẽ đảm bảo rằng chúng ta bảo vệ quyền lợi quốc tế, không để nước khác chiếm lấy", ông nói, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang 'tuyên chiến'.

Nhưng chính phủ Trung Quốc ra phản ứng chừng mực hơn, nói rằng Hoa Kỳ "không phải là một bên trong vấn đề Biển Đông".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan" trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh "tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế".

Tuy nhiên, bà nói : "Quan điểm của chúng tôi là rất rõ ràng. Hành động của chúng tôi là hợp pháp".

phanung2

Các nước trong vùng đã có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông từ hàng thế kỷ qua, nhưng căng thẳng liên tục dâng lên trong những năm gần đây.

Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với các đảo, các vùng nước ở Biển Đông.

Trung Quốc củng cố tuyên bố của mình bằng cách bồi đắp cơi nới đảo, xây dựng các công trình trên đảo, và tuần tra trên biển, trong khi chính quyền cũ của Hoa Kỳ nói họ phản đối việc hạn chế tự do đi lại và các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, cho dù của bất kỳ bên nào. Tuyên bố của Mỹ được nhiều người cho là nhắm vào Trung Quốc.

Những xích mích đã làm dấy lên quan ngại rằng khu vực này đang trở thành điểm nóng gây ra những hậu quả toàn cầu.

************************

Biển Đông : Trung Quốc có khả năng quân sự trả đũa Hoa Kỳ (RFI, 24/01/2017)

phanung3

Tàu sân bay Trung Quốc Lieu Ninh (Liaoning) cùng các khu trạm đi tập trận tại khu vực gần Biển Đông, hồi tháng 12/2016 Reuters

Bắc Kinh là kẻ thù của Washington ? Nước Mỹ của Donald Trump lên giọng với Trung Quốc, ngăn cản anh khổng lồ Châu Á khống chế Biển Đông, tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Theo giới chuyên gia Tây phương, Trung Quốc tuy yếu hơn Mỹ nhưng có phương tiện đối phó. Vấn đề là nếu xảy ra xung đột trực diện, hậu quả sẽ vô cùng tai hại.

Biển Đông là khu vực nhạy cảm từ bốn thập kỷ qua. 80% diện tích vùng biển chiến lược với con đường hàng hải huyết mạch của kinh tế thế giới bị Trung Quốc xem là ao nhà. Trung quốc xây dựng, gia cố các đảo lớn nhỏ thành căn cứ quân sự, khu du lịch để khẳng định chủ quyền. Nếu tổng thống Barack Obama trước đây lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông thì với Donald Trump, Hoa Kỳ tiến thêm một bước. Không kể thái độ công khai thân thiện với Đài Loan, chính quyền mới tại Washington qua phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer ngày 23/01/2017 cảnh báo Trung Quốc : Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách không cho Trung Quốc xâm hại quyền lợi quốc tế tại Biển Đông. Hai tuần trước, ngoại trưởng tương lai Rex Tillerson báo trước "không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo lấn chiếm".

Phản ứng của Bắc Kinh không gây ngạc nhiên : kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng ý thức sức mạnh quân sự của mình có giới hạn. Theo nhà phân tích chiến lược Pháp Valérie Niquet được AFP trích dẫn, chính quyền Bắc Kinh biết là nếu xung đột trực diện với Mỹ thì sẽ thua. Do vậy, Trung Quốc dùng mưu mẹo khác, triển khai một lực lượng hải thuyền có khả năng phản ứng nhanh và làm cho Mỹ phải do dự trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh tốn kém lớn tại Châu Á.

Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có trong tay 61 tàu ngầm trong đó có bốn chiếc chạy bằng điện hạt nhân, 19 chiếc khu trục hạm và 54 tàu tuần dương.

Bị Mỹ hù dọa, Trung Quốc cũng cố gắng phô trương gân bắp. Hải quân loan báo vừa đưa vào hoạt động khu trục hạm Xining (Tây Ninh), được xem là tối tân nhất với khả năng diệt "hàng không mẫu hạm". Ngoài ra, Trung Quốc còn có những tên lửa chống hạm (DF-21 và DF-22) có thể buộc tàu chiến Mỹ không dám tiến gần.

Với một tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất và lỗi thời mua lại của Ukraina, Trung Quốc dư sức hù dọa các quốc gia Đông Nam Á nhưng chắc chắn không thể đọ sức với hải quân Mỹ. Tuy nhiên, nếu biết cách tổ chức, với những phương tiện này, Trung Quốc vẫn có thể làm cho Mỹ e dè, theo nhận định của chuyên gia Nhật Bản Noburu Yamaguchi, đại học Tokyo.

Với nhịp độ chạy đua vũ trang để trỗi dậy làm đại cường, Trung Quốc đã tiến những bước rất dài trong hai thập niên qua nhưng vẫn không thấm vào đấu với tiến bộ quân sự của Mỹ. Phải mất thêm từ 20 đến 30 năm, Trung Quốc mới có hy vọng thu ngắn khoảng cách nhưng vấn đề là Hoa Kỳ không đứng yên, theo thẩm định của giáo sư James Char, đại học Nam Dương (Nanyang) ở Singapore.

Cho dù Trung Quốc phô trương tên lửa liên lục địa DF-41 có tầm phóng 14.000 km, trang bị 12 đầu đạn nguyên tử, đủ sức làm cho nước ngoài "kính nể" như Hoàn cầu Thời báo nhận định, Bắc Kinh vẫn phải cân nhắc lợi hại trước siêu cường.

Một nhược điểm mà Trung Quốc không thể che dấu là quân đội không có kinh nghiệm chiến trường và thiếu tinh tường kỹ thuật mới (chiến tranh với Việt Nam năm 1978 là trận cuối cùng).

Biết đánh thì không thắng mà đe dọa suông thì càng bị chính quyền Donald Trump xem thường.

Theo chuyên gia Valérie Niquet được trích dẫn bên trên, Bắc Kinh đứng trước một ván cờ tế nhị. Nếu lỡ bước khiêu khích làm Hoa Kỳ phải can thiệp thì hậu quả sẽ khó lường.

Tú Anh

***************************

Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc chiếm lãnh thổ ở hải phận quốc tế (VOA, 24/01/2017)

phanung4

Phát ngôn viên Sean Spicer của Tòa Bch c.

Tân chính quyền ca Tng thng Donald Trump ngày 23/1 cam kết M s ngăn không cho Trung Quc chiếm lãnh th trong các khu vc hi phn quc tế Bin Đông.

Phát ngôn viên Sean Spicer của Tòa Bch c nhn mnh ti mt cuc hp báo rng "Hoa Kỳ s đm bo bo v các li ích ca mình ti đây".

Vẫn theo li người phát ngôn Spicer, vn đ đt ra là liu các đo đó tht ra nm trong lãnh hi quc tế và không phi là mt phn thuc Trung Quc hay không, nếu đúng vy, thì Hoa Kỳ s đm bo rng h bo v không đ cho các lãnh thổ quc tế b mt nước nào chiếm dng.

Tuyên bố được đưa ra đáp câu hi liu tân Tng thng Donald Trump có đng ý vi phát biu tun trước ca người được đ c chc Ngoi trưởng, Rex Tillerson, rng ch đ cho Trung Quc tiếp cn các đo nhân tạo h đã xây dng trên Bin Đông.

************************

Quan hệ Trung Quốc, Philippines sắp gặp thử thách (VOA, 24/01/2017)

phanung5

Cảnh sát bo v li vào Lãnh s quán Trung Quc trong khi các nhà hot đng biu tình phn đi Trung Quốc tăng cường hin din quân s trên các hòn đo tranh chp, 24/1/2017, ti khu tài chính Makati phía đông Manila.

Mối quan hệ non tr gia Trung Quc và Philippines - hai nước có tranh chp ch quyn hàng hi - đi mt vi mt th thách trong năm nay vì nhng tranh cãi mi liên quan đến vic Bc Kinh xây đo trong vùng bin tranh chp, và kỳ vng v vic tân Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump có thể thách thc nh hưởng ca Trung Quc Châu Á.

Quan hệ Philippines-Trung Quc s có nhiu vn đ hơn nếu Hoa Kỳ can thip, và chính ph Hoa Kỳ đã cho thy mt s du hiu là s tìm cách tranh th Manila đ xây dng mt mi quan h quân sự vng chc hơn dưới quyn Tng thng Trump.

Ông Carl Baker, giám đốc đc trách các d án ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) Honolulu, cho rng Philippines s gp khó khi tìm cách thao túng thế đi đu gia Trung Quc và Hoa Kỳ về sự chiếm đóng ca Trung Quc trong vùng bin này.

Giáo sư Carl Thayer thuc Đi hc New South Wales Australia, nói Tng thng Philippines Duterte có l s đ cho ông Trump đóng quân Philippines đ chng li Trung Quc.

Ông Thayer nói : "Trong dài hạn, mi vic rt khác. Tăng cường sc mnh quân s ca Hoa Kỳ sẽ mt nhiu năm. Điu đó s không xy ra tc thi. Tôi thy rõ là ông Trump tht s theo đui vic tiếp cn th trường và gii quyết vn đ thao túng tin t vi Trung Quc".

Ralph Jennings

********************

Tân tư lệnh hải quân Trung Quốc : ‘Khắc tinh’ của Việt Nam ? (VOA, 24/01/2017)

phanung6

Phó Đô đốc Trung Quc Thm Kim Long (th hai t phi sang) trong mt ln lên thăm chiến hm M USS Blue Ridge hồi năm 2015.

Trung Quốc mi đây đã b nhim Phó Đô đc Thm Kim Long, người tng dn dt Hm đội Nam hi, vn bo v các vùng lãnh hi như bin Đông, làm tân ch huy ca lc lượng hi quân nước này.

Tờ China Daily đưa tin hôm 20/1 rng ông Thm, 60 tui, lên thay Tư lnh hi quân Ngô Thng Li, 71 tui, đ "lãnh đo lc lượng hi quân ln nht Châu Á".

Tin cho hay, Hạm đi Nam hi tng tham gia trn hi chiến vi quân lc Vit Nam Cng hòa Hoàng Sa năm 1974, làm hơn 70 binh sĩ phía Vit Nam hy sinh, và cũng tng tham chiến ti qun đo Trường Sa năm 1988.

phanung7

liu - Hi quân Trung Quc đng trước tàu Đi Khánh San Diego. Trung Quc đã b nhim cu ch huy Hm đội Nam hi Thm Kim Long làm tân tư lnh hi quân nước này.

Ông Dương Danh Dy, chuyên gia v quan h Vit – Trung, nhn đnh vi VOA Vit Ng rng Bc Kinh b nhim nhng người có kinh nghim v bin Đông đm nhim các cương v trng yếu ca hi quân cho thy h "rõ ràng coi trng" vùng bin này, và theo ông, "mun bành trướng hơn na, bá quyn hơn na".

Cựu quan chc ngoi giao Vit Nam này nói thêm :

"Trung Quốc h phi làm như vy. Mun hay không mun, h phi điu nhng người quen thuc vi chiến trường bin Đông đ đi phó vi Vit Nam, đi phó vi các nước khác. Cho nên họ phi tìm nhng người quen thuc chiến trường đó thôi".

Ông Renato DeCastro, giáo sư v quan h quc tế ti Đi hc De La Salle Philippines, cũng có đng quan đim vi ông Dy. Hc gi này nói thêm rng đng thái ca Bc Kinh cho thy rng biển Đông "sẽ là mt trong các ưu tiên ca hi quân Trung Quc".

Theo ông DeCastro, việc b nhim trên "gây quan ngi cho Vit Nam, ch không phi Philippines" vì Manila gn đây đã xích li gn hơn vi Trung Quc.

Ngoài Phó Đô đốc Thm Kim Long, Trung Quc còn b nhim các quan chc lãnh đo các hm đi Nam Trung Hoa [bin Đông], Bc Trung Hoa và Hoa Đông, theo Global Times.

Một s t báo trong nước cũng đưa ra bình lun v đng thái ca Bc Kinh. T Giáo dc Vit Nam thuộc Hip hi các Trường đi hc, cao đng Vit Nam viết : "Các ‘thế lc đang lên’ trong b máy lãnh đo hi quân Trung Quc gi vai trò nn móng cho chiến dch đo hóa, quân s hóa (bt hp pháp) Bin Đông".

Published in Châu Á

Trung Quốc khuyến cáo Nhật Bản không được xen vào chuyện Đài Loan (RFI, 23/01/2017)

bd1

Hệ thống tên lửa chống hạm Nhật Bản ở căn cứ Naha, Okinawa. Ảnh ngày 11/11/ 2013. TORU YAMANAKA / AFP

Bình luận về cuộc tập trận của quân đội Nhật Bản, theo kịch bản Đài Loan bị Trung Quốc tấn công, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 22/01/2017 yêu cầu Tokyo không nên nhúng tay can thiệp vào "chuyện nội bộ của Trung Quốc". Đài Loan cũng đang tiến hành một cuộc tập trận bằng đạn thật "với qui mô lớn nhất" theo kịch bản chận đánh một cuộc đổ bộ từ Hoa Lục.

Theo Kyodo, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh yêu cầu Nhật Bản "thận trọng trong lời nói và hành động" vì Đài Loan là "chuyện nội bộ" của Trung Quốc. Tokyo không nên có "động thái phá hoại hoà bình".

Hãng Kyodo, trong bản tin ngày 18/01 cho biết, từ ngày 22 đến 26/01, bộ Quốc Phòng Nhật sẽ tiến hành một cuộc diễn tập, nhưng trên máy tính, chiến thuật đối phó với tình huống xảy ra đụng độ giữa Trung Quốc và Đài Loan, để nâng cao khả năng bảo vệ an ninh quốc gia.

Trước khi bộ Ngoại Giao Trung Quốc phản ứng, bộ Quốc Phòng nước này cho biết "kiên quyết chống lại mọi hành động khiêu khích" làm hại quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.

Không hẹn mà gặp, cả Nhật Bản và Đài Loan đều tiến hành tập trận đương đầu với Trung Quốc.

Theo AFP, Đài Loan huy động hải lục không quân, nhảy dù, thiết giáp, hỏa tiển phòng không, tên lửa chống hạm. Hàng chục ngàn quân nhân trừ bị cũng tham gia. Cuộc tập trận bằng đạn thật, được thông báo "lớn nhất từ 10 năm nay" bắt đầu từ thứ tư tuần trước, tiếp theo một loạt động thái biểu dương lực lượng của Bắc Kinh bày tỏ bất bình trước thái độ trọng thị của lãnh đạo mới tại Washington đối với tổng thống Thái Anh Văn.

Tú Anh

**********************

Đài Loan ca ngợi quan hệ với Mỹ sau khi Donald Trump nhậm chức (RFI, 22/01/2017)

bd2

Ảnh minh họa : Donald Trump trên trang nhất nhật báo Đài Loan ngày 21/01/2017. Reuters

Sau khi dự lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, cựu thủ tướng Đài Loan, đặc phái viên của chính quyền Đài Bắc, hôm thứ Sáu, 20/01/2017, đã tuyên bố là quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ lên tới "mức cao lịch sử".

AFP ngày 21/01 cho biết, ông Du Tích Khôn (Yhu Shyi Kun), nguyên là thủ tướng Đài Loan trong giai đoạn 2002 – 2005, đã dẫn đầu một phái đoàn 11 thành viên dự lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump tại Washington.

Việc Hoa Kỳ mời Đài Loan đến tham dự sự kiện này đã làm cho Trung Quốc nổi giận và làm dấy lên một cuộc khẩu chiến đi kèm hăm dọa, vì Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh của Hoa Lục và đe dọa nếu cần sẽ dùng vũ lực đánh chiếm.

Trung Quốc đã chính thức yêu cầu Washington không mời phái đoàn Đài Loan tới dự lễ nhậm chức. Ngay lập tức, cựu thủ tướng Đài Loan Du Tích Khôn tố cáo chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo có "đầu óc hẹp hòi".

Cho dù rất bực tức, ông Du Tích Khôn vẫn luôn tỏ ra tươi cười hôm thứ Sáu, sau khi cùng với phái đoàn bao gồm các nghị sĩ của bốn chính đảng Đài Loan tham dự lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.

Bản thân ông Du Tích Khôn là thành viên và trước đây là chủ tịch đảng Dân Tiến (hiện đang cầm quyền tại Đài Loan). Đảng này lo ngại về quan hệ với Trung Quốc và chủ trương Đài Loan có quyền tự trị.

Quan hệ tuyệt vời.

Cựu thủ tướng Đài Loan tỏ ra hào hứng về việc ông đã được đón tiếp tại Washington và nói : "Có thể nói là vào lúc này quan hệ Đài Loan-Hoa Kỳ đang rất tốt".

Gần như ngay sau khi đắc cử tổng thống hồi tháng 11/2016, Donald Trump đã làm cho Bắc Kinh nổi đóa, khi ông nhận điện thoại chúc mừng của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen)

Từ năm 1979, Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thừa nhận đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo ở Bắc Kinh là chính phủ duy nhất của "một nước Trung Hoa".

Thế nhưng, Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan năm 1979 cho phép Hoa Kỳ duy trì cách tiếp cận "lấp lửng" trong quan hệ với Đài Loan, cụ thể là Washington vẫn có quan hệ thương mại và bán vũ khí cho Đài Bắc.

Tuy Washington không công khai thừa nhận bà Thái Anh Văn là một nguyên thủ quốc gia, nhưng Bắc Kinh vẫn rất tức giận, tố cáo Hoa Kỳ không tôn trọng chính sách "một nước Trung Hoa", vi phạm thủ tục lễ tân, khi tổng thống đắc cử Donald Trump chấp nhận điện đàm với lãnh đạo Đài Loan.

Vào lúc đó, ông Trump tỏ ra không quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc và một số chính trị gia bảo thủ Mỹ đã ca ngợi ông bảo vệ một đồng minh dân chủ.

Đầu tháng Giêng 2017, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã quá cảnh Hoa Kỳ, trên đường công du Châu Mỹ Latin và tại sân bay, bà đã gặp thống đốc tiểu bang Texas Greg Abbott và Thượng nghị sĩ Ted Cruz.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP, ông Du Tích Khôn nói rằng, quyết định của tổng thống Donald Trump nhận điện thoại của bà Thái Anh Văn cũng như cho bà quá cảnh Hoa Kỳ là những tín hiệu cho thấy quan hệ giữa Washington và Đài Bắc đang được sưởi ấm.

Ông nói : "Bà Thái Anh Văn đã được đón tiếp tốt và ở cấp cao tại Hoa Kỳ và trước đó là cuộc điện đàm giữa tổng thống Trump và tổng thống Thái Anh Văn, những động thái đó nâng cao sự hiện diện của Đài Loan" trên trường quốc tế.

Một nước Trung Hoa

Khi được hỏi là ông đã có các cuộc gặp với các quan chức trong chính quyền mãn nhiệm của Barack Obama) hay chính quyền mới của Donald Trump hay không, ông Du Tích Khôn tỏ ra thận trọng.

Ông trả lời, "theo các chuẩn mực và sự thông cảm giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, thì nếu chúng tôi có các cuộc gặp với các thành viên của chính quyền Mỹ, chúng tôi cũng không thể tiết lộ".

Cựu thủ tướng Đài Loan cũng nói là tổng thống Trump, vốn nổi tiếng với những thông điệp thất thường trên mạng xã hội Twitter, đã nói rằng Hoa Kỳ cần xem xét lại chính sách "một nước Trung Hoa".

Tuy hoan nghênh về điều này, nhưng cựu thủ tướng Du Tích Khôn cho biết là một số người tại Đài Loan lo ngại vì trong các thông điệp trên Twitter sau đó, ông Trump dường như gợi ý là ông có thể sử dụng vấn đề quan hệ với Đài Loan để "mặc cả" với Trung Quốc.

Hồi tháng 12/2016, ông Trump nói với báo Wall Street Journal rằng "mọi thứ đều trên bàn đàm phán, kể cả chính sách một nước Trung Hoa" và gợi ý là Trung Quốc có thể bảo vệ chính sách này nếu đàm phán về một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ.

Theo ông Du Tích Khôn, một số nhóm tư vấn bảo thủ tại Washington có thể có ý tưởng muốn ông Trump "bán đứng Đài Loan" thế nhưng, ông tin tưởng rằng Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan cấm làm việc này.

Một lo ngại khác của Đài Loan, đó là sự xóa bỏ hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, một hiệp định tự do mậu dịch mà ông Obama chủ trương và bảo vệ nhưng ông Trump muốn xóa bỏ.

Cựu thủ tướng Đài Loan nói, "dưới thời chính quyền Obama, mọi người rất mong muốn ký kết TPP. Đài Loan và Mỹ đều hiểu rằng Đài Bắc sẽ là một thành viên của TPP".

Mối đe doạ thường trực và phi lý

Tuy nhiên, nếu TPP bị xóa bỏ, cựu thủ tướng Đài Loan hy vọng là Hoa Kỳ và Đài Loan có thể ký một hiệp định thương mại riêng rẽ và các nhà đầu tư Đài Loan có thể giúp ông Trump thực hiện được lời hứa là tạo công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.

Ông Du Tích Khôn cũng phàn nàn là 23 triệu dân Đài Loan luôn phải sống với "một mối đe doạ thường trực và phi lý" của Trung Quốc bởi vì Đài Loan không được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là thành viên. Ông nhấn mạnh, "cả Đài Loan và Hoa Kỳ là thành viên của một liên minh dân chủ. Chúng tôi cùng chia sẻ các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền và hòa bình. Chúng tôi cũng có và bảo vệ những giá trị tương tự".

Khi được hỏi là ông có nghĩ là một ngày nào đó, Đài Loan sẽ trở thành một quốc gia "bình thường", có đầy đủ chủ quyền ? Cựu thủ tướng Đài Loan mỉm cười và nói : "Chúng tôi thực sự hy vọng như vậy".

Đức Tâm

Published in Châu Á

The Manila Times ngày 22/7 có bài phân tích, Trung Quốc sẽ thua nếu để nổ ra chiến tranh với Mỹ ở đảo nhân tạo ngoài Biển Đông.

Những bình luận về xu hướng chính sách của Mỹ ở Biển Đông dưới thời ông Donald Trump 

Bàn về những gì tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ làm sau ngày nhậm chức, Business Insider ngày 22/1 cho rằng, Biển Đông sẽ là một trong những lựa chọn của chủ nhân mới Nhà Trắng.

Quân đội Mỹ đã thường xuyên thất vọng với sự cẩn trọng của ông Barack Obama với các hoạt động tuần tra hải quân bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Chính quyền cũ lo sợ gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh trong các vấn đề khác, như thỏa thuận chống biến đổi khí hậu.

Nhưng chuyện này sẽ thay đổi khi ông Donald Trump lên nắm quyền. Ông bước vào Nhà Trắng sau khi đã điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và tuyên bố một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Các sĩ quan quân đội và chuyên gia về châu Á cho biết, họ mong đợi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ có quyền tự do nhiều hơn trong việc tiến hành các cuộc tập trận chung và tuần tra tự do hàng hải gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp.

tillerson1

Ông Rex Tillerson, ảnh : IBTIMES.

Đó là cách tiếp cận cứng rắn hơn, có thể tăng nguy cơ va chạm bất ngờ với các lực lượng Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời gần như chắc chắn điều này sẽ dẫn đến một phản ứng ngoại giao gay gắt từ Bắc Kinh.

Ứng viên ông Donald Trump đề cử làm Ngoại trưởng tiếp theo, Rex Tillerson đã cảnh báo nghiêm khắc với Bắc Kinh trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tuần trước, vượt qua ngưỡng chính sách của Mỹ trong vấn đề Biển Đông nhiều năm qua [1].

The Straits Times ngày 22/1 dẫn lời một nhà phân tích Singapore cho rằng, trong bài phát biểu đầu tiên tại lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Donald Trump nói rằng mình sẽ theo đuổi một chính sách bảo hộ thương mại. Nhà Trắng tuyên bố rút khỏi TPP.

Bài phát biểu của tân Tổng thống Hoa Kỳ không nhắc đích danh đến Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có thể phải chuẩn bị đón nhận áp lực từ Mỹ trong lĩnh vực thương mại và địa chính trị.

Phó Giáo sư Li Mingjiang từ Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam, Singapore cho rằng :

Một Hoa Kỳ bảo hộ kinh tế trong nước và bị phân tâm mởi cuộc chiến chống khủng bố và các vấn đề an ninh khác trên thế giới sẽ tạo ấn tượng cho lãnh đạo các nước Đông Nam Á rằng, Mỹ không đáng tin cậy.

"Sau đó bạn có thể thấy sự phát triển ảnh hưởng của Trung Quốc. Một số quốc gia sẽ quyết định tham gia với Trung Quốc. Bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi dần dần cấu trúc an ninh khu vực theo hướng nghiêng về Trung Quốc.

Điều này có thể nhìn thấy ở Biển Đông. Những năm qua, Trung Quốc có thể ngăn chặn một ASEAN thống nhất vì tầm quan trọng của quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN", ông Li Ming-jiang bình luận.

Tuy nhiên Giáo sư Jia Qingguo, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Bắc Kinh nói, ông không nghĩ rằng sẽ có nhiều không gian cho Trung Quốc cơ động sau khi ông Trump lên cầm quyền.

Bởi vì Đông Á quá quan trọng về kinh tế đối với Hoa Kỳ và không thể bỏ qua. Do đó theo ông, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, sử dụng các cuộc đàm phán song phương để tìm kiếm sự nhượng bộ nhiều hơn từ đối phương [2].

Tương quan lực lượng quân sự Hoa Kỳ - Trung Quốc nếu nổ ra xung đột ở Biển Đông

The Manila Times ngày 22/7 có bài phân tích, Trung Quốc sẽ thua nếu để nổ ra chiến tranh với Mỹ ở đảo nhân tạo ngoài Biển Đông.

Các chuyên gia quân sự và địa chính trị bác bỏ đe dọa của Thời báo Hoàn Cầu, China Daily về một cuộc chiến tranh "không tránh khỏi" nếu Mỹ ngăn chặn Trung Quốc truy cập đảo nhân tạo như đề xuất của ông Rex Tillerson.

Antonio Santos, cựu phụ tá các vấn đề quốc phòng Philippines cho biết, Trung Quốc chỉ có 1 tàu sân bay trong biên chế và họ còn mất một thời gian nữa để hoàn thành việc chế tạo chiếc thứ 2.

Trên thực tế, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền là chính. Trung Quốc vẫn chưa biết vận hành một tàu sân bay như thế nào. Trong khi Mỹ có 10 tàu sân bay hoạt động thiện chiến.

"Là một sĩ quan tình báo, bạn không thể đưa ra kết luận dựa trên mục đích. Chúng tôi nhìn thẳng vào khả năng", ông Santos nói.

Cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cho biết, Trung Quốc không phải đối thủ của Hoa Kỳ. Nhà nghiên cứu này nhận định :

"Nếu bạn đang nói về 20 sức mạnh hàng đầu của thế giới, thực tế loại trừ một ở Ấn Độ Dương, tất cả số còn lại là bạn của Hoa Kỳ. Bạn bè thực sự của Trung Quốc chỉ có 2, một nước ở Ấn Độ Dương (Pakistan ?), nước kia là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Từ quan điểm kinh tế, sáu nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh và Ấn Độ, thì Trung Quốc đứng một mình trong nhóm 6 nước này. Số còn lại đứng với Hoa Kỳ".

Antonio Santos cho rằng : "Khả năng duy trì một cuộc chiến tranh là điều quan trọng. Bạn có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh, nhưng có duy trì được nó hay không là chuyện khác.

Duy trì một cuộc chiến tranh phải dựa vào nền kinh tế. Nếu Trung Quốc mất khả năng xuất khẩu, họ sẽ chết" [3].

Hồng Thủy

Nguồn : GDVN, 22/01/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.businessinsider.com/what-to-expect-on-day-1-of-trumps-presidency-2017-1

[2] http://www.straitstimes.com/world/united-states/if-us-turns-inward-chinas-clout-will-rise

[3] http://www.manilatimes.net/china-will-lose-war-islands-analysts/308098/

Published in Diễn đàn

Làm được những việc này, không những tên tuổi Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lưu danh thiên cổ, mà vị thế và uy đức của Trung Hoa cũng không thể nghĩ bàn.

Channel News Asia ngày 19/1 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi một thế giới không vũ khí hạt nhân tại Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư 18/1, đồng thời ông kêu gọi một trật tự quốc tế đa phương dựa trên sự bình đẳng giữa các nước lớn và nước nhỏ.

Phát biểu này được Chủ tịch Trung Quốc đưa ra tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ chỉ vài ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.

Cái gì mình không muốn, đừng làm cho người khác

khong1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, ảnh : WSJ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được báo chí dẫn lời nói rằng :

"Vũ khí hạt nhân nên được cấm hoàn toàn và tiêu hủy dần theo thời gian, để thế giới này không còn loại vũ khí hủy diệt ấy.

Trên nền tảng của các nguyên tắc hòa bình, chủ quyền, toàn diện và chia sẻ quản trị, chúng ta nên biến những vùng biển cả, hai cực, không gian và Internet thành sân chơi hợp tác, thay vì để chúng trở thành đấu trường cạnh tranh.

Chúng ta nên loại bỏ trật tự quốc tế thống trị bởi một hoặc một vài nước. Các cường quốc nên tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau.

Hòa thuận với láng giềng, hòa nhập không hòa tan và hòa bình là những giá trị được nuôi dưỡng trong văn hóa Trung Quốc. 

Trong hơn 100 năm sau khi nổ ra Chiến tranh Thuốc phiện 1840, Trung Quốc phải chịu đựng cảnh chiến tranh và hỗn loạn vô cùng vì bị xâm lược.

Khổng Tử nói : cái gì mình không muốn người khác làm với mình, thì đừng làm cho người khác (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).

Trung Quốc chúng tôi có niềm tin sâu sắc rằng, hòa bình và ổn định là cách duy nhất để phát triển thịnh vượng.

Trung Quốc đã phát triển từ một nước nghèo và yếu trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không phải bằng cách cam kết mở rộng quân sự hay cướp bóc thuộc địa, mà thông qua sự cần cù lao động của nhân dân, và những nỗ lực của chúng tôi để bảo vệ hòa bình.

Trung Quốc sẽ không bao giờ do dự trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển hòa bình.

Bất luận nền kinh tế phát triển mạnh đến đâu, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ, bành trướng hoặc khuếch trương ảnh hưởng.

Lịch sử đã xác nhận điều này, và tương lai vẫn sẽ tiếp tục như vậy".

Nước lớn, nước nhỏ

Ông Tập Cận Bình nói với tân Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres :

"Nước lớn nên đối xử với các nước nhỏ hơn một cách bình đẳng, thay vì hành xử bá quyền, áp đặt ý muốn của họ lên người khác.

Không nên có một nước lớn nào mở chiếc hộp Pandora bằng cách cố ý gây chiến tranh, phá hoại các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Bản chất của bình đẳng chủ quyền là, chủ quyền và phẩm giá của tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, đều phải được tôn trọng.

Công việc nội bộ của họ không cho phép sự can thiệp, và họ có quyền lựa chọn một cách độc lập hệ thống xã hội và con đường phát triển cho mình.

Trong một thời đại mới, chúng ta nên tôn trọng chủ quyền bình đẳng, và làm việc trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi, cơ hội và các quy tắc cho tất cả các quốc gia".

3 điều tự vấn

Người viết cho rằng, mong muốn của cá nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những gì ngài phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva cũng là mong muốn của hầu hết nhân loại, bởi rất nhiều quốc gia đang là nạn nhân của cạnh tranh giữa các siêu cường.

Những điều ngài nói đã được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc từ khi thành lập. 

khong2

Nếu quả thực mong muốn thế giới hòa bình, thượng tôn pháp luật, hy vọng Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo các cơ quan tham mưu dừng quân sự hóa Biển Đông.

Tiếc rằng vì quyền lợi hẹp hòi vị kỷ mà một số siêu cường, một số tay lái súng quốc tế vẫn tìm cách "lách luật", thậm chí bóp méo cả luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ bá chủ, đẩy nhiều nước nhỏ vào cảnh lầm than, sinh linh điêu đứng.

Dưới ánh sáng của nhân loại văn minh, hệ thống luật pháp quốc tế ngày càng được hoàn thiện. Nếu luật pháp quốc tế được thực thi một cách nghiêm túc như lời ngài Chủ tịch nói, thế giới sẽ hòa bình và ổn định hơn rất nhiều.

Với tư cách là một trong "ngũ cường" thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã làm gương như thế nào trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế, thiết nghĩ cũng nên đặt ra, và với cương vị đứng đầu đất nước Trung Hoa, ngài cũng nên suy nghĩ.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn lời Khổng Tử dạy : "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" trong Luận Ngữ, thiết nghĩ ý nghĩa thật sâu xa, tầm nhìn rất chiến lược.

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, làm sao để thực hiện được tầm nhìn chiến lược và nhân văn ấy ? Ngài đã tìm ra tầm nhìn chiến lược này qua Luận Ngữ, thì cách thực hiện nó cũng nằm ngay trong Luận Ngữ.

Chắc có lẽ ngài Chủ tịch cũng đã từng đọc qua "tam tỉnh - ba điều tự vấn" của thầy Tăng Sâm. Ở cương vị đứng đầu đất nước như ngài, lời dạy cổ nhân càng thêm giá trị.

Chúng tôi cũng xin nhắc lại lời thầy Tăng Sâm trong Luận Ngữ, có lẽ là câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi vừa đặt ra, và có lẽ cũng sẽ hợp ý ngài Chủ tịch :

"Tăng Tử viết : Ngô nhật tam tỉnh ngô thân : Vị nhân mưu nhi bất trung hồ ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ ? Truyền bất tập hồ ?"

Thầy Tăng Sâm hàng ngày đều tự hỏi mình ba điều : Làm việc gì cho ai, có hết lòng không ? Giao thiệp với bạn bè, có chân thành và uy tín không ? Thầy dạy cho điều gì hay, có áp dụng, luyện tập đầy đủ không ?

Thiết nghĩ, phải có đủ hai nội dung trên, tư tưởng nhân văn và tiến bộ của Chủ tịch Tập Cận Bình mới có thể trở thành hiện thực. Còn nói khác với làm, rõ ràng sẽ chỉ khiến thiên hạ cười chê.

khong3

Châu bản triều Nguyễn ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 16 (1835) với nội dung Bộ Hình truyền dụ của vua Minh Mạng về việc những người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa, hoàn thành nhiệm vụ được Nhà vua ban thưởng, mắc sai sót bị xét phạt. Ảnh : xaydungdang.org.vn.

Vậy để nêu gương tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện tầm nhìn xa trông rộng và rất nhân văn ngài Chủ tịch nêu ra trước nhân loại, hy vọng Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện rõ "3 điều tự vấn" như lời dạy của thày Tăng Sâm trong vấn đề Biển Đông.

Thứ nhất, đề nghị Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo làm rõ ai đã tham mưu cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc bác bỏ các giá trị của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) được thể hiện qua Phán quyết Trọng tài ngày 12/7/2016 do Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS phán quyết ?

Tại sao các nội dung quy định của UNCLOS mà Trung Quốc từng góp phần rất tích cực xây dựng nên, đã được cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền giải thích rất rõ ràng và thuyết phục, nay Trung Quốc lại quay đầu bác bỏ nó ?

UNCLOS là một thành tựu vĩ đại của loài người, được xem như Hiến pháp của biển và đại dương, chính Trung Quốc đã rất tích cực tham gia xây dựng.

Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 có thể xem như một bản Phụ lục bổ sung cho UNCLOS về giải thích, ứng dụng Công ước ở những vùng biển có tranh chấp phức tạp.

Nếu thực sự thượng tôn pháp luật, Trung Quốc nên xem lại thái độ của mình một cách khách quan, cầu thị và có sự điều chỉnh phù hợp : chấp nhận, tuân thủ thay vì bác bỏ và chống đối.

Thứ hai, phi hạt nhân hóa Trái Đất là điều tốt lành, là ước mong của nhân loại. Làm được điều này theo đề xuất của Chủ tịch thực là điều kỳ diệu.

Trung Quốc đã sở hữu vũ khí hạt nhân từ năm 1964 và vẫn tiếp tục phát triển kho vũ khí ấy. Vì thế xin Chủ tịch hãy làm gương bằng cách đưa ra lộ trình cụ thể cùng các siêu cường trong Hội đồng Bảo an bàn bạc thực hiện.

Đây là chuyện khó và còn cần nhiều thời gian, nỗ lực và nhượng bộ từ nhiều phía. Nhưng có một việc đơn giản hơn mà Trung Quốc có thể tự làm mà không cần hỏi ai :

Dừng quân sự hóa Biển Đông, trả lại hiện trạng, đàm phán với các nước liên quan một quy chế đảm bảo Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng.

Thứ ba, hôm nay 19/1 đúng 43 năm ngày Trung Quốc cất quân đánh chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa mà cha ông chúng tôi, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đã xác lập chủ quyền một cách hòa bình, liên tục và hợp pháp.

Ngài Chủ tịch có lẽ do được dạy từ bé rằng cả Biển Đông là "của Trung Quốc". Khi ở cương vị nguyên thủ quốc gia lại được các cơ quan tham mưu báo cáo lên rằng, Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa "là của tổ tông để lại", nên ngài mới tự tin tuyên bố điều này.

Nhưng xin thưa, những gì ngài tin không chính xác. Có thể thấy rõ điều này nếu ngài cho đưa ra các bằng chứng, đồng thời đối chiếu với các quy định và thực tiễn luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, ngài sẽ thấy rõ.

Vì vậy, xin mạo muội kiến nghị với ngài Chủ tịch, hãy chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp việc Trung Nam Hải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.

Và xin ngài hãy nhắc họ ghi nhớ : kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân ! 

Thiết nghĩ làm được những việc này, không những tên tuổi Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lưu danh thiên cổ, mà vị thế và uy đức của Trung Hoa cũng không thể nghĩ bàn, không một thế lực nào có thể kiềm tỏa hay chống phá, không mong cầu được vị trí lãnh đạo tiên phong thì các nước khác cũng sẽ bầu cho Trung Quốc.

Hồng Thủy

Nguồn : GDVN, 19/01/2017

Tài liệu tham khảo :

http://www.channelnewsasia.com/news/world/xi-calls-for-world-without-nuclear-weapons-equality-for-all/3448894.html

Published in Diễn đàn

camket1

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc xịt vòi rồng vào một tàu cá Việt Nam trên Biển Đông hôm 2/6/2014. AFP photo

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc với một thông cáo chung nhấn mạnh cam kết giữa hai nước trong việc kiểm soát bất đồng trên biển và giữ gìn hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông.

Kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc kéo dài từ ngày 12 đến 15 tháng 1 vừa qua, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra một thông cáo chung giữa hai nước nhấn mạnh việc kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, cam kết không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên cũng tuyên bố sẽ tôn trọng tuyên bố về ứng của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông COC.

Hy vọng dè dặt

Một số chuyên gia trong nước đã đón nhận những cam kết được đưa ra trong tuyên bố này một cách dè dặt, thậm chí nghi ngờ về khả năng cam kết có thể được thực hiện.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ bày tỏ hy vọng những cam kết giữa lãnh đạo hai nước sẽ được tôn trọng nhưng ông cũng tỏ ra dè dặt khi đưa ra nhận định về phía Trung Quốc :

Về mặt hy vọng thì chúng tôi nghĩ là nếu như cả hai bên đều nghiêm túc thực hiện những cam kết đó thì tình hình Biển Đông sẽ có những phát triển tốt hơn, và không có khả năng xảy ra chiến tranh. Việc vi phạm các quyền và lợi ích của các nước sẽ giảm đi, đặc biệt tôn trọng các nguyên tắc xử lý trên Biển Đông luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Đó là về phía Việt Nam, dư luận tiến bộ hy vọng vào Trung Quốc. Chúng ta rất tin tưởng, hy vọng và mong muốn như vậy để có thể giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhưng trong thực tế thì chúng ta đã chứng minh được những thỏa thuận đó không đi đôi với việc làm.

Chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn nói rằng ông không tin vào những cam kết về vấn đề Biển Đông giữa hai nước được nêu ra trong tuyên bố vì đây cũng là những gì mà hai nước đã từng nói nhiều lần trước kia mà không thực hiện được :

Trong toàn bộ thông cáo chung giữa Tổng bí thư Việt Nam nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký thì tất cả những nội dung này chỉ lặp lại những nội dung của các đời Tổng bí thư trước ở chừng mực này hay chừng mực khác chứ không có cái gì mới. Bản thân tôi không hy vọng bất cứ nội dung nào được Trung Quốc thực hiện và tất cả những gì mà nhiều đời Tổng bí thư đã nêu ra kể cả phía Trung Quốc lẫn Việt Nam thì Trung Quốc chỉ xem những chữ ký đó, những dòng chữ đó chỉ là tờ giấy lộn mà thôi.

Những cam kết liên quan đến giải quyết các bất đồng trên biển giữa hai nước hay việc tôn trọng DOC và hướng tới COC luôn được nhắc tới trong các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo hai nước. Trong tuyên bố chung kết thúc chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái, điểm thứ 7 của tuyên bố cũng nói rằng hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC, thúc đẩy sớm đạt được COC, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Xa hơn nữa, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2015, tuyên bố chung của hai nước cũng nói như vậy ở điểm thứ 5 của tuyên bố.

camket2

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017. AFP photo

Tuy nhiên trong suốt năm 2015 và 2016, Trung Quốc vẫn có những hành động bị các nước khác coi là làm phá vỡ thực trạng và làm mất ổn định tình hình Biển Đông như việc triển khai vũ khí ra quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam và quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam và những nước khác trong khu vực. Trong suốt thời gian từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã liên tục tiến hành việc xây lấp các đảo và bãi đá trong khu vực quần đảo Trường Sa bất chấp những lên án của Mỹ và những nước khác trong khu vực. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi năm 2015 cáo buộc Trung Quốc đã bồi đắp hơn 1.170 ha đất ở khu vực quàn đảo Trường Sa tính đến tháng 6 năm 2015, nhiều hơn 17 lần trong vòng 20 tháng so với tổng cộng đất đai được bồi đắp bởi các quốc gia có tranh chấp trong khu vực tỏng suốt 40 năm qua.

Hữu nghị nhưng vẫn nghi ngờ

Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông cho rằng mặc dù một mặt hai nước muốn củng cố quan hệ hữu nghị nhưng mặt khác Việt Nam vẫn không thể tin tưởng Trung Quốc

Chúng ta biết là trong những thời khắc quan trọng lãnh đạo Việt Nam đều sang Trung Quốc để trao đổi quan điểm vì Việt Nam là một quốc gia nhỏ nằm cạnh Trung Quốc là một cường quốc trên biển cho nên Việt Nam rất biết nếu duy trì hòa bình thì Việt Nam phải liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên mặt thứ hai là đối với những tranh chấp trên biển và tham vọng của Trung Quốc trên biển thì Việt Nam hoàn toàn không tin tưởng Trung Quốc dù hai bên luôn luôn đặt ra vấn đề là hai bền cùng thỏa thuận với nhau nhưng tất cả những thỏa thuận đó chỉ là trên giấy chứ trên thực tế chưa thực sự xảy ra.

Điều này thể hiện trong việc Việt Nam tiếp tục củng cố tiềm lực quốc phòng của mình, triển khai giàn phóng tên lửa di động đến một số đảo ở Trường Sa trong năm 2016, tiến hành nạo vét kênh ở đảo Đá Lát thuộc Trường Sa. Những hành động này được các chuyên gia về quân sự quốc tế đánh giá là hành động kiên quyết hóa giải những tham vọng bành trướng chủ quyền trên biển của Trung Quốc.

Trong tuyên bố chung kết thúc chuyến thăm hữu nghị lần này, cả hai nước cũng một lần nữa nhấn mạnh việc thực hiện thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà lãnh đạo hai nước đã ký vào năm 2011 nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. Theo nhận định của thạc sĩ luật Hoàng Việt, việc thực hiện thỏa thuận này trong những năm qua đã không thực sự tốt, điển hình là vụ Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào khu vực Việt Nam đòi chủ quyền gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014. Những đường dây nóng được thiết lập giữa hai nước căn cứ trên các thỏa thuận đã đạt được đã không có hiệu quả trong suốt giai đoạn mối quan hệ hai nước căng thẳng.

Tuyên bố chung lần này cũng nói đến việc thúc đẩy thực hiện đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất ủa hoạt động nghề cá trên biển. Nhưng đây cũng là một điểm nóng trong quan hệ hai nước khi mà ngư dân Việt Nam trong các năm qua liên tục bị những tàu cá, tàu kiểm ngư của Trung Quốc rượt đuổi, tấn công khi họ đang đánh bắt cá ở khu vực ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa.

Việt Hà, phóng viên RFA

Published in Châu Á