Ba tên tuổi, ba khí phách dựng lên trang báo mạng Bauxite Việt Nam là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn, nhà giáo Phạm Toàn và tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng. Trong ba tên tuổi đó, người gần gũi nhất với tôi là người thầy của Đạo học Phạm Toàn.
Nhà giáo Phạm Toàn nhận ra rằng sách giáo khoa nhà trường xã hội chủ nghĩa không dạy yêu thương mà dậy hận thù, hận thù giai cấp. Không dạy cái đẹp mà dạy cái ác. Ảnh : Xuân Trung / giaoduc.net.vn.
1. Một chiều tháng 5/2019, tôi cùng thầy giáo Vũ Mạnh Hùng đến thăm người thầy của một đạo học, thầy Phạm Toàn.
Tâm hồn và trí tuệ làm nên phần Người trong mỗi con người. Loài người khác muôn loài, vượt lên trên muôn loài cũng bởi có tâm hồn và trí tuệ. Tâm hồn để yêu thương. Trước hết là yêu cái đẹp, yêu cái thiện, không chấp nhận cái ác. Con người còn có nhu cầu sáng tạo và có trí tuệ để sáng tạo, Không có lao động sáng tạo, không có sự tiến hóa tạo ra loài người. Đạo học chân chính là mở cánh cửa tâm hồn và đánh thức năng lực sáng tạo ở lớp người trẻ.
Cuộc đời nhà giáo cho thầy Phạm Toàn nhận ra rằng sách giáo khoa nhà trường xã hội chủ nghĩa không dạy yêu thương mà dậy hận thù, hận thù giai cấp. Không dạy cái đẹp mà dạy cái ác. Dạy lớp người trẻ nhìn con người, nhìn xã hội bằng con mắt giai cấp hẹp hòi, méo mó, nhà trường xã hội chủ nghĩa chuẩn bị hành trang cho lớp người trẻ là lòng hận thù giai cấp và đẩy họ vào đời thành công cụ đấu tranh giai cấp, làm cái ác, gieo rắc tội ác. Giai cấp vô sản được đưa lên thành chủ thể thế giới, thành giai cấp ưu việt, giai cấp thượng đẳng, giai cấp sáng tạo ra thế giới có sứ mệnh lịch sử là tiêu diệt. xóa bỏ các giai cấp khác. Từ nhà trường xã hội chủ nghĩa, những lớp người trẻ vào đời để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, sứ mệnh làm điều ác với chính đồng bào ruột thịt của mình.
Môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa không đánh thức tâm hồn lớp người trẻ để họ biết yêu thương, biết cảm hứng trước cái đẹp, đề mỗi người tự hình thành cho mình lí tưởng thầm mĩ. Môn văn dạy hận thù và bắt người học thuộc lòng bài văn mẫu. Những bài văn mẫu đã giết chết tư duy sáng tạo, giết chết năng lực cảm hứng, đóng kín tâm hồn lớp người trẻ. Nhà thơ Trần Đăng Khoa thú nhận : "Tât cả các nhà văn có tài thuở đi học đều dốt văn. Những học trò giỏi văn đều chẳng thành gì cả. Tôi là học sinh giỏi văn, giải nhất toàn miền Bắc. Tôi mất mười năm luyện thành học sinh giỏi văn và khi ra trường tôi cũng phải mất mười năm rũ bỏ câu văn nhà truờng để thành một nhà văn".
Trong nhà trường là những bài văn mẫu. Trong xã hội là những nghị quyết của đảng. Đi học chỉ biết học thuộc bài văn mẫu. Vào đời làm việc chỉ biết làm theo nghị quyết. Nhà trường xã hội chủ nghĩa như những xưởng chế tạo ra những robot, những con người công cụ. Đạo học cộng sản chỉ tạo ra con người công cụ.
Thầy Phạm Toàn và giáo sư Hồ Ngọc Đại cùng có một triết lí giáo dục, một đạo học là giúp những người trẻ phát hiện ra chính họ, giúp họ mở ra cánh cửa tâm hồn và đánh thức năng lực sáng tạo của họ. Thực hiện đạo học đó, giáo sư Hồ Ngọc Đại hăm hở mở trường thực nghiệm còn ông thầy Phạm Toàn thì lặng lẽ tập hợp một nhóm những thầy cô giáo trẻ đã tốt nghiệp đại học sư phạm, đồng cảm với đạo học tạo ra con người sáng tạo, thành nhóm Cánh Buồm âm thầm và bền bỉ soạn sách giáo khoa.
Sau 40 năm hăm hở làm trường thực nghiệm, nhà khoa học Hồ Ngọc Đại với niềm tin lãng mạn đã đưa trường thực nghiệm Hồ Ngọc Đại tới 43 tỉnh thành trên cả nước nhưng ông vừa nghỉ hưu đượcc ít ngày thì bộ Giáo đục Đào tạo liền loại bỏ trường thực nghiệm gợi mở tư duy sáng tạo cho lớp người trẻ ra khỏi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó luật Giáo dục xác định rằng một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trên cả nước được sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa. Và người thầy 87 tuổi Phạm Toàn vẫn miệt mài biên soạn sách giáo khoa cho lớp người trẻ.
2. Trên đất nước mình không nơi nào có tiết thu rõ rệt và thăm thẳm, và bâng khuâng gợi cảm như tiết cuối thu Hà Nội. Ngọn gió heo may xào xạc trên vòm sấu đường Phan Đình Phùng, đường Trần Phú mà hơi lạnh lại se se gợi cảm trên má. Sương khói huyền thoại lãng đãng trên mặt hồ Tây. Sương chiều bảng lảng trên tán xà cừ đường Hoàng Diệu làm cho con đường như sâu hút trong thăm thẳm lịch sử. Mùi thơm mùa thu từ rau cần. Sắc vàng mùa thu trên quả chuối tiêu trứng quốc. Cuối thu năm nào tôi cũng bay từ cái nắng của đầu mùa khô Sài Gòn ra với sương khói mùa thu Hà Nội.
Làm sách giáo khoa, thầy Phạm Toàn được trường tư thục sử dụng sách của thầy thuê căn hộ gần trường để thầy ở và làm việc. Biết tôi ra Hà Nội, thầy Phạm Toàn bảo tôi đến ở với thầy.
Tôi nhớ nhất những ngày ở với thầy Phạm Toàn trong gian nhà thuê trên đường ven hồ phía Bắc hồ Tây. Sáng nào tôi thức dậy cũng thấy có bát xôi lạc nóng với những sợi ruốc thịt trên bàn cạnh giường tôi ngủ. Buổi trưa ít khi tôi về ăn cơm với thầy Toàn nhưng bữa cơm chiều nào thầy Toàn cũng chờ tôi về rồi cùng nhóm Cánh Buồm đến quán vịt cỏ Vân Đình bên đường Lạc Long Quân uống bia hơi, ăn thịt vịt nướng và ăn cháo vịt. Buổi tối chúng tôi lững thững đi dạo một đoạn ven hồ đến quán cà phê ca nhạc Lộc Vàng.
Đi một đoạn ngắn về phía Trích Sài là quán Lộc Vàng. Đi đoạn dài gấp đôi về phía đê Âu Cơ là nhà kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Bà kiến trúc sư uyên bác về phong thủy và rất đằm thắm với thầy Phạm Toàn nhưng đã quyết liệt, dữ dội ngăn chặn dự án thủy cung Thăng Long xâm phạm long mạch hồ Tây, đã chặn đứng mưu đồ cắm cọc bê tông làm đường cắt đôi không gian huyền thoại hồ Tây. Một tối mùa thu, kiến trúc sư Trần Thanh Vân đã mời thầy Phạm Toàn và tôi đến nhà hàng Sen bên hồ Tây nghe nhạc dân ca và cảm nhận tiết thu Hà Nội về đêm dịu dàng trong đất trời ở chốn linh thiêng hồ Tây.
Dù thầy Phạm Toàn không nói nhưng rồi tôi cũng biết khi tôi rời khỏi nhà thầy Phạm Toàn, công an liền đến cật vấn, tra hỏi về mối quan hệ của thầy Phạm Toàn với tôi. Buổi tối tôi theo thầy Phạm Toàn đến quán Lộc Vàng, công an tung quân, lẻn vào ngồi trong quán, rải những bóng đen ở bờ hồ Tây đối mặt với quán làm cho người nghệ sĩ già Lộc Vàng thân phận mong manh, đau khổ như dòng nhạc vàng mà ông hát phải giật mình lo sợ. Bóng tối của công cụ bạo lực, của hận thù giai cấp, của khủng bố tinh thần, của đàn áp văn hóa lại đè nặng một góc hồ Tây. Thầy Phạm Toàn cần một không gian bình yên và sự thư thái trong lòng để làm ra những trang sách ánh sáng cho tuổi trẻ. Từ đó, ra Hà Nội tôi không đến ở nhà thầy Phạm Toàn nữa. Cũng từ đó, ra Hà Nội, tôi không xài điện thoại với nhiều người thân thiết nữa. Cần đến nhà ai cứ lặng lẽ đến. Không cần điện thoại hỏi xem họ có nhà hay không. Đến nhà, gặp được người cần gặp thì ngồi hàn huyên với nhau. Không gặp, lại lủi thủi ra về. Xài điện thoại như rải lông ngỗng trên đường, vạch lối cho những kẻ trong lòng chứa chất hận thù giai cấp săn đuổi.
3. Không đến ở nhà thầy Phạm Toàn nhưng mỗi lần ra Hà Nội tôi đều đến thăm người thầy của đạo học đánh thức phần Người trong mỗi con Người, để những người trẻ của đạo học Phạm Toàn bước vào đời là những con Người chứ không phải những công cụ. Tôi đã đến căn hộ của tòa nhà cao tầng ở 699 Lạc Long Quân gần làng đào Nhật Tân. Căn hộ của tòa nhà cạnh trường Olympia đường Trung Văn. Căn hộ trong tòa nhà nhìn ra công viên Cầu Giấy. Lần này tôi và thầy giáo Vũ Mạnh Hùng qua cầu Chương Dương rồi cứ mải miết đi ngược lên phía Bắc. Tòa nhà Ecohome có lẽ là tòa nhà cao tầng ở đỉnh cực Bắc của thành phố Hả Nội.
Thầy Phạm Toàn thả mình trong chiếc ghế tựa lót nệm mút. Nhìn nước da nhợt nhạt không còn sắc hồng hào của thầy và thỉnh thoảng lại nghe tiếng rên nhẹ, tôi biết trái tim người thầy nặng yêu thương đã hai lần dao kéo can thiệp nay ở tuổi 87, nó đã mệt mỏi, không còn làm tốt chức phận. Nhưng trên bàn trước mặt thầy, màn hình laptop vẫn sáng và thầy Toàn vẫn nói về công việc: Phần sách cấp ba này mới thích chứ. Tôi hỏi phần việc còn lại có nhiều không. Thầy bào còn khoàng một trăm trang nữa.
Biết nhà thơ Dương Tường và nhà văn Châu Diên – Phạm Toàn là đôi bạn chí cốt từ thời kháng chiến chống Pháp, tôi nói : Em nhớ hình như anh với anh Dương Tường cùng tuổi. Tôi vẫn thường gọi anh và xưng em với Phạm Toàn như vậy. Phạm Toàn bảo : Mình với Dương Tường và Nguyên Ngọc cùng sinh năm 1932. Mình hơn Tường một tháng và hơn Ngọc năm tháng. Hai thằng Tường, Ngọc đều gày bé, nhẹ cân mà bền bỉ, dẻo dai hơn mình nhiều.
Tôi đi xem căn hộ bảy mươi sáu mét vuông. Ba phòng ngủ. Hai toilet. Một phòng làm việc. Thầy Phạm Toàn bảo : Trước đây mình viết sách cho trường nào, trường đó thuê nhà cho mình làm việc. Nay sức khỏe kém rồi, có chuyện gì, mình không muốn làm phiền cho họ, thầy trò bảo nhau góp tiền mua căn hộ này một tỉ hai.
Chỗ thầy Toàn ngồi làm việc ngay cạnh khung cửa và ban công nhìn ra cánh đồng. Nhìn qua khung cửa, tôi bất ngờ nhận ra một đoạn sông Đuống của thơ Hoàng Cầm "Sông Đuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì". Đoạn sông lấp lánh nắng chiều giữa hai bờ cỏ cây xanh mướt đẹp như bức tranh Isaac Levitan. Người yêu cái đẹp luôn tìm đến cái đẹp. Một vẻ đẹp bình dị và thầm lặng nên không phải ai cũng nhận ra. Tôi nói với thầy Phạm Toàn : Anh Toàn ơi, căn hộ của anh giá tỉ hai thì riêng khung cửa này đã đáng giá một tỉ rồi !
Phạm Đình Trọng
(31/05/2019)
1. Facebooker có nick Tran Thanh Chuong ngày 4/5/2019 có bài viết chạy tội cho một sự kiện đớn hèn, tội lỗi của Đảng cộng sản Việt Nam. Để tăng độ tin cậy vào những điều lừa dối trong bài viết Phải hiểu cho đúng về Hội nghị Thành Đô, dư luận viên này tự nhận là bác sĩ, nhà thơ, nhà văn và "tôi có người bạn thân làm việc ở Bộ ngoại giao từ những năm 1980. Về sau, anh là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại một nước Châu Âu. Qua anh, tôi biết được khá nhiều điều bí mật và tế nhị phía "hậu trường" liên quan đến sự kiện này"
Các ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân đóng vai trò quan trọng tại Hội nghị Thành Đô
Rồi Dư luận viên Tran Thanh Chuong lên giọng tuyên giáo cấp phường :
"Tuyệt đại đa số nhân dân trong nước tin tưởng vào lãnh đạo Đảng ta thời đó thì đánh giá : Hội nghị này đóng vai trò tích cực và có lợi cho Việt Nam".
"Theo đánh giá của tôi, Hội nghị là kết quả tất yếu đáp ứng đòi hỏi bức thiết của tình thế đất nước ta thời đó. Nó được tiến hành sòng phẳng, vị thế hai bên ngang ngửa, cả Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia đều được hưởng lợi. Tuy nhiên, bên giành thắng lợi lớn hơn cả là Việt Nam. Vì :
- Nhờ chấm dứt chiến tranh, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, tiến tới cắm mốc biên giới để từ đó Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của nước ta.
- Phái Khmer đỏ dần dần bị loại bỏ, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen do ta ủng hộ vẫn vững mạnh nhiều năm qua. Đất nước Campuchia hòa bình, biên giới Tây Nam ổn định.
- Hội nghị là tiền đề giúp ta thực hiện bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, sau đó tiến tới xóa bỏ hoàn toàn bao vây và cấm vận kinh tế.
- Chấm dứt chiến tranh không những quân đội ta chấm dứt đổ máu mà còn tạo điều kiện cho ta giảm quân từ 1,5 triệu xuống còn 0,5 triệu, giảm chi phí quân sự, tập trung nguồn lực xây dựng kinh tế để nước ta có được vị thế như ngày nay.
Vậy thì, có thể gọi Hội nghị Thành Đô là một Hiệp định Hòa Bình ký kết cho cả ba dân tộc Việt-Trung-Khmer. Giá trị lịch sử của nó chẳng kém gì hai Hội nghị : Giơ-ne -vơ (1954) và Pa-ri (1973). Nếu Hiệp định Giơ-ne-vơ chỉ lập lại hòa bình cho nước ta một thời gian ngắn, Hiệp định Pa-ri chỉ có tác dụng buộc Mỹ rút quân về nước, chiến tranh vẫn tiếp tục diễn ra, thì Hội nghị Thành Đô là cơ sở kiến tạo hòa bình lâu dài, bền vững cho cả ba nước đến tận bây giờ".
Suốt mấy chục năm qua, suốt mấy thế hệ người Việt bị tuyên giáo cộng sản lừa dối cho ăn bánh vẽ, nhiều người đã tỉnh ra, dễ dàng nhận ra ở bài viết Phải hiểu cho đúng về Hội nghị Thành Đô giọng tuyên giáo, giọng dư luận viên bóp méo sự thật, tuyên truyền lừa dối, răn dạy người dân như cô giữ trẻ răn dạy đám con nít ở lớp mẫu giáo. Nhưng phải ăn bánh vẽ mãi, nhiều người đã thành con nghiện, thành tín đồ bánh vẽ và Phải hiểu cho đúng về Hội nghị Thành Đô có tới hơn 2 K like, hơn 1,3 K share và tới tấp những lời tấm tắc "Một bài viết thấu đáo dù anh không là người trong cuộc. Bài viết đã làm rõ mà trên hết ta đã thấy kết quả lập lại hòa bình và những bước phát triển như ngày nay ! Một vị tướng trận mạc trong bốn cuộc chiến tranh hiểu rất rõ nên đã có những hành động đúng và đầy trách nhiệm với dân tộc" Và "Nhờ bài viết của anh mà em hiểu thêm công lao to lớn của nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, ông xứng đáng được nhân dân cả nước mang ơn và ngưỡng mộ".
Đến kỉ nguyên tin học, mạng xã hội ra đời làm cho tuyên giáo cộng sản không còn độc quyền thông tin, không thể mặc sức dối trá được nữa mà một dư luận viên cấp phường vẫn nhâng nháo vào mạng xã hội, trợn trạo bịp bợm và vẫn có nhiều người háo hức, sung sướng ăn bánh vẽ cộng sản thì quá thảm hại. Thảm hại như chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh viết bài tâng bốc thứ thơ thiền ba xu của nhà thơ dỏm Hoàng Quang Thuận. Thảm hại như "Nhà báo quốc tế" dỏm Lê Hoàng Anh Tuấn được hết trường trung học nọ đến viện nghiên cứu kia rải thảm đỏ đón rước. Thảm hại đến mức từ lãnh đạo hội nhà báo quốc gia đến chủ tịch hội nhà báo tỉnh cùng hí hửng tháp tùng, cùng vênh váo công kênh đưa "nhà báo quốc tế" dỏm đi khắp nơi lừa bịp.
Vì sự thảm hại đó, dù hơn tuần sau tôi mới đọc những lời lừa dối của bài viết Phải hiểu cho đúng… tôi phải viết những dòng này.
2. Trước hết, cuộc đi đêm Thành Đô là chuyện riêng, kín mít ở cấp chóp bu của Đảng cộng sản Việt Nam. Chuyện riêng của mấy ông Bộ Chính trị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh... và mấy ông già cố vấn Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Chí Công... Chuyện riêng của hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc chứ không phải chuyện của hai nhà nước. Cơ quan đứng ra lo bảo đảm kĩ thuật cho chuyến đi đêm lén lút, tội lỗi này là ban Đối ngoại của đảng. Bộ Ngoại giao của nhà nước bị gạt ra rìa. Những người nắm giữ vị trí trọng yếu nhất ở Bộ Ngoại giao như Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Trần Quang Cơ cũng phải ngồi nhà và chỉ được chứng kiến những chuyện đã rồi. Vì đớn hèn và ô nhục, nội dung thỏa thuận Thành Đô năm 1990 đến nay vẫn phải niêm phong kín mít, chưa dám hé ra một chi tiết nhỏ. Đến những ông bà ủy viên ban chấp hành trung ương của các khóa từ 1990 đến nay còn mù tịt thì ông cán bộ vô danh những năm 1980 mới ngơ ngác về Bộ Ngoại giao làm sao có thể biết "nhiều điều bí mật và tế nhị phía "hậu trường".
Hư cấu ra nhân vật "người bạn thân làm việc ở Bộ Ngoại giao" chỉ để ông dư luận viên mang danh "bác sĩ", "nhà thơ, nhà văn" có cớ vẽ ra bức tranh "Hội Nghị Thành Đô" rực rỡ màu hồng bằng trò lừa bịp sống sượng và cũ rich của tuyên giáo cộng sản "cả Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia đều được hưởng lợi. Tuy nhiên, bên giành thắng lợi lớn hơn cả là Việt Nam" !
3. Tháng 9/1989, trước cuộc gặp Thành Đô một năm, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn rút hết khỏi Campuchia, kết thúc mười năm cuộc sa lầy quân sự đẫm máu ở Campuchia. Tháng 9/1989, trước cuộc gặp Thành Đô một năm, chiến sự ở biên giới Việt-Trung cũng hoàn toàn chấm dứt, kết thúc cuộc chiến tranh mười năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Ngày đó còn làm biên tập ở xưởng phim Quân đội Nhân dân Việt Nam, tôi đã dẫn một tổ điện ảnh mang máy quay phin Konvat của Nga đi quay phim tư liệu quân Việt Nam rút khỏi Campuchia. Đơn vị lính Quân khu V rút về nước có cả mấy người đàn bà Campuchia vợ lính ôm con theo chồng ngồi trên thùng ô tô giữa những người lính Việt. Dừng chân ở Đà Nẵng, mỗi gia đình lính, chồng Việt vợ Miên được đưa đến ở tạm trong một gian nhà khách của Bộ Tư lệnh Quân khu V ở bãi biển Mỹ Khê. Những thước phim lịch sử đó nay còn trong kho phim tư liệu của Điện ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Vì vậy không có chuyện "Kết quả Hội nghị gồm hai phần được ký kết :
Phần thứ nhất : Chấm dứt xung đột biên giới giữa hai nước, bình thường hóa quan hệ Việt- Trung.
Phần thứ hai gồm bảy điều khoản về vấn đề Campuchia. Chủ yếu là : Các bên ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh. Quân đội Việt Nam rút hết về nước...
4. Trước sự sụp đổ liên hoàn của các nhà nước cộng sản Liên Xô và Đông Âu, những trái tim xơ cứng và những cái đầu tăm tối, cuồng tín giáo điều cộng sản của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không biết đến thân phận đau thương của giống nòi Việt Nam trong nô lệ cộng sản, không biết đến đất nước Việt Nam tan hoang vì sự tàn phá của ấu trĩ, ngu dốt tham lam cộng sản, không biết đến tiến trình lịch sử của loài người đang phẫn nộ chôn vùi cái quái thai cộng sản vào hố rác lịch sử. Chỉ biết có đảng cộng sản, hốt hoảng lo mất ngai vàng vua tập thể, họ liền quên ngay tội ác của nhà nước cộng sản Trung Quốc với dân tộc, với lịch sử Việt Nam, kẻ vừa xua hơn nửa triệu quân tràn qua biên giới xâm lược Việt Nam, giết hàng chục vạn dân Việt Nam, kẻ vừa cướp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và cướp bảy bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Họ ảo tưởng rằng Đảng cộng sản Trung Quốc với gần trăm triệu đảng viên là một sức mạnh to lớn của lực lượng cộng sản thế giới, là một cái cọc vững chắc cho Đảng cộng sản Việt Nam bấu víu trước bão táp nhân dân khi dân nổi can qua. Với ảo tưởng đó, Lê Đức Anh đã thốt ra lời :
"Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc" (1).
Sợ cơn bão nhân dân loại bỏ cộng sản từ Liên Xô và Đông Âu sẽ lan tới Việt Nam, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã hành xử vô nguyên tắc, bỏ qua bộ máy nhà nước, phớt lờ Bộ Ngoại giao, nhân danh đảng hạ mình trực tiếp thậm thụt tiếp xúc với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy và cùng viên đại sứ thiết kế ra cuộc đi đêm Thành Đô.
Đang trên giường bệnh nhưng khi được nghe báo cáo việc Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh hấp tấp hạ mình cầu cạnh Trương Đức Duy, cố vấn Lê Đức Thọ cũng phải thở dài :
"Việc anh Nguyễn Văn Linh và anh Lê Đức Anh gặp đại sứ Trung Quốc đã làm cho Trung Quốc cứng lên. Đáng lẽ không nên gặp" (2).
Còn cố vấn Phạm Văn Đồng thì nói rõ hơn :
"Trong cuộc họp Bộ Chính trị bàn về đàm phán với Trung Quốc, tôi đã nói tới ba lần là không được hớ, phải rất thận trọng với Trung Quốc. Đằng này các anh lại ngửa bài trước để họ biết hết... Trung Quốc họ nghĩ theo kiểu Đại Hán của họ và kết quả là họ ép mình. Ngoại giao là một vũ đài, phải giữ thế, không phải lúc nào cũng lật hết bài ra. Không thể đưa ngực ra cho nó đấm" (3).
5. Không khi nào vì đời sống nhân dân khó khăn do Mỹ cấm vận mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải vội vã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để mở lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam và mở cửa làm ăn cho người dân Việt Nam như sự dẫn dụ của dư luận viên cấp xã, cấp phường Tran Thanh Chuong. Với lãnh đạo cộng sản, đất nước chỉ là kho tài nguyên để họ vơ vét và nhân dân chỉ là bầy nô lệ để họ sử dụng như người nông dân sử dụng sức kéo của con trâu. Nhân dân chỉ là kho sức người để họ bóc lột và kho máu để họ làm chiến tranh củng cố và mở rộng lãnh thổ thống trị của họ mà thôi. Lịch sử cai trị của nhà nước cộng sản Việt Nam và của tất cả nhà nước cộng sản trên thế giới đã chứng minh đầy đủ điều đó. Nhà nước cộng sản Việt Nam vét của, vét máu dân ngày chiến tranh là "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", ngày nay là tăng thuế, tăng giá vô tội vạ móc túi dân, hút máu dân bù vào ngân khố trống rỗng do làm ăn kém cỏi, thua lỗ và tham nhũng.
Lịch sử cận đại của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã khẳng định muốn phát triển kinh tế, dân giầu, nước mạnh, đất nước hóa rồng, hóa hổ thì phải thiết lập mối quan hệ làm ăn đàng hoàng, văn minh, tin cậy với Mỹ và thế giới phương Tây, một quan hệ bình đẳng, sòng phẳng có luật pháp minh bạch và nghiêm ngặt. Còn vì ý thức hệ cộng sản, vì cái ngai vàng vua tập thể mà lẻn đi vào lối mòn ô nhục của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống sang cầu cứu Trung Quốc để giữ ngôi vua tập thể thì chỉ giơ cổ ra nhận lấy cái dây xích chư hầu và rước họa Bắc thuộc về cho giống nòi. Nếu làm việc chính đáng vì dân vì nước thì Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh đâu phải hấp tấp và lén lút tiếp xúc với Trương Đức Duy sau lưng Bộ Ngoại giao vậy.
6. Sau khi ngừng đấu súng ở biên giới Việt-Trung và sau khi quân đội Việt Nam rút hết khỏi Campuchia cũng là khi hệ thống nhà nước cộng sản Liên Xô và Đông Âu tan rã. Tình thế đó tạo ra cho hai Đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc hai mối liên quan lớn. Mối quan tâm của Đảng cộng sản Việt Nam là cần gấp gáp bình thường hóa quan hệ giữa hai nhà nước Việt-Trung để Đảng cộng sản Việt Nam tìm liên minh, tìm sự bảo kê của đảng cộng sản đàn anh Trung Quốc hòng tồn tại trước xu thế của thời đại là rũ bỏ độc tài cộng sản khỏi đời sống chính trị thế giới. Còn Đảng cộng sản Trung Quốc lại chỉ quan tâm dành cho Khmer Đỏ do Trung Quốc nuôi dưỡng đã bị quân đội Việt Nam đánh cho tan tác vẫn có được vị trí ngang bằng với ba lực lượng chính trị khác trong cơ cấu quyền lực nhà nước Campuchia sau cuộc bầu cử dân chủ năm 1991.
Cuộc đi đêm Thành Đô tháng 9/1990 là cuộc giao kèo, đổi chác hai nội dung trên. Vì đầu óc tối tăm, tâm thế thấp hèn, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã ngửa bài trước khi vào ván bài Thành Đô, đã bộc lộ sự hốt hoảng lo sợ mất ngai vàng vua tập thể, bằng mọi giá phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để dựa vào Trung Quốc mà giữ ngai vàng cộng sản. Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã đưa Đảng cộng sản Trung Quốc lên vị thế cứu tinh đối với số phận Đảng cộng sản Việt Nam. Từ vị thế cứu tinh đó, Đảng cộng sản Trung Quốc ép đoàn cộng sản Việt Nam đến Thành Đô do Nguyễn Văn Linh dẫn đầu phải chấp nhận mọi đòi hỏi của họ. Và Đảng cộng sản Việt Nam đã mang độc lập của đất nước, danh dự của tổ quốc, đất đai của giang sơn, tự hào của lịch sử, khí phách của giống nòi ra đánh đổi lấy bình thường hóa quan hệ Việt-Trung. Đảng cộng sản Việt Nam phải chấp nhận để Pôn Pốt, kẻ thua trận, ở vị thế ngang hàng với Hun Sen, người thắng trận, trong cơ cấu quyền lực nhà nước Campuchia.
Vì sự đổi chác ở Thành Đô ngu xuẩn, nhục nhã như vậy nên đến nay Đảng cộng sản Việt Nam vẫn phải giấu kín nội dung cuộc đổi chác Thành Đô như mèo giấu cứt.
Trong đoàn chư hầu ô nhục đi Thành Đô có Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và ông cố vấn tóc bạc, mắt lòa phải có người dắt đi từng bước này phải ngậm ngùi nói về ông trưởng đoàn chư hầu, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh :
"Đã hớ, đã dại rồi mà còn nói đặt sự nghiệp cách mạng lên trên hết… Người lãnh đạo không nên làm như vậy. Với Trung Quốc, vừa qua không phải là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã bị "phụ thuộc hóa" quan hệ" (4).
Còn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ thì nhìn nhận về cuộc gặp Thành Đô :
"Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa "diễn biễn hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô" và "Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại, thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó chậm việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố" (5).
Cuộc đổi chác Thành Đô buộc Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức ngày 5/8/1991, giữa cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà trưởng ban đối ngoại của đảng cộng sản cao giọng nhắc nhở cả bộ máy chính quyền :
"Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc, các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh" (6).
7. Kí văn bản giao kèo đổi chác Thành Đô, lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ có hồn cộng sản, hồn băng nhóm giang hồ cướp quyền con người, cướp quyền làm chủ đất nước của người dân, không có hồn Việt Nam, không có tư thế của lịch sử Việt Nam, của văn hóa Việt Nam :
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo).
Do đó đảng cộng sản vừa phải giấu kín văn bản đổi chác nhục nhã ở Thành Đô vừa phải tung đội ngũ dư luận viên đi lừa bịp "Hội nghị (Thành Đô) là kết quả tất yếu đáp ứng đòi hỏi bức thiết của tình thế đất nước ta thời đó. Nó được tiến hành sòng phẳng, vị thế hai bên ngang ngửa, cả Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia đều được hưởng lợi. Tuy nhiên, bên giành thắng lợi lớn hơn cả là Việt Nam".
Người dân không được thấy câu chữ nhem nhuốc của văn bản bán linh hồn cho quỉ ở Thành Đô. Nhưng người dân thấy rõ thực tế ứng xử đớn hèn của nhà nước cộng sản Việt Nam với Trung Quốc từ sau Thành Đô 1990 và ứng xử đớn hèn đó đã tố cáo sự bán mình của Đảng cộng sản Việt Nam cho Đảng cộng sản Trung Quốc.
Với chính sách phụ thuộc, nô lệ vào nhà nước cộng sản Trung Quốc, với thân phận chư hầu, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phản bội cha ông, phản bội lịch sử Việt Nam kí hiệp định biên giới 1999 dâng mười lăm ngàn cây số vuông đất biên cương cho Trung Quốc.
Từ sau 1990, tất cả bia đá, tượng đồng ghi nhớ chiến công của quân dân ta trong mười năm 1979 - 1989 chiến đấu chống quân Trung Quôc xâm lược bị đục bỏ. Bia ghi tội ác của quân Trung Quốc xâm lược bị xóa sạch. Pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn lịch sử, nơi hàng trăm người dân Việt Nam chạy giặc ẩn náu đã bị quân Trung Quốc xả hơi độc, đánh thuốc nổ giết chết nay chìm trong lau lách hoang vu quên lãng
Nhà trường không được dạy học sinh, sinh viên những trang sử hào hùng của cha ông chống quân của các triều đại Trung Quốc xâm lược. Người dân tưởng niệm những người con yêu của Mẹ Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu giữ nước chống quân Trung Quốc xâm lược, người dân biểu tình chống những hành động Trung Quốc đang tiến hành xâm lược Việt Nam đều bị công cụ bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp dã man.
Từ sau 1990, nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn bỏ ngỏ biển Việt Nam cho Trung Quốc làm chủ. Quân đội bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã khoanh tay đứng nhìn những đoàn tàu dân đánh cá Trung Quốc nhiều như là tre tràn vào biển Việt Nam, đến nhà nước cộng sản Việt Nam cũng im lặng coi Trung Quốc làm chủ biển Việt Nam như là điều bình thường, đương nhiên. Tàu vũ trang Trung Quốc tự do ngang dọc trên biển Việt Nam, đâm chìm tàu dân Việt Nam, giết hại dân Việt Nam cũng chỉ có người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng "quan ngại" chiếu lệ. Nhà nước Trung Quốc công bố lệnh cấm dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam, nhà nước cộng sản Việt Nam cũng câm miệng hến chấp nhận. Chỉ có hội Nghề cá của dân lên tiếng phản đối yếu ớt.
Bỏ ngỏ biển cho Trung Quốc làm chủ Biển Đông. Mở rộng cửa đón người Trung Quốc vào tàn phá đất nước Việt Nam, đón hàng hóa Trung Quốc vào giết chết nền công nghiệp sản xuất hàng hóa Việt Nam, đón văn hóa Trung Quốc vào thiết lập trong tâm hồn người Việt Nam nền văn hóa chư hầu. Sách Vòng tròn bất tử ghi nhận ý chí chiến đấu của những người lính Việt Nam giữ đảo Gạc Ma bị cấm phát hành. Nhưng lại cho dịch, in ấn số lượng lớn và phát hành rộng rãi trên cả nước hàng loạt sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình kẻ phát động cuộc chiến tranh biên giới 1979 giết hại hàng vạn người Việt Nam.
Những sĩ quan cao cấp của quân đội, của công an phải lần lượt nối nhau sang Trung Quốc ăn cơm Tàu, học sách Tàu, thay máu Đại Việt bằng máu chư hầu. Sĩ quan cấp tướng chỉ bộc lộ lòng yêu nước, bộc lộ ý chí giữ nước chống quân Trung Quốc xâm lược liền lập tức phải rời quân ngũ như đại tướng Đỗ Bá Tỵ.
Nhà nước cộng sản Việt Nam luôn chấp hành mọi đòi hỏi, luôn thực hiện mọi dự án chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc và gây thiệt hại to lớn, nhiều mặt cho Việt Nam. Dự án cho Trung Quốc vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên, dự án cho Trung Quốc xây dựng nhà máy điện than ở Bình Thuận, dự án cho Trung Quốc trúng thầu thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dự án mở những con đường thông thống từ Trung Quốc thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, dự án cho Trung Quốc xây dựng nhà máy đạm Ninh Bình, những đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc chỉ nhằm "đón đại bàng Trung Quốc vào làm tổ", chỉ để biến những thế đất hiểm yếu của Việt Nam thành đất sang nhượng cho Trung Quốc được Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam sốt sắng thảo ra... Đất nước Việt Nam đang nguy khốn, nền kinh tế thoi thóp, què quặt, không thể phát triển. môi trường sống của thiên nhiên, của con người đang bị đầu độc, văn hóa chư hầu đang xâm nhập tâm hồn con người, đang tràn ngập trong đồi sống xã hội Việt Nam, an ninh quốc phòng bị bỏ ngỏ bởi những nhượng bộ, những chính sách phụ thuộc đó.
Với giao kèo Thành Đô năm 1990, sẽ còn nhiều chủ trương, chính sách, nhiều dự án lớn nhỏ trên đất nước Việt Nam tiếp tục ra đời chỉ vì lợi ích của Trung Quốc và gây nguy khốn đất nước, cho giống nòi Việt Nam.
Phạm Đình Trọng
(15/05/2019)
(1) Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, tr 88
(2) Trần Quang Cơ, sách đã dẫn, tr 77
(3) Trần Quang Cơ, sách đã dẫn, tr 77
(4) Trần Quang Cơ, sách đã dẫn, tr 93
(5) Trần Quang Cơ, sách đã dẫn, tr 94
(6) Trần Quang Cơ, sách đã dẫn, tr 109
********************
Phải hiểu cho đúng về Hội nghị Thành đô
Trần Thanh Chương, vdaily.fu, 05/05/2019
Sau khi tôi đăng bài viết về Đại tướng Lê Đức Anh, có người nhắn tin hỏi tôi về vai trò của ông trong Hội nghị Thành Đô thế nào. Đây là sự kiện trọng đại thuộc hai lĩnh vực : quân sự và ngoại giao liên quan đến Trung Quốc khi Đại tướng Lê Đức Anh đương chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Giang Trạch Dân đón tiếp Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh tại Hội nghị Thành Đô - Ảnh minh họa
Tôi không phải nhà ngoại giao hoặc chuyên gia quân sự, mà chỉ là sỹ quan quân y, làm thơ, viết văn. Tuy nhiên từ lâu, Hội nghị Thành Đô là chủ đề tôi rất quan tâm nên đã cố gắng tìm hiểu qua các kênh truyền thông đại chúng hoặc không chính thức. Đặc biệt, tôi có người bạn thân làm việc ở Bộ ngoại giao từ những năm 1980. Về sau, anh là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại một nước châu Âu. Qua anh, tôi biết được khá nhiều điều bí mật và tế nhị phía "hậu trường" liên quan đến sự kiện này.
Đúng là Đại tướng Lê Đức Anh có vai trò rất lớn trong Hội nghị Thành Đô, mặc dù ông không tham gia Hội nghị. Thành viên tham dự gồm có :
Phía Việt Nam :
- Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
- Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng)
- Phạm Văn Đồng, Cố vấn cấp cao
- Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương Đảng
- Hoàng Bích Sơn, Trưởng ban đối ngoại trung ương Đảng
- Đinh Nho Liêm, Thứ trưởng Bộ ngoại giao
Phía Trung Quốc:
- Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc
- Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ
- và các cán bộ chuyên ngành
Hội nghị diễn ra trong hai ngày từ 3 đến 4/9/1990 tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.
Tại sao lại tổ chức ở Thành Đô mà không phải Bắc Kinh ? Vì hai bên xác định đây là hội nghị bí mật, không muốn cho dư luận biết, bởi lúc đó Bắc Kinh đang chuẩn bị cho Á vận hội 1990 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 9. Đã có rất nhiều nhà báo đến đây.
Tại sao lại phải bí mật ? Bởi Hội nghị này chủ yếu bàn về "chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Campuchia" mà không có các phái Campuchia tham dự. Đây là điều hết sức tế nhị và phức tạp trong một sự kiện ngoại giao lớn. Chính vì vậy, cho đến tận bây giờ, cả hai bên vẫn chưa chính thức công bố nội dung của Hội nghị. Điều đó gây nên những nghi ngờ thậm chí suy luận không tốt về Hội nghị cũng như đối với các nhà lãnh đạo nước ta, trong đó có Đại tướng Lê Đức Anh. Muốn đánh giá đúng vai trò và giá trị lịch sử to lớn của Hội nghị này, ta phải trở lại bối cảnh của Việt Nam và thế giới vào thời điểm đó.
Năm 1990, năm thứ tư của công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta có phần khởi sắc nhưng tiến triển rất chậm chạp, thậm chí nhiều ngành đang trên đà suy thoái, đời sống nhân dân vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do Mỹ bao vây, cấm vận kinh tế, nước ngoài không thể đầu tư vào Việt Nam. Lúc này, hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên đà tan rã, viện trợ của các nước anh em không còn. Đặc biệt, do hơn chục năm chiến tranh biên giới, chúng ta không thể yên ổn tập trung xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, chi phí cho chiến tranh quá lớn với 1,5 triệu quân dàn trải hai đầu chiến tuyến Bắc, Nam.
Về mặt quân sự, tại biên giới phía Bắc vẫn còn xung đột nhỏ lẻ xảy ra. Trên mặt trận Campuchia, mặc dù ta đã truy đuổi tàn quân Polpot lên sát biên giới Thái Lan, nhưng lực lượng của chúng còn khá mạnh, trong khi Quân đội của Thủ tướng Hun Sen lại rất yếu. Chúng ta đã rút phần lớn Quân tình nguyện Việt Nam về nước, nhưng không dám rút hết vì bạn không đủ sức đơn độc chống lại lực lượng Khmer đỏ đang được hậu thuẫn mạnh mẽ từ Trung Quốc và phương Tây. Mặt khác, suốt 10 năm bố trí lực lượng trên vùng rừng núi hiểm trở, "rừng thiêng nước độc" dọc biên giới Campuchia-Thái Lan, bộ đội ta không những thương vong lớn trong chiến đấu mà còn hy sinh quá nhiều do mìn, sốt rét ác tính và bao căn bệnh kỳ lạ khác. Những người lính quân y tiền phương chúng tôi biết quá rõ và rất đau đớn về tổn thất lớn lao này.
Trước tình thế đó, lãnh đạo nước ta rất muốn có một hiệp ước hòa bình cho đất nước Campuchia để quân đội Việt Nam rút hoàn toàn về nước mà chính quyền của bạn do ta hậu thuẫn vẫn đứng vững. Tuy nhiên, ta không thể đàm phán trực tiếp với Khmer đỏ và các phái đối lập được. Con đường duy nhất là phải qua Trung Quốc bởi Khmer đỏ là "con bài" nằm trong tay họ.
Lúc này, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đang ở những năm cuối cùng của nhiệm kỳ lãnh đạo. Ông muốn sớm chấm dứt chiến tranh để tập trung tiềm lực xây dựng đất nước theo cương lĩnh đổi mới mà Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra. Nguyện vọng của ông được Đại tướng Lê Đức Anh khi đó đang là Bộ trưởng Bộ quốc phòng hoàn toàn ủng hộ. Lê Đức Anh từng có 5 năm là Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Hơn ai hết, ông hiểu rất rõ những gian nan và tổn thất của bộ đội ta trên mặt trận đặc biệt này. Và có lẽ, ông cũng là người muốn chấm dứt chiến tranh hơn tất cả.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định gặp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam lúc bấy giờ là Trương Đức Duy.
Lần thứ nhất ông gặp tại Văn phòng Trung ương Đảng, tuy chỉ mang tính chất xã giao, nhưng đã phát đi tín hiệu là : "ta muốn có một hội nghị với lãnh đạo Trung Quốc để đàm phán về bình thường hóa quan hệ Việt - Trung và lập lại hòa bình ở Campuchia". Lãnh đạo Trung Quốc sau đó đã nhanh chóng đồng ý. Họ đồng ý là điều dễ hiểu. Chế độ diệt chủng do họ dựng nên và nuôi dưỡng bị thế giới lên án, chỉ còn một nhóm tàn quân có nguy cơ bị tiêu diệt, trong khi xung đột biên giới Việt - Trung đã gây tổn thất nhiều sinh mạng cho quân đội nước họ. Lãnh đạo Trung Quốc bị mất lòng dân và suy giảm uy tín trên thế giới. Lúc này, họ đang ở thế bí và cũng muốn có hòa bình, ổn định như ta.
Lần thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ quốc phòng để bàn về nội dung cụ thể chương trình Hội nghị. Tại sao lại ở Bộ quốc phòng mà không phải ở Bộ ngoại giao theo như thông lệ ? (sự kiện này liên quan chủ yếu đến các chuyên gia ngoại giao). Nguyên nhân chính là do phía Trung Quốc không có thiện cảm với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Họ cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch có thái độ chống Trung Quốc và chỉ có Lê Đức Anh là một trong số lãnh đạo của ta muốn bình thường hóa quan hệ với họ mà thôi.
Và chẳng bao lâu sau, lãnh đạo Trung Quốc đã mời đích danh Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Cố vấn Phạm Văn Đồng sang dự Hội nghị Thành Đô.
Kết quả Hội nghị :
Gồm hai phần được ký kết :
1/ Phần thứ nhất : Chấm dứt xung đột biên giới giữa hai nước, bình thường hóa quan hệ Việt- Trung.
2/ Phần thứ hai gồm bảy điều khoản về vấn đề Campuchia. Chủ yếu là :
- Các bên ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh,
- Quân đội Việt Nam rút hết về nước,
- Thành lập Hội đồng hòa giải dân tộc do Norodom Shihanouk làm chủ tịch,
- Tiến tới tổng tuyển cử, thành lập chính quyền mới.
Giá trị lịch sử của Hội nghị Thành Đô : Dù đã gần ba chục năm trôi qua, người ta vẫn chưa thôi bàn tán, tranh luận về Hội nghị này với những đánh giá khác nhau thậm chí là trái chiều. Một phần do tiến trình và nội dung Hội nghị không được công khai, nhưng chủ yếu là do những người đánh giá về nó đứng trên quan điểm, nhận thức khác nhau hoặc trên trận tuyến đối lập.
- Tuyệt đại đa số nhân dân trong nước tin tưởng vào lãnh đạo Đảng ta thời đó thì đánh giá : Hội nghị này đóng vai trò tích cực và có lợi cho Việt Nam.
- Một số ít cho rằng tại Hội nghị này ta bị lép vế, xuống nước trước Trung Quốc. Có lẽ do số này không nắm rõ nội dung của Hội nghị.
- Đặc biệt, khá nhiều người (chủ yếu ở nước ngoài) kết tội lãnh đạo Việt Nam đã đầu hàng Trung Cộng. Thậm chí họ còn tung tin là trong Hội nghị, lãnh đạo ta xin cho Việt Nam trở thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc. Thật lố bịch và nực cười.
Theo đánh giá của tôi, Hội nghị là kết quả tất yếu đáp ứng đòi hỏi bức thiết của tình thế đất nước ta thời đó. Nó được tiến hành sòng phẳng, vị thế hai bên ngang ngửa, cả Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia đều được hưởng lợi. Tuy nhiên, bên giành thắng lợi lớn hơn cả là Việt Nam. Vì :
- Nhờ chấm dứt chiến tranh, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, tiến tới cắm mốc biên giới để từ đó Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của nước ta.
- Phái Khmer đỏ dần dần bị loại bỏ, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen do ta ủng hộ vẫn vững mạnh nhiều năm qua. Đất nước Campuchia hòa bình, biên giới Tây Nam ổn định.
- Hội nghị là tiền đề giúp ta thực hiện bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, sau đó tiến tới xóa bỏ hoàn toàn bao vây và cấm vận kinh tế.
- Chấm dứt chiến tranh không những quân đội ta chấm dứt đổ máu mà còn tạo điều kiện cho ta giảm quân từ 1,5 triệu xuống còn 0,5 triệu, giảm chi phí quân sự, tập trung nguồn lực xây dựng kinh tế để nước ta có được vị thế như ngày nay.
Vậy thì, có thể gọi Hội nghị Thành Đô là một Hiệp định Hòa bình ký kết cho cả ba dân tộc Việt-Trung-Khmer. Giá trị lịch sử của nó chẳng kém gì hai Hội nghị Giơ-ne -vơ (1954) và Pa-ri (1973). Nếu Hiệp định Giơ-ne-vơ chỉ lập lại hòa bình cho nước ta một thời gian ngắn, Hiệp định Pa-ri chỉ có tác dụng buộc Mỹ rút quân về nước, chiến tranh vẫn tiếp tục diễn ra, thì Hội nghị Thành Đô là cơ sở kiến tạo hòa bình lâu dài, bền vững cho cả ba nước đến tận bây giờ.
Trở lại với vai trò của Đại tướng Lê Đức Anh. Chúng ta phải mang ơn ông. Chính ông cùng với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là hai nhân vật chủ chốt kiến tạo nên thành công của Hội nghị này. Nếu không có Hội nghị Thành Đô, chiến tranh sẽ kéo dài thêm nhiều năm nữa, biết bao nhiêu chiến sỹ sẽ hy sinh và vận mệnh của nước ta sẽ đi về đâu ?
Hình như có một danh nhân nào đó từng nói, đại ý : Một vị tướng tài ba là vị tướng biết phát động chiến tranh và cũng biết kết thúc chiến tranh đúng lúc. Đại tướng Lê Đức Anh không phải là người phát động cuộc chiến tranh biên giới, nhưng ông đã biết kết thúc cuộc chiến này một cách ngoạn mục. Chỉ riêng điều này thôi, ông cũng đã trở thành một vị tướng tài ba rồi…
Hôm nay, Nhà nước ta đang tổ chức lễ tang cấp Quốc gia cho Nguyên chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Viết về Hội nghị Thành Đô, tôi muốn mọi người hiểu thêm về ông và cũng như là nén tâm nhang tỏ lòng thành kính, ghi nhận công lao to lớn của một vị tướng suốt đời chiến đấu cho độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.
Nhắc đến Hội nghị Thành Đô, tôi lại nhớ đến lời của người bạn :
- Nghề ngoại giao của chúng tôi không thẳng băng, sòng phẳng như nghề y của các anh. Nó lắt léo, tế nhị và phức tạp lắm. Có những điều nói mà không làm, hoặc làm mà không nói. Có những sự kiện phải hàng chục, thậm chí hàng trăm năm sau mới hiểu hết giá trị lịch sử của nó. Có lẽ Hội nghị Thành Đô là một trong những sự kiện như thế.
Cần Thơ 3/5/2019
Trần Thanh Chương
Năm Kỉ Hợi 2019 có nhiều điềm lạ.
Vua đương triều trong chuyến vi hành phương Nam bỗng thấy hơi lạnh như từ trong người vua toát ra làm vua rùng mình gục xuống rồi nằm liệt từ đó đã gần cả tháng.
Trong lễ tang vua cũ, trưởng ban tổ chức lễ tang gán tên bà chủ tịch nghị viện chức chủ tịch nước - Ảnh minh họa
Vua đã thoái vị bỗng đột ngột băng hà trong sự hoan hỉ của dân chúng. Trong lễ tang vua cũ, trưởng ban tổ chức lễ tang cũng góp sự hân hoan với dân bằng màn chọc cười kín đáo mà ý nhị. Xướng tên bà chủ tịch nghị viện nhưng quan tang lễ lại gán cho bà chức chủ tịch nước, tức là đưa bà lên ngôi vua làm cho bá quan văn võ đang trang nghiêm trong lễ tang vua cũ cũng phải ngậm cười nơi trần thế chứ không phải ngậm cười nơi chín suối.
Vua đương tại vị đang ốm liệt chưa biết sống chết ra sao mà quan tang lễ lại gọi bà đứng đầu nghị viện là quốc vương khác nào quan tang lễ coi như vua đương nhiệm đã thác và đã có người kế vị ngôi vua..
Đến thời tiết cũng có điềm lạ, tháng 5, đã giữa hè thế mà một ngày giữa tháng năm, ngày mồng 10, kinh kì Hà Nội bỗng có đợt lạnh như mùa đông.
Và điều kì lạ nhất tôi được thấy khi tôi đến thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong chiều lạnh giữa tháng năm, năm 2019.
Tôi thấy Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (phải) như một thỏi thép đã được tôi luyện trong lửa đỏ và nước lạnh.
Nhà tù cộng sản là nơi đày đọa con người khủng khiếp nhất trong tất cả các nhà tù của các thể chế chính trị. Đày đọa thể xác một thì đày đọa tinh thần gấp trăm lần. Dư luận chỉ biết được một phần nghìn sự thật trong nhà tù cộng sản, thực tế đã có đến hàng trăm người tù bị chết trong ngục tù cộng sản với thân thể bầm tím, nát bét vết đòn roi tra tấn. Thế mà điều kì lạ là sau 5 năm trong nhà tù đó, tôi lại thấy Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cứng cỏi, mạnh mẽ, quyết liệt hơn trước rất nhiều.
Trước đây tôi đã thấy và khâm phục trí tuệ, tầm nhìn và tài năng tổ chức làm báo của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Gặp Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sau 1.825 ngày tù cộng sản tôi lại được thấy và càng khâm phục ý chí Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Tôi thấy Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh như một thỏi thép đã được tôi luyện trong lửa đỏ và nước lạnh.
Không hỏi nhiều về những dự định của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nhưng tôi tin và chờ đợi ở trí tuệ, tầm nhìn, tài năng và ý chí của anh. Tôi càng tin và chờ đợi hơn những điều tốt đẹp sẽ đến mà những điều lạ của năm 2019 như một điềm báo về sự kết thúc của cái tàn tạ để ý chí và tài năng sẽ mở ra thời kì mới.
Phạm Đình Trọng
(11/05/2019)
Đêm nào cụ Mượt cũng bị Thị Hến lôi vào cuộc vui xác thịt như một cực hình. Thị mới bước qua tuổi ngoài năm mươi rừng rực hồi xuân mà cụ Mượt thì đã xấp xỉ tuổi tám mươi, dù răng chắc, gối bền đến mấy mà phải cứ như máy may suốt đêm, làm sao không cực hình. Hôm sau cụ Mượt xác xơ, phờ phạc như con cú gặp trời mưa, ngồi đâu ngủ gật đấy. Thị Hến bảo gì, cụ Mượt nghe nấy. Tài khoản ngân hàng của cụ Mượt, của chìm của nổi nhà cụ Mượt, bỗng trở thành của Thị Hến.
Thị Hến cựu Đại biểu quốc hội bà Đỗ Thị Huyền Tâm (ảnh VietnamFinance)
Lúc còn quyền lực đầy mình, được đón rước đi khắp nơi trong nước nhưng đầu óc trống rỗng, đến đâu cụ Mượt cũng chỉ có một câu cửa miệng : Trồng cây gì, nuôi con gì. Như câu cửa miệng của cụ Cố Hồng trong kiệt tác Số Đỏ của tài năng văn chương kiệt xuất Vũ Trọng Phụng : Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi ! Nay dù hết quyền nhưng vị thế đã có của cụ Mượt vẫn là một thế lực giúp cho Thị Hến trong việc làm ăn của Thị và Thị chủ động đến với cụ Mượt. Cụ Mượt cần cho Thị Hến cũng chỉ là làm con Sam, nuôi con Hến mà thôi.
Dưới sự lãnh đạo của bà Đỗ Thị Huyền Tâm, Minh Tâm Group đến nay đã trở thành một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Bắc Ninh, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, giao thông, giáo dục, kinh doanh khách sạn, sản xuất phân bón, bao bì, thức ăn chăn nuôi… Ảnh Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ của Minh Tâm Group (VietnamFinance)
Thời thuộc địa, thực dân phong kiến, một tài năng văn chương quí hiếm như Vũ Trọng Phụng. Quí hiếm đến mức Vũ viết chữ nào, các báo phấp phỏng đón chờ chữ nấy đưa vội đến nhà in. Người đọc nóng lòng mong đọc từng kì feuilleton của Vũ đăng trên các báo. Cả đời hì hục, miệt mài viết, viết đến chết trong lao lực mà tác phẩm của tài năng văn chương Vũ Trọng Phụng để lại cho đời chưa đến một gang tay sách,
Cả đời cụ Mượt chỉ nói được câu trống rỗng, mòn cũ trồng cây gì, nuôi con gì. Chưa tính đến những việc ăn tàn phá hại khác, quyền lực đầy mình mà vô tích sự như vậy cũng là làm hại dân, hại nước, cản trở sự phát triển của đất nước. Cuối đời cũng chỉ biết làm con Sam, nuôi con Hến mà cụ Mượt bỗng được nhà xuất bản Cuội, một nhà xuất bản tầm cỡ quốc gia không biết nhặt nhạnh ở đâu những lời mạ vàng của cụ Mượt xuất bản thành trước tác bốn tập sách dày tới hơn hai gang tay.
"Sách này mà bán tìm được người mua còn khó hơn người trúng số đặc biệt".
Đúng là thời rực rỡ với những kẻ như cụ Mượt.
Phạm Đình Trọng
(14/04/2019)
Theo dõi cuộc chiến trên truyền thông giữa nước mắm Việt và nước chấm hóa học Masan, tôi thấy các bài viết đã chỉ ra sự mờ ám, gian dối, bất lương của Dự thảo TCVN-12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do cục Chế biến và phát triển thị trường nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngạo ngược trình ra và nhăm nhe thực hiện. Qua đó cũng thấy đươc sự man rợ, mất tính người của những kẻ mưu mô giết hại một nghề tinh của tài hoa Việt Nam, loại bỏ nước mắm Việt ra khỏi đời sống người Việt cho thứ nước chấm hóa học Masan lên ngôi, độc chiếm thị trường, độc quyền trong bữa ăn hàng ngày của người Việt.
Nước chấm hóa học Masan độc chiếm thị trường, độc quyền trong bữa ăn hàng ngày của người Việt.
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm được xây dựng để sử dụng làm tài liệu hướng dẫn cải thiện thực hành sản xuất nước mắm nhằm đáp ứng được các yêu cầu an toàn thực phẩm.
Chỉ vậy thôi cũng đã thấy cơ quan nhà nước cộng sản hiện nay được đồng tiền thuế máu, mồ hôi, nước mắt của dân nuôi nấng nhưng đã đốn mạt phản lại dân và cũng cho thấy đội ngữ quan chức đã bị quyền lực đồng tiền của những con buôn bất lương sai kiến như thế nào. Dự thảo về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm của Bộ Nông nghiệp cũng tanh tưởi nhức nhối như những BOT trấn lột móc túi người dân của bộ Giao Thông mọc lên nhan nhản như phường lục lâm thảo khấu nổi lên thời xã hội nhiễu nhương, mục nát, quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày – Thơ Nguyễn Duy.
Chỉ vậy thôi cũng thấy được sự hoành hành của tư bản hoang dã đã tàn phá đất nước Việt Nam, tàn phá lương tâm con người Việt Nam, tàn phá đạo lí xã hội Việt Nam, tàn phá cả những giá trị bền vững và sâu thẳm của nền văn minh lúa nước Việt Nam, nền văn minh từ hạt gạo tạo ra bánh chưng, bành dầy, từ con cá biển tạo ra nước mắm. Nước mắm Việt chính là một giá trị đặc sắc của nền văn minh Việt Nam.
Nhưng không chỉ có vậy.
Giết chết nước mắm Việt còn góp công, góp sức vào mưu đồ làm hoang hóa biển Việt Nam, làm cho biển Việt Nam hoàn toàn không còn những cột mốc chủ quyền sống là những con tàu đánh cá của người Việt, không còn bóng một người dân Việt bám biển của cha ông, để biển Việt Nam cho Trung Quốc làm chủ.
Bóp chết một nghề tinh, nghề chế biến nước mắm của người dân Việt, loại bỏ hương vị nước mắm Việt trong bữa ăn của người Việt bằng quy phạm thực hành sản xuất nước mắm mang số hiệu văn bản nhà nước TCVN 12067:2019 là thêm một bằng chứng về nhà nước cộng sản ở Ba Đình, Hà Nội không còn là nhà nước của người dân Việt Nam, không còn là nhà nước của đất nước Việt Nam.
Không còn là nhà nước của đất nước Việt Nam, nhà nước đó đã rước giặc Trung Quốc vào Nhân Cơ, Đắc Nông, vào Tân Rai, Lâm Đồng, rước giặc Trung Quốc vào Vũng Áng, Hà Tĩnh tàn phá đất nước Việt Nam từ núi cao tới biển sâu.
Không còn là nhà nước của đất nước Việt Nam, nhà nước đó đã rước các nhà đầu tư Trung Quốc đưa công nghệ lỗi thời, phế thải vào Việt Nam kìm hãm sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, đầu độc sự sống trên đất nước Việt Nam, biến đất nước Việt Nam gấm vóc thành bãi rác thải công nghiệp, biến những làng quê thanh bình Việt Nam thành những làng ung thư, biến giống nòi Việt Nam khí phách kiên cường thành giống nòi bệnh tật ốm yếu, vật vờ chờ chết.
Không còn là nhà nước của đất nước Việt Nam, nhà nước đó đã cắt mười lăm ngàn ki lô mét vuông đất biên cương của tổ tiên người Việt, của lịch sử nước Việt dâng cho giặc Trung Quốc. Nhà nước cộng sản Việt Nam không phải là nhà nước của đất nước Việt Nam đã được dân gian ghi nhận bằng câu thành ngữ mới : Quân đội bám bờ, dân chài bám biển ! Dân nuôi quân đội để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng nhưng quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam kiên trì bám bờ, lì lợm bám đất vàng sân bay, mê mải giành giật những mảnh đất vàng của những công trình phát triển đất nước để tướng tá mang những mảnh đất vàng đó ra kinh doanh kiếm lời riêng, bỏ mặc Biển Đông của lịch sử Việt Nam cho Trung Quốc làm chủ.
Dù tàu đánh cá của Trung Quốc nhiều như lá tre tự do thả lưới buông câu ở Biển Đông của tổ tiên người Việt cũng không có bất kì phản ứng nào của bộ ngoại giao Việt Nam. Dù tàu chiến của Trung Quốc suốt hai mươi bốn giờ trong ngày, suốt ba trăm sáu nhăm ngày trong năm quần đảo trên biển Việt Nam, lùng xục đâm chìm tàu thuyền Việt Nam, giết hại dân đánh cá Việt Nam cũng không gặp bất kì sự ngăn chặn chống trả nào của quân đội Việt Nam. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể thực sự làm chủ Biển Đông vì vẫn còn những con tàu đánh cá của dân chài lưới Việt Nam không lúc nào vắng bóng trên Biển Đông của tổ tiên người Việt.
Để thực sự làm chủ Biển Đông trên thực tế và chứng minh với thế giới rằng Biển Đông thực sự đã là của Trung Quốc, Trung Quốc đang ráo riết, quyết liệt xóa sạch bóng những con tàu cá Việt Nam trên Biển Đông bằng hai đòn độc.
Một là, Trung Quốc dùng sức mạnh tàu quân sự và tàu dân sự lớn, có vũ trang, có vỏ thép dày đâm chìm tàu cá của dân biển Việt Nam, chôn vùi mạng sống và cơ nghiệp người dân đánh cá Việt Nam xuống đáy biển, gây nỗi kinh hoàng để dân biển Việt Nam không dám ra biển. Tàu của Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, giết hại dân biển Việt Nam suốt mấy chục năm nay không gặp bất kì sự ngăn chặn, chống trả nào của quân đội Việt Nam, không có bất cứ phản ứng nào của ngoại giao Việt Nam. Vì vậy trước đây Trung Quốc chỉ đâm chìm tàu cá Việt Nam vào ban đêm, nay trên Biển Đông tàu cá của dân biển Việt Nam dồn dập bị Trung Quốc hung hãn đâm chìm giữa ban ngày.
Hai là, Trung Quốc tuồn tiền cho những kẻ nhân danh doanh nhân, nhân danh nhà đầu tư thâu tóm đất ven biển Việt Nam, thâu tóm đất bến bãi của những con tàu cá ngoài Biển Đông, thâu tóm đất mồ mả ông bà của những người dân biển. Không còn bến bãi đi về, không còn mảnh đất của ông bà tổ tiên, không còn mái ấm gia đình giữa làng chài bên biển quê hương, những người dân ngàn đời bám biển đành bỏ bến, bỏ thuyền, bỏ biển lang bạt ra thành phố làm thuê, lên rừng làm rẫy.
Chỉ có Trung Quốc thâu tóm bờ biển Việt Nam sẽ lộ liễu mưu đồ vì vậy Trung Quốc chỉ cần làm chủ những thế đất chiến lược hiểm yếu như Vân Đồn, Vũng Áng, Hải Vân, Vân Phong… Những dải bờ biển còn lại phải do người Việt đứng tên thâu tóm, mưu sâu mới thành. Và mấy năm vừa qua, ông chủ trẻ của doanh nghiệp FLC Trịnh Văn Quyết bỗng đôn đáo có mặt khắp dải bờ biển miền Trung, hối hả rải tiền thâu tóm đất ven biển từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, nơi có nghề đi biển lâu đời, có những làng chài đông vui, trù phú nhất và có những đoàn tàu cá hùng hậu nhất rầm rộ ra Biển Đông. Tiền danh nghĩa của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết rải ra đã mau lẹ xóa sổ nhiều làng chài lâu đời, đã phá tan cuộc sống yên ấm, ổn định của nhiều gia đình ngư dân, đã xua đuổi nhiều dân chài phải bỏ thuyền, bỏ biển, bỏ làng chài, tứ tán khắp nơi. Và những con tàu đánh cá cắm cờ Việt Nam trên Biển Đông cứ thưa vắng dần. Làm ăn trên biển quê hương mà những con tàu cá Việt Nam ngày càng lẻ loi, đơn độc, lạc lõng. Thân phận người dân Việt Nam trên biển ngàn đời của cha ông ngày càng hẩm hiu, mỏng manh.
Nay lại thêm văn bản mờ ám, gian dối, bất lương TCVN 12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm nhằm loại bỏ nước mắm của nền văn minh lúa nước Việt Nam ra khỏi đời sống xã hội Việt Nam để nước chấm hóa học Masan độc chiếm thị trường là lại thêm một đòn đánh vào những con tàu cá của người Việt ngoài Biển Đông.
Loại bỏ nước mắm chế biền từ con cá biển cũng là xóa sổ những nhà thùng sản xuất nước mắm đã có từ hàng trăm năm nay trên khắp dải bờ biển Việt Nam, từ Cát Hải, Hải Phòng đến Phú Quốc, Kiên Giang. Không còn những nhà thùng chế biến nước mắm từ những loại cá nhỏ mau phân hủy, cá cơm, cá nục, những loại cá không có giá, không có khách mua ở chợ cá, người đi biển mất đi một nguồn thu lớn.
Đất sống của người dân biển bị chính quyền thu hồi giao cho ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết làm resort kinh doanh. Nghề sống của người dân biển là dong thuyền ra khơi đánh cá thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm tàu, mất mạng sống, mất cơ nghiệp. Nay cục Chế biến và phát triển thị trường nông nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã âm thầm, lén lút cùng với nhà sản xuất nước chấm hóa học Masan xây dựng qui phạm TCVN 12607:019 trói buộc nghề chế biến nước mắm từ con cá biển dẫn đến những thùng, những bể chượp cá đành phải dẹp bỏ càng đẩy những con thuyền Việt Nam đánh cá trên Biển Đông vào tình cảnh muôn vàn khốn đốn.
Nỗi đau của người Việt Nam là Trung Quốc đang thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông bằng chính sự tham gia của người Việt với vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất. Trung Quốc bắn giết người Việt, đâm chìm tàu cá của người Việt trên Biển Đông vẫn không khuất phục được ý chí bám biển, ý chí làm chủ Biển Đông của người Việt. Nhưng ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết thông đồng với quan chức hàng tỉnh cướp đất làng quê của người dân đánh cá, đánh bật người dân đánh cá ra khỏi miền quê biển và ông chủ nước chấm hóa học Masan Nguyễn Đăng Quang thông đồng với quan chức bộ Nông nghiệp làm ra bộ qui phạm sản xuất nước mắm đẩy những nhà thùng chế biến nuốc mắm từ con cá biển vào bế tắc, đình đốn cũng là đánh vào những con tàu Việt Nam đánh cá trên Biển Đông.
Lịch sử Việt Nam hôm qua đã mang nỗi đau Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống dẫn giặc về cướp nước. Lịch sử Việt Nam hôm nay lại mang nỗi đau thác Bản Giốc, nỗi đau hiệp định biên giới cắt đất biên ải cho giặc. Nỗi đau Gạc Ma, giặc tràn lên cướp đảo mà người lính Việt Nam giữ đảo trong tay không có súng đành bó tay nhận cái chết và để giặc cướp đảo. Nỗi đau Trịnh Văn Quyết FLC, nỗi đau Nguyễn Đăng Quang Masan giúp giặc xóa sạch bóng những con tàu cá Việt Nam trên Biển Đông để ngoài khơi xa giặc độc chiếm Biển Đông và trong đời sống đất nước, nước chấm hóa học Masan độc chiếm thị trường.
Phạm Đình Trọng
(22/03/2019)
Tháng một, năm bảy mươi tư (1974) giặc đánh chiếm cả quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên ta
Tháng ba, năm tám mươi tám (1988) giặc tung hạm đội mạnh phong tỏa quần đảo Trường Sa
Tàu khu trục tên lửa, tàu pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li
Tàu đổ bộ chở quân rập rình quanh đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven, Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Gạc Ma.
Mưu đồ giặc đã phơi bày chẳng cần giấu giếm
Giặc cần có thế đứng cả hai chân Hoàng Sa – Trường Sa để làm chủ Biển Đông
Thời khắc Trường Sa ngày mười bốn tháng ba, năm tám mươi tám
Như thời khắc Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái ngày mười bảy tháng hai, năm bảy mươi chín (1979)
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
Không thể nhân nhượng với kẻ xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng
Nhưng những bãi đá Trường Sa giặc rình rập đánh chiếm
Chỉ có bảy mươi hai người lính công binh
Trong tay không có súng
Rạng sáng ngày mười bốn tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám
Từ tàu đổ bộ, giặc Tàu tràn lên bãi đá Gạc Ma
Giặc xả súng vào những người lính Việt Nam trong tay chỉ có xà beng, cuốc, xẻng
Giặc cướp lá cờ chủ quyền Việt Nam rồi rút lẹ về tàu đổ bộ.
Sau khi trở thành những tấm bia sống hứng lưỡi lê và đạn AK của giặc Tàu
Những người lính Việt Nam sống sót trên Gạc Ma lại trở thành những tấm bia sống
Của pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li từ hạm tàu giặc bắn tới
Những người lính Việt giữ mảnh đất của tổ tiên người Việt mà như những tử tù trên pháp trường đất giặc
Thủy triều lên
Đá Gạc Ma chìm dưới lênh đênh nước biển
Không còn bóng một người lính Việt Nam trên ngọn sóng hoang vu
Từ trên tàu đổ bộ, giặc Tàu liền trở lại làm chủ Gạc Ma từ trưa ngày đau thương 14/03/1988
Người lính ra trận giữ đất hương hỏa của ông bà tổ tiên nhưng không được cầm súng
Vì lệnh miệng của cấp trên truyền xuống
Không nổ súng để không mắc mưu khiêu khích của giặc
Ông cấp trên trí trá giải thích lệnh không được cầm súng.
Tháng ba, năm tám mươi tám
Những người lính giữ Trường Sa không được cầm súng
Sáu dải đá san hô trong quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt bị giặc Tàu đánh chiếm
Đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven.
Không được cầm súng
Sáu mươi tư người lính Việt Nam trở thành sáu mươi tư tấm bia sống cho giặc Tàu giết hại.
Lệnh không nổ súng là lệnh đầu hàng
Lệnh dâng đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven cho giặc Tàu
Lệnh phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, phản bội lịch sử
Lệnh ô nhục của kẻ bán nước ô nhục
Lời nói gió bay
Tưởng lệnh miệng vô bằng sẽ trốn không bị nhân dân hỏi tội, không bị lịch sử phán xét
Nhưng Trường Sa tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám
Gạc Ma ngày mười bốn tháng ba năm tám mươi tám đau thương
Là bằng chứng không thể chối cãi của lệnh trói tay người lính
Bắt người lính phải đầu hàng giặc.
Giao mạng sống người lính cho giặc
Giao biển đảo của tổ tiên cho kẻ thù của sâu thẳm lịch sử Việt Nam.
Phạm Đình Trọng
(14/03/2019)
Vụ buôn chính trị của nhà buôn địa ốc và sự thảm hại của tờ báo nô
Ông ngoài ba mươi tuổi kế vị ông cha, trị vì đất nước 25 triệu dân, coi sức mạnh hạt nhân là sức mạnh của đất nước do ông cai trị và đó cũng là sức mạnh duy trì quyền lực cai trị cha truyền con nối của gia tộc ông. Bỏ mặc dân đói khổ, dồn tiềm lực đất nước, cố sống cố chết chế tạo vũ khí hạt nhân, ông đã biến đất nước có cây sâm quí thành xưởng sản xuất vũ khí thông thường và xưởng thực nghiệm mầy mò chế tạo vũ khí hạt nhân, biến đất nước tươi đẹp thành đất nước lầm than, nghèo khổ bậc nhật thế giới giữa kỉ nguyên văn minh tin học phồn vinh.
Thứ nhất sợ kẻ anh hùng
Thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân.
Ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đứng đầu đất nước giầu có, thành đạt nhất thế giới nhận ra rằng ông trẻ ngoài ba mươi tuổi trị vì đất nước 25 triệu dân kia chỉ là kẻ cố cùng liều thân.
Ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đứng đầu đất nước giầu có, thành đạt nhất thế giới nhận ra rằng ông trẻ ngoài ba mươi tuổi trị vì đất nước 25 triệu dân kia chỉ là kẻ cố cùng liều thân. Đến giống nòi ruột thịt của hắn, hắn còn coi rẻ. Hắn đã biến xứ sở tươi đẹp của hắn thành địa ngục đày đọa dân, thành pháp trường bắn giết dân, giết cả ông chú rể, giết cả anh trai cùng cha khác mẹ để bảo vệ quyền lực cai trị thì tính mạng cả loài người, sự sống của hành tinh với hắn cũng chỉ là số không. Kẻ cố cùng liều thân đó mà có vũ khí hạt nhân sẽ là thảm họa, là nỗi đe dọa từng giây từng phút cả loài người. Như kẻ đánh bom tự sát mang bom trong người đến đám đông kích nổ, kẻ cố cùng liều thân điên cuồng nhấn nút hạt nhân trước thì nước giầu hay nước nghèo phút chốc cũng biến thành tro bụi vũ trụ mà thôi.
Những người lãnh đạo đất nước giầu có trước ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đã bất lực trước sự lì lợm của kẻ cố cùng liều thân, để lại sự đối phó với kẻ cố cùng liều thân cho ông và để lại cái họa hạt nhân cho loài người. Chính trị quốc gia hay quốc tế thì cũng chỉ là những phi vụ kinh doanh mà thôi. Khó lường như kinh doanh địa ốc còn làm nên sự nghiệp lẫy lừng cho ông thì gã cố cùng liều thân kia chả là cái đinh gì. Chính kẻ cố cùng liều thân đang mang đến cho ông cơ hội làm nên sự nghệp chính trị tầm cỡ thế giới.
Bí quyết thành công của kinh doanh là nhạy bén phát hiện thời cơ và nắm lấy thời cơ. Thời cơ đến thì không thể bỏ qua. Kẻ cố cùng liều thân dù là ác quỉ, là đao phủ với 25 triệu dân nước hắn, dù hắn là tội phạm chiến tranh, là tai họa của loài người nhưng với nhà kinh doanh địa ốc thành đạt như ông, hắn sẽ là đối tác giúp ông làm nên sự nghiệp chính trị thế giới, hắn sẽ là bạn hàng lớn nhất của ông. Buôn có bạn, bán có phường. Không có bạn hàng thì sập tiệm !
Ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đứng đầu nhà nước dân chủ lâu đời nhất thế giới bỗng thấy ông độc tài phát xít giết người như giết kiến thân thiết như anh em, như đồng nghiệp. Ông đứng đầu đất nước giầu có đã giáp mặt lần đầu với ông cố cùng liều thân. Nhưng dường như mọi lời gạ gẫm đổi chác của ông ngoài bảy mươi tuổi cũng chưa làm nhụt được ý chí hạt nhân của ông trẻ ngoài ba mươi tuổi.
Lần này để lấy lòng bạn hàng, ông già tóc vàng mơn trớn gọi ông trẻ cố cùng liều thân là "ông bạn của tôi" rồi đánh tiếng : Này, từ bỏ tham vọng hạt nhân đi, tôi sẽ giúp đất nước ông bạn nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế, dân giầu, nước mạnh như cái slogan mà các ông gọi là khẩu hiệu được các ông đưa lên làm mục tiêu hướng tới từ mấy chục năm nay nhưng thực tế thì ngược lại, dân của các ông càng ngày càng đói khổ thêm, nước ông chỉ càng ngày càng kiệt quệ hơn.
Cường quốc kinh tế chỉ nghe nói đến đã sướng tai nhưng cường quốc kinh tế có giúp củng cố quyền lực cai trị của ta và con cháu ta nối dài mãi không ? Nước ta nghèo cũng do kẻ giầu có kia lôi kéo được cả thế giới vào cuộc cấm vận kinh tế ta. Cứ bỏ cấm vận kinh tế đi, ta khắc giầu có đâu cần phải dừng làm vũ khí hạt nhân. Nghe lời bắn tiếng của ông tóc vàng, ông cố cùng liều thân càng xác định chí ý hạt nhân mạnh mẽ hơn nhưng ông cũng nhận ra vụ kinh doanh chính trị của ông già tóc vàng và ông thấy có thể tham gia vào vụ kinh doanh không cần vốn liếng mà lãi khẳm. Ông cố cùng liều thân liền thông tin lại : Tôi rất quan tâm đến điều tốt đẹp ông vừa đưa ra. Chúng tôi sẵn sàng dừng chương trình hạt nhân đầy tham vọng của mình để đón nhận sự kì vọng còn lớn hơn : Sự trợ giúp quí giá của quí ông cho nền kinh tế của chúng tôi phát triển mạnh mẽ.
Cuộc gặp lần thứ hai giữa ông tóc vàng và ông cố cùng liều thân liền được gấp rút tiến hành. Việc đầu tiên là xác định nơi gặp. Với ông tóc vàng vốn thừa lòng tự tin thì nơi gặp không cần bận tâm. Cả thế giới là một thị trường, thị trường thương mại và thị trường chính trị. Nơi nào là thị trường, nơi đó nhà kinh doanh phải có mặt. Riêng ông cố cùng liều thân, kẻ mang sinh mạng con người ra làm trò chơi chính trị, kẻ không được thế giới văn minh chấp nhận thì nơi ông đến, nơi ông có mặt ngoài đất nước của ông, phải lựa chọn thận trọng, nghiêm ngặt. Tốt nhất là chọn đất nước có chế độ độc tài một đàng cầm quyền như đất nước ông, nơi có mạng lưới an ninh bịt bùng, dày đặc giám sát đến từng người dân. Người dân không thể tùy tiện biểu tình xua đuổi ông, đốt hình ông. Đáp ứng được tiêu chí khắt khe đó chỉ có Việt Nam. Việt Nam lại chỉ cách đất nước của ông cố cùng liều thân vẻn vẹn ba giờ máy bay, mươi giờ xe lửa. Còn lựa chọn nào tuyệt vời hơn.
Diễn giải đôi điều về ông tóc vàng Donald Trump và ông cố cùng liều thân Kim Jong-un và sự có mặt của hai ông ở Hà Nội để thấy rằng Hà Nội thực sự chỉ là sân khấu để cặp kép một già một trẻ thực hiện vở diễn gây vốn liếng chính trị, chỉ để tên tuổi ông già ngoài bảy mươi tuổi và ông trẻ tuổi ngoài ba mươi đi vào sự kiện chính trị thế giới, đi vào bộ nhớ của vài tỉ người khắp hành tinh chứ chẳng phải nhằm hòa giải xung đột thế giới gì cả.
Vở diễn chưa diễn ra, người đủ từng trải cũng đã biết kết quả hòa giải xung đột, kết quả loại bỏ hạt nhân ở xứ sở của cây sâm quí tất yếu chỉ là số không. Kẻ chỉ có vài dàn tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân đe dọa thế giới để chứng tỏ sự có mặt trên thế giới, để làm mình làm mẩy với thế giới, làm sao dám rời bỏ cái đã đưa mình lên tầm thế giới. Nhà kinh doanh có mặt trên đời chỉ để kinh doanh. Nhà kinh doanh địa ốc chuyên nghiệp làm sao có vốn tư pháp để hòa giải dân sự, làm sao có vốn chính trị để hòa giải thế giới. Kinh doanh địa ốc mang lại tiền bạc để có tòa tháp Trump ở New York, có cả tòa tháp Trump ở Moscow, để Trump có mặt trong không gian. Có mặt trong không gian rồi, cần có mặt trong thời gian nữa mới thỏa khát vọng. Kinh doanh chính trị mang lại tiếng tăm để có mặt trong thời gian. Thế là đủ. Cần gì hòa với giải. Hơn nữa làm sao hòa giải được thế giới khi thế giới còn cộng sản, còn cội nguồn gây xung đột thế giới.
Suốt gần nửa thế kỉ qua Việt Nam là một trung tâm xung đột giữa những giá trị nhân văn với bạo lực độc tài, nhưng tờ báo của một tổ chức chính trị chính thống vẫn chạy tít lớn chiếm nửa trang nhất với hàng chữ : Việt Nam trung tâm hòa giải xung đột quốc tế.
Hàng tỉ cặp mắt trên khắp hành tinh đổ dồn về Hà Nội dõi theo từng bước đi, từng cử chỉ, từng lời nói của cặp sao Trump – Kim nhưng không ai biết đến những sự việc nhà nước cộng sản tước đoạt những giá trị làm người của người dân đang diễn ra hàng ngày, không ai biết đến sự xung đột một mất một còn giữa nhà nước cộng sản Việt Nam với người dân Hà Nội, với người dân Việt Nam. Cuộc xung đột đó còn quyết liệt gấp nhiều lần cuộc xung đột giữa Kim và thế giới văn minh. Và cuộc xung đột giữa người dân Việt Nam khát khao dân chủ, khát khao nhân quyền với nhà nước cộng sản đã bùng phát dữ dội trong suốt thời gian Trump và Kim có mặt ở Hà Nội.
Hàng tỉ cặp mắt trên khắp thế giới thấy rõ công an nhà nước cộng sản Việt Nam vũ trang đầy mình cùng xe bọc thép hiện đại giăng kín mọi ngả đường Trump và Kim đi qua nhưng không ai thấy những an ninh mật vụ giăng quân bịt bùng vây kín quanh nhà hàng trăm người dân ở Hà Nội và Sài Gòn, không cho người dân ra khỏi nhà, ngang nhiên tước đoạt quyền cơ bản của con người, từ khi Hà Nội chuẩn bị đón Trump và Kim. Những người dân Hà Nội, Sài Gòn bị an ninh mật vụ nhà nước cộng sản Việt Nam tước đoạt quyền đi lại đều là những người lương thiện nói tiếng nói của con người đòi lại những giá trị làm người đã bị nhà nước cộng sản tước đoạt, đều là những công dân nói tiếng nói trách nhiệm với đất nước.
Nhà nước cộng sản thống trị toàn cõi Việt Nam đã gần nửa thế kỉ. Xung đột giữa nhà nước cộng sản với người dân Việt Nam ngày càng gay gắt. Nhà nước cộng sản đối phó xung đột với dân bằng công an, tòa án, nhà tù ngày càng tàn bạo, man rợ. Sự đối phó man rợ đó lại được thi thố rộng khắp trong suốt những ngày Trump và Kim có mặt ở Hà Nội. Điều này những nhà báo nước ngoài có thể không biết nhưng nhà báo trong nước không thê không biết.
Nhà nước cộng sản tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân cả nước suốt gần nửa thế kỉ qua. Nhà báo trong nước thì phải biết.
Nhà nước cộng sản xung đột với người dân ngày càng sâu sắc, gay gắt đã tạo ra hàng triệu dân oan, hàng ngàn người tù chính trị. Nhà báo trong nước thì phải biết.
Suốt gần nửa thế kỉ qua Việt Nam là một trung tâm xung đột giữa những giá trị nhân văn với bạo lực độc tài. Nhà báo trong nước thì phải biết.
Biết nhưng tờ báo của một tổ chức chính trị chính thống có lượng phát hành khá lớn vẫn chạy tít lớn chiếm nửa trang nhất hàng chữ lừa dối người đọc và nịnh bợ quyền lực : Việt Nam trung tâm hòa giải xung đột quốc tế.
Tờ báo nô thấp hèn như vậy nhưng vẫn có đông người đọc cho ta cay đắng nhận ra rằng : Còn quá nhiều dân nô nuôi những tờ báo nô và an phận với kiếp thân nô cộng sản như một định mệnh nghiệt ngã. Vì vậy nhà nước cộng sản dù đã bộc lộ đầy đủ sự thối nát, phản dân hại nước vẫn dai dẳng tồn tại. Vẫn dai dẳng tồn tại xung đột xã hội giữa nhà nước cộng sản độc tài với người dân. Chỉ khi người dân thức tỉnh không cam chịu kiếp thân nô, đứng lên giành những giá trị làm người, giành quyền làm chủ đất nước, loại bỏ cộng sản mới loại bỏ được xung đột xã hội gay gắt đã kéo dài suốt gần nửa thế kỉ qua.
Phạm Đình Trọng
(02/03/2019)
Vòi vĩnh để được "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta" mà cũng "Sông núi trên vai" ư ?
Những ngày giữa tháng giêng Kỉ Hợi vòm trời bâng khuâng, tiết trời se se lạnh gợi cảm, tôi vào FB tìm sự đồng cảm, sự phát hiện của những facebooker về cái đẹp của đất trời mùa xuân nhưng đã bị hụt hẫng khi phải gặp khá nhiều hình ảnh về hội thơ giữa tháng giêng của mấy nhà thơ quốc doanh. Có xã viên thơ hí hửng khoe cả giấy mời dự hội thơ như vị chủ nhiệm hợp tác xã văn chương của họ hí hửng khoe : Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta.
Phát biểu của ông Hữu Thỉnh - Ảnh minh họa
1. Nhiều xã viên thơ đưa hình ảnh đứng hiên ngang vung tay, ưỡn ngực diễn thơ trên sân khấu lòe loẹt, chói chang sắc màu, chật chội, xô bồ chữ viết, tối tăm, kệch cỡm chữ ta chữ tây. Và hàng chữ bự nhất, hợm hĩnh nhất nhưng cũng nhỏ bé, chật chội, kệch cỡm nhất là tên chủ đề hội thơ : "Sông núi trên vai"
Sông núi luôn là khái niệm, luôn đồng nghĩa với đất nước, với tổ quốc, với quốc gia. Sông núi trên vai là trách nhiệm của công dân với đất nước. Sông núi trên vai là hình tượng lẫm liệt, là vóc dáng sừng sững, là vẻ đẹp vĩnh hằng của người lính cầm súng bảo vệ đất nước. Sông núi trên vai đâu phải là sứ mệnh, đâu phải là hình tượng tiêu biểu của nhà thơ.
Sông núi trên vai là hình tượng lẫm liệt, là vóc dáng sừng sững, là vẻ đẹp vĩnh hằng của người lính cầm súng bảo vệ đất nước.
2. Không chỉ có trách nhiệm với đất nước, nhà thơ đích thực nói tiếng nói của thân phận cá thể con người nhưng những cá thể đó đều mang bóng dáng, mang tầm vóc của cả loài người. Văn chương gọi dậy, đánh thức phần Người, phần lương tri trong mỗi con người. Văn chương là hồn vía của con người, là tiếng nói của thân phận con người trong xã hội ở tầm nhân loại.
Không chỉ diễn tả công việc của cô gái tát nước đêm trăng, câu ca dao :
"Cô kia tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi"
là sự phát hiện bất ngờ về giá trị của lao động sáng tao. Lao động sáng tạo tát nước cấy cày làm ra hạt lúa của một cô gái quê đã làm đẹp cả thiên nhiên, làm lung linh cả đất trời, làm lộng lẫy cả vũ trụ.
Tiểu thuyết Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố không phải chỉ kể về cuộc sống cùng cực bế tắc của người đàn bà nông dân Việt Nam thời phong kiến thối nát, quan lại nhiễu nhương. Chị Dậu là thân phận người đàn bà nông dân trong đêm dài phong kiến trung cổ của cả một giai đoạn lịch sử loài người.
Tiểu thuyết Eugénie Grandet của nhà văn Honoré de Balzac không phải chỉ là câu chuyện của nước Pháp ở thế kỉ 19, Eugénie Grandet là thân phận con người ở nước Pháp, ở nước Anh, ở Trung Quốc, ở Việt Nam, ở mọi nơi trên trái đất thời con người bắt đầu bước vào xã hội công nghiệp đòi hỏi tích lũy tư bản. Con người khao khát kiếm tiền đến mức tham lam, keo kiệt, nhẫn tâm, mất tính người, trở thành nô lệ của đồng tiền. Người nghèo làm thuê phải sống khốn cùng đã đành mà ông chủ giầu có, kiếm được rất nhiều tiền cũng trở thành khốn cùng về nhân cách.
Thơ là hồn nhân văn, là nỗi khát khao cái đẹp của con người nhân loại.
3. Xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa là xu thế tất yếu của mọi đất nước, mọi xứ sở. Đô thị hóa sẽ làm phai nhạt, làm mất đi hồn dân dã từ ngàn đời của mọi miền quê :
"Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều".
Cảm hứng luyến tiếc, níu kéo hồn dân dã của nhà thơ Nguyễn Bính trong bài thơ Chân Quê :
"Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa".
cũng là cảm hứng của mọi con người ở mọi miền quê đang đô thị hóa.
Thơ là hồn nhân văn, là nỗi khát khao cái đẹp của con người nhân loại. Nhà thơ đích thực không thể bị giới hạn bởi không gian địa lí, càng không thể bị giới hạn bởi thời gian sự vụ.
4. Sông núi trên vai mà cả hợp tác xã văn chương với hàng ngàn xã viên chế tạo thơ và sản xuất văn nhưng không cất được một lời về nỗi đau của giống nòi Việt Nam khi nhà nước cộng sản Việt Nam kí hiệp định biên giới cắt hàng ngàn kilomet đất biên cương của cha ông dâng cho giặc Tàu.
Sông núi trên vai mà cả một tổ chức văn chương quốc doanh mỗi năm tiêu tốn hàng chục tỉ tiền thuế của dân cho trợ cấp sáng tác, cho giải thưởng văn chương nhưng không có được một chữ viết về máu của người dân Việt Nam đánh cá trên biển của cha ông người Việt bị giặc Tàu cướp biển giết hại. Không viết được một chữ về đất nước đang bị giặc Tàu thôn tính và giống nòi đang trở thành nô lệ của giặc Tàu xâm lược.
5. Dù "Sông Núi Trên Vai" đã làm chật chội, hạn hẹp không gian của nhà thơ, đã thô thiển cơ bắp hóa nhà thơ nhưng với những "nhà thơ" của hội văn chương không tồn tại bằng tài năng, không tồn tại bằng tác phẩm văn chương mà chỉ tồn tại ở cái danh hão, tồn tại nhờ sự nuôi nấng chăm bẵm bằng đồng tiền thuế của dân, phải ngửa tay xin tiền nuôi nấng của quyền lực chính trị và khi nhận được đồng tiền tủi nhục đó thì sung sướng reo lên : Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta ! "Nhà thơ" phải làm công cụ của chính trị, phải tự nguyện làm đội quân canh giữ mặt trận văn hóa cho một quyền lực chính trị nhất thời. Những "nhà thơ" đó có đủ tư cách, có đủ dũng khí để "sông núi trên vai", để gánh vác trách nhiệm với non sông đất nước không ? Và nhân dân có dám tin cậy trông chờ ở những "nhà thơ" tài năng và nhân cách như vậy gánh vác sông núi trên vai không ?
Phạm Đình Trọng
(20/02/2019)
Văn nghệ sĩ đích thực là tâm hồn, là khí phách của Nhân Dân, nói tiếng nói trung thực của Nhân Dân, của cuộc sống, của thời đại để thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội, làm giầu có đời sống văn hóa, làm mạnh mẽ sức sống tinh thần của một cộng đồng, một dân tộc. Như ánh sáng, như khí trời, Nhân Dân là vĩnh hằng. Văn nghệ sĩ làm ra giá trị văn hóa đích thực của Nhân Dân thì giá trị văn hóa đó cũng là vĩnh hằng. Thế lực chính trị dù đang cầm quyền mạnh đến đâu, tàn bạo đến đâu cũng chỉ nhất thời.
Văn nghệ sĩ đích thực không khi nào là công cụ của thế lực chính trị, không khi nào là công cụ của cái nhất thời. Vậy mà trong cuộc gặp văn nghệ sĩ đầu năm 2019, bà chủ tịch quốc hội của nhà nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đòi hỏi những văn nghệ sĩ của nhà nước cộng sản phải có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc chuyển tải các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đến Nhân Dân. Đòi hỏi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của văn nghệ sĩ phải là công cụ của nhà nước cộng sản chỉ tồn tại nhất thời, dù nhà nước đó đã tồn tại gần thế kỉ cũng chỉ là một khoảnh khắc lịch sử.
Văn nghệ sĩ phải vui sướng chuyển tải thứ pháp luật cướp quyền Dân, không cần có lá phiếu bầu chọn của người Dân, đảng cộng sản bất tài, tham nhũng và đã vay quá nhiều nợ máu của Dân, đã để lại quá nhiều tội ác trong lịch sử, vẫn nghiễm nhiên là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (Điều 4 Hiến pháp 2013).
Văn nghệ sĩ phải tụng niệm chuyển tải thứ luật pháp rừng rú cướp tài sản quí giá nhất của Dân, cướp đất đai hương hỏa của Dân "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" (Điều 4 luật đất đai năm 2013).
Con người khác muôn loài, vượt lên làm chủ muôn loài, làm chủ tự nhiên ở chỗ con người có tư duy, có tư tưởng. Từ thế kỉ 17, nhà khoa học người Pháp Blaise Pascal đã định nghĩa rất xác đáng, rất chí lí về con người : Con người chỉ là cây sậy, thực thể yếu đuối nhất trong tự nhiên, nhưng là cây sậy có tư duy. Văn nghệ sĩ công cụ của nhà nước cộng sản không cần tư duy, không cần có tư tưởng chỉ cần xăng xái chuyển tải tư tưởng của đảng cộng sản cầm quyền, do đó phải xăng xái chuyển tải luật an ninh mạng, thứ luật pháp xiềng xích tư tưởng của mọi cá thể trong xã hội, tước đoạt quyền tư duy, quyền riêng tư của người Dân.
Văn nghệ sĩ phải chuyển tải thứ chủ trương chính sách của nhà nước cộng sản coi kẻ thù truyền kiếp của lịch sử Việt Nam, coi kẻ cướp đất đai biên cương, cướp biển đảo của tổ tiên người Việt, hàng ngày bắn giết Dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam là bạn vàng bốn tốt của nhà nước cộng sản Việt Nam cũng là chủ nô định mệnh của Dân Việt Nam nô lệ. Nhà nước chư hầu đương nhiên phải mau lẹ làm luật đặc khu, dâng những vùng đất đắc địa nhất, hiểm yếu nhất làm đất tô giới, đất sang nhượng 70 năm, 99 năm để bạn vàng chủ nô đưa lính sang ém, đưa quân sang chiếm đóng vĩnh viễn, di dân thiên triều sang đất phiên thuộc, đưa đàn ông sang cấy giống Đại Hán, thay máu dân Việt như Đại Hán đang thay máu dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, thay máu dân Tạng của xứ sở Tây Tạng trên sườn Hymalaya, đưa văn minh Trung Nguyên của những hảo hán cưỡi ngựa múa gươm sang giết chết nền văn minh lúa nước. Văn nghệ sĩ công cụ phải tung hô luật đặc khu như tung hô thiên triều Đại Hán.
Văn nghệ sĩ công cụ phải lấy nhục làm vinh, coi là bình thường khi nhà nước cộng sản dành những dự án kinh tế lớn nhất, then chốt nhất cuả nền kinh tế đất nước để bạn vàng xuất khẩu lao động cơ bắp và tống tháo công nghệ lỗi thời đã trở thành phế thải bán sắt vụn sang lắp ráp cho nền công nghiệp Việt Nam với giá công nghệ hiện đại, biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ, biến những ngành công nghiệp nặng, quan trọng nhất, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sắt thép thành gánh nặng của nền kinh tế Việt Nam, càng sản xuất càng hủy hoại môi trường, càng sản xuất càng thua lỗ và biến nền kinh tế Việt Nam mãi mãi là nền kinh tế chư hầu, kinh tế phụ thuộc.
Văn nghệ sĩ công cụ phải coi việc nhà nước cộng sản phá nhà cướp đất của dân ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Dương Nội. Hà Nội, ở Thủ Thiêm, ở Lộc Hưng, Sài Gòn là chủ trương chính sách sáng ngời nhân đạo cộng sản. Cho đám quan tham phá nhà cướp đất của dân, nhà nước cộng sản ra ơn mưa móc ban phát lòng nhân đạo cao cả, mở lượng hải hà cho đám quan tham cộng sản làm giầu bằng cướp đất của Dân, tạo ra một tầng lớp tư bản đỏ, một giai cấp thống trị mới, gắn lợi ích của đám quan tham, của giai cấp thống trị mới với sự tồn tại của nhà nước cộng sản.
Nhìn cảnh ông chủ tịch liên hiệp các hội văn học nghệ thuật và những người được coi là văn nghệ sĩ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh mừng rỡ hân hoan trong cuộc gặp gỡ và nghiêm cẩn, thành kính chăm chú lắng nghe sự răn dạy, sự đòi hỏi của bà chủ tịch Quốc hội tôi lại nhớ chỉ mấy hôm trước trong lễ tổng kết năm hoạt động 2018 của liên hiệp các hội văn học nghệ thuật, ông chủ tịch liên hiệp cũng mừng rỡ hân hoan như vậy khi loan báo các hội của ông vẫn tiếp tục được nhà nước tài trợ mỗi năm 85 tỉ đồng. Ông chủ tịch liên hiệp nghiêm giọng giải thích "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta" vì "Bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật là nhà nước mất đi đội quân bốn vạn chiến sĩ canh giữ mặt trận văn hóa tư tưởng của đất nước".
Nhắc đến đội quân bốn vạn văn nghệ sĩ canh giữ mặt trận văn hóa tư tửng của nhà nước cộng sản tôi lại nhớ đến những an ninh mật vụ bủa vây vòng trong, vòng ngoài trước nhà tôi trong những ngày lịch sử đau thương. Ngày 19 tháng một, ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam giết chết 74 người lính Việt Nam trấn giữ quần đảo. Ngày 17 tháng hai, Trung Quốc tung hơn nửa triệu quan tràn qua toàn tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc giết hại hàng vạn người dân Việt Nam. Ngày 14 tháng ba, Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của lãnh thổ Việt Nam, giết chết 64 người lính Việt Nam giữ Gạc Ma. Những ngày đó an ninh mật vụ nhà nước cộng sản bủa vây ngăn chặn không cho tôi ra khỏi nhà đi dự lễ tưởng niệm những anh hùng hiệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược giữ đất biên cương, giữ Hoàng Sa, Gạc Ma.
Để nuôi đội quân bốn vạn công cụ tước đoạt quyền tự do sáng tạo nghệ thuật, tước đoạt quyền tự do tư tưởng của người Dân, mỗi năm nhà nước cộng sản phải chi 85 tỉ đồng tiền thuế của Dân. Để nuôi đội quân công cụ bạo lực hàng triệu an ninh mật vụ tước đoạt quyền con người, quyền công dân, quyền yêu nước của người Dân, mỗi năm nhà nước cộng sản phải chi mấy chục, mấy trăm ngàn tỉ tiền thuế của Dân ?
Phạm Đình Trọng
(24/01/2019)
Trên mọi ngả đường giao thông đang có của không gian đất nước, đã hình thành những nhóm lợi ích gồm những người có quyền lực quản lí nhà nước về Giao thông vận tải và quyền lực nhà nước quản lí lãnh thổ cấu kết với những kẻ có quyền lực đồng tiền bày trò lừa bịp và cướp cả ngày lẫn đêm.
Trạm BOT Cai Lậy phải dừng thu phí hơn một năm nay do người dân bất bình phản đối. (Hình : Dân Trí)
Làm đường mới phải tốn nhiều tiền bạc và thời gian. Quyền lực đồng tiền đầu tư làm đường mới thì ít, chủ yếu đầu tư chút tiền còm gia cố thêm lớp thảm mỏng nhựa đường trên nền đường vững chắc đã có từ trăm năm trước của dân của nước. Đầu tư vài chục, vài trăm tỉ đồng được kê vống lên thành chục ngàn, trăm ngàn tỉ đồng rồi lập trạm thu phí ở chỗ chốt chặn, đón lõng được hai, ba ngả đường, thu phí cả những ngả đường họ không tốn một xu đầu tư, nâng cấp, hoặc chỉ tốn chút tiền trang điểm mặt đường. Những con đường đó được gọi là đường BOT.
Quyền lực nhà nước bảo kê cho nhà đầu tư khai vống tiền làm đường, bảo kê cho trạm thu phí bất lương đặt sai vị trí, bảo kê cho thời gian thu phí kéo dài như vô tận theo lòng tham vô tận của băng cướp BOT. Khi người dân phản ứng sự trấn lột của những băng cướp mang tên BOT thì quyền lực nhà nước tồn tại và hoạt động bằng tiền thuế của dân đã không đứng về phía lẽ phải, không đứng về phía công lí, không đứng về phía nhân dân mà đứng về phía băng cướp có tên BOT bất lương. Tranh chấp dân sự không được giải quyết công bằng bằng pháp luật ở tòa án mà giải quyết bằng bạo lực, mạnh được, yếu thua. Quyền lực nhà nước huy động cảnh sát đặc nhiệm trang bị đến tận răng phô trương bạo lực nhà nước đe dọa, đàn áp, khủng bố tinh thần người dân và huy động giang hồ, côn đồ, dùng sức mạnh bạo lực xã hội đen trả lời tiếng nói ôn hòa chính đáng của dân, đánh đổ máu dân.
Ngân sách nhà nước không có tiền hiện đại hóa mạng lưới giao thông quốc gia mới phải huy động đồng vốn của các doanh nghiệp tư nhân bằng hình thức BOT : Đấu thầu công khai, rộng rãi. Nhà đầu tư bỏ thầu thấp nhất, bảo đảm chất lượng công trình tốt nhất được chọn trúng thầu sẽ bỏ tiền làm đường và thu hồi vốn bằng trạm thu phí BOT. Nhà kinh doanh lương thiện, tử tế nào cũng phải có lưng vốn mới tính chuyện kinh doanh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Chỉ khi con đường được làm bằng đồng tiền trong túi người dân, trong két doanh nghiệp tư nhân thì những con đường BOT mới thực sự cần thiết và có giá trị cho đời sống kinh tế đất nước.
Nhưng những doanh nghiệp đầu tư làm đường phần nhiều là những doanh nghiệp trong bóng tối, là sân sau của quyền lực nhà nước. Vốn liếng kinh doanh của họ không phải là đồng tiền mà là thế lực, là mối quan hệ mafia với quyền lực nhà nước quản lí hệ thống đường giao thông quốc gia. Đồng vốn tiền bạc chủ yếu là vay ngân hàng. Họ chỉ buôn nước bọt, "tay không bắt giặc", kinh doanh bằng vốn của người khác. Một Thị Hến làm ăn đổ bể, nợ nần chồng chất trăm tỉ, ngàn tỉ đồng, liền mon men tìm đường đến cửa sau nhà ông cựu quan đảng cỡ bự vừa góa vợ. Thị Hến thần tốc trở thành vợ kế, trở thành bà mệnh phụ phu nhân của ông cựu quan đảng ngoài 70 tuổi mà đỏm dáng, đầu tóc lúc nào cũng bóng mượt như một anh kép cải lương của gánh hát phố huyện miền rừng. Dù đã về vườn ông cựu quan đảng cũng đủ quyền uy giúp bà vợ bé túi thủng, vốn âm ngàn tỉ trở thành nhà đầu tư chỉ làm một đoạn đường cái quan ở cửa ngõ phía nam thủ đô cũng đủ giúp Thị Hến sạch nợ.
Từ sự việc trên cho thấy những con đường BOT đang hối hả triển khai rầm rộ trên khắp đất nước không phải vì quốc kế dân sinh mà chỉ vì lòng tham của một bộ phận quyền lực nhà nước cấu kết với những kẻ bất lương ngoài xã hội móc túi dân và bóp cổ nền kinh tế đất nước. Mạng lưới BOT giăng dày đặc và rộng khắp đất nước như mạng lưới nhện giăng khắp rừng sâu của lũ nhện vây bắt côn trùng.
Trên dòng thời gian đi tới của dân tộc ta, đảng cộng sản cũng bỏ chút công lao cùng toàn dân chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập tự do. Với hồn văn hóa dân tộc bền vững, với lịch sử dựng nước vẻ vang và với nền độc lập lâu đời, nhân dân ta đã không tiếc xương máu trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Nhưng khi có độc lập rồi, đảng cộng sản đã nhận hết công lao về mình và đảng liền lập trạm BOT thu phí nhân dân. Trạm BOT do đảng cộng sản lập ra có tên là Chủ Nghĩa Xã Hội và phí người dân Việt Nam phải nộp cho đảng cộng sản là quyền con người của người dân và đời sống dân chủ của đất nước.
Mỗi con người đều có một hướng riêng để đi tới lí tưởng thẩm mĩ của mình. Vì vậy trong xã hội dân sự nào cũng có nhiều con đường đi tới xã hội lí tưởng. Chọn con đường nào đưa đất nước đi tới là quyền quyết định của người dân. Nhưng BOT Xã Hội Chủ Nghĩa của đảng cộng sản đã thâu tóm mọi con đường đi tới của dân tộc Việt Nam.
Phạm Đình Trọng
(19/12/2018)