Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mặc dù "The Vietnam War", b phim tài liu gây tranh cãi về chiến tranh Vit Nam ca đo din Ken Burns và Lynn Novick, không b cm chiếu Vit Nam nhưng gii lãnh đo Hà Ni t ra không hài lòng v nhng gì được gii thiu trong b phim mi được trình chiếu trên kênh truyn hình PBS.

vnwar1

Hình ảnh lính thy đánh b M tìm kiếm trong khu làng nghi ng có Vit Cng gn Đà Nng trong cuc chiến ti Vit Nam năm 1965.

"Những nhân vt có thế lc trong chính ph Hà Ni vô cùng không hài lòng v lot phim tài liu này", Jeff Stein tiết l trong mt bài báo ca tun san Newsweek trong tháng này v b phim tài liu công phu đã mt đến 10 năm mi hoàn tt.

Hai nguồn tin đc lp tiết l cho Newsweek rằng nhng "nhân vt thế lc" bc tc đến đ đã "sa thi mt s quan chc ph trách báo chí ti B Ngoi giao, nhng người đã giúp đoàn làm phim t chc các cuc phng vn".

Bộ Ngoi giao Vit Nam không tr li yêu cu ca VOA xin bình lun v thông tin này.

Trong phim, hàng trăm người t nhiu bên tham gia cuc chiến đã được phng vn, k c nhiu binh sĩ và ch huy quân đi min Bc tng trc tiếp cm súng chiến đu.

vnwar2

Đạo din Ken Burns ti mt bui gii thiu v b phim "The Vietnam War" ti khách sn Beverly Hilton Beverly Hills, California, hôm 30/7.

Mặc dù được nhiu người đánh giá là tương đi cân bng khi tìm cách đưa ra s tht theo quan đim ca nhiu phía, nhưng b phim vn gây phn ng trái chiu t Hà Ni, vì nhiu lý do. B phim đ cp đến v thm sát Huế vào Tết Mu Thân 1968, khi quân đi min Bắc giết hi nhiu thường dân min Nam cũng như nhc ti vai trò ca Tng bí thư Lê Dun, ln át ông H Chí Minh và Đi tướng Võ Nguyên Giáp, và chuyn các lãnh đo cp cao trong Đng đã tìm cách đưa con cái ra nước ngoài hc đ tránh nghĩa v quân s.

Đảng Cộng sn Vit Nam và Hà ni luôn tìm cách bo v tính chính nghĩa ca cuc chiến, theo mt chuyên gia v Vit Nam, Ben Wilkinson. Giám đc Trường đi hc Fulbright Thành phố Hồ Chí Minh nói vi Newsweek : "Hà Ni luôn vinh danh "chiến thng vĩ đi" và s hy sinh của các chiến sĩ và không bao gi đ cp đến con s thương vong thc ca h min Nam".

Hôm 21/9, truyền thông trong nước dn li người phát ngôn BNG Lê Th Thu Hng nói rng : "Cuc kháng chiến chng M ca nhân dân Vit Nam là cuc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được s đoàn kết và sc mnh ca toàn dân tc, được bn bè và nhân dân trên toàn thế gii hết lòng ng h. Chính vì thế đã đi đến thng li cui cùng là thng nht đt nước".

Đạo din Hng Ánh, mt người ln lên trong gia đình có nhiều người tri qua chiến tranh, nói : "Trong chiến tranh không có s tht nào là duy nht c. Nhưng có mt con s không th nào thay đi được đó là người Vit chết rt nhiu trong cuc chiến này".

vnwar3

Hình ảnh mt thường dân Vit trong "The Vietnam War" trình chiếu trên kênh truyn hình PBS. Vit Nam ch công b con s thương vong ca binh lính và thường dân 20 năm sau khi cuc chiến tranh kết thúc.

Trong phim, 2 đạo diễn cũng cho thy quyết tâm ca Hà Ni s chiến đu cho đến khi thng nht 2 min Nam Bc cho dù tn tht đến đâu.

Cho mãi tới năm 1995, 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Vit Nam mi chính thc công b con s thương vong là khong 2 triu thường dân và 1.1 triệu binh lính k c ca min Bc và lc lượng đng minh min Nam, được gi là Vit Cng, đã chết trong chiến tranh. Tuy nhiên theo nhiu nhà nghiên cu, con s thc s có l còn ln hơn nhiu.

Trong phim The Vietnam War, Tướng William Westmoreland, Tư lnh các lc lượng Hoa Kỳ ti Vit Nam t năm 1964 đến năm 1968, nói hi năm 1965 : "T l t vong gia lính M và Vit Cng là 1-10".

Nhà báo Huy Đức, mt trong nhng c vn cho đoàn làm phim và là người xut hin trong phim The Vit Nam War nói "Hà Nội s không mun ph biến b phim này" mc dù b phim đã "quy gn như mi ti li cho Washington, đánh giá cao chiến binh ca min Bc và có lúc, t thái đ xem thường lãnh đo Vit Nam Cng Hòa".

Viết trong mt đăng ti trên Facebook cá nhân, nhà báo còn có tên Trương Huy San nhn đnh rng b phim s "không làm cho bên nào hài lòng" và "báo Nhà nước (Vit Nam) có th s có bài phn bác, bo v ‘tính chính nghĩa’ ca cuc chiến".

Tuy nhiên, theo dạo din Hng Ánh thì mc dù báo chí Vit Nam có đưa tin về sự ra mt ca The Vietnam War, nhưng không đi sâu phân tích v nhng thông tin gây tranh cãi trong b phim. Đo din Hng Ánh cho rng đây là 1 du hiu cho thy chính quyn Vit Nam, dù có không hài lòng, cũng t ý mun "hòa gii", 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

"Họ không phn ng gay gt. Bng chng là h không chn đường link hoc cm đoán bng mi th đ khán gi Vit Nam không th xem được phim này. Cho ti ngày hôm nay (29/8) mi người vn xem được trn 10 tp thì đó là điu cho thy (Hà Nội) mong mun khép li quá kh".

Published in Việt Nam
jeudi, 28 septembre 2017 15:20

Phim Vietnam War và mặt trái đàng sau

Hôm 17/9/2017, kênh truyền hình PBS của Mỹ bắt đầu chiếu bộ phim có tên là "The Vietnam War" (Chiến tranh Việt Nam) gồm 10 tập dài 18 tiếng với một khối hình ảnh đồ sộ, do hai đạo diễn nổi tiếng người Mỹ là Ken Burns và Lynn Novick thực hiện. Hai nhà đạo diễn này cho biết họ đã bỏ ra khoảng 10 năm để đọc các tài liệu liên hệ đến chiến tranh Việt Nam và phỏng vấn các nhân chứng để thực hiện bộ phim này.

Chỉ mới xem hai tập đầu, nhiều người Việt hải ngoại đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng qua bộ phim này, hai nhà đạo diễn nói trên đã trình bày không trung thực những gì đã thật sự xảy ra trong cuộc chiến Việt Nam. Rất nhiều sai lầm của bộ phim đã được nêu ra, đa số là phần mô tả về phía cộng sản Việt Nam.

war1

Nhiều người Việt đã từng chiến đấu với Mỹ trong suốt 20 năm, đã sống trên đất Mỹ trên 40 năm và đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc chiến, nhưng cho đến nay vẫn còn tin rằng "Mỹ chống cộng và bảo vệ nhân quyền", và Mỹ vẫn là "đồng minh của ta". Sự thật bây giờ hoàn toàn khắc hãn.

Vài lối nhìn của người Mỹ

1. Quan điểm của học giả Spyridon Mitsotakis

Ngày 18/9/2017, Spyridon Mitsotakis, một học giả trẻ của Mỹ, sau khi xem 2 tập, đã  viết bài "Ken Burns' Vietnam : Episode 1. Very Good, But 2 Omissions" (Việt Nam của Burns : Tập 1 rất tốt. Nhưng tập 2 thiếu sót) đăng trên trang nhà dailywire, nói rằng Ken Burns đã tốn nhiều công để đọc cái đống tài liệu to như núi có tính tuyên truyền và đơn giản hóa theo phong cách Howard Zinn của những người chống chiến tranh trước đây, nên đã đưa ra những nhận xét khách quan hơn, chẳng hạn như Mỹ chỉ miễn cưởng ủng hộ Pháp sau khi phe cộng sản nắm quyền kiểm soát ở Trung Quốc, còn phe cộng sản Việt Nam, trên thực tế, là những người cộng sản. Họ không phải là "những người theo chủ nghĩa quốc gia bị bắt buộc phải rơi vào vòng tay của Liên Xô". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam không phải là một lực lượng độc lập… Còn những chuyện Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã làm trong thời kỳ chống Pháp, có nhiều chỗ nói không đúng.

Theo ông, Mỹ đã tiếp tục gây áp lực để Pháp cam kết chấm dứt chủ nghĩa thực dân và mở đường cho chính phủ tự trị ở Đông Dương trong tương lai. Pháp phải điều đình và ký hiệp định Geneve 1954 là vì thất trận ở Điện Biên Phủ. Cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đều không tham gia hiệp định đó.

Giáo sư Turner, Viorst và McGovern có tham gia ý kiến, nhưng toàn là những chuyện lẩm cẩm.

2. Cách nhìn của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á học

Ngày 19/9/2017, đài BBC đã phổ biến bài "Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War ?" của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, Đại học California ở Berkeley, cho rằng các bộ phim trước đó đều kể về một câu chuyện đặc trưng và rõ ràng với quan điểm "Nước Mỹ trên hết". Nhưng với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện. Xét cho cùng, từ 1 đến 3 triệu người Việt đã bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều (gấp từ 20 đến 60 lần) con số khoảng 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung đột. Thế nhưng, ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng "dĩ Mỹ vi trung" làm điểm tham chiếu.

Theo tác giả, tập đầu vẽ lại lịch sử hiện đại Việt Nam như một bức biếm họa, trong đó sự áp bức của thực dân Pháp chỉ bị thách thức bởi sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, nhân vật có tinh thần quốc gia duy nhất trong thời thuộc địa đã được đề cập đến, trong khi vô số các lực lượng đối lập với Hồ Chí Minh trong phong trào chống thực dân rộng lớn hơn, bao gồm các phe quốc gia, phe lập hiến, phe trotskyists, phe cộng hòa, phe bảo hoàng, phe phát xít và phe tân truyền thống. (Những tên này nghe rất lạ !).

Về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, tác giả cho rằng Hồ Chí Minh, người được mô tả trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người Việt, còn Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ (ông "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"). Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp bênh, tập phim đầu thể hiện rất ít sự quan tâm tới việc người dân Việt ở Miền Nam Việt Nam nghĩ gì về ông.

Cuối bài, tác giả nhận xét : Phần về phía Mỹ cảm động, sâu, đa diện - 8/10. Phần về phía Việt Nam quá hời hợt và phiến diện, may ra được 4/10. Đạo diễn phim tài liệu số 1 nước Mỹ làm phim này trong 10 năm mà chỉ có thế thì chưa đạt yêu cầu".

Đài RFI của Pháp ngày 22/9/2017 với đầu đề "Đạo diễn ‘Vietnam War’ hy vọng hàn gắn vết thương chiến tranh tại Mỹ" đã nhận xét rằng mong muốn của đạo diễn Ken Burns, được xem là bậc thầy về phim tài liệu, khi bỏ ra đến 10 năm và đầu tư đến 30 triệu đôla để thực hiện bộ phim đồ sộ này, cũng là nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh tại Hoa Kỳ, nơi mà thảm bại Việt Nam vẫn còn ám ảnh nhiều người.

Xem qua các tập phim, chúng tôi không nghĩ rằng Ken Burns và Lynn Novick thực hiện bộ phim này để "hàn gắn vết thương chiến tranh" mà chỉ nhắm yểm trợ chủ trương mới của Hoa Kỳ là biến cộng sản Việt Nam thành "đồng minh" thay thế Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

Lối nhìn của một số người Việt

Người Việt ở trong và ngoài nước cũng có góp ý rất nhiều về bộ phim này, nhưng cả hai bên, đa số (kể cả những người có bằng tiến sĩ thật) vẫn chưa bỏ được "truyền thống dân tộc" là chỉ viết "cáo trạng" (accusation) hay "biện minh" (defense) chứ không viết những bài phân tích theo phương pháp khoa học. Bằng chứng thường là một nửa sự thật với kết luận bao giờ cũng là "Ta đúng Địch sai" hay "Ta thắng Địch thua", nên chưa đọc chúng ta cũng có thể biết kết luận như thế nào rồi.

war2

Ánh mắt sửng sờ của một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể được khai quật tại Điện Bài, Thừa Thiên-Huế, sau Tết Mậu Thân

Luật sư Hoàng Duy Hùng cho rằng Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng, hoặc chỉ liên quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm chiến lược. Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố : "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực dân Pháp của Hồ và của Đảng cộng sản Việt Nam là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn.

Trong buổi nói chuyện Bàn tròn với BBC tiếng Việt, cựu đạo diễn blogger Song Chi đã chia sẻ nhận định của bà về bộ phim Chiến tranh Việt Nam như sau :

"Vẫn là cái nhìn của người Mỹ về Việt Nam. Bộ phim tư liệu phỏng vấn nhiều người khác nhau, tuy nhiên cả ba phe đều thấy những điểm không hài lòng".

Nhà văn Trần Mai Hạnh, cựu phóng viên chiến tranh, đã có quan điểm khách quan hơn khi nói với BBC :

"Tôi nghĩ những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời người chỉ sống có một lần. Thời gian càng trôi xa, các sự kiện càng bị lớp bụi thời gian phủ mờ".

"Người ta rất dễ giải thích theo cái quan điểm của mình, hoặc đề cao quá mức, hoặc là thanh minh, hoặc là giải thích lại theo ý của mình những sự kiện lịch sử. Tôi quan niệm rằng cái quan trọng nhất của lịch sử chính là sự thật. Sự thật là món quà vô giá của Thượng đế trao cho con người. Nhìn từ phía nào cũng thế, phía người chiến thắng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày ấy hay phía bại trận là phía Việt Nam Cộng Hòa và phía Hoa Kỳ, nhìn ở góc độ nào cũng được, nhưng cuối cùng nó phải là sự thật".

Hôm 25/9/2017, đài BBC đã đăng bài "'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, đặc biệt nhấn mạnh đến những thiếu sót của cuốn phim khi đề cập về Đệ I Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã đọc cuốn "Khi Đồng minh nhảy vào" của ông xuất bản năm 2016. Mặc dầu đã có những công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy ông không phải là người đi với thời cuộc nên không nhận ra được trong đống tài liệu đó việc Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hòa như thế nào để có thể đổ quân vào Việt Nam. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.

Những tài liệu rất quan trọng

Việc làm của hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick chỉ là một hình thức ráp nối một số sự kiện được chọn lựa để vẽ lại lịch sử theo đơn đặt hàng. Muốn viết lịch sử một cách trung thực phải có tầm nhìn khách quan về mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của Mỹ khi mở cuộc chiến ở Việt Nam, và phải căn cứ vào các tài liệu lịch sử được công nhận là có giá trị. Quan điểm của một số cá nhân được phỏng vấn không phải là sử liệu.

Chính quyền cộng sản Việt Nam không hề công bố đầy đủ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến về phía họ. Cuốn "Tổng kết cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi và bài học" cũng như hai tập "Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954–1975" của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là những tài liệu tuyên truyền, trong đó nói phét quá nhiều. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng không công bố tài liệu lịch sử của cuộc chiến. Chỉ có một số cá nhân công bố một số tài liệu mà họ biết do vai trò của cá nhân. Cả hả hai bên đều viết theo định hướng "Ta thắng Địch thua" nên thiếu khách quan. Đó chỉ là thứ lịch sử giả tưởng, lịch sử được vẽ lại, chứ không phải là lịch sử thật.

Chỉ có Chính phủ Hoa Kỳ công bố các tài liệu lịch sử sau khi chiến tranh kết thúc. Trước hết là bộ The Pentagon Papers (Tài liệu của Ngũ Giác Đài) có tên chính thức là Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force, xuất hiện năm 1971, đến năm 2011 được giải mã toàn bộ và chính thức công bố. Tiếp theo là bộ "Foreign Relations of the United States" (Quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ) do Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lần lượt xuất bản gồm rất nhiều tập từ 1950 đến 1975. Sau đó là hàng đống tài liệu được lần lượt giải mã và công bố tiếp theo. Số tài liệu về cuộc chiến Việt Nam của Mỹ lên trên 150.000 trang.

Ngoài các tài liệu nói trên, có ba cuốn hồi ký của ba nhân vật chủ chốt có thể giúp hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đã được thực hiện như thế nào tại Việt Nam : 

1. In the midst of wars (Vào giữa những cuộc chiến) của Đại tá Edward G. Lansdale, người đã được OSS (tức CIA sau này) phái đến để giúp Tổng thống Ngô Đình Diệm bình định và xây dựng một chế độ mạnh để chống Cộng. Chính ông là người thừa hành lệnh của Washington, giúp ông Diệm dẹp các giáo phái, thống nhất quân đội, truất phế Bảo Đại và xây dựng một đảng phái mạnh giống Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Ông cũng là người phản đối Đại sứ Elbridge Durbrow được Washington phái đến Nam Việt Nam để phá sập chế độ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng không nhận ra các tài liệu này.

2. In Retrospect the Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại thảm kịch và những bài học của Việt Nam) của Robert S. McNamara, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cho biết cuộc chiến đã được lệnh điều hành như thế nào.

3. Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, Trưởng phân tích chiến lược của CIA tại Sài Gòn, nói rõ kế hoạch Mỹ bỏ Miền Nam như thế nào. Cả cộng sản Việt Nam cũng như Việt Nam Cộng Hòa không hay biết gì về kế hoạch này nên cộng sản Việt Nam đã nướng quá nhiều quân trọng vụ Tết Mậu Thân năm 1968 và trong vụ Cổ thành Quảng Trị năm 1972 một cách vô ích, còn Việt Nam Cộng Hòa để mất Miền Nam chỉ trong vòng 40 ngày.

Vì Mỹ là nước chủ động trong cuộc chiến Việt Nam nên nếu không đọc những tài liệu chính thức do chính phủ Hoa Kỳ công bố, không thể biết chính xác mục tiêu của cuộc chiến là gì, nó đã diễn biến qua từng giai đoạn như thế nào và kế hoạch kết thúc cuộc chiến đó ra sao. Trước đây, Hà Nội biết rất ít về các tài liệu này nên nói phét rất thoải mái, nay đang bắt đầu tìm hiểu, nhưng chưa dám sử dụng vì nó khác xa với những gì Hà Nội đã mô tả.

Con đường Mỹ đang đi tới

Những sự kiện lịch sử chúng tôi vừa đưa ra cho thấy Mỹ đã đi vào và rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam bằng những chiến lược và chiến thuật được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác. Câu hỏi được đặt ra là tại sao bây giờ Mỹ phải cho vẽ lại một lịch sử chiến tranh với rất nhiều điểm trái với sự thật lịch sử ?

war3

Một Thủy quân lục chiến Mỹ - ảnh Time Magazine, 10/1966

Lord Palmerston (1784–1865), cố Thủ tướng Anh, đã từng nói một câu bất hủ : "Nations have no permanent allies or enemies, only permanent interests" (Các quốc gia không có đồng minh hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có các quyền lợi mãi mãi).

Cựu Ngoại trưởng Kerry đi thẳng vào thực tế : "Không ai có thể hình dung ra đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Việt Nam, một cựu thù của Mỹ, bây giờ lại là một đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ, trên cả bình diện con người lẫn quốc gia".

Như vậy Mỹ đang biến "cựu thù" thành "đồng minh" và "đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ" để dùng cộng sản Việt Nam làm lá chắn ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nên Mỹ phải vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam khi giao cho "cựu thù" Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Dĩ nhiên, Hà Nội biết rất rõ chiến lược và thủ đoạn này của Mỹ, nhưng tương kế tựu kế, chơi trò bắt cá hai tay để thủ lợi. Nếu có điều gì bất trắc, họ sẽ quay lại với Trung Quốc.

Khi Mỹ thay thế Việt Nam Cộng Hòa bằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, liệu người Việt đấu tranh có thể tiếp tục sử dụng cuốn "Quốc văn giáo khoa thư chống cộng" hiện nay để "giải phóng quê hương" được không ? Câu trả lời là KHÔNG.

Muốn "giải phóng quê hương" không phải chỉ chống cộng mà còn phải "chống Mỹ cứu nước" nữa, vì Mỹ đang đứng trên cùng một chiến tuyến với cộng sản Việt Nam.

Nếu ngày 3/11/2015, qua kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ đã ném cuốn phim "Terror in Little Saigon" do nhóm ProPublica and Frontline thực hiện lên đầu Đảng Việt Tân, một tổ chức chống cộng của người Việt đấu tranh được Mỹ bí mật hổ trợ, để ra lệnh lui binh, thì hôm 17/9/2017, cũng qua kênh truyền hình PBS, Mỹ cho phổ biến bộ phim "The Vietnam War", do hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick thực hiện, để nói cho người Mỹ và thế giới biết con đường mà nước Mỹ đang đi tới để tùy nghi thay đổi chiến thuật. Ai không thích ứng kịp mà lâm nạn thì tự lo liệu lấy. Con đường Mỹ đi thì Mỹ cứ đi. Chính trị là như thế.

Ngày 28/9/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Năm 1958, từ Đại học Virginia ở Charlottesville, chúng tôi đã theo dõi cuộc chiến Việt Nam từ lúc khởi sự thời Eisenhower tới lúc Mỹ đưa quân vào thời Kennedy, rồi leo thang thật nhanh, thời Johnson.

vnw1

Bộ phim đã nêu ra lời phán xét về cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

Chúng tôi cũng đã xem và tham gia phim Cuộc chiến mười ngàn ngày (The Ten Thousand Day War) của Michael Maclear được chiếu năm 1980.

Bộ phim 26 giờ đó còn dài hơn phim 18 giờ của Ken Burns và Lynn Novick.

Với những kinh nghiệm cá nhân và sưu tầm nhiều năm, nhất là từ tài liệu The Pentagon Papers dài 7.000 trang, được giải mật ngày 13/6/2011, chúng tôi đã viết về giai đoạn Mỹ mang quân vào Việt Nam trong cuốn sách 'Khi đồng minh nhảy vào' với gần 900 trang gồm nhiều tài liệu gốc, xuất bản năm 2016.

Năm phần đầu bộ phim của Ken Burns và Lynn Novick nói về cùng một thời điểm như cuốn 'Khi đồng minh nhảy vào', từ thập niên 1940 tới cuối 1967. Cách bố cục cũng giống, nhưng với những tựa đề có kịch tính.

Thí dụ như tựa đề cho Tập 2 : Dòng sông Styx (The River Styx) rất hấp dẫn vì Styx là một dòng sông trong thần thoại Hy Lạp nói đến ranh giới giữa trái đất này và thế giới bên kia hay cõi chết. Nó cũng còn có ý nghĩa như địa ngục.

Từ Tập 3 tới Tập 5 hầu hết chỉ chiếu lại những trận chiến lớn : An Khê, (trận đầu tiên), Plei Me, Ia Drang, Pleiku, Bình Giã, Đồi 1338, Đồi 875. Đây là những trận đã được chiếu nhiều lần trong các phim Mỹ về chiến tranh Việt Nam.

vnw2

Nhóm làm phim The Vietnam War và các chính khách Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam

Cái mới là có những câu chuyện thương tâm hơn, đau đớn hơn của những người quân nhân Mỹ và gia đình của họ.

So với phim của Michael Maclear, những hình ảnh trong phim này cũng không có gì mới lạ. Tuy nhiên phim được làm sống động hơn, rất ấn tượng nhờ áp dụng kỹ thuật mầu sắc, ca nhạc, âm thanh tân tiến cùng với nhiều cuộc phỏng vấn những người tham chiến và cách dẫn giải của các bình luận gia.

Trong khuôn khổ giới hạn của bài này, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào hai phần đầu vì ba phần sau hầu hết là chiếu lại những trận chiến lớn như đã đề cập.

Trên mạng BBC Tiếng Việt có bài tường thuật về buổi giới thiệu cuốn phim ở Sàigòn. Cuối phần trả lời các câu hỏi, đạo diễn Lynn Novick tóm tắt về bộ phim :

"Chúng tôi muốn biết cái gì đã xảy ra ở nơi đây… mô tả thực tại, chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hy sinh… Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến".

Hai nhà làm phim cho rằng : khác với vô số tài liệu và phim ảnh về cuộc chiến đã có trước đây chỉ trình bày những gì người Mỹ làm, hay những chiến trận hay đau khổ của người Mỹ (như phim Apocalypse Now hay Platoon), phim The Vietnam War sẽ cho cử tọa biết thêm nhiều về những biến cố, những câu chuyện về thân phận cá nhân xảy ra cho người Việt Nam, được kể lại trong các cuộc phỏng vấn từ mọi phía, với các tham dự viên người Việt ở cả hai phía Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam.

Phán xét về Ngô Đình Diệm

Dù đã có một chiến lược tiếp cận rất hay và đầy tính cách con người, bộ phim có nhiều khuyết điểm.

Sau đây là những thí dụ :

Hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick nói là "không phán xét" nhưng thực ra là có phán xét một cách thầm kín. Thí dụ như đoạn phim Mỹ chiến đấu trong những năm 1966-1967 được lồng vào đoạn phim hình ảnh trong cuộc chiến khốc liệt của Pháp trong thập niên 40-50.

Như vậy là coi người lính Mỹ cũng giống như người lính Pháp : áp bức, tàn bạo ? Và rồi Mỹ cũng sẽ lặp lại những sai lầm của thực dân Pháp ?

Phim phán xét về Tổng thống Ngô Đình Diệm :

"Ông là con người tàn nhẫn, không tin ai ngoài gia đình, lanh lợi, tháo vát, biết khai thác những yếu điểm của đối phương".

Rồi họ gán cho ông một biệt hiệu : "Đấng Cứu thế không có thông điệp".

vnw3

Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một hình tư liệu

Phán xét này ngược hẳn với đánh giá của tờ New York Times năm 1957, gọi ông Diệm là "một người giải phóng Á Châu", hay tuần báo Life : "Con người cứng rắn và như phép lạ của Việt Nam", hay Nghị sĩ Jacob Javits (tiểu bang New York) : "Ông là một trong những anh hùng của thế giới tự do".

Nghị sĩ Mike Mansfield thì từng ca ngợi ông Diệm :

"Công trạng ngăn chặn được xâm lăng của Cộng sản ở Việt Nam, và vì vậy ở cả Đông Nam Á, là do sự quyết tâm, can đảm, trong sạch và chính trực của Tổng Thống Diệm, một người đã chứng tỏ khả năng rất cao trước những khó khăn thật là to lớn".

Năm 1961, Phó Tổng thống Johnson đi xa hơn, gọi ông Diệm là "Winston Churchchil của Đông Nam Á".

Phim muốn kể câu chuyện từ nhiều phía…rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến" nhưng đã phỏng vấn rất ít người từ phía Việt Nam Cộng Hòa, mà cuộc chiến xảy ra căn bản là ở Miền Nam Việt Nam.

Thời giờ dành cho những người này cũng rất vắn vỏi, coi như chỉ qua loa để gọi là có phỏng vấn. Đâu là những hình ảnh và câu chuyện của những người quân nhân anh dũng của Việt Nam Cộng Hòa ? Đâu là những hình ảnh vợ con của họ sống trong cảnh khó khăn, cô đơn ở thôn quê Miền Nam, chờ mãi không thấy chồng về ?

Thiên tả và chống Việt Nam Cộng Hòa ?

Về phía các bình luận gia thì Neil Sheehan (ký giả thiên tả, cực lực chống đối chính phủ Việt Nam Cộng Hòa) là một trong những diễn giả chính của phim. Không thấy có phỏng vấn những tác giả thuộc thành phần xét lại như Mark Moyar, Lewis Sorley.

Một sai sót lớn : phim đã khai thác khá dài về Trận Ấp Bắc (1/1963) dựa trên cuốn A Bright Shining Lie (Lời nói dối sáng ngời) của Neil Sheehan, đổ lỗi cho người chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng Hòa và ca tụng ông Paul Vann hết lời.

Tác giả Moyar đã thuật lại chi tiết trận đánh, địa hình địa vật, và quân số hai bên, cũng như diễn tiến trận đánh, để đi đến nhận xét rất rõ ràng về những dối trá của Paul Vann khi ông cung cấp thông tin về trận này cho Sheehan (Khi đồng minh nhảy vào, trang 470-472).

Phim không đề cập tới một thực tại quan trọng ở Việt Nam trong thập niên 40, đó là sự hình thành của Chính phủ Quốc Gia Việt Nam.

Đâu là câu chuyện Đại sứ Nhật Yokohama đến gặp Hoàng đế Bảo Đại để chuyển giao nền độc lập sau khi lật đổ Pháp (11/3/1945) :

"Tâu Hoàng thượng, đêm hôm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của Pháp quốc trên đất nước này. Tôi được trao nhiệm vụ dâng nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Thượng".

vnw4

Quốc trưởng Bảo Đại cùng tướng Pháp, Rene Cogny duyệt hàng quân của Quốc gia Việt Nam

Có nghĩa là trao độc lập của toàn thể lãnh thổ gồm cả các hải đảo mà Nhật đã chiếm như Hoàng Sa, Trường Sa. Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ Trần trọng Kim.

Tới lúc ký Hiệp định Geneva chia đôi lãnh thổ thì chính phủ Quốc gia Việt Nam đã được 35 quốc gia công nhận. Sau Geneva, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp nối Quốc gia Việt Nam. Hiệp định Geneva có Trung Quốc ký vào, như vậy là Trung Quốc đã công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng giúp cho Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp hiện nay ở Biển Đông.

Phim cũng không nói đến bức thư đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam, Hoàng Đế Bảo Đại gửi Tổng thống Truman ngày 18/8/1945 ?

Nhật vừa trả độc lập, Hoàng đế Bảo Đại đã viết ngay cho Tổng thống Truman yêu cầu Pháp phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và trả lại độc lập cho Việt Nam :

"Thưa Tổng thống, chế độ thuộc địa không còn thích hợp với chiều hướng lịch sử hiện tại… Nước Pháp phải vui lòng nhìn nhận điều đó để tránh khỏi thảm họa chiến tranh trên đất nước chúng tôi" (Khi đồng minh nhảy vào, trang 35).

Cùng ngày, ông gửi một tâm thư cho Tướng Charles de Gaulle : "Nếu các ngài trở lại… mỗi làng xóm sẽ trở nên một tổ kháng chiến, mỗi người bạn sẽ trở nên một kẻ thù".

Về phía Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, phim có nói tới một bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh (với chữ ký của ông) gửi Tổng thống Truman yêu cầu Mỹ ngăn chặn Pháp trở lại và ủng hộ nền độc lập Việt Nam. Chúng tôi có đăng bản chụp bức thư trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy ở trang 709-710.

Thực ra là có tất cả tới 14 văn thư và công hàm của ông Hồ gửi Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu ủng hộ nền độc lập và cứu trợ nạn đói đang hoành hành khắp mền Bắc. Về bức thư được trích dẫn, người bình luận trong phim (Leslie Gelb) nói rằng thư này không tới tay tổng thống Truman (có thể với hàm ý là vì vậy cho nên ông Truman không trả lời).

Điều này là không đúng, vì trong 14 văn thư và công hàm được tóm tắt trong Phụ Lục cuốn Khi Đồng minh Nhảy vào (trang 704-721) có một văn kiện (ngày 17/10/1945) do chính telex của tòa Bạch Ốc in lại.

Trong cuốn 'Khi đồng minh nhảy vào' chúng tôi có viết :

"Như vậy là cả hai phía Việt Minh và Quốc Gia đều cầu cứu Mỹ ngăn chặn Pháp trở lại Việt Nam. Thời gian đó, nạn đói lại đang hoành hành ở miền Trung và miền Bắc, chết từ 1,5 tới 2 triệu người. Xem như vậy, ta có thể đặt ra một câu hỏi : nếu như lúc ấy Mỹ đáp ứng yêu cầu của cả hai phe phái Việt Nam để ngăn chận Pháp và đặc biệt là cứu trợ nạn đói 1945 thì lịch sử đã ra như thế nào ? Liệu có Vietnam War hay không ? Mỹ có thể dễ dàng mở một Tòa Lãnh sự ở Việt Nam để sử dụng số gạo thặng dư quá nhiều của mình để cứu vớt gần 17% dân số Việt nam trong cảnh đói rét. Trong trường hợp ấy toàn dân Việt Nam sẽ hoan hô Mỹ, và Pháp đã không thể trở lại".

vnw5

Từ trái : Tổng thống Lyndon Johnson, Tướng Westmoreland, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ

Đến thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, cuốn phim nhận định không đúng về việc Mỹ ủng hộ ông Diệm từ ban đầu.

Một bình luận gia (hình như Leslie Gelb) nói :

"Chúng tôi muốn giúp xây dựng một chính phủ hợp pháp. Chúng tôi tin vào ông Diệm - hay cũng là nạn nhân của ông ta".

Đây là nhắc lại bình luận của giới truyền thông thiên tả mà chúng tôi đã thường nghe/xem trong những năm 1958-1963.

Bây giờ, sau trên nửa thế kỷ, với bao nhiêu nghiên cứu mới, giải mật, thông tin mới mà phim vẫn còn "kể lại cho trung thực" kiểu này thì làm sao ta hiểu nổi ? Sự thật là ngay từ ban đầu Mỹ đã không tin vào ông Diệm (xem Khi đồng minh nhảy vào, Chương 10-11).

Sau đây là những gì đã xảy ra :

Tháng 7, 1954 ông Diệm chấp chính, thành lập chính phủ ;

Tháng 8, 1954 Đại sứ Mỹ Donald Heath đề nghị về Washington : "Ta phải để ý theo dõi tìm một lãnh đạo khác" ;

Tháng 12, 1954 : Tướng Collins, Đặc ủy của Tổng thống Eisenhower đề nghị "Mỹ chỉ nên ủng hộ ông Diệm thêm vài ba tuần nữa thôi".

Đầu tháng 4, 1955 Tướng Collins đề nghị rõ ràng về 5 bước để loại bỏ ông Diệm.

Cuối tháng 4, 1955 Washington gửi chỉ thị tối mật : thay thế thủ tướng Diệm.

Như vậy là chỉ nội trong 10 tháng chấp chính, Mỹ đã muốn lật đổ Thủ tướng Diệm.

Phim cũng không nói đến các thành quả kinh tế, xã hội mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã gặt hái như "5-Năm Vàng Son 1955-1960". Về hành chánh đã có các cán bộ được huấn luyện chu đáo trong hai thập kỷ bởi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chẳng thua gì Ecole Nationale D'Administration của Pháp (nơi sản sinh các lãnh đạo Pháp), các đại học Luật khoa, Y khoa, nơi sản xuất ra các luật sư, thẩm phán biết đẩy mạnh truyền thống pháp trị (rule of law) và các bác sĩ làm việc trong bệnh viện thay thế bác sĩ Pháp.

Miền Nam Việt Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của chính Nam Hàn dưới thời Tổng thống Park Chung-hee.

Tại sao có chiến tranh Việt Nam - "Why Vietnam War ?"

Phim lấy tên là Vietnam War mà lại không chiếu hình ảnh và phỏng vấn về "tại sao có chiến tranh Việt Nam - Why Vietnam War ?" Đây là thiếu sót rất quan trọng.

Ví dụ như TV không thể chỉ chiếu và dẫn giải về cảnh tàn phá, hoang tàn ở Houston và Florida mới đây mà không chiếu và dẫn giải về lộ trình và tốc độ của con mắt đỏ Harvey và Irma, lồng lộn xoáy vào từ ngoài đại dương.

Phim nói mập mờ cho rằng chiến tranh Việt Nam đã leo thang từng bước vì những tính toán sai lầm của các lãnh đạo kế tiếp nhau ở Washington.

Sự thực là năm tổng thống (Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon) đã tính toán rất kỹ về quyền lợi của Mỹ như đã được chứng minh rõ ràng trong cuốn 'Khi đồng minh nhảy vào'.

Tất cả có tới 7 quyền lợi mà Mỹ muốn bảo vệ ở Biển Đông, mà Việt Nam là "địa điểm chiến lược quan trọng nhất" như Tổng Tham Mưu Mỹ đã xác định.

'The Vietnam War' thực sự bắt đầu khi Tổng thống John Kennedy mang quân tác chiến tới Việt Nam. Phim không nói sự thực về động cơ nào đã đưa ông Kennedy tới quyết định ấy. Lý do đưa quân tác chiến vào không phải là để "bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam" mà là vì hai cú sốc.

Thứ nhất, ngày đăng quang, ông tuyên bố "Chúng tôi sẽ trả bất cứ giá nào, xốc vác bất cứ gáng nặng nào…để bảo đảm sự sống còn và sự thành công của tự do".

Nhưng vừa tuyên bố như vậy thì phải chịu hai cái thất bại liên tục, một ở Lào và một ở Cuba. Ông tâm sự : "Tôi không thể chấp nhận cái thất bại thứ ba", cho nên ông tập trung vào Việt Nam.

Thứ hai, mùa hè 1961 ông bị một cú sốc mạnh khi Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thách thức ông tại cuộc họp thượng đỉnh Vienna :

vnw6

Tướng Maxwell Taylor và Bộ trưởng QP Robert McNamara nhận lệnh của Tổng thống JF Kennedy trước khi bay sang Nam Việt Nam thị sát tình hình chiến tranh

"Tôi muốn hòa bình, nhưng nếu ông muốn chiến tranh thì đó là vấn đề của ông".

Trở về Washington, Tổng thống Kennedy tâm sự với James Reston, trạm trưởng của tờ New York Times tại Washington và là bạn ông Kennedy :

"Ông ta đối xử với tôi như một cậu bé con… Ông ta nghĩ rằng vụ Vịnh Con Heo chứng tỏ là tôi thiếu kinh nghiệm. Có thể ông ta còn nghĩ là tôi ngu nữa. Và có thể quan trọng nhất, ông ta nghĩ tôi không có gan".

Cho nên Kennedy đã quyết định phản ứng, chọn Việt Nam làm nơi đọ sức với Liên Xô. Lúc ấy Khrushchev đang thay đổi chiến lược : chuyển từ trực tiếp đối mặt với Mỹ sang gián tiếp, từ chiến tranh quy ước tới chiến tranh du kích. Kennedy quyết định : "Việt Nam là đúng chỗ rồi". Ông đôn quân vào Miền Nam.

Tổng thống Diệm không đồng ý cho Mỹ mang quân vào

Sau quyết định ấy, cái gì đã xảy ra tại Sài Gòn thì phim Vietnam War đã bỏ qua hoàn toàn. Đây là điểm lịch sử cần phải được làm sáng tỏ : Mỹ mang quân vào trái với ý muốn của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Muốn trung thực thì bắt buộc phải chiếu hình ảnh và phỏng vấn về điểm này. Ông Diệm chỉ yêu cầu - vì chống cộng là quyền lợi hỗ tương của cả hai nước - Hoa Kỳ yểm trợ phương tiện vật chất, hoặc là hai bên đi tới một hiệp ước quốc phòng song phương thay vì mang quân đội Mỹ vào.

Sau cùng Mỹ phải tìm hai cớ để đôn quân vào. Chúng tôi đã nghiên cứu thật kỹ và viết lại cho rõ ràng trong cuốn 'Khi đồng minh nhảy vào' (chương 15-16) :

Lấy cớ huấn luyện quân đội Miền Nam : Tổng Tham Mưu Mỹ đề nghị "Để thuyết phục ông Diệm thì hay nhất là lấy cớ đem quân 'vào để huấn luyện', rồi đem một đơn vị chiến đấu quân vào đóng ở Việt Nam với công tác là giúp thiết lập hai doanh trại huấn luyện".

Lấy cớ "cứu trợ lũ lụt" : Tướng Lionel McGarr, Chỉ huy trưởng cơ quan viện trợ quân sự MAAG gửi một công điện về Ngũ Giác Đài :

"Trận lụt rất nặng ở đồng bằng Cửu Long… nặng nhất kể từ 1937 cho thấy ta có thể dùng việc cứu trợ lũ lụt để biện hộ cho việc mang quân vào làm công việc nhân đạo, để rồi có thể giữ quân đội này lại nếu muốn".

Chẳng bao lâu, cố vấn, quân nhân, CIA, ký giả thiên tả Mỹ tràn lan khắp nơi. Trong cuốn sách A Death in November, tác giả Ellen Hammer kể lại : có lần Tổng thống Diệm phàn nàn với Đại sứ Pháp Roger Lalouette : "Tôi không bao giờ yêu cầu những người quân nhân này tới đây. Họ cũng chẳng có cả hộ chiếu nữa".

vnw7

Người dân tỵ nạn di tản từ miền Trung vào Nam, tháng 4/1975

Phim không nói tới sự kiện là trước bối cảnh đó, Tổng thống Diệm ngỏ ý muốn Mỹ rút bớt cố vấn đi. Đại sứ Pháp Lalouette cho rằng "lý do chính đưa tới quyết định của Mỹ loại bỏ ông Diệm là vì vào tháng Tư năm ấy (1963), ông đã toan tính yêu cầu Mỹ rút cố vấn".

Tổng thống Diệm nhìn thấy chân trời tím, muốn tìm giải pháp hòa bình. Qua Cố vấn Ngô Đình Nhu, ông đã sắp xếp để điều đình về hiệp thương với Miền Bắc, rồi từng bước tiến tới thống nhất trong hòa bình. Thời điểm ấy, Miền Bắc đang gặp khủng hoảng về lương thực trầm trọng. Theo người môi giới giữa hai bên là ĐS Balan là ông Mieczyslaw Maneli, trong Phái đoàn kiểm soát đình chiến, thì chính phủ Miền Bắc sau cả năm suy nghĩ đã đồng ý để hợp tác với Tổng thống Diệm và Mỹ để đi bước này.

Nhưng Đại sứ Lodge, rồi Bộ trưởng McNamara và tướng Taylor báo cáo cho Tổng thống Kennedy :

"Sự ve vãn của ông Nhu với ý định điều đình (với Hà Nội) - cho dù là nghiêm chỉnh hay không đi nữa - cũng đã cho thấy có sự bất tương phùng căn bản đối với những mục tiêu của Hoa Kỳ".

Về bối cảnh đảo chính, phim chỉ chiếu cảnh Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu, thanh niên biểu tình, không nói gì về vai trò của các ký giả thiên tả (như Sheehan, Halberstam, Brown, Sully) và quan chức Mỹ (Harryman, Hillsman, Forrestal, Ball) nhất là Đại sứ Henry Cabot Lodge (chúng tôi gọi là Đao phủ Henry I) đã đưa tới đảo chính và sát hại Tổng thống Diệm.

Biến cố này là điểm ngoặt, dẫn đến xáo trộn và khủng hoảng chính trị ở Miền Nam trong hai năm tiếp theo. Trước viễn tượng Miền Nam bị sụp đổ, Tổng thống Johnson mang đại quân vào để yểm trợ. Cuộc chiến leo thang rất nhanh từ đó, và thương vong, chết chóc cũng tăng lên rất nhanh từ đó.

Bộ phim có nhiều thiếu sót và sai sót. Thiếu sót quan trọng nhất trong phần đầu là không đề cập tới trách nhiệm của Mỹ trong cuộc đảo chính và hạ sát Tổng thống Diệm. Nếu như thay vì đảo chính, Mỹ ủng hộ sáng kiến và đồng hành với Tổng thống Diệm để tìm giải pháp hòa bình thì liệu Vietnam War xảy ra hay không ? Biểu tình nửa triệu người có xảy ra hay không ?

Không đề cập tới những gì đã xảy ra tại Dinh Gia Long, những bi kịch, hậu quả của những quyết định của Tổng thống Kennedy, như đem quân vào, đảo chính Tổng thống Diệm thì làm sao đạo diễn Lynn Novick có thể nói rằng :

"Chúng tôi muốn biết cái gì đã xảy ra ở nơi đây … mô tả thực tại… trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến ?"

Hy vọng rằng trong năm phần còn lại được bắt đầu chiếu từ ngày 24/9 cuốn phim sẽ đi sâu hơn, cân đối hơn, chính xác hơn, và công bằng hơn.

Hãy trả lại cho Caesar những gì thuộc về Caesar !

Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn : BBC, 25/09/2017

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi đồng minh nhảy vào (2016).

Published in Diễn đàn
lundi, 25 septembre 2017 15:03

Bộ phim dài không có hậu

Bộ phim dài 10 tp (18 tiếng đng h) ca 2 đo din M Ken Burns và Lynn Novick đã được trình chiếu rng rãi trên TV cũng như trên internet.

bophim1

Poster của phim The Vietnam War.

Nhiều người chăm chú xem, thưởng thc và bình lun. Người khen khá nhiu, cho rng các tác gi đã dày công sưu tm, tuyn chn nhng đon phim, hình nh tiêu biu, quý giá nht, có được cách nhìn khách quan, đa chiu.

Nhiều người phân vân, chê trách bộ phim có nhiu thiếu sót, chưa nói lên đy đ bn cht ca cuc chiến, tuy có đu đ là "Chiến tranh Vit Nam", nhưng li nng v cuc chiến tranh ca Hoa Kỳ Vit Nam !

Riêng với người Vit Nam, b phim b chê trách nhiu hơn là khen.

trong nước, ban tuyên hun ca Đng Cng Sn ra ch th cho b máy truyn thông không trình chiếu, không bình lun, không bàn tán v b phim này, chc là vì chưa nói lên được công lao ca đng trong toàn thng "gii phóng min Nam, thng nht đt nước", còn nêu lên các vụ thm sát Mu Thân Huế, tri ci to sĩ quan viên chc Viêt Nam Cng Hòa và v thuyn nhân bi thm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rng b phim không có giá tr vì không nói lên được chính nghĩa và thin chí ca Đng, Nhà nước, Quân đi nhân dân và nhân dân Việt Nam trong cuc chiến tranh cách mng.

Cộng đng người Vit nước ngoài nói chung đánh giá thp, phê phán khá mnh b phim, cho là không khách quan, không cân đi, không công bng, sai lch trong đánh giá thp chính quyn min Nam, đánh giá thấp quân đi Vit Nam Cng hòa, nhìn nhn sai lch quá ưu ái vi phong trào chng chiến tranh trên đt Hoa Kỳ.

Tất nhiên cuc chiến tranh kéo dài trong gn 30 năm, vi 2 chiến trường min Bc, min Nam Vit Nam, lây lan sang Cam-bt, Lào, dính lin với cuc chiến tranh lnh gia 2 phe gm các siêu cường, cường quc trên thế gii, vi biết bao din biến vi nhiu mt phc tp, khó lòng mô t cho đy đ, làm va lòng mi người, mi phía.

Nhưng dù sao đây cũng là mt c gng to ln, mang cách nhìn phóng khoáng, đa diện ít đnh kiến, hiếm hoi, so vi các b phim đã xut hin xưa nay.

Theo ý riêng của tôi, đây là cun phim hoành tráng, mang nhiu c gng, phn ánh nhiu mt, nhiu nhân vt tiêu biu ca cuc chiến.

Chỗ đng chính tr ca các tác gi làm phim chưa rõ. H có đng trên lp trường ng h hòa bình, đc lp dân tc, dân ch, bo v nhân quyn, c súy s tôn trng pháp lut quc tế, ca nhng công dân ca thế gii mi hay không ? hay ch là lp trường lnh lùng, trung lp, cách nhìn trung dung ca người ngoài cuc ?

Điều mà hình như các tác gi b qua là cuc chiến thuc thế k XX, mà nay đã bước vào thế k XXI. Phn ln nhng din viên chính ca cuc chiến đã đi vào dĩ vãng, b phim này là đ cho lp con cháu h xem và suy ngm cho cuc sng hin ti.

Có những s kiện lịch s phi cn mt thi gian khá dài mi có th đánh giá đy đ đúng, sai, tt xu, tiến b hay lc hu. Hu qu ca cuc chiến ra sao ? tt đp hay bi đát cho tng bên, tng đi tượng. Như phi ngm mt qu núi t xa.

Ví dụ như đi vi nhân dân Vit Nam, dân tộc Vit Nam, tuy đng cng sn huênh hoang là chính nghĩa, thin chí, yêu nước, gii phóng, thng nht, đi thng, hoàn thành s mng v vang… nhưng hin nay tt c là gi di, la gt, là ba đt, không có tht. S tht ch là con s không to đùng.

Họ nói đc lp, nhưng t sau Mt ước Thành Đô (tháng 9/1990) Vit Nam sng dưới mt chế đô Bc thuc, ph thuc c v chính tr, kinh tế, đi ngoi va tinh vi va l liu, vy thì li th Đc lp và Tuyên ngôn Đc lp 2/9/1945 ch còn là bánh v.

Họ nói dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng không h có bu c t do, ch có đng chn dân bu, b tù hàng trăm tù chính tr chng bành trướng, coi các công dân yêu nước, yêu dân ch, nhân quyn là thù đch. Quc hi ch là đng hi khi 90% là đng viên. Vy dân ch hay đng làm chủ ?

Họ nói gii phóng, ha hn, cam kết hòa hp dân tc nhưng cm tù hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chc Vit Nam Cng hòa, cho na triu cán b chính tr, kinh tế, văn hóa, đng viên, công an, giáo chc, viên chc min Bc trình đ yếu t vào tiếp qun, cai trị min Nam, thc tế là phá phách toàn din cuc sng vn tiến b hơn min Bc, vy gii phóng hay km kp, đy lùi min Nam ?

Và lời ha ca ông H sau chiến tranh s xây dng đt nước to ln giàu mnh gp 10 ln thi chiến nay, đi đến đâu ? Có nhiu nhà cao tầng, nhưng thu nhp bt công gp trăm ln thi xưa, nn tham nhũng vượt xa thi thuc Pháp, thi phong kiến. Đi sng, thu nhp dân thường kém Thái lan, Malaysia hàng 20 năm.

Vậy thì chiến thng, đi thng đ làm gì ? Câu nói "dân ta tòan thng đế quc M xâm lược và tay sai" tr nên cay đng b bàng. Đến nay phi công nhn rng dân Vit Nam đã thua, thua to, thua trit đ, thua trng tay. Linh mc Nguyn Văn Lý nói không sai "Cng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : chưa Đc lp - thiếu T Do – chưa Hnh Phúc", là rt đúng, nhưng li b tr giá bng hơn 10 năm tù !

Nhiệm v các nhà làm phim chân chính ca nước ta là nên làm mt b phim dài nói lên nhng s tht y, khi mà b phim "The Vietnam war" đã b quên.

Lẽ ra các nhà làm phim nói trên nên suy nghĩ đ qua cuc chiến tranh thế k XX gi ý cho nhng gii pháp cho các cuc chiến, tranh chp trong thế k XXI này.

Vũ khí nguyên tử tng chun b được dùng Đin Biên Ph, Triu Tiên, Cuba. Nay li có nguy cơ n ra tht s do cu bé Kim Chính Ân - n lên gân.

Các cuộc chiến Syria, Trung Đông, Ukraine… nên tìm ra giải pháp nào ? Làm sao tiêu tr nn khng b do Nhà nước hi giáo IS ch trương ?

Vai trò của Liên Hp Quc trong s mng bo v hòa bình, ngăn nga chiến tranh, cu tr các nn nhân và người di cư ra sao ?

Vai trò của Hoa Kỳ nên co lại lo cho "nước M trước hết" hay cn đóng vai cường quc s 1 có trách nhim cao quý trên thế gii ?

Bộ phim s rt hay, hp dn hơn, có ích khi nó có hu nói đến hu qu các cuc chiến cho đến ngày hôm nay, mi quan h Vit M nay ra sao, Việt Nam đang trong tình hình thế nào và gi ý, nhn nh cho người xem tham gia vào gii quyết nhng vn đ trước mt ca thế gii ra sao. Có l nó cn b xung thêm 1 hay 2 tp kết thúc. Mong các nhà làm phim quan tâm.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 25/09/2017

Published in Diễn đàn
lundi, 25 septembre 2017 14:41

Xem phim "The Vietnam War"

"The Vietnam War", bộ phim tài liệu truyền hình 10 tập, dài 18 giờ của 2 tác giả Ken Burns và Lynn Novick, được công chiếu lần đầu tiên trên Public Broadcasting Service, Hoa Kỳ, ngày 17/9 vừa qua là bộ phim mới nhất của Mỹ về chiến tranh Việt Nam.

Ảnh chụp vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn cho thấy xe tăng của Quân đội Bắc Việt phá cổng Dinh Độc Lập, căn cứ cuối cùng của chính phủ miền Nam Việt Nam.

Ảnh chụp vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn cho thấy xe tăng của Quân đội Bắc Việt phá cổng Dinh Độc Lập, căn cứ cuối cùng của chính phủ miền Nam Việt Nam. AFP

Được biết, các nhà làm phim đã phải mất 10 năm để thực hiện bộ phim, phỏng vấn 79 người Mỹ từng chiến đấu hay phản đối cuộc chiến, các chiến binh Việt Nam và thường dân ở cả hai miền Nam Bắc, và đã phải xử lý một khối lượng hình ảnh, tư liệu khổng lồ mà khi xem chúng ta cũng có thể hình dung được.

Như vậy, 42 năm sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc, người Mỹ và người Việt lại một lần nữa phải nhìn lại cuộc chiến với những hình ảnh sống động, tàn bạo, đẫm máu, nhức nhối.

Cảm nhận chung đầu tiên của người viết đây vẫn là một bộ phim của người Mỹ làm về chiến tranh Việt Nam, đã mổ xẻ được những sai lầm và tội ác của người Mỹ, nhất là của chính phủ Mỹ, khai thác tâm trạng của các vị chính khách, Tổng thống, cho tới những người Mỹ từng tham gia hay phản đối chiến tranh, đã phơi bày được sự chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ trong suốt cuộc chiến cũng như tất cả hậu quả mà cuộc chiến đã gây ra cho nước Mỹ. Nhưng bộ phim lại chưa làm được như thế về phía Việt Nam, cả với Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Cộng.

Résultat de recherche d'images pour "Tái chiếm Quảng Trị trong Mùa hè đỏ lửa (1972)"

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu quỳ gối cầu nguyện trong một nhà thờ bị bom đạn phá hủy trong trận Tết Mậu Thân Sài Gòn (1968)

Hình ảnh Việt Nam Cộng Hòa được thể hiện mờ nhạt, được đánh giá không đúng mức, thậm chí bị coi thường, từ lãnh đạo cho tới người lính, trong lúc hình ảnh Việt Cộng và Bắc Việt (hai từ được sử dụng để chỉ quân đội miền Bắc và lực lượng Mặt trận giải phóng miền Nam, sau đây sẽ chỉ dùng chung một từ Việt Cộng cho cả hai) có phần được đề cao nhưng cũng chỉ mới nhìn thấy trên bề mặt, còn bao nhiêu sự thật về những người cộng sản trong cuộc chiến chưa được khai thác.

Không rõ các thế hệ người Mỹ trước đây hay bây giờ, khi xem phim có cảm thấy bộ phim đã giải đáp được cho mình những câu hỏi hay giải tỏa được những tâm tư về cuộc chiến hay không ; nhưng với người Việt Nam dù thuộc bên thắng cuộc hay bên thua cuộc và con cháu họ, chắc chắn đều có những có lý do để không đồng ý với bộ phim.

Với người miền Nam, như vừa nói, là vì hình ảnh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa không được đánh giá công bằng.

Trong suốt phần lớn chiều dài của bộ phim, chỉ thấy người Mỹ chiến đấu đánh Việt Cộng, những trận giao tranh, tâm tư của người lính Mỹ, những tổn thất… trong khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa không thấy đâu. Còn giai đoạn sau khi đã bước vào thời kỳ "Việt Nam hóa chiến tranh", tức là người Việt đánh người Việt, thì phim lại chuyển qua chủ yếu tập trung khai thác những mâu thuẫn, những chia rẽ đã trở nên gay gắt trong lòng nước Mỹ. Bộ phim dành rất nhiều lời khen cho ý chí sắt đá của giới lãnh đạo Hà Nội, tinh thần kỷ luật, quyết tâm chiến đấu, sự thiện chiến của những người cộng sản, ngược lại, rất ít khi có những lời khen dành cho chế độ hay quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Hiếm hoi lắm mới có những câu như : "Nhiều đơn vị Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi, hồi Mậu Thân họ đánh là chủ yếu, và tính đến giữa năm 1969, đã có 90.000 người tử trận". 

Résultat de recherche d'images pour "Tái chiếm Quảng Trị trong Mùa hè đỏ lửa (1972)"

Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Cổ thành Quảng Trị trong Mùa hè đỏ lửa (1972)

Hay công nhận những trận đánh An Lộc, tái chiếm Quảng Trị của Việt Nam Cộng Hòa vào mùa hè đỏ lửa 1972 v.v… "Người Mỹ ít khi nhìn nhận sự dũng cảm của họ. Chúng ta khinh thường họ, phóng đại sự yếu kém của họ, vì muốn khoe khoang tài năng của ta" (trích phỏng vấn Tom Vallery-thủy quân lục chiến).

Nhưng thật ra, việc phóng đại sự yếu kém của chế độ hay quân đội Việt Nam Cộng Hòa còn nhằm để biện minh cho người Mỹ. Chẳng hạn, để biện minh cho lý do Mỹ đổ quân vào Việt Nam là vì Sài Gòn có thể đổ sụp từ những năm 60, hay đánh giá tiêu cực về Tổng thống Ngô Đình Diệm là để biện minh cho việc Mỹ đã làm lơ, thậm chí khuyến khích, đảo chính Ngô Đình Diệm.

Không khác gì những người khuynh tả hay phản chiến trước kia, những mặt yếu kém của chế độ Việt Nam Cộng Hòa hay những sai lầm của chính phủ Mỹ được mổ xẻ, phơi bày nhưng những sự thật, sai lầm hay tội ác của Việt Cộng thì được cho qua. Cả một vụ thảm sát Mậu Thân cũng chỉ nói qua loa, bao nhiêu vụ ám sát, đánh bom, khủng bố của Việt Cộng diễn ra tại Sài Gòn, đô thị lớn ở miền Nam cho tới thôn quê suốt thập niên 60-70 của thế kỷ XX cũng không hề được nhắc đến.

Và có rất nhiều câu chuyện mà sự thật đã được bộc lộ từ lâu, nhưng bộ phim vẫn không đưa vào. Ví dụ như vì sao tướng Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh Cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng Hòa lúc đó, xử tử đặc công Việt Cộng Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn (sau này chính tác giả của bức ảnh gây chấn động thế giới, phóng viên Eddie Adams, đã công khai xin lỗi Nguyễn Ngọc Loan và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức hình lên cuộc sống của vị tướng này) ; hay nhân vật Kim Phúc trong bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" được nhà nước Việt Nam sử dụng như một "nhân chứng chiến tranh" và được đưa sang Cuba học nhưng sau đó lại tìm cách xin tỵ nạn ở Canada chứ không đơn giản chỉ là rời Việt Nam, định cư ở Canada…

Một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Trong cuộc chiến Việt Nam, có rất nhiều điều mà thế giới chỉ biết được "một nửa" ấy. Đáng tiếc rằng sau hơn 40 năm, một bộ phim tài liệu công phu như "The Vietnam War" lại không làm rõ những điều ấy để chứng tỏ sự khách quan của những người làm phim.

Về phía Đảng cộng sản Việt Nam, họ cũng có nhiều lý do để không thích bộ phim. Cho dù những thông tin trong phim đưa ra nhiều người dân đã biết nhờ vào thời đại internet, Hà Nội vẫn không muốn những gì mà họ tuyên truyền bao lâu nay, qua bao thế hệ người dân Việt Nam bị phơi bày. Từ những vụ thanh trừng của đảng cộng sản thời kỳ đầu đối với tất cả những cá nhân, tổ chức không cộng sản, những trận giao tranh với con số thương vong thường cao hơn gấp bội kẻ thù, vụ thảm sát Mậu Thân, sai lầm và chủ quan trong vụ "tổng tiến công" Mậu Thân làm chết hàng chục ngàn lính, chưa kể dân thường và hai lần tổng tiến công sau đó cũng thất bại, cho tới những chính sách sai lầm sau chiến tranh…

Đối với những người Việt được tuyên truyền, giáo dục về "cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam" sẽ có thể hiểu được vì sao người Mỹ thua, Việt Nam Cộng Hòa thua và những người cộng sản thắng. Trong một cuộc chiến, khi một bên luôn băn khoăn, luôn đặt ra quá nhiều câu hỏi, luôn bị tác động bởi phản ứng của người dân (phong trào phản chiến ở Mỹ hay những cuộc biểu tình chống Mỹ ở Sài Gòn), còn một bên chỉ có một mục tiêu duy nhất là đánh tới cùng, chỉ được phép nói đến sự lạc quan, chiến thắng, còn những thất bại, con số thương vong, số người tử trận không bao giờ công bố… thì bên đó chắc chắn phải thắng.

Người cộng sản không quan tâm đến cái giá của máu xương hay thời gian, thời gian thuộc về họ, trong khi đó là những điều mà người dân Mỹ, dư luận Mỹ không bao giờ cho phép chính phủ của họ. Khi người Mỹ muốn, họ nhảy vào Việt Nam cho bằng được rồi khi phải rút, họ tìm mọi cách, kể cả đi đêm với Bắc Việt, bắt tay với Trung Cộng, bán đứng đồng minh.

Xem xong bộ phim, tin rằng có lẽ chỉ trừ nhà cầm quyền Việt Nam, những ai còn say sưa với những hào quang chiến thắng trong quá khứ, hay còn mê muội vì thiếu thông tin, hầu hết người Việt Nam dù thuộc phe thắng cuộc hay thua cuộc, dù từng đi qua cuộc chiến tranh hay sinh ra và lớn lên thời hậu chiến, đều cảm thấy buồn, ngậm ngùi, cay đắng. Cay đắng vì số phận nghiệt ngã của Việt Nam. Dân tộc này đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên, trong đó cuộc chiến này là một bi kịch không gì bù đắp nổi, không chỉ đã tàn phá đất nước trong suốt bao nhiêu năm mà còn để lại những vết thương, sự chia rẽ đến tận bây giờ do những chính sách sai lầm của bên thắng cuộc. Cay đắng hơn nữa là cái giá quá đắt phải trả ấy để cuối cùng được gì, Việt Nam hiện tại đang đứng ở đâu trên bản đồ sắp hạng của thế giới, từ độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải cho tới tự do, hạnh phúc của nhân dân đều không đạt được.

Sẽ có nhiều cái "nếu" được đặt ra, nhưng có thể tóm gọn lại, nếu đảng cộng sản không giành được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 thì toàn bộ con đường đi của đất nước này, dân tộc này đã khác. Và cuộc chiến tranh này cũng như những cuộc chiến với Khơ Me Đỏ, với Trung Cộng đã không xảy ra.

Nhưng lịch sử thì không bao giờ có chữ "nếu"…

Điều đáng nói hơn đó là nhìn vào hiện tại và tương lai. Người Mỹ đã mổ xẻ khá đầy đủ về cuộc chiến tranh Việt Nam, không che giấu những sai lầm, kể cả những tội ác, họ cũng đã sám hối (cả những người từng tham gia cuộc chiến cho tới những người phản đối chiến tranh từng dùng những từ ngữ nặng nề để gọi những người lính), họ cũng đã dựng cả bức tường khắc đầy đủ tên hơn 58.000 người lính Mỹ hy sinh để tưởng nhớ những người đã ngã xuống và răn mình không bao giờ được phép có một Việt Nam thứ hai nữa.

Còn người Việt Nam ? Đảng cộng sản chưa bao giờ dám nhìn lại quá khứ, lịch sử với họ là một thứ lịch sử được viết theo ý họ, bất chấp sự thật. Cho dù đã hơn 4 thập niên trôi qua.

Không dám nhìn lại quá khứ, không nhìn thẳng vào thực tại thì không học được gì và không bao giờ thoát khỏi những bóng ma của quá khứ.

Câu hỏi là đảng cộng sản, với quá nhiều sai lầm và tội ác, tất nhiên không đủ dũng khí và cả sự sáng suốt để sám hối, tỉnh thức đã đành, nhưng còn người Việt Nam dù thuộc phe nào đi nữa, liệu chúng ta có dám mổ xẻ đến tận cùng những trang sử đau đớn đã qua và trong hiện tại, để giành lấy quyền quyết định vận mệnh, tương lai của đất nước vào tay nhân dân ?

Song Chi

Nguồn : RFA, 25/09/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

 

Tôi may mắn được đại diện Đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều hành thảo luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài truyền hình PBS của Mỹ.

Nguyễn Ngọc Sẵng-hoithaovephimchientranhvietnmadaipbs17092017

Ban Điều hành thảo luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập

Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ. 

Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều hành thảo luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam không có người thắng (no winners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy ?

Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản : (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.

A. Mục tiêu tham chiến

Résultat de recherche d'images pour "the us presidents during the vietnam war"

Những Tổng thống Mỹ dính líu tới cuộc chiến tại Việt Nam

1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn kiềm chế Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ quốc phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chặn Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011 tại thư viện của Tổng thống Richard Nixon tại California.

2. Mục tiêu của Bắc Việt là giải phóng miền Nam bằng vũ lực để làm bàn đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng bí thư Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc", nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ. 

B. Những tổn thất của các bên

1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.

2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người... Trong chiến cuộc, miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.

3. Phía Việt Nam Cộng Hòa có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.

C. Ai thắng ? Ai thua ?

1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu kiểm chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người thắng.

2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người thua vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ thua vì không đạt được mục tiêu.

3. Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người thua. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.

Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.

Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời "bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấm dứt 42 năm rồi". 

Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền củ rích, dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản củ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vẫn chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v..., nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết ? Trong trận Tết Mậu Thân người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay ? Phim vẫn cho rằng công ty hóa chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v... Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v... Trong chiến tranh, không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào. 

Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức Việt Nam Cộng Hòa, nên việc bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.

Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969 nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật "truy tầm, tiêu diệt" mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.

Nếu họ sử dụng những vị tướng tài như các tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích kiềm chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.

Vấn đề viện trợ quân sự cho miền Nam cũng góp phần trong chánh sách "phủi tay" của Hoa Kỳ. Từ con số 2,8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ "truyền thuyết" Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.

Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.

Họ phải thành tâm hòa giải hòa hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc. 

Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam.

5/9/2017

Nguyễn Ngọc Sẵng

Nguồn: diendannguoidanvietnam.com, 05/09/2017

Published in Diễn đàn
lundi, 25 septembre 2017 08:41

The Vietnam war, nghịch lý lịch sử ?

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc từ 42 năm, nhưng người ta vẫn tiếp tục tranh cãi.

Một trong những lý do tranh cãi không bao giờ kết thúc chính là việc xác định người thắng và kẻ thua. Bên nào cũng cho mình là người thắng, hoặc ít nhất là không thua. Người nghe cả hai phía thì cuối cùng kết luận là không có ai là người thắng và không có ai là người thua, sau đó đúc kết thành một triết lý : Chiến tranh không có người thắng, chỉ có sự tan nát là còn lại, tất cả những ai tham chiến đều thất bại.

PA001057

Chiến tranh không có người thắng, chỉ có sự tan nát là còn lại, tất cả những ai tham chiến đều thất bại.

Nói như vậy không sai, thậm chí nó lung linh một chủ nghĩa nhân bản. Nhưng trên thực tế, người ta chỉ đón nhận nó như một sự nhân nhượng, rộng lượng của kẻ thắng, và sự vỗ về, xóa dịu cho người chiến bại. Bởi vì, xét về mặt logic, khi một cuộc đấu kết thúc, không thể không có bên thắng hoặc thua, ngay cả khi trọng tài phán quyết là hòa. Bao giờ cũng tồn tại sự nhân nhượng từ một phía và sự an ủi của phía khác. Chỉ đơn giản là nếu chưa phân thắng bại, thì cuộc chiến chưa thể kết thúc.

Nói ra điều này để khẳng định một cách khách quan rằng, trong cuộc chiến Việt - Mỹ kéo dài từ 1955 tới 1973 , có một bên thua, bên đó là Hóa Kỳ, và phía Bắc Việt Nam là bên thắng.

Hóa Kỳ đặt ra mục đích cuộc chiến là ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản xuống phía Nam, từ đó đưa quân đội và vũ khí vào cuộc chiến, nhưng phải rút về một cách không tự nguyện, khi mục đích đó chưa hoàn thành, đẩy sứ mệnh đó cho chính quyền Sài Gòn, trong khi cả cố vấn Kissinger lẫn Tổng thống Mỹ Nixon đều biết rằng, "nếu Mỹ rút, chính quyền Cộng Hóa Việt Nam sẽ chẳng tồn tại được bao lâu". Kissinger còn an ủi Nixon : "cố gắng vá víu cho khỏi bể trong một, hai năm, tới tháng 1/1979 thì chẳng còn ai quan tâm nữa", "với những trang bị và vũ khí ấy, nếu là cấp cho Bắc Việt, đủ để họ đánh nhau với ta đến hết thế kỷ này". Và chính tổng thống Thiệu tuyên bố : "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập !".

Tom Polgar, nhân viên cao cấp Đại sứ Mỹ ở miền Nam, một trong số người Mỹ cuối cùng di tản khỏi Việt Nam, đã ghi lại nhận xét :

"Đây là một cuộc chiến tranh lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hóa Kỳ chắc sẽ không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng... Ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải lặp lại sai lầm trong lịch sử".

Ngược lại, mục tiêu "giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất đất nước" của chính phủ miền Bắc Việt Nam cuối cùng đã hoàn thành. Ngày 27/01/1973, toàn bộ Quân đội Mỹ rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sáng ngày 30/04/1975, tướng Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hóa miền Nam tiếp quản quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Tổng tuyển cử thống nhất hai miền được thực hiện tháng 2/1976.

Trên những dữ kiện thực tế đó, không thể nói không có bên thắng, bên thua, mặc dù những phân tích sau này theo từng góc nhìn khác nhau, theo những khái niệm và định nghĩa thắng bại khác nhau, có thể có những lý và lẽ khác nhau.

war1

Tìm chính danh từ một nỗi sợ hãi, bản thân nó đã bao hàm sự thất bại, vì sự sợ hãi luôn phóng đại các đe dọa.

Bộ phim bắt đầu bằng "Bóng ma của quá khứ" chính là các tác giả có ý tìm sự biện giải cho thất bại của Hóa Kỳ từ quá khứ lịch sử, những nguyên nhân của những sai lầm của người Mỹ khi gây ra cuộc chiến, những căn cứ đem lại chiến thắng cho một dân tộc bé nhỏ và nghèo đói. Đó cũng chính là những thông điệp mà bộ phim muốn chuyển tải tới người xem.

Sự thất bại đó đến từ hai phía.

Từ sai lầm của phía Mỹ và sự may mắn của những người cầm đầu chế độ cộng sản Bắc Việt.

Một phía, có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi quá khứ vẫn ám ảnh người Mỹ, chưa thoát khỏi trí não của những người cầm quyền trong chính phủ Mỹ. Đó là sự khủng khiếp của cuộc chiến với Trung Cộng trong chiến tranh Triều Tiên mà người Mỹ vừa trực tiếp chứng kiến. Người Mỹ vừa chết hụt, khi Liên Xô đặt tên lửa hạt nhân lên mảnh đất Cuba chỉ cách Mỹ 120 km và một sai lầm đã chỉ cách có gang tấc.

Nỗi sợ đó đã được diễn giải thành nguy cơ có thật từ phía khối cộng sản, để khi được những người đứng đầu trong chính quyền gắn nó với thuyết những quân cờ domino, thì chiến tranh ngăn chặn đã trở thành chính đáng, và thực hiện chiến tranh vừa là trách nhiệm đương nhiên, vừa là niềm kiêu hãnh và vinh quang của người Mỹ. Nhưng tìm chính danh từ một nỗi sợ hãi, bản thân nó đã bao hàm sự thất bại, vì sự sợ hãi luôn phóng đại các đe dọa. Chính sách có nguồn gốc phóng đại luôn chứa đựng giả dối. Sự giả dối có thể che đậy dưới chế độ độc tài, nhưng sẽ làm chính quyền sụp đổ dưới chế độ dân chủ, nếu cuộc chiến kéo dài. Thực tế, một đội quân khổng lồ thiện chiến với những vũ khí siêu hiện đại đã chỉ đối diện với những con người có hình dáng nhỏ bé, gầy guộc và đói rách, có trên tay những vũ khí thô sơ. Sự chênh lệch quá đáng về sức mạnh đã tố cáo tính chính danh của cuộc chiến chém giết.

Nhưng thất bại của người Mỹ nằm ở chỗ tiến hành một cuộc chiến tranh bằng một chế độ dân chủ. Bản chất của dân chủ mâu thuẫn với bản chất của chiến tranh. Một tập hợp bao gồm hai thành phần đối kháng với nhau, tự nó thủ tiêu nhau để tự sụp đổ.

Thất bại của Mỹ là tất yếu. Không thể chứng minh dân chủ bằng sức mạnh hủy diệt của bom đạn và sự tàn bạo của vũ khí tối tân.

Và cũng không thể tiến hành thắng lợi một cuộc chiến tranh bằng cơ chế của một thể chế dân chủ. Chiến tranh cần quyền lực tập trung của thể chế độc tài. Chiến tranh là mệnh lệnh và tóa án binh, không có thảo luận lấy quyết định bằng đa số. Vừa có chiến tranh vừa có biểu tình và bầu cử theo đa số là một nghịch lý. Bởi vậy, người Mỹ phải thất bại.

Về phía khác, "Bóng ma quá khứ", lý giải cơ sở nền tảng của chiến thắng của Bắc Việt Nam. Chính quyền cộng sản Bắc Việt thực tế đã không tìm kiếm sức mạnh và sự hy sinh bền bỉ của dân chúng từ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế mà bằng chủ nghĩa yêu nước, bằng ý chí độc lập tự cường và khao khát tự do. Dân số Việt Nam gần 90% là nông dân, hơn 98% số nông dân ấy là người mù chữ, lý tưởng cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lê dẫu có hấp dẫn người nghèo, cũng không bằng cách nào đến được với nông dân. 

Câu khẩu hiệu có sức mạnh nhất xuyên suốt cuộc chiến là câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh : "không có gì quý hơn độc lập tự do ", không có gì dính líu tới lý tưởng cộng sản toàn cầu, nhưng làm cho sự hiện diện của người Mỹ trỏ nên không thể biện giải. Dẫu là gì, và như thế nào, thì sự có mặt của người Mỹ cũng sẽ lặp lại sự có mặt của người Pháp từng có mặt trước đó hàng trăm năm, và cũng cùng loại với sự có mặt của người Trung Hóa trước đó hàng nghìn năm. Lý tưởng có thể bỏ nếu không chịu nổi bom đạn, nhưng còn đất nước, cho dù không chịu nổi bom đạn thì họ đi đâu để sống ? Người Mỹ đã không hiểu điều đó. Người Mỹ có thể làm mọi chuyện, nhưng chỉ sự hiện diện của họ với vũ khí trên đất Việt, đã đủ để họ thành kẻ thù, và cũng đủ để họ thất bại.

Ý chí độc lập và khát vọng tự do điều khiển bởi một bộ máy tập trung siêu quyền lực, là hai yếu tố tạo ra sức mạnh vô địch, làm ra chiến thắng. Hitler và Nhật Hoàng sở dĩ có thể làm ra những kỳ tích, chính là có được hai yếu tố đó. Nó trở nên thất bại, khi một trong hai yếu tố đó chuyển hóa và biến mất. Lý thuyết chiến tranh nhân dân và quân đội toàn dân là chiến thuật biến toàn dân thành lính, phục tùng một cách vô điều kiện và được đưa lên thành tiêu chuẩn đạo đức, chính là học thuyết quân sự của các đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.

Nói là sự may mắn của những người lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền của chế độ cộng sản Bắc Việt, chính là sự trùng lặp vô tình giữ lý tưởng cộng sản với chủ nghĩa yêu nước.

Căn cứ để xác minh nhận định này là sự thất bại của chính chế độ từ sau chiến thắng 30/04.

Đảng cộng sản Việt Nam đã không hiểu nguyên nhân đích thực dẫn đến chiến thắng. Họ vẫn tin rằng đó là thắng lợi của đường lối đúng đắn của đảng, là tính "bách chiến bách thắng" của chủ nghĩa Mác Lênin. Ông Lê Duẩn tổng kết chiến tranh và kết luận, "giai đoạn thứ nhất của cách mạng vô sản là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã hoàn thành. Cách mạng Việt Nam từ nay bước sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội không kinh qua phát triển tư bản chủ nghĩa". Đại hội đảng lần thứ tư, ngày 14-20/12/1976, đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hóa thành nước Cộng Hóa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, thay tên đảng từ đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định trung thành chủ nghĩa Mác – Lênin.

Việc làm này chứng tỏ một điều, rằng lãnh đạo đảng cộng sản không chủ đích dựa vào chủ nghĩa yêu nước. Họ không hề có ý thức về sức mạnh bất khả khuất phục chính nằm trong ý chí độc lập dân tộc và khát vọng tự do của dân chúng chứ không phải là giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Mác.

war3

"Khẳng định tính bách chiến bách thắng chủ nghĩa Mác", năm 1976, đảng cộng sản bắt đầu thất bại liên tiếp cả chỉ đạo kinh tế lẫn chính trị, ngoại giao.

Bắt đầu từ sau cái Đại hội IV này, sau cái "khẳng định tính bách chiến bách thắng chủ nghĩa Mác", năm 1976, đảng cộng sản bắt đầu thất bại liên tiếp cả chỉ đạo kinh tế lẫn chính trị, ngoại giao. Xây dựng "xã hội chủ nghĩa bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa" đã đẻ ra chính sách cải tạo tư bản tư doanh, tiêu diệt kinh tế gia đình và sản xuất cá thể. Lạm phát lập tức tăng lên tới 780% năm 1986. Tổng thu nhập quố dân không đầy 2 tỷ đô. Đất nước chìmvào khủng hoảng, nền kinh tế mấp mé bờ sụp đổ. Mỹ cấm vận và bao vây kinh tế. Trung Quốc gây chiến tranh biên giới. Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ chấm dứt viện trợ và bắt đầu nhắc đến đòi nợ. Bước đi thứ hai, xây dựng chủ nghĩa xã hội sau cách mạng dân tộc dân chủ, đứng trước sự phá sản, đường lối "sáng suốt" của đảng đã đưa đất nước quay về gần thời kỳ đồ đá nguyên thủy, không do bom đạn hủy diệt của chiến tranh.

Một bài học mà những người cộng sản Việt Nam cần rút ra là "lòng dân" chứ không phải "lý tưởng" cộng sản giúp họ chiến thắng. Dân chúng thực chất không biết và cũng không cần biết tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Thất bại sau chiến tranh đã chứng thực "Những gì hợp lòng dân thì thắng, trái lòng dân là thất bại".

Thắng lợi của chế độ cộng sản Bắc Việt, vì vậy, có thể nói được là một nghịch lý không ?

Trên trục thời gian phát triển của văn minh nhân loại, có thể nói, xã hội Mỹ đi trước xã hội Việt Nam hàng trăm năm. Có thể là một nghịch lý khi tương lai thất bại trước quá khứ không ?

Nhiều ý kiến cho rằng sự hiện diện của người Mỹ trong vai trò điều khiển đã làm cho cuộc chiến chống cộng thất bại. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Sự hiện diện và can thiệp vào một công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền khác cách hàng chục ngàn km đã bác bỏ mọi khả năng tuyên truyền của phía ủng hộ , nhưng lại là lý do tạo ra hiệu quả tuyên truyền của phía đối địch. Không có chính danh, không thể được thừa nhận chính danh, không thể tạo ra chiến thắng.

Vì vậy có những ý kiến cho rằng sai lầm của người Mỹ chính nằm ở chủ trương can thiệp trực tiếp. Nếu với cùng những phí tổn cho chiến tranh, người ta giành cho đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế, thì với hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ Mỹ, miền Nam Việt Nam đã trở thành một cường quốc kinh tế, vượt xa Singapore và Nam Hàn, vì khởi điểm của miền Nam hơn hẳn, và năng lực sáng tạo của người Việt không kém bất cứ dân tộc nào. Như vậy, khả năng thống nhất đất nước một cách hóa bình sẽ rất cao và theo chiều ngược lại. Người ta đã bỏ qua và giải pháp này đã không được một ai nghiên cứu một cách nghiêm túc. Ít ra, chỉ cần phát triển miền Nam cũng đã đủ để vô hiệu hóa ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.

Bộ phim gồm 10 tập và phải mất 10 năm để hoàn thành, với khối lượng tư liệu khổng lồ, nhưng những thông điệp mà các nhà làm phim muốn nói, có lẽ không cần phải xem hết toàn bộ. Nước Mỹ đã chia rẽ, rạn nứt, tổn thương và đã làm một công việc vô ích.

Nhiều ý kiến cho rằng, dù muốn hay không muốn, bộ phim do người Mỹ làm, là cách nhìn của người Mỹ, là vũ trụ quan, nhân sinh quan, phản ánh thang bậc nhận thức và văn hóa của người Mỹ, không phải là của người Việt. Gọi là Chiến tranh Việt Nam, nhưng không do người Việt làm.

war4

Người Việt, nhờ người Mỹ mà được thấy những gì thực xảy ra từ cả hai phía, liệu có đủ minh mẫn và tự trọng để thừa nhận nghịch lý của lịch sử không ?

Nhưng nếu người Việt làm, thì là người Việt nào, người Việt "Nam" hay người Việt "Bắc", tức là người Việt cộng hóa hay người Việt cộng sản ? Người Việt đã đủ trưởng thành để tự nhận ra và tự thú nhận sai lầm của mình như người Mỹ không ? Bộ phim sẽ chỉ có bên kia chết và tội ác dã man chỉ của phía đối phương ? Nếu người Việt đủ trưởng thành để cho ra đời bộ phim đủ trung thực khách quan về cuộc chiến tranh này, thì ngay bây giờ, đã thực sự có một cuộc hóa giải và hóa hợp dân tộc, không phải hóa giải cứ là sự khuất phục của bên này, và là sự thừa nhận tội ác của bên kia.

Bằng cuốn phim này, người Mỹ đã tự giải thoát cho nhau, nhưng người Việt, nhờ người Mỹ mà được thấy những gì thực xảy ra từ cả hai phía, liệu có đủ minh mẫn và tự trọng để thừa nhận nghịch lý của lịch sử không ?

25/09/2017

Bùi Quang Vơm

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm
samedi, 23 septembre 2017 20:32

The Vietnam War, nhìn từ Việt Nam

Sau sáu năm thực hin, t 17 tháng 9 năm 2017 b phim tài liThe Vietnam War gồm mười phn vi tng thi lượng 18 tiếng đã lên sóng truyn hình toàn nước M qua h thng PBS (Public Broadcasting Service, mng truyn thông công cng bt v li vi 349 đài truyn hình thành viên ti Hoa Kỳ).

Như vy, cùng vi gii Pulitzer 2016 trao cho tiểu thuyếThe Sympathizer của nhà văn M gc Vit Nguyn Thanh Vit, b phim mi đang được gii truyn thông dành nhiu quan tâm này cho thy người M vn chưa th quên Vit Nam dù cuc chiến tranh gia hai nước đã được cho là kết thúc hơn 40 năm.

vietnamwar1

Poster của phim tài liu The Vietnam War.

Điện nh đi vi người M, nht là gii trí thc, không ch có chc năng gii trí mà còn là c xe ln mang ti lch s và bày t thái đ v các s kin lch s hoc các vn đ xã hi gây tranh cãi, ngay c vi phim truyn. Sau khi xem The Birth of a Nation (Đất nước thi khai sinh, 1915) ca đo din D.W. Griffith – như mt li cnh tnh và kêu gi gii phóng nô l da đen – tng thng Woodrow Wilson đã bình lun b phim là "thiên lch s viết bng sm sét".

Chiến tranh Vit Nam không ch gây chia r trong chính trường, ngoài đường ph mà c trong gii làm phim nước M.

Những năm đu M tiến hành chiến tranh và giai đon phát sinh phong trào phn chiến, Hollywood né tránh sn xut nhng kch bn đ cp trc tiếp đến chiến tranh Vit Nam. Mãi đến năm 1968 phim truyện đu tiên v đ tài chiến tranh Vit Nam mi ra rp, The Green Berets (Mũ nồi xanh), phng theo tiu thuyết cùng tên ca Robin Moore, vi tài t cao bi go ci John Wayne đóng vai chính. Yếu t ln đu tiên mang li hình nh cuc chiến ca M t nửa bên kia trái đất đã giúp phim thành công v mt thương mi. Nhưng là mt phim nhn tài tr tài chính t Lu Năm Góc, The Green Berets chỉ có th là bn anh hùng ca đơn điu, biến th ca mô típ các tay súng min Tây (lính vin chinh M) thoi mái tiêu dit chiến binh da đ (Vi-ci/Vit Cng), không cung cp được mt thông tin đáng giá nào t thc tế cuc chiến.

Và nó càng trở nên u trĩ v chc năng nhn thc lch s khi phim tài liIn the Year of the Pig (Chuyện năm Hi) ca đo din Emile de Antonio được thc hin cùng thi đim, mà các nhà phê bình đin nh xem như mt chn đng toàn cu và được đ c gii Oscar phim tài liu hay nht năm 1969. Đến nay các bài khóa dy sáng tác phim tài liu và c khoa báo chí thường nhc đếIn the Year of the Pig như một mu mc, phim đt đến trình thượng tha trong vic thc hin chc năng "cm nhn trước"/ "thy trước"/ "cnh báo" ca báo chí : dù thc hin trong năm 1968, năm năm trước khi Hip đnh Paris được ký và by năm trước khi chế đ Sài Gòn sp đ, nhưng In the Year of the Pig đã "chẩn đoán" và "báo trước" chính xác v kết cuc chiến tranh Vit-M.

Sau 1975, dù vẫn chia r trong cách nhìn nhn dn đến tranh cãi gay gt, nhiu phim truyn M khai thác đ tài Vit Nam gt hái thành công ln nhưComing Home (Về nhà, đạo din Oliver Stone,1978), The Deer Hunter (Người săn nai, đo diMichael Cimino, 1978), Apocalypse Now (Lời sm truyn, đo din Francis Ford Coppola, 1979), Platoon (Trung đội, đo din Oliver Stone, 1986), Born on the 4 of July (Sinh ngày 4 tháng Bảy, đo din Oliver Stone, 1989) …

Năm 1992 Oliver Stone và hai diễn viên Joan Chen, Lê Th Hip đến Đà Nng chn cnh quay cho phim truyHeaven And Earth (Trời và đt – sau đó thc hin ti Thái Lan). Nhưng ti cuc hp báo ông li dành thi gian chia sẻ v th loi phim tài liu : "Nhng b phim tài liu là nơi ct gi tt nht nhng gì đã xy ra gia hai dân tc chúng ta trong quá kh".

Thời gian đó, b phim tài liu sn xut gn mười năm trước, Vietnam : A Television History (Việt Nam – Thiên lch s truyn hình, đo din Stanley Karnow, 1983), đang được phát trên đài truyn hình Vit Nam. Nhiu khán gi gp nhau đánh giá : Vi 13 tp phim này, chúng ta hiu lch s sinh đng hơn, h thng hơn đc c nghìn trang sách. V sau, qua mng internet, người Việt có th tìm xem hu hết các phim tài liu giá tr v chiến tranh Vit-M nhưVietnam : The Ten Thousand Day War (Cuộc chiến mười nghìn ngày, đo diMichael Maclear, 1980), Vietnam in HD (đạo din Sammy Jackson, 2011), Daughter from Đà Nẵng (Người con gái t Đà Nng, đo din Gail Dolgin và Vincente Franco, 2002), Last Days in Vietnam (Những ngày cui Vit Nam, đạo din Rory Kennedy, 2014) …

Trong những ngày này đông đo người Vit Vit Nam háo hc chia s đường link xem phim The Vietnam War với ch đi chung : Ken Burns và Lynn Novick đã làm mi đ tài chiến tranh Vit Nam như thế nào sau 40 năm.

The Vietnam War do Ken Burns và Lynn Novick đạo din, kch bn ca Geoffrey C. Ward. Hai hãng phim Florentine – WETA hp tác sn xut vi Sarah Botstein, Lynn Novick và Ken Burns. B phim được xem là phn kết ca b ba phim tài liu v ba cuc chiến tranh quan trng nước M đã tri qua trong lch s ca mình, sau The Civil War (Nội chiến, 1990) và The War (Thế chiến th II, 2007). Chính hai phim này đã làm rng danh đo din Ken Burns.

Trong thông cáo báo chí của PBS, Ken Burns nói v b phim sp ra mt : "Chiến tranh Vit Nam là mt thp niên cc kỳ bi thm, đã cướp đi sinh mng ca hơn 58.000 người M. T sau cuc ni chiến, chưa bao gi đt nước chúng ta b chia r đến thế. Không người M nào sng trong giai đon này mà không chu tác đng ca nó theo mt cách nào đó – từ nhng người chiến đu và hi sinh, đến gia đình các thành phn tham chiến và các tù binh, đến nhng người biu tình phn chiến công khai đu tranh vi chính ph và nhng công dân M khác. Cuc chiến đã kết thúc hơn 40 năm nhưng chúng ta không th quên được Vit Nam, và chúng ta vn tranh cãi vì sao đi đến sai lm, ai chu trách nhim và mt cuc chiến như thế có đáng hay không".

Lynn Novick cũng hé lộ phn nào quan nim và cách thc thc hin b phim ca ê-kíp trong 6 năm qua : "Tt c chúng ta đang tìm kiếm mt ý nghĩa nào đó t bi kch khng khiếp này. Ken và tôi đã c soi chiếu vào cuc chiến th ánh sáng mi theo chiu kích nhân văn bng cách nhìn t mi phía. Bên cnh nhng người M "bình thường" chia s câu chuyn ca h, chúng tôi phng vn nhiu người lính "bình thường" và thường dân Vit Nam min Bc cũng như min Nam. Và chúng tôi ngc nhiên nhn ra rng, cũng như đi vi chúng ta, cuc chiến vn còn gây cho h bao đau đn và đ li nhng điu không tha đáng".

Vĩnh Quyền

Nguồn : VOA, 22/09/2017

Vĩnh Quyền, nhà văn Vit Nam, tác giả tiu thuyết chiến tranh Debris of Debris (Mảnh v ca mnh v).

Published in Diễn đàn

Truyền thông trong nước đng lot im tiếng v b phim tài liu gây chú ý M, gia lúc có tin nói rng "The Vietnam War" (Chiến tranh Vit Nam) b kim duyt Vit Nam vì có các chi tiết "nhy cm" v các c lãnh đo như ông H Chí Minh.

phim1

Đạo din Ken Burns (trái) và ông John Kerry, cu Ngoi trưởng M, trong mt s kin v chiến tranh Vit Nam năm 2016.

Trả li VOA Vit Ng hôm 18/9 v thông tin nói rng b phim "không th được công chiếu rng rãi quc gia cu thù ca M", ông Brian Moriarty, đi din truyn thông ca nhóm làm phim, cho biết rng h "đã có hai bui chiếu thành công Vit Nam, và có th chiếu các đon clip cho nhng người tng được phng vn trong b phim".

Ông nói thêm rằng do "không có các thông tin c th", ông "không th bình lun" v các tin tc trên Facebook nói rng Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan chuyên trách ca Đng Cng sn Vit Nam v đường li thông tin và báo chí, đã "cấm" truyn thông đưa tin vì "The Vietnam War" có "các chi tiết nhy cm v s kin Tết Mu Thân 1968, v ông H Chí Minh, ông Lê Dun, hay ông Võ Nguyên Giáp".

Ông Moriarty nói thêm rằng người dân Vit Nam "vn có th xem trên mng b phim tài liệu vi ph đ tiếng Vit" trên trang web ca kênh PBS. Ông cũng khng đnh rng "chúng tôi có người Vit Nam đã kim tra và xác nhn điu này".

phim2

Đại s M ti Vit Nam Ted Osius viết rng "dù nhiu người trong s các bn có th không đng tình vi tt c nhng gì được th hin trong b phim, chúng ta cn cân nhc mt điu, như b phim đã nói ‘Trong chiến tranh, không có s tht nào là duy nht’"

Trên Facebook hôm 17/9, đúng ngày bộ phim được chiếu trên h thng truyn hình công M, Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam Ted Osius viết : "Đ xây dng mt tương lai tươi sáng và công bng, chúng ta cn tha nhn và thành thc v quá kh".

"Dù nhiều người trong s các bn có th không đng tình vi tt c nhng gì được th hin trong b phim, chúng ta cn cân nhc mt điu, như b phim đã nói ‘Trong chiến tranh, không có s tht nào là duy nht’. Khi chúng ta chp nhn điu này, chúng ta có th khép li quá kh đ tiến v phía trước, làm sâu sc mi quan h gia hai dân tc chúng ta và xây dng mt tương lai tươi sáng hơn cho tt c mọi người", nhà ngoi giao hàng đu ca M Vit Nam viết thêm.

Chưa rõ lý do vì sao phn đông báo chí Vit Nam li không đăng tin v phim tài liu dài tp, phi mt mt thp k mi hoàn thành và đang thu hút s quan tâm ca công chúng Hoa Kỳ. VOA Vit Ng không thể liên lc được vi Ban Tuyên giáo Trung ương đ phng vn.

phim3

Ông John McCain được cho là mun "xem các câu chuyn ca người Bc Vit".

Theo kết qu tìm kiếm trên mng, duy nht, ch có t Thanh Niên cui tháng trước đưa tin v vic "Tng lãnh s quán M ti Thành phố Hồ Chí Minh s t chc bui chiếu và tho lun trích đon khong 90 phút ca b phim tài liu dài 18 tiếng ‘The Vietnam War’ (Chiến tranh Vit Nam)".

Tờ nht báo thuc top nhiu người đc ở Việt Nam viết thêm rng "đo din kiêm nhà sn xut phim Lynn Novick có mt ti Việt Nam đ giao lưu và tham gia phn tho lun cùng các khách mi, khán gi trong bui chiếu".

Nhà văn Khải Đơn, mt trong nhng người tham d, k li trên Facebook cá nhân : "Cô gái rất tr giơ tay hi n đo din Lynn Novick : ‘Ti sao trong nhng trích đon được xem, tôi ch thy nhng nhân vt được phng vn t min Bc Vit Nam ? - Vy trong b phim tài liu sp chiếu có nhng người t min Nam được tr li phng vn không ?’... Lynn Novick mỉm cười nói : "Có, chúng tôi có phng vn nhng người t min Nam. Ni dung đó s có đy đ khi bn xem b phim được công chiếu trên trang web ca PBS".

Nữ ký gi tng có thi gian làm vic cho hãng BBC Bangkok viết tiếp : "Câu tr li ca Lynn đào thêm một ng vc khó chu khác : Có nghĩa là đon phim được chiếu gii thiu ngày hôm đó đã đi qua bàn tay kim duyt thô bo và thiếu đ lượng - trước khi nó xut hin được dưới nhng ánh mt tr măng đã rt thành tâm mun hiu cuc chiến tranh Vit Nam theo nhiều hơn mt nghĩa ca c đ hay c vàng…".

VOA Việt Ng đã liên h vi Lãnh s quán M TP HCM đ hi xin đon ghi âm v s kin này nhm kim chng thông tin mà nhà văn Khi Đơn đưa ra, nhưng được cho biết rng bui chiếu không được ghi li.

phim4

Bà Lynn Novick (ngoài cùng bên phải) trong mt s kin công b "The Vietnam War".

Trong một bui tho lun v "The Vietnam War" New York tun trước, đng đo din Ken Burns tiết l rng Thượng ngh sĩ John McCain, cu tù binh chiến tranh Vit Nam, "mun xem câu chuyn ca người Bc Vit".

Phim tài liệu gm 10 tp, kéo dài 18 tiếng, được cho là "khám phá khía cnh con người trong cuc chiến qua li k ca gn 80 nhân chng t mi phía".

Cựu Ngoại trưởng John Kerry, tng tham chiến Vit Nam, tun trước cũng nói rng "nếu có mt điu gì có th giúp hàn gn nhng s chia r trong xã hi M, khiến nhng người phn chiến có th ôm ly các cu chiến binh đã cm súng ti Vit Nam, thì đó là phim tài liu ‘Chiến tranh Vit Nam’".


Viễn Đông

Nguồn : VOA, 19/09/2017

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2