Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kinh tế Việt Nam : Thành tích, triển vọng & thách thức (VOA, 25/01/2020)

Nền kinh tế Vit Nam đã đt nhng thành tích đáng n trong năm 2019, vi tc đ tăng trưởng GDP thuc hng cao nht trong ASEAN, trong khi n công gim và thương mi thặng dư liên tiếp trong 4 năm. Tuy nhiên, Ngân Hàng Thế gii khuyên Vit Nam nên thc hin nhng ci cách cn thiết nếu mun ci trói tim năng ca các th trường vn.

kinhte1

Minh họa : Kinh tế Vietnam. nh chp Hà Ni, ngày 15/11/2017. Reuters/Kham

Thành tích

Nền kinh tế Vit Nam đã đt nhng thành tích ln trong năm 2019, và trong bối cảnh bt n toàn cu ngày càng tăng, Vit Nam có kh năng s là mt trong nhng nn kinh tế tăng trưởng nhanh nht thế gii, vi tc đ tăng trưởng GDP khong 6,8%, theo Ngân hàng Thế gii (WB). T l này nhanh hơn gn ba ln so vi mc trung bình ca thế gii là 2,6%, và cao hơn 1,2 đim phn trăm so vi mc trung bình Đông Á Thái Bình Dương, theo phúc trình v Trin vng kinh tế toàn cu ca WB.

Báo điện t ca chính ph Vit Nam trích dn s liu chính thc ca Tng cc Thng kê cho biết GDP, Tng sản phẩm quc ni ca Vit Nam năm 2019 là 7.02%, vượt ch tiêu (t 6,6-6,8%), và đây là năm th hai liên tiếp, tăng trưởng kinh tế vượt mc 7%.

Vẫn theo Tng cc Thng kê, thì đng lc chính ca tăng trưởng kinh tế năm 2019 tiếp tc là ngành công nghip chế biến, chế to, và các ngành dch v th trường. Khu vc công nghip và xây dng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%, và khu vc dch v tăng 7,3%, đóng góp 45%.

Đó là những thành tích rt ấn tượng ca Vit Nam trong bi cnh kinh tế toàn cu đang chm li.

Triển vọng

Ngân Hàng Thế gii cho rng trin vng kinh tế ca Vit Nam trong ngn hn và trung hn vn tích cc, vi tăng trưởng d báo khong 6,5% trong vài năm ti.

WB nhận đnh rng các yếu t căn bn ca nn kinh tế Vit Nam vn vng vàng, tuy nhiên Vit Nam vẫn b tác đng bi các cú sc bên ngoài, vi nguy cơ tăng trưởng xut khu gim, và Đu tư trc tiếp nước ngoài (FDI) gim.

Phúc trình của Ngân Hàng Thế gii khuyến ngh rng đ gim thiu tác đng ca nhng cú sc bên ngoài, Vit Nam cn phi ưu tiên việc phát trin mt khu vc tư nhân vng mnh và năng đng. Khu vc này theo Ngân Hàng Thế gii, đang phi đi mt vi nhiu tr ngi ln, đc bit là kh năng tiếp cn tín dng, và do đó cn phát trin các th trường vn đ làm nn tng cho s thnh vượng của Vit Nam trong tương lai.

Thách thức

Bà Penelopi Goldberg, Phó Chủ tch/ Kinh tế gia trưởng ca Ngân hàng Thế gii, nhn đnh trên trang blog ca bà rng mc dù đã đt được nhng bước tiến ngon mc, nhưng ‘mô hình phát trin ca Vit Nam hin nay phi đối mt vi nhiu thách thc quan trng’. Bà lit kê mt s chương trình hành đng mà Vit Nam có th thc hin đ gii quyết nhng thách thc ni ti và ngoi vi.

"Cải cách chính sách trong nước sâu hơn ; đu tư cơ s h tng và thúc đy kết ni ; nâng cao khả năng thích ng vi biến đi khí hu ; ci thin, tái đào to và duy trì ngun nhân lc ; xây dng khuôn kh hp tác cho các gii pháp đi phó vi thách thc ca Đng bng sông Cu Long".

Việt Nam còn cn thúc đy các chương trình kinh tế bn vng và chia sẻ thnh vượng. Kinh tế gia trưởng ca Ngân Hàng Thế gii nói nếu mun tr thành mt nn kinh tế hin đi, Vit Nam cn phi nhìn xa hơn vn đ tăng trưởng mà phi xoay sang chú ý ti các chương trình v dân tc thiu s, bình đng gii, ô nhim không khí, thích ứng biến đi khí hu…

Tại Hi ngh tng kết Công tác năm 2019, Trin khai nhim v công tác năm 2020, Th Tướng Nguyn Xuân Phúc nói ‘nút tht ln nht hn chế s phát trin là th chế, nút tht v tư duy’. Trang mng Kinh tế Vit Nam dn li ông Phúc nói :

"Nếu không thay đi v tư duy kinh tế thì du có điu chnh th chế cũng vn là th chế cũ, là "bình mi rượu cũ", không th có đt phá".

https://youtu.be/ITDcpVCbfn0

******************

Indonesia ghen tị vì Việt Nam tận dụng cơ hội thương chiến Mỹ-Trung tốt hơn (VOA, 24/01/2020)

Đông Nam Á được li ln t cuc chiến thương mi M-Trung. Khu vc này đón nhn mt làn sóng các nhà máy mi dn đến, khi các nhà sn xut ri khi Trung Quc đ tránh thuế quan ca M.

kinhte2

Indonesia không được hưởng li nhiu t thương chiến M-Trung

Nhưng nn kinh tế ln nht Đông Nam Á là Indonesia đã phi vt ln đ thu hút đu tư mi. Điu này có mt phn lý do là vì s quan liêu ca nước này.

Pegatron, một trong nhng hãng cung cp linh kin ln nht cho Apple, sp m nhà máy Indonesia. Đó là một phần trong n lc ca hãng nhm bo v h khi b dính vào thuế quan ca M đánh vào Trung Quc.

Nhưng không có nhiu công ty dn đến Indonesia như vy.

Mook Sooi Wah, Tổng Giám đc Khu công nghip Batamindo, nói vi VOA : "Mi người đu biết rng Vit Nam là nơi mà hu hết các nhà sn xut đu dn đến. Tt nhiên đó là mt vn đ đáng lo ngi. Nếu Indonesia chúng tôi không cnh tranh như các nước khác, tt nhiên chúng tôi lo ngi".

Một báo cáo gn đây ca Ngân hàng Thế gii cho biết trong s 33 công ty đang chuyển hot đng sn xut khi Trung Quc, 23 công ty chuyn đến Vit Nam. Không công ty nào chuyn đến Indonesia.

Một trong nhng lý do quan trng là khi s kinh doanh Indonesia tht là khó khăn. Đôi khi, ch có xin giy phép kinh doanh thôi cũng phải mất nhiu năm - lâu hơn nhiu so vi các nước toàn tr nhưng thường rt hiu qu như Vit Nam chng hn.

Edy Irawady, cựu lãnh đo Batam BP, nói vi VOA : "Vit Nam à, h d dàng hơn so vi các nơi khác. Bi vì, bn biết đy, chính ph ca h rt mnh m. Nhưng v phn Indonesia, chúng tôi đang trong quá trình dân ch".

Trong suốt ba thp k cai tr ca nhà đc tài Indonesia, ông Suharto, nn kinh tế đã có mô hình kế hoch hóa tp trung.

Nhưng khi ông t chc sau các cuc biu tình rm r năm 1998, quyn lc đã b phân tán thành nhiu tng nc chính quyn.

Và ở mt đt nước rng ln như Indonesia, nhng tng nc đó không phi lúc nào cũng hot đng khp vi nhau.

Một vn đ khác là tham nhũng. Dĩ nhiên, các quc gia khác cũng gp vn đ này. Nhưng Indonesia, giờ đây người ta phi hi l nhiu quan chc hơn.

Nhà phân tích Bhima Yudhistira, thuộc Vin Phát trin Kinh tế và Tài chính, nói vi VOA : "Có mt s chi phí tn kém phi b ra vì bn cn phi hi l không ch vài người trong chính quyn trung ương, mà cả nhng người chính quyn đa phương. Và chuyn này gây ra s kém hiu qu v mt đu tư".

Chính phủ mi ca Indonesia đang c gng gii quyết vn đ. H đang gim các giy phép cũng như gim các điu kin đ đt được các giy phép đó.

Nhưng vào thi điểm Hoa Kỳ và Trung Quc đang c gng gii quyết n tha cuc chiến thương mi ca h, có nhng người Indonesia lo rng Indonesia đã b l nhiu cơ hi mt ri.

William Gallo

*********************

Hoa Tết : nỗi lòng người bán ! (RFA, 24/01/2020)

Mỗi dịp xuân về, các chợ hoa được mở ra tại các công viên, bãi đất lớn để cung cấp cho nhà nhà. Người Việt mua hoa vể để chưng trên bàn thờ tổ tiên cũng như trang trí nhà cửa để đón xuân sang. Người có tiền thì mua hoa sớm, trong khi đó những nhà nghèo chờ đến những ngày giáp tết, thậm chí đến ngày cuối cùng mới mua. Lý do vì càng cận tết, giá hoa được giảm. Tuy nhiên gần đây, nhiều người bán hoa thà chặt bỏ hoa vào ngày 30 Tết chứ nhất quyết không bán rẻ.

kinhte3

Người bán đập bỏ cây mai, giữ gốc về trồng cho Tết năm sau. RFA

Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nguyên nhân việc người bán hoa kiên quyết không hạ giá dù phải hủy bỏ hoa của họ trước khi dọn dẹp để về nhà đón Tết :

"Việc cung cầu về hoa trong những ngày giáp Tết là một cân bằng rất biến động và khó dự báo. Tình hình chợ hoa như vậy là một vấn đề phức tạp đối với việc mua bán và đây cũng là một trường hợp đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Khi giá không đáp ứng yêu cầu thì người bán hoa không sẵn sàng thích nghi. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những trường hợp rất đặc biệt vì những người bán hoa cho rằng nhu cầu người mua hoa ngày Tết là bất khả kháng, người nào cũng phải mua, vì vậy họ tin rằng việc họ giữ giá là đúng".

Nỗi lòng người bán hoa Tết

Tại chợ hoa trung tâm Sài Gòn, một bạn trẻ bán mai cho biết tình hình buôn bán năm nay ế nhiều so với năm ngoái. Cụ thể, bạn đem nhiều cây để trưng bán nhưng tính đến tối 29 Tết mà mới chỉ bán được 5, 6 cây.

"Bị ép giá nhiều lắm nhưng mà giảm cũng chừng mực rồi dừng lại chứ không bán lỗ quá thì năm sau người ta vẫn canh giờ đó lại mua, không có lời".

Một người đàn ông trung niên bán tắc gần đó cũng cho biết tình hình chợ hoa Tết Canh Tý không khởi sắc cho lắm, nên ông phải điều chỉnh giá theo thời cuộc :

"Có người trả nhiệt tình mua, còn số khác trả qua loa chờ giờ chót, cứ tái diễn vậy hoài mỗi năm. Giờ chót người nhà vườn cần bán lấy sở phí nên bán nhưng nếu bán như vậy hết thì sẽ ‘lỗ chết’. Nhằm người bán vớt vát được chút nào đỡ chút nấy, còn một số người bán không bao nhiêu mà cứ bị tái diễn ép giá hoài thì thà họ chặt bỏ. Theo tôi bán giờ chót còn một số ít mà cây cũng xấu nên bán giá rẻ rồi về lẹ".

Phóng viên RFA có trao đổi với một anh bán hoa từ quận 12 và được anh chia sẻ :

"Từ 21 (âm lịch) tới nay là 8, 9 ngày rồi, ngày nào cũng muỗi cắn, nằm lê lết mà dân thì chỉ đi xem. Mấy ngày cỡ 23, 24, 25 thì khách thường không đi mua, chờ đến 28, 29 ra trả giá rẻ, nhà vườn làm cả năm cực khổ mà bị ép giá. Ví dụ cây đó 1 triệu, ngày 23, 24 trả 800.000 có thể bán, nhưng chờ 28, 29 ra hỏi 200-300.000/ cây. Trong khi đó ăn, ngủ thì nằm lê lết, ăn cơm tiệm. Nói chung giá cả cây năm nay không đạt như mấy năm trước, mà dân lại trả giá kiểu cho không, mình thấy cuộc sống anh em làm hoa Tết như vậy ngày càng cực khổ, ép giá kiểu này chắc năm sau làm ít lại, không làm nhiều nữa. Đừng nói Tết bán hoa có lời, không có, nhiều lúc lỗ nhiều lắm, như bây giờ 29 Tết mà hoa còn đầy đồng, khoảng 800 chậu mà chỉ bán được 200 mấy, 300 chậu, chưa tới phân nửa".

kinhte4

Hoa trang trí Tết Canh Tý tại một công viên ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 20/1/2020. AFP

Vẫn theo anh, nếu tới giờ chợ hoa đóng cửa mà anh vẫn chưa bán hết, buộc lòng anh phải bỏ cây :

"Cúc, tắc, hướng dương bỏ hết, không xài được, chỉ có mai đem về chăm lại thì được".

Không chỉ riêng Sài Gòn, những người bán hoa tại các chợ Tết ở Đà Nẵng cũng chịu chung tình trạng buôn bán khó khăn.

Vào tối 30 Tết, phóng viên chúng tôi bắt gặp một người bán mai quê ở Bình Định mang mai lên chợ hoa Đà Nẵng bán đang nhanh tay cắt cành những chậu mai. Anh tâm sự :

"Bán mai rẻ quá mà không ai mua, mình cũng nôn về Bình Định nên phải cắt cành để đem gốc về nuôi lại vì gốc này về quê mình mua 800.000 không có để nuôi, mà ở đây bán 800.000 không ai thèm mua".

Còn anh Đặng Văn Tùng, cũng là người Bình Định cho biết thị trường hoa Tết tại Đà Nẵng năm nay tiêu thụ chậm, giá đấu thầu lô cao, cộng thêm việc bốc vác tự ý tăng giá không đúng hợp đồng lại càng khiến người bán chịu nhiều thiệt thòi :

"Ở phường nói 1,2 triệu/ xe nhưng ra chợ hoa họ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Dân buôn bán thua lỗ nên nhờ Ủy ban Nhân dân phường Thạch Cầm, quận Hạ Châu năm tới làm sao chứ dân Bình Định ra là phải bán sổ đỏ trả nợ".

Đồng ý với anh Tùng, anh Nhật, một người bán tắc gần đó cũng bày tỏ mong muốn các chi phí giảm bớt lại, tiền bốc vác nên xoay quanh đơn giá quy định và chính quyền cần quan tâm hơn nữa :

"Phản ánh họ tới nhưng sợ vấn đề người bán thù vặt, người bốc vác tập hợp nhiều thành phần nên mình không lường trước được, ở quê ra đây bán không biết ai".

Vào tối muộn 30 Tết, phóng viên RFA bắt gặp cảnh nhiều người chủ thoăn thoắt đập phá cây, một số khác lại ngồi buồn một góc như ông Ngô Minh Nhật, một người bán quất ở Đà Nẵng :

"Tình hình bán rất chậm, tuột giá, tất cả những người buôn bán ở đây đều chấp nhận thua lỗ vì mặt bằng giá rất cao, 46 triệu/ bãi nhưng chứa chưa tới 150 cây mà giờ vẫn còn 70 cây, chưa tiêu thụ hết một nửa. Bây giờ phải chấp nhận phá bỏ toàn bộ để tránh tình trạng đêm 30 họ mới ồ đi mua, như vậy thành thói quen và bà con nông dân luôn luôn bị mất giá, không có hiệu quả".

Trước tình trạng này, ông Nhật đề nghị chính quyền Đà Nẵng nên xem xét để giúp giảm thiểu thiệt hại cho những tiểu thương này :

"Đóng tiền hết rồi nhưng bán không được, tất cả đều thua lỗ, đề nghị thành phố Đà Nẵng giải quyết cho bà con đấu lô trúng phải giảm 50% để giảm bớt phần thua lỗ của bà con đã đấu lô ở đây".

Giải pháp

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng cần phải nắm vững hơn nữa tình hình cung – cầu và có các đơn vị lớn để bảo đảm cung ứng với một giá nhất định, đặc biệt trong năm nay khi các tiểu thương còn liên kết giữ giá và nhất định không giảm giá với người mua.

Tuy nhiên, nhiều người trên mạng xã hội cũng chia sẻ kêu gọi những người có điều kiện không nên đi mua hoa những ngày cận Tết rồi ép giá người bán, đặc biệt sau khi những hình ảnh, video người bán thà đập bể, chặt nát chậu cây còn hơn bán giá rẻ để thành thông lệ được lan truyền rộng rãi. Như lời một người mua hoa ở chợ Tết Sài Gòn đề nghị :

"Nhiều người vậy thôi chứ mình muốn chơi hoa phải bỏ tiền ra phù hợp công sức người trồng. Người ta bỏ công sức, mồ hôi, nước mắt mới trồng, chăm được cây hoa, nếu mình muốn chơi hoa để có không khí Tết thì không đáng bao nhiêu, nhịn bữa sáng là đủ (tiền) mà".

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Việt Nam

Vì sao dân cười khi thấy quan chức xuống đường quét rác ?

Diễm Thi, RFA, 25/01/2020

Cứ vào những tháng cuối năm hay những ngày đầu năm mới, hình ảnh một vị lãnh đạo nào đó cùng nhiều thuộc cấp ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường như quét rác, khơi thông cống rãnh… với hàng loạt ống kính chĩa vào trở nên phổ biến.

quet1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tham gia quét rác hôm 18/1/2020. Photo : SGGP

Sáng 18/1/2020, nhiều quận huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ ra quân thực hiện tháng "Thành phố sạch - Thành phố văn hóa mừng xuân Canh Tý 2020, mừng Đảng 90 năm". Báo chí trong nước đưa tin kèm hình ảnh Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân mang bao tay trắng tham gia quét rác cùng người dân. Lập tức mạng xã hội đăng lại tấm hình ông Nguyễn Thiện Nhân cầm cây khơi thông dòng chảy cho kênh Rạch Lăng ở quận Bình Thạnh năm 2018 với hàng loạt ống kính phóng viên, cũng trong một buổi vận động người dân không xả rác.

Trước đó vài năm, tại buổi lễ phát động các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường, người ta cũng thấy hình ảnh nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cùng thanh niên tình nguyện vớt rác, kéo lục bình khai thông dòng chảy rạch Dừa. Ông này đang phải thụ án tù vì những sai phạm trong công tác.

Nhiều người dân mỉa mai với những câu nói như : "Tôi không hiểu sao ông Bí thư Thành ủy làm đúng nghề của mình mà bị mọi người công kích ?". Có người họa lại đôi câu bài thơ Ông Đồ của tác giả Vũ Đình Liên : "Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông xuống đường - Cầm chổi chà, cào cỏ - Giữa phố đầy phóng viên".

Anh Quang, một người dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng dân cười là phải và chuyện này không mới, chỉ có phản ứng của người dân trên mạng xã hội là mới. Anh giải thích :

"Bình thường họ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, hà hiếp người dân, đến ngày lễ, ngày tết bày ra những trò như vậy nhìn nó lố bịch. Người dân cười là đúng rồi. Đó là hình thức biểu diễn để mị dân của người cộng sản từ hồi nào đến giờ rồi nhưng bây giờ dân mới có phương tiện để nói lên, để phản ứng. Chuyện đó không mới !

Những chuyện thiết thực hàng ngày thì họ không làm, bao nhiêu chuyện nóng về môi trường, về an toàn thực phẩm sờ sờ trước mắt họ không quan tâm".

Cũng là một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cô Tuyết không bao giờ lên mạng xã hội, mà các thông tin cô biết chỉ qua báo đài trong nước. Cô nêu quan điểm của mình về việc quan chức cao cấp ra phụ dân nhặt rác, quét đường :

"Theo quan điểm của em thì những quan chức lớn như vậy mà làm công việc của những người quét rác nó thể hiện sự bình đẳng. Nhìn hình ảnh các quan chức trên báo như vậy thì người dân sẽ không vứt rác bừa bãi ra bên ngoài. Thấy người "lớn" làm như vậy thì đương nhiên người "nhỏ" phải noi theo, không xả rác bừa bãi".

Nhà nghiên cứu xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nhận xét rằng đa số người dân chê bai những hành động của các lãnh đạo cao cấp như vậy. Bà không có một nghiên cứu chính thức về việc này nhưng theo bà thì người dân không sai, bởi làm lãnh đạo thì phải làm những việc to tát, hoạch định những chính sách sao cho ích nước lợi nhà thể hiện vị thế của mình, chứ đi lượm rác, thông kênh rạch chẳng giải quyết được việc gì cả. Bà đưa nhận định của mình :

"Cá nhân tôi thì tôi thấy các quan chức có cách này cách kia để lấy lòng dân, và hành động nhặt rác thì cũng nhằm cổ vũ cho vệ sinh môi trường, nhưng tôi nghĩ là cách làm truyền thông không phù hợp. Người dân nhìn những hình ảnh đó họ không thấy thuyết phục".

quet2

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng vớt rác, kéo lục bình khai thông kênh rạch hôm 6/3/2016. Photo : báo Lao Động

Việt Nam là một nước có số lượng báo chí chính thống khá nhiều. Theo thống kê được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra hôm 6/11/2019, cả nước có 844 cơ quan báo, tạp chí in, 24 báo, tạp chí điện tử độc lập, 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, 05 đơn vị hoạt động truyền hình, với tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 279 kênh, 70 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập, biên dịch.

Có 36 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, trong số đó, số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet chiếm 20/36 doanh nghiệp.

Đang làm việc trong lĩnh vực báo chí có 41.600 người và Bộ đã cấp 23.402 thẻ nhà báo.

Thế nhưng với những người dân có chút hiểu biết về thời cuộc thì từ lâu họ đã không còn tin, không còn xem những tin tức, hình ảnh mà báo trong nước loan nữa. Người ta nói với nhau rằng, ngày xưa đọc báo để có kiến thức, ngày nay phải có kiến thức hãy đọc báo. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã sáng tác một bài hát có tên "Hãy gấp trang báo và tắt tivi".

Như vậy mạng xã hội cho đến bây giờ là nơi người dân có thể nói lên những suy nghĩ, những phản biện một cách trung thực nhất, nhưng lại bị chính quyền coi là công cụ chống đảng, chống nhà nước.

Tuy vậy, theo đánh giá của những nhà quan sát thời cuộc thì nhờ mạng xã hội mà nhận thức của người dân được nâng lên rất nhiều và họ không tin vào những điều được gọi là ‘mị dân’ nữa.

Blogger Nguyễn Ngọc Già nhận định :

"Theo tôi thì chuyện cuối năm mấy ông bà cộng sản cấp cao đi quét rác, dọn dẹp… bị người dân cười cợt thì không có gì ngạc nhiên hết bởi vì người ta không tin vào những chuyện mị dân như vậy. Nó phản ánh não trạng của giới cộng sản cấp cao vẫn rất ấu trĩ. Họ không lừa được người dân bằng những hành động đen cả về hình thức lẫn tâm trí của họ nữa.

Cái thứ hai là tự họ làm cho hình ảnh của họ trở nên xấu xí. Người dân Việt Nam ngày nay nhận thức rất nhiều chứ không phải như ngày xưa nữa. Người dân không cần những hình ảnh quét rác theo nghĩa đen nữa mà họ cần quét rác theo nghĩa bóng, tức là hãy quét sạch hết những tệ nạn như ma túy, tham nhũng…"

Theo báo cáo, thống kê của Bộ Công an, tính đến 15 tháng 5 năm 2018, cả nước có 225.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 2.100 người so với năm 2017. Còn tệ tham nhũng, hối lộ thì tràn lan khắp các cơ quan công quyền, có vụ ‘ăn’ đến hàng triệu đô la Mỹ mà người dân chỉ được biết qua chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng mấy năm qua.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 25/01/2020

********************

Mưa đá, dịch bệnh, chợ hoa tan tác ; những tia sáng từ "mặt trời" Nguyễn Phú Trọng

Gió Bấc, RFA, 24/01/2020

Giao thừa Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng của một chu kỳ vận hành của tạo hóa. Âm lịch là thành tựu của khoa học đông phương đã tính toán sít sao sự vận hành của vũ trụ, thoạt nhìn phức tạp hơn Dương lịch với tháng thiếu tháng đủ, năm nhuận năm thường nhưng lại rất hài hòa với thiên nhiên, cứ đến rằm là trăng tròn, cứ đến mùa xuân là hoa mai, hoa đào nở. Người phương Đông đề cao sự vận hành hòa hợp của ba chủ thệ thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

quet3

Chiều ngày mùng 1 Tết nguyên đán Canh Tý, mưa đá bất ngờ xuất hiện ở một số địa phương trong tỉnh Lào Cai. Trong đó, mưa đá đã phủ trắng mặt đất ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai.

Nghiệp lực đen từ mặt trời đỏ

Nhân phút giao thừa hãy thử điểm lại những sự kiện trọng yếu trong thời khắc cuối năm để có thể nhìn ra theo quy luật nhân quả, sự chuyển giao, kế thừa, phát triển.

Cuối năm Kỷ hợi, Tổng-Chủ Nguyễn Phú Trọng đã có tuyên bố đại ngôn trong tình hình kinh tế thế giới đang màu xám thì mặt trời Việt Nam đang tỏa rạng. Mặt trời đỏ ấy đã đổ ụp 3.000 quân vào thôn Hoành giết cụ già Lê Đình Kình 84 tuổi, tróc nã toàn gia kể cả trẻ sơ sinh mới 3 tháng tuổi, bắt đi hàng chục người dân mà chẳng theo một thể thức trình tự pháp lý nào. Cả thôn Hoành bị cách ly với thế giới về mọi phương tiện đi lại giao tiếp và bị phủ chụp cáo buộc phạm tội bởi chính những kẻ sát nhân. Cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ với khoảng 1.000 tờ báo, hàng vạn dư luận viên tha hồ đơm đặt nhục mạ người sống, người chết ở thôn Hoành.

Đạp lên đạo lý truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận" dù là kẻ gian ác bất nhân khi nhắm mắt xuôi tay cũng được người đòi đại xá để yên mồ yên mả. Thế nhưng cụ Kình dù đã bị bắn trúng tim ở khoảng cách gần, bị đánh bể xương gối lìa cả cẳng chân lại bị bày trò giải phẫu tử thi để thực hiện hình phạt xẻ thịt, phân thây mà người ta chỉ nghe nói tới ở những triều đại bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Trụ, Kiệt. Ngay cả tiền phúng điếu của đồng bào tương thân- tương ái cũng bị kết tội là tài trợ cho khủng bố.

Nghiệp lực của ánh sáng đỏ chết chóc ấy chừng như đã động đến lòng trời. Nhà nước Việt Nam đã không cho phép báo chí trong ngoài nước đến Đồng Tâm tác nghiệp. Những Nick Út và Malcolm W. Browne thời nay không có cơ hội ghi nhận hình ảnh tang thương của thôn Hoành và cụ Kình để nhận giải Pulitzer nhưng những người dân vô danh của thôn Hoành đã dũng cảm khôn khéo vượt thoát khỏi sự phong tỏa, cắt sóng, phá sóng của đạo quân vây ráp chuyển đến thế giới những hình ảnh ít ỏi nhưng chân thực và kinh khiếp rợn người.

Trời không thể im lặng

Nam Tào, Bắc Đẩu ở cảnh giới nào đó không có chủ nghĩa cộng sản ắt cũng ghi nhận và có phản ứng tức thì vào ngày 30 tết. Mưa đá đổ xuống Việt Trì, gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng, hoa màu nhà cửa ngay trước thềm năm mới (1).

Không chỉ có vậy, cả miền Bắc đón giao thừa trong giá rét, mưa bão (2).

Không ai vui trước nhũng thiên tai như vậy. Ngày xưa, các vị minh quân đều phải tự vấn và cải sữa về đức hạnh, đạo trị dân của mình trước các hiện tượng này. Phải chăng đây là lời cảnh báo của thượng đế hay nói theo thuyết duy vật của cộng sản là của thiên nhiên, trước tội ác trời không dung, đất không tha, trước những lời dối trá huênh hoang của Nguyễn Phú Trọng. Mây đen, mưa đá, giá rét của tạo hóa đang thật sự trùm lên mặt trời đỏ Ba Đình.

Tiền bạc từ chiếm đoạt đất đai, công quỷ, chùa to tượng lớn để kinh doanh tâm linh không mua được tội ác của thể chế độc tài, tham nhũng như cái cách mà luật đảng đã mua tội của Phạm Nhật Vượng.

Đón dịch bệnh, ô nhiễm từ bạn vàng

Cũng trong ngày cuối năm, Bộ Y tế xác nhận 2 người Trung Quốc nhiễm virus corona điều trị tại bệnh viện Chợ Rẩy. Trước khi điều trị hai cha con người này đã đi đến nhiều địa phương như Đà Nẵng, Long An, v.v… điều đó về mặt dịch tể học có nghĩa là nguy cơ gieo rắc virus corona của hai người này đã phủ trong một vùng khá rộng. Trong khi đó thì làn sóng du khách Trung Quốc vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam ngay cả người từ Vũ Hán. Ngày 22/1 khi Trung Quốc tuyên bố đóng cửa Vũ Hán thì Đà Nẵng vẫn hân hoan tiếp nhận chuyến bay có 218 hành khách từ Vũ Hán (3). Với phương tiện, phương pháp kiểm tra y tế lỏng lẻo, tắc trách của ngành y tế và với phương châm của đảng nhà nước Việt Nam luôn bưng bít thông tin các dịch bệnh và thảm họa môi trường từ trước đến nay, các dịch bệnh từ Trung Quốc thông thương với Việt Nam như cúm gà, cúm lợn, corona sẽ bùng phát tại Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.

quet4

Vì sao không cấm khách du lịch từ vùng có viêm phổi Vũ Hán tới Việt Nam

Không chỉ dịch bệnh, đảng nhà nước Việt Nam luôn đã, đang và sẽ hoan hỉ tiếp nhận những hàng hóa độc hại từ trái cây tẩm hóa chất, các nhà máy điện than ô nhiễm để dầu độc dân tộc Việt vì lợi ích phe nhóm của những cá nhân, phe nhóm nào đó.

Tai họa về sự bất lợi địa này sẽ tiếp tục phủ trùm lên tương lai dân tộc nhưng là nguồn lợi sinh tồn cho đảng và chính quyền chuyên chế cầm quyền. Liệu một chính tể, một nhà nước có thể tồn tại lâu dài, bền vững nhờ vào cách tận dụng bất lợi địa để đầu độc dân tộc ?

Dân không tiền mua hoa tết

Sự kiện thứ ba trong ngày cuối năm là sự tan tác các chợ hoa từ Sài Gòn đến các tỉnh. Từ nhiều năm nay, sức mua giảm sút đa số người dân Việt ở ăn tết đơn giản và thiên về tinh thần. Hoa trở thành món hàng chủ lực trong ngày tết. Mọi nhà đều cố gằng mua vài chậu van thọ, cúc chưng tết. Nhà nông và thương lái cũng nhắm vào chợ tết như một thương vụ lớn trong năm tập trung nhiều công sức, vốn liếng (4).

quet5

Chợ hoa Sài Gòn chiều 27 Tết vẫn vắng khách.

Thị trường hoa tết bắt đầu rộn rịp từ sau ngày đưa ông Táo đến tận trưa 30 tết là xã giàn, bán xổ giá rẻ hoặc xả hàng cho khách. Với người khá giả thường chọn mua hoa từ sớm để chọn hoa đẹp nhất và chưng dọn tết dài ngày hơn. Người ít tiền thì nán chờ đến trưa 30 mua hàng xổ. Đó là thông lệ, lề thói lâu đời. Ấy nhưng mấy năm gần đây đã phát sinh phương cách mói, người bán treo giá thật cao và đến ngày 30 thà hủy hàng chứ không bán xổ, không xã hàng. Người nghèo vẫn chờ đến ngày 30 nhưng giá vẫn cao hơn sức mua của họ vậy là rơi vào thế lưỡng bại câu thương. Cả hai cũng bị thiệt (5).

Năm nay, tình trạng càng tệ hơn, sức mua của người dân chừng như cạn kiệt nên đến ngày 30 hầu như các chợ hoa chưa tiêu thụ đươc 50% lượng hàng mà số người mua chỉ lác đác. Mùa hoa tết năm nay thật sự là thảm họa. Nó không phải là nguyên nhân mà là chỉ dấu kết quả của nền kinh tế được báo cáo trên giấy là đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,5% nhưng thật sự sức mua của đa số người dân đã cạn.

Nó chỉ ra hai điều đáng sợ về lòng người, tình người trong quan hệ bán mua của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã và đang giết chết cung cách giao tiếp hồn hậu giữa người mua kẻ bán thay vào đó là sự tranh chấp hơn thua nghiệt ngã thà bỏ hủy chứ không xã cho.

Những đốm lửa sẽ thành bão lửa

Trời đang nổi giận trừng phạt, đất đang bất lợi khi đứng cầu cạnh thủ phục dưới chân người khổng lồ tham lam vô độ. Sức người cạn kiệt, lòng người ly tán, lạnh lùng. Người Việt sẽ phải dựa vào đâu để sống ?

Cũng trong những ngày cuối năm mạng xã hội hé lên niềm hy vọng mới về tình người, lòng người và sức mạnh của người dân với thể chế độc tài.

Tập thể trí thức ký tên vào đơn tố cáo đòi khởi tố vụ án giết người ở thôn Hoành Đồng Tâm ngày một đông hơn. Nhóm trí thức cựu đảng viên ly khai Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu, giáo sư Tương Lai thảo một bức thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam phải "minh bạch trước công luận trong và ngoài nước về vụ việc Đồng Tâm, đặc biệt trả lời ai đã hạ lệnh tiến hành tập kích vào nhà dân lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2020, dùng súng bắn vào dân và hạ sát lão nông Lê Đình Kình. gởi đến các lãnh đao tối cao của chính quyền Việt Nam. Quyết tâm của họ không chỉ dừng lại trong nước mà còn khằng định "Chúng tôi mong sớm được hồi âm trước khi chúng tôi sẽ có thư đến vị đại diện của Việt Nam đang giữ trọng trách Ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, để chuyển cho ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc" .

Mặc khác, trả lời sự đàn áp của nhà nước phong tỏa tài sản phúng điếu cụ Lê Đình Kình, giá chứng khoán Vietcombank đã đảo chiều bốc hơi 5000 tỉ chỉ trong vài ngày.

Đó là những đốm lửa nhỏ có thể bùng lên thành bão lửa.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 24/01/2020 (Gió Bấc's blog)

1.  https://tuoitre.vn/quat-canh-do-rap-rung-nhu-sung-sau-con-mua-da-trua-30-tet-20200124155459034.htm

2. https://tuoitre.vn/mien-bac-don-giao-thua-voi-mua-rao-ret-dam-ret-hai-20200124104054011.htm

3. https://thanhnien.vn/thoi-su/vi-sao-khong-cam-khach-du-lich-tu-vung-co-viem-phoi-vu-han-toi-viet-nam-1175241.html

4. https://tuoitre.vn/tan-tac-cho-hoa-sai-gon-tien-ti-do-bo-ngay-30-tet-20200124100033027.htm

Additional Info

  • Author Diễm Thi, Gió Bấc
Published in Diễn đàn
vendredi, 24 janvier 2020 11:09

Chúc Xuân Canh Tý

Toàn thể Ban biên tập trang mạng Thông Luận (thongluan-rdp.org) kính chúc quý độc giả một năm Canh Tý an bình và hạnh phúc.

Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi và ủng hộ cố gắng phổ biến thông tin thời sự và những trao đổi về lập trường của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trong suốt thời gian qua.

xuan1

Sau hai năm tái tạo lại trang mạng Thông Luận, chỉ trong vài ngày nữa chúng ta sẽ đạt tới con số một triệu lượt vào duy nhất mỗi ngày. Con số này thể hiện sự quan tâm và ủng hộ một trang mạng thông tin và lý luận trung thực. Trong năm Canh Tý này, Ban biên tập sẽ tiếp tục duy trì cố gắng cung cấp thông tin và giới thiệu những bài viết có chiều sâu về nhận thức cũng như lý luận.

Trân trọng cảm ơn và kính chào quý độc giả.

Thay mặt Ban biên tập,

Nguyễn Văn Huy

******************

Bước vào một năm mới và một vận hội mới cho đất nước

Câu hỏi đã được đặt ra từ lâu nhưng hơn lúc nào hết phải được đặt lại trong lúc này là phải đấu tranh như thế nào để có dân chủ trong thời gian ngắn nhất ? Đây là câu hỏi rất nhức nhối vì, trong gần 45 năm qua mặc dù Đảng cộng sản đã hành xử như một lực lượng chiếm đóng hung bạo và gây những thiệt hại rất lớn cho đất nước, đối lập dân chủ Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một lực lượng dân chủ có tầm vóc. Lý do là vì chúng ta chưa hiểu rõ và nhìn đúng cuộc đấu tranh này. Nhiều người đã lẫn lộn khát vọng dân chủ với sự hận thù cộng sản, nhiều người khác đã pha trộn đấu tranh vì đất nước và đấu tranh để có một chỗ đứng hay một tầm quan trọng cho chính mình. Càng nhiều người không hiểu rằng đấu tranh chính trị bắt buộc phải là đấu tranh có tổ chức, và trong số ít ỏi những người hiểu rằng phải đấu tranh có tổ chức vẫn còn những người chưa ý thức được rằng xây dựng một tổ chức chính trị đòi hỏi những cố gắng rất kiên trì trong rất nhiều năm. Thời điểm của sự sáng tỏ đã đến, những ngộ nhận này không thể tiếp tục được nữa.

Đã đến lúc những người yêu nước và mong muốn dân chủ cho đất nước cần ý thức rằng cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho dân chủ là một cuộc đấu tranh rất mới và rất khó khăn bởi vì, tuy tự hào là có một lịch sử dài, chúng ta chưa bao giờ có dân chủ. Những giai đoạn độc lập cũng chỉ thay thế một ách nô lệ ngoại bang bằng một ách nô lệ bản xứ.

Tự do, dân chủ, nhân quyền không phải là những khẩu hiệu, đó là những giá trị mà nhân loại đã chỉ có được sau những cố gắng trí tuệ lớn, sự thực hiện chúng trong sinh hoạt quốc gia còn đòi hỏi những cố gắng lớn hơn, cùng với quyết tâm, nhất là vì chúng chưa hề hiện diện trong xã hội ta. Như vậy, cuộc đấu tranh này đòi hỏi một tư tưởng chính trị đúng đắn và một dự án chính trị chính xác và khả thi. Đó là điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng một lực lượng chính trị đủ mạnh để đánh bại sự ngoan cố của những thành phần thủ cựu đang cầm quyền trong Đảng cộng sản Việt Nam. Đó cũng đã là niềm tin nền tảng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ ngày thành lập.

Trên ngưỡng của một năm mới, tình cảm quý mến và nồng nàn nhất của chúng ta chắc chắn hướng về các tù nhân lương tâm đang chịu gian lao vì đất nước và lẽ phải. Lịch sử đang sang trang và chúng tôi tin rằng ngày họ tìm lại được tự do trong vinh quang không còn xa…

Nguyễn Văn Huy

Trích "Bước vào một năm mới và một vận hội mới cho đất nước", 31/12/2019

*****************

2020, năm của một khúc quanh rất lớn

...chúng ta đang đứng trước một cơ may chưa từng có và sẽ không bao giờ lặp lại để trở thành một nước dân chủ phát triển. Vấn đề là chúng ta có những chính sách và những con người cần thiết để nắm lấy cơ hội đó không.

Khiêm tốn nghĩ lại mình để vươn lên

Quyết định ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để hội nhập vào thế giới dân chủ là quyết định đúng duy nhất trong suốt quá trình hiện hữu của Đảng cộng sản. Vậy tại sao nó lại khiến Đảng cộng sản chao đảo ? Như vậy phải hiểu rằng Đảng cộng sản tự nó đã là một sai trái và do đó mâu thuẫn với tất cả những gì đúng. Cuộc chuyển hóa này là một cơ may vô cùng lớn cho đất nước, tại sao nó lại khiến Đảng cộng sản lâm nguy ? Như vậy phải hiểu rằng Đảng cộng sản đối nghịch với đất nước Việt Nam. Một chính đảng như vậy không có lý do để tồn tại, chưa nói để cầm quyền.

Trong nước Việt Nam dân chủ tương lai chắc chắn sẽ phải có chỗ cho những người cộng sản nhưng không thể có chỗ cho đảng cộng sản, không phải vì nó sẽ bị trừng trị hay đàn áp mà chỉ giản dị là nó sẽ tự nhanh chóng bốc hơi như các đảng cộng sản Đông Âu trước đây. Nó không phù hợp với dân chủ và lẽ phải, như con đỉa không sống được trong vôi.

Dầu vậy, nó đã cầm quyền trên cả nước trong gần một nửa thế kỷ mà không phải đương đầu với một lực lượng đối lập có tầm vóc nào dù đã thất bại trong tất cả mọi địa hạt, trên tất cả mọi phương diện và theo tất cả mọi tiêu chuẩn. Tại sao ?

Câu trả lời không khó nếu chúng ta chịu nghe. Đó là dân tộc nào cũng phải do trí thức hướng dẫn, cuộc cách mạng nào cũng phải do trí thức khởi động và lãnh đạo nhưng trí thức Việt Nam quá kém. Chúng ta chỉ có những người khoa bảng chứ không có những trí thức đúng nghĩa. Trí thức là một khái niệm chính trị trong khi tuyệt đại đa số những người Việt Nam được coi hay tự coi là trí thức không hiểu và cũng không chịu học hỏi để hiểu chính trị. Và đặc điểm của người ít hiểu biết là họ có thể tin chắc nịch vào những điều mà thực ra họ chẳng có lý do xác đáng nào để tin, và tin đến độ muốn ăn thua đủ với những người nghĩ ngược lại, như những người "cuồng Trump" hiện nay. Chúng ta bế tắc vì thế.

Điều đáng mừng là cơ may lớn hiện nay của đất nước đến vào lúc thế hệ của các trí thức nhân sĩ, thế hệ của chính kẻ viết bài này, gần như đã qua đi và một loại người mà đất nước chưa từng có đang dần dần xuất hiện : những trí thức chính trị. Họ sẽ là những anh hùng của một truyện thuyết Việt Nam mới, biến giấc mơ Việt Nam thành sự thực.

Họ cần hiểu thật rõ rằng trình độ văn minh của một dân tộc thể hiện qua văn hóa tổ chức và khả năng kết hợp, đức tính đáng tôn vinh nhất của một con người là khả năng sinh hoạt trong một tổ chức.

Họ cũng cần hiểu rằng không thể xây dựng tương lai mà bất chấp thực tại dù là một thực tại đáng buồn. Thực tại của đất nước ngày nay là, một mặt, Đảng cộng sản không còn tư cách nào để tiếp tục cầm quyền nhưng, mặt khác, nó đã cầm quyền một cách tuyệt đối trong gần hai thế hệ trên cả nước và ba thế hệ trên nửa nước phía Bắc cho nên những người cộng sản cũng là những người duy nhất có điều kiện để tiếp xúc với những vấn đề chính trị, nghĩa là có kinh nghiêm quản lý những việc chung của đất nước.

Những người dân chủ phần lớn ở ngoài cuộc và vì thế dù có tài năng và thiện chí đến đâu cũng thiếu kinh nghiệm và thiếu nhiều hiểu biết hiện trường cần thiết. Họ cần khiêm tốn hiểu rằng có rất nhiều người tốt đã chỉ gia nhập Đảng cộng sản vì hoàn cảnh xã hội và cũng nhờ gia nhập Đảng cộng sản mà họ có được kiến thức và khả năng hiện nay. Vả lại sự chuyển hướng tốt đẹp mà chúng ta đang chứng kiến, dù tự nhiên và bắt buộc tới đâu, đã chỉ có được vì đã có những người cộng sản lương thiện và sáng suốt ở mọi cấp. Ngược lại những người này cũng cần khiêm tốn nhìn nhận rằng trong khi luồn lách để tiến lên họ cũng đã tiếp tay kéo dài thảm họa của dân tộc. Quan trọng hơn trong lúc này họ phải vất bỏ cái khẩu hiệu hù dọa "còn đảng còn mình". Ở một thời điểm không còn xa nữa Đảng cộng sản sẽ bốc hơi và tan biến nhưng họ vẫn còn và không những thế vẫn còn trong vinh quang để đóng vai trò chủ động đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ và phồn vinh. Như vậy, để tận dụng cơ hội lịch sử này, chúng ta cần một tập hợp dân chủ qui tụ mọi người yêu nước thuộc mọi quá khứ chính trị. Hòa giải và hòa hợp dân tộc là điều kiện bắt buộc.

Quên đi những thảm kịch trong quá khứ để nhìn nhau là anh em và cùng bắt tay nhau làm lại đất nước sẽ dễ hơn nếu chúng ta hiểu rằng đất nước đã sa vào tai họa cộng sản không phải chỉ vì tham vọng tội lỗi của một vài cá nhân. Có những người đã thực tình say mê chủ nghĩa cộng sản vì tưởng nó là một lý tưởng cao đẹp. Lý do thực sự là chúng ta đã thiếu những trí thức chính trị và do đó đã không có tư tưởng chính trị. Một dân tộc như thế không khác một con tầu đi biển không có la bàn, không đụng phải đá ngầm này cũng đâm vào băng đảo khác, tai họa là điều chắc chắn. Thảm kịch cộng sản và sự kéo của nó phải được nhìn như hậu quả của sự mê muội của dân tộc ta sau một lịch sử dài tôn thờ Khổng giáo, một sự mê muội mà chúng ta phải thoát ra bằng lòng quảng đại thay vì chìm sâu vào bằng sự hận thù…

Nguyễn Gia Kiểng

Trích "2020, năm của một khúc quanh rất lớn", 10/01/2020

*****************

Tranh đấu thế nào để thắng lợi ?

Cuộc tranh đấu mà Tập Hợp đề nghị và theo đuổi "không nhằm tiêu diệt hay hạ nhục bất cứ ai mà để tôn vinh mọi người, tôn vinh quyền làm người và quyền được hưởng hạnh phúc như một dân tộc lớn mà dân tộc ta rất xứng đáng để có". Chúng tôi sẽ hàn gắn những vết thương cũ chứ không tạo ra nỗi đau mới dựa trên lập trường "hòa giải và hòa hợp dân tộc". Sẽ không có bất cứ một sự thanh trừng hay phân biệt đối xử nào xảy ra trong thời kỳ hậu cộng sản. Tất cả bộ máy công chức của chính quyền, trong đó có cả quân đội và công an vẫn phải duy trì và giữ nguyên. Lý do cũng giản dị vì họ đã quen việc và có kinh nghiệm. Mọi thay đổi nếu có thì cũng chỉ đơn thuần vì lý do kỹ thuật, ví dụ những người không làm được việc hay những bộ phận phục vụ cho việc kiểm soát tư tưởng của người dân. Một lý do nữa là đối lập dân chủ cũng không lấy đâu ra người để thay thế toàn bộ bộ máy công chức hiện hành. Những người bị buộc thôi việc cũng sẽ được đối xử tử tế và công bằng. Mọi quyền lợi của cán bộ hưu trí, cựu quân nhân và lực lượng vũ trang sẽ được giữ nguyên và chỉ tăng chứ không được giảm.

Muốn chiến thắng đảng cộng sản và thiết lập dân chủ cho Việt Nam thì phong trào dân chủ phải có một vài tổ chức chính trị thực sự có tầm vóc. Các tổ chức chính trị này phải có một "giải pháp thay thế" khả thi để thuyết phục và động viên quần chúng. Quần chúng cần một giải pháp mới và một niềm tin vào thắng lợi. Họ cần được hướng dẫn và lãnh đạo, quan trọng nhất, quần chúng cần biết sau chế độ cộng sản sẽ là gì ? Nếu không hình dung được tương lai thì quần chúng sẽ không ủng hộ cho bất cứ cuộc cách mạng nào.

Trong cuộc vận động này vai trò của trí thức Việt Nam rất quan trọng, không nhất thiết họ phải tham gia vào một tổ chức chính trị nào nhưng dứt khoát họ phải lên tiếng ủng hộ cho một tổ chức chính trị mà họ thấy là đứng đắn và có giải pháp tốt nhất. Im lặng tức là đồng lõa với chính quyền và kéo dài thực trạng tụt hậu và thua kém hiện nay của đất nước. Chỉ có các tổ chức dân chủ mạnh mới hiệu triệu được quần chúng để gây sức ép lên đảng cộng sản buộc họ phải chấp nhận luật chơi dân chủ. Không thể trông chờ vào các thế lực bên ngoài hay bất cứ một may mắn nào mà tự chúng ta phải xây dựng cho chúng ta một tổ chức chính trị hùng mạnh như thế.

Cuộc cách mạng dân chủ đa nguyên mà chúng ta đang theo đuổi sẽ là cuộc đổi đời lớn nhất và quan trọng nhất vì vậy phải có một sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo về tư tưởng, lý luận lẫn một đội ngũ nhân sự chính trị để thực hiện. Một dự án chính trị khả thi dựa trên một tư tưởng đúng đắn là không thể thiếu. Nó cũng quan trọng như bản vẽ của một ngôi nhà tương lai cho tất cả mọi người Việt Nam. Bản vẽ đó phải đẹp, khả thi, nhân văn và quan trọng hơn cả là phải nhận được sự đồng thuận của đa số người dân Việt Nam. Chúng ta không thể mạo hiểm và thực tế là không thể xây được một "ngôi nhà chung" cho gần 100 triệu người người dân mà không có bản vẽ. Và bản vẽ đó chính là một "dự án chính trị". Mỗi một tổ chức chính trị đều phải có một dự án chính trị để công bố cho người dân được biết và rồi chính người dân Việt Nam sẽ quyết định chọn dự án nào để xây dựng và kiến thiết đất nước.

Việt Hoàng

Trích "Tranh đấu thế nào để thắng lợi ?", 15/01/2020

****************

2020 và một vận hội mới

Điểm qua điều kiện đối nội và đối ngoại để thấy rằng, phía đối lập và giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đang ở trong một vận hội lớn với nhiều thuận lợi. Cùng với sự mở rộng, phát triển của internet và sự cởi mở dần dần của xã hội dân sự, hay mạng xã hội… đã làm cho nhận thức của người dân càng ngày càng cao. Từ đó, một tầng lớp mới đã được sinh ra : Những trí thức chính trị với sự trưởng thành về nhận thức với một tấm lòng vì đất nước.

Nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta cần thêm nữa, hơn nữa những con người và tấm lòng như thế.

Sự cao cả và vĩ đại của một đời người còn gì hơn là dấn thân cho một lý tưởng cao đẹp và lẽ phải ? Vậy thì, nếu bạn là trí thức và có tấm lòng với đất nước thì phải tìm đến nhau, bắt tay nhau để cùng cất cao một lời nguyền như là một quyết tâm lớn để mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam :

"Nước Việt Nam sẽ là một nước lớn.

Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện.

Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của hận thù và chia rẽ, của óc độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự hồi sinh từ điêu tàn và đổ nát.

Đó là lý tưởng của thời đại chúng ta. Đó là di sản mà chúng ta sẽ để lại cho các thế hệ mai sau. Đó là giấc mơ Việt Nam mà các chí hữu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cùng theo đuổi và muốn chia sẻ với mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, hôm nay và ngày mai". (Trích dự án chính trị "Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai").

Việt Thủy

Trích "2020 và một vận hội mới", 17/01/2020

Additional Info

  • Author Ban biên tập Thông Luận
Published in Quan điểm