Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 15 août 2020 15:15

Về bầu cử tổng thống Mỹ 2020

Chuyện trò với Giáo sư Jonathan London về bầu cử tổng thống Mỹ 2020

Trước khi đến Hà Lan, Giáo sư Jonathan London từng sống và làm việc ở Việt Nam, Singapore, Hong Kong. Sống xa quê hương suốt 23 năm qua, nhưng ông cho biết năm nào cũng về Mỹ thăm gia đình.

baucu1

Nhận định về kỳ bầu cử tổng thống năm nay, Giáo sư Jonathan London, một công dân Mỹ hiện đang sống ở Hà Lan, nói đây là cuộc bầu cử "quan trọng nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ và đối với tương lai của thế giới".

Và đặc biệt, dù ở xa, kỳ bầu cử tổng thống nào ông cũng tham dự, qua đường bưu điện.

Trả lời câu hỏi ông là thành viên của đảng Cộng hòa hay Dân chủ, Giáo sư Jonathan London nói ông "bỏ phiếu theo lương tâm, và không muốn tiết lộ đảng phái chính trị" của mình.

Jonathan London : Cuộc bầu cử này là bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ và là cuộc bầu cử quan trọng đối với tương lai của thế giới. Từ tình hình môi trường và địa chính trị trong nền kinh tế thế giới, và các xu hướng chính trị toàn cầu và khu vực, đây là cuộc bầu cử mang tính hệ quả nhất của thời đại chúng ta.

BBC : Ông có thể cho biết sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên nào và tại sao ?

Jonathan London : Tôi sẽ không, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bỏ phiếu cho Donald J trump, một tổng thống phá hoại nhất có thể được trong lịch sử Hoa Kỳ. Tôi rất nóng lòng bỏ phiếu chống Donald Trump và tin rằng những người trong liên danh của Biden sẽ phục vụ lợi ích của người dân Mỹ trong lợi ích của thế giới, tốt hơn về tất cả mọi khía cạnh.

BBC : Ông có nghĩ rằng Hoa Kỳ đang đi đúng hướng không, tại sao ? Và ông hy vọng gì trong mùa bầu cử này ?

Jonathan London : Rõ ràng là Mỹ đang không đi đúng hướng do thất bại của lãnh đạo vì hệ thống chính trị bị thối nát. Tiền bạc đã đầu độc hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Nền dân chủ của Mỹ đã thất bại vì nó phục vụ một cách có hệ thống cho những người giàu có nhất, cũng như cho quyền lợi của các nhóm lợi ích, điều mà đa số dân thường phải trả giá. Hệ thống chính trị và xã hội Mỹ tiếp tục bị đầu độc bởi động thái mị dân của tổng thống. Trump và đồng minh của ông có ý định loại bỏ cơ chế kiểm soát và cân bằng của nền dân chủ, điều hiển nhiên mà bất kỳ ai đã theo dõi chính trường Mỹ trong ba năm qua đều thấy.

BBC : Ủng hộ Trump hay chống Trump, và dồn phiếu cho ai có là chủ đề nóng trong gia đình ông không ? Và phản ứng của gia đình với quan điểm của ông là gì ?

Jonathan London : Cuộc thảo luận duy nhất mà tôi có với gia đình liên quan đến Trump không thay đổi : nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy đã gây hoàn toàn tác hại như thế nào và tình hình nước Mỹ đáng buồn ra sao.

BBC : Đặc biệt trong cuộc bầu cử này, nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc giữa giới ủng hộ và chống đối Trump. Ông giải thích hiện tượng này như thế nào ?

Jonathan London : Sự chia rẽ của đất nước không chỉ đơn giản là giữa những người ủng hộ Trump và những người chống đối Trump. Chúng ta đang nói về một hệ thống chính trị trong đó ít hơn 50% cử tri đủ điều kiện thực sự đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống. Nhiều người cảm thấy chán nản và không tham gia đi bầu.

Thật thế, trong quá khứ, một số người bỏ phiếu cho Trump có cảm giác không biết là hệ thống kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ có bị gian lận hay không. Phân tích này không sai. Ông ta [Trump] là một người lừa đảo và đã dùng văn hóa và thù ghét để huy động sự ủng hộ. Ông Trump là người theo chủ nghĩa ưu đãi các tầng lớp ưu tú trong xã hội, là một người dối trá, lợi dụng sự phẫn uất âm ỉ từ lâu trong một xã hội bất bình đẳng để thắng cử và duy trì quyền lực chính trị. Do đó không gì ngạc nhiên khi ông ta đã dùng quyền lực để thực hiện các chính sách có lợi cho người giàu, với hậu quả mà mọi tầng lớp dân cư khác phải chịu.

BBC : Mạng xã hội kháo nhau rằng có đến 90% người Mỹ gốc Việt và người Việt ở Việt Nam ủng hộ ông Trump. Với kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam, ông nghĩ gì về con số giả định và hiện tượng này ?

Jonathan London : Người Việt ở Việt Nam nghĩ gì về ông Trump không hẳn là mối quan tâm của tôi, vì họ ít được tiếp cận thông tin và không hiểu biết nhiều về xã hội Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về Trump lại là một vấn đề khác.

Tôi sẽ không nói "90%" trừ khi chúng ta có dữ liệu để chứng minh, mặc dù tôi không nghi ngờ là số người ủng hộ ông Trump cao hơn 50%. Tôi đoán là cũng có một sự phân chia thế hệ đáng kể. Chúng ta nên lưu ý điều này vì đã có những giải thích thẳng thắn về sự ủng hộ ông Trump của những người Mỹ gốc Việt lớn tuổi, những người chiếm ưu thế trong giới truyền thông Việt Mỹ.

Cũng giống như cộng đồng người Mỹ gốc Cuba, cộng đồng người Mỹ gốc Việt được định hình bởi một kinh nghiệm lịch sử rất cụ thể. Diễn ngôn chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cho đến gần đây, bị chi phối bởi một cái nhìn phiến diện, hoang tưởng, ảo tưởng về chính trị bị ám ảnh bởi những âm mưu của cộng sản. Điều đó không khó hiểu với những kinh nghiệm lịch sử cụ thể của họ và bầu không khí chính trị phổ biến trong các cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong nhiều thập niên.

Đối với những người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi và có tư duy độc lập hơn, những người coi trọng dân chủ và chống phân biệt chủng tộc có một cảm giác xấu hổ khi rất nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump - một ứng cử viên rõ ràng là không trung thực và phân biệt chủng tộc với danh nghĩa 'chống Trung Quốc' và ' chống chủ nghĩa cộng sản'. Có rất nhiều người Việt Nam phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc đại lục và bác bỏ mọi vi phạm nhân quyền xảy ra ở khắp mọi nơi, kể cả những vi phạm nhân danh chủ nghĩa cộng sản hoặc nhân danh "bảo vệ biên giới ".

Với kinh nghiệm lịch sử của họ, tôi không ngạc nhiên chút nào khi nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng kẻ nói dối hàng loạt, mắc bệnh vĩ cuồng này, và kẻ thù của dân chủ và nhân quyền này, đang hành động vì lợi ích tốt nhất của người Mỹ trong và ngoài nước.

Rõ ràng là ông Trump đã gây tổn hại cực kỳ nghiêm trọng đến uy tín và vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới, và rõ ràng nhiệm kỳ tổng thống của ông đã gây tổn hại cực kỳ lớn cho nước Mỹ. Sự thất bại nặng nề của tổng thống đối với đại dịch virus corona tự nó là điều đáng lên án, với hơn 160 nghìn người Mỹ đã chết, gây đau thương cho gia đình họ.

BBC : Một số học giả Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn trước đây từng nói rằng Trung Quốc muốn ông Trump tái đắc cử, trong khi tình báo Mỹ gần đây có tin ngược lại. Ông nghĩ sao về sự kiện này ?

Jonathan London : Các báo cáo tình báo đã lưu ý rằng Nga lại đang ủng hộ Trump và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang cố gắng thúc đẩy cơ hội đắc cử của Biden. Điều này đáng tin cậy.

Điều đáng buồn là ảnh hưởng của các cường quốc nước ngoài trong cuộc bầu cử của Mỹ vẫn được cho phép kéo dài, do thất bại của chính phủ Hoa Kỳ và đặc biệt là của Tổng thống Trump trong việc đảm bảo hệ thống đại cử tri, vốn đã yếu của đất nước.

Bây giờ có vẻ như Trump đang hy vọng sẽ làm suy yếu sự bầu cử một cách có hệ thống ; trong nỗ lực này, lợi ích của ông và của Putin một lần nữa sẽ được đồng nhất.

Tina Hà Giang thực hiện

Nguồn : BBC, 14/08/2020

Giáo sư Jonathan London là một nhà xã hội học và kinh tế chính trị học, hiện giảng dạy tại trường đại học Leiden (Hà Lan), được xem là chuyên gia về Việt Nam.

Additional Info

  • Author Jonathan London, Tina Hà Giang
Published in Diễn đàn

Quan chc phn gián M : Nga, Trung Quốc, Iran tìm cách can thip bu c 2020 (VOA, 08/08/2020)

Quan chc phn gián hàng đu ca M ngày th Sáu cnh báo rng Nga, Trung Quc và Iran đu s tìm cách can thip vào cuc bu c tng thng năm 2020, và Nga hin đã bt đu chiến dch h uy tín ca ng c viên Đng Dân ch Joe Biden.

canthiep1

Giám đc Trung tâm Phn gián và An ninh quc gia William Evanina đưa ra cnh báo công khai bt thường v hot đng ca ba nước này nhm gây nh hưởng

Trong mt phát biu công khai bt thường, William Evanina, Giám đc Trung tâm Phn gián và An ninh Quc gia, cho biết ba nước này đang s dng thông tin xuyên tc trên mng và các phương tin khác đ c gng gây nh hưởng đến c tri, khuy đng ri lon và làm suy yếu lòng tin ca c tri M vào tiến trình dân ch.

Tng thng Donald Trump, được hi ti mt cuc hp báo New Jersey rng ông s phn ng như thế nào trước s can thip vào cuc b phiếu ngày 3 tháng 11, nói : "Chúng tôi s theo dõi tt c h, chúng ta phi rt cn thn".

Ông nói thêm ông tin rng Nga, Trung Quc và Iran đu mun ông thua trong cuc bu c.

Các đi th nước ngoài cũng có th tìm cách can thip vào h thng bu c ca M bng cách c gng phá hoi quy trình b phiếu, đánh cp d liu bu c hoc đt nghi vn v tính hp l ca kết qu bu c.

"Các đi th ca chúng ta s khó mà can thip hoc thao túng kết qu b phiếu trên quy mô ln", ông Evanina nói.

Ông cnh báo rng Nga đang nhm mc tiêu vào cu Phó Tng thng Biden và điu mà nước này coi là "tng lp chính thng đương quyn" chng Nga ca M.

Ông Evanina cho biết "các tác nhân có liên h vi Đin Kremlin" cũng đang c gng "thúc đy v thế ng c viên ca Tng thng Trump thông qua mng xã hi và truyn hình Nga".

Ông cho biết cơ quan ca ông đánh giá rng Trung Quc không mun ông Trump tái đc c vì Bc Kinh xem ông là người quá khó lường.

Ông nói Trung Quc đã và đang m rng nhng n lc nh hưởng đến chính trường M trước cuc bu c đ c gng đnh hình chính sách ca M, gây áp lc lên các chính tr gia M mà h coi là chng Trung Quc và chng đ nhng ch trích nhm vào Trung Quc.

Ông Evanina cho biết Iran có th s dng các chiến thut trên mng như lan truyn thông tin xuyên tc đ làm mt uy tín ca các cơ quan ca M và Tng thng Trump, đng thi khuy đng s bt mãn ca c tri M.

Các nhà lãnh đo ca y ban Tình báo Thượng vin, Thượng ngh sĩ Đng Cng hòa Marco Rubio và Thượng ngh sĩ Đng Dân ch Mark Warner, cm ơn li cnh báo ca ông Evanina trong mt phát biu và nói thêm rng tt c người M "nên n lc ngăn chn các tác nhân bên ngoài có th can thip vào cuc bu c ca chúng ta, nh hưởng đến chính tr ca chúng ta, và làm xói mòn nim tin vào các đnh chế dân ch ca chúng ta".

*********************

Nhật Bản diễn tập an ninh mạng cùng ASEAN, Mỹ và Châu Âu (RFA, 10/08/2020)

Một cuộc diễn tập an ninh mạng cấp chính phủ đầu tiên với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, do Nhật Bản tổ chức trực tuyến, dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu tới đây.

canthiep2

Một quang cảnh làm việc trên máy tính tại Diễn Đàn An ninh mạng Quốc tế, ngày 22/1/19 tại Lille, Pháp. AFP

Truyền thông trong nước, vào ngày 10/08 dẫn nguồn mạng Nikkei Asia Review cho biết như vừa nêu hôm 9/8.

Cụ thể, các quốc gia gồm Mỹ, Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á (ASEAN), một số nước ở Châu Âu như Anh, Pháp…và Nhật Bản sẽ cùng diễn tập mô phỏng chống lại cuộc tấn công mạng vào hệ thống lưới điện, cấp nước, trong đó yêu cầu chia sẻ thông tin giữa chính phủ Nhật Bản và các nước đối tác.

Cuộc diễn tập an ninh mạng cấp chính phủ lần đầu tiên được nói diễn ra trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp tới là cơ hội cho những chiến dịch cung cấp thông tin sai lệnh và tấn công mạng.

Tin nói rằng hiện tại, Mỹ và một số nước cáo buộc các nhóm hacker ở Trung Quốc và Nga hỗ trợ các hoạt động này.

Cuộc diễn tập an ninh mạng này nhằm mục đích tăng cường phối hợp giữa các nước chống lại âm mưu tấn công mạng.

Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, được dẫn lời rằng điều quan trọng là phải phát hiện và xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và sự lây lan của các cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Ông Yoshihide Suga nhấn mạnh "Chúng ta không thể hành động nhanh chóng và phù hợp nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với các nước khác".

Hồi tháng 12/2019, Nhật Bản lần đầu chính thức tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như tham gia vào hoạt động chia sẻ thông tin. Nhật cũng đã tham gia diễn tập an ninh mạng quốc tế Cyber Storm, do Mỹ dẫn đầu và hợp tác an ninh mạng với nhiều quốc gia.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế
vendredi, 03 juillet 2020 00:54

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Lê Minh Nguyên, Đinh Quang Tiến, Hoàng Bách, 03/07/2020

Lê Minh Nguyên và Đinh Quang Tiến trò chuyện cùng Luật sư Đỗ Phủ

+ Covid-19 đang gia tăng lây lan giai đoạn 2 ở nhiều tiểu bang : Texas, Arizona…

+ Lần đầu tiên Tổng thống Trump đề nghị dân chúng đeo khẩu trang

+ Hé lộ nhiều tin tức tình báo Nga treo giải thưởng cho Taliban sát hại lính Mỹ.

Nguồn : Hoangbach Channel, 03/07/2020

Additional Info

  • Author Lê Minh Nguyên và Đinh Quang Tiến
Published in Video

Vì sao Trung Quốc sẽ thủ lợi nếu Donald Trump tái đắc cử ?

Les Echos hôm 29/06/2020 có bài viết lý giải "Vì sao Bắc Kinh bầu cho ông Trump". Theo thông tín viên của tờ báo, nếu tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới, Trung Quốc không mấy buồn lòng vì sẽ lợi dụng được việc Mỹ co cụm để dấn tới trên trường quốc tế, trong khi Joe Biden có thể liên kết được các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ.

thuloi1

Tổng thống Donald Trump trong buổi tiếp tân do Tập Cận Bình khoảng đãi tại Bắc Kinh ngày 08/11/2017 - Ảnh Jonathan Ernst / Reuters

Cộng hòa và Dân chủ Mỹ đều muốn đối đầu với Trung Quốc

Ông Trump trong bốn năm qua đã liên tục đối địch với Trung Quốc, tố cáo thâm hụt thương mại lớn lao, chỉ trích việc xử lý đại dịch "virus Trung Quốc", cáo buộc Hoa Vi (Huawei) đe dọa an ninh quốc gia. Nhiều lần Donald Trump tuyên bố "Không ai cứng rắn với Trung Quốc như tôi", nói rằng Trung Quốc sẽ làm mọi cách khiến ông thất cử và mô tả đối thủ Joe Biden là một người nhu nhược trước Bắc Kinh. Tuy nhiên cuốn sách gây bão của cựu cố vấn an ninh John Bolton vẽ lên một chân dung ngược lại : một ông Trump muốn Trung Quốc mua nông sản Mỹ để ông có thể tái đắc cử, và làm ngơ trước các trại cải tạo Tân Cương.

Vương Nghĩa Nguy (Wang Yiwei), viện trưởng Viện quan hệ quốc tế của trường đại học Nhân Dân Trung Quốc, cũng cho rằng "đó là ứng cử viên đỡ tệ hại nhất cho Trung Quốc". Đối với các chuyên gia, rõ ràng là quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục xuống cấp, cho dù ông chủ sắp tới của Nhà Trắng là ai đi nữa. Tín Cường (Xin Qiang), phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ của trường đại học Phục Đán ở Thượng Hải, giải thích : "Có một sự đồng thuận chiến lược giữa Cộng hòa và Dân chủ về việc Trung Quốc là một địch thủ cần phải kìm hãm lại".

Trong những tháng gần đây, Quốc hội Mỹ đã vượt qua những bất đồng nội bộ để gần như là đồng thuận trong việc tố cáo việc Bắc Kinh siết lại tự do của Hồng Kông, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Đại dịch do virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra chỉ làm cho quan điểm của phía Mỹ thêm cứng rắn.

Trump tái đắc cử : Đồng minh chia rẽ, Bắc Kinh thủ lợi

Với một Donald Trump bất định, đành rằng chế độ Bắc Kinh phải tiếp tục chịu áp lực về thương mại và những tuyên bố bốc đồng, nhưng có thể lợi dụng chủ trương cô lập của Mỹ để gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế và các định chế đa quốc gia. Coi đây là "cơ hội cho Trung Quốc", ông Tín Cường cũng cho rằng "một doanh nhân thực dụng như ông Trump không thực sự có quan điểm về ý thức hệ, và không quan tâm lắm đến nhân quyền".

Ngược lại, phe Dân chủ được cho là thiên về bảo vệ các giá trị dân chủ. Tuy Joe Biden có thể cố gắng nối lại đối thoại với Trung Quốc về khí hậu, khủng bố hay nguyên tử Iran, Bắc Kinh lo rằng ông Biden tìm cách liên kết các quốc gia, đặc biệt là Châu Á và Châu Âu, vốn đang quan ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc.

Les Echos kết luận, vào lúc đại dịch corona làm tăng sự nghi ngại của phương Tây trước Bắc Kinh, một tổng thống Mỹ đoàn kết được nhiều nước trong một mặt trận chung là trở ngại cho Trung Quốc, còn việc ông Donald Trump tái đắc cử sẽ mở ra một đại lộ cho Bắc Kinh tung hoành.

Phe sinh thái Pháp đứng trước thử thách quyền lực

Cuộc bầu cử địa phương lần hai tại Pháp là tựa trang nhất của nhiều báo Paris hôm 29/06/2020. Libération chơi chữ "Phe sinh thái tiến bước" : đảng Xanh liên minh với cánh tả giành được nhiều ghế thị trưởng, nắm lấy ngọn cờ đổi mới từ tay đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Emmanuel Macron. La Croix chạy tựa trang nhất "Sự đột phá của đảng Xanh", Le Figaro nhận định "Làn sóng sinh thái giúp cánh tả hồi sinh". Le Monde ra từ ngày hôm trước, chú trọng vào "Bài biện hộ cho Châu Âu của bà Angela Merkel". Les Echos quan tâm đến "Việc cho ngưng hoạt động nhà máy điện Fessenheim gây tranh cãi" : lò nguyên tử "cao niên" nhất nước Pháp sẽ đóng cửa vào ngày mai, do chính phủ hứa giảm tỉ lệ điện nguyên tử từ 70% xuống còn 50%.

Trong bài xã luận mang tên "Trước thử thách quyền lực", La Croix ví von : một sa mạc và một làn sóng. Trước hết là sa mạc : có đến 6/10 cử tri không đến phòng phiếu để bầu ra thị trưởng của mình. Và một làn sóng xanh đã dâng lên : nhiều người Pháp tại các thành phố lớn như Lyon, Bordeaux, Strasbourg, Marseille… đã ngả sang sinh thái.

Các thành phố này trong sáu năm tới sẽ được một thị trưởng Sinh thái-Xanh lãnh đạo. Về chính trị, đây là một làn sóng ngoạn mục, vì đảng này hồi bầu cử tổng thống Pháp năm 2017 còn không thể giới thiệu nổi một ứng cử viên, nay lại đang đứng trước cánh cửa quyền lực. Ở cấp quốc gia, thách thức quyền lực lại thường trở thành ảo tưởng, như trường hợp của ông Nicolas Hulot.

Kết quả bầu cử lần này còn là một thách thức cho tổng thống Emmanuel Macron. Đảng Cộng Hòa Tiến Bước (LREM) của ông đã thất bại khi muốn cắm rễ tại địa phương. Nhân vật duy nhất trong đảng chiến thắng oanh liệt là thủ tướng Édouard Philippe, tái đắc cử ở Havre, người mà ông Macron ngần ngại chưa dám chia tay.

Cánh tả hồi sinh, Macron chật vật

Bài xã luận dài "Phía sau làn sóng xanh" của Le Figaro nhận định, đó là một kết quả đáng buồn cho đảng cực hữu vốn đang hy vọng thủ lợi từ tâm trạng bất ổn, đáng thất vọng cho đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (RN) vì làn sóng này lấn lướt những kết quả khích lệ tại các thành phố nhỏ và trung bình. Nhưng thất bại càng nặng nề hơn đối với đảng của tổng thống Macron vì phải từ bỏ giấc mộng bắt rễ trong trái tim đất nước. Trong giai đoạn sắp tới, ông sẽ phải thích ứng với một cuộc khủng hoảng dịch tễ luôn sẵn sàng tái phát, một trận sóng thần kinh tế xã hội và nhiều khó khăn khác nhau về chính trị.

Theo tác giả, sai lầm thứ nhất là nghĩ rằng hiện tượng này chỉ là nhất thời. Vấn đề môi trường nay là lương tâm chính trị tại các nước phát triển. Ban đầu từ giới trẻ và trung lưu đô thị, nay mọi giai cấp trong xã hội và mọi thế hệ đều ý thức được.

Sai lầm thứ hai là cho rằng đây chỉ là những lá phiếu để bày tỏ sự không hài lòng với hệ thống chính trị truyền thống. Đó là sự tái sinh của khối cánh tả từ xã hội đến cực tả, đảng xanh, đảng cộng sản, mà cột trụ nay không còn là đảng xã hội mà là phe sinh thái. Trước một cánh tả hồi sinh từ đống tro tàn, ông Macron không còn chọn lựa nào khác ngoài việc liên kết cánh trung và cánh hữu, với một lượng cử tri đủ rộng cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2022 mà ông có một ít hy vọng chiến thắng.

Nhà máy điện hạt nhân Fessenheim bị bức tử

Bước sang lãnh vực năng lượng, Le Figaro tỏ ra nuối tiếc khi "Fessenheim tắt lịm", Les Echos chạy tựa trang nhất "Việc cho ngưng hoạt động nhà máy điện Fessenheim gây tranh cãi". Lò nguyên tử "cao niên" nhất nước Pháp sẽ đóng cửa vào ngày mai, do chính phủ hứa giảm tỉ lệ điện nguyên tử từ 70% xuống còn 50%.

Vào lúc nửa đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 30/06, lò phản ứng số 2 của nhà máy điện nguyên tử ở vùng Haut-Rhin sản xuất ra những megawatt điện cuối cùng trong lịch sử của mình, bốn tháng sau khi lò số 1 bị cho ngưng hoạt động. Le Figaro cho biết điều mỉa mai là lò số 2 đã tự động ngưng khi bị giông gió mạnh hôm thứ Sáu, rồi cuối ngày thứ Bảy lại phải phục vụ thêm vài tiếng đồng hồ cuối cùng.

Việc đóng cửa Fessenheim đã được hai tổng thống liên tiếp hứa hẹn là François Hollande và Emmanuel Macron. Ngoài lời hứa do ông Hollande đưa ra nhằm kiếm phiếu của phe sinh thái năm 2012 nay phải thực hiện, chính quyền Macron hiện nay còn cho rằng nhà máy đã già cỗi, và cũng muốn giảm tỉ lệ điện nguyên tử xuống còn 50%. Tuy nhiên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) nhấn mạnh vai trò của nguyên tử trong việc giảm thải carbonic.

Les Echos trong bài xã luận "Nguyên tử : Cuộc tranh luận bị cấm đoán" nhận định nước Pháp đã dần dà ngả sang một dạng tư duy độc tài sinh thái. Dư luận cho rằng nguyên tử là nguy hiểm, để lại rác thải phóng xạ cho thế hệ tương lai, nên tập trung cho năng lượng tái tạo. Bảo vệ cho uranium trở thành cấm kỵ, và như vậy tương lai của điện nguyên tử được dựa trên cảm tính chứ không phải lý tính, trong khi vấn đề này cần phải được tranh luận đến nơi đến chốn.

Xe hơi, xe đạp chạy điện ngày càng phổ biến, như vậy phải sạc pin nhiều hơn, và nguyên tử lực bổ sung được cho những hạn chế của điện mặt trời và điện gió. Tất nhiên không phải hoàn hảo, nhưng khi không dám nêu ra những ưu điểm của nó trước dư luận, các nhà lãnh đạo chính trị đã tự bắn vào chân của một nước Pháp lẽ ra phải coi nguyên tử là một trong những ưu thế của mình. Chính nhờ điện nguyên tử mà Pháp là một trong những nước góp phần nhiều nhất vào việc chống hâm nóng khí hậu.

Nga : Phòng phiếu "trăm hoa đua nở" để phục vụ cho Putin

Tại Nga, một cuộc bỏ phiếu diễn ra từ thứ Năm tuần trước 25/06 để giúp tổng thống Vladimir Putin tiếp tục tại vị.

Libération mô tả vô số phòng phiếu đủ kiểu được dựng lên khắp nơi với cớ tránh tập trung đông người trong mùa dịch, nhưng thực chất nhằm khoác cái vỏ trưng cầu dân ý một cách dân chủ, để ông Putin cai trị thêm 12 năm nữa.

Thành phố Moskva còn tổ chức xổ số trúng thưởng để thu hút người đi bỏ phiếu, công nhân viên bị thúc giục đi bầu, có người dù từ chối bỏ phiếu trên internet nhưng vẫn nhận được tin nhắn xác nhận đã đăng ký. Dojd, một tờ báo độc lập phát hiện có những thẻ SIM và số an sinh xã hội được phân phát. Mỗi tài khoản tạo ra để bỏ phiếu trên mạng được tặng 75 RUB (gần bằng 1 euro), mỗi lá phiếu được thưởng thêm 50 rúp.

Leyen, Lagarde, Merkel : Ba phụ nữ sẽ cứu vãn Châu Âu

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos vinh danh "Ba người phụ nữ sẽ cứu vãn Châu Âu". Đó là Ursula von der Leyen, Christine Lagarde và Angela Merkel, ba phụ nữ ở độ tuổi 60 đã đánh thức Liên Hiệp Châu Âu (EU) để đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng tệ hại nhất. Cả ba đã biết đưa ra quyết định đúng đắn kịp thời, tuy họ chưa hề được chờ đợi trong vai trò này.

Angela Merkel được cho là đang ở vào buổi hoàng hôn chính trị, sau 13 năm cầm quyền. Gần như không còn ai trông cậy vào bà để thúc đẩy EU. Ursula von der Leyen, bộ trưởng Quốc phòng Đức, vừa làm chủ tịch Ủy Ban Châu Âu có vài tháng. Christine Lagarde được lên làm chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE) một phần nhờ là phụ nữ, vì bà chưa bao giờ lãnh đạo một ngân hàng quốc gia, thậm chí còn không phải là nhà kinh tế.

Ngày 18/03, bà Lagarde loan báo một kế hoạch đại quy mô để hỗ trợ nền kinh tế : BCE cam kết mua lại trong vòng vài tháng 1.000 tỉ euro trái phiếu nợ của các nhà nước thành viên và doanh nghiệp, một chiến lược còn tham vọng hơn cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Một ít thời gian sau, bà Merkel mới hành động, nhưng bà đã ý thức được rằng giảm phát sẽ làm các nước Nam Âu suy sụp, tạo nguy cơ cho thị trường chung. Nữ thủ tướng thận trọng và lý tính chấp nhận đề nghị của tổng thống Pháp : EU vay 500 tỉ euro và phân phối cho những nước dễ tổn thương nhất. Khi trả lời phỏng vấn của Le Monde, bà Merkel nhấn mạnh "Cần phải có lời đáp đặc biệt trong tình huống đặc biệt".

Nhờ sự đổi hướng của bà Merkel, bà Leyen đã tiến hành các chương trình mua chung và dự trữ thiết bị bảo hộ y tế cho EU, đưa ra kế hoạch tái thúc đẩy 750 tỉ euro. Bà cũng đặt nền tảng cho một liên minh y tế, bảo vệ các ngành kỹ nghệ chiến lược của Châu Âu trước Trung Quốc, lập quỹ nghiên cứu vac-xin chung.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế
vendredi, 20 mars 2020 22:15

Joe Biden có thể làm gì ?

Có mọi triển vọng Joe Biden sẽ đánh bại dễ dàng Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Ở tuổi 78 cũng có mọi triển vọng ông sẽ chỉ tại chức một nhiệm kỳ và chủ yếu sẽ cố gắng hàn gắn những đổ vỡ do Trump gây ra đồng thời dành cho nước Mỹ bốn năm tương đối bình yên để nghĩ về mình và chuẩn bị cho đoạn đường tương lai.

 

joe1

Có mọi triển vọng Joe Biden sẽ đánh bại dễ dàng Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

 

Dịch cúm Covid-19 đã có tác dụng kết thúc nhanh chóng cuộc tranh cử sơ bộ trong Đảng Dân Chủ Mỹ và giáng một đòn chí tử vào hy vọng tái đắc cử của Donald Trump.

Joe Biden bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ sau khi thất bại trong ba cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên. Ông thắng lớn tại South Carolina và thắng liên tục sau đó, vượt xa đối thủ duy nhất còn lại, Bernie Sanders. Mới đây lại vừa thắng thêm ba cuộc bầu cử sơ bộ tại Florida, Illinois và Arizona. Rồi dịch Covid-19 ập đến Mỹ khiến những cuộc mít tinh tranh cử không còn sôi nổi nữa để có thể thay đổi tình thế. Trừ một bất ngờ không thể tưởng tượng được Joe Biden sẽ được chọn làm ứng cử viên của Đảng Dân Chủ và sau đó sẽ đánh bại Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020 sắp tới.

Dow Jones xuống, một "mặt trận thống nhất" mạnh lên

Lý do đầu tiên khiến Donald Trump gần như chắc chắn sẽ thất bại chính là Covid-19. Trump đã hành xử quá tệ. Mới đầu nói ông đây chỉ là một trò đùa của Đảng Dân Chủ, rồi nói dịch này chẳng có gì đáng ngại, tự nó sẽ qua đi khi trời ấm lại, rồi tuyên bố sẽ tìm ra vacxin nhanh chóng trong vài tháng, sau cùng là tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Liên tục khoe khoang và liên tục bị lố bịch hóa mà không hề biết ngượng. Nhưng nếu chỉ có thế thì thế đứng của Trump cũng không hề hấn gì. Trump có một khối cử tri cơ sở ủng hộ ông một cách gần như không điều kiện dù ông có nói bậy hay làm bậy đến đâu đi nữa, miễn là kinh tế Mỹ vẫn khả quan.

Đối với Trump kinh tế thể hiện qua ba con số : tỷ lệ tăng trưởng của GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số chứng khoán Dow Jones, trong đó chỉ số Dow Jones là quan trọng nhất. Kinh tế dĩ nhiên không đơn giản như vậy nhưng đó là niềm tin của Trump và khối người ủng hộ ông. Trump có vẻ tin rằng thắng lợi hay thất bại của ông chủ yếu tùy thuộc chỉ số Dow Jones.

joe2

Trong bài Diễn văn về Tình hình Liên bang Trump khoe rằng trong ba năm cầm quyền ông đã làm cho chỉ số Dow Jones tăng lên 70%...

Trong bài Diễn văn về Tình hình Liên bang (State of the Union Address), làm bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi nổi giận xé bỏ ngay trước các ống kính truyền hình vì đánh giá nó gian dối, Trump huênh hoang khoe rằng trong ba năm cầm quyền ông đã làm cho chỉ số Dow Jones tăng lên 70%. (Thực ra Dow Jones có tăng mạnh thật, cũng như mọi chỉ số chứng khoán khác trên thế giới, nhưng tăng 46% chứ không phải 70%). Nhưng Covid-19 đã đến và trong hai tuần lễ đã xóa sạch những thành quả tích lũy trong ba năm, đưa Dow Jones xuống mức thấp hơn lúc Trump lên cầm quyền và hy vọng phục hồi, dù chỉ là một phần, rất mong manh. Trump trắng tay. Khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra sẽ còn kéo dài ít nhất đến tháng 5 và từ tháng 5 cho đến hết mùa hè là giai đoạn mà hoạt động kinh tế cũng như các thị trường chứng khoán lắng xuống. Giới chơi chứng khoán Mỹ có câu "Sell in May and go away" (Tháng 5 bán hết, rồi đi). Đối với Trump đây là một đòn chí tử, ông có thể mất một phần những cử tri trung thành.

Lý do thứ hai và quan trọng không kém là một thành quả của chính Trump. Người ta có thể ngạc nhiên là các ứng cử viên khác của Đảng Dân Chủ đã nhanh chóng rút lui và tuyên bố ủng hộ Biden. Bà Elisabeth Warren tuy chưa chính thức ủng hộ nhưng cũng bày tỏ thiện cảm, Bernie Sanders tuyên bố nếu không được chỉ định làm ứng cử viên của Đảng Dân Chủ sẽ ủng hộ Biden. Có thể nói là có sự đoàn kết chặt chẽ chưa từng thấy của phe Dân Chủ sau lưng Joe Biden trong quyết tâm đánh bại Trump, trái ngược hẳn với sự hờ hững dành cho Hillary Clinton năm 2016.  Số người tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ, trước khi dịch cúm Covid-19 xẩy ra, đã đông đảo hơn hẳn so với năm 2016. Điều này chứng tỏ rằng cử tri Dân Chủ cũng đã được động viên.

joe3

Bernie Sanders (phải) tuyên bố nếu không được chỉ định làm ứng cử viên của Đảng Dân Chủ sẽ ủng hộ Biden.

Donald Trump chỉ có thể tự trách mình. Khác hẳn với các tổng thống khác, ngay từ khi đắc cử Trump đã chỉ tự coi là tổng thống của một thiểu số người Mỹ, những cử tri cơ sở của ông, phần lớn là những người da trắng ít học (non college-educated Whites). Trump từng nói là ngay cả nếu ông ta có ra đường bắn chết một người nào đi nữa thì ông cũng không mất đi một phiếu nào. Trump không tự coi là tổng thống của cả nước Mỹ, ông lúc nào cũng sử dụng ngôn ngữ thù địch và xúc phạm đối với Đảng Dân Chủ và những người không ủng hộ ông, cũng như đối với các nước đồng minh của Mỹ, kể cả các đồng minh truyền thống, để chỉ khai thác sự hằn học của khối cử tri cơ sở của ông. Khối người này theo nhiều nghiên cứu chỉ vào khoảng 25% người Mỹ nhưng với sự tăng viện của những thành phần bất mãn khác -và với một tỷ lệ tham gia bầu cử ở mức 55% - có thể giúp ông giành được đa số đại cử tri và đắc cử nhờ thể thức bầu cử rất đặc biệt của Mỹ, ngay cả nếu thua về số phiếu trên cả nước. Đó là điều đã xẩy ra năm 2016. Nhưng cũng chính vì chỉ cố gắng giữ cho bằng được cảm tình của một thiểu số mà Donald Trump dần dần đã khiêu khích quá nhiều người và tạo ra cả một "mặt trận thống nhất" chống lại ông và mặt trận này đang mạnh lên, động viên được cả những người bình thường không đi bầu. Các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ vừa qua cho phép dự đoán rằng số người tham gia bầu cử tháng 11 sắp tới sẽ đông hơn và nhiều người chỉ đi bầu để chống Trump. Cơn ác mộng của Trump (trên 60% người Mỹ sẽ đi bầu) rất có thể sẽ thành sự thực.

Đối thủ mà Trump lo ngại nhất

Joe Biden đã đoàn kết được mọi người chống Trump bởi vì ông là mẫu người lý tưởng để đánh bại Trump. Ông là người có kiến thức sâu rộng về chính trị nước Mỹ cũng như về tình hình thế giới. Giáo sư đại học về luật hiến pháp, ông đã từng làm chủ tịch các ủy ban pháp lý và đối ngoại tại Thượng Viện trong khoảng mười năm ở mỗi chức vụ. Có lúc đã từng bị chê trách là quan tâm tới tình hình thế giới nhiều hơn là tới bang Delaware của ông. Bây giờ, sau khi Trump đã phơi bày một cách lộ liễu sự thiếu hiểu biết về thế giới và gây những thiệt hại lớn cho uy tín của Mỹ, lý do trách móc ngày xưa trở thành một ưu điểm.

Joe Biden sau hơn 40 năm hoạt động chính trị cũng được mọi người nhìn nhận là có tài năng cao, thực thà, lương thiện và khiêm tốn, dù không mấy hùng biện và nhiều lúc phát biểu lỡ lời, hơn nữa còn có tật nói hơi cà lăm. Ông là một người hoàn toàn trái ngược với Donald Trump hời hợt, thô lỗ, dối trá, vô trách nhiệm và huênh hoang nhưng bảnh bao và hoạt bát. Joe Biden có khả năng mà Hillary Clinton trước đây không có là làm nổi bật những thói xấu không thể chấp nhận nơi Trump.

joe4

Đối mặt với Trump, Biden có ưu thế của một con người thực.

Thế mạnh của Donald Trump cho tới nay là khả năng thu hút sự ngưỡng mộ của những người nông cạn. Đẹp trai và giầu sang, Trump cũng là một diễn viên màn ảnh tài giỏi và quyến rũ. Trái với sự ngộ nhận của nhiều người, Trump không dị ứng với các Media mà còn là sản phẩm của Media. Chương trình The Apprentice mà ông hoạt náo và được chiếu trên các đài truyền hình bình dân là một bộ phim tập rất thành công. Nếu chọn nghề tài tử cinema Donald Trump không thua gì Clark Gable, Paul Newman hay Brad Pitt. Các diễn viên màn ảnh không bao giờ ngượng vì vai trò mà họ đóng và họ có tài khiến cái Giả quyến rũ hơn cái Thực. Anthony Quinn từng đóng vai một giáo hoàng và trông còn đạo mạo hơn mọi giáo hoàng thực. Cũng tương tự, Donald Trump vừa làm tổng thống Mỹ vừa là một tài tử đóng vai tổng thống Mỹ.

Đối mặt với Trump, Biden có ưu thế của một con người thực. Ông đã thực sự phấn đấu và thành công. Joe Biden đã thực sự vượt qua những khó khăn của một gia đình nghèo để trở thành một người uyên bác, tài giỏi và thành công lớn, rồi đã vượt qua những thảm kịch gia đình để tiếp tục thành công trong khi vẫn là một người trung thực. (Một thí dụ là năm 1988, giữa lúc đang tranh cử tổng thống, ông bị phát giác là đã đạo văn nguyên một câu của lãnh tụ Lao Động Anh Neil Kinnock. Dù theo bộ tham mưu của ông bài diễn văn đó chỉ là do một cộng sự viên viết cho ông nhưng Biden đã thẳng thắn nhận lỗi và rút lui khỏi cuộc tranh cử).

Người ta có thể nhận xét là những người ủng hộ Trump thường ủng hộ một cách rất cuồng nhiệt nhưng lại chẳng có lập luận nào vững vàng mà chỉ biết thóa mạ những người phê phán Trump. Đó là vì sự ái mộ mà họ dành cho Trump không do lý trí mà là một quan hệ thể xác. Họ bị quyến rũ bởi hình ảnh và ngôn ngữ của Trump và ái mộ Trump như ái mộ một tài tử màn ảnh. Họ yêu Trump vì cái giả của màn ảnh có sức quyến rũ hơn hẳn cái thực của đời thường. Với điều kiện là nó không phải đối mặt trực tiếp với cái thực. Đó là điều mà Trump sẽ gặp khi tranh cử tay đôi với Biden.

Cũng không may cho Trump là Biden giầu kinh nghiệm tranh cử. Ngay từ tuổi 30 ông đã đắc cử vào Thượng Viện và từ đó liên tục tái đắc cử với tỷ lệ cao, cho đến khi trở thành phó tổng thống. Trump và bộ tham mưu rất lo ngại Biden. Họ đã tìm mọi cách để triệt hạ ông, kể cả làm áp lực buộc chính quyền Ukraine phải bôi nhọ ông, với hậu quả là chính Trump bị luận tội.

joe5

Cả hai bà Jill Biden (trái) và Melania Trump (phải) đều đẹp và đều từng là người mẫu, nhưng…

Khó khăn của Donald Trump không dừng ở đó. Một nguy cơ khác là bà Jill Biden. Bà này chắc chắn sẽ được đem so sánh với Melania Trump xem trong hai người ai xứng đáng là đệ nhất phu nhân hơn. Sự so sánh này sẽ có kết quả dứt khoát và tức khắc. Cả hai bà đều đẹp và đều từng là người mẫu, nhưng Jill Biden đã từ chối sự nghiệp người mẫu để đi học và dạy học và để chăm sóc trẻ em khuyết tật. Bà là một tiến sĩ về ngành giáo dục, nói chuyện duyên dáng và thuyết phục, trong khi Melania Trump chỉ có nhan sắc. Sự so sánh giữa hai bà sẽ rất tàn nhẫn và càng khiến người Mỹ so sánh giữa hai ông chồng.

Chờ đợi gì ở Joe Biden ?

Có mọi triển vọng Joe Biden sẽ đánh bại dễ dàng Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Ở tuổi 78 cũng có mọi triển vọng ông sẽ chỉ tại chức một nhiệm kỳ và chủ yếu sẽ cố gắng hàn gắn những đổ vỡ do Trump gây ra đồng thời dành cho nước Mỹ bốn năm tương đối bình yên để nghĩ về mình và chuẩn bị cho đoạn đường tương lai.

Với tài năng và kinh nghiệm của ông Joe Biden có thể thành công trong việc gắn bó lại người Mỹ với nhau sau khi đã bị chia rẽ thành những người ghét Trump thậm tệ và những người mê Trump cuồng nhiệt. Cuộc tranh hùng Mỹ-Trung Quốc -bắt đầu từ thời Obama mà chính Biden tham gia khởi xướng- sẽ có bài bản hơn. Ông cũng sẽ hòa giải được nước Mỹ với các đồng minh để cùng bảo đảm một trật tự dân chủ trên thế giới, dù chén nước đã đổ xuống đất không thể nào hốt đầy lại được và Mỹ sẽ được nhìn từ nay như một nước đã có thể bầu một tổng thống như Donald Trump.

Điều mà Joe Biden sẽ không thể làm được là lấy lại cho Mỹ vai trò lãnh đạo liên minh các nước dân chủ, chưa nói vài trò lãnh đạo thế giới. Trọng lượng kinh tế của Mỹ : 21% GDP thế giới hiện nay, 15% vào năm 2030 và sẽ còn tiếp tục xuống, không còn cho phép Mỹ đảm nhiệm vai trò này nữa. Văn hóa dân chủ của Mỹ càng không tương xứng với vai trò lãnh đạo mà vả lại chính người Mỹ cũng không muốn nữa. Bằng chứng cụ thể là ngày 29/02/2020 vừa qua, không một chính khách Mỹ nào -dù Cộng Hòa hay Dân Chủ- bày tỏ một cảm xúc nào khi Mỹ đơn phương thỏa hiệp với quân khủng bố Taliban để rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng bất chấp chính quyền dân chủ Kaboul do chính Mỹ lập ra. Không khác bao nhiêu so với cách ứng xử tồi tệ của Mỹ với chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, hay với người Kurd gần đây.

Sau cùng có lẽ điều cần nhất và cấp bách nhất mà Joe Biden phải làm là giúp các nhà tư tưởng chính trị phát động mạnh mẽ cuộc thảo luận mà họ đã khỏi xướng từ vài năm nay và không ngừng gào thét lên sự cần thiết để xét lại và cải tiến mô hình dân chủ của nước Mỹ. Dù muốn hay không trong bốn năm tới Mỹ sẽ phải lo cho mình trước hết.

Còn đối với người Việt Nam chúng ta ?

Thỏa hiệp Mỹ-Taliban vừa nhắc lại một lần nữa rằng từ nay các dân tộc cần đấu tranh để có dân chủ như chúng ta sẽ phải trông cậy trước hết vào cố gắng của chính mình. Nói như thế không có nghĩa là bối cảnh quốc tế sẽ không thuận lợi. Trái lại, chúng ta cần chuẩn bị để tận dụng làn sóng dân chủ thứ tư đang sắp mạnh trở lại và sẽ cuốn đi các chế độ cộng sản cuối cùng, tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.

Chúng ta không cần dựa vào Mỹ hay một cường quốc nào khác bởi vì chúng ta có sức đẩy toàn cầu mạnh hơn nhiều.

Nguyễn Gia Kiểng

(20/03/2020)

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng
Published in Quan điểm
Trang 4 đến 4