Người Mỹ gốc Việt khắp nơi đang rúng động trước tin của tờ The Atlantic rằng chính phủ Trump lại một lần nữa muốn trục xuất những người Việt tị nạn vốn là nạn nhân, hay là người lính từng tham chiến cuộc chiến Việt Nam, ra khỏi Hoa Kỳ.
Đối với hàng ngàn người Việt Nam tại Hoa Kỳ, ai sẽ chịu trách nhiệm với những hậu quả gia đình phân ly, ảnh hưởng tệ hại đến thân nhân của họ ?
Tin này đặc biệt tạo nhiều hoang mang khi chỉ trước đó ba tuần The New York Times đưa tin nội các Trump đã âm thầm từ bỏ nỗ lực trục xuất một số người trong cộng đồng này.
Đây là những người Việt tị nạn đã đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 hiện chưa là công dân Mỹ, từng phạm pháp, và đã nhận được lệnh trục xuất, nhưng chưa rời khỏi nước Mỹ, vì theo một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ký năm 2008, không bị trục xuất bất kể có lệnh của Tòa Di Trú.
Trích lời một phát ngôn viên xin được dấu tên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, The Atlantic cho biết Nhà Trắng một lần nữa đang tìm cách dẫn giải lại một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2008 để nhất định trục xuất khoảng 8.000 người Việt có tiền án hình sự đã có lệnh trục xuất của Tòa Di Trú.
Người Mỹ gốc Việt đang hoang mang trước tin chính phủ Trump muốn trục xuất những người Việt tị nạn
Kế hoạch trục xuất... chưa thành
Đây không phải lần đầu tiên tin chính phủ Trump quyết định trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 gây xôn xao dư luận.
Tháng 3/2017, cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền khắp nơi cũng hoang mang khi chính quyền Trump có một nỗ lực tương tự, đơn phương lý giải rằng những người nói trên không được bảo vệ theo thỏa thuận 2008, và bắt nhốt một số người Việt tị nạn có tiền án vào các trại giam của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), trong khi chờ thủ tục trục xuất.
Việt Nam thoạt đầu chấp nhận một số người bị trục xuất, dù họ đáng lẽ không, theo thỏa thuận 2008, nhưng sau đó không đồng ý tiếp nhận nữa, và cuối cùng thì Mỹ chỉ trục xuất được 11 người về Việt Nam, số người còn lại tiếp tục bị giam cầm trong những trung tâm của ICE.
Ít lâu sau, các chi nhánh của tổ chức Văn phòng Tư Pháp Người Mỹ Gốc Á (AAAJ) nộp đơn kiện chính quyền Trump với một vụ kiện tập thể (class-action lawsuit), đòi trả tự do cho họ, vì theo án lệ Zadvydas v. Davis 2001, thì ICE không được giữ người chờ bị trục xuất quá 180 ngày, và nếu trong thời gian 180 ngày giam giữ không có quốc gia nào nhận thì phải thả họ ra.
Tượng đài tưởng niệm những người lính Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam tại khu phố Little Saigon, ở Westminster, California hồi 2005.
Trong quyết định xác nhận vụ kiện tập thể, Thẩm phán Cormac J. Carney của Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ phụ trách khu vực California cho biết chính phủ Trump nói đã đạt một thỏa thuận với Việt Nam trong tháng 8, theo đó "việc trục xuất người Việt đến Mỹ trước 1995 có vẻ khó thành" và sẽ dần dần thả những người này.
Thế nhưng bài báo của The Atlantic hôm 12/12 cho thấy chính quyền Trump đã thay đổi quyết định một lần nữa, và lại tìm cách trục xuất những người Việt có tiền án đã nhận được lệnh trục xuất này.
Thỏa thuận năm 2008 nói gì ?
Sở dĩ chính phủ Trump loay hoay tìm cách mãi mà vẫn chưa trục xuất những người Việt tị nạn này là vì rào cản có tên là thỏa thuận năm 2008.
Vậy thỏa thuận đó nói gì ?
Thỏa thuận năm 2008 được ký giữa cơ quan di trú Mỹ và đại diện của chính phủ Việt Nam, tại Hà Nội vào ngày 22 tháng Giêng, 2008, qua đó, Việt Nam bằng lòng nhận những người Việt di dân bị Hoa Kỳ ra lệnh trục xuất, nhiều người trong số đó có tiền án, theo những điều kiện được ghi rõ trong biên bản.
Khoản 2, Điều 2 trong Biên bản Ghi nhớ năm 2008 ghi người Việt đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 không nằm trong diện bị trục xuất
Theo bà Kelly Nantel, phát ngôn viên của ICE, thỏa thuận có mục đích bàn về việc trục xuất người Việt về Việt Nam, là kết quả đàm phán 10 năm của hai bên.
Trước đó, Mỹ không thể trục xuất người Việt nào, vì Việt Nam thường từ chối cấp giấy thông hành cho những người Việt di dân bị Mỹ trục xuất.
Toàn thể thỏa thuận ảnh hưởng số phận của hàng ngàn người này được tóm gọn trong một bản ghi nhớ dài chưa đến 6 trang, gồm chín điều.
Ngoài những thủ tục hành chánh hai bên phải theo, điểm then chốt của thỏa thuận 2008 là những người Việt đến Mỹ trước 12/7/1995 sẽ không bị trục xuất, được ghi rõ trong Khoản 2, Điều 2 :
"Công dân Việt Nam sẽ không bị trả về Việt Nam theo thỏa thuận này, nếu họ đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, ngày mà quan hệ ngoại giao được tái thiết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam duy trì vị trí pháp lý tương ứng của họ với công dân Việt đến Hoa Kỳ trước ngày đó".
Người tị nạn Việt Nam, đa số thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa, phải bỏ nước ra đi sau cuộc chiến, và đã sinh sống ở Mỹ và con cháu họ, có khi chưa bao giờ sinh sống ở Việt Nam.
Giải thích về tính cách pháp lý và sự ràng buộc của thỏa thuận này, Luật sư Trần Thái Văn, cựu dân biểu tiểu bang California nói với BBC hôm 14/12 :
"Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, được ký vào đầu năm 2008 có thể diễn tả một cách dễ hiểu. Đây là một 'hợp đồng' hoặc 'giao kèo hành chánh' giữa hai chính phủ, đại diện Bộ Nội an từ phía Hoa Kỳ (của Tổng thống George W. Bush), và Bộ Ngoại giao của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam".
"Văn kiện này không phải là một hiệp định được phê chuẩn bởi Quốc hội của hai quốc gia, hoặc sắc lệnh của một chính quyền áp đặt lên một chính quyền khác. Văn kiện này liên hệ đến, và giải quyết cho, nhiều vấn đề di trú và di dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
"Nội dung của văn kiện này ấn định một điều khoản bãi miễn quyền phía Hoa Kỳ thi hành thủ tục trục xuất những người Việt Nam có tiền án hình sự, nhưng đã sinh sống tại Hoa Kỳ trước khi hai quốc gia thiết lập bang giao, đó là ngày 12 tháng 7 năm 1995".
Xem kỹ hơn những điều khoản của thỏa thuận 2008 chúng ta thấy thỏa thuận này có hiệu lực trong vòng 5 năm, và sau đó sẽ tự động gia hạn thêm ba năm, trừ khi một bên quyết định không muốn gia hạn.
Nếu không muốn gia hạn, bên này phải báo cho bên kia tối thiểu trước 6 tháng. Còn nếu muốn tạm ngừng hay hủy bỏ thỏa thuận, bên này phải cho bên kia biết trước 1 tháng.
Ông Phạm Chí Cường và Bùi Thanh Hưng, bị Mỹ trục xuất cuối năm 2017, nay không nhà, không việc làm, không người thân ở Việt Nam. Họ đang trao đổi với luật sư Tín Nguyễn ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Vì thỏa thuận hết hiệu lực lần đầu tiên vào năm 2013, nên đã được gia hạn tự động năm 2016, và sắp được tự động gia hạn một lần nữa, vào tháng Giêng năm 2019.
Đây có lẽ là lý do tại sao chính phủ Trump đã có những cuộc thảo luận với Bộ Ngoại giao Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Phản ứng từ mọi giới
Không chỉ cộng đồng người Mỹ gốc Việt mới có những phản ứng gay gắt.
Tính đến hôm 14/12, ít nhất 27 dân biểu liên bang Hoa Kỳ ở những địa phương có nhiều cử tri gốc Việt, đã gửi thư bày tỏ quan ngại, và yêu cầu chính quyền Donald Trump tôn trọng thỏa thuận năm 2008 như hai bên đã ký kết.
Người phản đối nêu lên tính cách thiếu nhân bản trong việc muốn trục xuất những người tị nạn Việt Nam, đa số là người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, phải bỏ nước ra đi sau cuộc chiến, và đã sinh sống ở Mỹ trong biết bao thập niên, và con cháu họ, có khi chưa bao giờ sinh sống ở Việt Nam.
Chính phủ Trump đang quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi Việt Nam, nhiều người từng chiến đấu bên cạnh người lính Mỹ ?
Ngoại trưởng John Kerry đăng trên Twitter :
"Thật đáng khinh. Sau khi rất nhiều người - từ George H.W. Bush đến John McCain và Bill Clinton - đã làm việc trong nhiều năm để chữa lành vết thương này và quên đi cuộc chiến - họ (chính phủ Trump) đã quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi đất nước, nhiều người trong số đó từng chiến đấu bên cạnh chúng ta. Trump làm thế để đạt được mục đích gì cơ chứ ?".
Ông Bảo Nguyễn, cựu thị trưởng thành phố Garden Grove, nói với BBC hôm 13/12 ông cảm thấy rất buồn vì hành động mà ông cho là 'vô nhân đạo' :
"Sau khi những người tị nạn bị kết tội này đã chịu hình phạt, đã thụ án theo bản án của toà, trục xuất họ là kết án họ lần thứ hai, và là một hành động vi hiến. Thật là bất công và vô nhân đạo khi những cá nhân này bị tách khỏi gia đình, con cái họ và bị gửi đến một đất nước nơi họ không có tương lai".
Luật sư Trần Thái Văn nhận định :
"Với chính sách khe khắt về di dân, di trú nói chung, và đối với các thường trú nhân có tiền án phạm pháp nói riêng, chính phủ Donald Trump bây giờ đơn phương muốn vô hiệu hóa điều khoản bãi miễn trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7, năm 1995 của thỏa thuận 2008, với lập luận rằng phía Hoa Kỳ không phân biệt những người đến trước hoặc đến sau, và chính sách trục xuất sẽ được thi hành đồng đều với tất cả thường trú nhân có tiền án, một khi đã có lệnh truc xuất từ Tòa án Di trú Hoa Kỳ".
Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ diễn hành trong một dịp lễ truyền thống - Ảnh minh họa
"Tôi không biết có nên gọi động thái này là 'chính sách' hay chỉ mới là một 'dự định đổi ý' của chính phủ Trump đang gây nhiều phức tạp và lo âu từ nhiều giới khác nhau, nhất là từ cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ".
"Tôi gọi đây là một 'dự định đổi ý" vì vào mùa Hè năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý tiếp tục tuân theo chính sách được thỏa thuận giữa hai quốc gia từ năm 2008, là không trục xuất những người tỵ nạn Việt Nam, đã có tiền án hình sự, nhưng đến trước Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7, năm 1995, trước khi Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức lập bang giao. Đây là chính sách được thỏa thuận từ các đời tổng thống George W. Bush và Barack Obama".
"Trên thực tế, có gọi đây là một 'chính sách' một 'dự định đổi ý" cũng không phân biệt được gì, vì quyết định mới đây từ phía Hoa Kỳ đã không được công khai và giải thích rõ ràng, hậu quả là đã gây ra rất nhiều hoang mang và sự phản đối từ nhiều giới khác nhau".
"Cái gọi là chính sách của chính phủ Trump về vấn đề trục xuất các di dân phạm pháp Việt Nam đã sinh sống tại Hoa Kỳ trước khi hai quốc gia có bang giao chính thức có phần phản ảnh sự lúng túng, lưỡng lự của các viên chức Hoa Kỳ, vì họ không có một câu trả lời rõ ràng cho những người và gia đình bị lọt vào tình trạng này".
Cuộc sống của người Việt gốc Mỹ pha trộn văn hóa và lịch sử Việt Nam và Hoa Kỳ
Cựu nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên, hiện là giáo sư toán ở Nam California, xoáy vào tinh thần của thỏa thuận 2008. Ông viết trên trang Facebook cá nhân :
"Thỏa thuận 2008 có ý nghĩa sâu sắc chứ không phải chỉ về việc trục xuất tội phạm".
"Điều khoản này có nghĩa là tuy tái lập ngoại giao, nhưng Hoa Kỳ không công nhận bất cứ quyền hạn nào của Chính quyền cộng sản Việt Nam đối với người tỵ nạn Việt Nam trên đất Mỹ lúc đó. Mỹ sẽ không giao người tỵ nạn Việt Nam cho Chính quyền cộng sản Việt Nam, và Chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ không đòi được Mỹ giao người tỵ nạn Việt Nam cho Chính quyền cộng sản Việt Nam ".
"Đơn phương xóa bỏ điều khoản này, là một sự bắt tay rất nồng thắm giữa chính quyền Trump với Chính quyền cộng sản Việt Nam. Tất nhiên cá nhân người bị trục xuất thì phải thế nào mới bị trục xuất, nhưng đó chỉ là bề nổi. Từ nay trở đi bất cứ người Việt nào cũng có thể bị đem ra trao đổi với Chính quyền cộng sản Việt Nam. Và ý nghĩa thật sự của việc này là Hoa Kỳ chính thức công nhận khúc ruột nối dài liên kết người tỵ nạn với Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là điều hai tổng thống Bush và Clinton không muốn làm, nhưng Trump thì sẵn sàng làm".
"Khi làm ngơ điều khoản đặc biệt này, chính quyền Trump nâng tầm quan hệ với Việt Nam lên ngang với các quốc gia văn minh không cộng sản như Pháp, Anh, Úc, v.v".
"Đó mới là ý nghĩa của của việc làm này, và cũng là lý do các cựu đại sứ Hoa Kỳ phản đối".
Tại sao cứ đòi phải trục xuất ?
Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Qúy Hạo Nhiên nói với BBC hôm 13/12 :
"Ông Trump không ghét chế độ cộng sản ở Việt Nam, ông chỉ ghét chế độ cộng sản ở Cuba và đồng minh Cuba là Venezuela thôi. Thái độ của Trump đối với Việt Nam vồn vã như một người bán địa ốc vồn vã với khách hàng. Ta có thể thấy điều này khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Tòa Bạch Ốc gửi lời chia buồn và ca ngợi những đóng góp của ông cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như tiếng nói của ông cho một Việt Nam tự hào và độc lập trên trường quốc tế".
"Ông Trump chỉ muốn được toàn quyền trục xuất bất cứ ai Trump có quyền trục xuất, và vì không ghét Chính quyền cộng sản Việt Nam nên Trump không thấy có lý do gì mà Chính quyền cộng sản Việt Nam lại bị ngoại lệ như vậy, so với các nước khác".
Trả lời phỏng vấn của BBC từ Texas, Luật sư Hoàng Duy Hùng nhận xét :
"Ông Donald Trump là ổng tháu cáy. Ổng biết là Việt Nam không muốn nhận những người này về, và ổng là một thương gia, nên dùng cái chiêu bài này để thương thảo đòi hỏi Việt Nam phải nhượng bộ cái gì đó. Ổng cứ đưa ra hết điều này điều kia để ổng tháu cáy. Ổng nói vậy thôi chứ không làm gì được đâu, nếu bên kia cứ nhất định không chịu nhận về thì ổng làm sao mà trục xuất ?".
Luật sư Trần Thái Văn nhận định :
"Đây không phải là một vấn đề đơn giản chút nào".
"Hai nan giải trước mặt là nếu Việt Nam nhận hàng ngàn những người này sau khi Hoa Kỳ hoàn tất lệnh trục xuất, thì họ sẽ ở đâu, và có công việc gì để sinh sống hàng ngày. Đó là chưa nói đến vấn đề xáo trộn gia đình và sự khó khăn hội nhập vào xã hội địa phương xa lạ".
"Đối với hàng ngàn các người Việt Nam tại Hoa Kỳ lọt vào hoàn cảnh này, phần đông họ đã có công ăn việc làm, gia đình ổn định, và đã sanh con đẻ cái, sinh sống êm đềm tại Mỹ, thì ai sẽ chịu trách nhiệm với những hậu quả gia đình phân ly, ảnh hưởng tệ hại đến thân nhân của họ ?".
"Theo tôi, chính phủ Trump không thông báo rõ ràng hoặc công khai về ý định thay đổi thỏa thuận 2008 với công chúng vì họ có hai vấn đề phải đối diện".
"Thứ nhất, các viên chức biết rằng sự rút lời hoặc đổi ý định của phía Hoa Kỳ khi đã có sự đồng thuận với Việt Nam về vấn đề này hồi mùa hè năm nay sẽ gây nhiều phẫn nộ và chống đối từ mọi phía".
"Vấn đề trục xuất người Việt Nam trước năm 1995 không đơn giản như trục xuất thường trú nhân từ các quốc gia khác. Đại đa số người Việt lọt vào hoàn cảnh này là dân tỵ nạn cộng sản, đến Hoa Kỳ với căn cước quốc gia, và là một đồng minh trốn tránh sự áp bức của bạo quyền Việt Nam trong lúc hai quốc gia không chính thức nhìn nhận nhau".
Diễu hành mừng Tết Nguyên Đán 2016 tại Westminster, California.
"Thứ nhì, việc thông báo mơ hồ về sự đổi ý này là một cách "thả bong bóng" từ phía Hoa Kỳ để thăm dò dư luận quốc nội, song song với dự định muốn điều đình lại với Việt Nam về việc chấp nhận những người Việt lọt trong quy chế này".
"Trên thực tế, nếu phía Việt Nam không chấp thuận, thì Hoa Kỳ có muốn trục xuất một người cũng không được. Thủ tục trục xuất chỉ có hiệu lực khi hai cửa phải được mở ra cùng một lúc. Một phía đưa mà đối tượng không nhận thì cũng hỏng việc".
"Câu hỏi chúng ta cần đặt ra là phía Hoa Kỳ sẽ chuyển nhượng những thuận lợi gì nếu Việt Nam đồng ý sửa đổi điều khoản bãi miễn trục xuất những người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ trước năm 1995 ? Hoặc ngược lại, Hoa Kỳ sẽ dùng những biện pháp và áp lực gì để buộc Việt Nam đồng ý nhận những người Việt trước năm 1995 ?"
"Cuộc điều đình này đang xảy ra trong bí mật, với một hậu quả trầm trọng có thể ảnh hưởng đến cả hàng ngàn người dân Việt đang sinh sống tại cả hai nước, kể cả biết bao nhiêu thân nhân, gia đình của họ, và tại địa phương họ đang sinh sống".
"Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ là một cộng đồng tỵ nạn chính trị với nhiều làn sóng di dân và di trú trong 43 năm qua. Đây là một cộng đồng người Mỹ gốc Á có dân số lớn thứ tư tại Hoa Kỳ".
"Cộng đồng chúng ta ủng hộ một chính sách di trú bảo vệ quyền hiện hữu và anh ninh quốc gia đầy nhân bản, khoan dung và hợp lý, theo đúng tinh thần và truyền thống di dân của nước Mỹ. Tuy nhiên chúng ta sẽ không thể chấp nhận được một chính sách di trú khắt khe vô cớ, có tính chất phân biệt và mỵ dân, vừa không hợp lý mà cũng chẳng hợp tình".
Chiến tranh Việt Nam đã có lúc có nguy cơ trở thành chiến tranh hạt nhân, nếu Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Đại Tướng William Westmoreland, được phép xúc tiến kế hoạch bí mật của ông.
Tư liệu : Ảnh chụp ngày 1/1/1966. Một quân nhân thuộc Lữ đoàn 173 Nhảy dù trú đạn cùng nhiều phụ nữ và trẻ em trong thời chiến tranh Việt Nam. (AP Photo/Horst Faas, File)
Theo các tài liệu vừa được giải mật thì trong thời Chiến tranh Việt Nam, Đại tướng Westmoreland đã đề ra một kế hoạch bí mật, chuẩn bị vũ khí hạt nhân sẵn sàng trong trường hợp phải dùng chống lại quân cộng sản Bắc Việt, tuy nhiên kế hoạch này đã bị Tổng thống Lyndon Baines Johnson phủ quyết. Vị Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ khi biết tin đã ra lệnh ngưng lập tức những chuẩn bị cho kế hoạch này.
William C. Westmoreland
Báo New York Times trích dẫn các tài liệu mới được giải mật, hôm 6/10 cho biết là vào năm 1968, Tướng Westmoreland đã kích hoạt kế hoạch chuyển vũ khí hạt nhân tới Việt Nam, trong trường hợp Hoa Kỳ và các đồng minh thất bại trong trận chiến Khe Sanh.
Theo nguồn tin này, Tổng thống Johnson chận đứng kế hoạch vì lo ngại chiến tranh Việt Nam có thể lan rộng, và có thể nổ ra với Trung Quốc nếu xung đột leo thang hơn nữa.
Báo Times tường thuật rằng Tổng thống Johnson đã lập tức hạ lệnh cho rút các vũ khí hạt nhân đã đưa sang Việt Nam về nước.
Bản tin đăng trên tờ New York Post hôm 7/10 còn cho hay là kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân sang Việt Nam đã được Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Ulysses Grant Sharp Jr. phê chuẩn.
Báo The Times cho biết phụ tá đặc biệt Tom Johnson trình báo cho Tổng thống Lyndon Johnson kế hoạch này. Bản tin lưu ý rằng hai ông tuy có cùng tên họ, nhưng không có liên hệ họ hàng với nhau.
Loan tin này, báo Russia Today nói người thông báo cho Tòa Bạch Ốc là Cố vấn an ninh quốc gia Walt W. Rostow. Và ngay sau khi được báo cáo, Tổng thống Johnson đã lập tức ra lệnh hủy bỏ việc triển khai vũ khí bí mật này. Vẫn theo Russia Today thì trước đó, Tướng Westmoreland đã cho phép chuyển vũ khí hạt nhân sang Việt Nam từ năm 1964 đến 1968.
Sau khi kế hoạch bị lộ cho Tòa Bạch Ốc, Đô đốc Sharp đã lập tức ra lệnh "đình chỉ mọi kế hoạch bí mật có ký hiệu "Fracture Jaw", (tạm dịch Xương hàm gãy). Đô đốc Sharp còn yêu cầu phải tuyệt đối bảo mật mọi thông tin về kế hoạch này.
Tướng Westmoreland nắm quyền chỉ huy trong giai đoạn số quân trong các lực lượng Mỹ tham chiến tại Việt Nam lên cao nhất.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 07/10/2018
Hôm 14/09/2018, một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam lại được tổ chức tại Cơ quan Văn khố Quốc gia Mỹ với đề tài "The Vietnam War Revisited" (Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam) do Tập hợp vì Dân chủ cho Việt Nam (ADVN) thực hiện.
Buổi hội thảo về chiến tranh Việt Nam với đề tài "The Vietnam War Revisited" Đức được tổ chức tại Cơ quan Văn khố Quốc gia Mỹ ,ngày 14/09/2018
Có 15 diễn giả được mời thuyết trình. Qua các bài thuyết trình, chúng ta có thể thấy rất rõ Mỹ đang tiếp tục vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để thực hiện mục tiêu mới như họ đã làm trong những năm gần đây, đó là đạp Việt Nam Cộng Hòa xuống sâu hơn và nâng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lên cao hơn, với mục tiêu biến cộng sản Việt Nam thành "Tiền đồn chống Trung quốc ở Đông Nam Á" thay Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Mặc dầu vậy, ngoài hai đài RFA và VOA tiếng Việt, không cơ quan truyền thông hay đấu tranh nào của người Việt lên tiếng. Cũng như trước 1975, họ là những người đấu tranh không cần biết Đồng minh và Địch đang làm gì cho đến khi bỏ chạy.
Mỹ đang tiếp tục vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để thực hiện mục tiêu mới như họ đã làm trong những năm gần đây
Trước khi trình bày những ngụy biện của các diễn giả chính trong buổi hội thảo nói trên, chúng tôi xin tóm lược lại các tài liệu lịch sử đã được công bố, diễn biến của cuộc chiến và thủ đoạn vẽ lại lịch sử để đánh lừa dư luận của chính phủ Hoa Kỳ.
Vài nét về tài liệu lịch sử
Từ khi rút khỏi miền Nam Việt Nam đến nay, chính phủ Hoa Kỳ đã cho giải mã và công bố lần lần các tài liệu mật liên quan đến chiến tranh Việt Nam, khởi đầu là "The Pentagon Papers" (Tài liệu Ngũ Giác Đài) do Bộ Quốc Phòng biên soạn và Daniel Ellsberg đem phổ biến lần đầu tiên trên New York Times năm 1971 và các văn bản sau đó. Tiếp theo là bộ "Foreign Relations of the United States" (Quan hệ Đối ngoại của Hoa Kỳ, gọi tắt là FRUS) gồm nhiều tập, mỗi tập khoảng 700 trang, do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xuất bản, khởi đầu từ năm 1952. Đây là bộ tài liệu được sắp xếp có hệ thống, rất dễ tham khảo. Sau đó là những tài liệu được giải mã tiếp theo qua nhiều năm, được phổ biến rải rác dưới hình thức băng ghi âm hay từng văn kiện. Tính chung, đã có hơn 90% tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam đã được giải mã (khoảng 300.000 trang).
Chúng tôi đã bỏ ra hơn 10 năm để đọc những văn kiện chính và quan trọng. Mặc dầu các tài liệu này còn nằm đờ sờ ra đó, từ năm 2010 đến nay, cứ hai năm một lần, Hoa Kỳ lại cho thực hiện các cuốn phim và các cuộc hội thảo với mục tiêu vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam một cách trắng trợn.
Tài liệu cho biết, năm 1954 khi chiến tranh Việt Nam sắp chấm dứt, Quốc trưởng Bảo Đại đã tìm cách đưa ông Ngô Đình Diệm về để "giữ vững ngôi báu" của nhà Nguyễn, nhưng Hoa Kỳ lại nhảy vào và đưa ra những kế hoạch thay thế Pháp ở Đông Dương để thực hiện các mục tiêu của Hoa Kỳ. Quốc trưởng Bảo Đại, ông Diệm và ông Nhu không hay biết gì cả.
Ông Diệm mới chấp chánh ngày 7/7/1954 thì ngày 20/08/1954, tức chỉ 43 ngày sau, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã họp và ban hành nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung tá Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm thi hành.
Nghị Quyết số NSC 5429/2 ngày 20/08/1954 và Nghị Quyết số NSC 5429/3 ngày 19/11/1954 nhận định rằng Pháp đã mất ý chí chiến đấu tại Việt Nam và Mỹ phải đưa ra kế hoạch để đảm đương vai trò của Pháp trên đất nước này. Ngoài phần nhận định, sau đây là những điểm chính của hai Nghị Quyết :
1. Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam ;
2. Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai) ;
3. Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp ;
4. Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) ;
5. Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn ;
6. Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.
(FRUS 1952–1954, East Asia and the Pacific, Vol. XII, Part 1. p. 769–976)
Căn cứ vào các nghị quyết này, chính phủ Hoa Kỳ cứ đẩy chính phủ Ngô Đình Diệm đi.
Chỉ với những câu viết vắn gọn như vậy, khi được triển khai, nó trở thành những biến cố lớn. Rõ ràng là Trung tá Lansdale, ông Diệm, ông Nhu và các tổ chức chính trị tại miền Nam không hay biết các nghị quyết này. Họ bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lái đi qua Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nên khi thi hành đã gặp nhiều rắc rối.
Một thí dụ cụ thể là phải truất phế Bảo Đại đến hai lần : lần thứ nhất do các đảng phái và giáo phái thực hiện hôm 29/04/1955, nhưng tướng Joshep Lowton Collin, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Mỹ bác bỏ. Ông Diệm phải tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại lần thứ hai vào ngày 23/10/1955, được gọi là "legally dethrone" như nghị quyết của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ !
Mở đường đi vào cuộc chiến
Với sự giúp đỡ của Trung tá Lansdale, ông Diệm đã dẹp được các phiến quân, ổn định tình hình và ông Nhu đã thành lập "một chính phủ bản xứ mạnh" (a strong indigenous government) dưới hình thức một chế độ độc đảng mạnh như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan "để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước" (to rid the country of communists), đúng như khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, được đặt tên là Cần Lao Nhân Vị Đảng.
Tuy nhiên, kể từ đó Hoa Kỳ nhận thấy ông Diệm là người muốn bảo vệ một chính quyền độc lập và không muốn đi theo sự chỉ đạo của Hoa Kỳ, ngày 14/03/1957, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bổ nhiệm ông Elbridge Durbrow đến làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Kinh nghiệm cho thấy khi nào Mỹ muốn phá bỏ một chế độ nào, công việc đầu tiên là đòi hỏi thực hiện dân chủ và thành lập "xã hội dân sự". Ông Durbrow cũng đã làm như thế khi đến Việt Nam. Ông đòi hỏi phải hủy bỏ chế độ độc đảng mà Mỹ bắt lập trước đó, và kêu gọi "thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản". Sau đó, một tổ chức "xã hội dân sự" được thành lập, lấy tên là "Khối Tự Do Tiến Bộ", thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng khối, để đối kháng với chính phủ Ngô Đình Diệm. Khối này gồm các chính khách và đảng phái đã bị ông Diệm loại bỏ khi hình thành một chế độc độc đảng. Tướng Lansdale đã viết giác thư đề ngày 20/09/1960 phân tích những sai lầm của Đại sứ Durbrow. Nhưng Washington im lặng.
Nhóm Caravelle đã thực hiện cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960 nhưng thất bại. Mỹ liền quyết định dùng lá bài Phật giáo và cử ông Henry Cabot Lodge đến làm Đại sứ tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết ông Diệm và ông Nhu. Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 được giao cho hai người được ông Diệm tin cậy nhất, dó là tướng Trần Thiện Khiêm đang là Tham mưu trưởng Liên quân, và Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5. Ông Diệm không hề biết đó là nhân viên CIA.
Cựu Tổng thống Johnson đã mô tả cuộc đảo chánh này như sau : "Lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và sử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta…".
Sau cuộc đảo chánh, miền Nam rối loạn, Phật giáo lộng hành và âm mưu cướp chính quyền.Không cần xin phép ai, lúc 9 giờ sáng ngày 8/3/1965, Lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, mở màn cho sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam. Lúc đó Thủ tướng Phan Huy Quát chẳng hay biết gì. Nhưng rồi một thông cáo "chúc mừng" đã được đưa ra !
Đến 19/06/1965 Mỹ yểm trợ các tướng Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có và Đại tá Nguyễn Ngọc Loan làm đảo chánh, loại bỏ chính quyền dân sự và thành lập một chính quyền quân sự, dep tan nạn Phật giáo, rồi sau đó đưa hai nhân vật chính đã thực hiện cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 là Trần Thiện Khiêm, nhân viên CIA, và Nguyễn Văn Thiệu, cộng tác viên của CIA, lên nắm chính quyền và hành động theo sự chỉ đạo của Mỹ.
Thực hiện cuộc chiến
Trước hết, Mỹ tạo ra vụ tấn công của hải quân Bắc Việt vào hai tàu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ vào các ngày 2 và 4/8/1964 ở vịnh Bắc Bộ rồi ra lệnh oanh tạc miền Bắc. Nhưng năm 2005, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã giải mật báo cáo Spartans in Darkness, trong đó khẳng định Hải quân Bắc Việt không hề tấn công tàu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4/08/1964.
Mỹ đã thực hiện cuộc chiến một cách tàn bạo. Tướng Curtis LeMay, Tư lệnh Không quân Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi sẽ ném bom để đưa chúng về Thời kỳ Đồ đá" (We're going to bomb them back into the Stone Age). Cuộc chiến chỉ kéo dài trong 3 năm, từ 1965 đến 1967. Mỹ đã thả bom xuống những mục tiêu chỉ định không cần biết dưới đất có gì.
Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ đã thực hiện tất cả 1.899.688 phi vụ, ném xuống Đông Dương 6.727.084 tấn bom, so với 2.700.000 tấn đã ném xuống Đức trong Đại Chiến Thứ II. Tổng số chi phí là 352 tỷ USD (giá thời đó). Có 5 tỉnh của Việt Nam có tỷ lệ bom mìn nặng nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Việt Nam ước tính khoảng 6,6 triệu ha đất đang bị ô nhiễm do bom mìn. Theo sự ước tính của Mỹ, nếu muốn rà phá toàn bộ bom mìn này phải mất 320 năm. Nạn nhân của cuộc chiến được ước tính là 5.773.190 người, trong đó có khoảng 2.122.700 người bị chết. Có 58.169 quân nhân Mỹ bị giết, 153.303 bị thương và 1.643 bị mất tích. miền Nam có 440.357 quân nhân bị chết và khoảng 499.000 bị thương.
Rút khỏi Việt Nam bằng mọi giá
Sau khi đã sử dụng hết số bom đạn còn tồn động lại từ sau Đại Chiến II và thí nghiệm các vũ khí mới, Hoa Kỳ đã lập kế hoạch để rút quân ra. Kế hoạch này được Kissinger gọi là "Khoảng cách vừa phải" (Decent Interval), nghĩa là làm thế nào để sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam khoảng 2 năm miền Nam mất là vừa, lúc đó dư luận sẽ không đổ lỗi việc miền Nam mất là do sự phản bội của Mỹ, mà do sự bất tài (incompetence) của người miền Nam.
Trước hết, các phong trào phản chiến được tạo dựng lên. Ngày 2/6/1966, Thiền sư Nhất Hạnh đang ở Pháp được đưa qua Mỹ, vào trình bày trước Thượng Viện. Tại đây ông đã đọc một bài diễn văn dài giống những lời tuyên bố của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam. Ông tố cáo những thảm họa mà quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã gây ra tại Việt Nam và đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Asia Foundation của Mỹ (ở sau Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa) đã thuê Trịnh Công Sơn sáng tác những bản nhạc phản chiến, đồng thời cho George Washnis làm cuốn phim phản chiến có tên là "Land of Sorrow" (Miền đất khổ) do Hà Thúc Cần làm đạo diễn và Trịnh Công Sơn đóng vai chính.
Trung úy John Kerry đã từng được trao thưởng ngôi sao đồng, ngôi sao bạc và ba huân chương Purple Heart. Nhưng sau đó ông trở thành một nhà phản chiến nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Năm 1971 ông xuất hiện trong một phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và tuyên bố cuộc chiến tranh Việt Nam là "man rợ".
Ngày 20/06/1972 Kissinger đến Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và giao miền Nam cho Trung Quốc. Kissinger nói "Tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh quan trọng đối với Châu Á, hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom Penh, Hà Nội hay Sài Gòn".
Thủ đoạn vẽ lại lịch sử
Trước hết, Mỹ dùng các bộ phim để dàn dựng lại cuộc chiến, chẳng hạn như cuốn "Vietnam The Ten Thousand Day War" của Michael Maclear hay cuốn "The Vietnam War" (Cuộc chiến Việt Nam) của Ken Burnes và Lynn Novick, v.v. Xem những cuốn phim này, những người đã từng tham gia cuộc chiến thường cảm thấy mình bị bôi nhọ.
Ngoài dùng phim ảnh, Mỹ còn tổ chức các cuộc hội thảo để vẽ lại cuộc chiến Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, cứ 2 năm một lần, có một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam. Đề tài năm 2010 : "Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, 1946-1975" ; năm 2012 : "Hồi tưởng về nền Đệ nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-1975)" ; năm 2014 : Cựu chiến binh tranh luận về chiến tranh Việt Nam, v.v. Gần như buổi hội thảo nào cũng có ba phần :
Phần 1 : Cho các thành phần phản chiến, thường là một sử gia hay một giáo sư về sử học của Mỹ, lên diễn đàn lên án cuộc chiến tranh, đạp Việt Nam Cộng Hòa xuống và đưa cộng sản Việt Nam lên.
Dư luận sẽ không đổ lỗi việc miền Nam mất là do sự phản bội của Mỹ, mà do sự bất tài của người miền Nam
Phần 2 : Cho các thành phần của Việt Nam Cộng Hòa cũ lên trình bày về sự chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa và lên án cộng sản...
Phần 3 : Tranh luận và đưa ra những lý do giải thích tại sao Mỹ thua và cộng sản Việt Nam thắng, ca tụng cộng sản Việt Nam.
Có lẽ cuộc hội thảo năm 2102 đã gây ra những phản ứng nặng về phía người Việt tỵ nạn, nên năm 2014 Mỹ cho các cựu chiến binh Mỹ mở cuộc hội thảo nói về công trạng của các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, và sự phản bội của Mỹ. Tiến sĩ Robert Turner của Đại Học Virginia đi đến kết luận rằng sự bỏ rơi miền Nam Việt nam của Hoa kỳ là một sự xấu hổ trong lịch sử.
Khi Mỹ biến địch thành "đối tác toàn diện"
Trong cuộc hội thảo ngày 14/09/2018 về đề tài "Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam" tuy có đến 15 diễn giả, nhưng chỉ có 3 diễn giả chính là Pierre Asselin, Giáo sư Sử học thuộc Đại học San Diego ; Vũ Tường, Giáo sư chính trị tại Đại học Oregon và Robert Turner, Giáo sư Trường Luật Đại học Virginia. Những người còn lại chỉ đóng vai trang trí hay vuốt đuôi như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đình Thắng, Kieu‑Linh Valverde, Nguyễn Thanh Tùng, Neil Nay, Tạ Đức Trí, v.v.
Với chủ đề "Tư tưởng, cách mạng cộng sản Việt Nam và Nguồn gốc của chiến tranh Hoa Kỳ tại Việt Nam", Giáo sư Pierre Asselin cho rằng chiến dịch đấu tranh ngoại giao ‘hết sức quyết liệt và hiệu quả’ của chính quyền Hà Nội trên trường quốc tế là ‘một trong những chìa khóa’ giúp miền Bắc giành chiến thắng chung cuộc bên cạnh chiến dịch quân sự ở miền nam và "Hà Nội đã có thể cô lập cả người Mỹ và miền Nam Việt Nam về ngoại giao". Theo ông, "Sài Gòn đã thất bại thảm hại trong việc thể hiện tính hợp pháp của mình ngay cả với dư luận trong nước".
Giáo sư Vũ Tường với chủ đề "Xây dựng quốc gia trong chiến tranh : Kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòa 1955-1975", xác định rằng về lý tưởng dân tộc thì miền Nam cũng mong muốn Việt Nam ‘trở thành một quốc gia thống nhất, không bị lệ thuộc vào ngoại bang. Ông nói : "Tổng thống Ngô Đình Diệm từng nhấn mạnh rằng sự can thiệp quân sự của người Mỹ là đi ngược lại lý tưởng dân tộc".
Về vấn đề huy động quần chúng, ông Tường giải thích : "Chế độ độc tài có thể huy động quân lính, huy động lương thực, huy động tài nguyên cho chiến tranh dễ hơn chế độ dân chủ vốn phải qua nhiều cuộc thảo luận mới có thể quyết định". Ông cho biết ở miền Bắc những ai bất đồng chính kiến thì bị bỏ tù ngay lập tức trong khi ở miền Nam thì không thể làm thế vì người dân có quyền biểu tình, có quyền thể hiện chính kiến của mình". Ông đi đến kết luận : "Việt Nam Cộng hòa vẫn trung thành với lý tưởng của mình cho dù họ có thua trong cuộc chiến đi nữa".
Trong khi đó, trong đề tài "Rút lui : Tại sao Nam Việt Nam bị mất", Giáo sư Robert Turner chỉ lặp lại luận điệu của Giáo sư Pierre Asselin. Ông cho rằng "Chúng ta tham chiến với sự ủng hộ áp đảo của người dân Mỹ". Thời Tổng thống Johnson đã có 58% ủng hộ và khi ông ra lệnh dùng vũ lực đối với miền Bắc, đã có 99,6% Quốc hội ủng hộ. Nhưng Bắc Việt "đã giành được khối óc và trái tim của người dân Việt Nam" và họ cũng đã "chiếm được tình cảm và suy nghĩ của người dân Mỹ" nên họ đã thắng.
Rõ ràng là cuộc hội thảo lần này có mục đích lèo lái công luận tin rằng cộng sản Việt Nam đã thắng là do vận động chính trị giỏi ở trong cũng như ngoài nước và chứng minh cuộc chiến của họ có chính nghĩa, còn Việt Nam Cộng Hòa vận động chính trị yếu kém và không có chính nghĩa.
Nguyễn Đình Thắng nói về "Vai trò của người Việt di cư trong giải cứu, bảo vệ và tái định cư người Việt tị nạn" và Tạ Đức Trí trình bày về "Triển vọng của các thế hệ trẻ ở nước ngoài và quan điểm của họ về dân chủ ở Việt Nam" chỉ với mục đích làm giảm bớt sự căng thẳng khi nghe các giáo sư Mỹ ngụy biện để bênh vực cho sự trở mặt của Mỹ. Đạo luật SB 895 về giáo dục cho học sinh về lịch sử chiến tranh Viêt Nam và lịch sử của người Việt tỵ nạn do Thượng nghị sĩ Cali là Janet Nguyễn đề xuất cũng nằm trong mục tiêu đó.
Sự thật lịch sử như thế nào ?
Sau khi đọc tài liệu lịch sử do cả hai bên công bố, chúng tôi thấy có hai lý do chính khiến Việt Nam Cộng Hòa đã thua và cộng sản Việt Nam đã thắng :
1. Trung Quốc đã viện trợ cho cộng sản Việt Nam tối đa cả về quân sự lẫn kinh tế để chiến thắng.
Tài liệu chính chức của cả Trung Quốc lẫn cộng sản Việt Nam công bố cho thấy viện trợ của Nga và Trung Quốc cho cộng sản Việt Nam gấp 5 lần viện trợ của Mỹ cho Việt Nam Cộng Hòa. Khi bộ đội cộng sản Việt Nam có AK-47, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn phải xài loại súng bắn phát một là Grant và Carbine M1 và M2. Khi Mỹ ra đi có để lại cho Hải quân Việt Nam Cộng Hòa một số chiến hạm nhưng lại tháo giàn radar đi nên không thể bắn tầm xa được, v.v.
Chính Lê Duẩn, Tổng bí thư uy quyền nhất của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác nhận :
"Một điều rõ ràng và dễ thấy là không có Trung Quốc làm cách mạng thành công thì không thể có Việt Nam ngày hôm nay. Đó là lô-gích lịch sử".
(Tạp chí "Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Trung Quốc, số 2/1981)
Nếu Mao Trạch Đông không chiếm được Trung Quốc và đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan năm 1949, Đảng cộng sản Việt Nam đã không như ngày nay.
2. Hoa Kỳ chỉ coi miền Nam như một công cụ, xài xong rồi bỏ.
Mỹ đã nhảy vào chiến trường Việt Nam và gây ra nhiều biến loạn là vì Mỹ coi Việt Nam là thị trường tiêu thụ vũ khí tồn động của Mỹ và nơi thử nghiệm các vũ khí mới sáng chế (như smart bomb). Sau khi đạt mục tiêu, Mỹ đã đem miền Nam bán cho Bắc Kinh để đổi lấy quan hệ thương mại với Trung Quốc. Chủ trương này được thể hiện qua lời nói của Kissinger khi đến gặp Chu Ân Lai tại Bắc Kinh ngày 20/06/1972 : "Tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Châu Á hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài Gòn".
Đó là một sự thật phũ phàng. Còn tệ hơn nữa, ngày nay Mỹ đang biến Việt Nam Cộng Hòa thành Bad gay (tên xấu xa), Mỹ là Urgly gay (tên dơ dáy) còn cộng sản Việt Nam là Good gay (tên tốt lành) để giải thích việc Mỹ tiến tới "đối tác toàn diện" với cộng sản Việt Nam và dùng cộng sản Việt Nam làm "Tiền đồn chống Trung Quốc ở Đông Nam Á". Nói cách khác, Mỹ đang phản bội lần thứ hai. Trong khi đó, đa số những người Việt ở hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và phú cường, không hay biết gì về chủ trương của Mỹ, phó thác cả "linh hồn và xác" cho Mỹ, đang bị Mỹ biến thành một công cụ cho những kế hoạch mới của Mỹ.
Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành tên "đẻ bọc điều", bắt cá ba tay, vừa Tàu, vừa Nga và vừa Mỹ, để làm cho thế đứng của chế độ vững mạnh hơn. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ tin Mỹ như Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nên Mỹ không thể lừa đảng này được. Khi nào Mỹ bắt đầu trở mặt, Đảng này lại quay về với Trung Quốc. Còn Việt Nam Cộng Hòa trước đây và ngày nay không có nơi nào để quay về, vì luôn tin rằng "con đường một chiều" là con đường duy nhất để chiến thắng. Nhưng đó là con đường đã đưa tới mất miền Nam !
Ngày 3/10/2018
Lữ Giang
Đấu tranh chính trị để xây dựng chính nghĩa cho mình và đả phá chính nghĩa của Sài Gòn, kế sách này đã giúp Hà Nội tập hợp sự ủng hộ của người dân Việt Nam không chỉ ở miền Bắc mà cả một bộ phận ở miền Nam, cùng lúc làm lay chuyển sự ủng hộ của dân Mỹ đối với cuộc chiến. Đó là một trong những nguyên nhân then chốt giúp Bắc Việt giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, theo các học giả Mỹ và Việt Nam tại một hội thảo mới đây ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.
Thủy Quân Lục Chiến. Kỵ binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa : Trận Cửa Việt - Ảnh minh họa
Trong khi đó, chính quyền Sài Gòn lại chật vật tranh thủ sự ủng hộ của người dân, đối mặt với sự chia rẽ trong dư luận, bị nghi ngờ về tính chính nghĩa của mình ở cả trong nước và trên trường quốc tế, cũng theo các ý kiến tại hội thảo có tiêu đề : ‘Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam’ do Tập hợp vì Dân chủ cho Việt Nam (ADVN) tổ chức tại Cơ quan Văn khố Quốc gia Mỹ hôm 14/9.
‘Giương cao chính nghĩa’
Chiến dịch đấu tranh ngoại giao ‘hết sức quyết liệt và hiệu quả’ của chính quyền Hà Nội trên trường quốc tế là ‘một trong những chìa khóa’ giúp miền Bắc giành chiến thắng chung cuộc bên cạnh chiến dịch quân sự ở miền nam, ông Pierre Asselin, Giáo sư Sử học thuộc Đại học San Diego và là tác giả của nhiều đầu sách về chiến tranh Việt Nam, nhận định.
Nhờ đó mà Hà Nội ‘đã giương cao chính nghĩa của mình là chính nghĩa hợp pháp trong khi liên tục đả kích tính chính nghĩa của miền Nam và của Mỹ’. Theo Giáo sư Asselin, đó là vũ khí để Hà Nội vô hiệu hóa sức mạnh quân sự rõ ràng là vượt trội của người Mỹ.
"Chung cuộc, Hà Nội đã có thể cô lập cả người Mỹ và miền Nam Việt Nam về ngoại giao", ông Asselin nhận định trong phần tham luận có tựa đề ‘Nhìn từ Bắc Việt : Làm sao Bắc Việt thắng trong cuộc chiến’ và lưu ý rằng miền Nam đã không thể làm được như Hà Nội.
"Sài Gòn đã thất bại thảm hại trong việc thể hiện tính hợp pháp của mình ngay cả với dư luận trong nước", ông nói.
Ông Asselin nói rằng ngay từ rất sớm trong cuộc chiến, chính quyền miền Bắc đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin tuyên truyền. "Hà Nội đã xây dựng được luận điệu tuyên truyền thậm chí ngay trước khi chiến tranh bắt đầu và luôn nhấn mạnh, duy trì luận điệu đó một cách nhất quán", ông nói.
"Cách tuyên truyền đó thành công đến nỗi nó vẫn còn tiếp tục đến ngày nay", ông nói thêm và dẫn chứng những sinh viên học sinh khi được học về Chiến tranh Việt Nam vẫn cho rằng Việt Nam Cộng hòa là ‘tay sai, bù nhìn’ của người Mỹ.
Về tính chính nghĩa của miền Nam, ông Tường Vũ, Giáo sư chính trị tại Đại học Oregon, cho rằng đó là một chính thể cộng hòa được xây dựng với các lý tưởng tự do dân chủ kết hợp với lý tưởng dân tộc. Theo ông thì những giá trị như ‘xã hội dân chủ tự do cho phép mọi người được tự do buôn bán, làm việc, học hành’ cũng tạo nên chính nghĩa của riêng miền Nam để thu hút người dân đứng lên.
Về lý tưởng dân tộc thì miền Nam cũng mong muốn Việt Nam ‘trở thành một quốc gia thống nhất, không bị lệ thuộc vào ngoại bang’, ông Vũ trình bày trong phần tham luận về quá trình xây dựng nhà nước cộng hòa ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1955-1975.
"Tổng thống Ngô Đình Diệm từng nhấn mạnh rằng sự can thiệp quân sự của người Mỹ là đi ngược lại lý tưởng dân tộc", Giáo sư Vũ cho biết và nói rằng tuy nhiên sau đó Việt Nam Cộng hòa đã không thể chấm dứt được sự lệ thuộc vào người Mỹ.
Trả lời câu hỏi của VOA tại hội thảo rằng điều gì, chính nghĩa giải phóng dân tộc hay xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã giúp miền Bắc tranh thủ được sự ủng hộ của người dân miền Bắc và cả ở miền Nam tập kết ra Bắc, Giáo sư Asselyn nói rằng đó là vì miền Bắc ‘biết cách thao túng lịch sử’.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng chính người Mỹ cũng đã giúp Hà Nội tăng cường tính chính danh của mình khi họ tiến hành ném bom miền Bắc. Điều này càng làm cho người dân miền Bắc, vốn đã mệt mỏi sau cuộc chiến với người Pháp và không muốn có thêm một cuộc chiến nữa, càng hết lòng ủng hộ lãnh đạo của họ trong cuộc chiến ở miền Nam.
‘Thất sách’ của miền Nam
Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về tại sao miền Nam cũng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc nhưng lại để cho quân Mỹ vào bắn giết người dân Việt Nam, Giáo sư Vũ cho rằng ‘đó là thất sách’ mà vì lẽ đó mà chính quyền miền Nam ‘phần nào mất đi tính chính nghĩa’.
Tuy nhiên, ông cho rằng ‘điểm yếu đó nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền miền Nam Việt Nam’ mặc dù ‘rất nhiều giới tinh hoa kể cả Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ đều không đồng ý đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam’.
Trước câu hỏi của VOA tại sao miền Bắc cũng đón quân Trung Quốc và Liên Xô vào cố vấn, vào đồn trú nhưng lại không ảnh hưởng đến chính nghĩa của họ trong mắt người dân, ông Vũ giải thích rằng đó là vì ‘miền Bắc để cho quân lính nước ngoài đóng ở các tỉnh biên giới sát với Trung Quốc và không được đi sâu vào thành phố’.
"Họ (quân nước ngoài) được bố trí ở những nơi hẻo lánh và kín đáo nên không tạo nên sự phản cảm với người dân trong khi ở miền Nam sự hiện diện của quân Mỹ là quá rõ ràng", ông nói thêm và cho biết quân Trung Quốc và Liên Xô không trực tiếp chiến đấu như quân Mỹ ở miền Nam mà ‘chỉ huy các đơn vị phòng không và các đơn vị xây dựng sửa chữa cầu đường khi bị bom đạn phá hỏng’.
Ông Vũ cũng cho rằng tính chất chế độ Nhà nước ở miền Nam khiến cho họ gặp nhiều bất lợi hơn Hà Nội trong việc thống nhất dư luận cho cuộc chiến.
"Chế độ độc tài có thể huy động quân lính, huy động lương thực, huy động tài nguyên cho chiến tranh dễ hơn chế độ dân chủ vốn phải qua nhiều cuộc thảo luận mới có thể quyết định", ông giải thích. "Thêm nữa là còn tinh thần thượng tôn pháp luật (ở miền Nam). Ở miền Bắc những ai bất đồng chính kiến thì bị bỏ tù ngay lập tức trong khi ở miền Nam thì không thể làm thế vì người dân có quyền biểu tình, có quyền thể hiện chính kiến của mình".
Chính vì vậy mà miền Nam đã ‘không thể thống nhất được dư luận và gặp phải sự chống đối từ bên trong’, ông Vũ phân tích. Tuy nhiên, ông cho rằng miền Nam không thể nào làm theo miền Bắc là xây dựng một chế độ toàn trị để có thể thắng cuộc chiến vì ‘nếu từ bỏ những giá trị tự do thì miền Nam còn đi chiến đấu để làm gì ?’
"Việt Nam Cộng hòa vẫn trung thành với lý tưởng của mình cho dù họ có thua trong cuộc chiến đi nữa", ông nói.
Điều này cũng được Giáo sư Asselyn đồng tình. Ông cho rằng mặc dù bên ngoài không nghe thấy về thái độ phản chiến trong lòng Bắc Việt nhưng điều này thật sự là có vì ‘cho đến những năm 1969-1971, người dân Bắc Việt đã quá mệt mỏi với chiến tranh vì họ cũng là con người’ nhưng ‘Hà Nội đã làm tốt hơn rất nhiều so với Sài Gòn trong việc bóp nghẹt những tiếng nói phản đối’.
Cũng tại hội thảo, trước câu hỏi về tình trạng tham nhũng và không có tính giải trình (unaccountability) của các quan chức miền Nam làm tổn hại như thế nào đến cuộc chiến của họ, Giáo sư Vũ thừa nhận rằng ‘chắc chắn có tình trạng tham nhũng và vấn đề giải trình và xu hướng của một số lãnh đạo như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và một số tướng lĩnh có những hành động làm mất lòng tin của người dân, giới trí thức, xã hội dân sự và gặp khó khăn trong quan hệ với Mỹ’. Tuy nhiên, ông cho rằng xã hội lành mạnh và truyền thông độc lập ở miền Nam có thể đứng lên chống lại những hành vi vi phạm các chuẩn mực của nền Cộng hòa.
Về câu hỏi của VOA rằng đối với các nhà lãnh đạo miền Bắc thì mục tiêu chiến lược nào của họ là quan trọng hơn : dùng lá bài giải phóng dân tộc để tiến tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội hay dùng lý thuyết đấu tranh giai cấp để phục vụ cho việc giành độc lập dân tộc, ông Vũ cho rằng mục tiêu cuối cùng của các nhà lãnh đạo cộng sản ‘luôn là chủ nghĩa xã hội’ vì điều này ‘thể hiện rất rõ trong những văn kiện của Đảng Cộng sản từ những thập niên 30 cho đến 60’.
"Điều kiện cần thiết để họ đạt được mục tiêu đó (xây dựng chủ nghĩa xã hội) là quyền kiểm soát chính trị ở cả miền Bắc lẫn miền Nam", ông giải thích và lấy dẫn chứng là cuộc cải cách ruộng đất mà thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn đã được các lãnh đạo miền Bắc đưa vào thực thi ngay cả trước khi họ đạt được mục tiêu giành độc lập dân tộc.
Về phần mình, Giáo sư Asselyn cũng cho rằng Hà Nội muốn thắng trong chiến tranh không chỉ vì mục tiêu thống nhất đất nước mà còn là ‘để tạo cảm hứng cho các phong trào cách mạng cánh tả khác trên thế giới’.
Tuy nhiên, chính sử của đảng cộng sản cho rằng ông Hồ Chí Minh vì ra đi tìm đường cứu nước (độc lập dân tộc) mới tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lenin (Luận cương của Lenin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa) và xem chủ nghĩa xã hội là con đường giải phóng dân tộc. Trong khi đó, trước giờ các văn kiện của Đảng Cộng sản vẫn đặt hai mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội song song và ngang nhau.
Lung lạc dân Mỹ
Nhìn từ quan điểm của nước Mỹ, trong phần tham luận có tiêu đề ‘Cuộc đấu tranh chính trị không được để ý : Tại sao miền Nam Việt Nam và đồng minh thua cuộc chiến ?’, Giáo sư Robert Turner thuộc Trường Luật Đại học Virginia nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt ‘đã rất thành công trong việc làm cho người Mỹ quay lưng lại với cuộc chiến’.
Dưới sức ép của các nhà hoạt động phản chiến, vào tháng 5 năm 1973, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật để đưa tới thất bại từ ngưỡng cửa của chiến thắng
"Chúng ta đã nói nhiều về việc Bắc Việt đã giành được khối óc và trái tim của người dân Việt Nam nhưng chúng ta ít khi để ý đến việc họ đã chiếm được tình cảm và suy nghĩ của người dân Mỹ", ông Turner nói.
"Chúng ta tham chiến với sự ủng hộ áp đảo của người dân Mỹ", ông nhắc và đưa ra dẫn chứng là tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Lyndon B. Johnson đã tăng vọt lên thêm 30 điểm (tức tăng đến 58%) sau khi ông lần đầu tiên ra lệnh dùng vũ lực đối với miền Bắc Việt Nam và việc Quốc hội Mỹ đã cho phép sử dụng hành động quân sự với tỷ lệ 99,6% bỏ phiếu thuận trong khi hai nghị sỹ bỏ phiếu chống đã thất cử ngay sau đó.
Theo ông Turner thì cho đến năm 1970 nhiều quan chức và giới học thuật nhận thấy rõ là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa ‘đang trên đà thắng’, và điều này cũng được chính các quan chức ở Hà Nội nhìn nhận.
Ông lấy dẫn chứng là lời của Đại tá Bùi Tín, người vừa qua đời tại Paris, thuật lại vào giữa những năm 1990 rằng ‘kể từ năm 1965 thì Bộ Chính trị đã biết rằng họ không thể nào đánh thắng được Mỹ’ và ‘hy vọng duy nhất của Hà Nội là thắng lợi trong phong trào phản chiến ở Mỹ’.
Chính vì vậy, Giáo sư Turner cho rằng chính quyền Hà Nội và các đồng minh của họ đã tiến hành một cuộc đấu tranh chính trị ‘tài ba’ để thay đổi lập trường của người dân Mỹ đối với cuộc chiến.
Ông dẫn lại nghị quyết của Hội nghị Trung ương 9 của Đảng Lao Động Việt Nam vào năm 1963 đã trình bày về chiến lược chiến tranh chính trị như sau : "Chúng ta phải tiến hành mọi nỗ lực để thúc đẩy các tổ chức yêu chuộng hòa bình của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latin có hành động mạnh mẽ yêu cầu đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Chúng ta cũng phải tranh thủ sự thông cảm và ủng hộ của nhân dân các nước đế quốc như Mỹ, Anh, Pháp’.
Chiến lược chiến tranh chính trị này thật ra đã được giới lãnh đạo cộng sản miền Bắc áp dụng từ cuộc chiến chống lại người Pháp. Ông Turner đã dẫn lời Tổng bí thư Trường Chinh viết vào năm 1947 rằng họ phải ‘cô lập kẻ thù, thêm nhiều bạn’ và tranh thủ sự ủng hộ của người dân Pháp, người dân ở các thuộc địa của Pháp và của ‘tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình’ trên thế giới.
"Dưới sức ép của các nhà hoạt động phản chiến, vào tháng 5 năm 1973, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật để đưa tới thất bại từ ngưỡng cửa của chiến thắng", ông Turner nói và cho biết đạo luật này đã dừng mọi chu cấp tài chính của Mỹ cho cuộc chiến ở Việt Nam.
Ngoài ra, theo Giáo sư Asselyn, các nguyên nhân khác giúp miền Bắc giành thắng lợi chung cuộc là ‘khả năng tổ chức tài tình về mặt đảng và mặt quân đội’, ‘sự kiên trì, bền bỉ đến không ngờ’, ‘khả năng phục hồi sau những thất bại thảm khốc như chiến dịch Mậu Thân 1968’, ‘biết lợi dụng chia rẽ giữa Moscow và Bắc Kinh để đạt được sự ủng hộ vật chất, chính trị và tinh thần của cả hai bên’, và việc Lê Duẩn và các cộng sự thân cận của ông ‘không hề quan tâm đến việc phải hy sinh bao nhiêu nhân mạng để đạt đến thắng lợi’.
Ngoài ra, sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thắng lợi của miền Bắc mà nếu không, theo Giáo sư Tường Vũ, thì Hà Nội không thể nào thắng được Mỹ và Sài Gòn.
Ông Asselyn cho rằng nhờ vào sự ủng hộ của hai nước lớn này mà quân đội Bắc Việt, vốn phần lớn là nông dân, đã được huấn luyện và trang bị tốt ‘như bất cứ quân đội nào trên thế giới’.
"Bất chấp những sai lầm thảm họa của giới lãnh đạo và đặc biệt là của (Bí thư thứ nhất) Lê Duẩn, Bắc Việt Nam vẫn chiến thắng", ông Asselyn kết luận.
Ngọc Lễ
Nguồn : VOA, 19/09/2018
John McCain và dấu nối giữa hai quốc gia (RFA, 26/08/2018)
Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời ở tuổi 81, sau những ngày đau đớn bởi căn bệnh ung thư não.
Ông là một nhân vật rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam, kể cả trong chiến tranh Việt Nam cũng như sau chiến tranh.
Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời ở tuổi 81, sau những ngày đau đớn bởi căn bệnh ung thư não.
John McCain được báo chí phương Tây nhận định là một anh hùng chiến tranh, một kẻ hoạt động chính trị đầy tư duy độc lập trước các chính sách, và đoạn cuối đời, ông là một trong những nhà phê bình mạnh nhất các chính sách của Tổng thống Trump, dù ông là một đảng viên đảng Cộng Hòa.
Trong chiến tranh Việt Nam, ông là "giặc lái" - nói theo kiểu miền Bắc Việt Nam, khi nhận lệnh đánh bom, để đáp trả các cuộc xâm lược của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào nước Việt Nam Cộng Hòa, khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phá vỡ các nghị ước hòa bình, đem quân vượt qua vĩ tuyến 17 vào miền Nam.
Cuối năm 1967, John McCain bị bắn hạ ở Việt Nam, và sau đó trải qua 5 năm tù ở miền Bắc. Vì là một trong những người thuộc gia đình có truyền thống tham gia quân đội, John McCain luôn nằm trong danh sách ưu tiên để trao đổi tù binh, nhưng ông từ chối đặc quyền này để nhường cho những tù binh Mỹ khác đang cần được chăm sóc. Và do vậy, kinh nghiệm ở tù của những người cộng sản của ông cũng dầy thêm, bao gồm 2 năm biệt giam và nhiều lần bị tra tấn.
John McCain cũng nhiều lần nhắc lại ký ức này nhưng thay vì đó là hận thù, ông đã dành nhiều thời gian của mình khi trở thành một chính trị gia, là vận động cho nhân quyền của người Việt Nam, nơi mà ông có nhiều kinh nghiệm hơn cả những chính trị gia Mỹ khác cùng thời.
Trong một lần xung đột quan điểm về chính trị, tổng thống Donald Trump nói ông không phải là anh hùng, mà chỉ là một phi công thất bại. Nhưng với nhiều người Việt đã kinh qua chiến tranh, anh hùng là tính cách chứ không phải là sự kiện.
Nước Mỹ có đến 58.000 quân nhân thất bại trong chiến tranh Việt Nam, nhưng chắc chắn nước Mỹ coi đó là những anh hùng.
Lịch sử Việt Nam cũng tràn ngập các danh sĩ, danh tướng thất bại trong sự nghiệp của mình như Hai Bà Trưng, Trần Bình Trọng, Lê Lai, Nguyễn Thái Học... Nhưng chắc chắn đó cũng là những anh hùng.
John McCain từng bị chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tổ chức cho hàng dài hội phụ nữ, đoàn viên... đứng phun nước bọt vào đầu, chửi mắng và lăng mạ khi bị bắn rớt máy bay và giải đi qua phố. Nhưng khi là một chính trị gia quyền lực, điều ông nghĩ đến là ủng hộ để làm sao thay đổi nhân quyền, luật pháp và chính thể ở Việt Nam, thì mới giúp được con người Việt Nam. Ông đổi nước bọt và sự sỉ nhục, tra tấn... bằng suy nghĩ giúp đổi thay Việt Nam, chỉ như vậy thôi, ông đã là một anh hùng.
Những ngày tháng cuối cùng của John McCain, còn là những hoạt động không ngừng để bảo trợ và mang nhạc sĩ Việt Khang đến Mỹ, định cư với cuộc đời khác.
81 tuổi, ông ra đi với nhiều điều đáng nhớ, cho cả hai quốc gia Mỹ và Việt Nam.
Tuấn Khanh (tuankhanh's blog)
*******************
Thượng nghị sĩ John McCain và những lần gặp gỡ giới tranh đấu tại Việt Nam (RFA, 26/08/2018)
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Bảo vệ người bảo vệ Nhân quyền, người từng gặp gỡ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain tại Hà Nội nói rằng, ông tiếc thương trước sự ra đi của "người có nhiều mối thiện cảm với Việt Nam" và mong vị Thượng nghị sĩ này sẽ an nghỉ sau khoảng thời gian hoạt động chính trị không mệt mỏi.
Cuộc gặp của Thượng nghị sĩ với các nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Hà Nội năm 2015 - Courtesy US Embassy in Hanoi
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain qua đời vào lúc 4 giờ 28 phút ngày 25/8/2018 tại nhà của mình ở tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ - tiểu bang mà ông đại diện ở Thượng Viện, hưởng thọ 81 tuổi.
Cuộc gặp vào tháng 5 năm 2015
Thượng nghị sĩ John McCain từng viếng thăm Việt Nam rất nhiều lần và có ít nhất 2 lần gặp gỡ những nhà tranh đấu tại Hà Nội trong thời gian gần đây để tìm hiểu về tình trạng nhân quyền ở quốc gia độc đảng này.
Hồi tháng 5/2015, trong chuyến thăm 2 ngày đến Hà Nội ngoài cuộc gặp các nguyên thủ lúc bấy giờ như các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang, Thượng nghị sĩ John McCain và 2 vị Thượng nghị sĩ khác còn dành thời gian để gặp các nhà hoạt động như nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, luật gia Nguyễn Đình Hà, ông Nguyễn Chí Tuyến và luật sư Trần Thu Nam.
Luật gia Nguyễn Đình Hà thuật lại với Đài Á Châu Tự Do về cuộc gặp mà ông cho rằng "không có khoảng cách này".
"Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật, cởi mở và chúng tôi nói chuyện với nhau như những người bạn và dường như không có khoảng cách nào.
Chúng tôi có thể trao đổi thẳn thắn với nhau về những gì chúng tôi quan tâm ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng ông ấy là người rất chú ý lắng nghe về những điều mọi người nói và rất quan tâm tới những vấn đề đang tồn tại ở Việt Nam.
Đặc biệt vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông và nhân quyền ở Việt Nam thì ông rất quan tâm", ông Nguyễn Đình Hà trả lời qua điện thoại sau khi hay tin về sự ra đi của Thượng nghị sĩ John McCain.
Ông Hà cho biết thêm, Thượng nghị sĩ John McCain "khi nghe vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì ông thể hiện sự xúc động, đồng cảm với những gì người dân Việt đang phải trải qua".
Cuộc gặp gỡ cuối cùng
Lần cuối cùng và gần đây nhất là cuộc gặp vào tháng 6/2017 giữa các nhà hoạt động dân sự gồm ông Vũ Quốc Ngữ, cựu tù nhân lương tâm - luật sư Lê Quốc Quân và 2 nhà hoạt động khác không được nêu tên.
Luật sư Lê Quốc Quân trước cuộc gặp nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn đe dọa không được gặp vị đại diện từ Hoa Kỳ, nhưng ông vẫn quyết chí đi vì "John Mccain là một người bạn của Việt Nam và là ân nhân của tôi nên tôi phải đi gặp với tư cách là một người bạn".
Vì cuộc gặp gỡ này, vị cựu tù nhân lương tâm này bị sách nhiễu và ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều ngày sau đó.
Trong cuộc gặp gỡ khoảng 1 tiếng với 3 vị Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ trong đó có ông John McCain, Giám đốc tổ chức Bảo vệ người bảo vệ Nhân quyền Vũ Quốc Ngữ cho hay, ông nêu lên vấn đề chính quyền tỉnh Nghệ An sử dụng loa phóng thanh với dải âm thanh rộng (LRAD) có thể gây điếc tai người để giải tán cuộc biểu tình của người dân Nghệ An sau khi bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình.
Chiến dịch bắt bớ các nhà hoạt động mà khởi đầu là cuộc bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà và blogger Mẹ Nấm cũng được ông Ngữ nêu ra tại đây.
"Tôi cũng đề đạt với ông John McCain là ông về truyền đạt ý kiến tới Quốc hội Mỹ là Việt Nam cần tôn trọng chính luật pháp của mình và những cam kết về nhân quyền đối với quốc tế", ông Ngữ cho hay.
Dư luận Việt Nam trước cái chết của Thượng nghị sĩ John McCain
Các tờ báo trong nước đều đưa các hàng tít lớn về sự qua đời của "anh hùng chiến tranh" Hoa Kỳ.
Mạng báo Thanh Niên với bài viết "Thượng nghị sĩ McCain với các mốc thời gian và phát biểu đáng nhớ" đã điểm lại các dấu mốc trong cuộc đời của ông bao gồm cả việc máy bay chiến đấu của ông bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội khi tham chiến ở Việt Nam và khoảng thời gian khi ông làm chính khách ở đất nước cờ hoa.
Báo Lao Động với tiêu đề "Thượng nghị sĩ John McCain và định mệnh mang tên Việt Nam" cho rằng, ông là một trong những người có đóng góp tích cực nhất vào quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt - Mỹ.
Hình chụp hôm 27/10/1967 : Một bác sĩ Việt Nam khám bệnh cho Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ John McCain AFP
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân : "Thượng nghị sĩ John McCain dù ở vị trí quân nhân hay chính khách luôn chứng tỏ đẳng cấp vượt trội của mình so với đối thủ đã giam cầm ngài ở Hỏa Lò, bởi tầm vóc văn minh và văn hóa mà ngài thụ hưởng và thừa hưởng.
Cuộc đời và cống hiến của ngài là bài ca đẹp về danh vị Con Người. Người Mỹ và người Việt sẽ mãi còn nhắc đến ngài, thưa Thượng nghị sĩ McCain !
Với tất cả lòng tôn kính, xin nghiêng mình tiễn biệt ngài !"
Luật sư Lê Quốc Quân đăng tấm ảnh chân dung ngài Thượng nghị sĩ và gọi ông là là "người bạn, người ân nhân" cùng hứa hẹn sẽ có bài viết chi tiết hơn về ông.
Tác giả cuốn sách Bên Thắng Cuộc, nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) trong bài viết ngắn của mình chiều tối 26/8 cũng dành cho ông những lời tốt đẹp :
"Nhờ những nhân cách như John McCain mà Hà Nội đã dần hòa giải được với Washington. Trong khi, người Việt vẫn chưa có những nhân cách đủ lớn để giúp hai phía Việt Nam hòa giải.
Không phải tự nhiên mà truyền thông Mỹ và mạng xã hội hôm nay tràn ngập những lời tốt đẹp khi nói về ông. Một người chỉ có thể trở thành anh hùng của dân khi không chỉ có lòng quả cảm mà còn phải có đủ tài năng và đạo đức, đạo đức của một con người".
Một người Việt đặt hoa tưởng nhớ Thượng nghị sĩ John McCain ở Hồ Trúc Bạch nơi máy bay của Thượng nghị sĩ John McCain bị bắn rơi ở Hà Nội năm 1967 AFP
Trong những chuyến viếng thăm và bài phát biểu của mình khi đến Việt Nam, John McCain đều thẳng thắn đề cập đến vấn đề nhân quyền như một giá trị mà ông luôn theo đuổi.
Thậm chí ông đã chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump sau chuyến đến Đà Nẵng để dự hội nghị APEC năm 2017 mà không hề đề cập gì đến vấn đề nhân quyền. "Tổng thống Hoa Kỳ có mặt tại Đà Nẵng và không nhắc tới nhân quyền - Buồn", ông viết trên Twitter.
Thượng nghị sĩ John McCain được xem là người có nhiều gắn bó với Việt Nam và đã từng tham chiến ở đất nước này. Máy bay của ông đã bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội vào năm 1967. Sau đó ông đã bị giam giữ suốt 5 năm rưỡi ở nhà tù Hoả Lò, nơi các cựu binh Mỹ thường gọi đùa là Hilton Hà Nội, cho đến khi được trao trả về cho phía Mỹ vào năm 1973.
Tờ New York Times trong bài viết hôm 25/8, sau khi Thượng Nghị sĩ qua đời cho biết, trong thời gian bị giam giữ ở Việt Nam, ông đã bị biệt giam hai năm và bị tra tấn liên tục. Với rất nhiều người Mỹ, ông là một người hùng trong chiến tranh, tờ New York Times viết.
Sau cái chết của "anh hùng nước Mỹ", Đại sứ quán nước này tại Hà Nội cho biết sẽ mở sổ chia buồn với ông từ ngày 27-29/8/2018. Cũng trong dịp này ông John Kerry, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ khởi động Chương trình McCain/Kerry.
"Mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam có sự cam kết với dịch vụ công sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc và thúc đẩy di sản tích cực của Thượng nghị sĩ McCain", trang Fanpage của Đại sứ Daniel J. Kritenbrink ghi rõ.
*****************
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain qua đời ở tuổi 81 (BBC, 26/08/2018)
Thượng nghị sĩ John McCain, người anh hùng chiến tranh Việt Nam trở thành thượng nghị sĩ và ứng viên tổng thống, đã qua đời ở tuổi 81.
John McCain, người có nhiều "duyên nợ" với Việt Nam.
Ông McCain qua đời hôm thứ Bảy bên cạnh người nhà, theo thông cáo do văn phòng của ông phát đi.
Ông được chẩn đoán có một khối u não ác tính hồi tháng 7/2017 và đã trải qua một thời gian chữa trị.
Gia đình ông thông báo ông McCain, người rời Washington vào tháng 12/2017, đã quyết định ngừng điều trị vào thứ Sáu.
Trước đó, gia đình ông John McCain nói ông đã "thôi mong đợi mình sẽ bình phục".
'Sẽ luôn được tưởng nhớ'
Thông cáo do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phát đi hôm 26/8 ghi : "Trong nhiều thập kỷ, ông McCain ủng hộ manh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác. Ông sẽ luôn được tưởng nhớ".
"Để tôn vinh những đóng góp của Thượng nghĩ sĩ McCain và của cựu đồng nghiệp của ông tại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng là cộng sự lâu năm của ông trong các vấn đề về Hoa Kỳ - Việt Nam, là ông John Kerry, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ khởi động Chương trình McCain/Kerry. Mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam có sự cam kết với dịch vụ công sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc và thúc đẩy di sản tích cực của Thượng nghị sĩ McCain".
Đại sứ quán Hoa Kỳ thông báo họ sẽ mở sổ chia buồn trong các ngày 27-29/8, từ 10 :00 tới 17 :00 tại Tòa nhà Vườn Hồng, 170 Ngọc Khánh, Hà Nội.
Thượng nghị sĩ John McCain và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại văn phòng ông McCain ở Washington, Mỹ, năm 2015
Ông McCain, 81 tuổi, được chẩn đoán bị u não vào tháng 7/2017.
Ông rời Washington nhưng vẫn là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng.
Gia đình ông nói trong một thông cáo gửi tới giới truyền thông Hoa Kỳ hôm 24/8 : "Năm ngoái, Thượng nghị sĩ John McCain đã chia sẻ về việc ông được chẩn đoán u não và tiên lượng xấu".
"Tiến triển của bệnh và tuổi tác ngày càng cao đã đưa ông tới quyết định này".
"Với ý chí mạnh mẽ vốn có, ông đã chọn ngừng điều trị y tế".
Ông McCain từng là Thượng nghị sĩ suốt sáu nhiệm kỳ, và là ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008.
Ông được chẩn đoán ung thư não sau khi các bác sĩ phát hiện ra khối u trong quá trình phẫu thuật loại bỏ cục máu đông trên mắt trái của ông hồi tháng Bảy năm ngoái.
Có cha và ông đều là đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, ông McCain là một phi công chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam. Khi máy bay của ông bị bắn hạ, ông trở thành tù nhân chiến tranh ở Việt Nam trong năm năm.
Khi ở trong tù, ông đã chịu những trận tra tấn khiến ông bị tàn tật.
Mối quan hệ với Việt Nam
Thượng nghị sĩ John McCain (phải) trong chuyến thăm nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, năm 2009
Năm 2009, Thượng nghị sĩ John McCain từng trở lại thăm di tích nhà tù Hỏa Lò nơi giam giữ ông suốt 5 năm trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Ông xem những vật dụng trưng bày, trong đó có cả bộ quân phục ông mặc năm 1967 khi máy bay của ông rớt tại Hồ Trúc Bạch.
Trong chuyến thăm này, ông John McCain kêu gọi bước tiến mới trong quan hệ Mỹ-Việt và đề cập vấn đề nhân quyền.
"Chúng tôi muốn thấy sự gia tăng quan hệ quân sự giữa hai đất nước và khi trả lời các câu hỏi, tôi nhấn mạnh cùng với phát triển kinh tế phải có tiến triển chính trị và tăng cường tôn trọng nhân quyền".
Ông cũng nhắc đến vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Hoa Kỳ "có mối quan tâm và lợi ích trong tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các nơi khác".
Tiểu sử trên trang web của ông McCain nói thời gian trong tù, ông bị quản giáo đánh đập, bị biệt giam - các cáo buộc mà Việt Nam luôn bác bỏ.
Nhắc nhở Việt Nam về dân chủ
Đoàn của ông McCain đã tiếp xúc với bốn nhà hoạt động xã hội dân sự ở trong nước
Năm 2014, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain từng nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.
Ông đề cập đến khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhưng nhấn mạnh rằng việc này tùy thuộc rất lớn vào thành tích nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.
Ông cũng nhắc lại thông điệp Năm Mới của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng 'dân chủ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển' và rằng 'Đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ'.
"Chúng tôi mong là Việt Nam sẽ đưa những lời nói ấn tượng này thành hành động táo bạo chẳng hạn như thả tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự và cuối cùng là ghi rõ vào luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là giới hạn và những quyền con người phổ quát - quyền tự do phát biểu, hội họp, tín ngưỡng, xuất bản và tiếp cận thông tin - cần phải được đảm bảo cho mọi công dân".
Năm 2015, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng có chuyến thăm hai ngày 27/5-28/5 tới Việt Nam, nơi ông hội kiến Tổng bí thư ̣Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Điều đáng chú ý là ông có cuộc tiếp xúc với đại diện phong trào dân sự của Việt Nam, gồm nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Chí Tuyến và Luật sư Trần Thu Nam.
Ông Nguyễn Chí Tuyến thời điểm đó nói với BBC rằng đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã đặt nhiều câu hỏi về tình hình phát triển dân chủ, nhân quyền ở trong nước.
"Ông McCain bày tỏ cảm kích về công việc của chúng tôi và hỏi nước Mỹ có thể giúp được điều gì ?".
Ông Tuyến nói ông và những nhà đấu tranh có mặt đã bày tỏ mong muốn làm sao để chính quyền Hà Nội phải tôn trọng luật pháp và công ước quốc tế.
Mối hiềm khích McCain-Trump
Ông McCain từng, đôi khi, chỉ trích gay gắt Tổng thống Donald Trump.
Mối quan hệ căng thẳng của họ bắt đầu vào năm 2015, khi ông McCain nói ông Trump - người sau đó thành ứng cử viên chức Tổng thống Mỹ - đã "kích động những kẻ điên cuồng" bằng những phát biểu gây tranh cãi về nhập cư.
Ông Trump đã phản pháo bằng cách nói rằng ông McCain chỉ được coi là một anh hùng vì ông là một tù nhân chiến tranh.
Mùa hè năm ngoái, ông McCain đã gây ấn tượng sâu sắc khi, dù vừa trải qua phẫu thuật, đã đi bỏ phiếu làm tiêu tan một dự luật của Trump nhằm bỏ quỹ Obamacare.
Ông McCain rời Capitol Hill tháng 12 năm ngoái để bắt đầu điều trị tại bệnh viện Mayo ở Phoenix, Arizona. Vào tháng Tư, ông lại trải qua phẫu thuật nhiễm trùng đường ruột.
Lẽ ra ông bước sang tuổi 82 vào ngày 29/8.
******************
Thượng nghị sĩ John McCain, người ủng hộ quan hệ với Việt Nam, qua đời (RFA, 25/08/2018)
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, người ủng hộ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vừa qua đời sau một năm chống chọi với căn bệnh ung thư não, thọ 81 tuổi. Thông báo của văn phòng Thượng Nghị sĩ John McCain cho biết ông qua đời vào lúc 4 giờ 28 phút ngày 25/8/2018 tại nhà của mình ở tiểu bang Arizona, tiểu bang mà ông đại diện ở Thượng Viện.
Thượng Nghị sĩ John McCain trong cuộc họp báo với Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse ở Hà Nội hôm 8/8/2014 - AFP
Thượng nghị sĩ John McCain là người có nhiều gắn bó với Việt Nam. Ông đã từng tham chiến ở Việt Nam. Máy bay của ông đã bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội vào năm 1967. Sau đó ông đã bị giam giữ suốt 5 năm rưỡi ở nhà tù Hoả Lò, nơi các cựu binh Mỹ thường gọi đùa là Hilton Hà Nội, cho đến khi được trao trả về cho phía Mỹ vào năm 1973.
Khi tham chiến ở Việt Nam, ông bị thương ở tay và chân. Tờ New York Times trong bài viết hôm 25/8, sau khi Thượng Nghị sĩ qua đời cho biết, trong thời gian bị giam giữ ở Việt Nam, ông đã bị biệt giam hai năm và bị tra tấn liên tục. Với rất nhiều người Mỹ, ông là một người hùng trong chiến tranh, tờ New York Times viết. Ông trở về với cây nạng và phải qua nhiều điều trị sau đó nhưng cuối cùng vết thương ở tay đã khiến ông không thể nâng tay của mình lên quá đầu.
Vào ngày 26/10/2017, nhân kỷ niệm 50 năm ngày chiếc A-4 Skyhawk của ông bị bắn rơi ở Hà Nội, ông đã viết trên trang Facebook của mình :
"Vinh dự lớn lao của đời tôi là được đồng hành phụng sự với những anh hùng ở Việt Nam, những người Mỹ mà tình đồng đội, sự dũng cảm và kiên cường của họ trước những khó khăn to lớn đã động viên chúng tôi chống lại những kẻ bắt giữ và tìm được sức mạnh và hy vọng trong những giờ phút đen tối nhất".
Thượng Nghị sĩ John McCain cùng với Thượng nghị sĩ John Kerry, Jim Webb và Chuck Hagel là những người tích cực ủng hộ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ông cũng đã từng nhiều lần đến thăm Việt Nam, mà lần gần đây nhất là vào tháng 6 năm 2017.
******************
Sĩ quan Liên Xô nói đã 'bắn hạ McCain' tại Hà Nội (BBC, 19/11/2008)
Quân nhân Liên Xô, người bắn hạ máy bay của phi công John McCain trên bầu trời Hà Nội năm 1967, nói ông vui vì ông McCain không trúng cử tổng thống Mỹ.
Theo báo Nga, ông Yury Trushyekin, năm nay 70 tuổi, không có nhiều cảm tình cho cựu phi công McCain.
Phi công McCain nhảy dù xuống được hồ Trúc Bạch và thoát chết
Dù tin tức về các quân nhân Nga tham chiến tại Việt Nam mới chỉ được nói đến gần đây, cuộc phỏng vấn của ông Trushyekin nhắc lại vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam.
Phi cơ ném bom của ông McCain bị bắn hạ hôm 26/10/1967 nhưng ông nhảy dù xuống được hồ Trúc Bạch.
Ông tố cáo bị tra tấn trong thời gian cầm tù ở Bắc Việt Nam tới mức nay không nhấc nổi một tay quá đầu.
Những người cộng sản Việt Nam hoàn toàn bác bỏ chuyện có tra tấn tù binh Mỹ.
'Căm thù người Nga'
Theo tin của RIA Novosti hôm 17/11, ông Yury Trushyekin nay nói :
"Thật tốt vì ông ta đã không lên làm tổng thống. Ngay cả khi bị giam ông ta nói rất căm thù người Nga và biết tên lửa của chúng tôi đã bắn rơi ông ta".
Ông Trushyekin được trích thuật trong cuộc phỏng vấn với báo MK v Pitere rằng nếu ông McCain lên làm tổng thống thì "Quan hệ Nga-Mỹ chắc chắn sẽ bị thiệt".
Dù Liên Xô, và Nga sau này không chính thức thừa nhận có quân tham chiến ở Việt Nam trong thập niên 60 và 70, ông Trushyekin, hiện ở trong một bệnh viện ở St. Petersburg không hề che giấu hoạt động của mình hồi tại Việt Nam :
"Tôi đến Việt Nam vào thời gian có các đơn vị hỗn hợp với người Việt".
Ông nói đơn vị tên lửa phòng không của ông đã bắn rơi phi cơ của ông McCain.
"Chúng tôi đã chuẩn bị rút khi còi báo động rú lên. Hai chiếc F-4 Con Ma của Mỹ bay đến. Giàn tên lửa sáu quả của chúng tôi chỉ có hai. Phía Việt Nam bắn trước nhưng trượt…chúng tôi bắn vào chiếc phi cơ bay qua phía trên cầu và trúng vào nó".
Phi công John McCain được tổng thống Nixon tiếp sau khi từ nhà tù Bắc Việt trở về
Theo những gì đã biết, ông McCain rơi xuống hồ và được người Việt Nam kéo lên.
Theo ông Yury Trushyekin, khi ấy "Tay ông ta đầy máu và người bị choáng".
"Thật may cho ông ta là đã giơ súng lên trời, nếu không đã bị người ta bắn chết ngay".
Theo lời kể của Trushyekin thì ông ta không chỉ có mặt lúc bắt McCain mà còn lấy được cả tấm thẻ bài của ông ta và đem về Liên Xô.
Người cựu sĩ quan Liên Xô nói chỉ mãi đến năm 1986 ông ta mới nhận ra John McCain khi ông này trúng cử thượng nghị sĩ bang Arizona.
Là ứng viên của đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John McCain, 72 tuổi đã thua ứng viên của đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Barack Obama trong cuộc chạy đua vào chức Tổng thống Hoa Kỳ năm nay.
"Tôi chưa bao giờ nói về cuộc chiến tranh ấy. Chẳng có ai hỏi đến. Mọi người không muốn nghe về nó".
Một cựu chiến binh Bắc Việt ngồi trong phòng khách của mình và bắt đầu nhớ những sự kiện của 50 năm trước.
Phan Vinh Cat, 80 tuổi. Một quân y trong cuộc tấn công Tết vào năm 1968, ông đã điều trị hàng ngàn binh sĩ bị thương ở Đà Nẵng. Ảnh : Nick Parisse / Dawning
Vợ ông ngồi bên cạnh ông. Xung quanh họ là bốn người phỏng vấn, mấy người ghi chép (những người Mỹ tiến hành cuộc khảo sát này – người dịch) và một người phiên dịch Việt Nam. Mấy viên chức của đảng cộng sản (Việt Nam), mấy sỹ quan cảnh sát và mấy đại diện bên chính quyền (Việt Nam) ngồi yên lặng dưới nền nhà, im lặng lắng nghe những câu chuyện mà họ chưa từng được nghe trước đây.
Đó là cảnh tượng mà các đồng nghiệp của tôi và tôi đã gặp đi gặp lại hơn 100 lần trong một nỗ lực kéo dài ba năm để ghi lại (bằng tài liệu / bằng văn bản) cuộc sống và ký ức của các cựu chiến binh Bắc Việt và gia đình của họ trong mấy năm vừa qua.
Người Mỹ biết rất ít về kẻ thù cũ của họ. Họ hiếm khi được nghe những câu chuyện từ phía bên kia. Trong năm nay, năm hồi tưởng về sự kiện năm 1968 – bất luận là ở Việt Nam hay là trong những hậu quả chính trị của một quốc gia bị phân liệt / chia rẽ nặng nề (tức là ở chính tại nước Mỹ - người dịch) – việc lắng nghe những tiếng nói này là điều cực kỳ quan trọng.
Để dễ nhận diện sau khi chết, những chiến binh cộng sản Bắc Việt Nam thường xâm trên cánh tay số quân của mình- Ảnh Rafe H. Andrews/Dawning
Ở Việt Nam, sau nhiều thập kỷ khi mà chiến tranh đã đi qua, nhiều cựu chiến binh và gia đình của họ đang tìm kiếm một cách thức nào đó để khép lại quá khứ. Nói về những trải nghiệm của họ là một cách mà họ hy vọng sẽ làm được điều đó (khép lại quá khứ). Giờ đây, khi đã ở vào ga cuối của cuộc đời, các cựu chiến binh Bắc Việt mà chúng tôi đã gặp gỡ cho thấy rằng họ có một nhu cầu chân thành / thực sự để hòa giải với cựu thù của họ ở đây.
Có thể sẽ còn mất nhiều năm để công chúng Việt Nam hiểu được những hồi tưởng, những hy vọng và những ước mơ của những con người đã chiến đấu cho Hà Nội chống lại nước Mỹ. Những sẽ còn phải mất nhiều thời gian hơn nữa để họ hiểu được những con người đã chiến đấu cho miền Nam Việt Nam (nguyên văn : those who fought for South Vietnam – ý nói Việt Nam Cộng Hòa – người dịch). Chiến tranh là một chủ đề cấm kỵ, đặc biệt đối với các thế hệ trẻ. Nhưng nói về nó (chiến tranh) lại là một cách để giảm thiểu / để giải thiêng những điều cấm kỵ :
Ngày đầu tiên của chiến dịch Tết Nguyên Đán Mậu Thân (1968), Nguyen Nhu The đã dẫn đầu một đơn vị nhỏ để phá hủy một cây cầu quan trọng. Trong chiến dịch này, đơn vị của ông đã hy sinh toàn bộ. Ông bị thương ở chân và bị quân đội Mỹ bắt sống ; ông bị giam giữ trong nhiều nhà tù cho đến năm 1973.
Ông Nguyễn Như Thể, 73 tuổi, trong khu vườn trước nhà ở thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ảnh Philip Penta/Dawning
Đơn vị của Phan Huy Thông đã cố gắng đánh chiếm Trung tâm huấn luyện Quang Trung ở gần Sài Gòn ; 120 trong tổng số 480 cán bộ và chiến sỹ của đơn vị này đã hy sinh. Năm 1974, trong một trận đánh gần Củ Chi, một quả đạn pháo nổ tung đã cướp đi chân trái của ông, chấm dứt cuộc đời quân ngũ (của ông).
Ông Phan Huy Thông bị mất phần lớn cẳng dưới chân phải vì bị pháo bắn năm 1974. Ảnh : Nick Parisse/Dawning
Nhiệm vụ chính của Pham Dinh Rong trong thời gian chiến tranh là vận chuyển hàng hóa và vũ khí dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, con đường mà liên tục bị ném bom. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân, ông đóng quân tại Huế, một cảnh tượng của một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong cuộc xung đột (chiến tranh Việt Nam – theo cách gọi của người Mỹ - người dịch).
Ông Phạm Đình Rong, 75 tuổi, thực tập những bài tập thở trong nhà bếp ở Thanh Miên, tỉnh Hải Dương. Ảnh : Rolman/Dawning
Nguyen Van Bien, hiện nay 73 tuổi, được biên chế vào một đơn vị / trung đoàn pháo binh Bắc Việt, trung đoàn này đã hành quân bộ hơn một tháng để đến được nơi tập kết cuối cùng trên đất Lào. Tại đó, ông đã mất ba ngón tay (ngón giữa, ngón áp út và ngón út) của bàn tay phải của mình và bị mấy vết thương khá nặng ở cổ và ở quai hàm trong khi bị quân đội Mỹ pháo kích.
"Sự tha thứ là quan trọng. Nhưng dễ tha thứ hơn khi không nhìn thấy trực diện đối thủ của mình".
Ông Nguyễn Văn Biên, 73 tuổi, là một cựu chiến binh. Ảnh : Nick Parisse/Dawning
Chồng của Pham Thi Phuc là Trần Hữu Nghĩa, một cựu chiến binh Bắc Việt được tặng thưởng huân chương, ông bị nhiễm chất độc màu da cam ở cổ trong một cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Hai trong bốn người con của vợ chồng ông bà bị nhiễm chất độc da cam..
"Tác động của chất độc màu da cam đối với các con tôi đã làm trái tim tôi tan nát". Một đứa con gái khi sinh ra bị hở miệng và không khép được hàm một cách ngay ngắn. Mọi người lo lắng cho nó vì sợ nó không nói được. Còn đưa con gái thứ hai bị chồng bỏ vì bị vô sinh, không thể có con được".
Bà Phạm Thị Phúc - Ảnh : Susanne Ruttinger/Dawning
Pham Van Ti đã hỗ trợ việc vận chuyển và bảo quản vũ khí trong chiến dịch Tết Mậu Thân trong trận chiến ở Quảng Trị. Trong khi vận chuyển vũ khí, đơn vị của ông bị một đơn vị quân Mỹ tấn công, và năm đồng đội của ông đã hy sinh. Ký ức của ông bị ảnh hưởng nặng nề bởi chấn thương của cuộc chiến. Hiện nay ông sống ở nhà với vợ, chăm sóc khu vườn của gia đình và nuôi gà.
"Tôi trân trọng cuộc sống hàng ngày trong đời thường mà chúng tôi đang sống ở đây. Tôi biết ơn vì được sống một cuộc sống đơn giản".
Ông Phạm Văn Tí, 82 tuổi, đang làm vườn trong nhà ở tỉnh Hải Dương. Ảnh : Rafe H. Andrews/Dawning
Vu Van Liet, để lại vợ và năm đứa con ở lại quê nhà, có chín năm phục vụ trong quân đội Bắc Việt. Ngày đầu tiên của chiến dịch Tết Mậu Thân, (đơn vị của) Vu Dinh Dang là một phân đội của một đơn vị đã đánh chiếm một tòa thành (citadel – chắc là khu trung tâm thị xã – người dịch) của tỉnh Bình Định. Ông bị thương vào ngày thứ tư của chiến dịch. Sau bảy ngày giao tranh, đơn vị ông rút ra khỏi thành (khu trung tâm thị xã). Đơn vị của ông thiệt hại mất 150 người. Vợ ông, Pham Thi Phinh, đã mất một người anh trai trong một trận chiến ở Quảng Ngãi. Cặp vợ chồng này nói rằng họ vẫn đang tìm kiếm hài cốt của người anh trai của họ.
Ông Vũ Văn Liệt, 82 tuổi, nhìn những huân chương thời chiến tranh của mình trước nhà ở Hải Dương. Ảnh : Rafe H. Andrews/Dawning
Ngày đầu tiên của cuộc tấn công Tết, Vũ Đình Đăng là một phần của một nhóm binh sĩ đã chiếm một thành trì ở tỉnh Bình Định. Ông bị thương trong ngày thứ tư chiến đấu. Sau bảy ngày, họ sơ tán khỏi thành. Đơn vị của anh ta đã mất 150 người. Vợ ông, Phạm Thị Phinh, đã mất anh trai trong một trận chiến ở Quảng Ngãi. Cả hai vợ chồng nói rằng họ vẫn đang tìm kiếm cơ thể của mình.
"Không tìm thấy cơ thể của anh trai tôi đã tàn phá gia đình của chúng tôi. Chúng tôi đã quay trở lại cánh đồng mà anh ta đã bị giết, nhưng chúng tôi không thể tìm thấy anh ta. Tôi muốn tìm cơ thể của anh ta và đưa anh ấy đến nghĩa trang của chúng tôi vì anh ta thuộc về làng của chúng tôi. ’
Ông Vũ Đình Đăng, 73 tuổi, và v ợ , bà Phạm Thị Phinh, 69 tuổi, nhìn lại những huân chương được thưởng tại nhà riêng ở Hoành Hóa, tỉnh Hải Dương. Ảnh Susanne Ruttinger/Dawning
Chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ các sách báo nói về lịch sử của họ, lịch sử của bên thắng cuộc. Ở Việt Nam ngày nay, cũng như ở nhiều những quốc gia khác mà hiện đang hàn gắn những vết thương từ cuộc nội chiến, hòa bình dường như là điều quan trọng hơn là sự thật (ai thắng ai – người dịch).
Nguyen Manh Hiep, 69 tuổi, đã biến ngôi nhà của mình ở ngoại ô Hà Nội thành một bảo tàng của những kỷ niệm chiến tranh - một trong những bộ sưu tập cá nhân quan trọng nhất trong cả nước Việt Nam. Ông là đại úy quân đội Bắc Việt trong trận chiến ở Huế vào năm 1968 và đã bị thương. Bộ sưu tập của ông bao gồm dép cao su đúc (dép đúc – theo cách gọi thông thường ngoài Bắc – người dịch) của Việt Cộng, những chiếc mũ của phi công của không quân Hoa Kỳ, những lá thư và những tấm ảnh, nhưng vật quý giá nhất đối với ông là một chiếc chăn bông xanh mà ông sử dụng trong thời gian nghỉ dưỡng trong rừng.
Ông Nguyễn Mạnh Hiệp tại nhà của anh ở ngoại ô Hà Nội. Ảnh Raul Roman / Dawning
"Thế hệ trẻ ở Việt Nam không muốn tìm hiểu về cuộc chiến", ông nói. "Thật khó cho chúng tôi để nói về nó (cuộc chiến tranh chống Mỹ - người dịch). Việt Nam đã chuyển biến".
Raul Roman
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 18/08/2018
Thưa quý vị, như vậy chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 30/4, ngày kỷ niệm chiến tranh Việt Nam chính thức kết thúc. Sự kiện này được nhắc đến với rất nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên theo nhận định của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chính phủ Hà Nội thì đây là ngày triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn.
Mời quý vị cùng theo dõi buổi trò chuyện giữa RFA và ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam.
Xin chào nhà báo Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ?
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo RFA với bút danh Nam Nguyên, trò chuyện cùng RFA nhân sự kiện 30/4. RFA
Nam Nguyên : Trong tuần lễ cuối cùng, những sự kiện quan trọng gồm có Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, rồi phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng cũng chỉ được 5 ngày thì trao nhiệm cho Đại tướng Dương Văn Minh với hy vọng Đại tướng Minh có thể hòa giải với phía bên kia để ngăn tình trạng sụp đổ của miền Nam và có thể là thành lập một chính phủ liên hiệp chẳng hạn.
Ngày 28/4/1975, tôi làm truyền thanh trực tiếp (live) từ dinh Độc Lập lễ trao nhiệm cho Đại tướng Dương Văn Minh để lãnh nhiệm vụ Tổng thống. Các bạn chắc cũng lấy làm lạ lùng vì sao có thể trao nhiệm tại vì thường nếu Tổng thống xuống thì Phó Tổng thống lên, Phó Tổng thống xuống nữa thì người Phó của ông này sẽ lên, không có người đó thì Chủ tịch Thượng viện phải lên. Nhưng đây lại là trao nhiệm, có nghĩa là Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa rất minh bạch, rành rọt nhưng nó đã không được thi hành kể từ ngày 28/4.
Khoảng 5 giờ chiều hôm đó diễn ra lễ trao nhiệm, có vẻ như chính phủ của Đại tướng Dương Văn Minh coi chuyện này là nghiêm túc, không phải nhận công việc này để đầu hàng. Có thể Đại tướng Dương Văn Minh là một nhà quân sự nên ông ấy biết tình hình như thế nào. Phòng tuyến Xuân Lịch mất rồi, sư đoàn 18 vỡ, ông tướng Lê Minh Đảo đã giữ được 10 ngày rồi mà ông ấy rất anh hùng, báo chí thế giới cũng ca tụng ông ấy.
Cái nghề báo là không được xúc động. Phải nói là tôi đã rất cố gắng để dặn mình không được xúc động nhưng cuối cùng trong khi tường thuật live tôi đã bình luận một câu. Nhưng câu đó thành ra lại được nhiều người biết đến. Họ nhắc lại câu tôi nói : "Vào lúc này trời âm u đổ mưa, cũng giống như tình hình của đất nước vậy !".
Khi tôi về đến đài sau buổi chiều hôm đó là đã thấy lộn xộn lắm rồi. Máy bay đã bay vô oanh kích ở Tân Sơn Nhất. Ngay ở đài tôi nhìn ra, có những máy bay đi ngang đó thì ở dưới người ta bắn lên. Có thể bắn cả những máy bay tôi thấy không phải của bên kia. Tình hình lúc đó rất khó khăn.
Đó là dấu ấn ngày 28/4. Ông Tổng thống Dương Văn Minh thực tế chỉ tại chức 36 tiếng đồng hồ.
Tới ngày 30/4, trong đài tôi được ông Tổng trưởng Thông tin mới gọi điện yêu cầu cử người qua để thu thanh một bản hiệu triệu của Tổng thống Dương Văn Minh. Thu xong phải phát vào lúc 10 giờ, nếu không phát đúng giờ thì Sài Gòn sẽ biến thành một biển máu. Hôm đó tôi không ở trong đài, nhưng sau này tôi hỏi thì họ nói là ông Lê Phú Bổn, phóng viên trẻ tốt nghiệp trường báo chí Vạn Hạnh là người được cử đi thu thanh. Và người kỹ thuật viên đi cùng là ông Hồ Ổn. Hai người đi qua Phủ Thủ tướng ở đầu đường Thống Nhất thu và mang về phát. Những ngôn từ rất chững chạc, cũng với nội dung đầu hàng thôi, Đại tướng Dương Văn Minh nói rằng mọi người buông súng, quân đội ở đâu thì giữ nguyên ở đó để chờ người đại diện phía bên kia đến và bàn giao trong trật tự. Tôi thấy cách ông ấy đầu hàng như vậy cũng rất hợp lý. Khi bản thu thanh loan ra được một thời gian ngắn thì quân đội Bắc Việt mới tiến vào dinh Độc Lập.
Câu chuyện đến đoạn này thì có nhiều điểm không rõ trong lịch sử, mỗi người nói một kiểu. Ông Bùi Tín thì nói rằng lúc đó vào trong dinh chỉ có cấp cao nhất là đại úy xe tăng, còn lại là nhỏ hơn, chưa có ông Chính ủy của đoàn đó. Bây giờ báo chí người ta cũng nói ông Chính ủy này có thể đến lúc kéo cờ lên rồi ông ấy mới tới.
Họ nói không chấp nhận lời đầu hàng ban đầu, đòi rằng bây giờ ông phải nói ông đầu hàng vô điều kiện bởi vì chính quyền của ông tan rã rồi, không có gì để bàn giao. Tôi thấy điều này cũng hơi cay đắng, bởi vì không nhất thiết phải như vậy vì người ta đã chấp nhận đầu hàng rồi, bây giờ làm mọi việc có thể để tránh đổ máu thôi. Những người cán binh cộng sản lúc đó đã rút súng và nói ông phải đọc lại bản mới và đi thu. Thế rồi họ chở ông ấy tới đài phát thanh để thu bản đầu hàng mới.
Trước khi ông Minh tới đài thì ông Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đã tới rồi. Người hoàng viên (tên gọi người thu thanh lúc bây giờ) là một phụ nữ, đã quá sợ hãi, có lẽ vì lần đầu tiên trông thấy bộ đội nón cối, súng ống, trong khi ông Tổng thống gần như bị áp đảo. Cô ấy sợ hãi quá, chân tay run lẩy bẩy không thu được. Có một nhà báo ngoại quốc ở đó, đã dùng cát-sét để thu. Một lúc sau ở phòng thu phụ người ta trấn tĩnh lại và thu được bằng băng lớn.
Đó là lời đầu hàng vô điều kiện và có lời chấp nhận lời đầu hàng đó của phía bên kia. Sở dĩ tôi phải kể dài dòng như vậy là vì có hai bản tuyên bố đầu hàng. Lần thứ nhất do ông Dương Văn Minh soạn thảo và đi thu. Lần thứ hai ông ấy bị áp giải đi thu. Nhiều người thắc mắc tại sao phải kể những chi tiết đó làm gì, nhưng tôi nghĩ rằng đối với lịch sử, sự thật quan trọng hơn sự kiện. Trong cuốn sách "Đại Thắng Mùa Xuân" của ông Văn Tiến Dũng, ông ấy nói đài Sài Gòn bỏ trống không còn một ai nữa. Quân ta (tức là quân Bắc Việt) đã vô thoải mái. Nhưng điều đó không đúng ! Chính phủ không phải đã tan rã. Quân đội có thể mất phòng tuyến này hay phòng tuyến kia, nhưng đài tiếng nói quốc gia lúc đó vẫn còn.
Trong tháng 4 tôi còn có một kỷ niệm nữa không quên được. Khi Đà Nẵng mất, chắc khoảng 28/3, hôm đó tôi đang trực sở thời sự, thì ở dưới phòng kỹ thuật họ nói tôi xuống nói chuyện với đài Đà Nẵng. Ông quản đốc của đài Đà Nẵng, anh Huỳnh Quy, có vẻ mất bình tĩnh và giọng xúc động lắm. Anh ấy hỏi "Tiến ơi mày có thể cứu được tao và các nhân viên của tao không ?" Tôi cũng biết mình không thể giúp được gì, nên chỉ trấn an anh ấy thôi. Anh ấy bảo đang bị kẹt ở trong đài không thể ra được. Chúng tôi đang tìm cách giúp anh ấy, thì khoảng 15 phút sau anh ấy gọi lại bảo rằng "Tiến ơi không còn hi vọng gì nữa rồi, đã trông thấy họ ở ngoài hàng rồi". Anh ấy chào vĩnh biệt, rồi về sau tôi không biết anh ấy như thế nào nữa. Đó là câu chuyện ám ảnh tôi hoài.
RFA : Qua những cảnh tượng ông được chứng kiến khi làm những phóng sự chiến trường, ông suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh Việt Nam ?
Nam Nguyên : Đây là một câu hỏi lớn, tôi chỉ nêu ra suy nghĩ của một người phóng viên đã trải qua cuộc chiến thôi.
Tôi thấy rằng giá không có cuộc chiến này thì tốt hơn. Khi kết thúc cuộc chiến vào ngày 30/4, đã có tổng cộng khoảng 2 triệu người miền Bắc và miền Nam chết, hàng trăm ngàn người bị thương, không đếm xuể những người còn sống nhưng cụt tay, cụt chân của cả hai bên. Và cuộc chiến tranh đó mục đích là gì, giữa cùng là người Việt Nam với nhau ? Bản thân tôi cũng có một phần gia đình ở miền Bắc. Tôi cũng sinh ra ở Hà Nội.
Nói không có thì tốt hơn là vì giả dụ ngay cả khi chưa có Điện Biên Phủ, cứ để nguyên thì chậm nhất đến thập niên 60, tất cả những nước có thuộc địa đều phải trả lại cho người ta hết, bang giao tốt đẹp, buôn bán làm ăn với nhau mà không bị chết người.
Trận chiến Điện Biên Phủ giành độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi như đã thành công, đưa đến Hiệp định Geneva chia hai miền đất nước. Giá mà dừng ở đó thì vẫn còn tạm ổn. Nhưng đằng này, chỉ vài năm sau, miền Bắc bắt đầu mang quân gây chiến, rồi chuyển vũ khí vào trong miền Nam với lý do Tổng tuyển cử đã không diễn ra như Hiệp định Geneva nên phải đánh. Miền Bắc đã chuẩn bị chiến tranh ngay từ lúc đó rồi.
Trên chiến trường khốc liệt quá ! Những gì tôi được chứng kiến, nhận xét về quân sự cả hai bên, binh sĩ binh lính của cả hai bên rất can trường, anh hùng và sẵn sàng chết để phục tùng lệnh từ trên. Khi tôi và đồng nghiệp vào mặt trận An Lộc bằng máy bay, chưa kịp nhảy xuống thì khói đã bốc lên trên máy bay rồi. Trông thấy bãi đáp Khánh Ly rồi mà bị đánh bom phải lượn ra luôn. Tôi thấy bay được có một khúc là may bay bị rớt rồi, và ngay lập tức họ bắn hủy máy bay đó. Thế là chúng tôi vẫn chưa vào được An Lộc. Nhưng cuối cùng kiên trì tôi và một người phóng viên tên Dương Phục cũng đã vào được.
Đi đến đó thì thấy thành phố An Lộc không còn một căn nhà nào nguyên vẹn hết. Toàn bộ là gạch vụ và một vài bức tường. Chúng tôi đến bộ chỉ huy của ông tướng Lê Văn Hưng, là vị tướng tử thủ ở đó để phỏng vấn, và coi như thành công.
Khi về lại không về được, cứ đi ra bãi đáp, máy bay cứ đáp xuống là phía bên kia họ pháo kích máy bay không xuống được. Chúng tôi không có cách gì để lên được, cứ đi ra đi vô mấy lần rồi lại phải quay lại. May mắn cuối cùng đài truyền hình họ đi trực thăng vào quay. Ông sĩ quan báo chí của ông Lê Văn Hưng, là ông đại úy Qúy, nói ông ấy sẽ đưa bọn tôi ra ngay khi máy bay truyền hình tới, chờ sẵn ở đó, máy bay hạ cánh là nhảy lên liền. Tôi cũng làm như vậy, và đội truyền hình đã cứu mạng tôi. Nếu không, tôi sẽ phải ở lại trong đó không biết đến bao giờ.
Đến ngày 6/7 tôi được lệnh chuẩn bị kỹ càng để đi công tác đặc biệt, nhưng không nói đi đâu. Đến ngày hôm sau họ chở tôi vào dinh Độc Lập, và chỉ tôi lên một chiếc máy bay. Trên đó chỉ có tôi, một người bên truyền hình, còn lại toàn các ông lớn. Tôi nghĩ chắc phải đi đâu ghê gớm lắm. Có một chiếc máy bay có ông Tổng thống và cả ông Hoàng Đức Nhã. Máy bay bên bọn tôi có ông đại tướng Cao Văn Viên là Tổng tham mưu trưởng. Tới nơi, tôi thấy rừng cao su và đất đỏ, tôi linh cảm là vào An Lộc. Tôi nghĩ ông Tổng thống này gan thiệt, vì An Lộc tới lúc này chưa có giải phóng. Đằng xa mình nhìn thấy bom đạn nổ dữ lắm, phi cơ oanh tạc các vùng cao điểm để hộ tống máy bay này. Câu chuyện này cũng để lại nhiều dấu ấn, và ông Tổng thống Thiệu cũng thành công trong việc thực hiện chuyến đi này.
RFA : Với nhiều người trẻ sinh sau năm 1975, thậm chí sau đến 20 năm, đã được mái trường xã hội chủ nghĩa dạy là cuộc chiến tranh Việt Nam này là để chống Mỹ cứu nước. Không biết nhà báo suy nghĩ như thế nào về quan điểm này của Chính phủ Việt Nam ?
Nam Nguyên : Tôi nghĩ là trong lúc học các bạn tin vào những câu chuyện như vậy. Tôi không nghĩ là chống Mỹ cứu nước, Việt Nam Cộng Hòa khi đó được thành lập và được viện trợ từ Hoa Kỳ để xây dựng lại đất nước. Khi chưa có chiến tranh, miền Nam trù phú, sung túc lắm, xuất cảng rất là khá, đời sống rất cao, được ví là hòn ngọc Viễn Đông. Đến ông Lý Quang Diệu cũng từng nói thời đó chúng tôi cũng chỉ mong được như miền Nam Việt Nam thôi. Đời sống rất sung túc mà không hề có quân Mỹ ở đó. Sở dĩ người ta giúp Việt Nam Cộng Hòa là vì theo chủ thuyết Domino, nếu cứ để Cộng sản tràn dần thì sẽ mất hết, tất cả sẽ là Cộng sản hết nên họ muốn chặn lại theo ý nghĩa Việt Nam Cộng Hòa sẽ là tiền đồ của thế giới tự do. Chiến tranh bên kia quá lớn thì người Mỹ mới đem quân vào vì họ sợ mất.
Bên kia từ thời trước đã tuyên truyền nhiều, đặc biệt những năm xưa không phải giống như giới trẻ được biết về miền Bắc sau này, thời trước miền Bắc khép kín không khác gì Bắc Hàn bây giờ. Người trong Nam chúng tôi không bao giờ được biết ngoài Bắc có cái gì, cũng không có hình ảnh luôn vì họ không cho người ngoài vào thăm, chỉ số ít những người thân chế độ mới được vào. Hình ảnh mà tôi biết được là khi ông Phạm Huấn ra Hà Nội công tác một ngày với một số phóng viên, họ có chụp một số hình ảnh và viết bài Một ngày tại Hà Nội. Hình ảnh rất nhiều và tôi cũng được xem. Khi xem, cảm giác Hà Nội y nguyên như hồi gia đình tôi di cư năm 1954. Không có thay đổi, không cất nhà thêm, trông nghèo nàn lắm. Ngoài đường phố ô tô không có, toàn xe đạp không à, và rất nghèo khổ rách rưới. Tôi hiểu miền Bắc họ dồn hết viện trợ vào chiến tranh và đời sống của người dân với họ không quan trọng. Một bên quan trọng đời sống của người dân, một bên làm sao thắng chiến tranh và tất cả dồn cho chiến tranh. Giáo dục từ nhi đồng, đều là tinh thần yêu tổ quốc, chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại. Đối với những người miền Nam nghe rất sáo rỗng và buồn cười, nhưng tôi hiểu người miền Bắc lúc đó tinh thần họ như một và họ tin cái đó. Và nhờ những cái dối trá đó đã đưa đến chiến thắng. Mục đích của họ là muốn đánh chiếm miền Nam thì tiền vào súng đạn hết. Dân đói, ăn độn, dùng tem phiếu một tháng được mua mấy lạng thịt hay một năm được mua mấy mét vải. Trong khi miền Nam là một thế giới khác. Bây giờ lại nói đi giải phóng miền Nam, cả những gia đình không phải Cộng sản và Cộng sản, đều có lấn cấn trong đầu bởi vì trong Nam họ sống quá sung sướng, đời sống cao. Phương tiện có rất nhiều, tất cả những tân tiến đã có rất sớm ngay trong thập niên 60.
Nói chống Mỹ cứu nước thì họ phải nói vậy vì họ rất nhất quán. Nghe mới đầu có thể không tin còn ngờ vực nhưng nghe hoài rồi cũng tin. Ông Hồ Chí Minh còn nói đại khái là nếu đánh thắng sẽ giàu mạnh gấp 10 lần năm xưa nên họ càng muốn đi đánh. Nhưng tôi không thể tin được họ có thể nói ra những điều như đi giải phóng miền Nam vì 20 năm người dân miền Nam sống dưới ách nô lệ của thực dân mới Hoa Kỳ, rồi chế độ ngụy,…mà toàn dân vẫn tin. Nên tôi phải bái phục người Cộng sản họ có những lý thuyết như vậy, nhưng trình độ người dân lúc đó không thoát ra được vì họ phải sống khép kín.
Nói đánh Mỹ cứu nước, nhưng ông Hồ Chí Minh là Cộng sản quốc tế từ thời ông qua bên Nga, bên Pháp. Và ông Lê Duẩn thì nói chúng ta đánh Mỹ là đánh luôn cho cả Trung Quốc và Liên Xô. Tức là họ muốn mở rộng chủ nghĩa Cộng sản ra toàn thế giới, đâu phải đánh Mỹ để cứu nước hay giải phóng miền Nam.
RFA : Sau năm 1975, có một khoảng thời gian nhà báo vẫn sống ở Sài Gòn dưới sự điều hành của Chính phủ Hà Nội. Vậy ông nhận thấy điểm khác biệt gì nổi bật ở thời kỳ đó so với trước năm 1975 ?
Nam Nguyên : Chúng tôi thấy mình ở dưới địa ngục. Những người giàu, kha khá thì ở tầng đầu địa ngục, còn những người nghèo thì ở tầng giữa, hay tầng đáy. Tôi khổ lắm. Khi giải phóng là tôi mất hết nghề nghiệp, rồi bị bóc lột lấy luôn tiền bạc bằng các trận đổi tiền giới hạn số tiền đổi. Nhiều người mất nhà mất cửa, và nền kinh tế suy sụp hoàn toàn vì áp dụng chính sách xã hội chủ nghĩa. Lúc đó ông Đỗ Mười bảo rằng kinh tế quốc doanh theo đúng xã hội chủ nghĩa là tốt nhất, ngăn sông cấm chợ. Lý thuyết của ông ấy là quốc doanh hết, tỉnh này xài không hết thì trung ương sẽ lấy mang đi tỉnh khác chia. Đại khái là kinh tế không có sự lưu thông. Thành ra miền Nam trong 10 năm đầu tiên tan hoang luôn. Nếu họ áp dụng kinh tế thị trường của miền Nam có kiểm soát ngay từ đầu, và đừng có đánh tư sản hay cướp giật của người ta để giải phóng, thì có lẽ không đến nỗi tệ. Về sau ông Võ Văn Kiệt nói rằng có sự tự kiêu của Cộng sản và đã bỏ phí những cơ hội mà để cho mãi đến khi đổi mới 1986 nhưng thực tế phải đến 1990 thì đời sống mới khá lên. Nhưng nó sẽ đến một ngưỡng nào đó thôi, bởi vì vẫn còn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nó nửa nạc nửa mỡ giống như độc tài chuyên chế nhưng do tổ chức của Đảng cộng sản làm.
Những câu chuyện này xảy ra sau giải phóng thật đáng tiếc. Tôi muốn nêu thêm một ví dụ nữa, ở miền Nam năm 1965 dưới thời ông Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tức là Thủ tướng. Ông ấy có Chính phủ vì người nghèo, ông ấy đã làm một điều mà tôi thấy đến bây giờ Nhà nước Cộng sản vẫn chưa làm được. Ông ấy đã mở Tổng cục Tiếp tế và ở đó bán những thứ mà những người công chức quân đội có thể đến mua với giá rẻ, không có quota hay tem phiếu gì hết. Đặc biệt nữa là hữu sản hóa xe lam cho những người chạy xe lam, bán trả góp. Ông ấy đã thành công điều đó. Đối với cá nhân gia đình quân đội hay công chức, họ được mua trả góp hoặc trả hết. Chính phủ bây giờ còn chưa làm được điều đó cho quân đội hay công chức của mình. Và hữu sản hóa những cái như xe lam tôi thấy lại càng khó. Bây giờ thì họ đã thay đổi, nhưng lại nhiều vấn nạn sinh ra theo kiểu tư bản hoang dã, như lợi ích nhóm,…Cho nên tôi vẫn còn thương người Việt Nam mình lắm !
RFA : Xin chân thành cám ơn những chia sẻ của nhà báo !
Lan Hương & Phương Anh thực hiện
Nguồn : RFA, 26/04/2018
Cựu chiến binh từ cả 2 chiến tuyến của cuộc chiến tranh Việt Nam gặp mặt tại thành phố Hồ Chí Minh để mở màn một cuộc triển lãm chống chiến tranh trưng bày những hiện vật từ thập niên 1960 và 1970.
Trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch Tết Mậu Thân, những người Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam, gồm cả những người từng chiến đấu trên chiến trường, đã gặp những người từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến.
Hôm 20/3, các cựu quân nhân của hai nước cựu thù, cả nam và nữ, tụ tập về thành phố Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi trưng bày những hiện vật và các câu chuyện về chiến tranh Việt Nam nhìn từ quan điểm của chính quyền cộng sản.
Có nhiều sự kiện kỷ niệm cuộc chiến trong tuần lễ các chiến binh Mỹ và Việt Nam gặp nhau tại đây. Một nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ trận Tết Mậu Thân, một chiến dịch với những trận đánh bất ngờ nhắm vào các khu chỉ huy quân sự và dân sự trên toàn miền nam. Và cũng đã nửa thế kỷ kể từ vụ thảm sát Mỹ Lai trong đó hàng trăm thường dân bị thiệt mạng dưới làn đạn của một đợn vị quân đội Mỹ.
Nhiều người Mỹ tham dự hôm 20/3 đã từng phản đối cuộc chiến bằng nhiều cách, từ từ chối nhập ngũ tới đào ngũ sau khi đã được đưa sang Việt Nam.
Nhiều thập kỷ sau, một số người lần đầu tiên tới đất nước cộng sản này kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Họ tham gia một tour gọi là chuyến đi hòa bình, với một chặng dừng chân tại làng Mỹ Lai để dự một buổi lễ tưởng niệm. Trên khắp Việt Nam, người ta thấy những tấm áp phích trên các đường phố và những quầy trưng bày sách nói về chiến dịch Tết Mậu Thân, và một buổi công chiếu phim và thảo luận với nhà làm bộ phim "Người thức tỉnh Mỹ Lai", nói về một phi công người Mỹ, Chuẩn úy Hugh Thompson, là người đầu tiên đã phơi bày trước ánh sáng thảm họa Mỹ Lai.
Trước khi dùng bữa trưa với món lẩu Việt Nam, những người khách đến từ Mỹ mô tả những cuộc đấu tranh của riêng họ trong chiến tranh Việt Nam.
Ông Mike Southerland đã được điều sang Việt Nam nhưng cuối cùng bỏ trốn sang Thụy Điển. Judy Olasov lập ra những quán cà phê chui cho những người từ chối nhập ngũ vì cho rằng cuộc chiến trái với đạo lý, đây là nơi tụ tập của những binh sĩ, da đen, da trắng, và cả sinh viên. JJ Johnson ghi tên nhập ngũ nhưng bị bỏ tù vì từ chối sang Việt Nam.
"Sự can đảm và tiên phong của người Việt đã truyền cảm hứng cho những người trong chúng tôi ở cả trong và ngoài quân ngũ", ông Johnson, người được truyền cảm hứng từ lập trường phản chiến của mục sư Martin Luther King và võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali, nói : "Chúng tôi cảm thấy nếu một đất nước khá nhỏ bé, không có công nghệ, hỏa lực, và các nguồn lực của một quốc gia hùng mạnh trên toàn cầu có thể vượt qua được thì có lẽ chúng tôi cũng làm được".
Phan Thị Ngọc Tươi, cựu đại tá thuộc các lực lượng đặc biệt của quân đội Bắc Việt nói : "Chiến tranh đã kết thúc 40 năm rồi nhưng vết thương vẫn rỉ máu".
Bà Tươi kể về nỗi đau khi mất đi người thân trong gia đình trong cuộc chiến đẫm máu và về lòng tin của bà lúc đó rằng đánh nhau là lựa chọn duy nhất để kết thúc cuộc chiến bạo lực.
"Tôi yêu hòa bình, nên tôi cầm súng đánh Mỹ ở tuổi 13", bà nói tại một buổi đàm luận trước bữa ăn trưa với hơn 20 cựu chiến binh Mỹ.
Cuộc hội thảo bàn tròn này là hoạt động mở màn cho một cuộc triển lãm tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh có tên gọi "Đấu tranh vì hòa bình – Quân nhân Mỹ và cựu binh phản đối ‘Chiến tranh của Mỹ’ ở Việt Nam". Triển lãm mở cửa tới ngày 15/4.
"Đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, chúng tôi phải chống lại một đội quân nhà nghề từ nửa vòng trái đất mang đến thì càng phi lý", ông Đông Anh Kiệt, thành viên của Hiệp hội Cựu chiến binh địa phương nói.
Nhưng ông thừa nhận rằng cả hai bên đều phải chịu nhiều tổn thất, ông nói các bà mẹ người Mỹ có thể thông cảm với những sự mất mát mà các bà mẹ Việt Nam cũng đã trải qua.
Chuck Searcy, người đứng đầu một chi nhánh của Nhóm Cựu chiến binh vì Hòa bình có cơ sở tại Hà Nội, là người đồng tổ chức cuộc gặp mặt với bà Tôn Nữ Thị Ninh, nhà cựu ngoại giao Việt Nam và Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển tp Hồ Chí Minh.
Ha Nguyên
Buổi ra mắt quyển sách "From Enemies To Partners", tạm dịch là "Từ thù đến bạn" được tổ chức tại CSIS Trung Tâm Chiến Lược Và Nghiên Cứu Quốc Tế ở Washington ngày 1 tháng 11 năm 2017.
Từ trái qua : Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quanh Vinh ; Giáo sư Charles R. Bailey ; Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, ông Murray Hiebert ; Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Kế Sơn ; Chuyên viên cấp cao,Thư ký phe thiểu số Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ông Tim Rieser tại buổi ra mắt sách - RFA
Những dự án hợp tác khắc phục hậu quả chất độc da cam dioxin đã và đang thực hiện bởi chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã được trình bày tại sự kiện.
40 năm sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam-Hoa Kỳ, hai đất nước từng được gọi là "kẻ thù" của nhau, nay cùng là "bạn" bắt tay nhau, nỗ lực thực hiện những dự án khắc phục hậu quả về sức khoẻ và môi trường do chất dioxin để lại cho người Việt Nam từ những năm tháng chiến tranh.
Đó là nội dung được đề cập trong quyển sách "Từ thù đến bạn" do Phó Giáo sư Tiến sĩ , Phó chủ tịch Hội Khoa Học kỹ Thuật An Toàn và Vệ Sinh Lao Động Việt Nam, ông Lê Kế Sơn và Giáo sư Charles R. Bailey là đồng tác giả.
Giáo sư Charles R. Bailey cũng chính là Giám đốc của Agent Orange Việt Nam - Hội nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng, một tổ chức từ thiện và xã hội của các nạn nhân chất độc da cam.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1962 đến năm 1971, quân đội Hoa Kỳ đã rải gần 20.000.000 US gallon (76.000.000 lít) các chất có chứa thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá hóa học trộn lẫn với nhiên liệu máy bay phản lực ở Việt Nam, Lào và các bộ phận phía đông của Campuchia.
Hình ảnh nạn nhân của chất dioxin được trình dẫn trong buổi ra mắt sách. RFA
Riêng ở Việt Nam, sân bay Biên Hoà, sân bay Đà Nẵng là hai trong ba vùng chịu ảnh hưởng chất độc dioxin nặng nề nhất. Theo nghiên cứu của một công ty Canada, mức ô nhiễm dioxin tại một số điểm ở sân bay Đà Nẵng cao gấp hàng trăm lần mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trả lời câu hỏi của RFA về việc làm sao để xác định chính xác, hỗ trợ ở mức nhiều nhất có cho tất cả nạn nhân của chất độc màu da cam trong và sau chiến tranh, Giáo sư Lê Kế Sơn cho biết.
"Để xác định hậu quả của dioxin ở sân bay Đà Nẵng hay Biên Hoà thì việc đầu tiên là phải xác định nồng độ dioxin trong môi trường đất, bùn, không khí và tính toán được khối lượng đất bùn cần phải xử lý. Đó là khía cạnh môi trường. Nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta phải nghiên cứu xác định là chất độc da cam dioxin đó ảnh hưởng đến con người trong vùng lân cận như thế nào và có biện pháp phòng bệnh tật cho họ. Để làm cái đó thì có mấy việc cần phải làm. Thứ nhất là giúp người dân hiểu rõ tác hại của chất độc da cam dioxin để có những biện pháp phòng ngừa trong ăn uống sinh hoạt. Thứ hai là cần phải có những chăm sóc y tế cho người ta, nhất là việc theo dõi xem người ta có bị phơi nhiễm dioxin hay không và có những biện pháp hỗ trợ, trong đó có tư vấn sinh sản để làm sao hạn chế sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh".
Vào tháng 5 năm 2016, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã tổ chức lễ công bố hoàn thành giai đoạn 1 xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Theo số liệu được Giáo sư Charles R. Bailey trình bày trong sự kiện, 112 triệu USD là tổng số ngân sách đã được dùng cho dự án khắc phục hậu quả dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Đài RFA đặt câu hỏi về thời gian dự tính có thể hoàn thành, ông Lê Kế Sơn cho biết :
"Như chúng tôi đã dự tính, dự án ở sân bay Đà Nẵng lẽ ra đã hoàn thành cách đây hai năm. Nhưng vì có những vấn đề nảy sinh khá phức tạp nên tôi tin rằng nó không thể hoàn thành cho đến cuối năm 2018".
Riêng với dự án khắc phục hậu quả dioxin ở sân bay Biên Hoà, theo số liệu Giáo sư Charles R. Bailey đưa ra, ngân sách ước tính sẽ là 800 triệu USD và thời gian dự tính hoàn thành là năm 2030.
Điều này được Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh có mặt tại buổi ra mắt quyển sách có nhắc đến. Ông Đại sứ nhấn mạnh "Sân bay Biên Hoà có diện tích lớn (more bigger) và hậu quả của chất độc dioxin ở đây phức tạp, nghiêm trọng (more complicated) hơn sân bay Đà Nẵng". Do đó, ông có đưa ra ý kiến rằng nên có những chuyên gia nghiên cứu kỹ về tình trạng ô nhiễm còn để lại trong bùn, đất.
Trả lời thêm về dự toán ngân sách dành cho khắc phục hậu quả nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Biên Hoà, ông Lê Kế Sơn cho biết.
"Tôi có thể nói rằng không một ai của tổ chức USAID - Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, là tổ chức thực hiện những dự án khắc phục hậu quả dioxin có thể biết chính xác bao nhiêu diện tích đất, trầm tích, bùn, bao nhiêu tiền, hay bao nhiêu thời gian để hoàn thành dự án sân bay Biên Hoà. 10 năm hoặc cũng có thể hơn.
Nhưng tôi có thể nói rằng dự án cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Chính vì vậy cần phải chuẩn bị rất nhiều nguồn tư liệu và quỹ ngân sách".
Trang bìa quyển sách "Từ kẻ thù đến đồng minh"' - RFA
Theo những số liệu cho biết tại Việt Nam ước tính có 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm chất dioxin. Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt - Mỹ đã công bố một báo cáo cho rằng cần có 300 triệu USD để tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân chất da cam/dioxin ở Việt Nam.
Trung tuần tháng 10 vừa qua, Đoàn nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và có chuyến đi thực tế tại dự án xử lý dioxin sân bay quốc tế Đà Nẵng. Chuyến đi này được truyền thông trong nước ghi nhận là một trong những hoạt động nhằm khẳng định sự tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Chính ông Đại sứ Toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, Phạm Quang Vinh đã nhấn mạnh nhiều lần trong buổi ra mắt sách về điều này.
"Dự án khắc phục hậu quả chất độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng là một minh chứng rất rõ và ý nghĩa cho mối quan hệ chặt chẽ, toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ. Chính phủ Việt Nam trong suốt nhiều năm qua rất quan tâm đến dự án này và hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc xử lý tồn lưu chất độc hóa học/dioxin, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam".
Những dự án khắc phục hậu quả để lại từ cuộc chiến hơn 40 năm trước đã phản chiếu đúng như tiêu đề của quyển sách mà hai tác giả, Giáo sư Lê Kế Sơn và Giáo sư Charles R. Bailey đã chọn, "Từ thù đến bạn". Cũng như lời ngỏ của quyển sách này : Hậu quả và bi kịch của cuộc chiến chưa bao giờ kết thúc dù đã im tiếng súng, mà đó chính "là trách nhiệm được thể hiện cụ thể như thế nào và kết quả cuối cùng quan trọng nhất là phối hợp cùng nhau để khắc phục hậu quả đó" như lời Giáo sư Lê Kế Sơn chia sẻ với chúng tôi.