Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 06 avril 2018 16:29

Hãy tìm cách khác

Phiên tòa xử luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Bắc Truyền, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, bà Lê Thị Thu Hà đã chấm dứt nhanh chóng, chỉ nội trong ngày 05/04/2018 trong khi được dự kiến sẽ kéo dài qua đến hết ngày 06/04/2018.

kan1

Phiên tòa xử luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Bắc Truyền, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, bà Lê Thị Thu Hà ngày 05/04/2018

Luât sư Nguyễn Văn Đài bị nặng nhất, bị tuyên án 15 năm tù, 5 năm quản chế. Ông Đài bị nặng nhất là điều dễ hiểu, vì tầm ảnh hưởng, tác động những việc làm của ông sâu rộng hơn trong quần chúng, tiếng nói của ông với quốc tế có trọng lượng hơn so với những người khác.

Sau khi án xử luật sư Đài và 5 người hoạt động dân chủ được tòa Kangaroo tuyên bố, dư luận nổi lên một cuộc phản đối gay gắt, mạng xã hội ồn ào bình luận, chỉ trích, phê phán kết tội, lên án chế độ cộng sản. Nhưng phản đối, chỉ trích hay chửi rủa không làm chế độ cộng sản thay đổi bản án. Người cộng sản Việt Nam thừa trơ trẽn, lì lợm, dư gian ác, lưu manh, tàn độc…, họ cũng thừa hiểu mọi xáo động sẽ qua đi nhanh chóng.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Theo Dõi Nhân Quyền có quan ngại sâu sắc đến phiên tòa, bản án thì sao ? Làm gì nhau ? Để tiêu diệt phe phái chống đối, thanh trừng nội bộ, Nguyễn Phú Trọng còn cho nhân viên tình báo qua Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về xử, bất kể bang giao Đức-Việt bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào thì những phản ứng của Human Rights Watch hay Amnesty International có nghĩa lý gì ?

kan22

Phiên tòa Kangaroo - Ảnh minh họa 

Mục đích bài viết không bàn đến những chuyện này, chỉ muốn đặt ra một câu hỏi để những người quan tâm đến vấn đề đấu tranh cho tự do, dân chủ suy nghĩ : Chúng ta nên làm gì, phải làm gì để dẹp bỏ, ngăn chặn những bản án khốn kiếp mà chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục tròng vào cổ những người đấu tranh cho dân chủ, tự do một cách ôn hòa trong tương lai ?

Người viết không dùng chữ bất công cho các bản án, thay vào đó là chữ khốn kiếp, bởi dưới chế độ cộng sản Việt Nam, làm có gì có sự công bằng mà gọi là bản án bất công ? Từ ngày thành lập chế độ đến nay, đã có phiên tòa nào xử người dân yêu nước được coi là công bằng, đúng pháp luật ? Hoàn toàn không !

Chẳng những không công bằng mà khi nạn nhân vô tội phải thi hành án, lũ sai nha của chế độ còn trả thù bằng những biện pháp đê tiện, hèn nhát, bẩn thỉu, man rợ nhằm trả thù và răn đe những ai muốn chống lại chúng.

Tại sao nhiều người đấu tranh cho tự do, dân chủ biết rõ rằng phiên tòa sẽ xử kín, biết chắc chắn chế độ cộng sản sẽ tìm đủ mọi cách để ngăn chặn thân nhân, những người ủng hộ luật sư Đài, mục sư Tôn, các ông Đức, Trội, Truyền, bà Hà... đến tham dự phiên tòa như bao nhiêu phiên tòa trước đây xử chị Cẩn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm Như Quỳnh nhưng vẫn tìm cách đến gần địa điểm xét xử để bị xô đẩy, đánh đập, thậm chí bắt giam… ?

Những phóng viên báo chí, ký giả ngoại quốc, đại diện chính quyền các nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế... biết rõ những trò hề của chế độ cộng sản nên họ không ngạc nhiên khi sự tham dự những phiên tòa của họ bị từ chối vào giờ phút cuối. Đời nào chế độ cộng sản Việt Nam chịu để lộ khuôn mặt gian manh, tàn độc, đểu cáng, nhơ nhớp của họ cho thế giới thấy.

Tại sao những người trong Hội Anh Em Dân Chủ không mặc kệ những phiên tòa Kangaroo cho nó diễn tiến đúng theo sự dàn dựng của chế độ ? Thay vào đó, nên giành thời gian tìm cách liên lạc, tụ họp với nhau ở một nơi nào đó công an không biết để kết hợp sức mạnh, bàn luận, tìm hướng đấu tranh mới ?

Có cần phải nhất thiết bày tỏ sự ủng hộ công khai của mình đối với các ông Đài, Tôn, Truyền, Đức, Trội và bà Hà không ? Họ đang ở trong phòng xử, đang theo dõi, suy nghĩ, tìm cách đối phó, phản đối những lời cáo buộc, vu khống, chụp mũ của chế độ, họ hoàn toàn không biết chuyện gì xẩy ra bên ngoài tòa. Sự hi sinh thời gian, tâm huyết, nhiệt tình bày tỏ sự đồng hành cùng những người đang bị chế độ cộng sản xét xử là điều đáng quý nhưng xét ra vô ích.

Còn bao nhiêu việc khác có thể làm, thí dụ như soạn thảo, tóm tắt những bản tin ngắn gọn, in ra thành tờ rơi nói về phiên tòa, việc làm của những người đang bị xét xử, nói về Biển Đông, về âm mưu thôn tính Việt Nam của Tầu cộng, nói rõ về sự hèn nhát của chế độ, tham nhũng cùng cực của cán bộ, đảng viên đảng cộng sản, nêu những sự việc rõ rệt sự lộng quyền của công an, cảnh sát... phân phát đến cho từng người dân.

kan3

Soạn thảo, tóm tắt những bản tin ngắn gọn, in ra thành tờ rơi nói về sự hèn nhát của chế độ, những sự việc rõ rệt sự lộng quyền của công an, cảnh sát... phân phát đến cho từng người dân.

Hãy tìm cách phổ biến những tài liệu nói về nhân quyền, về chính trị, về tự do ngôn luận, đơn giản như Chính Trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang… Có dám làm không ?

Con đường đấu tranh cho dân chủ, tự do nào cũng gian nan, vất vả, đòi hỏi mồ hôi, máu, nước mắt, thương tật, giam cầm, chết chóc... Nếu đã chọn lựa đấu tranh, chấp nhận hi sinh, chấp nhận tù đầy, giam giữ, tra tấn…, hãy hi sinh cho đúng nơi, đúng lúc và đúng việc.

Đừng để những năm tháng tù tội, những cực hình, tra tấn, những đòn thù tiểu nhân của chế độ mà Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyền, Trương Minh Đức, Lê Thị Thu Hà phải chịu đựng cùng bao nhiêu người trước đó, như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương... rơi vào quên lãng sau một thời gian rất ngắn.

Hãy suy nghĩ khác, tìm cách khác hiệu quả hơn là cố gắng tham dự những phiên tòa kangaroos của chế độ cộng sản xử người yêu nước để rồi bị ngăn chặn, đánh đập, bắt giam vài ba ngày... và rồi mọi chuyện lại vẫn như cũ, nhanh chóng chìm vào quên lãng mà không thay đổi được nhận thức của người dân.

Thạch Đạt Lang

(06/04/2018)

Published in Diễn đàn
samedi, 18 novembre 2017 09:57

Mạng xã hội

Dữ liệu rất quan trọng cho công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách. Nhưng sử dụng các số liệu từ Đức, Hàn Quốc... thậm chí từ Trung Quốc để so sánh với Việt Nam cũng giống như so sánh hai số hạng không cùng đại lượng (mét so với kg).

facebook1

Người Đức, người Mỹ... sử dụng mạng xã hội đôi khi chỉ để đáp ứng những nhu cầu bạn bè trong từng group nhỏ. Người Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngoài những nhu cầu thông thường, còn là để thực hiện các quyền Hiến định - quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến; quyền làm công tác từ thiện, giúp đỡ người yếu thế. Những quyền mà báo chí nhà nước và không gian chính trị của Việt Nam không có khả năng cung cấp.

Tự do biểu đạt chính kiến quan trọng đến nỗi, tổng thống của một quốc gia tự do như D. Trump cũng phải sử dụng mạng xã hội để tuyên ngôn khi ông không còn tin báo chí. Đừng so với Trung Quốc, chỉ trong một quốc gia mà việc người dân chỉ trích lãnh đạo, chỉ trích chính quyền được coi là "văn hoá" thì quốc gia đó mới có cơ may được coi là văn minh, chính quyền của quốc gia đó mới được coi là chính quyền mạnh.

Với những tiến sỹ rừng như ông Trương Minh Tuấn thì tôi không chấp, tôi rất tiếc khi nghe phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ông có một trí nhớ tuyệt vời, một khả năng diễn thuyết rất thuyết phục, nhưng ông đã mơn trớn các đại biểu có chức có quyền trong quốc hội thay vì giúp phần lớn trong họ nắm được mạng xã hội là môi trường sống của thế giới ngày nay. Nó chứa chấp đủ thứ dịch bệnh của loài người nhưng nó cũng giúp chính loài người từng bước loại bỏ các dịch bệnh đó và nuôi nấng từng mầm tích cực.

Chỉ từ khi có internet, Việt Nam mới tốt lên như vậy và chính quyền mới mạnh như vậy (dù bị chỉ trích nhiều hơn, dù nhiều người chỉ trích chính quyền không muốn thế).

Dân trí của Việt Nam như ông nói, chưa bằng Thái và tất nhiên là chưa bằng Đức. Nhưng vì sao. Chưa có một quốc gia nào (tôi không tính Trung Quốc và Bắc Hàn) mà Bộ Luật Hình Sự chứa đựng nhiều điều luật để đe doạ người sử dụng mạng xã hội như Việt Nam. Tuy nhiên, các công cụ này chủ yếu nhắm vào những người sử dụng mạng xã hội để "nói xấu lãnh đạo và tuyên truyền chống chế độ". Danh dự, nhân phẩm và bí mật đời tư của thường dân, trong thi hành luật, chưa bao giờ được ưu tiên bảo vệ.

Đừng lẫn lộn các khái niệm trong an ninh mạng. Những gì thuộc về bí mật quốc gia phải thuộc trách nhiệm của những người được giao nắm giữ nó. Có thể vận đông ý thức của công dân trừ những vụ việc nhân danh bí mật quốc gia để lén lút chia chác tài sản của dân. Trong thời đại ngày này, quốc gia nào cũng phải có ý thức lập nhiều tầng dữ liệu (cái gì local, cái gì international). Còn thông tin cá nhân thì kể từ khi ta mua vé máy bay, mua hàng trên Alibaba, xin visa... từng cá nhân đã chấp nhận tiết lộ bí mật đời tư của mình, đừng đổ hết cho mạng xã hội.

Cũng không nên dùng con số doanh thu quảng cáo 300 triệu USD (như anh Đam nói) hay 100 triệu (như anh Tuấn nói) để kích thích dạ dày quốc hội. Facebook, Google không kinh doanh ở Việt Nam, họ kinh doanh toàn cầu. Ngay cả các cường quốc cũng vẫn còn đang phải tranh cãi việc đánh thuế như thế nào. Các nhà cung cấp dịch vụ internet phải tuân thủ luật thương mại điện tử nhưng các quốc gia cũng phải tuân thủ các cam kết "tránh đánh thuế hai lần".

Đành rằng, thu được đồng thuế nào từ con số 300 triệu đó đều tốt. Nhưng chỉ chăm bẵm vào những con số đó là đã để lá che mất rừng. Thử tính, nếu người dân Việt đã bỏ ra 300 triệu USD quảng cáo trên mạng xã hội toàn cầu thì doanh thu có đóng thuế cho ngân khố quốc gia phải tăng lên đến nhường nào.

Đành rằng, để mạng xã hội phát triển thì việc nhũng nhiễu dân sẽ không còn như chỗ không người nữa; việc đưa con đàn cháu đống vào bộ máy quyền lực sẽ bị săm soi; công trình nghìn tỷ đắp chiếu sẽ không thể che mắt dân cho đến khi mục nát... Nhưng, cầm quyền thì phải nhận ra rằng, mạng xã hội không chỉ đang chỉ trích chính quyền - giúp Chính phủ tu sửa để rồi vừa có quyền vừa có dân - mà còn đang chỉ trích những thói hư tật xấu trong xã hội, đang "khai dân trí và chấn dân khí" chứ không chỉ mắng nhiếc nhau. Hãy vì lợi ích bền lâu của Việt Nam, đừng vì những mục tiêu ngắn hạn.

Huy Đức

Nguồn : fb.Truong Huy San, 18/11/2017

*****************

Đọc thêm :

Bị chặn facebook vì bán rượu gây quỹ cho Nhịp Cầu Hoàng Sa

Facebook đã chặn một số chức năng (gửi tin nhắn, post cmts, edit...) trên account của tôi trong vòng 24 giờ và mãi tới chiều hôm qua, họ mới gửi cho mấy post bán rượu gây quỹ cho Nhịp Cầu Hoàng Sa trên tường nhà tôi, nói là nó vi phạm các nguyên tắc của facebook. Xin lỗi anh Mark và các bạn nhưng chúng tôi cũng muốn có lại đôi lời rằng.

facebook2

Thỉnh thoảng những người ủng hộ chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa - thường là bạn đọc của tôi, nhà thơ Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà báo Quốc Vĩnh... - lại gửi tặng chút quà, phần lớn là rượu. Chúng tôi thống nhất với nhau là với những chai có giá hàng triệu trở lên thì chỉ được bán gây quỹ.

Không chỉ vì ngồi uống với nhau những chai rượu có khi có giá 5, 7 chục triệu là rất lãng phí và không thể chấp nhận (như thư của cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình dưới đây); chúng tôi muốn sử dụng uy tín xã hội của mình cho những mục tiêu xã hội. Đôi khi nhìn những chai rượu ngon, chúng tôi chưa một lần được thử, được đưa bán, anh em cũng có người cằn nhằn. Cằn nhằn nhưng không có ai đòi uống cả.

facebook không tự nhiên chặn account của ai đó, phải có người "báo cáo". Trước đây anh Trần Đăng Tuấn cũng đã bị một lần. Rõ ràng, những người báo cáo phải thuộc các "thế lực thù địch", những kẻ không muốn nhìn thấy khía cạnh tích cực của mạng xã hội. Rượu bán từ đầu tháng họ đợi tới khi Quốc hội chất vấn về mạng xã hội mới "report" hẳn không phải là không có ý gì.

Huy Đức, 18/11/2017

Published in Diễn đàn

Người ta dùng từ dẫn dắt để chỉ việc ví dụ như một người anh dẫn dắt đàn em đi đến một nơi nào đó, và hai người có chung một đích, người được dẫn dắt vui mừng và tin tưởng vào người dẫn dắt. Do đó, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng thừa nhận rằng báo đảng bị mạng xã hội dẫn dắt vẫn không sát nghĩa. Trong trường hợp này phải nói báo đảng bị mạng xã hội dắt mũi thì mới thực tế hơn.

mang1

Ông Võ Văn Thưởng – Trưởng Ban tuyên giáo trung ương

Một cách tổng quát hơn, không chỉ báo chí lề đảng bị mạng xã hội dẫn dắt. Báo chí lề dân, tức là báo chí độc lập, còn gọi là báo chí tự do, cũng bị mạng xã hội dẫn dắt nốt. Những nhà báo chuyên nghiệp ở nhiều phe dù muốn dù không vẫn phải thừa nhận rằng thời đại này thông tin quá nhiều, mà những tin giật gân, tin nhiều người đọc thì là những tin có khả năng dồn hết sức chú ý của xã hội. Vì sao các tòa soạn báo có cương lĩnh, có tinh thần đã được định sẵn từ trước nhưng về sau khi ra thực tế lại không do mình điều khiển nữa ?

Đó là do tối hôm nay đi ngủ không một ai đoán trước được một cách chính xác những gì xảy ra vào ngày mai. Nói như các nhà vật lý học, mỗi một cá thể trong nhân sinh nhân loại này đều sống trong không gian ba chiều. Chúng ta bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thời gian, con người trôi đi theo dòng thời gian. Không ai quay ngược được thời gian. Một người lúc ăn tô phở đến giữa trưa bị đau bụng thì không thể quay lại buổi sáng để đừng có ăn tô phở đó, vì người đó bị ràng buộc bởi thời gian. Vì tất cả nhân sinh nhân loại đều bị ràng buộc bởi thời gian, cho nên không ai biết chính xác cục diện chính trị và những cú sốc xã hội sẽ xảy ra trong tương lai, vì ai ai cũng sống trong hiện tại. Những gì xảy ra vào ngày mai sẽ dắt mũi cả xã hội vào đó, dù muốn hay không muốn. Cho dù những người đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin hay bất kỳ chủ nghĩa nào trên đời này có lực lượng mạnh đến đâu, có trang bị súng ống, vàng, đô-la nhiều đến thế nào, họ cũng không thể chắc chắn kiểm soát được để cho một sự kiện đừng có xảy ra vào ngày mai. Báo chí là một trường hợp nhỏ, nhưng là trường hợp minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng tiên tri bị giới hạn của con người, và cũng chính vì tầm nhìn con người bị giới hạn như vậy nên mới sinh ra báo chí.

Immanuel Kant là một triết gia lỗi lạc bậc nhất trong dòng lịch sử triết học Đức và lịch sử triết học thế giới. Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình, Kritik der reinen Vernunft ( tạm dịch tiếng Anh là Critique of Pure Reasson , tạm dịch tiếng Việt là Phê-Phán về Lý-do Trong-sáng ), Kant đã chứng minh về khả năng giới hạn hiểu biết và do đó là khả năng tiên tri của con người. Ông cho rằng con người sẽ chẳng bao hiểu hết thực tại, bởi con người hiểu và diễn xuất thế giới đang sống này dựa vào những khái niệm được xây dựng một cách siêu hình trong không gian và thời gian, không thể tách rời không gian và thời gian. Bởi vậy, nếu có ai đó hoặc tổ chức nào đó nhận mình là đỉnh cao trí tuệ, học thuật đỉnh cao… thì cũng chỉ là lời kiêu ngạo ; anh chưa đi khắp mọi hiện tượng của thế giới này, chưa thoát ra khỏi không gian và thời gian, thì làm sao nói rằng lý thuyết của mình là ưu việt nhất được ?

Những sự việc xảy ra trong xã hội ở Việt Nam vừa qua là một ví dụ. Dường như báo chí không chú tâm vào những vấn đề thực sự là vấn đề, mà tập trung chạy theo những tình tiết thời sự. Mà những tình tiết thời sự thì nhiều vô kể, ai có triết lý ban đầu sai thì bị cuốn vào đó không gỡ ra được. Không lý giải nổi thế giới này, thậm chí lý giải sai, cho nên Đảng không thể kiểm soát nổi xã hội này. Đảng muốn dùng các báo quốc doanh như Thanh Niên, Tuổi Trẻ để ổn định xã hội, nhưng sự biến BOT Cai Lậy- Tiền Giang xảy ra thì các báo đảng dần dần không nghe lời đảng nữa. Bởi đảng không chuẩn bị trước các biện pháp đối phó với ách tắc tại trạm thu phí từ trước khi tài xế đồng loạt rủ nhau xài tiền lẻ. Đảng cũng chưa kịp ra luật để ngăn chặn, đành dùng công an cảnh sát vào hù dân nhưng cũng chẳng ăn thua, cuối cùng phải xả trạm. Dân tình đòi hỏi dẹp trạm hút máu cướp tiền, các báo đảng sau này như Tuổi Trẻ cũng đã có bài ủng hộ dân và chống lại nhóm lợi ích BOT. Và cũng không riêng gì vụ BOT, còn rất nhiều vụ nữa ở nhiều lĩnh vực nữa, không một chế độ nào trên thế giới kịp ra luật để rào đón trước tất cả các trường hợp, nói chi đến một thể chế lập pháp yếu kém như Việt Nam.

Và khi một sự biến trong xã hội xảy ra, mạng xã hội Facebook, Youtube đã loan tải rất nhanh tin tức cùng quan điểm (chủ yếu của bên chịu thiệt). Sau lúc đó, những bài bình luận của báo chí lề đảng hay báo chí tự do dường như tất cả chỉ còn mang tính chất minh họa, tát nước theo mưa. Tổng kết mà nói, tất cả các tòa soạn đều ít nhiều bị dắt mũi. Nhưng không phải bởi mạng xã hội vì mạng xã hội chỉ là công cụ truyền tải. Lý do là tồn tại những sự việc không ai ngờ trước được, không một ông triết gia nào suy luận ra trước được, vì không ai thoát ra được giới hạn.

Chính vì vậy, trong hai chức năng chủ yếu của báo chí là đưa tin và dự đoán, chỉ có chức năng đưa tin làm nên tên tuổi lâu dài cho các tờ báo.

Kiều Phong

Nguồn : Việt Nam Thời Báo, 11/09/2017

Published in Diễn đàn

Thế lực thù địch ở đâu mà nhiều thế ! Trang mạng báo QĐND điện tử có thành lập một cột riêng, mang tên "Chống diễn biến hòa bình", chỉ để lên án, tố cáo hay đổ thừa cho các thế lực thù địch tiếp tay gây khó khăn cho chế độ cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề nội bộ.

thudich1

Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch

Những tác giả của cột này, chắc chắn là sĩ quan cao cấp, chí ít cũng phải là đại tá, đã thay mặt ban tuyên huấn trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam viết những bài bình luận tố cáo hay lên án những chống đối tự phát của người dân trong nước, kể cả những vụ án do chính chế độ đứng ra xét xử.

Gần đây dư luận trong nước bàn luận nhiều về quân đội làm kinh doanh. Quả là một điều bất thường. Chức năng đầu tiên của quân đội là bảo vệ tổ quốc và chống ngoại xâm, nhưng tại Việt Nam không có gì là bất thường. Quân đội còn đảm nhiệm nhiều vai trò lạ lùng hơn nữa : làm kinh tế, làm dịch vụ, làm môi giới bất động sản, làm trung gian vận chuyển hàng lậu, khai thác gỗ rừng, phá danh lam thắng cảnh để bán đất và đá.

Quan trọng hơn nữa, quân đội còn làm chính trị. Hiện nay quân đội đang lấn lướt đảng để giành vai trò chỉ đạo chính trị. Tổng cục chính trị quân đội đang làm nhiệm vụ tuyên huấn và chỉ đạo an ninh nội chính. Có thể nói quân đội là một chính quyền trong chính quyền. Quân đội có toàn quyền trên tất cả mọi quyền, lãnh đạo mỗi đơn vị quân đội là một sứ quân mà không ai dám làm phật lòng (có thể mất mạng như chơi).

Vì muốn được yên ổn làm ăn, quân đội không muốn bị làm phiền, nhất là giới đối lập bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh ôn hòa chỉ lên tiếng bảo vệ kẻ yếu và lẽ phải. Vấn đề là dư luận quốc tế, quân đội và đảng cộng sản không thể muốn làm gì thì làm. Do đó muốn bịt miệng đối lập, đảng và quân đội phải đẻ ra những cụm từ như "thế lực thù địch", "diễn biến hòa bình", "hoạt động lật đổ" để gây lo sợ và vận động bảo vệ đảng kiểu "còn đảng cò mình".

Khi nhét vào miệng người dân hai chữ "chính trị", đảng cộng sản tin rằng ma lực của cụm từ này sẽ làm im bặt những tiếng nói phản kháng. Điều này có lẽ đã thành công trong quá khứ vì không nhiều thì ít những ai bị bắt về các tội chống đối nhà nước đều đã im bặt khi vừa bước qua ngưỡng cửa nhà tù để về nhà. Nhưng ngày nay, khi lạm dụng một cách quá đáng hai chữ này, chính quyền cộng sản đang nhận lại những hậu quả ngược. Rất nhiều tiếng nói bất đồng muốn được chính quyền gán ghép vào những tội chính trị.

Quốc gia nào cũng có Bộ Luật hình sự, nhưng Bộ Luật hình sự Việt Nam ngoài việc liệt kê những tội hình sự còn có một chức năng khác : biểu tượng đàn áp chính trị. Tất cả những hành vi cao thượng như bảo vệ nhân quyền, bênh vực lẽ phải, bênh vực kẻ yếu, chống cường hào ác bá, chống cướp đất cướp nhà, chống hà hiếp dân, chống ô nhiễm… đều bị chính quyền cộng sản Việt Nam kết thành tội chính trị, theo của điều 88, 79, 87, 245, 258… của Bộ Luật hình sự.

Nói chung, biết đã làm mất lòng dân Đảng Cộng sản Việt Nam rất lo sợ những bất ngờ xảy ra sau mỗi biến cố xã hội. Bất cứ ai - cán bộ về hưu, giáo dân, nông dân… - chính quyền cộng sản đều nghi ngờ là thế lực thù địch.

Dưới đây là những bài viết phản ánh tâm trạng lo sợ đó trên trang mạng của báo QĐND điện tử.

Nguyễn Văn Huy

*****************

Đằng sau chiêu trò "chính trị hóa" các vụ án hình sự (QĐND, 14/08/2017)

Một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch thường áp dụng khi thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" là "chính trị hóa" các vụ án hình sự. Từ những vụ án đơn lẻ, các thế lực thù địch thổi phồng, xuyên tạc, suy diễn lái vụ việc sang hướng khác rồi quy kết thành những vấn đề chính trị của từng quốc gia. Tình hình chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với Việt Nam thời gian gần đây càng cho thấy rõ điều đó.

Một điều chúng ta không khó để nhận ra trong thời gian qua là các thế lực thù địch cùng những phần tử cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước đã "chính trị hóa" một số vụ án hình sự bằng cách đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, suy diễn, cắt khúc, gán ghép các tình tiết trong vụ án với những vấn đề chính trị hệ trọng của đất nước, nhất là những vấn đề nóng, nhạy cảm trong xã hội để lợi dụng kích động, chống phá.

Chẳng hạn như sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Công an Thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ về tội "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" theo Điều 123, Bộ luật Hình sự và tội "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo Điều 143, Bộ luật Hình sự. Đây thực chất chỉ là một vụ án hình sự đơn lẻ, nhưng những kẻ "ăn không nói có" đã lượm lặt thông tin trên internet để nhào nặn rồi phán bừa rằng "vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường"… Rõ ràng họ đã lợi dụng vụ án hình sự đơn thuần để đơm đặt rồi lái sang câu chuyện "đoàn kết nội bộ" trong Đảng, trong chính quyền… Mục tiêu sâu xa mà các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động hướng tới không gì khác là gây ra sự hoài nghi trong nội bộ, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân.

Hay từ sự việc một số phần tử xấu ở các tỉnh : Nghệ An, Hà Tĩnh… núp dưới vỏ bọc "tôn giáo" lợi dụng sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung kích động, lôi kéo một bộ phận giáo dân tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự… Xét thấy có những yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng các địa phương đã khởi tố vụ án để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Thực chất đây chỉ là vụ án hình sự về tội "Gây rối trật tự công cộng"… Thế nhưng thông qua một số trang mạng ở nước ngoài, các thế lực thù địch, những phần tử phản động đã "chính trị hóa" vụ việc này rồi lái câu chuyện sang vấn đề "dân chủ, nhân quyền" và cho rằng "Việt Nam đàn áp tôn giáo", "Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo"…

thudich2

Ảnh minh họa/qdnd.vn

Tương tự mới đây là vụ Lê Duy Phong, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an Thành phố Yên Bái khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản", theo Điều 280, Bộ luật Hình sự... Thế nhưng trên một vài trang mạng, một số phần tử phản động, có tư tưởng thù địch đã xuyên tạc, suy diễn, quy chụp theo kiểu lấy cái cụ thể để đánh giá, kết luận về cái tổng thể và cho rằng "Việt Nam vi phạm tự do báo chí", chính quyền Việt Nam "gài bẫy" để đưa các nhà báo chống tham nhũng vào vòng lao lý. Hơn thế, từ sự việc này họ còn suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm của Đảng ta về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ; xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Không chỉ vậy, họ còn cho rằng : "Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh", "tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân" ; có sự "bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng" của cấp ủy, chính quyền các cấp... Nguy hiểm hơn, họ còn chụp mũ cho rằng tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là hệ quả của cơ chế lãnh đạo độc tôn.

Cần khẳng định một vài vụ việc nêu ra trên đây chỉ là những vụ án hình sự bình thường. Tuy nhiên, thông qua những bài viết trên một số trang mạng của những người có tư tưởng cực đoan, phản động đã xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo làm sai lệch bản chất vấn đề, hướng lái dư luận sang những vấn đề chính trị, xã hội hệ trọng khác như : Tự do tôn giáo, tự do báo chí, đoàn kết nội bộ... hòng triệt để khoét sâu từng vụ việc từ đó chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mục tiêu sâu xa của họ vẫn là nhằm phủ nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực, vẽ ra bức tranh méo mó về xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó gieo rắc sự hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng ; về khả năng quản lý, điều hành của chính quyền, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, để rồi thừa cơ xúi giục, kích động những người dân nhẹ dạ, cả tin đứng lên chống lại chính quyền, đòi thay đổi cương lĩnh, thể chế chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi chuyển xã hội ta sang một xã hội "đa nguyên, đa đảng".

Từ những vấn đề lý luận chỉ ra và thực tiễn kiểm chứng, rõ ràng chúng ta không thể lấy hiện tượng để quy kết thành bản chất, không thể dùng cái đơn lẻ để quy thành hệ thống. Ấy vậy mà từ những vụ án hình sự đơn lẻ, các thế lực thù địch sẵn sàng suy diễn, gán ghép, quy chụp để từ đó đưa ra những nhận định về những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chúng ta không lạ gì với chiêu trò này, bởi suy diễn, quy kết chủ quan, phiến diện trở thành thói quen, trở thành "căn bệnh" của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động. Mọi sự việc, mọi vấn đề họ đều có thể suy diễn, chụp mũ miễn sao đạt được mục tiêu tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, bên cạnh những thành tựu, không một quốc gia, dân tộc nào không có những vấn đề phức tạp nảy sinh. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước, bên cạnh những thành quả đạt được, Đảng và Nhà nước Việt Nam không phủ nhận trong xã hội đã và đang tồn tại những vấn đề nổi cộm. Để giải quyết những vấn đề đó nhằm củng cố niềm tin trong nhân dân, Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt ; đồng thời cũng kiên quyết lên án, đấu tranh không để các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề ấy để tiến hành các chiêu trò nhằm thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá Việt Nam.

Bản chất của chiêu trò "chính trị hóa" các vụ án hình sự nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch ngày càng hiện rõ. Thực tế cho thấy các thế lực thù địch luôn tận dụng triệt để mọi cơ hội có thể để thực hiện chiêu trò "chính trị hóa" các vụ án hình sự. Cho dù chiêu trò đó phần nào chứng tỏ sự bất lực của các thế lực thù địch trước thực tiễn sinh động của đất nước Việt Nam, nhưng cần phải thấy rõ đây là một âm mưu chính trị và hoạt động chống phá hết sức nguy hiểm. Mỗi người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước cần nhận thức rõ về chiêu trò này và kiên quyết lật tẩy, đấu tranh, phản bác. Mặt khác mọi người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không ngộ nhận trước chiêu trò ấy, không tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử cơ hội chính trị, phản động cực đoan ; không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Kim Thanh

******************

Nghiêm trị những kẻ đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" phá hoại đất nước (QĐND, 07/08/2017)

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 6 đối tượng trong vụ án "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương.

Sau sự việc trên, trên mạng internet, một số tổ chức, cá nhân đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" cho rằng "Nguyễn Văn Đài vô tội"; đòi Chính phủ Việt Nam phải "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với Nguyễn Văn Đài". Những giọng điệu và đòi hỏi trên là hết sức phi lý, bởi đó là việc làm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn là rất rõ ràng.

"Ngựa quen đường cũ"                            

Dư luận chưa quên những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thị Công Nhân vào thời điểm trước năm 2007. Không làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng, tháng 3-2007, cơ quan chức năng quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, để điều tra về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ngày 11/5/2007, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam. Ngày 27/11/2007, tại phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Đài xuống còn 4 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88, Bộ luật Hình sự.

thudich3

Đối tượng Nguyễn Văn Đài. Ảnh : baotintuc.vn.

Những tưởng sau khi mãn hạn tù Nguyễn Văn Đài sẽ tỉnh ngộ. Nhưng không, y vẫn "ngựa quen đường cũ". Ngay sau khi ra tù, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Đài tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc lịch sử dân tộc và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Văn Đài liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc chính sách của Nhà nước, tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Đặc biệt, Nguyễn Văn Đài đã tập hợp một số phần tử bất mãn, cơ hội... lập ra cái gọi là "Hội anh em dân chủ". Dưới sự điều hành của Nguyễn Văn Đài, "Hội anh em dân chủ" trở thành nơi tụ tập của những kẻ có tư tưởng, quan điểm sai trái, chuyên xuyên tạc, bịa đặt, kích động, cổ xúy cho những phần tử chống phá Đảng, Nhà nước. Do nhẹ dạ cả tin, một số người trở thành nạn nhân của Nguyễn Văn Đài và "Hội anh em dân chủ" đã lầm đường, lạc lối và phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc. Nguyễn Văn Đài còn thường xuyên trả lời phỏng vấn một số đài, báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam nhằm tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng... Ngoài việc có mối quan hệ rất mật thiết với tổ chức khủng bố Việt Tân, Nguyễn Văn Đài còn được biết đến với vai trò chủ chốt, khởi xướng cái gọi là "Trung tâm nhân quyền Việt Nam", "Khối 8406", "Công đoàn độc lập", "Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam", "Hội Cựu tù nhân lương tâm"... Đó là những hội, nhóm thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam… Nguyễn Văn Đài còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, huấn luyện cách thức "đấu tranh bất bạo động" tại Nhà thờ Thái Hà và nhiều địa phương khác. Nguyễn Văn Đài là cộng tác viên viết blog cho RFA cùng một số trang song ngữ chuyên xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền, kích động chống phá Việt Nam. Đáng nói nữa, trên facebook cá nhân của mình, Nguyễn Văn Đài viết nhiều bài có nội dung bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, thóa mạ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Thực chất những hành vi của Nguyễn Văn Đài là nhằm mục đích đầu cơ chính trị, cầu xin những đồng đô-la tài trợ từ các thế lực thù địch bên ngoài để kiếm sống và duy trì các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam... Chỉ điểm qua bấy nhiêu đã đủ khẳng định việc cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn để điều tra là cần thiết và hoàn toàn đúng luật.

Bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ kẻ chống đối ?

Hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Đài và các đối tượng đã rất rõ ràng. Vậy tại sao vẫn có những tổ chức, cá nhân đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" đứng ra bênh vực cho Nguyễn Văn Đài cùng đám tay chân?! Không khó để có câu trả lời.

Là dân tộc đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, Việt Nam luôn khát khao hòa bình, ổn định để phát triển và mong muốn đóng góp cho nền hòa bình, phát triển bền vững của nhân loại. Đại đa số các chính giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều hiểu rõ tâm nguyện ấy và luôn mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với đất nước, con người Việt Nam. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một vài tổ chức, cá nhân vì những động cơ thấp hèn, âm mưu phá hoại Nhà nước Việt Nam, muốn làm cho Việt Nam mất ổn định chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam mất vai trò lãnh đạo; chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam suy yếu đi đến sụp đổ. Để thực hiện mục tiêu ấy, họ không từ bất cứ thủ đoạn nào, đặc biệt là trò "ném đá giấu tay" ngấm ngầm tổ chức, nuôi dưỡng, xúi giục, kích động những phần tử cơ hội như Nguyễn Văn Đài.

Cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của con người trên tất cả các lĩnh vực. Thế nhưng chủ nghĩa cơ hội đã làm những kẻ như Nguyễn Văn Đài mờ mắt, không thấy được thực tiễn đó. Nhờ sự hà hơi, tiếp sức của một số tổ chức phản động lưu vong, đội lốt "bảo vệ dân chủ, nhân quyền", Nguyễn Văn Đài không chỉ tuyên truyền phủ nhận những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà còn kêu gọi, kích động người dân tụ tập biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Cũng do mờ mắt trước những đồng đô-la kiếm được từ một vài tổ chức, cá nhân ở nước ngoài mà Nguyễn Văn Đài và đám tay chân liên tiếp có những lời nói và hành động mưu toan chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng... Chẳng lẽ Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn không thấy được một thực tế đang diễn biến ở không ít quốc gia theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là các đảng phái tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây ra những rối loạn về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tại những quốc gia đó, chẳng những quyền dân chủ của người dân không được bảo đảm, mà tính mạng của họ cũng thường xuyên bị đe dọa... Với một người luôn rêu rao là am hiểu pháp luật như Nguyễn Văn Đài thì không thể nói là thiếu hiểu biết, không nhận thức được vấn đề. Rõ ràng Nguyễn Văn Đài và đồng bọn đã cố tình vi phạm Điều 4, Hiến pháp năm 2013 xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 79, Bộ luật Hình sự, quy định về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Ấy vậy mà một vài cá nhân, tổ chức đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" vẫn cố tình cho rằng "Nguyễn Văn Đài vô tội". Họ vu cáo chính quyền Việt Nam khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Văn Đài và đồng bọn là vi phạm nhân quyền. Vì theo họ, Nguyễn Văn Đài và đám tay chân chỉ "bày tỏ chính kiến một cách hòa bình", chỉ là "thực hiện quyền tự do dân chủ"... Phải khẳng định rằng, ở Việt Nam, không có ai bị bắt giam do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận trong khuôn khổ luật pháp. Điều này không chỉ đúng với pháp luật Việt Nam, mà còn hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền. Tại Điều 29 của Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, khẳng định: "Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung". Mang danh "bảo vệ dân chủ, nhân quyền" nhưng chỉ nghe qua những giọng điệu của một vài cá nhân, tổ chức ấy đã đủ thấy họ hoàn toàn không phải vì nhân quyền cho Việt Nam. Thực chất, đó là hành vi bảo vệ, tiếp tay cho những kẻ âm mưu lợi dụng tự do dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của công dân, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ nhân quyền, nhưng Việt Nam kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu và hành động đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lợi dụng quyền tự do để chống phá Đảng và chính quyền nhân dân. Ở Việt Nam không có chỗ cho thứ "dân chủ", "nhân quyền" coi thường kỷ cương phép nước. Vụ án "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" sẽ được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra mở rộng theo đúng trình tự tố tụng của Việt Nam. Cũng như ở các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Đặc biệt đối với Nguyễn Văn Đài, kẻ đã qua 4 năm thụ án, 3 năm quản chế tại địa phương, được các cấp chính quyền, đoàn thể nhiều lần giáo dục, nhắc nhở, răn đe, nhưng vẫn chứng nào tật ấy thì càng phải xử lý nghiêm khắc hơn.

Kim Ngọc

Published in Quan điểm

Giới chức chính quyền tại Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á tiếp tục lên tiếng và có những động thái đối phó với mạng xã hội như Facebook trong những ngày vừa qua.

fb1

Logo Facebook trên smart phone và laptop. Ảnh chụp ở London ngày 21 tháng 11 năm 2016. Photo : AFP

Cư dân mạng dậy sóng

Có thể nói cư dân mạng tại Việt Nam những ngày qua dậy sóng, liên quan đến cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông với báo mạng Vietnamnet.vn, đăng tải vào ngày 10 tháng 8.

Điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn vừa nêu mà cộng đồng cư dân mạng chú ý và phản đối mạnh mẽ là ‘cảnh báo’ của ông Nguyễn Thanh Lâm rằng mặc dù mạng xã hội rất tiện ích trong việc biểu đạt quan điểm, nhưng không phải lúc nào cũng hữu ích và mang lại ích lợi cho xã hội, mà "sự dễ dãi và tiện ích đó đang dần làm tha hóa hành vi sống của mỗi con người".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận rất nhiều cư dân mạng cho rằng lời cảnh báo của giới chức Bộ Thông tin và truyền thông, ông Nguyễn Thanh Lâm thể hiện rõ chủ trương của Nhà nước và Đảng lãnh đạo Việt Nam luôn coi truyền thông mạng xã hội như là "đối tượng bất đồng" của chế độ, với trưng dẫn mới nhất là các bản án nặng nề tổng cộng 19 năm tù giam đối với hai bà mẹ đơn thân, Trần Thị Nga và Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hơn chục người sử dụng mạng xã hội bị bắt giam theo các điều 88 và 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam trong vài tháng vừa qua.

Lên tiếng với RFA, Facebooker Le Vova đưa ra nhận xét về lời cảnh báo của ông Nguyễn Thanh Lâm :

"Cách đây khoảng 5-6 năm thì đã có những quan chức lãnh đạo của các cơ quan truyền thông Việt Nam từng phát ngôn là ‘mạng xã hội là những thông tin rác rưởi, không có giá trị gì cả’, mà đến bây giờ những ông như ông Nguyễn Thanh Lâm vẫn phát ngôn y hệt như thế vì công việc của họ là họ tiếp tục làm những nhiệm vụ nhồi sọ và tuyên truyền ngu dân".

Mặc dù vậy, cộng đồng cư dân mạng lấy làm thú vị khi theo dõi những cuộc đối đáp không trực tiếp qua trang Facebook cá nhân giữa ông Nguyễn Thanh Lâm với võ sư Đoàn Bảo Châu, sau khi vị võ sư này đăng tải chia sẻ nỗi lo của ông rằng ý kiến có phần tiêu cực của một quan chức truyền thông về mạng xã hội có thể dọn đường cho một chính sách đối xử không công bằng đối với mạng xã hội trong tương lai, trong khi võ sư Đoàn Bảo Châu khẳng định mạng xã hội là "một công cụ đóng góp rất lớn cho việc khai dân trí và kết nối những người dân thấp cổ bé họng những năm qua". Đồng quan điểm với võ sư Đoàn Bảo Châu, Blogger Nguyễn Lân Thắng cũng quả quyết mạng xã hội đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam :

"Thực tiễn xã hội ở Việt Nam quá bất công. Những vấn đề người ta gặp hàng ngày mà không chịu đựng được nữa, là một. Thứ hai nữa, mạng xã hội ở Việt Nam liên quan đến các hoạt động kinh tế và rất nhiều vấn đề mà chính bản thân những người đang phê phán mạng xã hội cũng đang phải sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của mình".

Truyền thông mạng phát triển

fb2

Các đại biểu sử dụng điện thoại thông minh để chụp ảnh, lướt web trong một phiên họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 12/4/2016. Photo : AFP

Blogger Nguyễn Lân Thắng, Facebooker Le Vova và một số các cư dân mạng khắp các tỉnh, thành mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng mạng xã hội đã và đang tích cực góp phần cho sự tiến bộ của xã hội, như nhanh chóng cập nhật và phản ảnh những điều bất cập, tiêu cực, sai trái để chính quyền kịp thời chấn chỉnh, có thể kể đến dự án "nhận chìm bùn" của Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở vùng biển Hòn Cau, Bình Thuận và trong sự kết nối của thế giới phẳng, mọi người có thể tự chủ để bày tỏ chính kiến, quan điểm, thảo luận hay phản biện cùng nhau trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt, mà điển hình qua trường hợp vừa mới xảy ra trên Facebook giữa ông Nguyễn Thanh Lâm với võ sư Đoàn Bảo Châu.

RFA nêu vấn đề cộng đồng cư dân mạng dự đoán tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook trong những ngày sắp tới như thế nào, khi Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với tập đoàn này để thuyết phục họ phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn trong việc sàn lọc và chặn thông tin mà Chính quyền Hà Nội cho là "thông tin sai phạm, xấu độc", qua cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Thanh Lâm dành cho Vietnamnet.vn và chúng tôi được nghe là hầu hết cư dân mạng tin rằng điều này sẽ không thể thực hiện và Facebook đã từng không hợp tác với Trung Quốc như là một ví dụ.

Blogger Nguyễn Lân Thắng nói rằng về phía chính quyền Việt Nam dù đưa ra bất kỳ những biện pháp nào cũng không thể ngăn chặn được xu thế chung của thế giới :

"Dù có những động thái nào như đe dọa hay bắt bớ…thì tôi nghĩ cũng không thể nào ngăn được cơn sóng thần của mạng xã hội trong thời đại này mang đến để xua đi những bất công, giúp người dân có thể đấu tranh giành lại những quyền của mình".

Những ngày vừa qua, không chỉ cư dân mạng tai Việt Nam ồn ào về chuyện của Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, ông Nguyễn Thanh Lâm mà tại Thái Lan, cư dân mạng xứ Chùa Vàng cũng xôn xao trước thông tin Chính quyền Thái buộc tội xúi giục nổi loạn và tội phạm máy tính hai cựu bộ trưởng và một nhà báo kỳ cựu của nước này vào hôm mùng 9 tháng 8. Thông tin mới nhất liên quan đến mạng xã hội mà cư dân mạng ở Philippines ngạc nhiên đón nhận là hãng thông tấn AFP, vào ngày 10 tháng 8, trích lời của trợ lý Tổng thống Rodrigo Duterte rằng những người dùng mạng xã hội có hơn 5000 người theo dõi thuộc diện đủ tư cách để có thể nhận được thẻ báo chí đưa tin về đương kim tổng thống Phi.

Trước những diễn tiến mới nhất liên quan đến mạng xã hội Facebook tại các nước trong Hiệp Hội ASEAN, Đài RFA ghi nhận cộng đồng cư dân mạng ở khu vực Đông Nam Á tỏ ra phấn khởi vì chính quyền sở tại nhìn nhận phương tiện truyền thông mạng cũng như ảnh hưởng quan trọng của thể loại truyền thông này đối với quốc gia của họ.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Đến tham dự hội nghị Giao ban báo chí vào ngày 20 tháng 6 vừa qua tại Hà Nội, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương phát biểu rằng "báo chí trong nước đang bị mạng xã hội dẫn dắt".

mang1

Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014. AFP photo

Lý do khách quan

Năm 2011 trong bài phát biểu đọc tại tại Hội nghị "Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với báo chí" tổ chức tại Brussells, Bỉ, nhà báo nổi tiếng người Pháp Jean Quatremer cho biết ông đã sử dụng các kênh truyền thông mạng như blog, Facebook, Twitter để đăng tải những nội dung bị tránh né, từ chối bởi các cơ quan truyền thông khác. Ông bảo thêm phải làm việc này vì rất nhiều độc giả cần những tin tức "bị chối bỏ".

Do đó, nhận định của ông Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng có lẽ không phải là mới lạ trong thời đại có thể được xem là đỉnh cao của truyền thông mạng xã hội. Thế nhưng, thời gian không phải là vấn đề được mang ra tranh cãi trong phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, thay vào đó, là những ý kiến về nguyên nhân vì sao có tình trạng như thế.

Nhà báo tự do Vũ Bình, người bất đồng chính kiến từng bị nhà nước Việt Nam tuyên án 7 năm tù giam vì cáo buộc tội gián điệp cho biết ông đồng ý với nhận định của ông Võ Văn Thưởng.

"Nhìn nhận khách quan điều đó là đúng. Lý do là những thông tin trên mạng xã hội thứ nhất là nó nóng hổi vì mỗi người có tin là người ta đăng lên ngay, họ không qua kiểm duyệt không mất thời gian.

Và thứ hai, phần lớn những người đăng tin có uy tín, có nhiều người theo dõi, nhiều bạn bè, thì thông tin tương đối là khách quan, trung thực".

Theo nhà báo tự do Vũ Bình, khi có nhiều đối tượng đăng tin như thế thì việc dẫn dắt độc giả nghiêng về các trang mạng xã hội là điều tất yếu.

Giới hạn của tính khách quan

Một khía cạnh khác về từ "dẫn dắt" được hiểu theo phân tích của nhà báo tự do Vũ Bình, đó là nội dung thông tin trong bài viết của báo chí hiện tại không được xuất phát chính xác từ bản chất của thời sự.

"Tôi nghĩ từ dẫn dắt nó có cả khía cạnh khác, ví dụ như sự phân tích khách quan và trung thực (của mạng xã hội) chứ không bị định hướng chỉ bảo bởi Ban Tuyên giáo. Cho nên nói ‘dẫn dắt’ theo nghĩa đó tôi nghĩ rất là khả dĩ, rất là hợp".

Ông cho rằng những cây bút tự do, trong đó có cả bloggers thường có những phân tích khách quan, trung thực và công bằng. Điều này đã thu hút độc giả và cả báo chí quốc doanh.

"Bây giờ báo chí cứ viết theo lối tuyên truyền thì sẽ rất ít độc giả, nên đành đi tìm những thông tin trên mạng xã hội rồi tìm những lập luận, những đánh giá khách quan trên mạng xã hội để viết theo, rồi bắt chước".

Cũng tại hội nghị Giao ban báo chí, ông Võ Văn Thưởng có nêu lên tình trạng đưa tin, đăng bài rồi rút xuống ngay sau đó. Những động thái này càng làm cho độc giả đặt câu hỏi về tính khách quan của báo chí nhà nước. Liệu thông tin đã đăng có chính xác hay không ? Hay vì không chính xác nên phải rút xuống ?

Đây chính là điểm được nhà báo tự do Vũ Bình cho là giới hạn của tính khách quan mà người đọc được quyền đòi hỏi ở các hệ thống truyền thông, kể cả báo chí do nhà nước quản lý.

"Sự khách quan dừng lại ở định hướng của Ban Tuyên giáo, nói một cách chung hơn là của đảng cộng sản. Nó làm lợi cho nhà cầm quyền hiện nay".

Nhà báo độc lập, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng Một Góc Nhìn Khác chia sẻ ý kiến của ông về định hướng của báo chí quốc doanh xưa nay.

"Báo chí Việt Nam lâu nay bị nhốt trong một cái lồng rồi. Hãy thả báo chí ra. Tôi nghĩ trong tình thế này báo chí cũng là một kênh bị tiết chế bởi chính truyền thông".

Gần đây nhất, những ai theo dõi chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều biết đến câu chuyện Cây đèn Hoa Kỳ, quốc phẩm được đề xuất thực hiện để mang tặng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Hình dáng, chi tiết của món quà được báo trong nước đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng vài giờ sau đó, toàn bộ các báo mạng đồng loạt rút bài. Sự việc này tạo nên một làn sóng tranh luận khôi hài trên các trang mạng xã hội với những suy đoán về lý do vì sao tất cả những bài viết liên quan đến cây đèn Hoa Kỳ đều bị lấy xuống.

Một trong những suy đoán đó là của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông cho rằng thiết kế của cây đèn Hoa Kỳ có một chi tiết sai, chính là quốc kỳ của nước Mỹ trên thân đèn.

"Một chi tiết nữa theo tôi phải dỡ bỏ và có thể không tặng quà đó là lá cờ Mỹ trên cái đèn bị sai. Lá cờ Mỹ có 7 vạch màu đỏ, trong đó 4 vạch đầu tiên là bằng với khung xanh của các ngôi sao, trong khi lá cờ Mỹ trên cái đèn chỉ thấy 3 vạch màu đỏ bằng với khung xanh".

Lý giải nguyên nhân của những tình trạng rút bài sau thời gian đăng tải không bao lâu, nhà báo tự do Vũ Bình cho rằng do ban Tuyên giáo chưa kịp định hướng.

"Ví dụ như giàn khoan HD981 vừa vào Biển Đông, chưa kịp định hướng thì cứ nghĩ là được đăng bình thường thì các báo đăng lên. Nhưng ở trên lúc ấy mới cập nhật tin tức, họp hành, biết là chuyện này không nên đưa, không có lợi cho nhà cầm quyền, thế là mới đưa ra những cấm đoán, thông báo sau".

Trong tình huống đó, chính mạng xã hội lại là công cụ truyền thông đưa người dân đến với thông tin đó. Cư dân mạng chụp lại, hoặc sao chép lại nội dung của bài báo trước khi bị tháo khỏi mặt trận thông tin chính thống của Ban Tuyên giáo.

Và sau đó, họ truyền nhau bằng các công cụ mạng xã hội.

Phản biện

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Đức An, Giảng viên cao cấp ngành báo chí tại Đại học Bournemouth, Anh, có đăng tải một bài viết trên báo Tuổi trẻ trong nước chia sẻ quan điểm của ông về mạng xã hội. Ông đưa ra một cách nhìn khác từ cái bất lợi của những nguồn tin chưa được kiểm chứng do cộng đồng mạng truyền nhau.

Ông cho rằng vai trò của báo chí chính thống vẫn đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ số.

"Thế giới mạng đang đi ngược lại truyền thống. Thường thì báo chí truyền thống lọc thông tin trước khi xuất bản, còn Facebook lại là nơi người ta có quyền xuất bản trước, rồi mới lọc ngược lại người đọc.

Người ta cũng có thói quen theo kiểu bầy đàn, tức là dễ tin vào những điều có nhiều người tin – vì họ cảm thấy an toàn hơn. Cứ thế, độc giả có xu hướng cuốn theo sự đồng ý hơn là bất đồng. Họ không thể, và có khi không muốn nghe ý kiến trái chiều".

Phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Đức An được đưa ra dưới góc nhìn chuyên môn của một ký giả trong một xã hội tự do báo chí. Bởi vì, theo nhà báo tự do Vũ Bình, ở Việt Nam hiện tại, như một lẽ tự nhiên, người dân không muốn xem và đọc thông tin trên báo chí truyền thống nữa, tạo cơ hội cho các mạng xã hội làm nhiệm vụ thay thế.

Cát Linh, phóng viên RFA

 

Published in Việt Nam

Mạng xã hội : Dân tin, đảng lo ! (RFA, 15/06/2017)

Ngày nay tình trạng bất công, nhất là về đất đai, được phơi bày cho công luận thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube.

mang1

Các đại biểu sử dụng điện thoại thông minh để chụp ảnh, lướt web trong một phiên họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 12/4/2016.  AFP photo

Vì sao mạng xã hội lại trở thành công cụ chính giúp truyền tải thông tin các vụ dân oan đất đai, bất công xã hội, và rồi tương lai của mạng xã hội sẽ ra sao khi chính phủ Hà Nội ngày càng thắt chặt quyền tự do Internet của người dân ?

Niềm hy vọng của dân oan

Chỉ tính riêng từ đầu năm nay, hàng loạt các vụ cưỡng chế đất được nhanh chóng đăng tải trên các trang mạng xã hôi. Điển hình như những vụ việc tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, và vụ gây chấn động dư luận là việc người dân bắt giữ 38 cán bộ huyện, và cảnh sát cơ động vào giữa tháng 4 vừa qua sau khi người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội cho rằng bị lừa bởi chính quyền địa phương bắt dân khi mời đến làm rõ ranh giới đất tranh chấp.

Nhà hoạt động Lê Dũng Vova, một người thường xuyên đăng tải các vụ người dân kêu oan về đất đai trên trang cá nhân, nói với chúng tôi rằng sở dĩ mạng xã hội hiện nay được người dân quan tâm hơn là do nó phản ảnh đúng sự thật, trong khi đài báo của Nhà nước không đưa tin khách quan hoặc né tránh về những vụ việc liên quan đến đất đai hay khiếu nại của người dân :

Vai trò của mạng xã hội rất quan trọng là vì trên đó người ta truyền tải tất cả các thông tin khách quan, đầy đủ để người xem nắm được sự việc và những bất cập trong vấn đề đất đai. Chẳng hạn như vụ việc hàng trăm bà con ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đi khiếu nại quanh năm ở khu Trụ sở Tiếp dân Trung ương. Có người đi cả chục lần, có người đi cả chục năm. Trong khi đó báo chí nhà nước không hề đăng tải tin tức về các sự việc đó. Các vụ cưỡng chế đất đai họ cũng không đưa tin, thậm chí họ còn cấm cả nhà báo.

Anh Trịnh Bá Phương, con trai bà Cấn Thị Thêu, một nhà hoạt động vì đất đai cho dân oan hiện đang bị bắt giam, chia sẻ với chúng tôi về vai trò của mạng xã hội trong những vụ liên quan đến đất đai ngay tại địa phương nơi anh sống :

Tại Dương Nội, trong vòng khoảng 3 năm qua người dân Dương Nội cũng đang tận dụng tính năng ưu việt của Facebook để đưa các thông tin và tội ác của nhà cầm quyền Hà Nội lên công luận và đã được dư luận thấu hiểu những tội ác đang diễn ra tại nơi đây. Từ đó tạo được sư quan tâm rất lớn từ công luận cả trong nước và quốc tế.

Trong khi đó một khảo sát năm 2015 của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho thấy ¼ số người được hỏi nói rằng họ lo lắng về các vụ tranh chấp đất đai và phân nửa nói rằng họ không được ai giúp đỡ giải quyết những tranh chấp này.

Còn theo báo cáo năm 2016 của Bộ Tài nguyên Môi trường, Việt Nam có tỷ lệ khiếu kiện đất đai 70% trong tổng số đơn từ khiếu nại nói chung.

Từ Đà Nẵng, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất lại cho rằng vai trò lớn nhất của mạng xã hội trong các vụ bê bối đất đai là tạo áp lực cho nhà cầm quyền. Ông nói :

Truyền thông mạng nêu lên nhiều việc tạo áp lực cho chính quyền, buộc chính quyền phải lắng nghe, thay đổi. Ngay trong câu chuyện Đồng Tâm, tác động của mạng xã hội với chính quyền là rất lớn.

Vụ việc ở Đồng Tâm cũng thu được những phản ứng nhất định của nhà cầm quyền. Theo đó sau khi người dân giam giữ 38 cán bộ, cảnh sát, đến ngày 21/4, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung phải về tận thôn Hoành xã Đồng Tâm để đối thoại theo yêu cầu của người dân. Đây được cho là kết quả sau nhiều ngày công luận xôn xao trên các trang mạng xã hội về vụ việc này.

Lo sợ tương lai bị đàn áp

Social Media Icons

Biểu tượng mạng xã hội trên iPhone. AFP photo

Không chỉ riêng các vụ cưỡng chế đất đai mà hầu hết những sự việc truyền thông trong nước né tránh chẳng hạn như các nhà hoạt động bị hành hung, biểu tình phản đối nhà máy Formosa Hà Tĩnh,…đều được phơi bày trên các trang mạng xã hội.

Chính vì vậy mà nửa đầu năm nay, chính phủ Hà Nội liên tục có các hành động thắt chặt thông tin trên mạng xã hội.

Một số người quan tâm đến các vụ đất đai lo ngại rằng một ngày các thông tin về cưỡng chế đất đai, dân khiếu nại, kêu oan cũng bị Nhà nước xếp vào hàng độc hại, gây mất trật tự công cộng và sẽ bị Facebook cấm cản.

Tuy nhiên, nhà hoạt động Lê Dũng Vova nói rằng đó là điều bất khả thi :

Việt Nam không thể yêu cầu các nhà mạng như Facebook những yêu cầu không đúng với chuẩn mực luật pháp của các quốc gia đang sở hữu và quản lý các trang mạng đó. Đối với Việt Nam nó là độc hại, nhưng các nhà mạng họ yêu cầu phải đưa ra chuẩn mực thế nào là độc hại, là sai. Cho nên tôi nghĩ là không phải yêu cầu nào của Việt Nam cũng được các nhà mạng đáp ứng hết đâu.

Đầu năm nay Chính phủ Hà Nội đã yêu cầu các công ty lớn gây áp lực các hãng như Facebook, Google, Youtube, phải xóa bỏ các thông tin mà Việt Nam cho là "độc hại". Người đứng đầu ngành Thông tin Truyền thông của Việt Nam hồi tháng 4 đã gặp mặt đại diện Facebook cũng để bàn bạc về vấn đề này.

Vấn đề ngăn chặn thông tin xấu, gây mất trật tự công cộng cũng được Chính phủ Hà Nội liên tục nhắc đến trong các cuộc họp gần đây, điển hình như tại phiên họp thứ 8 của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, diễn ra hôm7/6.

Anh Trịnh Bá Phương cho rằng đây là những dấu hiệu ban đầu cho thấy nhà cầm quyền đang chuẩn bị một chiến dịch đàn áp tiếng nói của người dân trên mạng xã hội về các thông tin họ cho là xấu, trong đó có cả các vụ đất đai. Anh cho biết chính bản thân anh cũng là nạn nhân của sự đàn áp này khi đăng tải những thông tin liên quan đến tranh chấp đất đai :

Tôi thấy có thể trong tương lai họ sẽ ban hành những chính sách để đàn áp người sử dụng mạng xã hội. Ngay bản thân tôi đầu năm 2016 cũng bị công an Hà Nội gửi giấy triệu tập đến 3 lần về việc liên quan đến tài khoản Facebook của tôi. Đến nay họ đã tổ chức các nhóm hacker để hack Facebook của tôi nhiều lần.

Không chỉ riêng anh Phương mà còn nhiều nhân vật khác cũng từng bị công an triệu tập liên quan đến tài khoản Facebook của họ như nhà hoạt động Lê Dũng Vova, luật sư Võ An Đôn,…

Tháng sáu, năm 2017, chính phủ Việt Nam ra một dự thảo nghị định, dự trù có hiệu lực từ năm 2018, về việc phạt hành chính đối với những hành vi bôi bác cá nhân, cung cấp thông tin không chính xác trên mạng xã hội.

Cũng trong tháng sáu, trang mạng của Chính phủ Việt Nam đưa tin Bộ công an Việt Nam đang soạn thảo một dự luật an ninh mạng. Nhiều ý kiến lo ngại dự luật này sẽ tăng cường đàn áp các tiếng nói trên mạng xã hội và có thể vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân.

Thống kê cho thấy năm 2015, Việt Nam có 45,5 triệu người sử dụng mạng xã hội, đứng thứ 22 trên thế giới về số người sử dụng và đứng 4 trên thế giới về thời gian sử dụng mạng xã hội mỗi ngày.

*******************

An ninh lương thực tại Việt Nam được đảm bảo ? (RFA, 15/06/2017)

mang3

Cánh đồng hạn hán tại Sóc Trăng, hôm 2/3/2016 (Ảnh minh họa).  AFP

Dư luận lo ngại về tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam có được đảm bảo khi các ngành nông lâm thủy hải sản của quốc gia này đang đối mặt với những tác động nặng nề do biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng và thảm họa môi trường biển bởi Formosa gây nên.

Hậu quả bởi thiên tai lẫn nhân tai

Đợt hạn hán xảy ra ở 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hồi năm 2016, được xem là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ước tính có khoảng 160 ngàn héc-ta lúa bị thiệt hại và xấp xỉ 800 ngàn tấn lúa bị mất trắng trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử.

Tại Tây Nguyên, lượng nước của các ao hồ, công trình thủy lợi bị khô cạn gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho ngành nông nghiệp ở khu vực này trong năm vừa qua.

Bên cạnh đó, hai đợt lũ cuối tháng 11 và trung tuần tháng 12 năm 2016 tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gây ra thiệt hại khoảng 2.600 tỷ đồng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2016 ước tính hơn 18 ngàn tỷ đồng.

Mới đây nhất, báo cáo của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho thấy giá trị sản xuất thủy sản của Việt Nam trong năm 2016 giảm gần 2% so với mức trung bình của giai đoạn 2013 đến 2016. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết tại buổi chất vấn Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV rằng trữ lượng nguồn lợi hải sản giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2000-2005 giảm khoảng 14%, trong đó nhóm hải sản tầng đáy giảm 42%. Ông Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận nguyên nhân là do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và thảm họa môi trường biển ở bốn tỉnh Bắc miền Trung bởi Formosa gây nên.

Trong bối cảnh các ngành nông lâm thủy hải sản của Việt Nam đang đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai lẫn nhân tai, chúng tôi nêu vấn đề về an ninh lương thực tại Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, và được ông cho biết :

"Việc nhiễm mặn, nguồn nước giảm sút và biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ tác động nhiều mặt đến nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp của Việt Nam. Riêng về an ninh lương thực thì tôi nghĩ trong thời gian sắp tới Việt Nam sẽ còn có thể được duy trì. Nhưng trong tương lai lâu dài với mức độ gia tăng của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn thì có lẽ Việt Nam sẽ phải tính toán các biện pháp thích hợp để bảo đảm an ninh lương thực".

Làm gì để an toàn lương thực ?

Các biện pháp thích hợp mà Chính phủ Hà Nội cần cân nhắc để đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia là chú trọng đến nông nghiệp, một lợi thế mạnh của Việt Nam, trong đó lúa gạo là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, theo như nhận định của Tiến sĩ Dương Văn Ni, một nhà khoa học thuộc Đại học Cần Thơ :

mang4

Các nông dân đang phơi lúa tại khu vực ngoại thành Hà Nội, hôm 26/5/2017 (Ảnh minh họa). AFP

"Đối với nhà nước mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực được xem là quan trọng số một. Do đó, khi bàn về kế hoạch sử dụng đất bao giờ an ninh lương thực cũng được đưa lên tiêu chí hàng đầu. Đó là lý do để Nhà nước phải giữ một diện tích trồng lúa nhất định. Mỗi khi xảy ra sự cố liên quan tới cây lúa thì Nhà nước luôn luôn có những chính sách can thiệp".

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng phương thức canh tác truyền thống của Việt Nam là một thách thức không nhỏ đối với chính sách cải tạo nông nghiệp trong thời gian tới. Bà Phạm Chi Lan phân tích :

"Bây giờ với điều kiện biến đổi khí hậu cộng với việc tác động của con sông Mekong chảy từ Trung Quốc, qua Trung Quốc qua Lào, họ làm quá nhiều đập thủy điện, các nước đầu nguồn sử dụng nguồn nước và làm ảnh hưởng tới phía dưới, cũng như là các vấn nạn ở Việt Nam như phá rừng khá nhiều ở Tây nguyên, nó ảnh hưởng tới các vùng phía dưới như vùng đồng bằng sông Cửu Long, nó thể hiện rất rõ. Lúc này tôi cho là phải xem xét lại toàn diện cách thức làm nông nghiệp ở Việt Nam nhất và vùng đồng bằng sông Cửu Long".

Là người người trực tiếp tham gia biên soạn Báo cáo Việt Nam 2035, công trình hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới và chính phủ Việt Nam, Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho biết trong báo cáo nêu rõ Việt Nam cần phát triển nông nghiệp theo cách hiện đại hóa và thương mại hóa tổ chức sản xuất nông nghiệp. Điều này hàm ý  Chính phủ cần thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp truyền thống và thương mại hóa phải dựa trên yêu cầu và các tiêu chí thị trường để quyết định hướng sản xuất. Bà Phạm Chi Lan khẳng định quá trình chuyển đổi cần có thời gian nghiên cứu.

Riêng trong lãnh vực nuôi trồng thủy hải sản, sau khi Công ty Hưng nghiệp Formosa xả thải có độc tố ra khu vực biển Bắc miền Trung hồi đầu tháng 4 năm 2016 cho đến nay, hiện tượng cá nuôi lồng bè bị chết xảy ra ở các tỉnh địa phương, nơi bị tác hại bởi thảm họa Formosa. Những nhà khoa học lên tiếng hậu quả của thảm họa môi trường biển miền Trung sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, đã khẳng định với RFA nguồn tài nguyên biển phải mất hàng chục năm mới hồi phục :

"Những sự cố sinh thái này thông thường giống như chén nước mình đã đổ ra đất rồi, không lấy lại được. Nhưng vì thiên nhiên có cơ chế tái phục hồi, nhưng đòi hỏi thời gian lâu. Vùng biển Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình phục hồi, nhưng cũng không thể chỉ vài năm là được. Ít nhất cũng phải chục năm, không thì 20-30 năm và thậm chí có thể lâu hơn nữa".

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tỏ ra lạc quan khi ông cho rằng Việt Nam có thể biến nguy thành cơ một cách sáng tạo trong điều kiện bất lợi hiện tại để vẫn duy trì sản lượng thủy sản và an ninh lương thực không chỉ cho riêng Việt Nam mà còn góp phần ổn định an ninh lương thực toàn cầu. Vấn đề phải thực thi rốt ráo những phương kế mà giới khoa học, chuyên gia đề ra cũng như tiến hành cải cách sâu rộng từ thể chế đến quản trị.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Việt Nam và tham vọng 'có Facebook' nội địa (BBC, 20/04/2017)

Một bộ trưởng tại Việt Nam gợi ý nước này về lâu dài cần có các mạng xã hội riêng của mình, 'tương đương với Facebook', theo trang Một Thế Giới hôm 18/04.

face1

Ảnh minh họa

Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 18/04, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng về dài hạn, Việt Nam cần có các mạng xã hội tương đương với mạng của Facebook, Google để cạnh tranh.

Cuộc chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn tập trung vào các "mặt trái" của mạng xã hội nói chung.

Một đại biểu Quốc hội, ông Trần Công Thuật cho rằng thời đại mạng xã hội bùng nổ, mặt trái là nhiều thông tin lừa đảo, bôi nhọ lãnh tụ, đồi trụy đang bùng nổ.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận rằng công nghệ thông tin, tin tức "liên tục đặt ra những thách thức khi số lượng người dùng mạng xã hội của Việt Nam thuộc top cao nhất thế giới".

Ông tin rằng "Việt Nam không cần hạn chế mà chủ động dùng mạng xã hội để phục vụ cho người dân và sự phát triển của xã hội".

face2

Weibo của Trung Quốc lên thị trường chứng khoán công nghệ cao NASDAQ ở Hoa Kỳ

Theo Bộ trưởng, những thông tin tiêu cực mà hệ thống chính trị tại Việt Nam coi là "chống phá Đảng Cộng sản, Nhà nước", chủ yếu xuất phát từ các trạng mạng nước ngoài.

Ông cho hay chính quyền Việt Nam đã "phát hiện hơn 2.200 video clip có nội dung xấu, độc, chủ yếu bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước", trên YouTube, trang tải video do tập đoàn Google làm chủ.

"Sau khi 'đấu tranh' với các doanh nghiệp này, Google đã gỡ bỏ gần 2.000 clip xuống", ông Tuấn nói tại Quốc Hội.

Mở hay cấm ?

Theo số liệu năm 2016 của Nielsen, hãng nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin số toàn cầu, người sử dụng Internet ở Việt Nam lên mạng trung bình 25 giờ một tuần.

Đây là con số trung bình cao hơn so với các nước Đông Nam Á khác như Indonesia, Thái Lan.

Hơn một phần ba dân số Việt Nam dùng mạng xã hội.

Và đến năm 2020, số người dùng mạng xã hội sẽ lên tới 46.7 triệu người. 38,3% người lớn dùng điện thoại thông minh hàng tháng, và đây là lý do cho sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội, theo nguồn tin của eMarketer.

Nhưng giới vận động cho tự do mạng nói chính quyền Việt Nam vẫn tìm cách "kiểm duyệt" những trang có nội dung chính trị, thời sự đăng tin tức không kiểm soát được.

Theo tổ chức Freedom House, cả Facebook và Instagram bị chặn một đôi lần ở Việt Nam vào tháng 5/2016 khi có các cuộc biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường do tập đoàn Đài Loan, Formosa gây ra ở vùng biển Miền Trung.

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định họ bảo đảm quyền tự do thông tin và không có chuyện ngăn chặn các trang mạng.

face3

Hồi 2010, Việt Nam đưa ra trang go.vn nhằm thu hút người dùng mạng xã hội

Tại Châu Á, hiện mới chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thành công trong việc tạo dựng các mạng xã hội riêng của mình và lan tỏa được ra cả giới sử dụng bên ngoài quốc gia của họ.

Sau thành công của Weibo, đến mạng WeChat của tập đoàn Tencent, Trung Quốc nay bành trướng sang khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.

Cùng lúc, các mạng xuất phát từ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chiếm vị trí cao trên toàn cầu, kể cả ở những nước Châu Á ngăn chặn họ như Trung Quốc.

Người dùng Facebook tại Trung Quốc có thể vào mạng xã hội này nhờ dùng công nghệ vượt tường lửa.

Tại Việt Nam, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn không phải là người đầu tiên đề ra ý tưởng có trang mạng xã hội nội địa đủ sức cuốn hút người dùng tiếng Việt.

Hồi 2010, khi ông Lê Doãn Hợp còn làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đưa ra trang go.vn nhằm thu hút người dùng mạng xã hội nhưng đến nay không được như ý.

************************

Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội (RFA, 20/04/2017)

face4

Dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh là chuyện rất bình thường đối với người dân Việt Nam hiện nay. AFP photo

Trong xu thế dân chúng tại Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều và qua công cụ livestream của Facebook, các cư dân mạng dùng để tiếp cận thông tin thực tế cũng như bày tỏ chính kiến của mình một cách hiệu quả đến cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là văn hóa ứng xử trên mạng xã hội có tác động như thế nào đến quá trình dân chủ hóa ở quốc gia này ?

Khoảng vài năm trước đây, dân chúng trong nước còn khá bỡ ngỡ mỗi khi nghe thông tin có người bị tuyên án tù vì tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" hay "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước" chỉ vì những người này bày tỏ chính kiến của họ về hiện tình đất nước trên các trang mạng xã hội. Mặc dù không ít người gánh tội và chịu cảnh tù đày theo các Điều 88, 258, 79 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Đình Ngọc, Nhạc sĩ Việt Khang…nhưng xu thế mạng xã hội được sử dụng một cách phổ biến và lan rộng khắp Việt Nam trong vòng 5 năm qua được ghi nhận phát triển một cách mạnh mẽ.

Kể từ khi Facebook có ứng dụng livestream, cộng đồng cư dân mạng tại Việt Nam sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để chuyển tải thông tin trực tiếp về các sự kiện hay vụ việc xảy ra mà đa số không được các kênh truyền thông chính thống do nhà nước quản lý đăng tải. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người mạnh dạn, công khai bày tỏ chính kiến của mình xoay quanh đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội không chỉ diễn ra ở trong nước mà rộng khắp toàn cầu.

Khoảng cách không gian và thời gian dường như không còn bị rào cản nào do qua việc livestream trên Facebook, người tham gia có thể đăng tải hình ảnh một cách chính danh và trung thực hơn, diễn đạt ý kiến một cách sống động cũng như giao lưu trực tiếp với người xem. Và tương tác này thu hút rất nhiều cư dân mạng quan tâm hơn trong việc xây dựng xã hội được tiến bộ và văn minh. Lên tiếng nhận xét với Đài Á Châu Tự Do liên quan phong trào sử dụng livestream ở Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm Đinh Nhật Uy cho biết :

"Vấn đề livestream đã trở nên coi như là bình dân trong những người sử dụng Facebook rồi. Hầu như ai sử dụng Facebook đều cũng biết đến livestream và livestream luôn thu hút mọi người. Dĩ nhiên là có nhiều thành phần và đối tượng sử dụng chức năng này của Facebook. Nó khác với chúng ta làm một video và có biên tập chặt chẽ. Tùy từng người và trình độ hay chuyên môn khác nhau mà nhiều người có thể diễn đạt một cách trôi chảy, ngôn từ gọn gàng sạch sẽ hoặc những người sử dụng từ ngữ đôi khi mang tính chất ‘chợ búa’ và lời lẽ hay động thái không được trau chuốt cho lắm. Điều này cũng là tất yếu khi đã trở thành vấn đề thông dụng rồi".

Anh Đinh Nhật Uy cùng một số những người dấn thân vì tiến trình dân chủ hóa quốc gia, nhấn mạnh với RFA công cụ livestream trên Facebook đóng vai trò tích cực và rất hiệu quả, giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, hiểu biết cũng như nhận thức về các quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến để từ đó nâng cao ý thức hơn trong việc quan tâm đến xã hội và góp phần thay đổi xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận có những người livestream với ý tưởng và lời lẽ được cho là không phù hợp cũng như gây ảnh hưởng không tốt cho phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Chúng tôi liên lạc với cô Lisa Pham, một nhân vật thường xuyên livestram với chương trình có tên "Khai Dân Trí" và được rất nhiều cư dân mạng ở Việt Nam theo dõi. Trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng cách thức chia sẻ thông tin của mình bị nhiều người chỉ trích là không phù hợp theo tiêu chí ứng xử văn minh, cô Lisa Pham nói :

"Đa số người dân trong nước là những người bình dân, tôi nói không phải cần trau chuốt, chuẩn bị hoặc phải làm màu mè giống như những đài tuyền hình, đài phát thanh, là các dụng cụ của Đảng (Cộng sản Việt Nam) để cố tình người ta làm màu mè với mục đích tuyên truyền chế độ. Ở đây tôi nói chuyện rất bình dân để tất cả tầng lớp bình dân tại Việt Nam nghe và hiểu được. Chuyện đó tôi nghĩ rằng là điều đương nhiên và đó cũng là sở thích của tôi".

Trao đổi với một vài người thường xem những livestream trực tiếp của cô Lisa Pham và của một vài người khác qua cách trình bày với những ngôn từ bị cho là "chửi bới thô tục", họ cho biết những người này đã nói thay sự bức xúc của họ đối với chính quyền lãnh đạo Việt Nam và đó là lý do tại sao họ thích theo dõi các livestream này. Thế nhưng, số lượng những người xem các dạng livestream như thế được cho là có chiều giảm xuống. Một cư dân mạng ở Đà Nẵng, anh Khúc Thừa Sơn, cho biết ghi nhận và quan điểm cá nhân đối với xu hướng vừa nêu :

"Ở khu vực của em nghe còn rất nhiều. Thế nhưng hiện tại, số lượng theo dõi bảo đảm là giảm bởi vì họ cảm thấy không còn hợp nữa. Những lời thô tục không có lợi cho phong trào Việt Nam. Cho nên ít nghe. Bây giờ người dân tập trung vào những người thật sự có tầm, có lý luận với ngôn từ rất đàng hoàng và lô-gích, chứ không chửi bậy, chửi bạ nữa. Mạng xã hội đã tiến lên một bước rồi.

Mạng xã hội không còn là ảo mà đã đi vào cuộc sống đời thực của người dân, gắn bó với người dân và rất là quan trọng và thiết yêu đối với người dân. Cho nên mỗi hoạt động của mình trên mạng xã hội cần phải kín kẽ và thận trọng vì trang Facebook không phải là trang cá nhân của mình nữa mà trang của cả cộng đồng và mỗi lời nói của mình có tác động rất lớn".

Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do bày tỏ chính kiến là các quyền căn bản được Liên Hiệp Quốc công nhận nên khó có thể mặc định thế nào nên hay không nên. Và như ý kiến của cư dân mạng Khúc Thừa Sơn vừa được trích dẫn, cộng đồng sử dụng mạng xã hội cho rằng có lẽ mỗi người cần tự nhắc nhở tiếng nói cá nhân của mình sẽ tác động không nhỏ trong tiến trình dân chủ của Việt Nam.

RFA, 20/04/2017

*************************

Thông tin mạng tại Việt Nam bị ngăn cấm nghiêm trọng (RFA, 19/04/2017)

face5

Ứng dụng video YouTube trên màn hình iPhone. Ảnh chụp hôm 28/3/017.  AFP photo

Chính quyền Việt Nam ngày càng xiết chặt quản lý và kiểm duyệt truyền thông mạng bằng cách thức yêu cầu Google và Facebook cùng hợp tác chặn thông tin xấu độc, thông qua Thông tư 38 vừa ban hành hồi đầu năm 2017.

Clip bôi nhọ lãnh đạo bị xóa

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 38 quy định về việc quản lý cung cấp thông tin công cộng qua biên giới và kiểm duyệt chặt chẽ hơn nội dung đăng tải trên internet. Với Thông tư số 38 mới ban hành hồi đầu năm 2017, Chính phủ Hà Nội yêu cầu các chủ trang web và mạng xã hội nước ngoài như Facebook hay Google phải hợp tác để chặn thông tin xấu độc.

Tại buổi chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, diễn ra vào chiều thứ Ba, ngày 18 tháng 4 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết Luật pháp của Việt Nam có đủ điều kiện xử phạt các hành vi vi phạm và đã xử phạt 10 trường hợp, tính từ đầu năm đến trung tuần tháng Tư.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng cho biết đối với các trường hợp không xác định được nhân thân, cơ quan chức năng của Việt Nam sử dụng Thông tư 38 như là hành lang pháp lý để xử lý những trường hợp vi phạm trên các trang mạng xã hội như Google, YouTube và Facebook.

Ông Trương Minh Tuấn thông báo Việt Nam yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2000 clip nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên YouTube và cho đến nay có hơn 1000 clip đã bị xóa. Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do, Kỹ sư Điện toán và là người quan sát tình hình Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Diêu, từ Úc Châu cho biết ông đón nhận thông tin vừa nêu như thế nào :

"Vấn đề gọi là ‘bôi nhọ’ là một vấn đề khá mơ hồ. Ví dụ như nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra một tiêu chuẩn nào đó gọi là ‘bôi nhọ’, nhưng đối với phương Tây thì đó là chuyện bình thường. Do đó, không thể nào dựa trên tiêu chuẩn của một quốc gia nào đó để bắt buộc một công ty như Google phải đồng ý về cái gọi là ‘bôi nhọ’ được. Huống hồ chi người dùng (có tài khoản với Google), họ hoàn toàn có thể từ chối không đưa các clip đó lên YouTube.

Để xác minh nội dung (liên quan đến ‘bôi nhọ’) rất là khó khăn vì Google không nằm trong vùng quản lý của đất nước Việt Nam. Cho nên về mặt kỹ thuật, nếu nói một người nào đó đã đăng tải 500 clip để bôi nhọ lãnh đạo thì theo tôi thấy là mang tính chụp mũ hoặc mang tính đoán mò nhiều hơn tính thực tiễn có thể có xảy ra được".

Qua tìm hiểu, một số những người làm việc trong lãnh vực truyền thông mạng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam mà RFA tiếp xúc nhận định rằng Google chỉ xóa các clip vi phạm nội quy theo quy định của tập đoàn truyền thông khổng lồ này như không mang tính chất giáo dục, không phù hợp với trẻ em hay tất cả mọi người, không theo nguyên tắc của cộng đồng, chứa đựng nội dung bạo lực hay vi phạm bản quyền. Điều đặc biệt, các chủ tài khoản đăng ký với Google bị xóa clip trên YouTube khi bị báo cáo vi phạm là những ai có tài khoản kinh doanh, chứ không phải tài khoản cá nhân thuần túy.

Chúng tôi liên lạc được với một chủ tài khỏan kinh doanh trên kênh YouTube tại Việt Nam bị báo cáo vi phạm quy định của Google. Người này cho biết nhận được thông báo và ngay lập tức clip bị xóa cũng như tài khoản bị đóng. Người chủ tài khoản này chia sẻ qua email nội dung thông báo mình nhận được từ Google :

"Họ gửi thư điện tử cho tôi và thông báo là ‘Chúng tôi đã nhận được một đơn khiếu nại pháp lý về video của bạn từ chính phủ. Sau khi xem xét, video sau đây đã bị chặn xem trên trang web YouTube ở (các) quốc gia sau : Vietnam. YouTube chặn nội dung trong trường hợp cần thiết để tuân thủ luật địa phương. Hãy xem lại bài viết trong trung tâm trợ giúp của chúng tôi về khiếu nại pháp lý".

Trả lời câu hỏi của RFA liên quan các clip bị xóa trên YouTube, người chủ tài khoản không muốn nêu tên nói rõ đã đăng tải thông tin về người biểu tình bị đánh đập, dân oan khiếu kiện bị đàn áp và người dân phản đối cưỡng chế đất đai nhà cửa trái luật…Người này cũng xác nhận việc khiếu nại với Google về các clip bị xóa đều không có kết quả nào.

Kiểm duyệt Facebook ?

face6

Google thông báo xóa clip trên Youtube. Google thông báo xóa clip trên Youtube.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, khi trả lời chất vấn của Đại biểu vào chiều ngày 18 tháng 4 rằng giải pháp của Bộ Thông tin-Truyền thông là gì khi xuất hiện các trang mạng giả mạo lãnh đạo và tung tin thất thiệt, cho biết đang làm việc với Giám đốc nội dung của Facebook để yêu cầu gỡ bỏ các trang mạng mạo danh lãnh đạo đăng tải trên trang mạng xã hội này.

Đài RFA ghi nhận dư luận cho rằng Chính phủ Hà Nội ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn đối với nội dung đăng tải của cư dân mạng tại Việt Nam trên Facebook, một trong những trang mạng xã hội được cho là sử dụng nhiều nhất rộng khắp thế giới.

Cư dân mạng Huỳnh Quốc Huy nêu lên suy nghĩ của anh khi sử dụng trang mạng xã hội Facebook :

"Huy sử dụng Facebook cũng lâu rồi. Huy cảm nhận dường như Facebook Châu Á kiểm duyệt nội dung một cách rất gay gắt. Có những video và các bài viết, status của Huy chỉ khoảng vài chục phút sau là tự động xóa mất mà mình chẳng biết lý do vì sao họ xóa. Họ không gửi cho mình thông báo nào hết. Thành ra mình cũng chẳng biết như thế nào luôn. Huy không có phát ngôn liên quan đến kỳ thị tôn giáo, kỳ thị chủng tộc hay kích động khủng bố… nên Huy cũng không hiểu vì sao Facebook kiểm duyệt đến như vậy. Nói chung mình không được thoải mái khi sử dụng Facebook, nhưng hiện đây là một kênh truyền thông rất hiệu quả nên vẫn phải tiếp tục dùng nó thôi".

Anh Huỳnh Quốc Huy là một trong số các cư dân mạng tại Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại với chính quyền địa phương vì công khai bày tỏ chính kiến của bản thân cũng như chuyển tải các tin tức về đời sống xã hội diễn ra hàng ngày ở trong nước đến với cộng đồng cư dân mạng. Kể từ sau khi tham gia xuống đường biểu tình theo lời kêu gọi của cựu tù nhân lương tâm, Linh mục Nguyễn Văn Lý hồi tháng 3 năm 2017, anh Huỳnh Quốc Huy thường xuyên livestream trên Facebook và được nhiều người theo dõi. Tuy nhiên, song song với việc làm này, anh Huy đối diện với sự truy đuổi nguy hại đến an toàn của bản thân.

"Từ sau tháng 3 là họ cứ truy đuổi theo Huy hoài. Mình đối diện với những đối tượng mà mình không biết được là ai. Họ không có tống đạt giấy khởi tố hay gì hết mà họ cứ truy đuổi thì làm cho mình bị ảnh hưởng về mặt tinh thần nên cảm giác rất nguy hiểm. Nhưng cho đến bây giờ họ đuổi theo Huy suýt bắt được là có hai lần".

Không chỉ riêng anh Huỳnh Quốc Huy mà đa số các cư dân mạng tại Việt Nam khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng họ không sợ hãi trong việc thực thi quyền tự do thông tin được quy định trong Hiến pháp dù cho Nhà nước Việt Nam ngăn chặn bằng nhiều hình thức, kể cả biện pháp bỏ tù như trường hợp của Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Published in Việt Nam
Trang 3 đến 3