Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

27/11/2017

Cải cách tiếng Việt như thế nào ?

Trương Nhân Tuấn

Theo tôi, việc cải cách tiếng Việt, cốt lõi là làm sao cho tiếng Việt ngày càng "chính xác" và phong phú hơn. Đây đã là công việc liên tục của các nhà ngữ học Việt Nam qua nhiều thế hệ, bắt đầu từ lúc "chữ Việt" mới được khai sinh. Công việc này lý ra phải được nhà cầm quyền hiện tại chú trọng, kế thừa để tiếp nối công trình văn hóa đang dang dở.

chuviet1

Cải cách tiếng Việt như thế nào ?

Theo đà tiến bộ, các thuật từ chuyên môn, như về khoa học, luật học v.v... ngày càng "phát sinh" nhiều hơn. Các nước Âu, Mỹ... việc này không gây nhiều lúng túng, vì họ dựa vào kho tàng ngôn ngữ "La Hy" để đặt tên cho các thuật từ mới. Nhưng đối với Việt Nam, rõ ràng là có nhiều "lạng quạng" trong việc chuyển dịch và sử dụng từ ngữ chuyên môn. Hôm qua tôi có nói sơ qua.

Một thí dụ khác về từ khoa học "sóng hấp dẫn" (ondes gravitationnelles - gravitational waves).

Theo tôi cách dịch này không chính xác. Bởi vì sóng này không đến từ sự "hấp dẫn - attraction" của vạn vật mà đến từ "sự nặng" của một vật chất.

Ngôn ngữ Anh, Pháp... "grave" lấy nguồn từ chữ "gravis" (latin), có nghĩa là "sự nặng".

Tức là về "ngữ nghĩa", chữ viết, cách dịch "sóng hấp dẫn là sai. Dịch đúng là (nên) dịch "sóng trọng".

Về hiện tượng, cách dịch của Việt Nam lại càng sai. Điều này khiến người ta đặt nghi vấn về sự hiểu biết của các "khoa học gia" Việt Nam. Bởi vì hiện tượng vật lý "gravitational wave" đến từ sự thay đổi đột biến của "sự nặng".

Ta biết rằng không gian (và thời gian) kế cận một vật thể có trọng lượng (lớn) bị co giãn lại. Các "khoa học gia" Việt Nam giải thích sự "co giản" này đến từ "lực hấp dẫn" của vật thể. Giải thích này sai vì lực hấp dẫn chỉ hiệu lực nếu hiện hữu một vật thể khác. Không gian và thời gian là "phi vật chất", thì lực hấp dẫn làm sao "tác dụng" lên nó được ?

Khi một vật thể trọng lượng thay đổi đột biến, thí dụ hiện tượng "supernova - sao nổ", hay hai ngôi sao cực lớn (hay hai lỗ đen) sáp gần lại, "quay cuồng" với nhau, thì "gravitational waves" sẽ xuất hiện và lan tỏa ra vũ trụ. Hệ quả (của gravitational waves) làm cho không gian (và thời gian) bị "giản nở" (hay co rút lại).

Trở lại việc "cải cách tiếng Việt". Những đề nghị "cải cách tiếng Việt" hiện nay chỉ mang tính hình thức, đặt ra nhằm đề cao tiếng Hà Nội.

Người Hà Nội không phát âm được vần "tr" (Trọng lú đọc thành Chọng nú), "r" (rờ rẩm đọc thành zờ zẩm), "d" (da dẻ đọc là za zẻ)... Trong khi chữ Việt là chữ "ký âm", tức viết lại (bằng chữ latin) cách phát âm của người Việt. Để ý, các tài liệu viết bằng tiếng Việt của các cố đạo thời xưa, người ở vùng nào thì ghi lại cách phát âm của vùng đó. Mà đất nước Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, nhiều "địa phương" mà mỗi vùng cách phát âm mỗi khác. Nếu vịn vào lý do Hà Nội là "đầu não" thì lý do này không vững. Bởi vì Huế cũng đã từng là "đầu não" nước Việt Nam.

Theo tôi, hãy để yên tiếng Việt như vậy. Các "học zả Hà thành" đừng nên "nổi lửa lên em", khơi dậy tinh thần kỳ thị vùng miền trong dân chúng.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 27/11/2017

Quay lại trang chủ
Read 962 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)