1. Trật tự thế giới bị đặt lại
Nếu ta tìm hiểu các nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ II, ta thấy nguyên nhân "trật tự thế giới bị đặt lại" là một điều quan trọng mà ít thấy các sử gia Việt Nam nói tới.
Dấu hiệu manh nha của chủ nghĩa phát xít là hô hào sử dụng bạo lực để giải quyết những tranh chấp.
Trật tự thế giới đã bị "đặt lại" qua nhiều hình thức :
Hội Quốc liên đã "im lặng" trước hành vi xâm lược của Nhật đối với các vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Mở đầu là Mãn Châu 1931, sau đó là toàn lãnh thổ Trung Quốc 1937. Định chế quốc tế này cũng bất lực trước sự xâm lược của Đức đối với các quốc gia (Áo và Đông Âu...)
Song song đó ở Châu Âu, Đức rút khỏi Hội Quốc liên (1934) đồng thời tuyên bố vô hiệu lực hiệp ước Versailles ký năm 1919. Những điều khoản trong hiệp ước Versailles như bồi thường chiến tranh, hay buộc Đức phải ký nhận trách nhiệm hoàn toàn về hệ quả gây ra Thế chiến thứ nhứt, đã khiến cho nước Đức suy sụp về kinh tế trong khi lòng dân khao khát "phục thù".
Nếu ta đối chiếu với các sự hiện hôm nay, ta cũng thấy "trật tự thế giới" bị đặt lại.
Liên Hiệp Quốc đã bất lực trước các vụ xâm lấn lãnh thổ (Nga đối với Ukraine, Do Thái đối với Palestine, Thổ đối với Syrie, Trung Quốc đối với Việt Nam (Hoàng Sa và các bãi đá Trường Sa...)
Luật lệ quốc tế cũng bị thách thức, nhiều hiệp ước quốc tế không được các quốc gia thi hành... Trung Quốc không nhìn nhận phán quyết của tòa Trọng tài thường trực 2016 về nội dung "giải thích và cách áp dụng Luật Quốc tế về Biển 1988 (UNCLOS), Mỹ ủng hộ Do thái trong những quyết định đi ngược lại nội dung của Liên Hiệp Quốc về các vấn đè Palestine. Mỹ cũng đơn phương rút khỏi Hiệp định Paris COP 21 về biến đổi khí hậu...
Còn "lòng dân", dân Trung Quốc cũng khao khát phục thù "thế kỷ nhục nhã" do các đại cường gây ra cho Trung Hoa.
2. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa "phát xít"
Chủ nghĩa "phát xít" thể hiện đầy đủ qua các "hiện tượng" thấy được ở Đức, Ý, Nhật (và trong chừng mực Tây Ban Nha) trong thời kỳ 1930-1945.
Dấu hiệu manh nha của chủ nghĩa phát xít là hô hào sử dụng bạo lực để giải quyết những tranh chấp. Các phương pháp ngoại giao, thỏa hiệp, hay các nguyên tắc dân chủ đều bị đả phá, hay loại bỏ. Lãnh tụ được "suy tôn". Lòng "hận thù" được kích động, qua các hình thức "kỳ thị chủng tộc", hận thù chủng tộc, hay đề cao chủng tộc. "Quốc gia" được đề cao. Những người theo chủ nghĩa này chống lại phe "hòa bình", cho rằng phe này "hèn nhát".
Nếu ta nhìn nước Mỹ thời Tổng thống Trump, đã có những dấu hiệu của "phát xít", tuy còn "rụt rè" vì luật pháp nước Mỹ không cho phép. Nhưng các hiện tượng "tôn sùng lãnh tụ", "kỳ thị chủng tộc", đả phá nền tảng dân chủ, đề cao vũ lực và coi nhẹ ngoại giao...
Với Trung Quốc ta cũng thấy hiện tượng tương tự, như thi đua vũ trang, chủ trương sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp, tôn sùng lãnh tụ, đề cao "dân tộc chủ nghĩa"...
3. Khủng hoảng kinh tế
Sách sử ký của Việt Nam đặt nặng vấn đề "ý thúc hệ", do đó nguyên nhân Thế chiến thứ II thường qui kết cho cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ở Mỹ.
Thật vậy, hầu như tất cả các cuộc chiến tranh đã xảy ra trên địa cầu đều bắt nguồn từ "kinh tế". Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tranh chấp lợi ích "địa chiến lược"... đều có nguyên nhân từ "kinh tế".
Nhưng nếu đơn thuần chỉ nói "khủng hoảng kinh tế" là không nói lên được chuyện gì.
Nhưng nếu nhìn nhận khủng hoảng kinh tế 1929 bắt nguồn từ Mỹ là "nguyên nhân" Thế chiến thứ II, thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sắp tới sẽ đặt lại "trật tự thế giới" từ lâu đã rất lỏng lẽo.
Trung Quốc vừa ra khỏi đại dịch cúm, trên đường hồi phục, trong khi Mỹ và các quốc gia Châu Âu bắt đầu bước vào khủng hoảng. Hầu hết (nếu không nói là tất cả) các dụng cụ y tế, thuốc men... mà Mỹ và Châu Âu sử dụng đều sản xuất từ Trung Quốc.
Nước Mỹ và Châu Âu hiện đang khủng hoảng nặng nề về y tế, nguyên nhân do thiếu chuẩn bị.
Mỹ và Châu Âu mặc dầu "biết trước" dịch sẽ đến (ngoại trừ ông Trump do dốt hay do lạc quan tếu). Tất cả đều thấy những tai hại của dịch và thấy rõ sư thiếu thốn dụng cụ y tế của quốc gia, nếu đại dịch bùng phát.
Tức là trong cơn khủng hoảng y tế, Trung Quốc, phía sản xuất dụng cụ y tế, là phe nắm "kèo trên". Kinh tế của Trung Quốc trên đường hồi phục. Quốc phòng của Trung Quốc hiện dư sức giữ chân Mỹ đứng ngoài các xung đột Đài Loan và Biển Đông.
Qua cuộc "hội thảo" của G20 hôm qua, ta không thể không đặt vấn đề là Tập Cận Bình đã "ép" được Trump nhượng bộ.
4. Chiến tranh thế giới, giữa hai phe Mỹ và Trung Quốc, có xảy ra hay không ?
Nếu không có dịch Covid-19, trước sau gì nó cũng tới. Nhiều học giả thế giới đã tiên đoán việc này.
Nhưng đại dịch Covid-19 có thể làm "khó" nước Mỹ.
Đài Loan hay Biển Đông sẽ là "lợi ích" mà Mỹ phải nhượng cho Trung Quốc để nước này cung cấp thiết bị y tế cần thiết cho Trump ?
Điều lo ngại là Trung Quốc "thừa thắng xông lên", khuynh đảo để thâu tóm nền ninh tế thế giới.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 28/03/2020)
*******************
Chiến tranh thế giới có thể xảy ra hay không ?
Trương Nhân Tuấn, 26/03/2020
Hôm qua tôi viết "tút" ngắn, phân tích "ý đồ" của Trung Quốc (nếu có thể gọi như vậy) qua việc thu mua gạo của Việt Nam, bất kể giá cả ra sao (1). Tôi có kết luận rằng Trung Quốc có thể đang "chuẩn bị lương thảo" để mở ra một cuộc chiến tranh. Trung Quốc có thể chiếm Đài Loan và nhân tiện chiếm các đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc có thể đang "chuẩn bị lương thảo" để mở ra một cuộc tiến chiếm Đài Loan và nhân tiện chiếm các đảo Trường Sa còn lại của Việt Nam.
Có rất nhiều người không thuyết phục ý kiến này. Vấn đề là trong lịch sử cận đại về chiến tranh của nhân loại, đa số, nếu không nói là hầu hết, có nguyên nhân bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng sâu xa về kinh tế, xã hội.
Cuộc "đại dịch" Covid-19 sẽ gây khủng hoảng sâu xa về kinh tế và xã hội, trên khắp thế giới, làm nghiêm trọng thêm hiện tượng "dân tộc chủ nghĩa" trong xã hội ở các quốc gia giàu mạnh.
Thế chiến thứ II ở Châu Âu, nguyên nhân sâu xa là Đức không thể "trả nợ chiến tranh" do Thế chiến thứ I. Phe "thắng trận" đã buộc Đức phải trả những món nợ mà nếu trả, dân Đức sẽ "làm mọi suốt đời"! Việc buộc phải trả nợ và sự "nhực nhã" vì thua trận, Hitler đã dễ dàng kích động tinh thần "dân tộc chủ nghĩa" bài Do thái trong nước. Khi nắm được quyền lực Hitler đổ dồn mọi tài nguyên quốc gia vào việc "hiện đại hóa" quốc phòng. Lý do chiến tranh (của Đức) ở đây là "kinh tế" và "danh dự dân tộc".
Trong khi Nhật, cũng là một "đế quốc quân phiệt", sử dụng "dân tộc chủ nghĩa" để củng cố quốc phòng. Mục đích dế quốc Nhật là "bành trướng lãnh thổ", với tham vọng xây dựng khối "Đại Đông Á", mục đích "hùng phong đại quốc" và tranh đoạt tài nguyên. Nhật không thể "phát triển bền vững" nếu không có nguồn nguyên liệu cung ứng dồi dào từ bên ngoài. Nguyên nhân chiến tranh của Nhật là khẳng định vị thế "đế quốc", thâu tóm và bảo vệ nguồn nguyên liệu cần thiết để phart triển.
Nhìn qua các dữ kiện này, so sánh với tình hình thế giới hiện thời, có những điều gì "tương đồng" ?
Qua trận "thư hùng" Mỹ và Trung Quốc về "chiến tranh thương mại". Ta thấy Mỹ (và đồng minh) không thể thắng vì tất cả, địch và chúng ta, đều "liên thuộc" chặt chẽ về kinh tế. "Đập" Trung Quốc "tan nát" đầu này thì cũng làm nát bét đầu kia của "phe mình". Trung Quốc "yếu" hơn nhiều lần nhưng "không thua", vì phía đối thủ "phụ thuộc" quá nhiều vào Trung Quốc.
Ở điểm này ta thấy Mỹ sẽ không thể giữ vị thế "đại cường" lâu dài nếu không sớm "thoát" khỏi cảnh "lệ thuộc" về kinh tế vào Trung Quốc. Điều "phụ thuộc" về kinh tế này khiến Mỹ khá giống với Nhật, phụ thuộc về tài nguyên, trong thời Đệ nhị Thế chiến. Chủ trương "da trắng ưu việt" của Trump từ mấy năm nay cũng khá tương đồng với hiện tượng "chủng tộc ưu việt" ở Đức.
Mỹ khó có cách nào "thoát" một cách êm thắm mà không bị đối phương bắt chẹt.
Về phía Trung Quốc, Tập Cận Bình hiện thời đang bị dư luận trong và ngoài nước chỉ trích về cái cách quản lý bịnh Covid-19. Nhiều tin tức báo chí cho biết Tập có thể bị Trung ương "khiển trách" và "lột" bớt quyền hành trong thời gian tới (nếu may mắn không bị thanh trừng). Ngoài ra qua hệ quả của "chiến tranh thương mại" với Mỹ, người ta thấy rằng nguyên nhân cuộc chiến là do chính sách "đe dọa bành trướng" của Tập qua các chương trình đầy tham vọng như "vành đai con đường", "made in china 2025"... Tức là Tập Cận Bình bỏ qua lời khuyên "thao quang dưỡng hối", ép mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình.
Nếu so sánh "công tội", "tội" của Tập lớn so với "công lao"...
Ở Mỹ, Trump hiện lâm vào tư thế hết sức bất lợi. Thành quả phát triển kinh tế gặt hái được từ ba năm qua bỗng chốc tiêu tan. Kinh tế trên đà sa sút và viễn tượng cả nước Mỹ bị Covid-19 tàn phá. Cách quản lý khủng hoảng y tế của Trump cho thấy là "tệ", nước Mỹ lý ra có thể trách được dịch, hoặc có thể phòng dịch với tư thế "mạnh" vì đầy đủ dụng cụ y tế. Trump đã quá "lạc quan", hay quá "tin tưởng" trên những điều không thật. Tức là hy vọng thắng cử tháng 11 sắp tới của Trump là "mong manh".
Nước Nga, Putin đang lúng túng vì chỉ một tuần giá dầu giảm 75%, chỉ còn hơn 25 đô la. Nước Nga sẽ nhanh chóng bước vào suy thoái, lòng dân vốn đã phẫn uất, Putin có thể sẽ mất quyền nếu ông này không kịp thời có "giải pháp".
Về cá nhân "lãnh tụ" của 3 "đế quốc", tức các quốc gia có thể gây chiến tranh trên toàn thế giới, tất cả đều lâm vào "thế kẹt". Cả ba đều muốn tạo một "biến cố" quan trọng để người dân không còn chăm chú vào khuyết điểm của mình nữa. Biến cố đủ lớn để dân chúng thấy rằng sự tiếp tục lãnh đạo quốc gia của lãnh tụ là "cần thiết".
Yếu tố "thống nhứt đất nước" từ bao thập niên nay là nguồn "ám ảnh" của tất cả các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vì muốn xoa dịu những chống đối trong dân chúng và trong nội bô, đã tiếp tục gây chiến tranh với Việt Nam trong hơn thập niên. Họ Đặng chiếm một số bãi đá Trường Sa của Việt Nam, mục đích gây "căng thẳng thường trực" để dễ dàng áp đặt các chương trình đổi mới "tứ hiện đại" của mình.
Vì vậy ta không thể loại trừ viễn ảnh Trung Quốc sẽ đánh chiếm Đài Loan trong tương lai gần, mục đích dĩ nhiên để họ Tập củng cố quyền lực trong nội bộ.
Nước Mỹ của ông Trump, vốn luôn "vĩ đại". Ông Trump đề ra khẩu hiệu tranh cử "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại". Hiển nhiên khẩu hiệu chỉ nhằm mị dân. Vì thực tế nước Mỹ chưa bao giờ không vĩ đại.
Bây giờ, đối diện với những "rắc rối" nội tại lẫn ngoại tại, nước Mỹ "nhỏ bé" lại. Dân Châu Âu, vốn là "bạn bè truyền thống" của dân Mỹ, không tới 10% ủng hộ các chính sách của Trump. Trong nước, với chủ trương "da trắng ưu việt", Trump đã gây ra một sự chia rẽ, nếu không nói là "thù nghịch" chưa từng thấy trong lịch sử cận đại của Mỹ. Trump thắng hay thua trong kỳ bầu cử tới, nước Mỹ vẫn thua, vẫn yếu đi vì chia rẽ nội bộ.
Trump chỉ có thể thắng cử nếu vẫn giữ nguyên đà phát triển kinh tế. Việc này xem ra khó khăn vì viễn ảnh đen tối về dịch Covid-19 đe dọa toàn nước Mỹ.
Trump rất muốn "thoát" ra khỏi lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc. Mà việc này chỉ có thể thực hiện nếu cả thế giới đảo lộn vì một "biến cố trọng đại" nào đó.
Còn Nga, một quốc gia có nền kinh tế đặt trên dầu hỏa. Giá dầu xuống kinh tế lụn bại theo. Nhưng Nga có khả năng "làm lay động" thế giới, vì khả năng quốc phòng.
Tất cả các dữ kiện hợp lại cho thấy một "biến cố lớn lao" có thể xảy ra. Những "ông lớn" trên thế giới đều muốn như vậy. Những "mâu thuẩn", khó khăn chính trị trong nội bộ, những ràng buộc, lệ thuộc chồng chéo về kinh tế... cần phải được giải tỏa.
"Ông" nào sẽ "ra tay" trước ? Trung Quốc đánh Đài Loan ? Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa ? Làm các vụ này ngôi vị của Tập sẽ được củng cố lại.
Nhưng chắc chắn cách nào thì Mỹ cũng nhân dịp này "thanh toán sòng phẳng" với Trung Quốc để không còn bị "liên thuộc về kinh tế" với nước này nữa. Có vậy Trump mới có thể "thắng cử" vẻ vang tháng 11 tới.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/03/2020
(1) Sáng nay (25/03/2020) tôi viết tút dự đoán nguyên nhân vì đâu Trung Quốc thu mua lương thực dữ thần, giá mắc mấy cũng ô kê. Tôi nêu hai lý do, một là kho lương của Trung Quốc bị cạn vì mấy tháng khủng hoảng Covid-19. Hai là chuẩn bị chiến tranh.
Điều tôi chưa nói là khi Mỹ bước vào khủng hoảng y tế (đầu tháng ba cho tới hết tháng tư) sẽ tạo cho Trung Quốc "thời cơ vàng" để đánh Đài Loan. Biển Đông vì vậy cũng sẽ "bỏ ngõ". Trung Quốc cũng có thể chiếm luôn Trường Sa. Một công hai chuyện.
Chớ không thì Trung Quốc mua gạo cho cố để làm chi ?
"Dân chủ" hiển nhiên là giá trị ưu việt của nền văn minh "thượng đẳng" mà đã số dân Việt Nam đa số hiện thời không (hay chưa) ý thức được. Ngay cả những người mang danh hiệu trí thức, hay được dán nhãn "giáo sư Fulbright" nọ kia... Vụ một người Hàn Quốc "sỉ vả" dân tộc Việt Nam tuần trước, với những lời lẽ tương tự, không ai có thể phản biện được. Vì nó đúng quá !
Việt Nam bị chia tại vĩ tuyến 17 thì Cao Ly bị chia tại vĩ tuyến 38. Cả hai nước có chung mô hình pháp lý "quốc gia hai chế độ", miền bắc theo chế độ cộng sản, miền nam theo tư bản…
Chửi trong trường hợp này như tạt gáo nước lạnh vô mặt một người sật sừ say rượu đang nói bậy, đang làm chuyện bậy...
Ta phải cám ơn người đó mới đúng.
Nhìn lại lịch sử phát triển xứ sở Nam Hàn, phải nói xứ này có một giai đoạn lịch sử không khác Việt Nam. Đất nước chia hai. Việt Nam bị chia tại vĩ tuyến 17 thì Cao Ly bị chia tại vĩ tuyến 38. Cả hai nước có chung mô hình pháp lý "quốc gia hai chế độ", miền bắc theo chế độ cộng sản, miền nam theo tư bản. Hai bên Nam Hàn và Nam Việt Nam được sự "chống lưng" của Mỹ. Hai bên Bắc Hàn và Bắc Việt Nam được sự "đỡ đầu" của LX và TQ.
Hai bên khác nhau ở chỗ Cao Ly được giữ "nguyên trạng". Hai chế độ Nam Bắc Hàn cạnh tranh, trên mọi phương diện, để so tài "ai hơn ai" ? Dân miền nào được "hạnh phúc" hơn ? Miền nào "phát triển" hơn miền nào ? Hai chủ nghĩa đối nghịch "tư bản" và "cộng sản" tranh tài bằng các phương pháp "hòa bình" ở Cao Ly.
Điều này cũng xảy ra tương tự ở Đông và Tây Đức.
Trong khi Việt Nam, vô phúc cho dân tộc Việt Nam. Đất nước này trở thành thí điểm tranh tài giữa hai ý thức hệ đối nghịch, bằng "phương pháp" chiến tranh "nóng".
Nếu ta so sánh hai chế độ Bắc Hàn và Bắc Việt Nam. Trong một thời gian dài, đến năm 1989, ta thấy hai bên có nhiều điểm tương đồng. Hai bên cùng có chế độ cộng sản độc tài với nền kinh tế quốc doanh, "bao cấp". Người dân dưới hai chế độ này bị kiểm soát chặt chẽ từ tư tưởng cho tới lời nói, hành động. Từ việc ăn ở (hộ khẩu, sổ lương thực, tiền bạc...) cho tới việc đi lại... Đời sống dân chúng đại đa số là khổ cực, thiếu thốn mọi mặt. Dĩ nhiên ngoại trừ cấp "trung ương lợn ĩ" (sic !)
Chế độ Nam Hàn và Nam Việt Nam cũng khá giống nhau, độc tài quân phiệt, quốc gia chủ nghĩa và kinh tế thị trường. Mỹ "chống lưng" hai chế độ này là "có lý do".
Mỹ đổ tiền (khá nhiều) viện trợ Nam Việt Nam, Nam Hàn và Đài loan, các chế độ quân phiệt có thiên hướng "dân tộc chủ nghĩa", với mục đích xây dựng "thành trì chống cộng".
Trong một thời gian khá dài, từ sau khi ông Diệm bị lật đổ, miền Nam Việt Nam được Mỹ thổi vào một luồng gió "dân chủ kiểu Mỹ". Mặc dầu trước đó mô hình "dân chủ kiểu Pháp" cũng đã được mọc rễ, từ năm 1948, khi Pháp "trả chủ quyền về lãnh thổ Việt Nam" cho vua Bảo Đại.
Dân chủ là dân chủ, kiểu Pháp hay kiểu Mỹ thì cũng là "dân chủ", cốt lõi là "dân chủ tự do - démocratie libérale" với nền "kinh tế thị trường".
Khổ cái là nền "dân chủ kiểu Mỹ" ở Nam Việt Nam được xây dựng sao cho "thuận lợi" việc can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.
Tại Nam Việt Nam đảng phái nhiều như "nấm mối mọc sau mưa", nhiều không kể hết. Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt quốc dân đảng, Tân Đại Việt, Dân Xã đảng v.v... Các tôn giáo tuy không lập đảng nhưng đứng "sau lưng" nhiều liên minh chính trị, cho người ra ứng cử dân biểu, nghị sĩ... rồi lập "khối" trong quốc hội. Ngay trong cuộc bầu cử mà nhiều người phê bình là "độc diễn" của Nguyễn Văn Thiệu. Nếu ta tìm hiểu sâu xa thì rõ ràng ông Thiệu có sử dụng quyền lực tổng thống để khuynh đảo chính trường để hưởng lợi. Chuyện này không khác gì ông Trump ở Mỹ. Vấn đề là hành vi của ông Thiệu, cũng như cách sinh hoạt đảng Dân chủ của ông Thiệu, không có điều gì "phạm luật" hay vi hiến. Nếu so sánh với Putin, rõ ràng ông Thiệu là đàn em xa lắc.
Báo chí Nam Việt Nam thời đó nhiều vô kể, mà phần lớn do cán bộ giật dây qua các phong trào "dân chủ", "phụ nữ đòi quyền sống", "ký giả ăn mày", "phật giáo" v.v... Thời đó báo chí muốn viết gì thì viết. Cơ quan "kiểm duyệt" có cấm thì báo vẫn ra, bán lậu, đắt hơn cả báo không bị kiểm duyệt...
Ngay cả về phương diện tham nhũng, với tự do báo chí kiểu đó, không ai dám "ăn của dân không từ một thứ gì" như cán bộ đảng viên cộng sản Việt Nam hiện nay. Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa cũ ra nước ngoài ai cũng "làm thuê vác mướn thúi móng tay" mới có được miếng ăn, chỗ ngủ.
Vì vậy, về các "giá trị cốt lõi" được định nghĩa trong Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948, các quyền tự do chính kiến, tự do bầu cử và ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, đảng phái, tự do kinh doanh... của chế độ thì Nam Việt Nam có phần "dân chủ" nhiều hơn hai mô hình Nam Hàn và Đài Loan.
Chế độ Nam Hàn (và Đài Loan) nay trở thành các chế độ "ưu việt", mô hình "mẫu" thế giới về phát triển thần kỳ, về kinh tế cũng như về "dân chủ hóa chế độ".
Tiếc thay Việt Nam sau 1975 đã "quẹo" sang con đường khác, với Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền "lãnh đạo nhà nước và xã hội". Đảng này vẫn còn mông muội với tư duy thời "cải cách ruộng đất".
Đọc bản Điều lệ đảng viên ta thấy toàn "sáo ngữ", những điều không thể thực hiện trong môi trường "kinh tế toàn cầu hóa". Mặc dầu vậy, đảng viên cộng sản Việt Nam vẫn "an tâm" với điều lệ này. Họ có vấn đề về "đạo đức và lương tâm" hay vấn đề về "trí tuệ" ?
Hãy nghe người Hàn sỉ vả người Việt : "Việt Nam như là bọn nô lệ của Hàn. Việt Nam luôn là nô lệ của cả thế giới suốt 300 năm qua. Mày nghĩ tương lai ra sao, độc lập à, tỉnh lại đi. Nếu người Việt không sửa cái thái độ ngu học, thì cái kỷ nguyên nô lệ vẫn tiếp diễn".
Điều này sẽ không bao giờ xảy ra, thời trước 1975 ở Nam Việt Nam. Bởi vì thời đó dân Nam Hàn phải qua Nam Việt Nam làm phu cắt cỏ, phu làm đường...
Người ta chửi đúng quá phải không hỡi các giáo sư, tiến sĩ, học giả... xã hội chủ nghĩa ?
Câu hỏi không đặt cho đảng viên cộng sản Việt Nam, vì họ đã có vấn đề, không phải "đạo đức và lương tâm" thì vấn đề về trí tuệ.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 16/03/2020
Chiến lược về "không gian sinh tồn" của Trung Quốc đã có từ rất sớm so với các quốc gia Châu Á, do Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Dĩ nhiên chiến lược này "lấy hứng" từ các học thuyết "địa chính trị" của các học giả Tây phương cũng như các mô hình "đế quốc" trong lịch sử.
Không gian sinh tồn của Trung Quốc là vùng không gian cần thiết để chủng tộc Hán sinh tồn và biên giới của không gian này được đánh dấu bằng các cột mốc của nên văn minh Trung Hoa.
Tập sách "Không gian sinh tồn", L’Espace Vital - Lebensraum, tác phẩm nghiên cứu về "địa lý chính trị" – Géopolitique – nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản năm 1902 là một thí dụ điển hình. Cốt lõi tập sách này đề cập đến sự thành hình của một đại cường quốc, đặt nền tảng trên 7 định luật :
1. Không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn.
2. Lãnh thổ quốc gia sẽ mở rộng theo tỉ lệ thuận với sức mạnh kinh tế và đội ngũ thương buôn của quốc gia. Việc mở rộng đế quốc vì thế chỉ tùy thuộc vào ý chí và phương tiện.
3. Việc bành trướng của đế quốc được thực hiện qua phương cách "chiếm đóng" một nước nhỏ hơn, sau đó "đồng hóa" về ngôn ngữ, văn hóa… đối với dân chúng.
4. Đường biên giới quốc gia không xác định (frontière vivante). Biên giới xác định chỉ có giá trị tạm thời, chỉ để đánh dấu giữa hai giai đoạn bành trướng.
5. Trong quá trình bành trướng, lãnh thổ, tài nguyên... là mục tiêu chính.
6. Đối tượng đầu tiên của chủ nghĩa bành trướng là các quốc gia yếu kém ở kế cận. Một cường quốc không thể phát triển để trở thành "đế quốc" nếu quốc gia lân bang cũng là cường quốc.
7. Hiện tượng bành trướng có khuynh hướng lan rộng do việc tranh giành lãnh thổ giữa các quốc gia.
Hitler lấy hứng từ lý thuyết này để viết cuốn "Mein Kampf" chủ trương về một "chủng tộc siêu việt", từ đó thành lập IIIe Reich (Đức Quốc Xã), mở ra Thế chiến II.
Những nhà chiến lược hiện đại cho rằng lý thuyết "địa lý chiến lược" của Ratzel là sơ khai, lỗi thời.
Điều này đúng nếu ta xét trường hợp của các đế quốc (thuộc địa) cũ như Anh, Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha, Hòa lan… Lãnh thổ không còn là đối tượng chinh phục của các "đế quốc". Nhưng trong chừng mực, ở một số điểm, lý thuyết này vẫn đúng, ngay cả cho Mỹ, vào ở thời điểm hiện tại.
Thực tế cho thấy rằng Mỹ không chấp nhận bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới này thách thức vị thế của Mỹ, ngay cả về ý thức hệ chính trị. Nói chi đến các quốc gia kế cận. Ngoại trừ Canada, tất cả các quốc gia Nam Mỹ khác đều "nghèo". Mặc dầu các quốc gia này có dư tiềm năng để trở thành một đại cường, như Bresil, Venezuela, Argentine…
Cuba vì đối kháng ý thức hệ, đã bị Mỹ "trừng phạt" từ nhiều thập niên.
Canada là một "ngoại lệ" vì "tương đồng" với Mỹ nhiều thứ, từ nguồn gốc xuất phát của dân chúng và lịch sử thành hình quốc gia, cho tới ý thức hệ chính trị. Hai quốc gia chia sẻ chung một di sản văn hóa và văn minh, nói cùng một thứ tiếng. Canada và Mỹ có quan hệ "cộng sinh". (Điều này chỉ thay đổi khi Canada có một đường lối ngoại giao thù nghịch với Mỹ, đồng thời có quan hệ quốc phòng thân thiết với Nga và Trung Quốc).
Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, lý thuyết này là một vấn đề thời sự cho trường hợp Trung Quốc, một cường quốc đang khẳng định tư thế của mình trong khu vực.
Tư tưởng "không gian sinh tồn" của Tưởng Giới Thạch rất đơn giản, có thể tóm lược trong một câu : không gian sinh tồn của Trung Quốc là vùng không gian cần thiết để chủng tộc Hán sinh tồn và biên giới của không gian này được đánh dấu bằng các cột mốc của nên văn minh Trung Hoa.
Xét trên từng chữ thì không gian sinh tồn của Trung Quốc có thể mở ra vô tận. Vùng đất nào, vùng biển nào… cần thiết cho Trung Quốc thì vùng đó thuộc "không gian sinh tồn" của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc lên đến 1 tỉ 400 triệu người. Khối dân chúng này "túa" ra tới đâu thì "ranh giới" của không gian sinh tồn của Trung Quốc được đánh dấu tới đó.
Tư tưởng của Tưởng Giới Thạch được Đặng Tiểu Bình thừa kế. Di sản này sau đó chuyển giao cho các thế hệ lãnh đạo sau này là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và hiện nay Tập Cận Bình.
Từ đầu năm 2010 ta nghe từ viên chức ngoại giao Trung Quốc : Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Ý kiến này chưa bao giờ trong lịch sử Trung Quốc nhắc đến.
Bảy định luật của Ratzel đã hoàn toàn chứng nghiệm cho dân tộc Hán từ lập quốc đến ngày hôm nay.
Định luật 1 : Nền văn minh Hán tộc đã đồng hóa tất cả các dân tộc khác, kể các các dân tộc dũng mãnh đã chiếm hữu và trị vì Trung Quốc. Văn hóa các dân tộc Mãn Châu, Mông Cổ, Liêu, Kim… đã không còn dấu vết ở Trung Quốc.
Định luật 2 : Hiện đang thích ứng cho tình trạng Trung Quốc hiện nay. Sự vượt trội về kinh tế, cho phép nước này hiện đại hóa quân đội. Những đòi hỏi của Trung Quốc ở biển Đông hay với Nhật qua tranh chấp Senkaku, cho thấy ý chí muốn chinh phục của nước này.
Định luật 3 : Định luật này cùng với định luật 1 đã được dân tộc Hán áp dụng từ thời mới lập quốc và còn đang tiếp tục cho đến hôm nay. Dân tộc Hán luôn bành trướng và tiêu diệt (hay Hán hóa) tất cả các dân tộc khác. Hiện nay việc đồng hóa đang được thực hiện ráo riết tại Tây Tạng.
Định luật 5 cho thấy vẫn chưa lỗi thời, Trung Quốc đặt ra mục tiêu phải chinh phục Trường Sa và Senkaku. Nhưng định luật này cần cập nhật thêm vì chủ đích của việc chinh phục sẽ là vùng biển, là tài nguyên chứa đựng trong đó.
Định luật 6 phản ảnh rõ rệt thái độ bành trướng của Trung Quốc ngày hôm nay : Việt Nam và Phi, hai nước yếu, nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc. Trung Quốc không bao giờ muốn thấy một Việt Nam giàu mạnh. Một nước Việt Nam giàu và mạnh sẽ ngăn cản sức bành trướng của Trung Quốc. Về kinh tế, ta thấy Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào Trung Quốc. Đó cũng là một biến dạng của lý thuyết "không gian sinh tồn", biến Việt Nam thành một chư hầu kinh tế.
Từ định luật 6, ta thấy cuộc chiến giữa Trung Quốc và các quốc gia kế cận chắn chắn sẽ xảy ra. Trung Quốc không thể trở thành đại cường nếu có các nước Nhật, Hàn, Việt Nam… hùng mạnh ở kế bên (và ngược lại).
Ở điểm này các quốc gia Nhật, Hàn (và có thể là Việt Nam sau này) được sự trợ giúp của Mỹ để phát triển. Nếu Nhật, Hàn (và Việt Nam sau này) là các quốc gia hùng mạnh, việc này sẽ cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vấn đề là lãnh đạo Mỹ có thấy điều này hay không và nhứt là lãnh đạo Việt Nam có nhận thức được điều này hay không ?
Định luật 7 cho thấy có nhiều điều cần điều chỉnh lại. Đất đai không còn là mục tiêu tranh chấp mà là việc tranh giành thị trường, dành vùng ảnh hưởng, hay việc xung đột giữa các nền văn minh (theo thuyết của Samuel P. Huntington).
Trên BBC có bài viết cho rằng "đảng cộng sản Việt Nam tồn tại" (1) là nhờ vào việc "biết điều chỉnh và thay đổi".
Ở Việt Nam tập thể dư luận viên sẽ hướng dân xã hội để mỗi người tự gây mâu thuẩn với người khác.
Theo tôi, lý do này khá mong manh. Nhìn vào xã hội Bắc Triều tiên ta thấy cốt lõi sự thành công của dòng họ Kim là kiểm soát hữu hiệu được quyền lực nhà nước thông qua một hệ thống công an sắt máu. Dĩ nhiên yếu tố "dân trí" cũng có vai trò tích cực. Dân trí thấp là "vùng đất màu mỡ" để cây cổ thụ độc tài tiếp tục đâm chồi nẩy lộc.
Nhưng nếu nhìn qua Roumanie với vợ chồng Ceausescou (bị hành quyết). Ngay cả với một hệ thống công an mật vụ "securitate" hữu hiệu và sắt máu, chế độ độc tài vẫn bị sụp đổ. Khi lòng dân đã căm phẫn và số đông đã can đảm thể hiện sự căm phẫn ra trước công chúng, thì không lực lượng an ninh nào có thể đàn áp được. Điều này cũng đã xảy ra tương tự ở một số nước Đông Âu như Ba Lan, Đông Đức... Trong khi Liên Xô sụp đổ là do yếu tố nội tại (implosion), kinh tế suy sụp trong khi cán bộ đảng viên hoàn toàn mất niềm tin vào các lý thuyết giáo điều của cộng sản Mác Lê nin.
Liên Xô bị sụp đổ là do thiếu chuẩn bị xã hội trong các chính sách "điều chỉnh và thay đổi". Và ngay hiện nay Cuba, quyền lực của đảng cộng sản đang bị thách thức là do "điều chỉnh và thay đổi" theo khuynh hướng "đổi mới" của Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam "điều chỉnh và thay đổi" thành công ,nhưng ở hai nước sự thành công rất tương phản.
Thành công thực sự của Đảng cộng sản Trung Quốc là "sáng chế" ra được một mô hình "cộng sản" thích hợp với truyền thống văn hóa và trật tự xã hội của người Hoa lục địa. Nhứt là khi mô hình này đã đạt được những thành quả rất đáng kể về kinh tế và xã hội. Đời sống người dân được nâng cao trong khi vị trí của Trung Quốc cũng đưa lên hàng "đại cường". Điều này xoa dịu được những bất mãn đến từ sự thiệt thòi của số dân chúng là "nạn nhân" của các chính sách "tứ hiện đại". Yếu tố quan trọng khác, người dân Trung Quốc đã quen sống hàng ngàn năm dưới các chế độ phong kiến, trong đó số phận người dân ngang bằng "rơm rác".
Việt Nam cóp py mô hình chính trị và các chính sách phát triển của Trung Quốc nhưng không thành công như Trung Quốc. Thành quả "thấy được" của Việt Nam là khiêm nhượng so với những mất mát to lớn của đất nước.
Chế độ cộng sản Việt Nam "trụ" được là nhờ các yếu tố 1/ sự hữu hiệu của hệ thống công an 2/ chính sách "gây chia rẽ để dễ cai trị".
Điểm chung của các chế độ cộng sản bị sụp đổ như Liên xô, Roumanie, Đông Đức, Ba Lan... là đảng cộng sản ở các nước này không gây được mâu thuẩn giữa các "giai cấp" trong xã hội để tạo được mầm mống chia rẽ và "đấu tranh thường trực" trong các tầng lớp dân chúng.
Không tạo cho dân chúng có lý do chống đối lẫn nhau thì dân chúng chắc chắn sẽ chống chế độ. Nếu không "khoanh vùng" để cô lập thành phần chống đối chế độ thì chế độ sẽ diệt vong.
Để ý, Việt Nam hiện nay, ở bất cứ lãnh vực nào, mọi tiếng nói "khác" với ý kiến của đảng đều bị "cô lập". Trong khi chủ trương "trăm hoa đua nở" vẫn tiếp tục, nhóm này chống nhóm kia, người này tố người nọ... không sao hết. Tập thể dư luận viên sẽ hướng dân xã hội để mỗi người tự gây mâu thuẩn với người khác. Xã hội liên tục "đấu tranh" với nhau. Vì vậy đảng viên cộng sản Việt Nam an tâm "ăn của dân không từ một thứ gì". Xã hội mù câm điếc. Sống chết mặc bây. Đất của tôi, nhà của tôi vẫn còn là không có chuyện gì xảy ra hết.
Vì vậy ta cũng thấy chính sách "gây chia rẽ xã hội" để tiếp tục nắm quyền sẽ lây lan ra khắp nơi, đến với bất kỳ lãnh tụ nào có khuynh hướng độc tài. Điển hình như xã hội Mỹ hiện nay.
"Chia rẽ để dễ cai trị" muôn năm !
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 08/02/2020
-----------------------------------
(1) Việt Nam : 'Đảng cộng sản tồn tại nhờ điều chỉnh và thay đổi'
Benedict J. Tria Kerkvliet, BBC, 07/02/2020
Đảng cộng sản Việt Nam, vừa mừng kỷ niệm 90 năm thành lập tháng này, đã tồn tại lâu hơn nhiều người tưởng, đặc biệt là với các đối thủ trong 30 năm chiến tranh của Việt Nam (1945-1975).
Vụ đột kích và bố ráp tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội mới đây khiến nhiều người chết, đặt ra nhiều câu hỏi về xử lý quan hệ và tranh chấp dân sự - chính quyền ở Việt Nam
Gần đây hơn, khi các chính thể cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ cuối 1980-đầu 1990, nhiều nhà bình luận và phân tích dự kiến các chính thể cộng sản còn lại, đặc biệt là tại Việt Nam, cũng sẽ sớm tan rã.
Một lý do quan trọng vì sao Đảng cộng sản Việt Nam vẫn phát triển là vì giới chức đã thường điều chỉnh, thậm chí thay đổi về căn bản, các chính sách lớn khi gặp kháng cự của công dân trong nước. Một lý do quan trọng nữa là giới chức thường xuyên đối phó với chỉ trích chỉ trích của người dân qua những cách tinh tế và khéo léo.
Đảng cộng sản hiện vẫn là đảng chính trị được phép hoạt động duy nhất tại Việt Nam.
Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đề ra các ưu tiên quốc gia. Thủ tướng và các quan chức đều là đảng viên cao cấp của Đảng. Mỗi năm năm, lại có bầu cử Quốc hội để có các đại biểu đại diện các khu vực bầu cử. Đa số khu vực bầu cử có số ứng cử viên nhiều hơn số ghế, để cử tri có một ít lựa chọn xét về cá nhân chứ không phải các đảng phái. Hầu hết người được ứng cử là đảng viên cộng sản, và kết quả là đa số đại biểu quốc hội cũng thế. Các thủ tục tương tự cũng áp dụng để bầu ra viên chức ở các cấp của chính quyền.
Nhưng mặc dù có tính liên tục như vậy, đời sống chính trị Việt Nam đã thay đổi nhiều. Một nguyên do lớn là các lãnh đạo cộng sản đã xoay gần 180 độ khỏi định hướng lãnh đạo quốc gia hồi thập niên 1980. Và một lý do vì sao lãnh đạo thay đổi đường lối là vì nông dân, công nhân, doanh nhân, giáo viên, trí thức và những người khác đã chống lại đường lối đó. Từ từ các hành động phi tổ chức, không có hợp tác của họ vẫn khiến giới chức uốn nắn cách làm. Kết quả là từ đầu thập niên 1990, kinh tế chính trị đất nước đã được làm lại : thị trường thay thế hệ thống kinh tế do nhà nước chỉ đạo ; nông nghiệp gia đình thay thế nông nghiệp tập thể hóa ; và các doanh nghiệp nhà nước không còn thống trị sản xuất và dịch vụ, mà phần lớn hiện do doanh nghiệp tư nhân trong nước và công ty nước ngoài làm.
Thay đổi đó làm tăng sức mạnh công dân. Sự can thiệp của nhà nước vào đời sống công dân Việt Nam đã giảm đáng kể. Ví dụ, hồi thập niên 1970-1980, chính quyền rất hạn chế đi lại, người dân hầu như không có tự do lập hội, giao du bên ngoài các hoạt động và tổ chức được nhà nước cho phép, hầu hết cư dân đô thị sống trong nhà tập thể, và công dân hầu như không được tiếp xúc với thông tin, ấn phẩm ngoài những gì do nhà nước cung cấp.
Ngày nay, công dân Việt Nam đi lại dễ dàng, sống trong nhà riêng. Họ cũng thành lập các nhóm, câu lạc bộ, tổ chức quanh nhu cầu như y tế, môi trường, tôn giáo, thể thao, thương mại, khoa học, giáo dục, chính trị - mà thường ít bị giới chức can thiệp. Một số tổ chức dân sự đăng ký với các cơ quan chính quyền, nhiều tổ chức thì không.
Các tổ chức chính phủ và của đảng vẫn hoạt động nhưng không còn độc quyền đời sống hội đoàn ở trong nước.
Các nguồn tin tức, thông tin cũng đa dạng hóa. Báo, đài, tivi, ấn phẩm nhà nước vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng chúng cũng đông hơn về số lượng, và nội dung, hình thức, và nguồn ngân sách đã mở rộng rất nhiều. Truyền thông bên ngoài kiểm soát nhà nước đã chuyển hóa từ chẳng có gì hồi thập niên 1970-80 mà nay thì vô số. Nhiều người Việt ngày nay dễ dàng tiếp cận radio, truyền hình quốc tế, và đọc - thường qua mạng - báo chí, ấn phẩm toàn cầu.
Truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, đã vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Công dân ở Việt Nam cũng sử dụng và tạo ra các bản tin, tạp chí, blog, trang web với nội dung mang tính cá nhân mà cũng có thể rất chính trị.
Dư luận trở nên quan trọng
Một thay đổi to lớn khác là sự phê phán chính trị của dư luận đã trở thành yếu tố quan trọng trong không gian chính trị Việt Nam. Cho tới đầu thập niên 1990, bất mãn về kinh tế, nhà cửa, giáo dục, việc làm, đất đai, quan chức, chính sách nhà nước và hầu hết các vấn đề chính trị, ít khi được nói ra công khai. Nó chỉ được nói trong gia đình, bạn bè, hành động lén lút, vì sợ người phê phán có thể bị trừng phạt, thậm chí đi tù. Kiểu chống đối, bất mãn như thế ngày nay vẫn phổ biến. Nhưng ngoài ra, từ giữa thập niên 1990, người dân Việt Nam đã nói ra công khai theo nhiều cách, về nhiều vấn đề chính trị. Ví dụ, công nhân đình công để đòi tăng lương, cải thiện điều kiện sống ; dân làng biểu tình, đòi hỏi chống tham nhũng, lấy đất. Người dân phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam và việc giới chức có vẻ miễn cưỡng nói về vấn đề này. Người bất đồng chính kiến phê phán cả chính thể và đòi dân chủ hóa.
Phản ứng của chính quyền trước sự chỉ trích dĩ nhiên có cả đàn áp tàn nhẫn. Nhưng ngoài ra còn có sự nể nang, dung thứ bất mãn, và thậm chí là trả lời. Thật sự, một lý do quan trọng vì sao phê phán chính trị trong dân chúng đã gia tăng là vì chính quyền không thể, và cũng phần nào không muốn, đàn áp. Lý do thứ hai là người dân Việt Nam, ở mọi khu vực và nhiều nơi, đã thúc đẩy, đôi khi rất tích cực, để mở rộng không gian được nói về nhiều vấn đề.
Sự phê phán chính trị công khai mở rộng vì người dân không vui, bất mãn và rất muốn được lắng nghe. Và do hệ quả của kinh tế thị trường và công nghệ liên lạc mới, họ có cơ hội, phương tiện để tổ chức và bày tỏ đòi hỏi. Sự phát triển của mobile phone, Internet là vô cùng quan trọng để giúp người Việt nói ra, không chỉ là thỉnh thoảng hay chỉ để huy động đám đông một lúc, mà còn để biện luận và giải thích đòi hỏi trong suốt nhiều tháng, nhiều năm. Dù là phụ nữ hay đàn ông, già hay trẻ, nông thôn hay thành thị, tất cả đều có thể có phương tiện sẵn sàng và rẻ tiền - điện thoại, blog, website, hình ảnh, video - để bày tỏ bức xúc, thông báo biểu tình, gửi kiến nghị, thư ngỏ, khiếu nại để bày tỏ quan ngại của mình.
Ở mức độ đáng kể, giới chức cộng sản đã để cho dân nói, hoặc không thể ngăn họ nói. Tổ chức chiến dịch đồng loạt, hung hăng để ngừng chỉ trích thì sẽ tạo ra rủi ro có khủng hoảng kinh tế chính trị mà gần như chắc chắn sẽ mở ra thêm bất mãn và thách thức cho sự cai trị của Đảng.
Ngoài ra, giới chức thường xem trọng tư tưởng nhà nước "của dân, do dân, vì dân", chứ không đơn thuần là khẩu hiệu. Để duy trì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội, chính quyền thấy cần lắng nghe và làm theo nhất định các lo lắng của người dân. Vì thế, họ dung thứ, thậm chí chấp nhận một số đòi hỏi của dân. Chính quyền thường ủng hộ công nhân đình công, những người nói rằng giới chủ lừa đảo, bóc lột họ. Giới chức thường xuyên thấy các tố cáo của dân làng là có thật, và tăng đền bù. Chính quyền cũng đã sửa đổi luật lao động và đất đai để đáp ứng một số quan ngại của công nhân và nông dân. Chính quyền đã cho phép có nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Họ cũng để cho yên một số cá nhân công khai đòi dân chủ hóa.
Đàn áp và điểm giới hạn
Điểm giới hạn khi chính quyền trở nên đàn áp thì có khác nhau tùy vấn đề và hoạt động chính trị. Trong lĩnh vực lao động, giới hạn là khi công nhân định lập công đoàn riêng. Về xung đột đất đai, chính quyền dùng công an trục xuất dân chúng sau khi tranh chấp kéo dài nhiều năm, và dùng công an giải tán các biểu tình lớn. Với các biểu tình chống Trung Quốc, chính quyền dùng đe dọa và vũ lực khi biểu tình kéo dài suốt nhiều cuối tuần, đe dọa lan ra toàn quốc, hay diễn ra khi mà đã có lệnh cấm.
Với những người cổ vũ dân chủ hóa, giới chức thường áp dụng đe dọa, hoặc án tù ngắn hạn. Nhiều người đối kháng đã bị đi tù, nhưng không phải tất cả những ai cổ vũ dân chủ hóa đều bị tống giam. Giới chức thường để yên cho những người chỉ trích là người già, đã từng phục vụ quân đội, làm cho chính phủ, có quan hệ cá nhân với quan chức, hoặc cổ vũ cách tiếp cận dân chủ hóa không đối đầu.
Từ cuối thập niên 1990, sự khoan dung cho đòi hỏi dân chủ hóa và nhân quyền có lúc lên lúc xuống. Sự làm ngơ tương đối cao trong giai đoạn 2000-2006, rồi giảm đi và giới chức trở nên đàn áp hơn cho tới khoảng 2011. Sau đó, trong 5 năm, việc bỏ tù người chỉ trích đã giảm đi. Nhưng trong vài năm vừa qua, chính thể quay lại việc bỏ tù nhiều người đối kháng.
Gần đây, chính thể cộng sản đã tỏ ra đàn áp bất thường với những nông dân phản đối việc lấy đất. Vào ngày 9/1 năm nay, sự đàn áp bạo lực xảy ra khi lãnh đạo trung ương đưa công an vũ trang và lực lượng khác, có vẻ đông hơn ngàn quân, vào xã Đồng Tâm, cách Hà Nội 40 cây số. Dân làng từ 2016 đã phản đối yêu sách lấy đất. Không rõ vì sao chính quyền quyết định từ bỏ việc thương lượng đang diễn ra.
Nếu quá khứ có thể đưa ra chỉ dẫn, thì có lẽ chính quyền cộng sản sẽ bớt dựa vào đàn áp người chỉ trích, nông dân biểu tình, mà sẽ trở lại với việc dung thứ, và hồi đáp các khiếu nại, đòi hỏi của người dân.
Giáo sư Benedict J. Tria Kerkvliet từng dạy nhiều năm ở Đại học Quốc gia Úc, là tác giả sách The Power of Everyday Politics : How Vietnamese Villagers Transformed National Policy (2005). Năm 2019, ông ra mắt cuốn Speaking Out in Vietnam : Public Political Criticism in a Communist Party-Ruled Nation (2019), do Đại học Cornell ấn hành.
Hôm trước báo chí Việt Nam ở nước ngoài, cũng như báo chí của Mỹ, có bài viết tiên đoán về Đại hội 13. Những ai sẽ được lựa chọn làm "nhân sự hạt nhân" lãnh đạo đảng và nhà nước trong "nhiệm kỳ" tới.
Nếu vẫn theo qui chế hiện tại, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, thì ông Trần Quốc Vượng hay Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay thế ông Trọng.
Có tác giả cho rằng việc lựa chọn nhân sự sẽ không "phức tạp" như kỳ Đại hội 12. Việc "kế thừa" sự nghiệp ông Trọng về "chống tham nhũng" và "phát triển kinh tế" sẽ là yếu tố quyết định.
Các nhận định đều chỉ ra rằng, nếu vẫn theo qui chế hiện tại, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, thì ông Trần Quốc Vượng, hay Nguyễn Xuân Phúc, sẽ thay thế ông Trọng. Bà Ngân có thể làm thủ tướng nhưng chức vụ này có thể bị Vương Đình Huệ cạnh tranh. Còn nếu trở lại qui chế "tứ trụ", có thể bà Tòng Thị Phóng hay Nguyễn Thiện Nhân sẽ làm chủ tịch Quốc hội.
Theo tôi, nếu suy xét cho đúng mức, kỳ này có thể sẽ khó khăn hơn kỳ 12.
Bởi vì "sự nghiệp" của ông Trọng nếu các đảng viên thấy rằng có "tì vết", thì việc "kế thừa" sẽ không đem lại tính chính danh cho người kế nhiệm. Ngược lại, những nhân sự nào có "quan hệ", dính líu đến các "tì vết" này sẽ sớm bị loại ra ngoài.
Rõ ràng cách giải quyết vụ Đồng Tâm là một "sai lầm" của cá nhân ông Trọng. Điều này, nếu tinh tế một chút, ta cũng nhìn thấy ông Trọng đã thừa nhận "mắc sai lầm" qua ý tứ của ông trong bài diễn văn chúc tết.
Ngay sau vụ Đồng Tâm, trí thức trong nước đã đặt vấn đề về hai hai khuynh hướng : 1/ phe chủ trương chuyên chế để giữ an ninh nội bộ và 2/ phe thúc đẩy hội nhập quốc tế để khai thác thị trường.
Nói trắng ra là trong đảng hiện hữu hai phe : phe công an và phe ngoại giao. Bài phỏng vấn tướng Tô Lâm trên Vietnamnet và bài của Phạm Bình Minh trên Lao động cho ta thấy hai chủ trương "đối kháng" (nhưng không đối nghịch) này.
Phe công an của ông Tô Lâm, lạc quan vì nghĩ rằng, không chỉ là "thanh gươm" của ông Trọng, mà còn là người "thừa kế" chính đáng ghế chủ tịch nước của bộ trưởng công an tiền nhiệm Trần Đại Quang. Phe này chủ trương "chuyên chế", thậm chí có thể nói là lạm dụng quyền lực, sử dụng bạo lực để giải quyết các tranh chấp nẩy sinh từ các vấn đề chính trị hay xã hội, thậm chí kinh tế.
Xưa nay Đảng cộng sản Việt Nam không có thói quen đưa một ông công an lên làm tổng bí thư. Nhưng chủ tịch nước thì đã có.
Còn phe ngoại giao, mặc dầu đã có công rất lớn trong các công tác vận động quốc tế để Việt Nam không bị "cô lập" như các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Nhân sự phe này còn mở cửa cho Việt Nam vào các vận hội quốc tế, tạo cơ hội cho Việt Nam nắm bắt những thời cơ để phát triển. Dầu vậy nhân sự phe này luôn "đứng ngoài hàng rào" nhân sự "hạt nhân".
Đại hội 13 việc lựa chon có "gay gắt" hay không còn tùy thuộc vào "phe cánh" của các bên.
Nếu tiếp tục con đường "mở cửa" để phát triển, tức là thúc đẩy sự nghiệp "đổi mới", nhân sự lãnh đạo "tam đầu chế" có thể sẽ là Minh, Ngân, Phóng. Ông Minh lên chủ tịch nước kiêm tổng bí thư. Bà Ngân làm thủ tướng và bà Phóng có thể lên làm chủ tịch quốc hội.
Đây là mô hình "đổi mới" triệt để. Tổng bí thư xuống đứng dưới Chủ tịch nước và vai trò phụ nữ được đề cao.
Nếu trở lại "tứ trụ", nhân sự có thể là Ngân, Minh, Nhân, Phóng.
Còn nếu tiếp tục con đường "chuyên chế", dùng bạo lực của công an và sự dối trá của tuyên giáo để giải quyết cho tất cả, nhân sự có thể là Vượng, Lâm, Thưởng. Hoặc Vượng, Phúc, Lâm, Thưởng.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : nhantuan.truong, 26/01/2020
Khi chủ quyền mờ nhạt trong nhân tâm
Hữu Sự, VNTB, 19/01/2020
Chủ quyền bị đe doạ, nhân tâm đang bị chia rẽ. Đó là tất cả những gì có thể cảm nhận được trong năm Canh Tý.
Huyện Hoàng Sa phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa
Báo Tuổi Trẻ Online đưa tin, 18/1/2020, bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép (19/1/1974 – 19/1/2020) nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau : Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.
‘Không được quên Hoàng Sa’, cái điều mà rất nhiều người từng bị trấn áp khi nhắc đến vào năm 2007, thời điểm lần đầu tiên sau năm 1975 diễn ra cuộc biểu tình vì chủ quyền quốc gia.
Bị hành hung và bắt giữ, đó là những gì mà người biểu tình hô vang ‘Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam’ phải đối diện.
Thời điểm đó, chỉ những ai bị coi là ‘phản động’ mới dám nhắc đến chân lý ‘Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam’. Một dãy ngữ nhạy cảm, gây ám ảnh chính quyền và bộ máy an ninh quốc gia.
Hơn 10 năm sau, những ngữ từ nhạy cảm dần xuất hiện trong sách báo, nghiên cứu và trong các lần tưởng niệm.
Báo Tuổi Trẻ Online ngày 18/01 chỉ thẳng ra, rằng ‘tưởng niệm 46 năm ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép’ bởi vì bối cảnh chủ quyền trên biển tiếp tục bị đe dọa và uy hiếp bởi Bắc Kinh. Khi vào những ngày đầu thang 1/2020, đã có ít nhất 4 hải cảnh được phát hiện ở thềm lục địa mở rộng phía nam của Việt Nam.
Nhưng khác với không khí rầm rộ và trào dâng sự căm phẫn hành động ngang ngược của Trung Quốc vào năm 2007, 2011, 2012, 2014. Năm 2019 và đầu những năm 2020 chứng kiến một không khí lạnh nhạt…
Avatar với biểu tượng Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa đã không còn xuất hiện nhiều, thậm chí vào đầu năm 2020 chỉ thấy màu đen của tang thương, đỏ của máu gắn liền với hình ảnh cụ ông Lê Đình Kình (Đồng Tâm) tràn ngập trên Facebook.
Chủ quyền bị đe dọa, nhân tâm đang bị chia rẽ. Đó là tất cả những gì có thể cảm nhận được trong năm Canh Tý.
Năm Canh Tý cũng là năm mà Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, thu lại hết đất Nam Việt cũ, chấm dứt giai đoạn cai trị của triều phương Bắc lên đất Việt kéo dài 246 năm. Nhưng để làm được điều đó, ngoài dòng dõi Trưng Vương, Hai Bà Trưng ‘có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng’. Nếu không có thần dân hưởng ứng, thì sẽ không bao giờ có tên Hai Bà Trưng.
Một quan điểm cốt lõi, xuyên suốt trong tiến trình lịch sử Việt Nam ngoan cường chính là lòng dân phải đoàn kết trong ngoài như một, thì thế đứng quốc gia mới thực sự vững vàng, chủ quyền đất nước mới được gìn giữ trọn vẹn.
Báo Nhân Dân ngày 23/01/2018 cũng trích dẫn quan điểm "thế nước mạnh, vận nước lên, lòng dân đồng thuận thì nước nhà hưng thịnh, việc gì cũng thành công". Vậy, hoàn cảnh, tình thế hiện nay nếu nhìn thẳng vào sẽ là thế gì, vận gì, và thành bại ra sao. Sao chỉ thấy màu tang tóc, máu thịt và sự phẫn nộ.
Nhường câu trả lời lại cho những ai đã gây nên nạn cảnh này !
Hữu Sự
Nguồn : VNTB, 19/01/2020
********************
Nhân ngày 17 tháng giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa
Trương Nhân Tuấn, 17/01/2020
Trong hai ngày, từ 17 đến 19 tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bản đồ vị trí quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh minh họa
Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ thời vua Gia long triều nhà Nguyễn, với những thủ tục phù hợp với tập quán quốc tế thời đó. Các đời vua tiếp theo, như Minh mạng, đã dựng bia, trồng cây trên các đảo hoang khác thuộc HS để mở rộng bờ cõi. Đến thời thuộc Pháp, nhà nước bảo hộ đã tuyên bố trước cộng đồng quốc tế, sáp nhập Hoàng Sa vào Việt Nam, chiếu theo thủ tục đưa một vùng dất của đế quốc Đại Nam vào trách nhiệm bảo hộ của Pháp, chiếu theo các điều ước của hiệp ước 1874.
Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc từ ngày 19 tháng giêng năm 1974. Luật sư Hoàng Duy Hùng ở Houston (TX) cho rằng trách nhiệm việc làm mất Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.
Ý kiến của luật sư Hùng có nhiều điều không đúng, về pháp lý cũng như thực tế và đạo đức làm người.
Thứ nhứt, về trách nhiệm. Nguyên tắc về trách nhiệm trong công cuộc "bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia thuộc về toàn dân, trong đó chính phủ là pháp nhân đại diện.
Nếu nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có quan niệm Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, thì bất kỳ người dân nào, nam hay bắc, sinh ra vào thời điểm đó, đều có trách nhiệm như nhau trong công cuộc bảo vệ lãnh thổ Hoàng Sa.
Thứ hai, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa công nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa và hải phận hai quần đảo này của Trung Quốc, thông qua công hàm 14 tháng 9 năm 1958.
Tuyên bố công nhận chủ quyền này có giá trị pháp lý ràng buộc hay không, ta phải qui chiếu qua tập quán và công pháp quốc tế (về hiệu lực ràng buộc của các tuyên bố đơn phương).
Nếu công hàm 1958 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có giá trị pháp lý ràng buộc. Thì hành vi chiếm HS của Trung Quốc là một hành vi "giải phóng một vùng lãnh thổ của Trung Quốc bị Việt Nam Cộng Hòa xâm chiếm bất hợp pháp".
Trong trường hợp này trách nhiệm "mất" Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đơn giản vì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã "nhìn nhận" lãnh thổ đó thuộc Trung Quốc.
Thứ ba, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Hòa đưa hải quân ra nghênh chiến, chống lại quân xâm lược Trung Quốc.
Quân Việt Nam Cộng Hòa quân yếu thế cô. Hải quân tàu bè không đủ xăng dầu và đạn dược. Không quân cũng gặp khó khăn cùng một lý do.
Trong khi áp lực của quân miền Bắc đè nặng trên các mặt trận ở các tỉnh thành. Không quân Việt Nam Cộng Hòa không thể ra Hoàng Sa can thiệp vì xăng dầu phải tiết kiệm. Tình hình là quân Việt Nam Cộng Hòa đề phòng quân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh úp.
Tức là, trận Hoàng Sa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng chung một chiến tuyến với Trung Quốc. Nhờ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa làm áp lực trên khắp các mặt trận đất liền, Việt Nam Cộng Hòa cô đơn tứ bề thọ địch, bó tay phải bỏ Hoàng Sa.
Trường hợp này, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một bên hỗ trợ cho Trung Quốc. Mất Hoàng Sa là trách nhiệm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nếu thực thể chính trị này tuyên bố họ là người Việt.
Thứ tư, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng "hiến tặng" Trung Quốc một món quà pháp lý có giá trị lớn lao : "giữ thái độ im lặng trước sự xâm lược của Trung Quốc".
Theo công pháp quốc tế, sự im lặng của một quốc gia trước một vấn đề bắt buộc quốc gia đó phải lên tiếng, được hiểu như là sự "đồng thuận".
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã im lặng trước hành vi xâm lược Hoàng Sa của Trung Quốc.
Hoàng Sa thế hệ tương lai Việt Nam nếu không lấy lại được, bằng phương tiện pháp lý, là trách nhiệm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay có trách nhiệm liên đới làm mất Hoàng Sa. vì nhà nước này là nhà nước tiếp nối Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Luật sư Hoàng Duy Hùng, với tư cách là một người biết luật, tức người biết đúng sai, biết phải quấy, đã đổ trách nhiệm làm mất Hoàng Sa cho một thực thể đã không còn hiện hữu. Việt Nam Cộng Hòa đã "chêt", không thể lên tiếng để tự biện hộ. Đây là một hành vi vô đạo đức của một người hành nghề luật sư, một thái độ hèn mạt không đáng giá một xu của một kẻ "hàng thần lơ láo". Sự nghiệp chính trị của LS Hoàng Duy Hùng xem như phá sản.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : nhantuan.truong, 17/01/2020
Vậy ông Trọng mới là người chỉ huy tối cao đứng sau vụ đàn áp đẫm máu Đồng Tâm. Ba người công an, cảnh sát cơ động bị thiệt mạng trong biến cố được ông Trọng ban huy chương "chiến công hạng nhứt".
Quyết định truy tặng Huân chương Chiến công Hạng nhất của Chủ tịch nước ký ngày 10/01/2020 - Ảnh minh họa
Thì ra vụ "quân đội nhân dân" và "công an nhân dân" đánh úp "nhân dân" Đồng Tâm lúc 4 giờ sáng là một "cuộc chiến tranh". Bởi vì, theo qui định của pháp luật, chỉ có những chiến sĩ hy sinh trong một cuộc chiến vệ quốc mới được vinh danh, được truy tặng "huân chương chiến công hạng nhứt".
Công an, quân đội từ nhân dân mà ra, từ nhân dân mà có. Vụ Đồng Tâm, quân đội và công an theo lời của ai mà mở cuộc hành quân "đánh" nhân dân ?
Hôm qua tôi có viết ý kiến phản đối thủ tướng Phúc về việc vinh danh những người tử nạn trong vụ đàn áp Đồng Tâm (1). Tôi tưởng rằng đây là chủ trương của ông Phúc. Tôi cho rằng những người tử nạn này có thể chết vì phục vụ cho tài phiệt đỏ hay chết do thiếu chuyên nghiệp. Họ có thể chết vì cấp lãnh đạo đã đánh tráo mục tiêu. Thay vì bảo vệ và thi hành luật, họ trở thành những người "ngồi xổm" lên luật. Những người này không hề có công lao gì trong công cuộc "bảo vệ đất nước". Vinh danh họ như vậy là phỉ báng vong linh của hàng triệu anh hùng liệt sĩ vì nước quên thân.
Thực tế thì tôi viết chưa đủ. Chủ trương vụ này là ông Trọng. Ông Phúc và ông Tô Lâm, là người "đồng lõa", thừa hành.
Ông Trọng là một người cộng sản hiếm hoi có bộ mã nho nhã thư sinh, có tác phong giản dị bình dân, như một kiểu mẫu "thiên tả" của giới trí thức Tây phương thập niên 60-70.
Nhìn rồi phê phán theo bề ngoài là "lầm chết" !
Ông Trọng mới là người có đầu óc cực đoan khuynh tả, chủ trương sử dụng bạo lực để giải quyết những tranh chấp thuộc phạm vi dân sự.
Theo tôi, ông Trọng đã phạm sai lầm. Tranh chấp đất đai Đồng Tâm lưu cửu từ nhiều năm. Dân chúng ở đây đã mỏi mệt với lối giải quyết "cù nhây", lập lờ cả vú lấp miệng em của Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND Hà Nội, đại diện cho lợi ích của "nhà nước".
Bên "nhà nước" nói đất tranh chấp là đất "quốc phòng". Vấn đề là "nhà nước" không đưa ra được bằng chứng nào. Không có văn bản, cũng không có bản đồ.
Chính ông Chung đã ký cam kết với dân Đồng Tâm, nhìn nhận rõ "đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp".
Dân Đồng Tâm không ngờ là sau đó ông Chung "lật lọng".
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, người có ký tên vào giấy cam kết, nhìn nhận là điểm yếu của nhà nước là không đưa ra được văn bản, bản đồ hợp lệ chứng minh đất tranh chấp là "đất quốc phòng".
"Nhà nước" không đưa ra được giấy tờ thuyết phục, vậy giấy tờ của phía Lê Đình Kình là hợp lệ.
"Nhà nước" trở mặt, "đánh" với dân không lại trên mặt giấy tờ, "nhà nước" đánh dân bằng "luật rừng". Nhà nước của ông Trọng, ông Phúc, ông Tô Lâm, ông Chung... là nhà nước phản bội và lật lọng.
Hiện tượng dân Đồng Tâm không tin vào nhà nước trung ương, tự đứng ra tổ chức "chính quyền địa phương" để chống lại áp bức, bất công rõ ràng là mô hình "Xô viết".
Ta có thể gọi là Xô viết Đồng Tâm. Thập niên 30 thế kỷ trước, dân Nghệ An và Hà Tĩnh sau những cuộc biểu tình chống áp bức của thực dân, tự động tụ hợp lại thành lập chính quyền. Lịch sử gọi đó là "phong trào xô viết Nghệ Tĩnh".
Đảng cộng sản sống, và lớn lên nhờ bú mớn ở những bầu sữa "Xô viết". Đảng này lấy sức mạnh từ nơi người dân nổi dậy chống áp bức.
Qua vụ "Xô viết Đồng Tâm", đảng cộng sản bây giờ đã trở thành một lực lượng "nội xâm". Lực lượng này đã phản bội lại nguồn gốc của chính họ.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb :nhantuan.truong, 12/01/2020
*******************
(1) Tôi cực lực phản đối thủ tướng Phúc trong việc vinh danh những công an đã chết trong vụ cưỡng chế Đồng Tâm. Tôi ủng hộ việc làm rõ trách nhiệm, ai là cấp có thẩm quyền ra lệnh cho cuộc đàn áp này. Rõ ràng việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu chuẩn bị trong công tác đã làm cho 3 công an tử nạn.
Những người công an này, có thể chết vì "tài phiệt đỏ", hay chết oan ức vì bị cấp có thẩm quyền đánh tráo mục tiêu. Không bao giờ những người này chết vì "bảo vệ đất nước".
So sánh như vậy công lao của hàng trăm ngàn, hàng triệu người Việt đã đổ máu xuống bảo vệ đất nước, như ở biên giới phía Bắc, hay ở Gạc Ma... trở thành vô nghĩa.
Vụ "cưỡng chế" Đồng Tâm không chỉ để lộ ra sự "vô năng" của ông Nguyễn Đức Chung trong vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai lưu cữu từ năm 2017 đến nay, mà còn thể hiện sự lạm dụng quyền lực đến mức "sổ sàng" của công an Hà Nội.
Công an là người "thi hành luật" vì vậy làm gì cũng phải "chiếu theo luật mà làm".
Vụ "tấn công" nhà cụ Kình vào lúc 4 giờ sáng không phải là việc "thi hành công vụ" trong nội dung "cưỡng chế" nhằm thi hành "quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Đồng Tâm".
Công vụ là những việc "công", khi "thi hành" sẽ đem lại lợi ích cho nhân quần, xã hội.
Việc đánh vào nhà cụ Kình, lý do còn chờ công an Hà Nội giải thích, nhưng việc này không hề đem lại lợi ích cho nhân quần xã hội. Vụ "đánh úp" vào xã Đồng Tâm vì vậy không thể gọi là việc "thi hành công vụ".
Công an Hà Nội đã "vi phạm luật" khi họ nại lý do "thi hành công vụ cưỡng chế đất". Đất và nhà cụ Kình không phải là đối tượng cưỡng chế.
Công an cũng vi phạm luật về cưỡng chế. Luật chỉ cho phép "thi hành cưỡng chế" từ 6 giờ sáng.
Với một lực lượng nhân viên công lực đông đảo, với sống ống, dùi cui, hơi cay... đánh vào nhà dân lúc 4 giờ sáng, công an Hà Nội đã lạm dụng quyền lực một cách tệ hại.
Kiến pháp 2003 ghi : "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý."
Đại khái được hiểu là "đất đại thuộc sở hữu toàn dân" do nhà nước quản lý".
Khái niệm này đã sai từ bản chất.
Luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày hôm nay đi ngược lại nội dung toàn diện các bộ luật khác của các nhà nước tiền nhiệm, từ các triều đại phong kiến cho tới nhà nước bảo hộ Pháp.
Không có bộ luật nào của Việt Nam, từ bất cứ thời kỳ nào trước đây, qui định rằng "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" hay thuộc sở hữu của một triều đại, một vị vua chúa nào. Thời kỳ nào, chế độ nào cũng nhìn nhận và phân biệt sở hữu tư nhân và sở hữu "công" (tư điền với công điền).
Luật pháp Việt Nam hôm nay chỉ là "cái dấu ngoặc ngoại lệ" của luật Việt Nam trong suốt thời gian lập nước và mở nước của tổ tiên người Việt. Luật này phủ nhận công lao mở nước và khai khẩn đất đai của người dân, đi ngược lại tập quán của dân tộc, và nhân dân cả thế giới. Vì vậy luật này đã sai từ bản chất.
Luật này lại qui định "Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". "Nhà nước" là ai ?
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói là "của dân do dân và vì dân" nhưng thực tế những vụ cưỡng chế đất đai cho thấy "nhà nước" này là nhà nước của "công an, quân đội", của "tài phiệt đỏ", của quan chức lộng quyền.
Nhà nước Việt Nam nhân danh đủ thứ, đại diện đủ thứ, làm đủ thứ việc. Điều mâu thuẩn trọng đại là "nhà nước" không có trách nhiệm nào, trước pháp luật, về những chuyện "nhà nước" làm sai.
Vì vậy các quan tham, các tài phiệt đỏ... núp sau lưng "nhà nước" làm những việc sai phạm, trái luật mà không có cách chi trừng phạt.
Nguồn : fb : nhantuan.truong, 11/01/2020
Vậy là Mỹ phải đổ quân vô trở lại Trung Đông. Báo chí đăng tải Sư đoàn 82 nhảy dù Mỹ vừa được tăng cường 3.000 đến 3.500 quân để củng cố thêm số quân hiện thời (khoảng 5000 quân). Tuần trước Mỹ đã đổ thêm 700 quân ở Kuwait, sau khi tòa Đại sứ Mỹ ở Baghdad bị "dân biểu tình tấn công". Lời kêu gọi "báo thù" của lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, "máu đòi nợ máu", sau khi Trump hạ lệnh không kích giết chết tướng Soleimani là điều phải "cảnh giác". Dân Mỹ ở Iraq được lệnh rút đi. Quân Mỹ có thể "sa lầy" thêm lần nữa ở "chiến trường" Trung đông. Kỳ này Mỹ có thể cùng Do Thái đánh Iran. Nhưng câu hỏi (báo chí đã đặt ra) Trump giết tướng Soleimani có "phù hợp với luật pháp quốc tế" hay không ? Mỹ cho rằng Iran là "quốc gia khủng bố" trong khi đại diện Iran tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Mỹ với những lý lẽ tương tự.
Báo chí đăng tải Sư đoàn 82 nhảy dù Mỹ vừa được tăng cường 3.000 đến 3.500 quân để củng cố thêm số quân hiện thời (khoảng 5000 quân).
Vấn đề là ông Trump đã làm ngược lại những "hứa hẹn" rút quân Mỹ ra khỏi "lò lửa" Trung đông. Nên biết, qua báo cáo của cựu tống thống J. Carter vào những năm trước, nguyên nhân khiến Mỹ "suy thoái" để cho Trung Quốc "qua mặt" trên một số lãnh vực khoa học kỹ thuật, là vì gánh nặng quôc phòng Mỹ quá lớn. Chi phí cho thương phế binh, cựu chiến binh, trả tiền tử tuất, lương bỗng... của lính Mỹ qua các cuộc chiến Afghanistan, Iraq và IS (Syrie) đã lên hơn 420 tỉ đô la. Trong khi Trung Quốc trong suốt thời gian (Mỹ có chiến tranh) đã tập trung tài lực vào việc "nghiên cứu khoa học".
Trump đã thực thi lời hứa của mình, như rút quân ra khỏi Syria, giao lại cho Thổ. Việc này khiến dư luận nước Mỹ phản đối, vì cho rằng Trump đã "phản bội" lại quân Kurd, những chiến binh đã sát cánh với lính Mỹ trong suốt cuộc chiến chống khủng bố. Hiện nay, thùa thắng xông lên, Thổ đổ quân qua Lybia, bất chấp lời cảnh báo của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres cũng cảnh báo rằng thế giới chưa chuẩn bị cho một "cuộc chiến Vùng Vịnh" lần thứ hai. Lãnh đạo các quốc gia Châu Âu đa số lên tiếng kêu gọi "hai bên kềm chế", không để vấn đề "vượt ra khỏi tầm kiểm soát".
Việc cho không kích giết chết Soleimani của Trump có "vượt ra khỏi tầm kiểm soát" hay không ? Vụ chiếc Drone của Mỹ bị phòng không Iran bắn hạ năm ngoái, Trump hăm dọa "mẻ răng", nhưng vì sợ "sa lầy" lần nữa mà phải nhịn, không dám trả đũa Iran. Có lẽ Trump lo ngại sẽ xảy ra một vụ "bắt cóc con tin Tòa đại sứ Mỹ", như lần trước 1979 ở Tehran. Lần này có thể xảy ra ở Bagdad, trong một "quốc gia" đang "thoát khỏi vòng kiểm soát" của Mỹ, mặc dầu quốc gia này do Mỹ (cố gắng) dựng lên từ a tới z.
Thế cờ Domino của Mỹ ở Trung Đông đang sụp đổ, vì Trump chủ trương "đồng minh tháo chạy" mà không có một khoảng "decent interval" kiểu Viet Nam. Bây giờ Trump thấy mình "lỡ bộ", mang tiếng "phản bội chiến hữu Kurd". Mỹ đổ quân trở lại thì cũng "chiến đấu một mình".
Cuộc chiến sẽ xảy ra như thế nào ? Có mở màn cho Thế chiến thứ III ?
Theo tôi, Mỹ sẽ giới hạn cuộc chiến trong phạm vi "kinh tế, chính trị và khoa học kỹ thuật". Chiến tranh kinh tế và chính trị đã và đang được Trump (đơn phương) áp dụng cho Iran. Cuộc chiến "quân sự" sẽ thể hiện trên mặt "khoa học kỹ thuật". Có thể là máy bay, tàu bè... hay các loại vũ khí "thông minh" của Iran bị "cướp tay lái" hay bị "mất kiểm soát". Quân Mỹ sẽ ở vào thế "phòng ngự" tối đa. Phía Iran không có phương cách nào có thể "làm khó" được Mỹ, ngoài việc tìm cách tiêu diệt các đạo quân, hay các căn cứ Mỹ đang có mặt ở các nước Trung Đông, bằng phương pháp "du kích".
Điều tệ hại xảy ra khi Trump và Khomenei có những quyết định "vượt ra ngoài tầm kiểm soát", như một bên sử dụng các loại vũ khí "không qui ước" hay vùng Vịnh bị phong tỏa.
Nga và Trung Quốc có thể "nhập cuộc" để bảo vệ "đồng minh" và lợi ích của họ trong khu vực.
Vừa qua một chiếc trực thăng của Đài Loan bị nạn, khiến vị tổng tư lệnh quân đội nước này bị tử nạn. Người ta không loại trừ giả thuyết Trung Quốc có thể đã "can thiệp" bằng các phương tiện "thông tin" để "cướp tay lái" chiếc trực thăng.
Nếu Mỹ "phong tỏa" vùng Vịnh thì Trung Quốc có thể mở cuộc chiến Đài loan và Biển Đông.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : nhantuan.truong, 04/01/2019
Bạo chúa (tyran) không phải chỉ là sản phẩm của các chế độ "chuyên chế - tyranie", kiểu công sản như Mao Trạch Đông, Staline, Hồ Chí Minh... hay Hitler của Quốc xã (Nazisme). Bạo chúa còn có thể sinh ra từ sự chuyên chế của số đông (tyrannie de la majorité), điển hình qua ông Trump. Trên BBC gần đây có bài viết nói rằng Trump là hệ quả của sự "giận dữ và thất vọng" của dân Mỹ. MC Nguyễn Ngọc Ngạn nói Trump là "bạo chúa", nghĩ lại điều này không oan chút nào.
Trump là hệ quả của sự "giận dữ và thất vọng" của dân Mỹ.
Bản chất của "bạo chúa" là gì ?
Đơn thuần là "độc tài", ác độc và hành động không theo qui tắc luật lệ.
Kẻ độc tài thường "đơn độc", không tin tưởng ai nên chỉ sử dụng "người nhà". Dĩ nhiên kẻ độc tài thì không có cộng sự tài giỏi. Nhìn quanh ông Trump bây giờ không thấy một gương mặt nào "nổi bật", có kinh nghiệm. Những người tài giỏi như Rex Tellerson, James Mattis, Jeff Sessions, John F. Kelly, Nikki Haley... lần lượt bỏ Trump ra đi "như những giòng sông nhỏ". Hành động "sớm nắng chiều mưa", lời nói thô lỗ, kiến thức không "chuyên môn" mà buộc cộng sự phải theo ý của mình. Những người có tham vọng và khả năng thích hợp để "phục vụ đất nước" không ai chịu đựng được. Rốt cục họ phải từ chức.
Về mục "ác độc", thực sự những con người như Hitler, Staline, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông... bản chất không khác những người "bình thường". Cái ác độc tiềm ẩn trong con người của họ chỉ bộc phát khi có sự kích thích từ bên ngoài. Yếu tố kích thích đó có thể là một "chủ nghĩa" cực đoan. Cực tả như chủ nghĩa cộng sản. Cực hữu như chủ nghĩa "chủng tộc ưu việt" của "quốc gia xã hội chủ nghĩa - quốc xã".
Ông Trump chủ trương "da trắng ưu việt", kỳ thị chủng tộc. America First là một "tuyên ngôn" tiềm ẩn nhiều ý nghĩa. Quân sư của Trump là Steve Bannon tham mưu cho ông về một cuộc chiến "giữa các nền văn minh", da trắng thượng đẳng đấu với da vàng hạ đẳng. Mục đích quần tụ các quốc gia "da trắng" bao vây Trung Quốc. Dĩ nhiên điều này thất bại. Những quốc gia Châu Âu, vì đã có kinh nghiệm đau thương với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì vậy đa số quay lưng. Còn các quốc gia Châu Á, Châu Phi... dĩ nhiên màu da của họ không trắng lắm. Dân Trung Quốc, một dân tộc có nền văn minh lâu đời, không dễ bị "khuất phục" một cách nhục nhã. Mặc dầu họ có thể không thích Tập Cận Bình, nhưng để đối phó với một sự xúc phạm xấc xược đến danh dự chủng tộc, họ không ngần ngại đứng sau họ Tập để chống lại Trump.
Các hành vi phân biệt chủng tộc, kỳ thì chủng tộc, kỳ thị giới tính, phân biệt nơi chốn xuất thân... tất cả đều là "tội ác".
Còn về "qui tắc luật lệ". Vụ "đàn hạch - impeachment" hiện thời mà phần nổi của tảng băng, về những hành vi "ngồi lên luật" của Trump. Chuyện nội bộ nước Mỹ thì tôi không nói. Người Mỹ không nói thì mình nói làm chi ?
Chuyện Trump phá vỡ những tập quán ngoại giao, hay những qui tắc luật quốc tế... mới là chuyện của tất cả mọi người.
Vụ Brexit hiển nhiên là "chuyện nội bộ" của người Anh và nước Anh. Một người bình thường, "có hiểu biết" và tế nhị một chút, không ai xen vào chuyện "nhà" của bạn bè, chuyện của người hàng xóm. Trump không ngần ngại xía vô chuyện nội bộ của nước Anh, "đâm bị thóc chọc bị gạo". Trong khi chuyện "Brexit" liên quan không phải người Anh thế hệ bây giờ mà còn của các thế hệ trong tương lai.
Về vấn đề Do thái và Palestine. Trump đã có những quyết định đơn phương, đi ngược lại luật và tập quán quốc tế, bất chấp sự ngăn cản của cộng sự. Palestine hiện đệ đơn kiện Mỹ ra Tòa Công lý quốc tế về việc vi phạm công ước Vienne (về ngoại giao). Các luật gia quốc tế "phong" cho Trump danh hiệu "người giết chết công pháp quốc tế".
Rõ ràng là MC Ngạn nói đúng : Trump có đủ bản chất của một "bạo chúa". Vấn đề là MC Ngạn hôm kia lại "thay đổi ý kiến", ủng hộ Trump và mong Trump đắc cử.
Thiệt tình tôi cũng mong Trump đắc cử để coi thử Trump có "đánh chết mẹ thằng Tập" hay không ? Có giúp cho người Việt Nam tiêu diệt được xã hội chủ nghĩa hay không ?
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Cho dầu ông Ngạn "lẹo lưỡi" nói lại. Chuyện dân Mỹ qua Canada tị nạn là chuyện có thật (khoảng 8.000 người). Chuyện người từ Mỹ qua Canada tị nạn (khoảng 50.000 người) là chuyện có thật. Và Trump rất xứng đáng với danh hiệu "bạo chúa".
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : nhantuan.truong, 03/01/2020
Ngày 25 tháng 12 vừa qua, đúng 19 năm sau ngày hiệp định phân định vịnh Bắc Việt được hai bên Việt Nam và Trung Quốc ký kết. Hai phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc lại ngồi với nhau bàn về việc "phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ" và việc "hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông". Báo chí đăng tải, phía Việt Nam do ông Phùng Thế Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam làm trưởng đoàn. Phía Trung Quốc, Trưởng nhóm là ông Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Nguyên văn bài báo (đăng trên Tuyên giáo) : hai bên "khẳng định nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển 2011 và chỉ đạo của trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới, lãnh thổ"... "Hai bên nhất trí trên cơ sở lộ trình đã thống nhất, căn cứ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà hai nước đều là thành viên, nỗ lực thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông đạt tiến triển".
Câu hỏi đặt ra là nội hàm của việc "hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông" có quan hệ gì với khái niệm "gác tranh chấp cùng khai thác" ?
Khái niệm "gác tranh chấp cùng khai thác" (nhưng chủ quyền thuộc về Trung Quốc) nguyên thủy của Đặng Tiểu Bình, đề xuất từ thập niên 90 thế kỷ trước (với Nhật để khai thác vùng biển chung quanh quần đảo Điếu Ngư).
Yếu tố cốt lõi trong vấn đề phân định biển ngoài cửa vịnh Bắc Việt là sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược từ tháng giêng năm 1974. Trên nguyên tắc Công pháp quốc tế, mọi hành vi thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng phương pháp bạo lực đều bị nghiêm cấm. Hiển nhiên mọi danh nghĩa chủ quyền thụ đắc bằng bạo lực thì không được luật pháp quốc tế nhìn nhận.
Trên phương diện pháp lý, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ "có tranh chấp". Vùng biển và thềm lục địa liên quan đến Hoàng Sa (có thể lên đến hàng trăm ngàn cây số vuông) là "khu vực có tranh chấp".
Vùng biển "ngoài" cửa Vịnh Bắc Việt, trên quan điểm địa lý, thuộc vùng ảnh hưởng (điểu 121 UNCLOS) của 3 yếu tố : 1/ đảo Hải Nam, 2/ quần đảo Hoàng Sa và 3 / bờ biển Việt Nam.
Vậy Việt Nam có "hợp tác cùng phát triển" với Trung Quốc về quần đảo Hoàng sa hay không ?
Câu hỏi đặt ra là cần thiết. Dư luận trong ngoài nước vài tháng nay đã có những luận điệu "định hướng" dư luận rằng Hoàng Sa là do Việt Nam Cộng Hòa làm mất. Cộng hòa xã hội chủ nghĩaVN "không có trách nhiệm" về vụ làm mất này.
Cốt lõi của bài viết hôm nay là đặt nghi vấn về việc "hợp tác cùng phát triển ở biển Đông" và việc "phân định biển ngoài cửa vịnh Bắc Việt". Hợp tác về những điều gì ở Biển Đông và nguyên tắc phân định biển ngoài của vịnh ra sao ?
Tuy nhiên cũng nên nói về "trách nhiệm" ai làm mất quần đảo Hoàng Sa cũng như hệ quả (pháp lý của việc này) trong việc phân định biển.
Đối với Việt Nam Cộng Hòa, phía thua trận vừa đối với Trung Quốc trong cuộc chiến Hoàng Sa, vừa đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong cuộc chiến bảo vệ tự do.
Nguyên tắc nền tảng lập quốc của bất kỳ quốc gia nào, trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ thuộc về toàn dân, mà chính phủ là đại diện.
Vụ đổ thừa trách nhiệm lẫn nhau về việc làm mất Hoàng Sa (của "dư luận" từ nhiều tháng nay, điển hình qua nhân vật Hoàng Duy Hùng qua các clip video), nếu việc này đến từ nhà nước cộng sản Việt Nam, rõ ràng Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Bởi vỉ, nếu quan niệm Hoàng Sa thuộc về tổ quốc Việt Nam chung, thì mọi phía Việt Nam, cho dầu quan điểm chính trị thù nghịch, đều có trách nhiệm như nhau trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã "im lặng" khi Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa. Theo quan điểm công pháp quốc tế, sự im lặng trước một biến cố (sự kiện) bắt buộc quốc gia phải lên tiếng, có nghĩa là "sự đồng thuận ám thị - acquiescement implicite".
Điều này có nghĩa là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa "nhìn nhận" và "tán thành" những hành vi của Trung Quốc ở hoàng Sa, đúng theo nội dung công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.
Và dĩ nhiên, thái độ "nhìn nhận và tán thành" bao gồm luôn quần đảo Trường Sa.
Vì vậy việc "đổ thừa" Việt Nam Cộng Hòa "làm mất" Hoàng Sa là hành vi hết sức là ngu xuẩn. Hệ quả khiến Việt Nam, ngoài việc mất vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa, còn có thể mất đến 80% diện tích biển kinh tế độc quyền. Việc này không biết đến từ cá nhân của Hoàng Duy Hùng hay là chính sách của nhà nước cộng sản Việt Nam ?
Coi clip video thấy Hoàng Duy Hùng vái sống Nguyễn Thanh Sơn tại nhà ông Sơn ở Việt Nam. Ta thấy vấn đề chủ quyền biển đảo không đơn thuần là lịch sử và pháp lý mà còn là những vận động thúi tha về chính trị.
Theo tôi, việc "đổ thừa" trách nhiệm lẫn nhau là thái độ trốn tránh trách nhiệm. Dầu là do Việt Nam Cộng Hòa hay do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quản lý, mọi người dân Việt Nam, mọi phía Việt Nam đều có trách nhiệm như nhau về việc bảo vệ lãnh thổ.
Theo tôi, nếu vai trò của Hoàng Duy Hùng là "làm cỏ mở đường" để Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc về Hoàng Sa cũng như trong việc phân định vùng biển. Thì học giả, giới chức có lương tâm và có trách nhiệm Việt Nam phải tức thì phản biện.
Đính kèm bài viết về việc phân định ngoài cửa vịnh Bắc Việt.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : nhantuan.truong, 31/12/2019
**********************
Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt
Trương Nhân Tuấn, 17-19 tháng giêng 2014
Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa chỉ mới được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực sự quan tâm khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu bước vào đàm phán để phân định biên giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt.
Bản đồ vùng đánh cá chung Việt-Trung ở Vịnh Bắc Bộ.
Nguồn : Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – Bộ Ngoại giao.
Ranh giới hai nước Việt-Trung trong vịnh Bắc Việt được phân định theo Hiệp ước ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000. Các thuơng thuyết để phân định vùng cửa vịnh có lẽ bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phân chia vùng cửa vịnh Bắc Việt, giữa bờ biển miền Trung Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc, là hiệu lực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Lập trường của Trung Quốc từ nhiều thập niên nay là không nhìn nhận hiện hữu một tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý từ ngày 17/1/1974.
Theo tinh thần Luật quốc tế về Biển hiện nay, nền tảng của việc phân định biển là sự công bằng. Theo các Công ước về Biển năm 1958, đường ranh giới trên biển là đường trung tuyến phân chia hai bờ của hai quốc gia đối diện. Sau này, các trường hợp do hình thái địa lý bờ biển lồi lõm, việc phân chia theo đường trung tuyến có thể đem lại bất lợi cho một bên. Do vậy qui ước về đường trung tuyến điều chỉnh được nhìn nhận, sao cho việc phân định có được hai vùng biển tương đồng diện tích.
Luật Biển Quốc tế 1982, điều 121, nhìn nhận hiệu lực của một đảo về lãnh hải (12 hải lý), hải phận kinh tế độc quyền (ZEE, 200 hải lý), tương tự như hiệu lực lãnh thổ trên lục địa, ngoại trừ các đảo đá không thể tạo điều kiện cho người sinh sống và không có nền kinh tế tự tại.
Một số các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa hội đủ kiều kiện "đảo" của Luật Quốc tế về Biển 1982.
Giá trị thật sự của các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) như thế không phải là lãnh thổ, mà là vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa (dĩ nhiên bao gồm tài nguyên trong cột nước như tôm cá, hải sản, và các mỏ dầu khí dưới thềm lục địa).
Như thế, tầm quan trọng của việc phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt là hàng trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa do hiệu lực có thể có của các đảo Hoàng Sa (hàng triệu km² nếu tính hiệu lực cái gọi là quần đảo Trung Sa và đá Hoàng Nham theo yêu sách của Trung Quốc). Vùng thềm lục địa và biển khổng lồ này sẽ phải phân chia như thế nào ?
Gần 15 năm thuơng thuyết chưa thấy nhà nước Việt Nam công bố một chi tiết nào về tiến trình đàm phán. Nếu không lầm thì vấn đề "càng để lâu càng khó" (sic !).
Trên thực tế những năm qua, ngư dân Việt Nam trong vùng biển này thường xuyên bị tàu hải giám Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu bè, phá hoại dụng cụ hành nghề, bắt đóng tiền phạt… Ngoài ra còn các động thái khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của phía Trung Quốc, như cho phép khai thác dầu khí, cho thuyền bè ngư dân đánh bắt, cho đấu thầu các lô khai thác dầu khí… tại các vùng biển và thềm lục địa mà phía Việt Nam cho là của mình, hay thuộc những vùng tranh chấp.
Phía Trung Quốc đơn phương vạch rõ đâu là giới hạn biển thuộc thẩm quyền của nước mình. Giới hạn này lần hồi hiện rõ nét : đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa với bờ biển của Việt Nam.
Điều cần nói thêm, phía Trung Quốc, ngoài chủ trương các đảo Hoàng Sa có đầy đủ hiệu lực "đảo" theo qui định điều 121 của Luật Biển 1982, còn có quan điểm về đường chữ U 9 đoạn. Ở khu vực cửa vịnh Bắc Việt, ranh giới của đường chữ U gần như trùng hợp với đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa (tính từ đảo Tri Tôn, đảo ở phía cực tây Hoàng Sa), với bờ biển Việt Nam.
Phía Việt Nam thì không nhất quán về quan điểm chủ quyền lãnh thổ cũng như hiệu lực biển của các vùng lãnh thổ trên biển. Theo thời gian, lập trường của Việt Nam thay đổi theo từng trường hợp.
Về chủ quyền, qua những tài liệu lịch sử và pháp lý của nhà nước tiền nhiệm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Việt Nam đã (mặc nhiên) nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong hai thập niên, từ năm 1958 cho đến năm 1978. Chỉ đến năm 1979, Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới ra tuyên bố gồm 6 điểm nhằm giải thích lại các dữ kiện lịch sử và pháp lý này. Điểm 1 Tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 2 phủ nhận nội dung Công hàm 1958 theo cách diễn giải của Trung Quốc. Tuyên bố cho rằng Việt Nam chỉ nhìn nhận hiệu lực 12 hải lý lãnh hải chứ không nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 6 tố cáo Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa bất hợp pháp bằng quân sự".
Về hiệu lực các đảo, theo Tuyên bố của Việt Nam trong thập niên 80 thì các đảo của Việt Nam có hiệu lực như trên đất liền, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, lập trường này thay đổi, nếu xét đến trường hợp Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, các đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ có hiệu lực không đáng kể.
Việc thay đổi lập trường của Việt Nam, qua việc giảm thiểu tối đa hiệu lực các đảo, có mục đích (mặc định) nhằm hạn chế hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Việt Nam thu hẹp hiệu lực các đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trong vịnh Bắc Việt với hy vọng được Trung Quốc đáp ứng lại, sẽ phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt bằng đường trung tuyến ở giữa đảo Hải Nam và bờ biển của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với nội dung công hàm 1958 công nhận lãnh hải 12 hải lý (ở các đảo Hoàng Sa). Lý do là Trung Quốc hiện kiểm soát Hoàng Sa và nước này có đầy đủ chứng cớ chứng minh các đảo này thuộc chủ quyền của họ.
Việc này không dễ dàng được sự đồng thuận của Trung Quốc.
Bởi vì Trung Quốc, một cường quốc đang lên, đang củng cố thế mạnh để mặc cả với Hoa Kỳ để phân chia các vùng ảnh hưởng ở Châu Á cũng như trên thế giới. Trung Quốc không gặp một trở ngại nào đáng kể khi tuyên bố vùng biển tại Hoàng Sa, từ Hoa Kỳ, Nhật, hoặc các nước ASEAN. Một bài nhận định mới đây của học giả Carlyle Thayer cho ta thấy thực tế này. Theo học giả, quyết định ban bố "luật quản lý biển" của Trung Quốc về hải phận tỉnh Hải Nam và các đảo Hoàng Sa là "hợp pháp".
Tức là, ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng cửa vịnh Bắc Việt sẽ là đường trung tuyến giữa đảo Tri Tôn (thuộc hoàng Sa) và bờ biển Việt Nam. Điều này nếu xảy ra sẽ khiến cho Việt Nam thiệt hại vài trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa.
Đã từ rất lâu, hàng chục năm trước, người viết đã thấy việc này và báo động rằng trọng tâm việc phân định hải phận ở biển Đông là chủ quyền các đảo chứ không phải là hiệu lực các đảo.
Đến hôm nay mọi người phải nhìn nhận điều này đúng. Việt Nam không thể yêu cầu Trung Quốc giảm yêu sách về hiệu lực các đảo Hoàng Sa (như Việt Nam đã thể hiện tại các đảo Bạch Long Vĩ và cồn Cỏ) vì chính Việt Nam cũng đã từng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực như vậy. Anh không thể cấm người khác làm cái việc mà anh đang làm. Điều quan trọng khác, yêu sách này không trái với Luật Quốc tế về Biển 1982. Mặt khác, Trung Quốc còn có chủ trương đường chữ U 9 đoạn, là vùng "biển lịch sử". Ý nghĩa biển lịch sử của Trung Quốc có nhiều người bàn đến. Muốn hóa giải hiệu lực của vùng "biển lịch sử" này, Việt Nam không cách nào hữu hiệu bằng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển. Hiệu lực của các đảo sẽ hóa giải yêu sách của Trung Quốc qua bản đồ chữ U 9 đoạn.
Như thế, chìa khóa để hóa giải mọi yêu sách của Trung Quốc, Việt Nam phải khẳng định chủ quyền các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
Phía Việt Nam tin tưởng vào các học giả của mình, lập luận rằng "người ta không thể cho cái mà người ta không có thẩm quyền" để phủ nhận hiệu lực công hàm 1958 nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhiều người cố gắng chứng minh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai "quốc gia". Lại còn lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam hôm nay cần phải "nhìn nhận" Việt Nam Cộng Hòa "đã từng là một quốc gia".
Mục đích của các "học giả" này là muốn hóa giải hiệu lực công hàm 1958. Hoàng Sa do quốc gia Việt Nam Cộng Hòa quản lý, thì tuyên bố của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu có ăn nhập gì ?
Nhưng nếu xem Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là hai "quốc gia" thì vấn đề tranh chấp Hoàng Sa xem như khóa sổ. Trên thực tế Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa. Việc này được sự đồng thuận của quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hai "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là hai "quốc gia" độc lập, có chủ quyền. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa là chiếm của "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa. "Quốc gia" Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là bên thứ ba, không có quan hệ gì đến "Hoàng Sa".
Nhưng may mắn là trên thực tế và theo pháp lý, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai vùng lãnh thổ thuộc về một quốc gia duy nhất chứ không phải là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Các học giả khác cho rằng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thụ đắc danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là "kế thừa" Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Vấn đề là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa Hoàng Sa và Trường Sa bằng thể thức nào ?
Mọi người quên mất một điều quan trọng là Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Bỏ qua chuyện kế thừa Trường Sa qua một bên. Cộng hòa miền Nam Việt Nam kế thừa Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa bằng cách nào ? Làm sao kế thừa một vật đã không còn nữa ?
Có học giả thì cho rằng tuyên bố của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1974 khi Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa là đủ lý lẽ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Nên biết là Tuyên bố này không hề nói đến chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa mà chỉ nói các tranh chấp lãnh thổ nên giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
Một điều cũng rất quan trọng khác, các học giả Việt Nam thường quên, là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tiếp nối nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đồng thời kế thừa Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Mọi người đã nói (một cách không ổn) rằng Việt Nam kế thừa Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhưng họ lại quên đi Cộng hòa xã hội chủ nghĩaVN cũng kế thừa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Một nhà nước không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch : Hoàng Sa thuộc Trung Quốc (lập trường Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và Hoàng Sa thuộc Việt Nam (lập trường Việt Nam Cộng Hòa).
Lý lẽ học giả Việt Nam chỉ nhằm che dấu một sự thật về tình trạng pháp lý và lịch sử, hy vọng làm "nhẹ tội" cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam qua công hàm 1958, hay những động thái nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ. Các sản phẩm nghiên cứu của họ phần lớn bóp méo lịch sử, diễn giải sai các dữ kiện pháp lý trong các văn bản quốc tế.
Như thế làm sao thuyết phục ?
Điều đến phải đến, phía Trung Quốc vừa có sức mạnh cứng quân sự, vừa có sức mạnh mềm kinh tế, lại được thế mạnh pháp lý, do đó ngày càng lấn tới.
Tuyên bố của họ về vùng biển Hoàng Sa, theo dư luận quốc tế, là "hợp pháp".
Hôm nay mọi người đều thấy kế thừa Việt Nam Cộng Hòa là điều cần thiết, mặc dầu chỉ để có danh nghĩa lý thuyết "de jure" chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chỉ có vậy mới có thể cứu vãn hàng trăm ngàn km² biển và thềm lục địa của việt Nam không bị mất cho Trung Quốc.
Sau cuộc chiến Hoàng Sa 40 năm, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới bắt đầu cho phép một số báo chí tường thuật lại trận chiến giữ nước bi hùng của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nhằm chống lại một kẻ thù xâm lăng có lực lượng mạnh hơn nhiều lần là Trung Cộng. Một vài nhân sĩ đáng kính tổ chức các buổi lễ tưởng niệm. Có người hô hào quyên góp để giúp đỡ các quả phụ của các chiến sĩ đã hy sinh. Tất cả các việc làm này đều đáng được trân trọng và hưởng ứng.
Một số người khác "viết thư gởi Liên Hiệp Quốc" mục đích yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án quốc tế. Tôi cho rằng đây là việc phiêu lưu. Trong tình trạng hiện nay, nếu vấn đề đưa ra tòa án quốc tế, Việt Nam không nhiều hy vọng thắng kiện. Mà thua kiện là không chỉ mất Hoàng Sa mà còn mất Trường Sa. Có nghĩa là hiến trọn biển Đông cho Trung Quốc. Điều may là lá thư này không có hy vọng đến Liên Hiệp Quốc và các định chế trực thuộc vì vấn đề thủ tục.
Tất cả các động thái này nhằm chứng minh việc kế thừa Hoàng Sa.
Đã trễ 40 năm nhưng không là quá trễ.
Cách đây khá lâu, khoảng 10 năm chi đó, người viết có đề nghị một phương pháp khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương pháp kế thừa Việt Nam Cộng Hòa thông qua một bộ luật hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.
Trong và ngoài nước, không một ai hưởng ứng.
Bây giờ, nước đến chân, qua các vụ chèn ép của Trung Quốc, mọi người thấy đề nghị "kế thừa Việt Nam Cộng Hòa" là đúng.
Những nỗ lực vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa nhằm tạo thế "kế thừa Việt Nam Cộng Hòa" đều đáng khen, nhưng chưa đủ. Bởi vì Việt Nam hôm nay còn phải đoạn tuyệt với di sản của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách thức "hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ".
Từ lâu tôi cũng nói rằng việc tranh đấu khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là tranh đấu dân chủ hóa chế độ. Tôi xem rằng những người ý thức được việc cần thiết "kế thừa Việt Nam Cộng Hòa" như những kẻ "tri âm". Thật vui mừng biết bao nhiêu ! Tìm được một người hiểu được mình không dễ.
Hy vọng kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mọi người cùng suy nghĩ thêm. Công cuộc giữ nước, giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.
Trương Nhân Tuấn
(17-19 tháng giêng 2014)