Theo tôi, việc cải cách tiếng Việt, cốt lõi là làm sao cho tiếng Việt ngày càng "chính xác" và phong phú hơn. Đây đã là công việc liên tục của các nhà ngữ học Việt Nam qua nhiều thế hệ, bắt đầu từ lúc "chữ Việt" mới được khai sinh. Công việc này lý ra phải được nhà cầm quyền hiện tại chú trọng, kế thừa để tiếp nối công trình văn hóa đang dang dở.
Cải cách tiếng Việt như thế nào ?
Theo đà tiến bộ, các thuật từ chuyên môn, như về khoa học, luật học v.v... ngày càng "phát sinh" nhiều hơn. Các nước Âu, Mỹ... việc này không gây nhiều lúng túng, vì họ dựa vào kho tàng ngôn ngữ "La Hy" để đặt tên cho các thuật từ mới. Nhưng đối với Việt Nam, rõ ràng là có nhiều "lạng quạng" trong việc chuyển dịch và sử dụng từ ngữ chuyên môn. Hôm qua tôi có nói sơ qua.
Một thí dụ khác về từ khoa học "sóng hấp dẫn" (ondes gravitationnelles - gravitational waves).
Theo tôi cách dịch này không chính xác. Bởi vì sóng này không đến từ sự "hấp dẫn - attraction" của vạn vật mà đến từ "sự nặng" của một vật chất.
Ngôn ngữ Anh, Pháp... "grave" lấy nguồn từ chữ "gravis" (latin), có nghĩa là "sự nặng".
Tức là về "ngữ nghĩa", chữ viết, cách dịch "sóng hấp dẫn là sai. Dịch đúng là (nên) dịch "sóng trọng".
Về hiện tượng, cách dịch của Việt Nam lại càng sai. Điều này khiến người ta đặt nghi vấn về sự hiểu biết của các "khoa học gia" Việt Nam. Bởi vì hiện tượng vật lý "gravitational wave" đến từ sự thay đổi đột biến của "sự nặng".
Ta biết rằng không gian (và thời gian) kế cận một vật thể có trọng lượng (lớn) bị co giãn lại. Các "khoa học gia" Việt Nam giải thích sự "co giản" này đến từ "lực hấp dẫn" của vật thể. Giải thích này sai vì lực hấp dẫn chỉ hiệu lực nếu hiện hữu một vật thể khác. Không gian và thời gian là "phi vật chất", thì lực hấp dẫn làm sao "tác dụng" lên nó được ?
Khi một vật thể trọng lượng thay đổi đột biến, thí dụ hiện tượng "supernova - sao nổ", hay hai ngôi sao cực lớn (hay hai lỗ đen) sáp gần lại, "quay cuồng" với nhau, thì "gravitational waves" sẽ xuất hiện và lan tỏa ra vũ trụ. Hệ quả (của gravitational waves) làm cho không gian (và thời gian) bị "giản nở" (hay co rút lại).
Trở lại việc "cải cách tiếng Việt". Những đề nghị "cải cách tiếng Việt" hiện nay chỉ mang tính hình thức, đặt ra nhằm đề cao tiếng Hà Nội.
Người Hà Nội không phát âm được vần "tr" (Trọng lú đọc thành Chọng nú), "r" (rờ rẩm đọc thành zờ zẩm), "d" (da dẻ đọc là za zẻ)... Trong khi chữ Việt là chữ "ký âm", tức viết lại (bằng chữ latin) cách phát âm của người Việt. Để ý, các tài liệu viết bằng tiếng Việt của các cố đạo thời xưa, người ở vùng nào thì ghi lại cách phát âm của vùng đó. Mà đất nước Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, nhiều "địa phương" mà mỗi vùng cách phát âm mỗi khác. Nếu vịn vào lý do Hà Nội là "đầu não" thì lý do này không vững. Bởi vì Huế cũng đã từng là "đầu não" nước Việt Nam.
Theo tôi, hãy để yên tiếng Việt như vậy. Các "học zả Hà thành" đừng nên "nổi lửa lên em", khơi dậy tinh thần kỳ thị vùng miền trong dân chúng.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 27/11/2017
Vụ ông giáo sư Bùi Hiền công bố "kôq cìn’ xoa học" 30 năm "qiên kứu kải kác tiếq Việt", thấy bị "cọi dá", "wê wảm, wấy wươq", cũng nên viết vài dòng về các thuật từ chuyên môn mà các "dỉw cao qôn qữ" Việt Nam "cế biến". Theo tôi không chỉ là "sai", "qọq qịu", mà còn dễ bị ngộ nhận.
Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền hay một Nhà nước pháp trị ?
Thứ nhứt (dĩ nhiên) là phải nói chuyện về "nền tảng xây dựng quốc gia" (cộng sản Việt Nam không gọi quốc gia mà gọi là nhà nước).
Theo hiến pháp, nhà nước Việt Nam được xây dựng trên nền tảng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".
Cụm từ "nhà nước pháp quyền" được cho là dịch từ "l’Etat de Droit", là quan niệm luật học của Pháp về mô hình xây dựng quốc gia trên nền tảng (gồm các hệ thống) luật lệ. Chữ "Etat" có nghĩa là "quốc gia" (hay nhà nước). Chữ "droit" có nghĩa là "pháp luật".
Các nước có ngôn ngữ nền tảng là Hán ngữ, như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Nam Hàn… dịch "Etat de Droit" thành ra "Quốc gia pháp trị".
Các nước này cũng dùng thuật ngữ "pháp trị", vốn là học thuyết của "pháp gia" thời cổ đại, để dịch cụm từ khái niệm luật học của các nước Mỹ, Anh "the Rule of Law".
Ý nghĩa của "rule of law" là "sự ưu việt của pháp luật".
Hai khái niệm "l’Etat de Droit" và "the Rule of Law" được xem là "có ý nghĩa tương đương" ở các quốc gia dân chủ Âu, Mỹ. Tức là, ý nghĩa của "nhà nước pháp trị" thì tương đương với "pháp trị".
"Pháp trị", chữ nghĩa gợi hình, là "dùng pháp luật để cai trị".
Thời cổ đại, thuyết "pháp trị" chủ trương ông vua (đứng trên và đứng ngoài pháp luật), dùng luật để cai trị.
"Pháp trị" trong một chế độ dân chủ, là làm cái gì cũng "chiếu theo luật mà làm". Người lãnh đạo dựa theo pháp luật để cai trị mà bản thân cũng bị pháp luật chi phối.
Vậy thì cụm từ "pháp quyền" của Việt Nam có ý nghĩa gì ?
"Pháp quyền" là một danh từ ghép, bất khả tách rời, hay là tổng hợp lại từ hai thuật từ "pháp" và "quyền ?
Không một tự điển, một "học giả" Việt Nam nào giải thích việc này.
Nếu "pháp quyền" là một danh từ ghép, không thể tách rời, thì ý nghĩa của nó (theo các từ điển Việt Nam trước 1975) là "juridiction" (Pháp) hay "jurisdiction" (Anh). Tức có nghĩa là "thẩm quyền xét xử".
Trung Quốc có cách dịch khá chính xác "juridiction" là "quản hạt quyền".
Thí dụ, một vụ án xảy ra ở Sài gòn thì chỉ cảnh sát ở Sài gòn mới có thẩm quyền xét xử. Hoặc một tai nạn do hai chiếc tàu mang quốc tịch nước ngoài nhưng xảy ra trên vùng lãnh hải của Việt Nam. Thì Việt Nam là phía có "pháp quyền - juridiction" để đảm nhiệm việc điều tra.
Nếu "pháp quyền" là một khái niệm mới do "dỉn’ cao cí tuệ" đẻ ra, thì "pháp" là gì và "quyền" là gì ?
Nếu dựa lên khái niệm nguồn (tiếng Pháp) là "Etat de Droit" thì "pháp" là "pháp luật" (droit).
Còn "quyền" thì là gì ?
Rõ ràng chữ "quyền" trong "pháp quyền" là dư thừa. Vấn đề là chữ "quyền" có ít nhứt là ba nghĩa, thứ nhứt là "quyền lực - pouvoir, power". Thứ hai "quyền" là "droit, right" (như nhân quyền). Thứ ba là "juridiction", tức quyền hạn được qui định bằng pháp luật.
Vậy các "dỉn’ cao cí tuệ" đưa chữ "quyền" vào để làm gì và với ý nghĩa nào ?
Trên quan điểm khoa học rõ ràng có sư "nhặp nhằng" về ngôn từ. Nhưng trên quan điểm "xã hội chủ nghĩa", dĩ bất biến ứng vạn biến", thì ai muốn hiểu sao hiểu, miễn là đảng nắm quyền.
"Pháp quyền" trở thành nhà nước dùng luật để cai trị nhưng quyền lực nằm trong tay đảng.
Thuật từ thứ hai (về luật) cần nói đó là chữ "đặc quyền".
Chữ "đặc" trong "đặc quyền", giống chữ "đặc" trong "đặc khu kinh tế - Special Economic Zones – SEZ".
Chữ "đặc" ở đây là "đặc biệt - special".
Nếu ta đối chiếu với cụm từ "vùng đặc quyền kinh tế - Exclusive Economic Zone - EEZ". Không lẽ "special" tương ứng với "exclusive" ?
Trung Quốc, Nhật, Đài loan, Nam Hàn (hay Việt NamCH trước kia)... đều dịch là "vùng độc quyền kinh tế".
Trên quan điểm công pháp quốc tế, hai khái niệm "độc quyền - droit exclusive, exclusive right" và "đặc quyền - droit special, special right" khác nhau một trời một vực.
Chỉ có một quốc gia độc lập có chủ quyền mới có "quyền" khẳng định được sự "độc quyền về kinh tế" trên một vùng biển (hay không gian), được xác định theo luật quốc tế. (Vùng EEZ biển của Việt Nam, theo luật định, là 200 hải lý, tính từ đường cơ bản).
Một quốc gia khác có thể được "đặc quyền khai thác" (vùng biển hay vùng không gian) đến từ một quốc gia có chủ quyền.
Khi sử dụng từ "vùng đặc quyền kinh tế" để dịch thuật từ "Exclusive Economic Zone - EEZ" thì Việt Nam có thể bị người ta bắt bẽ là đã nhìn nhận mình không có "chủ quyền" lãnh thổ từ đó phát sinh ra vùng biển EEZ.
Vậy "đặc quyền" của Việt Nam đến từ đâu ?
Dĩ nhiên đến từ Trung Quốc.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/11/2017
Vậy là sau ba thập niên "đổi mới" Việt Nam mới bắt đầu có dự án cho thành hình các "đặc khu kinh tế", mà thực chất là sao chép (một cách không trọn vẹn) mô hình "mở cửa" của Trung Quốc.
Phối cảnh thiết kế quy hoạch đặc khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh. (Theo VnEconomy)
Thời "mở cửa", các "đặc khu kinh tế" của Trung Quốc được thành lập năm 1980, gồm có 5 đặc khu, trong đó các khu Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn thuộc Phúc Kiến và Hải Nam. (Ta chỉ thường chỉ nghe đặc khu Thẩm Quyến vì sự thành công của nó. GDP của Thẩm Quyến là trên 260 tỉ đô la).
Nhưng công cuộc "mở cửa" cửa Trung Quốc không chỉ ngừng ở đó.
Năm 1984 là việc "mở cửa các thành phố ven biển", (gồm 14 thành phố Đại Liên, Tần Hoàng Đảo, Thiên Tân, Yên Đài, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông, Thượng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Phúc Châu, Quảng Châu, Trạm Giang và Bắc Hải).
Tiếp theo là "thành lập các khu kinh tế vùng ven sông", năm 1990, gồm các vùng châu thổ sông Châu giang, châu thổ sông Trường giang, vùng lưu vực sông Mân miền Nam Phúc kiến… Đặc khu gọi là "Phố Đông" của Thượng Hải được mở cùng năm, là "trái tim kinh tế" của lưu vực Trường Giang.
Các vùng "lục địa có tiếp cận với biển" như bán đảo Sơn Đông, bán đảo Liêu Đông, tỉnh Hà Bắc, tỉnh Quảng Tây cũng được "mở cửa kinh tế" cùng thời điểm này.
Ta có thể thêm vào đây các "đặc khu hành chánh" như Hồng Kông, Ma Cao, mà thực chất là phản ảnh chính sách "một quốc gia hai chế độ".
Đến năm 1992 thì cho thành lập các khu kinh tế mở vùng biên giới đồng thời "mở cửa" cho các tỉnh và các khu "tự trị" trong lục địa.
Tất cả các kế hoạch này nằm trong chính sách "mở cửa" của Đặng Tiểu Bình, mà thực chất bắt đầu từ buổi "giao thời quyền bính" giữa Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình. Năm 1978 "tứ hiện đại" được ghi vào Hiến pháp Trung Quốc.
Tức là các công cuộc xây dựng các "đặc khu kinh tế", "thành phố mở cửa ven biển, ven sông, các khu vực ven biên giới"... hoặc các "đặc khu hành chánh"... mục đích cốt lõi là nhằm thực hiện chính sách "tứ hiện đại".
Việt Nam "ăn mót" mô hình của người ta, dự tính thành lập các "đặc khu kinh tế" gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và đảo Phú Quốc. Nhưng mục tiêu là để làm gì ?
Rõ ràng là không có mục tiêu gì cả, ngoài việc "phát triển kinh tế".
Nếu so sánh với Trung Quốc, ta thấy họ có kế hoạch 30 năm của Đặng Tiểu Bình. Kế hoạch này là đưa Trung Quốc trở thành "quốc gia hiện đại" vào đầu thế kỷ 21. Xét lại, ta thấy Trung Quốc (trong chừng mực) đã trở thành một "quốc gia hiện đại" với trọng lượng kinh tế và sức mạnh quốc phòng đứng hàng thứ hai trên thế giới. Về khoa học kỹ thuật, Trung Quốc bắt đầu bước qua giai đoạn "làm hàng nhái giá rẻ" để bước vào giai đoạn "hàng cao cấp có giá trị kinh tế cao".
Bây giờ là kế hoạch 100 năm của Tập Cận Bình.
Việt Nam có không có kế hoạch nào tương tự.
Theo tôi, trước khi thành lập mô hình "các đặc khu kinh tế" Việt Nam nên xét lại một số điều cơ bản.
Vì sao Trung Quốc "mở cửa" thành công, trong khi Việt Nam bắt chước 100% mô hình này, gọi là "đổi mới", lại thất bại ?
Vì sao các mô hình "tập đoàn" của Việt Nam (như Vinashin, Vinalines…), cóp-py 100% mô hình Chaebol của Hàn quốc. Tại sao "các quả đấm thép" của Việt Nam thất bại chua chát trong khi các Chaebol của Hàn quốc (cóp-py 100% mô hình của Nhật) lại thành công ?
Nếu chưa tìm được nguyên nhân thì chắc chắn việc thành lập các "đặc khu kinh tế" cũng sẽ thất bại.
Các "học giả", các "nhà nghiên cứu", các "chính trị gia"... tài ba của Việt Nam, thử đầu tư suy nghĩ để tìm ra một giải pháp cho Việt Nam phát triển bền vững.
Theo tôi, phương pháp thành lập quốc gia liên bang, Việt Nam chia thành hai vùng "hành chánh đặc biệt", Cộng hòa Bắc kỳ và Cộng hòa Nam kỳ, thành lập mô hình chính trị "một quốc gia hai chế độ". Điều này phù hợp với tinh thần Hiệp định Paris 1973 (cam kết riêng giữa Mỹ và miền Bắc) cũng như nội dung bản Tuyên bố chung của các cường quốc về Hiệp định này.
Việc này sẽ giúp cho Việt Nam tự chấn chỉnh nội bộ để cạnh tranh kinh tế trong thời kỳ mới (hậu toàn cầu hóa) đồng thời khẳng định được chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đủ tư cách pháp lý để đối đầu về pháp lý với Trung Quốc trước bất kỳ một diễn đàn quốc tế, hay một đối thoại song phương.
Việt Nam không thể là quốc gia chuyên "học mót" các mô hình của người ta. Từ "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" cho tới "mở cửa". Người ta thành công nhưng Việt Nam không thành công. Đơn giản vì Việt Nam có cái "đặc thù" của mình mà điều này chưa có lãnh đạo Việt Nam nào nhìn thấy.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong,22/11/2017
Không biết ông Trọng có "ý đồ" gì khi biểu lộ ý kiến "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc" trước mặt ông Tập Cận Bình lúc hội kiến ông này ở phủ chủ tịch ?
Ông Trọng có "ý đồ" gì khi nói "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc" ?
Giả sử rằng thực tế nó là như vậy thì cũng là điều khó có thể nói ra trong một cuộc hội kiến ở tầm quốc gia. Vì đó là "quốc sỉ", tức sỉ diện quốc gia. Trà Trung Quốc có cái "ngon" của trà Trung Quốc. Trà Việt Nam có cái nét đặc thù của trà Việt Nam. Người ta chọn trà này hay trà kia vì cái "gu" của mình. Cá nhân tôi thì thích cà phê hơn trà nhưng khi tôi uống trà thì tôi chọn trà Bảo lộc. Ông Trọng là người đứng đầu lực lượng "lãnh đạo nhà nước và xã hội". Việc này khiến tiềm thức "vọng ngoại" một thời của ta thức dậy, một thời mê muội "đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ".
Theo tôi, tình hình "trỗi dậy" trong cảnh "chết đi sống lại" của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang, qua Hội nghị APEC tại Đà Nẵng, vai trò tổng bí thư của ông Trọng mờ nhạt, nếu không nói là bị "xóa bỏ", trong những nghi thức đón khách nước ngoài ở tầm "nguyên thủ quốc gia".
Rõ ràng ông Trần Đại Quang đã dành lại "thẩm quyền" Chủ tịch nước của mình, trên những "vấn đề đối nội và đối ngoại", đúng như nội dung Hiến pháp đã qui định. Trong khi vụ "đốt lò" của ông Trọng, người "quạt lò" là nhà báo Huy Đức coi bộ đã "bỏ quạt", củi khô củi ướt chất đống. Cái lò của ông Trọng đã nguội rồi.
Vì vậy vụ khen trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam không phải là điều lỡ lời. Ông Trọng muốn ông Tập Cận Bình ủng hộ mình trong cuộc đua cạnh tranh quyền lực.
Theo tôi, vụ này ông Tập Cận Bình sẽ không giúp gì được ông Trọng.
Ông Tập xuất thân là tiến sĩ luật. Những tham mưu thân cận nhứt của ông Tập cũng là những chuyên gia, học giả... về luật. Thành công thứ nhứt của ông Tập (khiến ông trở thành hạt nhân lãnh đạo Trung Quốc hiện đại) là đã xây dựng được mô hình "quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa". Công cuộc này xem ra là "dài hơi", vì quá thình xây dựng trải qua ba đời chủ tịch Trung Quốc (Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình).
Không một quốc gia "thành công" nào trên giới giới này không phải là "quốc gia pháp trị".
Việt Nam bắt chước mô hình này với tên gọi "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Việt Nam thất bại, trước hết ở "ngôn từ", sau đó là từ nội dung cho tới phương cách áp dụng. Bởi vì Việt Nam không ra khỏi được sự nhặp nhằng giữa "đảng" và "nhà nước". Đến bây giờ Việt Nam vẫn còn quan điểm "nghị quyết" của đảng "cao" hơn Hiến pháp. Ký luật đảng cao hơn luật pháp quốc gia.
Nền tảng đã hỏng thì tất cả những gì xây dựng trên đó, không chóng thì chầy sẽ sụp đổ.
Tập Cận Bình "thống lĩnh", tập trung được mọi quyền lực vào trong tay, là vì ông đã "dụng pháp" để trừng trị những đảng viên hư hỏng. Không một ai có thể phản đối các việc làm của ông Tập. Vì tất cả các hành vi này đều dựa lên "luật".
Việt Nam không hề như vậy. Vụ "đốt lò", từ ông Trọng cho đến những nhân vật đứng ngoài "quạt lửa", xét lại sâu xa dưới góc độ luật học, tất cả đều phạm luật. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là thí dụ điển hình.
Việt Nam không hề là một "quốc gia pháp trị" mà là một "nhà nước độc tài đảng trị". Tất cả quyền lực đều nằm trong tay đảng. Nội qui của đảng cao hơn luật pháp quốc gia.
Trong thời gian đầu ông Trọng đã "quyền biến", thay đổi "nội qui" đảng để "lật đổ" Nguyễn Tấn Dũng. Và bằng những thủ thuật vi hiến, ông Trọng đã đưa "bộ ba" Quang, Phúc và Kim Ngân lên lãnh đạo nhà nước. Điều này tôi đã viết qua. Bây giờ ông Quang vịn vào "pháp luật" để lấy lại quyền lực đối phó lại với ông Trọng.
Hành động của ông Quang rõ ràng là "hợp pháp". Ông Trọng (và tay chưn) lý ra phải "vô tù" vì tội lạm dụng quyền lực (trong vụ đốt lò).
Vấn đề là ông Quang lên nắm quyền chủ tịch nước bằng một thủ thuật của ông Trọng mà việc này "vi hiến".
Theo tôi, ông Tập dầu có hết lòng hỗ trợ cho ông Trọng thì việc này cũng chưa chắc thành công.
Từ chốn "thập tử nhứt sinh" trở về ông Quang không "dại" (như ông Ba X) để ông Trọng "lật kèo". Nhưng tính chính đáng của ông Quang có thể bị đặt lại (trước ánh sáng của pháp luật). Tức là, nếu "bình tĩnh xem lại", nếu quyền lực của bộ ba Quang, Phúc và Kim Ngân được "chuyển" bằng một phương cách "vi hiến", thì vai trò của hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa chấm dứt.
Hôm 16/11/2017 tôi viết bài "Tao đái vào cái đảng cộng sản Việt Nam dối trá" thì hôm nay thấy có... hiệu quả !
Bình thường một bài viết của tôi số "like" rất ít, vài ba trăm là hết mức, nhưng số người đọc dao động khoảng từ 10k đến 50k người cho mỗi bài. Bài "tao đái..." có khoảng 39k người đọc. Vậy mà từ hôm qua, bài viết "Thử bàn về khái niệm Indo-Pacific của ông Trump" chỉ có 1,9k người đọc. Tức là lưu lượng "data" của internet vào Việt Nam đã bị "hạn chế", nếu không nói là bị "khóa".
Mô hình Phát triển Bền vững của REE
Tôi thấy đây không phải là giải pháp hay cho Việt Nam. Nhứt cử nhứt động đều bắt chước Trung Quốc. Không bao lâu, đất nước và dân tộc này sẽ làm nô lệ cho Trung Quốc.
Chiến tranh lạnh (ý thức hệ) đã chấm dứt. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thay đổi chế độ chính trị sao cho phù hợp với hoàn cảnh cạnh tranh kinh tế trong "toàn cầu hóa". Các nước Đông Âu (xã hội chủ nghĩa cũ) đều chuyển hóa chế độ độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ tự do. Hầu hết các nước này đều phát triển ngoạn mục.
Trường hợp Trung Quốc, phải thành thực nhìn nhận là họ đã sáng tạo một mô hình phát triển khác, đến nay cho thấy đã thành công. Mô hình này sao chép phần lớn mô hình Singapour. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ còn phát triển được bao lâu ? Trả lời câu hỏi sẽ là một bài viết khác. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở điều là sự phát triển của các chế độ dân chủ tự do đến nay vẫn chưa thấy khuyết điểm nào có thể đặt lại sự hiện hữu của nó.
Việt Nam cố gắng "rập khuôn" Trung Quốc, nhưng nếu xét lại từng yếu tố, như về "chế độ", về việc xây dựng "nhà nước pháp trị", việc "dụng pháp chỉnh đảng", việc "dụng đảng trị quốc"... tất cả Việt Nam đều không thực hiện được cái gì.
Đảng cộng sản Trung Quốc "tự hào" rằng lý do duy nhứt để đảng này hiện hữu là "phục vụ cho dân tộc Trung Quốc". Còn đảng cộng sản Việt Nam, lý do hiện hữu của họ là gì ? Rõ ràng là không có lý do !
Đảng cộng sản Trung Quốc đặt ra mục tiêu để tiến tới. Bây giờ là "Trung hoa mộng" mà mấu chốt là đưa mức sống người dân lên hàng "khá giả", mỗi người dân ai cũng có công ăn việc làm, ai cũng có khả năng mua nhà... Từ đầu thập niên 80 đến nay, đảng cộng sản Trung Quốc đã lần lượt thực hiện những cam kết của họ với người dân.
Còn mục tiêu của đảng cộng sản Việt Nam là gì ? Không có gì cả ! Và họ đã đưa dân tộc Việt Nam về đâu ? Họ cũng không biết là đưa về đâu. Thực tế là người dân sống với bản năng sinh tồn của mình.
Chiến tranh lạnh đã hết. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc... muốn hiện hữu, muốn ưởng ngực với đời, muốn "cạnh tranh" trên trường quốc tế... đều phải có một chế độ chính trị thích hợp với một chính sách phát triển phù hợp.
Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn giữ nguyên tư tưởng, tâm trạng, tâm lý... thời chiến tranh lạnh. Nhìn đâu họ cũng thấy "kẻ thù", cũng thấy "thế lực phản động"... Họ không có một chương trình phát triển cụ thể. Giáo dục đào tạo ra hàng loạt cử nhân thất nghiệp. Lương và hưu bỗng của giáo chức không đủ sống một tuần. Lý ra mục tiêu giáo dục là để con người Việt lớn lên sẽ yêu nước Việt, làm việc, phụng sự cho nước Việt. Thực tế là những người trẻ lớn lên, khi có được ý thức độc lập, họ đều quay lưng lại với đất nước.
Bài diễn văn của ông Trump nhân hội nghị APEC (mà tôi khen hay nhứt nước Mỹ từ sau chiến tranh lạnh) đã nói rõ ràng cái nhìn của Mỹ trong thời đại mới.
Đừng mơ mộng hảo huyền là Mỹ với Trung Quốc sẽ "đánh nhau". Thực ra họ có thể đụng độ vì lý do "kinh tê". Ông Trump có nhấn mạnh : an ninh kinh tế là an ninh quốc gia. Nhưng sẽ không bao giờ có chiến tranh kiểu "ý thức hệ" như ngày xưa. Giả sử tất cả các nước "đồng minh" của Mỹ bỏ Mỹ, áp dụng mô hình phát triển của Trung Quốc. Thì Mỹ cũng sẽ "kệ cha tụi bây". Trường hợp rõ rệt Thái lan theo Trung Quốc hiện nay. Mỹ "đéo cần". Tụi bây cứ theo rồi sẽ biết đá biết vàng.
Vấn đề là lãnh đạo Việt Nam, (cũng như trí thức Việt Nam) cái "quán tính" thời chiến tranh lạnh vẫn còn y nguyên.
Bài diễn văn của ông Trump tôi cho là hay vì nó có thể đánh thức những người Việt Nam còn đang mơ tưởng trong thế chiến lược "domino", liên minh NATO v.v...
Hôm qua tôi có bàn sơ về ý nghĩa của khái niệm "Indo-Pacific" của ông Trump. Một số comments cho thấy người Việt Nam vẫn còn nguyên trạng tâm lý "chiến tranh lạnh".
Cần ý thức là bây giờ nếu chiến tranh xảy ra, thì lý do của nó là vì kinh tế chơ không bao giờ do "bênh vực đồng minh ý thức hệ". Tức là nước nào cũng có thể một sớm một chiều trở thành "kẻ thù" của nhau. Vì vậy nói chuyện "liên minh" này kia là "trật lất".
Điều trầm trọng là lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày càng u mê, ngày càng đi ngược trở về quá khứ. Vụ tổ chức kỹ niệm "cách mạng tháng mười Nga" ba tuần trước, hay việc "khóa" internet bây giờ cho thấy thái độ "gài số de" về vị trí cũ của đảng cộng sản Việt Nam.
Trung Quốc họ điều chỉnh chế độ để phát triển sau chiến tranh lạnh. Sau đó họ tổ chức kinh tế, xây dựng nhà nước pháp trị để phát triển trong hoàn cảnh "toàn cầu hóa". Bây giờ họ thay Mỹ phất ngọn cờ "toàn cầu hóa" để thực hiện "Trung hoa mộng".
Như đã nói trong một bài trước, Việt Nam phải "sáng chế" mô hình phát triển cho riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh của mình, chớ không thể cóp py của ai hết cả. Không ai dạy ai cách "làm giàu".
Trước hết là ngưng việc tạo ra kẻ thù, ngưng việc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Chẳng có con dân Việt Nam nào "chống" lại quê hương mình hết cả. Việc gây chia rẽ, tạo thêm kẻ thù... có thể làm cho đảng cộng sản Việt Nam kéo dài việc cai trị. Nhưng nó lại đi ngược với quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuantruong, 17/11/2017
Hội nghị APEC đã qua, báo chí đăng nhiều bài nói rằng Việt Nam tổ chức "thành công trọn vẹn", vị thế Việt Nam được "nâng cao". Vấn đề là không thấy bài báo nào nói Việt Nam thành công ở cái gì, Việt Nam được "nâng" lên cao đến đâu ? Tôi thì hơi bị "bi quan". Thấy là kỳ này chưa chắc Việt Nam đã lấy lại "vốn".
Tuần lễ cấp cao APEC 2017 Đà Nẵng
Tới nay vẫn không thấy nhà nước trình làng những hợp đồng đầu tư của nước ngoài. Đại diện FMI là bà Christine Lagarde thấy có trong danh sách tham dự nhưng không thấy bà lên tiếng gì cả. Đại diện World Bank cũng hà tiện tiếng nói. Trong khi lời nói của quí vị này là "vàng", là "ngọc". Nghe nói Việt Nam chi ra khoảng trên 300 triệu đô la để tổ chức Hội nghị. So với kỳ tổ chức năm 2006, đánh dấu Việt Nam bước vào "sân khấu quốc tế", thì kỳ này chắc là "vãn tuồng". Điệu bộ ốm o bịnh hoạn của ông chủ tịch nước, thấy hình trên TV lúc tiếp đón khách quốc tế, phản ảnh "vị thế được nâng cao" của Việt Nam. Rõ ràng là chủ nhà sắp "rửa chưn lên bàn thờ".
300 triệu tiền vốn không biết lấy lại được hay không? Việt Nam bây giờ hơi sức ở đâu mà nói về "động lực mới" ? Nhân sự toàn đảng tầm nhắm chiến lược chưa thấy ai có khả năng qua khỏi hàng rào. Lấy cái gì đóng góp vào " tầm nhìn mới cho tương lai chung" ?.
Chỉ cái thực đơn đãi khách quốc tế, Đà Nẵng có món "yến sào", Hà Nội có món "súp vi cá", đã nói lên hết "tầm nhìn chiến lược" của nhân sự đảng cộng sản Việt Nam. Rõ ràng cái đám người này vẫn còn hỗn mang trong nền "văn minh thịt chó".
Thật là bỉ mặt cho cả dân tộc.
Sáng nay tôi dẫn link ký tên phản đối việc ông Trump ra luật cho phép dân Mỹ đi săn bắn voi. Con trai ông Trump bị dư luận quốc tế lên án vì đã săn voi, chụp hình tươi cười với cái đuôi voi trên tay. Thì có người lên tiếng phê bình "chuyện vớ vẩn".
Trong khi COP 23 đang nghị hội ở Đức, phái đoàn của ông Trump gởi qua "làm trò hề" cho cả thế giới. Điều này không khác cảnh bà "cố vấn về môi trường" Kathleen Hartnett White trong nội các ông Trump lúc điều trần trước Ủy ban Thượng viện Mỹ. Bà này không biết gì về chuyện của mình đang làm.
Nhưng đó là chuyện nước Mỹ. Mỹ đã giàu rồi. Họ giàu thì họ "có quyền" làm đủ thứ chuyện, kể cả chuyện "ngu". Nhưng nền văn minh nào, chiếu sáng đến đâu, lại không có lúc suy tàn ? Ông Trump là dấu hiện tàn phai của nền văn minh Mỹ.
Nhưng Việt Nam thì khác. Nền văn minh thịt chó vẫn bàng bạc trong không gian, chi phối mọi hành động, từ người dân đen cho tới lãnh đạo. Việc này cũng là rào cản khiến Việt Nam không thể tiến bộ với đời.
Con người khi văn minh, tức con người biết mối giềng đạo đức, biết điều luân lý, biết phân biệt đúng sai, phải quấy, điều nhân việc nghĩa… thì không phải muốn ăn cái gì thì ăn cái đó.
Người ta không ăn "vi cá", (ngay cả người Tàu), vì người ta biết một chén súp vi cá thì có một con cá mập bị giết. Mỗi người ăn một chén súp vi cá thì chắc chắn loài cá mập sẽ bị diệt chủng".
Người ta cũng không ăn "yến sào", vì người ta biết đó là "nước miếng" của con chim yến. Quan điểm về "đạo đức" khiến người Tây phương lên án việc phá tổ chim để làm một loại thức ăn.
Cũng vậy, người ta lên án việc ăn thịt chó. Không phải vì người ta sợ loài chó bị "diệt chủng", mà vì các lý do đạo đức. Chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ.
Chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ.
Hình ảnh của người Việt Nam bấy lâu nay đã bị thuơng tổn. Nạn ăn cắp, nạn trồng cần sa, nạn mãi dâm, nạn chen lấn, nạn khạc nhổ, nạn ồn ào… đã làm cho thể diện của dân tộc này không còn gì !
Chữ Việt đã trở thành "sinh ngữ quốc tế". Các nước chung quanh, thậm chí ở Campuchia, họ viết bằng chữ Việt các tấm bảng khuyến cáo các việc ăn cắp, khạc nhổ, ồn ào, chen lấn…
Bây giờ lãnh đạo Việt Nam đãi khách quốc tế bằng những món ăn mà người có trình độ văn minh không ai ăn.
Tiếp tục đà này Việt Nam sẽ bị gạt ra ngoài của dòng tiến hóa chung của nhân loại. Việt Nam đứng một mình (với gia đình ông Trump).
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 18/11/2017
Văn hóa thịt chó
Trương Nhân Tuấn, 15/04/2014
Con người thời ăn lông ở lỗ không khác con thú, có cái gì ăn cái nấy, tranh dành, chém giết nhau để có lấy cái ăn. Ăn để sống. Bản năng sinh tồn hướng dẫn hành động. Con chó là món ăn, cũng như con mèo, con chim, con chuột… Không có tình nghĩa gì giữa con người với món ăn chui vào bụng, bất kể con đó là con gì…
Một con chó may mắn chưa bị giết đang đứng nhìn các con chó khác bị làm thịt - Ảnh Xuân Bùi
Nước Pháp, đến giữa thế kỷ thứ 19, vẫn còn những cửa hàng bán thịt chó. Ở Đức, cửa hàng bán thịt chó cuối cùng chỉ đóng cửa vào năm 1940. Tức là, dân Châu Âu cũng ăn thịt chó (như dân Việt Nam và các giống dân khác trên thế giới).
Trong khi những người theo Hồi giáo không ăn thịt heo, cũng không ăn thịt chó. Kinh Coran cấm ăn thịt những con thú "có răng nhọn như răng chó" (và con thú hạ đẳng là con heo).
Người Ấn Độ không ăn thị bò. Đạo Ấn xem con bò là con thú thiêng liêng, là "mẹ" của trái đất.
Người theo đạo Hồi, hay người theo đạo Ấn, kiêng ăn heo, ăn bò… là vì lý do "tôn giáo". Không ăn heo vì họ quan niệm con heo là con vật "đê tiện, hạ đẳng". Không ăn bò vì quan niệm con bò là "mẹ". (Ai lại đi ăn thịt "mẹ" mình bao giờ ?)
Việc kiêng ăn bò, heo là một quan niệm riêng biệt về đạo đức. Trên thế giới, đa số con người đều ăn thịt heo và thịt bò. Không ăn thịt heo, thịt bò như vậy là một ngoại lệ về văn hóa.
Do tôn trọng nét đặc thù văn hóa, không ai du lịch đến các nước Hồi giáo lại gọi món thịt heo trong các nhà hàng. Tương tự, cũng không ai đi Ấn Độ mà đòi ăn thịt bò.
Ở Pháp, nói riêng, và Châu Âu nói chung, không có điều luật nào cấm ăn thịt chó mà chỉ có các điều luật "cấm hành hạ súc vật". Sắc lệnh 2004-416 cho biết qui phạm, điều lệ phải tôn trọng cho những người muốn nuôi chó, mèo…
Tức là, trên lý thuyết, người Châu Âu, nếu muốn, họ vẫn có quyền ăn (và bán) thịt chó. Điều khó khăn là người ta không có quyền giết chó, mà chỉ có thể làm thịt con chó (của mình) khi nó già và chết.
Việc bán thịt chó cũng vậy. Người ta không cấm bán, mà chỉ yêu cầu ghi rõ nguồn gốc thịt đó là thịt gì ? xuất xứ từ đâu ?
Vấn đề là khi con người khi văn minh hơn, biết được mối giềng đạo đức, biết điều luân lý, biết phân biệt đúng sai, phải quấy, điều nhân việc nghĩa… thì không ai ăn thịt chó. Đơn giản vì con chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ. Đây là một vấn đề thuộc phạm trù "đạo đức" xã hội.
Khi không còn ai ăn thịt chó, ra luật cấm để làm gì khi không còn ai phạm luật ? Luật ở đây là cấm việc hành hạ thú vật.
Bên Trung Quốc, từ những năm 2000 đã có những nghiên cứu (của nhà nước) khuyến cáo việc cấm giết và bán thịt chó. Lý do nhằm bảo vệ hình ảnh của nước Trung Hoa trên thế giới. Năm 2004 Trung Quốc đã có dự án về Luật cấm giết và ăn thịt chó. Mức phạt có thể lên tới 5.000 Nguyên.
Không thể biện hộ rằng "thịt nào thì không là thịt", để so sánh việc ăn thịt chó với việc kiêng ăn thịt heo, thịt bò.
Có hiện hữu một ngoại lệ về văn hóa (tín ngưỡng), người ta cần tôn trọng, như không ăn thịt heo khi đến các nước Hồi giáo, hay không ăn thịt bò khi đi Ấn Độ. Tôn trọng nét đặc thù văn hóa của một dân tộc khác là sự tự trọng, là thái độ của một người văn minh, có học, chứ không phải là một điều bắt buộc.
Trong khi việc ăn thịt chó là một ngoại lệ, kể cả ở Việt Nam. Ngày xưa, chỉ người nghèo lắm người ta mới ăn thịt chó.
Không thể lấy cái ngoại lệ để làm một "tiêu chuẩn chung". Nhất là cái ngoại lệ này có thể ảnh hưởng cho cả nước.
Nam Hàn, một số dân ở đây cũng có truyền thống ăn thịt chó. Nhưng trước sự chỉ trích của dư luận thế giới, nhà nước Nam Hàn đã có những luật lệ về việc tiêu thụ thịt chó, (như buộc phải nuôi chó riêng để hạ thịt), hầu làm giảm bớt tính "tàn nhẫn" trong việc giết chó.
Dĩ nhiên lãnh đạo Trung Quốc và Nam Hàn rất sợ việc hàng hóa của họ bị tẩy chay vì các lobby bảo vệ súc vật.
Cách đây không lâu, các hội bảo vệ súc vật đã vận động việc cấm giết thú lấy lông (làm áo). Việc này thành công, các tài tử, người mẫu danh tiếng đều ủng hộ, không những không còn ai mặc áo lông, mà việc bán áo lông cũng trở thành khó khăn trong các của hàng. Các của hàng bán áo lông bị tẩy chay, phá sản. Các hãng lớn phải thay đổi chính sách (không sử dụng lông thú nữa) trong việc sản xuất áo lạnh.
Các nước Trung Quốc, Nam Hàn… có truyền thống "ăn thịt chó" đấy chứ. Nhưng họ sẵn sàng hy sinh truyền thống này, vì tai tiếng là một lẽ, mà vì kinh tế lẽ khác.
Từ lâu Việt Nam đã bị cô lập trên thế giới. Việc hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải phục tùng nhiều khuông thuớc, luật lệ về kinh tế, về những giá trị phổ cập về nhân quyền. Rồi còn sẽ có vấn đề bảo vệ súc vật. Ta thấy hình ảnh của các vị nguyên thủ quốc gia Mỹ, Nga, các nước Châu Âu… khi công bố trước công chúng, họ thường đứng chung với con thú yêu thuơng của họ là con chó, con mèo…
Yêu thuơng thú vật, thân cận với thú vật lần hồi trở thành một chuẩn mực chung của nhân lo
Hình ảnh của người Việt Nam bấy lâu nay đã bị thuơng tổn, nhất là ở các nước chung quanh. Nạn ăn cắp, nạn trồng cần sa, nạn mãi dâm, nạn chen lấn, nạn khạc nhổ, nạn ồn ào… đã làm cho thể diện của dân tộc này không còn gì ! Đi tới đâu ăn cắp tới đó. Tầng lớp nào cũng ăn cắp. Cho đến Kampuchia cũng trương bảng viết bằng chữ Việt Nam kêu gọi đề phòng ăn cắp, chứ đừng nói tới Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Nhật… Họ viết bằng chữ Việt Nam chắc không phải là để cho dân của họ đọc rồi ! Ở các nước Châu Âu, như Anh, Đức, các nước Đông Âu… người Việt đã soán ngôi băng đảng mafia địa phương về nạn trồng cần sa. Đỉ điếm Việt Nam đã tràn đầy vỉa hè Mã Lai, Singapore… Cái xấu kể ra không hết !
Lại còn nạn ăn thịt chó. Một năm người Việt Nam ăn 5 triệu con chó (và uống 3 tỉ lít bia) ! Đây là con số kinh khủng. Tác hại tâm lý cũng kinh khủng, không phải là "bom tấn", mà là bom nguyên tử !
Tiếp tục đà này Việt Nam không chỉ sẽ bị gạt ra ngoài của dòng tiến hóa chung của nhân loại, mà còn bị xem là "cặn bã" dưới mắt các dân tộc láng giềng.
Theo tôi, vì quyền lợi chung của số đông (và tất cả), nhà nước cần phải có một bộ luật để điều hòa việc giết và ăn thịt chó. Nếu nhà nước không cấm được nạn ăn cắp, mãi dâm, khạc nhổ, chen lấn… thì có thể "luật hóa" việc giết và ăn thịt chó. Các nước Trung Quốc và Nam Hàn làm được, thì Việt Nam làm được.
Đọc báo (trong và ngoài nước) thấy nhiều người bàn tán về từ "indo-pacific" của ông Trump trong (các) bài diễn văn của ông này nhân cuộc du hành 12 ngày sang Châu Á. Hầu hết mọi người (nhà báo, học giả…) đều cho rằng từ "indo-pacific" của ông Trump lấy ý từ quan điểm "tứ giác kim cương" của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, gồm có hai trục (tung và hoành) Nhật-Úc và Mỹ-Ấn. Người khác thì cho rằng "indo-pacific" bắt nguồn từ Indonesia, "indo" là Indonesia…
Bản đồ Indo-Pacific - Ảnh minh họa
Theo tôi, quan niệm "Indo-Pacific" là một quan niệm về địa chiến lược của Mỹ, bắt đầu từ năm 2008, từ khi lực lượng PACOM (còn gọi là USPACOM, United States Pacific Command) đầu não đặt tại Honolulu, được nới rộng thẩm quyền, bao gồm Ấn độ dương, vùng biên giới Pakistan - Ấn độ, qua vịnh Băng gan (Bengal), xuyên qua eo biển Malacca, bao gồm luôn các nước ASEAN… Ta có thể đọc một số tài liệu (sách vở) của các chiến lược gia Mỹ xuất bản từ năm 2007 nói về tầm quan trọng về an ninh và kinh tế của khu vực "Indo-Pacific".
Thói quen của người Việt, khi ta gọi "Châu Á Thái bình dương" là liên tưởng đến diễn đàn kinh tế APEC. Sau đó là quan niệm "chuyển trục" sang Châu Á của Obama, theo đó Việt Nam là "điểm tựa", đã khiến mọi người "hồ hỡi", quên đi một thực tế quan trọng khác. "Châu Á - Thái bình dương" đơn thuần là một quan điểm về kinh tế. Trong khi "Indo-Pacific" luôn là một quan điểm về "địa chính trị" của Mỹ.
Điều rõ ràng (mà không ai chịu thấy), vì sự "ỏng ẹo" của Việt Nam (tưởng mình có giá lắm !), kế hoạch "chuyển trục" sang Châu Á (mà Việt Nam là điểm tựa) của Obama thất bại (hay không đủ thời gian để thành công).
Thực ra Mỹ chua bao giờ "bỏ" Châu Á để nói rằng "chuyển trục" hay dời trục. Căn cứ hải quân, không quân của Mỹ ở Diego Garcia tọa lạc giữa Ấn độ dương và vịnh Băng gan (Bengal) kiểm soát liên tục và chặt chẽ các hải lộ và không lộ vùng Ấn Độ dương. Tương tự căn cứ Guam thì kiểm soát "vòng đảo thứ hai", bao bọc Trung Quốc ở Thái bình dương. Hai căn cứ lớn nhứt (hải ngoại) này chịu sự kiểm soát của Honolulu (PACOM).
Tổng thống Donald Trump viếng thăm căn cứ PACOM đặt tại Honolulu - Ảnh Alamy
"Tứ giác kim cương" của Shinzo Abe không thuyết phục được, bởi vì lực lượng quân sự Nam Hàn được xem đứng hàng thứ tư trên thế giới. Đài loan kế bên cũng có lực lượng của mình, đủ để răn đe không để Trung Quốc xâm lăng.
Châu Á - Thái bình dương cốt lõi là kinh tế. Kế hoạch "chuyển trục" của Obama thì để Ấn độ (và Pakistan) ra ngoài. So sánh cán cân lực lượng, thì ngoài Ấn độ, nước nào có khả năng "mắt đổi mắt, răng đổi răng" với Trung Quốc ?
Qua ông Trump người Mỹ trở lại quan điểm địa chiến lược "kinh điển" của họ. Nếu để ý diễn văn của ông Trump, ta thấy ông này ví von Việt Nam là "trung tâm" của "indo-pacific". Thật là đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Về "địa lý", rõ ràng Việt Nam đứng ở vị trí trung tâm. Về "chiến lược", Việt Nam là cái "yết hầu" của Trung Quốc.
Vấn đề là thái độ "ỏng ẹo" làm bộ làm tịch của Việt Nam có thể khiến cho các chiến lược gia của Mỹ "bỏ" Việt Nam cho Trung Quốc. Thử nhìn xem, Việt Nam "sáp nhập" vào Trung Quốc chưa chắc đã đem lại trọng lượng gì cho Trung Quốc.
Theo tôi, người Mỹ trở lại quan điểm chiến lược "Indo-Pacific" (thay vì chuyển trục sang Châu Á) là việc hết sức thông minh và tinh tế.
Bởi vì, "con cờ" đứng ngoài (chiến lược Indo-Pacific) là Nga. Nhưng nếu có theo dõi tình hình nước Nga thì ta thấy nước này bị đe dọa tứ phương mà mối đe dọa nặng nề nhứt là đến từ Trung Quốc.
Kế hoạch "con đường tơ lụa" của Trung Quốc đã làm phân hủy liên minh CEE (Cộng đồng kinh tế Á- Âu) của Nga. Các nước Trung Á, vốn là các cộng hòa cũ của LX tách ra độc lập, lần lượt "xa lánh" Nga và đứng vào "con đường tơ lụa" của Trung Quốc. Trong khi vùng Viễn Đông của Nga thì đang bị Trung Quốc "xâm lược" bằng kinh tế và di dân. Trong chừng mực vùng này đã thuộc kiểm soát (kinh tế) của Trung Quốc.
Đối với Nhật, Nga còn tranh chấp quần đảo Kouril. Nga đã ký nhiều hiệp định với Nhật nhằm phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông để "đối trọng" với Trung Quốc. Vấn đề là Nhật và Nga đến nay vẫn "trong tình trạng chiến tranh". Vì sau Thế chiến II, cho tranh chấp Kouril, hai bên vẫn chưa ký kết hiệp định hòa bình.
Dĩ nhiên Nga sẽ không "ngồi yên" để Trung Quốc "đạp lên chưn mình", để cho Trung Quốc lôi kéo các nước Trung Á và "Hán hóa" khu vực Viễn Đông.
Vì vậy kế hoạch "phục hưng Trung hoa" để hoàn thành "giấc mộng Trung hoa" của Trung Quốc sẽ không đơn giản.
Riêng Việt Nam, do việc "ỏng ẹo" quá đáng (mà không biết mình hương sắc đã tàn rồi), bây giờ phải đứng một mình.
Theo quan điểm của ông Trump, kinh tế bây giờ phải "hỗ tương", có qua có lại công bằng, không được ăn gian. Việt Nam làm thế nào có thể ra "đấu trường" đấu "tay đôi" với các nước khác ?
Việt Nam có "thương hiệu gì" ? có mặt hàng gì để "cạnh tranh" với đời ?
Tôi có nói hôm kia, Việt Nam sẽ trở thành nơi bán hàng dỏm của Trung Quốc. Mà việc này, theo luật (quốc tế) là phạm luật.
Không biết các "trí tuệ đỉnh cao" có hiểu ý tứ của ông Trump "Việt Nam là tâm điểm của Indo-Pacific" hay không ?.
Thấy là hình như sự chia rẽ của nước Mỹ, cộng hòa - dân chủ, cực tả - cực hữu, nổi lên sau khi ông Trump đắc cử năm ngoái bắt đầu "lây lan" sang Việt Nam.
Công dân của các nước tự do dân chủ muốn nước Mỹ phải "gương mẫu" trong tư cách lãnh đạo thế giới tự do
Theo tôi, phe dân chủ Mỹ có nguy cơ thất cử lần tới vì sự chia rẽ triền miên trong nội bộ (Sender vs H. Clinton). Đến bây giờ họ cũng chưa dẹp bỏ những tranh chấp nội bộ để chung sức gây dựng một chính sách chung nhằm chinh phục lại quyền lực cho kỳ bầu cử tới. Trong khi các cuộc thăm dò ý kiến cho biết thành phần "nòng cốt" ủng hộ Trump vẫn chưa sụt giảm, mặc dầu nhiều hứa hẹn của ông này đã không thực hiện.
Phe dân chủ cũng không "rà thắng" bớt những phong trào "cực tả", vốn xưa nay "hòa bình", khiến họ ngày càng cực đoan hơn. Những cuộc biểu tình "bạo loạn", hay chủ trương "vũ trang" (để chống lại các nhóm vũ trang khác)... của nhóm này đã khiến cho những thành phần cực hữu (như nhóm KKK, Tân quốc xã...), vốn không được xã hội chấp nhận, nay càng có lý do hiện hữu. Vô hình chung sự thiếu thống nhứt, nếu không nói là tình trạng "rắn không đầu", của phe dân chủ đã thúc đẩy thêm quá trình phân hóa trong xã hội nước Mỹ.
Dĩ nhiên sự phân hóa của nước Mỹ đã làm "lợi" cho phe cực đoan, mà phe nào lên nắm quyền nước Mỹ càng thêm phân hóa.
Vì vậy người ta ngạc nhiên cho thái độ vốn được xem là "trí thức" của phe dân chủ Mỹ. Nước Mỹ từ bỏ vị thế lãnh đạo thế giới tự do, có nhiều lý do, địa chiến lược cũng có mà do "ích kỷ" cũng có... Nhưng thái độ của trí thức Mỹ cũng đóng góp không nhỏ cho việc này.
Người ta không ngạc nhiên khi một công dân của nước tự do dân chủ nào đó, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, Phi... nước nào cũng được, lên tiếng đòi "vả" vô mặt ông Trump, thậm chí "đái" vô mặt ông Trump. Họ có lý do. Điều quan trọng là họ có "thẩm quyền" để nói điều đó. Đơn giản là vì họ muốn nước Mỹ phải "gương mẫu" trong tư cách lãnh đạo thế giới tự do. Từ bao nhiêu thập niên nay, bao thế hệ cha anh của họ đã tranh đấu cùng với nhân dân nước Mỹ, để xây dựng nền dân chủ tự do, đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia, chia sẻ thành quả của sự phát triển, từ kinh tế, xã hội cho đến tự do cá nhân, đến từng người dân. Sự bất mãn, nếu không nói là phẫn nộ, của họ đối với ông Trump, vì ông này muốn nước Mỹ từ nhiệm vai trò con chim đại bàng đầu đàn, trong khi con kên kên TQ lăm le giành chỗ.
Họ muốn "vả" hay muốn "đái" vô ông Trump là "nhẹ" lắm.
Nhưng với tư cách của một người dân sống trong một chế độ hắc ám tối tăm, chưa từng có kinh nghiệm, hay chưa từng đóng góp máu xương cho tự do, cho các giá trị cơ bản của con người... thì những người này không có "tư cách", hay không có "thẩm quyền" gì để "đái" vào ai hết.
"Tự do biểu đạt" cũng có cái "logic" của nó.
Theo tôi, chuyện nước Mỹ thì có người Mỹ lo. Dĩ nhiên ta cũng nên vận động người Việt ở Mỹ bầu cho phe nào có thể "làm lợi" cho phe tranh đấu cho dân chủ, cho nhân quyền.
Ta có thể tuyên bố "tao ỉa vào mặt ông Trọng", "tao đái vào mặt ông Quang", hoặc hay hơn "tao đái, tao ỉa vào cái đảng cộng sản dối trá của bọn bây"... Nhưng khó mà biện hộ cho việc "đái vào ông Trump" như cô ca sĩ Mai Khôi.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 15/11/2017
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng !
Hai câu Kiều này khá "thông dụng" ở Việt Nam, dùng mô tả hoàn cảnh hai bên (bồ bịch) đã chia tay từ lâu nhưng "đôi lòng" vẫn còn "bịn rịn". Câu hai là câu "điển hình", cái cảnh đóa hoa sen đã ngắt đi rồi nhưng "hoa sen" và "ngó sen" như không muốn lìa hẵn (mà "bịn rịn" ráng nối lại với nhau bằng những sợi tơ mỏng manh). Thật là tâm trạng (ý niệm) não nùng "dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng". Tâm trạng này có thể xem gần như là "con mắt có đuôi" của Phan Khôi trong bài thơ "Tình già - bước đi rồi con mắt có đuôi".
Thông điệp của ông Trump rõ ràng là muốn "dạy" Việt Nam bài học về "độc lập".
Ông tổng thống Mỹ kỳ này qua Việt Nam, nhân tham dự Hội nghị tượng đỉnh APEC, không còn "lẩy Kiều" (để mô tả mối quan hệ "nóng lạnh" giữa Việt Nam và Mỹ như những ông tổng thống tiền nhiệm). Diễn văn ông Trump có đoạn nói về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Thông điệp của ông Trump rõ ràng là muốn "dạy" Việt Nam bài học về "độc lập". Thông điệp như vậy rõ ràng là kỳ cục !
Nhưng cái gì cũng có lý do của nó.
Theo tôi, bài diễn văn của ông Trump tại Đà Nẵng là bài diễn văn "hay nhứt nước Mỹ", từ sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ đánh dấu chấm dứt chủ nghĩa quốc tế cộng sản.
Thế giới cộng sản sụp đổ, đồng nghĩa với sự chấm dứt của "chiến tranh lạnh", tức "chiến tranh ý thức hệ". Vấn đề là tâm lý "địa chính trị" thời chiến tranh lạnh vẫn không chỉ nằm nguyên trong đầu óc những nhà lãnh đạo nước Mỹ, lãnh đạo cộng sản Việt Nam, đến nay là đã 3 thập niên, mà còn "lở vỡn" trong đầu những nhà tranh đấu dân chủ của Việt Nam (theo kiểu ngó đã lặt lìa nhưng ý còn vương vấn).
Ông Trump đã gióng tiếng chuông (cho mọi người Việt Nam biết rằng) quan điểm "địa chính trị" của Mỹ đã thay đổi. Khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết" của Trump (khi ra ứng cử tổng thống) thực ra là "cách nói khác", cho mọi người biết sự chấm dứt các hoạt động của nước Mỹ liên quan đến "chiến tranh ý thức hệ".
Quan điểm "địa chính trị" của Mỹ, qua cái cách diễn đạt của ông Trump trong bài diễn văn thật là đơn giản. Nhưng cụ thể và mạnh mẽ.
Từ lâu tôi có bài viết cảnh báo rằng "từ nay phe tranh đấu "cho một Việt Nam tốt đẹp hơn" sẽ phải tranh đấu "một mình". Tôi không gọi "phe tranh đấu cho dân chủ" (mà gọi chung là phe "tranh đấu cho một Việt Nam tốt đẹp hơn") vì trên thế giới này chẳng còn nước nào muốn giúp Việt Nam chuyển hóa sang dân chủ cả. Ngay cả "nhân quyền" cũng vậy.
Ta sẽ không tìm thấy lý do nào để thuyết phục người Mỹ (hay quốc gia nào đó) cần tiếp tục "chống lưng" cho các "đồng minh", cũng như tiếp tục giúp đỡ cho "những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền".
Thời chiến tranh ý thức hệ, phe "tự do" mà Mỹ cầm đầu luôn ủng hộ và khuyến khích các nước "đồng minh" nên xây dựng "chế độ dân chủ", tôn trọng các quyền tự do cá nhân (tức chia sẻ các giá trị nền tảng) tương đồng với Mỹ. Mỹ cũng hết lòng giúp đỡ các tổ chức, những "nhà dân chủ" trong các chế độ độc tài. Vì Mỹ muốn chứng tỏ rằng chế độ "dân chủ tự do, kinh tế thị trường" là "ưu việt" so với chế độ độc tài cộng sản.
Nhưng nay các việc này đã ngã ngũ. Không có lý do nào để Mỹ (kể cả các nước Châu Âu) tiếp tục các việc này nữa.
Theo tôi, điều (mà mọi người Việt Nam cần ghi nhớ) là chiến tranh (lạnh) đã chấm dứt rồi. "Kẻ thù" không còn thì quan hệ "đồng minh" không còn lý do để hiện hữu.
Quan điểm "địa chính trị" vùng "Châu Á - Thái Bình Dương" của Mỹ trong diễn văn của ông Trump, theo tôi, không phải "bỏ" khu vực này cho Trung Quốc. Những ý chính, cốt lõi của bài diễn văn là chỉa mũi dùi vào Trung Quốc. Mỹ sẽ "đối phó" với Trung Quốc bằng "kinh tế", "đồ thật" chống với "đồ giả", công bằng chống với gian dối lương lẹo. Mỹ đã "dằn mặt" Trung Quốc, nâng tầm quan trọng của "kinh tế" lên hàng tối thượng : "an ninh kinh tế là an ninh quốc gia".
(Muốn hiểu quan điểm địa chính trị "mới" của Mỹ thế nào ta phải hiểu "mô hình" phục hưng Trung Quốc (Trung hoa mộng) của Tập Cận Bình. Việc này sẽ không nói ở đây).
Thông điệp của Mỹ cho Việt Nam (đơn giản) là sự "lựa chọn : "giàu có và tự do" hay là "đói nghèo và tôi tớ" ?
Thật là "phũ phàng", như gáo nước lạnh tạt vô mặt. Nhưng chưa chắc có bao nhiêu người (lãnh đạo cộng sản Việt Nam) ý thức điều này.
Người Mỹ không thể không biết, trước khi tổ chức APEC thì lãnh đạo Việt Nam đã long trọng tổ chức 100 năm "Cách mạng tháng mười" của Nga. (Sau đó là tiếp đón Jack Ma, tiêu biểu cho kinh tế Trung Quốc).
Đúng là tâm trạng (của ông Trọng) "dẫu lìa ngó ý vẫn còn vương tơ". Ngay ở Nga, nơi khai sinh ra cuộc cách mạng, cuộc lễ diễn ra ảm đạm không kèn không trống.
Ông Trọng là giàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn còn tư tưởng "quay đầu về núi". Lựa chọn đã rõ ràng. Không biết gáo nước lạnh của ông Trump có làm mấy ông này thức tỉnh hay chưa ?
Ông Trump đến Việt Nam, cũng như ông Tập, ông Putin, ông Abe…, không có nghĩa là Việt Nam tổ chức "thành công" APEC.
"Thế giới" đã "dị ứng" với các món ăn "truyền thống" của Trung Quốc và Việt Nam như "súp vi cá", "bào ngư", "tổ yến" v.v… Buổi tiệc ông Tập đãi vợ chông ông Trump không có mấy món "quốc hồn quốc túy" này nữa.
Việt Nam mở đầu "buổi tiệc" APEC với món "súp tổ yến" với giàn "chiêu đãi viên mặc yếm hồng". Ông "chủ nhà", tức ông công an kiêm chủ tịch nước Trần Đại Quang, bộ dạng ốm o hãm tài, lúc thì chơi bộ vét thùng thình (như bận đồ khín), lúc thì chơi cái áo sơ mi "quốc phục" màu xanh không giống ai... Tất cả thể hiện "tầm vóc" của Việt Nam trước trường quốc tế.
Đúng như diến văn của ông Trump. Ông này "khen đểu" Việt Nam nhưng mọi người vỗ tay rầm rầm.
Khen đểu là vì khen Việt Nam nhưng cũng khen tất cả các nước chung quanh Mã Lai, Indonesia, Nam Hàn, Nhật… Tất cả các nước này đều phát triển hơn Việt Nam vài năm ánh sáng.
Lịch sử đã sang trang nhưng người Việt Nam vẫn sống trong quá khứ. Trung Quốc sẽ tiếp tục "bỏ bùa" để Việt Nam "đê mê" sống như vầy.
Jack Ma qua Việt Nam hô hào tuổi trẻ trở thành "doanh nhân" (bán hàng trên mạng). Nhưng Việt Nam có hàng hóa gì mà bán ? Không lẽ bán sức lao động ? Không lẽ rao bán trái thanh long, trái vú sữa, cá mắm ?
Việt Nam sẽ là nơi "buôn hàng dỏm" của Trung Quốc mà lời cảnh cáo của ông Trump, bán hàng giả là vi phạm "sở hữu trí tuệ". Nghe báo chí dẫn lời Jack Ma "hàng giả của Trung Quốc rẻ nhưng có chất không kém kém hàng thật". Câu nói này có thể khiến Jack Ma vô tù, nếu ông này diễn thuyết ở Mỹ hay các nước Châu Âu.
Trước "tình thế thay đổi", Việt Nam có chịu thay đổi hay không ?
Theo Tàu thì suốt đời làm "nô lệ", bán hàng giả cho Tàu. Còn "theo Mỹ", thì theo cái gì ?
Việt Nam đã bỏ phí 30 năm.
Việt Nam phải "sáng chế" mô hình phát triển cho riêng mình. Các hiệp định kinh tế song phương, hay đa phương, sẽ không giúp cho Việt Nam bao nhiêu. Việt Nam chạy đua điền kinh "công bằng" với các nước khác mà thể lực không có.
Theo tôi, tổ chức các "đặc khu kinh tế" (như Phú Quốc) là mót lại mô hình của Trung Quốc từ trên 30 năm trước. Khung cảnh "địa chính trị" đã thay đổi thì không thể áp dụng mô hình này. Tiếp tục vậy là tiếp tục thua.
Việt Nam phải tự "cạnh tranh" với mình để tiến bộ, để tạo dựng "mặt hàng", thương hiệu, sau đó mới "góp mặt với đời". Cách tốt nhứt là lập quốc gia liên bang. Hai miền hai chế độ, cạnh tranh với nhau để tiến bộ. Điều này tôi đã nói qua.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 14/11/2017
"Một trăm năm nữa không biết Việt Nam có đi tới xã hội chủ nghĩa hay chưa ?" là lời tự vấn của ông Trọng trước thực tế "hoang đường" về chủ nghĩa cộng sản duy vật.
Trước cảnh thiên tai lũ lụt gây hàng trăm người chết, hàng chục ngàn gia đình trắng tay, cả bộ sậu trung ương "điềm nhiên" ngồi dự đại hội đảng, xem như không có chuyện gì xảy ra.
Vấn đề là đảng cộng sản của ông Trọng đã thành công biến con người Việt Nam chơn chất thành con người "tính toán duy vật".
Chữ "vật" (trong duy vật) vừa có nghĩa là vật chất, vừa có nghĩa là "thú vật". "Con người "duy vật Việt Nam" là con người gần như súc vật, xem trọng các giá trị vật chất và xem thường các giá trị về đạo đức, tâm linh.
Thật vậy, xưa kia dân ta có câu "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ". Thì bây giờ, nếu xét chi li, thì cái cách ứng xử của người Việt với nhau thiệt tình thua xa con ngựa.
Từ cấp "lãnh đạo quốc gia", trước cảnh thiên tai lũ lụt gây hàng trăm người chết, hàng chục ngàn gia đình trắng tay vì nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, mùa màng ngập lụt. Cả bộ sậu trung ương "điềm nhiên" ngồi dự đại hội đảng, xem như không có chuyện gì xảy ra.
Ở một quốc gia "bình thường", cấp lãnh đạo quốc gia, tất cả ngưng ngay các công việc thường ngày để tập trung vào việc cứu trợ và ủy lạo nạn nhân. Ngay cả trong lúc lãnh đạo đang công du nước ngoài, thì người ta cũng sớm thâu xếp để về nước gấp. Bởi vì người ta biết rằng chưa bao giờ, như thời khắc này, người dân cần "lãnh đạo" ở cận bên mình.
Ở các quốc gia "bình thường", người dân là trọng tâm, là "đối tượng" để chính phủ phục vụ.
Việc một người dân bị nạn đã là công việc của nhà nước. Huống chi đây là thiên tai, gây ra hàng trăm người chết, hàng chục ngàn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Ở các "quốc gia bình thường", chắc chắn sẽ có "quốc tang". Vì đây là một hình thức cụ thể nhứt để thể hiện sự "liên đới tình quốc gia, nghĩa đồng bào".
Thì ở Việt Nam, những người lãnh đạo chưa bao giờ có một quyết định tương tự. Họ có thể "biểu lộ tình đoàn kết quốc tế vô sản", "nghĩa cử anh hùng cách mạng" để tổ chức "quốc tang" cho một "lãnh tụ cộng sản" nào đó, như Fidel Castro. Họ cũng có thể tổ chức những buổi lễ long trọng nhằm "khóc than, tiễn biệt" một lãnh tụ công sản nào đó vừa "nằm xuống", như Stalin.
Vì họ là người "cộng sản duy vật".
Cho đến những "gương mặt công chúng". Trước cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai, lũ chồng lũ, trong lúc người dân đang nhỏ nước mắt đau khổ trước cảnh mất người, mất của... thì họ "tung hê" những lời nói "tính toán duy vật" để ủng hộ cho một cuộc "thi hoa hậu".
"Người của công chúng" không phải muốn nói gì thì nói. "Người của công chúng" là người được công chúng biết nhiều, được xem là "mẫu mực". Một hành vi, một lời nói của "người của công chúng" vì vậy ảnh hưởng đến số đông.
Thật là tình nghĩa không bằng con ngựa.
Chợt thấy đề nghị của ai đó về việc xây dựng một "viện đạo đức" là hợp lý.
Vấn đề là "đạo đức" đề nghị ở đây là "đạo đức" gì ? "Đạo đức cách mạng", "đạo đức xã hội chủ nghĩa" hay đạo đức hiền lương của con người thuần Việt ?
Chắc phải là "đạo đức hiền lương".
Nếu vậy, tôi thấy, trước hết, các đảng viên cộng sản phải thề độc là "không nói láo".
Chỉ cần "không nói láo", thì nhiều "vấn nạn" chính trị, giáo dục, xã hội... sẽ được giải tỏa.
Chỉ cần người cộng sản nào cũng "thành thật" tự nhìn lại mình và đặt câu hỏi : còn lý do nào để đảng cộng sản tồn tại nữa không ?
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuantruong, 07/11/2017