Tôi thấy tâm lý người Việt Nam hay chuộng cái "bề ngoài", cái "tiêu biểu", cái "hoa hòe cành lá"... của "vấn đề" chớ ít khi chú trọng tới cái "thực chất" của vấn đề chi đó.
Ngôi nhà rất to của Giám đốc công an Yên bái nằm bệ vệ trên đỉnh đồi, giữa núi rừng bạt ngàn, bao la khiến người dân nghèo miền núi cũng phải trầm trồ khen ngợi (ảnh Minh Thệ)
Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài Loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm "bề trong" hơn là "bề ngoài" của căn nhà.
Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài "cũ kỹ", xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái "tiện nghi" của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái "hùng vĩ" của cổng ra vào, hay cái "lấp lánh" do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài ?
Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những "nhà hộp cao tầng".
Điều này trái ngược ở Việt Nam. Hình ảnh nhà cửa của các đại gia, kiều nữ, tham quan… đưa lên net cho ta có ấn tượng như vậy.
Tâm lý chỉ có "người mới có tiền" thì hay khoe của. Mà càng ít học cái cách khoe khoang càng lố bịch, "nhà quê". Nhớ lại mấy cái tấm hình chụp nhà của ông Nông Đức Mạnh, hay của kiều nữ Nhã Kỳ… ta thấy rõ nét cái cách khoe khoang của người ít học vừa "mới có tiền".
Ta cũng thấy điều này ở khắp hang cùng ngõ hẻm, từ làng quê U Minh cho tới miệt Sơn La. Những ngôi nhà "lòe loẹt" mới cất sau này, để ý, cái nào hình như chủ nhà cũng muốn "vượt hơn" nhà hàng xóm. Cụ thể là ở cái cửa cổng và mặt tiền của ngôi nhà. Hình như phần lớn gia sản cất nhà được dồn vào thiết kế cho hai thứ này.
Mà cái tính "bề ngoài" của người Việt biểu lộ ở khắp mọi khía cạnh của đời sống.
Thử nói về vấn đề "chủ quyền biển đảo".
Ta thấy người Việt hay quan trọng hóa các bản đồ. Lâu lâu lại nghe tin người Việt khám phá được bản đồ cổ, theo đó Hoàng Sa và Trường sa không thuộc Trung Quốc. Trong nước có lần tổ chức triển lãm bản đồ cổ, nhằm chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Báo chí không ít lần "tuyên dương" những người "bỏ thì giờ" đi sưu tầm các bản đồ cổ ở Châu Âu.
Một bản đồ cổ thể hiện chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam còn lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam do anh Thắng sưu tầm. Ảnh: LÊ PHI
Đây cũng là tâm lý "chuộng bề ngoài", thích những cái dễ dàng tiếp cận hơn là những thứ "cao xa khó hiểu". Có lần, khá lâu rồi, phóng viên BBC hỏi tôi về vấn đề phân định Vịnh Bắc Việt (với một giọng khá xấc xược) rằng tôi có "khám phá" được tấm bản đồ nào không ?
Rõ ràng đây cũng là một tâm lý chuộng bề ngoài của người Việt Nam. Trong khi trên phương diện pháp lý, bản đồ chỉ có giá trị "thông tin" (như để củng cố cho một hành vi pháp lý nào đó, như "đồng thuận mặc nhiên - acquiescement implicite"), ngoài ra bản đồ không có giá trị gì cả. Chỉ có những bản đồ đính kèm các hiệp ước mới có "hiệu lực" như là "bằng chứng".
Về vụ "bản đồ Google" vẽ hình "lưỡi bò", hay ghi chú Nan sa và Xi sa của Trung Quốc cũng vậy. Có lần báo chí đăng bài "tuyên dương" "nhà khoa học" nào đó đã thành công "xóa bỏ đường lười bò" v.v.
Nếu ta theo dõi lối "làm việc" của Google thì ta sẽ thấy những thứ đó chỉ là "bề ngoài", một hình thức "tự sướng" (đã thành tật) của người Việt. Bởi vì Google có chủ trương "làm hài lòng tất cả khách hàng", bất kỳ khách hàng là ai. Thử tra bản đồ Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc ba lần bằng Google, ở ba nước (Google chỉ làm việc ở Hồng Kông), ta sẽ có ba bộ bản đồ với ba đường biên giới hoàn toàn khác nhau.
Tức là bản đồ Google chỉ có "giá trị tiêu biểu" cho sự tiện ích của cá nhân nào đó. Các bản đồ này hoàn toàn không có chút giá trị pháp lý nào.
Điều đáng lo là các "học giả" Việt Nam cũng chỉ chạy theo những "giá trị bề ngoài" chớ ít ai để ý đến "thực chất" về chủ quyền biển đảo.
Thực tình tôi không biết học giả Việt Nam nào đề xướng rằng "có hai quốc gia Việt Nam" trong giai đoạn 1954-1975. Điều này không cần thiết. Có điều báo chí Việt Nam hay vinh danh "ẩu" mà không biết đó là cách "vung đao tự thiến", hay "tự bắn vào chưn", dưng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.
Một "vấn đề" có nhiều yếu tố "cốt lõi", tạm gọi là "thực chất".
Tùy cái "thực chất" mà giải pháp của vấn đề luôn là như vậy mà không thể thay đổi.
"Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa", nếu có hiện hữu "hai quốc gia Việt Nam" như "học giả nào đó trong nước mà báo chí mới vinh danh, thì câu chuyện về Hoàng Sa và Trường Sa xem như xóa sổ từ năm 1975. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
Còn có nhiều "tác phẩm" nghiên cứu của học giả Việt Nam (về Hoàng Sa và Trường Sa), lỗi lầm về "thực chất" là có nhiều.
Gần đây có "bài nghiên cứu" của học giả chi đó đăng trên BBC. Theo "học giả" này thì Hòa ước Nhật-Trung 1952 đã "giao Hoàng Sa và Trường Sa" cho Trung Quốc (tức Đài loan bây giờ). Điều tôi lấy làm lạ là nếu quan niệm như vậy thì viết chi thêm dài dòng. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Đài loan (Trung Quốc) rồi chấm hết.
"Học giả nổi tiếng" khác thì cho rằng Việt Nam không có đủ bằng chứng chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa…
Đây là những điều "cốt lõi", thực chất của vấn đề. Nếu Hòa ước Trung-Nhật 1952 đã giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc rồi, và "Việt Nam không có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa". Thì mọi "lên tiếng" chung quanh vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa là "thừa thãi", không có giá trị nữa.
Mặc dầu thực tế về tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa đã không như các "học giả" này nhận định, nhưng "tác hại" của các ý kiến này là vô chừng. Các học giả càng nổi tiếng thì tác hại càng lớn.
Trở lại việc "sính" bản đồ. Mới đây có "học giả" cũng "khám phá" ra bản đồ khu vực Hà Tiên thời thế kỷ 19. Ông "học giả" này mới hô hoán lên rằng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được vua chúa nhà Nguyễn thiết lập từ lâu đời. Ông này mới kết luận rằng biên giới Việt Nam và Campuchia không phải do Pháp phân định.
Không biết ý kiến này đã "đi" tới đâu rồi ! Nếu phe Campuchia đòi áp dụng "bản đồ cổ" này để phân ranh lại, không chừng Việt Nam phải trả lại cho nước láng giềng này "nhiều đất lắm (mà không nói ra ở đây).
Hôm kia tôi có viết vài dòng nói về việc "nghe học giả Trung Quốc thách thức mà nóng gà".
Nếu ta có theo dõi tranh chấp hai bên Việt Nam và Trung Quốc về Hoàng Sa, như dự án phân định ranh giới ngoài cửa Vịnh Bắc Việt, ta phải biết rằng phía Trung Quốc đã không nhìn nhận "có tranh chấp" về chủ quyền Hoàng Sa nữa. Đối với Trung Quốc, Hoàng Sa đã thuộc về họ. Điều tranh biện là "hiệu lực về biển" của các đảo là bao nhiêu ?
Tức là Hoàng Sa đã "đông lạnh" từ 1975 đến nay.
Thì đáng lẽ, khi nghe học giả Trung Quốc "thách thức" như vậy, nếu là một "học giả" có tâm và có tầm, lập tức ta phải chụp lấy cơ hội này, mời ngay các học giả Trung Quốc sang Việt Nam để hội thảo về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
Rõ ràng "học giả Trung Quốc", khi thách thức Việt Nam như vậy, vô tình đã cho Việt Nam một cơ hội (ngàn vàng) để "hâm nóng" lại vấn đề Hoàng Sa.
Lý ra, người phóng viên BBC cũng vậy, đáng lẽ phái nắm cơ hội, đề nghị với giàn học giả Trung Quốc rằng BBC sẽ tổ chức những cuộc "hội thảo" theo kiểu "video conference", để các bên tranh luận trực tiếp.
Ta thấy rõ là người Việt Nam chỉ chuộng cái "bề ngoài", chuộng cái "hiện tượng" chớ không ai quan tâm tới "bản chất".
Nếu để ý tới "bản chất" sự việc thì không ai bỏ lỡ một cơ hội (bằng vàng) như vậy.
Bởi vậy, đôi khi mình đọc, hay nghe rồi "nóng gà", gặp ai cũng muốn gây sự.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 05/11/2017
Học giả Trung Quốc đã nhiều lần thách thức học giả Việt Nam trên báo chí, truyền thông nước ngoài, lần nào học giả Việt Nam cũng "đánh trống lãng", coi như không có.
Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa - Ảnh minh họa
Học giả Trung Quốc nhắn học giả Việt Nam rằng, nếu Việt Nam có những bằng chứng "bất khả tranh nghị" về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa thì các cuộc "hội thảo" về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì Việt Nam nên "mở cửa" để tiếp đón học giả Trung Quốc.
Lời đề nghị của học giả Trung Quốc là hợp lý. Vấn đề là phía Việt Nam "thủ khẩu như bình". Bên phía học giả, hội thảo nào giờ cốt chỉ "nói cho nhau nghe", tự sướng với nhau chớ thói quen là không mở cửa cho người ngoài. Còn về phía nhà nước "hả miệng mắc quai". Công hàm 1958 cùng với những tài liệu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhà nước tiền thân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.
Vì vậy làm thế nào học giả Việt Nam có thể tổ chức hội thảo công khai về Biển Đông, mời học giả Trung Quốc vào đối thoại ?
Mới hôm rồi trên BBC, sau khi phát hình ông học giả Trung Quốc thách thức Việt Nam nếu có bằng chứng gì về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì tổ chức hội thảo công khai. Học giả Trung Quốc sẽ đến để phản biện.
Ý kiến của "học giả" Việt Nam là mấy cha nội Trung Quốc nói vậy là "ngụy biện" (sic !).
Thật tình, không lẽ giàn học giả "thượng thặng" của Việt Nam có có bấy nhiêu người ?
Vấn đề tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hàng thế kỷ. Thời Pháp thuộc, nhà nước bảo hộ Pháp đã thay mặt đế quốc Việt Nam hai lần thách thức Trung Quốc đưa vấn đề tranh chấp trước một trọng tài để phân giải. Cả hai lần Trung Quốc đều từ chối.
Họ từ chối là đúng. Bởi vì họ không có lý lẽ nào để thắng.
Sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, miền Bắc thống nhứt đất nước. Trung Quốc là phía duy nhứt thắng trận ở Biển Đông. Bởi vì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã nhiều lần (cam kết) và nhìn nhận tất cả các cấu trúc địa lý thuộc Hoàng Sa và Trường Sa (và vùng nước chung quanh) là thuộc về Trung Quốc.
Hả miệng mắc quai là vậy. Trên danh nghĩa pháp lý, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có tư cách nào để phản biện lại Trung Quốc.
Từ lâu tôi đã đề nghị một giải pháp để hóa giải các tài liệu mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là biện pháp "hòa giải quốc gia để kế thừa danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa".
Giải pháp này tôi đề nghị từ trên 15 năm qua. Bây giờ nhìn lại, vẫn chỉ có một mình đơn độc vận động.
Phải chi học giả Việt Nam "hợp xướng" với tôi về giải pháp này, thì ít ra hôm nay phía Việt Nam cũng có vài lý lẽ để phản biện lại học giả Trung Quốc.
Vj tập lịch sử vừa được xuất bản trong nước, theo đó "bên thắng cuộc" vẫn gọi Việt Nam Cộng Hòa là "tập đoàn đánh mướn". Kế sách "hòa giải quóc gia" của tôi xem như thất bại.
Thì kế hoạch kế tiếp, tôi đề nghị Việt Nam tổ chức lại hành chánh quốc gia, thiết lập nên nền "cộng hòa liên bang" với hai tiểu bang "Nam Việt cộng hòa quốc" và "Bắc Việt cộng hòa quốc".
Điều này hoàn toàn phù hợp với Hiệp định Paris 1973, nhìn nhận dân tộc miền Nam có quyền "dân tộc tự quyết".
Thì hệ quả hiển nhiên, Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục thuộc chủ quyền của Việt Nam, do miền Nam quản lý. Tất cả những cam kết của miền Bắc về chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa xem như vô hiệu lực.
Tức thì có nhiều tiếng nói lên tiếng phản đối, cho rằng tôi có chủ trương "ly khai".
Vấn đề là, như đã nói tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hàng trăm năm. Điều tệ hại là, sau khi nhóm học giả tiền bối Việt Nam Cộng Hòa khuất núi, thì "học giả" Việt Nam bây giờ không có bất kỳ một kế hoạch nào, về pháp lý cũng như lịch sử, để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thái độ của họ "nói cho nhau nghe", không dám mời học giả Trung Quốc vào để đối chất, cho thấy tinh thần của họ.
Theo tôi, giải pháp "quốc gia liên bang" còn có thể giải quyết nhiều vấn nạn của Việt Nam (như nạn nhân mãn) và nạn ly khai.
Nếu các học giả Việt Nam "bở lỡ con đò chót" này, thì Hoàng Sa và Trường Sa coi như vĩnh biệt.
Dĩ nhiên ngoại trừ lúc đó miền Nam tuyên bố "ly khai", làm "sống dậy" cái gọi là Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lúc đó sẽ không còn "quốc gia liên bang" mà sẽ có hai quốc gia Việt Nam.
(02/11/2017)
********************
Thấy trên báo Giáo dục Tiến sĩ Trần Công Trục có lên tiếng "phản biện" ông giáo sư người Trung Quốc Phó Côn Thành. Ý kiến của giáo sư người Trung Quốc, qua vài ba câu trên BBC dĩ nhiên không thể hiện hết các lý lẽ của phía Trung Quốc. Vấn đề là, bây giờ không phải là lúc đôi co tay đôi về việc Việt Nam có tổ chức các cuộc hội thảo công khai về chủ quyền biển đảo hay không ? Mà chừng nào thì Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo "tay đôi", giữa học giả Việt Nam và học giả Trung Quốc, về chủ đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền các quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa ?
Tôi thấy là thời gian qua thỉnh thoảng Việt Nam có tổ chức các cuộc "hội thảo", theo kiểu "nói cho nhau nghe", của các "học giả " Việt Nam.
"Nói cho nhau nghe" vì thực chất đúng là như vậy. Đâu phải ai muốn tham dự là vào tham dự được ?
Cá nhân tôi, quá trình nghiên cứu về biên giới, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam... về thời gian thì (kinh nghiệm) tính ra đã trên 15 năm. Về "công trình" đã công bố thì ngoài cuốn sách về biên giới Việt Nam -Trung Quốc đã xuất bản năm 2000, còn có trên ngàn trang sách chưa xuất bản. Bạn bè các nơi, ngay cả các học giả người Trung Quốc, đều có thể "làm chứng" cho tôi về "hồ sơ lý lịch cá nhân" này. (Các học giả Trung Quốc, mỗi khi nhắc tới nhà nghiên cứu nào của Việt Nam thì thường hay đề cập đến tên cá nhân tôi).
Nhiều lần tôi muốn tham dự một cuộc "hội thảo" về chủ quyền biển đảo do phía Việt Nam tổ chức nhưng chưa bao giờ tôi được hài lòng. Khi xin được Visa thì không "vận động" được "giấy mời". Các cuộc tổ chức bên Mỹ cũng vậy. Ban tổ chức lo sợ rằng những phát biểu của tôi sẽ ảnh hưởng tới sự "thành công" của cuộc hội thảo.
Như vậy tôi là "nhân chứng" để chứng minh rằng học giả Trung Quốc nói đúng : Việt Nam chỉ tổ chức hội thảo "nói cho nhau nghe", tự sướng với nhau, chớ không có chủ trương nghe những "ý kiến khác", tiếng nói khác với chủ trương đảng và nhà nước.
Hai ba bài vừa đăng trên Giáo dục của Tiến sĩ Trần Công Trục cũng là một thứ lý luận một chiều. Chủ quyền lãnh thổ đâu phải chỉ chứng minh bằng ba cái mớ "thủ tục thụ đắc lãnh thổ" ?
Thử tổ chức một cuộc hội thảo "giữa người nhà với nhau" tôi sẽ chỉ cho ông Trục và các học giả Việt Nam cái sai của mình là ở đâu !
Trung Quốc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa và Trường Sa là do phía Việt Nam "từ bỏ chủ quyền lãnh thổ" chớ chẳng phải do tài liệu lịch sử nào cả. Nói loanh hoanh về "thủ tục thụ đắc lãnh thổ" kiểu ông Trục là "mất thì giờ".
Ông Trục, cũng như các học gia Việt Nam chỉ đi vành ngoài vấn đề, không dám nói vô trọng tâm, vì sợ "mất sổ hưu".
Nhưng càng không nói, càng "tung hỏa mù" qua các cuộc hội thảo tự sướng" thì Trung Quốc càng có thêm thời gian củng cố chủ quyền của họ.
Các vụ cấm biển rõ ràng là hành vi "khẳng định chủ quyền". Trung Quốc cấm vùng biển nào có nghĩa là vùng biển đó (phía Trung Quốc cho rằng) thuộc Trung Quốc.
Trước dư luận quốc tế, người ta đâu có đọc các bài báo của ông Trục mà người ta xem "thái độ" của Việt Nam như thế nào ? Việt Nam có "thi hành" lịnh cấm biển của Trung Quốc hay không ?
Và thái độ của Việt Nam, ngoài việc "phản đối" của phát ngôn nhân thì không có gì khác.
Tại sao không nhân dịp học giả Trung Quốc thách thức, Việt Nam chính thức lên tiếng mời các học giả Trung Quốc sang Việt Nam dự hội thảo về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Không phải hành vi này là "đưa tranh chấp Hoàng Sa" vào vòng "bàn luận" đó hay sao ?
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhanuan.truong, 03/11/2017
Quốc gia giàu mạnh nhứt hành tinh hiện nay là nước Hoa Kỳ, một quốc gia theo mô hình "quốc gia liên bang". Quốc gia cộng sản (trước khi sụp đổ) hùng mạnh nhứt là Liên Xô, cũng là một quốc gia áp dụng mô hình liên bang. Kế thừa Liên Xô, Nga hiện nay cũng là một quốc gia liên bang. Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhứt Châu Âu, cũng theo mô hình liên bang. Nếu kể ra các nước giàu mạnh, có vị thế, có uy tín trước quốc tế, như Canada, Úc, Thụy Sĩ, Ấn Độ… các quốc gia này đều theo mô hình liên bang.
Bản đồ Việt Nam với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương - Ảnh minh họa
Khối ASEAN, loại trừ Singapore, quốc gia có GDP đầu người cao nhứt khối là Mã Lai, một quốc gia theo mô hình liên bang.
Mô hình quốc gia liên bang phải thế nào các quốc gia này mới phát triển "thần kỳ", xã hội ổn định hài hòa như vậy.
Trong khi Việt Nam, một quốc gia có dư thừa các yếu tố để phát triển "thành rồng, thành cọp" thì lại lụn bại, xã hội bất ổn, dân tộc ngày càng chia rẽ kỳ thị vùng miền. Dĩ nhiên nhiều vấn đề của Việt Nam cần phải được đặt ra. Trong đó có vấn đề Việt Nam có nên theo mô hình "quốc gia liên bang" để "trỗi dậy" hay không ?
Báo chí đăng tin vùng Catalogne (Catalunya), một vùng trù phú của Tây Ban Nha, đóng góp 20% GDP cho cả nước, vừa tuyên bố "độc lập".
Hầu hết các quốc gia, các định chế quốc tế… đều lên tiếng phản đối, chống lại việc "ly khai" này. Dĩ nhiên, là một người Việt Nam có trách nhiệm, tôi cũng cực lực chống lại hành vi đơn phương tuyên bố độc lập của các "nghị viên" thuộc Nghị viện Catalogne. Tiếng nói của dân chúng Catalogne, thể hiện qua các lá phiếu của các nghị viên, không phải là tiếng nói của một "dân tộc", ngay cả ở vùng Catalogne.
Bởi vì không hề có cái gọi là "dân tộc Catalogne" để vịn vào đó đòi quyền "dân tộc tự quyết". Catalogne là một phần bất khả phân của lãnh thổ Tây Ban Nha. "Dân tộc" Catalogne là một phần của "quốc dân" Tây Ban Nha. Chỉ có một cuộc trưng cầu dân ý "toàn quốc" Tây Ban Nha, mỗi công dân Tây Ban Nha đều biểu lộ ý kiến, thì kết quả trưng cầu dân ý mới có giá trị pháp lý.
Theo tôi, hiện tượng nhiều người Việt Nam có tham vọng chính trị (như ông luật sư Vũ Đức Khanh) mừng rỡ và ủng hộ Catalogne độc lập là một dấu hiệu "bất thường". Những người này sẽ không còn lý do nào để phản biện, hay chống lại, một chủ trương "phục họat quốc gia Việt Nam Cộng Hòa", hay các chủ trương ly khai (Khmer Krom ở miền Nam, nhà nước Đề ga ở miền Trung…).
Tương tự trường hợp Tây Ban Nha, ta cũng thấy mô hình "các vùng tự trị" ở Trung Quốc (gồm các vùng Quảng Tây, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông) cũng bị đe dọa "ly khai", đòi độc lập. Ngay cả ở Ý, vùng lãnh thổ phía Bắc cũng muốn tách ra đòi "độc lập".
Câu hỏi đặt ra, tại sao mô hình quốc gia liên bang lại không có nơi nào các tiểu bang đòi độc lập như ở các quốc gia "bình thường" ?
Trường hợp tiêu biểu cần nghiên cứu là mô hình của Canada với vùng Québec. Khuynh hướng ly khai ở Québec luôn gây "nhức đầu" cho chính phủ liên bang. Cũng như trường hợp Venezuela, một quốc gia liên bang trên đà "tê liệt", không phải vì các khuynh hướng đòi ly khai, mà vì sự phá sản của đường lối "xã hội chủ nghĩa".
Lịch sử cho thấy, khi xã hội chủ nghĩa sụp đổ, các quốc gia thuộc khối này đều có nguy cơ "phân liệt". Hai miền Tiệp và Khắc "li dị" với nhau trong hòa bình, trở thành hai quốc gia độc lập. Các nước Baltique và Trung Á cũng đã "li dị" khỏi Liên Xô trong hòa bình.
Nhưng trường hợp khủng hoảng ở Venezuela là cái gương để Việt Nam soi vào.
Vì vậy mô hình quốc gia liên bang có thể là mô hình "lý tưởng" cho một số trường hợp. Trong đó có Việt Nam.
Quốc gia "bị phân hóa" như Việt Nam, một mặt do ngoại bang (Trung Quốc), mặt khác do chính sách kỳ thị của đảng cộng sản Việt Nam, cùng với việc dành quyền lực không chính đáng… làm cho xã hội Việt Nam phân tán. Hệ quả sẽ đưa Việt Nam đến bờ vực phân liệt. Mặt khác, như đã nói hôm qua, mô hình "quốc gia liên bang" có thể giúp Việt Nam "đơn giản hóa" về mặt pháp lý trong vấn đề tranh chấp biển, đảo với Trung Quốc.
Điều lo ngại là Trung Quốc cũng áp dụng mô hình "liên bang". Tỉnh Hải Nam, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ trở thành một "quốc gia quần đảo". Hệ quả là Luật Quốc tế nhìn nhận "vùng nước quần đảo", Trung Quốc sẽ "chính thức" chiếm trọn Biển Đông.
Việt Nam hiện nay đang đối mặt trước nhiều vấn đề nan giải : đối nội thì phát triển kinh tế ì ạch, nạn tham nhũng tràn lan ở mọi cấp đảng và chính quyền, xã hội bất an dưới thì trộm cướp, trên thì lạm dụng quyền lực, mọi mặt văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội… đều tồi tàn, hạ tầng cơ sở yếu kém, tài nguyên dầu khí đã khai thác cạn kiệt trong khi nợ công ngày càng tăng cao, (lợi tức quốc dân sẽ không đủ để trả nợ)... Đối ngoại thì kém cõi trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông, thứ bậc uy tín quốc gia mỗi ngày mỗi suy giảm…
Lãnh đạo miền Bắc, trong suốt hơn 40 năm độc quyền lãnh đạo, đã liên tục áp dụng những chính sách bất bình đẳng đối với dân chúng miền Nam.
Nhưng điều nan giải có thể đưa đến quốc gia phân liệt là nạn kỳ thị vùng miền.
Lãnh đạo miền Bắc, vốn là "bên thắng cuộc" trong cuộc chiến 75, trong suốt hơn 40 năm độc quyền lãnh đạo, đã liên tục áp dụng những chính sách bất bình đẳng đối với dân chúng miền Nam. Trong một thời gian (rất) dài, trẻ em sinh trưởng ở miền Nam bị hạn chế trong việc học. Chính sách "tờ khai lý lịch" là rào cản khiến những đứa trẻ xuất thân từ thành phần "ngụy" không thể bước chân qua ngưỡng cửa đại học. Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh "vùng trũng giáo dục". Nhà thương, trường học, đường sá, cầu cống, điện nước… tức cơ sở hạ tầng cần thiết để miền Nam phát triển, không được nhà nước quan tâm. Dầu khí khai thác (các mỏ ở miền Nam) tính sơ cũng phải cả chục ngàn tỉ đô la mà ở miền Nam không có cây số nào đường xa lộ. Chỉ một đoạn đường được xây dựng chắp vá ngắn đi tắt qua Cai Lậy thì đặt trạm thâu tiền. Sản lượng miền Nam về lúa gạo đứng đầu thế giới nhưng nông dân Việt Nam vẫn là những người vô sản chân chính (vì đất đai do nhà nước quản lý), nghèo cùng cực đến đỗi không đủ gạo mà ăn. Bao nhiêu của cải làm ra đều đưa về miền Bắc. Một thí dụ mỗi năm Sài gòn phải "tiếp máu" cho Hà Nội (tức trung ương) 82% của cải làm ra, chỉ được giữ lại 18% cho phát triển thành phố.
Về mặt lãnh đạo quốc gia, luật "bất thành văn" (của ông Trọng đặt ra), chỉ có "Bắc kỳ biết lý luận" mới được làm tổng bí thư. Luật này đã có từ lâu nhưng ông Trọng là người biểu lộ đầu tiên. Tức là, dưới một cái nhìn thực tế, miền Nam đang bị miền Bắc đô hộ. Điều tệ hại là sự "đô hộ" của miền Bắc còn khắc khe nhiều lần hơn thời Pháp thuộc.
Đứng trước những mâu thuẩn trầm trọng về nội bộ, gây ra do "bên thắng cuộc" Bắc kỳ, giải pháp nào để Việt Nam không bị tụt hậu do lãnh đạo vừa tham nhũng vừa bất tài, không bị phân liệt vì nạn kỳ thị vùng miền ?
Rừng đã hết và biển đã chết. Các mỏ dầu cũng cạn kiệt. Tài nguyên bây giờ chỉ còn mồ hôi, sức lao động của con người. Mà giá trị kinh tế của con người Việt Nam chỉ ngang hàng với "lao động thô sơ", vì con người Việt Nam không được giáo dục đến nơi đến chốn các kỹ năng về trí tuệ.
Theo tôi, trí thức Việt Nam cần phải can đảm nhìn vào sự thật để thấy Việt Nam đang bị đe dọa vừa tụt hậu, vừa phân liệt.
Vì vậy giải pháp phân chia Việt Nam thành hai miền Nam và Bắc, hai miền hai chế độ. Quốc gia Việt Nam trở thành Cộng hòa liên bang Việt Nam với hai tiểu bang Nam Việt và Bắc Việt.
Điều này hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế, vì nó đặt nền tảng trên các hiệp định khai sinh quốc gia Việt Nam, đó là hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973.
Hai hiệp định khẳng định Việt Nam là một quốc gia "độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ bất khả phân, thống nhứt ba miền bắc, trung, nam". Hiệp định Paris 1973 qui định mỗi miền có "quyền lựa chọn chế độ chính trị thích hợp" (tức quyền dân tộc tự quyết).
Quốc gia liên bang (như Mỹ, Đức…) là "quốc gia độc lập có chủ quyền, thống nhứt các miền". Một quốc gia hai chế độ cũng là việc thường thấy, như TQ với lục địa và Đài loan, Hồng Kông...
Điều này được thực hiện thì vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ được "đơn giản" hóa. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN, trước 75 do miền Nam (VNCH) quản lý, có đầy đủ bằng chứng chủ quyền, lịch sử và pháp lý, thì bây giờ tiếp tục do "tiểu bang Nam Việt quản lý", với những bằng chứng pháp lý và lịch sử có giá trị không thay đổi. Công hàm 1958 của Phạm văn Đồng cùng những bằng chứng pháp ý và lịch sử khác, khẳng định HS và TS thuộc TQ, tự động sẽ vô hiệu hóa.
Điều này được thực hiện, dân chúng hai miền tranh đua với nhau để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tổ chức xã hội v.v… Miển Bắc, nếu thích, cứ tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa theo mô hình Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. cũng như tiếp tục xây dựng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Miền Nam thì đơn giản, chỉ cần xây dựng "quốc gia dân chủ pháp trị" và kinh tế tự do theo qui luật kinh tế thị trường.
Lãnh đạo miền nào sẽ do dân miền đó bầu lên. Tổng thống (hay chủ tịch) liên bang sẽ luân phiên, theo nhiệm kỳ định trước.
Điều này xảy ra, có lợi là toàn dân VN. Tất cả các "vấn nạn khó khăn" đều được đơn giản hóa. Phía bất lợi là đảng CSVN.
Các vụ kỳ thị vùng miền, chia để trị, gây mâu thuẩn để dễ cai trị… xưa nay là thủ thuật của đảng CSVN. Ông Trọng khi nói "Tổng bí thư phải do Bắc kỳ biết lý luận phụ trách" là có lý do. Vì vậy bất cứ đề nghị nào, cho dầu có hay cách mấy, làm lợi cho đất nước, cho dân tộc cách mấy, nếu nó có hại cho đảng thì đề nghị này trở thành "phản động". Ý kiến này rồi cũng sẽ vậy.
(Ý kiến này là "nho còn xanh", lẽ ra không nên nói trong lúc này. Nhưng vì thấy nhiều chính trị gia tâm thần tự phong tổng thống, có tham vọng phục hoạt VNCH, hoặc những người vĩ cuồng, người dốt nhưng nhiều tham vọng chính trị... E rằng dân mình trên facebook nhiều người bị mắc bẫy. Bất đắc dĩ phải đưa ra như một "đề nghị").
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 27/10/2017
Thấy là nhiều nhà báo, học giả, quốc tế cũng như Việt Nam, có thể sai lầm một số điều về cái gọi là "nội qui đảng cộng sản Trung Quốc".
Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ có Hiến chương hay Chương trình của đảng cộng sản chứ không có điều lệ hay nội qui
Trên BBC có "Biên tập viên chuyên về Trung Quốc", Carrie Gracie cho rằng khi "tư tưởng Tập Cận Bình" được đưa vào điều lệ Đảng, có nghĩa là các đối thủ của ông này không thể thách thức quyền lực của Tập Cận Bình nữa, nếu không sẽ bị coi là vi phạm quy định đảng.
Điều này cần phải coi lại, bởi vì đảng cộng sản Trung Quốc không hề có cái gọi là "điều lệ" hay "nội qui" chi cả. Họ chỉ có "Chương trình của đảng cộng sản" (Trung quốc cộng sản đảng chương trình 中國共産黨章程). Ta có thể gọi là "Hiến chương" của đảng cộng sản Trung Quốc.
Triết lý Mác Lênin, Tư tưởng của Mao Trạch Đông, lý thuyết của Đặng Tiểu Bình, cũng như các tư tưởng, lý thuyết ba đại diện hay phát triển khoa học... đều được ghi vào phần dẫn nhập của "Chương trình". Các đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc xem các tư tưởng lý thuyết… này như là "kim chỉ nam" cho các hoạt động của họ.
Theo tôi sẽ không có vụ không tuân theo "tư tưởng Tập Cận Bình" là "vi phạm điều lệ đảng" như chuyên gia về Trung Quốc của BBC đã nói.
Bởi vì, nếu ta có "nghiên cứu" chút đỉnh về Trung Quốc, ta thấy là tư tưởng của Lâm Bưu cũng được ghi vào bản "Hiến chương" nhân Đại hội đảng lần thứ 9. Nhưng sau đó họ Lâm bị hạ bệ, tư tưởng của ông này bị rút ra khỏi Hiến chương nhân kỳ Đại hội lần thứ 10.
Ngay cả tư tưởng của Mao Trạch Đông có lần cũng bị rút bớt (Đại hội kỳ 8).
Điều này có nghĩa, nếu việc áp dụng tư tưởng của Tập Cận Bình không ổn, thí dụ dự án "Vành đai, con đường" bị thất bại, hay "Trung hoa mộng" bị vỡ mộng, thì tư tưởng này không còn lý do để ghi vào Hiến chương của đảng cộng sản Trung Quốc nữa.
Tóm lại là ý kiến của chuyên gia BBC Carrie Gracie cần phải xem xét lại.
Điều lạ là "học giả" Việt Nam, ông Ngô Vĩnh Long, không hẹn mà gặp có cùng ý kiến này với chuyên gia BBC Carrie Gracie. Nghe phỏng vấn ông này trên RFI (thì phải) ta sẽ thấy là như vậy.
Không biết ai đã "mượn" ý kiến của ai đây ?
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/10/2017
Vấn đề "kỳ thị" Bắc Nam hình như nhờ vào sức nóng cái "lò" của ông Trọng nên cũng "nóng" lên theo.
Theo tôi, việc kỳ thị, phân biệt vùng miền (như Bắc-Nam ở Việt Nam) là có, như ở bất kỳ quốc gia nào. Nhưng tình trạng ở Việt Nam đang trở thành "trầm trọng", có nguy cơ "phân liệt" quốc gia, vì tính độc hại "chính trị hóa việc phân biệt vùng miền" của những người chủ trương kỳ thị.
Khi cho rằng dân Bắc Kỳ biết "lý luận" tức hàm ý cho rằng dân miền Nam là một đám "ngu".
Người chủ trương việc kỳ thị là ai ? Dĩ nhiên là lớp người vỗ ngực xưng là "bên thắng cuộc". Cụ thể là lời tuyên bố của ông Trọng trong dịp dành giựt chiếc ghế tổng bí thư với ông Ba X (vốn người Nam kỳ) : "Tổng bí thư phải là người Bắc kỳ, biết lý luận".
Rõ ràng đây là một lời kỳ thị sâu sắc, hàm ý đầy khinh miệt.
Khi cho rằng dân Bắc Kỳ biết "lý luận" thì mặc nhiên cho rằng dân Nam kỳ không biết lý luận. Tức hàm ý cho rằng dân miền Nam là một đám "ngu".
Nhiều người "biện hộ" rằng đó chỉ là "tiếng đồn", không có thật. Đúng là đâu có ai chứng minh rằng lời lẽ đó là do ông Trọng nói ?
Vấn đề là trên thực tế, chưa bao giờ một người xuất thân miền Nam lên làm Tổng bí thư. Cũng chưa bao giờ một người xuất thân từ bên "thua cuộc" có một chức vụ nào đó trong xã hội, ngay cả ở cấp thấp nhứt, làng xã.
Nếu xét lại các văn bản hành chánh, các "tờ khai lý lịch", chiến tranh tuy đã chấm dứt hơn 40 năm, nhưng người dân (mỗi khi đi xin việc làm công chức, hay công an v.v…) buộc phải khai lý lịch tới ba đời.
Trong một khoảng thời gian dài, con cháu những người "thua cuộc", như "ngụy quân, ngụy quyền", không được vào học các trường đại học. Vùng đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là "vùng trũng giáo dục".
Từ 75 cho đến nay, các tỉnh miền Nam vẫn là các nơi "làm ra tiền", nhưng hệ thống hạ tầng ở các nơi đây, như đường xá, cầu cống, điện nước, trường học, nhà thương… đều không được xây dựng, đầu tư. Ngay cả các mỏ dầu, cũng thuộc miền Nam, nhưng lợi tức thâu được chưa bao giờ "rót" về đây để làm cái gì đó hữu ích cho dân chúng ở đây.
Sài gòn, đầu tàu kinh tế cả nước, phải đóng góp 82% cho "trung ương". Sài gòn chỉ được phép giữ lại 18% cho việc phát triển thành phố.
Như vậy là thực tế đã khẳng định sự hiện hữu một "chính sách" phân biệt vùng miền. "Bên thắng cuộc" đã "chính trị hóa sự khác biệt vùng miền", để giành quyền lãnh đạo.
"Bên thắng cuộc" miến Bắc "ăn bòn" vào miền Nam, biến miền Nam thành một "thuộc địa". Dân miền Nam trở thành "thuộc dân", như dưới thời Pháp thuộc. Nhưng dưới thời Pháp thuộc, "thuộc dân" có quyền đi học, được quyền ra làm đại diện (dân biểu), làm quan v.v… Còn dưới thời thực dân "Bắc cộng", dân miền Nam chỉ là một loại động vật có giá trị "lao động", ngang hàng với trâu, ngựa...
Lời nói của ông Trọng vì vậy không cần phải chứng minh nữa.
Một thi dụ khác về việc kỳ thị, là trường hợp ông Đinh La Thăng khi ông này có chủ trương xây dựng lại Sài Gòn trở thành "hòn ngọc Viễn Đông".
Ta thấy liền tức khắc có vô số bài viết tung ra, với những bằng chứng bịa đặt cùng với những con số thống kê diễn giải sai, cố gắng phản biện rằng Sài gòn chưa bao giờ là "hòn ngọc Viễn Đông".
Cá nhân ông Đinh La Thăng, sau khi phát biểu ý kiến như vậy, tức thời ông này bị "hạ bệ", truất khỏi ghế bí thư Sài gòn, mặc dầu ông thuộc "bên thắng cuộc" và cũng là "Bắc kỳ". Bởi vì khi cho rằng Sài gòn là "hòn ngọc Viễn Đông" thì mục tiêu "giải phóng miền Nam" của đảng CSViệt Nam chỉ là một lời bịp bợm.
Ông La Thăng phạm tội tày đình, nhưng không không phải vì tội tham nhũng.
Vì đâu ai chứng minh được những thất thoát tiền bạc là "vào túi riêng" của ông Thăng ?. Trong làm ăn, đôi khi phải "mạo hiểm", kiểu "có gan mới làm giàu". Nhưng gặp lúc tủi ro thì tuột vốn.
(Bên ông Huy Đức mới có bài viết hô hào bắt ông Thăng bỏ tù. Vấn đề là muốn bắt ông Thăng thì phải có bằng chứng ông này vi phạm một điều luật nào đó. Làm ăn thua lỗ không phải là phạm luật. Cha nội này đúng là một tay "giữ lò quạt lửa" cho ông Trọng.)
Ông Thăng bị hạ bệ, và có thể vô tù, đơn giản vì ông này lật mặt đảng CSViệt Nam. Sài gòn giàu có như vậy, mà cả miền Nam cũng giàu như vậy. Người miền Nam nào cần "giải phóng" ? Công cuộc "giải phóng miền Nam" chỉ là một trò bịp bợm.
Bây giờ ông Trọng, nhờ 82% tiền của Sài gòn đổ về, muốn xây dựng Hà Nội trở thành "thành phố rồng bay".
Xin lỗi, nếu không có 82% tiền đổ vô từ Sài gòn, thì con rồng Hà Nội là con rồng cụt cánh.
Bốn trăm ngàn đảng viên đảng CS, tức 10% đảng viên, xuất thân từ Hà Nội. 400.000 đảng viên là 400.000 con sâu mọt, ăn của dân không từ một thứ gì.
Tôi dám chắc, ngưng 82% tiền bạc đến từ Sài gòn, thủ đô Hà Nội sẽ trở về thời "bao cấp". Không biết 400.000 đảng viên này sống bằng cái gì ? Không lẽ sống nhờ "lý luận" ?
Có điều ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Sài gòn, khi hô hào xây dựng Sài gòn "thành phố thông minh", ông Nhân chửi "tiên sư bố" anh Trọng lú.
Khi nói rằng Sài gòn thông minh, tức người Sài gòn không thể ngu. Vậy ai ngu ?
Ăn miếng trả miếng như vậy là khá.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/10/2017
Quản lý (hay quản trị - gouverner) một quốc gia là một "nghệ thuật chính trị" sao cho đa số những thành tố trong xã hội hài lòng, một mặt vì tính chính đáng của người (hay tập đoàn, đảng) "quản trị", mặt khác do sự thỏa mãn của số đông vì thành quả phúc lợi của việc quản trị đem lại cho cá nhân và quốc gia.
Mô hình của Trung Quốc đặt trên nền tảng "dân chủ chuyên chính nhân dân". Ảnh minh họa
"Quản trị" thành công, người (hay đảng, tập đoàn) quản trị đưa đất nước lên hàng "đại quốc", đưa mức sống của dân chúng mỗi ngày một "tốt" hơn. Thất bại, đất nước ngày càng lụn bại. Người dân ngày càng nghèo hèn.
Quản trị đất nước theo mô hình "dụng đảng trị quốc" không phải chỉ có ở Trung Quốc, cũng không phải do Tập Cận Bình khởi xướng như báo chí Việt Nam đã nói.
Các quốc gia giàu mạnh trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật v.v... đều áp dụng mô hình "dụng đảng trị quốc".
Khác nhau cơ bản (đảng cai trị quốc gia) giữa Trung Quốc và các nước kia là quan điểm chính trị về "dân chủ".
Mô hình của Trung Quốc đặt trên nền tảng "dân chủ chuyên chính nhân dân". Các nước kia đặt nền trên "dân chủ tự do".
Tạm gọi mô hình "dụng đảng trị quốc trên nền tảng dân chủ chuyên chính nhân dân" là dụng đảng trị quốc kiểu Trung Quốc. Còn mô hình "dụng đảng trị quốc trên nền tảng dân chủ tự do" là mô hình của Tây phương.
Khi nói đến "trị quốc" (tức quản lý đất nước) là nói đến "quyền lực quốc gia". Chỉ khi người (tập đoàn hay đảng) nắm quyền lực quốc gia trong tay mới có thẩm quyền "trị quốc".
Quan niệm "dân chủ" nào cũng vậy, "quyền lực quốc gia" luôn thuộc về nhân dân. Và nền dân chủ nào cũng quan niệm : bất kỳ hình thức thể hiện quyền lực quốc gia nào, nếu nó không thông qua (sự chuẩn thuận) của nhân dân, thì quyền lực này không chính đáng.
Mô hình Tây phương, quyền lực quốc gia được nhân dân "giao phó" cho người (thuộc một đảng phái, hay không thuộc đảng nào), thông qua một cuộc phổ thông đầu phiếu. Chế độ tổng thống, ai nhiều phiếu hơn cả, người này đại diện cho "quyền lực quốc gia", có thẩm quyền "trị quốc". Chế độ "dân chủ đại nghị", mỗi người dân bầu cho người mình "thích". Vì vậy sẽ có nhiều người "đắc cử", "quyền lực quốc gia" bị "phân khúc" chia cho nhiều người. Để thống nhứt "ai là lãnh đạo" để "trị quốc", qui ước (của dân chủ đại nghị) đảng nào có nhiều người đắc cử hơn cả, đảng đó sẽ dành quyền "trị quốc", các đảng còn lại trở thành các đảng đối lập.
Mô hình Trung Quốc, với nền "dân chủ chuyên chính nhân dân", kế thừa "cách mạng chuyên chính vô sản" từ thời Mao Trạch Đông, (hai đặc tính của xã hội chủ nghĩa), mọi quyền lực quốc gia đều tập trung vào một đảng duy nhứt (là đảng cộng sản Trung Quốc).
Sau "cách mạng vô sản" chính quyền thuộc về nhân dân vô sản. Từ đó nguyên tắc "dân chủ chuyên chính nhân dân", có tên khác là "dân chủ tập trung", được áp dụng. Quyền lực quốc gia, được nhân dân "trao" lại bằng hình thức bầu cử. Nhưng bản chất của "dân chủ tập trung", bộ phận "sàn lọc", khiến chỉ có đảng viên mới được quyền ra ứng cử.
Rốt cục, chỉ duy nhứt đảng cộng sản Trung Quốc nắm mọi quyền lực của quốc gia. (Không cần hiến pháp có qui định hay không qui định theo kiểu Việt Nam đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.)
Vì vậy khi nói "dụng đảng trị quốc" là nói đảng cộng sản Trung Quốc "trị quốc".
Mô hình các xứ Tây phương đã trở thành "phổ cập". Ai muốn biết thì lên tra "gúc gồ".
Điều cần tìm hiểu là ở Trung Quốc, "dụng đảng trị quốc" gồm những thứ gì ? Tại sao Việt Nam cóp py 100% mô hình "dụng đảng trị quốc" của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc thành công mà Việt Nam thì thất bại ?
Và điều quan trọng hơn hết là mô hình "dụng đảng trị quốc" kiểu Trung Quốc còn có thể áp dụng tiếp tục cho Việt Nam hay không ?
Đây mới là điều cần nghiên cứu và bàn luận (việc này sẽ trở lại nay mai).
Thấy nhiều người phê bình "tư tưởng" của Tập Cận Bình" là một "mớ tạp nham", nhờ tư bản Mỹ, Nhật… nhờ lợi dụng "kinh tế thị trường" nên mới thành công.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam bắt chước y như Trung Quốc, cũng "nhờ tư bản nước ngoài, cũng lợi dụng kinh tế thị trường", nhưng Trung Quốc thành công bao nhiêu thì Việt Nam thất bại bấy nhiêu.
Và cũng có rất nhiều quốc gia theo "kinh tế thụ trường", mô hình "dân chủ kiểu Mỹ", vẫn không thể phát triển như Trung Quốc ?
Vì vậy không thể phê bình mô hình phát triển của Trung Quốc "theo cảm tính", hay với lòng thù hằn, ganh tị.
Mô hình chính trị nào cũng có thể thành công. Vấn đề là có thành công bền vững trong dài hạn như mô hình "dụng đảng trị quốc trên nền tảng dân chủ tự do" đã thể hiện trên thực tế hay không ?.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 25/10/2017
Qua bài diễn văn "quan trọng" của Tập Cận Bình trong Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc hôm 18/10, thấy là không có hề vụ "giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập" như báo chí Việt Nam đã viết mấy hôm trước. Đoạn phát biểu về "tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới" cho ta thấy điều này.
Tập Cận Bình phát biểu trước Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc ngày 18/10/2017
Thế nào là "tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới" ?
Nếu ta xem xem đây là "tư tưởng" của Tập Cận Bình thì tư tưởng này phản ảnh sự liên tục và kế thừa các chủ nghĩa, các tư tưởng và những nguyên tắc… nền tảng mà trên đó đã xây dựng nên quốc gia Cộng hòa nhân nhân Trung Quốc từ 1949 đến nay.
Bài tóm tắt diễn văn của họ Tập trên Tân Hoa Xã ta thấy tư tưởng đó là sự tiếp nối và phát triển của : 1/ chủ nghĩa Mác Lênin, 2/ tư tưởng Mao Trạch Đông, 3/ lý thuyết Đặng Tiểu Bình, 4/ tư tưởng quan trọng về "Ba đại diện" của Giang Trạch Dân và 5/ "nguyên tắc phát triển khoa học" của Hồ Cẩm Đào.
Tức là không hề có việc "giảm Đặng tăng Mao" chi cả.
Tư tưởng của Tập Cận Bình, (trên danh nghĩa là sự kế thừa chủ nghĩa Mác Lênin và các tư tưởng, lý thuyết của các lãnh đạo tiền bối), Theo Tân hoa Xã là đặt trên "14 nguyên tắc nền tảng" (nhưng không công bố chi tiết).
Trên báo chí Việt Nam cũng thấy nhiều người ngộ nhận, cho rằng Tập Cận Bình là tác giả của lý thuyết "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc".
"Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc" khởi nguồn là "lý thuyết" của Đặng Tiểu Bình. Sang thời Tập Cận Bình nó được đưa lên hàng "tư tưởng".
Mà tính từ thời của Đặng, thực tế "lý thuyết xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc" đã hất chân chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
Bởi vì "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc" cho thấy đã thành công, trên lý thuyết lẫn thực tế.
Cái "màu sắc Trung Quốc" là cái cụ thể, thấy được, chỉ định ra được. Trong khi "xã hội chủ nghĩa" của Mác Lênin là "trừu tượng", nếu không nói là sự thất bại thể hiện qua sự sụp đổ của Liên Xô các các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ.
Những thành quả đạt được của xã hội Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình đến hôm nay đều được xem là (thuộc về) "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc". Ta có thể lý luận như vậy cho đến những năm 2030, 2050… nếu đảng cộng sản Trung Quốc vẫn còn trị vì ở lục địa.
Cái hay của các lãnh đạo Trung Quốc cận đại và hiện đại là mỗi thời đều có một nhân vật kiệt xuất, đề ra được một tư tưởng, một nguyên tắc "kinh bang tế thế" không tách rời hay phủ nhận quá khứ, phù hợp với thời đại, một mặt để phát triển đất nước, mặt khác để giữ độc quyền lãnh đạo cho đảng cộng sảnTrung Quốc.
Trong khi Việt Nam thì không hề được như vậy. Đến nay (hiến pháp 2013) vẫn "nhơi lại", lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.
Vấn đề là đảng cộng sảnTrung Quốc đề xuất ra cái gì mới thì lãnh đạo cộng sản Việt Nam ôm về áp dụng cho mình.
Trung Quốc đề xuất "Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, kinh tế thị trường bản sắc Trung Quốc" thì Việt Nam có "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Trung Quốc đề xuất "xây dựng quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa" thì Việt Nam có "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".
Vấn đề là Trung Quốc thành công bao nhiêu thì Việt Nam thất bại bấy nhiêu.
Về kinh tế, không cần phải bàn thêm.
Về "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", do ông Đổ Mười đề xuất, được sự cố vấn pháp luật của Pháp và Đức (qua các hiệp ước đến nay còn hiệu lực).
Tức là nhà nước Việt Nam được xây dựng trên mô hình "Etat de Droit" của Pháp (và Đức) (chớ không phải "the Rule of Law" của Anh hay Mỹ).
Nhưng thực chất (về pháp chế) của nhà nước này, qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay các vụ án tham nhũng gần đây, ta thấy có sự hiện hữu song hành (trong quốc gia) hai tiêu chuẩn về luật (double standard). Một là "luật của đảng" và hai "luật của quốc gia".
Bên Trung Quốc Tập Cận Bình áp dụng "quốc gia pháp trị", mặc dầu có cái đuôi "xã hội chủ nghĩa", nhưng làm cái gì họ cũng dựa vào pháp luật mà làm. Vì vậy họ xử hàng triệu đảng viên tham nhũng, lạm quyền. Trong đó có hàng ngàn vụ phải đưa người qua nước ngoài "bắt cóc" đem phạm nhân về xử.
Xã hội Trung Quốc cũng được "công bằng" hơn, dân chúng khá giả hơn, các vụ án được phân xử "nghiêm minh", theo luật lệ.
VN đã bắt chước Trung Quốc về mọi mặt nhưng thất bại trên mọi phương diện. Xã hội Việt Nam "bầy hầy" như nồi cháo heo.
Trung Quốc luôn có tư tưởng chính trị nền tảng, có sự liên tục giữa các thời kỳ, luôn có một kế hoạch phát triển quốc gia….
Cái chết của Việt Nam là bắt chước Trung Quốc một cách vô thức, không suy nghĩ (như một con khỉ).
Lại càng chết là đại bộ phận trí thức Việt Nam vẫn không biết điều đó.
Thấy họ "ê a" giải thích cái gọi là "pháp quyền" của Đổ Mười sao cho khác cái "quốc gia pháp trị" của Trung Quốc (và các nước có nguồn gốc chữ viết Hoa văn như Đài loan, Nhật, Nam Hàn) thấy thật là phiền.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 19/10/2017
Cứ mỗi lần có cuốn phim, hay quyển sách nào đó nói về chiến tranh Việt Nam được trình làng, thì cứ y như vậy, người Việt, bất kể là sử gia, chính trị gia, nhà nghiên cứu… lại bàn tán sôi nổi chung quanh. Kẻ phản đối, người ủng hộ. Đến nay đã có hàng chục tập phim lịch sử (của các quốc gia như Pháp, Mỹ…) đã trình chiếu, hàng trăm cuốn sách, cùng với hàng ngàn bài báo (với hàng tấn tài liệu được bạch hóa) đã công bố hay xuất bản. Vấn đề là không thấy (hay ít thấy) cuốn phim hay cuốn sách nào làm hài lòng tất cả các phía.
Mục đích ra đời tập phim là nhằm chuẩn bị dư luận, một thủ tục "dọn sân" cho "đồng minh nhảy vào". Lãnh đạo Quân khu 5, và vùng 3 Hải quân Việt Nam tặng hoa chào đón Hạm trưởng và thủy thủ đoàn tàu USS John S. McCain ngày 7/4/2016
Tập phim "The Vietnam War" vừa phát hành cũng vậy. Nhiều tiếng nói phê bình trong và ngoài nước đã cất lên, hầu hết để biểu lộ sự không đồng tình. Đa số ý kiến phát biểu đều tỏ vẻ thất vọng (thậm chí cay đắng). Thật vậy, nếu có xem những tập phim đã từng xuất bản, hay có đọc những tập tài liệu của các tác giả viết về chiến tranh Việt Nam, ta thấy rằng tập phim "The Vietnam War" thành hình trên những sự kiện lịch sử được chọn lựa trước. Rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng khác thì bị bỏ sót, hay đơn giản hóa.
Tập phim khó có thể trở thành một tập phim "lịch sử", như tham vọng của các nhà đạo diễn. Trong chừng mực nó (có thể trở thành) một bộ phim chủ về tuyên truyền, "định hướng dư luận". Nói theo ý của một nhà báo lão thành hải ngoại, mục đích ra đời tập phim là nhằm chuẩn bị dư luận, một thủ tục "dọn sân" cho "đồng minh nhảy vào".
Thời gian làm phim kéo dài tới 10 năm là quá dài. Tất cả hình ảnh trong phim, kể cả ý kiến phần lớn những nhân chứng, khán giả nào có quan tâm đến thời cuộc, nếu không đã từng xem qua (déjà vu), bằng không là đọc qua, ở một phim, hay một cuốn sách nào đó đã xuất bản trước đó. Theo dõi từ đầu đến cuối ta không thấy một dữ kiện nào mới.
Về phía đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, thay vì giữ thái độ im lặng hay "mạnh mẽ phản đối" như thói quen, đã có "phát biểu đáp từ". Báo chí ghi nhận lời phát biểu của phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng hồi đầu tuần trước như sau :
"Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ… Những bước phát triển tích cực trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vừa qua là kết quả của những nỗ lực to lớn của hai nước và chủ trương của Việt Nam về việc gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai".
Thật là "nhịp nhàng" ăn khớp. Tập phim một mặt nhằm chứng minh thiện chí của Mỹ "vượt qua khác biệt", "gác lại quá khứ"... mặt khác, (mặc nhiên) nhìn nhận tính "chính nghĩa" của cuộc chiến thuộc về phe cộng sản Việt Nam. Việc này củng cố ý kiến cho rằng phía Hoa Kỳ cho xuất bản bộ phim này là để chuẩn bị tâm lý nhân dân hai nước Việt Mỹ không bị chới với "khi đồng minh nhảy vào".
Nhưng vấn đề đâu có đơn giản như vậy. Đâu là "chính nghĩa" của cộng sản Việt Nam trong "cuộc kháng chiến chống Mỹ" ?
Về cuộc chiến, người Mỹ gọi là "chiến tranh Việt Nam". Tên gọi trung dung, như thói quen đặt tên các cuộc chiến như "chiến tranh Triều Tiên", "chiến tranh vùng Vịnh", "chiến tranh Iraq", "chiến tranh Koweit"... Người Mỹ đổ quân vào Việt Nam, cũng tương tự đã đổ quân vào Tây Đức, Nhật, Nam Hàn, hay ở các cuộc chiến khác, với những "lý lẽ pháp lý" khác nhau. Mục đích để biện minh sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến phù hợp với tinh thần "jus ad bellum - quyền can dự vào chiến tranh", theo định nghĩa các công ước quốc tế (về chiến tranh). Điều này sẽ trở lại phần dưới.
Mở đầu tập phim, như để chứng minh "chính nghĩa" thuộc về phe cộng sản Bắc Việt, các đạo diễn đã "tuyển chọn" những tài liệu "thuận lợi" nhằm giới thiệu nhân vật Hồ Chí Minh, ca ngợi tài năng và đức độ của ông này. Trong khi nhiều tài liệu (quan trọng) khác, mô tả ông Hồ như là một kẻ "thời cơ chủ nghĩa", thì các đạo diễn bỏ qua.
Lá thư gởi Tổng thống Pháp ngày 9/11/1911 xin vào học ở trường Hành chánh thuộc địa của Pháp là một thí dụ. Lá thư này cho thấy mục đích của ông Hồ lúc "xuống tàu ở bến Nhà Rồng" không phải là "tìm đường cứu nưóc" như đã tuyên truyền, mà sự thật là tìm lối thoát cho bản thân, bằng cách xin được làm tay sai cho Pháp để cai trị dân bản xứ. Nhiều tài liệu khác (cũng bị bỏ qua) chứng minh ông Hồ chỉ mà một cán bộ "xách động và tuyên truyền - agiprop" của cộng sản quốc tế do Liên Xô lãnh đạo. Tài liệu khác của Trung Quốc mới công bố cho thấy ông Hồ là một sĩ quan (thiếu tá) trong đạo hồng quân của Mao Trạch Đông.
Một người "đa diện", "quốc tế" như vậy thì không thế là "nhà ái quốc" rồi !
Tập đầu "Déjà vu" có nghĩa là "đã xem qua, đã thấy rồi". Tựa đề như vậy nhưng các đạo diễn lại không thấy chiến thắng Điện Biên Phủ là do công lao của Trung Quốc. Vũ khí, đạn dược, quân lính, cố vấn... đều đến từ Trung Quốc. Hiệp định Genève, nói là Pháp đàm phán với phe ông Hồ, mà thực ra là Pháp đàm phán với Châu Ân Lai. Chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17 là ý kiến của họ Châu chớ đâu phải ý kiến của ông Hồ.
Tài liệu từ nhiều phía (có can dự) viết về chiến thắng Điện Biên Phủ, như Trung Quốc, nhưng các đạo diễn chỉ chọn tài liệu từ phía cộng sản Việt Nam.
Còn về phía Việt Nam Cộng Hòa, không ai chịu so sánh ông Diệm, ông Thiệu thời đó với những lãnh tụ đồng thời ở các nước Châu Á. Ông Thiệu, ông Diệm làm gì độc tài hay tham nhũng bằng Marcos của Phi, bằng Sukarno của Indonesia ?
Nếu ông Thiệu, ông Kỳ, các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa tham nhũng, tiền bạc đầy túi như cán bộ Việt Cộng hôm nay, thì sau khi tan hàng 1975, mấy ông này ra sống nước ngoài, đâu phải làm "cu li", làm "thúi móng tay" để có nhà ở cơm ăn như vậy. Không ai có thể đưa danh tánh ông nào "sống an nhàn, phủ phê" ở nước ngoài hết cả.
Trong một đất nước bị chiến tranh, trí thức "phản chiến" chỉ chú mắt vào các hành vi "bảo vệ an ninh nội địa" để lên án phía Việt Nam Cộng Hòa là "độc tài", vi phạm nhân quyền. Các nước như Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Mã Lai, Indonesia… ngay thời điểm bây giờ, nếu so sánh với Việt Nam Cộng Hòa ngày trước, thì chế độ Việt Nam Cộng Hòa thời đó vẫn "tự do" và "dân chủ" gấp nhiều lần hơn.
Dân chúng miền Nam ngày xưa muốn biểu tình là biểu tình, nhà báo muốn chửi Thọ chiếu (chửi tổng thống Thiệu là Thiệu chó) là chửi. Chẳng có ai bắt bớ, đánh đập, bỏ tù… Việt Nam Cộng Hòa ngày đó làm gì có các điều 79, 88, 258… như Việt Nam bây giờ ?
Không một ai thử đặt vấn đề về tình trạng dân chủ, nhân quyền ở miền Bắc thời đó. Ngay cả bây giờ cũng không thấy ai đặt vấn đề về chế độ độc tài công an trị hiện tại ở Việt Nam.
Trong chiến tranh, các đạo diễn đề cao tinh thần chiến đấu của bộ độ miền Bắc đồng thời mạt sát quân Việt Nam Cộng Hòa là "hèn nhát".
Rõ ràng đây là một "thành kiến". Với một thành kiến như vậy thì còn gì là tính "khoa học, khách quan" để có thể xếp tập phim này là tập phim "lịch sử" ?
Bởi vì nếu so sánh "tinh thần chiến đấu" của quân đội Việt Nam Cộng Hòa với các quân đội các nước mà Mỹ từng sánh vai chiến đấu như quân đội Nam Hàn (trong cuộc chiến 1951-1953), quân đội Afghanistan (sau khi đánh Taliban), quân đội của Iraq (sau khi lật đổ Sadam Hussein)... thì rõ ràng quân Việt Nam Cộng Hòa vượt trội cả cái đầu.
Chiến tranh Triều Tiên, lúc đầu quân Nam Hàn đã bị quân Bắc cộng đánh tơi bời, rượt chạy "sút quần", cho tới Pusan (kiểu mũi Cà Mau của Việt Nam). Nếu không có Mỹ và Liên Hiệp Quốc đổ quân kịp thời "cứu giá" thì Nam Hàn coi như "đứt bóng".
Trong khi tinh thần quân Mỹ ở các cuộc chiến "chống khủng bố" ở Iraq hay Afghanistan, kể cả quân đội của hai nước này, cũng không hơn gì lính Việt Nam Cộng Hòa hồi đó (nếu không nói là thua xa).
Đánh với một bọn du kính Hồi giáo được trang bị AK47, không có Tàu, Nga ủng hộ sau lưng mà đánh hoài không thắng. Ở Iraq và Afghanistan, Mỹ cũng theo sách vở ở Việt Nam "đồng minh tháo chạy", bỏ lại biết bao nhiêu vũ khí, quân trang, quân dụng để chạy lấy người. Mỹ vừa rút thì các quốc gia này tức thời bị sụp đổ. Quân IS vào tới đâu lính ở đây bỏ súng chạy tới đó. Bọn "Nhà nước Hồi giáo" (tức IS) hôm nay, họ "đánh Mỹ" bằng vũ khí của Mỹ bỏ lại. Quân đội Iraq và Afghanistan do Mỹ đào tạo dựng lên, sụp đổ trong một thời gian ngắn kỹ lục.
Nhìn các quốc gia Iraq, Afghanistan đang bị "giải thể", các thành phố cổ kính bị tan nát bởi chiến tranh, hàng chục triệu nạn nhân chiến tranh… ta mới thấy sự bất lực của "sức mạnh Mỹ" cũng như sự vô trách nhiệm của giới lãnh đạo Mỹ.
Quân Việt Cộng hồi đó có khác chi với quân IS bây giờ ? Họ đánh bằng lòng thù hận, dám "thí mạng cùi".
Vấn đề là người Mỹ không chỉ bỏ chạy, mà lại còn "trói tay" Việt Nam Cộng Hòa bằng cách không viện trợ quân sự. Kết luận rằng quân cộng sản Việt Nam vào tới đâu thì lính Việt Nam Cộng Hòa bỏ chạy tới đó là một sự phỉ nhổ vào lịch sử. Cuộc chiến tăng cường độ thì Liên Xô và Trung Quốc càng tăng nhịp điệu viện trợ. Quân Việt Nam Cộng Hòa bắn hết đạn thì phải tháo chạy thôi.
Vấn đề là người Mỹ "tháo chạy" giao dân tộc Việt Nam lại cho "Đảng cộng sản Việt Nam". Bây giờ nhìn lại, cả dân tộc Việt Nam đang chịu nạn "nội xâm". Chúng ăn của dân không từ một thứ gì.
Giải phóng "ách kềm kẹp của Mỹ Ngụy" rốt cục cả nước lọt vào gông cùm của cộng sản phi nhân.
"Chính nghĩa" nào trong cuộc chiến, cho phía cộng sản Việt Nam, nếu không phải là Mỹ đã trịnh trọng dâng cho họ vòng nguyệt quế ?
Các đạo diễn lựa chọn các hình ảnh chiến tranh, biểu hiện đủ các mặt tội ác. Nhưng họ chỉ lựa chọn các mặt thấy được gây ra do lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng Hòa, trình chiếu cho khán giả.
Bộ mặt tội ác phía bên kia, nào là đào mô đắp đường, giựt mìn xe đò, pháo kích vào chợ búa trường học, đặt chất nổ ở nhà hàng, đặt bom trong rạp hát, ném lựu đạn vào đám đông, ám sát v.v… thì không nói tới.
Những "tội ác" do lính Mỹ gây ra, không phải viết ra là để biện hộ, nhưng nguyên nhân là do du kích Việt Cộng trà trộn trong dân, núp trong dân bắn lén vào lính Mỹ. Hầu hết các đợt càn quét, các cuộc "thảm sát" (Mỹ Lai, Bến Tre…) đều xảy ra đúng như vậy.
Nhìn lại cuộc chiến mà bọn khủng bố IS đang (thua) ở Iraq, Syria… ta thấy quân IS không khác một mảy may nào với Việt Cộng. Nhân chứng cuộc chiến là nhà văn Nguyên Ngọc có thố lộ là quân Việt Cộng trà trộn vào trong dân, sử dụng dân chúng như là tấm bia đỡ đạn.
Về "chính nghĩa", nếu phía cộng sản miền Bắc có "chính nghĩa", tại sao không có người miền Nam nào chạy ra miền Bắc xin "tị nạn" ?
Người ta chỉ thấy ngược lại, các chiến binh miền Bắc xin "hồi chánh" ở lại miền Nam.
Cũng vậy, mỗi lần quân cộng sản ra chiến dịch tấn công, là mỗi lần dân chúng chạy về phía "quốc gia", không ai chạy về "vùng giải phóng".
Sau khi chiếm được miền Nam, hàng triệu người dân miền Nam thà chết trong bụng cá chớ không chịu ở lại với cộng sản. Cho đến bây giờ, 99% người dân Việt Nam, kể cả cán bộ đảng viên cộng sản, mong muốn của họ là bỏ nước Việt Nam qua Mỹ, Úc, Canada hay các xứ Châu Âu để sống.
Nếu "có chính nghĩa" thì tại sao dân chỉ muốn bỏ nước ra đi ?
Về "chiến tranh", trên quan điểm quốc tế, một số học giả gọi chiến tranh Việt Nam là một cuộc "chiến tranh ý thức hệ", mang tính "quốc tế". Phía miền Bắc được khối cộng sản yễm trợ, phía miền Nam được khối tư bản, do Hoa Kỳ đại diện chống lưng. Chiến tranh Việt Nam là thí điểm nóng của "chiến tranh lạnh".
Vậy "chính nghĩa" đứng ở phía nào, trong khi khối cộng sản thế giới đã sụp đổ ?
Cuộc chiến Việt Nam còn được các sử gia quốc tế gọi dưới tên khác là "chiến tranh ủy nhiệm".
Trong chiến tranh, miền Bắc được phe xã hội chủ nghĩa giúp từ "a đến z", thực phẩm, thuốc men, cây súng, viên đạn, xe tăng, đại pháo, hỏa tiễn… cho đến nhân sự (như chuyên gia kỹ thuật), phần lớn từ Liên Xô, Trung Quốc.
Miền Nam thì súng đạn, tiền bạc của Hoa Kỳ. Cả hai phía Việt Nam chỉ cung cấp xương và máu cho cuộc chiến.
Mục đích chiến tranh (ủy nhiệm), lãnh đạo cộng sản Việt Nam có nói : "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc".
Rõ ràng đây là lý lẽ của một tập đoàn "đánh thuê".
"Chính nghĩa" nào cho bọn "đánh thuê" ?
Sau 1975, Việt Nam trở mặt với Trung Quốc, quay đầu về Moscow, trở thành tên xung kích sừng sỏ của Liên Xô, chống lại Trung Quốc.
Theo quan điểm của Trung Quốc, Việt Nam trở thành "Cuba của phương Đông".
Chính nghĩa nào cho một tập đoàn làm "tay sai", theo phe này chống lại phe kia ?
Phía miền Bắc gọi đó là cuộc "chiến tranh giải phóng", "đánh Mỹ cứu nước". Phía miền Nam thì gọi đó là cuộc chiến bảo vệ tự do. Mà chiến tranh, theo Machiavel, chiến tranh là một "phương tiện" để chinh phục và chiếm hữu quyền lực.
Nếu các đạo diễn nhìn nhận cuộc chiến "chống Mỹ cứu nước" là có "chính nghĩa". Điều này thừa nhận quân Mỹ là đạo quân "xâm lược".
Nếu vậy thì quân Mỹ hiện diện ở Nhật, Nam Hàn, ở Tây Đức trước kia, hay ở các nước "đồng minh" trên khắp thế giới… cũng là "đạo quân xâm lược" ?
Không biết dư luận Mỹ, các lãnh đạo nước Mỹ, có "gánh vác" nỗi vụ này hay không ?
Hơn 40 năm sau, cộng sản Việt Nam nhân danh có công "giải phóng miền Nam thống nhứt đất nước" để giành độc quyền cai trị đất nước.
Về "thống nhứt đất nước", có hàng chục thí dụ "thống nhứt đất nước" không tốn một giọt máu, không cần phải "đốt cháy Trường sơn, tát cạn Biển Đông".
Đổ máu trên 4 triệu người, đất nước tan hoang, dân tình ly tán. Cuộc chiến vì vậy là "phi nghĩa"
Còn về mục tiêu "giải phóng miền Nam", lịch sử đã bạch hóa mà các đạo diễn không thấy, có người dân nào ở miền Nam mong đợi được "giải phóng" ? Như trên đã nói, người dân miền Nam đã bỏ phiếu bằng chân, quân Việt Cộng vào tới đâu dân chạy trốn tới đó. Sau 1975, dân Việt Nam có câu ví von "nếu cây cột đèn có chân nó cũng vượt biên". Rõ ràng đây là "chân lý". Mặt thật của cuộc chiến là cuộc "xâm lăng" được bọc dưới mỹ từ giải phóng.
Chính nghĩa nào cho cuộc chiến "xâm lăng" ?
Về phía Mỹ, lý do nào họ can dự vào Việt Nam ?
Các cuộc chiến cận đại như chiến tranh Kuwait, chiến tranh Iraq, người Mỹ chỉ "tham gia" cuộc chiến sau khi đã được Liên Hiệp Quốc "bật đèn xanh". Trong cuộc chiến Koweit, Iraq đã "xâm lược" Koweit, vi phạm nguyên tắc nền tảng của Liên Hiệp Quốc. Mỹ và nhiều nước khác, theo tinh thần một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, đổ quân vào Kuwait để "tống cổ" quân Iraq ra khỏi nước này. Đây rõ ràng là một cuộc chiến "giải phóng".
Cuộc chiến Iraq, Mỹ đưa ra những bằng chứng cho thấy nước này đang "chế tạo" vũ khí hạt nhân. Như vậy Iraq vi phạm hiệp ước "không phổ biến vũ khí nguyên tử" mà họ đã ký.
Nhưng chiến tranh, nói theo triết gia Alembert, "nghệ thuật chiến tranh nhằm tiêu diệt con người đồng thời cũng là nghệ thuật chính trị nhằm lường gạt con người".
Bây giờ ta mới biết rằng cuộc chiến Iraq, Mỹ đã "dựng" lên những bằng chứng giả để có cớ đánh Saddam Hussein.
Còn quan điểm mácxít, qua các lý thuyết của Lenin và Mao Trạch Đông, tất cả các cuộc chiến tranh cách mạng là chiến tranh "có chính nghĩa" (chính đáng). Chiến tranh "phản động" là chiến tranh không chính đáng.
Vấn đề là trước khi Mỹ đổ quân vào Việt Nam không có một kết ước nào với lãnh đạo Việt Nam (như kết ước đồng minh).
Chỉ khi quân Mỹ vào Đà Nẵng, trước chuyện đã rồi, chính quyền Sài Gòn chỉ đưa ra một thông báo, giảm thiểu mọi thủ tục, nhìn nhận sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam.
Trước đó, thời ông Diệm, các đời tổng thống Mỹ đã hứa hẹn "giúp miền nam xây dựng một quốc gia độc lập, có chủ quyền". Người Mỹ gọi "quốc gia" đó là "South Vietnam", nhằm chống lại sự xâm lăng của một quốc gia (độc lập có chủ quyền) khác ở miền Bắc, là quốc gia North Vietnam.
Vận động "xây dựng South Việt Nam" thành một "quốc gia độc lập có chủ quyền" của Mỹ là cần thiết, trên phương diện công pháp quốc tế. Vì chỉ khi Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thì Mỹ (và các nước có quan hệ khác) mới có quyền can thiệp (bằng chiến tranh), với lý do "quốc gia South Vietnam" bị một quốc gia khác là "North Việt Nam" xâm lược.
Sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam "chính đáng - jus ad bellum" vì dựa trên "quyền tự vệ chính đáng đa phương" của Liên Hiệp Quốc. Vì vậy theo chân Mỹ, các quốc gia "đồng minh" của Mỹ như Úc, Canada, Tân Tây Lan, Thái, Nam Hàn, Phi… cũng đổ quân vào Việt Nam.
Nhưng khi có sự hiện diện của quân đội Mỹ và các nước đồng minh, cuộc "nội chiến Bắc Nam", miền Bắc muốn "thôn tính" miền Nam, trở thành cuộc chiến "chống Mỹ cứu nước".
Rốt cục cuộc vận động của Mỹ (xây dựng Việt Nam Cộng Hòa thành một quốc gia độc lập có chủ quyền) đã thất bại. Mỹ phải ký hiệp định Paris 1973 nội dung công nhận hiệu lực của Hiệp định Genève 1954, tức là nhìn nhận Việt Nam là một "quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền, lãnh thổ bất khả phân".
Tức là trên phương diện "pháp lý" Mỹ đã thua, thứ nhứt vì không thuyết phục được lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa (nhứt là ông Diệm) tuyên bố Việt Nam Cộng Hòa "quốc gia độc lập có chủ quyền". Bởi vì lãnh đạo miền Nam hầu hết xuất thân từ miền Bắc. Thứ hai, thua cộng sản Việt Nam và các lực lượng trí thức thiên tả ở Paris về tuyên truyền, vận động dư luận quốc tế.
Cộng sản Việt Nam "giao cấu" với cộng sản Tàu "đẻ" ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lại được Pháp cho bú mớm. Tổ chức này "lớn lên", mục tiêu "giải phóng miền Nam" được "quốc tế" ủng hộ. Rốt cục các đồng minh của Mỹ phải "tháo lui" vì thấy cuộc chiến không còn chính đáng.
Nguyên nhân Mỹ thua là vì Mỹ vào miền Nam mà không hỏi ý kiến dân miền Nam (thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, thí dụ vậy). Vì nếu có một "kết ước" hợp pháp giữa dân miền Nam và Mỹ, thì cuộc chiến đã quay theo chiều hướng khác.
Chiến tranh Việt Nam lý ra giống y chang chiến tranh Triều Tiên.
Vấn đề là ngưòi Mỹ "bao thầu" mọi thứ, trong khi Pháp thì chống Mỹ (vì bị Mỹ đã hất chân), ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Khi quân cộng sản vào gần tới Sài Gòn, Dương Văn Minh lên làm tổng thống.
Sự việc đã rồi, Mỹ đã nhìn nhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, gián tiếp nhìn nhận Mỹ đã "xâm lược" miền Nam. Không có kết ước nào gắn bó Việt Nam Cộng Hòa với Mỹ. Liên Hiệp Quốc "bó tay", không làm được việc gì.
Việt Nam Cộng Hòa là phía "có chính nghĩa", vì lãnh đạo thiếu viễn kiến, đành phải chết tức tưỡi.
Cuối cùng lẽ phải luôn thuộc về phía chiến thắng.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 20/10/2017
Báo chí đăng tin hôm qua vụ Đồng Tâm, công an Hà Nội "kêu gọi người dân thôn Hoành (những người bắt 38 cảnh sát làm con tin) ra đầu thú".
Chính Nguyễn Đức Chung, đương kim chủ tịch UBND Hà Nội đến Đồng Tâm, cam kết "không truy tố vụ Đồng Tâm"- Ảnh minh họa
Vụ này tôi đã có tiên đoán từ đầu. Status ngày 22 tháng tư tôi có viết như sau :
"Tôi nghĩ là lãnh đạo vụ "Đồng Tâm" đã bỏ sót một "thủ tục" hết sức quan trọng...
Điều mà đáng lẽ phải làm, trước khi thả người, những cán bộ, công an phải viết giấy cam kết là "tự nguyện ở lại làm khách" chớ không hề bị dân cưỡng ép ở lại. Thời gian "làm khách" mọi người được dân làng đối đãi tử tế, như là "khách". Cũng cần ghi thêm (cho mỗi người) lời cam kết sẽ vĩnh viễn không khiếu nại, về bất kỳ lý do nào".
Bởi vì, nếu ai có kinh nghiệm sống với cộng sản thì đều biết : "tin cộng sản là tự sát".
Làm cái gì với họ cũng phải đề phòng (lật lọng sau này).
Status ngày 23 tháng tư tôi có viết :
"Vấn đề Đồng Tâm theo tôi là chưa chấm dứt. Không phải là tôi bi quan, nhưng với bản chất lưu manh, tráo trở của lãnh đạo cộng sản Việt Nam, tôi e ngại rằng nay mai chính những "con tin" sẽ đi kiện lại dân Đồng Tâm vì các tội như "bắt con tin", "giam giữ người trái phép". Không phải vì bất bình, vì "bức xúc" mà họ đi kiện. Bởi vì người dân đối xử họ trong thời gian họ ở lại còn hơn là "thượng khách". Dân ở đây chịu đói dành phần ba bữa đầy đủ cho "khách mời". Mà vì bọn lãnh đạo, tướng tá thuộc Đảng cộng sản Việt Nam thúc giục họ đi kiện. Đất Đồng Tâm là đất vàng. Họ phải lấy "cục vàng" này lại".
Bây giờ kiểm chứng lại mới thấy đúng.
Trong vụ này phía công an đã bội ước với người dân đến hai lần.
Giấy cam kết của Nguyễn Đức Chung, vốn xuất thân là đại tá công an, đương kim chủ tịch UBND Hà Nội, ký tên cùng với (một số) đại biểu quốc hội, cam kết "không truy tố vụ Đồng Tâm". Tờ cam kết này có giá trị pháp lý. Ông Chung đương kim chủ tịch UBND Hà Nội, người có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề tranh chấp liên quan đến Hà Nội. Các đại biểu quốc hội (trong đó có Dương Trung Quốc) là đại diện của "cơ quan quyền lực cao nhứt nước".
Giấy cam kết này nhanh chóng trở thành "tờ giấy lộn", với sự tráo trở lật lọng của chính Nguyễn Đức Chung (và Dương Trung Quốc).
Những tấm hình chụp để lại còn cho thấy hình ảnh 38 "con tin" vui cười với nhân dân thôn Hoành, hai bên đều "bịn rịn" lúc chia tay. Điều này cho thấy 38 người này không thể là "con tin" bị bắt ở lại.
Hình ảnh 38 "con tin" vui cười với nhân dân thôn Hoành, hai bên đều "bịn rịn" lúc chia tay.
Viễn ảnh Quỳnh Phụ (Thái Bình, tháng sáu 1997), nếu dân thôn Hoành không lo liệu ngay từ bây giờ, là điều chắc chắn sẽ phải tới. Đầu thú theo lời công an kêu gọi không phải là giải pháp khôn ngoan.
Tất cả những người có dính líu đến vụ Thái Bình đều sẽ bị "thanh trừng". Nhiều tài liệu cho rằng hàng ngàn người dân Thái Bình có dính líu đến vụ "nổi dậy" đã bị "thủ tiêu" trong tù bằng phương pháp dã man : mỗi tù nhân bị một chiếc đũa đâm xuyên qua hai lỗ tai.
Status ngày 24 tháng tư tôi có viết :
"Hy vọng những người lãnh đạo cuộc "nổi dậy" ở Đồng Tâm hiểu được bản chất tàn bạo của đảng đối với những người bị xem là "phản đảng". Và họ cũng phải hiểu tính "quyền biến" của cái gọi là "pháp quyền xã hội chủ nghĩa"... "Pháp quyền (biến)" là pháp (luật) nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Nó không hề có nội hàm bất biến của "pháp trị - rule of law", theo kiểu "pháp trị xã hội chủ nghĩa" của Trung Quốc, hay "état de droit - nhà nước pháp trị" của các quốc gia tư bản Tây phương. Luật của Việt Nam là "luật rừng", họ muốn áp dụng thế nào cũng được. Cam kết, hợp đồng đối với họ đều là "phương tiện trong giai đoạn".
Cá nhân tôi, một người luôn tin tưởng vào công lý, lẽ phải, vào sự hiện hữu của tính lương thiện. Nhưng đối với một chế độ "tam quyền phối hợp" như ở Việt Nam, kiện đi đâu mà không bị lâm vào cảnh "ba bộ đồng tình bóp vú con tôi" ? Vì vậy vụ này tôi thấy hết sức là khó !
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 15/10/2017