Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh "càng để lâu càng khó". Điều này tôi đã cảnh báo nhiều lần.
Bản thông cáo ngày 22 tháng chín của Bộ ngoại giao Đức nhấn mạnh "Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ".
"Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ" - Thông cáo ngày 22/09/2017 của Bộ Ngoại giao Đức - Kham/Reuters
Ở bất kỳ quốc gia pháp trị nào (Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền), các việc vi phạm ph/áp luật như vậy sẽ không bao giờ "du di", hay dễ dàng bỏ qua cho thủ phạm.
Huống chi đây là vấn đề trọng đại ở tầm quốc gia. Quốc gia này cho điệp viên vào nước khác để bắt cóc người là một hành vi "xâm phạm chủ quyền quốc gia". Thời bình, hai bên có quan hệ hữu hảo, thì người ta gọi đơn thuần là "vi phạm luật quốc gia và luật quốc tế". Trong thời "chiến tranh lạnh", hiển nhiên đó là một hành vi "thù nghịch", tương đương với hành vi "gây chiến".
Nước Đức, một quốc gia trọng luật, được thành hình trên các giá trị nền tảng của nhân quyền cũng như trên tinh thần kỹ luật và niềm tự hào dân tộc. Họ đã cho Việt Nam biết là sẽ "không bao giờ dung thứ".
Bộ ngoại giao Đức vừa thông cáo cho biết đình chỉ "đối tác chiến lược" với Việt Nam đồng thời trục xuất thêm một nhân viên sứ quán của Việt Nam tại Đức. Thông cáo còn cho biết nước này bảo lưu những biện pháp trả đũa khác.
Thực ra, nếu theo dõi từ đầu thì ta thấy yêu cầu của Đức cũng rất "nhẹ nhàng". Đó là "một lời xin lỗi cùng với cam kết không làm điều tương tự trong tương lai".
Vậy mà Việt Nam không đáp ứng.
Trong bản thông cáo ngày 22 tháng chín, ta thấy Bộ ngoại giao Đức còn yêu cầu Việt Nam "xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc" và "áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế".
Bỏ qua cách dịch "nhà nước pháp quyền" trong bản dịch tiếng Việt. Thực ra phải dịch là "nhà nước pháp trị".
Dĩ nhiên, với cái gọi là "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam hiện nay thì việc thượng tôn pháp luật là một cái gì đó xa xôi, không thực tế. Cái yêu cầu "xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc" sẽ không bao giờ được thực thi.
Trong một "nhà nước pháp trị", như nước Đức, bất kỳ người nào, ngay cả bà thủ tướng Merkel, nếu có hành vi phạm luật thì người này sẽ bị trừng trị đúng pháp luật và việc xét xử theo đúng trình tự tố tụng.
Việt Nam nhặp nhằng cái gọi là "nhà nước pháp quyền". Không có sách vở nào định nghĩa cụ thể nhà nước này xây dựng như thế nào, vận hành như thế nào. "Học giả" Việt Nam thì mỗi người diễn giải mỗi cách khác nhau, theo ý của mình.
Ta thấy yêu cầu của Đức là hết sức hợp lý. Ai là thủ phạm trong việc này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhưng ở Việt Nam, nếu "thủ phạm" là đảng viên thì người này sẽ được "chỉ thị 15 của Bộ chính trị" bảo vệ.
Nhưng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, ta thấy rõ ràng người có trách nhiệm cao nhứt là ông Trọng.
Luật lệ còn không xử được đảng viên, huống chi là "đảng trưởng" Nguyễn Phú Trọng.
Còn yêu cầu "áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế", theo tôi cũng khó được Việt Nam thi hành.
Bởi vì nếu theo đúng thủ tục tố tụng pháp lý của một nhà nước pháp trị thì ông Thanh phải trả về Đức trước, để quốc gia này xét đơn xin tị nạn của ông Thanh.
Nguyên tắc nền tảng của nhà nước pháp trị (Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền) là quan chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm.
Rõ ràng trong vụ Trịnh Xuân Thanh, quan chức Việt Nam đã "ngồi xổm" lên luật, vừa luật Việt Nam vừa luật nước Đức. Mà đó là "chuyện nhỏ". Việt Nam còn ngồi xổm lên luật quốc tế.
Nước Đức đình chỉ "đối tác chiến lược" với Việt Nam là điều hợp lý. Đối với những "đối tác chiến lược khác", nếu Việt Nam vẫn khư khư cái gọi là "nhà nước pháp quyền", thì trước sau gì các mối quan hệ này cũng sẽ bị đình chỉ.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia được kết nối bằng "niềm tin" mà niềm tin này thể hiện qua các điều ước ghi rõ trong kết ước.
Hành vi cho điệp viên sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một hành vi "côn đồ", xúc phạm thô bạo đến chủ quyền nước Đức. Nhưng thái độ làm lì của Việt Nam, bất chấp sự quan ngại của nhà nước Đức, qua những yêu cầu hợp lý, rõ ràng niềm tin đã đổ vỡ.
Dĩ nhiên rốt cục chỉ có người dân "lãnh đủ" mọi "chế tài" của Đức (và các quốc gia trong khối Châu Âu).
Mà nguyên nhân của nó là ở Việt Nam chỉ thị của đảng cao hơn luật quốc gia.
Điều này cũng tố cáo Việt Nam không phải là một "Etat de Droit - nhà nước pháp trị" (mà Việt Nam dịch gượng ép là "nhà nước pháp quyền").
Bài viết của tác giả Vũ Đức Liêm mang tựa đề "Sự hình thành đường biên giới Việt Nam - Campuchia thời Nguyễn", thấy đăng đi đăng lại trên các trang web tiếng Việt. Tác giả cho rằng đường biên giới này "không phải là sáng tạo của chủ nghĩa thực dân Phương Tây" ; mà nó là "sản phẩm của các nỗ lực của nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX trong việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, và xác lập các hệ thống phòng thủ, cũng như bố trí dân cư dọc theo đường ranh giới mà theo đó sẽ định hình nên đường biên hiện đại giữa hai quốc gia".
Biên giới Việt Nam - Campuchia
Bài viết dựa trên một số "sơ đồ - croquis" của "Đại nam nhất thống dư đồ", mô tả sơ lược địa giới giữa Cao Miên với Hà Tiên và An Giang, đồng thời cùng các sự kiện lịch sử vào các thế kỷ 17, 18.
Nhận xét đầu tiên của tôi là bài viết này tác giả không mô tả (hay phác họa) được toàn bộ đường biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, mà chỉ nói (hết sức sơ lược) về đường biên giới giữa Campuchia với hai tỉnh Hà Tiên và An Giang (gồm Long Xuyên và Châu Đốc). Tức chỉ đề cập biên giới từ biển đến sông Cửu Long (Hậu giang) mà thôi.
Trong khi trên thực tế, đường biên giới này còn kéo dài lên phía bắc, qua các tỉnh (một số mới được sáp nhập vào Việt Nam sau này), như Tây Ninh, Phước Long, Darlac, Pleiku cho tới tỉnh Kon Tum.
Nếu ta có đọc lịch sử, mỗi vùng (đất ghi trên) sáp nhập vào Việt Nam là cả một "trường thiên lịch sử" đầy éo le gay cấn (vì sự chống đối dai dẵn của phía Campuchia mà chuyện này không nói ở đây) !
Rõ ràng tác giả đã kết luận sai. Các vua nhà Nguyễn không hề "chinh phục" các vùng đất (nay là "cao nguyên" Trung Phần). Biên giới các tỉnh, từ Phước long (gồm Bình phước và Lộc Ninh) cho tới Darlac, Pleiku, Kontum hoàn toàn là "sáng kiến của chủ nghĩa thực dân phương Tây" (sic !).
Nếu Pháp không vào Việt Nam, ta không thể biết số phận của Campuchia và vùng đất "lục tỉnh" sẽ ra rao.
Nếu có nghiên cứu lịch sử ta thấy đây là vùng "biên giới sống - frontière vivante". Tức là biên giới vùng này co giãn tùy theo tương quan lực lượng giữa các bên Việt Nam và Thái Lan. Có lần Việt Nam "mở rộng" lãnh thổ qua tới Nam Vang. Nhưng cũng có lần Việt Nam phải rút về phòng thủ cho tới Tây Ninh.
Đất của Campuchia, đến năm 1914, toàn bộ khu vực tả ngạn sông Cửu Long thuộc về Thái Lan. Hiệp ước phân định biên giới năm 1914 Pháp mới mới lấy lại được vùng này trả lại cho Campuchia. Tức là biên giới của Campuchia cũng là "sáng kiến của chủ nghĩa thực dân phương Tây".
Về biên giới vùng Hà Tiên - Châu Đốc, theo tôi, ý kiến của tác giả là "lợi bất cập hại".
Tác giả viết : "thực tế cho thấy Huế, Bangkok, và Phnom Penh đã đi đến công nhận hiện trạng của đường biên này, ít nhất như chúng ta có thể phác thảo : từ Hà Tiên dọc theo kênh Vĩnh Tế, qua Châu Đốc và kéo dài lên Tây Ninh. Một trong những biểu hiện của sự ghi nhận này chính là việc các tập bản đồ của triều Nguyễn giữa thế kỷ XIX đã bắt đầu đề cập đến đường biên này".
Theo tác giả đường biên giới khu vực này con kinh Vĩnh Tế.
Lợi bất cập hại là vì "bọn Tây thực dân" đã phân định biên giới đoạn này vào ngày 15 tháng bẩy năm 1873. Theo đó đường biên giới là đường song song với kinh Vĩnh Tế, cách kinh này 1.200 mét, được đánh dấu từ cột mốc số 107 đến cột số 124.
Tức là, nếu "chiếu theo lịch sử" như tác giả, (khoan nói tới các vùng đất như Darlac, Pleiku, Kontum), Việt Nam sẽ phải trả lại cho Campuchia 1.200 mét đất dọc theo kinh Vĩnh Tế.
Hiệp định phân định biên giới năm 1985, Việt Nam đã nhượng lại cho Campuchia hơn 1000 mét. Theo hiệp định này đường biên giới đi song song cách bờ bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 150m (một trăm năm mươi mét) cắt rạch Giang Thành (Stoeng Tonhon) đến điểm có tọa độ 1164.200 – 456.450.
Tức là biên giới hiện nay là đường song song với kinh Vĩnh Tế, cách kinh này 150 mét, ở bờ phía bắc.
Theo tôi, biên giới giữa Việt Nam và Campuchia là một mặt là sản phẩm của "thực dân Tây phương", mặt khác là do hệ quả của tập quán quốc tế "Uti Possidetis". Theo tập quán này, trước khi độc lập đất đó của anh thì sau khi độc lập anh tiếp tục sở hữu nó.
Mà tập quán "uti possidetis" cũng là một "sáng tạo của chủ nghĩa thực dân phương Tây".
Theo tôi, "bài Tây" quá hay là "thân Tàu" quá cũng đều không tốt.
Bằng chứng là bài viết này của tác giả Vũ Đức Liêm. Những tay chính trị gia "dân tộc chủ nghĩa" như Sam Rainsy sẽ mừng như bắt được vàng khi đọc bài này.
Ông học giả Đinh Kim Phúc có hỏi chơi rằng ông Sam Rainsy đã trả bao nhiêu tiền để tác giả viết như vậy ?
Còn tôi, Việt Nam không trả tôi xu nào, nhưng tôi cũng viết cho bà con biết là nhờ bọn Tây thực dân mà biên giới khu vực này là đường song song với kinh Vĩnh Tế, cách kinh này 1.200 mét. Kinh Vĩnh tế hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
(Không biết sao, chắc phải hỏi TS Trần Công Trục, hiệp định năm 1985 lại nhượng lại cho Campuchia 1050 mét đất. Tức nhượng một dải đất dài bằng chiều dài kinh Vĩnh Tế, song song với kinh này, bề rộng là 1050 mét).
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 23/09/2017
Bài viết nói về "truyền thống cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam" vốn được đăng trên báo Quân đội nhân dân, thấy "chiếu qua chiếu lại" trên các trang web "dân sự", dĩ nhiên gợi sự chú ý nơi mọi người.
Nhờ vậy ta biết rằng Đảng cộng sản Việt Nam vừa là một "chính đảng" vừa là một "đảng cách mạng".
Đảng cách mạng"chủ trương sử dụng bạo lực để chiếm chính quyền - Ảnh minh họa
"Chính đảng" tức là đảng phái chính trị. Hiểu theo nghĩa "bình thường" các nước dân chủ Tây phương thì "chính đảng" là một "thành tố căn bản cấu thành nền dân chủ". Các đảng phái tranh quyền lực bằng thể thức dân chủ, thông qua việc phổ thông đầu phiếu. Chính đảng còn có nghĩa là tập hợp những người có cùng mục tiêu, hay có cùng học thuyết chính trị.
Còn "đảng cách mạng" là đảng có chủ trương đập bỏ cái cũ xấu xa để thay thế bằng cái mới tốt đẹp hơn. Đảng cách mạng vì vậy luôn là một "hội kín", đứng ngoài các hoạt động "chính đảng".
"Đảng cách mạng" chủ trương sử dụng bạo lực, chớ không sử dụng "chính trị", chấp nhận thể thức dân chủ để tranh đoạt quyền hành.
Đảng cộng sản Việt Nam vừa là "chính đảng" vừa là "đảng cách mạng", cũng giống như vừa "tư bản" vừa "cộng sản", vừa "nam" vừa "nữ", vừa "nước" vừa "dầu"...
Tức là Đảng cộng sản Việt Nam vừa chủ trương "tư bản thị trường", cho phép người ta "làm ăn tự do theo qui luật thị trường", nhưng lại có chủ trương sẵn sàng sử dụng bạo lực để truất hữu của cải những người làm kinh tế.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một loại nhà nước bất định.
Luật lệ vì vậy cũng bất định.
Theo tôi, ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ mừng húm những bài viết đại loại như vầy. Bởi vì bản thân ông Bình là nạn nhân trực tiếp của một "nhà nước cách mạng".
Tính "cách mạng" của đảng lãnh đạo sẽ là bằng chứng hùng hồn cho thế giới biết rằng đầu tư ở Việt Nam "thấy vậy mà không phải vậy".
Ta cũng sẽ thấy tính "bất định" của luật pháp Việt Nam trong phạm vi "quản lý kinh tế". Điển hình điều 165 Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Dĩ nhiên cái gọi là "Qui định của nhà nước về quản lý kinh tế" là chưa chắc đúng, hay phù hợp, với hoàn cảnh kinh tế của quốc gia trong một thời điểm nhứt định nào đó. Qui định này cũng không chắc là phù hợp với "kinh tế thị trường", tức luật lệ quốc tế, hay luật pháp các quốc gia đối tác.
Luật lệ của "nhà nước cách mạng" là họng súng, là "sức mạnh". Luật lệ của một nhà nước bình thường là quan chức làm gì cũng phải chiếu theo luật mà làm. Qui định của nhà nước trong thời kỳ cách mạng dĩ nhiên là đối nghịch với qui định thời "kinh tế thị trường".
Vả lại, nếu người "làm trái qui định của nhà nước" mà lại "trúng mối" lớn, đem lại lợi nhuận to tát cho nhà nước, thì người này có tội hay không ?
Vụ khủng hoảng "Subprime" 2007-2009 ở Mỹ là thí dụ điển hình về các việc lạm dụng kẻ hở pháp lý (của Mỹ) để trục lợi. Khủng hoảng này lây lan sang Việt Nam, làm sụp đổ nhiều tập đoàn kinh tế quan trọng của Việt Nam. Điều cần nhấn mạnh là khủng hoảng này vẫn còn đang gây "bịnh trầm trọng" ở các ngân hàng Việt Nam, bất kể nhà nước hay tư nhân.
Từ lâu tôi đã cảnh báo là vụ "đốt lò" của ông Trọng là một vụ "thanh toán chính trị" trong nội bộ đảng. Qua nội dung bài báo này, ta không loại trừ ông Trọng áp dụng luật "cách mạng" để loại trừ các đối thủ.
Nhưng chuyện ông Trọng làm, hậu quả là dân sẽ lãnh đủ.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 20/09/2017
Hôm qua tôi có đặt vấn đề về Đảng cộng sản Việt Nam, nhân có bài viết cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam vừa là một "chính đảng", vừa là một "đảng cách mạng".
Không lẽ mục tiêu "cách mạng" của đảng là xóa một nền phong kiến vương quyền để dựng lên nền phong kiến cộng sản ?
Nếu đảng là một động cơ "hybrid", vừa chạy điện vừa chạy xăng, thì không nói làm chi. Nhưng đảng đã được hiến pháp qui định là lực lượng lãnh đạo quốc gia, thì không thể có việc "đập phá cái cũ, xây dựng cái mới", một cách thường trực theo ý nghĩa của "đảng cách mạng".
Đảng cách mạng chỉ hiện hữu khi quốc gia đang ở trong một thời kỳ bị thực dân đô hộ, hay đang trong một thời kỳ "tranh đấu" về ý thức hệ chính trị. Khi giành được chính quyền rồi, thời gian "chuyển tiếp" đã xong rồi, thì sứ mạng của đảng cách mạng đã chấm dứt.
Vì vậy cần phải đặt lại vấn đề "nền tảng đạo đức" trong đảng.
Theo lý thuyết, anh là cộng sản, vậy anh là người vô sản. Vậy tại sao trên thực tế, cán bộ đảng viên nào cũng giàu nứt đố đổ vách ?
Tại sao hầu hết cán bộ lãnh đạo cao cấp, những đảng viên cộng sản nòng cốt, đều là "con ông cháu cha" ? hiện tượng "con vua thì lại làm vua" chỉ hiện hữu dưới thời phong kiến ngày xưa mà thành phần này là "kẻ thù cần phải tiêu diệt". Không lẽ mục tiêu "cách mạng" của đảng là xóa một nền phong kiến vương quyền để dựng lên nền phong kiến cộng sản ?
Tại sao hầu hết cán bộ đảng viên ai cũng xài bằng cấp giả ?
Sắp tới việc dối trá của cán bộ đảng viên cao cấp được "lên ngôi". Luật hình sự qui định các "hành vi gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự các lãnh đạo Đảng, Nhà nước" là phạm luật.
"Nhân phẩm" nào dành cho cán bộ đảng viên cộng sản, lý thuyết là người vô sản, lại là "tư bản đỏ", giàu "nứt đố đổ vách" ?
"Uy tín" nào dành cho các bộ đảng viên xài bằng cấp giả ? Cán bộ lãnh đạo xài bằng cấp giả, tiến thân với bằng cấp giả, là một sự lường gạt ở tầm mức quốc gia.
"Danh dự" nào dành cho cán bộ đảng viên tiến thân "trên lưng của người cha", theo kiểu cán bộ cha kê ghế cho cán bộ con, cán bộ chồng kê ghế cho cán bộ vợ, cán bộ anh kê ghế cho cán bộ em… Danh dự nào cho cán bộ đảng viên "một người làm quan cả họ được nhờ" ?
Người Việt mình có câu "cái áo không làm nên ông thầy tu".
Cái áo "cộng sản" đã rách chỉ còn lại cái bâu, cái quần chỉ còn lại cái lưng. Tất cả đều ở truồng.
Cái gọi là "đạo đức cách mạng" trở thành tiếng chửi thề thường ngày của người dân thường xuyên bị ức hiếp.
Ông Hồ ngày xưa có nói "Đảng ta là đảng đạo đức".
"Đạo đức" của ông Hồ đã man mác trong đời sống các đảng viên, hiện diện ở mọi nơi trong đảng.
Cách đây vài tháng, báo chí đăng tin lãnh đạo huyện nào đó gần Hà Nội đã ra lệnh không cho dân mượn dụng cụ làm đám ma, nguyên nhân vì người chết còn thiếu nợ nhà nước 1,7 triệu.
Lại còn có việc cán bộ đảng viên "xiết" bốn tấm ván hòm của người dân đang nằm chờ chết. Nguyên nhân người dân này còn "thiếu nợ nhà nước".
Mới đây, cũng ở Hà Nội, cán bộ đảng viên (muốn ăn hối lộ) không cấp giấy khai tử cho người chết để người nhà làm đám ma.
Chết là hết, thói thường là vậy. Nhưng đối với "đạo đức cộng sản" bây giờ, chết vẫn chưa hết.
Việc đầu tiên khi người cộng sản Việt "tiếp thu" Sài Gòn là cho phá nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Biết bao nhiêu di tích lịch sử, văn hóa,… từ lúc Sài Gòn mới thành lập, bị phá nát tan.
Bỉ ổi hơn, "đạo đức cách mạng", báo chí đăng tin, lãnh đạo cộng sản ở Hà Tĩnh đã bắt các cô giáo "có chút nhan sắc" phải đi "tiếp tân", đi hát karaoke với quan khách. Bị hạch hỏi, lãnh đạo ở đây nói rằng đó là "nhiệm vụ chính trị" của các cô giáo.
Với một quan niệm "đạo đức cách mạng" như vậy, chỉ bốn thập niên lãnh đạo, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước và nhân dân Việt Nam "xuống hàng chó ngựa". Trai thì đi làm đầy tớ khắp nơi, ngay cả ở các nước Thái Lan, Kampuchia, Lào…, làm những việc cực khổ, dơ dáy mà dân bản xứ chê, không chịu làm. Còn gái thì mỗi năm khoảng hai vạn người tìm đường ra nước ngoài bán trôn nuôi miệng. Đi ra các xứ Mã Lai, Thái Lan… thậm chí Lào, Kampuchia… những xứ mà trước kia dân miền Nam gọi là "mọi", vĩa hè bên đó đĩ Việt đầy đường. Các quán "đèn đỏ", 10 "chiêu đãi viên" thì có đến 8 cô là dân Việt.
Thấm vào cái đạo đức duy vật, vô thần, vô tôn giáo, vô tổ quốc, con người cộng sản đối xử với người (không cộng sản) như đối với thú vật. Họ không có tình "liên đới quốc gia".
Quan niệm về "đảng cách mạng" vì vậy cần phải chấm dứt, cùng với "đạo đức cách mạng" của nó.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 21/09/2017
Để biện hộ cho việc "độc quyền lãnh đạo", những người cộng sản Việt thường hay vịn vào lý do : "Đảng cộng sản Việt Nam có công, đã lãnh đạo dân tộc chiến thắng đế quốc, thực dân, giành lại độc lập cho dân tộc".
Nếu "công lao" có sự kế thừa, hợp lý là con cháu của những bà mẹ anh hùng, những liệt sĩ, những thương phế binh... mới là những lãnh đạo chính đáng
Vấn đề là những thế hệ "khai quốc công thần" chống Pháp, chống Mỹ… đã lần lượt về với ông bà. Người "có công", tức những "có tư cách" để lãnh đạo đất nước đã không còn bao nhiêu người. Thế hệ lãnh đạo hiện thời, tính về tuổi tác, cũng không có mấy người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến "chống Pháp, chống Mỹ".
Đảng bây giờ không phải là đảng thời chống Pháp, chống Mỹ.
Khi đảng vịn vào lý do "giải phóng, giành độc lập cho dân tộc" để khẳng định "quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội", như hiến pháp đã qui định, là một điều phi lý. Hiến pháp vì vậy tự mâu thuẩn.
Điều 4 hiến pháp đã không còn giá trị.
Những người cộng sản Việt đang lãnh đạo đất nước hôm nay lại càng không thể vịn vào lý do "đảng đã lãnh đạo dân tộc chống ngoại xâm, giành lại độc lập".
Mà "công lao" không thể "kế thừa".
Vì nếu "công lao" có sự kế thừa, hợp lý là con cháu của những bà mẹ anh hùng, những liệt sĩ, những thương phế binh... mới là những lãnh đạo chính đáng.
Trong xã hội loài thú, con cháu của con chim đầu đàn, của con sư tử đầu bầy... chỉ đơn thuần là một thành tố trong bầy.
Muốn trở thành con thú đầu đàn, con chim đầu bầy... những con thú này phải khẳng định sức mạnh, hay chứng minh trí khôn và kinh nghiệm.
Tương tự như vậy trong xã hội loài người.
Lý lẽ khác cũng thường thấy người cộng sản nhắc để biện hộ cho việc độc quyền "lãnh đạo nhà nước và xã hội" là vì họ đại diện "giai cấp vô sản".
Trước khi khối cộng sản sụp đổ, bất kỳ đảng cộng sản nào cũng cho rằng họ có "chính danh" để lãnh đạo đất nước. Vì họ đại diện cho số đông (nhân dân vô sản) trong xã hội. Vì vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa là "nhà nước vô sản", sử dụng sự "chuyên chính vô sản", tức sự "độc tài" cho tầng lớp vô sản, nhằm triệt tiêu giai cấp bóc lột đem lại sự "công bằng" trong xã hội.
Bây giờ nhìn lại, có thực Đảng cộng sản Việt Nam là một đảng của "giai cấp công nhân, nhân dân lao động, thành phần vô sản" trong xã hội hay không ?
Thực tế chỉ ra rằng Đảng cộng sản Việt Nam thực tế chỉ là một tập hợp những người có tiền, có quyền (giai cấp quí tộc đỏ).
Tức là Đảng cộng sản Việt Nam đã phục vụ cho quyền lợi của một giai cấp khác. Giai cấp đó là "tư bản nước ngoài", tư bản đỏ…
Đảng cộng sản Việt Nam đã phản bội lại giai cấp mà họ đại diện.
Dựa trên cái gì để những người cộng sản Việt biện hộ cho tính "chính danh" của họ, để tiếp tục lãnh đạo đất nước ?
Dựa trên lịch sử, họ là những người "đội lốt" để tiếm quyền. Dựa trên giai cấp, họ là những kẻ phản bội.
Vì vậy một số đảng viên "tinh ma", để giữ độc quyền lãnh đạo cho đảng, họ bắt chước các nước như Đài Loan, Singapour, Nam Hàn, Trung Quốc... sử dụng "bằng cấp" để "bảo kê" tính chính danh.
Trong xã hội loài thú, "sức mạnh", "trí thông minh" và sự "kinh nghiệm" là những yếu tố đưa con thú lên vị trí "đầu đàn".
Thì xã hội tân tiến, kẻ (có tham vọng lãnh đạo) luôn là những người "có trí tuệ", hiểu biết thông suốt các việc mà mình sẽ phải làm trong cương vị "lãnh đạo". Mà sự hiểu biết không phải "trời cho", không phải là "thần đồng" sinh ra đã có.
Sự học tập, với bằng cấp chứng nhận trình độ học tập, là một yếu tố để chứng minh khả năng "kinh bang tế thế". Các nước Châu Á như Đài Loan, thập niên 70, 80… bắt buộc người lãnh đạo phải có bằng cấp (lúc trước là tiến sĩ, sau này không biết).
Ta thấy người cộng sản Việt bắt chước y như vậy. Thử kiểm nghiệm, hầu như 99,99% đảng viên lãnh đạo nếu không phải là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ… thì hạng bét cũng phải là thạc sĩ.
Một cán bộ quèn, làm việc ở phường, cũng có bằng tiến sĩ.
Vụ đổ bể bằng cấp "dổm" của ông Nguyễn Xuân Anh. Theo tin của VOA, ta biết thêm rằng có hàng trăm quan chức Việt Nam đã lấy "bằng tiến sĩ", có chung xuất xứ "lò ấp" với ông Anh.
Sử dụng bằng cấp giả, sử dụng bằng cấp không đúng "tiêu chuẩn quốc tế", đều là hành vi lường gạt.
Việc sử dụng bằng cấp dổm đã phổ biển trên diện rộng trong Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng này đã trở thành một đảng lừa bịp, một tập đoàn lường gạt dân chúng ở tầm quốc gia (và quốc tế).
Đảng này không còn chính danh để tiếp tục lãnh đạo đất nước.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/09/2017
Đức vừa tuyên bố trục xuất thêm một viên chức ngoại giao Việt Nam, để trả đũa cho thái độ "làm lơ" của Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Bài báo trên nhật báo TAZ số ra ngày hôm nay 05/08/2017. Ảnh: internet
Ngày 17 tháng tám tôi đã viết cảnh báo, chuyện Trịnh Xuân Thanh "càng để lâu càng khó". Tôi đồng thời cũng đề nghị ông Tô Lâm giải trình trước quốc hội, sau đó đưa một lời xin lỗi chính thức đến với nước Đức. Tôi cũng từng viết cảnh cáo, không dễ làm lơ chuyện này với người Đức, một dân tộc tinh anh có khả năng đội đá vá trời.
Chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một sai lầm trầm trọng của ông Trọng. Khi ông này "bỏ nhỏ tin tức" cho nhà báo Huy Đức, làm lộ chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trước báo chí, ông Trọng vi phạm qui định của đảng. Việc tiết lộ bí mật Trịnh Xuân Thanh làm hại đến uy tín quốc gia, thuơng tổn đến lợi ích của dân tộc. Trong khi ông Huy Đức thì phạm vào việc "tiết lộ bí mật nhà nước".
Đức cũng ngưng "quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam. Điều này cho thấy hiệp ước thuơng mãi giữa Việt Nam và khối Châu Âu sẽ "đông lạnh" lâu dài. Những khoản viện trợ của Đức cho Việt Nam, và có thể của các nước Châu Âu khác, cũng sẽ ngưng lại. Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của Việt Nam nhân dịp này cần lên tiếng, khoản viện trợ (cho Việt Nam) đã hoạch định trong ngân sách, không thể đơn thuần "hủy bỏ", do đó có thể sẽ chi để giúp đỡ các tổ chức này để họ hoạt động hữu hiệu hơn.
Đến nước này, theo tôi, lời xin lỗi của Việt Nam cũng sẽ không đủ, nếu ông Trịnh Xuân Thanh không được trả về Đức.
Status ngắn của tôi sáng 22/09/2017 nói về ông Tô Lâm nên nhanh chóng "giải trình" vấn đề Trịnh Xuân Thanh trước Quốc hội thì có tiếng nói phản biện rằng "điệp vụ" Trịnh Xuân Thanh còn có thể do Tổng cục 2 thực hiện. Tổng Cục 2 là Tổng cục tình báo quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy lý do gì ông Tô Lâm, không phải chuyện của ông này, tại sao phải giải trình ?
Theo tôi, vụ Trịnh Xuân Thanh "càng để lâu càng khó". Không phải khó cho Đảng cộng sản Việt Nam mà khó cho quốc gia Việt Nam. Quyền lợi dân tộc Việt Nam bị tổn hại. Tiếng nói trên trường quốc tế của Việt Nam không còn uy tín. Từ lâu Việt Nam đã sử dụng vũ khí "luật quốc tế" để bảo vệ mình trước những gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Không ngoại lệ, các "nước nhỏ" ngày hôm nay, ngoài "luật quốc tế", thì không có cách nào để tự bảo vệ mình trước các cường quốc khác.
Mật thám của Việt Nam qua Đức bắt Trịnh Xuân Thanh, hành vi vừa xúc phạm chủ quyền nước Đức, vừa vi phạm luật quốc tế.
Việt Nam không tôn trọng luật quốc tế, thì từ nay Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của quốc gia ở Biển Đông ?
Trong bất kỳ vụ "gián điệp" của cường quốc nào, xảy ra ở bất kỳ nước nào, các "điệp viên" thường không được pháp luật bảo vệ.
Một điệp viên bị bắt vì một điệp vụ nào đó, thời chiến tranh lạnh, số phận của người này là chết 100%. Vì vậy các điệp viên thường gắn một liều thuốc độc trong răng. Lỡ có gì thì cắn bể ra, tự sát, chớ không để phía địch bắt, tra khảo khai thác tin tức.
Hiện nay, tin tức từ báo chí Đức, cho biết là Europol (cảnh sát Châu Âu) đã nhập cuộc để truy nã những "điệp viên" của Việt Nam tham gia vào vụ bắt cóc.
Dưới thời bình, những điệp viên bị bắt ít khi bị giết chết như dưới thời chiến tranh lạnh. Số phận của họ thường như "trái chanh" để phía đối tượng "vắt" hết những tin tức, sau đó thì đưa ra tòa, xử tù, hoặc trục xuất.
Nhiều người thường gộp "quyền lợi" của đất nước với quyền lợi của Đảng cộng sản Việt Nam. Chống cộng sản Việt Nam, phá hoại quyền lợi của cộng sản Việt Nam thành ra chống cả quyền lợi của đất nước.
Các việc bảo vệ chủ quyền thổ, hay như trường hợp này, là bảo vệ "quyền lợi của đất nước và dân tộc".
Trước tình cảnh quyền lợi đất nước bị đe dọa như vậy, ta phải có cách nào để cứu vãn ?
Theo tôi, cách tốt nhứt, là ông Tô Lâm ra Quốc hội giải trình. Cần phải nhận lỗi rằng "cảnh sát" của Việt Nam đã hiểu lầm, vì đã "diễn giải sai cách nhìn về pháp lý của Đức và Việt Nam" trong vụ dẫn độ Trịnh Xuân Thanh.
Vấn đề "điệp viên" hay "tình báo quân sự" cần loại bỏ.
Cuộc khủng hoảng hai bên, có thể là khủng hoảng "militaro-politique" (quân sự-chính trị), lại giảm xuống thành khủng hoảng về "pháp lý-chính trị".
Pháp lý ở đây là "quyền tài phán" của Việt Nam dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, do hiểu lầm, nên đã vô ý xúc phạm đến đất nước và dân tộc Đức.
Ông Tô Lâm nên làm… Lê Lai cứu nước. Một lời xin lỗi không có gì. Nhưng giá trị ở chỗ là nó xoa dịu sự bất bình của quốc gia Đức, sau đó là bảo vệ quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Một Huy Đức "xì" một chuyện xếp vào "bí mật quốc gia", cả nước đã đủ "khổ" rồi. Đừng dại dột xúi Tổng Cục 2 ra giải trình. Chỉ có trời cứu.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/09/2017
Cũng như bộ "côm lê", gồm có áo vét, cà-vạt, áo sơ mi, cái quần, đôi giày đúng tông đúng điệu, thì cái nón cối phải đi với đôi dép râu. Không ai đội nón cối mà không mang dép râu. Cũng như không ai "đóng" bộ "com lê" áo vét, sơ mi, cà vạt mà phía dưới lại "chân không" bao giờ.
"Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ
Chiếc nón tai bèo phủ kín nẽo tương lai".
Cái "mốt" nón cối dép râu, một "thời trang" đại chúng, cực kỳ "thịnh hành" ở Việt Nam sau 75. Cái hay của "mốt" này là ai mặc cũng được. Ở Sài gòn thời đó, ai mà "chơi" bộ "côm lê" này, nếu không phải là "cán bộ" Bắc cờ thì chắc chắn phải là "cách mạng ba mươi". Thành phần Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thời đó ít khi đội nón cối. "Thương hiệu" của họ là "chiếc nón tai bèo".
Nón cối hay nón tai bèo, cùng với đôi dép râu, đã "viết nên trang sử", trên lý thuyết là đưa cả nước lên "xã hội chủ nghĩa". Mà thực tế là đưa tất cả "xuống hàng chó ngựa", như hai câu "thơ" thời thế : "Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ, Chiếc nón tai bèo phủ kín nẽo tương lai".
Với cái nón cối và đôi dép râu Việt Nam xém chút xíu trở thành Bắc Hàn. Phước đức nhờ có mấy ông lãnh đạo dám "xé rào", dân mới có gạo ăn (chớ không ăn cỏ như dân Bắc Hàn).
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (áo đen) và chiếc nón cối. Nguồn : Báo Hà Tĩnh
Cái "mốt" đội nón cối xem chừng quay trở lại. Bộ sậu chính phủ "liêm chính kiến tạo" của ông Phúc niểng, ai đi đâu cũng thấy đội cái nón cối. Bà Ngân đù năm ngoái thấy bận áo bà ba đội nón cối, vén quần đi thăm dân tình bị lụt. Dĩ nhiên là để "diễn tuồng" cho báo chí chụp hình. Sáng nay cũng thấy phái đoàn của Phúc niểng đi "công tác khắc phục bão số 10", đầu ai cũng có cái nón cối.
Mới hôm tựu trường hồi đầu tháng, hình ảnh báo chí đưa lên cho thấy các em học sinh, nam cũng như nữ, mặc đồng phục đội nón cối ngồi kín sân trường. Không biết mấy em có nghe thuyết giảng về "chủ nghĩa mác lê nin bách chiến bách thắng" như tụi tôi hồi đó (sau 75) hay không ?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (là người đội nón cối). Nguồn : Báo Quảng Ngãi.
Không thấy ai mang dép râu. Nhưng "dấu hiệu" của việc đổi lại "mốt" cũ đội nón cối là gì ?
Là thể hiện sự "liêm chính" ?
Tôi thấy là không. Thời đó "đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ". Thời đó ai cũng đói vàng mặt như nhau.
Nhắc lại là nếu không có các vụ "xé rào" thì dân tình thời "mang dép râu" đôi lúc cũng bứt cỏ mà ăn (như Bắc Hàn có thời kỳ như vậy).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo ứng phó bão số 10 ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An - Infonet, 14/09/2017
Bây giờ ai cũng nhìn nhận những cán bộ "xé rào" là "sáng suốt". Tức gián tiếp nhìn nhận những thứ "rào cản" gọi là "xã hội chủ nghĩa" đó là "ngu xuẩn, tối tăm".
"Liêm chính" đóng vai trò nào trong xã hội tối tăm như vậy ?
Là thể hiện sự "dũng cảm" ?
Cũng thử chấp nhận bộ đội ngày trước là dũng cảm. Nhưng xã hội bây giờ, thời bình, đất nước cần phát triển, đâu cần thanh niên xung phong ra trận.
Cái đất nước cần là "trí tuệ", là "nếp sống văn minh". Đó là "kiến tạo".
Hô hào "cách mạng kỹ nghệ bốn chấm không", tựu trường bắt học trò đội nón cối. Khác chi hô hào "mang dép lốp đi vào vũ trụ" ?
Toàn bộ học sinh của trường đều mặc áo trắng, đội mũ cối trong ngày khai giảng năm học mới để lại ấn tượng và đẹp mắt trong mọi người.
Không biết chính phủ "liêm chính kiến tạo" đội nón cối của Phúc niểng dẫn dân tộc này đi tới đâu.
Chỉ cái việc đội nón cối là đã thấy viễn ảnh "đời son trẻ" của bọn sinh viên học sinh kia là bỏ không.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 17/09/2017
Nội các Tổng thống Trump vừa loan báo hôm kia (thứ năm) chương trình công du các nước Châu Á vào đầu tháng mười một, gồm các nước Nhật, Nam Hàn và Trung Quốc. Chuyến đi này ông Trump "có thể" ghé Việt Nam, nhân Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế các quốc gia Châu Á - Thái bình dương (APEC).
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/9 tuyên bố có thể ghé thăm Việt Nam để dự Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
Chữ "có thể" tôi đặt trong dấu ngoặc, nhằm nhấn mạnh là Trump có thể không ghé Việt Nam.
Đồng thời vấn đề Liên Hiệp Quốc, 100 quốc gia (bao gồm Anh và Đức) đã đồng ý ký tên ủng hộ sáng kiến của Hoa Kỳ nhằm cải tổ lại tổ chức Liên Hiệp Quốc sao cho tổ chức này hoạt động hữu hiệu hơn. Theo báo chí thì thứ hai tới ông Trump sẽ đọc diễn văn trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc để công bố sáng kiến này.
Hai sự kiện đều phát xuất từ Hoa Kỳ, xem ra không quan hệ gì với nhau. Nhưng theo tôi, đó là những dấu hiệu mạnh mẽ mà các lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần phải "sáng suốt giải mã".
Việt Nam vẫn chưa nằm trong "lịch" của ông Trump, mặc dầu Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức ở Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam (và APEC) "không là cây đinh gì" với Mỹ.
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation ) là một "diễn đàn" kinh tế của các nước Châu Á có tiếp giáp với Thái Bình Dương. Tổ chức kinh tế này đã không còn quan trọng đối với Mỹ.
Từ thời Tổng thống Obama, với chủ trương "xoay trục sang Châu Á", diễn đàn APEC được thay thế bằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), trong đó Trung Quốc bị loại ra và vai trò Việt Nam đươc xem là "trung tâm".
Trump đắc cử tổng thống, cái nhìn mới của Mỹ về "trật tự thế giới" đã làm đảo lộn, hay ít ra làm thay đổi, cách "đối xử" của Mỹ với các đối tác truyền thống. TPP đơn thuần bị dẹp bỏ. Vai trò (con cờ) Việt Nam (đối với Mỹ) trở nên bất định.
Mối quan tâm hàng đầu của ông Trump hiện nay là các vụ thử bom nguyên tử (và nhiệt nguyên tử) cùng với các vụ bắn hỏa tiễn (liên lục địa ?) của Bắc Hàn.
Cá nhân tôi không nghĩ rằng Bắc Hàn đơn phương (không có sự trợ giúp kỹ thuật bên ngoài) lại có thể phát triển "đột biến", trong vòng vài tháng thử nghiệm thành công từ bom nguyên tử sang bom nhiệt hạch (thermonucleaire).
Cũng vậy, không thể vài tháng mà Bắc Hàn chế ngự kỹ thuật phóng hỏa tiễn, từ mức độ "chiến thuật" (dưới 1000km) sang "chiến lược" (trên 3.000km) như vậy.
Những vận động của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc (nhằm cải tổ lại tổ chức này) cùng với các các biện pháp (trừng phạt kinh tế) của nước này đối với Nga và Trung Quốc, hai đại cường có chung biên giới với Bắc Hàn, có thể đã thúc đẩy Nga và Trung Quốc giúp Bắc Hàn (về kỹ thuật) để thục hiện các thử nghiệm nguyên tử và hỏa tiễn, nhằm "đối trọng" với các chính sách của Mỹ.
Đối với Nga, (vụ Crimée) hay vụ "lùm xùm" can thiệp vào nội bộ Mỹ trong cuộc bầu của tổng thống vừa rồi, có thể sẽ làm cho quan hệ hai bên "đông lạnh" kéo dài.
Đối với Trung Quốc, vấn đề không đơn thuần, vì tư tưởng chủ đạo của Trump khi ra ứng cử là "ngăn chặn" sự trỗi dậy "không" hòa bình của Trung Quốc.
Từ thời chiến tranh lạnh, tổ chức Liên Hiệp Quốc chỉ là "phương tiện" để phe cộng sản, do Liên Xô đứng đầu, tuyên truyền cho mục tiêu nhuộm đỏ địa cầu.
Sau khi khối cộng sản sụp đổ, cơ quan Liên Hiệp Quốc lại trở thành diễn đàn để các bên "diễn trò hề", (như các nước nổi tiếng vi phạm nhân quyền thì trở thanh chủ tịch ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc), hoặc là các nghị quyết cù nhây "trừng phạt" Bắc hàn hiện nay.
Chủ trương cải tổ Liên Hiệp Quốc của Trump là đúng, bởi vì một mình Hoa Kỳ đã gánh phần lớn ngân sách điều hành của Liên Hiệp Quốc. (Nếu cần, Hoa Kỳ có thể không chi tiền nữa để cho Liên Hiệp Quốc sụp).
Trở lại "con cờ" Việt Nam. Chưa bao giờ Việt Nam "cô đơn" như lúc này.
Có giả thuyết đề nghị rằng, để giảm bớt sự hung hãn của Kim Jong-un, Hoa Kỳ cần trao đổi Biển Đông (phần của Việt Nam) cho Trung Quốc. Có như vậy Trung Quốc mới làm áp lực hữu hiệu lên Kim Jong-un.
Dĩ nhiên Việt Nam có trở thành "vật" để các đại cường trao đổi hay không là do thái độ của lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là "tiềm năng thực sự" của Kim Jong-un.
Ta thấy Trump càng gáy trên mạng thì Kim Jong-un càng làm mạnh trên thực tế. Lằn mức đỏ của Mỹ đặt ra cho Bắc Hàn, từ việc không được nghiên cứu vũ khí nguyên tử thời Clinton, sau đó lùi về mức "thử nghiệm bom nguyên tử" dưới thời Obama.
Nhưng dưới thời Trump, chỉ vài tháng mà "lằn mức đỏ" lùi về ở mức phòng thủ Guam. Vừa với bom nhiệt hạch, vừa với hỏa tiễn "liên lục địa".
"Phải có cái gì chống lưng" nên Kim Jong-un mới hung hăng làm mạnh như vậy.
Ta không thể loại trừ Trung Quốc (hay Nga) cho Kim jong Un "mượn" vài trái bom nhiệt hạch cùng với vài giàn hỏa tiễn "quá đát" để thử nghiệm. Quá đát, bởi vì cường độ "bom nhiệt hạch" "còn tốt" mạnh hàng chục, hàng trăm lần hơn trái bom (mà Bắc Hàn) vừa thử. Hỏa tiễn "liên lục địa" còn "tốt" cũng vậy, tầm bay (tối thiếu) là 5.000 km.
Cái "dỏm" của Bắc Hàn đổi lấy cái "thực" ở Biển Đông, Trung Quốc thắng lớn trong ván bài bịp bợm.
Vì vậy Việt Nam có trở thành "con cờ" hay vật để người ta trao đổi hay không là do tầm của lãnh đạo.
Xét lại lịch sử cận đại, Việt Nam "cầm ngọn cờ đầu" không biết bao nhiêu lần. Đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc. Việt Nam là "mũi nhọn, đạo quân vô sản tiền phong" vùng Đông Nam Á. Việt Nam "tiền đồn thế giới tự do"... Đất nước tan hoang là do lãnh đạo "muốn đi đầu", mà thục tế là "con cờ" của bàn cờ thế giới.
Mà "tầm nhìn" của lãnh đạo bây giờ là đang loay hoay tìm cách nào "đốt nóng lò". Đọc các bài viết "nổi lửa lên em" của nhà báo Huy Đức, coi bộ vụ "đốt lò" còn kéo dài.
Ối thây kệ. Biển Đông vào tay cộng sản Việt Nam hay vào tay ai khác, kết quả là người dân vẫn là "trai thì làm nô, gái thì làm đỉ".
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 16/09/2017
Hôm qua tôi có vài lời "phải đạo" cho cá nhân của Giáo sư Ngô Bảo Châu và cô Phượng, con gái anh Ba X, nhân vụ quí vị này (cùng bạn bè) đã xây dựng được một ngôi trường đẹp đẽ cho trẻ em nghèo ở vùng thượng du Bắc Việt hồi năm ngoái. Nhiều tiếng nói phản đối cất lên cho rằng gia đình ông X đã tham nhũng, lạm dụng quyền lực phá nát đất nước này. Những lời (như tôi viết) là không được.
Quỹ "Phượng Hoàng", với đại diện là Nguyễn Thanh Phượng (mặc áo màu đỏ), nhà tài trợ chính xây dựng ngôi trường với 6 tỷ VND, Giáo sư Ngô Bảo Châu (trái)
Nghe nói cô Phượng, con anh ba X, cùng với Giáo sư Ngô Bảo Châu và các bạn bè khác, đã góp công góp của xây dựng được một ngôi trường hết sức là đẹp tại một vùng núi, thượng du Bắc Việt. Báo chí nhà nước không thấy đăng. Vì đây là việc làm "xốn mắt". Mà chỉ thấy nói đi nói lại trên facebook.
Dân mình có câu "dẫu xây chín đợt phù hồ - không bằng làm phước cứu cho một người".
Cô Phượng, chú Châu và bạn bè... đã làm ở đây một việc lớn lao, "cứu cho nhiều người" chớ không phải một người.
Phải viết ở đây vài dòng gọi là "bái phục" ! Hy vọng các "đại gia" Việt Nam lấy đó làm gương.
Giúp người dài lâu là giúp "cần câu cá", chớ không phải là giúp "mì gói".
Theo tôi, oan có đầu nợ có chủ.
Một lời nói "phải đạo" cho một chuyện làm "phải đạo" là thể hiện nhân tính tự thiện của con người.
Một mình ông X và gia đình không phải, và không hề, là thủ phạm. Nước Việt Nam nghèo, dân tộc Việt Nam hèn, là cả một quá trình dài lâu phiêu lưu vào địa ngục có tên đẹp đẽ là "xã hội chủ nghĩa".
Đảng cộng sản Việt Nam mới là thủ phạm phá nát đất nước này, đã đưa nhân dân xuống hàng chó ngựa như hiện nay. Nếu xét xa hơn một chút thì thủ phạm chính ông Hồ cùng những đồng lưu Đồng, Chinh, Giáp…
Những nước Châu Á có hoàn cảnh lịch sử bị thực dân đô hộ tương tự như Việt Nam, nước nào không có chủ nghĩa cộng sản du nhập, tất cả đều trở "thành rồng thành cọp".
Theo tôi, đổ tội như vậy khác chi cả đảng cộng sản ăn ốc mà chỉ có gia đình ông X "đổ vỏ".
Ở vị thế thủ tướng chính phủ, ông X ngồi dưới ông Tổng lú. Xét trên danh nghĩa, ông X chỉ là cấp thừa hành, thi hành những nghị quyết của đảng.
Ông X làm sai nghị quyết của đảng hay là nghị quyết của đảng đã sai từ bản chất ?
Ông X đã có lần than vãn rằng suốt bao nhiêu năm làm thủ tướng ông chưa "kỷ luật được đồng chí nào".
Tôi tin điều này. Bởi vì, cho tới bây giờ, nguyên tắc "tập trung dân chủ" vẫn luôn được áp dụng trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.
Tức là mọi quyết định chính trị, của thủ tướng hay của một bộ trưởng bất kỳ, luôn là quyết định của tập thể. Quyết định đó còn có tên khác nữa là "đúng qui trình". Tức là, khi thủ tướng, bộ trưởng hay một cán bộ ở một cấp bất kỳ... nếu làm "đúng qui trình" thì lỡ thất bại, gây tổn thất nặng nề cho nhân dân và đất nước, thì người cán bộ đó vẫn không bị "khuyết điểm".
Ông X "không kỷ luật được đồng chí nào" cũng phải thôi.
Bởi vậy, làm "lãnh đạo" ở Việt Nam sướng cái chỗ này. Không ai chịu trách nhiệm chuyện làm của mình. Ngay cả đảng cộng sản Việt Nam, hiến pháp qui định (một cách vi hiến) là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vấn đề là hiến pháp không chỉ rõ trách nhiệm của đảng là như thế nào ? Vi hiến là vì vậy.
Rốt cục ở Việt Nam con bò làm lãnh đạo cũng được.
Ông X (hay con bò nào đó) làm thủ tướng, nếu làm đúng theo nghị quyết, hệ quả (lỡ có) làm cho đất nước phá sản thì cũng không ai có trách nhiệm gì cả.
Qui trách nhiệm cho cá nhân và gia đình ông X, theo tôi là thiếu công bằng.
Bây giờ xét về vụ ông X và gia đình tham nhũng, lạm dụng quyền lực gây "hậu quả nghiêm trọng". Tức là xét cái lò đang nóng của ông Tổng lú.
Trở lại bài viết của tác giả Nhị Lê mà tôi có phê bình vài tuần trước. Tôi cho rằng bài viết ghi rõ "lộ trình" kế hoạch "đốt lò" của Tổng lú. Mục đích là "cải cách thể chế và đánh tham nhũng". Trong bài có đoạn (quan trọng) nói về "một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo" như là yếu tố cần thiết để cuộc "đốt lò" thành công.
Lò nóng lên rồi, củi tươi và cũng cháy (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng)
Thế nào là "lực lượng chính trị nhân dân đông đảo" ?
Tôi cũng đề cập việc này nhiều lần. Theo tôi đó là hình thức dùng dư luận để "đấu tố" đối thủ chính trị cần hạ bệ.
Nói trắng ra là dùng hệ thống "dư luận viên", cách gọi hôm nay, cũng là "các chiến sĩ cầm bút trên mặt trận văn hóa", cách gọi của ông Hồ ngày trước, để dọn sân "cắt cỏ dưới chân" địch thủ. Tổng lú sau đó dễ dàng "đốn" những người này.
Cầm đầu lực lượng "chính trị nhân dân" đó là ai ? Dĩ nhiên là ông Tổng lú mà nanh vuốt nhọn bén của lực lượng này là nhà báo Huy Đức.
Các bài viết của nhà báo Huy Đức, như về Đinh La Thăng, về Trịnh Xuân Thanh, hay về các đối thủ chính trị khác của Tổng lú… cho phép ta kết luận như vậy.
Nếu Tổng lú có thiện chí "diệt tham nhũng" thì bộ máy tư pháp của Việt Nam dư thừa luật lệ để diệt không còn đứa tham nhũng nào.
Vấn đề là ông Tổng lú không dùng luật lệ mà dùng "quyền lực nặc danh" để đạt mục tiêu chính trị.
Vụ Trịnh Xuân Thanh, vì tự ái cá nhân, ông Tổng lú cho mật vụ Việt Nam sang Đức để bắt Trịnh Xuân Thanh, xúc phạm chủ quyền nước Đức cũng như chà đạp luật lê quốc tế, gây thiệt hại lớn lao cho đất nước.
Ông Tổng lú xem chuyện quốc gia dân tộc như là chuyện băng đảng, nội bộ của ông.
Chuyện tham nhũng hay cải cách thể chế là chuyện quốc gia. Nếu ông lú sử dụng luật pháp để thực hiện, chắc hắn tôi là kẻ đi đầu hưởng ứng.
Nhưng ông lú sử dụng luật rừng. Thì ngay khi ông X và gia đình ông này bị bắt vì luật rừng, vì lối đấu tố của các dư luận viên (có tên khác là lực lượng chính trị nhân dân), thì cá nhân tôi là người đi đầu phản đối.
Xây dựng một Quốc gia Pháp trị (l’Etat de droit - the Rule of Law) trước hết là xây dựng pháp luật. Và trong một quốc gia pháp trị (Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền) thì lãnh đạo các cấp "làm gì cũng phải theo luật mà làm".
Ủng hộ chiến dịch "đốt lò" của Tổng lú bây giờ là góp phần xây dựng một nhà nước mafia. Quyền lực nhà nước trở thành "quyền lực nặc danh". Ý kiến số đông trở thành công lý.
Thử xét lại, vụ đốt lò của Tổng lú ta sẽ thấy khá giống với thuở ban đầu của cách mạng văn hóa bên Tàu.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 10/09/2017
Bàn tròn thứ năm trên BBC, hôm kia tôi có viết bài ngắn phê bình, vốn có chủ đề "Trung Quốc tập trận gần Đà Nẵng". Hôm nay BBC ghi lại cuộc "hội luận" đó thành một bài viết, tựa đề "Biển Đông : Việt Nam có cần thay đổi chiến thuật ?".
Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam -Ảnh minh họa
Ý kiến của tôi về cuộc hội luận này vẫn không thay đổi.
Tôi thấy là học giả Ngô Vĩnh Long hình như không theo dõi những gì đã và đang xảy ra trên thực tế. Tôi cũng thấy ông Long vừa không nắm vững được lịch sử tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông. Ông cũng không phân biệt được hai phạm trù "khẳng định chủ quyền" và "quốc tế hóa tranh chấp", là hai lựa chọn chiến lược đấu tranh của Việt Nam đối với đối thủ là Trung Quốc.
Điều cụ thể ghi nhận được là ông Ngô Vĩnh Long rất hay "dị ứng" khi thấy ai nói về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Điều này phù hợp với lập trường "chủ đạo" của nhóm "trí thức Việt Nam" mà ông Long là một thanh viên (cùng với Vũ Quang Việt, Nguyễn Ngọc Giao, Cao Huy Thuần, Trần Hữu Dũng…).
Nhắc lại để làm "bằng chứng".
Ông Vũ Quang Việt, nhân hội thảo về Biển Đông tháng 7 năm 2010 từng trả lời phỏng vấn trên BBC :
"theo nghiên cứu của tôi, không thể nói chắc chắn rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Cho tới bây giờ chưa tìm thấy chứng cứ tài liệu nào trong lịch sử Việt Nam rõ ràng để nói rằng Trường Sa là của Việt Nam… Nhưng nếu ta thừa nhận đây là một vùng hải đảo không thuộc về ai, thì sẽ vận dụng công pháp quốc tế để giải quyết vấn đề. Điều này sẽ có lợi cho khu vực…. Nhiều nước Đông Nam Á cùng chia sẻ Biển Đông, các nước này có thể góp tiếng để cùng đoàn kết giải quyết vấn đề cho thỏa đáng".
Riêng ông Long thì không thấy có bài nghiên cứu nào về Biển Đông.
Như vậy việc ông Long "dị ứng" khi nghe người khác nhấn mạnh việc "khẳng định chủ quyền" là có nguyên nhân. Vì cho rằng Việt Nam không chứng minh được chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa vì vậy Ông Long và bằng hữu chủ trương Việt Nam "từ bỏ chủ quyền, chia sẻ tài nguyên".
Điều này không hề mới. Đây là một đề nghị của một số học giả người Mỹ qua tập sách (nhứt thời tôi quên tên, sẽ tra lại).
Bây giờ nhìn lại các nước có tranh chấp Biển Đông, ta thấy có ba chủ trương :
Trung Quốc luôn khẳng định "chủ quyền". Thể hiện (gián tiếp) trên thực tế như thực thi "quyền tài phán" và "quyền chủ quyền" phát sinh ra từ các đảo, đá ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tức là Trung Quốc sử dụng mọi hình thức pháp lý cho phép (quyền tài phán, quyền chủ quyền…) để khẳng định chủ quyền. Trung Quốc còn thể hiện "chủ quyền" trực tiếp qua các cuộc thao diễn quân sự.
Phi thì vận dụng đủ cách, từ "quốc tế hóa" cho tới "chia sẻ tài nguyên", cuối cùng vận dụng tất cả cho việc "khẳng định quyền chủ quyền". Vụ kiện ở Tòa CPA tháng bẩy năm 2016 là "đỉnh cao" của chiến thắng Phi trước Trung Quốc.
Mã Lai và Indonesia có cùng sách lược "đa phương hóa", dùng ngoại giao, kinh tế, sức mạnh quân sự để "khẳng định quyền chủ quyền" (vùng biển thuộc ZEE).
Trong khi Việt Nam chủ trương "quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" bằng cách "hy sinh chủ quyền" đồng thời "chia sẻ tài nguyên" (cho các đại cường như Mỹ, Nga, Ấn Độ v.v…), nhưng không biết để "bảo vệ chủ quyền" hay khẳng định "quyền chủ quyền vùng biển kinh tế độc quyền" ?.
Cách nào thì thì mọi chủ trương của Việt Nam cho thấy là "phá sản". Trung Quốc vẫn "tầm ăn dâu" trên vùng lãnh thổ, vùng biển thuộc (quyền) chủ quyền của Việt Nam. Các giàn khoan nước ngoài đặt trên thềm lục địa của Việt Nam, trước sự đe dọa của Trung Quốc, lần lượt cuốn gói ra đi.
Bài viết hôm 7 tháng tám tôi có viết như sau :
"Chính sách "quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" được Việt Nam nỗ lực từ những năm 2009. Nền tảng của việc này đặt lên "quan hệ chính trị" và "chia sẻ lợi ích" với các quốc gia liên quan. Theo đó Việt Nam hy vọng "kéo" Hoa Kỳ về phía mình, cho rằng nước này có "lợi ích cần bảo vệ" ở Biển Đông. Sự có mặt của Hoa Kỳ có thể "đối trọng" với tham vọng của Trung Quốc".
"Chia sẻ lợi ích" với các nước, nhưng khi cần, quay đi quay lại Việt Nam chỉ "có một mình" đối đầu với Trung Quốc.
Tôi không biết còn phải chờ tới lúc nào, ông Ngô Vĩnh Long mới nhận thức ra được "kế sách" của nhóm ông đã phá sản từ lâu.
Cá nhân tôi thì hay theo dõi những ai, phe phái nào… có chủ trương đi ngược lại quyền và lợi ích của Việt Nam. Bất kỳ họ là ai, cho dầu là đảng cộng sản Việt Nam hay nhóm "trí thức thiên tả" của ông Long. Ai chống lại quyền và lợi ích của Việt Nam thì tôi chống lại họ.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 11/09/2017