Cuối năm không muốn viết những lời "xui xẻo" nhưng vấn nạn "Đào Minh Quân" của người việt hải ngoại, nếu không giải quyết được "tận gốc rễ", thì sẽ tiếp tục còn những người Việt ngây thơ trong nước vô tù oan uổng.
Đào Minh Quân là vấn nạn của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Mỹ
Gọi là "vấn nạn Đào Minh Quân", ông này là một người bệnh hoạn về tâm lý ở trình độ sắp điên cuồng, tạm gọi là hội chứng "hoang tưởng chính trị".
Hoang tưởng là vì ông này từ lâu đã tự xưng là "thủ tướng" của cái gọi là "chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng Hòa".
Vấn nạn là vì những hành vi, lời nói "hoang tưởng" của ông này có khả năng thuyết phục và thu hút được một số người bồng bột ở trong nước. Họ đi theo ông này để làm những điều mà thế giới bây giờ goi là "hành vi khủng bố".
Nếu những người (nghe nói là khoảng 70 người) đang bị truy tố ở Việt Nam về tội "khủng bố", bị tòa tuyên án "có tội", thì người có tội nặng nhứt trong vụ này là ông Đào Minh Quân, sau đó là những tòng phạm "live stream" loan truyền những điều bịp bợm trên Facebook.
Quan niệm về "khủng bố" ở Việt Nam hay ở các nước Mỹ, Âu... đều có chung nội dung, chung quan niệm. Vì vậy khi một người, một tổ chức... bị kết án về tội "khủng bố" ở Việt Nam thì bản án này có giá trị tương đương ở các nước Mỹ, Âu...
Tức là ông Đào Minh Quân (và các tòng phạm tuyên truyền live stream trên Facebook) bị khép vào tội xúi giục, hay "đầu não", chủ trương "khủng bố".
Để được án "giảm khinh", thân nhân, gia đình... các "nạn nhân" đã nghe theo lời xúi giục của ông Đào Minh Quân... cấp thời làm đơn kiện ông này (có thể thông qua tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam).
Cộng đồng người Việt hải ngoại không thể để những người hoang tưởng, điên cuồng, hay bịp bợm... về chính trị tiếp tục lộng hành như múa gậy vườn hoang.
Chúng ta, người Việt hải ngoại tiếc nuối Việt Nam Cộng Hòa vì thực thể này đã thể hiện như là một chế độ chính trị ưu đẳng so với chế độ cộng sản tồi dở và tàn ác hiện thời. Việt Nam Cộng Hòa là quá khứ êm đẹp và huy hoàng của nhiều người. Nhưng ta phải ý thức rằng thực thể Việt Nam Cộng Hòa đã "chết".
Người ta không thể làm "sống" lại một cái gì đó đã chết. Nhưng người ta có thể "kế thừa" và phát huy những "cái hay", cái đẹp" của chế độ này. Bằng những cách như giới thiệu đến những người Việt sinh sau một nền giáo dục nhân bản, một chế độ chính trị dân chủ đa nguyên, một nền kinh tế tư bản thị trường...
Từ rất lâu tôi đã (hao hơi tổn sức) cổ võ cho việc "hòa giải quốc gia" để nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay "kế thừa" Việt Nam Cộng Hòa. Tôi có đề nghị một số điều như sách sử từ nay bỏ tiếng "ngụy" đối với các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng như tu bổ lại các nghĩa trang lính Việt Nam Cộng Hòa. Tôi cũng đề nghị Nhà nước ra chính sách "bồi thường" tượng trưng cho các nạn nhân của chế độ cộng sản (từ Nhân văn giai phẩm cho tới vụ án Xét lại chống đảng, từ vụ Cải tạo công thuơng nghiệp cho tới vụ tù cải tạo...) để giải tỏa những hàm oan...
Mục đích để làm chi ? Từ rất lâu tôi cũng (hao hơi tổn sức) giải thích rằng chỉ khi nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tai "kế thừa" được danh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa thì lúc đó nhà nước cộng sản mới có đủ "tư cách" pháp lý để đi kiện Trung Quốc trước một Tòa quốc tế về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa...
Dĩ nhiên ý kiến của tôi đã được nhiều người chia sẻ. Nhưng dứt khoát không hề có tư tưởng "tái lập lại nền cộng hòa", như các học giả về Biển Đông khác đã chủ trương.
Vài hàng nói lại cho rõ để trở lại "vấn nạn Đào Minh Quân". Danh dự của những người tranh đấu cho một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn đang bị ô uế. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ chờ dịp này đề "bó chùm" tất cả những người tranh đấu cho dân chủ, cho nhân quyền... vào một giỏ Đào Minh Quân.
Các luật gia Việt Nam ở Mỹ nên giúp đỡ thân nhân những người bị bắt, kiện ông Đào Minh Quân ra trước Tòa án nước Mỹ vì tội xúi giục (hay tổ chức cho) người khác làm "khủng bố". Đây là phương cách hữu hiệu nhứt để giảm án cho những con người đã dại dột nghe lời một tên hoang tưởng bệnh hoạn đã đến mức trầm kha. Và đó cũng là cách để giải quyết một "vấn nạn" mà lâu nay như mụt nhọt làm đau đớn cả tập thể người Việt hải ngoại.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 27/12/2017
Sớm không "đánh", muộn không "đánh". Sau ký kết bản Tuyên bố chung 2017 thì ông Trọng tới tấp "đánh" tham nhũng.
Thái độ khúm núm nịnh bợ của ông Trọng : "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc" cho ta thấy sau lưng ông Trọng là ai.
Tôi cho rằng mục tiêu ông Trọng không hẵn là để diệt trừ tham nhũng mà chỉ để che dấu một mưu đồ. Bởi vì muốn diệt trừ tham nhũng là phải "đánh" từ trên xuống dưới, đánh từ trong ra ngoài, đánh những điểm cần đánh trước, không loại trừ một ai trong đảng cộng sản.
Đám cần "đánh" đầu tiên dĩ nhiên là "công an". Từ cảnh sát đứng đường chận từng chiếc xe để ăn. Từ công an làng xã xông vào chợ ruồng bắt, tịch thu từng rổ cá, mẻ tôm của dân nghèo. Cho đến "thượng tầng", như ông tướng chi đó ký công văn "tuyệt mật" ra lịnh cho ông Đinh La Thăng, lúc làm bí thư Sài gòn, "đề nghị" nâng đỡ cho phe công an trong một "thương vụ" ngân hàng. Công an Việt Nam thể hiện là một bầy mọt nước. Chúng ăn của dân không từ một thứ gì, kể cả 4 tấm ván hòm của người đang nằm chờ chết.
Đám ưu tiên "đánh" thứ nhì là quân đội. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 4 thập niên nhưng quân đội "Việt Nam anh hùng" vẫn hành động như là "người có công lao to lớn". Đây là thái độ "kiêu binh". Vấn đề là thái độ "kiêu binh" của đám tướng tá quân đội không nhằm bảo vệ đất nước, an ninh quốc phòng, mà chỉ nhằm làm "kinh tế". Nếu có đọc những bài báo nước ngoài, ta thấy Mỹ đã không bán vũ khí cho Việt Nam chỉ vì phía Việt Nam đòi "lại quả 50%".
Nếu ông Trọng muốn đánh tham nhũng, những tướng lãnh nào dính vào "phi vụ" này cần phải chém đầu làm gương. Ta cũng thấy vụ đất đai thuộc phi trường Tân Sơn Nhứt, vụ Đồng Tâm… đâu có "đất vàng" thì ở đó có mặt "quân đội". Đám tướng tá quân đội thực ra là những con sâu, con chuột... ăn hại, phát nát tan đất nước này.
Mục tiêu "đánh" tham nhũng của ông Trọng không hề tương đồng với chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình. Để ý, ông Trọng đánh người nào thì người đó đích thị hoặc "thân Mỹ", hoặc ở về phía "đối thủ" chính trị.
Ông Trọng lên làm tổng bí thư đã 6 năm. Trong đó ít nhứt 5 năm dài ông này lù khù, không làm được việc chi ra hồn, đến đỗi người ta gọi ông là Trọng lú. Nhưng từ khi ông này ký kết Tuyên bố chung 2017, vào tháng giêng 2017, tức thì thế lực ông Trọng tăng vọt "đột biến".
Theo tôi, ta không thể loại trừ "bàn tay hôi hám", là "thế lực" của ngoại bang "chống lưng" cho ông Trọng, dùng ông này để tiêu diệt mọi thế lực trong đảng có khuynh hướng "thân Mỹ", cũng như tất cả những đảng viên bày tỏ ý tưởng ôn hòa, ủng hộ chủ trương "xã hội dân sự", "dân chủ, đa nguyên"... Bản nội qui mới của đảng cộng sản Việt Nam vừa công bố cho phép ta đặt vấn đề như vậy. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần bị ngoại bang khuynh đảo cho phép ta đặt giả thuyết.
Trở lại vụ Việt Nam ra lịnh rút giàn khoan Repsol hồi tháng tám 2017. Giàn khoan này vốn của Tây ban nha, thăm dò ở lô 136-03 trên thềm lục địa pháp lý của Việt Nam, cách đường cơ bản của Việt Nam dưới 200 hải lý. Khu vực này cách lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số.
Trước sự "đe dọa" của Trung Quốc, "mầy không rút tao đánh", Việt Nam phải ra lệnh cho Repsol rút về, mặc dầu chi phí đầu tư khai thác ở đây đã lên đến 27 triệu đô la (có nguồn nói là hàng trăm triệu đô la).
Câu hỏi đặt ra : Trung Quốc lấy tư cách gì để hăm dọa Việt Nam, trong vụ khai thác lô 136-03 ? Và ai trong giàn lãnh đạo Việt Nam đã chủ trương rút ?
Dĩ nhiên, thứ nhứt, Trung Quốc vịn lý do lô 136-03 "có chồng lấn" với "đường chữ U chín đoạn", tức "đường lưỡi bò".
Thứ hai, một nguồn tin từ "nội bộ" hé lộ rằng, hai người chủ trương "rút" là Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch.
Quyết định "bó gối qui hàng" của ông Trọng đã gây một tiền lệ chết người : Việt Nam nhìn nhận yêu sách của Trung Quốc ở khu vực lô 136-03 là chính đáng.
Cần nhắc lại, khu vực thềm lục địa chung quanh lô 136 thuộc về bãi Tư chính - Vũng mây, thuộc về thềm lục địa (pháp lý) của Việt Nam. Khu vực này từ những năm 1992 Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định chủ quyền, bằng các tuyên bố cũng như những hành vi ký hợp đồng cho phép các công ty dầu hỏa nước ngoài đến khai thác. Nhưng chưa bao giờ Việt Nam nhượng bộ ở khu vực này. Bằng các biện pháp ngoại giao, pháp lý và răn đe quân sự… rốt cục phía Trung Quốc phải tháo lui.
Quyết định của ông Trọng đã gây ra một tiền lệ là Việt Nam nhìn nhận tính chính đáng của "đường lưỡi bò".
Quyết định này hết sức là nguy hiểm, vì nó hàm ý quần đào HS và TS thuộc Trung Quốc ; Hệ quả có thể làm Việt Nam mất khoảng 50% diện tích vùng biển.
Trở lại nội dung Tuyên bố Việt Nam-Trung Quốc 2017. Hôm trước tôi có viết là tuyên bố này đi ngược lại tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ngược lại nội dung 5 Nguyên tắc Chung sống hòa bình cũng như đi phá bỏ nền tảng ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, được qui định theo Tuyên bố 2000.
Tuyên bố về Hợp tác Toàn diện trong Thế kỷ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc (năm 2000), nhấn mạnh nguyên tắc nền tảng quan hệ hai nước như sau :
"Hai bên khẳng định lại, tiếp tục căn cứ theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các quan hệ quốc tế đã được thừa nhận, thúc đẩy quạn hệ giữa hai nước phát triển toàn diện. Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở các nguyên tắc : độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".
Nguyên tắc nền tảng của Hiến chương Liên Hiệp Quốc là "bình đẳng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ". Tức là các quốc gia, lớn nhỏ, mạnh yếu không phân biệt, tất cả đều bình đẳng như nhau, không được xâm lấn lãnh thổ quốc gia khác.
Nguyên tắc "Chung sống hòa bình" (coexistance pacifique) do Trung Quốc chủ trương, gồm 5 nguyên tắc :
1. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
2. không xâm lược lẫn nhau,
3. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
4. bình đẳng và cùng có lợi, và
5. cùng chung sống hòa bình.
Nội dung Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc 2017, nhìn nhận Việt Nam và Trung Quốc "có chung tương lai, có cùng vận mệnh", tức là là đã phá vỡ mọi nguyên tắc, từ Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho tới 5 Nguyên tắc Chung sống hòa bình của Trung Quốc.
Vụ ông Trọng uống trà với Tập Cận Bình, nhìn thái độ khúm núm nịnh bợ của ông Trọng : "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc" cho ta thấy sau lưng ông Trọng là ai.
Mục đích đánh tham nhũng của ông Trọng chưa chắc có mục tiêu chấn hưng Việt Nam nhưng rõ ràng đưa Việt Nam chính thức "vào vòng bắc thuộc".
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/12/2017
Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại đến nay, đều đặt nền tảng trên quan niệm "chính danh - légitime". Không có chính danh thì nói không ai nghe.
Quyền lực (power – pouvoir) ở đây được hiểu như là "quyền lực chính trị". Tức là "thẩm quyền" áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.
Việc bổ nhiệm các thái tử đỏ, những người xem ra tài năng chỉ ở mức (tối đa là) trung bình, đã khiến chế độ "cộng hòa xã hội chủ nghĩa" trở thành chế độ "quân chủ xã hội chủ nghĩa".
Tính "chính danh" trong chính trị hiện đại có thể được hiểu như là việc "hợp pháp" hay "hợp hiến".
(Légitime - nguyên thủy bắt nguồn từ Latin "legitimus", có nghĩa là "xác định bằng luật", "phù hợp với luật lệ").
Thí dụ về tính "chính danh" của "con thú đầu đàn" trong xã hội loài thú và người "thủ lĩnh" xã hội sơ khai.
Trong một đàn chim hay một bầy sư tử… luôn có một con đầu đàn. Tất cả những con thú trong bầy đều phục tùng quyết định của con thú đầu đàn. Tính "chính danh" của con thú đầu đàn là sức mạnh, là sự khôn ngoan và kinh nghiệm.
Con sư tử đầu đàn là con thú có sức mạnh vượt trội. Nó có khả năng thiết lập trật tự trong đàn cũng như khả năng bảo vệ an ninh cho cả bầy trước sự tấn công của các con thú khác.
Con chim đầu đàn là con chim khôn ngoan và có kinh nghiệm nhứt trong đàn. Con chim này có khả năng dẫn dắt cả đàn đến vùng nắng ấm, có nhiều mồi ngon, cả bầy được sống trường tồn và sung túc.
Xã hội loài người cũng tương tự như vậy.
Lúc còn sơ khai, con người đã biết sống tụ tập thành bầy đàn, sử dụng sức mạnh và trí khôn tập thể để chống chõi với thiên nhiên để "sinh tồn". Trong nhóm luôn có một người đứng đầu mạnh nhứt, hay tinh khôn nhứt, dẫn dắt cả nhóm. Văn minh hơn một chút, con người biết "tổ chức", bộ lạc được thành lập. Trong bộ lạc có một người ‘thủ lĩnh" để coi ngó mọi sinh hoạt trong bộ lạc. Tất cả thành viên trong bộ lạc đều tuân thủ mệnh lệnh của người thủ lĩnh.
Quan niệm về "quyền lực" được khai sinh. Người thủ lĩnh, con chim đầu đàn, con thú đầu bầy… là đại diện (thể hiện) cho "quyền lực" trong (xã hội) bầy đàn đó.
Tính "chính danh" của "quyền lực" trong các xã hội này là "sức mạnh", "kinh nghiệm" và sự "tinh khôn".
Con người ngày càng văn minh hơn, quan niệm về "vương quốc", sau đó là "quốc gia" được thành hình. Một "quốc gia" thông thường bao gồm một nhóm dân tộc có cùng "nguồn gốc" như ngôn ngữ, màu da, huyết thống… có cùng một "lịch sử" và chia sẻ một "văn hóa" chung. Cốt lõi cho sự "trường tồn" của quốc gia là phương cách (mô hinh) "tổ chức quốc gia" mà trong đó cách thức "tuyển chọn" người thủ lĩnh (người lãnh đạo) nắm "quyền lực quốc gia" là yếu tố quan trọng hơn hết.
Dưới thời "phong kiến" đế quyền, ông vua (hoàng đế) là vị "chủ tể". Lãnh thổ là của vua. Tất cả dân chúng trong vương quốc cũng thuộc về ông vua, gọi là "thần dân". Các quan trong triều đều do vua "sắc phong". Mọi "quyền lực" trong quốc gia đều thuộc về vị "chủ tể" là ông vua. Ông vua thể hiện cho lãnh thổ, vừa dại diện cho thần dân… Nói theo ngôn ngữ hiện đại, ông Vua vì vậy nắm "chủ quyền" của quốc gia.
Tính "chính danh" của ông vua, quan điểm Đông phương ông vua có "mạng trời", "thế thiên hành đạo".
Ông vua chết đi, con của ông vua, gọi là thái tử, được "nối ngôi". Ông con lên nối ông cha trở thành "vua". Sự liên tục quốc gia vì vậy được thể hiện mà không ai dị nghị.
Dĩ nhiên cho tới khi "mệnh trời đã hết".
Theo quan điểm Đông phương, "mệnh trời đã hết" được báo hiệu bằng thiên tai như bão lụt, hán hán, bệnh dịch… liên tục nhiều năm, gây nạn đói kém… Giặc giã nổi lên chống lại ông vua. Kẻ nào thắng, lật đổ ông vua, vỗ ngực xưng hoàng đế thế thiên hành đạo. (Dĩ nhiên không quên nhổ cỏ tận gốc bằng cách tru di tam tộc giòng họ vua trước để tránh việc quang phục). Cứ như vậy mà quốc gia tiếp nối.
Cho tới thời cận đại. Người dân trong quốc gia không chịu đựng được những thói xa hoa phung phí của giới hoàng gia cũng như những áp bức đến từ thành phần quan lại. Sự nghèo khổ cùng cực khiến họ nổi dậy làm "cách mạng" lật đổ chế độ vương quyền. Hệ quả là "ngai vàng phải trả lại cho nhân dân".
Từ đó quan niệm "mọi quyền lực trong quốc gia" thuộc về "nhân dân" được thành hình. Nhân dân là "chủ tể". "Chủ quyền" của quốc gia thuộc về nhân dân. Chế độ "cộng hòa" được ra đời.
Người "thủ lĩnh" không còn là người có "thiên mệnh", hay là người "có sức mạnh". Quyền lực trong quốc gia được phân bổ cho những người "lãnh đạo", bằng các thể thức "dân chủ" là "bầu cử".
Quyền lực của (những) người lãnh đạo được giới hạn trong một khoản thời gian, gọi là "nhiệm kỳ".
Tính "chính danh" của người lãnh đạo là sự "thắng cử". Người nào được nhiều "phiếu bầu", người đó "thắng cử".
Trở lại tình trạng Việt Nam hiện thời, các "thái tử đỏ" được "đảng" trao phó "quyền lực".
Nhìn lại những sự kiện con ông này, cháu ông kia… quyền lực quốc gia được ban phát một cách tùy tiện trong hàng ngũ con ông cháu cha. Quyền hành của các ông hoàng đỏ này bị thách thức. Một chế độ nhìn nhận là "dân chủ", "cộng hòa"... thì dứt khoát không thể có việc kế thừa quyền lực.
Nguyên tắc của mọi chế độ dân chủ (dân chủ tự do hay dân chủ tập trung) là việc phân bổ quyền hành trong bộ máy nhà nước phải đến từ nhân dân, thể hiện qua các cuộc bầu cử.
Tính chính danh của "quyền lực" được bảo đảm bằng sự trung thực của kết quả các cuộc bầu cử.
Quyền lực của các thái tử đỏ này vì vậy không có chính danh.
Nhân dân nào đã bầu cho các ông thái tử đỏ ?
Có một "thái tử đỏ" nhân dịp nhận chức, lên tiếng cho rằng quyền lực của cậu ta là do "đảng" giao phó.
Tức là tính chính danh về quyền lực của cậu ta được đảng bảo kê.
Vấn đề là đảng có "quyền" làm việc này hay không ?
Câu trả lời nên dành cho các đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam. Họ có "bầu" cho các thái tử này hay không ?
Nhưng trên phương diện pháp lý, việc này có nhiều điều vướng mắc. Những vướng mắc này không những đặt lại tính "chính danh" quyền lực của các thái tử đỏ mà còn đặt lại tính chính danh (quyền lãnh đạo đất nước và xã hội) của đảng cộng sản Việt Nam.
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay "cơ bản" đặt trên nền tảng "dân chủ". Theo nguyên tắc dân chủ (kể cả dân chủ tập trung), không có một chức vụ hay cơ chế (quyền lực) nào thuộc bộ máy nhà nước mà không thông qua (sự bầu cử) của người dân, hoặc sự bổ nhiệm của một cơ quan quyền lực chính đáng.
Sự bổ nhiệm các thái tử đỏ do đó là không hợp hiến.
Trước đây, những người cộng sản bảo vệ tính chính danh của đảng cộng sản Việt Nam với lý do đảng "đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập".
Điều này không đúng trong thời điểm hiện tại (và dĩ nhiên, tương lai).
Tạm cho rằng đảng cộng sản Việt Nam đã "lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập" là một sự thật lịch sử, không có điều gì cần tranh biện. Thì những người cộng sản hôm nay cũng không thể vịn vào lý do này để tiếp tục giành quyền lãnh đạo.
Những thế hệ "khai quốc công thần" chống Pháp, chống Mỹ, tức những người có tư cách, có chính danh để lãnh đạo, đã lần lượt khuất núi. Những người "có công", tức những người có tham gia vào cuộc chiến, đã không còn bao nhiêu người. Ngay cả thế hệ lãnh đạo hiện thời cũng không có mấy người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến "chống Mỹ".
Nếu dựa vào "công lao", thì trong đảng hiện nay không ai có công lao (giành lại độc lập) để đặt nền tảng làm "chính danh". Không ai có tư cách để lãnh đạo đất nước hết cả.
Tính chính danh không có "kế thừa". Nếu nhìn nhận sự kế thừa thì lý ra con cháu của những bà mẹ anh hùng, những liệt sĩ, những thương phế binh... phải làm lãnh đạo mới đúng.
Con cháu của con chim đầu đàn, của con sư tử đầu bầy, chỉ đơn thuần là một thành tố trong bầy, chớ không có kế thừa để lên nắm đầu đàn. Muốn trở thành con thú đầu đàn, con chim đầu bầy, những con thú này phải khẳng định sức mạnh, hay chứng minh trí khôn và kinh nghiệm. Đó là "chính danh" trong thế giới loài thú.
Việc bổ nhiệm các thái tử đỏ, những người xem ra tài năng chỉ ở mức (tối đa là) trung bình, đã khiến chế độ "cộng hòa xã hội chủ nghĩa" trở thành chế độ "quân chủ xã hội chủ nghĩa".
Có người biện hộ cho tính chính danh của đảng cộng sản Việt Nam với lý lẽ đảng này được dân bầu lên :
"Đầu năm 1946, Đảng Cộng sản đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp. Hệ thống chính trị Việt Nam có bầu cử và những người của Đảng ra ứng cử vào các chức vụ". (Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội Đồng lý luận của đảng, nói trên BBC về tính chính danh của đảng).
Điều này không đúng sự thật. Thứ nhứt, thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội (1946) đảng cộng sản đã giải tán. Thứ hai, số dân biểu đắc cử vào quốc hội gồm một số lớn nhân sự không thuộc đảng cộng sản Việt Nam.
Nhưng cũng giả sử rằng thời điểm đó đảng cộng sản không giải tán và số người trong quốc hội 100% là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Thì tính chính danh của đảng cầm quyền chỉ có hiệu lực trong nhiệm kỳ bầu cử đó mà thôi. Không lẽ nhiệm kỳ đó kéo dài (đến nay đã gần) 70 năm ?
Lý lẽ khác cũng thường thấy người cộng sản nhắc để biện hộ cho tính "chính danh" của họ là đại diện "giai cấp vô sản".
Bất kỳ đảng cộng sản nào cũng cho rằng họ có "chính danh" để lãnh đạo đất nước, vì họ đại diện cho số đông (nhân dân vô sản) trong xã hội. Nhà nước họ lập nên là "nhà nước vô sản", sử dụng sự "chuyên chính vô sản", tức sự "độc tài" cho tầng lớp vô sản, nhằm triệt tiêu giai cấp bóc lột đem lại sự "công bằng" trong xã hội.
Quyền lực này chỉ chính đáng khi đảng này còn phục vụ cho giai cấp mà họ đại diện, tức giai cấp vô sản, công nhân, nông dân… nói chung là tầng lớp lao động nghèo.
Khi đảng này phục vụ cho một giai cấp khác, như tầng lớp tư bản nước ngoài, tầng lớp tư bản đỏ… thì nó đã phản bội lại giai cấp mà họ đại diện. Tính chính đáng để lãnh đạo của nó bị mất đi.
Ngày hôm nay, dựa vào "giai cấp vô sản" để biện hộ cho tính chính danh trở thành một sự ngụy biện trắng trợn.
Đảng cộng sản Việt Nam bay giờ không hề đại diện cho quyền lợi của "giai cấp vô sản", tức giai cấp công nhân, nông dân, những người lao động nghèo… trong xã hội. Bản thân của họ đã trở thành những trọc phú bóc lột. Bản thân họ là những quan tham. Nhân sự của hệ thống quyền lực quốc gia đã trở thành những con sâu mọt đục phá tài sản quốc gia, nhũng nhiễu dân lành.
Đảng cộng sản Việt Nam bây giờ là đại diện cho tầng lớp tư bản hoang dã, tầng lớp đầu cơ trục lợi cũng như đại diện cho quyền lợi của tầng lớp tư bản nước ngoài. Đảng viên cộng sản trở thành những tên cai thầu coi ngó người dân Việt Nam như là những công nhân lao động cho tập đoàn nước ngoài.
Chính danh ở đây là chính danh làm cai thầu, chính danh đưa dân tộc vào vòng làm thuê vác mướn.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 19/12/2017
Báo chí, dư luận... từ khi Đinh La Thăng bị "đút lò" thì "râm rang" chuyện các "quả đấm thép" và ông X.
Doanh nghiệp nhà nước : những quả đấm thép không còn thép
Đọc tin trên facebook của "nhà quạt lò" Huy Đức thì ta thấy phe ông Trọng đang nóng lòng muốn "đút lò" ông X (và gia đình của ông này).
Thực ta chuyện thành lập các "tập đoàn kinh tế", còn gọi là "những quả đấm thép", không hề là sáng kiến của ông X. Không phải chê ông X không có tầm, mà sự thật "các quả đấm thép" là "chủ trương lớn của đảng". Nếu ta có đọc Báo cáo chính trị của Trung ương khóa IX tại Đại hội X (2005), đoạn "Mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 2006-2010", ta thấy ngay các "chủ trương lớn" này ra sao.
Nhưng nếu bình tĩnh xem xét lại, ý kiến về xây dựng "tập đoàn" theo các mô hình của Hàn Quốc (Chaebol) là đến từ nhiều cá nhân, trong đó tôi cũng có góp phần, chớ không phải đến từ "đỉnh cao trí tuệ".
Từ đầu những năm 2000 tôi đã có nhiều bài viết góp ý về một quốc gia Việt Nam phát triển bền vững.
Dựa theo các kinh nghiệm phát triển của Nhật, Hàn Quốc và Đài loan... tôi nhấn mạnh các ưu tiên cho Việt Nam, bao gồm việc "xây dựng nhà nước pháp trị", "tiết kiệm năng lượng", "mô hình văn hóa giáo dục và dân chủ hóa Đài loan"...
Đến nay quan niệm "xây dựng nhà nước pháp trị" của tôi vẫn không thay đổi. Bởi vì tất cả các nước phát triển trên thế giới hiên nay, kể cả Trung Quốc, đều là những quốc gia pháp trị. Ám ảnh một nước Mỹ hỗn loạn từ thời lập quốc, như ở miền Viễn Tây. Nếu không áp dụng luật lệ một cách "cực đoan" thì làm thế nào ổn định được miền Viễn Tây, thời mà "ai bắn nhanh thì sống" ? Nước Mỹ hùng cường, giàu có thấy được hôm nay, cốt lõi là nhờ nền "pháp trị" vững chắc.
Những bài viết liên quan đến "năng lượng", tôi có khuyến cáo Việt Nam phải xây dựng "một nền kinh tế biển" vững mạnh, mục tiêu vừa nhằm bảo vệ lãnh thổ, biển đảo, vừa phát triển kinh tế trên "thế mạnh" của Việt Nam.
Việt Nam một nước cận biển, địa lý có chiều dài là bờ biển, thì việc ưu tiên là xây dựng một đội hàng hải có khả năng thay thế giao thông đường bộ. Bởi vì, các tính toán về "tiết kiệm năng lượng" cho thấy chỉ có giao thông hàng hải là ít tốn kém hơn cả. Theo tôi, Việt Nam một quốc gia đang trên đường phát triển, việc "tiết kiệm năng lượng" là yếu tố hàng đầu để thành công. Bởi vì giá cả hàng hóa tùy thuộc rất nhiều vào việc vận chuyển.
Cũng trong các bài viết về "năng lượng", về lưu thông trong thành phố, tôi có chỉ ra rằng một chiếc xe gắn máy chở được 2 người, chiếm diện tích lòng đường chỉ bằng 1/4, thậm chí 1/8 diện tích một chiếc xe hơi (2 người). Đường phố các thành thị Việt Nam là nhỏ hẹp. Xe gắn máy còn tiết kiệm xăng. Ý kiến này có người "cóp" lại, sau đó phát triển ra thành một "chính sách" giải quyết nạn kẹt xe. Nghĩ cũng vui !
Tôi cũng khuyến cáo Việt Nam cần cấp bách mở xưởng "đóng tàu". Việt Nam cần phải nhanh chóng có khả năng đóng các loại tàu chiến để bảo vệ hữu hiệu hải phận, biển đảo. Đúng vào thời điểm kỹ nghệ các nước Tây Âu chuyển sang Ba Lan, trong khi Châu Á, Nhật đang chuyển về Hàn Quốc. Nếu kịp thời "phất cờ" thì tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ cạnh tranh được với Hàn quốc về kỹ nghệ đóng tàu.
Các bài viết của tôi, rãi rác đăng trên mạng, có lúc đăng trên "tập san Tổ Quốc" (vì tôi có thời kỳ làm trưởng ban biên tập Tập san này, do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang làm chủ nhiệm).
Tức là ý niệm về "các quả đấm thép" không hề đến từ anh Ba X. Cũng không hề đến từ "trí tuệ đỉnh cao".
Câu hỏi đặt ra là vì sao Việt Nam thất bại thê thảm ở các tập đoàn nhà nước, trong khi Nhật, Hàn Quốc... những quốc gia tiên phong về các tập đoàn, họ lại thành công ?
Hôm trước tôi có viết đại khái rằng, nếu ông Trọng không thấy đâu là nguyên nhân đưa tới "các quả đấm thép" thất bại, thì những chuyện làm (đốt lò), hay áp dụng mô hình phát triển kiểu Trung Quốc... của ông sẽ không đi về đâu. Việt Nam sẽ thất bại.
Vậy đâu là nguyên nhân của thất bại Việt Nam ?
Việc này cần thời gian để viết một bài về phát triển của Trung Quốc và Việt Nam từ 20 năm qua. Đại khái ta thấy ngay rằng nguyên nhân thất bại của Việt Nam là ở "con người" chớ không phải do "mô hình" (tập đoàn kinh tế).
Về "con người", theo tôi, nếu giao đất nước Hoa Kỳ, nước Nhật... cho tập đoàn cộng sản Việt Nam quản lý. Bảo đảm rằng chỉ 5 năm thôi. Chắc chắn tập đoàn này sẽ đưa nước Mỹ, nước Nhật... vào vòng phá sản.
Bởi vì họ là một tập đoàn vừa dốt nát vừa tham lam. Người nào "có tâm" thì không có "tầm", cách nói khác là "dốt nát".
Toàn bộ nhân sự các "quả đấm thép" đều là đảng viên.
Pháp luật thì áp dụng tùy tiện, "quyền biến", xử sao cũng được. Với chủ trương "tam quyền phối hợp", thay vì tam quyền phân lập, công lý là trò hề. Câu chuyện hôm kia về cán bộ "nâng đỡ không trong sáng" là một trò hề. Bởi vì thực chất vụ này là "lạm dụng quyền lực".
Đảng viên lãnh đạo các tập đoàn, từ trên xuống dưới đều thiếu chuyên môn. Hệ quả của "hồng hơn chuyên". Từ trên xuống dưới, nếu "không là sâu lớn thì cũng là sâu nhỏ".
Giả sử rằng, ta đem giao quyền tổng giám đốc các "quả đấm thép" này cho các nhà quản trị lỗi lạc trên thế giới. Tôi dám cam đoan rằng các nhà quản trị này cũng "vô lò" như ông Thăng, ông Thanh... Làm ăn cách nào các tập đoàn nào cũng phải phá sản. Những con sâu mọt, lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ, làm một phá mười, tập đoàn phải sập mà thôi.
Viết ra những ý kiến này tôi không hề muốn bênh vực ông X, mà chỉ muốn đất nước này ngày được khá hơn.
Đừng lẫn lộn một cuộc thanh trừng chính trị với việc áp dụng luật lệ để trừ tệ nạn lạm dụng quyền lực và vấn đề tham nhũng.
Từ hội nghị Thành Đô đến nay thời gian đã 27 năm. Những nghi vấn chung quanh cái gọi là "mật ước Thành Đô" vẫn còn y nguyên. Nội dung của "mật ước Thành Đô", tôi có viết hôm qua, dẫn từ một bài viết trên BBC năm 2014. Bài báo này dẫn lại các ý kiến trên Tân Hoa xã và Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc. Nội dung cho rằng lãnh đạo Việt Nam có cam kết sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc để Việt Nam trở thành một "tỉnh tự trị".
"Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự".
Nhiều người lên tiếng khẳng định (như đinh đóng cột) rằng không hề có cái gọi là "mật ước Thành Đô". Cũng có người đưa nhiều lý do để khẳng định rằng mật ước này nếu có cũng không thể có hiệu lực.
Đối với tôi, một người "nghiên cứu nghiệp dư", cái gì "có" tôi nói "có", cái gì "không có" tôi nói "không có". Cái gọi là "mật ước Thành Đô" theo tôi là một "nghi vấn", vì đến nay vẫn chưa đủ dữ kiện để khẳng định, hay phủ định sự hiện hữu của nó.
Còn về hiệu lực các kết ước, theo sự hiểu biết còn rất thô sơ của tôi, bất kỳ kết ước nào, ký kết công khai hay ký trong vòng bí mật, giữa đại diện hợp pháp của hai quốc gia, thì kết ước này có hiệu lực pháp lý.
Hội nghị Thành Đô, phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng. Phía Trung quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
Tức là, nếu "mật ước Thành Đô" có ký kết, dưới sự ký nhận của một đoàn nhân sự lãnh đạo tối cao của hai quốc gia như vậy, mật ước này có hiệu lực ràng buộc.
Dữ kiện tôi cho là "nặng ký" là sự vắng mặt của cố Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trong các cuộc hội đàm. Mà lý ra, thẩm quyền đàm phán trên những vấn đề đối ngoại là thuộc về ông Nguyễn Cơ Thạch.
Ý kiến của ông Nguyễn Cơ Thạch về các kết ước thực hiện trong hội nghị Thành Đô là "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự".
Thật là tiếc, ông Nguyễn Cơ Thạch đã không viết hồi ký cho hậu thế để đám sinh sau biết "bề trái" của hội nghị Thành Đô đó ra sao.
Nhưng không thể phản bác, đến hôm nay, lời của ông Nguyễn Cơ Thạch đã ứng nghiệm : "Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc".
Nhân dân Việt Nam như những con ếch trong nồi nước đặt trên lò lửa. Nước trong nồi đã nóng lắm rồi nhưng không có con ếch nào "cảm nhận" được cả. Điều này cũng nên đặt vấn đề với giới "học giả", sử gia, trí thức Việt Nam…
Hiện nay, về chính trị, hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là hai "đảng anh em", có chung lý tưởng. Về kinh tế, có còn chỗ nào ở Việt Nam mà không bị tài phiệt Trung Quốc chi phối ? Thử nhìn tổng quát trong một gia đình tiêu biểu ở Việt Nam. Có món đồ nào trong nhà, từ thức ăn cho tới máy móc, mà không xuất phát từ Trung Quốc ? Về văn hóa, giáo dục… phim ảnh của Trung Quốc chiếu thường trực trên các đài truyền hình từ nam ra bắc. Dân Việt Nam thuộc sử Tàu hơn lịch sử Việt Nam. Báo chí lâu lâu lại đưa đăng tải những chuyện "ngớ ngẩn" trong dân chúng, như chuyện "Hai Bà Trưng đánh giặc nào". Các sư thầy trong chùa thì tin tưởng rằng Lý Thường Kiệt là "hỗn" khi đánh Tàu… Bây giờ lại có màn bắt buộc học sinh học tiếng Trung Quốc. Chương trình giáo dục của Trung Quốc cũng được áp dụng ở các trường Việt Nam. Cán bộ lãnh đạo Việt Nam cũng được Trung Quốc đào tạo.
Như vậy không phải là "bắc thuộc" hay sao ?
Không phải lời của cố bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã ứng nghiệm hay sao ?
Việt Nam đã từ lâu vào vòng bắc thuộc.
Dầu vậy, đến nay ta vẫn không thể kết luận là "có" cái gọi là "mật ước Thành Đô".
Nhưng, nếu xét nội dung tuyên bố Việt Nam-Trung Quốc 2017 ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình, "Việt Nam và Trung Quốc có tiền đồ tương quan, có vận mệnh chung" ; đồng thời những gì thể đã hiện trên thực tế, ta "cảm nhận" rằng "mật ước" này hiện hữu.
Ông Trọng đã công khai biểu lộ, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một "bộ phận" của Trung Quốc. Nếu "mật ước Thành Đô" có thật, tội của ông Trọng không lớn lao. Vì ông này chỉ "thi hành" những gì các lãnh đạo tiền nhiệm đã ký kết.
Có người biện hộ rằng trong đảng cũng có nhiều người sáng suốt lắm. Không ai để ông Trọng "lộng hành" đâu.
Ta thấy mới đây một bản "nội qui" của đảng cộng sản Việt Nam được ban hành. Theo đó đảng viên phải "phục tùng tuyệt đối" đường lối của đảng.
Hèn chi, ta không thấy đảng viên nào lên tiếng về tuyên bố 2017 hết cả. Và để ý, cũng không còn ai, từ học giả cho tới nhà nghiên cứu, không ai lên tiếng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biển đảo nữa. Khi tôi im tiếng thì họ cũng im theo. Bởi vì "sứ mạng" của họ, những "nhà nghiên cứu", là "nghiên cứu, phản biện để bảo vệ đảng".
Chuyện ông Đinh La Thăng bị "đút vô lò", đúng như những lời "tiên tri" của nhà quạt lò Huy Đức "công bố" từ năm ngoái. Tôi có nói cảnh báo lúc đó rằng việc ông Huy Đức đưa những tin tức liên quan đến (cuộc điều tra các hành vi phạm pháp của) ông Đinh La Thăng là vi phạm luật ở việc "tiết lộ bí mật vụ án", thậm chí "tiết lộ bí mật quốc gia". Bây giờ ông Đinh La Thăng "đút lò" thiệt, đúng với những điều "tiên tri" của ông Huy Đức. Thì ông Huy Đức rõ ràng đã vi phạm luật. Dĩ nhiên người "rò rỉ" tin tức cho nhà quạt lò "viết báo" cũng có thể "vô lò" vì tội đồng lõa tiết lộ bí mật quốc gia.
Ông Đinh La Thăng công an hát và đánh đờn cùng nhân viên trong UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Mới nghe ông Đinh La Thăng từ trong "lò" ngõ lời mời luật sư bào chữa. Theo tôi, chuyện "luật xư luật xiếc" ở Việt Nam là chuyện "cho có", lấy lệ. Bởi vì từ bao thập niên, "luật sư" cũng như giới trí thức cầm bút, tất cả đều có "sứ mạng". Ông Hồ có nói "trí thức, người cầm bút là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa". Thì luật sư, sứ mạng của họ là chiến sĩ trên mặt trận pháp lý. Những "chiến sĩ" này để làm gì ? Câu hỏi vớ vẩn, dĩ nhiên là để bảo vệ đảng. Vụ ông luật xư Hà Huy Sơn (nghe đồn) là "mớm lời" cho bà Như Quỳnh để bà này "nhận tội" để được "khoan hồng" của đảng. Hiển nhiên việc này nói rõ tính "công cụ" của giới luật sư Việt Nam. Ngoại lệ (vì không vơ đũa cả năm), cũng còn "thiến sót" một số luật sư đúng nghĩa, tận tụy vì công lý, bảo vệ công lý chớ không ngồi xổm lên công lý để bảo vệ đảng. Các luật sư Đài, luật sư Đôn, luật sư Định, nữ luật sư Công Nhân v.v… là những con phụng trước bầy gà. Thật là cảm phục. Họ đã trả giá rất đắt vì lương tri, vì sư dấn thân tranh đấu để bênh vực cho công bằng, cho người yếu thế cô...
Ông Đinh La Thăng bị "đút lò", cũng như một số người trước ông, (nghe nói) đều thuộc về cánh của anh Ba X. Tất cả, không ngoại lệ, đều kết vào tội "cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
(Báo chí ghi ông Thăng bị truy tố vì các tội như sau : Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).
Trước hết là tội "cố ý làm trái qui định của nhà nước về kinh tế". Tội này thuộc về "tội phạm kinh tế".
Vấn đề là không một nước "kinh tế thị trường" nào có một điều luật tương tự như vậy. Đừng lẫn lộn "qui định của nhà nước về kinh tế" với "luật" về những sinh hoạt kinh tế trong một quốc gia. Những "qui định của nhà nước về kinh tế" thể hiện tính "xã hội chủ nghĩa", tức nhà nước "can thiệp" (thô bạo hay không thô bạo) vào sinh hoạt kinh tế thị trường. Việc này làm "méo mó" kinh tế thị trường (vì kinh tế thị trường không có cái gì định hướng nó hết cả).
Vì vậy, hao tốn biết bao nhiêu công của và thời gian đề "vận động" Mỹ và các nước khác nhìn nhận "Việt Nam có nền kinh tế thị trường", rốt cục hỏng không. Không ai công nhận nền kinh tế của Việt Nam là "kinh tế thị trường". Dĩ nhiên do "cục nợ" là điều luật 165 Bộ Luật hình sự (cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng).
Trong những lần góp ý trước, tôi có viết rằng điều luật 165 Bộ Luật hình sự là không thể áp dụng, vì nó mâu thuẩn. Thí dụ, vụ quí ông Võ Văn Kiệt và Kim Ngọc, nếu chiếu vào "luật" thì mấy ông này đã sớm vào tù. Hai ông này không chỉ phạm các qui định của nhà nước về kinh tế, mà còn đi ngược lại chủ trương của đảng về xã hội chủ nghĩa. Rốt cục nhờ việc "xé rào" của hai ông này đảng cộng sản Việt Nam mới "chun rào" ra khỏi chốn âm u (xã hội chủ nghĩa) để tiến vào quá trình đổi "mới".
Ta thấy ở đây việc "làm trái qui đinh của nhà nước về kinh tế" lại đem lợi cho nhân dân.
Nếu ta xét lại những "chủ trương lớn" của đảng, như vụ khai thác bô xít, vụ Formosa v.v… rõ ràng các dự án này khi thực hiện đã gây thiệt hại "hết sức nghiêm trọng" vừa về kinh tế, vừa về môi trường.
Ta thấy dây là các việc "làm đúng qui định của nhà nước về kinh tế" như lại gây hệ quả kinh hồn về kinh tế, về xã hội, con người, môi trường v.v…
Tức là "những qui định của nhà nước về kinh tế" đã không thể áp dụng đúng đắn.
Về tội thứ hai "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương".
Nhưng điều này cũng chỉ nói lên cái "kịch tính" của một cuộc thanh trừng chính trị.
Nếu xét lại tất cả các đảng viên cộng sản Việt Nam, ta có thể khẳng định rằng tất cả những cá nhân này đều phạm tội lạm dụng chức vụ, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản…
Tại sao không truy tố những người này, mà lại truy tố ông Thăng ?
Các hành vi "phạm pháp" của ông Thăng đã có từ chục năm trước. Tai sao hết "ban tranh tra" này tới "ban thanh tra" khác, không thấy ai đặt vấn đề về "lạm dụng chức vụ" của ông Thăng. Ông Thăng lên chức "vù vù". Có người còn tiên đoán rằng ông Thăng không mấy chốc sẽ lên thủ tướng.
Chỉ đến khi phe ông X bị "hạ bệ", cùng với tay chân của ông X, ông Thăng nối gót "vô lò".
Mà thực ra, nếu xét trên phương diện kinh tế và luật pháp, ở các nước "kinh tế thị trường" thì không có vụ quan chức nhà nước quản lý các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Nhập nhằng kinh tế - quyền lực như Việt Nam, kiểu mỡ để trước miệng mèo, thì chắc chắn ai cũng "lạm dụng quyền lực" để chiếm đoạt tài sản, tham ô, nhũng lạm...
Theo tôi, ông Thăng bị "vo lò" là vì ông này muốn xây dựng lại Sài Gòn, để thành phố này trơ thành "Hòn ngọc Viễn đông".
Khi nhìn nhận "Sài Gòn Hòn ngọc Viễn Đông" thì hiển nhiên phủi sạch công lao của đảng "giải phóng miền Nam".
Dân chúng miền Nam giàu có, sung túc, hạnh phúc như vậy thì đâu cần ai "giải phóng" ?
Rõ ràng ông Thăng chửi "tiên sư bố các anh cộng sản bịp bợm".
Vì vậy, sau ý kiến của ông Thăng, vô số các bài viết tung ra nhằm "hạ bệ" Sài Gòn. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Sài Gòn đã từng là "hòn ngọc Viễn Đông" thì các "học giả" Việt Nam có bịa đặt thống kê, hay diễn giải sai thống kê để chứng minh rằng Sài Gòn nghèo mạt rệp, cũng không thể thiết lập ra một sự thật khác.
Ông Thăng cũng có tội tày đình khác là viết bài ủng hộ ông Bob Kerrey (vào chức vụ giám đốc hội đồng tín thác đại học Fulright). Bài viết có tựa đề "Vượt lên thù hận chúng ta mạnh mẽ hơn".
Bài này được báo chí đăng tải, nhưng nhanh chóng bị "rút" xuống. Ta có thể truy tìm nội dung trên internet. Đại khái ông Thăng cho rằng "vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa".
Bài bị rút xuống, cho thấy đầu óc ông Trọng và đám thủ cựu trong đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đầy ắp hận thù. Mà theo ý của ông Thăng, còn hận thù là ta còn hèn kém và còn thấp lùn về văn hóa.
Ý kiến của ông Thăng vì vậy cũng hàm ý chửi "địt mẹ các anh cộng sản bịp bợm". "Đánh Mỹ cứu nước" là điều bịp bợm. Bởi vì Mỹ ở Việt Nam, tương tự như ở Hàn Quốc, Nhật, hay các nước đồng minh của họ…
Tội của ông Thăng là tội về chính trị. Ông Thăng là một "ngoại lệ". Cả đảng cộng sản Việt Nam, ai cũng lạm dụng quyền lực, tham nhũng, cướp đoạt của công... rốt cục chỉ mình ông Thăng hứng chịu.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 15/12/2017
Trên VOA hôm 13/12 nhà báo Lê Anh Hùng có viết bài "Nên hiểu Mật ước Thành Đô như thế nào" ? Theo đó tác giả đối chiếu với một số "sự kiện" là "lời khai" của các nhân chứng bên Việt Nam, rồi cho rằng "mật ước này thiếu cơ sở"... Tác giả đồng thời cũng cho rằng đó "là một câu chuyện bịa đặt nhằm phục vụ mưu đồ đen tối của Trung Nam Hải"... nhằm để "tuyên truyền cho giàn khoan HD 981"...
Hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng duyệt binh ngày 12/11/2017 tại Hà Nội
Theo tác giả "Mật ước Thành Đô" nếu là sự thật "thì nó cũng không có giá trị pháp lý, bởi nó không tuân theo những trình tự pháp lý thông thường của một hiệp ước giữa hai quốc gia. Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười hoàn toàn không đủ chính danh để đóng dấu hiệu lực vào một hiệp ước vô cùng hệ trọng như thế. Trong khi đó, những người ký kết "mật ước" đó hoặc đã chết, hoặc gần như không còn ảnh hưởng trên chính trường, nên nó lại càng vô giá trị".
Sau lễ đón chính thức ngày 12/11/2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, hai phái đoàn Việt Nam - Trung Quốc tiến hành hội đàm.
Tác giả cũng cho rằng "nếu các bản tuyên bố chung Việt - Trung xưa nay luôn được Hà Nội thực hiện đúng thì Việt Nam đã trở thành "một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc" từ lâu, chứ chẳng cần phải đợi đến khi "Mật ước Thành Đô" được thi hành".
Theo tôi các ý kiến của nhà báo Lê Anh Hùng trong bài viết này cần phải được thảo luận lại.
"Mật ước Thành Đô" được cho là văn kiện ký kết giữa lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1990. Vấn đề là đến nay người ta chỉ nghe nói về mật ước này, chứ chưa thấy ai lên tiếng khẳng định là đã từng thấy nó.
Trang BBC tiếng Việt đã từng có nhiều bài báo nói về "mật ước Thành Đô". Đặc biệt bài viết ngày 14 tháng mười năm 2014 ghi nhận tin tức từ báo chí Trung Quốc, trong đó có đoạn dẫn Tân Hoa Xã và Hoàn cầu thời báo. Nội dung nguyên văn như sau :
"Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’".
Các cơ quan ngôn luận của Việt Nam không có một lời nào về bài báo của BBC để xác định, hay phủ định nội dung trên Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu thời báo. Ban Tuyên giáo hay phát ngôn nhân Bộ ngoại giao cũng không có lời nào phê bình chính thức, mặc dầu Tân Hoa Xã là "cái loa chính thức" của đảng và nhà nước Trung Quốc. Ngoài một văn bản "không có địa chỉ nơi gởi" (nói là của ban Tuyên giáo trung ương) được lưu truyền trên mạng, cho rằng tin tức đó là "bịa đặt, tuyên truyền".
Nếu xem lại các tài liệu như "Hồi ký Trần Quang Cơ", ta thấy nhà ngoại giao này có nói về "hội nghị Thành Đô", nhưng nội dung chỉ xoay quanh vấn đề Campuchia. Nhiều "nhân chứng" khác phía Việt Nam cũng có ý kiến tương tự.
"Mật ước Thành Đô" như vậy là hiện hữu. Câu hỏi đặt ra là có hay không có cam kết "Việt Nam làm khu tự trị của Trung Quốc", như Tân Hoa xã và báo chí Trung Quốc đã đề cập ?
Theo tôi thì các nhận xét và kết luận của tác giả Lê Anh Hùng là khá "chủ quan". Ta đâu thể chỉ dựa vào "lời khai" của một bên, cũng như dựa vào một văn bản "không có địa chỉ người gởi", để có thể khẳng định như "đinh đóng cột" rằng "mật ước Thành Đô" là chuyện bịa đặt nhằm phục vụ mưu đồ đen tối của Trung Nam Hải" ?
Nói vậy thì những nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu sự thật về Hội nghị Thành Đô, hay sự thật về ông Hồ Chí Minh, khi họ sử dụng tài liệu từ phía Trung Quốc, thì họ "phục vụ cho mưu đồ đen tối" của Trung Quốc hay sao ?
Đã gọi là "mật ước", theo tập quán quốc tế, thì cho đến khi những điều cam kết chưa được hai bên thực hiện đầy đủ, "mật ước" không có lý do gì phải "bạch hóa" nó.
Đâu phải là không ai thấy nó thì "mật ước" này không có ?
Mật ước Yalta, ký kết giữa lãnh đạo các cường quốc là Joseph Stalin, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill vào tháng hai năm 1945. Gọi là "mật ước" vì nội dung không công bố.
Mật ước được "bạch hóa" năm 1951 nhân hội nghị San Francisco về Nhật Bản. Mật ước quyết định số phận các "vùng lãnh thổ", quốc gia can dự vào cuộc đại chiến, đồng thời phân định "vùng ảnh hưởng" của các đại cường thuộc phe thắng trận. Việc phân chia hai vùng Châu Âu bằng "bức màn sắt" là hệ quả của mật ước này. Nga và Nhật không đồng ý về số phận quần đảo Kouriles, vì vậy "mật ước" mới được "bạch hóa".
Cũng theo tập quán quốc tế, tầm cỡ ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng Bộ ngoại giao lúc Hội nghị Thành Đô, là "không đủ tư cách" để bàn luận những điều cơ mật, trọng đại. Chỉ có Đổ Mười, Nguyễn Văn Linh (và Phạm Văn Đồng), những người lãnh đạo tối cao đảng và nhà nước, là những người có thẩm quyền ký kết một "mật ước", với những điều ước mà nội dung liên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền của họ.
Ba ông Mười, Linh và Đồng có thẩm quyền ký một hiệp ước có nội dung "nhìn nhận Việt Nam là một khu tự trị của Trung Quốc" hay không ?
Người ta hoài nghi điều này có thể xảy ra trong một "quốc gia bình thường". Nhưng đối với một chế độ cộng sản thì việc gì cũng có thể. Năm 1954 Khrouchtchev sáp nhập Crimée vào Ukraine. Năm 1958 Phạm Văn Đồng đã ký văn bản nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa, cùng vùng biển chung quanh, là của Trung Quốc. Trước công pháp quốc tế, các văn bản này có giá trị thi hành.
Ý kiến của tác giả Lê Anh Hùng : "Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười hoàn toàn không đủ chính danh để đóng dấu hiệu lực vào một hiệp ước vô cùng hệ trọng như thế. Trong khi đó, những người ký kết "mật ước" đó hoặc đã chết, hoặc gần như không còn ảnh hưởng trên chính trường, nên nó lại càng vô giá trị".
Theo tôi, kết luận như vậy là không có cơ sở khoa học pháp lý. Hai ông Mười và Linh là lãnh đạo tối cao về mặt đảng và nhà nước. Hai ông này (hợp lại) có thể ký mọi văn bản, vì hai ông có thẩm quyền trên mọi vấn đề của Việt Nam. Ngay cả các ông này chết đi, các văn bản ký kết không vì vậy mà "xóa bỏ". Bởi vì hai ông này ký với danh nghĩa của "quốc gia Việt Nam" chớ không phải với tư cách "cá nhân".
Tác giả cũng dẫn sự kiện giàn khoan HD 981, cho rằng ý kiến "Việt Nam làm khu tự trị của Trung Quốc" là "bịa đặt tuyên truyền" là "mưu đồ của Trung Nam Hải".
Theo tôi, đến nước này mà còn nói về "giàn khoan HD 981" mà bỏ qua việc mở rộng, xây dựng các bãi đá của Trung Quốc ở Trường Sa thành các cứ điểm quân sự, là "thấy khói mà không thấy lửa", thấy diện mà không thấy điểm.
Vụ giàn khoan HD 981, hai bên Việt Nam và Trung Quốc "diễn tuồng hát bội", cho tàu bè xịt nước vào nhau, tuyên bố phản đối này kia… để che giấu một âm mưu trọng đại. Cùng thời điểm, xích về phía nam, khu vực Trường Sa, Trung Quốc ráo riết cho bồi đắp các bãi đá (chiếm của Việt Nam năm 1988). Việt Nam không có một lời nào về sự kiện nay. Cho tới khi, tại diễn đàn Shangri La năm 2015, lãnh đạo các đại cường đều lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xây dựng đảo, chỉ trích việc này làm "nguy hiểm cho an ninh khu vực". Trong khi đại tướng Phùng Quang Thanh thì trấn an dư luận, cho rằng việc đó là chuyện "nội bộ anh em".
Về ý kiến cho rằng "nếu các bản tuyên bố chung Việt - Trung xưa nay luôn được Hà Nội thực hiện đúng thì Việt Nam đã trở thành "một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc" từ lâu, chứ chẳng cần phải đợi đến khi Mật ước Thành Đô được thi hành".
Ý kiến này có lẽ nhằm phản biện bài viết của tôi hôm kia trên Facebook. Vì tôi dẫn nội dung bản tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc ký giữa ông Trọng và Tập Cận Bình đầu năm 2017 để kết luận rằng ông Nguyễn Phú Trọng "phản bội tổ quốc".
Vấn đề là trong tất cả các tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc ký kết từ trước đến nay, ta không thấy bản tuyên bố nào có nội dung tương tự như tuyên bố 2017 ký giữa ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng. Dẫn lại như sau :
"Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời,... có chế độ chính trị tương đồng, ... có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…".
Khi hai quốc gia có "tiền đồ tương quan, khi hai dân tộc có "vận mệnh chung" thì hai quốc gia đó là một, hai dân tộc đó là một.
Vấn đề là các "tuyên bố chung" có được thực hiện hay không ?
Kiểm chứng lại tất cả các tuyên bố chung đã được công bố, ta thấy không có điều khoản nào mà không được hai bên "thi hành".
Việc "thi hành" các điều trong bản "tuyên bố chung" giữa lãnh đạo đảng luôn được thể hiện qua các hiệp ước, các công ước... do các lãnh đạo nhà nước ký kết.
Ngay cả những cam kết tệ hại nhứt, như tuyên bố 2008 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào, vụ khai thác Bôxit Đắc Nông đã gây thiệt hại cho Việt Nam không kể xiết, về môi trường cũng như về hiệu quả kinh tế. Việt Nam không thể ngưng vì đó là "chủ trương lớn" của đảng.
Các dự án về kinh tế, như dự án "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", đã khiến các tỉnh như Hải Phòng, các tỉnh khu vực biên giới… hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tôi đề nghị với nhà báo Lê Anh Hùng là hãy rà soát tất cả các bản tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, rồi đưa ra một nội dung nào tương tự với tuyên bố 2017 : "Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời,... có chế độ chính trị tương đồng, ... có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…".
Tôi cũng đề nghị rằng, tác giả thử đưa ra một cam kết nào, trong bất kỳ bản tuyên bố chung nào, mà cam kết này không được hai bên thi hành.
Theo tôi, muốn bênh vực ông Nguyễn Phú Trọng ta có trăm ngàn cách. Nhưng đừng bao giờ bênh vực theo kiểu "cầm đèn chạy trước", hay với những luận điệu "chụp mũ" người khác là "phục vụ mưu đồ đen tối của Trung Nam Hải" như vậy.
Tổng bí thư phạm tội phản quốc thì cơ quan nào có thẩm quyền xét xử ?
Tháng mười 2016 ông Đinh Thế Huynh (nghe đồn đoán là sẽ thay thế ông Trọng), có chuyến đi thăm Trung Quốc. Nhân dịp này Tập Cận Bình có nói với ông Huynh rằng : "hai nước là một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai".
Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình chụp ảnh bắt tay sau khi ký Tuyên bố chung ngày 15/01/2017 tạio Bắc Kinh
Ý nghĩa của câu "một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai" chỉ dành cho nhân dân trong một nước. Chỉ có người dân trong một nước mới chia sẻ một tương lai chung.
Sau câu nói này ông Huynh liền bị "hạ tầng công tác", số phận đến nay ra sao không ai biết !
Vấn đề là Tuyên bố giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2017, do ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình ký kết, lặp lại ý kiến này :
"Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời... có chế độ chính trị tương đồng... có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…".
Khi hai quốc gia "có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung" thì hai quốc gia đó thực chất chỉ là một, hai dân tộc đó cũng chỉ là một.
Ta chưa bao giờ thấy một ý kiến tương tự ở bất kỳ thời tổng bí thư nào.
Thời Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ dám nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc (theo công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký), chớ chưa dám sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc như thời ông Nguyễn Phú Trọng.
Hiện nay ở Hà Nội người ta cố tìm cách "thổi phồng" ông Trọng lên hàng "minh quân", là đấng "con trời" thế thiên hành đạo.
Ngay cả thời ông Hồ ta cũng chưa bao giờ nghe những lời tâng bốc quá lố như vầy.
Nếu tin "dị đoan", ta thấy từ khi ông Trọng được thổi lên thành "minh quân", "thế thiên hành đạo" thì cả nước gặp tai trời ách nước. Khi thì gặp nạn ô nhiễm biển ở miền Trung (Formosa). Khi thì miền Nam bị hạn hán, nhiễm mặn. Mới đây lại bị liên tiếp hai trận bão, dân tình miền Trung thất bát.
Nếu ông Trọng "thay trời hành đạo" thì rõ ràng cái "đạo" của ông Trọng là cái "đạo" của một bạo chúa.
Theo tôi, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phạm những lỗi lầm vô cùng trọng đại, nếu không nói là phạm tội nặng nhứt được qui định trong bộ luật Hình sự : đó là tội phản bội tổ quốc.
Tuyên bố chung do ông Trọ ký kết với Tập Cận Bình đã làm thương tổn sâu sắc đến nền độc lập của một quốc gia có chủ quyền.
Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ mong muốn "chia sẻ vận mệnh chung" với nhân dân Trung Quốc hết cả.
Cũng chưa bao giờ, từ bốn ngàn năm lập quốc, chưa bao giờ đất nước Việt Nam lại có "tiền đồ",chung một tương lai với Trung Quốc hết cả.
Tiền đồ là gì ? Nghĩa tiếng Hán là "con đường phía trước, tương lai tốt đẹp phía trước".
Khi "chia sẻ vận mệnh chung", có "chung một tương lai", thì Việt Nam đã không còn "độc lập và tự chủ" trong những quyết định của mình (về tương lai) nữa.
Việc này đã phá vỡ "nguyên tắc độc lập tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau", đã được khẳng định theo Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện 2000.
Nó cũng đi ngược tinh thần Hiến chương LHQ "bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia". Đồng thời đi ngược lại nội dung Tuyên bố "5 điểm chung sống hòa bình" của Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là ông Trọng (và Đảng cộng sản Việt Nam) sẽ bằng cách nào để thực hiện việc này ?
Ta thấy hai bên Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc đã có nền tảng ý thức hệ và chế độ chính trị "tương đồng".
Tuyên bố chung 2017 ghi nhận hai bên đã ký "Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2017-2020".
Ta không thấy thỏa thuận nào tương tự đã ký ở thời kỳ các đời tổng bí thư khác.
Dĩ nhiên Việt Nam không thể, vì không có khả năng và tư cách, "đào tạo cán bộ cấp cao" cho Trung Quốc. Mà chỉ có ngược lại, Trung Quốc đào tạo "cán bộ cấp cao" cho Việt Nam mà thôi.
Cán bộ cao cấp của đảng cũng là nhân sự lãnh đạo đất nước. Điều 4 Hiến pháp qui định Đảng cộng sản Việt Nam là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội".
Thỏa thuận về "hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao" đã cho phép Đảng cộng sản Trung Quốc can thiệp vào quá trình đào tạo nhân sự lãnh đạo "nhà nước và xã hội" của Việt Nam.
Đây là gì nếu không phải là sự xúc phạm thô bạo đến chủ quyền, đến nền độc lập tự chủ của Việt Nam ? Và đây là gì nếu không phải là phương cách để Việt Nam từ từ "hòa tan" vào Trung Quốc ?
Ngay cả chương trình giáo dục đại chúng, Tuyên bố 2016 ghi nhận một "Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".
Suy luận tương tự, Việt Nam làm gì có tư cách và khả năng để áp đặt một kiểu mẫu "giáo dục" cho thanh thiếu niên Trung Quốc ? Thỏa thuận vì vậy chỉ nhằm đào tạo thanh thiếu niên Việt Nam sao cho "rập khuôn" với thanh thiếu niên Trung Quốc, để hai cộng đồng sắc tộc dễ "hòa nhập" với nhau mà thôi.
Rõ ràng, với những "bằng chứng" này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có âm mưu đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc với Trung Quốc.
Cơ quan nào, tổ chức nào của đảng và nhà nước có thẩm quyền xét xử tội phạm "phản quốc" khi người phạm tội là đương kim tổng bí thư ?
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 11/12/2017
"Xử gia" Việt Nam dùng tình cảm và kinh thánh để "xử" các nguyên tắc pháp lý và lịch sử quốc tế.
Vấn đề Jerusalem là một vấn đề "pháp lý" nhưng các "xử gia" Việt Nam thì "xử" lịch sử bằng cảm tính, bằng "kinh thánh"... để kết luận rằng Jerusalem là của Do Thái.
Người thì vịn vào Kinh thánh, lội ngược lịch sử "bốn ngàn năm", cho rằng tổ tiên người Do Thái là người đầu tiên dựng lên Jerusalem.
Jerusalem không phải là "chiến lợi phẩm" để có thể cho rằng "Jerusalem thuộc về Israel".
Theo tôi, nếu "xử" lịch sử bằng "niềm tin tôn giáo", hay bằng cách "lội ngược thời gian" để truy tìm "chủ quyền lịch sử" như vậy, thì mình cũng nên "nhìn lại mình".
Bởi vì không cần "lội ngược" ba, bốn ngàn năm, cũng không cần lật Tân ước hay Cựu ước... chỉ ba bốn trăm năm thôi, và chỉ cần lật lịch sử Việt Nam, ta thấy rõ ràng rằng tổ tiên người Chiêm Thành là người đầu tiên xây dựng lãnh thổ miền Trung hiện nay. Tức là ngay từ lịch sử Việt Nam cũng đã nhìn nhận "chủ quyền lịch sử" các tỉnh miền Trung là của Chiêm Thành.
Vậy thì Chiêm thành phải trả lại cho... Chế Linh, vì ông này là hậu duệ của Chế Bồng Nga (?). (Hay là trả lại cho Inrasara cũng được !).
Và cũng lập luận "lội ngược thời gian" kiểu này thì ta cũng dễ dàng tìm được ai là người đích thực có "chủ quyền lịch sử" ở miền Nam.
Có người cũng lấy các bài viết trên BBC để làm "hệ qui chiếu", làm như các bài viết này là "kinh thánh". Ngay cả bài viết của bà phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Phương Mai. Bà này cho rằng "Từ sau cuộc chiến 6 ngày, Jerusalem trở thành một phần của Israel."
Dĩ nhiên kết luận của bà phó giáo sư là sai. Jerusalem không hề "trở thành một phần của Israel".
Cuộc chiến "6 ngày" 1967 kết thúc bằng sự thất bại của phe Ả Rập. Do Thái chiếm được cao nguyên Golan của Syrie, vùng Sinai của Ai Cập và kiểm soát hoàn toàn Jerusalem.
Không biết bà phó giáo sư dựa trên lập luận nào để kết luận như vậy ?
Jerusalem đã được Nghị quyết 181 (1947) của LHQ xác định là một "vấn đề riêng biệt - corpus separatum" và "vùng đất thánh" này do LHQ quản lý.
Jerusalem vì vậy không phải là "chiến lợi phẩm" để có thể cho rằng "Jerusalem thuộc về Israel". Do Thái "tuyên chiến" (và chiến thắng) LHQ hồi nào vậy ?
Ngay cả số phận các vùng Golan và Sinai, Do Thái cũng không thể tuyên bố đó là "lãnh thổ chinh phục được do chiến thắng một cuộc chiến tranh". Bởi vì Nghị quyết 242 năm 1967 (điều 1 khoản a) của LHQ (mà các bên cam kết thi hành) có ghi rõ là Do Thái phải rút hết quân khỏi các vùng chiếm đóng.
Vụ ông Trump ký nghị quyết cho phép chuyển tòa đại sứ Mỹ ở Do Thái về Jerusalem bị cả thế giới lên án. Dĩ nhiên ngoại trừ những "xử gia", dùng tình cảm để "xử tử" lịch sử cũng như các "chuyên gia cuồng Trump giải ảo". Không ai chịu đặt câu hỏi tại sao cả thế giới này (ngoài Do Thái) đều chống lại quyết định của ông Trump.
Ủng hộ ông Trump, hay ủng hộ Do Thái trong vấn đề Jerusalem là ủng hộ hành động "ngồi xổm trên luật quốc tế" mà điều này tôi có viết hôm kia. Ủng hộ vậy thì mình gián tiếp ủng hộ các việc không thượng tôn pháp luật cũng như nhìn nhận chủ quyền lãnh thổ chiếm hữu bằng vũ lực. Vậy mình có tư cách nào để lên án TQ không tôn trọng phán quyết của Tòa CPA (tháng bẩy 2016), hoặc lên án việc TQ chiếm HS và một số đảo TS của Việt Nam bằng vũ lực ?
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 10/12/2017
Tuyên bố của ông Trump hôm qua về quyết định của Mỹ chuyển Tòa đại sứ Mỹ về Jesusalem, mặc nhiên nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái. Quyết định này bị hầu hết các quốc gia phản đối. Hai quốc gia Anh, Pháp (hai ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc), cùng một số các quốc gia khác đã tức thời ên tiếng yêu cầu triệu tập khẩn cấp Hội đồng bảo an vào ngày thứ sáu (8/12).
Jerusalem ngày nay là nơi qui tụ ba tôn giáo độc thần : thiên chúa giáo, do thái giáo và hồi giáo
Quan điểm của "quốc tế", trên nền tảng nghị quyết 181 của Liên Hiệp Quốc (còn gọi là nghị quyết về lập quốc của quốc gia Do Thái) từ năm 1947, Jerusalem là một "corpus separatum", được hiểu như là "một vấn đề tách biệt". Đây là một "ý niệm" luật học được xem là "mù mờ", các bên diễn giải theo cách của mình. Trên "nguyên tắc" thì Jerusalem được "quốc tế hóa", không thuộc Do thái lẫn Palestine. Nhưng trên "thực tế" Jerusalem là một "thực thể được chia làm hai", một bên thuộc Do thái, một bên thuộc Palestine.
Quan điểm Jerusalem "corpus separatum" vẫn còn giá trị pháp lý.
Cuộc chiến 1949 xác lập đường "ranh giới", gọi là "đường xanh - ligne verte", theo đó phía Tây Jerusalem thuộc Do thái. Khu vực quan trọng là "cổ thành", thuộc về phía Đông Jerusalem. Cho tới năm 1967 Jerusalem được nhìn nhận là "thủ phủ của hai quốc gia". Điều chưa được xác định là đường biên giới (được quốc tế nhìn nhận).
Sau "cuộc chiến 6 ngày", Do thái kiểm soát luôn phần phía Đông Jerusalem. Năm 1980 Do Thái đơn phương ra luật "Jerusalem bất khả phân chia" (dĩ nhiên thuộc về do Thái). Quyết định này không được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận.
Tức là, trên quan điểm "luật lệ", quyết định của Mỹ là không phù hợp. Thứ nhứt, đi ngược lại tinh thần các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Thứ hai là nhìn nhận chủ quyền của Do thái ở Jerusalem, một vùng lãnh thổ chinh phục bằng vũ lực.
Điều nên biết đây không phải là quyết định đơn phương của ông Trump, mà là nội dung một nghị quyết của Quốc hội Hoa kỳ được thông qua từ năm 1995. Nghị quyết này, cứ mỗi lần 6 tháng lại bị tổng thống ký quyết định cho "hồi" lại. Các đời tổng thống Bush, Clinton, Obama… đã "đông lạnh" nghị quyết này, vì tất cả đều biết rằng điều này (nhìn nhận Jerusalem là thủ phủ của Do thái) sẽ tạo làn sóng chống đối mạnh mẽ, không chỉ ở các quốc gia Trung Đông, các quốc gia Hồi giáo, mà còn ở các nước Châu Âu và Nga.
Lời giải thích của ông Trump (về quyết định này) là nhằm "giữ lời hứa" đối với cử tri.
Cho dầu thế nào, ý kiến của ông Trump hay ý nguyện của dân Mỹ, điều này trước hết là vi phạm luật quốc tế, sau đó là đưa thế giới vào một tình trạng nguy hiểm do đe dọa chiến tranh (toàn diện hay khủng bố).
Theo "nguyên tắc" thì "luật quốc tế" được Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc "bảo vệ". Hội đồng này có 5 thành viên thường trực, gọi là "ngũ đại cường" gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.
Vậy là đã có 3 đại cường thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc "vi phạm luật quốc tế". Nga qua vụ xâm chiếm Crimea của Ukraine. Trung Quốc qua vụ "ngồi xổm" lên phán quyết tháng 7 năm 2015 của Tòa Trọng tài quốc tế (CPA) về vụ Biển Đông. Bây giờ Mỹ qua vụ ủng hộ Do Thái "ngồi xổm" lên quyết định 1947 của Liên Hiệp Quốc về "tình trạng pháp lý" của Jerusalem.
Bây giờ sự việc đã rõ hơn, người ta biết lý do vì sao Mỹ "bỏ không" Biển Đông cho Trung Quốc.
Đúng là một "ẩn số". Không ai giải thích được lý do vì sao Mỹ lại không "mặn mà" với phán quyết tháng 7 năm 2015 của Tòa CPA về vụ Biển Đông. Bởi vì nếu chiếu theo nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc "International Rule of Law - quốc tế thượng tôn pháp luật" Mỹ có thẩm quyền (tính chính đáng), lên tiếng yêu cầu, thậm chí yêu sách, Trung Quốc phải tuân thủ luật lệ.
Bây giờ "ẩn số" bị "lộ" ra. Ta không khỏi liên tưởng về số phận Việt Nam, một món đồ trao đổi của quốc tế. Năm 1972, Mỹ "bán" Việt Nam cho Mao để lấy sự ủng hộ (Do Thái) ở Trung Đông.
Ta có thể tiên đoán thái độ "chừng mực" của Trung Quốc (và Nga) trước quyết định của ông Trump (dời tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem). Bởi vì cả ba đều vi phạm luật quốc tế. Không ai có đủ tư cách để phản đối phía bên kia.
Ta không thể không đặt ra các nghi vấn, các cuộc "thánh chiến" Hồi giáo (khủng bố Hồi giáo ở các nước Châu Âu), sự hiện hữu của "quốc gia Hồi giáo", chiến tranh Iraq, chiến tranh Afghanisnan… đều thuộc về "kế hoạch dọn sân", mục đích làm suy yếu thực lực khối Hồi giáo.
Vấn đề là xưa nay các "nước nhỏ" thường sử dụng pháp luật để tự bảo vệ mình trước những đe dọa của "nước lớn".
Trật tự quốc tế, từ sau 1945 đến nay, là dựa vào luật lệ (goi là công pháp quốc tế). Các quốc gia đối xử với nhau bằng "lòng tin", thể hiện qua các hiệp ước, kết ước... Các kết ước này là "nền tảng" của luật quốc tế. Nó trở thành "qui tắc ứng xử" của các quốc gia.
Nếu bi quan, các đại cường đã không coi luật lệ quốc tế ra cái gì, ta có thể chờ nhìn một thế giới hỗn mang vô luật lệ, mạnh được yếu thua.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 07/12/2017