Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 09 octobre 2019 10:14

Cải Lương : Vì sao em chết ?

100 năm trước, từ một loại hình sân khấu mới sơ khai ở Miền Tây, Cải Lương đã vượt sông Hậu. Sông Tiền lên Sài Gòn ngự trị tại Nhà Hát Tây sang trọng, chính thức khai sinh một loại hình nghệ thuật mới đặc thù của Nam Kỳ, của Việt Nam. Từ Sài Gòn, cải lương chinh phục Hà Nội, Nam Vang và cả đến kinh đô ánh sáng Paris.

cailuong1

Quảng cáo đăng trên tuần báo Xuân Phụ Nữ Ngày Mai năm năm 1966 : Đoàn Thanh Minh Thanh Nga hát Tết tại rạp Quốc Thanh

Sài Gòn xưa, thánh địa của Cải Lương

Vào thời hoàng kim, Sài Gòn thường xuyên có trên dưới chục đoàn, gánh hát cải lương hoạt động. Mỗi đêm có hàng chục rạp cải lương sáng đèn với lượng khán giả đông nghẹt. Có những đại bang như Thanh Minh - Thanh Nga, Kim Chung đã thuê dài hạn các rạp hát lớn nhất hiện đại nhất thành rạp cơ hữu của mình. Nghệ sĩ sân khấu thời xưa như Út Trà Ôn, Thành Được, Hữu Phước thu nhập cao ngất ngưỡng, chuyên chơi xe hơi đời mới nhất, thương hiệu sang trọng nhất không thua kém ngôi sao màn bạc Hollywood. Báo chí cũng ăn theo cải lương với chuyên trang kịch trường giống như chuyên trang thể thao bóng đá bây giờ.

Sức sống của Cải Lương mãnh liệt đến mức ở thập kỹ 1960-1970, dù trong hoàn cảnh chiên tranh, Sài Gòn bị giới nghiêm vào ban đêm, phim quyền cước Hồng Kông với Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Lý Tiểu Long tràn ngập thì Cải Lương vẫn sống khỏe. Các rạp Nguyễn Văn Hảo, Quốc Thanh, Minh Phung… đêm đêm vẫn sáng rực ánh đèn. Các đại bang Dạ Lý Hương, Kim Chưởng vẫn đóng đô tại Sài Gòn.

Sau 1975, Cải Lương bị quốc doanh, tập thể hóa trước cả các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đội ngũ nghệ sĩ tan đàn xẻ nghé, nhiều người vượt biên không thoát đành ở lại cộng tác trong các đoàn quốc doanh, tập thể hóa.

Bị quốc doanh rồi chết dần

Vào thập kỷ 1970-1980 với một số đoàn tập thể mang tên Sài Gòn 1,2,3… và đoàn quốc doanh Trần Hữu Trang, cải lương như con bệnh vào lúc hồi dương sáng lóe lên những tia sáng cuối cùng nhờ đội ngũ diễn viên cũ còn sót lại và yếu tố khách quan là bị cấm vận, từ trong lẫn bên ngoài nên người dân không có sự lưa chọn, phương thức giài trí nào khác. Những tuồng tích sặc mùi tuyên truyền chính trị như Người Ven Đô, Khách Sạn Hào Hoa, Tiếng Hò Sông Hậu… được xen kẽ với các tuồng tích cũ như Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Ngao Sò Ốc Hến giống như bữa ăn độn cơm trộn khoai lang hoặc cao lương. Khán giả vẫn đến rạp vì không có lựa chọn nào khác. Giới báo chí tuyên truyền cho rằng đây là giai đoạn vàng son của cải lương cách mạng.

Đến thập niền 1990, khi máy và phim video nhập vào Việt Nam, những làn sóng văn hóa, giải trí từ bên ngoài tràn vào, Cải Lương quốc doanh tụt dốc không phanh vào cái hố lụi tàn. Những động thái kêu cứu, những chương trình tiếp sức "gìn vàng giữ ngọc" đều vô hiệu trước căn bệnh trầm kha thiếu tuồng hay, không có diễn viên giỏi, khán giả không đến rạp.

Hơn 20 năm nay, các đoàn cải lương hầu như chỉ dựng vỡ mới để đi thi, dự hội diễn liên hoan sân khấu chứ hiếm khi biểu diễn phục vụ công chúng vì số vé bán không bao nhiêu. Thỉnh thoảng trong lễ lạt, đảng nhà nước vung tiền đầu tư những tuồng cải lương hàng chục tỉ đồng nhưng cũng chỉ diễn vài đêm.

Vài năm một lần ánh hồi quang của Cải Lương được hắt lên với những chương trình liveshow của những nghệ sĩ lão thành với những trích đoạn của các tuồng cải lương "kinh điển" thu hút người hâm mộ nhưng số chương trình ấy cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay và ngày càng ít hơn do nguồn nghệ sĩ trước 1975 giờ đã cạn.

Cứu bằng cách giết nhanh hơn

Năm 2018, kỷ niệm 100 năm nghệ thuật cải lương, tuyên giáo Sài Gòn tổ chức nhiều hoạt động rôm rả, tốn kém. Trong đó có Hội thảo khoa học về nghệ thuật cải lương và công diễn vở mới 'Thầy Ba Đợi' do ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương viết kịch bản và những nghệ sĩ ưu tú nghệ sĩ nhân dân dàn dựng (1).

Thật ra có lẽ đây là mượn cái cớ Cải Lương để lấy tiền ngân sách đút túi ông Kỹ trước khi về hưu. Một quan chức tuyên giáo thuần túy, người quê gốc Nghệ An, một nửa câu ca cổ còn không biết, đến cuối đời tư nhiên soạn kịch bản cải lương là chuyện nực cười.

 Từ hội thảo đến tuồng Cải Lương đều diễn ra trong không gian, trong thế giới quan chức của đảng mà không vọng được chút nào đến công chúng. Dù có phát hết công suất guồng máy tuyên truyền thì người thưởng ngoạn cũng không thể nào nếm trải đước những câu ca đắng chát sặc mùi chính trị của cải lương tuyên giáo được đánh giá là "khắc họa một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc, nhân vật chính là Thầy Ba Đợi (tên thường gọi của Nhạc quan, Nhạc sư Nguyễn Quang Đại), người có công rất lớn đối với quá trình hình thành, phát triển buổi đầu của nghệ thuật Cải lương".

Hội thảo về cải lương, diễn cải lương do những người không biết, không yêu thương gì với cải lương càng là cách làm cải lương chết nhanh hơn.

Cũng trong năm này, Cải Lương quốc doanh đươc nhà nước đầu tư tiền tỉ dàn dựng để hát dạo miễn phí trên phố đi bộ Nguyễn Huệ như đánh dấu cho cái chết lâm sàng.

Đầu năm 2019, soạn giả Hoàng Song Việt và một số nghệ sĩ tâm huyết đã lập sân khấu Đại Việt như mô hình sân khấu cải lương tư nhân duy nhất của Sài Gòn biểu diễn nhưng cũng ở mức độ thoi thóp. Cuối tháng 9 vừa qua, đoàn quốc doanh Trần Hữu Trang đươc nhà nước đầu tư hàng trăm triệu để tổ chức diễn miễn phí mỗi tháng hai lần trong sự "la ó" phê phán của cả công chúng và nghệ sĩ (2).

Được đầu tư hàng trăm triệu cho các suất diễn miễn phí, Cải Lương quốc doanh như tự đóng thêm đinh vào cổ quan tài khi nó hoạt động theo nguồn sữa của nhà nước mà bất cần khán giả. Cú đầu tư diễn miễn phí này còn là liều thuốc độc bức tử những cố gắng tuyệt vọng của các nhóm sân khấu cải lương tư nhân ít ỏi ở Sài Gòn như nhóm của soạn giả Hoàng Song Việt, nghệ sĩ Kim Ngân đang thu hút chút ít khán giả cải lương còn sót lại.

Chính trị hóa, bóp chết sáng tạo

Để trả lời câu hỏi Cải Lương vì sao em chết, cách đơn giản và chính xác nhất hảy nhìn lại yếu tô thành công của cải lương Sài Gòn trước 1975 và so sánh với cách quản lý, đầu tư của đảng sau 1975.

Courtesy of Cải Lương Xưa : Tiếng Trống Mê Linh - Thanh Nga - Thanh Sang - San Khau

Sức hấp dẫn của Cải Lương gồm các yếu tố : tuồng tích hay, diễn viên thanh sắc, dàn dựng diễn xuất hấp dẫn. Thời hoàng kim của Cải Lương, Sài Gòn có đội ngũ đông đảo soạn giả tài năng, chuyên nghiệp, yêu nghề hoạt động chuyên nghiệp như Mộc Linh, Hoảng Khâm, Loan Thảo… Riêng đoàn Thanh Minh Thanh Nga đã sở hữu nhiều soạn giả nổi tiếng : Kiên Giang, Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phương, Viễn Châu… với lương cô định theo hợp đồng hàng tháng và cộng thêm mức ăn chia theo tỉ lệ bán vé của từng suất diễn.

Soạn giả sáng tác tự do theo cảm hứng và có sự tương tác với nhau như Hà Triều với Hoa Phượng, Kiên Giang với Quy Sắc… tạo ra vỡ diễn kinh điển như Người vợ không bao giờ cưới, Tuyệt tình ca, Nữa đời hương phấn…

Kịch bản đươc đoàn dàn dựng và khán giả thẩm định mà không bị lãnh đạo gò ép qua những lần sơ khảo, phúc khảo, diễn báo cáo trước khi ra công diễn.

 Cái hay của kịch bản cải lương không chỉ ở tình tiết éo le mùi mẫn mà ở chất liệu văn học khắc hoa tính cách của nhân vật sát thật với đời sống. Nhiều vở tuồng có tựa rất hay đã được khán giả đổi tên thành tên nhân vật như Người vợ không bao giờ cưới thành Sơn Nữ Phà Ca, Tuyệt tình ca thành Ông Cò quận 9…

Hơn 50 năm trong chế độ cộng sản, qua biết bao cuộc thi sáng tác, liên hoan cải lương, bao nhiêu kịch bản đươc thưởng huy chương nhưng không một vở tuồng nào, không một nhân vật nào đi vào lòng khán giả như Sơn nữ Phà Ca hay ông Cò quận 9. Ngay soạn giả tài hoa Hà Triều, từng tham gia kháng Pháp, sau 1975 không viết đươc một tuồng nào.

Không có môi trường hình thành nghệ sĩ

Yếu tố thứ hai tạo nên sức hút cho cải lương là thanh sắc và tài năng ca diễn của nghệ sĩ. Phương châm cải lương Thật và Đẹp của nghệ sĩ Năm Châu và cách tuyển chọn tài năng để trao giải thương Thanh Tâm một cách khách quan của nhà báo Trần Tấn Quốc đã tác động tạo ra một thế hệ vàng những nghệ sĩ tài sắc đa dạng và độc đáo về tính cách. Muốn tồn tại, muốn trở thành sao, nghệ sĩ phải tạo ra dấu ấn riêng từ giọng ca, đến phong cách diễn. Nhắc đến nghệ sĩ ngôi sao người ta nhắc đến vai diễn thành công. Hữu Phước đã tạo ra cậu Tư Kiên trong Con gái chị Hằng, Thành Được là Tô Điền Sơn trong Đường gươm Nguyên Bá…

Theo nguyên lý độc đáo đo ni đóng giày của Cải Lương, đôi lúc khi viết tuồng, viết bài ca, soạn giả đã nhắm đến tính cách, giọng ca của diễn viên nào đó nên tạo ra sự đồng cảm, cộng hưởng trong nghệ thuật. Theo soạn giả Kiên Giang, vai Phà Ca và vai Trưng Trắc, các soạn giả đã được bà bầu Thơ đặt hàng viết cho nghệ sĩ Thanh Nga.

Cũng cùng một nhân vật, một kịch bản nhưng với tài năng của diễn viên, họ lại tạo ra cho nhân vật tính cách khác nhau thật độc đáo. Những ông Hội Đồng của Hoàng Giang thì độc ác lộ liễu nhưng ông Hôi Diệp Lang lại thâm hiểm.

Dưới sự lãnh đạo của tuyên giáo, tất cả đều phải lệ thuôc vào chính trị ngay cả việc phân vai diễn. Khi phân vai Thái Hậu Dương Vân Nga cho Thanh Nga diễn, nhiều ý kiến phản đối cho rằng Thanh Nga là vợ ngụy. Đến nổi ông Vỏ Văn Kiệt lúc ấy là Bí thư Thành ủy phải tuyên bố "Nếu đòi tiêu chuẩn chính trị tốt thì mời chị Bảy Thư (Trương Mỹ Hoa, lúc đó là Bí thư Tân Bình) đóng".

Chính vì vậy, dù về hình thức nhà nước cộng sản tỏ ra ưu đãi, lập nhà hát cải lương, trường sân khấu đào tạo chính quy. Tổ chức thi sáng tác, biểu diễn, liên hoan sân khấu hàng năm… nhưng hàng chục năm qua vẫn không xuất hiện tài năng nghệ thuật thật sự.

Những cuộc thi, những đợt tuyển chọn danh hiệu giải thưởng Trần Hữu Trang của sân khấu quốc doanh đã sản sinh ra những đàn cừu Dolly trong cải lương. Nghệ sĩ lớp sau cứ bắt chước, cứ làm bản sao của nghệ sĩ đi trước ngay từ nghệ danh, giọng ca, cách diễn. Giữa những rừng giải thưởng, huy chương khán giả khó phân biệt những cái tên trùng lắp Linh…, Tâm…, Ngân… và không tìm được một tính cách nào độc đáo.

Yếu tố quan trọng thứ ba của sân khấu cải lương là bầu, người quản lý. Đây là nghề đặc biệt, đòi hỏi tố chất đặc biệt, tài năng, uy tín đặc biệt về quản lý vì họ phải quản lý đối tượng đặc biệt là nghệ sĩ và hoạt động trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Trong sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, khó có thể đếm nổi bao nhiêu gánh hát đã thành lập và tan rã nhanh chóng trước 1975. Phần lớn những nghệ sĩ tên tuổi từ Phùng Há, Năm Châu, Năm Phỉ, Bảy Nam đến thế hệ Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Hùng Minh… đều từng lập gánh làm bầu và đa số đều thất bại.

Thường những người bầu thành công là nhà quản lý chuyên nghiệp không phải là nghệ sĩ nhưng phải yêu cải lương nồng nhiệt, máu thịt như bà bầu Thơ đoàn Thanh Minh Thanh Nga, ông bầu Phước Cương (ba nghệ sĩ Kim Cương), bầu Long đoàn Kim Chung, bầu Xuân đoàn Dạ Lý Hương.

Quản lý như cơ quan hành chánh

Chính những nhà quản lý chuyên nghiệp này đã đưa ra những quyết sách đúng đắn để cải lương phát triển, nghệ sĩ phát huy tài năng. Bà bầu Thơ nghiêm khắc phạt tiền ngay cả con ruột Thanh Nga nếu phạm kỷ luật nhưng ưu ái chiều chuộng nghệ sĩ Út Trà Ôn từ tiền hợp đồng đến chế độ ăn ở. Ông bầu Ba Bản phải đứt ruột mua xe hơi đời mới cho Hữu Phước để gia hạn hợp đồng… tất cả đều phải quyết định thật nhạy cảm, chính xác từ nguồn tiền túi của mình.

Với các đoàn quốc doanh, quản lý là cán bộ do đảng bổ nhiệm, bất cần có nghề, yêu nghề hay không. Tiêu chuẩn hàng đầu là đảng viên, trung thành với đảng. Việc quản lý cứ làng nhàng, lời lổ là thuộc về nhà nước, nghệ sĩ cũng là một thứ nhân viên với mức lương bình quân hành chính Với cung cách ấy, không ai cần phải lao tâm sáng tạo, rèn nghề. Không thể có chuyện hàng tháng trời ròng rã đi ra lò heo Chánh Hưng quan sát tính cách của các lái heo để tạo ra tính cách Cậu Tư Kiên như Hữu Phước từng làm.

Không có đội ngũ sáng tác tài năng, không có tự do sáng tạo. Thiếu người quản lý tài năng và bị bó trong cơ chế quản lý hành chánh vô trách nhiệm, diễn viên bị định hướng sai lệch trong rèn luyện, thiếu môi trường, không gian nghệ thuật đúng đắn nên tài năng chưa nở đã tàn. Cải lương không thể không chết trong sự lãnh đạo độc tài và thô bạo của cộng sản. Mà đâu chỉ có cải lương, nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng đang thoi thóp.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 09/10/2019 

(1) https://baotintuc.vn/van-hoa/hoi-thao-khoa-hoc-ve-nghe-thuat-cai-luong-v...

(2) https://tuoitre.vn/cai-luong-mien-phi-nghe-si-rau-ri-tuc-gian-20191001215654354.htm

*******************

Đoàn Thanh Minh Thanh Nga hát Tết tại rạp Quốc Thanh Sài Gòn

Ngành Mai, Văn Nghệ, 11/02/2019

Rạp Quốc Thanh ở đường Nguyễn Trải Sài Gòn là rạp hát cải lương lớn, chỉ các đoàn hạng A đại ban mới dám về đây hát. Đây là rạp mới, kiến trúc tân kỳ, có nhiều ghế ngồi, vé bán lại cao giá, đoàn hát mới có lời. Ngày thường gánh hát về đây đã có khó khăn rồi, huống chi ngày Tết lại khó hơn gấp bội.

cailuong2

Rạp Quốc Thanh giờ là nhà hàng tiệc cưới Quốc Thanh.

Thế mà cái Tết 1966 đoàn Thanh Minh Thanh Nga coi như dư điều kiện hát Tết tại rạp lớn này. Dĩ nhiên là hốt bạc, bởi vì ba ngày Tết, mỗi ngày diễn ba suất sáng, chiều, tối.

Thời kỳ cải lương thịnh hành này, đoàn Thanh Minh Thanh Nga thực lực hùng hậu, với thành phần nghệ sĩ tên tuổi gạo cội, nên dù người coi hát có khó tính kén chọn thế mấy cũng chấp nhận mua vé vào xem thôi.

Theo như tờ quảng cáo đăng trên tuần báo Xuân Phụ Nữ Ngày Mai của năm ấy, người ta thấy rõ ngoài chim đầu đàn Thanh Nga, còn các nghệ sĩ tên tuổi khác như Thành Được, đương nhiên nghệ sĩ có tiếng "chơi xe hơi" này sẽ thủ vai chánh đóng cặp với Thanh Nga.

Trước đó vài tháng đoàn Út Bạch Lan-Thành Được rã gánh và rã luôn cuộc tình. Út Bạch Lan về đầu quân đoàn Kim Chung, chỉ một Út Bạch Lan về cộng tác, ông bầu Long đem một số đào kép đang ở các đoàn Kim Chung khác về là đủ đào kép thành lập đoàn Kim Chung 4.

Riêng Thành Được thì về đoàn Thanh Minh Thanh Nga, kéo theo một số nghệ sĩ tên tuổi từng cộng tác với mình như Thanh Thanh Hoa, Nam Hùng. Lúc bấy giờ người ta tưởng đâu bà bầu Thơ sẽ thành lập đoàn 2 : Đoàn Thanh Minh Bảo Quốc theo ý nguyện của cố nghệ sĩ Năm Nghĩa. Lúc ấy người trong giới đồn đãi rằng, bà bầu Thơ thành lập đoàn 2 để Hữu Phước có vai trò kép chánh, chớ Thành Được về thì coi như Hữu Phước bị "xuống cấp" rồi, hai con cọp không thể ở chung một rừng.

Đoàn 1 đã có kép độc Hoàng Giang, thì Nam Hùng sẽ là kép độc đoàn 2, và Thanh Thanh Hoa sẽ đảm trách vai đào chánh. Như vậy Bảo Quốc sẽ lãnh vai trò gì ? Chẳng lẽ đoàn hát mang tên mình, mà đóng vai phụ, kép nhì, kép ba… nhiều người đã thắc mắc như thế.

Thế nhưng dự tính lập đoàn 2 đã không thành với nhiều lý do, và lúc đó người ta nghe nói do người cho vay tiền tiên đoán tình hình thời cuộc sao đó, nên đã không ra tiền, thành ra đoàn Thanh Minh Bảo Quốc chết từ trong trứng nước.

Không thành lập được đoàn 2, thì bầu gánh phải "nuôi" luôn các nghệ sĩ gạo cội (theo như cam kết với Thành Được) như Thanh Thanh Hoa (huy chương vàng Giải Thanh Tâm 1961) từng là đào chánh của đoàn Thủ Đô ; Ngọc Giàu (huy chương vàng Giải Thanh Tâm 1960) với giọng ca ăn khách của hãng dĩa và sân khấu ; Phương Ánh, nữ nghệ sĩ xuất thân trường Quốc Gia Âm Nhạc, từng đóng vai gái bán ba trong tuồng "Gái Bán Bar".

Còn Bảo Quốc thì lúc này chưa làm hề mà làm kép mùi ca vọng cổ, vai trò dũng sĩ da đỏ trong tuồng đường rừng Mỹ Quốc.

Thời vàng son của cải lương, mấy ngày Tết hát ba suất, không riêng gì bầu gánh nặng hầu bao, mà đào kép ai nấy cũng tiền vô đầy túi.

Ngành Mai

Nguồn : Văn Nghệ, 11/02/2019

Published in Văn hóa

Mỗi năm, chính quyền cộng sản Việt Nam đổ ra hàng ngàn tỉ, hàng triêu triêu giờ làm việc buộc công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Năm nay, khắp nơi lại rầm rộ tổ chức tuyên truyền 50 năm thực hiện i chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1). Nhưng điều quan trọng nhất trong di chúc là hỏa táng thân xác ông thì vẫn không được thưc hiện. Thử lý giải vì sao ?

mo1

Phát hiện gần 3.000 mộ vắng chủ không ai coi sóc di dời từ Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng ngày 9/9/2019 - Ảnh : Tuổi Trẻ

Ngay trong lúc nôi chiến chưa ngã ngũ, tổng kiểm kê tài sản dân tộc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà có người còn đặt tên là Phù thủy ngôn ngữ đã đúc kết sau "một ngàn năm đô hộ giặc tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày gia tài của mẹ một bô xương khô, một lũ bội tình, một bọn lai căn…".

Nhiều tấm gương học giỏi đi tù

Thế nhưng bộ xương khô thời ấy vẫn vẹn nguyên lãnh thổ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, Sài Gòn chưa biết ngập úng kẹt xe, Đà Lạt mộng mơ chưa biết lụt, miền Tây vẫn hiền hòa trù phú với mùa nước nổi chứ không có lũ và xâm ngập mặn, không bị sạt lở từ Đồng Tháp 10 đến tận đảo Phú Quốc. Bọn lai căn thời ấy có thể phì phèo hút Salem, mặc quần loe, để tóc dài, đọc Camus, Sartre nhưng vẫn hào hùng xuống đường đấu tranh chống bầu cử độc diễn hoặc cầm súng giữ quê hương chứ không phải ăn độc một cái bả Mác Lênin, chịu nhục ngồi cào bàn phím ca ngợi độc tài hoặc hung hãn hành hung đánh đập người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược hay dân oan đòi đất.

Nếu còn sống đến ngày nay, không biết Phù Thủy Trịnh có đủ từ ngữ để kiểm kê gia tài của mẹ sau 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh nó tàn tệ đến mức nào ?

Điều nực cười là ngay chính trong cao điểm lễ lạc này Công an công bố kết luận điều tra hai Bộ trưởng Thông Tin và truyền Thông hai nhiệm kỳ kế tiếp đã phối hợp nhau dựng lên kịch bản mua hệ thống truyền hình AVG đang thua lỗ hàng ngàn tỉ để nhận lại quả trên 3 triêu USD. Trong đó, Nguyễn Bắc Son từng được trao Huân chương Độc lập và Trương Minh Tuấn từng viết sách hô hào Chống tự diễn biến tự chuyển hóa và cả hai được khen bằng những lời có cánh về tấm gương đạo đức học tập theo gương Bác Hồ.

Mấy năm trước đó Hoàng Xuân Mãn, Ủy viên Trung ương đảng Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bị tố cáo gian dối lý lịch thăng quan tiến chức lên đến Anh hùng lực lượng vũ trang. Mãn cũng được đảng trao giải thưởng về học tập theo gương đạo đức bác Hồ. Nhưng Mãn bị đảng viên và nhân dân tố cáo không những là tay tham nhũng chúa mà còn dâm ô trụy lạc (2).

Nhiều rất nhiều đảng viên kiên trung ở cấp trung ương làm theo lời Bác đã bị lộ phải vào tù hoặc bị kỷ luật và còn nhiều và nhiều hơn nữa những tấm gương chưa bị lộ hình là tội phạm vẫn đang ngày ngày bán rẻ đất đai, tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người và chủ quyền quốc gia.

Hóa ra, càng quyền cao chức trọng, càng học tập tốt di chúc bác Hồ thì càng tham nhũng tiêu cực đến mức mất cả tính người.

Cá nhân tệ hại nhưng vậy, còn tổng quan 50 năm học tập theo di chúc thì đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam đã làm được những gì ?

To đẹp là : mất đất, mất biển, mất đảo, mất chủ quyền

Lời dặn quan trọng nhất trong di chúc Hồ Chí Minh là đến ngày chiến thắng sẽ "xây dựng đất nước đàng hoàng hơn to đẹp hơn" họ đã đạt đước cái đích hoàn toàn ngược lại.

Đất nước không to đẹp hơn mà đã bị mất cả đất liền lẫn biển vào tay anh bạn vàng Trung Quốc. Trên đất liền, những địa danh lịch sử Ẳi Nam Quan, nơi Nguyễn Trải chia tay cha, thác Bản Giốc nơi ông Hồ từ Trung Quốc trở về nước đã bốc một bùm đất lên hôn và nhiều điểm cao quân sự khác đã về tay Trung Quốc. Điều đáng nói là mất mát này được nhà nước cộng sản Việt Nam tự nguyện hiến dâng bằng một hiệp định biên giới ký kết giữa hai quốc gia nhưng thông tin thì hết sức mù mờ

Trên biển, bằng hiệp ước phân chia Vịnh Bắc bộ, nhà nước cộng sản Việt Nam lại biếu không 16.000 km2 cho Trung Quốc. Việt Nam Cộng Hòa bị mất Hoàng Sa sau trận hải chiến oai hùng hơn 70 chiến sĩ, sĩ quan hy sinh, sau cuộc chiến đã lên án và tố cáo Trung Quốc ra cộng đồng quốc tế. Ngược lại, tại Gạc Ma năm 1988, cháu con của bác Hồ được lệnh không nổ súng và trở thành bia sống trong cuộc thảm sát. Một phần quần đảo Trường Sa đã lọt vào tay bạn vàng Trung Quốc. 66 cán bộ chiến sĩ đã nằm xuống dưới lòng biển mà đến nay, chính quyền và quân đội chưa một lần lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc để quy tập đưa họ về lại với lòng đất mẹ.

Theo tuyên bố chủ quyền và các hành vi xây dựng công trình trên đảo cạn, lấn ép trên mặt biển, Đường chín đoạn của Trung Quốc đã bao phủ hầu hết Biển Đông trong đó có vùng biển của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc xâm nhập sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ngay trong đợt kỷ niệm quốc khánh, 50 năm ngày di chúc phát sinh hiệu lực và kéo dài hơn 2 tháng qua, chưa biết đến lúc nào ngừng càng cho thấy nguy cơ mất biển là hiển hiên.

Điều đáng nói là thái độ của lãnh đạo đảng, nhà nước, những kẻ thường xuyên rao giảng về tấm gương Hồ Chí Minh đồng loạt cấm khẩu. Trong cơn quốc biến, người đốt lò vĩ đại vẫn trùm chăn, buông rèm lo chính sự duy trì hai cái ghế tại đại hội 13.

Hải quân vẫn kiên quyêt bám bờ, xua dân ra biển cho Trung Quốc mặc tình cướp giết cho thấy sự khiếp nhược của chính quyền và quân đội, tinh thần va hoạt động bảo vệ lãnh thổ hầu như không có. Sự nhịn nhục hèn yếu khi tàu Hải Dương Trung Quốc xâm nhập, gây hấn ở bãi Tư Chính suốt hơn hai tháng qua, mà không tiến hành một động thái pháp lý nào càng làm rõ hơn về sự bạc nhược của chính quyền. Nghiêm trọng hơn nữa, ngay trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ nêu lên tình trạng phức tạp của các bên có liên quan ở Bải Tư Chính một cách chung chung mà không dám nói một từ nào về việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không chỉ đất mà sinh mạng của người dân bị xâm phạm, bị đe dọa, tàu đánh cá của ngư dân Việt bị nạn ở vùng biển Hoàng Sa đã không được cứu giúp mà còn bị Trung Quốc ngăn chặn các tàu hỗ trợ, cứu nạn.

Trong đất liền, Trung Quốc có mặt trọng mọi vùng miền đất nước qua các dự án đầu tư từ nhiệt điện đến đến trồng rừng chiếm hàng trăm ngàn ha đất. Đạp trên pháp luật Việt Nam, người Trung Quốc đứng tên mua 21 lô đất ven biển Đà Nẵng (2).

Dư luận bàn tán cho rằng trong mật ước Thành Đô, Đảng cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận sát nhập Việt Nam thành một tỉnh huyện của Trung Quốc. Mật ước của hai đảng anh em này người dân chưa có cơ sở xác minh nhưng với Hiệp định dẫn độ được phía Trung Quốc công bố và thực tế vừa qua cho thấy Việt Nam đã và sẽ mở rộng cửa tiếp nhận cho tội phạm Trung Quốc dùng đất đai lãnh thổ làm căn cứ hoạt động và khi bị lộ sẽ được công an Việt Nam bảo vệ an toàn đưa về mẫu quốc.

Đường dây đánh bạc hàng chục ngàn tỉ đồng, tổ chức chế biến ma túy với hàng chục tấn hóa chất nguyên liệu, những vụ đánh đập giết người công khai trên lãnh thổ Việt Nam bị phát hiện, bọn tội phạm đều được đưa về Trung Quốc cho thấy chính quyền Việt Nam đã không còn chủ quyền và trách nhiệm pháp lý với người Trung Quốc.

Làm cho đất nước to đẹp hơn là mất đất, mất biển, mất đảo mất chủ quyền quản lý đất nước như vậy đó sao ?

Một khái niệm khác trong di chúc Hồ Chí Minh là xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn" được thực hiện như thế nào ?

Đàng hoàng là : gia đình tan nát, giáo dục xuống cấp, phong hóa suy đồi

Trước hết hãy xem xét gia đình là tế bào của xã hội. Về truyền thống lối sống, từ ngàn xưa cha ông có tấm gương Trầu Cau về nhân nghĩa, thương yêu trong gia đình. Ngày nay, 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh xã hội đầy dẫy chuyện đâm chém giết chóc người trong gia đình vì những tranh chấp, lợi ích rất vặt vãnh (3, 4). Mỗi năm hàng chục ngàn cô gái Việt được kết hôn với người nước ngoài trong những cuộc hôn nhân gả bán. Hàng vạn cô gái đi bán thân nuôi miệng ở nước ngoài… Nền tảng văn hóa gia đình yêu thương đùm bọc nhau đang bị phá tan…

Nhà trường, nơi ươm mầm con người cho xã hội thì ẩn chứa nhiều nguy cơ. Không chỉ ở các trường công, học phí thấp mà cả ở các trường tư thục sang chảnh với mức học phí ngất trời cũng đầy dẫy tệ nạn. Trẻ bị bỏ quên đến chết trong xe. Những vụ ma cũ ăn hiếp ma mới, bạo lực học đường diễn ra mỗi ngày. Xâm phạm thân thể, tình dục giữa thầy trò diễn ra thường xuyên….

Giáo dục được xem như món hàng và kinh doanh giáo dục là ngành béo bỡ về đủ các loại phí chính thức, phí ngầm. Chương trình giáo khoa thay đổi xoành xoạch, quy chế thi cử thay đổi xáo trộn mỗi năm. Nó rối rắm đến mức quyển sách Cẩm nang hướng dẫn thi vào đại học cao đẳng ấn hành hàng năm luôn là best seller giúp quan chức giáo dục thu thêm hàng chục tỉ đồng mỗi năm.

Thi cử cũng bị xem là dịch vụ kiếm tiền với quy mô ngày càng lớn và công nhiên hơn. Chỉ riêng kỳ thi năm 2017 có đến 3 tỉnh xảy ra tiêu cực trong chấm thi. Ba tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn thuộc vùng Trung du, về giáo dục lại có số thí sinh thủ khoa cao ngất ngưởng nhờ nâng điểm.

Sau 50 năm thực hiện theo lời bác dạy, lần đầu tiên có Bộ trưởng nói đến chuyện dạy học sinh học làm người. Nhưng liệu ý tưởng đó có biến thành hiện thực hay cũng chỉ là cách nói vo của một ông bộ trưởng nói ngọng líu lo ? Ông bộ trưởng từng bị tố cáo quay cóp tài liệu không trung thực khi trích dẫn, để xảy ra hàng loạt sai phạm trong ngành, có số phiếu bất tín nhiệm cao nhất qua thăm dò của Quốc hội vẫn tiếp tục yên vị.

Phong hóa xã hội suy đồi, gia đình băng hoại, giáo dục tha hóa… và còn nhiều tệ nạn khác nữa làm môi trường sống từ vật chất đến tinh thầm bị ô nhiễm đến mức tệ hại nhất hành tinh.

Kết quả 50 năm thực hiện di chúc, lời dạy của Hồ Chí Minh là sự bất hạnh của cả dân tộc là sự phân ly lớn nhất, gay gắt nhất so với những cuộc phân ly 50 con theo cha xuống biển và 50 con theo mẹ lên núi, cuộc phân tranh cát cứ 12 sứ quân, cuộc chiến 100 năm hai bờ sông Gianh.

Sự phân ly thắng thua, ta địch, có lý luận hay không hôm nay lan rộng từ cung đình của đảng đến những cuộc tranh đua chức vụ, quyền lực từ những quy định phá quy, đảng quy chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi hoăc loại trừ một cá nhân nào đó, những cái chết bí ẩn của những người ở đỉnh cao quyền lực như Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang. Cuộc phân ly lan ra đến tận từng gia đình kẻ quốc nội người quốc ngoại, anh thắng cuộc em thua cuộc, anh Việt kiều yêu nước em Tội phạm vượt biên trái phép…

Có lẽ chỉ có Phù thủy ngôn ngữ họ Trịnh mới đủ từ, dùng đúng chữ cho sự thảm hại Gia Tài Của Mẹ ngày nay. Vấn đề đặt ra là tại sao như vậy ? Ông Hồ dạy sai, đệ tử học sai hay làm sai mà nhân dân lại khổ thế này ?

Học đúng bài giả dối

Với thế hệ lớn tuổi đã lở tiêm nhiễm nọc độc tuyên truyền của Tuyên giáo thành một nếp nghĩ bất di bất dịch, đảng luôn đúng, ông Hồ luôn tốt đã có sẳn tấm khiên tự vệ, sai là do người thừa hành, người thưc hiện chứ ông cụ không sai. Với những kẻ kiên định lập trường bảo vệ nồi cơm đặc quyền đặc lợi thề còn đảng còn mình thì tất cả tội lỗi này là do thế lục thù địch. Với thế hệ trẻ thì họ chẳng bận tâm vì ông Hồ chả là cái đinh gì so với các sao Hàn hay hot girl Ngọc Trinh.

Với tôi, một kẻ đã từng nhiễm độc, từng hy sinh quảng đời trai trẻ cho những cuộc chiến vô nghĩa thì kịp nghiệm ra rằng các thế hệ chóp bu của đảng sau này đã học thuộc bài, đã làm đúng lời dạy của ông Hồ. Có điều họ học những cái ông Hồ làm mà không nói và ra rả dạy cái ông Hồ nói mà không làm.

So quyền lợi đất nước với Đảng, ông Hồ luôn đặt Đảng lên trên. Ngay trong lúc chính quyền mới thành lập để qua mắt Đồng Minh, đối phó với 20 vạn quân của Tiêu Văn, ông Hồ sắm vai quốc gia, giải tán đảng cộng sản, lập chính phủ liên hiệp đoàn kết đảng phài, tôn giáo… Nhưng sau khi lấy số tiền quyên góp trong Tuần lễ vàng dâng nạp cho Tiêu Văn để y rút quân về nước, ông Hồ lật bài phản phé các nhà chính trị không cộng sản từ Nam ra Bắc lần lượt bị thanh trừng. Khái Hưng, Nhượng Tống, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch… lần lượt bị thủ tiêu. Chính phủ liên hiệp, Quốc hội khóa I cuối cùng đã bị công sản hóa 100% cho đến ngày nay.

Khẩu hiệu ruộng đất về tay dân cày thu hút nông dân cướp chính quyền, đánh Pháp trường kỳ nhanh chóng được vứt bỏ sau khi cộng sản nắm chinh quyền vá chuyển sang khẩu hiệu "đất đai là sở hữu toàn dân". Quyền sở hữu bánh vẽ này đã làm hàng vạn người bị cướp đất trắng tay thành những dân oan, lợi ích nhóm của cán bộ đảng và đai gia sân sau tha hồ làm giàu nhờ đất.

Ông Hồ sống "đạm bạc" ở trong khu đất vàng của Hà Nội, hút thuốc Mỹ và tự phong Bác, phong làm cha già dân tộc. Nêu tấm gương đạo đức, ông Hồ giấu kín con rơi, dùng bút danh CB để phát động cuộc đấu tố đẫm máu mà nạn nhân đầu tiên là bà Cát Hạnh Long, ân nhân của Hồ và chính phủ kháng chiến của ông.

Câu thần chú "dĩ bất biến, ứng vạn biến" mà Hồ đã truyền trao cho thuộc hạ trước khi đi Pháp dự Đại hội cộng sản Pháp có nghĩa gì nếu không là cứ giả dối trong mọi chuyện ? Ký hiệp định Genève, tập kết cán bộ ra Bắc nhưng vẫn cài cắm cả đảng bộ, bí mật chôn giấu súng đạn ờ miền Nam. Lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam với đường lối hòa hợp hòa giải, chính phủ liên hiệp nhiều thành phần để rồi sau khi thắng cuộc thì sáp nhập miền Nam vào miền Bắc, xóa bỏ cái mặt trận giả hiệu này và lùa bên thua cuộc kể cả "thành phần thứ ba" vào trại cải tạo.

Về đối ngoại hèn yếu cỏng rắn cắn gà nhà thì các đệ tử cũng học đúng bài bán nước của Hồ Chí Minh. Theo tinh thần quốc tế vô sản chân chính, Hồ Chí Minh nhận viện trợ của Tàu, Liên Xô đánh Mỹ dù cho phải đốt cháy cả dẫy Trường Sơn, cúi đầu dâng nạp biển đảo cho Trung Quốc qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Đệ tử Giáo Lò của Hồ thì giữ vững lập trường ba không để đấu tranh hòa bình với Trung Quốc mặc cho biển mất, dân chết, đất nước suy vong, cô lập.

Luật nhân quả nhản tiền, chưa thể dứt

Cũng đúng theo sách nói một đường, làm một nẻo, đám thuộc hạ vừa đổ nước mắt cá sấu khóc than vừa điếm đàng vứt bỏ di nguyện hỏa táng của Hồ Chí Minh, trừng phạt ông bằng hình phạt ghê rợn nhất của loài người là cho bêu xác đời đời. Đạo lý của người Việt là mồ yên mả đẹp. Đạo lý của Công giáo, Hồi giáo là về với thiên đàng trong ngày phán xử cuối cùng. Đạo lý của Phật giáo là thảnh thơi ở thế giới cực lạc. Chỉ riêng Hồ Chí Minh là phải chịu hình phạt móc ruột, bêu xác cho thế gian xem. Đây là hình phạt chỉ xảy ra trong thời trung cổ giành cho những kẻ đại ác, đại nghịch. Phải chăng đây chính là luật nhân quả trừng phạt những tội nghiệp mà Hồ Chí Minh đã gậy ra cho dân tộc.

Mới đây, cựu Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Đình Bin đề xuất giải pháp thực hiện theo di chúc, hỏa táng thi thể của Hồ Chí Minh. E rằng với những tổn hại thảm thương trên thịt da, núi xương sông máu gia tài của mẹ, nghiệp chướng ấy chưa thể tiêu trừ. Hồ Chí Minh khó thể được yên nghĩ.

Không phải đám thuộc hạ hiện nay muốn đày đọa Hồ Chí Minh, cũng không phải họ không sợ luật nhân quả. Họ tin, họ sợ nên xây biết bao chùa to, tượng phật lớn dể dâng cúng mong giải tội. Họ biết cần an nghĩ nên tướng Giáp, tướng Quang đều chọn sẳn chỗ cho mình khi còn sống. Ác thay, họ cần cái bình phong che chắn cho sự hèn yếu tàn ác bất nhân bất nghĩa. Họ cần duy trì chính thể độc đảng, độc quyền vì chỉ có cái chính thể ấy họ mới tự do đặc quyền đặc lợi vơ cùng vét tận, bán rẻ tài nguyên, sinh mệnh của dân tộc để vinh thân phì gia. Cái lá chắn ấy không gì tốt hơn là thân xác và đạo đức giả của Hồ Chí Minh.

Vì thế, Hồ Chí Minh khó thể yên nghỉ.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 07/10/2019 (Gió Bấc's blog)

(1) http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/50-nam-thuc-hien-di-chuc-chu-tich-ho-chi...

(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/21-lo-dat-ven-bien-da-nang-dung-ten-nguoi-t...

(3) https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/nghi-an-em-trai-truy-sat-gia-dinh...

(4) https://tuoitre.vn/vu-anh-truy-sat-gia-dinh-em-trai-them-hai-nan-nhan-tu...

Published in Diễn đàn

Chậm chạp, thiếu tầm nhìn và quản trị kém lá căn bệnh muôn thủa của nền hành chính Việt Nam. Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung kéo dài gần một năm.

made1

Thiếu quy định ‘Made in Viet Nam’ - Ảnh minh họa

Việc hàng hóa Trung Quốc tràn sang Việt Nam núp bóng trốn thuế đã đươc dư luận báo chí trong ngoài nước dự báo rất lâu nhưng Bộ Công thương không hề có phản ứng. Mãi đến khi chính phủ Mỹ áp thuế tỉ suất trên 500% lên mặt hàng Thép và có nguy cơ mở rộng ra nhiều mặt hàng khác, Thủ tướng lên tiếng thúc giục thì Bộ Công Thương và 10 Bộ ngành khác mới đủng đình vào cuộc điều tra ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc núp bóng nhàn mác xuất xứ hàng hóa Việt Nam. Kết quả điều tra chưa đến đâu thì vô tình xuất hiện lỗ hổng mới là chưa có quy định về xuất xứ hàng hóa made in Viêt Nam đối với hàng tiêu thụ nội địa. Từ một phóng sự điều tra dài kỳ trên báo Tuổi trẻ về việc doanh nghiệp Asanzo bị quy kết là "nhập hàng Tàu lắp ráp và gắn mác Việt Nam. Tình trạng này đang rất phổ biến, nếu xem đây là phạm pháp, nhiều thương hiệu Việt Nam có nguy cơ bị quy kế tương tự. Hàng Việt Nam sẽ vỡ trận ngay trên đất nước mình.

Một doanh nghiệp đình đám bị "đánh" ngất ngư

Asanzo là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện gia dụng khá nổi tiếng ở Việt Nam có hàng ngàn công nhân và đang phát triển rất nhanh, được tặng danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, từng được báo chí trong nước biều dương khen ngợi trong đó có báo Tuổi Trẻ.

Thế nhưng, hơn một tháng qua, dư luận sôi nổi theo dõi phóng sự của báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh điều tra về hoạt động của công ty Asanzo với những cáo buộc rất nặng nề là thay đổi xuất xứ hàng hóa ; lừa dối người tiêu dùng ; qua mặt cơ quan quản lý ; không sản xuất gì ngoài tivi ; lập công ty ma.

Một số báo và các trang mạng xã hội đã đăng lại bài của báo Tuổi Trẻ tạo thành một làn sóng truyền thông mạnh mẽ.

Các bài phóng sự trên báo viết cùng với các clip vidéo trên báo Tuổi Trẻ online rất sinh động ra đời cùng dịp làn sóng bài Trung đang dâng cao khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò khoáng sản xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã như một vết chém bất thần bén ngọt chặt đứt lìa cơ thể sống của doanh nghiệp này. Nhiều hiệu ứng xã hội đã phát sinh tức thì. Tổ chức Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao ra quyết định thu hồi danh hiệu đã trao cho Asanzo. Nhiều nhà phân phối e ngại tiếp nhận và kinh doanh sản phẩm Asanzo. Ngày 24-7 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin và báo cáo kết quả trước ngày 30/7/2019 (1).

Lãnh đạo Asanzo đã lên tiếng phản hồi nhưng hiếm có tờ báo nào dám lội ngược dòng với báo Tuổi Trẻ vốn có lượng phát hành lớn, có nhiều người đọc và đặc biệt là với đám đông người Việt đang cuồng nhiệt bài Trung.

Trong suốt gần một tháng trời từ ngày báo khởi đăng 21-6, dư luận xã hội như mặc định theo một chiều duy nhất là nguồn thông tin từ Tuổi Trẻ là Asanzo gian dối, phạm pháp luật lắp ráp linh kiện Trung Quốc dán thương hiệu Việt Nam lại còn cả gan quảng cáo với slogan đỉnh cao công nghệ Nhật Bản.

Chưa quy định thì phạm vào đâu ?

Nhưng hóa ra sự việc không đơn giản như vậy. Mãi gần một tháng sau chuỗi thông tin liên tục cáo buộc các sai phạm của Asanzo thì mới có thông tin phản biện.

Theo bà Vũ Thị Kim Hạnh - Chief executive officer tại Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp - BSA viết trên fb thì sáng ngày 18/7/2019, Ban chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã họp phiên thường kỳ (6 tháng/lần) tại trụ sở VCCI, Hà Nội. Hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận về "nhu cầu cấp bách của việc thay đổi thể chế, các văn bản pháp luật hiện đang gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp". Trong các trường hợp được phân tích, vấn đề Asanzo đã làm nóng hội trường. Thông tin quan trọng nhất trong cuộc họp này là : "Nhiều qui định của luật pháp chế định hoạt động doanh nghiệp lại chưa hoàn thiện khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong áp dụng. Ví dụ vấn đề ghi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm lưu hành trên thị trường nội địa. Theo Bộ Công Thương, hàng xuất thì chúng ta có những qui định khá rõ và chặt chẽ rồi nhưng hàng lưu hành trên thi trường nội địa thì còn chưa chặt chẽ. Theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018, Asanzo đã lắp ráp từ nhiều linh kiện và cũng làm chủ thương hiệu, tự thiết kế ý tưởng thay đổi sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng thì ghi nhãn made in Viet Nam là đúng với nghị định này. Nhưng báo chí lại kết luận khác và kết quả là, dù cơ quan chức năng chưa chính thức kết luận thì thương hiệu này cũng sập đến nơi, hàng hóa bị trả về, 2000 gia đình mất việc và các thương hiệu Thái Lan, Trung Quốc đang mở nhà máy mới, mở rộng thị trường, hưởng lợi quá hậu hỉ" (2).

Cũng trong ngày 18-7, Báo điện tử Việt Nam Net có bài viết "Thế nào là ‘Made in Viet Nam’ ?" thông tin chi tiết hơn về thực trạng quy định này.

Theo bài báo, hơn 10 năm trước, câu hỏi thế nào là hàng "made in Viet Nam" từng được các chuyên gia đặt ra, và họ cho rằng, để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt các tiêu chí như phải được sản xuất trong nước (có nhà máy trong nước) ; và có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Nhưng những gợi ý này mới chỉ dừng lại ý tưởng của các chuyên gia mà chưa phải là văn bản pháp lý.

Bài báo cũng dẫn ý kiến ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết "năm 2017, khi Nghị định 43 về nhãn hàng hóa được ban hành, các quy chuẩn, tiêu chí vẫn không được làm rõ. : "Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về việc thế nào là hàng hóa sản phẩm của Việt Nam, thế nào là hàng hóa sản phẩm sản xuất tại Việt Nam".

Trong khi đó, bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc đã mang đến những thay đổi chưa từng có về chuỗi sản xuất, về cung ứng phụ tùng và nguyên liệu và dịch chuyển giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ. Một chiếc iphone, đôi giầy Adidas, một chiếc TV Samsung, mà nguyên liệu và linh kiện làm nên chúng có xuất xứ từ nhiều quốc gia, thì được coi là "made" ở đâu ?

Ngay trong hiệp định thương mại tự do ASEAN, mà Việt Nam là thành viên, có các quy định về hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng lại chưa có quy định áp dụng với nhãn hàng tại thị trường nội địa. Ví dụ, để cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D lưu hành trong thị trường ASEAN thì hàng hóa phải đáp ứng tỷ lệ 40% hàng hóa được sản xuất trong ASEAN chứ không phải sản xuất trong Việt Nam.

Bài báo còn dẫn ý kiến Luật sư Trần Ngọc Trung, Công ty Luật Baker & McKenzie, bổ sung : Nếu căn cứ theo Hiệp định Asean - Trung Quốc thì Asanzo được ghi xuất xứ Việt Nam vì theo cam kết trong Hiệp định này, nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, nhưng sản phẩm cuối cùng sản xuất ở Việt Nam vẫn có thể được phép ghi "Made in Vietnam". Asanzo có thể áp dụng quy tắc về xuất xứ theo căn cứ Hiệp định Asean Trung Quốc để ghi "Made in Vietnam" là điều có thể được phép và không hề sai (3).

Thời báo Kinh Tế Sài Gòn cũng có bài viết "Lúng túng đánh giá đúng-sai chuyện Asanzo ghi "Made in Vietnam" với thông tin pháp lý tương tư. Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể về tiêu chí hàng hóa Made in Việt Nam và Việt Nam hiện tham gia cả hai hiệp định thương mại tự do là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

Trong trường hợp một doanh nghiệp nhập toàn bộ hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ lắp ráp đơn giản, chiếu theo quy định của ATIGA có thể doanh nghiệp đó không được dán nhãn "Made in Vietnam".

Tuy nhiên, nếu xét theo quy định tại ACFTA, hàng hoá đó vẫn có thể được coi sản xuất tại Việt Nam. Bởi, quy định tại thỏa thuận thương mại này cho phép tất cả nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên, trong đó Trung Quốc, có thể được coi là sản phẩm của Việt Nam khi quy trình sản xuất cuối cùng được thực hiện tại Việt Nam.

Theo bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, trong khi cơ quan quản lý đang nợ một văn bản pháp lý thế nào là "Made in Vietnam", doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hàng hóa và ghi nhãn "Made in Vietnam" không vi phạm quy định pháp luật. "Điều cần quan tâm là người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hóa đó như thế nào", bà Thùy nói.

Diễn biến mới nhất của sự kiên này là một doanh nghiệp có liên hệ với asanzo dã bị khởi tố vì hành vi nhập thiết bị Trung Quốc ghi nhản hiệu Việt Nam. Ngược lại, Asanzo đã chính thức nộp đơn kiện báo Tuổi Trẻ yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng.

Dù kết quả sự cố này có nghiên về bên nào thì thiệt hại cho nền kinh tế và cho xã hội nói chung sẽ rất lớn. Nhà nước mất nguồn thu đáng kể từ do doanh số, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm. Ansanzo cho dù có thắng kiện (khả năng rất thấp) thì khó lòng phục hồi doanh số, sự phát triển trong thời gian ngắn, khả năng phá sản, tàn lụi khá hay so với điều kiện cạnh tranh ác liệt hiên nay, không phá sản là quá lớn. Liệu có ai trong Bộ phải chịu với doanh nghiệp ?

Mục tiêu của quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh là phải hổ trợ, tạo điều kiện và nhất là xây dựng hành lang pháp lý an toàn để bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước (qua thuế) lợi ích doanh nghiệp (phát triển quy mô, tăng trưởng lợi nhuận và người tiêu dùng (qua chất lượng, giá cả hàng hóa). Thế nhưng Bộ Công Thương của chính phủ kiến tạo hàng chục năm qua lại bỏ quên một quy định hết sức quan trọng là tiêu chí xuất xứ hàng hóa Made in Việt Nam để xảy ra sự cố. Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh hiện nay, nếu không có Asanzo thì chắc hẳn doanh nghiệp khác cũng trở thành vật tế thần cho thiếu sót này.

Thân phận, số phận doanh nghiệp trong vòng tay lỏng lẻo của Bộ Công Thương trở nên mong manh đến mức thảm hại, đã có nguy cơ sẽ càng nhiều nguy cơ.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 29/07/2019 (Gió Bấc's blog)

1. https://baomoi.com/vu-asanzo-thu-tuong-yeu-cau-kiem-tra-toan-dien/c/31240134.epi

2. https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10157734281386122

3. https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/the-nao-la-made-in-viet-nam-551515....

4. https://www.thesaigontimes.vn/291600/Lung-tung-danh-gia-dung-sai-chuyen-Asanzo-ghi-%22Made-in-Vietnam%22.html

Published in Diễn đàn

Trung Quốc hùng hổ đưa tàu chiến, tàu thăm dò, tàu dân quân vũ trang vào vùng đặc quyền kinh tế cách đất liền không đầy 200 km, uy hiếp khiêu khích lực lượng chấp pháp Việt Nam hơn nửa tháng trời nhưng cơ quan ngôn luận của đảng vẫn ngậm miệng ăn tiền. Mãi sau khi phía Trung Quốc nêu đích danh Việt Nam đe nẹt, báo chí nước ngoài gặng hỏi báo đảng mới rụt rè lên tiếng "Việt Nam kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế" (1). Đấu tranh với ai thì không dám nói. Trước hành vi cướp đất, cướp biển hung hăng bằng vũ lực, tuyên bố nhũn nhặn khiếp nhược ấy khác nào cam kết đầu hàng không kháng cự ?

tq0

Trung Quốc hùng hổ đưa tàu chiến, tàu thăm dò, tàu dân quân vũ trang vào vùng đặc quyền kinh tế cách đất liền không đầy 200 km

Dư luận thông tin báo chí nước ngoài phát hiện và thông tin Trung Quốc đưa tàu vào vào bãi Tư Chính, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam từ ngày 3/7, một hành vi khiêu khích, xâm phạm chủ quyền quốc gia cực kỳ nghiêm trọng nhưng đảng, chính phủ Việt Cộng vẫn một mực trung thành với 16 chữ vàng, vẫn không dám nhắc đến tên bạn vàng Trung Quốc và vẫn trung thành với lập trường biện pháp hòa bình.

Mãi đến ngày 20/7, ba ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu đích danh Việt Nam trong một tuyên bố răn đe thì báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam mới rụt rè đăng lại thông tin dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời báo chí nước ngoài với tiêu đề hiền lành như đã dẫn.

Bị Tàu bêu tên, phải mở miệng

Đáng lưu ý là củng một nội dung thông tin nhưng so với các báo quốc doanh đàn em như báo Tuổi Trẻ "Yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển hoàn toàn của Việt Nam", hay Thanh Niên : "Trung Quốc vi phạm thô bạo quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam" tiêu đề bài báo Nhân Dân đã hạ nhiệt, nhẫn nhục đến mức như một thông điệp cầu hòa.

Thông điệp của người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã được đảng duyệt "đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế" vừa thụ động, mơ hồ vừa tối nghĩa đến vô nghĩa.

Nhiều năm qua, trước mọi tình huống đưa giàn khoan xâm nhập lãnh hải, thềm lục địa ; đâm chìm tàu cá, bắt cóc, làm chết ngư dân ; dùng vòi rồng phun nước, dùng tàu sắt lớn khiêu khích, ép lấn, đâm chìm tàu cảnh sát biển…. thì "đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế" chỉ được cụ thể hóa bằng hình thức duy nhất là phát biểu yếu ớt là sự "quan ngại" của người phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Run rẩy trước đối tác chiến lược hợp tác toàn diện, anh bạn láng giềng bốn tốt đã chiếm biển, chiếm quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa và đang tiếp tục lấn chiếm đến vùng đặc quyền kinh tế, đảng quang vinh muôn năm, đỉnh cao trí tuệ của Việt Nam không dám nói một lời nào đòi lại đất đai đã mất, thậm chí cũng không dám xin quy tập hài cốt 64 liệt sĩ đang ngậm căm hờn dưới lòng biển Gạc Ma.

Bịt miệng dân, tự trói tay mình

Đối nghịch với truyền thống Diên Hồng, Bình Than của cha ông và cũng chia tay với chiến lược chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, đảng thẳng tay đàn áp mọi người dân kể cả những trí thức, cán bộ lão thành cách mạng lên tiếng chống Trung Quốc, đòi bảo vệ chủ quyền đất đai biển đảo. Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm… ở Miền Nam, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… ở Miền Bắc đã bị chụp cho cái mũ diễn biến hòa bình. Nhà trí thức trẻ Trần Đức Anh Sơn ở Miền Trung bị cách chức khai trừ đảng chỉ vì tìm được quá nhiều bản đồ cổ chứng minh chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa, Hoàng Sa và phổ cập thông tin này trên báo chí. Mục tiêu của chiến lược sáng suốt này là bóp nghẹt tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đào của người dân ngay tù trong trứng nước.

Đảng vẫn kiên cường với lập trường chiến lược thông minh vĩ đại Ba Không "Không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác" (2). Bóp chết nội lực, từ chối mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài, đảng đã giành độc quyền bày tỏ quan ngại hòa bình với Trung Quốc mặc cho những cột mốc sống ngư dân bị đâm tàu, bị bắn giết.

Phản đối lấy lệ, không hề phản kháng

Nói nôm na tình huống này giống như anh láng giềng bạo ngược đem súng đạn phương tiện vào khuôn viên nhà đe dọa xây cất và đuổi chủ đi còn anh chủ nhà cao thượng lại tự trói tay, trùm chăn tuyên thệ là nhất định sẽ chỉ kháng cự bảo vệ đất bằng mồm. Đám con cái chủ nhà thì được phát mỗi đứa một cái rọ bịt mồm khi nào có lệnh mới được bỏ rọ ra lên tiếng ê a khóc lóc.

Lần này có khác hơn một chút, đỉnh cao trí tuệ đã kêu gọi chung chung trên tầm cao mới là tính quốc tế của sự kiện Trung Quốc gây hấn. Trong phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao có đoạn : "Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Ðông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này".

Có lẽ đảng đang đứng trên vị thế thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nên kêu gọi chung chung để giải quyết chuyện Biển Đông. Trong khi đó, cùng hoàn cảnh bị khiêu khích, lấn áp như Việt Nam, Tổng thống Philippines đã có thái độ cụ thể hơn nhiều. Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi Washington gửi tàu chiến đến bảo vệ Philippines trước sự gây hấn của Trung Quốc theo hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước.

"Ngay bây giờ, tôi đang kêu gọi Mỹ, tôi đang kích hoạt hiệp ước Mỹ-Philippines. Tôi muốn Mỹ tập trung toàn bộ Hạm đội 7 của họ trước Trung Quốc. Tôi sẽ tham gia với họ, tôi sẽ đưa tàu đến bất cứ nơi nào có chỉ huy hạm đội của Mỹ". Đây không phải lần đầu tiên ông Rodrigo Duterte đưa ra lời kêu gọi này.

Chính phủ tiền nhiệm của Phi đã thực hiện biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về yêu sách đường 9 đoạn độc chiếm Biển Đông và đã thắng kiện. Đây là một tiền lệ quá tốt, vì sao đảng quang vinh của Việt Nam chỉ biết quan ngại mà không thực hiện giải pháp này ?

Đặc biệt, việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam đã diễn ra nhiều ngày trước và cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam với tàu Trung Quốc đang diễn ra căng thằng thì chủ tịch Quốc hội Việt Nam vẫn lên đường thăm và làm việc với Trung Quốc theo lịch hẹn trước.

Trên tầm lãnh đạo quốc gia, trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc, bà Kim Ngân phải có sự cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau để thể hiện biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền đất nước và vị thế quốc gia. Bà có quyền và có thể hoãn, từ chối chuyến đi để phản đối hành động của Trung Quốc. Bà có thể di dự và yêu cầu đưa chuyện Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam vào chương trình nghị sự hoặc đơn phương tuyên bố lên án hành vi này.

Báo Nhân Dân vẫn đưa tin với thái độ xun xoe, nồng nhiệt về chuyến đi "Thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc". Trong suốt chuyến đi, bà chủ tịch có 300 bộ áo dài ấy hoàn toàn ngậm miệng không biết nói đến hai chữ Biển Đông với những người đồng cấp phía Trung Quốc.(2) Kết quả chuyến đi vẫn là thắng lợi của mối quan hệ hợp tác. Thật khó hiểu, một bên đi cướp đất, một bên bị cướp đất, không đấu tranh bảo vệ mà hợp tác chiến lược toàn diện là hợp tác như thế nào ? Biện pháp hòa bình là biện pháp gì ? Im lặng dâng hiến cả đất nước thành một quận huyện của Trung Quốc ư ?

Tiếng Trung sẽ thành quốc ngữ

Với những gì đang diễn ra, với những gì báo đảng và quan chức đảng đã thể hiện thì nhận định cho rằng Việt Nam đang chuyển động thoát Trung chỉ là ảo tưởng. Nói Việt Nam ngoại giao đu dây giữa Mỹ và Trung chỉ là nhận xét về bề nổi. Việt Nam chỉ cần tiền của Mỹ, cần xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, cần quy chế ưu đãi của Mỹ nhưng không bao giờ đồng minh chiến lược với Mỹ vì trước sau tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vững. Việt Nam rộng cửa để giúp Trung Quốc mượn danh núp bóng xuất hàng sang Mỹ thoát lệnh trừng phạt thuế. Việt Nam rộng cửa cho Trung Quốc xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, phát triển mạng 5G như bô xít, như Vũng Án và bao nhiêu dự án khác. Việt Nam sẽ mở nhiều đặc khu để giao đất lâu dài cho Trung Quốc.

Biển Đông sẽ là của Trung Quốc, Việt Nam sẽ là quận của Trung Quốc đó là ý đảng. Lòng dân nếu đồng tình thì tốt, không đồng tình sẽ có công an và các thế lực thù địch vô hình giải quyết. Chính phủ chỉ có việc chờ ngày công bố công khai mối quan hệ đồng chí anh em này.

Phùng Ngọc Nhạ sai sót mọi chuyện nhưng chỉ giỏi một chuyện đưa tiếng Trung vào chương trình giáo khoa nên yên tâm giữ ghế bất chấp những tiêu cực, xuống cấp của ngành giáo dục. Người Việt thức thời cần nhanh chóng tận dụng cơ hội Bộ trưởng Nhạ đã mở ra. Một ngày không xa tiếng Trung không còn là ngoại ngữ mà sẽ là quốc ngữ.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 21/07/2019 (Gió Bấc's blog)

1. https://nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/40929202-viet-nam-kien-quyet-dau-tranh-bang-bien-phap-hoa-binh-phu-hop-luat-phap-quoc-te.html

2. https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/01/150129_vn_navy_airforces_china

3. https://nhandan.com.vn/chinhtri/xa-luan/item/40788802-thuc-day-quan-he-doi-tac-hop-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-trung-quoc.html

4. https://tuoitre.vn/ong-duterte-keu-goi-my-gui-tau-chien-bao-ve-philippines-truoc-su-gay-han-cua-trung-quoc-2019071810535963.htm

Published in Diễn đàn

Một luật sư xông xáo bảo vệ người nghèo, dân oan mất đất từ Đồng Tâm, Thù Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng ; một luật sư đấu tranh không mệt mỏi yêu cầu cải cách tư pháp ; một cộng tác viên nhiệt tâm, nhà bình luận pháp lý sắc sảo cho hầu hết các tơ báo lớn nhỏ từ bắc chí nam đã bị khởi tố về một cái tội không dâu mà ngay người ngoại đạo ngành luật vẫn thấy sai sai. Sau Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Tạ Phong Tần, Võ An Đôn… danh sách các luật sư bất đồng chính kiến bị thu thẻ, thậm chí bị tước đoạt tự do thân thể sẽ dài thêm với tên Trần Vũ Hải.

hai1

Luật sư Trần Vũ Hải là một trong 4 bị can đã bi khởi tố về tội trốn thuế. Ảnh : Internet

Sự đàn áp, bức hại này không tạo ra được sự sợ hãi như mong muốn của giới cầm quyền mà chỉ thêm một cái capot nữa cho nên tư pháp Việt Nam xã hội chủ nghĩa đầy bạo ngược chỉ biết làm theo ý đảng.

Sự nghiêm minh, công chính của nền tư pháp không nhất thiết phải nhân từ, khoan thứ, ai có tội phải bị trừng trị tương xứng với tội của mình. Tổng trấn Lê Văn Duyệt tiền trảm hậu tấu cấp phó của mình là cha vợ vua Minh Mang mà không bi bắt tội khi quân, cũng không bị miệng đời chê trách. Ấy vì ông xử đúng người, đúng tội.

Giai thoại về Bao Chuẩn đời Tống bên Tàu được thêu dệt thành truyện thành phim nhờ các xét xử nghiêm minh mà can phạm phải tâm phục khẩu phục.

Báo chí đồng loạt thông tin theo giọng điệu công an

Nếu hành vi phạm pháp của Luật sư Trần Vũ Hải rõ ràng, việc khởi tố bị can sẽ được cộng đồng hoan nghênh. Rất tiếc, luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố về tội danh giúp người khác trốn thuế mơ hồ và nhiều đồng nghiệp cho rằng cơ quan điều tra đã quá tay với người vô tội và có người còn cho rằng có dấu hiệu vi phạm tố tụng.

Theo báo chí lề phải đồng loạt đưa tin, việc khởi tố Luật sư Hải và vợ như sau : Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố bị can ông Trần Vũ Hải, bà Ngô Tuyết Phương (vợ ông Hải, cùng ở Thành phố Hà Nội), bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và ông Ngô Văn Lắm (cùng ở Thành phố Nha Trang) vì liên quan đến việc mua, bán bất động sản tại Thành phố Nha Trang về hành vi trốn thuế nhưng chỉ nói chung chung mà không xác định hành vi cụ thể.

Hàng chục năm qua, hầu hết báo chí lề phải là bạn bè, đối tác, là những tổ chức từng sử dụng tên tuổi, kiến thức, chất xám của Luật sư Trần Vũ Hải bình luận pháp lý các vụ trọng án, các vụ án có mắc mứu về pháp lý để bán báo, câu view hào hứng. Lần này với thông tin khởi tố cáo buộc tội mơ hồ báo chí lề phải đã đồng loạt đưa tin na ná như nhau từ thông tin của cơ quan điều tra. Những thông tin trung tín, vô hồn. Một vài tờ báo có đăng vài giòng về thông cáo báo chí của luật sư Hải nhưng sau đó khéo léo lấp miệng bằng ý kiến cơ quan điều tra nói lại.

Báo chí lề phải đã lạnh lùng khách quan đến vô tình trước số phận của một luật sư tâm huyết và nền công lý đang bị cưỡng dâm bằng quyền lực đen mà không hề có lấy nửa lời bình luận trong lúc dư thừa chữ nghĩa để bình phẩm về Nữ hoàng văn hóa tâm linh hay dồn dập điều tra sai phạm của kẻ ngã ngựa bị đưa vào lò là Lê Tấn Hùng em trai Lê Thanh Hải cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.

Mấy ngày sau, báo Tiền Phong có bài đăng chi tiết hơn về hành vi của vợ chồng luật sư Hải là "Lô đất vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải mua có giá thấp hơn thị trường" cũng từ thông tin đưa mớm của phía điều tra. Nghe qua càng oái oăm hơn. Lẽ nào mua đất giá rẻ thì thành ra tội ?

Bài báo viết chi tiết như sau : "Theo hợp đồng công chứng do Văn phòng Hoàng Huệ Phạm Tuấn thực hiện, tháng 8/2016, luật sư Trần Vũ Hải và bà Ngô Tuyết Phương nhận chuyển nhượng hơn 290 m2 đất ở hẻm 78/40 đường Tuệ Tĩnh (Thành phố Nha Trang) từ ông Ngô Văn Lắm. Đây là lô đất nằm ngay vị trí trung tâm của Thành phố Nha Trang và cách bãi biển đường Trần Phú chỉ vài trăm mét.

Trên hồ sơ công chứng thể hiện lô đất trên có giá chuyển nhượng là 1,8 tỷ đồng. Bên chuyển nhượng là ông Ngô Văn Lắm phải nộp thuế thu nhập cá nhân hơn 42,8 triệu đồng. Còn bên nhận sang nhượng phải nộp lệ phí trước bạ gần 11 triệu đồng.

Tuy nhiên, Chi cục thuế Nha Trang xác định giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND tỉnh Khánh Hòa quy định đối với mảnh đất ông Trần Vũ Hải nhận chuyển nhượng là hơn 2,14 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng lô đất này theo hồ sơ chỉ hơn 6 triệu đồng/m2, thấp hơn giá thị thường năm 2016 dao động ở mức 30-40 triệu đồng/m2" (1).

Không có hành vi phạm tội làm sao có tội ?

Trên mạng xã hội tràn ngập những ý kiến bàn luận về sự việc với góc nhìn đa chiều, những suy đoán về mục đích động cơ của vụ án này dưa trên bối cảnh nội bộ thanh toán nhau qua công cuộc đốt lò và vai trò xông xáo trên những mặt trận hàng đầu của luật sư Trần Vũ Hải. Ông vừa là thành viên đại diện cho nhóm dân oan ở Vườn Rau Lộc Hưng đòi chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật với người dân Lộc Hưng.

Trong mặt trận tư pháp, Luật sư Trần Vũ Hải bảo chữa cho hai bị cáo trọng điểm của Bộ Công an là bloger Trương Duy Nhất và công ty Nhật Cường. Cả hai vụ án đều là hai khúc xương khó gặm của phía công an. Về phía Trương Duy Nhất điều hóc búa là trả lời dư luận trong và ngoài nước là đã bắt anh ta vào lúc nào ? Ơ đâu không phài là điều dễ dàng. Vụ án Nhật Cường cũng vậy, lỗ hồng và điểm tựa nào trong ngành công an để giám đốc Nhật Cường xa chạy cao bay cũng là đề thi hóc bùa.  

Bên lề nhiều chuyện bàn đã đành, về pháp lý không cần đến nhà luật học củng thấy được cáo buộc khởi tố Trần Vũ Hải là phi lý, kỹ sư Hồ Quang Huy đã viết trên tường fb cá nhân "Mấy ngày nay nhiều báo nhà nước đưa tin vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố về tội trốn thuế. Theo đó thì năm 2016 vợ chồng Luật sư Hải mua đất ở Nha Trang thể hiện trên hợp đồng giá 1,8 tỷ nhưng cơ quan thuế Khánh Hòa cho biết giá thị trường dao động khoảng 8,7 - 11,6 tỷ. Cũng cơ quan thuế Khánh Hòa, với giá đó thì ông Hải phải đóng trước bạ 2,14 tỷ trong khi giá trên hợp đồng ông Hải chỉ đóng trước bạ 11 triệu.

Qua những gì báo chí nói thì ông Hải không có tội bởi lẽ ông Hải không trốn thuế mà chỉ trốn lệ phí trước bạ. Trong khi Bộ Luật Hình sự không có tội danh này và cũng không có điều nào quy định tiếp tay, giúp người khác trốn thuế là một tội (không kể người của cơ quan chức trách).

Kịch bản "2 bao cao su" phiên bản 2019 tái xuất ?
Chính vì vậy tôi tin Luật sư Hải sẽ phải chịu án tù về một tội khác rất vớ vẩn" (2).

Với các chuyên gia pháp luật, lý lẽ về sư khiên cưởng trong khời tố luật sư Trần Vũ Hải càng rõ ràng hơn. Luật sư Phùng Thanh Sơn, công ty Thế Giới Luật ở Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định trên fb "Không thể khởi tố Luật sư Trần Vũ Hải về hành vi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá trị giao dịch thực tế.

Về nguyên tắc, nhà nước chỉ được quyền xử lý hình sự đối với những hành vi được Bộ luật hình sự quy định. Trong trường hợp Bộ luật hình sự mới quy định thuận lợi hơn cho bị can, bị cáo thì áp dụng Bộ luật hình sự mới để giải quyết."

Không chỉ kết luận chung, Luật sư Sơn đã lần lượt viện dẫn và phân tích 8 khoản của điều 200 Bộ luật hình sự hiện hành cho thấy không có khoản nào ghi nhận hành vi mua đất giá thấp hơn gia thị trường là phạm tội

Luật sư Phùng Thanh Sơn bình luận "Điều 200 Bộ luật hình sự hiện nay không có điều chỉnh hành vi ghi không đúng giá trị chuyển nhượng/giao dịch trên hợp đồng là hành vi tội phạm. Do đó, cho dù Luật sư Trần Vũ Hải có ký vào hợp đồng mua bán nhà đất với giá trị thấp hơn giá trị thực tế hàng chục lần đi chăng nữa thì cũng không bị xem là hành vi tội phạm. Hành vi này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Nếu cơ quan chức năng khởi tố Luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn thuế chỉ vì đã ký vào hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá trị thấp hơn giá trị giao dịch thực tế thì 99,99% người mua bán nhà đất hiện nay phải bị xử lý hình sự. Còn 0,01% còn lại là các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, ghi giá bán cao gấp nhiều lần giá thị trường (3).

Luật sư trốn thuế sao thu hồ sơ thân chủ"

Tội danh bị khởi tố quá khiên cưởng đã đành ; cách thức, tiến trình khởi tố Luật sư Hải lại càng làm cho người ta phân vân. Cơ quan điều tra đã khám xét văn phòng luật sư Trần Vũ Hải và thu giữ một số hồ sơ (trong lúc luật sư Hải không có mặt) trong đó có hồ sơ về Trương Duy Nhất là thân chủ của Luật sư Hải và là bị can bí ẩn của vụ án khác.

Với vi phạm về khai giá tiền mua đất thì có cần thiết phải khám xé nơi ở và nơi làm việc ? Cơ quan điều tra có quyền thu giữ những tài liệu không liên quan đến tội danh bị khởi tố ?

Ông Phạm Viết Đào, nguyên Chánh thanh tra Bộ Văn Hóa, đã có bài bình luận đươc đăng lại trên blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng cơ quan điều tra đã vi phạm tố tụng

Việc vợ chồng ông Trần Vũ Hải mua nhà riêng là hành vi giao dịch dân sự, không liên quan tới "pháp nhân luật sư" và "Văn phòng luật sự Trần Vũ Hải" ; Do đó, việc cơ quan công an Khánh Hòa tiến hành khám xét Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải là không đúng địa chỉ…

Việc báo chí đưa tin "Khởi tố tội trốn thuế của Luật sư Trần Vũ Hải" là sai vì ông Trần Vũ Hải không sử dụng pháp nhân Bộ luật hình sự để mua nhà !

Về mặt pháp lý : Cơ quan điều tra chỉ có quyền khám xét nhà riêng của ông Trần Vũ Hải, nếu phát hiện bằng chứng về dấu hiệu trốn thuế trong vụ giao dịch mua nhà tại Khánh Hòa…

CA Khánh Hòa chỉ được khám xét "Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải" nếu đây là vụ giao dịch mua nhà làm trụ sở cho "Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải" ; Bằng kinh phí và pháp nhân của "Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải"…

***

Viện Kiếm sát nhân dân Khánh Hòa phê chuẩn việc "khám xét chỗ ở" là đúng pháp luật ; còn khám xét chỗ làm việc, khám xét "Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải" là không đúng quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự (4).

Hệ quả phát sinh đầu tiên của vụ khởi tố gượng ép này là trước mắt và có thể là vĩnh viễn người dân,nhất là dân oan sẽ mất đi một luật sư "dấn thân" bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, chí ít là cũng thay mặt họ nói lên hoàn cảnh ngang trái bế tắc của mình. Sau khi bị khởi tố, Luật sư Trần Vũ Hải đã đơn phương thông báo "quyết định tạm nghỉ ngơi !".

Nhưng chắc hẳn hệ quả sẽ không dừng lại đó, nhiều luật sư đồng nghiệp đã bày tỏ sự băn khoăn không chỉ cho số phận của luật sư Trần Vũ Hải mà cho cả giới luật sư. BBC tiếng Việt có bài "Vụ Luật sư Trần Vũ Hải khiến giới luật sư quan ngại 'bị chăm sóc kỹ" ghi nhận ý kiến các luật sư Chi Thị Vân, Phạm Công Út, Ngô Anh Tuấn quan ngại việc khởi tố này sẽ gây thêm những khó khăn trong việc hành nghề.(5)

Bức tranh công lý ở Việt Nam vốn đang xám xịt lại càng thêm đen tối.

Luật sư lên tiếng án oan, Liên Đoàn ngậm miệng ăn tiền !

Càng đen tối hơn nữa khi từ góc nhìn cá nhân, nhiều luật sư nhìn thấy những dấu hiệu bất thường, bất công, thậm chí là vi phạm pháp luật trong việc khởi tố luật sư Trần Vũ Hải và tiên lượng nhiều hệ quả xấu của nó thì Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư hoàn toàn im lặng. Ngay trong khoản 1 điều 1, chương 1 trong điều lệ liên đoàn về tôn chỉ mục đích đã ghi nhận :

"Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ; thực hiện chế độ tự quản của tổ chức luật sư trong phạm vi cả nước nhằm xây dựng các giá trị chuẩn mực của luật sư Việt Nam, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" (6).

Sự im lặng khi một thành viên của liên đoàn có nguy cơ vướng vào lao lý oan khuất, hoạt đông luật sư sẽ gặp khó khăn, dân chủ trong hoạt động tư pháp đang bị bóp nghẹt cho thấy tình trạng bế tắc của nên tư pháp Việt Nam. Chắc hẳn là với trình độ chuyên môn Ban Chủ nhiệm liên đoàn không thể không thấy những khúc mắc của vụ án nhưng họ im lặng hẳn phải chịu áp lực nặng nề.

Thực ra, Luật sư Trần Vũ Hải không phải là đối trọng vơí nhà cầm quyền mà ông chinh là đối tác, là công sự hữu ích xây dựng lòng tin của người dân với chế độ. Ông chính là một trong số rất ít những điểm sáng lẻ loi giúp người dân nuôi dưỡng ảo tưởng về sự công bằng chính trực của giới cầm quyền. Ông chỉ là đối trọng với những nhóm lợi ích, những cá nhân đang nhân danh chính quyền cướp đất, hại dân lũng đoạn nhà nước.

Khởi tố, thậm chí kết án, bắt giam Luật sư Trần Vũ Hải hoàn toàn là thẩm quyền của nhà nước, Tuy nhiên, làm điều này chỉ có lợi cho một nhóm lợi ít, một số cá nhân nhưng niềm tin vào chính quyền sẽ càng bị tổn thương. Mất đi một luật sư, nền tư pháp thêm cái capot sẽ càng tăm tối, niềm tin mong manh sẽ tiếp tục bị đỗ vở, điều gi sẽ xảy ra thì ai cũng có thể dự báo được.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 08/07/2019 ( Gió Bấc's blog)

(1) https://www.tienphong.vn/phap-luat/lo-dat-vo-chong-luat-su-tran-vu-hai-mua-co-gia-thap-hon-thi-truong-1435824.tpo

(2) https://www.facebook.com/ho.quanghuy.949

(3) https://www.facebook.com/thanhson.phung.1/posts/2415799245108456

(4) https://xuandienhannom.blogspot.com/2019/07/nha-van-pham-viet-ao-len-tieng-ve-vu.html?spref=fb&fbclid=IwAR09-fTQQBsp9WlXMxe2_C3CSw9B4YqVUazMe1yfQf2KUYxvPippyegQBNk

(5) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48852642

(6) http://liendoanluatsu.org.vn/web/about/425/dieu-le-lien-doan-luat-su-viet-nam

Published in Diễn đàn
mercredi, 26 juin 2019 15:56

Công lý trong nhà xí

Khi bị áp bức, bị đối xử bất công, rơi vào tình trạng nguy hiểm, người ta tìm đến sự che chở của công lý.

congly1

Ông Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố về tội dâm ô người dưới 16 tuổi - Ảnh minh họa.

Ngày 25/6 vừa qua, trước khi phiên tòa khai mạc, bị cáo Nguyễn Hữu Linh tức Linh "nựng", nguyên Phó Viện trường Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã tìm đến công lý trong nhà xí Tòa án nhân dân quận 4. Thành phố Hồ Chí Minh để lẩn tránh những ống kính chụp ảnh quay phim của báo chí. Ngay lập tức mạng xã hội tràn ngập clip ghi lại hình ảnh Linh nựng chạy như nhà vô địch đua nước rút vượt qua hàng trăm bậc thang để chui vào nhà xí. Dư luận có phần hả hê trước hành vi chạy trốn nhục nhã của Linh nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc truy cùng đuổi tận để quay phim chụp ảnh là thiếu nhân văn. Vấn đề là tại sao trên xứ sở thiên đàng xã hội chủ nghĩa, ngay tại pháp đình tôn nghiêm, công lý lại nằm trong nhà xí.

congly2

Ông Nguyễn Hữu Linh đến tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 25/6/2019 Linh bằng cách chạy trốn sự săn đuổi của báo chí phải chạy vào toilet của Tòa án quận 4 nằm tít trên tầng 4.

Ngày 25/6, Tòa án quận 4 đã tuyên trả hồ sơ vụ Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẵng dâm ô trẻ em cho Viện Kiểm sát để bồ sung về kết quả giám định clip quay cảnh Linh có hành vi hôn và sờ soạng bé gái trong thang máy ở chung cư quận 4.

Dư luận chừng như không quan tâm đến kết quả đã được báo trước từ kiến nghị của Luật sư Trần Bá Học bào chữa cho Linh. Ngược lại, báo chí chính thống lề phải và các trang mạng xã hội cùng hào hứng khai thác đăng tải hình ảnh và clip quay cảnh Linh chạy trốn sự săn đuổi của báo chí phải chạy vào toilet của Tòa án quận 4 nằm tít trên tầng 4.

Không nên truy cùng đuổi tận ?

Nhiều người và thậm chí một vài tờ báo như Phụ Nữ, Người Lao động đã lên tiếng phê phán cách tác nghiệp quá hung hăng này, xem đây là hành vi truy cùng đuổi tận của báo chí. Báo Người Lao động đăng bài viết của bạn đọc Kim Phượng có đoạn viết "Với cái cách "săn ảnh" như sáng nay, cá nhân người viết không đồng tình, bởi nó rất phản cảm theo kiểu "truy cùng, đuổi tận". Bởi lẽ, ngay cả trường hợp ông Linh bị tòa án kết án về hành vi "dâm ô với người dưới 16 tuổi" thì cũng không thể "truy cùng, đuổi tận" như thế. Nói một cách nào đó, chụp ảnh theo kiểu trên cũng là hành vi thiếu chuẩn mực.

Theo pháp luật dân sự hiện nay, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình ; không ai được phép đăng tải, phát tán hình ảnh của cá nhân khi không được sự đồng ý của họ. Đối với các cơ quan báo chí cũng chỉ được đăng ảnh của bị can, bị cáo tại các phiên tòa xét xử. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, một người chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Về nguyên tắc, đến giờ này, ông Linh vẫn chưa bị xác định là có tội. Cộng đồng mạng không thể vì bất cứ lý do để nhân danh công lý, nhân danh đám đông đăng tải hình ảnh, kết tội ông ta khi chưa bị tòa kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Việc kết án là quyền của tòa án chứ không phải của đám đông và mạng xã hội.

Một câu hỏi đặt ra, trong số những người "săn ảnh" sáng nay ở Tòa án nhân dân quận 4, có bao nhiêu người là phóng viên báo chí, bao nhiêu người hiếu kỳ, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội để câu like, câu view ? Họ có thật sự vì một xã hội văn minh, vì đòi công lý cho những nạn nhân bị xâm hại tình dục hay chỉ mong muốn đăng hình ảnh của tội phạm nhằm phục vụ cho lợi ích của mình ?" (1).

Tương tự, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh viện dẫn nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền hình ảnh của công dân và cho rằng báo chí cần có thái độ văn minh khi hành xử với bị cáo. Bài báo viết Theo nguyên tắc "suy đoán vô tội" thì "không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Và cho đến thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Hữu Linh vẫn chưa bị buộc tội bởi một bản án có hiệu lực nào và trong phiên xử sáng hôm qua tòa án đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ.

Vậy chúng ta, khi hành động nhân danh việc tuyên truyền, bảo vệ pháp luật, đòi hỏi sự công bằng thiết nghĩ cũng nên dành cho ông Nguyễn Hữu Linh cái nhìn công bằng theo nguyên tắc "suy đoán vô tội" này. Hãy để các cơ quan tiến hành tố tụng thực thi quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ án, để ông Linh được đảm bảo quyền của mình theo khuôn khổ pháp luật" (2).

Luật nước không nghiêm, luật đời thay thế ?

Quan điểm của các báo Người Lao động và Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng về pháp luật đạo lý, khó có thể biện bác, đó là một nguyên tắc khá phổ biến mà ai cũng biết và nhiều tờ báo tiến bộ, giới luật sư đã phải đấu tranh một thời gian dài mới được luật pháp ghi nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, số đông công chúng trong đó có nhiều người làm báo lại có thái độ khác.

Trên Fb, diễn đàn Góc Nhìn Báo Chí và Công Dân (có 73.302 thành viên, đa số là nhà báo và những người có liên quan đến báo chí) nhà báo Mai Phan Lợi đã mở cuộc thăm dò về việc Linh Nựng bị các nhà báo rượt đuổi quay phim phải chui vào nhà xí. Vào lúc 23 giờ đêm 25-6, sau 10 giờ đăng tải có 184 ý kiến cho là đáng đời, 22 ý kiến đáng tiếc, 19 ý kiến đáng thương, 3 người không có ý kiến. (Hiện giờ cuộc thăm dò không tìm thấy trên diễn đàn) Điều này cho thấy thái độ của dư luận xã hội nói chung trong trường hợp cụ thể của Linh Nựng đã không còn tuân thủ theo quy định pháp luật và quy tắc văn minh.

Báo Phụ Nữ Việt Nam đã có bài Cuộc 'bám đuổi' Nguyễn Hữu Linh và 'vũ khí' từ sự phẫn nộ của cộng đồng" : chính thức lên tiếng lý giải, cho hành vi sai luật nhưng hợp lòng dư luận này.

congly3

Hình ảnh trích xuất từ camera ở thang máy quận 4 cho thấy ông Nguyễn Hữu Linh đang có hành vi sàm sỡ với em nhỏ hôm 1/4/2019 - Hình CCTV

Bài báo đã viện dẫn từ khi sự việc Linh "nựng" em bé trong thang máy, dư luận đã phẫn nộ lên án bằng ý kiến lẫn hành động nhưng mãi đến 20 ngày sau, cơ quan pháp luật mới khởi tố vụ án, sự chậm trễ này càng làm dư luận bất bình. Bài báo cũng viện dẫn trường hợp bị cáo Nguyễn Khắc Thủy nguyên Giám Đốc Ngân Hàng nhà nước Bà Rịa Vũng Tàu ấu dâm với nhiều trẻ em, bị tố cáo một thời gian dài mới bị khởi tố, trường hợp Đỗ Mạnh Hùng cưỡng hôn trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng… cho thấy pháp luật quy định bảo vệ phụ nữ, trẻ em đã lòng lẻo, người thực thi pháp luật càng lỏng lẻo hơn. Bức xúc trước sự bất lực của luật pháp, dư luận đã phải có hành xử khác để trừng phạt Hùng trên mạng xã hội.

Bài báo đã kết luận : "Với sự thiếu hoàn thiện của luật pháp, những vụ án quá khó khăn để khởi tố và những mức phạt quá nhẹ, đương nhiên cộng đồng có lý do để bức xúc. Và không phải tất cả mọi cá nhân đều có cách biểu lộ quan điểm một cách ôn hòa, đúng pháp luật. Và "bản án" mà cộng đồng đưa ra thường nặng nề hơn cả chính bản án của những phiên tòa chính thức.

Luật pháp là những quy tắc xử sự chung của cộng đồng được Nhà nước công nhận, ủng hộ và nâng lên thành quy tắc xử sự chung trong lãnh thổ mà Nhà nước quản lý. Nhưng khi quy tắc xử sự chung đó vì lý do nào đó, chưa hoàn thiện hoặc cơ chế thực hiện nó chưa đầy đủ dẫn tới những hành vi vi phạm không được xử lý nghiêm minh triệt để, một bộ phận dân chúng sẽ tìm đến những cách xử sự của riêng họ. Dân gian gọi đó là "luật đời". Về cơ bản "luật đời" thường vượt ra ngoài quy định của pháp luật và nó cũng không được ủng hộ trong xu thế chung của xã hội văn minh. Nhưng để triệt tiêu "luật đời", Nhà nước chỉ cần làm một việc không thể đơn giản hơn : Hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế để thực hiện nó một cách nghiêm minh" (3).

Còn lãnh đạo, công lý còn trong nhà xí !

Ở một góc nhìn khác, nhà báo Chu Vĩnh Hải đồng tình với cách dùng luật đời thay cho luật pháp của các nhà báo "Cách Mạng" nhưng tiếc rằng những bức xúc, phẫn nộ ấy chỉ cá biệt trong vài vụ việc cụ thể. Báo chí hoặc chưa đủ sức hoặc né tránh những vấn đề, những sự kiện xã hội lớn hơn, quan trọng hơn. Chu Vĩnh Hải đã viết "Sáng nay, các nhà báo của nền báo chí cách mạng rất năng nổ trong việc săn đuổi kẻ ấu dâm Nguyễn Hữu Linh khiến ông Linh phải chui vào toilet để tránh các thể loại ống kính của các nhà báo cách mạng. Không hề nản chí, các nhà báo cách mạng kiên nhẫn chờ đợi, và hình ảnh, video clip kẻ ấu dâm ngập tràn báo chí cách mạng. Rất tốt thôi. Báo chí đã thực hiện đúng chức năng của mình.

Nhưng, trong những vấn đề gây bức xúc khác, báo chí cách mạng đã lẩn tránh. Những mảnh đời đầy trắc ẩn của các dân oan khắp mọi miền của đất nước đang vạ vật ở Hà Nội không hề được báo chí tìm hiểu và thông tin. Hay núi rác thải khổng lồ ở đại dự án tai tiếng Formosa Hà Tĩnh cũng không hề được báo chí cách mạng đề cập đến.

Việt Nam không những tràn ngập bất công trong cuộc sống mà còn tràn ngập bất công trong cách mà báo chí thông tin" (4).

Trong góc nhìn của mình chúng tôi hoàn toàn đồng tình với ba loại ý kiến trái chiều này vì cả ba đều có lý của mình. Với quan điểm suy đoán vô tội và tôn trong quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân, là quan điểm thượng tôn pháp luật của xã hội loài người tiến bộ, công lý đang ngự trị và thể hiện qua bản án của tòa, hành xử công minh của cơ quan công quyền. Rất tiếc trong xã hội hiện nay, tiền bạc, quyền lực đang lấn áp. Sau thời gian đầu kêu cứu, tố giác, gia đình nạn nhân, cha mẹ em bé "bỗng dưng" đồng lõa với bị cáo cho rằng Linh chỉ hôn em bé vì tình cảm. Cách điều tra khởi tố rất nhát gừng, cáo buộc lỏng lẻo với một bị cáo từng là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp tỉnh cho thấy trước kết quả xét xử sẽ nhẹ như lông hồng. Ở đây, không chỉ em bé bi ấu dâm mà chính công lý cũng bị cưỡng dâm.

Khi luật nước không nghiêm thì "luật đời" lên tiếng như báo Phụ Nữ Việt Nam lý giải cũng hoàn toàn hợp lý. Nói luật đời là chữ nghĩa nhẹ nhàng thực ra đó là luật giang hồ hay là luật của sức mạnh, là phản ứng đáp trả tự phát. Đó là dấu hiệu, là cội nguồn của sự bất ổn xã hội.

Tâm trạng bức xúc của nhà báo Chu Vĩnh Hải đáng trân trọng khi bức xúc của các nhà báo cách mạng chỉ dừng lại ở những điều cá biệt. Nhưng dù sao đi nữa đó vẫn là sự tiến bộ đáng mừng khi pháp luật nhà nước chuyên chính vô sản chỉ dồn hết sức mạnh kinh khiếp của mình để trừng trị những người dân mất đất như Đoàn Văn Vương ở Hải Phòng hay Đặng Văn Hiến ở ĐắcNông. Pháp luật cũng kiên định đến mức bác sĩ Hoàng Công Lương phải từ chối sáu luật sư hết lòng bào chữa vô tội cho mình để nhận tội giết người. Pháp luật cũng kiên định tuyên án tử cho Hồ Duy Hải với vật chứng giết người được mua ngoài chợ. Pháp luật cũng thẳng tay nghiệt ngã đấm dưới thắt lưng những trí thức phản biện hết sức ôn hòa như Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…

Với nền báo chí cách mạng được Trưởng ban tuyên giáo định hướng "Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" hay Thủ tướng Phúc "niễng" ra giá Chính phủ sẽ tạo cơ chế mới cho báo chí phát triển… thì việc nhà báo thoát ra khỏi cái váy của Ngọc Trinh đã là một sự tiến bộ.

Ngày nào còn sự lãnh đạo của đảng thì việc tìm công lý trong nhà xí sẽ còn là điều bình thường, tất yếu.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 26/06/2019

1. https://nld.com.vn/ban-doc/co-can-phai-truy-cung-duoi-tan-ong-nguyen-huu-linh-20190625143739192.htm

2. https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/khi-phong-vien-truy-duoi-va-bi-cao-chay-tron-158730/

3. https://phunuvietnam.vn/luat-doi/cuoc-bam-duoi-nguyen-huu-linh-va-vu-khi-tu-su-phan-no-cua-cong-dong-post61139.html

4. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=182716342726555&set=a.107866960211494&type=3&theater

Published in Diễn đàn

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đảng cử dân bầu tiêu tốn một tỉ đồng mỗi ngày diễn ra khá sôi động, ấn tượng với nhiều phát biểu, đề xuất trái tai, hạ cấp đến mức không nên nghe sau bữa ăn như : Thu phí chia tay mỗi khi xuất cảnh, nghĩ lễ ngày quốc tế thiếu nhi, không tăng tuổi nghỉ hưu phụ nữ thiệt thòi, khởi tố làm giả xăng dầu phải bắt quả tang, cần có ngày đàn ông Việt Nam, kêu gọi dư luận lên án Ngọc Trinh…

thuphi1

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đề xuất công dân khi ra nước ngoài thì đóng "phí chia tay" khoảng từ 3 đến 5 USD để sử dụng vào một số công việc.

Rất tiếc là tổ chức Guiness Việt Nam vốn hào phóng ban phát danh hiệu kỷ lục lại bỏ sót danh hiệu kỷ lục cho những phát biểu ngáo đá này. Người xem có cảm giác tiếp nối giấc ngủ say nồng trong phòng lạnh các ông bà nghị đã phát biểu trong trạng thái lên đồng trong cơn mộng du

Tuy nhiên, đàng sau sự nhạt nhẻo, vô vị đó, kỳ họp có những biểu hiện đáng sợ gói trong ba chữ : Chốt (thật ra là chọn), chặn và chạy… Quốc hội không còn là sàn diễn hợp thức hóa các chủ trương của đảng đơn thuần như trước đây mà còn xuất hiện thêm tác động của những nhóm lợi ích, cá nhân để hợp thức hóa chánh sách để trục lợi.

Nóng nhất, hỏi nhiều nhất, thoát chất vấn

Ở những kỳ họp trước, màn trình diễn tương đối hấp dẫn công chúng, cử tri là chất vấn chính phủ và các bộ trưởng. Dù biết rằng, ngay việc bỏ phiêu tín nhiệm năm 2018, các bộ trưởng có số phiếu tin nhiệm thấp nhất là Phùng Ngọc Nhạ và Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không rụng một cọng lông chân và những tiêu cực tệ nạn của các lĩnh vực này vẫn phát triển ổn định người dân vẫn hy vọng việc chất vấn phần nào xả stress những trầm uất nặng nề của họ.

Kỳ họp chưa khai mạc văn phỏng Quốc hội đã thông báo chốt hạ danh sách 4 Bộ trưởng được chất vấn thiếu vắng hai gương mặt cợm cán có nhiều vấn đề nhất là Bộ Công Thương và Giáo dục đào tạo. Tình trạng tăng giá xăng dầu, giá điện, ô nhiểm nặng nề từ các nhà máy nhiệt điện than đang ngày ngày bòn rút thu nhập, sức khỏe người dân quả là bức xúc nhất, giáo dục xuống cấp ngày càng tệ hại cà về trí dục, đức dục, kỳ thi quốc gia đầy gian dối năm 2018 và đề án kỳ thi mới 175 tỉ đồng đầy sơ hở sai sót cũ… vẫn là chuyện nóng hổi.

Việc chọn chốt hạ danh sách này lúc đầu đươc lý giải theo số lượng ý kiến đề nghị của các đoàn, nhưng Số liệu tổng hợp ý kiến từ các đoàn Đại biểu quốc hội đến ngày 23/5 cho thấy.. 

Bộ Công an nhận 17 vấn đề chất vấn, phần lớn về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, trong đó có tội giết người và các tội xâm hại tình dục trẻ em.

Bộ Giao thông nhận 10 vấn đề chất vấn trong khi con số này của Bộ Xây dựng và Bộ Văn hóa thể thao và du lịch là 2.

Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Thanh tra Chính phủ nhận 10-12 vấn đề.

Bộ Công Thương nhận được nhiều đề nghị chất vấn nhất, với 29 vấn đề. Số nhóm vấn đề Bộ này nhận được thậm chí nhiều gần gấp đôi các Bộ đứng sau như Bộ Giáo dục và đào tạo (18 vấn đề), Bộ Công an (17 vấn đề), Bộ Lao động, thương binh và xã hội (12 vấn đề)...

Váy Ngọc Trinh quan trọng hơn giá điện, giá xăng ?

Giải trình về ý kiến đề nghị bổ sung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, lĩnh vực này hiện có nhiều vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là liên quan tới quản lý, điều hành giá điện, xăng dầu. Tuy nhiên, Chính phủ đã có báo cáo giải trình đầy đủ gửi các Đại biểu quốc hội.

Trả lời báo chí trước đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội tổng hợp 9 nhóm vấn đề xin ý kiến các cơ quan để chất vấn, trong đó có lĩnh vực Công Thương. Tuy nhiên, sau đó 5 lĩnh vực được lựa chọn để xin ý kiến Đại biểu quốc hội là An ninh trật tự, Văn hóa thể thao và Du lịch, Thanh tra, Xây dựng và Giao thông và vận tải.

"Trong phiếu xin ý kiến đại biểu, có mục ý kiến khác ngoài 5 lĩnh vực trên. Kết quả chỉ có 3 trong 471 đại biểu đề nghị chất vấn Bộ trưởng Công Thương. Như vậy là ít quá, không đủ để lựa chọn", Tổng thư ký Quốc hội giải thích.

Ngoài Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và đào tạo nhận được 18 vấn đề chất vấn, tập trung về sai phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 và cũng không đăng đàn lần này (1).

Lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc Thủ tướng đã có văn bản trả lời những vấn đề của Bộ Công thương có vẻ khiên cưởng về phân cấp quyền lực và trách nhiệm cá nhân,

Như vậy, do tiêu chuẩn lựa chọn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà hai ngành nóng bỏng nhất đã thoát chấn vấn. Những vấn đề bức xúc của xã hội vẫn còn nguyên, giá điện, xăng vẫn cao ngất ngưỡng. Ô nhiểm vẫn tăng trưởng đều, Bình Định đang xem xét nhận chìm xuống biển 330.000 m3 chất thải. Số phật các thí sinh điểm thật bị rớt do các thí sinh nâng điểm vẫn không thay đổi… Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyên Ngọc Thiện lại có dư thời gian để giải trình về cách ăn mặc của Ngọc Trinh đến sùi bọt mép (2).

Sự tréo ngoe trong chốt chọn người trả lời chất vấn đặt ra nghi vấn phải chăng có sự "chạy" để né chất vấn của một số người ?

Nghi vấn ấy càng tăng thêm trước hiện tượng chặn hòi và chặn bộ trưởng trả lời chất vấn.

Ngăn chất vấn công khai, cho trả lời bằng văn bản !

Ngày 4/6/2019, Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Trong đó hai lần bà Chủ tịch Kim Ngân chặn lời ông Tô Lâm.

Chất vấn thứ nhất là : "Vì sao số lượng tướng lĩnh ngành công an vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự nhiều vậy. Ai là người chịu trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân này ?".

Bà Kim Ngân cho rằng tướng vi phạm hình sự cũng bị xử lý rồi, nên không có khoảng trống nào cho các vị tướng công an vi phạm.

"Còn trách nhiệm ai đề bạt thì Quốc hội chúng ta biết rồi. Các bước quy trình đề bạt một tướng lĩnh được Quốc hội ban hành. Khi bổ nhiệm thì người tốt nhưng sau khi bổ nhiệm người ta vi phạm thì đấy là chuyện rất bình thường. Tôi nghĩ câu này Bộ trưởng khỏi trả lời. Ai vi phạm pháp luật cũng bị xử lý", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn vụ phân bón Thuận Phong sản xuất phân giả, hai khóa Quốc hội đã nhiều lần đặt câu hỏi, nhưng đến nay chưa xử lý. Đây là vụ việc bức xúc kéo dài đã 4 năm, Thủ tướng và 4 bộ ngành đã nhiều lần có ý kiến nhưng chưa được xử lý

Bộ trường Tô Lâm đang trả lời thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngăn lại và cho rằng đây là câu hỏi rất cụ thể, có trách nhiệm của cả Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Câu hỏi cũng không nằm trong chuyên đề này : "Tôi đề nghị những vấn đề cụ thể phải trả lời bằng văn bản. Vì sao chưa khởi tố, vấn đề này Quốc hội nhiều lần nêu ở đây, phải trả lời bằng văn bản cho đại biểu…".

Nữ Chủ phạm luật !

Luật sư Trần Vũ Hải đã viết trên fb phân tích cách làm của bà Kim Ngân là không phù hợp pháp luật. Ông Hải viết : "Theo tôi, bà Ngân vừa xâm phạm đến quyền chất vấn của đại biểu Quốc hôi và quyền hạn lẫn trách nhiệm trả lời chất vấn, giải trình của một thành viên Chính Phủ, nhưng đặc biệt là quyền của cử tri, quyền giám sát các Đại biểu quốc hội và các cơ quan công quyền, nhất là quyền được biết về hoạt động của những cơ quan đó, có đúng luật không và có vì dân không, nếu làm chưa tốt, ai chịu trách nhiệm và xử lý thế nào, kể cả cấp trên của những người vi phạm.

Bà Ngân nói "ai cũng biết rồi", nhưng nhiều người dân, trong đó có tôi không biết, dù tôi cũng chịu khó theo dõi nghiên cứu thời sự chính trị nước nhà.

…..

Theo nhiều chuyên gia, vụ này nếu không xử lý kiên quyết, sẽ là tiền lệ xấu khiến tình trạng sản xuất buôn bán phân bón giả, kém chất lượng tiếp tục ngang nhiên lộng hành tại Việt nam, đặc biệt tại Nam Bộ, quê hương của chính bà Ngân, thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân Việt nam.

Lẽ ra người dân cần biết, những thế lực nào "mạnh" đến mức phủ định cả những ý kiến của những lãnh đạo Chính Phủ và kết luận của 6 bộ ngành về vụ phân bón giả này ? Và trách nhiệm của Quốc hội đến đâu trong việc giám sát vụ nổi bật này ?

Nhưng bà lại để cho Bộ Công an và Viện kiểm sát trả lời riêng cho ông Nghị Vân là không thỏa đáng, không công khai, minh bạch. Biết đâu, có ngày Bộ công an trả lời cho ông Nghị Vân, rồi đánh dấu "bí mật" như thư trả lời ông Dương Trung Quốc về vụ bắt cụ Kình ở Đồng Tâm. Khi đó "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" chỉ là khẩu hiệu đầu lưỡi của các vị thôi !

Vì vậy, với tư cách một cử tri, tôi phê bình sâu sắc bà Chủ tịch Quốc hội…" (3).

Không riêng luật sư Trần Vũ Hải, nhiều ý kiến trên mạng cũng đặt vấn đề. Trong phiên chất vấn, có truyền hình trực tiếp đại biểu hỏi đúng vào những điều cử tri bức xúc, xã hội quan tâm bà Chủ tịch bảo phải trả lời bằng văn bản thì thử hỏi chất vấn để làm gì ? Vì mối quan ngại, quan hệ nào bà Chủ tịch đã chặn các trả lời này ?

Chạy luật đâu chỉ có rượu bia ?

Trung bình hàng năm cả nước có trên dưới 10.000 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ trong đó đa phần có liên quan đến rượu bia. Xã hội ký vọng luật phòng ngửa tác hại rượu bia sẽ siết chặt hơn. Đã có cuộc vận động tuần hành rần rộ với khẩu hiệu "Đã uống rượu bia thì không lái xe"

Trước kỳ họp dư luận đã lâm râm ran về việc chạy luật, chạy chánh sách và quả thực diễn biến khi thông qua luật này đã xảy ra những tình huống lạ. Nhiều đại biểu trong đó có nghị chân gổ Dương Trung Quốc lấy thơ Hồ Chí Minh để bênh vực rượi bia và công khai khuyến khích việc lopy chạy luật. Đại biểu Bùi Sĩ Lợi khẳng định đã nhiều lần kiên quyết từ chối nhận quà vận động rượu bia, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng làm sao có thể lốpby hết 500 đại biểu (4).

Thế nhưng cách thức tham khảo ý kiến ấm ớ hai phương án, cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định và cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn dẫn đến kết quả là cả hai phương bán đều không đạt quá bán. Từ két quả này ban dự thảo dư kiến sẽ không đưa quy định siết rượu bia khi giao thông vào luật.

Đây là kết quả mong ước của các doanh nghiệp rượu bia và gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng động. Kết quả biểu quyết cuối cùng cấm lái xe khi uống rượu bia là kết quả bất ngờ từ áp luận dư luận và nằm ngoài mong muốn của ít nhất là gần 30% số đại biểu... (5).

Tuy nhiên chuyện lopy không chỉ dừng trong giới rượu bia mà lâm râm xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác. Hê thống BOT bẩn đang ngày đêm hút máu vô tội vạ người đi xe không hề được xử lý hoặc chỉ đối phó bằng cách giảm giá. Bị đại biểu Bùi Văn Phương truy vấn việc ngăn trở kiểm toán còn trả lời dối trá trước Quốc hội "Tôi đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán, Bộ trưởng trả lời chưa chính xác", Bộ trưởng Thể được người dân đặt xú danh là Thả Cá Trê nói lái là Thể Cá Tra vẫn không bị Nữ Chủ Kim Ngân nhắc nhở, phê phán hay ngăn chặn. Từ điểm tựa đó Thể đã mạnh dan kiến nghị tăng mức thu phí BOT.

Tương tự, thoát được việc trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nhạ đưa ra khái niệm hết sức quái đản tinh vi thay học phí bằng từ"giá dịch vụ đào tạo" mà lập luận giải thích lúng túng rối rắm đến mức người có IQ bình thướng không thể nào hiểu nổi.

Khác những ký họp trước khi Tổng Trọng còn mạnh khỏe, Chủ tịch Kim Ngân ngoan ngoản điều hành Quốc hội theo phương châm "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật", lần này Nữ Chủ đã điều hành theo quyết đoán đầy quyền lực và những quan hệ riêng tư của mình, Được hỏi hay không, được trả lời hay không, chạy luật lopy thắng hay thua trên sân chơi Quốc hội là thuộc quyền Nữ Chủ. Chừng như Nũ Chủ đang vững niềm tin vào vị thế mới cao hơn trong tứ trụ và đang xây dựng quyền lực hướng đến vị thế đó.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 16/06/2019 (Gió Bấc's blog)

(1)  https://vnexpress.net/kinh-doanh/bo-truong-cong-thuong-nhan-nhieu-chat-v...

(2) https://thanhnien.vn/van-hoa/bo-truong-nguyen-ngoc-thien-nghien-cuu-xu-p...

(3) https://www.facebook.com/tranhai.vune/posts/3393981650627721

(4) https://tuoitre.vn/dbqh-duong-trung-quoc-tai-sao-lai-khong-lobby-cho-nga...

(5) https://tuoitre.vn/quoc-hoi-quyet-dinh-cam-tiet-ruou-bia-khi-lai-xe-2019...

Published in Diễn đàn

Mấy ngày qua, từ thông báo của Bộ Ngoại giao, báo chí lề phải Việt Nam đã vận dụng hết công suất, chiêu thức, thủ thuật nghề nghiệp từ tường thuật, phỏng vấn, bình luận trích dịch báo chí nước ngoài để phê phán lời phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long "Việt Nam đã từng xâm lược Campuchia". 

yeu1

Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), nơi an nghỉ của hơn 1.700 liệt sĩ ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979 - 1989

Kích động, đe dọa, lên án…. một câu nói

Báo chí truy tìm lịch sử Singapor đã từng viện trợ cho Khmer đỏ, ông Lý Quang Diệu chụp ảnh với Đặng Tiểu Bình…. Thậm chí có tờ báo giật tít đòi Lý Hiển Long phải cải chính, xin lỗi (1)…

 Ngày 6/6, truy tìm trên Google với từ khóa Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói "Việt Nam xâm lược Campuchia" có hơn 50.800 kết quả tìm kiếm, hầu hết từ các trang của Việt Nam (2). Riêng báo Tuổi trẻ online trong 2 ngày đã có gần 10 bài viết liên quan về đề tài này. Trong đó nổi bật nhấn mạnh Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết đã gởi công hàm cho Sing và nấn ná rằng Chúng tôi cũng đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Và tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ được thông điệp của Việt Nam" (3). Thông điệp đe dọa rất mạnh mẽ hiếm có.

Trong khi đó, cũng trong cuộc họp báo này, trước câu hỏi cụ thể về thái độ của Việt Nam trước thông tin các nghị sĩ Mỹ đề nghị trừng phạt hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông như là quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam áp đặt đường 9 đoạn, người phát ngôn này trả lời rất chung chung như là chuyện xảy ra ở mặt trăng. "Các bên cần nghiêm túc thực hiện những nghĩa vụ pháp lý được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, đồng thời phải có những đóng góp thiết thực vào việc bảo đảm, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông" (4).

Cộng đồng mạng xã hội lập tức cuốn hút vào cơn kích động yêu nước, tự ái dân tộc và rộ lên làn sóng rầm rộ phản ứng với ông Lý Hiển Long không thua không khí kích động trước bàn thắng ở giây cuối cùng của Anh Đức trước đội Thái Lan. Trên mạng Fb, nhiều người cực đoan tuyên bố tẩy chay quốc đảo Sing, nhiều bình luận bươi móc lập trường của Lý Quang Diệu…. Không khí phản đối sôi sục tưởng chừng như sắp có cuộc chiên xâm lược của người Sing.

Trung Quốc không xâm lược, ai chiếm Hoàng Sa, Gạc Ma ?

Thái độ dị ứng trước từ xâm lược của người Việt thật đáng khâm phục. Phản ứng mạnh mẽ của dư luận Việt Nam trước câu nói của Thủ tướng Lý Hiển Long về việc trong quá khứ Việt Nam đã xâm lược Campuchia thật đáng khâm phục. Thái độ này cho thấy lòng yêu nước và cái mà cụ Phan Chu Trinh luôn đề cao, mong muốn chấn hưng là Dân Khí của dân tộc vẫn còn tiềm tàng chỉ chờ có cơ hội là bùng phát.

Nhưng đáng tiếc, một phát biểu khác về từ xâm lược, ngay tại diễn đàn của hội nghị Shangri-La, liên quan trực tiếp đến lợi ích đất nước, chủ quyền lãnh thổ biển đảo, tài sản tính mạng của người dân lại không được đảng nhà nước quan tâm phản đối, không được báo chí phê phán. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa "Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác" (5).

Không kể đến những tội ác mà Trung Quốc đã gây ra ở Tân Cương, Tây Tang… Riêng với Việt Nam phát biểu ấy chối bỏ mọi tội ác tàn sát hàng vạn người Việt, hai lần xâm lược biển đảo Việt Nam, chiếm Hoàng Sa năm 1974, một phần Trưởng Sa năm 1988, đưa 60 vạn quân tấn công trên biên giới Phía Bắc và kéo dài cuộc chiến ngót 10 năm trời.

Đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề thời sự nóng bỏng Trung Quốc đang hung hăng cưỡng chiếm toàn bộ Biển Đông làm ao nhà qua chiến lược đường 9 đoạn, quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc làm áp lực với chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư Tây Ban Nha, Nga và cả Mỹ phải dừng hoãn việc thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Chỉ riêng việc này làm Việt Nam mất đi nguồn tài nguyên, nguồn thu ngân sách rất quan trong hàng chục tỉ đô la, mất uy tín trong bang giao quốc tế và trực tiếp nhất là phải bồi thường thiệt hại cho các đối tác hàng trăm triệu đô la.

Tàu thuyền Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam, nhiều lần tấn công làm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam làm nhiều người thiệt mạng. Đó là sự xâm lược, cưởng chiếm bằng vũ lực và đang đe dọa tiếp tục cưởng chiếm bằng vũ lực. Phát biểu ấy cần phải được lên tiếng vạch trần, phê phán tại diễn đàn đối thoại an ninh Shangri-La và cần được tuyên truyền dể người dân trong nước nhận thức được sự gian trá của kẻ xâm lược đất nước. 

 "Cộng đồng chung vận mệnh" với kẻ xâm lược nghĩa là sao ?

Thế nhưng phản ứng của nhà nước Việt Nam thì sao ? Bộ Ngoại giao hoàn toàn im lặng khi kẻ đã và đang xâm lược nước mình, chiếm đảo chiếm biển của mình phủ nhận hành vi xâm lược. Cũng ngay trong diễn đàn hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch có bài diễn văn tôn xưng, thần phục và đồng tình với Trung Quốc hết sức mùi mẫn mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa, mỏ dầu Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh. Bài diễn văn thần phục ấy có những đoạn lâm ly như sau "Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan, kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là : Các vấn đề liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, các vấn đề liên quan đến nhiều nước thì giải quyết đa phương ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên và lợi ích chung của khu vực. Giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn ở Biển Đông trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng.

Tinh thần đó được đề cập trong các cuộc gặp, trao đổi giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc :

"Cách đây vài ngày tại Hà Nội, tôi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thống nhất rằng, Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt đối với vấn đề Biển Đông, nhưng duy trì hòa bình, hợp tác là lợi ích chung của hai nước và khu vực. Đó là nền tảng để biến Biển Đông thành vùng biển "Hòa bình - hợp tác - phát triển". Trên cơ sở đó mà thu hẹp bất đồng, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, không để xảy ra xung đột.

Tôi tin Trung Quốc luôn ý thức về vai trò nước lớn của mình ở khu vực, đang khởi xướng ý tưởng xây dựng "Cộng đồng chung vận mệnh", sẽ ủng hộ, cùng Việt Nam và các nước biến điều đó thành hiện thực. Làm được như vậy, Trung Quốc và Việt Nam sẽ đóng góp một "mô hình tốt" cho việc "Giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình ; Với tinh thần đối tác ; Vì trách nhiệm cộng đồng" (6).

Trong tình thế một quốc gia mất đất, mất đảo và một nước lớn chiếm đất chiếm đảo đang tranh chấp nhau thì sao có thể gọi là "Cộng đồng chung vận mệnh" ? Hay là ông Lịch đã thỏa thuận với Trung Quốc cùng chống âm mưu xâm lược Biển Đông của đế quốc Mỹ ?

Xin thử hỏi mô hình tốt của ông Lịch là mô hình nào ? Nhường hết chủ quyền khai thác dầu khí, đánh bắt thủy sản ở Biển Đông cho Trung Quốc như đang diễn ra ư ?

Điều quan trọng là sự dẫn dắt dư luận của chính quyền với người dân trong nước. Phát biểu gian trá, ngang ngược phủ nhận những tội ác đã gây ra với nhân dân Việt Nam và những âm mưu đang thực hiện để chiếm cứ lâu dài hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả Biển Đông không hề được báo chí trong nước đề cập phê phán. Trong khi đây là vấn đề thời sự sống còn về chủ quyền đất nước chứ không phải ôn chuyên quá khứ như lời ông Lý Hiển Long. Ngược lại thông tin về hoạt động thăm viếng hữu nghị, phát biểu của Ngụy Phương Hòa thì dày đặc trên báo chí, phương tiện truyền thông và cộng đồng mạng xã hội. 

Thử dùng công cụ tìm kiếm Google với từ khóa "Ngụy Phương Hòa : Trung Quốc chưa bao giờ xâm lược nước khác" có được 35.200 kết quả hầu hết là từ báo chí và trang mạng ở nước ngoài (7). Nhưng nếu dùng từ khóa long trọng hơn "Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa phát biểu" có đến 95.000 kết quả mà hầu hết là báo chí và các trang mạng trong nước.

Đừng dẫn dân tộc sai đường thêm lần nữa !

So sánh như thế cho thấy thái độ, sự dẫn dắt của guồng máy tuyên truyền nhà nước với công chúng trong cách nhìn, ứng xử với kẻ đã và đang xâm lược nước ta chông chênh lệch lạc đến mức độ nào.

Chúng tôi chưa bàn đến đúng sai trong phát biểu của ông Lý Hiển Long mà chỉ nêu vấn đề là thái độ ứng xử của nhà cầm quyền Việt Nam với một nước lần bang về cách gọi tên một chuyện cũ trong quá khứ quá mạnh mẽ, quá rõ ràng, thậm chí là còn hống hách.

Về địa chính trị, về mục tiêu phát triển, quan hệ hai nước không có gì mâu thuẫn mà ngược lại có mối quan hệ hợp tác thân thiện.

Phát biểu của ông Lý Hiển Long dù đúng hay sai cũng chỉ ành hưởng một phần rất nhỏ các quan hệ quốc tế của Việt Nam mà mối quan hệ quan trọng nhất là nước CamPuchia đã cho thấy có thái độ nhất quán, đồng cảm với Việt Nam. Liệu có nên, có cần tạo ra dư luận mạnh mẽ như vậy ?

Liệu có phải vì danh dự uy tín của quốc gia không ?

Thái độ ấy lại kích động một số đông giới trẻ hưởng ứng như một cuộc lên đồng về tinh thần yêu nước quá mức cần thiết và vô bổ.

Ngược lại, với kẻ xâm lược truyền đời và thực tế đang xâm lược, lẽ ra cần phải tuyên truyền âm mưu thủ đoạn, thực trạng tội ác của chúng cho người dân hiểu để lên án, để cộng đồng sức mạnh toàn dân đấu tranh giữ nước thì nhà cầm quyền lại hèn yếu che giấu bằng những mỹ từ hửu hảo 4 tốt, 16 chữ vàng…

Với những nhà nghiên cứu am tường lịch sử, cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế nói theo ta hay là cuộc chiến xâm lược Campuchia theo cách nhìn của Lý Hiển Long và một số người khác, bên thắng cuộc không phải Việt Nam, Campuchia mà chính là Trung Quốc. Điều đó cò nhiêu nguyên nhân chủ quan, khách quan trong đó có sai lầm ấu tri của giới lãnh đạo Việt Nam trong phân định ta, bạn, thù. Hiện nay, lịch sử dang lập lại, sự mơ hồ, khiếp nhược gọi kẻ thù là bạn tất yếu sẽ đưa dân tộc tới chỗ diệt vong. Chính vì vậy, cụ Phan Châu Trinh đã đề ra Khai dân trí trước khi Chấn dân khí. Bịt mắt, kích động người dân vào những lầm lạc chính trị là tội ác muôn đời của giới cầm quyền.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 09/06/2019 (Gió Bấc's blog)

Published in Diễn đàn

Việc thăng tiền, bổ nhiệm, khen thưởng đều không thực hiện minh bạch, dân chủ công khai mà chỉ được xem xét, quyết định bởi một cá nhân hay nhóm người. Chính thể chế ấy đã kích thích, thậm chí cưỡng bách người ta mua bằng, giả bằng cấp, giả lý lịch, giả thành tích, chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy cơ cấu… Giả danh, mạo danh, mua bán danh để trục lợi, tiến thân là bản chất của chế độ cộng sản.

nhabao1

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn và thẻ "giả" nhà báo quốc tế

Mạng xã hội Việt Nam đã lật tẩy vụ lừa đảo của "Nhà báo Quốc Tế", "tiến sĩ danh dự" Lê Hoàng Anh Tuấn. Oái oăm là đối tượng bị lừa là những tổ chức chuyên ngành pháp luật, khoa học báo chí cao nhất Việt Nam như ; Hội Nhà Báo, Hội Luật Gia, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viên Báo chí Tuyên Truyền, Học viện Cảnh Sát nhân dân và một số cá nhân như ông Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,  Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập tạp chí Người Làm Báo... Vì sao hàng loạt quan chức Việt bị lừa ?

Cảnh sát, Giáo sư, Tiến sĩ ngồi nghe tài xế dạy chống tham nhũng

Một tài xế taxi đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa Czech trở về hóa thành Tiến sĩ, nhà báo quốc tế, Tổng biên tập tạp chí Chống tham nhũng và hợp tác quốc tế. Các văn bằng của Czech được Đại sứ quán Việt Nam hợp thức hóa lãnh sự hẳn hoi. Đại học Luật Hà Nội mở rộng cửa đón nhận làm sinh viên học hệ văn bằng 2 ở cấp cử nhân rồi cao học. Học Viện báo chí tuyên truyền, Học viện cảnh sát rộng cửa mời Nhà báo quốc tế thỉnh giảng cho sinh viên báo chí, học viên sĩ quan cảnh sát.

Oách hơn nữa, không chỉ giảng dạy sinh viên, ông Nhà Báo quốc tế này còn được mời tham luận trong các hội thảo khoa học của Học Viện Báo Chí thuyết giảng cho giới khoa học của Học Viện này học tập.

Hội Luật Gia Việt Nam lập tức thành lập Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư Châu Âu và phong Tuấn là Viện trưởng cấp xe sang biển số xanh 80 A cho Tuấn đi lại.

Hội nhà báo Việt Nam kết nạp Nhà Báo Quốc tế này làm hội viên dù theo điều lệ Hội, Tuấn thiếu tiêu chuẩn quan trọng nhất là Thẻ Nhà Báo Việt Nam do Bộ Thông tin và truyền thông cấp. Tạp chí Người Làm Báo của Hội đăng nhiều bài ca tụng Nhà báo quốc tế này với lời khen có cánh.

nhabao2

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn chụp hình chung cùng học sinh trường Trung học phổ thông Nghi Lộc 3- Courtesy of FB

Đặc biệt, Tuấn đã dàn dựng buổi lễ "vinh quy bái tổ" về thăm trường cũ ở Hà Tỉnh, nhà trường phải cho 1200 học sinh nghĩ học để tiếp đón vì tháp tùng theo Tuấn có các khách mời là quan chức Trung ương.

Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tới cao chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tham dự và trao hoa.

Vì sao một kẻ giả danh, lừa đảo thậm xưng như con voi Ma Mút đã đâm xuyên hàng chục lỗ kim quản lý tưởng như cực kỳ chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam ?

Giả danh trục lợi

Báo Tuổi Trẻ đã có bài "Thói hám danh" lý giải rằng "Đó chính là thói hám danh. Nó nảy nòi từ xã hội vừa thoát khỏi cảnh thiếu ăn chưa lâu. Và cũng được sinh ra, nuôi dưỡng trong một nền giáo dục chuộng hình thức và thành tích giả dối.

Hệ quả là sự mù quáng của những người vì hám danh mà đánh mất cả lý trí, cả suy nghĩ có tính phản biện với bất cứ con người, sự việc, sự vật hay hiện tượng nào mà mình thấy ngoài đời để có kết luận đúng sai, phải trái.

Đồng thời có rất nhiều kẻ hãnh tiến, háo danh dựa vào tâm lý này để trục lợi dễ dàng" (1).

Lập luận bài viết này khá xác đáng, tuy nhiên có thể do điều kiện của báo chí lề phải tác giả chỉ có thể nói một phần của sự thật và không nói được bản chất của sự thật. Nhà báo Quốc tế này không hám danh, xã hội ngày nay cũng không chỉ hám danh mà tệ hại hơn ý thức việc mạo danh, giả danh thành mục tiêu sống còn để tiến thân.

nhabao3

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn (áo xanh) tại một hội thảo ở Nghệ An hôm 24/9/2018- Courtesy of Hội Nhà Báo Việt Nam

Chưa có kết luận điều tra nhưng có rất nhiều đơn thư, dư luận tố cáo Nhà báo Quốc tế này dính líu tới những bê bối về tiền bạc : vụ hứa tặng nhà cho 40 gia đình nghèo ở Hà Tỉnh rồi xù làm cho các gia đình đổ nợ, bị tố cáo vi phạm hợp đồng chiếm trên 500 trệu đồng của một doanh nghiệp. Luật sư Trần Đình Triển đã tố cáo đích danh Lê Vũ Anh Tuấn câu kết với Võ Kim Cự nguyên ủy viên trung ương đảng, bí thư Hà Tỉnh chạy án làm một doanh nhân bị tù oan và mất trắng hơn 10 tỉ đồng.

Không phải tự nhiên mà khi vụ việc vỡ lở, tạp chí Người Làm Báo lập tức rút các bài báo online ca ngợi Nhà báo quốc tế, Hội Nhà báo ra quyết định xóa tên hội viên. Hội Luật gia cũng ra quyết định đình chỉ chức Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư Châu Âu của Tuấn và đồng thời thanh tra hoạt động của Viện này.

Hám danh có lẽ là thuộc tính chung của con người, xã hội nào, dân tộc nào cũng có. Thời phong kiến và ngay trong thời Pháp thuộc chính quyền đều có bán những danh hiệu, phẩm trật cho người có tiền làm nguồn thu cho ngân sách gọi nôm na là chức Hàm hay chức danh dự, nhưng đây chỉ thuần túy chỉ là danh hiệu, không có thực quyền. Người mang danh này không thể dựa vào chức danh hàm mua được mà tác yêu tác quái.

Thời ấy, các nhà điền chủ ở Nam Kỳ đều bỏ tiền ra mua chức huyện, phủ, Hội đồng để được xưng hô trong vọng nhưng không được tham chính.

Chức vụ thật, danh vị thật chỉ trao cho người có khả năng, có đóng góp hiệu quả theo chế độ quan chế hay hành chính của triều đình, chính quyền. Lịch sử chưa ghi nhận trưởng hợp nào mua điểm, chạy điểm thành công, chưa trường hợp nào vi phạm thi cử lại được dung túng. Học giả thần đồng Lê Quý Đôn bị biếm giáng chức, thi sĩ thần đồng Cao Bá Quát bị tuyên án tử.

Ở một góc độ khác, hám danh với ý nghĩa tính cực, chính danh mang ý nghĩa tích cực với cá nhân và xã hội đó là lòng tự trọng, tự hào của con người về giá trị của mình. Dân gian có câu "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng", Nguyễn Công Trứ khẳng định "phải có danh gì với núi sông. Nho học đề cao "lưu danh thiên cổ". Trong chừng mực nào đó, biết sử dụng hợp lý, tính háo danh là yếu tố khuyến khích nỗ lực phấn đấu của cá nhân đóng góp cho xã hội.

Ai phát động giả danh trục lợi ?

Chính quyền cộng sản tận dụng và kích thích tinh hám danh phát triển đến tột cùng để phục vụ cho chế độ. Chính Hồ Chí Minh đã lập ra phong trào "thi đua yêu nước" với đủ thứ danh hiệu để huy động sức dân nào anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, dũng sĩ diệt Mỹ, chiến sĩ thi đua...

Các thế hệ cầm quyền kế tiếp lại càng rộng tay ban phát thêm danh hiệu, giải thưởng nào là nghệ sĩ, thầy thuốc, nghệ nhân ưu tú, nhà giáo nhân dân, ưu tú ; giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước,... Các cơ quan trung ương cũng đẻ ra bao danh hiệu sao đỏ, sao xanh,… để mua bán, ban phát.

Bộ máy tuyên truyền đã mở hết công suất để tuyên truyền về những tấm gương giả hiệu từ Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi... để nhân dân học tập, thi đua.

Mỗi đứa trẻ bước vào trường học đã cạnh tranh nhau về danh hiệu học sinh tiên tiến, xuất sắc ; cạnh tranh vào đội cờ đỏ, đội Thanh niên tiền phong, tiếp lên Trung học phổ thông cạnh tranh được vào Đoàn Thanh niên cộng sản...

Tiếp đó bằng mọi giá phải có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ để được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn cán bộ.

Ở khu dân cư, cá nhân gia đình tranh nhau danh hiệu gia đỉnh văn hóa, thôn khóm, phường xã cũng tranh nhau danh hiệu văn hóa. Biết bao thứ danh mà chế độ đặt ra, ban phát để người ta phải tranh giành.

Khác biệt so với các thể chế trước đây, chế độ công sản danh đi kèm theo lợi. Không chỉ đơn giản quyền lợi phần thưởng tiền bạc, chế độ chính sách mà quan trọng hơn là quyền lực chính trị. Những danh hiệu, thành tích là bậc thang để người ta bước lên thăng tiến. Trước hết là được kết nạp đảng. Không có đảng viên thì đừng mong thăng tiến trong hệ thống công quyền. Điển hình gần nhất là trường hợp 13 trưởng phó phòng của Báo Thanh Niên bị đồng loạt bãi chức vì không có đảng viên.

Sự gắn kết hữu cơ Danh và Lợi, Quyền không phải đơn lẽ mà thành bản chất, là yếu tố quyết định trong cơ cấu vận hành của guồng máy chế độ. Việc thăng tiền, bổ nhiệm, khen thưởng đều không thực hiện minh bạch, dân chủ công khai mà chỉ được xem xét, quyết định bởi một cá nhân hay nhóm người. Chính thể chế ấy đã kích thích, thậm chí cưỡng bách người ta mua bằng, giả bằng cấp, giả lý lịch, giả thành tích, chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy cơ cấu... Giả danh, mạo danh, mua bán danh để trục lợi, tiến thân là bản chất của chế độ cộng sản. Chiến dịch diệt ruồi đã hổ của Tập Cận Bình hay đốt lò của Tổng Trọng thực chất là giả danh, nhân danh chống tham nhũng để triệt tiêu đối thủ, thâu tóm quyền lực về cá nhân, phe nhóm của mình.

Anh hùng giả, Ủy viên trung ương đảng thật !

Vụ Nhà báo quốc tế Lê Vũ Anh Tuấn không phải là cá biệt. Nó ồn ào do tính phô trương đình đám nhưng nhỏ xíu về tầm vóc so với một số vụ mạo danh trục lợi vỡ lở gần đây. Thí dụ như vụ Hồ Xuân Mãn - nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, bị thu hồi danh hiệu anh hùng lực lương vũ trang do khai thành tích giả trong chiến tranh. Một câu hỏi lớn vẫn treo lơ lửng là ngay việc Mãn được kết nạp đảng lúc nào cũng chưa xác định.

Trên fb của các cựu chiến binh Lê Bá Dương (tác giả bài thơ nổi tiếng Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm....), Phan Trí Đinh, Dương Đình Lương vv nhiều năm qua đã đưa bằng chứng xác đáng chứng minh rằng hồi ký Một thời hoa lửa của Thượng tướng, anh hùng lực lượng vĩ trang Nguyễn Hữu Hiệu viết về trận chiến Quảng Trị là ăn cắp lắp ghép từ các tư liệu của các cựu chiến binh các đơn vị tham chiến binh Quảng Trị, Tướng Hiệu và đơn vị của ông ta không hề tham chiến ở Quảng Trị trong giai đoạn Mủa hè đỏ lửa.

Hơn thế nữa, ông Hiệu còn tham gia với một nhóm người giả danh là Cựu Chiến Binh Quảng Trị dựng ra một thành tích ảo quy tập hài cốt 400 liệt sĩ… (3).

Thể chế chính tri nuôi dưỡng và bảo vệ tệ nạn mạo danh, giả danh để trục lợi được hổ trợ bởi hệ thống đào tạo, hình thức và đầy bất trắc của ngành giáo dục Việt Nam cộng thêm lượng bằng cấp dỏm được du nhập từ nước ngoài thì khó có thể thống kê được tỉ lệ bao nhiêu quan chức Việt Nam mạo danh giả danh là tiến sĩ, thạc sĩ. Chỉ riêng một học viện của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia được báo chí gọi là "Lò ấp tiến sĩ" với một dúm thầy lèo tèo trong ba năm đã chiêu sinh ấp 1100 tiến sĩ, 4800 thạc sĩ với vô số sai sót, lỏng lẻo (4).

Ngay cả ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hiện nay cũng bị tố với các chứng cứ cụ thể là đạo văn đơn tố cáo gởi đến ngay Tống Bí Thư đốt lò và chủ tịch nước nhưng ông Nhạ vẫn bình chân như vại, vẫn tổ chức kỷ các kỳ thi quốc gia đầy gian dối, giả trá với hàng trăm bài thi được sửa nâng điểm, Hàng chục cán bộ đã bị bắt, nhưng ông Nhạ vẫn bình an. Điều này càng chứng minh mạo danh, gian dối bằng cấp học lực là điều bình thường và là sự ưu việt của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Học tập theo tấm gương "Người" !

Điều trớ trêu là không lâu trước khi bị tước danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, Hồ Xuân Mãn khi đang chức là 1 trong 3 bí thư Tỉnh ủy được tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên dương là "Tấm gương tiêu biểu"  trong phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (5).

Nông Đức Mạnh quả không lầm khi tuyên dương Hồ Xuân Mãn, qua những việc đã làm cho thấy Mãn không chỉ học mà còn thực hành rất nhuần nhuyễn, thấu đáo tấm gương của người đi trước.

nhabao4

Hình chụp hôm 29/12/1920: Hồ Chí Minh tại PhápAFP

Xưa nay, qua cuốn sách mượn tên Trần Dân Tiên viết thành tích đạo đức của Hồ Chi Minh, qua các tài liệu chính trị của đảng người dân vẫn được cung cấp thông tin Hồ Chí Minh, Nguyễn Tất Thành chính là Nguyễn Ái Quốc viết Thỉnh Nguyện Thư gởi Hôi nghị Versailles chính là Hồ Chí Minh, Một trong những tài liệu chính thống của đảng viết ấm ớ như sau : "Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây. Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp). Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên : Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện (6).

Trong Hồ Chí Minh toàn tập có hơn 700 trang in đăng những bài báo, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Sách Bản án chế độ thực dân Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc cũng được khằng định là của Hồ Chì Minh. Những bài báo này có nội dung súc tích thể hiện trí tuệ. Hồ Chí Minh được người dân trong nước và kiều bào ngưỡng mộ bắt đầu từ nhưng bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc. Cái tên Nguyễn Ái Quốc có tiếng vang rất lớn từ Sài Gòn cho đến Paris đã tạo cho Hồ Chí Minh một ấn tượng đẹp trong lòng người dân. Nguyễn Ái Quốc là cái tên đẹp nhất, là hình ảnh lý tưởng nhất trong những cái tên và trong những con người đa dạng của Hồ Chí Minh.

Thế nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc không phải là tên cá nhân mà là bút danh chung của nhóm Ngũ Long, năm nhà cách mạng Việt Nam ở Paris gồm Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Trong năm người thì Luật sư Phan Văn Trường, Phó Bảng Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền đều là những trí thức uyên bác, nhiều năm sống tại Pháp. Thời điểm đó, tầm nhìn chính trị, vốn tiếng Pháp và cả nguồn thông tin tư liệu của một thanh niên làm phụ bếp như Nguyễn Tất Thành không đủ để viết nhũng bài báo hay Thỉnh Nguyện Thư gởi Hôi nghị Versailles. Tác giả Thụy Khê đã có bài nghiên cứu chi tiết về sự kiện này (7).

Nhà báo quốc tế Lê Vũ Anh Tuấn cũng học theo tấm gương vĩ đại ấy Nguyễn Tất Thành tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của các nhà cách mạnhgcha chú, đàn anh. Không chỉ vì hám danh mà việc mạo danh  thành công giá trị lợi lạc không thể lường hết được.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 30/05/2019 (Gió Bấc's blog)

1. https://tuoitre.vn/thoi-ham-danh-20190510073818974.htm

2. https://laodong.vn/archived/vu-ong-ho-xuan-man-bi-de-nghi-tuoc-danh-hieu-anh-hung-llvtnd-nguoi-khieu-nai-tung-bi-doa-giet-699687.ldo

3. https://www.facebook.com/profile.php?id=100010476181741&__tn__=%2CdlC-R-R&eid=ARD_jYzDW5-50bie4v-d_W1sQ1uuhphNT80Ny3TEPXgxrwH1PH4QCet81CZBOu2LblUsWMJ7PLaFKRrB&hc_ref=ARRNAnGWdcoNomjoyoBSUdZwQ2MHGXEm9WHRrb7JIInfN46G-2K7nVWeJAf0Aef4u0M

4. https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/choang-voi-ket-luan-sai-pham-trong-lo-ap-tien-si-thac-si-cua-hoc-vien-khoa-hoc-xa-hoi-20170827070957594.htm

5. https://nghiepdoanbaochi.org/2019/02/03/ho-xuan-man-uy-vien-trung-uong-la-mot-ten-luu-manh-chui-vao-dang/comment-page-1/

6. http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=583

7. http://www.geocities.ws/xoathantuong/tk_ch18nhanvangp.htm

Published in Diễn đàn

Đến nửa đêm ngày 27/5, đã có 100 người ký tên vào danh sách những người đã và đang bị xâm phạm quyền tự do đi lại và dự kiến con số này sẽ tăng lên. Bản tuyên bố được họ ký tên viết :

vipham1

Những người lạ mặt canh gác bên ngoài nhà của nhà báo Sương Quỳnh

"Chúng tôi, những công dân Việt Nam thường xuyên bị những người lạ mặt vô cớ ngang nhiên xâm phạm, ngăn cản thô bạo quyền tự do đi lại".

"Những người lạ mặt này không xuất trình được lệnh điều động tới canh giữ chúng tôi. Trong nhiều trường hợp họ dùng những lời lẽ thô tục, vô văn hóa xúc phạm danh dự và nhân phẩm chúng tôi. Thậm chí nhiều khi họ còn dùng vũ lực ngăn cản, xâm phạm về thân thể gây tổn hại sức khỏe, đe dọa đến tính mạng chúng tôi",

"Để chấm dứt tình trạng ngang nhiên phạm pháp kéo dài rất lâu này, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực thi đúng trách nhiệm, hãy chỉ đạo các cơ quan chức năng gấp rút có biện pháp ngăn chặn, xử lý những người vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi theo quy định pháp luật",

vipham2

Danh sách ký tên của những người đã và đang bị xâm hại quyền tự do đi lại

"Nếu những người nói trên vẫn tiếp tục vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện Quyền phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015", một đoạn trong tuyên bố chung đi kèm danh sách chữ ký".

"Mọi hậu quả gây ra do xô xát, hay gây ra án mạng thì nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm".

Muốn cho cộng đồng thế giới biết

Bản tuyên bố nói rằng danh sách ký tên này là "muốn cho đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước biết về thực trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam".

"Chúng tôi tha thiết kêu gọi các quốc gia, các tổ chức chức quốc tế xem quyền con người là một trong những tiêu chí không thể thiếu khi quan hệ bang giao với Việt Nam, cần có biện pháp chế tài mạnh nếu Việt Nam vi phạm các cam kết".

Nhà báo Sương Quỳnh, một trong những người ký tên trong danh sách cho BBC biết, lý do cộng đồng đấu tranh muốn đưa bản ký tên vào thời điểm này vì nhiều năm qua họ thường xuyên bị tước quyền đi lại.

"Việc muốn thu thập chữ ký thời điểm này vì nhà cầm quyền gia tăng canh giữ chúng tôi, bất kể lý do gì. Ví dụ, một tù nhân lương tâm nào ra tù cũng canh, cưỡng chế đất ở đâu đó cũng canh, lễ tang một lãnh đạo nào đó chết".

"Hồi trước chỉ canh những ngày tưởng niệm Hoàng Sa- Trường Sa và khi có kêu gọi biểu tình. Giờ thì canh dù chỉ lý do vu vơ nào đó".

Bà Sương Quỳnh cho biết, bản tuyên bố và danh sách ký tên này là để nói rằng họ "sẽ có những phản ứng để tự vệ".

"Vì càng ngày người dân càng thức tỉnh và cùng xuống đường đông hơn. Do đó họ kiểm soát những người hay đi biểu tình vì họ cho đó là những 'ngòi nổ'. Nhưng thực tế những cuộc biểu tình sau này là do ý thức người dân mà họ tự đi chứ không cần bất cứ 'ngòi nổ' nào".

Và dự kiến để nhiều người ký tên vào danh sách trước khi gửi cho các tổ chức nhân quyền và các nước cũng như Liên Hiệp Quốc.

Những người chặn nhà là ai ?

Bà Sương Quỳnh cho biết, một số lần bà ra khỏi nhà để đi tưởng niệm thì bị những người đàn ông tự xưng là "an ninh" giữ lại.

vipham3

Nhà báo Sương Quỳnh

"Họ yêu cầu và đủn tôi vô nhà lại dù giọng vẫn ngọt ngào van xin : 'Chị ở nhà giùm em. Em chỉ làm theo lệnh trên'.

"Một lần tôi vọt xe đi được một đoạn thì cậu an ninh to đùng chặn xe tôi lại yêu cầu tôi vô đồn công an phường hoặc phải về nhà, sau đó cậu ta còn gọi 2-3 cậu khác ra ngăn cản tôi đi. Cuối cùng tôi phải quay về…"

Thời gian đầu những người đến nhà mặc sắc phục thì bị bà quay phim đăng Facebook, về sau tất cả những người đàn ông đều mặc thường phục.

"Chẳng bao giờ họ xuất trình giấy tờ gì. Tôi hỏi 'Mặc vậy tôi biết cậu là ai ?' Mấy cậu trơ trẽn trả lời : 'Chị thừa biết em là ai rồi hỏi làm gì ?'"

Nhiều người dân địa phương vẫn nhận ra những cán bộ công an phường, công an quận mà họ hay gặp, đứng quanh nhà báo Sương Quỳnh.

Bà cho biết quanh nhà bà nhiều là 4-5 người canh. Vào những lúc cao điểm khi có tưởng niệm ở Sài Gòn hay biểu tình thì có tới 20 người canh mọi ngả đường.

Quyền tự do đi lại được minh định trong Hiến pháp nước CHxã hội chủ nghĩa Việt Nam ; Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 ; Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và các Công ước Quốc Tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cam kết thực hiện, tuyên bố chung viết.

*******************

Về việc canh, chặn người hoạt động và đấu tranh ở Việt Nam

Nguyễn Vũ Bình, RFA, 27/05/2019

Những người hoạt động môi trường, hoạt động từ thiện và hoạt động nhân quyền cũng như người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam ngoài việc phải đối diện với việc bắt bớ, giam cầm, tù đày và đánh đập còn phải chịu một hình thức đàn áp rất thô thiển, đó là việc họ bị canh, chặn tại nhà của mình khi nhà cầm quyền thấy có bất cứ sự việc, hay dấu hiệu nào mà họ cho rằng cần ngăn cản và cấm đoán.

11111111111111111

Việc ngăn cản bằng hình thức canh, chặn ở nhà người hoạt động, đấu tranh đã có từ rất lâu rồi. Nhưng thời gian gần đây, tần suất canh, chặn của nhà cầm quyền diễn ra liên tục, dày đặc và hoàn toàn không có dấu hiệu nào được thay đổi hoặc cải thiện. Ngoài việc tần suất canh, chặn nhà người đấu tranh ngày một gia tăng, còn có lý do việc canh, chặn này chưa được các tổ chức nhân quyền, các tổ chức xã hội dân sự và người đấu tranh quan tâm đúng mức. Nên cần có sự lên tiếng cho sự việc vi phạm quyền con người rất thô thiển nhưng nghiêm trọng này.

Vào một ngày đẹp trời nào đó, bạn mở cửa nhà mình ra, và thấy 3-5 người trong đó có một cảnh sát khu vực và mấy người an ninh, dân phòng đã đứng, ngồi sẵn quanh nhà, gần cửa nhà bạn. Đối với một số ít người, những người có thể đi khỏi nhà và vài ba nhân viên an ninh đi theo cận kề, luôn không quên hỏi cô, chú, anh, chị đi đâu đấy ? Tuyệt đại đa số là chỉ đi được chợ gần nhà trong những sinh hoạt tối thiểu. Có những lần bạn biết lý do an ninh canh, chặn cửa nhà bạn, nhưng có những ngày bạn chịu, không thể biết đó là ngày gì và có việc gì ? Bạn nhắn tin hỏi những bạn bè cũng hay bị canh, chặn như bạn, nhưng họ cũng không hiểu đang có chuyện gì xảy ra, và cũng không hiểu tại sao bị canh, chặn như bạn… khổ sở nhất là những người có công việc thường xuyên, như dạy học hoặc đi giao hàng, bán hàng, đưa đón con nhưng không đi được, ngồi lên xe nổ máy đi thì ba bốn thanh niên xúm vào giữ lại. Đã có nhiều video clip quay lại cảnh xô đẩy, cãi vã giữa người bị canh chặn và lực lượng an ninh.

Phần lớn những người bị canh, chặn là những người hoạt động năm ba năm trở lại đây. Có thể họ hoạt động nhiều năm hơn nhưng mới bị canh, chặn chỉ vài ba năm trở lại. Nhưng ở Việt Nam, có những người bị canh, chặn rất lâu năm, hơn 30 năm gần 40 năm như bác sỹ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lý, linh mục Phan Văn Lợi… Người viết bài này cũng vinh dự được canh, chặn từ năm 2007 đến nay, bắt đầu từ những cuộc tuần hành đòi công lý của giáo dân

1. Mục đích của nhà cầm quyền khi thực hiện việc canh, chặn người đấu tranh

Có hai loại hình canh, chặn của nhà cầm quyền đối với người đấu tranh. Canh, chặn cá nhân riêng biệt và canh, chặn phần lớn người hoạt động, đấu tranh liên quan đến một sự việc cụ thể.

Đối với việc canh, chặn cá nhân riêng biệt, mục đích là cô lập, ngăn chặn và giám sát cá nhân thực hiện việc giao lưu, kết nối và các hoạt động của họ. Trường hợp này, cá nhân có thể bị canh, chặn dài ngày, thường diễn ra gắt gao, căng thẳng. Có thể có những ví dụ sau. Khi ở tù, tôi đã được linh mục Nguyễn Văn Lý kể về chuyện nhà cầm quyền quản thúc ông Nguyễn Hộ, là lão thành cách mạng nhưng sau đã phản tỉnh. Ông là lãnh đạo Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ. Câu chuyện kỳ quặc đến mức tôi không bao giờ quên. Linh mục Nguyễn Văn Lý kể, gia đình ông Nguyễn Hộ ở trong một căn biệt thự, khi ông phản kháng lại chế độ cộng sản, nhà cầm quyền đã bố trí một tiểu đội công an, vào sinh sống, sinh hoạt trong trong ngôi nhà biệt thự của ông hai năm. Sau đó, họ rút ra xây dựng một chòi canh gác ngay tại cổng nhà Ông…

Trường hợp thứ hai là cá nhân người viết bài này. Ngày 21/7/2002, sau khi gửi Bản Điều trần về tình trạng Nhân quyền Việt Nam tới quốc hội Hoa Kỳ, tôi đã bị bắt và bị đưa về thẩm vấn tại Sở công an Hà Nội. Sau đó, tôi đã bị cưỡng ép làm việc liên tục hai tuần, sáng đi tối về. Sau hai tuần làm việc, tôi bị canh nhà cho tới tận khi bị bắt khởi tố chính thức, đó là từ đầu tháng 8 đến ngày 25/9/2002. Như vậy, thời gian làm việc và bị canh giữ là hơn 2 tháng. Gần đây có trường hợp nữ nhà báo Phạm Đoan Trang cũng cũng liên tục bị canh, chặn tại nhà nhiều ngày và nhiều đợt. Còn rất nhiều trường hợp canh, chặn riêng biệt không thể đếm xuể. Như vậy, mục đích của nhà cầm quyền trong trường hợp canh, chặn cá nhân cụ thể, riêng biệt là rõ ràng : ngăn chặn, vô hiệu hóa và giám sát cá nhân trong một giai đoạn nhất định.

Trường hợp canh, chặn phần lớn người hoạt động và đấu tranh có mục đích khác với canh, chặn cá nhân riêng biệt. Đó chủ yếu là việc ngăn chặn và vô hiệu hóa các hoạt động có tính chất kết hợp của những người đấu tranh. Có thể có những mục đích cụ thể sau đây.

- Ngăn cản, ngăn chặn và vô hiệu hóa những hoạt động phản kháng trực tiếp của những người hoạt động và đấu tranh. Đó chính là việc canh nhà người đấu tranh trong những cuộc xuống đường, biểu tình, tưởng niệm… đó là hoạt động thường xuyên của nhà cầm quyền trong vòng mấy năm trở lại đây. Các cuộc biểu tình muốn có số lượng người đông đảo tham gia, đều phải có những việc như kêu gọi, công bố thời gian và địa điểm… khi an ninh nắm được thời gian, địa điểm tổ chức biểu tình, nhà cầm quyền đã triển khai ngay việc canh chặn người hoạt động, đấu tranh để vô hiệu hóa các cuộc biểu tình vừa được phát động. Gần đây, ngoài việc canh, chặn tại nhà người biểu tình, những người hoạt động, công an còn triển khai người tại các điểm nóng biểu tình để bắt nốt những người chưa bị chặn, hoặc thoát ra khỏi sự canh, chặn. Chính vì vậy mà thời gian gần đây, hầu như không có cuộc biểu tình, xuống đường, hoặc tưởng niệm nào của giới đấu tranh được thực hiện.

- Ngăn chặn những hoạt động giao lưu, kết nối, hội họp của những người hoạt động và đấu tranh. Không chỉ biểu tình những người tranh đấu mới bị canh, chặn mà cả những hoạt động giao lưu, hội họp, kết nối những người đấu tranh cũng bị canh, chặn. Đó là các buổi giao lưu của một nhóm, kỷ niệm thành lập các tổ chức xã hội dân sự (ví dụ : FC No_U ; Hội anh em dân chủ ; Hội Nhà báo độc lập…) ; đó là những cuộc đón những người tù nhân lương tâm mãn hạn tù trở về. Ví dụ gần đây nhất là ngày 05/5/2019, anh Nguyễn Hữu Vinh (còn gọi là anh Ba Sàm) mãn hạn tù trở về. Những người hoạt động và tranh đấu ở Hà Nội đã bị canh, chặn 2 ngày và 1 đêm ; thậm chí, việc bắt người và đàn áp người đấu tranh, dân oan có khi được lên kế hoạch và những người ở gần, trong khu vực dự tính đàn áp hoặc có liên đới những người sắp bị đàn áp cũng đều bị canh, chặn. Gần đây nhất, những người đấu tranh ở Hà Nội bị canh, chặn do việc nhà cầm quyền quyết định đàn áp, đánh đập và bắt giữ gần 20 người lái xe phản đối việc thu phí vô lý ở trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Việc này mãi về sau những người bị canh, chặn mới hiểu ra được.

- Ngăn chặn những nhà hoạt động, đấu tranh gặp gỡ các tổ chức, cá nhân có liên quan tới các cơ quan nhân quyền quốc tế, các phái đoàn nghị sĩ quốc hội, các phái đoàn ngoại giao các quốc gia quan tâm tới nhân quyền Việt Nam. Trong việc này, ngay cả thân nhân những tù nhân lương tâm, những người không thuộc giới đấu tranh cũng bị ngăn chặn, canh nhà hoặc chặn trên đường đi…

Ngoài những mục đích cụ thể nêu trên, ngăn chặn và vô hiệu hóa hoạt động tập thể của giới đấu tranh, nhà cầm quyền cũng gây sự ức chế, khó khăn cho những người hoạt động. Rất nhiều người đã không được đi tới nơi làm việc hàng ngày của mình, nhiều người không đi làm ăn, kinh doanh được vì bị ngăn, chặn ở nhà. Có cô giáo dạy đại học không thể đến lớp để giảng cho sinh viên, đã nhiều lần quay video clip trực tiếp việc ngăn chặn này. Có người kinh doanh, đưa đón con đi học cũng không được ra khỏi nhà liên tục quay video clip trong những ngày bị canh, chặn…

2.Nhìn nhận, đánh giá về việc canh, chặn nhà người hoạt động và đấu tranh

Trước hết và trên hết, đây là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam trên một diện rộng và quy mô lớn. Hàng trăm người bị vi phạm quyền tự do đi lại, đó là quyền tự do cơ bản của con người. Nhà cầm quyền hành xử vô pháp luật, tái diễn nhiều lần mà chúng ta chưa có cách gì để hạn chế và ngăn chặn việc này. Đây là góc độ pháp lý việc làm ngang trái của nhà cầm quyền.

Dưới góc độ đấu tranh, chúng ta biết rằng, việc canh, chặn nhà những người đấu tranh là một khâu, một công đoạn, một thủ đoạn của nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn và vô hiệu hóa hoạt động của giới đấu tranh. Trong một loạt hành động đàn áp giới bất đồng chính kiến như : theo dõi, sách nhiễu, đánh đập, giam giữ, khởi tố, truy tố, bỏ tù… thì việc canh, chặn nhà người đấu tranh là công đoạn cuối cùng, để ngăn chặn và vô hiệu hóa các hoạt động cụ thể. Và điều này được lặp đi lặp lại với cách thức rất thô thiển, trắng trợn nhưng đã vô hiệu hóa khá thành công các hoạt động của giới đấu tranh.

Trong một loạt các biện pháp và thủ đoạn để ngăn chặn những người hoạt động và giới đấu tranh, việc canh, chặn nhà của người đấu tranh nếu nhìn qua, và dưới góc độ cá nhân thì đó là việc đơn giản so với những việc như sách nhiễu, đánh đập và bắt bớ. Nhưng tác hại của việc canh, chặn trong hoạt động chung của phong trào dân chủ lại rất lớn. Chúng ta không thể tổ chức được các cuộc xuống đường, biểu tình ; không giao lưu kết nối thực hiện công việc chung được ; không gặp gỡ được những phải đoàn ngoại giao, các tổ chức nhân quyền trong những dịp quan trọng. Như vậy, dưới góc độ cá nhân bị đàn áp, thì việc bị canh, chặn không phải quá nghiêm trọng nhưng dưới góc độ chung, đấu tranh của phong trào dân chủ, biện pháp canh, chặn nhà người đấu của nhà cầm quyền gậy hại rất lớn cho phong trào, điều này ít người nghĩ tới và lên tiếng.

Xét về tâm lý, đối với những người hoạt động và đấu tranh, việc bị canh, chặn một vài ngày, thậm chí vài ba lần một tháng cũng không so sánh được với việc bị đánh đập, bắt giữ hoặc sách nhiễu khác, nên cũng ít ai đặt vấn đề cho sự việc này trong các lần tố cáo vi phạm nhân quyền của chế độ. Tức là việc lên tiếng cá nhân trong sự việc canh, chặn vi phạm nhân quyền này mọi người nghĩ là việc nhỏ, so với những việc vi phạm khác của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, loại việc này có hai đặc điểm có thể sử dụng tố cáo vi phạm nhân quyền hiệu quả hơn nhiều việc khác. Đó là, bằng chứng vi phạm rất rõ ràng (thông qua những video clip của những người bị canh, chặn và những bức ảnh), và việc vi phạm trên quy mô lớn, hàng trăm người cùng một lúc ở một thành phố lớn.

Đối với các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, đảng phái ở hải ngoại, trong các tố cáo nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền có đề cập tới nhưng cũng chỉ là phần phụ thêm của các nội dung khác. Điều này cũng không khó hiểu lắm. Ưu tiên lớn nhất từ trước tới nay của các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tổ chức người Việt hải ngoại là việc lên tiếng để cứu giúp những trường hợp bị đàn áp nặng nề như tù đày, giam cầm, đánh đập hoặc sách nhiễu nặng nề. Tuy nhiên, tần suất của những đợt canh, chặn ngày càng dày đặc, và các hoạt động công khai có tính chất kết hợp trong phong trào dân chủ đi xuống rõ rệt trong thời gian gần đây đáng để chúng ta suy nghĩ về một thủ đoạn vô hiệu hóa người đấu tranh của nhà cầm quyền Việt Nam.

Trong khi đang viết bài viết này, tôi rất vui vì vừa có một văn bản lên tiếng phản đối chung của những người bị xâm phạm quyền tự do đi lại. Văn bản được lưu hành trên không gian mạng, cá nhân tôi và nhiều người đã ký để phản đối việc này. Ngoài việc lên tiếng chung của giới đấu tranh phản đối xâm phạm quyền con người, tôi còn rất vui vì qua sự việc này, phong trào dân chủ đã bắt đầu quan tâm và lên tiếng cho những công việc đấu tranh chung của những người đấu tranh, giới bất đồng chính kiến, chứ không chỉ giới hạn trong việc lên tiếng để cứu giúp những người bị đàn áp như trước nữa./.

Hà Nội, ngày 27/5/2019

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 27/05/2019 (nguyenvubinh's blog)

Published in Diễn đàn