Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nga xâm lược Ukraine : Lối thoát danh dự nào cho cả đôi bên ?

 Thực lực hai bên quá chênh lệch. Đối với Ukraine, không thất trận đã là chiến thắng, còn với Nga, không thắng nổi coi như đã bại trận. Thế nên có hai khả năng : leo thang hoặc đàm phán, tìm ra một lối thoát danh dự.

loithoat1

Một nhà trẻ tại Mariupol, Ukraine bị quân đội Nga oanh kích ngày 09/03/2022. © AP - Evgeniy Maloletka

Bên cạnh những vấn đề nội bộ như cuộc bầu cử tổng thống Pháp, vật giá gia tăng, khó khăn của các tập đoàn lớn hoặc việc cải cách Giáo hội La Mã, tình hình Ukraine đặc biệt là thường dân bị vây hãm ở Mariupol là mối quan tâm chính của các báo Pháp hôm nay.

Mariupol bị tấn công dữ dội nhưng không đầu hàng, hỏa tiễn siêu thanh chỉ nhằm đe dọa

Phóng sự của đặc phái viên Le Monde mô tả : Sau khi oanh kích dữ dội suốt hai tuần lễ, xe tăng Nga tấn công vào Mariupol. Theo những cư dân đã chạy thoát được, có ít nhất 2.500 người đã thiệt mạng. Mỗi ngày các khu dân cư phải chịu đựng 50 đến 100 quả bom, chưa kể đại bác và rốc-kết. Nước uống gần như cạn, ngoài trời âm 8°C, những người cứu hộ là mục tiêu bị quân Nga nhắm bắn. Khi một căn nhà bị sập, không còn ai đến để giải cứu những người sống sót. Xác chết nhiều khi chỉ được quấn sơ sài rồi phải để mặc, nằm chất chồng trên tuyết. Công ty mai táng không còn hoạt động sau khi trụ sở bị thả bom, một hố chôn tập thể được đào trước tòa thị chính và ngoài ra còn nhiều hố khác ở khắp nơi.

Libération trong bài "Mariupol, thất bại chậm chạp của một thành phố biểu tượng"nhận xét tuy thất thủ là không thể tránh, nhưng chiến lược nã pháo, dội bom ổ ạt không buộc được thành phố phải đầu hàng. Quân xâm lược đành phải tham gia những trận đánh trên đường phố, rất tốn thời gian và thiệt mất nhiều lính tráng. Trả lời Libération, phó thủ tướng Iryna Verechtchouk khẳng định Putin muốn trả thù vì dân chúng Mariupol đã chống cự mãnh liệt hồi năm 2014 khiến giấc mơ nối liền với Crimea không thành.

Về loại hỏa tiễn siêu thanh Kinjal lần đầu tiên được Nga đưa vào sử dụng, Le Figaro cho rằng chủ yếu nhằm đe dọa phương Tây, vì có thể mang đầu đạn quy ước lẫn nguyên tử. Nhưng đây cũng là bằng chứng cho thấy giai đoạn đầu cùa cuộc tấn công đã thất bại, và Vladimir Putin còn phải tận dụng thêm những nguồn lực dự trữ khác. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) dự báo cuộc chiến đang trong giai đoạn sa lầy, nên Nga oanh kích thường dân nhằm bẻ gãy ý chí chiến đấu của họ. Les Echos dẫn lời bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng hỏa tiễn siêu thanh cũng không thể thay đổi được tình hình.

Một mình Zelensky có sức mạnh bằng nhiều sư đoàn

Trong bài "Tìm kiếm một thỏa hiệp danh dự", nhà bình luận Dominique Moisi trên Les Echos cho rằng đây là cách duy nhất để tránh một cuộc chiến tranh kéo dài.

Trong suốt 105 ngày, từ 30/11/1939 đến 13/03/1940, Phần Lan đã đương đầu với Liên Xô, một quốc gia lớn hơn 66 lần và có dân số đông hơn gấp 47 lần. Ukraine ngày nay có sẽ giống như Phần Lan ngày xưa ? Tất nhiên khoảng cách không đến nỗi như thế, và Ukraine không cô đơn trước Putin như Phần Lan trước Stalin. Nhưng không như Moskva hy vọng, sau gần ba tuần lễ tấn công, Ukraine vẫn đứng vững. Khu vực chiếm đóng của quân Nga lan rộng như một khối ung thư, nhưng phải đối mặt với một kháng thể mạnh mẽ về quân sự và tình cảm.

Được Volodymyr Zelensky truyền cảm hứng, như dân Anh thời 1940 với Winston Churchill, người dân Ukraine tuy gánh chịu thương đau nhưng trụ vững. Trước khi Nga xâm lăng, tỉ lệ ủng hộ tổng thống Zelensky là 23% nhưng nay lên đến 90%. Putin đã trao cho ông vai trò tốt nhất, khiến ông trở thành biểu tượng cho kháng chiến và đoàn kết quốc gia của Ukraine. Một mình Volodymyr Zelensky có sức mạnh bằng nhiều sư đoàn hợp lại.

Thế mạnh của Ukraine là quyết tâm, ưu thế của Nga là hỏa lực, nhưng rõ ràng mọi chuyện không như Putin mong muốn. Cùng với thời gian, cụm từ "chiến dịch đặc biệt" ngày càng khó biện minh : rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh. Số lính Nga tử trận được cho là 7.000, gần bằng phân nửa số quân nhân thiệt mạng trong 10 năm chiếm đóng Afghanistan (15.000), cũng không thể lý giải.

Một lối thoát danh dự cho cả đôi bên

Các vũ khí cung cấp cho Ukraine gây thiệt hại to lớn cho quân đội Nga, và trừng phạt của phương Tây khiến kinh tế Nga lao đao. Nếu tình trạng này kéo dài, Nga sẽ thụt lùi về công nghệ và chẳng bao giờ có thể bù đắp nổi. Kèm theo đó là sự ra đi của những người yêu tự do - các nhà phân tích ước tính khoảng 200.000 người. Tuy không đáng kể so với dân số Nga, nhưng đó là những tinh hoa mà nếu không có họ, tương lai đất nước trở nên bất định. Nước Nga không chỉ là cường quốc nghèo và bị cô lập, mà còn là cường quốc tụt hậu.

Trong khi chờ đợi, Ukraine khiến Nga sa lầy. Đối với Ukraine, không thất trận đã là chiến thắng, còn đối với Nga, không thắng được coi như đã bại trận. Thế nên có hai kịch bản : leo thang hoặc đàm phán. Theo tác giả, một thỏa hiệp danh dự là việc làm rõ ra nguyên trạng trước cuộc xâm lăng. Độc lập, chủ quyền của Ukraine được tái khẳng định, và là nước trung lập vũ trang theo mô hình Thụy Sĩ, nhưng trong khuôn khổ tiến trình gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU), và tránh làm mất mặt Putin. Một ngày nào đó, ông ta sẽ phải trả lời trước lịch sử, công lý quốc tế và chính dân Nga, tuy nhiên cần đề ra cho Putin những điều kiện có thể chấp nhận được.

Ukraine, đã giành thắng lợi tinh thần, chấp nhận mất Crimea và miền đông Donbass, đó là những vùng đất mà Kiev không còn kiểm soát được. Còn Nga, quay lại với lý trí, nhìn nhận không thể chiếm được miền nam Ukraine mà chỉ giới hạn ở Crimea, có nghĩa là Ukraine tiếp tục có được lối vào Hắc Hải, kiểm soát Odessa, Mariupol. Thỏa hiệp này có thể phi thực tế đối với một số người - Putin sẽ không bao giờ chấp nhận ; và bất công, phi đạo đức đối với số khác - tại sao lại đền bồi cho kẻ tấn công ? Nhưng kéo dài chiến tranh càng tệ hại hơn : oanh kích thường dân trở thành chuyện bình thường, chưa kể đến nguy cơ leo thang, thậm chí sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Giải pháp này cũng khiến Bắc Kinh khó thể hỗ trợ Moskva như hiện nay. Ủng hộ đồng minh độc tài chống thế giới dân chủ là một chuyện, tự cô lập bên cạnh một Nhà nước bị ruồng bỏ đã từ chối lối thoát danh dự, lại là chuyện khác. Về phía EU, Ukraine đã từ bỏ ý định tham gia NATO, và những người Ukraine anh hùng có quyền gia nhập liên minh các giá trị Châu Âu. Nhưng còn bao nhiêu sinh mạng nữa sẽ phải hy sinh vô ích, trước khi Putin nhận ra thất bại ? Churchill nói : "Con người chỉ trở nên biết điều khi không còn giải pháp nào khác".

Thế lưỡng nan của Tập Cận Bình

Cũng liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine, chuyên gia Valérie Niquet phân tích trên Libération "Tập Cận Bình đứng trước nguyên tắc thực tế". Ủng hộ hay bỏ rơi Putin ? Trung Quốc khám phá rằng phương Tây không yếu ớt như vẫn tưởng.

Từ khi lên ngôi năm 2012, Tập Cận Bình vẫn đưa vũ lực ra dọa dẫm, khoe khoang sức mạnh của quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu. Ở trong nước, thành công của chiến lược zero Covid được đề cao. Cũng như Putin, ông Tập dường như tách rời khỏi thực tại, tin tưởng vào sự vượt trội của chế độ Trung Quốc và khúc khải hoàn ca của một trật tự thế giới mới, mà ông đã cùng phô trương với tổng thống Nga trong dịp khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.

Sự tàn bạo của cuộc chiến ở Ukraine và cái giá mà quân Nga phải trả - dù có kinh nghiệm hơn hẳn so với quân đội Trung Quốc, vốn chưa hề chiến đấu từ sau thất bại trước Việt Nam năm 1979 - khiến Bắc Kinh tỉnh dậy khỏi giấc mơ đẹp. Bên cạnh việc giương oai diễu võ với Đài Loan, vấn đề bây giờ là phải thực tế. Quân đội Nga có thể chiếm được Ukraine, nhưng sẽ sa lầy. Về phía các nước dân chủ, không dùng cách đe dọa, lăng nhục như các chiến binh sói Bắc Kinh, nhưng đã chứng tỏ khả năng đoàn kết và trả đũa.

Trung Quốc đứng trước một chọn lựa khó khăn. Bỏ rơi Vladimir Putin, áp dụng một số trừng phạt thì có thể lấy điểm với phương Tây, và mặc cả với Hoa Kỳ để thủ lợi. Nhưng sau chiến tranh Ukraine, Washington có chịu ngồi yên nếu Bắc Kinh gây hấn với Đài Loan hay không ? Nếu bỏ mặc Putin mà ông ta vẫn nắm quyền, thì một nước Nga dù bị cô lập, suy tàn vẫn có thể nguy hiểm cho Trung Quốc. Ngược lại, đứng cạnh kẻ xâm lăng hay hỗ trợ trực tiếp cho Nga, Bắc Kinh có nguy cơ bị trừng phạt.

Liên minh với Putin, quyền lực Tập Cận Bình có cơ sứt mẻ trong đảng

Trong khi đó Trung Quốc vô cùng cần đến thị trường và chuyển giao công nghệ của các nước lớn Châu Âu, của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế đã xấu đi rẩt nhiều, liên minh "vững như bàn thạch" với Moskva không giúp cải thiện được chút nào, nhất là ngay cả các nước đang phát triển vẫn dồn phiếu cho Bắc Kinh tại Liên Hiệp Quốc lại ồ ạt bỏ phiếu chống chiến tranh Ukraine hoặc vắng mặt.

Bản thân Tập Cận Bình trước hạn chế của zero Covid, tăng trưởng giảm, trước đại hội đảng sắp tới có thể phải trả giá cho chọn lựa chiến lược đứng bên Moskva. Phe ít hiếu chiến trong đảng có thể nhân đó hạn chế quyền lực của ông Tập. Cuối cùng, sự kháng cự dũng mãnh của người dân Ukraine đã tạo phấn khích nơi Đài Loan, để chuẩn bị tốt hơn về quân sự nhằm đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc. Nếu tại vùng đồng bằng Ukraine mà Nga đã gặp khó khăn, thì quân Trung Quốc phải vượt qua một eo biển trên 130 kilomet dưới hỏa lực của đối thủ, để đổ bộ vào một hòn đảo địa hình đồi dốc và đầy thù địch.

Qua vụ xâm lăng Ukraine, Tập Cận Bình phát hiện điều mà những người thân cận đã giấu, như với Putin : các nước dân chủ không yếu đuối và tê liệt như họ tưởng. Sức mạnh kinh tế của phương Tây khiến những trừng phạt gây đau đớn, và các dân tộc bị xâm lăng biết vùng dậy. Toàn bộ những huênh hoang về quyền lực của Tập Cận Bình có nguy cơ sụp đổ.

Dùng vũ khí kinh tế để đối đầu

Nhà kinh tế Jean Pisani-Ferry trên Le Monde cho rằng"Cần phải siết chặt trừng phạt Nga".Theo ông, Châu Âu có phương tiện để đẩy lùi kẻ xâm lăng, thông qua trả đũa kinh tế.

Tuy có vẻ khiêu khích, nhưng bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã nói đúng về một "cuộc chiến tổng lực về kinh tế và tài chính" chống lại Nga. Nếu buộc được Putin lùi bước, có nghĩa là giữa bành trướng lãnh thổ và thịnh vượng, phải chọn lựa. Cựu cố vấn kinh tế Jason Furman của Barack Obama đã ví von, đối với kinh tế thế giới, Nga chỉ là "một trạm xăng lớn", và lệ thuộc bên ngoài về công nghệ, tài chính, thiết bị, hàng tiêu dùng. Trừng phạt khiến Nga bị thiệt hại nhiều hơn phương Tây.

Hoa Kỳ và Châu Âu vừa tận dụng thế hầu như độc quyền về ngoại tệ dự trữ, kiểm soát cơ sở hạ tầng tài chính quốc tế (mà SWIFT chỉ là một nhân tố) và sự ưu việt về công nghệ. Năm 2019, hai nhà chính trị học Henry Farrell và Abraham Newman đã đưa ra lý thuyết "weaponized interdependence" ("coi sự lệ thuộc lẫn nhau là vũ khí"). Tuy nhiên đây mới chỉ là hiệp đầu, Châu Âu vẫn cần dầu khí của Nga, mỗi ngày Moskva thu vào gần 1 tỉ đô la. Đồng rúp sau khi sụt giá mạnh đã ngoi lên được đôi chút. Thế nên cần phải siết chặt thêm sợi dây thòng lọng. Các nhà kinh tế Eric Charney, Christian Gollier và Thomas Philippon đề nghị giảm nhập khẩu khí đốt, đa dạng hóa nguồn cung, cải cách hệ thống, áp đặt thuế quan tăng dần lên khí đốt Nga để kích thích tìm các nhà cung cấp khác. Với những ưu thế sẵn có, phương Tây nên mạnh dạn đối đầu.

Chỉ giải ngân tiền bán dầu khí khi Nga rút quân ?

Trả lời phỏng vấn Les Echos và ba tờ báo Châu Âu khác, ông Yuriy Vitrenko, tổng giám đốc công ty khí đốt Ukraine Naftogaz cũng nhấn mạnh, Châu Âu nên cắt đứt nguồn lợi dầu khí của Putin. Ông Vitrenko cho biết nguồn thu từ trung chuyển khí đốt Nga trước đây là 3 tỉ đô la/năm, giờ chỉ còn 1,4 tỉ đô la nhưng nếu EU ngưng mua nhiên liệu của Nga, Ukraine sẵn sàng để mất nguồn thu này. Nếu không thể bỏ qua nguồn cung từ Moskva, ông đề nghị chi trả vào các tài khoản phong tỏa, Nga chỉ nhận được tiền một khi rút quân khỏi Ukraine. Dầu lửa có thể ngưng vận chuyển, nhưng khí đốt thì bán không được chỉ có cách đốt bỏ, nên hy vọng đây là một giải pháp.

Đặc biệt không thể không nhắc đến sự can đảm của đội ngũ Naftogaz trong thời chiến : nhiều nam nhân viên đã ra tiền tuyến, nữ nhân viên đi tị nạn, nhưng với số người còn lại, sản lượng khí đốt cung cấp cho dân chỉ giảm có 8%. Tại Kherson, một nhà máy nhiệt điện bị quân Nga tấn công ngày từ những ngày đầu, hạ sát hai nhân viên nhưng ê-kíp vẫn ở lại vận hành. Không có họ, nhiều người dân có thể đã chết rét vì lúc đó trời rất lạnh.

Sự mù quáng của Châu Âu

Le Monde với bài viết công phu chiếm hai trang báo khổ lớn tỏ ý tiếc là Châu Âu đã làm ngơ trước những cảnh báo liên tục của Washington về nguy cơ Ukraine bị Nga tiến đánh – nhất là Pháp và Đức luôn tin tưởng vào chính sách hòa hoãn với Putin.

Ngay trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Roma ngày 30 đến 31/10/2021, Joe Biden đã chia sẻ thông tin tình báo liên quan với Pháp, Anh, Đức, Ý. Ngày 02/11, đích thân giám đốc CIA William Burns bay sang Moskva để cảnh cáo điện Kremlin. Song song với hoạt động ngoại giao, 2.600 hỏa tiễn chống tăng Javelin và trên 600 hỏa tiễn phòng không đã được Mỹ chuyển cho Ukraine trong năm 2021. Và từ tháng Giêng 2022, chính quyền Mỹ lao vào chiến dịch truyền thông dồn dập nhằm lay chuyển các đối tác Châu Âu, công bố những tin tình báo thu thập được. Ngày 02/02, Lầu Năm Góc gởi 3.000 quân sang Đông Âu và đặt 8.500 quân nhân khác trong tình trạng báo động. Các nước cộng sản cũ như Romania, Ba Lan hoan nghênh, nhưng Paris và Berlin không hề tin chiến tranh sẽ xảy ra. Lo đối phó với quân thánh chiến Hồi giáo và hồ sơ Ấn Độ-Thái Bình Dương, Châu Âu bỏ quên Crimea và Ukraine, Vladimir Putin được đón tiếp như thượng khách. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ngỡ sắp xếp được một cuộc họp giữa Joe Biden và Vladimir Putin, nhưng ngày 21/02/2022 Moskva công nhận hai "nước cộng hòa" Donetsk, Luhansk, ông Macron chỉ được báo trước một tiếng đồng hồ. Ảo tưởng đối thoại với Putin được duy trì trong suốt hai thập niên, và chỉ sụp đổ vào những giờ phút cuối cùng, trước khi đoàn xe tăng Nga rầm rộ tiến vào lãnh thổ Ukraine.

Thụy My

Published in Quốc tế

Do ngoan cố giữ quyền lực tuyệt đối quá lâu Putin đã dần dần bị đẩy vào thế bế tắc. Nước Nga và người Nga đã thay đổi khiến những nghịch lý của chế độ độc tài ngày càng tích lũy. Ông ta tấn công Ukraine vì phản xạ lịch sử của các vua chúa Nga nhưng cũng vì bị bế tắc không có lối thoát và đã hành động liều lĩnh như một tay cờ bạc.

putin01

Ngày 24/02/2022 Vladimir Putin xua quân Nga ào ạt tấn công Ukraine

Ngày 24/02/2022 Vladimir Putin xua quân Nga ào ạt tấn công Ukraine, 8 năm sau khi đã trắng trợn lấn chiếm và sáp nhập vùng Crimea và ngay sau khi vừa đơn phương nhìn nhận "chủ quyền quốc gia" của hai tỉnh ly khai do chính ông chủ xướng. Ông ta tuyên bố đây là một cuộc hành quân để trừng trị chính quyền Ukraine Nazi và diệt chủng. Putin đã thách thức thế giới, sự thực và công pháp quốc tế một cách xấc xược khó tưởng tượng và tạo ra cuộc chiến lớn nhất tại Châu Âu từ sau Thế Chiến II.

Tất cả các chuyên gia địa lý chính trị và quan hệ quốc tế đều đồng ý trên một điểm : Putin đã hành động một cách điên khùng.

putin02

Putin đã hành động một cách điên khùng.

Một vài cột mốc lịch sử

Họ hoàn toàn có lý vì Putin không có bất cứ một lý do nào để tấn công Ukraine và cũng không có sức mạnh để xâm chiếm nước này. Như có thể chờ đợi quân Nga đã sa lầy, nhưng ngay cả nếu chiếm được Ukraine Nga cũng không thể giữ được, Liên Bang Nga cũng vẫn sẽ sa lầy để rồi kiệt quệ và sụp đổ như Liên Xô trước đây sau cuộc phiêu lưu Afghanistan.

Nhưng tại sao Putin lại hành động như vậy ? Đúng là điên khùng, nhưng sự điên khùng của Putin cũng có logic riêng của nó mà chúng ta cần biết để hiểu những gì đang và sắp xảy ra.

Trước hết, như ông ta đã tuyên bố hồi tháng 8/2021 -giữa lúc Mỹ đang rút khỏi Afghanistan- và sau đó nhắc lại nhiều lần, Putin coi Ukraine là một phần của Nga đã bị mất sau khi Liên Xô tan vỡ. Khẳng định này rất sai nếu nhìn kỹ những cột mốc lịch sử ; những cột mốc thôi bởi vì lịch sử Nga, Ukraine và các nước Đông Âu nói chung quá phức tạp để có thể tóm lược trong một cuốn sách, chưa nói một bài viết.

Một cách rất sơ lược, vùng đất Đông Âu bao gồm nước Ukraine hiện nay đã có sinh hoạt tổ chức từ rất lâu rồi. Lịch sử của nó không chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 9 như hầu hết các sách sử thế giới khiến người ta tưởng. Các vương quốc ở đây hình thành rồi bị xóa bỏ sau vài thập niên. Các vương quốc còn lại liên tục chinh phục lân bang hoặc bị chinh phục tương tự như Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc. Các lãnh thổ và biên giới không ngừng thay đổi. Bạo lực và chiến tranh là hằng sự trong vùng đất mênh mông lạc hậu, băng giá và gần như biệt lập với phần còn lại của thế giới này. Trong hai thế kỷ 7 và 8 nó là một phần của vương quốc Khazar.

Từ thế kỷ 8, quân cướp Viking, từ Thụy Điển, bắt đầu dòm ngó Đông Âu sau khi không cướp bóc tại Tây Âu được nữa. Họ dần dần lập ra các đầu cầu tại vùng Đông Bắc lục địa Châu Âu để từ đó theo dòng sông Dniepr xuống phía Nam để đến Constantinople (nay là Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Tại đây họ bán các sản phẩm cướp được trên đường, kể cả những người Slave bị bắt và bán làm nô lệ. Chữ slave đồng nghĩa với "nô lệ" trong nhiều ngôn ngữ vì vậy.

putin03

Từ thế kỷ 8, quân cướp Viking từ Thụy Điển theo dòng sông Dniepr tiến xuống phía nam đến Constantinople. Tại đây họ bán các sản phẩm cướp được trên đường, kể cả những người Slave bị bắt và bán làm nô lệ.

Năm 860 một chúa đảng Viking tên là Rurik thiết lập một thị trấn tại Novgorod -ở miền Bắc nước Nga hiện nay, gần Saint Petersburg- và bắt đầu cuộc chinh phục miền Nam Đông Âu. Năm 882 quân Viking chiếm được Kiev và thành lập vương quốc Kievan Rus. Theo nhiều sử gia chữ Rus có nghĩa là "Thuy Điển", chữ Russia -tên gọi của nước Nga- như vậy có thể có nghĩa là "đất nước của người Thụy Điển". Các sử gia thường cho rằng nước Nga được thành lập trước tiên tại Ukraine vì thế. Điều cần được lưu ý là vương quốc Kievan Rus ra đời như một sự chiếm đóng ngoại lai.

Từ đó trên vùng đất bao gồm nước Ukraine hiện nay chiến tranh liên tục, kể cả trong nội bộ gia đình Rurik, việc anh em giết nhau giành ngôi vua không phải là ngoại lệ mà là thông lệ. Hơn một thế kỷ sau, năm 988, Vladimir sau khi giết anh ruột mình và cướp ngôi tự xưng là hoàng đế, lấy công chúa Constantinople và theo đạo Cơ Đốc đồng thời áp đặt Cơ Đốc Giáo cho vương quốc.

Năm 1323 triều đại Rurik, sau quá nhiều nội chiến và xâm lược của Công Giáo từ phía Tây và quân Tatar Mông Cổ từ phía Nam, bỏ Kiev để di chuyển về Moscow cách đó gần 1000 km phía Đông Bắc và thành lập một vương quốc khác, sau này trở thành Đế Quốc Nga. Từ đó trong hơn ba thế kỷ họ hầu như không còn quan hệ nào với vùng Ukraine cả, quan tâm và tham vọng của họ hướng về phía Đông với miền Siberia mênh mang và vô chủ. Mãi tới năm 1669, sau khi dòng họ Rurik đã bị dòng họ Romanov thay thế, vương quốc Moscow mới lợi dụng cuộc nổi dậy của quân Cossack chinh phục được một phần phía đông sông Dniepr trong đó có Kiev và thiết lập một chế độ bảo hộ tại đây nhưng gặp sự chống đối quyết liệt của người Ukraine. Lúc đó, sau nhiều xáo trộn, Ukraine đã có một chính quyền Hetmana có vài nét tương đồng với một chế độ dân chủ. Cuộc chiến kéo dài gần một thế kỷ với kết quả là vùng Ukraine bị chia đôi, nửa thuộc Nga, nửa thuộc Ba Lan.

Tóm lại quan hệ giữa Nga và vùng Ukraine khởi đầu như một quan hệ chiếm đóng ngoại bang đã bị gián đoạn hẳn trong hơn ba thế kỷ và chỉ được tái lập sau một cuộc chiến tranh chinh phục kéo dài gần một thế kỷ. Sự gián đoạn dài hơn bốn thế kỷ này có hậu quả là tiếng Nga và tiếng Ukraine không còn giống nhau dù có một gốc chung là tiếng Slave, tương tự như tiếng Pháp và tiếng Ý hiện nay.

Cần nhấn mạnh là cả hai triều đại Rurik và Romanov trong hơn mười thế kỷ ngự trị chỉ tự coi là mình như thế lực chiếm đóng và thống trị đối với cả người Ukraine lẫn người Nga. Những người bản địa, đa số thuộc chủng tộc Slave, bị coi là nô lệ. Ách nô lệ không phải chỉ là một thực tế mà còn chính thức vì theo luật của họ người dân chỉ là tài sản của chủ và không được rời chủ, trừ khi bị chuyển nhượng cùng với đất.

Bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, dưới thời của nữ hoàng Catherine II, còn được gọi là Catherine Đại Đế (Catherine the Great) vì có công tạo ra một thời kỳ cực thịnh, Moscow thi hành chính sách loại bỏ tiếng Ukraine để áp đặt tiếng Nga. Người Ukraine rất phẫn nộ, coi đây là một chính sách diệt chủng. Họ cũng có lý vì một chủng tộc trước hết được định nghĩa bằng một ngôn ngữ.

Sau cuộc cách mạng cộng sản Nga 1917, Ukraine lại tuyên bố độc lập và chỉ thuộc vào Liên Bang Xô Viết sau một cuộc chiến tranh với gần một triệu người chết. Sau đó Stalin dùng mọi phương tiện tàn bạo để tiêu diệt mọi ý đồ ly khai. Cụ thể là từ 1931 đến 1933 một nạn đói nhân tạo đã khiến từ 3 đến 5 triệu người Ukraine chết (1).

Thế Chiến II cũng đã là một dịp để Ukraine cố gắng tách khỏi Liên Bang Xô Viết, trên thực tế là để đoạn tuyệt với Liên Bang Nga, trung tâm của Liên Xô. Phe kháng chiến giành độc lập lúc đầu được quân Đức giúp. Cuộc chiến tranh giành độc lập này, từ 1942 đến 1945, đã rất dữ dội và phức tạp. Số người Ukraine thiệt mạng được ước lượng là trên 8 triệu người trong đó quá 3/4 là thường dân. Dân số Ukraine lúc đó chỉ sấp sỉ 30 triệu người. Như vậy sau một quá khứ đầy bạo lực và hận thù chỉ trong thời gian không đầy ba thập niên -từ 1917 đến 1945- xung đột với Nga đã khiến gần một nửa dân Ukraine bị thiệt mạng.

Sau Thế Chiến II lãnh thổ Ukraine cũng rộng thêm nhiều do sự kiện Liên Xô sáp nhập những vùng của Ba Lan và Slovakia vào Ukraine. Stalin có lẽ cũng ý thức được thảm kịch do chính ông ta gây ra nên đã chấp nhận cho Ukraine một quy chế đặc biệt khi Liên Hiệp Quốc thành lập. Ukraine đã là một thành viên Liên Hiệp Quốc ngay từ 1945 chứ không phải chỉ sau khi Liên Xô tan vỡ. Cũng nên biết thêm rằng sau 1945 dù Moscow đã làm chủ được tình thế, cuộc kháng chiến vũ trang giành độc lập của người Ukraine vẫn còn tiếp tục dai dẳng trong gần mười năm. Năm 1991 Ukraine cũng là một trong ba nước đầu tiên tuyên bố độc lập khiến Liên Bang Xô Viết tan vỡ.

Tóm lại trên thế giới này không có nước nào thù một nước khác bằng Ukraine thù Nga. Còn tệ hơn là không có quan hệ nào. Cần nhấn mạnh là người Ukraine chỉ thù chính quyền Moscow thôi chứ không hề thù ghét người Nga vì trong suốt dòng lịch sử cả hai dân tộc đều là nạn nhân của các bạo quyền. Khẳng định của Putin theo đó Ukraine là một phần khăng khít của Nga không chỉ sai mà còn ngược hẳn với sự thực. Đó chỉ là một quan hệ ngắn ngủi và gián đoạn, đầy bạo lực, áp bức và thù hận.

Putin : một tù nhân của quá khứ và sự thiển cận

Nhắc lại một vài cột mốc lịch sử là để giúp chúng ta hiểu được cuộc chiến đang diễn ra.

urn:newsml:dpa.com:20090101:151229-99-617299

Putin cầm quyền đã 22 năm và còn sửa đổi hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Ông ta có tất cả những đặc tính của một bạo chúa.

Putin tuyên bố tấn công Ukraine là để đánh đổ một chính quyền Nazi và diệt chủng. Cáo buộc trâng tráo này –không khác chó sói buộc tội cừu non muốn ăn thịt mình- đã khiến cả thế giới kinh ngạc và phẫn nộ, nhất là vì tổng thống Volodymyr Zelensky thuộc một gia đình Do Thái bị Nazi Đức bách hại, nhưng cũng có giải thích lịch sử của nó. Trong Thế Chiến II phe kháng chiến đòi ly khai của Ukraine bị bộ máy tuyên truyền Nga lúc đó gọi là Nazi vì có lúc được Quốc Xã Đức yểm trợ, dù chỉ trong một thời gian ngắn lúc ban đầu. Putin chỉ nhắc lại một luận điệu chụp mũ xuyên tạc vốn đã có từ lâu.

Còn diệt chủng ? Nó rất vô lý nhưng cũng có nguồn gốc lịch sử. Đây chủ yếu là một vấn đề ngôn ngữ. Như đã nói ở trên, từ diệt chủng đã được người Ukraine dùng để lên án chính sách xóa bỏ tiếng Ukraine của Đế Quốc Nga thời Catherine II. Trong giai đoạn bị ép buộc gia nhập Liên Xô, tiếng Nga cũng được áp đặt làm ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Ukraine. Sau cuộc cách mạng Da Cam 2004 và cuộc cách mạng Maidan năm 2014, từ diệt chủng lại được chính quyền Putin sử dụng để công kích việc chính quyền Ukraine quy định tiếng Ukraine là ngôn ngữ chính thức duy nhất, nghĩa là coi tiếng Nga chỉ như một ngoại ngữ. Putin cũng chỉ nhắc lại một luận điệu sẵn có. Đây cũng là một cáo buộc bất lương để biện hộ cho cuộc lấn chiếm Crimea và Donbass, vì chính quyền Ukraine không hề cấm sử dụng tiếng Nga và cũng không hề có một biện pháp phân biệt đối xử nào với người gốc Nga. (Số người Ukraine gốc Nga hiện nay khoảng 8 triệu, số người biết tiếng Nga khoảng 30%, phần lớn tập trung tại miền Đông).

Cả thế giới đã kinh ngạc khi Putin xua quân xâm lăng một nước độc lập thành viên Liên Hiệp Quốc không hề khiêu khích Nga, hơn thế nữa còn đang là nạn nhân của Nga. Chúng ta sẽ không bao giờ nhắc lại đủ rằng chiến tranh là một sự man rợ cực kỳ cần phải lên án một cách dứt khoát và tuyệt đối. Đó là sự kiện những con người không biết nhau bị bắt buộc phải giết nhau. Nó chỉ có thể thông cảm được khi không còn phương tiện nào khác để chống lại một cuộc tấn công vũ trang từ bên ngoài như hoàn cảnh của người Ukraine hiện nay. Thế giới đã bàng hoàng vì mọi người đều đinh ninh rằng thời đại trong đó các nước mạnh xâm lấn các nước yếu đã qua hẳn rồi. Từ sau Thế Chiến II đây là lần đầu tiên một nước đánh chiếm một nước khác chỉ để buộc phải phục tùng mình. Những người ngoan cố bênh vực Putin viện dẫn trường hợp Mỹ và các đồng minh tấn công và lật đổ các chính quyền tại Afghanistan, Iraq và Libya. Sự khác biệt lớn là các chính quyền này đều là những chính quyền khủng bố hung bạo. Afghanistan đã là sào huyệt cho bọn khủng bố Al Qaeda, thủ phạm vụ tấn công World Trade Center ngày 11/09/2001, chế độ Saddam Hussein tại Iraq đã dùng hơi độc giết hàng chục ngàn người Kurd, Gaddafi đã đặt bom cho nổ máy bay dân sự. Và cả ba cuộc tấn công vào Afghanistan, Iraq và Libya đều không có mục đích lấn chiếm hay thống trị, trái lại còn có mục tiêu giúp xây dựng một chính quyền tôn trọng nhân quyền.

Ngoài hai cáo buộc bịa đặt Nazi và diệt chủng đối với Ukraine, Putin còn tố cáo Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO bành trướng về phía Đông và có ý định kết nạp Ukraine như là chặng đường sắp tới của mưu tính này. Mới đây, trong bài diễn văn ngày 16/3, Putin còn đi xa hơn, cho rằng như thế Phương Tây chủ trương tiêu diệt nước Nga. Quá hung hăng và tùy tiện. Putin lấy quyền gì để cấm Liên Hiệp Châu Âu không được kết nạp một thành viên mà mình muốn ? Tại sao Ukraine không được quyền gia nhập một khối hợp tác mà họ thấy là có lợi ? Càng vô lý vì cả NATO lẫn Liên Hiệp Châu Âu đều chưa có ý định kết nạp Ukraine và Ukraine cũng chưa chính thức xin gia nhập.

Lý luận của Putin chỉ là lý của kẻ mạnh nhưng nó cũng buộc ta nhìn lại quá khứ để hiểu sự vô lý. Cho tới nay thế giới đã quen với danh xưng "Phương Tây" (The West, l'Occident) như là tên gọi chung của các nước dân chủ tiên tiến đứng đầu là Mỹ. Nhưng Mỹ ở Phương Tây nào ? Lãnh thổ Mỹ trải rộng từ Đông sang Tây của Châu Mỹ. Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Úc thì không chỉ ở Phương Đông mà còn ở Viễn Đông. Như vậy cần nhắc lại là danh xưng "Phương Tây" ra đời từ Châu Âu để phân biệt các nước Tây Âu tiến bộ và phồn vinh, khí hậu thuận lợi, với các nước Đông Âu chậm tiến và băng giá. Sự khác biệt trước hết là ở mức độ phát triển, văn hóa và tư tưởng. Tới thế kỷ thứ 11 có thêm sự khác biệt tôn giáo giữa Tây Âu theo Công Giáo La Mã và Đông Âu theo Cơ Đốc Chính Thống. Bắt đầu từ thế kỷ 20 là xung đột ý thức hệ giữa hai khối dân chủ và cộng sản ; chính sự xung đột này đã khiến từ "Phương Tây" có ý nghĩa hiện nay. Từ sau Thế Chiến II, giữa Tây Âu và Đông Âu còn có thêm hai liên minh quân sự kình địch là NATO và Warsaw, nhưng thực ra bản chất của hai liên minh này khác nhau. NATO có mục đích bảo vệ các thành viên trong khi Liên Minh Warsaw nhắm trước hết đàn áp các nước thành viên bị cám dỗ bởi tư tưởng dân chủ như người ta đã từng thấy tại Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungary.

Nhưng tại sao vào năm 1917 Nga và các nước lân cận lại chọn Lenin và chủ nghĩa cộng sản thay vì Kerensky và dân chủb? Đó chính là vì Nga và các nước thuộc Liên Bang Xô Viết tụt hậu so với các nước Tây Âu. Cách Mạng Tháng 10 Nga đã thành công 42 năm sau khi chủ nghĩa Marx đã bị bác bỏ trong Đại Hội Gotha ngay tại Đức, cái nôi của nó. Các chế độ cộng sản là hậu quả của sự trì trệ tư tưởng chính trị.

Các nước Đông Âu chậm tiến do sự tôn thờ bạo lực và tham vọng thống trị của những người cầm quyền. Tất cả các sa hoàng đều chỉ cai trị bằng bạo lực và từ chối tư tưởng Tây Âu để duy trì quyền lực tuyệt đối của họ. Họ chỉ học hỏi kỹ thuật của Phương Tây trong khi phủ nhận hoàn toàn tư tưởng Phương Tây, nghĩa là những giá trị dân chủ và nhân quyền. Peter I (hay Peter Đại Đế, Peter the Great) ham muốn kỹ thuật Phương Tây đến độ giả dạng làm công nhân sang học nghề tại Hà Lan –nước dân chủ nhất Tây Âu vào thế kỷ 18- nhưng khi về nước vẫn giữ nguyên và còn tăng cường chế độ quân chủ tuyệt đối. Ông bắt dân Nga xây cấp tốc thành phố Saint Petersburg làm chết hơn 300.000 người trong đói lạnh, không khác Tần Thủy Hoàng bắt dân Trung Hoa xây Vạn Lý Trường Thành. Peter I còn nhẫn tâm tra tấn tới chết đứa con thừa kế của mình vì khác ý kiến. Catherine II tuy gốc Đức và được giáo dục theo văn hóa Phương Tây nhưng sau khi đảo chính lật đổ chồng để cướp ngôi cũng đã cai trị nước Nga với bàn tay sắt. Các sa hoàng được đánh giá và tôn vinh theo những chiến công bành trướng và những công trình xây dựng nguy nga đồ sộ chứ không phải vì phẩm chất đạo đức và những thành tích tạo phúc lợi cho dân. Lenin và Stalin sau này cũng thế. Ngăn chặn tư tưởng tiến bộ luôn luôn là quan tâm số 1 của những người cai trị Đế Quốc Nga rồi Liên Xô. Putin cũng không khác.

Putin cầm quyền đã 22 năm và còn sửa đổi hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Ông ta có tất cả những đặc tính của một bạo chúa. Ông đã từng san bằng thành phố Grozny và giết hơn 200.000 người trên tổng số 1.200.000 dân Chechnya để dập tắt cuộc nổi dậy đòi ly khai tại đây, đã từng ngang ngược đánh chiếm một phần lãnh thổ của Georgia năm 2008, rồi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, mới đây nhìn nhận sự ly khai của hai tỉnh Luhansk và Donetsk để chuẩn bị sáp nhập. Và bây giờ lại xấc xược tấn công Ukraine để mưu toan thiết lập một chế độ bù nhìn phục tùng Moscow. Xuất thân là một điệp viên KGB, Putin nói dối như một bản năng (như khi giả dạng làm một thông dịch viên chứng kiến bức tường Berlin bị đập phá) và còn nổi bật với những kỹ thuật ám sát bằng súng, bằng thuốc độc và phóng xạ nguyên tử. Putin muốn để tên trong lịch sử như một đại đế Nga và đã hành xử như họ, nghĩa là kịch liệt chống tư tưởng Phương Tây và sẵn sàng ra tay một cách tàn ác.

Không ngạc nhiên khi Putin tự nhiên vô cớ xua 200.000 quân với máy bay, xe tăng, tên lửa tấn công Ukraine bất chấp thế giới và tính mạng của những người dân Ukraine. Sự hung bạo nằm trong truyền thống chính trị Nga và ngay trong bản năng của ông ta. Vào lúc này đã có hàng chục thành phố bị tàn phá, hàng chục ngàn người chết và hơn 5 triệu người Ukraine phải tản cư trong đó hơn 3 triệu người ra nước ngoài, chiến tranh đã rất dữ dội nhưng Putin vẫn trâng tráo nói với người Nga rằng đây chỉ là một cuộc hành quân và ban hành luật phạt tới 15 năm tù về tội loan tin giả những ai dám nói rằng đang có chiến tranh. Đối với các bạo chúa, tin giả là những gì họ không muốn nghe, sự thực là những gì họ muốn. Ông ta coi việc nhân dân các nước kế cận ngày càng hướng về dân chủ là bằng chứng của âm mưu tiêu diệt nước Nga của Phương Tây, bởi vì chống tư tưởng dân chủ của Phương Tây là bản năng của mọi chúa tể Nga. Ông ta tàn sát người Chechens, xâm lược Georgia, tấn công Ukraine bởi vì bành trướng bằng chiến tranh là di sản lịch sử mà ông ta kế thừa. Putin coi sự sụp đổ của Liên Xô là thảm kịch lớn nhất thế kỷ 20 chứ không phải là một may mắn cho nhân loại.

Điều mà Putin không đủ sáng suốt để nhìn ra là thế giới đã thay đổi, con người đã trở thành đối tưọng phục vụ chứ không còn là dụng cụ để sử dụng và vất bỏ tùy tiện, dân chủ đã trở thành một trào lưu tất yếu và không thể đảo ngược. Ước muốn quay lại quá khứ để làm một đại đế Nga chỉ khiến Putin trở thành một tên tội đồ và một con quái vật, một tù nhân của quá khứ và sự thiển cận dưới mắt nhân loại văn minh.

Kết quả tất nhiên của một hành động điên rồ

Vào lúc này câu hỏi lớn nhất là liệu Putin có dám gây chiến tranh nguyên tử không. Nói tới chiến tranh nguyên tử thì phải rất thận trọng vì một xác suất dù nhỏ đến đâu cũng rất đáng lo ngại. Tuy vậy có mọi triển vọng là không, bởi vì hậu quả chắc chắn nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra là Putin và các cận thần sẽ mất mạng. Đám tay chân của Putin sẽ không chấp nhận chết và chính Putin cũng không dám tự sát. Putin là một tên hung dữ và kinh nghiệm cho thấy những kẻ hung dữ đều hèn nhát. Putin cũng là một người tham lam đã lợi dung quyền thế vơ vét hàng chục tỷ đô la trong một nước nghèo, và những kẻ tham lam lại càng hèn nhát. Một bằng chứng là ông ta đang tự cô lập vì sợ hãi, không biết sợ lây Covid-19 hay sợ bị ám sát.

putin05

Những ngày gần đây, Putin đang tự cô lập vì sợ hãi, không biết sợ lây Covid-19 hay sợ bị ám sát.

Do ngoan cố giữ quyền lực tuyệt đối quá lâu Putin đã dần dần bị đẩy vào thế bế tắc. Nước Nga và người Nga đã thay đổi khiến những nghịch lý của chế độ độc tài ngày càng tích lũy. Ông ta tấn công Ukraine vì phản xạ lịch sử của các vua chúa Nga nhưng cũng vì bị bế tắc không có lối thoát và đã hành động liều lĩnh như một tay cờ bạc.

Ông ta hy vọng chính quyền Ukraine sẽ tan rã nhanh chóng ngay khi bị tấn công và đã hành động theo mơ ước. Sự thực đã khác hẳn, cả thế giới đã ngỡ ngàng trước trước sự dũng cảm của Zelensky và quân dân Ukraine. Điều này đáng lẽ cả Putin lẫn Mỹ và Châu Âu phải dự đoán trước, họ phải biết rằng sự căm thù Moscow của người Ukraine còn lớn hơn nhiều lần tất cả mọi sợ hãi. Dũng cảm và quyết tâm là tất cả những gì người Ukraine cần để chiến thắng Putin. Mỹ và Châu Âu sẵn sàng giúp họ phần còn lại. Cuộc di tản người già, phụ nữ và trẻ em cũng đã hoàn toàn không diễn ra trong sự hoảng loạn làm tan vỡ quân đội Ukraine như Putin hy vọng. Người Nga tại Ukraine và người Ukraine gốc Nga đã không tưng bừng hoan nghênh cuộc xâm lăng của Putin mà còn chống lại. Quân Nga đã bị chặn đứng sau khi bị thiệt hại nặng và chỉ còn khả năng phóng tên lửa để tàn phá các thành phố. Điều này chỉ làm gia tăng sự căm thù và ý chí chiến đấu của người Ukraine và khiến Putin bị thế giới lên án mạnh hơn, dù ngay trong lúc này kết quả cụ thể nhất của cuộc chiến tranh Ukraine đã là khiến Nga bị hoàn toàn cô lập.

Một tại họa đang chờ đợi Putin là phản ứng sắp tới của nhân dân Nga. Cho đến nay Putin đã phần nào đánh lừa được dư luận Nga rằng đây chỉ là một cuộc hành quân tự vệ ngắn và sẽ sớm kết thúc trong thắng lợi nhưng giờ đây sự thực đang được phơi bày. Chính Putin đã gián tiếp nhìn nhận dư luận Nga đang thay đổi khi mạt sát những người phản đối cuộc xâm lăng này là bọn mạt kiếp và phản bội tiếp tay cho Phương Tây. Đe dọa lớn khác cho Putin là những người phụ nữ Nga. Một điều chưa được ý thức đủ là những người mẹ Nga rất đặc biệt. Họ có thể liều chết để bảo vệ hay báo thù cho con mình. Khi họ biết con mình đã chết hay có thể bị chết thì không còn gì trên thế giới này là quan trọng nữa, phản ứng của họ sẽ không thể tưởng tượng được. Điều đó sắp đến vì cuộc chiến đã kéo dài gần một tháng và đã bế tắc, các tin xấu từ Ukraine đang dồn dập.

Canh bạc liều của Putin đã thất bại. Với một GDP chỉ bằng 1.450 tỷ USD (2% GDP thế giới), ông ta không có khả năng kéo dài cuộc chiến này, nhất là những biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có ngày càng khiến Nga kiệt quệ hơn, trong khi phương tiện và tiềm năng chiến đấu của Ukraine gia tăng nhanh chóng. Mỗi ngày trôi qua là thêm một thất bại và một báo động cho Putin. Tương lai gần cho ông ta là sẽ phải từ chức hoặc bị lật đổ và bị đánh giá như một tay đạo tặc vĩ cuồng.

Lịch sử thế giới là cuộc hành trình của loài người tới tự do và của các dân tộc tới dân chủ. Bánh xe lịch sử sẽ rất tàn nhẫn với những kẻ đòi ngăn chặn nó. Chế độ Putin sẽ sụp đổ, Liên Bang Nga sẽ khó còn nguyên vẹn sau cuộc phiêu lưu này và đàng nào cũng không còn là một đe dọa nữa. Ukraine sẽ chiến thắng, các nước Belarus và Kazakhstan sẽ tách khỏi ảnh hưởng Nga để bắt đầu cuộc chuyển hóa về dân chủ. Làn sóng dân chủ thứ tư sẽ tràn tới vùng đất này và một giai đoạn mới của lịch sử thế giới sẽ mở ra. Putin muốn ngăn chặn đà tiến hóa nhưng ông ta chỉ làm nó gia tăng vận tốc.

Nguyễn Gia Kiểng

(22/03/2022)

(1) Một nghiên cứu ước lượng số người Ukraine chết trong nạn đói nhân tạo này là 5,7 triệu trên tổng số 32 triệu dân

Published in Quan điểm

Rốt lại, cuộc xâm lăng Ukraine do Putin phát động đã điểm thêm những nét vẽ đầy ấn tượng hoàn tất bức tranh chân dung của ông.

banco0

Những kỹ năng của nghề xuất thân KGB được ông dùng không phải để phát triển nước Nga hay bảo vệ một giá trị cao quý của nhân loại văn minh, trái lại chỉ để thỏa mãn tham vọng thống trị cá nhân. Tham vọng thống trị nước Nga trọn đời khiến ông để tâm vào suy tính hoán đổi vai trò Tổng thống và Thủ tướng, rồi thay đổi Hiến pháp. Cuộc xâm lăng Ukraine cho thấy để đạt tham vọng thống trị đó, ông sẵn sàng đánh đổi bằng kết quả thảm khốc cho người dân Ukraine và bằng chính hòa bình và cơ hội phát triển của một trăm bốn chục triệu công dân Nga ! Bức chân dung đó cho thấy tầm vóc chỉ tới đó của vị tổng thống !

Những năm 1980 của thế kỷ trước, tôi thường tự hỏi một nước Nga thời Sa hoàng, cho dù nền quản trị được xem không hữu hiệu lắm so với Tây Âu, vẫn là một trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật quan trọng với GDP từng đạt một phần sáu tổng GDP thế giới, với các nhà văn hoá, nhà khoa học lừng danh như Tolstoy, Dostoievski, Chekop, Pavlov, Mendeleev, Lomonosov… tại sao một nước Nga như thế mà vào thập niên 1980 lại ở vị trí sa sút tới vậy !

Nói sa sút là nói từ góc nhìn các giá trị của nền văn minh. Nước Nga Xô, nước lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất trong Liên Xô, những năm đầu thập niên 1980 vẫn là một trong hai siêu cường, sản xuất vũ khí hạt nhân nhiều nhất thế giới, nhưng những giá trị Nga Xô theo đuổi lại ngược chiều so với các quốc gia văn minh đương thời.

Nước Nga đó nằm trong bốn đại cường đánh bại Đức Quốc xã, nhưng cách hành xử của nước Nga khác ba nước còn lại là Mỹ, Anh, Pháp. Trong khi chính quyền các quốc gia kia chống Đức Quốc xã một cách minh bạch, cương quyết, kiên trì như chống lại thế lực độc tài, xảo trá, tàn bạo của loài người, thì nước Nga Xô (lãnh đạo bởi Stalin) lại mắt trước mắt sau bắt tay riêng với Đức Quốc xã cùng tấn công phản bội vào quốc gia cùng chịu nguy cơ Đức Quốc xã như mình. Thí dụ về trường hợp Ba Lan đầu thế chiến 2 bị chia đôi bởi cú bắt tay dưới bàn giữa Đức Quốc xã và Liên Xô, và giới tinh hoa của Ba Lan bị Liên Xô tàn sát trong vụ án Katyn được giấu kín bưng cho thấy mức độ xảo trá, lật lọng đáng sợ như thế nào. Sau thế chiến, tất cả các sự thật đều bị bôi xoá, người dân Liên Xô không biết những gì cha anh họ đã làm cho tới gần đây !

Những việc làm ma mãnh, gian trá cùng với một nền chuyên chính khắc nghiệt góp phần đưa tới hai hệ quả : Nga Xô lãnh đạo Liên Xô thành một trong hai siêu cường thế giới, nhưng Nga Xô cũng ngày càng rời xa các giá trị văn minh. Hệ quả thứ nhất nhanh chóng và dễ thấy, hệ quả thứ hai tới lâu hơn nhưng cũng dễ thấy không kém. Thời đại dân chủ tự do, Nga Xô lại độc tài. Thời đại xã hội dân sự, Nga Xô lại nhà nước toàn trị. Thời đại tự do ngôn luận, Nga Xô lại giam mình sau bức tường sắt. Thời đại các quốc gia giao thương bình đẳng phụng sự niềm vui sống con người và phát triển nhân loại, Nga Xô lại xây dựng hệ thống cộng sản với quan hệ kiểu minh chủ – chư hầu, uy hiếp quốc gia đàn em. Sự kiện Nga tấn công đàn áp Hung năm 1956 và tấn công đàn áp Tiệp Khắc năm 1968 là những thí dụ quá ngược chiều văn minh.

Hệ quả thứ nhất coi rầm rộ nhưng không quan trọng bằng hệ quả thứ hai. Chính giá trị đạo đức, tri thức, ý chí cộng đồng mới là nhân tố chánh hướng con người tới văn minh, còn vật chất, vũ khí chỉ là phương tiện.

Hậu quả nhãn tiền. Năm 1990-1991 hệ thống cộng sản sụp đổ tại các nước Đông Âu và tại Liên Xô. Các quốc gia thuộc Liên Xô trong đó có nước Nga, Ukraine, Belarus chấp nhận tách rời thành các quốc gia độc lập, cũng như các quốc gia Đông Âu khác. Trong khi Ba Lan, Séc, Slovakia, Hung, Rumani… phát triển giàu có với thể chế dân chủ, Ukraine vẫn còn lận đận…

Tổng thống Putin ngày nay là người hâm mộ Peter Đại đế và có tham vọng tái lập đế chế Nga – Sa hoàng vĩ đại. Các hoạt động của ông nhằm chiếm đất và lấn áp Ukraine được tiến hành gần như công khai. Ở thời thế giới phẳng mà biện pháp và tinh thần triển khai không khác gì thời của nước Nga – Stalin : đem quân xâm lấn trấn áp bất chấp luật pháp và ứng xử chuẩn mực giữa các quốc gia. Khi làm bậy, người ta cũng phải tìm một lý do coi được, nhưng những gì ông Putin trưng ra bị đại đa số quốc gia phản đối. Trong mối tương quan lực lượng hiện nay giữa Nga và Ukraine, bên nào là mối đe doạ bên nào, bên nào đã thực sự tiến đánh bên nào, mọi việc đã rõ lồ lộ… Nói Ukraine đe doạ Nga cũng hão huyền như nói Việt Nam dùng hạm đội đổ bộ đảo Hải Nam ! Nói Ukraine đủ điều kiện gia nhập NATO trong thời gian gần cũng hão huyền như thế, điều này ông Putin biết và NATO cũng biết !

Chênh lệch tương quan lực lượng Nga – Ukraine hiện nay lớn tới nổi ông Putin tin rằng mình có thể dễ dàng chiếm đóng nước Ukraine với cơ sở hạ tầng vật chất và nhân lực kỹ thuật cơ khí cao và lành nghề, với nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng thèm muốn. Tin rằng Nga quá đủ sức muốn làm gì thì làm, ông Putin nêu lên những cái cớ không cần cơ sở. Với sự quá đáng này, ông Putin đã tự điểm nhãn bức chân dung của mình rất sắc nét !

Mỹ và Châu Âu không vội vã nhảy vào cuộc chiến đối đầu với kẻ hung hãn bất chấp lý lẽ, nhưng chưa bao giờ các quốc gia trên thế giới đoàn kết trong ý chí cô lập và cấm vận Nga – Putin như lúc này. Cả những quốc gia muốn mềm dẻo với Nga như Đức, Nhật cũng không chịu được nữa sự quá đáng của ông Putin.

Nhật tuyên bố rằng nếu lúc này Nhật không đồng ý cùng Mỹ, Châu Âu trừng phạt Nga thì khi Đài Loan bị tấn công, Nhật khó yêu cầu Mỹ, Châu Âu hỗ trợ.

Sự đoàn kết của các nước cho thấy, với họ, trừng phạt nước Nga-Putin là trừng phạt một chính quyền độc tài, hiếu chiến, ngang ngược chứ không phải trừng phạt người Nga. Hơn nữa, họ tin rằng người Nga, một dân tộc có văn hóa cao, văn minh, cũng không ủng hộ một chính quyền tàn ác như vậy. Trừng phạt nước Nga-Putin lại có thể là ủng hộ chính sách làm bạn lâu dài với nhân dân Nga về sau ! Trừng phạt Nga-Putin cũng là lời cảnh cáo nghiêm khắc với bất kỳ thế lực ngang ngược nào cùng trường phái tàn ác và không tuân theo luật pháp quốc tế như Putin !

Với các quan sát như trên, bài viết này nhận xét rằng cho dù ông Putin thành công tới đâu trong ván cờ Ukraine của ông, e rằng đây cũng là ván cờ tàn.

Tàn cho sự nghiệp chính trị của ông Putin. Người bị cô lập tới vậy trên thế giới làm sao đứng được lâu dài trong nước mình, nhất là khi nước Nga có không ít thế lực chống lại ông !

Tàn cho bang giao Nga và Ukraine. Chắc trước sau gì cũng phải xóa cờ sắp bàn mới thôi ! Cho dù không tham chiến trực tiếp, thế giới có ngồi yên để Nga xâm lăng Ukraine theo cách như vậy không ? Và, cho dù ông Putin lập được chính phủ thân Nga tại Kiev, chính phủ này tồn tại được bao lâu ? Ý chí chống Nga của người Ukraine sẽ diễn biến ra sao ?

Nếu hai điều trên đúng thì hy vọng cũng tàn cho những ấp ủ bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế. Hy vọng những cái đầu khôn ngoan lấy đây làm bài học.

Và những quốc gia như Việt Nam cũng cần học rất nhiều điều từ bài học quý giá đang online !

Ngày 26 tháng 2 năm 2022

Lê Học Lãnh Vân

Nguồn : Văn Việt, 28/02/2022

-----------------------

Tham khảo :

1) https://www.nbcnews.com/news/world/live-blog/russia-ukraine-live-updates-n1289976

2) https://www.washingtonpost.com/world/2022/02/24/japan-russia-sanctions/

3) https://www.ft.com/content/aceeaeb4-f687-41f8-858e-b3b60cd21324

Published in Diễn đàn

Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, Học Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW) đã liên tiếp đưa ra các bản đánh giá về cuộc chiến Ukraine và Nga hiện nay. ISW là một tổ chức think-tank phi đảng phái và phi lợi nhuận có uy tín, trụ sở đặt tại Washington, DC, quy tụ nhiều cựu tướng lãnh, viên chức cao cấp chính phủ và các học giả để cung cấp các nghiên cứu giá trị về quân sự và đối ngoại quốc tế qua các nghiên cứu, số liệu và phân tích đáng tin cậy. Các nghiên cứu của ISW cũng giúp cho chính phủ Hoa Kỳ có thêm nguồn cố vấn quan trọng trong các chiến dịch quân sự và đối phó với các nguy cơ liên quan đến an ninh quốc gia.

war1

Nga vừa tuyên bố sử dụng phi đạn siêu thanh Kinzhal (màu trắng) để phá hủy một kho đạn của Ukraine.

Hai điểm đáng chú ý trong phân tích của ISW là Ukraine đã đánh bại chiến dịch quân sự ban đầu của Nga và cuộc chiến đang bế tắc, đồng nghĩa với sự khốc liệt và đẫm máu hơn, đặc biệt khi kéo dài (*).

Chiến dịch và ý định thoạt đầu của Nga là chiếm được Kyiv và các thành phố lớn khác của Ukraine để thay đổi chính phủ tại Ukraine chỉ trong một thời gian ngắn. Còn sự bế tắc trên các mặt trận Ukraine không có nghĩa là đình chiến hay ngừng bắn mà hai bên vẫn tiếp tục các cuộc giao tranh nhưng sẽ không thay đổi được tình trạng chiến sự căn bản.

Theo ISW, về mặt lý thuyết quân sự thì khi thất bại chiến dịch quân sự ban đầu thì Nga cần rút lui để chuẩn bị kế hoạch tấn công và hậu cần mới nhưng Nga không làm điều này mà chỉ tăng viện binh và sử dụng bom và phi đạn nhiều hơn, một chiến thuật cũng sẽ thất bại.

Trong trường hợp này thì Nga sẽ tiếp tục oanh tạc và pháo kích vào các thành phố Ukraine, phá hủy cả các mục tiêu dân sự và sát hại dân lành nhằm làm nhụt ý chí chiến đấu hay buộc Ukraine phải đầu hàng, chấp nhận những điều kiện do Nga đưa ra để tránh sự thiệt hại quá lớn, điều mà cho đến nay Ukraine đang chứng tỏ ngược lại một cách ngoan cường. Chỉ trong 24 giờ qua, Ukraine đã tiêu diệt thêm ba Trung đoàn trưởng của quân Nga.

Chính vì vậy sẽ tạo ra một cuộc xung đột khốc liệt kéo dài và một giai đoạn nguy hiểm mới, thử thách sự quyết tâm của Ukraine và phe đồng minh. Sự tiếp tục ủng hộ và viện trợ của phương Tây cho Ukraine sẽ là yếu tố quan trọng để giúp Ukraine vượt qua giai đoạn mới này. Đây là một tính toán sai lầm của Putin vì không ngờ Mỹ và phe đồng minh đã đoàn kết rất mạnh mẽ và Ukraine lại chống cự dũng mãnh như vậy.

Nga vừa tuyên bố sử dụng phi đạn siêu thanh Kinzhal để phá hủy một kho đạn của Ukraine. Đây là loại phi đạn hiếm, đắt tiền và tân tiến của Nga, cho thấy ý định leo thang chiến sự hơn là đạt được mục tiêu quân sự rõ ràng. Loại phi đạn Kinzhal này cũng có thể thay bằng đầu đạn hạt nhân, cho thấy Nga cũng có thể đang xem xét khả năng sử dụng đầu đạn hạt nhân tầm nhỏ để chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình, che đậy các vũ khí đã lạc hậu và thiếu hữu hiệu đang sử dụng trên chiến trường.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine lần đầu tiên tường trình rằng Điện Kremlin đang chuẩn bị quân số cho một cuộc chiến  kéo dài tại Ukraine và thực hiện các biện pháp quân dịch hà khắc, bao gồm động viên cả thanh niên 17-18 tuổi nhằm thay thế cho số binh lính tử trận. Cũng theo Ukraine, tinh thần và kỷ luật của quân Nga xuống rất thấp, bao gồm cả việc đào ngũ hay không thực hiện theo lệnh chỉ huy.

Nga cũng sẽ sử dụng các nhóm lính đánh thuê Bắc Phi Libya trong mục đích ám sát tổng thống Zelensky cùng các cấp lãnh đạo chính phủ và quân đội, thay cho chiến dịch quân sự bị thất bại.

Chiến sự tại Ukraine vẫn chưa có những dấu hiệu lạc quan và bom đạn của Nga tiếp tục thả hay pháo vào các mục tiêu dân sự và người dân Ukraine trước thái độ đeo đuổi cuộc chiến của Putin. Các nguồn tin tình báo Ukraine và truyền thông cho biết, một nhóm tướng lãnh quân đội và an ninh của Nga đang âm mưu thực hiện một cuộc đảo chánh Putin để nối lại mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Hoa Kỳ và phương Tây.

Nếu điều này trở thành sự thật, liệu có giải pháp nào hữu hiệu hơn để kết thúc chiến tranh ?

Nhã Duy

(21/03/2022)

(*) Russian Offensive Campaign Assessment, Institute for the Study of War, 19/03/2022

https://www.understandingwar.org/backgrounder/russian-offensive-campaign-assessment-march-19

Published in Diễn đàn

UAV "sát thủ" Switchblade : Vũ khí mới Mỹ cấp cho Ukraine để chống Nga

Trọng Nghĩa, RFI, 18/03/2022

Để giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga, ngày 16/03/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden đã đích thân loan báo quyết định chi viện thêm vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine với tổng trị giá lên đến 800 triệu đô la, bổ sung vào 200 triệu đô la thông báo trước đó một tuần. Trong gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, lần đầu tiên có loại máy bay không người lái tấn công Switchblade, cho đến nay chỉ có hai quân đội sử dụng là Mỹ và Anh. 

uav1

Máy bay không người lái Switchbalde được bắn đi từ "ống" phóng giống như một khẩu súng cối.  © AP

Bản liệt kê các khoản "trợ giúp an ninh" mới do Nhà Trắng công bố ngày 16/03 cho thấy là ngoài các loại súng và đạn dược, Hoa Kỳ còn cung cấp thêm cho 800 hệ thống phòng không Stinger và 2.000 tên lửa chống tăng Javelin nổi tiếng, cùng với 7.000 vũ khí chống giáp khác.

Trước Ukraine, chỉ có quân đội Mỹ và Anh sở hữu Switchblade

Chỉ có Anh và Trong bảng danh mục này, lần đầu tiên xuất hiện 100 đơn vị của loại vũ khí gọi một cách bí hiểm là "hệ thống máy bay không người lái (UAV) chiến thuật". 

Trả lời báo Mỹ Politico, dân biểu Mike McCaul, thành viên cao cấp thuộc đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ tiết lộ rằng đó là loại máy bay tự hành nhẹ mang tên Switchblade (nghĩa là "dao bấm"), một loại vũ khí hiện đại mà Hoa Kỳ cho đến nay chỉ mới đồng ý bán cho Quân Đội Anh mà thôi. Một quan chức chính quyền Biden sau đó đã xác nhận thông tin của dân biểu McCaul. 

Theo Politico, việc cung cấp loại máy bay không người lái "chiến thuật" hiện đại này cho Ukraine thể hiện một bước mới của Washington trong nỗ lực giúp Kiev chống lại cuộc tấn công xâm lược của Nga, vì cho đến nay, các phương tiện Mỹ giao cho Ukraine hầu hết là vũ khí chống tăng và phòng không "cổ điển". 

"Sát thủ cảm tử" gọn nhẹ, có thể được điều khiển từ xa

Theo báo chí Mỹ, Switchblade là vũ khí đáng gờm, được mệnh danh là "sát thủ cảm tử" vì chỉ được sử dụng một lần duy nhất nhưng có khả năng sát thương lớn đối với bộ binh hay phá hủy xe tăng hoặc các ổ pháo. 

Được công ty Mỹ AeroVironment sản xuất, Switchblade là loại máy bay không người lái hạng nhẹ, kích thước rất nhỏ, có thể bay lơ lửng trên không trong khoảng nửa tiếng đồng hồ trước khi được người điều khiển trên mặt đất hướng đến mục tiêu, cách đó hàng chục cây số.

Đây là kiểu drone rất gọn nhẹ, được phóng đi từ một chiếc ống tương tự như một khẩu súng cối, với thời gian chuẩn bị chỉ vài phút. Vì chỉ nặng khoảng 2,5 kg, vũ khí tự hành này có thể được chuyển vận dễ dàng trong ba lô của một người lính. 

Được trang bị hệ thống hướng dẫn GPS và camera riêng, Switchblade có thể được lập trình để tự động đánh trúng mục tiêu cách xa hàng cây số, và di chuyển xung quanh mục tiêu cho đến khi đúng thời điểm để tấn công. 

Switchblade còn có tính năng quan trọng khác là bay rất nhanh - với vận tốc khoảng 100 cây số/giờ, tức là nhanh hơn rất nhiều so với máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Ukraine đang sử dụng để gây sát thương đáng kể cho quân đội Nga. 

Khả năng được sản xuất nhiều và nhanh

Theo công ty AeroVironment, Switchblade có hai phiên bản 300 và 600. Loại thứ hai này có thể bay trong 40 phút và tầm hoạt động lên đến 80 km Theo một số ước tính, kiểu Switchblade 300 mà Quân Đội Mỹ có sẵn trong kho, chỉ có giá 6000 đô la, một chi phí khá khiêm tốn đối với một thiết bị như vậy, do đó sẽ có thể được sản xuất nhanh hơn với khối lượng lớn. 

Loại vũ khí này lần đầu tiên được lực lượng đặc biệt của Mỹ triển khai tại Afghanistan sử dụng, nhưng sau đó đã nhanh chóng được trang bị cho Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ để dùng tại Irak và Syria. 

Ngoài quyết định bật đèn xanh cho việc cung cấp máy bay không người lái Switchblade cho Ukraine, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu trên bộ, Hoa Kỳ còn nghĩ đến việc nhanh chóng trang bị cho đồng minh của mình các hệ thống phòng không có tầm bắn xa hơn các loại tên lửa Stinger. 

Trong bản liệt kê các phương tiện vũ khí chi viện cho Ukraine, Nhà Trắng còn cho biết thêm : "Ngoài các hệ thống phòng không tầm ngắn do Mỹ sản xuất mà người Ukraine đang sử dụng với hiệu quả lớn, Mỹ cũng đã xác định và đang giúp Ukraine có được các hệ thống bổ sung, có tầm hoạt động xa hơn, các hệ thống mà lực lượng Ukraine đã được huấn luyện để sử dụng…" 

Chi viện cho Ukraine hệ thống phòng không S-300 lấy từ Đông Âu

Theo báo Politico, dân biểu Paul McCaul đã tiết lộ rằng Mỹ đang "làm việc với các đồng minh" để gửi qua Ukraine hệ thống tên lửa địa đối không S-300 do Nga chế tạo.

S-300 là loại tên lửa phòng không có từ thời Liên Xô, được triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970, chuyên dùng để đánh chặn máy bay, tên lửa, được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả hiện nay. 

Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, trong thời gian gần đây, Mỹ đang thăm dò các quốc gia Đông Âu có sẵn hệ thống tên lửa phòng không S-300 để tìm cách chuyển qua Ukraine. Trong số các nước này có Slovakia, Bulgari và Hy Lạp. 

Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm qua, 17/03, bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết là nước ông sẵn sàng chuyển giao hệ thống S-300 của mình cho Ukraine.

Phát biểu trong một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Mỹ Lloyd Austin tại Bratislava, ông Jaroslav Nad xác nhận : "Chúng đã thảo luận với Mỹ, Ukraine và các đồng minh khác về khả năng triển khai hoặc tặng hệ thống S-300 cho Ukraine và chúng tôi sẵn sàng làm vậy". 

Tuy nhiên bộ trưởng Quốc phòng Slovakia nhấn mạnh : "Chúng tôi sẵn sàng làm điều đó ngay lập tức nhưng chỉ khi có phương án bù đắp phù hợp".

Theo Reuters, Slovakia hiện có duy nhất một giàn phóng tên lửa S-300, và đang muốn thay thế bằng hệ thống tên lửa Patriot của Hoa Kỳ. 

Còn theo Politico, ngoài hệ thống S-300, Mỹ cũng có thể khuyến khích các đồng minh Đông Âu chuyển giao cho Ukraine hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SA-8, cũng do Nga sản xuất, và hiện đang nằm trong kho của Rumani, Bulgari và Ba Lan.

Vũ khí mà Mỹ nói riêng, và phương Tây nói chung được cho là đã giúp Ukraine thành công trong việc bảo vệ thủ đô Kiev và làm chậm bước tiến của Nga ba tuần sau khi cuộc xâm lược bắt đầu.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 18/03/2022

************************

Mỹ cung cấp gói viện trợ an ninh cho Ukraine

RFA, 18/03/2022

Sau bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelenskyy trước lưỡng viện Hoa Kỳ hôm tối 16/3 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã ký gói viện trợ an ninh lên đến 800 triệu USD cho Ukraine bao gồm 800 lên lửa phòng không Stinger, và 9.000 tên lửa chống tăng các loại.

uav2

Gói viện trợ mới của Hoa Kỳ dành Ukraine gồm có súng phòng không vác vai Stinger đời mới có khả năng diệt chiến đấu cơ địch ở độ cao hơn và khoảng cách xa hơn

Khoản viện trợ này nằm trong gói 13,6 tỷ đô la viện trợ Mỹ cam kết cung cấp cho Ukraine nhằm bảo vệ Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga.

Ngoài các loại vũ khí được liệt kê ở trên, sự hỗ trợ trước đây của Hoa Kỳ đã cam kết dành cho Ukraine bao gồm : hơn 600 tên lửa phòng không Stinger ; khoảng 2.600 tên lửa chống tăng Javelin ; năm máy bay trực thăng Mi-17 ;ba tàu tuần tra ; bốn radar theo dõi hệ thống phản pháo và máy bay không người lái phản kích ;bốn hệ thống radar chống súng cối ; 200 súng phóng lựu và đạn ; 200 súng ngắn và 200 súng máy ; gần 40 triệu viên đạn nhỏ và hơn 1 triệu quả lựu đạn, súng cối, pháo các loại ;70 Xe bánh đa dụng cơ động cao (HMMWV) và các loại xe khác ; thông tin liên lạc an toàn, hệ thống phát hiện chiến tranh điện tử, áo giáp, mũ chống đạn và các thiết bị chiến thuật khác ; thiết bị quân y hỗ trợ điều trị và sơ tán ; hiết bị rà phá bom mìn và vật liệu nổ ; và hình ảnh vệ tinh và khả năng phân tích.

Với gói viện trợ an ninh vừa nêu, tổng cam kết viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine trong tuần qua lên đến một tỷ đô la Mỹ.

Nguồn : RFA, 18/03/2022

Published in Diễn đàn

Thảm họa chiến tranh của Ukraine cũng là một tấn bi kịch đối với xã hội Nga. Ba tuần lễ, Kiev vẫn không đầu hàng. Moskva chưa chiếm được được một thành phố lớn nào của Ukraine, kinh tế Nga bị phong tỏa tứ bề. Nhưng điện Kremlin xem đây là cơ hội để "sàng lọc" những thành phần "cặn bã" trong xã hội, để lột mặt nạ "những kẻ phản bội", "kẻ thù từ bên trong" lũng đoạn xã hội Nga. Putin đẩy nước Nga quay trở lại với chế độ toàn trị.

thanhloc1

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu tại Moskva, Nga, ngày 21/12/2021 AP - Mikhail Metzel

Vào lúc gót giầy của binh sĩ Nga vang lên trên lãnh thổ Ukraine, hàng ngàn, hàng chục ngàn người Nga đã bỏ xứ ra đi. Bất chấp lệnh cấm của chính phủ, hàng chục ngàn người vẫn tập hợp ở Moskva hay Saint Petersbourg, quê hương của Putin, để phản đối chiến tranh. Cả ngàn người Nga đã bị câu lưu.

Phát biểu trên truyền hình hôm 16/03/2022, nguyên thủ Nga Vladimir Putin trấn an công luận rằng "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine diễn ra "như mong đợi". Về việc bị quốc tế tẩy trừng phạt, chủ nhân điện Kremlin nhìn nhận đây là một thời khắc khó khăn, nhưng rồi Nga sẽ vượt qua tất cả. Tuy nhiên phần quan trọng nhất trong các tuyên bố của ông Putin nằm ở chỗ khác.

Không chỉ đưa ra những lời lẽ để trấn an công luận, ủy lạo binh lính, Vladimir Putin còn quả quyết là về mặt chính trị, chiến dịch Ukraine có lợi cho nước Nga. Theo ông, đây là cơ hội để "xã hội Nga tự thanh lọc", phơi bày ra ánh sáng "bộ mặt của đội quân thứ năm", bao gồm những người Nga làm tay sai cho nước ngoài, phục vụ lợi ích của phương Tây. Ông Putin muốn nói tới những người Nga chống chiến tranh Ukraine, những công dân Nga cũng lên đường tị nạn như ba triệu người Ukraine phải bỏ xứ ra đi.

Tránh dùng từ "chiến tranh", lãnh đạo Nga tin rằng "một đợt sàng lọc tự nhiên và cần thiết sẽ lại càng giúp xã hội Nga vững mạnh hơn, đoàn kết hơn và có khả năng lớn hơn để đối mặt với những thách thức". Cụm từ "sàng lọc" hay "tự thanh lọc" mà Vladimir Putin sử dụng cũng đủ khiến các nhà sử học "lạnh người".

Chủ nhân điện Kremlin không dừng lại ở đó. Ông nói tiếp : "Mọi dân tộc, mà trước hết là dân tộc Nga biết phân biệt giữa một người yêu nước chân chính với cặn bã hay kẻ phản bội". Vậy những "cặn bã" và những kẻ "phản bội"đó là ai ? Tổng thống Nga giải thích tiếp : Đó là những người Nga tham gia "đội quân thứ năm" phương Tây dựng lên, đã gài vào trong xã hội Nga, nhằm "tàn phá nước Nga".

Sợ rằng chưa đủ rõ, ông Putin nói thêm : Những người lính trong đội quân thứ năm đó "kiếm tiền trên đất Nga, nhưng hồn của họ thì ở mãi tận trời Tây". Đó là những kẻ sẵn sàng "bán cả mẹ cha" để có được đời sống như "giới thượng lưu" phương Tây.

Lập trường đó cho thấy, với những người Nga, xuống đường chống chiến tranh Ukraine cũng đủ để bị ghép vào tội "phản bội" tổ quốc. Đưa ra hình ảnh những thành phố Ukraine bị quân đội Nga tàn phá là hành vi "phục vụ lợi ích của nước ngoài". Đó chính là thảm kịch của một phần dân chúng Nga, khi bị chính quyền coi là "kẻ thù" ngày trên đất nước của họ. 

Nhà bình luận về địa chính trị Pierre Haski trên đài phát thanh France Inter ghi nhận Vladimir Putin đưa nước Nga đi thụt lùi trở về với quá khứ, cả về mặt "tư tưởng, kinh tế, chính trị". Lời lẽ được chủ nhân điện Kremlin sử dụng làm liên tưởng đến những năm tháng dưới thời Stalin và những đợt thanh trừng thời chiến tranh lạnh. Khó có thể ngờ được rằng Vladimir Putin giờ đây sử dụng lại những từ ngữ đó để làm sống lại tinh thần yêu nước của người dân Nga, để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine.

Điều đó cũng có nghĩa là Moskva không dung thứ cho bất kỳ một tiếng nói bất đồng nào. Các phương tiện truyền thông độc lập đã lần lượt "tự" đóng cửa. Các phương tiện liên lạc với thế giới bên ngoài mất dần, công luận Nga giờ đây chỉ có một kênh thông tin duy nhất, đó là thông tin từ Kremlin.

Chính những người Ukraine và Nga đều công nhận họ là "anh em một nhà", số phận của hai dân tộc này luôn gắn liền với nhau. Điều này một lần nữa đã được kiểm chứng. Có khác chăng là dân Ukraine cửa nhà tan nát vì bom đạn mà Vladimir Putin mượn tay quân đội dội sang nước láng giềng, còn xã hội Nga thì bị chính sách tuyên truyền của Vladimir Putin đầu độc.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 18/03/2022

Published in Diễn đàn

Trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam cố gắng tỏ ra "trung lập" trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga, thì phe quân đội lại đứng về phía Nga là bằng chứng không thống nhất trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam.

nhin1

Việt Nam có bang giao cả với Ukraine và Nga

Về mặt chính thức, Việt Nam có bang giao cả với Ukraine và Nga nên Việt Nam chỉ biết hô hào hai bên : "Chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế" (Bộ Ngoại giao, ngày 03/03/2022).

Tuy nhiên, Việt Nam không dám dùng chữ "xâm lăng" hay "xâm lược" để nói thẳng về hành động của Nga. Ngược lại, chỉ dám gọi cuộc tấn công vào Ukraine của Nga là "chiến dịch quân sự đặc biệt", hay "chiến dịch quân sự".

Theo Nga, lý do nước này "đánh phủ đầu" vào Ukraine vì Ukraine toan tính gia nhập khối NATO, và vì Mỹ và NATO phớt lờ yêu cầu sẽ không đe dọa an ninh Nga từ hướng Đông. Ngoài ra Nga còn viện lý do vì hai "Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk" (DPR và LPR) ly khai khỏi Chính quyền trung ương Ukraine đã kêu gọi Nga giúp nên Nga gửi quân đội qua bảo vệ an ninh.

Ai cũng biết những lý do của Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra không thể biện minh cho hành động của ông ta đã tự phát xâm lăng nước láng giềng nhỏ bé Ukraine. Năm 2014 Nga đã chiếm bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine.

Hành động "đánh phủ đầu" của Putin, dù không hề bị Ukraine hay Mỹ tấn công đã khiến các nước Châu Âu xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.  Bằng chứng này đã được báo điện tử của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thừa nhận :

"Chiến địch quân sự của Nga tại Ukraine khiến các nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) đoàn kết với nhau hơn. Lần đầu tiên, khối này quyết định cung cấp tài chính để tài trợ vũ khí cho Ukraine. Đức sau nhiều năm theo đuổi chính sách tránh can dự, cũng đã quyết định gửi vũ khí cho Ukraine.

Thụy Điển và Phần Lan đã thay đổi lập trường xem xét việc gia nhập NATO. Một cuộc thăm dò dư luận ở Thụy Điển ngày 25/2 cho thấy, có tới 41% số người được hỏi ủng hộ nước này gia nhập NATO, chỉ có 35% phản đối. Từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, tỷ lệ ủng hộ thường ở mức 35%. 

Tại Phần Lan, một cuộc thăm dò ngày 25/2, có tới 53% số người được hỏi ủng hộ gia nhập NATO. Năm 2017, các cuộc thăm dò chỉ có 19% muốn Phần Lan gia nhập NATO và tỷ lệ này tương đối ổn định. Trong khi đó, vào đầu tháng 3, Moldova và Georgia cũng nộp đơn xin gia nhập EU" (Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 16/03/2022).

Tuy nhiên, báo này cũng cảnh cáo : "Việc một số quốc gia có nguyện vọng gia nhập EU và NATO, khiến châu Âu đứng trước bài toán hết sức phức tạp, đó là làm thế nào để cân bằng giữa việc đối phó với Nga, bảo vệ an ninh, các nguyên tắc của liên minh, nhưng giữ cho châu Âu tránh khỏi cú sốc kinh tế-xã hội. Khả năng mở rộng nhanh chóng của EU và NATO có thể đẩy châu Âu đến bờ vực của một cuộc chiến toàn diện".

Điều kiện của Nga

Liệu lo xa của Đảng cộng sản Việt Nam có phù hợp với tình hình trên chiến trường Ukraine hay không ?

Tất nhiên là không, vì nếu khối Châu Âu và Mỹ có giúp nhân dân Ukraine chiến đấu thì cũng chỉ để tự vệ chống lại cuộc xâm lược quân sự của Nga mà thôi. Cuộc chiến này sẽ chấm dứt mau chóng nếu ông Putin thật sự tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của nhân dân Unkraine và các dân tộc lân bang như Ba Lan, Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungary, v.v.

Nhưng, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã cho biết Nga sẽ ngưng chiến nếu Ukraine đồng ý các điều kiện như sau :

- Không gia nhâp NATO,

- Không có vũ khí có thể đe dọa Liên bang Nga.

Ngoài ra, theo hãng thông tấn Sputnik News của Nga, các viên chức Nga còn đòi :

- Kyiv xúc tiến sửa đổi Hiến pháp và cam kết sẽ không gia nhập bất kỳ khối liên minh nào.

- Bên cạnh đó, Ukraine cần công nhận kết quả trưng cầu dân ý cho phép Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, cũng như công nhận độc lập cho "Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk" (DPR và LPR).

Tất nhiên những điều kiện của Nga rất khó được Ukraine chấp nhận, vì nếu đồng ý sẽ đưa đến hậu quả khôn lường về an ninh và chủ quyền lãnh thổ trong tương lai, nhất là vấn đề ly khai thân Nga của Crimea, Donetsk và Luhansk.

Hoa Kỳ và khối 29 nước còn lại của Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO (North Atlantic Organization) và Liên Hiệp Châu Âu (European Union) đã viện trợ nhân đạo và vũ khí cho Ukraine chống Nga. Các nước Châu Âu lo ngại, Nga sẽ tấn chiếm các nước lân bang, nếu Ukraine rơi vào tay Nga.

Trong bối cảnh này, báo chí bên Việt Nam tương đối đưa tin đầy đủ nhưng tuyệt nhiên tránh mọi ngôn ngữ nói xấu Nga đã gây tang thương và đổ vỡ cho người dân vô tội Ukraine, hay lên án Nga đã xâm lăng Ukraine.

Tướng sĩ mò mẫm ở đâu ?

Trong khi đó, báo đảng lại phổ biến rộng rãi những quan điểm thân Nga của một số sĩ quan quân đội cộng sản Việt Nam.

nhin2

Đại tá Lê Thế Mẫu

Điển hình như Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng nói : "Trong cuộc xung đột Nga-Ukraina hiện nay, chính Mỹ và NATO toan tính sử dụng sức mạnh quân sự để thực thi một học thuyết địa-chính trị đã hoàn toàn lỗi thời, còn Nga buộc phải đáp trả không chỉ để bảo đảm an ninh cho chính mình mà còn là để hóa giải hiểm họa một cuộc chiến tranh lớn giữa Nga và NATO ở Châu Âu" (VietTimes, 11/03/2022).

Thứ "học thuyết địa-chính trị" mà ông Mẫu nói ở đây là quyết định, then chốt là Mỹ, muốn bành trướng khối NATO để đe dọa an ninh Nga, nên Nga phải : "Thực thi các biện pháp quân sự và kỹ thuật-quân sự cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia cho mình".

nhin3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn phát biểu tại hội thảo.

Trung tướng dư luận viên Nguyễn Thanh Tuấn thì viết rằng :

"Đã thế vì sức ép  của Mỹ Tổng thống Zelenxki (Zelensky) không chịu thực hiện thỏa thuận Noocmandi (Normandy Treaty) tìm biện pháp hòa bình thống nhất đất nước mà đẩy mạnh xây dựng quân đội, phát triển quân sự với ý định gia nhập NATO dựa vào Mỹ để thu hồi các vùng đã mất và ly khai, đối đầu chống Nga, cùng Mỹ bao vây kiềm chế làm suy yếu nước Nga. Một chính quyền chấp nhận phụ thuộc Mỹ đã đẩy Ucraina (Ukraine) đến hoàn cảnh như hiện nay.

Với Nga hay bất cứ nước nào như Nga cũng không thể chấp nhận một nước láng giềng gần gũi cùng chung biên giới quay lưng cùng các nước khác chống mình, đặc biệt Nga càng không thể bị nhiều lần phản bội nên họ cần có biện pháp ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ đưa chiến tranh đến với nước mình" (RFA, 01/03/2022, trích lời Nhà văn Tạ Duy Anh đăng trên Facbook của ông).

nhin4

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an

Đến phiên Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an thì tiên đoán "Nga sẽ không "sa lầy", mà chậm nhất sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 3".

Nhưng căn cứ vào đâu mà ông nói như thế ? Ông tướng Cương không giải thích được vì ông không nắm vững tình hình nên mới nói vung xích chó như thế này : "Tổng thống Putin đã tuyên bố : Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine ; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine vì người Ukraine và người Nga cùng một chủng tộc, chung tổ tiên, dòng máu. Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy" (báo Nghệ An, ngày 28/02/2022).

Nhưng Putin không những đã xâm lăng Ukraine mà còn ra lệnh cho máy bay ném bom và bắn hỏa tiễn, đại pháo vào khu dân cự tại nhiều thành phố và thủ đô Kyiv, gây thương vong cho hàng ngàn thường dân vô tội. Hơn 3 triệu ngưởi dân Ukraine đã phải chạy sang tị nạn ở các nước láng giềng Ba Lan, Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungảy, Romania, Slovia, Moldavia, v.v… Nhiều xác chết dân thường đã được cuốn bằng bao plastic mầu đen để mai táng vội vàng tại các hầm chôn tập thể ngay giữa thành phố.

Theo quan điểm của tướng Cương thì : "Mục tiêu thực sự của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Putin triển khai tại Ukraine là tập trung phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, bao gồm đánh tan hệ thống thông tin chỉ huy, toàn bộ hệ thống radar cảnh báo sớm, đặc biệt là hệ thống radar của hệ thống phòng thủ S300, đánh vào các căn cứ quân sự, các sân bay quân sự, cảng quân sự, thậm chí cả kho vũ khí, tên lửa, máy bay, xe tăng… Từ đó, buộc chính quyền của Tổng thống Zelensky phải phi quân sự hóa, cam kết trung lập, tức không "chạy theo" con đường gia nhập NATO. Khi đạt yêu cầu này, ông Putin sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt".

Rõ ràng ông Cương đã muốn Nga can thiệp thô bạo vào Ukraine để đạt mục tiêu chính trị. Đồng thời ông tướng này còn chê bai Ukraine là : "Một cái giỏ thủng, đã rệu rã, cho dù phương Tây có đổ bao nhiêu vũ khí và tiền của đi chăng nữa, thì chính quyền yếu kém, không đặt lợi ích của quốc gia lên trên, không vì cuộc sống bình yên của người dân mà lao vào cuộc chiến đỏ đen mù quáng này cũng không thể thay đổi cục diện trên chiến trường được".

Thiếu tướng ngành chiến lược của Công an Việt Nam còn sai bét khi nói : "Sức mạnh trong cuộc chiến đấu nằm ở tính đúng đắn của chiến lược, chính sách người cầm quân, thể hiện ở chỗ, đại đoàn kết triệu người như một. Còn tại Ukraine, người dân và quân đội cũng không muốn chiến đấu chống lại Nga vì họ biết làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại".

Nói câu này có lẽ tướng Cương đã không có cơ hội theo dõi thời sự ở Ukraine vì ông không thấy những cụ già trên 60 tuổi và phụ nữ đã được huấn luyện bắn súng vội vàng trước khi tập trung chống quân Nga mà trên người không có lấy một cái nón sắt hay áo chống đạn. Hàng triệu người đàn ông, từ 18 đền 60 tuổi, đã tuân lệnh động viên để chống Nga cứu nước.

nhin5

Trung tướng Nguyễn Đức Hải

Mặt khác, Trung tướng Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởngViện Chiến lược Quốc phòng cũng khẳng định thay cho Putin rằng : "Nga nhấn mạnh rằng không xâm lược các nước láng giềng khác mà chỉ đáp trả mối đe dọa từ Ukraine. Nga muốn thực hiện phi quân sự tiềm lực quân sự của Ukraine, vì thời gian gần đây Nga hiểu rằng tiềm lực quân sự từ bên ngoài trực tiếp hỗ trợ, hiện đại hóa cho Ukraine" (báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/02/2022).

Cuối cùng ông tướng Hải bênh Nga : "Nếu Ukraine và Georgia gia nhập NATO (Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương) sẽ làm tăng thêm dấu ấn NATO, tổ chức này có điều kiện để triển khai lực lượng, binh khí sát biên giới Nga. Đây là địa bàn để NATO triển khai lực lượng, binh khí, kỹ thuật đe dọa, uy hiếp đối với Nga. Để loại trừ các vấn đề trên không có cách nào khác Nga đã tiến hành đòn quân sự phủ đầu để ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn về chiến tranh xâm lược đe dọa trên tuyến biên giới".

Tương lai Việt Nam

Như vậy, với chiến lược và chiến thuật của Nga áp dụng vào Ukraine, liệu Trung Quốc có học được gì cho mưu đồ tấn công sang Việt Nam khi hai nước hết còn là "đồng chí" hay "anh em" ? Và Việt Nam đã học được gì vào những lời hứa hẹn của Nga đối với cuộc chiến biên giới Việt-Trung từ 1979 đến 1989, và cuộc chiến Việt-Trung ở Trường Sa ngày 14/03/1988 ?

Nên biết vào năm 1978, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn đã sang Nga gặp Chủ tịch nhà nước Liên Xô Leonid Ilyich Brezhnev đê ký "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Liên Xô - Việt Nam".

Hiệp ước này có 9 điều, trong đó hai bên cam kết "Đoàn kết và tương trợ huynh đệ ; Hỗ trợ lẫn nhau trong việc củng cố và bảo vệ lợi ích xã hội chủ nghĩa" và "chung sống hòa bình…".

Riêng trong lĩnh vực quốc phòng, hai bên đã đồng ý ghi vào Điều 6 rằng : "Các bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến ​​ca nhau v tt c các vn đề quc tế ln nh hưởng đến li ích ca c hai nước. Trong trường hp mt trong các bên tr thành đối tượng ca mt cuc tn công hoc đe da tn công, các bên ký kết s ngay lp tc bt đầu tham vn ln nhau để loi b mi đe dọa đó và thực hiện các biện pháp hiệu quả phù hợp đảm bảo hòa bình và an ninh cho quốc gia của hai bên".

Thế nhưng, bẽ bàng thay cho "đồng chí" Lê Duẩn và Đảng cộng sản Việt Nam khi bị Trung Quốc tấn công thì Nga vẫn bình chân như vại.

Hãy nghe cựu Phó Đô đốc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Minh Thái nói về vấn đề này trên trang FB của ông ta như sau : 

"Năm 1978 bộ tam sang ký hiệp ước, nhưng 1979 tàu khựa vẫn đánh ta, niềm tin về sức mạnh Liên Xô phai nhạt là tất yếu ?

Năm 1988 xảy ra vụ Trường Sa và thảm sát Gạc Ma. Lãnh đạo Hải quân bức xúc vì Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh án binh bất động, không chia sẻ thông tin. Họ trả lời vì… không có lệnh của cấp trên.

Sau này nhiều lần làm việc, họ luôn nói sẵn sàng giúp đỡ ta, nhưng nếu không thanh toán hợp đồng đúng hạn thì còn khuya nhé, chưa kể hợp đồng nào cũng có rất nhiều phát sinh và bổ sung hợp đồng, tức là thêm tiền…

Nhưng phản cảm nhất là chuyến thăm của lãnh đạo ta năm 2014. Đến Moscow đón rất lạnh nhạt, mấy ngày sau bác cả phải bay xuống Xochi mới gặp đối tác để ký các văn kiện ! Riêng văn kiện tôi chịu trách nhiệm, đã xong bản in để ký, họ nói phải sửa… Tôi nhẹ nhàng : Giờ sửa cũng ok, nhưng sẽ không thể ký lần này ! Lúc đó họ mới thôi yêu sách. Khi đoàn đến Minsk, Tổng thống (Putin) trải thảm đỏ đón và tiễn đoàn, mới thấu hiểu về người Nga mới.

Những chuyện này cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thế nên chiến tranh với Ukraina cần được nhìn nhạn từ nhiều góc độ, mới hiểu được bản chất vấn đề".

(Theo Đinh Đăng Định trên RFA - Radio Free Asia, Đài Á Châu Tự do, ngày 01/03/2022)


Không tiền hết bạn

Xem như thế ta mới biết thân phận nhược tiểu không có nghĩa gì trước mắt nước lớn, dù có "môi hở răng lạnh", hay "vừa là đồng chí vừa là anh em" như hai đảng cộngsản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc nhưng khi muốn đánh, Tầu đã "dậy cho Việt Nam một bài học" năm 1979 và tấn công chiếm 7 vị trí chiến lược ở Trường Sa từ 1988 đến 1995.

Giờ đây, Nga đã nắm 85% việc khai thác dầu khí của Việt Nam, trong khi Việt Nam phải lệ thuộc đến 90% vào nguyên liệu của Trung Quốc để sản xuất hàng hóa thì dạ dầy người dân Việt Nam có còn ngăn nào cho bản thân ?

Bằng chứng này đã phơi bầy trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam :

"Hợp tác kinh tế-thương mại song phương duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD.

Tính đến tháng 4/2021, Nga đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 144 dự án và tổng số vốn đăng ký khoảng 944 triệu USD. Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD. Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách hai nước.

Đến nay, hợp tác với Nga chiếm khoảng 85% tổng sản lượng khai thác dầu, khí của Việt Nam và ngành dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro năm 2021 kỷ niệm 40 năm thành lập và vẫn tiếp tục là biểu tượng của sự hợp tác Việt - Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và thai thác dầu khí của Việt Nam. Liên doanh RusVietPetro tại Nga là một trong những dự án đầu tư ở nước ngoài thành công nhất của PetroVietnam và là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực cho cả hai nước" (Nhân Dân, ngày 30/11/2021).

Nhưng liệu giọng điệu phấn khởi của báo Nhân Dân có biến thành đồng Dollar viện trợ từ phía Nga, hay khi đàn em Việt Nam ngã thì bà chị Nga không thèm nâng lên mà lại thản nhiên ngoảnh mặt nhìn sang thị trường kinh tế khổng lồ của đồng minh Trung Quốc ?

Dự đoán này không xa vời vì Trung Quốc đã đứng về phía Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Bằng chứng là ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc đã đáp lại kêu gọi của Putin để viện trợ quân sự và nhân đạo cho Nga để bù đắp lại những khó khăn Nga phải gánh chịu lớn nhất trong 30 năm, do trừng phạt kinh tế và tài chính của Mỹ và đồng minh.

Như vậy lãnh đạo cộng sản Việt Nam có bao giờ hão huyền tin rằng nếu bị Trung Quốc tấn công lần nữa, dù trên đất liền hay ở Biển Đông, thì Nga sẽ đứng về phía Việt Nam, hay Việt Nam sẽ thất vọng não nề như Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cắn răng tuyệt vọng trước đây ?

Phạm Trần

(17/03/2022)

Published in Diễn đàn
jeudi, 17 mars 2022 16:42

Lựa chọn thái độ nào ?

Nhiều người đưa ra cái viễn cảnh là Putin sẽ khởi động hệ thống nguyên tử. Điều này gần như chắc chắn là không xảy ra, đó là một quyết định tự sát. Một người như Putin không phải là người có can đảm để tự sát. Người can đảm thì ghét cái ác và bạo tàn, người bạo tàn thì hèn nhát. Chúng ta phải quả quyết điều này thay vì trung dung cho rằng sự can đảm là trung điểm của hèn nhát và tàn bạọ.

seul1

Putin không phải là người có can đảm để tự sát vì lúc nào cũng sợ bị ám sát, do đó luôn tránh xa mọi người dù là những cố vấn rất thân cận.

Người can đảm thì ghét cái ác và bạo tàn, người bạo tàn thì hèn nhát

Có một câu chuyện nổi tiếng về điều này : Vào ngày 30/4/1945 sau bài diễn văn vĩnh biệt vào buổi sáng, Hitler đi vào phòng riêng để tự tử. Tất cả những cộng sự viên chờ đợi để nghe một tiếng súng nhưng không thấy. Tới chiều Hitler hé cửa nói ra ngoài : "Tôi đói rồi, mang đồ ăn tới cho tôi". Hitler không có can đảm để cầm súng tự bắn mình, cuối cùng một vệ sĩ đi vào để giúp ông ta hoàn thành ý định. Hitler – một con người tàn bạo, một con người đã dám giết mấy triệu người Do Thái, dám khởi động thế chiến nhưng đến lượt mình thì không dám tự sát, nhất là trong lúc không còn hy vọng nào để có thể sống tiếp. Những kẻ hung bạo thường không có can đảm như người ta tưởng bởi vì một người can đảm thì sẽ không hung bạo. Hai bản tính đó không bao giờ đi đôi với nhau.

Một lý do nữa khiến Putin không dám lấy quyết định tự sát (khởi động hệ thống nguyên tử) bởi vì ông ta là người tham lam, rất hám tiền bạc. Người ta ước lượng số tiền của Putin vào khoảng 40-50 tỷ USD, một trong những người giàu nhất thế giới. Putin xây cho mình hàng chục lâu đài. Cung điện Versailles được đánh giá là cung điện đẹp nhất thế giới nhưng khi so sánh với cung điện của Putin thì không thấm vào đâu cả. Trong khi đó Putin sống trong một đất nước nghèo, đại bộ phận dân chúng cơ cực, thu nhập bình quân đầu người (9.000 USD/năm) dưới mức trung bình của thế giới (11.000 USD/năm). GDP của nước Nga vốn đã thấp thì phân nửa đã bị chiếm đoạt bởi giới tài phiệt, nghĩa là bình quân đầu người của người Nga chỉ còn một nửa mức trung bình thế giới (5.000-6.000 USD/năm). Vậy mà ông ta có thể xa hoa tới mức ghê tởm như vậy.

Một con người vừa tàn bạo, vừa hám tiền lại hưởng thụ vô tội vạ như vậy thì không bao giờ có can đảm tự sát cho nên khả năng Putin gây chiến bằng nguyên tử gần như không đặt ra.

Hoặc một người người như Hòa Thân, một nhân vật cực kỳ tham lam trong phim Tể Tướng Lưu Gù. Hòa Thân bị Gia Khánh bắt ngay khi phát tang Càn Long. Khi Gia Khánh được Càn Long truyền ngôi, Hòa Thân đem của sang hối lộ luôn, Gia Khánh có nhận nên Hòa Thân nghĩ mình an toàn. Ai ngờ vua cha Càn Long (người sủng ái Hòa Thân) vừa chết thì Hòa Thân bị bắt luôn. Dưới tác động của Lưu Dung, Gia Khánh cho Hòa Thân được treo cổ mà không bị tùng xẻo. Hòa Thân khóc lóc không dám buộc dây. Lúc đó Lưu Dung vào thăm phải nói mãi thì Hòa Thân mới chịu treo mình. Những người tham lam thì luôn có một phẩm chất đó là hèn nhát.

Gần đây, Zelensky đã phát biểu : "Tôi sẽ ở lại đất nước của mình và nếu tôi có chết thì tôi sẽ chết cùng những người lính của mình" sau khi đã từ chối lời đề nghị đi lánh nạn. Ông tổng thống trẻ tuổi của Ukraine rõ ràng là một người can đảm, chấp nhận trước cái chết rất dễ xảy đến một cách bình thản. Không biết thế giới sau này sẽ nhắc tới Putin như thế nào, nhưng chắc chắn sẽ nhắc tới Zelensky như một biểu tượng của lòng dũng cảm, một tấm gương vệ quốc lớn.

seul2

Ngay giữa tiếng bom đạn và cuộc chiến, Tổng thống Zelensky luôn có mặt bên cạnh những người lính của mình.

Nhiều người cho rằng Zelensky là một anh hề, một tổng thống dân túy, không phù hợp để lãnh đạo quốc gia. Trước kia anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chúng tôi cũng tốn không ít giấy mực để cảnh giác về một phong trào dân túy trỗi dậy. Nhưng ở trong tình huống này, Zelensky bỗng dưng trở thành một trường hợp đặc biệt bởi chính trị không gì khác hơn là thể hiện những giá trị đạo đức trong xã hội, và Zelensky đã thể hiện được điều đó. Nếu Zelensky bỏ chạy, nghĩa là hèn nhát, thì cuộc chiến này đã chấm dứt.

Thái độ của của Đảng cộng sản Việt Nam

Cuộc xâm lăng Ukraine của Putin là một cuộc xâm lăng trắng trợn, chà đạp lên công pháp quốc tế. Công pháp quốc tế là gì ? Công pháp quốc tế là để khiến những nước mạnh không ỷ mạnh để xâm lấn nước yếu, là để bảo vệ những nước nhỏ.

Công pháp quốc tế đòi hỏi các thành viên phải tuyệt đối tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ. Hiến chương Liên Hiệp Quốc nêu rõ rằng các nước tuyệt đối phải tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không được xâm lấn chủ quyền và lãnh thổ của bất cứ nước nào, trong bất cứ điều kiện nào, vì bất cứ lý do nào. Nước Nga đã xóa bỏ bản Hiến chương đó. Vậy cho nên thế giới có bổn phận đạo đức phải chống lại vì nó liên quan tới hòa bình thế giới.

Vậy thì Việt Nam là một trong những nước cần phải dựa vào công pháp quốc tế để mà tồn tại. Việt Nam đang là một nước bị đe dọa ở Biển Đông, nếu sau nay Trung Quốc đánh chiếm thì lấy gì để bảo vệ mình, chẳng phải Công pháp quốc tế ? Ở Châu Á thì Việt Nam là nước cần công pháp quốc tế nhất. Sự im lặng của chính quyền Việt Nam trong chuyện này là điều không thể chấp nhận được. Thái độ của Đảng cộng sản Việt Nam trong lúc này là hèn nhát, ngay cả để ủng hộ Ukraine là một điều có lợi cho dân tộc Việt Nam và lại là một điều ít rủi ro, dễ làm lại tranh thủ được cảm tình thế giới mà họ không dám làm. Im lặng trong lúc này là một xúc phạm đạo đức. Im lặng trong lúc này là một tội lỗi lớn đối với đất nước, im lặng trong lúc này là một hành động phản quốc.

seul3

Thái độ của Đảng cộng sản Việt Nam trong lúc này là hèn nhát, ngay cả để ủng hộ Ukraine là một điều có lợi cho dân tộc Việt Nam và lại là một điều ít rủi ro, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam chọn thái độ "bốn không"

Vào thời điểm này Đảng cộng sản nên khôn ngoan, tự động rút lui trước làn sóng dân chủ hóa. Chứ đứng về phe Putin hoặc ngoan cố như Putin sẽ biến họ trở thành một nạn nhân của lịch sử chứ không phải một tác nhân của lịch sử và được sống trong hòa giải, tha thứ của nhân dân.

Còn chúng ta, chúng ta lựa chọn thái độ nào ? Chọn hèn nhát hay can đảm ? Chúng ta sẽ ủng hộ cuộc xâm lược của Putin hay tinh thần vệ quốc của người Ukraine ?

Trần Khánh Ân

17/03/2022

Published in Quan điểm

Tôi viết bài này khi đang ở Skopje, Bắc Macedonia, nơi tôi vừa đến hồi tuần trước, để giảng dạy một trong các khóa học của Học viện Lãnh đạo về Phát triển (Leadership Academy for Development). Việc theo dõi cuộc chiến Ukraine ở nơi này thực ra không khác gì về mặt thông tin, ngoại trừ việc tôi đang ở múi giờ liền kề với chiến trường, và thực tế là có nhiều sự ủng hộ hơn dành cho Putin ở khu vực Balkan, so với các khu vực khác của Châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Serbia, và việc nước này cho phép vận hành trang tin Sputnik của Nga.

thatbai0

Francis Fukuyama tại Quảng trường Mykhailivska ở trung tâm Kyiv trong một cuộc phỏng vấn với Kyiv Post ngày 22/05/2019 (Oleg Petrasiuk)

Dưới đây tôi mạnh dạn đưa ra một số tiên lượng của cá nhân tôi về cuộc chiến :

1. Nga đang hướng tới một thất bại hoàn toàn trước Ukraine. Kế hoạch của người Nga đơn giản là không phù hợp, dựa trên một giả định sai lầm, rằng người dân Ukraine sẽ đứng về phía Nga, và quân đội của họ sẽ sụp đổ ngay lập tức sau khi bị xâm lược. Rõ ràng là lính Nga đã mang theo quân phục cho lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Kyiv, chứ không phải mang thêm đạn dược và thức ăn. Putin lúc này đã tập trung phần lớn lực lượng của mình vào chiến dịch Ukraine – và sẽ chẳng còn lực lượng dự trữ lớn nào để ông ta có thể điều đến hỗ trợ chiến trường. Quân đội Nga đang mắc kẹt bên ngoài nhiều thành phố khác nhau của Ukraine, nơi họ phải đối mặt với các vấn đề lớn về tiếp tế hậu cần, và liên tục hứng chịu các đợt tấn công của Ukraine.

2. Thất bại của người Nga có thể đột ngột và thảm khốc, thay vì từ từ, qua một cuộc chiến tiêu hao. Đoàn quân đang chiến đấu rồi sẽ đi đến một thời khắc không còn có thể tiếp viện, mà cũng chẳng thể tháo lui, và tinh thần binh sĩ cứ thế bốc hơi. Điều này ít nhất đúng ở miền bắc Ukraine. Người Nga đang làm tốt hơn ở miền Nam, nhưng họ khó lòng trụ nổi nếu miền Bắc sụp đổ.

3. Không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến là khả dĩ trước khi những điều trên đây xảy ra. Không có thỏa hiệp nào mà cả Nga và Ukraine đều có thể chấp nhận, nếu xét đến những tổn thất của cả hai bên tính đến thời điểm này.

4 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một lần nữa, đã chứng minh sự vô dụng của mình. Điều hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng đã giúp xác định danh tính những kẻ xấu và những kẻ thích mập mờ của thế giới.

5. Các quyết định của chính quyền Biden – không tuyên bố vùng cấm bay và không hỗ trợ chuyển giao các máy bay MiG của Ba Lan – đều là những quyết định đúng đắn. Họ đã biết giữ cái đầu lạnh trong tình cảnh nhiều cảm xúc lấn át. Sẽ tốt hơn nhiều nếu để người Ukraine tự mình đánh bại người Nga, tước bỏ lý lẽ của Moscow biện minh cho cuộc chiến rằng NATO tấn công họ, cũng như tránh tất cả các khả năng leo thang chiến tranh rõ ràng. Chỉ riêng các máy bay MiG của Ba Lan sẽ chẳng thể làm gì nhiều để củng cố quân lực của Ukraine. Điều quan trọng hơn là việc đảm bảo nguồn cung liên tục của tên lửa Javelins, Stingers, máy bay không người lái TB-2, vật tư y tế, thiết bị liên lạc, và chia sẻ thông tin tình báo. Tôi tin rằng lực lượng Ukraine đang được hướng dẫn hỗ trợ bởi tình báo NATO hoạt động từ bên ngoài Ukraine.

6. Tất nhiên, cái giá mà người Ukraine đang phải trả là rất lớn. Nhưng thiệt hại lớn nhất đến từ tên lửa và pháo binh, điều mà cả MiG lẫn vùng cấm bay đều không thể ngăn cản được. Điều duy nhất sẽ chấm dứt tàn sát là đánh bại quân đội Nga trên chiến trường.

7. Putin sẽ không sống sót sau thất bại của quân đội mình. Ông ta được ủng hộ bởi vì người ta coi ông là một lãnh đạo mạnh mẽ. Vậy ông có thể mang lại cho họ điều gì khác, một khi đã bộc lộ sự kém cỏi, và bị tước bỏ quyền lực cưỡng chế của mình ?

8. Cuộc xâm lược đã gây thiệt hại rất lớn cho những nhà dân túy trên toàn thế giới, những người mà trước khi cuộc tấn công nổ ra đã đồng loạt bày tỏ thiện cảm với Putin. Danh sách này bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và tất nhiên là cả Donald Trump. Khía cạnh chính trị của cuộc chiến đã vạch trần khuynh hướng chuyên chế của họ.

9. Cuộc chiến cho đến thời điểm này là một bài học tốt cho Trung Quốc. Giống như Nga, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự công nghệ cao trong suốt thập niên vừa qua, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu thực sự. Thành tích tồi tệ của Không quân Nga có thể sẽ được lặp lại bởi chính Không quân Quân Giải phóng Nhân dân, những người cũng không có kinh nghiệm xử lý các chiến dịch không quân phức tạp. Chúng ta có thể hy vọng rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không tự huyễn hoặc về năng lực của mình, như cách người Nga đã làm, khi tính đến một động thái chống lại Đài Loan trong tương lai.

10. Cũng mong rằng Đài Loan sẽ thức tỉnh, nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị để chiến đấu, như những gì người Ukraine đã làm, và khôi phục lại chế độ nghĩa vụ quân sự. Đừng để mình trở thành những kẻ bại trận từ trong trứng nước.

11. Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành mặt hàng bán chạy nhất.

12. Một thất bại của Nga sẽ hiện thực hóa "sự tái sinh của tự do" và đưa chúng ta thoát khỏi nỗi khiếp đảm về tình trạng suy thoái dân chủ toàn cầu. Tinh thần của năm 1989 sẽ sống mãi, và đó là nhờ có rất nhiều người dân Ukraine dũng cảm.

Francis Fukuyama

Nguyên tác : Preparing for Defeat, American Purpose, 10/03/2022.

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 14/03/2022

Published in Diễn đàn

Ngày thứ 20 cuộc chiến chống quân xâm lược Putin của quân dân Ukraina

Vinh quang Ukraina !

Ukraina sẽ chiến thắng !

Đỗ Xuân Cang

15/03/2022

Published in Quan điểm