Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau 25 năm cầm quyền, Putin đã có công dẫn dắt nước Nga trỗi dậy từ đống tro tàn của Liên Xô cũ, trở thành một siêu cường quân sự, nhưng chưa đủ mạnh về kinh tế (GDP chỉ bằng 1/6 Trung Quốc). Putin là một nhà "độc tài kiểu mới", tham vọng phục hưng "Nước Nga Thần thánh" của Pierre Đại đế, và mở rộng "khu vực ảnh hưởng". Sau khi chiếm được Crimea (2014) Putin định dùng vũ lực thâu tóm Ukraine, vì thấy Mỹ đang suy yếu và EU bị phân hóa, trong khi Nga liên kết được với Trung Quốc. Nhưng tham vọng đó đang thất bại.

echec1

Tổng thống Vladimir Putin tại Phủ Tổng thống Nga – Điện Kremli

Một là Nga không có chính danh, trở thành phi nghĩa. Putin tập trung 190.000 quân dọc biên giới Ukraine để hù dọa và bắt chẹt Kiev phải nhượng bộ là một chuyện, nhưng tấn công xâm lược một nước láng giềng có chủ quyền lại là chuyện khác. Nga không thể biện minh khi bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế. Putin đã xô đẩy Mỹ và các nước đồng minh EU (kể cả Đức, Thụy Sỹ, Phần Lan) tập hợp lực lượng chống Nga và bênh vực Ukraine (tuy chưa vào NATO). Dù có chiếm được Ukraine, Putin sẽ bị lên án, cô lập và thua.

Hai là Nga đã để mất thế chủ động, trở thành bị động. Tuy quân Nga mạnh hơn nhiều và tấn công bất ngờ, nhưng sau một tuần vẫn chưa chiếm được Kiev, và chưa dựng được một chính phủ bù nhìn thân Nga tại đó. Người Ukrainian dưới sự lãnh đạo của Lezensky đã kháng cự quyết liệt, làm cho Mỹ và đồng minh phương Tây phải thay đổi thái độ, tập hợp lực lượng và gia tăng viện trợ vũ khí, ủng hộ Ukraine chống lại Nga mạnh hơn. Việc Putin phải chấp nhận đàm phán với Lezensky, dù chưa có kết quả, là một dấu hiệu thất bại.

Ba là Nga đẩy Mỹ và đồng minh liên kết chặt chẽ hơn. Phương Tây đồng lòng trừng phạt Nga nặng nề, loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Không chỉ Mỹ, Anh, Pháp, mà Đức, Thụy Sỹ và Phần Lan cũng thay đổi lập trường để trừng phạt Nga, bất chấp sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga. Lần đầu tiên sau Thế chiến, các nước NATO và EU liên kết chặt chẽ để đối phó với Nga. Sử gia Yuval Harari nói : "những gì diễn ra ở Ukraine sẽ quyết định chiều hướng của lịch sử nhân loại" (1).

Bốn là liên kết với Trung Quốc chưa phải một đảm bảo vững chắc. Putin và Tập đã gặp nhau tại Bắc Kinh trong dịp khai mạc Olympic mùa Đông để ra tuyên bố chung. Việc liên kết với Trung Quốc để răn đe và hù dọa phương Tây là một chuyện, nhưng xâm lược Ukraine, một nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế, là chuyện khác. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin và bị bất ngờ khi Nga xâm lược Ukriane, làm cho Bắc Kinh bị động và mắc kẹt, phải ứng xử hai mặt (như bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc.

Tuy không rõ Tập Cận Bình có biết trước kế hoạch Nga sẽ xâm lược Ukraine hay không, nhưng có hai điều chắc chắn. Một là Tập mong quân đội Nga mạnh hơn sẽ nhanh chóng đè bẹp được Ukraine, và hai là Tập hình dung phản ứng của cộng đồng quốc tế sẽ yếu. Nhưng những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraine là cơn ác mộng. Người Ukrainian bằng hành động của mình đã cho Mỹ, Châu Âu, và Châu Á một bài học về khả năng tự vệ (2). 

Ẩn số Trung Quốc

Theo giới phân tích, Bắc Kinh ủng hộ Nga xâm lược Ukraine sẽ có hại cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Trong khi phương Tây bị mất thể diện về ngoại giao và an ninh vì không ngăn cản được Nga tấn công Ukraine, thì Trung Quốc cũng không thoát được hệ lụy do cuộc chiến. Trong tuyên bố chung tại Bắc Kinh (4/2/2022) bai bên đã cam kết "hợp tác không có giới hạn" (No limits and forbidden zones in cooperation). Tập đã liên kết với Putin để đối phó với Mỹ và đồng minh, nhưng tưởng Nga chỉ hù dọa chứ không đánh lớn

Theo New York Times, Bắc Kinh đã hiểu sai (misreading) ý đồ và tham vọng của Putin, nên các tuyên bố của Trung Quốc tỏ ra thiếu nhất quán. Phía Mỹ đã sáu lần tiếp xúc để chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với phía Trung Quốc rằng Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine. Ngoại trưởng Antony Blinken đã hai lần trực tiếp chia sẻ thông tin tình báo với ngoại trưởng Vương Nghị, nhưng Bắc Kinh đã coi thường, tưởng Nga sẽ không đánh lớn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin, cho đến khi quá muộn.

Theo chuyên gia Bonnie Glaser (German Marshall Fund), các quan chức Mỹ cố chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với Bắc Kinh, vì không còn lựa chọn nào khác, hy vọng Tập có thể thuyết phục Putin không đánh Ukraine. Nhưng đáng tiếc, các quan chức Trung Quốc cho rằng Mỹ định chia rẽ Trung Quốc với Nga, nên đã chia sẻ thông tin này với Nga. Có lẽ Tập đã tập trung quyền lực quá lớn như hoàng đế, nên "các trợ lý của ông không dám thông báo tin tức và phân tích trái ngược với chủ trương, sợ làm Tập bực mình" (3).

Nay Trung Quốc buộc phải xem xét lại lập trường của mình, trước "hệ quả không định trước" tại Ukraine, với diễn biến và tổn thất của Nga tại chiến trường. Nga đã thất bại trong việc "đánh nhanh thắng nhanh", nên buộc phải kéo dài cuộc chiến. Trong cuộc điện đàm (2/2/2022) với Putin, Tập đã đề nghị Putin đàm phán với Ukraine về một giải pháp cho cuộc chiến, và tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Thế giới đang chờ xem liệu Trung Quốc có thể kiềm chế được Nga và đóng góp cho một giải pháp ngừng bắn công bằng hay không.

Giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc quá gần gũi Nga vào lúc hệ trọng này, thì uy tín và lợi ích toàn cầu của Trung Quốc bị tổn thất, vì hai lý do. Một là mục tiêu thay thế Mỹ lãnh đạo thế giới vào năm 2050 phải lùi lại vô thời hạn. Hai là Trung Quốc có thể bị lên án vì liên kết chặt chẽ với Nga. Phong trào phản đối Nga xâm lược Ukraine ngày càng mạnh trên thế giới và trong nước. 370 nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối chiến tranh. 163 nhà khoa học được giải Nobel đã ký tên vào thư ngỏ phản đối.

Theo giáo sư Bernard Cole (National War College), "một bất ngờ lớn đối với Nga, và bài học lớn cho Trung Quốc, là người dân Ukrainian sẵn sàng chiến đấu đến cùng". Kinh nghiệm tại Ukraine cho thấy phương Tây có thể tập hợp nhanh một khối liên minh toàn cầu để đánh vào kinh tế của kẻ xâm lược. Giới phân tích cho rằng so với nền kinh tế của Nga (GDP chỉ bằng 1/6 của Trung Quốc) thì nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều và đa dạng hơn so với Nga, nên có thể chịu được sự trừng phạt kinh tế một cách tốt hơn.

Theo Jude Blanchette (CSIS) "nâng cấp đối tác với Nga trước cuộc xâm lược Ukraine là một sai lầm về ngoại giao của Tập Cận Bình" với cái giá mà Trung Quốc phải trả, bộc lộ giới hạn về chính sách của Tập. Theo Kurt Campbell (NSC coordinator for Indo-Pacific) "Lúc này, không thể phủ nhận là Trung Quốc ở vào thế khó xử khi họ cố duy trì quan hệ sâu sắc và cơ bản với Nga". Mỹ đã hy vọng Trung Quốc có vai trò quan trọng để khuyên Putin nghĩ lại và không xâm lược Ukraine, nhưng họ đã không muốn làm như vậy.

echec2

Bài học kinh nghiệm về Ukraine là một cơ hội tốt để Trung Quốc điều chỉnh ý đồ xâm lược Đài Loan.

Nói cách khác, những bài học kinh nghiệm về Ukraine là một cảnh báo đúng lúc đối với lãnh đạo Bắc Kinh về các kịch bản cho vấn đề Đài Loan. Đó là một cơ hội tốt để Trung Quốc điều chỉnh ý đồ xâm lược Đài Loan. Trung Quốc có thể đánh giá thấp Đài Loan. Giới quan sát cho rằng Trung quốc có thể hù dọa Đài Loan, nhưng nên nhân nhượng đừng đánh Đài Loan, để tránh khiêu khích người Đài Loan chống Trung Quốc. Tại Châu Á, eo biển Đài Loan là điểm dễ xảy ra xung đột (flashpoint) như thùng thuốc súng (tinderbox).

Lập trường của Trung Quốc thay đổi nhanh, chứng tỏ họ tìm cách phải nói thế nào trước việc Nga xâm lược Ukraine. Trong cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, Trung Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải ngừng bắn ở Ukraine. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải xem lại lập trường của mình. Trung Quốc ủng hộ Nga không phải là "không giới hạn", mà bị Putin "bịt mắt". Chắc Trung Quốc phải nhận ra mục tiêu thống nhất Đài Loan khó có thể diễn ra như họ tưởng. Trong khi đó, quan hệ Trung-Xô không phải là "không giới hạn" mà là "đồng sàng dị mộng" (4).

Theo Francis Fukuyama (tác giả "the End of History"), Putin muốn phục hưng "Nước Nga và Liên Xô vĩ đại". Nhưng Putin mắc sai lầm lớn và thất bại vì không khuất phục được Ukraine. Nếu có một cuộc chiến tranh lạnh mới, phải để ý đến Trung Quốc. Về lâu dài, Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Nếu không trừng phạt Nga xâm lược Ukraine thì sẽ bất lợi cho Đài Loan. Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh hành động. Nếu Nga bị sa lầy và tổn thương lớn, thì Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn với Đài Loan (5).

Các nước khu vực

Trước mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc, các nước chủ chốt ở khu vực Châu Á (như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Việt Nam và ASEAN) đang tăng cường ngân sách quốc phòng trong cuộc chạy đua vũ trang mới. Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã cảnh báo : "môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang thay đổi với mức độ chưa từng thấy... Trung Quốc tiếp tục đơn phương thay đổi nguyên trạng"... (6).

Indonesia đã ký hợp đồng (2/2022) mua 6 máy bay Rafale của Pháp trong tổng số 36 chiếc, và đã được Mỹ chấp thuận cho mua máy bay F-15. Gần đây, Philippines đã hoàn tất thủ tục mua tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ. Việt Nam cũng từng bước tăng cường năng lực hàng hải. Úc là thành viên của QUAD đã tham gia AUKUS (9/2021) cùng với Anh và Mỹ. Bộ trưởng quốc phòng Úc Peter Dutton phát biểu (2/2022) : "Úc và đồng minh sẽ để mất một thập kỷ tới nếu không dám đứng lên chống lại Bắc Kinh ở Biển Đông".

Theo Hugh White (Đại học ANU), Mỹ không làm được như đã cam kết để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là về sức mạnh hải quân. Mỹ nói nhiều về việc đối phó với Trung Quốc, từ thời Tổng thống Obama cách đây hơn một thập kỷ, khi Mỹ xoay trục sang Châu Á. "Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy có sự điều chỉnh cơ bản nào về tư thế quân sự của Mỹ ở Châu Á" (no reorientation of America's military posture in Asia).

Nga xâm lược Ukraine làm Việt Nam bất ngờ. Chưa biết Việt Nam sẽ làm thế nào với chính sách ngoại giao đa phương mà họ theo đuổi, để thoát khỏi khủng hoảng này. Những hệ lụy của khủng hoảng Ukraine có thể đem lại một trật tự thế giới mới khó lường, bất lợi cho các nước vừa và nhỏ như Việt Nam. Với Việt Nam, môi trường quốc tế hòa bình và ổn định đã giúp đất nước hội nhập quốc tế sâu hơn, do đó có lợi từ đa phương hóa.

Theo Hương Le Thu (ASPI) thật thất vọng trước thái độ im lặng của ASEAN khi Nga xâm lược Ukraine và tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN chỉ kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Cố gắng khách quan trước việc một nước ném bom thường dân không vũ trang của một nước khác không thể biện minh cho nguyên tắc trung lập, mà là đánh lận trắng đen. Lập trường của Singapore cho thấy hành động cứng rắn sẽ thúc đẩy lợi ích dân tộc. Trong khi đó ASEAN muốn đối xử công bằng với cả hai bên, không phải là trung lập mà có nguy cơ bị vô hiệu hóa vĩnh viễn trong một trật tự thế giới đang thay đổi quá nhanh (7).

Các biến số mới

Theo sử gia Yuval Harari, tuy "Putin có thể thắng nhiều trận đánh, nhưng sẽ thua cuộc chiến tranh". Putin độc tài, nói dối đến mức hắn cũng tin như vậy : rằng Ukraine không phải là một quốc gia thật sự và người Ukrainian không phải là một dân tộc. Putin đã chơi một canh bạc đầy mạo hiểm, không tính tới một ẩn số lớn : chiếm một đất nước thì dễ, nhưng giữ được nó rất khó. Người Ukrainian đứng lên chống xâm lược với lòng quả cảm làm thế giới khâm phục. "Không phải Gorbachev mà Putin sẽ ký giấy báo tử cho đế quốc Nga" (8).

Nếu người Ukrainian dám tay không cản xe tăng Nga, chính phủ Đức dám cung cấp vũ khí chống tăng cho họ, chính phủ Mỹ dám loại Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, và người Nga dám đứng lên phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Lòng quả cảm của người Ukraine đã truyền cảm hứng. Harari nói "Cuộc chiến tại Ukraine sẽ định hình tương lai của toàn thế giới. Nếu để độc tài xâm lược thắng, thì tất cả chúng ta sẽ nhận lấy hậu quả. Không có lý do gì để đứng ngoài quan sát. Đây là thời điểm đứng lên để dấn thân".

Putin đại diện cho thế hệ "độc tài mới" mà đầu óc người phương Tây không thể hiểu. Lòng tin rằng chủ nghĩa tự do cuối cùng sẽ thắng là một ảo tưởng. Châu Âu phải bỏ lòng tin đó nếu muốn thắng cuộc chiến với Putin. Trong thế giới của Putin, chiến tranh là một phần bất biến trong xã hội loài người. Phương Tây ngạc nhiên khi Putin viện "giá trị tinh thần của nước Nga" để biện minh cho xâm lược Ukraine nhằm phục hưng "Nước Nga Thần thánh" (Holy Russia). Trong khi nhiều người coi lòng tin đó là một thủ đoạn, thì người khác coi canh bạc đó là điên rồ (insanity). Phương Tây tin rằng cuộc chiến Ukraine sẽ phản tác dụng.

Putin có thể nắm trong tay vận mệnh của Châu Âu làm con tin. Nhưng sẽ sai lầm nếu quá đề cao Putin như trung tâm của mọi mối lo hay ẩn số của thời đại. Thắng lợi của chủ nghĩa tự do là một ảo tưởng. Trật tự dựa trên ý tưởng tự do đã kết thúc. Sự chuyển đổi của kỷ nguyên mới mà Tony Blair đề cập, không diễn ra. Thời đại của giả dối và ảo tưởng đã hết. Alexis de Tocqueville đã viết vào thế kỷ 19 : "thời kỳ nguy hiểm nhất cho một chính phủ tồi là khi nó cải cách" (9).

Cuộc xâm lược Ukraine lần thứ hai trong vòng tám năm qua được phương Tây coi là một quyết định điên rồ. Đó là canh bạc cuối của một nhà độc tài đã cầm quyền 25 năm, nay tính khí ngày càng thất thường. Kết cục của cuộc chiến có thể là một thảm họa cho nước Nga, làm các nước phương Tây gắn kết chặt chẽ hơn, theo cách chưa từng có trong nhiều thập niên. Hành động xâm lược của Putin sẽ phản tác dụng, làm cho Nga trở thành một quốc gia tội đồ, đứng về phía phản diện trong lịch sử. Các nước phương Tây đang cung cấp vũ khí và đạn dược như súng chống tăng và chống máy bay, và dụng cụ y tế cho Ukraine.

Một số lãnh đạo vốn có cảm tình với Putin như Victor Orbán của Hungary, đã đứng về phía chống lại Putin. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố một số biện pháp bao gồm tăng cường kinh phí quốc phòng và tăng cường dự trữ nhiên liệu, được dư luận đánh giá cao như một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Đức. Ngay các nước khác như Thụy Sỹ và Phần lan cũng đã thay đổi lập trường trung lập của họ. Không phải chỉ có Ấn Độ và Ả Rập Thống Nhất mà cả Trung Quốc cũng đã bỏ phiếu trắng ở Liên Hiệp Quốc đang lên án Nga xâm lược Ukraine, được dư luận hoan nghênh như một thắng lợi của phương Tây.

Sau một tuần xâm lược Ukraine từ ba hướng, Nga vẫn chưa chiếm được Kiev và chưa dựng được một chính phủ mới thân Nga, chứng tỏ Putin không thành công như kế hoạch. Nhân dân Ukrainian có thể tiến hành một cuộc chiến tranh du kích quyết liệt trong nhiều năm. Các nhà phân tích phương Tây cũng không nghĩ cuộc chiến lại diễn ra như vậy. Họ tưởng Ukraine sẽ sụp đổ và quân đội Nga sẽ tiến vào Kiev. Không phải Putin cai trị nước Nga với quyền lực như Nga Hoàng, mà quyền lực của Putin cũng phải trả giá và dễ đổ vỡ.

Nếu xâm lược Ukraine bị bế tắc, có khả năng giới tài phiệt Nga lo sợ xung đột kéo dài tốn kém sẽ nhân cơ hội này đảo chính. Hàng ngàn người Nga đã bị bắt vì xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh. Mấy trăm nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Putin đã không thể "làm cho nước Nga vĩ đại", mà ngược lại đang đưa nước Nga vĩ đại đến bờ vực nguy hiểm. Phương Tây trừng phạt và cô lập Nga cũng sẽ làm cho thị trường thế giới nhanh suy xụp và đảo ngược toàn cầu hóa.

Cuối tuần trước, Mỹ, Anh và EU cùng các nước khác đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Tuy chưa biết chi tiết và hệ lụy của nó, nhưng quyết định này có ý nghĩa quan trọng vì nó chứng tỏ phương Tây đồng thuận trừng phạt Nga bằng cách tách Nga ra khỏi cộng đồng quốc tế. Trong khi cuộc chiến về quân sự đang diễn ra ngoài mặt trận, thì cuộc chiến về kinh tế cũng bắt đầu được khởi động. Việc đóng băng các tài khoản của Ngân hàng Trung ương Nga đẩy xung đột tới trung tâm hệ thống tài chính quốc tế.

Các kịch bản mới

Theo nhà báo Tom Friedman (NYT), có ba kịch bản kết thúc chiến tranh Ukraine, xung đột nguy hiểm nhất thế giới từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba. Đó là : "thảm họa lớn" (full-blown disaster) ; "thỏa hiệp bẩn thỉu" (dirty compromise) ; và "cứu vãn" (salvation). Thật đáng sợ nếu Putin chưa nghĩ đến cách kết thúc chiến tranh thế nào (10).

Friedman cho rằng :

1) Kịch bản "thảm họa" đang diễn ra. Nếu Putin không dừng lại thì thế giới đang "đến gần cổng địa ngục", vì Putin tuyệt vọng có thể làm liều.

2) "Kịch bản thỏa hiệp" để ngừng bắn, cho Nga rút quân, sát nhập hai tỉnh phía Đông, đổi lại Ukraine cam kết không vào NATO, và phương Tây dỡ bỏ cấm vận.

3) "Kịch bản phế truất Putin" ít khả năng, nhưng có thể hình dung các sỹ quan cao cấp sẽ họp kín để bàn về việc này.

Theo Paul Poast (Đại học Chicago) có bốn kịch bản kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Đó là :

1) Nga bị sa lầy tại Ukraine ;

2) Thay đổi chế độ tại Kiev (Nga áp đặt) ;

3) Nga chiếm toàn bộ Ukraine (State Death) ;

4) Đế quốc Nga thắng thế (imperial overreach). Nếu Nga liều lĩnh tấn công một nước NATO (như Ba Lan), sẽ kích hoạt "Điều 5" (tấn công một nước NATO là tấn công tất cả NATO), Mỹ và các nước NATO khác sẽ bảo vệ đồng minh (11).

Để so sánh một cách dễ hiểu về tình thế của Nga, hãy nhớ lại sự kiện "Trân Châu Cảng" (Pearl Harbor, 1941). Lúc đó Mỹ và đồng minh bao vây cấm vận đã dồn Nhật vào tình thế tuyệt vọng (desperation), nên Nhật phải chơi bài liều vì không còn đủ nguồn lực cho chiến tranh lâu dài. Liệu Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga có dồn Putin vào tình thế tuyệt vọng phải chơi bài liều như Pearl Harbor ? Theo Paul Poast, Chính quyền Biden đã có quyết định đúng hướng khi điều quân đến Ba Lan và các nước Baltic để phòng xa (kịch bản 4).

Các quyết định của Nga cho thấy Putin có dấu hiệu bất bình thường. Theo Moisés Naím (tác giả "the End of Power"), một thế hệ lãnh đạo mới nguy hiểm đang trỗi dậy trên thế giới, gồm những nhà "độc tài mới" theo chủ nghĩa dân túy (như Donald Trump hay Vladimir Putin). Họ tuyên truyền những điều dối trá mà nay đang trở thành đức tin của những người mù quáng. Họ quảng bá về mình như thần tượng của nhân dân, đấu tranh chống tham nhũng. Họ tập trung quyền lực vào tay mình, tấn công các thể chế đã duy trì nền dân chủ, tuyên chiến với báo chí, và bãi bỏ các luật lệ hạn chế quyền lực của họ (12).

Nếu con số thương vong tại Ukraine là chính xác, thì Nga (và Ukraine) đã mất hàng nghìn người. Trong các cuộc chiến tranh được khảo sát, nếu thương vong 50 người/ngày còn chấp nhận được. Nhưng thương vong vượt quá 1.000 người, thì đó là một cuộc chiến khốc liệt. Với Nga, đó còn là nỗi hổ thẹn lớn về tinh thần và thảm họa về kinh tế, có thể làm cho Putin tuyệt vọng vì không còn lựa chọn nào khác, phải chơi bài liều (gambling for resurrection). Otto von Bismarck gọi đó là "tự sát vì sợ chết" (suicide for fear of death).

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 05/03/2022

Tham khảo :

(1) Yuval Noah Harari argues that what’s at stake in Ukraine is the direction of human history, Yuval Harari, Economist, February 9, 2022

(2) Putin’s War Is Xi’s Worst Nightmare, Craig Singleton, Foreign Policy, March 4, 2022

(3) Xi misreads Putin's Ukraine gambit despite access to U.S. intel, Hiroyuki Akita, Nikkei, March 1, 2022

(4) Could the Ukraine war save Taiwan ? Rana Mitter, Spectaror, March 5, 2022

(5) Vladimir Putin will fail at subduing Ukraine, Mikio Sugenno, Nikkei Asia Review, March 1, 2022

(6) Asia's arms race : China spurs military spending spree, Andrew Sharp, Nikkei, February 23, 2022

(7) ASEAN needs to uphold principles, not neutrality, in Ukraine war, Huong Le Thu, Nikkei, March 2, 2022

(8) Why Vladimir Putin has already lost this war, Yuval Harari, Guardian, February 27, 2022

(9) The new age of disorder, John Gray, New Statesman, March 2, 2022

(10) I See Three Scenarios for How This War Ends, Thomas Friedman, New York Times, March 1, 2022

(11) How the Crisis in Ukraine May End, Derek Thompson, Atlantic, February 27, 2022

(12) The Dictator’s New Playbook : Why Democracy Is Losing the Fight, Moisés Naím, Foreign Affairs, March/April 2022

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Dy
Published in Diễn đàn

Về cuộc chiến xâm lăng của Putin với Ukraine, đến ngày 6 Tháng Ba, 2022, giới quan sát không chút hoài nghi khi đưa ra nhận định :

thua1

Vladimir Putin (ảnh : Sasha Mordovets/Getty Images)

1. Putin chắc chắn thua trận. Liên Bang Nga chắc chắn không còn như trước khi Putin phát động chiến tranh.

2. Lần đầu tiên trong lịch sử, một cuộc chiến tranh xâm lược mà phe chủ chiến không thắng được bằng vũ khí quân sự cổ điển tối tân, mà vũ khí kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của các quốc gia phản đối sự xâm lăng ủng hộ nước bị xâm lăng sẽ chiến thắng toàn cuộc.

3. Mỹ, Châu Âu và các nước dân chủ đã và đang tham chiến trực tiếp bằng vũ khí kinh tế, tài chánh, truyền thông… Ở mặt trận trung tâm này, Putin đã thua trắng tay ngay từ đầu, và kể cả hậu cuộc chiến Putin và nước Nga cũng cháy túi.

4. Mỹ, Châu Âu và các nước dân chủ không chỉ tham dự trực tiếp bằng vũ khí kinh tế ở Ukraine, mà thật sự đang tấn công bằng cấm vận trực tiếp vào hầu mọi lĩnh vực sống còn của đời sống xã hội của chế độ Putin và nước Nga. Người dân kể cả giới nhà giàu và trung lưu ở Nga vốn có mức sống, cách sống, làm ăn khác, không như dân Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran… nên không thể sống vài thập niên trong cảnh cấm vận triệt để.

5. Ngay cả khi Putin có chiếm Kyiv hay toàn bộ Ukraine thì ông ta cũng phải đầu hàng, lui quân để đổi lấy bỏ các lệnh cấm vận toàn diện để tránh cho nước Nga khỏi kiệt quệ, chế độ ông ta sụp đổ.

6. Vũ khí kinh tế, tài chánh… mà Mỹ và phương Tây trực tiếp tấn công Putin không phải tính từng ngày, tháng mà sẽ là năm, thập niên… Nếu Putin không rút quân xâm lược theo điều kiện của Mỹ, phương Tây và Ukraine, thì nước Nga sẽ có một chế độ khác loại bỏ Putin để làm điều đó. Các "đồng minh" trong và ngoài Liên Bang Nga không còn tin, hết dựa vào sức mạnh quân đội Nga, nỗi nhục yếu kém của quân đội Nga là không thể cứu vãn.

7. Chi phí duy trì chiến tranh trong cảnh các ngân hàng không thể thanh khoản, giao thương bị khóa, trên không, trên cảng, biên giới bị cấm cửa… Putin tiếp tục cuộc chiến xâm lược tốn kém mấy ngày nữa ? Nếu chiếm được Ukraine, Putin lấy tài lực đâu để duy trì chiếm đóng giải quyết các nhu cầu khổng lồ của hậu chiến ?

Số phận của Putin và đám tinh hoa Nga chủ chiến đang tính từng ngày. Chế độ phát xít Hitler, Nhật Bản quân phiệt trong Thế chiến thứ hai có cả nhân lực, tài nguyên, kinh tế để khai thác từ các quốc gia Châu Âu, Châu Á bị xâm chiếm rồi tung vào cuộc chiến cuối cùng cũng kiệt quệ đầu hàng. Liên Xô rộng lớn tài nguyên mênh mông có thêm cả cả nước Đông Âu cộng sản cuối cùng cũng sụp đổ chỉ vì họ bị khóa chặt trong vòng vây chiến tranh lạnh.

Ngay cả khi Putin mất hết lý trí điên rồ sử dụng vũ khí nguyên tử, nước Mỹ, Châu Âu sẽ đổ nát nhưng chính nước Nga sẽ bị vũ khí nguyên tử đánh trả, chìm trong vực thẳm tăm tối hoang tàn, vì cuối cùng tiềm lực, sức mạnh kinh tế, tài chánh của các cường quốc, quốc gia dân chủ sẽ chiến thắng.

Lịch sử Châu Âu, thế giới sẽ khác, dẫu thế giới đã từng biết tới các lần cấm vận kinh tế… nhắm vào vài quốc gia, trong đó có cả Việt Nam nhưng bối cảnh lúc đó các nước nhất là nước lớn không có chung mạch máu kinh tế, tài chánh, giao thương… toàn cầu, và quy mô cấm vận không triệt để. Thế nên đây là lần đầu tiên cả thế giới chứng kiến sức mạnh vũ khí kinh tế, tài chánh… được triển khai hết hỏa lực tấn công vô đối để khuất phục, loại bỏ một chế độ độc tài của cường quốc quân sự cổ điển.

Trần Tiến Dũng

Nguồn : SaigonnhoNews, 06/03/2022

Additional Info

  • Author Trần Tiến Dũng
Published in Diễn đàn

Mọi chiến dịch đều khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều bài học lịch sử điển hình. Một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng nhất giải thích các tình huống mà người ta nên biết để hiểu rõ hơn về cuộc xung đột hiện nay. Ở đây có một số tương đồng đáng ngạc nhiên.

ketthuc1

Ở Bangalore, Ấn Độ, sinh viên cũng xuống đường chống lại Vladimir Putin và chiến tranh Ukraine - Nguồn : AFP

Các cuộc chiến không bao giờ diễn ra theo kế hoạch. Và những cuộc chiến của những nhà độc tài bị cô lập, những kẻ cứng đầu không còn chịu nghe phần còn lại của thế giới thì càng ít có khả năng diễn ra theo kế hoạch hơn. Trước sự thật đó, tình hình Ukraine sẽ ra sao ? Chiếu theo lịch sử, người ta có thể thấy cuộc chiến này có thể kết thúc như thế nào ? Sau đây là những kịch bản có thể xảy ra :

Trong trường hợp cực đoan, Ukraine có thể bị sáp nhập, tương tự như Iraq sáp nhập Kuwait  hồi năm 1990. Nhưng điều đó chỉ có thể hình dung được sau một cuộc chiến tranh tàn phá khủng khiếp và kéo dài, buộc người dân Ukraine phải cầu hòa bằng bất cứ giá nào. Với diễn biến của các sự kiện trong tuần qua cho đến nay, điều này khó có thể xẩy ra.

Khả năng thứ hai là sự chia cắt Ukraine, tương tự như Đức hoặc Triều Tiên năm 1945 – hoặc, có lẽ thích hợp hơn, như theo Hiệp ước Moscow năm 1686 về nền "hòa bình vĩnh viễn" giữa Đế chế Sa hoàng và Ba Lan-Litva, vốn về cơ bản chia Ukraine thành hai phần. Đây cũng là một kịch bản rất khó xảy ra trong bối cảnh kháng cự quyết liệt của quân đội Ukraine và sự tồn tồn tại song song nhiều mặt trận.

Nếu Ukraine bị khuất phục, đất nước này sẽ rơi vào tình trạng tương tự như nước láng giềng Belarus, vốn đã bị Moscow khuất phục trên thực tế sau khi Putin giải cứu chế độ của ông Lukashenko khỏi sự sụp đổ do các cuộc biểu tình lớn hồi năm 2020 và 2021.

Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra nếu Nga đánh bại lực lượng vũ trang Ukraine và dựng lên một chính phủ bù nhìn ở Kiev. Kết quả này sẽ dẫn tới một sự bất ổn kéo dài nếu xét tinh thần quyết tâm kháng chiến đến cùng của người dân Ukraine hiện nay.

Từ đó có thể xảy ra các tình huống, ví dụ như việc "Phần Lan hóa" Ukraine (được hiểu là một quyết định tự nguyện và tự quyết nhằm duy trì trạng thái trung lập về quân sự của Ukraine), điều sẽ làm giảm bớt một trong những mối quan ngại chính của Nga : khả năng Ukraine gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương trong tương lai.

Tuy nhiên, những người ủng hộ một giải pháp như vậy, phần đông là những chuyên gia và chính khách lỗi lạc trong 30 năm qua, quên rằng điều này sẽ buộc Ukraine bị lệ thuộc vào Điện Kremlin. Điều đó chỉ có thể thực hiện được như một phần của một giải pháp toàn cầu đối với cuộc chiến này, trong đó – như Phần Lan đã làm trong giai đoạn 1939-1940 – quân đội Ukraine sẽ buộc Nga rơi vào thế bế tắc.

Và cũng cần có một kịch bản xấu hơn nhiều đối với Điện Kremlin, trong đó các lực lượng Nga bị sa lầy trong một cuộc xung đột kéo dài, giống như Liên Xô ở Afghanistan, hay như Hoa Kỳ ở Iraq. Nhưng sự so sánh đó là khập khiễng, vì Ukraine quan trọng hơn nhiều đối với Điện Kremlin so với Afghanistan đối với Liên Xô, hay Iraq đối với Hoa Kỳ.

Cũng vì lý do này, không có khả năng Moscow sẽ rút khỏi Ukraine sau khi đã "dạy một bài học" cho nước láng giềng, giống như Trung Quốc đã làm ở Việt Nam năm 1979.

Tất cả những điều này làm cho các kịch bản leo thang có nhiều khả năng xảy ra hơn, từ đó sẽ có nhiều kịch bản phụ. Ví dụ, Nga có thể tìm cách gây nguy hiểm cho an ninh Châu Âu và khối NATO bằng cách kích động các vụ việc ở biên giới Châu Âu. Ví dụ, Thụy Điển trung lập đang theo dõi chặt chẽ ý định của Nga liên quan đến đảo Gotland ở Biển Baltic. Cũng phải nghĩ đến khả năng xảy ra các cuộc tấn công mạng, và thậm chí hoạt động khủng bố cũng không nên bị loại trừ.

Moscow cũng có thể "mở một mặt trận mới" thông qua khuyến khích và giúp đỡ nước Cộng hòa Srpska nhỏ bé ở Bosnia-Herzegovina tuyên bố độc lập. Nga cũng có thể làm tăng thêm nỗi lo sợ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân thông qua các tuyên bố khiêu khích (và các bước chiến lược rõ ràng trong việc kích hoạt lực lượng hạt nhân), giống như Liên Xô đã làm trong cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956.

Việc Nga bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Belarus, một động thái có thể được thực hiện nhờ sửa đổi hiến pháp nước này, có thể là một nỗ lực khác nhằm gây bất ổn cho Châu Âu và chia rẽ liên minh Đại Tây Dương.

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng đứng về phía Ukraine và ngăn chặn sự qua lại của các tàu chiến Nga trên eo biển Bosphorus, điều này cũng có thể gây ra phản ứng từ Nga, gợi nhớ lại âm hưởng của cuộc Chiến tranh Crimea hồi thế kỷ 19.

Một kịch bản phụ khác (và điều này rất có khả năng) là xảy ra leo thang không cố ý. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu một máy bay ném bom của Nga bị lạc, vượt biên giới sang Châu Âu, và sau đó bị lực lượng NATO bắn hạ, tương tự như sự cố ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Nga năm 2015 ?

Hoặc nếu nhiều chuyên gia hướng dẫn hay các tình nguyện viên của phương Tây bị Nga ném bom giết hại ở Ukraine, điều này cũng có thể gây phản ứng phẫn nộ ở phương Tây đòi trả đũa. Cần nhớ rằng tại Syria năm 2018, hơn 200 lính đánh thuê Nga đã bị quân đội Mỹ tiêu diệt trong trận chiến giành Chasham.

Một danh sách đầy đủ các kịch bản có thể còn bao gồm khả năng quân đội Nga thất bại nặng nề, sau đó dẫn đến sự ra đi của Tổng thống Vladimir Putin, tương tự như những gì đã xảy ra với Slobodan Milosevic sau Chiến tranh Kosovo, hoặc quân đội Argentina sau Chiến tranh Falklands 1982.

Điều đó có thể làm tăng khả năng Ukraine tái chiếm nhanh chóng các nước cộng hòa ly khai ở miền đông, tương tự như những gì lực lượng Croatia đã làm trong Chiến dịch Storm năm 1995.

Tuy nhiên, hiện tại, quân đội Nga sẽ nỗ lực làm tất cả để đạt được thành công quân sự tối đa trên thực địa, với mục tiêu chính là nghiền nát các lực lượng quân đội và phá hủy bộ máy nhà nước Ukraine bằng bạo lực ngày càng tăng. Lenin chẳng đã từng nói : "Đầu tiên thọc lưỡi lê, nếu gặp bùn thì thọc tiếp, nếu gặp thép thì rút lui".

Tiếc rằng vẫn phải nêu thêm một so sánh lịch sử cuối cùng : đó là sự tàn phá khủng khiếp thành phố Grozny của Chechnya năm 1999 . Ví dụ này đặc biệt đáng sợ vì các lực lượng Chechnya đã có mặt ở Ukraine để thực hiện những hành động bẩn thỉu, tàn bạo nhất cho Điện Kremlin.

Bruno Tertrais

Nguyên tác : "Ein Blick in die Geschichte zeigt, wie der Ukraine-Krieg enden könnte", WELT, 04/03/2022.

Nguyễn Xuân Hoài biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/03/2022

Bruno Tertrais là một trong những nhà tư tưởng chiến lược được kính trọng nhất của nước Pháp và là thành viên cấp cao tại Institut Montaigne ở Paris.

Additional Info

  • Author Bruno Tertrais, Nguyễn Xuân Hoài
Published in Diễn đàn

Cháu luôn nghĩ là "Không". Bi mt bo chúa không phi là c nước Nga, c dân tc Nga.

nga1

Kiev nhng ngày còn thanh bình 2015.

Mùa hè 2015, khi đi do trong khuôn viên khu bo tàng chiến tranh ti Kiev, bt cht tôi thy mt đôi tình nhân âu yếm ôm nhau trong khi đang chăm chú quan sát mt chiếc xe tăng. Tôi lin vi vàng giơ đin thoi lên, chp được khonh khc đó.

Quay tr li M, tôi đăng tm hình đó lên trang Facebook ca mình kèm theo mt đon trích dn t cun tiu thuyết ni tiếng "Con đường đau kh" ca nhà văn Nga Aleksei Tolstoy vi bi cnh nhng năm cui chiến tranh thế gii ln th nht và cuc ni chiến Nga.

nga2

Kiev 2015. (Hình : Misha Đoàn)

Năm tháng s trôi qua, nhng cuc chiến tranh s im ng dn, nhng cuc cách mng s thôi gào thét và s còn li không phôi pha tm lòng em nhn ni du dàng và chan cha tình yêu thương...".

Tht s, lúc đó trích dn cho hp ng cnh thôi ch chiến tranh còn mãi tn Donbass, cách Kiev gn c nghìn cây s...

Vy mà vào nhng ngày này bom đã rơi, đn đã n ti trung tâm Kiev. Tôi lt li nhng tm nh chp ti Kiev, nhìn nhng khuôn mt ca nhng người không quen trên đường ph lt vào ng kính và thn th t hi : Bây gi h đang đâu, dưới hm trú n hay trong bnh vin hoc trên chiến tuyến ?

Tôi b "shocked" trước nhng gì đang xy ra, không tin được đó là s tht. Nhng ngày này tôi luôn có tâm trng u ut, đau kh ln phn n, thm chí có c cm giác xu h, vi nhng câu hi luôn dng xé "Ti sao ? Ti sao ?"

La du hc sinh thi tôi, và phn đông người Vit Nam hin ti có s mc đnh lm ln rng "Liên Xô" (Soviet Union) là Nga. Đi vi phn đông chúng tôi, Nga là cách gi tt ca đế chế Soviet mênh mông gm 15 nước Cng hòa t tr. Mà cũng phi thng thn khách quan tha nhn rng thi đó các dân tc trong Liên Xô sng vi nhau khá là hòa thun tuy có th đó là vì s kim soát nghiêm ngt t phía Chính quyn Trung ương. Vy nên cũng d hiu khi đi vi chúng tôi thì hu như không có s khác nhau my gia người Nga hay Ukraine hoc Belarus ; tt c là mt dân tc, cùng mt t quc, dưới mt ngn c...

nga3

Kiev 2015.

Tôi có th may mn hơn mt s bn sinh viên du hc cùng la bi vì có mt khong thi gian rt dài tôi được sng chung vi cng đng người Nga (hay chính xác hơn là người Soviet) bn x. Tôi được nuôi dưỡng bng bánh mì Nga, văn hóa Nga, tinh thn Nga... đến ni đôi khi tôi c ng rng mình cũng là... người Nga.

Trong h chiếu người v đu tiên ca tôi, phn Dân tc (Nation) được ghi là Nga nhưng trên thc tế H (Last name) ca v tôi li mang gc Ukraine - GORDEENKO. Cũng có ln tôi đã tng hi v tôi rng vy em chính xác là người Nga hay Ukraine thì cô y tr li là không rõ nhưng cô đã quen vi vic coi cô y là người Nga ri. Tôi li đem câu hi đó ra hi ông ngoi ca cô y, ông phy tay : "Có gì khác l đâu ch. Nga hay Ukraine đu là mt, chúng ta là dân Soviet".

Ông bà ngoi ca v cũ tôi đu tham gia Thế Chiến II. Ông tham gia tn công vào lãnh th Đc Quc xã 1945, b thương, gp bà ngoi là H lý ti Quân y vin. Sau chiến tranh hai người kết hôn. Ông bà ngoi thương yêu tôi như con cháu rut tht trong nhà, thm chí thường bênh vc tôi mi khi có xung khc gia đình gia tôi và v, vi lp lun rng : "Thng Misha (tên gi ca tôi thi sinh viên) đây có mt mình, chúng ta phi thương yêu nó vì nó Vit Nam cũng đã phi chu bao nhiêu cc kh vì chiến tranh ri".

Hàng năm, c đến ngày 9/5 thì c gia đình v tôi li tp trung quây qun xung quanh chiếc bàn đ ngoài vườn dưới cây cherry rp màu hoa hng tím.

Ngày 9/5 được coi là Ngày Chiến thng trong "Chiến tranh V quc vĩ đi" (ngày chiến thng Phát xít Đc) ca người Nga. Mi đu hè, bu tri xanh thăm thm, hoa rc r sau mùa đông m đm, hít tht sâu vào ngc lung không khí trong lành có mùi thong thong ca đt và hoa đ cm giác như được truyn mt lung sinh khí mi, người lâng lâng...

nga4

Kiev nhng ngày thanh bình.

Chiếc bàn được bày ra vi bao nhiêu là bia rượu, lò nướng được đt lên vi mùi thơm ngào ngt ca món shashlyk (tht nướng, BBQ) Nga truyn thng. Ông ngoi kh khà kéo đàn accordion cho bà ngoi hát nhng bài dân ca Nga liên quan đến chiến tranh : "Ôi nhng con đường lm bi, mù sương, lnh lo, lo âu và tho nguyên c di..". Ri ông đng lên, cm ly Vodka và trnh trng tuyên b "Mi người hãy nâng ly đ tưởng nh đến nhng người đã ngã xung cho chúng ta được sng, được ngi quây qun vi nhau hôm nay, đ nhng thế h tiếp theo ca chúng ta không biết đến vũ khí là gì..". C bàn đu đng lên, cng ly vi nhau ri nga c ung cn hết ly mi được đ cc xung bàn và phn khích hét lên "Hurra...".

Bui tic thường kéo dài t trưa đến ti, mi người va ung, va hát nhng bài hát ni tiếng v chiến tranh như "Kachiusa" "Thành ph thân yêu", ri xem TV cnh duyt binh vi điu quân nhc trm hùng "Vĩnh bit người con gái x Slavo", nghe Mark Bernes hát "Người Nga có mun chiến tranh không ?"

"Xin hãy hi s yên bình tĩnh lng

Trên nhng di rung đng bao la

Xin các anh hãy hi nhng cây dương

Xin các anh hãy hi bao người lính

Đang nm dưới nhng gc bch dương

Hãy đ cho con ca nhng người này lên tiếng

Người Nga có mun chiến tranh không ?"

Ông ơi, khi viết nhng dòng ch này, cháu li nghĩ đến ông bà. Ông có hình dung được không, nhng dàn Kachiusa vi tên gi mi là Grad đang di bão la. Không, không phi di xung Berlin ca năm 1945, mà là di xung Kiev ca năm 2022.

Và nhng người lính Nga đang ngã xung, không phi đ bo v t quc ca mình.

Mt quc gia đã góp phn đánh bi him ha Phát xít, quc gia mà ông đã tôn th, đã đ máu đ bo v nó, ma mai thay quc gia đó gi li đang trong vai k xâm lược. Và đau đn thay li đi giết chính nhng người láng ging ca mình.

Ông ơi, nếu cõi khác có tht, chc ông s rt đau lòng khi t quc ca ông đã không còn na, khi nhng toan tính, tham vng ca k cm quyn đã làm hoen hình nh đt nước ca ông, đ mt s vin vào c đó đ hoài nghi, ph nhn nhng mt mát, hy sinh ca ông và đng đi...

Cháu rt đau lòng khi nghe li bài hát "Người Nga có mun chiến tranh không ?"

Cháu luôn nghĩ là "Không". Bi mt bo chúa không phi là c nước Nga, c dân tc Nga.

Người Nga trong cháu là ông bà, là Puskin, Lermontov, Tolstoy, Paustovsky...

Không, người Nga không mun chiến tranh, phi không ông ?

Misha Đoàn

Nguồn : VOA, 03/03/2022

Ghi chú

Tác gi Misha Đoàn tng theo hc Khoa Lut, Đi hc Tng hp Tashkent (Uzbekistan) 1983-1989 và Khoa Báo chí, Đi hc Tng hp Saint-Petersburg (Nga) 1993-1996. Tác gi hin đnh cư ti California, Hoa K. Tòa son gi nguyên văn phong và cách phiên âm theo tiếng Nga ca mt s nhân vt và đa danh mà tác gi đ cp.

Additional Info

  • Author Misha Đoàn
Published in Văn hóa

Nga thiếu may mn vì Ukraine không chn ‘chính sách 4 không’

Trân Văn, VOA, 03/03/2022

Thiên h bt đu cm thy ân hn khi tng đ Ukraine loay hoay vi tham vng và s hung hãn ca Nga trong mt thi gian dài.

phantich1

Đi s Đng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trc Vit Nam ti Liên Hip Quc, phát biu trong phiên hp đc bit v Ukraine vào ngày 1/3/2022. Vit Nam b phiếu trng cho ngh quyết lên án cuc xâm lược ca Nga vào Ukraine.

Cui cùng, ông Putin Tng thng Nga cũng đã lên tiếng. Putin đã ngm tăm sau khi ra lnh tn công Ukraine hôm 24/2/2022 đ "t v trước nguy cơ xy ra nhng điu ti t hơn tình trng hin nay đi vi li ích và ch quyn ca nước Nga". Ti cuc hp báo được t chc ngày 2/3/2022 Moscow, Putin ch trích M và các đng minh đã ch đng son kch bn, dùng Ukraine như công c, d Nga tn công Ukraine và Putin không th làm khác cho dù ông ta không h mun xua quân vào Ukraine (1) !

Trong cùng ngày, ti New York, 141 trong s 193 quc gia là thành viên Liên Hip Quc nht trí lên án Nga tn công Ukraine, yêu cu Nga rút khi Ukraine ngay lp tc và vô điu kin. Ch có 5/193 quc gia tán thành hành đng ca Nga (ngoài Nga t bo v mình như l tt nhiên, ng h Nga ch có Belarus, Bc Hàn, Eritrea, Syria). 35/193 quc gia b phiếu trng (không lên án cũng không ng h), trong s này có Vit Nam, xưa nay vn thường song hành vi Trung Quc (2).

Tin mi nht : Nga cho biết s tiếp tc ngi xung vi Ukraine trong ngày 3/3/2022 đ bàn v vic ngưng bn... Chưa biết kết qu thế nào nhưng rõ ràng, chưa bao gi Nga thit hi nng n c trong bang giao quc tế ln kinh tế và ni tr bt n, hn lon như vy.

***

Nếu Ukraine xác lp chính sách quc phòng "ba không" : "Không tham gia liên minh quân s". "Không liên kết vi nước này đ chng nước kia". "Không cho nước ngoài đt căn c quân s hoc s dng lãnh th đ chng li nước khác" và đến năm 2019, long trng b sung thêm mt "không" na vào "Bch thư Quc phòng" (3) : "Không s dng vũ lc hoc đe da s dng vũ lc trong quan h quc tế" như Vit Nam, v thế chính tr ca Ukraine s không như mi người đã thy sut tun va qua.

Không may cho Putin là dân Ukraine thuc loi bt khut. Bi h đã tng đng dy giành ly và cương quyết gi cho bng được quyn la chn nhng cá nhân đi din cho chính h trong các cơ quan dân c, qua đó kim soát các cơ quan công quyn nên mi có Tng thng Volodymyr Zelensky. Nếu Volodymyr Zelensky không như mi người đã biết và đang thy, chc chn dân Ukraine đã không chn đ đt ông vào v trí Tng thng và không cùng ông đi đu vi Nga đ bo v quyn t quyết ca Ukraine.

Xưa cũng thế và gi cũng vy, thiên h ch dành thin cm cho nhng người dám sng và chết vì nhng giá tr mà nhân loi cùng cho là cao đp. Bi dân Ukraine sn sàng vt b tt c đ bo v t th din ti ch quyn quc gia ca h, bo v phm giá ca nhng người được gi là Ukrainian, cng đng quc tế mi ng h Ukraine và s dng nhiu cách thc khác nhau, trng pht Nga, tiếp sc cho Ukraine. Không phi t nhiên mà cng đng Châu Âu xem Ukraine như đi din cho căn tính, giá tr Châu Âu.

Ti sao dân Ukraine sn sàng đi đu vi Nga, bt k hu qu đ gi quyn quyết đnh vn mnh ca h ? Chc chn do h hiu thế nào là giá tr ca đc lp, t do sau nhiu thế k hết thuc Mông C, đến thuc Ba Lan, Th, Nga...

Dân Ukraine tng thc hin "Cách mng Cam" năm 2004, phế trut Viktor Yanukovych cu Th tướng mun dán tương lai ca Ukraine vào Nga - đc c Tng thng vì gian ln bu c. Dân Ukraine tng tiến hành "phong trào EuroMaidan" (cui 2013 đu 2014), phn đi chính ph thân Nga trì hoãn ký kết tha thun hp tác và thương mi t do vi Liên Hiệp Châu Âu, lt đ chính ph này. Đó cũng là lý do Nga cưỡng chiếm Crimea, khuy đng các cuc bo đng đòi t tr Donetsk và Lugansk thuc khu vc Donbass.

Khi phi làm hàng xóm vi mt quc gia va nuôi tham vng chi phi, dn dt các lân bang, va hết sc hung hãn như Nga, mt dân tc qut cường như dân Ukraine chc chn s không bao gi chp nhn bt c đng nào, chính ph nào đnh ra và đeo đui "chính sách ba không", thm chí to thêm mt "không" ch đ duy trì "s toàn vn ca đc quyn, đc li" cho đng ca mình, chính ph ca mình, ch không phi gi gìn s toàn vn lãnh th, duy trì và phát trin các li ích ca quc gia, dân tc.

Là nguyên th ca mt x s như thế, Tng thng Ukraine phi như đã biết và đang thy. Volodymyr Zelensky không th vt b nhân tâm, dân ý, vn hi nhng người dân Ukraine bày t s âu lo v tương lai quc gia, s phn dân tc, kiu như ông Nguyn Phú Trng tng vn hi đng chí, đng bào hi 2015, lúc h nêu thc mc, rng h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam s làm gì khi Trung Quc càng ngày càng hung hăng trong vic xác lp ch quyn đi vi 80% din tích Bin Đông :Nếu đ xy ra đng đ gì thì tình hình bây gi bt n thế nào, chúng ta có ngi đây mà bàn vic t chc đi hi đng được không(4) ?

***

S kháng c mãnh lit ca Ukraine đi vi tham vng biến x s này thành chư hu ca Nga thêm mt ln na, phn ng d di ca cng đng quc tế đi vi cuc xâm lăng do Nga tiến hành hi cui tháng 2 va qua, giá mà c Putin ln Nga cùng phi tr chc chn s khiến c Tp Cn Bình ln Trung Quc phi cân nhc đến hu qu ca vic tn công, sáp nhp Đài Loan lãnh th mà mc đ cương cường t trên xung dưới dường như chng kém Ukraine vào Trung Quc.

Còn Biển Đông, rng hơn là Vit Nam thì sao ? Có l Tp Cn Bình và Trung Quc không thèm bn tâm vì trước đã có "chính sách ba không", gi có thêm "chính sách bn không" và cam kết t nguyn tuân th nhng chính sách này mt cách nghiêm cn.

Sut tun va qua, rt nhiu người Vit bày t s phn n khi nhiu cơ quan truyn thông chính thc ti Vit Nam và nhiu sĩ quan Quân đi nhân dân Vit Nam ng h Putin, ng h Nga. Lên án s ng h bt k đo lý, bt chp lut pháp quc tế, li ngược dòng chy chung ca thế gii văn minh y là "cung Nga", "cung Putin" dường như chưa tht đúng và đ. C ngm k hơn s thy, ch trích c Ukraine ln Tng thng Zelensky là chuyn phi làm bi nếu không, "ba không", nay là "bn không" t nhiên s lung lay !

Phiếu trng mà Vit Nam va chn hôm 2/3/2022 là tt yếu. Đã có "ba không" ri, "bn không" thì phi như vy ! Không có "không" nào nên Ukraine dt khoát không t b bán đo Crimea, khu vc Donbass. Vi "ba không", ri "bn không", toàn b Hoàng Sa, mt phn Trường Sa đã mt là vô vng. Thm chí, tùy bi cnh, nhc đ nh ly còn tr thành "k thù ca nhân dân". Vì sao ký c v ti ác, dã tâm ca Trung Quc li tr thành th mà không có ch trương thì không được nh, được nhc ?

Thiên h bt đu cm thy ân hn khi tng đ Ukraine loay hoay vi tham vng và s hung hãn ca Nga trong mt thi gian dài. S ân hn đó khiến Ngh vin Châu Âu va đy mnh xem xét tiếp nhn Ukraine làm thành viên. Còn vi "ba không", ri "bn không", thiên h có cơ hi đ ân hn vi dã tâm và s hung hăng mà Trung Quc đã, đang cũng như s còn bày ra vi Vit Nam chăng ? Khi đó là la chn ca riêng Vit Nam, thiên h làm gì có ca !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 03/03/2022

Chú thích

(1) https://www.npr.org/2022/02/02/1077522522/russias-putin-accuses-the-u-s-of-trying-to-drag-him-into-war

(2) https://news.un.org/en/story/2022/03/1113152

(3) http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/sach-trang-quoc-phong-cua-viet-nam-the-hien-ro-ban-chat-hoa-binh-va-tu-ve/15453.html

(4) https://soha.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-neu-dung-do-tren-bien-ta-co-ngoi-day-duoc-khong-20151208144743885.htm

***********************

Trng pht ti đa lên nước Nga ca Putin

Phạm Phú Khải, VOA, 03/03/2022

Putin đã có công làm cho Tây phương và các quc gia yêu chung t do, dân ch đến gn nhau hơn.

phantich2

Putin ti l khai mc Thế Vn Hi Mùa Đông Bc Kinh, 4 tháng Hai.

Trong lúc Vladimir Putin dàn quân bao vây Ukraine (hình v tinh cho thy quân Nga đang tiến gn đến đến th đô Kyiv ca Ukraine t phía Bc, Nam và Đông), thì Putin và chính ph Nga đang b M và thế gii bao vây và trng pht v ngoi giao, và đc bit là kinh tế (tài chánh), mt cách chưa tng thy trước đây. Ngay c cácb môn th thao, như trượt băng quc tế, trượt tuyết, bóng r, đin kinh và mt s môn qun vt ca Nga, thì các vn đng viên và quan chc cũng bcm hay đình ch tham d vào đu tháng 3 va qua.

Vào ngày 25/2, Tng thng M Joe Biden đã cương quyết cam kếttrng pht Nga mt cách mnh m nht, vi tác đng ti đa và lâu dài. M s cùng đng minh 27 quc gia thành viên ca Liên Hip Âu Châu, cũng như Anh, Úc, Canada, New Zealand, Nht Bn, và nhiu quc gia khác, s trng pht nn kinh tế Nga ngay lp tc và trong thi gian ti. Biden cho biết Nhóm 7/G7 và tt c các đng minh M hoàn toàn đng ý v mc đích và phương cách. Liên Minh này s : hn chế kh năng tài chánh và quân s ca Nga ; làm suy gim kh năng cnh tranh ca Nga trong nn kinh tế công ngh cp cao ca thế k 21 ; đánh vào giá tr đng tin Nga ; trng pht các ngân hàng Nga đang nm gi tài sn khong 1 nghìn t đô la ; ct b ngân hàng ln nht ca Nga, nm gi hơn 1/3 tài sn ngân hàng, ra khi h thng tài chính M ; chn thêm bn ngân hàng ln khác ca Nga, có tài sn 250 t M kim ; và s cho tên gii ưu tú Nga và các thành viên gia đình vào danh sách đang b x pht, vì nhng người này được hưởng li t chính sách ca chế đ hin nay ; áp dng các bin pháp gii hn các hot đng ca công ty quc doanh ca Nga tr giá 1,4 ngàn t M kim v.v

Vào ngày 28/2, các quan chc hàng đu ca Liên minh Châu Âukhng đnh s tht cht các bin pháp trng pht đi vi Nga, s dng các lnh cm đ nhm mc tiêu vào đng minh ca Nga là Belarus, và tài tr vũ khí cho Ukraine đ giúp nước này t v trước s xâm lược ca Nga. Nhng công ty ln như BP và Shell, ngân hàng toàn cu HSBC, và công ty cho thuê máy bay ln nht thế gii AerCap, đã gia nhp danh sách các doanh nghip đang tìm cách ri b Nga trong lúc các chế tài ca phương Tây được siết cht lên Moscow. Ngày 1 tháng 3, các thương hiu ln ca M bao gm Apple, Google và Harley-Davidson đã ct gim doanh s bán hàng và tách mình khi Nga vì xâm lược Ukraine.

Ngày 1/3, Reuters cho biết các ngân hàng quc tế bt đu thi hành lnh chế tài Nga. Cùng ngày, Th tướng Scott Morrisoncông b vin tr 75 triu M kim (105 triu Úc kim) cho Ukraine, trong đó 50 triu M kim đ giúp vũ khí/phòng v, và 25 triu M kim cho nhân đo. Morrison cho biết, khong 50 triu M kim vin tr này s thuc loi gây chết người, như tên la, đn dược, h tr người Ukraine trong vic bo v quê hương ca chính h, và Úc s làm điu đó vi s hp tác ca NATO.

Nga đang b cô lp gn như hoàn toàn qua hành đng xâm lược này, ngoi tr mt s nước như Trung Quc, n Đ và UAE.

Xin m ngoc đ nói vài li v v thế l lùng ca n Đ trong quan h quc tế hin nay. Dưới s lãnh đo ca Th tướng Narendra Modi, n Đ tiến gn hơn trong quan h vi M, xa cách hơn trong quan h vi Trung Quc (ngày càng thù nghch hơn), nhưng vn duy trì mi quan h như trước vi Nga. Mt trong nhng cn tr ln trong quan h ca n vi M trước đây là quan h gia M và Pakistan, mt quc gia thù nghch hơn là đng minh ca n Đ. M ng h Pakistan, nhưng gn đây thy không n vì nước này đâm sau lưng mình, dung túng bn khng b, k c Osama bin Ladin. Tuy n Đ vn duy trì s trung lp v Nga liên quan đến Ukraine, xu hướng u dây" này có thgây thit hi cho n trên đường dài.

B bao vây trng pht nng n như thế, phao cu ca Nga hin nay có kh năng là Trung Quc. Trung Quc hưởng li hơn nếu s xung đt hin nay gia Âu Châu và Nga kéo dài. Putin hy vng chuyến viếng thăm và hi ngh vi Tp Cn Bình ti Bc Kinh trong Thế Vn hi Mùa đông s có thêm đng minh. Tuy hai bên có ký kết nhau quan h "không gii hn", thiếu điu như môi h răng lnh, nhưng c th ra sao thì chưa rõ. Nhn đnh v quan đim ca Trung Quc đi vi cuc xâm chiếm Ukraine, Zi Yang trên The Diplomatbin lun rng "Trung Quc s không cùng Nga chng li phương Tây và s xa ri s hung hăng ca Nga đi vi Ukraine", và s cân nhc mt cách tt nht đ li ích hóa ti đa cho Bc Kinh bng cách vn dng tình thế xung đt ca Châu Âu và Nga ti Ukraine.

Nếu phn ln thế gii s dng mi bin pháp trng pht lên Nga mt cách toàn din và h thng, nn kinh tế ca Nga có th b khng hong và tê lit qua thi gian.

Tóm li, Nga tht s không có đng minh nào v mt ngoi giao trong v này, và đang b cô lp mt cách toàn din v kinh tế. n cùng lm là trung lp. Trung Quc cũng ch là con buôn trc li. Bangladesh có làm ăn hp tác vi Nga nhưng cn M nhiu hơn. Bangladesh là nước đã nhn được vin tr vaccine nhiu nht t M, hơn 60 triu liu. Phn ln các quc gia khác còn li trên thế gii không có lý do gì đ ng h Nga. V mt lý, tt c l ra nên lên án mnh m đng thái ca Nga, vì an ninh và quyn li lâu dài. Ch quyn quc gia là tuyt đi, ngoi tr nn dit chng xy ra trong quc gia đó. Nếu ng h cá ln nut được cá bé thì không khác gì t x dây thòng lng vào c mình.

Putin phi tr giá cho hành đng ca mình. Chính Putin, mt mình, đã quyết đnh xâm chiếm Ukraine. S thương vong chết chóc ca thường dân Ukraine, k c tr con, là do ti ác Putin gây ra. Ba chuyên viên, tng gi vai trò quan trng trong chính quyn M trước đây, gm David J. Kramer (Th trưởng Ngoi giao thi George W Bush), John Herbst (cu Đi s ti Ukraine), và William Taylor (cũng là cu Đi s ti Ukraine), đu c võ cho ch trương bt Putin đn ti. Viết trên Foreign Affairs ngày 26/2 rng, ba ôngbin lun rng nếu Putin không b trng pht nghiêm khc, ông ta s không dng li Kyiv.

thc s kim chế Moscow và ngăn chn Moscow tn công các nước Châu Âu khác, Washington và NATO phi thc hin gn như mi bin pháp hin có, không k vic đt giy lên mt đt [tc ngoi tr gi lính đến đó chiến đu]. Điu đó có nghĩa là mnh tay trng pht ngành năng lượng ca Nga và phn còn li ca ngành tài chính. Nó cũng có nghĩa là nhm mc tiêu đến tt c mi người xung quanh Putin, bao gm tt c các quan chc cp cao ca chính ph Nga cũng như các thành viên ca quc hi Nga. Và phương Tây cn áp đt nhng bin pháp vượt ra ngoài các bin pháp trng pht - ví d, ct đt hot đng tuyên truyn ca Moscow và dàn dng các cuc tn công mng nhm vào quân đi Nga.

"Nhng hu qu này có giá tr trong và ca chính chúng ; Putin và chế đ ca ông ta phi tr giá cho nhng thit hi mà h đã gây ra cho Ukraine. Nhưng các bin pháp trng pht cũng có th thay đi hành vi ca chế đ, nếu không phi chính chế đ đó. Nếu hu qu vượt ra ngoài các lnh trng pht, chúng có th làm chm cuc xâm lược ca Nga và giúp người Ukraine chng tr. Tuy nhiên, ngay c khi h không thc hin được điu đó, các hình pht vn có th ngăn cn Đin Kremlin thc hin nhiu mi đe da khác trong tương lai".

Timothy Frye, Giáo sư v Chính sách Ngoi giao hu Liên Xô,bin lun trên Foreign Affairs ngày 26 tháng 2 rng, Putin đã không ng được dân tình Ukraine và phn ng ca h qua v này, và ngc nhiên vi phn ng mnh m t Tây phương. Điu này hn đã làm cho Putin cm thy ít nht là bt an. S dng chiêu bài cũ ca Putin v vic cai tr bng s kết hp nhun nhuyn gia c cà rt và cây gy đã không còn kh thi na. Cho nên Putin gi đây phi vượt qua tht bi t cuc chiến mà ông và gii tình báo/an ninh ca mình đã tiến hành.

Ivo H. Daalder, cu Đi s ca M ti NATO t 2009 đến 2013,bin lun trên Foreign Affairs ngày 1 tháng 3 rng, cn phi ngăn chn Putin và cng rn hơn na. NATO cn gi hàng chc ngàn lính đến phía đông Ba Lan và phía nam Lithuania, thay vì ch vài ngàn như hin nay. Tuy vn nên tiếp tc duy trì kênh ngoi giao, tt c các cuc gp g ca th lãnh quc gia vi Putin như trước cn phi chm dt. Daalder cho rng không có ch đng cho Nga trong nhóm 20/G20 na, và cho đến khi nào Nga chưa rút quân khi Ukraine mt cách toàn din và vô điu kin thì không có gì đ nói vi nhau. Daalder lc quan v bin pháp dành cho nước Nga ca Putin, rng kết qu thu được rt đáng k : các bin pháp trng pht mnh m, tăng cường kh năng răn đe/phòng nga và đoàn kết chính tr hoàn toàn vi Ukraine.

Edward Fishman, mt viên chc v hoch đnh chính sách trong B Ngoi giao M t năm 2014 đến 2017, và Chris Miller, phó giáo sư ti American Enterprise Institute, bin lun trên Foreign Affairs vào ngày 28 tháng 2 rng, sách lược mi đ ngăn chn Nga cn tp trung vào kinh tế, trong đó có công ngh cao cp. Fishman và Millerđ ngh : "Các nước phương Tây nên tiếp tc m rng các bin pháp kim soát đ hn chế kh năng ca Nga trong vic có được các k năng sn xut, chế to người máy và t đng hóa tiên tiến. Năng lc tng th ca các lĩnh vc sn xut và công ngh ca Nga càng thp, ngành công nghip quc phòng Nga càng ít có kh năng đt được chuyên môn cn thiết đ chế to nhng thiết b quân s tiên tiến. Đ ngăn chn Nga phát trin thêm các năng lc sn xut, máy tính hoc lp trình phn mm, Washington và các đng minh nên ct đt hoàn toàn nhng lĩnh vc này khi quyn tiếp cn vi công ngh phương Tây".

Thế gii trông có s đng thun rng ln v vic trng pht Putin mnh m nht. Người ta đã thy s thit hi quá ln t mt k đc tài hung hăng. Tt nhiên vn có người ưa thích đc tài vì h được hưởng đc quyn đc li. Nhưng s này thì ít. Người thit thòi thì vô k. Dù sao qua v xâm chiếm Ukraine, Putin đã giúp làm cho nhiu người thc tnh và hiu biết hơn v s phá hoi khng khiếp ca vic cai tr mang tính cá nhân và mang thế gii đến gn hơn trong gii pháp đi vi vn nn đc tài toàn tr. Bài din vănThông đip Liên bang (State of the Union) ca Tng thng Biden hôm nay khng đnh Putin sai lm, nht là nghĩ rng có th chia r nước M. Nhưng Bidenkhng đnh M, và bao nhiêu quc gia khác trên thế gii s ng h người dân Ukraine, và s làm cho nước Nga ca Putin phi tr giá, phi chu trách nhim cho hành vi xâm lăng này.

Putin đã có công làm cho Tây phương và các quc gia yêu chung t do, dân ch đến gn nhau hơn.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 03/03/2022

************************

Nga-Ukraine : Những ai ở trong nội các của Putin và điều hành cuộc chiến ?

Paul Kirby, BBC, 03/03/2022

Vladimir Putin tạo cho mình thành một nhân vật biệt lập, dẫn dắt quân đội Nga vào một cuộc chiến có nguy cơ cao đe dọa phá hủy nền kinh tế đất nước của ông.

phantich3

Trong những ngày trước cuộc xâm lược, truyền hình Nga đã phát sóng một phiên họp của hội đồng an ninh gồm 30 thành viên của Tổng thống Putin.

Ông ấy hiếm khi trông cô lập hơn trong hai lần xuất hiện gần đây, được dàn dựng cùng với nội các của mình, nơi ông ấy ngồi ở một khoảng cách xa nhất định với các cố vấn thân cận nhất của mình.

Với tư cách là tổng tư lệnh, trách nhiệm cuối cùng về cuộc xâm lược thuộc về ông, nhưng ông ấy luôn dựa vào một đoàn tùy tùng trung thành sâu sắc, nhiều người trong số họ cũng bắt đầu sự nghiệp của mình trong các cơ quan an ninh của Nga. Câu hỏi đặt ra là ai được lắng nghe, trong thời điểm định mệnh nhất này trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy.

phantich4

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu

Nếu ai có thể làm điều này, thì đó là nhân vật thân tín lâu năm Sergei Shoigu, người đã ủng hộ đường lối của Putin về việc phi quân sự hóa Ukraine và bảo vệ Nga khỏi cái gọi là mối đe dọa quân sự của phương Tây.

Đây là người cùng tổng thống tới Siberia cho các chuyến đi săn và câu cá, và trong quá khứ, ông được xem như một người kế nhiệm tiềm năng.

Nhưng hãy xem bức ảnh đặc biệt này của ông ấy ở cuối bàn này, đang ngồi có vẻ lúng túng bên cạnh người đứng đầu lực lượng vũ trang, và bạn sẽ tự hỏi Tổng thống Putin có thể nghe được bao nhiêu lời của ông ấy.

phantich5

Tổng thống thường xuất hiện như một nhân vật biệt lập

Bức ảnh này được chụp ba ngày trước chiến dịch quân sự mà Nga đang phải vấp phải sự kháng cự bất ngờ của người Ukraine cùng với đó là nhuệ khí quân lính thấp.

"Shoigu được cho là đang hành quân đến Kyiv ; ông ấy là bộ trưởng quốc phòng và được cho là sẽ giành chiến thắng", Vera Mironova, một chuyên gia về xung đột vũ trang nói.

Ông được cho là người đã chiếm giữ quân sự Crimea vào năm 2014. Ông cũng phụ trách cơ quan tình báo quân đội GRU, bị cáo buộc trong hai vụ đầu độc chất độc thần kinh - vụ tấn công chết người năm 2018 ở Salisbury, Anh và vụ tấn công suýt chết thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny ở Siberia năm 2020.

Bức ảnh trông thậm chí còn tệ hơn khi nhìn cận cảnh. "Nó giống như một đám tang", bà Mironova nói.

phantich6

Valery Gerasimov (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đóng vai trò quan trọng trong các quyết định chiến lược của Tổng thống Putin

Nó trông có vẻ lúng túng, nhưng chuyên gia an ninh Nga và cây viết Andrei Soldatov tin rằng Bộ trưởng Quốc phòng vẫn là tiếng nói có ảnh hưởng nhất với tổng thống.

"Shoigu không chỉ phụ trách quân đội, ông ấy còn phụ trách một phần về ý thức hệ - và ở Nga, ý thức hệ chủ yếu là về lịch sử và ông ấy kiểm soát câu chuyện".

phantich7

Đại tướng Valery Gerasimov - Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga

Với tư cách là tổng tham mưu trưởng, nhiệm vụ của ông là xâm lược Ukraine và hoàn tất công việc nhanh chóng, và theo tiêu chuẩn đó thì ông ấy đã không hoàn thành tốt.

Ông đóng một vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự của Vladimir Putin kể từ khi ông ấy chỉ huy một đội quân trong Chiến tranh Chechnya năm 1999 và ông cũng là người đi đầu trong việc lập kế hoạch quân sự cho Ukraine, giám sát các cuộc tập trận quân sự ở Belarus hồi tháng trước.

Được chuyên gia Nga Mark Galeotti miêu tả là một "kẻ gây hấn nghiêm nghị và mạnh mẽ", Tướng Gerasimov cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quân sự sáp nhập Crimea.

Một số báo cáo cho rằng ông ta hiện đã bị cho ra rìa vì việc nói lắp bắp trước lúc bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine và các báo cáo về nhuệ khí kém của quân lính.

Nhưng Andrei Soldatov tin rằng đó là suy nghĩ viển vông từ một số nơi : "Putin không thể kiểm soát mọi con đường và mọi tiểu đoàn, và đó là vai trò của ông ấy". Và trong khi bộ trưởng quốc phòng có thể yêu thích bộ quân phục của mình, ông ấy không được đào tạo về quân sự và cần phải dựa vào các chuyên gia, ông nói thêm.

phantich8

Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev

Ben Noble, Phó Giáo sư về Chính trị Nga tại University College London, cho biết "Patrushev là kẻ diều hâu nhất, cho rằng phương Tây đã cố gắng để lấy được Nga trong nhiều năm qua".

Ông ta là một trong ba người trung thành với Putin đã phục vụ ông ấy từ những năm 1970 tại St Petersburg, khi thành phố thứ hai của Nga vẫn được gọi là Leningrad.

Hai người đứng đầu còn lại là Giám đốc Cơ quan an ninh Alexander Bortnikov và Giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài Sergei Naryshkin. Tất cả nội các của tổng thống được gọi là siloviki, hoặc những người thực thi, nhưng bộ ba này vẫn gần gũi hơn.

Rất ít người nắm giữ nhiều ảnh hưởng đối với tổng thống như Nikolai Patrushev. Không chỉ làm việc với tổng thống trong KGB cũ trong thời kỳ cộng sản, ông ta đã thay thế Putin trở thành người đứng đầu tổ chức kế tục của nó, FSB, từ năm 1999 đến 2008.

Chính trong một cuộc họp bất thường của hội đồng an ninh Nga, ba ngày trước cuộc xâm lược, ông Patrushev đã nêu quan điểm của mình rằng "mục tiêu cụ thể" của Mỹ là sự tan rã của Nga.

Phiên họp là một sân khấu đặc biệt, cho thấy tổng thống đang tổ chức một buổi thiết triều sau bàn làm việc khi từng người một trong đội an ninh của ông bước lên bục và bày tỏ ý kiến của họ về việc công nhận nền độc lập của phe nổi dậy do Nga hậu thuẫn ở Ukraine.

Nikolai Patrushev đã vượt qua bài kiểm tra.

phantich9

Alexander Bortnikov - Giám đốc Cơ quan An ninh Liên Bang (FSB)

Những người theo dõi Điện Kremlin nói rằng tổng thống tin tưởng thông tin mà ông nhận được từ các cơ quan an ninh hơn bất kỳ nguồn nào khác, và Alexander Bortnikov được xem là một phần của nội các của Putin.

Là một cơ quan kế tục của Leningrad KGB, ông tiếp quản quyền lãnh đạo FSB khi Nikolai Patrushev chuyển đi.

Cả hai người này được biết đến là thân cận với tổng thống, nhưng như Ben Noble chỉ ra : "Không rõ ai là người kêu gọi nổ súng và ai là người đưa ra quyết định".

FSB có ảnh hưởng đáng kể đối với các cơ quan thực thi pháp luật khác và thậm chí nó có lực lượng đặc biệt của riêng mình.

Ông ấy quan trọng nhưng ông ấy không ở đó để thách thức nhà lãnh đạo Nga hoặc đưa ra lời khuyên theo cách giống như những người khác.

phantich10

Sergei Naryshkin - Giám đốc Cơ quan Tình báo Nước ngoài (SVR)

Người cuối cùng trong bộ ba ma quái Leningrad cũ, Sergei Naryshkin đã ở bên cạnh tổng thống trong phần lớn sự nghiệp của mình.

Trong cuộc họp hội đồng an ninh, khi được yêu cầu đưa ra đánh giá tình hình, giám đốc tình báo trở nên bối rối và trả lời lấp lửng, chỉ đến khi tổng thống nói : "Đó không phải là điều chúng ta đang thảo luận".

Phiên họp dài đã được biên tập nên Điện Kremlin rõ ràng đã quyết định thể hiện sự khó chịu của ông ấy trước khán giả truyền hình.

"Thật là sốc. Ông ấy cực kỳ lạnh lùng và bình tĩnh, vì vậy mọi người sẽ hỏi điều gì đang xảy ra ở đây", Ben Noble nói với BBC.

Nhưng Andrei Soldatov nghĩ rằng ông ấy chỉ đơn giản là tận hưởng khoảnh khắc này : "Putin thích chơi (playing games) với nội các của mình, khiến ông ấy [Naryshkin] trông như một kẻ ngốc".

Sergei Naryshkin từ lâu đã theo sát ông Putin, ở St Petersburg vào những năm 1990, sau đó ở văn phòng của Putin vào năm 2004 và cuối cùng trở thành chủ tịch Duma quốc gia Nga. Nhưng ông cũng đứng đầu Hiệp hội Lịch sử Nga, và theo quan điểm của Soldatov, ông đã chứng tỏ mình rất quan trọng trong việc cung cấp cho tổng thống nền tảng tư tưởng cho các hành động của mình.

Năm ngoái, ông đã trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC tại Moscow, Steve Rosenberg, trong đó ông phủ nhận việc Nga thực hiện các vụ đầu độc và tấn công mạng hoặc can thiệp vào cuộc bầu cử của các nước khác.

Paul Kirby

Nguồn : BBC, 03/3/2022

Additional Info

  • Author Trân Văn, Phạm Phú Khải, Paul Kirby
Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Nga dồn quân cố đánh chiếm Kiev

Thanh Phương, RFI, 01/03/2022

Hôm 01/03/2022, ngày thứ sáu của cuộc xâm lăng Ukraine, quân đội Nga dường như đang dồn quân về thủ đô Kiev để đánh chiếm mục tiêu quân sự quan trọng hàng đầu trong cuộc tấn công. 

muctieu1

Hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies cung cấp cho thấy một đoàn xe không có điểm cuối ở phía đông nam của Ivankiv, phía tây bắc của Kiev, Ukraine, 28/02/2022.  © Satellite image 2022 Maxar Technologies via AP

Theo hãng tin AFP, tối qua, công ty ảnh vệ tinh của Mỹ Maxar cho biết các ảnh chụp được hôm qua cho thấy một đoàn xe quân sự trải dài trên 60 km, từ sân bay Antonov ở phía nam Kiev đến một thị trấn ở phía bắc thủ đô Ukraine. Kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine, sân bay Antonov vẫn là nơi giao tranh ác liệt, vì quân Nga cố chiếm được cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng chiến lược trong cuộc tấn công vào Kiev.

Hôm nay, trên mạng Facebook, quân đội Ukraine cũng thông báo là trong 24 tiếng đồng hồ qua, quân Nga đang tập trung lực lượng, huy động thêm xe thiết giáp và các khẩu pháo " nhằm bao vây và giành quyền kiểm soát Kiev và các thành phố khác".

Hai nguồn tin ngoại giao và an ninh cho hãng tin AFP biết là, quân Nga đang chuẩn bị mở một chiến dịch tấn công mới. Cho tới nay, quân đội Ukraine vẫn ngăn được quân Nga tiến vào trung tâm thủ đô Kiev và hôm qua, đà tiến của quân Nga đã chậm lại.

Cũng theo hãng tin AFP, trong đêm qua, trên mạng Facebook, Igor Kolikhaiev, thị trưởng thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, cho biết quân đội Nga đang tiến gần đến cửa ngõ của thành phố này. Nhưng ông Kolikhaiev khẳng định : "Kherson vẫn thuộc về Ukraine. Kherson vẫn kháng cự !".

Trong khi đó, theo đặc phái viên RFI Denis Strelkov, thành phố Kharkov đêm qua đã bị oanh tạc dữ dội :

"Tình hình ở Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nằm ở phía nam Kiev, rất nóng. Thành phố bị oanh tạc và đang bị quân Nga bao vây. Hiện giờ, chính quyền Ukraine khẳng định đang kiểm soát hoàn toàn Kharkov, nhưng trong vài tiếng nữa có thể tình hình sẽ thay đổi. Ai cũng rất lo. Có thông tin là các khu dân cư đã bị oanh tạc khiến hàng chục người chết, nhưng hiện chưa có nguồn tin nào khác xác nhận điều này. 

Nói chung là từ Kharkov rất khó có được những thông tin có thể kiểm chứng được. Thành phố Mariupol được biết là vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine, nhưng thành phố này đang bị cắt điện hoàn toàn. Quân đội đang tiến vào gần như toàn bộ các thành phố của Ukraine, kể cả Lviv, theo báo chí Ukraine, không còn là thành phố hoàn toàn an toàn. Người ta lo ngại tình huống xấu nhất tại đây.

Tại Kiev, đêm qua đã không có tiếng nổ nào, nhưng thành phố vẫn có nguy cơ bị oanh tạc và còi báo động đã vang lên nhiều lần. Sáng nay, tuyết có rơi một chút, tôi không thấy nhiều binh lính trên đường phố như hôm qua, nhưng có rất nhiều xe thiết giáp ở trung tâm Kiev. Có thông tin quân Nga đang chuẩn bị bao vây thành phố, nhưng thông tin này chưa được quân đội Ukraine chính thức xác nhận. Họ cho rằng Kiev vẫn phòng thủ vững chắc, thường dân không nên chạy khỏi thành phố, mà chỉ nên vào các hầm trú ẩn.

Tuy vậy, tình hình ở trung tâm thủ đô khá căng thẳng, do cảnh sát và quân đội đang truy lùng những người Nga cải trang thành quân Ukraine. Đó mới chính là mối đe dọa đối với Kiev".

Hôm nay, bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoygu vừa tuyên bố là quân Nga sẽ tấn công "cho đến khi nào đạt được toàn bộ mục tiêu" và một lần nữa cáo buộc quân đội Ukraine dùng thường dân làm "lá chắn sống".

Thanh Phương

**********************

Xâm lăng Ukraine và quan hệ Nga-Trung : Bắc Kinh ngày càng khó xử

Thanh Phương, RFI, 01/03/2022

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine càng kéo dài thì Trung Quốc ngày càng khó xử đối với đồng minh Moskva cũng như đối với phương Tây.

muctieu2

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại điện Kremlin, ngày 08/05/2015. Reuters/Sergei Karpukhin

Kể từ khi chiến tranh Ukraine bùng nổ, Bắc Kinh vẫn trong tư thế của người đi dây : không muốn đối đầu trực tiếp với đồng minh Moskva, nhưng cũng không muốn bị xem là ủng hộ Nga xâm lăng Ukraine. Trung Quốc tuyên bố rất "thông hiểu" những yêu sách "hợp lý" của Nga về an ninh, thậm chí cũng chỉ trích khối NATO giống như Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại nhấn mạnh đến một nguyên tắc truyền thống của Trung Quốc, đó là "tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia".

Chính là theo đúng nguyên tắc đó mà Trung Quốc đã không ủng hộ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và nay cũng không ủng hộ việc điện Kremlin công nhận nền độc lập của hai vùng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Đây cũng là điều dễ hiểu vì Bắc Kinh không muốn sau này các vùng tự trị của Trung Quốc như Tân Cương hay Nội Mông cũng được công nhận độc lập.

Thái độ khó xử của Trung Quốc đã được thể hiện qua cuộc biểu quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm thứ sáu tuần trước 25/02. Trung Quốc cùng với một vài nước khác đã không bỏ phiếu khi các thành viên Hội Đồng biểu quyết về nghị quyết do Hoa Kỳ đồng soạn thảo lên án cuộc xâm lăng Ukraine. Nghị quyết này đã bị Nga dùng quyền phủ quyết để bác bỏ, nhưng với việc Bắc Kinh không bỏ phiếu, như vậy là Nga hoàn toàn bị cô lập trong Hội Đồng Bảo An.

Sự lúng túng của Trung Quốc còn được biểu lộ qua cuộc điện đàm giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin trước đó vài tiếng. Trong cuộc điện đàm này, chủ tịch Trung Quốc nói ông ủng hộ việc giải quyết xung đột Ukraine bằng con đường ngoại giao. Những lời lẽ này khác hẳn với nội dung bản tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Nga-Trung ở Bắc Kinh đầu tháng 2 : "Tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Nga không có giới hạn và không có lĩnh vực hợp tác nào là cấm kỵ".

Theo nhật báo Pháp Les Echos, trong một bài phân tích được đăng vào cuối tuần, nhóm nghiên cứu-tư vấn Eurasia Group của Mỹ viết : "Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng mạnh từ phía Hoa Kỳ và Châu Âu đòi Bắc Kinh nêu rõ lập trường và lên án mạnh mẽ hơn cuộc xâm lăng Ukraine". Việc Bắc Kinh từ chối giúp giải quyết cuộc xung đột Ukraine có thể sẽ khiến phương Tây thêm thù địch với Trung Quốc. 

Thật ra, theo nhận định của Les Echos, bản thân Bắc Kinh cũng không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột có thể gây tác hại đến lợi ích của Trung Quốc trong khu vực, làm xáo trộn nền kinh tế, cũng như khiến cho quan hệ với Châu Âu và Hoa Kỳ thêm xấu đi. Nên nhớ rằng Trung Quốc có rất nhiều lợi ích kinh tế ở Ukraine, quốc gia được xem là một ngã tư chiến lược trên "Những con đường tơ lụa mới", dự án đầy tham vọng của Tập Cận Bình.

Ấy là chưa kể đến việc thái độ của Bắc Kinh hiện nay gây nguy hiểm cho các công dân Trung Quốc đang ở Ukraine. Đại sứ quán Trung Quốc ở Kiev đã phải khuyến cáo công dân của họ nên thật kín đáo, giấu quốc kỳ Trung Quốc đi, để không làm phức tạp việc di tản ra khỏi Ukraine. Theo báo chí Trung Quốc, cuộc di tản này đã bắt đầu từ hôm qua

Thành ra không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh đang cố thúc đẩy Moskva và Kiev thương lượng với nhau. Nếu hai bên đạt được một hiệp ước về trung lập thì điều này sẽ giúp Trung Quốc thoát khỏi tình thế khó xử.

Trước mắt, giới lãnh đạo Bắc Kinh đang quan sát việc phương Tây ban hành các trừng phạt đối với Nga, suy nghĩ về phương cách chống đỡ nếu như sau này Trung Quốc cũng bị trừng phạt về cuộc xâm lăng Đài Loan : Làm sao duy trì các giao dịch tài chính nếu Trung Quốc bị loại khỏi hệ thống Swift ? Làm sao tránh cho tài sản của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không bị phong tỏa, hay tránh cho tiền đầu tư của Trung Quốc ở phương Tây không bị tịch biên ?

Thanh Phương

**********************

Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về cuộc chiến Ukraine

Thụy My, RFI, 01/03/2022

Công tố viên Karim Khan của Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) tối 28/02/2022 thông báo ý định mở điều tra về các tội ác tại Ukraine. Hồi tháng 12/2020, Tòa đã kết luận rằng các tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh đã diễn ra trên lãnh thổ Ukraine từ khi khởi đầu cuộc xung đột tháng 2/2014, nhưng cho đến nay chưa có cuộc điều tra nào được mở ra.

muctieu3

Một người đàn ông ở trong một chiếc xe bị hư hại do pháo kích, ở Brovary, ngoại ô Kiev, Ukraine 1/03/2022. AP - Efrem Lukatsky

Từ La Haye, thông tín viên Stéphanie Maupas tường trình :

"Thông cáo của công tố viên cho biết cuộc điều tra sẽ xoay quanh những tội ác do tất cả các bên xung đột phạm phải trên lãnh thổ Ukraine. Do Kiev không phải là thành viên tòa án, ông Karim Khan cần có được sự đồng ý của các thẩm phán để mở một cuộc điều tra như vậy. Hoặc là một trong 123 quốc gia thành viên khởi kiện, và đó cũng là gợi ý của công tố viên. Trong trường hợp này, ông có thể lập tức khởi động điều tra mà không phải đợi các thẩm phán bật đèn xanh.

Cả Ukraine lẫn Nga đều không phải là thành viên CPI. Nhưng Kiev đã cho phép Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về các tội ác diễn ra trên lãnh thổ nước mình kể từ tháng 2/2014, trước khi cựu tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich bị lật đổ. Văn phòng công tố biện minh do không đủ phương tiện nên cho đến này chưa có cuộc điều tra nào được mở ra.

Ngoài ra ông Karim Khan còn đòi hỏi một ngân sách bổ sung, các đóng góp tự nguyện và biệt phái thêm nhân sự cho văn phòng. Một lần nữa, ông kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế về nhân đạo".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Thụy My
Published in Quốc tế
lundi, 28 février 2022 17:01

Cũng nên có một giấc mơ

Những căng thẳng trên biên giới giữa Nga và Ukraine đã chuyển sang bạo lực. Một cuộc xâm lược có tính toán kỹ lưỡng của Putin đã mở màn.

Một lần nữa, thế giới lại bị đặt vào tâm trạng hồi hộp, lo lắng và bất an khi chiến tranh lại nổ ra, bom đạn lại lên tiếng, tai họa lại rơi xuống đầu dân lành vô tội.

uocmo1

Bom đạn, vũ khí, thiết bị chiến tranh thi nhau lên tiếng ngày đêm.

Cả thế giới nín thở, hoang mang lo lắng cho người dân Ukraine bé nhỏ trước sức mạnh về quân sự, công nghệ, sự to xác và đặc biệt là sự hung hãn từ đất nước láng giềng khổng lồ, đầy tham vọng và âm mưu bên cạnh khi Nga đang ngang nhiên tiến hành cuộc chiến xâm lược đất nước này và ép dân tộc này vào cơn nguy tử.

Khi mà cả thế giới được thu gọn vào chiếc điện thoại bé nhỏ trong lòng bàn tay của mỗi người. Mọi động tĩnh, mọi lời nói, mỗi hành động đều nhanh chóng được truyền đi toàn cầu, thì mức độ tàn bạo, nỗi lo lắng về cuộc chiến càng nhân lên gấp bội và cụ thể hơn nhiều lần so với trước đây.

Cả thế giới bàng hoàng, dù điều này đã được báo trước khá lâu.

Người ta bàng hoàng, bởi điều rất rõ ràng, là những lời hứa, những cam kết của người đứng đầu nước Nga trên cương vị Tổng thống đã nói rõ mồm một : Rằng Nga không hề có ý định xâm lược Ukraine, Nga không bao giờ là bên gây chiến, Nga là thành trì bảo vệ hòa bình thế giới… là tất cả những điều tốt đẹp nhất, liêm sỉ nhất.

Thế nhưng, chỉ sau một đêm, tất cả những lời hứa đó, đã lập tức bị nuốt lại và cuộc chiến xâm lược tàn bạo, khốc liệt, man rợ đã bắt đầu đổ lên đất nước Ukraine bé nhỏ. Việc người đứng đầu nước Nga ngang nhiên trở mặt, nuốt lại lời hứa vừa ra khỏi miệng là điều không lạ, nhưng người ta thấy kinh tởm. Nó cũng tương tự như một quý ông ngang nhiên liếm lại bãi nước bọt mà mình đã nhổ ra.

Cuộc chiến đã bắt đầu.

Bom đạn, vũ khí, thiết bị chiến tranh thi nhau lên tiếng ngày đêm. Những vệt sáng xé màn đêm, những đám cháy rừng rực, những ngôi nhà sụp đổ trong tiếng kêu thương, hàng loạt người người bị tước đi mạng sống, từng hàng người nối đuôi nhau chạy khỏi quê hương, bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình để thoát thân trong cơn kinh hoàng.

Quan sát cuộc chiến, chúng ta nín thở, hồi hộp theo dõi số phận mỏng manh và nhỏ bé của người dân Ukraine trước gã to xác Liên bang Nga. Nga đang thi thố cái quyết tâm bất lương nhất là tiến hành chiến tranh xâm lược, sau khi đã bằng mọi cách áp đặt những điều vô lý cho một quốc gia có chủ quyền, có một chính phủ được bầu lên một cách dân chủ. Chỉ đơn giản là vì quốc gia đó, dân tộc đó không hề chịu cúi đầu, không hề khuất phục trước những âm mưu và hành động đê hèn của quốc gia bên cạnh muốn lại thực hiện giấc mộng bá quyền.

Và người dân Ukraine đã đứng lên.

Họ đứng lên chống lại cuộc xâm lăng vô lý và bạo tàn của bọn Nga xâm lược. Một cuộc chiến mà không chỉ trong thế giới văn minh, hiện đại ít khi xảy ra, mà ngay cả thời man rợ, điều đó cũng không dễ dàng, nhanh chóng như vậy.

Họ đứng lên với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, cho dân tộc, đất nước của họ trường tồn.

Họ đứng lên khi mà sự chênh lệch mọi mặt so với đội quân xâm lược, nhưng họ có một ý chí sắt đá và lẽ phải ở trong tay.

Họ đứng lên, với nỗi lo lắng cho đất nước bị tiêu vong, cho dân tộc bị biến thành nô lệ.

Họ đứng lên, với bầu nhiệt huyết của hơn 40 triệu trái tim căm phẫn, ứa máu với quân xâm lược phản trắc đang ỉ mạnh hiếp yếu và họ thà chết vinh chứ không chịu sống nhục.

Và họ đứng lên, để một lần cho thế giới nhìn thấy đằng sau cuộc chiến này là điều gì cần học tập và điều gì cần cảnh giác.

uocmo2

Ở đó, có một Putin muốn trị vì suốt đời trên ngai báu nên đã giở trò chợ giời đánh tráo vị trí quyền lực quốc gia.

Cả thế giới đều biết rõ về nước Nga. Đó là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, có những người dân Nga hiền lành và chất phác, có lãnh thổ rộng lớn và nhiều tài nguyên. Thiên nhiên đã ban tặng cho nước Nga quá nhiều những kho báu tài nguyên khoáng sản và nhiều thuận lợi cho cuộc sống mưu sinh và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, điều tai hại cho đất nước này, dân tộc này là đã đẻ ra và tiếp nhận đầu tiên cái Chủ thuyết cộng sản vô thần và bạo lực. Để rồi từ đó, nó phá nát đất nước này, dân tộc này gần một thế kỷ qua.

Ở đó, những người dân hiền lành đã bị biến thành những nô lệ cho chính cái chế độ, chính phủ mà nó đẻ ra. Nguồn tài nguyên, khoáng sản giàu có của đất nước đã bị đổ vào những cuộc chiến tranh tàn bạo sắt máu, cũng như đã tập trung cho giấc mộng bá quyền của Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Sau một quá trình lâu dài, đất nước Nga, người dân Nga đã tìm mọi cách thoát ra khỏi chế độ man rợ, tàn bạo nhất trong lịch sự loài người là chế độ cộng sản mang tên Liên bang Xô viết.

Tuy nhiên, cuộc thay da, đổi thịt để tiến tới một chế độ dân chủ đã không hoàn toàn thành công. Trong quá trình đó, vẫn những kẻ xuất thân từ cộng sản mà ra, đã kịp thời trổ tài lừa đảo bằng những ngón đòn cộng sản nhà nghề, để biến chế độ Nga thành một chế độ quái gở nửa dơi nửa chuột, nửa dân chủ, nửa chuyên quyền, quân phiệt, độc tài.

Ở đó, có một Putin muốn trị vì suốt đời trên ngai báu nên đã giở trò chợ giời đánh tráo vị trí quyền lực quốc gia.

Ở đó, những kẻ đối lập, những sự bất đồng đều bị kìm hãm, bị dùng những trò mọi rợ hoặc tinh vi để tiêu diệt hoặc bỏ tù.

Ở đó, kẻ ăn trên, ngồi trốc của thiên hạ được xây dựng hình ảnh cá nhân như một "Cha già dân tộc" có quyền sinh, quyền sát và quyền tác oai tác quái, đùa giỡn với sinh mạng hàng trăm triệu người dân Nga cũng như vận mệnh thế giới loài người bằng trò chơi đe dọa hạt nhân.

Và thế là không chỉ người dân mà cả thế giới, nhất là các lân bang bị vạ lây.

Lịch sử đất nước Nga, kể từ thời cộng sản vào khu vực này, là lịch sử của việc người dân nhịn ăn, nhịn mặc, bóp miệng, khai thác máu xương công dân và thành quả, trí não của họ cho việc sản xuất vũ khí chiến tranh hòng thỏa mãn giấc mộng bá quyền toàn thế giới.

Trước sự to lớn, hung hãn, tàn bạo cũng như nguồn lực dồi dào những vũ khí chiến tranh, người ta thấy rằng, cuộc chiến hôm nay giữa Nga và Ukraine sẽ là một cuộc chiến không cân sức.

Và người ta lo lắng thay cho đất nước Ukraine, cho dân tộc này có thể sẽ rất sớm bị bại trận và tiêu diệt.

Và người ta chỉ biết cầu nguyện cho Ukraine.

Rồi cả thế giới đứng bên cạnh Ukraine. Liên tiếp những sự lên tiếng, ủng hộ của cả thế giới, kể cả những chính phủ, những đất nước còn lừng khừng nhất do dính líu đến quyền lợi với Nga, thì nay cũng đã dứt khoát thái độ không chấp nhận cuộc xâm lăng tàn bạo này và đã lên tiếng cũng như chính thức ủng hộ Ukraine.

Thế rồi cuộc chiến đã không như những suy nghĩ đầu tiên của mọi người là Ukraine sẽ nhanh chóng bị đè bẹp. Khi cuộc chiến bước sang ngày thứ 5, nhiều diễn biến trên chiến trường cho thấy rằng, thực tế có thể không như kế hoạch và mong muốn của đội quân xâm lược.

Người ta ngạc nhiên bởi sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân Ukraine. Người ta thấy tinh thần của người Ukraine bất khuất, không sợ hãi, không khuất phục hoặc hoảng loạn bỏ chạy hay đầu hàng trước đội quân xâm lược hung bạo. Người ta thấy rõ ràng hành động của chính quyền Ukraine không phải là hành động của nhà nước Apganistan mới cách đây mấy tháng và Tổng thống Ukraine Zelensky không phải là tổng thống Ashraf Ghani.

Đội quân xâm lươc đã bước đầu chịu những tổn thất nặng nề và bước tiến quân đã chậm lại. Dù chỉ vậy thôi cũng đã là một điều khiến cả thế giới ngạc nhiên.

Và rất nhiều mặt trái được vạch rõ cho thế giới thấy rằng : Vũ khí hiện đại, quân số đông đúc, vẫn chưa phải là yếu tố quyết định để có thể bắt một dân tộc đầu hàng một cách nhanh chóng, khi dân tộc đó có ý thức và lòng yêu nước. Những hình ảnh về sự tàn bạo gây tội ác với người dân Ucarina, những quân nhân Nga lợi dụng chiến trận để cướp phá ngân hàng, tài sản… đã chứng minh bản chất đội quân xâm lược. Cả cuộc chiến đã nói lên bản chất bạo tàn của cái nòi cộng sản đang sống dậy trong con người Putin.

Và người ta đã hình dung ra một cuộc chiến lâu dài hơn dự tính, và Putin sẽ sa lầy vào vũng bùn Ukraine.

Quan sát cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, chúng ta chợt nhớ đến câu chuyện về cuộc chiến giữa chàng thanh niên David với người khổng lồ Goliath cách đây 5.000 năm. Trong cuộc chiến đó, người khổng lồ Goliath đã bị chàng thanh niên David nhỏ bé đánh bại.

Và một mơ ước, dù khó khăn, nhưng cần thiết lúc này, là may chăng lịch sử sẽ lặp lại một lần nữa. Để anh chàng David - Ukraine bé nhỏ chiến thắng kẻ khổng lồ Goliath - Nga xâm lược.

Vâng, chẳng ai có thể cấm được một ước mơ, nhất là một giấc mơ lương thiện.

Ngày 28/02/2022

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 28/02/2022 (nguyenhuuvinh's blog)

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Có cả đồng tình lẫn lên án Nga

Cuộc chiến bước sang ngày thứ ba. Thương vong từ hai phía không kiểm chứng được nhưng chắc là không nhỏ. Thế giới rúng động, các nước lên án Vladimir Putin, kể cả ngay trong lòng nước Nga. Một bộ phận lớn dân Ukraine bám trụ, cấm súng xuống đường. Chiến trường bên kia cách Việt Nam 8.000 cây số, nhưng "khói lửa" của cuộc chiến bên ấy đang lan sang bên này, trên nền tảng các mạng xã hội ở Việt Nam cũng ác liệt không kém. Buổi Midnighttalks là một kiểm chứng (1). Sáng kiến của ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Alpha Books thật đáng hoan nghênh. Sáng kiến giúp xã hội Việt Nam quen với văn hóa tranh luận, ý kiến đa chiều, nhiều nhận định khác nhau. Thật ra, vấn đề phân biệt giữa chiến tranh phi nghĩa-chính nghĩa đã được đặt ra trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc" Mỹ đánh Iraq (1991). Đấy là chưa kể đến cuộc chiến tranh Trung-Xô trên sông sông Ussuri (1969) hay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc (1979).

bomdan1

Hình chụp hôm 26/2/2022 : Một xe thiết giám của Nga bị cháy trong trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv. AFP

Bản thân cuộc chiến Ukraine sẽ vô cùng bi thảm, trước hết là đối với người dân Ukraine, nhưng cũng là đối với cả người dân Nga và trật tự toàn cầu nói chung. Trước đây, anh em giết nhau vì ý thức hệ, giờ đây anh em giết nhau vì cái gì ? Những ngày qua, hàng vạn người Nga dũng cảm liều mình chịu bắt bớ, tù đày, đã xuống đường ở các thành phố lớn như St. Petersburg và Moscow để lên án cuộc chiến này, cho thấy sự phản đối sâu sắc đối với Putin và hành động của ông ta. Nhưng không chắc những động thái này sẽ làm lung lay quyết tâm của Putin trong việc nghiền nát nền dân chủ non trẻ Ukraine, ít nhất là trong tương lai gần. Cho đến khi Tổng thống Zalensky bị vô hiệu hóa (cầu Chúa cho điều này không xẩy ra), mấy ngày qua chúng ta chứng kiến quyết tâm của chính quyền và người dân Kiev dũng cảm tham gia vào một cuộc "trứng chọi đá" không ngang sức.

bomdan2

Người dân Kyiv, thủ đô của Ukraine chuẩn bị các chai nổ để chống quân Nga hôm 27/2/2022. Reuters

Rất nhiều ý kiến của người dân trong nước đã lên án Nga, nói rằng đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Luật sư Trần Đại Lâm, từ Hà Nội nói với RFA rằng, Nga đã ngang nhiên chà đạp lên luật pháp và các quy ước quốc tế khi phát động một cuộc chiến mà ông cho là có tính chất xâm lược Ukraine. Ông phân tích, Ukraine là một quốc gia có chủ quyền lãnh thổ, có chính quyền, có mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác và được thế giới công nhận là một quốc gia. Vì vậy, việc Nga thực hiện "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, có nghĩa là Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế. Ông nói : "Quan điểm của tôi trong cuộc chiến này là Nga đã xâm lược Ukraine và đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bởi vì Nga đã phá bỏ những luật lệ pháp luật và những điều ước quốc tế. Tôi cực lực lên án hành vi xâm lược của Nga và Ukraine vào thời điểm hiện nay" (2). Tất cả chúng ta, mỗi người hãy cứ giữ cái cảm quan, nhận xét và đánh giá của riêng mình về cuộc chiến, nhưng hãy cùng nhau suy nghiệm về những ảnh hưởng trực tiếp đến đất nước và khu vực chúng ta.

Trước mắt, đó là những hệ lụy nhãn tiền sau đây :

Những tác động đối với Việt Nam

Một khi Nga bị cấm vận, phong tỏa, những nước mua vũ khí Nga có khả năng cao cũng bị ngăn chặn nguồn cung thiết bị bảo dưỡng và vũ khí đi kèm phương tiện chiến tranh. Việt Nam hiện nay phụ thuộc sâu vào vũ khí Nga. Máy bay chiến đấu, tên lửa, tàu ngầm đều cần có vũ khí chủ lực đi kèm và phụ tùng thay thế định kì, đi theo một hệ thống cố định. Không quân, hải quân và tàu ngầm… 90% vũ khí của ta mua của Nga. Các vũ khí cả mới lẫn cũ, các thiết bị, phụ tùng trọng yếu có thể vẫn còn dùng tốt. Tuy vậy, Việt Nam không chỉ cần nhập khẩu từ nhà sản xuất các thết bị bảo dưỡng, mà còn cần mua từ Nga các loại vũ khí đi kèm phương tiện chiến đấu này nữa (3).

Toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời quan hệ mọi mặt Nga – Việt. Câu chuyện tranh chấp giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) với Power Machines của Nga xảy ra trước cuộc xâm lăng vào Ukraine hiện nay. Nhưng nó báo trước những khó khăn trong ngành năng lượng của Việt Nam trong tương lai, nếu Hà Nội chưa kịp tìm được nguồn cung ứng thay thế. Lúc Putin gặp ông Tập trong thế vận hội, hai bên thỏa thuận hàng trăm tỷ USD qua các Gazprom và Rosneft. Nếu nay mai, hai tập đoàn này của Nga, vì bị cấm vận, họ bán lại cho các Tập đoàn Trung Quốc cổ phần của họ tại các mỏ trên Biển Đông thì Việt Nam tính sao ? (4)

Quan hệ kinh tế nói chung cũng sẽ ảnh hưởng lớn. Nguyên nhân của việc này theo giáo sư Thayer, Nga xâm lược Ukraine như hiện nay thì bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề. Bất cứ nước nào làm ăn với Nga đều bị cấm vận lây, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và xứ sở bạch dương. Chúng ta đang nói đến khả năng về một cuộc xung đột giữa những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với Hoa Kỳ và Châu Âu liên minh chống lại Nga, và nếu Trung Quốc quyết định ủng hộ Nga thì chắc sẽ dẫn đến thảm họa. Và với Việt Nam đó là viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế, an ninh, và sự ổn định toàn cầu. Nếu những điều đó bị gián đoạn thì sẽ làm trật bánh chiến lược kinh tế của Việt Nam, cụ thể là tham vọng đưa nước này trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn (5).

Vấn đề Biển Đông sẽ trở nên nan giải hơn. Liệu Trung Quốc có kế hoạch mở một cuộc tấn công trên Biển Đông hay không, hay là họ sẽ cho Việt Nam thấy sự thay đổi về mặt tình hình thực tế, khi mà Hoa Kỳ sẽ không thể đóng vai trò quyết định ở khu vực nữa vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hay nói cách khác là Việt Nam sẽ không thể dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Nếu vậy thì Việt Nam có phải nhượng bộ thêm và để Trung Quốc làm chủ tình hình, cũng như tránh đối đầu ? Giáo sư danh dự chuyên về nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Australia Hugh White cho rằng cách thức ứng phó của Mỹ đối với những tham vọng của Putin ở Châu Âu sẽ định hình bước đi tiếp theo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với Đông Á và Đông Nam Á (6).

Bất kỳ cuộc chiến nào trong thời đại toàn cầu hóa này đều sẽ gây ra những hệ quả tổng hợp sâu rộng đối với phần còn lại của thế giới, ngay cả đối với ASEAN. Sự kết nối của Đông Nam Á với thế giới rộng lớn hơn, trong đó sự phục hồi kinh tế xã hội Việt Nam sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi các biện pháp ổn định toàn cầu. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ là một bước thụt lùi đáng kể trong vấn đề này. Ngoài ra, cuộc xung đột nếu không làm giảm các nỗ lực của Mỹ trong việc tái can dự vào khu vực thì cũng sẽ gây sao nhãng. Và nếu hành động của Putin không bị ngăn chặn, điều gì có thể ngăn cản Trung Quốc không tìm cách thử thách Mỹ ? (7)

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 27/02/2022

Tham khảo :

1. https://youtu.be/ADiX97u6bT4

2. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/contradictory-views-of-vietnamese-people-on-the-situation-in-ukraine-02252022125741.html

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/ReadersOpinions/how-does-russia-invasion-affect-vn-security-02242022071923.html

4. https://vnexpress.net/nga-trung-ky-thoa-thuan-dau-khi-hon-117-ty-usd-4424092.html

5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-may-make-concessions-to-china-on-scs-issues-when-russia-ukraine-war-occur-02152022062355.html

6. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/russia-invades-ukraine-experts-worry-scs-tension-02242022080148.html

7. https://www.projectsyndicate.org/commentary/economic-consequences-of-ukraine-war-by-jason-furman-2022-02?barrier=accesspaylog

Additional Info

  • Author Đinh Hoàng Thắng
Published in Diễn đàn

Ngày 24/02/2022, Việt Nam lên tiếng "hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine""kêu gọi các bên lên quan kiềm chế", "không sử dụng vũ lực, bảo vệ người dân, tiếp tục đối thoại tìm kiếm giải pháp hòa bình". Giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam chỉ đưa ra lời kêu gọi chung chung, tránh lên án Nga, đồng minh lớn nhất của Hà Nội.

vntq1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Moskva, Nga, ngày 30/11/2021.  AP - Mikhail Klimentyev

Việc Nga tấn công Ukraine có đẩy Việt Nam vào thế khó xử không ? Hà Nội có phải đề phòng những nguy cơ tương tự trong tương lai với nước láng giềng Trung Quốc ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Trường Quân sự Pháp (IRSEM), về chủ đề này :

*****

RFI : Trước việc Nga dồn quân tấn công Ukraine, kêu gọi quân đội đảo chính và liệt tổng thống Zelensky là "kẻ thù số 1" cần triệt hạ,Hà Nội cho biết "hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine". Ông nhận định như nào về tuyên bố này ?

Benoît de Tréglodé : Trước hết, chính phủ Việt Nam đang ở trong thế khó. Nga là đồng minh chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Hà Nội có thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Moskva và đây là một trong ba thỏa thuận như vậy mà Việt Nam ký, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ. Nga và Việt Nam thực sự ở cấp hợp tác chiến lược rất quan trọng.

Nhưng song song đó, người ta lại thường quên là Việt Nam cũng có mối quan hệ rất chắc chắn với Ukraine. Về mặt thương mại, Ukraine là một thị trường quan trọng cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang Châu Âu và cũng là quốc gia mà Việt Nam có mối quan hệ chiến lược hữu hảo. Một phần công nghiệp quốc phòng của Liên Xô cũ nằm trên lãnh thổ Ukraine, có nghĩa là của Ukraine hiện nay.

Đúng là Việt Nam đang ở thế khó trong cuộc khủng hoảng này vì Việt Nam có lợi ích từ cả hai bên. Trong bối cảnh này, đối với Hà Nội, tìm cách chọn phe là điều không thể được. Cần biết là một phần vũ khí của Việt Nam từ những năm 1990 được hiện đại hóa nhờ các nhà công nghiệp Ukraine. Sự hiện diện này còn nằm ở chỗ rất nhiều lãnh đạo Việt Nam đã sống và tu nghiệp ở Ukraine và duy trì quan hệ cá nhân với nhiều nhân vật chủ chốt Ukraine. Nếu nhìn từ khía cạnh này, tình hình đúng là phức tạp cho Hà Nội.

Ngoài ra, hiện giờ cũng phải xem cuộc xung đột Nga-Ukraine có ý nghĩa như thế nào ở Đông Nam Á. Tại khu vực này, Nga là một nước xa xôi. Hơi khác với Việt Nam, nước Cộng Hòa Dân Chủ non trẻ được Liên Xô công nhận từ tháng 01/1950 khi còn đang chống thực dân Pháp, có mối quan hệ cụ thể với Nga, tương tự với Lào và Cam Bốt, thì đối với phần còn lại của khối ASEAN, người ta thấy phản ứng tương đối bối rối, mập mờ hoặc giảm nhẹ đi tầm quan trọng. Trên thực tế, Nga không hiện diện về thương mại, cũng ít hiện diện về quân sự ở Đông Nam Á, ngoài Việt Nam. Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đặt ra hàng loạt câu hỏi, trước hết về tác động đến những nền kinh tế trong vùng, về tác động có thể dẫn đến công việc sơ tán công dân những nước này sống ở Ukraine.

Cho nên, đối với Hà Nội, khủng hoảng Ukraine liên quan trước tiên đến những hậu quả kinh tế đối với kinh tế Việt Nam. Tôi muốn nhắc lại lần nữa đến mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Việt Nam và Ukraine. Chúng ta thấy là thị trường chứng khoán ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã sụt giảm mạnh ngay khi Nga bắt đầu xâm chiếm Ukraine. Tiếp theo là làm thế nào bảo vệ cho khoảng 5.000 công dân Việt Nam sống ở Ukraine, đặc biệt là ở những vùng bị tấn công trực tiếp. Ví dụ, có khoảng 100 Việt kiều sống ở Donetsk, con số này còn nhiều hơn ở thành phố Kharkov và Odessa, cũng như ở những vùng bị quân đội Nga oanh kích. 

Vì thế Việt Nam phải đối mặt với một vấn đề thực sự, trước hết là xem xét tác động về kinh tế, giải quyết vấn đề an ninh cho kiều bào, tiếp theo là phải duy trì được mối quan hệ lịch sử đang khiến chính phủ Việt Nam lâm vào thế phức tạp để có lập trường thẳng thắn, rõ ràng về xung đột Nga-Ukraine.

RFI :Đối với phương Tây, Nga là kẻ xâm lược nước láng giềng Ukraine. Nhưng Trung Quốc không coi như vậy và kêu gọi hai bên đàm phán trong khi Bắc Kinh và Moskva dường như đang hình thành một trục mới. Nhìn vào hệ quả từ bối cảnh hiện nay, Việt Nam có lý do để lo ngại với Trung Quốc không ?

Benoît de Tréglodé : Để Nga xâm lược Ukraine mà không can thiệp là trao cho Trung Quốc quyền tự do hành động. Đây có lẽ phần nào là cách nhìn của Việt Nam về cuộc xung đột này : Đây là một cuộc xung đột gián tiếp. Dĩ nhiên vấn đề an ninh tập thể Châu Âu khá là xa vời với Đông Nam Á hoặc ở Châu Á, nhưng đối với phần lớn các nước trong vùng, sự kiện này dẫn đến việc suy nghĩ về cách thức phương Tây phản ứng trong kiểu xung đột đó, về ý nghĩa của những liên minh đang được đàm phán. Ở đây, cần phải nhắc đến khuôn khổ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, cạnh tranh thương mại và chính trị ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và trong bối cảnh cả hai cường quốc lớn nhất thế giới đang tìm cách biến Đông Nam Á thành vùng đệm.

Chúng ta thấy phản ứng của tất cả các nước Đông Nam Á là luôn cổ vũ giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, khuyến khích Nga và Ukraine nối lại đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế. Có thể thấy đó là kiểu phản ứng rất thận trọng. Cũng đừng quên cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine năm 2014 với việc Kiev mất bán đảo Crimea, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vô cùng kín tiếng. Hiện nay, Hà Nội cũng không thể công khai lên án sự can thiệp quân sự của Nga do mối quan hệ giữa Hà Nội và Moskva. Nhưng đây cũng là cơ hội đánh giá mối quan hệ đối tác an ninh giữa Nga và Trung Quốc khiến Việt Nam ngày càng lo lắng từ vài năm gần đây.

Hiện đang có một cuộc tranh luận thực sự ở cấp vùng về vấn đề Ukraine và Nga nhưng tách hẳn khỏi những hoạt động mang tính quân sự ở Châu Âu. Điều mà nhiều nước Đông Nam Á, cũng như Việt Nam, đang chú ý là xuất hiện một trật tự quốc tế mới đang được hai cường quốc hiện nay là Trung Quốc và Nga thảo luận và trên thực tế, trật tự này bác trật tự truyền thống và lịch sử. Việt Nam và nhiều quốc gia khác sợ bị bắt làm con tin trong những thay đổi đó.

RFI : Hiện có một số ý kiến nêu những điểm tương đồng về vị trí địa lý giữa Việt Nam và Trung Quốc với trường hợp Ukraine và Nga để giải thích nguy cơ tiềm tàng ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, thực tế quân sự tại đây không như ở Châu Âu, ví dụ không có NATO. Xin ông giải thích thêm về điểm này !

Benoît de Tréglodé : Phạm vi hoạt động ở Châu Âu và Đông Nam Á hoàn toàn khác nhau. Điểm tương đồng duy nhất giữa hai phần này của thế giới là đều có sự hiện diện của một cường quốc lớn về chính trị, quân sự và địa lý, viện cớ "mối quan hệ lịch sử cổ xưa" trong cách xử lý quan hệ với các nước láng giềng.

Đó là điểm duy nhất kết nối trường hợp Ukraine và Nga với trường hợp Trung Quốc và toàn bộ vùng Đông Nam Á. Còn lại là hoàn toàn khác. Chị nêu trường hợp NATO là vấn đề trọng tâm trong cạnh tranh giữa Nga và Liên Hiệp Châu Âu hiện nay với việc Ukraine bị mắc kẹt trong chính sách quốc phòng và ảnh hưởng giữa hai khối lớn. Trường hợp này hiện không xảy ra ở Đông Nam Á.

Nhưng nhìn một cách khác, cũng có thể liên tưởng đến quá trình thảo luận chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đang diễn ra với ý đồ của Mỹ, cũng như của Trung Quốc, duy trì sức ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong khi các nước ASEAN phần nào muốn giữ trung lập, điều được ghi trong chính sách đối ngoại của họ. Thế trung lập này cũng được ghi trong chính sách quốc phòng của Việt Nam. Tôi xin nhắc lại chính sách "4 Không" trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam, theo đó mọi khái niệm liên minh quân sự buộc Việt Nam chọn phe là hoàn toàn vi hiến và là điều không thể.

Dĩ nhiên những gì đang diễn ra ở Ukraine gây nhiều hậu quả và được các nước Đông Nam Á lo lắng theo dõi, nhưng theo hướng là trong tương lai, Trung Quốc sẽ tìm ra cớ gì hợp pháp nếu cần can thiệp vào những nước láng giềng, chứ không hẳn là về tình hình an ninh đang xấu đi ở Châu Âu vì điều này tương đối xa vời đối với những nước này.

RFI : Tổng thống Zelensky bất bình vì Ukraine hiện một mình chống "kẻ thù" Nga. Trường hợp của Ukraine càng giúp củng cố lập trường không nên quá xích lại gần với Mỹ hoặc với bất kỳ liên minh quân sự nào chống Trung Quốc, cũng như chính sách "4 Không" của Việt Nam ?

Benoît de Tréglodé : Phản ứng của Bắc Kinh, cũng như của ngoại trưởng Vương Nghị ở Hội nghị An ninh Munich tuần trước, được Việt Nam chú ý lắng nghe. Phía Trung Quốc đưa ra lập luận là Hoa Kỳ can thiệp quá nhiều về mặt an ninh trong cuộc khủng hoảng này và làm gia tăng khủng hoảng. Do đó, tôi muốn nhắc lại rằng đối với Việt Nam, xích lại gần phe này hay phe khác đều đi ngược với chiến lược của nước này nếu như chúng ta nhìn vào lịch sử từ 70 năm qua của Việt Nam, kể từ sau Thế Chiến II. Có bằng chứng rõ ràng đối với trường hợp điển hình là cuộc xung đột Ukraine là điều này cũng có thể nguy hiểm cho Việt Nam.

Vì thế, tôi nghĩ rằng đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ không củng cố cho khả năng lôi kéo hay huy động các nước vẫn còn chút lo lắng hoặc do dự về ý định can thiệp vào những cuộc xung đột mà không liên quan đến họ. Điều quan trọng tiếp theo là trong văn hóa chính trị của phần lớn các nhà lãnh đạo những nước này, cũng như trong công luận, họ thực sự nghĩ rằng một Nhà nước phải có phương tiện can thiệp hoặc tự vệ trong trường hợp cần thiết và trách nhiệm của người đứng đầu Nhà nước là phải bảo vệ chủ quyền quốc gia trong trường hợp bị tấn công. Tất cả những yếu tố này được lý giải, khiến các nước Đông Nam Á cảm thấy ít liên quan nhất có thể và đưa ra lập trường gần như trung lập bằng cách nhắc đến luật pháp quốc tế cho dù kiểu can thiệp này, như Nga tấn công Ukraine, thách thức tính chính đáng.

RFI :Việc Nga điều quân tấn công Ukraine có trở thành tiền lệ cho Trung Quốc trong tương lai ?

Benoît de Tréglodé : Có lẽ không nên đưa ra những kết luận quá dễ dãi như vậy. Chắc chắn là đối với các nhà hoạch định chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cuộc chiến hiện nay ở Ukraine là một trường hợp nghiên cứu thực tế lớn, như một kiểu "trò chơi chiến tranh" (war games), cho phép họ hiểu được các nước trên thế giới có lập trường như thế nào về kiểu vấn đề địa chính trị này.

Châu Á hoàn toàn có lý khi chú ý theo dõi, nhưng không phải là về tình hình chiến sự mà để xem các nước khác, kể cả phương Tây, phản ứng như thế nào về kiểu can thiệp đơn phương, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, cũng như việc phương Tây có thể sẽ phản ứng như thế nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Châu Á trong tương lai.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trường Quân Sự Pháp (IRSEM).

Thu Hằng

Người RFI, 28/02/2022

Additional Info

  • Author Benoît de Tréglodé, Thu Hằng
Published in Diễn đàn
mercredi, 02 mars 2022 00:39

Ukraine – Nga hậu Putin

Với những gì đang xảy ra ở Ukraine có lẽ cũng không có gì là vội vã để bàn chuyện hậu Putin.

hauputin1

Những cơ sở dân sự tại Quảng trường trung tâm Thành phố Kharkiv bị hư hại nặng sau khi bị trúng hỏa tiễn Nga bắn vào hôm thứ ba 01/03/2022 © Sergey BOBOK / AFP

Đàn ông Ukraine sau khi đưa gia đình yên ổn tới Ba Lan lên xe bus quay lại quê hương để chiến đấu ; dân chúng, cả đàn ông lẫn đàn bà, xung phong trang bị vũ khí để chiến đấu bên cạnh quân đội nơi họ ở ; Nguyên thủ quốc gia từ chối đi tị nạn khi được một vài quốc gia đề nghị để ở lại chiến đấu cùng dân, quân ; quân đội Ukrain dù yếu kém về mọi mặt cũng đã can cường đánh bật đối thủ ở thành phố Kharkiv, mặt trận có tính chiến lược : tạo uy thế cho mình, triệt tiêu nhuệ khí và tinh thần chiến đấu của Ukraine. Sự thất bại của mặt trận Kharkiv đã khiến đạo quân chủ lực phải khựng lại và tinh thần chiến đấu của Ukraine càng cao hơn trước.

Tinh thần đoàn kết của cả dân tộc và ý chí sắt đá đã làm cho mấy chục triệu dân, quân Ukraine trở thành vô địch trước bất cứ một đối thủ nào. Nhất là một đối thủ đang bị bao vây, công kích bởi cả thế giới và lung lay từ bên trong thậm chí của một đồng minh quan trọng : Giáo chủ cơ đốc giáo đã công khai kêu gọi ngưng chiến, một thái độ phản đối cuộc chiến xâm lược của Putin.

Mỹ và đặc biệt là Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã đồng lòng ủng hộ cuộc chiến và tiếp tế vũ khí cho Ukraine

Đây là một quyết định hy hữu và rất quan trọng của EU có thể làm thay đổi hẳn cục diện. Chắc chắn quyết định này của EU đã vượt ra khỏi mọi tính toán của Putin. Putin đã thành công trong quá khứ chia rẽ EU nhưng lần này cũng đã thành công làm EU đoàn kết lại, đặc biệt là làm cho nước Đức, vốn dĩ luôn từ chối tham gia hoặc chống đối lại mọi giải pháp quân sự ở những vùng đang có chiến tranh, đã quyết định viện trợ vũ khí, một việc họ luôn từ chối từ 1945 đến nay, cho Ukraine đồng thời quyết định chi 100 tỷ euros để tân trang quân sự, một ngoại lệ khác. Chẳng những Putin đánh mất một đồng minh lâu đời và mạnh nhất EU mà còn làm cho nó thay đổi 180° về chính sách ngoại giao và quốc phòng để… trực diện với Putin.

hauputin2

Hàng ngàn người xuống đường lên án cuộc tiến công của quân Nga vào lãnh thổ Ukraine và kêu gọi kháng chiến tại Quảng trường Tự Do, thủ đô Kiev hôm 26/02/2022 - (Photo AFP)

Kì công của Putin không chỉ dừng lại ở đó, ông ta còn làm cho cả thế giới từ G7, tới NATO rồi EU xiết chặt hàng ngũ đồng loạt đưa ra những biện pháp trừng phạt kinh tế, ngân hàng nước Nga lẫn đích thân Putin và những người thân cận bằng cách đóng băng tài sản của họ khắp thế giới.

Phản ứng đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử chỉ chứng tỏ sự hoảng loạn của Putin. Ông ta có đủ lí do để hoảng loạn.

Trong cuộc họp dàn cảnh của "Hội đồng chiến tranh" nhằm đe dọa thế giới khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử của Putin đã xảy ra hai hiện tượng cần lưu ý : thái độ lúng túng, phát biểu linh tinh của ông sếp tình báo và thái độ của hai tướng lãnh, Bộ trưởng quốc phòng lẫn tư lệnh quân đội, có vẻ đăm chiêu, xa vắng, thậm chí ông bộ trưởng quốc phòng đã cố nén một hơi thở dài và đều tỏ vẻ lúng túng với ánh mắt lo lắng ra mặt khi Putin nói đã ra lệnh cho họ để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phản công nguyên tử. Đã thế thái độ của hai vị tướng này không có gì chứng tỏ sự quyết tâm, đồng lòng với quyết định này của Putin. Putin có lẽ chỉ hành động một mình mà không hội ý với bất cứ ai cả.

Vũ khí cuối cùng của Putin là bấm nút nguyên tử ? Vấn đề không đơn giản như thế. Putin chỉ có thể ra lệnh cho quân đội bấm nút, một điều không chắc chắn sẽ xảy ra suôn sẻ như ông ta muốn. Và, ông ta không có khả năng bấm nút !

Nước Nga không có điều kiện, khả năng tài chánh để thực hiện một cuộc chiến ngoài lãnh thổ một cách lâu dài ngay cả trước khi bị phong tỏa tứ bề, tài chính cạn kiệt. Dù Putin có tạo được một vài chiến thắng quân sự, thậm chí chiếm được thủ đô Kiev và đặt một chính phủ tay sai thì rốt cuộc cũng sẽ thất bại sau vài tháng. Bằng cách nào Putin có thể thiết lập một đội quân chiếm đóng có khả năng bảo vệ chính phủ tay sai và cho cả chính bản thân mình trong lòng một đất nước hơn 40 triệu dân cùng lòng cùng sức chống trả mãnh liệt với sự yểm trợ quân sự lẫn kinh tế của cả thế giới ? Trong cuộc chiến tranh với Tchétchénie, một nước chỉ vỏn vẹn hơn 1 triệu dân và không có sự ủng hộ của thế giới như Ukraine bây giờ, Nga cũng đã phải vất vả cả chục năm mới chế ngự được họ...

Trên nguyên tắc thì Putin đã thua. Vấn đề là nó được chính thức hóa trong kịch bản nào thôi. Số phận của Putin ra sao không quan trọng, quan trọng là ông ta sẽ phải bị lọai vĩnh viễn trên chính trường Nga. Cho dù Putin đã gây ra nhiều thảm họa cho các nước khác nhưng sau khi nhân dân Nga lọai trừ được ông ta thì hãy để cho người Nga tự lo liệu mà không nên gây áp lực, một thái độ tôn trọng chủ quyền của nhân dân họ và như một bó hoa của thế giới chào mừng một kỉ nguyên mới cho đất nước họ.

Thử tưởng tượng kịch bản nào cho nước Nga hậu Putin ?

Có hai vấn đề : thể chế chính trị nào cho nước Nga và nước Nga sẽ ở đâu trong cộng đồng thế giới ?

Thể chế chính trị nào cho nước Nga ?

Không khó để suy đoán nó chắc chắn sẽ là một nước dân chủ nhà nước pháp trị như các nước Tây phương. Điều này sẽ không có gì để nghi ngờ, bàn cãi. Nhưng trong buổi giao thời cũng sẽ đặt cho nước Nga một vài chọn lựa khá khó khăn vì hiện trạng sinh hoạt chính trị và thời gian tính. Trong suốt thời gian cầm quyền, từ hơn 20 năm nay, Putin đã làm tất cả, không chừa một thủ đoạn nào, để được độc quyền chính trị đưa tới tình trạng không có một tổ chức chính trị thực thụ nào được hình thành với hệ lụy thiếu vắng một tầng lớp nhân sự chính trị có khả năng đảm nhiệm vai trò quan trọng mà đất nước trông chờ.

Do đó vấn đề đặt ra là khi Putin bị loại bỏ thì chính quyền lâm thời sẽ được giao phó cho ai trong thời gian tổ chức tổng tuyển cử ngoài quân đội, một thực thể quốc gia duy nhất có tổ chức và uy tín, với một nguy cơ không nhỏ là một chế độ quân phiệt có thể sẽ được thai nghén từ đây. Giải pháp tốt nhất có lẽ là dân chúng Nga phải chấp nhận sự giúp đỡ của Liên hiệp quốc, thậm chí với cả EU.

Nước Nga sẽ ở đâu trong cộng đồng thế giới ?

Vấn đề thứ hai là nước Nga sẽ phải chọn mô hình chính trị nào cũng là một vấn đề quan trọng cho tương lai họ. Soát lại lịch sử nước Nga thì họ chưa bao giờ có dân chủ có nghĩa là văn hóa dân chủ chưa bao giờ có cơ hội được bám rễ vào sinh hoạt chính trị của họ với hệ luận là không có văn hóa tổ chức chính trị, một yếu tố nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị lành mạnh dù với mô hình nào, tổng thống hay đại nghị... Do đó sự chọn lựa mô hình tổ chức chính trị sẽ là một chọn lựa có tính quyết định cho tương đất nước họ.

Chế độ tổng thống cũng có một số ưu điểm nhưng sẽ không bàn ở đây mà chỉ bàn tới những nhược điểm của nó vì có tầm ảnh hưởng rất lớn lên tương lai một nước như nước Nga vừa được miêu tả ở đoạn trên. Nhược điểm lớn nhất của chế độ tổng thống là nó thích hợp cho mọi quyến rũ độc tài bởi các tổng thống - đừng quên Recep Erdogan đã thay đổi hiến pháp từ mô hình đại nghị sang mô hình tổng thống để dễ dàng áp đặt độc tài - qua cách thực hành quyền hành chính trị, thể thức bầu cử... Ngoại lệ Mỹ có được nhờ những yếu tố lịch sử từ khi nó được thai nghén và chỉ biết có dân chủ cho tới nay : tản quyền triệt để, những định chế chính trị, xã hội rất kiên cố và hiệu quả. Nhưng nó cũng bắt đầu phơi bày những bất cập để thích ứng với thời đại. Nước Nga không có những yếu tố lịch sử của Mỹ mà có đầy đủ các yếu tố của những chế độ tổng thống phi dân chủ hay ít dân chủ trên thế giới.

Mô hình đại nghị, kiểu Cộng hòa liên bang Đức chẳng hạn, có lẽ thích hợp nhất cho một nước Nga rộng lớn và đa dạng văn hóa. Ưu điểm của mô hình đại nghị tản quyền là nó làm giảm căng thẳng chính trị giữa trung ương và địa phương ; chính phủ chịu trách nhiệm chính trị trước quốc hội do đó có thể bị bãi nhiệm dễ dàng bởi đa số tương đối của Quốc hội vì lỗi chính trị. Hơn nữa nước Nga từ thời cộng sản tới nay luôn có hệ thống liên bang sẽ không bị bỡ ngỡ với hình thức tổ chức quốc gia này. Vấn đề là phải cho nó một bản hiến pháp đúng đắn. Điều này các chuyên gia về hiến pháp Châu Âu có thể đóng vai trò tham vấn cho hội đồng hiến pháp Nga.

Nhưng mô hình đại nghị cũng có những đòi hỏi của nó. Mô hình đại nghị vận hành dựa trên những chính đảng. Không có những chính đảng đúng đắn nó khó có thể vận hành một cách lành mạnh và hiệu quả. Đối lập Nga cần ý thức được điều này để mau chóng lập ra những chính đảng đúng đắn có nghĩa là những chính đảng có tổ chức, có lí tưởng rõ ràng làm nền tảng cho dự án chính trị của mình.

Chỗ đứng nào thích hợp cho một nước Nga dân chủ ?

Có hai giả thuyết đã thường được nêu ra : 1. Gia nhập Liên minh Bắc đại tây dương (NATO) và 2. Gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU).

1. Việc Nga gia nhập NATO khá rắc rối cả về mặt thực tế lẫn nguyên tắc.

Về mặt thực tế, tâm lí hai dân tộc Nga - Mỹ từ sau thế chiến thứ hai tới nay, có nghiã là hơn 70 năm đã cùng phải sống trong một thế thù địch có tính sinh tử, một thời gian khá dài đủ để bắt rễ trong tiềm thức họ một tâm lí từ khước, xô đẩy và nghi ngờ. Họ cũng không có một liên hệ lịch sử nào, ngoài cuộc chiến tranh lạnh, để có lí do, nhu cầu tình cảm tái lập lại liên hệ cũ. Ít ra thì trong giai đoạn đầu tâm lí của hai dân tộc đều chưa sẵn sàng cho một liên minh thắm thiết.

Về mặt nguyên tắc thì phải hiểu là bản chất của NATO là một liên hiệp dự trù cho chiến tranh, có nghĩa là nó đã tiềm tàng những mầm mống chiến tranh sẵn sàng nảy nở khi điều kiện thuận lợi. Nói cách khác là bản chất của NATO không phải để tìm kiếm hòa bình hay đúng hơn là tìm kiếm hòa bình bằng đe dọa, trấn át. Một loại chiến tranh lạnh thường trực. Chiến tranh lạnh hay nóng đều là chiến tranh và không phải là một giải pháp tốt đẹp lâu dài.

Hơn nữa một khi Nga ở trong NATO thì đối tượng của NATO hiển nhiên là nhắm vào Trung Quốc có nghĩa là một cuộc chiến tranh lạnh, có thể nóng, với một đối thủ mà mức độ nguy hiểm cũng không thua Liên bang Xô viết xưa với hệ lụy một cuộc chạy đua vũ khí còn ghê gớm hơn trước. Đừng quên là tuyệt đại đa số kho vũ khí nguyên tử của thế giới đã được chế tạo trong giai đoạn chiến tranh lạnh. Kinh nghiệm còn quá mới mẻ để chúng ta có thể quên.

Sự gia nhập NATO của Nga vỏn vẹn chỉ là thay đổi một hiểm họa chiến tranh nguyên tử từ nơi này sang nơi khác. Nó không giải quyết cái gì cả.

Sẽ có những lập luận cho rằng bản chất của Trung Quốc hiện nay cũng không khác Liên bang Xô Viết là bao nên một định chế như NATO là một cần thiết, ít ra là một cái ít xấu hơn. Lập luận này vừa kì cục vừa không thuyết phục.

Tại sao lại phải tái tạo lại, một cách máy móc, giải pháp đã được chứng minh không tốt đẹp trong khi chúng ta có thể có một giải pháp khả thi và hoàn hảo hơn : Thế chân vạc giữa Mỹ - Trung Quốc - EU thay vì lưỡng cực giữa Mỹ - Trung Quốc với hệ luận một cuộc chiến tranh lạnh như vừa trình bày ?

Lợi thế của thế chân vạc là nó không đưa dễ dàng tới một cạnh tranh vũ khí để trấn át đối phương ; khi một trong ba chân có khuynh hướng trấn át thì chỉ cần hai chân kia liên hiệp với nhau chống lại với tương quan 2 / 1 cũng đủ làm chân kia phải suy nghĩ lại vì sẽ bị kềm tỏa dễ dàng bằng nhiều phương tiện không nhất thiết phải đưa tới chiến tranh.

Nếu vẫn còn cố chấp đưa ra một lập luận khác là Trung Quốc từ ngàn đời đã chỉ biết trấn át thiên hạ bằng bạo lực. Nó sẽ không bao giờ có thể thay đổi.

Cũng không thuyết phục tí nào khi chúng ta lượn nhanh qua một số quốc gia hiền hòa hiện nay : nước Mỹ trong quá trình lập quốc đã từng phạm những tội ác tày trời với người Da đỏ bản địa rồi tới chính sách nô lệ, kì thị vẫn còn làm nóng mặt loài người nay đã thay đổi thành một nước hoà bình hàng đầu thế giới ; Châu Âu với một quá khứ thuộc địa cướp bóc và ác độc, buôn bán nô lệ… Các nước Bắc Âu với quá khứ Viking là những dân tộc hung tợn nhất trong lịch sử nhân loại, rất gần nay hơn là nước Thụy Điển cũng rất hung tợn và bạo lực nay cũng đã trở thành những quốc gia hiền hòa hàng đầu thế giới…

Điểm chung của các nước kể trên là chúng đã thiết lập dân chủ, điều kiện tốt đẹp để làm thăng tiến con người trên mọi lĩnh vực, một xã hội yên ổn và thịnh vượng đã làm mất dần đi những bản năng bạo hành để sinh tồn.

Lợi thế thứ hai là nếu một trong ba chân vạc bị suy thoái, thường do một nước khác đang trỗi dậy cạnh tranh, thì trong lúc đó vẫn còn hiện hữu hai chân để đối trọng tránh một thế lực duy nhất độc bá, bao phủ thế giới.

Với những lí do đó cho thấy NATO, với hệ luận lưỡng cực tự nhiên đưa tới chiến tranh lạnh, không phải là giải pháp tốt đẹp cho Nga và cho cả thế giới. EU phải tạo điều kiện cho Nga gia nhập liên minh của mình.

2. Giải pháp Nga gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU)

Trái với NATO, Liên Hiệp Châu Âu được ra đời với mục đích rõ ràng : tiêu diệt mọi mầm mống chiến tranh giữa các quốc gia lân cận vì những mâu thuẫn địa lí, ảnh hưởng chính trị và lợi ích kinh tế. EU là một tổ chức hòa bình cho mục đích hòa bình.

Nước Nga nằm sát Châu Âu, có một phần quá khứ lịch sử chung, một phần di sản văn hóa chung và nhất là nó sẽ là một thành viên có tiềm năng kinh tế lớn, một tài nguyên phong phú sẽ giúp cho EU có khả năng độc lập trên mọi phương diện. Ngược lại EU sẽ là một bảo đảm giúp nước Nga có một thể chế chính trị tốt đẹp và ổn vững. Tất cả chỉ được lợi lộc.

Trong viễn cảnh đó, thế giới sẽ vĩnh viễn được giải thoát hiểm họa nguyên tử với một nước Nga dân chủ, hòa bình và thịnh vượng trong một liên minh dân chủ, hòa bình, thịnh vượng và liên đới. EU có khả năng bảo đảm vị thế chân vạc bên cạnh hai chân vạc khác. Đồng thời hai chân vạc Mỹ - Trung Quốc cũng có thể mở rộng liên minh khu vực của mình đặt nền tảng trên tinh thần mưu cầu hạnh phúc và hòa bình.

Đó là giải pháp tốt đẹp nhất.

Lê Mạnh Tường

(02/03/2022)

Additional Info

  • Author Lê Mạnh Tường
Published in Quan điểm