Trần Huỳnh Duy Thức, một trí thức, môt doanh nhân trẻ có tài, anh đã cùng nhóm bạn bè say sưa nghiên cứu những công trình nhằm góp phần chấn hưng đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế, chống tham nhũng và trong lĩnh vực viễn thông, điện tử.
Thay vì khuyến khích những tài năng trẻ như anh phát triển, giới bạo quyền cộng sản lại tìm những thủ đoạn độc ác để triệt hạ anh. Chúng gán cho anh cái tội "trộm cước viễn thông" rồi chuyển sang tội danh "hoạt động lật đổ chinh quyền". Với tội danh này bạo quyền cộng sản đã tuyên phạt anh Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù.
Đến nay anh Trần Huỳnh Duy Thức đã trải qua hơn 10 năm trong ngục tù cộng sản. Bất chấp mọi thủ đoạn đe dọa và mua chuộc của giới cầm quyền, anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn kiên trinh, bất khuất đi theo con đường đã chọn.
Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Cộng Định đã có cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về tấm lòng kiên trinh và tinh thần bất khuất của anh Trần Huỳnh Duy Thức. Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe.
Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
Trần Quang Thành thực hiện
Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 07/06/2019
Ngày 24/05/2009, là tròn 10 năm tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ trong khi ông là một trí thức có tầm, toàn tâm- toàn ý đóng góp cho một đất nước Việt Nam phát triển.
Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức. RFA PHOTO
‘Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại’ là câu để nói lên sự khắc nghiệt về thời gian mà con người phải chịu khi bị giam cầm. Tuy nhiên, thời gian 10 năm vẫn không thể bẻ gãy ý chí của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức.
Trần Huỳnh Duy Thức là một nhân vật bất đồng chính kiến sinh ngày 29/11/1966, tại Sài Gòn. Ông là cựu Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI. Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20/01/2010 và kết án 16 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Từ Sài Gòn, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, cựu tù nhân nhân quyền, khi trao đổi với RFA hôm 24/05/2019, đưa ra nhận xét về anh Trần Huỳnh Duy Thức :
"Phải nói là tôi rất xúc động khi ngày hôm nay tròn 10 năm anh Trần Huỳnh Duy Thức ở tù. Với quá trình dài như vậy, là một nhà báo theo dõi rất sát tình hình Trần Huỳnh Duy Thức, thì có lẽ cho đến thời điểm hiện nay, Trần Huỳnh Duy Thức là người duy nhất thể hiện, nhân cách người Việt Nam đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất. Ngoài ra thì tôi nhận thấy ở anh Trần Huỳnh Duy Thức có cả sự thành tâm thiện tâm và kiên tâm, mà hiếm có một tù nhân lương tâm nào ở Việt Nam có được như anh ấy".
Trần Huỳnh Duy Thức cùng Lê Thăng Long và một số người khác vào năm 2005 lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Vào tháng 11/2008, ông Trần Huỳnh Duy Thức lập ra hai blog có tên Change We Need và Trần Đông Chấn đăng tải những bài viết và bình luận về lãnh đạo và nền chính trị Việt Nam.
Ông bị bắt vào ngày 24/05/2009 với cáo buộc ban đầu là ‘trộm cước viễn thông’ ; tuy nhiên sau đó tội danh chuyển thành ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.
Ba người cùng bị bắt và đưa ra tòa với ông Trần Huỳnh Duy Thức là luật sư Lê Công Định, doanh nhân Lê Thăng Long, thạc sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung.
Trao đổi với RFA hôm 24/05/2019 từ Sài Gòn, cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long, là người cũng đã bị bắt và bị tuyên án tù trong cùng vụ án với tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, nhận định :
"10 năm đã trôi qua, sự vô lý đó đã lập lại trong 10 năm, trong thời gian ban đầu thì sự kêu gọi trả tự do cho anh Thức đã diễn ra rất nhiều lần, nhưng cho đến nay vần chưa được thực thi. Điều này không những không đúng với luật pháp hiện hành mà còn đi ngược sự văn minh và tiến bộ của nhân loại".
Sau khi bị kết án, ông Thức bị giam tại trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau vụ tù nhân nổi dậy vào cuối tháng 6/2013, ông bị chuyển ra Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong quá trình bị bắt anh Trần Huỳnh Duy Thức cùng gia đình phía bên ngoài rất nhiều lần làm đơn để kêu oan.
Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, khi trao đổi với chúng tôi hôm 24/5 từ Sài Gòn, nhớ lại :
"Trong quá trình Thức bị bắt, tôi thấy Thức luôn đấu tranh và bảo vệ mình theo con đường luật pháp. Suốt trong quá trình đó, gia đình tôi luôn luôn phía bên ngoài, làm đơn để kêu oan. Đầu tiên là việc kêu gọi xử giám đốc thẩm, bởi vì trong quá trình điều tra Thức luôn bị bức cung nhục hình. Sau đó thì gia đình có kết hợp với những người chung vụ án là anh Định, anh Long và anh Trung để làm đơn xin tái thẩm, để anh Thức được xử lại. Suốt quá trình 10 năm gia đình chi lúc nào cũng kêu oan cho Thức, nhưng cũng không nhận được câu trả lời thỏa đáng nào từ phía tòa án".
Ngày 5/5/2016, Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển từ trại Xuyên Mộc ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo gia đình anh cho hay, anh Thức bị cưỡng bức, còng tay và bịt miệng suốt chuyến đi vì phản đối quyết định này.
Bà Trần Thị Diệu Liên cho biết lý do thật sự anh Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An :
"Suốt quá trình Thức ở tù 10 năm qua, cái tôi nhớ mãi, bức xúc nhất, là khi Thức bị chuyển từ trại giam Xuyên Mộc đến trại 6 Nghệ An, với lý do là từ chối đi tị nạn ở Mỹ. Khi đó Thức bị khống chế đưa lên xe, để chuyển về Nghệ An, trong khi không có một quyết định nào từ cơ quan nào ? Từ Tổng cục hay cơ quan điều tra nào ? Họ vào ban đêm và khống chế đưa Thức về trại 6 Nghệ An".
Hình minh họa phong trào tiếp sức cùng Trần Huỳnh Duy Thức Courtesy FB Trần Huỳnh Duy Thức
Tại nhà tù Nghệ An, anh Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục nhiều lần bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ, nhưng anh vẫn không đồng ý.
Theo cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long, anh Thức ở lại để đấu tranh cho quyền của người Việt Nam. Anh Lê Thăng Long cho biết, anh và các bằng hữu sẽ tiếp tục con đường đấu tranh, không chỉ để trả tự do cho anh Thức theo như trước đây, mà làm sao để những trường hợp như anh Thức, như anh và bạn anh, không được lập lại trong tương lai.
Vào ngày 14/05/2016, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã yêu cầu được gặp toàn thể gia đình gồm 14 người. Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do, đồng thời thông báo với cả nhà việc tuyệt thực đến chết mới thôi từ ngày 24/05 để đòi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho người dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực lần 1 trong tù kéo dài 15 ngày từ ngày 24/05/2016. Khi đó, một phong trào hưởng ứng thái độ bất khuất của Trần Huỳnh Duy Thức đã nổ ra bắt đầu bằng các cuộc tuyệt thực tập thể.
Đến ngày 13/08/2018, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã tiếp tục tuyệt thực để phản đối yêu cầu nhận tội từ phía công an để đổi lại lệnh đặc xá, cùng với đó ông cũng phản đối những ngược đãi của trại giam đối với mình. Tổng cộng lần này anh Thức đã tuyệt thực 34 ngày.
Bà Trần Thị Diệu Liên cho biết, bà cùng gia đình, vẫn tiếp tục kêu oan cho Trần Huỳnh Duy Thức :
"Gần đây nhất là năm 2015, Việt Nam có sửa đổi điều 79 thành 109 trong Bộ luật hình sự 2015, có thêm khoảng 3 là người chuẩn bị phạm tội thì mức án từ 3 đến 5 năm tù. Theo phân tích của các luật sư thì Thức nằm trong trường hợp này. Gia đình Chị và Thức vào năm 2018, đã làm đơn gởi lên Tòa án Nhân dân Tối cao để đề nghị miễn hình phạt còn lại cho mình. Tính đến nay thì rõ ràng họ đã giam Thức quá thời hạn là 5 năm. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng cho đến nay vẫn không nhận được trả lời từ Tòa án Nhân dân".
Trại 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vẫn là nơi mà người tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang phải thụ án 16 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, vào ngày 24/05/2019 cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin mới nhất về anh Thức sau lần thăm gặp gần đây :
"Gia đình đi thăm Thức mỗi tháng một lần, lần thăm vừa rồi là ngày 11/05, nói chung, tình sức khỏe của Trần Huỳnh Duy Thức tương đối ổn định. Vừa rồi có những lá thư Thức gởi về nhà, mà chúng tôi không nhận được. Chính tôi là người đã gởi khiếu nại về việc đó lên Thanh tra công an, và kể cả bên Bộ trưởng (công an) về việc này".
Cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long cho rằng, sự khởi đầu của anh và những người cùng chí hướng từ hơn 10 năm trước, thì đến thời điểm hiện nay, đã được sự hưởng ứng, đồng lòng của rất nhiều người và đang lan tỏa, với nhiều hình thức khác nhau. Theo anh Long, tiến trình này đang ngày càng có tín hiệu rất là tốt, tạo nên một sự vận động chung và sức ép rất lớn để làm sao chính quyền Việt Nam hiện nay có những sự thay đổi thật sự.
Chúng tôi xin mượn lời luật sư Lê Công Định viết trên trang cá nhân của mình vào ngày tròn 10 năm anh Trần Hùynh Duy Thức bị bắt giam để thay cho lời kết : "Năm tháng dài trong ngục tù đã đào luyện thêm ý chí sắt đá của anh và biến tên anh thành biểu tượng tự do của cả dân tộc. DUY THỨC để chuyển mình trước thời cuộc thế giới hiện nay là điều dân tộc Việt Nam phải bước tới".
Trung Khang
Nguồn : RFA, 24/05/2019
Người đứng đầu nhóm Công án Bia Sơn suy kiệt trong nhà tù (RFA, 24/05/2019)
Tù chính trị Trần Công hay Phan Văn Thu, người đứng đầu giáo phái Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn, đang thụ án chung thân tại Trại giam Gia Trung, Gia Lai, suy kiệt trong tù.
Tù chính trị Trần Công hay Phan Văn Thu trong phiên tòa năm 2013. Nguồn : tinmoi.vn
Tin từ những người quan tâm cho hay ông này hiện đang bị giam chung với tù chính trị khác là mục sư Nguyễn Trung Tôn. Và do bản thân suy kiệt đến mức không thể tự phục vụ được nên người bị giam chung là mục sư Nguyễn Trung Tôn phải giúp đỡ cho ông này.
Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ tù chính trị Trần Công hay Phan Văn Thu, vào ngày 24 tháng 5 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau :
"Có hỏi thăm tình hình sức khỏe và ở trong đó thế nào thì ông cũng cho biết sức khỏe ông kém lắm, ông ốm và bị rất nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, thấp khớp, hở van tim, thêm chứng bệnh dị ứng thời tiết, cứ khi thời tiết thay đổi thì ông bị ho. Gia đình rất lo cho ông".
Bà này cho biết trước đây gia đình có làm đơn cho ông để được khám chữa bệnh nhưng chỉ được một lần rồi thôi.
"Có kêu lên trung ương, trại giam, làm đơn xin cho ông được đi khám bệnh viện tuyến trên để được khám đầy đủ hơn chứ trại giam không đủ điều kiện khám và cho thuốc. Chờ một thười gian họ chuyển ông lên bệnh viện Gia Lai để ông khám, nhưng họ nói ông chưa đủ điều kiện để tạm dừng thi hành án thành ra sau khi trị liệu xong họ lại đưa về trại giam tiếp".
Hiện, một trong những tù nhân thuộc giáo phái Ân Đàn Đại Đạo là ông Đoàn Đình Nam được bà Võ Thị Thanh Thúy báo là cũng đang rất yếu, được dự đoán là khó qua khỏi.
Theo lời bà Thúy, phía trại giam ông Nam cũng đã liên lạc và kêu thân nhân ông Nam làm đơn xin tạm dừng thi hành án đối với ông Đoàn Đình Nam.
Ông Trần Công hay Phan Văn Thu sinh năm 1948. Ông cùng 21 người khác bị tòa tỉnh Phú yên kết án chung thân với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ trong đợt xử kết thúc vào ngày 4 tháng 2 năm 2013.
Nhóm của ông này xây dựng khu du lịch sinh thái Đá Bia ở Phú Yên theo hướng ‘tiền sinh thái, hậu tổ đình’ tại khu vực Suối Lớn, Đèo Cả, thuộc địa bàn xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Vào tháng 2 năm 2012, Công an tỉnh Phú Yên đột nhập vào khu này, sau đó tiến hành bắt giữ những người tham gia. Tổng cộng có 25 người bị bắt và bị án tù nặng từ 10 đến 17 năm. Riêng Ông Trần Công bị chung thân.
Vào ngày 15 tháng 6 năm 2015 một số tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam đồng ký tên vào Bản lên tiếng về vụ án ‘Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn’ cho rằng những người trong cuộc bị oan.
******************
Ân xá Quốc tế : vụ tra tấn Nguyễn Văn Hóa là "vô cùng nghiêm trọng" (RFA, 24/05/2019)
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay 24/5 gọi vụ việc tù nhân lương tâm và là phóng viên của Đài Á Châu Tự Do Nguyễn Văn Hóa bị công an quản giáo trại giam An Điềm đánh đập gây thương tích hôm 12/5 và sau đó bị biệt giam là "vô cùng nghiêm trọng".
Hình minh họa. Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa -Photo : RFA
Ông Nguyễn Trường Sơn, người tổ chức chiến dịch cho Ân xá Quốc tế ở Việt Nam và Campuchia trả lời qua email khẳng định, sự việc này không những vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm cả luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi khẳng định rằng Nguyễn Văn Hóa là một tù nhân lương tâm, có nghĩa, đáng lý ra anh không phải chịu cảnh tù đày ngay từ đầu, việc bắt bớ và bỏ tù anh chỉ nói lên sự độc đoán của chính quyền.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định rằng ‘Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không bị tra tấn’, ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia thành viên của Công ước Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, do vậy, việc trại giam An Điềm tra tấn Nguyễn Văn Hóa là hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam và vi phạm công ước quốc tế.
Chúng tôi hối thúc chính quyền Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa ngay lập tức và vô điều kiện, ngoài ra, phải ngay lập tức điều tra và đưa những người chịu trách nhiệm ở trại giam An Điềm ra trước pháp luật", ông Sơn cho hay.
Tổ chức quốc tế làm việc với sứ mệnh giải phóng tất cả các tù nhân lương tâm trên thế giới hôm 24/5 cũng kêu gọi quốc tế hành động khẩn cấp cho Nguyễn Văn Hóa bằng cách viết thư cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Hóa.
Trong chuyến thăm gặp ngày 23/5 tại trại giam An Điềm tỉnh Quảng Nam, tù nhân lương tâm Hoàng Bình tiết lộ với người thân việc bản thân cùng với ông Nguyễn Bắc Truyển và các tù chính trị khác đã đồng loạt tuyệt thực 11 ngày để phản đối việc trại giam đánh đập và biệt giam Nguyễn Văn Hóa.
"Chúng tôi hiểu rằng tuyệt thực là lựa chọn cuối cùng của tù nhân lương tâm khi đối diện với ngược đãi ở trong tù.
Chúng tôi đồng cảm và sẽ đồng hành với tất cả mọi người trong việc yêu cầu trại giam An Điềm phải ngưng lập tức các hình thức ngược đãi và đối xử vô nhân đạo đối với Nguyễn Văn Hóa", ông Nguyễn Trường Sơn bình luận.
Nguyễn Văn Hóa bị tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hồi tháng 11/2017 kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.
Phóng viên Nguyễn Văn Hóa là người đã dùng flycam quay phim những cuộc biểu tình của người dân ở miền Trung phản đối công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền Trung năm 2016.
*******************
Đúng 10 năm giam tù doanh nhân yêu nước Trần Huỳnh Duy Thức (RFA, 24/05/2019)
Tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức tính đến hôm nay phải ở trong nhà giam của chính phủ Việt Nam đúng 10 năm kể từ ngày bị bắt 24 tháng 5 năm 2009.
Nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức tại phiên tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/1/2010 - AFP
Trại 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là nơi mà tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, vào ngày 24 tháng 5 năm 2019 cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin mới nhất về anh Thức sau chuyến thăm mới nhất :
"Gia đình đi thăm Thức mỗi tháng một lần, lần thăm vừa rồi là ngày 11/5, nói chung, tình sức khỏe của Trần Huỳnh Duy Thức tương đối ổn định. Vừa rồi có những lá thư Thức gởi về nhà, mà chúng tôi không nhận được. Chính tôi là người đã gởi khiếu nại về việc đó lên Thanh tra công an, và kể cả bên Bộ trưởng (công an) về việc này".
Tin từ gia đình cho biết tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức nhiều lần được đề nghị chấp nhập đi sống lưu vong để ra khỏi nhà tù của chính phủ Hà Nội, nhưng ông đều từ chối.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức sinh năm 1966. Ông từng là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vào năm 2005, Ông cùng một số thân hữu lập ra nhóm có tên Nghiên Cứu Chấn chuyên đưa ra những nhận định về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2008, Ông Trần Huỳnh Duy Thức lập ra hai blog có tên Change We Need và Trần Đông Chấn đăng tải những bài viết và bình luận về lãnh đạo và nền chính trị Việt Nam.
Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với cáo buộc ban đầu là ‘trộm cước viễn thông’ ; tuy nhiên sau đó tội danh chuyển thành ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.
Ba người cùng bị bắt và đưa ra tòa với Ông Trần Huỳnh Duy Thức là luật sư Lê Công Định, doanh nhân Lê Thăng Long, thạc sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung.
Phiên xử vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, tuyên án ông Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù giam.
Sau khi có án, Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã ba lần bị chuyển trại giam. Đầu tiên ông bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau đó bị chuyển đến trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lần thứ ba là tháng 5 năm 2016 ông bị chuyển ra trại 6, Nghệ An.
******************
Sa di Thích Đồng Long phản đối đàn áp (RFA, 24/05/2019)
Sa di Thích Đồng Long thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra khỏi Công an Phường Bến Nghé, Thành phố Hồ Chí Minh sau khi bị bắt giữ vì đến biểu tình trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Sư thầy Thích Đồng Long (giữa) tại cuộc biểu tình trước Đại Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 Photo : RFA
Trong khi bị giam giữ vị Sa di này được cho biết tiến hành tuyệt thực.
Mẹ của Sa di Thích Đồng Long vào chiều tối ngày 24 tháng 5 cho Đài Á Châu Tự Do biết :
Những người công an bắt nói thầy lý do là gây rối trật tự phải phạt tiền. Thầy Đồng Long nói lại bây giờ tôi không đóng phạt. Tôi đấu tranh vì dân vì đạo. Tôi ngồi trước Tòa đại sứ là có vấn đề chứ không phải tôi đến đây gây rối với các ông. Nhà cầm quyền đối xử bất công với các thầy tu và gia đình mẹ tôi nên tôi ngồi đây chứ không gây rối.
Việc bắt giữ Sa di Thích Đồng Long xảy ra vào chiều ngày 22 tháng 5 sau khi ông đến trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh để biểu tình phản đối những vi phạm tự do tôn giáo- tín ngưỡng và vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Việc phản đối được cho biết do lực lượng chức năng xã Trung Lập Hạ sách nhiễu, tháo bảng Chùa Liên Trì 2 hiện nay của Hòa Thượng Thích Đồng Long.
Ngoài ra, còn một lý do khác mà thầy Thích Đồng Long đấu tranh hiện nay là vì giấy chứng minh nhân dân của ông đã bị công an tịch thu sau lần biểu tình vào ngày 10/6/2018 mà vẫn chưa được làm lại, theo như lời của bà Rươi :
Chính quyền Việt Nam phải làm giấy chứng minh cho thầy Đồng Long chứ không thể được. Thầy Đồng Long là người tu mà bảo thầy làm giấy không để Đạo Phật. Chính quyền Việt Nam bảo nếu theo đạo thống nhất thì không đồng ý. Thầy trả lời : tôi đã đi tu thì chuyện đồng ý hay không là của các ông, nhưng tôi là người dân, người tu thì các ông phải đưa giấy cho tôi.
Sa di Thích Đồng Long trước đây tu tập tại Chùa Liên Trì ở Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh do Hòa Thượng Thích Không Tánh trụ trì. Tuy nhiên chùa này bị cơ quan chức năng phá hủy vào tháng 9 năm 2016. Sau đó Sa di Thích Đồng Long về nhà tại ấp Trung Hòa, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi tiếp tục tu tập và cải gia vi tự xây nên Chùa Liên Trì 2.
Cảm giác bất lực nhất thời trước nỗi đau của người khác, là một cảm giác ghê sợ và xoáy nhói vào trong suy nghĩ không thôi. Câu chuyện của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây, về việc ông bị ngộ độc trong nhà tù, là một ví dụ.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức
Theo lời kể, gia đình của ông Thức choáng váng khi nghe ông mô tả về việc ông có biểu hiện ngộ độc, nhưng được chữa trị sơ sài, thậm chí khi ông Thức muốn áp dụng các biện pháp muốn tự bảo vệ mình như chọn ăn mì gói và đồ đóng kín sẳn, thì cai tù phản ứng lạ thường là nói sẽ không cấp nước sôi.
Điềm tĩnh và thậm chí có phần ngạo nghễ, ông Thức nói lại rằng "vậy thì ăn mì sống cũng được”.
Dĩ nhiên, đó là bản lĩnh của người trong cuộc, nhưng với người bên ngoài, thì nghe quặn đau. Bởi tự do của một con người bị tước đoạt, giờ lại nghe đâu cuộc sống cũng dần bị cấu xé từng phần, theo kiểu vô luân nhất mà hiện thực Việt Nam được biết.
Lần đầu tiên, từ trại giam Nghệ An ra sân bay, gia đình ông Thức đã viết thư khẩn cho bạn bè, người quen. Ngay trong đêm, khi máy bay chưa cất cánh về Sài Gòn, thư đã đến với từng người. Có nhiều người đã không ngủ được. Những lời nhắn từ các luật sư, bác sĩ, giới truyền thông… liên tục qua lại với nhau trong đêm ấy.
"Sau khi đọc bài hát của ảnh tặng Ba, ảnh nói ngay là cách đây 4 ngày (tức Thứ Ba), lúc 5g15, thức dậy ảnh thấy chao đảo, đo huyết áp rất cao : 150/110, mồ hôi ra rất nhiều, uống nước thì bị ộc ra, ộc ra có lẫn một vài sợi máu tươi. Nằm một lát thì ộc ra rất nhiều mật vàng, mật xanh, chao đảo, nghiêng ngã, quay cuồng. Y tế trại giam cho uống 2 viên thuốc thì ộc ra hết. Họ nói "bị tuần hoàn não".
Đến 7g, huyết áp trở lại bình thường và có thể ăn sáng, ăn cơm bình thường nhưng cả ngày hôm đó mệt lắm. Đếm hôm sau thì trở lại bình thường đến hôm nay.
Anh Thức nói nhờ bác sĩ xem như vậy là bị gì.
Anh Thức dặn tháng sau gia đình đi thăm vào ngày 8/12 nhưng nếu bác sĩ thấy tình hình sức khoẻ của ảnh gấp thì ra thăm ảnh ngày 1/12.
Anh Thức nói bây giờ ảnh cảm thấy không an toàn, không dám ăn cơm trại, chỉ ăn mì gói cầm cự kêu cứu nhân dân, bạn bè quốc tế. Nếu trại không phát nước sôi thì ăn mì sống.
Anh Thức cho biết bây giờ trại giam gây khó khăn cho ảnh rất nhiều, trái ngược hẳn trước đây, họ chỉ cần nói "lãnh đạo quyết định, không cần căn cứ gì hết" để trả lời các phản đối, yêu cầu căn cứ luật của anh Thức.
Họ hạn chế và không cho anh Thức gửi và nhận thư. Họ không cho gửi thư bằng phát chuyển nhanh và nói với anh Thức sắp tới họ sẽ xem xét không cấp nước sôi, không cho sử dụng đèn pin, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết. Anh Thức hỏi căn cứ thì họ không trả lời. "Những gì tốt đẹp trước đây đã mất hết rồi, không còn gì nữa", anh Thức nói vậy.
Về thư yêu cầu luật sư Trần Vũ Hải lo cho vụ án của ảnh và đề nghị luật sư vào gặp, anh Thức nói là sẽ làm nhưng bây giờ thư từ nó chậm lắm (trại giam làm chậm duyện hoặc không gửi đi)"(trích)
Những hình ảnh về phong trào tiếp sức tuyệt thực, đòi trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức- Courtesy FB Trần Huỳnh Duy Thức
Có chi tiết đáng chú ý, là khi ông Thức kể về chuyện ông bị ngộ độc, các nhân viên của trại giam để yên cho ông nói, như một cách mượn ông Thức truyền đạt sự kinh sợ cho gia đình. Nhưng khi bàn về các vấn đề luật pháp, và việc pháp lý được giao cho luật sư tìm hiểu thì họ lập tức ngăn cản. Cũng vậy, mọi đơn từ hợp pháp của ông Thức gửi cho các cơ quan công quyền và luật sư đều bị ách tắc, cản trở.
Nhà tù ở Việt Nam lạ lùng như vậy đó. Nó không khác gì kiểu vương quốc của bóng đêm, mọi thứ được điều khiển bằng ý chí của một cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà cái ác và sự bất lương được lấy làm căn bản. Luật pháp chỉ là thứ để giới thiệu về cái bóng của sự văn minh, được nhà cầm quyền luôn trình diễn sự rượt đuổi.
Tương tự như bộ phim Monster Inc của trẻ con – về những giống loài chỉ có thể tồn tại và lớn lên bằng năng lượng tạo ra từ sự sợ hãi của kẻ khác - nhà tù Việt Nam cũng thích tạo ra sợ hãi như vậy, không chỉ cho người bị giam giữ, mà còn nhắm đến cả người thân của họ ở bên ngoài.
Chúng ta vẫn nghe chuyện nhà tù Việt Nam ngăn chận không cho tù nhân gặp người nhà trong nhiều tháng, không cho gọi điện thoại về, cho tù thường phạm đe dọa, đánh đập, chuyển trại giam thật xa, heo hút để làm khổ người bên ngoài, khủng bố tinh thần người bị giam, đau bệnh không được chăm sóc đúng mức cần thiết… Những điều đó, ắt phải có mục đích tạo ra cảm giác bất lực và đau đớn cho cả gia đình của người bị giam hãm. Vương quốc bóng đêm ấy không chỉ dành cho người tù, mà nó tạo nên sự thì thầm sợ hãi và đau đớn cho cả một xã hội quen sống với nhân ái và luật pháp.
Nhưng đừng quên, trong đau đớn ấy, con người còn biết nuôi dưỡng cả sự căm giận và sự nhận thức về đổi thay.
Lấy sợ hãi làm nền tảng cho sự tồn tại cho mình, thế kỷ này, đó là suy nghĩ vô cùng ấu trĩ. Hãy chạm vào nhận thức, về một nền văn minh phải đi tới và mọi sự tồn tại của các chế độ đều có giới hạn nhất định, thì bất kỳ ai cũng có thể nhận ra sự ấu trĩ đang sụp đổ trong vương quốc, mà bóng đêm không bao giờ là vĩnh cửu.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 26/11/2018 (tuankhanh's blog)
Trước nghị viện Châu Âu, Tiến sĩ Quang A 'đòi' tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức
Nguồn : RFA, 12/10/2018
Gia đình : Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 34 (RFA, 16/09/2018)
Sau cuộc gặp ngắn ngủi vào ngày 15 tháng 9 sau đó bị cưỡng bức ra khỏi nhà tù, gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trở lại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An vào ngày hôm sau và được ông này cho biết sẽ ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 34.
Hình minh hoạ phong trào tiếp sức cùng Trần Huỳnh Duy Thức - Courtesy FB Trần Huỳnh Duy Thức
Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái ông Thức nói cho Đài Á Châu Tự Do biết vào trưa 16 tháng 9 như sau :
"Hôm nay cũng đi thăm anh Thức, họ (cán bộ trại giam - PV) cũng không muốn mình đưa tin cho anh Thức biết.
Trên tinh thần ngày hôm nay gia đình lên khuyên anh Thức ngưng tuyệt thực, họ cũng nói những việc mà thực hiện nội quy, quy định không được nói chuyện gì hết ngoài chuyện gia đình.
Tuy nhiên khi vào thì gia đình cũng làm được điều đó, hôm nay là anh Thức cũng nói là bắt đầu nhận đồ ăn của trại".
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13 tháng 8 để phản đối những áp bức của cán bộ trại giam mà ông này cho là trái quy định của pháp luật.
Ông đồng thời cũng yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật trả tự do cho ông theo Bộ luật hình sự mới có hiệu lực từ đầu năm 2018.
Bà Diệu Liên tiết lộ, qua cuộc gọi điện thoại giữa 2 bên ngăn cách bởi tấm kính dày, ông Thức đề nghị gia đình đừng lo về những việc khiếu nại trại giam chèn ép mà để chính ông lo, ngoài ra ông này cũng nói sẽ tiếp tục tranh đấu để đòi tự do.
"Anh Thức vẫn đấu tranh để đòi tự do, sử dụng khoản 3 điều 109 Bộ luật hình sự mới 2015, sau đó anh Thức cũng nói là chúng ta cũng sử dụng điều 7 và điều 14.
Điều 7 là sử dụng hình phạt có lợi cho người phạm tội.
Anh cũng nhắc nhở là chúng ta đừng đi theo lối mòn mà hãy tiếp cận cách nhìn mới trong luật pháp".
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 51 tuổi, nguyên là Tổng giám đốc công ty Internet - One Connection có trụ sở tại Singapore.
Ông bị bắt vào năm 2009 với cáo buộc trộm cước viễn thông, tuy nhiên một năm sau đó ông Thức bị tuyên phạt 16 năm tù giam với một cáo buộc khác là "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Hôm 13 tháng 9, ba Dân biểu Liên bang Úc cũng gửi thư kêu gọi Đại sứ nước này tại Việt Nam quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe của ông Thức, vì tội của ông Thức chỉ là cố gắng bênh vực cải cách tiến bộ về công lý và cải thiện nhân quyền ở VN.
Cuộc tuyệt thực của ông Thức trong hơn 30 ngày tạo nên sự xúc động mạnh mẽ của người dân, gây nên các cuộc đồng hành tuyệt thực, thắp nến cầu nguyện của các nhân sĩ trí thức, người dân trong và ngoài nước.
*******************
Gia đình ‘vui mừng vì Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực' (BBC, 16/09/2018)
Trưa 16/9, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức xác nhận với BBC về tin nhà bất đồng ngưng tuyệt thực sau 34 ngày.
Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng viết rằng 'đấu tranh này là trận cuối cùng'
Trả lời BBC qua điện thoại, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức, nói : "Anh tôi đã quyết định ngưng tuyệt thực hôm nay, sau chuyến thăm của hai chị gái và hai con gái".
"Có thể là vì anh Thức tiếp nhận ý nguyện của gia đình cũng như được truyền tải mong muốn của nhiều người rằng muốn anh Thức bảo toàn mạng sống".
"Gia đình tôi vui mừng vì chuyện này. Theo tôi, cho dù chuyện gì có xảy ra thì anh tôi phải ngưng tuyệt thực trước đã".
'Cảm kích'
Ông Tân cũng cho biết thêm : "Gia đình tôi rất cảm kích trước tin nhiều người loan báo tiếp tục tuyệt thực đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức, dù anh tôi đã ngưng tuyệt thực, cho đến khi anh tôi được trả tự do".
"Việc đấu tranh của anh tôi yêu cầu chính quyền thượng tôn pháp luật là công cuộc lâu dài".
"Do vậy, tôi mong là công luận cũng như các tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng về Trần Huỳnh Duy Thức".
Giáo xứ Song Ngọc, Vinh, Nghệ An cầu nguyện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức
Hôm 9/9, gia đình ông Thức đã có thư khẩn gửi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về nguy cơ với tính mạng của ông. Thời điểm đó ông Thức đã tuyệt thực 27 ngày.
Thư có đoạn : "Điều này là quá sức chịu đựng của một cơ thể thông thường. Và như vậy, tính mạng của con tôi có thể bị cướp bất cứ lúc nào".
Qua thư, gia đình ông Thức đưa ra hai yêu cầu : trại giam cho biết ngay lập tức tình trạng của ông Thức và cho ông gọi điện về gia đình ; các cơ quan pháp luật xem xét ngay yêu cầu của ông Thức [về việc được trả tự do] và trả lời ngay theo quy định của pháp luật.
Gia đình ông Thức cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế quan tâm tới trường hợp của ông - "về khát vọng một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng", để "cùng lên tiếng giữ tính mạng của ông".
Lần gần đây nhất gia đình ông Thức thăm ông trong tù là hôm 31/8.
Ông Tân nói trong buổi gặp kéo dài 40 phút, ông Thức cho biết đã sụt hơn 4kg. Ông Thức cũng từ chối không nhận khẩu phần ăn của trại giam và của nhà gửi vào.
"Anh Thức trông yếu và ốm đi nhiều, da mặt xạm đen", ông Tân nói. "Nhưng anh vẫn động viên gia đình và nói "Anh không sao".
"Lý do anh Thức tiếp tục tuyệt thực là yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho anh theo Bộ luật Hình sự sửa đổi. Nếu sử dụng hình thức đặc xá thì chưa phải là công lý".
'Bị cô lập'
Ông Tân cho hay được ông Thức thông báo về việc giám thị trại giam là ông Trần Bá Toan ra văn bản số 224 với nhiều quy định mới, trong đó có việc thư tố cáo khiếu nại của tù nhân phải gửi cho cán bộ trại kiểm tra trước, không được viết thư gửi lãnh đạo nhà nước, không được gửi các sáng tác văn, thơ, nhạc về nhà.
"Văn bản này mục đích để nhắm vào cá nhân anh Thức, nhằm cách ly và cô lập anh", ông Tân cáo buộc.
Từ Hoa Kỳ, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), người từng có kinh nghiệm tuyệt thực trong tù, cho BBC hay :
"Tôi từng ở trại giam số 6 Nghệ An, từng tuyệt thực, nên tôi hiểu những khó khăn mà Thức phải chiu đựng".
"Thức vừa tuyệt thực mấy ngày thì trại giam số 6 đã chuyển 4 người đang ở cùng anh ấy sang phân trại K2 cách đó khoảng 2 km, nhằm cách ly những anh em này khỏi anh Thức và cô lập thông tin của anh ấy".
"Trong bốn người bị chuyển đi có anh Trương Minh Đức mới vào trại 6. Anh Đức có vợ lên thăm hàng tháng nên có thể đưa tin giúp anh Thức".
"Cho nên Thức đang bị cô lập và biệt giam tại một buồng giam có camera kiểm soát. Phòng số 5, phân trại K1, Trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương Nghệ An".
Ông Hải cũng cho hay lần ông tuyệt thực lâu nhất là 33 ngày. Do có kinh nghiệm từ nhiều lần tuyệt thực, ông giữ được tỉnh táo nhưng đến giai đoạn 30 ngày thì hay chóng mặt và ù tai, thở cạn.
Một nhóm tăng sĩ Phật Giáo đồng hành tuyệt thực cùng ông Trần Huỳnh Duy Thức
'Tuyệt thực cùng Thức'
Hồi đầu tháng Chín, gia đình và những người ủng hộ ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tung ra chiến dịch kêu gọi trả tự do cho ông.
Chiến dịch này được nhiều người tham gia. Nhiều Facebooker đồng loạt sử dụng hình đại diện là hình ảnh ông Thức. Nhiều người công khai tuyên bố tuyệt thực một ngày để đồng hành cùng ông.
Cộng đồng mạng cũng kêu gọi cầu nguyện cho ông ở nhiều địa điểm trong và ngoài nước.
Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang cá nhân hôm 11/9 : "Buổi thắp nến cầu nguyện cho sức khoẻ và bình an của anh Trần Huỳnh Duy Thức đêm nay trên khắp các miền đất nước và hải ngoại đã thành công một cách đầy cảm động, bất kể những nỗ lực ngăn chặn, quấy phá và cả ganh ghét. Sự đồng lòng đêm nay cho thấy niềm tin và hy vọng của người dân Việt Nam không chỉ gửi vào anh Thức, mà còn cho tương lai dân tộc này".
Giáo dân giáo xứ Song Ngọc, Mỹ Khánh tại Nghệ An, cùng cộng đồng giáo dân ở Sài Gòn và Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng tổ chức cầu an cho ông và những người trong lao tù.Nhiều biểu ngữ khác nhau được sự dụng, gồm : "Anh thực sự là nguyên khí quốc gia", "Anh là niềm hi vọng của dân tộc Việt Nam', "Anh phải sống".
Nhà hoạt động Lê Văn Sơn viết trên Facebook cá nhân : "Chúng tôi đồng hành, ủng hộ và tiếp bước cùng với Trần Huỳnh Duy Thức là cho chính chúng tôi, tương lai con cháu và cho sự trường tồn của dân tộc này".
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) đăng trên Facebook cá nhân hình ảnh ông và những người ủng hộ ông Thức cầm biểu ngữ "Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức" tại trụ sở Tổ chức Ân xá Quốc tế tại New York.
Nhóm người Việt ở Úc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức trước tiền đình quốc hội tại Canberra
Đây không phải là lần đầu ông Thức dùng hình thức tuyệt thực để phản đối những chính sách ông cho là bất công, đồng thời yêu cầu 'thượng tôn pháp luật'.
Gia đình ông Thức cho BBC hay ông từng tuyệt thực lần đầu tiên 15 ngày năm 2016.
"Thời điểm đó, Quốc Hội Việt Nam đang thông qua Hiến pháp mới. Anh Thức tuyên bố tuyệt thực vô thời thạn để yêu cầu nhà nước trả lại quyền tự quyết cho dân", ông Tân nói với BBC.
Sau khi có sự vận động của gia đình và những người ủng hộ, ông Thức dừng tuyệt thực ở ngày thứ 15.
"Lúc chia tay gia đình để quay lại phòng giam, anh Thức quay lại, giơ nắm tay lên và nói : "Đấu tranh này là trận cuối cùng". Anh muốn gửi thông điệp rằng anh sẽ cương quyết đi theo con đường đấu tranh cho công lý của Việt Nam", ông Tân thuật lại với BBC.
Trần Huỳnh Duy Thức là ai ?
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 56 tuổi, là một kỹ sư và doanh nhân theo đạo Phật, sống tại TP Hồ Chí Minh, theo hồ sơ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông sáng lập ra EIS, một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ internet cho điện thoại di động ở Việt Nam có chi nhánh ở Singapore và Mỹ.
Ông sau đó trở thành một nhà hoạt động và tập trung vào việc viết blog về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam và góp ý cho chính phủ về các hướng cải cách.
Ông cũng thành lập phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm cổ xúy các giá trị của nhân quyền và dân chủ.
Năm 2009, ông Thức bị án tù 16 năm với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức nói bị cản trở thăm nuôi, tù nhân tuyệt thực tiếp (VOA, 15/09/2018)
Gia đình của tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức cho biết chuyến thăm nuôi của họ chiều ngày thứ Bảy bị cắt ngắn sau khi bắt đầu được vài phút và họ bị cưỡng chế rời đi ngoài ý muốn, trong khi ông Thức tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc tuyệt thực đã kéo dài hơn một tháng để phản đối sự đối đãi này.
Cổng Trại giam số 6, nơi Trần Huỳnh Duy Thức bị giam giữ (Facebook Nguyễn Thúy Hạnh)
Sự việc này xảy ra giữa lúc đang có nhiều lo ngại về tình hình sức khỏe của nhà hoạt động này sau khi ông tuyên bố tuyệt thực hồi giữa tháng 8 để phản đối việc trại giam ra qui định mới hạn chế thư tín đối với ông cũng như phản đối sức ép từ nhà chức trách buộc ông phải nhận tội.
Ông Thức, một trong những gương mặt nổi bật nhất của phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam, bị tuyên án 16 năm tù vào năm 2009 về cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án Việt Nam trừng phạt ông vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.
Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái và là một trong ba người vào thăm nuôi ông tại Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cho biết ông Thức "ốm và xanh xao" nhưng "không tiều tụy" và "tinh thần vẫn ổn". Cuộc thăm nuôi diễn ra chỉ trong vỏn vẹn năm phút, theo ước tính của bà, và gia đình "hoàn toàn không trao đổi gì được hết" vì bị quản giáo trại giam cản trở.
"Họ ra một cái chỉ thị là phải ‘nói đúng nội dung,’" bà Liên thuật lại với VOA qua điện thoại từ Nghệ An. "Thức hỏi như thế nào là ‘đúng nội dung’ thì anh ta nói, ‘Tôi có lệnh như vậy.’ Thức nói là không có lệnh nào như vậy trên luật hết. Anh ta nói, ‘Tôi có quyền ngưng cuộc nói chuyện này nếu anh không chấp hành".
Bà kể tiếp :
"Lúc đó họ mời Thức vô và không cho gặp nữa thì Thức mới nói là, ‘Tôi mệt tôi không đi được.’ Họ mời tiếp một hai lần như vậy nữa mà Thức vẫn ngồi đó. Sau đó họ mới kêu người ra rất là đông và họ cưỡng chế Thức bằng cách cho hai người xốc nách từ đằng sau. Gia đình chúng tôi lúc đó cũng la lên phản đối nhưng mà họ cứ làm".
Bà cho biết trước sự đối đãi này, ông Thức tuyên bố sẽ tiếp tục tuyệt thực dù trước đó ông có ý định chấm dứt tuyệt thực trong ngày thứ Bảy.
Bà nói sau đó thì gia đình bị mời ra ngoài nhưng họ cứ ngồi đó và đòi phải gặp được ông Thức. Nhưng đòi hỏi này đã không được đáp ứng và cũng không có lời giải thích nào được đưa ra, theo lời bà. Sau đó bà và hai người thân nữa - một người chị gái và một cô con gái - bị công an mang dùi cui cưỡng chế rời khỏi trại giam.
Bà Liên cho biết gia đình đã hủy chuyến bay về Sài Gòn trong cùng ngày và nghỉ lại một đêm ở Nghệ An để có thể tiếp tục đến trại giam đòi thăm nuôi ông Thức vào Chủ nhật.
"Đó là tiêu chuẩn của mình trong một tháng và chúng tôi chưa được đáp ứng điều đó", bà nói.
Một số nhà hoạt động đã bày tỏ tình đoàn kết bằng cách đồng hành với gia đình đến trại giam. Họ kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ bên ngoài cổng trại dưới sự theo dõi của "một lực lượng đông đảo bất thường những nhân viên công vụ mặc sắc phục và không mặc sắc phục", theo mô tả của nhà hoạt động Huỳnh Ngọc Chênh.
Trước đó trong tuần này, nhiều cá nhân và tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam đã lập thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án Tối cao và các cơ quan khác, yêu cầu xem xét vụ án của ông Thức dựa trên luật pháp hiện hành và đòi trả tự do cho ông Thức ngay lập tức. Họ lập luận rằng "trường hợp của ông đáp ứng các điều kiện luật định để được hưởng mức hình phạt thấp hơn mức án 16 năm tù mà ông đã bị tuyên phạt".
Một số người cũng đã tuyên bố tuyệt thực đồng hành với ông Thức. Các buổi lễ cầu nguyện tập thể đã diễn ra ở một số nơi trong nước với sự tham gia của các tín hữu Kitô giáo và Phật giáo, từ Nghệ An tới Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đầu tháng 8, Bộ Công an nói Nhà nước chưa có chủ trương đặc xá năm 2018 nên không có căn cứ để xem xét, đề nghị đặc xá cho ông Thức.
*************
Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục tuyệt thực sau khi bị cưỡng bức cắt ngắn cuộc gặp gia đình (RFA, 15/09/2018)
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố ông sẽ tiếp tục tuyệt thực để phản đối hành xử của trại giam sau cuộc gặp ngắn ngủi với gia đình vào đầu giờ chiều ngày 15/9/2018 ở trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An.
Những nhà hoạt động đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức. Courtesy fB Nguyễn Thuý Hạnh
Bà Trần Diệu Liên, chị gái ông Trần Huỳnh Duy Thức, cho Đài Á Châu Tự Do biết về thông tin này vào tối cùng ngày.
Bà Diệu Liên cho biết cuộc gặp đã bị cắt ngắn xuống chưa đầy 5 phút thay vì đúng 1 tiếng theo quy định.
"Vô chưa được nói gì hết. Họ ra quy định không được nói chuyện bên ngoài. Anh Thức không chịu, anh hỏi tại sao lại như vậy, và có luật nào cấm như vậy. Họ nói nếu anh không tuân thủ thì tôi sẽ ngưng cuộc thăm gặp. Họ bắt anh Thức vô, anh Thức nói tôi mệt lắm tôi không đi được. Họ nói hai ba lần như vậy anh ấy không chịu thì họ kêu người ra. Hai người ra xốc nách anh Thức mang anh vô".
Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13/8/2018 để phản đối hành xử của trại giam đối với ông và yêu cầu chính quyền phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho ông theo đúng Luật Hình sự 2015.
Gia đình và nhiều người bên ngoài đã khuyên ông Thức ngưng tuyệt thực để đảm bảo sức khoẻ. Tuy nhiên, sau cuộc gặp lần này, ông Thức tuyên bố ông vẫn tiếp tục dù trước đó ông đã có ý định ngưng tuyệt thực. Bà Diệu Liên cho biết :
"Lúc mà họ chuẩn bị cưỡng chế vô, Thức nói là hôm nay tôi định ngưng tuyệt thực và tôi định nói với gia đình nhưng các anh làm như vậy thì tôi sẽ tiếp tục tuyệt thực"
Theo ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, người đã từng nhiều lần thăm gặp ông Thức ở trại giam, trong các lần gặp trước, gia đình và ông Thức được phép nói chuyện về các thông tin bên ngoài mà không có trở ngại nào.
Bà Diệu Liên cho rằng, việc trại giam ép gia đình và ông Thức không được nói chuyện bên ngoài là có nguyên nhân :
"Có thể là truyền thông bên ngoài quá nhiều và quá lớn đi nên họ không muốn để anh Thức biết… Tôi nghĩ là họ muốn triệt tiêu ý chí của anh Thức".
Cuộc tuyệt thực dài ngày của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trong nhiều tuần qua đã gây sự chú ý rộng khắp trong công luận. Nhiều nhà hoạt động đã lên tiếng phản đối cách hành xử của chính quyền và trại giam đối với ông Thức. Một phong trào tiếp sức tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức đã lôi kéo nhiều người tham gia tuyệt thực phản đối, đồng hành cùng ông Thức.
Ba dân biểu Úc hôm 13/9 đã gửi thư cho Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick, yêu cầu phía đại sứ quán quan tâm đến trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Bà Diệu Liên cho biết sức khỏe ông Thức trông yếu đi trong cuộc gặp lần này nhưng thần thái của ông còn tốt.
Sau cuộc thăm gặp bị cắt ngắn, gia đình ông Thức cho biết họ còn tiếp tục gặp khó khăn với an ninh và công an. Ông Trần Huỳnh Duy Tân cho biết ông gặp khó khăn khi liên lạc với những người đến trại giam thăm ông Thức. Ông cập nhật một số thông tin sau cuộc gặp mà ông nhận được từ bà Diệu Liên.
"Sau khi họ xốc nách khiêng anh Thức vào thì hai chị gái và con anh Thức phản đối và tiếp tục ngồi ở ghế cho gặp yêu cầu họ cho gặp anh Thức. Họ không cho và cứ để họ ngồi đó mấy tiếng cho hết giờ. Tới hết giờ họ tới họ đọc lệnh và yêu cầu gia đình đi ra, nếu không ra thì họ sẽ cưỡng chế. Lúc đó có nhiều công an tới và cầm dùi cùi làm kinh khủng lắm. Họ áp tải ba người đi từ chỗ thăm gặp ra ngoài cổng trại. Ra ngoài cũng chưa hết, an ninh bao vây theo sát luôn cho đến lúc mọi người lên xe về Vinh".
Đài Á Châu Tự Do đã không thể tiếp tục nói chuyện trực tiếp với bà Diệu Liên sau một số thông tin ngắn ngủi ban đầu vì bà còn đang di chuyển.
Ông Tân cho biết, gia đình ông Thức đã quyết định ở lại để chờ vào trại giam thăm ông Thức tiếp tục vào ngày hôm sau dù hy vọng được gặp là rất ít vì theo quy định mỗi tháng họ chỉ được gặp một lần.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 51 tuổi, bị bắt vào năm 2009 và bị toà án ở Việt Nam vào năm 2010 kết án 16 năm tù với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Ông Trần Huỳnh Duy Thức khẳng định mình vô tội.
*****************
Ông Trần Huỳnh Duy Thức 'tiếp tục tuyệt thực' (BBC, 15/09/2018)
"Tình hình rất xấu", ông Trần Huỳnh Duy Tân nói về chuyến thăm của gia đình tới Trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An, nơi anh trai ông là ông Trần Huỳnh Duy Thức đang chịu án.
Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng viết rằng 'đấu tranh này là trận cuối cùng'
Hai chị gái và người con của ông Thức hôm thứ Bảy 15/9 đã tới trại giam để thăm nuôi theo lịch.
Tuy nhiên, "khi gặp, họ [giám thị trại giam] không cho nói chuyện gì hết, chỉ cho phép hỏi thăm nhau", ông Tân nói với BBC qua điện thoại.
Được biết khi gia đình vừa nói cho ông Thức về "tình hình bên ngoài", ông đã "ngay lập tức bị khiêng vào trong, không cho nói chuyện nữa".
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, người hồi 2009 bị kết án 16 năm tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bắt đầu tuyệt thực từ hôm 14/8.
Lý do là để "yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho anh theo Bộ luật Hình sự sửa đổi", gia đình ông nói với BBC hôm 12/9.
Giáo xứ Song Ngọc, Vinh, Nghệ An cầu nguyện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức
'Lẽ ra sẽ ngưng tuyệt thực vào hôm nay'
Cuộc gặp gỡ hôm 15/9 "vừa mới bắt đầu thì đã kết thúc", ông Trần Huỳnh Duy Tân nói, và cho biết nó chỉ kéo dài ít phút thay vì 60 phút như tiêu chuẩn thăm nuôi.
"Anh Thức nói với gia đình rằng anh dự kiến ngày hôm nay sẽ ngưng tuyệt thực, nhưng với cách hành xử của trại giam như vậy thì anh sẽ tiếp tục".
"Về sức khỏe, anh Thức yếu, gày, mệt mỏi, nhưng thần sắc vẫn tốt".
"Anh Thức tuyên bố tiếp tục tuyệt thực khiến gia đình rất lo".
"Khi công an khiêng anh Thức vào trong, gia đình đã yêu cầu họ không được làm như vậy".
"Gia đình đã phản đối bằng cách tiếp tục ngồi ở đó, yêu cầu để cuộc gặp tiếp tục nhưng họ không giải quyết. Họ để cho ngồi đó tới khi hết giờ".
"Lúc hết giờ, họ yêu cầu gia đình phải ra ngoài nếu không họ cưỡng chế . Có rất nhiều công an nữ, họ đã áp tải gia đình tôi ra cổng".
"Chưa hết, ở ngoài cổng có rất nhiều an ninh bao vây gia đình, áp tải cho đến khi gia đình lên xe mới thôi".
Trong chuyến đi thăm nuôi ông Trần Huỳnh Duy Thức hôm 15/09/2018, đã một số người ủng hộ đi cùng thân nhân ông
"Gia đình đã dự tính nếu ngày hôm nay anh Thức vẫn tuyệt thực thì sẽ khuyên anh ngưng lại vì thời gian anh tuyệt thực đã quá lâu. Gia đình đi thăm với tinh thần như vậy".
"Gia đình mong anh Thức ngưng tuyệt thực sớm chừng nào tốt chừng đó, bởi không thể kéo dài tình trạng như thế này, rất nguy hiểm".
"Lẽ ra gia đình đi thăm anh Thức xong sẽ bay vào Sài Gòn vào tối nay. Nhưng gia đình hủy vé máy bay, ở lại Nghệ An để sáng mai vào để yêu cầu được gặp, nói chuyện với anh Thức. Hy vọng là họ sẽ giải quyết".
Đồng hành
Trước khi gia đình đi thăm nuôi lần này, rất nhiều người ở trong và ngoài nước "nói với gia đình tôi rằng họ muốn nhắn nhủ với anh Thức là hãy ngưng tuyệt thực, vì sự sống của anh là rất quan trọng", ông Trần Huỳnh Duy Tân nói.
"Nhưng gia đình chưa kịp chuyển tải những thông điệp đó đến cho anh. Chưa kịp nói anh hãy ngưng tuyệt thực thì họ đã xốc nách lôi anh vào trong".
Những người ủng hộ đã có chiến dịch kêu gọi trả tự do cho ông. Tin cho hay đã có ba tổ chức và 240 người ký đơn vận động.
Một thư ngỏ của nhóm có tên Nhóm Thân hữu Trần Huỳnh Duy Thức với hơn 50 thành viên ký tên được đăng công khai trên mạng hồi đầu tháng Chín, "kêu gọi sự quan tâm của công luận và con người đến sinh mệnh của một người tù lương tâm đang hành động vì công lý chung".
Nhiều người trong và ngoài nước cũng tuyên bố đồng hành với ông.
Được biết trong chuyến thăm nuôi ông Trần Huỳnh Duy Thức hôm 15/09, đã có một số người đi cùng gia đình tới trại giam Nghệ An.
Từ Hà Nội, doanh nhân Lê Hoài Anh, người biết ông Thức từ lâu, nói với BBC rằng "mọi người ai cũng xót xa".
"Ông Trần Huỳnh Duy Thức bản thân là một doanh nhân, một trí thức, là người ôn hòa trong cách phản biện các vấn đề xã hội. Đó là một người được rất nhiều người dân, giới kinh doanh, giới trí thức ở Việt Nam ngưỡng mộ", chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn HAL, chuyên đại diện cho một số nhãn hàng quốc tế tại Việt Nam, nói với BBC hôm 14/09.
"Tất cả mọi người đều mong tin của ông Thức. Rất nhiều người đặt hy vọng vào ông. Chúng tôi mong ông được bình an", doanh nhân Lê Hoài Anh nói thêm.
"Bản thân tôi nghĩ việc mình đấu tranh thì vẫn đấu tranh, nhưng sinh mạng con người là quan trọng".
"Chúng tôi muốn chính phủ phải xem xét việc trả tự do cho ông Thức. Ông Thức đã bị giam giữ quá lâu cho tội danh mà ông ấy bị kết án. Đừng để ông Thức tuyệt thực cho đến chết. Hãy trả tự do cho ông Thức".
Ông Trần Huỳnh Duy Tân nói gia đình rất biết ơn sự ủng hộ của xã hội đối với anh trai ông.
"Gia đình luôn mong nhận được sự ủng hộ, đồng hành của mọi người để gia đình và anh Thức được tiếp thêm sức mạnh đấu tranh. Gia đình rất cảm ơn sự đồng hành, ủng họ của mọi người trong và ngoài nước", ông Tân nói với BBC.
Đến lúc này, khi mà số lượng ngày tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức đã vượt qua mốc 30 ngày và cuộc tuyệt thực này vẫn còn tiếp tục trong trong một bầu không khí hết sức đáng ngại bởi gần như không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy số đông người dân kịp tỉnh thức sau 30 ngày này và nhà cầm quyền đang cổ tình đẩy cuộc tuyệt thực của anh Thức đến điểm cuối của nó là cái chết. Điều này cho thấy hai vấn đề : Cuộc chiến giữa cộng sản và Dân Chủ đang ở hồi kịch tính nhất và ; Dường như ván bài của người cộng sản đã chính thức lật ngửa trước lịch sử.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức - Ảnh minh họa
Vì sao cộng sản họ muốn anh Thức chết ? Anh Thức chết có lợi và có hại gì cho họ ?
Ở câu hỏi này, phải lần ngược vấn đề về ván bài lật ngửa của người cộng sản lúc này. Họ không sợ anh Thức chết làm ảnh hưởng đến uy tín của họ trên chính trường quốc tế. Bởi cho đến giờ phút này, thứ mà họ có được trên chính trường quốc tế không phải là uy tín của chế độ mà là một ván bài mà món hàng họ cược trước thế giới tiến bộ không phải là năng lực chính phủ hay uy tín đảng cầm quyền, mà là hơn 100 triệu dân Việt. Họ không cần uy tín bởi họ không có nó ngay từ đầu và càng về sau, họ càng trở nên lèm nhèm, bầy hầy, thì chuyện tìm uy tín trước quốc tế là chuyện không có.
Và những gì lâu nay Đảng cộng sản đang nỗ lực làm là vừa đấm vừa xoa đối với nhân dân. Đấm bằng mọi thủ đoạn, bằng mọi hình thức bưng bít thông tin, bằng đòn tra và bằng cả cái chết uất ức của nhiều người nơi trại tạm giam, nơi góc khuất của công lý, nơi quyền lực đỏ và xã hội đen bắt tay nhau. Bên cạnh những đòn gây bất an tâm lý trên diện rộng trong nhân dân, họ lại dùng cộng hưởng với chính sách cưỡng bức thuế, cưỡng bức đất đai, cưỡng bức tài sản, cưỡng bức tự do và dân chủ bằng mọi giá… Điều này khiến cho người dân, kể cả giàu và nghèo, kể cả trí thức và nông điền đều cảm thấy mệt mỏi trước hàng loạt những chính sách áp đặt từ phía nhà cầm quyền. Và sự mệt mỏi khi sống trên đất nước hình chữ S này luôn hiện hữu, luôn có thật và luôn khiến người ta quay quắt, lẩn quẩn trong cái vòng lẩn quẩn của nó.
Một khi không kịp ngừng suy nghĩ để đối phó với thủ đoạn nhà cầm quyền thì e rằng mọi suy nghĩ khác cho dù mang màu sắc cứu cánh vẫn không thể tồn tại một cách bền bĩ hay thường trực nơi người dân. Nếp suy nghĩ thường trực nó khác hẳn với hướng đến cứu cánh. Nghĩa là cái ăn, cái mặc, chỗ ở và sự bình an tâm hồn hay sự yên tâm về giáo dục, y tế cũng như bảo đảm tài sản không bị cướp đi bởi hệ thống cầm quyền trong một ngày nào đó khiến cho người ta khó lòng mà chọn đối đầu với nhà cầm quyền. Nhưng điều đó không có nghĩa là người dân không dám đấu tranh và càng vô nghĩa hơn khi nói rằng người dân mất khả năng phản kháng. Vấn đề là mô hình phản kháng nào, mô hình đấu tranh nào khả thế trong lúc này ?!
Đến đây, có thể thấy rằng sự im lặng như bầy cừu của số đông người dân Việt Nam trước sự kiện tuyệt thực có nguy cơ dẫn đến cái chết của Trần Huỳnh Duy Thức chỉ dừng ở tính biểu tượng trong một phần lý tưởng và ước mơ của người Việt Nam nhưng nó không đủ động cơ để thúc đẩy hàng triệu con người cùng khổ đứng dậy để cùng đấu tranh. Vì sao ?
Vì trò mị dân, ngu dân và dùng bạo lực xuyên suốt với nhân dân trong suốt hơn nửa thế kỉ nay của Đảng cộng sản đã phát huy được hiệu quả của nó. Hiện tại, ván bài của Đảng cộng sản đã chính thức lật ra, họ cố tình đẩy anh Thức đến chỗ chết như là một sự răn đe đối với số đông nhân dân. Ở đây, họ sẽ tìm cách lấp liếm sự việc trước quốc tế và họ muốn gửi đến nhân dân một thông điệp rằng "các người có đủ bản lĩnh hay gan lì như Trần Huỳnh Duy Thức không ? Các người có nhìn thấy một ngôi sao dân chủ phải chết như thế nào trong trại giam hay không ?!". Chỉ chừng đó, họ chỉ cần và cần một cách bạo liệt cái giây phút anh Trần Huỳnh Duy Thức trút hơi thở cuối sau một chuỗi ngày dài tuyệt thực mà quốc tế không nói gì, thế giới tiến bộ không thể can thiệp để giữ lấy mạng sống của anh. Và một khi Trần Huỳnh Duy Thức qua đời, ván bài xem như chung cục, Đảng cộng sản một lần nữa thành công với cây gậy bạo lực của họ.
Và không phải ngẫu nhiên mà Đảng cộng sản ngăn cản, cấm nhập cảnh đối với bà Debbie Stothard và ông Minar Pimple, hai gương mặt đại diện của quốc tế dân chủ, nhân quyền. Và càng không phải ngẫu nhiên mà những cán bộ quản giáo trại giam cấm anh Thức và người thân trao đổi tình hình, tin tức, thời sự với nhau để rồi họ dùng đến hành vi tước đoạt quyền thăm nuôi ngay tức khắc và cưỡng bức anh Thức quay trở lại phòng giam cũng như cưỡng bức gia đình anh Thức ra ngoài bằng công an một cách thô bạo. Để rồi anh Thức tuyên bố tiếp tục tuyệt thực mà theo anh là lẽ ra anh quyết định dừng sau khi gặp người thân.
Rõ ràng, đây là một kịch bản có tính toán kỹ lưỡng để đẩy anh Thức đến chỗ chết cũng như thách thức công luận quốc tế bằng cái lý do rất hợp lý là anh Thức tuyệt thực "không xác định được nguyên nhân hay lý do gì". Nói cho cùng, nếu anh Thức qua đời trong lúc này, điều đó có thể đánh thức rất lớn lương tri của người hiểu biết và giới đấu tranh cho dân chủ, độc lập và nhân quyền Việt Nam. Nhưng đó là lương tri được đánh thức của một tập hợp không lớn giữa số đông nhân dân vốn quen với sợ hãi và thỏa hiệp. Cái số đông này càng thêm sợ hãi và thỏa hiệp hơn sau khi anh Thức qua đời.
Cuộc tuyệt thực của anh Thức cũng là một thử thách sự quả cảm của giới đấu tranh Việt Nam có dám đồng hành cùng với anh hay không, và là dấu hỏi đối với quốc tế, đối với các cường quốc vốn có nền dân chủ lâu đời, bền vững. Họ buộc phải kịp thời lên tiếng, thậm chí tác động một cách mạnh mẽ nhất để đòi quyền lợi cho anh Thức, cũng là đòi quyền lợi cho một biểu tượng về thế giới của họ trong đất nước độc tài này. Nếu bây giờ, họ vẫn giữ thái độ như suốt 30 ngày qua, phản ứng có chừng mực, thì điều đó cho thấy dường như thế giới tiến bộ, dân chủ chỉ là cái vỏ bọc cho một cơ chế độc tài kiểu mới trong chiếc áo dân chủ.
Và đương nhiên rất khó để đoán định được rằng có hay không có độc tài trong thế giới dân chủ mà phần lớn chỉ còn là danh nghĩa trên các văn bản khế ước dân tộc chứ không còn là động cơ thôi thúc hành động của các nhà lãnh đạo như hiện nay. Trong một thế giới mà mộng bá chủ vẫn chưa bao giờ ngưng trong lúc bậc thang về văn minh, văn hóa có phần đi lùi so với các thập niên trước.
Chỉ biết cầu nguyện cho anh Thức chân cứng đá mềm và chúng tôi vẫn đinh ninh một niềm tin : Thế giới chưa đến nỗi bệ rạc như chúng ta tưởng. Và anh Trần Huỳnh Duy Thức phải được sống, được tự do như một minh chứng về sự tồn tại của Tự Do, Dân Chủ và tiến bộ trên mặt địa cầu này !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 15/09/2018 (VietTuSaiGon's blog)
Chuyện người tù Trần Huỳnh Duy Thức, cựu giám đốc một công ty điện thoại internet từng có hoạt động ở cả Hoa Kỳ và Singapore, tuyệt thực nhiều ngày cuối cùng cũng thu hút sự chú ý của truyền thông hải ngoại và một số nhỏ trên mạng xã hội. Điều này cũng không có gì lạ. Anh Thức ở trong nhà tù nhỏ không chính thức. Số còn lại ở trong nhà tù to phi chính thức. Điều oái oăm là dù ở tù nhưng anh Thức "tự do" và đối với anh "điều đáng sợ duy nhất là nỗi sợ". Số ở ngoài nhiều người đi đâu cũng sợ, làm gì cũng sợ, nói gì cũng sợ. Nếu vậy liệu họ có phải là con người tự do ?
Các blogger ở Hà Nội mặc áo có in hình chân dung Trần Huỳnh Duy Thức. Facebook Lê Hoàng
Có lẽ nên đặt lại câu hỏi vì sao anh Thức ở trong cái lồng nhỏ kia tám năm qua ? Thì nó cũng hao hao giống như chiến dịch diệt chim sẻ mà Mao Trạch Đông phát động 60 năm về trước vốn đã khiến hàng chục triệu người chết đói vì mất mùa. Mao nghĩ chim sẻ làm hại mùa màng trong khi loài chim này góp phần bảo vệ lúa vì chúng ăn châu chấu. Việt Nam ngày nay thấy ai có nguy cơ làm tổn hại quyền lực của mình thì cũng trống chiêng ầm ĩ và thét to "phản động", "diễn biến hòa bình", "chống lại nhà nước" hay thậm chí "lật đổ" như họ cáo buộc anh Thức. Mà cả bốn cái này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và đúng như Mác đã tiên đoán. Trước đây Đảng Cộng sản cũng phạm đủ bốn "tội" đó mới cầm quyền được như hiện nay. Và giờ họ cũng đang có những hành vi lật đổ Hiến pháp, chống lại nhân dân và có nhiều hành vi phản động nhìn từ góc độ tiến hoá và văn minh nhân loại. Những người như anh Thức chỉ ra những gì mà họ cần làm để có thể tiếp tục cầm quyền. Nhưng đương nhiên họ có nguy cơ bị loại bỏ nếu cứ đi theo còn đường chống lại nhân dân. Cái lò của ông tổng bí thư xét theo nghĩa nào đó cũng vô cùng phản động và lật đổ cả uỷ viên Bộ Chính trị còn gì. Hay giờ nhà nước cũng độc quyền luôn món "phản động" ?
Cũng phải nói thêm lật đổ chính quyền một cách hòa bình là điều thường tình vẫn xảy ra vài năm một lần ở các nước dân chủ tương đối (không có nền dân chủ nào hoàn hảo cả đâu). Donald Trump chẳng đã có cuộc lật đổ ngoạn mục cách đây chưa lâu đó sao. Ở Anh Thủ tướng David Cameron còn tự lật đổ bản thân khi từ chức năm 2016 vì ông muốn Anh ở lại EU còn người dân lại muốn ly dị. Ở những nước mà quan chức không lấy keo con voi dính mông vào ghế thì chuyện rời chính trường là chuyện bình thường "như cân đường hộp sữa". Hay như tôi đã dẫn trong một bài trước rằngngười dân Hoa Kỳ coi chuyện thay chính quyền như thay tã lót, đâu có gì to tát.
Con đường Việt Nam
Nhưng anh Thức thực ra có nhiều điểm chung với những gì mà các nhà lãnh đạo Việt Nam hay nói, đương nhiên không phải những gì họ làm. Anh muốn kinh tế thị trường nhưng cũng muốn cả sự điều tiết Xã hội Chủ nghĩa để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Đây là những gì anh mong muốn : "Việt Nam sẽ là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trở thành nước dân chủ và thịnh vượng trên thế giới là mục đích mà Con đường Việt Nam hướng đến".
Vậy Con đường Việt Nam của anh là gì ? Anh có giải thích trong lời giới thiệu cho cuốn sách cùng tên hồi năm 2009 : "Con Đường Việt Nam sẽ phân tích cho thấy tăng trưởng kinh tế mà không đi kèm với gia tăng năng suất lao động thì chỉ là sự vay mượn của quá khứ (như khai thác tài nguyên) và tương lai (như vay vốn đầu tư, phá hủy môi trường).
"Đây là nguyên nhân gốc của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Việt Nam [bài viết từ năm 2009] và được dự đoán sẽ dẫn đến một sự khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế, xã hội lẫn chính trị trong những năm 2010, 2011, đặt đất nước vào rất nhiều nguy cơ. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ ở Liên xô vì đã giáo điều xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách phân phối công bằng tư liệu sản xuất thông qua biện pháp công hữu hóa mà không chịu nhìn nhận đánh giá thực chứng sực tác dụng gia tăng năng suất – một yếu tố then chốt mà Mác đã xác định là tiên quyết để có thể "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" – của nó. Bất kỳ sự phát triển nào không dựa vào gia tăng năng suất lao động đều không bền vững cho dù tài nguyên có lớn đến đâu đi nữa".
Cựu giám đốc công ty OCI cũng viết : "Cuộc sống ở Việt Nam đang tạo ra một thứ niềm tin của người dân vào việc đưa hối lộ như là cách tốt nhất, thực tế nhất để mưu cầu lợi ích cho mình – từ những việc nhỏ nhặt như chứng giấy tờ đến những chuyện to tát như các loại giấy phép béo bở, từ những mục đích chính đáng như kiếm tiền sinh sống hoặc tự khẳng định mình đến những mong muốn làm giàu bất chính hoặc vươn lên bằng cách chà đạp người khác. Hầu hết đều phải dựa vào tham nhũng, tin nó và thậm chí còn bao che cho nó.
"Niềm tin đi ngược lại nó không chỉ bị xem là ngớ ngẩn, không thức thời mà còn đầy rủi ro. Tin vào công lý ngày càng trở nên phi thực tế và tốn kém mà lại không hiệu quả.
Thứ niềm tin như vậy đang tồn tại áp đảo trong thực tế làm cho động lực tự nhiên của người dân hướng đến phục vụ nhu cầu hoặc thỏa mãn yêu cầu của những kẻ xấu nắm quyền tại các bộ máy tư pháp và hành pháp ở mọi cấp, cả bộ máy của đảng cầm quyền. Môi trường pháp lý đã không thể ngăn chặn được những cái xấu mà đạo đức xã hội cũng không còn đủ sức để lên án chúng".
Anh Thức cũng viết Việt Nam đã cam kết coi người dân như những con người thực sự tự do, thậm chí còn là những con người tự do hơn hết nhờ "định hướng Xã hội Chủ nghĩa". Chỉ có điều họ không thực hiện đầy đủ những cam kết đó.
"Tuyên ngôn độc lập 1945 đã thừa nhận rằng mọi người sinh ra đều có sẵn các quyền con người căn bản, đều bình đẳng và tự do. Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc cũng có nghĩa là sự công nhận của nhà nước Việt Nam đối với các quyền bất di bất dịch này của con người được qui định và trịnh trọng tuyên bố tại Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948. Đến 1982 thì Việt Nam đã chính thức gia nhập hai Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị ; và về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng, bảo vệ các quyền này cho công dân Việt Nam, và đồng thời cũng thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới. Trên tinh thần đó, Hiến pháp hiện hành (1992) của Việt Nam cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của con người Việt Nam. Với những văn bản pháp lý như vậy thì mọi công dân Việt Nam từ lúc sinh ra đời đều được hưởng bình đẳng tất cả các quyền con người như bất kỳ công dân nào khác trên thế giới mà không phân biệt quốc gia, màu da, chủng tộc, xuất thân, địa vị, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, lịch sử hình thành, v.v…, và cũng không phải chờ sự cho phép của bất kỳ luật hoặc văn bản nào dưới hiến pháp.
"Tuy nhiên, các giá trị tốt đẹp trên danh nghĩa này còn rất xa so với thực tế trong việc thực thi quyền con người trên đất nước ta. Đại đa số người dân lẫn quan chức hiện nay đều nghĩ rằng chỉ có những quyền nào có luật qui định thì công dân Việt Nam mới được sử dụng. Quan điểm vi hiến như vậy lại tồn tại phổ biến ngay tại Quốc hội trong việc lập pháp. Sự xâm phạm tự do và các quyền cơ bản của người dân lại xảy ra phổ biến tại các cơ quan hành pháp. Còn các cơ quan tư pháp thì lại trừng phạt không thương tiếc những công dân nào dám tự do sử dụng các quyền làm người căn bản của mình đã được hiến định. Cần hiểu rằng các hành động như vậy không chỉ vi hiến mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với các chuẩn mực văn minh của thế giới".
"Thiên Tử" và "Quyền con người"
Anh Thức nói thay vì thành thực chia sẻ những vấn nạn và thách thức của chính quyền với người dân để cùng nhau giải quyết, các nhà lãnh đạo Việt Nam chọn cách nói dối quanh khiến niềm tin của người dân vào họ ngày càng giảm sút. Anh tin rằng nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam có sự dũng cảm và liêm chính, đất nước của anh hoàn toàn có thể có sự phát triển đáng kể và sớm sanh vai cùng các nước phát triển. Nhưng anh nói có nhiều thứ đang cản trở điều này : "Nước ta đã tuyên bố độc lập và dùng thuật ngữ Cộng hòa để đặt tên nước đã hơn 63 năm, nhưng những tư tưởng và cách hành xử phong kiến như trên vẫn còn ăn sâu trong cả người dân lẫn chính quyền một cách vô tình lẫn cố ý, vô thức lẫn có ý thức. Chính sự xơ cứng trong suy nghĩ như vậy bao đời nay đã đẩy dân tộc ta thụt lùi lại rất xa trong tất cả các bước tiến hóa quan trọng của nhân loại cho đến tận ngày nay. Mỗi lần như vậy đất nước đều bị biến thành thuộc địa mà phải mất đến hàng triệu xương máu để giành lại độc lập. Nhưng cũng chỉ là sự thay đổi hình thức trên danh nghĩa, người dân chúng ta chưa bao giờ có sự thay đổi thực chất trong suy tưởng của mình để hướng đến tự do độc lập cho mình thực sự. Chính vì vậy mà hơn một ngàn năm nay dân tộc ta chưa bao giờ có được một nền độc lập đầy đủ và thực chất.
"Nhưng không có gì là phức tạp, chúng ta chỉ cần hiểu rằng thuộc tính nào của vạn vật do trời đất tạo ra thì không có sức mạnh nào của con người có thể thay đổi được, và chính thuộc tính đó tạo ra quy luật. Người ta có thể đắp chặn ngăn nước chảy xuống vùng thấp nhưng không cách gì để thay đổi thuộc tính của nước là luôn đổ về chỗ trũng, và như vậy nước chảy về trũng là một quy luật. Tương tự như thế, những kẻ cường quyền có thể tước đoạt tự do và quyền con người nhưng không thể nào thay đổi được thuộc tính người là luôn luôn mong muốn có đủ tự do và các quyền đó. Chắc có lẽ chỉ những ai bị đánh rơi trong rừng từ lúc nhỏ thì mới không có mong muốn đó mà thôi. Do vậy Quyền Con người cũng là một quy luật mà khi được tôn trọng và sử dụng đầy đủ thì chúng ta sẽ có được sức mạnh tựa phép màu như đại hồng thủy.
"Ở nơi nào con người tự tin thực hiện các quyền này thì ở đó "thiên tử" xuất hiện, tức là Quyền con người tồn tại thực tế trong cuộc sống ở nơi ấy. Và vùng đất ở đó chính là địa linh nhân kiệt vì sẽ có rất nhiều anh hùng hào kiệt – những người tự tin, tự do và độc lập để khám phá nhiều quy luật khác của trời đất, từ đó tạo ra sức mạnh nhằm mang lại sự giàu có và những điều tốt đẹp cho cuộc sống chúng ta, bảo vệ dân tộc ta, thịnh cường đất nước ta. Đó là cách chúng ta chủ động kiến tạo nguyên khí, lựa chọn nhân tài để phát triển quốc gia, phục vụ cho chúng ta chứ không phải thụ động trông chờ và cầu may minh quân xuất hiện và ban phát tài năng của họ".
Anh Thức thực sự tin rằng "[s]ức mạnh thực sự của một quốc gia nằm ở sự hiểu biết của cả dân tộc ở đó chứ không phải bởi trí tuệ riêng của bất kỳ một con người hay đảng phái nào" và muốn đánh thức phần còn lại của xã hội. Đáng tiếc là nhiều người vẫn đang ngủ vùi, ngủ nướng hay ngu quên nơi niêu cơm mà quên rằng xã hội và cả chính quyền là do mỗi con người góp phần tạo ra. Nếu họ không thay đổi thì cũng đừng mong chờ xã hội và chính quyền sẽ tự tốt lên. Còn chính quyền cũng không nên ảo tưởng mà nghĩ rằng quyền lực của họ là mãi mãi vì "điều duy nhất không thay đổi trên thế giới là nó sẽ thay đổi" dù họ có muốn hay không. Chỉ là khi nào và như thế nào mà thôi.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 14/09/2018
Đàn áp
Nhà cầm quyền Việt Nam sau đại hội đảng lần thứ 12 với quyền lực thống lĩnh gần tuyệt đối của nhóm ông Nguyễn Phú Trọng đã ngày càng mạnh tay đàn áp dân.
Gần đây nhất, Nhà cầm quyền Việt Nam đã làm một việc mất thể diện mang tầm cỡ thế giới : trục xuất bà Debbie Stothard, Tổng thư ký Liên đoàn quốc tế về nhân quyền và không cấp visa nhập cảnh cho ông Minar Pimper, Giám đốc cấp cao của Tổ chức ân xá quốc tế.
Đó là hành vi rất "rừng rú", khi bà Tổng thư ký Liên đoàn quốc tế về Nhân quyền đã bị giữ một đêm tại sân bay Nội Bài và bị cấm cản quyền tiếp cận luật sư. Trong khi cách đó khoảng hơn 30km, Hà Nội đang nhộn nhịp Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN với hơn 1.000 người tham dự đến từ rất nhiều nước, có nhiều người thuộc hàng nguyên thủ quốc gia, nhà báo và doanh nhân.
Sự hành xử này rõ ràng là rất khiêu khích, một tuyên bố chà đạp công khai lên quyền con người và sẵn sàng trừng phạt những ai quan tâm đến nó.
Sự kiện này là một hành vi tự bêu riếu của Việt Nam. " Tìm kiếm thông tin tiếng Anh về sự kiện ngoại giao được coi là thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam trong năm nay trên Google, tin về vụ cấm nhập cảnh đứng đầu sau đó mới tới các hoạt động chính quanh chủ đề "Cách mạng công nghiệp 4.0" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới" (1).
Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN cũng diễn ra trong khi tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã và đang tuyệt thực để đấu tranh cho công lý, cho sự vô tội của ông và những người yêu nước khác.
Nhiều người Việt Nam và tổ chức, quốc gia đã đếm từng giờ, từng ngày tuyệt thực của ông, hồi hộp theo dõi, lên tiếng phản đối nhà cầm quyền, kêu gọi bảo vệ mạng sống của người tuyệt thực đáng kính này.
Hơn một tháng đã trôi qua, người tuyệt thực ấy vẫn bền gan dù phải thoi thóp trong kiệt sức. Ông sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình theo cách tự đày ải bản thân để thức tỉnh lương tri xã hội.
Không phải vô cớ mà các nhà tù trên thế giới, kể cả những nước văn minh hàng đầu như Mỹ, Đức nơi mà nhiều người Việt Nam vẫn ca tụng là "ở tù sướng như ở khách sạn", những nhà quản lý vẫn thiết kế theo kiểu đề phòng tù nhân tự sát. Nhiều người thà chết còn hơn là bị cầm tù. Người oan và các tù nhân lương tâm - những người nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất bởi những đòn tra tấn, thì nỗi khao khát tự do, kể cả tự do bằng cách giải thoát qua tự sát, còn lớn gấp nhiều lần.
Trong hoàn cảnh khủng bố tại các nhà tù Việt Nam, người tù thêm cô đơn và tuyệt vọng. Đặc biệt trước các động thái bất chấp công lý ngày càng trở nên khốc liệt của nhà cầm quyền, nỗi thống khổ của họ là không thể hình dung nổi và không thể mô tả bằng lời.
Tuyệt thực là hình thức đấu tranh xưa như trái đất, đem lại quá nhiều tổn thất và đau khổ cho chính mình, nhưng tại sao nhiều tù nhân Việt Nam vẫn phải thuyệt thực ?
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam ghi nhận đến nay ít nhất có 16 trường hợp tuyệt thực của tù nhân lương tâm để phản đối sự tra tấn và đối xử bất công trong tù. Họ đơn độc, vô vọng, chỉ còn biết cách liều mạng sống để phản đối.
Cũng theo Hội này, số lượng tù nhân lương tâm tạm thống kê đến nay là 525 người, trong đó có ít nhất 98 người hiện đang bị giam cầm trong tù."Họ là nạn nhân của một nền pháp chế chỉ biết giới hạn, cấm cản , thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền, nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng..., chỉ biết hình sự sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn chính trị (2).
Tượng đài
Được sự tiếp sức của nhà cầm quyền Trung Quốc, Nhà cầm quyền Việt Nam tự tin đủ lực tăng cường đàn áp tàn bạo.
Ngoài xã hội, trên đường phố, nhà cầm quyền còn bảo kê cho công an đội lốt côn đồ đánh đập dân. Ngay tại đồn công an, hàng trăm công dân đã bị bức cung, tra tấn đến chết trong khi giam giữ thì tại chốn lao tù, khi các tù nhân lương tâm bị tước quyền công dân, mạng sống của họ còn mong manh đến thế nào trước những bàn tay tàn bạo ?
Tù nhân lương tâm hoàn toàn không có một công cụ, một vũ khí nào để tự vệ, ngoài quyền đối với chính thân thể họ để đấu tranh mong đánh động lương tri.
Bởi vậy, tuyệt thực, đặc biệt là với những người bị tù oan hoặc những người trí thức can đảm theo đuổi lý tưởng của mình, dù không có gì mới qua các thời đại, vẫn là cách mà các tù nhân buộc phải lựa chọn, mặc dù biện pháp này trước hết gây tổn hại cho người thực hiện nó.
Tuyệt thực, gần như tự sát, cũng gần với tự thiêu. Dù người tù có thể sống sót sau khi tuyệt thực nhưng sự thống khổ luôn kéo dài, đòi hỏi bản lĩnh phi thường. Tự thiêu đau đớn nhưng sự đau đớn ấy sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn khi cái chết đến. Tuyệt thực, dưới chính thể độc tài toàn trị nhẫn tâm như Việt Nam hiện nay lại càng khiến người tuyệt thực phải kéo dài thống khổ. Nhà cầm quyền Việt Nam reo mừng qua các "vu cáo viên" trước mỗi mạng người tự thiêu hay mỗi cái chết vì tuyệt thực để đòi công lý.
Những người tự thiêu hay tuyệt thực không phải không hiểu điều đó. Điều họ nhằm tới là một sự đánh động lương tri xã hội. Xét về phương diện này, họ thành một tượng đài thống khổ vì công lý.
Nếu tự thiêu là cái chết quằn quại đớn đau điên dại trong lửa cháy, đem lại nỗi kinh hoàng và tác động trực tiếp đến cảm quan của những người chứng kiến, thì tuyệt thực, dù không chết ngay, nhưng là chọn cách hành xác, nhiều phần là cái chết mòn mỏi, đớn đau, gậm nhấm toàn bộ tinh thần và thể xác họ trong bóng tối phòng giam. Sự thống khổ ấy họ tự căng mình ra chịu đựng, như một cách vác thập giá và đóng đinh lên thân thể mình, nhằm mục đích tố cáo tội ác.
Những người tự thiêu hoặc tuyệt thực để phản đối bất công của nhà cầm quyền đều không vì bản thân họ. Họ hy sinh, chấp nhận hủy hoại thân xác trong đau đớn và trong niềm bi phẫn siêu phàm.
Họ gửi một thông điệp khác thường đến thế giới, mong muốn xã hội phải thức tỉnh, phải thay đổi để những đồng bào khác không phải oan khuất, không bị bất công như đối với bản thân họ.
Họ muốn qua sự hy sinh của họ -một cá nhân- sẽ góp phần chặn bàn tay vô lương của nhà cầm quyền.
Bổn phận lương tâm
Bởi thế, bổn phận của chúng sinh là không bao giờ được quên những người oan ấy cùng những đớn đau vượt tầm cỡ chịu đựng thông thường ấy của loài người.
Họ là những tượng đài bi phẫn, không phải để khuyến khích người ta đấu tranh cực đoan, mà là đấu tranh để không ai bị oan khuất, không ai phải tuyệt thực, không ai phải tự thiêu và không ai trên cõi Việt Nam này phải bị thiệt hại vì công lý bị chà đạp.
Chúng ta phải và sẽ nhắc về họ ngày ngày, dù có đồng ý với cách đấu tranh của họ hay không.
Chớ để tiếng hát ca của những con thú người đang ngày càng lấn át trong xã hội. Chớ để sự sự bất lương, hèn hạ và vô cảm được cài đặt tại Việt Nam theo mục đích của nhà cầm quyền làm khuất lấp những tiếng nói đích thực của giống người có lương tri còn chưa bị tuyệt chủng.
Nhắc để đừng ai quên tiếng rên xiết của hồn oan Tổ quốc, khi những con dân Việt sau mấy ngàn năm bỗng biến thành kẻ lạ, lưu vong ngay trên chính đất nước của mình, khi nhà cầm quyền nép bóng như "lũ gián ngày" trước ồ ạt hàng vạn, hàng triệu người Trung Quốc sang Việt Nam bằng những tour du lịch "0 đồng" rồi ở lại, chiếm cứ thành "căn cứ địa Trung Quốc".
Ai đã quỳ mọp thúc thủ trước đồng Nhân dân tệ được chính nhà cầm quyền Việt Nam đóng dấu chất lượng và dấu hợp pháp tung hoành chèn ép đồng tiền và nền kinh tế Việt Nam đi xuống "âm phủ", những con số tăng trưởng của Việt Nam thực tế chỉ là tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc mà thôi ? Ai mà chẳng biết việc hợp thức hóa lưu hành đồng nhân dân tệ tại Việt Nam là động thái cuối cùng của việc bàn giao đất nước Việt Nam cho nhà cầm quyền Trung Quốc ?!
Nhắc đến Trần Huỳnh Duy Thức cùng những tù nhân lương tâm và những người oan Việt Nam, để người Việt Nam đừng quên chúng ta đã bị xua đuổi như "lũ chuột nhắt" trước cái bóng kếch xù của những kẻ xâm lăng bòn rút Việt Nam và biến đất nước xinh đẹp này trở thành một nơi chứa rác thải, chỗ đặt nhà máy hạt nhân, thành tiền đồn cho Trung Quốc thoán đoạt quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, thành "đường hầm phù thủy" để biến hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam nhằm trốn thuế xuất khẩu trước biện pháp trừng phạt của thế giới dưới chiêu bài "hợp tác quốc tế".
Khốn khổ thay và vinh quang thay, những kẻ biết nhìn thấy, biết dự báo, biết nói lên. Bi phẫn thay và vinh hạnh thay, những ai đã biết lắng nghei, quỳ xuống, cất lời gan ruột trước nỗi đau của người Việt và đồng loại.
Ta đã nói - ngày này - Ta đã báo trước
Lưỡi ta đã thổ máu từ tim
Lời thổ máu từ tim cho kẻ câm điếc...
Vẫn còn những người dấn thân như Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều tù nhân lương tâm khác. Lớp trẻ hơn ông vẫn tiếp bước và vẫn giữ bản lĩnh ngoài xã hội hoặc trong lao tù.
Vì it ai bị câm điếc bẩm sinh, mà có nhiều người chỉ vờ câm điếc do sợ hãi hoặc do tham lam mà thôi.
Vì vờ câm điếc, nên họ vẫn nghe, vẫn thấy và không loại trừ một ngày họ không thể vờ câm điếc được nữa. Khi đó họ hoàn thiện quá trình tiến hóa và thực hiện bổn phận của lương tâm.
Võ Thị Hảo
Nguồn : RFA, 14/09/2048 (vothihao's blog)