Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong vài năm trở lại đây, có nhiều người, trong đó, Giáo sư Nông nghiệp Võ Tòng Xuân là người kiên trì nhất, suốt mười ba năm kêu gọi bỏ Tết Việt, và một người nữa, bà Tiến sĩ Đoàn Hương, tuy không kêu gọi bỏ Tết Việt nhưng luôn đăng đàn tuyên bố "Tết không bao giờ ở trong nước, tìm một nơi nào đó thật xa Việt Nam" nhằm ám chỉ sự chán chường của bà với Tết. Và nhiều nhà văn, nghệ sĩ trong và ngoài nước công phá vào việc nấu bánh chưng, bánh tét (hồn Tết), nhấn mạnh rằng việc ấy vô bổ, chán chường Trong khi đó, với đại bộ phận người Việt trong nước và hải ngoại, Tết là một dấu mốc thiêng liêng, mang hồn cốt dân tộc, một dịp đại đoàn tụ gia đình.

naubanhtet1

Tục nấu bánh chưng, bánh tét trong các gia đình Việt Nam vào dịp Tết nguyên đán - Ảnh minh họa

Vì sao nói rằng Tết là dịp thiêng liêng, mang hồn cốt dân tộc và là một cuộc đại đoàn tụ ? Cũng như vì sao người ta chủ trương bỏ Tết Việt, ăn theo Tết Tây ?

Lý giải cho quan điểm bỏ Tết Việt, ăn theo Tết Tây, nhiều người mang Nhật Bản ra làm gương, cho rằng người Nhật nhờ bỏ Tết Nhật, ăn Tết dương lịch, mang tâm thức cởi mở, không câu chấp và các sinh hoạt năng nỗ, kịp với xu hướng thời đại nên họ thành công.

Quan điểm trên không sai, càng có lý hơn khi mà kinh tế toàn cầu được đánh dấu và làm việc căn cứ vào dương lịch. Kỳ nghỉ Tết mười ngày của Tết Việt sẽ dẫn đến việc trì trệ một số công đoạn trong các hợp đồng liên quan đến đối tác phương Tây.

Nhưng, xin thưa, ngay trong các hợp đồng hay các cơ quan làm việc có liên quan đến đối tác phương Tây đều có kế hoạch để không bị đình trệ trong bất kì tình huống nào. Thậm chí, trong cơ quan nhà nước, bất kì cơ quan nào cũng có lịch trực Tết nhằm đối phó với các phát sinh ngoài ý muốn và đảm bảo hệ thống vẫn chạy ổn định trong dịp Tết. Như vậy, quan điểm cho rằng kì nghỉ Tết ảnh hưởng đến các đối tác phương Tây là không có chỗ đứng.

Và hầu hết các cơ xưởng sản xuất, người ta luôn tính đến việc sản xuất bù các lô hàng trong dịp Tết, lúc này, nếu có lệnh xuất hay nhập, chỉ cần một người trực là đủ. Chuyện này đã thành nếp ở Việt Nam, không cần bàn thêm. Và cũng chưa thấy có chuyện hợp đồng của công ty Việt Nam với đối tác nước ngoài bị đình trệ, bị hủy do nghỉ Tết mà ra.

Vấn đề thứ hai, lạ nhất ở chỗ ông Võ Tòng Xuân là một Giáo sư Nông nghiệp, ông có công rất lớn với nông nghiệp Việt Nam, ông là tác giả của nhiều giống lúa cho năng suất cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Thế nhưng, bàn về Tết thì hình như ông mù tịt hoặc cố tình bỏ qua vấn đề mùa màng và thời tiết Việt Nam.

Giả sử Việt Nam ăn Tết theo lịch Tây, tức Tết dương lịch, thì lúc đó người nông dân sẽ đón Tết ra sao ? Xin thưa, đó là cái Tết xơ xác, chẳng có gì để ăn chứ đừng nói đến Tết. Vì lẽ, tháng mười hai dương lịch đang là mùa đông, vừa xong các đợt thiên tai, đất đai còn lạnh, ngập ngụa, mùa màng chẳng thể canh tác, ruộng bỏ cỏ mọc um sùm, vườn tược, đất đai chưa thể vỡ vì nước còn ngập hoặc nhão nhoét, ướt sũng… Phải chờ đến khi qua khỏi tháng Mười Một âm lịch, tức qua khỏi khỏi mốc Tết dương lịch, nắng ấm mới trở lại và đất đai khô ráo, người nông dân mới phục hồi sau trận ngủ đông, mới canh tác, gieo trồng, đến cuối tháng Chạp âm lịch thì vụ mùa đã lên xanh, mọi cây cỏ, sinh linh, sự sống thực vật và động vật mới thực sự bừng tỉnh. Lúc này, chuẩn bị đón Tết Việt là dịp phù hợp nhất.

Và, ngay cả cái cây, từ cây mai cho đến cây đào, cây quất, cây cúc, cây vạn thọ, cây cải cũng đến đúng dịp Tết mới bắt đầu bung hoa, trổ bông. Ngoại trừ một số cây do lặt lá, ép thuốc nhiều đợt, chu kì sinh trưởng của cây bị đảo lộn mới ra hoa sớm hoặc muộn, còn theo qui luật tự nhiên, mai, đào, các loài hoa đến tháng mười một âm lịch mới bừng tỉnh, rũ lá và đâm chồi, kết nụ, để đến dịp Lập Xuân, nắng ấm thì đơm hoa.

Tết Việt không đơn thuần theo lịch mặt trăng mà đón Tết, bởi lịch mặt trăng, lịch nông nghiệp là một quán trình quan sát, chiêm nghiệm lâu dài về thiên văn, địa lý cũng như thời tiết, thổ nhưỡng để đặt dấu mốc cho Tết. Chính vì quan sát theo hướng này nên cùng Châu Á, cùng một hệ lịch âm nhưng Tết Việt và Tết Trung Quốc trồi sụt, khác nhau về ngày đầu năm, có năm Trung Quốc đón Tết trễ hơn Việt Nam, có năm sớm hơn. Tết truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy, tuy họ ăn theo Tết Tây nhưng ngày Tết truyền thống của họ vẫn giữ, vẫn được xem là Tết tâm linh của dân tộc, hoa đào và các loài hoa của Nhật, Hàn cũng nở vào dịp Tết truyền thống của họ.

Đó là khía cạnh địa lý, thiên văn và thổ nhưỡng, riêng về khía cạnh tâm linh, có thể nói rằng Tết đã ăn dằm trong vô thức tập thể của dân tộc. Tức dù ai đi ngược về xuôi, dù ai đi bảy vạn dặm xa tổ quốc hay đang ở nhà, cứ đến dịp tháng Chạp, nhìn hoa cải đơm nụ, nhìn cành mai, cành đao trút lá, đâm chồi, kết bông thì lòng bỗng rưng rưng nghĩ đến điều gì đó xa vời, cao vợi. Nghĩ đến những người thân đang bôn tẩu phương xa, nghĩ đến những người thân nơi quê nhà, nghĩ đến tổ tiên, ông bà, nghĩ đến điều gì đó thật thiêng liêng và khó nói Cái chân lại muốn về nhà !

Hẹn nhau "Tết này sẽ về thăm" là một câu hẹn, lời hứa mang tự tình dân tộc, mang cả niềm vui, nỗi buồn, nước mắt và hạnh phúc của căn phận Việt. Câu nói, lời hứa nghe giản dị, tưởng chừng như cửa miệng ấy lại là một ấn chứng tâm linh, một thứ căn cước phi văn bản, nó cho thấy bạn là người Việt, mang hồn cốt Việt.

naubanhtet2

Mâm ngũ quả ngày Tết dâng cúng trên bàn thờ gia tiên dịp Tết cũng là một trong những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của người Việt.

Ai từng đi ra, ai từng có mái ấm gia đình, ai từng có những đêm cuối năm thức trắng bên nồi bánh chưng, bánh tét, được mẹ hay bà, ông cho chiếc bánh tày (một loại bánh chưng nhỏ, gói lộn xộn bằng nếp thừa và nhân thừa sau khi gói những chiếc bánh chính còn lại), ai từng cảm cái lạnh cuối năm và nhìn bếp lửa rưng rưng than hồng, mắt bỗng nhòa lệ hay sống mũi bỗng cay cay nhớ điều gì đó xa xăm, nhớ hình ảnh, bóng dáng của người thân, của tiền nhân Thì mới thấu hiểu được chữ Tết Việt có ý nghĩa biết nhường nào đối với tâm hồn Việt.

Chứ nếu mang kinh tế, mang đồng tiền ra để so sánh hoặc nói về chất lượng Tết, thì có lẽ, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ giật mình, nói lại cái câu nghe rất đỗi quen mà lạ của ông chủ cà phê Trung Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ : "Tiền nhiều để làm gì ?".

Và, giả sử nói rằng Tết là dịp để người ta hao tổn kinh tế, đây là một quan điểm hết sức sai lầm trong thời đại ngày nay. Vì thời đại du lịch, không có lễ hội nào có tính phổ quát, phổ dụng, phổ biến và hấp dẫn như lễ hội Tết Việt. Một lễ hội mà bạn có thể đi bất kì đâu, bất kì nhà nào cũng có thể được mời ăn, được vui vẻ, thậm chí được lì xì và được mục kích lễ cúng, không gian tâm linh của từng gia đình cũng như những hội hè, đình đám, từ trò chơi dân gian cho đến các chương trình kinh viện đều diễn ra trong lễ hội lớn Tết Việt này.

Xét về khía cạnh kinh tế, Tết Việt là dịp để thu hút khách du lịch đông đảo nhất. Tết Việt cũng là dịp để tốc độ quay của đồng tiền tăng tốc lên mức cao nhất. Một nền kinh tế linh hoạt và năng động phải là nền kinh tế có những dịp/mốc khiến cho tốc độ quay của đồng tiền tăng ở mức cao nhất có thể. Chính vì lẽ này, phương Tây mới có chương trình "Black Friday" để kích cầu.

Nói cho cùng, xét về kinh tế, Tết Việt là một cú kích cầu mạnh mẽ nhất, nói về tự tình dân tộc, về văn hóa và tâm linh, Tết Việt là dịp để người ta ngồi lại với nhau, hóa giải mọi hiềm khích, cởi mở tấm lòng để đón mừng vận hội mới – năm mới và cũng là dịp để tưởng nhớ công ơn tiền nhân, dịp để con người tự thanh lọc tâm hồn, tự làm mới mình, cho cõi lòng được thanh tân, tươi đẹp hơn.

Và hơn hết, Tết Việt là một điểm hẹn, điểm hội tụ tâm linh và vật dục đã thành nếp cả ngàn năm nay, Tết Việt mang tự tình và căn phận dân tộc.

Câu hỏi bây giờ không phải là "giữ hay bỏ Tết Việt để phát triển kinh tế ?" mà là "làm thế nào để Tết Việt đừng trở nên phì đại và mất đi màu sắc, hồn cốt cũng như tự tình dân tộc ?". Bởi, chẳng có lý do nào để bỏ Tết, trừ khi sự vong thân của bạn đã đến chỗ bạn thấy mọi thứ thuộc về tâm tính Việt trở nên dị ứng với bạn !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 17/02/2024

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn

Trung bình 20 người chết/ngày do tai nạn giao thông trong mấy ngày Tết (RFA, 29/01/2020)

Bộ Công an Việt Nam cho hay trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, toàn quốc xảy ra 198 vụ tai nạn giao thông, làm chết 133 người, làm bị thương 174 người. Báo trong nước loan tin hôm 29 tháng 1.

tainan1

Giao thông ở Hà Nội tháng 1/2020. AFP

So với 7 ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 thì số vụ tai nạn giao thông lẫn số người tử vong đều giảm. Đặc biệt năm nay trên đường sắt không xảy ra tai nạn giao thông.

Cũng theo thống kê của Bộ Công an, nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông do lái xe vi phạm nồng độ cồn chỉ chiếm 2% ; vi phạm phần đường chiếm 18,4% ; vi phạm tốc độ chiếm 6,8% ; còn lại đang điều tra chưa rõ nguyên nhân. Thời gian xảy ra tai nạn buổi sáng là 18,2% ; buổi chiều là 35,1% ; ban đêm là 46,7%.

Tai nạn giao thông liên quan tới nồng độ cồn đã giảm nhiều so với các năm trước có thể do Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nghị định này với những quy định phạt tiền rất cao đối với người điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cho dù dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Điều này có nghĩa chỉ cần có nồng độ cồn là đã bị phạt. Quy đinh như thế bị nhiều người dân lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng xã hội.

******************

Tai nạn giao thông khiến 122 người tử vong trong 6 ngày nghỉ Tết (RFA, 28/01/2020)

Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 (từ 29 đến mùng 4), trên cả nước Việt Nam xảy ra 174 vụ tai nạn giao thông đường bộ khiến 122 người tử vong và 150 người bị thương.

tainan2

Hình minh hoạ. Một vụ tai nạn giao thông trên một đường cao tốc ở ngoại thành Hà Nội hôm 31/1/2008 AFP

Đó là số liệu do ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia công bố dựa theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông. Truyền thông trong nước loan tin hôm 28/1.

Theo đó, số vụ tai nạn giao thông dịp Tết năm nay giảm 14 vụ (7,4%), tăng 9 người chết (tăng 7,9%) và giảm 32 người bị thương (27,1%).

Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông trong dịp Tết năm nay khiến các nạn nhân tử vong được nói vì có liên quan đến vi phạm quy định nồng độ cồn, vi phạm tốc độ và không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, xe đạp điện tại một số địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn.

Tuy nhiên, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng số vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn đã giảm mạnh so với các năm trước. Ông này nêu báo cáo của Bộ Y tế cho hay số ca cấp cứu do tai nạn giao thông Tết năm nay đã giảm hơn 18 % so với Tết năm ngoái.

Liên quan đến việc xử lý vi phạm giao thông, tin cho hay trong ngày mùng 4 Tết, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra xử lý 2160 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, phạt tiền 1,6 tỷ đồng, tạm giữ 825 xe ô tô, 318 xe mô tô, tước 301 giấy phép lái xe. Trong số này có 867 trường hợp vi phạm nồng độ cồn được ghi nhận.

Riêng trong ngày mùng 4 Tết có 36 vụ tai nạn giao thông khiến 20 người tử vong được ghi nhận trên cả nước.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tuần này, khi năm cũ sp qua, năm mi đã cn k, mng xã hi Vit ng tiếp tc là nơi th hin muôn mt ca Tết. Sôi ni nht có l là nhng vn đ liên quan đến tâm linh…

ongba1

Trang trí Tết Nguyên đán - Ảnh minh họa

Giống như mi năm, 23 tháng chp âm lch là thi đim mà nhiu người Vit cúng - tiễn ông Táo về Tri và phóng sinh cá. S khác bit – nếu có – so vi các năm trước, dường như ch nm hai yếu t : Ông Nguyn Phú Trng, Tng Bí thư đng cộng sản Việt Nam kiêm Ch tch Nhà nước Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam, biu din "phóng sinh" (1) và ti rt nhiều nơi, có rt nhiu nhóm, ngi ch sn trên xung đ dùng vt hoc dùng đin, bt li ngay nhng con cá va được phóng sinh, bt k người phóng sinh có ưng hay không, bt chp hành đng y chng khác gì công khai chà đp lên nim tin ca người khác ngay trước mt h (2).

Cho dù đây là lần đu tiên Tng Bí thư kiêm Ch tch Nhà nước biu din phóng sinh nhưng trên mng xã hi rt ít người khen. Không ít người như Loan Lê SB kêu Tri vì ông Trng ng h h tc tht đc : Cá vn d chết – bt, vn chuyn, th gây tn hi cho chính con cá, thành ra sau mt đt phóng sinh, ch nào có đông người chn làm nơi phóng sinh cũng phi t chc vt cá chết vì không chu ni hôi thi (3). Không ít người b bai, nếu tht s nhân ái vi các sinh linh, mun tích công đc, thay vì phóng sinh cá, ông Trọng nên phóng thích nhng người bt đng chính kiến, chí ít ân xá sm – phóng thích nhng tù nhân mà ai cũng thy rõ ràng là oan (4).

Việc bt li ngay lp tc nhng con cá phóng sinh đ bán cho nhng người khác có nhu cu phóng sinh cũng là lý do tạo ra vô s nhng tiếng th than như Trn Đc : Th và giết song hành là bng chng văn hóa, đo đc suy đi. V k, mê tín sánh vai vi lưu manh, đc ác. Âu cũng là h qu tt yếu ca mt xã hi được xây dng trên nn tng gi di và bo lc ! Đó cũng là lý do Phatlong Le khng đnh : Tôi không thích phóng sinh. Còn bao nhiêu cách to phúc đc thiết thc hơn sao không làm ? Đng như lão "Lú" làm môi trường ô nhim ri th cá. Cũng t nhng trái khoáy y, Huỳnh Ngc Chênh cho rng : Đó cũng là hình ảnh ca dân tc Vit Nam, chưa kp thoát ách thc dân thì lưới đ ca cng sn đã ch sn (5).

Ngoài hai yếu t mi như đã k, ging như mi năm, phóng sinh tiếp tc có phóng… rác theo sát gót. Nhiu năm gn đây, dù đã có rt nhiu cá nhân, nhóm phân tích thiệt – hơn, kêu gi ng x văn minh, bo v môi trường nhưng vn còn rt nhiu người phóng luôn c bao, bc vào ao, h, sông, rch sau khi đã th cá. Thm chí, bên cnh phóng sinh – phóng rác, cúng – tin ông Táo xong, nhiu gia đình còn vn chuyển cả bàn th, đ l ra ao, h, sông, rch, vt hết xung nước (6). Dương Quc Chính gi đó là… "rác tâm linh" (bát hương cũ, tượng th cũ, bàn th cũ, tàn hương, tro đt vàng mã, quc kỳ, tượng lãnh t cũ, huân chương - huy chương,...). Chính cnh báo, Việt Nam, "rác tâm linh" nguy him hơn c rác y tế hay rác phóng x ! Tuy bn cht là rác nhưng c bn nông ln đi gia đu không dám vt "rác tâm linh" ra bãi rác vì s không phi đo, sai qui trình, phép tc thành ra nếu không công khai thì cũng lén lút bỏ xuống ao, h, sông, rch (7).

Liên quan tới tâm linh, tun ri, Cc Văn hóa cơ s ca B Văn hóa thể thao và du lịch son công văn gi chính quyn các đa phương, đ ngh vn đng dân chúng không kinh doanh, không mua – đt nhng loi hàng mã dng bikini, áo lót, quần lót. Cơ quan này thú nhn, tuy nhng loi vàng mã y không phù hp thun phong m tc nhưng ch có th khuyến ngh, vn đng (8). Vit Nam, hàng mã đt – gi cho người đã khut càng ngày càng phong phú, nhà lu, xe hơi, ri người hu,… chế tác tỉ m, công phu như tht đã lc hu, người Vit hin đi gi mua – gi cho thân nhân th gii bên kia c đ lót n. Ai ch trích c ch trích, nhng loi hàng mã không th tìm thy nơi khác dưới gm Tri này, càng ngày càng chy. Nhiu facebooker như Mèo Tom thú nhn : Hết biết nói gì luôn. Khó vy mà cũng làm được (9) !

***

Giới nghiên cu văn hóa – xã hi vn xem dp đu năm là cơ hi quan sát din mo ca mt dân tc, mt cng đng c v tâm linh, ln v văn hóa, văn minh.

Sắc thái Tết Vit Nam đang càng ngày càng khác.

Năm 2009, Nguyễn Quang Thiu, mt nhà văn Vit Nam, tng nhn đnh, ti Vit Nam, Tết đang b biến thành mùa cht cây và mùa sát sinh. T khi chưng hoa đào rng, hoa đào núi tr thành phong trào lan rng t Bc vào Nam mi khi Tết đến, năm nào, s đào rng, đào núi b cht cũng tương đương mt cánh rng nh. Ngoài Tết cht cây, Vit Nam có Tết sát sinh, phóng sinh và phóng rác, k c th ra môi trường hàng ngàn con cá h Piranha chng khác gì th đ giết. Ông Thiu hy vng, trong tương lai, nhng biu hin v li sng thiếu giáo dc, phi văn hoá đang mi ngày mt lan rng s mt du. Đúng mười năm sau, ông Thiu đăng li tâm s ca ông trên facebook. Thc tế cho thy din mo ca tâm linh, văn hóa, văn minh ca người Vit trong dp Tết không nhng không d coi hơn mà còn xu xí hơn.

Vì sao hình thức cúng vái phong phú hơn, qui mô ln hơn nhưng tin nhân, ông bà, thn thánh không chng đ thc trng xã hi càng ngày càng làm nhiu người tuyt vng như Phuong Nam mô t : Ý nim thiên lương b vùi dp ngay t trong trng. Con người giành git, cn nut, tàn hi nhau vì li ích như mt đu trường hoang dã (12) ?

Thiên Hạ Luận

Nguồn : VOA, 03/02/2019

Chú thích :

(1) https://news.zing.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-tha-ca-chep-tien-tao-quan-post911980.html

(2) https://video.vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/doi-ghe-thuyen-vay-bat-ca-ngay-truoc-mat-nguoi-phong-sinh-3874961.html

(3) https://www.facebook.com/conventions.loanleplace/posts/606808449751081

(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2211222509129910&id=100007265479460

(5) https://www.facebook.com/groups/1399481216981167/permalink/2229108494018431/

(6) https://vov.vn/xa-hoi/cung-xong-tao-quan-nguoi-dan-mang-ban-tho-do-le-nem-xuong-song-ho-870426.vov

(7) https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1304045463081747

(8) https://tuoitre.vn/khong-phu-hop-nhung-kho-han-che-kinh-doanh-va-dot-vang-ma-bikini-do-lot-20190128223602407.htm

(9) https://www.facebook.com/meo.tom.794/posts/10216493609867065

(10) https://www.facebook.com/thieu.nguyenquang.739/posts/2258809294440068

(11) https://www.facebook.com/binhvtv/posts/2082370961816117

(12) https://www.facebook.com/binhvtv/posts/2082370961816117

Published in Văn hóa

Mấy chc năm qua tôi đã đón đ các loi Tết tây, Tết ta nhưng đng li trong tôi lâu hơn c vn là nhng cái Tết nghèo.

banhchung1

Tục gói và nấu bánh chưng vào dịp Tết là sự thể hiện nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc - Ảnh minh họa

Cái Tết tôi nh nht li là cái Tết na vui na bun hi đu thp niên 1980.

Tết năm đó tôi đang được vi ông bà ni Ân Thi thuc tnh Hi Hưng mà sau này tách thành Hưng Yên và Hi Dương. Tôi thích vi ông bà nht vì được chiu. Hc bao nhiêu thì học mà không học thì thôi, ông bà chng bao gi ép. Chơi thì c thoi mái đi.

Bố tôi bn làm vic trên Hà Ni và không có tài gà trng nuôi con. M tôi đã mc c vi b tôi t Tết trước là b tôi phi nuôi ông con trai ln là tôi, còn m tôi ch nuôi hai cô em gái thôi. Bố tôi chc bun lm còn tôi thì vui vì vy là có cơ hi lên th đô, chng còn cnh viết xu là b vt thước k vào tay na.

Vậy là trong năm hc lp sáu đó tôi đã chuyn trường không phi lên th đô mà còn v ch quê hơn na, t th xã Hưng Yên về luôn Ân Thi. Thay vì đưa tôi lên Hà Ni, b tôi đã thông minh nghĩ ngay ra cách đưa tôi v nh ông bà chăm. Tôi có thoáng bun vì mng lên th đô đã tan đi nhanh chóng nhưng sau đó là nhng chui ngày vui bt tn. Tôi được thoi mái đi ly nha mít đ bt chun chun gia trưa nng. Mi hơn 10 tui đã t đi câu tôm, câu cá v rang lên ăn và t thy mình siêu quá. Tôi t th xã v hc vn gii hơn các bn trường làng nên được các bn quý. Có bn gn như sáng nào cũng r tôi qua nhà ăn cơm rang và cùng đi học đ ôn bài chung.

Dịp giáp Tết là lúc tôi được thc khuya, dy sm cùng bà đi ch phiên. Bà tôi buôn mm tôm và nước mm t Hi Phòng v quê bán. Sáng sáng hai bà cháu dy t bn, năm gi sáng gánh hàng đi b c tiếng đng h đ kp ti các ch by hàng bán. Chợ ngày đó không hp c tun mà ch mt, hai hay ba phiên mt tun tùy ch nên bà tôi phi đi khp nơi. Nhiu hôm gp tri mưa, hai bà cháu đi dép được mt đon thì ch còn chân đt vì dép gp bùn đt dính không nhc chân lên được.

Chợ Tết hin nhiên là vui hơn vi đ th mùi - đào, qut, rau mùi, hành lá và c mùi ngô luc mà bà tôi thường mua v thưởng cho tôi sau nhng lúc tôi ngi trông hàng cho bà. Ông bà tôi cũng có đt canh tác và dp Tết đến cũng là lúc thu hoch su hào, bp ci, hành, mùi đem bán lấy tin mua tôm cá, măng miến, mt Tết và nhng th khác. Nhng món khoái khu ca tôi khi đó là cá kho, dưa mui và bánh chưng. Nhưng Tết năm đó nhà tôi không có bánh chưng.

Ông nội tôi ph trách vic luc bánh chưng. Bà tôi và người thím nu các món khác. Tôi chạy quanh, thnh thong được nh giúp vic vt như ly thêm mt ít rơm vào bếp hay đ thêm ít tru. Ông tôi điếc nng. Có l nh thế mà ông bà tôi sng khá hoà thun. Bà cáu gt ông cũng chng biết. Cáu lm bà ghé sát tai ông nói thì ông cũng chỉ "cái nhà bà này" ri thôi. Tôi chng thy ông to tiếng bao gi. Còn bà lúc nào cũng bt nt ông. Năm đó ông va luc bánh chưng va gà gt. Thế là trm nó bê c cái ni đi lúc nào không biết. Ông chy đôn chy đáo đi tìm nhưng làm sao thy. Bà thì chửi cho thng trm "đi đng đông chết đng đông, đi đng tây chết đng tây" và cho nó ăn rt nhiu món ngon và b. Nhưng mt vn hoàn mt. Tết đến vn không có bánh chưng. Nhưng có my bánh pháo tét. Sáng mng mt mùi hoa bưởi quyn vi mùa pháo đón chào năm mới mà mi th chng có gì mi. Tôi thế nào cũng được tin mng tui. B m tôi th nào cũng s cãi nhau trong my ngày Tết. Tôi th nào cũng chui ra sau nhà ging tai nghe Chí Cường đc chuyn Thu H trên Đài phát thanh Bc Kinh phát đi t đài nhà hàng xóm. Mọi ngày tôi thường sang nhà người ta nghe nhưng Tết đến bà bo không nên sang. Tôi th nào cũng v nhà thím Ho, người tôi quý chng kém gì m. Tht tiếc sau này tôi không còn gp thím na. Con trai thím v nhà bà ngoi chơi và ngã xung ao. Bà ngoại thuê người gi hn cu em bn tui ca tôi và người ta bo hn em t ao đi lên vì có vết chân trên tro mà h ri lên tm g bc t ao lên. Chú thím tôi chia tay ít lâu sau đó.

Từ quê ni, tôi lên xe đp v quê ngoi cùng m. Hai quê cách nhau hơn chc cây số và có hè ông ni và tôi đã đi xe căng hi v thăm ông ngoi. Đi và v trong ngày mà không hiu sao ngày đó tôi chng ngi ngn gì, ông bo đi là đi. Món ăn nhà nghèo ngày Tết đâu cũng ging nhau – gà luc, xôi gc, giò, ch… Tôi còn khoái món đt pháo. Kiếm được qu pháo đùng có ngòi dài, bt la đt, chy mt đon ri bt tai xem nó n là khoái lm.

Mẹ tôi v Tết chp nhoáng đo nhoàng ri đi. Bác gái, b và chú tôi lâu hơn. Nhưng khong mng ba, mng bn là hết Tết, mi người li đ đi các nơi kiếm ăn. Bà li kéo tôi lên nhà mt ông thy cúng đ dâng l cu mong mt năm yên m cho c nhà. Thế ri Tết hết, năm mi đã đến, c nhà li ch còn hai ông bà và tôi. Ông ngày ra đng, bà chy ch, tôi đến trường. Ti v bà li đc cho tôi my câu :

Ngày trước có anh Trương Chi

Người thì thm xu, hát thì thm hay

Cô M Nương vn lu Tây

Con quan tha tướng ngày rày cô cm cung…

Giờ Tết đã khác xưa. Gn 20 năm qua tôi hu hết đu xa nhà mi khi Tết đến. Tôi gi cũng đã có con ln và đi vi chúng Giáng Sinh quan trọng hơn c. Tết ta đến chúng vn đi hc, tôi vn đi làm. Nhưng năm nào tôi cũng vn làm mâm cơm cúng mi ông bà không qun xa xôi sang ăn Tết vi tôi. Năm nay tôi s báo vi ông bà cu con c ca tôi đã được Đi hc Cambridge ca Anh nhn vào hc ngoại ng, tiếng Đc và tiếng Ý trong bn năm t tháng 9/2019 trong đó có mt năm hc ti Đc. Ông bà tôi s mng và vui c năm vì trong nhà gi đã có người vào được trường hàng đu thế gii.

Năm mi cũng xin kính chúc quý đc gi vn s như ý và xin được nghe những k nim v Tết ca mi nhà.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 22/01/2019

Published in Văn hóa

Cứ mỗi độ Tết về, người dân ở Việt Nam thường có câu nói cửa miệng là "Tết năm nay không bằng năm ngoái". Thế nhưng, những đề xuất nhập chung Tết Âm lich vào ngày Tết Dương lịch thì vẫn còn gặp nhiều tranh cãi.

tet1

Cảnh miền quê Việt Nam ngày Tết - Facebook Duy An

Luyến tiếc Tết xưa

"Đến 30 Tết là làm mâm cơm cúng để mời ông bà về và cúng đất luôn. Và mỗi sáng của 3 ngày mùng 1, 2, 3 thì việc đầu tiên là phải thắp nhang và pha nước trà đặt lên bàn thờ cúng. Người Bắc thì thường nấu các món chân giò với măng, thịt đông, thịt kho tàu…để cúng trong 3 ngày như vậy. Đến ngày mùng 4 thì làm một mâm cúng lớn hơn, nấu món ăn mới để tiễn ông bà đi".

Bà An Thục Đức, một người Bắc di cư vào Nam hồi năm 1954 bắt đầu cuộc trò chuyện với RFA về tập tục đón Tết cổ truyền của gia đình bà nói riêng, và của người miền Bắc nói chung như thế. Mặc dù vào thời điểm di cư, bà An Thục Đức còn nhỏ tuổi, nhưng bà vẫn không bao giờ quên được quang cảnh, tiết trời mỗi độ xuân về, Tết đến ở cố hương miền Bắc Việt Nam và bà luôn gìn giữ nếp sinh hoạt truyền thống của gia đình trong những ngày Tết suốt hàng thập niên qua.

Không chỉ riêng gia đình của bà cụ An Thục Đức, mà hầu như rất nhiều những gia đình người Việt ở Việt Nam đều có cùng chia sẻ họ nôn nao chờ đợi Tết khi đất trời chuyển mùa với những cơn mưa xuân lất phất trong gió bấc ở miền Bắc và với ánh nắng thanh tao vàng ngọt ở miền Nam cùng muôn hoa nở rộ đua sắc khắp nơi nơi.

Nói đến Tết Nguyên đán của dân tộc Việt thì đồng nghĩa với sự đoàn viên, sum vầy. Người Việt dù ở đâu làm gì cũng cố gắng trở về quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn để cùng ông bà, cha mẹ, họ hàng đón Tết vui xuân. Không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết, mùi khói cay từ bếp củi đun bánh chưng bánh tét trước hiên nhà, thời khắc trầm mặc phút giao mùa đêm 30, ba ngày đầu năm rộn rã tiếng tiếng cười, lời chúc lành năm mới…mãi là ký ức đẹp trong tâm thức mỗi người Việt Nam. Ông cụ Hoa Nguyễn, ở Florida, Hoa Kỳ, dù đã ngoài 80 nhưng mỗi năm ông đều sắp xếp về Lái Thiêu, Bình Dương ăn Tết. Ông cụ Hoa Nguyễn nói với RFA rằng ông rất vui vì vẫn tìm được hương vị Tết xưa :

"Là vì hồi trước tôi là hiệu trưởng trường trung học ở đây, do đó số bạn bè giáo sư cũ bây giờ cũng lớn tuổi hết rồi nhưng còn nhiều, nên về đây vui lắm, về đây gặp nhau để ôn lại những chuyện ngày xưa. Đồng thời, mọi năm tôi về để đi gọi dẫy mả (tảo mộ) ông bà vào ngày 25 Tết".

Tết thời công nghiệp 4.0

Trong khi không ít người luôn cảm nhận cứ mỗi cái Tết đến thì lại có chút gì đó vơi đi, nhạt nhẽo hơn so với một năm trước đó và trong lúc cũng có những người tìm kiếm cho mình chút hương vị Tết của năm tháng cũ thì rất nhiều người từ trong Nam ra ngoài Bắc chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng họ đón Tết Mậu Tuất này với tâm trạng không biết diễn tả thế nào. Hòa Ái cứ nhớ mãi lời của một người dân ở Sài Gòn nói là phố hoa xuân cũng nhộn nhịp, các quầy hàng bánh mứt cũng bày bán rất nhiều, nhưng những gương mặt của người qua lại trên đường trong những ngày cuối năm cứ ngơ ngác làm sao. Phải chăng nhịp sống công nghiệp quá hối hả và bận rộn nên Tết cũng không khác ngày thường là mấy ? Một người bán quầy hàng Tết cho biết tình hình mua sắm trong dịp Tết những năm gần đây :

"Mấy cái Tết sau này bán chậm lại, tại vì người ta đi mua sắm trong siêu thị hết rồi. Mì gói thì những người lười biếng ra chợ ghé mua vào ngày 30 Tết. Mấy năm nay mì gói cũng bán chậm, không bán được nữa".

Đài RFA ghi nhận trên các trang mạng xã hội xuất hiện câu nói "đang yên, đành lành bỗng dưng Tết". Nhiều cư dân mạng còn đăng tải những hình ảnh và thông tin về sinh hoạt đón Tết Mậu Tuất như là chào bán bánh mứt Tết tự làm để bạn bè tránh mua phải thực phẩm bẩn trên thị trường, kêu gọi mua hoa chưng Tết sớm để giúp nông dân không bị ùn ứ hàng mà họ mất cả năm để vun trồng, chăm sóc với hy vọng cho một cái Tết được mùa.

Đối với đa số người dân ở Việt Nam thì Tết thời hiện đại gắn liền với những dịch vụ nhanh gọn, từ việc đặt mua bánh mứt cho đến gửi lời chúc mừng năm mới bạn bè và người thân với những mẫu có sẵn trên internet và chỉ cần nhấn nút điện thoại thì có thể cùng lúc gửi đến rất nhiều người, mà không phải đi xông đất hay thăm hỏi ngày đầu năm. Và vì do được nghỉ Tết dài ngày nên xu hướng dành thời gian đi du lịch trong dịp Tết cũng gia tăng. Trong khi đó, ngày càng cũng có nhiều người không thể nào đón Tết. Một phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết anh và phi hành đoàn thỉnh thoảng đón giao thừa trên không trung và vui Tết xa nhà :

"Thường thì chúng tôi mang theo bánh mứt và nước trái cây. Sau khi máy bay đáp xuống và trong lúc chờ hành khách lên máy bay, chúng tôi có một tiệc liên hoan nho nhỏ mừng năm mới cùng với phi hành đoàn và cùng với phi công và tiếp viên hàng không của những chuyến bay khác. Chúng tôi chia sẻ những câu chuyện vui trên máy bay. Đó cũng là niềm vui trong công việc của phi công".

Trái ngược hẳn với những người vì công việc mà không thể đón Tết cùng gia đình, thì cũng còn đó rất nhiều hoàn cảnh đón 3 ngày xuân tề tựu với con cháu. Nhưng :

"Ở đây ăn Tết cũng bình thường thôi, chứ không có ai ăn xa hoa, sung sướng hết. Nhà nào khá giả, có tiền thì đôi ba ký thịt heo, gà vịt…Còn những nhà nghèo cũng một cặp vịt cúng ông bà. Chỉ có ngày mùng một thôi, chứ ngày mùng 2, mùng 3 thì giống như ngày thường rồi".

Vừa rồi là chia sẻ của một nông dân ở Tiền Giang và cũng là hình ảnh đón Tết của nhiều gia đình khác ở các vùng thôn quê khắp Việt Nam hiện nay. Những gia đình có người thân vào các thành phố lớn bươn chải tìm kế sinh nhai hầu như không có Tết, khi việc đi lại về quê đón Tết không phải là dễ dàng.

Một trong những nghĩa cử đẹp trong những ngày Tết cố truyền thời đại công nghiệp là Tết vì cộng đồng. Nhiều người dành thời gian để làm các công tác thiện nguyện, mang niềm vui đến cho những gia đình nghèo và kém may mắn. Nhóm VNO, một nhóm các bạn sinh viên ở Sài Gòn trong hai năm qua đã cố gắng tổ chức các "chuyến xe 0 đồng" giúp đưa những người vô gia cư, người già xa xứ lâu năm, người khuyết tật, người bán vé số, hàng rong và những bạn sinh viên nghèo về các tỉnh miền Trung đón Tết. Bạn Nhi, một thành viên của nhóm VNO cho biết tổ chức được 4 chuyến xe như vậy trong dịp Tết Mậu Tuất :

"Theo như dự tính của năm ngoái tụi em tổ chức 2 chuyến xe, nhưng vì có nhiều người đăng ký quá, do hoàn cảnh của họ khó khăn, người khuyết tật cho ên tụi em xin thêm tài trợ và đã tổ chức được 4 chuyến xe. Tụi em chở cho họ về quê, tặng kèm theo 1 phần quà, gồm dầu ăn, gạo, nếp, bánh chưng… và 1 phong bì với tiền hỗ trợ cho họ trở lại thành phố. Tại vì tụi em không xin đủ chi phí nên chỉ có thể giúp họ như vậy thôi".

Mặc dù nhắc đến Tết, nhiều người chắt lưỡi "Tết này không vui như Tết trước" với hình ảnh của tai nạn giao thông khiến hàng chục người thiệt mạng, của công nhân mỏi mòn chờ tiền lương thưởng Tết, của những xáo trộn tất bật trong sinh hoạt và giá cả đồng loạt gia tăng, nhưng hầu như ai cũng mong Tết về, vì hễ thấy hoa đào bông mai nở thì lại ngóng trông, hy vọng cho một năm mới nữa được tốt lành, an vui và sung túc.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 15/02/2018

Published in Văn hóa

Trong tiếng Việt, hai động từ ăn và uống được sử dụng rất đa dạng và chính yếu. Thời xưa, xã hội ta thuần nông nghiệp nên cái ăn, cái mặc đầy đủ là chuyện hiếm. Các cụ suy nghĩ thường trực vì miếng cơm, manh áo nên hai động từ ăn và uống dường như diễn đạt nhiều cảm xúc đến như vậy. "Ăn cây nào rào cây ấy", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "ăn cơm chúa, múa tối ngày", "uống nước nhớ nguồn", "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau", "một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp"...

anuong1

Mâm cỗ ngày Tết - Ảnh minh họa

Cái ăn dường như là một sự ám ảnh và là tiền đề cho cách ứng xử của cá nhân đối với các mối quan hệ trong xã hội. Cho đến gần đây, xã hội Việt Nam đã có thể tạm đi qua những khủng hoảng vì cái ăn, cái mặc nhưng trong suy nghĩ của rất nhiều người thì vẫn còn bị ám ảnh bởi chuyện này và xem nó là hợp lý, là sự thể hiện của bản thân, là lý tưởng để dẫn đến hành động chung.

Một cô người mẫu sống trong sự giàu sang và xa hoa mà chỉ một số ít người mới dám mơ tới cũng nói một suy nghĩ rất tự nhiên "không có tiền thì cạp đất mà ăn à ?". Trong nhiều cuộc tranh luận về những vấn đề chung của xã hội, nhiều người vẫn viết hay nói "thôi lo chuyện nhà mình đi, lo cơm, áo, gạo, tiền cho vợ, cho con ! Lo mấy chuyện này có ăn được không ?". Một số người can đảm hơn thì sau một hồi bàn luận nghiêm túc, chuẩn bị đi đến những vấn đề không thể né tránh liền bị cái tâm tính nó kéo lại "thôi mình bàn mấy chuyện quốc gia đại sự này khó quá ! Lo chuyện kiếm tiền cậu ạ !"...

Hai động từ ăn và uống được thể hiện sinh động và nhiều cảm xúc như vậy phần nào lý giải tâm tính, tư duy bao trùm lên xã hội ta. Ngày thường là vậy, đến mùa lễ lộc thì nó bị khuếch đại lên quá mức. Đầu tiên tôi nói về cái bánh chưng, món ăn truyền thống và phải có trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình Việt. Bánh chưng với nhân chính là gạo nếp được nén chặt trong khuôn, thêm ít thịt heo, đậu xanh... Món này ăn nhanh ngán và thực sự rất lâu đói. Chỉ vài chục năm trước thôi, miếng bánh chưng ngày tết vẫn là nỗi khao khát, sự thèm thuồng của nhiều người Việt. Nó phần nào lý giải ông, bà ta sống thiếu thốn như thế nào.

Trong "Chuyện Ngõ Nghèo" của tác giả Nguyễn Xuân Khánh có vẽ lên một cách chân thực bối cảnh xã hội miền Bắc thời những năm 80. Trích : "Giá cả hàng hóa của Hà Nội leo thang vùn vụt. Tôi ghi chép lại đây những con số đầy ý nghĩa với cuộc sống gia đình tôi : Su hào, một đồng một củ - Khoai lang, 22 đồng một yến (...) - Rau muống lợn 1 đồng 5 hào một mớ. (...) Ôi chao toàn tiền là tiền. Tiền tiêu như rác, một nắm bèo cũng có giá. Trong khi đó, lương tôi được hơn 60 đồng, lương vợ tôi 70 đồng. (...) Chỉ những con số ấy cũng đủ biện hộ cho công việc nuôi lợn, mê say lợn của tôi. Con lợn của tôi là tất yếu, là con đường cứu sống gia đình tôi".

Phong trào người người, nhà nhà nuôi lợn, vật giá leo thang, nghề đồ tể thống trị, sách bán vài ba hào chỉ đủ mua bèo cho lợn ăn... Người ta bị ám ảnh vì cái ăn, cái mặc và bần cùng hóa tư tưởng vì nó.

Cho đến gần đây thôi, tôi vẫn cảm thấy cái tâm tính đó không dứt đối với nhiều người Việt. Cứ dịp tết đến hay lễ hội, người ta phải phô trương cái ăn, cái mặc thể hiện qua sự thừa mứa và lãng phí những ngày tết. Đi đâu, gặp nhau người ta cũng bắt ép nhau uống và ăn. Bây giờ còn có thêm tiết mục hát karaoke. Dường như người Việt ta không thể diễn đạt những suy nghĩ, những nỗi niềm để hiểu nhau và biết yêu thương nhau hơn. Thay vào đó chúng ta lấp đầy những khoảng trống bằng men say của rượu, của bia, làm cái bao tử phải hoạt động liên tục bằng hoạt động ăn, uống kéo dài mấy giờ đồng hồ. Chưa đủ, chúng ta lại kết hợp thêm màn tra tấn lỗ tai bằng karaoke. Ba món kết hợp lại với nhau thì thời gian đâu mà suy nghĩ, mà thảo luận nữa. Nên mới có chuyện anh em, bè bạn cao hứng ép nhau uống rồi gọi là "anh em tốt, bạn bè tốt" xong lời ra, tiếng vào lại giải quyết vấn đề bằng nắm đấm.

Một điều đáng buồn là đến nay và ngay cả trong tầng lớp khá giả thì vẫn còn không ít người xem miếng ăn, đồ uống là để thể hiện bản thân, đẳng cấp và sự thành đạt. Những chai rượi đắt tiền, những con vật nằm trong danh sách đỏ vẫn là ước mơ của một số người. Trong thực tế, giá trị của mỗi con người không nằm ở miếng ăn và những chai rượi ngoại. Giá trị đó đôi khi được ghi nhận và tôn vinh từ những việc làm cụ thể và mang tính nhân văn như sự chia sẻ, bao dung, tình yêu con người và thiên nhiên…

Cũng không phải các cụ ta không nhận ra điều đó ! "Miếng ăn là miếng nhục", "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "bầu ơi thương nấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "một miếng khi đói bằng cả gói khi no"...

Thôi thì chúc anh, chị em thân hữu ngày tết bình an, sức khoẻ và tinh thần để tiếp tục cuộc vận động đẩy lùi sự cồn cào và ham muốn của cái bao tử, nâng cao suy nghĩ với đồng bào ta, với lực lượng 47 và những con lợn trong trại gia súc của George Orwel (1984)...

Việt Dân

(15/02/2018)

Published in Văn hóa
vendredi, 26 janvier 2018 14:31

Người Việt có còn mong Tết ?

Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 sắp về. Thông thường không khí trước dịp Tết đến thật nhộn nhịp. Tuy nhiên đối với nhiều người hiện nay, nhất là dân thành phố, Tết không còn là dịp mà họ háo hức đón chờ. Điều này được ghi nhận trong phóng sự mà chúng tôi thực hiện tại Sài Gòn vào thời điểm đầu tháng 12 Âm lịch năm Đinh Dậu 2017.

tet1

Một người bán hàng rong ở Hà Nội những ngày giáp Tết. AFP

Một số người mà chúng tôi tiếp xúc cho rằng tuổi đã lớn không còn mong Tết như xưa nữa.

Bà Mai Thị Tuyết Nga, một người nội trợ cho chúng tôi biết, có Tết hay không Tết không phải là chuyện quá quan trọng khiến bà háo hức nữa.

Già rồi háo hức gì con. Hưởng 66 năm rồi.

Cô cũng không chuẩn bị gì hết á. Nói ra nhà cô nghèo nên cũng không chuẩn bị gì hết. Thí dụ có gì thì ăn cái đó thôi chứ không chuẩn bị gì hết. Cũng đi chợ bình thường vậy thôi.

Chú Nguyễn Văn Huệ, một người bán nước dạo cũng cùng tâm trạng.

Không, chú lớn rồi đâu mong tết. Tết đủ thứ tiền hết á con. Kinh tế khó khăn đủ thứ tiền hết.

Năm nay chú thấy nó không có được xôn xao như mọi năm. Không biết khúc cuối cuối còn 20 mấy ngày, 10 mấy ngày nữa sao.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong năm nhuận Đinh Dậu 2017, việc kinh doanh của một số người buôn bán nhỏ lẻ không được thuận lợi cho lắm. Nguyên nhân theo họ là mọi người có xu hướng mua đồ trong siêu thị nhiều hơn, việc bán buôn bị ảnh hưởng do chiến dịch làm sạch vỉa hè. Ngoài ra, yếu tố khách quan năm nhuận khiến tiêu thụ hàng chậm cũng được nhắc tới.

Chú Huệ chia sẻ về tình hình buôn bán của gia đình từ tết năm ngoái cho đến năm nay.

Trước chú bán tới 11, 12 giờ đêm. Giờ con biết không, khoảng 7 giơ tối là đóng cửa rồi đó. Kỳ cục vậy không biết nữa. Mấy năm trước bán được lắm á. Năm nhuần đa số là vậy á. Nguyên một năm là vắng vẻ. Ai cũng than trời than đất chứ không phải mình chú đâu.

Riêng với quán tạp hóa nhỏ của cô Dung trong hẻm, cô cho biết, năm nay có phần buôn bán khó khăn hơn do chiến dịch "làm sạch vỉa hè", cũng như sự phát triển của các siêu thị.

Dọn lòng lề đường thì mình cũng chấp hành dẹp vô, có điều nhiều khi ngõ hẻm khuất quá mình đưa ra tí xíu. Khách vãng lai đi ngang qua nhiều khi người ta đi ngang qua biết mình nhưng không thấy. Nên ló ra chút xíu cho buôn bán thuận lợi tí. Có điều mình không xâm chiếm vỉa hè thôi.

Mấy năm sau thì 30 Tết bán chậm lại, tại người ta đi siêu thị này kia người ta mua rồi. Ba cái mì gói rồi này kia đôi khi người ta làm biếng ra, người ta ra mua vậy. Mấy năm nay thì bán chậm, không có bán được như mọi lần. Mặt hàng giờ cũng nhiều lắm, phong phú, rồi siêu thị cũng bán nhiều. Sẵn gia đình người ta đi siêu thị rồi cũng mua sắm này kia.

Với thu nhập vừa đủ chi tiêu, những người buôn bán nhỏ lẻ có cách đón Tết đơn giản, không quá cầu kỳ. Những món chuẩn bị cho ngày Tết cũng chỉ là vài ba ký thịt, củ kiệu. Ăn uống không khác ngày thường là bao.

Đơn giản như gia đình chú Huệ, món ăn ngày Tết cũng chỉ dân dã với thịt, củ kiệu để tranh thủ về quê nhanh khói cho ba mẹ, sau đó lại trở lại với cuộc sống buôn bán từ ngay mùng 3 Tết.

Thì chú ăn cũng bình thường à. Năm nào cũng ký, 2 ký thịt vậy thôi. Không làm khách khứa đâu nhiều con. Chừng ký, 2 ký thịt, củ kiệu này kia xong. Năm nào chú cũng vậy à, cũng mua ít thịt mua củ kiệu này kia. Mùng 1 về quê rồi, mùng 2 ở nhà chơi mùng 3 khách lên rồi xong. Mùng 3 làm việc bình thường. Năm nào chú cũng vậy con ơi. Không có xôn xao như người ta. Giàu nghèo gì cũng vậy.

Còn cô Dung, Tết cũng chẳng mấy cầu kỳ. Với cô, Tết có nhiêu xài nhiêu, chủ yếu đừng để dư thừa. Người nhà thì thay phiên nhau đảm đương những công chuyện ngày tết để phù hợp với việc bán buôn.

Tết có ít thì mình xài ít còn nhiều mình xài nhiều vậy thôi. Năm nào cũng vậy, đều đều, ăn uống hạn chế, không dư thừa như mọi năm. Cái gì cũng vậy, ít ít thôi. Rồi giờ nhiều khi mắc bận thì người ta chuẩn bị mứt, củ kiệu này kia người nhà chuẩn bị. Thiếu gì thì mua thêm vô.

Tết với mỗi người có một giá trị tinh thần riêng. Với nhiều người thì đây là dịp để gia đình sum họp, vui vầy bên nhau và mang ý nghĩa rất lớn. Nhưng với một số người thì Tết nay không còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khiến người ta háo hức, chộn rộn khi nghĩ về những ngày đầu năm được cho là ‘thiêng liêng’ nữa.

Nhóm Phóng viên 

Published in Việt Nam
vendredi, 03 février 2017 19:50

Nạn cờ bạc, rượu chè ngày Tết

Việt Nam là một đất nước nghèo, vừa trải qua một năm đầy gian truân với các vấn nạn môi trường rừng, môi trường biển và đồng bằng Sông Cửu Long bị hạn mặn, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn luôn gặp khó khăn, thiếu đói… Nhưng mặc dù khó khăn Bộn bề, vấn nạn cờ bạc, rượu chè trong dịp Tết cũng không buông tha, nhiều tai nạn do rượu bia gây ra, nhiều gia đình chỉ mới mồng Năm tháng Giêng đã phải lâm vào nợ nần vì cờ bạc.

cobac1

Một tụ bầu cua cá cọp ngày Tết. RFA photo

Nợ như sét đánh do cờ bạc

Một người mẹ dân tộc Mường yêu cầu giấu tên, sống ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, chia sẻ : "Hai bác chả làm được mấy, làm được một mà chàu hắn phá đến mười nên khổ. Mình mới 55 tuổi mà phải nuôi thằng con gần 30 tuổi. Làm thì làm ruộng, được tạ mấy lúa chứ mấy, lúa mới gặt xong, chưa ăn được bao nhiêu thì hắn vác đi rồi !".

Bà cho biết thêm là mặc dù chỉ mới Mồng Năm tháng Giêng, không khí Tết vẫn còn đâu đó, ngân hàng chưa làm việc nhưng gia đình bà đã mang nợ đầu năm gần ba trăm triệu đồng. Một số nợ mà với bà, nghe qua đã thấy sét đánh ngang tai, chồng bà đã ngã nhào khi nghe chủ nợ đưa người đến thông báo rằng con trai bà đã vay nóng số tiền 250 triệu đồng với lãi suất 10% mỗi tuần, tức 40% mỗi tháng. Đây là khoản vay nóng để đánh bạc của con trai bà.

Và với khoản tiền này, nếu như không cần lãi suất tăng hằng tháng, chỉ trả khoản gốc, cho dù có cố gắng bán tất cả mọi thứ, cộng với mười năm làm cật lực để trả vẫn không thể trả hết. Hiện tại, bà không dám báo công an vì bà lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng của con trai mình. Nhưng nếu để chủ nợ đưa người tới xiết từng con trâu, từng con bò, rồi trấn lột giấy tờ đất đai, bắt gia đình bà ký tên để hợp thức hóa món nợ và lấy trắng mảnh đất của bà thì hầu như đường sống của gia đình bà đã bị tuyệt.

Bà mẹ Mường này chua xót nhận ra là trong chưa đầy hai năm, từ một đứa trẻ ngoan, con trai bà lao vào rượu chè, đề đóm, sau đó là cờ bạc, và không biết nó có tham gia vào đường dây chích choác, hút hít nào không… Mọi nỗi lo và bất an cứ ập lện gia đình bà kể từ khi đứa con trai duy nhất của hai ông bà tìm xuống khu công nghiệp ở Hà Tĩnh để làm thuê cho một ông chủ Trung Quốc.

Bà không dám khẳng định rằng do làm việc với người Trung Quốc thì con trai bà hư hỏng ra, nhưng bà cảm thấy hoài nghi về những thanh niên đồng tuổi với con trai bà đi xuống phố làm việc cho người Trung Quốc chỉ trong vòng nửa năm đã sắm xe xịn, dùng điện thoại xin và sống hoàn toàn xa lạ so với cha mẹ, bản làng của chúng. Dường như có một trận gió độc đang kéo vào bản làng của người Mường, người Thái Trắng.

Bà mẹ này cho biết thêm là hiện nay, không riêng gì gia đình bà mà có đến sáu gia đình đang bị một khoản nợ từ trên trời rơi xuống gai đình, đang yên đang lành, con họ đi chơi vài ngày, về nhà mặt mày phờ phạc, trùm chăng nằm im thin thít, không ăn uống, không nói chuyện, cho đến khi chủ nợ đưa người tới thông báo số tiền nợ mà gia đình phải trả thì mới vỡ lẽ.

Theo chỗ bà tìm hiểu từ con trai bà thì những chiếu bạc tiến lên và phỏm đang hoạt động rất mạnh trong dịp tết Đinh Dậu, thường thì các cậu con trai độc nhất trong các gia đình mới nhận đền bù đất hoặc có kinh tế ổn định so với xóm làng được chú ý. Khi con trai bà ngồi vào chiếu, cậu ta đánh thắng mấy ván đầu và sau đó thua không còn đồng nào, có chủ nợ cho vay ngay tại sòng bạc để đánh tiếp và nó phải ký giấy chấp nhận khoản lãi 10% mỗi tuần. Sòng bạc tồn tại trong vòng hai giờ đồng hồ và di chuyển sang chỗ khác, tiền xâu cho chủ gia đình chứa sòng bạc là 800 ngàn đồng cho 2h đồng hồ.

Bầu cua cá cọp đánh khủng

Ngoài các chiếu bạc khiến cho người ta mất nhà mất cửa vì nợ nần, những điểm đánh bầu của cá cọp ở các vùng quê cũng là cái máy hút tiền của nhiều gia đình. Một người vừa bị thua gần 100 triệu đồng do đỏ đen trong bầu cua cá cọp, ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, chia sẻ :

"Thua gần 100 triệu đồng rồi, tụi nó rung bầu cua hay quá, nó dùng chip chiếc gì đó mà nó ép mặt mình đánh không bao giờ lên được. Bữa ni quyết không chơi nữa. Thằng con ở Mỹ nó gởi về cho gần năm ngàn đô la để làm cái nhà dưới, mình ban đầu đánh cho vui thôi, đánh một lúc thì nghiện luôn và chơi thua mất tiền luôn. Tiền đó để xây cái nhà dưới, giờ bay mất cái nhà dưới rồi. Thôi ra Giêng rồi tính, kiểu ni khó đây !".

Ông này cho biết thêm là các điểm đánh bầu cua cá cọp bây giờ có qui mô hoạt động giống như số đề, hiếm có người nào rung bầu cua theo kiểu ngẫu hứng, kiếm vài đồng lãi đầu năm cho vui. Mà người ta đã kết nối với các ông trùm, bà trùm vào tháng Chạp để được nhận những Bộ bầu cua có chip điện tử. Bộ phận điều khiển chip do người của các ông trùm, bà trùm này giữ. Người cầm cái bầu cua cá cọp vẫn rung một cách bình thường với khoản tiền đánh từ 500 ngàn đồng trở xuống, tự ăn, tự thua với người chơi.

Nhưng khi người chơi thắng nhiều tiền và muốn đánh lớn hoặc có người chơi muốn đánh số tiền vài triệu đồng thì nhà cái sẽ nháy máy cho ông trùm, bà trùm để họ cử người đến. Trong thời gian này, nhà cái tìm cách giữ chân người đánh lại nhưng chưa rung, khi người của ông trùm bà trùm mang Bộ phận điểu khiển đến và ra hiệu thì nhà cái bắt đầu rung. Chip điện từ có thể ép mặt, khiến cho những con mà nhà con chọn không bao giờ lên và chỉ trong chốc lát, nhà con sẽ thua sạch. Trong trường hợp nhà con đổi mặt thì nhà cái lại cho mặt mà nhà con vừa bỏ nổi lên. Kiểu chơi này khiến cho nhà con ngày càng máu me, đỏ đen, không thiếu người cược bằng nửa chiếc xe hơi, rồi một chiếc xe hơi để chơi sau khi túi đã sạch tiền.

Có thể nói là có thiên hình vạn trạng kiểu bài bạc đỏ đen để rút tiền của người ta một cách rất tinh vi và điệu nghệ. Và mỗi dịp Tết về, có nhiều gia đình phải rơi vào nợ nần một cách đau đớn trong ngơ ngẩn bởi họ không hề đứng tên vay tiền và cũng không có nhu cầu vay tiền, nhưng do chồng con trót lỡ, cuối cùng thì con dại cái mang !

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam
dimanche, 29 janvier 2017 23:05

Tai nạn giao thông trong 3 gày Tết

64 người chết vì tai nạn giao thông trong 3 ngày Tết (Người Lao Động, 29/01/2017)

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, qua 3 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, cả nước có 109 vụ tai nạn giao thông làm 64 người chết, 112 người bị thương.

tainan1

Vụ tai nạn giao thông do chiếc ô tô mất lái tông vào một nhà dân ven đường ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ngày 1/1 làm 1 người bị thương - Ảnh : Tử Trực

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết trong 3 ngày nghỉ Tết, từ ngày 27 đến 29/1 (30 tháng Chạp đến mùng 2 Tết), cả nước xảy ra 109 vụ tai nạn giao thông), làm chết 64 người, bị thương 112 người.

Riêng mùng 2 Tết, xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông làm chết 25 người, bị thương 36 người. Đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn giao thông.

Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho biết so với cùng thời điểm năm ngoái, số vụ tai nạn giao thông tăng 5 vụ (tăng 4,8 %), số người chết không tăng, số người bị thương tăng 14 (14,2%).

Cũng trong 3 ngày nghỉ Tết vừa qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 5.079 trường hợp vi phạm trật tự An toàn giao thông, xử phạt hành chính 1,87 tỉ đồng, tạm giữ 10 ô tô, 1.546 mô tô, tước 248 giấy phép lái xe các loại

Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết thêm trong 3 ngày qua, đường dây nóng của cơ quan này tiếp nhận 70 cuộc gọi và tin nhắn của người dân. Nội dung phản ánh chủ yếu về tình trạng tự ý tăng giá vé, phụ thu cao hơn quy định, nhồi nhét khách...

Trong những ngày qua cũng xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ, tình trạng thu tiền trông giữ xe cao quá quy định tại các khu vực đền chùa, kinh doanh dịch vụ, nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn Duẩn

********************

Mùng 2 Tết : Hơn 60 người chết, bị thương vì tai nạn giao thông (Tin Tức, 29/01/2017)

Tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết : Ngày 29/1 (mồng 2 Tết), toàn quốc đã xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông (tai nạn giao thông) đường bộ, làm chết 25 người, 36 người bị thương. Đường sắt và đường thủy không xảy ra tai nạn.

tainan2

Tai nạn giao thông tăng dần trong ngày Tết.

Như vậy, trong bốn ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 26/1 đến 29/1) cả nước đã xảy ra 132 vụ tai nạn giao thông, làm chết 80 người và 128 người bị thương. tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên đường bộ với 128 vụ làm 77 người chết, 126 người bị thương. Đường sắt xảy ra 4 vụ làm 3 người chết, 2 người bị thương ; đường thủy nội địa không xảy ra vụ tai nạn giao thông nào.

Tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và số người chết từ ngày mồng 1 và 2 Tết. Một phần cũng do tâm lý ngày xuân, người tham gia giao thông dễ cho mình sự tùy tiện vi phạm luật giao thông và cho rằng Cảnh sát giao thông không phạt trong những ngày Tết.

Thêm vào đó, ý thức về việc "uống có trách nhiệm" vẫn chưa được nâng lên, nhiều người vẫn điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia, cũng làm tình hình trật tự an toàn giao thông ngày xuân thêm phức tạp. Một số thanh niên cũng lấy ngày Tết là thời điểm "xả hơi" để tụ tập khuya, tham gia giao thông không an toàn, không đội mũ bảo hiểm. Điển hình là vụ tai nạn giao thông xảy ra rạng sáng ngày 29/1 tại ngã tư phố Hai Bà Trưng và Ngô Quyền (Hà Nội) giữa một xe mô tô chở ba thanh niên không đội mũ bảo hiểm với xe ô tô biển số 29C-914.04, làm cả ba đều thương tích nặng.

Cũng trong 4 ngày nghỉ Tết, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã tiến hành kiểm tra, xử lý hơn 7.600 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 4 tỷ 400 triệu đồng, tạm giữ 1.530 phương tiện các loại, tước 539 giấy phép lái xe. Trên đường thủy, lực lượng Cảnh sát đường thủy kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa với 776 tường hợp, nộp Kho bạc nhà nước 283 triệu đồng.

V.T

**************************

23 người chết do tai nạn giao thông ngày mồng 1 Tết (Người Lao Động, 28/01/2017)

Trong ngày đầu tiên của năm Đinh Dậu, cả nước đã xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông đường bộ, khiến 23 người chết và 32 người bị thương.

tainan3

Tai nạn giao thông gia tăng dịp Tết. Ảnh : Lê Trai

Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (An toàn giao thông) Quốc gia, cho biết trong ngày 28/1 (mùng 1 Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017), toàn quốc xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông (tai nạn giao thông), làm chết 23 người, 32 bị thương. Tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ. Đường sắt và đường thủy không xảy ra tai nạn.

Về công tác xử lý vi phạm Luật Giao thông đường bộ, báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã tập trung xử lý 1.388 trường hợp, tổng số tiền nộp Kho bạc Nhà nước 370 triệu đồng, tạm giữ 4 xe ô tô, 469 xe mô tô và tước 68 giấy phép lái xe. Cũng trong ngày, cảnh sát giao thông đường thuỷ toàn quốc xử lý 2 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước 2 triệu đồng.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Thái, trong ngày đầu tiên của năm mới, số cuộc gọi và tin nhắn đến số điện thoại đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia giảm đáng kể so với những ngày trước. Cụ thể, chỉ có 16 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh đến đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. Nội dung các cuộc gọi phản ánh chủ yếu về tình trạng tự ý tăng giá vé và tình hình trật tự An toàn giao thông tại một số khu vực.

"Sau khi nhận được điện thoại trên đường dây nóng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để nội dung các thông tin được phản ánh"- ông Thái cho hay.

Cũng theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, từ chiều ngày 27/1 (30 Tết) đến sáng ngày 28/1 (mùng 1 Tết) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các tuyến phố mật độ phương tiện khá thấp, giao thông thông suốt, đường phố vắng lặng, yên bình.

Đêm giao thừa ngày 27/1 (30 Tết), tại Hà Nội hàng vạn người dân đổ về hồ Hoàn Kiếm và Nhà Hát lớn để đón giao thừa.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân cũng đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ để đón chào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lực lượng Công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí lực lượng để phân luồng giao thông, chống ùn tắc trước và sau khi người dân đón giao thừa, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.

Văn Duẩn

*********************

23 người chết trong ngày mùng một Tết vì tai nạn giao thông (RFA, 29/01/2017)

tainan4

Người đi xe hai bánh lấn sang đường dành cho xe bốn bánh. Ảnh chụp tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/3/2016. AFP photo

Tai nạn giao thông vẫn làm thiệt mạng nhiều người trong ngày Tết.

Có đến 23 người chết, 32 người bị thương trong ngày mùng một Tết Đinh dậu.

Trước đó, vào ngày 29 Tết, có 15 người thiệt mạng trên toàn quốc.

Tai nạn giao thông luôn là một vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng Việt Nam trong những ngày Tết truyền thống, vì lượng người đi lại trên các quốc lộ tăng cao, và vẫn còn có các nhiều phương tiện giao thông cũ kỹ.

Tin báo chí Việt Nam loan đi ngày hôm nay cũng cho biết là nhiều con đường ở thủ đô Hà Nội bị kẹt cứng vì số lượng người đi chơi xuân ở các ngôi chùa trung tâm thành phố quá lớn. Trong khi đó thì tại miền Nam báo Tuổi trẻ cho hay là đã xảy ra một vụ kẹt xe kéo dài nhiều tiếng đồng hồ trên vài cây số tại cầu Rạch Miễu, trên tuyến quốc lộ nối hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, nguyên nhân cũng là do số lượng người đi du xuân quá đông đúc.

***************************

Năm 2017 nỗ lực giảm 5%/10% tai nạn giao thông, đẩy mạnh chống ùn tắc ở thành phố lớn (Tin Tức, 29/01/2017)

ên cạnh những chỉ đạo nêu trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia còn yêu cầu năm 2017 phải Xử lý dứt điểm các điểm đen về an toàn giao thông với tinh thần "Tính mạng con người là trên hết".

tainan5

Cảnh sát giao thông Đội 1 Hà Nội bắt giữ xe thương binh chở hàng cồng kềnh trên đường Yên Phụ. Ảnh : Doãn Tấn

Theo Thông báo 36/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm An toàn giao thông 2017 có chủ đề "Xây dựng văn hoá giao thông trong Thanh, Thiếu niên" với tinh thần "Tính mạng con người là trên hết".

Mục tiêu cụ thể trong Năm An toàn giao thông 2017 là : Giảm tai nạn giao thông từ 5% - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2016 ; giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và trên các tuyến quốc lộ, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút ; nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, trọng tâm năm 2017 cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trong đó cần phải nghiên cứu sửa đổi Luật giao thông đường bộ, xây dựng các quy định pháp luật về thống kê an toàn giao thông ; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu lực của thực thi công vụ trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó chú trọng các khâu : quản lý vận tải ; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ; đăng kiểm phương tiện ; tuần tra, kiểm soát.

Bên cạnh đó, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông xây dựng văn hoá giao thông tới khu dân cư, mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức, trường học ; đặc biệt là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện chủ đề "Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên", giảm thiểu tai nạn giao thôngliên quan đến thanh, thiếu niên.

* Xử lý dứt điểm các điểm đen về an toàn giao thông

tainan6

Hiện trường một vụ tai nạn trên đường Lê Duẩn. Ảnh : Tiến Hiếu

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung nguồn lực trung ương, địa phương và xã hội hóa để ưu tiên xử lý dứt điểm các điểm đen về an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và tại các giao cắt giữa đường phụ ra đường chính, các điểm đường ngang qua đường sắt, các điểm tiềm ẩn tai nạn trên đường thuỷ trong năm 2017 ; nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa chất lượng công tác đào tạo sát hạch cấp phép lái xe, bất cập về tổ chức giao thông, bảo trì kết cấu hạ tầng với tai nạn giao thông để có giải pháp phù hợp. Tổ chức đường dây nóng và hộp thư điện tử để thu nhận phản hồi của người dân về trật tự, an toàn giao thông.

Đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải nhằm nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá cước vận tải đường thuỷ, đường sắt, hàng hải, hàng không để giảm mức phụ thuộc của hàng hoá và hành khách vào vận tải đường bộ ; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh ; vận tải hành khách công cộng.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, tuần tra, kiểm soát ; xử lý nghiêm minh, cương quyết các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông như lái xe quá tốc độ cho phép ; lái xe khi đã uống rượu, bia ; xe khách đón, trả khách trái phép trên đường cao tốc ; chở quá tải trọng phương tiện ; tăng cường quản lý nhà nước với bến bãi, nhà xe chủ phương tiện ; đảm bảo người điều khiển phương tiện phải có đủ bằng cấp, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt ; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp thực thi công vụ nhưng vi phạm các quy định và đạo đức nghề nghiệp.

* Giải pháp đồng bộ phòng, chống ùn tắc giao thông

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường sắt trên cao, tàu điện ngầm ; có giải pháp khẩn cấp xử lý các nút giao, đoạn đường thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng ; xây dựng quy định bảo đảm sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển đô thị và năng lực kết cấu hạ tầng giao thông ; tiếp tục hoàn thiện tổ chức giao thông cho tuyến xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về chen lấn làn đường.

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và giao thông thông minh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác quản lý, điều hành giao thông vận tải, cảnh báo, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ; công tác thống kê, quản trị dữ liệu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ; xác định nguyên nhân tai nạn giao thông, ứng phó sự cố ; khuyến khích sử dụng vận tải công cộng và vận tải phi cơ giới, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân. 

* Bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết và mùa Lễ hội

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 2239/CĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội xuân năm 2017, đặc biệt là bảo đảm chất lượng dịch vụ vận tải khách ; điều tiết, chống ùn tắc giao thông và kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. 

Theo chinhphu.vn

Published in Việt Nam
vendredi, 27 janvier 2017 10:19

Có cần thay đổi tập quán ăn Tết ?

Trong vài năm trở lại đây nhiều ý kiến cho rằng phải thay đổi ngày Tết Nguyên đán để phù hợp với nhịp sống công nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian, tiền bạc của người dân và cho cả nhà nước. Ý kiến nhập hai ngày tết dương lịch và Tết Nguyên đán gây tranh cãi khắp nơi. Từ các facebooker cho tới truyền thông dòng chính.

tet1

Những chú gà trống bằng đồng để trang trí được bày bán tại Hà Nội hôm 18/1/2017. AFP photo

Tết có nguồn gốc từ đâu ?

Người bênh vực thì cho là hợp lý vì những phong tục trong ngày Tết cũng cần phải xem lại bởi quá nhiều điều mang đậm hình ảnh của Trung Quốc. Ngày Tết được nghỉ kéo dài gây lãng phí cho xã hội và ngân sách quốc gia trong khi nếu nhập hai ngày lễ làm một thì tiết kiệm thời gian, tiền bạc rất nhiều.

Phía chống lại ý tưởng này đưa ra lập luận ngày tết cổ truyền là văn hóa dân tộc cần nhiều thế kỷ để hình thành. Tết Nguyên đán không nên nhập với một ngày lễ nào khác của thế giới vì tinh hoa không thể trộn lẫn, vay mượn thậm chí ép uổng sánh vai cùng với một nền văn hóa khác.

Cả hai lý lẽ đều thuyết phục, tuy nhiên nếu nhìn lại những cái Tết vài chục năm trước so với bây giờ chúng ta sẽ hiểu tại sao nhiều vị thức giả lại phản ứng với cái tết cổ truyền một cách quyết liệt như vậy.

Tâm lý nhiều người hiện nay là muốn thoát Trung vì vậy nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm chứng minh cái Tết hiện nay của Việt Nam là không có nguồn gốc từ Trung Quốc đều được cộng đồng chia sẻ. Tuy nhiên dưới cái nhìn của một nhà sử học thì Giáo sư Lê Văn Lan không chấp nhận ý kiến này :

Vừa rồi xuất hiện trên mạng một bài viết của một ông thạc sĩ viết rằng Tết có nguồn gốc Việt Nam nhưng mà chẳng có ai tin được vì không có sức thuyết phục. Cũng có một số ý kiến trên mạng lấy làm hoan hỉ nhưng mà ngay chữ Tết nó cũng xuất phát từ tiếng Trung Quốc rồi còn gì ? Chữ Tiết. Thế rồi chọn ngày mùng 1 tháng Giêng cũng là theo lịch Trung Quốc. Từ đời Hán Trung Quốc đã thay đổi lịch sang thời Chu qua thời Xuân Thu chiến quốc rồi thời Tần, thời Hán mỗi thời đều thay đổi lịch ngày đầu năm. Đến thời Hán mới ổn định dùng ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày Tết Nguyên đán. Từ đấy đến giờ từ phong tục đến tên gọi đều xuất phát từ Trung Quốc cả đấy chứ.

Ý kiến quen thuộc nhất là Tết theo âm lịch vốn có nguyên nhân dân tộc Việt vốn hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Nông nhàn là lúc nghỉ ngơi và từ đó nhu cầu vui chơi giải trí đã hình thành nên Tết Nguyên đán vào dịp cuối năm âm lịch.

Điều này đúng với thời xưa cách đây trên 40 năm bây giờ thời gian nông nhàn thực ra không còn nằm trong chu kỳ như xưa nữa. Lý do là Việt Nam ngày nay có tới 3 vụ lúa là Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Trong ba vụ ấy còn có những yếu tố khác như lượng mưa ba miền khác nhau, canh tác theo từng vùng đất cũng khác nhau đó là chưa kể có nơi làm tới ba vụ rưỡi một năm nên không thể cùng ăn chung một cái Tết giống nhau khiến ngày Tết rơi vào dịp cuối năm âm lịch không còn phù hợp.

Tuy nhiên người xưa chọn lễ tết vào dịp đầu xuân tất phải có nguyên nhân sâu xa của nó, đó là lúc ấy thời tiết đã ấm áp vì bắt đầu vào xuân, cái giá rét mùa đông đã bỏ lại phía sau cho những ấm áp tràn về. Nhà báo Bùi Văn Bồng chia sẻ lập luận này :

Tết cổ truyền dân tộc tất nhiên có pha nét của Tàu hay chất chung của Đông Á. Nhưng mà theo thời tiết bước sang mùa xuân ấm áp của dân tộc thì cái tết không bỏ được hay gộp hai cái ấy vào một được. Tháng Giêng hay tháng 1 của năm dương lịch thì còn giá rét, cây trái chưa nở hoa không có chồi có lộc gì cả vì còn giá lạnh. Theo tôi tết cổ truyển đón mùa xuân mới thì cũng tốt đẹp thôi. Tất nhiên về vấn đề giao hòa văn hóa của Trung Quốc cũng như sự chi phối phong tục tập quán hay lối sống, cúng bái tế lễ thì nó có ảnh hưởng nhau, đặc biệt là Trung Quốc đã có bao nhiêu năm xâm chiếm, đô hộ Việt Nam rồi thì nó có chi phối. Thực ra tết cổ truyền theo tôi nó vẫn là của Việt Nam từ xưa tới nay. Ảnh hưởng chi phối về mặt phong cách, tập quán thì nó phải có.

Vấn đề nghỉ quá dài ngày trong dịp Tết là một câu chuyện khác, nó dính dáng tới việc điều hành quốc gia của từng chính phủ. Nghỉ bao nhiêu ngày cũng không ảnh hưởng tới ngày Tết nó chỉ làm cho Tết buồn hơn, chán hơn và tốn kém hơn mà thôi.

Phong tục và hồn dân tộc

tet2

Bao đựng tiền lì xì được bày bán trước Tết ở Hà Nội hôm 18/1/2017. AFP photo

Tết là cái hồn của đất nước, ai đã sinh ra và lớn lên tại Việt Nam thì chắc phải thở hơi thở của Tết. Ra nước ngoài rồi mà đồng bào vẫn canh cánh với ngày Tết thì ý kiến bỏ hẳn ngày Tết vì tốn kém, vì nặng nề văn hóa Trung Quốc là ý kiến quá tiêu cực. Tiêu cực đến mức gần như khai tử một loại hình văn hóa quốc gia.

Thế nhưng văn hóa nào muốn tồn tại cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với thời đại. Tết Nguyên đán cũng vậy, cần điều chỉnh cho phù hợp lối sống thời Internet chiếm hữu trái đất và những điều chỉnh ấy may mắn là còn có thể thực hiện nếu xã hội cùng hành động chung với nhà nước.

Trước và dễ thấy nhất là phong tục lì xì ngày Tết, từ tượng trưng nay đã trở thành thực dụng, ma mãnh và gian dối. Những bao lì xì nặng bằng cả một tài sản đã làm cho phong tục này trở nên ê chề và trở thành hủ tục. Cần bỏ nó hay phải điều chỉnh nó ?

Có ý kiến cho là không nhất thiết phải bỏ nó vì nguyên thủy phong tục lì xì là mừng tuổi cho con cháu. Có bao chỉ 1 đồng tượng trưng thôi và ban đầu trẻ con rất phấn khởi chờ đợi được cái phong bì màu đỏ xinh xinh ấy.

Tuy nhiên thời gian qua, có cháu đặt câu hỏi với bố mẹ : cho con có một đồng không mua được gì ! Thế là các bà mẹ len lén bỏ vào bao lì xì của con ngàn này ngàn khác, yêu sách của trẻ con do đó đã hình thành yêu sách trong các cấp chính quyền và tiềm thức đút lót "lì xì" trở thành bệnh xã hội.

Hãy lì xì theo phong cách cổ điển với nội dung văn hóa của thời đại chúng ta đang sống.

Thay vì bỏ tiền, dù rất ít vào bao lì xì, các bậc cha mẹ ông bà nên viết sẵn những câu chúc, hay lời khuyên, mơ ước của mình cho con cháu để sáng mồng một khi mở bao ra chúng tự nghiền ngẫm ý nghĩa lời chúc thay vì nhìn tờ bạc mới với những ý định thực dụng trong đầu.

Song song với lì xì, tại sao chúng ta không tập thói quen tặng quà đầu năm cho các thành viên trong gia đình vào thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong năm đó là ngày mồng một tết ? Quà có thể là một cuốn sách hay, bộ quần áo mới, đôi giày hay một vật dụng hữu ích. Thậm chí nếu có điều kiện thì tặng một cái I-pad hay Laptop… Món quà tuy nhỏ bé về vật chất nhưng mang ý nghĩa lớn sẽ làm cho gia đình gắn bó và sum họp hơn trong ngày tết. Tây phương tặng quà trong dịp Giáng Sinh tại sao chúng ta không tặng quà cho nhau trong ngày Nguyên đán ?

Lại nữa, Tết hôm nay không còn pháo, không còn cái hương thơm quyến rũ của thuốc pháo và rộn rã tiếng đì đùng của tràng pháo chuột hay phong pháo truyền thống của cả trăm năm qua.

Nhà nước có lý khi cấm đốt pháo vì đề phòng tai nạn cháy nổ nhưng người dân cũng có quyền yêu cầu nhà nước phải... đốt pháo cho dân ăn Tết chứ ?

Thay vì tốn hàng nghìn tỷ đồng xây những tượng đài, bắn pháo hoa hay trang trí hè phố bằng những hình ảnh phản cảm, nhà nước hãy giao cho Bộ Quốc phòng sản xuất pháo và bán cho từng cơ sở chính quyền. Các UBND từ lớn tới nhỏ, các trụ sở công quyền, các tổ chức do chính phủ quản lý… trong thời điểm giao thừa những nơi đó cùng đốt pháo sẽ làm sống lại hình ảnh của hơn 30 năm về trước khi cả nước rộn ràng tiếng pháo vào thời khắc giao thừa.

Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ nguồn sản xuất và việc cung cấp, số lượng và chất lượng pháo, như vậy sẽ hạn chế tiêu cực và tai nạn do pháo.

Còn nữa, hương vị ngày Tết có lẽ không trọn vẹn nếu không có những sòng bầu cua cá cọp trên đường phố.

Người Sài Gòn và các tỉnh miền Nam không thể thiếu những sòng bầu cua đầy màu sắc trong ba ngày tết. Nhà nước hãy cùng với ban tham mưu văn hóa của mình nghĩ cách khuyến khích trong vòng kiểm soát những sòng bầu cua ấy. Vẫn chơi trong tinh thần giải trí và giới hạn tiền chơi để ngăn ngừa sát phạt. Việc vui chơi trong ngày tết cần được hướng vào mục đích giải trí thay vì ngăn cản một cách cực đoan nhưng không bao giờ thành công. Cũng vậy, trò chơi dân gian đá gà có thưởng trong ba ngày tết nếu được kiểm soát tốt từ khâu tổ chức sẽ làm cho không khí vui chơi ngày tết thêm thi vị.

Tết Nam, Tết Bắc

tet3

Một nông dân chở hoa đào bán Tết ở Hà Nội hôm 23/1/2017. AFP photo

Nhà báo đại tá Bùi Văn Bồng vốn sinh trưởng tại miền Bắc nhưng ông có cơ hội vào làm việc rất lâu tại Cần Thơ nên quan sát cách mà hai miền ăn tết cũng có khác nhau chút ít, đặc biệt là vấn đề ẩm thực, ông chia sẻ :

Người miền Nam gốc cũng từ ngoài Bắc vào khai phá đất hoang trong đó rồi dựng lên vùng đất miền Nam cho nên vẫn mang hương sắc phong tục tập quán sinh hoạt của Việt Nam nói chung cũng giống như người Bắc thôi chỉ có khác là ở trong Nam tổ chức Tết không sôi động rầm rộ như ở ngoài Bắc. Người ta chú ý vấn đề mua sắm các thứ rồi cúng bái ông bà tổ tiên nhưng cơ bản là đi chơi thăm hỏi nhau và du xuân cái nét này của Nam bộ nó rõ nét hơn. Ngoài Bắc thì quần tụ lại giòng tộc, họ hàng với nhau rồi cúng ông bà tổ tiên rồi cũng có chơi xuân du lịch sau Tết. Trong Nam thì trong ngày Tết thì nắng ấm hơn và từ trước nay người ta ít chú ý về ẩm thực nhiều thứ như ở ngoài Bắc. Người ta thăm hỏi nhau du xuân nhiều hơn.

Ăn uống trong ba ngày Tết là chủ đề không thể thiếu và có lẽ quan trọng nhất vì người Việt quan niệm thức ăn nói lên sự no đủ và do đó cố hết sức chứng tỏ rằng gia đình mình không thua kém người khác trong ba ngày tết.

Từ trước tết, những người phụ nữ trong gia đình đã vật vã với biết bao món ăn cho suốt một tuần lễ để cả nhà ăn tết. Và thực tế cho thấy có mấy gia đình ăn hết những gì đã nấu ?

Chúng ta hãy sáng tạo cho một cách ăn tết khác, vừa tiết kiệm tiền bạc, thúc đẩy kinh tế địa phương và nhất là đảm bảo cho người mẹ, người vợ trong gia đình có thời gian đón tết như mọi thành viên khác.

Dĩ nhiên sẽ có những ngại ngần khi thay đổi một thói quen từ hàng trăm năm, nhưng văn hóa không thay đổi sẽ là một nền văn hóa thiếu sức sống và cái chết của nó sẽ được báo trước. Nấu cho gia đình cả 360 ngày rồi tại sao không được nghỉ ngơi trong 5 ngày còn lại của một năm vất vả ?

Hãy cổ vũ những gian hàng ăn uống do các doanh nghiệp tham gia trong ba ngày Tết để họ kiếm lợi nhuận một cách lành mạnh còn hơn kiếm danh tiếng bằng những chiếc bánh tét dài hàng trăm thước một cách vô bổ. Tại các nước phương Tây, lễ hội là cơ hội để bán thức ăn cho khách và họ luôn thành công trong các hội chợ lớn nhỏ trong suốt năm

Tết và cộng đồng là hai yếu tố không thể tách rời. Hãy tạo lập những khu vực vui chơi giải trí mang tính văn hóa ngày Tết, chứ không phải như những festival như hiện nay làm cho người dân chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc.

Một gian nhà chung cho mọi người tại mỗi địa phương trong đó nhắm tới các trò chơi cổ truyền mang bản sắc dân tộc sẽ giúp cho giới trẻ không trôi theo nhịp chảy của trò chơi điện tử mà quên cái hồn cốt của đất nước. Từ trai gái đánh đu cho tới những khu vực trình bày âm nhạc dân gian của địa phương. Khuyến khích người dân mặc các loại trang phục tuyền thống để dạo chơi trong đó. Trẻ em có thể vui đùa với những trò chơi dân dã như thảy đáo, đánh khăn, u mọi, bịt mắt bắt dê... mà hôm nay đã mất dần trong dân chúng. Một hội chợ Tết như thế không thi vị và đáng nhớ hay sao ?

Trong một bài viết ngắn không thể trình bày hết mọi ý tưởng về một cái Tết mà văn hóa dân tộc được gìn giữ thay vì chạy theo sự hào nhoáng xa xỉ khiến nếp gấp giàu nghèo trong xã hội ngày một nhàu nát hơn, Chính phủ phải giao trách nhiệm cho Bộ Văn Hóa như đúng cái tên nó có. Người dân và doanh nghiệp sẽ tiếp sức để mỗi ngày Tết Việt Nam hoa sẽ nở nhiều hơn, pháo sẽ giòn giã hơn và ánh mắt mỗi con người trong đó sẽ bừng lên sức sống thay vì nháo nhào chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài mà quên hai mất chữ Nguyên đán thiêng liêng.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nguồn : RFA tiếng Việt, 27/01/2017

Additional Info

  • Author Mặc Lâm
Published in Văn hóa
Trang 1 đến 2