Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 09 novembre 2022 23:23

Hơi thở Kiều bào

Cambodia có nhiều nơi mà tên gọi bắt đầu bằng từ ngữ kampong : Kampong Cham, Kampong Thon, Kampong Luong, Kampong Speu, Kampong Cham, Kampong Chhnang… Tôi xem bản đồ thì thấy là những địa danh này đều nằm ở ven sông, rồi hỏi ra mới biết rằng kampong (trong ngôn ngữ Khmer) có nghĩa là bến bãi. Cũng tựa như người Việt gọi Bến Thành hay Bến Ngự vì cả hai ngôi chợ này đều nằm cạnh bờ sông.

kieubao1

Tôi ghé Kampong Chhnang nhiều lần nhưng mãi đến hôm rồi mới biết là nơi đây có một xóm nhỏ tên thuần Việt là Bến Ván. Cũng như tất cả những bờ bến khác, Bến Ván nằm sát mé sông (sông Tonlê Sap) cách Phnom Penh chừng 70 KM về hướng Bắc. Cứ đi theo Quốc Lộ 5 – đến ngay Cột Cây số 66 – sẽ thấy bên phải có ngã rẽ vào một hương lộ nhỏ, vắng tanh.

Xe tiếp tục chạy tung bụi đỏ mịt mù khiến tôi có cảm tưởng là mình sẽ đi vào một… cõi hư vô nào đó nhưng chả bao lâu thì chợt thấy lờ mờ phía trước là một đám đông. Hoá ra là một cái chợ lộ thiên. Có lẽ vì không mấy khi có một chiếc xe bốn bánh lạc lõng tới đây nên lòng đường bị bạn hàng lấn chiếm đến hơn phân nửa. Phải bóp còi inh ỏi không ngừng mới vượt qua thêm được một đoạn đường chỉ chừng hai hay ba trăm mét.

Sau chợ đến chùa, nếu có thể gọi một gian nhà sàn với vài ba tượng phật là một ngôi chùa – chùa Bến Ván. Kề cạnh là một gian khác (nhỏ nhắn hơn) tứ bề cũng trống huơ trống huếch. Bên trong có kê mấy cái bàn thô ráp, hơi dài, được giới thiệu là trường học – trường Bến Ván.

kieubao2

Chùa & Trường Bến Ván. Ảnh – Tưởng Năng Tiến

Thầy trụ trì tuy chưa bước vào ngưỡng cửa tứ tuần nhưng tóc đã lốm đốm bạc rồi. Cử chỉ và ngôn từ của ông đều vô cùng điềm đạm :

– Sư đệ mất gần mười năm nhưng mới thực hiện được có bi nhiêu đó thôi à.

– Bộ Phật tử không cúng dường gì hết trơn, hết trọi sao ?

Nhà sư chỉ tay xuống mấy chục túp lều lụp xụp, bồng bềnh dưới mé sông, với ít nhiều ái ngại :

– Đồng bào mình ở đây nghèo lắm, và đều là dân chài hết nên kêu gọi họ đóng góp chả khác nào khuyến khích sát sanh nên sư đệ sợ mang tội.

– Còn Hội Việt Kiều có giúp đỡ gì mình không sư ?

Tôi hỏi theo thói quen nghề nghiệp chớ cũng đã đoán trước được câu trả lời :

– "Không dám giúp đỡ" đâu. Họ không sách nhiễu là mừng muốn chết rồi. May nhờ mấy ông xã ấp người Miên họ thương và bênh vực dữ lắm lắm nên bây giờ mới được yên như vậy đó, chớ mấy năm trước hội cứ cho người tới kiếm chuyện rầy rà hoài hà !

Tôi niệm thầm ("Nam Mô A Di Đà Phật") thay cho một tiếng thở dài, cố nén :

– Thiệt ra thì ở đâu có hội này là chỗ đó phải có chuyện thôi, sư ơi.

Tôi nói hết sức nhỏ nhẹ, và cũng rất thực lòng, như một lời an ủi gửi đến một vị tu sĩ trẻ đang bơ vơ hoằng pháp giữa quê người đất khách. Dù chỉ loanh quanh ở Biển Hồ vài ba năm nay thôi nhưng thái độ, cũng như cung cách làm việc của nhân viên Đại sứ quán Việt Nam (và Hội Việt Kiều) ở cái Xứ Chùa Tháp này thì tôi … rành lắm. Tôi "đụng chuyện" với họ hoài mà.

Lẽ ra tui cũng không thèm nói đâu nhưng mới rồi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc lên giọng giả nhân/giả ngãi ("Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào, đặc biệt lắng nghe những nguyện vọng, những ý kiến đóng góp quý báu của bà con dành cho đất nước …) nên cũng xin có đôi lời xin thưa cùng "tổ quốc" cho nó tỏ tường.

Là thành viên của một hội thiện nguyện (Hiệp Hội Vì Dân – Vidan Foundation) tôi được cử đến làm việc ở trường làng Kandal – cũng thuộc Kampong Chhnan, cách Bến Ván cỡ 70 cây số về hướng Bắc – do Hội Đồng Hương Perth Tây Úc (cùng với sự bảo trợ của 2VNR Radio) khởi công xây cất từ năm 2010.

Người Việt ở Biển Hồ Campuchia: Những điều chưa thấy hết

Khi tới nơi, vào cuối năm 2014, tôi mới biết rằng ngôi trường khang trang này không có nước cũng không có điện luôn. Loay hoay mãi mới bắt được nước, câu được điện, để có thể sử dụng được nhà vệ sinh, và gắn đèn với quạt cho ba lớp học. Trước khi rời khỏi đây, tôi cũng xin được Hiệp Hội cho phép gửi lại một số tiền tráng xi măng nền trường, vốn bằng đất nện, để biến nó thành sân chơi cho học sinh (vào mùa nước cạn) và hẹn sẽ quay lại trước Hè.

Về chưa được nửa đường, mới tới sân bay Taoyuan (Đài Loan) đã nghe có chuyện phiền hà̃ : Hội Việt Kiều cho người tới điều tra coi nguồn tiền ở đâu ra mà bắt nước, kéo điện, lắp đèn, lắp quạt tùm lum thứ vậy ? Có biết tên tuổi, lý lịch của người tài trợ không ? Họ còn đòi kiểm soát sách giáo khoa, sợ dậy sai đường lối chính sách, dù trường làng Kandal chỉ dậy tới lớp ba thôi !

Qua năm 2015 – 2016, tôi được cử đi làm việc với mấy trường học có dậy tiếng Việt ở Neak Loeung (tên Việt là Hố Lương) một thành phố nhỏ giáp biên Miên/Việt, cách thủ đô Nam Vang 65 KM về hướng Đông Nam.

Thì cũng gọi là trường vì quen miệng chứ thực ra thì đây là những lớp học tuyềnh toàng, tạm bợ. Tuy học phí mỗi ngày chỉ là 500 riels tiền Miên (cỡ 12 xu U.S.D) nhưng số học sinh hiện diện vẫn rất thất thường vì còn tùy thuộc vào khả năng (chạy ăn từng bữa) của cả gia đình.

kieubao3

Trường Hố Lương. Ảnh tnt

Với khả năng tài chính (rất giới hạn) của Hiệp Hội, chúng tôi chỉ có thể thực hiện được những trợ giúp vô cùng nhỏ nhặt : tặng sách bút chỗ này, thêm bàn ghế chỗ kia, cơi nới chỗ nọ cho thêm rộng, và mọi trường đều được tài trợ để cả thầy lẫn trò yên tâm hơn … trên con đường học vấn !

Chỉ vậy thôi nhưng khi chúng tôi trở lại lần thứ hai là có chuyện liền. Đang ngồi ăn trưa tại nhà của một người dân địa phương thì mấy cái xe Honda đã lạng tới lạng lui trước cửa, với mấy khuôn mặt rất cô hồn cùng ánh mắt vô cùng soi mói.

– Đám công an bên Hồng Ngự đó. Sao mà họ biết tin lẹ quá, vậy Trời !

Chủ nhà nói như than. Ngay sau đó thì điện thoại kêu. Không rõ nội dung cuộc điện đàm ra sao, chỉ nghe khổ chủ cuống quýt vâng dạ liên hồi. Xong, ông nhỏ giọng phân trần :

– Nhân quyền không biết ở tận đâu, chớ chính quyền thì gần lắm. Dù nằm ở bên kia biên giới nhưng đồn công an Hồng Ngự chỉ cách nhà tui có vài chục cây số thôi hà !

Ngay lúc đó, tôi thực tình không tin rằng đám công an VN có thể lộng hành đến như vậy trên lãnh thổ của một nước láng giềng có chủ quyền. Chả qua vì dân Việt ở Cambodia hiền lành quá nên bị họ bắt nạt thôi. Nhưng sau vụ công an Việt Nam sang đến tận Bangkok để bắt Trương Duy Nhất thì tôi biết rằng mình lầm lớn, và lầm lắm.

kieubao4

Kiều bào Cambodia. Ảnh tnt

Hung hãn như vậy đó nhưng khi "Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt" thì tất cả im re. Bản tin của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Cambodia còn không hề có được một dòng chữ nào về sự kiện vô đạo lý và pháp lý này. Trong lúc thiên hạ vô cùng hoang mang thì người phát ngôn của bộ ngoại giao ta, bà Lê Thị Thu Hằng, "phát ra" một câu lãng xẹt :

Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia cũng như vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trên tinh thần đó, Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt.

Sau bà Hằng lại đến bà Ngân và ông Phúc :

- Chủ tịch Quốc hội : "Yêu cầu chính phủ Campuchia chú ý nhiều hơn đến hoàn cảnh của những người Việt sống ở hồ Tonle Sap được tái định cư trên đất liền".

- Thủ tướng : "Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào…"

Lắng cái mả cha, nghe cái mả mẹ chúng mày !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : VNTB, 09/11/2022

Published in Văn hóa

Báo chí quốc tế không hề phóng đại khi khái quát, sau nhiều thập niên cưỡng đoạt, cả trên thực tế lẫn tưởng tượng, Việt Nam vẫn là "ông kẹ" chính của chủ nghĩa dân tộc Campuchia. Tuy nhiên, ván bài mà Việt Nam đã và đang "đánh" bao đời nay trên xứ Chùa Tháp, giờ đây đang đang trở thành game "bước nhảy Kangaroo" đầy phiêu lưu và nguy hiểm.

kampu1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 4/10/2019 - AFP

"Cái tát nảy đom đóm"

Qua báo chí thế giới, chúng ta được biết, từ đầu tháng 6 năm nay, chính quyền Campuchia tuyên bố sẽ trục xuất hàng ngàn người Việt ra khỏi những căn nhà nổi của họ trên bờ sông Tonle Sap [1]. Chưa có những phân tích thấu đáo nào về các nguyên nhân chìm nổi đằng sau vụ "thanh lọc sắc tộc" ác liệt này của chính quyền Hun Sen. Quả là không thể tìm được một từ nào xác đáng hơn, đây đúng là một cuộc "thanh lọc sắc tộc !" Điều đáng nói, hành động thách thức công khai này trên thực tế, là "cái tát" vào mặt chính quyền Việt Nam, từ một chính khách có não trạng phân biệt chủng tộc, tiếp nhận gen phát xít từ mồ ma Khmer Đỏ. Kẻ này có cái tên kèm theo danh hiệu loằng ngoằng (dài giống như các nhà độc tài khác ở Phi Châu) là Samdech Akeakmohasenapadey Decho Hun Sen, bí danh tiếng Việt là Mai Phúc.

Nhưng điều đáng nói hơn, đó chính là thái độ "đem con bỏ chợ" của chính quyền Hà Nội, chính xác hơn là của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng dương dương tự đắc trước quốc dân và thế giới : "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Ông Trọng đang "selfie" về cái uy thế "ảo" ấy thì Hun Sen đã cho ông một cú "knocked-out" không thể nào đau hơn. Văng vẳng những lời "ngáo đá" vừa trích dẫn của ông Trọng, người nghe buộc phải hồi tưởng lại cái "giọng ca cải lương" từ một người sinh ra trên đất Kampong Cham : "Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam đã đến. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật" (Tuyên bố của Hun Sen ngày 2/1/2012).

Vẫn biết dân Việt, nhất là những người sống gần như tận dưới đáy xã hội Campuchia, chẳng đầu óc nào mà đi "ăn mày dĩ vãng" với một cộng đồng có "tượng Bayon bốn mặt" như người Khmer. Tuy nhiên, khi ngồi gõ những dòng này, tác giả không khỏi chạnh lòng nhớ đến lời cầu khẩn qua phiên dịch của một người Việt tên là Bach Bai : "Please show mercy !" (Xin hãy rủ lòng thương xót !) Ông Bai ngậm ngùi ngồi kể lại cuộc đời trôi nổi của bản thân và gia đình, trong khi ba đứa con nhỏ xì xụp bên tô mì và ngửa tay xin tiền phóng viên. Trường hợp của ông Bai chỉ là một trong hàng ngàn gia đình không quốc tịch đang sống dở chết dở, những người từng kiếm sống bằng nghề nuôi cá và đón khách du lịch trên sông Tonle Sap. Hàng trăm hộ dân đó hiện đang neo đậu ở một bờ sông cách Việt Nam vài cây số, với mong muốn được phép về nước, nhưng rồi họ cũng bị chính nhà nước cộng sản Việt Nam chối từ, với lý do Covid-19 [2].

Lạ lùng là nền báo chí "cướp – giết – hiếp" vừa mới kỷ niệm ngày ra đời một cách rềnh rang, tốn kém và đầy phản cảm lại không mấy quan tâm tới tình cảnh thê thảm nói trên từ chính những đồng bào của mình ở bên kia đường biên giới. Hình như báo chí được lệnh từ Ban Tuyên giáo Trung ương không được đả động đến đề tài cấm kỵ này. Vẫn "bổn cũ soạn lại" : Đoàn kết Đông Dương là quy luật thép của cách mạng ba nước, dù điều gì xẩy ra thì cũng không được làm mếch lòng những người anh em "sáng nắng chiều mưa", kẻ thù giai cấp rất dễ lợi dụng để xuyên tạc tình đoàn kết Việt Nam – Campuchia. Nói cho công bằng, trên trang Facebook của mình, Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh Vũ Quang Minh có nhỏ nhẹ chỉ trích việc trục xuất này. Đại sứ Minh gọi đây là "một quyết định đột ngột", với viện dẫn khả năng rủi ro của Covid-19, trước khi ông kêu gọi "người Việt hãy làm việc chăm chỉ hơn để hòa nhập ở Campuchia và không nên trông đợi các Quỹ từ thiện".

Cõ lẽ trên đây là phản ứng "quyết liệt" nhất cho đến nay (sau khi consultations với trong nước và được Bộ Ngoại giao bật đèn vàng), từ người đại diện cho Chủ tịch nước trên đất Chùa Tháp. Trong khi đó, về phương diện quốc tế, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – một tổ chức cũng đang bị cáo buộc là đã xem nhẹ vấn đề thanh lọc sắc tộc đối với người Việt – cho biết, tổ chức của ông "lo ngại nghiêm trọng trước tình trạng phân biệt đối xử và lạm dụng liên tục đối với cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia… Không còn nghi ngờ gì nữa, người dân Việt nằm trong số những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất ở Campuchia. Đó là lý do chính, tại sao họ thiếu tình trạng sống hợp pháp, vì chính sự phân biệt đối xử có hệ thống đã gây ra tình trạng nghèo khó và dễ bị tổn thương ấy của họ".

Ai đứng đằng sau ?

Vẫn biết, vấn đề người Việt Nam ở Campuchia rất phức tạp. Trong hơn một thế kỷ, người Việt là đối tượng công kích của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Campuchia, càng về sau này càng dày đặc. Theo số liệu điều tra dân số chính thức từ năm 2013, có khoảng 63.000 người gốc Việt sống trên đất Chùa Tháp, nhưng con số thực có thể cao hơn rất nhiều. Một tổ chức NGO khác lại ước tính, có từ 400.000 đến 700.000 người Việt ở Campuchia. Một số người Việt ở Campuchia ngày nay là những người mới di cư, trong khi có nhiều người đã sống ở đây qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử không che đậy là, số đông trong những người này không hề được hưởng quyền công dân hoặc các giấy tờ hợp pháp. Con số họ lên tới khoảng 90%, theo Tổ chức Quyền của Người thiểu số (Minority Rights Organisation) có trụ sở ở Phnom Penh. Điều này có nghĩa là, một bộ phận bị từ chối các quyền bầu cử, quyền sở hữu đất đai, thậm chí cả quyền đi học và do đó về cơ bản, họ là những người vô tổ quốc.

Theo ông Sopham Ear, giảng viên về ngoại giao và chính trị quốc tế ở Occidental College, Los Angeles, rõ ràng trước đây, Việt Nam là nước đã tiến vào giải phóng, nhưng chính Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng ở Campuchia và trở thành ông chủ ở đây. Hà Nội hiện nhìn về Phnom Penh một cách đầy tiếc nuối, đôi khi pha lẫn cả phức cảm oán hờn. Kẻ mà họ đã dựng lên từ tro tàn, nay lại nói lời chia tay và rơi vào vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh... Thật ra, Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng cũng là để tự vệ, chứ không phải vì lòng nhân từ. Hà Nội tung ra những đợt phản công quy mô chỉ trong vòng 13 ngày trước khi tiến vào Phnom Penh, đó là do bị Khmer Đỏ liên tục quấy phá vùng biên giới trong nhiều năm [4].

Nhớ lại thời gian ngắn ngủi ấy sau năm 1975, chính quyền Khmer Đỏ từng gây cho Hà Nội nhiều cơn choáng đột ngột. Chính một tướng An ninh Việt Nam từng tuyên bố, nếu không có Trung Quốc đứng đằng sau "hà hơi tiếp sức", chỉ đạo, định hướng, thậm chí lên kế hoạch chi tiết đánh phá Việt Nam thì đến bố Pol Pot có sống lại cũng chẳng dám đụng đến đất đai của chúng ta [3].

Thế nhưng ngày nay, Phnom Penh không còn muốn thuật lại câu chuyện dưới khía cạnh đen trắng phân minh như trong quá khứ. Một bộ phim nói về việc Hun Sen đào ngũ và chiến đấu chống lại Khmerr Đỏ đã được chiếu trên đài truyền hình quốc gia năm ngoái. Bộ phim không hề nhắc đến, dù chỉ một lần, rằng Trung Quốc chính là kẻ đã hậu thuẫn cho chế độ diệt chủng. Lịch sử rõ ràng đã bị bóp méo. Trong khi cuối những năm 80, chính Hun Sen từng tuyên bố : "Trung Quốc là gốc rễ của mọi điều ác ở Camphuchia". Nhưng rồi một thập niên sau, Hun Sen lại coi Trung Quốc là "người bạn đáng tin cậy nhất" và nay thì từ ngữ được các viên chức chính quyền dùng là "người bạn sắt son".

Để tránh các thuyết âm mưu dễ dãi, chúng ta chưa thể khẳng định một cách dứt khoát, ai đứng đằng sau cuộc "thanh lọc sắc tộc" đối với người Việt sống ở Camphuchia hiện nay ? Liệu đây có phải là "một quyết định đột ngột" như Đại sứ Việt Nam Vũ Quang Minh viết trên FB ? Hay chúng ta lại tin vào lời của người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan : "Chúng tôi đã nói với họ trong nhiều năm (tức là nói với những người Việt sinh sống trên đất CPC) rằng, chính phủ không thể đợi cho đến khi đại dịch kết thúc mới thực thi luật pháp… Nhưng họ đã phớt lờ những lời cảnh báo và sau đó phàn nàn rằng họ chẳng có nơi nào để đi" ? Trong khi bản thân Hun Sen từng thừa nhận trên báo "Khmer Times" ngày 2/11/2016, chính người Pháp đã khuyến khích và bắt ép người Việt Nam sang Campuchia. Cá biệt có thời điểm người Việt chiếm hơn 70% nhân lực trong ngành công nghiệp cao su ở nước này.

Trong khi đó, lời van nài của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam mỗi khi đề cập đến vấn đề này đều "mong các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Campuchia quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm ăn ổn định, đồng thời đảm bảo các quyền lợi hợp pháp trên mọi mặt đời sống". Hóa ra chuyện "thanh lọc" nói trên là quyết định của chính quyền địa phương chứ không phải từ trung ương ? Buộc phải nhắc lại, sau 12 ngày chiếm đóng làng Ba Chúc (từ 18 đến 30/4/1978), Khmer Đỏ đã tàn sát 3.157 dân thường. Mãi tới lúc ấy, Hà Nội mới đi đến kết luận, vụ Ba Chúc cũng như các vụ thảm sát dọc biên giới trước đó, không phải chỉ là quyết định của chính quyền cấp địa phương.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng ao ước ta có độc lập thực sự để tiếng nói được láng giềng và quốc tế nể trọng. Đúng vậy, nếu có đường lối dân tộc và dân chủ thì không chỉ các nước phên dậu, mà ngay cả các cường quốc khác cũng không dễ bắt nạt ta như hiện nay. Singapore, Đài Loan, Israel… là những bài học nhỡn tiền. Đảng cộng sản Việt Nam đào tạo được mấy người, từ Tổng bí thư kiêm Thủ tướng Pen Sovann cho đến Tổng bí thư Pol Pot, từ đương kim Thủ tướng Hun Sen rồi cho đến không biết còn những ai nữa… tất cả họ đều "qua cầu rút ván" là tại làm sao ? Chính sách của ta hay những người chúng ta lựa chọn có vấn đề ? "Hoạ phúc phải đâu một buổi". Cầu chúc Đảng cộng sản Việt Nam giải quyết rốt ráo vụ "thanh lọc" hiện nay. Từ những người được Đảng coi là "khúc ruột ngàn dặm", nhìn về sông Tonle Sap, chúng tôi thực sự đau xót cho "khúc ruột thừa" của Đảng. Những kẻ tha phương cầu thực chúng tôi chỉ khác nhau ở một điểm : chúng tôi gửi hàng chục tỷ USD về nuôi Đảng mỗi năm ; còn họ, đồng bào của chúng tôi, không những bị Hun Sen xua đuổi, mà trong thâm tâm, chắc Đảng cũng không muốn nhận trở lại quê hương, đúng không ?

Đau thương lắm thay, Đảng ơi !

Tony Phạm

Nguồn : RFA, 09/07/2021

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Trọng chỉ đạo Bộ Công an phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng (VOA, 03/01/2019)

Hôm 3/1, phát biểu ch đo ti Hi ngh Công an toàn quc ln th 74 Hà Ni, Tng Bí Thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng yêu cu lc lượng Công an phi tuân th mi s ch đo ca Đng.

congan1

Tổng Bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng phát biu ti Hi Ngh Công an Toàn quc ngày 3/1/2019. Báo Nhân dân

Cổng Thông tin B Công an trích li ông Trng nói : " Mi hot đng ca lc lượng Công an phi tuân th và bám sát s lãnh đo, ch đo ca Đng, Nhà nước".

Ông Trọng, Tng Bí thư đu tiên tham gia vào thường v ca Đng y Công an Trung ương t năm 2016, nhc nh b này : "Đ cao cnh giác, kp thi phát hin và kiên quyết đu tranh phn bác các quan đim thù đch, sai trái ; vch trn nhng âm mưu và hành đng li dng mt s v án, v vic tiêu cc đ làm tn hi ti khi đi đoàn kết toàn dân, h thp vai trò, uy tín của Đng, Nhà nước và lc lượng vũ trang nhân dân".

Ông chỉ đo lc lượng Công an phi ch đng phi hp các cơ quan chc năng " trong phòng nga, đu tranh, không đ k đch, phn t xu thâm nhp, lôi kéo, móc ni, tác đng tự din biếntự chuyển hóa trong nội b".

Mặt khác, ông Nguyn Phú Trng hoan nghênh, biu dương và chúc mng nhng thành tích đã đt được trên các mt công tác ca lc lượng Công an trong năm 2018 và na đu nhim kỳ qua, theo Thông Tn Xã Vit Nam.

Cổng Thông tin B Công an cho rằng vic Quc hi Vit Nam thông qua Lut An ninh Mng, mt b lut gây tranh ci nhm tăng cường s kim duyt các phát biu chng nhà nước trên mng xã hi, là mt "thành công trong vic hoàn thin h thng pháp lut".

Báo Nhân dân trích lời người đứng đu Đng Cng sn Vit Nam nói : "Năm 2019, công vic ca ngành Công an nhiu hơn và phc tp hơn. Rt nhiu nhim v ln, khó phi làm và làm tt hơn na đang ch đi trước mt".

************************

320 luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ bị xóa tên vì "không đóng phí liên tục nhiều năm" (RFA, 03/01/2019)

Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh vừa có quyết định "xóa tên khỏi danh sách của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh 320 luật sư vì đã không đóng phí thành viên liên tục nhiều năm".

congan2

Quyết định xóa tên 320 luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh - Courtesy HCBA

Các báo trong nước loan tin này vào ngày 2/1/2019, dẫn quyết định số 05 của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 27/12/2018.

Theo quy định, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư đối với các luật sư bị xóa tên.

Trước đó, ngày 12/3/2018, luật sư Phạm Công Út cũng bị Đoàn luật sư này khai trừ với lý do là ông Út bị cáo buộc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng rồi nhận ngay 1 tỉ đồng và sẽ nhận 30% giá trị tài sản thu hồi được, nhưng ông này không có khả năng thực hiện hợp đồng, mà vẫn không hoàn trả tiền cho khách hàng.

Luật sư Phạm Công Út là người có sáng kiến thành lập Hội đồng bào chữa quy tụ các luật sư giỏi nghề với phương châm "nơi nào có oan sai, nơi đó có chúng tôi".

Một luật sư khác là ông Võ An Đôn, bị xóa tên khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên hồi năm 2017. Lý do là vì ông bị kỷ luật liên quan đến cáo buộc "lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, video clip, phát ngôn trả lời báo chí, đối tượng ở nước ngoài, bịa đặt nói xấu luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng, đảng và nhà nước Việt Nam…". Luật sự Võ An Đôn đã bác bỏ cáo buộc này.

Ngày 27/12/2018 vừa rồi, ông cũng có đơn khiếu nại Tòa án tỉnh Phú Yên vì không thụ lý đơn kiện Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Thành Long.

******************

Người Việt được sinh sống ở Biển Hồ đến tháng 7 năm 2019 (RFA, 03/01/2019)

Chính quyền tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia tuyên bố cho phép 750 gia đình người Việt Nam tiếp tục sinh sống ở Biển Hồ cho đến tháng 7 năm 2019, sau khi có hơn 3000 gia đình người Việt Nam khác tự nguyện di dời tới khu vực tái định cư trên đất liền.

CAMBODIA-MAN REPAIRS BOAT 1

Một ngư dân Việt Nam tự sửa chữa chiếc thuyền gỗ tại một làng chài trên sông Tonle Sap, Biển Hồ ở Campuchia. AFP

Tờ Phnompenh Post, vào ngày 3 tháng 1 dẫn lời của người đứng đầu tỉnh Kampong Chhnang, ông Chhour Chandoeun cho biết chính quyền tỉnh Kampong Chhnang ra quyết định vừa nêu sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về ảnh hưởng của việc di dời các gia đình gốc Việt ra khỏi khu vực Biển Hồ.

Ông Chhour Chandoeun nói rằng những gia đình này sinh sống bằng nghề nuôi cá lồng bè và cá sẽ chết nếu như họ di dời lên đất liền, do đó chính quyền tỉnh Kampong Chhnang đang chuẩn bị kế hoạch tái định cư vĩnh viễn cho các hộ dân đó trong vòng 6 tháng nữa và họ sẽ ở trên đất liền nhưng vẫn có thể tiếp tục nghề nuôi cá lồng bè của họ.

Trong một tuyên bố của tỉnh Kampong Chhnang, Phó tỉnh trưởng Sun Sovannarith cho biết chính quyền tỉnh thực hiện kế hoạch di dời trong hai giai đoạn. Hiện, chính quyền đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho các gia đình đã di dời. Và, chính quyền cũng đang làm việc kết hợp với các công ty tư nhân để tiêu chuẩn hóa những lồng bè nuôi cá, phục vụ trong lãnh vực du lịch. Ông Sun Sovannarith nói rằng tỉnh Kampong Chhnang có thêm nguồn thu từ việc bán vé tham quan cho du khách.

Người phát ngôn của Tổ chức nhân quyền Adhoc lên tiếng lo ngại rằng các gia đình đã di dời sẽ biểu tình phản đối vì có sự phân biệt trong kế hoạch tái định cư này của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang.

*****************

Bài toán chặt cây xanh để mở rộng đường phố (RFA, 03/01/2019)

Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội vừa ra công bố thực hiện việc xén hè phố để mở rộng một số tuyến đường trong đó có khu vực đường Láng dọc sông Tô Lịch và một số tuyến đường khác tại nội đô.

congan4

Hàng cây Sà Cừ trên đường Láng, dọc sông Tô Lịch tại Hà Nội. RFA

Lý do được Sở Giao thông- Vận tải đưa ra nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe với mật độ dân cư ngày càng đông tại Hà Nội. Theo kế hoạch thì phải chặt và di chuyển 476 cây xanh các loại mà theo Sở này thì nhất là những loại cây sâu, rỗng thân, nghiên, cong có thể gây nguy hiểm cho người đi đường. Tổng chi phí thực hiện dự án này được Sở Giao thông Vận tải công bố lên tới hơn 120 tỷ đồng và thời gian hoàn thành trước tết Nguyên đán sắp tới.

Dự án sau khi được công bố vấp phải phản đối mạnh mẻ từ công luận. Nhiều người cho rằng, việc chặt cây mở rộng tuyến đường là cần thiết tuy nhiên tại khu vực đường Láng với hàng cây cổ thụ khổng lồ nằm giữa hai tuyến đường, che bóng mát cho người đi đường nhưng bị chặt hết đi để mở rộng thêm một tuyến đường là điều không hợp lý.

Chúng tôi liên lạc với một bạn trẻ hiện đang sống tại Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin về khu vực này và được bạn cho biết việc chặt cây tại khu vực này là điều không cần thiết :

"Đoạn đường cây xà cừ đó đã có từ nhiều năm rồi và ai cũng biết được sự quý giá của cây cổ thu ấy, được coi như là di tích của lịch sử và nó cũng chỉ chiếm diện tích chỉ hơn 1m thôi nhưng bây giờ với mục đích là mở đường và tổng kinh phí lên tới hàng trăm tỉ giờ chặt hết hàng trăm cây đó đi là điều thật sự vô lý và có ý đồ xấu và không ai kiểm soát cả. Cả Hà Nội bây giờ chỉ còn vài con đường có cây cổ thụ và cây xanh nhưng vì lý do mở đường, giảm ùn tắc giao thông mà thật ra là không cần thiết".

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thành viên của nhóm Green Tree từ Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng việc chặt cây nghiêm trọng nhất vào tháng 3-4/2015 và đó là dự án mà công luận phẩn nộ nhất nhưng nó lại không nhằm mục tiêu mở rộng tuyến đường. Do đó, đối với dự án vừa nêu của Sở Giao thông- Vận tải thì anh hoàn toàn không tin đó là lựa chọn tốt nhất.

Anh cho biết : "Một vốn dĩ các kế hoạch đường tại Việt Nam thật sự đã gây thất vọng rất là nhiều và thứ hai bản thân việc mở rộng đường với lựa chọn phải chặt cây thì chúng tôi không được tiếp cận thông tin đầy đủ là có những phương án nào được cân nhắc và liệu rằng có những phương án nào khác để khỏi chặt cây không, mà chỉ những thông tin hết sức mập mờ và không rõ ràng. Dường như việc thông báo mọi chuyện đã rồi là lựa chọn của thành phố Hà Nội nên chúng tôi không tin rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất".

Dư luận cũng như cộng đồng mạng xã hội lên tiếng cho rằng nguyên nhân vì sao cơ quan chức năng Việt Nam luôn nhắm đến các loại cây cổ thụ lâu năm như cây xà cừ, có tuổi đời rất lâu và có khả năng giữ vững, có sức bền và chịu đựng mưa bão từ hàng chục năm nay và thay vào đó là những loại cây mới phải tốn nhiều năm mới phát triển.

congan5

Hàng cây Sà Cừ trên đường Láng, Hà Nội. RFA

Bạn trẻ từ Hà Nội cho biết : "Những lý do họ đưa ra là cây xà cừ này sẽ dễ gãy gây ra tai nạn giao thông, họ đã biện minh rất nhiều cho các hành động của họ. Bây giờ lấy lý do đấy và họ chặt đi từ Bắc vào Nam nơi nào có cũng triển khai các dự án chặt cây và trồng lại những cây con mà trong lúc chúng ta phải tốn thời gian rất là nhiều và thậm chí những cây được trồng lại cũng không phải là loại cây xà cừ".

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang giải thích với chúng tôi nguyên nhân vì sao người ta lại luôn chọn cây xà cừ trong khu đô thị để đốn hạ. Ông cho biết :

"Thực chất là thế này không chỉ riêng cây xà cừ đâu, mà tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang hoặc các thành phố lớn có thời gian người ta trồng cây xà cừ. Nó cũng chỉ là ngẫu nhiên thôi bởi vì khoảng 40-50 năm trước người ta hay trồng cây xà cừ, lúc đó người ta chưa nghiên cứu ra các loại cây khác. Cây xà cừ rất khỏe và sống rất là lâu, lá tương đối to và khi rụng cũng dễ dàng quét dọn vệ sinh, nhưng nhược điểm của cây xà cừ là nếu trồng ở phố thì nó dễ đâm ngang nên nhiều khi nó nứt vỉa hè và làm đường nó bị cong lên nhiều khi nó không đứng thẳng, nếu công ty quản lý không đi cắt xén thì nó dễ đỗ và gây tại nạn rồi sập nhà…. Nên nhiều khi những lý do đó nên chặt cây để đỡ phá đường".

Ngoài ra nhà báo Tạo còn cho biết thêm, việc phát triển đô thị là xu thế không thể cưỡng lại được và việc chặt cây để mở rộng tuyến đường đô thị cũng là một trong những vấn đề mở rộng, nếu Việt Nam lâm vào tình huống đó thì ông cho rằng cũng đành cắn răng chịu đựng.

"Có thể 1,5m đường nó cũng khá là quan trọng với từng tuyến phố, trong trường hợp hiếm hoi đó thì cũng phải buộc lòng hy sinh hàng cây đó. Nếu con đường 30m mà anh chặt hàng cây để mở thêm 1,5m nữa thì chuyện hoàn toàn phi lý, nhưng ví dụ những tuyến phố có 4-5m thôi thì mở 1,5m là rất quan trọng để cho 2 xe có thể tránh nhau dễ dàng, thì những trường hợp như thế thì mình đành phải chấp nhận chặt đi những cây mấy chục năm".

Đối với dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thì có ý kiến cho rằng, anh đồng ý việc mở rộng các tuyến đường là cần thiết đối với thực trạng giao thông đô thị hiện nay tại Hà Nội. Tuy nhiên, theo anh đó không phải là nguyên nhân cốt lõi.

"Tại Hà Nội không phải nguyên nhân chính là vì đường hẹp hay do có cây lớn khiến đường bị hẹp mà nguyên nhân chính là do quy hoạch các khu dân cư, các khu cao tầng trong khu vực nội đô nên tôi thấy nhắm vào việc chặt cây để mở rộng đường không phải là gốc của vấn đề. Thứ hai cây xanh là một vấn đề cần thiết cho đời sống và môi trường nên lựa chọn này tôi cho rằng không phải là tối ưu".

Một số chuyên gia và dư luận cho rằng còn nhiều biện pháp khác để mở rộng các tuyến đường không nhất thiết phải chặt hàng trăm cây cổ thụ để mở rộng vài mét đường.

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết "Tôi cho rằng việc cần phải làm là quy hoạch các khu dân cư mới hay là di chuyển các nhà máy xí nghiệp, trường đại học ra khỏi khu vực nội thành, hay các cơ quan thật sự không cần thiết phải nằm trong nội thành thì mới là nguyên nhân cốt lõi để giải quyết các vấn đề giao thông đô thị. Tôi tin rằng để giải quyết các tình trạng giao thông tại Hà Nội thì chắc chắn còn nhiều giải pháp khác chứ không nhất thiết là phải chặt cây".

Đồng thời, anh Tuấn cho rằng việc tiếp cận các nguồn thông tin trên mạng, trên các cổng thông tin điện tử, báo chí thì người dân không có đủ thông tin để xem xét và đồng thuận ý kiến với lãnh đạo. Anh có nguyện vọng là lãnh đạo thành phố nên cung cấp đầy đủ thông tin hơn đến với người dân trước khi lựa chọn phương án để có thể đi đến đồng thuận với một giải pháp tốt nhất.

*******************

Liệu doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho CPTPP ? (RFA, 03/01/2019)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14/1/2019 với những hy vọng tươi sáng cho nền kinh tế khi hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào thị trường 10 nước trong hiệp định sẽ được giảm hoặc miễn thuế ngay lập tức. Tuy vậy, CPTPP được đánh giá cũng sẽ đặt ra không ít thách thức và cạnh tranh khắc nghiệt cho các doanh nghiệp trong nước.

congan6

Các nhà đàm phán của các nước thành viên TPP tại Chile hôm 8/3/2018. AFP

Thực tế hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã thực sự sẵn sàng trước khi CPTPP có hiệu lực ?

Khâu chuẩn bị

Hiệp định Đối tác Toàn diện & Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước tham gia ký kết hiện nay đã có hiệu lực với 6 quốc gia đầu tiên là Úc, Cananada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore kể từ ngày 30/12/2018.

Quốc hội Việt Nam biểu quyết phê chuẩn CPTPP hôm 12/11/2018 khiến Việt Nam trở thành nước thứ 7 thông qua hiệp định này. Bốn nước thành viên còn lại là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.

Việt Nam được các chuyên gia đánh giá sẽ là một trong những nước được hưởng lợi lớn nhất trong thỏa thuận thương mại này đối với các mặt hàng xuất khẩu như gỗ, da giày, may mặc, nông sản, thủy hải sản, điện tử.

Trong một hội thảo gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam tham gia CPTPP, nhắc lại rằng bên cạnh những cơ hội rộng mở, thì thách thức mà hiệp định này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt là rất lớn.

Trả lời câu hỏi về khâu chuẩn bị của các doanh nghiệp trong nước trước khi CPTPP có hiệu lực ở Việt Nam, Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định các doanh nghiệp ít nhiều đã chuẩn bị về mặt tinh thần, và ông nói tiếp :

Thật ra nếu doanh nghiệp nào đã có tham gia xuất khẩu vào các thị trường cao ví dụ như Mỹ, Châu Âu, Nhật thì đối với hiệp định CPTPP, họ sẽ không tốn quá nhiều công sức để chuẩn bị đâu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp chưa tham gia thì chắc chắn họ sẽ có khó khăn ở những thị trường thuộc hiệp định này.

Chúng tôi đặt câu hỏi tương tự với doanh nhân Phạm Phúc Toại, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Long, Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thủy sản Hoàng Long, và được ông khẳng định về cam kết chất lượng sản phẩm của công ty mình.

Cái đó là tiêu chí số một của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, bao giờ cũng có định hướng chiến lược để làm sao làm tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Doanh nghiệp rất khắt khe chuyện này và phải làm cho được chuyện đó.

Ngoài ra, các thách thức lớn khác mà CPTPP đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và chưa có kinh nghiệm được các chuyên gia nhiều lần phân tích là tiêu chuẩn về lao động và yêu cầu về môi trường. Đặt vấn đề này với một công ty sản xuất nội thất gỗ xuất khẩu ở Bình Dương, chủ doanh nghiệp trẻ giấu tên chia sẻ :

congan7

Chế biến cá da trơn xuất khẩu tại Việt Nam. (Ảnh minh họa) Courtesy VASEP

Thứ nhất là nhà xưởng phải chuẩn bị để có những tiêu chuẩn về môi trường. Mình cũng đang chuẩn bị để áp dụng, tìm hiểu để có chứng nhận ISO. Còn lao động thì cũng ổn, vì thật ra nhân sự khoảng 50 người thì mình cũng lo về Luật Lao động ví dụ như ký hợp đồng lao động, bảo hiểm, công đoàn… Thật ra ở Việt Nam làm mấy cái đó chi phí khủng khiếp lắm.

Trái ngược với sự mong chờ từ CPTPP của nhiều phía, chủ doanh nghiệp Thủy sản Hoàng Long, doanh nhân Phạm Phúc Toại bày tỏ sự không quan tâm đến CPTPP như lời của ông :

Nói chung, nếu nói về kinh tế của đất nước, về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Việt Nam thì những hiệp định đó là tốt cho Việt Nam. Nhưng tôi thì không quan tâm nhiều vì trong lĩnh vực của tôi thì tôi thấy cũng chẳng có gì gọi là giúp cho doanh nghiệp tốt.

Ông Phạm Phúc Toại nói mặt hàng xuất khẩu của công ty ông từ trước đến nay chỉ bị đánh thuế khi nhập vào thị trường Mỹ, còn ở các nước khác như Mexico thì vẫn được miễn thuế, nên CPTPP sẽ không có tác động gì tới doanh nghiệp của ông.

Những bất cập

Đánh giá về bất cập lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và chưa có kinh nghiệm hiện nay, ông Lê Thành Kiệt nói :

Vấn đề chính của các doanh nghiệp nhỏ này là sự tuân thủ, vì trước nay họ không làm ở những thị trường này hoặc ở những thị trường không đòi hỏi, mà chủ yếu là luật lệ trong nước. Mà luật lệ trong nước thì mặc dù tiêu chuẩn đưa ra không thấp hơn các nước khác nhiều lắm nhưng vấn đề tuân thủ, kiểm soát của chính phủ ta vì nhiều lý do nên không thể kiểm soát chặt chẽ được.

Ngay sau khi thông qua CPTPP, chính phủ Việt Nam khẳng định trên truyền thông rằng hiệp định này đỏi hỏi những đột phá trong việc thực thi pháp luật, quản lý nhà nước và quản trị xã hội. Tuy vậy, chủ doanh nghiệp gỗ được chúng tôi phỏng vấn thổ lộ :

Muốn đúng tiêu chuẩn ISO thì Việt Nam có bao nhiêu xưởng đủ tiêu chuẩn đó ? Phải lách hết, phải lo hết. Ví dụ như xử lý nước thải đi, giờ bỏ ra mấy triệu đô bỏ ra xử lý nước thải, trong khi doanh nghiệp khác thì không làm mà nó vẫn sản xuất ra được sản phẩm đó.

Ông Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh từng nhấn mạnh việc các thị trường cao cấp của CPTPP đòi hỏi tính bền vững, thân thiện của sản phẩm, vật liệu với môi trường và cộng đồng sẽ là những thách thức cho doanh nghiệp Việt. Để đáp ứng, người chủ doanh nghiệp gỗ cho biết hiện nay các doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ đã bắt đầu kế hoạch trồng rừng và thu hoạch gỗ đúng tiến độ, còn trước đây thì khác. Anh nói :

congan8

Xe chở gỗ tròn từ Cam Pu Chia sang Việt Nam. AFP

Hồi trước nay thì không hề có chuyện đó. Toàn là lấy gỗ khai thác rừng vô tội vạ rồi làm giấy tờ hợp thức hóa. Thật ra Châu Âu hay Mỹ biết hết nhưng thả dần dần để mình thay đổi mà mình không thay đổi thì nó mới cắt.

Mới hôm 15/11Bộ Công thương Việt Nam ban hành quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia, vì vấp phải các cáo buộc của quốc tế về trình trạng nhập các loại gỗ quý hiếm lậu với giấy phép giả. Chủ doanh nghiệp gỗ khẳng định với chúng tôi điều đó là thật và nói công ty của anh chỉ nhập gỗ từ Mỹ và Châu Âu để chế biến và xuất ngược lại vì có nguồn gốc và kiểm định rõ ràng.

Doanh nghiệp : Tự lực cánh sinh

Chủ trì Hội nghị chuyên ngành gỗ và lâm nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/8/2018, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam phải trở thành ngành mũi nhọn. Chủ doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu phân trần với chúng tôi.

Thật ra là như vầy : Hồi xưa chính quyền không có để ý đến ngành gỗ của mình gì hết. Nhưng ba năm gần đây thì đột nhiên xuất khẩu gỗ của mình lớn từ 3, 4 tỷ đô lên 9 tỷ nên nhà nước mới để ý và thấy là một nguồn thu ngon lành.

Hôm 21/11/2018, báo trong nước loan tin Bộ Công thương dự đoán doanh thu gỗ xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 chắc chắn sẽ đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD. CPTPP được đánh giá sẽ là cơ hội để sản phẩm gỗ Việt tiếp tục ‘vươn mình’ ra thế giới. Trả lời câu hỏi liệu đã có sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền, chủ doanh nghiệp gỗ khẳng định chưa hỗ trợ nhiều mà chỉ ‘góp tiếng nói thôi’, và anh cho biết :

Thật ra là tự trong Hiệp Hội Gỗ Miền Nam gây dựng lên hết đó, khá là OK rồi thì nhà nước mới để ý đó.

Chúng tôi đặt câu hỏi tương tự về vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thì được doanh nhân Phạm Phúc Toại thẳng thắn trình bày :

Nói thì nói thế thôi nhưng chính phủ thì quản lý vĩ mô, nói ra nhiều giải pháp vậy thôi chứ thực sự cái gì cũng vậy, chúng ta nên nỗ lực từ bản thân, từ doanh nghiệp ‘tự lực cánh sinh’ là chủ yếu. Về mặt lý thuyết, bề mặt của đất nước thì nhìn thấy vậy thôi chứ tôi không quan tâm.

Người chủ doanh nghiệp hải sản nhấn mạnh ông chưa bao giờ tham gia, sinh hoạt trong các hội đoàn của chính phủ để mong có sự trợ giúp cho doanh nghiệp của mình.

Published in Việt Nam

Hơn 8 ngàn người Việt chết vì tai nạn giao thông trong năm qua (RFA, 03/01/2018)

Có hơn 8 ngàn người thiệt mạng và hơn 17 ngàn người bị thương do tai nạn giao thông ở Việt Nam, trong năm 2017. Riêng trong ba ngày nghỉ Tết Dương lịch 2018, có 67 người chết và 74 người bị thương.

vn1

Hình minh họa. Một người lái xe máy UBer (giữa) đang nhìn điện thoại di động khi đợi đền xanh ở Hà Nội. Hình chụp hôm 2/6/2017  - AP

Số liệu vừa nêu được Bộ Công An và Cục Hàng hải Việt Nam công bố tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2017.

Theo số liệu được công bố, trong năm 2017, đã có 20.080 vụ giao thông xảy ra trên cả nước và được ghi nhận giảm xuống so với năm 2016 cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở đường bộ, với gần 20 ngàn vụ, do các nguyên nhân như chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng làn đường, không tuân thủ các quy định về biển báo và hiệu lệnh giao thông.

Vào ngày 3 tháng Giêng, tại buổi lễ phát động ra quân Năm An toàn Giao thông 2018, diễn ra ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Trường Hòa Bình cho biết chủ đề của chương trình Năm An toàn Giao thông 2018 là "An toàn giao thông cho trẻ em", với mục tiêu giảm 10% tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông đối với trẻ em so với năm 2017 và khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng như các trục giao thông chính khắp Việt Nam.

*********************

Đan viện Thiên An phản đối Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế (RFA, 03/01/2018)

Hôm 31 tháng 12 năm 2017 các Đan sĩ đan viện Thiên An đã gửi thư phản đối đến UBND Thừa Thiên Huế về văn bản có lời lẽ bị cho là vu cáo, nhục mạ Bề Trên Đan viện – Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức.

vn2

Đan viện Thiên An - file photo

Trong thư phản đối, các linh mục đã và đang sống, làm việc chung với Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức cho rằng, việc xây dựng công trình tôn giáo trong nội vi Đan viện – trên khu đất 107 hecta tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An từ những năm 1940 – được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật.

Các linh mục cũng cho rằng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm thay chức năng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa Án, khi không có bằng chứng mà kết tội Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức có hành vi vi phạm pháp luật.

Cũng trong thư phản đối các Đan sĩ đan viện Thiên An lên án hành vi lạm quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Đan viện, khi các quan chức Thừa Thiên Huế có lời đề nghị không tiếp tục bổ nhiệm Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức làm Bề trên Đan viện Thiên An và thuyên chuyển Linh mục Antôn ra ngoài địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cuối thư phản đối, các Đan sĩ đan viện Thiên An yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh các quan chức UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật ; can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo ; xúc phạm nhân phẩm của Linh mục Bề Trên Antôn Nguyễn Văn Đức và xúi giục người khác vi phạm pháp luật.

Đan viện Thiên An, ở xã Thủy Bằng, bị chính quyền Thừa Thiên-Huế trưng thu 49 héc-ta đất rừng thông để xây dựng khu du lịch từ năm 1998. Đan viện Thiên An nhận thấy việc thu hồi 49 héc-ta đất có nhiều khuất tất và đã tiến hành khiếu nại, khiếu kiện từ cấp địa phương lên đến trung ương. Nhưng việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài gần 2 thập niên vẫn không được giải quyết.

Trước những dấu hiện cho thấy chính quyền địa phương rắp tâm muốn lấy thêm phần đất còn lại trong tổng thể 107 héc-ta của Đan viện để bán cho doanh nghiệp nước ngoài, Đan viện Thiên An quyết định tranh đấu không để mất phần đất (rừng thông) còn lại nên tức tốc chỉnh trang lại vườn tược, ủi đường, đào mương, xây nhà, phục hồi lại đập nước đã được xây từ năm 1958.

Đan viện Thiên An cũng ba lần cho dựng Thập Tự giá trong khỏang thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Tuy nhiên cả ba lần đều bị công an, an ninh và côn đồ đập phá. Lần đập phá thánh giá và hành hung các tu sĩ của Đan viện Thiên An mới nhất xảy ra trong hai ngày 28 và 29 tháng Sáu 2017.

***********************

Nỗi lo của cộng đồng gốc Việt ở Campuchia (BBC, 03/01/2018)

Sinh sống tại Biển Hồ từ hàng chục năm qua, nhưng nay cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia đang lo sợ phải đối diện với nguy cơ có cuộc sống bấp bênh.

Sau khi chạy nạn Pol Pot, nhiều người quay trở lại vùng Tonle Sap hồi đầu thập niên 1980, nơi họ coi là "quê hương xứ sở" của mình.

Khoảng 80% người gốc Việt không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào được chính phủ Campuchia công nhận.

Gần đây, chính phủ Campuchia thông qua Nghị định 129 theo đó quyết định thu hồi giấy tờ của gần 70 ngàn người gốc Việt, khiến nhiều người lo ngại rằng những người bị thu giấy tờ sẽ rơi vào tình trạng "vô tổ quốc" như phần lớn những người còn lại.

Ngoài nỗi lo bị thu giấy tờ, nhiều người nói cuộc sống và kế sinh nhai hàng ngày của họ cũng bị gây khó dễ bởi chính quyền địa phương và cả bởi Tổng hội người Campuchia gốc Việt, điều mà quan chức Tổng hội bác bỏ.

Published in Việt Nam

Cha Xứ Song Ngọc hỏi chính quyền về nhóm cờ đỏ (RFA, 27/10/2017)

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc và giáo họ Đông Kiều, vào ngày 26 tháng 10 có thư yêu cầu chính quyền địa phương giải thích về kế hoạch họp của nhóm gọi là ‘cờ đỏ’ sát cơ sở tôn giáo vào chiều tối chủ nhật 29 tháng 10 tới đây.

codo1

Linh mục Nguyễn Đình Thục trả lời phỏng vấn với RFA. 

Thư yêu cầu giải thích do linh mục Nguyễn Đình Thục ký được gửi đến các cơ quan chức năng xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An.

Vào chiều ngày 27 tháng 10, linh mục Nguyễn Đình Thục phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về Thư Yêu Cầu như sau :

"Cách đây hai ngày, chính quyền xã Sơn Hải mời Ban Hành Giáo họ Văn Thai đến thông báo về cuộc họp mặt của Hội Cờ Đỏ vào ngày chủ nhật tới. Địa điểm đó là nơi mà họ đấu tố hai linh mục trước đây, và vị trí sát với giáo họ Văn Thai. Điều này làm cho giáo dân lo sợ xảy ra trường hợp tương tự.

Việc thông báo cho Ban Hành giáo vào buổi chiều hôm trước, tối về tôi mới viết thư yêu cầu và sáng nay tôi gửi đi, có thể mai họ mới nhận được và không biết sau khi nhận được thư yêu cầu họ có trả lời hay không. Tuy nhiên tôi hy vọng cả thế giới biết được và họ sẽ suy nghĩ lại hay giảm đi sự tàn ác của họ. Tôi hy vọng như thế".

Theo trình bày của linh mục Nguyễn Đình Thục thì sau khi có những cuộc tập trung của ‘nhóm cờ đỏ’ thì lại xảy ra những vụ côn đồ tấn công giáo dân, ném đá vào nhà thờ, hay đấu tố các linh mục. Cụ thể sau cuộc họp của Hội Cờ Đỏ ở Sơn Hải vào tháng tư thì xảy ra vụ đàn áp giáo họ Văn Thai ; sau cuộc họp của những thành viên Hội Cờ đỏ vào tháng 9 thì xảy ra vụ việc ở giáo xứ Đông Kiều.

https://youtu.be/1VzbcKnthjY

******************

1 phụ nữ Việt được giải cứu trong vụ triệt phá đường dây mại dâm ở Malaysia (VOA, 27/10/2017)

Cảnh sát Malaysia va trit phá mt đường dây mi dâm, bt gi 3 người và gii cu mt cô gái 18 tui người Vit trong v truy quyét mt khách sn Kuala Terengganu, Malaysia, hôm 27/10.

codo2

Phó sở Điu tra ti phm tiu bang Terengganu ca Malaysia, Fazlisyam Abdul Majid ti cuc hp báo Kuala Terengganu hôm 27/10, cho biết mt ph n Vit được gii cu trong v truy quét đường dây mi dâm ti đây.

Theo New Strait Times, phó chỉ huy S Điu tra Ti phm ca tiu bang Fazlisyam Abdul Majid cho biết mt nhóm cnh sát t bit đi cnh sát Terengganu đã bt ng đt nhp vào phòng khách sn đó lúc 12h30 sáng.

Cảnh sát Fazlisyam nói h tìm thy các bao cao su và tin mt tr giá 380RM cũng như thu gi mt chiếc ô tô trong vụ đt nhp này.

"Bộ tam này, tui t 19 đến 38, b đưa đến s cnh sát Kuala Terengganu đ điu tra thêm theo điu 12 ca Đo lut Chng buôn người và chng buôn bán lu người nhp cư 2007 v buôn người vi mc đích khai thác bng các mánh khóe la bp", ông Fazlisyam nói tại tr s bit đi Kuala Terengganu.

"Các điều tra ban đu cho thy người ph n này không có các giy t nhp cnh hp l và b nhóm này cưỡng ép bán dâm", theo ông Fazlisyam.

Phó sở điu tra ti phm ca Terengganu nói nn nhân b đưa đến các khách sn Kedah, Kuala Lumpur và đây, mi nơi đến h 2 tun, theo ghi nhn ca New Strait Times.

"Nhóm này mồi chài các khách hàng qua ng dng WeCHat. Các khách hàng phi tr t 160RM ti 200RM cho mi ln phc v", ông Fazlisyam cho biết.

Ông nói thêm rằng cng sát đã có được lnh giam gi nhóm này trong 6 ngày t 24/10 ti 29/10.

"Người ph n này s được chuyn đến S Di trú tiu bang", theo ông Fazlisyam.

****************

Vẫn lo về giấy cư trú người Việt ở Campuchia (BBC, 27/10/2017)

Pháp lệnh mới của Phnom Penh sẽ ảnh hưởng nhiều người Việt, một luật sư người Úc từng làm việc với cộng đồng người Việt tại Campuchia nói với BBC Tiếng Việt.

codo3

Cảnh sinh hoạt chợ ở Campuchia - ảnh minh họa

Campuchia hồi tháng Tám thông qua một pháp lệnh quy định về việc tước quyền công dân của gần 70.000 người nước ngoài sinh sống tại nước này.

Pháp lệnh này nói rằng có một số giấy tờ tuỳ thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh đã được cấp một cách "không hợp lệ" cho nhiều người nước ngoài, và các loại giấy tờ đó sẽ bị hủy bỏ.

Tờ Phnom Penh Post nói rằng nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là nhóm người Việt ở Campuchia.

Tuy nhiên, bà Lyma Nguyễn, một luật sư nhân quyền làm việc tại Tòa án Khmer Đỏ và từng hỗ trợ cộng đồng người Việt từ 2008 đến nay nói rằng pháp lệnh này quá "mơ hồ" và "không rõ ràng về việc nhóm người nào bị ảnh hưởng".

Pháp lệnh quá 'mơ hồ'

Theo bà Lyma Nguyen, cộng đồng người Việt sống tại Campuchia có thêm chia thành ba nhóm chính.

Nhóm đầu tiên là những người gốc Việt đã sinh sống ở Campuchia từ nhiều thế hệ, ngay cả từ trước năm 1954. Họ từng buộc phải trở về Việt Nam trong thời Khmer Đỏ, hồi cuối thập niên 1970.

"Khi đó, họ về Việt Nam dưới dạng dân tỵ nạn, họ không có quốc tịch Việt Nam. Họ trốn chạy nên mất hết giấy tờ tuỳ thân. Khi quay trở lại, họ không thể chứng minh là đã từng sống ở Campuchia. Nhiều người trong số họ giờ vẫn sống ở Campuchia mà không có giấy tờ", bà Lyma Nguyễn nói.

Nhóm thứ hai cũng là những người Việt sinh sống lâu năm ở Campuchia nhưng đã làm thủ tục để có giấy tờ quốc tịch Campuchia.

Nhóm cuối cùng là nhóm người Việt gần đây trốn sang Campuchia làm việc trái phép mà không có hộ chiếu hay giấy tờ hợp pháp, không nói được tiếng bản địa.

Từ trước tới nay, nhóm thứ ba thường bị bắt và trục xuất về Việt Nam.

Nay, luật mới nhắm đến nhóm thứ hai.

Tuy nhiên, luật sư Lyma đặt câu hỏi làm thế nào chính phủ Campuchia có thể quyết định giấy tờ nào đã "được cấp một cách phi pháp, trái quy định".

Một người Việt đã sống 30 năm ở Campuchia hôm 18/10 nói với BBC rằng ông "không lo lắng" về pháp lệnh mới.

"Tôi có quốc tịch rồi. Chỉ những người không có giấy tờ, không nói được tiếng Campuchia mới phải lo sợ thôi", người đàn ông chỉ xưng tên là Tính nói, và tỏ ý không tin về chuyện pháp lệnh mới đề cập đến việc tước giấy tờ quốc tịch.

codo4

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó đã có chuyến thăm ba ngày đến Campuchia và gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen hồi tháng 7

Việc người dân hiểu biết mơ hồ về luật mới là điều đáng quan ngại, Luật sư Lyma nói.

Nhiều người có thể đã lấy giấy tờ quốc tịch một cách hợp pháp nhưng nếu họ không thể chứng minh rằng họ đã tuân theo đúng thủ tục đăng ký, thì theo ngôn ngữ không rõ ràng của sắc lệnh, họ vẫn có thể bị tước giấy tờ.

Nếu bị tước giấy tờ tuỳ thân, họ sẽ rơi vào tình trạng bấp bênh như hai nhóm còn lại - những người không có giấy tờ, vốn luôn gặp khó khăn trong việc đi lại, sở hữu tài sản và việc học hành cho con cái.

Luật sư nhân quyền cũng quan ngại rằng pháp lệnh mới có thể bị lạm dụng để tấn công vào nhóm người này, gây hệ quả rất nghiêm trọng.

'Chiêu bài chính trị' ?

Một nguồn tin báo chí giấu tên của Campuchia cho BBC biết, các quan chức Campuchia nói họ "đã lên kế hoạch" nhưng không rõ khi nào họ sẽ tiến hành thực thi pháp lệnh.

Nguồn tin này nói có thể đây là một "chiêu bài chính trị" của đảng cầm quyền, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), nhằm lấy lòng cử tri Campuchia trước cuộc bầu cử vào tháng 5/2018.

Theo bản tiếng Anh của báo Tuổi Trẻ đăng hôm 8/10, một đại diện từ Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh nói rằng cộng đồng người Việt không nên lo lắng và rằng "chỉ những giấy tờ 'không hợp lệ' mới bị hủy bỏ".

Hiện có khoảng 160.000 người Việt đang sinh sống tại Campuchia.

Theo như Vụ trưởng Vụ nhập cư Sok Phal, có đến 70.000 giấy tờ "không hợp lệ", con số này tương đương 40% cộng đồng người Việt ở nước này.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Châu Văn Chi, chủ tịch Hội người Việt-Campuchia :

"Giới chức Campuchia sẽ không ép những người bị hủy giấy tờ phải rời nước này. Họ đã từng được nhập tịch Campuchia nhưng giờ phải đăng ký là người nhập cư thôi".

Tuy nhiên hôm 9/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam mong muốn Campuchia đảm bảo "quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt , trang Việt Nam Express đưa tin.

"Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế xã hội Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước", bà Lê Thị Thu Hằng.

Campuchia không chấp nhận dạng nhập tịch theo dạng quốc tịch nơi sinh.

Một người sinh ra ở Campuchia không tự động được nhập tịch Campuchia, trừ khi có cha hoặc mẹ là người Campuchia, hoặc phải sinh sống ở Campuchia ít nhất 7 năm để làm thủ tục nhập tịch.

Published in Việt Nam