Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Miến Điện ân xá tù nhân nhưng vẫn giam giữ gần 200 nhà tranh đấu (RFI, 17/04/2018)

Hôm 17/04/2018, chính quyền Miến Điện thông báo trả tự do cho hơn 8.000 tù nhân, nhân dịp Năm Mới. Trong số này có 6.000 tội phạm ma túy, gần 2.000 cựu cảnh sát, quân nhân. Tuy nhiên, chỉ có 36 tù nhân chính trị được phóng thích.

tunhan1

Nhân dịp Năm Mới Miến Điện, tổng thống Miến Điện ân xá hơn 8000 tù nhân. Ảnh chụp trước của nhà tù Insein, Rangoon, ngày 17/04/2018 Reuters

Giới bảo vệ nhân quyền kêu gọi đảng cầm quyền Miến Điện khẩn cấp cải cách các luật mang tính đàn áp và thực hiện lời hứa khi tranh cử.

Thông tín viên Eliza Hunt tường trình từ Rangun :

"Trong số các tù nhân chính trị được ân xá có hai mục sư ở bang Kachin, bắc Miến Điện. Hai người bị bắt vào tháng 12/2016, sau khi chỉ cho các nhà báo những phá hủy được cho là do quân đội Miến Điện gây ra, trong các đụng độ với các lực lượng nổi dậy sắc tộc thiểu số. Vào thời điểm đó, vụ bắt bớ này đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án.

Nếu như thông báo nói trên là một tin vui với xã hội dân sự, thì trên thực tế vẫn còn gần 200 nhà hoạt động đang bị cầm tù, hoặc đang chờ ra tòa. Tình trạng này không hề thay đổi, cho dù Liên đoàn Quốc Gia vì dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, từng hứa hẹn, trước khi lên nắm quyền, là sẽ trả tự do cho toàn bộ tù nhân lương tâm.

Năm 2016, đảng Liên đoàn Quốc Gia vì dân chủ từng thông báo ân xá các tù chính trị, đặc biệt là các sinh viên tham gia biểu tình chống một cuộc cải cách trong ngành giáo dục. Theo tổ chức Human Rights Watch, chính quyền Miến Điện cũng cần phải khẩn cấp cải cách các luật đàn áp, phản dân chủ, hiện đang có hiệu lực. Đây chính là những luật được sử dụng để bịt miệng giới tranh đấu hoặc các phóng viên, như hai nhà báo của Reuters, hiện đang phải ngồi tù, vì điều tra về cuộc khủng hoảng người Rohingya. Hai nhà báo không có mặt trong danh sách những người được ân xá".

Kêu gọi Hội đồng bảo an đưa quân đội Miến Điện ra tòa quốc tế

Theo AP, hôm 16/04, trong một cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, nữ luật sư Razia Sultana đã yêu cầu đưa quân đội Miến Điện ra Tòa án hình sự quốc tế. Luật sư Sultana đã thông báo với Hội đồng bảo an về các tội ác man rợ của quân đội Miến Điện, cụ thể là hơn 300 vụ cưỡng hiếp phụ nữ và trẻ em tại 17 ngôi làng của người Rohingya tại bang Rakhine. Binh lính Miến Điện cưỡng hiếp cả các em nhỏ 6 tuổi. Nhiều người bị cắt xẻo chân tay, bị thiêu sống. Cưỡng hiếp đã được sử dụng có hệ thống như một "vũ khí đàn áp" chống người Rohingya.

Theo nữ luật sư người Rohingya, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bà Razia Sultana là người điều phối hiệp hội Liên Minh vì Người Rohingya Tự Do (Coalition Free Rohingya) và cũng người sáng lập nhóm bảo vệ phụ nữ Rohingya (Rohingya Women Welfare). Bà là phụ nữ Rohingya đầu tiên trực tiếp lên tiếng tố cáo tội ác của quân đội Miến Điện trước Hội đồng bảo an, được coi như "định chế quốc tế quyền lực nhất".

Trọng Thành

**************

Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn bị truy nã (VOA, 17/04/2018)

Blogger Lê Văn Sơn, cu tù nhân lương tâm tng b giam cm cùng vi nhóm 14 thanh niên Công giáo năm 2011, nay b công an Thanh Hóa phát lnh truy nã.

tunhan2

Blogger Lê Văn Sơn, cựu tù nhân lương tâm từng bị giam cầm cùng với nhóm 14 thanh niên Công giáo năm 2011, nay bị công an Thanh Hóa phát lệnh truy nã.

Từ thành ph H Chí Minh, nhà hot đng Lê Văn Sơn cho VOA biết ông đã b công an Thanh Hóa phát lệnh truy nã v vic không chp hành lnh qun chế trong v án năm 2011 :

"Lệnh truy nã được phát ra vào ngày 13/4 trên trang ca công an Thanh Hóa, và h ra quyết đnh vào ngày 12/3".

Theo trang web của công an Thanh Hóa, Lê Văn Sơn đã vng mt ti đa phương t tháng 10/2015 và vì không chp hành án qun chế nên b khi t và truy nã.

Lê Văn Sơn là mt blogger và là nhà hot đng Công Giáo, ông ln đu b bt vào ngày 03/8/2011. Trong phiên tòa sơ thm ngày 8/1/2013, chính quyn Vit Nam đã xét x 14 thanh niên Công giáo & Tin lành v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn", và kết án Lê Văn Sơn 13 năm tù giam và 5 năm qun chế.

Sau đó, tại mt phiên tòa phúc thm, bn án ca Sơn được gim xung còn 4 năm tù giam và 4 năm qun chế ti đa phương.

Nhà hoạt đng 33 tui cho biết thêm :

"Sau vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành b bt vào năm 2011 và x vào năm 2013, hu hết chúng tôi đu b án tù nng và án qun chế, nhưng chúng tôi quyết đnh không chp hành án quản chế. Trước đây, các anh Trn Minh Nht, Thái Văn Dung, Nguyn Văn Oai cũng b truy nã theo điu 304. Chúng tôi quyết đnh không nhn ti, không chp nhn bn án năm 2013 mà h áp đt kết án chúng tôi. Chúng tôi bt tuân dân s".

******************

Tình trạng 'nô lệ Bắc Hàn' ở Châu Âu (BBC, 17/04/2018)

Người ta tin rằng có khoảng 150 ngàn lao động Bắc Hàn được gửi ra nước ngoài làm việc, đem về hơn một tỷ bảng Anh mỗi năm cho chính quyền Bình Nhưỡng.

tunhan3

Tình trạng 'nô lệ Bắc Hàn' ở Châu Âu

Cựu phó đại sứ Bắc Hàn tại London, ông Thae Yong-Ho, nói rằng hầu hết số tiền này được dùng để tài trợ cho chương trình hạt nhân của lãnh đạo Kim Jong-Un.

Một nhóm các phóng viên quốc tế đã điều tra trong hai năm tại Trung Quốc, Nga và Ba Lan, và nội dung cuộc điều tra mới đây được phát trong chương trình phóng sự của BBC, Panorama.

Tại thành phố Vladivostock của Nga, các phóng viên được biết hầu hết các khoản thu của công nhân Bắc Hàn đều được 'đóng góp' cho đảng cầm quyền ở trong nước.

Một số người cho biết tất cả tiền lương đều do "đội trưởng" người Bắc Hàn nhận. Một người nói chuyện với điều kiện được giấu kín danh tính cho biết chi tiết hơn rằng việc nộp tiền được gọi là "nhiệm vụ với Đảng" hoặc "nhiệm vụ cách mạng".

Khoản đóng hàng tháng hồi 10 năm về trước là 15 ngàn rouble, tương đương 260 đô la mỗi tháng, nhưng nay, ông cho biết "đã tăng gấp đôi".

Về điều kiện sinh hoạt, người công nhân Bắc Hàn này nói rằng họ "bị đối xử như chó, phải ăn uống bẩn thỉu".

Tại Ba Lan, ước tính có khoảng 800 người Bắc Hàn làm việc tại các xưởng đóng tàu, hầu hết là làm thợ hàn và lao động phổ thông.

Ở thành phố Szczecin, đóng giả làm đại diện của một công ty tuyển dụng, nhóm điều tra gặp một nhân viên bảo vệ cởi mở người Ba Lan.

"Người Bắc Hàn có mặt khắp nơi ở Szczecin. Họ làm việc cả ở đây và cả cho các công ty khác. Họ cũng giống chúng ta thời cộng sản thôi. Chị biết lý do tại sao họ không được phép nói chuyện rồi đấy. Họ rất có thể là đã bị lừa dỗ đi sang phương Tây", nhân viên bảo vệ nói với phóng viên BBC cải trang.

Qua người này, BBC tiếp cận được với người phụ trách các công nhân Bắc Hàn, và được cho biết lao động Bắc Hàn tới Ba Lan "chỉ để đi làm".

"Họ có những ngày nghỉ không được trả lương. Vào những lúc phải làm cho đúng hạn thì chúng tôi làm việc liên tục không nghỉ. Chứ không phải như người Ba Lan, chỉ làm tám tiếng một ngày rồi về nhà. Chúng tôi thì không. Chúng tôi làm việc liên tục nếu cần phải làm", người phụ trách công nhân Bắc Hàn nói.

Đại sứ quán Bắc Hàn tại Warsaw nói rằng các công dân nước họ đang làm việc phù hợp với luật pháp Ba Lan và các quy định của EU.

Chính quyền Ba Lan thì nói họ đã tiến hành kiểm tra thường xuyên, và không phát hiện ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các khoản thu nhập được gửi về Bắc Hàn.

Chính quyền nói Ba Lan đã ngưng cấp giấy phép lao động mới cho người Bắc Hàn.

Liên hiệp quốc đã đồng ý ra các lệnh trừng phạt mới hồi tháng 12 năm ngoái, theo đó chấm dứt việc nhân công Bắc Hàn ra nước ngoài làm việc.

Các nước sở tại đang có lao động Bắc Hàn thì được cho thời gian hai năm để tuân thủ quy định này.

Published in Châu Á

Nhân dịp cựu tù nhân lương tâm, nhạc sĩ Việt Khang đến thủ đô Washington DC vận động cho lễ kỷ niệm năm thứ 24 Ngày nhân quyền cho Việt Nam, diễn ra vào ngày 11/5 tới đây, tại Quốc hội Hoa Kỳ, nhạc sĩ Việt Khang dành cho Đài RFA cuộc trao đổi ngắn liên quan đến một loạt các nhà hoạt động dân chủ ở trong nước vừa bị Chính quyền Việt Nam tuyên các bản án nặng nề.

vietkhang1

Nhạc sĩ Việt Khang (bìa phải) trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Hòa Ái. Hình chụp ngày 14/04/18. RFA

Trước hết, nhạc sĩ Việt Khang chia sẻ về những sinh hoạt gặp gỡ với cộng đồng người Việt trong hai tháng anh vừa đến Mỹ định cư :

Việt Khang : Người Việt Nam trong những chương trình Việt Khang đến để gặp gỡ và nói lời tri ân cảm ơn đồng bào người Việt khắp nơi thời gian qua đã dành cho Việt Khang tình thương yêu rất đặc biệt. Trong thời gian ký thỉnh nguyện thư hay những cuộc đấu tranh khác kêu gọi trả tự do cho Việt Khang và nhiều tù nhân lương tâm khác, thì những tình thương và sự đấu tranh đó của người Việt khắp nơi mà Việt Khang cảm thấy mình cần phải đi đến càng nhiều nơi càng tốt. Biết rằng dù không có thời gian, nhưng Việt Khang phải cố gắng đi thật nhiều để trực tiếp gặp gỡ cộng đồng người Việt ở khắp các tiểu bang.

Gặp gỡ bà con người Việt thì Việt Khang cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây bùi ngùi lắm ! Tại vì, có những việc làm người khác đánh phá. Họ đánh phá trên mạng xã hội Youtube, Facebook những việc làm của Việt Khang, nói Việt Khang tham tiền và làm việc này việc nọ để kiếm tiền. Nhưng Việt Khang không có đăng các video để đính chính, vì Việt Khang không có nhiều thời gian.

Khi được bà con người Việt đến chờ để ôm chụp hình, thì Việt Khang cảm thấy mình ấm áp và hạnh phúc trở lại sau những trò đánh phá của người này, người kia. Bởi vì làm việc chung, Việt Khang rất là ấm áp tâm hồn của mình sau những tin không hay. Không sao hết !

Hòa Ái : Thưa Nhạc sĩ Việt Khang, 2 tháng qua Mỹ, cuộc sống quá mới và theo chia sẻ của anh với nhiều nỗi niềm buồn vui, Hòa Ái cũng xin được hỏi thăm anh về gia đình ở Việt Nam, qua những sinh hoạt của anh ở Mỹ như vậy, thân nhân của anh gặp trở ngại nào không ?

Việt Khang : Gia đình thì cũng có liên lạc thường xuyên. Hàng ngày vẫn tranh thủ thời gian gọi về thăm hỏi ba mẹ. Việt Khang cũng làm cha rồi nên cũng biết nỗi niềm của người làm cha làm mẹ mà xa con mình thì nhớ và lo lắng như thế nào. Bây giờ cũng may mắn là công nghệ thông tin rất tốt, giúp mình có thể nhìn thấy ba mẹ ở nhà, có thể gọi và nhắn tin hàng ngày với con. Mọi chuyện cũng đơn giản, không có gì khó khăn lắm.

Hòa Ái : Không biết Nhạc sĩ Việt Khang có theo dõi, cập nhật được những thông tin của giới đấu tranh dân chủ ở trong nước hay không, với lịch trình di chuyển quá bận rộn như vậy ? Nhưng chắc rằng Nhạc sĩ Việt Khang cũng có biết về Hội Anh Em Dân Chủ và các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam trong hai tuần vừa qua Chính quyền Hà Nội đã tuyên những bản án rất nặng nề dành cho họ. Nhạc sĩ Việt Khang suy nghĩ như thế nào về các bản án này ?

Việt Khang : Việt Khang thấy sao mà thời điểm bây giờ lại tâm tối như vầy. Lúc Việt Khang bị bắt, Việt Khang biết vào thời điểm đó, ai nói lên tiếng nói "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" thì cũng bị dòm ngó và bị làm khó. Nhưng mà bây giờ, mọi chuyện cũng đã thay đổi. Sau khi ở tù về, Việt Khang cảm thấy câu nói về "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", người ta mạnh miệng nói hơn khiến Việt Khang mừng vui vì nghĩ rằng từ từ có hướng tốt hơn cho dân chủ, tự do ngôn luận hay tự do tư tưởng, hay bảo vệ chủ quyền hay quyền làm người được phát triển mạnh hơn rồi…Nhưng mà tại sao thời gian vừa qua, các anh em, như anh Nguyễn Văn Đài trong Hội Anh Em Dân Chủ, có những người từng đến thăm Việt Khang như anh Trương Minh Đức… sao các anh lại phải trải qua những khó khăn như vậy ? Anh Trương Minh Đức đã từng ở tù trước Việt Khang và anh lại tiếp tục bị tù. Anh Nguyễn Bắc Truyển cũng như thế. Anh Nguyễn Văn Đài cũng vậy. Có những phụ nữ nữa, Việt Khang không thể nhớ hết tên vì có những người chưa bao giờ tiếp xúc, chưa bao giờ tìm hiểu nhưng các bản án cho thành viên Hội Anh Em Dân Chủ là quá nặng. Trước đó là chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần Thị Nga là những người mẹ có con nhỏ và các anh em mới bị bắt cũng có con nhỏ…Họ trải qua nỗi khủng khiếp còn hơn cả Việt Khang. Những gì Việt Khang trải qua không là gì so với các anh chị đó. Việt Khang cảm thấy rất buồn trước những bản án mà các anh chị phải gánh chịu.

Việt Khang mong muốn có những cuộc vận động để hỗ trợ, trước mắt là phụ giúp cho gia đình để đi thăm các anh chị đều đặn, ủng hộ tin thần của các anh chị em. Thật sự thời điểm này trước giờ Việt Khang chưa từng thấy. Việt Khang hy vọng các anh em không ở hết án, không phải là đươc thả ra sớm mà Việt Khang hy vọng có sự thay đổi sớm.

Hòa Ái : Theo hy vọng của mình, anh nghĩ rằng bởi vì Chính quyền Việt Nam càng ngày càng mạnh tay đàn áp phong trào dân chủ ở trong nước, thì tinh thần của anh chị em trong giới đấu tranh dân chủ càng mạnh mẽ hơn, có phải đó là một yếu tố quan trọng để nhanh chóng thay đổi hay không ?

Việt Khang : Việt Khang nghĩ có nhiều yếu tố lắm. Không có việc gì chỉ có một yếu tố mà xong, mà có thể được. Như chúng ta thấy như ở Syria thì Mỹ đã bắt đầu khai hỏa cuộc chiến. Cục diện chính trị của thế giới có thể thay đổi một cách rất bất ngờ. Trong các cuộc thay đổi của đất nước Việt Nam cũng vậy, làm gì làm thì cũng có ảnh hưởng của thế giới mới làm ảnh hưởng đến thay đổi cục diện của Việt Nam. Có những chuyện mình nghĩ không hề ảnh hưởng gì hết, nhưng đó là cục diệc chung. Nhiều yếu tố lắm, chứ không phải chỉ một yếu tố là nhiều nhà dâ chủ bị bắt và bị tuyên các bản án hà khắc rồi khiến cho tất cả người dân đứng lên thì đất nước thay đổi. Đây chỉ là một trong các yếu tố khác nữa. Việt Khang nghĩ là như vậy.

Hòa Ái : Theo như chia sẻ của anh vừa nêu, cách đây 43 năm cục diện của Việt Nam thay đổi, cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Bây giờ là thời điểm kỷ niệm 43 năm biến cố ngày 30/4, Nhạc sĩ Việt Khang có lời chia sẻ nào với các bạn trẻ ở Việt Nam nếu như anh được cơ hội nói chuyện trực tiếp với họ ?

Việt Khang : Nếu như có được cơ hội các bạn trẻ ở trong nước Việt Nam lắng nghe tiếng nói của Việt Khang, thì Việt Khang rất mong muốn các anh chị, các bạn quan tâm hơn nhiều đến quê hương của mình. Internet có đầy đủ nhưng chúng ta phải biết được điều nào hay, điều nào tốt hay đâu là những chuyện người ta phá hoại. Trên internet rất đa màu sắc, mình nói nôm na là tự suy nghĩ của mình nhận biết cái nào tốt, cái nào xấu để mình chọn lọc ra mà tìm hiểu và hiểu biết về quê hương Việt Nam của mình trước và sau ngày 30/4/1975 khác nhau như thế nào. Việt Khang không nói một cách cụ thể, bởi vì Việt Khang muốn để cho các bạn có cái nhìn một cách khách quan. Việt Khang chỉ muốn nói rằng trong cuộc sống cơm áo gạo tiền, học hành hay mưu sinh cho gia đình nhưng cũng phải để ý đến vận mệnh của quê hương đất nước Việt Nam. Bây giờ chúng ta đang sống trong môi trường có bình an hay không, môi trường có được trong sạch hay không, thức ăn thực phẩm có được an toàn hay không ? Vận mạng của mình đều phụ thuộc vào tất cả yếu tố đó. Việt Khang mong muốn mọi sự tốt đẹp sẽ được có trên quê hương Việt Nam của chúng ta như bao nhiêu quốc gia tự do dân chủ khác và hạnh phúc ấm no đối với người dân. Tiếng nói của người dân, người dân làm chủ. Thời gian Việt Khang còn ở tù, anh Trần Huỳnh Duy Thức hỏi Việt Khang biết dân chủ là gì hay không. Trong lúc Việt Khang còn chần chừ, mình chỉ biết dân chủ là quyền mình được biểu lộ, quyền mình được lên tiếng, quyền mình được nói, quyền mình được tự do biểu đạt… Anh Thức nói một câu đơn giản rằng "Dân chủ chính là người dân làm chủ. Làm chủ thật sự". Đơn giản vậy đó !

Hòa Ái : Câu hỏi cuối dành cho Nhạc sĩ Việt Khang, anh đến Mỹ để tiếp tục quãng đường còn lại mà mình đã chọn, Hòa Ái cho rằng anh sẽ tiếp tục sáng tác những nhạc phẩm về tình yêu quê hương đất nước, không biết trong 2 tháng qua ở Mỹ, Nhạc sĩ Việt Khang đã sáng tác bài hát nào chưa ?

Việt Khang : Thời gian ở Mỹ thì Việt Khang chưa sáng tác được. Nhưng thời gian ở tù thì có và thời gian ở Việt Nam sau khi ra tù cũng có. Đơn giản là mình yêu quê hương mình thôi.

Hòa Ái : Cảm ơn thời gian chia sẻ của Nhạc sĩ Việt Khang với RFA. Thay mặt quý khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do, Hòa Ái cầu chúc anh nhiều sức khỏe và mọi người chờ đó các nhạc phẩm mới của anh.

Việt Khang : Cảm ơn quý khán thính giả Đài RFA.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 17/04/2018

Published in Diễn đàn

Theo Now! Campaign, Việt Nam đang giam giữ 168 tù nhân lương tâm, trong số này có 15 người là phụ nữ.

now1

Theo Now! Campaign, Việt Nam đang giam giữ 168 tù nhân lương tâm, trong số này có 15 người là phụ nữ.

Vào giữa tháng 11 năm 2017, Now! Campaign, một sáng kiến chung của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế, đã công bố danh sách 165 tù nhân lương tâm mà Việt Nam đang giam giữ tại thời điểm đó. Họ là blogger, luật sư, nhà hoạt động công đoàn, nhà hoạt động về quyền đất đaim người bất đồng chính kiến ​​và những người theo tôn giáo thiểu số không đăng ký. Tất cả họ lànhững người không sử dụng bạo lực hoặc cổ suý bạo lực hay sự thù hận.

Kể từ đó tới đầu tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã trả tự do cho hai tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu và Nguyễn Đình Ngọc (Nguyễn Ngọc Già), và bắt giam thêm 5 người nữa bao gồm Nguyễn Văn Trường, Bùi Thị Bích Tuyên, Lê Thị Hồng Hạnh, Vũ Văn Hùng và Nguyễn Nam Phong.

Cũng trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến đầu tháng 3 năm 2018, Việt Nam kết án 9 nhà hoạt động bao gồm Nguyễn Văn Hóa, Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Hồ Văn Hải (bác sỹ Hồ Hải), Hoàng Đức Bình, và ba Phật tử Hoà Hảo Bùi Văn Trung, Bùi Văn Thắm và Nguyễn Hoàng Nam.

Theo Now! Campaign, do nhà nước kiểm soát hầu như toàn bộ truyền thông và bí mật bao quanh cách bắt giữ và bỏ tù một số tù nhân lương tâm, nên con số 165 (tại thời điểm công bố tháng 11 năm ngoái) không phải là hoàn toàn đầy đủ và có thể là có nhiều người khác bị giam cầm ở Việt Nam chưa được nhận biết, nhưng họ hội đủ điều kiện để được coi là tù nhân lương tâm.

now2

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai

Trong danh sách Now! Campaign công bố, 138 tù nhân lương tâm có thông tin đầy đủ vì tin tức về họ được công bố rộng rãi, cho phép Now! Campaign phân tích về các điểm đặc thù của những người bị nhắm đến, các điều luật mà họ bị cáo buộc và những hình phạt họ phải chịu. Trong 30 trường hợp còn lại, là những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số mà Now! Campaign chỉ có thể xác định về bản sắc cá nhân ; giới tính và dân tộc ; và thực tế là người đó đã bị bắt và giam giữ vì đã hành xử các quyền của mình một cách ôn hoà.

Những tổ chức tham gia Now! Campaign bao gồm BPSOS, Civil Rights Defenders, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, và Người Bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders), Front Line Defenders, The 88 Project, Campaign to Abolish Torture in Vietnam, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Asian Parliamentarians for Human Rights và một số tổ chức khác.

Con số mà Now! Campaign đưa ra có khác so với con số tù nhân lương tâm do Ân xá Quốc tế hoặc Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam công bố gần đây. Theo Ân xá Quốc tế, Việt Nam hiện giam giữ khoảng 100 tù nhân lương tâm còn Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm nói rằng hiện có 94 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ bởi chính phủ Việt Nam. Sự khác biệt là do cách thu thập thông tin và định nghĩa tù nhân lương tâm.

Việc công bố danh sách tù nhân lương tâm của Now! Campaign cũng bị cản trở bởi Chính phủ Việt Nam. Now! Campaign, cụ thể là BPSOS, dự định tổ chức một buổi họp báo tại trung tâm báo chí quốc tế ở Bangkok, tuy nhiên, sự kiện đã không thể xảy ra do Chính phủ Việt Nam đề nghị chính quyền quân sự Thái Lan can thiệp.

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 05/03/2018

Quý vị có thể tìm hiểu thông tin cụ thể về tù nhân lương tâm tại :

- website của  Now! Campaign

- hoặc dữ liệu về hoạt động nhân quyền của Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the DefendersThe88Project

Published in Diễn đàn
lundi, 22 janvier 2018 14:00

Thôi, đừng khóc nữa làm gì !

Vừa là những đảng viên cộng sản, vừa là những lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn, Tổng công ty quan trọng của Nhà nước nhưng rất nhiều trong số 22 bị cáo của vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) đã bật khóc "ngon lành" tại tòa án khiến không ít dư luận cho đây là những giọt nước mắt yếu mềm, nhục nhã và thật trái ngược khi đem so sánh hình ảnh họ với hình ảnh khí khái của những Tù nhân lương tâm, cựu tù nhân lương tâm khi đối diện với bản án tù…

thoi1

Bị cáo Vũ Đức Thuận khóc nghẹn khi nói lời sau cùng (Ảnh : TTXVN)

Sau 10 ngày xét xử sơ thẩm vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cùng 20 bị cáo khác đã có hành vi "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng Công ty PVC, Hội đồng xét xử Tòa án Hà Nội tuyên bố chấm dứt phần tranh luận chuyển sang phần nghị án.

Đảng viên cộng sản khóc trước tòa án

Trước khi nghị án và tuyên án vào ngày 22/01/2018 thì vào ngày 17/01 vừa qua, Hội đồng xét xử cho các bị cáo nói lời sau cuối. Theo ghi nhận của báo đài-truyền thông tường thuật phiên xử, có rất nhiều bị cáo vừa nói lời sau cuối vừa khóc "ngon lành", nào là xin được tha tội, nào là ân hận và xin giảm hình phạt…v.v…

thoi2

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bật khóc tại Tòa (ảnh : TTXVN)

Tờ báo mạng Soha đã liệt kê một số hình ảnh như : Bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến vừa khóc vừa nói mình đã làm khổ vợ, khổ con, tỏ rất ăn năn về những lỗi lầm mình đã gây ra, than kể con bị bệnh hiểm nghèo, vợ sức khỏe không tốt. Cũng như bị cáo Tiến, bị cáo Phạm Tiến Đạt và bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh cũng vừa khóc vừa nói lời sau cuối là thành thật nhận những sai phạm mà bản thân gây ra, xin lỗi và nhận trách trách nhiệm, mong được giảm hình phạt để trở về lo cho mẹ già và con thơ, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Còn bị cáo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC khóc nỉ nót, than kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, lo ngại mức án từ 18 – 19 năm tù thì sẽ không còn cơ hội trở về để phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ, con cái không nhận ra cha. Bị cáo Vũ Đức Thuận-nguyên Tổng giám đốc PVC đã khóc đến nổi nói không thành lời. Trong khi bị cáo Trịnh Xuân Thanh, người bị Viện kiểm sát để mức án chung thân đã khóc nhiều lần, nói lời xin lỗi đến Đảng và đặc biệt là đối với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuối cùng là bị cáo Đinh La Thăng, tuy không biểu lộ một khuôn mặt khóc lóc nhưng cũng nghẹn ngào nói lời sau cuối là mong được thay đổi biện pháp ngăn chặn để bị cáo có thể chăm sóc bố bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo và cho bị cáo được ăn Tết vui vẻ với gia đình, bạn bè, người thân rồi sau đó sẽ chấp hành án phạt tù. Đặc biệt vào ngày 13/01/2018, vào cuối buổi xét xử, ông Thăng đã nói nếu có chết thì được làm ma tự do chứ không phải ma tù.

Những lời hối hận, xin lỗi có kèm theo những giọt nước mắt của các bị cáo được các phóng viên săn đón, đăng đầy trên các mặt báo đài Việt Nam, chắc chắn ít nhiều cũng làm nao lòng một số người. Bằng chứng là từ trang mạng xã hội Facebook có lời kêu gọi thu thập chữ ký để thả tự do cho Đinh La Thăng. Suy cho cùng đây cũng là cái tình người, người Việt Nam cũng có đặc tính dễ tha thứ, nhân hậu và hiền hòa thậm chí có trường hợp đánh chết kẻ trộm chó lại đi tha thứ cho những kẻ hại dân hại nước âu đây cũng là diễm phúc cho những người lầm đường đã biết khóc trước khi nhận bản án phải trả.

Tuy nhiên, cũng đông đảo dư luận Việt Nam cho rằng những giọt nước mắt của các bị cáo qua đó thể hiện sự yếu mềm và nhục nhã bởi vì dám gây tội thì nhận hình phạt chứ khóc lóc xin tha thứ làm gì ? Là Đảng viên cộng sản tự hào đánh thắng đế quốc Pháp, Mĩ khi chưa bị bắt thì có người từng hét ra"lửa" nay sao lại chảy nước mắt khi đứng trước tòa án ?

Đối nghịch khí khái của những người cùng là bị cáo

Chưa hết, hình ảnh của các bị cáo này còn được dư luận Việt Nam đem so sánh với hình ảnh khí khái của những cựu tù nhân lương tâm đứng trước tòa, đối diện với cường quyền, đối diện với bản án mà vẫn toát lên nét hiên ngang :

Đầu tiên phải kể đến hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị nhà cầm quyền ở Long An kết án theo Điều 88 Bộ luật hình sự là "Tuyên truyền chống nhà nước".

Đối diện với bản án tù, hai sinh viên đã thể hiện sự hiên ngang, dám làm dám nhận chứ không hề tỏ ra chút sợ hãi, đứng thẳng đáp :

"Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"-Lời của Nguyễn Phương Uyên-"Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp, tươi sáng hơn".

thoi4

Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.

Còn lời của Đinh Nguyên Kha : "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng cộng sản. Mà chống Đảng thì không phải là tội".

Phương Uyên đã mãn án tù và hiện đang đi du học. Còn Đinh Nguyên Kha thì vẫn đang còn tiếp tục thụ án hình sự ở trại giam Xuyên Mộc.

Hoặc mới đây nhất là trường hợp tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, bất chấp bản án 09 năm tù giam và 05 năm quản chế khi bị nhà cầm quyền Hà Nam tuyên y án sơ thẩm nhưng bà Nga vẫn khẳng định mình chỉ chống Đảng cộng sản chứ không chống Nhà nước và dân tộc.

VIETNAM-POLITICS-RIGHTS-TRIAL

Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm 22/12/2017

Và một nhà hoạt động nữ khác, tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã hiên ngang đối diện với bản án tù 10 năm chứ không thừa nhận những việc làm của mình là có tội hoặc xin khoan hồng.

Hay các tù nhân lương tâm Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng dù biết phải mang bản án nặng nề vì hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam nhưng trước tòa hai ông đều khẳng định sẵn sàng đón nhận cái chết vì đất nước.

Phát ngôn trước tòa đanh thép, ngắn gọn nhất có lẽ là của Blogger Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Ông Nhất đã nói : "Có loại tù làm người ta nhục nhã nhưng cũng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang"

Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật trong vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền" cùng với những thanh niên công giáo ở Vinh cũng thể hiện một khí phách can trường trước tòa : "Tôi chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này !"

Mãn án tù giam xong, cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật tiếp tục con đường hoạt động và hiện đang đứng trước nguy cơ có thể bị bắt bỏ tù lần hai.

Và cuối cùng là tù nhân lương tâm Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Trước vành móng ngựa tại Tòa án Hà Nội, ông Vinh dõng dạc tuyên bố mình vô tội, chứng minh những việc làm mình là đúng đắn và chấp nhận tù tội hoặc chết vì nó.

"Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận".

Hầu hết những cựu tù nhân lương tâm hoặc tù nhân lương tâm khi đứng trước vành móng ngựa Tòa án, ngoài vẻ mặt hiên ngang, khí khái hoàn toàn không có giọt nước mắt nào đã đổ hoặc ân hận, xin lỗi như các bị cáo trong vụ án PVN và PVC.

Khóc làm gì ?

Vì vậy khóc làm gì khi mà trên khắp đất nước Việt Nam mỗi một người dân dù mới sinh ra đều phải gánh một món nợ công gần 30 triệu đồng trong đó có phần tội lỗi của các anh (bị cáo) ?

Khóc làm gì khi mà trẻ em miền cao đi học phải đu dây đặng vượt sông suối để đến trường, mùa đông rét buốt không có áo ấm để mặc và thiếu ăn trong khi các anh lại làm thất thoát đến hàng ngàn tỷ đồng hết sức lãng phí ? Phận gánh mưu sinh của hàng triệu dân Việt để kiếm từng đồng cắt để đóng thuế lại không bằng tích tắc thời gian các anh "tham ô".

Các anh khóc có lẽ vì ân hận cho những tội lỗi của mình đã gây ra nhưng người dân sẽ khóc nhiều hơn các anh rất nhiều bởi phải gánh những hậu quả nghiêm trọng mà các anh đã để lại. Giọt nước mắt nào khi các anh chia chác bỏ tiền vào túi riêng, phủi đi niềm tin của người dân giao phó.

Thôi đừng khóc nữa ! Hãy giữ những giọt nước mắt này cho lương tâm có lẽ tốt cho người dân hơn.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 19/01/2018

Published in Diễn đàn

Tù nhân lương tâm, thầy giáo Vũ Văn Hùng bị tạm giam 2 tháng (VNTB, 14/01/2018)

Như đã thông tin, ngày 4/2018. Thầy Vũ Hùng đi dự buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An. Anh ninh đã gây sức ép cấm nhà hàng phục vụ nên buổi gặp măt phải giải tán.

tnlt1

Tù nhân lương tâm, thầy giáo Vũ Văn Hùng

Chị Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Văn Hùng cho chúng tôi biết, cán bộ điều tra Kim Minh Đức thông báo, thầy giáo Vũ Văn Hùng đã có lệnh tạm giam 2 tháng và nói sẽ đưa giấy cho gia đình vào thứ hai tuần tới.

Sau đó thầy Hùng đi ra bến xe bus để về thì bị hai tên bám theo gây sự và đánh. Thầy Hùng có phản ứng sau đó lên xe về. Đến khi đang đi bộ về gần tới nhà ở Khu dân cư mới Đa Sĩ, phường Kiến Hưng, Quận Hà Dông thì bị công an bắt, đưa về giam ở Công an phường Thanh Xuân Bắc, rồi chuyển đi trại tạm giam quân Thanh Xuân. Tại địa điểm bị bắt và tại đồn Thanh Xuân Bắc, thầy giáo Vũ Hùng đều bị đánh. Thầy bị tạm giữ với tội danh tưởng tượng là "gây rối trật tự công cộng".

Ngày 12/1 là ngày hết 3 lệnh tạm giữ, chị Tuyết Mai đến thăm chồng. Qua nhiều lần yêu cầu, chị được gặp chồng 5 phút, nói chuyện qua cửa kính. Chị Mai cho biết tình thần của thầy Hùng rất vững vàng. Tại đây, chị được điều tra viên thông báo như trên.

Thầy Vũ Văn Hùng là cựu tù nhân lương tâm. Thầy bị bắt ngày 18/9/2008, bị cáo buộc tội tuyền truyền chống nhà nước và bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Việc bắt thầy Vũ Hùng tạm giam cho thấy nhà cầm quyền đã đi tới sự vô sỉ, bạo ngược tới một nấc thang mới.

Thông tin thầy Vũ Hùng bị bắt tạm giữ 9 ngày rồi bây giờ tạm giam đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công luận. Nhiều anh chị em hoạt động xã hội dân sự ngày từ đầu đã luôn bên cạnh hỗ trợ, tư vấn cho chị Tuyết Mai, giúp chị Mai thuê luật sư cho Vũ Hùng. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho thầy Vũ Hùng là Ngô Anh Tuấn. Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng là luật sư bào chữa cho Trần Thị Nga trong vụ án năm vừa qua.

Tường Thụy

*******************

Cô giáo ở Vĩnh Long 18 năm dạy trẻ tật nguyền miễn phí (Người Việt, 13/01/2018)

Suốt 18 năm qua, một cô giáo ở phường 8, thành phố Vĩnh Long, đã dành hết tâm huyết để dạy dỗ miễn phí cho các trẻ em mắc bệnh thiểu năng, chậm phát triển, Down, HIV…

tnlt2

Lớp học tình thương do cô Nga toàn những trẻ em nghèo khuyết tật. (Hình : Thanh Niên)

Kể với báo Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Huỳnh Nga (61 tuổi), người mở lớp học đặc biệt này nói, năm 1992 khi còn dạy phổ cập tại Trường Tiểu Học Chu Văn An, cô tình cờ biết nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn không thể cắp sách đến trường. Lòng thương cảm thôi thúc cô thành lập lớp học xóa mù chữ, giúp các em biết đọc, biết viết…

Năm 1999, được sự động viên từ các đồng nghiệp ở trường, cô Nga thành lập lớp học tình thương dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, tạo "mái nhà" chung để các em đến học chữ, vui chơi, hòa nhập cộng đồng.

Năm 2009, cô Nga về hưu và dành tất cả tâm huyết, tiền bạc để duy trì lớp học này. Để tất cả trẻ em khuyết tật quanh vùng được đến lớp, cô Nga đã phải lặn lội đến từng nhà các em để vận động.

Nhiều em do mắc bệnh không bình thường nên khi đến lớp là la hét, có khi đập phá đồ đạc, hoặc đôi khi không chịu mở lời, không tiếp xúc với các bạn.

Nhưng nhờ sự kiên trì và tình yêu thương của cô Nga đã giúp các em xóa bỏ được sự tự ti, những khiếm khuyết bệnh tật, làm lành vết thương tâm hồn, giúp các em có sự tiến bộ rất khả quan và ngoan ngoãn trong lớp học.

Theo cô Nga, lớp có 35 học sinh đều có hoàn cảnh rất đáng thương và mang trong mình khiếm khuyết riêng. Tại đây, có nhiều trẻ khuyết tật có hoàn cảnh rất ngặt nghèo rất đáng thương.

Chẳng hạn như bé M.A (10 tuổi), bệnh HIV, phải đi bán vé số nuôi bà ngoại. Cha mẹ qua đời lúc em còn rất nhỏ, nên hai bà cháu nương tựa nhau mà sống. Lúc còn khỏe mạnh, bà bán vé số nuôi bé và kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng giờ mắt bà đã yếu, lại mang bệnh trong mình nên không còn đủ sức khỏe để đi bán vé số. Vì vậy, cứ mỗi sáng M.A đến lớp, sau khi học xong em lại nhận vé số đi bán cho đến tối mịt mới về đến nhà, mỗi ngày em kiếm được trên 100,000 đồng, cũng đủ rau cháo cho hai bà cháu sống qua ngày.

Hay em Lê Thị Ngọc Trinh (11 tuổi), bị hội chứng Down, mẹ bỏ em đi từ nhỏ, ba bệnh tật không thể làm việc kiếm sống, nên gánh nặng cơm áo gạo tiền dồn hết lên đôi vai gầy của bà nội, mỗi ngày bà phải lặn lội bán vé số nuôi em. Trinh học rất ngoan, vẽ rất đẹp và còn đoạt giải thưởng cao trong cuộc thi mỹ thuật dành cho thiếu nhi tỉnh Vĩnh Long nhân dịp Tết Trung Thu vừa qua.

Ở môi trường đặc biệt như thế, những nỗi vất vả không thể nói hết bằng lời. "Có lẽ vì yêu thương tụi nhỏ nên thời gian, sức khỏe ở tuổi xế chiều tôi đều dành để "gieo" con chữ cho những đứa trẻ đã chịu quá nhiều thiệt thòi từ lúc sinh ra. Vì vậy, dường như tôi cũng đã quên đi cả hạnh phúc của bản thân mình, nếu có gia đình thì chắc gì tôi mở được lớp học này. Tôi coi các học trò như những đứa con của mình, tôi vẫn cầu mong được có sức khỏe, để còn đứng lớp dạy cho các em. Tôi xem công việc này là một phần cuộc sống, một niềm vui nhỏ nhoi không thể thiếu trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời", cô nói.

Mỗi sáng các em đến học, cô Nga đều cố gắng dành ít tiền mua quà bánh, trích một phần tiền hưu mua cơm, bánh mì cho các em ăn. Thấy vậy, một số nhà hảo tâm cũng mua bánh, sữa mang đến làm quà để tặng các em.

Những bài học ở lớp, cô Nga đều dạy các em biết yêu thương cha mẹ, biết giữ gìn sức khỏe, bảo vệ bản thân… "Thấy các em làm được những lời mình dạy, những điều nhỏ nhoi như vậy, tôi cảm thấy vui lắm, ba mẹ các em và những người cảm thông với các em cũng vui, bản thân các em cũng có niềm vui khi tái hòa nhập có bạn bè, được đến lớp, gắn bó với lớp", cô chia sẻ.

Ông Nguyễn Trung Dân, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường 8, cho biết cô Nga là tấm gương tiêu biểu giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh xóa mù chữ, sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội. "Đây là một việc làm rất đáng trân trọng", ông nói. (Tr.N)

****************

Việt Nam : HRW vận động cho Nguyễn Văn Oai (RFI, 14/01/2018)

Tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, nhân phiên xử phúc thẩm vào ngày 15/01/2018.

tnlt3

Ảnh minh họa - VIETNAM MAP

Trong thông cáo báo chí công bố ngày 14/01/2018, một ngày trước phiên tòa phúc thẩm tại Nghệ An, tố chức nhân quyền Mỹ HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ những cáo buộc vi phạm lênh quản chế và trả tự do cho Nguyễn Văn Oai.

Người thanh niên Công giáo này đã bị 4 năm tù từ 2011 đến 2015 sau khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông và tranh đấu bảo vệ quyền lợi người lao động. Ra tù, Nguyễn Văn Oai tranh đấu phản đối Formasa gây ô nhiễm. Anh bị bắt lại và bị lãnh bản án 5 năm tù trong phiên xử vào tháng 09/2017.

HRW kêu gọi Việt Nam không nên "trả thù, kiểm soát tư tưởng và quyền tự do phát biểu" của những người có chính kiến khác biệt.

Tú Anh

Published in Việt Nam

Nhìn lại năm nay có khá nhiều người Việt thuộc "dạng đặc biệt" phải vào tù.

Thứ nhất là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Thật ra chuyện bị bắt vì bất đồng chính kiến, vì dám lên tiếng trước thực trạng xã hội chính trị ở Việt Nam hay vì những hoạt động dân sự không phải là chuyện lạ gì dưới chế độ cộng sản, ngay từ những ngày đầu tiên đảng cộng sản giành được chính quyền ở miền Bắc cho tới nay. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet phát triển, người dân hiểu thêm được nhiều điều về lịch sử, về thực trạng đất nước và thế giới, số người lên tiếng ngày càng nhiều hơn.

tnlt1

Tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị bị bắt vì bất đồng chính kiến

Nhưng trong năm nay số người bị bắt và bị ghép vào các tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân", quy định tại điều 257, 258 của Bộ luật Hình sự ; tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Luật Hình sự hay tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật hình sự, phải nói là nhiều hơn những năm trước.

Chỉ riêng năm nay đã có trên 25 người bị bắt, trong đó có những người thuộc thành viên của Hội anh em dân chủ, một tổ chức xã hội dân sự độc lập, như mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo tự do Trương Minh Đức, kỹ sư Phạm Văn Trội, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Trực, bà Trần Thị Xuân…Tất cả đều bị ghép vào tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật hình sự.

Trước đó, Chủ tịch hội Anh em dân chủ, luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thị Thu Hà đã bị bắt từ năm 2015 vì tội "Tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật hình sự, cho tới nay vẫn chưa đưa ra xét xử.

Một số người bị bắt đã từng là tù nhân lương tâm như mục sư Nguyễn Trung Tôn năm 2011 từng bị kết án 2 năm tù theo điều 88 Bộ Luật hình sự Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa ; kỹ sư Phạm Văn Trội năm 2008 từng bị bắt theo điều 88 Bộ Luật hình sự và kêu án 4 năm tù ; nhà báo tự do Trương Minh Đức từng bị bắt năm 2007 và kết án 5 năm tù giam, vì bị kết tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước" theo điều 258 Bộ Luật hình sự ; luật sư Nguyễn Bắc Truyển năm 2006 từng bị bắt và kết tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước" với mức án 4 năm tù giam…

Các bản án trong năm nay nhìn chung khắc nghiệt hơn, như bản án 7 năm tù, 3 năm quản chế, về tội "tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa" dành cho phóng viên tự do, blogger Nguyễn Văn Hóa chỉ vì dám quay phim, chụp hình và viết bài về thảm họa môi trường Formosa và lũ lụt miền Trung ; blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ, bị bắt từ năm 2016 nhưng năm 2017 mới đem ra xử sơ thẩm và phúc thẩm, cả hai lần đều bị kết án 10 năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 ; hay nhà hoạt động Trần Thị Nga, một người mẹ cũng có hai con nhỏ khác, cũng bị kết án 9 năm tù về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo nhận xét của rất nhiều người, đó là những bản án quá khắc nghiệt. Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ do cả tình hình trong nước lẫn bầu không khí chính trị trên thế giới đã thay đổi, bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam biết rằng chả có nước nào, Mỹ hay phương Tây quan tâm đến hồ sơ nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam nữa nên họ tha hồ đàn áp những người dám lên tiếng.

Nhưng điều đáng nói là nhà cầm quyền càng đàn áp mạnh tay thì càng ngày tinh thần cùa những người bị bắt càng vững vàng, họ đã bước qua nỗi sợ hãi, bình tĩnh trước tù đày, trước những bản án. Từ những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm như sinh viên Phan Kim Khánh, blogger Nguyễn Văn Hóa cho tới những người phụ nữ, người mẹ có con nhỏ như blogger Mẹ Nấm hay nhà hoạt động Trần Thị Nga. Những bức hình chụp họ trước tòa, bình thản giữa vòng vậy dày đặc công an bao quanh đã nói lên điều đó. 

Thứ hai : quan chức đua nhau vào tù. Cuộc chiến nhân danh chống tham nhũng nhưng thực chất là đấu đá, tiêu diệt các phe cánh khác, tập trung quyền lực vào tay mình của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng có vẻ thuận lợi. Hàng loạt quan chức bị xộ khám, trong đó nhân vật đình đám nhất và được dư luận chú ý nhất là Đinh La Thăng, từng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, đại biểu Quốc hội. Đinh La Thăng là đàn em thân tín của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kia. Nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng chiến dịch bắt bớ của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không dừng ở Đinh La Thăng mà mục tiêu lớn hơn, có lẽ chính là Nguyễn Tấn Dũng.

tnlt2

Hàng loạt quan chức bị xộ khám, trong đó nhân vật đình đám nhất và được dư luận chú ý nhất là Đinh La Thăng

Còn nhớ kỳ Hội nghị Trung ương 6 khóa XI năm 2012, kỷ luật không được ông Dũng, ông Trọng khi đó uất ức đến phát khóc còn ông Dũng thì cười ruồi ngạo nghễ… Thậm chí Trương Tấn Sang đường đường cũng là Chủ tịch nước mà khi nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, chỉ dám gọi là 'đồng chí X' chứ không nêu rõ tên. Ấy vậy mà chỉ mấy năm sau, Tổng Trọng đã bứng được Ba Dũng về nhà "làm người tử tế", rồi từ từ gom quyền lực vào tay mình, từ từ triệt hạ dần dần đàn em, tay chân thân tín của Ba Dũng. Ông Trọng quyết tâm trả thù đến nỗi bất chấp hậu quả, chấp luôn cái giá phải trả là mất quan hệ với Đức và có thể cả khối EU, tổ chức bắt cóc cho bằng được Trịnh Xuân Thanh về để moi ra những tay cao hơn, đến lúc này Đinh La Thăng cũng phải xộ khám, và Ba Dũng thì đã bắt đầu thấy gió lạnh lùa sau gáy, nếu không tính được đường thì ngày gọi tên chắc cũng không còn xa…

Tất nhiên, ông Trọng chả mạnh được đến thế nếu không có sự hậu thuẫn của Bắc Kinh. Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh hay nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đều là những kẻ thần phục Tàu ra mặt, chấp nhận cho Bắc Kinh điều khiển, lủng đoạn mọi chuyện từ chính trị, nội chính cho tới kinh tế, đường lối ngoại giao của Việt Nam.

Sự khác nhau của hai "dạng tù đặc biệt"

Về tội danh, quan chức dưới chế độ này thường đi tủ về tội tham nhũng, "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" còn người dân thì đi tù về tội "phản động". Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, người cũng từng bị đi tù 2 năm, từ năm 2013-2015 vì vi phạm điều 258 Bộ Luật hình sự, từng viết : "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang". Với hai loại tù trên đây, tù nào vinh, tù nào nhục, chúng ta đều rõ.

Về thái độ, quan đi tù rũ người ra như cái lá héo, chua chát, cay đắng vì ăn thì ai cũng ăn, sao chỉ có mình vào tù mà thằng A, B, C… và những tay cao hơn nữa, ăn nhiều hơn nữa X, Y… không bị. Dân đi tù thì bình tĩnh, hiên ngang.

Dân "phản động" đi tù được bao nhiêu người kính phục, chung tay hỗ trợ, giúp đỡ gia đình, người thân ở bên ngoài qua những năm tháng khó khăn. Quan chức bị tù hay bị hoạn nạn, dân chúng hầu hết hả hê, chả ai tỏ ra thương xót. Thực sự mà nói, họ có vào tù cũng không xứng với sự phá hoại mà họ đã gây ra cho đất nước này, và họ có vào tù thì số tài sản mà họ ăn cướp của dân của nước cũng khó mà lấy lại được, mười phần đã thất thoát, tẩu tán hết tám, chín phần, như bát nước đã đổ khó hốt lại. Thứ hai, đối với những ai quá hiểu nội tình của đảng cộng sản và cái cơ chế này thì đều biết rằng chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là chuyện triệt hạ lẫn nhau giữa các phe cánh, chứ làm thế nào mà chống và diệt tham nhũng được trong một cơ chế như Việt Nam. Bắt một thì vẫn còn trăm, ngàn tay khác bên ngoài và sẽ lại có thêm nhiều tay khác nữa phất lên mà thôi, cho nên chẳng mấy ai tin hoặc hy vọng vào những chuyện đó, người ta chỉ vui vì thấy thêm một quan tham vào tù, thế thôi.

Ở một cái quốc gia mà ngày hôm qua anh có thể lên rất nhanh, vênh vang khi còn đang thuộc về phe mạnh, ngày mai anh đã có thể xộ khám, mất tất cả hay thậm chí bị đầu độc chết cách này cách khác để bịt miệng bởi chính các đồng chí của mình, hy vọng rằng các quan chức khi bị xộ khám, nằm một mình lạnh lẽo trong tù, nghĩ về những nhân tình thế thái của cuộc đời, sẽ nhận ra rõ ràng hơn bao giờ hết là khi chế độ độc tài toàn trị, đảng đứng cao hơn cả luật pháp này còn tồn tại thì đừng mong có luật pháp, có sự cộng bằng, cho dù anh là bất cứ ai. Và đến khi may mắn được ra khỏi tù, hãy đứng về phía nhân dân, góp một tay làm sụp đổ cái mô hình thể chế này.

Là một người dân thường, tôi chỉ mong sao đến một ngày đất nước thay đổi, nhân dân sẽ lôi cổ các quan chức, dù đã về hưu, đã hạ cánh an toàn ở nước ngoài, hay già lú lẫn sắp chết, vào tù vì 3 cái tội chính :

Một là, tội phản động, thực sự đúng nghĩa phản động, vì đã kéo cả đất nước, dân tộc đi vào con đường sai lầm, thụt lùi hàng chục hàng trăm năm, vì cố tình cản trở và làm lỡ bao nhiêu cơ hội của đất nước.

Hai là, tội bán nước, làm mất đất, mất đảo, biển, rước giặc vào nhà phá tan tành đất nước...

Và cuối cùng là, tội vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, đàn áp, khủng bố nhân dân, kể cả phạm tội ác chống lại loài người suốt mấy chục năm tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam.

Đừng bảo rằng già thì tha, có những tội ác không được miễn trừ dù bất cứ lý do nào, cũng giống như với bọn phát xít hay Khơ Me Đỏ vậy.

Song Chi

Nguồn : RFA, 13/12/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Ở các vụ án thường phạm, luật sư có thể bào chữa theo hướng vô tội hoặc tội nhẹ đi. Nhưng với các vụ án chính trị (trong bài viết hiểu là các vụ án xử tù nhân lương tâm - những người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động), các luật sư đều bào chữa theo hướng vô tội.

baochua1

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/6/2017

Với án thường phạm, luật sư có thể thay đổi dự định ban đầu của Hội đồng xét xử tùy theo tài năng của luật sư, không loại trừ khả năng dàn xếp thỏa thuận ngầm. Ngược lại, nghe nói có cả vụ luật sư cãi vụng làm cho thân chủ bị tội nặng thêm.

Với án chính trị thì không phải như thế. Đã có hàng trăm vụ án chính trị đã đưa ra xét xử. Khác với án thường phạm, lời tuyên án đã được định sẵn trước khi xử gọi là án bỏ túi, còn tòa chỉ là nơi để diễn cho ra vẻ dân chủ mà thôi. Nếu bản án có thay đổi thì cũng là do chỉ đạo, thậm chí thay đổi chỉ vài giờ trước khi tuyên án. Bản án phúc thẩm của Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ rõ nhất.

baochua2

Bản án phúc thẩm của Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ rõ nhất.

Có thể nói trong các vụ án chính trị, Luật sư dù tài giỏi, tâm huyết đến mấy cũng không thể thay đổi được bản án định trước theo chỉ đạo. Những người quan sát đều có chung nhận xét này. Dù không có chứng cứ, không trả lời được chất vấn của luật sư, Hội đồng xét xử vẫn trơ trẽn, chầy cối, tuyên án cho bằng được.

Nói thế không có nghĩa là án chính trị, vai trò của luật sư không có gì và việc thuê luật sư là không cần thiết. Luật sư bào chữa cho các vụ án chính trị được coi là luật sư nhân quyền. Luật sư tư vấn pháp luật cho thân chủ, phát hiện ra những khuất tất trong hồ sơ, là trung gian liên lạc giữa thân chủ với gia đình và cất tiếng nói lên công luận. Có vụ án có tới 4 luật sư hoặc hơn.

baochua3

Luật sư nhân quyền

Tại tòa, luật sư đưa ra các lý lẽ để chứng minh thân chủ vô tội, tố cáo cơ quan điều tra nếu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự, cản trở luật sư tiếp cận hồ sơ, bám vào nguyên tắc suy đoán vô tội trong khi bào chữa.

Có hai nội dung quan trọng trong các lời bào chữa của luật sư là đòi hỏi chứng cứ và đưa ra luận cứ chứng minh thân chủ vô tội :

Về chứng cứ : Để chứng minh thân chủ vô tội, luật sư khai thác các chứng cứ đưa ra để buộc tội thân chủ và đi đến bác bỏ các chứng cứ ấy. Luật sư chứng minh không có cơ sở để khẳng định các hành vi của thân chủ, xoáy vào việc đòi hỏi chứng cứ.

Ví dụ trong vụ án Nguyễn Hữu Vinh - Nguyễn Thị Minh Thúy, luật sư chỉ ra rằng cáo trạng không xác định được hành vi của thân chủ với vai trò điều hành, quản trị blog Diễn đàn xã hội dân sự và Chép sử Việt, không xác định được hành vi soạn thảo, đăng tải, chỉnh sửa, xóa, phê duyệt bình luận của 12 bài viết trên blog "Dân quyền" và 12 bài viết trên blog "Chép sử Việt" ; ở người và tại chỗ ở của thân chủ không có dấu vết của tội phạm…

baochua4

Blogger Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên tòa phúc thẩm ngày 22 tháng Chín năm 2016 (Ảnh AP)

Vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư chỉ ra không có chứng cứ để xác định trang thông tin điện tử "Tuổi trẻ yêu nước nước" là có thật ; cơ quan điều tra không xác định định được chứng cứ Phương Uyên đã gửi các file ảnh từ máy tính nào thời gian nào…

Về luận cứ : Ngoài đòi hỏi về chứng cứ thì với các hành vi đã được xác định, các luật sư cũng bác bỏ lời buộc tội của Hội đồng xét xử theo hướng chỉ ra hành vi của thân chủ không vi phạm pháp luật mà đó là quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt chính kiến thể hiện trong Hiến pháp hoặc Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký.

Trong vụ án Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, luật sư chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; đề nghị đa đảng, ủng hộ và tham gia các tổ chức chính trị không trái với Hiến pháp ; bàn đến thực trạng xã hội, bàn đến dân chủ và nhân quyền không thể suy diễn thành "chống"… Luật sư hạ một mệnh đề đầy mai mỉa "trừ phi nhà nước đó chống lại dân chủ và nhân quyền".

Trong vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư cũng chỉ ra không có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng ; nội dung mảnh vải ghi : "Tàu khựa cút khỏi Biển Đông" là quyền hợp pháp của công dân, phản đối kẻ xâm lược là một hành động yêu nước không thể bị kết tội. Cũng trong phiên tòa này, khi tự bào chữa cho mình, Phương Uyên thẳng thắn xác nhận có xúc phạm đến Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng vạch rõ Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam là hai thực thể khác nhau, "không được cào bằng Đảng với Nhà nước Việt Nam". Người ta không khỏi thấy hài hước khi luật sư chỉ ra khẩu hiệu "Tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc" không thể coi là hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Nhà nước Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam chẳng lẽ là một).

Việc khẳng định hành vi của bị cáo dù có chứng cứ hay không cũng không vi phạm pháp luật, không chỉ bảo vệ thân chủ mà còn có tác dụng khuyến khích những người đấu tranh yên tâm, tin tưởng và tự hào về những việc làm của mình, đồng thời vạch lối làm việc tùy tiện, áp đặt, ngồi trên pháp luật của các cơ quan tư pháp. Rất mong các luật sư khai thác nhiều hơn theo hướng này.

Còn đòi hỏi chứng cứ để dồn Hội đồng xét xử vào thế không thể trả lời, vạch ra lối làm việc tùy tiện, áp đặt của Hội đồng xét xử là rất cần thiết. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì vô hình trung làm người khác hiểu rằng, nếu chứng minh được bị cáo có hành vi ấy là bị cáo đã phạm tội còn luật sư thì tìm cách chối tội cho thân chủ. Vì vậy, ngoài đòi hỏi chứng cứ, thiển nghĩ các luật sư cần vạch rõ, hành vi của bị cáo nếu có cũng không vi phạm pháp luật.

Lại có khi luật sư cho rằng hành vi của thân chủ dân ít người biết, ảnh hưởng không đáng kể. Nói như thế khác nào thừa nhận hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật.

Thực tế với các vụ án chính trị thì các cơ quan tư pháp suy đoán theo hướng có tội một cách hết sức tùy tiện, nó vừa mang tính áp đặt, vừa non kém về kiến thức pháp luật.

Trong các vụ án chính trị thì các vụ án tù nhân lương tâm đều là xử ép. Không một tù nhân lương tâm nào có tội căn cứ vào pháp lý và kể cả đạo lý. Ngày 30/11 tới đây sẽ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Có tin tháng sau (tháng 12/2017) sẽ xử vụ Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển. Nghe nói sinh viên Trần Hoàng Phúc cũng đưa ra xét xử trong vụ án này. Rất mong các luật sư biến phiên tòa thành diễn đàn tôn vinh những người đấu tranh cho tự do, dân chủ. Việc làm của các anh chị là chính nghĩa. Bất kể hành vi nào mà Hội đồng xét xử đưa ra để cáo buộc họ, dù có chứng cứ hay không đều không cấu thành tội, ngược lại, đó là những hành vi cần khuyến khích và nêu gương.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 23/11/2017 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Phiên xử cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai có thể sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 8 tới đây với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘không chấp hành án’.

nvo1

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Oai kêu gọi trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài. File photo

Thân nhân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin vừa nêu cũng như những bất hợp lý trong những cáo buộc mà phía chính quyền đưa ra :

"Tới hiện tại gia đình chưa nhận được thông báo nào từ tòa án, nên chưa biết cụ thể như thế nào. Chỉ biết là 21 tháng 8 này thôi nhưng cụ thể như thế nào thì chưa rõ lắm, chưa có gì cả."

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai là một người trong nhóm 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt vào năm 2011 và bị đưa ra tòa xét xử vào năm 2013 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Bản thân ông Nguyễn Văn Oai bị tuyên án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Tuy nhiên ông này cho rằng không hề phạm tội mà chỉ lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho người dân theo đúng qui định của Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam.

Ông bị một nhóm người thường phục bắt vào ngày 19 tháng giêng vừa qua khi đang di chuyển trên đường thuộc địa bàn xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Đến hôm sau, Công an Xã Quỳnh Vinh mới thông báo cho gia đình ông Nguyễn Văn Oai về việc bắt giữ như thế.

Thân nhân cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bày tỏ phản đối về những cáo buộc mà cơ quan chức năng đưa ra với ông này :

"Đối với gia đình của chúng tôi thì không thể chấp nhận được hai cáo trạng đó bởi vì về tội không thi hành công vụ thấy Oai không làm gì để cãi cả. Vả lại khi công an tới nhà không mang đồng phục của công an, chỉ giả dạng côn đồ thôi, Oai không tiếp đón và có hành hung vì chuyện đó là chuyện bình thường bởi vì vào nhà mà không làm việc với Oai không mang đồng phục của công an thì Oai có quyền làm chuyện đó. Cho nên không thể cáo là chống đối thi hành công vụ được. Bắt Oai khi không có một giấy nào ra lệnh bắt, rồi đánh đập hành hung sau đó bắt đi nên gia đình không ai chấp nhận như thế, ai cũng bực tức cả."

Published in Việt Nam

Cục trưởng Biểu diễn nghệ thuật xin lỗi về việc cấm 300 bài hát (RFA, 23/05/2017)

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, ông Nguyễn Đăng Chương chính thức xin lỗi vì đã gây ra sự hiểu lầm trong dư luận, liên quan việc cấp phép đối với hơn 300 bài hát đã được phổ biến rộng rãi trong dân chúng.

cuc1

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, ông Nguyễn Đăng Chương. Courtesy of vanhoathethao

Ông Nguyễn Đăng Chương lên tiếng nhận trách nhiệm về việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn và cho biết cơ quan này sẽ không cấp phép cho các ca khúc đã được phổ biến rộng rãi, mà những ca khúc đó phải có nội dung tốt, không trái thuần phong mỹ tục và đi ngược lại chủ trương chính sách nhà nước.

Còn các ca khúc không được cấp phép do vi phạm những quy định như vừa nêu sẽ bị loại bỏ trong các chương trình nghệ thuật khi được cấp phép biểu diễn.

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn mới cập nhật trên website của cơ quan này danh sách hơn 300 bài hát nhạc cách mạng, còn được gọi là nhạc đỏ, trong đó có bài Tiến quân ca của Nhạc sĩ Văn Cao, hiện là bài Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Và việc cấp phép mới này đã bị dư luận phản đối mạnh mẽ.

*******************

Phạm Thanh Nghiên vào chung cuộc giải nhân quyền 2017 (RFA, 23/05/2017)

cuc2

Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên. Courtesy of danlambao

Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên được đưa vào danh sách chung cuộc 5 người cho giải thưởng ‘Những nhà Bảo vệ Tuyến đầu năm 2017’ vì những đóng góp, xả thân cho cộng đồng.

Bốn người khác thuộc các quốc gia Nicaragua, Ukraine, Nam Phi và Kuwait.

Năm người được chọn lựa từ 142 người thuộc 56 quốc gia khác nhau.

Ông Andrew Anderson, người đứng đầu tổ chức Những nhà Bảo vệ Tuyến đầu’ nói rằng năm người được trao giải thưởng là những người rất can đảm trong cuộc đấu tranh dù bản thân họ phải đương đầu với sự đe dọa tính mạng.

Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày thứ sáu, 26 tháng năm tới đây tại Tòa thị sảnh thủ đô Dublin của nước Cộng hòa Ireland.

Bà Phạm Thanh Nghiên, bị án tù 4 năm vào năm 2010 ở Hải Phòng, vì tham gia đấu tranh chống những hành động bắn giết ngư dân Việt Nam của Trung Quốc trên biển Đông.

Sau khi ra tù, bà vẫn tiếp tục đấu tranh bằng các phương tiện truyền thông như là một blogger, và vẫn thường xuyên bị các cơ quan công quyền sách nhiễu. Bà hiện đang sống cùng gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh.

*********************

Ân Xá Quốc tế lên tiếng về tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức (RFA, 23/05/2017)

cuc3

Nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 1 năm 2010. AFP photo

Tổ chức Ân xá quốc tế, Amnesty International, có trụ sở tại Anh Quốc viết thư ngỏ gửi cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam về trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.

Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các cơ quan quản lý nhà tù Việt Nam dành cho ông Thức sự đối xử tôn trọng và những điều kiện vật chất tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế.

Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, tại trại giam số sáu ở tỉnh Nghệ An, nơi ông Thức đang bị giam, phòng giam của ông không đủ ánh sáng cần thiết, và những người quản lý trại giam lại không cho phép gia đình ông Thức gửi đèn điện thêm cho ông.

Ngoài ra Tổ chức Ân xã quốc tế còn cho rằng từ khi thi hành án tù tới nay, ông Thức bị chuyển trại nhiều lần, mà không báo trước cho gia đình. Việc ông Thức bị chuyển trại ngày càng xa gia đình ông, theo Ân xá quốc tế, là trái với một điều khoản do Liên hiệp quốc qui địnhlà tù nhân phải được giam giữ ở nơi gần gia đình nhất có thể.

Ông Trần Huỳnh Duy Nhất là một kỹ sư, doanh nhân, thành đạt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một trong những người sáng lập tổ chức Con đường Việt Nam để dân chủ hóa đất nước bằng những cải cách hòa bình.

Năm 2008 ông và ba đồng sự là Luật sư Lê Công Định, Kỹ sư Lê Thăng Long, và Thạc sĩ Tin học Nguyễn Tiến Trung bị ra tòa với tội danh Âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Ông Thức bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế sau khi ra tù. Tổ chức Ân xá quốc tế gọi phiên tòa này là không công bằng vì thời gian xử rất ngắn, và có khả năng bản án đã chuẩn bị trước khi các quan tòa hội ý để nghị án.

**********************

Ngày 26/5/2017 xử phúc thẩm ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng (RFA, 23/05/2017)

cuc4

Ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng tại phiên sơ thẩm ngày 16/12/2016

Ngày 23/6/2017, bà Nguyễn Thị Thơm (vợ ông Trần Anh Kim) cho biết bà đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án cấp cao tại Hà Nội đến dự phiên xử phúc thẩm ông Trần Anh Kim, chồng bà vào 7h30 ngày 26/5/2017 tại Thái Bình.

Tuy nhiên, Bà Trần Thị An (vợ ông Lê Thanh Tùng) cho biết bà chưa nhận được thông báo gì.

Ông Trần Anh Kim 68 tuổi, bị bắt lại vào ngày 21/9/2015 và ông Lê Thanh Tùng 49 tuổi bị bắt lại vào ngày 24/12/2015 bị đưa ra xử trong cùng một vụ án. Cả hai ông bị buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Trong phiên sơ thẩm, hai ông bị kết án rất nặng : ông Trần Anh Kim 13 năm tù giam, ông Lê Thanh Tùng 12 năm tù giam ; mỗi ông bị phạt quản chế 4 năm tại địa phương, bị tước quyền bầu cử và ứng cử trong thời hạn 5 năm kể từ khi chấp hành xong phạt tù.

Ông Trần Anh Kim từng bị kết án 5 năm 6 tháng tù vì bị buộc cũng tội danh trên còn ông Lê Thanh Tùng từng bị kết án 4 năm vì bị buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước". Cả hai ông ra tù mới được 8 tháng và 6 tháng thì bị bắt lại.

cuc5

Hội Bầu bí tương thân thăm gia đình ông Lê Thanh Tùng ngày 23/5/2017

Trước phiên phúc thẩm, Hội Bầu bí Tương thân đã đến thăm bà Trần Thị An và hỗ trợ cho bà chút kinh phí đi lại tham gia phiên tòa.

Nguyễn Tường Thụy

Published in Việt Nam

Ân xá Quốc tế : Nhân quyền Việt Nam không tiến bộ (RFA, 22/02/2017)

Tổ chức Ân Xá Quốc tế - Amnesty International - hôm nay công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới.

amnesty1

Đinh Nguyên Kha (trái) và Nguyễn Phương Uyên trước tòa hôm 17/5/2013. Nguyễn Phương Uyên đã ra tù, Đinh Nguyên Kha hiện đang bị ngược đãi trong tù. AFP photo

Phúc trình dày hơn 400 trang khổ giấy A4 tổng kết tình hình liên quan tại 159 quốc gia khắp toàn cầu. Riêng đối với khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương bản phúc trình nêu rõ không gian dân sự bị thu hẹp khi mà cơ quan chức năng đưa ra những luật lệ mang tính đàn áp nhằm hình sự hóa quyền tự do biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa.

Đối với Việt Nam, phúc trình mới công bố của Ân Xá Quốc Tế cho thấy những tiếng nói ôn hòa chỉ trích các chính sách của nhà cầm quyền tiếp tục bị trấn dẹp thông qua biện pháp phi luật lệ.

Cơ quan chức năng theo dõi sát sao và sách nhiễu những nhà hoạt động ; trong số này có những người dân biểu tình phản đối nhà máy Formosa gây nên thảm họa môi trường tác động mạnh đến cuộc sống của chừng 270 ngàn con người.

Việc tấn công những nhà bảo vệ nhân quyền là chuyện thường xuyên. Cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục sử dụng những điều mơ hồ thuộc phạm trù bảo vệ an ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự năm 1999 để kết tội những nhà hoạt động ôn hòa. Trong số những điều mơ hồ đó có điều 258 ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân…’, điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ ; điều 79 ‘hoạt động lật đổ chính quyền’…

VIETNAM-RIGHTS-PRISON

Bà Cấn Thị Thêu tại tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 30/11/2016. AFP photo

Phúc trình của Ân xá Quốc tế nêu rõ trường hợp các nhà hoạt động và phê phán chính quyền bị kết án tù chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.

Trong số đó có blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy bị cáo buộc theo điều 258 với mức án tương ứng là 5 năm và 2 năm cho mỗi người.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và người phụ tá Lê Thu Hà bị bắt vào tháng 12 năm 2015 đến nay vẫn còn bị biệt giam với cáo buộc theo điều 88.

Vào tháng 10 năm ngoái, nhà hoạt động nổi tiếng là blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt cũng với cáo buộc theo điều 88.

Biện pháp thường xuyên hành hung những người bảo vệ nhân quyền và thân nhân của họ cũng tiếp tục được nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng.

Trong phần về Việt Nam, phúc trình năm nay của Ân Xá Quốc tế còn nêu ra các trường hợp trấn áp đối với quyền tự do hội họp, đàn áp những người phản đối thu hồi đất đai trái phép, tình trạng tra tấn và đối xử bất công đối với các trường hợp bị giam giữ, phạt tù người dân vì khốn cùng phải bỏ nước ra đi…

Hôm ngày 20 tháng 2 vừa qua, Ân Xá Quốc tế cũng ra thông báo kêu gọi có hành động khẩn cấp về trường hợp tù nhân chính trị trẻ Đinh Nguyên Kha đang bị ngược đãi trong nhà tù Xuyên Mộc ở Bà Rịa- Vũng Tàu.

******************

Quan ngại sức khỏe Trần Thị Thúy và Đinh Nguyên Kha (VOA, 22/02/2017)

amnesty3

Bà Nguyễn Th Kim Liên, con trai út Đinh Nguyên Kha (bên trái) và con trai lớn Đinh Nht Uy.

Ngày 22/2, tổ chc Ân xá Quc tế ra thông cáo cho rng Vit Nam liên tc xy ra vic hn chế quyn t do ngôn lun và t chc hi hp hòa bình, "Các tù nhân lương tâm b tra tn, b ngược đãi, và b xét x không công bng".

Trước đó, t chc Ân Xá Quc Tế kêu gi tăng áp lc đòi chính quyn Vit Nam nhanh chóng cha bnh cho tù nhân lương tâm Trn Th Thúy và Đinh Nguyên Kha.

Hôm 20 tháng 2, Tổ chc Ân Xá Quc Tế ra thông cáo kêu gi hành đng khn cp đi vi trường hp tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha đang bị ngược đãi tri giam Xuyên Mc, tnh Bà Ra – Vũng Tàu.

Bà Nguyễn Th Kim Liên, m ca thanh niên đang chu án 4 năm tù vi ti danh "tuyên truyn chng nhà nước" theo điu 88 b lut hình s, nói vi VOA rng con trai ca bà cn được khám cha và điều tr thích hp. Ngay c khi vic anh Kha yêu cu tri giam tr kết qu xét nghim cũng b t chi :

"Như đã nói vi T chc Ân Xá Quc tế, cháu Kha không được đưa đi khám sc khe bnh vin, mà h ch đưa cháu đi khám trm y tế ca tri tù. Tôi có đưa hình nh tri tù Xuyên Mc tr bnh cho tù nhân lương tâm nó t hi như thế nào. H xét nghim HIV, h nói con không b HIV nhưng con đòi giy xét nghim đó thì h không đưa".

Theo bà Liên, cách đây ba tháng, Kha được gii phu b khi u lành có kích thước bng trái chanh trong d dày. Tuy nhiên, dù anh Kha và gia đình nhiu ln yêu cu được đưa đi tr bnh, qun lý tri giam vn t chi không cho anh được điu tr hu phu.

Khi đến thăm Kha và ngày mùng 6 Tết, bà Liên được Kha nhn li như sau :

"Lúc tranh đấu cho anh Đng Xuân Diu, con b cùm chân, gh l không !. Con rt là s. Con mun lên tiếng đ nói vi các t chc nước ngoài biết vì nhiu người b như vy nhưng không dám lên tiếng. Con mun m lên tiếng cho con và cho nhng người khác, là tri giam phải đưa 20 tù nhân lương tâm tri giam Xuyên Mc đi xét nghim và khám bnh tng quát ti bnh vin".

Tổ chc Ân Xá Quc Tế cho rng vic khước t điu tr có th được xem là tra tn hoc mt hình thc đi x tàn ác, vô nhân đo nhm trng pht tù nhân.

Anh Đinh Nguyên Kha bị bt gi hi tháng 10 năm 2012 vì phát truyn đơn ch trích phn ng ca nhà Vit Nam trước nhng hành đng bá quyn ca Trung Quc Bin Đông. Anh Kha b truy t ti "tuyên truyn chng nhà nước" theo điu 88 b lut hình s, và bị tòa án tnh Long An tuyên 8 năm tù giam kèm theo ba năm qun chế. Cũng trong v án này, mt người bn ca Kha là cô Nguyn Phương Uyên cũng tuyên pht 6 năm tù giam. Sau đó trong phiên sơ thm, Kha b tuyên án 4 năm tù còn Uyên b tuyên án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo và 52 tháng th thách.

Tương t như trường hp ca Đinh Nguyên Kha, t chc Ân xá Quc tế hôm 17/2 ra thông báo kêu gi Vit Nam cung cp dch v y tế khn cp cho bà Trn Th Thúy, mt Pht t Hòa Ho ti tnh Đng Tháp đang b giam trại An Phước, tnh Bình Dương.

Gia đình bà cho tổ chc Ân Xá Quc tế biết bnh ca bà ngày càng trm trng, khi bướu trong t cung tiếp tc ln ra, và vì quá đau cho nên bà không th t mình đi đng được. Bà Thúy còn b ni mt nht khp người, phình to ra chảy máu và m. Mc du có nguy cơ b nhim trùng vì bà ng dưới sàn phòng giam, qun lý tri giam không cung cp đ vt dng y tế thiết yếu cho bà, k c không cho phép nhn các băng thuc dán mà gia đình mang đến.

Gia đình bà đã liên tục yêu cu nhà phía trại giam cho phép gia đình chi tr tin điu tr bnh cho bà Thúy, nhưng phía tri giam vn t chi. Theo li gia đình, bà Thúy nói là bà không biết sng chết ra sao nếu không được cha tr đàng hoàng trong khi điu kin nhà tù thì lm khc nghit.

Bà Thúy bị kết án 8 năm tù vi ti danh "lt đ chính quyn" theo Điu 79 B Lut Hình S. Bà Thúy b bt gi hi tháng 8, 2010 cùng vi 6 người khác.

Theo cáo trạng, bà Thúy và 6 nhà hot đng khác b xét x vì cáo buc tham gia các hot đng có liên quan vi Vit Tân, mt t chc có tr s hi ngoi tranh đu ôn hòa cho dân ch ti Vit Nam. Bà đã bác b nhng cáo buc này.

Vào tháng 9, 2011, Ủy ban Điu tra v Bt gi Tùy tin ca LHQ đưa ra phán quyết s 46/2011 khng đnh vic bt gi bà Trn Th Thúy và 6 nhà hoạt đng khác là tùy tin và yêu cu tr t do cho h.

Tổ chc Ân Xá Quc Tế kêu gi mi người trên thế gii tiếp tay áp lc đòi nhà cm quyn Vit Nam tr t do cho bà Trn Th Thúy và anh Đinh Nguyên Kha ngay lp tc và vô điu kin. Vì h là những tù nhân lương tâm, b giam gi ch vì đã s dng quyn t do din đt ca mình.

Ân Xá Quốc Tế cũng kêu gi mi người trên thế gii lên tiếng áp lc nhà cm quyn cộng sản Việt Nam nhanh chóng cung cp cho h s chăm sóc y khoa thích hp, bao gm vic đưa h vào bệnh viện đ điu tr nếu cn.

Chính quyền Vit Nam thường xuyên cho rng "các thông tin mà T chc Ân xá quc tế đưa ra là sai s tht. Chính sách nht quán ca Vit Nam là bo đm và thúc đy các quyn con người phù hp vi Hiến pháp Vit Nam và các chun mực quc tế".

Việt Nam cho rng "là thành viên ca 7 Công ước quc tế cơ bn v quyn con người, trong đó có Công ước chng tra tn, Vit Nam luôn thc hin nghiêm túc, đy đ, cam kết, nghĩa v ca quc gia thành viên".

***********************

Quốc tế hãy 'quan tâm tù nhân lương tâm Việt Nam' (VOA, 22/02/2017)

amnesty4

Cựu tù nhân lương tâm Đng Xuân Diu phát biu ti Hi ngh Geneva v Nhân quyn và Dân ch, ngày 21/2/2017. (Ảnh : Facebook Lê Nguyn Hương Trà)

Tại Hi ngh Geneva v Nhân quyn và Dân ch hôm 21/2, cu tù nhân lương tâm Đng Xuân Diu đã kêu gi cng đng quc tế quan tâm đến các tù nhân lương tâm Vit Nam và tiếp tc gây sc ép đòi Đng Cng sn Vit Nam tôn trng nhân quyền.

Ông Diệu, mt nhà hot đng dân ch mi ra tù cách đây hơn 1 tháng, cho VOA biết ông đến hi ngh "vi tư cách là mt thành viên ca Đng Vit Tân", là t chc đã được hi ngh mi t trước.

Bài phát biểu ca ông Diu đã mô t li thi gian ông trong tù sau khi nhà chức trách Vit Nam kết tội hi năm 2011 là ông đã hot động cho Đng Việt Tân b chính quyn coi là t chc khng b, mt cáo buc mà đng này luôn ph nhn.

Ông nói với hi ngh rng quyn con người ca ông và nhng tù nhân khác trong trại giam không được tôn trng như trong lut. Nói cách khác, theo li ông, "pháp lut đi vi trong tri giam, nó ch trên giy mà thôi".

Một phn quan trng khác trong bài phát biu là ông Diu đã đim li nhng s bt công va xy ra trong xã hội Vit Nam trong nhng ngày qua. Trong đó, đáng chú ý nht là s kin đoàn người t Song Ngc, Ngh An đi đến Kỳ Anh, Hà Tĩnh đ kin hãng Formosa gây ô nhim bin, nhưng đã b nhà chc trách ngăn chn, đàn áp, làm hàng chc người b thương.

Về thông đip chính ca mình khi tham gia hi ngh, ông Diu nhn mnh vi VOA rng ông kêu gi cng đng quc tế, nht là các đoàn ngoi giao, thăm các tù nhân lương tâm các tri giam và nhng người mi b bt.

Ông Diệu nói nhiu người b bt vì nhà chức trách cáo buộc h vi phm các điu 79, 88, 258 trong B lut Hình s, mà ông gi đó là nhng điu lut "mơ h" v tuyên truyn hoc hot đng chng nhà nước. Ông nói thêm :

"Những người b bt theo nhng ti danh đó rt cn s ng h và lên tiếng ca các quý vị ngoi giao ngay t đu. Nếu các quý v đến đ thăm các tù nhân lương tâm đó mà nhà cm quyn cng sn Vit Nam h có ngăn cn thì đó là mt du ch là không bo đm quyn con người".

Một thông đip ln na ca ông Diu là cng đng quc tế "có áp lực và tiếng nói mnh m hơn" đi vi Đng Cng sn Vit Nam. Ông nói :

"Theo quan điểm cá nhân ca tôi thì tôi bo là buc đng cng sn ch không phi là nhà nước Vit Nam. Bi vì quan đim ca tôi thì nhà nước Vit Nam ch là bù nhìn ca Đng Cng sn Vit Nam. Cho nên tôi muốn gi đến thông đip vi h rng là buc Đng Cng sn Vit Nam phi tôn trng quyn t do dân ch, đc bit là quyn t do chính tr. Đó là sân chơi bình đng cho mi công dân".

Ông Diệu cho biết sau khi ông phát biu xong "hi ngh đã vỗ tay rt nhiu". VOA được biết ông là mt trong 15 din gi phát biu ti hi ngh v tình trng nhân quyn quc gia mình. H là các nhà báo, các nhà hot đng và nhng nn nhân, thân nhân ca tù nhân chính tr ti các nước trong đó có Vit Nam, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Venezuela, Mauritania và Tây Tng.

Hội ngh Geneva v Nhân quyn và Dân ch là cuc hp quc tế thường niên ln th 9, mang li cơ hi đ các nhà đi kháng khp thế gii lên tiếng thu hút s quan tâm đến vic gii quyết các vi phm nhân quyền. Hi ngh được t chc trước phiên hp ca y ban Nhân quyn Liên Hip Quc.

Published in Việt Nam