Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những bằng chứng mua bán chức quyền vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, 2 bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy ban chống tham nhũng điều tra.

uc01

Nhiều vụ mua bán chức quyền vừa được phanh phui trong bang Victoria do Thủ hiến Victoria Daniel Andrews lãnh đạo - Ảnh minh họa

Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử 2 cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng 3 năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử.

Chính phủ tiểu bang Victoria (với 6,3 triệu dân) đã ký kết các biên bản nghi nhớ và hợp đồng riêng tham gia dự án "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, và đang bị chính phủ Liên bang phản đối.

Điều này khiến dư luận, gồm nhiều cử tri Úc gốc Việt đặt câu hỏi rằng việc xảy ra tại tiểu bang Victoria có ảnh hưởng gì đến các ký kết với Trung Quốc hay là không?

Phe cánh trong đảng Lao Động tại Victoria

Xin giải thích một chút về chính trị tại Úc.

Ở Úc đi bầu là bắt buộc và phiếu bầu được phân phối theo thứ tự ưu tiên (được gọi là two-party preferred vote) nên hầu hết các ứng cử viên hoặc của đảng Lao Động hoặc của liên minh Tự Do Quốc Gia sẽ thắng cử ở Hạ Viện và bên nào có nhiều dân biểu hơn sẽ đứng ra thành lập nội các.

Đảng Lao Động tại Victoria chia làm 2 cánh tả và hữu, cánh hữu chia làm 2 phe đối nghịch nhau, phe thiểu số ủng hộ đưa ông Daniel Andrews thuộc cánh tả lên làm Thủ hiến.

Những tài liệu vừa phanh phui cho thấy ông Adem Somyurek thuộc cánh hữu phe đa số mặc dù được thu xếp làm Bộ trưởng Bộ Chính Quyền Địa Phương, vì phe ông có đến 5,000 đảng viên nên rất coi thường Thủ hiến Andrews và muốn lật đổ ông.

"Branch stacking"

Với phương cách bầu cử nói trên các khu vực có đa số dân lao động và người sắc tộc thường là các đơn vị chắc chắn đảng Lao Động sẽ thắng cử, các phe cánh ào ạt kết nạp đảng viên để có số phiếu cao nhất đưa người trong phe cánh ra tranh cử.

Nhiều đảng viên sắc tộc được kết nạp theo kiểu quen biết và chiêu dụ, nên đảng viên thường rất ít hiểu biết về chính trị, ngay cả tên dân biểu đại diện cho khu vực hay tên thủ hiến còn không biết.

Gian lận xảy ra khi các đảng viên được kẻ mối lái đóng niên liễm cho, hay sử dụng tên người không cư ngụ trong khu vực, hay thậm chí sử dụng tên người đã chết để ghi danh.

Các gian lận này chỉ xảy ra trong nội bộ đảng Lao Động nên không bị luật pháp Úc kềm chế, ước tính ra có tới một phần tư số đảng viên Lao Động tại tiểu bang Victoria là đảng viên ma hay đảng viên không hề sinh hoạt.

Gần đây một số đảng viên đảng Tự Do tại Victoria cũng sử dụng "branch stacking" để đưa người ra tranh cử.

Môi giới quyền lực

"Branch stacking" đã trở nên thông dụng đến độ các chính trị gia xây dựng phe cánh, rồi chọn ra một người chịu làm môi giới "bảo vệ" cho họ ghế tại các khu vực an toàn.

Dân biểu Adem Somyurek một người gốc Thổ Nhĩ Kỳ được phanh phui là một môi giới đã trả tiền cho hàng ngàn đảng viên giả mạo, ra lệnh giả chữ ký, sử dụng các nhân viên hưởng lương chính phủ và sử dụng phương tiện văn phòng chính phủ để chiêu dụ đảng viên "branch stacking".

Một số việc làm nói trên là phạm pháp, nên nhiều dân biểu và nghị sĩ cả tiểu bang lẫn liên bang, và nhiều đảng viên trong chính phủ, dính líu với Adem Somyurek đang được cảnh sát và Ủy Ban bài trừ tham nhũng điều tra.

Nội bộ tiết lộ…

Hằng trăm những bằng chứng thâu hình và thâu âm nội bộ được tiết lộ ra báo chí cho thấy phe của Adem Somyurek đã có nhưng bất đồng lớn về phương cách môi giới và có thể về chính sách với Bắc Kinh.

Một số thâu hình được biết đã diễn ra ra tại chính văn phòng của Dân biểu Lao động liên bang ông Anthony Byrne.

Việc thâu hình, thâu âm, tiết lộ các thông tin trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp tại tiểu bang Victoria.

Ông Anthony Byrne phổ biến một thông báo cho biết ông sẵn sàng hợp tác với cảnh sát và ủy ban bài trừ tham nhũng trong cuộc điều tra.

Adem Somyurek trả thù…

Ông Adem Somyurek công bố cho báo chí một số điện thư, trong đó Dân biểu Anthony Byrne nặng nề chỉ trích cựu lãnh đạo đảng Lao động Bill Shorten và thủ hiến Lao động Victoria Daniel Andrews.

Dân biểu Anthony Byrne cho biết ông Adem Somyurek đã tiết lộ một cách có chọn lựa trong số các tài liệu trao đổi giữa 2 người, còn ông Adem Somyurek cho biết sẽ tiếp tục đưa ra công luận các tài liệu mà ông có được.

"Vành đai và Con đường"

Tiểu bang Victoria là tiểu bang duy nhất tại Úc ký kết thỏa thuận "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, đối nghịnh với chính sách của đảng Lao Động cấp liên bang và của các tiểu bang khác.

Dân biểu Anthony Byrne là Phó chủ tịch Ủy ban tình báo Quốc hội Liên bang Úc, vai trò và nhiệm vụ của ông hoàn toàn đối nghịch với chính sách của Thủ Hiến Victoria ông Daniel Andrews.

Những thông tin nội bộ về việc ký kết và các buổi họp với Bắc Kinh cũng đã được tiết lộ ra báo chí, một ngày đẹp trời "người đưa tin" có thể sẽ công khai danh tánh và chính thức tuyên bố việc tiết lộ thông tin nội bộ là để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia.

Chấm dứt các hợp đồng với Bắc Kinh

Câu hỏi quan tâm nhất đối với người Việt là liệu những bê bối được tiết lộ có thể dẫn đến quyết định chấm dứt các hợp đồng đầu tư và vay mượn với Bắc Kinh.

Việc vừa xảy ra nên chưa thể tiên đoán những gì sẽ tiếp tục xảy ra nhưng một số điều có thể thấy được :

Thứ nhất, cánh tả Lao Động là cánh hưởng lợi từ các bê bối cánh hữu vừa được tiết lộ ;

Thứ hai, "Vành đai và Con đường" là chính sách chung của đảng Lao Động tại Victoria ;

Thứ ba, đảng Lao Động tại Victoria hiện đang nắm 55 ghế Hạ Viện, trong khi đối lập liên minh Tự Do Quốc Gia chỉ nắm 27 ghế, một khoảng cách rất xa để có thể đảo ngược tình thế ;

Thứ tư, Thượng viện cũng do đảng Lao Động nắm giữ nên mọi đạo luật đều được Lưỡng Viện dễ dàng thông qua ; và

Thứ năm, "branch stacking" thường xuyên xảy ra, đảng Lao Động thường chỉ trừng phạt những người trực tiếp gây ra, chỉ sau vài tháng cử tri tha thứ đâu lại vào đó.

Nhưng ngược lại các bê bối của đảng Lao Động sẽ được đối lập và các đảng khác khai thác ảnh hưởng đến cuộc bầu cử liên bang có thể diễn ra trong năm 2021.

Thủ tướng Scott Morrision thuộc đảng Tự Do chỉ mới tuyên bố đây là chuyện của đảng Lao Động nên ông để cho Thủ lãnh Lao Động Anthony Albanese thu xếp.

Còn Thủ Hiến Daniel Andrews đã đồng ý để Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc kiểm soát sinh hoạt chính trị của chi nhánh Victoria, nên có thể Thủ Hiến Daniel Andrews phải lắng nghe và thỏa hiệp với đảng Lao Động cấp liên bang.

Phó Thủ lãnh Lao Động liên bang, Richard Marles nói rằng một chính phủ Lao Động tương lai sẽ không ký "Vành đai và Con đường" với Trung Quốc.

Kết luận

Tóm lại chính trị tại Úc không phải là tuyệt vời mà thường xuyên xảy ra những bê bối mua quan bán chức tham nhũng quyền lực.

Nhưng nhờ có truyền thông báo chí độc lập, các cơ quan hành chính độc lập, các phe cánh nội bộ, các đảng đối lập nên hệ thống chính trị càng ngày càng hoàn chỉnh hơn và cuối cùng cử tri sẽ quyết định đảng cầm quyền cũng như các chính sách có lợi nhất cho nước Úc.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi, 20/6/2020

Published in Diễn đàn

Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976

Theo phần mở đầu Bản Nội quy, Cộng đồng người Việt tự do tại Victoria đã được hình thành vào những năm cuối của thập niên 1970, nhưng Bản Nội Quy không cho biết ngày thành lập.

uc1

Hội chợ Tết Ất Mùi của Cộng đồng người Việt tự do Úc châu tổ chức tại Sydney, Australia, ngày 03/03/2015 - Ảnh minh họa.

Theo thông tin về Liên hội ái hữu người Việt tự do Úc châu tiền thân Cộng đồng Úc châu đã được thành lập vào ngày 26/12/1977, tại thủ đô Canberra.

Đại diện cho Victoria tham dự cuộc họp có tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan, bà Huỳnh Bích Cẩm và ông Đoàn Việt Trung. tiến sĩ Nguyễn văn Hưng mặc dầu không tham dự cuộc họp nhưng sau đó được mời làm Tổng thư ký Hội từ năm 1977 đến năm 1983.

Nhờ thông tin của bà Huỳnh Bích Cẩm và nhờ một số tài liệu tìm được cho biết Hội Ái hữu Việt kiều tự do được thành lập ngày 10/2/1976 chính là tiền thân của Cộng đồng người Việt tự do tại Victoria.

Hội Ái hữu Việt kiều tự do

tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng dưới bút danh Đào Phụ Hồ trên báo Văn Nghệ phát hành tại Úc châu vào ngày 12/8/2004, cho biết Hội Ái hữu Việt kiều tự do được thành lập ngày 10/2/1976.

Theo hồi ký tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan sau khi Thủ tướng Malcolm Fraser quyết định nhận người tị nạn chính trị vào tháng 2/1976, ông và một số sinh viên tổ chức một cuộc họp để thành lập Hội Ái hữu Việt kiều tự do dự tính hợp tác với chính quyền tiểu bang Victoria tiếp đón và giúp đỡ đồng bào mới qua.

Ông Đan cho biết Hội bầu một Ban chấp hành Lâm Thời gồm 4 người, trong đó có ông và bà Huỳnh Bích Cẩm hiền thê của ông, ít lâu sau mọi người cử ông làm Hội trưởng.

Bà Huỳnh Bích Cẩm cho biết cuộc họp chỉ có 7 hay 8 người, Ban chấp hành còn có tiến sĩ Nguyễn văn Hưng và thầy Huỳnh San, cuối năm 1979 thầy San chịu chức linh mục.

Bà Cẩm không nhớ tên các hội viên sáng lập khác vì họ hầu hết là sinh viên sau này không còn sinh hoạt.

Theo thống kê dân số vào tháng 6/1976, có 382 người Việt sống rải rác tại Melbourne, nên so ra số hội viên sáng lập tuy khiêm nhượng nhưng chiếm một tỉ lệ không nhỏ.

Bà Cẩm cho biết nhu cầu chính của Hội lúc ban đầu là tạo mối dây liên lạc với người Úc, ông Đan có kinh nghiệm và quen biết với chính giới, lãnh đạo tôn giáo, ký giả và giới khoa bảng Úc nên được các hội viên đề cử giữ vai trò Hội trưởng.

Trong hồi ký ông Nguyễn Triệu Đan nói rõ hơn : "Mang tên là Hội Ái hữu Việt kiều tự do, song trên thực tế chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ nhoi tự nguyện hoạt động, phương tiện không có, đọc báo theo dõi tin tức, thấy nói có người mình tới thì bảo nhau đến thăm. Bà con gặp nhau tay bắt mặt mừng, song giúp đỡ cụ thể thì người đến trước chỉ có thể giúp đồng hương tới sau bằng cách thông ngôn và cung cấp chỉ dẫn về đời sống địa phương".

Danh xưng Việt kiều

Bà Huỳnh Bích Cẩm cho biết tên tiếng Anh của Hội là Vietnamese Friendly Society. Chữ Vietnamese vì thế có thể được dịch là Việt kiều, người Việt hay người Việt tự do.

Ông Đoàn Việt Trung, cựu chủ tịch Cộng đồng Úc châu, giải thích chữ Việt kiều khi ấy mang ý nghĩa công dân Việt Nam Cộng Hòa sống trên đất Úc.

Ngược lại chữ hội trưởng hay chủ tịch đều được dịch sang Anh ngữ là president. Trong khi đó phía cộng sản dịch chữ chủ tịch là chairman.

Nhóm tị nạn đầu tiên

Ngày 19/3/1976, nhóm người Việt tị nạn đầu tiên gồm chừng 20 người đến định cư tại Melbourne từ Thái Lan.

Ông Nguyễn Hữu Thu là một người trong nhóm này cho chúng tôi biết tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, thầy Huỳnh San cùng một nhóm nhỏ nữ sinh viên tại đại học Monash đến đón bà con ngay tại phi trường Tullamarine rồi đưa về thẳng bệnh viện ở vài ngày để khám sức khỏe tổng quát trước khi chuyển về Eastbridge Hostel, Nunawading.

Đến ngày 7/2/1977, nhóm người Việt tị nạn thứ hai gồm chừng 250 người trong số có thầy Bùi Đức Tiến, đến cuối năm 1979 thầy được thụ phong linh mục.

Tương tự, linh mục Tiến cho biết thầy Huỳnh San, tiến sĩ Nguyễn văn Hưng và tiến sĩ Trần Minh Hà đã ra tận phi trường Tullamarine, Melbourne, đón bà con mới sang và giúp đỡ bà con trong bước đầu định cư.

Thuyền nhân đề tài chính trị

Ngày 26/4/1976, tàu Kiên Giang chở 5 thuyền nhân đến thẳng Úc. Khi tàu ghé Malaysia định đi Guam họ được một thuyền trưởng người Úc cho bản đồ, hướng dẫn đường đi và khuyên họ nên đi thẳng tới Úc theo luật (khi đó) họ sẽ được nhận.

Trong năm 1976, 3 tàu khác với 111 thuyền nhân cũng đến thẳng Úc. Sang năm 1977, có thêm gần 30 tàu với tổng số 868 người cập bến Úc.

Ngày 13/12/1975, đảng Lao Động thất cử, Gough Whitlam mất chức thủ tướng, nhưng tiếp tục giữ chức thủ lãnh đối lập và vẫn giữ đường lối cứng rắn hầu ngăn cản người Việt tị nạn được đến Úc định cư. Gough Whitlam lợi dụng việc thuyền nhân từ Việt Nam đến thẳng Úc để mở chiến dịch tranh cử.

Thủ tướng Gough Whitlam là người bãi bỏ chính sách di dân da trắng của Úc, nhưng lại mâu thuẫn trong chính sách đối với người tị nạn cộng sản, nên đến nay nhiều người vẫn xem ông là thiên cộng và kỳ thị người miền Nam Việt Nam.

Ngày 10/12/1977, Thủ tướng Malcolm Fraser thắng cử nhiệm kỳ 2 nhưng thuyền nhân vẫn là đề tài tranh luận tại Quốc hội.

Năm 1978, có thêm 746 thuyền nhân Việt đến thẳng Úc, phe đối lập đề nghị lập trại tạm giam, kéo tàu tị nạn trở ra biển và giới hạn những trợ cấp an sinh xã hội.

Tất cả mọi ý kiến của phía đối lập đều bị Thủ tướng Fraser bác bỏ, ngược lại phe đối lập không cho phép chính phủ nhận thêm nhiều người Việt từ các trại tị nạn.

Trong khi đó, các trại tị nạn tại Đông Nam Á lại chật cứng thuyền nhân mới tới. Năm 1977 có 21.276 người ; năm 1978 có tới 106.489 người ; và chỉ 6 tháng đầu năm 1979 có đến 166.604 người đến được các trại tị nạn.

Nhiều người bị hải tặc Thái Lan cướp, cưỡng hiếp và bắt cóc, nhiều tàu cập bến bị đuổi ra, nhiều người chết trên biển, và nhiều con tàu tiếp tục cuộc hành trình đến Úc.

Theo ước tính của Phủ Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc có tới nửa triệu người Việt mất tích trên đường tìm tự do.

Ngày 21/7/1979, Hội nghị quốc tế về người tị nạn được triệu tập tại Geneva với 66 quốc gia tham dự để tìm ra những giải pháp cho người tị nạn Đông Dương.

Chính phủ Fraser đồng ý Úc sẽ nhận thêm mỗi năm hằng chục ngàn người tị nạn. Đồng thời tiến hành thương lượng với nhà cầm quyền cộng sản để những người tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

Hội trưởng đầu tiên

Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan là hội trưởng đầu tiên của Hội nhiệm kỳ 1 năm 1976-77.

Ông tốt nghiệp luật khoa Đại học Paris, ở Pháp, sau đó phục vụ ngoại giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến năm 1975.

Ông từng làm Tổng lãnh sự tại Ấn Độ, thành viên phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa đàm Paris, Pháp, và là Đại sứ tại Nhật. Giữa tháng 7/1975 ông cùng gia đình đến Úc định cư.

Ông còn nhiều đóng góp khác cho cộng đồng, như đầu năm 1983, ông làm trưởng nhóm 25 người vận động đưa tiếng Việt vào Chương trình Trung Tiểu học tại Victoria. Đến đầu năm 1987 tiếng Việt đã được công nhận là môn thi để lấy bằng tốt nghiệp trung học tại Victoria.

Ông Nguyễn Việt Long, cựu chủ tịch Cộng đồng và cựu chủ tịch Hội Cựu quân nhân, cho biết ông Đan cũng giúp vận động để các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được hưởng quyền lợi hưu trí theo tiêu chuẩn cựu quân nhân Úc.

Vào tháng 10/1991, tiến sĩ Đan thành lập Câu lạc bộ thứ Sáu là diễn đàn chính trị vận động cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Triệu Đan qua đời ngày 15/5/2013 tại Melbourne hưởng thọ 84 tuổi.

Hiền thê ông Đan là bà Huỳnh Bích Cẩm ở tuổi bát tuần (tuổi 80) vẫn tích cực hoạt động xã hội. Bà sáng lập Hội Phụ nữ Việt Úc năm 1983 và vẫn giữ vai trò tổng thư ký kiêm giám đốc của Hội. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về Hội Phụ nữ Việt Úc.

Hội trưởng thứ hai

Ông Đoàn Việt Trung, cựu chủ tịch Cộng đồng Liên bang, cho biết tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng là người soạn bản nội quy và là Hội trưởng thứ hai trong thời gian 1977-78.

Ông Trung là trưởng ban Văn nghệ nhưng không nhớ người nào khác trong Ban chấp hành dưới thời ông Hưng.

Ông Hưng là sinh viên Colombo sang Úc năm 1965, tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa Học ở Viện đại học Queensland và tiến sĩ Hóa học tại Viện đại học Monash.

Từ tháng 11/1975 đến cuối năm 1978, ông Hưng là chủ bút tạp chí Người Việt tự do, quay roneo và phổ biến miễn phí cho bà con mới sang.

Ông Đoàn Việt Trung chịu trách nhiệm vẽ cho tạp chí. Ông Hưng và ông Trung xin thư viên Đại học Monash một góc riêng để giữ các tạp chí và sách báo của người Việt tự do.

Ông Hưng cộng tác với Bộ Di trú Úc đón tiếp người tị nạn ngay tại phi trường, giúp đỡ bà con tại các trung tâm tiếp cư di dân, giúp đỡ bà con xin việc làm cũng như chuẩn bị cho họ khả năng hội nhập và định cư.

Ông đứng ra tổ chức Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Tưởng niệm biến cố 30/4/1975, biểu tình chống các phái đoàn cộng sản.

Ông Hưng còn là Tổng thư ký của Liên hội ái hữu người Việt tự do Úc châu trong 5 năm, liên tục từ 1977 đến 1982.

Ông vận động đài sắc tộc 3EA cho chương trình phát thanh tiếng Việt và được 3EA mời giữ Trưởng ban Việt ngữ.

Đài phát thanh hàng tuần buổi đầu tiên vào ngày 25/4/1978 cho đến giữa năm 1992 đài sáp nhập với 2EA Sydney thành đài phát thanh toàn quốc SBS.

Ông Hưng và ông Nguyễn Ngọc Phách trong một thời gian dài còn thực hiện chương trình phát thanh hàng tuần trên đài phát thanh Radio Australia phát về Việt Nam.

Ông Hưng là tác giả hằng ngàn bài báo và nghiên cứu, dưới các bút hiệu Đào Phụ Hồ, Nguyễn Lương Triều, Nguyễn Nhất Đình, Ngụy Ông, Nguyễn Tất Thắng, Đằng Phong Hầu, được đăng trên nhiều tờ báo hải ngoại.

Khoảng đầu thập niên 1990, khi biết tôi viết tiểu luận cao học về "Tình hình giáo dục tại Việt Nam", chính ông Hưng đã đến tận nhà hỏi mượn bài viết cùng tài liệu để nghiên cứu và viết bài.

Ông Hưng, giáo sư Bửu Khải và giáo sư Nguyễn Ngọc Phách còn thành lập và phụ trách giảng dạy khoa Thông ngôn Phiên dịch, thuộc Trường Ngôn ngữ Viện Cao đẳng Kỹ thuật RMIT ở Melbourne.

Trong vòng 20 năm cộng tác với RMIT ông đào tạo hàng trăm thông ngôn và phiên dịch viên. Ông cũng dịch nhiều tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng Anh, như quyển "Chuyện kể năm 2000" của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.

Công việc chính của ông Hưng là giám đốc kỹ thuật Công ty hóa chất ICI (sau đổi thành Orica), những đóng góp của ông cho cộng đồng đều hoàn toàn bất vụ lợi.

Ông Hưng tiêu biểu cho những người tiên phong khai dựng Cộng đồng người Việt tự do tại Victoria và Úc châu, ông qua đời ngày 5/8/2012 tại Melbourne hưởng thọ 65 tuổi.

Linh mục Huỳnh San

Linh mục San luôn gắn bó với sinh hoạt Cộng đồng, ông là chủ tịch Cộng đồng Người Việt tự do tại Victoria, nhiệm kỳ 1982-83.

Ông về chốn Vĩnh hằng ngày 10/10/2019, hưởng thọ 71 tuổi, với một tang lễ thật đơn sơ. Quan tài của ông được đặt dưới đất với di ảnh mặc áo lễ có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Chiếc áo lễ với hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa này, linh mục San được một giáo dân tặng và đã mặc trong buổi lễ thụ phong linh mục trên 40 năm trước.

Người Việt tự do

Đến khoảng cuối năm 1978 thành phố Melbourne đã có trên 2.000 người, để tránh bị coi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những người tị nạn mới sang không còn đồng ý sử dụng danh xưng Việt kiều nữa.

Danh xưng được đổi thành Người Việt tự do và Hội đổi tên thành Hội Ái hữu người Việt tự do tại Victoria.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 21/02/2020

Nguyễn Quang Duy

Published in Văn hóa
vendredi, 14 juin 2019 16:51

Úc có tự do ngôn luận không ?

Tuần trước, nói chuyn vi mt người bn, ch cho biết bn ca chng ch va mi sang du lch Úc. Mt s hin đang là đng viên và gi vai trò cao cp trong chính quyn Vit Nam. H cho ch biết qua đây ri nói chuyn chính tr sướng quá, thoi mái quá, phê bình ai cũng được. Vit Nam h có mun nói cũng không dám !

uc1

Bản đ xếp hng t do báo chí ca Freedom House. Hình minh ha.

Tự do ngôn lun ti Úc, nghe qua câu chuyn này, tưởng như thế là tuyt vi ri ! Thế nhưng, cũng trong tun qua, t do ngôn lun có v đang b tn công, thách thc.

n tun qua, gii truyn thông Úc đã đồng lot mnh m lên tiếng phn đi cơ quan công quyn Úc v các v đt nhp khám xét hai cơ quan truyn thông ln ABC và News Corp. Cơ quan công quyn đây chính là Cnh sát Liên bang Úc AFP. V khám xét đu tiên xy ra ti tư gia ca ký gi Annika Smethurst thuộc News Corp vào th Ba 4 tháng Sáu. V th hai xy ra ngày hôm sau, th Tư 5 tháng Sáu, ti cơ quan truyn thông ABC.

Hai sự kin này hin nhiên xy ra công khai. Thông cáo báo chí ca AFP cho biếvụ ngày 4 tháng Sáu liên quan đến mt cáo buc v vic tiết l thông tin v an ninh quc gia mt cách trái phép, mà thông tin này được phân loi là mt, và vì như thế nên nó có kh năng phá hoại nn an ninh quc gia. AFP cũng cho biếvụ ngày 5 tháng Sáu liên quan đến vic ph biến tài liu được phân loi, trái vi quy đnh ca Đo lut Ti phạm 1914. V th hai là do s gii thiu/đ ngh t B Quc phòng Úc ngày 11 tháng By năm 2017. AFP cho biết hai s kin này không liên quan vi nhau, và AFP không d trù bt giam bt c ai khi tiến hành các v khám xét này. Sau khi b phn đi d di t cng đng truyn thông, t ký gi cho đến gii điu hành/lãnh đo, cũng như các lut gia chuyên môn v t do ngôn lun và truyn thông, AFP tung ra mthông cáo báo chí thứ hai vào chiều ngày 5 tháng Sáu, đ minh đnh hu rng đường dư lun. AFP cho biết các hành đng trên là do các cơ quan công quyn khác đ ngh, h ch thi hành công v mt cách đc lp và không thiên v, và h không nhn ch thị nào từ chính quyn đương nhim. H minh đnh các B trưởng trách nhim trc tiếp hay Th tướng Úc cũng không được biết trước khi cuc khám xét xy ra. AFP bin minh rng đây ch là mt phn trong tiến trình điu tra đ tìm hiu làm sao các thông tin mt được tiết l, và khi các thông tin này lt vào tay mt người khác, mt ký gi hay mt cơ quan truyn thông, thì nhng người này có được quyn ph biến rng rãi không, và nếu không thì h đã phm vào các quy đnh hay điu lut nào, v.v…

Dù lý do có chính đáng và lời gii thích có hp lý bao nhiêu, cng đng truyn thông Úc, và nhiu nơi trên thế gii, cũng đng lot mnh m lên án hành đng này.

Phát ngôn viên của News Corp cho rằng đây là hành động nguy him nhm gây hoang mang/lo s cho gii ký gi và các phòng thu thp tin tc khp Úc bi vì ký gi Annika Smethurst tiết l d đnh ti mt ca chính quyn cho phép giới tình báo mng ca Úc các quyn hn chưa tng có trước đây. Tim Singleton Norton, Giám đc ca t chc Quan sát Quyn Đin t (Digital Rights Watch) nhận đnh : "Đây là một s lm dng thô bo đi vi quyn lc an ninh quc gia - s dng nó đ cng c văn hóa bí mt và thiếu trách nhim trong gung máy thc thi pháp lut ca chúng ta."

Trường hp ca ABC liên quan đến hai phóng viên Dan Oakes và Sam Clark, dựa trên các tài liu mt được tiết l. Hai phóng viên đưa ra nhng cáo buc v s giết hi (thường dân, kể c đàn ông và bé trai không vũ trang) bt hp pháp và hành x sai trái do quân đi đc nhim ca Úc gây ra ti Afghanistan. Liền sau đó Giám đc Điu hành ca ABC ông David Anderson nhn xét đây là trường hp "rt bt thường đ mt cơ quan truyn thông quc gia b khám xét như thế này". Ông Anderson nhn đnh rng các biến chuyn như thế là rt nghiêm trng, nó đưa ra các quan ngại chính đáng v t do báo chí/truyn thông, và tác đng đến s giám sát nghiêm minh đi vi các vn đ an ninh quc gia và quc phòng. Ông Anderson thng thn cho biết lp trường ca ABC là đng v phía các phóng viên, s bo v các ngun tin của mình, và s tiếp tc đưa tin tc và báo cáo mà không s hãi hoc thiên v v vn đ an ninh và tình báo khi nhng điu đó mang li li ích cho công dân. Đi xa hơn, Ch tch ca Ban Điu hành ABC, bà Ita Buttrose, người được Th tướng Scott Morrison b nhim vào đu năm nay, bày t s quan tâm sau xa sau hai cuc khám xét trên. Bà Buttose cho rằng hành động này "rõ ràng được thiết kế đ gây quan ngi" cho ABC và các phóng viên ca mình. Bà Buttose cho biết bà đã gi đin thoi bày tỏ quan đim ca mình vi B trưởng Truyn thông Úc Paul Fletcher vào th Năm ngày 6 tháng Sáu, mt ngày sau v khám xét. Bà Buttrose cho biết "Mt cơ quan truyn thông không b can thip (t do đc lp) là quan trng đi vi các din ngôn công cng và với nn dân ch. Đó là cách mà công dân Úc được thông báo v thế gii và tác đng ca nó đến cuc sng hàng ngày ca h."

Trong tuần qua, hàng trăm bn tin, bình lun và phân tích thuc đ mi th loi khác nhau trên mi cơ quan truyn thông khác nhau đã không ngng lên tiếng v s kin này. Các áp lc lên AFP nói riêng, cũng như các cơ quan công quyn và chính quyn v an ninh quốc phòng và các lut pháp cn phi điu chnh li đ bo v ký gi và ngun tin ca h, đã làm cho chính quyn không th tiếp tc im tiếng trong vic này, dù có mun. B trưởng Truyn thông Fletcher rt cucông bố chính thc quan điểm ca ông rng t do báo chí/truyn thông là "nguyên tc nn tng" ca chính quyn hin nay. Trước đó, ông Morrison đng ý tự do truyn thông là quan trng nhưng ông cũng nhn mnh không ai được đng trên pháp lut. Hôm qua 11 tháng Sáu, bà Buttrose và ông Anderson đã gp Th tướng Morrison và B trưởng Truyn thông Fletcher đ đi thoi vi nhau v s kin này. Bà Buttrose cho biếcuộc trao đi này mang tính xây dựng và rt là hiu qu.

Ông Fletcher và Thủ tướng Morrison đang chu áp lc m ra mt cuc điu tra v hai v khám xét va ri, và làm thế nào đ sa đi lut đ bo v ký gi khi h đang thi hành công v đ đưa thông tin quan trng và cn thiết đến người dân, mà vn bo v các ngun tin và nhng người t giác/thi còi (whistleblower). Không th s dng chiêu bài an ninh quốc gia đ ngăn chng thông tin, bi vì người dân cn biết chính quyn đi din h làm đúng hay sai, và ưu tiên hàng đu phi là người dân có quyn được biết đến các vn đ ca đt nước, trong đó truyn thông đóng vai trò quan yếu. Nếu lut hin hành không đáp ng được các nhu cu cơ bn này thì nó cần phi sa đi, theo quan niệm ca nhiu chuyên gia thuc đ mi lĩnh vc khác nhau, k c v lut.

Sự cân bng gia t do ngôn lun (đc bit được th hin qua truyn thông bng nhng gì h đưa tin, dù là tin mt đi na) và vn đ an ninh quc phòng (và tình báo đ quyn li quc gia không b phá hoi) là vn đ tinh vi, phc tp và khó khăn, nht là trong thời đi chính tr quyn lc/Chiến tranh Lnh II, đang tr li. Nht báo The Age biện lun rằng các cơ quan truyn thông phi báo cáo v các vấn đ liên quan đến quyn li quc gia, k c tình báo và giám sát, đ thc thi trách nhim đi vi người dân đã bu lên người đi din cho mình và có lòng tin vi chính quyn ; nhưng nim tin đó không th nào mù quáng. Còn trng sư nhân quyn ni tiếng ca Úc ông Geoffrey Robertson bày tỏ quan ngi sâu xa đến s vi phm quyn t do ngôn lun qua hai v khám xét này. Ông Robertson cho rằng khó th nào nghĩ điu này có th xy ra ti Úc, mt nn dân ch tiên tiến hàng đu mà phn ln các quyn này được hiến pháp và pháp lut bo v. Lý do là vì Úc, không ging các nn dân ch cp tiến khác, không có hiến chương nhân quyn, nên các quyền này không được ghi nhn trong hiến pháp. Ông Robertson đ ngh sa đi pháp lut, hoc tt hơn na, hình thành mt Hiến chương Nhân quyn (Charter of Rights, or Bill of Rights) như đã được bo v ti Hoa Kỳ, Anh, Âu châu. Như Tu chính Án 1 (đến 10) trong Hiến pháp ca Hoa Kỳ.

Vấn đ này đã được gii tinh hoa ca Úc bàn đi tán li trong nhiu thp niên qua, nếu không phi là trước khi chính thc thành lp Liên bang Úc, năm 1901. Có người tng cho rng nó không cn thiết vì tt c mi quyn này đã được công nhn trên thc tế. Qu tht là nó được công nhn và tôn trng trên thc tế ti Úc, ngay c nhng người Vit Nam ch mi ti Úc my ngày đã cm nhn được ngay bu không khí t do, nht là t do ngôn lun. Nhưng nhiu chuyên gia v lut, như ông Robertson, hay giáo sưGillian Triggs, cựu Ch tch ca y ban Nhân Quyn Úc, cho rng Hiến chương Nhân quyn là cần thiết và cp bách hơn bao gi. Cn phi đưa vào lut rõ ràng, hoc tt hơn nữa, vào hiến pháp, thì mi có th gim thiu nhng s vi phm nhân quyn như đã tng din ra. Như Tng thng th nhì ca Hoa Kỳ, ông John Adams, nói ngn gn nhưng đy đ : "Mt chính quyn ca pháp lut, không phi ca con người" (A government of laws, and not of men).

Làm thế nào các quyn t do căn bn ca người Úc, nht là t do ngôn lun, phn ln được tôn trng trong hơn mt thế k qua, nhưng li không nm trong Hiến pháp và không có mt Hiến chương Nhân quyn ? Đây là đ tài cho mt bài khác mà khi có dịp s tr li.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 14/06/2019

Published in Diễn đàn

Biển Đông : 12 tàu ngầm Pháp giúp Úc chiếm ưu thế trước Bắc Kinh

Trang nhất các báo Pháp hôm 1/02/2019 chú ý nhiều đến nhiều vấn đề thời sự trong nước : Thảo luận toàn quốc tìm lối thoát khủng hoảng Áo Vàng, cải cách giáo dục, hay cải cách hệ thống kiểm soát thuế để thiết lập niềm tin giữa chính quyền với doanh nghiệp. Về thời sự quốc tế, nổi bật nhất là hợp tác quốc phòng Pháp – Úc bước sang giai đoạn mới, sau khi hai bên ký kết hợp đồng 12 tàu ngầm chiến đấu. Các vũ khí mới giúp cho Úc có ưu thế quân sự so với Trung Quốc, đặc biệt tại vùng Biển Đông.

uc1

Pháp – Úc bước sang giai đoạn mới, sau khi hai bên ký kết hợp đồng 12 tàu ngầm chiến đấu. Economie Matin

Theo bài "Pháp và Úc khảm vào đá một thỏa thuận trong ngành tầu ngầm", sau gần ba năm đàm phán, Canberra hôm nay, 11/02/2019, chính thức ký hợp đồng mua 12 tàu ngầm của Pháp, do hãng Naval Group sản xuất, với tổng trị giá 50 tỉ đô la. Hợp đồng dày 1.400 trang, quy định một cách rất chi tiết hàng loạt lĩnh vực, như bản quyền công nghiệp, bảo hành, trao đổi công nghệ, cung ứng nguyên liệu hay các quy định về phạt…, cho phép hai bên tránh được các hiểu lầm trong thời hạn hợp đồng kéo dài 50 năm. Paris cũng cam kết sẽ hỗ trợ tập đoàn Naval Group trong hợp đồng đóng tầu ngầm cho Úc.

Hợp đồng nói trên được xác định là bất di bất dịch, bất kể biến động chính trị tại Úc. Toàn bộ 12 tàu ngầm sẽ được lắp đặt trên đất Úc, cho phép tạo thêm 3.000 công ăn việc làm tại chỗ. Khoảng 1.100 doanh nghiệp vừa và nhỏ của phía Úc có thể tham gia sản xuất thiết bị. Chiếc đầu tiên dự kiến hạ thủy vào năm 2032. Tiếp theo đó, cứ hai năm một lần Úc sẽ có thêm một tàu ngầm do Pháp chế tạo.

Đối với Naval Group, việc ký kết hợp đồng với Úc mang lại niềm tự hào lớn cho tập đoàn. Theo một số giới chức của Naval Group, hợp đồng tầu ngầm này sẽ mang lại cho Hải quân Úc ưu thế tại vùng biển Đông Nam Á.

Ưu thế vượt trội của tầu ngầm Pháp

Bài viết "Căn cứ Hải quân Cherbourg hoạt động hết công suất" của Les Echos giải thích lý do khiến Pháp giành thắng lợi trong hợp đồng này trước hai đối thủ nặng ký khác, Đức và Nhật. Theo Les Echos, với ba tầu ngầm hạt nhân tấn công Barracuda đang được chế tạo tại cơ sở đóng tàu Cherbourg (được dùng làm nguyên mẫu cho 12 chiếc tầu hợp đồng với Úc), Paris đã cho Canberra thấy ưu thế vượt trội về tốc độ, về khả năng ít gây tiếng ồn, cũng như thời gian hoạt động độc lập dưới nước. Tàu ngầm mà Pháp dự kiến đóng cho Úc cũng cần đến một tổ lái ít người hơn, 4 thành viên so với khoảng 15 người cho tầu Rubis thế hệ trước.

Bài "Pháp – Úc : Mối quan hệ chiến lược tại Thái Bình Dương" của Les Echos nhấn mạnh : hiện tại Úc đã trở thành đồng minh mật thiết nhất của Pháp tại khu vực Thái Bình Dương. Việc Pháp giúp Úc chế tạo tầu ngầm là một trong các phương tiện để tăng sức mạnh quân sự, nhằm cân bằng lại đà quân sự hóa hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như ảnh hưởng gia tăng của Bắc Kinh thách thức liên minh chiến lược do Hoa Kỳ đứng đầu tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, như nhận định của nhà phân tích Malcolm Davis, tại Australian Strategic Policy Institute.

Sức mạnh gia tăng của Trung Quốc chính là nhân tố khiến Pháp và Úc xích gần nhau. Vẫn theo nhà phân tích Úc Malcom Davis, Pháp có thể sẽ giữ một vai trò lớn hơn hiện nay tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong trường hợp có các khủng hoảng lớn, ví dụ như "một xung đột quân sự tại Đài Loan, ở Biển Đông, hay trên bán đảo Triều Tiên, Úc có thể yêu cầu Pháp hỗ trợ, trong một hoạt động quân sự hỗn hợp". Hiện tại, Hoa Kỳ đã có nhiều đồng minh quân sự trong khu vực, như Nhật Bản và Hàn Quốc, và quan hệ đối tác đang được siết chặt với Philippines, Ấn Độ, Singapore và Việt Nam.

Mỹ-Trung : Washington có thể gia hạn, nếu đàm phán tiến triển

Đàm phán Mỹ - Trung nhằm tìm lối thoát cho cuộc chiến về thuế đang bước vào giai đoạn cuối là đề tài thời sự quốc tế trọng tâm khác. Theo Les Echos, sau giai đoạn tạm nghỉ nhân dịp Năm mới âm lịch cổ truyền, Hoa Kỳ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán mới, khai mạc hôm nay 11/02 tại Bắc Kinh. Tham gia phái đoàn Mỹ trong đợt đàm phán này có bộ trưởng Thương mại Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Hạn chót cho một thỏa thuận, theo quy ước giữa hai bên, là ngày 02/03. Nếu không thỏa hiệp được với nhau, Washington đe dọa sẽ tiếp tục tăng thuế nhập khẩu 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, từ 10% hiện nay lên 25%.

Cho dù Washington và Bắc Kinh đã nhấn mạnh là có nhiều tiến bộ đạt được trong đàm phán trong chuyến công du Mỹ của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He), cách nay 2 tuần, chính quyền Mỹ trong những ngày gần đây liên tục khẳng định còn nhiều việc phải làm.

Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng nhân nhượng đối với việc mở cửa hơn thị trường Trung Quốc cho hàng hóa Mỹ, nhưng một trong những điểm bế tắc chính trong đàm phán là việc Mỹ đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành "các cải cách thực sự về cơ cấu", cho phép chấm dứt các hoạt động cạnh tranh thương mại bất chính, đặc biệt là chấm dứt cưỡng bức chuyển giao công nghệ, giảm bớt tỉ trọng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

"Cơ chế kiểm soát" : Chủ đề hết sức nhạy cảm với Bắc Kinh

Chính quyền Mỹ yêu cầu Bắc Kinh phải thiết lập "một cơ chế kiểm soát thường xuyên" đối với các cam kết mà Bắc Kinh có thể đưa ra trong lĩnh vực này. Nhưng đây là điều mà chế độ cộng sản Trung Quốc coi là một "chủ đề hết sức nhạy cảm". Theo một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, và cố vấn của chính quyền, thì đòi hỏi này thách thức trực tiếp chủ quyền của Trung Quốc.

Báo chí Hoa Kỳ cho hay Washington có thể chấp nhận kéo dài hạn chót đàm phán, nếu các thương lượng đạt tiến bộ trong tuần này. Hôm thứ Năm tuần trước, để gây áp lực lên Bắc Kinh, tổng thống Mỹ tuyên bố không có dự kiến gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trước ngày 01/03. Tuyên bố của tổng thống Mỹ làm tắt ngấm hy vọng là hai bên có thể đạt đồng thuận đúng thời điểm dự kiến.

Venezuela : Kế hoạch tái thiết khổng lồ, nếu "chuyển tiếp chính trị"

Về điểm nóng Venezuela, bế tắc vẫn tiếp tục trong vấn đề chuyển hàng cứu trợ nhân đạo quốc tế, do bất đồng giữa tổng thống Maduros và tổng thống tự phong tạm quyền Guaido, được sự công nhận của khoảng 40 quốc gia. Theo Le Monde, chính quyền Maduro vẫn tiếp tục phủ nhận trách nhiệm của mình trong cuộc khủng hoảng vô cùng trầm trọng hiện nay, đoạn tuyệt viện trợ nhân đạo quốc tế, đưa quân đội ra biên giới để ngăn hàng viện trợ. Một bộ phận đối lập đề nghị can thiệp vũ trang để đưa viện trợ nhân đạo đến với người dân.

Cũng về Venezuela, Le Monde có bài phân tích về "kế hoạch tái thiết khổng lồ", một khi có "chuyển tiếp chính trị". Hiện tại, tình cảnh của người dân Venezuela rất thê thảm : lương tháng tối thiểu tại Venezuela chỉ đủ mua một cân thịt. Đồng tiền quốc gia mất giá hơn 10.000 lần hồi năm ngoái.

Theo một giới chính tài chính quốc tế, giai đoạn hỗ trợ quốc tế đầu tiên phải là viện trợ nhân đạo ồ ạt. Tiếp theo đó, các định chế tài chính quốc tế cần cho Venezuela vay khoảng 60 tỉ đô la để vực dậy nền kinh tế, đặc biệt để chấm dứt tình trạng thiếu ngoại tệ, buộc chính quyền phải in tiền hàng loạt - nguồn gốc lạm phát siêu tốc những năm gần đây. Giữ ổn định giá trị của đồng tiền Venezuela là một ưu tiên.

Theo Le Monde, Venezuela và các đối tác cần tái khởi động nhanh chóng các ngành công nghiệp chiến lược, vốn bị tham nhũng và tình trạng thiếu đầu tư làm tê liệt.

Tấn công hang ổ cuối cùng của Daesh

Về thời sự Trung Cận Đông, Le Figaro chú ý đến cuộc tấn công vào hang ổ cuối cùng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria, sát biên giới về Iraq. Lực lượng Daesh bị kẹp giữa một bên là quân đội Iraq ở phía đông và quân đội Syria ở phía tây. Tuy nhiên, lực lượng chính tham gia vào cuộc tấn công này là Lực Lượng Dân Chủ Syria (FSD), tức liên minh vũ trang với người Kurdistan là trụ cột.

Theo Le Figaro, các chiến binh Daesh quyết bám trụ hang ổ cuối cùng, với diện tích chỉ chưa đầy 10 km², trên một địa hình bằng phẳng. Chiến dịch được khởi sự hôm thứ Bảy, tuần trước, dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng từ một đến hai tuần.

40 năm cách mạng : Iran "kỷ niệm buồn"

Cũng về Trung Đông, Le Monde có bài xã luận "Iran : Dịp kỷ niệm buồn" nói đến dịp 40 năm ngày cách mạng Hồi giáo 1979, lật đổ chế độ quân chủ thân phương Tây. Le Monde tóm lược tình hình tại Iran hiện nay như sau : 40 năm sau cách mạng, xã hội Iran hiện nay trẻ hơn, giàu có hơn, đa nguyên hơn, và khát khao mở cửa ra với bên ngoài. Tuy nhiên, nhóm bảo thủ tại Iran cự tuyệt thay đổi chính trị. Thay đổi chính trị với Iran hiện nay bị coi là điều "hoàn toàn không thể được".

Nền kinh tế nước này đang lao vực, đặc biệt với các trừng phạt kinh tế của Mỹ. Các nước Châu Âu, cho dù vẫn ủng hộ Iran để giữ Tehran lại với thỏa thuận hạt nhân, nhưng hoàn toàn không ảo tưởng về bản chất của chế độ Hồi giáo này. Theo Le Monde, đối với chính quyền Teheran, để thoát khỏi thế bế tắc hiện nay, chỉ có con đường duy nhất là đối thoại một cách sáng suốt. Đây chính là điều mà Liên Âu chủ trương.

"Áo Vàng" Pháp : Cực hữu và cực tả đột ngột đổi thái độ

Về thời sự nước Pháp, phong trào Áo Vàng tiếp tục là chủ đề chính của nhiều báo. Les Echos ghi nhận phe cực hữu và cực tả vừa có một thay đổi lập trường bất ngờ, sau vụ một ngôi nhà của chủ tịch Quốc hội bị một số phần tử cực đoan phóng hỏa.

Chuyên mục "Mỗi ngày một sự kiện" của Les Echos ghi nhận là toàn bộ các lãnh đạo đối lập, đặc biệt là lãnh đạo hai đảng cựu hữu và cực tả, Marine Le Pen và Jean-Luc Mélenchon, đã đồng loạt lên án vụ nhà của chủ tịch Richard Ferrand tại tỉnh Bretagne bị phóng hỏa cuối tuần trước, bởi một số thành phần có liên quan đến "phong trào Áo Vàng". Lãnh đạo nhóm nghị sĩ đảng cầm quyền LREM ngay lập tức hoan nghênh thiện chí của đối lập.

Theo Les Echos, sự thay đổi thái độ được đánh giá là bất ngờ nói trên thật ra xuất phát từ chỗ người dân Pháp ngày càng không chấp nhận tình trạng bạo lực diễn ra bên lề các cuộc biểu tình "Áo Vàng", bất chấp việc chính phủ đã chấp nhận đối thoại toàn quốc để tìm giải pháp. Theo một điều tra của Eurotrack được Les Echos công bố, tỉ lệ cử tri ủng hộ hai phong trào cực hữu và cực tả nói trên chỉ còn là 12% (với đảng Tập Hợp Quốc Gia của bà Le Pen) và 8% (với đảng Nước Pháp Bất Khuất của ông Mélenchon). Sự ủng hộ của người dân với đối lập sụt giảm, trong lúc uy tín của chính quyền Macron tăng cao trở lại, sau khi cuộc đối thoại "trực tiếp" với cử tri được thiết lập, và Thảo luận toàn quốc theo chủ trương của tổng thống Macron - diễn ra từ một tháng nay - có thể khép lại với một cuộc trưng cầu dân ý, vốn là nguyện vọng của đông đảo cử tri.

Thảo luận toàn quốc : Lo ngại và hy vọng

Về phần mình, Le Figaro - với bài xã luận "Đằng sau cuộc Thảo luận toàn quốc" - tỏ ra lo ngại về cuộc đối thoại trực tiếp giữa tổng thống Macron với dân chúng, theo phong cách của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. Ghi nhận hình ảnh của tổng thống Pháp được cải thiện đáng kể sau các cuộc đối thoại cởi mở này, thế nhưng Le Figaro cũng nhấn mạnh đến việc ông Macron đang dành quá nhiều thời gian cho cuộc thảo luận, trong lúc hàng loạt hồ sơ hệ trọng của chính quyền hiện vẫn đang chờ tổng thống giải quyết, từ nợ công đến khủng hoảng nhập cư…

Vẫn về cuộc Thảo luận toàn quốc, xã luận La Croix với tựa "Lối thoát" đặt rất nhiều hy vọng vào tổng thống Macron, trong việc tìm được lối ra cho cuộc khủng hoảng đã kéo dài ba tháng nay. Nối lại với các mục tiêu đầy tham vọng trong thời gian tranh cử - một dự án vốn thuyết phục được đông đảo người Pháp, duy trì các định hướng cải cách như đã vạch ra, đây là điều La Croix khẳng định là cần thiết. Nhưng theo nhật báo Pháp, "điều tiên quyết" hiện nay giúp tổng thống nhận được hậu thuẫn của cử tri chính là một "thái độ công minh".

Trọng Thành

Published in Châu Á

Chưa đầy 11 năm nước Úc đã có 6 lần thay đổi thủ tướng và chưa thủ tướng nào làm đủ nhiệm kỳ 3 năm.

Nhân Thủ tướng Malcolm Turnbull vừa bị áp lực của nội bộ đảng Tự Do phải từ chức, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chính trị để rút ra những bài học cho tương lai Việt Nam.

uc1

Tân Thủ tướng Sciott Morrison và cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull Úc - Ảnh minh họa

Hệ thống chính trị Úc

Ngày 1/1/1901, Úc trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến trong Khối Thịnh Vượng Chung, Nữ hoàng Anh Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia.

Tổng Toàn quyền đại diện cho Nữ hoàng có quyền ký các đạo luật và quyền giải tán chính phủ.

Quốc hội Liên bang bao gồm Thượng viện và Hạ viện. Luật Liên bang phải được cả hai Viện thông qua và phải có chữ ký của Tổng Toàn quyền.

Quốc hội vừa làm luật (lập pháp) vừa lo việc hành pháp. Đảng nào chiếm được đa số ghế hay tạo được liên minh có đa số ghế tại Hạ Viện sẽ được đứng ra thành lập chính phủ.

Chính phủ gồm toàn những dân biểu và nghị sĩ. Các dân biểu và nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền bầu cho 1 dân biểu làm lãnh đạo đảng và vị này trở thành Thủ tướng.

Đó là đầu mối của các cuộc khủng hoảng lãnh đạo gần đây.

Diễn biến cuộc đảo chánh tuần qua

Từ khi thắng cử 2/7/2016 mọi kết quả thăm dò Thủ tướng Malcolm Turnbull đều được công chúng ủng hộ ở vị trí thủ tướng nhiều hơn so với thủ lãnh đạo đối lập Bill Shorten.

Nhưng các cuộc thăm dò gần đây đảng đối lập lại được cử tri ủng hộ với tỉ lệ cao hơn ủng hộ chính phủ.

Đồng thời chính phủ đã thua nặng trong các cuộc bầu cử Hạ Viện bổ sung vào tháng 7 vừa qua.

Nhiều dân biểu đảng cầm quyền lo lắng bị mất ghế trong lần bầu cử sắp tới nên sáng 21/8/2018 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Peter Dutton công khai thách thức quyền lãnh đạo của Thủ tướng Turnball nhưng không thành.

Mặc dù ông Turnbull hứa không trừng phạt những người bỏ phiếu chống lại ông nhưng 13 thành viên trong nội các đồng loạt xin từ chức.

Ông Turnbull hứa nếu nhận được chữ ký bất tín nhiệm của 43 dân biểu và nghị sĩ đảng Tự do ông sẽ từ chức thủ tướng. Khi ông Dutton có trong tay 43 chữ ký ông Turnbull chính thức rút lui.

Tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison cùng Ngoại trưởng Julie Bishop là hai người cùng cánh với ông Turnbull tuyên bố ra tranh cử với ông Peter Dutton.

Vòng đầu bà Julie Bishop không đủ phiếu nên bị loại. Vòng bầu kế tiếp ông Scott Morrison thắng cử Thủ tướng với số phiếu 45-40.

Từ góc nhìn chính trị ông Turnbull thuộc cánh cấp tiến bị ông Dutton thuộc cánh bảo thủ thách thức quyền lực với ý định đảo chánh.

Biết cánh ông Dutton quyết giành quyền bằng mọi giá dễ gây đổ vỡ cho đảng Tự Do nên ông Turnbull khôn khéo chuyển giao quyền lực cho người cùng cánh là ông Scott Morrison.

Cánh đảo chánh nay hài lòng họ có một lãnh tụ mới với thêm hy vọng sẽ giữ được ghế của họ trong lần bầu cử tới.

Nhưng kết quả thăm dò mới nhất cho thấy cử tri Úc vô cùng phẫn nộ vì cử tri đã bầu cho ông Turnbull và vẫn tiếp tục tín nhiệm ông trong vai trò thủ tướng lãnh đạo đất nước.

Tỷ lệ công chúng ủng hộ Thủ tướng Scott Morrison ở vị trí thủ tướng bây giờ ít hơn so với thủ lãnh đạo đối lập Bill Shorten rất nhiều 33-39.

Đảng đối lập cũng được cử tri ủng hộ với tỉ lệ cao hơn ủng hộ chính phủ rất nhiều 56-44. Với tỷ lệ chênh lệch này đảng đối lập sẽ thắng lớn trong kỳ bầu cử sắp tới.

Nếu chính phủ không làm dân hài lòng thì bằng lá phiếu người dân sẽ lật đổ chính phủ dành cơ hội quản trị đất nước cho một chính phủ mới.

Luật chơi chính trị đã thế. Thay đổi luật chơi cần thay đổi hiến pháp, muốn thay đổi hiến pháp lại cần thay đổi thể chế từ quân chủ sang cộng hòa.

Dẫn đến tranh luận thể chế Cộng hòa

Ngày 11/11/1975 là ngày nặng nề nhất cho nền Quân chủ Đại nghị tại Úc khi Tổng Toàn quyền John Kerr sử dụng quyền Hiến pháp truất phế cựu Thủ tướng Lao Động Gough Whitlam (1972-1975).

Câu chuyện bắt đầu từ một thỏa thuận vay 4 tỷ mỹ kim từ các quốc gia Trung Đông mặc dù đã bị các giới chức chính phủ và Quốc hội phản đối Tổng trưởng Ngân khố Jim Cairns và Bộ trưởng khoáng sản và năng lượng Rex Connor vẫn tiếp tục bí mật thương lượng.

Việc đổ bể, Thủ tướng Whitlam sa thải cả hai ông. Nhưng thủ lãnh đối lập Malcolm Fraser thừa cơ hội chặn ngân sách không cho Thượng viện thông qua, rồi làm áp lực buộc ông Whitlam tổ chức bầu cử, gây bế tắc chính trị.

Bất ngờ Tổng Toàn quyền John Kerr cho triệu hồi hai ông Whitlam và Fraser, dùng quyền hiến pháp truất phế ông Whitlam, đưa ông Fraser lên thay.

Quyết định của Tổng Toàn quyền John Kerr bị cho là không đúng vì sự việc nên được giải quyết thông qua đàm phán chính trị.

Việc đã rồi ông Fraser cho tổ chức bầu cử với kết quả Liên đảng Tự do và Quốc gia thắng và ông Fraser lên làm thủ tướng.

Cộng hòa Đại nghị chế

Khi đảng Lao Động trở lại cầm quyền năm 1982 tranh luận về một nền cộng hòa cho nước Úc trở thành một đề tài chính trị luôn được quan tâm.

Năm 1993, Thủ tướng Lao động Paul Keating tái đắc cử ông tuyên bố muốn có một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1999.

Khi đảng Tự Do lên cầm quyền, Thủ tướng John Howard theo phe bảo hoàng quyết định triệu tập Hội nghị Lập hiến vào năm 1998.

Thủ tướng Howard đưa ra ba mô hình cộng hòa để thảo luận : (1) Tổng thống trực tiếp do dân bầu, (2) Tổng thống bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, và (3) Tổng thống được bổ nhiệm bởi một hội đồng do Thủ tướng đề cử.

Trong Hội Nghị, phái bảo hòang lập luận vị Tổng ToànQuyền là trọng tài cho quá trình đàm phán chính trị vì thế chính thể quân chủ lập hiến là cơ sở vững chắc cho nền dân chủ tại Úc.

Những người cổ vũ cộng hòa thì cho rằng đã đến lúc Úc phải hoàntoànđộc lập với Nữ hoàng Anh và Anh Quốc.

Phái cộng hòa cấp tiến cho rằng Hiến Pháp không còn hợp thời phải sửa đổi toàn diện hệ thống Westminster và thực hiện một chính thể Cộng hòa với Tổng thống trực tiếp do dân bầu.

Sau nhiều tranh luận cuối cùng Hội Nghị Lập Hiến đã quyết định chọn mô hình Cộng Hòa Đại Nghị, tổng thống được bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, để đưa ra trưng cầu dân ý.

Theo mô hình này Tổng thống chỉ giữ vai trò nghi lễ tương tự như vai trò Tổng Toàn quyền hiện nay. Hệ thống chính trị không có gì thay đổi thực quyền vẫn nằm trong tay các dân biểu nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền.

Phái cộng hòa cấp tiến đã bỏ phiếu trắng trong Hội Nghị và trong trưng cầu dân ý đã vận động chống lại mô hình này.

Chiến dịch vận động

Chiến dịch YES (ủng hộ chính thể cộng hòa đại nghị) đưa ra những điểm cần thay đổi và chỉ có nền cộng hòa mới có thể đáp ứng được.

Để vận động NO (giữ nguyên thể chế quân chủ) các nhóm bảo hòang tập trung đề cao thành quả nước Úc đã gặt hái được.

Đồng thời tạo nỗi lo âu về sự bất ổn khi phải thay đổi thể chế chính trị. Khẩu hiệu của họ là "Nếu hệ thống hiện tại không vỡ, không cần phải sửa".

Người Úc vốn không thích thay đổi. Cho đến nay chỉ có 8 trong số 44 đề xuất đưa vào một cuộc trưng cầu đã được đồng thuận thông qua. Nên chiến dịch vận động NO thành công ở chỗ giữ được các cử tri thuộc phái "bảo thủ".

Thành phần cộng hòa cấp tiến đưa ra một số lập luận kêu gọi cử tri chọn NO vì :

Thứ nhất, muốn thực sự cộng hòa mọi công dân phải được bình đẳng về chính trị và phải được bầu trực tiếp Tổng thống.

Thứ hai, mô hình trưng cầu dân ý là một mô hình phi dân chủ với một "nền cộng hòa của các chính trị gia" vì chỉ có họ mới có quyền bầu vị Tổng thống và các cuộc khủng hoảng chính trị do tranh giành quyền lực sẽ tiếp tục thường xuyên xảy ra.

Thứ ba, thay vì chỉ thay đổi chính thể cần viết lại một Hiến Pháp hoànmới cho nước Úc cộng hòa ; và

Thứ tư, chỉ có mô hình Cộng Hòa Tổng thống chế mới lợi ích thực sự cho nước Úc vì thế cần từ chối mô hình lần này để sửa sọan trưng cầu dân ý vào lần tới.

Với sự tích cực vận động của cánh bảo hòang và cánh cộng hòa cấp tiến, cuối cùng 55% dân Úc đã từ chối mô hình cộng hòa đại nghị.

Nói tóm lại tại Úc thể chế đại nghị là nguyên nhân tạo ra dân chủ bè cánh dễ gây khủng hoảng chính trị và người Úc rất thất vọng với mô hình này.

Tổng thống chế mỗi nước mỗi khác

Ở Mỹ Tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm và quyền cách chức các thành viên trong nội các, nên Tổng thống dễ dàng chọn người có chuyên môn, có khả năng và có thể làm việc chung.

Quốc hội và Nội các cũng không có quyền để làm áp lực đến độ Tổng thống phải từ chức như chuyện vừa xảy ra tại Úc.

Hiến pháp Mỹ đưa ra một mô hình tam quyền phần lập rõ ràng. Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa ba nhánh nhờ thế Tổng thống không thể trở nên độc tài.

Tổng thống Mỹ không được phép phục vụ quá 2 nhiệm kỳ hay quá 8 năm vì cầm quyền càng lâu càng dễ trở nên độc tài.

Ở Nga, Tổng thống chỉ không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tục, nên hai ông Vladimir Putin và ông Dmitry Medvedev thay nhau nắm hai chức vụ Tổng thống và Thủ tướng. Không khác gì độc quyền chính trị.

Tổng thống Putin bị nhiều người chỉ trích là độc tài. Gần đây nhất là chiều 25/8/2018 ông Putin ra lệnh bắt lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny vì trước đây đã tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay bầu cử tổng thống.

Ở Pháp Tổng thống có quyền chọn Thủ tướng. Nhưng Quốc hội có quyền bãi nhiệm Thủ tướng, nên Tổng thống bị buộc phải chọn một Thủ tướng được đa số Quốc hội tán thành.

Mô hình này cũng đã từng dẫn đến khủng hoảng chính trị : Tổng thống François Mitterrand phải liên tiếp giải tán quốc hội nhưng cuối cùng phải làm việc với Thủ tướng Jacques Chirac một người thuộc liên minh khác.

Thủ tướng Jacques Chirac quyết định hầu hết các chính sách trong nước. Tổng thống Mitterrand chỉ còn giữ ngoại giao và quốc phòng.

Trong trường hợp trên thực quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay Thủ tướng và Liên Minh nắm Quốc hội Pháp.

Tại miền Nam Việt Nam trước đây Tổng thống do dân trực tiếp bầu, Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng làm phụ tá chia sẻ trách nhiệm về hành chánh.

Tổng thống có quyền thay Thủ tướng mới, cải tổ toàn bộ hay một phần Chính phủ.

Hiến pháp miền Nam phân biệt tam quyền rõ rệt và khuyến khích hệ thống chính trị tiến tới chế độ lưỡng đảng tranh quyền như tại Mỹ.

Ưu điểm của chế độ lưỡng đảng là dễ hình thành và thông qua các chính sách mang tầm vóc chiến lược quốc gia.

Tại Mỹ đảng viên gia nhập đảng chỉ để bầu chọn người đại diện cho quyền lợi và niềm tin của mình, đảng viên không có bất cứ quyền lợi, nghĩa vụ hay bó buộc nào liên quan đến đảng mình ghi danh.

Nhờ phương cách sinh hoạt chính trị này dân Mỹ thường rất quan tâm đến sinh hoạt chính trị nhưng lại không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, không cực đoan chính trị, dễ đồng thuận, dễ thỏa hiệp và rất thực dụng.

Miền Nam trước đây có chương trình Công dân Giáo dục dạy từ bậc tiểu học đến trung học giúp học sinh hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của công dân trong đó có quyền bầu cử, tranh cử và tham gia chính trị.

Các quốc gia Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ hiện nay đều theo chính thể cộng hòa. Kinh nghiệm thực tế từ các quốc gia này sẽ giúp ích rất nhiều cho một thể chế hậu cộng sản tại Việt Nam.

Kết

Trên diễn đàn BBC gần đây luật sư Nguyễn Văn Đài và nhà báo Phạm Đoan Trang đều đồng ý xem chính trị như trò chơi.

Tại Việt Nam trò chơi này vẫn nằm trong tay tầng lớp cầm quyền cộng sản. Tranh giành quyền lực là chuyện thâm cung bí sử, thứ dân đừng hòng biết đến, đừng nói đến chuyện xen vào nội bộ đảng cộng sản.

Bởi thế các quốc gia cộng sản đều thúi từ trong ruột thúi ra và cuối cùng bị lịch sử đào thải.

Nếu xem chính trị là trò chơi thì mọi người dân, ở mọi trình độ, mọi tầng lớp và ở mọi nơi đều phải có cơ hội bình đẳng tham gia thì mới thực sự là trò chơi dân chủ.

Muốn xây dựng một thể chế thực sự dân chủ người dân phải có quyền ra luật chơi gọi là luật Hiến pháp.

Muốn thế Việt Nam cần theo đúng quy trình người dân, cả trong và ngoài nước, bầu một Quốc hội Lập hiến soạn ra một Hiến Pháp mới và nếu được mang ra trưng cầu dân ý trước khi ban hành.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 27/08/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Úc cáo buộc hacker Việt Nam đánh cắp dữ liệu sân bay (VOA, 11/12/2017)

Một tin tc Vit Nam đã đt nhp vào h thng máy ch và đánh cp thông tin an ninh nhy cm ca Sân bay Perth, Australia, theo trang The West Australian.

uc1

Lê Đức Hoàng Hi ti phiên tòa ngày 7/12/2017 - nh : Báo Quân Khu 7

Trang này cho biết người đàn ông Vit Nam tên Lê Đc Hoàng Hi, 31 tui, đã s dng danh tính ca mt nhà thu bên th ba đ truy cp vào h thng máy tính ca sân bay này vào tháng 3 năm ngoái.

Cố vn an ninh mng Alastair MacGibbon ca Th tướng Australia Malcolm Turnbull, cho biết hôm 10/12 rng người đàn ông này đã ly cp "mt lượng d liu đáng k" liên quan đến sân bay, bao gm sơ đ tòa nhà và các chi tiết v an ninh ca các tòa nhà trong sân bay.

Ông MacGibbon nói rằng Hi chưa tiếp cn được h thống radar hay các hệ thng khác liên quan đến hot đng ca máy bay và hành khách chưa vp phi nguy him gì.

Sân bay Perth đã phát hiện ra vic đt nhp này và chuyn thông tin v vic cho trung tâm an ninh không gian mng ca Chính ph Liên bang Australia th đô Canberra.

Vụ tn công này được truy ra có ngun gc t Vit Nam và Cnh sát Liên bang Australia đã cung cp thông tin cho các đi tác Vit Nam. Phía Vit Nam đã điu tra và bt gi Hi.

Báo Quân Khu 7 cho biết vào ngày 7/12, Tòa án Quân s Quân khu 7 xử Lê Đc Hoàng Hi 4 năm tù v ti "truy cp bt hp pháp các mng máy tính, mng vin thông, mng Internet hoc thiết b s ca người khác".

Tổng s d liu mà Lê Đc Hoàng Hi đã đánh cp là trên 320 Gigabyte, gây thit hi ln cho các công ty, tp đoàn, đơn v.

Truyền thông Vit Nam nói sân bay Perth đã phi chi gn 8 triu đôla (tương đương 135 t đng) đ khc phc hu qu, khôi phc d liu và l hng an ninh mng.

Trong thời gian t năm 2010 đến tháng 6/2016, vi mc đích tò mò, mun th hin khả năng làm hacker v vic đánh cp d liu mng, Lê Đc Hoàng Hi, sinh năm 1986, h khu thường trú Thành phố H Chí Minh, đã s dng máy tính cá nhân có kết ni internet đ đt nhp trái phép vào máy ch, h thng máy ch qun lý sân bay Perth.

Ngoài ra, Báo Quân khu 7 còn cho biết, Hi còn tn công cơ s h tng và các trang web Vit Nam, bao gm c các ngân hàng, vin thông và mt t báo quân s trc tuyến.

*******************

Úc : Hacker Việt Nam đã ăn cắp nhiều thông tin về an ninh sân bay (RFI, 11/12/2017)

Theo tin của báo chí Úc ngày 11/12/2017, một hacker Việt Nam vào năm 2016 đã xâm nhập hệ thống máy tính của sân bay Perth và ăn cắp nhiều thông tin về an ninh của sân bay này.

uc2

Theo báo chí Úc, một hacker Việt Nam đã xâm nhập hệ thống máy tính của sân bay Perth và ăn cắp nhiều thông tin về an ninh vào năm 2016. Reuters

Ông Alastair MacGibbon, cố vấn về an ninh mạng của thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho tờ The West Australian biết rằng tin tặc Lê Đức Hoàng Hải đã xâm nhập hệ thống máy tính của sân bay quốc tế Perth vào tháng 03/2013. Tuy nhiên, tin tặc này đã không xâm nhập được vào hệ thống radar cũng như các dữ liệu máy tính về không lưu, không đánh cắp được các chi tiết cá nhân của hành khách, tức là vẫn chưa gây nguy hại cho sự an toàn của hành khách sân bay Perth.

Khi thấy an ninh mạng bị chọc thủng, sân bay Perth đã thông báo cho cơ quan an ninh mạng của Úc ở Canberra. Lần theo dấu vết của vụ tấn công tin tặc, họ đã phát hiện ra tác giả chính là hacker Lê Đức Hoàng Hải, 31 tuổi, sống tại Sài Gòn.

Hacker này đã bị bắt ở Việt Nam sau khi nhà chức trách nhận được báo động từ cảnh sát liên bang Úc. Vào ngày 07/12/2017, Tòa án Quân sự Quân khu 7 đã tuyên án tù 4 năm đối với Lê Đức Hoàng Hải.

Theo bản cáo trạng, từ năm 2010 đến tháng 06/2016, ngoài hệ thống máy tính của sân bay Perth, Úc, Lê Đức Hoàng Hải còn xâm nhập hệ thống máy tính của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam, tập đoàn Điện Lực Việt Nam, tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Quốc Gia Việt Nam, tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Việt Nam, báo điện tử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, một ngân hàng Việt Nam và một số đơn vị khác.

Thanh Phương

*******************

Úc-Trung Quốc : Nhân Dân Nhật Báo tố báo chí Úc kỳ thị chủng tộc (RFI, 11/12/2017)

Từ lúc bị nêu tên là nhân tố mưu toan lũng đoạn chính trường Úc, Bắc Kinh càng lúc càng tỏ thái độ tức tối, gia tăng dọa nạt Canberra.

uc3

Một số sinh viên Trung Quốc chụp ảnh sau lễ tốt nghiệp khóa học thương mại tại đại học Sydney, ngày 12/10/2017.William WEST / AFP

Ngày hôm nay, 11/12/2017, đến lượt tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, lên giọng cáo buộc các đồng nghiệp Úc là mang đậm tâm lý kỳ thị chủng tộc và có đầu óc hoang tưởng khi đưa tin về việc Trung Quốc xen vào nội tình chính trị Úc.

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bài xã luận, tờ báo đã cho rằng truyền thông Úc đầy rẫy những thông tin hoang đường, đả kích chính quyền Trung Quốc một cách vô căn cứ và vu khống một cách đầy ác ý các du học sinh Trung Quốc và Hoa Kiều sống ở Úc.

Tờ báo đảng của Trung Quốc không ngần ngại cho rằng "những lập luận ồn ào hoang tưởng đó đều hàm chứa tính chất kỳ thị chủng tộc và là vết nhơ trên hình ảnh của nước Úc là một xã hội đa văn hóa".

Bài xã luận được ký tên "Trung Thanh", một bút danh thường được dùng khi tờ Nhân Dân Nhật Báo đề cập đến những vấn đề đối ngoại. "Tiếng nói Trung Quốc", còn khẳng định Trung Quốc không cố tình can thiệp vào chính trường Úc, không dùng sự đóng góp tài chính để gây ảnh hưởng.

Lời đả kích Úc trên tờ Nhân Dân Nhật Báo đã nối tiếp những lời phản đối của chính quyền Bắc Kinh sau khi Trung Quốc bị thủ tướng Úc Michael Turnbull nêu đích đanh là nước tìm cách ảnh hưởng đến đời sống chính trị Úc, buộc ông phải đề xuất một số luật hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài trên các đảng chính trị Úc.

Hãng Reuters nhắc lại rằng việc Bắc Kinh mưu toan dùng quyền lực mềm gây ảnh hưởng tại Úc đã nổi cộm trở lại vào tuần trước, khi nghị sĩ Sam Dastyari, một chính khách có thế lực thuộc Công Đảng Úc (đối lập) bị loại khỏi chính phủ vì đã gọi điện thoại cảnh báo một doanh nhân Trung Quốc, đồng thời là đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc, rằng điện thoại của ông bị tình báo Úc nghe lén.

Tháng 06/2017, hai hãng truyền thông Úc là Fairfax Media và ABC đã báo động về việc Bắc Kinh tung chiến dịch "cài người" vào chính trường Úc để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

An ninh Úc : Nhiều chính khách Úc có quan hệ với tình báo Trung Quốc (RFI, 09/12/2017)

Cơ Quan Tình Báo An Ninh Úc (ASIO) đã nhận diện được khoảng 10 chính khách Úc bị cho là có quan hệ mật thiết với tình báo Trung Quốc.

uc1

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu trong buổi họp báo tại Nghị Viện, Canberra, Úc, ngày 05/12/2017. Reuters/AAP/Mick Tsikas/

Theo nhật báo Úc The Australian số cuối tuần ra ngày 09/12/2017, các quan chức an ninh Úc cho rằng tình trạng đó bắt nguồn từ một chính sách hẳn hoi của Bắc Kinh nhằm thao túng đời sống chính trị Úc.

Các chi tiết trên đây đã được tờ The Weekend Australian tiết lộ, theo đó những người bị tình nghi đều là ửng cử viên trong các cuộc bầu cử cấp địa phương. Tuy nhiên, mối quan ngại về bàn tay của tình báo Trung Quốc cũng liên quan đến các chính khách ở cấp bang hay liên bang, trong đó có ít nhất là một người đã thực thụ được bầu làm đại biểu dân cử. Quan hệ giữa nhân vật này với các cơ quan tình báo Trung Quốc đã có từ trước khi ông được bầu.

Theo tờ báo, việc tình báo Trung Quốc "nuôi dưỡng" các ứng cử viên nằm trong một chiến dịch rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm cài những nhân tố thân cận có thế lực vào trong các nghị viện tại Úc. Mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc được các giới chức tình báo Úc cho là "không đồng đều, nhưng sâu đậm".

Thông tin này được tờ báo đưa ra trong bối cảnh mới đây thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã công khai tỏ ý quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trên đời sống chính trị Úc, và hôm mồng 05/12 vừa qua đã loan báo một số luật tăng cường biện pháp chống gián điệp, và cấm các khoản tài trợ cho các đảng chính trị.

Bị thủ tướng Úc nêu đích danh, Bắc Kinh đã cực lực phản đối. Ngày 08/12, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết là nước này đã có công hàm phản đối chính thức gởi đến Canberra, về những điều bị Bắc Kinh cho là "thành kiến vô căn cứ" đối với Trung Quốc.

Phát ngôn viên Trung Quốc tuy nhiên không cho biết là công hàm phản đối đã được gởi vào lúc nào.

Trọng Nghĩa

*****************

Bắc Kinh đả kích Canberra về ý muốn cấm nước ngoài xen vào nội bộ Úc (RFI, 06/12/2017)

Trong một thông cáo công bố hôm nay, 06/12/2017, đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã không ngần ngại phê phán chính quyền Canberra về kế hoạch loại trừ ảnh hưởng nước ngoài trên đời sống chính trị Úc, thông qua các hoạt động gián điệp hay tài trợ cho các đảng phái tại Úc.

uc1

Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull trong buổi họp báo tại Quốc Hội, Canberra, Úc, ngày 05/12/2017.AAP/Lukas Coch/via  Reuters

Thông cáo của đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã cực lực cải chính, cho rằng "Trung Quốc không hề có ý định xen vào vấn đề nội bộ của Úc, hay là gây ảnh hưởng trên tiến trình chính trị tại Úc thông qua các khoản tài trợ (cho các đảng chính trị)".

Thông cáo khuyên chính quyền Úc là nên xem xét quan hệ song phương với Trung Quốc "một cách khách quan". Bắc Kinh còn có những lời lẽ nặng nề với báo chí Úc khi cho rằng : "Một số cơ quan truyền thông Úc đã lặp đi lặp lại những câu chuyện giả tạo về cái gọi là ảnh hưởng và sư xâm nhập của Trung Quốc vào nước Úc".

Bản thông cáo còn tố cáo "một số chính trị gia Úc và các quan chức chính phủ là cũng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm, phương hại đến sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Úc".

Thông cáo này được đưa ra sau khi thủ tướng Úc cho biết sẽ điều chỉnh các điều luật liên quan đến tội phản quốc và gián điệp, đồng thời nghiêm cấm không cho các đảng chính trị ở Úc nhận tiền từ nước ngoài.

Phát biểu tại buổi họp báo ở thủ đô Canberra ngày hôm qua, thủ tướng Úc Michael Turnbull đã cam kết ngăn chặn những hoạt động từ nước ngoài cố tình gây ảnh hưởng trên nội tình chính trị Úc, thông qua việc cấm các đảng ở Úc nhận hậu thuẫn tài chính từ các chủ thể nước ngoài.

Theo ông Turnbull, các thế lực nước ngoài đang có "những nỗ lực chưa từng thấy và ngày càng tinh vi để gây ảnh hưởng lên tiến trình chính trị" của Úc và thế giới. Ông Turnbull cho biết là ông rất quan ngại trước các thông tin về việc Trung Quốc âm mưu tác động đến đời sống chính trị Úc, cũng như những "báo cáo đáng tin cậy" về việc Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái.

Trong thời gian gần đây, tại Úc dư luận ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc dùng quyền lực mềm chi phối nước Úc, thông qua các hợp đồng thương mại và các khoản hỗ trợ tài chính cho các chính đảng ở Úc, mà những người tặng là những tài phiệt thân Trung Quốc.

*******************

Úc muốn ngăn chặn nước ngoài can thiệp chính trị (BBC, 05/12/2017)

Chính phủ Úc đã đề xuất một loạt phương án xử lý thẳng tay đối với việc can thiệp của nước ngoài vào hoạt động chính trị.

uc1

Canberra tuyên bố luật mới chống sự can thiệp của nước ngoài

Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết các điều luật kiểm soát hoạt động tình báo và quyên góp chính trị sẽ trải qua sự kiểm tra kỹ lưỡng nhất trong nhiều thập kỷ.

Đề xuất những điều luật mới, còn cần được quốc hội thông qua, sẽ nhắm tới những hoạt động "mang tính ép buộc, vụng trộm", ông nói.

Ông nêu ra "những báo cáo phiền phức" về ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh rằng những điều luật này không nhắm cụ thể tới bất kì nước nào.

Thủ tướng Úc cũng lấy ví dụ những cáo buộc về can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để chứng minh sự cần thiết của cải cách.

"Chúng ta không nên ngây thơ về vấn đề này", ông Turnbull nói tại Canberra hôm thứ ba.

"Quyền lực ngoại bang đang xâm phạm và làm ảnh hưởng tới quy trình chính trị một cách chưa từng có và ngày càng tinh vi, cả tại đây và ở các nước khác".

Hình phạt cho tội phạm

Dự thảo luật mới bao gồm :

Những tội danh mới đánh vào sự can thiệp của nước ngoài qua gián điệp chính trị và kinh tế nội địa, hoặc đánh cắp bí mật thương mại.

Lệnh cấm quyên góp từ nước ngoài cho các chiến dịch chính trị tại Úc.

Mở rộng các luật tình báo nhắm vào những người nắm giữ hoặc nhận thông tin nhạy cảm, hơn là chỉ truyền thông tin.

Một hồ sơ kiểu Mỹ ghi công khai tất cả những nhà vận động hành lang nước ngoài và những người họ đang làm việc cùng.

"Việc đăng kí vào sổ không bị coi là một việc xấu, và chắc chắn đó cũng không phải là một tội", ông Turnbull nói.

"Không công khai các mối quan hệ mới khiến một người bị luận tội hình sự".

Tội can thiệp của nước ngoài sẽ nhắm đến các hoạt động mờ ám, dối tra hoặc đe dọa bởi các nhân tố nước ngoài, chính phủ cho biết. Đó là các hoạt động không được coi là gián điệp nhưng có mục đích can thiệp vào các quy trình dân chủ hoặc cung cấp thông tin tình báo cho các chính phủ nước ngoài.

Dự thảo luật sẽ được giới thiệu tại Quốc hội trong tuần này.

Tăng cường tranh luận

Khả năng có sự can thiệp của nước ngoài đã được thảo luận rộng rãi tại Úc trong những tháng gần đây.

Vào tháng 10, tình báo cấp cao và các quan chức chính phủ đã cảnh báo các trường đại học cần thận trọng với những cuộc tranh luận diễn ra trong khuôn viên nhà trường - dựa theo các cáo buộc rộng rãi về sự can thiệp của Trung Quốc.

Cuộc tranh luận cũng liên quan tới chính trường, sau khi một thượng nghị sĩ bị chỉ trích vì có giao dịch với một doanh nhân Trung Quốc giàu có.

*********************

Úc lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc (RFA, 05/12/2017)

Thủ tướng Úc lên tiếng quan ngại về sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, qua việc sẽ cấm nguồn hỗ trợ tài chính cho chính trị đến từ nước ngoài. Biện pháp này được xem như là một phần của chiến dịch nhằm ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài đối với nội bộ chính trị nước Úc.

uc2

Ảnh minh họa : Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu tại Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu, ở Paris ngày 30/11/2015. AFP

Hãng thông tấn Reuters loan tin vừa nêu vào ngày 5 tháng 12, dẫn lời của Thủ tướng Malcolm Turnbull rằng các cường quốc đang tạo ra những nỗ lực chưa từng có và ngày càng tinh vi để gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị của Australia và thế giới. Thủ tướng Turnbull nhấn mạnh rất quan ngại về những báo cáo liên quan sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tuyên bố của Thủ tướng Turnbull xuất phát từ sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh và Bắc Kinh mở rộng mối quan hệ với các chính trị gia của Úc cũng như mối quan tâm của Chính phủ Trung Quốc trở thành đề tài gây tranh cãi.

Thủ tướng Turnbull cho biết Luật mới của Úc được mô hình hóa theo Đạo luật đăng ký các cơ quan nước ngoài của Mỹ, sẽ hình sự hóa sự can thiệp của nước ngoài và yêu cầu các nhà vận động hành lang phải đăng ký khi làm việc cho Úc.

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Thủ tướng Úc. Phát ngôn nhân Cảnh Sảng nói rằng Trung Quốc không có ý định can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Úc hay sử dụng nguồn tài chính gây quỹ để tạo nên ảnh hưởng chính trị.

Published in Châu Á

tom1

Một nông dân ngồi tại đầm tôm của gia đình trong quận Đồ Sơn, Hải Phòng. AFP photo

Lệnh cấm nhập vào Australia tôm xanh, tôm nguyên liệu từ một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm qua 9 tháng 1. Theo lệnh của chính phủ Australia các lô hàng tôm xanh, tôm nguyên liệu đến nước này kể từ ngày 9 tháng giêng đều bị tiêu hủy.

Nguyên nhân lệnh cấm vừa nêu được cho biết vì cơ quan chức năng Australia phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại các cửa hàng nước Úc ; và suy đoán có thể đó là nguyên nhân làm bùng phát dịch đốm trắng tại bang Queensland của Australia.

Hiệp hội Nuôi tôm Australia quy kết có sai phạm trong khẩu kiểm dịch các sản phẩm tôm nhập khẩu vào nước Úc.

Phát ngôn nhân của Bộ trưởng Nông nghiệp Australia cho biết công tác điều tra đang được tiến hành và biện pháp cấm giúp Bộ này có thời gian xem xét lại công tác quản lý các nguy cơ cũng như các thỏa thuận liên quan.

Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam- VASEP, cho thấy trong năm qua tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt chừng 3,15 tỷ đô la, tăng 7% so với năm 2015.

Việt Nam đứng thứ 4, sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand, trong nhóm các nước cung cấp thủy sản hàng đầu cho Australia.

Published in Việt Nam