Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/11/2018

Luật Công an, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Đặc xá, vụ án cờ bạc nghìn tỷ

Tổng hợp

Luật Công an mới ‘có lộ trình giảm tướng’ (BBC, 20/11/2018)

Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Công an với số lượng cấp tướng có giảm 6 người so với yêu cầu của Bộ Chính trị.

luat1

Bộ máy cơ cấu Bộ Công an quá cồng kềnh ?

Được biết hơn 85% tổng số đại biểu có mặt (416/464) tán thành, với 40 đại biểu đã biểu quyết không tán thành.

Kết quả biểu quyết riêng Điều 25 quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan công an nhân dân có 104 vị không tán thành, 7 người không biểu quyết.

Kết quả biểu quyết riêng một điều quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan công an có 104 đại biểu không tán thành, 7 người không biểu quyết, chỉ đạt gần 73%.

Điều 25 dự thảo luật này nói chỉ có 1 đại tướng, không quá 6 thượng tướng, 35 trung tướng, 157 thiếu tướng, tức là tổng cộng cả bốn hạng mục là 199 người có quân hàm cấp tướng.

Với trần cấp tướng do Bộ Chính trị cho phép là 205, điều này có nghĩa là luật sửa đổi được thông qua có số lượng cấp tướng sẽ giảm 6 người so với yêu cầu.

Tuy nhiên, truyền thông trong nước nói báo cáo giải trình không cho biết số lượng cụ thể tại luật mới là bao nhiêu và đã giảm được bao nhiêu so với quy định hiện hành.

luat2

Tin giản biên chế - cuộc cách mạng bộ máy Việt Nam ?

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, trong kỳ họp Quốc hội hồi giữa năm nay từng khẳng định việc phong tướng khi sửa Luật Công an nhân dân sẽ không vượt trần.

Việc thông qua Luật Công an Nhân dân đã được sửa đổi diễn ra trong bối cảnh một đại biểu Quốc hội mới đây nói "Nhiều ý kiến nói rằng thời bình sao nhiều tướng đến thế".

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) hồi đầu tháng 11 nói "những năm gần đây trong lực lượng vũ trang nói chung và công an nói riêng, cấp tướng tăng lên nhiều" và "người dân rất quan tâm đến uy tín, vị thế của tướng lĩnh, nhất là khi một số cán bộ cấp cao vi phạm".

Năm 2018 chứng kiến số lượng cao chưa có tiền lệ các tướng công an bị kỷ luật Đảng, bị bắt giam, khởi tố và phạt tù.

Dư luận hiện đang quan tâm tới vụ xử hai tướng công an là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ.

Cây bút Trương Huy San hôm 20/11 trên Facebook cá nhân viết : Tội phạm (đánh bạc nghìn tỷ) cũng không diễn ra bởi sự tha hóa của các cá nhân đơn lẻ. Nó được "báo cáo", "bút phê" từ người lãnh đạo cao nhất của Ngành lúc đó.

"Bỏ tù tướng Vĩnh, tướng Hóa là cần thiết nhưng nếu Bộ Công an không sửa ngay từ gốc, xác lập trách nhiệm chính với tổ quốc, với nhân dân là giữ gìn an ninh thì trong tương lai không chỉ có một bộ đôi "Hóa - Vĩnh"", ông Trương Huy San, còn được biết tới dưới bút danh Huy Đức, viết.

luat3

Nhiều tướng lĩnh ngành công an bị kỷ luật, bắt giam hoặc ra tòa trong năm 2018

Hồi cuối tháng Bảy năm nay tòa tại Hà Nội tuyên phạt ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ Nhôm, người được cho là có quân hàm thượng tá công an, 9 năm tù về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Cựu Trung tướng Phan Hữu Tuấn, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an bị phạt 7 năm tù và ông Nguyễn Hữu Bách, cựu cán bộ Bộ Công an, nhận mức án 6 năm trong trách nhiệm liên đới từ vụ xử này.

Cũng trong tháng Bảy, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Trung tướng Bùi Văn Thành bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng và và giáng cấp bậc hàm đối với ông Bùi Văn Thành, người có hàm Thứ trưởng Bộ Công an.

Cùng với Trung tướng Thành, Bộ Chính trị khi đó nói Thượng tướng Trần Việt Tân đã ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

******************

Luật Phòng chống tham nhũng, điểm mới và tính khả thi (BBC, 19/11/2018)

Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi với những điểm mới trước các băn khoăn về tính khả thi.

luat4

Luật Phòng chống tham nhũng được thông qua kỳ này có giúp công tác chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam hiệu quả hơn ?

Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi là một trong bảy bộ luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ sáu.

Theo đó, có ba điểm mới trong Luật này được cho là làm 'nóng nghị trường' về tính khả thi, bao gồm việc xử lý tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, và kiểm soát thu nhập, tài sản của cán bộ công chức.

'Lấn' sang khu vực tư nhân

Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh so với luật hiện hành.

Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp "ngoài nhà nước" do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập sẽ buộc phải sử dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

luat5

Trịnh Xuân Thanh là một trong các quan chức cấp cao bị xét xử vì tham nhũng

Quy định này cũng đúng cho các tổ chức thường xuyên huy động đóng góp của nhân dân để làm từ thiện, các công ty đại chúng và tổ chức tín dụng.

Băn khoăn của các đại biểu Quốc hội là việc mở rộng đối tượng sẽ được thực hiện thế nào khi ngay trong khu vực nhà nước còn làm chưa tốt.

Có ý kiến của đại biểu cho rằng chưa nên mở rộng phạm vi điều chỉnh trong khi công tác phòng chống tham nhũng chưa được làm tốt trong khu vực nhà nước. Do đó cần tập trung vào khu vực nhà nước để tập trung nguồn lực.

Ngoài ra, sẽ là chồng chéo vì đã có Bộ luật Hình sự để xử lý đối với các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ ở khu vực ngoài Nhà nước.

Nhiều đại biểu cũng băn khoăn về tính khả thi của quy định kiểm soát tài sản, thu nhập ủa khu vực "ngoài nhà nước" có thể sẽ tạo tiền đề để lạm dụng, gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Xử lý tài sản không rõ nguồn gốc

Chính phủ đưa ra hai phương án để xử lý tài sản không rõ nguồn ngốc : đưa về thuộc sở hữu nhà nước, hoặc chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra.

Nhiều ý kiến cho rằng vi phạm thì cần xử lý, nhưng các xử lý như thế nào là hợp lý thì cần phải xem xét.

Một trong các lý lẽ được đưa ra là căn cứ vào truyền thống tích lũy tiết kiệm của người Việt. Tài sản của một cán bộ, công chức có thể được hình thành tư nhiều nguồn khác nhau, như tiết kiệm, từ kế, được tặng, cho...

Thế nào "giải trình không hợp lý" về nguồn gốc số tài sản này cũng cần được giải thích rõ ràng.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ công chức ?

Theo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Thanh tra Chính phủ được kiểm soát tài sản, thu nhập của Giám đốc sở và các chức vụ tương đương trở lên tại bộ, các cơ quan ngang bộ, v.v..

Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc chính quyền địa phương mình.

Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội chuyên trách, v.v...

Nhiều ý kiến thảo luận tại nghị trường thời gian qua cho rằng việc giao cho các đơn vị chuyên trách để kiểm soát tài sản, thu nhập là cần thiết.

Nhưng việc này cũng khiến bộ máy, biên chế của cơ quan thanh tra trở nên nặng nề, cồng kềnh để đáp ứng các yêu cầu mới. Còn nếu giữ nguyên bộ máy cũ và làm thêm việc mới thì sẽ quá tải.

Một số ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng cần mở rộng đối tượng cần kê khai tài sản, không chỉ của bản thân, vợ (hoặc chồng) và con chưa thành niên mà còn cả cha, mẹ, con thành niên, ông, bà nội của cán bộ.

Về vấn đề này, đại biểu Đinh Duy Vượt giải thích rằng trên thực tế, con, bố mẹ, ông bà của nhiều cán bộ ở nhiều địa phương sở hữu nhiều dự án, tài sản chục tỷ, biệt phủ, xe sang, dự án lớn, theo tường thuật của VnExpress.

Nhưng cũng có ý kiến lo ngại, cho rằng việc mở rộng đối tượng kê khai sẽ khiến số lượng cần kê khai quá lớn, vượt quá kiểm soát của cơ quan chức năng.

*********************

Luật chống tham nhũng sửa đổi vẫn không có quy định xử lý tài sản bất minh (RFA, 20/11/2018)

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi hôm 20 tháng 11, với tỷ lệ 93,20% tán thành.

luat9

Ảnh minh họa : Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII hôm 22/10/2018. AFP

Đây là lần thứ tư Luật phòng chống tham nhũng được sửa đổi kể từ lần đầu được thông qua vào năm 2005.

Ba điều luật được sửa đổi trong lần này là điều 30, 64 và 80.

Cụ thể, điều 30 quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, điều 64 quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán và điều 80 quy định áp dụng các biện pháp phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp.

Cũng như những lần sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng trước đây, Quốc hội lần này đã quyết định không chọn phương án mới nào cho xử lý tài sản bất minh, vấn đề được cho là rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng.

Điểm mới là kể từ khi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực vào ngày 1/7/2019, tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập. Trước đây chỉ cán bộ từ phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải kê khai tài sản.

Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này có quy định, kê khai tài sản thiếu trung thực sẽ bị xử lý về mặt đảng và nhà nước. Tuy nhiên, theo luật hiện hành, nếu cơ quan chức năng chứng minh được tài sản do tham nhũng mà có thì sẽ tịch thu, xử lý, nếu có dấu hiệu trốn thuế sẽ xử lý theo luật thuế.

Cũng trong ngày 20 tháng 11 năm 2018, Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bế mạc kỳ họp thứ 6 sau khi thông qua 9 luật, lấy ý kiến về 6 dự án luật.

Phát biểu trong lễ bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sau gần một tháng làm việc dân chủ và trách nhiệm, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng. Và quan trọng nhất theo bà là Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

**********************

Việt Nam thông qua Luật Đặc xá sửa đổi để đáp ứng ‘nhu cầu’ đối ngoại (VOA, 20/11/2018)

Chiều ngày 19/11, Quc hi Vit Nam đã biu quyết thông qua Lut Đc xá sa đi vi kết qu biu quyết tán thành hơn 92% và có hiu lc vào 1/7/2019.

luat10

Các nhà hoạt đng Vit Nam ti mt phiên x vào tháng 4/2018.

Truyền thông Vit Nam loan tin rng Lut đc xá sa đi năm 2018 so vi Lut Đc xá năm 2007 có m rng vic đc xá trong trường hp đc bit, đáp ng yêu cu v chính tr, đi ni, đi ngoi ca đt nước.

Điều 22 ca Lut Đc xá sa đi nêu rõ : "Trong trường hp đc bit đ đáp ng yêu cu v đi ni, đi ngoi ca Nhà nước, Ch tch nước quyết đnh đc xá cho người đang chp hành án pht tù có thi hn, người đang được hoãn chp hành án pht tù, người đang được tm đình ch chp hành án pht tù, người đang chp hành án pht tù chung thân…"

Theo một báo cáo ca y ban thường v Quc hi v vic tng kết Lut Đc xá trong 10 năm qua cho biết ch có 14 người được đc xá thuc trường hp đc bit đ đáp ng yêu cu đi ni, đi ngoi ca Nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan này không cho biết rõ 14 người đó là nhng ai.

Theo một ngun tin ngoi giao, vào năm 2014, khi đang th án tù chung thân, ông Nguyn Hu Cu, mt cu sĩ quan Quân đi Vit Nam Cng Hòa, đã được ch tch nước Trương Tn Sang ký lnh đc xá sau 32 năm b giam cm, và cũng trong năm 2014, thầy giáo và là nhà hot đng nhân quyn Đinh Đăng Đnh Đak Nông cũng được đc xá vì mc bnh ung thư giai đon cui.

luat11

Các nhà hoạt đng nhân quyn Vit Nam. Photo HRW

Luật Đc xá sa đi 2018 không đ ngh đc xá đi vi người phm ti phá hoi cơ s vt cht - k thut ca nhà nước, ti chng phá cơ s giam gi, ngoài ti phn bi t quc, gián đip, khng b, lt đ chính quyn, xâm phm an ninh lãnh th.

Theo quy định ca Lut Đc xá sa đi, Ch tch nước có quyn quyết đnh v đc xá nhân s kin trng đi, ngày l ln ca quc gia. Tuy nhiên, luật sa đi có b sung quyn xem xét, quyết đnh đc xá trong trường hp đc bit đáp ng yêu cu đi ni, đi ngoi ca nhà nước.

"Trong trường hp đc bit đ đáp ng yêu cu v đi ni, đi ngoi ca Nhà nước, Ch tch nước quyết đnh đc xá cho người đang chấp hành án pht tù có thi hn, người đang được hoãn chp hành án pht tù, người đang được tm đình ch chp hành án pht tù, và người đang chp hành án pht tù chung thân…" theo Báo Lao Đng.

Nhận đnh v vic đc xá theo "nhu cu đi ngoi ca đng và nhà nước", nhà báo đc lp Phm Chí Dũng viết cho VOA : "Chưa bao gi khn thiết như lúc này - bi cnh mà n nước ngoài đã vt đến hơn 200 t đôla, ngân sách hc rng và lâm vào cnh v n, hu hết các ngun tài nguyên thiên nhiên đã gn như cn kit và các nguồn ‘ngoi vin’ như vin tr không hoàn li, vin tr ODA và kiu hi ca ‘khúc rut ngàn dm’ đã tr nên ngàn trùng xa cách tm vi ca Đng".

Đây là lần đu tiên t khi Lut Đc xá được thông qua vào tháng 11/ 2007, lut này mi được b sung cơ chế đc xá cho nhng tù chính tr ‘phm ti an ninh quc gia’ mà gii đu tranh dân ch nhân quyn và nhiu người dân gi là tù nhân lương tâm.

Gần đây có mt vài trường hp tù nhân chính tr được cho là được "đc xá" do "nhu cu đi ngoi" là nhà hot đng Phạm Minh Hoàng, thành viên đng Vit Tân, b tng xut sang Pháp vào tháng 7/2017 ; Nguyn Văn Đài, Hi Anh em Dân ch b tng xut sang Đc vào tháng 6/2018, và Blogger Nguyn Ngc Như Quỳnh b tng xut sang M vào tháng 10/2018.

Chính quyền Việt Nam gọi những vụ phóng thích tù nhân chính trị này là vì "lý do nhân đạo" và tạm hoãn việc thi hành án tù đối với các nhà tranh đấu.

Truyền thông quc tế nhn đnh rng nhng v trao đi tù nhân lương tâm này là nhng mc c ca Hà Ni đi vi các nước phương Tây để đi ly nhng mi li v thương mi và kinh tế.

Một trường hp khác, không phi là tù nhân chính tr là ông Trnh Xuân Thanh, nguyên Ch tch HĐQT Tng công ty c phn Xây lp Du khí Vit Nam (PVC), hin th 2 án tù chung thân ti Vit Nam v ti tham ô tài sản, đang được chính ph Đc yêu cu phóng thích đ Berlin gii quyết đơn xin t nn ca ông, sau khi ông b bt cóc ti Đc vào năm ngoái.

****************

Tướng Phan Văn Vĩnh và lời khai về lãnh đạo (BBC, 20/11/2018)

Phiên tòa xử ông Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, cùng tướng Nguyễn Thanh Hóa, cựu cục trưởng C50 và những "đồng phạm" trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ đang diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ.

luat6

Những lời khai của tướng Phan Văn Vĩnh tạo bàn luận nhiều trên mạng xã hội

Chuyên đề về chiến dịch 'đốt lò tham nhũng' của ông Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam

Ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị cáo buộc tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Khung hình phạt theo quy định cho tội danh này là từ 5-10 năm tù.

Lời khai nhắc đến Đại tướng Trần Đại Quang

Bài báo ngày 19/11/2018 trên tờ Thanh Niên nói theo cáo trạng, đầu năm 2016, ông Nguyễn Thanh Hóa trao đổi với Phan Văn Vĩnh về ý tưởng xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng và giao cho Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) thực hiện.

Ngày 11/1/2016, Nguyễn Văn Dương, khi đó là Chủ tịch CNC, ký báo cáo gửi Nguyễn Thanh Hóa về "kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng".

Ngày 7/3, Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới soạn thảo công văn để Nguyễn Thanh Hóa ký báo cáo Phan Văn Vĩnh về việc đề xuất lộ trình phát triển công ty nghiệp vụ trực thuộc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Ngày 17/3, Nguyễn Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo cấp dưới soạn thảo văn bản để Phan Văn Vĩnh ký gửi Bộ trưởng Bộ Công an, đề xuất lộ trình phát triển công ty nghiệp vụ thuộc Tổng cục Cảnh sát.

Ngày 25/3, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, có bút phê : "Kính gửi anh Vương chỉ đạo, chú ý không trùng chức năng của Cục An ninh mạng".

Ngày 29/3, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương có bút phê : "Tổng cục Cảnh sát thực hiện ý kiến của Bộ trưởng".

"Sau đó, theo ý kiến chỉ đạo này, Tổng cục Cảnh sát thực hiện. Ngày 20/05/2016, Cục trưởng C50 là anh Nguyễn Thanh Hóa có tờ trình bị cáo với văn bản 1155. Như vậy, bị cáo khi đó là đang thực hiện theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an", bị cáo Vĩnh khai trước tòa, theo tờ Thanh Niên.

luat7

Không rõ nội dung đầy đủ của bút phê của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang này là gì, nó có bao gồm cả việc đường hướng xử lý vụ việc hay không - Nhà quan sát chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận

Hôm 20/11, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế giới Luật pháp, nói với BBC : "Chúng ta không rõ nội dung đầy đủ của bút phê của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang này là gì, nó có bao gồm cả việc đường hướng xử lý vụ việc hay không".

"Nếu bút phê của ông Trần Đại Quang khi đó thể hiện rõ đường hướng xử lý và giao cho Thứ trưởng Lê Quý Vương phụ trách và chỉ đạo thực hiện thì đúng là đã có chỉ đạo của Bộ trưởng Quang".

"Còn nếu bút phê chỉ thể hiện nội dung giao Thứ trưởng Lê Quý Vương chỉ đạo thì cần làm rõ nội dung chỉ đạo của Thứ trưởng Vương".

'Bỏ lọt tội danh Nhận hối lộ'

Luật sư Phùng Thanh Sơn cũng bình luận thêm : "Tôi thấy có dấu hiệu của việc bỏ lọt tội danh 'Nhận hối lộ' đối với ông Vĩnh".

"Với lời khai của ông Nguyễn Văn Dương, cựu Chủ tịch CNC, là đã đưa cho ông Vĩnh hàng chục tỷ đồng và hàng triệu đô la, đồng hồ Rolex trị giá 1,1 tỷ đồng và thực tế ông Vĩnh đang sử dụng đồng hồ Rolex thì ai cũng biết thì vụ việc có dấu hiệu của tội nhận hối lộ".

"Nhưng không rõ vì lý do gì mà tội danh đó không được đưa ra. Cơ quan điều tra phải sử dụng các nghiệp vụ của mình để điều tra, xác minh xem lời khai của ông Dương có đúng sự thật hay không".

"Cơ quan điều tra không thể trông chờ vào sự thừa nhận của bị can nói chung và ông Vĩnh nói riêng".

"Là tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát thì ông Vĩnh thừa biết phải làm gì để không để lại dấu vết".

"Và không ai đưa và nhận hối lộ mà có ký nhận cả, nên cơ quan điều tra không thể nói đơn giản là "không có bằng chứng chứng minh việc ông Vĩnh nhận tiền của ông Dương và ông Vĩnh cũng không thừa nhận việc nhận tiền" để không khởi tố ông Vĩnh về tội 'Nhận hối lộ'.

"Cái mà người dân muốn biết là cơ quan điều tra đã làm những gì để đi đến kết luận đó. Bởi thực tế ở Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp có thể sống được mà không chung chi ?"

"Nếu nói một doanh nghiệp doanh thu bất hợp pháp hàng ngàn tỷ đồng mà không chung chi cho cơ quan quản lý Nhà nước thì rất khó tin".

"Cái bất cập pháp luật hiện nay của Bộ luật Tố tụng Hình sự là không quy định rõ là trước khi đi đến kết luận có hành vi tội phạm hay không thì cơ quan điều tra phải thực hiện những bước nghiệp vụ cần thiết nào. Nên trên thực tế, chúng ta không biết được việc "không có dấu hiệu tội phạm" là do cơ quan điều tra không tiến hành điều tra hay là đã tiến hành điều tra và thực hiện tất cả các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn không xác định được hành vi phạm tội".

'Giá trị lời khai'

luat8

Các bị cáo tại phiên tòa

Cùng ngày, nói với BBC từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, bình luận : "Lời khai của tướng Vĩnh cho thấy sự bầy hầy, nhem nhuốc của những người tiếm chức tiếm quyền".

"Cho nên, tôi thấy giá trị của những lời khai trong phiên tòa này là làm cho dư luận xã hội thấy và lên án những người lợi dụng chức vụ, quyền lực để tư lợi cho bản thân, gia đình thì nhiều, làm việc lợi cho dân thì ít".

"Những người này có thể tạo nên một công ty vỏ bọc của một tổng cục công an để kiếm chác".

"Và dường như không chỉ những vị phải ra tòa mà còn là những người khác trong hệ thống".

"Phiên tòa còn cho thấy người dân không dám can dự vào công việc của ngành công an".

"Vấn đề là phiên tòa này sẽ kết thúc với phán quyết thế nào, có khiến cho người ta tin rằng Việt Nam có nền tư pháp thật sự, những quan tòa có nhân cách và dũng khí hay không ?"

Mạng xã hội nói gì ?

Trên Facebook cá nhân, phóng viên Nguyễn Hoài Nam nhận định : "Bị cáo Phan Văn Vĩnh khai thực hiện theo chỉ đạo của đại tướng Trần Đại Quang".

Nhà báo Huy Đức nhận xét : "Chỉ sau một ngày thẩm vấn, dân chúng đủ thấy rõ rằng, CNC không phải là "công ty bình phong" cho C50 mà C50 - Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - là bình phong cho CNC. Tội phạm (đánh bạc nghìn tỷ) cũng không diễn ra bởi sự tha hóa của các cá nhân đơn lẻ. Nó được "báo cáo", "bút phê" từ người lãnh đạo cao nhất của Ngành lúc đó".

Các mốc chính trong vụ này

30/9/2011, ông Nguyễn Văn Dương thành lập Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC).

10/10/2011, ông Nguyễn Văn Dương và ông Nguyễn Thanh Hóa ký bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh giữa CNC và C50 của Bộ Công an. Theo đó, CNC hưởng 80% lợi nhuận, C50 20%.

Giữa năm 2015, hai ông Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online) tung ra cổng game Rikvip/Tip.club, thu hút 43.000 người tham gia đánh bạc.

20/5/2016, ông Phan Văn Vĩnh ký công văn gửi Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cấp phép cho CNC, hợp thức hóa cổng game Rikvip và 23zdo.

11/3/2018, ông Hóa bị khởi tố, bắt tạm giam và bị tước danh hiệu Công an Nhân dân.

5/4/2018, ông Vĩnh bị khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng và tước danh hiệu Công an Nhân dân.

9/4/2018, Giám đốc điều hành Châu Nguyên Anh và Giám đốc Kinh doanh Phạm Quang Vinh của Công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT Epay bị bắt và khởi tố liên quan đến cung cấp dịch vụ thanh toán và hưởng lợi từ đường dây đánh bạc.

31/8/2018, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ hoàn thành cáo trạng truy tố ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, cùng 90 bị can khác.

Quay lại trang chủ
Read 471 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)