Việt Nam điều tra bán phá giá nhôm nhập từ Trung Quốc (VOA, 15/01/2019)
Bộ Công thương Việt Nam mới tiến hành việc điều tra vụ bán phá giá một số sản phẩm bằng nhôm nhập từ Trung Quốc, theo báo chí trong nước.
Sông Mekong, dài 4.350km, chảy từ bình nguyên Tây Tạng của Trung Quốc dọc xuống biên giới các nước Myanmar, Lào, Thái Lan, qua Campuchia rồi đổ vào Việt Nam, nơi sông được gọi là Cửu Long.
Sông là nguồn sống, đem lại phù sa màu mỡ và nguồn cá cho các cộng đồng dân cư dọc sông từ hàng ngàn năm nay.
Tại Việt Nam, giới chức địa phương vùng đang chật vật đối phó với tốc độ xói mòn, sạt lở nhanh chóng, vốn đang đe dọa tới nhà cửa, sinh mạng của người dân.
Các chuyên gia nói việc chặn dòng xây đập ở thượng nguồn khiến phần trầm tích quan trọng bị đọng lại ở các hồ chứa. Đây vốn là phần vô cùng cần thiết, tác động tới dòng chảy của sông Mekong.
Thêm vào đó, tình trạng khai thác cát bừa bãi để phục vụ ngành xây dựng vốn phát triển rất nhanh chóng tại Việt Nam, càng làm dòng chảy bị tác động.
Tuy nhiên, để tạo được thay đổi hay để kiểm soát được hai vấn đề trên, là điều khó khăn.
Ông Đào Trọng Tứ, Giám đốc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam nói rằng việc các nước khác xây đập thủy điện ở thượng nguồn là điều Việt Nam khó ngăn cản, chỉ có thể tìm các hợp tác để hạn chế tác động tiêu cực mà thôi.
Vấn đề bắt đầu từ việc Trung Quốc xây các nhà máy thủy điện đầu tiên ở thượng nguồn sông Mekong, một số chuyên gia nói.
Việc này khiến Lào, Campuchia và Thái Lan trở thành nguồn cung cấp phù sa chính khi sông chảy tới Việt Nam
Nhưng việc khai thác cát tại Campuchia đã bùng nổ từ hơn 10 năm qua, một phần do nhu cầu lớn từ Singapore, mua cát để bồi đắp đất, lấn biển.
Tình trạng này nghiêm trọng tới mức trong năm 2017, Phnom Penh đã quyết định cấm vĩnh viễn việc xuất khẩu cát của Campuchia.
*******************
Hơn 260 phụ nữ Nghệ An ‘vắng mặt lâu ngày’, nghi rơi vào đường dây buôn bào thai sang Trung Quốc (VOA, 15/01/2019)
Tình trạng buôn bán bào thai đang rộ lên ở Nghệ An gần đây trong lúc chính quyền lúng túng về cách đối phó với loại tội phạm mới này vì chưa có quy định cụ thể về pháp lý.
Một phụ nữ ở Nghệ An trở về từ Trung Quốc sau khi bán con. Ảnh : báo Nghệ An.
Theo báo cáo vừa được UBND tỉnh Nghệ An công bố, hiện toàn tỉnh có 263 phụ nữ, trẻ em "vắng mặt lâu ngày" ở địa phương. Giới hữu trách nghi có thể họ đã rơi vào đường dây buôn bán người và bào thai sang Trung Quốc.
Tình trạng buôn người đã nghiêm trọng đến mức UBND tỉnh Nghệ An phải ban hành "văn bản tăng cường công tác phòng, chống mua bán người, mua bán bào thai trên địa bàn" hôm 9/1, theo trang tin chính thức của tỉnh.
Theo đó, "thủ đoạn mới" của tội phạm buôn người là tìm đến những gia đình ở vùng núi có phụ nữ mang thai sắp sinh (khoảng 6-8 tháng) và dụ dỗ đưa sang Trung Quốc sinh rồi bán con lại cho người Trung Quốc.
Báo cáo cho biết tính đến tháng 11/2018, tại huyện Kỳ Sơn đã có 25 trường hợp phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số sang Trung Quốc đẻ. Trong đó, công an xác minh được 6 trường hợp đã bán con ở Trung Quốc sau khi sinh con ra và mỗi trường hợp được nhận từ 80 triệu đến 140 triệu đồng. Nhiều trường hợp "vắng mặt lâu ngày" khác vẫn chưa xác minh được.
Trước tình trạng buôn bào thai ngày càng trở nên phổ biến, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An, cho biết trên báo Nghệ An hôm 12/12 rằng tỉnh này đã phải gửi văn bản lên trung ương để "xin ý kiến" xử lý vì hiện pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Theo nguồn tin này, Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện nay có đến 5 tội danh liên quan đến hành vi mua bán người nhưng lại không hề đề cập đến việc mua bán bào thai.
"Trong các vụ án này không có bị hại nên không thể xử lý được. Bị hại ở đây chính là những bào thai", báo Nghệ An dẫn lời người đứng đầu công an tỉnh nói.
Các huyện được xem là trọng điểm của nạn buôn bán người bao gồm Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
**********************
Đài Loan bắt giữ 12 phụ nữ Việt nghi ngờ bán dâm (RFA, 15/01/2019)
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Đài Loan (NIA) hôm 15/1 cho hãng tin CNA biết có 12 phụ nữ Việt Nam đã bị bắt giữ gần đây ở Tainan với nghi ngờ có hoạt động mại dâm. Phần lớn những người này đều vào Đài Loan hoặc không có visa hoặc theo visa du lịch.
Hình minh họa. Hai phụ nữ Việt Nam thuộc số những người bỏ trốn khi đến Đài Loan bị nhân viên xuất nhập cảnh Đài Loan dẫn đi ở thành phố Đài Bắc hôm 28/12/2018 - AFP
CAN trích lời một giới chức của NIA cho biết dựa theo tin báo, cảnh sát nước này đã tìm thấy những phụ nữ làm việc tại một số phòng massage ở thành phố Đài Nam. Dịch vụ massage và mại dâm của những phụ nữ Việt Nam được quảng cáo trên mạng xã hội, tin nhắn.
Theo NIA, một phụ nữ Việt có họ Nguyễn, 45 tuổi và có chồng là người Đài Loan, đã dứng ra cùng những người bạn của mình tuyển dụng các phụ nữ Việt Nam vào làm ở các cơ sở massage.
Đại diện NIA cho biết trong số 12 người bị bắt, 9 người bị bắt tại 3 cơ sở massage, hai người nữa bị bắt khi đến sân bay. Ngoài ra cảnh sát còn thu giữ được 580.000 Đài tệ (tương đương 18.820 đô la) tiền mặt. 11 người phụ nữ bị bắt sẽ bị trục xuất về nước sau khi bị xét hỏi, còn cô Nguyễn sẽ phải chịu hình phạt liên quan đến tội mua bán dâm.