Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

27/02/2019

US-DPRK Summit 2019 : dễ dãi với nước ngoài, khắt khe với trong nước

Tổng hợp

Thượng đỉnh Mỹ - Triều : Việt Nam "chiều" các nhà báo quốc tế (RFI, 27/02/2019)

Trong khi chờ đợi tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên bắt đầu thượng đỉnh Hà Nội vào tối 27/02, phóng viên quốc tế có nhiều thời gian và cơ hội để tham quan thủ đô Việt Nam và cả một số địa điểm du lịch gần Hà Nội.

hanoisummit1

Nhà báo Hàn Quốc chụp ảnh khách sạn Melia, Hà Nội. Ảnh 27/02/2019. Reuters/Kim Kyung Hoon

Ngay tại cổng vào trung tâm báo chí quốc tế ở đường Trần Hưng Đạo, cứ 15 phút có một chuyến xe buýt hai tầng khởi hành, đi qua những con lộ như Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ, Đường Hoàng Diệu, Thanh Niên…, qua những di tích của thành phố như Nhà Hát Lớn, Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám … 

Muốn đi xa hơn một chút, các nhà báo cũng có thể ghi tên miễn phí đi thăm làng gốm Bát Tràng, Vịnh Hạ Long hay "Hạ Long trên cạn", tức là khu du lịch Hoa Lư, Ninh Bình. Phóng viên quốc tế đưa tin về thượng đỉnh Mỹ- Bắc Triều Tiên chỉ cần trình thẻ tác nghiệp là có thể đi xe lửa miễn phí trên một số tuyến đường xuất phát từ Ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Riêng ở bên trong trung tâm báo chí trên đường Trần Hưng Đạo, ban tổ chức dự trù đầy đủ nước uống, trà, cà phê, và cả các bữa điểm tâm, ăn trưa và ăn tối cho giới truyền thông.

Vào lúc có nhiều bài báo nói về những thành quả kinh tế mà Singapore gặt hái được từ sau thượng đỉnh Mỹ- Bắc Triều Tiên tháng 6/2018, một số hãng du lịch ở Hà Nội đã nhân sự kiện ngoại giao này tung ra các chiến dịch khuyến mãi đặc biệt : Nào là giảm giá các chương trình du lịch từ Hà Nội đến Bắc Triều Tiên hay đến Mỹ, nào là dịch vụ cấp visa miễn phí hay là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đất nước, về văn hóa của hai nguyên thủ Donald Trump và Kim Jong-un và người thắng sẽ được tặng không một chuyến tham quan Bình Nhưỡng hay Washington.

Nhiều nhà hàng, quán rượu ở Hà Nội vào dịp này đã có một số sản phẩm đặc biệt như rượu khai vị "Trump –Kim", hay bánh mì tròn kẹp thịt bò với logo và cờ Mỹ, Bắc Triều Tiên…

Thanh Hà

******************

Các nhà hoạt động ở Việt Nam bị canh, chặn nhân thượng đỉnh Trump-Kim (RFA, 27/02/2019)

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch lên tiếng về vấn đề nhân quyền Bắc Hàn nhân Thượng đỉnh Trump - Kim rằng :

hanoisummit2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc họp tại khách sạn Sofitel Legend Metropole ở Hà Nội vào ngày 27 tháng 2 năm 2019. AFP

"Bắc Hàn rõ ràng là nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trên thế giới hiện nay, vì vậy bất kỳ cuộc đối thoại nào với ông Kim Jong-un cũng phải đặt vấn đề nhân quyền trên bàn nghị sự.

Bình Nhưỡng muốn được cộng đồng quốc tế đưa ra khỏi tình trạng hiện nay và hòa nhập với thế giới ; nhưng không thể bỏ qua thực tế nạn cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em tràn làn, tình trạng đàn áp có hệ thống quyền tự do biểu đạt và xã hội dân sự ; cũng như những trại khổ sai trên núi giam giữ hàng chục ngàn người.

Bất kỳ tiến triển thực sự nào tại thượng đỉnh cũng đòi hỏi tối hậu là yêu cầu có cải cách ở Bắc Hàn, nhưng làm thế nào Hoa Kỳ có thể đánh giá cam kết của Bình Nhưỡng mà không đưa ra những câu hỏi mạnh mẽ ngoài chương trình nghị sự hạn hẹp về phi hạt nhân hóa mà thôi ?

Thúc đẩy nhân quyền lên chương trình nghị sự tại thượng đỉnh là điều vừa đúng đắn, vừa khôn ngoan cần làm. Đó là điều thiết yếu để xây dựng một cuộc đối thoại toàn diện, bền vững với Bắc Hàn".

Theo Reuters, hơn một chục nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam cho biết cảnh sát đã tăng cường giám sát và ngăn cản họ rời khỏi nhà ở Hà Nội khi Việt Nam tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn.

Một số các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam đã cho RFA biết, trước thượng đỉnh, công an, an ninh đã theo dõi, canh chặn, thậm chí đến nhà yêu cầu không đi đến khu vực diễn ra thượng đỉnh.

Bà Bùi Hằng, một nhà hoạt động ở thành phố Vũng Tàu nói với Reuters rằng nhà bà bị khóa trái cửa từ bên ngoài.

Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng Việt Nam đã chuẩn bị lòng hiếu khách và không có gì phải lo lắng khi tổ chức cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn. Tuy vậy chính quyền vẫn ngăn chặn không cho người dân ra đường chào đón khách.

******************

Dân oan bị ‘hốt’, ‘quản thúc tại gia’ giữa lúc Tổng thống Mỹ đến VN (VOA, 27/02/2019)

Một trong nhng "th lĩnh" dân oan ca d án Th Thiêm, bà Trương Th Yến, 66 tui, kêu cu vi VOA ti 26/2 và cho biết bà đang b "qun thúc ti gia" trong thi gian Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump đến Vit Nam tham d thượng đnh Trump-Kim ln 2.

hanoisummit3

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump được chào đón ti sân bay Ni Bài vào ti 26/2/2019.

Theo lời bà Yến, công an, lc lượng an ninh đã kéo đến khu vc chung cư mà con gái bà thuê t sáng 26/2 và ngăn chn bà đi ra khi nhà.

"Khoảng 8 gi sáng 26/2, tôi d đnh ra khi nhà. Nhà tôi chung cư. Khi va bước xung dưới lu thì đã có 3 người n, 17 nam đứng dưới đó. H không cho tôi ra khi ca", bà Yến nói vi VOA.

Lý do ban đầu mà nhóm người này đưa ra là vì bà Yến chưa đăng ký tm trú. Tuy nhiên, sau khi gia đình bà Yến c người li đ gii quyết vn đ này, thì h vn không cho bà bước ra khi cổng.

"Mấy chú cn đường tôi qun 2 nói là tôi qua bên thành ph ‘quy’, quy ri bn, thành ra trong thi gian Tng thng Trump vô hp thượng đnh thì không mun tôi có mt bên thành ph, phi trong nhà ti th Hai".

Bà Trương Th Yến và khong hơn 30 dân oan t qun 2, Th Thiêm, Bến Tre… d đnh tp trung biu tình ôn hòa vào ngày 26/2 đ đòi chính quyn phi gii quyết bi thường tài sn, đt đai ca h b mt nhiu năm qua cho các d án xây dng.

Nhưng cuc biu tình của h đã b dp tt khi bà Trương Th Yến, vn là người hay lên tiếng trong nhóm dân oan, b qun thúc ti nhà, và hàng chc dân oan khác tp trung đường Võ Th Sáu b cưỡng chế "ht" lên xe bus ch đi, vn theo li k ca bà Yến.

Hiện VOA chưa liên lạc được vi các cơ quan chc năng đ xác minh v vic. Tuy nhiên, bà Yến đã cung cp cho VOA video clip quay trc tiếp cnh bà b nhóm an ninh chn không cho ra khi nhà vào sáng 26/2.

Cũng như nhiu người dân oan khác, bà Trương Th Yến và nhóm dân oan Trường Thnh-Th Thiêm đã vác đơn đi kin t trung ương đến đa phương ròng rã sut 16 năm qua đ đòi bi thường tài sn đã mt. Cuc sng gia đình h càng long đong hơn khi phi đeo đui vic khiếu kin kéo dài nhiu năm, không th tp trung vào công vic làm ăn, sinh sống.

Cho đến nay, chính quyn vn không gii quyết gì cho h dù đã đưa ra nhiu ha hn gn đây. Cc chng đã, bà Yến và nhóm dân oan mi phi lên tiếng đòi quyn li ngay vào dp din ra thượng đnh M-Triu ln 2, vi mong mun tiếng nói của mình "thấu đến tai Tng thng Trump".

Bà Yến nói : "Tôi đi đến đâu, làm gì, tôi đu quay phim đăng trc tiếp hết. Tôi nghĩ mt ngày nào đó ng [Tng thng Trump] s thy. Vì sut 16 năm ri, bà con tôi kh quá. Mt nhà, mt đt. Có ming mà nói không nên lời. Bây gi tôi nh cuc hp thượng đnh ca ông Trump đ quay trc tiếp lên. Tôi mong nhng cái video clip ca nhng người dân oan khn kh chúng tôi thu đến tai ông Trump, và ông s can thip đ người dân Vit Nam chúng tôi đòi được quyn li và tài sản của chúng tôi, đ chúng tôi không kh na…"

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump va đến Vit Nam vào đêm 26/2. Ông s hp vi lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un t ngày 27-28/2 đ tiếp tc tho lun v l trình phi ht nhân hóa bán đo Triu Tiên.

Được chn làm i t chc s kin ngoi giao quc tế hàng đu này, Vit Nam cam kết s bo đm an toàn tuyt đi cho các tt c các hot đng din ra ti thượng đnh. An ninh đã được siết cht ti đa cho s kin chính tr, đi ngoi có ý nghĩa hàng đu ca Vit Nam trong năm 2019. Một s nhà hot đng cho biết h đã b lc lượng an ninh canh gi trước nhà trong sut my ngày qua.

********************

Giới hoạt động lại bị canh chặn khi Hà Nội tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều (RFA, 25/02/2019)

Như đã thành lệ, mỗi khi có sự kiện gì liên quan đến quốc tế diễn ra ở Việt Nam, tư gia của một số nhà hoạt động … lại bị theo dõi, canh chặn, thậm chí chủ nhân bị yêu cầu không được ra khỏi nhà. Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Hà Nội lần này không là ngoại lệ.

hanoisummit4

Công an Việt Nam tại ga đường sắt Đồng Đăng, Lạng Sơn vào ngày 25 tháng 2 năm 2019. AFP

Trên mạng xã hội mấy hôm nay bắt đầu xuất hiện những status về việc an ninh, công an khu vực đến nhà "tò mò" về chuyện riêng của gia đình họ. Vợ luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết sáng 25/2, công an khu vực tới nhà hỏi "tối qua chồng chị có ngủ ở nhà không ?"

Anh Ngô Duy Quyền, chồng của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, hiện đang ở Hà Nội thì cho biết từ sáng 25/2 họ đã án ngữ tận tầng 3, đi chợ thì họ kè kè đi theo, cách chỉ khoảng 3m.

Ông Tô Oanh, hiện ở Bắc Giang, người từng sang Hoa Kỳ dự buổi điều trần về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam năm 2014 cũng cho biết "Ngoài 2 camera trước cửa, tôi được sĩ quan an ninh vào nhà tuyên bố không được đi đâu từ chiều nay cho hết hội nghị Thượng đỉnh nào đó ! Chắc tôi có tên trong danh sách tổ chức khủng bố chăng ?".

Cư dân mạng Nguyễn Đức Giang thì cho biết gia đình anh vừa gọi điện báo tin an ninh quận Hoàn Kiếm đã đến nhà thăm dò xem anh có đang ở Hà Nội không.

Theo thông tin từ Saigon thì nhà thơ Phan Đắc Lữ và nhà văn Phạm Đình Trọng cũng bị canh.

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một người được coi là ‘thành phần cốt cán’ trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam cho RFA biết :

"Anh ở tầng 5 chung cư, anh không xuống nên không để ý có ai canh không, nhưng tối nay có ba công an và một tổ trưởng dân phố đến vận động anh không đi xem cuộc gặp giữa hai ông Trump và Kim Jong-un. Anh bảo rằng bây giờ anh chưa định đi, một công an bảo rằng ‘vậy là anh đã cam kết rồi nhá’. Anh bảo rằng tôi không cam kết. Cứ dựa vào pháp luật mà làm chứ không cam kết hay hứa hẹn miệng. Hôm nay tôi chưa định đi nhưng biết đâu mai tôi lại đi".

Chị Huệ, vợ nhà hoạt động Lê Dũng (Dung Vova) ở Hà Nội kể với RFA rằng an ninh theo dõi nhà chị mấy hôm nay nhưng họ chưa yêu cầu đừng ra đường mà họ chỉ đến gõ cửa để thăm dò :

"Nếu mình không có nhà thì họ sẽ hỏi (người nhà) là mình đi đâu. Họ không muốn mình gặp những người mà đại sứ quán có thể mời gặp. Có những người từng bị làm phiền bằng cách khóa cửa không cho mình ra ngoài, có những người thì bị canh. Mình đi đến đâu thì họ đi theo đến đấy".

Hà Nội được chọn là nơi tổ chức cuộc gặp mang tính lịch sử giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Bắc Hàn - một xứ cộng sản khép kín – và được chính Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho là sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam năm 2019.

Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng Việt Nam đã chuẩn bị lòng hiếu khách và không có gì phải lo lắng khi tổ chức cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn. Khi tự hào với lòng hiếu khách của người Việt thì tại sao chính quyền lại lo lắng khi người dân ra đường chào đón khách ?

Một người dân ở Hà Nam nhận định lý do nhà cầm quyền chốt chặn nhà những người hoạt động xã hội dân sự hoặc những người bất đồng chính kiến :

"Lý do đầu tiên tức họ là những người có thể gọi là "khách quen của bọn an ninh", tiếng nói của họ rất mạnh. Họ như những thủ lĩnh, thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.

Cái lý do thứ hai là họ không muốn những người này ra đường, bởi những người này thường có những biểu ngữ kêu gọi tổng thống Mỹ quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, và cái quan trọng là kể tội đảng cộng sản này".

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy cho rằng đây là nỗi sợ vu vơ, những người như ông đối phó bằng cách "đột kích", đem biểu ngữ đến chỗ này chụp hình, xong lại di chuyển qua chỗ khác ngay. Ông nói thêm :

"Đây là cái điều hết sức vô lý. Nhiều lúc nó canh nó vây nó chặn không biết để làm cái gì. Biểu tình thì nó bảo mình châm ngòi nổ biểu tình. Giữ mấy ông cốt cán không cho đi thì những người mới họ không dám biểu tình, cho nên họ ra chặn.

Lần trước Tổng thống Obama sang thì anh cũng bị chặn, lần này thì như thế. Thực ra tụi nó sợ vu vơ, nếu mà nói đi đón thì biết ông ấy ở đâu mà đón. Ông ấy đi đến đâu thì công an dày đặc mình cũng chẳng vào được. Nó rất sợ mình ra ngoài đường cho nên bọn anh nhiều khi đột kích, giương biểu ngữ chỗ này rồi lại chạy sang chỗ khác. Đưa hình lên là họ cũng hãi rồi".

Ông chia sẻ thêm trên facebook cá nhân của mình là việc mấy ông lãnh đạo hễ có sự kiện gì là sai quân đi canh, vận động, nhắc nhở chẳng giải quyết vấn đề gì mà chỉ để cho người dân đàm tiếu.

Việc ngăn chặn các nhà bất đồng chính kiến trước các sự kiện lớn được người dân mỉa mai gọi là "truyền thống", bởi từ năm 2013, khi phái đoàn Hoa Kỳ đến Hà Nội dự đối thoại nhân quyền, họ có hẹn làm việc với hai nhà bất đồng chính kiến là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài.

Cuộc hẹn gặp không thành vì đã bị chính quyền ngăn chặn bằng cách đi theo, dùng vũ lực ép lên xe chở về phường. Theo luật sư Nguyễn Văn Đài thì xét về mặt ngoại giao của quốc gia và quyền tự do của người dân thì đó là một điều đáng buồn, một điều rất xấu đối với giới chức, chính quyền. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn thì kết luận đây là những hành xử bất hợp pháp, những hành xử chà đạp nhân quyền, chà đạp những quyền tự do của công dân.

Quay lại trang chủ
Read 430 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)