Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/05/2020

Nhân sự Đại hội đảng XIII, Apple muốn vào Việt Nam

Tổng hợp

Có thể đẩy lùi nạn chạy chức, chạy quyền tại Đại hội đảng XIII không ?

RFA, 06/05/2020

Trong buổi hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành triển khai nhiệm vụ công tác tháng 5 do Ban Tổ chức Trung ương đàng cộng sản Việt Nam chủ trì vào ngày 5/5, tình hình tuyển chọn nhân sự cho Đại hội Đảng XIII diễn ra vào tháng 1/2021 lại được nhắc đển.

hop1

Họp bàn chống chạy chức, chạy quyền khi lựa chọn nhân sự Đại hội - Ảnh Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu kết luận tại Hội nghị.

Trong đó có việc không bao che, tiếp tay cho hành động chạy chức, chạy quyền, không để cán bộ bị lợi dụng và biến thành công cụ cho những người chạy chức, chạy quyền.

Nội dung này không chỉ Ban Tổ chức Trung ương mà ngay cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị cán bộ toàn quốc được tổ chức vào ngày 23/4 cũng nêu ra.

Bên cạnh đó, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 4 vừa qua cũng có bài viết khẳng định kiên quyết không để những người bị cho có tư chất xấu lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Cụ thể bao gồm những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tham nhũng, phe cánh, lợi ích nhóm, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản mà không giải trình được nguồn gốc, bản thân và gia đình lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính…

Nhận xét về những lời kêu gọi vừa nêu, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị, đồng thời là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore cho rằng :

"Trước đây cũng mạnh nhưng bây giờ người ta nhấn mạnh thêm vì chắc chắn có chạy chức chạy quyền. Chạy bằng nhiều thứ như vậy bằng tiền, bằng các mối quan hệ, bằng các tiêu chuẩn… Còn một cách chạy mà ít nguời hiểu là chạy theo cơ cấu như cơ cấu vùng miền Nam, Trung, Bắc, nữ, thanh niên… Nhưng dường như danh sách 205 người ra ứng cử Ban chấp hành trung ương khóa XIII mà đại hội tổ chức cuối tháng giêng năm tới thì không biết chạy thế nào và khó có thể nói đẩy người này ra đưa người kia vào".

Trao đổi với RFA vào tối 6/5, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, người có cùng tuổi đời và tuổi đảng với Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại lập luận :

"Chạy chức chạy quyền là thế nào, chạy đi đâu, thì họ cứ chạy đến ông có quyền bởi vì đây là tập trung dân chủ. Nội dung ngăn chặn chạy chức, chạy quyền, bè phái được xem như là một dạng hối lộ để được chức cao hơn thì đại hội nào cũng nhắc nhưng kỳ này đại hội nhắc rõ hơn, cụ thể hơn. Trên thực tế là sau Đại hội XII thì số cán bộ bị kỷ luật rất cao, lên tới 50 ủy viên Bộ Chính trị cũng bị kỷ luật, bị tù, họ che chắn nhau nên bị lọt lưới như thế".

Phát biểu trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự đảng diễn ra ngày 19/3, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng công tác nhân sự là nhiệm vụ ‘then chốt’ của ‘then chốt’, có liên quan đến sự sống còn của đảng, của chế độ.

Vì vậy, bên cạnh kêu gọi không chạy chức, chạy quyền, Ban Tổ chức Trung ương vào ngày 5/5 cũng bày tỏ quyết tâm đẩy lùi những hiện tượng cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm.

Giải thích thế nào là lợi ích nhóm và nói rõ hơn về tình hình này tại bộ máy lãnh đạo nhà nước hiện nay, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho hay :

"Lợi ích nhóm có nhiều loại : lợi ích trong công nghiệp, trong kinh tế, trong phát triển xã hội, các vấn đề quốc phòng – an ninh, các vấn đề cơ cấu về thanh niên, phụ nữ, vùng miền… Lợi ích nhóm còn kèm cục bộ nữa, nhiều tỉnh người ta chơi với nhau và làm sao tạo ra lợi ích lớn hơn cho tỉnh đấy. Đấy là lợi ích nhóm kèm theo cục bộ, rất mạnh".

Còn theo Nhà báo Phạm Thành, cựu phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, tình trạng cục bộ, vùng miền trong nước đã có từ lâu và vẫn đang phát triển :

"Bao giờ Tổng Bí thư cũng là người miền Bắc, Thủ tướng là người miền Nam, Chủ tịch Quốc hội là người miền Trung. Thậm chí ông Nguyễn Phú Trọng còn nói rằng Tổng Bí thư phải là người miền Bắc mới có lý luận. Đâu phải người miền Bắc mới có lý luận, người nào học hành, chữ nghĩa và nghiên cứu thì người ta đều có lý luận chứ đâu phải chỉ người miền Bắc".

Tuy nhiên, nhà báo Phạm Thành cho rằng vẫn có ngoại lệ như việc ông Lê Duẩn là Tổng Bí Thư và ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng là không đúng mô tuýp mà đảng đề ra do vấn đề nhân sự.

Ông cho rằng lãnh đạo và báo chí đều nói nhiều về vấn đề nhân sự này vì còn có mục đích khác :

"Họ muốn nói thế để mị dân cho dân thấy các ông cấp trên công bằng chính trực, không vùng miền nhưng trên thực tế thì không bao giờ. Hoặc điều đó phản ảnh cục bộ, vùng miền vẫn tồn tại trong Đại hội đảng và tôi cho rằng giai đoạn này là giai đoạn các nhóm lợi ích đánh nhau quyết liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử đảng cộng sản tồn tại hơn 70 năm nay, phản ánh tính cục bộ, vùng miền quyết liệt nhất".

Do đó, nhà báo Phạm Thành cho rằng lời kêu gọi mà chính phủ Hà Nội mỗi lần họp bàn nhân sự đại hội đảng đều nêu ra thể hiện ý muốn duy ý chí và không thể thực hiện được :

"Mồm nói như vậy nhưng cơ chế vận hành của chủ nghĩa xã hội lại không đảm bảo cho việc đó đạt được kết quả. Do thể chế chính trị, cơ cấu vận hành của thể chế chính trị tạo ra vòng xoáy cơ hội cho những phần tử ham muốn quyền lực, chỉ biết lợi ích riêng của mình mà không biết đến lợi ích cộng đồng chui vào bộ máy nhà nước vì mục đích quyền, tiền. Làm gì có cơ hội cho những người liêm chính, sống vì mục đích cộng đồng, dám hy sinh cái tôi của mình để cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên cũng có tác dụng với người không hiểu biết và vẫn tin tưởng vào đảng".

Đồng quan điểm vừa nêu, Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng việc ngăn chặn ‘mua quan, bán chức’, chống cục bộ, lợi ích nhóm nghe thì có thể tưởng tượng ra được nhưng đi vào cụ thể thì không đơn giản. Do đó, ông đề nghị :

"Tôi ủng hộ nên làm sao để nhân dân tham gia vào việc chọn lựa cán bộ, tự do báo chí được quyền đăng nói về đời tư riêng, tài sản thì có thể loại bỏ bớt cơ hội đưa vào trong đảng. Nếu dân chủ tập trung thì dân chọn lựa từ vòng ngoài, vào vòng trong sẽ loại bớt những thành phần cơ hội, tham nhũng, có nhiều tiêu cực".

Vẫn theo Luật sư Thuận, phương pháp đẻ ra hậu quả nên nếu chỉ chăm chăm vào việc thay đổi kết quả mà không tìm ra ngọn nguồn nguyên nhân thì thay đổi chỉ dừng lại ở mức độ kêu gọi, hy vọng.

Nguyên nhân của tình trạng chạy chức, chạy quyền còn do cơ chế hiện hành ; nếu không thay đổi được cơ chế sinh ra tình trạng này thì biết đến bao lâu mới có thể chấm dứt.

************************

Xuất hiện nghi vấn Apple chuẩn bị sản xuất iPhone ở Việt Nam

VOA, 05/05/2020

Việc Apple đang có đt tuyn dng ln nht t trước ti nay Vit Nam làm dy lên nghi vn rng hãng đin thoi hàng đu thế gii ca M có th sp m nhà máy sn xut ti quc gia Đông Nam Á trong bi cnh M mun đưa chui cung ng toàn cu ra khi Trung Quốc.

hop2

Một người bán hàng rong đi qua mt ca hàng Apple Hà Ni trong bc nh chp ngày 24/4/2014. Vic tuyn dng ca Apple hai thành ph ln đang làm dy lên nghi vn hãng công ngh hàng đu ca M mun m nhà máy Vit Nam.

Trang việc làm ca Apple cho thy hãng này liên tc tuyn nhân s t cui năm 2019 đến nay, gm các v trí quan trng Hà Ni và Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo truyền thông trong nước, vic Apple tuyn dng nhân s nhiu b phn làm vic nhiu nht t trước ti nay làm dấy lên dư lun rng công ty công ngh hàng đu ca M có th m nhà máy sn xut toàn phn hoc mt phn hoc ca hàng bán l ti th trường Vit Nam.

VietnamNet, trong bài viết "Du hiu Apple sp m nhà máy iPhone Vit Nam", trích dn nhn đnh ca mt s chuyên gia cho rng vi vic tuyn dng mt lot v trí ti Vit Nam, hãng này đang mun m rng các sn phm sn xut trong nước.

Trong số các v trí mà Apple đang tuyn dng Vit Nam có c v trí liên quan đến quan h chính ph và qun lý vn hành hệ thng. Theo nhn đnh ca Tui Tr, điu này cũng khiến nhiu người nghĩ ngay đến chuyn công ty ca M s m văn phòng đi din ti Hà Ni.

Đánh giá khả năng Apple chuyn nhà máy sn xut t Trung Quc v Vit Nam trong tương li, Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Hoài Quốc, nguyên trưởng ban qun lý Khu công ngh cao Thành phố Hồ Chí Minh, cho rng "hoàn toàn có kh năng".

Ông Quốc được Tui Tr trích li nói rng vi tình hình chiến tranh thương mi hin nay gia Trung Quc và M, vic các công ty M gim bt mc đ "ph thuc" vào các công ty tại Trung Quc là điu d hiu. Vi vic nm ngay sát Trung Quc, theo ông Quc, khi là mt s thun li đ vic dch chuyn sn xut nếu có s gim thiu chi phí cũng như không làm "đt gãy" chui cung ng linh kin hin nay ca Apple.

Hôm 29/4, Ngoại trưởng M Mike Pompeo cho biết rng chính quyn đương nhim Washington đang tìm các hp tác vi các quc gia gm mt s nước trong đó có Vit Nam đ đưa chui cung ng toàn cu ca M ra khi Trung Quc.

Apple chưa tr li yêu cu bình lun ca VOA về kh năng chuyn nhà máy sn xut ti Vit Nam.

Hiện có khong 30 đi tác là nhà cung cp linh kin cho các sn phm ca Apple đang có mt ti Vit Nam, theo Tui Tr.

Foxconn, nhà sản xut hp đng đin t ln nht thế gii và cũng là nhà cung ng chính của Apple, hin đang có nhà máy tnh Bc Ninh đ sn xut linh kin cho Apple.

CNBC hồi tháng 3 cho biết Apple và các công ty công ngh khác như Microsoft và Google "đang tìm cách chuyn mt s dây chuyn sn xut phn cng ra khi Trung Quc ti cáci khác gm Vit Nam và Thái Lan". Vn theo t báo ca M, Apple "được cho là đang mun bt đu th nghim sn xut AirPods (tai nghe không dây) Vit Nam".

Tuy nhiên Nikkei Asian Review trước đó trích dn nhiu ngun tin cho rng Apple do d trong vic di rời vic sn xut 45 triu AirPods sang Vit Nam do nhng nguy cơ và rào cn liên quan đến đi dch virus corona dù các nhà sn xut chính ca h đang gp khó khăn v lao đng và thiếu nhiên liu gia bi cnh đi dch bùng phát Trung Quc.

Quay lại trang chủ
Read 587 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)